SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  13
1
NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ
ThS. MaiThị Quế
TÓM TẮT
Bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng
đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách
đã được ban hành và thực thi nhằm nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong lĩnh
vực này và ngày càng nhiều phụ nữ giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ
quan, đơn vị, trong các tổ chức chính trị, xã hội và đã trở thành những chính trị
gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động… Bên cạnh những đóng góp
của họ đã được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng so với nam giới, thì
định kiến giới vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong xã hội và là một trong những
rào cản phụ nữ tham gia đại biểu (hội đồng nhân dân, quốc hội) và giữ những vị
trí quan trọng trong các cơ quan, tổ chức. Sự thiếu hụt cán bộ nữ giữ những vị trí
lãnh đạo, quản lý trong một số lĩnh vực quan trọng khiến cho việc hoạch định
chính sách thiếu tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến khó thực hiện bình đẳng
giới trên mọi mặt. Do vậy, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực
chính trị là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng
giới hiện nay.
NỘI DUNG BÁO CÁO
Phụ nữ tham gia chính trị là rất quan trọng và cần thiết, họ không chỉ là
người đại diện cho các nhóm, các tầng lớp trong xã hội mà họ còn chiếm tỉ lệ
50% dân số. Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sáchvề cán bộ nữ, về bình đẳng
giới nhằm phát huy giá trị và vai trò của phụ nữ. Các chương trình hành động,
các văn bản pháp quy được ban hành nhằm cụ thể hóa những chủ trương, chính
sáchcủa Đảng đã và đang đivào cuộc sống, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận
2
thức và hành động. Nhờ thế, vị thế của phụ nữ trên các lĩnh vực khác nhau như
kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị được cải thiện1. Trong bài phát biểu tại buổitọa
đàm “Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ nữ
Liên hợp Quốc UNIFEM và Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các
tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội phụ Nữ Việt Nam Hà Thị
Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chungcủa đấtnước,
có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữViệt Nam. Là một lực lượng lao
động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo
của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát
triển theo xu thế chung của nhân loại”2. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới
giai đoạn 2011 - 2020 đặt chỉ tiêu ít nhất 35% đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân là nữ trong cuộc bầu cử năm 2016. Tuy nhiên, nữ chỉ chiếm 24% tổng
số đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, giảm gần 3% kể từ năm 20023.
“Sự thiếu hụt cán bộ nữ trong một số lĩnh vực quan trọng khiến việc hoạch định
chính sách thiếu tiếng nói đạidiện của phụ nữ, dẫn đến khó thực hiện bình đẳng
giới trên mọi mặt”-ý kiến phát biểu của bà Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Ủy
ban vì Sự tiến bộ của Phụ nữ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
trong cuộc tọa đàm cấp cao nhằm thảo luận các giải pháp để tăng tỷ lệ nữ được
bầu cử vào năm 2016 diễn ra vào ngày 17/10/20154. Điều đó thể hiện vai trò và
những đónggóp to lớn của phụnữ trong côngcuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên,
những đóng góp của họ có được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng so
với nam giới hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn.
1. Nhận thức của người dân về việc phụ nữ tham gia ứng cử đại biểu
(Hội đồng nhân dân, Quốc hội)
1 Đỗ Văn Nhân, Đề cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong các cơ quan nhà nước hiện nay, http://www.tuyengiao.vn
2 Lê Thị Linh Trang, Vị trí vai trò của phụ nữ trong xu hướng hội nhập và phát triển đất nước,
http://www.haugiang.gov.vn/portal/data/sites/10/chuyende
3 Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020.
4 Minh An, Nữ lãnh đạo như lá mùa thu, (Nguồn: http://www.hanoitv.vn)
3
Nâng cao số lượng nữ giới trong các vị trí dân cửlà một mục tiêu được Đảng
và chính phủ đặt ra, điều này được cụ thể qua Luật Bầu cửđại biểu Quốc hội năm
2001, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 với điều khoản quy
định về việc bảo đảm để phụ nữ có số đại biểu thích đáng tham gia Quốc hội và
HĐND các cấp. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về
công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đề
ra mục tiêu "Phấn đấu đến năm 2020, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp từ 35% đến 40%"5. Một nghiên cứu do Liên hợp quốc thực hiện đãkhẳng
định rằng Việt Nam không thiếu những người phụ nữ có đầy đủ các tiêu chuẩn
cho các vị trí dân cử6 và trên thực tế, đãcó nhiều phụ nữ Việt Nam tham gia tranh
cử và trở thành đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân… Cùng với sự gia
tăng độingũ cán bộ nữ tham gia hoạt động chính trị thì nhận thức của người dân
khi phụ nữ tham gia ứng cử đại biểu (Hội đồng nhân dân, Quốc hội) cũng có sự
chuyển biến tích cực. Điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1. Cảm nhận của người dân khi phụ nữ tự đi ứng cử đại biểu
(Hội đồng nhân dân, Quốc hội)
Giá trị Tần số Tỷ lệ
Rất tán thành 609 47.0
Tán thành 432 33.4
Thấy cũng được 229 17.7
Không tán thành 21 1.6
Rất không tán thành 4 .3
Tổng 1295 100.0
Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM
thực hiện tháng 12/2013
Với câu hỏi “Cảm nhận của anh/chịkhi một người phụ nữ tự đi ứng cử đại
5 Vũ Trọng Kim, Bình đẳng giới trong bầu cử: Phát huy vai trò của mặt trận,http://mattran.org.vn
6 Pratibha Mehta (Điều phối viên thường trú của LHQ tại VN) Cơ hội nào vượt rào cản cho nữ đại biểu dân cử?,
http://vietnamnet.vn
4
biểu (Hội đồng nhân dân, Quốc hội)?”, có đến 80.4% số người tham gia trả lời
“rất tán thành” và “tán thành”. Sựủng hộ, tán thành khi phụ nữ trở thành đại biểu
Hội đồng nhân dân, Quốc hội không chỉ thể hiện thái độ cởi mở, tiến bộ mà còn
thể hiện niềm tin của người dân vào năng lực của phụ nữ. Đây là dấu hiệu rất tích
cực góp phần quan trọng đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng giới nói chung và
bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nóiriêng. Kết quảkhảo sátcho thấy, không
có sự khác biệt rõ nét về thái độ này giữa nam và nữ.
Bảng 2. Cảm nhận của người dân khi phụ nữ tự đi ứng cử đại biểu
(Hội đồng nhân dân, Quốc hội) phân theo giới tính
Giá trị
Giới tính
Nam Nữ
Rất tán thành 48.3% 51.7%
Tán thành 48.8% 51.2%
Thấy cũng được 43.7% 56.3%
Không tán thành 71.4% 28.6%
Rất không tán thành 25.0% 75.0%
Tổng 48.0% 52.0%
Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM
thực hiện tháng 12/2013
Số liệu bảng 2 cho thấy, tỉ lệ tán thành việc phụ nữ tự ứng cử đại biểu (Hội
đồng nhân dân, Quốc hội) của nam giới và nữ giới tham gia khảo sát là tương đối
ngang nhau cụ thể ở mức độ “rất tán thành” được 48.3% nam lựa chọn và 51.7%
nữ lựa chọn, tương tự như vậy ở mức “tán thành” tỉ lệ nam lựa chọn là 48.8% và
nữ là 51.2%. Tuy nhiên, ở lựa chọn “không tán thành” có sự khác biệt khá lớn
giữa nam và nữ tham gia khảo sát với tỉ lệ tương ứng là 71.4% và 28.6%. Điều
này cho thấy rằng, bên cạnh sự ủng hộ của đa số người dân thì vẫn còn một bộ
phận nam giới không thích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực chính trị.
Nhận thức, thái độ của người dân đối với việc nữ tham gia ứng cử đại biểu
quốc hội được thể hiện rõ hơn qua kết quả thu được từ câu trả lời “Khiđibầu cử,
5
nếu phảilựa chọn giữa 1 ứng cử viên nam và mộtứng cử viên nữcó tàinhưnhau,
anh/chị sẽ bỏ phiếu cho ai?”
Bảng 3. Khi đi bầu cử, nếu phải lựa chọn giữa 1 ứng cử viên nam và một
ứng cử viên nữ có tài như nhau, anh chị sẽ bỏ phiếu cho ai?
Giá trị Tần số Tỷ lệ
Bỏ phiếu cho nam 157 13.8
Bỏ phiếu cho nữ 184 16.2
Bỏ ngẫu nhiên 793 69.9
Tổng 1134 100.0
Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM
thực hiện tháng 12/2013
Kết quả thu được khá bất ngờ bởi tỉ lệ bỏ phiếu cho nam giới thấp hơn cho
nữ giới khi phải lựa chọn giữa một ứng cử viên nam và nữ có tài ngang nhau với
tỉ lệ tương ứng là 12.1% đối với nam và 14.2% đốivới nữ. Tỉ lệ này có sự chênh
lệch không lớn nhưng đã khẳng định thêm một lần nữa về năng lực cũng như
những cố gắng của phụ nữ đã được người dân nhìn nhận một cách công bằng,
khách quan hơn. Trong thực tế, để trở thành một người lãnh đạo, quản lý người
phụ nữ phải cố gắng hơn nam giới rất nhiều bởi bên cạnh việc tham gia lao động
kiếm tiền như nam giới phụ nữ còn phải đảm nhiệm chủ yếu các công việc gia
đình, chăm sóc, dạy dỗ con cái… Hơn nữa, định kiến giới vẫn còn tồn tại khá
nặng nề trong xã hội, cách nhìn nhận về phụ nữ còn bị ảnh hưởng bởi khuôn mẫu
giới truyền thống, xã hội luôn ủng hộ nam giới trong lĩnh vực nghề nghiệp và
hướng đến làm lãnh đạo cònphụ nữ lại gắn với côngviệc của người nội trợ, chăm
sóc con cái và các thành viên khác trong gia đình… “trong nhận thức, chúng ta
thường tư duy theo khuôn mẫu - cái này thuộc về đàn ông, cái kia của phụ nữ.
Cáckhuôn mẫu xã hộiluôn ủng hộnamgiớitrong lĩnh vực nghềnghiệp và hướng
đến làm lãnh đạo, còn đối với nữ giới các khuôn mẫu lạigắn họ với những phẩm
chất của người nội trợ, chăm sóc người ốm, mẫn cảm. Cách xem xét vấn đề của
nam giới và nữ giới theo khuôn mẫu trên là một sự duy trì bất bình đẳng trong
6
nhận thức đối với nữ trí thức”. Nói về vấn đề này Thạc sĩ Ung Thị Xuân Hương
- Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM cho biết: “…khi làm lãnh đạo, phụ nữ phải
phấn đấu nhiều, vì người ta “soi” phụ nữ lắm. Đàn ông được bổ nhiệm là bình
thường, la lối cấp dưới cũng bình thường, nhưngnữlại bị xét nét, xăm soi rất kỹ”
và đó cũng là ý kiến của bà Thu Nga: “Thựctế khi bổ nhiệm hayphân công phân
nhiệm, phụ nữ không được ưu tiên và vẫn cạnh tranh công bằng như nam giới.
Khi phụ nữ được bổ nhiệm thì bị soi nhiều hơn các anh. Những phụ nữ được bổ
nhiệm là những người rất xuất sắc...”7.
Như vậy, thông qua những ý kiến tán thành và lựa chọn phụ nữ làm đại biểu
hội đồng nhân dân, quốc hội đã cho thấy sự tiến bộ trong nhận thức của người
dân về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Điều này đồng nghĩa với việc năng
lực và những cố gắng của phụ nữ đã được xã hội công nhận. Tuy nhiên, vẫn còn
tồn tại những quan niệm, suy nghĩ mang tính định kiến giới, điều này cũng góp
phần kìm hãm sự phát triển của phụ nữ khi tham gia chính trị. Để khắc phục tình
trạng này, các cơ quan ban ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử và về bình đẳng giới trong bầu cử để mỗi cử
tri nhận thức được tầm quan trọng của phụ nữ đối với việc thúc đẩy bình đẳng
giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và vì sự phát triển chung của xã hội.
2. Nhận thức của người dân về vai trò quản lý của nam giới và nữ giới
Như đã trình bày ở trên, phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển chung của xã hội. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh
vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan, đơn
vị, trong các tổ chức chính trị, xã hội, doanhnghiệp… và nhiều người đã trở thành
những chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động… Để tìm hiểu
nhận thức của người dân người dân về vai trò và những đóng góp của nữ giới như
thế nào, chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Theo anh/chị, giữa nam và nữ ai làm quản lý
sẽ tốt hơn?”, kết quả khảo sát cho thấy:
7 Doãn Thị Ngọc, Những thuận lợi và thách thức khi nữ trí thức làm công tác quản lý, http://gas.hoasen.edu.vn
7
Bảng 4. Giữa nam và nữ ai làm quản lý tốt hơn phân theo giới tính
Giá trị Tần số Tỷ lệ
Nam làm tốt hơn 525 67.0
Nữ làm tốt hơn 258 33.0
Tổng 783 100.0
Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM
thực hiện tháng 12/2013
Trong số 783 người trả lời cho câu hỏi này, có tới 67% cho rằng “nam làm
quản lý sẽ tốt hơn nữ” và chỉ có 33% trả lời “nữ làm tốt hơn nam”. Số liệu trên
về mặt nào đó phản ánh đa số người dân thích nam giới làm quản lý hơn nữ giới.
Để giải thích cho vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi tại sao lại cho rằng nam
giới làm quản lý sẽ tốt hơn và ngược lại tại sao nữ làm quản lý tốt hơn. Kết quả
thu được như sau:
Lý do cho rằng “nam làm quản lý sẽ tốt hơn nữ” vì: nam có bản lĩnh hơn có
cách nhìn rộng hơn, bao quát hơn, năng nổ hơn, ít bị chi phối công việc gia đình
nên có nhiều thời gian tập trung vào công việc hơn; nam có sức khỏe tốt hơn;
nam ngoại giao tốt hơn và các mối quan hệ giao tiếp rộng rãi hơn; nam quyết
đoán hơn nữ; có cá tính, cương quyết, cứng rắn hơn trong giải quyết côngviệc…
Những nghiên cứu gần đây của Chương trình Nâng cao năng lực lãnh đạo cho
phụ nữ trong khu vực Nhà nước trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế (EOWP)
cho thấy điều đó: quan niệm cho rằng nam độc lập, mạnh mẽ, có năng lực và ra
quyết định tốt hơn; trong khi gắn nữ với việc sinh đẻ, chăm sóc concái, gia đình,
ít có thời gian cho công việc và khả năng quản lý sẽ kém hơn nam giới8.
Trong khi đó, lý do trả lời “nữlàm quản lý tốt hơn nam” thì nhiều ý kiến cho
rằng: nữ biết cần kiệm, siêng năng, tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, có tính kiên quyết
nhưng mềm dẻo, dịu dàng tâm lý, hòa đồng, khéo léo, biết tính toán…
8Minh An, Nữ lãnh đạo như lá mùa thu, (Nguồn: http://www.hanoitv.vn/Xa-hoi/Nu-lanh-dao-nhu-la-mua-
dong/34339.htv)
8
Từ những lý do trên cho thấy rằng, nhận thức của không ít người dân hiện
nay vẫn cònxu hướng đồng nhất phẩm chất, năng lực của nữ giới với khuôn mẫu
của một người phụ nữ truyền thống như cần kiệm, siêng năng, dịu dàng, khéo
léo… còn với nam giới thì mạnh mẽ, quyết đoán, bản lĩnh… Qua đó cũng cho
thấy rằng, người dân nhận thức chưa thực sự đầy đủ về tầm quan trọng khi lựa
chọn người lãnh đạo, quản lý, việc lựa chọn còn mang tính cảm tính bởi những
lý do họ đưa ra còn thiên về khuôn mẫu giới truyền thống mà chưa đề cao năng
lực, phẩm chất của người lãnh đạo trong từng lĩnh vực khác nhau.
Các số liệu thu được cho thấy, có sự khác nhau về quan điểm này giữa nam
giới và nữ giới tham gia khảo sát.
Bảng 5. Giữa nam và nữ ai làm quản lý tốt hơn phân theo giới tính
Giá trị
Giới tính
Nam Nữ
Nam làm tốt hơn 55.0% 45.0%
Nữ làm tốt hơn 45.7% 54.3%
Tổng 52.0% 48.0%
Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM
thực hiện tháng 12/2013
Đối với quan điểm “nam làm quản lý tốt hơn nữ” được nam giới lựa chọn
với tỉ lệ cao hơn nữ tương ứng là 55% (nam) và 45% (nữ). Ngược lại, với quan
điểm “nữ làm quản lý tốt hơn nam” lại được nữ giới lựa chọn với tỉ lệ cao hơn
nam tương ứng 54.3% và 45.7%.
Xét về yếu tố công việc, cũng cho thấy sự khác nhau khi nhận định về vấn
đề này giữa những nhóm nam giới thuộc các nhóm công việc khác nhau.
9
Bảng 6. Giữa nam và nữ ai làm quản lý tốt hơn theo công việc hiện nay9
Giá trị
Công việc
LĐTD LLVT Nội trợ
Nông
dân
CN/TM
/TTC<4
CN/T
M/TT
C>4
NVVP CCVC LĐQL
Nam làm tốt hơn 59.3% 68.3% 57.9% 60.0% 64.4% 61.1% 72.1% 69.6% 61.9%
Nữ làm tốt hơn 40.7% 31.7% 42.1% 40.0% 35.6% 38.9% 27.9% 30.4% 38.1%
Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM
thực hiện tháng 12/2013
Tỉ lệ đồng ý với quan điểm “nam làm quản lý tốt hơn nữ” cao nhất là nhóm
nhân viên văn phòng (72.1%), tiếp đến là nhóm công chức viên chức là 69.6%
tiếp theo là nhóm lực lượng vũ trang với tỉ lệ 68.3%. Trong khi đó đồng ý với
quan điểm “nữ làm quản lý tốt hơn nam” cao nhất thuộc về nhóm nội trợ với
42.1%, nhóm lao động tự do là 40.7% và nông dân là 40%.
Về trình độ học vấn, đối với nhóm có trình độ học vấn càng cao thì đồng ý
với quan điểm “nam làm quản lý tốt hơn nữ” chiếm tỉ lệ càng cao và ngược lại.
Bảng 7. Giữa nam và nữ ai làm quản lý tốt hơn phân theo trình độ học vấn
Giá trị
Trình độ học vấn
Tỉ lệ
chung
Tiểu
học
Trung
học cơ
sở
Trung học
phổ thông
Trung
cấp/ cao
đẳng
Đại học
trở lên
Nam làm tốt hơn 55.6% 54.5% 65.2% 80.3% 73.7% 67.2%
Nữ làm tốt hơn 44.4% 45.5% 34.8% 19.7% 26.3% 32.8%
Tổng 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM
thực hiện tháng 12/2013
9 Ghi chú: LĐTD: Lao động tự do
LLVT: Lực lượng vũ trang
CN/TM/TTC<4: Công nhân, thợ máy, thợ thủ công dưới bậc 4
CN/TM/TTC>4: Công nhân, thợ máy, thợ thủ công trên bậc 4
NVVP: Nhân viên văn phòng
CCVC: Công chức, viên chức
LĐQL: Lãnh đạo, quản lý
10
Cụ thể, đối với nhóm có trình độ học vấn tiểu học và trung học cơ sở tỉ lệ
đồng ý với quan điểm này tương ứng là 55.6% và 54.5% thì nhóm có trình độ
trung cấp/cao đẳng, đại học trở lên với tỉ lệ là 80.3% và 73.7%. Ngược lại, đối
với nhận định “nữ làm quản lý tốt hơn nam” nhóm có trình độ học vấn càng cao
thì tỉ lệ đồngý với mệnh đềnày càng giảm. Cụ thể, nhóm có trình độ trung cấp/cao
đẳng là 19.7%, đại học trở lên 26.3% trong khi nhóm có trình độ học vấn tiểu học
và trung học cơ sở có tỉ lệ tương ứng là 44.4% và 45.5%.
Như vậy, trong quản lý nam giới được đa số người dân đánh giá tốt hơn nữ
giới. Có sự khác nhau khi đánh giá về vấn đề này giữa nam và nữ tham gia khảo
sát, trong khi mẫu nam thiên về đánh giá nam giới làm quản lý tốt hơn nữ giới,
ngược lại mẫu nữ đánh giá nữ giới làm tốt côngviệc quản lý hơn nam giới. Trình
độ học vấn và công việc cũng ảnh hưởng đến quan điểm này. Những nhóm có
trình độ học vấn càng cao thì đồngý với quan điểm “nam làm quản lý sẽ tốt hơn”
chiếm tỉ lệ càng cao.
Thực tế, nhận thức, quan điểm, suy nghĩ quyết định hành động của mỗi cá
nhân, xuất phát từ đánh giá “nam giới làm quản lý tốt hơn nữ giới” chiếm tỉ lệ nổi
trội, do vậy, ý kiến đánh giá “nam giới có khả năng thăng tiến trong công việc
cao hơn nữ giới” chiếm tỉ lệ cao hơn khá nhiều nhận định “nữ giới có khả năng
thăng tiến trong côngviệc cao hơn nam giới” với tỉ lệ tương ứng là 9.9% và 2.3%
và có tới 36.2% ý kiến người dân tham gia khảo sát cho rằng “phụ nữ gặp khó
khăn hơn nam giới trong công việc”. Khi nói về những khó khăn, thách thức đối
với nữ làm lãnh đạo, quản lý thì PGS.TS. Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Trường
ĐH Luật TP.HCMđã phát biểu trong buổi tọa đàm “Khinữ trí thức làm công tác
quản lý”, do Câu lạc bộ nữ trí thức tổ chức (2012): “…rào cản về tâm lý, gia
đình, nhận thức xã hội rất lớn làm phụ nữ khó tiến xa hơn trên con đường làm
lãnh đạo hay quản lý. Ngoài ra, khi phụ nữ lên làm lãnh đạo thì yêu cầu đòi hỏi
của xã hội đối với phụ nữ luôn cao hơn nam giới. Thách thức chồng chất thách
thức khi người ta thường nói phụ nữlãnh đạo thường thất bạivề gia đình vì thật
khó để cân bằng ‘việc nhà - việc nước, bởi vậy có chị phảihy sinh một trong hai
11
thứ đó. Yêu cầu dành cholãnh đạonữ cũng rất cao vì cảm nhận của nữlãnh đạo
luôn phảikhẳng định mình để cho cấp dưới nghemình. Thờigian để khẳng định
mình cũng lâu hơn. Khi nam làm lãnh đạo người ta cho là đương nhiên và tuân
thủ, nhưng nữ làm lãnh đạo thì nhân viên nam nữ đòi hỏi nữ lãnh đạo phảihơn
họ mấy cái đầu, họ mới phục. Từ đó lãnh đạo nữ phải nỗ lực và quyết liệt, nên
cũng dễmang tiếng “bànàyđộctài, phát xít lắm”10. Điều đó làm hạn chế sự tham
gia của nữ giới vào công việc lãnh đạo, quản lý. Để khắc phục tình trạng bất bình
đẳng giới trong quản lý, lãnh đạo thì việc nâng cao nhận thức của người dân nói
chung và đặc biệt thay đổi nhận thức của những người ra quyết định đối với việc
bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí quan trọng của cơ quan, đơnvị là thực sựcần thiết.
Đồng thời, bản thân phụ nữ cũng cần phải cố gắng vươn lên khẳng định bản thân
và cân bằng giữa công việc gia đình và việc ngoài xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020.
2. Minh An, Nữ lãnh đạo như lá mùa thu, (Nguồn: http://www.hanoitv.vn)
3. Vũ Trọng Kim, Bình đẳng giới trong bầu cử: Phát huy vai trò của mặt
trận, http://mattran.org.vn
4. Pratibha Mehta, Cơ hội nào vượt rào cản cho nữ đại biểu dân cử?,
http://vietnamnet.vn
5. Đỗ Văn Nhân, Đề cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong các cơ quan nhà
nước hiện nay, http://www.tuyengiao.vn
6. Lê Thị Linh Trang, Vị trí vai trò của phụ nữ trong xu hướng hội nhập và
phát triển đất nước,
7. Doãn Thị Ngọc, Những thuận lợi và thách thức khi nữ trí thức làm công
tác quản lý, http://gas.hoasen.edu.vn
8. Trần Thị Minh Đức, Định kiến và áp lực xã hội đối với nữ trí thức, Tạp chí
Tri thức trẻ, 24/08/2009.
10Doãn Thi Ngọc, Những thuận lợi và thách thức khi nữ trí thức làm công tác quản lý,
http://gas.hoasen.edu.vn/vi/gas-page/nhung-thuan-loi-va-thach-thuc-khi-nu-tri-thuc-lam-cong-tac-quan-ly
12
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Ths. Mai Thị Quế theo chuyên ngành Xã hội học. Từ năm 2006 đến nay, ThS. Quế công tác
tại Phòng Nghiên cứu Văn hóa Xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực nghiên cứu của ThS. Quế là các vấn đề liên quan đến Giới, Gia đình và Trẻ em.
13
ENGLISH

Contenu connexe

Similaire à 11 bdg chinh tri - mai thi que

Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền tham gia Chính trị của phụ nữ
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền tham gia Chính trị của phụ nữ Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền tham gia Chính trị của phụ nữ
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền tham gia Chính trị của phụ nữ Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Phụ Nữ Trong Việc Ban Hành Các Quyết Định ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Phụ Nữ Trong Việc Ban Hành Các Quyết Định ...Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Phụ Nữ Trong Việc Ban Hành Các Quyết Định ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Phụ Nữ Trong Việc Ban Hành Các Quyết Định ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến nă...
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến nă...Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến nă...
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến nă...HanaTiti
 
Sach gioi va di dan tam nhin chau a (1)
Sach gioi va di dan   tam nhin chau a (1)Sach gioi va di dan   tam nhin chau a (1)
Sach gioi va di dan tam nhin chau a (1)MINH TRÍ Phan
 
Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nay
Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nayTạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nay
Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nayluanvantrust
 

Similaire à 11 bdg chinh tri - mai thi que (20)

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Pháp luật về Bình đẳng giới, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Pháp luật về Bình đẳng giới, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Pháp luật về Bình đẳng giới, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Pháp luật về Bình đẳng giới, HAY
 
Luận văn Luật: Bảo đảm quyền tham gia chính trị của phụ nữ, 2022
Luận văn Luật: Bảo đảm quyền tham gia chính trị của phụ nữ, 2022Luận văn Luật: Bảo đảm quyền tham gia chính trị của phụ nữ, 2022
Luận văn Luật: Bảo đảm quyền tham gia chính trị của phụ nữ, 2022
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trịLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
 
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền tham gia Chính trị của phụ nữ
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền tham gia Chính trị của phụ nữ Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền tham gia Chính trị của phụ nữ
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền tham gia Chính trị của phụ nữ
 
Luận văn: Bảo đảm quyền tham gia chính trị của phụ nữ, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền tham gia chính trị của phụ nữ, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền tham gia chính trị của phụ nữ, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền tham gia chính trị của phụ nữ, HAY
 
Quan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam
Quan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt NamQuan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam
Quan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam
 
Khóa Luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Việc Bảo Vệ Quyền Của Phụ Nữ
Khóa Luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Việc Bảo Vệ Quyền Của Phụ NữKhóa Luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Việc Bảo Vệ Quyền Của Phụ Nữ
Khóa Luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Việc Bảo Vệ Quyền Của Phụ Nữ
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Phụ Nữ Trong Việc Ban Hành Các Quyết Định ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Phụ Nữ Trong Việc Ban Hành Các Quyết Định ...Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Phụ Nữ Trong Việc Ban Hành Các Quyết Định ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Phụ Nữ Trong Việc Ban Hành Các Quyết Định ...
 
Luận án: Nữ trí thức trong các trường chính trị tỉnh TP ở Việt Nam
Luận án: Nữ trí thức trong các trường chính trị tỉnh TP ở Việt NamLuận án: Nữ trí thức trong các trường chính trị tỉnh TP ở Việt Nam
Luận án: Nữ trí thức trong các trường chính trị tỉnh TP ở Việt Nam
 
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến nă...
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến nă...Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến nă...
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến nă...
 
Đề tài: Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý Bộ Nội vụ, HOT
Đề tài: Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý Bộ Nội vụ, HOTĐề tài: Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý Bộ Nội vụ, HOT
Đề tài: Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý Bộ Nội vụ, HOT
 
Luận văn: Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ
Luận văn: Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụLuận văn: Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ
Luận văn: Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ
 
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú Ninh
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú NinhChính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú Ninh
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú Ninh
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Hội Liên hiệp phụ nữ, 9đ
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Hội Liên hiệp phụ nữ, 9đLuận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Hội Liên hiệp phụ nữ, 9đ
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Hội Liên hiệp phụ nữ, 9đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Thực Hiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Chính Trị.
Luận Văn Thạc Sĩ Thực Hiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Chính Trị.Luận Văn Thạc Sĩ Thực Hiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Chính Trị.
Luận Văn Thạc Sĩ Thực Hiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Chính Trị.
 
Sach gioi va di dan tam nhin chau a (1)
Sach gioi va di dan   tam nhin chau a (1)Sach gioi va di dan   tam nhin chau a (1)
Sach gioi va di dan tam nhin chau a (1)
 
Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nay
Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nayTạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nay
Tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nay
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại tỉnh Đồng Nai, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại tỉnh Đồng Nai, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại tỉnh Đồng Nai, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở tỉnh Đồng Nai
 

Plus de tripmhs

Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhHoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhtripmhs
 
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...tripmhs
 
Hạnh phúc
Hạnh phúcHạnh phúc
Hạnh phúctripmhs
 
Ngo hoa sen
Ngo hoa senNgo hoa sen
Ngo hoa sentripmhs
 
Gender policy brief viet
Gender policy brief vietGender policy brief viet
Gender policy brief viettripmhs
 
Mobility april 2016
Mobility april 2016Mobility april 2016
Mobility april 2016tripmhs
 
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelleOrse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelletripmhs
 
Femmes d'affaires tieng viet
Femmes d'affaires   tieng vietFemmes d'affaires   tieng viet
Femmes d'affaires tieng viettripmhs
 
Ilo women in business wcms 316450
Ilo  women in business wcms 316450Ilo  women in business wcms 316450
Ilo women in business wcms 316450tripmhs
 
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
Ilo  femmes d'affaires wcms 335673Ilo  femmes d'affaires wcms 335673
Ilo femmes d'affaires wcms 335673tripmhs
 
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gasVai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gastripmhs
 
Values and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historyValues and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historytripmhs
 
Idgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septIdgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septtripmhs
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finaltripmhs
 
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thiNang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thitripmhs
 
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungLao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungtripmhs
 
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuongtripmhs
 
Orse men and gender equality
Orse  men and gender equalityOrse  men and gender equality
Orse men and gender equalitytripmhs
 
Orse argumentaire
Orse argumentaireOrse argumentaire
Orse argumentairetripmhs
 
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse  nam gioi trong binh dang nghe nghiepOrse  nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghieptripmhs
 

Plus de tripmhs (20)

Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhHoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
 
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
 
Hạnh phúc
Hạnh phúcHạnh phúc
Hạnh phúc
 
Ngo hoa sen
Ngo hoa senNgo hoa sen
Ngo hoa sen
 
Gender policy brief viet
Gender policy brief vietGender policy brief viet
Gender policy brief viet
 
Mobility april 2016
Mobility april 2016Mobility april 2016
Mobility april 2016
 
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelleOrse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
 
Femmes d'affaires tieng viet
Femmes d'affaires   tieng vietFemmes d'affaires   tieng viet
Femmes d'affaires tieng viet
 
Ilo women in business wcms 316450
Ilo  women in business wcms 316450Ilo  women in business wcms 316450
Ilo women in business wcms 316450
 
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
Ilo  femmes d'affaires wcms 335673Ilo  femmes d'affaires wcms 335673
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
 
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gasVai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
 
Values and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historyValues and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected history
 
Idgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septIdgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28sept
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
 
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thiNang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
 
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungLao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
 
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
 
Orse men and gender equality
Orse  men and gender equalityOrse  men and gender equality
Orse men and gender equality
 
Orse argumentaire
Orse argumentaireOrse argumentaire
Orse argumentaire
 
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse  nam gioi trong binh dang nghe nghiepOrse  nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
 

11 bdg chinh tri - mai thi que

  • 1. 1 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ ThS. MaiThị Quế TÓM TẮT Bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách đã được ban hành và thực thi nhằm nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong lĩnh vực này và ngày càng nhiều phụ nữ giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan, đơn vị, trong các tổ chức chính trị, xã hội và đã trở thành những chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động… Bên cạnh những đóng góp của họ đã được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng so với nam giới, thì định kiến giới vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong xã hội và là một trong những rào cản phụ nữ tham gia đại biểu (hội đồng nhân dân, quốc hội) và giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, tổ chức. Sự thiếu hụt cán bộ nữ giữ những vị trí lãnh đạo, quản lý trong một số lĩnh vực quan trọng khiến cho việc hoạch định chính sách thiếu tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến khó thực hiện bình đẳng giới trên mọi mặt. Do vậy, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay. NỘI DUNG BÁO CÁO Phụ nữ tham gia chính trị là rất quan trọng và cần thiết, họ không chỉ là người đại diện cho các nhóm, các tầng lớp trong xã hội mà họ còn chiếm tỉ lệ 50% dân số. Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sáchvề cán bộ nữ, về bình đẳng giới nhằm phát huy giá trị và vai trò của phụ nữ. Các chương trình hành động, các văn bản pháp quy được ban hành nhằm cụ thể hóa những chủ trương, chính sáchcủa Đảng đã và đang đivào cuộc sống, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận
  • 2. 2 thức và hành động. Nhờ thế, vị thế của phụ nữ trên các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị được cải thiện1. Trong bài phát biểu tại buổitọa đàm “Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên hợp Quốc UNIFEM và Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội phụ Nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chungcủa đấtnước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữViệt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân loại”2. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đặt chỉ tiêu ít nhất 35% đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là nữ trong cuộc bầu cử năm 2016. Tuy nhiên, nữ chỉ chiếm 24% tổng số đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, giảm gần 3% kể từ năm 20023. “Sự thiếu hụt cán bộ nữ trong một số lĩnh vực quan trọng khiến việc hoạch định chính sách thiếu tiếng nói đạidiện của phụ nữ, dẫn đến khó thực hiện bình đẳng giới trên mọi mặt”-ý kiến phát biểu của bà Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Ủy ban vì Sự tiến bộ của Phụ nữ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong cuộc tọa đàm cấp cao nhằm thảo luận các giải pháp để tăng tỷ lệ nữ được bầu cử vào năm 2016 diễn ra vào ngày 17/10/20154. Điều đó thể hiện vai trò và những đónggóp to lớn của phụnữ trong côngcuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, những đóng góp của họ có được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng so với nam giới hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn. 1. Nhận thức của người dân về việc phụ nữ tham gia ứng cử đại biểu (Hội đồng nhân dân, Quốc hội) 1 Đỗ Văn Nhân, Đề cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong các cơ quan nhà nước hiện nay, http://www.tuyengiao.vn 2 Lê Thị Linh Trang, Vị trí vai trò của phụ nữ trong xu hướng hội nhập và phát triển đất nước, http://www.haugiang.gov.vn/portal/data/sites/10/chuyende 3 Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020. 4 Minh An, Nữ lãnh đạo như lá mùa thu, (Nguồn: http://www.hanoitv.vn)
  • 3. 3 Nâng cao số lượng nữ giới trong các vị trí dân cửlà một mục tiêu được Đảng và chính phủ đặt ra, điều này được cụ thể qua Luật Bầu cửđại biểu Quốc hội năm 2001, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 với điều khoản quy định về việc bảo đảm để phụ nữ có số đại biểu thích đáng tham gia Quốc hội và HĐND các cấp. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đề ra mục tiêu "Phấn đấu đến năm 2020, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%"5. Một nghiên cứu do Liên hợp quốc thực hiện đãkhẳng định rằng Việt Nam không thiếu những người phụ nữ có đầy đủ các tiêu chuẩn cho các vị trí dân cử6 và trên thực tế, đãcó nhiều phụ nữ Việt Nam tham gia tranh cử và trở thành đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân… Cùng với sự gia tăng độingũ cán bộ nữ tham gia hoạt động chính trị thì nhận thức của người dân khi phụ nữ tham gia ứng cử đại biểu (Hội đồng nhân dân, Quốc hội) cũng có sự chuyển biến tích cực. Điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát như sau: Bảng 1. Cảm nhận của người dân khi phụ nữ tự đi ứng cử đại biểu (Hội đồng nhân dân, Quốc hội) Giá trị Tần số Tỷ lệ Rất tán thành 609 47.0 Tán thành 432 33.4 Thấy cũng được 229 17.7 Không tán thành 21 1.6 Rất không tán thành 4 .3 Tổng 1295 100.0 Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013 Với câu hỏi “Cảm nhận của anh/chịkhi một người phụ nữ tự đi ứng cử đại 5 Vũ Trọng Kim, Bình đẳng giới trong bầu cử: Phát huy vai trò của mặt trận,http://mattran.org.vn 6 Pratibha Mehta (Điều phối viên thường trú của LHQ tại VN) Cơ hội nào vượt rào cản cho nữ đại biểu dân cử?, http://vietnamnet.vn
  • 4. 4 biểu (Hội đồng nhân dân, Quốc hội)?”, có đến 80.4% số người tham gia trả lời “rất tán thành” và “tán thành”. Sựủng hộ, tán thành khi phụ nữ trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân, Quốc hội không chỉ thể hiện thái độ cởi mở, tiến bộ mà còn thể hiện niềm tin của người dân vào năng lực của phụ nữ. Đây là dấu hiệu rất tích cực góp phần quan trọng đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nóiriêng. Kết quảkhảo sátcho thấy, không có sự khác biệt rõ nét về thái độ này giữa nam và nữ. Bảng 2. Cảm nhận của người dân khi phụ nữ tự đi ứng cử đại biểu (Hội đồng nhân dân, Quốc hội) phân theo giới tính Giá trị Giới tính Nam Nữ Rất tán thành 48.3% 51.7% Tán thành 48.8% 51.2% Thấy cũng được 43.7% 56.3% Không tán thành 71.4% 28.6% Rất không tán thành 25.0% 75.0% Tổng 48.0% 52.0% Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013 Số liệu bảng 2 cho thấy, tỉ lệ tán thành việc phụ nữ tự ứng cử đại biểu (Hội đồng nhân dân, Quốc hội) của nam giới và nữ giới tham gia khảo sát là tương đối ngang nhau cụ thể ở mức độ “rất tán thành” được 48.3% nam lựa chọn và 51.7% nữ lựa chọn, tương tự như vậy ở mức “tán thành” tỉ lệ nam lựa chọn là 48.8% và nữ là 51.2%. Tuy nhiên, ở lựa chọn “không tán thành” có sự khác biệt khá lớn giữa nam và nữ tham gia khảo sát với tỉ lệ tương ứng là 71.4% và 28.6%. Điều này cho thấy rằng, bên cạnh sự ủng hộ của đa số người dân thì vẫn còn một bộ phận nam giới không thích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực chính trị. Nhận thức, thái độ của người dân đối với việc nữ tham gia ứng cử đại biểu quốc hội được thể hiện rõ hơn qua kết quả thu được từ câu trả lời “Khiđibầu cử,
  • 5. 5 nếu phảilựa chọn giữa 1 ứng cử viên nam và mộtứng cử viên nữcó tàinhưnhau, anh/chị sẽ bỏ phiếu cho ai?” Bảng 3. Khi đi bầu cử, nếu phải lựa chọn giữa 1 ứng cử viên nam và một ứng cử viên nữ có tài như nhau, anh chị sẽ bỏ phiếu cho ai? Giá trị Tần số Tỷ lệ Bỏ phiếu cho nam 157 13.8 Bỏ phiếu cho nữ 184 16.2 Bỏ ngẫu nhiên 793 69.9 Tổng 1134 100.0 Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013 Kết quả thu được khá bất ngờ bởi tỉ lệ bỏ phiếu cho nam giới thấp hơn cho nữ giới khi phải lựa chọn giữa một ứng cử viên nam và nữ có tài ngang nhau với tỉ lệ tương ứng là 12.1% đối với nam và 14.2% đốivới nữ. Tỉ lệ này có sự chênh lệch không lớn nhưng đã khẳng định thêm một lần nữa về năng lực cũng như những cố gắng của phụ nữ đã được người dân nhìn nhận một cách công bằng, khách quan hơn. Trong thực tế, để trở thành một người lãnh đạo, quản lý người phụ nữ phải cố gắng hơn nam giới rất nhiều bởi bên cạnh việc tham gia lao động kiếm tiền như nam giới phụ nữ còn phải đảm nhiệm chủ yếu các công việc gia đình, chăm sóc, dạy dỗ con cái… Hơn nữa, định kiến giới vẫn còn tồn tại khá nặng nề trong xã hội, cách nhìn nhận về phụ nữ còn bị ảnh hưởng bởi khuôn mẫu giới truyền thống, xã hội luôn ủng hộ nam giới trong lĩnh vực nghề nghiệp và hướng đến làm lãnh đạo cònphụ nữ lại gắn với côngviệc của người nội trợ, chăm sóc con cái và các thành viên khác trong gia đình… “trong nhận thức, chúng ta thường tư duy theo khuôn mẫu - cái này thuộc về đàn ông, cái kia của phụ nữ. Cáckhuôn mẫu xã hộiluôn ủng hộnamgiớitrong lĩnh vực nghềnghiệp và hướng đến làm lãnh đạo, còn đối với nữ giới các khuôn mẫu lạigắn họ với những phẩm chất của người nội trợ, chăm sóc người ốm, mẫn cảm. Cách xem xét vấn đề của nam giới và nữ giới theo khuôn mẫu trên là một sự duy trì bất bình đẳng trong
  • 6. 6 nhận thức đối với nữ trí thức”. Nói về vấn đề này Thạc sĩ Ung Thị Xuân Hương - Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM cho biết: “…khi làm lãnh đạo, phụ nữ phải phấn đấu nhiều, vì người ta “soi” phụ nữ lắm. Đàn ông được bổ nhiệm là bình thường, la lối cấp dưới cũng bình thường, nhưngnữlại bị xét nét, xăm soi rất kỹ” và đó cũng là ý kiến của bà Thu Nga: “Thựctế khi bổ nhiệm hayphân công phân nhiệm, phụ nữ không được ưu tiên và vẫn cạnh tranh công bằng như nam giới. Khi phụ nữ được bổ nhiệm thì bị soi nhiều hơn các anh. Những phụ nữ được bổ nhiệm là những người rất xuất sắc...”7. Như vậy, thông qua những ý kiến tán thành và lựa chọn phụ nữ làm đại biểu hội đồng nhân dân, quốc hội đã cho thấy sự tiến bộ trong nhận thức của người dân về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Điều này đồng nghĩa với việc năng lực và những cố gắng của phụ nữ đã được xã hội công nhận. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những quan niệm, suy nghĩ mang tính định kiến giới, điều này cũng góp phần kìm hãm sự phát triển của phụ nữ khi tham gia chính trị. Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan ban ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử và về bình đẳng giới trong bầu cử để mỗi cử tri nhận thức được tầm quan trọng của phụ nữ đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và vì sự phát triển chung của xã hội. 2. Nhận thức của người dân về vai trò quản lý của nam giới và nữ giới Như đã trình bày ở trên, phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan, đơn vị, trong các tổ chức chính trị, xã hội, doanhnghiệp… và nhiều người đã trở thành những chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động… Để tìm hiểu nhận thức của người dân người dân về vai trò và những đóng góp của nữ giới như thế nào, chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Theo anh/chị, giữa nam và nữ ai làm quản lý sẽ tốt hơn?”, kết quả khảo sát cho thấy: 7 Doãn Thị Ngọc, Những thuận lợi và thách thức khi nữ trí thức làm công tác quản lý, http://gas.hoasen.edu.vn
  • 7. 7 Bảng 4. Giữa nam và nữ ai làm quản lý tốt hơn phân theo giới tính Giá trị Tần số Tỷ lệ Nam làm tốt hơn 525 67.0 Nữ làm tốt hơn 258 33.0 Tổng 783 100.0 Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013 Trong số 783 người trả lời cho câu hỏi này, có tới 67% cho rằng “nam làm quản lý sẽ tốt hơn nữ” và chỉ có 33% trả lời “nữ làm tốt hơn nam”. Số liệu trên về mặt nào đó phản ánh đa số người dân thích nam giới làm quản lý hơn nữ giới. Để giải thích cho vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi tại sao lại cho rằng nam giới làm quản lý sẽ tốt hơn và ngược lại tại sao nữ làm quản lý tốt hơn. Kết quả thu được như sau: Lý do cho rằng “nam làm quản lý sẽ tốt hơn nữ” vì: nam có bản lĩnh hơn có cách nhìn rộng hơn, bao quát hơn, năng nổ hơn, ít bị chi phối công việc gia đình nên có nhiều thời gian tập trung vào công việc hơn; nam có sức khỏe tốt hơn; nam ngoại giao tốt hơn và các mối quan hệ giao tiếp rộng rãi hơn; nam quyết đoán hơn nữ; có cá tính, cương quyết, cứng rắn hơn trong giải quyết côngviệc… Những nghiên cứu gần đây của Chương trình Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực Nhà nước trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế (EOWP) cho thấy điều đó: quan niệm cho rằng nam độc lập, mạnh mẽ, có năng lực và ra quyết định tốt hơn; trong khi gắn nữ với việc sinh đẻ, chăm sóc concái, gia đình, ít có thời gian cho công việc và khả năng quản lý sẽ kém hơn nam giới8. Trong khi đó, lý do trả lời “nữlàm quản lý tốt hơn nam” thì nhiều ý kiến cho rằng: nữ biết cần kiệm, siêng năng, tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, có tính kiên quyết nhưng mềm dẻo, dịu dàng tâm lý, hòa đồng, khéo léo, biết tính toán… 8Minh An, Nữ lãnh đạo như lá mùa thu, (Nguồn: http://www.hanoitv.vn/Xa-hoi/Nu-lanh-dao-nhu-la-mua- dong/34339.htv)
  • 8. 8 Từ những lý do trên cho thấy rằng, nhận thức của không ít người dân hiện nay vẫn cònxu hướng đồng nhất phẩm chất, năng lực của nữ giới với khuôn mẫu của một người phụ nữ truyền thống như cần kiệm, siêng năng, dịu dàng, khéo léo… còn với nam giới thì mạnh mẽ, quyết đoán, bản lĩnh… Qua đó cũng cho thấy rằng, người dân nhận thức chưa thực sự đầy đủ về tầm quan trọng khi lựa chọn người lãnh đạo, quản lý, việc lựa chọn còn mang tính cảm tính bởi những lý do họ đưa ra còn thiên về khuôn mẫu giới truyền thống mà chưa đề cao năng lực, phẩm chất của người lãnh đạo trong từng lĩnh vực khác nhau. Các số liệu thu được cho thấy, có sự khác nhau về quan điểm này giữa nam giới và nữ giới tham gia khảo sát. Bảng 5. Giữa nam và nữ ai làm quản lý tốt hơn phân theo giới tính Giá trị Giới tính Nam Nữ Nam làm tốt hơn 55.0% 45.0% Nữ làm tốt hơn 45.7% 54.3% Tổng 52.0% 48.0% Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013 Đối với quan điểm “nam làm quản lý tốt hơn nữ” được nam giới lựa chọn với tỉ lệ cao hơn nữ tương ứng là 55% (nam) và 45% (nữ). Ngược lại, với quan điểm “nữ làm quản lý tốt hơn nam” lại được nữ giới lựa chọn với tỉ lệ cao hơn nam tương ứng 54.3% và 45.7%. Xét về yếu tố công việc, cũng cho thấy sự khác nhau khi nhận định về vấn đề này giữa những nhóm nam giới thuộc các nhóm công việc khác nhau.
  • 9. 9 Bảng 6. Giữa nam và nữ ai làm quản lý tốt hơn theo công việc hiện nay9 Giá trị Công việc LĐTD LLVT Nội trợ Nông dân CN/TM /TTC<4 CN/T M/TT C>4 NVVP CCVC LĐQL Nam làm tốt hơn 59.3% 68.3% 57.9% 60.0% 64.4% 61.1% 72.1% 69.6% 61.9% Nữ làm tốt hơn 40.7% 31.7% 42.1% 40.0% 35.6% 38.9% 27.9% 30.4% 38.1% Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013 Tỉ lệ đồng ý với quan điểm “nam làm quản lý tốt hơn nữ” cao nhất là nhóm nhân viên văn phòng (72.1%), tiếp đến là nhóm công chức viên chức là 69.6% tiếp theo là nhóm lực lượng vũ trang với tỉ lệ 68.3%. Trong khi đó đồng ý với quan điểm “nữ làm quản lý tốt hơn nam” cao nhất thuộc về nhóm nội trợ với 42.1%, nhóm lao động tự do là 40.7% và nông dân là 40%. Về trình độ học vấn, đối với nhóm có trình độ học vấn càng cao thì đồng ý với quan điểm “nam làm quản lý tốt hơn nữ” chiếm tỉ lệ càng cao và ngược lại. Bảng 7. Giữa nam và nữ ai làm quản lý tốt hơn phân theo trình độ học vấn Giá trị Trình độ học vấn Tỉ lệ chung Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp/ cao đẳng Đại học trở lên Nam làm tốt hơn 55.6% 54.5% 65.2% 80.3% 73.7% 67.2% Nữ làm tốt hơn 44.4% 45.5% 34.8% 19.7% 26.3% 32.8% Tổng 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013 9 Ghi chú: LĐTD: Lao động tự do LLVT: Lực lượng vũ trang CN/TM/TTC<4: Công nhân, thợ máy, thợ thủ công dưới bậc 4 CN/TM/TTC>4: Công nhân, thợ máy, thợ thủ công trên bậc 4 NVVP: Nhân viên văn phòng CCVC: Công chức, viên chức LĐQL: Lãnh đạo, quản lý
  • 10. 10 Cụ thể, đối với nhóm có trình độ học vấn tiểu học và trung học cơ sở tỉ lệ đồng ý với quan điểm này tương ứng là 55.6% và 54.5% thì nhóm có trình độ trung cấp/cao đẳng, đại học trở lên với tỉ lệ là 80.3% và 73.7%. Ngược lại, đối với nhận định “nữ làm quản lý tốt hơn nam” nhóm có trình độ học vấn càng cao thì tỉ lệ đồngý với mệnh đềnày càng giảm. Cụ thể, nhóm có trình độ trung cấp/cao đẳng là 19.7%, đại học trở lên 26.3% trong khi nhóm có trình độ học vấn tiểu học và trung học cơ sở có tỉ lệ tương ứng là 44.4% và 45.5%. Như vậy, trong quản lý nam giới được đa số người dân đánh giá tốt hơn nữ giới. Có sự khác nhau khi đánh giá về vấn đề này giữa nam và nữ tham gia khảo sát, trong khi mẫu nam thiên về đánh giá nam giới làm quản lý tốt hơn nữ giới, ngược lại mẫu nữ đánh giá nữ giới làm tốt côngviệc quản lý hơn nam giới. Trình độ học vấn và công việc cũng ảnh hưởng đến quan điểm này. Những nhóm có trình độ học vấn càng cao thì đồngý với quan điểm “nam làm quản lý sẽ tốt hơn” chiếm tỉ lệ càng cao. Thực tế, nhận thức, quan điểm, suy nghĩ quyết định hành động của mỗi cá nhân, xuất phát từ đánh giá “nam giới làm quản lý tốt hơn nữ giới” chiếm tỉ lệ nổi trội, do vậy, ý kiến đánh giá “nam giới có khả năng thăng tiến trong công việc cao hơn nữ giới” chiếm tỉ lệ cao hơn khá nhiều nhận định “nữ giới có khả năng thăng tiến trong côngviệc cao hơn nam giới” với tỉ lệ tương ứng là 9.9% và 2.3% và có tới 36.2% ý kiến người dân tham gia khảo sát cho rằng “phụ nữ gặp khó khăn hơn nam giới trong công việc”. Khi nói về những khó khăn, thách thức đối với nữ làm lãnh đạo, quản lý thì PGS.TS. Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCMđã phát biểu trong buổi tọa đàm “Khinữ trí thức làm công tác quản lý”, do Câu lạc bộ nữ trí thức tổ chức (2012): “…rào cản về tâm lý, gia đình, nhận thức xã hội rất lớn làm phụ nữ khó tiến xa hơn trên con đường làm lãnh đạo hay quản lý. Ngoài ra, khi phụ nữ lên làm lãnh đạo thì yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với phụ nữ luôn cao hơn nam giới. Thách thức chồng chất thách thức khi người ta thường nói phụ nữlãnh đạo thường thất bạivề gia đình vì thật khó để cân bằng ‘việc nhà - việc nước, bởi vậy có chị phảihy sinh một trong hai
  • 11. 11 thứ đó. Yêu cầu dành cholãnh đạonữ cũng rất cao vì cảm nhận của nữlãnh đạo luôn phảikhẳng định mình để cho cấp dưới nghemình. Thờigian để khẳng định mình cũng lâu hơn. Khi nam làm lãnh đạo người ta cho là đương nhiên và tuân thủ, nhưng nữ làm lãnh đạo thì nhân viên nam nữ đòi hỏi nữ lãnh đạo phảihơn họ mấy cái đầu, họ mới phục. Từ đó lãnh đạo nữ phải nỗ lực và quyết liệt, nên cũng dễmang tiếng “bànàyđộctài, phát xít lắm”10. Điều đó làm hạn chế sự tham gia của nữ giới vào công việc lãnh đạo, quản lý. Để khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới trong quản lý, lãnh đạo thì việc nâng cao nhận thức của người dân nói chung và đặc biệt thay đổi nhận thức của những người ra quyết định đối với việc bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí quan trọng của cơ quan, đơnvị là thực sựcần thiết. Đồng thời, bản thân phụ nữ cũng cần phải cố gắng vươn lên khẳng định bản thân và cân bằng giữa công việc gia đình và việc ngoài xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020. 2. Minh An, Nữ lãnh đạo như lá mùa thu, (Nguồn: http://www.hanoitv.vn) 3. Vũ Trọng Kim, Bình đẳng giới trong bầu cử: Phát huy vai trò của mặt trận, http://mattran.org.vn 4. Pratibha Mehta, Cơ hội nào vượt rào cản cho nữ đại biểu dân cử?, http://vietnamnet.vn 5. Đỗ Văn Nhân, Đề cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong các cơ quan nhà nước hiện nay, http://www.tuyengiao.vn 6. Lê Thị Linh Trang, Vị trí vai trò của phụ nữ trong xu hướng hội nhập và phát triển đất nước, 7. Doãn Thị Ngọc, Những thuận lợi và thách thức khi nữ trí thức làm công tác quản lý, http://gas.hoasen.edu.vn 8. Trần Thị Minh Đức, Định kiến và áp lực xã hội đối với nữ trí thức, Tạp chí Tri thức trẻ, 24/08/2009. 10Doãn Thi Ngọc, Những thuận lợi và thách thức khi nữ trí thức làm công tác quản lý, http://gas.hoasen.edu.vn/vi/gas-page/nhung-thuan-loi-va-thach-thuc-khi-nu-tri-thuc-lam-cong-tac-quan-ly
  • 12. 12 SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TÁC GIẢ Ths. Mai Thị Quế theo chuyên ngành Xã hội học. Từ năm 2006 đến nay, ThS. Quế công tác tại Phòng Nghiên cứu Văn hóa Xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Lĩnh vực nghiên cứu của ThS. Quế là các vấn đề liên quan đến Giới, Gia đình và Trẻ em.