SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
Cuối hạ, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng người những bồi
hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Ngày hạ đi để nhường chỗ cho nàng thu dịu
dàng bước tới, sự chuyển mình giữa hai mùa thật nhẹ nhàng và ngập ngừng như lưu luyến,
vấn vương một cái gì đó của thời đã qua. Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng
dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một cái nhìn thật tinh tường,
một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại
bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu”được ông sáng tác cuối
năm 1977.
Bài thơ thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ trước những chuyển
biến tinh tế của đất trời và là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp lúc giao mùa từ hạ sang thu.
Không như những nhà thơ khác, mùa thu của Hữu Thỉnh đến bằng hương ổi dịu nhẹ nhưng
ấn tượng, thay cho sắc vàng của hoa cúc, cho tiếng lá xào xạc rơi :
" Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
Dẫu biết rằng thời gian bốn mùa luôn luân chuyển hết xuân đến hạ, thu sang rồi đông
tới, thế nhưng ta vẫn cảm thấy ngỡ ngàng khi quên đi nhịp sống sôi động hàng ngày mà lắng
nghe tiếng mùa thu để cảm nhận thời khắc đặc biệt bước chuyển mùa của thiên nhiên.” Bổng
nhận ra” – nghe thật bất ngờ, một phát hiện vô tình, một cảm giác, một tâm trạng sững sốt khi
bất chợt cảm nhận được hương vị của mùa thu. Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng, mà đột ngột
quá, thu về với đất trời quê hương, với lòng người mà không hề báo trước. Để rồi trong giây
phút ngỡ ngàng ấy, nhà thơ mới chợt nhận ra hương ổi. Vì sao lại là hương ổi mà không phải
là các hương vị khác? Người ta có thể đưa vào bài thơ về mùa thu các hương vị ngọt ngào
của ngô đồng, cốm xanh, hoa ngâu,… nhưng Hữu Thỉnh thì không. Giữa tiết trời cuối hạ đầu
thu, ông nhận ra hương vị chua chua, ngòn ngọt của những quả ổi chín vàng ươm. Hương ổi,
thứ hương thơm quê mùa, dân dã. Hương ổi không nồng nàn. Đó là thứ hương dìu dịu, nhè
nhẹ. Hương vị ấy đơn sơ, mộc mạc, đồng nội, rất quen thuộc của quê hương. Thế mà ít ai
nhận ra sự hấp dẫn của nó. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến
cho nhà thơ giật mình thảng thốt. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với người Việt
Nam, mà rất lạ với thơ được tác giả đưa vào một cách hết sức tự nhiên. Bằng cảm nhận tinh
tế, bằng khứu giác, thị giác, nhà thơ đã chợt nhận ra dấu hiệu của thiên nhiên khi mùa thu lại
về. Chắc hẳn nhà thơ phải gắn bó với thiên nhiên, với quê hương lắm nên mới có được sự
cảm nhận tinh tế và nhạy cảm như thế! Đó có lẽ là một phát hiện rất độc đáo của tác giả
nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn đâu đây mà bấy lâu nay ta hờ hững,
lãng quên nó. Chính vì sự phát hiện ra cái gần gũi xung quanh mình nên con người mới có
cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy.
Dấu hiệu của sự chuyển mùa còn được thể hiện qua ngọn gió se mang theo hương ổi
chín. Gió se là một làn gió nhẹ, mang chút hơi lạnh thổi vào cảnh vật. thổi vào lòng người
một cảm giác mơn man, xao xuyến. Từ “phả” được dùng trong câu thơ mới độc đáo làm sao!
“Phả” là một động tác mạnh gợi một cái gì đó đột ngột.Nó diễn tả được tốc độ của gió, vừa
góp phần thể hiện sự bất chợt trong cảm nhận: hương ổi có sẵn mà chẳng ai nhận ra, thế mà
Hữu Thỉnh đã bất chợt nhận ra và xao xuyến trước cái hương đồng gió nội ấy. Câu thơ ngắn
mà có cả gió cả hương, gợi được như vậy hẳn cái tình quê của Hữu Thỉnh phải đậm đà lắm.
Không chỉ có “hương ổi’ trong “gió se”, tác giả còn thấy được màn sương trong phút
giao mùa đang chùng chình chưa muốn dời chân như muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc
vào thu :
"Sương chùng chình qua ngõ"
Sương được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận động
chậm rãi. Từ láy “chùng chình” gợi lên nhiều liên tưởng. Tác giả nhân hóa làn sương nhằm
diễn ta sự cố ý đi chậm chạp của nó khi chuyển động gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập
ngừng, về cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả yên bình. Nó có cái vẻ duyên dáng,
yểu điệu của một làn sương, một hình bóng của thiếu nữ hay của một người con gái nào đấy.
Đâu chỉ có thế, cái hay của từ láy “chùng chình” còn là gợi tâm trạng. Sương dềnh dàng hay
lòng người đang tư lự, hay cũng chinh là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ
ngàng, một chút bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của không gian mùa thu.
Khổ thơ thứ nhất khép lại bằng câu thơ:
“Hình như thu đã về”
Từ “hình như” không có nghĩa là không chắc chắn, mà là thể hiện cái ngỡ ngàng, ngạc
nhiên và có chút bâng khuâng khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Từ ngọn gió se mang
theo hương ổi thơm chín, vàng ươm đến cái duyên dáng, yểu điệu của một làn sương cứ
chùng chình không vội vàng trước ngõ, tác giả đã dần nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng
nhưng khá rõ rệt của tiết trời và thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa bằng đôi mắt tinh tế
và tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê. Chỉ
với bốn câu thơ ngắn mở đầu, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc
về thiên nhiên. Những tín hiệu của mùa thu với những nét phác họa tài hoa: hương ổi, gió se,
sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm.
Rồi mùa thu được quan sát ở những không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã"
Nếu như ở khổ thơ đầu, mùa thu đến với tác giả thật mơ hồ, đó mới chỉ là sự đoán định
với ít nhiều bỡ ngỡ, thì giờ đây, mùa thu đã được cụ thể hóa lên khắp thiên nhiên đất trời.
Thu có mặt ở khắp nơi, rất hiện hình, cụ thể. Đã qua rồi những cơn mưa rào mùa hạ, dòng
chảy cũng không xối xả cuộn mình theo dòng nước cuồn cuộn mà thay vào đó là dòng chảy
chậm hơn, thong thả hơn, êm đềm hơn. Mọi chuyển động dường như có phần chậm lại, chỉ
riêng loài chim là bắt đầu vội vã. Trời thu lạnh làm cho chúng phải chuẩn bị những chuyến
bay chống rét khi đông về. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự bắt đầu vội vã trong những
cánh chim bay bởi mùa thu chỉ vửa mới chớm, rất nhẹ nhàng, rất dịu dàng. Điểm nhìn của
nhà thơ đuợc nâng dần lên từ dòng sông, rồi tới bầu trời cao rộng:
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Cảm giác giao mùa được Hữu Thỉnh diễn tả thật thú vị. Đây là một phát hiện rất mới
và độc đáo của ông vì giữa hai mùa không có sự phân định rạch ròi, sự giao mùa giữa hạ và
thu chỉ bằng cảm nhận mà thôi. Chính khả năng liên tưởng và tưởng tượng của tác giả đã đem
đến cho người đọc một hình ảnh thơ kì thú mà qua đó ta cảm nhận được không gian và thời
gian chuyển mùa thật thi vị. Hình ảnh “vắt nửa mình sang thu” tạo cho người đọc cảm giác
quyến luyến đầy nuối tiếc không phải của con người mà là của thiên nhiên, nửa muốn bước
sang nhưng còn ngập ngừng chờ đợi. Đây quả là khoảnh khắc giao mùa tuyệt diệu !
Nhà thơ đã nhận ra ánh nắng đã chan hòa lên tất cả mọi vật, nhưng đó là những tia
nắng dìu dịu, mát mẻ, những sắc nắng khiến cho trái tim nhiều người, nhất là trái tim thi sĩ đã
bao lần suy cảm trước vẻ đẹp của thu để có những tác phẩm mang hồn thu trải khắp không
gian:
" Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa"
Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần đi. Những ngày giao mùa
này đã vơi đi những cơn mưa rào ào ạt của mùa thu. Vẫn là nắng, vẫn là mưa, sấm như mùa
hạ nhưng nay đã khác rồi. Lúc này, những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào không
còn nhiều nữa. Hai câu thơ cuối gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị.
" Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là gượng kể, là sự cảm nhận
mà còn là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cụm từ "hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc
nhiều liên tưởng. Đời người như một loài cây, cũng non tơ, trưởng thành rồi già cỗi. Phải
chăng, cái đứng tuổi của cây chính là cái đứng tuổi của đời người. Hình ảnh vừa có ý nghĩa tả
thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét, bão
giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chín chắn của con người khi đã đứng tuổi.
Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những ngày tháng sôi nổi bồng bột của tuổi
trẻ, để mở ra một mùa mới, một không gian mới thâm trầm, điềm đạm, vững vàng hơn. Ở
tuổi "sang thu", con người không còn bất ngờ trước những tác động bất thường của ngoại
cảnh, của cuộc đời.
Xưa nay, màu thu thường gắn liền với hình ảnh lá vàng rơi ngoài ngõ, lá khô kêu xào
xạc... Và ta ngỡ như chỉ những sự vật ấy mới chính là đặc điểm của mùa thu. Nhưng đến với
"Sang thu" của Hữu Thỉnh, người đọc chợt nhận ra một làn hương ổi, một màn sương, một
dòng sông, một đám mây, một tia nắng. Những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường
nét riêng của mùa thu Việt Nam và chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn của "Sang thu".
Bằng cảm nhận tinh tế và cách dùng từ tự nhiên, chân thật, cùng nghệ thuật ẩn dụ,
nhân hóa tài tình, Hữu Thỉnh đã vẽ nên bức tranh đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở
nông thôn Bắc Bộ. Mùa thu lặng lẽ và nhẹ nhàng, những hình ảnh thơ cứ vương vấn mãi
trong hồn, có một cái gì thật êm, dịu dàng toát lên từ bài thơ ấy. Quả thực ta thấy lòng thanh
thản mà lại vô cùng nôn nao nhớ đến những miền quê xa vắng trong nắng thu khi đọc mấy
câu thơ của Hữu Thỉnh. Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng
nhiều cảm xúc tinh nhạy làm ta càng cảm thêm yêu quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy
mình cần phải ra sức góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Cuối hạ, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng người những bồi
hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Ngày hạ đi để nhường chỗ cho nàng thu dịu
dàng bước tới, sự chuyển mình giữa hai mùa thật nhẹ nhàng và ngập ngừng như lưu luyến,
vấn vương một cái gì đó của thời đã qua. Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng
dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một cái nhìn thật tinh tường,
một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại
bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu”. Linh hồn của cả bài thơ
chỉ vẻn vẹn trong hai từ thế thôi, song ý nghĩa sâu sắc chất chứa trong hai từ ngắn ngủi ấy lại
không hề ít. Và có lẽ những ý nghĩa đó, lại tập trung nhiều hơn vào khổ thơ đầu bài thơ :
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về".
Dẫu biết rằng thời gian bốn mùa luôn luân chuyển hết xuân đến hạ, thu sang rồi đông
tới, thế nhưng ta vẫn cảm thấy ngỡ ngàng khi quên đi nhịp sống sôi động hàng ngày mà lắng
nghe tiếng mùa thu đi để cảm nhận thời khắc đặc biệt bước chuyển mùa của thiên nhiên.
“Sang thu” của Hữu Thỉnh giúp ta chiêm ngưỡng lại những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý
vị mà bấy lâu nay ta hững hờ. Đó là lúc hồn ta run lên những cảm nhận dung dị.
Chỉ với bốn câu thơ ngắn mở đầu, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta những cảm
nhận sâu sắc về thiên nhiên. Những tín hiệu của mùa thu với những nét phác họa tài hoa:
hương ổi, gió se, sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm.Không phải là sắc “mơ
phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh
thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ :
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
Từ “bỗng” được gieo lên trong niềm ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Từ bao giờ nhỉ, thu về?
Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng, mà đột ngột quá, thu về với đất trời quê hương, với lòng
người mà không hề báo trước. Để rồi trong giây phút ngỡ ngàng ấy, nhà thơ mới chợt nhận ra
hương ổi. Vì sao lại là hương ổi mà không phải là các hương vị khác? Người ta có thể đưa
vào bài thơ về mùa thu các hương vị ngọt ngào của ngô đồng, cốm xanh, hoa ngâu,… nhưng
Hữu Thỉnh thì không. Giữa tiết trời cuối hạ đầu thu, ông nhận ra hương vị chua chua, ngòn
ngọt của những quả ổi chín vàng ươm. Hương ổi, thứ hương thơm quê mùa, dân dã. Hương
ổi không nồng nàn. Đó là thứ hương dìu dịu, nhè nhẹ.Hương vị ấy đơn sơ, mộc mạc, đồng
nội, rất quen thuộc của quê hương. Thế mà ít ai nhận ra sự hấp dẫn của nó. Bằng cảm nhận
tinh tế, bằng khứu giác, thị giác, nhà thơ đã chợt nhận ra dấu hiệu của thiên nhiên khi mùa
thu lại về. Chúng ta thật sự rung động trước cái “bỗng nhận ra” ấy của tác giả. Chắc hẳn nhà
thơ phải gắn bó với thiên nhiên, với quê hương lắm nên mới có được sự cảm nhận tinh tế và
nhạy cảm như thế!
Dấu hiệu của sự chuyển mùa còn được thể hiện qua ngọn gió se mang theo hương ổi
chín.Gió se là một làn gió nhẹ, mang chút hơi lạnh, còn được gọi là gió heo mây. Ngọn gió se
se lạnh, se se thổi, thổi vào cảnh vật. thổi vào lòng người một cảm giác mơn man, xao xuyến.
Từ “phả” được dùng trong câu thơ mới độc đáo làm sao! “Phả” là một động tác mạnh gợi một
cái gì đó đột ngột.Nó diễn tả được tốc độ của gió, vừa góp phần thể hiện sự bất chợt trong
cảm nhận: hương ổi có sẵn mà chẳng ai nhận ra, thế mà Hữu Thỉnh đã bất chợt nhận ra và
xao xuyến trước cái hương đồng gió nội ấy. Câu thơ ngắn mà có cả gió cả hương. Hương là
hương ổi, gió là gió se. Đây là những nét riêng của mùa thu vùng đồi trung du miền Bắc. Gợi
được như vậy hẳn cái tình quê của Hữu Thỉnh phải đậm đà lắm. Câu thơ: “ Bỗng nhận ra
hương ổi. Phả vào trong gió se” còn có cái cảm giác ngỡ ngàng bối rối: bỗng nhận ra. Nhận
ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương
vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. chính vì sự phát hiệ ra cái gần gũi xung quanh mình
cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy.
Không chỉ có “hương ổi’ trong “gió se” mà tiết trời sang thu còn có hình ảnh:
“Sương chùng chình qua ngõ”
Một hình ảnh đầy ấn tượng. Sương được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự
vận động – một sự vận động chậm rãi. Từ chùng chình gợi lên nhiều liên tưởng. Tác giả nhân
hóa làn sương nhằm diễn ta sự cố ý đi chậm chạp của nó khi chuyển động. Nó bay qua ngõ,
giăng giắc và giậu rào, vào hàng cây khô trước ngõ đầu thôn,làm ta như thấy một sự dùng
dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả yên bình. Nó có cái vẻ duyên dáng,
yểu điệu của một làn sương, một hình bóng của thiếu nữ hay của một người con gái nào đấy.
Đâu chỉ có thế, cái hay của từ láy “chùng chình” còn là gợi tâm trạng. Sương dềnh dàng hay
lòng người đang tư lự, hay tâm trạng của tác giả cũng “chùng chình”?.
Khổ thơ thứ nhất khép lại bằng câu thơ “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” không có
nghĩa là không chắc chắn, mà là thể hiện cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên và có chút bâng khuâng.
Từ ngọn gió se mang theo hương ổi thơm chín, vàng ươm đến cái duyên dáng, yểu điệu của
một làn sương cứ chùng chình không vội vàng trước ngõ, tác giả đã dần nhận ra sự chuyển
mình nhẹ nhàng nhưng khá rõ rệt của tiết trời và thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa
bằng đôi mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc
sống nơi làng quê.
Khổ thơ ngắn mà đã để lại cho ta biết bao rung động. Ta như cảm thấy một hồn quê,
một tình quê đi về trong câu chữ làm lòng ta ấm áp. Hình ảnh quê hương như càng thêm gần
gũi, yêu mến.
Mùa thu lặng lẽ và nhẹ nhàng. Những hình ảnh thơ cứ vương vấn mãi trong hồn. có
một cái gì thật êm, dịu dàng toát lên từ bài thơ ấy. Quả thực ta thấy lòng thanh thản vô cùng
mà lại vô cùng nôn nao nhớ đến những miền quê xa vắng trong nắng thu khi đọc mấy câu thơ
của Hữu Thỉnh.

More Related Content

What's hot

phân tích nhân vật ông Hai trong bài Làng của Kim Lân
phân tích nhân vật ông Hai trong bài Làng của Kim Lânphân tích nhân vật ông Hai trong bài Làng của Kim Lân
phân tích nhân vật ông Hai trong bài Làng của Kim LânJackson Linh
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH 10 FRIENDS GLOBAL CẢ NĂM (BẢN HS-GV) CÓ TEST THEO UN...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH 10 FRIENDS GLOBAL CẢ NĂM (BẢN HS-GV) CÓ TEST THEO UN...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH 10 FRIENDS GLOBAL CẢ NĂM (BẢN HS-GV) CÓ TEST THEO UN...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH 10 FRIENDS GLOBAL CẢ NĂM (BẢN HS-GV) CÓ TEST THEO UN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trườngPowerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trườngNhung Lê
 
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGBÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGGreat Doctor
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápPhan Nghi
 
Van hoa am thuc
Van hoa am thucVan hoa am thuc
Van hoa am thucminh toan
 
biến đổi khí hậu
biến đổi khí hậubiến đổi khí hậu
biến đổi khí hậuHung Pham Thai
 
Các thì Hiện tại trong tiếng Anh
Các thì Hiện tại trong tiếng AnhCác thì Hiện tại trong tiếng Anh
Các thì Hiện tại trong tiếng AnhThanh Hải
 
Thuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậu
Thuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậuThuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậu
Thuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậuPhi Hoàng
 
Vietnamese Tet Holiday
Vietnamese Tet HolidayVietnamese Tet Holiday
Vietnamese Tet Holidaylinhlantrang15
 
Chủ đề: Ma túy học đường
 Chủ đề: Ma túy học đường Chủ đề: Ma túy học đường
Chủ đề: Ma túy học đườngLoc Le
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Huynh Loc
 
Nét đẹp văn hóa việt nam
Nét đẹp văn hóa việt namNét đẹp văn hóa việt nam
Nét đẹp văn hóa việt namĐHKHXH&NV HN
 
Chữa lỗi trong văn bản
Chữa lỗi trong văn bảnChữa lỗi trong văn bản
Chữa lỗi trong văn bảnatcak11
 
Câu hỏi on thi Tâm lí học 2
Câu hỏi on thi Tâm lí học 2Câu hỏi on thi Tâm lí học 2
Câu hỏi on thi Tâm lí học 2Sùng A Tô
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namlimsea33
 
PC Thuoc la dien tu.pdf
PC Thuoc la dien tu.pdfPC Thuoc la dien tu.pdf
PC Thuoc la dien tu.pdfAnNhin942911
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Sùng A Tô
 

What's hot (20)

phân tích nhân vật ông Hai trong bài Làng của Kim Lân
phân tích nhân vật ông Hai trong bài Làng của Kim Lânphân tích nhân vật ông Hai trong bài Làng của Kim Lân
phân tích nhân vật ông Hai trong bài Làng của Kim Lân
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH 10 FRIENDS GLOBAL CẢ NĂM (BẢN HS-GV) CÓ TEST THEO UN...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH 10 FRIENDS GLOBAL CẢ NĂM (BẢN HS-GV) CÓ TEST THEO UN...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH 10 FRIENDS GLOBAL CẢ NĂM (BẢN HS-GV) CÓ TEST THEO UN...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH 10 FRIENDS GLOBAL CẢ NĂM (BẢN HS-GV) CÓ TEST THEO UN...
 
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trườngPowerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
 
Thuốc lá và tác hại của thuốc lá
Thuốc lá và tác hại của thuốc láThuốc lá và tác hại của thuốc lá
Thuốc lá và tác hại của thuốc lá
 
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGBÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
 
Van hoa am thuc
Van hoa am thucVan hoa am thuc
Van hoa am thuc
 
biến đổi khí hậu
biến đổi khí hậubiến đổi khí hậu
biến đổi khí hậu
 
BÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAY
 
Các thì Hiện tại trong tiếng Anh
Các thì Hiện tại trong tiếng AnhCác thì Hiện tại trong tiếng Anh
Các thì Hiện tại trong tiếng Anh
 
Thuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậu
Thuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậuThuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậu
Thuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậu
 
Vietnamese Tet Holiday
Vietnamese Tet HolidayVietnamese Tet Holiday
Vietnamese Tet Holiday
 
Chủ đề: Ma túy học đường
 Chủ đề: Ma túy học đường Chủ đề: Ma túy học đường
Chủ đề: Ma túy học đường
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
 
Nét đẹp văn hóa việt nam
Nét đẹp văn hóa việt namNét đẹp văn hóa việt nam
Nét đẹp văn hóa việt nam
 
Chữa lỗi trong văn bản
Chữa lỗi trong văn bảnChữa lỗi trong văn bản
Chữa lỗi trong văn bản
 
Câu hỏi on thi Tâm lí học 2
Câu hỏi on thi Tâm lí học 2Câu hỏi on thi Tâm lí học 2
Câu hỏi on thi Tâm lí học 2
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
 
PC Thuoc la dien tu.pdf
PC Thuoc la dien tu.pdfPC Thuoc la dien tu.pdf
PC Thuoc la dien tu.pdf
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
 

Viewers also liked

Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...
Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...
Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...phamnhakb
 
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.comđề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...Thế Giới Tinh Hoa
 
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 
Ngày xưa hoàng thị
Ngày xưa hoàng thịNgày xưa hoàng thị
Ngày xưa hoàng thịluyen dinh
 
Những thông tin về bóng đá
Những thông tin về bóng đáNhững thông tin về bóng đá
Những thông tin về bóng đáTrần Ngân
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 5
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 5Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 5
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 5Dân Phạm Việt
 
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộpCông nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộpljmonking
 
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.comHệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 

Viewers also liked (12)

Canh dep mua thu
Canh dep mua thuCanh dep mua thu
Canh dep mua thu
 
Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...
Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...
Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...
 
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.comđề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
 
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
 
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
 
Ngày xưa hoàng thị
Ngày xưa hoàng thịNgày xưa hoàng thị
Ngày xưa hoàng thị
 
Những thông tin về bóng đá
Những thông tin về bóng đáNhững thông tin về bóng đá
Những thông tin về bóng đá
 
Chiec luoc nga
Chiec luoc ngaChiec luoc nga
Chiec luoc nga
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 5
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 5Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 5
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 5
 
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộpCông nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
 
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.comHệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
 

Similar to Sang thu

Vantieuhoc.com van 9 - sang thu - huu thinh
Vantieuhoc.com   van  9 - sang thu - huu thinhVantieuhoc.com   van  9 - sang thu - huu thinh
Vantieuhoc.com van 9 - sang thu - huu thinhDân Phạm Việt
 
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân DiệuBài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệuhongchau206306
 
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docxCẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx16LChungKin
 
ve-dep-thien-nhien-trong-bai-tho-voi-vang.pdf
ve-dep-thien-nhien-trong-bai-tho-voi-vang.pdfve-dep-thien-nhien-trong-bai-tho-voi-vang.pdf
ve-dep-thien-nhien-trong-bai-tho-voi-vang.pdfThoNguyn154572
 
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnDiến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnlongvanhien
 
Văn bản được định dang
Văn bản được định dangVăn bản được định dang
Văn bản được định dangVõ Tâm Long
 
Tuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.pptTuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.pptthao299200
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ calechi55
 
Chú tiểu ngắm sen
Chú tiểu ngắm senChú tiểu ngắm sen
Chú tiểu ngắm senHung Duong
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Cherry Bui
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Cherry Bui
 
Quét lá sân chùa
Quét lá sân chùaQuét lá sân chùa
Quét lá sân chùaHung Duong
 
Tuan 22 Trang giang.pptx
Tuan 22 Trang giang.pptxTuan 22 Trang giang.pptx
Tuan 22 Trang giang.pptxssuserf4b9ff
 
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...nhongyen991
 

Similar to Sang thu (20)

Vantieuhoc.com van 9 - sang thu - huu thinh
Vantieuhoc.com   van  9 - sang thu - huu thinhVantieuhoc.com   van  9 - sang thu - huu thinh
Vantieuhoc.com van 9 - sang thu - huu thinh
 
Ngay từ khổ thơ đầu
Ngay từ khổ thơ đầuNgay từ khổ thơ đầu
Ngay từ khổ thơ đầu
 
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân DiệuBài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
 
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docxCẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
 
ve-dep-thien-nhien-trong-bai-tho-voi-vang.pdf
ve-dep-thien-nhien-trong-bai-tho-voi-vang.pdfve-dep-thien-nhien-trong-bai-tho-voi-vang.pdf
ve-dep-thien-nhien-trong-bai-tho-voi-vang.pdf
 
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnDiến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
 
Văn bản được định dang
Văn bản được định dangVăn bản được định dang
Văn bản được định dang
 
Thu cam 1
Thu cam 1Thu cam 1
Thu cam 1
 
Vội vàng
Vội vàngVội vàng
Vội vàng
 
Thu cam
Thu camThu cam
Thu cam
 
Tràng giang
Tràng giangTràng giang
Tràng giang
 
Tuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.pptTuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.ppt
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ ca
 
Chú tiểu ngắm sen
Chú tiểu ngắm senChú tiểu ngắm sen
Chú tiểu ngắm sen
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 
Quét lá sân chùa
Quét lá sân chùaQuét lá sân chùa
Quét lá sân chùa
 
Tuan 22 Trang giang.pptx
Tuan 22 Trang giang.pptxTuan 22 Trang giang.pptx
Tuan 22 Trang giang.pptx
 
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
 

Sang thu

  • 1. Cuối hạ, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng người những bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Ngày hạ đi để nhường chỗ cho nàng thu dịu dàng bước tới, sự chuyển mình giữa hai mùa thật nhẹ nhàng và ngập ngừng như lưu luyến, vấn vương một cái gì đó của thời đã qua. Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu”được ông sáng tác cuối năm 1977. Bài thơ thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ trước những chuyển biến tinh tế của đất trời và là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp lúc giao mùa từ hạ sang thu. Không như những nhà thơ khác, mùa thu của Hữu Thỉnh đến bằng hương ổi dịu nhẹ nhưng ấn tượng, thay cho sắc vàng của hoa cúc, cho tiếng lá xào xạc rơi : " Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se" Dẫu biết rằng thời gian bốn mùa luôn luân chuyển hết xuân đến hạ, thu sang rồi đông tới, thế nhưng ta vẫn cảm thấy ngỡ ngàng khi quên đi nhịp sống sôi động hàng ngày mà lắng nghe tiếng mùa thu để cảm nhận thời khắc đặc biệt bước chuyển mùa của thiên nhiên.” Bổng nhận ra” – nghe thật bất ngờ, một phát hiện vô tình, một cảm giác, một tâm trạng sững sốt khi bất chợt cảm nhận được hương vị của mùa thu. Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng, mà đột ngột quá, thu về với đất trời quê hương, với lòng người mà không hề báo trước. Để rồi trong giây phút ngỡ ngàng ấy, nhà thơ mới chợt nhận ra hương ổi. Vì sao lại là hương ổi mà không phải là các hương vị khác? Người ta có thể đưa vào bài thơ về mùa thu các hương vị ngọt ngào của ngô đồng, cốm xanh, hoa ngâu,… nhưng Hữu Thỉnh thì không. Giữa tiết trời cuối hạ đầu thu, ông nhận ra hương vị chua chua, ngòn ngọt của những quả ổi chín vàng ươm. Hương ổi, thứ hương thơm quê mùa, dân dã. Hương ổi không nồng nàn. Đó là thứ hương dìu dịu, nhè nhẹ. Hương vị ấy đơn sơ, mộc mạc, đồng nội, rất quen thuộc của quê hương. Thế mà ít ai nhận ra sự hấp dẫn của nó. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thảng thốt. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với người Việt Nam, mà rất lạ với thơ được tác giả đưa vào một cách hết sức tự nhiên. Bằng cảm nhận tinh tế, bằng khứu giác, thị giác, nhà thơ đã chợt nhận ra dấu hiệu của thiên nhiên khi mùa thu lại về. Chắc hẳn nhà thơ phải gắn bó với thiên nhiên, với quê hương lắm nên mới có được sự cảm nhận tinh tế và nhạy cảm như thế! Đó có lẽ là một phát hiện rất độc đáo của tác giả nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn đâu đây mà bấy lâu nay ta hờ hững, lãng quên nó. Chính vì sự phát hiện ra cái gần gũi xung quanh mình nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy. Dấu hiệu của sự chuyển mùa còn được thể hiện qua ngọn gió se mang theo hương ổi chín. Gió se là một làn gió nhẹ, mang chút hơi lạnh thổi vào cảnh vật. thổi vào lòng người một cảm giác mơn man, xao xuyến. Từ “phả” được dùng trong câu thơ mới độc đáo làm sao!
  • 2. “Phả” là một động tác mạnh gợi một cái gì đó đột ngột.Nó diễn tả được tốc độ của gió, vừa góp phần thể hiện sự bất chợt trong cảm nhận: hương ổi có sẵn mà chẳng ai nhận ra, thế mà Hữu Thỉnh đã bất chợt nhận ra và xao xuyến trước cái hương đồng gió nội ấy. Câu thơ ngắn mà có cả gió cả hương, gợi được như vậy hẳn cái tình quê của Hữu Thỉnh phải đậm đà lắm. Không chỉ có “hương ổi’ trong “gió se”, tác giả còn thấy được màn sương trong phút giao mùa đang chùng chình chưa muốn dời chân như muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu : "Sương chùng chình qua ngõ" Sương được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận động chậm rãi. Từ láy “chùng chình” gợi lên nhiều liên tưởng. Tác giả nhân hóa làn sương nhằm diễn ta sự cố ý đi chậm chạp của nó khi chuyển động gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, về cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả yên bình. Nó có cái vẻ duyên dáng, yểu điệu của một làn sương, một hình bóng của thiếu nữ hay của một người con gái nào đấy. Đâu chỉ có thế, cái hay của từ láy “chùng chình” còn là gợi tâm trạng. Sương dềnh dàng hay lòng người đang tư lự, hay cũng chinh là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của không gian mùa thu. Khổ thơ thứ nhất khép lại bằng câu thơ: “Hình như thu đã về” Từ “hình như” không có nghĩa là không chắc chắn, mà là thể hiện cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên và có chút bâng khuâng khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Từ ngọn gió se mang theo hương ổi thơm chín, vàng ươm đến cái duyên dáng, yểu điệu của một làn sương cứ chùng chình không vội vàng trước ngõ, tác giả đã dần nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng khá rõ rệt của tiết trời và thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa bằng đôi mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê. Chỉ với bốn câu thơ ngắn mở đầu, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên. Những tín hiệu của mùa thu với những nét phác họa tài hoa: hương ổi, gió se, sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm. Rồi mùa thu được quan sát ở những không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn: "Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã" Nếu như ở khổ thơ đầu, mùa thu đến với tác giả thật mơ hồ, đó mới chỉ là sự đoán định với ít nhiều bỡ ngỡ, thì giờ đây, mùa thu đã được cụ thể hóa lên khắp thiên nhiên đất trời. Thu có mặt ở khắp nơi, rất hiện hình, cụ thể. Đã qua rồi những cơn mưa rào mùa hạ, dòng chảy cũng không xối xả cuộn mình theo dòng nước cuồn cuộn mà thay vào đó là dòng chảy chậm hơn, thong thả hơn, êm đềm hơn. Mọi chuyển động dường như có phần chậm lại, chỉ riêng loài chim là bắt đầu vội vã. Trời thu lạnh làm cho chúng phải chuẩn bị những chuyến bay chống rét khi đông về. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự bắt đầu vội vã trong những cánh chim bay bởi mùa thu chỉ vửa mới chớm, rất nhẹ nhàng, rất dịu dàng. Điểm nhìn của nhà thơ đuợc nâng dần lên từ dòng sông, rồi tới bầu trời cao rộng: "Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu" Cảm giác giao mùa được Hữu Thỉnh diễn tả thật thú vị. Đây là một phát hiện rất mới và độc đáo của ông vì giữa hai mùa không có sự phân định rạch ròi, sự giao mùa giữa hạ và thu chỉ bằng cảm nhận mà thôi. Chính khả năng liên tưởng và tưởng tượng của tác giả đã đem đến cho người đọc một hình ảnh thơ kì thú mà qua đó ta cảm nhận được không gian và thời gian chuyển mùa thật thi vị. Hình ảnh “vắt nửa mình sang thu” tạo cho người đọc cảm giác quyến luyến đầy nuối tiếc không phải của con người mà là của thiên nhiên, nửa muốn bước sang nhưng còn ngập ngừng chờ đợi. Đây quả là khoảnh khắc giao mùa tuyệt diệu !
  • 3. Nhà thơ đã nhận ra ánh nắng đã chan hòa lên tất cả mọi vật, nhưng đó là những tia nắng dìu dịu, mát mẻ, những sắc nắng khiến cho trái tim nhiều người, nhất là trái tim thi sĩ đã bao lần suy cảm trước vẻ đẹp của thu để có những tác phẩm mang hồn thu trải khắp không gian: " Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa" Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần đi. Những ngày giao mùa này đã vơi đi những cơn mưa rào ào ạt của mùa thu. Vẫn là nắng, vẫn là mưa, sấm như mùa hạ nhưng nay đã khác rồi. Lúc này, những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào không còn nhiều nữa. Hai câu thơ cuối gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị. " Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi" Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là gượng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cụm từ "hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Đời người như một loài cây, cũng non tơ, trưởng thành rồi già cỗi. Phải chăng, cái đứng tuổi của cây chính là cái đứng tuổi của đời người. Hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét, bão giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chín chắn của con người khi đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những ngày tháng sôi nổi bồng bột của tuổi trẻ, để mở ra một mùa mới, một không gian mới thâm trầm, điềm đạm, vững vàng hơn. Ở tuổi "sang thu", con người không còn bất ngờ trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Xưa nay, màu thu thường gắn liền với hình ảnh lá vàng rơi ngoài ngõ, lá khô kêu xào xạc... Và ta ngỡ như chỉ những sự vật ấy mới chính là đặc điểm của mùa thu. Nhưng đến với "Sang thu" của Hữu Thỉnh, người đọc chợt nhận ra một làn hương ổi, một màn sương, một dòng sông, một đám mây, một tia nắng. Những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét riêng của mùa thu Việt Nam và chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn của "Sang thu". Bằng cảm nhận tinh tế và cách dùng từ tự nhiên, chân thật, cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa tài tình, Hữu Thỉnh đã vẽ nên bức tranh đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn Bắc Bộ. Mùa thu lặng lẽ và nhẹ nhàng, những hình ảnh thơ cứ vương vấn mãi trong hồn, có một cái gì thật êm, dịu dàng toát lên từ bài thơ ấy. Quả thực ta thấy lòng thanh thản mà lại vô cùng nôn nao nhớ đến những miền quê xa vắng trong nắng thu khi đọc mấy câu thơ của Hữu Thỉnh. Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy làm ta càng cảm thêm yêu quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy mình cần phải ra sức góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
  • 4. Cuối hạ, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng người những bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Ngày hạ đi để nhường chỗ cho nàng thu dịu dàng bước tới, sự chuyển mình giữa hai mùa thật nhẹ nhàng và ngập ngừng như lưu luyến, vấn vương một cái gì đó của thời đã qua. Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu”. Linh hồn của cả bài thơ chỉ vẻn vẹn trong hai từ thế thôi, song ý nghĩa sâu sắc chất chứa trong hai từ ngắn ngủi ấy lại không hề ít. Và có lẽ những ý nghĩa đó, lại tập trung nhiều hơn vào khổ thơ đầu bài thơ : "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về". Dẫu biết rằng thời gian bốn mùa luôn luân chuyển hết xuân đến hạ, thu sang rồi đông tới, thế nhưng ta vẫn cảm thấy ngỡ ngàng khi quên đi nhịp sống sôi động hàng ngày mà lắng nghe tiếng mùa thu đi để cảm nhận thời khắc đặc biệt bước chuyển mùa của thiên nhiên. “Sang thu” của Hữu Thỉnh giúp ta chiêm ngưỡng lại những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị mà bấy lâu nay ta hững hờ. Đó là lúc hồn ta run lên những cảm nhận dung dị. Chỉ với bốn câu thơ ngắn mở đầu, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên. Những tín hiệu của mùa thu với những nét phác họa tài hoa: hương ổi, gió se, sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm.Không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ : "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se" Từ “bỗng” được gieo lên trong niềm ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Từ bao giờ nhỉ, thu về? Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng, mà đột ngột quá, thu về với đất trời quê hương, với lòng người mà không hề báo trước. Để rồi trong giây phút ngỡ ngàng ấy, nhà thơ mới chợt nhận ra hương ổi. Vì sao lại là hương ổi mà không phải là các hương vị khác? Người ta có thể đưa vào bài thơ về mùa thu các hương vị ngọt ngào của ngô đồng, cốm xanh, hoa ngâu,… nhưng Hữu Thỉnh thì không. Giữa tiết trời cuối hạ đầu thu, ông nhận ra hương vị chua chua, ngòn ngọt của những quả ổi chín vàng ươm. Hương ổi, thứ hương thơm quê mùa, dân dã. Hương ổi không nồng nàn. Đó là thứ hương dìu dịu, nhè nhẹ.Hương vị ấy đơn sơ, mộc mạc, đồng nội, rất quen thuộc của quê hương. Thế mà ít ai nhận ra sự hấp dẫn của nó. Bằng cảm nhận tinh tế, bằng khứu giác, thị giác, nhà thơ đã chợt nhận ra dấu hiệu của thiên nhiên khi mùa thu lại về. Chúng ta thật sự rung động trước cái “bỗng nhận ra” ấy của tác giả. Chắc hẳn nhà thơ phải gắn bó với thiên nhiên, với quê hương lắm nên mới có được sự cảm nhận tinh tế và nhạy cảm như thế! Dấu hiệu của sự chuyển mùa còn được thể hiện qua ngọn gió se mang theo hương ổi chín.Gió se là một làn gió nhẹ, mang chút hơi lạnh, còn được gọi là gió heo mây. Ngọn gió se se lạnh, se se thổi, thổi vào cảnh vật. thổi vào lòng người một cảm giác mơn man, xao xuyến. Từ “phả” được dùng trong câu thơ mới độc đáo làm sao! “Phả” là một động tác mạnh gợi một cái gì đó đột ngột.Nó diễn tả được tốc độ của gió, vừa góp phần thể hiện sự bất chợt trong cảm nhận: hương ổi có sẵn mà chẳng ai nhận ra, thế mà Hữu Thỉnh đã bất chợt nhận ra và xao xuyến trước cái hương đồng gió nội ấy. Câu thơ ngắn mà có cả gió cả hương. Hương là
  • 5. hương ổi, gió là gió se. Đây là những nét riêng của mùa thu vùng đồi trung du miền Bắc. Gợi được như vậy hẳn cái tình quê của Hữu Thỉnh phải đậm đà lắm. Câu thơ: “ Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se” còn có cái cảm giác ngỡ ngàng bối rối: bỗng nhận ra. Nhận ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. chính vì sự phát hiệ ra cái gần gũi xung quanh mình cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy. Không chỉ có “hương ổi’ trong “gió se” mà tiết trời sang thu còn có hình ảnh: “Sương chùng chình qua ngõ” Một hình ảnh đầy ấn tượng. Sương được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận động chậm rãi. Từ chùng chình gợi lên nhiều liên tưởng. Tác giả nhân hóa làn sương nhằm diễn ta sự cố ý đi chậm chạp của nó khi chuyển động. Nó bay qua ngõ, giăng giắc và giậu rào, vào hàng cây khô trước ngõ đầu thôn,làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả yên bình. Nó có cái vẻ duyên dáng, yểu điệu của một làn sương, một hình bóng của thiếu nữ hay của một người con gái nào đấy. Đâu chỉ có thế, cái hay của từ láy “chùng chình” còn là gợi tâm trạng. Sương dềnh dàng hay lòng người đang tư lự, hay tâm trạng của tác giả cũng “chùng chình”?. Khổ thơ thứ nhất khép lại bằng câu thơ “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” không có nghĩa là không chắc chắn, mà là thể hiện cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên và có chút bâng khuâng. Từ ngọn gió se mang theo hương ổi thơm chín, vàng ươm đến cái duyên dáng, yểu điệu của một làn sương cứ chùng chình không vội vàng trước ngõ, tác giả đã dần nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng khá rõ rệt của tiết trời và thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa bằng đôi mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê. Khổ thơ ngắn mà đã để lại cho ta biết bao rung động. Ta như cảm thấy một hồn quê, một tình quê đi về trong câu chữ làm lòng ta ấm áp. Hình ảnh quê hương như càng thêm gần gũi, yêu mến. Mùa thu lặng lẽ và nhẹ nhàng. Những hình ảnh thơ cứ vương vấn mãi trong hồn. có một cái gì thật êm, dịu dàng toát lên từ bài thơ ấy. Quả thực ta thấy lòng thanh thản vô cùng mà lại vô cùng nôn nao nhớ đến những miền quê xa vắng trong nắng thu khi đọc mấy câu thơ của Hữu Thỉnh.