SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  133
Télécharger pour lire hors ligne
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Chương 1: Tổng quan về các công trình xây dựng
giao thông trên đường
1.1. Các dạng công trình xây dựng phục vụ giao thông trên
đường
Tuyến giao thông là khái niệm chỉ cách thức để đi từ một điểm A nào đó đến một điểm
B. Có rất nhiều cách để đi từ A đến B: đi bộ, đi xe đạp, đi ôtô, đi tàu hoả, đi bằng máy bay,
tàu thủy… Tương ứng với các phương tiện giao thông này là các công trình phục vụ cho
giao thông như đường, cầu, hầm, nút giao thông v.v…
Công trình giao thông: Công trình giao thông bao gồm các công trình đường bộ,
công trình đường sắt, công trình đường thủy, công trình cầu, công trình hầm và công
trình sân bay. Công trình giao thông trên đường thực chất là những công trình nhân tạo
trên đường do con người tạo nên nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, giao thông đi lại của
mình. Đó là các công trình vượt qua các chướng ngại thiên nhiên, các chướng ngại nhân
tạo, một tuyến giao thông khác; hoặc những công trình chắn đất. Các công trình giao
thông trên một tuyến nào đó có thể gồm: Cầu, hầm, tường chắn, và các công trình thoát
nước nhỏ như đường tràn, cầu tràn và cống.
Có hai trường phái khi thiết kế lựa chọn các công trình giao thông. Trường phái thứ
nhất lựa chọn trên quan niệm rằng con người có thể chinh phục được thiên nhiên. Điều
này có nghĩa là con người có thể làm bất kỳ công trình gì con người muốn và thiên nhiên
phải phục tùng con người, con người có thể khắc chế được thiên nhiên. Với trường phái
này, thiên nhiên bị tác động cưỡng bức rất mạnh, và theo thuyết môi trường thì có thể là
không hợp lý. Trường phái thứ hai thiết kế các phương án trên quan niệm thuận theo
thiên nhiên. Chính các quan niệm này đã hình thành nên những bức tranh tổng thể về các
công trình giao thông trên thế giới.
1.2. Phân loại và phân cấp công trình giao thông
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
- Công trình giao thông: Công trình gia thông bao gồm các công trình đường bộ, công
trình đường sắt, công trình đường thủy, công trình cầu, công trình hầm và công trình sân
bay.
1.2.2. Công trình đường bộ
- Đường bộ: là các loại đường bao gồm đường ô tô, đường phố, đường ô tô cao tốc,
đường ô tô chuyên dùng, đường giao thông nông thôn v.v. phục vụ vận tải và đi lại trên
mặt đất cho người đi bộ, ôtô, xe máy và các phương tiện vận chuyển khác trừ xe lửa, xe
điện bánh sắt.
- Đường cao tốc: là loại đường chuyên dùng để vận chuyển ở cự li lớn, cho ôtô chạy
với tốc độ cao, các hướng xe chạy tách riêng hai chiều và không giao cắt cùng mức với
các tuyến đường khác, trong đó, mỗi chiều tối thiểu phải có 2 làn chạy xe và một làn
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 1 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

dừng xe khẩn cấp; trên đường có bố trí đầy đủ các trang thiết bị và các cơ sở phục vụ cho
việc đảm bảo giao thông liên tục, an toàn, tiện nghi phục vụ nghỉ ngơi dọc tuyến và chỉ
cho xe ra, xe vào ở các điểm nhất định.
- Đường Ôtô: là tất cả các loại đường bộ dành cho các loại xe ôtô không quá khổ quá
tải đi qua một cách an toàn và được xây dựng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất.
- Đường đô thị, quảng trường: là tất cả các đường phố, đường và quảng trường đô thị
dùng cho các loại phương tiện tham gia giao thông trên mặt đất lưu hành trong các thành
phố, thị xã.
- Đường chuyên dùng: là tất cả các loại đường bộ được xây dựng phục vụ cho từng
mục đích cụ thể, sử dụng cho người và các phương tiện vận tải chuyên dụng đi lại theo
các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng hoặc vận dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật khác đã ban hành.
Đường chuyên dùng bao gồm : đường lâm nghiệp, đường vận chuyển tại các khu mỏ,
đường vận hành tại các nhà máy thuỷ điện... và các đường nội bộ khác trong các cơ quan,
đơn vị, khu du lịch, thương mại, trường học, khu công nghiệp hoặc các làng nghề truyền
thống.
- Đường Giao thông nông thôn: là loại đường bộ dùng cho người dân và các phương
tiện đi lại của người dân nằm trong địa phận làng xã để chủ yếu phục vụ đời sống dân
sinh và phục vụ sản xuất nông nghiệp.
1.2.3. Công trình đường sắt
- Đường sắt cao tốc: đường sắt có tốc độ thiết kế tối đa là 350km/h, thuộc mạng đường
sắt quốc gia.
-

Đường sắt trên cao: đường sắt có đa số kết cấu nằm trên cao so với mặt đất.

- Đường tàu điện trên cao: một loại đường sắt trên cao thuộc hệ thống đường sắt đô thị
(kể cả đường 1 ray tự động dẫn hướng).
- Đường tàu điện ngầm: đường sắt xây dựng ngầm dưới đất thuộc hệ thống đường sắt
đô thị.
- Đường sắt quốc gia: phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, vùng kinh tế và liên
vận quốc tế.
- Đường sắt chuyên dùng: phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân; khi nối
vào đường sắt quốc gia phải được phép của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Đường sắt địa phương: đường đô thị do địa phương quản lý, đường chuyên dùng
không nối vào đường sắt quốc gia.
- Đường sắt đô thị: đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành
phố và vùng phụ cận bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường 1
ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.
- Đường (sắt) nhánh: chỉ chung đường sắt chuyên dùng có nối thông vào đường sắt
quốc gia.
1.2.4. Công trình hầm
- Đường hầm: Một công trình ngầm dưới đất có chiều dài lớn hơn nhiều lần kích thước
mặt cắt ngang và độ dốc dọc không vượt quá 15%.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 2 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

- Hầm giao thông: Đường hầm phục vụ giao thông bao gồm hầm đường ô tô, hầm
đường sắt và hầm giao thông đô thị.
-

Hầm đường ô tô: Hầm giao thông trên đường ô tô và hầm trên đường ô tô cao tốc.

-

Hầm đường sắt: Hầm giao thông trên đường sắt.

- Hầm giao thông đô thị: Hầm được xây dựng trong đô thị bao gồm hầm đường sắt,
hầm đường ô tô, hầm cho xe thô sơ và người đi bộ.
- Vùng ảnh hưởng tương hỗ: Diện tích bao quanh công trình hầm có bán kính 2D cho
hầm xây dựng trong đá tốt và 5D cho hầm xây dựng trong đất mềm yếu (D là đường
kính hầm đào). Khi phải xây dựng hai hầm gần nhau hoặc xây dựng hầm gần các công
trình khác, phải xem xét các ảnh hưởng tương hỗ giữa các công trình đó.
- Hầm đặt nông: Hầm được xây dựng có chiều dầy tầng phủ trên đỉnh hầm không lớn
hơn 2,5D.
- Hầm đặt sâu: Hầm được xây dựng có chiều dầy tầng phủ lớn hơn 2,5D hoặc vùng
ảnh hưởng tương hỗ không trồi lên trên mặt đất.
- Chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt nông: Không gian ngầm được phép xây dựng
công trình hầm có diện tích giới hạn trên mặt đất được đào xuống đến độ sâu cho phép
với mái dốc thẳng đứng.
- Chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt sâu: Không gian ngầm được phép xây dựng
công trình hầm mà khi xây dựng vùng ảnh hưởng tương hỗ không vượt ra ngoài chỉ giới
kiểm soát an toàn hầm.
- Chỉ giới kiểm sóat an toàn hầm: Không gian ngầm được xác định bởi vùng ảnh
hưởng tương hỗ trên suốt chiều dài tuyến hầm.
- Hành lang bảo vệ công trình ngầm: Không gian ngầm nằm trong chỉ giới kiểm soát
an toàn hầm đối với hầm đặt sâu và hình chiếu vùng ảnh hưởng tương hỗ trên mặt đất
đối với hầm đặt nông.
1.2.5. Công trình đường thủy
- Công trình bến: là công trình thành phần quan trong trong cảng, dùng cho tàu đậu và
bốc xếp hàng hoá từ tàu lên bến và ngược lại.
- Luồng tàu: là một tuyến đường thuỷ với hệ thống báo hiệu hàng hải, bảo đảm cho các
loại tàu bè đi lai an toàn và thuận tiện. Điểm đầu và điểm cuối của luồng tàu thường là
vùng nước của một cảng hay bến tàu.
- Triền tàu: là công trình có kết cấu loại mái dốc nghiêng, trên đó đặt một hệ thống xe
trên đường ray để chuyển tàu lên bờ hoặc ngược lại, phục vụ đóng mới hoặc sửa chữa
tàu.
- Đà tàu: Là công trình mái dốc, chủ yếu để đóng tàu trên mặt nghiêng và khi hạ thuỷ
với mực nước phù hợp bằng cách trượt xuống nước bằng trọng lượng tàu.
1.2.6. Công trình hàng không
- Cảng Hàng không: bao gồm sân bay và tổ hợp các công trình và trang thiết bị phục
vụ vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa và bưu kiện bằng đường hàng không, phục
vụ máy bay cất hạ cánh an toàn.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 3 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

- Sân bay: Một khu vực bề mặt mặt đất hoặc mặt nước cụ thể (bao gồm cả nhà cửa
công trình và trang thiết bị) được dùng toàn bộ hay một phần cho máy bay bay đi, bay
đến và di chuyển trên bề mặt.
1.3. Phân cấp công trình giao thông
Công trình giao thông bao gồm 6 loại như trên và được thể hiện trong bảng 1.1.
Cấp công trình của các loại công trình giao thông được chia làm 5 cấp: cấp đặc biệt,
cấp I, cấp II, cấp III, và cấp IV là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động
xây dựng, xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành phụ thuộc vào qui mô, chức năng
sử dụng, độ phức tạp của kỹ thuật xây dựng... được thể hiện trong bảng 1.1.
Cấp thiết kế của công trình được phân chia trên cơ sở cấp công trình nhưng chủ yếu
phụ thuộc các yếu tố kỹ thuật được qui định cụ thể cho từng loại công trình giao thông và
được thể hiện trong các phần tương ứng của qui chuẩn này.
Bảng 1.1. Phân loại, phân cấp công trình giao thông.
Cấp công trình
Mã
số

Loại công trình

a) Đường ô tô
cao tốc các
loại

1

Đường
bộ

b) Đường ô tô,
đường trong
đô thị

c) Đường nông
thôn

2

Cấp đặc
biệt

Đường cao
tốc với lưu
lượng xe >
30.000 Xe
quy đổi/
ngày đêm
hoặc
tốc độ
>100km/h

Đường sắt
cao tốc

Đường
sắt

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

Đường cao
tốc với lưu
lượng xe từ
10.00030.000 Xe
quy
đổi/ngày
đêm

Lưu lượng xe
từ 3.00010.000 Xe quy
đổi/ ngày đêm

Lưu lượng xe
từ 300-3.000
Xe quy
đổi/ngày đêm

Lưu lượng
xe <300 Xe
quy đổi/
ngày đêm

hoặc

hoặc

tốc độ >60km/h

đường giao
thông nông
thôn loại A

đường giao
thông nông
thôn loại B

Đường sắt quốc
gia thông
thường

Đường sắt
chuyên dụng và
đường sắt địa
phương

-

Nhịp từ 50100m

Nhịp từ 2550m

Nhịp từ <
25m

hoặc

hoặc
tốc độ
>80km/h
Đường tầu
điện ngầm;
đường sắt
trên cao.

Nhịp từ
a) Cầu đường
bộ
3

Nhịp >200m

Cầu
b) Cầu đường
sắt

100-200m
hoặc sử
dụng công
nghệ thi
công mới,
kiến trúc đặc
biệt

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 4 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

a) Hầm đường
ô tô
4

Hầm

b) Hầm đường
sắt

Hầm tầu
điện ngầm

c) Hầm cho
người đi bộ

Chiều dài từ
1000-3000m,
tối thiểu 2 làn
xe ô tô, 1 làn
đường sắt

Chiều dài từ
100-1000m

Chiều dài
<100m

Bến, ụ cho
tầu >50.000
DWT

Bến, ụ cho tầu
30.000-50.000
DWT

Bến, ụ cho tầu
10.000-30.000
DWT

Bến cho tầu
<10.000
DWT

3.0005.000T

1.500–

750 -1.500 T

< 750T

Chiều dài >
3000m, tối
thiểu 2 làn
xe ô tô, 1 làn
đường sắt

a) Bến, ụ nâng
tầu cảng biển

b) Cảng bến
thủy cho tàu,
nhà máy đóng
sửa chữa tàu

5
Công
trình
đường
thủy

-

> 5.000 T

c) Âu thuyền
cho tầu

> 3.000 T

1.500 3.000 T

750- 1.500 T

200 - 750 T

< 200T

B > 120m;

B= 90<120m

B = 70- < 90m

B= 50- < 70m

B < 50m

H = 3 - <4 m

H = 2- < 3 m

H < 2m

B = 40 - <50m

B= 30 - <40m

B < 30m

d)
Đường
thủy có bê
rộng (B) và độ
sâu (H ) nước
chạy tàu

H >5m

3000 T

H = 4- <5m

- Trên sông

- Trên kênh
đào

6

1.4.

Sân bay

Đường băng
cất hạ cánh
(phân cấp theo
tiêu chuẩn cuả
tổ chức ICAO)

B > 70m;

B= 50<70m

H >6m

H=5-<6
m

H = 4- < 5m

H = 2 - <4 m

H < 3m

IV E

IV D

III C

II B

IA

Công trình thoát nước

1.4.1. Phân loại
Trong xây dựng công trình đường bộ, công trình thoát nước được chia ra 4 loại cơ
bản như sau :
Loại 1 : Công trình cầu, bao gồm :
• Cầu lớn : là loại cầu có khẩu độ ≥ 100 m
• Cầu trung là loại cầu có khẩu độ ≥ 25m < 100 m
• Cầu nhỏ là loại cầu có khẩu độ < 25 m
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 5 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Loại 2 : Công trình cống thoát nước, bao gồm :
• Cống tròn: có các loại khẩu độ từ φ 60 đến φ 150 cm
• Cống vuông (cống hộp): có các loại khẩu độ (80x80), (100 x 100), (150 x 150) và
(200 x 200) cm
• Cống bản: có các loại khẩu độ từ 80 đến 600 cm
Loại 3 : Công trình rãnh thoát nước mặt và nước ngầm, bao gồm :
• Rãnh hình thang
• Rãnh hình chữ nhật
• Rãnh hình tam giác
Loại 4 : Công trình vượt sông tạm thời, gồm có :
• Phà (có bến chùi hoặc bến boong tông)
• Đường ngầm
• Đường tràn
• Đường tràn liên hợp
1.4.2. Công năng và tính năng các công trình thoát nước
Công năng và tính năng của các loại công trình thoát nước thích hợp dùng cho các loại
đường bộ được tổng hợp và nêu trong Bảng 2.3:
TT

1

Loại công
trình thoát
nước
Cầu

Đường

Đường

Đường

cao tốc

Ôtô

đô thị

- Chủ yếu dùng để
vượt dòng chảy
và sông có lưu
lượng trên 20m3/s

- Chủ yếu dùng để
vượt dòng chảy
và sông có lưu
lượng trên 20m3/s.

- Chủ yếu dùng
để vượt dòng
chảy và sông có
lưu lượng trên
20m3/s

- Có thể dùng làm
cầu vượt tại các
nút giao cắt khác
mức

- Sử dụng để làm
cầu vượt tại các
nút giao cắt khác
mức
- Thời hạn sử
dụng tính toán
100 năm
- Tải trọng tính
toán H30, HL93

2

Cống

Chủ yếu dùng để
thoát nước có lưu
lượng dưới

- Thời hạn sử
dụng tính toán 50100 năm
- Tải trọng tính
toán HL93, H30XB80, H18, H13.

Chủ yếu dùng để
thoát nước có lưu
lượng dưới

Đường chuyên
dụng

Đường
GTNT

- Chủ yếu để
vượt sông , khe
suối có lưu
lượng trên
20m3/s

- Chủ yếu
dùng để vượt
qua các sông
nhỏ, kênh
mương. có lưu
lượng nhỏ hơn
10,0m3/s

- Thời hạn sử
dụng tính toán 75100 năm
- Tải trọng tính
toán H10-H30,
HL93

- Thời hạn sử
dụng tính toán
50 năm

- Thời hạn sử
dụng tính toán
30 năm
- Tải trọng
tính toán đến
H13, H18

- Tải trọng tính
toán H10-H30
Chủ yếu dùng để
thoát nước có lưu
lượng dưới

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Chủ yếu dùng
để thoát nước có
lưu lượng dưới

Chủ yếu dùng
để thoát nước
có lưu lượng

Trang 6 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

20m3/s

20m3/s

20m3/s

20m3/s

dưới 20m3/s

3

Rãnh

Chủ yếu dùng để
thu và thoát nước
mặt

Chủ yếu dùng để
thu và thoát nước
mặt

Chủ yếu dùng để
thu và thoát nước
mặt

Chủ yếu dùng
để thu và thoát
nước mặt

Chủ yếu dùng
để thu và thoát
nước mặt

4

Công trình tạm
thời

Không dùng công
trình tạm

Có thể dùng phà,
đường ngầm,
đường tràn, đò
với đường cấp IV
trở xuống

Không dùng

Có thể dùng
phà, đường
ngầm, đường
tràn, đò

Có thể dùng
phà, đường
ngầm, đường
tràn, đò

Bảng 2.3. Công năng và tính năng của các loại công trình thoát nước nhân tạo trên
đường
1.4.3. Các công trình thoát nước nhỏ
1.4.3.1Đường tràn
(a)

Định nghĩa:

Công trình vượt sông có mặt đường nằm sát cao độ đáy sông. Hay nói cách khác
là độ chênh cao giữa cao độ đáy sông và cao độ mặt đường tràn là không lớn. Thông
thường tại những khu vực này vào mùa khô nước cạn. Vào mùa mưa, nước chảy tràn qua
mặt đường nhưng xe cộ vẫn đi lại được. Khi thiết kế cho phép một số ngày trong năm xe
cộ không qua lại được.
(b)

Ưu điểm:
Xây dựng đơn giản, giá thành rẻ.

(c)

Nhược điểm:
Giao thông sẽ bị gián đoạn khi lưu lượng nước lớn, dễ bị xói lỡ công trình.

(d)

Phạm vi áp dụng:
Sử dụng cho khu vực có dòng chảy lưu lượng nhỏ, lũ xảy ra trong thời gian ngắn.

Hình 1.1 - Đường tràn
1.4.3.2Cầu tràn
(a)

Định nghĩa:

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 7 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Cầu tràn là công trình được thiết kế dành một lối thoát nước phía dưới, đủ để dòng
chảy thông qua với 1 lưu lượng nhất định. Khi mực nước vượt quá lưu lượng này, nước
sẽ tràn qua công trình.
(b)

Ưu điểm:
Xây dựng đơn giản, giá thành rẻ.

(c)

Nhược điểm:
Giao thông sẽ bị gián đoạn khi lưu lượng nước lớn, dễ bị xói lỡ công trình.

(d)

Phạm vi áp dụng:

Cầu tràn sử dụng cho dòng chảy có lưu lượng nhỏ và trung bình tương đối kéo dài
trong năm.
Cả hai loại cầu tràn và đường tràn đều là chướng ngại vật trong lòng sông, cản trở
dòng chảy nên khi quyết định sử dụng phương án làm cầu tràn hoặc đường tràn cần chú ý
xét đến chế độ dòng chảy, thuỷ văn khu vực, lưu lượng nước và hiện tượng xói lở công
trình.

Hình 1.2a - Cầu tràn

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 8 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 1.2b – Một dạng cầu tràn trong thực tế
1.4.3.3Cống
(a)

Định nghĩa:

Cống là một công trình thoát nước dành lối thoát nước ở phía dưới và không cho
phép nước tràn qua công trình khi lưu lượng lớn. Cống thường được làm từ vật liệu có độ
bền cao, có khả năng thoát nước với lưu lượng trung bình và tương đối lớn.
Trên thực tế có hai hình thức sử dụng cống, đó là cống dọc và cống ngang đường.
Cống dọc dẫn nước cần thoát theo dọc tuyến đường đến nơi xả nước nhất định; cống
ngang đường thường được thiết kế để tuyến vượt qua các dòng nước nhỏ hoặc dùng để
thoát nước theo phương ngang đường.
Cống có nhiều dạng mặt cắt ngang khác nhau, thường thấy là dạng cống tròn và
cống hộp.
Trên cống có đất đắp dày tối thiểu 0,50m để phân bố áp lực bánh xe và giảm lực
xung kích.
(b)

Ưu điểm:
Xây dựng đơn giản, tuổi thọ cao hơn so với đường tràn và cầu tràn.

(c)

Nhược điểm:
Dễ bị tắt nghẽn do các vật trôi, giá thành tương đối cao.

(d)

Phạm vi áp dụng:
Thoát nước dọc cho các tuyến đường giao thông.
Thoát nước ngang cho dòng chảy có lưu lượng trung bình và tương đối lớn.

Thường các loại cống có mặt cắt ngang hình tròn được dùng ứng với lưu lượng
nước thoát nhỏ hơn hoặc bằng 40-50m3/s, cống hộp thường được thiết kế để thoát nước
với lưu lượng lớn hơn.
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 9 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 1.3a - Cống thoát nước ngang đường (cống hộp)

Hình 1.3b - Cống thoát nước ngang đường (cống tròn)
1.4.3.4Cầu
(a)

Định nghĩa:

Cầu được định nghĩa là các công trình vượt qua các chướng ngại như dòng nước,
thung lũng, đường, các khu vực sản xuất hoặc các khu thương mại hoặc cũng có thể là
vật cản bất kỳ. Theo tiêu chuẩn 22 TCN 272 – 05 thì Cầu là một kết cấu bất kỳ vượt khẩu
độ không dưới 6m tạo thành một phần của một con đường.
Người ta phân loại cầu theo nhiều cách khác nhau. Cách phân loại này sẽ được
trình bày ở mục sau.
(b)

Ưu điểm:

Có khả năng thoát nước với lưu lượng và khẩu độ lớn, cho phép các phương tiện
qua lại phía bên dưới cầu, có tính ổn định và tuổi thọ cao, mỹ quan đẹp.
(c)

Nhược điểm:
Thiết kế và thi công phức tạp, giá thành xây dựng cao.

(d)

Phạm vi áp dụng:
Vượt qua các chướng ngại vật lớn: sông, thung lũng, đường…

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 10 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Trong các trường hợp vượt dòng chảy có yêu cầu thông thuyền.
Các công trình vượt chướng ngại đòi hỏi tuổi thọ cao, mang tính chất quan
trọng…
Trường hợp vượt các dòng chảy nhỏ nhưng phương án cống không đáp ứng được, ví dụ
như:
• Khi xây dựng công trình ở địa hình có độ cao vai đường thấp mà nếu sử dụng
cống chìm thì không đảm bảo chiều dày tối thiểu 50cm dành cho phần đất đắp bên
trên cống.
• Khi dòng chảy có nhiều vật trôi nếu làm cống dễ dẫn đến khả năng tắc cống,
không đảm bảo an toàn cho nền đường.
• Khi có yêu cầu thoát nước nhanh không cho phép mực nước ở thượng lưu cống
dâng cao làm ảnh hưởng đến khu dân cư hay ruộng vườn. Trong trường hợp này
phương án sử dụng cầu thay cho phương án cống tỏ ra hợp lý hơn.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 11 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 12 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 1.4 – Các công trình cầu trong thực tế
1.4.3.5Tường chắn:
(a)

Định nghĩa:
Tường chắn là công trình được xây dựng để chắn đất. Tường chắn thường có hai loại:
• Tường chắn có cốt, thường được làm bằng vật liệu có độ bền cao.
• Tường chắn không cốt.

(b)

Phạm vi sử dụng:

Thường được xây dựng trong các trường hợp như: khi xây dựng nền đường trong điều kiện
không thể duy trì được độ dốc tự nhiên của mái taluy nền đường hay khi cần hạn chế việc
chiếm dụng mặt bằng của nền đắp (mái taluy đường đầu cầu ở các nút giao trong đô thị…).

Hình 1.5a - Mô hình kết cấu tường chắn tại chân mái taluy nền đường

Hình 1.5b - Mô hình kết cấu tường chắn gia cố taluy tại vị trí có nước mặt
1.4.3.6Hầm:
(a)

Định nghĩa:

Hầm là công trình giao thông được thiết kế có cao độ thấp hơn nhiều so với cao độ
mặt đất tự nhiên.
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 13 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

(b)

Phạm vi áp dụng:

Phương án hầm được sử dụng trong các trường hợp gặp chướng ngại vật như núi
cao, sông lớn, eo biển,… mà các giải pháp khác như làm đường vòng tránh hay làm cầu
vượt đều khó khăn. Ngoài ra để tiết kiệm mặt bằng, tránh ảnh hưởng tới môi trường trong
các thành phố lớn cũng sử dụng phổ biến công trình hầm cho giao thông.

Hình 1.6 – Công trình hầm giao thông
1.5. Các bộ phận cơ bản của công trình cầu
Công trình cầu bao gồm: Cầu, đường dẫn vào cầu, các công trình điều chỉnh dòng
chảy và gia cố bờ sông tại vị trí đặt cầu (nếu có). Nói chung các bộ phận cơ bản của công
trình cầu gồm có:
KÕt cÊu nhÞp chÝnh
Mè cÇu

KÕt cÊu nhÞp biªn

Trô cÇu

KÕt cÊu nhÞp biªn

Mè cÇu

Trô cÇu
MNCN
MNTT
MNTN

Hình 1.7 - Các bộ phận cơ bản của một công trình cầu
1.5.1. Kết cấu phần trên
Kết cấu nhịp cầu: là bộ phận trực tiếp đỡ các tải trọng tác động trên cầu. Kết cấu
nhịp cầu rất đa dạng và có thể phân loại theo nhiều hình thức khác nhau:
• Phân loại theo sơ đồ tĩnh học: có sơ đồ tĩnh định như kết cấu giản đơn, kết cấu mút
thừa, kết cấu khung T nhịp đeo,.. sơ đồ siêu tĩnh như kết cấu liên tục, kết cấu
khung dầm, kết cấu dây treo,…
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 14 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

• Phân loại theo dạng mặt cắt ngang dầm: mặt cắt ngang chữ nhật, chữ T, chữ I, chữ
H, chữ Π, mặt cắt ngang dạng hộp kín,….
• Phân loại theo vật liệu chủ yếu cấu tạo nên kết cấu nhịp cầu: cầu thép, cầu bê tông
cốt thép, cầu liên hợp,…
Một số dạng mặt cắt ngang thường dùng trong thực tế:

Líp BT atphan dµy 7cm,
Líp phßng n­íc dµy 0,4 cm.

160

620

160

620

620

620

620

620

620

620

620

8@2100=16800

1100

1100

19000

Hình 1.8a - Mặt cắt ngang kết cấu nhịp dầm T bằng BTCT
9000
500

4000

4000

500

-Bª t«ng Asphalt T=70mm
-Líp phßng n­íc T=4mm
-Bª t«ng mÆt cÇu, T=200mm

1376

-TÊm bª t«ng ®óc s½n , T=80mm

2.0%

1650

2.0%

2400

2400

2400

3x2400=7200

Hình 1.8b-Mặt cắt ngang kết cấu nhịp dầm I bằng BTCT liên hợp bêtông
1/2 mÆt c¾t b - b

1/2 mÆt c¾t c - c

(tû lÖ: 1/75)

(tû lÖ: 1/75)

12000
5500

5500

Bª t«ng atphan: 7 cm
TÇng phßng n­íc: 0.4 cm
Líp BTCT liªn kÕt: 10cm

610

Chi tiÕt A

i=2%

950

950

100

500

èng tho¸t n­íc
0
i=2%

500

100 500

610

500

C¸p dù øng lùc ngang lo¹i 5-4

Hình 1.8c - Mặt cắt ngang kết cấu nhịp dầm bản 2 lỗ BTCT

250

2500

14000/2
250

1/2 mÆt C¾T ®Çu dÇm

8000/2

180

1/2 mÆt C¾T L/2

1.5%

8000/2

14000/2
250

2500

250

1.5%

10

1175

2330

2330

2330 / 2 2330 / 2

2330

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

2330

1175

Trang 15 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 1.8d - Mặt cắt ngang kết cấu nhịp dầm super – T bằng BTCT
16700
150 1050

1500

400
1900

2850

500

400
1900

1500

1050 150

2850

1600

600

500

10500

1200

1400

3500

2600

4500
11500

3500

1400

1200

2600

Hình 1.8e - Mắt cắt ngang kết cấu nhịp cầu dầm hộp nhiều vách ngăn BTCT
Và một số dạng các loại mặt cắt ngang kết cấu nhịp dầm khác như: Dầm Pre –
beam… sẽ được giới thiệu chi tiết trong môn học cầu BTCT.
1.5.2. Kết cấu phần dưới
Kết cấu phần dưới: là bộ phận tiếp nhận toàn bộ các tải trọng truyền xuống từ kết
cấu phần trên và truyền lực trực tiếp tới địa tầng thông qua kết cấu móng. Kết cấu phần
dưới bao gồm: mố, trụ, nền móng.
• Mố cầu được xây dựng tại các đầu cầu, là bộ phận chuyển tiếp giữa đường và cầu,
bảo đảm xe chạy êm thuận từ đường vào cầu. Mố cầu còn có thể làm nhiệm vụ
điều chỉnh dòng chảy và chống xói lở bờ sông.
• Trụ cầu là bộ phận đặt ở vị trí giữa hai nhịp kề nhau làm nhiệm vụ phân chia kết
cấu nhịp cầu.
1.5.3. Các kết cấu phụ trợ
Các kết cấu phụ trợ trên cầu gồm có:
• Bộ phận mặt cầu: Đảm bảo cho các phương tiện lưu thông được êm thuận. Do
chịu tác động trực tiếp của vệt bánh xe nên mặt cầu phải đảm bảo chịu lực cục bộ;
đảm bảo độ nhám, độ chống mài mòn…
• Lề người đi là phần dành riêng cho người đi bộ, có thể bố trí cùng mức hoặc khác
mức với phần xe chạy. Trong trường hợp cùng mức thì phải bố trí dải phân cách
giữa lề người đi với phần xe chạy nhằm đảm bảo an toàn.
• Lan can trên cầu: Lan can là bộ phận đảm bảo an toàn cho xe chạy trên cầu đồng
thời còn là công trình kiến trúc, thể hiện tính thẩm mỹ của cầu.
• Hệ thống thoát nước trên cầu: Bao gồm hệ thống thoát nước dọc và ngang cầu.
Chúng được bố trí để đảm bảo thoát nước trên mặt cầu.
• Hệ liên kết trên cầu: Gồm gối cầu, khe co giãn.
+ Gối cầu là một bộ phận quan trọng, nó giúp truyền tải trọng từ kết cấu nhịp
xuống các kết cấu phần dưới, là hệ liên kết giữa kết cấu phần trên và kết cấu
phần dưới của công trình cầu.
+ Khe co giãn (khe biến dạng): là bộ phận đặt ở đầu kết cấu nhịp, để nối các
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 16 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

kết cấu nhịp với nhau hoặc nối kết cấu nhịp với mố cầu nhằm đảm bảo khai
thác êm thuận. Khe biến dạng bảo đảm cho các kết cấu nhịp chuyển vị tự do
theo đúng sơ đồ kết cấu đã thiết kế.
Ngoài ra trên cầu còn có các hạng mục như: các thiết bị kiểm tra, biển báo, thông tin
tín hiệu và chiếu sáng trên cầu,…
1.6. Phân loại cầu
Có nhiều cách phân loại cầu khác nhau. Có thể phân loại theo cao độ đường xe
chạy, theo vật liệu làm cầu, theo mục đích sử dụng, theo dạng kết cấu và chướng ngại vật
mà cầu vượt qua, theo sơ đồ chịu lực…
1.6.1. Phân loại cầu theo cao độ đường xe chạy
• Cầu có đường xe chạy trên: Khi đường xe chạy đặt trên đỉnh kết cấu nhịp.

Hình 1.10a – Cầu có đường xe chạy trên
• Cầu có đường xe chạy dưới: Khi đường xe chạy bố trí dọc theo biên dưới của kết
cấu nhịp.

Hình 1.10b – Cầu có đường xe chạy dưới
• Cầu có đường xe chạy giữa: Khi đường xe chạy bố trí trong phạm vi chiều cao của
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 17 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

kết cấu nhịp.

Hình 1.10c – Cầu có đường xe chạy giữa
1.6.2. Phân loại cầu theo vật liệu làm cầu
Theo vật liệu xây dựng cầu, cầu được phân thành các loại cơ bản sau:
• Cầu đá xây, bê tông :

Hình 1.11a – Cầu đá xây
• Cầu thép:

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 18 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 1.11b – Cầu có kết cấu nhịp bằng thép
• Cầu bêtông cốt thép:

Hình 1.11c – Cầu có kết cấu nhịp bằng bê tông
• Cầu BTCT dự ứng lực:

Hình 1.11d – Cầu có kết cấu nhịp bằng bê tông cốt thépdự ứng lực
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 19 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

1.6.3. Phân loại cầu theo mục đích sử dụng
•
•
•
•

Cầu ôtô: Cầu cho tất cả các phương tiện giao thông trên đường ôtô.
Cầu đường sắt: Cầu chỉ cho tàu hỏa được phép lưu thông.
Cầu cho người đi bộ: Cầu chỉ cho phép người đi bộ lưu thông.
Cầu đặc biệt (dẫn các đường ống, đường dây điện...).

1.6.4. Phân loại cầu theo dạng kết cấu và chướng ngại phải vượt qua
Gồm cầu có KCN cố định và cầu có KCN di động
1.6.4.1Cầu cố định
Cầu cố định là cầu có khổ giới hạn dưới cầu (tịnh không dưới cầu) cố định đảm bảo cho
thông xe hoặc thông thuyền qua lại an toàn dưới cầu hoặc bắc qua các chướng ngại lớn,
bao gồm:
• Cầu thông thường: cầu vượt qua các chướng ngại thiên nhiên như sông, suối, các
thung lũng hoặc các dòng nước…

Hình 1.12a – Cầu vượt qua thung lũng
• Cầu vượt: xuất hiện khi có các giao cắt xuất hiện trên các tuyến giao thông, tại các
tuyến này các hướng cắt nhau có lưu lượng lớn chẳng hạn như tuyến đường ôtô
giao với các đại lộ chính hoặc giao cắt với đường sắt.v.v…

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 20 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 1.12b – Cầu vượt trên đường
• Cầu cạn (cầu dẫn): được xây dựng ngay trên mặt đất nhằm dẫn vào 1 cầu chính
hoặc chính là một biện pháp giải phóng không gian phía dưới bằng cách nâng cao
độ phần xe chạy lên. Các cầu này thường được xây dựng trong thành phố cho
đường ôtô, xe điện ngầm, đường sắt trên cao...

Hình 1.12c – Cầu cạn trên đường
• Cầu cao: Cầu bắc qua các thung lũng sâu, các trụ cầu thường rất cao trên 20-25m
(thậm trí đến hàng trăm mét).

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 21 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 1.12d – Cầu cao
1.6.4.2 Cầu di động (hay còn gọi là cầu quay, cầu cất)
Cầu di động là cầu có khổ giới hạn phía dưới cầu (tịnh không dưới cầu) có thể
thay đổi cho thông xe cộ hoặc thông thuyền.
Tại một số vị trí xây dựng cầu khi khổ thông thuyền dưới cầu lớn trên 40 - 60m,
chiều dài cầu lúc đó sẽ rất lớn, trụ mố rất cao. Việc lựa chọn kết cấu phần dưới đảm bảo
các yếu tố trên sẽ dẫn tới tăng giá thành công trình, hoặc tại một số vị trí không có điều
kiện để vuốt nối cầu từ cao độ đỉnh mặt cầu tính toán tới đường hai đầu cầu, lúc này giải
pháp cầy quay được chọn là hợp lý.
Vậy, cầu di động là loại có từ 1 hoặc 2 nhịp sẽ được di động khỏi vị trí để tàu bè
qua lại trong khoảng thời gian nhất định. Phương án di động của nhịp cầu có thể là: Kết
cấu nhịp cầu mở theo góc đứng từ 70 - 800, hoặc quay trên mặt bằng góc 900, hoặc cả kết
cấu nhịp tịnh tiến theo phương đứng.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 22 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 1.13a – Cầu quay ở Đà Nẵng (Cầu Sông Hàn)

Hình 1.13b – Một dạng cầu xếp
1.6.5. Phân loại cầu theo sơ đồ chịu lực
1.6.5.1Cầu dầm
Nhịp cầu gồm các dầm bằng bêtông, BTCT hay bằng thép. Bộ phận chịu lực chủ
yếu là dầm, làm việc theo chịu uốn, phản lực ở gối kê dầm có phương thẳng đứng và có
hướng từ dưới lên. Cầu dầm có thể là dầm giản đơn, cầu dầm hẫng, cầu dầm hẫng có
nhịp đeo, dầm liên tục nhiều nhịp …

M
Hình 1.14a – Mô hình cầu dầm giản đơn một nhịp

M

Hình 1.14b– Mô hình cầu dầm hẫng

M

Hình 1.14c- Mô hình cầu dầm hẫng nhịp đeo
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 23 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

M

Hình 1.14d- Mô hình cầu dầm liên tục
1.6.5.2Cầu Vòm
Cầu vòm là dạng kết cấu chịu lực chủ yếu là vòm; vòm chịu nén và uốn là chủ
yếu. Sơ đồ tính toán đối với kết cấu cầu vòm theo các dạng vòm trong cơ học kết cấu đã
được làm quen như là: dạng vòm không chốt (hai đầu ngàm), dạng vòm 1 chốt trên đỉnh
vòm, dạng vòm 2 chốt tại hai mố cầu, dạng vòm 3 chốt…

Hình 1.15 – Ảnh một dạng cầu vòm trong thực tế
1.6.5.3Cầu khung
Cầu khung là dạng kết cấu có kết cấu nhịp cầu được nối liền với kết cấu trụ phía
dưới. Với loại cầu này, sơ đồ chịu lực là dạng khung, các lực tác dụng vào kết cấu sẽ
được phân chia cho cả nhịp cầu và kết cấu mố trụ phía dưới. Phản lực gối phía dưới gồm
có lực thẳng đứng V và lực đẩy ngang H, nếu chân khung liên kết khớp thì không có
mômen M.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 24 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 1.16 – Một dạng kết cấu cầu khung trong thực tế
1.6.5.4Cầu treo dây võng
Cầu treo hay còn gọi là cầu dây võng. Thành phần chịu lực chủ yếu là dây cáp hoặc
dây xích đỡ hệ mặt cầu. Cầu gồm một dây cáp chủ và các hệ thống cáp treo hoặc thanh
treo. Hệ thống dây này tham gia đỡ hệ kết cấu nhịp cầu, hệ mặt cầu và dây chủ yếu là làm
việc chịu kéo. Trên quan điểm tĩnh học, cầu treo là hệ thống tổ hợp giữa dây và dầm. Tại
chỗ neo cáp của cầu treo có phản lực thẳng đứng (lực nhổ) và phản lực nằm ngang hướng
ra phía sông.

Hình 1.17 - Cầu treo dây võng
1.6.5.5Cầu dây văng
Cầu dây văng là loại cầu có dầm cứng tựa trên các gối cứng là các mố trụ và các
gối đàn hồi là các điểm treo dây văng. Dây văng là các dây xiên, một đầu neo vào tháp
cầu, dầu kia neo vào kết cấu nhịp cầu để tạo thành các gối đàn hồi. Cầu dây văng áp dụng
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 25 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

có hiệu quả cho các nhịp cầu từ 200m đến 500m hoặc có thể lên đến 890m như ở cấu
Tatara - Nhật Bản và lớn hơn.
Ngoài các cách phân loại trên chúng ta còn có thể thấy khái niệm về cầu liền khối,
cầu cong và các dạng kết cấu cầu đặc biệt khác.

Hình 1.18a – Cầu Bãi Cháy – Cầu dây văng một mặt phẳng dây

Hình 1.18b – Cầu Sunshine Skyway (Florida-Mỹ)
1.7. Các kích thước cơ bản của cầu
Các kích thước cơ bản của cầu bao gồm:
• Chiều dài toàn cầu: Là toàn bộ chiều dài cầu tính đến đuôi tường cánh mố. Được
xác định bằng tổng chiều dài các dầm cộng với chiều rộng các khe co giãn và
chiều dài tường cánh mố ở hai bên đầu cầu;
• Chiều dài dầm cầu: Khoảng cách giữa hai đầu dầm;
• Chiều dài nhịp cầu: Khoảng cách tim các trụ hoặc khoảng cách từ tim trụ đến đầu
dầm trên mố;
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 26 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

• Chiều dài nhịp dầm tính toán: Khoảng cách giữa tim hai gối cầu;
• Khổ giới hạn (tịnh không): Khoảng không gian trống không có chướng ngại, được
dành cho thông xe trên cầu hoặc thông xe dưới cầu hoặc thông thuyền dưới cầu;
• Chiều dài nhịp tĩnh không: Khoảng cách tĩnh giữa hai mép trong của mố hoặc trụ,
còn được gọi là bề rộng tĩnh không dưới cầu;
KÕt cÊu nhÞp cÇu giµn thÐp

Tªn líp

C ao ® é
(m )

m Æt c¾ t
l ç k h oa n

Cao ®é ®Ønh mÆt cÇu
Khe co gi·n
Mè cÇu
§é s©u
biÓu ®å
thÝ nghiÖm
N = Bóa / 30c
m
(m)
0 10 20 30 40 50

Cao ®é ®¸y dÇm
Trô cÇu

§Êt ®¾p nÒn nhµ.

KQ
12.10

13

1.50-1.95

SÐt, m x¸mn©u ®èm®en, tr¹ng th¸i dÎo
µu
cøng.

2c

14

3.50-3.95

15

5.50-5.95
6.90

SÐt, m x¸m ®en lÉn Ý h÷u c¬, tr¹ng th¸i
µu
t
dÎo m
Òm.

7.50-7.95

SÐt, m x¸m tr¾ng, vµng nh¹t, loang læ,
µu
tr¹ng th¸i nöa c
øng.

5c

11.50-11.95

3.70

8d

9.50-9.95

13.50-13.95

7

13

13

15

-1.60

-7.40

17.50-17.95

19.50-19.95

21.50-21.95

23.50-23.95

14

19

H

SÐt pha m x¸m n©u, x¸mvµng, tr¹ng th¸i 15.50-15.95
µu
dÎo cøng.

9c

KCN cÇu bªt«ng cèt thÐp

th Ý n gh iÖ m xu yªn ti ªu chu Èn

M« t¶ ®Êt ®¸

22

20

Khæ th«ng thuyÒn
B
MNCN

Cao ®é ®¸y bÖ mãng
Cäc khoan nhåi
§­êng kÝnh D, chiÒu dµi dù kiÕn L

20

C¸t v m x¸mghi, kÕt cÊu chÆt võa,
õa, µu
b·o hßa n­íc.

17a

25.50-25.95

27.50-27.95

29.50-29.95

31.50-31.95

-24.77

C¸t võa l n Ýt s¹n sái, m n©u vµng, kÕt
É
µu
cÊu chÆt , b·o hßa n
­íc.

17b

33.50-33.95

35.50-35.95

37.50-37.95

(Xemtrang tr­íc).

17b

39.50-39.95

-34.27
41.50-41.95

C¸t sái, m x¸mtr¾ng, x¸mvµng, kÕt cÊu
µu
43.50-43.95
rÊt chÆt, b·o hßa n­íc.

22c

-38.77

45.50-45.95

47.50-47.75

Cuéi, mµu x¸mvµng, x¸m tr¾ng, kÕt cÊu rÊt 49.50-49.72
chÆt, b·o hßa n­íc.

24b

51.50-51.76

-47.02

53.50-53.75

25

MNTT

2
6

25

30

33

34

36

4
0

>50

Cao ®é mòi cäc

MNTN

>50

>50

>50

Cao ®é mòi cäc

>50

>50

>50

Cét ®Þa chÊt cña 1 lç khoan t¹i vÞ trÝ mè cÇu

Cäc khoan nhåi
§­êng kÝnh D, chiÒu dµi dù kiÕn L

Cao ®é ®¸y bÖ mãng

Cao ®é mòi cäc

Cao ®é ®¸y bÖ mãng

Cäc khoan nhåi
§­êng kÝnh D, chiÒu dµi dù kiÕn L

Hình 1.9 - Bố trí chung cầu – các kích thước cơ bản của cầu
• Khe co giãn là khoảng cách giữa hai đầu dầm hoặc là khoảng cách từ đầu dầm gần
mố đến mép trong tường đỉnh mố;
• Chiều cao cầu là khoảng cách tính từ đỉnh mặt đường xe chạy trên cầu đến mực
nước thấp nhất (hoặc mặt đất tự nhiên đối với cầu cạn);
• Chiều cao kiến trúc cầu là khoảng cách từ đỉnh đường xe chạy đến đáy kết cấu
nhịp, chiều cao này phụ thuộc vào dạng mặt cắt kết cấu nhịp lựa chọn;
• Chiều cao tĩnh không dưới cầu:
+ Đối với trường hợp sông không có thông thuyền : Chiều cao tĩnh không
dưới cầu là khoảng cách tính từ đáy KCN đến MNCN, chiều cao này được lấy như
sau:
Ø Không có cây trôi thì chiều cao này lấy ít nhất 0.5m.
Ø Có cây trôi hoặc đá lăn, đá đổ thì đối với cầu ôtô thì lấy bằng 1.0m
và cầu đường sắt thì lấy bằng 1.5m
+ Đối với trường hợp sông có thông thuyền: Chiều cao tĩnh không dưới cầu là
khoảng cách tính từ đáy KCN đến MNTT, chiều cao này phải được lấy theo qui
định của tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-05, nó phụ thuộc vào cấp sông do
Cục đường sông quy định.
+ Đối với trường hợp phía dưới là đường giao thông: Chiều cao tĩnh không
dưới cầu là khoảng cách tính từ đáy KCN đến cao độ tim mặt đường phía bên
dưới. Chiều cao này được quy định tùy theo cấp đường dưới cầu.
• Các cao độ thể hiện trên bố trí chung cầu:
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 27 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

+ Mực nước thấp nhất (MNTN): được xác định bằng cao độ mực nước thấp
nhất vào mùa khô.
+ Mực nước cao nhất (MNCN): được xác định theo số liệu quan trắc thuỷ văn
về mực nước lũ tính toán theo tần suất qui định. Tần suất này được lấy tuỳ theo
hạng mục thiết kế, tần suất lũ thiết kế đối với cầu và đường là khác nhau.
+ Mức nước thông thuyền (MNTT): là mực nước cao nhất cho phép tàu bè
qua lại dưới cầu một cách an toàn.
+ Cao độ đáy dầm: là điểm thấp nhất của đáy dầm mà thỏa mãn yêu cầu thông
thuyền, cũng như yêu cầu về MNCN.
+ Cao độ đỉnh trụ: là điểm cao nhất của xà mũ trụ. Cao độ đỉnh trụ luôn được
lấy cao hơn mực nước cao nhất ít nhất là 25cm.
+ Cao độ đỉnh mố: là điểm trên cùng của tường đỉnh mố
+ Cao độ đỉnh bệ móng: Cao độ này được xác định trên cơ sở của việc đặt bệ
móng mố, trụ cầu. Tuỳ theo dạng địa chất công trình mà kết cấu móng có thể là
dạng móng sâu hay móng nông, song cao độ đỉnh bệ móng được lấy hoặc là nằm
dưới cao độ mặt đất thiên nhiên là 50cm hoặc thấp hơn mực nước thấp nhất là
25cm.
+ Cao độ đỉnh chân khay: được lấy thấp hơn đường xói lở chung của lòng
sông ít nhất là 50 cm.
1.8. Các yêu cầu cơ bản đối với công trình cầu, cống
Công trình cầu, cống là sự kết hợp của nhiều yếu tố về mặt kỹ thuật xây dựng,
kiến trúc, khai thác, kinh tế, xã hội… Nói chung, khi thiết kế loại cầu, cống nào thì cũng
phải đảm bảo tối thiểu đạt được các yêu cầu sau:
1.8.1. Yêu cầu về kỹ thuật công trình
Khi thiết kế công trình cầu cần chú ý đến các điều kiện quan trọng sau đây:
• Công trình cầu thiết kế cần đảm bảo yêu cầu về độ bền, khả năng chịu lực của kết
cấu dưới tác dụng của tải trọng.
• Công trình cầu thiết kế phải đảm bảo yêu cầu về mặt độ cứng. Dưới tác dụng của
tải trọng không bị biến dạng hoặc biến dạng nhưng không được vượt quá trị số cho
phép nhất định.
• Ngoài ra, khi thiết kế cầu chú ý về độ ổn định của công trình. Phải đảm bảo cho
công trình giữ nguyên được hình dáng tổng thể, vị trí ban đầu dưới tác dụng của
tải trọng khác nhau.
Công trình cầu được thiết kế sao cho việc chế tạo và lắp ráp có thể thực hiện
không quá khó khăn hoặc phát sinh sự cố và các ứng lực lắp ráp nằm trong giới hạn cho
phép. Khi phương pháp thi công của cầu không rõ ràng hoặc có thể gây nên ứng suất lắp
ráp không chấp nhận được thì ít nhất phải có một phương pháp khả thi được nêu trong hồ
sơ hợp đồng. Nếu thiết kế đòi hỏi phải có một số thanh tăng cường tạm và hoặc trụ đỡ khi
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 28 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

lắp ráp theo phương pháp được chọn thì các chỉ dẫn về yêu cầu này phải đựơc ghi trong
hồ sơ hợp đồng. Cần tránh các chi tiết hàn ở những chỗ hẹp hoặc phải đổ bê tông qua
những khe cốt thép dày đặc. Cần xét đến các điều kiện khí hậu và thuỷ lực có thể ảnh
hưởng đến việc xây dựng.
1.8.2. Quy định về tần suất tính toán lưu lượng của công trình thoát nước
Tuỳ theo tính chất quan trọng của công trình đường bộ và cấp hạng kỹ thuật của
đường bộ mà quy định tần suất tính toán thuỷ văn, thuỷ lực công trình phù hợp trị số nêu
ở Bảng 2.5

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 29 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Đối với công trình nhân
tạo
trên các tuyến
đường có tốc độ thiết kế
:
V=120 Km/h
V=100 Km/h
V=80 Km/h
V=60 Km/h
V=40 Km/h
V=30 Km/h
V= 20 Km/h

Đường

Đường

Đường

cao tốc

Tên chỉ tiêu

đô thị

Đ. chuyên
dụng

Đường
GTNT

Ôtô

1%
1%
1%
2%
-

1%
2%
4%
10%
10%
20%

1%
1%
2%
4%
10%
10%
20%

2%
4%
10%
20%
20%

10%
20%
25%

Bảng 2.5 Tần suất tính toán lưu lượng thiết kế của các công trình thoát nước
1.8.3. Yêu cầu về mặt khai thác công trình
Cầu phải đảm bảo xe cộ trên đường đi lại được thuận tiện, an toàn mà không phải
giảm tốc độ.
Chiều rộng đường xe chạy phải phù hợp với lưu lượng và loại xe tính toán. Mặt
cầu tốt đảm bảo độ bằng phẳng, độ nhám và thoát nước sau mố tốt. Sơ đồ cầu, chiều dài
nhịp, chiều dài cầu đảm bảo thoát lũ, tàu bè qua lại dưới sông dễ dàng và an toàn.
1.8.4. Yêu cầu về mặt kinh tế
Loại hình kết cấu, chiều dài nhịp và vật liệu phải được lựa chọn có xét đầy đủ đến
giá thành dự án. Cần xét đến chi phí tương lai trong tuổi thọ thiết kế của cầu. Các nhân tố
địa phương như vật liệu tại chỗ, chế tạo, vị trí của các trở ngại trong vận chuyển và lắp
ráp cũng phải được xem xét.
Xây dựng cầu phải đảm bảo chi phí thiết bị, vật liệu rẻ nhất, giảm sức lao động,
giảm giá thành xây dựng, phải tính đến giá thành duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và khai
thác cầu. Khi lựa chọn các hạng mục kết cấu cần xét đến sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân.
1.8.5. Yêu cầu về mặt mỹ quan, kiến trúc
Giải pháp xây dựng cầu và cống phải theo đúng quy hoạch giao thông vận tải và
quy hoạch xây dựng của tỉnh, thành phố và của vùng. Cầu cần được thiết kế phù hợp với
cảnh quan của môi trường xung quanh. Giải pháp kiến trúc phải theo đúng quy hoạch
kiến trúc về kiểu dáng kết cấu, chiều cao công trình, tầm nhìn và phù hợp với các công
trình xây dựng của khu vực.
Các giải pháp kiến trúc cầu, cống phải thoả mãn các yêu cầu về chức năng sử
dụng, về tổ chức không gian chung của khu vực và về công nghệ xây dựng, bố trí trang
thiết bị kỹ thuật cho công trình.
Các kết cấu trên cầu mang các nét đặc trưng có sự phối hợp hài hoà để tạo nên vẻ
đẹp cho công trình. Công trình Cầu phải được bổ sung vẻ đẹp cho cảnh quan xung quanh,
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 30 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

có hình dáng đẹp và tạo dáng khoẻ khoắn.
Người kỹ sư cần chọn hình dáng đẹp cho kết cấu bằng cách cải thiện hình dạng
bản thân và quan hệ giữa các cấu kiện. Cần tránh áp dụng cách làm đẹp không bình
thường, phi kết cấu, những thay đổi đột ngột về hình dáng và loại hình cấu kiện. Khi
không thể tránh được ranh giới giữa các loại hình kết cấu khác nhau cần tạo dáng chuyển
tiếp hài hoà giữa chúng.
1.8.6. Yêu cầu về mặt môi trường
Đối với môi trường cảnh quan phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và
cảnh quan, tuân thủ qui định về bảo vệ các danh lam, thắm cảnh và di tích lịch sử, công
trình văn hoá qui định tại Điều 4.14 Phần II- Chương 4 của Quy chuẩn xây dựng.
Tác động của cầu và các công trình giao thông trên tuyến đến các di tích lịch sử,
đến dân cư địa phương, đất trồng và các vùng nhạy cảm về mỹ quan, môi truờng và sinh
thái đều phải được xem xét. Thiết kế phải tuân theo mọi luật lệ quy định về môi trường
có liên quan, phải xem xét về địa mạo dòng sông, hệ quả của xói lở lòng sông, cuốn trôi
cây cỏ gia cố nền đắp và trong trường hợp cần thiết còn phải xem xét những tác động đến
động lực dòng triều cửa sông.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 31 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Chương 2: Các kết cấu và thiết bị trên công trình cầu
2.1. Bộ phận mặt cầu
Mặt cầu đường ôtô và đường sắt có những đặc trưng riêng. Mặt cầu ôtô là bộ phận
tiếp xúc trực tiếp với bánh xe của hoạt tải nên phải đáp ứng các yêu cầu như: ít bị hao
mòn, bằng phẳng không gây lực xung kích lớn để xe chạy được êm thuận, thoát nước
nhanh và trọng lượng bản thân nhẹ để giảm tĩnh tải. Mặt cầu đường sắt thì chủ yếu gồm
ray, tà vẹt và các bộ phận khác có thể có hoặc không như đá ba lát.
2.1.1. Mặt cầu ôtô
2.1.1.1Mặt cầu có lớp phủ bêtông atphanlt
Thông thường mặt cầu có lớp phủ bêtông atphanlt thường có cấu tạo bao gồm các lớp
sau:
• Lớp bê tông nhựa dày 4-7cm.
• Lớp phòng nước nhằm bảo vệ bản mặt cầu khỏi bị ngấm nước, có thể gồm: lớp
nhựa đường nóng + một lớp vải thô tẩm nhựa; lớp sử dụng tấm cao su dày 4mm
dán trực tiếp xuống lớp mui luyện thông qua keo dán và tác dụng nhiệt ; hoặc
dung dịch hóa chất đượ thi công dưới dạng phun trực tiếp trên măt cầu như
Racond7.
• Lớp bê tông bảo hộ hoặc tạo mui luyện (tạo dốc) để tránh những lực tập trung
nguy hiểm, có chiều dày 4-6cm, được làm bằng bê tông cấp > 28 Mpa. Để tăng tác
dụng bảo vệ và độ bền của lớp này thường đặt lưới thép đường kính 4-6mm với ô
lưới 5x5cm hoặc 10x10cm. Lưới cốt thép này nhất thiết phải đặt ở các cầu BTCT
lắp ghép có bản mặt cầu hẫng.

Hình 2.1 – Cấu tạo mặt cầu có lớp phủ bêtông atphanlt
2.1.1.2Cấu tạo mặt cầu có lớp phủ bê tông xi măng

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 32 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 2.2 – Cấu tạo mặt cầu có lớp phủ bêtông xi măng
Loại mặt cầu này có lớp vữa đệm và lớp cách nước giống loại mặt cầu có lớp phủ
bằng bê tông atphalt, trên lớp cách nước là lớp BT cấp > 28 Mpa, dày từ 6-8cm, có lưới
cốt thép. Loại mặt cầu này có cường độ tốt, chống thấm tốt nhưng sửa chữa khó khăn hơn
loại trên.
2.1.1.3Cấu tạo mặt cầu của một số đồ án cầu điển hình ở Việt Nam
Theo một số đồ án cầu BTCT điển hình của Việt Nam, cấu tạo các lớp phủ mặt cầu có
thể lấy một trong hai dạng sau đây:
• Trường hợp có dùng bê tông nhựa:
+ Lớp trên cùng là bê tông nhựa dày 5cm
+ Bên dưới là lớp bê tông xi măng cấp > 28MPa, dày 5cm, trong lớp này đặt lưới
cốt thép đường kính d = 6mm, ô lưới vuông 10 × 10cm.
• Trường hợp không dùng bê tông nhựa.
+ Chỉ có một lớp bê tông xi măng cấp > 28 Mpa dày 8cm đổ tại chỗ trên mặt dầm đã
lắp ghép xong. Trong lớp này cũng đặt lưới cốt thép đường kính d = 6mm, ô lưới
vuông 10×10cm.
2.1.1.4Mặt cầu bằng thép
Trong cầu thép, để giảm trọng lượng tĩnh tải mặt cầu có thể cấu tạo mặt cầu bằng
thép. Trên tấm thép dày 10-12mm được tăng cường bởi các sườn đứng dọc và ngang làm
từ các dải thép bản được hàn đính vào mặt dưới của tấm thép. Kết cấu mặt cầu kiểu này
thường được cho tham gia chịu lực cùng với dầm chủ như là một bộ phận của tiết diện
dầm chủ và gọi là “bản trực hướng”, ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ của hệ liên kết dọc
trên. Phía mặt trên của tấm thép thường được xử lý theo các cách như sau:
• Hàn đính lưới thép lên trên mặt tấm thép mặt cầu, lưới này thường được làm từ
các thanh cốt thép đường kính 6mm thành những ô vuông cạnh khoảng 10-15cm.
Sau đó, tiến hành rải một lớp bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng.
• Hoặc trên bề mặt tấm thép tiến hành tưới một lớp expoxy, sau đó rải một lớp đá
dăm nhỏ, rồi tiếp tục rải một lớp bê tông nhựa lên trên.
Trên thực tế còn có kiểu mặt cầu bằng thép làm dưới dạng sàn mắt cáo rỗng có
trọng lượng rất nhẹ chỉ vào khoảng 130-150 kg/m2. Loại mặt cầu này đáp ứng tốt các yêu
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 33 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

cầu về sử dụng như độ bằng phẳng, độ nhám đồng thời lại không cần bố trí hệ thống
thoát nước nhưng có nhược điểm là đắt tiền.
2.1.2. Cấu tạo mặt cầu đường sắt
2.1.2.1Mặt cầu có tà vẹt đặt trực tiếp trên dầm
Đây là loại mặt cầu có ray đặt trên tà vẹt, tà vẹt được kê trực tiếp lên dầm chủ của
cầu. Khoảng cách giữa hai dầm chủ thường nằm trong khoảng 1.8m-2.5m. Các tà vẹt trên
cầu thường có chiều dài 2.2m-3m, tiết diện 20x20cm hoặc 20x24cm tùy vào khổ đường
tiêu chuẩn là 1435mm hay 1000mm
Mặt cầu có tà vẹt đặt trực tiếp trên dầm có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, trọng
lượng nhẹ, chiều cao kiến trúc thấp nhưng khó đảm bảo được sự đồng nhất của tuyến
đường trong đoạn trên cầu với phần ngoài cầu, khó tạo siêu cao trên đường cong và khi
tàu chạy qua cầu gây tiếng ồn lớn.
2.1.2.2Mặt cầu có máng ba-lát
Đây là loại thông dụng nhất hiện nay, nó gồm ray đặt trên tà vẹt, dưới tà vẹt là đá
balát dày tối thiểu 25cm.
Bản mặt cầu BTCT thường có dạng lòng máng để chứa đá dăm. Chiều rộng của
máng balát tối thiểu ở phía trên là 3.4m đối với khổ đường sắt 1435mm, là 2.6m đối với
khổ đường sắt 1000mm. Loại mặt cầu này thích hợp với các cầu nhỏ, duy tu dễ, giảm
tiếng ồn khi tàu chạy qua cầu. Nhưng loại mặt cầu này có tĩnh tải và chiều cao kiến trúc
lớn.
750

450

2100/2

2100/2

450

750

1000

1

2

4

3

8

5
6

Hình 2.3 – Cấu tạo mặt cầu có máng ba lát
1- Ray chính ; 2- Ray phụ; 3- Tà vẹt ; 4- Đá ba-lát; 5- Lớp bê tông bảo vệ;
6- Lớp cách nước; 7- Lớp đệm tạo dốc ngang 8- Tấm thép đậy
2.1.2.3Mặt cầu có ray đặt trực tiếp lên bản bê tông cốt thép
Loại mặt cầu có ray đặt trực tiếp lên mặt bản BTCT thường được áp dụng ở các
cầu đi chung đường sắt - đường ô tô trùng mặt xe chạy.
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 34 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Ưu điểm của loại mặt cầu này là loại bỏ được tĩnh tải của lớp ba-lát nặng, giảm
được chiều cao kiến trúc của cầu, tuy nhiên liên kết giữa ray và bản BTCT tương đối
phức tạp.
Bu l«ng neo D 18-N 6
§ ai èc N 5
Vßng ®Öm N 4

70

B¶n thÐp ®Öm ray N 2
L100x100x10

120

130

20

C ãc N 3

65

75

75

100

65

V÷a Xi m ¨ng ®Öm
134

§ Öm cao su dµy 1cm

290

Hình 2.4a – Cấu tạo mặt cầu có ray đặt trực tiếp lên bản bê tông
1- Bản đệm thép; 2- Bản đệm gồ ép; 3- Ê-cu; 4- Bu lông;
5- Khoảng trống trong bêtông bản; 6- Bản đệm cao su; 7- Hộp thép dày 3mm;
8- Bản thép; 9- Thép góc; 10- Bản đệm thép.

A

A-A

300+50

S¾t gãc thay ray phô
Cãc

A

Hình 2.4b – Một cách liên kết ray trực tiếp vào bản BTCT
2.2. Lan can và lề người đi bộ
2.2.1. Lan can
Lan can cầu không những là bộ phận đảm bảo an toàn cho các phương tiên lưu
thông trên cầu mà còn thể hiện vẽ đẹp kiến trúc của cầu. Vì vậy, kết cấu lan can phải
vững chắc, đẹp và phù hợp với cảnh quan khu vực xây dựng cầu.
Lan can của các kết cấu cầu thép thường làm bằng thép. Cột lan can là những đoạn
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 35 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

thép hình gắn trực tiếp vào đầu mút thừa đỡ phần đường người đi.
Lan can cầu BTCT có thể được hàn nối từ các thanh hoặc tấm hoặc ống thép hoặc
cũng có thể bằng bê tông cốt thép. Dưới đây là một số loại lan can hiện nay đang rất được
ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các công trình cầu ở Việt Nam.

Hình 2.5a – Ảnh một dạng lan can trong thực tế

Hình 2.5b – Một dạng lan can được sử dụng cho các cầu ở đô thị

Hình 2.5c – Cấu tạo lan can được dùng trong cầu BTCT có tay vịn bằng ống thép

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 36 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 2.5d – Một số dạng lan can khác được dùng trong thực tế
2.2.2. Vỉa hè - lề người đi bộ
Cấu tạo vỉa hè trên cầu ô-tô rất đa dạng: lắp ghép, đúc bê tông tại chỗ, có hoặc
không có dải bảo vệ v.v.... Trên các cầu ở miền Bắc nước ta hiện nay thường có kết cấu
vỉa hè lắp ghép. Chiều rộng vỉa hè trên cầu được quy định là bội số của 750 mm, tùy
thuộc vào lưu lượng người đi bộ qua cầu. Khả năng thông qua của một dải vỉa hè lấy là
1000 người/giờ. Như vậy chiều rộng vỉa hè một dải kề sát đường xe chạy lấy là 1000mm
(bằng 750mm + dải bảo vệ 250mm). Ở một số cầu miền núi hoặc cầu trên đường địa
phương có ít xe qua lại, có thể thay vỉa hè bằng một dải bảo vệ rộng 250mm.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 37 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 38 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 2.6 – Cấu tạo một số dạng vỉa hè trong thực tế
2.3. Độ dốc, phòng nước, thoát nước trên cầu
2.3.1. Độ dốc dọc và độ dốc ngang trên cầu
2.3.1.1Độ dốc dọc và ngang trên cầu ô tô
Việc bố trí độ dốc dọc và ngang trên cầu nhằm mục đích thoát nước mặt, ngăn
không cho nước mặt thấm xuống kết cấu phần dưới.
Cầu có bố trí độ dốc dọc ngoài mục đích thoát nước mặt nó còn mang ý nghĩa
giảm chiều dài cầu, hạ cao độ mặt cầu đến gần với cao độ của mặt đất tự nhiên tại hai đầu
cầu, làm giảm khối lượng đất đắp hai đầu cầu, tránh làm các kết cấu tường chắn, mố cầu
quá cao. Độ dốc dọc cầu không được lớn hơn 4% trường hợp cầu trong thành phố, tuyến
đường cao tốc có thể làm cầu với độ dốc dọc hai chiều từ 1%-3% có nối tiếp bằng đường
cong đứng với bán kính cong 3000-120000m, ứng với tốc độ xe từ 80-120km/h, quy định
về độ chênh dốc dọc giữa hai nhịp kề nhau không được lớn hơn 1.5%-2% . Cần chú ý nếu
độ dốc dọc quá lớn có thể thay đổi sự làm việc của công trình và gây ra khó khăn cho xe
chạy, thi công, bảo dưỡng cầu.
Độ dốc ngang cầu giúp cho cầu thoát nước mặt tốt, thường độ dốc ngang cầu được
thiết kế từ 1.5%-2%. Có thể tạo dốc ngang cầu bằng hai cách, hoặc thay đổi bề dày lớp
vữa đệm, hoặc thay đổi cao độ đá kê gối theo phương ngang cầu. Phần đường người đi
trên cầu thường làm dốc ngang từ 1%-1.5% về phía tim cầu.
2.3.1.2Độ dốc dọc và ngang trên cầu đường sắt
Mặt cầu có máng đá dăm phải có độ dốc dọc và ngang để thoát nước, độ dốc đó
không nhỏ hơn 3%.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 39 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

2.3.2. Lớp phòng nước trên cầu
Với nước mặt không cho phép thâm nhập vào mặt cầu, chảy vào khu vực gối cầu
và đỉnh kết cấu mố trụ. Với nước ngầm không cho phép nước ngầm trong phần đất của
nền đường đầu cầu ngấm vào từ sau mố. Chính vì vậy trên mặt cầu và mặt sau mố phải
dùng lớp phòng nước để cản trở nước mặt và nước ngầm. Lớp này che phủ trên bề mặt
của bê tông làm nhiệm vụ chống thấm.
Lớp phòng nước này có thể sử dụng nhựa đường đun nóng quét lên bề mặt lớp bê
tông hoặc dùng bao đay tẩm nhựa đường, hoặc vải chống thấm, tôn mỏng…
2.3.3. Hệ thống thoát nước trên cầu
Qui định cứ 1m2 bề mặt cầu hứng nước mưa của cầu thì phải tương ứng với ít nhất
1cm2 diện tích lỗ thoát nước đối với mặt cầu ôtô và 4cm2 đối với mặt cầu đường sắt.
Ống thoát nước được bố trí phải đảm bảo cho nước trên mặt cầu và nước đọng
trong các lớp thoát ra hết và dễ dọn dẹp khi cần thiết. Đường kính ống tối thiểu bằng
15cm. Có thể bố trí các ống thoát nước đối xứng từng đôi một qua trục dọc cầu hoặc có
thể bố trí xen kẽ theo trục dọc cầu. Khoảng cách giữa các ống xa nhất là 15m.
Nếu cầu có độ dốc dọc nhỏ hơn 2% thì cứ khoảng từ 6 - 8m bố trí hai ống thoát
nước đối diện nhau, đối xứng qua trục dọc cầu. Với cầu có chiều dài nhỏ hơn 50m và độ
dốc dọc lớn hơn 2% thì ở vùng có lượng mưa ít có thể không cần bố trí ống thoát nước và
có biện pháp thoát nước sau mố. Cầu có chiều dài trên 50m độ dốc dọc lớn hơn 2% thì cứ
10 - 15m đặt một ống thoát nước.
Chú ý khi bố trí ống thoát nước không cho phép nước thoát qua ống chảy xuống
gây ướt kết cấu phần dưới, hoặc gây ước kết cấu nhịp cầu. Vì như vậy sẽ gây ra làm hư
hỏng và hen rỉ kết cấu nhịp cầu, gối cầu, và các bộ phận mố trụ cầu.

Hình 2.7a – Cấu tạo ống thoát nước trên cầu

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 40 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 2.7b – Ảnh ống thoát nước trên cầu
2.4. Khe co giãn, bản mặt cầu liên tục nhiệt và gối cầu
2.4.1. Khe co giãn
2.4.1.1Khái niệm chung
Khe co giãn bố trí trên cầu đảm bảo cho kết cấu nhịp có thể chuyển vị tự do dưới
tác dụng của hoạt tải, thay đổi nhiệt độ, từ biến và co ngót của bê tông. Hay nói cách
khác khe co giãn có các tác dụng sau:
• Đảm bảo chuyển vị dọc trục dầm.
• Đảm bảo chuyển vị xoay của mặt cắt ngang đầu nhịp.
• Đảm bảo êm thuận cho xe chạy tránh gây tiếng ồn.
• Ngăn nước mặt tràn qua khe xuống gối cầu và kết cấu mố trụ phía dưới.
Khe co giãn phải đảm bảo có độ bền, dễ dàng kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế.
Khe co giãn được bố trí theo hướng ngang cầu, trong cầu dầm giản đơn chúng
được bố trí trên tất cả các mố trụ, trong cầu dầm mút thừa chúng được bố trí tại vị trí
khớp và trên mố, trong cầu dầm và khung liên tục chúng được bố trí trên các mố.
Có rất nhiều loại khe co giãn, có thể phân loại thành khe co giãn dùng cho các
chuyển vị nhỏ, vừa, lớn và rất lớn. Các loại khe co giãn hiện nay đều chưa có loại nào
thực sự hoàn thiện.
2.4.1.2Cấu tạo một số loại khe co giãn
(a)

Khe co giãn dùng cho các chuyển vị nhỏ
• Khe co giãn hở: Loại khe co giãn này dùng cho chuyển vị nhỏ từ 1cm-2cm trong
các cầu nhịp nhỏ dưới 15m hoặc phía đầu dầm đặt gối cố định chỉ có chuyển vị
xoay. Hai đầu dầm được đặt thép góc, để tránh nước chảy xuống mố trụ đặt dải
thoát nước cao su.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 41 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 2.8 – Cấu tạo khe co giản hở
• Khe co giãn kín: Phạm vi áp dụng của loại này tương tự như trên trường hợp khe
co giãn hở và thường dùng nhất cho các cầu nhịp nhỏ có tầng phòng nước liên tục
còn tầng BT bảo hộ gián đoạn qua khe. Khe có bộ phận co giãn bằng đồng thau
hoặc tôn tráng kẽm. Loại này hiện nay ít được áp dụng vì bộ phận co giãn thường
bị hư hỏng.
V÷a nhùa ®­êng

BT nhùa

§Çu dÇm

TÊm t«n

Hình 2.9 – Cấu tạo khe co giản kín
• Khe co giãn cao su chịu nén: Hiện nay trong cầu BTCT nhịp nhỏ, các chuyển vị
nhỏ thường được áp dụng loại khe co giãn cao su chịu nén. Tấm cao su đảm bảo
chuyển vị đầu dầm, chống thấm nước và dễ thay thế. Bề mặt cao su được đặt thấp
hơn 5mm so với mặt cầu để tránh hư hỏng do xe cộ. Lớp phủ mặt cầu gián đoạn
tại vị trí đặt khe co giãn.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 42 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 2.10 – Cấu tạo khe co giản cao su chịu nén
• Khe co giãn cao su bản thép: Loại khe này được áp dụng cho các chuyển vị từ
1.5cm- 2cm, tương ứng với các cầu có nhịp từ 15m đến 30m. Khe có giãn này cấu
tạo gồm một khối cao su có các rãnh dọc để tăng độ biến dạng, các bản thép có
chiều dày 6mm-8mm nằm trong tấm cao su có tác dụng tăng độ cứng chịu nén và
chịu uốn của tấm. Các tấm cao su được chế tạo có kích thước dài 1000mm, rộng
260mm, dày 50mm, được ghép dài bằng keo. Các tấm cao su được đặt qua khe hở
giữa hai đầu dầm và neo vào bản BT mặt cầu bằng các bulông neo đặt chìm,
đường kính 20mm, cách nhau 300mm. Khe co giãn loại này có tuổi thọ cao, dễ
thay thế, đảm bảo xe chạy êm thuận.
150

260

150

MÆt ®­êng xe ch¹y

TÊm cao su

Bu l«ng neo M20

V÷a kh«ng co ngãt
Cèt thÐp chê 16

Cèt thÐp ®Þnh vÞ 16
15

Hình 2.11a – Cấu tạo khe co giản cao su bản thép

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 43 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 2.11b –Khe co giản cao su bản thép
(b)

Khe co giãn dùng cho các chuyển vị vừa và lớn
• Khe co giãn bản thép trượt: Loại khe này có thể dùng cho các chuyển vị đến 45cm. Cấu tạo khe gồm một tấm thép dày 10mm – 20mm phủ trên khe hở giữa hai
đầu dầm, một đầu tấm thép được hàn vào một thép góc và đầu kia trượt tự do trên
mặt thép góc đối diện. Các thép góc được neo vào đầu dầm nhờ các thép neo. Để
tránh nưới rò rỉ xuống gối cầu, dưới khi có đặt máng thoát nước bằng cao su hoặc
thép hình. Nhược điểm của khe co giản loại này là mặt cầu xe chạy không bằng
phẳng và gây tiếng ồn khi xe qua lại các mặt tiếp xúc của thép va đập vào nhau, vì
vậy trong các cầu hiện đại nó rất được hạn chế sử dụng.
B¶n thÐp

B¶n thÐp tr­ît

B¶n mÆt cÇu

Bu l«ng hµn mét ®Çu
ThÐp gãc

M¸ng cao su

Hình 2.12a –Khe co giản bản thép trượt

Hình 2.12b –Khe co giản bản thép trượt

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 44 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

• Khe co giãn kiểu răng lược hoặc răng cưa: Loại khe co giãn này được áp dụng
cho các chuyển vị lớn khoảng 10cm-15cm. Cấu tạo khe gồm các bản thép được
xen vào nhau. Nhược điểm của loại khe này là khi xe chạy qua gây tiếng ồn.
B¶n r¨ng l­îc

B¶n mÆt cÇu

Bu l«ng hµng mét ®Çu
ThÐp gãc

M¸ng cao su

Hình 2.13 –Khe co giản kiểu răng lược

(c)

Khe co giãn dùng cho các chuyển vị rất lớn

Với các nhịp có chiều dài rất lớn (lớn hơn 80-100m), độ dịch chuyển có thể lên
đến 100-120cm, khi đó những khe co giãn này thường có cấu tạo rất phức tạp, đòi hỏi chế
tạo, lắp ráp chính xác và rất đắt tiền. Khe co giản thường được sử dụng trong trường hợp
này là khe co giản kiểu môdul
• Khe co giãn môđun: Loại khe co giãn này được áp dụng cho các chuyển vị
khoảng 80cm-120cm. ở Việt Nam loại khe này được áp dụng ở các cầu Phú
Lương, cầu Mỹ Thuận. Cấu tạo khe co giãn loại này thường bao gồm có: dầm đỡ,
dầm dọc hình ray, gối trượt, lò xo trượt, lò xo kiểm tra và các dải cao su. Các dầm
đỡ được đặt trong các hốc chừa sẳn, vượt qua chiều rộng khe. Các dầm đỡ có thể
trượt hai đầu trên gối trượt theo phương chuyển động của kết cấu nhịp. Trên dầm
đỡ có bản hàn sẵn để đặt dầm dọc hình ray (dọc theo khe), tạo thành mạng dầm.
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 45 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Mỗi dầm dọc được hàn với một dầm đở để khống chế khoảng cách bên trong của
các dầm dọc như nhau và đảm bảo chiều rộng toàn bộ khe. Đầu dầm dọc có tạo
các ngoàm để móc các dải cao su kín nước. Các khe hở giữa các dầm dọc có chiều
rộng giới hạn là 80mm, để đáp ứng các chuyển vị lớn hơn, người ta tạo thành các
xê ri.

Hình 2.14a – Cấu tạo khe co giản kiểu môdul

Hình 2.14b – Mô hình khe co giản kiểu môdul

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 46 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Hình 2.14c – Khe co giản kiểu môdul dùng trong thực tế
2.4.2. Bản mặt cầu liên tục nhiệt
Bản mặt cầu liên tục nhiệt thường được thiết kế ở các cầu giản đơn nhiều nhịp có
mặt cầu liên tục với nhau tạo thành kết cấu liên tục nhiệt độ. Dưới tác dụng của các lực
dọc và nhiệt độ kết cấu nhịp làm việc như dầm liên tục, dưới tác dụng của tải trọng thẳng
đứng kết cấu nhịp vẫn làm việc như dầm giản đơn. Bản mặt cầu liên tục nhiệt có ưu điểm
là giảm số lượng khe co giãn trên cầu, xe chạy êm thuận, giảm bớt công tác duy tu sửa
chữa cầu, nâng cao độ bền công trình.

hb

KhÈu ®é b¶n nèi

15d

15d
Cèt thÐp b¶n

Líp ®Öm ®µn håi

Hình 2.15 – Cấu tạo bản liên tục nhiệt
Bản mặt cầu liên tục nhiệt chịu tác dụng của mômen uống và lực dọc phát sinh
do:
• Góc xoay và chuyển vị thẳng đứng của tiết diện gối dầm do tĩnh tải phần 2 và hoạt
tải tác dụng lên kết cấu nhịp liên tục.
• Tác dụng của tĩnh tải phần 2 và hoạt tải đặt trực tiếp lên bản.
• Kết cấu nhịp chuyển vị do thay đổi nhiệt độ.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 47 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

• Tác dụng của lực hãm.
2.4.2. Gối cầu
2.4.2.1Khái niệm chung
Gối cầu là bộ phận liên kết giữa kết cấu nhịp bên trên với kết cấu phần dưới như
mố, trụ cầu. Gối cầu có nhiệm vụ truyền áp lực tập trung từ kết cấu nhịp xuống mố trụ (
gồm có phản lực thẳng đứng và nằm ngang), đảm bảo cho đầu kết cấu nhịp có thể quay
hoặc di động tự do dưới tác dụng của hoạt tải và nhiệt độ thay đổi.
2.4.2.2Phân loại gối cầu
Theo tính chất làm việc có thể chia làm 2 loại là gối cố định và gối di động.
• Gối cố định làm nhiệm vụ truyền áp lực qua một điểm cố định và chỉ cho phép đầu
kết cấu nhịp có chuyển vị xoay.
• Gối di động truyền áp lực qua một điểm và cho phép đầu kết cấu nhịp vừa có
chuyển vị xoay vừa có thể chuyển vị theo phương dọc hoặc cả phương ngang cầu.
2.4.2.3Bố trí gối cầu
Theo phương dọc cầu:
• Đối với cầu giản đơn nhiều nhịp:
+ Thông thường, trên mỗi trụ cầu bố trí các gối cố định của nhịp này và các gối di
động của nhịp kia, như vậy tất cả các trụ sẽ tiếp nhận các tải trọng ngang theo phương
dọc cầu (lực hãm, lực gió...) như nhau và chỉ cần cấu tạo một loại khe co giãn.

Hình 2.16 – Bố trí gối cầu trong cầu giản đơn nhiều nhịp phương dọc cầu
+ Nếu các trụ cầu có chiều cao chênh lệch nhau nhiều thì không nên bố trí gối cố
định trên các trụ có chiều cao lớn để giảm tải trọng ngang theo phương dọc cầu (lực
hãm...) tác dụng lên trụ này.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 48 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

2a

a

Hình 2.17 – Bố trí gối cầu trong cầu giản đơn nhiều nhịp phương dọc
khi có trụ cầu cao
+ Để giảm bớt số lượng khe co giãn có thể trên một trụ chỉ bố trí gối di động hoặc chỉ
bố trí gối cố định, nhưng khi đó các khe co giãn trên các trụ chỉ đặt gối di dộng phải có
cấu tạo phức tạp hơn để đảm bảo chuyển vị lớn hơn và các trụ cầu cũng sẽ chịu các lực
ngang không đều nhau.
2a

2a

Hình 2.18 – Bố trí gối cầu trong cầu giản đơn nhiều nhịp phương dọc
cầu trong trường hợp muốn giảm bớt số lượng khe co giản trên cầu
• Đối với cầu dầm liên tục:
+ Gối cố định thường được bố trí ở một trong các trụ giữa (trụ có chiều cao nhỏ), trên
các trụ còn lại bố trí gối di động.

Hình 2.19 – Bố trí gối cầu trong cầu liên tục phương dọc cầu
+ Cũng có thể bố trí gối cố định trên một mố, khi đó khe co giãn trên đầu mố bên kia
phải đảm bảo chuyển vị lớn hơn.
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 49 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”
Khe co gi¶n phøc t¹p

Hình 2.20 – Bố trí gối cầu trong cầu liên tục phương dọc cầu
• Đối với cầu dầm mút thừa:
+ Gối cố định và gối di động phải bố trí sao cho gối di động đặt trên mút thừa không
gây chuyển vị lớn.

Hình 2.21 – Bố trí gối cầu trong cầu có nhịp đeo
+ Đôi khi trong cầu dầm mút thừa còn bố trí gối để chuyển vị do nhiệt độ trên toàn
chiều dài nhịp dồn về một phía, khi đó dầm đeo bố trí gối cố định ở cả hai đầu, còn trong
một nhịp chính đặt gối cố định trên mố, tất cả các gối còn lại của nhịp chính là gối di
động. Sơ đồ này có ưu điểm là không cần đặt gối di động phức tạp trên dầm đeo và xe
chạy êm thuận hơn.

Hình 2.22 – Một dạng bố trí gối cầu trong cầu có nhịp đeo thường
được sử dụng trong thực tế
+ Nếu chiều dài mút thừa lớn, trên trụ biên của dầm nút thừa có thể phát sinh phản
lực âm. Khi đó trên các trụ này cần đặt gối neo đ chịu lực nhổ.
Theo phương ngang cầu:
• Đối với cầu dàn có 2 dàn chủ:

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 50 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

+ Trên một dàn chủ một đầu kết cấu nhịp phải được liên kết cố định bằng gối cố định
đầu kia đặt gối di động. Dàn thứ hai có một đầu đặt gối di động theo phương ngang và
đầu kia đặt gối di động theo cả hai phương.
Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Gèi cè ®Þnh

Gèi di ®éng hai ph­¬ng

Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Hình 2.23 – Mặt bằng bố trí gối trong cầu dàn có hai dàn chủ
khi có sử dụng gối di động theo hai phương
+ Tuy nhiên, kết cấu của loại gối cầu di động theo cả hai phương rất phức tạp nên
nhiều khi người ta bố trí gối cầu di động dọc đặt theo phương đường chéo. Giải pháp này
đảm bảo đầu kết cấu nhịp có thể chuyển vị tự do khi nhiệt độ thay đổi đều trên toàn kết
cấu nhịp. Gối di động dọc theo đường chéo không cho phép đầu kết cấu nhịp chuyển vị
tự do hoàn toàn khi kết cấu nhịp biến dạng do tải trọng hoặc bị nắng chiếu một phía.
Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Gèi cè ®Þnh

Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo

Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Hình 2.24 – Mặt bằng bố trí gối trong cầu dàn có hai dàn chủ
khi có sử dụng gối di động theo phương chéo
+ Trong các cầu có chiều rộng không lớn lắm (< 12-15m) biến dạng do nhiệt độ thay
đổi theo phương ngang cầu tương đối nhỏ như các cầu dàn giản đơn trên đường sắt thì
một đầu kết cấu nhịp đặt cả hai gối cố định và đầu kia đặt 2 gối di động.
Gèi cè ®Þnh

Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Gèi cè ®Þnh

Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Hình 2.25 – Mặt bằng bố trí gối trong cầu dàn có hai dàn chủ
trong trường hợp chiều rộng của cầu không lớn
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 51 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

• Đối với cầu dầm giản đơn chỉ có hai dầm chủ cách đặt gối cũng tương tự như
trường hợp có hai dàn chủ như nói ở trên. Trong trường hợp chiều rộng cầu lớn
hơn 15m, số lượng dầm chủ lớn hơn 2, các dầm chủ ở giữa được liên kết cố định
một đầu, còn đầu kia đặt gối di động theo phương dọc.

Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Gèi di ®éng hai ph­¬ng

Gèi cè ®Þnh

Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Gèi cè ®Þnh

Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Gèi di ®éng hai ph­¬ng

Hình 2.26 – Mặt bằng bố trí gối trong cầu giản đơn có nhiều dầm, sử dụng
gối di động theo hai phương

Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo

Gèi cè ®Þnh

Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Gèi cè ®Þnh

Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo

Hình 2.27 – Mặt bằng bố trí gối trong cầu giản đơn có nhiều dầm, sử dụng
gối di động theo phương chéo
• Đối với cầu có kết cấu nhịp liên tục, khi chiều rộng cầu không lớn, chỉ cần bố trí
gối để đảm bảo chuyển vị theo phương dọc cầu, còn khi chiều rộng cầu lớn cần bố
trí gối cầu để đảm bảo cho đầu kết cấu nhịp có thể chuyển vị theo cả phương dọc
lẫn phương ngang cầu.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 52 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

Gèi di ®éng mét ph­¬ng
Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo

Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo

Gèi cè ®Þnh
Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Gèi di ®éng mét ph­¬ng
Gèi cè ®Þnh

Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo

Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo
Gèi di ®éng mét ph­¬ng

Hình 2.28 – Mặt bằng bố trí gối trong cầu liên tục
2.4.2.4Cấu tạo gối cầu:
Cấu tạo gối cầu phụ thuộc vào trị số áp lực truyền lên gối, đối với gối di động còn
phụ thuộc vào độ chuyển dịch của đầu kết cấu nhịp. Chiều dài nhịp càng lớn, cấu tạo gối
cầu cần phải hoàn chỉnh để đảm bảo chuyển vị và xoay tự do của đầu kết cấu nhịp.
Cấu tạo gối cầu dầm BTCT:
• Gối được làm từ các bản đệm đàn hồi: Trong kết cấu nhịp cầu bản và cầu dầm
giản đơn nhịp nhỏ hơn 9m đối với cầu đường sắt và 12m đối với cầu ôtô có thể
dùng các bản đệm đàn hồi làm gối.
• Gối tiếp tuyến: Được áp dụng cho các nhịp từ 9-18m đối với cầu đường sắt, 1218m đối với cầu đường ô tô. Cấu tạo gối gồm hai bản thép gọi là các thớt gối. Tính
khớp của gối được đảm bảo bằng việc tiếp xúc đường thẳng giữa một mặt phẳng
và một mặt trụ. Thớt trên là một tấm thép phẳng được hàn vào các thanh thép neo
chôn sẵn trong dầm BTCT. Thớt dưới có một mặt tiếp xúc hình trụ được liên kết
với bệ kê gối bằng bu lông neo đặt sẵn trong bê tông. Cấu tạo gối cố định và di
động chỉ khác nhau ở chỗ: gối cố định có chốt hoặc vấu để ngăn cản chuyển vị của
thớt trên đối với thớt dưới. Gối di động một phương có đặt bản nẹp ở sườn bên để
ngăn không cho thớt trên chuyển vị theo phương ngang so với thớt dưới.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 53 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

I-I

mÆt chÝnh

a)
400
35

570/2

500/2

20 100

20 100 20

20 100 20

300/2 200/2

400/2

50
50 200/2 200/2 50
300/2

500/2

100

300/2

50

500/2

700/2

100

700/2

I-I

mÆt chÝnh

b)

400/2

400
35

500/2

570/2

20 100

20 100 20

20 100 20

300/2 200/2

50
50 200/2 200/2 50
300/2

300/2

400/2
500/2

100

700/2

400/2

50

500/2

100

700/2

Hình 2.29 – Cấu tạo gối tiếp tuyến
a- Gối di động; b- Gối cố định.

• Gối con lăn BTCT, gối thép hàn có con lăn cắt vát, gối con lăn tròn: Các loại gối
này được áp dụng cho các nhịp có chiều dài lớn hơn 18-20m. Gối con lăn BTCT
gồm hai tấm thép bề mặt hình trụ, ở giữa là khối BTCT, chiều cao con lăn h bằng
1.5-2 lần chiều rộng, loại gối này có thể chịu được phản lực 80T. Gối con lăn tròn
thường được dùng cho các nhịp 20-40m với đường kính con lăn từ 12-20cm.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 54 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

A-A

220

2x40

50

11 23

4040

A

4040

50

40

50

160

260

50

A

Hình 2.30 – Cấu tạo gối con lăn BTCT
A-A

A
a)

180

40

270

40

420
360

320
450

A
B-B

B
b)

n

h

h

a

a
b

B

Hình 2.31 – Cấu tạo gối con lăn cắt vát và gối con lăn tròn
• Gối cao su: Hiện nay trong cầu BTCT đường ô tô, gối cao su được áp dụng rất
rộng rãi do có nhiều ưu điểm như: tiết kiệm thép, chiều cao nhỏ, chế tạo và bảo
dưỡng đơn giản. Một trong những ưu điểm nổi bật của gối cao su là giảm chấn
động giữa các mặt tiếp cúc và các gối cầ hiện đại hầu như không cần bảo dưỡng.
Hiện nay ở nước ta đang sử dụng hai loại gối cao su chính đó là: Gối cao su phẳng
và gối cao su hình chậu.
+ Gối cao su phẳng: Được áp dụng rộng rãi cho các cầu ôtô có chiều dài nhịp dưới
30-40m, có các chuyển vị không lớn 0.5-2.5m. Gối cao su có các bản thép dày 5mm nằm
MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 55 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

giữa các lớp cao su. Các bản thép có tác dụng như các cốt thép ngăn cản và tăng độ cứng
của gối khi chịu phản lực thẳng đứng. Nhờ tính chất đàn hồi của cao su, tiết diện dầm có
thể chuyển vị trượt và chuyển vị xoay. Gối có thể chịu được tải trọng ngang do hãm xe.
Gối có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật, có thể chịu được tải trọng thẳng đứng từ 15
đến 200T. Hệ số ma sát của gối đối với bê tông khoảng 0.3.
1410

214

1410

3
3 3 3 3 3 3 3
3 25 25 25 25 25 25 2512

Chi tiÕt A

thÐp
cao su

214

Chi tiÕt A

Hình 2.32 – Cấu tạo gối cao su phẳng dạng hình vuông
+ Gối cao su hình chậu: Cấu tạo gối gồm một tấm cao su hình tròn đặt trong một bộ
phận bằng thép có dạng hình chậu. Chuyển vị xoay của đầu kết cấu nhịp được đảm bảo
bởi biến dạng cắt đàn hồi của tấm cao su. Nhờ có chậu thép, tấm cao su có khối lượng
không đổi và không bị nén dưới tải trọng. Trong gối di động, chuyển vị trượt của gối do
tấm teflon PTFE (polytetra fluoroethylene) trượt trên mặt thép. Tấm trượt teflon PTFE
được đặt trong khấc lõm của bản thép. Trên mặt tấm trượt PTFE là một lá thép làm bằng
thép hợp kim, mịn phẳng và không rỉ, có chiều dày tối đa 1mm. Tỷ lệ đường kính và
chiều dày tấm cao su không được vượt quá 8. Tấm PTFE có chiều dày tối thiểu 4mm và
tối đa 8mm. Để gối chỉ di động theo một phương, người ta đặt thêm một bản nẹp dẫn
hướng. Gối cố định có nắp đậy ở dưới và truyền tải trọng trực tiếp xuống mố trụ. Gối cao
su hình chậu có ưu điểm là chịu tải trọng lớn, cho phép chuyển vị ngang lớn từ 5-15cm,
hệ số ma sát nhỏ hơn 0.05, chiều cao xây dựng thấp, lắp đặt thuận tiện và sửa chữa đơn
giản.

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 56 | 130
Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG”

B¶n tr­ît thÐp

Vßng cao su

L¸ thÐp hîp kim
§Üa PTFE

N¾p ®Ëy

TÊm cao su
ChËu thÐp

Hình 2.33a – Cấu tạo gối cao su hình chậu
Gèi di ®éng theo 1 ph­¬ng

Gèi di ®éng theo 2 ph­¬ng
mÆt chÝnh

1-1

2

mÆt chÝnh

2

1/2 mÆt b»ng

4

1/2 mÆt c¾t 2-2

1

mÆt chÝnh

4

1/2 mÆt b»ng

1/2 mÆt c¾t 4-4

1

Hình 2.33b – Cấu tạo gối có bản đệm chống ma sát bằng teflon
Cấu tạo gối cầu dầm thép và dàn thép:
• Gối tiếp tuyến: Được áp dụng cho các cầu thép có nhịp dưới 25m, có cấu tạo như
đã nói ở phần gối tiếp tuyến cho dầm BTCT, gối tiếp tuyến nói chung có cấu tạo
đơn giản, chiều cao thấp, nhưng hệ số ma sát lớn (bằng 0.5).

MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy

Trang 57 | 130
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau
Bai giang lap pa cau

Contenu connexe

Tendances

Thuyet minh thi cong
Thuyet minh thi congThuyet minh thi cong
Thuyet minh thi congDuong Tran
 
PPT Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp.pptx
PPT Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp.pptxPPT Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp.pptx
PPT Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp.pptxMinhVo20970
 
Chuong 5 thiet ke ket cau mat duong
Chuong 5 thiet ke ket cau mat duongChuong 5 thiet ke ket cau mat duong
Chuong 5 thiet ke ket cau mat duonghungkhuatthanh
 
Năng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triềuNăng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triềuNinhHuong
 
đề Cương ôn thi giao thông và đường đô thị
đề Cương ôn thi giao thông và đường đô thịđề Cương ôn thi giao thông và đường đô thị
đề Cương ôn thi giao thông và đường đô thịTruong Chinh Do
 
100 cau hoi va dap an ve an toan giao thong
100 cau hoi va dap an ve an toan giao thong100 cau hoi va dap an ve an toan giao thong
100 cau hoi va dap an ve an toan giao thongTrần Kỳ
 
Tài nguyên nước
Tài nguyên nướcTài nguyên nước
Tài nguyên nướcTruong Ho
 
22 tcn 18 79 (chuong 2, tai trong va he so tai trong)
22 tcn 18 79 (chuong 2, tai trong va he so tai trong)22 tcn 18 79 (chuong 2, tai trong va he so tai trong)
22 tcn 18 79 (chuong 2, tai trong va he so tai trong)GTVT
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhVuKirikou
 
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệuSức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệuCửa Hàng Vật Tư
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
Chinh sach moi truong Hoa Ky
Chinh sach moi truong Hoa KyChinh sach moi truong Hoa Ky
Chinh sach moi truong Hoa Kynhóc Ngố
 
Thiết kế cầu btct dầm đơn giản dự ứng lực căng sau (kèm bản vẽ)
Thiết kế cầu btct dầm đơn giản dự ứng lực căng sau (kèm bản vẽ)Thiết kế cầu btct dầm đơn giản dự ứng lực căng sau (kèm bản vẽ)
Thiết kế cầu btct dầm đơn giản dự ứng lực căng sau (kèm bản vẽ)nataliej4
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóale hue
 
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1The Light
 

Tendances (20)

Thuyet minh thi cong
Thuyet minh thi congThuyet minh thi cong
Thuyet minh thi cong
 
PPT Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp.pptx
PPT Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp.pptxPPT Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp.pptx
PPT Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp.pptx
 
Điều trị tấn công lơxêmi cấp chuyển từ lơxêmi kinh dòng hạt, HAY
 Điều trị tấn công lơxêmi cấp chuyển từ lơxêmi kinh dòng hạt, HAY Điều trị tấn công lơxêmi cấp chuyển từ lơxêmi kinh dòng hạt, HAY
Điều trị tấn công lơxêmi cấp chuyển từ lơxêmi kinh dòng hạt, HAY
 
Chuong 5 thiet ke ket cau mat duong
Chuong 5 thiet ke ket cau mat duongChuong 5 thiet ke ket cau mat duong
Chuong 5 thiet ke ket cau mat duong
 
Năng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triềuNăng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triều
 
Da3 (2)
Da3 (2)Da3 (2)
Da3 (2)
 
đề Cương ôn thi giao thông và đường đô thị
đề Cương ôn thi giao thông và đường đô thịđề Cương ôn thi giao thông và đường đô thị
đề Cương ôn thi giao thông và đường đô thị
 
100 cau hoi va dap an ve an toan giao thong
100 cau hoi va dap an ve an toan giao thong100 cau hoi va dap an ve an toan giao thong
100 cau hoi va dap an ve an toan giao thong
 
Tài nguyên nước
Tài nguyên nướcTài nguyên nước
Tài nguyên nước
 
Chuong8
Chuong8Chuong8
Chuong8
 
Bài thuyết trình (1)
Bài thuyết trình (1)Bài thuyết trình (1)
Bài thuyết trình (1)
 
22 tcn 18 79 (chuong 2, tai trong va he so tai trong)
22 tcn 18 79 (chuong 2, tai trong va he so tai trong)22 tcn 18 79 (chuong 2, tai trong va he so tai trong)
22 tcn 18 79 (chuong 2, tai trong va he so tai trong)
 
Đề tài: Chế tạo động cơ điện một chiều lắp cho xe đạp, HAY
Đề tài: Chế tạo động cơ điện một chiều lắp cho xe đạp, HAYĐề tài: Chế tạo động cơ điện một chiều lắp cho xe đạp, HAY
Đề tài: Chế tạo động cơ điện một chiều lắp cho xe đạp, HAY
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệuSức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
Chinh sach moi truong Hoa Ky
Chinh sach moi truong Hoa KyChinh sach moi truong Hoa Ky
Chinh sach moi truong Hoa Ky
 
Thiết kế cầu btct dầm đơn giản dự ứng lực căng sau (kèm bản vẽ)
Thiết kế cầu btct dầm đơn giản dự ứng lực căng sau (kèm bản vẽ)Thiết kế cầu btct dầm đơn giản dự ứng lực căng sau (kèm bản vẽ)
Thiết kế cầu btct dầm đơn giản dự ứng lực căng sau (kèm bản vẽ)
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
 

Similaire à Bai giang lap pa cau

Thiết kế - Thi công giám sát công trình Hầm giao thông P1.pdf
Thiết kế - Thi công giám sát công trình Hầm giao thông P1.pdfThiết kế - Thi công giám sát công trình Hầm giao thông P1.pdf
Thiết kế - Thi công giám sát công trình Hầm giao thông P1.pdfDoanVanHieu1
 
Qcvn 08 2009-bxd
Qcvn 08 2009-bxd Qcvn 08 2009-bxd
Qcvn 08 2009-bxd khongai
 
đề Cương ôn thi đường sắt
đề Cương ôn thi đường sắtđề Cương ôn thi đường sắt
đề Cương ôn thi đường sắtTruong Chinh Do
 
Tau dien nhat ban hoàn chỉnh
Tau dien nhat ban hoàn chỉnhTau dien nhat ban hoàn chỉnh
Tau dien nhat ban hoàn chỉnhbangtam669
 
đề Cương ôn thi quy hoạch
đề Cương ôn thi quy hoạchđề Cương ôn thi quy hoạch
đề Cương ôn thi quy hoạchTruong Chinh Do
 
Thực tập kĩ thuật
Thực tập kĩ thuậtThực tập kĩ thuật
Thực tập kĩ thuậtTtx Love
 
Quy Hoạch, Xây Dựng Và Quản Lý Công Trình Ngầm Và Không Gian Ngầm Trong Đô Th...
Quy Hoạch, Xây Dựng Và Quản Lý Công Trình Ngầm Và Không Gian Ngầm Trong Đô Th...Quy Hoạch, Xây Dựng Và Quản Lý Công Trình Ngầm Và Không Gian Ngầm Trong Đô Th...
Quy Hoạch, Xây Dựng Và Quản Lý Công Trình Ngầm Và Không Gian Ngầm Trong Đô Th...NuioKila
 
Giao thongduongbo
Giao thongduongboGiao thongduongbo
Giao thongduongboTom Jerry
 
Luật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộLuật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộThVinBnhThnh
 
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội  LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội hai tran
 
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2Khai Pham
 
Luatgtdb23 2008-qh12
Luatgtdb23 2008-qh12Luatgtdb23 2008-qh12
Luatgtdb23 2008-qh12Ho Crisis
 
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12khanh-itims
 
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong otoTcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong otoTtx Love
 
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đườngTCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đườngkhongquantam93
 

Similaire à Bai giang lap pa cau (20)

Thiết kế - Thi công giám sát công trình Hầm giao thông P1.pdf
Thiết kế - Thi công giám sát công trình Hầm giao thông P1.pdfThiết kế - Thi công giám sát công trình Hầm giao thông P1.pdf
Thiết kế - Thi công giám sát công trình Hầm giao thông P1.pdf
 
Qcvn 08 2009-bxd
Qcvn 08 2009-bxd Qcvn 08 2009-bxd
Qcvn 08 2009-bxd
 
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.docxCơ sở khoa học quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.docx
 
đề Cương ôn thi đường sắt
đề Cương ôn thi đường sắtđề Cương ôn thi đường sắt
đề Cương ôn thi đường sắt
 
Tau dien nhat ban hoàn chỉnh
Tau dien nhat ban hoàn chỉnhTau dien nhat ban hoàn chỉnh
Tau dien nhat ban hoàn chỉnh
 
đề Cương ôn thi quy hoạch
đề Cương ôn thi quy hoạchđề Cương ôn thi quy hoạch
đề Cương ôn thi quy hoạch
 
Thực tập kĩ thuật
Thực tập kĩ thuậtThực tập kĩ thuật
Thực tập kĩ thuật
 
tl quy hoạch
tl quy hoạchtl quy hoạch
tl quy hoạch
 
07.quy hoach giao thong do thi
07.quy hoach giao thong do thi07.quy hoach giao thong do thi
07.quy hoach giao thong do thi
 
Quy Hoạch, Xây Dựng Và Quản Lý Công Trình Ngầm Và Không Gian Ngầm Trong Đô Th...
Quy Hoạch, Xây Dựng Và Quản Lý Công Trình Ngầm Và Không Gian Ngầm Trong Đô Th...Quy Hoạch, Xây Dựng Và Quản Lý Công Trình Ngầm Và Không Gian Ngầm Trong Đô Th...
Quy Hoạch, Xây Dựng Và Quản Lý Công Trình Ngầm Và Không Gian Ngầm Trong Đô Th...
 
Giao thongduongbo
Giao thongduongboGiao thongduongbo
Giao thongduongbo
 
Luat giao thong duong bo 2019
Luat giao thong duong bo 2019Luat giao thong duong bo 2019
Luat giao thong duong bo 2019
 
Luật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộLuật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộ
 
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội  LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội
 
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
 
Luatgtdb23 2008-qh12
Luatgtdb23 2008-qh12Luatgtdb23 2008-qh12
Luatgtdb23 2008-qh12
 
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
 
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong otoTcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
 
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đườngTCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
 
Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005
 

Dernier

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 

Dernier (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Bai giang lap pa cau

  • 1. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Chương 1: Tổng quan về các công trình xây dựng giao thông trên đường 1.1. Các dạng công trình xây dựng phục vụ giao thông trên đường Tuyến giao thông là khái niệm chỉ cách thức để đi từ một điểm A nào đó đến một điểm B. Có rất nhiều cách để đi từ A đến B: đi bộ, đi xe đạp, đi ôtô, đi tàu hoả, đi bằng máy bay, tàu thủy… Tương ứng với các phương tiện giao thông này là các công trình phục vụ cho giao thông như đường, cầu, hầm, nút giao thông v.v… Công trình giao thông: Công trình giao thông bao gồm các công trình đường bộ, công trình đường sắt, công trình đường thủy, công trình cầu, công trình hầm và công trình sân bay. Công trình giao thông trên đường thực chất là những công trình nhân tạo trên đường do con người tạo nên nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, giao thông đi lại của mình. Đó là các công trình vượt qua các chướng ngại thiên nhiên, các chướng ngại nhân tạo, một tuyến giao thông khác; hoặc những công trình chắn đất. Các công trình giao thông trên một tuyến nào đó có thể gồm: Cầu, hầm, tường chắn, và các công trình thoát nước nhỏ như đường tràn, cầu tràn và cống. Có hai trường phái khi thiết kế lựa chọn các công trình giao thông. Trường phái thứ nhất lựa chọn trên quan niệm rằng con người có thể chinh phục được thiên nhiên. Điều này có nghĩa là con người có thể làm bất kỳ công trình gì con người muốn và thiên nhiên phải phục tùng con người, con người có thể khắc chế được thiên nhiên. Với trường phái này, thiên nhiên bị tác động cưỡng bức rất mạnh, và theo thuyết môi trường thì có thể là không hợp lý. Trường phái thứ hai thiết kế các phương án trên quan niệm thuận theo thiên nhiên. Chính các quan niệm này đã hình thành nên những bức tranh tổng thể về các công trình giao thông trên thế giới. 1.2. Phân loại và phân cấp công trình giao thông 1.2.1. Các khái niệm cơ bản - Công trình giao thông: Công trình gia thông bao gồm các công trình đường bộ, công trình đường sắt, công trình đường thủy, công trình cầu, công trình hầm và công trình sân bay. 1.2.2. Công trình đường bộ - Đường bộ: là các loại đường bao gồm đường ô tô, đường phố, đường ô tô cao tốc, đường ô tô chuyên dùng, đường giao thông nông thôn v.v. phục vụ vận tải và đi lại trên mặt đất cho người đi bộ, ôtô, xe máy và các phương tiện vận chuyển khác trừ xe lửa, xe điện bánh sắt. - Đường cao tốc: là loại đường chuyên dùng để vận chuyển ở cự li lớn, cho ôtô chạy với tốc độ cao, các hướng xe chạy tách riêng hai chiều và không giao cắt cùng mức với các tuyến đường khác, trong đó, mỗi chiều tối thiểu phải có 2 làn chạy xe và một làn MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 1 | 130
  • 2. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” dừng xe khẩn cấp; trên đường có bố trí đầy đủ các trang thiết bị và các cơ sở phục vụ cho việc đảm bảo giao thông liên tục, an toàn, tiện nghi phục vụ nghỉ ngơi dọc tuyến và chỉ cho xe ra, xe vào ở các điểm nhất định. - Đường Ôtô: là tất cả các loại đường bộ dành cho các loại xe ôtô không quá khổ quá tải đi qua một cách an toàn và được xây dựng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất. - Đường đô thị, quảng trường: là tất cả các đường phố, đường và quảng trường đô thị dùng cho các loại phương tiện tham gia giao thông trên mặt đất lưu hành trong các thành phố, thị xã. - Đường chuyên dùng: là tất cả các loại đường bộ được xây dựng phục vụ cho từng mục đích cụ thể, sử dụng cho người và các phương tiện vận tải chuyên dụng đi lại theo các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng hoặc vận dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật khác đã ban hành. Đường chuyên dùng bao gồm : đường lâm nghiệp, đường vận chuyển tại các khu mỏ, đường vận hành tại các nhà máy thuỷ điện... và các đường nội bộ khác trong các cơ quan, đơn vị, khu du lịch, thương mại, trường học, khu công nghiệp hoặc các làng nghề truyền thống. - Đường Giao thông nông thôn: là loại đường bộ dùng cho người dân và các phương tiện đi lại của người dân nằm trong địa phận làng xã để chủ yếu phục vụ đời sống dân sinh và phục vụ sản xuất nông nghiệp. 1.2.3. Công trình đường sắt - Đường sắt cao tốc: đường sắt có tốc độ thiết kế tối đa là 350km/h, thuộc mạng đường sắt quốc gia. - Đường sắt trên cao: đường sắt có đa số kết cấu nằm trên cao so với mặt đất. - Đường tàu điện trên cao: một loại đường sắt trên cao thuộc hệ thống đường sắt đô thị (kể cả đường 1 ray tự động dẫn hướng). - Đường tàu điện ngầm: đường sắt xây dựng ngầm dưới đất thuộc hệ thống đường sắt đô thị. - Đường sắt quốc gia: phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, vùng kinh tế và liên vận quốc tế. - Đường sắt chuyên dùng: phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân; khi nối vào đường sắt quốc gia phải được phép của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. - Đường sắt địa phương: đường đô thị do địa phương quản lý, đường chuyên dùng không nối vào đường sắt quốc gia. - Đường sắt đô thị: đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố và vùng phụ cận bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường 1 ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt. - Đường (sắt) nhánh: chỉ chung đường sắt chuyên dùng có nối thông vào đường sắt quốc gia. 1.2.4. Công trình hầm - Đường hầm: Một công trình ngầm dưới đất có chiều dài lớn hơn nhiều lần kích thước mặt cắt ngang và độ dốc dọc không vượt quá 15%. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 2 | 130
  • 3. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” - Hầm giao thông: Đường hầm phục vụ giao thông bao gồm hầm đường ô tô, hầm đường sắt và hầm giao thông đô thị. - Hầm đường ô tô: Hầm giao thông trên đường ô tô và hầm trên đường ô tô cao tốc. - Hầm đường sắt: Hầm giao thông trên đường sắt. - Hầm giao thông đô thị: Hầm được xây dựng trong đô thị bao gồm hầm đường sắt, hầm đường ô tô, hầm cho xe thô sơ và người đi bộ. - Vùng ảnh hưởng tương hỗ: Diện tích bao quanh công trình hầm có bán kính 2D cho hầm xây dựng trong đá tốt và 5D cho hầm xây dựng trong đất mềm yếu (D là đường kính hầm đào). Khi phải xây dựng hai hầm gần nhau hoặc xây dựng hầm gần các công trình khác, phải xem xét các ảnh hưởng tương hỗ giữa các công trình đó. - Hầm đặt nông: Hầm được xây dựng có chiều dầy tầng phủ trên đỉnh hầm không lớn hơn 2,5D. - Hầm đặt sâu: Hầm được xây dựng có chiều dầy tầng phủ lớn hơn 2,5D hoặc vùng ảnh hưởng tương hỗ không trồi lên trên mặt đất. - Chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt nông: Không gian ngầm được phép xây dựng công trình hầm có diện tích giới hạn trên mặt đất được đào xuống đến độ sâu cho phép với mái dốc thẳng đứng. - Chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt sâu: Không gian ngầm được phép xây dựng công trình hầm mà khi xây dựng vùng ảnh hưởng tương hỗ không vượt ra ngoài chỉ giới kiểm soát an toàn hầm. - Chỉ giới kiểm sóat an toàn hầm: Không gian ngầm được xác định bởi vùng ảnh hưởng tương hỗ trên suốt chiều dài tuyến hầm. - Hành lang bảo vệ công trình ngầm: Không gian ngầm nằm trong chỉ giới kiểm soát an toàn hầm đối với hầm đặt sâu và hình chiếu vùng ảnh hưởng tương hỗ trên mặt đất đối với hầm đặt nông. 1.2.5. Công trình đường thủy - Công trình bến: là công trình thành phần quan trong trong cảng, dùng cho tàu đậu và bốc xếp hàng hoá từ tàu lên bến và ngược lại. - Luồng tàu: là một tuyến đường thuỷ với hệ thống báo hiệu hàng hải, bảo đảm cho các loại tàu bè đi lai an toàn và thuận tiện. Điểm đầu và điểm cuối của luồng tàu thường là vùng nước của một cảng hay bến tàu. - Triền tàu: là công trình có kết cấu loại mái dốc nghiêng, trên đó đặt một hệ thống xe trên đường ray để chuyển tàu lên bờ hoặc ngược lại, phục vụ đóng mới hoặc sửa chữa tàu. - Đà tàu: Là công trình mái dốc, chủ yếu để đóng tàu trên mặt nghiêng và khi hạ thuỷ với mực nước phù hợp bằng cách trượt xuống nước bằng trọng lượng tàu. 1.2.6. Công trình hàng không - Cảng Hàng không: bao gồm sân bay và tổ hợp các công trình và trang thiết bị phục vụ vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa và bưu kiện bằng đường hàng không, phục vụ máy bay cất hạ cánh an toàn. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 3 | 130
  • 4. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” - Sân bay: Một khu vực bề mặt mặt đất hoặc mặt nước cụ thể (bao gồm cả nhà cửa công trình và trang thiết bị) được dùng toàn bộ hay một phần cho máy bay bay đi, bay đến và di chuyển trên bề mặt. 1.3. Phân cấp công trình giao thông Công trình giao thông bao gồm 6 loại như trên và được thể hiện trong bảng 1.1. Cấp công trình của các loại công trình giao thông được chia làm 5 cấp: cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, và cấp IV là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành phụ thuộc vào qui mô, chức năng sử dụng, độ phức tạp của kỹ thuật xây dựng... được thể hiện trong bảng 1.1. Cấp thiết kế của công trình được phân chia trên cơ sở cấp công trình nhưng chủ yếu phụ thuộc các yếu tố kỹ thuật được qui định cụ thể cho từng loại công trình giao thông và được thể hiện trong các phần tương ứng của qui chuẩn này. Bảng 1.1. Phân loại, phân cấp công trình giao thông. Cấp công trình Mã số Loại công trình a) Đường ô tô cao tốc các loại 1 Đường bộ b) Đường ô tô, đường trong đô thị c) Đường nông thôn 2 Cấp đặc biệt Đường cao tốc với lưu lượng xe > 30.000 Xe quy đổi/ ngày đêm hoặc tốc độ >100km/h Đường sắt cao tốc Đường sắt Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Đường cao tốc với lưu lượng xe từ 10.00030.000 Xe quy đổi/ngày đêm Lưu lượng xe từ 3.00010.000 Xe quy đổi/ ngày đêm Lưu lượng xe từ 300-3.000 Xe quy đổi/ngày đêm Lưu lượng xe <300 Xe quy đổi/ ngày đêm hoặc hoặc tốc độ >60km/h đường giao thông nông thôn loại A đường giao thông nông thôn loại B Đường sắt quốc gia thông thường Đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương - Nhịp từ 50100m Nhịp từ 2550m Nhịp từ < 25m hoặc hoặc tốc độ >80km/h Đường tầu điện ngầm; đường sắt trên cao. Nhịp từ a) Cầu đường bộ 3 Nhịp >200m Cầu b) Cầu đường sắt 100-200m hoặc sử dụng công nghệ thi công mới, kiến trúc đặc biệt MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 4 | 130
  • 5. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” a) Hầm đường ô tô 4 Hầm b) Hầm đường sắt Hầm tầu điện ngầm c) Hầm cho người đi bộ Chiều dài từ 1000-3000m, tối thiểu 2 làn xe ô tô, 1 làn đường sắt Chiều dài từ 100-1000m Chiều dài <100m Bến, ụ cho tầu >50.000 DWT Bến, ụ cho tầu 30.000-50.000 DWT Bến, ụ cho tầu 10.000-30.000 DWT Bến cho tầu <10.000 DWT 3.0005.000T 1.500– 750 -1.500 T < 750T Chiều dài > 3000m, tối thiểu 2 làn xe ô tô, 1 làn đường sắt a) Bến, ụ nâng tầu cảng biển b) Cảng bến thủy cho tàu, nhà máy đóng sửa chữa tàu 5 Công trình đường thủy - > 5.000 T c) Âu thuyền cho tầu > 3.000 T 1.500 3.000 T 750- 1.500 T 200 - 750 T < 200T B > 120m; B= 90<120m B = 70- < 90m B= 50- < 70m B < 50m H = 3 - <4 m H = 2- < 3 m H < 2m B = 40 - <50m B= 30 - <40m B < 30m d) Đường thủy có bê rộng (B) và độ sâu (H ) nước chạy tàu H >5m 3000 T H = 4- <5m - Trên sông - Trên kênh đào 6 1.4. Sân bay Đường băng cất hạ cánh (phân cấp theo tiêu chuẩn cuả tổ chức ICAO) B > 70m; B= 50<70m H >6m H=5-<6 m H = 4- < 5m H = 2 - <4 m H < 3m IV E IV D III C II B IA Công trình thoát nước 1.4.1. Phân loại Trong xây dựng công trình đường bộ, công trình thoát nước được chia ra 4 loại cơ bản như sau : Loại 1 : Công trình cầu, bao gồm : • Cầu lớn : là loại cầu có khẩu độ ≥ 100 m • Cầu trung là loại cầu có khẩu độ ≥ 25m < 100 m • Cầu nhỏ là loại cầu có khẩu độ < 25 m MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 5 | 130
  • 6. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Loại 2 : Công trình cống thoát nước, bao gồm : • Cống tròn: có các loại khẩu độ từ φ 60 đến φ 150 cm • Cống vuông (cống hộp): có các loại khẩu độ (80x80), (100 x 100), (150 x 150) và (200 x 200) cm • Cống bản: có các loại khẩu độ từ 80 đến 600 cm Loại 3 : Công trình rãnh thoát nước mặt và nước ngầm, bao gồm : • Rãnh hình thang • Rãnh hình chữ nhật • Rãnh hình tam giác Loại 4 : Công trình vượt sông tạm thời, gồm có : • Phà (có bến chùi hoặc bến boong tông) • Đường ngầm • Đường tràn • Đường tràn liên hợp 1.4.2. Công năng và tính năng các công trình thoát nước Công năng và tính năng của các loại công trình thoát nước thích hợp dùng cho các loại đường bộ được tổng hợp và nêu trong Bảng 2.3: TT 1 Loại công trình thoát nước Cầu Đường Đường Đường cao tốc Ôtô đô thị - Chủ yếu dùng để vượt dòng chảy và sông có lưu lượng trên 20m3/s - Chủ yếu dùng để vượt dòng chảy và sông có lưu lượng trên 20m3/s. - Chủ yếu dùng để vượt dòng chảy và sông có lưu lượng trên 20m3/s - Có thể dùng làm cầu vượt tại các nút giao cắt khác mức - Sử dụng để làm cầu vượt tại các nút giao cắt khác mức - Thời hạn sử dụng tính toán 100 năm - Tải trọng tính toán H30, HL93 2 Cống Chủ yếu dùng để thoát nước có lưu lượng dưới - Thời hạn sử dụng tính toán 50100 năm - Tải trọng tính toán HL93, H30XB80, H18, H13. Chủ yếu dùng để thoát nước có lưu lượng dưới Đường chuyên dụng Đường GTNT - Chủ yếu để vượt sông , khe suối có lưu lượng trên 20m3/s - Chủ yếu dùng để vượt qua các sông nhỏ, kênh mương. có lưu lượng nhỏ hơn 10,0m3/s - Thời hạn sử dụng tính toán 75100 năm - Tải trọng tính toán H10-H30, HL93 - Thời hạn sử dụng tính toán 50 năm - Thời hạn sử dụng tính toán 30 năm - Tải trọng tính toán đến H13, H18 - Tải trọng tính toán H10-H30 Chủ yếu dùng để thoát nước có lưu lượng dưới MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Chủ yếu dùng để thoát nước có lưu lượng dưới Chủ yếu dùng để thoát nước có lưu lượng Trang 6 | 130
  • 7. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” 20m3/s 20m3/s 20m3/s 20m3/s dưới 20m3/s 3 Rãnh Chủ yếu dùng để thu và thoát nước mặt Chủ yếu dùng để thu và thoát nước mặt Chủ yếu dùng để thu và thoát nước mặt Chủ yếu dùng để thu và thoát nước mặt Chủ yếu dùng để thu và thoát nước mặt 4 Công trình tạm thời Không dùng công trình tạm Có thể dùng phà, đường ngầm, đường tràn, đò với đường cấp IV trở xuống Không dùng Có thể dùng phà, đường ngầm, đường tràn, đò Có thể dùng phà, đường ngầm, đường tràn, đò Bảng 2.3. Công năng và tính năng của các loại công trình thoát nước nhân tạo trên đường 1.4.3. Các công trình thoát nước nhỏ 1.4.3.1Đường tràn (a) Định nghĩa: Công trình vượt sông có mặt đường nằm sát cao độ đáy sông. Hay nói cách khác là độ chênh cao giữa cao độ đáy sông và cao độ mặt đường tràn là không lớn. Thông thường tại những khu vực này vào mùa khô nước cạn. Vào mùa mưa, nước chảy tràn qua mặt đường nhưng xe cộ vẫn đi lại được. Khi thiết kế cho phép một số ngày trong năm xe cộ không qua lại được. (b) Ưu điểm: Xây dựng đơn giản, giá thành rẻ. (c) Nhược điểm: Giao thông sẽ bị gián đoạn khi lưu lượng nước lớn, dễ bị xói lỡ công trình. (d) Phạm vi áp dụng: Sử dụng cho khu vực có dòng chảy lưu lượng nhỏ, lũ xảy ra trong thời gian ngắn. Hình 1.1 - Đường tràn 1.4.3.2Cầu tràn (a) Định nghĩa: MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 7 | 130
  • 8. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Cầu tràn là công trình được thiết kế dành một lối thoát nước phía dưới, đủ để dòng chảy thông qua với 1 lưu lượng nhất định. Khi mực nước vượt quá lưu lượng này, nước sẽ tràn qua công trình. (b) Ưu điểm: Xây dựng đơn giản, giá thành rẻ. (c) Nhược điểm: Giao thông sẽ bị gián đoạn khi lưu lượng nước lớn, dễ bị xói lỡ công trình. (d) Phạm vi áp dụng: Cầu tràn sử dụng cho dòng chảy có lưu lượng nhỏ và trung bình tương đối kéo dài trong năm. Cả hai loại cầu tràn và đường tràn đều là chướng ngại vật trong lòng sông, cản trở dòng chảy nên khi quyết định sử dụng phương án làm cầu tràn hoặc đường tràn cần chú ý xét đến chế độ dòng chảy, thuỷ văn khu vực, lưu lượng nước và hiện tượng xói lở công trình. Hình 1.2a - Cầu tràn MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 8 | 130
  • 9. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 1.2b – Một dạng cầu tràn trong thực tế 1.4.3.3Cống (a) Định nghĩa: Cống là một công trình thoát nước dành lối thoát nước ở phía dưới và không cho phép nước tràn qua công trình khi lưu lượng lớn. Cống thường được làm từ vật liệu có độ bền cao, có khả năng thoát nước với lưu lượng trung bình và tương đối lớn. Trên thực tế có hai hình thức sử dụng cống, đó là cống dọc và cống ngang đường. Cống dọc dẫn nước cần thoát theo dọc tuyến đường đến nơi xả nước nhất định; cống ngang đường thường được thiết kế để tuyến vượt qua các dòng nước nhỏ hoặc dùng để thoát nước theo phương ngang đường. Cống có nhiều dạng mặt cắt ngang khác nhau, thường thấy là dạng cống tròn và cống hộp. Trên cống có đất đắp dày tối thiểu 0,50m để phân bố áp lực bánh xe và giảm lực xung kích. (b) Ưu điểm: Xây dựng đơn giản, tuổi thọ cao hơn so với đường tràn và cầu tràn. (c) Nhược điểm: Dễ bị tắt nghẽn do các vật trôi, giá thành tương đối cao. (d) Phạm vi áp dụng: Thoát nước dọc cho các tuyến đường giao thông. Thoát nước ngang cho dòng chảy có lưu lượng trung bình và tương đối lớn. Thường các loại cống có mặt cắt ngang hình tròn được dùng ứng với lưu lượng nước thoát nhỏ hơn hoặc bằng 40-50m3/s, cống hộp thường được thiết kế để thoát nước với lưu lượng lớn hơn. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 9 | 130
  • 10. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 1.3a - Cống thoát nước ngang đường (cống hộp) Hình 1.3b - Cống thoát nước ngang đường (cống tròn) 1.4.3.4Cầu (a) Định nghĩa: Cầu được định nghĩa là các công trình vượt qua các chướng ngại như dòng nước, thung lũng, đường, các khu vực sản xuất hoặc các khu thương mại hoặc cũng có thể là vật cản bất kỳ. Theo tiêu chuẩn 22 TCN 272 – 05 thì Cầu là một kết cấu bất kỳ vượt khẩu độ không dưới 6m tạo thành một phần của một con đường. Người ta phân loại cầu theo nhiều cách khác nhau. Cách phân loại này sẽ được trình bày ở mục sau. (b) Ưu điểm: Có khả năng thoát nước với lưu lượng và khẩu độ lớn, cho phép các phương tiện qua lại phía bên dưới cầu, có tính ổn định và tuổi thọ cao, mỹ quan đẹp. (c) Nhược điểm: Thiết kế và thi công phức tạp, giá thành xây dựng cao. (d) Phạm vi áp dụng: Vượt qua các chướng ngại vật lớn: sông, thung lũng, đường… MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 10 | 130
  • 11. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Trong các trường hợp vượt dòng chảy có yêu cầu thông thuyền. Các công trình vượt chướng ngại đòi hỏi tuổi thọ cao, mang tính chất quan trọng… Trường hợp vượt các dòng chảy nhỏ nhưng phương án cống không đáp ứng được, ví dụ như: • Khi xây dựng công trình ở địa hình có độ cao vai đường thấp mà nếu sử dụng cống chìm thì không đảm bảo chiều dày tối thiểu 50cm dành cho phần đất đắp bên trên cống. • Khi dòng chảy có nhiều vật trôi nếu làm cống dễ dẫn đến khả năng tắc cống, không đảm bảo an toàn cho nền đường. • Khi có yêu cầu thoát nước nhanh không cho phép mực nước ở thượng lưu cống dâng cao làm ảnh hưởng đến khu dân cư hay ruộng vườn. Trong trường hợp này phương án sử dụng cầu thay cho phương án cống tỏ ra hợp lý hơn. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 11 | 130
  • 12. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 12 | 130
  • 13. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 1.4 – Các công trình cầu trong thực tế 1.4.3.5Tường chắn: (a) Định nghĩa: Tường chắn là công trình được xây dựng để chắn đất. Tường chắn thường có hai loại: • Tường chắn có cốt, thường được làm bằng vật liệu có độ bền cao. • Tường chắn không cốt. (b) Phạm vi sử dụng: Thường được xây dựng trong các trường hợp như: khi xây dựng nền đường trong điều kiện không thể duy trì được độ dốc tự nhiên của mái taluy nền đường hay khi cần hạn chế việc chiếm dụng mặt bằng của nền đắp (mái taluy đường đầu cầu ở các nút giao trong đô thị…). Hình 1.5a - Mô hình kết cấu tường chắn tại chân mái taluy nền đường Hình 1.5b - Mô hình kết cấu tường chắn gia cố taluy tại vị trí có nước mặt 1.4.3.6Hầm: (a) Định nghĩa: Hầm là công trình giao thông được thiết kế có cao độ thấp hơn nhiều so với cao độ mặt đất tự nhiên. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 13 | 130
  • 14. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” (b) Phạm vi áp dụng: Phương án hầm được sử dụng trong các trường hợp gặp chướng ngại vật như núi cao, sông lớn, eo biển,… mà các giải pháp khác như làm đường vòng tránh hay làm cầu vượt đều khó khăn. Ngoài ra để tiết kiệm mặt bằng, tránh ảnh hưởng tới môi trường trong các thành phố lớn cũng sử dụng phổ biến công trình hầm cho giao thông. Hình 1.6 – Công trình hầm giao thông 1.5. Các bộ phận cơ bản của công trình cầu Công trình cầu bao gồm: Cầu, đường dẫn vào cầu, các công trình điều chỉnh dòng chảy và gia cố bờ sông tại vị trí đặt cầu (nếu có). Nói chung các bộ phận cơ bản của công trình cầu gồm có: KÕt cÊu nhÞp chÝnh Mè cÇu KÕt cÊu nhÞp biªn Trô cÇu KÕt cÊu nhÞp biªn Mè cÇu Trô cÇu MNCN MNTT MNTN Hình 1.7 - Các bộ phận cơ bản của một công trình cầu 1.5.1. Kết cấu phần trên Kết cấu nhịp cầu: là bộ phận trực tiếp đỡ các tải trọng tác động trên cầu. Kết cấu nhịp cầu rất đa dạng và có thể phân loại theo nhiều hình thức khác nhau: • Phân loại theo sơ đồ tĩnh học: có sơ đồ tĩnh định như kết cấu giản đơn, kết cấu mút thừa, kết cấu khung T nhịp đeo,.. sơ đồ siêu tĩnh như kết cấu liên tục, kết cấu khung dầm, kết cấu dây treo,… MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 14 | 130
  • 15. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” • Phân loại theo dạng mặt cắt ngang dầm: mặt cắt ngang chữ nhật, chữ T, chữ I, chữ H, chữ Π, mặt cắt ngang dạng hộp kín,…. • Phân loại theo vật liệu chủ yếu cấu tạo nên kết cấu nhịp cầu: cầu thép, cầu bê tông cốt thép, cầu liên hợp,… Một số dạng mặt cắt ngang thường dùng trong thực tế: Líp BT atphan dµy 7cm, Líp phßng n­íc dµy 0,4 cm. 160 620 160 620 620 620 620 620 620 620 620 8@2100=16800 1100 1100 19000 Hình 1.8a - Mặt cắt ngang kết cấu nhịp dầm T bằng BTCT 9000 500 4000 4000 500 -Bª t«ng Asphalt T=70mm -Líp phßng n­íc T=4mm -Bª t«ng mÆt cÇu, T=200mm 1376 -TÊm bª t«ng ®óc s½n , T=80mm 2.0% 1650 2.0% 2400 2400 2400 3x2400=7200 Hình 1.8b-Mặt cắt ngang kết cấu nhịp dầm I bằng BTCT liên hợp bêtông 1/2 mÆt c¾t b - b 1/2 mÆt c¾t c - c (tû lÖ: 1/75) (tû lÖ: 1/75) 12000 5500 5500 Bª t«ng atphan: 7 cm TÇng phßng n­íc: 0.4 cm Líp BTCT liªn kÕt: 10cm 610 Chi tiÕt A i=2% 950 950 100 500 èng tho¸t n­íc 0 i=2% 500 100 500 610 500 C¸p dù øng lùc ngang lo¹i 5-4 Hình 1.8c - Mặt cắt ngang kết cấu nhịp dầm bản 2 lỗ BTCT 250 2500 14000/2 250 1/2 mÆt C¾T ®Çu dÇm 8000/2 180 1/2 mÆt C¾T L/2 1.5% 8000/2 14000/2 250 2500 250 1.5% 10 1175 2330 2330 2330 / 2 2330 / 2 2330 MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy 2330 1175 Trang 15 | 130
  • 16. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 1.8d - Mặt cắt ngang kết cấu nhịp dầm super – T bằng BTCT 16700 150 1050 1500 400 1900 2850 500 400 1900 1500 1050 150 2850 1600 600 500 10500 1200 1400 3500 2600 4500 11500 3500 1400 1200 2600 Hình 1.8e - Mắt cắt ngang kết cấu nhịp cầu dầm hộp nhiều vách ngăn BTCT Và một số dạng các loại mặt cắt ngang kết cấu nhịp dầm khác như: Dầm Pre – beam… sẽ được giới thiệu chi tiết trong môn học cầu BTCT. 1.5.2. Kết cấu phần dưới Kết cấu phần dưới: là bộ phận tiếp nhận toàn bộ các tải trọng truyền xuống từ kết cấu phần trên và truyền lực trực tiếp tới địa tầng thông qua kết cấu móng. Kết cấu phần dưới bao gồm: mố, trụ, nền móng. • Mố cầu được xây dựng tại các đầu cầu, là bộ phận chuyển tiếp giữa đường và cầu, bảo đảm xe chạy êm thuận từ đường vào cầu. Mố cầu còn có thể làm nhiệm vụ điều chỉnh dòng chảy và chống xói lở bờ sông. • Trụ cầu là bộ phận đặt ở vị trí giữa hai nhịp kề nhau làm nhiệm vụ phân chia kết cấu nhịp cầu. 1.5.3. Các kết cấu phụ trợ Các kết cấu phụ trợ trên cầu gồm có: • Bộ phận mặt cầu: Đảm bảo cho các phương tiện lưu thông được êm thuận. Do chịu tác động trực tiếp của vệt bánh xe nên mặt cầu phải đảm bảo chịu lực cục bộ; đảm bảo độ nhám, độ chống mài mòn… • Lề người đi là phần dành riêng cho người đi bộ, có thể bố trí cùng mức hoặc khác mức với phần xe chạy. Trong trường hợp cùng mức thì phải bố trí dải phân cách giữa lề người đi với phần xe chạy nhằm đảm bảo an toàn. • Lan can trên cầu: Lan can là bộ phận đảm bảo an toàn cho xe chạy trên cầu đồng thời còn là công trình kiến trúc, thể hiện tính thẩm mỹ của cầu. • Hệ thống thoát nước trên cầu: Bao gồm hệ thống thoát nước dọc và ngang cầu. Chúng được bố trí để đảm bảo thoát nước trên mặt cầu. • Hệ liên kết trên cầu: Gồm gối cầu, khe co giãn. + Gối cầu là một bộ phận quan trọng, nó giúp truyền tải trọng từ kết cấu nhịp xuống các kết cấu phần dưới, là hệ liên kết giữa kết cấu phần trên và kết cấu phần dưới của công trình cầu. + Khe co giãn (khe biến dạng): là bộ phận đặt ở đầu kết cấu nhịp, để nối các MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 16 | 130
  • 17. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” kết cấu nhịp với nhau hoặc nối kết cấu nhịp với mố cầu nhằm đảm bảo khai thác êm thuận. Khe biến dạng bảo đảm cho các kết cấu nhịp chuyển vị tự do theo đúng sơ đồ kết cấu đã thiết kế. Ngoài ra trên cầu còn có các hạng mục như: các thiết bị kiểm tra, biển báo, thông tin tín hiệu và chiếu sáng trên cầu,… 1.6. Phân loại cầu Có nhiều cách phân loại cầu khác nhau. Có thể phân loại theo cao độ đường xe chạy, theo vật liệu làm cầu, theo mục đích sử dụng, theo dạng kết cấu và chướng ngại vật mà cầu vượt qua, theo sơ đồ chịu lực… 1.6.1. Phân loại cầu theo cao độ đường xe chạy • Cầu có đường xe chạy trên: Khi đường xe chạy đặt trên đỉnh kết cấu nhịp. Hình 1.10a – Cầu có đường xe chạy trên • Cầu có đường xe chạy dưới: Khi đường xe chạy bố trí dọc theo biên dưới của kết cấu nhịp. Hình 1.10b – Cầu có đường xe chạy dưới • Cầu có đường xe chạy giữa: Khi đường xe chạy bố trí trong phạm vi chiều cao của MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 17 | 130
  • 18. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” kết cấu nhịp. Hình 1.10c – Cầu có đường xe chạy giữa 1.6.2. Phân loại cầu theo vật liệu làm cầu Theo vật liệu xây dựng cầu, cầu được phân thành các loại cơ bản sau: • Cầu đá xây, bê tông : Hình 1.11a – Cầu đá xây • Cầu thép: MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 18 | 130
  • 19. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 1.11b – Cầu có kết cấu nhịp bằng thép • Cầu bêtông cốt thép: Hình 1.11c – Cầu có kết cấu nhịp bằng bê tông • Cầu BTCT dự ứng lực: Hình 1.11d – Cầu có kết cấu nhịp bằng bê tông cốt thépdự ứng lực MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 19 | 130
  • 20. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” 1.6.3. Phân loại cầu theo mục đích sử dụng • • • • Cầu ôtô: Cầu cho tất cả các phương tiện giao thông trên đường ôtô. Cầu đường sắt: Cầu chỉ cho tàu hỏa được phép lưu thông. Cầu cho người đi bộ: Cầu chỉ cho phép người đi bộ lưu thông. Cầu đặc biệt (dẫn các đường ống, đường dây điện...). 1.6.4. Phân loại cầu theo dạng kết cấu và chướng ngại phải vượt qua Gồm cầu có KCN cố định và cầu có KCN di động 1.6.4.1Cầu cố định Cầu cố định là cầu có khổ giới hạn dưới cầu (tịnh không dưới cầu) cố định đảm bảo cho thông xe hoặc thông thuyền qua lại an toàn dưới cầu hoặc bắc qua các chướng ngại lớn, bao gồm: • Cầu thông thường: cầu vượt qua các chướng ngại thiên nhiên như sông, suối, các thung lũng hoặc các dòng nước… Hình 1.12a – Cầu vượt qua thung lũng • Cầu vượt: xuất hiện khi có các giao cắt xuất hiện trên các tuyến giao thông, tại các tuyến này các hướng cắt nhau có lưu lượng lớn chẳng hạn như tuyến đường ôtô giao với các đại lộ chính hoặc giao cắt với đường sắt.v.v… MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 20 | 130
  • 21. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 1.12b – Cầu vượt trên đường • Cầu cạn (cầu dẫn): được xây dựng ngay trên mặt đất nhằm dẫn vào 1 cầu chính hoặc chính là một biện pháp giải phóng không gian phía dưới bằng cách nâng cao độ phần xe chạy lên. Các cầu này thường được xây dựng trong thành phố cho đường ôtô, xe điện ngầm, đường sắt trên cao... Hình 1.12c – Cầu cạn trên đường • Cầu cao: Cầu bắc qua các thung lũng sâu, các trụ cầu thường rất cao trên 20-25m (thậm trí đến hàng trăm mét). MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 21 | 130
  • 22. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 1.12d – Cầu cao 1.6.4.2 Cầu di động (hay còn gọi là cầu quay, cầu cất) Cầu di động là cầu có khổ giới hạn phía dưới cầu (tịnh không dưới cầu) có thể thay đổi cho thông xe cộ hoặc thông thuyền. Tại một số vị trí xây dựng cầu khi khổ thông thuyền dưới cầu lớn trên 40 - 60m, chiều dài cầu lúc đó sẽ rất lớn, trụ mố rất cao. Việc lựa chọn kết cấu phần dưới đảm bảo các yếu tố trên sẽ dẫn tới tăng giá thành công trình, hoặc tại một số vị trí không có điều kiện để vuốt nối cầu từ cao độ đỉnh mặt cầu tính toán tới đường hai đầu cầu, lúc này giải pháp cầy quay được chọn là hợp lý. Vậy, cầu di động là loại có từ 1 hoặc 2 nhịp sẽ được di động khỏi vị trí để tàu bè qua lại trong khoảng thời gian nhất định. Phương án di động của nhịp cầu có thể là: Kết cấu nhịp cầu mở theo góc đứng từ 70 - 800, hoặc quay trên mặt bằng góc 900, hoặc cả kết cấu nhịp tịnh tiến theo phương đứng. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 22 | 130
  • 23. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 1.13a – Cầu quay ở Đà Nẵng (Cầu Sông Hàn) Hình 1.13b – Một dạng cầu xếp 1.6.5. Phân loại cầu theo sơ đồ chịu lực 1.6.5.1Cầu dầm Nhịp cầu gồm các dầm bằng bêtông, BTCT hay bằng thép. Bộ phận chịu lực chủ yếu là dầm, làm việc theo chịu uốn, phản lực ở gối kê dầm có phương thẳng đứng và có hướng từ dưới lên. Cầu dầm có thể là dầm giản đơn, cầu dầm hẫng, cầu dầm hẫng có nhịp đeo, dầm liên tục nhiều nhịp … M Hình 1.14a – Mô hình cầu dầm giản đơn một nhịp M Hình 1.14b– Mô hình cầu dầm hẫng M Hình 1.14c- Mô hình cầu dầm hẫng nhịp đeo MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 23 | 130
  • 24. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” M Hình 1.14d- Mô hình cầu dầm liên tục 1.6.5.2Cầu Vòm Cầu vòm là dạng kết cấu chịu lực chủ yếu là vòm; vòm chịu nén và uốn là chủ yếu. Sơ đồ tính toán đối với kết cấu cầu vòm theo các dạng vòm trong cơ học kết cấu đã được làm quen như là: dạng vòm không chốt (hai đầu ngàm), dạng vòm 1 chốt trên đỉnh vòm, dạng vòm 2 chốt tại hai mố cầu, dạng vòm 3 chốt… Hình 1.15 – Ảnh một dạng cầu vòm trong thực tế 1.6.5.3Cầu khung Cầu khung là dạng kết cấu có kết cấu nhịp cầu được nối liền với kết cấu trụ phía dưới. Với loại cầu này, sơ đồ chịu lực là dạng khung, các lực tác dụng vào kết cấu sẽ được phân chia cho cả nhịp cầu và kết cấu mố trụ phía dưới. Phản lực gối phía dưới gồm có lực thẳng đứng V và lực đẩy ngang H, nếu chân khung liên kết khớp thì không có mômen M. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 24 | 130
  • 25. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 1.16 – Một dạng kết cấu cầu khung trong thực tế 1.6.5.4Cầu treo dây võng Cầu treo hay còn gọi là cầu dây võng. Thành phần chịu lực chủ yếu là dây cáp hoặc dây xích đỡ hệ mặt cầu. Cầu gồm một dây cáp chủ và các hệ thống cáp treo hoặc thanh treo. Hệ thống dây này tham gia đỡ hệ kết cấu nhịp cầu, hệ mặt cầu và dây chủ yếu là làm việc chịu kéo. Trên quan điểm tĩnh học, cầu treo là hệ thống tổ hợp giữa dây và dầm. Tại chỗ neo cáp của cầu treo có phản lực thẳng đứng (lực nhổ) và phản lực nằm ngang hướng ra phía sông. Hình 1.17 - Cầu treo dây võng 1.6.5.5Cầu dây văng Cầu dây văng là loại cầu có dầm cứng tựa trên các gối cứng là các mố trụ và các gối đàn hồi là các điểm treo dây văng. Dây văng là các dây xiên, một đầu neo vào tháp cầu, dầu kia neo vào kết cấu nhịp cầu để tạo thành các gối đàn hồi. Cầu dây văng áp dụng MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 25 | 130
  • 26. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” có hiệu quả cho các nhịp cầu từ 200m đến 500m hoặc có thể lên đến 890m như ở cấu Tatara - Nhật Bản và lớn hơn. Ngoài các cách phân loại trên chúng ta còn có thể thấy khái niệm về cầu liền khối, cầu cong và các dạng kết cấu cầu đặc biệt khác. Hình 1.18a – Cầu Bãi Cháy – Cầu dây văng một mặt phẳng dây Hình 1.18b – Cầu Sunshine Skyway (Florida-Mỹ) 1.7. Các kích thước cơ bản của cầu Các kích thước cơ bản của cầu bao gồm: • Chiều dài toàn cầu: Là toàn bộ chiều dài cầu tính đến đuôi tường cánh mố. Được xác định bằng tổng chiều dài các dầm cộng với chiều rộng các khe co giãn và chiều dài tường cánh mố ở hai bên đầu cầu; • Chiều dài dầm cầu: Khoảng cách giữa hai đầu dầm; • Chiều dài nhịp cầu: Khoảng cách tim các trụ hoặc khoảng cách từ tim trụ đến đầu dầm trên mố; MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 26 | 130
  • 27. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” • Chiều dài nhịp dầm tính toán: Khoảng cách giữa tim hai gối cầu; • Khổ giới hạn (tịnh không): Khoảng không gian trống không có chướng ngại, được dành cho thông xe trên cầu hoặc thông xe dưới cầu hoặc thông thuyền dưới cầu; • Chiều dài nhịp tĩnh không: Khoảng cách tĩnh giữa hai mép trong của mố hoặc trụ, còn được gọi là bề rộng tĩnh không dưới cầu; KÕt cÊu nhÞp cÇu giµn thÐp Tªn líp C ao ® é (m ) m Æt c¾ t l ç k h oa n Cao ®é ®Ønh mÆt cÇu Khe co gi·n Mè cÇu §é s©u biÓu ®å thÝ nghiÖm N = Bóa / 30c m (m) 0 10 20 30 40 50 Cao ®é ®¸y dÇm Trô cÇu §Êt ®¾p nÒn nhµ. KQ 12.10 13 1.50-1.95 SÐt, m x¸mn©u ®èm®en, tr¹ng th¸i dÎo µu cøng. 2c 14 3.50-3.95 15 5.50-5.95 6.90 SÐt, m x¸m ®en lÉn Ý h÷u c¬, tr¹ng th¸i µu t dÎo m Òm. 7.50-7.95 SÐt, m x¸m tr¾ng, vµng nh¹t, loang læ, µu tr¹ng th¸i nöa c øng. 5c 11.50-11.95 3.70 8d 9.50-9.95 13.50-13.95 7 13 13 15 -1.60 -7.40 17.50-17.95 19.50-19.95 21.50-21.95 23.50-23.95 14 19 H SÐt pha m x¸m n©u, x¸mvµng, tr¹ng th¸i 15.50-15.95 µu dÎo cøng. 9c KCN cÇu bªt«ng cèt thÐp th Ý n gh iÖ m xu yªn ti ªu chu Èn M« t¶ ®Êt ®¸ 22 20 Khæ th«ng thuyÒn B MNCN Cao ®é ®¸y bÖ mãng Cäc khoan nhåi §­êng kÝnh D, chiÒu dµi dù kiÕn L 20 C¸t v m x¸mghi, kÕt cÊu chÆt võa, õa, µu b·o hßa n­íc. 17a 25.50-25.95 27.50-27.95 29.50-29.95 31.50-31.95 -24.77 C¸t võa l n Ýt s¹n sái, m n©u vµng, kÕt É µu cÊu chÆt , b·o hßa n ­íc. 17b 33.50-33.95 35.50-35.95 37.50-37.95 (Xemtrang tr­íc). 17b 39.50-39.95 -34.27 41.50-41.95 C¸t sái, m x¸mtr¾ng, x¸mvµng, kÕt cÊu µu 43.50-43.95 rÊt chÆt, b·o hßa n­íc. 22c -38.77 45.50-45.95 47.50-47.75 Cuéi, mµu x¸mvµng, x¸m tr¾ng, kÕt cÊu rÊt 49.50-49.72 chÆt, b·o hßa n­íc. 24b 51.50-51.76 -47.02 53.50-53.75 25 MNTT 2 6 25 30 33 34 36 4 0 >50 Cao ®é mòi cäc MNTN >50 >50 >50 Cao ®é mòi cäc >50 >50 >50 Cét ®Þa chÊt cña 1 lç khoan t¹i vÞ trÝ mè cÇu Cäc khoan nhåi §­êng kÝnh D, chiÒu dµi dù kiÕn L Cao ®é ®¸y bÖ mãng Cao ®é mòi cäc Cao ®é ®¸y bÖ mãng Cäc khoan nhåi §­êng kÝnh D, chiÒu dµi dù kiÕn L Hình 1.9 - Bố trí chung cầu – các kích thước cơ bản của cầu • Khe co giãn là khoảng cách giữa hai đầu dầm hoặc là khoảng cách từ đầu dầm gần mố đến mép trong tường đỉnh mố; • Chiều cao cầu là khoảng cách tính từ đỉnh mặt đường xe chạy trên cầu đến mực nước thấp nhất (hoặc mặt đất tự nhiên đối với cầu cạn); • Chiều cao kiến trúc cầu là khoảng cách từ đỉnh đường xe chạy đến đáy kết cấu nhịp, chiều cao này phụ thuộc vào dạng mặt cắt kết cấu nhịp lựa chọn; • Chiều cao tĩnh không dưới cầu: + Đối với trường hợp sông không có thông thuyền : Chiều cao tĩnh không dưới cầu là khoảng cách tính từ đáy KCN đến MNCN, chiều cao này được lấy như sau: Ø Không có cây trôi thì chiều cao này lấy ít nhất 0.5m. Ø Có cây trôi hoặc đá lăn, đá đổ thì đối với cầu ôtô thì lấy bằng 1.0m và cầu đường sắt thì lấy bằng 1.5m + Đối với trường hợp sông có thông thuyền: Chiều cao tĩnh không dưới cầu là khoảng cách tính từ đáy KCN đến MNTT, chiều cao này phải được lấy theo qui định của tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-05, nó phụ thuộc vào cấp sông do Cục đường sông quy định. + Đối với trường hợp phía dưới là đường giao thông: Chiều cao tĩnh không dưới cầu là khoảng cách tính từ đáy KCN đến cao độ tim mặt đường phía bên dưới. Chiều cao này được quy định tùy theo cấp đường dưới cầu. • Các cao độ thể hiện trên bố trí chung cầu: MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 27 | 130
  • 28. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” + Mực nước thấp nhất (MNTN): được xác định bằng cao độ mực nước thấp nhất vào mùa khô. + Mực nước cao nhất (MNCN): được xác định theo số liệu quan trắc thuỷ văn về mực nước lũ tính toán theo tần suất qui định. Tần suất này được lấy tuỳ theo hạng mục thiết kế, tần suất lũ thiết kế đối với cầu và đường là khác nhau. + Mức nước thông thuyền (MNTT): là mực nước cao nhất cho phép tàu bè qua lại dưới cầu một cách an toàn. + Cao độ đáy dầm: là điểm thấp nhất của đáy dầm mà thỏa mãn yêu cầu thông thuyền, cũng như yêu cầu về MNCN. + Cao độ đỉnh trụ: là điểm cao nhất của xà mũ trụ. Cao độ đỉnh trụ luôn được lấy cao hơn mực nước cao nhất ít nhất là 25cm. + Cao độ đỉnh mố: là điểm trên cùng của tường đỉnh mố + Cao độ đỉnh bệ móng: Cao độ này được xác định trên cơ sở của việc đặt bệ móng mố, trụ cầu. Tuỳ theo dạng địa chất công trình mà kết cấu móng có thể là dạng móng sâu hay móng nông, song cao độ đỉnh bệ móng được lấy hoặc là nằm dưới cao độ mặt đất thiên nhiên là 50cm hoặc thấp hơn mực nước thấp nhất là 25cm. + Cao độ đỉnh chân khay: được lấy thấp hơn đường xói lở chung của lòng sông ít nhất là 50 cm. 1.8. Các yêu cầu cơ bản đối với công trình cầu, cống Công trình cầu, cống là sự kết hợp của nhiều yếu tố về mặt kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, khai thác, kinh tế, xã hội… Nói chung, khi thiết kế loại cầu, cống nào thì cũng phải đảm bảo tối thiểu đạt được các yêu cầu sau: 1.8.1. Yêu cầu về kỹ thuật công trình Khi thiết kế công trình cầu cần chú ý đến các điều kiện quan trọng sau đây: • Công trình cầu thiết kế cần đảm bảo yêu cầu về độ bền, khả năng chịu lực của kết cấu dưới tác dụng của tải trọng. • Công trình cầu thiết kế phải đảm bảo yêu cầu về mặt độ cứng. Dưới tác dụng của tải trọng không bị biến dạng hoặc biến dạng nhưng không được vượt quá trị số cho phép nhất định. • Ngoài ra, khi thiết kế cầu chú ý về độ ổn định của công trình. Phải đảm bảo cho công trình giữ nguyên được hình dáng tổng thể, vị trí ban đầu dưới tác dụng của tải trọng khác nhau. Công trình cầu được thiết kế sao cho việc chế tạo và lắp ráp có thể thực hiện không quá khó khăn hoặc phát sinh sự cố và các ứng lực lắp ráp nằm trong giới hạn cho phép. Khi phương pháp thi công của cầu không rõ ràng hoặc có thể gây nên ứng suất lắp ráp không chấp nhận được thì ít nhất phải có một phương pháp khả thi được nêu trong hồ sơ hợp đồng. Nếu thiết kế đòi hỏi phải có một số thanh tăng cường tạm và hoặc trụ đỡ khi MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 28 | 130
  • 29. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” lắp ráp theo phương pháp được chọn thì các chỉ dẫn về yêu cầu này phải đựơc ghi trong hồ sơ hợp đồng. Cần tránh các chi tiết hàn ở những chỗ hẹp hoặc phải đổ bê tông qua những khe cốt thép dày đặc. Cần xét đến các điều kiện khí hậu và thuỷ lực có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng. 1.8.2. Quy định về tần suất tính toán lưu lượng của công trình thoát nước Tuỳ theo tính chất quan trọng của công trình đường bộ và cấp hạng kỹ thuật của đường bộ mà quy định tần suất tính toán thuỷ văn, thuỷ lực công trình phù hợp trị số nêu ở Bảng 2.5 MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 29 | 130
  • 30. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Đối với công trình nhân tạo trên các tuyến đường có tốc độ thiết kế : V=120 Km/h V=100 Km/h V=80 Km/h V=60 Km/h V=40 Km/h V=30 Km/h V= 20 Km/h Đường Đường Đường cao tốc Tên chỉ tiêu đô thị Đ. chuyên dụng Đường GTNT Ôtô 1% 1% 1% 2% - 1% 2% 4% 10% 10% 20% 1% 1% 2% 4% 10% 10% 20% 2% 4% 10% 20% 20% 10% 20% 25% Bảng 2.5 Tần suất tính toán lưu lượng thiết kế của các công trình thoát nước 1.8.3. Yêu cầu về mặt khai thác công trình Cầu phải đảm bảo xe cộ trên đường đi lại được thuận tiện, an toàn mà không phải giảm tốc độ. Chiều rộng đường xe chạy phải phù hợp với lưu lượng và loại xe tính toán. Mặt cầu tốt đảm bảo độ bằng phẳng, độ nhám và thoát nước sau mố tốt. Sơ đồ cầu, chiều dài nhịp, chiều dài cầu đảm bảo thoát lũ, tàu bè qua lại dưới sông dễ dàng và an toàn. 1.8.4. Yêu cầu về mặt kinh tế Loại hình kết cấu, chiều dài nhịp và vật liệu phải được lựa chọn có xét đầy đủ đến giá thành dự án. Cần xét đến chi phí tương lai trong tuổi thọ thiết kế của cầu. Các nhân tố địa phương như vật liệu tại chỗ, chế tạo, vị trí của các trở ngại trong vận chuyển và lắp ráp cũng phải được xem xét. Xây dựng cầu phải đảm bảo chi phí thiết bị, vật liệu rẻ nhất, giảm sức lao động, giảm giá thành xây dựng, phải tính đến giá thành duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác cầu. Khi lựa chọn các hạng mục kết cấu cần xét đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. 1.8.5. Yêu cầu về mặt mỹ quan, kiến trúc Giải pháp xây dựng cầu và cống phải theo đúng quy hoạch giao thông vận tải và quy hoạch xây dựng của tỉnh, thành phố và của vùng. Cầu cần được thiết kế phù hợp với cảnh quan của môi trường xung quanh. Giải pháp kiến trúc phải theo đúng quy hoạch kiến trúc về kiểu dáng kết cấu, chiều cao công trình, tầm nhìn và phù hợp với các công trình xây dựng của khu vực. Các giải pháp kiến trúc cầu, cống phải thoả mãn các yêu cầu về chức năng sử dụng, về tổ chức không gian chung của khu vực và về công nghệ xây dựng, bố trí trang thiết bị kỹ thuật cho công trình. Các kết cấu trên cầu mang các nét đặc trưng có sự phối hợp hài hoà để tạo nên vẻ đẹp cho công trình. Công trình Cầu phải được bổ sung vẻ đẹp cho cảnh quan xung quanh, MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 30 | 130
  • 31. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” có hình dáng đẹp và tạo dáng khoẻ khoắn. Người kỹ sư cần chọn hình dáng đẹp cho kết cấu bằng cách cải thiện hình dạng bản thân và quan hệ giữa các cấu kiện. Cần tránh áp dụng cách làm đẹp không bình thường, phi kết cấu, những thay đổi đột ngột về hình dáng và loại hình cấu kiện. Khi không thể tránh được ranh giới giữa các loại hình kết cấu khác nhau cần tạo dáng chuyển tiếp hài hoà giữa chúng. 1.8.6. Yêu cầu về mặt môi trường Đối với môi trường cảnh quan phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và cảnh quan, tuân thủ qui định về bảo vệ các danh lam, thắm cảnh và di tích lịch sử, công trình văn hoá qui định tại Điều 4.14 Phần II- Chương 4 của Quy chuẩn xây dựng. Tác động của cầu và các công trình giao thông trên tuyến đến các di tích lịch sử, đến dân cư địa phương, đất trồng và các vùng nhạy cảm về mỹ quan, môi truờng và sinh thái đều phải được xem xét. Thiết kế phải tuân theo mọi luật lệ quy định về môi trường có liên quan, phải xem xét về địa mạo dòng sông, hệ quả của xói lở lòng sông, cuốn trôi cây cỏ gia cố nền đắp và trong trường hợp cần thiết còn phải xem xét những tác động đến động lực dòng triều cửa sông. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 31 | 130
  • 32. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Chương 2: Các kết cấu và thiết bị trên công trình cầu 2.1. Bộ phận mặt cầu Mặt cầu đường ôtô và đường sắt có những đặc trưng riêng. Mặt cầu ôtô là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bánh xe của hoạt tải nên phải đáp ứng các yêu cầu như: ít bị hao mòn, bằng phẳng không gây lực xung kích lớn để xe chạy được êm thuận, thoát nước nhanh và trọng lượng bản thân nhẹ để giảm tĩnh tải. Mặt cầu đường sắt thì chủ yếu gồm ray, tà vẹt và các bộ phận khác có thể có hoặc không như đá ba lát. 2.1.1. Mặt cầu ôtô 2.1.1.1Mặt cầu có lớp phủ bêtông atphanlt Thông thường mặt cầu có lớp phủ bêtông atphanlt thường có cấu tạo bao gồm các lớp sau: • Lớp bê tông nhựa dày 4-7cm. • Lớp phòng nước nhằm bảo vệ bản mặt cầu khỏi bị ngấm nước, có thể gồm: lớp nhựa đường nóng + một lớp vải thô tẩm nhựa; lớp sử dụng tấm cao su dày 4mm dán trực tiếp xuống lớp mui luyện thông qua keo dán và tác dụng nhiệt ; hoặc dung dịch hóa chất đượ thi công dưới dạng phun trực tiếp trên măt cầu như Racond7. • Lớp bê tông bảo hộ hoặc tạo mui luyện (tạo dốc) để tránh những lực tập trung nguy hiểm, có chiều dày 4-6cm, được làm bằng bê tông cấp > 28 Mpa. Để tăng tác dụng bảo vệ và độ bền của lớp này thường đặt lưới thép đường kính 4-6mm với ô lưới 5x5cm hoặc 10x10cm. Lưới cốt thép này nhất thiết phải đặt ở các cầu BTCT lắp ghép có bản mặt cầu hẫng. Hình 2.1 – Cấu tạo mặt cầu có lớp phủ bêtông atphanlt 2.1.1.2Cấu tạo mặt cầu có lớp phủ bê tông xi măng MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 32 | 130
  • 33. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 2.2 – Cấu tạo mặt cầu có lớp phủ bêtông xi măng Loại mặt cầu này có lớp vữa đệm và lớp cách nước giống loại mặt cầu có lớp phủ bằng bê tông atphalt, trên lớp cách nước là lớp BT cấp > 28 Mpa, dày từ 6-8cm, có lưới cốt thép. Loại mặt cầu này có cường độ tốt, chống thấm tốt nhưng sửa chữa khó khăn hơn loại trên. 2.1.1.3Cấu tạo mặt cầu của một số đồ án cầu điển hình ở Việt Nam Theo một số đồ án cầu BTCT điển hình của Việt Nam, cấu tạo các lớp phủ mặt cầu có thể lấy một trong hai dạng sau đây: • Trường hợp có dùng bê tông nhựa: + Lớp trên cùng là bê tông nhựa dày 5cm + Bên dưới là lớp bê tông xi măng cấp > 28MPa, dày 5cm, trong lớp này đặt lưới cốt thép đường kính d = 6mm, ô lưới vuông 10 × 10cm. • Trường hợp không dùng bê tông nhựa. + Chỉ có một lớp bê tông xi măng cấp > 28 Mpa dày 8cm đổ tại chỗ trên mặt dầm đã lắp ghép xong. Trong lớp này cũng đặt lưới cốt thép đường kính d = 6mm, ô lưới vuông 10×10cm. 2.1.1.4Mặt cầu bằng thép Trong cầu thép, để giảm trọng lượng tĩnh tải mặt cầu có thể cấu tạo mặt cầu bằng thép. Trên tấm thép dày 10-12mm được tăng cường bởi các sườn đứng dọc và ngang làm từ các dải thép bản được hàn đính vào mặt dưới của tấm thép. Kết cấu mặt cầu kiểu này thường được cho tham gia chịu lực cùng với dầm chủ như là một bộ phận của tiết diện dầm chủ và gọi là “bản trực hướng”, ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ của hệ liên kết dọc trên. Phía mặt trên của tấm thép thường được xử lý theo các cách như sau: • Hàn đính lưới thép lên trên mặt tấm thép mặt cầu, lưới này thường được làm từ các thanh cốt thép đường kính 6mm thành những ô vuông cạnh khoảng 10-15cm. Sau đó, tiến hành rải một lớp bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng. • Hoặc trên bề mặt tấm thép tiến hành tưới một lớp expoxy, sau đó rải một lớp đá dăm nhỏ, rồi tiếp tục rải một lớp bê tông nhựa lên trên. Trên thực tế còn có kiểu mặt cầu bằng thép làm dưới dạng sàn mắt cáo rỗng có trọng lượng rất nhẹ chỉ vào khoảng 130-150 kg/m2. Loại mặt cầu này đáp ứng tốt các yêu MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 33 | 130
  • 34. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” cầu về sử dụng như độ bằng phẳng, độ nhám đồng thời lại không cần bố trí hệ thống thoát nước nhưng có nhược điểm là đắt tiền. 2.1.2. Cấu tạo mặt cầu đường sắt 2.1.2.1Mặt cầu có tà vẹt đặt trực tiếp trên dầm Đây là loại mặt cầu có ray đặt trên tà vẹt, tà vẹt được kê trực tiếp lên dầm chủ của cầu. Khoảng cách giữa hai dầm chủ thường nằm trong khoảng 1.8m-2.5m. Các tà vẹt trên cầu thường có chiều dài 2.2m-3m, tiết diện 20x20cm hoặc 20x24cm tùy vào khổ đường tiêu chuẩn là 1435mm hay 1000mm Mặt cầu có tà vẹt đặt trực tiếp trên dầm có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, trọng lượng nhẹ, chiều cao kiến trúc thấp nhưng khó đảm bảo được sự đồng nhất của tuyến đường trong đoạn trên cầu với phần ngoài cầu, khó tạo siêu cao trên đường cong và khi tàu chạy qua cầu gây tiếng ồn lớn. 2.1.2.2Mặt cầu có máng ba-lát Đây là loại thông dụng nhất hiện nay, nó gồm ray đặt trên tà vẹt, dưới tà vẹt là đá balát dày tối thiểu 25cm. Bản mặt cầu BTCT thường có dạng lòng máng để chứa đá dăm. Chiều rộng của máng balát tối thiểu ở phía trên là 3.4m đối với khổ đường sắt 1435mm, là 2.6m đối với khổ đường sắt 1000mm. Loại mặt cầu này thích hợp với các cầu nhỏ, duy tu dễ, giảm tiếng ồn khi tàu chạy qua cầu. Nhưng loại mặt cầu này có tĩnh tải và chiều cao kiến trúc lớn. 750 450 2100/2 2100/2 450 750 1000 1 2 4 3 8 5 6 Hình 2.3 – Cấu tạo mặt cầu có máng ba lát 1- Ray chính ; 2- Ray phụ; 3- Tà vẹt ; 4- Đá ba-lát; 5- Lớp bê tông bảo vệ; 6- Lớp cách nước; 7- Lớp đệm tạo dốc ngang 8- Tấm thép đậy 2.1.2.3Mặt cầu có ray đặt trực tiếp lên bản bê tông cốt thép Loại mặt cầu có ray đặt trực tiếp lên mặt bản BTCT thường được áp dụng ở các cầu đi chung đường sắt - đường ô tô trùng mặt xe chạy. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 34 | 130
  • 35. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Ưu điểm của loại mặt cầu này là loại bỏ được tĩnh tải của lớp ba-lát nặng, giảm được chiều cao kiến trúc của cầu, tuy nhiên liên kết giữa ray và bản BTCT tương đối phức tạp. Bu l«ng neo D 18-N 6 § ai èc N 5 Vßng ®Öm N 4 70 B¶n thÐp ®Öm ray N 2 L100x100x10 120 130 20 C ãc N 3 65 75 75 100 65 V÷a Xi m ¨ng ®Öm 134 § Öm cao su dµy 1cm 290 Hình 2.4a – Cấu tạo mặt cầu có ray đặt trực tiếp lên bản bê tông 1- Bản đệm thép; 2- Bản đệm gồ ép; 3- Ê-cu; 4- Bu lông; 5- Khoảng trống trong bêtông bản; 6- Bản đệm cao su; 7- Hộp thép dày 3mm; 8- Bản thép; 9- Thép góc; 10- Bản đệm thép. A A-A 300+50 S¾t gãc thay ray phô Cãc A Hình 2.4b – Một cách liên kết ray trực tiếp vào bản BTCT 2.2. Lan can và lề người đi bộ 2.2.1. Lan can Lan can cầu không những là bộ phận đảm bảo an toàn cho các phương tiên lưu thông trên cầu mà còn thể hiện vẽ đẹp kiến trúc của cầu. Vì vậy, kết cấu lan can phải vững chắc, đẹp và phù hợp với cảnh quan khu vực xây dựng cầu. Lan can của các kết cấu cầu thép thường làm bằng thép. Cột lan can là những đoạn MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 35 | 130
  • 36. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” thép hình gắn trực tiếp vào đầu mút thừa đỡ phần đường người đi. Lan can cầu BTCT có thể được hàn nối từ các thanh hoặc tấm hoặc ống thép hoặc cũng có thể bằng bê tông cốt thép. Dưới đây là một số loại lan can hiện nay đang rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các công trình cầu ở Việt Nam. Hình 2.5a – Ảnh một dạng lan can trong thực tế Hình 2.5b – Một dạng lan can được sử dụng cho các cầu ở đô thị Hình 2.5c – Cấu tạo lan can được dùng trong cầu BTCT có tay vịn bằng ống thép MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 36 | 130
  • 37. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 2.5d – Một số dạng lan can khác được dùng trong thực tế 2.2.2. Vỉa hè - lề người đi bộ Cấu tạo vỉa hè trên cầu ô-tô rất đa dạng: lắp ghép, đúc bê tông tại chỗ, có hoặc không có dải bảo vệ v.v.... Trên các cầu ở miền Bắc nước ta hiện nay thường có kết cấu vỉa hè lắp ghép. Chiều rộng vỉa hè trên cầu được quy định là bội số của 750 mm, tùy thuộc vào lưu lượng người đi bộ qua cầu. Khả năng thông qua của một dải vỉa hè lấy là 1000 người/giờ. Như vậy chiều rộng vỉa hè một dải kề sát đường xe chạy lấy là 1000mm (bằng 750mm + dải bảo vệ 250mm). Ở một số cầu miền núi hoặc cầu trên đường địa phương có ít xe qua lại, có thể thay vỉa hè bằng một dải bảo vệ rộng 250mm. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 37 | 130
  • 38. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 38 | 130
  • 39. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 2.6 – Cấu tạo một số dạng vỉa hè trong thực tế 2.3. Độ dốc, phòng nước, thoát nước trên cầu 2.3.1. Độ dốc dọc và độ dốc ngang trên cầu 2.3.1.1Độ dốc dọc và ngang trên cầu ô tô Việc bố trí độ dốc dọc và ngang trên cầu nhằm mục đích thoát nước mặt, ngăn không cho nước mặt thấm xuống kết cấu phần dưới. Cầu có bố trí độ dốc dọc ngoài mục đích thoát nước mặt nó còn mang ý nghĩa giảm chiều dài cầu, hạ cao độ mặt cầu đến gần với cao độ của mặt đất tự nhiên tại hai đầu cầu, làm giảm khối lượng đất đắp hai đầu cầu, tránh làm các kết cấu tường chắn, mố cầu quá cao. Độ dốc dọc cầu không được lớn hơn 4% trường hợp cầu trong thành phố, tuyến đường cao tốc có thể làm cầu với độ dốc dọc hai chiều từ 1%-3% có nối tiếp bằng đường cong đứng với bán kính cong 3000-120000m, ứng với tốc độ xe từ 80-120km/h, quy định về độ chênh dốc dọc giữa hai nhịp kề nhau không được lớn hơn 1.5%-2% . Cần chú ý nếu độ dốc dọc quá lớn có thể thay đổi sự làm việc của công trình và gây ra khó khăn cho xe chạy, thi công, bảo dưỡng cầu. Độ dốc ngang cầu giúp cho cầu thoát nước mặt tốt, thường độ dốc ngang cầu được thiết kế từ 1.5%-2%. Có thể tạo dốc ngang cầu bằng hai cách, hoặc thay đổi bề dày lớp vữa đệm, hoặc thay đổi cao độ đá kê gối theo phương ngang cầu. Phần đường người đi trên cầu thường làm dốc ngang từ 1%-1.5% về phía tim cầu. 2.3.1.2Độ dốc dọc và ngang trên cầu đường sắt Mặt cầu có máng đá dăm phải có độ dốc dọc và ngang để thoát nước, độ dốc đó không nhỏ hơn 3%. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 39 | 130
  • 40. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” 2.3.2. Lớp phòng nước trên cầu Với nước mặt không cho phép thâm nhập vào mặt cầu, chảy vào khu vực gối cầu và đỉnh kết cấu mố trụ. Với nước ngầm không cho phép nước ngầm trong phần đất của nền đường đầu cầu ngấm vào từ sau mố. Chính vì vậy trên mặt cầu và mặt sau mố phải dùng lớp phòng nước để cản trở nước mặt và nước ngầm. Lớp này che phủ trên bề mặt của bê tông làm nhiệm vụ chống thấm. Lớp phòng nước này có thể sử dụng nhựa đường đun nóng quét lên bề mặt lớp bê tông hoặc dùng bao đay tẩm nhựa đường, hoặc vải chống thấm, tôn mỏng… 2.3.3. Hệ thống thoát nước trên cầu Qui định cứ 1m2 bề mặt cầu hứng nước mưa của cầu thì phải tương ứng với ít nhất 1cm2 diện tích lỗ thoát nước đối với mặt cầu ôtô và 4cm2 đối với mặt cầu đường sắt. Ống thoát nước được bố trí phải đảm bảo cho nước trên mặt cầu và nước đọng trong các lớp thoát ra hết và dễ dọn dẹp khi cần thiết. Đường kính ống tối thiểu bằng 15cm. Có thể bố trí các ống thoát nước đối xứng từng đôi một qua trục dọc cầu hoặc có thể bố trí xen kẽ theo trục dọc cầu. Khoảng cách giữa các ống xa nhất là 15m. Nếu cầu có độ dốc dọc nhỏ hơn 2% thì cứ khoảng từ 6 - 8m bố trí hai ống thoát nước đối diện nhau, đối xứng qua trục dọc cầu. Với cầu có chiều dài nhỏ hơn 50m và độ dốc dọc lớn hơn 2% thì ở vùng có lượng mưa ít có thể không cần bố trí ống thoát nước và có biện pháp thoát nước sau mố. Cầu có chiều dài trên 50m độ dốc dọc lớn hơn 2% thì cứ 10 - 15m đặt một ống thoát nước. Chú ý khi bố trí ống thoát nước không cho phép nước thoát qua ống chảy xuống gây ướt kết cấu phần dưới, hoặc gây ước kết cấu nhịp cầu. Vì như vậy sẽ gây ra làm hư hỏng và hen rỉ kết cấu nhịp cầu, gối cầu, và các bộ phận mố trụ cầu. Hình 2.7a – Cấu tạo ống thoát nước trên cầu MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 40 | 130
  • 41. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 2.7b – Ảnh ống thoát nước trên cầu 2.4. Khe co giãn, bản mặt cầu liên tục nhiệt và gối cầu 2.4.1. Khe co giãn 2.4.1.1Khái niệm chung Khe co giãn bố trí trên cầu đảm bảo cho kết cấu nhịp có thể chuyển vị tự do dưới tác dụng của hoạt tải, thay đổi nhiệt độ, từ biến và co ngót của bê tông. Hay nói cách khác khe co giãn có các tác dụng sau: • Đảm bảo chuyển vị dọc trục dầm. • Đảm bảo chuyển vị xoay của mặt cắt ngang đầu nhịp. • Đảm bảo êm thuận cho xe chạy tránh gây tiếng ồn. • Ngăn nước mặt tràn qua khe xuống gối cầu và kết cấu mố trụ phía dưới. Khe co giãn phải đảm bảo có độ bền, dễ dàng kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế. Khe co giãn được bố trí theo hướng ngang cầu, trong cầu dầm giản đơn chúng được bố trí trên tất cả các mố trụ, trong cầu dầm mút thừa chúng được bố trí tại vị trí khớp và trên mố, trong cầu dầm và khung liên tục chúng được bố trí trên các mố. Có rất nhiều loại khe co giãn, có thể phân loại thành khe co giãn dùng cho các chuyển vị nhỏ, vừa, lớn và rất lớn. Các loại khe co giãn hiện nay đều chưa có loại nào thực sự hoàn thiện. 2.4.1.2Cấu tạo một số loại khe co giãn (a) Khe co giãn dùng cho các chuyển vị nhỏ • Khe co giãn hở: Loại khe co giãn này dùng cho chuyển vị nhỏ từ 1cm-2cm trong các cầu nhịp nhỏ dưới 15m hoặc phía đầu dầm đặt gối cố định chỉ có chuyển vị xoay. Hai đầu dầm được đặt thép góc, để tránh nước chảy xuống mố trụ đặt dải thoát nước cao su. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 41 | 130
  • 42. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 2.8 – Cấu tạo khe co giản hở • Khe co giãn kín: Phạm vi áp dụng của loại này tương tự như trên trường hợp khe co giãn hở và thường dùng nhất cho các cầu nhịp nhỏ có tầng phòng nước liên tục còn tầng BT bảo hộ gián đoạn qua khe. Khe có bộ phận co giãn bằng đồng thau hoặc tôn tráng kẽm. Loại này hiện nay ít được áp dụng vì bộ phận co giãn thường bị hư hỏng. V÷a nhùa ®­êng BT nhùa §Çu dÇm TÊm t«n Hình 2.9 – Cấu tạo khe co giản kín • Khe co giãn cao su chịu nén: Hiện nay trong cầu BTCT nhịp nhỏ, các chuyển vị nhỏ thường được áp dụng loại khe co giãn cao su chịu nén. Tấm cao su đảm bảo chuyển vị đầu dầm, chống thấm nước và dễ thay thế. Bề mặt cao su được đặt thấp hơn 5mm so với mặt cầu để tránh hư hỏng do xe cộ. Lớp phủ mặt cầu gián đoạn tại vị trí đặt khe co giãn. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 42 | 130
  • 43. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 2.10 – Cấu tạo khe co giản cao su chịu nén • Khe co giãn cao su bản thép: Loại khe này được áp dụng cho các chuyển vị từ 1.5cm- 2cm, tương ứng với các cầu có nhịp từ 15m đến 30m. Khe có giãn này cấu tạo gồm một khối cao su có các rãnh dọc để tăng độ biến dạng, các bản thép có chiều dày 6mm-8mm nằm trong tấm cao su có tác dụng tăng độ cứng chịu nén và chịu uốn của tấm. Các tấm cao su được chế tạo có kích thước dài 1000mm, rộng 260mm, dày 50mm, được ghép dài bằng keo. Các tấm cao su được đặt qua khe hở giữa hai đầu dầm và neo vào bản BT mặt cầu bằng các bulông neo đặt chìm, đường kính 20mm, cách nhau 300mm. Khe co giãn loại này có tuổi thọ cao, dễ thay thế, đảm bảo xe chạy êm thuận. 150 260 150 MÆt ®­êng xe ch¹y TÊm cao su Bu l«ng neo M20 V÷a kh«ng co ngãt Cèt thÐp chê 16 Cèt thÐp ®Þnh vÞ 16 15 Hình 2.11a – Cấu tạo khe co giản cao su bản thép MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 43 | 130
  • 44. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 2.11b –Khe co giản cao su bản thép (b) Khe co giãn dùng cho các chuyển vị vừa và lớn • Khe co giãn bản thép trượt: Loại khe này có thể dùng cho các chuyển vị đến 45cm. Cấu tạo khe gồm một tấm thép dày 10mm – 20mm phủ trên khe hở giữa hai đầu dầm, một đầu tấm thép được hàn vào một thép góc và đầu kia trượt tự do trên mặt thép góc đối diện. Các thép góc được neo vào đầu dầm nhờ các thép neo. Để tránh nưới rò rỉ xuống gối cầu, dưới khi có đặt máng thoát nước bằng cao su hoặc thép hình. Nhược điểm của khe co giản loại này là mặt cầu xe chạy không bằng phẳng và gây tiếng ồn khi xe qua lại các mặt tiếp xúc của thép va đập vào nhau, vì vậy trong các cầu hiện đại nó rất được hạn chế sử dụng. B¶n thÐp B¶n thÐp tr­ît B¶n mÆt cÇu Bu l«ng hµn mét ®Çu ThÐp gãc M¸ng cao su Hình 2.12a –Khe co giản bản thép trượt Hình 2.12b –Khe co giản bản thép trượt MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 44 | 130
  • 45. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” • Khe co giãn kiểu răng lược hoặc răng cưa: Loại khe co giãn này được áp dụng cho các chuyển vị lớn khoảng 10cm-15cm. Cấu tạo khe gồm các bản thép được xen vào nhau. Nhược điểm của loại khe này là khi xe chạy qua gây tiếng ồn. B¶n r¨ng l­îc B¶n mÆt cÇu Bu l«ng hµng mét ®Çu ThÐp gãc M¸ng cao su Hình 2.13 –Khe co giản kiểu răng lược (c) Khe co giãn dùng cho các chuyển vị rất lớn Với các nhịp có chiều dài rất lớn (lớn hơn 80-100m), độ dịch chuyển có thể lên đến 100-120cm, khi đó những khe co giãn này thường có cấu tạo rất phức tạp, đòi hỏi chế tạo, lắp ráp chính xác và rất đắt tiền. Khe co giản thường được sử dụng trong trường hợp này là khe co giản kiểu môdul • Khe co giãn môđun: Loại khe co giãn này được áp dụng cho các chuyển vị khoảng 80cm-120cm. ở Việt Nam loại khe này được áp dụng ở các cầu Phú Lương, cầu Mỹ Thuận. Cấu tạo khe co giãn loại này thường bao gồm có: dầm đỡ, dầm dọc hình ray, gối trượt, lò xo trượt, lò xo kiểm tra và các dải cao su. Các dầm đỡ được đặt trong các hốc chừa sẳn, vượt qua chiều rộng khe. Các dầm đỡ có thể trượt hai đầu trên gối trượt theo phương chuyển động của kết cấu nhịp. Trên dầm đỡ có bản hàn sẵn để đặt dầm dọc hình ray (dọc theo khe), tạo thành mạng dầm. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 45 | 130
  • 46. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Mỗi dầm dọc được hàn với một dầm đở để khống chế khoảng cách bên trong của các dầm dọc như nhau và đảm bảo chiều rộng toàn bộ khe. Đầu dầm dọc có tạo các ngoàm để móc các dải cao su kín nước. Các khe hở giữa các dầm dọc có chiều rộng giới hạn là 80mm, để đáp ứng các chuyển vị lớn hơn, người ta tạo thành các xê ri. Hình 2.14a – Cấu tạo khe co giản kiểu môdul Hình 2.14b – Mô hình khe co giản kiểu môdul MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 46 | 130
  • 47. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Hình 2.14c – Khe co giản kiểu môdul dùng trong thực tế 2.4.2. Bản mặt cầu liên tục nhiệt Bản mặt cầu liên tục nhiệt thường được thiết kế ở các cầu giản đơn nhiều nhịp có mặt cầu liên tục với nhau tạo thành kết cấu liên tục nhiệt độ. Dưới tác dụng của các lực dọc và nhiệt độ kết cấu nhịp làm việc như dầm liên tục, dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng kết cấu nhịp vẫn làm việc như dầm giản đơn. Bản mặt cầu liên tục nhiệt có ưu điểm là giảm số lượng khe co giãn trên cầu, xe chạy êm thuận, giảm bớt công tác duy tu sửa chữa cầu, nâng cao độ bền công trình. hb KhÈu ®é b¶n nèi 15d 15d Cèt thÐp b¶n Líp ®Öm ®µn håi Hình 2.15 – Cấu tạo bản liên tục nhiệt Bản mặt cầu liên tục nhiệt chịu tác dụng của mômen uống và lực dọc phát sinh do: • Góc xoay và chuyển vị thẳng đứng của tiết diện gối dầm do tĩnh tải phần 2 và hoạt tải tác dụng lên kết cấu nhịp liên tục. • Tác dụng của tĩnh tải phần 2 và hoạt tải đặt trực tiếp lên bản. • Kết cấu nhịp chuyển vị do thay đổi nhiệt độ. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 47 | 130
  • 48. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” • Tác dụng của lực hãm. 2.4.2. Gối cầu 2.4.2.1Khái niệm chung Gối cầu là bộ phận liên kết giữa kết cấu nhịp bên trên với kết cấu phần dưới như mố, trụ cầu. Gối cầu có nhiệm vụ truyền áp lực tập trung từ kết cấu nhịp xuống mố trụ ( gồm có phản lực thẳng đứng và nằm ngang), đảm bảo cho đầu kết cấu nhịp có thể quay hoặc di động tự do dưới tác dụng của hoạt tải và nhiệt độ thay đổi. 2.4.2.2Phân loại gối cầu Theo tính chất làm việc có thể chia làm 2 loại là gối cố định và gối di động. • Gối cố định làm nhiệm vụ truyền áp lực qua một điểm cố định và chỉ cho phép đầu kết cấu nhịp có chuyển vị xoay. • Gối di động truyền áp lực qua một điểm và cho phép đầu kết cấu nhịp vừa có chuyển vị xoay vừa có thể chuyển vị theo phương dọc hoặc cả phương ngang cầu. 2.4.2.3Bố trí gối cầu Theo phương dọc cầu: • Đối với cầu giản đơn nhiều nhịp: + Thông thường, trên mỗi trụ cầu bố trí các gối cố định của nhịp này và các gối di động của nhịp kia, như vậy tất cả các trụ sẽ tiếp nhận các tải trọng ngang theo phương dọc cầu (lực hãm, lực gió...) như nhau và chỉ cần cấu tạo một loại khe co giãn. Hình 2.16 – Bố trí gối cầu trong cầu giản đơn nhiều nhịp phương dọc cầu + Nếu các trụ cầu có chiều cao chênh lệch nhau nhiều thì không nên bố trí gối cố định trên các trụ có chiều cao lớn để giảm tải trọng ngang theo phương dọc cầu (lực hãm...) tác dụng lên trụ này. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 48 | 130
  • 49. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” 2a a Hình 2.17 – Bố trí gối cầu trong cầu giản đơn nhiều nhịp phương dọc khi có trụ cầu cao + Để giảm bớt số lượng khe co giãn có thể trên một trụ chỉ bố trí gối di động hoặc chỉ bố trí gối cố định, nhưng khi đó các khe co giãn trên các trụ chỉ đặt gối di dộng phải có cấu tạo phức tạp hơn để đảm bảo chuyển vị lớn hơn và các trụ cầu cũng sẽ chịu các lực ngang không đều nhau. 2a 2a Hình 2.18 – Bố trí gối cầu trong cầu giản đơn nhiều nhịp phương dọc cầu trong trường hợp muốn giảm bớt số lượng khe co giản trên cầu • Đối với cầu dầm liên tục: + Gối cố định thường được bố trí ở một trong các trụ giữa (trụ có chiều cao nhỏ), trên các trụ còn lại bố trí gối di động. Hình 2.19 – Bố trí gối cầu trong cầu liên tục phương dọc cầu + Cũng có thể bố trí gối cố định trên một mố, khi đó khe co giãn trên đầu mố bên kia phải đảm bảo chuyển vị lớn hơn. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 49 | 130
  • 50. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Khe co gi¶n phøc t¹p Hình 2.20 – Bố trí gối cầu trong cầu liên tục phương dọc cầu • Đối với cầu dầm mút thừa: + Gối cố định và gối di động phải bố trí sao cho gối di động đặt trên mút thừa không gây chuyển vị lớn. Hình 2.21 – Bố trí gối cầu trong cầu có nhịp đeo + Đôi khi trong cầu dầm mút thừa còn bố trí gối để chuyển vị do nhiệt độ trên toàn chiều dài nhịp dồn về một phía, khi đó dầm đeo bố trí gối cố định ở cả hai đầu, còn trong một nhịp chính đặt gối cố định trên mố, tất cả các gối còn lại của nhịp chính là gối di động. Sơ đồ này có ưu điểm là không cần đặt gối di động phức tạp trên dầm đeo và xe chạy êm thuận hơn. Hình 2.22 – Một dạng bố trí gối cầu trong cầu có nhịp đeo thường được sử dụng trong thực tế + Nếu chiều dài mút thừa lớn, trên trụ biên của dầm nút thừa có thể phát sinh phản lực âm. Khi đó trên các trụ này cần đặt gối neo đ chịu lực nhổ. Theo phương ngang cầu: • Đối với cầu dàn có 2 dàn chủ: MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 50 | 130
  • 51. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” + Trên một dàn chủ một đầu kết cấu nhịp phải được liên kết cố định bằng gối cố định đầu kia đặt gối di động. Dàn thứ hai có một đầu đặt gối di động theo phương ngang và đầu kia đặt gối di động theo cả hai phương. Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi cè ®Þnh Gèi di ®éng hai ph­¬ng Gèi di ®éng mét ph­¬ng Hình 2.23 – Mặt bằng bố trí gối trong cầu dàn có hai dàn chủ khi có sử dụng gối di động theo hai phương + Tuy nhiên, kết cấu của loại gối cầu di động theo cả hai phương rất phức tạp nên nhiều khi người ta bố trí gối cầu di động dọc đặt theo phương đường chéo. Giải pháp này đảm bảo đầu kết cấu nhịp có thể chuyển vị tự do khi nhiệt độ thay đổi đều trên toàn kết cấu nhịp. Gối di động dọc theo đường chéo không cho phép đầu kết cấu nhịp chuyển vị tự do hoàn toàn khi kết cấu nhịp biến dạng do tải trọng hoặc bị nắng chiếu một phía. Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi cè ®Þnh Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo Gèi di ®éng mét ph­¬ng Hình 2.24 – Mặt bằng bố trí gối trong cầu dàn có hai dàn chủ khi có sử dụng gối di động theo phương chéo + Trong các cầu có chiều rộng không lớn lắm (< 12-15m) biến dạng do nhiệt độ thay đổi theo phương ngang cầu tương đối nhỏ như các cầu dàn giản đơn trên đường sắt thì một đầu kết cấu nhịp đặt cả hai gối cố định và đầu kia đặt 2 gối di động. Gèi cè ®Þnh Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi cè ®Þnh Gèi di ®éng mét ph­¬ng Hình 2.25 – Mặt bằng bố trí gối trong cầu dàn có hai dàn chủ trong trường hợp chiều rộng của cầu không lớn MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 51 | 130
  • 52. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” • Đối với cầu dầm giản đơn chỉ có hai dầm chủ cách đặt gối cũng tương tự như trường hợp có hai dàn chủ như nói ở trên. Trong trường hợp chiều rộng cầu lớn hơn 15m, số lượng dầm chủ lớn hơn 2, các dầm chủ ở giữa được liên kết cố định một đầu, còn đầu kia đặt gối di động theo phương dọc. Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi di ®éng hai ph­¬ng Gèi cè ®Þnh Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi cè ®Þnh Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi di ®éng hai ph­¬ng Hình 2.26 – Mặt bằng bố trí gối trong cầu giản đơn có nhiều dầm, sử dụng gối di động theo hai phương Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo Gèi cè ®Þnh Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi cè ®Þnh Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo Hình 2.27 – Mặt bằng bố trí gối trong cầu giản đơn có nhiều dầm, sử dụng gối di động theo phương chéo • Đối với cầu có kết cấu nhịp liên tục, khi chiều rộng cầu không lớn, chỉ cần bố trí gối để đảm bảo chuyển vị theo phương dọc cầu, còn khi chiều rộng cầu lớn cần bố trí gối cầu để đảm bảo cho đầu kết cấu nhịp có thể chuyển vị theo cả phương dọc lẫn phương ngang cầu. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 52 | 130
  • 53. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo Gèi cè ®Þnh Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi di ®éng mét ph­¬ng Gèi cè ®Þnh Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo Gèi di ®éng theo ph­¬ng chÐo Gèi di ®éng mét ph­¬ng Hình 2.28 – Mặt bằng bố trí gối trong cầu liên tục 2.4.2.4Cấu tạo gối cầu: Cấu tạo gối cầu phụ thuộc vào trị số áp lực truyền lên gối, đối với gối di động còn phụ thuộc vào độ chuyển dịch của đầu kết cấu nhịp. Chiều dài nhịp càng lớn, cấu tạo gối cầu cần phải hoàn chỉnh để đảm bảo chuyển vị và xoay tự do của đầu kết cấu nhịp. Cấu tạo gối cầu dầm BTCT: • Gối được làm từ các bản đệm đàn hồi: Trong kết cấu nhịp cầu bản và cầu dầm giản đơn nhịp nhỏ hơn 9m đối với cầu đường sắt và 12m đối với cầu ôtô có thể dùng các bản đệm đàn hồi làm gối. • Gối tiếp tuyến: Được áp dụng cho các nhịp từ 9-18m đối với cầu đường sắt, 1218m đối với cầu đường ô tô. Cấu tạo gối gồm hai bản thép gọi là các thớt gối. Tính khớp của gối được đảm bảo bằng việc tiếp xúc đường thẳng giữa một mặt phẳng và một mặt trụ. Thớt trên là một tấm thép phẳng được hàn vào các thanh thép neo chôn sẵn trong dầm BTCT. Thớt dưới có một mặt tiếp xúc hình trụ được liên kết với bệ kê gối bằng bu lông neo đặt sẵn trong bê tông. Cấu tạo gối cố định và di động chỉ khác nhau ở chỗ: gối cố định có chốt hoặc vấu để ngăn cản chuyển vị của thớt trên đối với thớt dưới. Gối di động một phương có đặt bản nẹp ở sườn bên để ngăn không cho thớt trên chuyển vị theo phương ngang so với thớt dưới. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 53 | 130
  • 54. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” I-I mÆt chÝnh a) 400 35 570/2 500/2 20 100 20 100 20 20 100 20 300/2 200/2 400/2 50 50 200/2 200/2 50 300/2 500/2 100 300/2 50 500/2 700/2 100 700/2 I-I mÆt chÝnh b) 400/2 400 35 500/2 570/2 20 100 20 100 20 20 100 20 300/2 200/2 50 50 200/2 200/2 50 300/2 300/2 400/2 500/2 100 700/2 400/2 50 500/2 100 700/2 Hình 2.29 – Cấu tạo gối tiếp tuyến a- Gối di động; b- Gối cố định. • Gối con lăn BTCT, gối thép hàn có con lăn cắt vát, gối con lăn tròn: Các loại gối này được áp dụng cho các nhịp có chiều dài lớn hơn 18-20m. Gối con lăn BTCT gồm hai tấm thép bề mặt hình trụ, ở giữa là khối BTCT, chiều cao con lăn h bằng 1.5-2 lần chiều rộng, loại gối này có thể chịu được phản lực 80T. Gối con lăn tròn thường được dùng cho các nhịp 20-40m với đường kính con lăn từ 12-20cm. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 54 | 130
  • 55. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” A-A 220 2x40 50 11 23 4040 A 4040 50 40 50 160 260 50 A Hình 2.30 – Cấu tạo gối con lăn BTCT A-A A a) 180 40 270 40 420 360 320 450 A B-B B b) n h h a a b B Hình 2.31 – Cấu tạo gối con lăn cắt vát và gối con lăn tròn • Gối cao su: Hiện nay trong cầu BTCT đường ô tô, gối cao su được áp dụng rất rộng rãi do có nhiều ưu điểm như: tiết kiệm thép, chiều cao nhỏ, chế tạo và bảo dưỡng đơn giản. Một trong những ưu điểm nổi bật của gối cao su là giảm chấn động giữa các mặt tiếp cúc và các gối cầ hiện đại hầu như không cần bảo dưỡng. Hiện nay ở nước ta đang sử dụng hai loại gối cao su chính đó là: Gối cao su phẳng và gối cao su hình chậu. + Gối cao su phẳng: Được áp dụng rộng rãi cho các cầu ôtô có chiều dài nhịp dưới 30-40m, có các chuyển vị không lớn 0.5-2.5m. Gối cao su có các bản thép dày 5mm nằm MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 55 | 130
  • 56. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” giữa các lớp cao su. Các bản thép có tác dụng như các cốt thép ngăn cản và tăng độ cứng của gối khi chịu phản lực thẳng đứng. Nhờ tính chất đàn hồi của cao su, tiết diện dầm có thể chuyển vị trượt và chuyển vị xoay. Gối có thể chịu được tải trọng ngang do hãm xe. Gối có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật, có thể chịu được tải trọng thẳng đứng từ 15 đến 200T. Hệ số ma sát của gối đối với bê tông khoảng 0.3. 1410 214 1410 3 3 3 3 3 3 3 3 3 25 25 25 25 25 25 2512 Chi tiÕt A thÐp cao su 214 Chi tiÕt A Hình 2.32 – Cấu tạo gối cao su phẳng dạng hình vuông + Gối cao su hình chậu: Cấu tạo gối gồm một tấm cao su hình tròn đặt trong một bộ phận bằng thép có dạng hình chậu. Chuyển vị xoay của đầu kết cấu nhịp được đảm bảo bởi biến dạng cắt đàn hồi của tấm cao su. Nhờ có chậu thép, tấm cao su có khối lượng không đổi và không bị nén dưới tải trọng. Trong gối di động, chuyển vị trượt của gối do tấm teflon PTFE (polytetra fluoroethylene) trượt trên mặt thép. Tấm trượt teflon PTFE được đặt trong khấc lõm của bản thép. Trên mặt tấm trượt PTFE là một lá thép làm bằng thép hợp kim, mịn phẳng và không rỉ, có chiều dày tối đa 1mm. Tỷ lệ đường kính và chiều dày tấm cao su không được vượt quá 8. Tấm PTFE có chiều dày tối thiểu 4mm và tối đa 8mm. Để gối chỉ di động theo một phương, người ta đặt thêm một bản nẹp dẫn hướng. Gối cố định có nắp đậy ở dưới và truyền tải trọng trực tiếp xuống mố trụ. Gối cao su hình chậu có ưu điểm là chịu tải trọng lớn, cho phép chuyển vị ngang lớn từ 5-15cm, hệ số ma sát nhỏ hơn 0.05, chiều cao xây dựng thấp, lắp đặt thuận tiện và sửa chữa đơn giản. MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 56 | 130
  • 57. Bài giảng “LẬP DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG” B¶n tr­ît thÐp Vßng cao su L¸ thÐp hîp kim §Üa PTFE N¾p ®Ëy TÊm cao su ChËu thÐp Hình 2.33a – Cấu tạo gối cao su hình chậu Gèi di ®éng theo 1 ph­¬ng Gèi di ®éng theo 2 ph­¬ng mÆt chÝnh 1-1 2 mÆt chÝnh 2 1/2 mÆt b»ng 4 1/2 mÆt c¾t 2-2 1 mÆt chÝnh 4 1/2 mÆt b»ng 1/2 mÆt c¾t 4-4 1 Hình 2.33b – Cấu tạo gối có bản đệm chống ma sát bằng teflon Cấu tạo gối cầu dầm thép và dàn thép: • Gối tiếp tuyến: Được áp dụng cho các cầu thép có nhịp dưới 25m, có cấu tạo như đã nói ở phần gối tiếp tuyến cho dầm BTCT, gối tiếp tuyến nói chung có cấu tạo đơn giản, chiều cao thấp, nhưng hệ số ma sát lớn (bằng 0.5). MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 57 | 130