SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  112
Télécharger pour lire hors ligne
CULTURE OF VIETNAM
Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng
Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT
Vaø soá 41/GP - SÑBS
Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC
TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ
27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi
ÑT & Fax: (84.4)39.764.693
CHUÛ NHIEÄM
GS. Hoaøng Chöông
TOÅNG BIEÂN TAÄP
Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC
Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP
Ts. Nguyeãn Minh San
TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ
Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai
THÖ KYÙ TOØA SOAÏN
Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn
Nhaø baùo Töø My Sôn
GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH
Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân
PGÑ: Nhaø baùo Leâ Haûi Chaâu
GIAÙM ÑOÁC VPPT VAÊN HIEÁN VIEÄT NAM
Phan Toân Tònh Haûi
HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP
GS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ
- Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS.
Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh
- TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong
- NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng
BAN CHUYEÂN ÑEÀ
VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP
Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM
Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi
ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn
VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH
Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi
ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875;
Mobile: (+84)989.186661
Email: trantrungvanhien@gmail.com
Website: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM
288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM
ÑT: (84.8)38.353.878
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG
Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng
ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn
Trình baøy - De. Quang Anh
TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH
Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM
In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I
GIAÙ: 50.000VNÑ
Ảnh bìa 1: Trần Đức Anh - tài năng nghệ thuật
trẻ của Việt Nam trên đất Hungaria.

Xuân

Giáp
Ngọ

CHÀO XUÂN GIÁP NGỌ 2014
4. Câu đối
Hoàng Chí Linh
5. Bạch Mã - vị thần bảo hộ Quốc đô
Thăng Long
Nguyễn Minh Hoàng
8. Ngựa trong đời sống và văn hóa
Đặng Minh Phương
12. Thăm quê hương Nguyễn Bính
GS. Hoàng Chương
14. Xuân về; Mùa Xuân xanh
Thơ - Nguyễn Bính
15. Hình tượng ngựa trong sân khấu Tuồng
Châu Giang
19. Quảng Ngãi sắc Xuân
Thơ - Vũ Mão
20. Hội phết trên đất Tổ... Vui ra phết
Hoàng Paris
23. Tục trồng cây nêu ngày tết ở Bình Định
Hoàng Linh
25. Xuân từ biển Đông về
Thơ - Nguyễn Thế Kỷ
SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN
26. Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc
Việt Nam - Ấn tượng 2013
Văn hiến
29. Nghệ thuật Bài chòi hướng tới là Di
sản văn hóa Thế giới
Văn hiến
32. Trung tâm NCBT&PH VHDT Việt
Nam - 13 mùa Xuân đồng hành cùng
văn hóa dân tộc
Văn hiến
35. Câu đối
Trần Ninh Tịnh
36. Tiến tới Hội thảo “Phạm Văn Đồng
với văn hóa dân tộc”
Văn hiến
38. Phạm Văn Đồng ngôi sao sáng
Thơ - Hoàng Bích Ngọc
39. Chuyện Nguyễn Huệ thu phục đàn ngựa
Hoàng Hiếu Nghĩa

nội dung

SỐ 1+2 (248)-2014

41. Đô đốc Bùi Thị Xuân - Người chỉ
huy đội tượng binh - lực lượng đột kích
đại phá quân xâm lược nhà Thanh mùa
Xuân 1789
Trương Nguyễn
45. Bác Hồ múa nón
Khắc Tuế
47. Qua đền Phù Đổng
Thơ - Đặng Minh Phương
HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT
48. Thân Nhân Trung - bậc danh Nho
trùm đời - TS. Nguyễn Minh San
51. Chuyện tình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Trương Nguyễn Hà Bình
56. Vũ Tuyên Hoàng - Giáo sư, Viện sĩ
luôn luôn… “mắc nợ”
San San
59. GS Hoàng Chương với “100 năm
nghệ thuật Cải lương Việt Nam”
Trung Đông
61. Kazik - Một tình yêu di sản văn hóa
Việt Nam
NySan
TỪ TRONG DI SẢN
66. Sủng Đức Đại vương - Vị thần oai
linh hộ quốc, an dân
Hồng Ny
VĂN HÓA GIAO THÔNG
70. Bác Hồ căn dặn lái xe không uống rượu
Mạc Hạ
72. Văn hóa giao thông với an toàn giao thông
Bích Ngọc
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
75. Công ty Bảo hiểm đại chúng
Lanexang - Doanh nghiệp và Doanh
nhân trẻ
Trúc Lam
77. Công ty CP Vinacommodies chuyên
sâu và chuyên nghiệp
Thanh Xuân
79. Công ty CP May sơn Việt - vừa nâng
cao chất lượng vừa mở rộng thị trường
Mộng Huệ
DOANH NHÂN TÂM - TÀI
81. Công ty CP Thép Toàn thắng - Chân
dung một doanh nhân
Trúc Lam
83. Công ty TNHH Lưới thép Song Hàn
Hợp lực - một nhà quản lý xuất sắc
Đại Nam
85. Công ty CP XNK Quảng Bình - Nữ
Doanh nhân “Một tay xây dựng cơ đồ”
Thu Thu
87. Amakông - con người và thương hiệu
một bài thuốc
Quang Hòa
89. Đi lên nhờ tận tâm phát huy nghề
truyền thống của quê hương
Thu Thu
ĐỜI SỐNG QUANH TA
91. Nghệ thuật Hát bội, Bài chòi với
người Bình Định
Hà Bình
94. Nghệ thuật điêu khắc đá Đà Nẵng
Nguyễn Thùy Linh
97. Dương Phú Hiến - nhà sưu tầm cổ
vật lớn
Thu Thu
100. Tùng Dương - ca sĩ phát huy hiệu
quả giá trị âm nhạc dân gian dân tộc
Nguyễn Thu
101. Trần Đức Anh - tài năng nghệ thuật
Việt Nam trên đất Hungaria
Thu Thu
104. Trao tặng Giải thưởng Đào Tấn
Văn Hiến
105. Danh sách cá nhân, đơn vị đạt giải thưởng
Văn Hiến

Contents
number 1+2 (248) - 2014
WELCOME SPRING OF HORSE YEAR 2014
4. Parallel Sentences
Chi Linh Hoang
5. White Horse - A God protects Thang
Long Capital
Nguyen Minh Hoang
8. Horses in cultural life
Dang Minh Phuong
12. Visit homeland of Nguyen Binh
Prof. Hoang Chuong
14. Incoming Spring; Green Spring
Verse of Nguyen Binh
15. Symbols of horse in / on Tuong stage
Châu Giang
19. Spring of Quang Ngai
Verse of Vu Mao

20. Phet Festival in the homeland...
Hoang Paris
23. The custom of planting trees in the
New Year in Binh Dinh
Hoang Linh
25. Spring from the Eastern Sea
Nguyen The Ky
EVENTS & COMMENTS
26. To preserve and promote Vietnam’s
culture - Impression 2013
Van Hien
29. Bai Choi Art Singing towards the
World Cultural Heritage
Van Hien
32. Center for Research & Promote
Vietnam’s culture - 13 Springs
accompany with national culture
Van Hien
35. Parallel Sentences
Ninh Tinh Tran
36. Towards Workshop on “Pham Van
Dong with ethnic culture”
Van Hien
38. Pham Van Dong, a bright star - Poetry
Verse of Hoang Bich Ngoc
39. Nguyen Hue’s story on horses
Hoang Hieu Nghia
41. Bui Thi Xuan Admiral - Commander
of elephants army - Defeated 20.000
soldiers of Thanh Dynasty in Spring 1789
Truong Nguyen
45. Uncle Ho dance with hat
Khac Tue
47. Through the Phu Dong’s Temple - Poetry
Verse of Dang Minh Phuong
TALENTS OF VIETNAMESE LAND
48. Than Nhan Trung - A Bright
Confucianist
Dr. Nguyen Minh San
51. Love Story of General Nguyen Chi Thanh
Ha Binh Truong Nguyen
56. Prof. Acad. Vu Tuyen Hoang
always... “in debt”
San San
59. Prof. Hoang Chuong with “100 years
of Vietnam’s Cai luong Art “
Trung Dong
61. Kazik - A love for Vietnam’s
Heritage
NySan
INSIDE HERITAGE
66. Sung Duc Great King - National god
for security of people
Linh Ny

TRAFFIC CULTURE
70. Uncle Ho recommended drivers not
to drink on work
Mac Ha
72. Traffic Culture with Traffic Safety
Bich Ngoc
FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT
75. Lanexang Public Insurance Company
- Business and Young Entrepreneur
Truc Lam
77. Vinacommodies Corporation,
Specialized and professional
Thanh Xuan
79. Viet Paint Garment Joint Stock
Company - Improving the quality while
expanding market
Mong Hue
BUSINESSMAN HEART - TALENT
81. Toan Thang Steel JS Corporation Portrait of a businessman
Truc Lam
83. Song Han Hop Luc Steel Net Co.,
Ltd. - An excellent manager
Dai Nam
85. Quang Binh Import Export Joint
Stock Company - Businesswomen “One
hand creates career”
Thu Thu
87. AmaKong - A story on a traditional
drug brand
Quang Hoa
89. Go up by development of traditional
profession of homeland
Thu Thu
LIFE AROUND US
91. Boi - Bai Choi Singing Art with Binh
Dinh people
Ha Binh
94. Sculpture Art of Da Nang
Nguyen Thuy Linh
97. Duong Phu Hien - A big collector of
antiques
Thu Thu
100. Tung Duong - A singer who promote
effectively the values of folk music
Nguyen Thu
101. Tran Duc Anh - Vietnamese artistic
talent in Hungary
Thu Thu
104. Dao Tan Award
Van Hien
105. List of Awards-winning individuals & units
Van Hien
Mừng
Xuân
Giáp
Ngọ
2014

Vui

Xuân,

Quan
họ

Bắc

Ninh,
điệu

Xoan

Phú
Thọ,

Nhã

nhạc
cung

đình,

Đàn
ca

tài

tử…
bao
Di

sản

Đón
Tết,
Cải

lương
Nam
Bộ,

Hát
bội

miền

Trung,

Thế
giới

ngợi
ca,

cần
bảo
vệ

Hoàng Chí Linh

Chầu
văn

t ruyền
thống,
nghệ

thuật
cồng

chiêng…
bẩy
bộ

môn

nhân
dân
ưa

thích,
gắng
phát
huy
CHAØO XUAÂN

Bạch mã

VỊ THẦN BẢO HỘ
QUỐC ĐÔ THĂNG LONG
NGUYỄN MINH HOÀNG

T

TRÊN HAI BỜ CON SÔNG HỒNG - SÔNG MẸ, ĐOẠN CHẢY QUA HÀ NỘI HIỆN NAY, NGƯỜI
VIỆT ĐÃ XÂY DỰNG HAI KINH ĐÔ CỦA NƯỚC ĐẠI VIỆT, LÀ: KINH ĐÔ CỔ LOA CỦA AN
DƯƠNG VƯƠNG, SAU ĐÓ ĐƯỢC TÁI LẬP DƯỚI THỜI NGÔ QUYỀN, VÀ THĂNG LONG
DƯỚI THỜI LÝ CÔNG UẨN (TỪ NĂM 1010). CẢ HAI KINH ĐÔ NÀY ĐỀU ĐƯỢC XÂY DỰNG
TRÊN THỀM BÌNH ĐỊA MỀM VEN SÔNG, LẠI CÁCH CỬA BIỂN KHÔNG XA LẮM, THƯỜNG
XUYÊN PHẢI CHỊU NHỮNG TRẬN LŨ LỤT, BÃO GIÓ, VÌ VẬY VIỆC ĐẮP THÀNH BẰNG
ĐẤT, LẠI BẰNG SỨC NGƯỜI, VỚI TRÌNH ĐỘ THỦ CÔNG CÁCH ĐÂY TRÊN NGHÌN NĂM
LÀ VÔ CÙNG KHÓ KHĂN. VÌ VẬY, VIỆC NGƯỜI VIỆT THỦA ĐÓ ĐÃ PHẢI VIỆN ĐẾN MỘT
CỨU CÁNH LÀ THẦN LINH MỚI THÀNH CÔNG LÀ ĐIỀU KHÔNG TRÁNH KHỎI. NẾU NHƯ
THÀNH CỔ LOA, VỊ THẦN ẤY LÀ THẦN KIM QUY - RÙA VÀNG, THÌ Ở THÀNH ĐẠI LA (TỪ
NĂM 1010, THỜI LÝ THÁI TỔ, LÀ KINH ĐÔ THĂNG LONG), LÀ THẦN LONG ĐỖ HIỆN RA
TRONG DUNG MẠO NGỰA TRẮNG - BẠCH MÃ.

ruyền thuyết kể rằng, thời nước ta bị nhà
Đường ở phương Bắc đô hộ, vào năm 866,
Cao Biền sai quân lính đắp thành Đại La
(nay thuộc Thăng Long - Hà Nội). Song, khi công
việc mới bắt đầu thì thấy đất trời tối tăm mù mịt, một
vị thần cưỡi con rồng đỏ, ngồi trên đám mây ngũ
sắc, bay lượn trên mặt thành. Thấy vậy, Cao Biền vô
cùng khiếp sợ, định dùng bùa phép trấn yểm. Việc
chưa làm thì đêm ấy, Biền chiêm bao thấy vị thần

đó hiện lên, bảo rằng: “Ta là tinh anh đất Long Đỗ,
nghe nói ông sai đắp thành, cớ sao lại định dùng
bùa phép trấn yểm?”. Tỉnh dậy, Cao Biền vô cùng
sợ hãi. Nhưng, do quá kiêu ngạo, xem thường câu
“Đất có Thổ công, sông có Hà Bá” của người Việt,
quá xem thường vị Thành hoàng của thành Đại La
- thần Long Đỗ, quá tin vào tài của mình, Biền vẫn
đem đồng và sắt chôn xuống các chỗ long mạch để
trấn yểm. Tức thì đêm đó mưa to gió lớn, sấm sét nổ

Xuân

Giáp Ngọ

5
CHAØO XUAÂN

Đền Bạch Mã

đùng đùng. Sáng dậy, Cao Biền đi xem các nơi trấn
yểm, kinh hoàng trước sức mạnh của thần Long Đỗ.
Thần đã phá tan “pháp thuật” của Cao Biền, đồng và
sắt đã bị đánh vụn tan nát. Biết đó là vị thần thiêng
của nước Nam, không làm gì nổi, Biền thốt lên: “Ta
phải về đất Bắc thôi!”. Quả nhiên, 10 năm sau, vào
năm 875, Cao Biền phải cuốn gói về Bắc.
Nhớ ơn thần Long Đỗ, nhân dân ta đã lập đền
thờ thần ở nhiều nơi. Điển hình là đền thờ thần Long
Đỗ tọa lạc trên núi Nùng/Sơn. Núi hình tròn, đỉnh
bằng phẳng, cây cổ thụ xum xuê, nằm ở chính giữa
Phượng thành. Ngọn núi Nùng là nơi tiếp nhận khí
thiêng của sông núi kinh thành Thăng Long. Sau khi
có đền thờ thần Long Đỗ, núi này còn có tên nữa gọi
là núi Long Đỗ. Trong khu vực thành Đại La còn có
một số ngôi đền thờ thần Long Đỗ nữa, trong đó có
ngôi đền ở phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện
Thọ Xương, nơi cửa sông Tô Lịch đổ ra sông Hồng.
Sau sự kiện trên, trong sử sách thường gọi Thăng
Long là đất Long Đỗ.
Vào năm 1010, sau khi lên ngôi, để mưu việc
lớn, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về
thành Đại La, một nơi “… đô cũ của Cao Vương (Cao
Biền), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn,
hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Tây Đông, tiện nghi
núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng
phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ
vì thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn
thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực
là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là
nơi thượng đô kinh sử mãi muôn đời” (Chiếu dời đô
- Lý Công Uẩn). Song, việc xây thành Đại La trầy
trật mãi không xong. Nhiều đoạn, cứ ngày xây xong,
sau một đêm, sáng hôm sau lại không còn mô đất
nào nhô lên. Lý Công Uẩn bèn sai người đến đền

6

Xuân

Giáp Ngọ

thần Long Đỗ ở phường Hà Khẩu cầu thần, thì thấy
một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy một
vòng từ Đông sang Tây, đi đến đâu để lại dấu chân
đến đó, rồi trở lại đền và biến mất. Biết là thần linh
chỉ bảo, phù hộ, nhà vua sai quân lính cứ theo vết
chân ngựa mà đắp thành. Quả nhiên, thành được
xây xong. Nhớ ơn, nhà vua cho sửa lại đền thờ thần,
phong cho thần Long Đỗ là Quảng Lợi Bạch Mã tối
linh thượng đẳng thần, trấn yểm mạn phía Đông của
Thăng Long, cùng với đền Voi Phục ở phía Tây, đền
Trấn Võ ở phía Bắc, đền Cao Sơn (nay là đình Kim
Liên) ở phía Nam, làm nên “Thăng Long Tứ Trấn.”
Như vậy, lần này, thần Long Đỗ không hiện ra
với dung mạo không rõ ràng “cưỡi con rồng đỏ, ngồi
trên đám mây ngũ sắc, bay lượn trên mặt thành”,
mà hiện ra trong dung mạo rõ ràng - Ngựa Trắng
- Bạch Mã. Từ đó đền Long Đỗ được đổi gọi là đền
Bạch Mã.
Đền Bạch Mã, hiện nay là nhà số 76, phố Hàng
Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tương truyền, đền Bạch Mã xây dựng từ thế kỷ
thứ IX. Dưới thời Trần, quân Nguyên ba lần sang
xâm lược, đã đốt phá thiêu hủy nhiều công trình mỹ
lệ trong kinh thành Thăng Long, nhưng mỗi khi ngọn
lửa lan đến đền, thì chúng bị những ngọn gió vô tình
đẩy ngược, dập tắt. Vì vậy, ngôi đền vẫn uy nghiêm
trấn yểm mạn phía Đông kinh thành. Lúc khải hoàn
trở về Thăng Long, Thái sư Trần Quang Khải đã
cảm xúc đề thơ ở đền:
Hỏa tức tam diên thiêu bất cập
Phong lôi nhất trận triển nan khuynh
Dịch:
Lửa bốc ba lần không cháy đến,
Gió bừng một trận chẳng hề nghiêng.
Ông còn có thơ vịnh:
CHAØO XUAÂN

Kiến trúc bên trong đền Bạch Mã

Nhờ chút oai thừa trừ giặc Bắc
Giữ cho non nước hưởng yên vui.
Trải qua thời gian, đền Bạch Mã luôn là hạng
mục được các triều đại phong kiến đầu tư trùng tu
nhiều lần. Đền Bạch Mã quay về hướng Nam, nằm
trong khuôn viên có diện tích 500 m2. Đền đã được
sửa chữa nhiều lần. Cuối thế kỷ 17 đền được tôn
thêm nền cũ và mở rộng thêm. Năm 1781, Chúa
Trịnh chuẩn y cho 3 giáp là Mật Thái, Bắc Thượng,
Bắc Hạ của phường Hà Khẩu xung quanh đền Bạch
Mã được làm dân tạo lệ (sắm lễ vật tế lễ, không phải
sưu sai, tạp dịch khác). Năm 1829, đền lại được
sửa chữa thêm, rất tráng lệ. Năm 1839, dựng thêm
văn chỉ ở bên trái đền, dựng phương đình (đình hình
vuông) để làm nơi cúng lễ các tuần tiết.
Hiện nay, đền Bạch Mã là một công trình đồ sộ
còn được giữ gìn, bảo quản khá tốt. Trong đền có
bức hoành phi 4 chữ: “Đông trấn chính từ”(đền trấn
giữ phía Đông). Tòa đại bái có bộ khung gỗ 4 hàng
chân, có bộ vì kèo được kết cấu theo lối “chồng
giường, giá chiêng”, mái phân theo kiểu “thượng
tam, hạ tứ”. Trên các cốn gỗ, xà nách, các vì chồng
giường, có nhiều mảng chạm khắc. Đề tài trang trí
là mây lửa, hoa lá. Nối đại bái với nhà thiêu hương
là mái vòm “vỏ cua” hình bán nguyệt, trang trí hoa
lá. Các cửa võng, các mảng điêu khắc trong đền
mang tính nghệ thuật cao. Những con nghê trên xà
ngang và những lồng đèn hình hoa sen trên đầu 4
xà nách gần gũi với kiến trúc phương đình ở Hội An.
Từ phương đình vào đại bái có mái vòm hình “vỏ
cua”. “Vỏ cua” nối liền các nhà, tạo ra một không
gian rộng rãi. Trong đền còn giữ được 15 tấm bia
ghi chép về: sự tích đền và vị thần được thờ, nghi lễ
cúng bái, các lần trùng tu tôn tạo… Tấm bia cổ nhất
có niên đại đời Chính Hòa thứ 8 (năm 1687). Đền
còn các đồ thờ như đồ lỗ bộ gồm các vũ khí thời cổ

như xích, đao, thương, câu liêm,…được sơn son thếp
vàng, chạm khắc tinh xảo. Trong đền, ngoài các lư
hương đồng, bình đồng, tượng người, lại có cả tượng
Phật. Chi tiết này thể hiện quan niệm dân gian là
“tam giáo đồng tôn”. Đền còn có một đôi hạc chân
cao, cổ cao và đôi phỗng trong tư thế đứng nghiêm
trang. Trong đền có nhiều câu đối, đơn cử một đôi
câu đối sau:
Phù quốc tộ ư La Thành vạn cổ uy thanh truyền
mã tích
Ngật tôn từ vu giang tứ, thiên thu vượng khí trấn
Long Biên
Nghĩa là:
Giúp nước thịnh ở La Thành muôn thuở uy danh
Bên sông nước nghìn năm vượng khí giữ Long Biên.
Hoàng giáp Trần Bá Lãm (1757-1815) có thơ đề
đền Bạch Mã như sau:
Mạch dẫn bàn long truyền thắng địa
Tích lưu bạch mã trấn danh châu
Cao vương vãng sự câu thần thổ
Vật hoán tinh di kỉ độ thu.
Dịch:
Mạch dẫn rồng nằm kia đất đẹp
Dấu xưa ngựa trắng giữ danh đô
Cao Vương việc cũ không đâu hết
Vật đổi sao dời độ mấy thu.
Lễ hội đền Bạch Mã hàng năm vào tháng 2 âm
lịch, trước đây có tổ chức lễ đánh trâu rước xuân.
Đền Bạch Mã đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích
lịch sử, nghệ thuật cấp quốc gia, năm 1986.
Cách nay nghìn năm, thần Bạch Mã - Ngựa Trắng
đã chạy, dựng nên “Đường tròn ma thuật” vốn là một
tín ngưỡng từ cổ xưa, để Lý Thái Tổ tổ chức cho dân
binh Đại Việt với niềm tin vào linh khí Đất Trời và
không biết bao công sức của hàng vạn con người
Đại La, sau này là Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
đã dựng nên một Kinh thành - Kinh đô và Non sông
một thủa vững âu Vàng.
Di tích đền Bạch Mã, một trong Tứ trấn của
Thăng Long, một công trình kiến trúc cổ, đẹp, thiêng
nhất của Thăng Long, thể hiện ý chí chống xâm lược
phương Bắc của cha ông ta, rất cần được bảo tồn,
trùng tu tôn tạo thường xuyên để Thăng Long - Đông
Đô - Hà Nội là đế đô thịnh trị của muôn đời.n

Xuân

Giáp Ngọ

7
CHAØO XUAÂN

Ngựa

TRONG ĐỜI SỐNG
VÀ VĂN HÓA

‘

l

ĐẶNG MINH PHƯƠNG

TỪ XƯA ĐẾN NAY, HẦU HẾT CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI ĐỀU DÙNG

‘

NGỰA ĐỂ CƯỠI, ĐI CHƠI, LÀM VIỆC, RA TRẬN, KÉO XE, KÉO CÀY,
CHỞ THƯ, THI THỂ THAO, BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT, TRANG TRÍ LỄ
HỘI. TỪ THẾ KỶ 16 Ở TÂY ÂU ĐÃ CÓ BIỂU DIỄN BA LÊ NGỰA. HÀNG
MẤY TRĂM CON NGỰA CHUYỂN ĐỘI HÌNH ĐẸP MẮT THEO NHỊP
ĐIỆU VÀ TIẾT TẤU CỦA ÂM NHẠC.

K

hi xe cơ giới chưa ra đời thì con ngựa là
phương tiện hành quân nhanh nhất. Rất
nhiều đội kỵ binh đã vượt hàng vạn dặm đất
đai mênh mông, núi non hiểm trở, sông rộng, suối
sâu từ nước này sang nước khác như các đội kỵ binh
của các nước Nam Á, Ả Rập, La Mã, Mông Cổ lừng
danh trong lịch sử. Trong ngôn ngữ xuất hiện danh
từ “thiên lý mã” để chỉ những con ngựa chạy như bay,
có cả danh từ lạm phát phi mã để chỉ nạn lạm phát
tiền bạc không kìm chế nổi. Ngày nay máy móc đã
phát triển đến trình độ cao, người ta vẫn lấy sức ngựa
(mã lực) làm tiêu chuẩn sức mạnh của động cơ (theo
tiêu chuẩn Pháp thì cái sức trong một giây có thể

8

Xuân

Giáp Ngọ

nâng một kilogam lên cao 75 mét là một mã lực).
Rất nhiều nhà điêu khắc tài hoa, họa sĩ nổi tiếng
đã tạc tượng, vẽ tranh ngựa in trên sách báo, trưng
bày ở các viện bảo tàng, đền đài, lăng tẩm… Hầu hết
các thành phố lớn trên thế giới đều có tượng danh
nhân cưỡi trên lưng ngựa đặt trang trọng ở các quảng
trường, công viên hay trong những lâu đài đồ sộ như
: tượng Pie Đại đế ở Xanh Pêtecbua (Nga), tượng đài
vua Quang Trung ở TP Qui Nhơn, tượng Phù Đổng
Thiên Vương ở Sóc Sơn (Hà Nội)…
Họa sĩ Từ Bi Hồng (Trung Quốc) vẽ ngựa nổi
tiếng vào bậc nhất thế giới, đã vẽ hàng trăm bức
tranh ngựa với đủ mọi tư thế khác nhau, cực kỳ sinh
CHAØO XUAÂN

Tượng Phù Đổng Thiên Vương ở Sóc Sơn (Hà Nội)

Bác Hồ chăm sóc
ngựa trên đường
đi công tác

Tượng đài vua Quang Trung ở TP. Qui Nhơn,

động. Kiệt tác tranh ngựa của ông đã có mặt ở khắp
Trung Quốc và hàng trăm nước khác.
Biết bao câu thơ, bài văn nói đến con ngựa một
cách sinh động tùy theo hoàn cảnh, tư thế, trạng
thái, phẩm chất của người cưỡi. Trong Truyện Kiều,
Nguyễn Du tả Kim Trọng xuất hiện lần đầu với “Tuyết
in sắc ngựa câu giòn” rất thanh lịch, tao nhã. Còn
Sở Khanh thì lộ ngay tính cách xỏ xiên “Rằng ta có
ngựa truy phong”. Chàng chinh phu của Đặng Trần
Côn và Đoàn Thị Điểm có “chí làm trai dặm nghìn
da ngựa”. Huy Cận nhìn nét “Đẹp xưa” khi “dừng
chân nghỉ ngựa non cao, dặm xa lữ thứ kẻ nào héo
hon đi rồi khuất ngựa sau non, nhỏ thưa trăng đạc
tiếng còn tịch liêu”. Nguyễn Huy Tưởng nhắc đến
tên bại tướng Tôn Sĩ Nghị trong trận quân ta đại phá
quây Thanh đầu Xuân Kỷ Dậu (1789): “Vó ngựa gấp,

doanh Bồ Đề nhốn nháo”. Thanh Tịnh buồn rười rượi
thấy “ngựa hồng đã đến bên hiên, chị ơi trên ngựa
chiếc yên vắng người”. Nguyễn Bính tả đám tang
người trinh nữ : “một chiếc xe tang mầu trắng đục,
hai con ngựa trắng bước hàng đôi”.
Ở chiến khu Việt Bắc, Tố Hữu thấy Bác Hồ cưỡi
ngựa đi giữa núi rừng như một ông tiên: “Nhớ người
những sớm tinh sương, ung dung yên ngựa trên
đường suối reo…” Đồng chí Trường Chinh “Đi họp”
“Vút ngựa vượt qua đèo, rì rầm tiếng suối reo… Ngựa
mỏi đi bước một, người suy nghĩ vấn vương…”
Trong lịch sử, có nhiều con ngựa nổi tiếng được
ghi công nhờ giúp chủ hoàn thành những nhiệm vụ
khó khăn, chiến thắng kẻ thù, như Con ngựa “Xích
thố” của Quan Vân Trường thời Tam Quốc; Con ngựa
của Nhạc Phi, vị anh hùng dân tộc lừng danh nhà
Tống, đưa chủ chạy nhanh như gió truy đuổi quân
Kim. Tượng của nó đã được dựng trước mộ Nhạc Phi
ở Hàng Châu tồn tại đến ngày nay. Võ Tắc Thiên,
Hoàng đế Trung Hoa đời Đường, thời trẻ là cung
nữ đã nổi tiếng nhờ trị được con ngựa hung dữ của
Đường Thái Tông mà nhiều chàng trai lực lưỡng đã
không trị được. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, cách
đây hơn 25 thế kỷ, vua Thành Công nước Đường có
đôi ngựa Túc Sương quý giá, chạy nhanh mà êm,
quan Lệnh doãn nước Sở là Nang Ngõa rất thích,
ngỏ ý muốn Đường Thành Công tặng ngựa nhân

Xuân

Giáp Ngọ

9
phát hiện, ông vẫn cưỡi ngựa trắng ra trận. Trong
trận Bô Rô đi nô nổi tiếng ở Nga (1812) con ngựa
trắng của Na Pô Lê ông nổi bật giữa hàng quân
pháp được ghi lại trong rất nhiều bức tranh lịch sử.
Ở Liên Xô, tại buổi lễ mừng chiến thắng phát xít Đức
tổ chức ở Quảng Trường Đỏ, Mát cơ va năm 1945,
Nguyên soái Giu cốp, Phó Tổng tư lệnh quân đội
Liên Xô đã cưỡi ngựa trắng đi duyệt binh trước các
quân, binh chủng trang bị xe tăng, thiết giáp và nhiều
vũ khí hiện đại.
Đầu thế kỷ 13, Hoàng tử Lý Long Tường, con vua
Lý Anh Tông của nước ta, vì hoàn cảnh lịch sử, đã
chạy sang nước Cao Ly ( Triều Tiên) cư trú. Đến
đây, Lý Long Tường đã làm nên nhiều việc lớn giúp
nhân dân Cao Ly như xây Đài Vọng quốc, mở trường
dạy học. Đặc biệt là ông đã tổ chức quân đội và góp
phần đánh thắng quân xâm lược, được vua Cao Ly
là Cô Dông rất khen ngợi, phong làm tướng, lập cho
Tranh vẽ Hoàng đế Pháp, Na-Pô-Lê-ông Bô-na-Pac

một cuộc họp mặt ở nước Sở, nhưng không được,
đã xui vua Sở bắt Đường Thành Công giam đến ba
năm. Bộ hạ của Đường Thành Công đem ngựa Túc
Sương dâng cho Nang Ngõa, vua Đường mới được
thả. Cũng thời Xuân Thu, nước Tần có ngựa Khuất
Sơn rất nổi tiếng. Biết vua nước Ngu rất mê loại ngựa
này, vua Tần Hiếu Công bèn đem ngựa Khuất Sơn
tặng cho vua Ngu để mượn đường nước Ngu đi qua
đánh nước Quắc.
Ở nước ta, có giống ngựa Nước Hai ở Cao Bằng
to cao, chạy nhanh, kéo khỏe, được nhiều người ưa
thích. Nhiều người ở tận Nam Bộ ra Cao Bằng để
mua ngựa Nước Hai. Năm 1902, khi khánh thành cầu
Đu me (Long Biên) người Pháp đã chọn ngựa Nước
Hai dùng vào buổi lễ.
Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Phú Yên có
thành tích xuất sắc dùng ngựa thồ lương thực phục
vụ chiến trường Tây Nguyên. Tiêu biểu là chị Nguyễn
Thị Cam, mỗi lần chở gạo ra tiền tuyến, chị đã điều
khiển ba con ngựa vượt qua bao gian nguy. Chị đã
được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Từ xa xưa, trong số ngựa có nhiều màu sắc khác
nhau, con ngựa trắng (bạch mã) được cả người Á lẫn
Âu xem trọng hơn cả. Cưỡi ngựa trắng được coi là
sang trọng, sáng sủa. Sinh thời vị Hoàng đế Pháp lẫy
lừng trong lịch sử là NaPôLêông BônaPac rất thích
cưỡi ngựa trắng. Mặc dù ngựa trắng rất dễ bị địch

10

Xuân

Giáp Ngọ

Tượng đài Pie Đại đế ở Xanh Pêtecbua (Nga)

một làng riêng có đền thờ, thưởng cho một con vật
quý giá là con ngựa trắng và tặng danh hiệu “Bạch
mã tướng quân”.
Có truyền thuyết cho rằng ăn thề bằng máu ngựa
trắng thì lời thề sẽ được tôn trọng chắc nịch như đinh
đóng cột. Đầu đời nhà Tây Hán ở Trung Quốc, cách
đây 2200 năm , trước mối họa “ngoại thích” tiếm
quyền, vua Hán Cao Tổ Lưu Bang lâm bệnh nặng,
đã triệu tập các đại thần trung thành với mình đến
ra lệnh giết một con ngựa trắng, bắt mọi người quệt
máu ngựa thề trước nhà vua: “Từ nay về sau, nếu
không phải họ Lưu thì không được phong Vương,
không phải công thần thì không được phong hầu. Ai
làm trái lời thề thì sẽ bị mọi người trừng phạt.”
CHAØO XUAÂN

Đua ngựa truyền
thống Bắc Hà 2013. Ảnh: Dukutu

Đến nhà Đông Hán, vua Hán Minh Đế nằm mơ
thấy có một người vàng trên đầu có một đạo hào
quang sáng chói, bay vòng xung quanh điện rồi bay
thẳng lên không về phía Tây. Hôm sau, vua kể lại
giấc mơ đó cho ác đại thần nghe. Không ai nói rõ
được người vàng có tạo hào quang ấy là ai. Đại thần
Phó Nghị nói: “Hạ thần được biết ở Thiên Trúc có một
vị thần gọi là Phật, Người Vàng mà bệ hạ nằm mơ
thấy sáng là Phật ở Thiên Trúc”.
Thiên Trúc mà Phó Nghị nói đó là tên gọi nước
Ấn Độ thời cổ, nay thuộc Nê Pan, nơi sinh Thích
Ca Mâu Ni, người sáng lập đạo Phật. Ngài vốn là
một Thái tử quyền quí cao sang, đã xuất gia tu đạo,
tuyên truyền giáo lý Phật khắp nơi, được mọi người
tôn xưng là Phật Đà. Sau khi ngài mất, các đệ tử ghi
chép lại học thuyết của ngài, soạn thành Kinh, đó là
kinh Phật. Vua Minh Đế nghe chuyện rất thích thú,
bèn sai hai viên quan là Thái Âm và Thái Cảnh lặn lội
đến Thiên Trúc xin kinh Phật.
Năm 67 Công nguyên, Thái Âm và Thái Cảnh dẫn
hai sa môn Thiên Trúc, dùng ngựa trắng thồ một tượng
Phật và 42 chương Kinh Phật về Lạc Dương, Kinh đô
nhà Đông Hán. Hán Minh Đế không rõ Kinh Phật và
cũng không hiểu đạo lý Phật giáo nhưng vẫn hết sức
tôn kính hai sa môn đưa Kinh Phật về giảng. Năm sau,
nhà vua hạ lệnh xây một ngôi chùa ở phía tây thành Ngựa giấy dùng làm vàng mã, trong sinh hoạt tín ngưỡng của
Lạc Dương theo đúng kiểu cách ở Thiên Trúc và nuôi người Việt. Ảnh: TS. Nguyễn Minh San
con ngựa trắng (bạch mã) đã thồ Kinh ở đó. Ngôi chùa
ấy có tên là Bạch Mã Tự (chùa Ngựa trắng).
Từ đó về sau, nhiều đền, chùa tạc ngựa trắng và
thờ ngựa trắng - con vật có công thồ tượng Phật và
Kinh Phật từ Tây Á sang Đông Á.n

Xuân

Giáp Ngọ

11
CHAØO XUAÂN

Thăm quê hương

Nguyễn Bính
l

GS. HOÀNG CHƯƠNG

Triền đê. Ảnh: Venphoto

Đ

ầu tháng 12 năm 2013 tôi được UBND tỉnh
Nam Định mời về dự kỷ niệm 95 năm ngày
sinh của thi nhân Nguyễn Bính. Đây là dịp
may để tôi có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về một thiên
tài thơ, một ngôi sao sáng trong làng thơ hiện đại
Việt Nam, được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh đợt đầu. Tôi không có may mắn làm quen
với thi sĩ lừng danh Nguyễn Bính, nhưng lại rất thân
với anh trai của ông là nhà thơ, nhà viết kịch lịch sử
Trúc Đường (tên thật là Nguyễn Mạnh Phác). Sau
khi tôi đi nghiên cứu sinh từ Rumani về nước, thì
được Bộ Văn hóa phân công về làm đạo diễn cho
Đoàn Tuồng Liên khu 5 (Nay là Nhà hát Tuồng Đào
Tấn - Bình Định). Trưởng đoàn Hồ Đắc Bích giao
nhiệm vụ cho tôi đi gặp nhà viết kịch Trúc Đường
để đặt ông viết vở tuồng Quang Trung đại phá quân
Thanh và tôi làm đạo diễn Vở Quang Trung đại phá
quân Thanh được diễn tại Hội trường Ba Đình phục
vụ Hội nghị TƯ 5 đầu năm 1980. Riêng Thủ tướng
Phạm Văn Đồng về tại Quy Nhơn xem vở này và sau
đó mời tác giả và đạo diễn đến nhà riêng để biểu
dương và trao đổi ý kiến về vở tuồng này.. Từ đó,
tôi quen thân với nhà viết kịch Trúc Đường và được
nghe ông kể chuyện về Nguyễn Bính nhà thơ kỳ tài
nhưng sống khổ cực và chết cũng bi thương (chết
vào đêm 30 Tết trên đất thôn Mạc Hạ, xã Công Lý,
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Từ đó tôi càng kính
phục Nguyễn Bính và càng mê thơ ông. Thời kỳ làm
Viện trưởng Viện Sân khấu Việt Nam tôi còn mời

12

Xuân

Giáp Ngọ

nhà nghiên cứu Thành Nam, Đỗ Đình Thọ, chuyên
gia về Nguyễn Bính đến nói chuyện về con người và
sự nghiệp thơ Nguyễn Bính cho đông đảo văn nghệ
sĩ nghe. Càng nghe, càng tìm hiểu sâu về Nguyễn
Bính càng thấy ông là một nhà thơ tài năng, kết kinh
từ văn nghệ dân gian: “Trong bụng mẹ đã từng mê
hát và:Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị, tiếng đàn
kêu tích tịch tình tang … Quê hương tôi có hát Xòe,
hát Xẩm, có hội Xuân liên tiếp những đêm Chèo”.
Có thể nói văn nghệ dân gian đã thấm rất sâu vào
tâm hồn Nguyễn Bính để rồi biến thành những câu
thơ cực hay, đậm đặc chất trữ tình, đặc biệt là thơ nói
về đồng quê Việt Nam. Thơ của ông chỗ nào cũng
như vẽ lên những cảnh đẹp của đất nước, con người,
đặc sắc nhất là về những bức tranh quê Việt Nam từ
cảnh vật, cây đa, bến nước, con đò, đến con người
vừa thơ mộng, vừa đậm đặc chất trữ tình, như bài
Chân Quê, hay là bài Trăng sáng vườn chè mà nghệ
sĩ hát Xẩm Mai Tuyết Hoa đã dựng thành tiết mục
chính để biểu diễn trong và ngoài nước.
Có điều rất lạ là các giáo sư và sinh viên ở các
trường đại học Mỹ cũng rất thích nghe thơ Nguyễn
Bính qua tiếng đàn và giọng hát Xẩm của nghệ sĩ
Mai Tuyết Hoa, nhất là khi họ được nghe tôi giải thích
nội dung của những câu thơ đậm đặc tính nhân văn
và tính trữ tình ở miền quê Việt Nam:
Sáng trăng sáng cả vườn chè
Một ngôi nhà nhỏ đi về có nhau
Vì tằm, tôi phải chạy dâu
CHAØO XUAÂN

Chân quê. Ảnh: Thảo Râu

Vì chồng tôi phải dầu hao bấc gầy
Chồng tôi thi đỗ khoa này
Bõ công đèn sách từ ngày lấy tôi …..
(Trăng sáng vườn chè)
Hoặc phê phán lối học đòi, đô thị hóa của những
cô gái ở đồng quê:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần đũi rộn ràng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi….
...
Khuyên em giữ lấy chân quê
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
(Chân Quê)
Về Nam Định lần này, chúng tôi đi thẳng đến thôn
Thiên Vị, xã Cộng Hòa, huyện Vũ Bản, quê hương
của nhà thơ Nguyễn Bính để viếng ông. Nhà lưu
niệm của thi nhân rất đơn sơ, chỉ một gian nhà nhỏ
nhưng bài trí long trọng. Một bước chân dung nhà
thơ rõ nét và quen thuộc như chúng ta thường thấy
trên các trang sách, mặt báo. Tôi cùng các nhà thơ
Hữu Thỉnh, Hồng Vinh, Nguyễn Đức Mậu … thắp nén
nhang thơm lên ban thờ Nguyễn Bính để tưởng nhớ
tới một tài năng thơ kiệt xuất đã để lại cho đời những
tác phẩm thơ tuyệt đẹp như những bức tranh đồng
quê Việt Nam vô cùng chân thực và sống động.
Một cuộc tọa đàm nhỏ về nhà thơ Nguyễn BÍnh
do nghệ sĩ ưu tú Đào Quang - Chủ tịch Hội Văn học
nghệ thuật Nam Định tổ chức tại trụ sở Ủy ban nhân
dân huyện Vụ Bản. Hầu hết diễn giả đều thể hiện
tấm lòng yêu thương và kính phục đối với danh nhân
Nguyễn Bính. Riêng tôi còn nói thêm về cặp đôi anh
em tài năng Trúc Đường - Nguyễn Bính, một hiện
tượng văn nghệ hiếm thấy trong làng văn hóa dân
tộc Việt Nam. Nếu Nguyễn Bính để lại cho đời một
di sản thơ ca và kịch thơ đồ sộ, kể cả bài thơ “Tiểu

đoàn 307” đã trở thành bài ca bất tử thì, Trúc Đường
cũng để lại cho ngành sân khấu Việt Nam những vở
kịch lịch sử sống mãi với thời gian như Quang Trung
đại phá quân Thanh, Đô đốc Bùi Thị Xuân, Thái hậu
Dương Vân Nga …
Tài năng và sự cống hiến của Nguyễn Bính cho
văn nghệ Việt Nam đã được tôn vinh, đánh giá đúng
mức tại buổi lễ kỷ niệm 95 năm ngày sinh của nhà
thơ với sự hiện diện của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Hồng
Hà cùng hàng trăm văn nghệ sĩ ở trung ương và
địa phương tham dự. Qua những bài phát biểu của
Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam
Định Trần Đức Long và Chủ tịch Liên hiệp VHVT
Việt Nam nhà thơ Hữu Thỉnh, cùng chương trình
thơ và kịch của Nguyễn Bính một lần nữa mọi người
được thấy thêm một tài năng và sự cống hiến của
Nguyễn Bính. Rất tiếc là có một vài bài thơ hay của
Nguyễn Bính mà dàn dựng thành tiết mục “hát Xẩm
tập thể” nên hiệu ứng chưa cao, bởi hát Xẩm là nghệ
thuật độc diễn như nghệ nhân Hà Thị Cầu với cây
đàn Cò (Nhị) vừa đàn vừa hát với giọng tha thiết,
nỉ non như rót vào tai người nghe từng câu từng từ
trong thơ của Nguyễn Bính nói về thế thái nhân tình,
về tình yêu lứa đôi, hoặc ngợi ca quê hương đất nước
…Thơ Nguyễn Bính hầu hết chuyển tải nội dung ấy,
bằng thể thơ lục bát nên rất thích hợp với các làn
điệu Xẩm. Điều này còn thấy rất rõ ở những bài Xẩm
của nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải cũng là một tài
năng nổi tiếng người cùng quê với Nguyễn Bính, mà
có dịp chúng tôi sẽ bàn sâu về nhân vật này.
Về thăm quê hương Nguyễn Bính, miền địa linh
nhân kiệt, trung tâm văn hóa của vùng châu thổ
sông Hồng, đâu đâu cũng có chùa chiền, miếu mạo,
có hát Chèo, hát Xẩm, hát Chầu Văn và Múa rối
nước. Đặc biệt là danh nhân văn hóa thì rất nhiều,
tiêu biểu trong số đó là GSAHLĐ Vũ Khiêu quê làng
Hành Thiện đang bước vào tuổi bách niên mà vẫn
minh mẫn, uyên thâm, vẫn không rời cây bút viết ra
những công trình văn hóa đồ sộ và viết lên những
bài phú, câu đối để tặng cho đời. Nhà thơ Hồng Vinh,
Chủ tịch Hội đồng Lý luận văn học nghệ thuật Trung
ương quê Nam Chấn, Nam Trực đi cùng tôi về Nam
Định lần này cứ khen động viên tôi là người đất Bình
Định mà sao lại hiểu và yêu đất Nam Định là vậy?
Tôi trả lời: “Đất lành chim đậu. Ở đâu có truyền thống
cách mạng, có truyền thống văn hóa là ở đó tôi đến
và tôi yêu …”
Hà Nội, ngày đầu năm 2014

Xuân

Giáp Ngọ

13
thơ

NGUYỄN BÍNH

Xuân về
Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi

Mùa xuân xanh
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng quanh.
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô.
Ngựa
Hình tượng
trong nghệ thuaät Tuồng
H

TUỒNG LÀ MỘT LOẠI HÌNH SÂN KHẤU KỊCH HÁT TRUYỀN THỐNG ĐỘC ĐÁO VÀ ĐẶC SẮC
BẬC NHẤT CỦA VIỆT NAM. MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN CÁI RIÊNG VÀ SỰ ĐẶC
SẮC ẤY LÀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MANG TÍNH CÁCH ĐIỆU, ƯỚC LỆ, TƯỢNG TRƯNG RẤT
CAO, VỚI NHỮNG QUI PHẠM CHẶT CHẼ TRONG CÁC LỐI NÓI, HÁT VÀ MÚA / VŨ ĐẠO. VIỆC
THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG (CON) NGỰA TRÊN SÂN KHẤU LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐỈNH CAO
NHẤT CỦA NGHỆ THUẬT ƯỚC LỆ, TƯỢNG TRƯNG ĐẶC SẮC ẤY CỦA NGHỆ THUẬT TUỒNG
TRUYỀN THỐNG.
l CHÂU GIANG

ình tượng (con) ngựa xuất hiện trong nhiều
vở tuồng cổ, mang tính kinh điển của nghệ
thuật Tuồng, như: Sơn Hậu, Diễn Võ Đình,
Hộ Sanh Đàn,... Trong những vở này, (con) ngựa
xuất hiện với / trong tư cách là vật cưỡi của nhân vật
Tuồng. Nhân vật trong Tuồng được phân biệt một
cách rõ rệt nhờ vào/thông qua cách hóa trang và
tư thế diễn xuất. Diễn xuất của diễn viên Tuồng
không phải là sự mô phỏng (giống như thực) mà
là sự cách điệu theo những “trình thức” nhất định.
Trên một sân khấu không có phông màn trang trí,

không định sẵn không gian và thời gian của nghệ
thuật Tuồng, diễn viên phải bằng động tác biểu diễn
cách điệu của mình để thể hiện/ tạo ra không gian
và thời gian thích hợp, qua đó người xem nhận ra
(đúng hơn là cùng tưởng tượng ra) được thời gian
và không gian trên sân khấu, khi thì đang đêm bỗng
chốc lại chuyển sang ngày, đang là dòng sông, bỗng
thay đổi là đồi núi, mới đây lại triều đình liền chuyển
ngay thành trận địa,…
Đào Tấn - vị Hậu Tổ của Tuồng đã khái quát :
Thốn thổ thị triều đình châu quận

Xuân

Giáp Ngọ

15
CHAØO XUAÂN
Nhất nhân kim phụ, tử quân thần
Dịch:
Một tấc đất khi là triều đình, châu quận
Một con người (diễn viên) khi thì là vua, quan lúc
là cha con).
Do những qui ước ngặt nghèo đó, cho nên khi
diễn lớp tuồng có sự xuất hiện của (con) ngựa (nhân
vật trong kịch cưỡi/phi ngựa chiến đấu,…), nghệ thuật
Tuồng không cho phép đưa một con ngựa thật lên
sân khấu. Do đó, những người sáng tạo ra loại hình
nghệ thuật này, đã sáng tạo ra một “con ngựa” đó
là một chiếc roi ngựa được cách điệu, tượng trưng.
Với người thường, trong một không gian ngoài đời
thực chiếc roi chỉ là một chiếc roi vật chất đơn thuần.
Song, trong/trên sân khấu Tuồng, chiếc roi là một
đạo cụ để thể hiện con ngựa. Cả diễn viên và người
xem (qua qui ước không lời) đều công nhận cái roi
mây chính là con ngựa thật để nhân vật/diễn viên
cưỡi. Con ngựa này, có thể là một con chiến mã, có
thể là con ngựa của một chàng thư sinh,… Thông
qua/bằng diễn xuất - sự điều khiển ngựa (cưỡi ngựa,
phi ngựa, dắt ngựa, ghì cương ngựa, vuốt ve, vỗ về,
âu yếm ngựa,… ) của diễn viên, người xem biết là
“con ngựa” đang phi nước đại tung bờm kiêu hãnh,
đang nhịp bước nhong nhong, hay đang phi nước
kiệu thì bị ghì cương, dừng khựng lại, tung hai vó
trước lên dũng mãnh, oai phong…Những trình thức
động tác diễn đi ngựa, được qui ước tả cách đi ngựa
bằng chiếc roi cách điệu thể hiện bằng những động
tác ước lệ, cách điệu hóa trên cơ sở những động tác
thật của người điều khiển (con) ngựa ngoài đời, song
có giá trị thẩm mỹ cao, làm cho người xem khi thấy
diễn viên múa một động tác nào là có thể hiểu ngay
nội dung của động tác đó đã được cách điệu hóa,
mỹ lệ hóa.
Nguyên tắc ước lệ trong thể hiện hình tượng (con)
ngựa được khái quát trong một câu ca truyền nghề
từ bao đời:
Đường dài muôn dặm đi ba bước
Ngựa chạy hai chân quất một roi.
Điều đó có nghĩa là, trên sân khấu diễn viên đi 3
vòng, hát hết 3 câu hát Nam là thay đổi một không
gian, có thể từ miền Nam ra miền Bắc, hoặc từ Hà
Nội sang Mỹ,.. Đôi /hai chân người diễn viên bước
mấy bước trên sân khấu là không gian thay đổi và
chiếc roi ngựa tượng trưng cho con ngựa để thể hiện
cuộc đi ngựa.
Nói về tính ước lệ trong thể hiện hình tượng (con)

16

Xuân

Giáp Ngọ

ngựa, lại có câu:
Vạn lý trường thành tam tứ bộ
Thiên binh vạn mã ngũ lục quân
Dịch:
Thành dài muôn dặm 3, 4 bước
Trăm quân, nghìn ngựa 5, 6 người
Bằng tính ước lệ vô cùng cao siêu, nghệ thuật
Tuồng chỉ cần có 5, 6 người trên sân khấu đã diễn
tả được cả một trận đánh lớn trong cuộc chiến đấu
giữa hai phe chính nghĩa và phi nghĩa trong vở tuồng
Sơn Hậu nổi tiếng.
Chỉ với duy nhất một cái roi cách điệu con ngựa,
với tài vũ đạo của mình, người diễn viên thể hiện
được tất cả các động tác khi bắt ngựa, lên ngựa,
ngã ngựa, ghì cương ngựa, …như sau: tay phải dắt
ngựa, chân trái làm động tác xỏ bàn chân vào bàn
đạp, chân phải lên ngựa qua động tác nhảy phóc lên
lưng ngựa. Với động tác người diễn viên tay phải giơ
cao chiếc roi, chân trái cầu bảng, tay trái làm động
tác dục cương, người xem biết là người đó đang phi
ngựa nước đại. Với động tác hai chân nhảy qua phía
bên phải, người xem biết là diễn viên xuống ngụa.
Những động tác trên là những trình thức /qui ước có
sẵn của nghệ thuật Tuồng truyền thống khi thể hiện
hình tượng (con) ngựa trên sân khấu.
Để làm rõ thêm tính ước lệ trong thể hiện hình
tượng (con) ngựa trên sân khấu Tuồng truyền thống,
xin nêu một số “lớp” Tuồng sau:
Lớp “Mạnh Lương bắt trộm ngựa và đốt thơ lầu
của Bát Vương”. Trên sân khấu chỉ có tấm màn
thùng bên trong, người đóng vai Mạnh Lương phải tự
phân định sân khấu làm hai hướng. Bên “cửa Sinh”
(bên phải) là chuồng ngựa, bên “cửa Tử” (bên trái)
là thơ lầu của Bát Vương. Mạnh Lương muốn bắt
được ngựa thì phải đốt lầu thơ, để cho quân canh
giữ ngựa bỏ vị trí, chạy về dập lửa ở thơ lầu. Mạnh
Lương phải vào “Cửa Tử”, ra “Cửa Sinh”, sau đó làm
động tác (ước lệ) rút tranh trên mái thơ lầu, hai tay
xẹt đá lửa châm vào tranh và túi lửa quăng lên mái
thơ lầu. Lửa bùng cháy, Mạnh Lương nhảy thành ra
và chạy về phía chuồng ngựa. Mạnh Lương ra “Cửa
Tử”, rón rén dò lần xuống chuồng ngựa, mở chuồng
dắt ngựa ra, bị ngựa dữ nghe hơi người lạ đá, Mạnh
Lương ngã. Cứ vậy, Mạnh Lương sau ba lần lên lưng
ngựa, rồi lại bị ngựa đá ngã xuống, cuối cùng Mạnh
Lương đã ngồi được trên lưng ngựa, thúc ngựa chạy
thoát. Bát Vương và quân gia phát hiện mất ngựa lập
tức đuổi theo. Do trời tối, Mạnh Lương đã bắt nhầm
Diễn viên thể hiện động tác gò ngựa.
Ảnh: baovephapluat.vn

Cảnh trong một vở tuồng

con ngựa “Thiên lý phong”, để lại con “Vạn lý vân” con ngựa chạy nhanh nhất. Bát Vương đã dùng con
ngựa này đuổi theo Mạnh Lương. Biết Bát Vương
truy đuổi gấp phía sau, Mạnh Lương thúc ngựa chạy
nhanh hơn. Đang chạy, Mạnh Lương bỗng thấy trước
mặt có vũng lầy, chàng nhanh ý xô con “Thiên lý
phong” xuống lầy rồi núp kín bên đường. Bát Vương
phi ngựa đến, nhìn thấy con ngựa “Thiên Lý phong”
ở dưới đầm lầy, nóng ruột bèn cột con “Vạn Lý vân”
bên đường, mon men xuống dắt con “Thiên lý phong”
lên. Chỉ chờ có vậy, Mạnh Lương trong bụi cây nhảy
ra xô Bát Vương ngã xuống hố lầy, sau đó chàng
ung dung phóc lên lưng con “Vạn Lý vân” chạy thoát
về Ngũ Đài Sơn. Bát Vương lóp ngóp dưới bùn lầy,
nhìn theo nuối tiếc. Như vậy, trên sân khấu truyền
thống không có cảnh thơ lầu, không có chuồng ngựa
và cũng không có ngựa thật. Giữa sân khấu là tường

thành và vũng lầy trong tưởng tượng. Đạo cụ chỉ có
2 chiếc roi ngựa giả làm 2 con ngựa. Thế mà người
đóng vai Mạnh Lương tự dựng lên tất cả không gian
trên sân khấu: đốt thơ lầu, bắt trộm ngựa,… làm cho
người xem tin là thật và cũng cảm khoái với hành
động sân khấu do tài nghệ của người diễn viên.
Trong lớp Tuồng “Đổng Kim Lân thượng thành”,
tòa thành của Tạ Ôn Đình được thể hiện chỉ bằng 2
cái ghế đặt trên chiếc hòm gỗ, 1 cái cho Tạ Ôn Đình,
1 cái cho Tạ Lôi Nhược ngồi. Đổng Mẫu vác cây gâỵ
trên hai vai đứng tướng giặc, tượng trưng đang bị trói.
Đổng Mẫu gọi con và hát. Đổng Kim Lân, con trai
Đổng Mẫu là một viên tướng trẻ, dũng mãnh, được
hóa trang mặt đỏ, giáp trụ lộng lẫy, mang đôi hia
cong lướt, tay cầm cây thương bằng gỗ hoặc bằng
mây, với chiếc roi ngựa móc trên ngón tay, giả như
con ngựa và làm động tác cưỡi ngựa. Động tác múa
may rất khỏe, âm thanh phát ra cũng rất to, tướng
mạo hùng dũng. Đổng Kim Lân cùng đoàn binh mã
đến, thấy cửa thành họ Tạ đóng chặt. Chàng ngạc
nhiên, ghì cương, con ngựa dừng khựng lại. Đổng
Kim Lân nín thở lắng nghe xem có phải tiếng nói của
mẹ mình không. Khi nhận ra tiếng của mẹ, Kim Lân
vội vàng giục ngựa chạy vào sát chân thành. Nhìn
thấy mẹ đang bị trói trên thành, chàng thương mẹ
quá, ngã ngựa.
Trong vở Hộ Sanh Đàn của Đào Tấn, có “lớp” Kỷ
Lan Anh, vợ Tiết Cương, một nữ tướng lục lâm đang
bụng mang dạ chửa, nhưng khi được tin chồng bị giặc
truy bắt, đã cầm cương lên ngựa phóng ra chiến trường
để giải vây cho chồng. Tiết Cương bị thương nặng, Lan

Xuân

Giáp Ngọ

17
Anh phải dìu chồng và khuyên hãy gắng sức vượt qua
cơn hiểm nghèo bằng những lời lẽ rất đẹp:
Lao xao sóng vỗ ngọn tùng
Gian nan là nợ anh hùng phải vay.
Đúng lúc vợ chồng Lan Anh lạc nhau trong rừng,
Kỷ Lan Anh trở dạ đẻ giữa đường. Sau khi vượt cạn
xong, Lan Anh vừa bế con còn đỏ hỏn, vừa ẵm cháu
là Tiết Giao, cùng cô hầu là Hồ Nô giục ngựa đi tìm
chồng. Vậy là, diễn viên nữ (Kỷ Lan Anh) phải thể
hiện hình tượng (con) ngựa trong lớp tuồng rất nhiều
trạng thái cảm xúc này.
Trong việc thể hiện hình tượng (con) ngựa, diễn
viên phải xuất phát từ nhân vật cưỡi ngựa trong kịch
thuộc loại nào, tính cách ra sao, lúc cưỡi ngựa đang
trong tâm trạng gì để diễn cho phù hợp. Ví dụ: cùng
một điệu bộ cầm thương lên ngựa, nhưng ở mỗi
nhân vật (như: cấp bậc tướng to hay nhỏ, kép đỏ,
kép trắng hay kép xéo, kép rằng, đào bi hay đào
chiến,…), người diễn viên phải diễn / điệu bộ khác
nhau. Ví như: nhân vật Ôn Đình trong chiến đấu khi
phần thắng đã nắm chắc trong tay thì điệu bộ cầm
thương lên ngựa của anh ta phải chậm rãi, chững
chạc, không vội vàng hấp tấp, bước đi khoan thai,
dõng dạc, trông rất oai vệ, nghiêm nghị. Trái lại, với
hai tướng em là Tạ Lôi Phòng và Tạ Lôi Nhược, do
tâm lý sợ chết, võ nghệ lại không cao, chỉ có tài “hùn
gió bẻ măng”, nên khi cầm thương lên ngựa một
cách vụng về, bước đi lấc xấc, cặp cây thương trong
nách trông có vẻ thô kệch. Một ví dụ khác, nhân vật
Khương Linh Tá là một kép võ, tự nguyện hy sinh để
cản giặc tạo điều kiện cho Đổng Kim Lân cứu Hoàng
tử thoát nạn, vì vậy, thể hiện động tác lên ngựa của
anh ta phải nhanh, mạnh, dứt khoát - nhảy phóc lên,

18

Xuân

Giáp Ngọ

tay trái cầm thương, tay phải vung roi, trông khí thế
hùng dũng, nhanh nhẹn. Còn Đổng Kim Lân, trong
một tình huống vô cùng cấp bách (“lớp” Kim Lân biệt
mẹ) khi kẻ địch truy gấp, anh ta phải nhanh chóng
ra đi, vì vậy, anh ta cầm thương lên ngựa rất nhanh
(qua động tác không kịp gỡ cương, mà phóc ngay
lên lưng ngựa, tay trái cắp cây trường thương sau
lưng, tay phải vung roi), đôi chân đi hia bước thẳng
gối đều đều theo nhịp hát Nam chạy:
Lướt dặm phăng phăng đường nhạn
Dễ ngại gì tên đạn xông pha…
Chỉ với một số “lớp” tuồng có sự xuất hiện của
(con) ngựa và người điều khiển ngựa trên sân khấu,
cũng cho ta thấy sự tinh vi, phức tạp trong các thủ
pháp để thể hiện nhân vật đặc biệt này. Đã hàng
trăm năm nay, chỉ với một cái roi bình thường, song
thông qua các động tác thể hiện/diễn xuất tài tình
của các thế hệ nghệ sĩ Tuồng, chiếc roi đã được lớp
lớp người xem tin/chấp nhận đó là hình tượng (con)
ngựa thật, với nhiều tư thế khác nhau cực kỳ sinh
động, như thật trong cuộc sống. Thể hiện hình tượng
(con) ngựa trong/trên sân khấu Tuồng là một “quái
chiêu”, tuyệt đỉnh nghệ thuật cách điệu ước lệ rất
cao, cần phải trao truyền và phát huy để nghệ thuật
Tuồng truyền thống mãi mãi là viên ngọc sáng trong
của văn hóa Việt Nam.n

Triệu Khánh Sanh - vai chính trong vở “Diễn võ
đình” đang cưỡi ngựa. Ảnh: baophuyen.vn
Thơ VŨ MÃO

Quảng Ngãi sắc xuân
Thiên Ấn danh sơn lộng gió ngàn
Trà Bồng, Trà Khúc vượt quan san
Trà Câu, Sông Vệ gương soi bóng
Đập nước Thạch Nham dâng sóng tràn
Chí sĩ kiên cường Huỳnh Thúc Kháng
Tấm gương trọn nghĩa Phạm Văn Đồng
Địa linh nhân kiệt tam nguyên thủ
Ngọn đuốc Ba Tơ rạng núi sông
Giặc đã một thời đời khốn khó
Nỗi đau Sơn Mỹ quặn thiên thu
La Hà thạch trận xây nguyền ước
Khí phách quân dân quyết thắng thù
Bừng nắng trời cao chào Quảng Ngãi
Vạn Tường thành phố sánh thiên thanh
Lọc dầu – Bến cảng ngời xuân sắc
Dung Quất dấu yêu tạc sử xanh.
Phết
Vui ra phết

Hội
trên đât Tổ . . .

Đ

l HOÀNG PARIS

ánh phết là trò chơi truyền thống mang tính cộng
đồng cao, diễn ra trong các hội làng trên vùng
đất Tổ Phú Thọ, mỗi khi Tết đến, Xuân về. Phết
là tên gọi một quả cầu (quả phết), tròn to như quả bưởi,
làm bằng gỗ (thường là gỗ xoan, gỗ lim), gốc tre già, hoặc
làm bằng da ngoài sơn son, trong nhồi bông. Trò đánh
phết, không đánh trực tiếp bằng tay, hay đá bằng chân,
đánh bằng đầu, mà bằng một cái gậy bằng tre dài. Chiếc
gậy đánh phết có phần gốc vát cong bẹt như hình chiếc
thìa, khá giống hình chiếc gậy đánh khúc côn cầu ở một
số nước phương Tây.
Trò đánh phết diễn ra trên một bãi /sân đất bằng
phẳng, giữa sân/bãi chơi đào một cái hố, chia sân/bãi làm
hai phần, ở phía cuối mỗi phần sân, đào một cái hố đủ cho
quả phết chui lọt. Các hố này gọi là “lồ” hay “lò doanh”.
Người tham gia chơi đánh phết chia làm 2 phe. Mỗi đấu

20

Xuân

Giáp Ngọ

thủ cầm một chiếc gậy phết. Chủ tế thả quả phết xuống
hố ở giữa sân. Các phe đấu dùng gậy phết móc phết
lên rồi chơi. Đội nào dùng gậy đưa được quả phết vào lò
doanh của đối phương là thắng cuộc. Cũng có thể chơi
theo cách chủ tế đứng giữa sân, tung quả phết lên, các
đối thủ múa gậy đón đánh làm sao trúng vào quả phết, để
quả phết bật sang thành “bên kia” là được. Ngoài chạy bộ
đánh phết, cũng có thể cưỡi ngựa đánh phết nữa.
Chơi phết có thể chơi theo 3 thể thức chính sau đây:
- Các bên đấu cố giành quả phết về bên mình, đưa
vào một cái hố. Bên nào đưa phết xuống hố trước là thắng.
Đây là hình thức phổ biến trong hội phết ở nhiều làng xã.
- Mỗi bên đấu tìm cách đưa phết vào hố đối phương,
là thắng.
- Sau cùng là hình thức đưa phết vào một điểm quy
định, phe nào đến trước là phe ấy thắng.
Hội cướp phết Hiền Quan. Ảnh: Khi Vang

Là một trò chơi tập thể, diễn ra trong hội làng, luôn thu
hút đông người và có tính thắng, thua nên hội phết bao giờ
cũng diễn ra rất hào hùng, sôi nổi. Từ đó, đã làm ra đời câu
thành ngữ quen thuộc trong dân gian “Vui ra phết”.
Tương truyền, trò đánh phết xuất hiện từ thời Ha Bà
Trưng, do bà Thiều Hoa - một nữ tướng của Hai Bà Trưng
sáng tạo nên để rèn luyện sức khỏe cho binh sĩ của mình.
Song, cũng có ý kiến cho rằng, trò đánh phết là trò chơi
nghi lễ cầu mùa chống hạn, là tín ngưỡng cầu mong mùa
màng bội thu. Sở dĩ như vậy, bởi người ta cho rằng, quả
cầu là biểu tượng của củ cây, việc đưa quả cầu xuống lỗ/
đất chính là nghi lễ trồng củ, gieo hạt. Tương tự như vậy,
có ý kiến cho rằng đó là nghi thức của tín ngưỡng thờ mặt
trời. Bởi, quả cầu/phết/lốc trong trò đánh phết chính là hình
tượng mặt Trời. Việc đưa / đánh quả phết hình cầu (như
mặt trời) từ bên sân/bãi nọ sang sân/bãi kia chính là sự
chuyển động, đường đi của mặt Trời. Vì tính thiêng như
vậy, nên ở nhiều nơi quả cầu / quả phết / quả lốc thường
được giữ gìn cẩn thận, trân trọng để trên bàn thờ trong
đình làng. Từ trò chơi vui khỏe trong hội làng, dần dần,
trò chơi đánh phết trở thành một tiết mục không thể thiếu
được trong các trò diễn nghi lễ của triều đình của các triều
đại Lý, Trần. Trong các ngày hội lớn, triều đình tổ chức
đánh phết, múa khiên, cùng với nhiều trò thể thao quốc
phòng khác. Sử cũ chép rằng, năm 1069, sau khi chiến
thắng quân Chiêm Thành trở về, ở đại yến mừng công,
vua Lý Thánh Tông thân hành múa khiên, đánh phết trước
bệ rồng.

Bảo vệ tiên chỉ (hội phết Hiền Quan), người mang
quả phết ra cho trai tráng tranh cướp, ông đang trở
về đình trong vòng vây bảo vệ. Ảnh: Lê Thăng

Quả Phết được làm bằng gốc tre có sơn son màu đỏ. Ảnh: vnexpress.net

Trên đất Tổ Phú Thọ, từ xưa đã hình thành một số
làng có hội phết to, sôi động, cuốn hút, tiêu biểu là một
số hội sau:
HỘI PHẾT LÀNG HIỀN QUAN
Hiền Quan là một vùng đất cổ, thuộc huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ. Hội phết của làng tổ chức vào ngày
13 tháng Giêng. Đây là lễ hội thu hút được sự ngưỡng mộ
không chỉ của dân địa phương mà cả khách thập phương
đều kéo về tụ hội. Lễ hội của làng Hiền Quan được truyền
tụng qua câu ca:
Mười một là hội Hương Nha

Xuân

Giáp Ngọ

21
Hội cướp phết Hiền Quan 2010. Ảnh: Nguyễn Phúc Hiếu

Mười hai Gia Dụ, mười ba hội Hiền.
Hội phết Hiền Quan được tổ chức gắn với huyền tích
về bà Thiều Hoa, người ở bản quán, sáng tạo ra trò phết
và dạy cho dân làng trình tự hội, diễn ra như sau: Khi
tuần tế lễ và đọc tiểu sử của bà Thiều Hoa xong thì tiến
hành rước quả phết. Quả phết được đẽo gọt từ củ tre. Lễ
rước quả phết được tổ chức rất long trọng. Người giữ quả
phết phải là người khỏe mạnh, trong sạch, gia đình năm
ấy không có tang, con cái đuề huề. Chiều ngày 12 tháng
Giêng, tổ chức “sơ tập đả quần” dân làng, già trẻ, trai gái
kéo quân ra tụ tập ngoài bãi phết. Sáng ngày 13, chính
hội, làm lễ “Điểm kỳ binh pháp”. Ông thủ phết đọc bài hò
từ 5 đến 7 phút, khi hò xong, thủ phết tung quả phết trên
tay vài lần rồi thả xuống “hố phết”. Hố phết sâu khoảng
60-70cm, đường kính rộng 60cm. Khi quả phết đã nằm
trong hố, ấy là lúc cuộc chơi bắt đầu. Các cầu thủ cầm
gậy phết thi nhau chen vào moi quả phết dưới hố lên, còn
mọi người đứng vây quanh hố phết đông như nêm cối, hò
reo vang dội. Cùng với tiếng chiêng, trống là những tiếng
“cốp”, “cốp” của các dùi phết va vào nhau. Khi quả phết đã
được moi dưới hố lên thì mọi người đua nhau dùng sức lực
của mình vào cướp quả phết ném về phía phe mình đang
đứng. Vui nhất là quả phết đã gần về tới đích của một phe
nào đó trong làng, thì cả biển người cùng đổ xô về hướng
đó. Theo lệ chơi, lúc nào cũng phải giữ cho quả phết sệt
đất, không được hất tung lên. Và nếu ai cướp được quả
phết mà không có người nào đuổi theo hoặc có đuổi theo
nhưng không chạm vào người cầm quả phết thì người đó
coi như thắng cuộc. Người nào hoặc phe nào giành được
quả phết thì sẽ được may mắn trong suốt năm đó. Hội
phết được tiến hành theo sự chỉ huy chung thống nhất
và đã tạo ra những hình ảnh đẹp, sinh động của văn hóa
truyền thống.
Hội phết làng Hiền Quan thực sự là một trò diễn diễn
lại thế trận xưa mang đầy đủ ý nghĩa cổ truyền. Đặc biệt,
bài Hò phết có một ý nghĩa giáo dục sâu sắc tinh thần

22

Xuân

Giáp Ngọ

Người thắng trận - hội phết Hiền Quan. Ảnh: Richie

chiến đấu của các tướng quân khi xưa đối với các thế hệ
hôm nay trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đánh phết còn
là môn thể thao có tính văn hóa cao (cộng đồng), có tác
dụng rèn luyện sức khỏe con người.
HỘI PHẾT LÀNG SƠN VY
Xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao mở hội làng, có chơi đánh
phết từ mồng 3 tới mồng 5 tháng Giêng. Quả phết Sơn Vi
to bằng chiếc giành tích, làm bằng gỗ lim nên rất nặng.
Làng có 8 giáp, chia làm 2 phe. Địa phương qui định: ngày
thứ nhất, Chủ tế làm nhiệm vụ giao cầu. Ngày thứ hai là
ông Đông xướng. Ngày thứ ba là ông Tây xướng. Giữa bãi
đào một cái hố sâu lút đầu người và rộng bằng cái nong
(đường kính miệng hố khoàng 1,5 - 1,7m). Dưới hố có 2
người của 2 phe phục sẵn để đón quả phết. Ông Chủ tế
thả quả phết xuống. Những người này ôm quả phết nhảy
lên khỏi miệng hố và cuộc chơi diễn ra quyết liệt. Ngày
cuối là mồng 5 Tết, chơi ba ván, 2 ván đầu tranh cướp quả
phết bằng tay, ván thứ 3 mới là đánh phết bằng gậy.
HỘI PHẾT LÀNG DỮU LÂU (TP. VIỆT TRÌ)
Làng Dữu Lâu thờ Tản Viên sơn thánh. Dân làng Dữu
Lâu gọi quả phết là quả lốc; trò đánh phết là đánh lốc. Quả
lốc được dân làng trân trọng đặt trên bàn thờ trong đình
làng. Ngoài quả phết/ lốc sẽ dùng để đánh trò trên bàn thờ
còn có 5 quả cầu nhỏ sơn son thếp vàng, mỗi quả có một
chiếc que cũng sơn son thếp vàng, đặt ngang, tượng trưng
các cây gậy phết. Trò đánh lốc Dữu Lâu thường chơi vào
ngày mồng 7 tháng Giêng. Trò đánh lốc của làng Dữu Lâu
không chơi với 1 quả mà chơi với 2 quả lốc. Trước khi đưa
quả lốc ra bãi chơi, người ta phải làm lễ tắm cho lốc. Hai
phe đấu, mỗi phe cử một người bưng chiếc mâm sơn son,
trên đặt bát rượu. Ông từ rót rượu lên 2 quả lốc, rồi tung
cho các bên đấu thủ cướp.
Dù là trò chơi vui khỏe, hay trò chơi nghi lễ tín ngưỡng
cầu mùa, thì đánh phết luôn là trò chơi lành mạnh, mang
tính cố kết cộng đồng cao, rất cần được giữ gìn và phát
huy trong cuộc sống hôm nay và mai saun
Tục dựng
cây nêu ngày Tết
ở Bình Định

Ảnh minh hoạ. Nguồn: vietnamairlinesflights.net

N

gười Việt/Kinh ở Bình Định có gốc gác ở một
số tỉnh ngoài Bắc Bộ, trong đó nhiều nhất là
các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Hành trang
của lớp cha ông họ trên đường Nam tiến, có tục
dựng cây nêu trong dịp Tết Nguyễn Đán. Tục này,
từ lâu đã đi vào câu ca ở Bình Định còn lưu truyền
đến ngày nay:
Cú kêu ba tiếng cú kêu
Cho mau tới Tết dựng nêu ăn chè
Chán xôi thì đã có chè
Để đòn bánh tét ta về hạ nêu
Tục trồng cây nêu ngày Tết của người Việt/Kinh ở
miền Bắc xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, cho rằng
vào dịp Tết ma quỷ thường về quấy phá, hãm hại con

l HOÀNG LINH

người, trồng/dựng cây nêu trước nhà, trong sân nhà
mình để xua đổi, trừ tà ma quỉ quái không cho chúng
vào nhà. Cây nêu được làm bằng cây tre tươi, cao,
tróc bỏ hết các nhánh/tay, chỉ thừa lại phần đọt/ngọn,
có lá, trên ấy treo một số vật tượng trưng, gọi là bùa
nêu (cũng có quan niệm cho rằng tờ giấy treo trên
ngọn nêu là tượng trưng của tấm áo cà xa của Phật,
hễ bóng áo trùm tới đâu thì quỷ quái phải lùi tới đó).
Cây nêu đã đi vào câu ca:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Tuy nhiên, khi dừng chân định cư ở Bình Định,
những lưu dân Việt đã giao lưu văn hóa với các tộc
người bản địa nơi đây, như: người Chăm và các dân

Xuân

Giáp Ngọ

23
Chợ Gò ở Trường Úc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định họp vào
mồng một Tết và mồng hai tết Nguyên đán hằng năm.
Ảnh: Hằng Nguyên

tộc thiểu số khác, tạo dựng đời sống văn hóa gốc Việt
thích ứng với địa bàn cư trú mới, nên tục trồng cây
nêu ngày Tết ở Bình Định mang những ý nghĩa và
sắc thái mới. Người Bình Định vẫn giữ lệ, hàng năm,
vào khoảng 28, 29 Tết, bắt đầu trồng/dựng cây nêu.
Nếu là cây nêu của làng, thường được trồng/dựng ở
một khu bãi rộng, bằng phẳng, ở trung tâm, nơi tổ
chức hội vui xuân của làng. Phần lớn các gia đình đều
trồng cây nêu trước cửa nhà. Cây nêu của làng, hay
cây nêu của các gia đình cũng làm bằng tre tươi như
ngoài Bắc. Chỉ khác ở lá bùa, người Bình Định gọi là
bùa “tứ tung ngũ hành” gồm 4 sọc đứng (tứ tung) và 5
sọc ngang ( ngũ hành) mang ý niệm dùng phù phép
đuổi trừ ma quỷ. Dựng/trồng cây nêu phải xoay chiều
cây tre cho ngọn day vào phía mái nhà của gia đình
thì sang năm mới lộc trời cho vào nhà. Nếu để ngọn
nêu day ra phía ngoài thì lộc trời cho sẽ đi mất. Dưới
gốc cây nêu để 5 miếng trầu con têm sẵn và một gói
vôi. Cũng có nơi trầu cau và vôi lại buộc thành gói
treo lên ngọn nêu.
Người Bình Định không có quan niệm chung
chung về ma quỉ mà đó là con vật, hoặc người thành
ma quỷ. Ví dụ mà đó là con vật ở các làng quê ở
Tây Sơn, An Nhơn, người ta cho lũ quỷ ma ấy là
con Thiên Cẩu (con chó nhà Trời) trốn Ngọc Hoàng
Thượng đế xuống hạ giới vào dịp Tết. Nó thường hóa
thân vào người quấy phá trần gian, dụ dỗ đàn bà con
gái để sinh ra đàn bà quái thai đầu chó, mình người.
Gia đình phải mời thầy phù thủy dùng con dao Vĩnh
Chì dài 9 khúc chém chết quái thai thì máu nó lại chảy
ra đọng thành cục rồi biến thành con Phục Thi để báo
thù con người, làm cho nhiều gia đình ốm đau, làm
ăn lụi bại. Dân làng lại phải mời thầy phù thủy về cầu
cúng, yểm trừ buộc hắn phải trở lại kiếp xưa về thiên
đình chịu tội. Thiên Cẩu vốn là con chó đã tu luyện
hàng vạn năm trong rừng sâu để có phép biến hóa
thành người. Nhưng vì gây nhiều thảm họa cho con

24

Xuân

Giáp Ngọ

người nên bị Ngọc Hoàng Thượng Đế sai thiên thần
bắt về cõi trần, giam trong cũi sắt. Mỗi lần trốn thoát
nó lại về hạ giới phá. Trầu cau đặt ở gốc cây nêu
là dụ hắn lại ăn, lá bùa “tứ tung ngũ hành” treo trên
ngọn nêu là nhắc cho hắn biết phép trừ tà của thầy
phù thủy để hắn sợ hãi bay đi. Còn, người dân các
làng ở Hòa Nhơn, lại cho tà ma chính là Phạm Nham,
một tên tướng có tài phù thủy trong đội quân Nguyên
Mông xâm lược nước ta đã bị Hưng Đạo vương Trần
Quốc Tuấn giết chết, hay hiện về quấy phá xóm làng.
Trồng cây nêu ngày Tết để xua đuổi, yểm trừ Phạm
Nhan, không cho nó vào nhà, vào làng trong dịp đầu
năm. Trước kia, ngoài tục trồng cây nêu ngày Tết,
ở Hòa Nhơn còn có tục đàn bà phơi quần áo phải
cất vào nhà trước khi mặt trời lặn để đề phòng Phạm
Nhan đi tìm huyết người đàn bà vào ban đêm.
Như vậy, ở Bình Định thì lá bùa treo trên ngọn nêu
có phép thuật để đuổi con Thiên Cẩu về trời, hay đuổi
Phạm Nhan ra khỏi làng xóm.
Sáng mồng 1 Tết, người ta thắp nhang dưới gốc
cây nêu, khói tỏa hương bay cả vùng trước ngõ. Gia
chủ mặc áo dài, đội khăn đứng khấn vái dưới gốc nêu
cầu cho năm mới làm ăn thịnh vượng, nhờ cậy phép
màu của thần tiên xua đuổi ma quỷ, xua đuổi những
điều không may đến với gia đình. Đối với cây nêu,
người Bình Định có một số kiêng kỵ, như: mồng 1
Tết, quét nhà thì rác phải hất vào gốc cây nêu chứ
không được đổ đi nơi khác. Tới ngày hạ nêu là mồng
7 tháng giêng âm lịch mới thôi lệ này. Để nhắc nhở
ngày hạ nêu, ngày xưa dân gian truyền lại cho nhau
câu tục ngữ “mùng bảy gãy nêu”.
Xưa, khi trình độ hiểu biết của con người về tự
nhiên còn thấp kém, thần thánh ma quỷ còn ám ảnh
nặng nề trong cuộc sống thường ngày thì tục trồng
cây nêu ngày Tết có giá trị đáp ứng nhu cầu đời sống
tâm linh của người dân quê, giúp cho họ yên tâm,
vui vẻ bước vào một năm mới với biết bao mong ước,
không sợ ma quỷ tới quấy rầy. Ngày nay, sự hiểu biết
của con người được nâng lên, thì tục trồng cây nêu
ngày Tết mang một ý niệm mới, là sự kiện mở đầu
cho một năm mới tốt lành, mở đầu cho hội vui xuân,
dưới gốc cây nêu của làng với bao trò chơi dân gian
diễn ra: đánh đu, võ thuật, thi vật, chọi gà, chơi cờ, thả
thơ vv… Đây là tục lệ mang vẻ đẹp của truyền thống
văn hóa làng xã có từ lâu đời, rất cần được giữ gìn
trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.n
Xuân
từ biển

Đông về
NGUYỄN THẾ KỶ

Có một vị tướng lĩnh
Thay mặt Bộ Quốc phòng
Xuân về từ biển Đông
Vọng lời, hay tiếng hát
Lướt trên đầu sóng bạc
Bay bổng tựa gió mây
Ra Trường Sa xuân này
Nghe bà con sống được
Tôi nhìn trong mặt nước
Soi thấy rõ mặt mình…
Đêm Trường Sa lung linh
Điện, trăng giành nhau sáng
Đêm Trường Sa nghe sóng
Quên nhớ đầu pha sương
Mỗi bước mấy yêu thương
Đến từng người chiến sĩ
Đền Bác Hồ dung dị
Bát ngát quyện khói hương
Vạn lạy vạn lần ơn
Muôn dân muôn nghĩa Bác…

Trường Sa Lớn tượng Phật
Song Tử Tây tượng Phật
Từ Thủ tướng dung nghinh
Ngọc quý với tâm linh
Biển khơi nhìn vô giá
Ở Trường Sa gạch đá
Đều khắc dấu quốc huy…
“Ra thăm rồi về vội
Được tặng một quả bàng
Tôi đặt quả bàng vuông
Lên bàn thờ Tổ quốc
Một quả bàng tâm đức
Ba bữa Tết ở nhà
Thêm một quả Trường Sa
Đơm vào mâm ngũ quả…”
Nhìn lên mâm ngũ quả
Đầy đủ cả vuông tròn
Vị tướng lĩnh thấy lòng
Mênh mông tình biển cả…
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM

Ấn tượng 2013

NGUYÊN TỔNG BÍ THƯ
LÊ KHẢ PHIÊU:
“Nghệ thuật dân tộc của chúng
ta như tuồng, chèo, cải lương và
các loại hình dân ca đã có tuổi đời
hàng mấy trăm năm, thậm chí cả
ngàn năm… Đó là sản phẩm văn
hóa của nhân dân ta sáng tạo ra và
đó là món ăn tinh thần không thể
thiếu được của đại đa số nhân dân
lao động đó cũng chính là nhân tố
tạo nên cái chất, góp phần xây dựng
nền văn hóa dân tộc bền vững, cùng
với các nhân tố kinh tế - chính trị văn hóa - xã hội. Ví dụ như ca Huế,
hò Huế, ở Thanh Hóa quê tôi có hát
tuồng từ thời Đào Duy Từ cho đến
hôm nay vẫn là môn nghệ thuật
yêu thích nhất xứ Thanh. Ngoài ra,
Thanh Hóa còn có hát chèo, có múa

26

Xuân

Giáp Ngọ

hát Xuân Phả, có hò sông Mã và
nhiều làn điệu dân ca đặc sắc mà từ
nhỏ tôi đã biết, đã xem và rất thích,
thậm chí trong những năm tháng ở
chiến trường chống thực dân Pháp,
chống đế quốc Mỹ, tôi và các chiến
sĩ cùng chiến hào đã coi hát tuồng,
chèo, cải lương và dân ca thông qua
Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc qua
sân khấu dã chiến là nguồn động
viên, cổ vũ lớn. Có thể nói sống ở
chiến trường không thể thiếu được
văn nghệ, nhất là văn nghệ dân tộc
vì vậy mà đã có câu “tiếng hát át
tiếng bom”. Chiếc ra-di-ô nhỏ đeo
bên mình cũng là để sau những cơn
bom ác liệt được nghe những khúc
hát dân ca mượt mà, sâu lắng, hoặc
chèo, tuồng, cải lương , bài chòi…
Tiếng hát ấy làm cho tinh thần người
chiến sỹ thêm phong phú hơn, nắm
chắc tay súng mà chiến đấu cho
đến ngày thắng lợi cuối cùng.
Tôi đã đến thăm những người
lính ở Trường Sa và tôi cũng đã đi
thăm nhiều đơn vị bộ đội cho nên
thấy được rằng, đời sống của người
lính hôm nay tốt lên nhiều, nhưng
đời sống tinh thần thì hãy còn nghèo,
đơn điệu hơn thời kháng chiến, bởi
nguồn giải trí bây giờ chủ yếu là ở
màn ảnh nhỏ còn hát dân ca, biểu
diễn tuồng chèo, cải lương thì quá ít,
trong khi tuổi trẻ trong quân đội cũng

l VĂN

HIẾN

phải là lực lượng bảo tồn và phát huy
văn hóa dân tộc, bởi còn nền văn
hóa là còn tất cả mà mất nền văn
hóa là mất nước, trong bối cảnh các
thế lực thù địch muốn làm cho thế
hệ trẻ chúng ta lãng quên quá khứ,
lãng quên lịch sử, lãng quên bản sắc
văn hóa dân tộc. Điều đó chúng ta
có thể thấy nghệ thuật dân tộc ngày
càng thưa vắng khán giả, trong khi
đó thì nghệ thuật hiện đại lại chiếm
lĩnh trận địa và lên ngôi. Ví dụ rạp
Hồng Hà ở gần nhà tôi chuyên diễn
tuồng, ngày xưa khán giả rất đông
nhưng bây giờ người xem lại thưa
thớt, thậm chí mời xem miễn phí
cũng không đi, trong khi mới đây
lại có hàng nghìn người xếp hàng
mua mỗi đôi vé có giá lên đến hàng
triệu đồng để xem chương trình của
Bằng Kiều (ca sỹ Việt kiều Mỹ) tại
sân khấu Mỹ Đình, Hà Nội. Ta nghĩ
gì về hiện tượng này?
Vì vậy tôi đến thăm gặp các đồng
chí là để chia sẻ cùng các nghệ
sỹ đàn hát dân ca, đàn hát tuồng,
chèo,cải lương, bài chòi…những
người rất yêu nghề và hết lòng học
tập, phát huy vốn nghệ thuật quý giá
của cha ông, nhưng cuộc sống thật
quá chật vật. Tiêu biểu như nghệ sỹ
trẻ Mai Tuyết Hoa đã mất 17 năm
học âm nhạc dân tộc nay lại lĩnh
trách nhiệm Giám đốc Trung tâm
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
Bảo tồn và Phát huy Âm nhạc dân
tộc để tập hợp lực lượng nghệ nhân,
nghệ sỹ âm nhạc dân tộc cùng bảo
tồn và phát huy, quảng bá vốn âm
nhạc quý báu của cha ông.
Tôi nhiệt liệt chúc mừng các nghệ
sỹ, các nhạc sỹ, các nhà nghiên cứu
tài năng và tâm huyết với nền văn
nghệ dân tộc nói chung và âm nhạc
dân tộc nói riêng cùng thực hiện tốt
sự nghiệp xây dựng một nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc như Nghị quyết T.Ư 5
(khóa VIII) đã nêu”.
GS. AHLĐ VŨ KHIÊU:
“Khi nào đầu óc tôi căng thẳng,
huyết áp lên cao là tôi mở đĩa ra
để nghe hát Xẩm” vì mỗi lần nghe
hát Xẩm gợi nhớ lại những kỷ niệm
đẹp ngày xưa ở miền quê Bắc Bộ,
đồng thời nó cũng làm thư giãn

đầu óc, bởi âm điệu êm ái, cùng
với lời ca đậm đà chất trữ tình sâu
lắng như:
Sáng trăng chia nửa vườn chè
Một gian nhà nhỏ đi về có nhau
Vì tằm tôi phải chạy dâu
Vì chồng tôi phải dầu hao bấc gầy
Chồng tôi thi đỗ khoa này
Bõ công đèn sách từ ngày lấy tôi…
Và…
Tôi hằng khuyên sớm, khuyên trưa

Anh chưa thi đỗ, thì chưa động
phòng…
(Thơ Nguyễn Bính)
GS. HOÀNG CHƯƠNG:
“Âm nhạc dân gian truyền thống
là cái hồn của dân tộc, nó không bao
giờ xa lìa trong ký ức của con người
Việt Nam. Tôi và có lẽ những người
Việt Nam khác cũng vậy. Trong
những năm khi đi học tập, công tác

xa ở Liên Xô (cũ), trong những lúc
nhớ nhà da diết mà được nghe một
giai điệu dân ca Việt Nam (thường là
dân ca Quan họ) phát trên Đài tiếng
nói Matxcơva thì, cảm thấy sung
sướng vô cùng.
Ca khúc “Giữa Mạc Tư Khoa
nghe câu hò Nghệ Tĩnh” của nhạc
sĩ Trần Hoàn viết theo lời thơ của
Đỗ Quý Doãn, đã cho ta thấy sức
mạnh của dân ca Việt Nam như thế
nào? Nếu tác phẩm âm nhạc này
không mang hơi hướng dân ca ví
dặm Nghệ Tĩnh thì làm sao đi vào
lòng người đến tận cùng và sống
mãi với thời gian? Còn biết bao ca
khúc khác đều dựa theo giai điệu
của dân ca rất thành công như
của Đỗ Nhuận, Văn Cao, Nguyễn
Văn Tý, Phạm Tuyên, Hoàng Hiệp,
Xuân Hồng, Thuận Yến, Phan
Huỳnh Điểu, Trần Long Ẩn, Trương
Quang Lục… Tôi đã nhiều lần đưa
các đoàn nghệ thuật dân tộc đi biểu
diễn các nước XHCN, các nước

Châu Âu, Châu Á. Ở đâu, tiết mục
độc tấu trống tuồng, hòa tấu nhạc
cụ dân tộc và hát dân ca Việt Nam
cũng được người xem nhiệt liệt hoan
nghênh, rõ nhất ở Festival Quốc tế
Rumani 1994. Và mấy năm gần
đây, tôi đưa hai nghệ sĩ Mai Tuyết
Hoa (hát Xẩm) và nghệ sĩ Kiều
Oanh (hát tuồng) cùng sang Mỹ giới
thiệu, quảng bá nghệ thuật truyền
thống Việt Nam trong các trường
Đại học với sự hỗ trợ của GS, nhạc
sĩ Nguyễn Thuyết Phong. Ở đâu
người Mỹ cũng thích xem tuồng,
thích nghe hát dân ca Việt Nam,
thậm chí khi chúng tôi về nước,
họ vẫn theo sang để tìm hiểu sâu
hơn về nghệ thuật dân gian truyền
thống Việt Nam (chỉ trong tháng 8
và 10- 2012 tại Hà Nội, chúng tôi
đã thực hiện 3 buổi giới thiệu tuồng
và ca nhạc dân gian cho người Mỹ.
Đại sứ Rumani Valeriu Arteni cùng
xem và đánh giá rất cao chương
trình nghệ thuật dân gian truyền
thống Việt Nam và khẳng định với
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh là mời
sang biểu diễn Rumani.
Trong khi đó thì các trường đại
học Việt Nam rất ít quan tâm tới
nghệ thuật dân tộc của nước mình,
mà hướng vào dòng nhạc đương
đại, dòng nhạc thương mại. Các
loại hình âm nhạc đặc sắc như Nhã
nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng
Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hát
xoan đã được UNESCO công nhận
là Di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại, nhưng hiện vẫn sống lay
lắt vì rất ít người xem, hoặc muốn có
người xem thì phải “ Sân khấu hóa”
như Quan họ đang làm, tức là hát
có micro và có âm nhạc đệm, thậm
chí cả đàn organ hiện đại. Như vậy,
có nghĩa là đã phá vỡ luật lệ, quy tắc
hát Quan họ cổ truyền và vi phạm
tiêu chí quy định của UNESCO. Và
như vậy, cũng có nghĩa là bản sắc,

Xuân

Giáp Ngọ

27
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
căn cước của Quan họ gốc không
còn nữa. Chuyện ba ngàn người
đồng ca Quan họ ở sân vận động
Bắc Ninh đã cho chúng ta thấy
thực trạng bảo tồn di sản quốc gia
và quốc tế như thế nào! Và gần
đây là gói 65 tỷ đồng cho bảo tồn
và đào tạo đại trà Quan họ cũng là
một việc đáng suy nghĩ mà tôi đã
trả lời tuần báo Văn nghệ trẻ ngày
21 tháng 7 vừa qua.”
Xu hướng cách tân, cải tiến âm
nhạc dân tộc dẫn đến làm mờ bản
sắc đang ngày càng bộc lộ rõ nét
trong nhiều loại hình âm nhạc dân
tộc. Như vậy cũng đồng nghĩa với
việc làm biến chất, biến dạng các
loại hình ca nhạc dân gian đặc sắc
do hàng trăm thế hệ nghệ nhân
đồng sáng tạo trong nhiều thế kỷ
qua.
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL - NSƯT
VƯƠNG DUY BIÊN:
“Âm nhạc là một bộ môn nghệ
thuật đặc biệt, gần gũi nhất với đời
sống con người. Âm nhạc với đủ
cung bậc buồn - vui - sướng - khổ,
luôn bên mỗi chúng ta trong suốt
một vòng đời. Ngay từ khi sinh ra,
ta đã đắm mình trong lời ru của mẹ
và sống trọn một đời người cho tới
khi mất đi, âm nhạc cũng là người
bạn đồng hành, là một liều thuốc
an thần cho tâm hồn ta thêm tươi
mát, cho cuộc đời ta thêm ý nghĩa.
Từ bao đời nay, cha ông ta đã
biết sử dụng âm nhạc, khai thác sự
kỳ diệu của thế giới âm thanh để
đáp ứng nhu cầu về tinh thần và lao
động sản xuất. Trước đây, trên khắp
đồng bằng Bắc Bộ vào những đêm
trăng thanh gió mát, vào những dịp
nông nhàn các chàng trai cô gái
thường tổ chức những cuộc hát đối
đáp giao duyên. Mỗi một vùng lại
có một thể loại âm nhạc riêng hoặc
có những điểm khác biệt nhưng phổ
biến nhất vẫn là hát Trống quân, Cò

28

Xuân

Giáp Ngọ

lả, hát Đúm, hát Quan họ… Đủ bức
tranh sắc màu âm nhạc và trong
đó nổi bật nhất là tình yêu đôi lứa
gắn với ruộng đồng, với quê hương.
Những câu hát Trống quân, Cò lả
dí dỏm, hóm hỉnh: “Anh còn cái cối
đâm bèo/ Anh đem bán quách để
theo cô mình” đã giúp các chàng
trai, cô gái có những giây phút sảng
khoái, quên đi những tháng ngày
lao động mệt nhọc để rồi như được
tiếp thêm sức mạnh tinh thần, thêm
tình yêu với quê hương, với lứa đôi.
Những câu Hát Xẩm chợ chộn rộn
mà hài hước: “Chúng anh đây mục
hạ vô nhân nghe em nhan sắc lòng
xuân dạt dào. “Mục hạ vô nhân” có
nghĩa là người mù ở thời kỳ phong
kiến có thân phận hèn kém không
được coi là con người ấy thế mà chỉ
“nghe” thôi - vì mù không thể nhìn
thấy được, vậy mà lòng xuân đã
dạt dào. Mới thấy, những câu hát
ấy tưởng tếu táo mà lại tràn đầy lạc
quan nó như góp thêm sức mạnh
giúp những người Hát Xẩm vượt
qua mọi khó khăn gian khổ.
Sự kỳ diệu của âm nhạc có tác
động trực tiếp tới thế giới quan, tới
tâm tư, tình cảm của con người còn
được thể hiện trong nghệ thuật Hát
Văn. Hát Văn với tiết tấu nhanh,
nhộn nhịp và dồn dập cùng với bối
cảnh của một buổi hầu đồng tác
động trực tiếp đến trí não người

nghe đưa họ tới trạng thái thăng
hoa cao nhất. Loại trừ sự lợi dụng
đưa yếu tố mê tín dị đoan cần được
bài trừ khỏi nghệ thuật này. Có một
thực tế, nghệ thuật Hát Văn - hầu
đồng với những bản văn ca ngợi
những bậc thánh hiền đã có công
giúp dân, giúp nước khai lập làng
ấp, nghề nghiệp, người hầu đồng
chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh, buôn bán quanh năm
tất bật với công việc. Việc họ được
hóa thân vào những nhân vật thánh
hiền và thăng hoa cùng âm nhạc
đã góp phần giải tỏa tâm lý, xóa tan
những mệt nhọc, vất vả để rồi sau
phút thăng hoa ấy, họ lại trở về với
đời sống thường nhật thêm hăng
say làm việc.
Trải qua những thay đổi của
lịch sử, âm nhạc truyền thống dân
tộc vẫn giữ vị trí quan trọng, như
một người bạn tinh thần vô giá luôn
đồng hành trên những bước đường
của dân tộc. Trong công cuộc mở
đất khai phá phương Nam vĩ đại
của cha ông ta từ hàng trăm năm
trước, trên hành trình dài bất tận ấy
luôn có âm nhạc sát cánh. Âm nhạc
chính là nơi để cha ông ta giãi bày
những tình cảm nhớ thương da diết
đất Bắc nơi “chôn nhau cắt rốn”, để
rồi từ đó vực dậy tinh thần tiếp tục
mở đất cho một Việt Nam tươi đẹp
với những cánh đồng thẳng cánh cò
bay từ Bắc chí Nam ngày hôm nay.
Lắng nghe những giai điệu của Đờn
ca tài tử Nam bộ sẽ dễ dàng cảm
nhận được điều đó.
Về những giá trị của âm nhạc
dân tộc cần tiếp tục nghiên cứu và
bàn luận, ví như về tác dụng chữa
bệnh của âm nhạc. Song, muốn
làm được điều đó thì cần phải giữ
gìn, bảo tồn và phát huy được kho
tàng di sản âm nhạc dân tộc vô cùng
phong phú và đặc sắc của các dân
tộc sinh sống trên đất nước ta.”n
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI
HƯỚNG TỚI LÀ DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI
l VĂN

GS. TRẦN VĂN KHÊ:
“Bài chòi là một thú chơi tiêu
khiển trong mấy ngày Xuân, một
trò chơi mang tính cách nghệ
thuật đã tồn tại lâu đời ở miền đất
Quảng. Trước khi hát Bài chòi
“từ đất lên giàn”, trở thành một
nghệ thuật sân khấu, Bài chòi từ
trò chơi đã trở thành một bộ môn
nghệ thuật rất độc đáo: Chỉ một
diễn viên, không cần dặm mặt,
xiêm áo lộng lẫy, động tác ước lệ,
một mình đóng cả các vai trong
tích truyện “Thoại Khanh - Châu
Tuấn” và chỉ có một cây đàn nhị
và sanh sứa phụ họa. Nét nhạc
chuyển từ điệu cổ bản tươi vui
qua Xuân nữ buồn thảm, với nhịp
ba bỏ một tiếng sanh sứa đặc
biệt, như tiếng ve gọi hè... Trên
thế giới, người hâm mộ kịch nghệ
đang say mê Pansori của Triều
Tiên. Mà Pansori là một loại hình
kịch nghệ sân khấu mà người

phương Tây gọi là “Opera à un
seul acteur” (Đại ca kịch mà chỉ
có 1 diễn viên). Nữ hay nam cũng
được, nhưng thường là nữ. Một
diễn viên đóng nhiều vai mà chỉ
có trên tay 1 cây quạt, hát nhiều
điệu, nhiều hơi khác nhau và tiết
tấu thay đổi chuyển từ chậm sang
mau, mà người Triều Tiên gọi là
“Chang dan” (Trường đoạn bằng
dài, ngắn). Nhạc cụ phụ họa chỉ
có 1 cái trống Puk, người cầm
trống dùng một dùi khi đánh vào
mặt trống, khi gõ vào tang trống,
khúc hát nào hát hay có thể vừa
đánh trống vừa la lên “Hay quá!”.
Trước kia, chỉ ở trong nước Triều
Tiên mới có người thưởng thức
Pansori. Ngày nay, sau khi Pansori
được đem trình diễn bên Pháp,
Đức, Mỹ, Pansori có sức hấp dẫn
thính giả, mặc dầu, những người
này không hiểu tiếng Triều Tiên.
Quảng Ngãi một trong những
cái nôi của hát Bài chòi, nơi sinh
ra NSND Lệ Thi nổi tiếng đang
sống ở Tp. Hồ Chí Minh, một số
nghệ nhân xuất sắc về hát Bài
chòi gốc Quảng Ngãi nhưng đang
hành nghề ở nơi khác, như NSUT
Hữu ích đang ở Ninh Thuận, nghệ
sĩ Văn Mùi đang ở Hà Nội, các
nghệ sĩ Công Sơn, Mỹ Lệ còn lên
tận Lâm Đồng... Rất mong Quảng
Ngãi tạo điều kiện cho nghệ thuật
Bài chòi sống lại và phát triển tại
đây, để một ngày trong tương lai,

HIẾN

nghệ thuật Bài chòi Quảng Ngãi
có thể được người Việt trong và
ngoài nước biết và cả người nước
ngoài thưởng thức như nghệ thuật
Pansori của Triều Tiên”.
Nhà thơ THANH THẢO:
“Trong nhiều loại hình nghệ thuật
dân gian, Bài chòi và hô Bài chòi là
nghệ thuật hồn nhiên bậc nhất. Bởi,
đó là một trò chơi, một trò chơi văn
nghệ nhằm giúp gây hưng phấn,
vui thú, giải tỏa cho cả người trực
tiếp chơi lẫn người xem. Trò chơi
Bài chòi được tổ chức vào những
ngày đầu Xuân nên lại càng phơi
phới những tươi vui. Đó là trò chơi
có thưởng, có dùng những quân
bài, nhưng không phải trò đánh
bạc. Không có chuyện sát phạt, ăn
thua nhau về tiền hay vật thưởng
qui ra tiền, mà ở đây, chơi là chính,
vui là chính, thưởng thức nghệ thuật
là chính, thông qua những điệu hô
chòi trầm bổng, nhịp nhàng, du
dương mà người lĩnh xướng có tên là

Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định.
Ảnh: Internet

Xuân

Giáp Ngọ

29
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Lễ hội Bài chòi Bình Định trên đất Thăng Long. Ảnh: TS. Nguyễn Minh San

anh Hiệu thể hiện. Anh Hiệu - nghệ
sĩ ẩn danh - chính là nhân vật trung
tâm của Bài chòi. Đó là một nghệ sĩ
dân gian diễn xướng những bài bản
có sẵn lẫn những sáng tạo tức thời
mang tính ngẫu hứng, những bài
thơ ứng tác đậm dấu ấn cá nhân.
Có thể nói, anh Hiệu chính là một
nhà thơ dân gian, một người ngày
xưa ít nhiều có học trong làng, dù
dở dang. Và nhất là có năng khiếu
đặt vè, hát thơ, sáng tác và nhất là
ứng tác rất linh hoạt những bài vè
hay thơ lục bát, lục bát biến thể một
cách trực tiếp, hài hước, tươi vui,
nhuần nhị. Có thể ngày xưa, mỗi
tổng hay mỗi làng đều có những
anh Hiệu như thế, họ vừa là nghệ sĩ
bình dân vừa là tinh hoa văn nghệ
của làng. Tôi nghĩ, có thể họ cũng
được miễn những công việc tạp
dịch trong làng, nhất là những khi
làng có việc. Vì việc lớn nhất của họ
mỗi độ Xuân về là làm anh Hiệu, là
hô Bài chòi, phục vụ dân làng, bá
tánh. Thế cũng là đủ. Sự hồn nhiên
của nghệ thuật Bài chòi bắt đầu từ
anh Hiệu, còn sự hồn nhiên dí dỏm
thông minh của anh Hiệu lại bắt
đầu từ nhân dân... Cùng với sự hồn
nhiên, điểm thu hút đặc biệt của Bài
chòi là tính hài hước. Cái này là “độc
quyền” của các anh Hiệu. Những
anh Hiệu nào càng có những câu

30

Xuân

Giáp Ngọ

hô thai hài hước, thậm chí có những
câu thơ ứng tác chọc cười có duyên,
nhất là những anh Hiệu “ăn khách”
nhất, được bà con hưởng ứng nhiều
nhất, ủng hộ nhiều nhất. Và những
câu hô thai ấy, dù không được ghi
ra giấy, vẫn lưu lại lâu bền trong trí
nhớ của những người dân chơi hay
nghe Bài chòi. ở đây, có thể coi Bài
chòi là một dòng văn học dân gian
truyền miệng, một kiểu “trình diễn
thơ” độc đáo mà bây giờ khó có nhà
thơ “mô đéc” nào theo kịp trong khả
năng thu hút công chúng.
Hồn nhiên và hài hước, đó không
chỉ là bí quyết trường thọ của Bài
chòi, mà còn là bí quyết trường thọ
của văn học, của thơ ca. Sự tương
tác của Bài chòi đã đạt tới đỉnh cao,
và nó tạo ra một từ trường đồng sáng
tạo mà văn học nghệ thuật hiện đại
luôn ước ao. Mãi mãi Bài chòi thuộc
về Nhân dân - Nhân loại”
TS. NGUYỄN MINH SAN:
“Trung Lương - một ngôi làng
nhỏ nằm ven sông Lại Giang,
thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình
Định. Người Trung Lương giàu
cảm xúc văn nghệ, đặc biệt là
hát/hô Bài chòi. Vào những ngày
đầu Xuân, cao điểm nhất là trong
mấy ngày Tết Nguyên đán, dưới
bóng rợp mái xanh làng dừa, nam
phụ, lão ấu trong làng tập trung

tại một khoảnh đất độ 20m2 ngay
trên bến đò, thuận tiện cho người
Lại Khánh, Bình Chương bên kia
sông sang dự hội. Thường lệ,
vào khoảng 25 tháng Chạp, làng
Trung Lương đã rạo rực:
Vợ lo nếp, lá, đỗ mè.
Chồng lo mài rựa, chặt tre
dựng chòi.
Phải dựng đủ 9 chòi, mỗi chòi
cao khoảng 3m, nửa chừng làm
một sàn, trên mặt sàn có đặt vỉ, đủ
cho từ 3 đến 6 người ngồi. Trong 9
chòi, nhất thiết phải dành 1 chòi về
hướng Tây, ở đầu khoảnh đất, gọi
là Chòi Trung ương để làm nơi đèn
nhang khấn thổ thần. Trong chòi
này, có đặt một chiếc khay đựng
tiền góp của người chơi làm quỹ
trích trả cho những ai được cuộc
(tới bộ). 8 chòi còn lại chia 2 bên,
mỗi bên 4 chòi, đứng cách nhau
từ 2 - 3m theo đường học hơi bán
nguyệt. Khoảng trống giữa hai dãy
chòi trồng một cây nêu là một cây
tre xanh, trên cây có treo cờ và 1
ống đựng bộ “bài nọc” (Bài gốc).
Sát chân cây nêu đặt trống chầu để
đại diện bô lão nổi hồi “khai chòi”
và cũng là vùng hoạt động của các
anh “Hiệu” (người trao tín hiệu mỗi
con bài).
Điểm đặc sắc của hô Bài chòi
ở Trung Lương là có hơi hướng của
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc

Contenu connexe

En vedette

Dn&th so 7 2013 small
Dn&th so 7 2013 smallDn&th so 7 2013 small
Dn&th so 7 2013 smallVăn Hiến
 
182571691 tap-chi-dn-th-so-8-2013-out(fil eminimizer)
182571691 tap-chi-dn-th-so-8-2013-out(fil eminimizer)182571691 tap-chi-dn-th-so-8-2013-out(fil eminimizer)
182571691 tap-chi-dn-th-so-8-2013-out(fil eminimizer)Văn Hiến
 
A3gapdoi04mattraitimvietnam 140328021335-phpapp02
A3gapdoi04mattraitimvietnam 140328021335-phpapp02A3gapdoi04mattraitimvietnam 140328021335-phpapp02
A3gapdoi04mattraitimvietnam 140328021335-phpapp02Văn Hiến
 
Traou arvorig-methodologie-design-textile
Traou arvorig-methodologie-design-textileTraou arvorig-methodologie-design-textile
Traou arvorig-methodologie-design-textileTraou Arvorig
 
Hosocupthang07 20141-140306033031-phpapp02
Hosocupthang07 20141-140306033031-phpapp02Hosocupthang07 20141-140306033031-phpapp02
Hosocupthang07 20141-140306033031-phpapp02Văn Hiến
 
Dnthso3 2014-140327210305-phpapp01
Dnthso3 2014-140327210305-phpapp01Dnthso3 2014-140327210305-phpapp01
Dnthso3 2014-140327210305-phpapp01Văn Hiến
 
Boston Art Commission
Boston Art CommissionBoston Art Commission
Boston Art CommissionCityofBoston
 
Séville
SévilleSéville
SévilleMayteGG
 
Techday Arrow Group: Delphi Xe5 Android - une approche par la 3D
Techday Arrow Group: Delphi Xe5 Android - une approche par la 3DTechday Arrow Group: Delphi Xe5 Android - une approche par la 3D
Techday Arrow Group: Delphi Xe5 Android - une approche par la 3DArrow Group
 
Environment and Energy Services
Environment and Energy ServicesEnvironment and Energy Services
Environment and Energy ServicesCityofBoston
 

En vedette (18)

Output
OutputOutput
Output
 
Dn&th so 7 2013 small
Dn&th so 7 2013 smallDn&th so 7 2013 small
Dn&th so 7 2013 small
 
182571691 tap-chi-dn-th-so-8-2013-out(fil eminimizer)
182571691 tap-chi-dn-th-so-8-2013-out(fil eminimizer)182571691 tap-chi-dn-th-so-8-2013-out(fil eminimizer)
182571691 tap-chi-dn-th-so-8-2013-out(fil eminimizer)
 
D130619 weastflows portsmouth_meeting_aurh
D130619 weastflows portsmouth_meeting_aurhD130619 weastflows portsmouth_meeting_aurh
D130619 weastflows portsmouth_meeting_aurh
 
Wf130306meetingrotterdam final version
Wf130306meetingrotterdam final versionWf130306meetingrotterdam final version
Wf130306meetingrotterdam final version
 
A3gapdoi04mattraitimvietnam 140328021335-phpapp02
A3gapdoi04mattraitimvietnam 140328021335-phpapp02A3gapdoi04mattraitimvietnam 140328021335-phpapp02
A3gapdoi04mattraitimvietnam 140328021335-phpapp02
 
Traou arvorig-methodologie-design-textile
Traou arvorig-methodologie-design-textileTraou arvorig-methodologie-design-textile
Traou arvorig-methodologie-design-textile
 
Meeting lille decembre 2013
Meeting lille decembre 2013Meeting lille decembre 2013
Meeting lille decembre 2013
 
Hosocupthang07 20141-140306033031-phpapp02
Hosocupthang07 20141-140306033031-phpapp02Hosocupthang07 20141-140306033031-phpapp02
Hosocupthang07 20141-140306033031-phpapp02
 
Dnth so 3
Dnth so 3Dnth so 3
Dnth so 3
 
Dnthso3 2014-140327210305-phpapp01
Dnthso3 2014-140327210305-phpapp01Dnthso3 2014-140327210305-phpapp01
Dnthso3 2014-140327210305-phpapp01
 
Boston Art Commission
Boston Art CommissionBoston Art Commission
Boston Art Commission
 
Les jours de la semaine
Les jours de la semaineLes jours de la semaine
Les jours de la semaine
 
Vietnam (sosial)
Vietnam (sosial)Vietnam (sosial)
Vietnam (sosial)
 
AURH - Analytical Atlas of freigth transport in NWE
AURH - Analytical Atlas of freigth transport in NWEAURH - Analytical Atlas of freigth transport in NWE
AURH - Analytical Atlas of freigth transport in NWE
 
Séville
SévilleSéville
Séville
 
Techday Arrow Group: Delphi Xe5 Android - une approche par la 3D
Techday Arrow Group: Delphi Xe5 Android - une approche par la 3DTechday Arrow Group: Delphi Xe5 Android - une approche par la 3D
Techday Arrow Group: Delphi Xe5 Android - une approche par la 3D
 
Environment and Energy Services
Environment and Energy ServicesEnvironment and Energy Services
Environment and Energy Services
 

Similaire à Page 1 112 vh1+2-muc luc

Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013longvanhien
 
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-blTăng Kiên
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnlongvanhien
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Cậu Ấm
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclKelsi Luist
 
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014Đăng Nguyễn
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14Pham Long
 
Nguon sang dan dang so 3.2014
Nguon sang dan dang so 3.2014Nguon sang dan dang so 3.2014
Nguon sang dan dang so 3.2014Hayashi Hoàng
 
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vnVăn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vnPham Long
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014Cậu Ấm
 
Bài giới thiệu cầu ngói thanh toàn
Bài giới thiệu cầu ngói thanh toànBài giới thiệu cầu ngói thanh toàn
Bài giới thiệu cầu ngói thanh toànPhuong Nguyen
 
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đếHội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đếnataliej4
 
Tour danang hoi an - hue- phong nha- bac giapp- di tau 5 n5d vb2015
Tour danang   hoi an - hue- phong nha- bac giapp- di tau 5 n5d vb2015Tour danang   hoi an - hue- phong nha- bac giapp- di tau 5 n5d vb2015
Tour danang hoi an - hue- phong nha- bac giapp- di tau 5 n5d vb2015Tour Vietbalo
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuPham Long
 
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12longvanhien
 
Du lịch Miền Bắc Hà Nội - Ninh Bình - Sapa 4N3Đ tết Nguyên Đán 2021 giá tốt t...
Du lịch Miền Bắc Hà Nội - Ninh Bình - Sapa 4N3Đ tết Nguyên Đán 2021 giá tốt t...Du lịch Miền Bắc Hà Nội - Ninh Bình - Sapa 4N3Đ tết Nguyên Đán 2021 giá tốt t...
Du lịch Miền Bắc Hà Nội - Ninh Bình - Sapa 4N3Đ tết Nguyên Đán 2021 giá tốt t...Công ty du lịch lữ hành Saoviettravel
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet namDuDu122
 
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...nataliej4
 
Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...
Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...
Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...PinkHandmade
 

Similaire à Page 1 112 vh1+2-muc luc (20)

Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
 
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
 
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14
 
Nguon sang dan dang so 3.2014
Nguon sang dan dang so 3.2014Nguon sang dan dang so 3.2014
Nguon sang dan dang so 3.2014
 
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vnVăn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
 
Bài giới thiệu cầu ngói thanh toàn
Bài giới thiệu cầu ngói thanh toànBài giới thiệu cầu ngói thanh toàn
Bài giới thiệu cầu ngói thanh toàn
 
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đếHội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
 
Tour danang hoi an - hue- phong nha- bac giapp- di tau 5 n5d vb2015
Tour danang   hoi an - hue- phong nha- bac giapp- di tau 5 n5d vb2015Tour danang   hoi an - hue- phong nha- bac giapp- di tau 5 n5d vb2015
Tour danang hoi an - hue- phong nha- bac giapp- di tau 5 n5d vb2015
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
 
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
 
Du lịch Miền Bắc Hà Nội - Ninh Bình - Sapa 4N3Đ tết Nguyên Đán 2021 giá tốt t...
Du lịch Miền Bắc Hà Nội - Ninh Bình - Sapa 4N3Đ tết Nguyên Đán 2021 giá tốt t...Du lịch Miền Bắc Hà Nội - Ninh Bình - Sapa 4N3Đ tết Nguyên Đán 2021 giá tốt t...
Du lịch Miền Bắc Hà Nội - Ninh Bình - Sapa 4N3Đ tết Nguyên Đán 2021 giá tốt t...
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam
 
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...
 
Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...
Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...
Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...
 
Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01
 

Page 1 112 vh1+2-muc luc

  • 1.
  • 2. CULTURE OF VIETNAM Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT Vaø soá 41/GP - SÑBS Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ 27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi ÑT & Fax: (84.4)39.764.693 CHUÛ NHIEÄM GS. Hoaøng Chöông TOÅNG BIEÂN TAÄP Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP Ts. Nguyeãn Minh San TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai THÖ KYÙ TOØA SOAÏN Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn Nhaø baùo Töø My Sôn GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân PGÑ: Nhaø baùo Leâ Haûi Chaâu GIAÙM ÑOÁC VPPT VAÊN HIEÁN VIEÄT NAM Phan Toân Tònh Haûi HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP GS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh - TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong - NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng BAN CHUYEÂN ÑEÀ VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; Mobile: (+84)989.186661 Email: trantrungvanhien@gmail.com Website: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM 288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM ÑT: (84.8)38.353.878 VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn Trình baøy - De. Quang Anh TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I GIAÙ: 50.000VNÑ Ảnh bìa 1: Trần Đức Anh - tài năng nghệ thuật trẻ của Việt Nam trên đất Hungaria. Xuân Giáp Ngọ CHÀO XUÂN GIÁP NGỌ 2014 4. Câu đối Hoàng Chí Linh 5. Bạch Mã - vị thần bảo hộ Quốc đô Thăng Long Nguyễn Minh Hoàng 8. Ngựa trong đời sống và văn hóa Đặng Minh Phương 12. Thăm quê hương Nguyễn Bính GS. Hoàng Chương 14. Xuân về; Mùa Xuân xanh Thơ - Nguyễn Bính 15. Hình tượng ngựa trong sân khấu Tuồng Châu Giang 19. Quảng Ngãi sắc Xuân Thơ - Vũ Mão 20. Hội phết trên đất Tổ... Vui ra phết Hoàng Paris 23. Tục trồng cây nêu ngày tết ở Bình Định Hoàng Linh 25. Xuân từ biển Đông về Thơ - Nguyễn Thế Kỷ SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN 26. Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam - Ấn tượng 2013 Văn hiến 29. Nghệ thuật Bài chòi hướng tới là Di sản văn hóa Thế giới Văn hiến 32. Trung tâm NCBT&PH VHDT Việt Nam - 13 mùa Xuân đồng hành cùng văn hóa dân tộc Văn hiến 35. Câu đối Trần Ninh Tịnh 36. Tiến tới Hội thảo “Phạm Văn Đồng với văn hóa dân tộc” Văn hiến 38. Phạm Văn Đồng ngôi sao sáng Thơ - Hoàng Bích Ngọc 39. Chuyện Nguyễn Huệ thu phục đàn ngựa Hoàng Hiếu Nghĩa nội dung SỐ 1+2 (248)-2014 41. Đô đốc Bùi Thị Xuân - Người chỉ huy đội tượng binh - lực lượng đột kích đại phá quân xâm lược nhà Thanh mùa Xuân 1789 Trương Nguyễn 45. Bác Hồ múa nón Khắc Tuế 47. Qua đền Phù Đổng Thơ - Đặng Minh Phương HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT 48. Thân Nhân Trung - bậc danh Nho trùm đời - TS. Nguyễn Minh San 51. Chuyện tình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Trương Nguyễn Hà Bình 56. Vũ Tuyên Hoàng - Giáo sư, Viện sĩ luôn luôn… “mắc nợ” San San 59. GS Hoàng Chương với “100 năm nghệ thuật Cải lương Việt Nam” Trung Đông 61. Kazik - Một tình yêu di sản văn hóa Việt Nam NySan TỪ TRONG DI SẢN 66. Sủng Đức Đại vương - Vị thần oai linh hộ quốc, an dân Hồng Ny VĂN HÓA GIAO THÔNG 70. Bác Hồ căn dặn lái xe không uống rượu Mạc Hạ 72. Văn hóa giao thông với an toàn giao thông Bích Ngọc VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 75. Công ty Bảo hiểm đại chúng Lanexang - Doanh nghiệp và Doanh nhân trẻ Trúc Lam 77. Công ty CP Vinacommodies chuyên sâu và chuyên nghiệp Thanh Xuân 79. Công ty CP May sơn Việt - vừa nâng cao chất lượng vừa mở rộng thị trường Mộng Huệ DOANH NHÂN TÂM - TÀI 81. Công ty CP Thép Toàn thắng - Chân dung một doanh nhân Trúc Lam
  • 3. 83. Công ty TNHH Lưới thép Song Hàn Hợp lực - một nhà quản lý xuất sắc Đại Nam 85. Công ty CP XNK Quảng Bình - Nữ Doanh nhân “Một tay xây dựng cơ đồ” Thu Thu 87. Amakông - con người và thương hiệu một bài thuốc Quang Hòa 89. Đi lên nhờ tận tâm phát huy nghề truyền thống của quê hương Thu Thu ĐỜI SỐNG QUANH TA 91. Nghệ thuật Hát bội, Bài chòi với người Bình Định Hà Bình 94. Nghệ thuật điêu khắc đá Đà Nẵng Nguyễn Thùy Linh 97. Dương Phú Hiến - nhà sưu tầm cổ vật lớn Thu Thu 100. Tùng Dương - ca sĩ phát huy hiệu quả giá trị âm nhạc dân gian dân tộc Nguyễn Thu 101. Trần Đức Anh - tài năng nghệ thuật Việt Nam trên đất Hungaria Thu Thu 104. Trao tặng Giải thưởng Đào Tấn Văn Hiến 105. Danh sách cá nhân, đơn vị đạt giải thưởng Văn Hiến Contents number 1+2 (248) - 2014 WELCOME SPRING OF HORSE YEAR 2014 4. Parallel Sentences Chi Linh Hoang 5. White Horse - A God protects Thang Long Capital Nguyen Minh Hoang 8. Horses in cultural life Dang Minh Phuong 12. Visit homeland of Nguyen Binh Prof. Hoang Chuong 14. Incoming Spring; Green Spring Verse of Nguyen Binh 15. Symbols of horse in / on Tuong stage Châu Giang 19. Spring of Quang Ngai Verse of Vu Mao 20. Phet Festival in the homeland... Hoang Paris 23. The custom of planting trees in the New Year in Binh Dinh Hoang Linh 25. Spring from the Eastern Sea Nguyen The Ky EVENTS & COMMENTS 26. To preserve and promote Vietnam’s culture - Impression 2013 Van Hien 29. Bai Choi Art Singing towards the World Cultural Heritage Van Hien 32. Center for Research & Promote Vietnam’s culture - 13 Springs accompany with national culture Van Hien 35. Parallel Sentences Ninh Tinh Tran 36. Towards Workshop on “Pham Van Dong with ethnic culture” Van Hien 38. Pham Van Dong, a bright star - Poetry Verse of Hoang Bich Ngoc 39. Nguyen Hue’s story on horses Hoang Hieu Nghia 41. Bui Thi Xuan Admiral - Commander of elephants army - Defeated 20.000 soldiers of Thanh Dynasty in Spring 1789 Truong Nguyen 45. Uncle Ho dance with hat Khac Tue 47. Through the Phu Dong’s Temple - Poetry Verse of Dang Minh Phuong TALENTS OF VIETNAMESE LAND 48. Than Nhan Trung - A Bright Confucianist Dr. Nguyen Minh San 51. Love Story of General Nguyen Chi Thanh Ha Binh Truong Nguyen 56. Prof. Acad. Vu Tuyen Hoang always... “in debt” San San 59. Prof. Hoang Chuong with “100 years of Vietnam’s Cai luong Art “ Trung Dong 61. Kazik - A love for Vietnam’s Heritage NySan INSIDE HERITAGE 66. Sung Duc Great King - National god for security of people Linh Ny TRAFFIC CULTURE 70. Uncle Ho recommended drivers not to drink on work Mac Ha 72. Traffic Culture with Traffic Safety Bich Ngoc FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT 75. Lanexang Public Insurance Company - Business and Young Entrepreneur Truc Lam 77. Vinacommodies Corporation, Specialized and professional Thanh Xuan 79. Viet Paint Garment Joint Stock Company - Improving the quality while expanding market Mong Hue BUSINESSMAN HEART - TALENT 81. Toan Thang Steel JS Corporation Portrait of a businessman Truc Lam 83. Song Han Hop Luc Steel Net Co., Ltd. - An excellent manager Dai Nam 85. Quang Binh Import Export Joint Stock Company - Businesswomen “One hand creates career” Thu Thu 87. AmaKong - A story on a traditional drug brand Quang Hoa 89. Go up by development of traditional profession of homeland Thu Thu LIFE AROUND US 91. Boi - Bai Choi Singing Art with Binh Dinh people Ha Binh 94. Sculpture Art of Da Nang Nguyen Thuy Linh 97. Duong Phu Hien - A big collector of antiques Thu Thu 100. Tung Duong - A singer who promote effectively the values of folk music Nguyen Thu 101. Tran Duc Anh - Vietnamese artistic talent in Hungary Thu Thu 104. Dao Tan Award Van Hien 105. List of Awards-winning individuals & units Van Hien
  • 5. CHAØO XUAÂN Bạch mã VỊ THẦN BẢO HỘ QUỐC ĐÔ THĂNG LONG NGUYỄN MINH HOÀNG T TRÊN HAI BỜ CON SÔNG HỒNG - SÔNG MẸ, ĐOẠN CHẢY QUA HÀ NỘI HIỆN NAY, NGƯỜI VIỆT ĐÃ XÂY DỰNG HAI KINH ĐÔ CỦA NƯỚC ĐẠI VIỆT, LÀ: KINH ĐÔ CỔ LOA CỦA AN DƯƠNG VƯƠNG, SAU ĐÓ ĐƯỢC TÁI LẬP DƯỚI THỜI NGÔ QUYỀN, VÀ THĂNG LONG DƯỚI THỜI LÝ CÔNG UẨN (TỪ NĂM 1010). CẢ HAI KINH ĐÔ NÀY ĐỀU ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN THỀM BÌNH ĐỊA MỀM VEN SÔNG, LẠI CÁCH CỬA BIỂN KHÔNG XA LẮM, THƯỜNG XUYÊN PHẢI CHỊU NHỮNG TRẬN LŨ LỤT, BÃO GIÓ, VÌ VẬY VIỆC ĐẮP THÀNH BẰNG ĐẤT, LẠI BẰNG SỨC NGƯỜI, VỚI TRÌNH ĐỘ THỦ CÔNG CÁCH ĐÂY TRÊN NGHÌN NĂM LÀ VÔ CÙNG KHÓ KHĂN. VÌ VẬY, VIỆC NGƯỜI VIỆT THỦA ĐÓ ĐÃ PHẢI VIỆN ĐẾN MỘT CỨU CÁNH LÀ THẦN LINH MỚI THÀNH CÔNG LÀ ĐIỀU KHÔNG TRÁNH KHỎI. NẾU NHƯ THÀNH CỔ LOA, VỊ THẦN ẤY LÀ THẦN KIM QUY - RÙA VÀNG, THÌ Ở THÀNH ĐẠI LA (TỪ NĂM 1010, THỜI LÝ THÁI TỔ, LÀ KINH ĐÔ THĂNG LONG), LÀ THẦN LONG ĐỖ HIỆN RA TRONG DUNG MẠO NGỰA TRẮNG - BẠCH MÃ. ruyền thuyết kể rằng, thời nước ta bị nhà Đường ở phương Bắc đô hộ, vào năm 866, Cao Biền sai quân lính đắp thành Đại La (nay thuộc Thăng Long - Hà Nội). Song, khi công việc mới bắt đầu thì thấy đất trời tối tăm mù mịt, một vị thần cưỡi con rồng đỏ, ngồi trên đám mây ngũ sắc, bay lượn trên mặt thành. Thấy vậy, Cao Biền vô cùng khiếp sợ, định dùng bùa phép trấn yểm. Việc chưa làm thì đêm ấy, Biền chiêm bao thấy vị thần đó hiện lên, bảo rằng: “Ta là tinh anh đất Long Đỗ, nghe nói ông sai đắp thành, cớ sao lại định dùng bùa phép trấn yểm?”. Tỉnh dậy, Cao Biền vô cùng sợ hãi. Nhưng, do quá kiêu ngạo, xem thường câu “Đất có Thổ công, sông có Hà Bá” của người Việt, quá xem thường vị Thành hoàng của thành Đại La - thần Long Đỗ, quá tin vào tài của mình, Biền vẫn đem đồng và sắt chôn xuống các chỗ long mạch để trấn yểm. Tức thì đêm đó mưa to gió lớn, sấm sét nổ Xuân Giáp Ngọ 5
  • 6. CHAØO XUAÂN Đền Bạch Mã đùng đùng. Sáng dậy, Cao Biền đi xem các nơi trấn yểm, kinh hoàng trước sức mạnh của thần Long Đỗ. Thần đã phá tan “pháp thuật” của Cao Biền, đồng và sắt đã bị đánh vụn tan nát. Biết đó là vị thần thiêng của nước Nam, không làm gì nổi, Biền thốt lên: “Ta phải về đất Bắc thôi!”. Quả nhiên, 10 năm sau, vào năm 875, Cao Biền phải cuốn gói về Bắc. Nhớ ơn thần Long Đỗ, nhân dân ta đã lập đền thờ thần ở nhiều nơi. Điển hình là đền thờ thần Long Đỗ tọa lạc trên núi Nùng/Sơn. Núi hình tròn, đỉnh bằng phẳng, cây cổ thụ xum xuê, nằm ở chính giữa Phượng thành. Ngọn núi Nùng là nơi tiếp nhận khí thiêng của sông núi kinh thành Thăng Long. Sau khi có đền thờ thần Long Đỗ, núi này còn có tên nữa gọi là núi Long Đỗ. Trong khu vực thành Đại La còn có một số ngôi đền thờ thần Long Đỗ nữa, trong đó có ngôi đền ở phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, nơi cửa sông Tô Lịch đổ ra sông Hồng. Sau sự kiện trên, trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ. Vào năm 1010, sau khi lên ngôi, để mưu việc lớn, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, một nơi “… đô cũ của Cao Vương (Cao Biền), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Tây Đông, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sử mãi muôn đời” (Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn). Song, việc xây thành Đại La trầy trật mãi không xong. Nhiều đoạn, cứ ngày xây xong, sau một đêm, sáng hôm sau lại không còn mô đất nào nhô lên. Lý Công Uẩn bèn sai người đến đền 6 Xuân Giáp Ngọ thần Long Đỗ ở phường Hà Khẩu cầu thần, thì thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy một vòng từ Đông sang Tây, đi đến đâu để lại dấu chân đến đó, rồi trở lại đền và biến mất. Biết là thần linh chỉ bảo, phù hộ, nhà vua sai quân lính cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành. Quả nhiên, thành được xây xong. Nhớ ơn, nhà vua cho sửa lại đền thờ thần, phong cho thần Long Đỗ là Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng thần, trấn yểm mạn phía Đông của Thăng Long, cùng với đền Voi Phục ở phía Tây, đền Trấn Võ ở phía Bắc, đền Cao Sơn (nay là đình Kim Liên) ở phía Nam, làm nên “Thăng Long Tứ Trấn.” Như vậy, lần này, thần Long Đỗ không hiện ra với dung mạo không rõ ràng “cưỡi con rồng đỏ, ngồi trên đám mây ngũ sắc, bay lượn trên mặt thành”, mà hiện ra trong dung mạo rõ ràng - Ngựa Trắng - Bạch Mã. Từ đó đền Long Đỗ được đổi gọi là đền Bạch Mã. Đền Bạch Mã, hiện nay là nhà số 76, phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tương truyền, đền Bạch Mã xây dựng từ thế kỷ thứ IX. Dưới thời Trần, quân Nguyên ba lần sang xâm lược, đã đốt phá thiêu hủy nhiều công trình mỹ lệ trong kinh thành Thăng Long, nhưng mỗi khi ngọn lửa lan đến đền, thì chúng bị những ngọn gió vô tình đẩy ngược, dập tắt. Vì vậy, ngôi đền vẫn uy nghiêm trấn yểm mạn phía Đông kinh thành. Lúc khải hoàn trở về Thăng Long, Thái sư Trần Quang Khải đã cảm xúc đề thơ ở đền: Hỏa tức tam diên thiêu bất cập Phong lôi nhất trận triển nan khuynh Dịch: Lửa bốc ba lần không cháy đến, Gió bừng một trận chẳng hề nghiêng. Ông còn có thơ vịnh:
  • 7. CHAØO XUAÂN Kiến trúc bên trong đền Bạch Mã Nhờ chút oai thừa trừ giặc Bắc Giữ cho non nước hưởng yên vui. Trải qua thời gian, đền Bạch Mã luôn là hạng mục được các triều đại phong kiến đầu tư trùng tu nhiều lần. Đền Bạch Mã quay về hướng Nam, nằm trong khuôn viên có diện tích 500 m2. Đền đã được sửa chữa nhiều lần. Cuối thế kỷ 17 đền được tôn thêm nền cũ và mở rộng thêm. Năm 1781, Chúa Trịnh chuẩn y cho 3 giáp là Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ của phường Hà Khẩu xung quanh đền Bạch Mã được làm dân tạo lệ (sắm lễ vật tế lễ, không phải sưu sai, tạp dịch khác). Năm 1829, đền lại được sửa chữa thêm, rất tráng lệ. Năm 1839, dựng thêm văn chỉ ở bên trái đền, dựng phương đình (đình hình vuông) để làm nơi cúng lễ các tuần tiết. Hiện nay, đền Bạch Mã là một công trình đồ sộ còn được giữ gìn, bảo quản khá tốt. Trong đền có bức hoành phi 4 chữ: “Đông trấn chính từ”(đền trấn giữ phía Đông). Tòa đại bái có bộ khung gỗ 4 hàng chân, có bộ vì kèo được kết cấu theo lối “chồng giường, giá chiêng”, mái phân theo kiểu “thượng tam, hạ tứ”. Trên các cốn gỗ, xà nách, các vì chồng giường, có nhiều mảng chạm khắc. Đề tài trang trí là mây lửa, hoa lá. Nối đại bái với nhà thiêu hương là mái vòm “vỏ cua” hình bán nguyệt, trang trí hoa lá. Các cửa võng, các mảng điêu khắc trong đền mang tính nghệ thuật cao. Những con nghê trên xà ngang và những lồng đèn hình hoa sen trên đầu 4 xà nách gần gũi với kiến trúc phương đình ở Hội An. Từ phương đình vào đại bái có mái vòm hình “vỏ cua”. “Vỏ cua” nối liền các nhà, tạo ra một không gian rộng rãi. Trong đền còn giữ được 15 tấm bia ghi chép về: sự tích đền và vị thần được thờ, nghi lễ cúng bái, các lần trùng tu tôn tạo… Tấm bia cổ nhất có niên đại đời Chính Hòa thứ 8 (năm 1687). Đền còn các đồ thờ như đồ lỗ bộ gồm các vũ khí thời cổ như xích, đao, thương, câu liêm,…được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Trong đền, ngoài các lư hương đồng, bình đồng, tượng người, lại có cả tượng Phật. Chi tiết này thể hiện quan niệm dân gian là “tam giáo đồng tôn”. Đền còn có một đôi hạc chân cao, cổ cao và đôi phỗng trong tư thế đứng nghiêm trang. Trong đền có nhiều câu đối, đơn cử một đôi câu đối sau: Phù quốc tộ ư La Thành vạn cổ uy thanh truyền mã tích Ngật tôn từ vu giang tứ, thiên thu vượng khí trấn Long Biên Nghĩa là: Giúp nước thịnh ở La Thành muôn thuở uy danh Bên sông nước nghìn năm vượng khí giữ Long Biên. Hoàng giáp Trần Bá Lãm (1757-1815) có thơ đề đền Bạch Mã như sau: Mạch dẫn bàn long truyền thắng địa Tích lưu bạch mã trấn danh châu Cao vương vãng sự câu thần thổ Vật hoán tinh di kỉ độ thu. Dịch: Mạch dẫn rồng nằm kia đất đẹp Dấu xưa ngựa trắng giữ danh đô Cao Vương việc cũ không đâu hết Vật đổi sao dời độ mấy thu. Lễ hội đền Bạch Mã hàng năm vào tháng 2 âm lịch, trước đây có tổ chức lễ đánh trâu rước xuân. Đền Bạch Mã đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích lịch sử, nghệ thuật cấp quốc gia, năm 1986. Cách nay nghìn năm, thần Bạch Mã - Ngựa Trắng đã chạy, dựng nên “Đường tròn ma thuật” vốn là một tín ngưỡng từ cổ xưa, để Lý Thái Tổ tổ chức cho dân binh Đại Việt với niềm tin vào linh khí Đất Trời và không biết bao công sức của hàng vạn con người Đại La, sau này là Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã dựng nên một Kinh thành - Kinh đô và Non sông một thủa vững âu Vàng. Di tích đền Bạch Mã, một trong Tứ trấn của Thăng Long, một công trình kiến trúc cổ, đẹp, thiêng nhất của Thăng Long, thể hiện ý chí chống xâm lược phương Bắc của cha ông ta, rất cần được bảo tồn, trùng tu tôn tạo thường xuyên để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là đế đô thịnh trị của muôn đời.n Xuân Giáp Ngọ 7
  • 8. CHAØO XUAÂN Ngựa TRONG ĐỜI SỐNG VÀ VĂN HÓA ‘ l ĐẶNG MINH PHƯƠNG TỪ XƯA ĐẾN NAY, HẦU HẾT CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI ĐỀU DÙNG ‘ NGỰA ĐỂ CƯỠI, ĐI CHƠI, LÀM VIỆC, RA TRẬN, KÉO XE, KÉO CÀY, CHỞ THƯ, THI THỂ THAO, BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT, TRANG TRÍ LỄ HỘI. TỪ THẾ KỶ 16 Ở TÂY ÂU ĐÃ CÓ BIỂU DIỄN BA LÊ NGỰA. HÀNG MẤY TRĂM CON NGỰA CHUYỂN ĐỘI HÌNH ĐẸP MẮT THEO NHỊP ĐIỆU VÀ TIẾT TẤU CỦA ÂM NHẠC. K hi xe cơ giới chưa ra đời thì con ngựa là phương tiện hành quân nhanh nhất. Rất nhiều đội kỵ binh đã vượt hàng vạn dặm đất đai mênh mông, núi non hiểm trở, sông rộng, suối sâu từ nước này sang nước khác như các đội kỵ binh của các nước Nam Á, Ả Rập, La Mã, Mông Cổ lừng danh trong lịch sử. Trong ngôn ngữ xuất hiện danh từ “thiên lý mã” để chỉ những con ngựa chạy như bay, có cả danh từ lạm phát phi mã để chỉ nạn lạm phát tiền bạc không kìm chế nổi. Ngày nay máy móc đã phát triển đến trình độ cao, người ta vẫn lấy sức ngựa (mã lực) làm tiêu chuẩn sức mạnh của động cơ (theo tiêu chuẩn Pháp thì cái sức trong một giây có thể 8 Xuân Giáp Ngọ nâng một kilogam lên cao 75 mét là một mã lực). Rất nhiều nhà điêu khắc tài hoa, họa sĩ nổi tiếng đã tạc tượng, vẽ tranh ngựa in trên sách báo, trưng bày ở các viện bảo tàng, đền đài, lăng tẩm… Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều có tượng danh nhân cưỡi trên lưng ngựa đặt trang trọng ở các quảng trường, công viên hay trong những lâu đài đồ sộ như : tượng Pie Đại đế ở Xanh Pêtecbua (Nga), tượng đài vua Quang Trung ở TP Qui Nhơn, tượng Phù Đổng Thiên Vương ở Sóc Sơn (Hà Nội)… Họa sĩ Từ Bi Hồng (Trung Quốc) vẽ ngựa nổi tiếng vào bậc nhất thế giới, đã vẽ hàng trăm bức tranh ngựa với đủ mọi tư thế khác nhau, cực kỳ sinh
  • 9. CHAØO XUAÂN Tượng Phù Đổng Thiên Vương ở Sóc Sơn (Hà Nội) Bác Hồ chăm sóc ngựa trên đường đi công tác Tượng đài vua Quang Trung ở TP. Qui Nhơn, động. Kiệt tác tranh ngựa của ông đã có mặt ở khắp Trung Quốc và hàng trăm nước khác. Biết bao câu thơ, bài văn nói đến con ngựa một cách sinh động tùy theo hoàn cảnh, tư thế, trạng thái, phẩm chất của người cưỡi. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du tả Kim Trọng xuất hiện lần đầu với “Tuyết in sắc ngựa câu giòn” rất thanh lịch, tao nhã. Còn Sở Khanh thì lộ ngay tính cách xỏ xiên “Rằng ta có ngựa truy phong”. Chàng chinh phu của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm có “chí làm trai dặm nghìn da ngựa”. Huy Cận nhìn nét “Đẹp xưa” khi “dừng chân nghỉ ngựa non cao, dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon đi rồi khuất ngựa sau non, nhỏ thưa trăng đạc tiếng còn tịch liêu”. Nguyễn Huy Tưởng nhắc đến tên bại tướng Tôn Sĩ Nghị trong trận quân ta đại phá quây Thanh đầu Xuân Kỷ Dậu (1789): “Vó ngựa gấp, doanh Bồ Đề nhốn nháo”. Thanh Tịnh buồn rười rượi thấy “ngựa hồng đã đến bên hiên, chị ơi trên ngựa chiếc yên vắng người”. Nguyễn Bính tả đám tang người trinh nữ : “một chiếc xe tang mầu trắng đục, hai con ngựa trắng bước hàng đôi”. Ở chiến khu Việt Bắc, Tố Hữu thấy Bác Hồ cưỡi ngựa đi giữa núi rừng như một ông tiên: “Nhớ người những sớm tinh sương, ung dung yên ngựa trên đường suối reo…” Đồng chí Trường Chinh “Đi họp” “Vút ngựa vượt qua đèo, rì rầm tiếng suối reo… Ngựa mỏi đi bước một, người suy nghĩ vấn vương…” Trong lịch sử, có nhiều con ngựa nổi tiếng được ghi công nhờ giúp chủ hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn, chiến thắng kẻ thù, như Con ngựa “Xích thố” của Quan Vân Trường thời Tam Quốc; Con ngựa của Nhạc Phi, vị anh hùng dân tộc lừng danh nhà Tống, đưa chủ chạy nhanh như gió truy đuổi quân Kim. Tượng của nó đã được dựng trước mộ Nhạc Phi ở Hàng Châu tồn tại đến ngày nay. Võ Tắc Thiên, Hoàng đế Trung Hoa đời Đường, thời trẻ là cung nữ đã nổi tiếng nhờ trị được con ngựa hung dữ của Đường Thái Tông mà nhiều chàng trai lực lưỡng đã không trị được. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, cách đây hơn 25 thế kỷ, vua Thành Công nước Đường có đôi ngựa Túc Sương quý giá, chạy nhanh mà êm, quan Lệnh doãn nước Sở là Nang Ngõa rất thích, ngỏ ý muốn Đường Thành Công tặng ngựa nhân Xuân Giáp Ngọ 9
  • 10. phát hiện, ông vẫn cưỡi ngựa trắng ra trận. Trong trận Bô Rô đi nô nổi tiếng ở Nga (1812) con ngựa trắng của Na Pô Lê ông nổi bật giữa hàng quân pháp được ghi lại trong rất nhiều bức tranh lịch sử. Ở Liên Xô, tại buổi lễ mừng chiến thắng phát xít Đức tổ chức ở Quảng Trường Đỏ, Mát cơ va năm 1945, Nguyên soái Giu cốp, Phó Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đã cưỡi ngựa trắng đi duyệt binh trước các quân, binh chủng trang bị xe tăng, thiết giáp và nhiều vũ khí hiện đại. Đầu thế kỷ 13, Hoàng tử Lý Long Tường, con vua Lý Anh Tông của nước ta, vì hoàn cảnh lịch sử, đã chạy sang nước Cao Ly ( Triều Tiên) cư trú. Đến đây, Lý Long Tường đã làm nên nhiều việc lớn giúp nhân dân Cao Ly như xây Đài Vọng quốc, mở trường dạy học. Đặc biệt là ông đã tổ chức quân đội và góp phần đánh thắng quân xâm lược, được vua Cao Ly là Cô Dông rất khen ngợi, phong làm tướng, lập cho Tranh vẽ Hoàng đế Pháp, Na-Pô-Lê-ông Bô-na-Pac một cuộc họp mặt ở nước Sở, nhưng không được, đã xui vua Sở bắt Đường Thành Công giam đến ba năm. Bộ hạ của Đường Thành Công đem ngựa Túc Sương dâng cho Nang Ngõa, vua Đường mới được thả. Cũng thời Xuân Thu, nước Tần có ngựa Khuất Sơn rất nổi tiếng. Biết vua nước Ngu rất mê loại ngựa này, vua Tần Hiếu Công bèn đem ngựa Khuất Sơn tặng cho vua Ngu để mượn đường nước Ngu đi qua đánh nước Quắc. Ở nước ta, có giống ngựa Nước Hai ở Cao Bằng to cao, chạy nhanh, kéo khỏe, được nhiều người ưa thích. Nhiều người ở tận Nam Bộ ra Cao Bằng để mua ngựa Nước Hai. Năm 1902, khi khánh thành cầu Đu me (Long Biên) người Pháp đã chọn ngựa Nước Hai dùng vào buổi lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Phú Yên có thành tích xuất sắc dùng ngựa thồ lương thực phục vụ chiến trường Tây Nguyên. Tiêu biểu là chị Nguyễn Thị Cam, mỗi lần chở gạo ra tiền tuyến, chị đã điều khiển ba con ngựa vượt qua bao gian nguy. Chị đã được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Từ xa xưa, trong số ngựa có nhiều màu sắc khác nhau, con ngựa trắng (bạch mã) được cả người Á lẫn Âu xem trọng hơn cả. Cưỡi ngựa trắng được coi là sang trọng, sáng sủa. Sinh thời vị Hoàng đế Pháp lẫy lừng trong lịch sử là NaPôLêông BônaPac rất thích cưỡi ngựa trắng. Mặc dù ngựa trắng rất dễ bị địch 10 Xuân Giáp Ngọ Tượng đài Pie Đại đế ở Xanh Pêtecbua (Nga) một làng riêng có đền thờ, thưởng cho một con vật quý giá là con ngựa trắng và tặng danh hiệu “Bạch mã tướng quân”. Có truyền thuyết cho rằng ăn thề bằng máu ngựa trắng thì lời thề sẽ được tôn trọng chắc nịch như đinh đóng cột. Đầu đời nhà Tây Hán ở Trung Quốc, cách đây 2200 năm , trước mối họa “ngoại thích” tiếm quyền, vua Hán Cao Tổ Lưu Bang lâm bệnh nặng, đã triệu tập các đại thần trung thành với mình đến ra lệnh giết một con ngựa trắng, bắt mọi người quệt máu ngựa thề trước nhà vua: “Từ nay về sau, nếu không phải họ Lưu thì không được phong Vương, không phải công thần thì không được phong hầu. Ai làm trái lời thề thì sẽ bị mọi người trừng phạt.”
  • 11. CHAØO XUAÂN Đua ngựa truyền thống Bắc Hà 2013. Ảnh: Dukutu Đến nhà Đông Hán, vua Hán Minh Đế nằm mơ thấy có một người vàng trên đầu có một đạo hào quang sáng chói, bay vòng xung quanh điện rồi bay thẳng lên không về phía Tây. Hôm sau, vua kể lại giấc mơ đó cho ác đại thần nghe. Không ai nói rõ được người vàng có tạo hào quang ấy là ai. Đại thần Phó Nghị nói: “Hạ thần được biết ở Thiên Trúc có một vị thần gọi là Phật, Người Vàng mà bệ hạ nằm mơ thấy sáng là Phật ở Thiên Trúc”. Thiên Trúc mà Phó Nghị nói đó là tên gọi nước Ấn Độ thời cổ, nay thuộc Nê Pan, nơi sinh Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập đạo Phật. Ngài vốn là một Thái tử quyền quí cao sang, đã xuất gia tu đạo, tuyên truyền giáo lý Phật khắp nơi, được mọi người tôn xưng là Phật Đà. Sau khi ngài mất, các đệ tử ghi chép lại học thuyết của ngài, soạn thành Kinh, đó là kinh Phật. Vua Minh Đế nghe chuyện rất thích thú, bèn sai hai viên quan là Thái Âm và Thái Cảnh lặn lội đến Thiên Trúc xin kinh Phật. Năm 67 Công nguyên, Thái Âm và Thái Cảnh dẫn hai sa môn Thiên Trúc, dùng ngựa trắng thồ một tượng Phật và 42 chương Kinh Phật về Lạc Dương, Kinh đô nhà Đông Hán. Hán Minh Đế không rõ Kinh Phật và cũng không hiểu đạo lý Phật giáo nhưng vẫn hết sức tôn kính hai sa môn đưa Kinh Phật về giảng. Năm sau, nhà vua hạ lệnh xây một ngôi chùa ở phía tây thành Ngựa giấy dùng làm vàng mã, trong sinh hoạt tín ngưỡng của Lạc Dương theo đúng kiểu cách ở Thiên Trúc và nuôi người Việt. Ảnh: TS. Nguyễn Minh San con ngựa trắng (bạch mã) đã thồ Kinh ở đó. Ngôi chùa ấy có tên là Bạch Mã Tự (chùa Ngựa trắng). Từ đó về sau, nhiều đền, chùa tạc ngựa trắng và thờ ngựa trắng - con vật có công thồ tượng Phật và Kinh Phật từ Tây Á sang Đông Á.n Xuân Giáp Ngọ 11
  • 12. CHAØO XUAÂN Thăm quê hương Nguyễn Bính l GS. HOÀNG CHƯƠNG Triền đê. Ảnh: Venphoto Đ ầu tháng 12 năm 2013 tôi được UBND tỉnh Nam Định mời về dự kỷ niệm 95 năm ngày sinh của thi nhân Nguyễn Bính. Đây là dịp may để tôi có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về một thiên tài thơ, một ngôi sao sáng trong làng thơ hiện đại Việt Nam, được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu. Tôi không có may mắn làm quen với thi sĩ lừng danh Nguyễn Bính, nhưng lại rất thân với anh trai của ông là nhà thơ, nhà viết kịch lịch sử Trúc Đường (tên thật là Nguyễn Mạnh Phác). Sau khi tôi đi nghiên cứu sinh từ Rumani về nước, thì được Bộ Văn hóa phân công về làm đạo diễn cho Đoàn Tuồng Liên khu 5 (Nay là Nhà hát Tuồng Đào Tấn - Bình Định). Trưởng đoàn Hồ Đắc Bích giao nhiệm vụ cho tôi đi gặp nhà viết kịch Trúc Đường để đặt ông viết vở tuồng Quang Trung đại phá quân Thanh và tôi làm đạo diễn Vở Quang Trung đại phá quân Thanh được diễn tại Hội trường Ba Đình phục vụ Hội nghị TƯ 5 đầu năm 1980. Riêng Thủ tướng Phạm Văn Đồng về tại Quy Nhơn xem vở này và sau đó mời tác giả và đạo diễn đến nhà riêng để biểu dương và trao đổi ý kiến về vở tuồng này.. Từ đó, tôi quen thân với nhà viết kịch Trúc Đường và được nghe ông kể chuyện về Nguyễn Bính nhà thơ kỳ tài nhưng sống khổ cực và chết cũng bi thương (chết vào đêm 30 Tết trên đất thôn Mạc Hạ, xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Từ đó tôi càng kính phục Nguyễn Bính và càng mê thơ ông. Thời kỳ làm Viện trưởng Viện Sân khấu Việt Nam tôi còn mời 12 Xuân Giáp Ngọ nhà nghiên cứu Thành Nam, Đỗ Đình Thọ, chuyên gia về Nguyễn Bính đến nói chuyện về con người và sự nghiệp thơ Nguyễn Bính cho đông đảo văn nghệ sĩ nghe. Càng nghe, càng tìm hiểu sâu về Nguyễn Bính càng thấy ông là một nhà thơ tài năng, kết kinh từ văn nghệ dân gian: “Trong bụng mẹ đã từng mê hát và:Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị, tiếng đàn kêu tích tịch tình tang … Quê hương tôi có hát Xòe, hát Xẩm, có hội Xuân liên tiếp những đêm Chèo”. Có thể nói văn nghệ dân gian đã thấm rất sâu vào tâm hồn Nguyễn Bính để rồi biến thành những câu thơ cực hay, đậm đặc chất trữ tình, đặc biệt là thơ nói về đồng quê Việt Nam. Thơ của ông chỗ nào cũng như vẽ lên những cảnh đẹp của đất nước, con người, đặc sắc nhất là về những bức tranh quê Việt Nam từ cảnh vật, cây đa, bến nước, con đò, đến con người vừa thơ mộng, vừa đậm đặc chất trữ tình, như bài Chân Quê, hay là bài Trăng sáng vườn chè mà nghệ sĩ hát Xẩm Mai Tuyết Hoa đã dựng thành tiết mục chính để biểu diễn trong và ngoài nước. Có điều rất lạ là các giáo sư và sinh viên ở các trường đại học Mỹ cũng rất thích nghe thơ Nguyễn Bính qua tiếng đàn và giọng hát Xẩm của nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, nhất là khi họ được nghe tôi giải thích nội dung của những câu thơ đậm đặc tính nhân văn và tính trữ tình ở miền quê Việt Nam: Sáng trăng sáng cả vườn chè Một ngôi nhà nhỏ đi về có nhau Vì tằm, tôi phải chạy dâu
  • 13. CHAØO XUAÂN Chân quê. Ảnh: Thảo Râu Vì chồng tôi phải dầu hao bấc gầy Chồng tôi thi đỗ khoa này Bõ công đèn sách từ ngày lấy tôi ….. (Trăng sáng vườn chè) Hoặc phê phán lối học đòi, đô thị hóa của những cô gái ở đồng quê: Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần đũi rộn ràng Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi…. ... Khuyên em giữ lấy chân quê Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh (Chân Quê) Về Nam Định lần này, chúng tôi đi thẳng đến thôn Thiên Vị, xã Cộng Hòa, huyện Vũ Bản, quê hương của nhà thơ Nguyễn Bính để viếng ông. Nhà lưu niệm của thi nhân rất đơn sơ, chỉ một gian nhà nhỏ nhưng bài trí long trọng. Một bước chân dung nhà thơ rõ nét và quen thuộc như chúng ta thường thấy trên các trang sách, mặt báo. Tôi cùng các nhà thơ Hữu Thỉnh, Hồng Vinh, Nguyễn Đức Mậu … thắp nén nhang thơm lên ban thờ Nguyễn Bính để tưởng nhớ tới một tài năng thơ kiệt xuất đã để lại cho đời những tác phẩm thơ tuyệt đẹp như những bức tranh đồng quê Việt Nam vô cùng chân thực và sống động. Một cuộc tọa đàm nhỏ về nhà thơ Nguyễn BÍnh do nghệ sĩ ưu tú Đào Quang - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Nam Định tổ chức tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản. Hầu hết diễn giả đều thể hiện tấm lòng yêu thương và kính phục đối với danh nhân Nguyễn Bính. Riêng tôi còn nói thêm về cặp đôi anh em tài năng Trúc Đường - Nguyễn Bính, một hiện tượng văn nghệ hiếm thấy trong làng văn hóa dân tộc Việt Nam. Nếu Nguyễn Bính để lại cho đời một di sản thơ ca và kịch thơ đồ sộ, kể cả bài thơ “Tiểu đoàn 307” đã trở thành bài ca bất tử thì, Trúc Đường cũng để lại cho ngành sân khấu Việt Nam những vở kịch lịch sử sống mãi với thời gian như Quang Trung đại phá quân Thanh, Đô đốc Bùi Thị Xuân, Thái hậu Dương Vân Nga … Tài năng và sự cống hiến của Nguyễn Bính cho văn nghệ Việt Nam đã được tôn vinh, đánh giá đúng mức tại buổi lễ kỷ niệm 95 năm ngày sinh của nhà thơ với sự hiện diện của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Hồng Hà cùng hàng trăm văn nghệ sĩ ở trung ương và địa phương tham dự. Qua những bài phát biểu của Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Đức Long và Chủ tịch Liên hiệp VHVT Việt Nam nhà thơ Hữu Thỉnh, cùng chương trình thơ và kịch của Nguyễn Bính một lần nữa mọi người được thấy thêm một tài năng và sự cống hiến của Nguyễn Bính. Rất tiếc là có một vài bài thơ hay của Nguyễn Bính mà dàn dựng thành tiết mục “hát Xẩm tập thể” nên hiệu ứng chưa cao, bởi hát Xẩm là nghệ thuật độc diễn như nghệ nhân Hà Thị Cầu với cây đàn Cò (Nhị) vừa đàn vừa hát với giọng tha thiết, nỉ non như rót vào tai người nghe từng câu từng từ trong thơ của Nguyễn Bính nói về thế thái nhân tình, về tình yêu lứa đôi, hoặc ngợi ca quê hương đất nước …Thơ Nguyễn Bính hầu hết chuyển tải nội dung ấy, bằng thể thơ lục bát nên rất thích hợp với các làn điệu Xẩm. Điều này còn thấy rất rõ ở những bài Xẩm của nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải cũng là một tài năng nổi tiếng người cùng quê với Nguyễn Bính, mà có dịp chúng tôi sẽ bàn sâu về nhân vật này. Về thăm quê hương Nguyễn Bính, miền địa linh nhân kiệt, trung tâm văn hóa của vùng châu thổ sông Hồng, đâu đâu cũng có chùa chiền, miếu mạo, có hát Chèo, hát Xẩm, hát Chầu Văn và Múa rối nước. Đặc biệt là danh nhân văn hóa thì rất nhiều, tiêu biểu trong số đó là GSAHLĐ Vũ Khiêu quê làng Hành Thiện đang bước vào tuổi bách niên mà vẫn minh mẫn, uyên thâm, vẫn không rời cây bút viết ra những công trình văn hóa đồ sộ và viết lên những bài phú, câu đối để tặng cho đời. Nhà thơ Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận văn học nghệ thuật Trung ương quê Nam Chấn, Nam Trực đi cùng tôi về Nam Định lần này cứ khen động viên tôi là người đất Bình Định mà sao lại hiểu và yêu đất Nam Định là vậy? Tôi trả lời: “Đất lành chim đậu. Ở đâu có truyền thống cách mạng, có truyền thống văn hóa là ở đó tôi đến và tôi yêu …” Hà Nội, ngày đầu năm 2014 Xuân Giáp Ngọ 13
  • 14. thơ NGUYỄN BÍNH Xuân về Đã thấy xuân về với gió đông Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong. Từng đàn con trẻ chạy xun xoe Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe Lá nõn nhành non ai tráng bạc Gió về từng trận gió bay đi Mùa xuân xanh Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao, lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng quanh. Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh. Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng. Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa Gậy trúc dắt bà già tóc bạc Tay lần tràng hạt miệng nam mô.
  • 15. Ngựa Hình tượng trong nghệ thuaät Tuồng H TUỒNG LÀ MỘT LOẠI HÌNH SÂN KHẤU KỊCH HÁT TRUYỀN THỐNG ĐỘC ĐÁO VÀ ĐẶC SẮC BẬC NHẤT CỦA VIỆT NAM. MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN CÁI RIÊNG VÀ SỰ ĐẶC SẮC ẤY LÀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MANG TÍNH CÁCH ĐIỆU, ƯỚC LỆ, TƯỢNG TRƯNG RẤT CAO, VỚI NHỮNG QUI PHẠM CHẶT CHẼ TRONG CÁC LỐI NÓI, HÁT VÀ MÚA / VŨ ĐẠO. VIỆC THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG (CON) NGỰA TRÊN SÂN KHẤU LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐỈNH CAO NHẤT CỦA NGHỆ THUẬT ƯỚC LỆ, TƯỢNG TRƯNG ĐẶC SẮC ẤY CỦA NGHỆ THUẬT TUỒNG TRUYỀN THỐNG. l CHÂU GIANG ình tượng (con) ngựa xuất hiện trong nhiều vở tuồng cổ, mang tính kinh điển của nghệ thuật Tuồng, như: Sơn Hậu, Diễn Võ Đình, Hộ Sanh Đàn,... Trong những vở này, (con) ngựa xuất hiện với / trong tư cách là vật cưỡi của nhân vật Tuồng. Nhân vật trong Tuồng được phân biệt một cách rõ rệt nhờ vào/thông qua cách hóa trang và tư thế diễn xuất. Diễn xuất của diễn viên Tuồng không phải là sự mô phỏng (giống như thực) mà là sự cách điệu theo những “trình thức” nhất định. Trên một sân khấu không có phông màn trang trí, không định sẵn không gian và thời gian của nghệ thuật Tuồng, diễn viên phải bằng động tác biểu diễn cách điệu của mình để thể hiện/ tạo ra không gian và thời gian thích hợp, qua đó người xem nhận ra (đúng hơn là cùng tưởng tượng ra) được thời gian và không gian trên sân khấu, khi thì đang đêm bỗng chốc lại chuyển sang ngày, đang là dòng sông, bỗng thay đổi là đồi núi, mới đây lại triều đình liền chuyển ngay thành trận địa,… Đào Tấn - vị Hậu Tổ của Tuồng đã khái quát : Thốn thổ thị triều đình châu quận Xuân Giáp Ngọ 15
  • 16. CHAØO XUAÂN Nhất nhân kim phụ, tử quân thần Dịch: Một tấc đất khi là triều đình, châu quận Một con người (diễn viên) khi thì là vua, quan lúc là cha con). Do những qui ước ngặt nghèo đó, cho nên khi diễn lớp tuồng có sự xuất hiện của (con) ngựa (nhân vật trong kịch cưỡi/phi ngựa chiến đấu,…), nghệ thuật Tuồng không cho phép đưa một con ngựa thật lên sân khấu. Do đó, những người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật này, đã sáng tạo ra một “con ngựa” đó là một chiếc roi ngựa được cách điệu, tượng trưng. Với người thường, trong một không gian ngoài đời thực chiếc roi chỉ là một chiếc roi vật chất đơn thuần. Song, trong/trên sân khấu Tuồng, chiếc roi là một đạo cụ để thể hiện con ngựa. Cả diễn viên và người xem (qua qui ước không lời) đều công nhận cái roi mây chính là con ngựa thật để nhân vật/diễn viên cưỡi. Con ngựa này, có thể là một con chiến mã, có thể là con ngựa của một chàng thư sinh,… Thông qua/bằng diễn xuất - sự điều khiển ngựa (cưỡi ngựa, phi ngựa, dắt ngựa, ghì cương ngựa, vuốt ve, vỗ về, âu yếm ngựa,… ) của diễn viên, người xem biết là “con ngựa” đang phi nước đại tung bờm kiêu hãnh, đang nhịp bước nhong nhong, hay đang phi nước kiệu thì bị ghì cương, dừng khựng lại, tung hai vó trước lên dũng mãnh, oai phong…Những trình thức động tác diễn đi ngựa, được qui ước tả cách đi ngựa bằng chiếc roi cách điệu thể hiện bằng những động tác ước lệ, cách điệu hóa trên cơ sở những động tác thật của người điều khiển (con) ngựa ngoài đời, song có giá trị thẩm mỹ cao, làm cho người xem khi thấy diễn viên múa một động tác nào là có thể hiểu ngay nội dung của động tác đó đã được cách điệu hóa, mỹ lệ hóa. Nguyên tắc ước lệ trong thể hiện hình tượng (con) ngựa được khái quát trong một câu ca truyền nghề từ bao đời: Đường dài muôn dặm đi ba bước Ngựa chạy hai chân quất một roi. Điều đó có nghĩa là, trên sân khấu diễn viên đi 3 vòng, hát hết 3 câu hát Nam là thay đổi một không gian, có thể từ miền Nam ra miền Bắc, hoặc từ Hà Nội sang Mỹ,.. Đôi /hai chân người diễn viên bước mấy bước trên sân khấu là không gian thay đổi và chiếc roi ngựa tượng trưng cho con ngựa để thể hiện cuộc đi ngựa. Nói về tính ước lệ trong thể hiện hình tượng (con) 16 Xuân Giáp Ngọ ngựa, lại có câu: Vạn lý trường thành tam tứ bộ Thiên binh vạn mã ngũ lục quân Dịch: Thành dài muôn dặm 3, 4 bước Trăm quân, nghìn ngựa 5, 6 người Bằng tính ước lệ vô cùng cao siêu, nghệ thuật Tuồng chỉ cần có 5, 6 người trên sân khấu đã diễn tả được cả một trận đánh lớn trong cuộc chiến đấu giữa hai phe chính nghĩa và phi nghĩa trong vở tuồng Sơn Hậu nổi tiếng. Chỉ với duy nhất một cái roi cách điệu con ngựa, với tài vũ đạo của mình, người diễn viên thể hiện được tất cả các động tác khi bắt ngựa, lên ngựa, ngã ngựa, ghì cương ngựa, …như sau: tay phải dắt ngựa, chân trái làm động tác xỏ bàn chân vào bàn đạp, chân phải lên ngựa qua động tác nhảy phóc lên lưng ngựa. Với động tác người diễn viên tay phải giơ cao chiếc roi, chân trái cầu bảng, tay trái làm động tác dục cương, người xem biết là người đó đang phi ngựa nước đại. Với động tác hai chân nhảy qua phía bên phải, người xem biết là diễn viên xuống ngụa. Những động tác trên là những trình thức /qui ước có sẵn của nghệ thuật Tuồng truyền thống khi thể hiện hình tượng (con) ngựa trên sân khấu. Để làm rõ thêm tính ước lệ trong thể hiện hình tượng (con) ngựa trên sân khấu Tuồng truyền thống, xin nêu một số “lớp” Tuồng sau: Lớp “Mạnh Lương bắt trộm ngựa và đốt thơ lầu của Bát Vương”. Trên sân khấu chỉ có tấm màn thùng bên trong, người đóng vai Mạnh Lương phải tự phân định sân khấu làm hai hướng. Bên “cửa Sinh” (bên phải) là chuồng ngựa, bên “cửa Tử” (bên trái) là thơ lầu của Bát Vương. Mạnh Lương muốn bắt được ngựa thì phải đốt lầu thơ, để cho quân canh giữ ngựa bỏ vị trí, chạy về dập lửa ở thơ lầu. Mạnh Lương phải vào “Cửa Tử”, ra “Cửa Sinh”, sau đó làm động tác (ước lệ) rút tranh trên mái thơ lầu, hai tay xẹt đá lửa châm vào tranh và túi lửa quăng lên mái thơ lầu. Lửa bùng cháy, Mạnh Lương nhảy thành ra và chạy về phía chuồng ngựa. Mạnh Lương ra “Cửa Tử”, rón rén dò lần xuống chuồng ngựa, mở chuồng dắt ngựa ra, bị ngựa dữ nghe hơi người lạ đá, Mạnh Lương ngã. Cứ vậy, Mạnh Lương sau ba lần lên lưng ngựa, rồi lại bị ngựa đá ngã xuống, cuối cùng Mạnh Lương đã ngồi được trên lưng ngựa, thúc ngựa chạy thoát. Bát Vương và quân gia phát hiện mất ngựa lập tức đuổi theo. Do trời tối, Mạnh Lương đã bắt nhầm
  • 17. Diễn viên thể hiện động tác gò ngựa. Ảnh: baovephapluat.vn Cảnh trong một vở tuồng con ngựa “Thiên lý phong”, để lại con “Vạn lý vân” con ngựa chạy nhanh nhất. Bát Vương đã dùng con ngựa này đuổi theo Mạnh Lương. Biết Bát Vương truy đuổi gấp phía sau, Mạnh Lương thúc ngựa chạy nhanh hơn. Đang chạy, Mạnh Lương bỗng thấy trước mặt có vũng lầy, chàng nhanh ý xô con “Thiên lý phong” xuống lầy rồi núp kín bên đường. Bát Vương phi ngựa đến, nhìn thấy con ngựa “Thiên Lý phong” ở dưới đầm lầy, nóng ruột bèn cột con “Vạn Lý vân” bên đường, mon men xuống dắt con “Thiên lý phong” lên. Chỉ chờ có vậy, Mạnh Lương trong bụi cây nhảy ra xô Bát Vương ngã xuống hố lầy, sau đó chàng ung dung phóc lên lưng con “Vạn Lý vân” chạy thoát về Ngũ Đài Sơn. Bát Vương lóp ngóp dưới bùn lầy, nhìn theo nuối tiếc. Như vậy, trên sân khấu truyền thống không có cảnh thơ lầu, không có chuồng ngựa và cũng không có ngựa thật. Giữa sân khấu là tường thành và vũng lầy trong tưởng tượng. Đạo cụ chỉ có 2 chiếc roi ngựa giả làm 2 con ngựa. Thế mà người đóng vai Mạnh Lương tự dựng lên tất cả không gian trên sân khấu: đốt thơ lầu, bắt trộm ngựa,… làm cho người xem tin là thật và cũng cảm khoái với hành động sân khấu do tài nghệ của người diễn viên. Trong lớp Tuồng “Đổng Kim Lân thượng thành”, tòa thành của Tạ Ôn Đình được thể hiện chỉ bằng 2 cái ghế đặt trên chiếc hòm gỗ, 1 cái cho Tạ Ôn Đình, 1 cái cho Tạ Lôi Nhược ngồi. Đổng Mẫu vác cây gâỵ trên hai vai đứng tướng giặc, tượng trưng đang bị trói. Đổng Mẫu gọi con và hát. Đổng Kim Lân, con trai Đổng Mẫu là một viên tướng trẻ, dũng mãnh, được hóa trang mặt đỏ, giáp trụ lộng lẫy, mang đôi hia cong lướt, tay cầm cây thương bằng gỗ hoặc bằng mây, với chiếc roi ngựa móc trên ngón tay, giả như con ngựa và làm động tác cưỡi ngựa. Động tác múa may rất khỏe, âm thanh phát ra cũng rất to, tướng mạo hùng dũng. Đổng Kim Lân cùng đoàn binh mã đến, thấy cửa thành họ Tạ đóng chặt. Chàng ngạc nhiên, ghì cương, con ngựa dừng khựng lại. Đổng Kim Lân nín thở lắng nghe xem có phải tiếng nói của mẹ mình không. Khi nhận ra tiếng của mẹ, Kim Lân vội vàng giục ngựa chạy vào sát chân thành. Nhìn thấy mẹ đang bị trói trên thành, chàng thương mẹ quá, ngã ngựa. Trong vở Hộ Sanh Đàn của Đào Tấn, có “lớp” Kỷ Lan Anh, vợ Tiết Cương, một nữ tướng lục lâm đang bụng mang dạ chửa, nhưng khi được tin chồng bị giặc truy bắt, đã cầm cương lên ngựa phóng ra chiến trường để giải vây cho chồng. Tiết Cương bị thương nặng, Lan Xuân Giáp Ngọ 17
  • 18. Anh phải dìu chồng và khuyên hãy gắng sức vượt qua cơn hiểm nghèo bằng những lời lẽ rất đẹp: Lao xao sóng vỗ ngọn tùng Gian nan là nợ anh hùng phải vay. Đúng lúc vợ chồng Lan Anh lạc nhau trong rừng, Kỷ Lan Anh trở dạ đẻ giữa đường. Sau khi vượt cạn xong, Lan Anh vừa bế con còn đỏ hỏn, vừa ẵm cháu là Tiết Giao, cùng cô hầu là Hồ Nô giục ngựa đi tìm chồng. Vậy là, diễn viên nữ (Kỷ Lan Anh) phải thể hiện hình tượng (con) ngựa trong lớp tuồng rất nhiều trạng thái cảm xúc này. Trong việc thể hiện hình tượng (con) ngựa, diễn viên phải xuất phát từ nhân vật cưỡi ngựa trong kịch thuộc loại nào, tính cách ra sao, lúc cưỡi ngựa đang trong tâm trạng gì để diễn cho phù hợp. Ví dụ: cùng một điệu bộ cầm thương lên ngựa, nhưng ở mỗi nhân vật (như: cấp bậc tướng to hay nhỏ, kép đỏ, kép trắng hay kép xéo, kép rằng, đào bi hay đào chiến,…), người diễn viên phải diễn / điệu bộ khác nhau. Ví như: nhân vật Ôn Đình trong chiến đấu khi phần thắng đã nắm chắc trong tay thì điệu bộ cầm thương lên ngựa của anh ta phải chậm rãi, chững chạc, không vội vàng hấp tấp, bước đi khoan thai, dõng dạc, trông rất oai vệ, nghiêm nghị. Trái lại, với hai tướng em là Tạ Lôi Phòng và Tạ Lôi Nhược, do tâm lý sợ chết, võ nghệ lại không cao, chỉ có tài “hùn gió bẻ măng”, nên khi cầm thương lên ngựa một cách vụng về, bước đi lấc xấc, cặp cây thương trong nách trông có vẻ thô kệch. Một ví dụ khác, nhân vật Khương Linh Tá là một kép võ, tự nguyện hy sinh để cản giặc tạo điều kiện cho Đổng Kim Lân cứu Hoàng tử thoát nạn, vì vậy, thể hiện động tác lên ngựa của anh ta phải nhanh, mạnh, dứt khoát - nhảy phóc lên, 18 Xuân Giáp Ngọ tay trái cầm thương, tay phải vung roi, trông khí thế hùng dũng, nhanh nhẹn. Còn Đổng Kim Lân, trong một tình huống vô cùng cấp bách (“lớp” Kim Lân biệt mẹ) khi kẻ địch truy gấp, anh ta phải nhanh chóng ra đi, vì vậy, anh ta cầm thương lên ngựa rất nhanh (qua động tác không kịp gỡ cương, mà phóc ngay lên lưng ngựa, tay trái cắp cây trường thương sau lưng, tay phải vung roi), đôi chân đi hia bước thẳng gối đều đều theo nhịp hát Nam chạy: Lướt dặm phăng phăng đường nhạn Dễ ngại gì tên đạn xông pha… Chỉ với một số “lớp” tuồng có sự xuất hiện của (con) ngựa và người điều khiển ngựa trên sân khấu, cũng cho ta thấy sự tinh vi, phức tạp trong các thủ pháp để thể hiện nhân vật đặc biệt này. Đã hàng trăm năm nay, chỉ với một cái roi bình thường, song thông qua các động tác thể hiện/diễn xuất tài tình của các thế hệ nghệ sĩ Tuồng, chiếc roi đã được lớp lớp người xem tin/chấp nhận đó là hình tượng (con) ngựa thật, với nhiều tư thế khác nhau cực kỳ sinh động, như thật trong cuộc sống. Thể hiện hình tượng (con) ngựa trong/trên sân khấu Tuồng là một “quái chiêu”, tuyệt đỉnh nghệ thuật cách điệu ước lệ rất cao, cần phải trao truyền và phát huy để nghệ thuật Tuồng truyền thống mãi mãi là viên ngọc sáng trong của văn hóa Việt Nam.n Triệu Khánh Sanh - vai chính trong vở “Diễn võ đình” đang cưỡi ngựa. Ảnh: baophuyen.vn
  • 19. Thơ VŨ MÃO Quảng Ngãi sắc xuân Thiên Ấn danh sơn lộng gió ngàn Trà Bồng, Trà Khúc vượt quan san Trà Câu, Sông Vệ gương soi bóng Đập nước Thạch Nham dâng sóng tràn Chí sĩ kiên cường Huỳnh Thúc Kháng Tấm gương trọn nghĩa Phạm Văn Đồng Địa linh nhân kiệt tam nguyên thủ Ngọn đuốc Ba Tơ rạng núi sông Giặc đã một thời đời khốn khó Nỗi đau Sơn Mỹ quặn thiên thu La Hà thạch trận xây nguyền ước Khí phách quân dân quyết thắng thù Bừng nắng trời cao chào Quảng Ngãi Vạn Tường thành phố sánh thiên thanh Lọc dầu – Bến cảng ngời xuân sắc Dung Quất dấu yêu tạc sử xanh.
  • 20. Phết Vui ra phết Hội trên đât Tổ . . . Đ l HOÀNG PARIS ánh phết là trò chơi truyền thống mang tính cộng đồng cao, diễn ra trong các hội làng trên vùng đất Tổ Phú Thọ, mỗi khi Tết đến, Xuân về. Phết là tên gọi một quả cầu (quả phết), tròn to như quả bưởi, làm bằng gỗ (thường là gỗ xoan, gỗ lim), gốc tre già, hoặc làm bằng da ngoài sơn son, trong nhồi bông. Trò đánh phết, không đánh trực tiếp bằng tay, hay đá bằng chân, đánh bằng đầu, mà bằng một cái gậy bằng tre dài. Chiếc gậy đánh phết có phần gốc vát cong bẹt như hình chiếc thìa, khá giống hình chiếc gậy đánh khúc côn cầu ở một số nước phương Tây. Trò đánh phết diễn ra trên một bãi /sân đất bằng phẳng, giữa sân/bãi chơi đào một cái hố, chia sân/bãi làm hai phần, ở phía cuối mỗi phần sân, đào một cái hố đủ cho quả phết chui lọt. Các hố này gọi là “lồ” hay “lò doanh”. Người tham gia chơi đánh phết chia làm 2 phe. Mỗi đấu 20 Xuân Giáp Ngọ thủ cầm một chiếc gậy phết. Chủ tế thả quả phết xuống hố ở giữa sân. Các phe đấu dùng gậy phết móc phết lên rồi chơi. Đội nào dùng gậy đưa được quả phết vào lò doanh của đối phương là thắng cuộc. Cũng có thể chơi theo cách chủ tế đứng giữa sân, tung quả phết lên, các đối thủ múa gậy đón đánh làm sao trúng vào quả phết, để quả phết bật sang thành “bên kia” là được. Ngoài chạy bộ đánh phết, cũng có thể cưỡi ngựa đánh phết nữa. Chơi phết có thể chơi theo 3 thể thức chính sau đây: - Các bên đấu cố giành quả phết về bên mình, đưa vào một cái hố. Bên nào đưa phết xuống hố trước là thắng. Đây là hình thức phổ biến trong hội phết ở nhiều làng xã. - Mỗi bên đấu tìm cách đưa phết vào hố đối phương, là thắng. - Sau cùng là hình thức đưa phết vào một điểm quy định, phe nào đến trước là phe ấy thắng.
  • 21. Hội cướp phết Hiền Quan. Ảnh: Khi Vang Là một trò chơi tập thể, diễn ra trong hội làng, luôn thu hút đông người và có tính thắng, thua nên hội phết bao giờ cũng diễn ra rất hào hùng, sôi nổi. Từ đó, đã làm ra đời câu thành ngữ quen thuộc trong dân gian “Vui ra phết”. Tương truyền, trò đánh phết xuất hiện từ thời Ha Bà Trưng, do bà Thiều Hoa - một nữ tướng của Hai Bà Trưng sáng tạo nên để rèn luyện sức khỏe cho binh sĩ của mình. Song, cũng có ý kiến cho rằng, trò đánh phết là trò chơi nghi lễ cầu mùa chống hạn, là tín ngưỡng cầu mong mùa màng bội thu. Sở dĩ như vậy, bởi người ta cho rằng, quả cầu là biểu tượng của củ cây, việc đưa quả cầu xuống lỗ/ đất chính là nghi lễ trồng củ, gieo hạt. Tương tự như vậy, có ý kiến cho rằng đó là nghi thức của tín ngưỡng thờ mặt trời. Bởi, quả cầu/phết/lốc trong trò đánh phết chính là hình tượng mặt Trời. Việc đưa / đánh quả phết hình cầu (như mặt trời) từ bên sân/bãi nọ sang sân/bãi kia chính là sự chuyển động, đường đi của mặt Trời. Vì tính thiêng như vậy, nên ở nhiều nơi quả cầu / quả phết / quả lốc thường được giữ gìn cẩn thận, trân trọng để trên bàn thờ trong đình làng. Từ trò chơi vui khỏe trong hội làng, dần dần, trò chơi đánh phết trở thành một tiết mục không thể thiếu được trong các trò diễn nghi lễ của triều đình của các triều đại Lý, Trần. Trong các ngày hội lớn, triều đình tổ chức đánh phết, múa khiên, cùng với nhiều trò thể thao quốc phòng khác. Sử cũ chép rằng, năm 1069, sau khi chiến thắng quân Chiêm Thành trở về, ở đại yến mừng công, vua Lý Thánh Tông thân hành múa khiên, đánh phết trước bệ rồng. Bảo vệ tiên chỉ (hội phết Hiền Quan), người mang quả phết ra cho trai tráng tranh cướp, ông đang trở về đình trong vòng vây bảo vệ. Ảnh: Lê Thăng Quả Phết được làm bằng gốc tre có sơn son màu đỏ. Ảnh: vnexpress.net Trên đất Tổ Phú Thọ, từ xưa đã hình thành một số làng có hội phết to, sôi động, cuốn hút, tiêu biểu là một số hội sau: HỘI PHẾT LÀNG HIỀN QUAN Hiền Quan là một vùng đất cổ, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Hội phết của làng tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng. Đây là lễ hội thu hút được sự ngưỡng mộ không chỉ của dân địa phương mà cả khách thập phương đều kéo về tụ hội. Lễ hội của làng Hiền Quan được truyền tụng qua câu ca: Mười một là hội Hương Nha Xuân Giáp Ngọ 21
  • 22. Hội cướp phết Hiền Quan 2010. Ảnh: Nguyễn Phúc Hiếu Mười hai Gia Dụ, mười ba hội Hiền. Hội phết Hiền Quan được tổ chức gắn với huyền tích về bà Thiều Hoa, người ở bản quán, sáng tạo ra trò phết và dạy cho dân làng trình tự hội, diễn ra như sau: Khi tuần tế lễ và đọc tiểu sử của bà Thiều Hoa xong thì tiến hành rước quả phết. Quả phết được đẽo gọt từ củ tre. Lễ rước quả phết được tổ chức rất long trọng. Người giữ quả phết phải là người khỏe mạnh, trong sạch, gia đình năm ấy không có tang, con cái đuề huề. Chiều ngày 12 tháng Giêng, tổ chức “sơ tập đả quần” dân làng, già trẻ, trai gái kéo quân ra tụ tập ngoài bãi phết. Sáng ngày 13, chính hội, làm lễ “Điểm kỳ binh pháp”. Ông thủ phết đọc bài hò từ 5 đến 7 phút, khi hò xong, thủ phết tung quả phết trên tay vài lần rồi thả xuống “hố phết”. Hố phết sâu khoảng 60-70cm, đường kính rộng 60cm. Khi quả phết đã nằm trong hố, ấy là lúc cuộc chơi bắt đầu. Các cầu thủ cầm gậy phết thi nhau chen vào moi quả phết dưới hố lên, còn mọi người đứng vây quanh hố phết đông như nêm cối, hò reo vang dội. Cùng với tiếng chiêng, trống là những tiếng “cốp”, “cốp” của các dùi phết va vào nhau. Khi quả phết đã được moi dưới hố lên thì mọi người đua nhau dùng sức lực của mình vào cướp quả phết ném về phía phe mình đang đứng. Vui nhất là quả phết đã gần về tới đích của một phe nào đó trong làng, thì cả biển người cùng đổ xô về hướng đó. Theo lệ chơi, lúc nào cũng phải giữ cho quả phết sệt đất, không được hất tung lên. Và nếu ai cướp được quả phết mà không có người nào đuổi theo hoặc có đuổi theo nhưng không chạm vào người cầm quả phết thì người đó coi như thắng cuộc. Người nào hoặc phe nào giành được quả phết thì sẽ được may mắn trong suốt năm đó. Hội phết được tiến hành theo sự chỉ huy chung thống nhất và đã tạo ra những hình ảnh đẹp, sinh động của văn hóa truyền thống. Hội phết làng Hiền Quan thực sự là một trò diễn diễn lại thế trận xưa mang đầy đủ ý nghĩa cổ truyền. Đặc biệt, bài Hò phết có một ý nghĩa giáo dục sâu sắc tinh thần 22 Xuân Giáp Ngọ Người thắng trận - hội phết Hiền Quan. Ảnh: Richie chiến đấu của các tướng quân khi xưa đối với các thế hệ hôm nay trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đánh phết còn là môn thể thao có tính văn hóa cao (cộng đồng), có tác dụng rèn luyện sức khỏe con người. HỘI PHẾT LÀNG SƠN VY Xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao mở hội làng, có chơi đánh phết từ mồng 3 tới mồng 5 tháng Giêng. Quả phết Sơn Vi to bằng chiếc giành tích, làm bằng gỗ lim nên rất nặng. Làng có 8 giáp, chia làm 2 phe. Địa phương qui định: ngày thứ nhất, Chủ tế làm nhiệm vụ giao cầu. Ngày thứ hai là ông Đông xướng. Ngày thứ ba là ông Tây xướng. Giữa bãi đào một cái hố sâu lút đầu người và rộng bằng cái nong (đường kính miệng hố khoàng 1,5 - 1,7m). Dưới hố có 2 người của 2 phe phục sẵn để đón quả phết. Ông Chủ tế thả quả phết xuống. Những người này ôm quả phết nhảy lên khỏi miệng hố và cuộc chơi diễn ra quyết liệt. Ngày cuối là mồng 5 Tết, chơi ba ván, 2 ván đầu tranh cướp quả phết bằng tay, ván thứ 3 mới là đánh phết bằng gậy. HỘI PHẾT LÀNG DỮU LÂU (TP. VIỆT TRÌ) Làng Dữu Lâu thờ Tản Viên sơn thánh. Dân làng Dữu Lâu gọi quả phết là quả lốc; trò đánh phết là đánh lốc. Quả lốc được dân làng trân trọng đặt trên bàn thờ trong đình làng. Ngoài quả phết/ lốc sẽ dùng để đánh trò trên bàn thờ còn có 5 quả cầu nhỏ sơn son thếp vàng, mỗi quả có một chiếc que cũng sơn son thếp vàng, đặt ngang, tượng trưng các cây gậy phết. Trò đánh lốc Dữu Lâu thường chơi vào ngày mồng 7 tháng Giêng. Trò đánh lốc của làng Dữu Lâu không chơi với 1 quả mà chơi với 2 quả lốc. Trước khi đưa quả lốc ra bãi chơi, người ta phải làm lễ tắm cho lốc. Hai phe đấu, mỗi phe cử một người bưng chiếc mâm sơn son, trên đặt bát rượu. Ông từ rót rượu lên 2 quả lốc, rồi tung cho các bên đấu thủ cướp. Dù là trò chơi vui khỏe, hay trò chơi nghi lễ tín ngưỡng cầu mùa, thì đánh phết luôn là trò chơi lành mạnh, mang tính cố kết cộng đồng cao, rất cần được giữ gìn và phát huy trong cuộc sống hôm nay và mai saun
  • 23. Tục dựng cây nêu ngày Tết ở Bình Định Ảnh minh hoạ. Nguồn: vietnamairlinesflights.net N gười Việt/Kinh ở Bình Định có gốc gác ở một số tỉnh ngoài Bắc Bộ, trong đó nhiều nhất là các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Hành trang của lớp cha ông họ trên đường Nam tiến, có tục dựng cây nêu trong dịp Tết Nguyễn Đán. Tục này, từ lâu đã đi vào câu ca ở Bình Định còn lưu truyền đến ngày nay: Cú kêu ba tiếng cú kêu Cho mau tới Tết dựng nêu ăn chè Chán xôi thì đã có chè Để đòn bánh tét ta về hạ nêu Tục trồng cây nêu ngày Tết của người Việt/Kinh ở miền Bắc xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, cho rằng vào dịp Tết ma quỷ thường về quấy phá, hãm hại con l HOÀNG LINH người, trồng/dựng cây nêu trước nhà, trong sân nhà mình để xua đổi, trừ tà ma quỉ quái không cho chúng vào nhà. Cây nêu được làm bằng cây tre tươi, cao, tróc bỏ hết các nhánh/tay, chỉ thừa lại phần đọt/ngọn, có lá, trên ấy treo một số vật tượng trưng, gọi là bùa nêu (cũng có quan niệm cho rằng tờ giấy treo trên ngọn nêu là tượng trưng của tấm áo cà xa của Phật, hễ bóng áo trùm tới đâu thì quỷ quái phải lùi tới đó). Cây nêu đã đi vào câu ca: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh. Tuy nhiên, khi dừng chân định cư ở Bình Định, những lưu dân Việt đã giao lưu văn hóa với các tộc người bản địa nơi đây, như: người Chăm và các dân Xuân Giáp Ngọ 23
  • 24. Chợ Gò ở Trường Úc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định họp vào mồng một Tết và mồng hai tết Nguyên đán hằng năm. Ảnh: Hằng Nguyên tộc thiểu số khác, tạo dựng đời sống văn hóa gốc Việt thích ứng với địa bàn cư trú mới, nên tục trồng cây nêu ngày Tết ở Bình Định mang những ý nghĩa và sắc thái mới. Người Bình Định vẫn giữ lệ, hàng năm, vào khoảng 28, 29 Tết, bắt đầu trồng/dựng cây nêu. Nếu là cây nêu của làng, thường được trồng/dựng ở một khu bãi rộng, bằng phẳng, ở trung tâm, nơi tổ chức hội vui xuân của làng. Phần lớn các gia đình đều trồng cây nêu trước cửa nhà. Cây nêu của làng, hay cây nêu của các gia đình cũng làm bằng tre tươi như ngoài Bắc. Chỉ khác ở lá bùa, người Bình Định gọi là bùa “tứ tung ngũ hành” gồm 4 sọc đứng (tứ tung) và 5 sọc ngang ( ngũ hành) mang ý niệm dùng phù phép đuổi trừ ma quỷ. Dựng/trồng cây nêu phải xoay chiều cây tre cho ngọn day vào phía mái nhà của gia đình thì sang năm mới lộc trời cho vào nhà. Nếu để ngọn nêu day ra phía ngoài thì lộc trời cho sẽ đi mất. Dưới gốc cây nêu để 5 miếng trầu con têm sẵn và một gói vôi. Cũng có nơi trầu cau và vôi lại buộc thành gói treo lên ngọn nêu. Người Bình Định không có quan niệm chung chung về ma quỉ mà đó là con vật, hoặc người thành ma quỷ. Ví dụ mà đó là con vật ở các làng quê ở Tây Sơn, An Nhơn, người ta cho lũ quỷ ma ấy là con Thiên Cẩu (con chó nhà Trời) trốn Ngọc Hoàng Thượng đế xuống hạ giới vào dịp Tết. Nó thường hóa thân vào người quấy phá trần gian, dụ dỗ đàn bà con gái để sinh ra đàn bà quái thai đầu chó, mình người. Gia đình phải mời thầy phù thủy dùng con dao Vĩnh Chì dài 9 khúc chém chết quái thai thì máu nó lại chảy ra đọng thành cục rồi biến thành con Phục Thi để báo thù con người, làm cho nhiều gia đình ốm đau, làm ăn lụi bại. Dân làng lại phải mời thầy phù thủy về cầu cúng, yểm trừ buộc hắn phải trở lại kiếp xưa về thiên đình chịu tội. Thiên Cẩu vốn là con chó đã tu luyện hàng vạn năm trong rừng sâu để có phép biến hóa thành người. Nhưng vì gây nhiều thảm họa cho con 24 Xuân Giáp Ngọ người nên bị Ngọc Hoàng Thượng Đế sai thiên thần bắt về cõi trần, giam trong cũi sắt. Mỗi lần trốn thoát nó lại về hạ giới phá. Trầu cau đặt ở gốc cây nêu là dụ hắn lại ăn, lá bùa “tứ tung ngũ hành” treo trên ngọn nêu là nhắc cho hắn biết phép trừ tà của thầy phù thủy để hắn sợ hãi bay đi. Còn, người dân các làng ở Hòa Nhơn, lại cho tà ma chính là Phạm Nham, một tên tướng có tài phù thủy trong đội quân Nguyên Mông xâm lược nước ta đã bị Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn giết chết, hay hiện về quấy phá xóm làng. Trồng cây nêu ngày Tết để xua đuổi, yểm trừ Phạm Nhan, không cho nó vào nhà, vào làng trong dịp đầu năm. Trước kia, ngoài tục trồng cây nêu ngày Tết, ở Hòa Nhơn còn có tục đàn bà phơi quần áo phải cất vào nhà trước khi mặt trời lặn để đề phòng Phạm Nhan đi tìm huyết người đàn bà vào ban đêm. Như vậy, ở Bình Định thì lá bùa treo trên ngọn nêu có phép thuật để đuổi con Thiên Cẩu về trời, hay đuổi Phạm Nhan ra khỏi làng xóm. Sáng mồng 1 Tết, người ta thắp nhang dưới gốc cây nêu, khói tỏa hương bay cả vùng trước ngõ. Gia chủ mặc áo dài, đội khăn đứng khấn vái dưới gốc nêu cầu cho năm mới làm ăn thịnh vượng, nhờ cậy phép màu của thần tiên xua đuổi ma quỷ, xua đuổi những điều không may đến với gia đình. Đối với cây nêu, người Bình Định có một số kiêng kỵ, như: mồng 1 Tết, quét nhà thì rác phải hất vào gốc cây nêu chứ không được đổ đi nơi khác. Tới ngày hạ nêu là mồng 7 tháng giêng âm lịch mới thôi lệ này. Để nhắc nhở ngày hạ nêu, ngày xưa dân gian truyền lại cho nhau câu tục ngữ “mùng bảy gãy nêu”. Xưa, khi trình độ hiểu biết của con người về tự nhiên còn thấp kém, thần thánh ma quỷ còn ám ảnh nặng nề trong cuộc sống thường ngày thì tục trồng cây nêu ngày Tết có giá trị đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của người dân quê, giúp cho họ yên tâm, vui vẻ bước vào một năm mới với biết bao mong ước, không sợ ma quỷ tới quấy rầy. Ngày nay, sự hiểu biết của con người được nâng lên, thì tục trồng cây nêu ngày Tết mang một ý niệm mới, là sự kiện mở đầu cho một năm mới tốt lành, mở đầu cho hội vui xuân, dưới gốc cây nêu của làng với bao trò chơi dân gian diễn ra: đánh đu, võ thuật, thi vật, chọi gà, chơi cờ, thả thơ vv… Đây là tục lệ mang vẻ đẹp của truyền thống văn hóa làng xã có từ lâu đời, rất cần được giữ gìn trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.n
  • 25. Xuân từ biển Đông về NGUYỄN THẾ KỶ Có một vị tướng lĩnh Thay mặt Bộ Quốc phòng Xuân về từ biển Đông Vọng lời, hay tiếng hát Lướt trên đầu sóng bạc Bay bổng tựa gió mây Ra Trường Sa xuân này Nghe bà con sống được Tôi nhìn trong mặt nước Soi thấy rõ mặt mình… Đêm Trường Sa lung linh Điện, trăng giành nhau sáng Đêm Trường Sa nghe sóng Quên nhớ đầu pha sương Mỗi bước mấy yêu thương Đến từng người chiến sĩ Đền Bác Hồ dung dị Bát ngát quyện khói hương Vạn lạy vạn lần ơn Muôn dân muôn nghĩa Bác… Trường Sa Lớn tượng Phật Song Tử Tây tượng Phật Từ Thủ tướng dung nghinh Ngọc quý với tâm linh Biển khơi nhìn vô giá Ở Trường Sa gạch đá Đều khắc dấu quốc huy… “Ra thăm rồi về vội Được tặng một quả bàng Tôi đặt quả bàng vuông Lên bàn thờ Tổ quốc Một quả bàng tâm đức Ba bữa Tết ở nhà Thêm một quả Trường Sa Đơm vào mâm ngũ quả…” Nhìn lên mâm ngũ quả Đầy đủ cả vuông tròn Vị tướng lĩnh thấy lòng Mênh mông tình biển cả…
  • 26. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM Ấn tượng 2013 NGUYÊN TỔNG BÍ THƯ LÊ KHẢ PHIÊU: “Nghệ thuật dân tộc của chúng ta như tuồng, chèo, cải lương và các loại hình dân ca đã có tuổi đời hàng mấy trăm năm, thậm chí cả ngàn năm… Đó là sản phẩm văn hóa của nhân dân ta sáng tạo ra và đó là món ăn tinh thần không thể thiếu được của đại đa số nhân dân lao động đó cũng chính là nhân tố tạo nên cái chất, góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc bền vững, cùng với các nhân tố kinh tế - chính trị văn hóa - xã hội. Ví dụ như ca Huế, hò Huế, ở Thanh Hóa quê tôi có hát tuồng từ thời Đào Duy Từ cho đến hôm nay vẫn là môn nghệ thuật yêu thích nhất xứ Thanh. Ngoài ra, Thanh Hóa còn có hát chèo, có múa 26 Xuân Giáp Ngọ hát Xuân Phả, có hò sông Mã và nhiều làn điệu dân ca đặc sắc mà từ nhỏ tôi đã biết, đã xem và rất thích, thậm chí trong những năm tháng ở chiến trường chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, tôi và các chiến sĩ cùng chiến hào đã coi hát tuồng, chèo, cải lương và dân ca thông qua Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc qua sân khấu dã chiến là nguồn động viên, cổ vũ lớn. Có thể nói sống ở chiến trường không thể thiếu được văn nghệ, nhất là văn nghệ dân tộc vì vậy mà đã có câu “tiếng hát át tiếng bom”. Chiếc ra-di-ô nhỏ đeo bên mình cũng là để sau những cơn bom ác liệt được nghe những khúc hát dân ca mượt mà, sâu lắng, hoặc chèo, tuồng, cải lương , bài chòi… Tiếng hát ấy làm cho tinh thần người chiến sỹ thêm phong phú hơn, nắm chắc tay súng mà chiến đấu cho đến ngày thắng lợi cuối cùng. Tôi đã đến thăm những người lính ở Trường Sa và tôi cũng đã đi thăm nhiều đơn vị bộ đội cho nên thấy được rằng, đời sống của người lính hôm nay tốt lên nhiều, nhưng đời sống tinh thần thì hãy còn nghèo, đơn điệu hơn thời kháng chiến, bởi nguồn giải trí bây giờ chủ yếu là ở màn ảnh nhỏ còn hát dân ca, biểu diễn tuồng chèo, cải lương thì quá ít, trong khi tuổi trẻ trong quân đội cũng l VĂN HIẾN phải là lực lượng bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, bởi còn nền văn hóa là còn tất cả mà mất nền văn hóa là mất nước, trong bối cảnh các thế lực thù địch muốn làm cho thế hệ trẻ chúng ta lãng quên quá khứ, lãng quên lịch sử, lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó chúng ta có thể thấy nghệ thuật dân tộc ngày càng thưa vắng khán giả, trong khi đó thì nghệ thuật hiện đại lại chiếm lĩnh trận địa và lên ngôi. Ví dụ rạp Hồng Hà ở gần nhà tôi chuyên diễn tuồng, ngày xưa khán giả rất đông nhưng bây giờ người xem lại thưa thớt, thậm chí mời xem miễn phí cũng không đi, trong khi mới đây lại có hàng nghìn người xếp hàng mua mỗi đôi vé có giá lên đến hàng triệu đồng để xem chương trình của Bằng Kiều (ca sỹ Việt kiều Mỹ) tại sân khấu Mỹ Đình, Hà Nội. Ta nghĩ gì về hiện tượng này? Vì vậy tôi đến thăm gặp các đồng chí là để chia sẻ cùng các nghệ sỹ đàn hát dân ca, đàn hát tuồng, chèo,cải lương, bài chòi…những người rất yêu nghề và hết lòng học tập, phát huy vốn nghệ thuật quý giá của cha ông, nhưng cuộc sống thật quá chật vật. Tiêu biểu như nghệ sỹ trẻ Mai Tuyết Hoa đã mất 17 năm học âm nhạc dân tộc nay lại lĩnh trách nhiệm Giám đốc Trung tâm
  • 27. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Bảo tồn và Phát huy Âm nhạc dân tộc để tập hợp lực lượng nghệ nhân, nghệ sỹ âm nhạc dân tộc cùng bảo tồn và phát huy, quảng bá vốn âm nhạc quý báu của cha ông. Tôi nhiệt liệt chúc mừng các nghệ sỹ, các nhạc sỹ, các nhà nghiên cứu tài năng và tâm huyết với nền văn nghệ dân tộc nói chung và âm nhạc dân tộc nói riêng cùng thực hiện tốt sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) đã nêu”. GS. AHLĐ VŨ KHIÊU: “Khi nào đầu óc tôi căng thẳng, huyết áp lên cao là tôi mở đĩa ra để nghe hát Xẩm” vì mỗi lần nghe hát Xẩm gợi nhớ lại những kỷ niệm đẹp ngày xưa ở miền quê Bắc Bộ, đồng thời nó cũng làm thư giãn đầu óc, bởi âm điệu êm ái, cùng với lời ca đậm đà chất trữ tình sâu lắng như: Sáng trăng chia nửa vườn chè Một gian nhà nhỏ đi về có nhau Vì tằm tôi phải chạy dâu Vì chồng tôi phải dầu hao bấc gầy Chồng tôi thi đỗ khoa này Bõ công đèn sách từ ngày lấy tôi… Và… Tôi hằng khuyên sớm, khuyên trưa Anh chưa thi đỗ, thì chưa động phòng… (Thơ Nguyễn Bính) GS. HOÀNG CHƯƠNG: “Âm nhạc dân gian truyền thống là cái hồn của dân tộc, nó không bao giờ xa lìa trong ký ức của con người Việt Nam. Tôi và có lẽ những người Việt Nam khác cũng vậy. Trong những năm khi đi học tập, công tác xa ở Liên Xô (cũ), trong những lúc nhớ nhà da diết mà được nghe một giai điệu dân ca Việt Nam (thường là dân ca Quan họ) phát trên Đài tiếng nói Matxcơva thì, cảm thấy sung sướng vô cùng. Ca khúc “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” của nhạc sĩ Trần Hoàn viết theo lời thơ của Đỗ Quý Doãn, đã cho ta thấy sức mạnh của dân ca Việt Nam như thế nào? Nếu tác phẩm âm nhạc này không mang hơi hướng dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh thì làm sao đi vào lòng người đến tận cùng và sống mãi với thời gian? Còn biết bao ca khúc khác đều dựa theo giai điệu của dân ca rất thành công như của Đỗ Nhuận, Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Phạm Tuyên, Hoàng Hiệp, Xuân Hồng, Thuận Yến, Phan Huỳnh Điểu, Trần Long Ẩn, Trương Quang Lục… Tôi đã nhiều lần đưa các đoàn nghệ thuật dân tộc đi biểu diễn các nước XHCN, các nước Châu Âu, Châu Á. Ở đâu, tiết mục độc tấu trống tuồng, hòa tấu nhạc cụ dân tộc và hát dân ca Việt Nam cũng được người xem nhiệt liệt hoan nghênh, rõ nhất ở Festival Quốc tế Rumani 1994. Và mấy năm gần đây, tôi đưa hai nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa (hát Xẩm) và nghệ sĩ Kiều Oanh (hát tuồng) cùng sang Mỹ giới thiệu, quảng bá nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong các trường Đại học với sự hỗ trợ của GS, nhạc sĩ Nguyễn Thuyết Phong. Ở đâu người Mỹ cũng thích xem tuồng, thích nghe hát dân ca Việt Nam, thậm chí khi chúng tôi về nước, họ vẫn theo sang để tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam (chỉ trong tháng 8 và 10- 2012 tại Hà Nội, chúng tôi đã thực hiện 3 buổi giới thiệu tuồng và ca nhạc dân gian cho người Mỹ. Đại sứ Rumani Valeriu Arteni cùng xem và đánh giá rất cao chương trình nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam và khẳng định với Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh là mời sang biểu diễn Rumani. Trong khi đó thì các trường đại học Việt Nam rất ít quan tâm tới nghệ thuật dân tộc của nước mình, mà hướng vào dòng nhạc đương đại, dòng nhạc thương mại. Các loại hình âm nhạc đặc sắc như Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hát xoan đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhưng hiện vẫn sống lay lắt vì rất ít người xem, hoặc muốn có người xem thì phải “ Sân khấu hóa” như Quan họ đang làm, tức là hát có micro và có âm nhạc đệm, thậm chí cả đàn organ hiện đại. Như vậy, có nghĩa là đã phá vỡ luật lệ, quy tắc hát Quan họ cổ truyền và vi phạm tiêu chí quy định của UNESCO. Và như vậy, cũng có nghĩa là bản sắc, Xuân Giáp Ngọ 27
  • 28. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN căn cước của Quan họ gốc không còn nữa. Chuyện ba ngàn người đồng ca Quan họ ở sân vận động Bắc Ninh đã cho chúng ta thấy thực trạng bảo tồn di sản quốc gia và quốc tế như thế nào! Và gần đây là gói 65 tỷ đồng cho bảo tồn và đào tạo đại trà Quan họ cũng là một việc đáng suy nghĩ mà tôi đã trả lời tuần báo Văn nghệ trẻ ngày 21 tháng 7 vừa qua.” Xu hướng cách tân, cải tiến âm nhạc dân tộc dẫn đến làm mờ bản sắc đang ngày càng bộc lộ rõ nét trong nhiều loại hình âm nhạc dân tộc. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc làm biến chất, biến dạng các loại hình ca nhạc dân gian đặc sắc do hàng trăm thế hệ nghệ nhân đồng sáng tạo trong nhiều thế kỷ qua. Thứ trưởng Bộ VHTT&DL - NSƯT VƯƠNG DUY BIÊN: “Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đặc biệt, gần gũi nhất với đời sống con người. Âm nhạc với đủ cung bậc buồn - vui - sướng - khổ, luôn bên mỗi chúng ta trong suốt một vòng đời. Ngay từ khi sinh ra, ta đã đắm mình trong lời ru của mẹ và sống trọn một đời người cho tới khi mất đi, âm nhạc cũng là người bạn đồng hành, là một liều thuốc an thần cho tâm hồn ta thêm tươi mát, cho cuộc đời ta thêm ý nghĩa. Từ bao đời nay, cha ông ta đã biết sử dụng âm nhạc, khai thác sự kỳ diệu của thế giới âm thanh để đáp ứng nhu cầu về tinh thần và lao động sản xuất. Trước đây, trên khắp đồng bằng Bắc Bộ vào những đêm trăng thanh gió mát, vào những dịp nông nhàn các chàng trai cô gái thường tổ chức những cuộc hát đối đáp giao duyên. Mỗi một vùng lại có một thể loại âm nhạc riêng hoặc có những điểm khác biệt nhưng phổ biến nhất vẫn là hát Trống quân, Cò 28 Xuân Giáp Ngọ lả, hát Đúm, hát Quan họ… Đủ bức tranh sắc màu âm nhạc và trong đó nổi bật nhất là tình yêu đôi lứa gắn với ruộng đồng, với quê hương. Những câu hát Trống quân, Cò lả dí dỏm, hóm hỉnh: “Anh còn cái cối đâm bèo/ Anh đem bán quách để theo cô mình” đã giúp các chàng trai, cô gái có những giây phút sảng khoái, quên đi những tháng ngày lao động mệt nhọc để rồi như được tiếp thêm sức mạnh tinh thần, thêm tình yêu với quê hương, với lứa đôi. Những câu Hát Xẩm chợ chộn rộn mà hài hước: “Chúng anh đây mục hạ vô nhân nghe em nhan sắc lòng xuân dạt dào. “Mục hạ vô nhân” có nghĩa là người mù ở thời kỳ phong kiến có thân phận hèn kém không được coi là con người ấy thế mà chỉ “nghe” thôi - vì mù không thể nhìn thấy được, vậy mà lòng xuân đã dạt dào. Mới thấy, những câu hát ấy tưởng tếu táo mà lại tràn đầy lạc quan nó như góp thêm sức mạnh giúp những người Hát Xẩm vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Sự kỳ diệu của âm nhạc có tác động trực tiếp tới thế giới quan, tới tâm tư, tình cảm của con người còn được thể hiện trong nghệ thuật Hát Văn. Hát Văn với tiết tấu nhanh, nhộn nhịp và dồn dập cùng với bối cảnh của một buổi hầu đồng tác động trực tiếp đến trí não người nghe đưa họ tới trạng thái thăng hoa cao nhất. Loại trừ sự lợi dụng đưa yếu tố mê tín dị đoan cần được bài trừ khỏi nghệ thuật này. Có một thực tế, nghệ thuật Hát Văn - hầu đồng với những bản văn ca ngợi những bậc thánh hiền đã có công giúp dân, giúp nước khai lập làng ấp, nghề nghiệp, người hầu đồng chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán quanh năm tất bật với công việc. Việc họ được hóa thân vào những nhân vật thánh hiền và thăng hoa cùng âm nhạc đã góp phần giải tỏa tâm lý, xóa tan những mệt nhọc, vất vả để rồi sau phút thăng hoa ấy, họ lại trở về với đời sống thường nhật thêm hăng say làm việc. Trải qua những thay đổi của lịch sử, âm nhạc truyền thống dân tộc vẫn giữ vị trí quan trọng, như một người bạn tinh thần vô giá luôn đồng hành trên những bước đường của dân tộc. Trong công cuộc mở đất khai phá phương Nam vĩ đại của cha ông ta từ hàng trăm năm trước, trên hành trình dài bất tận ấy luôn có âm nhạc sát cánh. Âm nhạc chính là nơi để cha ông ta giãi bày những tình cảm nhớ thương da diết đất Bắc nơi “chôn nhau cắt rốn”, để rồi từ đó vực dậy tinh thần tiếp tục mở đất cho một Việt Nam tươi đẹp với những cánh đồng thẳng cánh cò bay từ Bắc chí Nam ngày hôm nay. Lắng nghe những giai điệu của Đờn ca tài tử Nam bộ sẽ dễ dàng cảm nhận được điều đó. Về những giá trị của âm nhạc dân tộc cần tiếp tục nghiên cứu và bàn luận, ví như về tác dụng chữa bệnh của âm nhạc. Song, muốn làm được điều đó thì cần phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy được kho tàng di sản âm nhạc dân tộc vô cùng phong phú và đặc sắc của các dân tộc sinh sống trên đất nước ta.”n
  • 29. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI HƯỚNG TỚI LÀ DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI l VĂN GS. TRẦN VĂN KHÊ: “Bài chòi là một thú chơi tiêu khiển trong mấy ngày Xuân, một trò chơi mang tính cách nghệ thuật đã tồn tại lâu đời ở miền đất Quảng. Trước khi hát Bài chòi “từ đất lên giàn”, trở thành một nghệ thuật sân khấu, Bài chòi từ trò chơi đã trở thành một bộ môn nghệ thuật rất độc đáo: Chỉ một diễn viên, không cần dặm mặt, xiêm áo lộng lẫy, động tác ước lệ, một mình đóng cả các vai trong tích truyện “Thoại Khanh - Châu Tuấn” và chỉ có một cây đàn nhị và sanh sứa phụ họa. Nét nhạc chuyển từ điệu cổ bản tươi vui qua Xuân nữ buồn thảm, với nhịp ba bỏ một tiếng sanh sứa đặc biệt, như tiếng ve gọi hè... Trên thế giới, người hâm mộ kịch nghệ đang say mê Pansori của Triều Tiên. Mà Pansori là một loại hình kịch nghệ sân khấu mà người phương Tây gọi là “Opera à un seul acteur” (Đại ca kịch mà chỉ có 1 diễn viên). Nữ hay nam cũng được, nhưng thường là nữ. Một diễn viên đóng nhiều vai mà chỉ có trên tay 1 cây quạt, hát nhiều điệu, nhiều hơi khác nhau và tiết tấu thay đổi chuyển từ chậm sang mau, mà người Triều Tiên gọi là “Chang dan” (Trường đoạn bằng dài, ngắn). Nhạc cụ phụ họa chỉ có 1 cái trống Puk, người cầm trống dùng một dùi khi đánh vào mặt trống, khi gõ vào tang trống, khúc hát nào hát hay có thể vừa đánh trống vừa la lên “Hay quá!”. Trước kia, chỉ ở trong nước Triều Tiên mới có người thưởng thức Pansori. Ngày nay, sau khi Pansori được đem trình diễn bên Pháp, Đức, Mỹ, Pansori có sức hấp dẫn thính giả, mặc dầu, những người này không hiểu tiếng Triều Tiên. Quảng Ngãi một trong những cái nôi của hát Bài chòi, nơi sinh ra NSND Lệ Thi nổi tiếng đang sống ở Tp. Hồ Chí Minh, một số nghệ nhân xuất sắc về hát Bài chòi gốc Quảng Ngãi nhưng đang hành nghề ở nơi khác, như NSUT Hữu ích đang ở Ninh Thuận, nghệ sĩ Văn Mùi đang ở Hà Nội, các nghệ sĩ Công Sơn, Mỹ Lệ còn lên tận Lâm Đồng... Rất mong Quảng Ngãi tạo điều kiện cho nghệ thuật Bài chòi sống lại và phát triển tại đây, để một ngày trong tương lai, HIẾN nghệ thuật Bài chòi Quảng Ngãi có thể được người Việt trong và ngoài nước biết và cả người nước ngoài thưởng thức như nghệ thuật Pansori của Triều Tiên”. Nhà thơ THANH THẢO: “Trong nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, Bài chòi và hô Bài chòi là nghệ thuật hồn nhiên bậc nhất. Bởi, đó là một trò chơi, một trò chơi văn nghệ nhằm giúp gây hưng phấn, vui thú, giải tỏa cho cả người trực tiếp chơi lẫn người xem. Trò chơi Bài chòi được tổ chức vào những ngày đầu Xuân nên lại càng phơi phới những tươi vui. Đó là trò chơi có thưởng, có dùng những quân bài, nhưng không phải trò đánh bạc. Không có chuyện sát phạt, ăn thua nhau về tiền hay vật thưởng qui ra tiền, mà ở đây, chơi là chính, vui là chính, thưởng thức nghệ thuật là chính, thông qua những điệu hô chòi trầm bổng, nhịp nhàng, du dương mà người lĩnh xướng có tên là Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định. Ảnh: Internet Xuân Giáp Ngọ 29
  • 30. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Lễ hội Bài chòi Bình Định trên đất Thăng Long. Ảnh: TS. Nguyễn Minh San anh Hiệu thể hiện. Anh Hiệu - nghệ sĩ ẩn danh - chính là nhân vật trung tâm của Bài chòi. Đó là một nghệ sĩ dân gian diễn xướng những bài bản có sẵn lẫn những sáng tạo tức thời mang tính ngẫu hứng, những bài thơ ứng tác đậm dấu ấn cá nhân. Có thể nói, anh Hiệu chính là một nhà thơ dân gian, một người ngày xưa ít nhiều có học trong làng, dù dở dang. Và nhất là có năng khiếu đặt vè, hát thơ, sáng tác và nhất là ứng tác rất linh hoạt những bài vè hay thơ lục bát, lục bát biến thể một cách trực tiếp, hài hước, tươi vui, nhuần nhị. Có thể ngày xưa, mỗi tổng hay mỗi làng đều có những anh Hiệu như thế, họ vừa là nghệ sĩ bình dân vừa là tinh hoa văn nghệ của làng. Tôi nghĩ, có thể họ cũng được miễn những công việc tạp dịch trong làng, nhất là những khi làng có việc. Vì việc lớn nhất của họ mỗi độ Xuân về là làm anh Hiệu, là hô Bài chòi, phục vụ dân làng, bá tánh. Thế cũng là đủ. Sự hồn nhiên của nghệ thuật Bài chòi bắt đầu từ anh Hiệu, còn sự hồn nhiên dí dỏm thông minh của anh Hiệu lại bắt đầu từ nhân dân... Cùng với sự hồn nhiên, điểm thu hút đặc biệt của Bài chòi là tính hài hước. Cái này là “độc quyền” của các anh Hiệu. Những anh Hiệu nào càng có những câu 30 Xuân Giáp Ngọ hô thai hài hước, thậm chí có những câu thơ ứng tác chọc cười có duyên, nhất là những anh Hiệu “ăn khách” nhất, được bà con hưởng ứng nhiều nhất, ủng hộ nhiều nhất. Và những câu hô thai ấy, dù không được ghi ra giấy, vẫn lưu lại lâu bền trong trí nhớ của những người dân chơi hay nghe Bài chòi. ở đây, có thể coi Bài chòi là một dòng văn học dân gian truyền miệng, một kiểu “trình diễn thơ” độc đáo mà bây giờ khó có nhà thơ “mô đéc” nào theo kịp trong khả năng thu hút công chúng. Hồn nhiên và hài hước, đó không chỉ là bí quyết trường thọ của Bài chòi, mà còn là bí quyết trường thọ của văn học, của thơ ca. Sự tương tác của Bài chòi đã đạt tới đỉnh cao, và nó tạo ra một từ trường đồng sáng tạo mà văn học nghệ thuật hiện đại luôn ước ao. Mãi mãi Bài chòi thuộc về Nhân dân - Nhân loại” TS. NGUYỄN MINH SAN: “Trung Lương - một ngôi làng nhỏ nằm ven sông Lại Giang, thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Người Trung Lương giàu cảm xúc văn nghệ, đặc biệt là hát/hô Bài chòi. Vào những ngày đầu Xuân, cao điểm nhất là trong mấy ngày Tết Nguyên đán, dưới bóng rợp mái xanh làng dừa, nam phụ, lão ấu trong làng tập trung tại một khoảnh đất độ 20m2 ngay trên bến đò, thuận tiện cho người Lại Khánh, Bình Chương bên kia sông sang dự hội. Thường lệ, vào khoảng 25 tháng Chạp, làng Trung Lương đã rạo rực: Vợ lo nếp, lá, đỗ mè. Chồng lo mài rựa, chặt tre dựng chòi. Phải dựng đủ 9 chòi, mỗi chòi cao khoảng 3m, nửa chừng làm một sàn, trên mặt sàn có đặt vỉ, đủ cho từ 3 đến 6 người ngồi. Trong 9 chòi, nhất thiết phải dành 1 chòi về hướng Tây, ở đầu khoảnh đất, gọi là Chòi Trung ương để làm nơi đèn nhang khấn thổ thần. Trong chòi này, có đặt một chiếc khay đựng tiền góp của người chơi làm quỹ trích trả cho những ai được cuộc (tới bộ). 8 chòi còn lại chia 2 bên, mỗi bên 4 chòi, đứng cách nhau từ 2 - 3m theo đường học hơi bán nguyệt. Khoảng trống giữa hai dãy chòi trồng một cây nêu là một cây tre xanh, trên cây có treo cờ và 1 ống đựng bộ “bài nọc” (Bài gốc). Sát chân cây nêu đặt trống chầu để đại diện bô lão nổi hồi “khai chòi” và cũng là vùng hoạt động của các anh “Hiệu” (người trao tín hiệu mỗi con bài). Điểm đặc sắc của hô Bài chòi ở Trung Lương là có hơi hướng của