SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------
Nguyễn Thị Mai Thu
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số :601405
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS BÙI NGỌC OÁNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGD&ĐT
BGH
BLV
BTV
CĐ PT-THII
CNH-HĐH
ĐH
ĐHQG
ĐH KHXH&NV
GD-ĐT
GS
GS. VS
GS. TS
GS.TSKH
GV
KT
NXB
PGS
PGS. TS
TW
TNVN
TP
SV
sx
SP
UBND
XHCN
: Bộ Giáo dục và đào tạo
: Ban Giám hiệu
: Bình luận viên
: Biên tập viên
: Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình II
: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
: Đại học
: Đại học Quốc gia
: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
: Giáo dục- Đào tạo
: Giáo sư
: Giáo sư Viện sĩ
: Giáo sư Tiến sĩ
: Giáo sư Tiến sĩ Khoa học
: Giáo viên
: Kỹ thuật
: Nhà xuất bản
: Phó Giáo sư
: Phó Giáo sư Tiến sĩ
: Trung ương
: Tiếng nói Việt Nam
: Thành phố
: Sinh viên
: sản xuất
: Sư phạm
: Ủy ban nhân dân
: Xã hội chủ nghĩa
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ -
Sau đại học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong việc hoàn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn,
đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II,
các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tạo điều kiện để chúng tôi yên
tâm học tập.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh, người đã
tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo để chúng tôi hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày tháng năm
Tác giả
Nguyễn Thị Mai Thu
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứ X
đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển giáo dục: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao
chất lượng dạy và học. Đổimới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng
tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh.”
Ở hệ thống các trường đại học, cao đẳng, đổi mới giáo dục bắt nguồn từ đổi mới phương
pháp dạy học của người thầy, trong đó phải lấy việc phát triển năng lực thực hành, năng lực giải
quyết vấn đề của sinh viên làm định hướng. Công tác thực tập là khâu quan trọng quyết định
chất lượng, khả năng làm nghề của sinh viên sau khi ra trường. Tại buổi hội thảo “ Công tác
thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” được tổ chức ngảy 29/04/2008 tại trường ĐHSP Tp
HCM, 49 bài tham luận của các tác giả từ các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, sở
GDĐT…đã chia sẻ các ý kiến về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực tập, qua đó
nhận định rằng công tác thực tập hiện nay của các trường hầu như bị thả nổi, chưa được coi
trọng như công tác đào tạo chuyên môn. Vì thế, việc nâng cao chất lượng thực tập là vấn đề
phải được đặc biệt coi trọng, và cần được thực hiện trong thời gian tới.
1.2. Thực tập là một phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo báo chí. Đây là cơ hội
quý giá để sinh viên báo chí tác nghiệp tại các cơ quan báo đài, rèn luyện năng lực cho bản thân,
tích lũy kinh nghiệm trước khi chính thức bước vào nghề báo. Đợt thực tập sẽ giúp sinh viên báo
chí có điều kiện tiếp cận, cọ sát thực tế sau phần học lý thuyết; đồng thời cũng là dịp để sinh viên
nắm bắt một cách hoạt động của các cơ quan báo chí, học hỏi nghiệp vụ báo chí, kiểm tra và rèn
luyện năng lực của chính bản thân mỗi người. Cũng thông qua đợt thực tập, các em có dịp tôi rèn
năng khiếu chuyên môn (viết, đọc, nói); khả năng ứng xử nhạy bén, thông minh; kỹ năng giao tiếp,
phẩm chất đạo đức của một nhà báo tương lai, đáp ứng tốt nhất yêu cầu vốn rất khắc khe của cơ
quan báo chí nói riêng và xã hội nói chung về một phóng viên báo chí.
Trong từ 2 đến 3 năm được đào tạo tại trường Cao đẳng Phát thanh- truyền hình II (CĐ
PT-TH II), sinh viên và học sinh có đợt thực tập vào học kỳ cuối của năm 2 (đối với học sinh hệ
Trung cấp), và vào học kỳ cuối của năm 3 (đối với sinh viên hệ Cao đẳng). Đợt thực tập là dịp
để các em có điều kiện tiếp xúc với môi trường thực tế, con người thực tế, hoàn cảnh thực tế,
trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí có chất
lượng, sử dụng được trên các phương tiện thông tin đại chúng, được bạn đọc, công chúng chấp
nhận.
Từ ngày thành lập đến nay, việc tổ chức và quản lý thực tập ở trường Cao đẳng PT-TH II
đã được các thế hệ Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo và thực hiện, song nhìn lại vẫn còn một số
tồn tại. Nhất là trong giai đoạn trước mắt, trường vừa được nâng cấp lên hệ Cao đẳng với số
lượng sinh viên tăng cao, đòi hỏi phải có kế hoạch tương ứng.
1.3. Nghiên cứu khoa học về vấn đề thực tập nghề cho học sinh sinh viên nói chung đã có
nhiều tài liệu, luận văn thạc sĩ khác đề cập, song chưa có một công trình nghiên cứu về quản lý
thực tập báo chí của ngành Phát thanh-Truyền hình khu vực phía Nam. Vì vậy, chúng tôi mạnh
dạn chọn đề tài: “Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng Phát thanh-
Truyền hình II”, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực tập cho học sinh, sinh viên;
thực hiện phương châm giáo dục đúng đắn của Đảng “Học đi đôi với hành”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường Cao đẳng PT-TH II trong
những năm qua, để tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm giúp nhà trường, các bộ phận có liên
quan có thể quản lý việc thực tập của học sinh hệ trung học chuyên nghiệp và sinh viên hệ cao
đẳng một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đốitượng nghiên cứu
-Thực trạng công tác quản lý thực tập báo chí tại trường CĐ PT-TH
II. 3.2. Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động thực tập của sinh viên khoa báo chí trường CĐ PT-THII.
- Sinh viên trường Cao đẳng PT-TH II.
- Giáo viên trường Cao đẳng PT-TH II.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Công tác quản lý việc thực tập báo chí ở khoa báo chí trường CĐ PT-THII.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đíchnghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng những cơ sở lý luận liên quan đến việc thực tập và quản lý thực tập báo chí.
- Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí của trường CĐ PT-TH II.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Việc quản lý thực tập báo chí của trường Cao đẳng PTTH II từ trước đến nay đã dạt được
những kết quả nhất định, song vẫn còn một số tồn tại trong một số khâu như việc chuẩn bị cho
kỳ thực tập, tổ chức thực tập…. Vì vậy, nếu đánh giá đúng thực trạng, xác định được nguyên
nhân, nêu được ra các giải pháp quản lý khoa học, chủ động, phù hợp hơn với tình hình thực tế
sẽ giúp nhà trường quản lý tốt hơn việc thực tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy ở trường Cao đẳng PTTH II.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương phápđiều tra bằng phiếu
- Xây dựng phiếu trưng cầu ý liến dựa trên cơ sở lý luận, mục đíchnghiên cứu, trong đó
gồm
 Câu hỏi dành cho sinh viên

 Câu hỏi dành cho giáo viên, cán bộ quản lý

- Xử lý số liệu, thống kê, tính phần trăm, bìnhluận từng vấn đề.
7.2. Phương phápphỏng vấn
Nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, mong muốn, nguyện vọng của các em về việc
thực tập, những ý kiến đóng góp đề xuất về việc quản lý của trường, khoa cho việc thực tập.
Đối tượng phỏng vấn:
 Cán bộ quản lý

 Giáo viên hướng dẫn

 Sinh viên thực tập

 Cơ sở hướng dẫn thực tập
7.3. Phương phápnghiên cứu sản phẩm đểđánh giá chấtlượng:
 Nhận xét kết quả học tập các môn báo chí của sinh viên.

 Nhận xét kết quả thực tập tại cơ sở.

 So sánh, đốichiếu, đánh giá, phân loại, tổng kết.
7.4. Phương phápnghiên cứu tài liệu
 Nghiên cứu các văn bản về chủ trương, chính sách của Bộ giáo dục đào tạo,
Nghị quyết của Đảng, văn bản của Ngành giáo dục.
 Tham khảo các nguồn tư liệu từ sách báo, tạp chí, internet có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
7.5. Phương phápquansát
Thực hiện bằng cách tiếp cận, xem xét để thu thập dữ liệu thực tế về hoạt động thực tập và
hoạt động quản lý thực tập, để đánh giá sự phù hợp giữa phương pháp quan sát và phương pháp
điều tra.
Đối tượng quan sát: Phòng đào tạo, Khoa báo chí, Sinh viên khoa báo chí, các Trưởng phó
khoa, các cơ sở tiếp nhận sinh viên đến thực tập.
Mục đích của việc quan sát là tìm hiểu thực trạng của việc quản lý thực tập của Phòng đào
tạo, Khoa báo chí, sự phối hợp với các bộ phận có liên quan.
7.6. Phương phápsử dụng toán thống kê
Dùng toán thống kê xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, định lượng chính
xác từng nội dung, nâng cao tính thuyết phục của các số liệu được nêu ra trong luận văn.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động thực tập nói chung từ lâu đã được thực hiện ở các trường Sư phạm, Y khoa…
Vấn đề thực tập không phải là một vấn đề hoàn toàn mới lạ, xuất phát từ yêu cầu rèn luyện nâng
cao tay nghề cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế, trên cơ
sở vận dụng những kiến thức đã học; vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, giáo dục quan
tâm nghiên cứu.
Bộ giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã ban hành bộ chương trình thực tập sư phạm thống
nhất cho tất cả các trường sư phạm. Qua nhiều lần chỉnh sửa, thay đổi, bổ sung (vào các năm
1974, 1982, 1986), chương trình thực tập sư phạm chính thức được áp dụng tại các trường Cao
đẳng sư phạm hiện nay. Đó chính là bộ chương trình được ban hành kèm theo các Quyết định
số 3086/GD-ĐT ngày 27/7/1996, Quyết định số 3637/GD-ĐT ngày 30/8/1996 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều dạng khác nhau, nhằm mục đích nâng cao
chất lượng thực tập như:
+ Các Hội thảo, Hội nghịchuyên đề những năm gần đây:
- Hội thảo “Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” do Viện nghiên cứu Giáo
dục tổ chức tháng 04/2008, xoay quanh các vấn đề đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng công tác thực tập sư phạm.
- Hội thảo hoa học Quốc gia “Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu đất
nước” do GS.TSKH Nguyễn Thiện Nhân- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT- Phó thủ tướng chính phủ chủ
trì, ngày 20/8/2008, nhấn mạnh việc ngành giáo dục chủ động xây dựng chương trình chú trọng
thực học, thực hành, chuẩn bị kỹ năng nghề cho người học; các cơ sở đào tạo tăng cường tổ
chức các hoạt động, các loại hình câu lạc bộ để sinh viên có điều kiện rèn luyện các kỹ năng
liên quan đến nghề, phát huy đựơc năng lực của bản thân sau khi ra trường.
- Hội thảo “Côngtác thực tập và đào tạo báo chí”do khoa Báo chí Trường Đại học khoa
học xã hội và nhân văn Hà Nội tổ chức ngày 19/04/2008.
- Hội thảo “Thực hành về nghiệp vụ Báo chí” do Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Bắc Giang tổ chức trong 2 ngày 7, 8/4/2008.
- Hội thảo khoa học “Đào tạo Báo chí đáp ứng nhu cầu xã hội, thực tiễn và những vấn đề
đặt ra” do Học viện Báo chí và tuyên truyền tổ chức ngày 22/04/2008. Hội thảo tập trung thảo
luận về chất lượng sinh viên ra trường; đổi mới phương pháp đào tạo; bồi dưỡng cán bộ làm
công tác giảng dạy; tăng cường sự liên kết giữa nhà trường và các cơ quan báo chí.
- Hội thảo “Tiềm năng và khả năng của Trường Đại học Tiền Giang trong hợp tác về
khoa học công nghệ”, nhấn mạnh việc phối hợp tổ chức hướng dẫn sinh viên khối ngành kỹ
thuật, công nghiệp thực hành, thực tập tại các Trung tâm chuyển giao công nghệ của Sở công
nghệ.
- Hội thảo khoa học “Xây dựng chương trình thống nhất cho trình độ Cao đẳng” của
Trường Cao đẳng PT-TH I kết hợp với Trường Cao đẳng PT-TH II tổ chức (Từ ngày 26 đến
28/07/2007), nhấn mạnh việc tăng cường thời lượng thực hành, kỹ năng tác nghiệp cho sinh
viên báo chí; tiến tới đào tạo theo chế tín chỉ theo qui định của Bộ GD-ĐT.
+ Một số đề tài nghiên cứu khoa học:
- “Thực trạng việc quản lý thực tập ở trường Cao đẳng bán công hoa sen và một số giải
pháp” (2004)–Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Trân Thúy- Trường Cao đẳng bán công Hoa sen.
Đây là một công trình nghiên cứu phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường Hoa
Sen. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm giúp cho nhà trường, các bộ phận liên quan,
các khoa, ngành có thể quản ký việc thực tập của sinh viên một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn.
-“Quản lý hoạt động thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang- Thực
trạng và giải pháp” (2003) – Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Phú- Trường Cao đẳng sư phạm
Nha Trang. Đây là một công trình nghiên cứu đi sâu vào việc phân tích thực trạng của việc
quản lý thực tập tại trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng,
để từ đó đưa ra những giải pháp căn cứ trên các điều kiện thực tế của trường nhằm quản lý tốt
hơn hoạt động thực tập.
-“Kiến tập và thực tập sư phạm” (1999) – Giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở
hệ Cao Đẳng sư phạm dùng cho các trường Cao Đẳng sư phạm của Tiến sĩ Nguyễn Đình Chỉnh
và Tiến sĩ Phan Trung Thanh. Các tác giả đã nêu lên những vấn dề đang được đặt ra hiện nay
đối với hoạt động thực tập sư phạm và đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo nghề cho giáo sinh.
-“Thực tập sư phạm” (1997) của Tiến sĩ Nguyễn Đình Chỉnh đã nêu lên và giải quyết
những vấn đề cơ bản như: xác định nội hàm khái niệm cơ bản là năng lực sư phạm; mối quan
hệ giữa lý thuyết và thực hành; thực tập sư phạm đối với những môn học công cụ như: tâm lý
học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; các hình thức tổ chức thực tập sư phạm ở các
trường sư phạm.
Như vậy, các đề tài quản lý hoạt động thực tập tuy chưa nhiều nhưng thực sự là vấn đề
được nhiều người quan tâm nghiên cứu và cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về từng
chuyên ngành. Với nguồn tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào đề cập
và nghiên cứu vấn đề này ở phạm vi một trường Cao đẳng giảng dạy báo chí, nên đã chọn đề tài
“Thực trang quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng phát thanh-truyền hình II”. Những
công trình nghiên cứu nêu trên sẽ là cơ sở khoa học để tham khảo, giúp chúng tôi nắm chắc, sâu
hơn về lĩnh vực nghiên cứu.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Mộtsố quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước
1.2.1.1. Vềgiáodục đàotạo
Đảng cộng sản Việt Nam luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Văn kiện Đại hội Đảng VII ghi rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được
xem là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; vươn lên
trình độ tiên tiến của thế giới”.
Một trong những giải pháp phát triển giáo dục ở nước ta từ nay đến năm 2010 được chính
phủ trình trước Quốc hội tháng 10 năm 2004 là: “Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
học…giảm bớt giờ lên lớp, tăng thời gian tự học và thảo luận chuyên đề”
Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục được ghi rõ trong
Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010: “Phát triển giáo dục không chính quy như là một
hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi
người, ở mọi trình độ, lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực”. [17]
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy động lực con người
- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và
hệ thống quản lí giáo dục; “thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy tinh thần
độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học
vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục
chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã
hội học tập”. Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trường gắn với xã hội”.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều
hơn, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của tầng lớp
nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm
chất, năng lực cần thiết trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền
kinh tế quốc tế.
Phương hướng phát triển giáo dục trong những năm sắp tới là phải: Tiếp tục nâng cao
chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, phát huy tinh thần độc lập,
sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, cần phải đặc biệt coi trọng công tác hướng nghiệp và
phân luồng cho học sinh, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp; mở
rộng quy mô và phát triển đa dạng các loại hình trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao
động xã hội. Đào tạo để thế hệ trẻ có nghề nghiệp theo yêu cầu của xã hội là nhiệm vụ trước
mắt mà ngành giáo dục phải đặc biệt quan tâm.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống giáo dục đại học- cao đẳng chiếm một vị trí
vô cùng quan trọng. Vì thế, nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng, đại học để đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn giáo dục, thiết thực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước là yêu
cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.
Điều 36 của Luật giáo dục đã ghi: “Đào tạo trình độ cao đẳng phải đảm bảo cho sinh viên
có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành cần thiết; chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ
bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn”.
Nét đặc thù cơ bản trong nội dung và phương pháp đào tạo ở các trường cao đẳng, đại
học chính là đào tạo nghề. Trong đào tạo nghề thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh
viên để đáp ứng nhu cầu của thực tế xã hội là một yêu cầu phải đựơc đặt lên hàng đầu. Do vậy,
nội dung thực hành, thực tập phải chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nội dung chương trình đào
tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cũng chính là thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết
IX: “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người
học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt,
học chay”.
Quy định về “Công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học
và trung cấp chuyên nghiệp” (Ban hành kèm theo Quyết định số: 68/2008/QĐ-BGDĐT ngày
09/12/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo) cũng ghi rõ: các đơn vị đào tạo cần “ Tăng
cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với đơn vị sử dụng lao động để việc đào tạo của nhà
trường tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội; Tổ chức câu lạc bộ hướng nghiệp,
hoạt động ngoại khóa, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động, giúp người học bổ sung kiến thức
thực tế và kỹ năng cần thiết để hòa nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp”.
Những ý kiến có giá trị trên đây về trách nhiệm trong việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ
cho chúng ta thấy mục tiêu đào tạo ở nhà trường bậc cao đẳng, đại học là cung cấp kiến thức
chuyên môn, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên bằng cách tạo điều kiện để sinh viên thực tập, tiếp
xúc, va chạm với thực tế. Chính vì vậy, việc thực tập có một vai trò quan trọng trong quá trình
đào tạo, nhất là đối với bậc cao đẳng, đại học.
1.2.1.2. Vềcông tác báochí trong sự nghiệp đổi mới của đất nước
Đất nước ta đã có hơn 20 năm đổi mới, bản thân báo chí cũng đổi mới chính mình, với
tốc độ phát triển khá nhanh so với trước đây. Đội ngũ báo chí Việt Nam đã chung lòng, chung
sức, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Nhiều tác phẩm báo chí đã
nhanh nhạy tuyên truyền và cổ vũ các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phát hiện và đề xuất những ý kiến xác đáng giúp
Đảng, Nhà nước xây dựng, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với
yêu cầu và nhiệm vụ Cách mạng trong giai đoạn mới.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định công tác báo chí là
một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng của Đảng, nhất là những giai
đoạn có ý nghĩa bước ngoặc của cách mạng. Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác
tuyên truyền báo chí, coi báo chí là: “công cụ sắc bén trong công tác tư tưởng của Đảng”, là
“lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa”. Báo chí cách mạng thật sự là người
“tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể” các phong trào hành động cách mạng
của nhân dân do Đảng lãnh đạo.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đảng mạnh vì Đảng ta tư tưởng nhất trí, hành động
nhất trí, suốt từ trên xuống dưới. Tờ báo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng hành động
thông suốt và thống nhất”.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng đã từng nhắc nhở: Báo chí Việt Nam rất cần
phát huy nội lực trong thời kỳ mới, nâng cao chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học của tác
phẩm báo chí Việt nam….Muốn hiểu, muốn chia xẻ với nhân dân phải có mặt ở những nơi tiêu
biểu nhất, sôi động nhất của cuộc sống.
Phát biểu tại buổi làm việc với Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, nhân kỷ niệm 82
năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 20/06/2007, đồng chí Trương Tấn Sang -Ủy
viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã có bài phát biểu quan trọng. Đồng chí nhấn mạnh:
“Báo chí góp phần tích cực vào việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin, cổ vũ các
phong trào hành động cách mạng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp
nhân dân; phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, chống tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch; góp phần thắt chặt tình hữu nghị, sự hợp tác nhiều mặt của đất nước ta với bạn
bè quốc tế.”
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: “Hướng báo chí xuất bản làm tốt chức năng
tuyên truyền, thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; Tạo điều kiện
cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển, nâng cao chất lượng tư tưởng văn hóa,
vươn lên hiện đại về mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất- kỹ thuật; đồng thời xây dựng cơ
chế quản lý phù hợp, chủ động và khoa học”
Đặt báo chí trong tiến trình đổi mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá: “Sau Đại
hội Đảng lần thứ X, qua một số hoạt động của Đảng và Nhà nước, bước đầu đã tạo được sự
đồng thuận và hưởng ứng tích cực của nhân dân, nhất là về phát triển kinh tế, cải cách hành
chính và về thái độ kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Kết quả này có
sự đóng góp tích cực của báo chí”.
Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg, ngày 29/11/2006, của Thủ tướng Chính phủ về việc thực
hiện kết luận của Bộ chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, ghi
rõ: Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rà soát, kiện toàn, bố trí
đúng cán bộ lãnh đạo và đội ngũ phóng viên báo chí thuộc quyền, đảm bảo tiêu chuẩn chính trị,
nghiệp vụ.
Kế hoạch 03-KH/TW của Ban Bí thư có các quy định rất quan trọng như: Quy định về sự
phối hợp giữa các cơ quan làm công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, các cơ quan chủ quản và các
cơ quan hữu quan; Chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí.
Tháng 7/2007, tại Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương ra quyết định về
“Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, trong đó nhấn mạnh hoạt động báo
chí và công tác chỉ đạo, quản lý báo chí có một vị trí xứng đáng; đã thể hiện sự quan tâm sâu
sắc, sự lãnh đạo thường xuyên của Đảng đối với báo chí.
Chỉ thị 22/CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII), Thông báo 162 của Bộ Chính trị (Khóa
IX) đã khẳng định: Hoạt động báo chí phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước và đảm bảo đúng pháp luật, phát triển báo chí phải đi đôi với quản lý tốt.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt đến công tác
đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ của phóng viên báo chí. Tuy nhiên, để phát triển
một nền báo chí phục vụ công cuộc đổi mới trong giai đoạn CNH-HĐH theo định hướng
XHCN, vẫn đang rất cần những giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng của công tác đào tạo.
1.2.2. Mộtsố khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.2.1. Quảnlý
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý:
- Theo Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng
1998, quản lý có nghĩa là:
+ Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.
+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.[23]
- Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội,
sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện
những chương trình, mục đích nhất định. (Đại Bách khoa Liên Xô, 1997)
- “Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó: quản lý được
hiểu là việc đảm bảo hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ
thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh
mới” [33]
- Quản lý là tác động có định hướng, có kế họach của chủ thể quản lý đến tập thể những
người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến. [31,
tr.35]
- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân
biến thành những thành tựu của xã hội. (Trần Kiểm- Giáo trình “Quản lý giáo dục và trường
học”- Viện khoa học giáo dục, Hà Nội. [44, tr.15]
- Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. (Khoa học tổ chức và quản lý-một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý - NXB Thống kê- Hà Nội - 1999).
[36]
- Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp
hoạt động của họ trong quá trình lao động. (TS. Nguyễn Bá Sơn: Một số vấn đề cơ bản về khoa
học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000). [32]
- Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp,
sử dung, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức
(chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. [45]
- Quản lý là: phải biết đào tạo, bồidưỡng, chia sẻ trách nhiệm, quyền hạn và phải biết ủy
quyền. [37]
- Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người
quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức. [31]
Như vậy, quản lý bao gồm các thành phần:
+ Chủ thể quản lý và tác động trong quản lý.
+ Mục tiêu quản lý.
+ Đối tượng quản lý.
Những điểm chung của các khái niệm nêu trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về
khái niệm quản lý. Quản lý chính là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng,
các cơ hội của tổ chức, thông qua việc thực hiện một cách sáng tạo các chức năng quản lý, để
đạt được mục tiêu đã được xác định.
*Bản chất của hoạt động quản lý:
Trong quá trình vận động, sự phát triển của xã hội và quản lý không thể tách rời nhau;
khi lao động đạt tới một trình độ nhất định, có sự phân công xã hội thì quản lý như là một chức
năng, là điều kiện tất yếu khách quan.
Trong một tồ chức nhóm, cộng đồng, chủ thể quản lý tác động có định hướng, có chủ
đíchđến khách thể quản lý nhằm đạt được mục đích. Những tác động qua lại đó có tác động lan
tỏa. Trong xã hội có giai cấp thì hoạt động quản lý phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị, do
vậy hoạt động quản lý mang tính giai cấp rõ rệt.
Hoạt động quản lý mang tính khoa học cao, bởi sự tác động giữa chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý thông qua công cụ, phương tiện, phương pháp phù hợp với quy luật khách
quan thì mới đạt được hiệu quả.
Hoạt động quản lý vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Tính nghệ thuật của hoạt
động quản lý thể hiện những tác động hợp quy luật, hoàn cảnh.
Vậy, hoạt động quản lý vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan vì được thực hiện
bởi người quản lý. Mặt khác, nó vừa có tính giai cấp, vừa có tính kỹ thuật, vừa có tính khoa
học, vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính pháp luật Nhà nước vừa có tính xã hội. Chúng là những
mặt đối lập trong một thể thống nhất. Đó là biện chứng, là bản chất của hoạt động quản lý.
Quản lý còn có tác dụng định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục
tiêu và hướng mọi nỗ lực của các cá nhân, của tổ chức vào mục tiêu chung đó. Tổ chức, điều
hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong tổ chức, giảm độ bất định nhằm
đạt đựơc mục tiêu quản lý đã xác định. Tạo ra động lực cho hoạt động bằng cách kích thích,
đánh giá, khen thưởng, trách phạt, tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá
nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả.
Bản chất của hoạt động quản lý là tổ chức, chí huy và điều khiển phù hợp quy luật của
chủ thể quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu của tổ chức (đơn vị) đã đề ra.
1.2.2.2. Quảnlýgiáodục
- Theo M.M. Mêchti- Zade, quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức,
phương pháp cán bộ, kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu…) nhằm bảo đảm sự vận hành bình
thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ
thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.
- Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục (và nói riêng, quản lý trường
học) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với qui luật của chủ thể quản lý
(hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đuờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực
hiện được các tính chất của nhà trường XHCN của Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình
dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới
về chất.” [31]
- Theo TS Trần Kiểm thì khái niệm “quản lý giáo dục” có nhiều cấp độ. Hai cấp độ chủ
yếu là cấp vĩ mô và cấp vi mô. [44]
Đối với cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích,
có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống
(từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục của nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu
quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục.
Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo
viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài
trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
- Theo TS. Nguyễn Gia Quý “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận
thức vận dụng đúng những qui luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân.” [35]
- Quản lý giáo dục là việc đảm bảo sự hoạt động của tổ chức trong điều kiện có sự biến
đổi liên tục của hệ thống giáo dục và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích
ứng với hoàn cảnh mới.
- Quản lý giáo dục là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm
việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu giáo dục đã định.
- Quản lý giáo dục là quá trình đạt đến mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục bằng
cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
*Quản lý giáo dụcgồm:
 Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý các cấp, trong đó vai trò quan trọng là các cán bộ quản
lý, những người điều hành toàn bộ hoạt động giáo dục.
 Khách thể quản lý: Hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học, người dạy, người học.

 Quan hệ quản lý: Đó là những mối quan hệ giữa người học và người dạy; quan hệ giữa
người quản lý với người dạy, người học; quan hệ người dạy- người học; quan hệ giữa
giáo giới-cộng đồng… Các mối quan hệ đó có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chất
lượng hoạt động của nhà trường, của toàn bộ hệ thống giáo dục.

Như vậy, chúng tôi hiểu rằng, quản lý giáo dục là sự tác động liên tục có tổ chức, có
định hướng, của chủ thể quản lý lên đối tượng giáo dục và khách thế quản lý giáo dục về các
mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các
nguyên tắc, các phương tiện, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự
phát triển của đối tượng. Nói khác, quản lý giáo dục là tìm kiếm, xây dựng những giải pháp,
biện pháp quản lý phù hợp, dựa trên tình hình thực tế về nhân lực, về điều kiện vật chất của một
cơ quan giáo dục để có thể ngày càng nâng cao, phát triển hệ thống giáo dục đó trong chiều
hướng phát triển của toàn xã hội.
Quản lý giáo dục được xem như một khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất
lượng đào tạo.
Chủ thể quản lý
giáo dục
Công cụ
Đối tượng và
khách thể quản lý
giáo dục
Mục tiêu
Phương pháp
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý giáo dục
1.2.2.3. Quảnlýnhà trường
Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập
theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.
Trường học là bộ phận của xã hội, là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc
dân. Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của nhà trường, mọi hoạt động đa dạng, phức
tạp khác đều hướng vào hoạt động trung tâm này. Do vậy, quản lý trường học thực chất là:
Quản lý hoạt động dạy- học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái
khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục.
GS.VS Phạm Minh Hạc đã đưa ra khái niệm về quản lý nhà trường như sau: “Quản lý
nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức
là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào
tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. Việc quản lý nhà trường là quản lý
hoạt động dạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để
dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục.” [41]
PGS.TS Trần Tuấn Lộ xác định “Quản lý trường học là sự quản lý của Hiệu trưởng đó
với toàn bộ những con người, những hoạt động, những tổ chức và những phương tiện vật chất,
kỹ thuật, tài chính của trường để đạt cho được mục tiêu của sự giáo dục (và đào tạo) học sinh
loại trường đó” [45]
Tóm lại, Quản lý nhà trường là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích
của chủ thể quản lý tác động đến các hoạt động của nhà trường hướng vào việc thực hiện mục
tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo có chất lượng và hiệu quả.
1.2.2.4. Quảnlýhoạt động thực tập
- Quản lý hoạt động thực tập là quá trình vận dụng các chức năng quản lý (lập kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) một cách sáng tạo để tổ chức, điều hành toàn bộ các hoạt động có
liên quan đến việc thực tập. Cụ thể là:
 Xây dựng kế hoạch thực tập với nội dung thực tập rõ ràng.

 Tổ chức thực hiện hoạt động thực tập với sự phân công phân nhiệm cho từng nội
dung công việc đến từng người, từng bộ phận có liên quan.

 Kiểm tra thực tập theo những quy định và thời điểm nhất định.

 Đánh giá hoạt động thực tập.

- Quản lý hoạt động thực tập cũng bao hàm ý nghĩa tìm những giải pháp tốt nhất để thực
hiện một cách có hiệu quả nội dung thực tập trên cơ sở đảm bảo những điều kiện thuận lợi giúp
sinh viên có thể thực tập tốt và tích lũy thêm được kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó,
kiến thức đã học được củng cố và nâng cao để sinh viên có thể vững vàng hơn về các kỹ năng
cũng như có những nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp.
Mục đíchcuối cùng của quản lý thực tập là thực hiện được mục tiêu của kỳ thực tập bằng
những biện pháp tốt nhất, khả thi nhất.
Quản lý tốt việc thực tập cũng chính là thông qua các biện pháp mà nâng cao hiệu quả
thực tập cho sinh viên, làm cho thực tập trở thành một thời gian bổ íchđối với sinh viên.
* Thực tập là gì?
Thực tập là làm trong thực tế để áp dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm
về nghiệp vụ chuyên môn (Từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên -
NXB Đà Nẵng 1998)
Theo định nghĩa của Đại tự điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): Thực tập là tập
làm trong thực tế để áp dụng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: sinh viên đi thực tập ở nhà máy,
sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báo cáo cho nhà trường.
Thực tập (Stage) theo định nghĩa của tự điển LaRousse thì đây là giai đoạn học tập,
nghiên cứu qua thực tế, được yêu cầu đối với học viên theo học một số nghề (thực tập luật sư,
thực tập sư phạm), cũng là giai đoạn mà một người phải tạm thời đến làm việc tại doanh nghiệp
để hoàn tất chương trình đào tạo.
* Thực tập báo chí là gì?
Theo TS. Nguyễn Thị Minh Thái- Khoa Báo chí trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG HN),
thực tập báo chí là giai đoạn sinh viên báo chí thực hiện các khả năng làm phóng viên, bình
luận viên, biên tập viên, cộng tác viên, thông tín viên cho các cơ quan truyền thông đại chúng
như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo trực tuyến, hãng thông tấn, các cơ quan xuất
bản, quảng cáo, quan hệ công chúng… [56]
Theo TS. Đinh Văn Hường- chủ nhiệm khoa báo chí Trường Đại học KH XN & NV
(ĐHQG HN), thực tập báo chí là một phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân
báo chí, là cơ hội quí giá để sinh viên tiếp xúc với thực tế tác nghiệp tại các cơ quan báo đài,
rèn luyện năng lực cho bản thân, tích lũy kinh nghiệm trước khi chính thức bước vào nghề báo.
Kỳ thực tập chủ yếu là để sinh viên hội nhập với môi trường báo chí, vận dụng những gì đã học
vào công việc, rèn luyện phong cách làm việc, biết ứng xử trong các mối quan hệ… [13]
Theo ThS. Phạm Đình Lân- Phó chủ nhiệm khoa Báo chí trường ĐH KHXH&NV ĐQG
HN: “Thực tập báo chí là để sinh viên biết thêm về hoạt động của các cơ quan báo chí, có cơ
hội để thực hành kiến thức trong nhà trường, thu thập kinh nghiệm thực tiễn, chuẩn bị hành
trang khi ra trường. Đây có thể là thời gian chuyển giao để các em tiếp cận với nghề nghiệp, với
công việc sắp tới”.
Theo bà Melinda McAdams- GS ngành báo chí trực tuyến của Trường Báo chí và truyền
thông, ĐH Florida, Mỹ, thực tập báo chí có nghĩa là sinh viên phải làm những công việc y như
họ sẽ làm thật tại tòa soạn sau khi tốt nghiệp. Họ phải lao vào cuộc sống, tìm tòi đề tài và viết
bài. [60]
Từ những ý kiến trên có thể nói, thực tập báo chí là một hình thức thực hành nghề
nghiệp, rèn luyện các kỹ năng chuyên môn, tác nghiệp báo chí, giúp sinh viên từng bước nâng
cao tay nghề, hoàn thiện ý thức và tình cảm nghề nghiệp. Đây là khoảng thời gian sinh viên tìm
một cơ sở truyền thông và đến đó làm việc như một nhân viên thực thụ, chấp hành mọi qui định
của nơi thực tập, được nơi tiếp nhận quản lý và đánh giá. Thời gian này sẽ giúp sinh viên làm
việc một cách vững vàng hơn sau khi tốt nghiệp, hoặc sẽ chọn đựơc những công việc phù hợp
hơn với khả năng của chính mình trong tương lai.
Như vậy, việc thực tập báo chí là một hình thức đào tạo có mục đích rõ ràng là rèn luyện
và nâng cao tay nghề làm báo cho sinh viên thông qua việc cọ xát với môi trường thực tế, góp
phần đào tạo những phóng viên báo chí vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của
hoạt động báo chí căng thẳng trong xã hội hiện đại.
* Yêu cầu thực tập báochí
Sinh viên sẽ được phân công thực hiện những công việc cụ thể theo chuyên ngành báo
chí đã được đào tạo. Đối với nhà trường, sinh viên thực tập cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sinh viên báo chí hệ trung cấp thực hiện tối thiểu 8 tin hoặc 1 bài có khả năng được
phát sóng hoặc đăng báo. (Với những tin, bài được đăng hoặc phát sóng, tùy theo đánh giá của
cơ sở thực tập mà Hội đồng chấm thực tập quyết định cộng thêm điểm)
- Sinh viên báo chí hệ cao đẳng thực hiện tối thiểu 10 tin và 2 bài; có thể kết hợp viết bài,
làm chương trình theo nhóm. (Với những tin, bài được đăng hoặc phát sóng, tùy theo đánh giá
của cơ sở thực tập mà Hội đồng chấm thực tập quyết định cộng thêm điểm)
- Tin, bài đã viết phải có ý kiến nhận xét, sữa chữa và xác nhận của người hướng dẫn tại
cơ sở thực tập, có ký duyệt của người chịu trách nhiệm nội dung với loại hình PT-TH, có kèm
theo băng thu chương trình, bài báo có kèm manchette đối với báo in.
- Kết thúc đợt thực tập cơ sở, sinh viên phải nộp báo cáo cùng phiếu thực tập có nhận xét
và xác nhận của cơ sở thực tập, có thể kèm theo băng cassette, băng ghi hình hoặc đĩa thu
chương trình đã được phát sóng.
1.2.2.5. Nội dung quản lýthực tập báo chí
* Quản lý mục tiêu
Mục tiêu thực tập là kết quả đạt được sau quá trình thực tập, thể hiện qua việc sinh
viên sáng tạo ra được những sản phẩm báo chí có chất lượng thông qua việc ứng dụng những
kỹ năng đã học, đồng thời hình thành thái độ đối với nghề nghiệp.
Quản lý mục tiêu là quản lý việc làm cho sinh viên nhận thức được mục tiêu thực tập, từ
đó phấn đấu đạt được kết quả thực tập tốt nhất.
* Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực tập
Kế hoạch thực tập được xây dựng dưới sự chỉ đạo giám sát của Ban giám hiệu, lãnh đạo
phòng đào tạo, lãnh đạo khoa báo chí; dựa trên chương trình khung của Bộ và đặc thù của
ngành học. Thông thường việc lập kế hoạch thực tập thông qua các bước sau:
- Phòng đào tạo có kế hoạch cụ thể của từng học kỳ, năm học.
- Ban giám hiệu, phòng đào tạo tổ chức theo dõi tiến độ thực hiện chương trình từng
tuần, tháng, học kỳ, cả năm.
- Khoa báo chí lập kế hoạch xây dựng kế hoạch thực tập dựa trên tiến độ chung của
chương trình.
* Quản lý nội dung thực tập
Nội dung thực tập được cụ thể hóa trong các chương trình khung và các chương trình
thực tập. Quản lý nội dung thực tập là quản lý việc thực hiện các chương trình thực tập để đạt
được kết quả thực tập; quản lý việc chỉ đạo học sinh sinh viên đạt được các mục tiêu thực tập.
- Nhà trường quản lý thông qua chủ thể quản lý Ban giám hiệu, quản lý các hoạt động
của phòng đào tạo, khoa báo chí theo đúng mục tiêu, chương trình đã quy định bằng các biện
pháp quản lý hành chính như các văn bản qui định các qui chế hoạt động chuyên môn (báo cáo
định kỳ các hoạt động giảng dạy).
- Khoa bao chí quản lý các hoạt động giảng dạy của giáo viên, theo dõi tiến độ thực hiện
kế hoạch giảng dạy, quản lý các hoạt động học tập của sinh viên, mục tiêu và nội dung thực tập,
các quy định về báo cáo lịch giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo nội quy,
quy chế của trường; quản lý việc thực hiện các nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm của giáo
viên chủ nhiệm các lớp.
* Quản lý việc chuẩn bị thực tập
- Quản lý việc chuẩn bị thực tập là quản lý việc làm cho giáo viên, sinh viên nhận thức
được mục tiêu thực tập, nắm vững kế hoạch thực tập, nắm vững chương trình thực tập, hình
thức thực tập.
- Công tác chuẩn bị thực tập phải được khoa báo chí báo cáo với lãnh đạo phòng đào tạo,
Ban giám hiệu vào đầu năm học mới.
- Phòng đào tạo lên kế hoạch để thông báo chung cho sinh viên và giảng viên toàn
trường.
- Quản lý việc khoa báo chí kết hợp với giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ việc liên hệ tìm địa
điểm thực tập cho sinh viên.
* Quản lý việc triển khai kế hoạch thực tập:
- Phổ biến mục tiêu thực tập
- Hướng dẫn sinh viên thực tập
- Phương pháp hướng dẫn sinh viên thực tập
- Kết quả thực tập
- Đánh giá về thực tập:
+ Mức độ vừa sức của nội dung thực tập
+ Mức độ hợp lý về thời gian thực tập
+ Việc quản lý tổ chức thực tập
* Quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực tập
- Quản lý việc tổ chức theo dõithực tập (tại cơ sở trường, tại cơ sở báo chí)của sinh
viên.
- Quản lý việc ra qui định về chế độ kiểm tra, cho điểm kết quả thực tập.
- Căn cứ vào nội dung báo cáo thực tập của sinh viên ở cuối kỳ thực tập, khoa báo chí
thành lập hội đồng chấm báo cáo thực tập, thống nhất một số tiêu chí về cách chấm điểm, đánh
giá, thời gian hoàn thành việc chấm điểm…
- Tổng kết báo cáo phòng đào tạo, nhà trường về kết quả thực tập của sinh viên.
Những nội dung quản lý thực tập trên được biểu hiện ở những vấn đề cụ thể sau:
* Nhận thức về công tác thực tập:
- Nhận thức về tầm quan trọng của việc thực tập:
Thực tập báo chí có vai trò quan trọng trong chương trình học để trở thành một nhà báo
tương lai, nhưng không phải sinh viên báo chí nào cũng nhận thức rõ điều đó. Vì vậy việc tăng
cường nhận thức cho sinh viên để họ hiểu hơn về tầm quan trọng này là một việc làm cần thiết.
- Nhận thức về mụctiêu của đợt thực tập:
Mục tiêu của việc thực tập là những gì mà sinh viên cần phải đạt được sau quá trình thực
tập. Do đó sinh viên trước khi bước vào môi trường thực tế cần phải nhận thức rõ đích đến của
chính mình để phấn đấu đạt được mục tiêu đó.
Ở mỗi đợt thực tập (tại trường, tại cơ sở), mục tiêu thực tập có khác nhau nhưng đều
hướng đến điểm chung là chuẩn bị cho sinh viên bước vào thực tế của nghề làm báo. Vì vậy,
làm cho sinh viên nhận thức rõ mục tiêu này trước mỗi đơt thực tập là vô cùng cần thiết.
- Tác dụng của đợt thực tập
Thông qua đợt thực tập, sinh viên được dịp cọ sát với trang thiết bị thực tập, với thực tế,
tích lũy được nhiều kinh nghiệm quí báu. Vì vậy cần phải làm cho sinh viên thấy rõ tác dụng
nổi bật này của đợt thực tập, từ đó phấn đấu hoàn thành mục tiêu của chính mình.
* Quản lý việc triển khai công tác thực tập
- Phổ biến mụctiêu thực tập
Phổ
đầu trong
hoặc nhận
biến mục tiêu thực tập trước mỗi đợt thực tập là khâu cần phải được chú trọng hàng
việc triển khai công tác thực tập, để làm cho mỗi sinh viên có những chuyển biến
thức rõ hơn về việc thực tập của mình.
- Hướng dẫn sinh viên thực tập
Trong thời gian thực tập, người theo sát, hướng dẫn sinh viên là các giáo viên thực hành
bộ môn (đối với thực tập tại trường), các phóng viên, biên tập (đối với thực tập tại các cơ sở
báo chí). Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thăm dò về việc này để biết sinh viên được hướng dẫn
như thế nào?
- Phương pháp hướng dẫn thực tập
Phương pháp hướng dẫn thực tập cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu của những
người làm công tác quản lý thực tập. Tuy nhiên, trong điều kiện có hạn, chúng tôi chỉ mới thăm
dò ý kiến về phương pháp hướng dẫn thực tập tại cơ sở trường, chưa thăm dò được ý kiến về
phương pháp hướng dẫn của các cơ sở báo chí.
- Nội dung thực tập:
Nội dung thực tập là những gì mà sinh viên thực tập cần phải hoàn thành để đạt được
mục tiêu thực tập. Việc nắm rõ và thực hiện được nội dung của mỗi đợt thực tập cũng giúp sinh
viên chủ động hơn trong quá trình thực tập, giúp họ hoàn thành tốt hơn mục tiêu thực tập của
mình, đồng thời, cũng giúp giáo viên và nhà trường biết được khả năng của sinh viên để có ý
kiến bổ sung hoặc chỉnh sửa hợp lý hơn nội dung này.
- Kết quả của việc thực tập
Việc thực tập sẽ mang lại những hiệu quả và những lợi ích nhất định. Trong mỗi lần thực
tập, sinh viên sẽ học hỏi được nhiều vấn đề từ lý thuyết đến thực tế làm việc.
- Mức độ vừa sức của nội dung thực tập
Thăm dò mức độ vừa sức của nội dung thực tập là việc mà những người làm công tác
quản lý thực tập quan tâm. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thăm dò mức độ vừa sức của nội dung
thực tập, để có những ý kiến đóng góp sát thực cho nội dung này.
- Mức độ hợp lý của thời gian thực tập
Thời lượng thực tập được sắp xếp cân đối với các học phần lý thuyết và mức độ ứng
dụng của môn học, sau khi học sinh, sinh viên hoàn thành các học phần lý thuyết chuyên ngành.
Xem xét mức độ hợp lý của thời gian này để chúng tôi có những đề xuất phù hợp hơn với tình
hình thực tế.
- Quản lýviệc đánhgiá thực tập
+ Đánh giá vềkết quả thực tập
Đánh giá kết quả thực tập là phương pháp kiểm tra sau một đợt thực tập để biết sinh viên
có đạt được mục tiêu thực tập hay không, đồng thời giúp giáo viên và nhà trường có cái nhìn
toàn cục về cách thức tổ chức thực tập, để cải thiện hoặc góp ý chỉnh sửa cho hoàn thiện.
+ Quản lý về việc phân công người chịu trách nhiệm vềcông tác thực tập:
Người chịu trách nhiệm quản lý thực tập sẽ góp phần quan trọng trong việc đánh giá kết
quả thực tập, cũng như giúp đỡ sinh viên rất nhiều khâu trong quá trình triển khai thực tập. Từ
nhiều năm qua, trường chưa có một bộ phận quản lý, chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ quá
trình triển khai thực tập cho sinh viên.
* Tìm hiểu mong muốn của sinh viên về thực tập:
Khi bước vào mỗi kỳ thực tập, sinh viên thường có những trăn trở, mong muốn, nguyện
vọng…Nắm bắt được những suy tư này, chúng tôi cũng đã tiến hành thăm dò để biết được
mong muốn nhiều nhất của sinh viên là ở khâu nào của kỳ thực tập.
* Quản lý về trang thiết bị thực tập:
Trang thiết bị thực tập (ở cơ sở trường) là công cụ giúp ích trực tiếp cho việc thực thập.
Vì vậy chúng tôi có tiến hành tìm hiểu về việc quản lý trang thiết bị thực tập tại cơ sở trường để
biết trang thiết bị có đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên và việc giảng dạy của giáo
viên hay không.
* Tìm hiểu những khó khăn của sinh viên trong quá trình thực tập:
Bước vào thực tập, sinh viên sẽ gặp những khó khăn nhất định về nhiêu mặt, nhiều khâu.
Chúng tôi đã thăm dò để tìm hiểu một số khó khăn trong quá trình thực tập của sinh viên.
Chương 2:
THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ TỔ CHỨC THỰC TẬP BÁO CHÍ TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH- TRUYỀN HÌNH II
2.1. Giới thiệu đôi nét về lịch sử trường
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Trường Cao đẳng phát thanh-truyền hình II (CĐ PT-TH II) là một trường nghề cao đẳng
công lập trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), được chính thức thành lập vào tháng
6/2006 theo quyết định số 3016/QĐ-BGD-ĐT Bộ Giáo dục-Đào tạo, trên cơ sở nâng cấp từ
trường Trung học Phát thanh -Truyền hình II, tên giao dịch quốc tế: Radio and Television
College II.
Nhiệm vụ cụ thể của trường là: Đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập, kỹ thuật viên bậc
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật chuyên ngành phát thanh - truyền hình,
cao đẳng tin học ứng dụng truyền thông đa phương tiện, cùng các hệ trung cấp chuyên nghiệp,
công nhân kỹ thuật (chính quy, tại chức); các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày trong nước,
quốc tế; đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực ngành phát thanh - truyền hình khu vực phía Nam
nói riêng, cả nước nói chung.
Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, trường CĐ PTTH II hiện nay vẫn là trường
duy nhất đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, kỹ thuật phát thanh truyền hình cho hệ thống 37
Đài phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố phía Nam. Trường còn phục vụ nhu cầu đa
dạng của xã hội như làm báo viết, nhu cầu tuyên truyền các cấp, ngành và cho lĩnh vực sửa
chữa điện tử dân dụng của xã hội. Nhà trường được phép liên kết với các cơ sở đại học, học
viện trong nước đào tạo bậc ngành có trình độ đại học, mở rộng quy mô đào tạo với các ngành:
Cao đẳng Báo chí PT-TH, Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật điện tử, Cao đẳng Tin học ứng dụng
truyền thông đa phương tiện; cùng các hệ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật
chính qui, tại chức, các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày trong nước, quốc tế.
Từ ngày thành lập đến nay, nhà trường đã đào tạo được hơn 6000 học sinh, sinh viên tốt
nghiệp của tất cả các khóa; duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức chuyên môn quốc
tế như: Hiệp hội phát thanh Châu Á- Thái bình dương (AIDB); Tổ chức SIDA Thụy Điển (Cơ
quan hợp tác phát triển Quốc tế Thụy điển tại Việt nam - Publishes with the financial support
from the Sida); Tổ chức phát thanh quốc tế Cộng hòa liên ban Đức (DW)…Nhà trường đã được
Chính phủ tặng bằng khen (1998), Huân chương lao động hạng ba (2004), Cờ thi đua xuất sắc
của Đài TNVN, Bằng khen của UBND Tp Hồ Chí Minh (2008)…
Theo sự chỉ đạo của Đài Tiếng nói Việt Nam, từ nay đến năm 2010, trường tiếp tục nâng
cấp lên thành Học viện PT-TH trên cơ sở thống nhất với trường CĐ PT-TH I và Trung tâm đào
tạo phát thanh của Đài TNVN.
2.1.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng và tổ chức, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với
chiến lược phát triển chung của ngành, chiến lược phát triển giáo dục và qui hoạch mạng lưới
các trường cao đẳng của Nhà nước.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy theo chương trình khung của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành.
- Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Nhà nước; tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân
lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương
xứng với trình độ đào tạo, phục vụ ngành PT-TH và xã hội; công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp
văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn theo yêu cầu của ngành PT-TH, phù hợp
với năng lực của trường, theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học
và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ,
Luật giáo dục và các quy định khác của Pháp luật. Xuất bản tập san, các ấn phẩm khoa học, tài
liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
- Hợp tác liên kết, liên doanh về đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được sự đồng ý của các
cấp có thẩm quyền; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt
động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh và dịch vụ khi được sự đồng ý của các cấp có
thẩm quyền; sử dụng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp có thu để mở rộng sản xuất kinh
doanh dịch vụ, xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động giáo dục, đào tạo và
bổ sung nguồn tài chính cho trường.
- Quản lý sinh viên, học sinh; phối hợp với gia đình sinh viên, học sinh và các tổ chức cá
nhân trong hoạt động giáo dục đào tạo.
- Quản lý cán bộ, viên chức theo quy định phân cấp của Đài TNVN, xây dựng đội ngũ
cán bộ, viên chức của trường đủ và cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi
và giới.
- Tổ chức cho cán bộ, viên chức và sinh viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội phù
hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.
- Đảm bảo tốt mối quan hệ của trường với địa phương nơi trường đặt trụ sở, đảm bảo mối
quan hệ tốt với mạng lưới các đài PT-TH trong cả nước.
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, tài sản, hồ sơ cán bộ, tài liệu và tài chính của
trường theo qui định phân cấp của Đài TNVN và theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo Đài TNVN, Bộ GD-ĐT và các cơ quan cấp trên về các hoạt
động của trường theo quy định hiện hành.
2.1.3. Mụctiêu đào tạo
* Mục tiêu đàotạo chung:
Ở bậc Cao đẳng, nhà trường đào tạo sinh viên trở thành phóng viên, biên tập viên báo
chí, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành PT-TH, cán bộ kỹ thuật ngành công nghệ thông tin. Ở bậc
Trung học chuyên nghiệp, nhà trường trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về kỹ thuật chuyên
ngành PT-TH, thao tác sử dụng, vận hành thiết bị chuyên ngành, sửa chữa cơ bản các thiết bị
điện tử nói chung, thiết bị chuyên ngành nói riêng; các thao tác sử dụng, vận hành thiết bị
chuyên ngành phục vụ công tác phóng viên, biên tập báo chí PT-TH.
Yêu cầu đặt ra hiện nay là công tác đào tạo của nhà trường phải thật gắn chặt với yêu cầu
nhân lực trong ngành. Nội dung, chương trình đào tạo phải xây dựng cho được nhiều loại tri
thức hiện đại và kĩ năng cần thiết đối với người làm công tác phát thanh-truyền hình. Phương
thức đào tạo, phương pháp giảng dạy phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa
nâng cao tri thức lý luận với rèn luyện kĩ năng và đạo đức báo chí; phát huy được tính chủ
động, tích cực sáng tạo của sinh viên.
*Mụctiêu đào tạo của khoa báochí:
Chương trình đào tạo ngành Báo chí nhằm đào tạo những người có khả năng làm phóng
viên, biên tập viên, bình luận viên, cộng tác viên, thông tín viên cho các cơ quan truyền thông
đại chúng như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo trực tuyến, hãng thông tấn, các cơ
quan xuất bản, quảng cáo, quan hệ công chúng; hoặc thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi các kiến
thức cơ bản, hệ thống về truyền thông và kỹ năng, nghiệp vụ báo chí như các cơ quan văn hóa
tư tưởng, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, kinh
tế, ngoại giao…
Chương trình cũng nhằm đào tạo ra những phóng viên, biên tập viên nắm vững quan
điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; có đạo đức lối sống lành mạnh,
tinh thần dũng cảm đấu tranh bảo vệ danh dự và quyền lợi quốc gia, bảo vệ lẽ phải và sự công
bằng; có kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, văn hóa; có khả năng phân tích, bình luận, có
trình độ lý thuyết và kỹ năng thực hành báo chí; có tác phong làm việc khoa học trong môi
trường năng động và luôn đổi mới như báo chí. Chương trình cũng giúp sinh viên phát triển về
thể chất và các phẩm chất tâm lý phù hợp với các yêu cầu và đòihỏi của hoạt động báo chí căng
thẳng trong xã hội hiện đại.
2.1.4. Nội dung chương trình đào tạo
2.1.4.1. Chươngtrình đào tạo Cao đẳng chính qui
- Đào tạo chuyên ngành Báo chí, Kỹ thuật diện tử, Tin học ứng dụng
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Nội dung chương trình đào tạo ngành Báo chí:
Bảng 2.1: Nội dung chương trình đào tạo ngành báo chí hệ cao đẳng
A. Khối kiến thức giáo dục đại cương: 61 đơn vị học trình (đvht)
TT Tên học phần
Số Lý thuyết
đvht (tiết)
1 Triết họ c Mác-Lênin 4 60
2 Kinh tế chính trị Mác-Lênin 4 60
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 3 45
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 3 45
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 45
6 Văn học Việt Nam 4 60
7 Văn h ọc nước ngoài 3 45
8 Tiếng Việt thự c hành 3 45
9 Cơ sở v ăn hóa Việt Nam 3 45
10 Mỹ học 2 30
11 Lịch sử văn minh thế giới 3 45
12 Anh văn cơ bản 4 60
13 Anh văn chuyên ngành báo chí PT – 3 45
TH 1
14 Anh văn chuyên ngành báo chí PT – 3 45
TH 2
15 Tin h ọc đại cương 4 30
16 Giáo dục thể chất 3 15
17 Giáo dục quốc phòng (H.phần 1) 2 30
18 Giáo dục quốc phòng (H.phần 2) 2 30
19 Giáo dục quốc phòng (H.phần 3) 5 22
Th.nghiệm
Thực
hành (tiết)
60
60
53
Thực
tập
(tuần)
B. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 104 đơn vị học trình (đvht)
Số
Lý Th.nghiệm, Thực
TT Tên học phần thuyết Thực hành tập
đvht
(tiết) (tiết) (tu ần)
I Kiến thức cơ sở ngành 20
1 Pháp luật về báo chí và xuất bản 3 45
2 Cơ sở lý luận báo chí truyền thông 3 45
3 Lịch sử báo chí 4 60
4 Ngôn ngữ báo chí 4 60
5 Lao động sáng tạo của nhà báo 4 45 30
6 Đạo đức báo chí 2 30
II Kiến thức ngành 54
1 Kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh 5 45 60
2 Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền 5 45 60
hình
3 Tin phát thanh – truyền hình 10 75 150
4 Phóng sự phát thanh – truyền hình 10 75 150
5 Phỏng vấn phát thanh – truyền hình 2 15 30
6 Ghi nhanh phát thanh – truyền hình 2 15 30
7 Chính lu ận báo chí 3 30 30
8 Báo trực tuy ến 4 45 30
9 Dẫn chương trình phát thanh – truyền hình 2 15 30
10 Phát thanh và truyền hình trực tiếp 7 60 90
11 Công tác biên tập 4 45 30
* Phần tự chọn (chọn 3 trong 6 chuyên đề 6
sau)
1 Ảnh báo chí 2 15 30
2 Quảng cáo báo chí và quan hệ công chúng 2 30
3 Âm nhạc trong phát thanh, truyền hình 2 20 20
4 Thời sự trong n ước, quốc tế 2 30
5 Xã hội học báo chí 2 20 20
6 Các văn bản mới nhất liên quan tới báo 2 30
chí
III Thực tập 14
Thực tập cuối khóa tại Trường 6 6
Thực tập cuối khóa tại cơ sở có hoạt động 8 8
báo chí (Báo, Đài PT-TH)
IV Thi tốt nghiệp 10
1 Kiến thức khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng 2
HCM
2 Kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành 8
2.1.4.2. Chươngtrình đào tạo Trung cấp chính qui
- Đào tạo chuyên ngành Phóng viên biên tập PT-TH, Kỹ thuật điện tử
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Nội dung chương trình đào tạo ngành Phóng viên biên tập PT-TH:
Bảng 2.2: Nội dung chương trinh đào tạo ngành phóng viên biên tập hệ trung cấp
Tên học phần
Số
Số tiết học Bố trí theo học kỳ (HK)
Tổng Lý Thực
ĐVHT HK1 HK2 HK3 HK4
số thuyết hành
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
A. Văn hóa phổ thông 0
B. Học phần chung 450 300 150
1. Giáo dục quốc 3 75 30 45 75
phòng
2. Chính trị 6 90 90 90
3. Giáo dục pháp lu ật 2 30 30 30
4. Thể dục thể thao 2 60 15 45 60
5. Tin học 2 60 60 60
6. Anh văn – 1 5 75 75 75
7. Anh văn – 2 4 60 60 60
C. Học phầ n cơ sở 360 360
1. Văn học Việt Nam 5 75 75
2. Văn h ọc nước ngoài 3 45 45
3. Tiếng Việt 4 60 60
4. Mỹ học 4 60 60
5. Cơ sở văn hóa Việt 4 60 60
Nam
6. Lịch sử báo chí và 4 60 60
luật báo chí
D. Học phần chuyên 675 675
môn
D1. Học ph ần bắt buộc 675 675
1. Kỹ thuật phát thanh 3 45 45 45
truyền hình
2. Kỹ thuật làm 1 20 20 20
chương trình phát
thanh – 1
3. Kỹ thuật làm 2 55 55 55
chương trình phát
thanh – 2
4. Kỹ thuật làm 1 20 20 20
chương trình truyền
hình – 1
5. Kỹ thuật làm 2 55 55 55
chương trình truyền
hình – 2
6. Công tác phóng viên 3 45 45 45
7. Công tác biên tập 3 45 45 45
8. Tin 4 60 60 60
9. Phóng sự 2 30 30 30
10. Phóng sự phát 2 30 30 30
thanh
11. Phóng sự truyền 2 30 30 30
hình
10. Phỏng vấn 2 30 30 30
11. Tiểu phẩm 2 30 30 30
12. Câu chuyện truyền 2 30 30 30
thanh
13. Câu chuyện truyền 2 30 30 30
hình
12. Điều tra 3 45 45 45
13. Xã luận, bình luận 2 30 30 30
14. Ngôn ngữ báo chí 3 45 45 45
phát thanh truyền hình
D2. Môn tự chọn 0
Tổng cộng 89 1485 1335 150 570 400 380 135
Thực tập:
Số
Thời
Năm thứ 1 Năm thứ 2
Địa
Học phần thực tập
lượng điểm
ĐVHT
Tuần Giờ HK1 HK2 HK3 HK4
A. Thực tập 17
1. Thực tập viết tin, 6 6 6 Tại
bài trường
2. Thực tập khai thác 5 5 5 Tại
thiết bị trường
3. Thực tập làm 6 6 6 Tại
chương trình phát trường
thanh truyền hình
B. Thực tập tốt 8 8
nghiệp
- Thực tập tại cơ sở 8 8 8 Các đài,
trạm, cơ
quan
BC,
VHTT,...
Tổng cộng 33 25 6 5 14
Thi tốt nghiệp:
TT Môn thi
Hình thức thi Thời Ghi
(Viết, vấn đáp, gian
chú
T.hành) (phút)
1 Văn hóa phổ thông 0
2 Chính trị Viết 90 Cả lớp
3. Lý thuyết tổng hợp (gồm các học phần: Viết 150 Cả lớp
tin, phóng sự, phóng sự phát thanh,
phóng sự truyền hình, phỏng vấn)
4. Thực hành nghề nghiệp : Thực hành Từng
-Xây dựng chương trình phát thanh 30-60 học
trên máy tính
-Kỹ thuật quay camera cơ bản
2.1.4.3. Nội dung thực tập báochí
30
sinh
thi .
Nội dung thực tập được xác định bởi mục tiêu thực tập. Nó bao gồm các hoạt động để
đạt được mục tiêu.
2.1.4.3.1. Thựctập tại trường
 Viết bài: Sinh viên chọn một số thể tài báo chí đã học như tin, phóng sự phát thanh, điều tra,
ghi nhanh, xã luận, tiểu phẩm… để thực hành viết tin bài, ra sản phẩm.
 Kỹ thuật làm chương trình phát thanh:
o Thực hành sử dụng các thiết bị: Thực hành việc sử dụng máy thu thanh Marantz, máy
ghi âm kỹ thuật số, camera…
o Thực hành sản xuất chương trình trong studio âm thanh: Trên cơ sở đề cương viết bài,
sinh viên sử dụng studio âm thanh để thu lời, nhạc, tiếng động; dựng một chương
trình hay một bản tin…
o Thực hành sản xuất chương trình phát thanh trên máy vi tính:
 Sử dụng phần mềm Fast Edit để :
- Thu âm thanh
- Biên tập âm thanh
- Hiệu ứng đặc biệt
- Sản xuất chương trình phát thanh trên máy vi tính
 Thực hành tại phòng dựng, phòng vi tính: Biên tập trích pha băng trên máy vi
tính, tiếng động, âm nhạc, ghép nối hình ảnh.
2.1.4.3.2. Thựctập tại cơ sở
 Làm quen với cơ cấu tổ chức của đài địa phương và cách thức sản xuất chương trình của
cơ sở thực tập.

 Xây dựng chương trình truyền thanh, chương trình thời sự phát thanh, truyền hình tại các
đài cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã.
 Tham gia tác nghiệp, thực hiện theo yêu cầu của cơ sở thực tập về các thể tài báo chí đã
học như tin, phóng sự, phỏng vấn, tiểu phẩm, tường thuật, ghi nhanh, điều tra, câu
chuyện truyền thanh - truyền hình, xã luận, bình luận…; Làm chương trình phát thanh
trực tiếp tại các đài cấp huyện, xã; Biên tập chỉnh sửa tin bài theo sự phân công của cơ
sở.
2.1.5. Tổ chức bộ máy
Đảng ủy
Hiệu trưởng và các
phó Hiệu trưởng Đoàn thể
Các khoa
chuyên ngành
Các phòng
chức năng
Trung tâm đào
tạo nghề công
nghệ cao
Cơ Báo CN Tin Đào QL NC
bản chí KT học tạo HSSV HC KH KH
ĐT & TH TC &
TTGD HT
QT
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy trường Cao đẳng PT-TH II
2.2. Thực trạng việc tổ chức quản lý thực tập của trường CĐ-PH-TH II
Từ năm 1998 đến nay, việc tổ chức thực tập cho sinh viên báo chí ở trường Cao đẳng Phát
thanh- Truyền hình II được phân thành 2 giai đoạn: thực tập tại cơ sở trường và thực tập tại các
cơ sở báo chí, phát thanh truyền hình .
2.2.1.Thực trạng việc tổ chức quản lý thực tập tại cơ sở trường
2.2.1.1. Quản lýnhận thức về tầm quan trọng của việcthực tập tại cơ sở trường
Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc thực tập tại cơ sở trường
được trình bày trong bảng 2.3:
Bảng 2.3:Khảo sát nhậnthức của sinh viên về tầm quan trọng của việc thực tập tại cơ sở
trường
Mức độ đánh giá Lựa chọn Tỷ lệ % M
Rất quan trọng 126 48.5
Quan trọng 73 28.1
3.21
Tương đối 53 20.0
Không quan trọng 08 3.1
Nhận xét:
Có 48,5% sinh viên cho rằng việc thực tập tại cơ sở trường là rất quan trọng, 28,1% cho
rằng quan trọng, và chỉ có 3,1% cho rằng việc này là không quan trọng. Như vậy, đa số sinh
viên đều cho rằng việc thực tập tại trường là rất quan trọng. Trị số M= 3.21 cho thấy sinh viên
báo chí của trường đều nhận thức rằng việc thực tập tại trường là quan trọng. Điều đó chứng tỏ
đa số sinh viên đều nhận thức được mức độ cần thiết của việc thực tập. Tuy nhiên, vẫn có
23,1% cho rằng việc thực tập là tương đối hoặc không quan trọng. Đây là một thực trạng chưa
tốt, và vì vậy cần phải tăng cường việc tổ chức hướng dẫn cho sinh viên.
Khi tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc thực tập tại cơ sở
trường, chúng tôi ghi nhận được kết quả sẽ trình bày ở bảng 2.4:
Bảng 2.4:Khảo sát nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc thực tập tại
cơ sở trường
Mức độ đánh giá Lựa chọn Tỷ lệ %
Rất quan trọng 22 36.7
Quan trọng 35 58.3
Tương đối 03 05
M
2.31
Nhận xét:
Đa số giáo viên cho rằng việc thực tập tại cơ sở trường là rất quan trọng và quan trọng (tỷ
lệ 58,3% và 36,7%), chỉ có 5% cho rằng việc này là tương đối quan trọng. Trị số M= 2.31
chứng tỏ rằng đa số giảng viên nhận thức được mức độ cần thiết của việc thực tập.
Kết hợp so sánh với bảng 2.3 chúng tôi có bảng 2.5
Bảng 2.5:So sánh mức độ nhận thức của sinh viên và giáo viên về tầm quan trọng của
việc thực tập tại cơ sở trường
Các lựa chọn Rất quan Quan Tương đối Không quan
Đối tượng trọng trọng quan trọng trọng
Sinh viên 48.5% 28.1% 20.0% 3.1%
Giáo viên 36.7% 58.3% 05% 0
Nhận xét:
Sự đánh giá của giáo viên và sinh viên tuy chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng có cùng
chung yếu tố cho rằng đợt thực tập này là quan trọng.
Có 48.5% sinh viên và 36,7% giáo viên cho rằng đợt thực tập tại cơ sở trường là rất quan
trọng, chứng tỏ đây là một hoạt động có nề nếp được tiến hành từ nhiều năm, khẳng định đây là
việc làm cần thiết.
Tuy nhiên, vẫn còn một số ít cho rằng đợt thực tập này là tương đối quan trọng hoặc
không quan trọng, chứng tỏ một bộ phận nhỏ giáo viên và sinh viên chưa nhận thức hết được
tầm quan trọng của đợt thực tập. Thực trạng này cần phải khắc phục.
2.2.2. Quảnlýnhận thức về mụctiêu của đợt thực tập tại cơ sở trường
Khi tìm hiểu về nhận thức của sinh viên đối với mục tiêu của việc thực tập tại cơ sở
trường, chúng tôi thấy: Có tới 73,1% ý kiến cho rằng : mục tiêu của việc thực tập tại cơ sở
trường là để chuẩn bị cho sinh viên bước vào thực tế. Tuy nhiên 33,1% vẫn cho rằng ngoài mục
tiêu chính trên, đợt thực tập này còn là dịp giúp sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học,
15,8% cho rằng đợt thực tập còn giúp giáo viên nâng cao tay nghề, 4,6% còn lại cho rằng đợt
thực tập này cũng giúp họ rèn luyện tay nghề, tác phong làm việc trong môi trường độc lập và
tập thể…Kết quả khảo sát này của chúng tôi được trình bày trong bảng 2.6:
Bảng 2.6:Khảo sátnhận thức của sinh viên về mục tiêu của đợt thực tập tại cơ sở trường
Mục tiêu Lựa chọn Tỷ lệ %
Hệ thống hóa kiến thức đã học 86 33.1
Chuẩn bị cho SV bước vào thực tế 190 73.1
Giúp giáo viên nâng cao tay nghề 41 15.8
Ý kiến khác 12 4.6
Khi tìm hiểu nhận thức của giáo viên về mục tiêu của đợt thực tập tại cơ sở trường,
chúng tôi nhận thấy, đa số các giáo viên của trường đều nhận thấy mục tiêu của việc thực tập tại
cơ sở trường là để chuẩn bị cho sinh viên bước vào thực tế với tỷ lệ 41,7%. Tuy nhiên số không
nhỏ khác vẫn cho rằng ngoài mục tiêu chính trên, đợt thực tập tại cơ sở trường còn giúp sinh
viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học, giúp giáo viên nâng cao tay nghề. Kết quả nghiên cứu
được trình bày trong bảng 2.7:
Bảng 2.7:Khảo sátnhận thức của giáo viên về mục tiêu của đợt thực tập tại cơ sở trường
Mục tiêu Lựa chọn Tỷ lệ %
Hệ thống hóa kiến thức đã học 21 35
Chuẩn bị cho SV bước vào thực tế 25 41.7
Giúp giáo viên nâng cao tay nghề 14 23.3
2.1.3. Tácdụng của đợtthực tập tại cơ sở trường
Kết quả nghiên cứu về việc tìm hiểu tác dụng nổi bật của đợt thực tập tại cơ sở trường,
chúng tôi nhận thấy: Có 51.9% ý kiến sinh viên và 41.7% ý kiến giáo viên cho rằng đợt thực
tập này giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào công việc cụ thể là sản xuất ra một
tác phẩm báo chí. Số còn lại cho rằng đợt thực tập này còn giúp họ nắm được nghiệp vụ cơ bản
của nghề báo đồng thời rèn luyện phong cách làm việc cho sinh viên. Một số khác cho rằng đợt
thực tập này là để tích lũy kinh nghiệm làm việc trước khi bước ra thực tế. Đợt thực tập tại cơ
sở trường còn là nền tảng để sinh viên bước vào đợt thực tập tại các cơ sở PT-TH tốt hơn, vận
dụng các kiến thức vừa học để có thể sử dụng tốt các trang thiết bị chuyên ngành, nâng cao kỹ
năng, và thích nghi hơn trong môi trường làm việc độc lập cũng như tập thể.
Kết quả khảo sát này chúng tôi trình bày trong bảng 2.8:
Bảng 2.8:Khảo sáttác dụng của đợt thực tập tại cơ sở trường
Tác dụng
Lựa chọn Tỷ lệ %
SV GV SV GV
Giúp SV nắm được nghiệp vụ cơ bản của nghề báo 64 12 24.6 20
Vận dụng những kiến thức đã học vào công việc cụ thể 135 25 51.9 41.7
Rèn luyện phong cách làm việc cho SV 57 11 21.9 18.3
Giúp SV sx ra một tác phẩm báo chí có chất lượng 105 12 40.4 20
Tác dụng khác 00 00 00 00
2.1.4. Quảnlý việc triển khai công tác thực tập tại cơ sở trường
2.1.4.1. Phổbiến mụctiêu thực tập
Để tìm hiểu về việc sinh viên có được phổ biến mục tiêu thực tập tại cơ sở trường không,
chúng tôi đã tiến hành điều tra và ghi nhận đa số sinh viên (tỷ lệ 76,9%) đều khẳng định đã
được phổ biến mục tiêu thực tập trước mỗi đợt thực tập. Điều này chứng tỏ bộ phận quản lý
thực tập ở cơ sở trường đã làm đúng chức năng của mình. Với tỷ lệ lựa chọn 93.3%, đa số giáo
viên nhận xét có phổ biến mục tiêu thực tập trước mỗi đợt thực tập cho sinh viên. Thăm dò này
tương đối phù hợp với kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên. Điều đó cho thấy công tác phổ
biến mục tiêu thực tập trước mỗi đợt thực tập tại cơ sở trường là khá tốt.
Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ 13,1% ý kiến sinh viên cho rằng họ không được phổ biến điều
này. Có thể lý giải rằng số sinh viên này không theo dõi thường xuyên thông tin của trường. Kết
quả chúng tôi thăm dò và tổng hợp được trình bày ở bảng 2.9:
Bảng 2.9: Khảo sát việc phổ biến mục tiêu thực tập
Các lựa chọn
Có Không
Đối tượng
Sinh viên 76.9% 13.1%
Giáo viên 93.3% 6.7%
2.1.4.2. Tổchức hướng dẫn sinh viên thực tập
Trong thời gian thực tập tại cơ sở trường, người theo sát, hướng dẫn sinh viên là các giáo
viên thực hành bộ môn. Thăm dò về việc giáo viên có làm tròn trách nhiệm của mình khi được
phân công hay không, chúng tôi ghi nhận được kết quả trình bày ở bảng 2.10:
Bảng 2.10: Khảo sát việc hướng dẫn sinh viên thực tập
Giáo viên hướng dẫn Lựa chọn
Có 174
Không 65
Tỷ lệ %
66.9
25
Nhận xét:
Trong quá trình thực tập tại cơ sở trường, sinh viên đều được giảng viên hướng dẫn thực
tập (tỷ lệ lựa chọn 66,9%). Tuy nhiên, vẫn có 25% ý kiến cho rằng sinh viên không được giảng
viên hướng dẫn thực tập. Điều này cho thấy còn một bộ phận giảng viên lơ là và thiếu trách
nhiệm trong việc nhận nhiệm vụ hướng dẫn thực tập tại cơ sở trường cho sinh viên, khi đã được
phân công. Thực trạng này cần phải chấn chỉnh.
2.1.4.3. Đánhgiá phương pháp hướng dẫn thực tập:
Chúng tôi cũng đã tiến hành thăm dò ý kiến về việc đánh giá phương pháp hướng dẫn
thực tập tại cơ sở trường của giảng viên. Với nội dung câu hỏi này, chúng tôi nhận được kết
quả: đa số sinh viên còn rụt rè chưa dám nhận xét. Có 52,3% cho rằng phương pháp chưa phù
hợp, và 36,9% cho rằng phù hợp. Số lớn còn lại không có ý kiến do tâm lý e ngại phải nhận xét
giáo viên giảng dạy mình thế nào.
Kết quả thăm dò này được chúng tôi trình bày trong bảng 2.11
Bảng 2.11:Khảo sát phương pháp hướng dẫn thực tập
Mức độ đánh giá Lựa chọn Tỷ lệ %
Phù hợp 55 36,9
Tương đốiphù hợp 16 10,7
Chưa phù hợp 78 52,3
2.1.4.4. Quản lý nội dung thực tập tại cơ sở trường
Chúng tôi đã điều tra để
thế nào, kết quả được trình bày
biết sinh viên thực hiện nội dung thực tập tại cơ sở trường như
ở bảng 2.12:
Bảng 2.12: Khảo sát mức độ thực hiện nội dung thực tập tại cơ sở trường của sinh viên
Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Trung Chưa
bình tốt
Xây dựng chương trình 135 25 11
truyền thanh, thời sự các
đài huyện, xã
Sản xuất chương trình 88 17 07
phát thanh trực tiếp
Sản xuất tin, phóng sự 125 12 05
truyền hình ngắn
Nội dung khác 10 06 02
Tốt
51.9
33.8
38.1
3.8
Tỷ lệ %
Trung Chưa
bình tốt
41.7
28.3
20
2.3
Nhận xét:
Thực tập tại cơ sở trường là thời gian lý tưởng để sinh viên có dịp thử sức mình trong
một số chương trình thử nghiệm tại cơ sở trường, có thêm kinh nghiệm quý báu trước khi tiếp
cận với công việc tương tự như vậy trong thực tế. Vì điều kiện đặc thù, nội dung thực tập tại cơ
sở trường chủ yếu là xây dựng chương trình truyền thanh, thời sự của các đài cấp huyện, xã.
Nội dung này được đa số sinh viên lựa chọn thực hiện với tỷ lệ cao (51,9% và 41,7%). Với số
sinh viên năng động, tham vọng của họ là được bổ sung thêm một số nội dung thực tập khác
như: biên tập, dẫn chương trình, sản xuất phim, nâng cao kỹ năng viết… Tuy nhiên, nguyện
vọng này chưa thể đáp ứng được trong chương trình giảng dạy chính qui. Các nội dung: biên
tập, dẫn chương trình, sản xuất phim được giảng dạy tại các lớp ngắn hạn của trường.
2.1.4.5. Đánhgiá kếtquả của việc thực tập
Việc thực tập sẽ mang lại những hiệu quả và những lợi ích nhất định. Trong mỗi lần thực
tập, sinh viên sẽ học hỏi được nhiều vấn đề từ lý thuyết đến thực tế làm việc. Để tìm hiểu về
hiệu quả của việc thực tập tại cơ sở trường mang lại, chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò và tổng
hợp được kết quả trình bày ở bảng 2.13:
Bảng 2.13: Khảo sát kết quả của việc thực tập
Mức độ đánh giá Lựa chọn Tỷ lệ % M
Tốt 10 3.8
1.66
Tương đốitốt 145 55.8
Chưa tốt 93 35.7
Nhận xét:
Đa số sinh viên cho rằng kiến thức và kỹ năng sinh viên học hỏi được từ đợt thực tập này
là tốt hoặc tương đối tốt (55,8%), song vẫn có 35,7% cho rằng chưa tốt. Với trị số M= 1.66,
nhận xét này cho thấy đây là một thực trạng cần xem xét.
2.1.4.6. Tìm hiểu mứcđộ vừa sức của nội dung thực tập
Khi nghiên cứu về mức độ vừa sức của nội dung thực tập đã nêu ở trên, chúng tôi có
được kết quả trong bảng 2.14:
Bảng 2.14:Khảo sát mức độ vừa sức của nội dung thực tập
Các lựa chọn Vừa sức Tương đối Không M
Đối tượng vừa sức vừa sức
Sinh viên 42.3% 45.8% 2.3% 2.44
Giáo viên 16.7% 76.7% 6.7% 2.1
Nhận xét:
Hầu hết đều cho rằng nội dung này là vừa sức hoặc tương đối vừa sức (tỷ lệ 42,3 % và
45,7%). Trị số M= 2.44 cho thấy ý kiến trả lời khá tập trung phù hợp với yêu cầu của phiếu
thăm dò. Như vậy, các nội dung thực tập nhìn chung là phù hợp với trình độ và nguyện vọng
của đa số sinh viên. Tuy nhiên vẫn có một số ít cho rằng nội dung nêu trên là không vừa sức (tỷ
lệ 2,3%). Thực trạng này cho thấy còn một bộ phận sinh viên chưa theo kịp các nội dung này,
và vì vậy, cũng cần tăng cường việc hướng dẫn cho học sinh sinh viên yếu kém theo kịp đà tiến
triển chung của toàn trường.
Về sự phù hợp, tỷ lệ lựa chọn đều cao: Đối với sinh viên là 45,8%; đối với giáo viên là
76,7%. Điều này chứng tỏ nội dung thực tập tại cơ sở trường là có thể chấp nhận được. Nội
dung này qui tụ những kiến thức mà sinh viên đã được trang bị cũng như những yêu cầu cụ thể
của ngành đối với việc thực tập của các em.
Tuy nhiên, nội dung này vẫn còn có 2,3% sinh viên và 6,7% giáo viên cho rằng không
vừa sức. Đây là một tỷ lệ đáng quan tâm, cho thấy nội dung trên cần được bổ sung hoặc hoàn
thiện cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng

More Related Content

Similar to Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng

Processing your file
Processing your fileProcessing your file
Processing your fileThanh Thanh
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninhThực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninhTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxThanhNhnCao3
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...
Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...
Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcBài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcTài liệu sinh học
 

Similar to Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng (20)

Processing your file
Processing your fileProcessing your file
Processing your file
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
 
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
 
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
 
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamLuận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamThực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninhThực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
 
Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...
Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...
Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...
 
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ SởLuận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
 
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
 
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
 
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcBài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------- Nguyễn Thị Mai Thu Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số :601405 TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS BÙI NGỌC OÁNH
  • 2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGD&ĐT BGH BLV BTV CĐ PT-THII CNH-HĐH ĐH ĐHQG ĐH KHXH&NV GD-ĐT GS GS. VS GS. TS GS.TSKH GV KT NXB PGS PGS. TS TW TNVN TP SV sx SP UBND XHCN : Bộ Giáo dục và đào tạo : Ban Giám hiệu : Bình luận viên : Biên tập viên : Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình II : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa : Đại học : Đại học Quốc gia : Đại học Khoa học xã hội và nhân văn : Giáo dục- Đào tạo : Giáo sư : Giáo sư Viện sĩ : Giáo sư Tiến sĩ : Giáo sư Tiến sĩ Khoa học : Giáo viên : Kỹ thuật : Nhà xuất bản : Phó Giáo sư : Phó Giáo sư Tiến sĩ : Trung ương : Tiếng nói Việt Nam : Thành phố : Sinh viên : sản xuất : Sư phạm : Ủy ban nhân dân : Xã hội chủ nghĩa
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong việc hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tạo điều kiện để chúng tôi yên tâm học tập. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh, người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo để chúng tôi hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh ngày tháng năm Tác giả Nguyễn Thị Mai Thu
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển giáo dục: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổimới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh.” Ở hệ thống các trường đại học, cao đẳng, đổi mới giáo dục bắt nguồn từ đổi mới phương pháp dạy học của người thầy, trong đó phải lấy việc phát triển năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên làm định hướng. Công tác thực tập là khâu quan trọng quyết định chất lượng, khả năng làm nghề của sinh viên sau khi ra trường. Tại buổi hội thảo “ Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” được tổ chức ngảy 29/04/2008 tại trường ĐHSP Tp HCM, 49 bài tham luận của các tác giả từ các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, sở GDĐT…đã chia sẻ các ý kiến về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực tập, qua đó nhận định rằng công tác thực tập hiện nay của các trường hầu như bị thả nổi, chưa được coi trọng như công tác đào tạo chuyên môn. Vì thế, việc nâng cao chất lượng thực tập là vấn đề phải được đặc biệt coi trọng, và cần được thực hiện trong thời gian tới. 1.2. Thực tập là một phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo báo chí. Đây là cơ hội quý giá để sinh viên báo chí tác nghiệp tại các cơ quan báo đài, rèn luyện năng lực cho bản thân, tích lũy kinh nghiệm trước khi chính thức bước vào nghề báo. Đợt thực tập sẽ giúp sinh viên báo chí có điều kiện tiếp cận, cọ sát thực tế sau phần học lý thuyết; đồng thời cũng là dịp để sinh viên nắm bắt một cách hoạt động của các cơ quan báo chí, học hỏi nghiệp vụ báo chí, kiểm tra và rèn luyện năng lực của chính bản thân mỗi người. Cũng thông qua đợt thực tập, các em có dịp tôi rèn năng khiếu chuyên môn (viết, đọc, nói); khả năng ứng xử nhạy bén, thông minh; kỹ năng giao tiếp, phẩm chất đạo đức của một nhà báo tương lai, đáp ứng tốt nhất yêu cầu vốn rất khắc khe của cơ quan báo chí nói riêng và xã hội nói chung về một phóng viên báo chí. Trong từ 2 đến 3 năm được đào tạo tại trường Cao đẳng Phát thanh- truyền hình II (CĐ PT-TH II), sinh viên và học sinh có đợt thực tập vào học kỳ cuối của năm 2 (đối với học sinh hệ Trung cấp), và vào học kỳ cuối của năm 3 (đối với sinh viên hệ Cao đẳng). Đợt thực tập là dịp để các em có điều kiện tiếp xúc với môi trường thực tế, con người thực tế, hoàn cảnh thực tế,
  • 5. trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí có chất lượng, sử dụng được trên các phương tiện thông tin đại chúng, được bạn đọc, công chúng chấp nhận. Từ ngày thành lập đến nay, việc tổ chức và quản lý thực tập ở trường Cao đẳng PT-TH II đã được các thế hệ Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo và thực hiện, song nhìn lại vẫn còn một số tồn tại. Nhất là trong giai đoạn trước mắt, trường vừa được nâng cấp lên hệ Cao đẳng với số lượng sinh viên tăng cao, đòi hỏi phải có kế hoạch tương ứng. 1.3. Nghiên cứu khoa học về vấn đề thực tập nghề cho học sinh sinh viên nói chung đã có nhiều tài liệu, luận văn thạc sĩ khác đề cập, song chưa có một công trình nghiên cứu về quản lý thực tập báo chí của ngành Phát thanh-Truyền hình khu vực phía Nam. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình II”, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực tập cho học sinh, sinh viên; thực hiện phương châm giáo dục đúng đắn của Đảng “Học đi đôi với hành”. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường Cao đẳng PT-TH II trong những năm qua, để tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm giúp nhà trường, các bộ phận có liên quan có thể quản lý việc thực tập của học sinh hệ trung học chuyên nghiệp và sinh viên hệ cao đẳng một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đốitượng nghiên cứu -Thực trạng công tác quản lý thực tập báo chí tại trường CĐ PT-TH II. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Hoạt động thực tập của sinh viên khoa báo chí trường CĐ PT-THII. - Sinh viên trường Cao đẳng PT-TH II. - Giáo viên trường Cao đẳng PT-TH II. 4. Phạm vi nghiên cứu - Công tác quản lý việc thực tập báo chí ở khoa báo chí trường CĐ PT-THII. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đíchnghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Xây dựng những cơ sở lý luận liên quan đến việc thực tập và quản lý thực tập báo chí. - Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí của trường CĐ PT-TH II. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập.
  • 6. 6. Giả thuyết nghiên cứu Việc quản lý thực tập báo chí của trường Cao đẳng PTTH II từ trước đến nay đã dạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn một số tồn tại trong một số khâu như việc chuẩn bị cho kỳ thực tập, tổ chức thực tập…. Vì vậy, nếu đánh giá đúng thực trạng, xác định được nguyên nhân, nêu được ra các giải pháp quản lý khoa học, chủ động, phù hợp hơn với tình hình thực tế sẽ giúp nhà trường quản lý tốt hơn việc thực tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Cao đẳng PTTH II. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương phápđiều tra bằng phiếu - Xây dựng phiếu trưng cầu ý liến dựa trên cơ sở lý luận, mục đíchnghiên cứu, trong đó gồm  Câu hỏi dành cho sinh viên   Câu hỏi dành cho giáo viên, cán bộ quản lý  - Xử lý số liệu, thống kê, tính phần trăm, bìnhluận từng vấn đề. 7.2. Phương phápphỏng vấn Nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, mong muốn, nguyện vọng của các em về việc thực tập, những ý kiến đóng góp đề xuất về việc quản lý của trường, khoa cho việc thực tập. Đối tượng phỏng vấn:  Cán bộ quản lý   Giáo viên hướng dẫn   Sinh viên thực tập   Cơ sở hướng dẫn thực tập 7.3. Phương phápnghiên cứu sản phẩm đểđánh giá chấtlượng:  Nhận xét kết quả học tập các môn báo chí của sinh viên.   Nhận xét kết quả thực tập tại cơ sở.   So sánh, đốichiếu, đánh giá, phân loại, tổng kết. 7.4. Phương phápnghiên cứu tài liệu  Nghiên cứu các văn bản về chủ trương, chính sách của Bộ giáo dục đào tạo, Nghị quyết của Đảng, văn bản của Ngành giáo dục.  Tham khảo các nguồn tư liệu từ sách báo, tạp chí, internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.5. Phương phápquansát
  • 7. Thực hiện bằng cách tiếp cận, xem xét để thu thập dữ liệu thực tế về hoạt động thực tập và hoạt động quản lý thực tập, để đánh giá sự phù hợp giữa phương pháp quan sát và phương pháp điều tra. Đối tượng quan sát: Phòng đào tạo, Khoa báo chí, Sinh viên khoa báo chí, các Trưởng phó khoa, các cơ sở tiếp nhận sinh viên đến thực tập. Mục đích của việc quan sát là tìm hiểu thực trạng của việc quản lý thực tập của Phòng đào tạo, Khoa báo chí, sự phối hợp với các bộ phận có liên quan. 7.6. Phương phápsử dụng toán thống kê Dùng toán thống kê xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, định lượng chính xác từng nội dung, nâng cao tính thuyết phục của các số liệu được nêu ra trong luận văn.
  • 8. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hoạt động thực tập nói chung từ lâu đã được thực hiện ở các trường Sư phạm, Y khoa… Vấn đề thực tập không phải là một vấn đề hoàn toàn mới lạ, xuất phát từ yêu cầu rèn luyện nâng cao tay nghề cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học; vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, giáo dục quan tâm nghiên cứu. Bộ giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã ban hành bộ chương trình thực tập sư phạm thống nhất cho tất cả các trường sư phạm. Qua nhiều lần chỉnh sửa, thay đổi, bổ sung (vào các năm 1974, 1982, 1986), chương trình thực tập sư phạm chính thức được áp dụng tại các trường Cao đẳng sư phạm hiện nay. Đó chính là bộ chương trình được ban hành kèm theo các Quyết định số 3086/GD-ĐT ngày 27/7/1996, Quyết định số 3637/GD-ĐT ngày 30/8/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều dạng khác nhau, nhằm mục đích nâng cao chất lượng thực tập như: + Các Hội thảo, Hội nghịchuyên đề những năm gần đây: - Hội thảo “Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” do Viện nghiên cứu Giáo dục tổ chức tháng 04/2008, xoay quanh các vấn đề đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực tập sư phạm. - Hội thảo hoa học Quốc gia “Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu đất nước” do GS.TSKH Nguyễn Thiện Nhân- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT- Phó thủ tướng chính phủ chủ trì, ngày 20/8/2008, nhấn mạnh việc ngành giáo dục chủ động xây dựng chương trình chú trọng thực học, thực hành, chuẩn bị kỹ năng nghề cho người học; các cơ sở đào tạo tăng cường tổ chức các hoạt động, các loại hình câu lạc bộ để sinh viên có điều kiện rèn luyện các kỹ năng liên quan đến nghề, phát huy đựơc năng lực của bản thân sau khi ra trường. - Hội thảo “Côngtác thực tập và đào tạo báo chí”do khoa Báo chí Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội tổ chức ngày 19/04/2008. - Hội thảo “Thực hành về nghiệp vụ Báo chí” do Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bắc Giang tổ chức trong 2 ngày 7, 8/4/2008.
  • 9. - Hội thảo khoa học “Đào tạo Báo chí đáp ứng nhu cầu xã hội, thực tiễn và những vấn đề đặt ra” do Học viện Báo chí và tuyên truyền tổ chức ngày 22/04/2008. Hội thảo tập trung thảo luận về chất lượng sinh viên ra trường; đổi mới phương pháp đào tạo; bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảng dạy; tăng cường sự liên kết giữa nhà trường và các cơ quan báo chí. - Hội thảo “Tiềm năng và khả năng của Trường Đại học Tiền Giang trong hợp tác về khoa học công nghệ”, nhấn mạnh việc phối hợp tổ chức hướng dẫn sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghiệp thực hành, thực tập tại các Trung tâm chuyển giao công nghệ của Sở công nghệ. - Hội thảo khoa học “Xây dựng chương trình thống nhất cho trình độ Cao đẳng” của Trường Cao đẳng PT-TH I kết hợp với Trường Cao đẳng PT-TH II tổ chức (Từ ngày 26 đến 28/07/2007), nhấn mạnh việc tăng cường thời lượng thực hành, kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên báo chí; tiến tới đào tạo theo chế tín chỉ theo qui định của Bộ GD-ĐT. + Một số đề tài nghiên cứu khoa học: - “Thực trạng việc quản lý thực tập ở trường Cao đẳng bán công hoa sen và một số giải pháp” (2004)–Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Trân Thúy- Trường Cao đẳng bán công Hoa sen. Đây là một công trình nghiên cứu phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường Hoa Sen. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm giúp cho nhà trường, các bộ phận liên quan, các khoa, ngành có thể quản ký việc thực tập của sinh viên một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn. -“Quản lý hoạt động thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang- Thực trạng và giải pháp” (2003) – Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Phú- Trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang. Đây là một công trình nghiên cứu đi sâu vào việc phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập tại trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng, để từ đó đưa ra những giải pháp căn cứ trên các điều kiện thực tế của trường nhằm quản lý tốt hơn hoạt động thực tập. -“Kiến tập và thực tập sư phạm” (1999) – Giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở hệ Cao Đẳng sư phạm dùng cho các trường Cao Đẳng sư phạm của Tiến sĩ Nguyễn Đình Chỉnh và Tiến sĩ Phan Trung Thanh. Các tác giả đã nêu lên những vấn dề đang được đặt ra hiện nay đối với hoạt động thực tập sư phạm và đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho giáo sinh.
  • 10. -“Thực tập sư phạm” (1997) của Tiến sĩ Nguyễn Đình Chỉnh đã nêu lên và giải quyết những vấn đề cơ bản như: xác định nội hàm khái niệm cơ bản là năng lực sư phạm; mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành; thực tập sư phạm đối với những môn học công cụ như: tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; các hình thức tổ chức thực tập sư phạm ở các trường sư phạm. Như vậy, các đề tài quản lý hoạt động thực tập tuy chưa nhiều nhưng thực sự là vấn đề được nhiều người quan tâm nghiên cứu và cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về từng chuyên ngành. Với nguồn tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào đề cập và nghiên cứu vấn đề này ở phạm vi một trường Cao đẳng giảng dạy báo chí, nên đã chọn đề tài “Thực trang quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng phát thanh-truyền hình II”. Những công trình nghiên cứu nêu trên sẽ là cơ sở khoa học để tham khảo, giúp chúng tôi nắm chắc, sâu hơn về lĩnh vực nghiên cứu. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Mộtsố quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước 1.2.1.1. Vềgiáodục đàotạo Đảng cộng sản Việt Nam luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Văn kiện Đại hội Đảng VII ghi rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Một trong những giải pháp phát triển giáo dục ở nước ta từ nay đến năm 2010 được chính phủ trình trước Quốc hội tháng 10 năm 2004 là: “Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học…giảm bớt giờ lên lớp, tăng thời gian tự học và thảo luận chuyên đề” Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục được ghi rõ trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010: “Phát triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi trình độ, lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực”. [17] Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy động lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao
  • 11. chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục; “thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền kinh tế quốc tế. Phương hướng phát triển giáo dục trong những năm sắp tới là phải: Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, phát huy tinh thần độc lập, sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, cần phải đặc biệt coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp; mở rộng quy mô và phát triển đa dạng các loại hình trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội. Đào tạo để thế hệ trẻ có nghề nghiệp theo yêu cầu của xã hội là nhiệm vụ trước mắt mà ngành giáo dục phải đặc biệt quan tâm. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống giáo dục đại học- cao đẳng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Vì thế, nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng, đại học để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục, thiết thực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Điều 36 của Luật giáo dục đã ghi: “Đào tạo trình độ cao đẳng phải đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành cần thiết; chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn”. Nét đặc thù cơ bản trong nội dung và phương pháp đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học chính là đào tạo nghề. Trong đào tạo nghề thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu của thực tế xã hội là một yêu cầu phải đựơc đặt lên hàng đầu. Do vậy, nội dung thực hành, thực tập phải chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nội dung chương trình đào
  • 12. tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cũng chính là thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết IX: “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Quy định về “Công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp” (Ban hành kèm theo Quyết định số: 68/2008/QĐ-BGDĐT ngày 09/12/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo) cũng ghi rõ: các đơn vị đào tạo cần “ Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với đơn vị sử dụng lao động để việc đào tạo của nhà trường tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội; Tổ chức câu lạc bộ hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và kỹ năng cần thiết để hòa nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp”. Những ý kiến có giá trị trên đây về trách nhiệm trong việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ cho chúng ta thấy mục tiêu đào tạo ở nhà trường bậc cao đẳng, đại học là cung cấp kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên bằng cách tạo điều kiện để sinh viên thực tập, tiếp xúc, va chạm với thực tế. Chính vì vậy, việc thực tập có một vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo, nhất là đối với bậc cao đẳng, đại học. 1.2.1.2. Vềcông tác báochí trong sự nghiệp đổi mới của đất nước Đất nước ta đã có hơn 20 năm đổi mới, bản thân báo chí cũng đổi mới chính mình, với tốc độ phát triển khá nhanh so với trước đây. Đội ngũ báo chí Việt Nam đã chung lòng, chung sức, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Nhiều tác phẩm báo chí đã nhanh nhạy tuyên truyền và cổ vũ các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phát hiện và đề xuất những ý kiến xác đáng giúp Đảng, Nhà nước xây dựng, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ Cách mạng trong giai đoạn mới. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định công tác báo chí là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng của Đảng, nhất là những giai đoạn có ý nghĩa bước ngoặc của cách mạng. Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác tuyên truyền báo chí, coi báo chí là: “công cụ sắc bén trong công tác tư tưởng của Đảng”, là “lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa”. Báo chí cách mạng thật sự là người “tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể” các phong trào hành động cách mạng của nhân dân do Đảng lãnh đạo.
  • 13. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đảng mạnh vì Đảng ta tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, suốt từ trên xuống dưới. Tờ báo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng hành động thông suốt và thống nhất”. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng đã từng nhắc nhở: Báo chí Việt Nam rất cần phát huy nội lực trong thời kỳ mới, nâng cao chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học của tác phẩm báo chí Việt nam….Muốn hiểu, muốn chia xẻ với nhân dân phải có mặt ở những nơi tiêu biểu nhất, sôi động nhất của cuộc sống. Phát biểu tại buổi làm việc với Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, nhân kỷ niệm 82 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 20/06/2007, đồng chí Trương Tấn Sang -Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã có bài phát biểu quan trọng. Đồng chí nhấn mạnh: “Báo chí góp phần tích cực vào việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin, cổ vũ các phong trào hành động cách mạng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; góp phần thắt chặt tình hữu nghị, sự hợp tác nhiều mặt của đất nước ta với bạn bè quốc tế.” Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: “Hướng báo chí xuất bản làm tốt chức năng tuyên truyền, thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển, nâng cao chất lượng tư tưởng văn hóa, vươn lên hiện đại về mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất- kỹ thuật; đồng thời xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, chủ động và khoa học” Đặt báo chí trong tiến trình đổi mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá: “Sau Đại hội Đảng lần thứ X, qua một số hoạt động của Đảng và Nhà nước, bước đầu đã tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của nhân dân, nhất là về phát triển kinh tế, cải cách hành chính và về thái độ kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của báo chí”. Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg, ngày 29/11/2006, của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện kết luận của Bộ chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, ghi rõ: Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rà soát, kiện toàn, bố trí đúng cán bộ lãnh đạo và đội ngũ phóng viên báo chí thuộc quyền, đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, nghiệp vụ.
  • 14. Kế hoạch 03-KH/TW của Ban Bí thư có các quy định rất quan trọng như: Quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan làm công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, các cơ quan chủ quản và các cơ quan hữu quan; Chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí. Tháng 7/2007, tại Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương ra quyết định về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, trong đó nhấn mạnh hoạt động báo chí và công tác chỉ đạo, quản lý báo chí có một vị trí xứng đáng; đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc, sự lãnh đạo thường xuyên của Đảng đối với báo chí. Chỉ thị 22/CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII), Thông báo 162 của Bộ Chính trị (Khóa IX) đã khẳng định: Hoạt động báo chí phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và đảm bảo đúng pháp luật, phát triển báo chí phải đi đôi với quản lý tốt. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ của phóng viên báo chí. Tuy nhiên, để phát triển một nền báo chí phục vụ công cuộc đổi mới trong giai đoạn CNH-HĐH theo định hướng XHCN, vẫn đang rất cần những giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng của công tác đào tạo. 1.2.2. Mộtsố khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.2.1. Quảnlý Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý: - Theo Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng 1998, quản lý có nghĩa là: + Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. + Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.[23] - Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích nhất định. (Đại Bách khoa Liên Xô, 1997) - “Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó: quản lý được hiểu là việc đảm bảo hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới” [33] - Quản lý là tác động có định hướng, có kế họach của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến. [31, tr.35]
  • 15. - Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội. (Trần Kiểm- Giáo trình “Quản lý giáo dục và trường học”- Viện khoa học giáo dục, Hà Nội. [44, tr.15] - Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. (Khoa học tổ chức và quản lý-một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý - NXB Thống kê- Hà Nội - 1999). [36] - Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. (TS. Nguyễn Bá Sơn: Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000). [32] - Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dung, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. [45] - Quản lý là: phải biết đào tạo, bồidưỡng, chia sẻ trách nhiệm, quyền hạn và phải biết ủy quyền. [37] - Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. [31] Như vậy, quản lý bao gồm các thành phần: + Chủ thể quản lý và tác động trong quản lý. + Mục tiêu quản lý. + Đối tượng quản lý. Những điểm chung của các khái niệm nêu trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về khái niệm quản lý. Quản lý chính là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức, thông qua việc thực hiện một cách sáng tạo các chức năng quản lý, để đạt được mục tiêu đã được xác định. *Bản chất của hoạt động quản lý: Trong quá trình vận động, sự phát triển của xã hội và quản lý không thể tách rời nhau; khi lao động đạt tới một trình độ nhất định, có sự phân công xã hội thì quản lý như là một chức năng, là điều kiện tất yếu khách quan. Trong một tồ chức nhóm, cộng đồng, chủ thể quản lý tác động có định hướng, có chủ đíchđến khách thể quản lý nhằm đạt được mục đích. Những tác động qua lại đó có tác động lan
  • 16. tỏa. Trong xã hội có giai cấp thì hoạt động quản lý phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị, do vậy hoạt động quản lý mang tính giai cấp rõ rệt. Hoạt động quản lý mang tính khoa học cao, bởi sự tác động giữa chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông qua công cụ, phương tiện, phương pháp phù hợp với quy luật khách quan thì mới đạt được hiệu quả. Hoạt động quản lý vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Tính nghệ thuật của hoạt động quản lý thể hiện những tác động hợp quy luật, hoàn cảnh. Vậy, hoạt động quản lý vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan vì được thực hiện bởi người quản lý. Mặt khác, nó vừa có tính giai cấp, vừa có tính kỹ thuật, vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính pháp luật Nhà nước vừa có tính xã hội. Chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất. Đó là biện chứng, là bản chất của hoạt động quản lý. Quản lý còn có tác dụng định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu và hướng mọi nỗ lực của các cá nhân, của tổ chức vào mục tiêu chung đó. Tổ chức, điều hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt đựơc mục tiêu quản lý đã xác định. Tạo ra động lực cho hoạt động bằng cách kích thích, đánh giá, khen thưởng, trách phạt, tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả. Bản chất của hoạt động quản lý là tổ chức, chí huy và điều khiển phù hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu của tổ chức (đơn vị) đã đề ra. 1.2.2.2. Quảnlýgiáodục - Theo M.M. Mêchti- Zade, quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu…) nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. - Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục (và nói riêng, quản lý trường học) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đuờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN của Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.” [31]
  • 17. - Theo TS Trần Kiểm thì khái niệm “quản lý giáo dục” có nhiều cấp độ. Hai cấp độ chủ yếu là cấp vĩ mô và cấp vi mô. [44] Đối với cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục của nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục. Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. - Theo TS. Nguyễn Gia Quý “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức vận dụng đúng những qui luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân.” [35] - Quản lý giáo dục là việc đảm bảo sự hoạt động của tổ chức trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống giáo dục và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới. - Quản lý giáo dục là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu giáo dục đã định. - Quản lý giáo dục là quá trình đạt đến mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. *Quản lý giáo dụcgồm:  Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý các cấp, trong đó vai trò quan trọng là các cán bộ quản lý, những người điều hành toàn bộ hoạt động giáo dục.  Khách thể quản lý: Hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học, người dạy, người học.   Quan hệ quản lý: Đó là những mối quan hệ giữa người học và người dạy; quan hệ giữa người quản lý với người dạy, người học; quan hệ người dạy- người học; quan hệ giữa giáo giới-cộng đồng… Các mối quan hệ đó có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chất lượng hoạt động của nhà trường, của toàn bộ hệ thống giáo dục.  Như vậy, chúng tôi hiểu rằng, quản lý giáo dục là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, của chủ thể quản lý lên đối tượng giáo dục và khách thế quản lý giáo dục về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương tiện, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự
  • 18. phát triển của đối tượng. Nói khác, quản lý giáo dục là tìm kiếm, xây dựng những giải pháp, biện pháp quản lý phù hợp, dựa trên tình hình thực tế về nhân lực, về điều kiện vật chất của một cơ quan giáo dục để có thể ngày càng nâng cao, phát triển hệ thống giáo dục đó trong chiều hướng phát triển của toàn xã hội. Quản lý giáo dục được xem như một khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo. Chủ thể quản lý giáo dục Công cụ Đối tượng và khách thể quản lý giáo dục Mục tiêu Phương pháp Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý giáo dục 1.2.2.3. Quảnlýnhà trường Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Trường học là bộ phận của xã hội, là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân. Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của nhà trường, mọi hoạt động đa dạng, phức tạp khác đều hướng vào hoạt động trung tâm này. Do vậy, quản lý trường học thực chất là: Quản lý hoạt động dạy- học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục. GS.VS Phạm Minh Hạc đã đưa ra khái niệm về quản lý nhà trường như sau: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. Việc quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục.” [41]
  • 19. PGS.TS Trần Tuấn Lộ xác định “Quản lý trường học là sự quản lý của Hiệu trưởng đó với toàn bộ những con người, những hoạt động, những tổ chức và những phương tiện vật chất, kỹ thuật, tài chính của trường để đạt cho được mục tiêu của sự giáo dục (và đào tạo) học sinh loại trường đó” [45] Tóm lại, Quản lý nhà trường là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động đến các hoạt động của nhà trường hướng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo có chất lượng và hiệu quả. 1.2.2.4. Quảnlýhoạt động thực tập - Quản lý hoạt động thực tập là quá trình vận dụng các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) một cách sáng tạo để tổ chức, điều hành toàn bộ các hoạt động có liên quan đến việc thực tập. Cụ thể là:  Xây dựng kế hoạch thực tập với nội dung thực tập rõ ràng.   Tổ chức thực hiện hoạt động thực tập với sự phân công phân nhiệm cho từng nội dung công việc đến từng người, từng bộ phận có liên quan.   Kiểm tra thực tập theo những quy định và thời điểm nhất định.   Đánh giá hoạt động thực tập.  - Quản lý hoạt động thực tập cũng bao hàm ý nghĩa tìm những giải pháp tốt nhất để thực hiện một cách có hiệu quả nội dung thực tập trên cơ sở đảm bảo những điều kiện thuận lợi giúp sinh viên có thể thực tập tốt và tích lũy thêm được kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó, kiến thức đã học được củng cố và nâng cao để sinh viên có thể vững vàng hơn về các kỹ năng cũng như có những nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp. Mục đíchcuối cùng của quản lý thực tập là thực hiện được mục tiêu của kỳ thực tập bằng những biện pháp tốt nhất, khả thi nhất. Quản lý tốt việc thực tập cũng chính là thông qua các biện pháp mà nâng cao hiệu quả thực tập cho sinh viên, làm cho thực tập trở thành một thời gian bổ íchđối với sinh viên. * Thực tập là gì? Thực tập là làm trong thực tế để áp dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ chuyên môn (Từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên - NXB Đà Nẵng 1998) Theo định nghĩa của Đại tự điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): Thực tập là tập làm trong thực tế để áp dụng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: sinh viên đi thực tập ở nhà máy, sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báo cáo cho nhà trường.
  • 20. Thực tập (Stage) theo định nghĩa của tự điển LaRousse thì đây là giai đoạn học tập, nghiên cứu qua thực tế, được yêu cầu đối với học viên theo học một số nghề (thực tập luật sư, thực tập sư phạm), cũng là giai đoạn mà một người phải tạm thời đến làm việc tại doanh nghiệp để hoàn tất chương trình đào tạo. * Thực tập báo chí là gì? Theo TS. Nguyễn Thị Minh Thái- Khoa Báo chí trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG HN), thực tập báo chí là giai đoạn sinh viên báo chí thực hiện các khả năng làm phóng viên, bình luận viên, biên tập viên, cộng tác viên, thông tín viên cho các cơ quan truyền thông đại chúng như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo trực tuyến, hãng thông tấn, các cơ quan xuất bản, quảng cáo, quan hệ công chúng… [56] Theo TS. Đinh Văn Hường- chủ nhiệm khoa báo chí Trường Đại học KH XN & NV (ĐHQG HN), thực tập báo chí là một phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân báo chí, là cơ hội quí giá để sinh viên tiếp xúc với thực tế tác nghiệp tại các cơ quan báo đài, rèn luyện năng lực cho bản thân, tích lũy kinh nghiệm trước khi chính thức bước vào nghề báo. Kỳ thực tập chủ yếu là để sinh viên hội nhập với môi trường báo chí, vận dụng những gì đã học vào công việc, rèn luyện phong cách làm việc, biết ứng xử trong các mối quan hệ… [13] Theo ThS. Phạm Đình Lân- Phó chủ nhiệm khoa Báo chí trường ĐH KHXH&NV ĐQG HN: “Thực tập báo chí là để sinh viên biết thêm về hoạt động của các cơ quan báo chí, có cơ hội để thực hành kiến thức trong nhà trường, thu thập kinh nghiệm thực tiễn, chuẩn bị hành trang khi ra trường. Đây có thể là thời gian chuyển giao để các em tiếp cận với nghề nghiệp, với công việc sắp tới”. Theo bà Melinda McAdams- GS ngành báo chí trực tuyến của Trường Báo chí và truyền thông, ĐH Florida, Mỹ, thực tập báo chí có nghĩa là sinh viên phải làm những công việc y như họ sẽ làm thật tại tòa soạn sau khi tốt nghiệp. Họ phải lao vào cuộc sống, tìm tòi đề tài và viết bài. [60] Từ những ý kiến trên có thể nói, thực tập báo chí là một hình thức thực hành nghề nghiệp, rèn luyện các kỹ năng chuyên môn, tác nghiệp báo chí, giúp sinh viên từng bước nâng cao tay nghề, hoàn thiện ý thức và tình cảm nghề nghiệp. Đây là khoảng thời gian sinh viên tìm một cơ sở truyền thông và đến đó làm việc như một nhân viên thực thụ, chấp hành mọi qui định của nơi thực tập, được nơi tiếp nhận quản lý và đánh giá. Thời gian này sẽ giúp sinh viên làm việc một cách vững vàng hơn sau khi tốt nghiệp, hoặc sẽ chọn đựơc những công việc phù hợp hơn với khả năng của chính mình trong tương lai.
  • 21. Như vậy, việc thực tập báo chí là một hình thức đào tạo có mục đích rõ ràng là rèn luyện và nâng cao tay nghề làm báo cho sinh viên thông qua việc cọ xát với môi trường thực tế, góp phần đào tạo những phóng viên báo chí vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của hoạt động báo chí căng thẳng trong xã hội hiện đại. * Yêu cầu thực tập báochí Sinh viên sẽ được phân công thực hiện những công việc cụ thể theo chuyên ngành báo chí đã được đào tạo. Đối với nhà trường, sinh viên thực tập cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sinh viên báo chí hệ trung cấp thực hiện tối thiểu 8 tin hoặc 1 bài có khả năng được phát sóng hoặc đăng báo. (Với những tin, bài được đăng hoặc phát sóng, tùy theo đánh giá của cơ sở thực tập mà Hội đồng chấm thực tập quyết định cộng thêm điểm) - Sinh viên báo chí hệ cao đẳng thực hiện tối thiểu 10 tin và 2 bài; có thể kết hợp viết bài, làm chương trình theo nhóm. (Với những tin, bài được đăng hoặc phát sóng, tùy theo đánh giá của cơ sở thực tập mà Hội đồng chấm thực tập quyết định cộng thêm điểm) - Tin, bài đã viết phải có ý kiến nhận xét, sữa chữa và xác nhận của người hướng dẫn tại cơ sở thực tập, có ký duyệt của người chịu trách nhiệm nội dung với loại hình PT-TH, có kèm theo băng thu chương trình, bài báo có kèm manchette đối với báo in. - Kết thúc đợt thực tập cơ sở, sinh viên phải nộp báo cáo cùng phiếu thực tập có nhận xét và xác nhận của cơ sở thực tập, có thể kèm theo băng cassette, băng ghi hình hoặc đĩa thu chương trình đã được phát sóng. 1.2.2.5. Nội dung quản lýthực tập báo chí * Quản lý mục tiêu Mục tiêu thực tập là kết quả đạt được sau quá trình thực tập, thể hiện qua việc sinh viên sáng tạo ra được những sản phẩm báo chí có chất lượng thông qua việc ứng dụng những kỹ năng đã học, đồng thời hình thành thái độ đối với nghề nghiệp. Quản lý mục tiêu là quản lý việc làm cho sinh viên nhận thức được mục tiêu thực tập, từ đó phấn đấu đạt được kết quả thực tập tốt nhất. * Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực tập Kế hoạch thực tập được xây dựng dưới sự chỉ đạo giám sát của Ban giám hiệu, lãnh đạo phòng đào tạo, lãnh đạo khoa báo chí; dựa trên chương trình khung của Bộ và đặc thù của ngành học. Thông thường việc lập kế hoạch thực tập thông qua các bước sau: - Phòng đào tạo có kế hoạch cụ thể của từng học kỳ, năm học.
  • 22. - Ban giám hiệu, phòng đào tạo tổ chức theo dõi tiến độ thực hiện chương trình từng tuần, tháng, học kỳ, cả năm. - Khoa báo chí lập kế hoạch xây dựng kế hoạch thực tập dựa trên tiến độ chung của chương trình. * Quản lý nội dung thực tập Nội dung thực tập được cụ thể hóa trong các chương trình khung và các chương trình thực tập. Quản lý nội dung thực tập là quản lý việc thực hiện các chương trình thực tập để đạt được kết quả thực tập; quản lý việc chỉ đạo học sinh sinh viên đạt được các mục tiêu thực tập. - Nhà trường quản lý thông qua chủ thể quản lý Ban giám hiệu, quản lý các hoạt động của phòng đào tạo, khoa báo chí theo đúng mục tiêu, chương trình đã quy định bằng các biện pháp quản lý hành chính như các văn bản qui định các qui chế hoạt động chuyên môn (báo cáo định kỳ các hoạt động giảng dạy). - Khoa bao chí quản lý các hoạt động giảng dạy của giáo viên, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch giảng dạy, quản lý các hoạt động học tập của sinh viên, mục tiêu và nội dung thực tập, các quy định về báo cáo lịch giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo nội quy, quy chế của trường; quản lý việc thực hiện các nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm các lớp. * Quản lý việc chuẩn bị thực tập - Quản lý việc chuẩn bị thực tập là quản lý việc làm cho giáo viên, sinh viên nhận thức được mục tiêu thực tập, nắm vững kế hoạch thực tập, nắm vững chương trình thực tập, hình thức thực tập. - Công tác chuẩn bị thực tập phải được khoa báo chí báo cáo với lãnh đạo phòng đào tạo, Ban giám hiệu vào đầu năm học mới. - Phòng đào tạo lên kế hoạch để thông báo chung cho sinh viên và giảng viên toàn trường. - Quản lý việc khoa báo chí kết hợp với giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ việc liên hệ tìm địa điểm thực tập cho sinh viên. * Quản lý việc triển khai kế hoạch thực tập: - Phổ biến mục tiêu thực tập - Hướng dẫn sinh viên thực tập - Phương pháp hướng dẫn sinh viên thực tập - Kết quả thực tập
  • 23. - Đánh giá về thực tập: + Mức độ vừa sức của nội dung thực tập + Mức độ hợp lý về thời gian thực tập + Việc quản lý tổ chức thực tập * Quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực tập - Quản lý việc tổ chức theo dõithực tập (tại cơ sở trường, tại cơ sở báo chí)của sinh viên. - Quản lý việc ra qui định về chế độ kiểm tra, cho điểm kết quả thực tập. - Căn cứ vào nội dung báo cáo thực tập của sinh viên ở cuối kỳ thực tập, khoa báo chí thành lập hội đồng chấm báo cáo thực tập, thống nhất một số tiêu chí về cách chấm điểm, đánh giá, thời gian hoàn thành việc chấm điểm… - Tổng kết báo cáo phòng đào tạo, nhà trường về kết quả thực tập của sinh viên. Những nội dung quản lý thực tập trên được biểu hiện ở những vấn đề cụ thể sau: * Nhận thức về công tác thực tập: - Nhận thức về tầm quan trọng của việc thực tập: Thực tập báo chí có vai trò quan trọng trong chương trình học để trở thành một nhà báo tương lai, nhưng không phải sinh viên báo chí nào cũng nhận thức rõ điều đó. Vì vậy việc tăng cường nhận thức cho sinh viên để họ hiểu hơn về tầm quan trọng này là một việc làm cần thiết. - Nhận thức về mụctiêu của đợt thực tập: Mục tiêu của việc thực tập là những gì mà sinh viên cần phải đạt được sau quá trình thực tập. Do đó sinh viên trước khi bước vào môi trường thực tế cần phải nhận thức rõ đích đến của chính mình để phấn đấu đạt được mục tiêu đó. Ở mỗi đợt thực tập (tại trường, tại cơ sở), mục tiêu thực tập có khác nhau nhưng đều hướng đến điểm chung là chuẩn bị cho sinh viên bước vào thực tế của nghề làm báo. Vì vậy, làm cho sinh viên nhận thức rõ mục tiêu này trước mỗi đơt thực tập là vô cùng cần thiết. - Tác dụng của đợt thực tập Thông qua đợt thực tập, sinh viên được dịp cọ sát với trang thiết bị thực tập, với thực tế, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quí báu. Vì vậy cần phải làm cho sinh viên thấy rõ tác dụng nổi bật này của đợt thực tập, từ đó phấn đấu hoàn thành mục tiêu của chính mình. * Quản lý việc triển khai công tác thực tập - Phổ biến mụctiêu thực tập
  • 24. Phổ đầu trong hoặc nhận biến mục tiêu thực tập trước mỗi đợt thực tập là khâu cần phải được chú trọng hàng việc triển khai công tác thực tập, để làm cho mỗi sinh viên có những chuyển biến thức rõ hơn về việc thực tập của mình. - Hướng dẫn sinh viên thực tập Trong thời gian thực tập, người theo sát, hướng dẫn sinh viên là các giáo viên thực hành bộ môn (đối với thực tập tại trường), các phóng viên, biên tập (đối với thực tập tại các cơ sở báo chí). Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thăm dò về việc này để biết sinh viên được hướng dẫn như thế nào? - Phương pháp hướng dẫn thực tập Phương pháp hướng dẫn thực tập cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu của những người làm công tác quản lý thực tập. Tuy nhiên, trong điều kiện có hạn, chúng tôi chỉ mới thăm dò ý kiến về phương pháp hướng dẫn thực tập tại cơ sở trường, chưa thăm dò được ý kiến về phương pháp hướng dẫn của các cơ sở báo chí. - Nội dung thực tập: Nội dung thực tập là những gì mà sinh viên thực tập cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu thực tập. Việc nắm rõ và thực hiện được nội dung của mỗi đợt thực tập cũng giúp sinh viên chủ động hơn trong quá trình thực tập, giúp họ hoàn thành tốt hơn mục tiêu thực tập của mình, đồng thời, cũng giúp giáo viên và nhà trường biết được khả năng của sinh viên để có ý kiến bổ sung hoặc chỉnh sửa hợp lý hơn nội dung này. - Kết quả của việc thực tập Việc thực tập sẽ mang lại những hiệu quả và những lợi ích nhất định. Trong mỗi lần thực tập, sinh viên sẽ học hỏi được nhiều vấn đề từ lý thuyết đến thực tế làm việc. - Mức độ vừa sức của nội dung thực tập Thăm dò mức độ vừa sức của nội dung thực tập là việc mà những người làm công tác quản lý thực tập quan tâm. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thăm dò mức độ vừa sức của nội dung thực tập, để có những ý kiến đóng góp sát thực cho nội dung này. - Mức độ hợp lý của thời gian thực tập Thời lượng thực tập được sắp xếp cân đối với các học phần lý thuyết và mức độ ứng dụng của môn học, sau khi học sinh, sinh viên hoàn thành các học phần lý thuyết chuyên ngành. Xem xét mức độ hợp lý của thời gian này để chúng tôi có những đề xuất phù hợp hơn với tình hình thực tế. - Quản lýviệc đánhgiá thực tập
  • 25. + Đánh giá vềkết quả thực tập Đánh giá kết quả thực tập là phương pháp kiểm tra sau một đợt thực tập để biết sinh viên có đạt được mục tiêu thực tập hay không, đồng thời giúp giáo viên và nhà trường có cái nhìn toàn cục về cách thức tổ chức thực tập, để cải thiện hoặc góp ý chỉnh sửa cho hoàn thiện. + Quản lý về việc phân công người chịu trách nhiệm vềcông tác thực tập: Người chịu trách nhiệm quản lý thực tập sẽ góp phần quan trọng trong việc đánh giá kết quả thực tập, cũng như giúp đỡ sinh viên rất nhiều khâu trong quá trình triển khai thực tập. Từ nhiều năm qua, trường chưa có một bộ phận quản lý, chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ quá trình triển khai thực tập cho sinh viên. * Tìm hiểu mong muốn của sinh viên về thực tập: Khi bước vào mỗi kỳ thực tập, sinh viên thường có những trăn trở, mong muốn, nguyện vọng…Nắm bắt được những suy tư này, chúng tôi cũng đã tiến hành thăm dò để biết được mong muốn nhiều nhất của sinh viên là ở khâu nào của kỳ thực tập. * Quản lý về trang thiết bị thực tập: Trang thiết bị thực tập (ở cơ sở trường) là công cụ giúp ích trực tiếp cho việc thực thập. Vì vậy chúng tôi có tiến hành tìm hiểu về việc quản lý trang thiết bị thực tập tại cơ sở trường để biết trang thiết bị có đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên và việc giảng dạy của giáo viên hay không. * Tìm hiểu những khó khăn của sinh viên trong quá trình thực tập: Bước vào thực tập, sinh viên sẽ gặp những khó khăn nhất định về nhiêu mặt, nhiều khâu. Chúng tôi đã thăm dò để tìm hiểu một số khó khăn trong quá trình thực tập của sinh viên.
  • 26. Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ TỔ CHỨC THỰC TẬP BÁO CHÍ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH- TRUYỀN HÌNH II 2.1. Giới thiệu đôi nét về lịch sử trường 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Trường Cao đẳng phát thanh-truyền hình II (CĐ PT-TH II) là một trường nghề cao đẳng công lập trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), được chính thức thành lập vào tháng 6/2006 theo quyết định số 3016/QĐ-BGD-ĐT Bộ Giáo dục-Đào tạo, trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung học Phát thanh -Truyền hình II, tên giao dịch quốc tế: Radio and Television College II. Nhiệm vụ cụ thể của trường là: Đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập, kỹ thuật viên bậc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật chuyên ngành phát thanh - truyền hình, cao đẳng tin học ứng dụng truyền thông đa phương tiện, cùng các hệ trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật (chính quy, tại chức); các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày trong nước, quốc tế; đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực ngành phát thanh - truyền hình khu vực phía Nam nói riêng, cả nước nói chung. Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, trường CĐ PTTH II hiện nay vẫn là trường duy nhất đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, kỹ thuật phát thanh truyền hình cho hệ thống 37 Đài phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố phía Nam. Trường còn phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội như làm báo viết, nhu cầu tuyên truyền các cấp, ngành và cho lĩnh vực sửa chữa điện tử dân dụng của xã hội. Nhà trường được phép liên kết với các cơ sở đại học, học viện trong nước đào tạo bậc ngành có trình độ đại học, mở rộng quy mô đào tạo với các ngành: Cao đẳng Báo chí PT-TH, Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật điện tử, Cao đẳng Tin học ứng dụng truyền thông đa phương tiện; cùng các hệ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật chính qui, tại chức, các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày trong nước, quốc tế. Từ ngày thành lập đến nay, nhà trường đã đào tạo được hơn 6000 học sinh, sinh viên tốt nghiệp của tất cả các khóa; duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức chuyên môn quốc tế như: Hiệp hội phát thanh Châu Á- Thái bình dương (AIDB); Tổ chức SIDA Thụy Điển (Cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế Thụy điển tại Việt nam - Publishes with the financial support from the Sida); Tổ chức phát thanh quốc tế Cộng hòa liên ban Đức (DW)…Nhà trường đã được
  • 27. Chính phủ tặng bằng khen (1998), Huân chương lao động hạng ba (2004), Cờ thi đua xuất sắc của Đài TNVN, Bằng khen của UBND Tp Hồ Chí Minh (2008)… Theo sự chỉ đạo của Đài Tiếng nói Việt Nam, từ nay đến năm 2010, trường tiếp tục nâng cấp lên thành Học viện PT-TH trên cơ sở thống nhất với trường CĐ PT-TH I và Trung tâm đào tạo phát thanh của Đài TNVN. 2.1.2. Nhiệm vụ - Xây dựng và tổ chức, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển chung của ngành, chiến lược phát triển giáo dục và qui hoạch mạng lưới các trường cao đẳng của Nhà nước. - Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành. - Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Nhà nước; tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, phục vụ ngành PT-TH và xã hội; công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. - Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn theo yêu cầu của ngành PT-TH, phù hợp với năng lực của trường, theo quy định của pháp luật. - Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật giáo dục và các quy định khác của Pháp luật. Xuất bản tập san, các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. - Hợp tác liên kết, liên doanh về đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh và dịch vụ khi được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền; sử dụng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp có thu để mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ, xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động giáo dục, đào tạo và bổ sung nguồn tài chính cho trường. - Quản lý sinh viên, học sinh; phối hợp với gia đình sinh viên, học sinh và các tổ chức cá nhân trong hoạt động giáo dục đào tạo.
  • 28. - Quản lý cán bộ, viên chức theo quy định phân cấp của Đài TNVN, xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức của trường đủ và cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới. - Tổ chức cho cán bộ, viên chức và sinh viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội. - Đảm bảo tốt mối quan hệ của trường với địa phương nơi trường đặt trụ sở, đảm bảo mối quan hệ tốt với mạng lưới các đài PT-TH trong cả nước. - Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, tài sản, hồ sơ cán bộ, tài liệu và tài chính của trường theo qui định phân cấp của Đài TNVN và theo quy định của pháp luật. - Thực hiện chế độ báo cáo Đài TNVN, Bộ GD-ĐT và các cơ quan cấp trên về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành. 2.1.3. Mụctiêu đào tạo * Mục tiêu đàotạo chung: Ở bậc Cao đẳng, nhà trường đào tạo sinh viên trở thành phóng viên, biên tập viên báo chí, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành PT-TH, cán bộ kỹ thuật ngành công nghệ thông tin. Ở bậc Trung học chuyên nghiệp, nhà trường trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về kỹ thuật chuyên ngành PT-TH, thao tác sử dụng, vận hành thiết bị chuyên ngành, sửa chữa cơ bản các thiết bị điện tử nói chung, thiết bị chuyên ngành nói riêng; các thao tác sử dụng, vận hành thiết bị chuyên ngành phục vụ công tác phóng viên, biên tập báo chí PT-TH. Yêu cầu đặt ra hiện nay là công tác đào tạo của nhà trường phải thật gắn chặt với yêu cầu nhân lực trong ngành. Nội dung, chương trình đào tạo phải xây dựng cho được nhiều loại tri thức hiện đại và kĩ năng cần thiết đối với người làm công tác phát thanh-truyền hình. Phương thức đào tạo, phương pháp giảng dạy phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa nâng cao tri thức lý luận với rèn luyện kĩ năng và đạo đức báo chí; phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo của sinh viên. *Mụctiêu đào tạo của khoa báochí: Chương trình đào tạo ngành Báo chí nhằm đào tạo những người có khả năng làm phóng viên, biên tập viên, bình luận viên, cộng tác viên, thông tín viên cho các cơ quan truyền thông đại chúng như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo trực tuyến, hãng thông tấn, các cơ quan xuất bản, quảng cáo, quan hệ công chúng; hoặc thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi các kiến thức cơ bản, hệ thống về truyền thông và kỹ năng, nghiệp vụ báo chí như các cơ quan văn hóa
  • 29. tư tưởng, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, kinh tế, ngoại giao… Chương trình cũng nhằm đào tạo ra những phóng viên, biên tập viên nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; có đạo đức lối sống lành mạnh, tinh thần dũng cảm đấu tranh bảo vệ danh dự và quyền lợi quốc gia, bảo vệ lẽ phải và sự công bằng; có kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, văn hóa; có khả năng phân tích, bình luận, có trình độ lý thuyết và kỹ năng thực hành báo chí; có tác phong làm việc khoa học trong môi trường năng động và luôn đổi mới như báo chí. Chương trình cũng giúp sinh viên phát triển về thể chất và các phẩm chất tâm lý phù hợp với các yêu cầu và đòihỏi của hoạt động báo chí căng thẳng trong xã hội hiện đại. 2.1.4. Nội dung chương trình đào tạo 2.1.4.1. Chươngtrình đào tạo Cao đẳng chính qui - Đào tạo chuyên ngành Báo chí, Kỹ thuật diện tử, Tin học ứng dụng - Thời gian đào tạo: 3 năm - Nội dung chương trình đào tạo ngành Báo chí: Bảng 2.1: Nội dung chương trình đào tạo ngành báo chí hệ cao đẳng A. Khối kiến thức giáo dục đại cương: 61 đơn vị học trình (đvht) TT Tên học phần Số Lý thuyết đvht (tiết) 1 Triết họ c Mác-Lênin 4 60 2 Kinh tế chính trị Mác-Lênin 4 60 3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 3 45 4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 3 45 5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 45 6 Văn học Việt Nam 4 60 7 Văn h ọc nước ngoài 3 45 8 Tiếng Việt thự c hành 3 45 9 Cơ sở v ăn hóa Việt Nam 3 45 10 Mỹ học 2 30 11 Lịch sử văn minh thế giới 3 45 12 Anh văn cơ bản 4 60 13 Anh văn chuyên ngành báo chí PT – 3 45 TH 1 14 Anh văn chuyên ngành báo chí PT – 3 45 TH 2 15 Tin h ọc đại cương 4 30 16 Giáo dục thể chất 3 15 17 Giáo dục quốc phòng (H.phần 1) 2 30 18 Giáo dục quốc phòng (H.phần 2) 2 30 19 Giáo dục quốc phòng (H.phần 3) 5 22 Th.nghiệm Thực hành (tiết) 60 60 53 Thực tập (tuần)
  • 30. B. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 104 đơn vị học trình (đvht) Số Lý Th.nghiệm, Thực TT Tên học phần thuyết Thực hành tập đvht (tiết) (tiết) (tu ần) I Kiến thức cơ sở ngành 20 1 Pháp luật về báo chí và xuất bản 3 45 2 Cơ sở lý luận báo chí truyền thông 3 45 3 Lịch sử báo chí 4 60 4 Ngôn ngữ báo chí 4 60 5 Lao động sáng tạo của nhà báo 4 45 30 6 Đạo đức báo chí 2 30 II Kiến thức ngành 54 1 Kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh 5 45 60 2 Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền 5 45 60 hình 3 Tin phát thanh – truyền hình 10 75 150 4 Phóng sự phát thanh – truyền hình 10 75 150 5 Phỏng vấn phát thanh – truyền hình 2 15 30 6 Ghi nhanh phát thanh – truyền hình 2 15 30 7 Chính lu ận báo chí 3 30 30 8 Báo trực tuy ến 4 45 30 9 Dẫn chương trình phát thanh – truyền hình 2 15 30 10 Phát thanh và truyền hình trực tiếp 7 60 90 11 Công tác biên tập 4 45 30 * Phần tự chọn (chọn 3 trong 6 chuyên đề 6 sau) 1 Ảnh báo chí 2 15 30 2 Quảng cáo báo chí và quan hệ công chúng 2 30 3 Âm nhạc trong phát thanh, truyền hình 2 20 20 4 Thời sự trong n ước, quốc tế 2 30 5 Xã hội học báo chí 2 20 20 6 Các văn bản mới nhất liên quan tới báo 2 30 chí III Thực tập 14 Thực tập cuối khóa tại Trường 6 6 Thực tập cuối khóa tại cơ sở có hoạt động 8 8 báo chí (Báo, Đài PT-TH) IV Thi tốt nghiệp 10 1 Kiến thức khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng 2 HCM 2 Kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành 8 2.1.4.2. Chươngtrình đào tạo Trung cấp chính qui - Đào tạo chuyên ngành Phóng viên biên tập PT-TH, Kỹ thuật điện tử - Thời gian đào tạo: 2 năm - Nội dung chương trình đào tạo ngành Phóng viên biên tập PT-TH: Bảng 2.2: Nội dung chương trinh đào tạo ngành phóng viên biên tập hệ trung cấp
  • 31. Tên học phần Số Số tiết học Bố trí theo học kỳ (HK) Tổng Lý Thực ĐVHT HK1 HK2 HK3 HK4 số thuyết hành (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) A. Văn hóa phổ thông 0 B. Học phần chung 450 300 150 1. Giáo dục quốc 3 75 30 45 75 phòng 2. Chính trị 6 90 90 90 3. Giáo dục pháp lu ật 2 30 30 30 4. Thể dục thể thao 2 60 15 45 60 5. Tin học 2 60 60 60 6. Anh văn – 1 5 75 75 75 7. Anh văn – 2 4 60 60 60 C. Học phầ n cơ sở 360 360 1. Văn học Việt Nam 5 75 75 2. Văn h ọc nước ngoài 3 45 45 3. Tiếng Việt 4 60 60 4. Mỹ học 4 60 60 5. Cơ sở văn hóa Việt 4 60 60 Nam 6. Lịch sử báo chí và 4 60 60 luật báo chí D. Học phần chuyên 675 675 môn D1. Học ph ần bắt buộc 675 675 1. Kỹ thuật phát thanh 3 45 45 45 truyền hình 2. Kỹ thuật làm 1 20 20 20 chương trình phát thanh – 1 3. Kỹ thuật làm 2 55 55 55 chương trình phát thanh – 2 4. Kỹ thuật làm 1 20 20 20 chương trình truyền hình – 1 5. Kỹ thuật làm 2 55 55 55 chương trình truyền hình – 2 6. Công tác phóng viên 3 45 45 45 7. Công tác biên tập 3 45 45 45 8. Tin 4 60 60 60 9. Phóng sự 2 30 30 30 10. Phóng sự phát 2 30 30 30
  • 32. thanh 11. Phóng sự truyền 2 30 30 30 hình 10. Phỏng vấn 2 30 30 30 11. Tiểu phẩm 2 30 30 30 12. Câu chuyện truyền 2 30 30 30 thanh 13. Câu chuyện truyền 2 30 30 30 hình 12. Điều tra 3 45 45 45 13. Xã luận, bình luận 2 30 30 30 14. Ngôn ngữ báo chí 3 45 45 45 phát thanh truyền hình D2. Môn tự chọn 0 Tổng cộng 89 1485 1335 150 570 400 380 135 Thực tập: Số Thời Năm thứ 1 Năm thứ 2 Địa Học phần thực tập lượng điểm ĐVHT Tuần Giờ HK1 HK2 HK3 HK4 A. Thực tập 17 1. Thực tập viết tin, 6 6 6 Tại bài trường 2. Thực tập khai thác 5 5 5 Tại thiết bị trường 3. Thực tập làm 6 6 6 Tại chương trình phát trường thanh truyền hình B. Thực tập tốt 8 8 nghiệp - Thực tập tại cơ sở 8 8 8 Các đài, trạm, cơ quan BC, VHTT,... Tổng cộng 33 25 6 5 14 Thi tốt nghiệp: TT Môn thi Hình thức thi Thời Ghi (Viết, vấn đáp, gian chú T.hành) (phút) 1 Văn hóa phổ thông 0 2 Chính trị Viết 90 Cả lớp 3. Lý thuyết tổng hợp (gồm các học phần: Viết 150 Cả lớp tin, phóng sự, phóng sự phát thanh, phóng sự truyền hình, phỏng vấn) 4. Thực hành nghề nghiệp : Thực hành Từng -Xây dựng chương trình phát thanh 30-60 học
  • 33. trên máy tính -Kỹ thuật quay camera cơ bản 2.1.4.3. Nội dung thực tập báochí 30 sinh thi . Nội dung thực tập được xác định bởi mục tiêu thực tập. Nó bao gồm các hoạt động để đạt được mục tiêu. 2.1.4.3.1. Thựctập tại trường  Viết bài: Sinh viên chọn một số thể tài báo chí đã học như tin, phóng sự phát thanh, điều tra, ghi nhanh, xã luận, tiểu phẩm… để thực hành viết tin bài, ra sản phẩm.  Kỹ thuật làm chương trình phát thanh: o Thực hành sử dụng các thiết bị: Thực hành việc sử dụng máy thu thanh Marantz, máy ghi âm kỹ thuật số, camera… o Thực hành sản xuất chương trình trong studio âm thanh: Trên cơ sở đề cương viết bài, sinh viên sử dụng studio âm thanh để thu lời, nhạc, tiếng động; dựng một chương trình hay một bản tin… o Thực hành sản xuất chương trình phát thanh trên máy vi tính:  Sử dụng phần mềm Fast Edit để : - Thu âm thanh - Biên tập âm thanh - Hiệu ứng đặc biệt - Sản xuất chương trình phát thanh trên máy vi tính  Thực hành tại phòng dựng, phòng vi tính: Biên tập trích pha băng trên máy vi tính, tiếng động, âm nhạc, ghép nối hình ảnh. 2.1.4.3.2. Thựctập tại cơ sở  Làm quen với cơ cấu tổ chức của đài địa phương và cách thức sản xuất chương trình của cơ sở thực tập.   Xây dựng chương trình truyền thanh, chương trình thời sự phát thanh, truyền hình tại các đài cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã.  Tham gia tác nghiệp, thực hiện theo yêu cầu của cơ sở thực tập về các thể tài báo chí đã học như tin, phóng sự, phỏng vấn, tiểu phẩm, tường thuật, ghi nhanh, điều tra, câu chuyện truyền thanh - truyền hình, xã luận, bình luận…; Làm chương trình phát thanh trực tiếp tại các đài cấp huyện, xã; Biên tập chỉnh sửa tin bài theo sự phân công của cơ sở.
  • 34. 2.1.5. Tổ chức bộ máy Đảng ủy Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng Đoàn thể Các khoa chuyên ngành Các phòng chức năng Trung tâm đào tạo nghề công nghệ cao Cơ Báo CN Tin Đào QL NC bản chí KT học tạo HSSV HC KH KH ĐT & TH TC & TTGD HT QT Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy trường Cao đẳng PT-TH II 2.2. Thực trạng việc tổ chức quản lý thực tập của trường CĐ-PH-TH II Từ năm 1998 đến nay, việc tổ chức thực tập cho sinh viên báo chí ở trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình II được phân thành 2 giai đoạn: thực tập tại cơ sở trường và thực tập tại các cơ sở báo chí, phát thanh truyền hình . 2.2.1.Thực trạng việc tổ chức quản lý thực tập tại cơ sở trường 2.2.1.1. Quản lýnhận thức về tầm quan trọng của việcthực tập tại cơ sở trường Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc thực tập tại cơ sở trường được trình bày trong bảng 2.3: Bảng 2.3:Khảo sát nhậnthức của sinh viên về tầm quan trọng của việc thực tập tại cơ sở trường Mức độ đánh giá Lựa chọn Tỷ lệ % M Rất quan trọng 126 48.5 Quan trọng 73 28.1 3.21 Tương đối 53 20.0 Không quan trọng 08 3.1 Nhận xét:
  • 35. Có 48,5% sinh viên cho rằng việc thực tập tại cơ sở trường là rất quan trọng, 28,1% cho rằng quan trọng, và chỉ có 3,1% cho rằng việc này là không quan trọng. Như vậy, đa số sinh viên đều cho rằng việc thực tập tại trường là rất quan trọng. Trị số M= 3.21 cho thấy sinh viên báo chí của trường đều nhận thức rằng việc thực tập tại trường là quan trọng. Điều đó chứng tỏ đa số sinh viên đều nhận thức được mức độ cần thiết của việc thực tập. Tuy nhiên, vẫn có 23,1% cho rằng việc thực tập là tương đối hoặc không quan trọng. Đây là một thực trạng chưa tốt, và vì vậy cần phải tăng cường việc tổ chức hướng dẫn cho sinh viên. Khi tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc thực tập tại cơ sở trường, chúng tôi ghi nhận được kết quả sẽ trình bày ở bảng 2.4: Bảng 2.4:Khảo sát nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc thực tập tại cơ sở trường Mức độ đánh giá Lựa chọn Tỷ lệ % Rất quan trọng 22 36.7 Quan trọng 35 58.3 Tương đối 03 05 M 2.31 Nhận xét: Đa số giáo viên cho rằng việc thực tập tại cơ sở trường là rất quan trọng và quan trọng (tỷ lệ 58,3% và 36,7%), chỉ có 5% cho rằng việc này là tương đối quan trọng. Trị số M= 2.31 chứng tỏ rằng đa số giảng viên nhận thức được mức độ cần thiết của việc thực tập. Kết hợp so sánh với bảng 2.3 chúng tôi có bảng 2.5 Bảng 2.5:So sánh mức độ nhận thức của sinh viên và giáo viên về tầm quan trọng của việc thực tập tại cơ sở trường Các lựa chọn Rất quan Quan Tương đối Không quan Đối tượng trọng trọng quan trọng trọng Sinh viên 48.5% 28.1% 20.0% 3.1% Giáo viên 36.7% 58.3% 05% 0 Nhận xét: Sự đánh giá của giáo viên và sinh viên tuy chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng có cùng chung yếu tố cho rằng đợt thực tập này là quan trọng. Có 48.5% sinh viên và 36,7% giáo viên cho rằng đợt thực tập tại cơ sở trường là rất quan trọng, chứng tỏ đây là một hoạt động có nề nếp được tiến hành từ nhiều năm, khẳng định đây là việc làm cần thiết.
  • 36. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít cho rằng đợt thực tập này là tương đối quan trọng hoặc không quan trọng, chứng tỏ một bộ phận nhỏ giáo viên và sinh viên chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của đợt thực tập. Thực trạng này cần phải khắc phục. 2.2.2. Quảnlýnhận thức về mụctiêu của đợt thực tập tại cơ sở trường Khi tìm hiểu về nhận thức của sinh viên đối với mục tiêu của việc thực tập tại cơ sở trường, chúng tôi thấy: Có tới 73,1% ý kiến cho rằng : mục tiêu của việc thực tập tại cơ sở trường là để chuẩn bị cho sinh viên bước vào thực tế. Tuy nhiên 33,1% vẫn cho rằng ngoài mục tiêu chính trên, đợt thực tập này còn là dịp giúp sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học, 15,8% cho rằng đợt thực tập còn giúp giáo viên nâng cao tay nghề, 4,6% còn lại cho rằng đợt thực tập này cũng giúp họ rèn luyện tay nghề, tác phong làm việc trong môi trường độc lập và tập thể…Kết quả khảo sát này của chúng tôi được trình bày trong bảng 2.6: Bảng 2.6:Khảo sátnhận thức của sinh viên về mục tiêu của đợt thực tập tại cơ sở trường Mục tiêu Lựa chọn Tỷ lệ % Hệ thống hóa kiến thức đã học 86 33.1 Chuẩn bị cho SV bước vào thực tế 190 73.1 Giúp giáo viên nâng cao tay nghề 41 15.8 Ý kiến khác 12 4.6 Khi tìm hiểu nhận thức của giáo viên về mục tiêu của đợt thực tập tại cơ sở trường, chúng tôi nhận thấy, đa số các giáo viên của trường đều nhận thấy mục tiêu của việc thực tập tại cơ sở trường là để chuẩn bị cho sinh viên bước vào thực tế với tỷ lệ 41,7%. Tuy nhiên số không nhỏ khác vẫn cho rằng ngoài mục tiêu chính trên, đợt thực tập tại cơ sở trường còn giúp sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học, giúp giáo viên nâng cao tay nghề. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.7: Bảng 2.7:Khảo sátnhận thức của giáo viên về mục tiêu của đợt thực tập tại cơ sở trường Mục tiêu Lựa chọn Tỷ lệ % Hệ thống hóa kiến thức đã học 21 35 Chuẩn bị cho SV bước vào thực tế 25 41.7 Giúp giáo viên nâng cao tay nghề 14 23.3 2.1.3. Tácdụng của đợtthực tập tại cơ sở trường Kết quả nghiên cứu về việc tìm hiểu tác dụng nổi bật của đợt thực tập tại cơ sở trường, chúng tôi nhận thấy: Có 51.9% ý kiến sinh viên và 41.7% ý kiến giáo viên cho rằng đợt thực
  • 37. tập này giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào công việc cụ thể là sản xuất ra một tác phẩm báo chí. Số còn lại cho rằng đợt thực tập này còn giúp họ nắm được nghiệp vụ cơ bản của nghề báo đồng thời rèn luyện phong cách làm việc cho sinh viên. Một số khác cho rằng đợt thực tập này là để tích lũy kinh nghiệm làm việc trước khi bước ra thực tế. Đợt thực tập tại cơ sở trường còn là nền tảng để sinh viên bước vào đợt thực tập tại các cơ sở PT-TH tốt hơn, vận dụng các kiến thức vừa học để có thể sử dụng tốt các trang thiết bị chuyên ngành, nâng cao kỹ năng, và thích nghi hơn trong môi trường làm việc độc lập cũng như tập thể. Kết quả khảo sát này chúng tôi trình bày trong bảng 2.8: Bảng 2.8:Khảo sáttác dụng của đợt thực tập tại cơ sở trường Tác dụng Lựa chọn Tỷ lệ % SV GV SV GV Giúp SV nắm được nghiệp vụ cơ bản của nghề báo 64 12 24.6 20 Vận dụng những kiến thức đã học vào công việc cụ thể 135 25 51.9 41.7 Rèn luyện phong cách làm việc cho SV 57 11 21.9 18.3 Giúp SV sx ra một tác phẩm báo chí có chất lượng 105 12 40.4 20 Tác dụng khác 00 00 00 00 2.1.4. Quảnlý việc triển khai công tác thực tập tại cơ sở trường 2.1.4.1. Phổbiến mụctiêu thực tập Để tìm hiểu về việc sinh viên có được phổ biến mục tiêu thực tập tại cơ sở trường không, chúng tôi đã tiến hành điều tra và ghi nhận đa số sinh viên (tỷ lệ 76,9%) đều khẳng định đã được phổ biến mục tiêu thực tập trước mỗi đợt thực tập. Điều này chứng tỏ bộ phận quản lý thực tập ở cơ sở trường đã làm đúng chức năng của mình. Với tỷ lệ lựa chọn 93.3%, đa số giáo viên nhận xét có phổ biến mục tiêu thực tập trước mỗi đợt thực tập cho sinh viên. Thăm dò này tương đối phù hợp với kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên. Điều đó cho thấy công tác phổ biến mục tiêu thực tập trước mỗi đợt thực tập tại cơ sở trường là khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ 13,1% ý kiến sinh viên cho rằng họ không được phổ biến điều này. Có thể lý giải rằng số sinh viên này không theo dõi thường xuyên thông tin của trường. Kết quả chúng tôi thăm dò và tổng hợp được trình bày ở bảng 2.9: Bảng 2.9: Khảo sát việc phổ biến mục tiêu thực tập Các lựa chọn Có Không Đối tượng Sinh viên 76.9% 13.1% Giáo viên 93.3% 6.7%
  • 38. 2.1.4.2. Tổchức hướng dẫn sinh viên thực tập Trong thời gian thực tập tại cơ sở trường, người theo sát, hướng dẫn sinh viên là các giáo viên thực hành bộ môn. Thăm dò về việc giáo viên có làm tròn trách nhiệm của mình khi được phân công hay không, chúng tôi ghi nhận được kết quả trình bày ở bảng 2.10: Bảng 2.10: Khảo sát việc hướng dẫn sinh viên thực tập Giáo viên hướng dẫn Lựa chọn Có 174 Không 65 Tỷ lệ % 66.9 25 Nhận xét: Trong quá trình thực tập tại cơ sở trường, sinh viên đều được giảng viên hướng dẫn thực tập (tỷ lệ lựa chọn 66,9%). Tuy nhiên, vẫn có 25% ý kiến cho rằng sinh viên không được giảng viên hướng dẫn thực tập. Điều này cho thấy còn một bộ phận giảng viên lơ là và thiếu trách nhiệm trong việc nhận nhiệm vụ hướng dẫn thực tập tại cơ sở trường cho sinh viên, khi đã được phân công. Thực trạng này cần phải chấn chỉnh. 2.1.4.3. Đánhgiá phương pháp hướng dẫn thực tập: Chúng tôi cũng đã tiến hành thăm dò ý kiến về việc đánh giá phương pháp hướng dẫn thực tập tại cơ sở trường của giảng viên. Với nội dung câu hỏi này, chúng tôi nhận được kết quả: đa số sinh viên còn rụt rè chưa dám nhận xét. Có 52,3% cho rằng phương pháp chưa phù hợp, và 36,9% cho rằng phù hợp. Số lớn còn lại không có ý kiến do tâm lý e ngại phải nhận xét giáo viên giảng dạy mình thế nào. Kết quả thăm dò này được chúng tôi trình bày trong bảng 2.11 Bảng 2.11:Khảo sát phương pháp hướng dẫn thực tập Mức độ đánh giá Lựa chọn Tỷ lệ % Phù hợp 55 36,9 Tương đốiphù hợp 16 10,7 Chưa phù hợp 78 52,3
  • 39. 2.1.4.4. Quản lý nội dung thực tập tại cơ sở trường Chúng tôi đã điều tra để thế nào, kết quả được trình bày biết sinh viên thực hiện nội dung thực tập tại cơ sở trường như ở bảng 2.12: Bảng 2.12: Khảo sát mức độ thực hiện nội dung thực tập tại cơ sở trường của sinh viên Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Trung Chưa bình tốt Xây dựng chương trình 135 25 11 truyền thanh, thời sự các đài huyện, xã Sản xuất chương trình 88 17 07 phát thanh trực tiếp Sản xuất tin, phóng sự 125 12 05 truyền hình ngắn Nội dung khác 10 06 02 Tốt 51.9 33.8 38.1 3.8 Tỷ lệ % Trung Chưa bình tốt 41.7 28.3 20 2.3 Nhận xét: Thực tập tại cơ sở trường là thời gian lý tưởng để sinh viên có dịp thử sức mình trong một số chương trình thử nghiệm tại cơ sở trường, có thêm kinh nghiệm quý báu trước khi tiếp cận với công việc tương tự như vậy trong thực tế. Vì điều kiện đặc thù, nội dung thực tập tại cơ sở trường chủ yếu là xây dựng chương trình truyền thanh, thời sự của các đài cấp huyện, xã. Nội dung này được đa số sinh viên lựa chọn thực hiện với tỷ lệ cao (51,9% và 41,7%). Với số sinh viên năng động, tham vọng của họ là được bổ sung thêm một số nội dung thực tập khác như: biên tập, dẫn chương trình, sản xuất phim, nâng cao kỹ năng viết… Tuy nhiên, nguyện vọng này chưa thể đáp ứng được trong chương trình giảng dạy chính qui. Các nội dung: biên tập, dẫn chương trình, sản xuất phim được giảng dạy tại các lớp ngắn hạn của trường. 2.1.4.5. Đánhgiá kếtquả của việc thực tập Việc thực tập sẽ mang lại những hiệu quả và những lợi ích nhất định. Trong mỗi lần thực tập, sinh viên sẽ học hỏi được nhiều vấn đề từ lý thuyết đến thực tế làm việc. Để tìm hiểu về hiệu quả của việc thực tập tại cơ sở trường mang lại, chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò và tổng hợp được kết quả trình bày ở bảng 2.13: Bảng 2.13: Khảo sát kết quả của việc thực tập
  • 40. Mức độ đánh giá Lựa chọn Tỷ lệ % M Tốt 10 3.8 1.66 Tương đốitốt 145 55.8 Chưa tốt 93 35.7 Nhận xét: Đa số sinh viên cho rằng kiến thức và kỹ năng sinh viên học hỏi được từ đợt thực tập này là tốt hoặc tương đối tốt (55,8%), song vẫn có 35,7% cho rằng chưa tốt. Với trị số M= 1.66, nhận xét này cho thấy đây là một thực trạng cần xem xét. 2.1.4.6. Tìm hiểu mứcđộ vừa sức của nội dung thực tập Khi nghiên cứu về mức độ vừa sức của nội dung thực tập đã nêu ở trên, chúng tôi có được kết quả trong bảng 2.14: Bảng 2.14:Khảo sát mức độ vừa sức của nội dung thực tập Các lựa chọn Vừa sức Tương đối Không M Đối tượng vừa sức vừa sức Sinh viên 42.3% 45.8% 2.3% 2.44 Giáo viên 16.7% 76.7% 6.7% 2.1 Nhận xét: Hầu hết đều cho rằng nội dung này là vừa sức hoặc tương đối vừa sức (tỷ lệ 42,3 % và 45,7%). Trị số M= 2.44 cho thấy ý kiến trả lời khá tập trung phù hợp với yêu cầu của phiếu thăm dò. Như vậy, các nội dung thực tập nhìn chung là phù hợp với trình độ và nguyện vọng của đa số sinh viên. Tuy nhiên vẫn có một số ít cho rằng nội dung nêu trên là không vừa sức (tỷ lệ 2,3%). Thực trạng này cho thấy còn một bộ phận sinh viên chưa theo kịp các nội dung này, và vì vậy, cũng cần tăng cường việc hướng dẫn cho học sinh sinh viên yếu kém theo kịp đà tiến triển chung của toàn trường. Về sự phù hợp, tỷ lệ lựa chọn đều cao: Đối với sinh viên là 45,8%; đối với giáo viên là 76,7%. Điều này chứng tỏ nội dung thực tập tại cơ sở trường là có thể chấp nhận được. Nội dung này qui tụ những kiến thức mà sinh viên đã được trang bị cũng như những yêu cầu cụ thể của ngành đối với việc thực tập của các em. Tuy nhiên, nội dung này vẫn còn có 2,3% sinh viên và 6,7% giáo viên cho rằng không vừa sức. Đây là một tỷ lệ đáng quan tâm, cho thấy nội dung trên cần được bổ sung hoặc hoàn thiện cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.