SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  24
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG I: NHÀ LAO TÂN HIỆP....................................................................4
1. Tổng quan về nhà lao Tân hiệp .......................................................................4
1.1.Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ................................................................4
1.2. Lịch sử hình thành, quá trình tồn tại của nhà lao Tân Hiệp...........................4
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử .................................................................................4
1.2.2. Lịch sử xây dựng và quá trình trùng tu...................................................5
1.2.3. Hệ thống tổ chức, quản lý nhà lao Tân Hiệp Biên Hòa năm 1956............8
1.2.4. Lịch sử sinh hoạt hàng ngày của nhà lao Tân Hiệp .................................9
CHƯƠNG II: CUỘC NỔI DẬY PHÁ NHÀ LAO TÂN HIỆP............................14
2.1. Nguyên nhân chủ trương phá Khám và quá trình chuẩn bị..........................14
2.1.1. Nguyên nhân chủ trương phá Khám......................................................14
2.1.2. Quá trình chuẩn bị ...............................................................................14
2.2. “ Tù nhân” nổi dậy ngày 02/ 12/ 1956 phá nhà lao Tân Hiệp trở về với cách
mạng ...............................................................................................................16
CHƯƠNG III: TÌNH TRẠNG DI TÍCH HIỆN NAY .........................................19
CHƯƠNG IV: Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA DI TÍCH ……………….…22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................24
2
MỞ ĐẦU
Nhắc đến nhà tù thời chiến tranh chúng ta thường nghĩ ngay đến “Côn Đảo” nơi giam
giữ, tra tấn các tù nhân cách mạng nó được coi là “địa ngục của trần gian”. Nhưng ít ai biết
đến một nhà tù nữa cũng tàn bạo không kém đó chính là Nhà lao Tân Hiệp (nay thuộc
phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Đây là một trong sáu nhà tù lớn nhất miền Nam Việt Nam và là nhà tù lớn nhất Đông
Nam Bộ, được xây dựng ở vị trí quân sự quan trọng, án ngữ phía Đông Bắc Biên Hòa.
Phía trước là quốc lộ 1; phía sau là đường xe lửa Bắc - Nam. Đây là vị trí biệt lập, thuận
tiện trong giao thông, dễ dàng cho việc bảo vệ, canh gác, nhận tù từ nơi khác đến và
chuyển tù đi Côn Đảo, Phú Quốc.
Đây là nơi diễn ra Sự kiện phá khám Tân Hiệp - một tiếng vang lớn lúc bấy giờ, trong
tình hình cách mạng miền Nam bị địch đàn áp, khủng bố nặng nề, sự kiện đã làm xôn xao
cả Lầu Năm góc.
Đây là cuộc nổi dậy ngoạn mục của lực lượng tù chính trị, cuộc vượt ngục tập thể lớn
nhất, gan dạ nhất chưa từng có trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta.
Với những chiến công oanh liệt, hào hùng, vẻ vang ấy, Di tích nhà lao Tân Hiệp Biên
Hoà đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia theo quyết định số
2754/QĐ/BT ngày 15 tháng 10 năm 1994.
Di tích như một chứng tích điển hình về tội ác của hai cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng chính quyền tay sai đối với dân tộc Việt Nam chúng
ta. Nơi đây là một “chiến trường không ranh giới” mà người chiến sĩ cách mạng không vũ
khí, không một tấc sắt trong tay, hàng ngày, hàng giờ phải đương đầu đối phó, chiến đấu
vô cùng ác liệt dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù với biết bao tấm gương anh dũng, bất khuất
kiên cường, giữ vững khí tiết, giữ trọn niềm tin với Đảng, trung thành với Tổ quốc cho dù
địch tra tấn, giam cầm đến chết.
Di tích là “địa chỉ đỏ” để thế hệ thanh niên, những người dân trong và ngoài địa phương
đến tham quan trong những dịp về nguồn: bởi những hiện vật, những mô hình mô phỏng
về tội ác của kẻ thù, cũng như hình ảnh về chí khí quật cường của các chiến sĩ cách mạng
trưng bày trong di tích Nhà lao Tân Hiệp sẽ có giá trị vô cùng thiết thực trong việc định
hướng lại nhân cách, về tư tưởng cách mạng, đường lối chính trị đúng đắn, góp phần hoàn
thiện bản thân mỗi người theo hướng chân – thiện – mỹ.
3
4
CHƯƠNG I: NHÀ LAO TÂN HIỆP
1. Tổng quan về nhà lao TânHiệp:
1.1 Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên:
- Nhà lao Tân Hiệp còn có tên là "Trung tâm cải huấn Tân Hiệp". Hiện nay tọa lạc ở
khu phố 6, phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa.
- Nhà lao Tân Hiệp tọa lạc trên diện tích 46.520m2 tại ấp Tân Hiệp, xã Bình Trước,
quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa. Toàn bộ khu vực nhà tù nằm trên một khu đất cát hình chữ
nhật, phía đông giáp cụm dân cư Tân Hiệp, phía tây giáp rạch Đồng Tràm, phía nam giáp
đường xe lửa Bắc - Nam, phía bắc giáp Quốc lộ 1(hồi bấy giờ).
Đây là một vị trí quân sự quan trọng nằm án ngữ phía Đông Bắc thị xã Biên Hòa.
Phía Bắc giáp Quốc lộ I, nhà thương điên Biên Hòa, cách sân bay chiến lược Biên Hòa và
Ty Công an Biên Hòa (Ngụy) khoảng 1 km. Phía Nam giáp đường xe lửa Bắc Nam, Quốc
lộ 15, cách sông Đồng Nai khoảng 2 km. Phía Đông giáp phường Tân Tiến, cách xa lộ
Biên Hòa và tổng kho Long Bình khoảng 6 km. Phía Tây giáp Suối Máu, xung quanh có
thưa thớt nhà dân di cư năm 1954, cách trung tâm thị xã Biên Hòa khoảng 2 km.
1.2 Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của Nhà lao Tân Hiệp:
Tiền thân của nhà lao này là Trại tù binh chiến tranh do Thực dân Pháp xây dựng
nhằm đàn áp phong trào cách mạng: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lính
Pháp tại Đông Dương tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai và đến
tháng 10 năm 1945 chúng đề ra chiến lược tái chiếm lại Biên Hoà. Quy mô chiến tranh
ngày càng phát triển, trại giam Hố Nai không đủ sức chứa hết tù nhân nên Pháp mở rộng
đồn binh Tân Hiệp và biến nó thành trại giam tù binh chiến tranh của tỉnh Biên Hoà. Trại
tù này tồn tại cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp tháng 7 năm 1954.
1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử:
Năm 1954, Hiệp định Giơ - ne - vơ được kí kết, miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra hoàn
toàn giải phóng, miền Nam địch tạm thời kiểm soát để 2 năm sau sẽ tiến hành Hiệp thương
5
Tổng tuyển cử thống nhất. Nghiêm chỉnh thực hiện Hiệp định Giơ - ne - vơ, lực lượng vũ
trang hoàn thành việc tập kết ra Bắc sau 100 ngày. Nhưng, với âm mưu xâm lược nước ta
từ trước, Mỹ - Diệm đã chạy vào nước ta và tìm mọi cách phá hoại không thi hành Hiệp
định mà biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng.
Mỹ - Diệm mở chiến dịch "Trương Tấn Bửu" đánh vào phong trào cách mạng ở đồn điền
cao su và chiến khu D - miền Đông Nam Bộ. Thời kì này, nhiều Đảng viên Cộng Sản,
chiến sĩ cách mạng bị bắt tra tấn, tù đày, các cơ sở cách mạng cũng bị khủng bố. Nhà tù,
nhà lao, trại giam, ... mọc lên ở khắp miền Nam - Việt Nam. "Trung Tâm Huấn chính Biên
Hòa" còn gọi là Nhà lao Tân Hiệp cũng được xây dựng lên ở thời kì này.
1.2.2 Lịch sử xây dựng và quá trình trùng tu:
Nhà lao Tân Hiệp, trước kia vốn là bãi tha ma của những người tù nhân bạc số và tử
bệnh nhà thương thí Biên Hòa. Xung quanh bãi tha ma là rừng cao su của nhà tư bản. Đến
năm 1944, Nhật đảo chính Pháp và xây dựng trên bãi tha ma này 1 đồn cốt nhỏ để bảo vệ
cây cầu bắc qua rạch Đồng Tràm và đoạn đường quốc lộ 1 đi ngang qua thị xã Biên Hòa.
Năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, quan Pháp đổ bộ vào nước ta và tỉnh Biên
Hòa nói riêng cũng bị quan Pháp tái chiếm. Đến năm 1945, thực dân Pháp mở rộng và xây
dựng lại đồn Tam Hiệp thành trại tù binh chiến tranh. Năm 1954, chính quyền Mỹ - Diệm
đã xây dựng trên gần 4 mẫu đất Tây gồ ghề mồ mả này thành 1 nhà tù mới gọi là: "Trung
tâm Huấn chính Biên Hòa". Đây là 1 trong 6 nhà tù lớn nhất ở miền Nam - Việt Nam do
Kha Bảo An, Kha Cảnh Bác và Công an Nam phần quản lí.
Nhà lao Tân Hiệp, ban đầu được xây dựng bằng vật liệu nhẹ:
- Hàng rào bao quanh bằng dây kẽm gai.
- Cổng ra vào: khung gỗ, đan kẽm gai.
- Các trại giam, nhà làm việc và nhà ở, ... vách ván, mái lợp tôn ximent.
Sau cuộc nổi dậy vượt ngục cuối năm 1956, Nhà lao Tân Hiệp được tu sửa lần I.
Cổng ra vào, trại giam, nhà làm việc ... được xây dựng lại kiên cố.
6
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà lao Tân Hiệp đổi tên thành Trại giam
B5 thuộc Công an Đồng Nai quản lí. (1)
Do có vị trí biệt lập, lại thuận tiện giao thông nên Mỹ Diệm đã tính toán kỹ, xây dựng
khu đất này thành nhà tù để giam giữ tù chính trị. Nhà lao Tân Hiệp Biên Hòa có những
mặt thuận lợi:
- Thứ nhất: tù nhân bị cách biệt với bên ngoài.
- Thứ hai: thuận tiện cho việc nhận tù từ các nhà lao Gia Định, Catina và các nơi khác
đến, dễ dàng chuyển tù đi Côn Đảo, Phú Quốc ...
Nhà lao Tân Hiệp được bao bọc xung quanh băng hai lớp rào kẽm gai trụ gỗ và một
hệ thống gồm 9 tháp canh, cách bố trí (xem bản vẽ).
Ra vào nhà lao Tân Hiệp chỉ có 1 cổng chính nằm ngay sát Quốc lộ số I. Khung làm
bằng gỗ, cánh cửa đan kẽm gai. Cửa rộng 4 mét, cao 2 mét. Ngoài ra, còn có 2 cửa phụ ở
hai bên. Đối diện với cổng (bên kia đường Quốc lộ số I) là nhà thăm nuôi (nhà này hiện
nay không còn).
Từ cổng chính đi vào khoảng 15 mét, giữa sân là cột cờ, sau cột cờ là văn phòng ban
giám đốc "Trung tâm huấn chính". Dãy nhà này chia làm 4 phòng từ trái qua phải: phòng y
tế, phòng giám đốc, phòng nhân viên và phòng đại diện. Ngay phía sau dãy nhà văn phòng
là nhà ở của viên chánh Giám thị nhà lao, sau nữa là sân vận động.
Bên trái cổng ra vào là phòng nghỉ của lính Bảo an, bên cạnh là nhà đền, tiếp đó là
nhà ở của Giám đốc nhà lao (Huỳnh Văn Tín). Bên trái nhà ở của Giám đốc là các trại
giam E, D, G nằm song song. Trại này cách trại kia từ 10 đến 15 mét. Mỗi trại giam có
một cửa ra vào chính quay ra sân vận động và một cửa phụ ở phía sau trại. Tiếp theo là trại
giam tù nhân phụ nữ, cuối cùng là giếng nước, nhà tắm và nhà vệ sinh.
Bên phải cổng là nhà ăn và nhà bếp. Toàn bộ nhà lao Tân Hiệp có 7 trại giam kể cả
trại phụ nữ.
- Trại A: giam tù nhân các lực lượng, giáo phái chống Ngô Đình Diệm như: Cao Đài,
Hòa Hảo, Bình Xuyên và những người đã học xong lớp tố Cộng.
- Trại B: giam tù nhân mới chuyển đến chờ phân loại.
- Trại C: trại gia binh.
- Trại E, D, G: giam giữ cán bộ, chiến sĩ, đảng viên và người yêu nước trung kiên
không chịu khuất phục (đã thành án) của các tỉnh Nam Bộ.(2)
1 Theo lời kể của chú Lý Văn Sâm, chú Bảy Tâm (Nguyễn Duy Đán), chú Hai Thông ... cựu tù nhân vượt
ngục tại "Trung tâm Huấn Chính Biên Hòa" năm 1956.
2 Trước ngày 2/12/1956, nhà lao Tân Hiệp giam giữ cán bộ chiến sĩ và đồng bào yêu nước của các tỉnh: Gia Định,
Châu Đốc, Rạch Gía, Trà Vinh, Sa Đéc, Long Xuyên, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Hòa, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Vĩnh
Long, Gò Công, Cần Thơ, Bà Rịa.
7
Mỗi trại có diện tích 198m2 (33m x 6m). Tường ván ép, nền xi măng, mái lợp ciment.
Hai bên tường phải và trái có 4 ô cửa sổ đóng bằng mành sắt. Mỗi trại có hai cửa ra vào ở
hai đầu nhà (01 cửa chính và cửa phụ). Cửa làm băng gỗ có khóa 5.
Các trại được bao bọc bởi 4 lớp dây kẽm gai dày với 9 lô cốt, 3 tháp canh kiên cố,
trang bị vũ khí hiện đại, hệ thống báo động tối tân. Mỗi trại giam có diện tích gần
200m2 nhưng giam giữ từ 300 - 400 người, có lúc lên đến cả ngàn người. Đến thời điểm
tháng 12 - 1956, số lượng tù nhân bị địch giam giữ ở đây là 1872 người, trong đó có 79 tù
nhân nữ, phần đông số tù nhân này là chiến sĩ cách mạng, nhiều tù nhân là những trí thức
yêu nước nổi tiếng như: Kỹ sư Lê Văn Thả, nhà văn – nhà báo Dương Tử Giang, Trần
Ngọc Sơn, Lý Văn Sâm, Nguyễn Văn Mại, Phạm Thị Lạng…
Sau luật 10/59 số tù nhân ở các nhà tù, nhà lao, trại giam, … đã tăng lên đột ngột.
Mỹ - Diệm bắt anh em tù xây dựng thêm dãy xà lim còn gọi là “trại giam tập thể” về phía
đông nhà lao, bên cạnh trại giam phụ nữ.
Trại D nơi giam giữ các chiến sĩ
cách mạng, Đảng viên cộng sản và
người yêu nước
Đồn canh và kho vũ khí của nhà tù
Trại phụ nữ Hàng rào kẽm gai trước trại giam phụ nữ
8
Khu trại giam tập thể có diện tích 9.840 m2 (120 m x 82 m) toàn bộ trại giam có kiến
trúc theo lối hình hộp vĩnh cửu, xây kiểu đúc liền. Mái bằng đổ bê tông. Mỗi phòng có
diện tích 113,46 m2 chia thành từng phòng nhỏ riêng biệt. Toàn bộ dãy xà lim được bao
bọc 2 lớp rào kẽm gai và xây thêm 2 tháp canh kiên cố về hướng Bắc và Nam. Năm 1973,
Mỹ - Diệm chuyển hết tù chính trị trung kiên sang biệt giam ở dãy xà lim, các trại A, B, D,
G, E... chúng giam thường phạm, chiêu hồi.
1.2.3 Hệ thống tổ chức, quản lý nhà lao Tân Hiệp - Biên Hòa năm 1956:
 Cơ cấu tổ chức cai tù:
- Ban Giám đốc (Do Nha trưởng cảnh sát và công an Nam phần bổ nhiệm)
- Giám đốc nhà Lao Tân Hiệp: Thiếu úy Huỳnh Văn Tín.
- Phó giám đốc: Huỳnh Công Trường.
- Chánh giám thị: Nguyễn Văn Huề.
- Giám thị trị giam: Đặng Trọng Lịch.
- Văn phòng có 02 công an viên và 01 công an viên tài xế cho giám đốc.
- Lực lượng bảo vệ nhà lao gồm 3 trung đội Bảo an, quân số 88 người trực thuộc Nha
bảo an Nam phần. Trong đó có 70 binh sĩ thuộc tỉnh đoàn Bảo an Biên Hòa, 18 binh sĩ
thuộc Tỉnh đoàn Bảo an Gia Định. Lực lượng này đặt dưới quyền chỉ huy của 1 viên
Trưởng đoàn Bảo an: Thượng sĩ Nguyễn Văn Huề và Trung sĩ phó đồn: Đặng Đức Tài.
Lực lượng Bảo an quản lý và sử dụng một kho súng gồm 89 khẩu, trong đó có 6 cây
trung liên 24 - 29, 2 tiểu liên Thompson, 15 mat 49, 5 súng phóng lựu, 61 trường mát và
50 quả lựu đạn do 3 binh sĩ bảo an canh giữ (mỗi ca gác 2 giờ).
Quy luật hoạt động bảo vệ: Mỗi ca gác 24 tiếng đồng hồ bắt đầu từ 17 giờ 45 phút
hôm nay đến 17 giờ 45 phút ngày hôm sau. Mỗi ca gồm 30 lính Bảo an được bố trí như
sau: Tại đồn gác cổng có 3 lính bảo an (chỉ huy ca gác, nhân viên ghi chép, sổ gác, bảo vệ
cổng đứng ở bên ngoài). Trên 9 tháp gác quanh nhà lao có 27 lính bảo an. Mỗi tháp 3 lính,
sau khi hết phiên gác lính bảo an phải nộp vũ khí vào kho. Ban đêm khi tù nhân vào trại
thì lính bảo an được đem súng về nhà.
Dãy xà lim của nhà tù Tân Hiệp sau cuộc vượt ngục 12/1956
9
1.2.4 Lịch sử sinh hoạt hằng ngày của nhà lao Tân Hiệp:
- 5 giờ sáng, giám đốc nhà tù chỉ thị cho viên giám thị thường trực ngày hôm đó cùng
2 tên lính bảo an điều 20 tù nhân (chủ yếu là lực lượng giáo phái đã học qua lớp tổ động)
đến nhà bếp làm công việc nấu cháo ăn sáng cho tù nhân.
- 6 giờ, giám thị trực đánh kẻng báo thức điểm danh, tù nhân làm vệ sinh cá nhân rồi
ăn sáng.
- 6 giờ 15 phút: Chào cờ. Kẻng hiệu lệnh phân làm ba hồi. Hồi kẻng đầu lực lượng
bảo an trong phiên gác tập trung đứng dọc 2 bên hàng rào kẽm gai. Hồi kẻng thứ 2: tù
nhân tập trung về trước văn phòng, xếp hàng thứ tự trước cột cờ và làm lễ chào cờ ba qua.
Hồi kẻng thứ 3: binh sĩ bảo an trở về các đồn canh, tù nhân tập trung ở trước nhà ăn học
“tố cộng”, làm vệ sinh, lao động chăm sóc vườn rau,…
- Đến 10 giờ hiệu kẻng ăn cơm trưa. Từ 12 giờ đến 14 giờ ngủ trưa. Khi nghe tiếng
kẻng đánh thức, tù nhân dậy tập hợp và tiếp tục công việc như buổi sáng.
- 16 giờ, kẻng cơm chiều, 17giờ 30 phút tù nhân tập hợp trước sân trại của mình để
chờ lệnh ra làm lễ hạ cờ. Công việc được tiến hành tuần tự như buổi sáng
- Lễ hạ cờ xong, tù nhân có thể chơi các môn thể thao, đi dạo, hoặc ngồi nghỉ trong
khuôn viên trại giam nhưng không được đi lại ở sân trước cổng ra vào.
Một số sổ sách quản lý nhà lao Tân Hiệp và Tháp canh tại di tích nhà lao Tân Hiệp
10
- 18 giờ, tù nhân tập hợp trước các trại, viên giám thị trực và một bảo an viên, một
lính bảo an đi từng trại điểm danh và cho tù nhân vào trại, khóa cửa lại.
- Từ 20 giờ đến sáng: có 3 tốp lính bảo an thường xuyên tuần tra xung quanh hàng 14
rào và các trại giam. Trên các bót gác có hệ thống đèn bảo vệ chiếu sáng quanh các hàng
rào. Nhà tù Tân Hiệp có một máy điện thoại nối liền với Bộ tư lệnh sư đoàn dã chiến 4
(cách nhà lao khoảng 1km) để liên lạc kịp thời đối phó khi có tình huống xảy ra.
 Chế độ đối với tù nhân.
a. Về nơi ở:
Địch đối với tù nhân hết sức độc ác và tàn bạo, với diện tích mỗi trại là: 198m2,
chúng đã giam từ 250 đến 300 người. Vậy mà có lúc giam cỡ gần 1000 người trong một
trại. Anh em tù nhân phải căng bao bố lớp nằm trên, lớp nằm dưới. Những ngày nóng bức
nằm trong trại giam, dù là ban đêm tù nhân vẫn có cảm giác nằm trong lò thiêu.
CÙM
Dùng cùm chân tù nhân, địch cho là “Cứng đầu” cần phải “ Cải huấn” đặc biệt.
Một số dụng cụ tra tấn tù nhân
11
Sau cuộc vượt ngục năm 1956, địch không cho tù nhân tự do đi tiêu, tiểu bên ngoài
nữa. Chúng dùng chiếc thùng để ngay trong từng trại. Mọi người phải xếp hàng đi cầu vào
đó. Trời nóng nực, mùi bốc lên hôi hám vô cùng.
b. Thời gian làm việc và chế độ ăn uống:
Cứ 5 giờ 30 phút sáng, tên trực ban đánh một hồi lẻ ba tiếng kẻng dùi nhức óc. Anh
em tù nhân vội dậy, ăn sáng qua loa rồi đi làm việc. 11 giờ 30 phút trưa nghe ba tiếng
kẻng, tù nhân tiếp tục đi làm công việc như buổi sáng. Chiều tối lúc 17 giờ 30 phút, lại ba
tiếng kẻng ré lên, tù nhân nghỉ ăn cơm. Đến 18 giờ, một hồi kẻng dài lẻ ba tiếng, tất cả tù
nhân vào trại… Chính vì tiếng kẻng rít lên bi oán đó, nhà văn Lý Văn Sâm, là tù nhân bị
giam giữ tại đó đã làm một bài thơ:
“… Dùi sắt và kẻng sắt
Cùng một gốc sinh ra
Anh em cùng một nhà
Có nghe kẻng kêu đau?
Dùi lại vui được sao?
Nắm chặt lấy thân dùi
Biến dùi thành bội nghĩa
Hành hạ người cùng nòi
Kẻng, dùi chung gốc sắt
Anh nhớ chăng anh ơi!”
Ni tấc tuy có khác
Khi đánh vào kẻng sắt
Nằm trong tay kẻ ác
Bọn Mỹ Diệm độc địa
Anh lính gác trại ơi
Có vui chi thân dùi” (1)
Sáng sớm, tù nhân được ăn cháo đường. Trưa ăn cơm với canh và cá khô mục. Một
tuần lễ được ăn hai bữa thịt. Sau cuộc vượt ngục cuối năm 1956 và nhất là sau năm 1959,
số tù nhân đưa về “Trung tâm huấn chính Biên Hòa” quá đông. Chúng cho tù nhân ăn
uống rất kham khổ và mất vệ sinh. Cá khô làm phân bón ruộng, chúng mua về để từ 5 đến
6 tiếng trong kho để mục, thối rữa rồi đem ra phơi (không trông nom để chó đái, ỉa cả vào)
rồi chúng gom lại nướng lên cho anh em tù nhân ăn hoặc cho dầu luyn chiên lên làm cho
tù nhân ăn bị ngộ độc. Cá chiên nghe thì sang nhưng thực ra có conchỉ còn xương, thịt rữa
hết có cả giòi bọ ở trong đó. Có tù nhân khi ăn cơm gắp khúc cá nhưng khi gắp lên thì lại
là cục phân chó. Đồ đựng cơm chúng dùng cả những thùng chậu mà anh em tù nhân
thường đi tiêu, tiểu, chúng rửa qua loa rồi đựng cơm, thức ăn cho tù nhân thật là độc đáo.(2)
c. Thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc của địch đối với tù nhân cách mạng:
Về “cải tạo tư tưởng” tù chính trị, hàng tháng, địch đều có tổ chức các lớp học tố
Cộng. Ban giám thị và lính bảo an đi đến từng trại gọi tên những ai chịu học. Ngày hôm
sau, ai học tố Cộng thì chúng tập trung, ai không chịu học, chúng bắt ngồi phơi nắng ngoài
sân cả ngày. Và bao giờ số tù nhân chính trị bị ngồi phơi nắng ngoài sân cũng đông hơn.
Với lớp như thế, địch tổ chức khá là “trịnh trọng”. Tên đại úy Tống Đình Bắc – Trưởng ty
đặc cảnh miền Nam lên khai mạc. Sau đó đưa tên Loát – một tên phản bội làm tay sai cho
địch lên lớp nói xấu Cách mạng rồi mới được chuyển sang trại A để được đối xử khá hơn.2
Sáng nào cũng vậy, chúng bắt tù nhân phải chào cờ ba que và nghe những bài hát
phản động. Anh em tù nhân không chịu chào cờ, lẻn trốn bằng cách: cáo bệnh, lấy cớ đi
1 Trích “Bến Xuân” – Lý Văn Sâm – NXB Đồng Nai năm 1980
2 Bài phát biểu của chú Bảy Tâm – cựu tù nhân của “Trung tâm huấn chính Biên Hòa”
12
tiêu, tiểu nên mỗi buổi sáng ở cầu tiêu rất đông người đi đứng lộn xộn không ra hàng ngũ
gì cả làm cho buổi lễ chào cờ trở nên lố bịch.
Thỉnh thoảng, tại “Trung tâm huấn chính Biên Hòa” địch cũng tổ chức những trò mị
dân nham hiểm. Chúng tổ chứ cho các tên bòi bút vào Trung tâm gặp gỡ anh em phóng
viên, nhà báo, trí thức bị giam cầm nhằm: một là dụ dỗ, phân hóa, lôi kéo hoặc viết những
bài phóng sự điều tra ca ngợi “Tinh thần dân chủ đối xử nhân nghĩa của quốc gia đối với
những người đối lập”. Một lần, địch đưa bà Bút Trà, chủ báo Sài Gòn mới vào nhà lao Tân
Hiệp gặp gỡ kỹ sư Lê Văn Thả, nhà báo Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Nại, Ái Lan… tại
phòng giám đốc Tín. Theo sự gợi ý của địch, bà Bút Trà nói với các tù nhân: “Không cần
biết các anh, các chị có học tố Cộng hay không, chỉ cần anh, chị làm một lá đơn không
theo Cộng sản nữa, nhà cầm quyền sẽ thả anh, chị ngay”. Rồi bà ta dụ dỗ tiếp: “Viết như
thế chỉ là tạm thời thôi, vấn đề quan trọng ở chỗ anh, chị được thả ra và Đảng đang còn
cán bộ hoạt động.
Chúng còn tạo điều kiện, mỗi tuần lễ tù nhân được thân nhân tới thăm nuôi 2 lần vào
thứ ba và thứ sáu. Bọn giám thị, công an vừa hốt bạc làm giàu, vừa thực hiện được mưu
mẹo hiểm ác là làm cho “Việt Cộng nhão tinh thần” “Quen ăn không quen nhịn” dần dần
rã rời hàng ngũ. Trần Bá Thanh và Tống Đình Bắc đã nhiều lần dạy bọn tay chân: “Việt
Cộng chẳng qua cũng chỉ là con người thôi, mà con người nào mà lại không có chỗ
nhược”. Hắn thường xuyên dụ anh em tù nhân: “Trung tâm huấn chính” không vĩnh viễn
đóng bít mà lúc nào cũng sẵn sàng mở rộng để đưa các người (anh em tù cách mạng) trở
về xum họp với gia đình nếu các người “biết ăn năn hối cải”.
Đồng chí Huỳnh Văn Trí, nguyên chủ tịch huyện Xuân Lộc đã từng bị giam cầm ở
“Trung tâm huấn chính Biên Hòa” đã làm bài thơ mỉa mai dài, dưới đây là một đoạn tiêu
biểu:
“…Mặt trời đâu, sao chẳng thấy mặt trời?
Chỉ thấy lởm chởm rào gai nhọn hoắt
Ở đây làm gì có mây ngũ sắc?
Chỉ có máu người tù rực rỡ nắng hồng
Chúng bảo đây là “Thiên đường”
Ta thét vào mặt chúng quả đây là địa ngục
Địa ngục này có ngày ta dẫm nát
Tìm về mùa xuân riêng của lòng ta…
d. Phương thức đàn áp đối với tù nhân cách mạng:
Bên cạnh việc dụ dỗ, mua chuộc, để trán an tinh thần tù nhân và để thị oai, trấn an
lũ đàn em phía dưới tin tưởng vào mình, tên chúa ngục Huỳnh Văn Tín tuyên bố: “Ba Tín
này thà ngã gục dưới cột cờ, ăn thua đủ chứ không để các người “làm lộng” đâu!”
Ngày nào cũng có xe jeep chở đầy bọn mật vụ P.S.E Sài Gòn lên đậu chật nghẹt như
bọ hung trước nhà chúa ngục Huỳnh Văn Tín. Bọn này có mang đủ thứ, phương tiện nhà
nghề như: Súng tiểu liên, súng lục, lựu đạn miếng, lựu đạn khói, mã trắc, chày vồ, dây
điện, còng sắt và vôi bột,… Cứ lo ngày lại có một chuyến chở tù nhân đi đày ngoài Côn
Đảo, Phú Quốc, nửa tháng lại có một lần làm xáo trộn các trại để bứng “cơ sở Việt Cộng”.
Những cái loa gắn trước trại giam chính trị ngày đêm ra rả, chửi rủa, bới móc, nói xấu
Cộng Sản kháng chiến và đề cao trùm họ Ngô.
13
+ Đối với cá nhân: ai không chịu học "tố Cộng","chào cờ" bị bắt ngồi phơi nắng, ăn
cơm lạt. Ai chống đối sẽ bị đánh bằng dùi cui, báng súng, dây điện... hoặc đưa về Ty công
an, B6 để tra tấn, khai thác, hoặc đưa đi đày ở Côn Đảo, Phú Quốc...
+ Đối với tập thể: Nếu tù nhân trong các trại cùng đồng lòng đấu tranh, biểu tình, hô
khẩu hiệu, đả đảo chúng đòi thực hiện yêu sách, thực hiện chế đối quốc tế đối với tù nhân
thì chúng sẽ đàn áp bằng cách: dùng vôi bột, lựu đạn cay hoặc xịt nước vòi rồng vào trong
trại làm cho anh em bị ngạt thở, có người yếu sức ngất xỉu.
Một kiểu tra tấn tù nhân treo lên xà nhà Tù nhân bị tra tấn đến chết
tại nhà tù Tân Hiệp
Các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tập
trung tại Tân Hiệp Biên Hòa ngày
22/09/1968
Các nữ tù chính trị chống lại việc
đày đi Côn Đảo
14
CHƯƠNG II: CUỘC NỔI DẬY PHÁ NHÀ LAO TÂN HIỆP
2.1 Nguyên nhân chủ trương phá Khám và quá trình chuẩn bị:
2.1.1 Nguyên nhân chủ chương phá Khám:
Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết mà vẫn chưa có hiệp thương tổng tuyển cử thống
nhất nước nhà, trong khi đó Mỹ Diệm tìm mọi cách phá hoại hiệp định, biến miền Nam
Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Thời kỳ này, nhiều chiến
sĩ, đảng viên và những người yêu nước bị địch truy tìm, giết hại hoặc giam cầm. Nhà tù,
trại giam...mọc lên ở khắp nơi. Chính vì lẽ đó, chủ trương của ta ở bên ngoài cũng như ở
các nhà lao, trại giam...những nguời yêu nước, những Đảng viên Cộng sản...đều có nguyện
vọng tìm thời cơ thuận lợi phá ngục trở về với đội ngũ.
2.1.2 Quá trình chuẩn bị:
Đến tháng 12/1956, Ban chi ủy nhà lao Tân Hiệp gồm các đồng chí: Võ Văn Thuấn,
nguyên Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Trọng Tâm (tức Nguyễn
Duy Đán), cán bộ của ban binh vận xứ ủy miền Nam làm Phó bí thư, đồng chí NguyễnVăn
Hai (tự Mác) nguyên thứ ủy viên Biên Hòa làm ủy viên. Đồng chí Hai Hải ở Trà Vinh làm
ủy viên, đồng chí Hai Quảng, nguyên bí thư huyện Vĩnh Cửu làm ủy viên, đồng chí Lâm
làm ủy viên.
Các trại giam D, E, G có ít nhất một đồng chí chi ủy viên lãnh đạo. Mỗi trại, tức một
chi bộ tổ chức nhiều tổ Đảng, tập hợp những Đảng viên trung kiên. Các tổ Đảng sinh hoạt
theo phương châm ngăn cách, bí mật. Các trại liên lạc với nhau bằng thư mật, lợi dụng lúc
địch ra khỏi trại mới bí mật họp chi ủy.
Đồng chí Nguyễn Trọng Tâm
(tức Nguyễn Duy Đán)
Đồng chí Ngô Văn Quảng( Hai Quảng)
Tổ trưởng
15
Trong cuộc họp đầu tiên, chi ủy nhận định: lúc này hiệp định Giơ-ne-vơ còn hiệu lực,
nhiệm vụ của cách mạng miền Nam vẫn lấy đấu tranh chính trị là chính bằng hình thức
hợp pháp, bán hợp pháp, đòi dân sinh, dân chủ, đòi thi hành hiệp định, hiệp thương tổng
tuyển cử. Nhiệm vụ của chi bộ "Trung tâm huấn chính" là động viên, giáo dục Đảng viên
những người yêu nước giữ vững tinh thần đấu tranh, giữ vững khí tiết cộng sản, tập trung
chống chào cờ, chống học tố Cộng, chống đi làm khổ sai, chống đánh đập, đòi được tập
thể dục, thể thao, đòi được diễn văn nghệ, yêu cầu được ăn uống và đối xử đúng với Luật
quốc tế đối với tù nhân... Mọi biện pháp và hình thức đấu tranh biến nhà tù đế quốc thành
trường học cách mạng.
Những hình thức đấu tranh của tù nhân "trung tâm huấn chính" đã thu được một số
kết quả đáng kể:
+ Về tinh thần: giám đốc nhà lao, thiếu úy Huỳnh Văn Tín đã chấp nhận cho các tù
nhân được học văn hóa, thân nhân thăm nuôi được phép đem sách vở vào cho tù nhân tự
học. Sáng sớm tù nhân được tập thể dục, được chạy quanh sân volley (nay vẫn là sân
banh). Đây là cơ hội thuận lợi cho người tù được rèn luyện sức khỏe cũng như lợi dụng sơ
hở quan sát. Song song, Đảng ủy chỉ đạo việc chuẩn bị thuốc men, quần áo để dùng khi
thoát ra (những thứ này do thân nhân gửi vào để dành lại). Đồng chí Nguyễn Văn Chuộng
được Đảng ủy cử làm Trưởng đoàn vượt ngục. Việc chuẩn bị được giữ bí mật đến phút
cuối cùng. Kế hoạch tổ chức nổi dậy phá khám Tân Hiệp đến tháng 11/1956 xem như cơ
bản hoàn thành. Đảng ủy quyết tâm giữ vững chủ trương đề ra là khoảng 200 Đảng viên,
chiến sĩ được thử thách tuyển chọn sẵn sàng bước vào cuộc chiến đầu sắp tới.
Theo kế hoạch đã định, chiều ngày 2/12/1956, lấy hiệu kẻng báo vào trại làm hiệu
lệnh nổi dậy. Ngay từ tối hôm trước (1/12/1956) khoảng 200 Đảng viên đã chuẩn bị chu
đáo, ai cũng mặc hai hoặc ba bộ đồ trong người. Chuẩn bị thuốc mang theo, tù nhân hồi
hộp, trằn trọc suốt đêm chờ trời sáng.
Chính trị phạm tổ chức học văn hóa để nâng cao nhận thức, trình độ
16
2.2. “Tù nhân” nổi dậy ngày 2/12/1956 phá nhà lao Tân Hiệp trở về với cách mạng:
Chiều chủ nhật, ngày 2/12/1956, nhà lao Tân Hiệp, Biên Hòa vẫn bình lặng như mọi
ngày. Sinh hoạt của tù nhân vẫn diễn ra theo giờ giấc thường nhật của trại. Sau buổi cơm
chiều, 17 giờ 30 phút, đài Sài Gòn phát chương trình cổ nhạc. Tù nhân tập trung ngồi
trước của trại nghe nhạc, đợi giờ vào trại, đông nhất là các trại E, D, G. Một số anh em còn
lảng vảng quanh sân, gần cột cờ và các đồn. Tiếng nói cười râm ran dường như để xua bớt
đi bầu không khí ngột ngạt, bồn chồn.
Nhìn quang cảnh bên ngoài là thế, song ở bên trong là cả một sự chuẩn bị, chờ đợi
cảng thẳng của hơn 200 tù nhân, nhất là các đồng chí trong Đảng Ủy “Trung tâm huấn
chính” và những chiến sĩ trong các đơn vị xung kích.
Giờ G, giờ hành động sắp đến.
Nổi dậy, phá khám, cướp súng địch trở về với Đảng, với dân sẽ là một cuộc chiến đấu
hết sức cam go, gian khổ không tránh khỏi hy sinh, nhưng hầu như tất cả đều quyết tâm vù
sống chiến đấu để giải phóng quê hương đất nước là lý tưởng cao đẹp nhất của người
chiến sĩ cách mạng.
17 giờ 40 phút, tất cả các tù nhân trong lực lương xung kích, không ai bảo ai đã sẵn
sàng hành động. Các tổ áp sát mục tiêu đã được phân công, mọi hoạt động của lực lượng
chủ công vẫn giữ được bí mật hoàn toàn.
Đúng như dự kiến của Đảng ủy, giao điểm đổi ca gác của lính canh là lúc có nhiều sự
sơ hở nhất. Mặt khác, cuộc nổi dậy phá khám đúng vào chủ nhật, lính địch có phần chểnh
mảng hơn.
Tất cả 9 tháp canh xung quanh trại giam theo quy định của giám đốc. Thường trực
mỗi tháp 3 lính gác. Trại gác phía trước cổng 3 người, cộng tất cả là ba mươi lính luôn sẵn
sàng tác chiến. Nhưng thực tế lúc này mỗi tháp chỉ còn 1 lính canh. Ở phòng gác chính
cũng là kho vũ khí lúc này có mặt tên trung sĩ Huỳnh Xuân Ba và binh nhì Nguyễn Văn
Hy. Phía trước cổng chính có 1 lính gác tên là Nguyễn Văn Hai. Ở phòng cận kho vũ lhis
có khoảng 9 – 10 tên lính. Số người này hết phiên trực đã nộp súng đạn vào kho và đến
đây ngồi chơi, tán gẫu. Như vậy, toàn bộ lính trực trong thời điểm này chỉ còn 12 người.
Số còn lại đều về với gia đình hoặc là cà trong các tiệm, quán.
Lúc này là mùa đông nên thời tiết hơi se lạnh, mới 17 giờ mà trời đã nhá nhem tối.
Một số đồng chí trong tổ xung kích ở trần cọc quần đùi, giống như một số lín bảo an sau
khi hết phiên trực, thường qua lại bên ngoài sân trại, đang tiếp cận mục tiêu. Số tù nhân ở
các trại D, E, G (những anh em được phổ biến trước) đều đứng hoặc ngồi trước cửa thấp
thỏm đợi chờ.
Đúng 17 giờ 50 phút, khi tên lính trực vừa chuẩn bị đánh kẻng báo tù nhân vào trại
thì các đồng chí Đỗ Văn Cội, Huỳnh Tăng, Phạm Văn Còn… (Trong ban chỉ huy đội xung
kích) lần lượt rút khăn tay trong túi ra vẫy lên làm tín hiệu, lập tức tiếng hô xung phong
vang dội khắp nơi. Các mũi xung kích đã xông thẳng vào kho vũ khí (mục tiêu số 1) bắt
trói tên trưởng toán gác và dùng dao nhỏ khống chế tên lính, lấy toàn bộ vũ khí ở đây. Bọn
lính ở phòng bên bỏ chạy tán loạn, cùng lúc đó các tổ khác cũng xông thẳng đến nhà giám
đốc. Đồng chí Sáu Đoàn và một số xung kích bắt trói tên Huỳnh Văn Tín, vợ hắn tri hô
lên, tên công an tài xế chạy tới ứng cứu nhưng bị tù nhân đánh gục phải bò lê ra ngoài tìm
nơi ẩn trốn. Một bộ phận xung kích khác xông thẳng vào văn phòng.
17
Đồng chí Nguyễn Văn Lũy ( Hai Thông) , Phạm Văn Rô, Tôn, Chức,... vận động về
phía sau trại E, dùng súng vừa đoạt được bắn kèm chế địch ở nơi tháp canh phía trước
trung tâm, đồng thời nút hỏa lực địch về phía sau để anh em chạy thoát.
Vài phút sau , tiếng súng ở lô cốt số 2 thưa
dần, các đồng chí nhận định có lẽ đạn ở lô cốt sắp
hết, phải nhanh chóng rút ra ngoài. Trong lúc đó
thì đồng chí Phạm Văn Rô trúng đạn bị thương
nặng. Vĩnh biệt đồng chí Rô! Các đồng chí còn
lại vượt nhanh ra khỏi trại giam, băng qua lô I,
sân banh dưới làn đạn bắn đuổi theo của giặc.
Cùng thời gian đó, một bộ phận xung kích
khác do các đồng chí Hai Còn, đồng chí Lem chỉ
huy vừa rút ra đường thì đụng phải một xe hiến
binh địch từ Trảng Bom chạy về các đồng chí
chặn đánh khoảng 5 phút, đoạt thêm một số súng
rồi vội rút theo đoàn. Trước hai làn đạn bắn chặn
của địch, một số anh em ra sau trúng đạn hy sinh
và bị thương. Là một đội viên chỉ huy xung kích,
đồng chí Nguyễn Văn Sỏi sau khi đoạt súng ở
trạm gác còn làm nhiệm vụ chỉ huy anh em chặn
đánh địch truy kích, trong lúc vượt qua sân banh,
không may trúng đạn bị thương, các đồng chí
khác quay lại dìu đi. Biết không thể sống được, anh đã động viên anh em:” Hãy chạy
nhanh lên và nhắn với Đảng, với tổ chức là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”. Nhà văn Dương
Tử Giang bị thương, bò đến được bờ suối thì hy sinh, trên tay anh còn ghì chặt cây đàn ghi
ta, người bạn và là vũ khí của anh chiến đấu suốt những ngày bị giam hãm trong tù ngục.
Trước làn đạn ác liệt của giặc, gần 30 đồng chí bị hy sinh, bị thương trước cổng trại
cả bên ngoài sân banh và ven bờ suối. Một số tên chỉ huy ác ôn, sau khi đã ổn định tình
hình còn dùng súng tiểu liên hạ sát từng đồng chí bị thương nằm rải rác bên ngoài.
Cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp diễn ra trong vòng 40 phút, đến 18 giờ 30 phút,
toàn bộ số tù nhân còn lại bị giam hết vào trại và được bọn lính bảo an canh gác nghiêm
ngặt.
Do điện thoại đã bị cắt đứt ngay từ đầu, tên phó giám đốc trại giam phải chạy bộ đến
sở chỉ huy sư đoàn 4 gần đó để cấp báo, vì vậy, gần 1 giờ sau cuộc nổi dậy mới được báo
động tới các nơi trong thị xã Biên Hòa. 19 giờ , lính của sư đoàn 4 dã chiến mới đến được
trại giam cùng với lực lượng bảo an, diễn binh tại chỗ, ổn định tình hình.
Vậy là cuộc phá khu nhà lao Tân Hiệp - Biên Hòa đã giải thoát được 462 người về
với chiến khu D an toàn, các đồng chí như: Bảy Tâm (tức Nguyễn Duy Đán), đồng chí
Nguyễn Văn Lũy (Hai Thông) , đồng chí Lý Văn Sâm và tất cả các đồng chí sau này đã trở
thành những hạt nhân nòng cốt lãnh đạo phong trào Đồng Khởi.
Biểu trung tinh thần bất khuất của
chính trị phạm vượt ngục trở về
với cách mạng
18
Theo thống kê của “ Trung tâm huấn chính Biên Hòa” v/v : chính trị phạm Việt Cộng
cướp đồn gác, đoạt súng và phá cửa Trung tâm huấn chính trốn thoát ngày 02/12/1956:
Số vũ khí bị mất:
- 02 FM
- 27 súng trường MAC 36
- 02 Thompson
- 10 tiểu liên MAT 49
- 08 băng đạn FM với 200 viên đạn
- 100 viên đạn súng trường
- 11 băng tiểu liên với 275 viên đạn
- 12 túi đựng đạn bằng da
- 09 dây thắt lưng
- 02 cặp dây choàng vai
- 01 túi đựng băng đạn FM
- 03 thanh sắt dùng để khóa súng
- 03 ống khóa
Số chính trị phạm:
- 462 trốn thoát hoặc mất tích
- 22 chết bỏ xác lại
- 06 bị thương
Sự thiệt hại về phía trung tâm huấn chính:
- Ông Giám đốc bị thương nơi mặt
- Ông Giám thị trưởng Nguyễn Văn Huê bị thương hơi nặng
- 04 binh sĩ bảo an có tên sau đây:
1) - Nguyễn Văn Hai (bị nặng)
2) - Nguyễn Văn Hoi
3) - Danh Chương
4) - Nguyễn Văn Hương
Tranh khắc cuộc phá Khám
19
CHƯƠNG III: TÌNH TRẠNG DI TÍCH HIỆN NAY
Sau năm 1975, ta tiếp thu nhà lao Tân Hiệp để tiếp tục giam giữ tội phạm và đổi tên
là Trại giam B5 thuộc Công an Đồng Nai quản lý.
Những năm gần đây, do sự biến động của môi trường sinh thái…. khu nhà lao Tân
Hiệp thường bị lụt lội, mực nước có khi dâng cao từ 1m đến 1,5m. Góc dãy nhà giam và
văn phòng bị ngập lụt lên rất khó khăn cho công việc, sinh hoạt và quản tù.
Đầu năm 1993, sau nhiều lần họp bàn thống nhất, Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai đã chỉ đạo cho Công an tỉnh di chuyển trại giam B5 đến nơi khác. Mặt bằng nhà
lao Tân Hiệp (B5) được bán cho ngân hàng công thương tỉnh để lấy kinh phí xây dựng khu
trại giam mới. Khi “Trung tâm huấn chính Biên Hòa” được tháo gỡ, giải tỏa mặt bằng,
nhiều bậc lão thành cách mạng và đa số là tù nhân vượt ngục tại nhà lao Tân Hiệp năm
1956 hay tin đã đến Nhà bảo tàng Đồng Nai bày tỏ nguyện vọng về đề xuất ý kiến nên giữ
lại khu nhà lao Tân Hiệp làm di tích. Nguyện vọng của các chiến sĩ cách mạng lão thành,
nhất là các cựu tù nhân phù hợp với pháp lệnh bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử - văn
hóa và danh lam thắng cảnh của Hội đồng Nhà Nước CHXHCNVN. Sở VHTT-TT Đồng
Nai đã kịp thời có văn bản trình UBND Tỉnh, nhận được văn bản, UBND Tỉnh Đồng Nai
đã ra thông báo ngưng việc thi công trong di tích. Nhiều đồng chí lãnh đạo của Tỉnh đã
xuống tận di tích khảo sát và chỉ đạo trực tiếp việc ngưng giải tỏa.
Qua 2 lần họp liên ngành, UBND Tỉnh ủy quyền cho sở VHTT-TT Đồng Nai chủ trì
khoanh vùng bảo vệ di tích tội ác - lịch sử. Tháng 9/1993 Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh chủ trì
cuộc họp với các ban liên ngành liên quan trong Tỉnh và đã đi đến thống nhất khoanh vùng
bảo vệ di tích nhà lao Tân Hiệp.
Ngày 27/12/1993 UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định 4011/QD-DBT giao trách
nhiệm cho Bộ VHTT-TT lập hồ sơ trình Bộ văn hóa thông tin xin công nhận di tích của
nhà lao Tân Hiệp. Diện tích khoanh vùng bảo vệ:
- Lấy tâm cổng (cột cờ) kéo qua trái 20 mét, kéo qua phải 20 mét
- Từ tường rào cổng kéo sâu vào trong 45 mét.
- Lô cốt số 7: tính từ chân tường phía của lô cốt kéo ra xung quanh 4 mét
- Làm một đường đi nối rộng 3 mét nối từ di tích ra lô cốt số 7
Trong khu vực khoanh vùng bảo vệ gồm có:
- Dãy nhà làm việc của trung tâm huân chính Biên Hòa
- Kho cấm tù nhân đã cướp tế vượt ngục 1956
- Cột cờ: nơi tù nhân thường bị buộc chào cờ mỗi buổi sáng vì lễ hạ cờ buổi chiều
- Cổng ra vào: nơi chứng kiến cuộc nổi dậy cướp trại giải thoát được 500 tù nhân
chính trị.
Đến năm 1993, chỉ còn dãy nhà làm việc của trung tâm huân chính còn khá nguyên
vẹn, chắc chắn, cổng ra vào bị xiêu vẹo, mất một cánh cổng phụ bên phải.
Kho súng và nhà của lính trực bị mục, hư dột. Toàn bộ hệ thống cửa ra vào không
còn, cửa sổ bị mất gần hết. Số còn lại bị hư hỏng, phải khôi phục lại. Toàn bộ cây xanh
trong khu vực sẽ khoanh vùng bị chặt phá hoàn toàn.
Sở VHPT-TT, Nhà Bảo tàng có trách nhiệm xác lập phương án khoanh vùng bảo vệ,
trùng tu tôn tạo và phát huy giá trị tinh thần của khu di tích.
20
HÌNH ẢNH VỀ NHÀ LAO TÂN HIỆP NGÀY NAY
Dấu tíchmột phần trại giam nhà lao Tân Hiệp
21
Bia và nhà thờ các đồng chí đã hy sinh trong cuộc nổi dậy
phá khám Tân Hiệp 12/1956
Bức thư của
đồng chí
Nguyễn Thị
Cẩm Y
Tranh thêu tay của
đồng chí Nguyễn
Thị Thanh (Năm
Thanh) thêu trong
nhà tù Tân Hiệp
(1969 – 1975)
22
CHƯƠNG IV: Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA NHÀ LAO TÂN HIỆP
Di tích nhà lao Tân Hiệp Biên Hòa nói lên âm mưu, thủ đoạn tàn ác của Mỹ Ngụy đối
với những chiến sĩ Đảng viên Cộng sản, những người yêu nước của ta bị bắt và giam cầm.
Chúng gọi “Trung tâm huấn chính Biên Hòa” là “thiên đường”, là “tịnh thất” nhưng thật ra
đó là nhà tù, trại giam… với chế độ sinh hoạt tàn khốc và đủ loại phương tiện tra tấn tối
tân nhất, nhưng dù âm mưu, thủ đoạn của địch có xảo quyệt, độc ác, hay thô bạo thế nào đi
chăng nửa cũng không lung lạc được ý chí, cách mạng quật cường, lòng yêu nước thiết
tha, nguyện vọng cháy bỏng mong muốn thoát khỏi nhà tù để quay trở về chiến đấu bên
cạnh đồng chí, đồng đội , đồng bào thân thương của những chiến sĩ cách mạng, những
người yêu nước chân chính.
Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp Biên Hòa ngày 2/12/1956 là một vết son chói lọi,
trong truyền thống đấu tranh quật cường của Đảng, của nhân dân Việt Nam. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng Ủy trong trung tâm huân chính, gần 500 cán bộ Đảng viên Cộng sản bị kẻ
thù giam giữ đã lập nên kì tích: tự nổi dậy phá khám, cướp vũ khí trở về với Đảng, với
nhân dân.
Trong lịch sử dân tộc và lịch sử Cách mạng Việt Nam có thể nói đây là cuộc nổi dậy
phá khám, tự giải phóng có quy mô lớn nhất đưa được một số lượng cán bộ, Đảng viên bị
giam giữ về với cách mạng đông nhất cướp được số lượng vũ khí nhiều nhất.
Cuộc chiến đấu làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn tàn độc của kẻ thù trong nhà lao
Tân Hiệp, biến nhà tù đế quốc thành “trường học cách mạng” đã thể hiện rõ ràng bản lĩnh
và tinh thần, ý chí cách mạng của người Đảng viên Cộng sản người cán bộ cách mạng khi
bị sa vào tay giặc.
Cuộc nổi dậy phá khám ngày 2/12/1956 lại càng thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí
quật cường mục tiêu lý tưởng cao cả của người cách mạng đặc biệt. Cuộc nổi dậy diễn ra
trong bối cảnh kẻ thù Mỹ - Diệm càng ra sức khủng bố phong trào cách mạng miền Nam
bằng chiến dịch Trương Tấn Bửu, càng cho thấy quyết tâm của Đảng trong lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện.
Cuộc nổi dậy phá khám nhà lao Tân Hiệp là một đòn tấn công hết sức bất ngờ và rất
đau đối với đế quốc Mỹ và tay sai ở Sài Gòn, vì nó vạch trần bản chất xâm lược của đế
quốc và chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam trước dư luận quốc tế
và trong nước.
23
Cuộc nổi dậy phá khám nhà lao Tân Hiệp Biên Hòa còn là một tiếng chuông cảnh
tỉnh đối với những ai còn mơ hồ về bản chất Mỹ - Diệm, có sức cổ vũ rất lớn đối với đoàn
thể Đảng viên, cán bộ, nhân dân và phong trào cách mạng miền Nam lúc bấy giờ. Hơn 500
cán bộ, Đảng viên Cộng sản, người yêu nước đã thoát khỏi nhà tù Tân Hiệp với 37 khẩu
súng các loại thu được là nguồn bổ sung, là lực lượng nòng cốt vô cùng quý giá cho cách
mạng miền Nam. Nhìn lại lịch sử kháng chiến miền Nam trong và sau đồng khởi 1960,
nhiều đơn vị vũ trang còn phải sử dụng dao, mã tấu; các loại súng tự tạo như súng ngựa
trời… ta mới thấy được sự đóng góp vô cùng quý giá của những khẩu súng được mang ra
từ nhà lao Tân Hiệp.
Gần 40 năm đã trôi qua, nhà lao Tân Hiệp và cuộc nổi dậy phá khám ngày 2/12/1956
không chỉ là một chứng tíchtội ác của Mỹ - Ngụy mà cònlà một di tích(chứng nhân) cách
mạng thể hiện lý tưởng, tinh thần, ý chí cách mạng của cán bộ, Đảng viên, nhân dân Biên
Hòa nói riêng và miền Nam nói chung.
Cuộc nổi dậy cướp nhà lao Tân Hiệp – Biên Hòa mãi mãi là niềm tự hào của bao thế
hệ chiến sĩ cách mạng đã qua và lớp trẻ Biên Hòa đang tiếp bước viết tiếp trang sử hào
hùng của dân tộc.
Xuất phát từ những giá trị quý báu trên, Nhà bảo tàng Đồng Nai lập hồ sơ khoa học
di tích lịch sử nhà lao Tân Hiệp Biên Hòa trình Bộ Văn Hóa Thông Tin, vụ Bảo Tồn – Bào
Tàng nghiên cứu ra quyết định xếp hạng di tích này, đồng thời có ý kiến chỉ đạo trong việc
trùng tu, tôn tạo di tích để kịp thời đưa vào bảo vệ và sử dụng hợp lí.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1) Bến Xuân – Lý Văn Sâm – NXB Đồng Nai 1980
2) Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp Biên Hòa (2/12/1956) - Ban Nghiên Cứu Lịch
Sử Đảng tỉnh Đồng Nai biên soạn 1993 - 1994

Contenu connexe

Tendances

So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngBui Loi
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp ánMyLan2014
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐào Trần
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
SỬ TỔ 3 - Đông Xuân 1953-1954.pptx
SỬ TỔ 3 - Đông Xuân 1953-1954.pptxSỬ TỔ 3 - Đông Xuân 1953-1954.pptx
SỬ TỔ 3 - Đông Xuân 1953-1954.pptxHongMinh888695
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhSương Tuyết
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxHVNhHoa
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninvoxeoto68
 
Bai02 thong ke_mo_ta
Bai02 thong  ke_mo_taBai02 thong  ke_mo_ta
Bai02 thong ke_mo_tatqphi
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcAnh Dũng Phan
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng SảnPhuong Nha Nguyen
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 

Tendances (20)

So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
SỬ TỔ 3 - Đông Xuân 1953-1954.pptx
SỬ TỔ 3 - Đông Xuân 1953-1954.pptxSỬ TỔ 3 - Đông Xuân 1953-1954.pptx
SỬ TỔ 3 - Đông Xuân 1953-1954.pptx
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
 
tt hcm
tt hcmtt hcm
tt hcm
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
Bai02 thong ke_mo_ta
Bai02 thong  ke_mo_taBai02 thong  ke_mo_ta
Bai02 thong ke_mo_ta
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
 

Similaire à Di tích Nhà lao Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...nataliej4
 
Bài 23 Lịch Sử Lớp 11
Bài 23  Lịch Sử Lớp 11Bài 23  Lịch Sử Lớp 11
Bài 23 Lịch Sử Lớp 11Doctailieu.com
 
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIPhần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIHuynh ICT
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...nataliej4
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNGBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNGnataliej4
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfHanaTiti
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfTranLy59
 
Co so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minh
Co so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minhCo so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minh
Co so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minhNguynThnhNhtQuang
 
De cuong tt hcm
De cuong tt hcmDe cuong tt hcm
De cuong tt hcmHTDP
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Hương Lan Hoàng
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmPhan Binh Minh
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmPhan Binh Minh
 
nhật pháp đánh nhau và hành động của chúng ta
nhật pháp đánh nhau và hành động của chúng tanhật pháp đánh nhau và hành động của chúng ta
nhật pháp đánh nhau và hành động của chúng taThanh Hien Vo
 
Thân phận hồ chí minh
Thân phận hồ chí minhThân phận hồ chí minh
Thân phận hồ chí minhlaughking15
 
Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]Wild Wolf
 

Similaire à Di tích Nhà lao Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (20)

TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
 
Bài 23 Lịch Sử Lớp 11
Bài 23  Lịch Sử Lớp 11Bài 23  Lịch Sử Lớp 11
Bài 23 Lịch Sử Lớp 11
 
TIỂU LUẬN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH [XUẤT SẮC].doc
TIỂU LUẬN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH [XUẤT SẮC].docTIỂU LUẬN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH [XUẤT SẮC].doc
TIỂU LUẬN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH [XUẤT SẮC].doc
 
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIPhần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
 
Lịch sử Đảng
Lịch sử ĐảngLịch sử Đảng
Lịch sử Đảng
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
 
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNGBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
 
Co so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minh
Co so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minhCo so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minh
Co so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minh
 
De cuong tt hcm
De cuong tt hcmDe cuong tt hcm
De cuong tt hcm
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcm
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcm
 
LSĐ demo.docx
LSĐ demo.docxLSĐ demo.docx
LSĐ demo.docx
 
nhật pháp đánh nhau và hành động của chúng ta
nhật pháp đánh nhau và hành động của chúng tanhật pháp đánh nhau và hành động của chúng ta
nhật pháp đánh nhau và hành động của chúng ta
 
Thân phận hồ chí minh
Thân phận hồ chí minhThân phận hồ chí minh
Thân phận hồ chí minh
 
chuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptxchuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptx
 
Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]
 

Di tích Nhà lao Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

  • 1. 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƯƠNG I: NHÀ LAO TÂN HIỆP....................................................................4 1. Tổng quan về nhà lao Tân hiệp .......................................................................4 1.1.Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ................................................................4 1.2. Lịch sử hình thành, quá trình tồn tại của nhà lao Tân Hiệp...........................4 1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử .................................................................................4 1.2.2. Lịch sử xây dựng và quá trình trùng tu...................................................5 1.2.3. Hệ thống tổ chức, quản lý nhà lao Tân Hiệp Biên Hòa năm 1956............8 1.2.4. Lịch sử sinh hoạt hàng ngày của nhà lao Tân Hiệp .................................9 CHƯƠNG II: CUỘC NỔI DẬY PHÁ NHÀ LAO TÂN HIỆP............................14 2.1. Nguyên nhân chủ trương phá Khám và quá trình chuẩn bị..........................14 2.1.1. Nguyên nhân chủ trương phá Khám......................................................14 2.1.2. Quá trình chuẩn bị ...............................................................................14 2.2. “ Tù nhân” nổi dậy ngày 02/ 12/ 1956 phá nhà lao Tân Hiệp trở về với cách mạng ...............................................................................................................16 CHƯƠNG III: TÌNH TRẠNG DI TÍCH HIỆN NAY .........................................19 CHƯƠNG IV: Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA DI TÍCH ……………….…22 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................24
  • 2. 2 MỞ ĐẦU Nhắc đến nhà tù thời chiến tranh chúng ta thường nghĩ ngay đến “Côn Đảo” nơi giam giữ, tra tấn các tù nhân cách mạng nó được coi là “địa ngục của trần gian”. Nhưng ít ai biết đến một nhà tù nữa cũng tàn bạo không kém đó chính là Nhà lao Tân Hiệp (nay thuộc phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Đây là một trong sáu nhà tù lớn nhất miền Nam Việt Nam và là nhà tù lớn nhất Đông Nam Bộ, được xây dựng ở vị trí quân sự quan trọng, án ngữ phía Đông Bắc Biên Hòa. Phía trước là quốc lộ 1; phía sau là đường xe lửa Bắc - Nam. Đây là vị trí biệt lập, thuận tiện trong giao thông, dễ dàng cho việc bảo vệ, canh gác, nhận tù từ nơi khác đến và chuyển tù đi Côn Đảo, Phú Quốc. Đây là nơi diễn ra Sự kiện phá khám Tân Hiệp - một tiếng vang lớn lúc bấy giờ, trong tình hình cách mạng miền Nam bị địch đàn áp, khủng bố nặng nề, sự kiện đã làm xôn xao cả Lầu Năm góc. Đây là cuộc nổi dậy ngoạn mục của lực lượng tù chính trị, cuộc vượt ngục tập thể lớn nhất, gan dạ nhất chưa từng có trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. Với những chiến công oanh liệt, hào hùng, vẻ vang ấy, Di tích nhà lao Tân Hiệp Biên Hoà đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia theo quyết định số 2754/QĐ/BT ngày 15 tháng 10 năm 1994. Di tích như một chứng tích điển hình về tội ác của hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng chính quyền tay sai đối với dân tộc Việt Nam chúng ta. Nơi đây là một “chiến trường không ranh giới” mà người chiến sĩ cách mạng không vũ khí, không một tấc sắt trong tay, hàng ngày, hàng giờ phải đương đầu đối phó, chiến đấu vô cùng ác liệt dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù với biết bao tấm gương anh dũng, bất khuất kiên cường, giữ vững khí tiết, giữ trọn niềm tin với Đảng, trung thành với Tổ quốc cho dù địch tra tấn, giam cầm đến chết. Di tích là “địa chỉ đỏ” để thế hệ thanh niên, những người dân trong và ngoài địa phương đến tham quan trong những dịp về nguồn: bởi những hiện vật, những mô hình mô phỏng về tội ác của kẻ thù, cũng như hình ảnh về chí khí quật cường của các chiến sĩ cách mạng trưng bày trong di tích Nhà lao Tân Hiệp sẽ có giá trị vô cùng thiết thực trong việc định hướng lại nhân cách, về tư tưởng cách mạng, đường lối chính trị đúng đắn, góp phần hoàn thiện bản thân mỗi người theo hướng chân – thiện – mỹ.
  • 3. 3
  • 4. 4 CHƯƠNG I: NHÀ LAO TÂN HIỆP 1. Tổng quan về nhà lao TânHiệp: 1.1 Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên: - Nhà lao Tân Hiệp còn có tên là "Trung tâm cải huấn Tân Hiệp". Hiện nay tọa lạc ở khu phố 6, phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa. - Nhà lao Tân Hiệp tọa lạc trên diện tích 46.520m2 tại ấp Tân Hiệp, xã Bình Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa. Toàn bộ khu vực nhà tù nằm trên một khu đất cát hình chữ nhật, phía đông giáp cụm dân cư Tân Hiệp, phía tây giáp rạch Đồng Tràm, phía nam giáp đường xe lửa Bắc - Nam, phía bắc giáp Quốc lộ 1(hồi bấy giờ). Đây là một vị trí quân sự quan trọng nằm án ngữ phía Đông Bắc thị xã Biên Hòa. Phía Bắc giáp Quốc lộ I, nhà thương điên Biên Hòa, cách sân bay chiến lược Biên Hòa và Ty Công an Biên Hòa (Ngụy) khoảng 1 km. Phía Nam giáp đường xe lửa Bắc Nam, Quốc lộ 15, cách sông Đồng Nai khoảng 2 km. Phía Đông giáp phường Tân Tiến, cách xa lộ Biên Hòa và tổng kho Long Bình khoảng 6 km. Phía Tây giáp Suối Máu, xung quanh có thưa thớt nhà dân di cư năm 1954, cách trung tâm thị xã Biên Hòa khoảng 2 km. 1.2 Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của Nhà lao Tân Hiệp: Tiền thân của nhà lao này là Trại tù binh chiến tranh do Thực dân Pháp xây dựng nhằm đàn áp phong trào cách mạng: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lính Pháp tại Đông Dương tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai và đến tháng 10 năm 1945 chúng đề ra chiến lược tái chiếm lại Biên Hoà. Quy mô chiến tranh ngày càng phát triển, trại giam Hố Nai không đủ sức chứa hết tù nhân nên Pháp mở rộng đồn binh Tân Hiệp và biến nó thành trại giam tù binh chiến tranh của tỉnh Biên Hoà. Trại tù này tồn tại cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp tháng 7 năm 1954. 1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử: Năm 1954, Hiệp định Giơ - ne - vơ được kí kết, miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra hoàn toàn giải phóng, miền Nam địch tạm thời kiểm soát để 2 năm sau sẽ tiến hành Hiệp thương
  • 5. 5 Tổng tuyển cử thống nhất. Nghiêm chỉnh thực hiện Hiệp định Giơ - ne - vơ, lực lượng vũ trang hoàn thành việc tập kết ra Bắc sau 100 ngày. Nhưng, với âm mưu xâm lược nước ta từ trước, Mỹ - Diệm đã chạy vào nước ta và tìm mọi cách phá hoại không thi hành Hiệp định mà biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Mỹ - Diệm mở chiến dịch "Trương Tấn Bửu" đánh vào phong trào cách mạng ở đồn điền cao su và chiến khu D - miền Đông Nam Bộ. Thời kì này, nhiều Đảng viên Cộng Sản, chiến sĩ cách mạng bị bắt tra tấn, tù đày, các cơ sở cách mạng cũng bị khủng bố. Nhà tù, nhà lao, trại giam, ... mọc lên ở khắp miền Nam - Việt Nam. "Trung Tâm Huấn chính Biên Hòa" còn gọi là Nhà lao Tân Hiệp cũng được xây dựng lên ở thời kì này. 1.2.2 Lịch sử xây dựng và quá trình trùng tu: Nhà lao Tân Hiệp, trước kia vốn là bãi tha ma của những người tù nhân bạc số và tử bệnh nhà thương thí Biên Hòa. Xung quanh bãi tha ma là rừng cao su của nhà tư bản. Đến năm 1944, Nhật đảo chính Pháp và xây dựng trên bãi tha ma này 1 đồn cốt nhỏ để bảo vệ cây cầu bắc qua rạch Đồng Tràm và đoạn đường quốc lộ 1 đi ngang qua thị xã Biên Hòa. Năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, quan Pháp đổ bộ vào nước ta và tỉnh Biên Hòa nói riêng cũng bị quan Pháp tái chiếm. Đến năm 1945, thực dân Pháp mở rộng và xây dựng lại đồn Tam Hiệp thành trại tù binh chiến tranh. Năm 1954, chính quyền Mỹ - Diệm đã xây dựng trên gần 4 mẫu đất Tây gồ ghề mồ mả này thành 1 nhà tù mới gọi là: "Trung tâm Huấn chính Biên Hòa". Đây là 1 trong 6 nhà tù lớn nhất ở miền Nam - Việt Nam do Kha Bảo An, Kha Cảnh Bác và Công an Nam phần quản lí. Nhà lao Tân Hiệp, ban đầu được xây dựng bằng vật liệu nhẹ: - Hàng rào bao quanh bằng dây kẽm gai. - Cổng ra vào: khung gỗ, đan kẽm gai. - Các trại giam, nhà làm việc và nhà ở, ... vách ván, mái lợp tôn ximent. Sau cuộc nổi dậy vượt ngục cuối năm 1956, Nhà lao Tân Hiệp được tu sửa lần I. Cổng ra vào, trại giam, nhà làm việc ... được xây dựng lại kiên cố.
  • 6. 6 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà lao Tân Hiệp đổi tên thành Trại giam B5 thuộc Công an Đồng Nai quản lí. (1) Do có vị trí biệt lập, lại thuận tiện giao thông nên Mỹ Diệm đã tính toán kỹ, xây dựng khu đất này thành nhà tù để giam giữ tù chính trị. Nhà lao Tân Hiệp Biên Hòa có những mặt thuận lợi: - Thứ nhất: tù nhân bị cách biệt với bên ngoài. - Thứ hai: thuận tiện cho việc nhận tù từ các nhà lao Gia Định, Catina và các nơi khác đến, dễ dàng chuyển tù đi Côn Đảo, Phú Quốc ... Nhà lao Tân Hiệp được bao bọc xung quanh băng hai lớp rào kẽm gai trụ gỗ và một hệ thống gồm 9 tháp canh, cách bố trí (xem bản vẽ). Ra vào nhà lao Tân Hiệp chỉ có 1 cổng chính nằm ngay sát Quốc lộ số I. Khung làm bằng gỗ, cánh cửa đan kẽm gai. Cửa rộng 4 mét, cao 2 mét. Ngoài ra, còn có 2 cửa phụ ở hai bên. Đối diện với cổng (bên kia đường Quốc lộ số I) là nhà thăm nuôi (nhà này hiện nay không còn). Từ cổng chính đi vào khoảng 15 mét, giữa sân là cột cờ, sau cột cờ là văn phòng ban giám đốc "Trung tâm huấn chính". Dãy nhà này chia làm 4 phòng từ trái qua phải: phòng y tế, phòng giám đốc, phòng nhân viên và phòng đại diện. Ngay phía sau dãy nhà văn phòng là nhà ở của viên chánh Giám thị nhà lao, sau nữa là sân vận động. Bên trái cổng ra vào là phòng nghỉ của lính Bảo an, bên cạnh là nhà đền, tiếp đó là nhà ở của Giám đốc nhà lao (Huỳnh Văn Tín). Bên trái nhà ở của Giám đốc là các trại giam E, D, G nằm song song. Trại này cách trại kia từ 10 đến 15 mét. Mỗi trại giam có một cửa ra vào chính quay ra sân vận động và một cửa phụ ở phía sau trại. Tiếp theo là trại giam tù nhân phụ nữ, cuối cùng là giếng nước, nhà tắm và nhà vệ sinh. Bên phải cổng là nhà ăn và nhà bếp. Toàn bộ nhà lao Tân Hiệp có 7 trại giam kể cả trại phụ nữ. - Trại A: giam tù nhân các lực lượng, giáo phái chống Ngô Đình Diệm như: Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên và những người đã học xong lớp tố Cộng. - Trại B: giam tù nhân mới chuyển đến chờ phân loại. - Trại C: trại gia binh. - Trại E, D, G: giam giữ cán bộ, chiến sĩ, đảng viên và người yêu nước trung kiên không chịu khuất phục (đã thành án) của các tỉnh Nam Bộ.(2) 1 Theo lời kể của chú Lý Văn Sâm, chú Bảy Tâm (Nguyễn Duy Đán), chú Hai Thông ... cựu tù nhân vượt ngục tại "Trung tâm Huấn Chính Biên Hòa" năm 1956. 2 Trước ngày 2/12/1956, nhà lao Tân Hiệp giam giữ cán bộ chiến sĩ và đồng bào yêu nước của các tỉnh: Gia Định, Châu Đốc, Rạch Gía, Trà Vinh, Sa Đéc, Long Xuyên, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Hòa, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Vĩnh Long, Gò Công, Cần Thơ, Bà Rịa.
  • 7. 7 Mỗi trại có diện tích 198m2 (33m x 6m). Tường ván ép, nền xi măng, mái lợp ciment. Hai bên tường phải và trái có 4 ô cửa sổ đóng bằng mành sắt. Mỗi trại có hai cửa ra vào ở hai đầu nhà (01 cửa chính và cửa phụ). Cửa làm băng gỗ có khóa 5. Các trại được bao bọc bởi 4 lớp dây kẽm gai dày với 9 lô cốt, 3 tháp canh kiên cố, trang bị vũ khí hiện đại, hệ thống báo động tối tân. Mỗi trại giam có diện tích gần 200m2 nhưng giam giữ từ 300 - 400 người, có lúc lên đến cả ngàn người. Đến thời điểm tháng 12 - 1956, số lượng tù nhân bị địch giam giữ ở đây là 1872 người, trong đó có 79 tù nhân nữ, phần đông số tù nhân này là chiến sĩ cách mạng, nhiều tù nhân là những trí thức yêu nước nổi tiếng như: Kỹ sư Lê Văn Thả, nhà văn – nhà báo Dương Tử Giang, Trần Ngọc Sơn, Lý Văn Sâm, Nguyễn Văn Mại, Phạm Thị Lạng… Sau luật 10/59 số tù nhân ở các nhà tù, nhà lao, trại giam, … đã tăng lên đột ngột. Mỹ - Diệm bắt anh em tù xây dựng thêm dãy xà lim còn gọi là “trại giam tập thể” về phía đông nhà lao, bên cạnh trại giam phụ nữ. Trại D nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng, Đảng viên cộng sản và người yêu nước Đồn canh và kho vũ khí của nhà tù Trại phụ nữ Hàng rào kẽm gai trước trại giam phụ nữ
  • 8. 8 Khu trại giam tập thể có diện tích 9.840 m2 (120 m x 82 m) toàn bộ trại giam có kiến trúc theo lối hình hộp vĩnh cửu, xây kiểu đúc liền. Mái bằng đổ bê tông. Mỗi phòng có diện tích 113,46 m2 chia thành từng phòng nhỏ riêng biệt. Toàn bộ dãy xà lim được bao bọc 2 lớp rào kẽm gai và xây thêm 2 tháp canh kiên cố về hướng Bắc và Nam. Năm 1973, Mỹ - Diệm chuyển hết tù chính trị trung kiên sang biệt giam ở dãy xà lim, các trại A, B, D, G, E... chúng giam thường phạm, chiêu hồi. 1.2.3 Hệ thống tổ chức, quản lý nhà lao Tân Hiệp - Biên Hòa năm 1956:  Cơ cấu tổ chức cai tù: - Ban Giám đốc (Do Nha trưởng cảnh sát và công an Nam phần bổ nhiệm) - Giám đốc nhà Lao Tân Hiệp: Thiếu úy Huỳnh Văn Tín. - Phó giám đốc: Huỳnh Công Trường. - Chánh giám thị: Nguyễn Văn Huề. - Giám thị trị giam: Đặng Trọng Lịch. - Văn phòng có 02 công an viên và 01 công an viên tài xế cho giám đốc. - Lực lượng bảo vệ nhà lao gồm 3 trung đội Bảo an, quân số 88 người trực thuộc Nha bảo an Nam phần. Trong đó có 70 binh sĩ thuộc tỉnh đoàn Bảo an Biên Hòa, 18 binh sĩ thuộc Tỉnh đoàn Bảo an Gia Định. Lực lượng này đặt dưới quyền chỉ huy của 1 viên Trưởng đoàn Bảo an: Thượng sĩ Nguyễn Văn Huề và Trung sĩ phó đồn: Đặng Đức Tài. Lực lượng Bảo an quản lý và sử dụng một kho súng gồm 89 khẩu, trong đó có 6 cây trung liên 24 - 29, 2 tiểu liên Thompson, 15 mat 49, 5 súng phóng lựu, 61 trường mát và 50 quả lựu đạn do 3 binh sĩ bảo an canh giữ (mỗi ca gác 2 giờ). Quy luật hoạt động bảo vệ: Mỗi ca gác 24 tiếng đồng hồ bắt đầu từ 17 giờ 45 phút hôm nay đến 17 giờ 45 phút ngày hôm sau. Mỗi ca gồm 30 lính Bảo an được bố trí như sau: Tại đồn gác cổng có 3 lính bảo an (chỉ huy ca gác, nhân viên ghi chép, sổ gác, bảo vệ cổng đứng ở bên ngoài). Trên 9 tháp gác quanh nhà lao có 27 lính bảo an. Mỗi tháp 3 lính, sau khi hết phiên gác lính bảo an phải nộp vũ khí vào kho. Ban đêm khi tù nhân vào trại thì lính bảo an được đem súng về nhà. Dãy xà lim của nhà tù Tân Hiệp sau cuộc vượt ngục 12/1956
  • 9. 9 1.2.4 Lịch sử sinh hoạt hằng ngày của nhà lao Tân Hiệp: - 5 giờ sáng, giám đốc nhà tù chỉ thị cho viên giám thị thường trực ngày hôm đó cùng 2 tên lính bảo an điều 20 tù nhân (chủ yếu là lực lượng giáo phái đã học qua lớp tổ động) đến nhà bếp làm công việc nấu cháo ăn sáng cho tù nhân. - 6 giờ, giám thị trực đánh kẻng báo thức điểm danh, tù nhân làm vệ sinh cá nhân rồi ăn sáng. - 6 giờ 15 phút: Chào cờ. Kẻng hiệu lệnh phân làm ba hồi. Hồi kẻng đầu lực lượng bảo an trong phiên gác tập trung đứng dọc 2 bên hàng rào kẽm gai. Hồi kẻng thứ 2: tù nhân tập trung về trước văn phòng, xếp hàng thứ tự trước cột cờ và làm lễ chào cờ ba qua. Hồi kẻng thứ 3: binh sĩ bảo an trở về các đồn canh, tù nhân tập trung ở trước nhà ăn học “tố cộng”, làm vệ sinh, lao động chăm sóc vườn rau,… - Đến 10 giờ hiệu kẻng ăn cơm trưa. Từ 12 giờ đến 14 giờ ngủ trưa. Khi nghe tiếng kẻng đánh thức, tù nhân dậy tập hợp và tiếp tục công việc như buổi sáng. - 16 giờ, kẻng cơm chiều, 17giờ 30 phút tù nhân tập hợp trước sân trại của mình để chờ lệnh ra làm lễ hạ cờ. Công việc được tiến hành tuần tự như buổi sáng - Lễ hạ cờ xong, tù nhân có thể chơi các môn thể thao, đi dạo, hoặc ngồi nghỉ trong khuôn viên trại giam nhưng không được đi lại ở sân trước cổng ra vào. Một số sổ sách quản lý nhà lao Tân Hiệp và Tháp canh tại di tích nhà lao Tân Hiệp
  • 10. 10 - 18 giờ, tù nhân tập hợp trước các trại, viên giám thị trực và một bảo an viên, một lính bảo an đi từng trại điểm danh và cho tù nhân vào trại, khóa cửa lại. - Từ 20 giờ đến sáng: có 3 tốp lính bảo an thường xuyên tuần tra xung quanh hàng 14 rào và các trại giam. Trên các bót gác có hệ thống đèn bảo vệ chiếu sáng quanh các hàng rào. Nhà tù Tân Hiệp có một máy điện thoại nối liền với Bộ tư lệnh sư đoàn dã chiến 4 (cách nhà lao khoảng 1km) để liên lạc kịp thời đối phó khi có tình huống xảy ra.  Chế độ đối với tù nhân. a. Về nơi ở: Địch đối với tù nhân hết sức độc ác và tàn bạo, với diện tích mỗi trại là: 198m2, chúng đã giam từ 250 đến 300 người. Vậy mà có lúc giam cỡ gần 1000 người trong một trại. Anh em tù nhân phải căng bao bố lớp nằm trên, lớp nằm dưới. Những ngày nóng bức nằm trong trại giam, dù là ban đêm tù nhân vẫn có cảm giác nằm trong lò thiêu. CÙM Dùng cùm chân tù nhân, địch cho là “Cứng đầu” cần phải “ Cải huấn” đặc biệt. Một số dụng cụ tra tấn tù nhân
  • 11. 11 Sau cuộc vượt ngục năm 1956, địch không cho tù nhân tự do đi tiêu, tiểu bên ngoài nữa. Chúng dùng chiếc thùng để ngay trong từng trại. Mọi người phải xếp hàng đi cầu vào đó. Trời nóng nực, mùi bốc lên hôi hám vô cùng. b. Thời gian làm việc và chế độ ăn uống: Cứ 5 giờ 30 phút sáng, tên trực ban đánh một hồi lẻ ba tiếng kẻng dùi nhức óc. Anh em tù nhân vội dậy, ăn sáng qua loa rồi đi làm việc. 11 giờ 30 phút trưa nghe ba tiếng kẻng, tù nhân tiếp tục đi làm công việc như buổi sáng. Chiều tối lúc 17 giờ 30 phút, lại ba tiếng kẻng ré lên, tù nhân nghỉ ăn cơm. Đến 18 giờ, một hồi kẻng dài lẻ ba tiếng, tất cả tù nhân vào trại… Chính vì tiếng kẻng rít lên bi oán đó, nhà văn Lý Văn Sâm, là tù nhân bị giam giữ tại đó đã làm một bài thơ: “… Dùi sắt và kẻng sắt Cùng một gốc sinh ra Anh em cùng một nhà Có nghe kẻng kêu đau? Dùi lại vui được sao? Nắm chặt lấy thân dùi Biến dùi thành bội nghĩa Hành hạ người cùng nòi Kẻng, dùi chung gốc sắt Anh nhớ chăng anh ơi!” Ni tấc tuy có khác Khi đánh vào kẻng sắt Nằm trong tay kẻ ác Bọn Mỹ Diệm độc địa Anh lính gác trại ơi Có vui chi thân dùi” (1) Sáng sớm, tù nhân được ăn cháo đường. Trưa ăn cơm với canh và cá khô mục. Một tuần lễ được ăn hai bữa thịt. Sau cuộc vượt ngục cuối năm 1956 và nhất là sau năm 1959, số tù nhân đưa về “Trung tâm huấn chính Biên Hòa” quá đông. Chúng cho tù nhân ăn uống rất kham khổ và mất vệ sinh. Cá khô làm phân bón ruộng, chúng mua về để từ 5 đến 6 tiếng trong kho để mục, thối rữa rồi đem ra phơi (không trông nom để chó đái, ỉa cả vào) rồi chúng gom lại nướng lên cho anh em tù nhân ăn hoặc cho dầu luyn chiên lên làm cho tù nhân ăn bị ngộ độc. Cá chiên nghe thì sang nhưng thực ra có conchỉ còn xương, thịt rữa hết có cả giòi bọ ở trong đó. Có tù nhân khi ăn cơm gắp khúc cá nhưng khi gắp lên thì lại là cục phân chó. Đồ đựng cơm chúng dùng cả những thùng chậu mà anh em tù nhân thường đi tiêu, tiểu, chúng rửa qua loa rồi đựng cơm, thức ăn cho tù nhân thật là độc đáo.(2) c. Thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc của địch đối với tù nhân cách mạng: Về “cải tạo tư tưởng” tù chính trị, hàng tháng, địch đều có tổ chức các lớp học tố Cộng. Ban giám thị và lính bảo an đi đến từng trại gọi tên những ai chịu học. Ngày hôm sau, ai học tố Cộng thì chúng tập trung, ai không chịu học, chúng bắt ngồi phơi nắng ngoài sân cả ngày. Và bao giờ số tù nhân chính trị bị ngồi phơi nắng ngoài sân cũng đông hơn. Với lớp như thế, địch tổ chức khá là “trịnh trọng”. Tên đại úy Tống Đình Bắc – Trưởng ty đặc cảnh miền Nam lên khai mạc. Sau đó đưa tên Loát – một tên phản bội làm tay sai cho địch lên lớp nói xấu Cách mạng rồi mới được chuyển sang trại A để được đối xử khá hơn.2 Sáng nào cũng vậy, chúng bắt tù nhân phải chào cờ ba que và nghe những bài hát phản động. Anh em tù nhân không chịu chào cờ, lẻn trốn bằng cách: cáo bệnh, lấy cớ đi 1 Trích “Bến Xuân” – Lý Văn Sâm – NXB Đồng Nai năm 1980 2 Bài phát biểu của chú Bảy Tâm – cựu tù nhân của “Trung tâm huấn chính Biên Hòa”
  • 12. 12 tiêu, tiểu nên mỗi buổi sáng ở cầu tiêu rất đông người đi đứng lộn xộn không ra hàng ngũ gì cả làm cho buổi lễ chào cờ trở nên lố bịch. Thỉnh thoảng, tại “Trung tâm huấn chính Biên Hòa” địch cũng tổ chức những trò mị dân nham hiểm. Chúng tổ chứ cho các tên bòi bút vào Trung tâm gặp gỡ anh em phóng viên, nhà báo, trí thức bị giam cầm nhằm: một là dụ dỗ, phân hóa, lôi kéo hoặc viết những bài phóng sự điều tra ca ngợi “Tinh thần dân chủ đối xử nhân nghĩa của quốc gia đối với những người đối lập”. Một lần, địch đưa bà Bút Trà, chủ báo Sài Gòn mới vào nhà lao Tân Hiệp gặp gỡ kỹ sư Lê Văn Thả, nhà báo Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Nại, Ái Lan… tại phòng giám đốc Tín. Theo sự gợi ý của địch, bà Bút Trà nói với các tù nhân: “Không cần biết các anh, các chị có học tố Cộng hay không, chỉ cần anh, chị làm một lá đơn không theo Cộng sản nữa, nhà cầm quyền sẽ thả anh, chị ngay”. Rồi bà ta dụ dỗ tiếp: “Viết như thế chỉ là tạm thời thôi, vấn đề quan trọng ở chỗ anh, chị được thả ra và Đảng đang còn cán bộ hoạt động. Chúng còn tạo điều kiện, mỗi tuần lễ tù nhân được thân nhân tới thăm nuôi 2 lần vào thứ ba và thứ sáu. Bọn giám thị, công an vừa hốt bạc làm giàu, vừa thực hiện được mưu mẹo hiểm ác là làm cho “Việt Cộng nhão tinh thần” “Quen ăn không quen nhịn” dần dần rã rời hàng ngũ. Trần Bá Thanh và Tống Đình Bắc đã nhiều lần dạy bọn tay chân: “Việt Cộng chẳng qua cũng chỉ là con người thôi, mà con người nào mà lại không có chỗ nhược”. Hắn thường xuyên dụ anh em tù nhân: “Trung tâm huấn chính” không vĩnh viễn đóng bít mà lúc nào cũng sẵn sàng mở rộng để đưa các người (anh em tù cách mạng) trở về xum họp với gia đình nếu các người “biết ăn năn hối cải”. Đồng chí Huỳnh Văn Trí, nguyên chủ tịch huyện Xuân Lộc đã từng bị giam cầm ở “Trung tâm huấn chính Biên Hòa” đã làm bài thơ mỉa mai dài, dưới đây là một đoạn tiêu biểu: “…Mặt trời đâu, sao chẳng thấy mặt trời? Chỉ thấy lởm chởm rào gai nhọn hoắt Ở đây làm gì có mây ngũ sắc? Chỉ có máu người tù rực rỡ nắng hồng Chúng bảo đây là “Thiên đường” Ta thét vào mặt chúng quả đây là địa ngục Địa ngục này có ngày ta dẫm nát Tìm về mùa xuân riêng của lòng ta… d. Phương thức đàn áp đối với tù nhân cách mạng: Bên cạnh việc dụ dỗ, mua chuộc, để trán an tinh thần tù nhân và để thị oai, trấn an lũ đàn em phía dưới tin tưởng vào mình, tên chúa ngục Huỳnh Văn Tín tuyên bố: “Ba Tín này thà ngã gục dưới cột cờ, ăn thua đủ chứ không để các người “làm lộng” đâu!” Ngày nào cũng có xe jeep chở đầy bọn mật vụ P.S.E Sài Gòn lên đậu chật nghẹt như bọ hung trước nhà chúa ngục Huỳnh Văn Tín. Bọn này có mang đủ thứ, phương tiện nhà nghề như: Súng tiểu liên, súng lục, lựu đạn miếng, lựu đạn khói, mã trắc, chày vồ, dây điện, còng sắt và vôi bột,… Cứ lo ngày lại có một chuyến chở tù nhân đi đày ngoài Côn Đảo, Phú Quốc, nửa tháng lại có một lần làm xáo trộn các trại để bứng “cơ sở Việt Cộng”. Những cái loa gắn trước trại giam chính trị ngày đêm ra rả, chửi rủa, bới móc, nói xấu Cộng Sản kháng chiến và đề cao trùm họ Ngô.
  • 13. 13 + Đối với cá nhân: ai không chịu học "tố Cộng","chào cờ" bị bắt ngồi phơi nắng, ăn cơm lạt. Ai chống đối sẽ bị đánh bằng dùi cui, báng súng, dây điện... hoặc đưa về Ty công an, B6 để tra tấn, khai thác, hoặc đưa đi đày ở Côn Đảo, Phú Quốc... + Đối với tập thể: Nếu tù nhân trong các trại cùng đồng lòng đấu tranh, biểu tình, hô khẩu hiệu, đả đảo chúng đòi thực hiện yêu sách, thực hiện chế đối quốc tế đối với tù nhân thì chúng sẽ đàn áp bằng cách: dùng vôi bột, lựu đạn cay hoặc xịt nước vòi rồng vào trong trại làm cho anh em bị ngạt thở, có người yếu sức ngất xỉu. Một kiểu tra tấn tù nhân treo lên xà nhà Tù nhân bị tra tấn đến chết tại nhà tù Tân Hiệp Các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tập trung tại Tân Hiệp Biên Hòa ngày 22/09/1968 Các nữ tù chính trị chống lại việc đày đi Côn Đảo
  • 14. 14 CHƯƠNG II: CUỘC NỔI DẬY PHÁ NHÀ LAO TÂN HIỆP 2.1 Nguyên nhân chủ trương phá Khám và quá trình chuẩn bị: 2.1.1 Nguyên nhân chủ chương phá Khám: Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết mà vẫn chưa có hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, trong khi đó Mỹ Diệm tìm mọi cách phá hoại hiệp định, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Thời kỳ này, nhiều chiến sĩ, đảng viên và những người yêu nước bị địch truy tìm, giết hại hoặc giam cầm. Nhà tù, trại giam...mọc lên ở khắp nơi. Chính vì lẽ đó, chủ trương của ta ở bên ngoài cũng như ở các nhà lao, trại giam...những nguời yêu nước, những Đảng viên Cộng sản...đều có nguyện vọng tìm thời cơ thuận lợi phá ngục trở về với đội ngũ. 2.1.2 Quá trình chuẩn bị: Đến tháng 12/1956, Ban chi ủy nhà lao Tân Hiệp gồm các đồng chí: Võ Văn Thuấn, nguyên Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Trọng Tâm (tức Nguyễn Duy Đán), cán bộ của ban binh vận xứ ủy miền Nam làm Phó bí thư, đồng chí NguyễnVăn Hai (tự Mác) nguyên thứ ủy viên Biên Hòa làm ủy viên. Đồng chí Hai Hải ở Trà Vinh làm ủy viên, đồng chí Hai Quảng, nguyên bí thư huyện Vĩnh Cửu làm ủy viên, đồng chí Lâm làm ủy viên. Các trại giam D, E, G có ít nhất một đồng chí chi ủy viên lãnh đạo. Mỗi trại, tức một chi bộ tổ chức nhiều tổ Đảng, tập hợp những Đảng viên trung kiên. Các tổ Đảng sinh hoạt theo phương châm ngăn cách, bí mật. Các trại liên lạc với nhau bằng thư mật, lợi dụng lúc địch ra khỏi trại mới bí mật họp chi ủy. Đồng chí Nguyễn Trọng Tâm (tức Nguyễn Duy Đán) Đồng chí Ngô Văn Quảng( Hai Quảng) Tổ trưởng
  • 15. 15 Trong cuộc họp đầu tiên, chi ủy nhận định: lúc này hiệp định Giơ-ne-vơ còn hiệu lực, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam vẫn lấy đấu tranh chính trị là chính bằng hình thức hợp pháp, bán hợp pháp, đòi dân sinh, dân chủ, đòi thi hành hiệp định, hiệp thương tổng tuyển cử. Nhiệm vụ của chi bộ "Trung tâm huấn chính" là động viên, giáo dục Đảng viên những người yêu nước giữ vững tinh thần đấu tranh, giữ vững khí tiết cộng sản, tập trung chống chào cờ, chống học tố Cộng, chống đi làm khổ sai, chống đánh đập, đòi được tập thể dục, thể thao, đòi được diễn văn nghệ, yêu cầu được ăn uống và đối xử đúng với Luật quốc tế đối với tù nhân... Mọi biện pháp và hình thức đấu tranh biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Những hình thức đấu tranh của tù nhân "trung tâm huấn chính" đã thu được một số kết quả đáng kể: + Về tinh thần: giám đốc nhà lao, thiếu úy Huỳnh Văn Tín đã chấp nhận cho các tù nhân được học văn hóa, thân nhân thăm nuôi được phép đem sách vở vào cho tù nhân tự học. Sáng sớm tù nhân được tập thể dục, được chạy quanh sân volley (nay vẫn là sân banh). Đây là cơ hội thuận lợi cho người tù được rèn luyện sức khỏe cũng như lợi dụng sơ hở quan sát. Song song, Đảng ủy chỉ đạo việc chuẩn bị thuốc men, quần áo để dùng khi thoát ra (những thứ này do thân nhân gửi vào để dành lại). Đồng chí Nguyễn Văn Chuộng được Đảng ủy cử làm Trưởng đoàn vượt ngục. Việc chuẩn bị được giữ bí mật đến phút cuối cùng. Kế hoạch tổ chức nổi dậy phá khám Tân Hiệp đến tháng 11/1956 xem như cơ bản hoàn thành. Đảng ủy quyết tâm giữ vững chủ trương đề ra là khoảng 200 Đảng viên, chiến sĩ được thử thách tuyển chọn sẵn sàng bước vào cuộc chiến đầu sắp tới. Theo kế hoạch đã định, chiều ngày 2/12/1956, lấy hiệu kẻng báo vào trại làm hiệu lệnh nổi dậy. Ngay từ tối hôm trước (1/12/1956) khoảng 200 Đảng viên đã chuẩn bị chu đáo, ai cũng mặc hai hoặc ba bộ đồ trong người. Chuẩn bị thuốc mang theo, tù nhân hồi hộp, trằn trọc suốt đêm chờ trời sáng. Chính trị phạm tổ chức học văn hóa để nâng cao nhận thức, trình độ
  • 16. 16 2.2. “Tù nhân” nổi dậy ngày 2/12/1956 phá nhà lao Tân Hiệp trở về với cách mạng: Chiều chủ nhật, ngày 2/12/1956, nhà lao Tân Hiệp, Biên Hòa vẫn bình lặng như mọi ngày. Sinh hoạt của tù nhân vẫn diễn ra theo giờ giấc thường nhật của trại. Sau buổi cơm chiều, 17 giờ 30 phút, đài Sài Gòn phát chương trình cổ nhạc. Tù nhân tập trung ngồi trước của trại nghe nhạc, đợi giờ vào trại, đông nhất là các trại E, D, G. Một số anh em còn lảng vảng quanh sân, gần cột cờ và các đồn. Tiếng nói cười râm ran dường như để xua bớt đi bầu không khí ngột ngạt, bồn chồn. Nhìn quang cảnh bên ngoài là thế, song ở bên trong là cả một sự chuẩn bị, chờ đợi cảng thẳng của hơn 200 tù nhân, nhất là các đồng chí trong Đảng Ủy “Trung tâm huấn chính” và những chiến sĩ trong các đơn vị xung kích. Giờ G, giờ hành động sắp đến. Nổi dậy, phá khám, cướp súng địch trở về với Đảng, với dân sẽ là một cuộc chiến đấu hết sức cam go, gian khổ không tránh khỏi hy sinh, nhưng hầu như tất cả đều quyết tâm vù sống chiến đấu để giải phóng quê hương đất nước là lý tưởng cao đẹp nhất của người chiến sĩ cách mạng. 17 giờ 40 phút, tất cả các tù nhân trong lực lương xung kích, không ai bảo ai đã sẵn sàng hành động. Các tổ áp sát mục tiêu đã được phân công, mọi hoạt động của lực lượng chủ công vẫn giữ được bí mật hoàn toàn. Đúng như dự kiến của Đảng ủy, giao điểm đổi ca gác của lính canh là lúc có nhiều sự sơ hở nhất. Mặt khác, cuộc nổi dậy phá khám đúng vào chủ nhật, lính địch có phần chểnh mảng hơn. Tất cả 9 tháp canh xung quanh trại giam theo quy định của giám đốc. Thường trực mỗi tháp 3 lính gác. Trại gác phía trước cổng 3 người, cộng tất cả là ba mươi lính luôn sẵn sàng tác chiến. Nhưng thực tế lúc này mỗi tháp chỉ còn 1 lính canh. Ở phòng gác chính cũng là kho vũ khí lúc này có mặt tên trung sĩ Huỳnh Xuân Ba và binh nhì Nguyễn Văn Hy. Phía trước cổng chính có 1 lính gác tên là Nguyễn Văn Hai. Ở phòng cận kho vũ lhis có khoảng 9 – 10 tên lính. Số người này hết phiên trực đã nộp súng đạn vào kho và đến đây ngồi chơi, tán gẫu. Như vậy, toàn bộ lính trực trong thời điểm này chỉ còn 12 người. Số còn lại đều về với gia đình hoặc là cà trong các tiệm, quán. Lúc này là mùa đông nên thời tiết hơi se lạnh, mới 17 giờ mà trời đã nhá nhem tối. Một số đồng chí trong tổ xung kích ở trần cọc quần đùi, giống như một số lín bảo an sau khi hết phiên trực, thường qua lại bên ngoài sân trại, đang tiếp cận mục tiêu. Số tù nhân ở các trại D, E, G (những anh em được phổ biến trước) đều đứng hoặc ngồi trước cửa thấp thỏm đợi chờ. Đúng 17 giờ 50 phút, khi tên lính trực vừa chuẩn bị đánh kẻng báo tù nhân vào trại thì các đồng chí Đỗ Văn Cội, Huỳnh Tăng, Phạm Văn Còn… (Trong ban chỉ huy đội xung kích) lần lượt rút khăn tay trong túi ra vẫy lên làm tín hiệu, lập tức tiếng hô xung phong vang dội khắp nơi. Các mũi xung kích đã xông thẳng vào kho vũ khí (mục tiêu số 1) bắt trói tên trưởng toán gác và dùng dao nhỏ khống chế tên lính, lấy toàn bộ vũ khí ở đây. Bọn lính ở phòng bên bỏ chạy tán loạn, cùng lúc đó các tổ khác cũng xông thẳng đến nhà giám đốc. Đồng chí Sáu Đoàn và một số xung kích bắt trói tên Huỳnh Văn Tín, vợ hắn tri hô lên, tên công an tài xế chạy tới ứng cứu nhưng bị tù nhân đánh gục phải bò lê ra ngoài tìm nơi ẩn trốn. Một bộ phận xung kích khác xông thẳng vào văn phòng.
  • 17. 17 Đồng chí Nguyễn Văn Lũy ( Hai Thông) , Phạm Văn Rô, Tôn, Chức,... vận động về phía sau trại E, dùng súng vừa đoạt được bắn kèm chế địch ở nơi tháp canh phía trước trung tâm, đồng thời nút hỏa lực địch về phía sau để anh em chạy thoát. Vài phút sau , tiếng súng ở lô cốt số 2 thưa dần, các đồng chí nhận định có lẽ đạn ở lô cốt sắp hết, phải nhanh chóng rút ra ngoài. Trong lúc đó thì đồng chí Phạm Văn Rô trúng đạn bị thương nặng. Vĩnh biệt đồng chí Rô! Các đồng chí còn lại vượt nhanh ra khỏi trại giam, băng qua lô I, sân banh dưới làn đạn bắn đuổi theo của giặc. Cùng thời gian đó, một bộ phận xung kích khác do các đồng chí Hai Còn, đồng chí Lem chỉ huy vừa rút ra đường thì đụng phải một xe hiến binh địch từ Trảng Bom chạy về các đồng chí chặn đánh khoảng 5 phút, đoạt thêm một số súng rồi vội rút theo đoàn. Trước hai làn đạn bắn chặn của địch, một số anh em ra sau trúng đạn hy sinh và bị thương. Là một đội viên chỉ huy xung kích, đồng chí Nguyễn Văn Sỏi sau khi đoạt súng ở trạm gác còn làm nhiệm vụ chỉ huy anh em chặn đánh địch truy kích, trong lúc vượt qua sân banh, không may trúng đạn bị thương, các đồng chí khác quay lại dìu đi. Biết không thể sống được, anh đã động viên anh em:” Hãy chạy nhanh lên và nhắn với Đảng, với tổ chức là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”. Nhà văn Dương Tử Giang bị thương, bò đến được bờ suối thì hy sinh, trên tay anh còn ghì chặt cây đàn ghi ta, người bạn và là vũ khí của anh chiến đấu suốt những ngày bị giam hãm trong tù ngục. Trước làn đạn ác liệt của giặc, gần 30 đồng chí bị hy sinh, bị thương trước cổng trại cả bên ngoài sân banh và ven bờ suối. Một số tên chỉ huy ác ôn, sau khi đã ổn định tình hình còn dùng súng tiểu liên hạ sát từng đồng chí bị thương nằm rải rác bên ngoài. Cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp diễn ra trong vòng 40 phút, đến 18 giờ 30 phút, toàn bộ số tù nhân còn lại bị giam hết vào trại và được bọn lính bảo an canh gác nghiêm ngặt. Do điện thoại đã bị cắt đứt ngay từ đầu, tên phó giám đốc trại giam phải chạy bộ đến sở chỉ huy sư đoàn 4 gần đó để cấp báo, vì vậy, gần 1 giờ sau cuộc nổi dậy mới được báo động tới các nơi trong thị xã Biên Hòa. 19 giờ , lính của sư đoàn 4 dã chiến mới đến được trại giam cùng với lực lượng bảo an, diễn binh tại chỗ, ổn định tình hình. Vậy là cuộc phá khu nhà lao Tân Hiệp - Biên Hòa đã giải thoát được 462 người về với chiến khu D an toàn, các đồng chí như: Bảy Tâm (tức Nguyễn Duy Đán), đồng chí Nguyễn Văn Lũy (Hai Thông) , đồng chí Lý Văn Sâm và tất cả các đồng chí sau này đã trở thành những hạt nhân nòng cốt lãnh đạo phong trào Đồng Khởi. Biểu trung tinh thần bất khuất của chính trị phạm vượt ngục trở về với cách mạng
  • 18. 18 Theo thống kê của “ Trung tâm huấn chính Biên Hòa” v/v : chính trị phạm Việt Cộng cướp đồn gác, đoạt súng và phá cửa Trung tâm huấn chính trốn thoát ngày 02/12/1956: Số vũ khí bị mất: - 02 FM - 27 súng trường MAC 36 - 02 Thompson - 10 tiểu liên MAT 49 - 08 băng đạn FM với 200 viên đạn - 100 viên đạn súng trường - 11 băng tiểu liên với 275 viên đạn - 12 túi đựng đạn bằng da - 09 dây thắt lưng - 02 cặp dây choàng vai - 01 túi đựng băng đạn FM - 03 thanh sắt dùng để khóa súng - 03 ống khóa Số chính trị phạm: - 462 trốn thoát hoặc mất tích - 22 chết bỏ xác lại - 06 bị thương Sự thiệt hại về phía trung tâm huấn chính: - Ông Giám đốc bị thương nơi mặt - Ông Giám thị trưởng Nguyễn Văn Huê bị thương hơi nặng - 04 binh sĩ bảo an có tên sau đây: 1) - Nguyễn Văn Hai (bị nặng) 2) - Nguyễn Văn Hoi 3) - Danh Chương 4) - Nguyễn Văn Hương Tranh khắc cuộc phá Khám
  • 19. 19 CHƯƠNG III: TÌNH TRẠNG DI TÍCH HIỆN NAY Sau năm 1975, ta tiếp thu nhà lao Tân Hiệp để tiếp tục giam giữ tội phạm và đổi tên là Trại giam B5 thuộc Công an Đồng Nai quản lý. Những năm gần đây, do sự biến động của môi trường sinh thái…. khu nhà lao Tân Hiệp thường bị lụt lội, mực nước có khi dâng cao từ 1m đến 1,5m. Góc dãy nhà giam và văn phòng bị ngập lụt lên rất khó khăn cho công việc, sinh hoạt và quản tù. Đầu năm 1993, sau nhiều lần họp bàn thống nhất, Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo cho Công an tỉnh di chuyển trại giam B5 đến nơi khác. Mặt bằng nhà lao Tân Hiệp (B5) được bán cho ngân hàng công thương tỉnh để lấy kinh phí xây dựng khu trại giam mới. Khi “Trung tâm huấn chính Biên Hòa” được tháo gỡ, giải tỏa mặt bằng, nhiều bậc lão thành cách mạng và đa số là tù nhân vượt ngục tại nhà lao Tân Hiệp năm 1956 hay tin đã đến Nhà bảo tàng Đồng Nai bày tỏ nguyện vọng về đề xuất ý kiến nên giữ lại khu nhà lao Tân Hiệp làm di tích. Nguyện vọng của các chiến sĩ cách mạng lão thành, nhất là các cựu tù nhân phù hợp với pháp lệnh bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh của Hội đồng Nhà Nước CHXHCNVN. Sở VHTT-TT Đồng Nai đã kịp thời có văn bản trình UBND Tỉnh, nhận được văn bản, UBND Tỉnh Đồng Nai đã ra thông báo ngưng việc thi công trong di tích. Nhiều đồng chí lãnh đạo của Tỉnh đã xuống tận di tích khảo sát và chỉ đạo trực tiếp việc ngưng giải tỏa. Qua 2 lần họp liên ngành, UBND Tỉnh ủy quyền cho sở VHTT-TT Đồng Nai chủ trì khoanh vùng bảo vệ di tích tội ác - lịch sử. Tháng 9/1993 Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh chủ trì cuộc họp với các ban liên ngành liên quan trong Tỉnh và đã đi đến thống nhất khoanh vùng bảo vệ di tích nhà lao Tân Hiệp. Ngày 27/12/1993 UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định 4011/QD-DBT giao trách nhiệm cho Bộ VHTT-TT lập hồ sơ trình Bộ văn hóa thông tin xin công nhận di tích của nhà lao Tân Hiệp. Diện tích khoanh vùng bảo vệ: - Lấy tâm cổng (cột cờ) kéo qua trái 20 mét, kéo qua phải 20 mét - Từ tường rào cổng kéo sâu vào trong 45 mét. - Lô cốt số 7: tính từ chân tường phía của lô cốt kéo ra xung quanh 4 mét - Làm một đường đi nối rộng 3 mét nối từ di tích ra lô cốt số 7 Trong khu vực khoanh vùng bảo vệ gồm có: - Dãy nhà làm việc của trung tâm huân chính Biên Hòa - Kho cấm tù nhân đã cướp tế vượt ngục 1956 - Cột cờ: nơi tù nhân thường bị buộc chào cờ mỗi buổi sáng vì lễ hạ cờ buổi chiều - Cổng ra vào: nơi chứng kiến cuộc nổi dậy cướp trại giải thoát được 500 tù nhân chính trị. Đến năm 1993, chỉ còn dãy nhà làm việc của trung tâm huân chính còn khá nguyên vẹn, chắc chắn, cổng ra vào bị xiêu vẹo, mất một cánh cổng phụ bên phải. Kho súng và nhà của lính trực bị mục, hư dột. Toàn bộ hệ thống cửa ra vào không còn, cửa sổ bị mất gần hết. Số còn lại bị hư hỏng, phải khôi phục lại. Toàn bộ cây xanh trong khu vực sẽ khoanh vùng bị chặt phá hoàn toàn. Sở VHPT-TT, Nhà Bảo tàng có trách nhiệm xác lập phương án khoanh vùng bảo vệ, trùng tu tôn tạo và phát huy giá trị tinh thần của khu di tích.
  • 20. 20 HÌNH ẢNH VỀ NHÀ LAO TÂN HIỆP NGÀY NAY Dấu tíchmột phần trại giam nhà lao Tân Hiệp
  • 21. 21 Bia và nhà thờ các đồng chí đã hy sinh trong cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp 12/1956 Bức thư của đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Y Tranh thêu tay của đồng chí Nguyễn Thị Thanh (Năm Thanh) thêu trong nhà tù Tân Hiệp (1969 – 1975)
  • 22. 22 CHƯƠNG IV: Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA NHÀ LAO TÂN HIỆP Di tích nhà lao Tân Hiệp Biên Hòa nói lên âm mưu, thủ đoạn tàn ác của Mỹ Ngụy đối với những chiến sĩ Đảng viên Cộng sản, những người yêu nước của ta bị bắt và giam cầm. Chúng gọi “Trung tâm huấn chính Biên Hòa” là “thiên đường”, là “tịnh thất” nhưng thật ra đó là nhà tù, trại giam… với chế độ sinh hoạt tàn khốc và đủ loại phương tiện tra tấn tối tân nhất, nhưng dù âm mưu, thủ đoạn của địch có xảo quyệt, độc ác, hay thô bạo thế nào đi chăng nửa cũng không lung lạc được ý chí, cách mạng quật cường, lòng yêu nước thiết tha, nguyện vọng cháy bỏng mong muốn thoát khỏi nhà tù để quay trở về chiến đấu bên cạnh đồng chí, đồng đội , đồng bào thân thương của những chiến sĩ cách mạng, những người yêu nước chân chính. Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp Biên Hòa ngày 2/12/1956 là một vết son chói lọi, trong truyền thống đấu tranh quật cường của Đảng, của nhân dân Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Ủy trong trung tâm huân chính, gần 500 cán bộ Đảng viên Cộng sản bị kẻ thù giam giữ đã lập nên kì tích: tự nổi dậy phá khám, cướp vũ khí trở về với Đảng, với nhân dân. Trong lịch sử dân tộc và lịch sử Cách mạng Việt Nam có thể nói đây là cuộc nổi dậy phá khám, tự giải phóng có quy mô lớn nhất đưa được một số lượng cán bộ, Đảng viên bị giam giữ về với cách mạng đông nhất cướp được số lượng vũ khí nhiều nhất. Cuộc chiến đấu làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn tàn độc của kẻ thù trong nhà lao Tân Hiệp, biến nhà tù đế quốc thành “trường học cách mạng” đã thể hiện rõ ràng bản lĩnh và tinh thần, ý chí cách mạng của người Đảng viên Cộng sản người cán bộ cách mạng khi bị sa vào tay giặc. Cuộc nổi dậy phá khám ngày 2/12/1956 lại càng thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí quật cường mục tiêu lý tưởng cao cả của người cách mạng đặc biệt. Cuộc nổi dậy diễn ra trong bối cảnh kẻ thù Mỹ - Diệm càng ra sức khủng bố phong trào cách mạng miền Nam bằng chiến dịch Trương Tấn Bửu, càng cho thấy quyết tâm của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Cuộc nổi dậy phá khám nhà lao Tân Hiệp là một đòn tấn công hết sức bất ngờ và rất đau đối với đế quốc Mỹ và tay sai ở Sài Gòn, vì nó vạch trần bản chất xâm lược của đế quốc và chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam trước dư luận quốc tế và trong nước.
  • 23. 23 Cuộc nổi dậy phá khám nhà lao Tân Hiệp Biên Hòa còn là một tiếng chuông cảnh tỉnh đối với những ai còn mơ hồ về bản chất Mỹ - Diệm, có sức cổ vũ rất lớn đối với đoàn thể Đảng viên, cán bộ, nhân dân và phong trào cách mạng miền Nam lúc bấy giờ. Hơn 500 cán bộ, Đảng viên Cộng sản, người yêu nước đã thoát khỏi nhà tù Tân Hiệp với 37 khẩu súng các loại thu được là nguồn bổ sung, là lực lượng nòng cốt vô cùng quý giá cho cách mạng miền Nam. Nhìn lại lịch sử kháng chiến miền Nam trong và sau đồng khởi 1960, nhiều đơn vị vũ trang còn phải sử dụng dao, mã tấu; các loại súng tự tạo như súng ngựa trời… ta mới thấy được sự đóng góp vô cùng quý giá của những khẩu súng được mang ra từ nhà lao Tân Hiệp. Gần 40 năm đã trôi qua, nhà lao Tân Hiệp và cuộc nổi dậy phá khám ngày 2/12/1956 không chỉ là một chứng tíchtội ác của Mỹ - Ngụy mà cònlà một di tích(chứng nhân) cách mạng thể hiện lý tưởng, tinh thần, ý chí cách mạng của cán bộ, Đảng viên, nhân dân Biên Hòa nói riêng và miền Nam nói chung. Cuộc nổi dậy cướp nhà lao Tân Hiệp – Biên Hòa mãi mãi là niềm tự hào của bao thế hệ chiến sĩ cách mạng đã qua và lớp trẻ Biên Hòa đang tiếp bước viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc. Xuất phát từ những giá trị quý báu trên, Nhà bảo tàng Đồng Nai lập hồ sơ khoa học di tích lịch sử nhà lao Tân Hiệp Biên Hòa trình Bộ Văn Hóa Thông Tin, vụ Bảo Tồn – Bào Tàng nghiên cứu ra quyết định xếp hạng di tích này, đồng thời có ý kiến chỉ đạo trong việc trùng tu, tôn tạo di tích để kịp thời đưa vào bảo vệ và sử dụng hợp lí.
  • 24. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1) Bến Xuân – Lý Văn Sâm – NXB Đồng Nai 1980 2) Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp Biên Hòa (2/12/1956) - Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng tỉnh Đồng Nai biên soạn 1993 - 1994