Publicité
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Publicité
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Publicité
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Publicité
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển
Prochain SlideShare
Chủ nghĩa Công năng (Lịch sử Kiến trúc Thế giới)Chủ nghĩa Công năng (Lịch sử Kiến trúc Thế giới)
Chargement dans ... 3
1 sur 16
Publicité

Contenu connexe

Similaire à Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển(20)

Plus de Xây Dựng Doctor Home(20)

Publicité

Giới Thiệu Về Kiến Trúc Tân Cổ Điển

  1. Trong lĩnh vực kiến trúc thì sự ảnh hưởng của thời đại là một phần tất yếu và vô cùng lớn. Vì vậy trong suốt chiều dài lịch sử, những phong cách kiến trúc cũng thay đổi theo thời đại từ kiến trúc cổ điển, kiến trúc tân cổ điển, kiến trúc hiện đại. Cùng Doctor Home tìm hiểu thêm về phong cách kiến trúc tân cổ điển nói chung trên thế giới nhé! Nội Dung • Giới thiệu về kiến trúc tân cổ điển • Lịch sử của kiến trúc tân cổ điển • Đặc điểm chính của kiến trúc tân cổ điển • Các biến thể của kiến trúc tân cổ điển • Một số công trình tiêu biểu • Một số dự án nhà phố biệt thự tiêu biểu Giới thiệu về kiến trúc tân cổ điển Kiến trúc tân cổ điển (Neoclassical Architecture) là một phong trào kiến trúc được sinh ra bởi phong trào Tân cổ điển vào giữa thế kỷ 18 ở Pháp và Ý, trở thành một trong những phong trào kiến trúc phổ tân cổ điển biến nhất ở Phương Tây. Về hình thức, kiến trúc tân cổ điển sẽ tập trung nhấn mạnh vào những bức tường hơn là sử dụng sự tương phản mạnh mẽ của sáng tối và duy trì sự đặc trưng riêng biệt cho từng bộ phận của nó. Còn về chi tiết trong trang trí, phong cách này như một sự đối lập với phong cách Rococo. Công thức kiến trúc tân cổ điển như một sự vượt bậc với một số đặc điểm cổ điển của kiến trúc truyền thống thời kỳ hậu Baroque. Do đó, phong cách được xác định bởi tính đối xứng, hình học đơn giản và nhu cầu xã hội thay vì trang trí. >> Xem thêm: • Đôi Điều Về Phong Thuỷ Trong Xây Dựng Nhà Ở 2022 • Phong Cách Kiến Trúc Biệt Thự Phổ Biến 2022
  2. Lịch sử của kiến trúc tân cổ điển Khi kiến trúc tân cổ điển bắt đầu thịnh hành ở châu Âu vào những năm 1750, việc tôn vinh việc hạn chế sự cổ điển của nó được coi là phản ứng đối với sự hào nhoáng lộng lẫy và lối trang trí của phong cách Rococo phổ biến ở châu Âu bắt đầu từ khoảng năm 1730. Hơn nữa, việc phát hiện ra các tàn tích trong quá trình khảo cổ học ở Pompeii và Herculaneum đều làm say mê thế giới và truyền cảm hứng cho các kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư nghiên cứu, đánh giá. Và cuối cùng là làm sống lại phong cách xây dựng của đế chế Hy Lạp và La Mã cổ đại với những sự thay đổi sao cho phù hợp với hiện tại. Phong cách xây dựng kiến trúc tân cổ điển phát triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ 18 và 19, đặc biệt là ở lục địa Châu Âu, Anh và Hoa Kỳ cũng như Châu Mỹ Latin. Ở Nga, Catherine Đại đế (1762-96) đã biến thành phố St.Petersburg thành một thủ đô vĩ đại của châu Âu một phần lớn nhờ tham vọng xây dựng theo phong cách tân cổ điển của bà. Đến năm 1800, nước Anh đã hoàn toàn chấp nhận kiến trúc tân cổ điển, dẫn đầu bởi các kiến trúc sư nổi tiếng như Robert Adam và John Soane. Là một quốc gia trẻ với những ý tưởng còn ấp ủ, Hoa Kỳ đã mô phỏng phong cách xây dựng của Hy Lạp cổ đại – nơi sản sinh ra nền dân chủ – khi hình thành nhiều tòa nhà chính phủ cơ bản, chẳng hạn như Nhà Trắng (White House) và Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ (U.S. Capitol Building). Xu hướng thiết kế kiến trúc tân cổ điển cuối cùng đã nhường chỗ cho chủ nghĩa hiện đại – đơn giản, phi đối xứng, không dùng hoạ tiết, sử dụng vật liệu mới vào đầu đến giữa thế kỷ 20. Nhưng ngày nay, khi kiến trúc đương đại là phong cách xây dựng chủ đạo, thì các tòa nhà theo phong cách tân cổ điển vẫn tiếp tục được thiết kế và xây dựng chỉ là ở mức độ thấp hơn, thường được làm mới thành các công trình “cổ điển mới” – “new classical”. Đặc điểm chính của kiến trúc tân cổ điển • Quy mô công trình lớn
  3. • Sử dụng dạng hình học đơn giản • Kiến trúc cột ấn tượng • Thể hiện kiểu cách theo Hy Lạp hoặc La Mã cổ đại • Mái dốc hoặc mái bằng • Nhấn mạnh vào mặt phẳng cả nội thất và ngoại thất Các biến thể của kiến trúc tân cổ điển Các toà nhà kiểu đền thờ. Phong cách này mô phỏng phong cách của những ngôi đền cổ đại. Ví dụ như đền Panthéon ở Paris được dựa trên đền Pantheon ở La Mã, và công trình British Museum ở Luân Đôn được lấy ý tưởng từ Hy Lạp. Các tòa nhà theo kiểu Palladian. Đây là những công trình được lấy cảm hứng từ các biệt thự của kiến trúc sư người Ý ở thế kỷ 16 là Andrea Palladio, ông đã lấy cảm hứng từ các tòa nhà của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Ở Anh, kiến trúc sư Robert Adam đã cho ra đời những ngôi nhà Palladian ở vùng nông thôn. Ở Hoa Kỳ thì White House và the U.S. Capitol là những công trình đặc trưng về phong cách Palladian trong kiến trúc tân cổ điển. Các tòa nhà hình khối cổ điển. Những công trình theo dạng này sẽ có hình chữ nhật hoặc hình vuông, thường có mái bằng và ngoại thất sẽ có các cột hoặc vòm lặp lại để tạo hình khối như phong cách trang trí cổ điển. Thư viện Saint-Genevieve và nhà hát Palais Garnier là 2 công trình đặc trưng, nổi tiếng nhất thế giới theo dạng hình khối này. Một số công trình tiêu biểu Kiến trúc Điện Panthéon ở Pháp
  4. Khải hoàn môn Carrousel ở Pháp
  5. Trang viên Kedleston Hall ở Derby, Vương Quốc Anh
  6. Lâu đài Petit Trianon tại Versailles, Pháp
  7. The Circus ở Somerset, Vương Quốc Anh
  8. Cổng thành phố The Propylaea ở Munich, Đức
  9. Tu viện Woburn ở Bedfordshire, Vương Quốc Anh
  10. Vương cung thánh đường Palladiana ở Vicenza, Ý
  11. Nội thất Nội thất bên trong lâu đài Versailles
  12. Phòng ngủ trong Harewood House ở Harewood, Vương Quốc Anh Thư viện Mazarine ở Pháp
  13. Nội thất trong dinh thự Syon House ở Luân Đôn, Vương Quốc Anh
  14. Nội thất bên trong Hội trường Kurhaus Wiesbaden GmbH ở Đức
Publicité