MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG

Bác sĩ KINH VĂN VŨ

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC
ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG
BS KINH VĂN VŨ
A. MỤC ĐÍCH
Trang bị kiến thức và kĩ năng để bác sĩ Lâm sàng có thể giải thích và ứng dụng
một số xét nghiệm huyết học trong chẩn đoán, theo dõi điều trị một số bệnh có liên
quan.
B. TỔNG QUAN
Càng ngày càng có nhiều ứng dụng kĩ thuật trong y học,vì vậy có nhiều phương
pháp thăm dò mới, cách trình bày kết quả thậm chí một số chỉ số cũng thay đổi, các
lĩnh vực chủ yếu của xét nghiệm huyết học là:
- Xét nghiệm tế bào máu và tủy: phân tíchsố lượng, thành phần, hình thái tế
bào máu và cơ quan sinh máu
- Xét nghiệm đông cầm máu: Thăm dò đông cầm máu và phát hiện các rối
loạn đông cầm máu
- Xét nghiệm miễn dịch huyết học: Thăm dò đặc điểm miễn dịch TB máu và
tủy, phát hiện một số rối loạn miễn dịch.
- Xét nghiệm sinh hoá huyết học: Nghiên cứu các đặc điểm sinh hóa của tế
bào máu chủ yếu là hồng cầu
- Xét nghiệm di truyền: phát hiện bất thường NST và bất thường gene là
nguyên nhân của một số bệnh máu
MỘT SỐ XÉT NGHIỆM CỤ THỂ VÀ ỨNG DỤNG
I. XÉT NGHIỆM TẾ BÀO MÁU
1. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
- Ý nghĩa: Phản ánh số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tỉ lệ khối hồng cầu
(Hct); kích thước trung bình và độ phân giải của mỗi loại tế bầo, thành phần
bạch cầu, tỉ lệ huyết sắc tố và nồng độ HST trong hồng cầu
- Số lượng các TB: Phán ánh tình trạng sinh máu của tủy xương , mức độ phá
hủy máu ngoại vi hay vì tình trạng mất máu
+ Giảm số lượng cả 3 dòng gặp trong suy tủy hoăc giảm sinh tủy, giảm cả 3
dòng cũng còn gặp trong các hội chứng tăng phá hủy tế bào máu
+ Giảm số lượng hồng cầu đơn thuần đặc biệt là tỉ lệ HST giảm còngặp
trong thiếu máu do không sinh được máu (thiếu yếu tố tạo máu), do chảy
máu hoặc tan máu
+ Giảm số lượng tiểu cầu đơn thuần: gặp trong bệnh xuất huyết giảm tiểu
cầu miễn dịch
+ Giảm số lượng bạch cầu đơn thuần: Thường gặp trong tình trạng phản ứng
miễn dịch sau dùng các thuốc chống chuyển hóa, thuốc kháng sinh hay
nhiễm một số virus.
+ Tăng số lượng cả 3 dòng gặp trong hội chứng tăng sinh tủy mạn tính
(Tăng HC trong bệnh đa HC, tăng BC trong bệnh lí Leukemia kinh, hay lách
to sinh tủy, tăng TC gặp trong bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát)
- Tỉ lệ khối HC (Hct) phản ánh mức thiếu máu hay cô đặc máu dùng để chẩn
đoán, theo dõi điều trị đa hồng cầu; tình trạng mất nước; mất huyết tương
(Sốt xuất huyết; Bỏng nặng…)
- Thành phần bạch cầu có giá trị phản ánh mức sinh máu ở tủy và phản ứng
của cơ thể với tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virus.
+ Tỷ lệ lympho tăng kèm theo giảm số lượng bạch cầu gặp trong suy tủy,
hay giảm sinh tủy hoặc nhiễm một số virus
+ Tỷ lệ BC trung tính tăng gặp trong nhiễm khuẩn
+ Tỷ lệ BC ưa acid tăng gặp trong phản ứng miễn dịch và tự miễn, nhiễm
KST (Chức năng khử độc các protein lạ)
+ Tỷ lệ BC ưa base tăng gặp trong phản vệ, dị ứng; Basophils còn gọi là
dưỡng bào, chúng chứa nhiều heparin, histamin, khó có phản ứng dị ứng xảy
ra thì BC này giải phóng ra lượng lơn histamin, bradykinin, serotonin là các
chất gây giãn mạch.
+ BC mono: đây là loại Bc thực bào, có chức năng dọn sáchcác vùng mô bị
tổn thương; Tỷ lệ BC mono tăng gặp trong giai đoạn thuyên giảm
- Các thông số hồng cầu: (MCV, MCH; MCHC) nói lên đặc điểm của hồng
cầu
Trong thiếu máu, nếu MCV <80 fL; MCHC <300g/l và thiếu máu nhược sắc
hồng cầu nhỏ (Gặp trong bệnh huyết sắc tố hoặc thiếu máu thiếu sắt)
Nếu MCV >100fL, thiếu máu HC to gặp trong thiếu máu do thiếu vitamin
B12, hay rối loạn sinh tủy.
- RDW nói lên mức độ phân bố của các hồng cầu có kíchthước khác nhau,
phân bố rộng (tăng RDW) gặp trong bệnh thiếu máu tan máu đặc biệt các
bệnh HST
- MPV (Thể tích trung bình của tiểu cầu), PDW (phân bố tiểu cầu) tăng trong
rối loạn sinh tiểu cầu.
2. Huyết đồ. Thực chất là xét nghiệm Tổng phân tích tế bào máu ngoại
vi kết hợp với tỉ lệ HC lưới và có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
- HC lưới: được tủy xương giải phóng vào máu ngoại vi sau khi vào máu
khoảng 1-2 ngày HC lưới sẽ phát triển thành HC trưởng thành
HC lưới phản ánh tình trạng sinh máu của tủy xương, tăng cao trong thiếu
máu có hồi phục như tan máu, mất máu, thiếu máu thiếu sắt hay B12 đang
điều trị. Như vậy HC lưới là xét nghiệm máu ngoại vi trung thực nhất để
phản ánh tình trạng sinh máu của tủy xương, bởi vì bình thường tốc độ phá
hủy tế bào máu và tốc độ sinh HC lưới là bằng nhau.
- Tốc độ lắng máu: là khoảng cách hồng cầu lắng tự nhiên sau 1 và 2 giờ
Bình thường ½ giờ đầu+ ¼ giờ hai < 10mm
Tốc độ lắng máu tăng khi có thay đổi độ nhớt của máu, thay đổi thành phần
Globulin do viêm nhiễm.
- XÉT NGHIỆM độ tập trung bạch cầu: Khi số lượng BC bệnh quá thấp.
3. Xét nghiệm tủy đồ:phản ánh tình trạng, số lượng và thành phần TB
tủy sinh máu.
- Số lượng: Bình thường từ 30/100 x10^9/l. Số lượng tăng cao gặp trong tăng
sinh tủy cấp (Bệnh Leukemia) hay mạn. Số lượng tăng vừa khi tủy đáp ứng
nhu cầu phục hồi TB ngoại vi (Tăng sinh lành tính) như thiếu máu, nhiễm
trùng.
Một số trường hợp rối loạn sinh tủy, leuckiemia cấp cũng có thể tăng sinh
mức độ vừa phải do đó cần dựa và thành phần các TB trong tủy
- Thành phần TB trong xét nghiệm tủy đồ:
+ Tỉ lệ giữa các dòng: Bình thường nguyên HC chiếm khoảng 20-25% TB
có nhân trong tủy. Nếu tỉ lệ này tăng phản ánh tình trạng tăng sinh HC. Nếu
tăng nhiều gặp trong bệnh đa HC. Tỉ lệ tăng kèm theo rối loạn hình thái, có
TB ác tính gặp trong bệnh Leukemia cấp dòng HC.
+ Tỉ lệ các lứa tuổi trong một dòng: Bình thường trong 1 dòng có các TB
càng non thì số lượng càng ít, giảm các TB đầu dòng (gọi là tiền nguyên
HC-các TB sẽ được phân chia và biệt hóa qua giai đoạn sau: Tiền nguyên
HC  Nguyên HC ưa base  Nguyên HC đa sắc  Nguyên HC ưa acid 
HC luới  HC), như vậy giảm các TB đầu dòng gặp trong suy tủy, xơ tủy
và tăng các TB này gặp trong bệnh lí ác tính (Leukemia)
+ Mẫu tiểu cầu: Gặp nhiều trong bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát, bệnh xuất
huyết giảm tiểu cầu, gặp ít hơn trong suy tủy.
+ Hình thái TB trong tủy: Hình thái bị rối loạn gặp trong rối loạn sinh tủy,
hình thái bất thường, ác tính trong bệnh Leukemia cấp.
+ TB ung thư di căn, cần xét nghiệm sinh thiết tủy và thăm dò các cơ quan.
+ Hồng cầu lưới tủy: tăng nhiều trong thiếu máu có phục hồi, gặp trong suy
tủy, cần phối hợp các thông số TB tủy để chẩn đoán bệnh.
CÓ THỂ TÓM TẮT MỘT SỐ THÔNG SỐ XÉT NGHIỆM TỦY ĐỒ VÀ Ý
NGHĨA CHẨN ĐOÁN
THÔNG
SỐ
Tình
trạng
Biểu hiện kèm theo Bệnh có thể gặp
Số lượng
TB (TB
tủy)
Giảm - Giảm 3 dòng, không
có TB non
- Bệnh giảm
sinh tủy
- Suy tủy
- Có thêm 30% TB non - Leukemia cấp
- Kèm theo rối loạn hình
thái có thể có TB non
nhưng <30%
- Rối loạn sinh
tủy
Tăng - Biệt hóa và trưởng
thành bình thường
- Tăng sinh tủy
- Phản ứng
lành tính
- Không biệt hóa và
trưởng thành
- Leukemia cấp
Tỉ lệ giữa
các dòng
nguyên
HC/ TB có
nhân
Giảm - Kèm giảm TB dòng
hạt, số lượng TB tăng
giảm
- Suy tủy, giảm
sinh tủy
- Kèm rối loạn hình thái - Rối loạn sinh
tủy
Tăng - Trưởng thành được, - Đa hồng cầu
tăng số lượng, tăng
HC ngoại vi
- Có thể tăng số lượng
các dòng khác, trưởng
thành bình thường,
kèm thiếu HC ngoại v
- Thiếu máu có
hồi phục
Rối loạn trưởng thành, nhiều
TB non, ức chế các dòng
khác.
- Leuckemia
dòng HC
(M6: tủy đồ
thấy dòng HC
>50% TB
thuộc dòng
hạt M1-M7)
Mẫu tiểu
cầu
Tăng - Tăng TC ngoại vi - Bệnh tăng TC
- Kèm tăng dòng khác,
tăng TC ngoại vi vừa
phải
- Phản ứng
- Sau cắt lách
- Tăng loại mẫu TC
chưa sinh TC, giảm
TC ngoại vi
- Xuất huyết
giảm TC
- Không tưởng thành
được, có TB ác tính
- Leukemia cấp
dòng MTC
Giảm - Kèm theo giảm các
dòng khác, TB máu
ngoại vi giảm
- Suy tủy
- Giảm riêng mẫu tiểu
cầu; TC ngoại vi giảm
- Giai đoạn
cuối của xuất
huyết giảm
TC
- Kèm rối loạn hình thái - Rối loạn sinh
tủy
Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác nhau như hòa TB, sinh thiết tủy
xương, lách đồ….. được thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa tại các bệnh viện
lớn.
II. XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU
Hiểu nôm na, đông máu là quá trình máu chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng
thái rắn, nhằm bítlỗ thủng thành mạch khi tổn thương; Đông máu là một quá
trình phản ứng dây chuyền liên tục qua nhiều giai đoạn có sự tham gia của
nhiều yếu tố.
Người ta chia ra làm 3 giai đoạn chính:
Một: Cầm máu- còn gọi là giai đoạn thành mạch
Hai: Đông máu huyết tương
Ba: Tiêu sợi huyết
- Cầm máu: là giai đoạn đầu tiên được bắt đầu ngay khi thành mạch bị tổn
thương, tham gia giai đoạn này là các yếu tố như tiểu cầu, thành mạch.
- Đông máu huyết tương: Là quá trình hoạt hóa dây chuyền các yếu tố đông
máu của huyết tương để chuyển máu thành thể rắn. Đông máu gồm hai con
đường: nội sinh và ngoại sinh.
+ Đông máu nội sinh: Có sự tham gia của nhiều yếu tố để tạo thành
Thromboplastin nội sinh  Thrombin, thrombin chuyển Fibrinogen thành
Fibrin
+ Đông máu ngoại sinh: với sự tham gia của các yếu tố II, VII, IX, X (các
yếu tố này phụ thuốc vào vitamin K và cần có Ca++ để hoạt hóa)
+ Tiêu sợi huyết: là sự phá hủy cục máu đông nhờ Plassmin
1. Xét nghiệm thăm dò giai đoạn cầm máu
+ Dấu hiệu dây thắt: dấu hiệu dây thắt dương tính khi sức bền thành mạch
kém do bệnh thành mạch như thiếu vitamin C, viêm mao mạch,bệnh giảm
chất lượng và số lượng tiểu cầu.
+ Thời gian máu chảy: thời gian máu chảy bình thường dưới 5 phút. Thời
gian này kéo dài gặp trong bệnh thành mạch, hoặc giảm số lượng hay chất
lượng tiểu cầu.
+ Co cục máu: Sau khi đông máu khoảng 2 giờ cục máu đông sẽ co lại, nếu
bình thường thì cục máu sẽ co hoàn toàn. Cụ máu không co hay co không
hoàn toàn sẽ gặp trong bệnh về số lượng hay chất lượng TC hoặc mất sợi
huyết.
2. Xét nghiệm thăm dò đông máu huyết tương
+ Thời gian máu đông: là XN đơn giản và thiếu chính xác, nhất là khi tiến
hành theo phương pháp Milian (Cho giọt máu lên phiến kính và theo dõi
diễn biến lúc đông). BÌnh thường thời gian máu đông 7-10 phút, nếu thời
gian này kéo dài gặp trong rối loạn nội sinh như giảm nặng yếu tố VIII, IX
(Bệnh Hemophiia), có kháng đông lưu hành, điều trị bằng Heparin hay giảm
nặng số lượng, chất lượng tiểu cầu.
+ Thời gian Prothrombin hoạt hóa từng phần (APTT:activated partial
thromboplastin- Time), XN tương tự như Howell nhưng không có sự tham
gia của TC. APTT bình thường là khoảng 27-35s tùy theo labo và kĩ thuật,
tie lệ bệnh/chứng 0.8-1.2, APTT kéo dài trong rối loạn đông máu nội sinh,
có kháng đông lưu hành, điều trị bằng Heparin.
+ Thời gian Prothrombin (PT:prothrombin time): Kiểm tra đông máu ngoại
sinh. Kết quả có thể phản ánh bằng thời gian, tỉ lệ % so với bìnhthường hay
chỉ số INR (International normalized ratio) là chỉ số giữa PT của bệnh nhân
so với PT bình thường. PT bình thường từ 11-13 giây, tỉ lệ từ 70-140%, INR
0.9/1.1. PT kéo dài gặp trong bệnh lí giảm phức hệ Prothrombin (suy gan,
đông máu rải rác, thiếu Vitamin K…). XN này được sử dụng để theo dõi
điều trị thuốc kháng đông dẫn xuất coumarin (Sintrom).
+ Thời gian Thrombin (TT: thrombin time) XN này kiểm tra giai đoạn
chuyển từ fibrinogen thành fibrin. XN này cũng cần tiến hành songsong với
mẫu chứng. TT kéo dài khi kết quả dài hơn chứng >5 giây, TT kéo dài khi
giảm nặng Fibrinogen, có chất ức chế Thrombin (theo dõi điều trị trong đột
quỵ nhồi máu não).
+ Định lượng Fibrinogen. Bình thường nồng độ Fibrinogen 2-5 g/l. Nồng độ
này tăng trong viêm, nhiễm trùng, giảm trong mất sợi huyết.
3. Xét nghiệm thăm dò tiêu sợi huyết
+ Thời gian tiêu Euglobulin (chất kích thích tạo plasmin)- còn gọi là nghiệm
pháp Von- Kaulla, là thờ gian tiêu cục máu đông. Bình thường thời gian này
kéo dài khoảng 1 giờ. Khi thời gian này dưới 1 giờ gọi là nghiệm pháp Von-
Kaulla dương tính, gặp trong hội chứng tiêu sợi huyết. Tùy theo mức độ
giảm mà chia ra: Tiêu sợi huyết tối cấp (tức thời gian tiêu Euglobulin <15
phút); Tiêu sợi huyết cấp (15- <30 phút); Tiêu sợi huyết (30-<45 phút); Tiêu
sợi huyết tiềm tàng (45-60 phút).
+ Nghiệm pháp rượu: là XN bán định lượng, đánh giá các chất trung gian
của quá trình thoái hóa
Thrombin
fibrinogen và fibrin. ( Fibrinogen Fibrin , thrombin hoạt
hóa các yếu tố đông máu, và sự có mặt của Ca++)
Nghiệm pháp rượu (+) nói lên rằng đang có đông máu trong lòng mạch (DIC
đông máu rải rác trong lòng mạch). Người ta có thể căn cứ vào mức độ
dương tính để trả lời kết quả: Nghiệm pháp rượu (+), (++), (+++)
+ D- dimer: là xét nghiệm định lượng các chất trung gian, nên chính xác hơn
nghiệm pháp rượu. D-dimer tăng cao trong trường hợp đang có hiện tượng
đông máu trong lòng mạch.
4. Xét nghiệm đông máu chuyên sâu
Là những xét nghiệm định lượng yếu tố đông máu và đồng yếu tố đông máu,
yếu tố kháng đông sinh lý, bệnh lí, yếu tố kháng đông do điều trị, XN thăm
dò chức năng tiểu cầu như ngưng tập tiểu cầu được thức hiện ở tuyến chuyên
sâu giúp chẩn đoán một số bệnh rối loạn đông máu, tìm nguyên nhân tắc
mạch trong một số trường hợp.
Nói tóm lại, những rối loạn cầm máu ở lâm sàng cơ bản như sau:
- Giảm phức hệ Prothrombin (Yếu tố II,VII, IX, X) do thiếu vitamin K, hầu
hết các yếu tố đông máu do gan sinh ra, vì vậy các bệnh ở gan như xơ gan,
viêm gan, teo gan… sẽ làm suy giảm hệ đông máu đến mức bệnh nhân có
thể bị chảy máu. Vitamin K rất cần cho sự tạo thành 4 yếu tố đông máu quan
trọng II, VII, IX, X ; thiếu vitamin K dẫn tới sự thiếu các yếu tố này.Vitamin
K lien tục được các vi khuẩn đường ruột tổng hợp nên rất hiếm khi thiếu.
Tuy nhiêm giảm hụt vitamin K khi sự hấp thu mỡ ở ruột bị giảm (Vitamin K
tan trong mỡ). Một trong những nguyên nhân thiếu K là thiếu dịch mật  sự
điều hòa và hấp thu mỡ giảm  giảm hấp thu vitamin K. Như vậy bệnh gan
gây giảm sản xuất phức hệ Prothrombin vì 2 lí do: giảm hấp thuK và tế bào
gan bị tổn thương do đó trước khi mổ cho bệnh nhân bị bệnh gan hoặc tắc
mật nên tiêm vitamin K để giúp cho sự tổng hợp các yếu tố đông máu và hạn
chế chảy máu lúc mổ. Ở sơ sinh không có đủ vitamin K.
III. MỘT SỐ XÉT NGHIỆM KHÁC
+ Xét nghiệm sức bền hồng cầu: cho hồng cầu vào các dung dịch NaCl có
nồng độ nhược trương khác nhau để đánh giá sức bền hồng cầu. Kết quả xét
nghiệm thể hiện ở 2 thời điểm: thời điểm bắt đầu tan và thời điểm tan hoàn toàn.
Bình thường bắt đầu tan ở 4.5-5%, tan hoàn toàn ở 3-3.5%.
Sức bền hồng cầu giảm khi tan ở nồng độ cao hơn gặp trong bệnh tan máu tự
miễn, bệnh màng HC; Sức bền HC tăng khi tan ở nồng độ thấp hơn, gặp trong
bệnh huyết sắc tố, các bệnh có vàng da tắc mật.
+ Điện di HST: xét nghiệm phát hiện các thành phần của HST, góp phần
chẩn đoán các bệnh HST. Bình thường ở người trưởng thành HST A chiếm 96%,
HST A2 chiếm <3.5%, ngoài ra còntỉ lệ rất thấp HST F ở trẻ em nhỏ tuổi có thể
còn HST F.
Trong bệnh Thalassemia HST A giảm. TÙy theo loại bệnh và thể nặng nhẹ
mà các thành phần HST bị thay đổi. HST F và A2 tăng cao trong β Thalassemia;
HST H tăng trong α Thalassemia.
Trong bệnh bất thường về HST cũng có thể phát hiện các HST như HST E
(thường gặp ở Việt Nam), HST S…
+ Nghiệm pháp Coombs:là XN phát hiện kháng thể đã cố định trên HC hay
còn gọi là lưu hành trong huyết thanh. Một số KT cố định lên HC nhưng chưa gây
ngưng kết HC gọi là KT thiếu. Người ta dùng 1 chất kháng lại KT để nối các KT
đã cố định trên HC và do đó gây được ngưng kết. Tùy theo mức độ ngưng kết mà
có kết quả (+), (++), (+++)
Test Coombs trực tiếp dương tính nói lên trên HC đã có KT, gặp trong tan
máu tự miễn.
Test Coombs gián tiếp là tìm KT trong huyết thanh bằng cách ủ huyết thanh
và HC nhóm O. Sau đó dùng kháng kháng thể phát hiện. Phản ứng Coombs gián
tiếp dương tính nói lên trong huyết thanh có kháng thể bất thường chống lại hồng
cầu nhóm O, gặp ở những người đã được truyền máu hoặc chửa đẻ nhiều lần hay
tan máu tự miễn.
+ Các XN chuyên sâu khác như XN NST, XN gene phát hiện bất thường
NST hay bất thường gene trong một số bệnh máu hay bệnh di truyền.
XN các dấu ấn bề mặt TB máu giúp phát hiện đặc trưng màng tế bào để biết
được bệnh thuộc về TB dòng nào và ở tuổi nào … (thực hiện ở những chuyên khoa
sâu về huyết học)

Recommandé

THALASSEMIA.docx par
THALASSEMIA.docxTHALASSEMIA.docx
THALASSEMIA.docxSoM
3.2K vues10 diapositives
đọC công thức máu par
đọC công thức máuđọC công thức máu
đọC công thức máuLệnh Hồ Xung
9K vues4 diapositives
Hội chứng viêm par
Hội chứng viêmHội chứng viêm
Hội chứng viêmThanh Liem Vo
17.9K vues23 diapositives
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ TOAN KIỀM par
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ TOAN KIỀMRỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ TOAN KIỀM
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ TOAN KIỀMSoM
28.3K vues65 diapositives
VÀNG DA SƠ SINH.docx par
VÀNG DA SƠ SINH.docxVÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxSoM
8.6K vues16 diapositives
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ par
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒPHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒSoM
20.9K vues34 diapositives

Contenu connexe

Tendances

PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ par
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒPHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒSoM
61K vues63 diapositives
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP) par
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)SoM
6.4K vues87 diapositives
VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ SƠ SINH par
VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ SƠ SINHVÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ SƠ SINH
VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ SƠ SINHSoM
37.7K vues59 diapositives
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH par
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHPHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHSoM
25.8K vues43 diapositives
THIẾU MÁU THIẾU SẮT.docx par
THIẾU MÁU THIẾU SẮT.docxTHIẾU MÁU THIẾU SẮT.docx
THIẾU MÁU THIẾU SẮT.docxSoM
4.8K vues13 diapositives
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ par
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙSoM
20.1K vues39 diapositives

Tendances(20)

PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ par SoM
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒPHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
SoM61K vues
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP) par SoM
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
SoM6.4K vues
VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ SƠ SINH par SoM
VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ SƠ SINHVÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ SƠ SINH
VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ SƠ SINH
SoM37.7K vues
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH par SoM
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHPHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
SoM25.8K vues
THIẾU MÁU THIẾU SẮT.docx par SoM
THIẾU MÁU THIẾU SẮT.docxTHIẾU MÁU THIẾU SẮT.docx
THIẾU MÁU THIẾU SẮT.docx
SoM4.8K vues
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ par SoM
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
SoM20.1K vues
HỘI CHỨNG THẬN HƯ par SoM
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
SoM100.2K vues
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ par SoM
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊTHIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ
SoM1.8K vues
SUY HÔ HẤP par SoM
SUY HÔ HẤPSUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤP
SoM6.1K vues
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI par SoM
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔITRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
SoM5.2K vues
SUY HÔ HẤP CẤP par SoM
SUY HÔ HẤP CẤPSUY HÔ HẤP CẤP
SUY HÔ HẤP CẤP
SoM17.1K vues
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU.docx par SoM
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU.docxTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU.docx
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU.docx
SoM9.4K vues
ĐẶC ĐIỂM MÁU NGOẠI BIÊN Ở TRẺ EM par SoM
ĐẶC ĐIỂM MÁU NGOẠI BIÊN Ở TRẺ EMĐẶC ĐIỂM MÁU NGOẠI BIÊN Ở TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM MÁU NGOẠI BIÊN Ở TRẺ EM
SoM8.6K vues
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM par SoM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EMTIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
SoM41.5K vues
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠN par SoM
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠNTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠN
SoM34.7K vues
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ par SoM
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
SoM2.2K vues
Thiếu máu tan máu par Martin Dr
Thiếu máu tan máuThiếu máu tan máu
Thiếu máu tan máu
Martin Dr19.2K vues
ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN par SoM
ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢNĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN
ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN
SoM8.3K vues
TIẾP CẬN TIM BẨM SINH par SoM
TIẾP CẬN TIM BẨM SINHTIẾP CẬN TIM BẨM SINH
TIẾP CẬN TIM BẨM SINH
SoM18.8K vues

Similaire à MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG

Hoi chung thieu mau Y4.ppt par
Hoi chung thieu mau  Y4.pptHoi chung thieu mau  Y4.ppt
Hoi chung thieu mau Y4.pptMyThaoAiDoan
36 vues39 diapositives
Bài giảng Các xét nghiệm thường qui par
Bài giảng Các xét nghiệm thường quiBài giảng Các xét nghiệm thường qui
Bài giảng Các xét nghiệm thường quiNghia Nguyen Trong
15.8K vues45 diapositives
Hội chứng xuất huyết ở trẻ em par
Hội chứng xuất huyết ở trẻ emHội chứng xuất huyết ở trẻ em
Hội chứng xuất huyết ở trẻ emMartin Dr
9.5K vues10 diapositives
Huyết học - Nhi Y4 par
Huyết học - Nhi Y4Huyết học - Nhi Y4
Huyết học - Nhi Y4Update Y học
216 vues30 diapositives
HUYẾT HỌC.docx par
HUYẾT HỌC.docxHUYẾT HỌC.docx
HUYẾT HỌC.docxSoM
479 vues34 diapositives
Hội Chứng Thận Hư ở Trẻ Em - Bs. Trần Nguyễn Như Uyên par
Hội Chứng Thận Hư ở Trẻ Em - Bs. Trần Nguyễn Như UyênHội Chứng Thận Hư ở Trẻ Em - Bs. Trần Nguyễn Như Uyên
Hội Chứng Thận Hư ở Trẻ Em - Bs. Trần Nguyễn Như UyênPhiều Phơ Tơ Ráp
27.1K vues42 diapositives

Similaire à MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG(20)

Bài giảng Các xét nghiệm thường qui par Nghia Nguyen Trong
Bài giảng Các xét nghiệm thường quiBài giảng Các xét nghiệm thường qui
Bài giảng Các xét nghiệm thường qui
Nghia Nguyen Trong15.8K vues
Hội chứng xuất huyết ở trẻ em par Martin Dr
Hội chứng xuất huyết ở trẻ emHội chứng xuất huyết ở trẻ em
Hội chứng xuất huyết ở trẻ em
Martin Dr9.5K vues
HUYẾT HỌC.docx par SoM
HUYẾT HỌC.docxHUYẾT HỌC.docx
HUYẾT HỌC.docx
SoM479 vues
Hội Chứng Thận Hư ở Trẻ Em - Bs. Trần Nguyễn Như Uyên par Phiều Phơ Tơ Ráp
Hội Chứng Thận Hư ở Trẻ Em - Bs. Trần Nguyễn Như UyênHội Chứng Thận Hư ở Trẻ Em - Bs. Trần Nguyễn Như Uyên
Hội Chứng Thận Hư ở Trẻ Em - Bs. Trần Nguyễn Như Uyên
HỘI CHỨNG THẬN HƯ par SoM
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
SoM4.6K vues
HỘI CHỨNG THIẾU MÁU par SoM
HỘI CHỨNG THIẾU MÁUHỘI CHỨNG THIẾU MÁU
HỘI CHỨNG THIẾU MÁU
SoM3.4K vues
HỘI CHỨNG THIẾU MÁU par SoM
HỘI CHỨNG THIẾU MÁUHỘI CHỨNG THIẾU MÁU
HỘI CHỨNG THIẾU MÁU
SoM13.5K vues
TIẾP CẬN THIẾU MÁU TRẺ EM par SoM
TIẾP CẬN THIẾU MÁU TRẺ EMTIẾP CẬN THIẾU MÁU TRẺ EM
TIẾP CẬN THIẾU MÁU TRẺ EM
SoM5.8K vues
tailieuxanh_benh_dmht_bai_giang__81.ppt par TRẦN ANH
tailieuxanh_benh_dmht_bai_giang__81.ppttailieuxanh_benh_dmht_bai_giang__81.ppt
tailieuxanh_benh_dmht_bai_giang__81.ppt
TRẦN ANH15 vues
Benh ly thuong gap cua mau bach huyet par Thanh Liem Vo
Benh ly thuong gap cua mau bach huyetBenh ly thuong gap cua mau bach huyet
Benh ly thuong gap cua mau bach huyet
Thanh Liem Vo2.2K vues
Sách chỉ nội tiết và thận par Tuấn Lê
Sách chỉ nội tiết và thậnSách chỉ nội tiết và thận
Sách chỉ nội tiết và thận
Tuấn Lê131 vues
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ par SoM
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
SoM56K vues
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG par SoM
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNGNHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
SoM770 vues
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ em - 2019 - Đại học Y dược TPHCM par Update Y học
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ em - 2019 - Đại học Y dược TPHCMXuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ em - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ em - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Update Y học607 vues

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG

  • 1. MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG BS KINH VĂN VŨ A. MỤC ĐÍCH Trang bị kiến thức và kĩ năng để bác sĩ Lâm sàng có thể giải thích và ứng dụng một số xét nghiệm huyết học trong chẩn đoán, theo dõi điều trị một số bệnh có liên quan. B. TỔNG QUAN Càng ngày càng có nhiều ứng dụng kĩ thuật trong y học,vì vậy có nhiều phương pháp thăm dò mới, cách trình bày kết quả thậm chí một số chỉ số cũng thay đổi, các lĩnh vực chủ yếu của xét nghiệm huyết học là: - Xét nghiệm tế bào máu và tủy: phân tíchsố lượng, thành phần, hình thái tế bào máu và cơ quan sinh máu - Xét nghiệm đông cầm máu: Thăm dò đông cầm máu và phát hiện các rối loạn đông cầm máu - Xét nghiệm miễn dịch huyết học: Thăm dò đặc điểm miễn dịch TB máu và tủy, phát hiện một số rối loạn miễn dịch. - Xét nghiệm sinh hoá huyết học: Nghiên cứu các đặc điểm sinh hóa của tế bào máu chủ yếu là hồng cầu - Xét nghiệm di truyền: phát hiện bất thường NST và bất thường gene là nguyên nhân của một số bệnh máu MỘT SỐ XÉT NGHIỆM CỤ THỂ VÀ ỨNG DỤNG I. XÉT NGHIỆM TẾ BÀO MÁU 1. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi - Ý nghĩa: Phản ánh số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tỉ lệ khối hồng cầu (Hct); kích thước trung bình và độ phân giải của mỗi loại tế bầo, thành phần bạch cầu, tỉ lệ huyết sắc tố và nồng độ HST trong hồng cầu
  • 2. - Số lượng các TB: Phán ánh tình trạng sinh máu của tủy xương , mức độ phá hủy máu ngoại vi hay vì tình trạng mất máu + Giảm số lượng cả 3 dòng gặp trong suy tủy hoăc giảm sinh tủy, giảm cả 3 dòng cũng còn gặp trong các hội chứng tăng phá hủy tế bào máu + Giảm số lượng hồng cầu đơn thuần đặc biệt là tỉ lệ HST giảm còngặp trong thiếu máu do không sinh được máu (thiếu yếu tố tạo máu), do chảy máu hoặc tan máu + Giảm số lượng tiểu cầu đơn thuần: gặp trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch + Giảm số lượng bạch cầu đơn thuần: Thường gặp trong tình trạng phản ứng miễn dịch sau dùng các thuốc chống chuyển hóa, thuốc kháng sinh hay nhiễm một số virus. + Tăng số lượng cả 3 dòng gặp trong hội chứng tăng sinh tủy mạn tính (Tăng HC trong bệnh đa HC, tăng BC trong bệnh lí Leukemia kinh, hay lách to sinh tủy, tăng TC gặp trong bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát) - Tỉ lệ khối HC (Hct) phản ánh mức thiếu máu hay cô đặc máu dùng để chẩn đoán, theo dõi điều trị đa hồng cầu; tình trạng mất nước; mất huyết tương (Sốt xuất huyết; Bỏng nặng…) - Thành phần bạch cầu có giá trị phản ánh mức sinh máu ở tủy và phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virus. + Tỷ lệ lympho tăng kèm theo giảm số lượng bạch cầu gặp trong suy tủy, hay giảm sinh tủy hoặc nhiễm một số virus + Tỷ lệ BC trung tính tăng gặp trong nhiễm khuẩn + Tỷ lệ BC ưa acid tăng gặp trong phản ứng miễn dịch và tự miễn, nhiễm KST (Chức năng khử độc các protein lạ) + Tỷ lệ BC ưa base tăng gặp trong phản vệ, dị ứng; Basophils còn gọi là dưỡng bào, chúng chứa nhiều heparin, histamin, khó có phản ứng dị ứng xảy ra thì BC này giải phóng ra lượng lơn histamin, bradykinin, serotonin là các chất gây giãn mạch. + BC mono: đây là loại Bc thực bào, có chức năng dọn sáchcác vùng mô bị tổn thương; Tỷ lệ BC mono tăng gặp trong giai đoạn thuyên giảm - Các thông số hồng cầu: (MCV, MCH; MCHC) nói lên đặc điểm của hồng cầu Trong thiếu máu, nếu MCV <80 fL; MCHC <300g/l và thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ (Gặp trong bệnh huyết sắc tố hoặc thiếu máu thiếu sắt)
  • 3. Nếu MCV >100fL, thiếu máu HC to gặp trong thiếu máu do thiếu vitamin B12, hay rối loạn sinh tủy. - RDW nói lên mức độ phân bố của các hồng cầu có kíchthước khác nhau, phân bố rộng (tăng RDW) gặp trong bệnh thiếu máu tan máu đặc biệt các bệnh HST - MPV (Thể tích trung bình của tiểu cầu), PDW (phân bố tiểu cầu) tăng trong rối loạn sinh tiểu cầu. 2. Huyết đồ. Thực chất là xét nghiệm Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi kết hợp với tỉ lệ HC lưới và có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa - HC lưới: được tủy xương giải phóng vào máu ngoại vi sau khi vào máu khoảng 1-2 ngày HC lưới sẽ phát triển thành HC trưởng thành HC lưới phản ánh tình trạng sinh máu của tủy xương, tăng cao trong thiếu máu có hồi phục như tan máu, mất máu, thiếu máu thiếu sắt hay B12 đang điều trị. Như vậy HC lưới là xét nghiệm máu ngoại vi trung thực nhất để phản ánh tình trạng sinh máu của tủy xương, bởi vì bình thường tốc độ phá hủy tế bào máu và tốc độ sinh HC lưới là bằng nhau. - Tốc độ lắng máu: là khoảng cách hồng cầu lắng tự nhiên sau 1 và 2 giờ Bình thường ½ giờ đầu+ ¼ giờ hai < 10mm Tốc độ lắng máu tăng khi có thay đổi độ nhớt của máu, thay đổi thành phần Globulin do viêm nhiễm. - XÉT NGHIỆM độ tập trung bạch cầu: Khi số lượng BC bệnh quá thấp. 3. Xét nghiệm tủy đồ:phản ánh tình trạng, số lượng và thành phần TB tủy sinh máu. - Số lượng: Bình thường từ 30/100 x10^9/l. Số lượng tăng cao gặp trong tăng sinh tủy cấp (Bệnh Leukemia) hay mạn. Số lượng tăng vừa khi tủy đáp ứng nhu cầu phục hồi TB ngoại vi (Tăng sinh lành tính) như thiếu máu, nhiễm trùng. Một số trường hợp rối loạn sinh tủy, leuckiemia cấp cũng có thể tăng sinh mức độ vừa phải do đó cần dựa và thành phần các TB trong tủy - Thành phần TB trong xét nghiệm tủy đồ: + Tỉ lệ giữa các dòng: Bình thường nguyên HC chiếm khoảng 20-25% TB có nhân trong tủy. Nếu tỉ lệ này tăng phản ánh tình trạng tăng sinh HC. Nếu tăng nhiều gặp trong bệnh đa HC. Tỉ lệ tăng kèm theo rối loạn hình thái, có TB ác tính gặp trong bệnh Leukemia cấp dòng HC.
  • 4. + Tỉ lệ các lứa tuổi trong một dòng: Bình thường trong 1 dòng có các TB càng non thì số lượng càng ít, giảm các TB đầu dòng (gọi là tiền nguyên HC-các TB sẽ được phân chia và biệt hóa qua giai đoạn sau: Tiền nguyên HC  Nguyên HC ưa base  Nguyên HC đa sắc  Nguyên HC ưa acid  HC luới  HC), như vậy giảm các TB đầu dòng gặp trong suy tủy, xơ tủy và tăng các TB này gặp trong bệnh lí ác tính (Leukemia) + Mẫu tiểu cầu: Gặp nhiều trong bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, gặp ít hơn trong suy tủy. + Hình thái TB trong tủy: Hình thái bị rối loạn gặp trong rối loạn sinh tủy, hình thái bất thường, ác tính trong bệnh Leukemia cấp. + TB ung thư di căn, cần xét nghiệm sinh thiết tủy và thăm dò các cơ quan. + Hồng cầu lưới tủy: tăng nhiều trong thiếu máu có phục hồi, gặp trong suy tủy, cần phối hợp các thông số TB tủy để chẩn đoán bệnh. CÓ THỂ TÓM TẮT MỘT SỐ THÔNG SỐ XÉT NGHIỆM TỦY ĐỒ VÀ Ý NGHĨA CHẨN ĐOÁN THÔNG SỐ Tình trạng Biểu hiện kèm theo Bệnh có thể gặp Số lượng TB (TB tủy) Giảm - Giảm 3 dòng, không có TB non - Bệnh giảm sinh tủy - Suy tủy - Có thêm 30% TB non - Leukemia cấp - Kèm theo rối loạn hình thái có thể có TB non nhưng <30% - Rối loạn sinh tủy Tăng - Biệt hóa và trưởng thành bình thường - Tăng sinh tủy - Phản ứng lành tính - Không biệt hóa và trưởng thành - Leukemia cấp Tỉ lệ giữa các dòng nguyên HC/ TB có nhân Giảm - Kèm giảm TB dòng hạt, số lượng TB tăng giảm - Suy tủy, giảm sinh tủy - Kèm rối loạn hình thái - Rối loạn sinh tủy Tăng - Trưởng thành được, - Đa hồng cầu
  • 5. tăng số lượng, tăng HC ngoại vi - Có thể tăng số lượng các dòng khác, trưởng thành bình thường, kèm thiếu HC ngoại v - Thiếu máu có hồi phục Rối loạn trưởng thành, nhiều TB non, ức chế các dòng khác. - Leuckemia dòng HC (M6: tủy đồ thấy dòng HC >50% TB thuộc dòng hạt M1-M7) Mẫu tiểu cầu Tăng - Tăng TC ngoại vi - Bệnh tăng TC - Kèm tăng dòng khác, tăng TC ngoại vi vừa phải - Phản ứng - Sau cắt lách - Tăng loại mẫu TC chưa sinh TC, giảm TC ngoại vi - Xuất huyết giảm TC - Không tưởng thành được, có TB ác tính - Leukemia cấp dòng MTC Giảm - Kèm theo giảm các dòng khác, TB máu ngoại vi giảm - Suy tủy - Giảm riêng mẫu tiểu cầu; TC ngoại vi giảm - Giai đoạn cuối của xuất huyết giảm TC - Kèm rối loạn hình thái - Rối loạn sinh tủy Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác nhau như hòa TB, sinh thiết tủy xương, lách đồ….. được thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa tại các bệnh viện lớn. II. XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU
  • 6. Hiểu nôm na, đông máu là quá trình máu chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn, nhằm bítlỗ thủng thành mạch khi tổn thương; Đông máu là một quá trình phản ứng dây chuyền liên tục qua nhiều giai đoạn có sự tham gia của nhiều yếu tố. Người ta chia ra làm 3 giai đoạn chính: Một: Cầm máu- còn gọi là giai đoạn thành mạch Hai: Đông máu huyết tương Ba: Tiêu sợi huyết - Cầm máu: là giai đoạn đầu tiên được bắt đầu ngay khi thành mạch bị tổn thương, tham gia giai đoạn này là các yếu tố như tiểu cầu, thành mạch. - Đông máu huyết tương: Là quá trình hoạt hóa dây chuyền các yếu tố đông máu của huyết tương để chuyển máu thành thể rắn. Đông máu gồm hai con đường: nội sinh và ngoại sinh. + Đông máu nội sinh: Có sự tham gia của nhiều yếu tố để tạo thành Thromboplastin nội sinh  Thrombin, thrombin chuyển Fibrinogen thành Fibrin + Đông máu ngoại sinh: với sự tham gia của các yếu tố II, VII, IX, X (các yếu tố này phụ thuốc vào vitamin K và cần có Ca++ để hoạt hóa) + Tiêu sợi huyết: là sự phá hủy cục máu đông nhờ Plassmin 1. Xét nghiệm thăm dò giai đoạn cầm máu + Dấu hiệu dây thắt: dấu hiệu dây thắt dương tính khi sức bền thành mạch kém do bệnh thành mạch như thiếu vitamin C, viêm mao mạch,bệnh giảm chất lượng và số lượng tiểu cầu. + Thời gian máu chảy: thời gian máu chảy bình thường dưới 5 phút. Thời gian này kéo dài gặp trong bệnh thành mạch, hoặc giảm số lượng hay chất lượng tiểu cầu. + Co cục máu: Sau khi đông máu khoảng 2 giờ cục máu đông sẽ co lại, nếu bình thường thì cục máu sẽ co hoàn toàn. Cụ máu không co hay co không hoàn toàn sẽ gặp trong bệnh về số lượng hay chất lượng TC hoặc mất sợi huyết. 2. Xét nghiệm thăm dò đông máu huyết tương
  • 7. + Thời gian máu đông: là XN đơn giản và thiếu chính xác, nhất là khi tiến hành theo phương pháp Milian (Cho giọt máu lên phiến kính và theo dõi diễn biến lúc đông). BÌnh thường thời gian máu đông 7-10 phút, nếu thời gian này kéo dài gặp trong rối loạn nội sinh như giảm nặng yếu tố VIII, IX (Bệnh Hemophiia), có kháng đông lưu hành, điều trị bằng Heparin hay giảm nặng số lượng, chất lượng tiểu cầu. + Thời gian Prothrombin hoạt hóa từng phần (APTT:activated partial thromboplastin- Time), XN tương tự như Howell nhưng không có sự tham gia của TC. APTT bình thường là khoảng 27-35s tùy theo labo và kĩ thuật, tie lệ bệnh/chứng 0.8-1.2, APTT kéo dài trong rối loạn đông máu nội sinh, có kháng đông lưu hành, điều trị bằng Heparin. + Thời gian Prothrombin (PT:prothrombin time): Kiểm tra đông máu ngoại sinh. Kết quả có thể phản ánh bằng thời gian, tỉ lệ % so với bìnhthường hay chỉ số INR (International normalized ratio) là chỉ số giữa PT của bệnh nhân so với PT bình thường. PT bình thường từ 11-13 giây, tỉ lệ từ 70-140%, INR 0.9/1.1. PT kéo dài gặp trong bệnh lí giảm phức hệ Prothrombin (suy gan, đông máu rải rác, thiếu Vitamin K…). XN này được sử dụng để theo dõi điều trị thuốc kháng đông dẫn xuất coumarin (Sintrom). + Thời gian Thrombin (TT: thrombin time) XN này kiểm tra giai đoạn chuyển từ fibrinogen thành fibrin. XN này cũng cần tiến hành songsong với mẫu chứng. TT kéo dài khi kết quả dài hơn chứng >5 giây, TT kéo dài khi giảm nặng Fibrinogen, có chất ức chế Thrombin (theo dõi điều trị trong đột quỵ nhồi máu não). + Định lượng Fibrinogen. Bình thường nồng độ Fibrinogen 2-5 g/l. Nồng độ này tăng trong viêm, nhiễm trùng, giảm trong mất sợi huyết. 3. Xét nghiệm thăm dò tiêu sợi huyết + Thời gian tiêu Euglobulin (chất kích thích tạo plasmin)- còn gọi là nghiệm pháp Von- Kaulla, là thờ gian tiêu cục máu đông. Bình thường thời gian này kéo dài khoảng 1 giờ. Khi thời gian này dưới 1 giờ gọi là nghiệm pháp Von- Kaulla dương tính, gặp trong hội chứng tiêu sợi huyết. Tùy theo mức độ giảm mà chia ra: Tiêu sợi huyết tối cấp (tức thời gian tiêu Euglobulin <15 phút); Tiêu sợi huyết cấp (15- <30 phút); Tiêu sợi huyết (30-<45 phút); Tiêu sợi huyết tiềm tàng (45-60 phút). + Nghiệm pháp rượu: là XN bán định lượng, đánh giá các chất trung gian của quá trình thoái hóa
  • 8. Thrombin fibrinogen và fibrin. ( Fibrinogen Fibrin , thrombin hoạt hóa các yếu tố đông máu, và sự có mặt của Ca++) Nghiệm pháp rượu (+) nói lên rằng đang có đông máu trong lòng mạch (DIC đông máu rải rác trong lòng mạch). Người ta có thể căn cứ vào mức độ dương tính để trả lời kết quả: Nghiệm pháp rượu (+), (++), (+++) + D- dimer: là xét nghiệm định lượng các chất trung gian, nên chính xác hơn nghiệm pháp rượu. D-dimer tăng cao trong trường hợp đang có hiện tượng đông máu trong lòng mạch. 4. Xét nghiệm đông máu chuyên sâu Là những xét nghiệm định lượng yếu tố đông máu và đồng yếu tố đông máu, yếu tố kháng đông sinh lý, bệnh lí, yếu tố kháng đông do điều trị, XN thăm dò chức năng tiểu cầu như ngưng tập tiểu cầu được thức hiện ở tuyến chuyên sâu giúp chẩn đoán một số bệnh rối loạn đông máu, tìm nguyên nhân tắc mạch trong một số trường hợp. Nói tóm lại, những rối loạn cầm máu ở lâm sàng cơ bản như sau: - Giảm phức hệ Prothrombin (Yếu tố II,VII, IX, X) do thiếu vitamin K, hầu hết các yếu tố đông máu do gan sinh ra, vì vậy các bệnh ở gan như xơ gan, viêm gan, teo gan… sẽ làm suy giảm hệ đông máu đến mức bệnh nhân có thể bị chảy máu. Vitamin K rất cần cho sự tạo thành 4 yếu tố đông máu quan trọng II, VII, IX, X ; thiếu vitamin K dẫn tới sự thiếu các yếu tố này.Vitamin K lien tục được các vi khuẩn đường ruột tổng hợp nên rất hiếm khi thiếu. Tuy nhiêm giảm hụt vitamin K khi sự hấp thu mỡ ở ruột bị giảm (Vitamin K tan trong mỡ). Một trong những nguyên nhân thiếu K là thiếu dịch mật  sự điều hòa và hấp thu mỡ giảm  giảm hấp thu vitamin K. Như vậy bệnh gan gây giảm sản xuất phức hệ Prothrombin vì 2 lí do: giảm hấp thuK và tế bào gan bị tổn thương do đó trước khi mổ cho bệnh nhân bị bệnh gan hoặc tắc mật nên tiêm vitamin K để giúp cho sự tổng hợp các yếu tố đông máu và hạn chế chảy máu lúc mổ. Ở sơ sinh không có đủ vitamin K. III. MỘT SỐ XÉT NGHIỆM KHÁC
  • 9. + Xét nghiệm sức bền hồng cầu: cho hồng cầu vào các dung dịch NaCl có nồng độ nhược trương khác nhau để đánh giá sức bền hồng cầu. Kết quả xét nghiệm thể hiện ở 2 thời điểm: thời điểm bắt đầu tan và thời điểm tan hoàn toàn. Bình thường bắt đầu tan ở 4.5-5%, tan hoàn toàn ở 3-3.5%. Sức bền hồng cầu giảm khi tan ở nồng độ cao hơn gặp trong bệnh tan máu tự miễn, bệnh màng HC; Sức bền HC tăng khi tan ở nồng độ thấp hơn, gặp trong bệnh huyết sắc tố, các bệnh có vàng da tắc mật. + Điện di HST: xét nghiệm phát hiện các thành phần của HST, góp phần chẩn đoán các bệnh HST. Bình thường ở người trưởng thành HST A chiếm 96%, HST A2 chiếm <3.5%, ngoài ra còntỉ lệ rất thấp HST F ở trẻ em nhỏ tuổi có thể còn HST F. Trong bệnh Thalassemia HST A giảm. TÙy theo loại bệnh và thể nặng nhẹ mà các thành phần HST bị thay đổi. HST F và A2 tăng cao trong β Thalassemia; HST H tăng trong α Thalassemia. Trong bệnh bất thường về HST cũng có thể phát hiện các HST như HST E (thường gặp ở Việt Nam), HST S… + Nghiệm pháp Coombs:là XN phát hiện kháng thể đã cố định trên HC hay còn gọi là lưu hành trong huyết thanh. Một số KT cố định lên HC nhưng chưa gây ngưng kết HC gọi là KT thiếu. Người ta dùng 1 chất kháng lại KT để nối các KT đã cố định trên HC và do đó gây được ngưng kết. Tùy theo mức độ ngưng kết mà có kết quả (+), (++), (+++) Test Coombs trực tiếp dương tính nói lên trên HC đã có KT, gặp trong tan máu tự miễn. Test Coombs gián tiếp là tìm KT trong huyết thanh bằng cách ủ huyết thanh và HC nhóm O. Sau đó dùng kháng kháng thể phát hiện. Phản ứng Coombs gián tiếp dương tính nói lên trong huyết thanh có kháng thể bất thường chống lại hồng cầu nhóm O, gặp ở những người đã được truyền máu hoặc chửa đẻ nhiều lần hay tan máu tự miễn. + Các XN chuyên sâu khác như XN NST, XN gene phát hiện bất thường NST hay bất thường gene trong một số bệnh máu hay bệnh di truyền.
  • 10. XN các dấu ấn bề mặt TB máu giúp phát hiện đặc trưng màng tế bào để biết được bệnh thuộc về TB dòng nào và ở tuổi nào … (thực hiện ở những chuyên khoa sâu về huyết học)