1. CẤU TẠO VÀ CHỨC
NĂNG CỦA DA
PGS.TS.BS. Văn Thế Trung
Bộ môn Da liễu ĐHYDTPHCM
2. MỤC TIÊU HỌC TẬP
Mô tả được cấu tạo các lớp của da
Nêu được hình dạng, chức năng chính của 4
loại tế bào trong lớp thượng bì
Mô tả cấu trúc, thành phần chính của lớp bì
Nêu được các chức năng của da
3. ĐẠI CƯƠNG
• Da là cơ quan lớn nhất,
bao phủ toàn bộ cơ thể
• Gồm 3 lớp:
Thượng bì (biểu bì)
Bì (trung bì)
Hạ bì
• Màng đáy ngăn cách
thượng bì-bì
• Các phần phụ: lông,
tóc, tuyến mồ hôi,
tuyến bã
4. CA LÂM SÀNG 1
Bệnh nhân nữ, 20 tuổi, đến khám
vì da đỏ rát 1 ngày sau khi tắm
nắng ở bãi biển
Câu hỏi 1: thành phần nào sau
đây bị ảnh hưởng nhiều nhất
A- Thượng bì
B- Màng đáy
C- Mạch máu
D-Mỡ dưới da
5. Bỏng độ 1
Lâm sàng: hồng ban, đau
rát
Mô học: chỉ tổn thương
lớp thượng bì của da
Tái biểu mô trong 1 tuần
Màng đáy nguyên vẹn,
không tổn thương lớp bì
→ lành không để lại sẹo
6. LỚP THƯỢNG BÌP(EPIDERMIS)
Là hàng rào bảo vệ đầu tiên khỏi sự xâm
nhập.
Dày khoảng 0,4-1,5mm, tùy vị trí cơ thể
Thượng bì có 4 lớp:
Lớp đáy
Lớp gai
Lớp hạt
Lớp sừng
Lòng bàn tay, bàn chân thì có thêm lớp
bóng.
Lớp sừng
Lớp bóng
Lớp hạt
Lớp gai
Lớp đáy
7. CÁC LOẠI TẾ BÀO TRONG LỚP THƯỢNG BÌ
Tế bào tạo sừng (keratinocytes)
Tế bào hắc tố (melanocytes)
Tế bào Langerhans
Tế bào Merkel
8. TẾ BÀO TẠO SỪNG (KERATINOCYTE)
Chiếm 90% thành phần tế bào
thượng bì.
Sản xuất ra keratin, là protein dạng
sợi, chắc. Đây là protein cấu trúc
chính của lớp thượng bì, tạo khung
bảo vệ cho da.
Liên tục phân chia, di chuyển lên lớp
trên để thay thế tế bào cũ.
Đáy → sừng: 2 tuần. Sừng → bong
ra: 2 tuần.
9. Lở / trợt(Erosion) da
Vết lở là do mất một
phần thượng bì, không
tổn thương lớp bì
Ướt ( do tiết dịch)
10. Ca lâm sàng 2
Một bệnh nhân bị vết lở/trợt da. Xử trí phù
hợp nhất:
A. Rửa sạch, sát khuẩn, thoa chất giữ ẩm
B. Rửa sạch, sát khuẩn, giữ khô
11. TẾ BÀO HẮC TỐ (MELANOCYTES)
Hình tua gai
Melanocytes nằm rải rác giữa các
tế bào keratinocytes trong lớp đáy.
Sản sinh ra các hạt sắc tố melanin
→ tạo nên màu sắc da và bảo vệ
da khỏi tác hại của tia UV từ mặt
trời.
12. TẾ BÀO LANGERHANS
Trong lớp gai của thượng bì
Hình tua gai, nhân trung tâm,
Nguồn gốc :
tủy xương
Chức năng:
Miễn dịch
13. TẾ BÀO MERKEL
Nằm ở lớp đáy, phân bố nhiều ở
vùng da nhạy cảm, da không có
lông.
Liên kết với đầu tận thần kinh ở
lớp bì bên dưới và có chức năng
như một thụ thể cảm giác ở da.
15. Bỏng độ 2
Mô học: tổn thương đến lớp bì
của da
Lâm sàng:
Bóng nước: do sự thoát dịch
từ các mạch máu lớp bì
Đau rát: kích thích các đầu tận
thần kinh
Đáy vết loét ẩm
16. LỚP BÌ
Là lớp mô liên kết nằm giữa lớp
thượng bì và hạ bì
Bao gồm 2 lớp:
Bì nhú
Bì lưới
Bao gồm các phần phụ của da
17. LỚP BÌ NHÚ (BÌ NÔNG)
Bì nhú giàu mạng lưới mao mạch.
Chức năng ?
-
-
-
18. LỚP BÌ NHÚ (BÌ NÔNG)
Bì nhú giàu mạng lưới mao mạch.
Chức năng:
Cung cấp dinh dưỡng để nuôi
lớp thượng bì
Điều hòa thân nhiệt
Chứa đầu tận thần kinh và thụ thể
cảm giác là các tiểu thể Meissner
→ nhận biết cảm giác nông.
19. BÌ LƯỚI (BÌ GIỮA)
Bao gồm mô liên kết chặt.
Chức năng: ?
20. BÌ LƯỚI (BÌ SÂU)
Bao gồm mô liên kết chặt.
Chức năng: tạo độ bền và đàn hồi
cho da, môi trường nâng đỡ phần
phụ da (nang lông, tuyến bã,
tuyến mồ hôi).
Chứa nhiều loại receptor cảm giác
khác nhau, các tế bào thần kinh
chuyên biệt cho các kích thích
khác nhau
21. Câu hỏi 2: Giải thích 2 di chứng có thể gặp khi lành do bỏng
22. THÀNH PHẦN LỚP BÌ
Nguyên
bào sợi
Tế bào
bạch cầu
Tế
bào
Collagen
Elastin
Sợi
Proteoglycan
Glycosami
noglycan
Chất
nền
23. NGUYÊN BÀO SỢI
Là tế bào tổng hợp các chất nền ngoại
bào, collagen, elastin → vai trò trong
việc làm lành vết thương.
24. COLLAGEN
Colagen là một protein và là thành phần cấu
tạo chính của lớp bì.
Các bó phân tử collagen tụ lại với nhau trong
lớp bì, chiếm ¾ trọng lượng khô của da.
Làm da vững chắc trước tác động cơ học, vật
lý, hóa học từ bên ngoài.
25. ELASTIN
Elastin là một protein ở lớp bì, là
thành phần chính của các sợi đàn
hồi.
Elastin tạo độ đàn hồi cho da.
Chiếm 2-4% trọng lượng khô của
lớp bì.
26. Sẹo lồi
Bỏng độ 2 tổn thương tới lớp
bì, phá vỡ màng đáy → lành
thương tạo sẹo
Sẹo lồi: do sự tổng hợp quá
mức collagen trong quá trình
lành thương
Tiền căn sẹo lồi → nguy cơ
cao tạo sẹo lồi
27. TĂNG SẮC TỐ SAU VIÊM (P.I.H)
P.I.H: postinflammatory
hyperpigmentation
28. TĂNG SẮC TỐ SAU VIÊM
P.I.H: postinflammatory
hyperpigmentation
Bỏng độ 2 →
+ viêm kích thích melanocyte tăng
sản xuất và di chuyển melanin vào
kerainocytes: P.I.H thượng bì
+ Phá vỡ màng đáy, tổn thương tới lớp bì
→ sắc tố melanin rơi xuống lớp bì → đại
thực bào bắt giữ : P.I.H bì
29. LOẠI TĂNG SẮC TỐ SAU VIÊM NÀO MAU KHỎI HƠN
A. P.I.H thượng bì
B. P.I.H lớp bì
Giải thích?
30. HẠ BÌ
Nằm dưới lớp bì, còn gọi là lớp mỡ
dưới da.
Chứa mô liên kết, nhiều mạch máu,
thần kinh.
Kho dự trữ mỡ lớn nhất cơ thể → vai trò
bảo vệ cơ học che chở cấu trúc bên
dưới và điều hòa thân nhiệt.
31. PHẦN PHỤ CỦA DA
1. TÓC, LÔNG
2. TUYẾN MỒ HÔI (Eccrine, Apocrine)
3. TUYẾN BÃ
4. MÓNG
34. DA
Bảo vệ
Sinh học
Vật lý
Chống xâm
nhập
Nâng đỡ
Che chỡ
Sinh học tế bào
sừng
Cấu trúc hàng rào
bảo vệ
Thảm vi sinh
Sự lành thương
Toàn vẹn cấu
trúc
Miễn dịch của
da
Miễn dịch không đặc
hiệu
Miễn dịch
đặc hiệu
Cân bằng vi
sinh
Cân bằng hóa
sinh
Môi trường trong
–ngoài
Cân bằng nội môi
Thông tin
Cảm giác
Tín hiệu tế bào
Xúc giác, đau Nhiệt
Nước, điện giải
Điều hòa nhiệt
Tuyến bài tiết Ngăn mất nước
Chức năng nội
tiết của da
Sinh học
Melanocyte
Tia UV
Làm đẹp
35. 1) Da là một cơ quan, gồm các lớp, trong mỗi lớp gồm các thành phần tế bào, các
chất và cấu trúc khác nhau
2) Chức năng bảo vệ của da là do cấu trúc toàn vẹn của da chống sự xâm nhập và
chức năng miễn dịch
3) Sự kết nối môi trường bên trong và ngoài thông qua các chức năng:
Cảm giác qua các thụ thể thần kinh
Điều hòa nhiệt : tuyên mồ hôi và mạch máu
Chức năng bài tiết: thông qua các chất được bài tiết qua các tuyến của da -
nước, muối, chất béo và urê.
4) Sự toàn vẹn và khỏe của da mang lại vẻ đẹp
KẾT LUẬN