SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  37
Télécharger pour lire hors ligne
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------
NGUYỄN ĐỨC THÀNH
TÊN ĐỀ TÀI:
TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HỒ CHỨA HỘI SƠN
PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
Đà Nẵng – Năm 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------
NGUYỄN ĐỨC THÀNH
TÊN ĐỀ TÀI:
TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HỒ CHỨA HỘI SƠN
PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Nguyễn Thế Hùng
Đà Nẵng – Năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
tính toán đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Đức Thành
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến hướng dẫn khoa học
luận văn GS.TS. Nguyễn Thế Hùng, đã tận tình hướng dẫn giúp Tác giả hoàn thành
luận văn này.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô đã tạo điều kiện học tập,
giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tinh thần và tạo điều kiện thuận
lợi để tác giả hoàn thành chương trình học.
Tác giả
Nguyễn Đức Thành
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................II
TÓM TẮT LUẬN VĂN.................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................VII
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................2
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...........................................3
6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI. ............................................................................................3
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU..................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...............................................................4
1.1.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu ..................................................4
1.1.1.1. Biến đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên..............................................4
1.1.1.2. Biến đổi khí hậu do tác động của con người ................................4
1.1.2. Xu thế biến đổi khí hậu ........................................................................5
1.1.2.1. Xu thế biến đổi khí hậu quy mô toàn cầu .....................................5
1.1.2.2. Xu thế biển đổi khí hậu Việt Nam................................................6
1.1.3. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam................................................6
1.1.3.1. Nhiệt độ.........................................................................................6
1.1.3.2. Lượng mưa....................................................................................7
1.1.3.3. Các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ..........................7
1.1.3.4. Các hiện tượng cực đoan liên quan đến mưa................................8
1.1.3.5. Bão và áp thấp nhiệt đới ...............................................................9
1.1.4. Các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam.......................................9
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH BÌNH ĐỊNH..........................11
1.2.1. Hiện trạng khô hạn của các hồ chứa trong bối cảnh BĐKH ............11
1.2.2. Tác động BĐKH đối với tài nguyên nước tỉnh Bình Định.................12
1.2.2.1. Tài nguyên nước mặt theo kịch bản phát thải thấp.....................13
1.2.2.2. Tài nguyên nước mặt theo kịch bản phát thải trung bình ...........15
1.2.2.3. Tài nguyên nước mặt theo kịch bản phát thải cao ......................16
1.2.3. Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH và thiên tai tại tỉnh Bình Định......17
CHƯƠNG 2 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN...........18
HỒ HỘI SƠN .....................................................................................................18
2.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN HỒ CHỨA PHỤC VỤ TÍNH TOÁN THÍ ĐIỂM.......................18
2.1.1. Hệ thống hồ chứa phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Bình Định.......18
2.1.2. Cơ sở lựa chọn hồ chứa Hội Sơn.......................................................18
2.2. GIỚI THIỆU VỀ HỒ CHỨA HỘI SƠN. ............................................................19
2.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên....................................................................21
2.2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên. ..................................................................21
2.2.1.2. Địa hình địa mạo.........................................................................22
2.2.1.3. Tài nguyên đất và thổ nhưỡng: ...................................................24
2.2.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn lưu vực................................................27
2.2.2.1. Đặc điểm khí tượng.....................................................................27
2.2.2.2. Nhiệt độ không khí. ....................................................................28
2.2.2.3. Độ ẩm không khí.........................................................................28
2.2.2.4. Số giờ nắng .................................................................................29
2.2.2.5. Gió...............................................................................................29
2.2.2.6. Lượng mưa TBNN lưu vực.........................................................30
2.2.2.7. Lượng mưa gây lũ.......................................................................30
2.2.2.8. Lượng mưa khu tưới ...................................................................30
CHƯƠNG 3 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH THỦY VĂN MIKE NAM
VÀ PHẦN MỀM CROPWAT TÍNH TOÁN NHU CẦU NƯỚC CHO CÂY
TRỒNG.........................................................................................................................32
3.1. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH MIKE NAM.............................................................32
3.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH MIKE NAM..................................................32
3.2.1. Cấu trúc mô hình MIKE NAM ...........................................................32
3.2.2. Diễn toán dòng chảy mô hình MIKE NAM........................................35
3.2.3. Các thông số cơ bản của mô hình MIKE NAM .................................36
3.2.3.1. Umax và Lmax............................................................................36
3.2.3.2. CQOF............................................................................................36
3.2.3.3. CQIF ...........................................................................................37
3.2.3.4. CBLF ............................................................................................37
3.2.3.5. CLOF, CLIF, CLG (giá trị ngưỡng) ...........................................37
3.2.3.6. CK1, CK2, CKBFU và CKBFL .................................................37
3.2.3.7. Hệ số mưa K(i)............................................................................38
3.3. TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC CẦN CHO CÂY TRỒNG .......................................39
3.3.1. Năng lực tưới của hồ chứa nước Hội Sơn ........................................39
3.3.2. Lượng bốc hơi mặt ruộng ..................................................................40
3.4.XÂY DỰNG MÔ HÌNH MIKE NAMTÍNH TOÁN DÒNG CHẢY ĐẾN HỒ HỘI SƠN ..41
3.4.1. Thiết lập dữ liệu đầu vào ...................................................................41
3.4.2. Kiểm định và hiệu chỉnh mô hình MIKE NAM..................................44
3.5. MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY ĐẾN HỒ HỘI SƠN.................................................46
..........................................................................................................................46
CHƯƠNG 4 - XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH
HƯỞNG ĐẾN DÒNG CHẢY VÀ NHU CẦU CẤP NƯỚC CỦA HỒ HỘI SƠN.50
4.1. XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN DÒNG CHẢY ĐẾN HỒ CHỨA HỘI SƠN...............50
4.2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NAM MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY ĐẾN HỒ CHỨA HỘI SƠN
THEO TẦN SUẤT THIẾT KẾ (Q85%) THEO CÁC KỊCH BẢN ..............................................51
4.2.1. Kết quả tính toán bốc thoát hơi nước tiềm năng:..............................52
4.2.2. Hệ số cây trồng Kc.............................................................................53
4.2.3. Tính toán yêu cầu nước các loại cây trồng........................................53
4.2.3.1. Cây trồng cạn:.............................................................................55
4.2.3.2. Cây đậu tương, cây Ngô, cây lạc:...............................................56
4.2.4. Tính toán cân bằng nước theo các kịch bản......................................57
4.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHẢI PHÁP. ............................67
4.3.1. Phân tích kết quả ...............................................................................67
4.3.2. Đề xuất giải pháp...............................................................................68
4.3.2.1. Giải pháp công trình: ..................................................................68
4.3.2.2. Giải pháp phi công trình: ............................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................70
1. KẾT LUẬN. .................................................................................................70
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................71
TÓM TẮT LUẬN VĂN
TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HỒ CHỨA HỘI SƠN PHỤC VỤ
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Học viên: Nguyễn Đức Thành, Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.40 Khóa: 2016 – 2018. Trường ĐH Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.
Tóm tắt - Trong thời gian qua lưu vực sông La Tinh thường xuyên xảy ra khô
hạn, đặc biệt là khu tưới hồ Hội Sơn luôn nằm trong tình trạng thiếu hụt nguồn
nước cung cấp trong mùa khô. Bên cạnh đó các yếu tố như biến đổi khí hậu, vận
hành hồ chứa …, cũng làm ảnh hưởng lớn đến sự phân phối dòng chảy đến hồ Hội
Sơn gây bất lợi trong việc sử dụng nguồn nước cho 10 xã thuộc huyện Phù Cát,
Phù Mỹ. Trên lưu vực sông La Tinh đã và đang xây dựng nhiều hồ chứa thủy lợi
khác nhau như hồ Hội Sơn (vận hành năm 1985). Do đó, luận văn ứng dụng bộ
công cụ MIKE NAM để đánh giá chế độ dòng chảy đến hồ Hội Sơn, áp dụng phần
mềm CROPWAT tính toán lượng nước cần cho khu tưới, đánh giá lại cân bằng
nước trong giai đoạn hiện nay và tương lai khi xét đến biến đổi khí hậu từ đó kiến
nghị và đề xuất giải pháp dùng nước phù hợp.
Từ khóa - Lưu vực hồ Hội Sơn; biến đổi khí hậu; vận hành hồ chứa; hệ thống hồ
chứa; MIKE NAM; CROPWAT
CALCULATING FOR WATER BALANCE DEMAND OF HOI SON
RESERVOIR FOR AGRICULTURE IN CLIMATE CHANGE
CONDITION
Abstract - In past years, the La-Tinh basin has been experiencing drought,
especially the Hoi Son reservoir which supply shortage water in the dry season.
In addition, factors impact such as climate change, reservoir operation etc..have
affected the distribution of water flow to Hoi Son reservoir, which is detrimental
to the use of water resources for 10 communes of Phu Cat district and Phu My
district. The La Tinh basin have built many reservoirs, for example Hoi Son
reservoir (operated in 1985). Therefore, the case study, the MIKE NAM
mathematical model have applied to evaluate flow regime to Hoi Son reservoir,
and CROPWAT software calculate water demand for crop, evaluating for water
balance of Hoi Son reservoir at present and in the future is impacted climate
change, and recommending and proposing appropriate water using solutions.
Keywords - Hoi Son basin; Climate Change; reservoir operation; reservoir
system; MIKE NAM; CROPWAT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGCM-MRI: Mô hình của Viện Nghiên cứu Khí tượng Nhật Bản
ATNĐ: Áp thấp nhiệt đới
AR5: Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC
BĐKH: Biến đổi khí hậu
CCAM: Mô hình Khí quyển bảo giác lập phương (Conformal
Cubic Atmospheric Model)
CLWRF: Mô hình WRF phiên bản cho nghiên cứu khí hậu
CMIP5: Dự án đối chứng khí hậu lần 5 (Coupled Model
Intercomparison Project Phase 5)
IPCC: Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
KB: Kịch bản
MNDBT: Mực nước dâng bình thường
MNLKT: Mực nước lũ kiểm tra
MNLTK: Mực nước lũ thiết kế
PRECIS: Mô hình khí hậu khu vực của Trung tâm Khí tượng
Hadley, Vương quốc Anh (Providing Regional
Climates for Impacts Studies)
RCP4.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp
RCP8.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao
RegCM: Mô hình khí hậu khu vực (Regional Climate Model) của
ICTP
VHHC: Vận hành hồ chứa
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm (1958-2014) ở các vùng khí hậu......7
Bảng 1.2.Mức thay đổi lượng mưa (%) ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu ...13
Bảng 1.3.Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông thời điểm hiện tại ...13
Bảng 1.4.Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2020.................14
Bảng 1.5.Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2030.................14
Bảng 1.6.Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2020.................15
Bảng 1.7.Bảng tổng hợp lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2030..........15
Bảng 1.8.Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2020.................16
Bảng 1.9.Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2030.................16
Bảng 2.1.Thông số kỹ thuật cơ bản của công trình hồ Hội Sơn............................21
Bảng 2.2.Phân loại đất trong vùng nghiên cứu ....................................................24
Bảng 2.3.Mạng lưới trạm khi tượng thủy văn lưu vực và thời đoạn thống kê ......27
Bảng 2.4.Bảng các đặc trưng nhiệt độ không khí .................................................28
Bảng 2.5.Bảng các đặc trung độ ẩm tương đối.....................................................29
Bảng 2.6.Bảng phân phối số giờ nắng trong năm.................................................29
Bảng 2.7.Bảng vận tốc gió trung bình tháng ........................................................29
Bảng 2.8.Kết quả tính toán tần suất gió lớn nhất thiết kế.....................................29
Bảng 2.9.lượng mưa TBNN các trạm xung quanh lưu vực (mm)..........................30
Bảng 2.10.Lượng mưa 1 ngày lớn nhất xung quanh khu vực Hội Sơn .................30
Bảng 2.11.Kết quả tính toán mưa gây lũ thiết kế lưu vực Hội Sơn.......................30
Bảng 2.12.Bảng phân phối lượng mưa khu tưới P = 85%....................................30
Bảng 2.13.Bảng phân phối lượng bốc hơi trong năm...........................................31
Bảng 3.1.Các thông số chính mô hình MIKE NAM ..............................................38
Bảng 3.2.Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định trạm Bình Tường...................................45
Bảng 3.3.Bộ thông số mô hình MIKE NAM đã hiệu chỉnh và kiểm định cho lưu vực
sông Kôn ..............................................................................................................46
Bảng 3.4.Lưu lượng bình quân tháng đến hồ Hội Sơn theo các kịch bản ............47
Bảng 3.5.Lưu lượng dòng chảy đến hồ Hội Sơn bình quân tháng (m3
/s).............48
Bảng 3.6. Bảng phân phố dòng chảy Q85% hồ Hội Sơn (m3
/s)..............................49
Bảng 4.1.Biến đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ cơ sở tỉnh Bình Định………….50
Bảng 4.2.Kịch bản xây dựng dòng chảy đến cho hồ chứa Hội Sơn......................51
Bảng 4.3.Kết quả tính ETo cho trạm khí hậu Quy Nhơn ......................................52
Bảng 4.4.Tính mức tưới........................................................................................58
Bảng 4.5.Nhu cầu nước hệ thống hồ Hội Sơn kênh NC, đập Cây Gai, Cây Ké....59
Bảng 4.6.Tính cân bằng nước ứng với kịch bản nền (năm 2001) .........................61
Bảng 4.7.Tính cân bằng nước thời đoạn từ năm 2016 -2020 ứng với Kịch bản 2.......63
Bảng 4.8.Tính cân bằng nước thời đoạn từ năm 2020 đến 2030 ứng với Kịch bản 2.65
Bảng 4.9.Tổng hợp cân bằng nước tính theo mùa...........................................................67
DANH MỤC HÌNH VẼ , BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.Chuẩn sai nhiệt độ (°C) trung bình năm trong 57 năm qua (1958-
2014) trên quy mô cả nước..................................................................................7
Hình 1.2.Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định.....................................................11
Hình 2.1.Bản đồ vị trí công trình hồ Hội Sơn và khu vực nghiên cứu..............19
Hình 2.2.Toàn cảnh hồ Hội Sơn mùa cạn .........................................................20
Hình 2.3.Hạn hán thiếu nước cuối vụ Hè Thu 2015 ở xã Mỹ Tài, huyện Phù
Mỹ…………………………………………………………………………….20
Hình 2.4.Bản đồ lưu vực sông tỉnh Bình Định..................................................22
Hình 2.5.Bản đồ địa hình lưu vực sông La Tinh...............................................23
Hình 2.6.Bản đồ đất lưu vực sông La Tinh .......................................................26
Hình 3.1.Cấu trúc mô hình MIKE NAM...........................................................33
Hình 3.2.Chu trình thủy văn mô hình MIKE NAM ..........................................34
Hình 3.3.Phân chia lưu vực trên MIKE NAM ..................................................43
Hình 3.4.Thiết lập đa giác Theissen tính mưa...................................................43
Hình 3.5.Tính toán trọng số các trạm mưa trong mô hình MIKE NAM...........43
Hình 3.6.Lưu lượng tính toán và thực đo tại trạm Bình Tường (thời đoạn
01/01/1986÷31/12/2001) ...................................................................................44
Hình 3.7.Đường tích lũy lưu lượng tính toán và thực đo tại trạm Bình Tường
01/01/1986÷31/12/2001) ...................................................................................44
Hình 3.8.Lưu lượng tính toán và thực đo tại trạm Bình Tường ( thời đoạn
01/01/2002÷31/12/2014) ...................................................................................45
Hình 3.9.Đường tích lũy lưu lượng tính toán và thực đo tại trạm Bình Tường
( thời đoạn 01/01/2002÷31/12/2014).................................................................45
Hình 3.10.Số liệu mưa giai đoạn (1986-2005)..................................................46
Hình 3.11.Số liệu bốc hơi giai đoạn (1986-2005).............................................47
Hình 3.12.Biểu đồ lưu lượng trung bình tháng hồ Hội Sơn ứng các kịch bản..47
Hình 3.13. Đường tần suất lý luận lưu lượng dòng chảy đến hồ Hội Sơn (từ
năm 1986-2005).................................................................................................49
Hình 4.1.Dự báo dòng chảy đến hồ Hội Sơn theo kịch bản BĐKH (2016 đến
2020)………………………………………………………………………….52
Hình 4.2.Dự báo dòng chảy đến hồ Hội Sơn theo kịch bản BĐKH (2020 đến
2030)………………………………………………………………………….52
Hình 4.3.Biểu đồ cân bằng nước theo các kịch bản BĐKH..............................67
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng năm, Bình Định thường xuyên bị tác động trực tiếp nhiều loại thiên tai như:
bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất… Trong
đó, tác động của hạn hán, lũ lụt xảy ra ngày càng rõ nét do tác động của biến đổi khí
hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp và dân sinh,
thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Theo số liệu báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
tỉnh Bình Định các loại hình thiên tai chủ yếu ở Bình Định gồm bão, lũ lụt và hạn hán,
cụ thể:
Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 9 ÷ 12. Trung
bình mỗi năm chịu tác động trực tiếp của 1 ÷ 2 cơn bão. Khi vào đất liền, bão gây gió
mạnh tới cấp 11 ÷12, có thể lên tới cấp 15 ÷ 16. Kèm với bão là mưa lớn từ 200 ÷300
mm trong 2 ÷ 3 ngày.
Lũ lụt xảy ra trên phạm vi rộng, bình quân mỗi năm xảy ra 03 đợt lũ. Lũ chính vụ
xuất hiện vào tháng 10, 11; Lũ tiểu mãn xuất hiện vào tháng 5. Thời gian mưa gây lũ từ
2 ÷ 3 ngày cho mỗi đợt; tổng lượng mưa từ 200 ÷ 300 mm, có đợt lên đến 400 ÷ 750
mm. Đợt lũ lịch sử từ ngày 14 ÷ 17/11/2013 lượng mưa phổ biến từ 250 ÷ 450mm. Đợt
mưa lũ từ ngày 11/12 đến 16/12/2016 phổ biến từ 400 ÷ 600mm. Tổng lượng dòng chảy
mùa lũ chiếm 70% lượng dòng chảy năm.
Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt gây hậu quả rất nặng nề về kinh tế, xã hội và môi
trường. Trong giai đoạn 2007 - 2016, Bình Định chịu ảnh hưởng trực tiếp của 06 cơn
bão và 16 đợt mưa lũ. Bình quân mỗi năm xảy ra 02 đợt lũ, chịu ảnh hưởng của 01 cơn
bão. Năm nhiều nhất có 03 đợt lũ, năm 2011 và 2016; năm ít nhất có 01 trận lũ, năm
2009. Trong 5 năm gần đây 2012 - 2016, Bão, lũ đã làm 127 người chết, 26 người bị
thương, gần 1.364 nhà bị sập, 1.239 nhà bị hư hỏng, 49 tàu thuyền bị chìm. Thiệt hại
khoảng 2.753 tỷ đồng. Riêng năm 2017, cơn bão số 12, bão số 14 và mưa lũ đã làm 9
người chết và 4 người mất tích; 159 nhà sập, 1.005 nhà hư hỏng; 1.429 ha lúa, 897 ha
hoa màu ngập nước, 1.506 ha rừng trồng hư hỏng, 90 ha ruộng sa bồi thủy phá, 104 tấn
lương thực trôi; 4 hồ chứa nước hư hỏng; cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện thiệt
hại nặng nề, thiệt hại khoảng 1.371 tỷ đồng.
Bình Định cũng là nơi thường xuyên xảy ra khô hạn từ tháng 1 ÷ 8 khi lượng mưa
thiếu hụt từ (50 ÷ 70) % so với lượng mưa trung bình nhiều năm cùng kỳ. Hầu hết các
lưu vực sông thường xảy ra khô hạn khi nắng nóng kéo dài. Trong 5 năm gần đây, khô
hạn đã làm 88.700 ha gieo trồng bị giảm năng suất, trong đó có 8.110 ha cây trồng bị
2
mất trắng, 99.150 hộ/396.600 lượt người thiếu nước uống. Cao điểm đợt hạn hán nặng
trong 6 tháng đầu năm 2014 tỉnh Bình Định hầu như không có lượng mưa nào đáng kể,
tình trạng khô hạn gay gắt chưa từng có trong lịch sử, toàn tỉnh có 123/165 hồ chứa bị
cạn nước, diện tích bị hạn hơn 6.000 ha.
Tỉnh Bình Định gieo trồng hàng năm khoản 136.400 ha, ứng với 63.310 ha đất
canh tác. Công trình thủy lợi tưới được 105.300 ha, đạt 77% gieo trồng. Trong đó 165
hồ chứa thủy lợi tưới hơn 27.000 ha đất canh tác, chiếm gần 50 % diện tích được tưới
của tỉnh.
Lưu vực sông La Tinh có 36 hồ chứa, dung tích 84 triệu m3
, tưới 5.300 ha đất canh
tác. Trong đó, hồ chứa Hội Sơn với dung tích 45,62 triệu m3
, chiếm hơn 50 % lượng
nước lưu vực, tưới hơn 3.000 ha đất nông nghiệp và 300 ha đất nuôi trồng thủy sản. Tình
trạng khô hạn khu tưới hồ Hội Sơn thường xuyên xảy ra với tầng suất 4 năm/lần với quy
mô và mức độ hạn khác cấp bách.nhau. Trong năm 2014 riêng khu tưới hồ Hội Sơn phải
ngừng sản xuất hơn 2.000 ha vụ Hè Thu và gần 300 ha vụ Đông Xuân bị mất trắng do
thiếu nước cuối vụ.
Do đó, việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Tính toán cân bằng nước hồ chứa nước
Hội Sơn phục vụ sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu” là hết sức
cần thiết, góp phần đánh giá nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở hồ Hội Sơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá lượng nước đến hồ và nước dùng của hồ Hội Sơn trong tương lai có xét
đến Biến đổi khí hậu làm cơ sở đề xuất các giải pháp thích hợp khai thác hiệu quả hồ
chứa Hội Sơn và xây dựng kế hoạch gieo trồng cũng như quy hoạch chuyển đổi cơ cấu
cây trồng hợp lý góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Tính toán cân bằng nước hồ chứa Hội Sơn.
Phạm vi nghiên cứu: Hồ chứa nước Hội Sơn, xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, tỉnh
Bình Định.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp kế thừa, thống kê, mô hình tính toán thu thập tài liệu đã có:
Điều tra, thu thập, phân tích số liệu và tài liệu về dân sinh, địa hình; kế thừa, ứng dụng
có chọn lọc các kết quả nghiên cứu khoa học về biến bổi khí hậu của các nước tiên tiến
trên thế giới, các tổ chức quốc tế và trong nước có liên quan đến đề tài để đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến hồ chứa nước Hội Sơn.
3
Hướng tiếp cận nghiên cứu:
Trên cơ sở số liệu trạm khí tượng Quy Nhơn quan trắc đầy đủ các đặc trưng, yếu
tố khí tượng, chất lượng đảm bảo, được dùng để tính toán, riêng đặc trưng mưa sử dụng
số liệu các trạm đo mưa lân cận (Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Đề Gi) tính toán cho từng
phân khu được nội suy theo phương pháp đa giác Thiessen. Áp dụng mô hình MIKE
NAM, với bộ thông số đã được hiệu chỉnh và kiểm định trên lưu vực hồ chứa nước Hội
Sơn, để tính toán lượng nước đến hồ này khi có sự ảnh hưởng của Biến đổi Khí hậu.
Cũng từ số liệu khí tượng khi có xét tới sự biến đổi khí hậu của khu vực, áp dụng phần
mềm CROPWAT tính toán lượng nước cần cho khu tưới từ đó đánh giá lại cân bằng
nước trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai khi xét đến biến đổi khí hậu từ đó kiến
nghị kế hoạch dùng nước cho phù hợp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay luôn là một thách thức lớn đối với nhiệm
vụ cân bằng nước trong một lưu vực trên thế giới. Việc dùng mô hình toán hiện đại
nghiên cứu đánh giá nguồn nước đến hồ cũng như nhu cầu dùng nước của khu vực
hưởng lợi sẽ giúp tính toán dự báo nguồn nước đến và lượng nước dùng tin cậy hơn.
Đánh giá nguồn nước trong tương lai là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách cho
công tác quy hoạch phát triển kinh tế của khu vực. Nhất là lưu vực sông La Tinh ở phía
Bắc tỉnh Bình Định nơi thường xuyên bị hạn hán và lũ lụt.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý hồ
chứa nước Hội Sơn trong tính toán dự báo nguồn nước đến hồ.
6. Bố cục đề tài.
Luận văn gồm có phần mở đầu, 05 chương và phần kết luận và kiến nghị.
Mở đầu.
Chương 1: Tổng quan về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Chương 2: Điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy văn hồ chứa Hội Sơn.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết mô hình thủy văn MIKE NAM và phần mềm Cropwat
tính toán nhu cầu nước cho cây trồng.
Chương 4: Xây dựng các kịch bản Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến dòng chảy và
nhu cầu cấp nước của hồ chứa Hội Sơn.
Kết luận và kiến nghị.
4
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến
đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết
quanh một mức trung bình.
1.1.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
1.1.1.1. Biến đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên
Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể là từ
bên ngoài hoặc do sự thay đổi bên trong và tương tác giữa các thành phần của hệ thống
khí hậu trái đất, bao gồm:
Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất: Do trái đất tự quay xung quanh trục
của nó và quay quanh mặt trời, theo thời gian, một vài biến thiên theo chu kỳ đã diễn ra.
Những biến đổi chu kỳ năm của các tham số này làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời
cung cấp cho hệ thống khí hậu và do đó làm thay đổi khí hậu trái đất.
Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: Bề mặt trái đất có thể bị
biến dạng qua các thời kì địa chất do sự trôi dạt của các lục địa, các quá trình vận động
kiến tạo, phun trào của núi lửa,... Sự biến dạng này làm thay đổi phân bố lục địa - đại
dương, hình thái bề mặt trái đất, dẫn đến sự biến đổi trong phân bố bức xạ mặt trời trong
cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt đất và trong hoàn lưu chung khí quyển, đại
dương.
Hoạt động của núi lửa: Khí và tro núi lửa có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong
nhiều năm. Bên cạnh đó, các sol khí do núi lửa phản chiếu bức xạ mặt trời trở lại vào
không gian, và vì vậy làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
Có thể thấy rằng nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên là
biến đổi từ từ, có chu kỳ rất dài, vì thế, nếu có, thì chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào
biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.
1.1.1.2. Biến đổi khí hậu do tác động của con người
Hiệu ứng nhà kính: Hiệu ứng nhà kính được định nghĩa là hiệu quả giữ nhiệt ở
tầng thấp của khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ sóng dài từ mặt đất bởi
5
mây và các khí như hơi nước, các-bon điôxit, nitơ ôxit, mêtan và chlorofluorocarbon,
làm giảm lượng nhiệt thoát ra không trung từ hệ thống trái đất, giữ nhiệt một cách tự
nhiên, duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn khoảng 30°C so với khi không có các chất khí
đó. Các khí nhà kính trong bầu khí quyển bao gồm các khí nhà kính tự nhiên và các khí
phát thải do các hoạt động của con người. Các khí nhà kính không hấp thu bức xạ sóng
ngắn của mặt trời chiếu xuống trái đất nhưng hấp thu bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát
ra và phản xạ một phần lượng bức xạ này trở lại mặt đất, quá đó hạn chế lượng bức xạ
hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị
lạnh đi quá nhiều.
Hoạt động của con người và sự nóng lên toàn cầu: BĐKH trong giai đoạn hiện
tại là do các hoạt động của con người làm phát thải quá mức các khí nhà kính vào bầu
khí quyển. Những hoạt động của con người đã tác động lớn đến hệ thống khí hậu, đặc
biệt kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750). Theo IPCC, nguyên nhân
chính của sự nóng lên toàn cầu trong giai đoạn hiện nay bắt nguồn từ sự gia tăng khí
nhà kính có nguồn gốc từ hoạt động con người (IPCC, 2013).
Vào năm 2011, nồng độ của các khí nhà kính như CO2, CH4, N2O lần lượt là 391
ppm, 1803 ppb và 324 ppb, tương ứng với tăng lần lượt là 40%, 150% và 20% so với
thời kỳ tiền công nghiệp (IPCC, 2013). Mức tăng trung bình của nồng độ khí nhà kính
trong thế kỷ vừa qua là chưa từng có trong suốt 22.000 năm qua.
1.1.2. Xu thế biến đổi khí hậu
1.1.2.1. Xu thế biến đổi khí hậu quy mô toàn cầu
Theo kết quả dự tính BĐKH toàn cầu trong thế kỷ 21 (IPCC, 2013):
- Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ 21 tăng 1,1÷2,6°C (RCP4.5) và
2.6÷4,8°C (RCP8.5) so với trung bình thời kỳ 1986-2005.
- Lượng mưa tăng ở vùng vĩ độ cao và trung bình, giảm ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới.
- Cực đoan nhiệt độ có xu thế tăng, theo kịch bản RCP8.5, đến cuối thế kỷ 21 nhiệt
độ ngày lạnh nhất tăng 5÷10°C; nhiệt độ ngày nóng nhất tăng 5÷7°C; số ngày sương giá
giảm; số đêm nóng tăng mạnh.
- Mưa cực trị có xu thế tăng. Dự tính lượng mưa 1 ngày lớn nhất trong năm (tính
trung bình 20 năm) tăng 5,3% ứng với mức tăng 1°C của nhiệt độ trung bình.
- Theo kịch bản RCP8.5, đến năm 2100 có thể không còn băng ở Bắc cực.
6
- Khu vực chịu ảnh hưởng của các hệ thống gió mùa tăng lên trong thế kỷ 21. Thời
điểm bắt đầu của gió mùa hè Châu Á xảy ra sớm hơn và kết thúc muộn hơn, kết quả là
thời kỳ gió mùa sẽ kéo dài hơn. Mưa trong thời kỳ hoạt động của gió mùa có xu hướng
tăng do hàm lượng ẩm trong khí quyển tăng.
- Bão mạnh có chiều hướng gia tăng, mưa lớn do bão gia tăng.
1.1.2.2. Xu thế biển đổi khí hậu Việt Nam
Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong thập kỷ
gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2004 tăng khoảng
0,62°C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,42°C.
Lượng mưa trung bình năm có xu thế giảm ở hầu hết các trạm phía Bắc, tăng ở
hầu hết các trạm phía Nam.
Cực trị nhiệt độ tăng ở hầu hết các vùng, ngoại trừ nhiệt độ tối cao có xu thế giảm
ở một số trạm phía Nam.
Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trong mùa khô.
Mưa cực đoan giảm đáng kể ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, tăng mạnh ở Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên.
Số lượng bão mạnh có xu hướng tăng.
Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm nhưng xuất hiện những đợt rét dị thường.
Ảnh hưởng của El Nino và La Nina có xu thế tăng.
1.1.3. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.1.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập
kỷ gần đầy. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng khoảng
0,62°C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,42°C. Tốc độ tăng trung
bình mỗi thập kỷ khoảng 0,10°C, thấp hơn giá trị toàn cầu (0,12°C/thập kỷ, IPCC 2013).
Nhiệt độ tại các trạm ven biển và hải đảo có xu thế tăng ít hơn so với các trạm ở
sâu trong đất liền. Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt độ giữa các vùng và các mùa
trong năm. Nhiệt đột tăng cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa xuân. Trong 7
vùng khí hậu, khu vực Tây Nguyên có mức tăng nhiệt độ lớn nhất, khu vực Nam Trung
Bộ có mức tăng nhiệt độ thấp nhất.
7
Hình 1.1. Chuẩn sai nhiệt độ (°C) trung bình năm trong 57 năm qua (1958-
2014) trên quy mô cả nước.
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016 [1])
1.1.3.2. Lượng mưa
Trong thời kỳ 1958-2014, lượng mưa năm tính trung bình cả nước có xu thế tăng
nhẹ. Trong đó, tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông và mùa xuân, giảm vào các
tháng mùa thu. Nhìn chung lượng mưa ở các khu vực phía Bắc có xu thế giảm (từ 5,8%
÷ 12,5% /57 năm); các khu vực phía Nam có xu thế tăng (từ 6,9% ÷ 19,8% /57 năm).
Khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng lớn nhất (19,8% /57 năm); khu vực đồng bằng Bắc
Bộ có mức giảm lớn nhất (12,5% /57 năm).
Bảng 1.1. Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm (1958-2014) ở các vùng khí hậu.
Khu vực Xuân Hè Thu Đông Năm
Tây Bắc 19,5 -9,1 -40,1 -4,4 -5,8
Đông Bắc 3,6 -7,8 -41,6 10,7 -7,3
Đồng bằng Bắc Bộ 1,0 -14,1 -37,7 -2,9 -12,5
Bắc Trung Bộ 26,8 1,0 -20,7 12,4 0,1
Nam Trung Bộ 37,6 0,6 11,7 65,8 19,8
Tây Nguyên 11,5 4,3 10,9 35,3 8,6
Nam Bộ 9,2 14,4 4,7 80,5 6,9
Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường 2016 [1]
1.1.3.3. Các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ
Theo số liệu quan trắc thời kỳ 1961-2014, nhiệt độ ngày cao nhất (Tx) và thấp
nhất (Tm) có xu thế tăng rõ rệt, với mức tăng cao nhất lên tới 1°C/10 năm. Số ngày nóng
(số ngày có Tx >35°C) có xu thế tăng ở hầu hết các khu vực của cả nước, đặc biệt là ở
8
Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên với mức tăng phổ biến 2÷3 ngày/10 năm,
nhưng giảm ở một số trạm thuộc Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực phía Nam. Các
kỷ lục về nhiệt độ trung bình cũng như nhiệt độ tối cao liên tục được ghi nhận từ năm
này qua năm khác. Một ví dụ điển hình như tại trạm Con Cuông (Nghệ An), nhiệt độ
cao nhất quan trắc được trong đợt nắng nóng năm 1980 là 42°C, năm 2010 là 42,2°C và
năm 2015 là 42,7°C.
Số lượng các đợt hạn hán, đặc biệt là hạn khắc nghiệt gia tăng trên phạm vi toàn
quốc. Các giá trị kỷ lục liên tiếp được ghi nhận trong vài năm trở lại đây. Từ năm 2000
đến nay, khô hạn gay gắt hầu như năm nào cũng xảy ra. Vào năm 2010 mức độ thiếu
hụt dòng chảy trên hệ thống sông, suối cả nước so với trung bình nhiều năm từ 60÷90%,
mực nước ở nhiều nơi rất thấp, tương ứng với tần suất lặp lại 40÷100 năm. Năm 2015
mùa mưa kết thúc sớm, dẫn đến tổng lượng mưa thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều
năm trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Số ngày rét đậm, rét hại ở miền Bắc có xu thế giảm, đặc biệt là trong hai thập kỷ
gần đây, tuy nhiên có sự biến động mạnh từ năm này qua năm khác, xuất hiện những
đợt rét đậm kéo dài kỷ lục, những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp. Năm 2008 miền Bắc
trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày (từ 13/1 đến 20/2), băng tuyết xuất hiện trên
đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), nhiệt độ có giá trị -2 và -3°C.
Mùa đông 2015-2016, rét đậm, rét hại diện rộng ở miền Bắc, tuy không kéo dài nhưng
nhiệt độ đạt giá trị thấp nhất trong 40 năm gần đây; tại các vùng núi cao như Pha Đin,
Sa Pa hay Mẫu Sơn, nhiệt độ thấp nhất dao động từ -5 đến -4°C; băng tuyết xuất hiện
nhiều nơi, đặc biệt là ở một số nơi như Ba Vì (Hà Nội) và Kỳ Sơn (Nghệ An) có mưa
tuyết lần đầu tiên trong lịch sử.
1.1.3.4. Các hiện tượng cực đoan liên quan đến mưa
Mưa cực đoan có xu thế biến đổi khác nhau giữa các vùng khí hậu: giảm ở hầu
hết các trạm thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và tăng ở phần lớn các trạm
thuộc các vùng khí hậu khác. Số liệu quan trắc cho thấy mưa trái mùa và mưa lớn dị
thường xảy ra nhiều hơn. Trong những năm gần đây, mưa lớn xảy ra bất thường hơn cả
về thời gian, địa điểm, tần suất và cường độ. Ví dụ, mưa lớn kỷ lục năm 2008 ở Hà Nội
và lân cận, với lượng mưa quan trắc được từ 19 giờ ngày 30/10/2008 đến 01 giờ ngày
1/11/2008 lên tới 408mm tại trạm Hà Nội. Mưa lớn vào tháng 10/2010 ở khu vực từ
Nghệ An đến Quảng Bình với tổng lượng mưa 10 ngày dao động từ 700÷1600mm,
chiếm trên 50% tổng lượng mưa năm. Trận mưa lớn ở Quảng Ninh vào cuối tháng 7 đầu
tháng 8/2015 đã lập kỷ lục cường độ mưa tập trung trên phạm vi hẹp; cụ thể, trong cả
đợt mưa từ 23/07 đến 04/08, tổng lượng mưa đo được dao động từ 1000÷1300mm, riêng
tại Cửa Ông lượng mưa đo được gần 1600mm. Mưa lớn không chỉ xảy ra trong mùa
mưa mà ngay cả trong mùa khô, đợt mưa trái mùa từ ngày 24 đến 27/3/2015 ở Thừa
9
Thiên - Huế đến Quảng Ngãi có lượng mưa phổ biến từ 200 ÷ 500mm.
1.1.3.5. Bão và áp thấp nhiệt đới
Theo số liệu thống kê thời kỳ 1959-2015, trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn
bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 45% số
cơn hình thành ngay trên Biển Đông và 55% số cơn hình thành từ Thái Bình Dương di
chuyển vào. Mỗi năm có khoảng 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt
Nam, trong đó có 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Nơi có tần
suất hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới lớn nhất nằm ở phần giữa của khu vực Bắc
Biển Đông. Khu vực bờ biển miền Trung từ 16°N đến 18°N và khu vực bờ biển Bắc Bộ
(từ 20°N trở lên) có tần suất hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới cao nhất trong cả
dải ven biển Việt Nam.
Theo số liệu thời kỳ 1959-2015, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển
Đông, ảnh hưởng và đổ bộ vào Việt Nam là ít biến đổi. Tuy nhiên, biến động của số
lượng bão và áp thấp nhiệt đới là khá rõ; có năm lên tới 18÷19 cơn bão và áp thấp nhiệt
đới hoạt động trên Biển Đông (19 cơn vào năm 1964, 2013; 18 cơn vào năm 1989,
1995); nhưng có năm chỉ có 4÷6 cơn (4 cơn vào năm 1969, 6 cơn vào năm 1963, 1976,
2014, 2015). Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, những cơn bão mạnh (sức
gió mạnh nhất từ cấp 12 trở lên) có xu thế tăng nhẹ. Mùa bão kết thúc muộn hơn và
đường đi của bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam với nhiều cơn bão đổ bộ vào khu
vực phía Nam hơn trong những năm gần đây.
Hoạt động và ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới đến nước ta trong những
năm gần đây có những diễn biến bất thường. Tháng 3/2012, bão Pakhar đổ bộ vào miền
Nam Việt Nam với cường độ gió mạnh nhất theo số liệu qua trắc được. Bão Sơn Tinh
(10/2012) và Hai Yan (10/2012) có quỹ đạo khác thường khi đổ bộ vào miền Bắc vào
cuối mùa bão. Năm 2013 có số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam nhiều
nhất (8 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới).
1.1.4. Các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam cung cấp những thông
tin cập nhật nhất về đánh giá những biểu hiện, xu thế biến đổi trong quá khứ, kịch bản
biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thế kỷ 21 ở Việt Nam.
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên
và Môi trường công bố lần đầu vào năm 2009 trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong
và ngoài nước để kịp thời phục vụ các Bộ, ngành và các địa phương trong đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực và khu vực, đồng thời là cơ sở để
phục vụ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2010-2015. Mức độ chi tiết của các kịch bản mới chỉ giới hạn cho 7 vùng khí hậu
10
và dải ven biển Việt Nam.
Năm 2011, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được ban hành, xác định các
mục tiêu ưu tiên cho từng giai đoạn, theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cập nhật
kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa trên các nguồn dữ liệu, các điều kiện
khí hậu cụ thể của Việt Nam và các sản phẩm của các mô hình khí hậu. Kịch bản khí
hậu lần này được xây dựng chi tiết đến cấp tỉnh, kịch bản nước biển dâng được chi tiết
cho các khu vực ven biển Việt Nam theo từng thập kỷ của thế kỷ 21.
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 được cập
nhật theo lộ trình đã được xác định trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, nhằm
cung cấp những thông tin mới nhất về diễn biến, xu thế biến đổi của khí hậu và nước
biển dâng trong thời gian qua và kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thế
kỷ 21 ở Việt Nam.
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được xây dựng trên cơ sở Báo cáo
đánh giá lần thứ 5 (AR5) của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC); số liệu
quan trắc khí tượng thủy văn và mực nước biển cập nhật đến năm 2014, bản đồ số địa
hình quốc gia cập nhật đến năm 2016; xu thế biến đổi gần đây của khí hậu và nước biển
dâng ở Việt Nam; các mô hình khí hậu toàn cầu và mô hình khí hậu khu vực độ phân
giải cao cho khu vực Việt Nam, các mô hình khí quyển - đại dương; các nghiên cứu của
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Hội đồng tư vấn của Ủy ban
Quốc gia về Biến đổi khí hậu và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam; các kết quả
nghiên cứu trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến
đổi khí hậu với Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc thông qua các dự án CBCC, CBICS;
Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc; Trung tâm Nghiên cứu
Khí hậu Bjerknes của Na Uy; Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh; Viện Nghiên cứu
Khí tượng Nhật Bản,...
Kịch bản biến đổi khí hậu xét đến sự biến đổi trong thế kỷ 21 của các yếu tố khí
hậu như nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, mùa và nhiệt độ cực trị), lượng mưa (mưa
năm, mưa trong các mùa, mưa cực trị) và một số hiện tượng khí hậu cực đoan (bão và
áp thấp nhiệt đới, số ngày rét đậm, rét hại, số ngày nắng nóng và hạn hán).
Kịch bản nước biển dâng xét đến xu thế dâng cao của mực nước biển trung bình
do biến đổi khí hậu (giãn nở nhiệt và động lực; tan băng của các sông băng, núi băng
trên lục địa; cân bằng khối lượng bề mặt băng ở Greenland; cân bằng khối lượng bề mặt
băng ở Nam Cực; động lực băng ở Greenland; động lực băng ở Nam Cực; thay đổi lượng
trữ nước trên lục địa; và điều chỉnh đẳng tĩnh băng).
Có nhiều kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam nhưng do
tính chất phức tạp của BĐKH, độ tin cậy của các kịch bản nên kịch bản hài hòa nhất là
11
kịch bản trung bình được khuyến nghị cho các Bộ, Ngành địa phương làm định hướng
ban đầu để đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng, xây dựng kế hoạch ứng
phó với BĐKH.
1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh Bình Định
1.2.1. Hiện trạng khô hạn của các hồ chứa trong bối cảnh BĐKH
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biển
Đông với bờ biển dài 134km.
Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định
Tỉnh Bình Định thuộc vùng Nam Trung Bộ thường xuyên bị ảnh hưởng các loại
hình thiên tai bão, lũ, hạn hán. Hạn hán, xâm nhập mặn thường xảy ra trong khoảng thời
gian từ tháng 5 đến tháng 8. Từ năm 2007 đến nay, hạn hán và xâm nhập mặn trên địa
bàn tỉnh Bình Định ngày càng rõ nét và phức tạp, nắng nóng liên tục kéo dài trong vụ
Hè Thu và đầu vụ Mùa, mặn xâm nhập sớm, ngay từ đầu tháng 6 hàng năm đã xuất hiện
xâm nhập mặn, mực nước trên các triền sông luôn ở mức thấp hơn TBNN, ảnh hưởng
rất lớn đến công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Định, 6 tháng đầu năm 2014, hầu như trên địa
bàn tỉnh không có trận mưa nào đáng kể, gây tình trạng khô hạn gay gắt chưa từng có
trong lịch sử. Toàn tỉnh có 123/165 hồ chứa khô cạn, trong đó, nhiều huyện có 100% hồ
12
chưa cạn nước như: huyện Phù Cát 22/22 hồ, Vân Canh 5/5 hồ, Tuy Phước 4/4 hồ đã
khô cạn; các huyện Phù Mỹ 43/44 hồ, Tây Sơn 17/24 hồ, Hoài Nhơn 16/17 hồ, Hoài Ân
7/21, An Lão 2/4 hồ đã cạn kiệt không còn khả năng cung cấp nước tưới cho cây trồng.
Tỉnh Bình Định gieo trồng hàng năm 136.400 ha; tương ứng với diện tích đất canh
tác 63.310 ha. Trong đó Công trình thủy lợi chỉ tưới được 105.300 ha , đạt 77% gieo
trồng. Vụ Đông Xuân tưới 48.866 ha/63.310 ha gieo trồng, đạt 77%; Hè Thu tưới 47.070
ha/54.410 ha, đạt 86%; vụ Mùa tưới 9.370 ha/22.780 ha, đạt 41%.
Sản xuất nông nghiệp năm nào cũng xảy ra tình trạng hạn, thiếu nước tưới với
diện tích hạn từ 6.000 đến 12.000 ha/năm; ví dụ như vụ Hè Thu năm 2016 chủ động
ngừng sản xuất 2.000 ha, 8.000 bị thiếu nước và bơm vượt mức bình thường, diện tích
mất trắng do thiếu nước 500 ha.
Hầu hết các hồ thủy lợi trong tỉnh đều là hồ điều tiết năm nhằm tích lượng nước
thừa trong mùa lũ để sử dụng cấp nước tưới cho mùa cạn. Biến đổi khí hậu đã làm gia
tăng nhiệt độ trung bình dẫn tới tổn thất dung tích hồ chứa do bốc hơn tăng lên, Biến
đổi khí hậu cũng làm cho dòng chảy mùa kiệt có xu thế giảm, dòng chảy mùa lũ có xu
thế tăng, cụ thể trong mùa mưa thì nước thừa, mùa khô thì nước thiếu và mùa khô thì
lượng nước cần dùng trong nông nghiệp lại rất cao.
Vì vậy, trong tương lai có khả năng các hồ chứa thủy lợi của tỉnh sẽ bị cạn kiệt do
ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu, trong đó có hồ chứa Hội Sơn, do đó việc nghiên cứu
đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến cân bằng nước hồ chứa Hội Sơn là rất cần
thiết trong giai đoạn hiện nay và tương lai khi xét đến ảnh hưởng Biển đổi khí hậu.
Nhận xét:
Từ các phân tích trên cho thấy tác động của Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm
trọng, trong tương lai có biểu hiện cực đoan hơn, đồng thời do sự gia tăng về dân số, sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt, công
nghiệp, tưới tiêu ngày một tăng cao. Vì vậy, việc tính toán cân bằng nước cho hồ chứa
để tìm ra giải pháp đảm bảo dung tích hiệu quả cho hồ chứa khi xét đến Biến đổi khí
hậu là rất cần thiết.
1.2.2. Tác động BĐKH đối với tài nguyên nước tỉnh Bình Định
Theo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Bình Định do Sở Tài
nguyên và Môi trường Bình Định công bố và đã đưa ra các kịch bản biến đổi khí hậu
chi tiết cho tỉnh Bình Định.
13
Bảng 1.2. Mức thay đổi lượng mưa (%) ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu
Kịch
bản Thời gian
Mùa đông Mùa xuân Mùa hè Mùa thu
RCP4.5
2016-2035
5,3
(-6,2÷16,4)
10,4
(-8,8÷28,4)
1,5
(-10,5÷13,2)
19,0
(13,2÷24,8)
2046-2065
12,6
(-4,4÷28,0)
-2,9
(-18,7÷13,6)
-4,3
(-16,4÷7,3)
27,9
(14,9÷40,7)
2080-2099
54,5
(9,6÷94,7)
22,5
(-5,3÷50,6)
4,3
(-7,2÷15,5)
22,0
(10,1÷33,2)
RCP8.5
2016-2035
1,2
(-9,2÷11,4)
2,9
(-12,3÷17,6)
26,1
(2,2÷47,4)
18,2
(10,1÷26,5)
2046-2065
11,8
(-9,1÷33,7)
8,9
(-18,0÷-0,3)
5,2
(-4,9÷15,0)
24,5
(15,4÷32,8)
2080-2099
23,9
(-7,5÷59,2)
17,7
(-9,6÷45,5)
3,2
(-9,9÷15,4)
16,9
(2,8÷31,3)
Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [1]
1.2.2.1. Tài nguyên nước mặt theo kịch bản phát thải thấp
Bảng 1.3. Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông thời điểm hiện tại
Tiểu vùng
quy hoạch
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
W0
(106
m3
)
Bắc Lại
Giang
29,3 14,0 7,9 7,4 8,3 5,5 5,1 6,8 29,8 92,6 120,1 68,5 395,3
Sông Lại
Giang
213,0 103,2 63,7 61,0 85,7 68,9 62,0 87,8 250,4 671,6 914,2 529,0 3.110,4
Đầm Trà Ô 28,0 14,4 8,8 7,8 9,1 7,2 6,9 9,7 33,2 109,0 140,8 72,9
447,8
Sông La
Tinh&Phụ
cận
64,5 33,3 20,4 16,6 19,6 15,6 13,5 18,8 67,7 264,3 341,6 167,4 1.043,2
Sông Kôn 315,6 188,0 121,3 90,0 100,3124,7112,4111,9200,3 743,7 1.335,6 723,3 4.167,1
Sông Hà
Thanh
72,1 43,6 26,6 17,1 14,3 12,5 9,1 7,3 10,1 92,8 242,9 161,8 710,3
Toàn tỉnh 722,4 396,6 248,6199,8237,3234,4209,1242,3591,6 1974,1 3.095,2 1722,7 9.874,1
Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5]
14
Bảng 1.4. Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2020
Tiểu vùng
quy hoạch
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
W0
(106
m3
)
Bắc Lại
Giang
26,5 12,9 7,4 6,7 7,3 4,9 4,4 5,6 26,4 76,6 116,6 64,9 360,3
Sông Lại
Giang
197,9 96,7 63,4 57,6 74,9 60,4 53,7 81,3 226,4 560,6 906,5 504,2 2.883,6
Đầm Trà Ô 26,5 13,7 8,5 7,4 8,2 6,5 6,0 8,1 28,4 90,3 145,1 72,5 421,1
Sông La
Tinh&Phụ
cận
61,2 31,9 19,9 16,0 17,9 14,2 11,9 15,9 57,9 222,0 346,3 164,8 980,0
Sông Kôn 314,5 180,2117,8 92,6 95,0 110,3 97,6 104,1195,8 650,5 1.292,9 673,3 3.924,7
Sông Hà
Thanh
70,2 42,2 25,6 16,3 13,0 11,0 7,9 6,2 8,4 75,2 220,2 154,7 650,9
Toàn tỉnh 696,7 377,6242,7196,6216,3207,4181,5221,3543,21.675,1 3.027,6 1.634,4 9.220,6
Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5]
Bảng 1.5. Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2030
Tiểu vùng
quy hoạch
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
W0
(106
m3
)
Bắc Lại
Giang
24,1 11,8 7,0 6,1 6,2 4,3 3,6 4,3 23,8 59,1 119,3 64,4 334,1
Sông Lại
Giang
186,0 91,1 62,4 53,5 62,3 50,5 43,8 69,0 207,5 441,8 953,6 503,6 2.725,2
Đầm Trà Ô 25,9 13,3 8,4 7,0 7,1 5,7 4,9 6,3 24,3 69,9 161,0 77,4 411,2
Sông La
Tinh và Phụ
cận
60,0 31,3 19,8 15,6 16,0 12,7 10,0 12,6 49,5 177,3 376,8 173,7 955,4
Sông Kôn 326,2 175,0 116,0 95,5 87,1 91,1 77,6 85,3 184,4 546,2 1.295,4 642,8 3.722,6
Sông Hà
Thanh
70,8 42,2 25,4 15,8 11,8 9,3 6,5 5,0 6,4 54,8 212,0 151,8 611,9
Toàn tỉnh 693,0 364,7 239,1193,5190,5173,7146,4182,5495,9 1.349,2 3.118,1 1.613,7 8.760,3
Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5]
15
1.2.2.2. Tài nguyên nước mặt theo kịch bản phát thải trung bình
Bảng 1.6. Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2020
Tiểu vùng
quy hoạch
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
W0
(106
m3
)
Bắc Lại
Giang
26,6 12,9 7,4 6,7 7,3 4,9 4,4 5,6 26,4 76,6 116,7 65,0 360,6
Sông Lại
Giang
198,0 96,7 63,4 57,6 74,9 60,4 53,7 81,1 226,5 560,8 907,6 504,7 2.885,5
Đầm Trà Ô 26,5 13,7 8,5 7,4 8,2 6,5 6,0 8,1 28,5 90,3 145,3 72,6 421,5
Sông La
Tinh &Phụ
cận
61,2 31,9 19,9 16,0 17,9 14,2 11,9 15,9 57,9 222,1 346,8 165,0 980,8
Sông Kôn 314,5 180,3117,8 92,6 95,0 110,3 97,6 104,0195,8 650,8 1.294,
8
673,8 3.927,3
Sông Hà
Thanh
70,2 42,3 25,7 16,3 13,0 11,0 7,9 6,2 8,4 75,2 220,7 155,0 651,8
Toàn tỉnh 697,0 377,7242,7196,6216,2207,4181,5221,0543,5 1.675,
8
3.032,
0
1.636,
1
9.227,6
Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5]
Bảng 1.7. Bảng tổng hợp lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2030
Tiểu vùng
quy hoạch
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
W0
(106
m3
)
Bắc Lại
Giang
24,2 11,9 7,0 6,1 6,2 4,3 3,6 4,3 24,0 59,3 120,2 64,9 336,0
Sông Lại
Giang
186,7 91,4 62,3 53,5 62,3 50,5 43,7 68,4 208,7 443,3 961,2 507,4 2.739,6
Đầm Trà Ô 26,0 13,3 8,4 7,0 7,2 5,7 4,9 6,3 24,5 70,1 162,5 78,1 414,0
Sông La
Tinh&Phụ
cận
60,3 31,4 19,8 15,7 16,0 12,8 10,0 12,6 49,9 178,0 380,1 175,3 961,9
Sông Kôn 327,0 175,4 116,3 95,4 87,0 91,0 77,5 84,9 185,1 548,7 1308,8 646,4 3.743,4
Sông Hà
Thanh
71,2 42,4 25,6 15,9 11,8 9,4 6,5 5,0 6,4 54,9 215,9 153,1 618,1
Toàn tỉnh 695,4 365,8 239,3 193,6 190,5 173,7 146,2 181,6 498,6 1.354,3 3.148,8 1.625,2 8.812,9
Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5]
16
1.2.2.3. Tài nguyên nước mặt theo kịch bản phát thải cao
Bảng 1.8. Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2020
Tiểu vùng
quy hoạch
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
W0
(106
m3
)
Bắc Lại
Giang
26,6 12,9 7,4 6,7 7,3 4,9 4,4 5,6 26,4 76,7 116,9 65,0 360,9
Sông Lại
Giang
198,0 96,7 63,4 57,6 74,9 60,4 53,7 81,0 226,7 561,0 908,7 505,3 2.887,4
Đầm Trà
Ô
26,5 13,7 8,5 7,4 8,2 6,5 6,0 8,1 28,5 90,3 145,5 72,7 421,9
Sông La
Tinh&Phụ
cận
61,2 31,9 19,9 16,0 17,9 14,2 11,9 15,9 58,0 222,2 347,3 165,3 981,8
Sông Kôn 314,6 180,3117,8 92,6 95,0 110,2 97,6 103,9195,9 651,1 1.296,8 674,3 3.930,1
Sông Hà
Thanh
70,2 42,3 25,7 16,3 13,0 11,0 7,9 6,2 8,4 75,2 221,1 155,1 652,3
Toàn tỉnh 697,2 377,8 242,7 196,6 216,2 207,3 181,4 220,8 543,9 1.676,5 3.036,2 1.637,7 9.234,3
Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5]
Bảng 1.9. Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2030
Tiểu vùng
quy hoạch
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
W0
(106
m3
)
Bắc Lại
Giang
24,3 11,9 7,0 6,1 6,2 4,3 3,6 4,3 24,1 59,5 120,9 65,3 337,5
Sông Lại
Giang
187,2 91,5 62,1 53,4 62,3 50,5 43,6 67,8 209,6 444,3 967,1 510,4 2.749,9
Đầm Trà
Ô
26,1 13,3 8,4 7,0 7,2 5,7 4,9 6,3 24,6 70,2 163,7 78,7 416,1
Sông La
Tinh&Phụ
cận
60,5 31,5 19,9 15,7 16,0 12,8 10,0 12,6 50,2 178,5 382,7 176,6 966,9
Sông Kôn 327,6 175,8116,4 95,3 86,9 90,9 77,4 84,5 185,4 550,4 1.319,0 649,1 3.758,6
Sông Hà
Thanh
71,4 42,5 25,6 16,0 11,8 9,4 6,5 5,0 6,4 55,0 217,8 153,6 620,9
Toàn tỉnh 697,1 366,5 239,4 193,5 190,4 173,5 146,1 180,5 500,3 1.357,9 3.171,2 1.633,6 8.849,9
Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5]
Nhận xét: Lượng nước mặt đến năm 2020, 2030 ứng với các kịch bản biến đổi
khí hậu không chênh lệch nhau nhiều. Đến năm 2020 tổng lượng nước mặt giảm 6,3%
so với tổng lượng nước mặt hiện tại; đến năm 2030 giảm 10,8%, điều đó có nghĩa là đến
năm 2030 tài nguyên nước mặt sẽ bị giảm hơn 1 tỷ m3 nước do ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu gây nên.
17
1.2.3. Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH và thiên tai tại tỉnh Bình Định
UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày
19/11/2015 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định. Trong đó định
hướng cụ thể các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn ở tỉnh:
- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và
diễn biến của hạn hán và xâm nhập mặn;
- Sử dụng các giống ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để
thuận tiện cung cấp nước tưới, sử dụng nước hiệu quả.
- Củng cố các tổ, đội thủy nông để quản lý, điều tiết tưới nội đồng.
- Vận hành hợp lý các hồ chứa nước, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh
hoạt; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước;
- Ưu tiên cung cấp điện và nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;
- Quan trắc độ mặn, vận hành cống lấy nước phù hợp với tình hình thực tế.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình nguồn nước; chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư,
sử dụng nguồn cấp bù thủy lợi phí, ngân sách dự phòng để thực hiện các giải pháp phòng
chống hạn hán, xâm nhập mặn.
- Tăng cường truyền thông về tình hình khô hạn để nhân dân biết, chủ động phòng
chống hạn.
18
CHƯƠNG 2 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
HỒ HỘI SƠN
2.1. Cơ sở lựa chọn hồ chứa phục vụ tính toán thí điểm
2.1.1. Hệ thống hồ chứa phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Bình Định
Tỉnh Bình Định có 165 hồ chứa nước thủy lợi, tổng dung tích 585 triệu m3
, tưới
cho 50.900 ha/ năm, 19.500 ha/vụ. Trong đó, có 18 hồ chứa dung tích từ 3 triệu m3
trở
lên; 30 hồ chứa từ 1 triệu m3
đến dưới 3 triệu m3
; 117 hồ chứa dưới 1 triệu m3
. Theo
chiều cao đập có 7 hồ có đập cao từ 25 m trở lên; 21 hồ có đập cao từ 15 m đến 25 m;
137 hồ có đập cao dưới 15 m. Hai hồ Định Bình và Sông Vố có đập dâng bằng bê tông,
các hồ còn lại đập dâng nước là đập đất.
Các hồ chứa nước của Bình Định được xây dựng sau năm 1975 (riêng hồ Thủ
Thiện xây dựng trước năm 1975), giai đoạn xây dựng chủ yếu là 1975 ÷ 1995 (130 hồ).
Nhiều hồ chứa do các Hợp tác xã nông nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng, thực hiện theo
hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm; năng lực thiết kế, thi công, quản lý chất lượng
hạn chế; vốn đầu tư thiếu nên chỉ xây dựng đập dâng nước, cống lấy nước, hạng mục
tràn xả lũ tạm trên nền đất tự nhiên. Hiện nay, các hồ chứa này đang dần được sửa chữa,
nâng cấp để bảo đảm an toàn.
Nhiều công trình hồ chứa được xây dựng đã lâu hồ sơ kỹ thuật bị thất lạc, không
có hồ sơ kỹ thuật. Do vậy công tác chỉ đạo, theo dõi quản lý vận hành các hồ chứa, nhất
là các hồ chứa nhỏ gặp nhiều khó khăn, thiếu các hồ sơ, số liệu đầu vào phục vụ cho
tính toán, nghiên cứu.
2.1.2. Cơ sở lựa chọn hồ chứa Hội Sơn.
Lưu vực sông La Tinh có 36 hồ chứa, dung tích 84 triệu m3
, tưới 5.300 ha đất canh
tác. Trong đó, hồ chứa Hội Sơn với dung tích 45,62 triệu m3
, chiếm hơn 50 % lượng
nước lưu vực, tưới hơn 3.000 ha đất nông nghiệp và 300 ha đất nuôi trồng thủy sản. Tình
trạng khô hạn khu tưới hồ Hội Sơn thường xuyên xảy ra với tầng suất 4 năm/lần với quy
mô và mức độ hạn khác nhau.
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hệ thống tưới hồ Hội Sơn còn bộc
lộ những hạn chế và khó khăn nhất định trong quản lý vận hành.
Biến đổi của khí hậu toàn cầu, diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi. Đầu năm hạn
hán kéo dài làm thiếu hụt nguồn nước từ các hồ chứa ảnh hưởng đến năng suất và sản
lượng vụ Hè Thu; cuối năm mưa, lũ diễn biến bất thường gây thiệt hại tài sản và tính
mạng của nhân dân.
Đây là vùng có lượng mưa ít nhất trong các vùng của tỉnh Bình Định, tổng lượng
19
mưa trung bình hàng năm từ dưới 1700 ÷ 2200 mm, vì vậy dòng chảy đến lưu vực còn
hạn chế và không ổn định.
Hình 2.1. Bản đồ vị trí công trình hồ Hội Sơn và khu vực nghiên cứu
(Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bình Định)
2.2. Giới thiệu về hồ chứa Hội Sơn.
Công trình thủy lợi hồ Hội Sơn xây dựng năm 1981, hoàn thành năm 1985, sửa
chữa nâng cấp năm 2010. Công trình ở vị trí có hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến 108, múi
chiếu 30
, X(m) = 1.564.880, Y(m) = 575.698 trên suối Cả, sông La Tinh, thuộc xã Cát
Sơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Vị trí công trình nằm phía Tây Quốc lộ 1A cách
trung tâm huyện 20 Km về phía đông Bắc, diện tích lưu vực tính đến tuyến đập là 68,0
km2
.
Nhiệm vụ hồ Hội Sơn cấp nước tưới cho 3.300 ha đất canh tác nông nghiệp ở 10
xã thuộc huyện Phù Cát, Phù Mỹ; trong đó tưới vụ Đông Xuân 3.305 ha; hè thu 2.200
ha; mùa 2000 ha; nhiệm vụ giảm lũ, giảm nhẹ ngập lụt hạ du, kết hợp nuôi trồng thủy
sản và khai thác các nguồn lợi khác.
20
Hình 2.2. Toàn cảnh hồ Hội Sơn mùa cạn
(Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bình Định)
Hình 2.3. Hạn hán thiếu nước cuối vụ Hè Thu 2015 ở xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ
(Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bình Định)
21
Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật cơ bản của công trình hồ Hội Sơn
TT Thông số Đơn vị Trị số
A. Hồ chứa và lưu vực
1 Diện tích lưu vực Km2
68,00
2 Mực nước dâng bình thường m 68,60
3 Mực nước dâng gia cường 1% m 70,39
4 Mực nước chết m 52,0
5 Dung tích toàn bộ 106
m3
45,65
6 Dung tích hữu ích 106
m3
43,55
7 Dung tích chết 106
m3
2,10
8 Chế độ điều tiết Năm hoàn toàn
9 Cấp công trình III
B. Đập đất
1 Cao trình đỉnh đập m 72,20
2 Cao trình đỉnh tường chắn sóng m 72,70
3 Chiều dài đập m 980
4 Chiều cao đập lớn nhất m 29,20
5 Kết cấu đập Đập đồng chất có tường nghiêng,
chân khay chống thấm thượng lưu
6 Hình thức tiêu nước Đống đá tiêu nước
C. Tràn xả lũ
1 Cao trình ngưỡng tràn m 64,60
2 Chiều rộng ngưỡng tràn m 20,00
3 Cột nước tràn Hmax m 5,79
4 Lưu lượng xả Qmax 1% m3
/s 444
5 Chiều dài dốc nước m 126
6 Chiều rộng dốc nước m 13,7
7 Độ dốc dốc nước % 14,7
8 Hình thức tràn Tràn cửa van
9 Hình thức tiêu năng Bể tiêu năng
10 Chiều dài bể tiêu năng m 35,0
11 Cao độ đáy tiêu năng m 41,50
12 Chiêu sâu bể tiêu năng m 3,50
D. Cống lấy nước
1 Cao trình ngưỡng cống m 50,00
2 Khẩu diện cống () m 1,40
3 Chiều dài thân cống m 141,50
4 Độ dốc cống % 0,50
5 Chế độ chảy trong cống Có áp
6 Lưu lượng thiết kế cống m3
/s 2,96 5,10
Nguồn Chi cục thủy lợi Bình Định năm 2017 [8]
2.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên.
2.2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên.
Hồ Hội Sơn thuộc địa giới hành chính gồm xã Cát Sơn, huyện Phù Cát; công trình
đầu mối xây dựng trên suối Cả, sông La Tinh, thuộc xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, tỉnh
22
Bình Định. Vị trí công trình nằm phía Tây Quốc lộ 1A cách trung tâm huyện 20 Km về
phía đông Bắc, diện tích lưu vực tính đến tuyến đập là 68,0 km2.
Vị trí địa lý theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến 108, múi chiếu 30 , X(m) =
1.564.880, Y(m) = 575.698 .
Hình 2.4. Bản đồ lưu vực sông tỉnh Bình Định
(Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Định)
2.2.1.2. Địa hình địa mạo
Địa hình lưu vực có dạng hình nan quạt, hướng dốc Bắc- Nam, Nam - Bắc và Tây
- Đông, lưu vực có hình dạng như một thung lũng. Có 4 dạng địa hình chủ yếu sau:
23
a). Vùng núi cao và trung bình:
Nằm bao chung quanh lưu vực theo vòng cung Đông - Tây, Nam - Bắc, Tây -
Đông, giáp với lưu vực sông Kône và đầm Trà Ổ; núi bao toàn bộ lưu vực đến vịnh nước
ngọt, chiếm 365km2
, độ cao từ 70 - 700m. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc 40 - 45% là
nơi hình thành các sông suối nhỏ, lớp phủ thực vật trung bình.
b). Vùng đồi gò:
Là vùng trung gian giữa vùng núi cao và vùng đất bằng phẳng, chiếm khoảng 10%
diện tích tự nhiên gồm nhiều đồi gò nhấp nhô nằm xen kẽ nhau. Độ cao phổ biến từ 70
- 30m; được bố trí đất sản xuất nông nghiệp nhưng khó khăn về nguồn nước tưới; độ
dốc địa hình tương đối lớn, lớp phủ thực vật kém.
c). Vùng đồng bằng:
Bao gồm vùng đất bằng phẳng nằm về hạ lưu cầu đường sắt qua sông La Tinh,
phân bổ chủ yếu dọc theo sông chính, suối Kiều Duyên, sông Cạn và sông Đức Phổ nằm
về hạ lưu và giáp đầm nước ngọt; chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên; độ cao phổ biến
từ 10 - 2m; là vùng sản xuất nông nghiệp chính trong vùng.
d). Vùng đất thấp trũng ven đầm nước Ngọt:
Hình 2.5. Bản đồ địa hình lưu vực sông La Tinh
(Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Định)
Thuộc các xã Mỹ Chánh, Mỹ Cát, Cát Minh; địa hình thấp trũng và chịu ảnh hưởng
thủy triều, xâm nhập mặn, sản xuất là nuôi trồng thuỷ sản và làm nghề muối.
24
2.2.1.3. Tài nguyên đất và thổ nhưỡng:
a). Diện tích các loại đất:
Thống kê liệu vùng nghiên cứu gồm xã Mỹ Hiệp, Mỹ Tài, Mỹ Cát, Mỹ Chánh
huyện Phù Mỹ; xã Cát Sơn, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh huyện Phù Cát.
Bảng 2.2. Phân loại đất trong vùng nghiên cứu
Stt Tên Việt Nam Tên theo FAO
DT
(ha)
Thành phần cơ giới
Nhẹ TB Nặng
1
Đất phù sa không được
bồi (P)
Dystric Fluvisols
(FLd)
1.306 82 1224
2
Đất phù sa có tầng loang
lổ đỏ vàng (Pf)
Cambic Fluvisols
(FLc)
225 225
3 Đất phù sa gley (Pg)
Gleyic Fluvisols
(FLg)
507 263 166 78
4
Đất bạc màu trên granite
(Ba)
Albic Acrisols
(ACab)
590 590
5 Đất xám trên (Xa)
Haplic Acrisols
(ACh)
580 580
6
Đất đỏ vàng trên đá
granite (Fa)
Ferralic Acrisols
(ACf)
203 203
Tổng Cộng 3.411 1.943 1.390 78
(Nguồn: Bản đồ thổ nhưỡng - Viện QHTKNN - 2013)
a.1). Đất phù sa không được bồi (P), Tên theo FAO: Dystric Fluvisols (FLd): diện
tích 1.306 ha chiếm 40,67% diện tích vùng dự án.
Đất được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa nhưng do phân bố trong đê hoặc
đã thoát khỏi ảnh hưởng của quá trình bồi đắp do sự thay đổi địa hình, địa mạo. Loại đất
này phần lớn có thành phần cơ giới thịt trung bình; có phản ứng chua vừa pHKCl 5,3-
5,55, tổng lượng cation trao đổi nghèo ở các tầng (< 5meq/100g đất), dung tích hấp thu
CEC thấp 4,26-6,81 meq/100g đất. Độ bão hoà bazơ các tầng đều dưới 50%; hàm lượng
mùn và đạm tổng số tầng mặt nghèo, các tầng dưới rất nghèo. Lân tổng số trung bình ở
các tầng (0,09-0,01%). Kali tổng số thấp <0,4%; Lân dễ tiêu đều ở mức độ thấp 6,2-
8,4mg/100g đất. Kali dễ tiêu các tầng rất nghèo <5mg/100g đất.
Loại đất này thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, ngô. Những
khu vực địa hình bằng phẳng, chủ động nước tưới nên canh tác lúa.
a.2). Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) - Tên theo FAO: Dystric Plinthosols
(PTd). Diện tích 225 ha chiếm 7,0% diện tích đất vùng dự án.
Đất được hình thành do bị ngập nước và khô hạn xen kẽ nhau nên trong tầng đất
thường tích luỹ các hợp chất sắt nhôm có màu loang lổ đỏ vàng, có nơi hình thành các
hạt kết von cứng rắn ở tầng tích tụ; phản ứng của đất ít chua, pHKCl 5,43-6,00, lượng
Tải bản FULL (83 trang): https://bit.ly/3FWq7D0
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
25
cation kiềm trao đổi trung bình 5,62-8,46 meq/100gđất; dung tích hấp thu CEC đạt 6,13-
11,76 meq/100g đất. Hàm lượng sắt di động trung bình 0,46 -1,76 meq/100gđất, nhôm
di động tầng mặt thấp, các tầng dưới không có. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng
mặt khá (2,15% và 0,195%), các tầng dưới nghèo. Lân tổng số trung bình khá 0,08-
0,13%, kali tổng số nghèo <0,5%; lân và kali dễ tiêu nghèo 4-8,3 mg/100g đất.
Đất thích hợp trồng các loại cây CN ngắn ngày, đặc biệt là mía, lạc, ngô.
a.3). Đất phù sa gley - Tên theo FAO: Gleyic Fluvisols (FLg): Diện tích 307 ha
chiếm 9,56% diện tích vùng dự án.
Đất được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa nhưng do bị ngập nước thường
xuyên làm cho đất bị yếm khí cùng với pH thấp tích luỹ nhiều sắt nhôm di động kết hợp
với các hoá chất khác trong đất hình thành nên tầng glây dẻo dính, chặt bí màu xám
xanh hoặc xám đen; thành phần có giới thịt trung bình, đất có phản ứng ít chua pHKCl
5,10-5,85. Tổng lượng cation kiềm trao đổi dao động lớn 5,4-9,0 meq/100g đất, dung
tích hấp thu CEC đạt 9,-10 meq/100g đất. Sắt di động ở tầng mặt trung bình khá, nhôm
di động rất thấp. Hàm lượng mùn tổng số tầng mặt trung bình khá > 2,0%, các tầng dưới
thấp. Đạm tổng số tầng 1 trung bình 0,106%, các tầng dưới nghèo. Lân tổng số ở các
tầng trung bình thấp 0,07-0,11%, kali tổng số khá 1,4-1,95%; lân và kali dễ tiêu đều ở
mức độ nghèo < 6 mg/100g đất.
Hướng sử dụng: Hiện tại, hầu hết diện tích loại đất đang trồng lúa 2 vụ cho năng
suất khá cao. Cần chú ý bón cân đối các loại phân để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của
cây trồng và duy trì tính ổn định của đất.
a.4). Đất bạc màu trên granit - Tên theo FAO: Albic Acrisols (ACab):
Đất bạc màu trên granit 590 ha, chiếm 18,37% diện tích đất vùng dự án. Thành
phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét <20%. Đất chua, pHKCl ở các tầng trong khoảng <4,5,
hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt thấp, càng xuống sâu càng giảm, hàm lượng
lân và kali tổng số nghèo, lân dễ tiêu thấp, kali dễ tiêu các tầng đều nghèo, dưới
10mg/100g đất. Dung lượng cation kiềm trao đổi rất thấp ở tất cả các tầng đều dưới 3
meq/100g đất, nhưng dung tích hấp thu CEC lại ở mức trung bình 10 meq/100g đất. Độ
bão hoà bazơ rất thấp (dưới 30%).
Đất thích hợp trồng lạc và các loại rau màu nhưng cần chú ý bón vôi và phân
chuồng để cải tạo lý tính đất.
a.5). Đất xám trên granit - Tên theo FAO: Haplic Acrisols (ACh).
Diện tích 580 ha chiếm 18,06% diện tích đất vùng dự án. Thành phần cơ giới nhẹ,
tỷ lệ cấp hạt sét trung bình 10-16%. Đất chua, pHKCl ở các tầng trong khoảng 4,03-4,40,
hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình thấp, càng xuống sâu càng giảm,
hàm lượng lân và kali tổng số nghèo, lân dễ tiêu thấp, kali dễ tiêu các tầng đều nghèo,
Tải bản FULL (83 trang): https://bit.ly/3FWq7D0
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
26
dưới 5mg/100g đất. Dung lượng cation kiềm trao đổi rất thấp ở tất cả các tầng đều dưới
3 meq/100g đất, dung tích hấp thu CEC trung bình thấp 5,13 meq/100g đất. Độ bão hoà
bazơ rất thấp dưới 30%.
Đất thích hợp trồng mía, lạc và các loại rau màu nhưng cần chú ý bón vôi và phân
chuồng để cải tạo lý tính đất.
a.6. Đất vàng đỏ trên granit - Tên theo FAO: Ferralic Acrisols (ACf)
Hình 2.6. Bản đồ đất lưu vực sông La Tinh
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định)
Diện tích 203 ha, chiếm 6,32% diện tích đất vùng dự án. Được hình thành do quá
trình phong hoá của đá granit nên có thành phần cơ giới nhẹ là chủ yếu. Đất có phản
ứng rất chua pHKCl 3,96-4,83, tổng lượng cation kiềm trao đổi thấp < 3 meq/100g đất,
dung tích hấp thu CEC thấp 5,25-6,94 meq/100g đất, độ bão hoà bazơ thấp. Sắt, nhôm
di động thấp.
7740404

Contenu connexe

Similaire à TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HỒ CHỨA HỘI SƠN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.pdf

DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.ssuser499fca
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY THÍ NGHIỆM KÉO NÉN DẠNG NHỎ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ ...
THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY THÍ NGHIỆM KÉO NÉN DẠNG NHỎ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ ...THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY THÍ NGHIỆM KÉO NÉN DẠNG NHỎ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ ...
THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY THÍ NGHIỆM KÉO NÉN DẠNG NHỎ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ ...nataliej4
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ cho lưới phân phố...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ cho lưới phân phố...Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ cho lưới phân phố...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ cho lưới phân phố...Man_Ebook
 
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúaẢnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúaDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...KhoTi1
 

Similaire à TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HỒ CHỨA HỘI SƠN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.pdf (20)

DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
 
THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY THÍ NGHIỆM KÉO NÉN DẠNG NHỎ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ ...
THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY THÍ NGHIỆM KÉO NÉN DẠNG NHỎ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ ...THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY THÍ NGHIỆM KÉO NÉN DẠNG NHỎ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ ...
THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY THÍ NGHIỆM KÉO NÉN DẠNG NHỎ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ cho lưới phân phố...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ cho lưới phân phố...Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ cho lưới phân phố...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ cho lưới phân phố...
 
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúaẢnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
 
Luận văn: Quản lý đô thị tại phường Hải Tân TP Hải Dương, HAY
Luận văn: Quản lý đô thị tại phường Hải Tân TP Hải Dương, HAYLuận văn: Quản lý đô thị tại phường Hải Tân TP Hải Dương, HAY
Luận văn: Quản lý đô thị tại phường Hải Tân TP Hải Dương, HAY
 
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
 
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
 
Công nghệ cacbon hoá chất thải cháy trong rác thành than nhiên liệu
Công nghệ cacbon hoá chất thải cháy trong rác thành than nhiên liệuCông nghệ cacbon hoá chất thải cháy trong rác thành than nhiên liệu
Công nghệ cacbon hoá chất thải cháy trong rác thành than nhiên liệu
 
Luận văn: Công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được, HAY
Luận văn: Công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được, HAYLuận văn: Công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được, HAY
Luận văn: Công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được, HAY
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
 
Phương pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn pin mặt trời, HAY
Phương pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn pin mặt trời, HAYPhương pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn pin mặt trời, HAY
Phương pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn pin mặt trời, HAY
 

Plus de HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

Plus de HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Dernier

Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 

Dernier (20)

Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 

TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HỒ CHỨA HỘI SƠN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --------------------------------------- NGUYỄN ĐỨC THÀNH TÊN ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HỒ CHỨA HỘI SƠN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY Đà Nẵng – Năm 2018
  • 2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --------------------------------------- NGUYỄN ĐỨC THÀNH TÊN ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HỒ CHỨA HỘI SƠN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Mã số: 60.58.02.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Nguyễn Thế Hùng Đà Nẵng – Năm 2018
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả tính toán đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Đức Thành
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến hướng dẫn khoa học luận văn GS.TS. Nguyễn Thế Hùng, đã tận tình hướng dẫn giúp Tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô đã tạo điều kiện học tập, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành chương trình học. Tác giả Nguyễn Đức Thành
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................I LỜI CẢM ƠN......................................................................................................II TÓM TẮT LUẬN VĂN.................................................................................... VI DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................VII MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................2 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...........................................3 6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI. ............................................................................................3 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU..................................4 1.1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...............................................................4 1.1.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu ..................................................4 1.1.1.1. Biến đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên..............................................4 1.1.1.2. Biến đổi khí hậu do tác động của con người ................................4 1.1.2. Xu thế biến đổi khí hậu ........................................................................5 1.1.2.1. Xu thế biến đổi khí hậu quy mô toàn cầu .....................................5 1.1.2.2. Xu thế biển đổi khí hậu Việt Nam................................................6 1.1.3. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam................................................6 1.1.3.1. Nhiệt độ.........................................................................................6 1.1.3.2. Lượng mưa....................................................................................7 1.1.3.3. Các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ..........................7 1.1.3.4. Các hiện tượng cực đoan liên quan đến mưa................................8 1.1.3.5. Bão và áp thấp nhiệt đới ...............................................................9 1.1.4. Các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam.......................................9 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH BÌNH ĐỊNH..........................11 1.2.1. Hiện trạng khô hạn của các hồ chứa trong bối cảnh BĐKH ............11 1.2.2. Tác động BĐKH đối với tài nguyên nước tỉnh Bình Định.................12 1.2.2.1. Tài nguyên nước mặt theo kịch bản phát thải thấp.....................13 1.2.2.2. Tài nguyên nước mặt theo kịch bản phát thải trung bình ...........15 1.2.2.3. Tài nguyên nước mặt theo kịch bản phát thải cao ......................16 1.2.3. Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH và thiên tai tại tỉnh Bình Định......17
  • 6. CHƯƠNG 2 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN...........18 HỒ HỘI SƠN .....................................................................................................18 2.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN HỒ CHỨA PHỤC VỤ TÍNH TOÁN THÍ ĐIỂM.......................18 2.1.1. Hệ thống hồ chứa phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Bình Định.......18 2.1.2. Cơ sở lựa chọn hồ chứa Hội Sơn.......................................................18 2.2. GIỚI THIỆU VỀ HỒ CHỨA HỘI SƠN. ............................................................19 2.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên....................................................................21 2.2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên. ..................................................................21 2.2.1.2. Địa hình địa mạo.........................................................................22 2.2.1.3. Tài nguyên đất và thổ nhưỡng: ...................................................24 2.2.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn lưu vực................................................27 2.2.2.1. Đặc điểm khí tượng.....................................................................27 2.2.2.2. Nhiệt độ không khí. ....................................................................28 2.2.2.3. Độ ẩm không khí.........................................................................28 2.2.2.4. Số giờ nắng .................................................................................29 2.2.2.5. Gió...............................................................................................29 2.2.2.6. Lượng mưa TBNN lưu vực.........................................................30 2.2.2.7. Lượng mưa gây lũ.......................................................................30 2.2.2.8. Lượng mưa khu tưới ...................................................................30 CHƯƠNG 3 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH THỦY VĂN MIKE NAM VÀ PHẦN MỀM CROPWAT TÍNH TOÁN NHU CẦU NƯỚC CHO CÂY TRỒNG.........................................................................................................................32 3.1. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH MIKE NAM.............................................................32 3.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH MIKE NAM..................................................32 3.2.1. Cấu trúc mô hình MIKE NAM ...........................................................32 3.2.2. Diễn toán dòng chảy mô hình MIKE NAM........................................35 3.2.3. Các thông số cơ bản của mô hình MIKE NAM .................................36 3.2.3.1. Umax và Lmax............................................................................36 3.2.3.2. CQOF............................................................................................36 3.2.3.3. CQIF ...........................................................................................37 3.2.3.4. CBLF ............................................................................................37 3.2.3.5. CLOF, CLIF, CLG (giá trị ngưỡng) ...........................................37 3.2.3.6. CK1, CK2, CKBFU và CKBFL .................................................37 3.2.3.7. Hệ số mưa K(i)............................................................................38 3.3. TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC CẦN CHO CÂY TRỒNG .......................................39 3.3.1. Năng lực tưới của hồ chứa nước Hội Sơn ........................................39 3.3.2. Lượng bốc hơi mặt ruộng ..................................................................40
  • 7. 3.4.XÂY DỰNG MÔ HÌNH MIKE NAMTÍNH TOÁN DÒNG CHẢY ĐẾN HỒ HỘI SƠN ..41 3.4.1. Thiết lập dữ liệu đầu vào ...................................................................41 3.4.2. Kiểm định và hiệu chỉnh mô hình MIKE NAM..................................44 3.5. MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY ĐẾN HỒ HỘI SƠN.................................................46 ..........................................................................................................................46 CHƯƠNG 4 - XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG CHẢY VÀ NHU CẦU CẤP NƯỚC CỦA HỒ HỘI SƠN.50 4.1. XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN DÒNG CHẢY ĐẾN HỒ CHỨA HỘI SƠN...............50 4.2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NAM MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY ĐẾN HỒ CHỨA HỘI SƠN THEO TẦN SUẤT THIẾT KẾ (Q85%) THEO CÁC KỊCH BẢN ..............................................51 4.2.1. Kết quả tính toán bốc thoát hơi nước tiềm năng:..............................52 4.2.2. Hệ số cây trồng Kc.............................................................................53 4.2.3. Tính toán yêu cầu nước các loại cây trồng........................................53 4.2.3.1. Cây trồng cạn:.............................................................................55 4.2.3.2. Cây đậu tương, cây Ngô, cây lạc:...............................................56 4.2.4. Tính toán cân bằng nước theo các kịch bản......................................57 4.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHẢI PHÁP. ............................67 4.3.1. Phân tích kết quả ...............................................................................67 4.3.2. Đề xuất giải pháp...............................................................................68 4.3.2.1. Giải pháp công trình: ..................................................................68 4.3.2.2. Giải pháp phi công trình: ............................................................69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................70 1. KẾT LUẬN. .................................................................................................70 2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................71
  • 8. TÓM TẮT LUẬN VĂN TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HỒ CHỨA HỘI SƠN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Học viên: Nguyễn Đức Thành, Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Mã số: 60.58.40 Khóa: 2016 – 2018. Trường ĐH Bách khoa - Đại học Đà Nẵng. Tóm tắt - Trong thời gian qua lưu vực sông La Tinh thường xuyên xảy ra khô hạn, đặc biệt là khu tưới hồ Hội Sơn luôn nằm trong tình trạng thiếu hụt nguồn nước cung cấp trong mùa khô. Bên cạnh đó các yếu tố như biến đổi khí hậu, vận hành hồ chứa …, cũng làm ảnh hưởng lớn đến sự phân phối dòng chảy đến hồ Hội Sơn gây bất lợi trong việc sử dụng nguồn nước cho 10 xã thuộc huyện Phù Cát, Phù Mỹ. Trên lưu vực sông La Tinh đã và đang xây dựng nhiều hồ chứa thủy lợi khác nhau như hồ Hội Sơn (vận hành năm 1985). Do đó, luận văn ứng dụng bộ công cụ MIKE NAM để đánh giá chế độ dòng chảy đến hồ Hội Sơn, áp dụng phần mềm CROPWAT tính toán lượng nước cần cho khu tưới, đánh giá lại cân bằng nước trong giai đoạn hiện nay và tương lai khi xét đến biến đổi khí hậu từ đó kiến nghị và đề xuất giải pháp dùng nước phù hợp. Từ khóa - Lưu vực hồ Hội Sơn; biến đổi khí hậu; vận hành hồ chứa; hệ thống hồ chứa; MIKE NAM; CROPWAT CALCULATING FOR WATER BALANCE DEMAND OF HOI SON RESERVOIR FOR AGRICULTURE IN CLIMATE CHANGE CONDITION Abstract - In past years, the La-Tinh basin has been experiencing drought, especially the Hoi Son reservoir which supply shortage water in the dry season. In addition, factors impact such as climate change, reservoir operation etc..have affected the distribution of water flow to Hoi Son reservoir, which is detrimental to the use of water resources for 10 communes of Phu Cat district and Phu My district. The La Tinh basin have built many reservoirs, for example Hoi Son reservoir (operated in 1985). Therefore, the case study, the MIKE NAM mathematical model have applied to evaluate flow regime to Hoi Son reservoir, and CROPWAT software calculate water demand for crop, evaluating for water balance of Hoi Son reservoir at present and in the future is impacted climate change, and recommending and proposing appropriate water using solutions. Keywords - Hoi Son basin; Climate Change; reservoir operation; reservoir system; MIKE NAM; CROPWAT
  • 9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AGCM-MRI: Mô hình của Viện Nghiên cứu Khí tượng Nhật Bản ATNĐ: Áp thấp nhiệt đới AR5: Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC BĐKH: Biến đổi khí hậu CCAM: Mô hình Khí quyển bảo giác lập phương (Conformal Cubic Atmospheric Model) CLWRF: Mô hình WRF phiên bản cho nghiên cứu khí hậu CMIP5: Dự án đối chứng khí hậu lần 5 (Coupled Model Intercomparison Project Phase 5) IPCC: Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change) KB: Kịch bản MNDBT: Mực nước dâng bình thường MNLKT: Mực nước lũ kiểm tra MNLTK: Mực nước lũ thiết kế PRECIS: Mô hình khí hậu khu vực của Trung tâm Khí tượng Hadley, Vương quốc Anh (Providing Regional Climates for Impacts Studies) RCP4.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp RCP8.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao RegCM: Mô hình khí hậu khu vực (Regional Climate Model) của ICTP VHHC: Vận hành hồ chứa
  • 10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1.Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm (1958-2014) ở các vùng khí hậu......7 Bảng 1.2.Mức thay đổi lượng mưa (%) ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu ...13 Bảng 1.3.Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông thời điểm hiện tại ...13 Bảng 1.4.Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2020.................14 Bảng 1.5.Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2030.................14 Bảng 1.6.Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2020.................15 Bảng 1.7.Bảng tổng hợp lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2030..........15 Bảng 1.8.Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2020.................16 Bảng 1.9.Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2030.................16 Bảng 2.1.Thông số kỹ thuật cơ bản của công trình hồ Hội Sơn............................21 Bảng 2.2.Phân loại đất trong vùng nghiên cứu ....................................................24 Bảng 2.3.Mạng lưới trạm khi tượng thủy văn lưu vực và thời đoạn thống kê ......27 Bảng 2.4.Bảng các đặc trưng nhiệt độ không khí .................................................28 Bảng 2.5.Bảng các đặc trung độ ẩm tương đối.....................................................29 Bảng 2.6.Bảng phân phối số giờ nắng trong năm.................................................29 Bảng 2.7.Bảng vận tốc gió trung bình tháng ........................................................29 Bảng 2.8.Kết quả tính toán tần suất gió lớn nhất thiết kế.....................................29 Bảng 2.9.lượng mưa TBNN các trạm xung quanh lưu vực (mm)..........................30 Bảng 2.10.Lượng mưa 1 ngày lớn nhất xung quanh khu vực Hội Sơn .................30 Bảng 2.11.Kết quả tính toán mưa gây lũ thiết kế lưu vực Hội Sơn.......................30 Bảng 2.12.Bảng phân phối lượng mưa khu tưới P = 85%....................................30 Bảng 2.13.Bảng phân phối lượng bốc hơi trong năm...........................................31 Bảng 3.1.Các thông số chính mô hình MIKE NAM ..............................................38 Bảng 3.2.Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định trạm Bình Tường...................................45 Bảng 3.3.Bộ thông số mô hình MIKE NAM đã hiệu chỉnh và kiểm định cho lưu vực sông Kôn ..............................................................................................................46 Bảng 3.4.Lưu lượng bình quân tháng đến hồ Hội Sơn theo các kịch bản ............47 Bảng 3.5.Lưu lượng dòng chảy đến hồ Hội Sơn bình quân tháng (m3 /s).............48 Bảng 3.6. Bảng phân phố dòng chảy Q85% hồ Hội Sơn (m3 /s)..............................49 Bảng 4.1.Biến đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ cơ sở tỉnh Bình Định………….50 Bảng 4.2.Kịch bản xây dựng dòng chảy đến cho hồ chứa Hội Sơn......................51 Bảng 4.3.Kết quả tính ETo cho trạm khí hậu Quy Nhơn ......................................52 Bảng 4.4.Tính mức tưới........................................................................................58 Bảng 4.5.Nhu cầu nước hệ thống hồ Hội Sơn kênh NC, đập Cây Gai, Cây Ké....59 Bảng 4.6.Tính cân bằng nước ứng với kịch bản nền (năm 2001) .........................61 Bảng 4.7.Tính cân bằng nước thời đoạn từ năm 2016 -2020 ứng với Kịch bản 2.......63 Bảng 4.8.Tính cân bằng nước thời đoạn từ năm 2020 đến 2030 ứng với Kịch bản 2.65 Bảng 4.9.Tổng hợp cân bằng nước tính theo mùa...........................................................67
  • 11. DANH MỤC HÌNH VẼ , BIỂU ĐỒ Hình 1.1.Chuẩn sai nhiệt độ (°C) trung bình năm trong 57 năm qua (1958- 2014) trên quy mô cả nước..................................................................................7 Hình 1.2.Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định.....................................................11 Hình 2.1.Bản đồ vị trí công trình hồ Hội Sơn và khu vực nghiên cứu..............19 Hình 2.2.Toàn cảnh hồ Hội Sơn mùa cạn .........................................................20 Hình 2.3.Hạn hán thiếu nước cuối vụ Hè Thu 2015 ở xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ…………………………………………………………………………….20 Hình 2.4.Bản đồ lưu vực sông tỉnh Bình Định..................................................22 Hình 2.5.Bản đồ địa hình lưu vực sông La Tinh...............................................23 Hình 2.6.Bản đồ đất lưu vực sông La Tinh .......................................................26 Hình 3.1.Cấu trúc mô hình MIKE NAM...........................................................33 Hình 3.2.Chu trình thủy văn mô hình MIKE NAM ..........................................34 Hình 3.3.Phân chia lưu vực trên MIKE NAM ..................................................43 Hình 3.4.Thiết lập đa giác Theissen tính mưa...................................................43 Hình 3.5.Tính toán trọng số các trạm mưa trong mô hình MIKE NAM...........43 Hình 3.6.Lưu lượng tính toán và thực đo tại trạm Bình Tường (thời đoạn 01/01/1986÷31/12/2001) ...................................................................................44 Hình 3.7.Đường tích lũy lưu lượng tính toán và thực đo tại trạm Bình Tường 01/01/1986÷31/12/2001) ...................................................................................44 Hình 3.8.Lưu lượng tính toán và thực đo tại trạm Bình Tường ( thời đoạn 01/01/2002÷31/12/2014) ...................................................................................45 Hình 3.9.Đường tích lũy lưu lượng tính toán và thực đo tại trạm Bình Tường ( thời đoạn 01/01/2002÷31/12/2014).................................................................45 Hình 3.10.Số liệu mưa giai đoạn (1986-2005)..................................................46 Hình 3.11.Số liệu bốc hơi giai đoạn (1986-2005).............................................47 Hình 3.12.Biểu đồ lưu lượng trung bình tháng hồ Hội Sơn ứng các kịch bản..47 Hình 3.13. Đường tần suất lý luận lưu lượng dòng chảy đến hồ Hội Sơn (từ năm 1986-2005).................................................................................................49 Hình 4.1.Dự báo dòng chảy đến hồ Hội Sơn theo kịch bản BĐKH (2016 đến 2020)………………………………………………………………………….52 Hình 4.2.Dự báo dòng chảy đến hồ Hội Sơn theo kịch bản BĐKH (2020 đến 2030)………………………………………………………………………….52 Hình 4.3.Biểu đồ cân bằng nước theo các kịch bản BĐKH..............................67
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hàng năm, Bình Định thường xuyên bị tác động trực tiếp nhiều loại thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất… Trong đó, tác động của hạn hán, lũ lụt xảy ra ngày càng rõ nét do tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp và dân sinh, thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Theo số liệu báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định các loại hình thiên tai chủ yếu ở Bình Định gồm bão, lũ lụt và hạn hán, cụ thể: Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 9 ÷ 12. Trung bình mỗi năm chịu tác động trực tiếp của 1 ÷ 2 cơn bão. Khi vào đất liền, bão gây gió mạnh tới cấp 11 ÷12, có thể lên tới cấp 15 ÷ 16. Kèm với bão là mưa lớn từ 200 ÷300 mm trong 2 ÷ 3 ngày. Lũ lụt xảy ra trên phạm vi rộng, bình quân mỗi năm xảy ra 03 đợt lũ. Lũ chính vụ xuất hiện vào tháng 10, 11; Lũ tiểu mãn xuất hiện vào tháng 5. Thời gian mưa gây lũ từ 2 ÷ 3 ngày cho mỗi đợt; tổng lượng mưa từ 200 ÷ 300 mm, có đợt lên đến 400 ÷ 750 mm. Đợt lũ lịch sử từ ngày 14 ÷ 17/11/2013 lượng mưa phổ biến từ 250 ÷ 450mm. Đợt mưa lũ từ ngày 11/12 đến 16/12/2016 phổ biến từ 400 ÷ 600mm. Tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 70% lượng dòng chảy năm. Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt gây hậu quả rất nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong giai đoạn 2007 - 2016, Bình Định chịu ảnh hưởng trực tiếp của 06 cơn bão và 16 đợt mưa lũ. Bình quân mỗi năm xảy ra 02 đợt lũ, chịu ảnh hưởng của 01 cơn bão. Năm nhiều nhất có 03 đợt lũ, năm 2011 và 2016; năm ít nhất có 01 trận lũ, năm 2009. Trong 5 năm gần đây 2012 - 2016, Bão, lũ đã làm 127 người chết, 26 người bị thương, gần 1.364 nhà bị sập, 1.239 nhà bị hư hỏng, 49 tàu thuyền bị chìm. Thiệt hại khoảng 2.753 tỷ đồng. Riêng năm 2017, cơn bão số 12, bão số 14 và mưa lũ đã làm 9 người chết và 4 người mất tích; 159 nhà sập, 1.005 nhà hư hỏng; 1.429 ha lúa, 897 ha hoa màu ngập nước, 1.506 ha rừng trồng hư hỏng, 90 ha ruộng sa bồi thủy phá, 104 tấn lương thực trôi; 4 hồ chứa nước hư hỏng; cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện thiệt hại nặng nề, thiệt hại khoảng 1.371 tỷ đồng. Bình Định cũng là nơi thường xuyên xảy ra khô hạn từ tháng 1 ÷ 8 khi lượng mưa thiếu hụt từ (50 ÷ 70) % so với lượng mưa trung bình nhiều năm cùng kỳ. Hầu hết các lưu vực sông thường xảy ra khô hạn khi nắng nóng kéo dài. Trong 5 năm gần đây, khô hạn đã làm 88.700 ha gieo trồng bị giảm năng suất, trong đó có 8.110 ha cây trồng bị
  • 13. 2 mất trắng, 99.150 hộ/396.600 lượt người thiếu nước uống. Cao điểm đợt hạn hán nặng trong 6 tháng đầu năm 2014 tỉnh Bình Định hầu như không có lượng mưa nào đáng kể, tình trạng khô hạn gay gắt chưa từng có trong lịch sử, toàn tỉnh có 123/165 hồ chứa bị cạn nước, diện tích bị hạn hơn 6.000 ha. Tỉnh Bình Định gieo trồng hàng năm khoản 136.400 ha, ứng với 63.310 ha đất canh tác. Công trình thủy lợi tưới được 105.300 ha, đạt 77% gieo trồng. Trong đó 165 hồ chứa thủy lợi tưới hơn 27.000 ha đất canh tác, chiếm gần 50 % diện tích được tưới của tỉnh. Lưu vực sông La Tinh có 36 hồ chứa, dung tích 84 triệu m3 , tưới 5.300 ha đất canh tác. Trong đó, hồ chứa Hội Sơn với dung tích 45,62 triệu m3 , chiếm hơn 50 % lượng nước lưu vực, tưới hơn 3.000 ha đất nông nghiệp và 300 ha đất nuôi trồng thủy sản. Tình trạng khô hạn khu tưới hồ Hội Sơn thường xuyên xảy ra với tầng suất 4 năm/lần với quy mô và mức độ hạn khác cấp bách.nhau. Trong năm 2014 riêng khu tưới hồ Hội Sơn phải ngừng sản xuất hơn 2.000 ha vụ Hè Thu và gần 300 ha vụ Đông Xuân bị mất trắng do thiếu nước cuối vụ. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Tính toán cân bằng nước hồ chứa nước Hội Sơn phục vụ sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu” là hết sức cần thiết, góp phần đánh giá nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở hồ Hội Sơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá lượng nước đến hồ và nước dùng của hồ Hội Sơn trong tương lai có xét đến Biến đổi khí hậu làm cơ sở đề xuất các giải pháp thích hợp khai thác hiệu quả hồ chứa Hội Sơn và xây dựng kế hoạch gieo trồng cũng như quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Tính toán cân bằng nước hồ chứa Hội Sơn. Phạm vi nghiên cứu: Hồ chứa nước Hội Sơn, xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 4. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng phương pháp kế thừa, thống kê, mô hình tính toán thu thập tài liệu đã có: Điều tra, thu thập, phân tích số liệu và tài liệu về dân sinh, địa hình; kế thừa, ứng dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu khoa học về biến bổi khí hậu của các nước tiên tiến trên thế giới, các tổ chức quốc tế và trong nước có liên quan đến đề tài để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hồ chứa nước Hội Sơn.
  • 14. 3 Hướng tiếp cận nghiên cứu: Trên cơ sở số liệu trạm khí tượng Quy Nhơn quan trắc đầy đủ các đặc trưng, yếu tố khí tượng, chất lượng đảm bảo, được dùng để tính toán, riêng đặc trưng mưa sử dụng số liệu các trạm đo mưa lân cận (Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Đề Gi) tính toán cho từng phân khu được nội suy theo phương pháp đa giác Thiessen. Áp dụng mô hình MIKE NAM, với bộ thông số đã được hiệu chỉnh và kiểm định trên lưu vực hồ chứa nước Hội Sơn, để tính toán lượng nước đến hồ này khi có sự ảnh hưởng của Biến đổi Khí hậu. Cũng từ số liệu khí tượng khi có xét tới sự biến đổi khí hậu của khu vực, áp dụng phần mềm CROPWAT tính toán lượng nước cần cho khu tưới từ đó đánh giá lại cân bằng nước trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai khi xét đến biến đổi khí hậu từ đó kiến nghị kế hoạch dùng nước cho phù hợp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay luôn là một thách thức lớn đối với nhiệm vụ cân bằng nước trong một lưu vực trên thế giới. Việc dùng mô hình toán hiện đại nghiên cứu đánh giá nguồn nước đến hồ cũng như nhu cầu dùng nước của khu vực hưởng lợi sẽ giúp tính toán dự báo nguồn nước đến và lượng nước dùng tin cậy hơn. Đánh giá nguồn nước trong tương lai là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế của khu vực. Nhất là lưu vực sông La Tinh ở phía Bắc tỉnh Bình Định nơi thường xuyên bị hạn hán và lũ lụt. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý hồ chứa nước Hội Sơn trong tính toán dự báo nguồn nước đến hồ. 6. Bố cục đề tài. Luận văn gồm có phần mở đầu, 05 chương và phần kết luận và kiến nghị. Mở đầu. Chương 1: Tổng quan về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chương 2: Điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy văn hồ chứa Hội Sơn. Chương 3: Cơ sở lý thuyết mô hình thủy văn MIKE NAM và phần mềm Cropwat tính toán nhu cầu nước cho cây trồng. Chương 4: Xây dựng các kịch bản Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến dòng chảy và nhu cầu cấp nước của hồ chứa Hội Sơn. Kết luận và kiến nghị.
  • 15. 4 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. 1.1.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 1.1.1.1. Biến đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể là từ bên ngoài hoặc do sự thay đổi bên trong và tương tác giữa các thành phần của hệ thống khí hậu trái đất, bao gồm: Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất: Do trái đất tự quay xung quanh trục của nó và quay quanh mặt trời, theo thời gian, một vài biến thiên theo chu kỳ đã diễn ra. Những biến đổi chu kỳ năm của các tham số này làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời cung cấp cho hệ thống khí hậu và do đó làm thay đổi khí hậu trái đất. Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: Bề mặt trái đất có thể bị biến dạng qua các thời kì địa chất do sự trôi dạt của các lục địa, các quá trình vận động kiến tạo, phun trào của núi lửa,... Sự biến dạng này làm thay đổi phân bố lục địa - đại dương, hình thái bề mặt trái đất, dẫn đến sự biến đổi trong phân bố bức xạ mặt trời trong cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt đất và trong hoàn lưu chung khí quyển, đại dương. Hoạt động của núi lửa: Khí và tro núi lửa có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm. Bên cạnh đó, các sol khí do núi lửa phản chiếu bức xạ mặt trời trở lại vào không gian, và vì vậy làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. Có thể thấy rằng nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên là biến đổi từ từ, có chu kỳ rất dài, vì thế, nếu có, thì chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay. 1.1.1.2. Biến đổi khí hậu do tác động của con người Hiệu ứng nhà kính: Hiệu ứng nhà kính được định nghĩa là hiệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ sóng dài từ mặt đất bởi
  • 16. 5 mây và các khí như hơi nước, các-bon điôxit, nitơ ôxit, mêtan và chlorofluorocarbon, làm giảm lượng nhiệt thoát ra không trung từ hệ thống trái đất, giữ nhiệt một cách tự nhiên, duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn khoảng 30°C so với khi không có các chất khí đó. Các khí nhà kính trong bầu khí quyển bao gồm các khí nhà kính tự nhiên và các khí phát thải do các hoạt động của con người. Các khí nhà kính không hấp thu bức xạ sóng ngắn của mặt trời chiếu xuống trái đất nhưng hấp thu bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát ra và phản xạ một phần lượng bức xạ này trở lại mặt đất, quá đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều. Hoạt động của con người và sự nóng lên toàn cầu: BĐKH trong giai đoạn hiện tại là do các hoạt động của con người làm phát thải quá mức các khí nhà kính vào bầu khí quyển. Những hoạt động của con người đã tác động lớn đến hệ thống khí hậu, đặc biệt kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750). Theo IPCC, nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu trong giai đoạn hiện nay bắt nguồn từ sự gia tăng khí nhà kính có nguồn gốc từ hoạt động con người (IPCC, 2013). Vào năm 2011, nồng độ của các khí nhà kính như CO2, CH4, N2O lần lượt là 391 ppm, 1803 ppb và 324 ppb, tương ứng với tăng lần lượt là 40%, 150% và 20% so với thời kỳ tiền công nghiệp (IPCC, 2013). Mức tăng trung bình của nồng độ khí nhà kính trong thế kỷ vừa qua là chưa từng có trong suốt 22.000 năm qua. 1.1.2. Xu thế biến đổi khí hậu 1.1.2.1. Xu thế biến đổi khí hậu quy mô toàn cầu Theo kết quả dự tính BĐKH toàn cầu trong thế kỷ 21 (IPCC, 2013): - Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ 21 tăng 1,1÷2,6°C (RCP4.5) và 2.6÷4,8°C (RCP8.5) so với trung bình thời kỳ 1986-2005. - Lượng mưa tăng ở vùng vĩ độ cao và trung bình, giảm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. - Cực đoan nhiệt độ có xu thế tăng, theo kịch bản RCP8.5, đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ ngày lạnh nhất tăng 5÷10°C; nhiệt độ ngày nóng nhất tăng 5÷7°C; số ngày sương giá giảm; số đêm nóng tăng mạnh. - Mưa cực trị có xu thế tăng. Dự tính lượng mưa 1 ngày lớn nhất trong năm (tính trung bình 20 năm) tăng 5,3% ứng với mức tăng 1°C của nhiệt độ trung bình. - Theo kịch bản RCP8.5, đến năm 2100 có thể không còn băng ở Bắc cực.
  • 17. 6 - Khu vực chịu ảnh hưởng của các hệ thống gió mùa tăng lên trong thế kỷ 21. Thời điểm bắt đầu của gió mùa hè Châu Á xảy ra sớm hơn và kết thúc muộn hơn, kết quả là thời kỳ gió mùa sẽ kéo dài hơn. Mưa trong thời kỳ hoạt động của gió mùa có xu hướng tăng do hàm lượng ẩm trong khí quyển tăng. - Bão mạnh có chiều hướng gia tăng, mưa lớn do bão gia tăng. 1.1.2.2. Xu thế biển đổi khí hậu Việt Nam Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2004 tăng khoảng 0,62°C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,42°C. Lượng mưa trung bình năm có xu thế giảm ở hầu hết các trạm phía Bắc, tăng ở hầu hết các trạm phía Nam. Cực trị nhiệt độ tăng ở hầu hết các vùng, ngoại trừ nhiệt độ tối cao có xu thế giảm ở một số trạm phía Nam. Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trong mùa khô. Mưa cực đoan giảm đáng kể ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, tăng mạnh ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Số lượng bão mạnh có xu hướng tăng. Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm nhưng xuất hiện những đợt rét dị thường. Ảnh hưởng của El Nino và La Nina có xu thế tăng. 1.1.3. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam 1.1.3.1. Nhiệt độ Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đầy. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng khoảng 0,62°C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,42°C. Tốc độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,10°C, thấp hơn giá trị toàn cầu (0,12°C/thập kỷ, IPCC 2013). Nhiệt độ tại các trạm ven biển và hải đảo có xu thế tăng ít hơn so với các trạm ở sâu trong đất liền. Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt độ giữa các vùng và các mùa trong năm. Nhiệt đột tăng cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa xuân. Trong 7 vùng khí hậu, khu vực Tây Nguyên có mức tăng nhiệt độ lớn nhất, khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng nhiệt độ thấp nhất.
  • 18. 7 Hình 1.1. Chuẩn sai nhiệt độ (°C) trung bình năm trong 57 năm qua (1958- 2014) trên quy mô cả nước. Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016 [1]) 1.1.3.2. Lượng mưa Trong thời kỳ 1958-2014, lượng mưa năm tính trung bình cả nước có xu thế tăng nhẹ. Trong đó, tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông và mùa xuân, giảm vào các tháng mùa thu. Nhìn chung lượng mưa ở các khu vực phía Bắc có xu thế giảm (từ 5,8% ÷ 12,5% /57 năm); các khu vực phía Nam có xu thế tăng (từ 6,9% ÷ 19,8% /57 năm). Khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng lớn nhất (19,8% /57 năm); khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mức giảm lớn nhất (12,5% /57 năm). Bảng 1.1. Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm (1958-2014) ở các vùng khí hậu. Khu vực Xuân Hè Thu Đông Năm Tây Bắc 19,5 -9,1 -40,1 -4,4 -5,8 Đông Bắc 3,6 -7,8 -41,6 10,7 -7,3 Đồng bằng Bắc Bộ 1,0 -14,1 -37,7 -2,9 -12,5 Bắc Trung Bộ 26,8 1,0 -20,7 12,4 0,1 Nam Trung Bộ 37,6 0,6 11,7 65,8 19,8 Tây Nguyên 11,5 4,3 10,9 35,3 8,6 Nam Bộ 9,2 14,4 4,7 80,5 6,9 Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường 2016 [1] 1.1.3.3. Các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ Theo số liệu quan trắc thời kỳ 1961-2014, nhiệt độ ngày cao nhất (Tx) và thấp nhất (Tm) có xu thế tăng rõ rệt, với mức tăng cao nhất lên tới 1°C/10 năm. Số ngày nóng (số ngày có Tx >35°C) có xu thế tăng ở hầu hết các khu vực của cả nước, đặc biệt là ở
  • 19. 8 Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên với mức tăng phổ biến 2÷3 ngày/10 năm, nhưng giảm ở một số trạm thuộc Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực phía Nam. Các kỷ lục về nhiệt độ trung bình cũng như nhiệt độ tối cao liên tục được ghi nhận từ năm này qua năm khác. Một ví dụ điển hình như tại trạm Con Cuông (Nghệ An), nhiệt độ cao nhất quan trắc được trong đợt nắng nóng năm 1980 là 42°C, năm 2010 là 42,2°C và năm 2015 là 42,7°C. Số lượng các đợt hạn hán, đặc biệt là hạn khắc nghiệt gia tăng trên phạm vi toàn quốc. Các giá trị kỷ lục liên tiếp được ghi nhận trong vài năm trở lại đây. Từ năm 2000 đến nay, khô hạn gay gắt hầu như năm nào cũng xảy ra. Vào năm 2010 mức độ thiếu hụt dòng chảy trên hệ thống sông, suối cả nước so với trung bình nhiều năm từ 60÷90%, mực nước ở nhiều nơi rất thấp, tương ứng với tần suất lặp lại 40÷100 năm. Năm 2015 mùa mưa kết thúc sớm, dẫn đến tổng lượng mưa thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Số ngày rét đậm, rét hại ở miền Bắc có xu thế giảm, đặc biệt là trong hai thập kỷ gần đây, tuy nhiên có sự biến động mạnh từ năm này qua năm khác, xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục, những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp. Năm 2008 miền Bắc trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày (từ 13/1 đến 20/2), băng tuyết xuất hiện trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), nhiệt độ có giá trị -2 và -3°C. Mùa đông 2015-2016, rét đậm, rét hại diện rộng ở miền Bắc, tuy không kéo dài nhưng nhiệt độ đạt giá trị thấp nhất trong 40 năm gần đây; tại các vùng núi cao như Pha Đin, Sa Pa hay Mẫu Sơn, nhiệt độ thấp nhất dao động từ -5 đến -4°C; băng tuyết xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là ở một số nơi như Ba Vì (Hà Nội) và Kỳ Sơn (Nghệ An) có mưa tuyết lần đầu tiên trong lịch sử. 1.1.3.4. Các hiện tượng cực đoan liên quan đến mưa Mưa cực đoan có xu thế biến đổi khác nhau giữa các vùng khí hậu: giảm ở hầu hết các trạm thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và tăng ở phần lớn các trạm thuộc các vùng khí hậu khác. Số liệu quan trắc cho thấy mưa trái mùa và mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn. Trong những năm gần đây, mưa lớn xảy ra bất thường hơn cả về thời gian, địa điểm, tần suất và cường độ. Ví dụ, mưa lớn kỷ lục năm 2008 ở Hà Nội và lân cận, với lượng mưa quan trắc được từ 19 giờ ngày 30/10/2008 đến 01 giờ ngày 1/11/2008 lên tới 408mm tại trạm Hà Nội. Mưa lớn vào tháng 10/2010 ở khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình với tổng lượng mưa 10 ngày dao động từ 700÷1600mm, chiếm trên 50% tổng lượng mưa năm. Trận mưa lớn ở Quảng Ninh vào cuối tháng 7 đầu tháng 8/2015 đã lập kỷ lục cường độ mưa tập trung trên phạm vi hẹp; cụ thể, trong cả đợt mưa từ 23/07 đến 04/08, tổng lượng mưa đo được dao động từ 1000÷1300mm, riêng tại Cửa Ông lượng mưa đo được gần 1600mm. Mưa lớn không chỉ xảy ra trong mùa mưa mà ngay cả trong mùa khô, đợt mưa trái mùa từ ngày 24 đến 27/3/2015 ở Thừa
  • 20. 9 Thiên - Huế đến Quảng Ngãi có lượng mưa phổ biến từ 200 ÷ 500mm. 1.1.3.5. Bão và áp thấp nhiệt đới Theo số liệu thống kê thời kỳ 1959-2015, trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 45% số cơn hình thành ngay trên Biển Đông và 55% số cơn hình thành từ Thái Bình Dương di chuyển vào. Mỗi năm có khoảng 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó có 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Nơi có tần suất hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới lớn nhất nằm ở phần giữa của khu vực Bắc Biển Đông. Khu vực bờ biển miền Trung từ 16°N đến 18°N và khu vực bờ biển Bắc Bộ (từ 20°N trở lên) có tần suất hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới cao nhất trong cả dải ven biển Việt Nam. Theo số liệu thời kỳ 1959-2015, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, ảnh hưởng và đổ bộ vào Việt Nam là ít biến đổi. Tuy nhiên, biến động của số lượng bão và áp thấp nhiệt đới là khá rõ; có năm lên tới 18÷19 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông (19 cơn vào năm 1964, 2013; 18 cơn vào năm 1989, 1995); nhưng có năm chỉ có 4÷6 cơn (4 cơn vào năm 1969, 6 cơn vào năm 1963, 1976, 2014, 2015). Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, những cơn bão mạnh (sức gió mạnh nhất từ cấp 12 trở lên) có xu thế tăng nhẹ. Mùa bão kết thúc muộn hơn và đường đi của bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam với nhiều cơn bão đổ bộ vào khu vực phía Nam hơn trong những năm gần đây. Hoạt động và ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới đến nước ta trong những năm gần đây có những diễn biến bất thường. Tháng 3/2012, bão Pakhar đổ bộ vào miền Nam Việt Nam với cường độ gió mạnh nhất theo số liệu qua trắc được. Bão Sơn Tinh (10/2012) và Hai Yan (10/2012) có quỹ đạo khác thường khi đổ bộ vào miền Bắc vào cuối mùa bão. Năm 2013 có số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam nhiều nhất (8 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới). 1.1.4. Các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam cung cấp những thông tin cập nhật nhất về đánh giá những biểu hiện, xu thế biến đổi trong quá khứ, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thế kỷ 21 ở Việt Nam. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố lần đầu vào năm 2009 trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước để kịp thời phục vụ các Bộ, ngành và các địa phương trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực và khu vực, đồng thời là cơ sở để phục vụ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015. Mức độ chi tiết của các kịch bản mới chỉ giới hạn cho 7 vùng khí hậu
  • 21. 10 và dải ven biển Việt Nam. Năm 2011, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được ban hành, xác định các mục tiêu ưu tiên cho từng giai đoạn, theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa trên các nguồn dữ liệu, các điều kiện khí hậu cụ thể của Việt Nam và các sản phẩm của các mô hình khí hậu. Kịch bản khí hậu lần này được xây dựng chi tiết đến cấp tỉnh, kịch bản nước biển dâng được chi tiết cho các khu vực ven biển Việt Nam theo từng thập kỷ của thế kỷ 21. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 được cập nhật theo lộ trình đã được xác định trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về diễn biến, xu thế biến đổi của khí hậu và nước biển dâng trong thời gian qua và kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thế kỷ 21 ở Việt Nam. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được xây dựng trên cơ sở Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC); số liệu quan trắc khí tượng thủy văn và mực nước biển cập nhật đến năm 2014, bản đồ số địa hình quốc gia cập nhật đến năm 2016; xu thế biến đổi gần đây của khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam; các mô hình khí hậu toàn cầu và mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao cho khu vực Việt Nam, các mô hình khí quyển - đại dương; các nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam; các kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu với Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc thông qua các dự án CBCC, CBICS; Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc; Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Bjerknes của Na Uy; Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh; Viện Nghiên cứu Khí tượng Nhật Bản,... Kịch bản biến đổi khí hậu xét đến sự biến đổi trong thế kỷ 21 của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, mùa và nhiệt độ cực trị), lượng mưa (mưa năm, mưa trong các mùa, mưa cực trị) và một số hiện tượng khí hậu cực đoan (bão và áp thấp nhiệt đới, số ngày rét đậm, rét hại, số ngày nắng nóng và hạn hán). Kịch bản nước biển dâng xét đến xu thế dâng cao của mực nước biển trung bình do biến đổi khí hậu (giãn nở nhiệt và động lực; tan băng của các sông băng, núi băng trên lục địa; cân bằng khối lượng bề mặt băng ở Greenland; cân bằng khối lượng bề mặt băng ở Nam Cực; động lực băng ở Greenland; động lực băng ở Nam Cực; thay đổi lượng trữ nước trên lục địa; và điều chỉnh đẳng tĩnh băng). Có nhiều kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam nhưng do tính chất phức tạp của BĐKH, độ tin cậy của các kịch bản nên kịch bản hài hòa nhất là
  • 22. 11 kịch bản trung bình được khuyến nghị cho các Bộ, Ngành địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng, xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH. 1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh Bình Định 1.2.1. Hiện trạng khô hạn của các hồ chứa trong bối cảnh BĐKH Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134km. Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định Tỉnh Bình Định thuộc vùng Nam Trung Bộ thường xuyên bị ảnh hưởng các loại hình thiên tai bão, lũ, hạn hán. Hạn hán, xâm nhập mặn thường xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8. Từ năm 2007 đến nay, hạn hán và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày càng rõ nét và phức tạp, nắng nóng liên tục kéo dài trong vụ Hè Thu và đầu vụ Mùa, mặn xâm nhập sớm, ngay từ đầu tháng 6 hàng năm đã xuất hiện xâm nhập mặn, mực nước trên các triền sông luôn ở mức thấp hơn TBNN, ảnh hưởng rất lớn đến công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Định, 6 tháng đầu năm 2014, hầu như trên địa bàn tỉnh không có trận mưa nào đáng kể, gây tình trạng khô hạn gay gắt chưa từng có trong lịch sử. Toàn tỉnh có 123/165 hồ chứa khô cạn, trong đó, nhiều huyện có 100% hồ
  • 23. 12 chưa cạn nước như: huyện Phù Cát 22/22 hồ, Vân Canh 5/5 hồ, Tuy Phước 4/4 hồ đã khô cạn; các huyện Phù Mỹ 43/44 hồ, Tây Sơn 17/24 hồ, Hoài Nhơn 16/17 hồ, Hoài Ân 7/21, An Lão 2/4 hồ đã cạn kiệt không còn khả năng cung cấp nước tưới cho cây trồng. Tỉnh Bình Định gieo trồng hàng năm 136.400 ha; tương ứng với diện tích đất canh tác 63.310 ha. Trong đó Công trình thủy lợi chỉ tưới được 105.300 ha , đạt 77% gieo trồng. Vụ Đông Xuân tưới 48.866 ha/63.310 ha gieo trồng, đạt 77%; Hè Thu tưới 47.070 ha/54.410 ha, đạt 86%; vụ Mùa tưới 9.370 ha/22.780 ha, đạt 41%. Sản xuất nông nghiệp năm nào cũng xảy ra tình trạng hạn, thiếu nước tưới với diện tích hạn từ 6.000 đến 12.000 ha/năm; ví dụ như vụ Hè Thu năm 2016 chủ động ngừng sản xuất 2.000 ha, 8.000 bị thiếu nước và bơm vượt mức bình thường, diện tích mất trắng do thiếu nước 500 ha. Hầu hết các hồ thủy lợi trong tỉnh đều là hồ điều tiết năm nhằm tích lượng nước thừa trong mùa lũ để sử dụng cấp nước tưới cho mùa cạn. Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng nhiệt độ trung bình dẫn tới tổn thất dung tích hồ chứa do bốc hơn tăng lên, Biến đổi khí hậu cũng làm cho dòng chảy mùa kiệt có xu thế giảm, dòng chảy mùa lũ có xu thế tăng, cụ thể trong mùa mưa thì nước thừa, mùa khô thì nước thiếu và mùa khô thì lượng nước cần dùng trong nông nghiệp lại rất cao. Vì vậy, trong tương lai có khả năng các hồ chứa thủy lợi của tỉnh sẽ bị cạn kiệt do ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu, trong đó có hồ chứa Hội Sơn, do đó việc nghiên cứu đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến cân bằng nước hồ chứa Hội Sơn là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay và tương lai khi xét đến ảnh hưởng Biển đổi khí hậu. Nhận xét: Từ các phân tích trên cho thấy tác động của Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, trong tương lai có biểu hiện cực đoan hơn, đồng thời do sự gia tăng về dân số, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt, công nghiệp, tưới tiêu ngày một tăng cao. Vì vậy, việc tính toán cân bằng nước cho hồ chứa để tìm ra giải pháp đảm bảo dung tích hiệu quả cho hồ chứa khi xét đến Biến đổi khí hậu là rất cần thiết. 1.2.2. Tác động BĐKH đối với tài nguyên nước tỉnh Bình Định Theo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Bình Định do Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định công bố và đã đưa ra các kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết cho tỉnh Bình Định.
  • 24. 13 Bảng 1.2. Mức thay đổi lượng mưa (%) ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu Kịch bản Thời gian Mùa đông Mùa xuân Mùa hè Mùa thu RCP4.5 2016-2035 5,3 (-6,2÷16,4) 10,4 (-8,8÷28,4) 1,5 (-10,5÷13,2) 19,0 (13,2÷24,8) 2046-2065 12,6 (-4,4÷28,0) -2,9 (-18,7÷13,6) -4,3 (-16,4÷7,3) 27,9 (14,9÷40,7) 2080-2099 54,5 (9,6÷94,7) 22,5 (-5,3÷50,6) 4,3 (-7,2÷15,5) 22,0 (10,1÷33,2) RCP8.5 2016-2035 1,2 (-9,2÷11,4) 2,9 (-12,3÷17,6) 26,1 (2,2÷47,4) 18,2 (10,1÷26,5) 2046-2065 11,8 (-9,1÷33,7) 8,9 (-18,0÷-0,3) 5,2 (-4,9÷15,0) 24,5 (15,4÷32,8) 2080-2099 23,9 (-7,5÷59,2) 17,7 (-9,6÷45,5) 3,2 (-9,9÷15,4) 16,9 (2,8÷31,3) Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [1] 1.2.2.1. Tài nguyên nước mặt theo kịch bản phát thải thấp Bảng 1.3. Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông thời điểm hiện tại Tiểu vùng quy hoạch I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII W0 (106 m3 ) Bắc Lại Giang 29,3 14,0 7,9 7,4 8,3 5,5 5,1 6,8 29,8 92,6 120,1 68,5 395,3 Sông Lại Giang 213,0 103,2 63,7 61,0 85,7 68,9 62,0 87,8 250,4 671,6 914,2 529,0 3.110,4 Đầm Trà Ô 28,0 14,4 8,8 7,8 9,1 7,2 6,9 9,7 33,2 109,0 140,8 72,9 447,8 Sông La Tinh&Phụ cận 64,5 33,3 20,4 16,6 19,6 15,6 13,5 18,8 67,7 264,3 341,6 167,4 1.043,2 Sông Kôn 315,6 188,0 121,3 90,0 100,3124,7112,4111,9200,3 743,7 1.335,6 723,3 4.167,1 Sông Hà Thanh 72,1 43,6 26,6 17,1 14,3 12,5 9,1 7,3 10,1 92,8 242,9 161,8 710,3 Toàn tỉnh 722,4 396,6 248,6199,8237,3234,4209,1242,3591,6 1974,1 3.095,2 1722,7 9.874,1 Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5]
  • 25. 14 Bảng 1.4. Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2020 Tiểu vùng quy hoạch I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII W0 (106 m3 ) Bắc Lại Giang 26,5 12,9 7,4 6,7 7,3 4,9 4,4 5,6 26,4 76,6 116,6 64,9 360,3 Sông Lại Giang 197,9 96,7 63,4 57,6 74,9 60,4 53,7 81,3 226,4 560,6 906,5 504,2 2.883,6 Đầm Trà Ô 26,5 13,7 8,5 7,4 8,2 6,5 6,0 8,1 28,4 90,3 145,1 72,5 421,1 Sông La Tinh&Phụ cận 61,2 31,9 19,9 16,0 17,9 14,2 11,9 15,9 57,9 222,0 346,3 164,8 980,0 Sông Kôn 314,5 180,2117,8 92,6 95,0 110,3 97,6 104,1195,8 650,5 1.292,9 673,3 3.924,7 Sông Hà Thanh 70,2 42,2 25,6 16,3 13,0 11,0 7,9 6,2 8,4 75,2 220,2 154,7 650,9 Toàn tỉnh 696,7 377,6242,7196,6216,3207,4181,5221,3543,21.675,1 3.027,6 1.634,4 9.220,6 Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5] Bảng 1.5. Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2030 Tiểu vùng quy hoạch I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII W0 (106 m3 ) Bắc Lại Giang 24,1 11,8 7,0 6,1 6,2 4,3 3,6 4,3 23,8 59,1 119,3 64,4 334,1 Sông Lại Giang 186,0 91,1 62,4 53,5 62,3 50,5 43,8 69,0 207,5 441,8 953,6 503,6 2.725,2 Đầm Trà Ô 25,9 13,3 8,4 7,0 7,1 5,7 4,9 6,3 24,3 69,9 161,0 77,4 411,2 Sông La Tinh và Phụ cận 60,0 31,3 19,8 15,6 16,0 12,7 10,0 12,6 49,5 177,3 376,8 173,7 955,4 Sông Kôn 326,2 175,0 116,0 95,5 87,1 91,1 77,6 85,3 184,4 546,2 1.295,4 642,8 3.722,6 Sông Hà Thanh 70,8 42,2 25,4 15,8 11,8 9,3 6,5 5,0 6,4 54,8 212,0 151,8 611,9 Toàn tỉnh 693,0 364,7 239,1193,5190,5173,7146,4182,5495,9 1.349,2 3.118,1 1.613,7 8.760,3 Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5]
  • 26. 15 1.2.2.2. Tài nguyên nước mặt theo kịch bản phát thải trung bình Bảng 1.6. Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2020 Tiểu vùng quy hoạch I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII W0 (106 m3 ) Bắc Lại Giang 26,6 12,9 7,4 6,7 7,3 4,9 4,4 5,6 26,4 76,6 116,7 65,0 360,6 Sông Lại Giang 198,0 96,7 63,4 57,6 74,9 60,4 53,7 81,1 226,5 560,8 907,6 504,7 2.885,5 Đầm Trà Ô 26,5 13,7 8,5 7,4 8,2 6,5 6,0 8,1 28,5 90,3 145,3 72,6 421,5 Sông La Tinh &Phụ cận 61,2 31,9 19,9 16,0 17,9 14,2 11,9 15,9 57,9 222,1 346,8 165,0 980,8 Sông Kôn 314,5 180,3117,8 92,6 95,0 110,3 97,6 104,0195,8 650,8 1.294, 8 673,8 3.927,3 Sông Hà Thanh 70,2 42,3 25,7 16,3 13,0 11,0 7,9 6,2 8,4 75,2 220,7 155,0 651,8 Toàn tỉnh 697,0 377,7242,7196,6216,2207,4181,5221,0543,5 1.675, 8 3.032, 0 1.636, 1 9.227,6 Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5] Bảng 1.7. Bảng tổng hợp lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2030 Tiểu vùng quy hoạch I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII W0 (106 m3 ) Bắc Lại Giang 24,2 11,9 7,0 6,1 6,2 4,3 3,6 4,3 24,0 59,3 120,2 64,9 336,0 Sông Lại Giang 186,7 91,4 62,3 53,5 62,3 50,5 43,7 68,4 208,7 443,3 961,2 507,4 2.739,6 Đầm Trà Ô 26,0 13,3 8,4 7,0 7,2 5,7 4,9 6,3 24,5 70,1 162,5 78,1 414,0 Sông La Tinh&Phụ cận 60,3 31,4 19,8 15,7 16,0 12,8 10,0 12,6 49,9 178,0 380,1 175,3 961,9 Sông Kôn 327,0 175,4 116,3 95,4 87,0 91,0 77,5 84,9 185,1 548,7 1308,8 646,4 3.743,4 Sông Hà Thanh 71,2 42,4 25,6 15,9 11,8 9,4 6,5 5,0 6,4 54,9 215,9 153,1 618,1 Toàn tỉnh 695,4 365,8 239,3 193,6 190,5 173,7 146,2 181,6 498,6 1.354,3 3.148,8 1.625,2 8.812,9 Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5]
  • 27. 16 1.2.2.3. Tài nguyên nước mặt theo kịch bản phát thải cao Bảng 1.8. Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2020 Tiểu vùng quy hoạch I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII W0 (106 m3 ) Bắc Lại Giang 26,6 12,9 7,4 6,7 7,3 4,9 4,4 5,6 26,4 76,7 116,9 65,0 360,9 Sông Lại Giang 198,0 96,7 63,4 57,6 74,9 60,4 53,7 81,0 226,7 561,0 908,7 505,3 2.887,4 Đầm Trà Ô 26,5 13,7 8,5 7,4 8,2 6,5 6,0 8,1 28,5 90,3 145,5 72,7 421,9 Sông La Tinh&Phụ cận 61,2 31,9 19,9 16,0 17,9 14,2 11,9 15,9 58,0 222,2 347,3 165,3 981,8 Sông Kôn 314,6 180,3117,8 92,6 95,0 110,2 97,6 103,9195,9 651,1 1.296,8 674,3 3.930,1 Sông Hà Thanh 70,2 42,3 25,7 16,3 13,0 11,0 7,9 6,2 8,4 75,2 221,1 155,1 652,3 Toàn tỉnh 697,2 377,8 242,7 196,6 216,2 207,3 181,4 220,8 543,9 1.676,5 3.036,2 1.637,7 9.234,3 Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5] Bảng 1.9. Bảng tổng lượng nước mặt trên các lưu vực sông đến 2030 Tiểu vùng quy hoạch I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII W0 (106 m3 ) Bắc Lại Giang 24,3 11,9 7,0 6,1 6,2 4,3 3,6 4,3 24,1 59,5 120,9 65,3 337,5 Sông Lại Giang 187,2 91,5 62,1 53,4 62,3 50,5 43,6 67,8 209,6 444,3 967,1 510,4 2.749,9 Đầm Trà Ô 26,1 13,3 8,4 7,0 7,2 5,7 4,9 6,3 24,6 70,2 163,7 78,7 416,1 Sông La Tinh&Phụ cận 60,5 31,5 19,9 15,7 16,0 12,8 10,0 12,6 50,2 178,5 382,7 176,6 966,9 Sông Kôn 327,6 175,8116,4 95,3 86,9 90,9 77,4 84,5 185,4 550,4 1.319,0 649,1 3.758,6 Sông Hà Thanh 71,4 42,5 25,6 16,0 11,8 9,4 6,5 5,0 6,4 55,0 217,8 153,6 620,9 Toàn tỉnh 697,1 366,5 239,4 193,5 190,4 173,5 146,1 180,5 500,3 1.357,9 3.171,2 1.633,6 8.849,9 Nguồn: Báo cáo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Bình Định [5] Nhận xét: Lượng nước mặt đến năm 2020, 2030 ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu không chênh lệch nhau nhiều. Đến năm 2020 tổng lượng nước mặt giảm 6,3% so với tổng lượng nước mặt hiện tại; đến năm 2030 giảm 10,8%, điều đó có nghĩa là đến năm 2030 tài nguyên nước mặt sẽ bị giảm hơn 1 tỷ m3 nước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây nên.
  • 28. 17 1.2.3. Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH và thiên tai tại tỉnh Bình Định UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 19/11/2015 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định. Trong đó định hướng cụ thể các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn ở tỉnh: - Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và diễn biến của hạn hán và xâm nhập mặn; - Sử dụng các giống ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để thuận tiện cung cấp nước tưới, sử dụng nước hiệu quả. - Củng cố các tổ, đội thủy nông để quản lý, điều tiết tưới nội đồng. - Vận hành hợp lý các hồ chứa nước, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước; - Ưu tiên cung cấp điện và nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm; - Quan trắc độ mặn, vận hành cống lấy nước phù hợp với tình hình thực tế. - Theo dõi chặt chẽ tình hình nguồn nước; chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư, sử dụng nguồn cấp bù thủy lợi phí, ngân sách dự phòng để thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn. - Tăng cường truyền thông về tình hình khô hạn để nhân dân biết, chủ động phòng chống hạn.
  • 29. 18 CHƯƠNG 2 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN HỒ HỘI SƠN 2.1. Cơ sở lựa chọn hồ chứa phục vụ tính toán thí điểm 2.1.1. Hệ thống hồ chứa phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Bình Định Tỉnh Bình Định có 165 hồ chứa nước thủy lợi, tổng dung tích 585 triệu m3 , tưới cho 50.900 ha/ năm, 19.500 ha/vụ. Trong đó, có 18 hồ chứa dung tích từ 3 triệu m3 trở lên; 30 hồ chứa từ 1 triệu m3 đến dưới 3 triệu m3 ; 117 hồ chứa dưới 1 triệu m3 . Theo chiều cao đập có 7 hồ có đập cao từ 25 m trở lên; 21 hồ có đập cao từ 15 m đến 25 m; 137 hồ có đập cao dưới 15 m. Hai hồ Định Bình và Sông Vố có đập dâng bằng bê tông, các hồ còn lại đập dâng nước là đập đất. Các hồ chứa nước của Bình Định được xây dựng sau năm 1975 (riêng hồ Thủ Thiện xây dựng trước năm 1975), giai đoạn xây dựng chủ yếu là 1975 ÷ 1995 (130 hồ). Nhiều hồ chứa do các Hợp tác xã nông nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng, thực hiện theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm; năng lực thiết kế, thi công, quản lý chất lượng hạn chế; vốn đầu tư thiếu nên chỉ xây dựng đập dâng nước, cống lấy nước, hạng mục tràn xả lũ tạm trên nền đất tự nhiên. Hiện nay, các hồ chứa này đang dần được sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn. Nhiều công trình hồ chứa được xây dựng đã lâu hồ sơ kỹ thuật bị thất lạc, không có hồ sơ kỹ thuật. Do vậy công tác chỉ đạo, theo dõi quản lý vận hành các hồ chứa, nhất là các hồ chứa nhỏ gặp nhiều khó khăn, thiếu các hồ sơ, số liệu đầu vào phục vụ cho tính toán, nghiên cứu. 2.1.2. Cơ sở lựa chọn hồ chứa Hội Sơn. Lưu vực sông La Tinh có 36 hồ chứa, dung tích 84 triệu m3 , tưới 5.300 ha đất canh tác. Trong đó, hồ chứa Hội Sơn với dung tích 45,62 triệu m3 , chiếm hơn 50 % lượng nước lưu vực, tưới hơn 3.000 ha đất nông nghiệp và 300 ha đất nuôi trồng thủy sản. Tình trạng khô hạn khu tưới hồ Hội Sơn thường xuyên xảy ra với tầng suất 4 năm/lần với quy mô và mức độ hạn khác nhau. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hệ thống tưới hồ Hội Sơn còn bộc lộ những hạn chế và khó khăn nhất định trong quản lý vận hành. Biến đổi của khí hậu toàn cầu, diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi. Đầu năm hạn hán kéo dài làm thiếu hụt nguồn nước từ các hồ chứa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng vụ Hè Thu; cuối năm mưa, lũ diễn biến bất thường gây thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân. Đây là vùng có lượng mưa ít nhất trong các vùng của tỉnh Bình Định, tổng lượng
  • 30. 19 mưa trung bình hàng năm từ dưới 1700 ÷ 2200 mm, vì vậy dòng chảy đến lưu vực còn hạn chế và không ổn định. Hình 2.1. Bản đồ vị trí công trình hồ Hội Sơn và khu vực nghiên cứu (Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bình Định) 2.2. Giới thiệu về hồ chứa Hội Sơn. Công trình thủy lợi hồ Hội Sơn xây dựng năm 1981, hoàn thành năm 1985, sửa chữa nâng cấp năm 2010. Công trình ở vị trí có hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến 108, múi chiếu 30 , X(m) = 1.564.880, Y(m) = 575.698 trên suối Cả, sông La Tinh, thuộc xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Vị trí công trình nằm phía Tây Quốc lộ 1A cách trung tâm huyện 20 Km về phía đông Bắc, diện tích lưu vực tính đến tuyến đập là 68,0 km2 . Nhiệm vụ hồ Hội Sơn cấp nước tưới cho 3.300 ha đất canh tác nông nghiệp ở 10 xã thuộc huyện Phù Cát, Phù Mỹ; trong đó tưới vụ Đông Xuân 3.305 ha; hè thu 2.200 ha; mùa 2000 ha; nhiệm vụ giảm lũ, giảm nhẹ ngập lụt hạ du, kết hợp nuôi trồng thủy sản và khai thác các nguồn lợi khác.
  • 31. 20 Hình 2.2. Toàn cảnh hồ Hội Sơn mùa cạn (Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bình Định) Hình 2.3. Hạn hán thiếu nước cuối vụ Hè Thu 2015 ở xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ (Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bình Định)
  • 32. 21 Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật cơ bản của công trình hồ Hội Sơn TT Thông số Đơn vị Trị số A. Hồ chứa và lưu vực 1 Diện tích lưu vực Km2 68,00 2 Mực nước dâng bình thường m 68,60 3 Mực nước dâng gia cường 1% m 70,39 4 Mực nước chết m 52,0 5 Dung tích toàn bộ 106 m3 45,65 6 Dung tích hữu ích 106 m3 43,55 7 Dung tích chết 106 m3 2,10 8 Chế độ điều tiết Năm hoàn toàn 9 Cấp công trình III B. Đập đất 1 Cao trình đỉnh đập m 72,20 2 Cao trình đỉnh tường chắn sóng m 72,70 3 Chiều dài đập m 980 4 Chiều cao đập lớn nhất m 29,20 5 Kết cấu đập Đập đồng chất có tường nghiêng, chân khay chống thấm thượng lưu 6 Hình thức tiêu nước Đống đá tiêu nước C. Tràn xả lũ 1 Cao trình ngưỡng tràn m 64,60 2 Chiều rộng ngưỡng tràn m 20,00 3 Cột nước tràn Hmax m 5,79 4 Lưu lượng xả Qmax 1% m3 /s 444 5 Chiều dài dốc nước m 126 6 Chiều rộng dốc nước m 13,7 7 Độ dốc dốc nước % 14,7 8 Hình thức tràn Tràn cửa van 9 Hình thức tiêu năng Bể tiêu năng 10 Chiều dài bể tiêu năng m 35,0 11 Cao độ đáy tiêu năng m 41,50 12 Chiêu sâu bể tiêu năng m 3,50 D. Cống lấy nước 1 Cao trình ngưỡng cống m 50,00 2 Khẩu diện cống () m 1,40 3 Chiều dài thân cống m 141,50 4 Độ dốc cống % 0,50 5 Chế độ chảy trong cống Có áp 6 Lưu lượng thiết kế cống m3 /s 2,96 5,10 Nguồn Chi cục thủy lợi Bình Định năm 2017 [8] 2.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên. 2.2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên. Hồ Hội Sơn thuộc địa giới hành chính gồm xã Cát Sơn, huyện Phù Cát; công trình đầu mối xây dựng trên suối Cả, sông La Tinh, thuộc xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, tỉnh
  • 33. 22 Bình Định. Vị trí công trình nằm phía Tây Quốc lộ 1A cách trung tâm huyện 20 Km về phía đông Bắc, diện tích lưu vực tính đến tuyến đập là 68,0 km2. Vị trí địa lý theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến 108, múi chiếu 30 , X(m) = 1.564.880, Y(m) = 575.698 . Hình 2.4. Bản đồ lưu vực sông tỉnh Bình Định (Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Định) 2.2.1.2. Địa hình địa mạo Địa hình lưu vực có dạng hình nan quạt, hướng dốc Bắc- Nam, Nam - Bắc và Tây - Đông, lưu vực có hình dạng như một thung lũng. Có 4 dạng địa hình chủ yếu sau:
  • 34. 23 a). Vùng núi cao và trung bình: Nằm bao chung quanh lưu vực theo vòng cung Đông - Tây, Nam - Bắc, Tây - Đông, giáp với lưu vực sông Kône và đầm Trà Ổ; núi bao toàn bộ lưu vực đến vịnh nước ngọt, chiếm 365km2 , độ cao từ 70 - 700m. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc 40 - 45% là nơi hình thành các sông suối nhỏ, lớp phủ thực vật trung bình. b). Vùng đồi gò: Là vùng trung gian giữa vùng núi cao và vùng đất bằng phẳng, chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên gồm nhiều đồi gò nhấp nhô nằm xen kẽ nhau. Độ cao phổ biến từ 70 - 30m; được bố trí đất sản xuất nông nghiệp nhưng khó khăn về nguồn nước tưới; độ dốc địa hình tương đối lớn, lớp phủ thực vật kém. c). Vùng đồng bằng: Bao gồm vùng đất bằng phẳng nằm về hạ lưu cầu đường sắt qua sông La Tinh, phân bổ chủ yếu dọc theo sông chính, suối Kiều Duyên, sông Cạn và sông Đức Phổ nằm về hạ lưu và giáp đầm nước ngọt; chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên; độ cao phổ biến từ 10 - 2m; là vùng sản xuất nông nghiệp chính trong vùng. d). Vùng đất thấp trũng ven đầm nước Ngọt: Hình 2.5. Bản đồ địa hình lưu vực sông La Tinh (Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Định) Thuộc các xã Mỹ Chánh, Mỹ Cát, Cát Minh; địa hình thấp trũng và chịu ảnh hưởng thủy triều, xâm nhập mặn, sản xuất là nuôi trồng thuỷ sản và làm nghề muối.
  • 35. 24 2.2.1.3. Tài nguyên đất và thổ nhưỡng: a). Diện tích các loại đất: Thống kê liệu vùng nghiên cứu gồm xã Mỹ Hiệp, Mỹ Tài, Mỹ Cát, Mỹ Chánh huyện Phù Mỹ; xã Cát Sơn, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh huyện Phù Cát. Bảng 2.2. Phân loại đất trong vùng nghiên cứu Stt Tên Việt Nam Tên theo FAO DT (ha) Thành phần cơ giới Nhẹ TB Nặng 1 Đất phù sa không được bồi (P) Dystric Fluvisols (FLd) 1.306 82 1224 2 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) Cambic Fluvisols (FLc) 225 225 3 Đất phù sa gley (Pg) Gleyic Fluvisols (FLg) 507 263 166 78 4 Đất bạc màu trên granite (Ba) Albic Acrisols (ACab) 590 590 5 Đất xám trên (Xa) Haplic Acrisols (ACh) 580 580 6 Đất đỏ vàng trên đá granite (Fa) Ferralic Acrisols (ACf) 203 203 Tổng Cộng 3.411 1.943 1.390 78 (Nguồn: Bản đồ thổ nhưỡng - Viện QHTKNN - 2013) a.1). Đất phù sa không được bồi (P), Tên theo FAO: Dystric Fluvisols (FLd): diện tích 1.306 ha chiếm 40,67% diện tích vùng dự án. Đất được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa nhưng do phân bố trong đê hoặc đã thoát khỏi ảnh hưởng của quá trình bồi đắp do sự thay đổi địa hình, địa mạo. Loại đất này phần lớn có thành phần cơ giới thịt trung bình; có phản ứng chua vừa pHKCl 5,3- 5,55, tổng lượng cation trao đổi nghèo ở các tầng (< 5meq/100g đất), dung tích hấp thu CEC thấp 4,26-6,81 meq/100g đất. Độ bão hoà bazơ các tầng đều dưới 50%; hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt nghèo, các tầng dưới rất nghèo. Lân tổng số trung bình ở các tầng (0,09-0,01%). Kali tổng số thấp <0,4%; Lân dễ tiêu đều ở mức độ thấp 6,2- 8,4mg/100g đất. Kali dễ tiêu các tầng rất nghèo <5mg/100g đất. Loại đất này thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, ngô. Những khu vực địa hình bằng phẳng, chủ động nước tưới nên canh tác lúa. a.2). Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) - Tên theo FAO: Dystric Plinthosols (PTd). Diện tích 225 ha chiếm 7,0% diện tích đất vùng dự án. Đất được hình thành do bị ngập nước và khô hạn xen kẽ nhau nên trong tầng đất thường tích luỹ các hợp chất sắt nhôm có màu loang lổ đỏ vàng, có nơi hình thành các hạt kết von cứng rắn ở tầng tích tụ; phản ứng của đất ít chua, pHKCl 5,43-6,00, lượng Tải bản FULL (83 trang): https://bit.ly/3FWq7D0 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 36. 25 cation kiềm trao đổi trung bình 5,62-8,46 meq/100gđất; dung tích hấp thu CEC đạt 6,13- 11,76 meq/100g đất. Hàm lượng sắt di động trung bình 0,46 -1,76 meq/100gđất, nhôm di động tầng mặt thấp, các tầng dưới không có. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt khá (2,15% và 0,195%), các tầng dưới nghèo. Lân tổng số trung bình khá 0,08- 0,13%, kali tổng số nghèo <0,5%; lân và kali dễ tiêu nghèo 4-8,3 mg/100g đất. Đất thích hợp trồng các loại cây CN ngắn ngày, đặc biệt là mía, lạc, ngô. a.3). Đất phù sa gley - Tên theo FAO: Gleyic Fluvisols (FLg): Diện tích 307 ha chiếm 9,56% diện tích vùng dự án. Đất được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa nhưng do bị ngập nước thường xuyên làm cho đất bị yếm khí cùng với pH thấp tích luỹ nhiều sắt nhôm di động kết hợp với các hoá chất khác trong đất hình thành nên tầng glây dẻo dính, chặt bí màu xám xanh hoặc xám đen; thành phần có giới thịt trung bình, đất có phản ứng ít chua pHKCl 5,10-5,85. Tổng lượng cation kiềm trao đổi dao động lớn 5,4-9,0 meq/100g đất, dung tích hấp thu CEC đạt 9,-10 meq/100g đất. Sắt di động ở tầng mặt trung bình khá, nhôm di động rất thấp. Hàm lượng mùn tổng số tầng mặt trung bình khá > 2,0%, các tầng dưới thấp. Đạm tổng số tầng 1 trung bình 0,106%, các tầng dưới nghèo. Lân tổng số ở các tầng trung bình thấp 0,07-0,11%, kali tổng số khá 1,4-1,95%; lân và kali dễ tiêu đều ở mức độ nghèo < 6 mg/100g đất. Hướng sử dụng: Hiện tại, hầu hết diện tích loại đất đang trồng lúa 2 vụ cho năng suất khá cao. Cần chú ý bón cân đối các loại phân để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và duy trì tính ổn định của đất. a.4). Đất bạc màu trên granit - Tên theo FAO: Albic Acrisols (ACab): Đất bạc màu trên granit 590 ha, chiếm 18,37% diện tích đất vùng dự án. Thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét <20%. Đất chua, pHKCl ở các tầng trong khoảng <4,5, hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt thấp, càng xuống sâu càng giảm, hàm lượng lân và kali tổng số nghèo, lân dễ tiêu thấp, kali dễ tiêu các tầng đều nghèo, dưới 10mg/100g đất. Dung lượng cation kiềm trao đổi rất thấp ở tất cả các tầng đều dưới 3 meq/100g đất, nhưng dung tích hấp thu CEC lại ở mức trung bình 10 meq/100g đất. Độ bão hoà bazơ rất thấp (dưới 30%). Đất thích hợp trồng lạc và các loại rau màu nhưng cần chú ý bón vôi và phân chuồng để cải tạo lý tính đất. a.5). Đất xám trên granit - Tên theo FAO: Haplic Acrisols (ACh). Diện tích 580 ha chiếm 18,06% diện tích đất vùng dự án. Thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét trung bình 10-16%. Đất chua, pHKCl ở các tầng trong khoảng 4,03-4,40, hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình thấp, càng xuống sâu càng giảm, hàm lượng lân và kali tổng số nghèo, lân dễ tiêu thấp, kali dễ tiêu các tầng đều nghèo, Tải bản FULL (83 trang): https://bit.ly/3FWq7D0 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 37. 26 dưới 5mg/100g đất. Dung lượng cation kiềm trao đổi rất thấp ở tất cả các tầng đều dưới 3 meq/100g đất, dung tích hấp thu CEC trung bình thấp 5,13 meq/100g đất. Độ bão hoà bazơ rất thấp dưới 30%. Đất thích hợp trồng mía, lạc và các loại rau màu nhưng cần chú ý bón vôi và phân chuồng để cải tạo lý tính đất. a.6. Đất vàng đỏ trên granit - Tên theo FAO: Ferralic Acrisols (ACf) Hình 2.6. Bản đồ đất lưu vực sông La Tinh (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định) Diện tích 203 ha, chiếm 6,32% diện tích đất vùng dự án. Được hình thành do quá trình phong hoá của đá granit nên có thành phần cơ giới nhẹ là chủ yếu. Đất có phản ứng rất chua pHKCl 3,96-4,83, tổng lượng cation kiềm trao đổi thấp < 3 meq/100g đất, dung tích hấp thu CEC thấp 5,25-6,94 meq/100g đất, độ bão hoà bazơ thấp. Sắt, nhôm di động thấp. 7740404