1.2 Vai trò của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn được coi là một nôi dung quan trọng chính sách
quản trị nhân lực của doanh nghiệp. Bởi nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
doanh nghiệp, người lao động và đối với nền kinh tế xã hội.
Mục tiêu chung của việc đào tạo và phát triển nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực
hiện có nâng cao tính hiệu quả cúa doanh nghiệp,thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ
hơn về công việc,nắm vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện các chức năng,nhiệm vụ
của mình một cách tự giác hơn,động cơ làm việc tốt hơn,cũng như nâng cao khả năng thích
nghi của họ trong tương lai.
Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò rất to lớn đối với kinh tế xã hội nói
chung cũng như đối với các doanh nghiệp, tổ chức và người lao động cũng như đối với nền kinh
tế xã hội.
-Đối với doanh nghiệp:
Đào tạo được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu,chiến lược của tổ chức.
Chất lượng nguồn nhân lực trở thành các lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh
nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về tổ chức,chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản
lý,chuyên môn kế cận, và giúp cho doanh nghiệp thích ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội.
Qúa trình đào tạo,phát triển nguồn nhân lực thành công sẽ mang lại lợi ích sau:
+ Cải tiến về năng suất,chất lượng và hiệu quả công việc.
+ Giảm bớt được sự giám sát,vì khi người lao động được đào tạo,trang bị đầy đủ những kiến
thức chuyên môn,nghiệp vụ cần thiết họ có thể tự giám sát được.
+Tạo thái độ tán thành và hợp tác trong lao động.
+ Đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hóa nguồn lao động.
+ Giảm bớt được tai nạn lao động
+ Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên,chúng đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do nguồn đào tạo dự trữ bị thay thế.
+ Giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.Duy trì và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
+ Tránh tình trạng quảy lý lỗi thời.Các nhà quản trị cần áp dụng các phương pháp quản lý sao
cho phù hợp được với những thay đổi về quy trình công nghệ,kỹ thuật và môi trường kinh
doanh.
+ Giải quyết các vấn đề về tổ chức.Đào tạo và phát triển có thể giúp các nhà quản trị giải quyết
các vấn đề về mâu thuẫn,xung đột giữa các cá nhân và các nhà quản trị, đề ra các chính sách
nguồn nhân lực của doanh nghiệp hiệu quả.
+ Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới.Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn,bỡ ngỡ
trong những ngày làm việc đầu tại doanh nghiệp,tổ chức,các chương trình định hướng công
việc đối với nhân viên mới giúp họ mau chóng thích nghi với công việc mới trong doanh nghiệp.
+ Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý,chuyên môn kế cận.Đào tạo và phát triển giúp nhân viên có
những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý,chuyên
môn khi cần thiết.
-Đối với người lao động:
+ Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà
nó còn giúp người lao động cập nhập các kiến thức,kỹ năng mới,áp dụng thành công các thay
đổi về công nghệ,kỹ thuật.
+ Tạo ra tính chuyên nghiệp và sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.
+ Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn.
+ Cập nhập các kỹ năng,kiến thức mới cho nhân viên,giúp họ có thể áp dụng thành công các
thay đổi công nghiệp, kỹ thuật cho doanh nghiệp.
+ Đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động .Được trang bị những kỹ
năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện các công việc tốt hơn,đạt được
nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có nhiều
cơ hội thăng tiến hơn.
+ Tạo cho người lao động có cách nhìn,cách tư duy mới trong công việc của họ,đó cũng chính là
cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.
-Đối với nền kinh tế xã hội:
Đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát
triển kinh tế xã hội của một doanh nghiệp
1.3 Phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Có rất nhiều phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khác nhau và việc chọn
phương pháp đào tạo ,phát triển hợp lý có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo và việ
tiếp thu của nhân sự. Có thể kể đến một số phương pháp đào tạo và phát triển phổ biến ở
trong lớp học và nơi làm việc.
-Giảng bài/thuyết trình
-Kiểm tra
-Bài tập
-Động não
-Thảo luận nhóm
-Phân tích tình huống
1.3.1.2 Công cụ được sử dụng để đào tạo và phát triển
- Bảng/phấn
-Máy chiếu
-Video
1.3.2 Phương pháp đào tạo và phát triển tại nơi làm việc
-Đào tạo tại chỗ
-Cố vấn/tư vấn
-Huấn luyện
-Thực tập
1.4 Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
( bảng)