Một số lưu ý khi trồng nho tại nhà, khác với trồng nho trong vườn và ngoài trời. Đây là kĩ thuật trồng tại ban công, trong nhà, không đòi hỏi ánh sáng nhưng độ ẩm cao và ổn định sẽ cho nhiều nho đẹp và to .
Kỹ thuật trồng nho
1. Chuẩn bị đất: - Loại đất thích hợp là thịt pha cát, đất cao, thoát nước tốt.
- Bóc bỏ bầu bọc xung quanh gốc nho, cho đất sạch vi sinh TriBat chứa đầy đủ dưỡng chất cung cấp
cho cây trong thời gian dài, khoảng 6-8 tháng mới phải thay ( cái này GreenHome có bán giá
15.000đ/kg)
- Cho gốc cây đã bỏ vỏ bầu vào chậu trồng cây ( chậu trồng cây bằng nhựa bên GreenHome có bán với
giá 45.000đ/chậu đường kính từ 33cm đến 41cm sâu từ 23cm đến 30cm)
2. Tưới và tiêu nước: Nho là loại cây không ưa nước nên cần hạn chế tưới nhiều nước và phải thoát
nước tránh ngập úng vào mùa mưa, cách tưới nước cụ thể như sau:
- Sau khi trồng tưới nước ngay.
- Trời nắng 5-7 ngày tưới một lần (Chú ý không được để đất quá khô)
- Trời mưa tìm mọi cách thoát nước nhanh.
3. Cắm choải, làm giàn:
- Khi gốc cây nho ra ngọn dài 25 –30 cm, tiến hành cắm choái, và cố định ngọn nho vào choái.
- Nên làm giàn lưới bằng dây thép thông thoáng để nho leo (ô lưới 20cmx30cm).
4. Cắt cành - Thời vụ cắt cành: Không nên cắt cành trong vụ mưa .
Nên cắt cành chỉ 2 vụ / năm : Vụ Đông Xuân: Cắt tháng 11 – 12 , Vụ Hè Thu: Cắt tháng 3,4 (DL)
- Kỹ thuật cắt cành: + Vị trí cắt chừa lại 6-12 mắt, tuỳ theo chiều dài, đường kính, sự hóa gỗ của cành và
tùy theo mùa vụ/năm. + Khi mật độ cành thấp thì nên cắt cành 5 tháng tuổi. + Khi mật độ cành vượt quá
8 cành/m2, thì phải cắt cành 10 tháng tuổi vào vụ Đông để hạn chế mật độ cành trên giàn.
Chăm sóc theo đúng hướng dẫn trên nho sẽ cho quả từ 4 đến 6 tháng sau khi trồng II.
Sâu bệnh hại chính trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong sản xuất nho an toàn:
1. Biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại nho: a. Biện pháp canh tác: + Duy trì mật độ cành hợp lý:
6-8 cành/m2 . + Thường xuyên loại bỏ cành, chồi nách yếu. + Không nên trồng xen một số cây như xoài,
ớt, hành, tỏi dưới giàn nho hoặc gần giàn nho . b. Sử dụng thuốc sinh học: + Ưu tiên sử dụng các loại
thuốc sinh học.
Hiện nay có khá nhiều loại thuốc sinh học có hiệu quả như: Aztron, Dipel, NPV, Seba … Do trồng cá thể
số lượng ít nên việc sâu bệnh cũng không nhiều như canh tác đại trà nên việc phòng trừ sâu bệnh cũng
chỉ sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật sinh học mà không cần dung đến thuốc hóa học để tránh độc hại
đến môi trường và sức khỏe con người xung quanh.