1
PHẦN 1: TÀI NGUYÊN
Tài nguyên là gì? Có những loại tài nguyên nào?
"Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật
chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người".
Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển,
số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày
càng tăng.
Theo quan hệ với con người thì tài nguyên được phân chia thành 2 loại: Tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.
Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo và tài
nguyên không tái tạo.
Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì
hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên,
nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái
tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị
mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...
Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến
đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể
cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự
tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm.
Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt,
thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập
quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người.
=> Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị của
nhiều loại tài nguyên. Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều loại tài
nguyên giá trị cao trước đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm được phương pháp
chế biến hiệu quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác. Vai trò và giá trị của tài
nguyên thông tin, văn hoá lịch sử đang tăng lên.
2
PHẦN 2: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Nội dung tham khảo 1
1. Ô nhiễm môi trường là gì?
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay
đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến
sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm
bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa
hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Môi trường được xemlà bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường
độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và
vật liệu.
1.1. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự góp mặt của một chất lạ hoặc sự thay đổi thành phần
không khí. Điều này khiến không khí có mùi khó chịu, không sạch sẽ, làm giảm khả
năng quan sát do bụi. Xem đầy đủ về ô nhiễm môi trường không khí.
1.2. Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự biến đổi theo hướng tiêu cực trong môi trường nước. Cụ thể,
trong môi trường nước sẽ xuất hiện các chất lạ ở dạng lỏng hoặc rắn. Sự biến đổi này
khiến nguồn nước trở thành chất độc hại đối với con người và động vật. Xem đầy đủ
về ô nhiễm môi trường nước.
1.3. Ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất là việc trong môi trường đất xuất hiện các chất xenobiotic gây hại
ảnh hưởng tới đời sống của con người và động vật. Các chất này hình này bới hoạt
động công nghiệp, hoá chất nông nghiệp… Mức độ ô nhiễm còn tuỳ thuộc vào mức
độ sử dụng hoá chất và công nghiệp hoá. Xem đầy đủ về ô nhiễm môi trường đất.
3
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nhưng có lẽ tác động nhiều
nhất là do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường cũng có thể
xảy ra do tác động của tự nhiên. Cụ thể như sau:
2.1. Do chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp
Theo đó, các nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường những chất thải chưa qua xử
lý. Nếu không xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường sẽ khiến khiến môi trường
nước bị ô nhiễm trầm trọng.
Ngoài ra, tại các nhà máy sử dụng các nhiên liệu hoá thạch làm chất đốt đã tạo các
khí CO2, CO , SO2… Các khí thải này cũng gây ô nhiễm không khí trầm trọng, thậm
chí là gây nên hiệu ứng nhà kính.
2.2. Do chất độc hại, hoá chất bảo vệ thực vật
Đó là các loại thuốc trừ sâu, phân bón hoá học dư thừa do người dân sử dụng
không hết vứt lung tung, bừa bãi. Các chất thải này sẽ ngấm dần vào nguồn nước
ngầm dưới lòng đất, ao hồ… Điều này không chỉ làm ô nhiễm đất mà còn ô nhiễm
nước ngầm. Thậm chí, những chất độc hại này còn có thể bị đưa ra biển gây nên hiện
tượng “thuỷ triều đỏ”…
2.3. Do chất thải rắn
Trong quá trình phát triển đất nước, nhiều cơ sở đã ra đời nhằm phục vụ nhu cầu
ngày càng cao của con người. Điều này dẫn tới sự gia tăng của các chất thải rắn.
Nguồn gốc chất thải rắn có thể đến từ sinh hoạt, từ khu công nghiệp hay cơ sở y tế.
Các chất thải này không được xử lý trước khi thải ra môi trường và tích tụ lâu dài
trong môi trường. Điều này gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm nước
ngầm, ô nhiễm đất. Đồng thời còn gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khoẻ con
người.
2.4. Do khói bụi
Có thể nói đây là nguyên nhân chính dẫ đến tình trạng ô nhiễm không khí. Tình
trạng này thường xảy ra tại các thành phố lớn, mật độ xe đông đúc…
4
2.5. Thiếu sót trong khâu quản lý
Việc tình trạng ô nhiễm xảy ra thì không thể thiếu trách nhiệm từ phía các cơ quan
chức năng. Cụ thể, chất lượng và hiệu quả của các công nghệ môi trường chưa cao.
Nội dung tham khảo 2
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời, những
tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường bị thaty đổi, gây tác hại tới sức
khỏe con người cũng như nhiều sinh vật khác.
Hiện tượng này chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Bên cạnh đó, ô nhiễm
môi trường cũng do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.
Hiện tượng ô nhiễm môi trường gồm các dạng ô nhiễm chính như ô nhiễm môi
trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí..
Ngoài ra còn có một số dạng ô nhiễm khác như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng
xạ, ô nhiễm sóng, ô nhiễm ánh sáng..
PHẦN 3: HẬU QUẢ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Đối với sức khoẻ con người
1.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ con người
Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng khá lớn đến hệ hô hấp của cả con người. Khí
thải từ các phương tiện giao thông gây hại rất nhiều cho phổi. Ngoài ra, bụi mịn là yếu
tố gây ô nhiễm nguy hiểm nhất vì nó tồn tại khá lâu trong không khí và phát tán rất xa.
Do kích thước khá nhỏ, nếu xâm nhập sâu vào phổi, máu sẽ gây nên các bệnh hô hấp,
vô sinh…
Ô nhiễm không khí còn khiến con người bị chóng mặt, đau đầu, tim mạch…
Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang
mang bệnh, trẻ em dưới 15 tuổi… Từng nhóm đối tượng sẽ bị ảnh hưởng khác nhau
tuỳ tình trạng sức khoẻ và mức độ ô nhiễm.
Ngoài ra, sóng nhiệt hay tiếng ồn cũng gây ra những tác hại nhất định đối với
con người. Tiếng ồn ngoài khả năng gây thương tích đối với tai mà còn gây đau đầu,
stress, dễ bị căng thẳng thần kinh…
5
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ tăng giảm bất thường có
chiều hướng gia tăng. Điều này khiến gây ra các bệnh như đột quỵ nhiệt, chuột rụt do
nhiệt hoặc thậm chí là tử vong.
Cụ thể, theo Vietnamplus thì Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa báo cáo Thủ
tướng Chính phủ về chất lượng không khí tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Báo
cáo này cho biết thời gian gần đây, đặc biệt là trong tháng 9/2019, vấn đề chất lượng
không khí tại các đô thị lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội trong thời gian từ ngày 12-29/9,
có những ngày nồng độ bụi mịn PM2.5 vượt ngưỡng cho phép của quy chuẩn Việt
Nam. Tuy nhiên, các thông số khác (NO2, O3, CO, SO2) vẫn nằm trong giới hạn cho
phép.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng xuất hiện hiện tượng sương mù quang hóa gây
cản trở tầm nhìn. Việc gia tăng mức độ ô nhiễm và hiện tượng sương mù quang hóa
này đã gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khoẻ con người
Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sức khoẻ con người thông qua 2 con đường.
Thứ nhất, ăn/ uống phải nước ô nhiễm hoặc thực vật, động vật được nuôi trồng trong
môi trường ô nhiễm. Thứ hai, do tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước bị ô nhiễm.
Các bệnh gây ra cho ô nhiễm nước là tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, viêm gan,
viêm não, bệnh do muỗi truyền, thiếu máu…
1.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất đối với sức khoẻ con người
Việc sử dụng hoá dược trong sản xuất nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, nếu không được sử dụng với đúng liều lượng sẽ dẫn đến lượng hoá chất bị
dư thừa và ngấm trong đất.
Điều này gây mất cân bằng sinh học giữa đất và cây trồng. Ngoài việc ảnh
hưởng đến chất lượng nông sản, ô nhiễm đất còn khiến nông sản bị nhiễm độc. Nếu
con người sử dụng những nông sản này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ rất nhiều.
Các bệnh có thể gây ra khi sử dụng nông sản bị nhiễm độc là gan to, hệ thần
kinh, hệ di truyền, giảm chỉ số thông minh ở trẻ em…
6
2. Đối với hệ sinh thái
Hệ sinh thái là khu vực các quần thể sinh sống chung và tương tác với nhau. Ô
nhiễm môi trường sẽ dẫn tới sự điều tiết của hệ sinh thái bị thay đổi.
Mối đe doạ chính và tác động trực tiếp đối với hệ sinh thái chính là ô nhiễm
không khí. Ô nhiễm không khí có thể dẫn tới mưa axit làm huỷ diệt các khu rừng. Mặc
dù không dẫn tới tuyệt chủng nhưng việc cây cối bị chết sẽ dẫn tới cấu trúc loài bị
giảm.
3. Đối với môi trường Kinh tế – Xã hội
Theo đó, ô nhiễm môi trường có thể gây ảnh hưởng đối với môi trường kinh tế –
xã hội. Cụ thể:
Gây thiệt hại về kinh tế do nhiều bệnh tật
Gây thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến nông sản và thuỷ sản
Gây thiệt hại đối với hoạt động du lịch
Gây thiệt hại về kinh tế do phải cải thiện môi trường