SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  17
Télécharger pour lire hors ligne
1
KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
A. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (FINANCIAL MARKET)
1. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Trong nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu và một bên là
khả năng về vốn. Mâu thuẫn này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với
vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn.
Khi kinh tế hàng hóa phát triển cao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơn nảy sinh và
phát triển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung và cầu về các nguồn lực tài chính
trong xã hội, làm xuất hiện các công cụ huy động vốn như trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp,
trái phiếu của chính phủ... Đó là những loại giấy tờ có giá trị, gọi chung là các loại chứng khoán. Và
từ đó xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu khác nhau các loại chứng
khoán. Điều này làm xuất hiện một loại thị trường để cân đối cung cầu về vốn trong nền kinh tế là
thị trường tài chính.
Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và tồn tại của thị
trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mẫu thuận giữa nhu cầu và khả
năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế phát triển. Thị trường tài chính là thị trường trong đó nguồn
tài chính được chuyển từ người có vốn dư thừa sang người thiếu vốn. Thị trường tài chính là tổng
hoà các mối quan hệ cung cầu về vốn.
2. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
- Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh.
giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội
đầu tư sinh lợi.
2
- Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh.
- Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có
tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có lãi thông qua lãi
suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó hiệu quả nhất do họ phải
hoàn trả cả vốn và lãi cho người cho vay đồng thời phải tạo thu nhập và tích lũy cho chính
bản thân mình.
- Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải
cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước ngoài,
bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh trong nước.
- Thị trường tài chính cho phép sử dụng các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái phiếu, đổi tiền.
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế còn bất ổn, sự lo ngại đồng tiền mất giá khiến cho người gửi
tiết kiệm có xu hướng thích gửi các kỳ hạn ngắn nên nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng rất
hạn chế, các ngân hàng đang cố gắng tung nhiều sản phẩm huy động vốn dưới dạng tiết kiệm gửi
góp, tiết kiệm chọn kỳ lĩnh lãi, hay tiết kiệm lãi suất thả nổi với kỳ hạn dài và lãi suất hấp dẫn để thu
hút vốn trung dài hạn từ dân cư vốn chỉ thích gửi ở các kỳ hạn ngắn. Nhiều ngân hàng đã triển khai
tiết kiệm lãi suất thả nổi với kỳ hạn gửi tối thiểu là 12 tháng, cho phép khách hàng chọn kỳ lĩnh lãi
và sau mỗi kỳ lĩnh lãi, lãi suất có thể điều chỉnh theo thị trường.
Khi thị trường tài chính phát triển sẻ là động lực rất lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh, đây là thành phần quan trọng nhất đối với sự phát triển của nền kinh tế của một
quốc gia. Trước đây, khi thị trường tài chính còn sơ khai và chưa có nhiều thể chế hoạt động thì các
hình thức huy động vốn hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, những doanh nghiệp
muốn phát triển hoạt động kinh doanh thêm cũng hạn chế vì khó khăn về huy động vốn. Khi thị
trường tài chính phát triển hơn, có nhiều định chế tài chính ra đời như thị trường chứng khoán, thị
trường trái phiếu, công ty cho thuê tài chính, quỹ ũy thác đầu tư…thì các doanh nghiệp ngày càng
có khã năng tiếp cận nguồn vốn nhiều hơn, người có tiền nhàn rổi củng có thể đầu tư nguồn vốn
của họ để kiếm lãi cao hơn, dòng tiền trong nền kinh tế sẻ được lưu thông tốt hơn là điểm mấu chốt
dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế.
Trong khi thị trường tài chính thế giới đã trãi qua hàng thế kỷ phát triển và làm động lực cho sự phát
triển kinh tế thế giới gắn với những cái tên của những trung tâm tài chính lớn như Wall Street – New
Yord, London, Franfurt, Tokyo, Bangkok…thì thị trường tài chính Việt Nam chỉ mới những bước đầu
còn nhỏ bé và “chập choạng”, sự phát triển chậm chạp của hệ thống tài chính, các chính sách kinh
tế và trình độ quản lý yếu kém ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế và kích thích sự phát
triển của doanh nghiệp.
3
3. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Dựa vào các tiêu thức khác nhau ta có thể phân loại thị trường tài chính như sau:
3.1. Căn cứ theo phương thức huy động nguồn tài chính
a.Thị trường nợ
Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trên thị trường tài chính là đưa ra một
công cụ vay nợ. Công cụ vay nợ là sự thoả thuận có tính chất hợp đồng có lãi suất cố định và hoàn
trả tiền vốn vào cuối kì hạn.
- Công cụ nợ ngắn hạn: là công cụ nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở xuống.
- Công cụ nợ trung hạn: là công cụ nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm tới 10 năm
- Công cụ nợ dài hạn: là công cụ nợ có thời gian đáo hạn trên 10 năm.
Thông thường, một nước đang phát triển thì quy mô thị trường trái phiếu tương đương khoảng 50%
GDP, trong khi đó ở Việt Nam hiện mới chỉ đạt 25% GDP. Trái phiếu ở Việt Nam còn ít, chủ yếu là
trái phiếu Chính phủ, có một số trái phiếu DN và địa phương nhưng khối lượng nhỏ.Tuy khối lượng
ít nhưng trái phiếu Việt Nam lại ở trong tình trạng phân tán do quy mô phát hành nhỏ, có quá nhiều
loại, hình thức, chưa có sự thống nhất trong thông lệ giao dịch nên gây nên sự lộn xộn và phức tạp
khi giao dịch.
Trong 11 tháng đầu năm 2017, dư nợ TTTP tăng khoảng 9,8% so với cuối năm 2016, trong đó dự
nợ trái phiếu chính phủ (TPCP) tăng 10,2% so với cuối năm 2016, ước đạt 27,13% GDP, trái phiếu
doanh nghiệp (TPDN) đạt tăng 18,2% GDP so với cuối năm 2016. Khối lượng giao dịch TPCP đạt
8.836 tỷ đồng/phiên, cao hơn khoảng 41% so với khối lượng giao dịch trái phiếu bình quân trong
năm 2016 (6.285 tỷ đồng/phiên). Trên thị trường thứ cấp đã hình thành 2 phương thức giao dịch:
Mua giao ngay và mua bán có kỳ hạn.
Để tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu cả về chiều rộng và chiều sâu, Bộ Tài chính đã trình Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 về lộ trình phát triển thị
trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đối với NĐT nước ngoài,
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định
số 58/2012/NĐ-CP theo hướng không hạn chế đầu tư vào trái phiếu của NĐT nước ngoài; Đồng thời,
đơn giản hóa quy trình và thủ tục đầu tư cho NĐT nước ngoài khi tham gia đầu tư trên thị trường
vốn và TTTP.
Các mục tiêu cụ thể trong Lộ trình phát triển TTTP Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 gồm:
4
- Dư nợ TTTP đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong
đó dư nợ thị trường TPCP, TPCP bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng
38% GDP vào năm 2020 và khoảng 45% GDP vào năm 2030, dư nợ thị trường TPDN đạt
khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030.
- Kkỳ hạn bình quân danh mục phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước giai đoạn 2017 -
2020 đạt 6 - 7 năm; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7 - 8 năm.
- Tăng khối lượng giao dịch TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền
địa phương bình quân phiên lên mức 1% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2020 và 2% dư
nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2030.
- Tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí,
quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 50% năm 2020 và mức
60% vào năm 2030.
b. Thị trường vốn cổ phần
Là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các cổ phiếu. Các cổ phiếu
này là quyền được chia phần trên lãi ròng và tài sản của các công ty phát hành cổ phiếu.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trường
vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Mục tiêu tổng quát của Đề án là phát triển
nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò
chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính,
góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo
tính công khai, minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường;
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ
động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát
triển tương đương thị trường các nước trong khu vực. Đề án cũng đề ra mục tiêu cụ thể, phát triển
thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền
kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020 giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 70% GDP (đến hết năm
2017 thì gần như đã đạt mục tiêu).
3.2 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính
3.2.1. Thị trường sơ cấp (thị trường cấp 1)
5
Đây là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ cấp tạo điều kiện tăng
qui mô vốn đầu tư và là nơi cung ứng chứng khoán và lưu thông.
Đặc điểm của thị trường sơ cấp:
- TT sơ cấp thể hiện mối quan hệ giữa nhà phát hành và NĐT
- Trên TT này, vốn từ NĐT được chuyển sang cho nhà phát hành thông qua việc NĐT mua
chứng khoán mới, nhờ đó vốn của nhà phát hành tăng lên.
Vai trò của TT sơ cấp: thực hiện chức năng quan trọng của thị trường chứng khoán là huy động vốn
cho các tổ chức phát hành. Thị trường sơ cấp còn có khả năng thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm
lớn nhỏ của dân cư, lại vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, các nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi từ các DN, các tổ chức...tạo thành nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế mà các
phương thức khác không làm được. Nhờ đó, tạo ra môi trường cho các DN gọi vốn để sản xuất kinh
doanh, giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách thông qua phát hành chứng khoán.
3.2.2. Thị trường thứ cấp (thị trường cấp 2)
Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu các loại chứng khoán đã phát hành và đang lưu thông
trên thị trường. Thị trường thứ cấp không làm thay đổi qui mô vốn đầu tư trong nền kinh tế. Thị
trường thứ cấp là điều kiện để thị trường sơ cấp phát triển. Ngược lại , thị trường sơ cấp là cơ sở để
hình thành thị trường thứ cấp.
Đặc điểm của thị trường thứ cấp:
- Thể hiện mối quan hệ giữa các NĐT với nhau
- Các khoản tiền thu được do bán chứng khoán thuộc về các NĐT và các nhà KDCK mà không
thuộc về nhà phát hành do đó nó không làm tăng vốn của nhà phát hành.
- Là 1 thị trường hoạt động liên tục, các NĐT có thể mua bán CK nhiều lần trên thị trường thứ
cấp.
Chức năng của thị trường thứ cấp:
- TT thứ cấp làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán
- Là nơi xác định giá chứng khoán cho TT sơ cấp.
Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:
Về bản chất, mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và Thị trường thứ cấp là mối quan hệ nội tại biện
chứng. Thị trường sơ cấp tạo điều kiện, động lực cho Thị trường thứ cấp. Hai thị trường này có mối
quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau:
6
- Thị trường sơ cấp là cơ sở, tiền đề cho thị trường thứ cấp hoạt động và phát triển vì đó là nơi
cung cấp hàng hóa cho Thị trường chứng khoán. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không
có hàng hóa trên thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp không thể ra đời chừng nào chưa có
thị trường sơ cấp rộng rãi, vững chắc với nhiều loại Chứng khoán hấp dẫn nhà đầu tư và công
chúng đến bỏ vốn để đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, nếu chỉ có thị trường sơ cấp mà không
có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp cũng không thể tồn tại và phát triển được vì khi
đó các chứng khoán đã phát hành ra trên thị trường sơ cấp sẽ không được tiếp tục lưu
chuyển, các nhà đầu tư không quan tâm đến việc mua và nắm giữ chứng khoán của tổ chức
phát hành. Việc xuất hiện thị trường thứ cấp đã tạo ra một nơi để các chứng khoán đã phát
hành trên thị trường sơ cấp được lưu chuyển nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư
nhờ đó tạo điều kiện, động lực cho sự phát triển của thị trường sơ cấp.
- Thị trường thứ cấp tạo điều kiện dễ dàng để chuyển các chứng khoán thành tiền mặt, làm
tăng tính thanh khoản của chứng khoán khiến chúng được ưa chuộng hơn và như thế là dễ
dàng hơn cho các công ty bán chúng ở thị trường sơ cấp. Việc thị trường thứ cấp làm tăng
tính thanh khoản của chứng khoán đã phát hành giúp làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi kết cấu danh mục đầu
tư trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho các nhà phát hành trong việc huy động và sử dụng
vốn. Tăng tính thanh khoản của chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyển đổi thời hạn của
vốn đồng thời tạo điều kiện cho việc phân phối vốn một cách hiệu quả. Nó còn tạo điều kiện
tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, làm cơ sở cho việc tăng hiệu quả quản lý
doanh nghiệp.
- Thị trường thứ cấp xác định giá của chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.
Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá các công ty. Những người mua chứng
khoán ở thị trường sơ cấp chỉ chấp nhận thị trường cho công ty phát hành với giá mà họ cho
rằng nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp sẽ tăng hơn nữa. Giá chứng khoán ở thị trường thứ
cấp càng cao thì giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp càng cao, như vậy công ty phát
hành sẽ phát triển được nhiều vốn đầu tư hơn và ngược lại. Thông qua việc xác định giá, thị
trường thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khác
nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho các nhà phát hành cũng như
những nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp.
3.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được
3.3.1. Thị trường tiền tệ (money Market)
7
Thị trường tiền tệ là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính ngắn hạn, thông
thường dưới 1 năm như tín phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thoả thuận mua
lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, ...
Với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động
ngân hàng; cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô khác theo chủ trương của Chính phủ, thị trường
tiền tệ và hoạt động ngân hàng đang có xu hướng ổn định và chuyển biến tích cực.
Đến cuối năm 2017, tổng tài sản của các định chế tài chính ở Việt Nam ước khoảng 200% GDP, tăng
17,3% so với cuối năm 2016. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực, quy mô của hệ thống tài
chính Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Cung ứng vốn cho nền kinh tế từ hệ thống tài chính ước
khoảng 198% GDP, tăng 28,6% so với cuối năm 2016. Trong đó, vốn từ hệ thống TCTD tăng 18,1%,
vốn từ thị trường vốn tăng 66,4% so với cuối năm 2016. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế từ
thị trường vốn tăng từ 21,6% năm 2012 lên 35,4% năm 2017, trong khi tỷ trọng cung ứng vốn cho
nền kinh tế của hệ thống TCTD giảm từ 78,4% xuống 64,6% trong cùng giai đoạn. Trong giai đoạn
2012 – 2017, cung ứng vốn từ thị trường vốn tăng bình quân khoảng 33,4%/năm, gấp đôi so với
tăng trưởng cung ứng vốn từ hệ thống TCTD (16,6%/năm). Một điểm đáng chú ý là tín dụng tiêu
dùng tiếp tục xu hướng tăng mạnh. Tín dụng tiêu dùng năm 2017 ước tăng 65% (năm 2016 tăng
50,2%), trong đó cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở chiếm 53,8% (năm 2016 chiếm khoảng 50%).
Nguyên nhân chủ yếu do dân số trẻ và dân số thành thị tăng cao khiến gia tăng nhu cầu về nhà ở
và người dân chuyển dân từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán qua ngân hàng, và có xu
hướng sẵn sàng vay nợ cho các nhu cầu của đời sống.
3.3.2. Thị trường hối đoái (Foreign Exchange Market)
Tương tự như thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái là nơi giao dịch các công cụ tài chính tương đối
ngắn hạn, nhưng chúng được định giá bằng các loại đồng tiền khác nhau, và ở thị trường hối đoái
cũng chỉ có các giao dịch giữa các đồng tiền khác nhau mới được thực hiện.
Thị trường ngoại hối Việt Nam trong năm qua vẫn tiếp tục ổn định. Năm 2017, tỷ giá trung tâm ước
tăng khoảng 1,5-1,7% so với đầu năm. Trong khi đó, tỷ giá ngân hàng thương mại giảm khoảng
0,2%, tỷ giá thị trường tự do giảm khoảng 1,5 % so với đầu năm. Theo lý giải của Ủy ban Giám sát
tài chính Quốc gia, nguyên nhân khiến tỷ giá tương đối ổn định do đồng USD mất giá trên thị trường
quốc tế (chỉ số USD Index giảm 9,1% so với đầu năm). Bên cạnh đó, chênh lệch giữa lãi suất VND
và USD vẫn còn ở mức lớn (khoảng 6-7%), nghiêng về việc nắm giữ VND. Huy động ngoại tệ tăng
thấp, ước tăng 4% so với cuối năm 2016. Trong năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã mua khoảng 13
tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục xấp xỉ 52 tỷ USD. Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố
8
cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư trong năm qua: cán cân thương mại tiếp tục xuất
siêu; cán cân vốn và tài chính năm 2017 ước thặng dư ở mức khá cao (dự báo ở mức 4,03% GDP);
FDI tăng khá, dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng tăng trưởng mạnh (dự báo cuối năm 2017 ở mức 12
tỷ USD, cao hơn mức 11,6 tỷ USD của năm 2016).
Hiện nay, việc mua bán ngoại tệ có thể thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng tại thị trường
tự do, khác hẳn ở ngân hàng. Thị trường tự do, dường như có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu ngày
càng tăng và có lúc, đi trước dẫn dắt tỷ giá ở ngân hàng.
Người dân đã quen với các tiệm thu đổi ngoại tệ thay vì ngân hàng. Cũng thường có những hiện
tượng, sau những cơn sóng giá ở thị trường chợ đen, tỷ giá chính thức có những điều chỉnh phù hợp
hơn. Trừ vài ngoại tệ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam như USD, euro, đôla Úc… nhiều ngân hàng
hầu như không nhận gửi tiết kiệm, thậm chí không thu đổi những đồng ngoại tệ khó được sử dụng
thanh toán ở Việt Nam như yen Nhật, nhân dân tệ, đôla Úc, đôla Singapore… Cá nhân mua ngoại tệ
ở ngân hàng khi được phép vẫn gặp khó khăn. Ngược lại, các tiệm vàng, tiệm thu đổi ngoại tệ sẵn
sàng thu đổi, mua bán. Lượng ngoại tệ thị trường tự do tới nay đáp ứng được cho cá nhân và doanh
nghiệp lớn đến mức, một doanh nghiệp có thể mua được vài triệu USD để thanh toán lại cho ngân
hàng.
3.3.3. Thị trường vốn (Capital Market)
Thị trường vốn là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính có kỳ hạn trên 1 năm
hay chính là nơi giải quyết quan hệ cung-cầu về vốn dài hạn.
Đây là thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các tổ chức trung gian tài
chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong thời gian gần đây, các Tổ chức tín dụng
đưa ra các hình thức sau:
- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài khoản sử dụng thẻ...
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế - xã hội. Giữa các TCTD
cạnh tranh thu hút tiền gửi của Kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo Việt, các
công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực...
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn truyền thống giữa các
TCTD và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Thời
gian gần đây, để khuyến khích khách hàng, một số ngân hàng thương mại đưa ra dịch vụ:
gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích lũy hay còn gọi là tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gắn
với bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm lũy tiến trả lãi theo số tiến gửi càng cao thì lãi suất càng
cao, tiết kiệm linh hoạt tức là khách được chủ động rút tiền ra bất cứ lúc nào có nhu cầu và
lãi suất tính theo số ngày thực tế gửi tương ứng với kỳ hạn gần nhất, tiết kiệm dự thưởng...
9
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... chủ yếu là huy động vốn có thời hạn
từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên thị trường thu hút tiền gửi và thị
trường huy động vốn, đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện rất đa dạng và phong
phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy động vốn.
Tuy nhiên trong việc phát triển thị trường này, có thể thấy một tồn tại lớn là chưa thu hút được tối
đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn
các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay rút tiền mặt ra chi tiêu bất cứ lức nào có nhu cầu. Đây là
nguồn vốn rất lớn và rất quan trọng, tạo đà cho phát triển thị trường tiền tệ, bởi vì nó gia tăng nguồn
tiền gửi không kỳ hạn, gia tăng vốn khả dụng cho các TCTD.
Ba loại thị trường trên hình thành hệ thống thị trường tài chính. Hoạt động của mỗi thị trường có
ảnh hưởng, tác động tới các thị trường kia. Thị trường tiền tệ và Thị trường vốn muốn hoạt động có
hiệu quả và phái triển thì phải có Thị trường hối đoái, ngược lại hai thị trường kia phát triển và mở
rộng sẽ thúc đẩy thị trường hối đoái hoạt động sôi động hơn. Ngoài ra, sự phái triển của Thị trường
tiền tệ là cơ sở cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, cũng như một Thị trường chứng khoán
phát triển tạo điều kiện cho Thị trường tiền tệ phát triển lên theo.
4. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Nhà nước có chức năng quản lý và điều tiết mọi mặt hoạt động của nền kinh tế trong đó thị trường
tài chính là một bộ phận rất quan trọng. Đồng thời, trong quá trình vận động, bản thân thị trường
tài chính cũng đặt ra yêu cầu được sự quản lý và giám sát của nhà nước.
Trong mỗi loại thị trường tài chính khác nhau, nhà nước thể hiện vai trò của mình bằng các biện
pháp và công cụ khác nhau. Nói chung, sự tác động của nhà nước vào thị trường tài chính thể hiện
trên 3 mặt cơ bản sau:
- Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của thị trường tài chính
- Nhà nước tạo ra môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính
- Nhà nước giám sát các hoạt động của thị trường tài chính.
Những sự tác động của nhà nước vào thị trường tài chính ở Việt Nam qua những yếu tô trên cho nên
vai trò của nhà nước hết sức quan trọng trên thị trường tài chính. Chính vì vậy, thị trường tài chính
muốn phát triển mạnh cần có một sự hỗ trợ rất lớn từ các cơ quan chính sách sách tài chính của nhà
nước. Nhà nước cần thể hiện tốt vai trò của mình bằng những chính sách đúng đắn, những con người
có trình độ chuyên môn tốt nhất để quan sát, điều hành thị thị trường tài chính phát triển theo hướng
10
hiện đại hơn, giúp cho thị thị trường tài chính phát huy được công năng của mình trong việc kích
thích các thành phần của nền kinh tế vận hành xuyên suốt và tăng trưởng tốt hơn.
B.THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung
hạn và dài hạn. TTCK và thị trường vốn chỉ là hai tên gọi khác nhau về cùng một định nghĩa về thị
trường tư bản, cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản trong đó
thị trường vốn biểu hiện quan hệ bản chất bên trong của quá trình giao dịch chứng khoán và thị
trường chứng khoán là biểu hiện bên ngoài của hình thức giao lưu về vốn đầu tư.
Các chủ thể hoạt động trên TTCK
Nếu nhìn tổng quát tham gia trên TTCK bao gồm các chủ thể sau :
- Chủ thể phát hành chứng khoán : Đây là những chủ thể có nhu cầu về vốn đầu tư và được
Nhà nước cho phép phát hành chứng khoán để huy động vốn. Các chủ thế phát hành chứng
khoán là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có đủ điều kiện phát hành chứng
khoán để huy động nguồn vốn.
- Người đầu tư : Là những người có vốn nhàn rỗi và họ muốn mua chứng khoán trên thị trường
để kiếm lời. Ngoài ra, còn có các quỹ đầu tư như SSI-SCA, Vina Capital, Dragon Capital,
Mekong capital, các công ty chứng khoán tự doanh và một số doanh nghiệp đầu tư tài chính.
- Người môi giới chứng khoán : Nguyên tắc cơ bản của hoạt động giao dịch trên thị trường
chứng khoán là nguồn cung cầu về chứng khoán thường được kết nối thông qua tầng lớp
trung gian đó là người môi giới chứng khoán. Vì vậy người môi giới chứng khoán có vị trí
quan trọng nhất định đối với sự tồn tại và nhịp sống sôi động của thị trường chứng khoán.
Môi giới chứng khoán hiện nay tại Việt Nam chưa thực sự phát triển mạnh, ở các nước phát
triển, số lượng nhà đầu tư cá nhân trực tiếp giao dịch rất ít mà thay vào đó là họ ủy quyên
cho các công ty môi giới hoặc ủy thác đầu tư tài chính…
- Người tổ chức thị trường : Đây là Ban điều hành của các Sở giao dịch giữ nhiệm vụ tổ chức
các khâu hoạt động trên thị trường, là người chuyển tải những luật lệ của Nhà nước vào thực
tiễn quản lý thị trường
- Người điều hòa thị trường : Đây là cơ quan được Nhà nước thành lập như Ủy ban điều hành
thị trường chứng khoán, Hội đồng chứng khoán quốc gia… giữ nhiệm vụ ban hành các luật
lệ, tổ chức giám sát hoạt động giao dịch và mua bán chứng khoán trên thị trường. Thực tế
cho thấy, hoạt động của các tổ chức điều hòa thị trường chưa xuất hiện tại Việt Nam. Ở một
số thị trường lớn trên thế giới gọi là Market Maker (Người tạo lập thị trường) là thuật ngữ
11
nhằm ám chỉ cá nhân hoặc tổ chức (công ty) đứng ra tự giao dịch một hay một số loại công
cụ tài chính, hàng hóa. Cách họ giao dịch là tự mình định ra mức giá mua vào và bán ra của
những loại tài sản, hàng hóa trong danh mục kinh doanh của họ. Mức chênh lệch giá mua giá
bán và những biến động giá là phương tiện chủ yếu để market-maker tìm kiếm lợi nhuận.
Các thị trường chứng khoán là nơi market-maker hoạt động nhộn nhịp, ngay cả khi các hệ
thống giao dịch hoàn toàn được điện tử hóa. Lấy ví dụ cụ thể ở các TTCKcủa Mỹ, đặc biệt là
NASDAQ, thị trường sử dụng một số market-maker chính thức và cạnh tranh với nhau cho
một loại chứng khoán nào đó. Những nhà tạo lập thị trường này được yêu cầu phải bảo đảm
giao dịch hai chiều, cả mua và bán, trong giờ giao dịch. Do họ có nghĩa vụ phải mua và bán
chứng khoán ở mức giá họ tự định cho các giao dịch hai chiều, nên chứng khoán có tính
thanh khoản. Điều này giúp đảm bảo chức năng quan trọng nhất của TTCK là duy trì tính
thanh khoản của tài sản tài chính, đặc biệt là các thị trường Order-Driven và Matched Bargain.
Một trong những lợi thế của market-maker là được thực hiện giao dịch Naked Short, là loại
giao dịch bán khống tài sản tài chính ngay cả khi họ chưa vay được tài sản đó để phục vụ
giao dịch.
Sau 18 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước phát triển đầy ý nghĩa với 735
mã trên cả hai sàn HCM và Hà Nội so với 2 mã được giao dịch ban đầu và 679 cổ phiếu đăng ký giao
dịch trên UPCoM. Thị trường đã thu hút được một số lượng ngày càng đông các nhà đầu tư trong
nước và đã trở thành kênh huy động vốn dài hạn và trung hạn thiết yếu cho các công ty.
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Thị trường chứng khoán ( Securities Market) ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai,
xuất phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố
trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi
việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần
và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở
thành "thị trường" với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn
chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia " thị trường".
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges
Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là "Bourse" tức là "mậu dịch thị trường"
hay còn gọi là "Sở giao dịch".
Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cát lấp nên mậu dịch
thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ, ở đây thị trường phát triển rất
nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và về thiết lập một
12
mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London.
Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.
Sự phát triển của thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên tham gia
đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành
nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao
dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán... với đặc tính riêng của từng thị trường thuận
lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó.
Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự
ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Các phương thức giao dịch ban đầu
được diễn ra sơ khai ngay cả khi ở ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận
lệnh của khách hàng. Ở Mỹ cho đến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong
nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập.
Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch ở các Sở
giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu
quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh
đặt hàng và chuyền dần từ giao dịch thủ công kết hợp /ói máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ
thống giao dịch điện tử thay cho thủ công trước kia.
Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán Thế giới trải qua một sự phát triển thăng trầm lúc lên,
lúc xuống, vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán Thế giới phát triển huy hoàng cùng
với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới lúc đó, nhưng rồi đến "ngày thứ năm đen tối " tức ngày
29/10/1929 đã làm cho thị trường chứng khoán Tây, Bắc Âu và Nhật bản khủng hoảng mất lòng tin.
Cho mãi tới chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các thị trường chứng khoán cũng hồi phục dần và
phát triển mạnh và rồi cho đến năm 1987 một lần nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán Thế
giới điên đảo với "ngày thứ hai đen tối" do hệ thống thanh toán kém cỏi không đảm đương được yêu
cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán ghê gớm, mất lòng tin và phản ứng dây chuyền mà hậu quả
của nó còn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Theo quy luật tự nhiên, sau gần hai năm mất
lòng tin, thị trường chứng khoán Thế giới lại đi vào giai đoạn ổn định và phát triển đến ngày nay. Cứ
mỗi lần khủng hoảng như vậy, giá chứng khoán của tất cả các thị trường chứng khoán trên Thế giới
sụt kinh khủng tuy ở mỗi khu vực và mỗi nước ở những mức độ khác nhau gây ra sự ngừng trệ cho
thị trường chứng khoán toàn cầu và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế mỗi nước.
Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân
tán khắp các châu lục bao gồm cả các nước trong khu vực Đông nam Á phát triển vào những năm
13
1960 -1970 vào ở các nước ở Đông Âu như Balan, Hunggari, Séc, Nga, và Châu Á như Trung quốc
vào những năm 1980 - đầu năm 1990.
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy thời gian đầu, thị
trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau
mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng. Khi thị trường bắt đầu xuất hiện sự trục
trặc và bất ổn, chính phủ buộc phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ
quyền lợi của công chúng đầu tư và sau đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu được ban hành.
Kinh nghiệm đối với những thị trường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường sau khi thiết
lập chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi
mặt về hàng hoá, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt sự giám sát và quản lý nghiêm
ngặt của Nhà nước.
Song, cũng có một số thị trường chứng khoán có sự trục trặc ngay từ ban đầu như thị trường chứng
khoán Thái Lan, Inđônêsia, hoạt động trì trệ một thời gian dài do thiếu hàng hoá và do không được
quan tâm đúng mức, thị trường chứng khoán Philippine kém hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản
lý thống nhất hoạt động của 2 Sở giao dịch chứng khoán Makita và Manila, thị trường chứng khoán
Balan, Hungari gặp trục trặc do việc chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp.
Có thể nói, Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống
kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang phát triển đang cần thu
hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân.
3. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
3.1 Căn cứ vào phương diện pháp lý
a.Thị trường chứng khoán tập trung
Là thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán
đã được niêm yết hoặc được biệt lệ.
- Chứng khoán niêm yết: là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo đảm, phân
phối và mua bán qua trung gian như công ty chứng khoán.
- Chứng khoán biệt lệ: là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ quan công quyền phát hành và bảo
đảm. Loại chứng khoán này được miễn giấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
b. Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC - Over-the-counter)
Là thị trường mua bán chứng khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những nhà
môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch.
14
Các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán, không có sự
kiểm soát từ Hội đồng Chứng khoán. Các loại chứng khoán mua bán ở đây thường những chứng
khoán không được đăng biểu, ít người biết đến hoặc ít được mua bán.
3.2 Phân loại theo phương thức giao dịch
Nếu xét về phương thức giao dịch thì thị trường chứng khoán được chia là thị trường giao ngay và
thị trường giao sau
- Thị trường giao ngay. là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc
thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vài ngày theo thoả thuận.
- Thị trường giao sau. Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả
được thoả thuận trong ngày giao dịch , nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời
hạn ở tương lai. Ngoài ra, nếu căn cứ vào đặc điểm hàng hoá lưu hành thì thị trường chứng khoán
còn chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh.
4. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
4.1. Huy động vốn cho nền kinh tế
Là nơi thu hút các nguồn vốn trong ngoài nước để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, là công cụ giúp
Nhà nước thực hiện chiến lực huy động vốn phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội chủ
yếu thông qua việc phát hành trái phiếu. Nó giúp các doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn
chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu.
Sau một thời gian việc huy động vốn bị "nghẽn" lại, do thị trường sụt giảm mạnh thì gần đây hoạt
động huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán đã sôi động trở lại trong bối cảnh thị trường
chứng khoán bùng nổ, VN-index lần thứ 2 vượt mốc 1000 điểm. Tính trong 9 tháng đầu năm 2017,
huy động vốn qua thị trường chứng khoán ước đạt 202.000 tỷ đồng. Trong đó, đấu giá cổ phần hóa
thông qua 2 Sở GDCK đạt 505,8 tỷ đồng, phát hành thêm cổ phiếu đạt 33.500 tỷ đồng, đấu thầu trái
phiếu Chính phủ đạt 166.000 tỷ đồng...
Việc huy động vốn qua kênh chứng khoán nếu khơi thông hiệu quả sẽ giảm tải cung vốn cho hệ
thống ngân hàng và mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cực lớn cho các DN nói riêng và
nền kinh tế nói chung.
4.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa
chọn phong phú..Có thị trường chứng khoán, công chúng có thêm một phương án lựa chọn thay vì
chỉ gởi tiền vào ngân hàng. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời
15
hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả năng,
mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng
mức tiết kiệm của một quốc gia.
Tại các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức…phong trào người tiết kiệm thực
hiện đầu tư phát triển rất mạnh qua hình thức ‘Quỹ đầu tư”. Hình thức này giúp cho những cá nhân
chỉ có một số nhỏ cũng có thể tham gia đầu tư bằng cách góp vốn vào quỹ đầu tư và quỹ sẽ tập
trung thành khoản tiền lớn để mua chứng khoán trên thị trường. Ở thái Lan hiện nay có trên 80 quỹ
đầu tư, ở anh khoảng 100 quỹ,ở Nhật bản khoảng 10 triệu người có cổ phiếu quỹ đầu tư.
4.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Thị trường chứng khoán giúp chuyển thành tiền dễ dàng, lưu động hoá các nguồn vốn trong xã hội.
Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư.
Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. T hị trường chứng khoán hoạt động
càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng
khoán giao dịch trên thị trường.
Những mã cổ phiếu của các doanh nghiệp có uy tín, hiệu quả làm ăn tốt và thông tin công bố minh
bạch, rõ ràng thường có tính thanh khoản cao hơn và ngược lại. Tuy nhiên tính thanh khoản của
chứng khoán còn phụ thuộc vào tâm lý của nhà đầu tư. Tâm lý của các nhà đầu tư cũng làm cho
giao dịch trên thị trường lúc sôi nổi, lúc ảm đạm. Khi thị trường đi lên, nhà đầu tư hưng phấn thì thị
trường có tính thanh khoản cao. Khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư bắt đầu lo sợ thì tính thanh
khoản của thị trường thấp, dù ai cũng biết rằng thị trường đi xuống là cơ hội để mua vào.
Hay những thông tin có tác động mạnh từ các cơ quan quản lý, như thông tư 13 của UBCKNN đã có
ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các thị trường bất động sản, bảo
hiểm, vàng… có sự liên thông với nhau. Nhà đầu tư luôn tìm cách hạn chế rủi ro bằng cách phân bổ
nguồn vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi thị trường khi có dấu hiệu “nóng” hay “lạnh” đều ảnh
hưởng đến thị trường chứng khoán nói chung và tính thanh khoản của chứng khoán nói riêng.
4.4. Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp
Thị trường chứng khoán góp phần điều hòa vốn giữa các ngành kinh tế, do đó thúc đẩy sự bình quân
hoá tỷ suất lợi nhuận, một động lực để cạnh tranh phát triển. Thông qua thị trường chứng khoán,
một mặt doanh nghiệp huy động thêm được vốn, mặt khác cũng thu hút thêm các nhà đầu tư mới
tham gia vào quản lý doanh nghiệp. Đây là động lực của tăng trưởng, là cơ sở cho sự cạnh tranh
lành mạnh giữa các ngành.
16
Thị trường chứng khoán là công cụ hỗ trợ xác định giá trị doanh nghiệp chính xác hơn. Thị trường
chứng khoán thúc đẩy các công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả, sổ sách, báo cáo tài chính rõ ràng,
minh bạch hơn.
Chỉ số giá chứng khoán được coi là phong vũ biểu để đo tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế, xã hội.
Thông thường, nền kinh tế tăng trưởng thì chỉ số này tăng và ngược lại. Tuy nhiên, Hiện nay ở nước
ta, nhiều khi chí số giá cổ phiếu tăng chưa hẳn là doanh nghiệp đó hoạt động tốt, mà do ảnh hưởng
của thị trường chung, các nhà đầu tư đẩy giá cổ phiếu lên cao hay khi thị trường khan hiếm hàng
hóa những cổ phiếu chất lượng kém cũng có thể bán dễ dàng. Tuy nhiên cũng có một số loại cổ
phiếu rất tốt nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó
tăng giá. Và cũng cần chú ý đến sự đầu cơ trong thị trưòng, một số nhà đầu tư sở hữu một phần lớn
lượng cổ phiếu trong thị trường, đẩy giá lên xuống theo ý mình để thu lợi nhuận cao.
4.5 Tạo môi trường giúp Chính Phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Thị trường chứng khoán là tấm gương, là phong vũ biểu của nền kinh tế. Lợi nhuận tăng sẽ làm cho
giá cả chứng khoán tăng lên, do đó làm cho dung lượng của thị trường chứng khoán tăng theo,
ngược lại kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến hoạt động giảm sút của thị trường. Thông qua đó giúp cho
Nhà nước, các doanh nghiệp, công chúng biết được hiệu quả công tác quản lý và đầu tư của mình.
Căn cứ vào Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ, năm 2018 Chính phủ sẽ cố gắng ổn định,
không tạo ra biến động lớn trong chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Thí dụ, liên quan đến
chính sách tài khóa về ổn định thuế và đầu tư công, mức bội chi ngân sách mà Quốc hội đã thông
qua... Còn về chính sách tiền tệ, việc cố gắng giữ ổn định giá trị đồng tiền bằng các biện pháp điều
chỉnh lãi suất linh hoạt và ổn định tỷ giá ở mức độ không biến động mạnh. Đó là những điều kiện
cần thiết để tạo ổn định vĩ mô. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện nay cũng cần phải đặt trong bối
cảnh chung của kinh tế thế giới. Sẽ có những yếu tố bên ngoài tác động sau cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, và hệ quả của nó bao gồm sự phục hồi của các thị trường có
liên quan đến Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay, nền kinh tế đang gặp khó khăn về vốn trung - dài hạn. Hệ thống ngân hàng
thương mại đang khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trung hạn. Tâm lý lo lắng lạm phát của
người gửi tiền và nhu cầu thanh khoản của một số ngân hàng thương mại, nguồn vốn huy động chủ
yếu ngắn hạn. Do đó, không nên chờ đợi quá nhiều vào ngân hàng thương mại, mà cần tạo điều
kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể huy động vốn trực tiếp qua phát hành cổ phiếu và trái
phiếu doanh nghiệp; thực hiện việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và tăng vốn qua thị
trường chứng khoán. Do đó, cần thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển mạnh hơn và chính điều đó
sẽ khẳng định vai trò của thị trường chứng khoán trong việc huy động vốn cho nền kinh tế. Hiện kinh
17
tế thế giới cũng như trong nước đã ổn định hơn và niềm tin của nhà đầu tư đã được củng cố. Những
lo âu sợ hãi do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không còn nữa. Đây chính là nhân tố thúc đẩy
thị trường chứng khoán phát triển.

Contenu connexe

Tendances

Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiDương Hà
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápHuyền Trần
 
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Trần Đức Anh
 
Chuong 4 nguon von ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von   ĐH KTQDChuong 4 nguon von   ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von ĐH KTQDDung Nguyen
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.gamaham3
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
TaichinhtienteThư Anh
 
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmaihoatram
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Tạ Đình Chương
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829nataliej4
 
Đặc điểm thị trường tài chính VN
Đặc điểm thị trường tài chính VNĐặc điểm thị trường tài chính VN
Đặc điểm thị trường tài chính VNTruong Phuong Tuyen
 
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngLí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngHiếu Minh
 
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ bookboomingslide
 
Chương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chínhChương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chínhDzung Phan Tran Trung
 
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...Hạnh Ngọc
 
Thị trường tài chính nhóm 04
Thị trường tài chính nhóm 04Thị trường tài chính nhóm 04
Thị trường tài chính nhóm 04Kún Liberty
 
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyễn Ngọc Chánh
 

Tendances (19)

Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
 
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
 
Chuong 4 nguon von ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von   ĐH KTQDChuong 4 nguon von   ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von ĐH KTQD
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
Ngân hàng trung gian
Ngân hàng trung gianNgân hàng trung gian
Ngân hàng trung gian
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
 
Đặc điểm thị trường tài chính VN
Đặc điểm thị trường tài chính VNĐặc điểm thị trường tài chính VN
Đặc điểm thị trường tài chính VN
 
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngLí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
 
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Chương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chínhChương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chính
 
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
 
Thitruongvon
ThitruongvonThitruongvon
Thitruongvon
 
Thị trường tài chính nhóm 04
Thị trường tài chính nhóm 04Thị trường tài chính nhóm 04
Thị trường tài chính nhóm 04
 
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
 

Similaire à chương i-kiến thức thị trường tài chính

Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp FinalBai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Finalhanhan
 
thi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnthi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnHa Phạm
 
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet namBa giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet namtrantuan202
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.taothichmi
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnCong Do Thanh
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Dương Hà
 
Phát hành-trái-phiếu-quốc-tế-của-việt-nam-thực-trạng-và-giải-pháp (1)
Phát hành-trái-phiếu-quốc-tế-của-việt-nam-thực-trạng-và-giải-pháp (1)Phát hành-trái-phiếu-quốc-tế-của-việt-nam-thực-trạng-và-giải-pháp (1)
Phát hành-trái-phiếu-quốc-tế-của-việt-nam-thực-trạng-và-giải-pháp (1)Until You
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Nam Hương
 
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.docluận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doctrngthinnguyn4
 
Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng...
Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng...Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng...
Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...vietlod.com
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similaire à chương i-kiến thức thị trường tài chính (20)

Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp FinalBai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
 
thi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnthi truong tien te o vn
thi truong tien te o vn
 
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet namBa giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật Bản
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Phát hành-trái-phiếu-quốc-tế-của-việt-nam-thực-trạng-và-giải-pháp (1)
Phát hành-trái-phiếu-quốc-tế-của-việt-nam-thực-trạng-và-giải-pháp (1)Phát hành-trái-phiếu-quốc-tế-của-việt-nam-thực-trạng-và-giải-pháp (1)
Phát hành-trái-phiếu-quốc-tế-của-việt-nam-thực-trạng-và-giải-pháp (1)
 
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
c5.pptx
c5.pptxc5.pptx
c5.pptx
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Cơ sở khoa học về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docx
 
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.docluận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
 
Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng...
Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng...Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng...
Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng...
 
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docPHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.docKhóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
 
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốnLuận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn
 

chương i-kiến thức thị trường tài chính

  • 1. 1 KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN A. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (FINANCIAL MARKET) 1. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Trong nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu và một bên là khả năng về vốn. Mâu thuẫn này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn. Khi kinh tế hàng hóa phát triển cao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơn nảy sinh và phát triển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung và cầu về các nguồn lực tài chính trong xã hội, làm xuất hiện các công cụ huy động vốn như trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp, trái phiếu của chính phủ... Đó là những loại giấy tờ có giá trị, gọi chung là các loại chứng khoán. Và từ đó xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu khác nhau các loại chứng khoán. Điều này làm xuất hiện một loại thị trường để cân đối cung cầu về vốn trong nền kinh tế là thị trường tài chính. Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và tồn tại của thị trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mẫu thuận giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế phát triển. Thị trường tài chính là thị trường trong đó nguồn tài chính được chuyển từ người có vốn dư thừa sang người thiếu vốn. Thị trường tài chính là tổng hoà các mối quan hệ cung cầu về vốn. 2. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh. giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi.
  • 2. 2 - Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh. - Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó hiệu quả nhất do họ phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người cho vay đồng thời phải tạo thu nhập và tích lũy cho chính bản thân mình. - Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh trong nước. - Thị trường tài chính cho phép sử dụng các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái phiếu, đổi tiền. Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế còn bất ổn, sự lo ngại đồng tiền mất giá khiến cho người gửi tiết kiệm có xu hướng thích gửi các kỳ hạn ngắn nên nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng rất hạn chế, các ngân hàng đang cố gắng tung nhiều sản phẩm huy động vốn dưới dạng tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm chọn kỳ lĩnh lãi, hay tiết kiệm lãi suất thả nổi với kỳ hạn dài và lãi suất hấp dẫn để thu hút vốn trung dài hạn từ dân cư vốn chỉ thích gửi ở các kỳ hạn ngắn. Nhiều ngân hàng đã triển khai tiết kiệm lãi suất thả nổi với kỳ hạn gửi tối thiểu là 12 tháng, cho phép khách hàng chọn kỳ lĩnh lãi và sau mỗi kỳ lĩnh lãi, lãi suất có thể điều chỉnh theo thị trường. Khi thị trường tài chính phát triển sẻ là động lực rất lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đây là thành phần quan trọng nhất đối với sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Trước đây, khi thị trường tài chính còn sơ khai và chưa có nhiều thể chế hoạt động thì các hình thức huy động vốn hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, những doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động kinh doanh thêm cũng hạn chế vì khó khăn về huy động vốn. Khi thị trường tài chính phát triển hơn, có nhiều định chế tài chính ra đời như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, công ty cho thuê tài chính, quỹ ũy thác đầu tư…thì các doanh nghiệp ngày càng có khã năng tiếp cận nguồn vốn nhiều hơn, người có tiền nhàn rổi củng có thể đầu tư nguồn vốn của họ để kiếm lãi cao hơn, dòng tiền trong nền kinh tế sẻ được lưu thông tốt hơn là điểm mấu chốt dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế. Trong khi thị trường tài chính thế giới đã trãi qua hàng thế kỷ phát triển và làm động lực cho sự phát triển kinh tế thế giới gắn với những cái tên của những trung tâm tài chính lớn như Wall Street – New Yord, London, Franfurt, Tokyo, Bangkok…thì thị trường tài chính Việt Nam chỉ mới những bước đầu còn nhỏ bé và “chập choạng”, sự phát triển chậm chạp của hệ thống tài chính, các chính sách kinh tế và trình độ quản lý yếu kém ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế và kích thích sự phát triển của doanh nghiệp.
  • 3. 3 3. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Dựa vào các tiêu thức khác nhau ta có thể phân loại thị trường tài chính như sau: 3.1. Căn cứ theo phương thức huy động nguồn tài chính a.Thị trường nợ Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trên thị trường tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ. Công cụ vay nợ là sự thoả thuận có tính chất hợp đồng có lãi suất cố định và hoàn trả tiền vốn vào cuối kì hạn. - Công cụ nợ ngắn hạn: là công cụ nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở xuống. - Công cụ nợ trung hạn: là công cụ nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm tới 10 năm - Công cụ nợ dài hạn: là công cụ nợ có thời gian đáo hạn trên 10 năm. Thông thường, một nước đang phát triển thì quy mô thị trường trái phiếu tương đương khoảng 50% GDP, trong khi đó ở Việt Nam hiện mới chỉ đạt 25% GDP. Trái phiếu ở Việt Nam còn ít, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ, có một số trái phiếu DN và địa phương nhưng khối lượng nhỏ.Tuy khối lượng ít nhưng trái phiếu Việt Nam lại ở trong tình trạng phân tán do quy mô phát hành nhỏ, có quá nhiều loại, hình thức, chưa có sự thống nhất trong thông lệ giao dịch nên gây nên sự lộn xộn và phức tạp khi giao dịch. Trong 11 tháng đầu năm 2017, dư nợ TTTP tăng khoảng 9,8% so với cuối năm 2016, trong đó dự nợ trái phiếu chính phủ (TPCP) tăng 10,2% so với cuối năm 2016, ước đạt 27,13% GDP, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt tăng 18,2% GDP so với cuối năm 2016. Khối lượng giao dịch TPCP đạt 8.836 tỷ đồng/phiên, cao hơn khoảng 41% so với khối lượng giao dịch trái phiếu bình quân trong năm 2016 (6.285 tỷ đồng/phiên). Trên thị trường thứ cấp đã hình thành 2 phương thức giao dịch: Mua giao ngay và mua bán có kỳ hạn. Để tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu cả về chiều rộng và chiều sâu, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 về lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đối với NĐT nước ngoài, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2012/NĐ-CP theo hướng không hạn chế đầu tư vào trái phiếu của NĐT nước ngoài; Đồng thời, đơn giản hóa quy trình và thủ tục đầu tư cho NĐT nước ngoài khi tham gia đầu tư trên thị trường vốn và TTTP. Các mục tiêu cụ thể trong Lộ trình phát triển TTTP Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gồm:
  • 4. 4 - Dư nợ TTTP đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó dư nợ thị trường TPCP, TPCP bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 38% GDP vào năm 2020 và khoảng 45% GDP vào năm 2030, dư nợ thị trường TPDN đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030. - Kkỳ hạn bình quân danh mục phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước giai đoạn 2017 - 2020 đạt 6 - 7 năm; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7 - 8 năm. - Tăng khối lượng giao dịch TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương bình quân phiên lên mức 1% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2020 và 2% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2030. - Tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 50% năm 2020 và mức 60% vào năm 2030. b. Thị trường vốn cổ phần Là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các cổ phiếu. Các cổ phiếu này là quyền được chia phần trên lãi ròng và tài sản của các công ty phát hành cổ phiếu. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Mục tiêu tổng quát của Đề án là phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính công khai, minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực. Đề án cũng đề ra mục tiêu cụ thể, phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020 giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 70% GDP (đến hết năm 2017 thì gần như đã đạt mục tiêu). 3.2 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính 3.2.1. Thị trường sơ cấp (thị trường cấp 1)
  • 5. 5 Đây là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ cấp tạo điều kiện tăng qui mô vốn đầu tư và là nơi cung ứng chứng khoán và lưu thông. Đặc điểm của thị trường sơ cấp: - TT sơ cấp thể hiện mối quan hệ giữa nhà phát hành và NĐT - Trên TT này, vốn từ NĐT được chuyển sang cho nhà phát hành thông qua việc NĐT mua chứng khoán mới, nhờ đó vốn của nhà phát hành tăng lên. Vai trò của TT sơ cấp: thực hiện chức năng quan trọng của thị trường chứng khoán là huy động vốn cho các tổ chức phát hành. Thị trường sơ cấp còn có khả năng thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của dân cư, lại vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các DN, các tổ chức...tạo thành nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế mà các phương thức khác không làm được. Nhờ đó, tạo ra môi trường cho các DN gọi vốn để sản xuất kinh doanh, giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách thông qua phát hành chứng khoán. 3.2.2. Thị trường thứ cấp (thị trường cấp 2) Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu các loại chứng khoán đã phát hành và đang lưu thông trên thị trường. Thị trường thứ cấp không làm thay đổi qui mô vốn đầu tư trong nền kinh tế. Thị trường thứ cấp là điều kiện để thị trường sơ cấp phát triển. Ngược lại , thị trường sơ cấp là cơ sở để hình thành thị trường thứ cấp. Đặc điểm của thị trường thứ cấp: - Thể hiện mối quan hệ giữa các NĐT với nhau - Các khoản tiền thu được do bán chứng khoán thuộc về các NĐT và các nhà KDCK mà không thuộc về nhà phát hành do đó nó không làm tăng vốn của nhà phát hành. - Là 1 thị trường hoạt động liên tục, các NĐT có thể mua bán CK nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Chức năng của thị trường thứ cấp: - TT thứ cấp làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán - Là nơi xác định giá chứng khoán cho TT sơ cấp. Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp: Về bản chất, mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và Thị trường thứ cấp là mối quan hệ nội tại biện chứng. Thị trường sơ cấp tạo điều kiện, động lực cho Thị trường thứ cấp. Hai thị trường này có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau:
  • 6. 6 - Thị trường sơ cấp là cơ sở, tiền đề cho thị trường thứ cấp hoạt động và phát triển vì đó là nơi cung cấp hàng hóa cho Thị trường chứng khoán. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có hàng hóa trên thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp không thể ra đời chừng nào chưa có thị trường sơ cấp rộng rãi, vững chắc với nhiều loại Chứng khoán hấp dẫn nhà đầu tư và công chúng đến bỏ vốn để đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, nếu chỉ có thị trường sơ cấp mà không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp cũng không thể tồn tại và phát triển được vì khi đó các chứng khoán đã phát hành ra trên thị trường sơ cấp sẽ không được tiếp tục lưu chuyển, các nhà đầu tư không quan tâm đến việc mua và nắm giữ chứng khoán của tổ chức phát hành. Việc xuất hiện thị trường thứ cấp đã tạo ra một nơi để các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp được lưu chuyển nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhờ đó tạo điều kiện, động lực cho sự phát triển của thị trường sơ cấp. - Thị trường thứ cấp tạo điều kiện dễ dàng để chuyển các chứng khoán thành tiền mặt, làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán khiến chúng được ưa chuộng hơn và như thế là dễ dàng hơn cho các công ty bán chúng ở thị trường sơ cấp. Việc thị trường thứ cấp làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán đã phát hành giúp làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi kết cấu danh mục đầu tư trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho các nhà phát hành trong việc huy động và sử dụng vốn. Tăng tính thanh khoản của chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyển đổi thời hạn của vốn đồng thời tạo điều kiện cho việc phân phối vốn một cách hiệu quả. Nó còn tạo điều kiện tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, làm cơ sở cho việc tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp. - Thị trường thứ cấp xác định giá của chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá các công ty. Những người mua chứng khoán ở thị trường sơ cấp chỉ chấp nhận thị trường cho công ty phát hành với giá mà họ cho rằng nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp sẽ tăng hơn nữa. Giá chứng khoán ở thị trường thứ cấp càng cao thì giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp càng cao, như vậy công ty phát hành sẽ phát triển được nhiều vốn đầu tư hơn và ngược lại. Thông qua việc xác định giá, thị trường thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho các nhà phát hành cũng như những nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. 3.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được 3.3.1. Thị trường tiền tệ (money Market)
  • 7. 7 Thị trường tiền tệ là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính ngắn hạn, thông thường dưới 1 năm như tín phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thoả thuận mua lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, ... Với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng; cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô khác theo chủ trương của Chính phủ, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng đang có xu hướng ổn định và chuyển biến tích cực. Đến cuối năm 2017, tổng tài sản của các định chế tài chính ở Việt Nam ước khoảng 200% GDP, tăng 17,3% so với cuối năm 2016. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực, quy mô của hệ thống tài chính Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Cung ứng vốn cho nền kinh tế từ hệ thống tài chính ước khoảng 198% GDP, tăng 28,6% so với cuối năm 2016. Trong đó, vốn từ hệ thống TCTD tăng 18,1%, vốn từ thị trường vốn tăng 66,4% so với cuối năm 2016. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế từ thị trường vốn tăng từ 21,6% năm 2012 lên 35,4% năm 2017, trong khi tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế của hệ thống TCTD giảm từ 78,4% xuống 64,6% trong cùng giai đoạn. Trong giai đoạn 2012 – 2017, cung ứng vốn từ thị trường vốn tăng bình quân khoảng 33,4%/năm, gấp đôi so với tăng trưởng cung ứng vốn từ hệ thống TCTD (16,6%/năm). Một điểm đáng chú ý là tín dụng tiêu dùng tiếp tục xu hướng tăng mạnh. Tín dụng tiêu dùng năm 2017 ước tăng 65% (năm 2016 tăng 50,2%), trong đó cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở chiếm 53,8% (năm 2016 chiếm khoảng 50%). Nguyên nhân chủ yếu do dân số trẻ và dân số thành thị tăng cao khiến gia tăng nhu cầu về nhà ở và người dân chuyển dân từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán qua ngân hàng, và có xu hướng sẵn sàng vay nợ cho các nhu cầu của đời sống. 3.3.2. Thị trường hối đoái (Foreign Exchange Market) Tương tự như thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái là nơi giao dịch các công cụ tài chính tương đối ngắn hạn, nhưng chúng được định giá bằng các loại đồng tiền khác nhau, và ở thị trường hối đoái cũng chỉ có các giao dịch giữa các đồng tiền khác nhau mới được thực hiện. Thị trường ngoại hối Việt Nam trong năm qua vẫn tiếp tục ổn định. Năm 2017, tỷ giá trung tâm ước tăng khoảng 1,5-1,7% so với đầu năm. Trong khi đó, tỷ giá ngân hàng thương mại giảm khoảng 0,2%, tỷ giá thị trường tự do giảm khoảng 1,5 % so với đầu năm. Theo lý giải của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên nhân khiến tỷ giá tương đối ổn định do đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế (chỉ số USD Index giảm 9,1% so với đầu năm). Bên cạnh đó, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD vẫn còn ở mức lớn (khoảng 6-7%), nghiêng về việc nắm giữ VND. Huy động ngoại tệ tăng thấp, ước tăng 4% so với cuối năm 2016. Trong năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã mua khoảng 13 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục xấp xỉ 52 tỷ USD. Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố
  • 8. 8 cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư trong năm qua: cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu; cán cân vốn và tài chính năm 2017 ước thặng dư ở mức khá cao (dự báo ở mức 4,03% GDP); FDI tăng khá, dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng tăng trưởng mạnh (dự báo cuối năm 2017 ở mức 12 tỷ USD, cao hơn mức 11,6 tỷ USD của năm 2016). Hiện nay, việc mua bán ngoại tệ có thể thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng tại thị trường tự do, khác hẳn ở ngân hàng. Thị trường tự do, dường như có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng và có lúc, đi trước dẫn dắt tỷ giá ở ngân hàng. Người dân đã quen với các tiệm thu đổi ngoại tệ thay vì ngân hàng. Cũng thường có những hiện tượng, sau những cơn sóng giá ở thị trường chợ đen, tỷ giá chính thức có những điều chỉnh phù hợp hơn. Trừ vài ngoại tệ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam như USD, euro, đôla Úc… nhiều ngân hàng hầu như không nhận gửi tiết kiệm, thậm chí không thu đổi những đồng ngoại tệ khó được sử dụng thanh toán ở Việt Nam như yen Nhật, nhân dân tệ, đôla Úc, đôla Singapore… Cá nhân mua ngoại tệ ở ngân hàng khi được phép vẫn gặp khó khăn. Ngược lại, các tiệm vàng, tiệm thu đổi ngoại tệ sẵn sàng thu đổi, mua bán. Lượng ngoại tệ thị trường tự do tới nay đáp ứng được cho cá nhân và doanh nghiệp lớn đến mức, một doanh nghiệp có thể mua được vài triệu USD để thanh toán lại cho ngân hàng. 3.3.3. Thị trường vốn (Capital Market) Thị trường vốn là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính có kỳ hạn trên 1 năm hay chính là nơi giải quyết quan hệ cung-cầu về vốn dài hạn. Đây là thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các tổ chức trung gian tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong thời gian gần đây, các Tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau: - Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài khoản sử dụng thẻ... - Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế - xã hội. Giữa các TCTD cạnh tranh thu hút tiền gửi của Kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo Việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực... - Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn truyền thống giữa các TCTD và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Thời gian gần đây, để khuyến khích khách hàng, một số ngân hàng thương mại đưa ra dịch vụ: gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích lũy hay còn gọi là tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm lũy tiến trả lãi theo số tiến gửi càng cao thì lãi suất càng cao, tiết kiệm linh hoạt tức là khách được chủ động rút tiền ra bất cứ lúc nào có nhu cầu và lãi suất tính theo số ngày thực tế gửi tương ứng với kỳ hạn gần nhất, tiết kiệm dự thưởng...
  • 9. 9 - Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... chủ yếu là huy động vốn có thời hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn. Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên thị trường thu hút tiền gửi và thị trường huy động vốn, đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện rất đa dạng và phong phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy động vốn. Tuy nhiên trong việc phát triển thị trường này, có thể thấy một tồn tại lớn là chưa thu hút được tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay rút tiền mặt ra chi tiêu bất cứ lức nào có nhu cầu. Đây là nguồn vốn rất lớn và rất quan trọng, tạo đà cho phát triển thị trường tiền tệ, bởi vì nó gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, gia tăng vốn khả dụng cho các TCTD. Ba loại thị trường trên hình thành hệ thống thị trường tài chính. Hoạt động của mỗi thị trường có ảnh hưởng, tác động tới các thị trường kia. Thị trường tiền tệ và Thị trường vốn muốn hoạt động có hiệu quả và phái triển thì phải có Thị trường hối đoái, ngược lại hai thị trường kia phát triển và mở rộng sẽ thúc đẩy thị trường hối đoái hoạt động sôi động hơn. Ngoài ra, sự phái triển của Thị trường tiền tệ là cơ sở cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, cũng như một Thị trường chứng khoán phát triển tạo điều kiện cho Thị trường tiền tệ phát triển lên theo. 4. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Nhà nước có chức năng quản lý và điều tiết mọi mặt hoạt động của nền kinh tế trong đó thị trường tài chính là một bộ phận rất quan trọng. Đồng thời, trong quá trình vận động, bản thân thị trường tài chính cũng đặt ra yêu cầu được sự quản lý và giám sát của nhà nước. Trong mỗi loại thị trường tài chính khác nhau, nhà nước thể hiện vai trò của mình bằng các biện pháp và công cụ khác nhau. Nói chung, sự tác động của nhà nước vào thị trường tài chính thể hiện trên 3 mặt cơ bản sau: - Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của thị trường tài chính - Nhà nước tạo ra môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính - Nhà nước giám sát các hoạt động của thị trường tài chính. Những sự tác động của nhà nước vào thị trường tài chính ở Việt Nam qua những yếu tô trên cho nên vai trò của nhà nước hết sức quan trọng trên thị trường tài chính. Chính vì vậy, thị trường tài chính muốn phát triển mạnh cần có một sự hỗ trợ rất lớn từ các cơ quan chính sách sách tài chính của nhà nước. Nhà nước cần thể hiện tốt vai trò của mình bằng những chính sách đúng đắn, những con người có trình độ chuyên môn tốt nhất để quan sát, điều hành thị thị trường tài chính phát triển theo hướng
  • 10. 10 hiện đại hơn, giúp cho thị thị trường tài chính phát huy được công năng của mình trong việc kích thích các thành phần của nền kinh tế vận hành xuyên suốt và tăng trưởng tốt hơn. B.THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung hạn và dài hạn. TTCK và thị trường vốn chỉ là hai tên gọi khác nhau về cùng một định nghĩa về thị trường tư bản, cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản trong đó thị trường vốn biểu hiện quan hệ bản chất bên trong của quá trình giao dịch chứng khoán và thị trường chứng khoán là biểu hiện bên ngoài của hình thức giao lưu về vốn đầu tư. Các chủ thể hoạt động trên TTCK Nếu nhìn tổng quát tham gia trên TTCK bao gồm các chủ thể sau : - Chủ thể phát hành chứng khoán : Đây là những chủ thể có nhu cầu về vốn đầu tư và được Nhà nước cho phép phát hành chứng khoán để huy động vốn. Các chủ thế phát hành chứng khoán là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có đủ điều kiện phát hành chứng khoán để huy động nguồn vốn. - Người đầu tư : Là những người có vốn nhàn rỗi và họ muốn mua chứng khoán trên thị trường để kiếm lời. Ngoài ra, còn có các quỹ đầu tư như SSI-SCA, Vina Capital, Dragon Capital, Mekong capital, các công ty chứng khoán tự doanh và một số doanh nghiệp đầu tư tài chính. - Người môi giới chứng khoán : Nguyên tắc cơ bản của hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán là nguồn cung cầu về chứng khoán thường được kết nối thông qua tầng lớp trung gian đó là người môi giới chứng khoán. Vì vậy người môi giới chứng khoán có vị trí quan trọng nhất định đối với sự tồn tại và nhịp sống sôi động của thị trường chứng khoán. Môi giới chứng khoán hiện nay tại Việt Nam chưa thực sự phát triển mạnh, ở các nước phát triển, số lượng nhà đầu tư cá nhân trực tiếp giao dịch rất ít mà thay vào đó là họ ủy quyên cho các công ty môi giới hoặc ủy thác đầu tư tài chính… - Người tổ chức thị trường : Đây là Ban điều hành của các Sở giao dịch giữ nhiệm vụ tổ chức các khâu hoạt động trên thị trường, là người chuyển tải những luật lệ của Nhà nước vào thực tiễn quản lý thị trường - Người điều hòa thị trường : Đây là cơ quan được Nhà nước thành lập như Ủy ban điều hành thị trường chứng khoán, Hội đồng chứng khoán quốc gia… giữ nhiệm vụ ban hành các luật lệ, tổ chức giám sát hoạt động giao dịch và mua bán chứng khoán trên thị trường. Thực tế cho thấy, hoạt động của các tổ chức điều hòa thị trường chưa xuất hiện tại Việt Nam. Ở một số thị trường lớn trên thế giới gọi là Market Maker (Người tạo lập thị trường) là thuật ngữ
  • 11. 11 nhằm ám chỉ cá nhân hoặc tổ chức (công ty) đứng ra tự giao dịch một hay một số loại công cụ tài chính, hàng hóa. Cách họ giao dịch là tự mình định ra mức giá mua vào và bán ra của những loại tài sản, hàng hóa trong danh mục kinh doanh của họ. Mức chênh lệch giá mua giá bán và những biến động giá là phương tiện chủ yếu để market-maker tìm kiếm lợi nhuận. Các thị trường chứng khoán là nơi market-maker hoạt động nhộn nhịp, ngay cả khi các hệ thống giao dịch hoàn toàn được điện tử hóa. Lấy ví dụ cụ thể ở các TTCKcủa Mỹ, đặc biệt là NASDAQ, thị trường sử dụng một số market-maker chính thức và cạnh tranh với nhau cho một loại chứng khoán nào đó. Những nhà tạo lập thị trường này được yêu cầu phải bảo đảm giao dịch hai chiều, cả mua và bán, trong giờ giao dịch. Do họ có nghĩa vụ phải mua và bán chứng khoán ở mức giá họ tự định cho các giao dịch hai chiều, nên chứng khoán có tính thanh khoản. Điều này giúp đảm bảo chức năng quan trọng nhất của TTCK là duy trì tính thanh khoản của tài sản tài chính, đặc biệt là các thị trường Order-Driven và Matched Bargain. Một trong những lợi thế của market-maker là được thực hiện giao dịch Naked Short, là loại giao dịch bán khống tài sản tài chính ngay cả khi họ chưa vay được tài sản đó để phục vụ giao dịch. Sau 18 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước phát triển đầy ý nghĩa với 735 mã trên cả hai sàn HCM và Hà Nội so với 2 mã được giao dịch ban đầu và 679 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM. Thị trường đã thu hút được một số lượng ngày càng đông các nhà đầu tư trong nước và đã trở thành kênh huy động vốn dài hạn và trung hạn thiết yếu cho các công ty. 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Thị trường chứng khoán ( Securities Market) ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai, xuất phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành "thị trường" với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia " thị trường". Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là "Bourse" tức là "mậu dịch thị trường" hay còn gọi là "Sở giao dịch". Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cát lấp nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ, ở đây thị trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và về thiết lập một
  • 12. 12 mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu. Sự phát triển của thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán... với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó. Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra sơ khai ngay cả khi ở ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Ở Mỹ cho đến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập. Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch ở các Sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyền dần từ giao dịch thủ công kết hợp /ói máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử thay cho thủ công trước kia. Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán Thế giới trải qua một sự phát triển thăng trầm lúc lên, lúc xuống, vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán Thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới lúc đó, nhưng rồi đến "ngày thứ năm đen tối " tức ngày 29/10/1929 đã làm cho thị trường chứng khoán Tây, Bắc Âu và Nhật bản khủng hoảng mất lòng tin. Cho mãi tới chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các thị trường chứng khoán cũng hồi phục dần và phát triển mạnh và rồi cho đến năm 1987 một lần nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán Thế giới điên đảo với "ngày thứ hai đen tối" do hệ thống thanh toán kém cỏi không đảm đương được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán ghê gớm, mất lòng tin và phản ứng dây chuyền mà hậu quả của nó còn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Theo quy luật tự nhiên, sau gần hai năm mất lòng tin, thị trường chứng khoán Thế giới lại đi vào giai đoạn ổn định và phát triển đến ngày nay. Cứ mỗi lần khủng hoảng như vậy, giá chứng khoán của tất cả các thị trường chứng khoán trên Thế giới sụt kinh khủng tuy ở mỗi khu vực và mỗi nước ở những mức độ khác nhau gây ra sự ngừng trệ cho thị trường chứng khoán toàn cầu và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế mỗi nước. Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán khắp các châu lục bao gồm cả các nước trong khu vực Đông nam Á phát triển vào những năm
  • 13. 13 1960 -1970 vào ở các nước ở Đông Âu như Balan, Hunggari, Séc, Nga, và Châu Á như Trung quốc vào những năm 1980 - đầu năm 1990. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy thời gian đầu, thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng. Khi thị trường bắt đầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính phủ buộc phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư và sau đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu được ban hành. Kinh nghiệm đối với những thị trường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường sau khi thiết lập chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt về hàng hoá, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt sự giám sát và quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước. Song, cũng có một số thị trường chứng khoán có sự trục trặc ngay từ ban đầu như thị trường chứng khoán Thái Lan, Inđônêsia, hoạt động trì trệ một thời gian dài do thiếu hàng hoá và do không được quan tâm đúng mức, thị trường chứng khoán Philippine kém hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất hoạt động của 2 Sở giao dịch chứng khoán Makita và Manila, thị trường chứng khoán Balan, Hungari gặp trục trặc do việc chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp. Có thể nói, Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang phát triển đang cần thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân. 3. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3.1 Căn cứ vào phương diện pháp lý a.Thị trường chứng khoán tập trung Là thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được niêm yết hoặc được biệt lệ. - Chứng khoán niêm yết: là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian như công ty chứng khoán. - Chứng khoán biệt lệ: là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ quan công quyền phát hành và bảo đảm. Loại chứng khoán này được miễn giấp phép của cơ quan có thẩm quyền. b. Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC - Over-the-counter) Là thị trường mua bán chứng khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những nhà môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch.
  • 14. 14 Các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát từ Hội đồng Chứng khoán. Các loại chứng khoán mua bán ở đây thường những chứng khoán không được đăng biểu, ít người biết đến hoặc ít được mua bán. 3.2 Phân loại theo phương thức giao dịch Nếu xét về phương thức giao dịch thì thị trường chứng khoán được chia là thị trường giao ngay và thị trường giao sau - Thị trường giao ngay. là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vài ngày theo thoả thuận. - Thị trường giao sau. Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch , nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai. Ngoài ra, nếu căn cứ vào đặc điểm hàng hoá lưu hành thì thị trường chứng khoán còn chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh. 4. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 4.1. Huy động vốn cho nền kinh tế Là nơi thu hút các nguồn vốn trong ngoài nước để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, là công cụ giúp Nhà nước thực hiện chiến lực huy động vốn phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội chủ yếu thông qua việc phát hành trái phiếu. Nó giúp các doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu. Sau một thời gian việc huy động vốn bị "nghẽn" lại, do thị trường sụt giảm mạnh thì gần đây hoạt động huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán đã sôi động trở lại trong bối cảnh thị trường chứng khoán bùng nổ, VN-index lần thứ 2 vượt mốc 1000 điểm. Tính trong 9 tháng đầu năm 2017, huy động vốn qua thị trường chứng khoán ước đạt 202.000 tỷ đồng. Trong đó, đấu giá cổ phần hóa thông qua 2 Sở GDCK đạt 505,8 tỷ đồng, phát hành thêm cổ phiếu đạt 33.500 tỷ đồng, đấu thầu trái phiếu Chính phủ đạt 166.000 tỷ đồng... Việc huy động vốn qua kênh chứng khoán nếu khơi thông hiệu quả sẽ giảm tải cung vốn cho hệ thống ngân hàng và mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cực lớn cho các DN nói riêng và nền kinh tế nói chung. 4.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú..Có thị trường chứng khoán, công chúng có thêm một phương án lựa chọn thay vì chỉ gởi tiền vào ngân hàng. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời
  • 15. 15 hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm của một quốc gia. Tại các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức…phong trào người tiết kiệm thực hiện đầu tư phát triển rất mạnh qua hình thức ‘Quỹ đầu tư”. Hình thức này giúp cho những cá nhân chỉ có một số nhỏ cũng có thể tham gia đầu tư bằng cách góp vốn vào quỹ đầu tư và quỹ sẽ tập trung thành khoản tiền lớn để mua chứng khoán trên thị trường. Ở thái Lan hiện nay có trên 80 quỹ đầu tư, ở anh khoảng 100 quỹ,ở Nhật bản khoảng 10 triệu người có cổ phiếu quỹ đầu tư. 4.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán Thị trường chứng khoán giúp chuyển thành tiền dễ dàng, lưu động hoá các nguồn vốn trong xã hội. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. T hị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường. Những mã cổ phiếu của các doanh nghiệp có uy tín, hiệu quả làm ăn tốt và thông tin công bố minh bạch, rõ ràng thường có tính thanh khoản cao hơn và ngược lại. Tuy nhiên tính thanh khoản của chứng khoán còn phụ thuộc vào tâm lý của nhà đầu tư. Tâm lý của các nhà đầu tư cũng làm cho giao dịch trên thị trường lúc sôi nổi, lúc ảm đạm. Khi thị trường đi lên, nhà đầu tư hưng phấn thì thị trường có tính thanh khoản cao. Khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư bắt đầu lo sợ thì tính thanh khoản của thị trường thấp, dù ai cũng biết rằng thị trường đi xuống là cơ hội để mua vào. Hay những thông tin có tác động mạnh từ các cơ quan quản lý, như thông tư 13 của UBCKNN đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các thị trường bất động sản, bảo hiểm, vàng… có sự liên thông với nhau. Nhà đầu tư luôn tìm cách hạn chế rủi ro bằng cách phân bổ nguồn vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi thị trường khi có dấu hiệu “nóng” hay “lạnh” đều ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán nói chung và tính thanh khoản của chứng khoán nói riêng. 4.4. Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp Thị trường chứng khoán góp phần điều hòa vốn giữa các ngành kinh tế, do đó thúc đẩy sự bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, một động lực để cạnh tranh phát triển. Thông qua thị trường chứng khoán, một mặt doanh nghiệp huy động thêm được vốn, mặt khác cũng thu hút thêm các nhà đầu tư mới tham gia vào quản lý doanh nghiệp. Đây là động lực của tăng trưởng, là cơ sở cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngành.
  • 16. 16 Thị trường chứng khoán là công cụ hỗ trợ xác định giá trị doanh nghiệp chính xác hơn. Thị trường chứng khoán thúc đẩy các công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả, sổ sách, báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch hơn. Chỉ số giá chứng khoán được coi là phong vũ biểu để đo tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế, xã hội. Thông thường, nền kinh tế tăng trưởng thì chỉ số này tăng và ngược lại. Tuy nhiên, Hiện nay ở nước ta, nhiều khi chí số giá cổ phiếu tăng chưa hẳn là doanh nghiệp đó hoạt động tốt, mà do ảnh hưởng của thị trường chung, các nhà đầu tư đẩy giá cổ phiếu lên cao hay khi thị trường khan hiếm hàng hóa những cổ phiếu chất lượng kém cũng có thể bán dễ dàng. Tuy nhiên cũng có một số loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá. Và cũng cần chú ý đến sự đầu cơ trong thị trưòng, một số nhà đầu tư sở hữu một phần lớn lượng cổ phiếu trong thị trường, đẩy giá lên xuống theo ý mình để thu lợi nhuận cao. 4.5 Tạo môi trường giúp Chính Phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thị trường chứng khoán là tấm gương, là phong vũ biểu của nền kinh tế. Lợi nhuận tăng sẽ làm cho giá cả chứng khoán tăng lên, do đó làm cho dung lượng của thị trường chứng khoán tăng theo, ngược lại kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến hoạt động giảm sút của thị trường. Thông qua đó giúp cho Nhà nước, các doanh nghiệp, công chúng biết được hiệu quả công tác quản lý và đầu tư của mình. Căn cứ vào Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ, năm 2018 Chính phủ sẽ cố gắng ổn định, không tạo ra biến động lớn trong chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Thí dụ, liên quan đến chính sách tài khóa về ổn định thuế và đầu tư công, mức bội chi ngân sách mà Quốc hội đã thông qua... Còn về chính sách tiền tệ, việc cố gắng giữ ổn định giá trị đồng tiền bằng các biện pháp điều chỉnh lãi suất linh hoạt và ổn định tỷ giá ở mức độ không biến động mạnh. Đó là những điều kiện cần thiết để tạo ổn định vĩ mô. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện nay cũng cần phải đặt trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới. Sẽ có những yếu tố bên ngoài tác động sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, và hệ quả của nó bao gồm sự phục hồi của các thị trường có liên quan đến Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nền kinh tế đang gặp khó khăn về vốn trung - dài hạn. Hệ thống ngân hàng thương mại đang khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trung hạn. Tâm lý lo lắng lạm phát của người gửi tiền và nhu cầu thanh khoản của một số ngân hàng thương mại, nguồn vốn huy động chủ yếu ngắn hạn. Do đó, không nên chờ đợi quá nhiều vào ngân hàng thương mại, mà cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể huy động vốn trực tiếp qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp; thực hiện việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và tăng vốn qua thị trường chứng khoán. Do đó, cần thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển mạnh hơn và chính điều đó sẽ khẳng định vai trò của thị trường chứng khoán trong việc huy động vốn cho nền kinh tế. Hiện kinh
  • 17. 17 tế thế giới cũng như trong nước đã ổn định hơn và niềm tin của nhà đầu tư đã được củng cố. Những lo âu sợ hãi do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không còn nữa. Đây chính là nhân tố thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.