Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng. Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ định hướng phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH nhằm phát triển bền vững VQG Cát Bà, Hải Phòng.

Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ THỊ NGÂN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI GẮN
VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC
GIA CÁT BÀ - HẢI PHÒNG
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 9620211
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI
2. PGS. TS. PHẠM NGỌC LINH
Hà Nội, 2021
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các trích dẫn sử dụng trong luận
án đã ghi rõ tên tài liệu tham khảo và các tác giả của tài liệu đó.
Tác giả luận án
Lê Thị Ngân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Lâm nghiệp,
đến nay tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin được trân trọng gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến:
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Lãnh đạo và chuyên viên Vụ
Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương nơi tôi công tác đã giao
nhiệm vụ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi học tập và hoàn thành Luận án
nghiên cứu.
Lãnh đạo, các thầy, cô giáo, cán bộ, nhân viên Trường Đại học Lâm
nghiệp; Khoa Sau Đại học; Khoa Quản lý Tài nguyên rừng - Trường Đại học
Lâm nghiệp đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện hỗ trợ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu tại Trường.
Lãnh đạo và cán bộ Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp Nhiệt
đới; Lãnh đạo và cán bộ các phòng, ban, đơn vị của Vườn Quốc gia Cát Bà;
chính quyền và nhân dân huyện đảo Cát Bà, Thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ
tôi thực hiện các nghiên cứu, điều tra, thu thập thông tin, lấy mẫu và bố trí thí
nghiệm.
Đặc biệt, nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới 02
thầy hướng dẫn: PGS.TS. Đồng Thanh Hải, Trưởng phòng đào tạo sau đại
học, Trường Đại học Lâm nghiệp - Giáo viên hướng dẫn 1 và PGS.TS. Phạm
Ngọc Linh, Vụ trưởng, Ban Tuyên giáo Trung ương - Giáo viên hướng dẫn 2,
là những người thầy đã dành nhiều tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn, động
viên, giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, đặc biệt là
chồng và các con, anh, chị em, bạn bè, đồng nghiệp - những người thân yêu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iii
đã luôn bên cạnh chia sẻ, động viên, cổ vũ về mặt tinh thần và vật chất giúp
tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu của mình.
Tôi xin ghi nhận tất cả những tình cảm và sự giúp đỡ vô cùng quý báu
trên. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án
Lê Thị Ngân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
BQL
BTTN
BTNN
BVMT
CSCAP
DLST
DVDL
ĐDSH
GDMT
HST
IUCN
INTROFORD
KBT
KT-XH
KDTSQ
PHST
PTBV
RĐD
TIES
TNTN
VQG
WWF
Ban quản lý
Bảo tồn thiên nhiên
Bảo tồn nghiêm ngặt
Bảo vệ môi trường
Hội đồng hợp tác an ninh Châu Á-Thái Bình dương
Du lịch sinh thái
Dịch vụ du lịch
Đa dạng sinh học
Giáo dục môi trường
Hệ sinh thái
Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
Viện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp nhiệt đới
Khu bảo tồn
Kinh tế - xã hội
Khu dự trữ sinh quyển
Phục hồi sinh thái
Phát triển bền vững
Rừng đặc dụng
Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế
Tài nguyên thiên nhiên
Vườn quốc gia
Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................iv
MỤC LỤC.................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG..............................................................................viii
TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN . xi
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................6
1.1. Cơ sở lý luận về DLST.....................................................................6
1.1.1.Khái niệm về DLST....................................................................6
1.1.2. Các loại hình DLST ................................................................11
1.1.3 . Đặc điểm của DLST...............................................................11
1.1.4. Vai trò của việc phát triển DLST............................................14
1.1.5. Những vấn đề liên quan đến phát triển DLST theo hướng bền vững19
1.2.Phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH .......................................23
1.2.1. Khái niệm về ĐDSH................................................................23
1.2.2. Bảo tồn ĐDSH ........................................................................23
1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển DLST với bảo tồn ĐDSH..........25
1.3. Ứng dụng GIS và AHP trong xác định vùng tiềm năng DLST....27
1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST ......................29
1.4.1. Mức độ tham gia của cộng đồng ............................................29
1.4.2. Thái độ và nhận thức của cộng đồng......................................32
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng .......34
1.5. Phát triển DLST ở các VQG.........................................................36
1.5.1. Khái quát về VQG...................................................................36
1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển DLST ở VQG .......39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vi
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU..........................................................44
2.1.Đặc điểm tự nhiên..........................................................................60
2.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................60
2.1.2. Địa hình...................................................................................60
2.1.3. Đặc điểm khí hậu ....................................................................61
2.1.4. Đặc điểm thủy văn ..................................................................62
2.2. Dân sinh kinh tế, xã hội ................................................................62
2.2.1. Dân số, dân tộc và nguồn lao động ........................................62
2.2.2. Kinh tế.....................................................................................63
2.3. Xã hội.............................................................................................66
2.3.1. Về giáo dục đào tạo ................................................................66
2.3.2. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân...............66
2.3.3. Văn hóa ...................................................................................66
Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.......................................................................................44
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................44
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................44
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................68
4.1. Thực trạng phát triển DLST tại VQG Cát Bà...............................68
4.1.1. Thực trạng khai thác các tuyến và điểm DLST.......................68
4.1.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch...............................82
4.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động DLST tại VQG Cát Bà....84
4.1.4. Thực trạng khách du lịch đến VQG Cát Bà86
4.2. Hiện trạng và tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST..................93
4.2.1. Đa dạng HST rừng..................................................................94
4.2.2. Đa dạng thành phần loài động vật .........................................98
4.2.3. Đa dạng thành phần loài thực vật ........................................100
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vii
4.2.4. Giá trị bảo tồn ĐDSH...........................................................101
4.2.5. Mô tả một số loài động vật tiềm năng cho phát triển DLST 108
4.3. Xác định vùng tiềm năng cho phát triển DLST..........................114
4.3.1. Kết quả xây dựng hệ thống bản đồ đánh giá các vùng thích hợp cho
phát triển DLST..............................................................................115
4.3.2. Xác định trọng số của từng chỉ tiêu đánh giá sử dụng AHP 133
4.3.3. Xây dựng bản đồ tiềm năng du lịch sinh thái .......................134
4.4. Nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST
và bảo tồn ĐDSH ..............................................................................134
4.4.1. Đặc điểm nhân khẩu học ......................................................134
4.4.2. Mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động DLST .137
4.4.3. Nhận thức của cộng đồng về những lợi ích của DLST.........140
4.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng .....144
4.4.5. Các rào cản hạn chế sự tham gia của cộng đồng.................145
4.4.6. Nhận thức của cộng đồng về lợi ích của phát triển DLST ...147
4.4.7. Thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST ..................149
4.4.8. Sự khác biệt về thái độ dựa trên đặc điểm nhân khẩu học...147
4.4.9. Thái độ của cộng đồng đối với bảo tồn ĐDSH ....................150
4.5. Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động DLST tại VQG Cát Bà...151
4.5.1. Đề xuất các giải pháp ...........................................................151
4.5.2. Xác định thứ bậc ưu tiên của các giải pháp .........................155
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................167
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ NHỮNG CÔNG TRÌNH
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................... 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................171
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1. Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2019 ...........................63
Bảng 3. 1. Nguồn dữ liệu không gian .............................................................49
Bảng 3. 2. Các nhân tố và tiêu chí sử dụng trong phân tích sự phù hợp đối với
DLST...............................................................................................................52
Bảng 3. 3. Thang đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố .............................57
Bảng 3. 4. Mức độ tham gia của cộng đồng....................................................58
Bảng 4. 1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của VQG Cát Bà..........83
Bảng 4. 2. Hiện trạng rừng VQG Cát Bà năm 2020.......................................95
Bảng 4. 3. Thành phần loài động vật rừng ghi nhận tại KDTSQ quần đảo Cát Bà98
Bảng 4. 4. Thống kê diện tích theo tầm nhìn ................................................115
Bảng 4. 5. Thống kê diện tích theo hiện trạng rừng......................................117
Bảng 4. 6. Thống kê diện tích theo mức độ bảo tồn đa dạng sinh học.........119
Bảng 4. 7. Thống kê diện tích theo mức độ đa dạng loài quý, hiếm ............121
Bảng 4. 8. Thống kê diện tích theo độ dốc ...................................................123
Bảng 4. 9. Thống kê diện tích theo độ cao....................................................125
Bảng 4. 10. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận đường giao thông...127
Bảng 4. 11. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận các điểm văn hóa...129
Bảng 4. 12. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt 131
Bảng 4. 13. Các thông số chỉ tiêu..................................................................133
Bảng 4. 14. Kết quả đánh giá tiềm năng DLST tại VQG Cát Bà .................134
Bảng 4. 15. Hồ sơ xã hội học của người dân trả lời phỏng vấn....................136
Bảng 4. 16. Nhận thức của cộng đồng về các lợi ích của DLST ..................141
Bảng 4. 17. Nhận thức của cộng đồng về các lợi ích của DLST ....... ……..148
Bảng 4.18. Tổng hợp trọng số hệ thống giải pháp thúc đẩy hoạt động DLST .. 160
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Mô hình về các nguyên tắc và giá trị DLST bền vững ...................22
Hình 3. 1. Sơ đồ các bước xác định vùng thích hợp cho phát triển DLST…..55
Hình 4. 1. Đỉnh Ngự Lâm ...............................................................................70
Hình 4. 2. Tuyến Giáo dục MT.......................................................................70
Hình 4. 3. Tham quan RNM............................................................................71
Hình 4. 4. Ao Ếch............................................................................................71
Hình 4. 5. Làng chài Việt Hải .........................................................................73
Hình 4. 6. Hang Quân Y..................................................................................73
Hình 4. 7. Động Trung Trang..........................................................................74
Hình 4. 8. Vườn thực vật.................................................................................75
Hình 4. 9.Tuyến quan sát chim thú .................................................................75
Hình 4. 10. Bản đồ một số tuyến điểm DLST tại VQG Cát Bà......................76
Hình 4. 11. Động Thiên Long.........................................................................78
Hình 4. 12. Tuyến du lịch Vịnh Lan Hạ - Vạn Bội.........................................78
Hình 4. 13. Đảo Cát Dứa.................................................................................79
Hình 4. 14. Hang sáng - Vạn Tà......................................................................79
Hình 4. 15. Làng chài Trà Báu........................................................................80
Hình 4. 16. Hang Quả Vàng............................................................................80
Hình 4. 17. Đảo Nam Cát................................................................................81
Hình 4. 18. Cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động DLST của VQG Cát Bà .......85
Hình 4. 19. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm DVDL&GDMT................86
Hình 4. 20. Thành phần khách du lịch tham gia chuyến du lịch ....................88
Hình 4. 21. Biểu đồ thời gian lưu trú lại của khách du lịch tại VQG Cát Bà . 88
Hình 4. 22. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan cả tuyến rừng và biển
của VQG Cát Bà..............................................................................................89
Hình 4. 23. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan tuyến rừng tại khu
trung tâm VQG Cát Bà....................................................................................90
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
x
Hình 4. 24. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan...............................90
Hình 4. 25. Biểu đồ thống kê lý do khách chọn du lịch đến VQG Cát bà và
những tuyến, điểm du lịch của VQG Cát Bà mà khách quan tâm..................91
Hình 4. 26. Biểu đồ thời điểm khách du lịch muốn đến VQG Cát Bà ...........92
Hình 4. 27. Bản đồ hiện trạng các trạng thái rừng VQG Cát Bà ....................97
Hình 4. 28. Bản đồ phân bố các loài động vật quý, hiếm của VQG Cát Bà . 105
Hình 4. 29. Bản đồ phân bố các loài thực vật quý, hiếm của VQG Cát Bà .. 107
Hình 4. 30. Hình ảnh Voọc cát bà tại VQG Cát Bà......................................109
Hình 4. 31. Hình ảnh loài Sơn dương tại VQG Cát Bà.................................109
Hình 4. 32. Hình ảnh loài Khỉ vàng tại VQG Cát Bà ...................................110
Hình 4. 33. Hình ảnh loài..............................................................................111
Hình 4. 34. Hình ảnh loài Bướm phượng cánh chim chấm liền tại VQG Cát Bà..111
Hình 4. 35. Hình ảnh loài Thạch sùng mí cát bà tại VQG Cát Bà................113
Hình 4. 36. Hình ảnh loài Ếch cây sần bắc bộ tại VQG Cát Bà ...................113
Hình 4. 37. Bản đồ tầm nhìn các điểm du lịch tại VQG Cát Bà...................116
Hình 4. 38. Bản đồ đánh giá mức độ phù hợp hiện trạng rừng tại VQG Cát Bà .118
Hình 4. 39. Bản đồ mức độ bảo vệ tại VQG Cát Bà.....................................120
Hình 4. 40. Bản đồ mức độ đa dạng loài nguy cấp quý hiếm.......................122
Hình 4. 41. Bản đồ mức độ phù hợp của độ dốc cho phát triển....................124
Hình 4. 42. Bản đồ độ cao thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà 126
Hình 4. 43. Bản đồ khả năng tiếp cận đường giao thông..............................128
Hình 4. 44. Bản đồ khả năng tiếp cận các điểm văn hóa ..............................130
Hình 4. 45. Bản đồ khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt tại VQG Cát Bà 132
Hình 4. 46. Bản đồ tiềm năng DLST tại VQG Cát Bà..................................135
Hình 4. 47. Mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST tại địa
phương...........................................................................................................138
Hình 4. 48. Biểu đồ các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch của cộng đồng
.......................................................................................................................140
Hình 4. 49. Các rào cản của người dân tham gia vào DLST ........................146
Hình 4. 50. Biểu đồ sự thay đổi mức độ sử dụng TNTN của người dân sau khi
tham gia vào hoạt động DLST tại VQG Cát Bà. ..........................................150
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xi
TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
I. Thông tin chung:
- Tên luận án: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng
sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng”.
- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp
- Nghiên cứu sinh:
+ Họ và tên: Lê Thị Ngân
+ Học vị: Thạc sĩ
+ Khóa đào tạo NCS: K25
+ Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
+ Mã số: 9620211
II. Những đóng góp mới của luận án:
Điểm mới đầu tiên của đề tài luận án là lần đầu sử dụng kết hợp
phương pháp GIS và phân tích thứ bậc (AHP) đánh giá các vùng tiềm năng
thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà dựa trên các yếu tố TNTN, tài
nguyên con người và tài nguyên văn hóa.
Luận án cũng xác định được những kết quả quan trọng về mức độ tham
gia, các nhân tố cản trở và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng cũng như nhận
thức và thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH tại
VQG Cát Bà.
Luận án đã đưa ra một số hệ thống các giải pháp ưu tiên cho phát triển
DLST gắn với bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà dựa trên phương pháp phân
tích thứ bậc (AHP). Hệ thống các giải pháp này là cơ sở để VQG Cát Bà xem
xét thực hiện phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH trong xu hướng tự chủ
tài chính của các VQG và KBT ở Việt Nam trong thời gian tới.
Tập thể hướng dẫn Nghiên cứu sinh
PGS.TS Phạm Ngọc Linh PGS.TS Đồng Thanh Hải Lê Thị Ngân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của Đề tài
Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/06/2017 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã định nghĩa Du lịch sinh thái (DLST)
là “loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương,
có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi
trường”. Cho đến nay, có rất nhiều các định nghĩa về DLST được sử dụng bởi
các tổ chức khác nhau, nhìn chung tất cả đều hướng tới 3 mục tiêu chính bao
gồm công bằng xã hội, phát triển kinh tế và toàn vẹn môi trường (TIES,
2015). DLST là một nhánh của lĩnh vực du lịch bền vững. DLST được coi
như là một công cụ hữu hiệu để PTBV là lý do chính tại sao các nước đang
phát triển hiện đang đón nhận DLST một cách tích cực và đưa vào các chiến
lược phát triển kinh tế và bảo tồn của mình (Kiper, 2013).
Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trong số các quốc gia có tính ĐDSH
cao nhất trên thế giới và là một trong 10 trung tâm giàu nhất của ĐDSH trên
thế giới (MONRE, 2015). Tuy nhiên, ĐDSH ở Việt Nam đã và đang bị suy
thoái do các hoạt động quá mức của con người như phá hủy sinh cảnh, săn
bắt, buôn bán trái phép động vật. Để bảo tồn ĐDSH, Chính phủ Việt Nam đã
đưa ra rất nhiều các giải pháp, trong đó thành lập các VQG/KBT là giải pháp
trọng tâm. Theo Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch hệ
thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ
tướng Chính phủ ban hành, trên phạm vi cả nước đã xác lập được 167 khu
rừng đặc dụng với tổng diện tích rừng đặc dụng là 2.303.961 ha (chiếm
14,19% diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp), bao gồm 33 VQG, 57 khu
dự trữ thiên nhiên, 14 khu bảo tồn loài và sinh cảnh và 54 khu bảo vệ cảnh
quan. Đây là những nơi bảo tồn tính ĐDSH, các HST đặc trưng, các loài nguy
cấp quý hiếm và là tiềm năng lớn để phát triển DLST, một trong các dòng sản
phẩm du lịch chính, có khả năng cạnh tranh của Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
DLST đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của VQG/KBT
bởi vì nó mang lại nguồn thu nhập đáng kể để hỗ trợ công tác bảo tồn ĐDSH
và phát triển cộng đồng địa phương (García-Herrera, 2016). Tuy nhiên, DLST
trong các VQG/KBT ở Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
của nó. Nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế của phát triển DLST là sự thiếu
vắng sự hợp tác giữa chính quyền và các ngành khác nhau trong việc xây
dựng các chính sách và quy hoạch DLST. Ngành du lịch liên quan đến nhiều
lĩnh vực nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan vì sự phát triển
của nó (García-Herrera, 2016). Ngoài ra, sự phát triển DLST chưa có sự thống
nhất về cơ chế vận hành trong hệ thống VQG/KBT và mới chỉ tập trung
ở một số VQG như Cát Bà, Cát Tiên, Ba Vì, Tam Đảo, Bạch Mã... Các sản
phẩm du lịch chưa đa dạng, đặc biệt các sản phẩm đặc trưng như xem động
vật hoang dã được rất ít VQG/KBT tổ chức. Vấn đề về quy hoạch các tuyến
điểm du lịch và các vùng thích hợp cho phát triển DLST cũng chưa được bài
bản. Quan trọng hơn nữa là sự gắn kết giữa phát triển DLST với bảo tồn
ĐDSH và sự tham gia của cộng đồng địa phương hiện còn đang hạn chế ở các
VQG/KBT ở Việt Nam.
Mối quan hệ giữa phát triển DLST, bảo tồn ĐDSH và sự tham gia của
người dân đã được nhiều nghiên cứu đề cập trước đây. Nghiên cứu của
Holmes (2013) cho rằng, người dân địa phương có thể là mối đe dọa trực tiếp
đối với các KBT khi họ không hợp tác với ban quản lý khu bảo tồn hoặc tham
gia vào các sáng kiến bảo tồn cũng như hoạt động DLST. Hiểu biết sâu sắc
hơn về thái độ và nhận thức người dân địa phương cũng như các nhân tố thúc
đẩy và cản trở sự tham gia của họ sẽ là cơ sở quan trọng trong việc đề ra các
chiến lược phù hợp để thu hút sự ủng hộ rộng rãi của địa phương đối với công
tác bảo tồn ĐDSH và quản lý DLST (Holmes, 2013).
Là một VQG được thành lập năm 1986, nơi có HST hải đảo quan trọng
bậc nhất của Việt Nam, VQG Cát Bà đóng vai trò quan trọng trong công tác
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
bảo tồn ĐDSH, bảo tồn TNTN, ngoài ra nơi đây còn có ý nghĩa to lớn đối với
việc BVMT sinh thái cho thành phố Hải Phòng và là nơi có nhiều tiềm năng
để phát triển DLST. VQG Cát Bà gắn liền với quần thể Vịnh Hạ Long - di sản
thiên nhiên thế giới với nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, nhiều hang động
kỳ thú, bãi biển đẹp, thơ mộng; các HST đa dạng, phong phú với hàng trăm
loài động, thực vật quý hiếm, văn hóa bản địa lâu đời hấp dẫn du khách khi
tới tham quan, trải nghiệm tại Vườn.
Thực hiện chủ trương, chính sách phát triển DLST, VQG Cát Bà là một
trong 07 VQG đang thực hiện liên doanh, liên kết tổ chức các hoạt động
DLST. Doanh thu từ việc tổ chức các hoạt động DLST bước đầu có những
đóng góp cho việc phát triển của Vườn. Tuy nhiên, cũng giống như các
VQG/KBT khác ở Việt Nam, việc triển khai các hoạt động DLST ở đây vẫn
đang gặp nhiều trở ngại về cơ chế chính sách, quy hoạch tổng thể, các bên
tham gia... Cho đến thời điểm hiện tại VQG Cát Bà vẫn chưa có đề án phát
triển DLST được phê duyệt. Để phát triển DLST một cách bền vững VQG cần
có đề án cụ thể và giải pháp tổng thể. Một trong số các giải pháp đó là phát
triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH.
Cơ sở khoa học cho việc phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH đầu
tiên là cần làm rõ tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà là
gì?. Theo các nghiên cứu trước đây (Hoàng Văn Cầu, 2017; Hoàng Văn Phúc,
2016), các tuyến và điểm DLST tại đây mới chỉ khai thác tiềm năng ĐDSH ở
các khu vực xung quanh Trung tâm VQG. Hơn nữa, các loại hình DLST đặc
trưng và thu hút khách du lịch của VQG như xem động vật hoang dã (Voọc
Cát Bà, Sơn Dương, Thạch sùng mì Cát bà...) vẫn chưa được khai thác. Câu
hỏi thứ hai là cần xác định rõ đâu là các vùng tiềm năng cho phát triển DLST
tại VQG Cát Bà?. Số lượng tuyến điểm hiện tại đang khai thác tại VQG
dường như là chưa tương xứng với tiềm năng của Vườn. Vì vậy, cần có đánh
giá tổng thể dựa trên các tiêu chí về đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
và văn hóa về các vùng thích nghi từ đó là cơ sở khoa học cho việc hoạch
định các vùng DLST của VQG. Câu hỏi thứ ba là làm thế nào thu hút được
sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động DLST của VQG?.
Cho đến thời điểm hiện tại sự tham gia của cộng đồng địa phương và các hoạt
động này của người dân mới chỉ là tự phát, chưa có một cơ chế cho sự tham
gia vì vậy sự tham gia của cộng động địa phương còn hạn chế. Nghiên cứu về
hiện trạng sự tham gia, các nhân tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia cũng như
thái độ và nhận thức của cộng động đối với phát triển DLST và bảo tồn
ĐDSH là rất cần thiết cho việc đề xuất các chính sách nhằm thu hút sự tham
gia của cộng đồng. Một khi đã làm rõ về tiềm năng ĐDSH cho phát triển
DLST, các vùng tiềm năng cho phát triển DLST và các nhân tố thúc đẩy và
cản trở sự tham gia của cộng đồng cũng như nhận thức và thái độ của họ đối
với phát triển DLST sẽ là cơ sở khoa học cho VQG và các nhà hoạch định xây
dựng các chính sách và quy hoạch phát triển DLST bền vững tại VQG Cát Bà.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ định hướng phát triển
DLST gắn với bảo tồn ĐDSH nhằm phát triển bền vững VQG Cát Bà, Hải
Phòng.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng phát triển DLST tại VQG Cát Bà;
- Xác định được các vùng DLST tiềm năng tại VQG Cát Bà;
- Đánh giá được mức độ tham gia, thái độ và nhận thức của cộng động
đối với phát triển DLST tại VQG Cát Bà;
- Đề xuất được các giải pháp phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH.
3. Những đóng góp mới của Luận án
Điểm mới đầu tiên của đề tài luận án là lần đầu sử dụng kết hợp
phương pháp GIS và phân tích thứ bậc (AHP) đánh giá các vùng tiềm năng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà dựa trên các yếu tố TNTN, tài
nguyên con người và tài nguyên văn hóa.
Luận án cũng xác định được những kết quả quan trọng về mức độ tham
gia, các nhân tố cản trở và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng cũng như nhận
thức và thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH tại
VQG Cát Bà.
Luận án đã đưa ra một số hệ thống các giải pháp ưu tiên cho phát triển
DLST gắn với bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà dựa trên phương pháp phân
tích thứ bậc (AHP). Hệ thống các giải pháp này là cơ sở để VQG Cát Bà xem
xét thực hiện phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH trong xu hướng tự chủ
tài chính của các VQG và KBT ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Kết cấu Luận án:
Luận án được xây dựng 179 trang với 23 bảng; 53 hình trong đó có 03
sơ đồ và 14 bản đồ; 07 phụ lục. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung
chính của Luận án gồm 04 chương:
Đặt vấn đề
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về DLST
1.1.1. Khái niệm về DLST
Hiện nay đang tồn tại rất nhiều định nghĩa về DLST. Mỗi định nghĩa
nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau về DLST như vấn đề BVMT, phát triển
kinh tế, bảo tồn ĐDSH,… Trong Luận án này, những định nghĩa được sử
dụng rộng rãi sẽ được xem xét. Cụ thể như sau:
Thuật ngữ "Ecotourism - DLST" lần đầu tiên được giới thiệu bởi
Ceballos-Lascuráin vào năm 1987 và ngay sau đó đã phát triển nhanh chóng
và rộng khắp (Ceballos-Lascuráin, 1987, 1996). Tuy nhiên, theo định nghĩa
này, tác giả đã chỉ nhấn mạnh về yếu tố tự nhiên nhưng chưa đề cập đến vấn
đề bảo tồn những giá trị thiên nhiên và văn hóa địa phương cũng như sự tham
gia của cộng đồng dân cư. Vì vậy, khái niệm này phù hợp với du lịch dựa vào
thiên nhiên (nature - based tourism) hơn là khái niệm về DLST.
Theo định nghĩa của Wood (1991): “DLST là du lịch đến các khu vực
còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên
và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các HST. Đồng thời tạo
những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích tài
chính cho người dân địa phương”.
Định nghĩa của Allen (1993): “DLST được phân biệt với các loại hình
du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh
thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra
mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức giáo dục
để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác
BVMT. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến
văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài
chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc
BTTN”.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới
những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích
nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo
quỹ để BVMT, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho
người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và
quyền con người”.
Trong cuộc hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển
DLST” tại Việt Nam năm 1999, khái niệm DLST mới có sự thống nhất bước
đầu: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và PTBV, với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Định nghĩa này bao hàm đầy
đủ nội dung của DLST, thống nhất về cơ bản với các quan niệm của các nhà
khoa học trên thế giới.
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm: “DLST là một loại hình
du lịch lấy các HST đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những
khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay
nghiên cứu về các HST. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa
phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng
như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên
thiên nhiên một cách bền vững”.
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): “DLST là loại hình
du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn
tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các
đặc trưng văn hóa - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm
thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH của
nhân dân địa phương” (IUCN, 2008).
Sự ra đời của Hiệp hội DLST quốc tế (TIES) vào năm 1990 bước đầu
khẳng định vị thế của DLST với tư cách là một hệ thống lý luận và thực tiễn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
về PTBV trong du lịch. Hiệp hội DLST thế giới đã tổng hợp và đưa ra định
nghĩa tương đối đầy đủ về DLST: “Du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự
nhiên bảo tồn môi trường, duy trì cuộc sống của người dân địa phương và liên
quan đến việc giải thích và giáo dục” (TIES, 2015).
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các định nghĩa về DLST
Khái niệm Nguồn
“DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ
với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và
văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các HST.
Wood, 1991.
Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn
tự nhiên và mang lại lợi ích tài chính cho người dân địa
phương”.
“DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên
khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh
thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành
nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên
nhiên hoang dã cùng với ý thức giáo dục để biến bản thân
khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác Allen, 1993.
BVMT. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của
khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa
phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại
và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc
BTTN”.
“DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và
nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít
tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách,
Honey, 1999.
tạo quỹ để BVMT, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và
sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích
tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Khái niệm Nguồn
Hội thảo “Xây
“DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa dựng chiến lược
bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực quốc gia về phát
bảo tồn và PTBV, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa triển DLST” tại
phương". Việt Nam năm
1999.
“DLST là một loại hình du lịch lấy các HST đặc thù, tự
nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch
yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan
hay nghiên cứu về các HST. Đó cũng là hình thức kết hợp Lê Huy Bá,
chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới 2000.
thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục
tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và TNTN
một cách bền vững”.
“DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm
với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để
thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc
IUCN, 2008.
trưng văn hóa - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối
với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích
cực cho sự phát triển KT-XH của nhân dân địa phương”.
“Du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn
môi trường, duy trì cuộc sống của người dân địa phương và TIES, 2015.
liên quan đến việc giải thích và giáo dục”.
Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra năm 1987 cho đến nay, nội
dung của DLST đã có những thay đổi, từ chỗ đơn thuần là loại hình du lịch
hoạt động ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực, nhấn
mạnh vào việc bảo tồn di sản thiên nhiên và văn hóa, trong việc kết hợp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
với phát triển cộng đồng địa phương, cung cấp các vấn đề giáo dục du khách.
Theo đó, DLST là hoạt động có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục và
diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại nguồn
lợi cho người dân địa phương. Các nghiên cứu trên thế giới cũng nhấn mạnh đến
mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động du lịch với công tác bảo tồn ĐDSH.
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90
của thế kỷ XX song đã thu hút đực sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên
cứu về du lịch và môi trường. Tuy nhiên với nhiều quan điểm và cách tiếp cận
khác nhau khái niệm DLST còn nhiều điểm chưa thống nhất (Phạm Trung
Lương và cộng sự, 2002). Theo Phạm Trung Lương và cộng sự (2002) đã
nhận định, DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về
sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc BVMT và văn hóa, đảm
bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương, có đóng góp cho
các nỗ lực bảo tồn (Phạm Trung Lương, 2003).
Hệ thống cơ sở lý luận về DLST đã được các tổ chức và các học giả
đưa ra như: Lê Văn Lanh (1998), Hội các VQG và khu BTTN Việt Nam
(2001); Phạm Trung Lương (2002), Lê Huy Bá (2006). Hầu hết các công trình
nghiên cứu đều thống nhất khái niệm về DLST là một loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường và đóng góp
cho các nỗ lực bảo tồn và PTBV với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương (Lê Văn Lanh, 1998; Phạm Trung Lương và cộng sự, 2002; Lê Huy
Bá, 2006; Nguyễn Quyết Thắng, 2012).
Mặc dù các định nghĩa trên chưa thống nhất với nhau hoàn toàn nhưng
đã tập trung vào việc giải thích DLST phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa
những giá trị TNTT, bản sắc văn hóa địa phương với việc nâng cao ý thức,
trách nhiệm bảo tồn những giá trị đó đồng thời nhấn mạnh vai trò, quyền lợi
của cộng đồng địa phương trong hoạt động DLST.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam 2017 định nghĩa: “DLST là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự
tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về BVMT” (Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017). Nghiên cứu này sẽ sử dụng định
nghĩa này để tiếp cận các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.
1.1.2. Các loại hình DLST
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu tổng quát cũng như thực tế tổ chức
hoạt động DLST thì hình thức phân chia các loại hình du lịch theo mục đích
chuyến đi được sử dụng phổ biến (Hiệp hội DLST, 1999a). Do đó, hiện nay
các loại hình DLST thường được phân chia như:
- DLST nghỉ núi, nghỉ biển;
- Du lịch vãn cảnh thiên nhiên;
- DLST nghiên cứu, tìm hiểu (thiên nhiên, động thực vật);
- DLST mạo hiểm,...
Ngoài ra người ta có thể cụ thể hơn các loại hình trên như: DLST vãn
cảnh làng quê; DLST nghiên cứu động thực vật biển; DLST nghiên cứu hệ
động thực vật (của khu bảo tồn, vùng, miền)...
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các loại hình du lịch sinh thái
Nguồn tác giả Loại hình DLST
- DLST nghỉ núi, nghỉ biển;
Hiệp hội DLST, - Du lịch vãn cảnh thiên nhiên;
1999a - DLST nghiên cứu, tìm hiểu (thiên nhiên, động thực vật);
- DLST mạo hiểm,...
1.1.3. Đặc điểm của DLST
Nghiên cứu của Honey (2008) đã đưa ra 07 đặc điểm cơ bản của DLST,
gồm: du lịch đến các khu vực thiên nhiên, có tác động nhỏ nhất đến môi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
trường tự nhiên và nhân văn, xây dựng những nhận thức về môi trường, cung
cấp nguồn tài chính trực tiếp cho việc bảo tồn, cung cấp lợi ích tài chính và vị
thế xã hội cho người dân địa phương, tôn trọng văn hóa bản địa, ủng hộ quyền
con người, phong trào dân chủ (Honey, 2008).
Tác giả Drunm (2000) cho rằng: “DLST phải bao gồm: bảo tồn, giáo
dục, trách nhiệm và sự tham gia tích cực của cộng đồng trong khi du lịch tự
nhiên giống như DLST ở chỗ xảy ra trên các khu vực tự nhiên, nhưng không
bao hàm các yếu tố trên” (Drunm, 2000).
Ở Việt Nam, các nghiên cứu của Phạm Trung Lương và cộng sự (2002)
cho rằng, DLST là loại hình du lịch đặc thù gắn liền với tài nguyên du lịch
thiên nhiên và các yếu tố văn hóa, lịch sử bản địa. Các tác giả đã tổng hợp
những đặc điểm cơ bản của DLST dưới đây:
- Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa
Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên và kể cả
những nét văn hóa bản địa đặc sắc. Đặc biệt, những khu tự nhiên còn tương
đối nguyên sơ, ít bị tác động lớn. Chính vì vậy, hoạt động DLST thường diễn
ra và thích hợp tại lãnh thổ các VQG và các khu tự nhiên có giá trị.
- Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn
Đây là một đặc trưng khác biệt nổi bật của DLST so với các loại du lịch
khác vì nó được phát triển trong môi trường có những hấp dẫn ưu thế về mặt
tự nhiên. Trong DLST hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt
động du lịch phải được duy trì và quản lý cho sự bền vững của cả HST và bản
thân ngành du lịch. Điều này được thể hiện ở quy mô nhóm khách tham quan
thường có số lượng nhỏ, yêu cầu sử dụng các phương tiện, dịch vụ về tiện
nghi của du khách thường thấp hơn các yêu cầu về đảm bảo kinh nghiệm du
lịch có chất lượng. Các hoạt động trong DLST thường ít gây tác động đến môi
trường và du khách sẵn sàng chi trả cho việc BVMT.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
- Có giáo dục môi trường
Đặc điểm giáo dục môi trường trong DLST là một yếu tố cơ bản phân
biệt DLST với các loại hình du lịch khác. Giáo dục và thuyết minh môi trường
bằng các nguồn thông tin, truyền tải thông tin đến du khách thông qua tài liệu,
hướng dẫn viên, các phương tiện trên điểm, tuyến tham quan là những hình
thức quan trọng trong việc làm giàu kinh nghiệm du lịch, nâng cao nhận thức
về môi trường và bảo tồn.
Giáo dục môi trường trong DLST có tác dụng trong việc làm thay đổi
thái độ của du khách, cộng đồng và chính ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn
và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của những khu tự nhiên.
- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích du lịch
DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương
trên cơ sở cung cấp về kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người
dân có khả năng tham gia vào quản lý, vận hành dịch vụ DLST. Đó cũng là
cách để người dân có thể trở thành những người bảo tồn tích cực.
- Cung cấp các trải nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách
Việc thỏa mãn những mong muốn của du khách là nâng cao hiểu biết
và những kinh nghiệm du lịch lý thú là sự tồn tại sống còn lâu dài của ngành
DLST. Vì vậy, các dịch vụ du lịch trong DLST tập trung nhiều vào việc đáp
ứng những nhu cầu nhận thức và kinh nghiệm du lịch hơn là các dịch vụ cho
nhu cầu tiện nghi. Thỏa mãn những nhu cầu này của khách DLST chỉ nên
đứng sau công tác bảo tồn và bảo vệ những gì mà họ tham quan.
Như vậy, từ nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về DLST có
thể thấy đặc điểm của DLST được đề cập ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau.
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các đặc điểm của DLST
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Đặc điểm Nguồn tài liệu
Đưa ra 7 đặc điểm cơ bản của DLST, gồm: du lịch đến
các khu vực thiên nhiên, có tác động nhỏ nhất đến môi
trường tự nhiên và nhân văn, xây dựng những nhận thức
về môi trường, cung cấp nguồn tài chính trực tiếp cho Honey (2008)
việc bảo tồn, cung cấp lợi ích tài chính và vị thế xã hội
cho người dân địa phương, tôn trọng văn hóa bản địa, ủng
hộ quyền con người, phong trào dân chủ.
DLST phải bao gồm: bảo tồn, giáo dục, trách nhiệm và sự
tham gia tích cực của cộng đồng trong khi du lịch tự
Drunm (2000)
nhiên giống như DLST ở chỗ xảy ra trên các khu vực tự
nhiên, nhưng không bao hàm các yếu tố trên.
DLST là loại hình du lịch đặc thù gắn liền với tài nguyên
du lịch thiên nhiên và các yếu tố văn hóa, lịch sử bản địa.
Các tác giả đã tổng hợp những đặc điểm cơ bản của
DLST dưới đây:
- Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn
Phạm Trung
hóa bản địa;
Lương và cộng
- Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn;
sự (2002)
- Có giáo dục môi trường;
- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng
lợi ích du lịch;
- Cung cấp các trải nghiệm du lịch với chất lượng cao
cho du khách.
1.1.4. Vai trò của việc phát triển DLST
Theo Hiệp hội DLST Thế giới (The International Ecotourism Society)
thì DLST có rất nhiều ý nghĩa trong đó có thể kể đến một số vai trò sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
1.1.4.1. Vai trò về kinh tế
Thực tế đang diễn ra trên thế giới cho thấy DLST đã mang lại nguồn
thu đáng kể, góp phần kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành: công
nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,... thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều địa
phương và quốc gia. Mặt khác, việc phát triển DLST đã đóng góp tích cực
vào sự phát triển của hoạt động du lịch, tạo nên sức thu hút, sự hấp dẫn của
điểm du lịch. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC, 2010),
hiêṇ taịDLST chiếm khoảng 20% thi ̣trường du licḥ thếgiới và dự báo trong
vài năm tới sẽ là phân ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong hoạt động
du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của nhiều vùng, nhiều
quốc gia.
1.1.4.2. Vai trò vềxãhôị
- Nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân nơi có tổ
chức các loại hình hay chương trình DLST.
Nếu như các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác ít quan tâm đến vấn
đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các doanh
nghiệp du lịch thì ngược lại, lợi nhuận từ DLST sẽ dành một phần đáng kể để
đóng góp cải thiện môi trường, nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.
Bên cạnh đó DLST sẽ luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia
của cộng đồng địa phương dưới nhiều hình thức dịch vụ: hướng dẫn viên
(guider), lưu trú tại nhà dân (homestay), cung ứng các nhu cầu về thực phẩm
(food supply), về hàng lưu niệm cho khách (souvenir supply),... Điều này đặc
biệt có ý nghĩa đối với việc giảm sức ép của cộng động sống trong vùng đệm
các VQG, KBT thiên nhiên lên môi trường và ĐDSH.
Việc phát triển DLST tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho
nhiều lao động, đặc biệt là cộng đồng địa phương. DLST phát triển làm thay
đổi cách sử dụng tài nguyên truyền thống, thay đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy
phát triển nền kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở tài nguyên và nội lực của mình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
Phát triển DLST góp phần cải thiện đáng kể đời sống văn hóa xã hội của nhân
dân. DLST tạo điều kiện đẩy mạnh sự giao lưu văn hóa giữa du khách và
người địa phương, góp phần làm cho đời sống văn hóa - xã hội những vùng
này càng trở lên sôi động hơn, văn minh hơn.
Với hệ số sử dụng lao động cao, DLST đã trở thành một giải pháp giải
quyết lao động, biện pháp hữu hiệu nhằm tạo công ăn việc làm, đặc biệt là đối
với các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa.
Ngoài ra, DLST phát triển tốt, nhiều dịch vụ du lịch chất lượng cao
được tăng cường, điều đó tạo điều kiện giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tuy
nhiên về phía người dân bản địa dù dưới hình thức nào khi đã thương mại hóa
thì văn hóa của họ cũng bị ảnh hưởng, du lịch luôn du nhập những thói quen
có thể tích cực, có thể tiêu cực. DLST sẽ góp phần hạn chế tối thiểu mặt tiêu
cực thông qua giáo dục có mục đích cho du khách, cộng đồng địa phương khi
tham gia vào hành trình DLST.
- Thúc đẩy việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đến các điểm (TNTN). Đóng
góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe, phúc lợi đối với cư dân địa phương.
Để phát triển hoạt động DLST không chỉ đơn thuần dựa vào nguồn
TNTN mà cần phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của ngành du
lịch. Hoạt động DLST càng phát triển thì yêu cầu hiện đại hóa các cơ sở hạ
tầng như: đường xá, hệ thống điện, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học...
tại các điểm TNTT càng cao. Những công trình trên không những chỉ phục vụ
khách du lịch mà còn đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi
cho công đồng địa phương.
- Duy trì các giá trị văn hóa bản địa và nâng cao đời sống văn hóa tinh
thần của cộng đồng
Các giá trị về văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời
các giá trị môi trường tự nhiên đối với một HST cụ thể, do đó đây là một
trong những vai trò quan trọng của hoạt động DLST. Sự xuống cấp hoặc thay
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác
động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và
vì vậy sẽ làm thay đổi HST đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp
đến DLST. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa
phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.
Sự phát triển hoạt động DLST đã góp phần khôi phục, phát triển nghề
thủ công truyền thống, bảo tồn sinh hoạt văn hóa cộng đồng,... thông qua
nguồn thu từ DLST. Đồng thời, qua việc bảo tồn, phát triển và giao lưu văn
hóa giữa cộng đồng và du khách cũng giúp nâng cao đời sống tinh thần của
cộng đồng.
1.1.4.3. Vai trò về môi trường
- Góp phần BVMT, bảo tồn và tăng giá trị của các TNTN, các KBT,
VQG. Đồng thời giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách và nhân dân địa
phương trong việc bảo tồn môi trường, thiên nhiên.
Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau. Môi trường
là các thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông
qua phát triển DLST sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng.
DLST được xem là công cụ tốt nhất để BTTN, nâng cao chất lượng môi
trường, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân về sự cần thiết
phải bảo vệ HST dễ bị tổn thương, khống chế sự thay đổi của môi trường sinh
thái, khắc phục những tài nguyên đang bị hủy hoại.
Phát triển DLST đồng nghĩa với BVMT vì DLST tồn tại gắn với
BVMT tự nhiên và các HST điển hình. DLST được xem là công cụ bảo tồn
ĐDSH, nếu các hoạt động DLST được thực hiện một cách đúng nghĩa thì sẽ
giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến ĐDSH. Sở dĩ như vậy là vì bản
chất của DLST là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có tính hấp dẫn
cao về tự nhiên và có hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Bên cạnh đó, việc phát triển DLST còn đặt ra yêu cầu đồng thời khuyến
khích và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, duy trì và bảo
tồn các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân địa phương thông qua
các dự án bảo BVMT, ngoài ra, DLST còn tạo cơ hội để du khách ủng hộ tích
cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường.
DLST còn tạo động lực quan trọng, khơi dậy ý thức BVMT và duy trì
HST. Người dân khi nhận được lợi ích từ hoạt động DLST, họ có thể hỗ trợ
ngành du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn, bảo vệ các điểm tham quan.
Xu hướng phổ biến ngày nay đều cho rằng không thể phát triển kinh tế mà
không quan tâm đến việc BVMT sinh thái. Vì vậy, việc phát triển DLST theo
đúng hướng sẽ tạo ra sự quản lý và sử dụng chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng
tàn phá bừa bãi nguồn tài nguyên vì mục đích kinh tế của người dân.
1.1.4.4. Vai trò khác
Ngoài ra theo thống kê của Hiệp hội Sinh thái Thế giới thì DLST còn
nhiều vai trò và tác dụng khác như góp phần hướng thiện con người, nâng cao
tình thần hiểu biết giữa các dân tộc,... Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ
nêu ra một vài vai trò quan trọng, có thể dễ dàng nhận thấy trong việc phát
triển DLST.
Như vậy có thể thấy phát triển DLST sẽ là cách tiếp cận quan trọng của
PTBV, đảm bảo được sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội
và môi trường cho một lãnh thổ ở những quy mô khác nhau từ địa phương đến
vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp vai trò của việc phát triển DLST
Nguồn: Hiệp hội DLST Thế giới
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
Vai trò Vai trò cụ thể
- Mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần kéo theo sự phát
Vai trò về triển mạnh mẽ của nhiều ngành: công nghiệp, nông nghiệp,
kinh tế thủy sản,... thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều địa
phương và quốc gia.
- Nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân
nơi có tổ chức các loại hình hay chương trình DLST.
- Thúc đẩy việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đến các điểm
Vai trò vềxa ̃hôị (TNTN). Đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe, phúc
lợi đối với cư dân địa phương.
- Duy trì các giá trị văn hóa bản địa và nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần của cộng đồng.
- Góp phần BVMT, bảo tồn và tăng giá trị của các TNTN,
Vai trò về môi các KBT, VQG. Đồng thời giáo dục, nâng cao nhận thức cho
trương du khách và nhân dân địa phương trong việc bảo tồn môi
̀
trường, thiên nhiên.
Vai trò khac
Góp phần hướng thiện con người, nâng cao tình thần hiểu
́ biết giữa các dân tộc,...
1.1.5. Những vấn đề liên quan đến phát triển DLST theo hướng bền vững
Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những ngành kinh tế phát triển
nhanh, là ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước,
ảnh hưởng đến đời sống xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân địa phương ở nhiều vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, cần phải nhận thức được
rằng nếu phát triển không có kế hoạch và thiếu sự quản lý chặt chẽ có thể làm
trầm trọng hơn các tác động tiêu cực. Khi đó xét trên toàn xã hội, cái lợi thu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
được không đủ bù đắp chi phí để khắc phục hậu quả của nó. Từ thực tế đó,
người ta đã tiếp cận đến một quan điểm mới là PTBV.
Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) thì:
"PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội hiện tại mà không làm
tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai".
PTBV luôn luôn bao gồm 5 yếu tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau:
- Yếu tố kinh tế: Sự sáng tạo ra của cải vật chất phải đi đôi với việc cải
thiện điều kiện sống.
- Yếu tố xã hội: Đảm bảo sự hoàn thiện về giáo dục, y tế, dinh
dưỡng, nhà cửa.
- Yếu tố an ninh an toàn: Đảm bảo các quyền con người; an ninh, an toàn.
- Yếu tố văn hóa: Giới thiệu được bản sắc và giá trị độc đáo riêng đến
nhiều người và giữ gìn được bản sắc đó.
- Yếu tố sinh thái: Ưu tiên cho việc giữ gìn và bảo toàn các TNTN phục
vụ cho cuộc sống con người.
Tính bền vững của du lịch được xác định là khả năng sử dụng các
nguồn tài nguyên du lịch vẫn đảm bảo khả năng phục hồi và tái tạo chính các
nguồn tài nguyên này nhằm đáp ứng mục đích sử dụng lâu dài. Phát triển du
lịch bền vững là mục tiêu lâu dài của ngành du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO) năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững: “Là loại hình
du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những vùng đón
tiếp mà vẫn bảo đảm và cải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững
dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu
cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa
và môi trường sống” (UNWTO, 2001).
DLST như trên đã trình bày, nếu diễn ra theo đúng những nguyên tắc
cơ bản của nó sẽ đóng góp rất lớn cho phát triển du lịch bền vững vì nó đảm
bảo sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, giữa bảo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
tồn và phát triển lâu dài. Đây là một khái niệm tương đối mới mẻ và nhiều
người cho rằng đã nói đến DLST đương nhiên là nói đến du lịch bền vững.
Tuy nhiên, DLST có khả năng nhưng không tất yếu là một hình thức của du
lịch bền vững (Wight, 1993). Theo Koeman (1997), "DLST có thể, nhưng
không tự nhiên là một hình thức của du lịch bền vững. Để đạt được một nền
DLST bền vững thì cần phải có các mục tiêu cân bằng về kinh tế, môi trường
và xã hội trong khuôn khổ đạo lý của các giá trị và nguyên tắc".
DLST phát triển bền vững phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nó.
Trong bài viết: "DLST - cân bằng các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội
trong khuôn khổ đạo đức" Wight (1997) đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản
làm nền tảng phát triển DLST bền vững, đó là:
1. Không làm suy giảm các nguồn lực và phải được phát triển theo cách
có lợi cho môi trường.
2. Đưa ra được những kinh nghiệm mới cho du khách.
3. Mang tính giáo dục đối với tất cả các thành phần tham gia như: các
cộng đồng địa phương, chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch
và khách du lịch trong các giai đoạn trước, trong và sau chuyến du lịch.
4. Nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị thực của nguồn lực.
5. Làm cho mỗi người nhận thức được khả năng giới hạn của nguồn lực
về mặt lâu dài.
6. Nâng cao hiểu biết và phối hợp giữa các thành phần tham gia như
chính quyền, tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch, các nhà khoa học và người
dân bản địa trước và trong quá trình hoạt động.
7. Nâng cao trách nhiệm và hành vi đạo đức đối với môi truờng tự
nhiên và văn hóa của tất cả những người tham gia.
8. Mang lại lợi ích cho nguồn lực, cộng đồng địa phương và cả ngành
du lịch.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
9. Những hoạt động sinh thái phải bảo đảm rằng những nguyên tắc đạo
đức cơ bản đối với môi trường phải được áp dụng không những cho nguồn lực
bên ngoài là yếu tố hấp dẫn khách du lịch chẳng hạn nguồn lực tự nhiên và
văn hóa mà còn được áp dụng cho cả hoạt động nội tại của chúng nữa.
DLST bền vững
Các mục tiêu xã hội Các mục tiêu kinh tế
- Lơị ich công̣đồng - Lơị ich kinh tế cua
́ ́ ̉
- Sư ̣ tham gia KHH, ngươi dân
̀
giao duc ̣va viêc ̣lam - Lơị ich cua doanh
́ ̀ ̀ ́ ̉
nghiêp̣cua cac nganh
̉ ́ ̀
Bảo tồn một
cách hợp lý
- Không làm caṇ kiêṭ
nguồn lưc ̣
- Thừa nhâṇ giátri ̣nguồn
tài nguyên
Các mục tiêu môi trường
Kết hợp
kinh tế với
môi trường
Hình 1.1. Mô hình về các nguyên tắc và giá trị DLST bền vững
Nguồn: Wight (1997)
Mô hình các nguyên tắc và giá trị DLST bền vững đã được Wight
(1997) xây dựng, trong đó 03 nhóm mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường
được coi là có tầm quan trọng như nhau, phải được giải quyết một cách cân
đối để đạt được sự phát triển bền vững. Những mục tiêu này có thể được tóm
tắt như sau:
Kinh tế cộng đồng Bảo tồn hợp lý Kết hợp K.tế và M/trường
Theo Lê Văn Lanh (2000) thì các điều kiện tiên quyết cho hệ thống
DLST bền vững bao gồm các điều kiện sau: (1). Điểm tới thăm có thực hiện
việc BTTN; (2). Thông tin từ nghiên cứu và quan sát; (3). Các hướng dẫn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
viên am hiểu địa phương; (4). Các giới hạn về sử dụng đất đai; (5). Các
chương trình được thiết lập dựa trên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của
khu vực; (6). Các phương tiện và việc sắp xếp để hỗ trợ các chương trình hoạt
động DLST. Đây cũng là những điều kiện mà chúng ta có thể xem xét đối với
việc tổ chức các hoạt động DLST trong điều kiện thực tế tại nước ta.
1.2. Phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH
1.2.1. Khái niệm về ĐDSH
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về ĐDSH đang tồn tại (WWF, 1989;
CBD, 1992). Mặc dù các định nghĩa có các cách diễn tả khác nhau về ĐDSH,
nó bao gồm 03 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Trong
nghiên cứu này ĐDSH được hiểu là sư ̣phong phúvề gen, loài sinh vật và HST
trong tư ̣nhiên. (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008).
Trong đó :
- Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ
gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau.
- Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài khác
nhau.
- Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST
khác nhau.
Giá trị của ĐDSH là vô cùng to lớn và có thể chia làm hai loại giá trị: giá
trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của ĐDSH là những giá
trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng
cho nhu cầu cuộc sống của mình. Giá trị gián tiếp bao gồm những cái con người
không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước bảo vệ
đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, DLST, điều hòa khí hậu và cung cấp
những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.
1.2.2. Bảo tồn ĐDSH
Bảo tồn ĐDSH là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con
người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện
vọng của các thế hệ tương lai.
Với ý nghĩa đó, quan điểm chỉ đạo của Chiến lược quốc gia về ĐDSH
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 là: “ĐDSH là nền tảng; bảo
tồn ĐDSH là một trong các giải pháp then chốt nhằm thích ứng và giảm nhẹ
tác động của biến đổi khí hậu. Bảo tồn ĐDSH gắn với sử dụng bền vững
ĐDSH góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Bảo tồn ĐDSH là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cơ quan quản lý, mọi
tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp
tác quốc tế về bảo tồn ĐDSH. Thực hiện lồng ghép bảo tồn ĐDSH trong các
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, các
ngành và địa phương”.
Theo Luật ĐDSH năm 2008: Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong
phú của các HST tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; BVMT sống tự
nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường,
nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữvà bảo quản lâu dài các mâũ
vâṭ di truyền. (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008).
Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn ĐDSH, điều
cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện
đang phải đối mặt và từ đó xây dựng phương pháp quản lý thích hợp nhằm
giảm đi những tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển
của loài và HST đó trong tương lai.
Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái ĐDSH, đó là do
các tác động bất lợi của tự nhiên và của con người, trong đó các ảnh hưởng do
con người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ giữa thế kỷ XIX đến nay và chủ
yếu là làm thay đổi và suy thoái cảnh quan trên diện rộng và điều đó đã đẩy
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
các loài và các quần xã sinh vật vào nạn tuyệt chủng. Con người phá hủy, chia
cắt làm suy thoái sinh cảnh, khai thác quá mức các loài cho nhu cầu của mình,
du nhập các loài ngoại lai và gia tăng dịch bệnh cũng là nguyên nhân quan
trọng làm suy giảm ĐDSH. Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác như:
phong tục tập quán, trình độ nhận thức và phương thức sản xuất của người
dân; nhận thức và cách tiếp cận phương thức quản lý bảo tồn của của các cơ
quan có thẩm quyền; phát triển hạ tầng xã hội.
1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển DLST với bảo tồn ĐDSH
“Bảo tồn” là hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự
xuống cấp hoặc phá hoại. Hay nói cách khác bảo tồn có nghĩa là bảo quản giá
trị hiện trạng và hạn chế tình trạng xuống cấp của giá trị đó.
Giữa phát triển du lịch và bảo tồn ĐDSH có mối quan hệ tương hỗ,
theo đó ĐDSH là một dạng tài nguyên thuộc nhóm “Tài nguyên du lịch tự
nhiên phân nhóm tài nguyên DLST” đã và đang được khai thác phục vụ phát
triển du lịch, đặc biệt là DLST ở các VQG, KBT thiên nhiên, Khu DTSQ hoặc
Di sản thiên nhiên thế giới. Chính vì vậy việc bảo tồn ĐDSH được hiểu là
việc bảo vệ nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch với tư cách là một dạng tài
nguyên du lịch đặc biệt có giá trị đối với phát triển du lịch nói chung và
DLST nói riêng.
Ở chiều ngược lại phát triển du lịch luôn có những tác động cả tích cực
và tiêu cực đến bảo tồn ĐDSH, theo đó nếu phát triển du lịch đúng với các
nguyên tắc PTBV sẽ góp phần tích cực tạo nguồn thu cho hoạt động bảo tồn,
nâng cao nhận thức của du khách đối với ý nghĩa của bảo tồn ĐDSH, để qua
đó có thể hạn chế các tác động từ du khách đến ĐDSH. Tuy nhiên, bên cạnh
các tác động tích cực, hoạt động phát triển du lịch cũng sẽ có tác động tiêu
cực đến bảo tồn ĐDSH nảy sinh từ sự tập trung lượng khách vượt quá giới
hạn về “sức chứa” về sinh thái ở điểm đến du lịch; từ hoạt động săn bắt, khai
thác các loài sinh vật quý hiếm phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn ĐDSH sẽ được hiểu theo nghĩa tích
cực, theo đó phát triển du lịch sẽ hỗ trợ cho mục tiêu bảo tồn ĐDSH thông
qua các hoạt động nhằm phát huy các tác động tích cực và hạn chế được
những tác động tiêu cực của du lịch đến ĐDSH thông qua các cơ chế tác động
trực tiếp hoặc tác động gián tiếp.
Thực tế cho thấy, tác động của du lịch đến ĐDSH bao gồm cả những
tích cực và tác động tiêu cực. Các tác động có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp,
theo đó các tác động gián tiếp sẽ tác động đến ĐDSH thông qua môi trường
sống của các loài sinh vật (sinh cảnh nơi các loài sinh vật tồn tại và phát
triển). Các tác động tiêu cực trực tiếp đến ĐDSH có thể là các hoạt động săn
bắt động vật hoang dã hoặc khai thác trực tiếp các loài thực vật để phục vụ
nhu cầu của du khách như ăn uống, ngâm rượu bồi bổ sức khoẻ, làm thuốc
nam phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.
Tác tác động tiêu cực gián tiếp từ du lịch chủ yếu sẽ là các tác động làm
suy giảm chất lượng môi trường sống của các loài sinh vật như việc xây dựng
các công trình dịch vụ sẽ chia cắt sinh cảnh tự nhiên vốn là môi trường sống
của nhiều loài động vật hoang dã; chất thải từ các hoạt động dịch vụ không
được thu gom, xử lý sẽ làm ô nhiễm và suy thoái môi trường sống của các loài
sinh vật
Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên được đề cập
đến trong nghiên cứu của Budowski (1976) thể hiện ở một trong ba dạng
chính cụ thể như sau:
- Quan hệ cùng tồn tại: khi có rất ít mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn
tự nhiên hoặc cả hai tồn tại một cách độc lập.
- Quan hệ cộng sinh: trong đó cả du lịch và bảo tồn tự nhiên đều nhận
được những lợi ích từ mối quan hệ này và có sự hỗ trợ lẫn nhau.
- Quan hệ mâu thuẫn: khi sự hiện diện của du lịch, nhất là du lịch đại
chúng, làm hại đến bảo tồn tự nhiên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
Những mối quan hệ này tồn tại ở dạng nào tùy thuộc vào rất nhiều vấn
đề, trong đó mức độ sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên của du lịch đóng
vai trò quan trọng. Điều này thường được phản ánh thông qua các giai đoạn
phát triển du lịch (Budowski, 1976).
Ở giai đoạn đầu, du lịch mới bắt đầu, mức độ sử dụng tài nguyên còn
thấp, mối quan hệ thường ở dạng quan hệ cùng tồn tại, nghĩa là, cả du lịch và
bảo tồn hầu như ít ảnh hưởng đến nhau. Tuy nhiên, dạng quan hệ này rất khó
duy trì lâu dài, đặc biệt khi du lịch phát triển hơn, mức độ sử dụng nguồn tài
nguyên cao hơn và những tác động đến môi trường cũng rõ rệt hơn.
Giai đoạn tiếp theo, nếu du lịch được quy hoạch, quản lý tốt, phát triển
hòa hợp với bảo tồn tự nhiên, mang lại lợi ích cho cả hai thì mối quan hệ sẽ
theo hướng tích cực - quan hệ cộng sinh. Có mối quan hệ này, những giá trị
của tự nhiên vẫn được bảo vệ, thậm chí ở điều kiện tốt hơn, trong khi vẫn đảm
bảo chất lượng du lịch, đem lại lợi ích cho cả ngành du lịch và cho khu vực.
Ngược lại, nếu du lịch phát triển quá mức, không quan tâm đến bảo tồn,
mối quan hệ sẽ theo chiều hướng tiêu cực - quan hệ mâu thuẫn. Thậm chí,
ngay cả khi có mối quan hệ cộng sinh, nếu không duy trì và quản lý tốt, vẫn
có thể chuyển thành quan hệ mâu thuẫn.
Vì vậy, trong thực tiễn triển khai DLST tại các VQG, KBT thiên nhiên
thì hoạt động DLST cần được quy hoạch thận trọng và quản lý trên cơ sở các
nguyên tắc đã phân tích ở trên để tạo được mối quan hệ cộng sinh với môi
trường. Bên cạnh đó, việc nhận thức và đánh giá được những lợi ích, những
mất mát có thể nảy sinh là rất cần thiết trong quy hoạch, phát triển và quản lý
du lịch ở các VQG.
1.3. Ứng dụng GIS và AHP trong xác định vùng tiềm năng DLST
Việc ứng dụng kỹ thuật GIS để lập bản đồ tiềm năng DLST đã được áp
dụng bởi các học giả khác nhau ở các khu vực khác nhau trên thế giới vì khả
năng thu thập, lưu trữ, truy xuất, quản lý, hiển thị và phân tích dữ liệu không
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
gian. Trong hai thập kỷ qua, MCDA đã được sử dụng như một công cụ hữu
hiệu để xác định vùng tiềm năng DLST và trang web (Ghamgosar 2011;
Kumari và cộng sự 2010). Có nhiều phương pháp MCDA khác nhau và trong
số đó quy trình phân tích thứ bậc (AHP) là một phương pháp hiệu quả và
được sử dụng rộng rãi (Chandio và cộng sự 2013) dựa trên sự so sánh khôn
ngoan của các cặp trong thang tỷ lệ (Saaty 1980). Phương pháp AHP có khả
năng so sánh từng chủ đề dựa trên tầm quan trọng tương đối của chúng đối
với việc xác định vùng tiềm năng (Satty và Vargas 2001).
Armstrong ( 1994) áp dụng phương pháp viễn thám, GIS và phân tích
quyết định đa tiêu chí (MCDA) để xác định các địa điểm tiềm năng du lịch
dựa vào thiên nhiên dựa trên kinh tế xã hội các chỉ số nomic và môi trường.
Trong số các phương pháp MCDA khác nhau, AHP là được sử dụng rộng rãi
do khả năng phân tích dữ liệu theo tầm quan trọng tương đối của nó và thứ tự
phân cấp. Boyd và Butler (1996 ) áp dụng GIS để xác định khu DLST ở Bắc
Ontario, Canada.
Kumari và cộng sự. (2010 ) đưa ra bao gồm năm các chỉ số để xác định
các điểm DLST tiềm năng như chỉ số phân bố động vật hoang dã, chỉ số giá
trị sinh thái, chỉ số hấp dẫn DLST, khả năng phục hồi môi trường chỉ số và chỉ
số đa dạng DLST, trong khi Akbarzadeh et al. ( 2011) được áp dụng các thành
phần sinh thái cảnh quan để xác định các điểm DLST tiềm năng.
Bunruam- kaew và Murayama (2011) đã sử dụng cảnh quan, động vật
hoang dã, địa hình, khả năng tiếp cận và đặc điểm cộng đồng để đánh giá sự
phù hợp của địa điểm đối với DLST. DLST ngày nay là một trong những vấn
đề nhạy cảm nhất và là công cụ hướng tới phát triển du lịch bền vững ở cả các
nước phát triển và đang phát triển xung quanh thế giới. Để xây dựng quy
hoạch thích hợp cho DLST, nhiệm vụ hàng đầu là lựa chọn địa điểm để phát
triển DLST. Việc lựa chọn địa điểm được kiểm soát bởi các yếu tố thuộc về
vật chất, văn hóa xã hội, môi trường và cơ sở hạ tầng các yếu tố thay đổi theo
từng nơi và từng tình huống.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
AHP được sử dụng để xác định trọng số của các lớp chuyên đề (Saaty
1980) và được sử dụng để ra quyết định trong đó một vấn đề được chia thành
nhiều tham số khác nhau, sắp xếp chúng theo một cấu trúc phân cấp để đưa ra
phán đoán về tầm quan trọng tương đối của các cặp yếu tố và tổng hợp kết
quả (Saaty 2004). Đối với phân tích này, 11 lớp chuyên đề về địa mạo, sinh
thái, văn hóa xã hội và cơ sở hạ tầng các thông số như độ dốc, thảm thực vật,
khả năng tiếp cận nước mặt, độ cao, khu vực được bảo vệ, tầm nhìn, mức độ
gần đường, độ gần điểm du lịch, đất, nước bề mặt, quy mô dân số đã được
xem xét.
Khu vực nghiên cứu, VQG Cát Bà, được coi là vùng thích hợp cho phát
triển DLST do có sự đa dạng về tự nhiên và văn hóa. Trước đây chưa có
nghiên cứu nào đánh giá vùng tiềm năng DLST cho khu vực bằng ứng dụng
GIS viễn thám và phương pháp thứ bậc AHP. Nghiên cứu này sẽ dựa trên sự
lựa chọn các yếu tố hoặc các lớp chuyên đề để xác định vùng tiềm năng
DLST bao gồm 4 yếu tố về đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm tài nguyên
ĐDSH, đặc điểm tài nguyên văn hóa và hệ thống đường giao thông. Từ đây
quan điểm lựa chọn địa điểm của nghiên cứu này là công trình tiên phong cho
VQG Cát Bà quản lý và cũng là một kế hoạch cho người ra quyết định để phát
triển các chiến lược phát triển các điểm DLST trong khu vực nghiên cứu.
1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST
1.4.1. Mức độ tham gia của cộng đồng
Sau khi phổ biến các dự án phát triển cộng đồng và sự tham gia của
cộng đồng vào quá trình phát triển giữa những năm 1960 và đầu những năm
1980 (Arnstein, 1969; Burke, 1968; De Kadt, 1982; EverSley, 1973; Fagence,
1977; Inglehart,1971; Pateman, 1970; Sewell & Coppock, 1977; Smith, 1981;
Verba 1967), ngày càng có nhiều nghiên cứu về du lịch đã tập trung vào các
lập luận về sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển du lịch (TDP).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
Theo nghiên cứu của Keovilay (2012) đã ghi nhận những tác động tích
cực và tiêu cực của du lịch mang lại chẳng hạn như: cơ hội việc làm cải thiện
mức sống, cải thiện chất lượng kinh tế, đầu tư tăng lên việc làm và lợi nhuận
của các doanh nghiệp địa phương tăng. Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm thấy
sự hỗ trợ cho những lợi ích văn hóa tích cực của du lịch và du lịch không ảnh
hưởng đến tỷ lệ tội phạm.
Nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong du lịch, Brohman,
1996 cho rằng sự tham gia của cộng đồng là một thành phần thiết yếu trong
phát triển du lịch cộng đồng, là một công cụ để giải quyết những vấn đề lớn
của ngành du lịch ở các nước đang phát triển.
Ngoài ra, nghiên cứu của Gilbert&Clark cho rằng người dân cảm thấy
du lịch khuyến khích các hoạt động văn hóa, cải thiện di sản văn hóa (Gilbert
& Clark, 1997). McCool & Martin ghi nhận rằng du lịch dẫn đến phát triển
các VQG và nhiều cơ hội vui chơi giải trí. Mặt khác, phát triển du lịch có ảnh
hưởng đến các đặc điểm văn hóa xã hội của cư dân như thói quen hàng ngày,
niềm tin, giá trị và đời sống xã hội. Những yếu tố này có thể, lần lượt dẫn đến
căng thẳng tâm lý, hoạt động du lịch có thể dẫn đến một sự mất mát bản sắc
dân tộc và văn hóa địa phương nếu tốc độ tăng trưởng cao được đi kèm với kế
hoạch và quản lý yếu kém. Các nghiên cứu trên chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng
đến sự tham gia của người dân trong du lịch và khẳng định sự tham gia của
cộng đồng có vai trò quyết định thành công của mô hình DLST
(McCool&Martin, 1994).
Theo Tosun, 2000 "sự tham gia cho phép cộng đồng địa phương tại các
điểm đến du lịch khác nhau ở mức độ phát triển khác nhau tham gia vào quá
trình quyết định phát triển du lịch bao gồm cả công việc chia sẻ lợi ích của
việc phát triển du lịch và xác định các loại hình cũng như mô hình inb triển
khai du lịch tại địa phương ". Cũng theo tác giả này, mục đích chính của phát
triển du lịch dựa vào cộng tác là trao quyền cho các cộng đồng sở tại.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
Theo Thammajinda (2013) các dạng tham gia phố biển của cộng đồng
trong hoạt động DLST có thể kể đến như sau:
- Tham gia vào quy hoạch, dự án: tham gia vào các cuộc họp về du lịch
tại địa phương, bầu ban quản lý du lịch; thành lập diễn đàn, câu lạc bộ, nhóm,
đội,... để thảo luận về du lịch; thành lập quỹ đầu tư du lịch.
- Tham gia kinh doanh: cung cấp dịch vụ du lịch sẵn có của địa
phương; đầu tư vào dự án du lịch để thu lợi nhuận; thành lập tổ chức cộng
đồng để quản lý công ty du lịch của cộng đồng; cung cấp hàng hóa, dịch vụ
cho công ty lữ hành.
- Tham gia quảng bá: thiết kế trang thông tin điện tử, website giới thiệu
dự án, hoạt động, điểm tham quan, tuyến tham quan; xây dựng phóng sự du
lịch về cộng đồng; thiết kế pano, bảng quảng cáo, in tờ rơi.
Bảng 1.6. Mức độ tham gia của cộng đồng
Mức độ tham gia cộng đồng
Arnstein
Deshler and Sock (1985) Tosun (1999) Pretty (1995)
(1969)
- Tham gia tự
- Trao
giác
- Người dân - Tham gia tương
quyền
- Tham gia - Quyền quản lý tác
- Hợp
tự phát công dân - Uỷ quyền - Tham gia chức
tác - Tham gia
- Tham gia - Tham gia - Hợp tác năng
- Khuôn tích cực
bị cảm hóa theo quy - Thỏa hiệp - Tham gia bằng
khổ/ - Tham gia
- Tham gia định - Tham vấn động cơ vật chất
quy thụ động
bị cưỡng - Không - Thông báo - Tham gia tư vấn
định
chế tham gia - Vận động - Tham gia cung
- Thuyết
- Lôi kéo cấp thông tin
phục
- Tham gia thụ
động
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc

Recommandé

Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM par
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
2.4K vues148 diapositives
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá par
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoáLuận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoáDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
16 vues206 diapositives

Contenu connexe

Similaire à Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc

Khóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM par
Khóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
39 vues102 diapositives
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa, 9 điểm par
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa, 9 điểmLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa, 9 điểmDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
4 vues256 diapositives

Similaire à Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc(20)

Plus de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

Plus de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍(20)

Dernier

Luận Văn Giải pháp marketing dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm Kinh doa... par
Luận Văn Giải pháp marketing dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm Kinh doa...Luận Văn Giải pháp marketing dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm Kinh doa...
Luận Văn Giải pháp marketing dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm Kinh doa...sividocz
5 vues27 diapositives
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Vinaph... par
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Vinaph...Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Vinaph...
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Vinaph...sividocz
6 vues26 diapositives
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU... par
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...Nguyen Thanh Tu Collection
35 vues381 diapositives
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế... par
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...tcoco3199
5 vues155 diapositives
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ... par
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...Nguyen Thanh Tu Collection
20 vues359 diapositives
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của... par
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...tcoco3199
6 vues156 diapositives

Dernier(20)

Luận Văn Giải pháp marketing dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm Kinh doa... par sividocz
Luận Văn Giải pháp marketing dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm Kinh doa...Luận Văn Giải pháp marketing dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm Kinh doa...
Luận Văn Giải pháp marketing dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm Kinh doa...
sividocz5 vues
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Vinaph... par sividocz
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Vinaph...Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Vinaph...
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Vinaph...
sividocz6 vues
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU... par Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế... par tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...
tcoco31995 vues
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ... par Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của... par tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
tcoco31996 vues
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Tắc Ruột Sau M... par tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Tắc Ruột Sau M...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Tắc Ruột Sau M...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Tắc Ruột Sau M...
tcoco31995 vues
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl... par tcoco3199
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...
tcoco319910 vues
Luận Văn Nghiên Cứu Hình Thái Nhân Trắc Và Phẫu Thuật Tạo Hình Nếp Mi Trên Ở ... par tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Hình Thái Nhân Trắc Và Phẫu Thuật Tạo Hình Nếp Mi Trên Ở ...Luận Văn Nghiên Cứu Hình Thái Nhân Trắc Và Phẫu Thuật Tạo Hình Nếp Mi Trên Ở ...
Luận Văn Nghiên Cứu Hình Thái Nhân Trắc Và Phẫu Thuật Tạo Hình Nếp Mi Trên Ở ...
tcoco31995 vues
Luận Văn Nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng TMCP công thương... par sividocz
Luận Văn Nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng TMCP công thương...Luận Văn Nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng TMCP công thương...
Luận Văn Nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng TMCP công thương...
sividocz7 vues
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ... par Nguyen Thanh Tu Collection
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn... par sividocz
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...
sividocz9 vues
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH... par Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ... par sividocz
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...
sividocz9 vues
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh... par tcoco3199
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
tcoco31995 vues
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf par conghoaipk
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfHỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
conghoaipk178 vues
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 3 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ... par Nguyen Thanh Tu Collection
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 3 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 3 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 3 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN THỰC TẾ - MÔN TOÁN - LỚP 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - CÓ LỜI G... par Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN THỰC TẾ - MÔN TOÁN - LỚP 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - CÓ LỜI G...CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN THỰC TẾ - MÔN TOÁN - LỚP 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - CÓ LỜI G...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN THỰC TẾ - MÔN TOÁN - LỚP 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - CÓ LỜI G...
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 4 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ... par Nguyen Thanh Tu Collection
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 4 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 4 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 4 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ THỊ NGÂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI GẮN VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ - HẢI PHÒNG NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 9620211 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI 2. PGS. TS. PHẠM NGỌC LINH Hà Nội, 2021
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các trích dẫn sử dụng trong luận án đã ghi rõ tên tài liệu tham khảo và các tác giả của tài liệu đó. Tác giả luận án Lê Thị Ngân
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Lâm nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ. Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương nơi tôi công tác đã giao nhiệm vụ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi học tập và hoàn thành Luận án nghiên cứu. Lãnh đạo, các thầy, cô giáo, cán bộ, nhân viên Trường Đại học Lâm nghiệp; Khoa Sau Đại học; Khoa Quản lý Tài nguyên rừng - Trường Đại học Lâm nghiệp đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường. Lãnh đạo và cán bộ Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp Nhiệt đới; Lãnh đạo và cán bộ các phòng, ban, đơn vị của Vườn Quốc gia Cát Bà; chính quyền và nhân dân huyện đảo Cát Bà, Thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ tôi thực hiện các nghiên cứu, điều tra, thu thập thông tin, lấy mẫu và bố trí thí nghiệm. Đặc biệt, nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới 02 thầy hướng dẫn: PGS.TS. Đồng Thanh Hải, Trưởng phòng đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp - Giáo viên hướng dẫn 1 và PGS.TS. Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng, Ban Tuyên giáo Trung ương - Giáo viên hướng dẫn 2, là những người thầy đã dành nhiều tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn, động viên, giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, đặc biệt là chồng và các con, anh, chị em, bạn bè, đồng nghiệp - những người thân yêu
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iii đã luôn bên cạnh chia sẻ, động viên, cổ vũ về mặt tinh thần và vật chất giúp tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu của mình. Tôi xin ghi nhận tất cả những tình cảm và sự giúp đỡ vô cùng quý báu trên. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Lê Thị Ngân
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BQL BTTN BTNN BVMT CSCAP DLST DVDL ĐDSH GDMT HST IUCN INTROFORD KBT KT-XH KDTSQ PHST PTBV RĐD TIES TNTN VQG WWF Ban quản lý Bảo tồn thiên nhiên Bảo tồn nghiêm ngặt Bảo vệ môi trường Hội đồng hợp tác an ninh Châu Á-Thái Bình dương Du lịch sinh thái Dịch vụ du lịch Đa dạng sinh học Giáo dục môi trường Hệ sinh thái Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế Viện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp nhiệt đới Khu bảo tồn Kinh tế - xã hội Khu dự trữ sinh quyển Phục hồi sinh thái Phát triển bền vững Rừng đặc dụng Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế Tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................iv MỤC LỤC.................................................................................................v DANH MỤC BẢNG..............................................................................viii TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN . xi PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................6 1.1. Cơ sở lý luận về DLST.....................................................................6 1.1.1.Khái niệm về DLST....................................................................6 1.1.2. Các loại hình DLST ................................................................11 1.1.3 . Đặc điểm của DLST...............................................................11 1.1.4. Vai trò của việc phát triển DLST............................................14 1.1.5. Những vấn đề liên quan đến phát triển DLST theo hướng bền vững19 1.2.Phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH .......................................23 1.2.1. Khái niệm về ĐDSH................................................................23 1.2.2. Bảo tồn ĐDSH ........................................................................23 1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển DLST với bảo tồn ĐDSH..........25 1.3. Ứng dụng GIS và AHP trong xác định vùng tiềm năng DLST....27 1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST ......................29 1.4.1. Mức độ tham gia của cộng đồng ............................................29 1.4.2. Thái độ và nhận thức của cộng đồng......................................32 1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng .......34 1.5. Phát triển DLST ở các VQG.........................................................36 1.5.1. Khái quát về VQG...................................................................36 1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển DLST ở VQG .......39
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vi Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU..........................................................44 2.1.Đặc điểm tự nhiên..........................................................................60 2.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................60 2.1.2. Địa hình...................................................................................60 2.1.3. Đặc điểm khí hậu ....................................................................61 2.1.4. Đặc điểm thủy văn ..................................................................62 2.2. Dân sinh kinh tế, xã hội ................................................................62 2.2.1. Dân số, dân tộc và nguồn lao động ........................................62 2.2.2. Kinh tế.....................................................................................63 2.3. Xã hội.............................................................................................66 2.3.1. Về giáo dục đào tạo ................................................................66 2.3.2. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân...............66 2.3.3. Văn hóa ...................................................................................66 Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................44 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................44 3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................44 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................68 4.1. Thực trạng phát triển DLST tại VQG Cát Bà...............................68 4.1.1. Thực trạng khai thác các tuyến và điểm DLST.......................68 4.1.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch...............................82 4.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động DLST tại VQG Cát Bà....84 4.1.4. Thực trạng khách du lịch đến VQG Cát Bà86 4.2. Hiện trạng và tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST..................93 4.2.1. Đa dạng HST rừng..................................................................94 4.2.2. Đa dạng thành phần loài động vật .........................................98 4.2.3. Đa dạng thành phần loài thực vật ........................................100
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vii 4.2.4. Giá trị bảo tồn ĐDSH...........................................................101 4.2.5. Mô tả một số loài động vật tiềm năng cho phát triển DLST 108 4.3. Xác định vùng tiềm năng cho phát triển DLST..........................114 4.3.1. Kết quả xây dựng hệ thống bản đồ đánh giá các vùng thích hợp cho phát triển DLST..............................................................................115 4.3.2. Xác định trọng số của từng chỉ tiêu đánh giá sử dụng AHP 133 4.3.3. Xây dựng bản đồ tiềm năng du lịch sinh thái .......................134 4.4. Nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH ..............................................................................134 4.4.1. Đặc điểm nhân khẩu học ......................................................134 4.4.2. Mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động DLST .137 4.4.3. Nhận thức của cộng đồng về những lợi ích của DLST.........140 4.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng .....144 4.4.5. Các rào cản hạn chế sự tham gia của cộng đồng.................145 4.4.6. Nhận thức của cộng đồng về lợi ích của phát triển DLST ...147 4.4.7. Thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST ..................149 4.4.8. Sự khác biệt về thái độ dựa trên đặc điểm nhân khẩu học...147 4.4.9. Thái độ của cộng đồng đối với bảo tồn ĐDSH ....................150 4.5. Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động DLST tại VQG Cát Bà...151 4.5.1. Đề xuất các giải pháp ...........................................................151 4.5.2. Xác định thứ bậc ưu tiên của các giải pháp .........................155 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................... 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................171 PHỤ LỤC
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2. 1. Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2019 ...........................63 Bảng 3. 1. Nguồn dữ liệu không gian .............................................................49 Bảng 3. 2. Các nhân tố và tiêu chí sử dụng trong phân tích sự phù hợp đối với DLST...............................................................................................................52 Bảng 3. 3. Thang đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố .............................57 Bảng 3. 4. Mức độ tham gia của cộng đồng....................................................58 Bảng 4. 1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của VQG Cát Bà..........83 Bảng 4. 2. Hiện trạng rừng VQG Cát Bà năm 2020.......................................95 Bảng 4. 3. Thành phần loài động vật rừng ghi nhận tại KDTSQ quần đảo Cát Bà98 Bảng 4. 4. Thống kê diện tích theo tầm nhìn ................................................115 Bảng 4. 5. Thống kê diện tích theo hiện trạng rừng......................................117 Bảng 4. 6. Thống kê diện tích theo mức độ bảo tồn đa dạng sinh học.........119 Bảng 4. 7. Thống kê diện tích theo mức độ đa dạng loài quý, hiếm ............121 Bảng 4. 8. Thống kê diện tích theo độ dốc ...................................................123 Bảng 4. 9. Thống kê diện tích theo độ cao....................................................125 Bảng 4. 10. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận đường giao thông...127 Bảng 4. 11. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận các điểm văn hóa...129 Bảng 4. 12. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt 131 Bảng 4. 13. Các thông số chỉ tiêu..................................................................133 Bảng 4. 14. Kết quả đánh giá tiềm năng DLST tại VQG Cát Bà .................134 Bảng 4. 15. Hồ sơ xã hội học của người dân trả lời phỏng vấn....................136 Bảng 4. 16. Nhận thức của cộng đồng về các lợi ích của DLST ..................141 Bảng 4. 17. Nhận thức của cộng đồng về các lợi ích của DLST ....... ……..148 Bảng 4.18. Tổng hợp trọng số hệ thống giải pháp thúc đẩy hoạt động DLST .. 160
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Mô hình về các nguyên tắc và giá trị DLST bền vững ...................22 Hình 3. 1. Sơ đồ các bước xác định vùng thích hợp cho phát triển DLST…..55 Hình 4. 1. Đỉnh Ngự Lâm ...............................................................................70 Hình 4. 2. Tuyến Giáo dục MT.......................................................................70 Hình 4. 3. Tham quan RNM............................................................................71 Hình 4. 4. Ao Ếch............................................................................................71 Hình 4. 5. Làng chài Việt Hải .........................................................................73 Hình 4. 6. Hang Quân Y..................................................................................73 Hình 4. 7. Động Trung Trang..........................................................................74 Hình 4. 8. Vườn thực vật.................................................................................75 Hình 4. 9.Tuyến quan sát chim thú .................................................................75 Hình 4. 10. Bản đồ một số tuyến điểm DLST tại VQG Cát Bà......................76 Hình 4. 11. Động Thiên Long.........................................................................78 Hình 4. 12. Tuyến du lịch Vịnh Lan Hạ - Vạn Bội.........................................78 Hình 4. 13. Đảo Cát Dứa.................................................................................79 Hình 4. 14. Hang sáng - Vạn Tà......................................................................79 Hình 4. 15. Làng chài Trà Báu........................................................................80 Hình 4. 16. Hang Quả Vàng............................................................................80 Hình 4. 17. Đảo Nam Cát................................................................................81 Hình 4. 18. Cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động DLST của VQG Cát Bà .......85 Hình 4. 19. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm DVDL&GDMT................86 Hình 4. 20. Thành phần khách du lịch tham gia chuyến du lịch ....................88 Hình 4. 21. Biểu đồ thời gian lưu trú lại của khách du lịch tại VQG Cát Bà . 88 Hình 4. 22. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan cả tuyến rừng và biển của VQG Cát Bà..............................................................................................89 Hình 4. 23. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan tuyến rừng tại khu trung tâm VQG Cát Bà....................................................................................90
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 x Hình 4. 24. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan...............................90 Hình 4. 25. Biểu đồ thống kê lý do khách chọn du lịch đến VQG Cát bà và những tuyến, điểm du lịch của VQG Cát Bà mà khách quan tâm..................91 Hình 4. 26. Biểu đồ thời điểm khách du lịch muốn đến VQG Cát Bà ...........92 Hình 4. 27. Bản đồ hiện trạng các trạng thái rừng VQG Cát Bà ....................97 Hình 4. 28. Bản đồ phân bố các loài động vật quý, hiếm của VQG Cát Bà . 105 Hình 4. 29. Bản đồ phân bố các loài thực vật quý, hiếm của VQG Cát Bà .. 107 Hình 4. 30. Hình ảnh Voọc cát bà tại VQG Cát Bà......................................109 Hình 4. 31. Hình ảnh loài Sơn dương tại VQG Cát Bà.................................109 Hình 4. 32. Hình ảnh loài Khỉ vàng tại VQG Cát Bà ...................................110 Hình 4. 33. Hình ảnh loài..............................................................................111 Hình 4. 34. Hình ảnh loài Bướm phượng cánh chim chấm liền tại VQG Cát Bà..111 Hình 4. 35. Hình ảnh loài Thạch sùng mí cát bà tại VQG Cát Bà................113 Hình 4. 36. Hình ảnh loài Ếch cây sần bắc bộ tại VQG Cát Bà ...................113 Hình 4. 37. Bản đồ tầm nhìn các điểm du lịch tại VQG Cát Bà...................116 Hình 4. 38. Bản đồ đánh giá mức độ phù hợp hiện trạng rừng tại VQG Cát Bà .118 Hình 4. 39. Bản đồ mức độ bảo vệ tại VQG Cát Bà.....................................120 Hình 4. 40. Bản đồ mức độ đa dạng loài nguy cấp quý hiếm.......................122 Hình 4. 41. Bản đồ mức độ phù hợp của độ dốc cho phát triển....................124 Hình 4. 42. Bản đồ độ cao thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà 126 Hình 4. 43. Bản đồ khả năng tiếp cận đường giao thông..............................128 Hình 4. 44. Bản đồ khả năng tiếp cận các điểm văn hóa ..............................130 Hình 4. 45. Bản đồ khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt tại VQG Cát Bà 132 Hình 4. 46. Bản đồ tiềm năng DLST tại VQG Cát Bà..................................135 Hình 4. 47. Mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST tại địa phương...........................................................................................................138 Hình 4. 48. Biểu đồ các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch của cộng đồng .......................................................................................................................140 Hình 4. 49. Các rào cản của người dân tham gia vào DLST ........................146 Hình 4. 50. Biểu đồ sự thay đổi mức độ sử dụng TNTN của người dân sau khi tham gia vào hoạt động DLST tại VQG Cát Bà. ..........................................150
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xi TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN I. Thông tin chung: - Tên luận án: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng”. - Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp - Nghiên cứu sinh: + Họ và tên: Lê Thị Ngân + Học vị: Thạc sĩ + Khóa đào tạo NCS: K25 + Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng + Mã số: 9620211 II. Những đóng góp mới của luận án: Điểm mới đầu tiên của đề tài luận án là lần đầu sử dụng kết hợp phương pháp GIS và phân tích thứ bậc (AHP) đánh giá các vùng tiềm năng thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà dựa trên các yếu tố TNTN, tài nguyên con người và tài nguyên văn hóa. Luận án cũng xác định được những kết quả quan trọng về mức độ tham gia, các nhân tố cản trở và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng cũng như nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà. Luận án đã đưa ra một số hệ thống các giải pháp ưu tiên cho phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà dựa trên phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Hệ thống các giải pháp này là cơ sở để VQG Cát Bà xem xét thực hiện phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH trong xu hướng tự chủ tài chính của các VQG và KBT ở Việt Nam trong thời gian tới. Tập thể hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS Phạm Ngọc Linh PGS.TS Đồng Thanh Hải Lê Thị Ngân
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của Đề tài Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/06/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã định nghĩa Du lịch sinh thái (DLST) là “loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”. Cho đến nay, có rất nhiều các định nghĩa về DLST được sử dụng bởi các tổ chức khác nhau, nhìn chung tất cả đều hướng tới 3 mục tiêu chính bao gồm công bằng xã hội, phát triển kinh tế và toàn vẹn môi trường (TIES, 2015). DLST là một nhánh của lĩnh vực du lịch bền vững. DLST được coi như là một công cụ hữu hiệu để PTBV là lý do chính tại sao các nước đang phát triển hiện đang đón nhận DLST một cách tích cực và đưa vào các chiến lược phát triển kinh tế và bảo tồn của mình (Kiper, 2013). Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trong số các quốc gia có tính ĐDSH cao nhất trên thế giới và là một trong 10 trung tâm giàu nhất của ĐDSH trên thế giới (MONRE, 2015). Tuy nhiên, ĐDSH ở Việt Nam đã và đang bị suy thoái do các hoạt động quá mức của con người như phá hủy sinh cảnh, săn bắt, buôn bán trái phép động vật. Để bảo tồn ĐDSH, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều các giải pháp, trong đó thành lập các VQG/KBT là giải pháp trọng tâm. Theo Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, trên phạm vi cả nước đã xác lập được 167 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích rừng đặc dụng là 2.303.961 ha (chiếm 14,19% diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp), bao gồm 33 VQG, 57 khu dự trữ thiên nhiên, 14 khu bảo tồn loài và sinh cảnh và 54 khu bảo vệ cảnh quan. Đây là những nơi bảo tồn tính ĐDSH, các HST đặc trưng, các loài nguy cấp quý hiếm và là tiềm năng lớn để phát triển DLST, một trong các dòng sản phẩm du lịch chính, có khả năng cạnh tranh của Việt Nam.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 DLST đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của VQG/KBT bởi vì nó mang lại nguồn thu nhập đáng kể để hỗ trợ công tác bảo tồn ĐDSH và phát triển cộng đồng địa phương (García-Herrera, 2016). Tuy nhiên, DLST trong các VQG/KBT ở Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế của phát triển DLST là sự thiếu vắng sự hợp tác giữa chính quyền và các ngành khác nhau trong việc xây dựng các chính sách và quy hoạch DLST. Ngành du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan vì sự phát triển của nó (García-Herrera, 2016). Ngoài ra, sự phát triển DLST chưa có sự thống nhất về cơ chế vận hành trong hệ thống VQG/KBT và mới chỉ tập trung ở một số VQG như Cát Bà, Cát Tiên, Ba Vì, Tam Đảo, Bạch Mã... Các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, đặc biệt các sản phẩm đặc trưng như xem động vật hoang dã được rất ít VQG/KBT tổ chức. Vấn đề về quy hoạch các tuyến điểm du lịch và các vùng thích hợp cho phát triển DLST cũng chưa được bài bản. Quan trọng hơn nữa là sự gắn kết giữa phát triển DLST với bảo tồn ĐDSH và sự tham gia của cộng đồng địa phương hiện còn đang hạn chế ở các VQG/KBT ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa phát triển DLST, bảo tồn ĐDSH và sự tham gia của người dân đã được nhiều nghiên cứu đề cập trước đây. Nghiên cứu của Holmes (2013) cho rằng, người dân địa phương có thể là mối đe dọa trực tiếp đối với các KBT khi họ không hợp tác với ban quản lý khu bảo tồn hoặc tham gia vào các sáng kiến bảo tồn cũng như hoạt động DLST. Hiểu biết sâu sắc hơn về thái độ và nhận thức người dân địa phương cũng như các nhân tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia của họ sẽ là cơ sở quan trọng trong việc đề ra các chiến lược phù hợp để thu hút sự ủng hộ rộng rãi của địa phương đối với công tác bảo tồn ĐDSH và quản lý DLST (Holmes, 2013). Là một VQG được thành lập năm 1986, nơi có HST hải đảo quan trọng bậc nhất của Việt Nam, VQG Cát Bà đóng vai trò quan trọng trong công tác
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 bảo tồn ĐDSH, bảo tồn TNTN, ngoài ra nơi đây còn có ý nghĩa to lớn đối với việc BVMT sinh thái cho thành phố Hải Phòng và là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển DLST. VQG Cát Bà gắn liền với quần thể Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới với nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, nhiều hang động kỳ thú, bãi biển đẹp, thơ mộng; các HST đa dạng, phong phú với hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm, văn hóa bản địa lâu đời hấp dẫn du khách khi tới tham quan, trải nghiệm tại Vườn. Thực hiện chủ trương, chính sách phát triển DLST, VQG Cát Bà là một trong 07 VQG đang thực hiện liên doanh, liên kết tổ chức các hoạt động DLST. Doanh thu từ việc tổ chức các hoạt động DLST bước đầu có những đóng góp cho việc phát triển của Vườn. Tuy nhiên, cũng giống như các VQG/KBT khác ở Việt Nam, việc triển khai các hoạt động DLST ở đây vẫn đang gặp nhiều trở ngại về cơ chế chính sách, quy hoạch tổng thể, các bên tham gia... Cho đến thời điểm hiện tại VQG Cát Bà vẫn chưa có đề án phát triển DLST được phê duyệt. Để phát triển DLST một cách bền vững VQG cần có đề án cụ thể và giải pháp tổng thể. Một trong số các giải pháp đó là phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH. Cơ sở khoa học cho việc phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH đầu tiên là cần làm rõ tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà là gì?. Theo các nghiên cứu trước đây (Hoàng Văn Cầu, 2017; Hoàng Văn Phúc, 2016), các tuyến và điểm DLST tại đây mới chỉ khai thác tiềm năng ĐDSH ở các khu vực xung quanh Trung tâm VQG. Hơn nữa, các loại hình DLST đặc trưng và thu hút khách du lịch của VQG như xem động vật hoang dã (Voọc Cát Bà, Sơn Dương, Thạch sùng mì Cát bà...) vẫn chưa được khai thác. Câu hỏi thứ hai là cần xác định rõ đâu là các vùng tiềm năng cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà?. Số lượng tuyến điểm hiện tại đang khai thác tại VQG dường như là chưa tương xứng với tiềm năng của Vườn. Vì vậy, cần có đánh giá tổng thể dựa trên các tiêu chí về đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 và văn hóa về các vùng thích nghi từ đó là cơ sở khoa học cho việc hoạch định các vùng DLST của VQG. Câu hỏi thứ ba là làm thế nào thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động DLST của VQG?. Cho đến thời điểm hiện tại sự tham gia của cộng đồng địa phương và các hoạt động này của người dân mới chỉ là tự phát, chưa có một cơ chế cho sự tham gia vì vậy sự tham gia của cộng động địa phương còn hạn chế. Nghiên cứu về hiện trạng sự tham gia, các nhân tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia cũng như thái độ và nhận thức của cộng động đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH là rất cần thiết cho việc đề xuất các chính sách nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng. Một khi đã làm rõ về tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST, các vùng tiềm năng cho phát triển DLST và các nhân tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia của cộng đồng cũng như nhận thức và thái độ của họ đối với phát triển DLST sẽ là cơ sở khoa học cho VQG và các nhà hoạch định xây dựng các chính sách và quy hoạch phát triển DLST bền vững tại VQG Cát Bà. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ định hướng phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH nhằm phát triển bền vững VQG Cát Bà, Hải Phòng. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng phát triển DLST tại VQG Cát Bà; - Xác định được các vùng DLST tiềm năng tại VQG Cát Bà; - Đánh giá được mức độ tham gia, thái độ và nhận thức của cộng động đối với phát triển DLST tại VQG Cát Bà; - Đề xuất được các giải pháp phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH. 3. Những đóng góp mới của Luận án Điểm mới đầu tiên của đề tài luận án là lần đầu sử dụng kết hợp phương pháp GIS và phân tích thứ bậc (AHP) đánh giá các vùng tiềm năng
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà dựa trên các yếu tố TNTN, tài nguyên con người và tài nguyên văn hóa. Luận án cũng xác định được những kết quả quan trọng về mức độ tham gia, các nhân tố cản trở và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng cũng như nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà. Luận án đã đưa ra một số hệ thống các giải pháp ưu tiên cho phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà dựa trên phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Hệ thống các giải pháp này là cơ sở để VQG Cát Bà xem xét thực hiện phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH trong xu hướng tự chủ tài chính của các VQG và KBT ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Kết cấu Luận án: Luận án được xây dựng 179 trang với 23 bảng; 53 hình trong đó có 03 sơ đồ và 14 bản đồ; 07 phụ lục. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của Luận án gồm 04 chương: Đặt vấn đề Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm khu vực nghiên cứu Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Kết luận
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về DLST 1.1.1. Khái niệm về DLST Hiện nay đang tồn tại rất nhiều định nghĩa về DLST. Mỗi định nghĩa nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau về DLST như vấn đề BVMT, phát triển kinh tế, bảo tồn ĐDSH,… Trong Luận án này, những định nghĩa được sử dụng rộng rãi sẽ được xem xét. Cụ thể như sau: Thuật ngữ "Ecotourism - DLST" lần đầu tiên được giới thiệu bởi Ceballos-Lascuráin vào năm 1987 và ngay sau đó đã phát triển nhanh chóng và rộng khắp (Ceballos-Lascuráin, 1987, 1996). Tuy nhiên, theo định nghĩa này, tác giả đã chỉ nhấn mạnh về yếu tố tự nhiên nhưng chưa đề cập đến vấn đề bảo tồn những giá trị thiên nhiên và văn hóa địa phương cũng như sự tham gia của cộng đồng dân cư. Vì vậy, khái niệm này phù hợp với du lịch dựa vào thiên nhiên (nature - based tourism) hơn là khái niệm về DLST. Theo định nghĩa của Wood (1991): “DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các HST. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích tài chính cho người dân địa phương”. Định nghĩa của Allen (1993): “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác BVMT. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc BTTN”.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để BVMT, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”. Trong cuộc hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST” tại Việt Nam năm 1999, khái niệm DLST mới có sự thống nhất bước đầu: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và PTBV, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Định nghĩa này bao hàm đầy đủ nội dung của DLST, thống nhất về cơ bản với các quan niệm của các nhà khoa học trên thế giới. Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm: “DLST là một loại hình du lịch lấy các HST đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các HST. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”. Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): “DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hóa - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH của nhân dân địa phương” (IUCN, 2008). Sự ra đời của Hiệp hội DLST quốc tế (TIES) vào năm 1990 bước đầu khẳng định vị thế của DLST với tư cách là một hệ thống lý luận và thực tiễn
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 về PTBV trong du lịch. Hiệp hội DLST thế giới đã tổng hợp và đưa ra định nghĩa tương đối đầy đủ về DLST: “Du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn môi trường, duy trì cuộc sống của người dân địa phương và liên quan đến việc giải thích và giáo dục” (TIES, 2015). Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các định nghĩa về DLST Khái niệm Nguồn “DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các HST. Wood, 1991. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích tài chính cho người dân địa phương”. “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác Allen, 1993. BVMT. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc BTTN”. “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, Honey, 1999. tạo quỹ để BVMT, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Khái niệm Nguồn Hội thảo “Xây “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa dựng chiến lược bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực quốc gia về phát bảo tồn và PTBV, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa triển DLST” tại phương". Việt Nam năm 1999. “DLST là một loại hình du lịch lấy các HST đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các HST. Đó cũng là hình thức kết hợp Lê Huy Bá, chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới 2000. thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và TNTN một cách bền vững”. “DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc IUCN, 2008. trưng văn hóa - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH của nhân dân địa phương”. “Du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn môi trường, duy trì cuộc sống của người dân địa phương và TIES, 2015. liên quan đến việc giải thích và giáo dục”. Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra năm 1987 cho đến nay, nội dung của DLST đã có những thay đổi, từ chỗ đơn thuần là loại hình du lịch hoạt động ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực, nhấn mạnh vào việc bảo tồn di sản thiên nhiên và văn hóa, trong việc kết hợp
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 với phát triển cộng đồng địa phương, cung cấp các vấn đề giáo dục du khách. Theo đó, DLST là hoạt động có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại nguồn lợi cho người dân địa phương. Các nghiên cứu trên thế giới cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động du lịch với công tác bảo tồn ĐDSH. Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX song đã thu hút đực sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Tuy nhiên với nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau khái niệm DLST còn nhiều điểm chưa thống nhất (Phạm Trung Lương và cộng sự, 2002). Theo Phạm Trung Lương và cộng sự (2002) đã nhận định, DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc BVMT và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương, có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn (Phạm Trung Lương, 2003). Hệ thống cơ sở lý luận về DLST đã được các tổ chức và các học giả đưa ra như: Lê Văn Lanh (1998), Hội các VQG và khu BTTN Việt Nam (2001); Phạm Trung Lương (2002), Lê Huy Bá (2006). Hầu hết các công trình nghiên cứu đều thống nhất khái niệm về DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và PTBV với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Lê Văn Lanh, 1998; Phạm Trung Lương và cộng sự, 2002; Lê Huy Bá, 2006; Nguyễn Quyết Thắng, 2012). Mặc dù các định nghĩa trên chưa thống nhất với nhau hoàn toàn nhưng đã tập trung vào việc giải thích DLST phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa những giá trị TNTT, bản sắc văn hóa địa phương với việc nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo tồn những giá trị đó đồng thời nhấn mạnh vai trò, quyền lợi của cộng đồng địa phương trong hoạt động DLST.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam 2017 định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về BVMT” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017). Nghiên cứu này sẽ sử dụng định nghĩa này để tiếp cận các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án. 1.1.2. Các loại hình DLST Để thuận tiện cho việc nghiên cứu tổng quát cũng như thực tế tổ chức hoạt động DLST thì hình thức phân chia các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi được sử dụng phổ biến (Hiệp hội DLST, 1999a). Do đó, hiện nay các loại hình DLST thường được phân chia như: - DLST nghỉ núi, nghỉ biển; - Du lịch vãn cảnh thiên nhiên; - DLST nghiên cứu, tìm hiểu (thiên nhiên, động thực vật); - DLST mạo hiểm,... Ngoài ra người ta có thể cụ thể hơn các loại hình trên như: DLST vãn cảnh làng quê; DLST nghiên cứu động thực vật biển; DLST nghiên cứu hệ động thực vật (của khu bảo tồn, vùng, miền)... Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các loại hình du lịch sinh thái Nguồn tác giả Loại hình DLST - DLST nghỉ núi, nghỉ biển; Hiệp hội DLST, - Du lịch vãn cảnh thiên nhiên; 1999a - DLST nghiên cứu, tìm hiểu (thiên nhiên, động thực vật); - DLST mạo hiểm,... 1.1.3. Đặc điểm của DLST Nghiên cứu của Honey (2008) đã đưa ra 07 đặc điểm cơ bản của DLST, gồm: du lịch đến các khu vực thiên nhiên, có tác động nhỏ nhất đến môi
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 trường tự nhiên và nhân văn, xây dựng những nhận thức về môi trường, cung cấp nguồn tài chính trực tiếp cho việc bảo tồn, cung cấp lợi ích tài chính và vị thế xã hội cho người dân địa phương, tôn trọng văn hóa bản địa, ủng hộ quyền con người, phong trào dân chủ (Honey, 2008). Tác giả Drunm (2000) cho rằng: “DLST phải bao gồm: bảo tồn, giáo dục, trách nhiệm và sự tham gia tích cực của cộng đồng trong khi du lịch tự nhiên giống như DLST ở chỗ xảy ra trên các khu vực tự nhiên, nhưng không bao hàm các yếu tố trên” (Drunm, 2000). Ở Việt Nam, các nghiên cứu của Phạm Trung Lương và cộng sự (2002) cho rằng, DLST là loại hình du lịch đặc thù gắn liền với tài nguyên du lịch thiên nhiên và các yếu tố văn hóa, lịch sử bản địa. Các tác giả đã tổng hợp những đặc điểm cơ bản của DLST dưới đây: - Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên và kể cả những nét văn hóa bản địa đặc sắc. Đặc biệt, những khu tự nhiên còn tương đối nguyên sơ, ít bị tác động lớn. Chính vì vậy, hoạt động DLST thường diễn ra và thích hợp tại lãnh thổ các VQG và các khu tự nhiên có giá trị. - Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn Đây là một đặc trưng khác biệt nổi bật của DLST so với các loại du lịch khác vì nó được phát triển trong môi trường có những hấp dẫn ưu thế về mặt tự nhiên. Trong DLST hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được duy trì và quản lý cho sự bền vững của cả HST và bản thân ngành du lịch. Điều này được thể hiện ở quy mô nhóm khách tham quan thường có số lượng nhỏ, yêu cầu sử dụng các phương tiện, dịch vụ về tiện nghi của du khách thường thấp hơn các yêu cầu về đảm bảo kinh nghiệm du lịch có chất lượng. Các hoạt động trong DLST thường ít gây tác động đến môi trường và du khách sẵn sàng chi trả cho việc BVMT.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 - Có giáo dục môi trường Đặc điểm giáo dục môi trường trong DLST là một yếu tố cơ bản phân biệt DLST với các loại hình du lịch khác. Giáo dục và thuyết minh môi trường bằng các nguồn thông tin, truyền tải thông tin đến du khách thông qua tài liệu, hướng dẫn viên, các phương tiện trên điểm, tuyến tham quan là những hình thức quan trọng trong việc làm giàu kinh nghiệm du lịch, nâng cao nhận thức về môi trường và bảo tồn. Giáo dục môi trường trong DLST có tác dụng trong việc làm thay đổi thái độ của du khách, cộng đồng và chính ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của những khu tự nhiên. - Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích du lịch DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương trên cơ sở cung cấp về kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả năng tham gia vào quản lý, vận hành dịch vụ DLST. Đó cũng là cách để người dân có thể trở thành những người bảo tồn tích cực. - Cung cấp các trải nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách Việc thỏa mãn những mong muốn của du khách là nâng cao hiểu biết và những kinh nghiệm du lịch lý thú là sự tồn tại sống còn lâu dài của ngành DLST. Vì vậy, các dịch vụ du lịch trong DLST tập trung nhiều vào việc đáp ứng những nhu cầu nhận thức và kinh nghiệm du lịch hơn là các dịch vụ cho nhu cầu tiện nghi. Thỏa mãn những nhu cầu này của khách DLST chỉ nên đứng sau công tác bảo tồn và bảo vệ những gì mà họ tham quan. Như vậy, từ nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về DLST có thể thấy đặc điểm của DLST được đề cập ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các đặc điểm của DLST
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Đặc điểm Nguồn tài liệu Đưa ra 7 đặc điểm cơ bản của DLST, gồm: du lịch đến các khu vực thiên nhiên, có tác động nhỏ nhất đến môi trường tự nhiên và nhân văn, xây dựng những nhận thức về môi trường, cung cấp nguồn tài chính trực tiếp cho Honey (2008) việc bảo tồn, cung cấp lợi ích tài chính và vị thế xã hội cho người dân địa phương, tôn trọng văn hóa bản địa, ủng hộ quyền con người, phong trào dân chủ. DLST phải bao gồm: bảo tồn, giáo dục, trách nhiệm và sự tham gia tích cực của cộng đồng trong khi du lịch tự Drunm (2000) nhiên giống như DLST ở chỗ xảy ra trên các khu vực tự nhiên, nhưng không bao hàm các yếu tố trên. DLST là loại hình du lịch đặc thù gắn liền với tài nguyên du lịch thiên nhiên và các yếu tố văn hóa, lịch sử bản địa. Các tác giả đã tổng hợp những đặc điểm cơ bản của DLST dưới đây: - Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn Phạm Trung hóa bản địa; Lương và cộng - Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn; sự (2002) - Có giáo dục môi trường; - Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích du lịch; - Cung cấp các trải nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách. 1.1.4. Vai trò của việc phát triển DLST Theo Hiệp hội DLST Thế giới (The International Ecotourism Society) thì DLST có rất nhiều ý nghĩa trong đó có thể kể đến một số vai trò sau:
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 1.1.4.1. Vai trò về kinh tế Thực tế đang diễn ra trên thế giới cho thấy DLST đã mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành: công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,... thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương và quốc gia. Mặt khác, việc phát triển DLST đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của hoạt động du lịch, tạo nên sức thu hút, sự hấp dẫn của điểm du lịch. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC, 2010), hiêṇ taịDLST chiếm khoảng 20% thi ̣trường du licḥ thếgiới và dự báo trong vài năm tới sẽ là phân ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong hoạt động du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của nhiều vùng, nhiều quốc gia. 1.1.4.2. Vai trò vềxãhôị - Nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân nơi có tổ chức các loại hình hay chương trình DLST. Nếu như các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các doanh nghiệp du lịch thì ngược lại, lợi nhuận từ DLST sẽ dành một phần đáng kể để đóng góp cải thiện môi trường, nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó DLST sẽ luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phương dưới nhiều hình thức dịch vụ: hướng dẫn viên (guider), lưu trú tại nhà dân (homestay), cung ứng các nhu cầu về thực phẩm (food supply), về hàng lưu niệm cho khách (souvenir supply),... Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc giảm sức ép của cộng động sống trong vùng đệm các VQG, KBT thiên nhiên lên môi trường và ĐDSH. Việc phát triển DLST tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là cộng đồng địa phương. DLST phát triển làm thay đổi cách sử dụng tài nguyên truyền thống, thay đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở tài nguyên và nội lực của mình.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 Phát triển DLST góp phần cải thiện đáng kể đời sống văn hóa xã hội của nhân dân. DLST tạo điều kiện đẩy mạnh sự giao lưu văn hóa giữa du khách và người địa phương, góp phần làm cho đời sống văn hóa - xã hội những vùng này càng trở lên sôi động hơn, văn minh hơn. Với hệ số sử dụng lao động cao, DLST đã trở thành một giải pháp giải quyết lao động, biện pháp hữu hiệu nhằm tạo công ăn việc làm, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, DLST phát triển tốt, nhiều dịch vụ du lịch chất lượng cao được tăng cường, điều đó tạo điều kiện giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên về phía người dân bản địa dù dưới hình thức nào khi đã thương mại hóa thì văn hóa của họ cũng bị ảnh hưởng, du lịch luôn du nhập những thói quen có thể tích cực, có thể tiêu cực. DLST sẽ góp phần hạn chế tối thiểu mặt tiêu cực thông qua giáo dục có mục đích cho du khách, cộng đồng địa phương khi tham gia vào hành trình DLST. - Thúc đẩy việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đến các điểm (TNTN). Đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe, phúc lợi đối với cư dân địa phương. Để phát triển hoạt động DLST không chỉ đơn thuần dựa vào nguồn TNTN mà cần phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của ngành du lịch. Hoạt động DLST càng phát triển thì yêu cầu hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng như: đường xá, hệ thống điện, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học... tại các điểm TNTT càng cao. Những công trình trên không những chỉ phục vụ khách du lịch mà còn đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho công đồng địa phương. - Duy trì các giá trị văn hóa bản địa và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng Các giá trị về văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với một HST cụ thể, do đó đây là một trong những vai trò quan trọng của hoạt động DLST. Sự xuống cấp hoặc thay
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi HST đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến DLST. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST. Sự phát triển hoạt động DLST đã góp phần khôi phục, phát triển nghề thủ công truyền thống, bảo tồn sinh hoạt văn hóa cộng đồng,... thông qua nguồn thu từ DLST. Đồng thời, qua việc bảo tồn, phát triển và giao lưu văn hóa giữa cộng đồng và du khách cũng giúp nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng. 1.1.4.3. Vai trò về môi trường - Góp phần BVMT, bảo tồn và tăng giá trị của các TNTN, các KBT, VQG. Đồng thời giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách và nhân dân địa phương trong việc bảo tồn môi trường, thiên nhiên. Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau. Môi trường là các thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua phát triển DLST sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng. DLST được xem là công cụ tốt nhất để BTTN, nâng cao chất lượng môi trường, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân về sự cần thiết phải bảo vệ HST dễ bị tổn thương, khống chế sự thay đổi của môi trường sinh thái, khắc phục những tài nguyên đang bị hủy hoại. Phát triển DLST đồng nghĩa với BVMT vì DLST tồn tại gắn với BVMT tự nhiên và các HST điển hình. DLST được xem là công cụ bảo tồn ĐDSH, nếu các hoạt động DLST được thực hiện một cách đúng nghĩa thì sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến ĐDSH. Sở dĩ như vậy là vì bản chất của DLST là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có tính hấp dẫn cao về tự nhiên và có hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 Bên cạnh đó, việc phát triển DLST còn đặt ra yêu cầu đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, duy trì và bảo tồn các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân địa phương thông qua các dự án bảo BVMT, ngoài ra, DLST còn tạo cơ hội để du khách ủng hộ tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường. DLST còn tạo động lực quan trọng, khơi dậy ý thức BVMT và duy trì HST. Người dân khi nhận được lợi ích từ hoạt động DLST, họ có thể hỗ trợ ngành du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn, bảo vệ các điểm tham quan. Xu hướng phổ biến ngày nay đều cho rằng không thể phát triển kinh tế mà không quan tâm đến việc BVMT sinh thái. Vì vậy, việc phát triển DLST theo đúng hướng sẽ tạo ra sự quản lý và sử dụng chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng tàn phá bừa bãi nguồn tài nguyên vì mục đích kinh tế của người dân. 1.1.4.4. Vai trò khác Ngoài ra theo thống kê của Hiệp hội Sinh thái Thế giới thì DLST còn nhiều vai trò và tác dụng khác như góp phần hướng thiện con người, nâng cao tình thần hiểu biết giữa các dân tộc,... Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ nêu ra một vài vai trò quan trọng, có thể dễ dàng nhận thấy trong việc phát triển DLST. Như vậy có thể thấy phát triển DLST sẽ là cách tiếp cận quan trọng của PTBV, đảm bảo được sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường cho một lãnh thổ ở những quy mô khác nhau từ địa phương đến vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Bảng 1.4. Bảng tổng hợp vai trò của việc phát triển DLST Nguồn: Hiệp hội DLST Thế giới
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 Vai trò Vai trò cụ thể - Mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần kéo theo sự phát Vai trò về triển mạnh mẽ của nhiều ngành: công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế thủy sản,... thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương và quốc gia. - Nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân nơi có tổ chức các loại hình hay chương trình DLST. - Thúc đẩy việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đến các điểm Vai trò vềxa ̃hôị (TNTN). Đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe, phúc lợi đối với cư dân địa phương. - Duy trì các giá trị văn hóa bản địa và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. - Góp phần BVMT, bảo tồn và tăng giá trị của các TNTN, Vai trò về môi các KBT, VQG. Đồng thời giáo dục, nâng cao nhận thức cho trương du khách và nhân dân địa phương trong việc bảo tồn môi ̀ trường, thiên nhiên. Vai trò khac Góp phần hướng thiện con người, nâng cao tình thần hiểu ́ biết giữa các dân tộc,... 1.1.5. Những vấn đề liên quan đến phát triển DLST theo hướng bền vững Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh, là ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương ở nhiều vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, cần phải nhận thức được rằng nếu phát triển không có kế hoạch và thiếu sự quản lý chặt chẽ có thể làm trầm trọng hơn các tác động tiêu cực. Khi đó xét trên toàn xã hội, cái lợi thu
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 được không đủ bù đắp chi phí để khắc phục hậu quả của nó. Từ thực tế đó, người ta đã tiếp cận đến một quan điểm mới là PTBV. Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) thì: "PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai". PTBV luôn luôn bao gồm 5 yếu tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau: - Yếu tố kinh tế: Sự sáng tạo ra của cải vật chất phải đi đôi với việc cải thiện điều kiện sống. - Yếu tố xã hội: Đảm bảo sự hoàn thiện về giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà cửa. - Yếu tố an ninh an toàn: Đảm bảo các quyền con người; an ninh, an toàn. - Yếu tố văn hóa: Giới thiệu được bản sắc và giá trị độc đáo riêng đến nhiều người và giữ gìn được bản sắc đó. - Yếu tố sinh thái: Ưu tiên cho việc giữ gìn và bảo toàn các TNTN phục vụ cho cuộc sống con người. Tính bền vững của du lịch được xác định là khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch vẫn đảm bảo khả năng phục hồi và tái tạo chính các nguồn tài nguyên này nhằm đáp ứng mục đích sử dụng lâu dài. Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu lâu dài của ngành du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững: “Là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những vùng đón tiếp mà vẫn bảo đảm và cải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống” (UNWTO, 2001). DLST như trên đã trình bày, nếu diễn ra theo đúng những nguyên tắc cơ bản của nó sẽ đóng góp rất lớn cho phát triển du lịch bền vững vì nó đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, giữa bảo
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 tồn và phát triển lâu dài. Đây là một khái niệm tương đối mới mẻ và nhiều người cho rằng đã nói đến DLST đương nhiên là nói đến du lịch bền vững. Tuy nhiên, DLST có khả năng nhưng không tất yếu là một hình thức của du lịch bền vững (Wight, 1993). Theo Koeman (1997), "DLST có thể, nhưng không tự nhiên là một hình thức của du lịch bền vững. Để đạt được một nền DLST bền vững thì cần phải có các mục tiêu cân bằng về kinh tế, môi trường và xã hội trong khuôn khổ đạo lý của các giá trị và nguyên tắc". DLST phát triển bền vững phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nó. Trong bài viết: "DLST - cân bằng các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội trong khuôn khổ đạo đức" Wight (1997) đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng phát triển DLST bền vững, đó là: 1. Không làm suy giảm các nguồn lực và phải được phát triển theo cách có lợi cho môi trường. 2. Đưa ra được những kinh nghiệm mới cho du khách. 3. Mang tính giáo dục đối với tất cả các thành phần tham gia như: các cộng đồng địa phương, chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch và khách du lịch trong các giai đoạn trước, trong và sau chuyến du lịch. 4. Nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị thực của nguồn lực. 5. Làm cho mỗi người nhận thức được khả năng giới hạn của nguồn lực về mặt lâu dài. 6. Nâng cao hiểu biết và phối hợp giữa các thành phần tham gia như chính quyền, tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch, các nhà khoa học và người dân bản địa trước và trong quá trình hoạt động. 7. Nâng cao trách nhiệm và hành vi đạo đức đối với môi truờng tự nhiên và văn hóa của tất cả những người tham gia. 8. Mang lại lợi ích cho nguồn lực, cộng đồng địa phương và cả ngành du lịch.
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 9. Những hoạt động sinh thái phải bảo đảm rằng những nguyên tắc đạo đức cơ bản đối với môi trường phải được áp dụng không những cho nguồn lực bên ngoài là yếu tố hấp dẫn khách du lịch chẳng hạn nguồn lực tự nhiên và văn hóa mà còn được áp dụng cho cả hoạt động nội tại của chúng nữa. DLST bền vững Các mục tiêu xã hội Các mục tiêu kinh tế - Lơị ich công̣đồng - Lơị ich kinh tế cua ́ ́ ̉ - Sư ̣ tham gia KHH, ngươi dân ̀ giao duc ̣va viêc ̣lam - Lơị ich cua doanh ́ ̀ ̀ ́ ̉ nghiêp̣cua cac nganh ̉ ́ ̀ Bảo tồn một cách hợp lý - Không làm caṇ kiêṭ nguồn lưc ̣ - Thừa nhâṇ giátri ̣nguồn tài nguyên Các mục tiêu môi trường Kết hợp kinh tế với môi trường Hình 1.1. Mô hình về các nguyên tắc và giá trị DLST bền vững Nguồn: Wight (1997) Mô hình các nguyên tắc và giá trị DLST bền vững đã được Wight (1997) xây dựng, trong đó 03 nhóm mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường được coi là có tầm quan trọng như nhau, phải được giải quyết một cách cân đối để đạt được sự phát triển bền vững. Những mục tiêu này có thể được tóm tắt như sau: Kinh tế cộng đồng Bảo tồn hợp lý Kết hợp K.tế và M/trường Theo Lê Văn Lanh (2000) thì các điều kiện tiên quyết cho hệ thống DLST bền vững bao gồm các điều kiện sau: (1). Điểm tới thăm có thực hiện việc BTTN; (2). Thông tin từ nghiên cứu và quan sát; (3). Các hướng dẫn
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 viên am hiểu địa phương; (4). Các giới hạn về sử dụng đất đai; (5). Các chương trình được thiết lập dựa trên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của khu vực; (6). Các phương tiện và việc sắp xếp để hỗ trợ các chương trình hoạt động DLST. Đây cũng là những điều kiện mà chúng ta có thể xem xét đối với việc tổ chức các hoạt động DLST trong điều kiện thực tế tại nước ta. 1.2. Phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH 1.2.1. Khái niệm về ĐDSH Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về ĐDSH đang tồn tại (WWF, 1989; CBD, 1992). Mặc dù các định nghĩa có các cách diễn tả khác nhau về ĐDSH, nó bao gồm 03 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Trong nghiên cứu này ĐDSH được hiểu là sư ̣phong phúvề gen, loài sinh vật và HST trong tư ̣nhiên. (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008). Trong đó : - Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau. - Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau. - Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác nhau. Giá trị của ĐDSH là vô cùng to lớn và có thể chia làm hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của ĐDSH là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình. Giá trị gián tiếp bao gồm những cái con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, DLST, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người. 1.2.2. Bảo tồn ĐDSH Bảo tồn ĐDSH là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Với ý nghĩa đó, quan điểm chỉ đạo của Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 là: “ĐDSH là nền tảng; bảo tồn ĐDSH là một trong các giải pháp then chốt nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Bảo tồn ĐDSH gắn với sử dụng bền vững ĐDSH góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Bảo tồn ĐDSH là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cơ quan quản lý, mọi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn ĐDSH. Thực hiện lồng ghép bảo tồn ĐDSH trong các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, các ngành và địa phương”. Theo Luật ĐDSH năm 2008: Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các HST tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; BVMT sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữvà bảo quản lâu dài các mâũ vâṭ di truyền. (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008). Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn ĐDSH, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang phải đối mặt và từ đó xây dựng phương pháp quản lý thích hợp nhằm giảm đi những tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và HST đó trong tương lai. Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái ĐDSH, đó là do các tác động bất lợi của tự nhiên và của con người, trong đó các ảnh hưởng do con người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ giữa thế kỷ XIX đến nay và chủ yếu là làm thay đổi và suy thoái cảnh quan trên diện rộng và điều đó đã đẩy
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 các loài và các quần xã sinh vật vào nạn tuyệt chủng. Con người phá hủy, chia cắt làm suy thoái sinh cảnh, khai thác quá mức các loài cho nhu cầu của mình, du nhập các loài ngoại lai và gia tăng dịch bệnh cũng là nguyên nhân quan trọng làm suy giảm ĐDSH. Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác như: phong tục tập quán, trình độ nhận thức và phương thức sản xuất của người dân; nhận thức và cách tiếp cận phương thức quản lý bảo tồn của của các cơ quan có thẩm quyền; phát triển hạ tầng xã hội. 1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển DLST với bảo tồn ĐDSH “Bảo tồn” là hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại. Hay nói cách khác bảo tồn có nghĩa là bảo quản giá trị hiện trạng và hạn chế tình trạng xuống cấp của giá trị đó. Giữa phát triển du lịch và bảo tồn ĐDSH có mối quan hệ tương hỗ, theo đó ĐDSH là một dạng tài nguyên thuộc nhóm “Tài nguyên du lịch tự nhiên phân nhóm tài nguyên DLST” đã và đang được khai thác phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là DLST ở các VQG, KBT thiên nhiên, Khu DTSQ hoặc Di sản thiên nhiên thế giới. Chính vì vậy việc bảo tồn ĐDSH được hiểu là việc bảo vệ nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch với tư cách là một dạng tài nguyên du lịch đặc biệt có giá trị đối với phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. Ở chiều ngược lại phát triển du lịch luôn có những tác động cả tích cực và tiêu cực đến bảo tồn ĐDSH, theo đó nếu phát triển du lịch đúng với các nguyên tắc PTBV sẽ góp phần tích cực tạo nguồn thu cho hoạt động bảo tồn, nâng cao nhận thức của du khách đối với ý nghĩa của bảo tồn ĐDSH, để qua đó có thể hạn chế các tác động từ du khách đến ĐDSH. Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực, hoạt động phát triển du lịch cũng sẽ có tác động tiêu cực đến bảo tồn ĐDSH nảy sinh từ sự tập trung lượng khách vượt quá giới hạn về “sức chứa” về sinh thái ở điểm đến du lịch; từ hoạt động săn bắt, khai thác các loài sinh vật quý hiếm phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 Phát triển du lịch gắn với bảo tồn ĐDSH sẽ được hiểu theo nghĩa tích cực, theo đó phát triển du lịch sẽ hỗ trợ cho mục tiêu bảo tồn ĐDSH thông qua các hoạt động nhằm phát huy các tác động tích cực và hạn chế được những tác động tiêu cực của du lịch đến ĐDSH thông qua các cơ chế tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp. Thực tế cho thấy, tác động của du lịch đến ĐDSH bao gồm cả những tích cực và tác động tiêu cực. Các tác động có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, theo đó các tác động gián tiếp sẽ tác động đến ĐDSH thông qua môi trường sống của các loài sinh vật (sinh cảnh nơi các loài sinh vật tồn tại và phát triển). Các tác động tiêu cực trực tiếp đến ĐDSH có thể là các hoạt động săn bắt động vật hoang dã hoặc khai thác trực tiếp các loài thực vật để phục vụ nhu cầu của du khách như ăn uống, ngâm rượu bồi bổ sức khoẻ, làm thuốc nam phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách. Tác tác động tiêu cực gián tiếp từ du lịch chủ yếu sẽ là các tác động làm suy giảm chất lượng môi trường sống của các loài sinh vật như việc xây dựng các công trình dịch vụ sẽ chia cắt sinh cảnh tự nhiên vốn là môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã; chất thải từ các hoạt động dịch vụ không được thu gom, xử lý sẽ làm ô nhiễm và suy thoái môi trường sống của các loài sinh vật Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên được đề cập đến trong nghiên cứu của Budowski (1976) thể hiện ở một trong ba dạng chính cụ thể như sau: - Quan hệ cùng tồn tại: khi có rất ít mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn tự nhiên hoặc cả hai tồn tại một cách độc lập. - Quan hệ cộng sinh: trong đó cả du lịch và bảo tồn tự nhiên đều nhận được những lợi ích từ mối quan hệ này và có sự hỗ trợ lẫn nhau. - Quan hệ mâu thuẫn: khi sự hiện diện của du lịch, nhất là du lịch đại chúng, làm hại đến bảo tồn tự nhiên.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 Những mối quan hệ này tồn tại ở dạng nào tùy thuộc vào rất nhiều vấn đề, trong đó mức độ sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên của du lịch đóng vai trò quan trọng. Điều này thường được phản ánh thông qua các giai đoạn phát triển du lịch (Budowski, 1976). Ở giai đoạn đầu, du lịch mới bắt đầu, mức độ sử dụng tài nguyên còn thấp, mối quan hệ thường ở dạng quan hệ cùng tồn tại, nghĩa là, cả du lịch và bảo tồn hầu như ít ảnh hưởng đến nhau. Tuy nhiên, dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài, đặc biệt khi du lịch phát triển hơn, mức độ sử dụng nguồn tài nguyên cao hơn và những tác động đến môi trường cũng rõ rệt hơn. Giai đoạn tiếp theo, nếu du lịch được quy hoạch, quản lý tốt, phát triển hòa hợp với bảo tồn tự nhiên, mang lại lợi ích cho cả hai thì mối quan hệ sẽ theo hướng tích cực - quan hệ cộng sinh. Có mối quan hệ này, những giá trị của tự nhiên vẫn được bảo vệ, thậm chí ở điều kiện tốt hơn, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng du lịch, đem lại lợi ích cho cả ngành du lịch và cho khu vực. Ngược lại, nếu du lịch phát triển quá mức, không quan tâm đến bảo tồn, mối quan hệ sẽ theo chiều hướng tiêu cực - quan hệ mâu thuẫn. Thậm chí, ngay cả khi có mối quan hệ cộng sinh, nếu không duy trì và quản lý tốt, vẫn có thể chuyển thành quan hệ mâu thuẫn. Vì vậy, trong thực tiễn triển khai DLST tại các VQG, KBT thiên nhiên thì hoạt động DLST cần được quy hoạch thận trọng và quản lý trên cơ sở các nguyên tắc đã phân tích ở trên để tạo được mối quan hệ cộng sinh với môi trường. Bên cạnh đó, việc nhận thức và đánh giá được những lợi ích, những mất mát có thể nảy sinh là rất cần thiết trong quy hoạch, phát triển và quản lý du lịch ở các VQG. 1.3. Ứng dụng GIS và AHP trong xác định vùng tiềm năng DLST Việc ứng dụng kỹ thuật GIS để lập bản đồ tiềm năng DLST đã được áp dụng bởi các học giả khác nhau ở các khu vực khác nhau trên thế giới vì khả năng thu thập, lưu trữ, truy xuất, quản lý, hiển thị và phân tích dữ liệu không
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 gian. Trong hai thập kỷ qua, MCDA đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để xác định vùng tiềm năng DLST và trang web (Ghamgosar 2011; Kumari và cộng sự 2010). Có nhiều phương pháp MCDA khác nhau và trong số đó quy trình phân tích thứ bậc (AHP) là một phương pháp hiệu quả và được sử dụng rộng rãi (Chandio và cộng sự 2013) dựa trên sự so sánh khôn ngoan của các cặp trong thang tỷ lệ (Saaty 1980). Phương pháp AHP có khả năng so sánh từng chủ đề dựa trên tầm quan trọng tương đối của chúng đối với việc xác định vùng tiềm năng (Satty và Vargas 2001). Armstrong ( 1994) áp dụng phương pháp viễn thám, GIS và phân tích quyết định đa tiêu chí (MCDA) để xác định các địa điểm tiềm năng du lịch dựa vào thiên nhiên dựa trên kinh tế xã hội các chỉ số nomic và môi trường. Trong số các phương pháp MCDA khác nhau, AHP là được sử dụng rộng rãi do khả năng phân tích dữ liệu theo tầm quan trọng tương đối của nó và thứ tự phân cấp. Boyd và Butler (1996 ) áp dụng GIS để xác định khu DLST ở Bắc Ontario, Canada. Kumari và cộng sự. (2010 ) đưa ra bao gồm năm các chỉ số để xác định các điểm DLST tiềm năng như chỉ số phân bố động vật hoang dã, chỉ số giá trị sinh thái, chỉ số hấp dẫn DLST, khả năng phục hồi môi trường chỉ số và chỉ số đa dạng DLST, trong khi Akbarzadeh et al. ( 2011) được áp dụng các thành phần sinh thái cảnh quan để xác định các điểm DLST tiềm năng. Bunruam- kaew và Murayama (2011) đã sử dụng cảnh quan, động vật hoang dã, địa hình, khả năng tiếp cận và đặc điểm cộng đồng để đánh giá sự phù hợp của địa điểm đối với DLST. DLST ngày nay là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất và là công cụ hướng tới phát triển du lịch bền vững ở cả các nước phát triển và đang phát triển xung quanh thế giới. Để xây dựng quy hoạch thích hợp cho DLST, nhiệm vụ hàng đầu là lựa chọn địa điểm để phát triển DLST. Việc lựa chọn địa điểm được kiểm soát bởi các yếu tố thuộc về vật chất, văn hóa xã hội, môi trường và cơ sở hạ tầng các yếu tố thay đổi theo từng nơi và từng tình huống.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 AHP được sử dụng để xác định trọng số của các lớp chuyên đề (Saaty 1980) và được sử dụng để ra quyết định trong đó một vấn đề được chia thành nhiều tham số khác nhau, sắp xếp chúng theo một cấu trúc phân cấp để đưa ra phán đoán về tầm quan trọng tương đối của các cặp yếu tố và tổng hợp kết quả (Saaty 2004). Đối với phân tích này, 11 lớp chuyên đề về địa mạo, sinh thái, văn hóa xã hội và cơ sở hạ tầng các thông số như độ dốc, thảm thực vật, khả năng tiếp cận nước mặt, độ cao, khu vực được bảo vệ, tầm nhìn, mức độ gần đường, độ gần điểm du lịch, đất, nước bề mặt, quy mô dân số đã được xem xét. Khu vực nghiên cứu, VQG Cát Bà, được coi là vùng thích hợp cho phát triển DLST do có sự đa dạng về tự nhiên và văn hóa. Trước đây chưa có nghiên cứu nào đánh giá vùng tiềm năng DLST cho khu vực bằng ứng dụng GIS viễn thám và phương pháp thứ bậc AHP. Nghiên cứu này sẽ dựa trên sự lựa chọn các yếu tố hoặc các lớp chuyên đề để xác định vùng tiềm năng DLST bao gồm 4 yếu tố về đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm tài nguyên ĐDSH, đặc điểm tài nguyên văn hóa và hệ thống đường giao thông. Từ đây quan điểm lựa chọn địa điểm của nghiên cứu này là công trình tiên phong cho VQG Cát Bà quản lý và cũng là một kế hoạch cho người ra quyết định để phát triển các chiến lược phát triển các điểm DLST trong khu vực nghiên cứu. 1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST 1.4.1. Mức độ tham gia của cộng đồng Sau khi phổ biến các dự án phát triển cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển giữa những năm 1960 và đầu những năm 1980 (Arnstein, 1969; Burke, 1968; De Kadt, 1982; EverSley, 1973; Fagence, 1977; Inglehart,1971; Pateman, 1970; Sewell & Coppock, 1977; Smith, 1981; Verba 1967), ngày càng có nhiều nghiên cứu về du lịch đã tập trung vào các lập luận về sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển du lịch (TDP).
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 Theo nghiên cứu của Keovilay (2012) đã ghi nhận những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch mang lại chẳng hạn như: cơ hội việc làm cải thiện mức sống, cải thiện chất lượng kinh tế, đầu tư tăng lên việc làm và lợi nhuận của các doanh nghiệp địa phương tăng. Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm thấy sự hỗ trợ cho những lợi ích văn hóa tích cực của du lịch và du lịch không ảnh hưởng đến tỷ lệ tội phạm. Nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong du lịch, Brohman, 1996 cho rằng sự tham gia của cộng đồng là một thành phần thiết yếu trong phát triển du lịch cộng đồng, là một công cụ để giải quyết những vấn đề lớn của ngành du lịch ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, nghiên cứu của Gilbert&Clark cho rằng người dân cảm thấy du lịch khuyến khích các hoạt động văn hóa, cải thiện di sản văn hóa (Gilbert & Clark, 1997). McCool & Martin ghi nhận rằng du lịch dẫn đến phát triển các VQG và nhiều cơ hội vui chơi giải trí. Mặt khác, phát triển du lịch có ảnh hưởng đến các đặc điểm văn hóa xã hội của cư dân như thói quen hàng ngày, niềm tin, giá trị và đời sống xã hội. Những yếu tố này có thể, lần lượt dẫn đến căng thẳng tâm lý, hoạt động du lịch có thể dẫn đến một sự mất mát bản sắc dân tộc và văn hóa địa phương nếu tốc độ tăng trưởng cao được đi kèm với kế hoạch và quản lý yếu kém. Các nghiên cứu trên chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong du lịch và khẳng định sự tham gia của cộng đồng có vai trò quyết định thành công của mô hình DLST (McCool&Martin, 1994). Theo Tosun, 2000 "sự tham gia cho phép cộng đồng địa phương tại các điểm đến du lịch khác nhau ở mức độ phát triển khác nhau tham gia vào quá trình quyết định phát triển du lịch bao gồm cả công việc chia sẻ lợi ích của việc phát triển du lịch và xác định các loại hình cũng như mô hình inb triển khai du lịch tại địa phương ". Cũng theo tác giả này, mục đích chính của phát triển du lịch dựa vào cộng tác là trao quyền cho các cộng đồng sở tại.
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 Theo Thammajinda (2013) các dạng tham gia phố biển của cộng đồng trong hoạt động DLST có thể kể đến như sau: - Tham gia vào quy hoạch, dự án: tham gia vào các cuộc họp về du lịch tại địa phương, bầu ban quản lý du lịch; thành lập diễn đàn, câu lạc bộ, nhóm, đội,... để thảo luận về du lịch; thành lập quỹ đầu tư du lịch. - Tham gia kinh doanh: cung cấp dịch vụ du lịch sẵn có của địa phương; đầu tư vào dự án du lịch để thu lợi nhuận; thành lập tổ chức cộng đồng để quản lý công ty du lịch của cộng đồng; cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho công ty lữ hành. - Tham gia quảng bá: thiết kế trang thông tin điện tử, website giới thiệu dự án, hoạt động, điểm tham quan, tuyến tham quan; xây dựng phóng sự du lịch về cộng đồng; thiết kế pano, bảng quảng cáo, in tờ rơi. Bảng 1.6. Mức độ tham gia của cộng đồng Mức độ tham gia cộng đồng Arnstein Deshler and Sock (1985) Tosun (1999) Pretty (1995) (1969) - Tham gia tự - Trao giác - Người dân - Tham gia tương quyền - Tham gia - Quyền quản lý tác - Hợp tự phát công dân - Uỷ quyền - Tham gia chức tác - Tham gia - Tham gia - Tham gia - Hợp tác năng - Khuôn tích cực bị cảm hóa theo quy - Thỏa hiệp - Tham gia bằng khổ/ - Tham gia - Tham gia định - Tham vấn động cơ vật chất quy thụ động bị cưỡng - Không - Thông báo - Tham gia tư vấn định chế tham gia - Vận động - Tham gia cung - Thuyết - Lôi kéo cấp thông tin phục - Tham gia thụ động