SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG TIỂU VÂN
PH¢N CÊP QU¶N Lý NG¢N S¸CH NHµ N¦íc
t¹i ®Þa bµn tØnh nam ®Þnh
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG TIỂU VÂN
PH¢N CÊP QU¶N Lý NG¢N S¸CH NHµ N¦íc
t¹i ®Þa bµn tØnh nam ®Þnh
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG
HÀ NỘI
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn
thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Hoàng Tiểu Vân
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC......... 6
1.1. Tại sao phải phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước....................................... 6
1.1.1. Đây là xu thế tất yếu khách quan, một yêu cầu phát triển kinh tế............ 6
1.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm
vụ, trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp trong quản lý ngân sách
Nhà nước........................................................................................................................... 7
1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước............................................................ 7
1.1.4. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm vận hành đồng bộ
hệ thống ngân sách địa phương............................................................................... 8
1.1.5. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm hạn chế thất thoát,
lãng phí trong quản lý ngân sách Nhà nước....................................................... 9
1.2. Nội dung của việc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước .......................... 9
1.2.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách Nhà nước.................................................. 9
1.2.2. Khái niệm của phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước................................ 13
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước .......14
1.2.4. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước...........................................17
Tiểu kết chương 1........................................................................................................................27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH....................................................................29
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hệ
thống chính quyền, hệ thống ngân sách tỉnh Nam Định............................. 29
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nam Định............................................................. 29
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định....................................30
2.1.3. Tổ chức hệ thống chính quyền và hệ thống ngân sách ở tỉnh Nam Định
33
2.2. Thực trạng phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách
Nhà nước ở tỉnh Nam Định.....................................................................................34
2.2.1. Thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006............................................................... 34
2.2.2. Thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010............................................................... 46
2.2.3. Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - đến nay.......................................................57
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách
Nhà nước ở tỉnh Nam Định.....................................................................................62
2.3.1. Ưu điểm............................................................................................................................ 62
2.3.2. Hạn chế............................................................................................................................. 66
2.3.3. Nguyên nhân..................................................................................................................71
2.3.4. Bài học kinh nghiệm...................................................................................................72
Tiểu kết chương 2........................................................................................................................74
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM HOÀN THIỆN PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH ............ 75
3.1. Quan điểm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ................75
3.1.1. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải thực hiện đồng bộ, phù
hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế - xã hội ...........75
3.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải đảm bảo vai trò chủ
đạo của ngân sách cấp trên và tính chủ động, sáng tạo của ngân
sách cấp dưới.................................................................................................................76
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.1.3. Phân cấp phải đảm bảo ổn định cả nguồn thu và nhiệm vụ chi
tương đối lâu dài, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa
phương và có tính khả thi trong quá trình thực hiện....................................77
3.1.4. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải đảm bảo tính công
bằng, hợp lý, bao quát đầy đủ các hoạt động thu và chi của ngân
sách Nhà nước...............................................................................................................77
3.1.5. Kế thừa và phát huy những mặt tích cực của cơ chế phân cấp quản
lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 ................77
3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý
ngân sách Nhà nước ở tỉnh Nam Định............................................................... 78
3.2.1. Đề xuất và kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật ngân sách Nhà nước...........78
3.2.2. Về phân cấp quản lý thu ngân sách......................................................................81
3.2.3. Về phân cấp quản lý chi ngân sách......................................................................84
3.2.4. Một số giải pháp có tính bổ trợ..............................................................................88
3.3. Một số điều kiện thực hiện giải pháp..................................................................94
3.3.1. Kinh tế - xã hội phát triển ổn định bền vững...................................................94
3.3.2. Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân sách đảm bảo
hoạt động tài chính chất lượng và hiệu quả .....................................................95
3.3.3. Về khung pháp lý.........................................................................................................95
Tiểu kết chương 3........................................................................................................................97
KẾT LUẬN....................................................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 101
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND: Hội đồng nhân dân
NSĐP: Ngân sách địa phương
NSNN: Ngân sách Nhà nước
NSTƯ: Ngân sách trung ương
QH: Quốc hội
UBND: Ủy ban nhân dân
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu cho các cấp NS 36
Bảng 2.2: Thu ngân sách các cấp trên địa bàn thời kỳ 2004-2006 40
Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản thu 100% giữa các cấp ngân
sách thời kỳ 2004-2006 41
Bảng 2.4: Tỷ trọng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %
giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 42
Bảng 2.5: Tình hình chi ngân sách tỉnh Nam Định thời kỳ
2004-2006 43
Bảng 2.6: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân
sách thời kỳ 2004-2006 44
Bảng 2.7: Tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách
thời kỳ 2004-2006 45
Bảng 2.8: Tỷ trọng các khoản thu 100% giữa các cấp ngân
sách thời kỳ 2007-2010 50
Bảng 2.9: Tỷ trọng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %
giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 51
Bảng 2.10: Tình hình chi ngân sách tỉnh Nam Định 4 năm
2007 – 2010 52
Bảng 2.11: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân
sách thời kỳ 2007-2010 54
Bảng 2.12: Tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách
thời kỳ 2007-2010 55
Bảng 2.13: Tỷ trọng các khoản thu giữa các cấp ngân sách
trên địa bàn thời kỳ 2011-2012 60
Bảng 2.14: Tỷ trọng các khoản chi giữa các cấp ngân sách
thời kỳ 2011-2012 61
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
NSNN là bộ phận cơ bản, là khâu chủ đạo, có vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, đồng thời là công cụ tài chính để Nhà
nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với hoạt động kinh tế - xã hội của
đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Cùng với sự phân cấp quản lý kinh tế
và hành chính thì NSNN cũng được phân cấp lý quản lý. Phân cấp quản lý
ngân sách là cần thiết, nó giúp quá trình quản lý và phân bổ một cách hiệu quả
việc sử dụng các nguồn lực tài chính khan hiếm của quốc gia, nó còn tạo tiền
đề và điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển hài hoà về kinh tế xã hội.Sự
phân cấp có thể là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện về chính trị, kinh tế, xã
hội của từng quốc gia.
Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 ra đời, có hiệu lực ngày
01/01/2004 thay thế cho Luật NSNN số 47-L/CTN ngày 20/3/1996 và Luật sửa
đổi một số điều của Luật NSNN số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998 là cơ sở
pháp lý quan trọng phát huy hiệu quả công tác quản lý NSNN.
NSNN bao gồm: NSTW và NSĐP. Trong đó NSĐP lại bao gồm ngân
sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã. Việc phân cấp quản lý
NSĐP là một phần quan trọng trong phân cấp quản lý ngân sách ở nước ta.
Đây là vấn đề được Nhà nước rất quan tâm, với điều kiện của từng địa phương
mà việc phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương cũng
rất khác nhau. Hiệu quả của việc phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước, nếu việc phân cấp quản
lý các cấp chính quyền địa phương tốt nó không những đảm bảo việc thực hiện
tốt được các nhiệm vụ đề ra mà còn thể hiện sự tự chủ, sáng tạo của địa
phương trong việc sử dụng ngân sách.
Nam Định là tỉnh nghèo, thu ngân sách còn hạn chế trong khi nhu cầu
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chi ngày một tăng. Trong những năm vừa qua phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh
Nam Định đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực thi phân
cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trên thực tế còn nhiều vướng mắc, hạn chế, đang
bộc lộ một số vấn đề cần được xem xét và cải tiến. Mặc dù địa phương được
trao quyền quản lý ngân sách nhiều hơn, song hầu hết các địa phương vẫn phụ
thuộc khá nhiều vào các quyết định từ Trung ương, việc thực hiện phân cấp
giữa các cấp chính quyền địa phương còn nhiều lúng túng, phân cấp cho ngân
sách cấp dưới phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của chính quyền cấp tỉnh.
Thực trạng cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi chưa tạo thế chủ động,
chưa đảm bảo tính độc lập của ngân sách các cấp, chưa mở rộng quyền tự chủ
để mỗi cấp chính quyền, cấp ngân sách chủ động trong việc khai thác các
nguồn thu tại chỗ và chủ động bố trí chi tiêu hợp lý.
Để quản lý thống nhất nền tài chính, xây dựng NSNN lành mạnh, củng
cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm kinh phí của nhà nước, tăng tích luỹ để
thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nâng cao đời sống nhân dân, đảm
bảo quốc phòng – an ninh thì việc phân cấp quản lý NSNN nói chung và phân
cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi nói riêng cần phải luôn hoàn thiện để đáp ứng yêu
cầu quản lý trong từng giai đoạn. Với lý do đó, tôi chọn đề tài: "Phân cấp quản
lý ngân sách Nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định" làm luận văn thạc sĩ luật
học.
2. Tình hình nghiên cứu
Để xây dựng được một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh về phân cấp quản lý
NSNN, điều cần thiết là phải chỉ ra được những vướng mắc, những điểm
không phù hợp với thực tế và bổ sung những quy định mới hợp lý. Từ đó, ta
mới có cơ sở để thảo luận đánh giá, đề ra phương hướng và phương pháp giải
quyết các vướng mắc chính xác và có hiệu quả thực tế cao.
Cùng với sự ra đời của Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002,
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
các quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này cũng đã được xây dựng và
bổ sung kịp thời đáp ứng nhu cầu của hoạt động thực tiễn phát sinh. Bên cạnh
đó, nhiều cuộc hội thảo đánh giá kết quả đạt được của việc thực hiện luật này,
cũng như những điểm còn hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới cho
phù hợp. Nhiều ý kiến, bài viết tham gia đánh giá của các chuyên gia, các giáo
viên và các cá nhân, tổ chức nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN và thực
hiện công việc liên quan đến phân cấp quản lý NSNN. Các ý kiến tham gia đó
đã góp phần bổ sung thêm vào quá trình hoàn thiện hơn pháp luật về phân cấp
quản lý NSNN.
Dựa trên những cơ sở đó, người viết lựa chọn đề tài: "Phân cấp quản lý
ngân sách Nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định" làm luận văn với suy nghĩ có
thể tìm hiểu rõ hơn về phân cấp quản lý NSNN, các vấn đề pháp lý hiện hành
điều chỉnh phân cấp quản lý NSNN, những vướng mắc, bất cập trong các quy
định pháp luật, đồng thời đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật về phân cấp quản lý NSNN, đưa ra các kiến nghị có liên quan để
giúp cho việc thực hiện luật NSNN đạt được hiệu quả hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận về phân cấp
quản lý NSNN, các quy định của pháp luật thực định về phân cấp quản lý
NSNN, thực tế áp dụng phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định,
luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
hoàn thiện khung pháp luật về phân cấp quản lý NSNN, đồng thời đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phân cấp quản lý NSNN tại địa bàn tỉnh
Nam Định.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về phân cấp quản lý
NSNN và pháp luật phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam.
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ hai: Nghiên cứu, phân tích các số liệu liên quan đến phân cấp quản
lý NSNN phát sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định và các vấn đề pháp lý liên quan
đến quá trình áp dụng pháp luật quản lý NSNN vào thực tiễn trên địa bàn tỉnh
Nam Định.
Thứ ba: Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý
NSNN, luận văn chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp
luật về quản lý NSNN hiện hành, đồng thời đề xuất những giải pháp, kiến nghị
nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật quản lý NSNN có hiệu quả trên địa bàn tỉnh
Nam Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về pháp luật quản
lý NSNN và thực tiễn của việc áp dụng luật quản lý NSNN.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
+ Về mặt không gian: Trên địa bàn Tỉnh Nam Định
+ Về mặt thời gian: số liệu thống kê được lấy từ năm 2004-2012
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận để nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp song song với các phương pháp
tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, sơ đồ.
Phương pháp phân tích dùng để làm rõ khái niệm về NSNN, về phân
cấp quản lý NSNN, làm rõ thực trạng áp dụng quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh
Nam Định.
Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng để làm rõ sự khác biệt của
công tác áp dụng phân cấp quản lý NSNN trong từng thời điểm. Ngoài ra, luận
văn còn sử dụng các bản biểu, số liệu thống kê để phân tích, chứng minh các
nội dung liên quan.
Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hoá
nhằm đưa ra các đề xuất, kiến nghị của luận văn.
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm ba chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Nhu cầu phải có sự phân cấp quản lý NSNN
Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở tỉnh Nam Định
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở
tỉnh Nam Định
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hệ thống
chính quyền, hệ thống ngân sách tỉnh Nam Định
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nam Định
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng sông Hồng với diện
tích tự nhiên là 1.676 km2
, dân số tính đến tháng 12 năm 2012 là 1.903.076
người, có 72 km bờ biển. Nam Định có 10 đơn vị hành chính trực thuộc là
Thành phố Nam Định, huyện Mỹ Lộc, huyện Nam Trực, huyện Trực Ninh,
huyện Hải Hậu, huyện Giao Thuỷ, huyện Xuân Trường, huyện Nghĩa Hưng,
huyện Ý Yên, huyện Vụ Bản. Tỉnh Nam Định có 230 xã, phường, thị trấn [3].
Nam Định là tỉnh có vị trí địa lý không thật sự thuận lợi cho phát triển
kinh tế nhất là các ngành công nghiệp và dịch vụ; Nam Định là tỉnh có nền
kinh tế còn chậm phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, song sự nghiệp giáo
dục đào tạo, văn hóa thể thao.. rất phát triển. Vị trí địa lý và những đặc điểm cơ
bản nêu trên đã chi phối rất nhiều đến thu - chi ngân sách tại tỉnh Nam Định.
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam
Định tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII trong
bối cảnh có nhiều thuận lợi cơ bản: công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đã đạt
được những thành tựu to lớn; Đảng và Nhà nước đã cụ thể hoá Nghị quyết Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X bằng nhiều chủ trương, chính sách kịp thời,
đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, tình hình chính trị - xã hội ổn định; đại đa số
các tầng lớp nhân dân đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; Đảng
bộ đoàn kết, thống nhất... Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn, thách thức
lớn: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; ảnh hưởng bất lợi của lạm
phát; suy giảm kinh tế quốc tế và trong nước; quy mô kinh tế còn
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhỏ, một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết, hiệu quả hoạt động
của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ có mặt còn hạn chế... Trong bối cảnh
đó, với tinh thần quyết tâm và chủ động, tỉnh Nam Định đã phát huy truyền
thống, kế thừa thành tựu, kinh nghiệm tích luỹ của nhiều nhiệm kỳ, thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết và sự chỉ đạo của Trung ương; cụ thể
hoá Nghị quyết Đại hội thành các chương trình công tác toàn khoá, các Nghị
quyết chuyên đề; tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ
về kinh tế - xã hội.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định
Nhờ có sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của lãnh đạo Tỉnh và sự
phối hợp hiệu quả của các cấp ngành kinh tế Nam Định đã đạt được những
thành tựu đáng kể: Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển, các làng nghề
truyền thống phát triển và mở rộng và hiệu quả, các hoạt động dịch vụ thương
mại phát triển, cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư. Y tế, giáo dục được quan tâm,
đầu tư, an ninh quốc phòng được ổn định.
Tính đến tháng 12/2012 thì tình hình kinh tế xã hội của Nam Định có
một số điểm chú ý sau:
Kinh tế của tỉnh có bước phát triển mới về quy mô, hiệu quả. Tốc độ
tăng trưởng bình quân 11,7%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù
hợp với định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần và quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2012, trong tổng GDP, khu vực kinh tế nhà
nước chiếm 18,4%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 79,0%; khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,6%; ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
chiếm gần 70%; nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 30,6% năm 2008 xuống
còn 29%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 35,1% lên 37%;
Lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 73,8% còn 66,1%. Lao động
trong ngành công nghiệp - xây dựng từ 15,7% tăng lên 19,1%;
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Quy mô nền kinh tế được mở rộng, so với thời kỳ trước: tổng GDP tăng
hơn 1,63 lần; GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,6 lần; giá trị sản xuất công
nghiệp tăng hơn 2,5 lần [3].
Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao.
Giá trị sản xuất tăng bình quân 20,5%/năm (trong đó: công nghiệp Trung ương
tăng 4,7%, công nghiệp địa phương tăng 23,2%, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 41,7%). Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng dần, năm
2012 đạt 37%. Lao động công nghiệp - xây dựng khoảng 180.200 người, chiếm
19,1% tổng lao động trong độ tuổi; trong nhiệm kỳ đã tăng thêm trên 19.000
lao động (trong đó có trên 10.000 lao động nông nghiệp chuyển sang). Nhiều
doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ và quản lý, mở
rộng thị trường. Đã có một số sản phẩm công nghiệp của tỉnh có uy tín và khả
năng cạnh tranh trong nước [34].
Sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển. Giá trị sản xuất
bình quân tăng 3,8%/năm, duy trì truyền thống thâm canh lúa (năng suất lúa
bình quân đạt 118,4 tạ/ha/năm); chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, tăng hiệu
quả sản xuất; đảm bảo an ninh lương thực; sản lượng lương thực đạt 950 nghìn
tấn/năm; giá trị thu được trên 1 ha canh tác tăng nhanh, năm 2012 đạt 85,5
triệu đồng;
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất
chăn nuôi và dịch vụ tăng từ 35,2% năm 2008 lên 41,8% năm 2012, tỷ trọng
ngành trồng trọt giảm từ 64,8% xuống còn 58,2% (Nguồn số liệu: Ủy ban
Nhân dân tỉnh Nam Định).
Các ngành dịch vụ hoạt động ổn định, giá trị tăng bình quân
10,2%/năm. Sản phẩm dịch vụ khá đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 21,9%/năm. Hoạt động xúc tiến
thương mại và công tác quản lý thị trường được tăng cường.
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hoạt động xuất khẩu phát triển nhanh. Tổng giá trị hàng xuất khẩu năm
2012 ước đạt 343 triệu USD. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt 119
USD. Tổng giá trị hàng nhập khẩu năm 2012 đạt 265 triệu USD, tăng bình
quân 13,7%/năm (Nguồn số liệu: Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định).
Vốn huy động cho đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh tăng nhanh.
Trong 5 năm, tổng số vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 67.000 tỷ đồng, tỷ lệ
huy động bằng 40,1% so với GDP. Nguồn vốn đầu tư tăng cao cùng với cơ cấu
đầu tư phù hợp đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đồng thời
cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng
có tác động lâu dài tới sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đáng kể
bộ mặt đô thị và nông thôn [34].
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo và tiếp tục đạt
được nhiều thành tích mới đặc biệt là giáo dục, y tế và giải quyết việc làm.
- Giáo dục - đào tạo: Tiếp tục phát triển toàn diện về quy mô và chất
lượng, là một trong những đơn vị nhiều năm liên tục dẫn đầu toàn quốc. Quy
mô các cấp học tiếp tục mở rộng. Đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và trung học
cơ sở đúng độ tuổi. Số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển vào học
lớp 10 năm 2012 đạt 82%. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
Năm học 2008-2009, dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học
phổ thông, tỷ lệ học sinh giỏi đạt giải quốc gia và điểm thi bình quân vào đại
học, cao đẳng. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: mầm non 37%, tiểu học 100%,
trung học cơ sở 31%, trung học phổ thông 21,4% [34].
Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh được mở rộng: Đã có 248 cơ sở y tế
công lập (trong đó có 19 bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, 229 trạm y tế xã,
phường); 1.514 cơ sở y tế và dịch vụ y tế tư nhân. Chất lượng khám chữa bệnh
từng bước được nâng cao. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu
quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy sinh dưỡng giảm từ 18%
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
năm 2008 xuống còn 16,8% năm 2012. Công tác y tế dự phòng được tăng
cường, chủ động phòng, chống thành công các dịch bệnh nguy hiểm [34].
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu thưởng thức của nhân dân và định hướng chính trị tư tưởng. Đã tổ
chức tốt nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật của tỉnh, khu vực và toàn quốc;
có thêm một số tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng. Công tác bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hoá truyền thống được chú trọng, nhiều di tích lịch sử
- văn hoá được tu bổ, tôn tạo. Công tác quản lý các lễ hội văn hoá truyền thống
có tiến bộ;
Phong trào thể dục, thể thao tiếp tục phát triển, có 27% dân số thường
xuyên luyện tập thể dục thể thao. Tổ chức thành công nhiều giải thể thao trong
nước và quốc tế;
Báo chí, phát thanh - truyền hình từng bước đổi mới về nội dung, hình
thức hoạt động, cơ bản đáp ứng định hướng tuyên truyền của các cấp ủy và
nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Đã phủ sóng phát thanh,
truyền hình đến hầu hết các xã trong toàn tỉnh với 99% số hộ xem được truyền
hình, 100% số hộ nghe được đài phát thanh;
Đã giải quyết việc làm cho khoảng 166,8 nghìn lượt người (trong đó đưa
trên 11,4 nghìn người đi lao động ở nước ngoài), bình quân mỗi năm tạo được
33 nghìn việc làm mới. Công tác đào tạo nghề và hệ thống cơ sở dạy nghề
được quan tâm, nhất là ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến
năm 2012 đạt 46%. Công tác giảm nghèo có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ
nghèo giảm từ 7,5% năm 2008 xuống còn 6,4% năm 2012 [34].
2.1.3. Tổ chức hệ thống chính quyền và hệ thống ngân sách ở tỉnh Nam
Định
Thực hiện Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 ngày 16/1/2009 của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội từ năm 2009 tỉnh Nam Định là 1 trong 10 tỉnh thí điểm
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
không tổ chức HĐND ở huyện và phường. Tính đến nay tỉnh Nam Định đã thực
hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở 9 huyện (huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực
Ninh, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Ý Yên và Vụ bản) và 20
phường thuộc thành phố Nam Định (phường Bà Triệu, Quang Trung, Trần Đăng
Ninh, Năng Tĩnh, Phan Đình Phùng, Nguyễn Du, Trường Thi, Cửa Bắc, Vị
Hoàng, Vị Xuyên, Văn Miếu, Ngô Quyền, Trần Tế Xương, Hạ Long, Trần Hưng
Đạo, Lộc Vượng, Thống Nhất, Lộc Hạ, Cửa Nam, Trần Quang Khải). Vì vậy, hệ
thống chính quyền ở tỉnh Nam Định cũng có sự thay đổi. Hiện nay ở tỉnh Nam
Định có 3 cấp chính quyền: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã nhưng cấp huyện chỉ
còn Thành phố Nam Định và có 209 đơn vị hành chính cấp xã [32].
Theo đó, hệ thống NSĐP tỉnh Nam Định gồm 3 cấp ngân sách:
Ngân sách cấp tỉnh: bao gồm các Sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh
Ngân sách cấp huyện: Do 9 huyện trong tỉnh thực hiện thí điểm không
tổ chức HĐND huyện nên các huyện này không được coi là một cấp ngân
sách. Vì vậy ngân sách cấp huyện chỉ có thành phố Nam Định.
Ngân sách cấp xã: Đối với Thành phố Nam Định 20 phường thực hiện
thí điểm không tổ chức HĐND phường, nên ngân sách cấp xã còn 209 đơn vị
hành chính cấp xã (bao gồm cả các xã của thành phố Nam Định). Mỗi xã có
những đặc điểm về kinh tế - xã hội cũng như điều kiện để phát triển kinh tế
khác nhau.
2.2. Thực trạng phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách Nhà
nước ở tỉnh Nam Định
2.2.1. Thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006
2.2.1.1. Hệ thống văn bản về chế độ, chính sách của địa phương
Căn cứ vào những văn bản pháp luật quy định chung như: Luật NSNN;
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật NSNN; Thông tư hướng dẫn số 59/2003/TT-BTC ngày
23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP,
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
HĐND, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành những cơ chế chính sách trong
phân cấp quản lý NSNN địa phương, cụ thể như sau:
- Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 17/12/2003 của HĐND tỉnh Nam
Định về việc quy định phân cấp ngân sách các cấp chính quyền địa phương của
tỉnh Nam định giai đoạn 2004 -2006.
- Quyết định 3456/2003/QĐ-UB ngày 18/12/2003 của UBND tỉnh về tỷ
lệ điều tiết các khoản thu NSNN cho ngân sách các cấp của tỉnh giai đoạn
2004-2006.
- Quyết định 3455/QĐ-UB ngày 08/6/2004 của UBND tỉnh Nam Định
về việc ban hành quy định về quản lý và điều hành NSĐP.
- Các văn bản quy định chế độ chi tiêu và định mức phân bổ dự toán chi
thường xuyên cho ngân sách các cấp, đơn vị dự toán…
2.2.1.2. Nội dung cơ bản của phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi tỉnh
Nam Định
Theo Nghị quyết 45/NQ-HĐND HĐND ngày 17/12/2003 của HĐND
tỉnh Nam Định, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, về phân cấp nguồn thu NSNN
Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100% bao gồm 16 khoản thu:
Thuế GTGT của các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần do thực hiện sắp
xếp doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
trong khu công nghiệp Hoà Xã, Mỹ Trung; Thuế thu nhập doanh nghiệp của
các doanh nghiệp Nhà nước (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ các hoạt động
chính của các đơn vị hạch toán toàn ngành); Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng
hoá, dịch vụ trong nước; Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; Phí
xăng, dầu; Thuế tài nguyên; Tiền thuê mặt đất, mặt nước đối với các doanh
nghiệp Nhà nước; Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; Các khoản
thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Thu khác từ khu vực kinh tế dân doanh;
35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100% bao gồm 6 khoản thu:
Thuế môn bài của các doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần do thực hiện
sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn huyện, thành phố; Thu từ hoạt
động chống buôn lậu do huyện, thành phố thực hiện; Tiền thuê mặt đất, mặt
nước đối với hộ, tổ chức kinh tế dân doanh; Phí và lệ phí từ các hoạt động do
các cơ quan thuộc huyện, thành phố quản lý; Các khoản thu khác của đơn vị
cấp huyện, thành phố quản lý theo quy định của pháp luật;
Các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100% bao gồm: Các khoản phí,
lệ phí và các khoản đóng góp cho ngân sách xã, thị trấn theo quy định; Thu từ
quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; Tiền thu từ các hoạt động sự
nghiệp do xã, thị trấn quản lý; Các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thị trấn;
Các khoản thu khác do xã, thị trấn quản lý theo quy định [4].
Các khoản thu phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh,
ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã của thời kỳ ổn định 2004-2006 được
thể hiện qua bảng 2.1:
Bảng 2.1: Tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu cho các cấp NS
giai đoạn 2004-2006 [28]
Đơn vị tính: %
Tỷ lệ % phân chia cho các
cấp ngân sách
STT Nội dung
NS cấp
NS NS cấp xã
NS xã,
cấp NS
tỉnh thị
huyện phường
trấn
1
Thuế GTGT, thuế TNDN của khu vực công
thương nghiệp, dịch vụ dân doanh
1.1 Đối với hộ kinh doanh cá thể
Thu tại các xã, thị trấn 10% 40% 50%
Thu tại các phường của TP Nam Định 10% 70% 20%
Thu đối với kinh doanh vận tải 10% 90%
36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tỷ lệ % phân chia cho các
cấp ngân sách
STT Nội dung
NS cấp
NS NS cấp xã
NS xã,
cấp NS
tỉnh thị
huyện phường
trấn
Đối với các tổ hợp tác, HTX, DNTN, công ty
1.2 TNHH, CTCP, công ty hợp danh thành lập
theo Luật doanh nghiệp
Thu tại các đơn vị thuộc cụm công nghiệp
huyện, thành phố, các đơn vị trên địa bàn xã, 10% 50% 40%
thị trấn
Thu các đơn vị trên địa bàn phường 10% 90%
2
Thuế môn bài của khu vực công thương
nghiệp, dịch vụ dân doanh
Thu tại các xã, thị trấn, cụm công nghiệp
30% 70%
huyện, thành phố
Thu tại các phường của TP Nam Định 70% 30%
Thu tại khu công nghiệp Hoà Xá, Mỹ Trung 10% 90%
3
Thuế sử dụng đất nông nghiệp tồn đọng năm
10% 20% 70%
trước, thuế đối với diện tích vượt hạn điền
4 Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Thu tại các xã thị trấn 10% 20% 70%
Thu tại các phường của TP Nam Định 10% 50% 40%
Văn phòng Cục thuế tỉnh trực tiếp thu 100%
5 Thu lệ phí trước bạ
Thu tại các xã thị trấn 10% 20% 70%
Thu tại các phường của TP Nam Định 10% 80% 10%
Văn phòng Cục thuế tỉnh trực tiếp thu 100%
6 Thuế nhà đất 10% 20% 70%
7 Thu tiền sử dụng đất
Thu khi giao đất cho các tổ chức, cá nhân
7.1 bằng hình thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn 100%
xây dựng cơ sở hạ tầng
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tỷ lệ % phân chia cho các
cấp ngân sách
STT Nội dung
NS cấp
NS NS cấp xã
NS xã,
cấp NS
tỉnh thị
huyện phường
trấn
7.2
Thu khi giao đất, chuyển mục đích sử dụng
30% 30% 40%
đất theo kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh
7.3
Thu khi xử lý vi phạm để cấp GCN quyền SD
50% 20% 30%
đất cho các hộ đã SD đất
Thu sau khi đã trừ các khoản chi phí theo
7.4 phương án khi giao đất, chuyển mục đích sử 100%
dụng đất theo quyết định UBND tỉnh…
8
Thu các quỹ quốc phòng, quỹ an ninh trật tự;
10% 10% 80%
quỹ phòng chống lụt bão
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
Thứ hai, về phân cấp nhiệm vụ chi NSNN
- Nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh:
Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng cơ bản tập trung các công trình
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp tỉnh
quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ
chức tài chính của nhà nước theo quy định của pháp luật; Chi đầu tư phát triển
các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia do cấp tỉnh quản lý;
Chi thường xuyên: Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y
tế, xã hội, văn hoá, sự nghiệp khoa học công nghệ,… và các sự nghiệp khác do
các cơ quan cấp tỉnh quản lý; Các sự nghiệp kinh tế do các cơ quan cấp tỉnh
quản lý; Các nhiệm vụ về quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội do ngân
sách tỉnh đảm bảo thực hiện theo quy định của Chính phủ và các văn bản
hướng dẫn thực hiện; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng
Cộng sản Việt Nam cấp tỉnh; Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp
tỉnh;…
38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện:
Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội do huyện, thành phố quản lý theo quy định của Chính phủ và
quyết định của UBND tỉnh từ nguồn thu tiền sử dụng đất, thu đóng góp của
nhân dân và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật; Các khoản chi
đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;
Chi thường xuyên: Chi cho các sự nghiệp giáo dục, văn hoá thông tin, y
tế, khoa học công nghệ và các sự nghiệp khác do cấp huyện quản lý; Các
nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội do ngân sách cấp
huyện bảo đảm theo quy định của Chính phủ; Hoạt động của các cơ quan nhà
nước, cơ quan Đảng cộng sản cấp huyện; Các khoản chi khác theo quy định
của pháp luật;
- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã:
Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng, kinh tế xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá
nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết
định; Chi hỗ trợ giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, trường học,
trạm y tế và chi trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản; Các khoản chi đầu tư phát triển
khác theo quy định của pháp luật;
Chi thường xuyên: Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã; Kinh
phí hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng sản ở xã; Kinh phí hoạt động của
các tổ chức chính trị -xã hội. Chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của
pháp luật [4].
2.2.1.3. Kết quả về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi
Với những quy định về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi như trên,
tình hình thu NSĐP giai đoạn 2004-2006 của tỉnh Nam Định đã có những
bước tăng trưởng đáng kể. Năm 2004, nếu nguồn thu của NSĐP là 467.879
39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
triệu đồng thì số thu năm 2005 đạt 569.435 triệu đồng và năm 2006 đạt
690.830 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 22% năm 2005 và năm 2006 là
21% [11], [13], [15]. Điều này đồng nghĩa với nguồn thu NSĐP được hưởng
hàng năm cũng được tăng lên, tạo điều kiện cho tỉnh có thêm nguồn kinh phí
để bố trí cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 2.2: Thu ngân sách các cấp trên địa bàn thời kỳ 2004-2006 [11], [13], [15]
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng thu NSĐP 467.879 569.435 690.830
Thu ngân sách cấp tỉnh 221.166 292.690 349.145
Tỷ trọng so với tổng thu NSĐP 47,27% 51,40% 50,54%
Thu ngân sách cấp huyện 167.033 202.719 250.080
Tỷ trọng so với tổng thu NSĐP 35,70% 35,60% 36,20%
Thu ngân sách cấp xã 79.680 74.027 91.604
Tỷ trọng so với tổng thu NSĐP 17,03% 13,00% 13,26%
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
Qua biểu 2.2 ta có thể thấy thu ngân sách cấp tỉnh luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tổng thu NSĐP, trung bình chiếm khoảng 49,7%; nguồn thu
ngân sách cấp huyện, thành phố; ngân sách cấp xã ở mức thấp hơn so với tổng
thu NSĐP. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này một số khoản thu có nguồn
thu lớn ngân sách cấp tỉnh được hưởng 100% như: Thuế GTGT hàng sản xuất
kinh doanh trong nước là 47.406 triệu đồng, thu phí xăng dầu: 24.972 triệu
đồng [11], [13], [15]. Để có thể hiểu rõ hơn ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết các khoản
thu như sau:
Thứ nhất, đối với các khoản thu được hưởng 100%, qua biểu 2.3 ta có
thể thấy thu ngân sách cấp tỉnh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng các khoản
thu 100%. Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100% bao gồm 16 khoản thu
40
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trong khi đó ngân sách cấp huyện bao gồm 6 khoản thu và ngân sách cấp xã có
6 khoản thu. Điều này chứng tỏ các khoản thu ngân sách vẫn tập trung nhiều ở
ngân sách cấp tỉnh chưa phân cấp cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã.
Trong đó thu ngân sách tỉnh hưởng 100% chủ yếu là thu từ các doanh nghiệp
nhà nước trung ương và địa phương.
Đối với các khoản thu được hưởng 100% cơ bản có nguồn thu ổn định
lại tăng với tỷ lệ thấp, đấy là những khoản thu chính mà các cấp ngân sách
được hưởng, đã làm cho nguồn thu ngân sách hàng năm tăng lên không đáng
kể, luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSĐP. Đây là vấn đề được xem xét,
nghiên cứu kỹ để đưa ra những chính sách phù hợp.
Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản thu 100% giữa các cấp ngân sách
thời kỳ 2004-2006 [11], [13], [15]
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Các khoản thu 100% 215.224 267.634 310.874
Ngân sách cấp tỉnh 146.353 174.284 187.923
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu 100% 68,00% 65,12% 60,45%
Ngân sách cấp huyện 49.502 65.330 77.718
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu 100% 23,00% 24,41% 25,00%
Ngân sách cấp xã 19.370 28.021 45.232
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu 100% 9,00% 10,47% 14,55%
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
Thứ hai, đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % qua biểu 2.4 cho
thấy qua các năm các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp đều tăng
lên. Nhưng các khoản thu phân chia tỷ lệ % cũng vẫn tập trung nhiều ở ngân
sách cấp tỉnh năm 2006 chiếm 58,23% so với tổng thu NSĐP, trong khi đó
ngân sách cấp huyện năm 2006 chiếm 25,41%, ngân sách cấp xã năm 2006
chiếm 16,36% [15].
41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bảng 2.4: Tỷ trọng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân
sách thời kỳ 2004-2006 [11], [13], [15]
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Năm
Năm 2006
2004 2005
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 252.655 301.801 379.957
Thu ngân sách cấp tỉnh 159.223 181.744 221.249
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu phân chia tỷ lệ % 63,02% 60,22% 58,23%
Thu ngân sách cấp huyện 61.597 75.450 96.547
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu phân chia tỷ lệ % 24,38% 25,00% 25,41%
Thu ngân sách cấp xã 31.834 44.606 62.161
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu phân chia tỷ lệ % 12,60% 14,78% 16,36%
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
Nguyên nhân chính được xuất phát nguồn thu tiền sử dụng đất. Đây là
khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nội địa và được phân chia tỷ lệ %
cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Năm 2006, thu tiền sử dụng đất
là 180.663 triệu đồng chiếm 26% trong tổng thu NSĐP.
Trong thời kỳ ổn định này, căn cứ vào nguồn thu của các cấp ngân sách
mà số thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được
duy trì ổn định 3 năm là 672.380 triệu đồng. Đối với thu bổ sung có mục tiêu
thì qua các năm cũng tăng lên đáng kể năm 2004 là 148.254 triệu đồng, năm
2005 là 505.504 triệu đồng, năm 2006 là 680.910 triệu đồng [11], [13], [15].
Thứ hai, về chi ngân sách ở địa phương được thực hiện theo quy định
của luật NSNN, trên cơ sở dự toán chi NSĐP được Trung ương giao hàng năm
đã đảm bảo các yêu cầu, nhiệm vụ, kết quả thực hiện chi NSĐP hàng năm tăng
lên đáng kể, đáp ứng kịp thời nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Kết quả chi NSĐP hàng năm được thể hiện
trong bảng 2.5:
42
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bảng 2.5: Tình hình chi ngân sách tỉnh Nam Định
thời kỳ 2004-2006 [10], [12], [14]
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tỷ lệ tăng trưởng
STT Chỉ tiêu
Năm Năm Năm qua các năm
2004 2005 2006 2005/ 2006/ 2006/
2004 2005 2004
CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
1.364.37
4 1.844.132 2.275.603 135% 123% 167%
I Chi đầu tư phát triển 330.220 424.647 592.475 129% 140% 179%
Trong đó: Chi đầu tư XDCB 327.004 407.647 579.700 125% 142% 177%
II Chi trả nợ gốc vay ĐTXDCSHT 21.750 25.500 26.000 117% 102% 120%
III Chi thường xuyên 834.462 1.026.358 1.276.459 123% 124% 153%
IV Chi bổ sung quỹdự trữ tài chính 1.600 1.600 1.600 100% 100% 100%
VII Chi chuyển nguồn 101.667 258.480 299.672 254% 116% 295%
VIII Chi mục tiêu từ NSĐP 2.000 1.800 1.800 90% 100% 90%
IX Mục tiêu chỉ định từ NSTW 30.206 44.326 147% 0% 0%
X Chương trình mục tiêu Quốc gia 41.889 53.146 76.908 127% 145% 184%
Chương trình mục tiêu quốc gia 40.712 51.385 75.318 126% 147% 185%
Chương trình 5 triệu ha rừng 1.177 1.761 1.590 150% 90% 135%
XI Ghi chi hàng viện trợ 580 8.275 689 1427% 8% 119%
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
Bảng 2.5 cho thấy: chi NSĐP qua hàng năm đều tăng, trong đó tỷ lệ tăng
chi đầu tư phát triển luôn cao hơn tỷ lệ tăng chi thường xuyên; tỷ lệ tăng chi
chuyển nguồn hàng năm cao nguyên nhân chính là nguồn thu NSĐP tăng lên
đã dành 50% tăng thu để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết Quốc
hội, nguồn thu này ở địa phương hàng năm chiếm tỷ trọng khá cao, ngay sau
khi đáp ứng nhu cầu tăng lương trong năm, số còn dư chuyển sang năm sau
tiếp tục thực hiện. Điều này cho thấy trong quá trình điều hành ngân sách, địa
phương đã quan tâm ưu tiên dành các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế
xã hội của địa phương.
43
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tuy nhiên khi xét đến tỷ trọng, quy mô từng cấp ngân sách thì nhiệm vụ
chi thuộc ngân sách cấp tỉnh vẫn là chủ yếu, chi ngân sách cấp huyện và ngân
sách cấp xã, phường chiếm tỷ trọng thấp hơn.
Đối với tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân sách được thể
hiện trọng bảng 2.6:
Bảng 2.6: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân sách
thời kỳ 2004-2006 [11], [13], [15]
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng chi đầu tư phát triển 330.220 424.647 592.475
Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản 327.004 407.647 579.700
Chi ngân sách cấp tỉnh 195.523 246.720 326.691
Tỷ trọng so với tổng chi đầu tư phát triển 59,21% 58,10% 55,14%
Chi ngân sách cấp huyện 112.242 134.613 175.136
Tỷ trọng so với tổng chi đầu tư phát triển 33,99% 31,70% 29,56%
Chi ngân sách cấp xã 22.455 43.314 90.649
Tỷ trọng so với tổng chi đầu tư phát triển 6,80% 10,20% 15,30%
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
Bảng 2.6 cho thấy chi đầu tư phát triển mà chủ yếu là chi đầu tư xây
dựng cơ bản qua các năm đều tăng lên. Chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp
tỉnh chiếm trên 50% tổng chi đầu tư phát triển, kết quả 3 năm sau thực hiện
cho thấy chi ngân sách cấp tỉnh ổn định trong khoảng 55%-59% tổng chi đầu
tư phát triển. Số còn lại dành cho nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện (29%-
33%); chi ngân sách cấp xã (6,8%-15,3%) chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi
đầu tư phát triển và biến động qua các năm. Điều này cho thấy việc phân cấp
nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương vẫn có sự
chênh lệch lớn, tập trung các nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp tỉnh và
44
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cấp huyện. Ở giai đoạn này UBND cấp xã không có quyền quyết định đầu tư
các dự án, hầu hết các công trình lớn đóng trên địa bàn xã do UBND cấp
huyện quyết định tổng mức vốn đầu tư, UBND cấp xã chỉ quyết định đối với
các dự án sửa chữa nhỏ. Nguyên nhân là do trình độ năng lực, đội ngũ cán bộ
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp xã còn nhiều hạn chế.
Đối với tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách được thể hiện
trọng bảng 2.7:
Bảng 2.7: Tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách
thời kỳ 2004-2006 [10], [11], [12]
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng chi thường xuyên 834.462 1.026.358 1.276.459
Chi ngân sách cấp tỉnh 494.085 596.314 703.840
Tỷ trọng so với tổng chi thường xuyên 59,21% 58,10% 55,14%
Chi ngân sách cấp huyện 283.634 325.355 377.321
Tỷ trọng so với tổng chi thường xuyên 33,99% 31,70% 29,56%
Chi ngân sách cấp xã 56.743 104.689 195.298
Tỷ trọng so với tổng chi thường xuyên 6,80% 10,20% 15,30%
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
Qua biểu số liệu trên ta thấy chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh
vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên của toàn tỉnh. Chủ yếu là
chi cho các sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chi sự nghiệp y tế; chi đảm bảo xã
hội...Riêng năm 2004, dành từ 5 đến 10 tỷ đồng hỗ trợ các trường chuẩn quốc
gia, mua sắm trang thiết bị dạy học, dành 4 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị
khám bệnh, chữa bệnh cho các bệnh viện tỉnh, huyện và khu vực [11].
Tóm lại, trong thời kỳ này việc phân cấp nguồn thu đã chú trọng đến
khả năng đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phù hợp
45
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
với điều kiện, đặc điểm của từng vùng, đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, đối
với các nguồn thu có quy mô nhỏ đã hạn chế phân cấp cho nhiều cấp ngân
sách, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu cho 3 cấp ngân sách đảm bảo
trong phạm vi tỷ lệ phần trăm phân chia quy định giữa NSTW và NSĐP về
từng khoản thu được phân chia
Đối với số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
được ổn định 3 năm, phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách.
Tương ứng với nguồn thu của mỗi cấp ngân sách, cơ chế phân cấp
nhiệm vụ chi ở địa phương cũng quy định nhiệm vụ chi của từng cấp ngân
sách. Ngân sách tỉnh quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngân sách cấp dưới phải đảm bảo nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
2.2.2. Thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010
2.2.2.1. Các văn bản pháp lý
- Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của HĐND tỉnh Nam
Định kỳ họp thứ 7, khoá XVI;
- Nghị quyết 67/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 của HĐND tỉnh về
việc sửa đổi, bổ sung một số điểm Quy định tỷ lệ điều tiết các khoản thu ngân
sách ban hành kèm theo Nghị quyết 49/2006/NQ-HĐND.
- Quyết định 2920/2006/QĐ-UBND ngày 11/12/2006 của UBND tỉnh
về việc quy định tỷ lệ điều tiết các khoản thu NSNN cho các cấp ngân sách của
tỉnh giai đoạn 2007-2010
- Quyết định 2971/2006/QĐ-UBND ngày 11/12/2006 của UBND tỉnh
về quản lý và điều hành NSĐP.
2.2.2.2. Nội dung cơ bản của phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi tỉnh
Nam Định
Thứ nhất là phân cấp nguồn thu NSNN, về cơ bản các khoản thu thuộc
46
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
các cấp ngân sách được quy định như thời kỳ ổn định 2004-2006. Tuy nhiên ở
mỗi cấp ngân sách đã có sự điều chỉnh bổ sung cụ thể như sau:
Đối với thu ngân sách cấp huyện được hưởng 100% loại bỏ khoản thu
tiền thuê mặt đất, mặt nước đối với hộ, tổ chức kinh tế dân doanh;
Đối với thu ngân sách cấp xã được hưởng 100% bổ sung thêm 03 khoản
thu: Thuế môn bài của các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể do Chi cục quản lý
thu (trừ thu tại phường, thị trấn); Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp của các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể do Chi cục quản lý thu (trừ thu
tại phường, thị trấn); Thuế sử dụng đất nông nghiệp (kể cả các nông trường
nộp);
* Khoản thu phân chia tỉ lệ phần trăm (%) cho ngân sách tỉnh, ngân sách
cấp huyện, ngân sách cấp xã là khoản thu tiền sử dụng đất: Đối với cấp đất
theo kế hoạch phân chia tỷ lệ ngân sách tỉnh: 20%, ngân sách huyện 30% và
ngân sách xã: 50%; đối với các xã, phường của thành phố Nam Định, các thị
trấn của huyện thì ngân sách tỉnh: 30%, ngân sách huyện, thành phố: 30%,
ngân sách xã, phường, thị trấn: 40%;
* Các khoản thu phân chia tỉ lệ phần trăm(%) giữa ngân sách cấp huyện
và ngân sách cấp xã gồm:
- Thuế môn bài; thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của
các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể thu tại các phường của thành phố Nam
Định: Ngân sách thành phố 80%, ngân sách phường 20%. Riêng thuế môn bài;
thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp thu tại Chợ Rồng, chợ Mỹ
Tho, ngân sách thành phố Nam Định hưởng 100%; Đối với thị trấn của các
huyện: Ngân sách huyện 30%, ngân sách thị trấn 70%;
- Tiền thuê mặt đất, mặt nước của các thành phần kinh tế nộp do Chi cục
thuế quản lý thu: Ngân sách huyện, thành phố 70%; ngân sách xã, phường, thị
trấn 30%;
47
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Thu tại các xã, thị trấn: Ngân sách
huyện, thành phố 30%; Ngân sách xã, thị trấn 70%. Thu tại các phường: Ngân
sách thành phố 90%; ngân sách phường 10%;
- Thu lệ phí trước bạ nhà đất: Thu tại các xã, thị trấn: Ngân sách huyện,
thành phố 30%, Ngân sách xã, thị trấn 70%. Thu tại các phường: Ngân sách
thành phố 90%, Ngân sách phường 10%;
- Thuế nhà đất: Ngân sách huyện, thành phố 30%; Ngân sách xã,
phường, thị trấn 70% [30]
Thứ hai là về phân cấp nhiệm vụ chi NSNN:
- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh được quy định như thời kỳ ổn
định 2004-2006.
- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện được điều chỉnh, bổ sung so
với thời kỳ 2004-2006 như sau:
Đối với chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp huyện
quản lý theo quy định phân cấp đầu tư và xây dựng của tỉnh;
Đối với chi thường xuyên: Bổ sung thêm khoản chi sự nghiệp y tế bao
gồm chi lương và phụ cấp cán bộ y tế xã trong định biên; chi phụ cấp cho cán
bộ y tế thôn bản;
- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã: Điều chỉnh, bổ sung một số khoản
chi sau:
Đối với chi đầu tư phát triển: Đối với các xã, phường, thị trấn nếu nguồn
thu lớn hơn nhiệm vụ chi thường xuyên (sau khi dành các khoản phải làm
lương) thì được phân cấp thêm nhiệm vụ chi đầu tư các công trình trụ sở, trạm
y tế, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học và các cơ sở hạ tầng khác… do xã, phường,
thị trấn quản lý;
Đối với chi thường xuyên: Bổ sung chi hoạt động của các cơ quan hành
chính Nhà nước: bao gồm chi phụ cấp cán bộ công chức, cán bộ không
48
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, xóm, tổ dân phố và chi đảm bảo các hoạt động
của HĐND và UBND cấp xã [30].
2.2.2.3. Kết quả về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi
Nhìn chung trong giai đoạn ổn định ngân sách 2007-2010 thu ngân sách từ
kinh tế trên địa bàn tỉnh tăng khá, năm 2010 đạt 1.598.220 triệu đồng, tốc độ tăng
trưởng bình quân 12,3%/năm. Nguồn thu chủ yếu trên địa bàn là thu nội địa; 4
năm 2007-2010 thu nội địa là: 4.589.734 triệu đồng, chiếm 93 % tổng thu ngân
sách và tăng đều hàng năm, năm 2010 tăng 1,86 lần so với năm 2007 [17], [23].
Kết quả thu ngân sách đạt khá trong khi năm 2008, 2009 kinh tế thế giới
và trong nước bị ảnh hưởng bởi suy thoái và suy giảm kinh tế cùng với việc
thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuế nhằm ngăn chặn suy
giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp như: giảm
thuế giá trị gia tăng; giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50%
lệ phí trước bạ đối với ô tô dưới 10 chỗ ngồi; giãn nộp thuế thu nhập cá nhân....
đã làm giảm nguồn thu ngân sách, là kết quả của phát triển
sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp,
các ngành trong tỉnh đã tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp
phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách.
Công tác quản lý thu ngân sách được cấp uỷ, chính quyền các cấp và
ngành thuế quan tâm chỉ đạo, góp phần tích cực vào kết quả thu như: Tăng
cường tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; tổ chức các Hội nghị đối thoại giữa
Lãnh đạo tỉnh, cơ quan thuế và doanh nghiệp; Thực hiện phân loại nợ để thực
hiện cưỡng chế thu nợ đọng thuế; giải quyết nhanh việc hoàn thuế, miễn giảm
thuế góp phần giải quyết khó khăn về vốn kinh doanh cho doanh nghiệp; Phối
hợp với các ngành rà soát, đối chiếu để đưa hết đối tượng sản xuất kinh doanh
vào quản lý thu thuế; Thực hiện tốt công tác dự báo, phân tích tìm ra nguyên
nhân giảm thu, thất thu để có biện pháp chỉ đạo điều hành kịp thời đem lại hiệu
quả trong quản lý thu và chống thất thu NSNN.
49
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thực hiện các biện pháp tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc
khai báo tên hàng, mã hàng, thuế suất, kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân;
phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số
thuế phải nộp; đồng thời, tổ chức thu triệt để các khoản nợ đọng thuế có khả
năng thu hồi của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; Công tác thanh,
kiểm tra việc thu nộp thuế được chú trọng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra
chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm và việc thực hiện miễn,
giảm, gia hạn nộp thuế để truy thu đầy đủ vào NSNN các khoản tiền thuế bị
gian lận góp phần hoàn thành thắng lợi dự toán thu ngân sách hàng năm và kế
hoạch thu ngân sách theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Tỷ trọng các khoản thu được hưởng 100% giữa các cấp ngân sách được
thể hiện ở bảng 2.8:
Bảng 2.8: Tỷ trọng các khoản thu 100% giữa các cấp ngân sách
thời kỳ 2007-2010 [17], [19], [21], [23]
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm Năm
2007 2008 2009 2010
Các khoản thu 100% 396.027 472.460 599.903 671.252
Ngân sách cấp tỉnh 237.695 260.987 308.650 332.807
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu 100% 60,02% 55,24% 51,45% 49,58%
Ngân sách cấp huyện 95.522 115.328 149.976 177.278
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu 100% 24,12% 24,41% 25,00% 26,41%
Ngân sách cấp xã 62.810 96.146 141.277 161.168
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu 100% 15,86% 20,35% 23,55% 24,01%
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
Qua biểu số liệu 2.8 ta thấy các khoản thu 100% ngân sách cấp tỉnh
vẫn chiếm tỷ trọng cao so với tổng các khoản thu các cấp ngân sách được
hưởng 100%. Tuy nhiên tỷ trọng thu ngân sách cấp tỉnh lại có xu hướng giảm
dần, nếu như năm 2007 chiếm 60,02% thì đến năm 2010 giảm xuống
50
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
còn 49,58% và ngược lại tỷ trọng các khoản thu 100% của ngân sách cấp
huyện và đặc biệt là cấp xã tỷ trọng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do trong
thời kỳ này các khoản thu 100% của ngân sách cấp xã được bổ sung bổ sung
thêm 03 khoản thu: Thuế môn bài của các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể do
Chi cục quản lý thu (trừ thu tại phường, thị trấn); Thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp của các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể do Chi cục quản
lý thu (trừ thu tại phường, thị trấn); Thuế sử dụng đất nông nghiệp (kể cả các
nông trường nộp).
Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % được thể hiện qua bảng
2.9. Cũng giống như thời kỳ ổn định 2004-2006 các khoản thu phân chia theo
tỷ lệ % giữa các cấp qua các năm đều tăng lên. Các khoản thu phân chia tỷ lệ
% cũng vẫn tập trung nhiều ở ngân sách cấp tỉnh năm 2010 chiếm 50,25% so
với tổng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %, trong khi đó ngân sách cấp
huyện năm 2010 chiếm 28.56%, ngân sách cấp xã năm 2010 chiếm 21,19%.
Bảng 2.9: Tỷ trọng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân
sách thời kỳ 2007-2010 [17], [19], [21], [23]
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm Năm
2007 2008 2009 2010
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 484.033 601.313 795.221 926.968
Thu ngân sách cấp tỉnh 272.511 325.431 415.344 465.801
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu phân
56,30% 54,12% 52,23% 50,25%
chia tỷ lệ %
Thu ngân sách cấp huyện 127.494 150.328 217.970 264.742
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu phân
26,34% 25,00% 27,41% 28,56%
chia tỷ lệ %
Thu ngân sách cấp xã 84.028 125.554 161.907 196.424
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu phân
17,36% 20,88% 20,36% 21,19%
chia tỷ lệ %
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
51
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Mặc dù thời kỳ này số thu NSĐP có tăng nhưng tỷ lệ tăng không đáng
kể. Đặc biệt là ở các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn chưa có
chính sách hợp lý khai thác triệt để tiềm năng của từng vùng. Vì vậy số thu bổ
sung cân đối từ ngân sách cấp trên tăng lên và được duy trì ổn định qua các
năm 2007-2010 là 1.234.963 triệu đồng. Đối với thu bổ sung có mục tiêu thì
qua các năm cũng tăng lên đáng kể nếu như năm 2007 là 681.061 triệu đồng thì
đến năm 2010 là số bổ sung có mục tiêu tăng lên 809.031 triệu đồng.
Về chi NSNN, tổng chi NSĐP trong 4 năm đạt 16.827.080 triệu đồng,
tăng bình quân 24,8%/năm. Chi ngân sách về cơ bản đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, các nhu cầu chi thường xuyên và bảo đảm yêu cầu
về quản lý chi theo quy định.
Bảng 2.10: Tình hình chi ngân sách tỉnh Nam Định
4 năm 2007 – 2010 [16], [18], [20], [22]
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số
Chỉ tiêu
TH TH TH TH
TT 2007 2008 2009 2010
CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 3.014.281 3.653.503 4.662.139 5.497.160
I Chi đầu tư phát triển 821.795 794.119 1.020.944 1.401.793
II
Chi trả nợ gốc vay ĐTXD cơ
20.000 36.920
sở hạ tầng
III Chi thường xuyên 1.599.511 2.086.675 2.493.423 2.988.680
1 Chi sự nghiệp kinh tế 131.214 244.348 331.268 350.000
2 Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 733.430 880.976 1.023.334 1.279.000
- Sự nghiệp giáo dục 686.526 819.507 969.191 1.195.000
- Sự nghiệp đào tạo và dậy nghề 46.904 61.469 54.143 84.000
3 Chi sự nghiệp y tế 176.634 194.252 250.528 349.500
4 Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 11.320 9.741 14.404 17.000
5 Chi sự nghiệp văn hoá thông tin 19.664 20.816 29.012 35.000
52
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Số
Chỉ tiêu
TH TH TH TH
TT 2007 2008 2009 2010
6
Chi sự nghiệp phát thanh-
9.250 10.767 12.750 13.000
truyền hình
7 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 14.705 15.651 21.629 24.000
8 Chi đảm bảo xã hội 70.058 165.248 171.226 220.000
9
Quản lý hành chính, Đảng,
340.355 406.423 461.604 520.000
đoàn thể
10 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 3.635 4.692 4.497 6.500
11 Chi an ninh quốc phòng 41.176 52.030 57.539 60.000
12 Chi khác ngân sách 12.765 21.263 27.335 16.000
13 Chi hỗ trợ toàn dân XD khu dân cư 3.680 3.680 3.680 3.680
14 Chi sự nghiệp môi trường 31.625 56.787 69.615 80.000
15
Chi hỗ trợ ngân sách xã để XD,
15.000 15.000
nâng cấp... trụ sở xã
IV Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.600 1.600 1.600 1.600
V Chi chuyển nguồn 484.603 674.203 1.024.513 1.000.000
VI Chi mục tiêu từ NSĐP 2.000 2.000 2.000 2.000
VII Mục tiêu chỉ định từ NSTW 5.321 5.198 9.546 10.240
VIII Chương trình mục tiêu Quốc gia 77.825 89.486 72.565 92.847
IX Ghi chi hàng viện trợ 1.626 222 628
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
Đối với tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân sách được thể
hiện trong bảng 2.11:
53
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bảng 2.11: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân sách
thời kỳ 2007-2010 [17], [19], [21], [23]
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm Năm
2007 2008 2009 2010
Tổng chi đầu tư phát triển 821.795 794.119 1.020.944 1.401.793
Chi ngân sách cấp tỉnh 461.191 442.642 561.519 771.827
Tỷ trọng so với tổng chi đầu tư phát triển 56,12% 55,74% 55,00% 54,06%
Chi ngân sách cấp huyện 289.518 270.556 355.084 490.908
Tỷ trọng so với tổng chi đầu tư phát triển 35,23% 34,07% 34,78% 34,02%
Chi ngân sách cấp xã 71.085 80.921 104.340 139.058
Tỷ trọng so với tổng chi đầu tư phát triển 8,65% 10,19% 10,22% 11,92%
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
Qua biểu số liệu trên có thể thấy việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ
chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương vẫn có sự chênh lệch lớn, nhiệm vụ
chi đầu tư phát triển tập trung chủ yếu cấp tỉnh và cấp huyện. Năm 2010 chi
đầu tư phát triển của ngân sách cấp tỉnh chiếm 54,06%, ngân sách cấp huyện
chiếm 35,02%, ngân sách cấp xã chiếm tỷ trọng 11,92%. Như vậy việc thực
hiện Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 11/01/2007 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Nam Định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có bước chuyển biến đáng kể:
- Uỷ ban nhân dân cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có tổng
mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng.
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án có tổng
mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.
- Các dự án có tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng do Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định đầu tư.
Đối với tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách được thể hiện
trọng bảng 2.12:
54
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bảng 2.12: Tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách
thời kỳ 2007-2010 [17], [19], [21], [23]
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm Năm
2007 2008 2009 2010
Tổng chi thường xuyên 1.599.511 2.086.675 2.493.423 2.988.680
Chi ngân sách cấp tỉnh 696.747 866.387 973.432 1.109.398
Tỷ trọng so với tổng chi thường xuyên 43,56% 41,52% 39,04% 37,12%
Chi ngân sách cấp huyện 647.002 870.143 1.075.413 1.344.009
Tỷ trọng so với tổng chi thường xuyên 40,45% 41,70% 43,13% 44,97%
Chi ngân sách cấp xã 255.762 350.144 444.577 535.273
Tỷ trọng so với tổng chi thường xuyên 15,99% 16,78% 17,83% 17,91%
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
Qua bảng 2.12 ta thấy chi thường xuyên tăng qua các năm và vẫn cao
hơn so với chi đầu tư phát triển. Nhiệm vụ chi thường xuyên đã được phân cấp
xuống cho cấp huyện và cấp xã. Trong cơ cấu chi tỉnh đã xác định tập trung
giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, huy động các nguồn vốn và sử dụng ngân
sách tập trung cho chi sự nghiệp giáo dục đào tạo (chi ngân sách cho giáo dục
đào tạo chiếm 42,8% tổng chi), thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với
giáo viên, dành nguồn kinh phí đáng kể chi tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư
trường học của các cấp học, đến nay hệ thống cơ sở trường lớp trong tỉnh đã cơ
bản được đầu tư nâng cấp theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá: Tỷ lệ trường đạt
chuẩn quốc gia: mầm non 37%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 31%, trung học
phổ thông 21,4%.. Điều kiện học tập của học sinh được đảm bảo góp phần vào
thành tích chung của ngành giáo dục Nam Định, nhiều năm liên tục dẫn đầu
toàn quốc về giáo dục đào tạo: Đạt chuẩn phổ cập tiểu học và trung học cơ sở
đúng độ tuổi; Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Năm học 2008 -
2009, dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung
55
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
học phổ thông, tỷ lệ học sinh giỏi đạt giải quốc gia và điểm thi bình quân vào
đại học, cao đẳng [34].
Chi sự nghiệp phát triển kinh tế được quan tâm chú trọng, tỉnh đã xây
dựng và ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh
doanh như: cơ chế khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp Hoà Xá; cơ chế
chính sách khuyến khích đầu tư phát triển đối với các dự án đầu tư ngoài khu
và cụm công nghiệp; cơ chế chính sách khuyến khích Tổng công ty công
nghiệp tàu thủy đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh; Cơ chế hỗ trợ khuyến khích
sản xuất cây vụ đông xuất khẩu; cơ chế khuyến khích sản xuất muối sạch; Cơ
chế hỗ trợ sản xuất giống thủy sản; Quy định về quản lý sử dụng kinh phí xúc
tiến thương mại; Cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ
tầng các khu công nghiệp; cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công,
khuyến nông.... Các cơ chế, chính sách do tỉnh ban hành đảm
bảo quy định của Nhà nước, phù hợp với thực tế địa phương đã khuyến khích,
tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, thu hút các nguồn lực tập trung cho đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh để tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách; góp
phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế xã hội theo nghị
quyết tỉnh đảng bộ và Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Nhận xét: Có thể nói cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi trên
địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-2010 đã có bước tiến đáng kể so với
giai đoạn 2004-2006, từng bước phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân
cư của từng vùng và trình độ quản lý của địa phương.
Các khoản thu 100% ngân sách cấp tỉnh có 14 khoản thu; ngân sách
huyện được 12 khoản thu; ngân sách xã, phường thị trấn được 11 khoản thu
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ: được chi tiết theo 7 nội dung thu,
trong đó phân cấp mạnh hơn so với phân cấp thời kỳ 2004-2006 cho ngân sách
huyện, ngân sách cấp xã được hưởng và phân chia được nhiều khoản thu hơn.
56
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đối với số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
được ổn định 4 năm, phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách.
Trong phân cấp nhiệm vụ chi đã đảm bảo ngân sách cho từng cấp ngân
sách, tăng tính chủ động trong quá trình triển khai thực hiện chức năng nhiệm
vụ tại địa phương.
2.2.3. Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - đến nay
2.2.3.1. Các văn bản pháp lý
- Nghị quyết số 146/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh
về việc quy định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm
vụ chi cho các cấp ngân sách tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
- Nghị quyết 145/2010/HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về việc
ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách tỉnh Nam Định năm
2011.
- Quyết định số 2917/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh về việc quản lý và điều hành NSĐP.
2.2.3.2. Nội dung cơ bản của phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi tỉnh
Nam Định
So với thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010 thì ở thời kỳ này các khoản
thu hầu hết được phân cấp cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, cụ
thể:
Đối với các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100% đã loại bỏ một số
khoản thu như: thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; phí xăng dầu;
thuế tài nguyên; thu từ quảng cáo truyền hình; Các khoản phí, lệ phí nộp vào
ngân sách tỉnh theo quy định của Chính phủ; Thu từ hoạt động chống buôn lậu
do cơ quan của tỉnh và Trung ương thực hiện trên địa bàn. Bên cạnh đó trong
thời kỳ này bổ sung thêm một số khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100% như:
Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp
57
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cho ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật; Huy động của các tổ chức, cá
nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu nộp vào ngân sách tỉnh theo
quy định; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước
cho ngân sách tỉnh;
Đối với các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100% cũng loại bỏ
thu từ hoạt động chống buôn lậu do huyện, thành phố thực hiện và bổ sung
thêm 05 khoản thu bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân (trừ thuế thu nhập cá nhân
từ chuyển nhượng bất động sản; thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động sản xuất
kinh doanh của cá nhân trên địa bàn huyện, thành phố); Thu lệ phí trước bạ
phương tiện vận tải, súng săn, súng thể thao; Viện trợ không hoàn lại của các
tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách huyện, thành phố; Đóng
góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nộp
vào ngân sách huyện, thành phố; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân
ở trong và ngoài nước;
Đối với các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100% được bổ sung
thêm khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực
tiếp cho xã, thị trấn;
Đối với các khoản thu phân chia tỷ lệ phân chia % giữa các cấp ngân
sách vẫn được duy trì như thời kỳ ổn định 2007-2010 và bổ sung thêm 02
khoản thu:
Một là, tiền thuê mặt đất, mặt nước
+ Đối với doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương và doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn các huyện: Ngân sách huyện 70%; Ngân
sách xã, thị trấn: 30%;
+ Đối với các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể: Ngân sách huyện, thành
phố: 70%; Ngân sách xã, phường, thị trấn: 30%;
Hai là, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản; thuế thu
nhập cá nhân từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân:
58
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Thu tại xã, thị trấn: Ngân sách huyện 30%; ngân sách xã 70%;
+ Thu tại phường: Ngân sách thành phố 90%; ngân sách phường 10%;
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thay thế thuế nhà đất, tỷ lệ điều tiết
giữ như tỷ lệ điều tiết thuế nhà đất: Ngân sách huyện, thành phố: 30%, ngân
sách xã, phường, thị trấn: 70%;
Về phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản:
- Ngân sách tỉnh: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội do tỉnh quản lý. Chi trả nợ các khoản ngân sách tỉnh vay, huy
động đến hạn trả; Chi đầu tư cho các dự án tái định cư và vốn đối ứng dự án
WB của thành phố Nam Đinh; các dự án của huyện Nghĩa Hưng, huyện Hải
Hậu, huyện Trực Ninh theo Nghị quyết số 60/2007/NQ-HĐND ngày 04/4/2007
của HĐND tỉnh; chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia
do các cơ quan địa phương thực hiện; các khoản chi đầu tư phát triển khác theo
quy định của pháp luật.
- Ngân sách huyện, thành phố: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng kinh tế-xã hội do huyện, thành phố quản lý theo quy định của
Chính phủ và Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh từ nguồn thu tiền sử dụng
đất, thu đóng góp của dân và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Chi các dự án quy hoạch đất đai, đo đạc cấp quyền sử dụng đất; giải phóng mặt
bằng; dự án tái định cư và vốn đối ứng dự án vay Ngân hàng thế giới của thành
phố Nam Định;
- Ngân sách xã, phường, thị trấn: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng kinh tế-xã hội do xã, phường, thị trấn quản lý từ nguồn thu cấp
quyền sử dụng đất được hưởng, các khoản đóng góp của nhân dân và các
nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật [31].
2.2.3.3. Kết quả về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi
Trong hai năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 NSĐP đã
59
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
có những bước chuyển biến tích cực, đúng hướng và đạt được những kết quả
bước đầu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô.
Tình hình thu NSĐP đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Thu NSĐP
trên địa bàn hàng năm có tốc độ tăng khá. Năm 2011, tổng thu NSĐP đạt
1.924.801 triệu đồng và tổng thu NSĐP năm 2012 đạt 1.998.726 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ 10,4% năm 2011. Tuy nhiên, tổng nguồn thu phát sinh trên
địa bàn vẫn còn hạn chế, Ngân sách các cấp ở địa phương vẫn phải phụ thuộc
vào trợ cấp của TW.
Cơ cấu thu ngân sách giữa 3 cấp vẫn chiếm tỷ trọng tương tự so với thời
kỳ ổn định ngân sách trước đó. Điều này cho thấy tỉnh vẫn chưa có cơ chế tạo
nguồn thu có tính đột biến, khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển tăng thu cho
ngân sách chưa cao, tiềm lực trên địa bàn vẫn đang ở dạng tiềm ẩn, chưa có cơ
hội phát triển. Ta có thể thấy qua bảng 2.13:
Bảng 2.13: Tỷ trọng các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn thời kỳ
2011-2012 [25], [27]
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng các
Tỷ trọng so với tổng các khoản thu
Ngân
Chỉ tiêu khoản Ngân Ngân sách sách xã,
thu sách tỉnh huyện, TP phường,
thị trấn
Năm 2011
Các khoản thu 100% 808.416 40,45% 31,12% 28,43%
Các khoản thu phân chia tỷ lệ % 1.116.385 42,10% 30,03% 27,87%
Năm 2012
Các khoản thu 100% 799.490 40,23% 30,65% 29,12%
Các khoản thu phân chia tỷ lệ % 1.199.236 40,70% 31,18% 28,12%
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định
60
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chi NSĐP qua 2 năm cho thấy quy mô ngày càng lớn, năm 2011 đạt
5.857.237 triệu đồng, năm 2012 đạt 6.712.138 triệu đồng [25], [27]. Cơ cấu chi
ngân sách các cấp ở địa phương cho thấy ngân sách cấp tỉnh vẫn chiếm tỷ
trọng cao nhất so tổng chi NSĐP, chi ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã
ổn định ở mức thấp, tỷ trọng chi ngân sách các cấp không có sự thay đổi nhiều
so với thời kỳ trước được thể hiện qua biểu 2.14:
Bảng 2.14: Tỷ trọng các khoản chi giữa các cấp ngân sách
thời kỳ 2011-2012 [25], [27]
Đơn vị tính: %
Tổng các
Tỷ trọng so với tổng các khoản chi
Chỉ tiêu Ngân Ngân sách
Ngân sách
khoản chi xã, phường,
sách tỉnh huyện, TP thị trấn
Năm 2011
Chi đầu tư phát triển 1.901.259 54,17% 34,41% 11,42%
Chi thường xuyên 3.700.603 37,10% 45,04% 17,86%
Năm 2012
Chi đầu tư phát triển 2.224.403 53,04% 35,57% 11,39%
Chi thường xuyên 4.256.167 36,78% 44,35% 18,87%
Trong giai đoạn này việc phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện công tác
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nam Định vẫn được quy định như
trong giai đoạn 2007-2010 chỉ có điểm khác biệt UBND cấp huyện được quyết
định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng. Riêng đối với thành
phố Nam Định được quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư dưới 15
tỷ đồng.
Tóm lại, qua hai năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 ta
thấy cơ chế phân cấp quản lý NSNN giữa các cấp ngân sách ở địa phương ngày
càng được hoàn thiện và từng bước phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh
61
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa
lý, dân cư của từng vùng và trình độ quản lý của địa phương. Các khoản thu
100% và khoản thu phân chia tỷ lệ phần trăm cho ngân sách cấp huyện và cấp
xã ngày càng được tăng lên.
Đối với số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
được duy trì ổn định phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách.
Về chi ngân sách các cấp được quy định rõ ràng chi đầu tư phát triển
cũng dần được phân cấp cho ngân sách cấp huyện và cấp xã.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước
ở tỉnh Nam Định
Nhìn chung phân cấp quản lý NSNN các cấp chính quyền địa phương
của tỉnh đã thực hiện theo quy định của Luật NSNN, phù hợp với trình độ tổ
chức quản lý và nâng cao tính chủ động của chính quyền các cấp nhằm khai
thác, sử dụng tốt nguồn lực sẵn có, tạo nguồn lực mới tại các địa phương cho
phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Kết
quả cụ thể như sau:
2.3.1. Ưu điểm
2.3.1.1. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi tại tỉnh Nam Định trong
những năm qua đã tuân thủ qui định của Luật NSNN và các văn bản hướng
dẫn; về cơ bản là phù hợp với phân cấp kinh tế xã hội trên địa bàn. Với qui
định về phân cấp quản lý NSNN đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh chính trị trên địa bàn.
Cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền
địa phương của tỉnh đã bước đầu quan tâm đến đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư
của từng vùng. Nhiệm vụ gắn với cấp nào thì giao cho cấp đó quản lý đảm bảo
ngân sách để thực hiện, tạo sự chủ động cho các cấp chính quyền cấp dưới khai
thác nguồn thu và chủ động điều hành chính sách chi ngân sách,
62
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc
Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc

More Related Content

Similar to Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc

Similar to Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc (13)

Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam...
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam...Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam...
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Vay Vốn Của Khách Hàng Cá Nhân.docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Vay Vốn Của Khách Hàng Cá Nhân.docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Vay Vốn Của Khách Hàng Cá Nhân.docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Vay Vốn Của Khách Hàng Cá Nhân.docx
 
Luận văn Quản lý thu ngân sách xã trên dịa bàn huyện quảng xương tỉnh thanh h...
Luận văn Quản lý thu ngân sách xã trên dịa bàn huyện quảng xương tỉnh thanh h...Luận văn Quản lý thu ngân sách xã trên dịa bàn huyện quảng xương tỉnh thanh h...
Luận văn Quản lý thu ngân sách xã trên dịa bàn huyện quảng xương tỉnh thanh h...
 
Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Tại Nam Định, HAY
Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Tại Nam Định, HAYPhân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Tại Nam Định, HAY
Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Tại Nam Định, HAY
 
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đoàn Bình...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đoàn Bình...Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đoàn Bình...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đoàn Bình...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ P...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG  NÔNG NGHIỆP VÀ P...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG  NÔNG NGHIỆP VÀ P...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ P...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
 
Báo cáo thực tập khoa Kế toán Trường đại học lao động – xã hội.docx
Báo cáo thực tập khoa Kế toán Trường đại học lao động – xã hội.docxBáo cáo thực tập khoa Kế toán Trường đại học lao động – xã hội.docx
Báo cáo thực tập khoa Kế toán Trường đại học lao động – xã hội.docx
 
Phân tích tài chính ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam.docx
Phân tích tài chính ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam.docxPhân tích tài chính ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam.docx
Phân tích tài chính ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam.docx
 
Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Quân Đội.doc
Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Quân Đội.docNâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Quân Đội.doc
Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Quân Đội.doc
 
Luận Văn Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Đầu Tư Chung Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Luận Văn Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Đầu Tư Chung Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxLuận Văn Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Đầu Tư Chung Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Luận Văn Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Đầu Tư Chung Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG TIỂU VÂN PH¢N CÊP QU¶N Lý NG¢N S¸CH NHµ N¦íc t¹i ®Þa bµn tØnh nam ®Þnh LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG TIỂU VÂN PH¢N CÊP QU¶N Lý NG¢N S¸CH NHµ N¦íc t¹i ®Þa bµn tØnh nam ®Þnh Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG HÀ NỘI
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Hoàng Tiểu Vân
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC......... 6 1.1. Tại sao phải phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước....................................... 6 1.1.1. Đây là xu thế tất yếu khách quan, một yêu cầu phát triển kinh tế............ 6 1.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp trong quản lý ngân sách Nhà nước........................................................................................................................... 7 1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước............................................................ 7 1.1.4. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm vận hành đồng bộ hệ thống ngân sách địa phương............................................................................... 8 1.1.5. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí trong quản lý ngân sách Nhà nước....................................................... 9 1.2. Nội dung của việc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước .......................... 9 1.2.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách Nhà nước.................................................. 9 1.2.2. Khái niệm của phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước................................ 13 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước .......14 1.2.4. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước...........................................17 Tiểu kết chương 1........................................................................................................................27
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH....................................................................29 2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hệ thống chính quyền, hệ thống ngân sách tỉnh Nam Định............................. 29 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nam Định............................................................. 29 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định....................................30 2.1.3. Tổ chức hệ thống chính quyền và hệ thống ngân sách ở tỉnh Nam Định 33 2.2. Thực trạng phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước ở tỉnh Nam Định.....................................................................................34 2.2.1. Thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006............................................................... 34 2.2.2. Thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010............................................................... 46 2.2.3. Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - đến nay.......................................................57 2.3. Đánh giá chung về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở tỉnh Nam Định.....................................................................................62 2.3.1. Ưu điểm............................................................................................................................ 62 2.3.2. Hạn chế............................................................................................................................. 66 2.3.3. Nguyên nhân..................................................................................................................71 2.3.4. Bài học kinh nghiệm...................................................................................................72 Tiểu kết chương 2........................................................................................................................74 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH ............ 75 3.1. Quan điểm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ................75 3.1.1. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải thực hiện đồng bộ, phù hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế - xã hội ...........75 3.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên và tính chủ động, sáng tạo của ngân sách cấp dưới.................................................................................................................76
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.1.3. Phân cấp phải đảm bảo ổn định cả nguồn thu và nhiệm vụ chi tương đối lâu dài, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và có tính khả thi trong quá trình thực hiện....................................77 3.1.4. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải đảm bảo tính công bằng, hợp lý, bao quát đầy đủ các hoạt động thu và chi của ngân sách Nhà nước...............................................................................................................77 3.1.5. Kế thừa và phát huy những mặt tích cực của cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 ................77 3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở tỉnh Nam Định............................................................... 78 3.2.1. Đề xuất và kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật ngân sách Nhà nước...........78 3.2.2. Về phân cấp quản lý thu ngân sách......................................................................81 3.2.3. Về phân cấp quản lý chi ngân sách......................................................................84 3.2.4. Một số giải pháp có tính bổ trợ..............................................................................88 3.3. Một số điều kiện thực hiện giải pháp..................................................................94 3.3.1. Kinh tế - xã hội phát triển ổn định bền vững...................................................94 3.3.2. Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân sách đảm bảo hoạt động tài chính chất lượng và hiệu quả .....................................................95 3.3.3. Về khung pháp lý.........................................................................................................95 Tiểu kết chương 3........................................................................................................................97 KẾT LUẬN....................................................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 101
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HĐND: Hội đồng nhân dân NSĐP: Ngân sách địa phương NSNN: Ngân sách Nhà nước NSTƯ: Ngân sách trung ương QH: Quốc hội UBND: Ủy ban nhân dân
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu cho các cấp NS 36 Bảng 2.2: Thu ngân sách các cấp trên địa bàn thời kỳ 2004-2006 40 Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản thu 100% giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 41 Bảng 2.4: Tỷ trọng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 42 Bảng 2.5: Tình hình chi ngân sách tỉnh Nam Định thời kỳ 2004-2006 43 Bảng 2.6: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 44 Bảng 2.7: Tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 45 Bảng 2.8: Tỷ trọng các khoản thu 100% giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 50 Bảng 2.9: Tỷ trọng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 51 Bảng 2.10: Tình hình chi ngân sách tỉnh Nam Định 4 năm 2007 – 2010 52 Bảng 2.11: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 54 Bảng 2.12: Tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 55 Bảng 2.13: Tỷ trọng các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn thời kỳ 2011-2012 60 Bảng 2.14: Tỷ trọng các khoản chi giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2011-2012 61
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu NSNN là bộ phận cơ bản, là khâu chủ đạo, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, đồng thời là công cụ tài chính để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Cùng với sự phân cấp quản lý kinh tế và hành chính thì NSNN cũng được phân cấp lý quản lý. Phân cấp quản lý ngân sách là cần thiết, nó giúp quá trình quản lý và phân bổ một cách hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính khan hiếm của quốc gia, nó còn tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển hài hoà về kinh tế xã hội.Sự phân cấp có thể là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội của từng quốc gia. Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 ra đời, có hiệu lực ngày 01/01/2004 thay thế cho Luật NSNN số 47-L/CTN ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi một số điều của Luật NSNN số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998 là cơ sở pháp lý quan trọng phát huy hiệu quả công tác quản lý NSNN. NSNN bao gồm: NSTW và NSĐP. Trong đó NSĐP lại bao gồm ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã. Việc phân cấp quản lý NSĐP là một phần quan trọng trong phân cấp quản lý ngân sách ở nước ta. Đây là vấn đề được Nhà nước rất quan tâm, với điều kiện của từng địa phương mà việc phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương cũng rất khác nhau. Hiệu quả của việc phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước, nếu việc phân cấp quản lý các cấp chính quyền địa phương tốt nó không những đảm bảo việc thực hiện tốt được các nhiệm vụ đề ra mà còn thể hiện sự tự chủ, sáng tạo của địa phương trong việc sử dụng ngân sách. Nam Định là tỉnh nghèo, thu ngân sách còn hạn chế trong khi nhu cầu 1
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chi ngày một tăng. Trong những năm vừa qua phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Nam Định đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực thi phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trên thực tế còn nhiều vướng mắc, hạn chế, đang bộc lộ một số vấn đề cần được xem xét và cải tiến. Mặc dù địa phương được trao quyền quản lý ngân sách nhiều hơn, song hầu hết các địa phương vẫn phụ thuộc khá nhiều vào các quyết định từ Trung ương, việc thực hiện phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương còn nhiều lúng túng, phân cấp cho ngân sách cấp dưới phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của chính quyền cấp tỉnh. Thực trạng cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi chưa tạo thế chủ động, chưa đảm bảo tính độc lập của ngân sách các cấp, chưa mở rộng quyền tự chủ để mỗi cấp chính quyền, cấp ngân sách chủ động trong việc khai thác các nguồn thu tại chỗ và chủ động bố trí chi tiêu hợp lý. Để quản lý thống nhất nền tài chính, xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm kinh phí của nhà nước, tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng – an ninh thì việc phân cấp quản lý NSNN nói chung và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi nói riêng cần phải luôn hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn. Với lý do đó, tôi chọn đề tài: "Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định" làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Để xây dựng được một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh về phân cấp quản lý NSNN, điều cần thiết là phải chỉ ra được những vướng mắc, những điểm không phù hợp với thực tế và bổ sung những quy định mới hợp lý. Từ đó, ta mới có cơ sở để thảo luận đánh giá, đề ra phương hướng và phương pháp giải quyết các vướng mắc chính xác và có hiệu quả thực tế cao. Cùng với sự ra đời của Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002, 2
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 các quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này cũng đã được xây dựng và bổ sung kịp thời đáp ứng nhu cầu của hoạt động thực tiễn phát sinh. Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo đánh giá kết quả đạt được của việc thực hiện luật này, cũng như những điểm còn hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới cho phù hợp. Nhiều ý kiến, bài viết tham gia đánh giá của các chuyên gia, các giáo viên và các cá nhân, tổ chức nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN và thực hiện công việc liên quan đến phân cấp quản lý NSNN. Các ý kiến tham gia đó đã góp phần bổ sung thêm vào quá trình hoàn thiện hơn pháp luật về phân cấp quản lý NSNN. Dựa trên những cơ sở đó, người viết lựa chọn đề tài: "Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định" làm luận văn với suy nghĩ có thể tìm hiểu rõ hơn về phân cấp quản lý NSNN, các vấn đề pháp lý hiện hành điều chỉnh phân cấp quản lý NSNN, những vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật, đồng thời đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý NSNN, đưa ra các kiến nghị có liên quan để giúp cho việc thực hiện luật NSNN đạt được hiệu quả hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận về phân cấp quản lý NSNN, các quy định của pháp luật thực định về phân cấp quản lý NSNN, thực tế áp dụng phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định, luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện khung pháp luật về phân cấp quản lý NSNN, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phân cấp quản lý NSNN tại địa bàn tỉnh Nam Định. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về phân cấp quản lý NSNN và pháp luật phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam. 3
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ hai: Nghiên cứu, phân tích các số liệu liên quan đến phân cấp quản lý NSNN phát sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định và các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình áp dụng pháp luật quản lý NSNN vào thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nam Định. Thứ ba: Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý NSNN, luận văn chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về quản lý NSNN hiện hành, đồng thời đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật quản lý NSNN có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Nam Định. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về pháp luật quản lý NSNN và thực tiễn của việc áp dụng luật quản lý NSNN. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: + Về mặt không gian: Trên địa bàn Tỉnh Nam Định + Về mặt thời gian: số liệu thống kê được lấy từ năm 2004-2012 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận để nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp song song với các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, sơ đồ. Phương pháp phân tích dùng để làm rõ khái niệm về NSNN, về phân cấp quản lý NSNN, làm rõ thực trạng áp dụng quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định. Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng để làm rõ sự khác biệt của công tác áp dụng phân cấp quản lý NSNN trong từng thời điểm. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các bản biểu, số liệu thống kê để phân tích, chứng minh các nội dung liên quan. Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hoá nhằm đưa ra các đề xuất, kiến nghị của luận văn. 4
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm ba chương với kết cấu như sau: Chương 1: Nhu cầu phải có sự phân cấp quản lý NSNN Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở tỉnh Nam Định Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở tỉnh Nam Định 5
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hệ thống chính quyền, hệ thống ngân sách tỉnh Nam Định 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nam Định Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng sông Hồng với diện tích tự nhiên là 1.676 km2 , dân số tính đến tháng 12 năm 2012 là 1.903.076 người, có 72 km bờ biển. Nam Định có 10 đơn vị hành chính trực thuộc là Thành phố Nam Định, huyện Mỹ Lộc, huyện Nam Trực, huyện Trực Ninh, huyện Hải Hậu, huyện Giao Thuỷ, huyện Xuân Trường, huyện Nghĩa Hưng, huyện Ý Yên, huyện Vụ Bản. Tỉnh Nam Định có 230 xã, phường, thị trấn [3]. Nam Định là tỉnh có vị trí địa lý không thật sự thuận lợi cho phát triển kinh tế nhất là các ngành công nghiệp và dịch vụ; Nam Định là tỉnh có nền kinh tế còn chậm phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, song sự nghiệp giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao.. rất phát triển. Vị trí địa lý và những đặc điểm cơ bản nêu trên đã chi phối rất nhiều đến thu - chi ngân sách tại tỉnh Nam Định. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cơ bản: công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn; Đảng và Nhà nước đã cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X bằng nhiều chủ trương, chính sách kịp thời, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, tình hình chính trị - xã hội ổn định; đại đa số các tầng lớp nhân dân đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; Đảng bộ đoàn kết, thống nhất... Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn, thách thức lớn: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; ảnh hưởng bất lợi của lạm phát; suy giảm kinh tế quốc tế và trong nước; quy mô kinh tế còn 29
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhỏ, một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ có mặt còn hạn chế... Trong bối cảnh đó, với tinh thần quyết tâm và chủ động, tỉnh Nam Định đã phát huy truyền thống, kế thừa thành tựu, kinh nghiệm tích luỹ của nhiều nhiệm kỳ, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết và sự chỉ đạo của Trung ương; cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội thành các chương trình công tác toàn khoá, các Nghị quyết chuyên đề; tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định Nhờ có sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của lãnh đạo Tỉnh và sự phối hợp hiệu quả của các cấp ngành kinh tế Nam Định đã đạt được những thành tựu đáng kể: Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển, các làng nghề truyền thống phát triển và mở rộng và hiệu quả, các hoạt động dịch vụ thương mại phát triển, cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư. Y tế, giáo dục được quan tâm, đầu tư, an ninh quốc phòng được ổn định. Tính đến tháng 12/2012 thì tình hình kinh tế xã hội của Nam Định có một số điểm chú ý sau: Kinh tế của tỉnh có bước phát triển mới về quy mô, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân 11,7%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2012, trong tổng GDP, khu vực kinh tế nhà nước chiếm 18,4%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 79,0%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,6%; ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm gần 70%; nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 30,6% năm 2008 xuống còn 29%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 35,1% lên 37%; Lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 73,8% còn 66,1%. Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng từ 15,7% tăng lên 19,1%; 30
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Quy mô nền kinh tế được mở rộng, so với thời kỳ trước: tổng GDP tăng hơn 1,63 lần; GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,6 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 2,5 lần [3]. Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất tăng bình quân 20,5%/năm (trong đó: công nghiệp Trung ương tăng 4,7%, công nghiệp địa phương tăng 23,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 41,7%). Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng dần, năm 2012 đạt 37%. Lao động công nghiệp - xây dựng khoảng 180.200 người, chiếm 19,1% tổng lao động trong độ tuổi; trong nhiệm kỳ đã tăng thêm trên 19.000 lao động (trong đó có trên 10.000 lao động nông nghiệp chuyển sang). Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ và quản lý, mở rộng thị trường. Đã có một số sản phẩm công nghiệp của tỉnh có uy tín và khả năng cạnh tranh trong nước [34]. Sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển. Giá trị sản xuất bình quân tăng 3,8%/năm, duy trì truyền thống thâm canh lúa (năng suất lúa bình quân đạt 118,4 tạ/ha/năm); chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, tăng hiệu quả sản xuất; đảm bảo an ninh lương thực; sản lượng lương thực đạt 950 nghìn tấn/năm; giá trị thu được trên 1 ha canh tác tăng nhanh, năm 2012 đạt 85,5 triệu đồng; Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất chăn nuôi và dịch vụ tăng từ 35,2% năm 2008 lên 41,8% năm 2012, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 64,8% xuống còn 58,2% (Nguồn số liệu: Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định). Các ngành dịch vụ hoạt động ổn định, giá trị tăng bình quân 10,2%/năm. Sản phẩm dịch vụ khá đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 21,9%/năm. Hoạt động xúc tiến thương mại và công tác quản lý thị trường được tăng cường. 31
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hoạt động xuất khẩu phát triển nhanh. Tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2012 ước đạt 343 triệu USD. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt 119 USD. Tổng giá trị hàng nhập khẩu năm 2012 đạt 265 triệu USD, tăng bình quân 13,7%/năm (Nguồn số liệu: Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định). Vốn huy động cho đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh tăng nhanh. Trong 5 năm, tổng số vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 67.000 tỷ đồng, tỷ lệ huy động bằng 40,1% so với GDP. Nguồn vốn đầu tư tăng cao cùng với cơ cấu đầu tư phù hợp đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đồng thời cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng có tác động lâu dài tới sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn [34]. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo và tiếp tục đạt được nhiều thành tích mới đặc biệt là giáo dục, y tế và giải quyết việc làm. - Giáo dục - đào tạo: Tiếp tục phát triển toàn diện về quy mô và chất lượng, là một trong những đơn vị nhiều năm liên tục dẫn đầu toàn quốc. Quy mô các cấp học tiếp tục mở rộng. Đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi. Số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển vào học lớp 10 năm 2012 đạt 82%. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Năm học 2008-2009, dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh giỏi đạt giải quốc gia và điểm thi bình quân vào đại học, cao đẳng. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: mầm non 37%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 31%, trung học phổ thông 21,4% [34]. Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh được mở rộng: Đã có 248 cơ sở y tế công lập (trong đó có 19 bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, 229 trạm y tế xã, phường); 1.514 cơ sở y tế và dịch vụ y tế tư nhân. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng cao. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy sinh dưỡng giảm từ 18% 32
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 năm 2008 xuống còn 16,8% năm 2012. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, chủ động phòng, chống thành công các dịch bệnh nguy hiểm [34]. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thưởng thức của nhân dân và định hướng chính trị tư tưởng. Đã tổ chức tốt nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật của tỉnh, khu vực và toàn quốc; có thêm một số tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống được chú trọng, nhiều di tích lịch sử - văn hoá được tu bổ, tôn tạo. Công tác quản lý các lễ hội văn hoá truyền thống có tiến bộ; Phong trào thể dục, thể thao tiếp tục phát triển, có 27% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Tổ chức thành công nhiều giải thể thao trong nước và quốc tế; Báo chí, phát thanh - truyền hình từng bước đổi mới về nội dung, hình thức hoạt động, cơ bản đáp ứng định hướng tuyên truyền của các cấp ủy và nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Đã phủ sóng phát thanh, truyền hình đến hầu hết các xã trong toàn tỉnh với 99% số hộ xem được truyền hình, 100% số hộ nghe được đài phát thanh; Đã giải quyết việc làm cho khoảng 166,8 nghìn lượt người (trong đó đưa trên 11,4 nghìn người đi lao động ở nước ngoài), bình quân mỗi năm tạo được 33 nghìn việc làm mới. Công tác đào tạo nghề và hệ thống cơ sở dạy nghề được quan tâm, nhất là ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2012 đạt 46%. Công tác giảm nghèo có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,5% năm 2008 xuống còn 6,4% năm 2012 [34]. 2.1.3. Tổ chức hệ thống chính quyền và hệ thống ngân sách ở tỉnh Nam Định Thực hiện Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 ngày 16/1/2009 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội từ năm 2009 tỉnh Nam Định là 1 trong 10 tỉnh thí điểm 33
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 không tổ chức HĐND ở huyện và phường. Tính đến nay tỉnh Nam Định đã thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở 9 huyện (huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Ý Yên và Vụ bản) và 20 phường thuộc thành phố Nam Định (phường Bà Triệu, Quang Trung, Trần Đăng Ninh, Năng Tĩnh, Phan Đình Phùng, Nguyễn Du, Trường Thi, Cửa Bắc, Vị Hoàng, Vị Xuyên, Văn Miếu, Ngô Quyền, Trần Tế Xương, Hạ Long, Trần Hưng Đạo, Lộc Vượng, Thống Nhất, Lộc Hạ, Cửa Nam, Trần Quang Khải). Vì vậy, hệ thống chính quyền ở tỉnh Nam Định cũng có sự thay đổi. Hiện nay ở tỉnh Nam Định có 3 cấp chính quyền: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã nhưng cấp huyện chỉ còn Thành phố Nam Định và có 209 đơn vị hành chính cấp xã [32]. Theo đó, hệ thống NSĐP tỉnh Nam Định gồm 3 cấp ngân sách: Ngân sách cấp tỉnh: bao gồm các Sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh Ngân sách cấp huyện: Do 9 huyện trong tỉnh thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện nên các huyện này không được coi là một cấp ngân sách. Vì vậy ngân sách cấp huyện chỉ có thành phố Nam Định. Ngân sách cấp xã: Đối với Thành phố Nam Định 20 phường thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường, nên ngân sách cấp xã còn 209 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm cả các xã của thành phố Nam Định). Mỗi xã có những đặc điểm về kinh tế - xã hội cũng như điều kiện để phát triển kinh tế khác nhau. 2.2. Thực trạng phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước ở tỉnh Nam Định 2.2.1. Thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006 2.2.1.1. Hệ thống văn bản về chế độ, chính sách của địa phương Căn cứ vào những văn bản pháp luật quy định chung như: Luật NSNN; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật NSNN; Thông tư hướng dẫn số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP, 34
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 HĐND, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành những cơ chế chính sách trong phân cấp quản lý NSNN địa phương, cụ thể như sau: - Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 17/12/2003 của HĐND tỉnh Nam Định về việc quy định phân cấp ngân sách các cấp chính quyền địa phương của tỉnh Nam định giai đoạn 2004 -2006. - Quyết định 3456/2003/QĐ-UB ngày 18/12/2003 của UBND tỉnh về tỷ lệ điều tiết các khoản thu NSNN cho ngân sách các cấp của tỉnh giai đoạn 2004-2006. - Quyết định 3455/QĐ-UB ngày 08/6/2004 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành quy định về quản lý và điều hành NSĐP. - Các văn bản quy định chế độ chi tiêu và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho ngân sách các cấp, đơn vị dự toán… 2.2.1.2. Nội dung cơ bản của phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi tỉnh Nam Định Theo Nghị quyết 45/NQ-HĐND HĐND ngày 17/12/2003 của HĐND tỉnh Nam Định, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách được quy định cụ thể như sau: Thứ nhất, về phân cấp nguồn thu NSNN Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100% bao gồm 16 khoản thu: Thuế GTGT của các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần do thực hiện sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong khu công nghiệp Hoà Xã, Mỹ Trung; Thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp Nhà nước (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ các hoạt động chính của các đơn vị hạch toán toàn ngành); Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước; Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; Phí xăng, dầu; Thuế tài nguyên; Tiền thuê mặt đất, mặt nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước; Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; Các khoản thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Thu khác từ khu vực kinh tế dân doanh; 35
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100% bao gồm 6 khoản thu: Thuế môn bài của các doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần do thực hiện sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn huyện, thành phố; Thu từ hoạt động chống buôn lậu do huyện, thành phố thực hiện; Tiền thuê mặt đất, mặt nước đối với hộ, tổ chức kinh tế dân doanh; Phí và lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc huyện, thành phố quản lý; Các khoản thu khác của đơn vị cấp huyện, thành phố quản lý theo quy định của pháp luật; Các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100% bao gồm: Các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp cho ngân sách xã, thị trấn theo quy định; Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; Tiền thu từ các hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý; Các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thị trấn; Các khoản thu khác do xã, thị trấn quản lý theo quy định [4]. Các khoản thu phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã của thời kỳ ổn định 2004-2006 được thể hiện qua bảng 2.1: Bảng 2.1: Tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu cho các cấp NS giai đoạn 2004-2006 [28] Đơn vị tính: % Tỷ lệ % phân chia cho các cấp ngân sách STT Nội dung NS cấp NS NS cấp xã NS xã, cấp NS tỉnh thị huyện phường trấn 1 Thuế GTGT, thuế TNDN của khu vực công thương nghiệp, dịch vụ dân doanh 1.1 Đối với hộ kinh doanh cá thể Thu tại các xã, thị trấn 10% 40% 50% Thu tại các phường của TP Nam Định 10% 70% 20% Thu đối với kinh doanh vận tải 10% 90% 36
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tỷ lệ % phân chia cho các cấp ngân sách STT Nội dung NS cấp NS NS cấp xã NS xã, cấp NS tỉnh thị huyện phường trấn Đối với các tổ hợp tác, HTX, DNTN, công ty 1.2 TNHH, CTCP, công ty hợp danh thành lập theo Luật doanh nghiệp Thu tại các đơn vị thuộc cụm công nghiệp huyện, thành phố, các đơn vị trên địa bàn xã, 10% 50% 40% thị trấn Thu các đơn vị trên địa bàn phường 10% 90% 2 Thuế môn bài của khu vực công thương nghiệp, dịch vụ dân doanh Thu tại các xã, thị trấn, cụm công nghiệp 30% 70% huyện, thành phố Thu tại các phường của TP Nam Định 70% 30% Thu tại khu công nghiệp Hoà Xá, Mỹ Trung 10% 90% 3 Thuế sử dụng đất nông nghiệp tồn đọng năm 10% 20% 70% trước, thuế đối với diện tích vượt hạn điền 4 Thuế chuyển quyền sử dụng đất Thu tại các xã thị trấn 10% 20% 70% Thu tại các phường của TP Nam Định 10% 50% 40% Văn phòng Cục thuế tỉnh trực tiếp thu 100% 5 Thu lệ phí trước bạ Thu tại các xã thị trấn 10% 20% 70% Thu tại các phường của TP Nam Định 10% 80% 10% Văn phòng Cục thuế tỉnh trực tiếp thu 100% 6 Thuế nhà đất 10% 20% 70% 7 Thu tiền sử dụng đất Thu khi giao đất cho các tổ chức, cá nhân 7.1 bằng hình thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn 100% xây dựng cơ sở hạ tầng 37
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tỷ lệ % phân chia cho các cấp ngân sách STT Nội dung NS cấp NS NS cấp xã NS xã, cấp NS tỉnh thị huyện phường trấn 7.2 Thu khi giao đất, chuyển mục đích sử dụng 30% 30% 40% đất theo kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh 7.3 Thu khi xử lý vi phạm để cấp GCN quyền SD 50% 20% 30% đất cho các hộ đã SD đất Thu sau khi đã trừ các khoản chi phí theo 7.4 phương án khi giao đất, chuyển mục đích sử 100% dụng đất theo quyết định UBND tỉnh… 8 Thu các quỹ quốc phòng, quỹ an ninh trật tự; 10% 10% 80% quỹ phòng chống lụt bão Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định Thứ hai, về phân cấp nhiệm vụ chi NSNN - Nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh: Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng cơ bản tập trung các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp tỉnh quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy định của pháp luật; Chi đầu tư phát triển các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia do cấp tỉnh quản lý; Chi thường xuyên: Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, sự nghiệp khoa học công nghệ,… và các sự nghiệp khác do các cơ quan cấp tỉnh quản lý; Các sự nghiệp kinh tế do các cơ quan cấp tỉnh quản lý; Các nhiệm vụ về quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội do ngân sách tỉnh đảm bảo thực hiện theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp tỉnh; Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;… 38
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện: Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do huyện, thành phố quản lý theo quy định của Chính phủ và quyết định của UBND tỉnh từ nguồn thu tiền sử dụng đất, thu đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật; Chi thường xuyên: Chi cho các sự nghiệp giáo dục, văn hoá thông tin, y tế, khoa học công nghệ và các sự nghiệp khác do cấp huyện quản lý; Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội do ngân sách cấp huyện bảo đảm theo quy định của Chính phủ; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản cấp huyện; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; - Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã: Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định; Chi hỗ trợ giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, trường học, trạm y tế và chi trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật; Chi thường xuyên: Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã; Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng sản ở xã; Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị -xã hội. Chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật [4]. 2.2.1.3. Kết quả về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi Với những quy định về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi như trên, tình hình thu NSĐP giai đoạn 2004-2006 của tỉnh Nam Định đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Năm 2004, nếu nguồn thu của NSĐP là 467.879 39
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 triệu đồng thì số thu năm 2005 đạt 569.435 triệu đồng và năm 2006 đạt 690.830 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 22% năm 2005 và năm 2006 là 21% [11], [13], [15]. Điều này đồng nghĩa với nguồn thu NSĐP được hưởng hàng năm cũng được tăng lên, tạo điều kiện cho tỉnh có thêm nguồn kinh phí để bố trí cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bảng 2.2: Thu ngân sách các cấp trên địa bàn thời kỳ 2004-2006 [11], [13], [15] Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng thu NSĐP 467.879 569.435 690.830 Thu ngân sách cấp tỉnh 221.166 292.690 349.145 Tỷ trọng so với tổng thu NSĐP 47,27% 51,40% 50,54% Thu ngân sách cấp huyện 167.033 202.719 250.080 Tỷ trọng so với tổng thu NSĐP 35,70% 35,60% 36,20% Thu ngân sách cấp xã 79.680 74.027 91.604 Tỷ trọng so với tổng thu NSĐP 17,03% 13,00% 13,26% Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định Qua biểu 2.2 ta có thể thấy thu ngân sách cấp tỉnh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu NSĐP, trung bình chiếm khoảng 49,7%; nguồn thu ngân sách cấp huyện, thành phố; ngân sách cấp xã ở mức thấp hơn so với tổng thu NSĐP. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này một số khoản thu có nguồn thu lớn ngân sách cấp tỉnh được hưởng 100% như: Thuế GTGT hàng sản xuất kinh doanh trong nước là 47.406 triệu đồng, thu phí xăng dầu: 24.972 triệu đồng [11], [13], [15]. Để có thể hiểu rõ hơn ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết các khoản thu như sau: Thứ nhất, đối với các khoản thu được hưởng 100%, qua biểu 2.3 ta có thể thấy thu ngân sách cấp tỉnh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng các khoản thu 100%. Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100% bao gồm 16 khoản thu 40
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trong khi đó ngân sách cấp huyện bao gồm 6 khoản thu và ngân sách cấp xã có 6 khoản thu. Điều này chứng tỏ các khoản thu ngân sách vẫn tập trung nhiều ở ngân sách cấp tỉnh chưa phân cấp cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã. Trong đó thu ngân sách tỉnh hưởng 100% chủ yếu là thu từ các doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương. Đối với các khoản thu được hưởng 100% cơ bản có nguồn thu ổn định lại tăng với tỷ lệ thấp, đấy là những khoản thu chính mà các cấp ngân sách được hưởng, đã làm cho nguồn thu ngân sách hàng năm tăng lên không đáng kể, luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSĐP. Đây là vấn đề được xem xét, nghiên cứu kỹ để đưa ra những chính sách phù hợp. Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản thu 100% giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 [11], [13], [15] Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Các khoản thu 100% 215.224 267.634 310.874 Ngân sách cấp tỉnh 146.353 174.284 187.923 Tỷ trọng so với tổng các khoản thu 100% 68,00% 65,12% 60,45% Ngân sách cấp huyện 49.502 65.330 77.718 Tỷ trọng so với tổng các khoản thu 100% 23,00% 24,41% 25,00% Ngân sách cấp xã 19.370 28.021 45.232 Tỷ trọng so với tổng các khoản thu 100% 9,00% 10,47% 14,55% Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định Thứ hai, đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % qua biểu 2.4 cho thấy qua các năm các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp đều tăng lên. Nhưng các khoản thu phân chia tỷ lệ % cũng vẫn tập trung nhiều ở ngân sách cấp tỉnh năm 2006 chiếm 58,23% so với tổng thu NSĐP, trong khi đó ngân sách cấp huyện năm 2006 chiếm 25,41%, ngân sách cấp xã năm 2006 chiếm 16,36% [15]. 41
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bảng 2.4: Tỷ trọng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 [11], [13], [15] Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2006 2004 2005 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 252.655 301.801 379.957 Thu ngân sách cấp tỉnh 159.223 181.744 221.249 Tỷ trọng so với tổng các khoản thu phân chia tỷ lệ % 63,02% 60,22% 58,23% Thu ngân sách cấp huyện 61.597 75.450 96.547 Tỷ trọng so với tổng các khoản thu phân chia tỷ lệ % 24,38% 25,00% 25,41% Thu ngân sách cấp xã 31.834 44.606 62.161 Tỷ trọng so với tổng các khoản thu phân chia tỷ lệ % 12,60% 14,78% 16,36% Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định Nguyên nhân chính được xuất phát nguồn thu tiền sử dụng đất. Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nội địa và được phân chia tỷ lệ % cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Năm 2006, thu tiền sử dụng đất là 180.663 triệu đồng chiếm 26% trong tổng thu NSĐP. Trong thời kỳ ổn định này, căn cứ vào nguồn thu của các cấp ngân sách mà số thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được duy trì ổn định 3 năm là 672.380 triệu đồng. Đối với thu bổ sung có mục tiêu thì qua các năm cũng tăng lên đáng kể năm 2004 là 148.254 triệu đồng, năm 2005 là 505.504 triệu đồng, năm 2006 là 680.910 triệu đồng [11], [13], [15]. Thứ hai, về chi ngân sách ở địa phương được thực hiện theo quy định của luật NSNN, trên cơ sở dự toán chi NSĐP được Trung ương giao hàng năm đã đảm bảo các yêu cầu, nhiệm vụ, kết quả thực hiện chi NSĐP hàng năm tăng lên đáng kể, đáp ứng kịp thời nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kết quả chi NSĐP hàng năm được thể hiện trong bảng 2.5: 42
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bảng 2.5: Tình hình chi ngân sách tỉnh Nam Định thời kỳ 2004-2006 [10], [12], [14] Đơn vị tính: Triệu đồng Tỷ lệ tăng trưởng STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm qua các năm 2004 2005 2006 2005/ 2006/ 2006/ 2004 2005 2004 CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 1.364.37 4 1.844.132 2.275.603 135% 123% 167% I Chi đầu tư phát triển 330.220 424.647 592.475 129% 140% 179% Trong đó: Chi đầu tư XDCB 327.004 407.647 579.700 125% 142% 177% II Chi trả nợ gốc vay ĐTXDCSHT 21.750 25.500 26.000 117% 102% 120% III Chi thường xuyên 834.462 1.026.358 1.276.459 123% 124% 153% IV Chi bổ sung quỹdự trữ tài chính 1.600 1.600 1.600 100% 100% 100% VII Chi chuyển nguồn 101.667 258.480 299.672 254% 116% 295% VIII Chi mục tiêu từ NSĐP 2.000 1.800 1.800 90% 100% 90% IX Mục tiêu chỉ định từ NSTW 30.206 44.326 147% 0% 0% X Chương trình mục tiêu Quốc gia 41.889 53.146 76.908 127% 145% 184% Chương trình mục tiêu quốc gia 40.712 51.385 75.318 126% 147% 185% Chương trình 5 triệu ha rừng 1.177 1.761 1.590 150% 90% 135% XI Ghi chi hàng viện trợ 580 8.275 689 1427% 8% 119% Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định Bảng 2.5 cho thấy: chi NSĐP qua hàng năm đều tăng, trong đó tỷ lệ tăng chi đầu tư phát triển luôn cao hơn tỷ lệ tăng chi thường xuyên; tỷ lệ tăng chi chuyển nguồn hàng năm cao nguyên nhân chính là nguồn thu NSĐP tăng lên đã dành 50% tăng thu để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết Quốc hội, nguồn thu này ở địa phương hàng năm chiếm tỷ trọng khá cao, ngay sau khi đáp ứng nhu cầu tăng lương trong năm, số còn dư chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện. Điều này cho thấy trong quá trình điều hành ngân sách, địa phương đã quan tâm ưu tiên dành các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 43
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tuy nhiên khi xét đến tỷ trọng, quy mô từng cấp ngân sách thì nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp tỉnh vẫn là chủ yếu, chi ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, phường chiếm tỷ trọng thấp hơn. Đối với tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân sách được thể hiện trọng bảng 2.6: Bảng 2.6: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 [11], [13], [15] Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng chi đầu tư phát triển 330.220 424.647 592.475 Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản 327.004 407.647 579.700 Chi ngân sách cấp tỉnh 195.523 246.720 326.691 Tỷ trọng so với tổng chi đầu tư phát triển 59,21% 58,10% 55,14% Chi ngân sách cấp huyện 112.242 134.613 175.136 Tỷ trọng so với tổng chi đầu tư phát triển 33,99% 31,70% 29,56% Chi ngân sách cấp xã 22.455 43.314 90.649 Tỷ trọng so với tổng chi đầu tư phát triển 6,80% 10,20% 15,30% Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định Bảng 2.6 cho thấy chi đầu tư phát triển mà chủ yếu là chi đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm đều tăng lên. Chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp tỉnh chiếm trên 50% tổng chi đầu tư phát triển, kết quả 3 năm sau thực hiện cho thấy chi ngân sách cấp tỉnh ổn định trong khoảng 55%-59% tổng chi đầu tư phát triển. Số còn lại dành cho nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện (29%- 33%); chi ngân sách cấp xã (6,8%-15,3%) chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi đầu tư phát triển và biến động qua các năm. Điều này cho thấy việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương vẫn có sự chênh lệch lớn, tập trung các nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp tỉnh và 44
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cấp huyện. Ở giai đoạn này UBND cấp xã không có quyền quyết định đầu tư các dự án, hầu hết các công trình lớn đóng trên địa bàn xã do UBND cấp huyện quyết định tổng mức vốn đầu tư, UBND cấp xã chỉ quyết định đối với các dự án sửa chữa nhỏ. Nguyên nhân là do trình độ năng lực, đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp xã còn nhiều hạn chế. Đối với tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách được thể hiện trọng bảng 2.7: Bảng 2.7: Tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 [10], [11], [12] Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng chi thường xuyên 834.462 1.026.358 1.276.459 Chi ngân sách cấp tỉnh 494.085 596.314 703.840 Tỷ trọng so với tổng chi thường xuyên 59,21% 58,10% 55,14% Chi ngân sách cấp huyện 283.634 325.355 377.321 Tỷ trọng so với tổng chi thường xuyên 33,99% 31,70% 29,56% Chi ngân sách cấp xã 56.743 104.689 195.298 Tỷ trọng so với tổng chi thường xuyên 6,80% 10,20% 15,30% Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định Qua biểu số liệu trên ta thấy chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên của toàn tỉnh. Chủ yếu là chi cho các sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chi sự nghiệp y tế; chi đảm bảo xã hội...Riêng năm 2004, dành từ 5 đến 10 tỷ đồng hỗ trợ các trường chuẩn quốc gia, mua sắm trang thiết bị dạy học, dành 4 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị khám bệnh, chữa bệnh cho các bệnh viện tỉnh, huyện và khu vực [11]. Tóm lại, trong thời kỳ này việc phân cấp nguồn thu đã chú trọng đến khả năng đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phù hợp 45
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 với điều kiện, đặc điểm của từng vùng, đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ đã hạn chế phân cấp cho nhiều cấp ngân sách, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu cho 3 cấp ngân sách đảm bảo trong phạm vi tỷ lệ phần trăm phân chia quy định giữa NSTW và NSĐP về từng khoản thu được phân chia Đối với số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định 3 năm, phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách. Tương ứng với nguồn thu của mỗi cấp ngân sách, cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi ở địa phương cũng quy định nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách. Ngân sách tỉnh quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngân sách cấp dưới phải đảm bảo nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương 2.2.2. Thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010 2.2.2.1. Các văn bản pháp lý - Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của HĐND tỉnh Nam Định kỳ họp thứ 7, khoá XVI; - Nghị quyết 67/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm Quy định tỷ lệ điều tiết các khoản thu ngân sách ban hành kèm theo Nghị quyết 49/2006/NQ-HĐND. - Quyết định 2920/2006/QĐ-UBND ngày 11/12/2006 của UBND tỉnh về việc quy định tỷ lệ điều tiết các khoản thu NSNN cho các cấp ngân sách của tỉnh giai đoạn 2007-2010 - Quyết định 2971/2006/QĐ-UBND ngày 11/12/2006 của UBND tỉnh về quản lý và điều hành NSĐP. 2.2.2.2. Nội dung cơ bản của phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi tỉnh Nam Định Thứ nhất là phân cấp nguồn thu NSNN, về cơ bản các khoản thu thuộc 46
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 các cấp ngân sách được quy định như thời kỳ ổn định 2004-2006. Tuy nhiên ở mỗi cấp ngân sách đã có sự điều chỉnh bổ sung cụ thể như sau: Đối với thu ngân sách cấp huyện được hưởng 100% loại bỏ khoản thu tiền thuê mặt đất, mặt nước đối với hộ, tổ chức kinh tế dân doanh; Đối với thu ngân sách cấp xã được hưởng 100% bổ sung thêm 03 khoản thu: Thuế môn bài của các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể do Chi cục quản lý thu (trừ thu tại phường, thị trấn); Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể do Chi cục quản lý thu (trừ thu tại phường, thị trấn); Thuế sử dụng đất nông nghiệp (kể cả các nông trường nộp); * Khoản thu phân chia tỉ lệ phần trăm (%) cho ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã là khoản thu tiền sử dụng đất: Đối với cấp đất theo kế hoạch phân chia tỷ lệ ngân sách tỉnh: 20%, ngân sách huyện 30% và ngân sách xã: 50%; đối với các xã, phường của thành phố Nam Định, các thị trấn của huyện thì ngân sách tỉnh: 30%, ngân sách huyện, thành phố: 30%, ngân sách xã, phường, thị trấn: 40%; * Các khoản thu phân chia tỉ lệ phần trăm(%) giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã gồm: - Thuế môn bài; thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể thu tại các phường của thành phố Nam Định: Ngân sách thành phố 80%, ngân sách phường 20%. Riêng thuế môn bài; thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp thu tại Chợ Rồng, chợ Mỹ Tho, ngân sách thành phố Nam Định hưởng 100%; Đối với thị trấn của các huyện: Ngân sách huyện 30%, ngân sách thị trấn 70%; - Tiền thuê mặt đất, mặt nước của các thành phần kinh tế nộp do Chi cục thuế quản lý thu: Ngân sách huyện, thành phố 70%; ngân sách xã, phường, thị trấn 30%; 47
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Thu tại các xã, thị trấn: Ngân sách huyện, thành phố 30%; Ngân sách xã, thị trấn 70%. Thu tại các phường: Ngân sách thành phố 90%; ngân sách phường 10%; - Thu lệ phí trước bạ nhà đất: Thu tại các xã, thị trấn: Ngân sách huyện, thành phố 30%, Ngân sách xã, thị trấn 70%. Thu tại các phường: Ngân sách thành phố 90%, Ngân sách phường 10%; - Thuế nhà đất: Ngân sách huyện, thành phố 30%; Ngân sách xã, phường, thị trấn 70% [30] Thứ hai là về phân cấp nhiệm vụ chi NSNN: - Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh được quy định như thời kỳ ổn định 2004-2006. - Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện được điều chỉnh, bổ sung so với thời kỳ 2004-2006 như sau: Đối với chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp huyện quản lý theo quy định phân cấp đầu tư và xây dựng của tỉnh; Đối với chi thường xuyên: Bổ sung thêm khoản chi sự nghiệp y tế bao gồm chi lương và phụ cấp cán bộ y tế xã trong định biên; chi phụ cấp cho cán bộ y tế thôn bản; - Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã: Điều chỉnh, bổ sung một số khoản chi sau: Đối với chi đầu tư phát triển: Đối với các xã, phường, thị trấn nếu nguồn thu lớn hơn nhiệm vụ chi thường xuyên (sau khi dành các khoản phải làm lương) thì được phân cấp thêm nhiệm vụ chi đầu tư các công trình trụ sở, trạm y tế, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học và các cơ sở hạ tầng khác… do xã, phường, thị trấn quản lý; Đối với chi thường xuyên: Bổ sung chi hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước: bao gồm chi phụ cấp cán bộ công chức, cán bộ không 48
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, xóm, tổ dân phố và chi đảm bảo các hoạt động của HĐND và UBND cấp xã [30]. 2.2.2.3. Kết quả về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi Nhìn chung trong giai đoạn ổn định ngân sách 2007-2010 thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn tỉnh tăng khá, năm 2010 đạt 1.598.220 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,3%/năm. Nguồn thu chủ yếu trên địa bàn là thu nội địa; 4 năm 2007-2010 thu nội địa là: 4.589.734 triệu đồng, chiếm 93 % tổng thu ngân sách và tăng đều hàng năm, năm 2010 tăng 1,86 lần so với năm 2007 [17], [23]. Kết quả thu ngân sách đạt khá trong khi năm 2008, 2009 kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng bởi suy thoái và suy giảm kinh tế cùng với việc thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuế nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp như: giảm thuế giá trị gia tăng; giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô dưới 10 chỗ ngồi; giãn nộp thuế thu nhập cá nhân.... đã làm giảm nguồn thu ngân sách, là kết quả của phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành trong tỉnh đã tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách. Công tác quản lý thu ngân sách được cấp uỷ, chính quyền các cấp và ngành thuế quan tâm chỉ đạo, góp phần tích cực vào kết quả thu như: Tăng cường tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; tổ chức các Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo tỉnh, cơ quan thuế và doanh nghiệp; Thực hiện phân loại nợ để thực hiện cưỡng chế thu nợ đọng thuế; giải quyết nhanh việc hoàn thuế, miễn giảm thuế góp phần giải quyết khó khăn về vốn kinh doanh cho doanh nghiệp; Phối hợp với các ngành rà soát, đối chiếu để đưa hết đối tượng sản xuất kinh doanh vào quản lý thu thuế; Thực hiện tốt công tác dự báo, phân tích tìm ra nguyên nhân giảm thu, thất thu để có biện pháp chỉ đạo điều hành kịp thời đem lại hiệu quả trong quản lý thu và chống thất thu NSNN. 49
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thực hiện các biện pháp tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc khai báo tên hàng, mã hàng, thuế suất, kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp; đồng thời, tổ chức thu triệt để các khoản nợ đọng thuế có khả năng thu hồi của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; Công tác thanh, kiểm tra việc thu nộp thuế được chú trọng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm và việc thực hiện miễn, giảm, gia hạn nộp thuế để truy thu đầy đủ vào NSNN các khoản tiền thuế bị gian lận góp phần hoàn thành thắng lợi dự toán thu ngân sách hàng năm và kế hoạch thu ngân sách theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Tỷ trọng các khoản thu được hưởng 100% giữa các cấp ngân sách được thể hiện ở bảng 2.8: Bảng 2.8: Tỷ trọng các khoản thu 100% giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 [17], [19], [21], [23] Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2007 2008 2009 2010 Các khoản thu 100% 396.027 472.460 599.903 671.252 Ngân sách cấp tỉnh 237.695 260.987 308.650 332.807 Tỷ trọng so với tổng các khoản thu 100% 60,02% 55,24% 51,45% 49,58% Ngân sách cấp huyện 95.522 115.328 149.976 177.278 Tỷ trọng so với tổng các khoản thu 100% 24,12% 24,41% 25,00% 26,41% Ngân sách cấp xã 62.810 96.146 141.277 161.168 Tỷ trọng so với tổng các khoản thu 100% 15,86% 20,35% 23,55% 24,01% Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định Qua biểu số liệu 2.8 ta thấy các khoản thu 100% ngân sách cấp tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng cao so với tổng các khoản thu các cấp ngân sách được hưởng 100%. Tuy nhiên tỷ trọng thu ngân sách cấp tỉnh lại có xu hướng giảm dần, nếu như năm 2007 chiếm 60,02% thì đến năm 2010 giảm xuống 50
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 còn 49,58% và ngược lại tỷ trọng các khoản thu 100% của ngân sách cấp huyện và đặc biệt là cấp xã tỷ trọng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do trong thời kỳ này các khoản thu 100% của ngân sách cấp xã được bổ sung bổ sung thêm 03 khoản thu: Thuế môn bài của các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể do Chi cục quản lý thu (trừ thu tại phường, thị trấn); Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể do Chi cục quản lý thu (trừ thu tại phường, thị trấn); Thuế sử dụng đất nông nghiệp (kể cả các nông trường nộp). Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % được thể hiện qua bảng 2.9. Cũng giống như thời kỳ ổn định 2004-2006 các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp qua các năm đều tăng lên. Các khoản thu phân chia tỷ lệ % cũng vẫn tập trung nhiều ở ngân sách cấp tỉnh năm 2010 chiếm 50,25% so với tổng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %, trong khi đó ngân sách cấp huyện năm 2010 chiếm 28.56%, ngân sách cấp xã năm 2010 chiếm 21,19%. Bảng 2.9: Tỷ trọng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 [17], [19], [21], [23] Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2007 2008 2009 2010 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 484.033 601.313 795.221 926.968 Thu ngân sách cấp tỉnh 272.511 325.431 415.344 465.801 Tỷ trọng so với tổng các khoản thu phân 56,30% 54,12% 52,23% 50,25% chia tỷ lệ % Thu ngân sách cấp huyện 127.494 150.328 217.970 264.742 Tỷ trọng so với tổng các khoản thu phân 26,34% 25,00% 27,41% 28,56% chia tỷ lệ % Thu ngân sách cấp xã 84.028 125.554 161.907 196.424 Tỷ trọng so với tổng các khoản thu phân 17,36% 20,88% 20,36% 21,19% chia tỷ lệ % Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định 51
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Mặc dù thời kỳ này số thu NSĐP có tăng nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Đặc biệt là ở các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn chưa có chính sách hợp lý khai thác triệt để tiềm năng của từng vùng. Vì vậy số thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên tăng lên và được duy trì ổn định qua các năm 2007-2010 là 1.234.963 triệu đồng. Đối với thu bổ sung có mục tiêu thì qua các năm cũng tăng lên đáng kể nếu như năm 2007 là 681.061 triệu đồng thì đến năm 2010 là số bổ sung có mục tiêu tăng lên 809.031 triệu đồng. Về chi NSNN, tổng chi NSĐP trong 4 năm đạt 16.827.080 triệu đồng, tăng bình quân 24,8%/năm. Chi ngân sách về cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các nhu cầu chi thường xuyên và bảo đảm yêu cầu về quản lý chi theo quy định. Bảng 2.10: Tình hình chi ngân sách tỉnh Nam Định 4 năm 2007 – 2010 [16], [18], [20], [22] Đơn vị tính: Triệu đồng Số Chỉ tiêu TH TH TH TH TT 2007 2008 2009 2010 CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 3.014.281 3.653.503 4.662.139 5.497.160 I Chi đầu tư phát triển 821.795 794.119 1.020.944 1.401.793 II Chi trả nợ gốc vay ĐTXD cơ 20.000 36.920 sở hạ tầng III Chi thường xuyên 1.599.511 2.086.675 2.493.423 2.988.680 1 Chi sự nghiệp kinh tế 131.214 244.348 331.268 350.000 2 Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 733.430 880.976 1.023.334 1.279.000 - Sự nghiệp giáo dục 686.526 819.507 969.191 1.195.000 - Sự nghiệp đào tạo và dậy nghề 46.904 61.469 54.143 84.000 3 Chi sự nghiệp y tế 176.634 194.252 250.528 349.500 4 Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 11.320 9.741 14.404 17.000 5 Chi sự nghiệp văn hoá thông tin 19.664 20.816 29.012 35.000 52
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Số Chỉ tiêu TH TH TH TH TT 2007 2008 2009 2010 6 Chi sự nghiệp phát thanh- 9.250 10.767 12.750 13.000 truyền hình 7 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 14.705 15.651 21.629 24.000 8 Chi đảm bảo xã hội 70.058 165.248 171.226 220.000 9 Quản lý hành chính, Đảng, 340.355 406.423 461.604 520.000 đoàn thể 10 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 3.635 4.692 4.497 6.500 11 Chi an ninh quốc phòng 41.176 52.030 57.539 60.000 12 Chi khác ngân sách 12.765 21.263 27.335 16.000 13 Chi hỗ trợ toàn dân XD khu dân cư 3.680 3.680 3.680 3.680 14 Chi sự nghiệp môi trường 31.625 56.787 69.615 80.000 15 Chi hỗ trợ ngân sách xã để XD, 15.000 15.000 nâng cấp... trụ sở xã IV Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.600 1.600 1.600 1.600 V Chi chuyển nguồn 484.603 674.203 1.024.513 1.000.000 VI Chi mục tiêu từ NSĐP 2.000 2.000 2.000 2.000 VII Mục tiêu chỉ định từ NSTW 5.321 5.198 9.546 10.240 VIII Chương trình mục tiêu Quốc gia 77.825 89.486 72.565 92.847 IX Ghi chi hàng viện trợ 1.626 222 628 Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định Đối với tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân sách được thể hiện trong bảng 2.11: 53
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bảng 2.11: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 [17], [19], [21], [23] Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2007 2008 2009 2010 Tổng chi đầu tư phát triển 821.795 794.119 1.020.944 1.401.793 Chi ngân sách cấp tỉnh 461.191 442.642 561.519 771.827 Tỷ trọng so với tổng chi đầu tư phát triển 56,12% 55,74% 55,00% 54,06% Chi ngân sách cấp huyện 289.518 270.556 355.084 490.908 Tỷ trọng so với tổng chi đầu tư phát triển 35,23% 34,07% 34,78% 34,02% Chi ngân sách cấp xã 71.085 80.921 104.340 139.058 Tỷ trọng so với tổng chi đầu tư phát triển 8,65% 10,19% 10,22% 11,92% Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định Qua biểu số liệu trên có thể thấy việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương vẫn có sự chênh lệch lớn, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển tập trung chủ yếu cấp tỉnh và cấp huyện. Năm 2010 chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp tỉnh chiếm 54,06%, ngân sách cấp huyện chiếm 35,02%, ngân sách cấp xã chiếm tỷ trọng 11,92%. Như vậy việc thực hiện Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 11/01/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có bước chuyển biến đáng kể: - Uỷ ban nhân dân cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng. - Uỷ ban nhân dân cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng. - Các dự án có tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư. Đối với tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách được thể hiện trọng bảng 2.12: 54
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bảng 2.12: Tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 [17], [19], [21], [23] Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2007 2008 2009 2010 Tổng chi thường xuyên 1.599.511 2.086.675 2.493.423 2.988.680 Chi ngân sách cấp tỉnh 696.747 866.387 973.432 1.109.398 Tỷ trọng so với tổng chi thường xuyên 43,56% 41,52% 39,04% 37,12% Chi ngân sách cấp huyện 647.002 870.143 1.075.413 1.344.009 Tỷ trọng so với tổng chi thường xuyên 40,45% 41,70% 43,13% 44,97% Chi ngân sách cấp xã 255.762 350.144 444.577 535.273 Tỷ trọng so với tổng chi thường xuyên 15,99% 16,78% 17,83% 17,91% Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định Qua bảng 2.12 ta thấy chi thường xuyên tăng qua các năm và vẫn cao hơn so với chi đầu tư phát triển. Nhiệm vụ chi thường xuyên đã được phân cấp xuống cho cấp huyện và cấp xã. Trong cơ cấu chi tỉnh đã xác định tập trung giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, huy động các nguồn vốn và sử dụng ngân sách tập trung cho chi sự nghiệp giáo dục đào tạo (chi ngân sách cho giáo dục đào tạo chiếm 42,8% tổng chi), thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với giáo viên, dành nguồn kinh phí đáng kể chi tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trường học của các cấp học, đến nay hệ thống cơ sở trường lớp trong tỉnh đã cơ bản được đầu tư nâng cấp theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá: Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: mầm non 37%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 31%, trung học phổ thông 21,4%.. Điều kiện học tập của học sinh được đảm bảo góp phần vào thành tích chung của ngành giáo dục Nam Định, nhiều năm liên tục dẫn đầu toàn quốc về giáo dục đào tạo: Đạt chuẩn phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi; Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Năm học 2008 - 2009, dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung 55
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 học phổ thông, tỷ lệ học sinh giỏi đạt giải quốc gia và điểm thi bình quân vào đại học, cao đẳng [34]. Chi sự nghiệp phát triển kinh tế được quan tâm chú trọng, tỉnh đã xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh như: cơ chế khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp Hoà Xá; cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển đối với các dự án đầu tư ngoài khu và cụm công nghiệp; cơ chế chính sách khuyến khích Tổng công ty công nghiệp tàu thủy đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh; Cơ chế hỗ trợ khuyến khích sản xuất cây vụ đông xuất khẩu; cơ chế khuyến khích sản xuất muối sạch; Cơ chế hỗ trợ sản xuất giống thủy sản; Quy định về quản lý sử dụng kinh phí xúc tiến thương mại; Cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp; cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công, khuyến nông.... Các cơ chế, chính sách do tỉnh ban hành đảm bảo quy định của Nhà nước, phù hợp với thực tế địa phương đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, thu hút các nguồn lực tập trung cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách; góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế xã hội theo nghị quyết tỉnh đảng bộ và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Nhận xét: Có thể nói cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-2010 đã có bước tiến đáng kể so với giai đoạn 2004-2006, từng bước phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ quản lý của địa phương. Các khoản thu 100% ngân sách cấp tỉnh có 14 khoản thu; ngân sách huyện được 12 khoản thu; ngân sách xã, phường thị trấn được 11 khoản thu Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ: được chi tiết theo 7 nội dung thu, trong đó phân cấp mạnh hơn so với phân cấp thời kỳ 2004-2006 cho ngân sách huyện, ngân sách cấp xã được hưởng và phân chia được nhiều khoản thu hơn. 56
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đối với số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định 4 năm, phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách. Trong phân cấp nhiệm vụ chi đã đảm bảo ngân sách cho từng cấp ngân sách, tăng tính chủ động trong quá trình triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ tại địa phương. 2.2.3. Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - đến nay 2.2.3.1. Các văn bản pháp lý - Nghị quyết số 146/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về việc quy định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015 - Nghị quyết 145/2010/HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về việc ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách tỉnh Nam Định năm 2011. - Quyết định số 2917/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc quản lý và điều hành NSĐP. 2.2.3.2. Nội dung cơ bản của phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi tỉnh Nam Định So với thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010 thì ở thời kỳ này các khoản thu hầu hết được phân cấp cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, cụ thể: Đối với các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100% đã loại bỏ một số khoản thu như: thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; phí xăng dầu; thuế tài nguyên; thu từ quảng cáo truyền hình; Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách tỉnh theo quy định của Chính phủ; Thu từ hoạt động chống buôn lậu do cơ quan của tỉnh và Trung ương thực hiện trên địa bàn. Bên cạnh đó trong thời kỳ này bổ sung thêm một số khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100% như: Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp 57
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cho ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật; Huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu nộp vào ngân sách tỉnh theo quy định; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách tỉnh; Đối với các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100% cũng loại bỏ thu từ hoạt động chống buôn lậu do huyện, thành phố thực hiện và bổ sung thêm 05 khoản thu bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân (trừ thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản; thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân trên địa bàn huyện, thành phố); Thu lệ phí trước bạ phương tiện vận tải, súng săn, súng thể thao; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách huyện, thành phố; Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nộp vào ngân sách huyện, thành phố; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nước; Đối với các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100% được bổ sung thêm khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn; Đối với các khoản thu phân chia tỷ lệ phân chia % giữa các cấp ngân sách vẫn được duy trì như thời kỳ ổn định 2007-2010 và bổ sung thêm 02 khoản thu: Một là, tiền thuê mặt đất, mặt nước + Đối với doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn các huyện: Ngân sách huyện 70%; Ngân sách xã, thị trấn: 30%; + Đối với các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể: Ngân sách huyện, thành phố: 70%; Ngân sách xã, phường, thị trấn: 30%; Hai là, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản; thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân: 58
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Thu tại xã, thị trấn: Ngân sách huyện 30%; ngân sách xã 70%; + Thu tại phường: Ngân sách thành phố 90%; ngân sách phường 10%; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thay thế thuế nhà đất, tỷ lệ điều tiết giữ như tỷ lệ điều tiết thuế nhà đất: Ngân sách huyện, thành phố: 30%, ngân sách xã, phường, thị trấn: 70%; Về phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản: - Ngân sách tỉnh: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do tỉnh quản lý. Chi trả nợ các khoản ngân sách tỉnh vay, huy động đến hạn trả; Chi đầu tư cho các dự án tái định cư và vốn đối ứng dự án WB của thành phố Nam Đinh; các dự án của huyện Nghĩa Hưng, huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh theo Nghị quyết số 60/2007/NQ-HĐND ngày 04/4/2007 của HĐND tỉnh; chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện; các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. - Ngân sách huyện, thành phố: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội do huyện, thành phố quản lý theo quy định của Chính phủ và Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh từ nguồn thu tiền sử dụng đất, thu đóng góp của dân và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Chi các dự án quy hoạch đất đai, đo đạc cấp quyền sử dụng đất; giải phóng mặt bằng; dự án tái định cư và vốn đối ứng dự án vay Ngân hàng thế giới của thành phố Nam Định; - Ngân sách xã, phường, thị trấn: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội do xã, phường, thị trấn quản lý từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất được hưởng, các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật [31]. 2.2.3.3. Kết quả về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi Trong hai năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 NSĐP đã 59
  • 45. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 có những bước chuyển biến tích cực, đúng hướng và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tình hình thu NSĐP đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Thu NSĐP trên địa bàn hàng năm có tốc độ tăng khá. Năm 2011, tổng thu NSĐP đạt 1.924.801 triệu đồng và tổng thu NSĐP năm 2012 đạt 1.998.726 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 10,4% năm 2011. Tuy nhiên, tổng nguồn thu phát sinh trên địa bàn vẫn còn hạn chế, Ngân sách các cấp ở địa phương vẫn phải phụ thuộc vào trợ cấp của TW. Cơ cấu thu ngân sách giữa 3 cấp vẫn chiếm tỷ trọng tương tự so với thời kỳ ổn định ngân sách trước đó. Điều này cho thấy tỉnh vẫn chưa có cơ chế tạo nguồn thu có tính đột biến, khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển tăng thu cho ngân sách chưa cao, tiềm lực trên địa bàn vẫn đang ở dạng tiềm ẩn, chưa có cơ hội phát triển. Ta có thể thấy qua bảng 2.13: Bảng 2.13: Tỷ trọng các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn thời kỳ 2011-2012 [25], [27] Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng các Tỷ trọng so với tổng các khoản thu Ngân Chỉ tiêu khoản Ngân Ngân sách sách xã, thu sách tỉnh huyện, TP phường, thị trấn Năm 2011 Các khoản thu 100% 808.416 40,45% 31,12% 28,43% Các khoản thu phân chia tỷ lệ % 1.116.385 42,10% 30,03% 27,87% Năm 2012 Các khoản thu 100% 799.490 40,23% 30,65% 29,12% Các khoản thu phân chia tỷ lệ % 1.199.236 40,70% 31,18% 28,12% Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nam Định 60
  • 46. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chi NSĐP qua 2 năm cho thấy quy mô ngày càng lớn, năm 2011 đạt 5.857.237 triệu đồng, năm 2012 đạt 6.712.138 triệu đồng [25], [27]. Cơ cấu chi ngân sách các cấp ở địa phương cho thấy ngân sách cấp tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so tổng chi NSĐP, chi ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã ổn định ở mức thấp, tỷ trọng chi ngân sách các cấp không có sự thay đổi nhiều so với thời kỳ trước được thể hiện qua biểu 2.14: Bảng 2.14: Tỷ trọng các khoản chi giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2011-2012 [25], [27] Đơn vị tính: % Tổng các Tỷ trọng so với tổng các khoản chi Chỉ tiêu Ngân Ngân sách Ngân sách khoản chi xã, phường, sách tỉnh huyện, TP thị trấn Năm 2011 Chi đầu tư phát triển 1.901.259 54,17% 34,41% 11,42% Chi thường xuyên 3.700.603 37,10% 45,04% 17,86% Năm 2012 Chi đầu tư phát triển 2.224.403 53,04% 35,57% 11,39% Chi thường xuyên 4.256.167 36,78% 44,35% 18,87% Trong giai đoạn này việc phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nam Định vẫn được quy định như trong giai đoạn 2007-2010 chỉ có điểm khác biệt UBND cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng. Riêng đối với thành phố Nam Định được quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng. Tóm lại, qua hai năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 ta thấy cơ chế phân cấp quản lý NSNN giữa các cấp ngân sách ở địa phương ngày càng được hoàn thiện và từng bước phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh 61
  • 47. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ quản lý của địa phương. Các khoản thu 100% và khoản thu phân chia tỷ lệ phần trăm cho ngân sách cấp huyện và cấp xã ngày càng được tăng lên. Đối với số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được duy trì ổn định phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách. Về chi ngân sách các cấp được quy định rõ ràng chi đầu tư phát triển cũng dần được phân cấp cho ngân sách cấp huyện và cấp xã. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở tỉnh Nam Định Nhìn chung phân cấp quản lý NSNN các cấp chính quyền địa phương của tỉnh đã thực hiện theo quy định của Luật NSNN, phù hợp với trình độ tổ chức quản lý và nâng cao tính chủ động của chính quyền các cấp nhằm khai thác, sử dụng tốt nguồn lực sẵn có, tạo nguồn lực mới tại các địa phương cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Kết quả cụ thể như sau: 2.3.1. Ưu điểm 2.3.1.1. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi tại tỉnh Nam Định trong những năm qua đã tuân thủ qui định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn; về cơ bản là phù hợp với phân cấp kinh tế xã hội trên địa bàn. Với qui định về phân cấp quản lý NSNN đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn. Cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương của tỉnh đã bước đầu quan tâm đến đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng. Nhiệm vụ gắn với cấp nào thì giao cho cấp đó quản lý đảm bảo ngân sách để thực hiện, tạo sự chủ động cho các cấp chính quyền cấp dưới khai thác nguồn thu và chủ động điều hành chính sách chi ngân sách, 62