SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGÔ QUANG PHẢ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC TẠM GIỮ TANG
VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH
NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
TÂN BÌNH, TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP.HỒ CHÍ MINH
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGÔ QUANG PHẢ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC TẠM GIỮ TANG
VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH
NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
TÂN BÌNH, TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính
Mã số: 8 38 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUANG HUY
TP.HỒ CHÍ MINH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
TP.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…..năm 2020
NGƯỜI CAM ĐOAN
Ngô Quang Phả
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
NGƯỜI CAM ĐOAN........................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................ 7
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn ..................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn:.................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TẠM GIỮ
TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH..................Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.Error! Bookmark not
defined.
1.1.1. Khái niệm .......................................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đặc điểm của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính:....Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Về đối tượngbị áp dụngviệc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính..... Error! Bookmark
not defined.
iii
1.1.4. Nguyên tắc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính...........Error! Bookmark not defined.
1.2. Thẩm quyềnvề tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính. .........................Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Thẩm quyền....................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường (xã):
..................................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Thời hạn của trường hợp tạm giữ tang vật phương tiện giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính:........Error! Bookmark not
defined.
1.3. Trình tự thủ tục về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính..................Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Các bước tiến hành thực hiện việc tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành trong lĩnh vực quản lý
trật tự đô thị. .............................................Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Thủ tục của trường hợp tạm giữ tang vật phương tiện giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính:........Error! Bookmark not
defined.
1.3.3. Các bước tiến hành thực hiện việc tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành trong lĩnh vực quản lý
trật tự đô thị:.............................................Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Về thu, nộp, quản lý, sử dụng phí lưu giữ, bảo quản tang vật,
phương tiện bị tạm giữ: ............................Error! Bookmark not defined.
1.4. Giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1............................................Error! Bookmark not defined.
iv
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TẠM GIỮ
TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ................................................................................................................ 9
2.1. Tổng quan về quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh ............................ 9
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh ...............10
2.2.1. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây:.......10
2.2.2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính:............................................11
2.2.3. Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh những năm gần đây ...........................................................................13
2.3. Ưu điểm, hạn chế bất cập việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành...........................................................23
2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................23
2.3.2. Hạn chế..............................................................................................26
2.4. Nguyên nhân, hạn chế của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.................................................31
2.4.1. Nguyên nhân khách quan..................................................................31
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan......................................................................35
Tiểu kết chương 2............................................................................................37
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ TẠM
GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH
NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN
v
DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ......................................................................................................39
3.1. Tiếp tục tuyên truyền pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.......................................39
3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhà nước ....................43
3.3. Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính về tạm giữ tang vật, phương
tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hànhError! Bookmark not
defined.
3.4. Các giải pháp cụ thể khác.........................Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3............................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN.....................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........Error! Bookmark not defined.
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ được viết tắt
LHC Luật hành chính
CTUBND Chủ tịch ủy ban nhân dân
NN Nhà nước
QLNN Quản lý nhà nước
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
XLVP Xử lý vi phạm
UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Số vụ vi phạm hành chính trên địa bàn quận Tân Bình 38
Bảng 2.2
Khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt
động tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề 41
Bảng 2.3
Khảo sát về việc thực hiện nghiêm túc việc thực hiện
quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề 45
Bảng 2.4
Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ
tục hành chính trên địa bàn quận Tân Bình từ 2017 đến
tháng 6 năm 2019 47
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 Số vụ vi phạm hành chính trên địa bàn quận Tân Bình 38
Biểu đồ 2.2
Khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt
động tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề 42
Biểu đồ 2.3
Khảo sát về việc thực hiện nghiêm túc việc thực hiện
quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề 46
Biểu đồ 2.4
Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ
tục hành chính trên địa bàn quận Tân Bình từ 2017
đến tháng 6 năm 2019 47
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện pháp luật liên quan đến việc tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản
lý trật tự đô thị hiện nay là công tác phức tạp, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền
lợi của nhiều cá nhân, tổ chức. Việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong
lĩnh vực quản lý trật tự đô thị hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế bất cập, chưa
đáp ứng được đòi hỏi của người dân trong tình hình mới. Chất lượng và hiệu
quả của việc giải quyết về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị phụ
thuộc rất lớn vào các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ
theo luật định. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, hoạt động về việc tạm giữ
tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành
chính trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị của các cơ quan có thẩm quyền theo
luật định,trong đó liên quan đến thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường phải tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy định của các luật chuyên
ngành như Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012, Nghị
định số: 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016. Được vậy, thì sẽ hạn chế
được rất nhiều trong việc khiếu nại của người dân về việc tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính liên
quan. Nhiều trường hợp khiếu nại về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh đã được các cơ quan giải quyết khiếu nại hết thẩm quyền nhưng các
đương sự có liên quan đến quyền lợi của mình vẫn tiếp tục làm đơn khiếu nại
gởi đến nhiều ngành, nhiều cấp, thậm chí gởi đơn đến nhiều đồng chí lãnh đạo
2
Đảng, nhà nước tiếp tục khiếu nại về quyết định tạm giữ,quyết định xử phạt vi
phạm hành chính của cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, vẫn có
những trường hợp các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc tạm giữ
tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành
chính vẫn chưa thực sự quan tâm chú trọng đến công tác quản lý trật tự đô thị
và công tác kiểm tra, giám sát, tham mưu các loại văn bản phù hợp với pháp
luật quy định hiện nay dẫn đến ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức có liên quan. Thời gian để giải quyết việc tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề còn chậm trễ, rườm rà, nhiều
thủ tục. Việc phân công, bố trí người làm công tác tham mưu văn bản còn
chưa tương xứng, trong thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã tăng
cường tập trung giải quyết và chỉ đạo giải quyết những vụ việc về khiếu nại,
tố cáo nhất là các quyết định xử phạt vi phạm hành chính tồn đọng, bức xúc
và kéo dài, hạn chế phát sinh mới, tập hợp đầy đủ các thông tin diễn biến của
vụ việc qua đó căn cứ vào quy định của pháp luật để ra quyết định giải quyết
phù hợp. Tất cả những vấn đề nêu trên cho thấy cần phải có một đề tài nghiên
cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn công tác về thực hiện pháp
luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
theo thủ tục hành chính trên địa bàn quận Tân Bình nói riêng và thành phố Hồ
Chí Minh nói chung là thật sự cần thiết. Từ đó, chúng ta thấy được cơ sở lý
luận, thực trạng tình hình thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trên địa
bàn quận Tân Bình nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung thời gian
qua với những bất cập hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp để điều chỉnh cho
phù hợp. Đó chính là lý do mà tôi chọn làm đề tài: “Thực hiện pháp luật về
việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo
thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn
quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ của mình.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện tại, liên quan đến đề tài “Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang
vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ
Chí Minh” chưa thấy đề tài nghiên cứu nào đúng tính chất nghiên cứu. Bên
cạnh đó, có một số nghiên cứu được đăng tải thông qua báo, tạp chí liên quan
tới nội dung về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính, có thể kể đến bài viết:
- Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính được đăng trên website của
TANDTC: Nội dung của bài viết khẳng định vai trò của các BPNC trong vi
phạm hành chính và việc đảm bảo áp dụng trong thực tiễn. Có chỉ rõ những
biện pháp về biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính nói chung. Chỉ rõ những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình áp dụng trong thực tế.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Phan Quỳnh (2018) Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam có
những nội dung về vấn đề tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính. Đồng thời, đây là một công trình nghiên
cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB, luận án góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận xử lý VPHC
trong lĩnh vực GTĐB cũng như góp phần hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC
trong lĩnh vực GTĐB. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập
tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật, Cảnh sát.
- Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử lý vi phạm
hành chính” của TS. Trần Thị Hiền, tại Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật xử lý
vi phạm hành chính tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu lập pháp, Đại sứ quán
4
Thụy Sĩ, Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển và Viện Nhân
quyền Đan Mạch phối hợp tổ chức tại Tam Đảo từ ngày 26 - 27/9/2011 có nội
dung như sau: Nguyên tắc thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức
tối đa của khung tiền phạt như hiện nay đã làm vô hiệu hóa thẩm quyền xử
phạt của các chức danh công chức không có vị trí lãnh đạo; đồng thời, thẩm
quyền xử phạt hành chính bị hạn chế bởi khung tiền phạt giữa mức tối thiểu
và mức tối đa giãn cách quá xa, dẫn đến tình trạng việc xử phạt chủ yếu bị
đẩy lên cơ quan cấp trên, dẫn đến nhiều vụ việc chậm được xử lý, trong khi
đó với tính chất của hành vi vi phạm thực sự chưa cần đến mức phải có sự
quyết định của cấp cao hơn. Chính vì vậy theo TS Trần Thị Hiền cần có sự
điều chỉnh phù hợp về thẩm quyền xử lý để hạn chế (tránh) hoạt động xử phạt
bị đẩy lên cơ quan cấp trên.
- Bài viết “Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của Th.S Nguyễn
Mạnh Hùng tại Toạ đàm khoa học về Luật xử lý VPHC do Bộ Tư pháp tổ
chức năm 2011 và bài viết “Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính” đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp năm 2011
đã tập trung phân tích về thẩm quyền xử phạt VPHC. Theo tác giả, pháp luật
hiện hành sử dụng phương pháp liệt kê khá cứng nhắc khi quy định về các
chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC, vì vậy sẽ luôn dẫn đến tình trạng
“thiếu”, “thừa” người có thẩm quyền xử phạt VPHC.
- Luận văn thạc sỹ “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh
vực xử phạt vi phạm hành chính” của tác giả Đặng Thanh Sơn, 2013: Nội
dung của luận văn đã khái quát các quy định của hoạt động xử phạt vi phạm
hành chính, các biện pháp về xử phạt vi phạm hành chính chính, từ những kết
quả đó đã khẳng định vai trò quan trọng của các quy định này trong thực tế
nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
5
- Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: Lý luận
và thực tiễn” của tác giả Bùi Tiến Đạt (2012): chỉ rõ những khái niệm, nội
dung pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời trong nội dung của
luận văn ghi nhận rõ các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, các quy
định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo
thủ tục hành chính thông qua các quy định trên thực tế ở nước ta trên phương
diện lý luận và thực tiễn [22].
Các công trình nghiên cứu đó một phần làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn của tình hình thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, nhưng
chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, hệ
thống những vấn đề lý luận, thực tiễn về việc tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu là làm rõ một số vấn đề lý luận về việc
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân
Bình, thành phố Hồ Chí Minh, nhìn nhận được những hạn chế và tồn tại,
vướng mắc trong hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn việc tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với những quyết định, hành
vi của các chủ thể có liên quan. Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu những vấn
đề lý luận liên quan về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề theo thủ tục hành chínhcủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh trong công tác quản lý
trật tự đô thị hiện nay.
6
Các nhiệm vụ được đặt ra khi nghiên cứu đề tài:
Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về việc tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân phường.
Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về việc tạm
giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành
chínhcủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình,
thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm để hoàn thiện hệ
thống pháp luật, bảo đảm hiệu quả việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang
vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình nói riêng,
thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thẩm quyền tạm giữ tang vật phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề của Chủ tịch UBND phường.
- Phạm vi không gian: Các UBND phường thuộc quận Tân Bình, thành
phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong thời gian 03 năm gần đây (từ năm
2017 đến năm 2019).
7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của
Đảng, nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp
và phương pháp thực tiễn để làm sang tỏ nội dung nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để
nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến tạm giữ tang vật, phương
tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch
UBND phường; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng
trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để
nêu lên cơ sở lý thuyết về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính và đánh giá, khái quát thành những quan
điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn.
- Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở
chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích
làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra
những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể.
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn
Đề tài mong muốn làm sáng tỏ các mối quan hệ giữa lý luận và thực
tiễn,phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thực thi
pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, công tác
8
quản lý trật tự đô thị nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả đối với việc thực
hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính.
Nội dung nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục
hành chính và thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trong lĩnh
vực liên quan đến việc ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì
phần nội dung gồm 03 chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về tạm giữ tang vật, phương
tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương
tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
những năm gần đây.
Chương 3: Các giải pháp, phương hướng bảo đảm hiệu quả việc thực
hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa
bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TẠM GIỮ
TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH
NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN
NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổng quan về quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Tân Bình là một quận nội thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam. Quận Tân Bình có địa lý bằng phẳng, cao trung bình là 4–5 m, cao nhất
là khu sân bay khoảng 8 – 9 m, trên địa bàn còn có kênh rạch và còn đất nông
nghiệp. Về kinh tế: Quận Tân Bình là một trong những quận có nền kinh
tế mạnh và tích cực. Nó có nhiều xu hướng phát triển cao và luôn đáp ứng
đúng nhu cầu phát triển của các thành phần kinh tế cần thiết. Mỗi năm dịch vụ
và giá trị sản xuất công nghiệp của quận đạt mức tăng trưởng 29,68%, vượt
chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề xuất từ 20-25%. Tổng số
tiền đầu tư của các doanh nghiệp lớn, nhỏ và tư nhân đặt tới 5.587 tỷ
đồng. Từ nhiều năm qua, quận Tân Bình đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho các nhà đầu tư lớn tham gia xây dựng các trung tâm thương mại và
khu vui chơi lớn như Parkson Plaza, Trung tâm Thương mại - Văn hóa Lạc
Hồng...Quận còn quan tâm đến một số hoạt động trang hoàng, chỉnh tu lại
quận như nâng cấp các vỉa hè và trồng cây xanh. Quận còn thúc đẩy mạnh các
dịch vụ du lịch để thu hút nhiều khác du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời
quận kiên quyết đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội.
10
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh những năm gần đây
2.2.1. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây:
Trên địa bàn cả nước, thống kê có gần 75 nghìn phương tiện vi phạm tồn
đọng. Đây là con số được nêu trong báo cáo của Bộ Tư pháp về tình hình và
kết quả thực hiện thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình về
xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính.
Trước thực trạng quá tải, ngày 25/6/2018, Văn phòng Chính phủ có
Công văn số 5967/VPCP-PL thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Thường trực Chính phủ, trong đó giao Bộ Tư pháp thành lập Đoàn công tác
liên ngành, bao gồm lãnh đạo các đơn vị chức năng có liên quan của Bộ Tư
pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính
phủ để trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, nắm tình hình và kết quả thực hiện cụ thể
tại các địa phương [28-30].
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Tư pháp đã thành lập Đoàn công tác liên ngành tiến hành việc
kiểm tra, nắm bắt tình hình và kết quả thực hiện công tác xử lý phương tiện
giao thông đường bộ vi phạm hành chính tại một số địa phương là TP Hà Nội,
Đà Nẵng và tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và kết quả kiểm tra trực tiếp tại một số địa
phương, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 267/BC-BTP gửi Thủ tướng Chính phủ
[28-30].
Theo báo cáo, tổng số phương tiện đang được quản lý tại các điểm trông
giữ phương tiện vi phạm trong cả nước là 252.671 phương tiện. Trong đó, có
11
212.242 phương tiện đã quá thời hạn tạm giữ; số phương tiện quá thời hạn
tạm giữ đủ điều kiện để trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý và sử dụng hợp
pháp là: 44.072 phương tiện; số phương tiện quá thời hạn tạm giữ bị tịch thu
sung công là: 91.447 phương tiện. Hiện còn gần 75 nghìn phương tiện quá
thời hạn tạm giữ bị tồn đọng tại các điểm trông giữ, chưa được xử lý. Đồng
thời, báo cáo cũng phân tích những khó khăn, vướng mắc trong triển khai
thực hiện, đưa ra đề xuất, kiến nghị liên quan đến công tác chỉ đạo tổ chức
thực hiện và đặc biệt là việc hoàn thiện nhiều quy định có liên quan của Luật
Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Nghị định số 115/2013/NĐ-CP, Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP, Thông tư số 02/2016/TT-BCA của Bộ Công
an...[26].
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian thành phố đồng
loạt ra quân “Quyết liệt xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường”, tình trạng lấn
chiếm vỉa hè, lòng đường có giảm, thế nhưng hiện nay tình trạng lấn chiếm,
tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn
trước, ở hầu khắp các tuyến đường trên địa bàn thành phố, mà đặc biệt là tại
các “phố nhậu”…Chiều đến, tại các hàng quán chạy dọc hai bên đường Phạm
Văn Đồng (đoạn qua quận Bình Thạnh, Gò Vấp), nhân viên bày biện bàn ghế,
trưng ra các bảng hiệu trên vỉa hè. Các quán nối nhau san sát, tạo thành “phố
ăn nhậu” rất nhộn nhịp hàng đêm.
2.2.2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính:
Số vụ vi phạm hành chính đã phát hiện là: 36.789.227 vụ việc, tổng số
vụ việc đã xử phạt là 28.493.927 vụ việc(chiếm 77.45% số vụ vi phạm), số
liệu cụ thể qua các năm được thể hiện cụ thể qua bảng sau:[28-30].
12
Bảng 2.1. Số vụ vi phạm hành chính trên địa bàn quận Tân Bình
Năm
Số vụ đã
phát hiện
Số vụ đã
xử phạt
Số QĐ đã
ban hành
Số QĐ đã
thi hành
Số QĐ
chưa thi
hành
xong
Số QĐ
bị
cưỡng
chế thi
hành
Số QĐ
bị
khiếu
nại,
khởi
kiện
Tiền thu được từ
bán thanh lý TV,
PT bị tịch thu
Tiền phạt thu
được
2014 13.473.118 8.893.639 8.893.639 6.615.982 466270 6.407 750 383.744281.055 11.883.944.685.169
2015 9.530382 6347.778 6.532.810 6214.575 318235 3.172 1.776 533.025.143.498 8.515.914.534.928
2016 9.845.031 9.526.991 9.566.765 9200.951 365.814 4.002 778 532.142.482.026 12.674.747.484.808
2017 (6
tháng)
3.940.696 3.725.519 3.902.620 3.577314 352306 1328 293 209.800.185.018 5.468.823.353.797
Tổng 36.789227 28.493.92728.895.83425.608.8221.502.625 14.909 3.597 1.658.712.091.597 38.543.430.058.702
Điều này thể hiện qua biểu đồ sau
Biểu đồ 2.1.Số vụ vi phạm hành chính trên địa bàn quận Tân Bình
0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
14000000
16000000
2014 2015 2016 2017 (6 tháng)
Số vụ đã phát hiện
Số vụ đã xử phạt
Số vụ đã ban hành
13
Thông qua biểu đồ trên cho thấy việc tăng cường xử lý và quan tâm
trong việc thực hiện áp dụng xử lý VPHC đã được các cấp, các ngành thực
hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng thời hạn, đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật, không để các hành vi phạm tội, nên có tác dụng răn đe, giáo dục và
phòng ngừa chung. Thực tiễn cho thấy công tác xử phạt vi phạm hành chính
đã đạt được những kết quả cao; góp phần ổn định tình hình chính trị; ngăn
chặn, phòng ngừa và dần đẩy lùi hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó, từng
bước đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Đảng và Nhà nước về phòng, chống hành
vi vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
2.2.3. Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh những năm gần đây
* Về thẩm quyền thực hiện
* Về chủ trương, đường lối của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh
trong tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ
tục hành chính. Khẳng định vai trò quan trọng của công tác xử phạt vi phạm
hành chính nói chung và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính nói riêng trên địa bàn quận Tân Bình trên
cơ sở tuân thủ và đưa vào thi hành các văn bản pháp luật về công tác quản lý
nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính và tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nói riêng cũng như
các quy định của pháp luật về vấn đề này. Để cụ thể hoá cho công tác đấu
tranh xử phạt vi phạm hành chính nói chung trên địa bàn thành phố đạt hiệu
quả thì việc ban hành các chủ trương đường lối về vấn đề này có thể kể đến
một số văn bản như sau:[28-30].
14
Ủy ban nhân dân thành phố tham mưu Thành ủy thành phố ban hành Chỉ
thị số về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và chỉ thị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống và tăng
cường QLN về xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố trong tình
hình mới. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch
thực hiện Chương trình về thực hiện Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư
về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị;
Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14
tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực
hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí thư về tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với trong tình hình mới và Chiến lược
quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh đáp ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước nói chung. Ban
Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thành phố về thực hiện công tác phòng, chống tội
phạm năm 2017; Kế hoạch về khảo sát tình hình tội phạm giết người do
nguyên nhân xã hội, cố ý gây thương tích do các băng nhóm thanh niên gây
ra; Kế hoạch số 13/KH-BCĐ ngày 09 tháng 5 tháng 2017 về triển khai thực
hiện Đề án hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người năm 2017 của
Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 – 2020. Ngoài ra,
đối với tội phạm ma túy thì các cơ quan NN trên địa bàn thành phố đã nhận
được sự chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố hỉ đạo cơ quan
chức năng xây dựng Đề án phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, Kế hoạch thực hiện Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4
năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống
ma túy đến năm 2020, Kế hoạch số 3316/KH-UBND ngày 31 tháng 5 năm
15
2017 của UBND TPHCM về Triển khai thực hiện “Tháng hành động phòng,
chống ma túy” “Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân
phòng, chống ma túy 26 tháng 6” – năm 2017. Đặc biệt, để cho công tác xử
phạt vi phạm hành chính nói chung và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nói riêng đạt hiệu quả cao
thì UBND các phường trên địa bàn quận Tân Bình đã phối hợp, chỉ đạo tổ
chức thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật [25].
Cũng trong quá trình khảo sát thì số liệu cho rằng Cấp ủy có ban hành chủ
trương trong việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính hay không được thể hiện thông qua biểu đồ sau:
Bảng 2.2. Khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt động
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Phương án trả lời Số phiếu Tỷ lệ
1. Có 226 75,34 %
2. Có nhưng chưa thường xuyên 55 18,33 %
3. Không 18 6 %
4. Ý kiến khác 1 0,33 %
Phương án trả lời Số phiếu Tỷ lệ
Biểu đồ 2.2.Khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt động
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
16
Biểu đồ 2.2.Kết quả khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường
hoạt động tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Như vậy, nhìn chung việc ban hành chủ trương, chính sách đối với vấn
đề này là vô cùng quan trọng và hiệu quả. Thông qua việc xác định thẩm
quyền trong hoạt động về xử phạt vi phạm hành chính về tạm giữ tang vật,
phương tiện, chứng chỉ hành nghề đã tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành
động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; tăng cường đấu tranh với các
quan điểm sai trái, thù địch, các biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và vận
dụng một cách sáng tạo các đường lối, chủ trương của Đảng vào quá trình
công tác xử phạt vi phạm hành chính [28-30].
* Về thủ tục tiến hành
Báo cáo sơ kết 02 năm (2017-2018) thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU của
Ban Thường vụ Thành ủy và Chỉ thị số 01-CT/QU của Ban Thường vụ Quận
ủy về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
Qua 2 năm (2017-2018), trật tự lòng, lề đường trên các tuyến trọng điểm
của quận và 15 phường đã có chuyển biến tích cực.Nhìn chung trên 07 tuyến
75.34%
18.33%
6%
0.33%
Có ban hành Có nhưng chưa thường xuyên
Không ban hành Ý kiến khác
17
đường điểm của quận đăng ký với thành phố (kể cả các tuyến điểm đã bàn
giao cho phường quản lý năm 2017) và trên các tuyến đường, khu vực
phường đăng ký chuyển hóa, các tuyến đường khác thuộc địa bàn quận, tình
hình vi phạm có kéo giảm, do các cấp ủy Đảng nhận thức được tầm quan
trọng của công tác quản lý, đảm bảo trật tự lòng, lề đường; lực lượng liên
ngành các phường có quan tâm, chú trọng hơn đối với công tác; ý thức người
dân tự giác hơn trong việc thực hiện quy định pháp luật về công tác trật tự
lòng, lề đường [28-30].
Về tình hình xử lý vi phạm hành chính: Các đơn vị, ban, ngành quận
(chủ lực là Đội Quản lý trật tự đô thị, Công an quận) tiếp tục duy trì phân
công lực lượng tham gia Tổ công tác đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ theo kế
hoạch. Tổ công tác liên ngành quận phối hợp tổ chức ra quân 840 lượt, trực
tiếp lập biên bản, ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thu
giữ nhiều tang vật vi phạm (1362 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với
tổng số tiền 2.451.650.000 đồng). Phối hợp với Ban An toàn giao thông, Ủy
ban nhân dân 15 phường tăng cường kiểm tra xử lý các điểm nóng về trật tự
lòng, lề đường trên tuyến và khu vực khác.
Đảng ủy, ủy ban nhân dân 15 phường đã tiếp tục chỉ đạo Tổ công tác trật
tự đô thị phường tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm (ít nhất
03 lần/tuần) trên các tuyến đường và khu vực trọng điểm đã xác định, lập biên
bản, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thu giữ nhiều tang
vật. Qua 2 năm triển khai thực hiện, ủy ban nhân dân 15 phường đã tổ chức ra
quân 7.884 lượt, ban hành 3.416 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với
tổng số tiền 5.949.763.000 đồng; 6.345 quyết định xử phạt thủ tục đơn giản,
phạt hành vi phương tiện giao thông dừng, đỗ sai quy định,... với tổng số tiền
phạt là 1.070.000.000 đồng. (Trích báo cáo sơ sơ kết 02 năm (2017-2018)
thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Chỉ thị số 01-
18
CT/QU của Ban Thường vụ Quận ủy về tăng cường công tác quản lý trật tự
đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) [31].
Trước tình trạng lấn chiếm bát nháo ở nhiều tuyến đường trên địa bàn,
hầu hết các hộ dân thuộc diện cận nghèo, diện tích nhà nhỏ, nên lấn chiếm vỉa
hè để xe, đồ dùng gia đình. Phường đã nhiều lần vận động, nhắc nhở người
dân không buôn bán và không để xe lấn chiếm lòng lề đường, nhưng thực sự
rất khó”.
Trong khi đó, giải thích về việc vỉa hè, lòng đường nhiều nơi trên địa bàn
bị tái lấn chiếm, ông Trần Nhựt Thái, Chủ tịch UBND phường 12 quận Tân
Bình, phân trần rằng địa phương thường xuyên chấn chỉnh trật tự lòng lề
đường, tuy nhiên, do địa bàn phường rộng, mật độ dân cư đông, lực lượng
mỏng… nên phường chỉ tập trung thực hiện được ở một số tuyến trọng điểm
chứ không làm tràn lan được.
* Về xử lý tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính: Hiện nay khó khăn, vướng mắc trong công
tác xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính còn lúng túng
vì thiếu quy định, việc xác minh phương tiện tồn đọng mất rất nhiều thời
gian.Trong khi đó, một số hành vi vi phạm có mức xử phạt cao, phương tiện
cũ có giá trị thấp nên người vi phạm không đến xử lý… Từ đó dẫn đến thực
trạng quá tải của các bãi trông giữ phương tiện vi phạm, gây lãng phí lớn đối
với tài sản của xã hội.
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay thì công tác
tuân thủ trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính rất được quan tâm về mọi
mặt. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng cũng như các nội dung có liên quan
được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, sâu rộng trong các cán bộ, đảng
19
viên được học nói chung trong thời gian vừa qua. Việc triển khai các chủ
trương nói chung là điều kiện quan trọng trong quá trình thực hiện của các cơ
quan chính quyền địa phương nói chung. Cùng với việc triển khai các công
tác nhằm định hướng phát triển cho hoạt động tuân thủ trình tự thủ tục xử lý
vi phạm hành chính về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề nói chung thì quận Tân Bình cũng nhấn mạnh việc áp dụng các
hình thức tuân thủ trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính nói chungnhằm
đáp ứng với yêu cầu trong công tác xử phạt vi phạm hành chính gắn chặt với
sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành
phố Hồ Chí Minh, sự quan tâm phối hợp, tạo điều kiện của các sở, ban,
ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của Ban Thường vụ Thành ủy và chính quyền địa phương trong công tác này
về cơ bản đã đảm bảo đúng quy định pháp luật, đảm bảo thực hiện đúng mục
đích, ý nghĩa của quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nhằm
đảm bảo hiệu quả cao trong quátrình thực hiện [28-30].
Tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với trưng cầu ý kiến của vấn
đề này, thông qua hoạt động khảo sát đã có một số kết quả như sau:
Bảng 2.3. Khảo sát về việc thực hiện nghiêm túc việc thực hiện quy trình
trong tạm giữ tang vật, phương tiện, chứng chỉ hành nghề
Tổng số Quan tâm Ít quan tâm Không quan
tâm
Ý kiến khác
100 54 43 1 2
20
Biểu 2.3. Biểu đồ khảo sát về việc thực hiện nghiêm túc việc thực hiện
quy trình trong tạm giữ tang vật, phương tiện, chứng chỉ hành nghề
Qua số liệu và biểu đồ tác giả nhận thấy đa phần sự quan tâm của cấp ủy,
chính quyền địa phương đối với việc triển khai thực hiện tuân thủ hình thức
trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy
nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ
những mặt hạn chế nhất định cần được nghiên cứu đổi mới để đáp ứng yêu
cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở gắn với nhiệm vụ chính trị
trong giai đoạn mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý
thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong thực tế.
* Vấn đề khiếu nại tố cáo
Đến nay, Luật xử lý vi phạm hành chính và văn bản hướng dẫn thi hành
đã được đưa vào thi hành một thời gian dài, trên địa bàn quận Tân Bình đã tiến
hành các bước tuyên truyền, áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn thi
hành và đạt được nhiều kết quả khả quan. Đa phần, các tổ chức, cá nhân có liên
quan đều chủ động tuân thủ các quy định về pháp luật xử phạt vi phạm hành
0
10
20
30
40
50
60
Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm Ý kiến khác
54
43
1 2
Khảo sát
21
chính nói riêng và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính nói riêng cũng như hoạt động giải quyết khiếu nại
tố cáo khi thi hành các vụ việc nêu trên.. Phần lớn các chủ thể trong quan hệ
pháp luật đã chủ động tiếp cận, phối hợp và có sự đầu tư trong việc thực hiện
pháp luật về vấn đề này. Bức tranh toàn cảnh về công tác xử lý KNTC từ năm
2017 đến 2019 được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4. Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật, phương
tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trên địa
bàn quận Tân Bình từ 2017 đến tháng 6 năm 2019 [28-30].
Đơn vị: số vụ
2017 2018 6 tháng
năm 2019
Số vụ giải quyết KNTC 68 73 53
(Nguồn: UBND quận Tân Bình)
Điều này được thể hiện bằng biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2.4. Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo
0
10
20
30
40
50
60
70
80
2017 2018 06 tháng
năm 2019
68 73
53
Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo
22
Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ số vụ giải quyết KNTC trong giai
đoạn từ 2017 đến 2019 cho thấy: Số lượng các vụ xử phạt hành chính trong
lĩnh vực môi trường qua các năm luôn biến động và có xu hướng tăng. Đây là
thành quả của công tác quản lý hành chính NN cũng như việc áp dụng có hiệu
quả Luật xử phạt vi phạm hành chính vào thực tiễn thi hành trong giai đoạn
hiện nay. Thực tiễn thi hành pháp luật đã thu được nhiều kết quả không
nhỏ, cụ thể là:
* Xây dựng và hoàn thiện rõ hơn hệ thống pháp luật về giải quyết
khiếu nại tố cáo đối với các quyết định về tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề cũng như áp dụng có hiệu quả trong thực
tiễn tại quận Tân Bình trong những năm vừa qua. Những văn bản điều
chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật cũng như các văn bản chỉ đạo của
quận Tân Bình do Ủy ban nhân dân quận, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
quận ban hành là kim chỉ nam cho các hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo
đối với các quyết định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề. Việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật dựa trên nền tảng là
quy định của Hiến pháp và pháp luật là việc làm cần thiết. Đây thực sự là sự
cố gắng lớn của các cơ quan, đơn vị trong quá trình áp dụng những quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính
cũng như các cấp, ban ngành trên địa bàn quận Tân Bình trong những năm trở
lại đây.
* Đối với cơ chế quản lý và thực thi pháp luật về xử phạt VPHC.
Cùng với sự ra đời và áp dụng vào thực tiễn pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính đã góp phần hình thành các cơ quan NN về quản lý và thực thi
pháp luật về lĩnh vực này. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách nói trên đã
góp phần quan trọng trong việc đưa các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính nói chung và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các quyết định về
23
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề áp dụng vào
thực tiễn tại quận Tân Bình nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian
qua.
Bên cạnh đó, những buổi tọa đàm về pháp luật xử phạt VPHC của nước
ta là kênh cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh nhằm tiếp cận và hiểu rõ với hệ thống pháp luật của quốc gia về lĩnh
vực này. Qua đó, trang bị cho các chủ thể những kiến thức cần thiết, thông tin
về pháp luật, thực tiễn và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật
về và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các quyết định về tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có hành vi vi phạm xảy ra.
2.3. Ưu điểm, hạn chế bất cập việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành.
2.3.1. Ưu điểm.
Trong bối cảnh chế độ xã hội tuân thủ hiến pháp và pháp luật như nước
ta hiện nay, những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý.
Tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi mà tổ chức, cá nhân
phải chịu trách nhiệm về hình sự hoặc bị xử lý về hành chính. Có thể nói, bên
cạnh quy định của pháp luật về hình sự thì các quy định về xử lý hành chính
tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là một trong những công cụ quan
trọng việc duy trì trật tự quản lý nhà nước. Một trong những vấn đề quan
trọng để đảm bảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đảm bảo tính kịp
thời, góp phần giáo dục, răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm hành chính
của tổ chức, cá nhân đó là phải đảm bảo quyết định xử phạt vi phạm hành
chính phải được ban hành đúng thời hạn và đúng thẩm quyền.
Thứ nhất, những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính
24
Khi phát hiện một tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm hành chính
thì trong thời hạn quy định, người có thẩm quyền có trách nhiệm phải ra quyết
định xử phạt để áp dụng hình thức xử phạt và các biện pháp cần thực hiện để
khắc phục hậu quả nếu có đối với người vi phạm. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt,
cụ thể như sau:
– Một số trường hợp mà người vi phạm không bị xử phạt theo quy định
tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như: người thực hiện
hành vi không có năng lực trách nhiệm hoặc chưa đủ tuổi, người thực hiện
hành vi do phòng vệ chính đáng hoặc do sự kiện bất ngời, bất khả kháng.
– Do không xác định được tổ chức, cá nhân nào đã thực hiện hành vi vi
phạm.
– Hành vi vi phạm được xác định là đã hết thời hiệu để xử phạt hoặc thời
hạn ra quyết định xử phạt.
– Đối tượng thực hiện hành vi không còn tồn tại (cá nhân đã chết hay
mất tích, tổ chức bị giải thể hay phá sản).
– Do có dấu hiệu về hình sự phải thực hiện chuyển hồ sơ vụ việc.
Thứ hai, về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Đối với hành vi vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại
Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì quyết định xử phạt được
ban hành tại chỗ.
Thời hạn để người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt đối với đối
tượng thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 như sau:
25
– Khi đối tượng có hành vi vi phạm bị lập biên bản, thì trong thời hạn 7
ngày kể từ ngày đó người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với họ.
– Riêng đối với trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hay
trường hợp cần phải giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt sẽ được kéo
dài hơn nhưng tối đa không được quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng đó bị lập
biên bản về hành vi vi phạm.
– Nếu do tính chất của vụ việc là đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tình tiết
phức tạp và phải giải trình mà người có thẩm quyền giải quyết cần có thêm
thời gian nhằm xác minh hay thu thập thêm về chứng cứ thì thời hạn ra quyết
định có thể được gia hạn. Thời gian được gia hạn theo quy định là không quá
30 ngày, việc gia hạn phải được báo cáo đến thủ trưởng trực tiếp của người có
thẩm quyền bằng văn bản để xin gia hạn.
- Đối với vị trí vai trò của Chủ tịch UBND phường trong việc thực hiện
pháp luật về tịch thu tang vật, tạm giữ, tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành
nghề thông qua việc quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, ATXH và phòng chống tệ
nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình; Nghị định
171/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, đường sắt, Nghị định 81/2013/NĐ –CP ngày 19/07/2013 quy
định chi tết một số điều và biện pháp thi hành luật xử phạt vi phạm hành
chính; Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC
trong lĩnh vực giao thông đường bộ…là cơ sở quan trọng thể hiện quyền lực
quan trọng để tạo điều kiện nhằm tăng cường chức năng, nhiệm vụ của Chủ
tịch UBND phường trong việc thực hiện thẩm quyền xử phạt trong các lĩnh
vực theo quy định của pháp luật.
26
Như vậy, thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm
hành chính 2012 đã được tăng cường cho cấp cơ sở. Điều này không chỉ đảm
bảo tính kịp thời và hiệu quả của việc xử phạt hành chính, góp phần hoàn
thiện quản lý nhà nước về hành chính.
2.3.2. Hạn chế.
a) Quy định về ủy quyền, giao quyền và vắng mặt trong Luật Xử
lý VPHC chưa rõ ràng, khó áp dụng
Khoản 3 Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “Cấp phó
được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết
định xử phạt VPHC của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người
được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào
khác”. Thế nào là “giao quyền”, thế nào là “ủy quyền”. Đến nay, trong khoa
học pháp lý, thuật ngữ ủy quyền thường được sử dụng, đó là phải có văn bản
ủy quyền trong đó người ủy quyền phải giới hạn về thời gian và nội dung và
văn bản ủy quyền được xem là cơ sở pháp lý khi ban hành các văn bản.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 87 Luật Xử lý VPHC quy định: “Người có
thẩm quyền cưỡng chế có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ
được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản,
trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó
được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp
trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy
quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác”. Trong quy định này có thể hiểu việc
giao quyền chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt như thủ trưởng vắng
mặt. Hơn nữa, Điều 87 chỉ quy định giao quyền mà không quy định việc ủy
quyền.
Về quy định “vắng mặt” khi giao quyền, thực tiễn, các chủ thể có thẩm
quyền khi áp dụng quy định này rất lúng túng vì chưa hiểu phạm vi của quy
27
định “vắng mặt” như thế nào, vắng mặt là không có mặt tại trụ sở cơ quan khi
có lý do chính đáng hay là vắng mặt khi đi công tác khỏi địa phương [27].
b) Bất cập trong quy định về quyền giải trình của người vi phạm tại
Điều 61
Quyền giải trình của người VPHC được quy định trong Luật Xử lý
VPHC thể hiện rõ ý nghĩa trong việc hạn chế bớt khiếu nại, cũng như cho các
chủ thể có liên quan được quyền thể hiện quan điểm của mình, tạo cơ chế để
người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có cơ hội để tự bảo vệ
quyền và lợi ích của mình hoặc nhờ người đại diện hoặc luật sư. Đây là điểm
tiến bộ của pháp luật về xử lý VPHC nhằm hướng tới mở rộng dân chủ, bảo
vệ tốt hơn các quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức và hạn chế bớt
việc khiếu nại, cũng như cho các chủ thể có liên quan được quyền thể hiện
quan điểm của mình. Cụ thể:
- Đối với hành vi VPHC mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử
phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng
mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000
đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá
nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Quy định này thể hiện những bất cập sau:
Thứ nhất, cá nhân, tổ chức nếu bị áp dụng biện pháp tịch thu tang vật,
phương tiện VPHC hoặc phương tiện sử dụng trong VPHC sẽ không được
quyền giải trình là sự bất hợp lý, gây thiệt thòi rất lớn cho những đối tượng bị
áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong
nhiều trường hợp, thậm chí nhiều tang vật phương tiện còn có giá trị lớn hơn
28
gấp nhiều lần so với số tiền bị xử phạt là 15 triệu đồng hay 30 triệu đồng.Vì
vậy, việc liệt kê thiếu sót có thể coi là một thiếu sót trong việc liệt áp dụng
quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, cần sớm được bổ sung nhằm
hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng
của cá nhân, tổ chức.
Thứ hai, với quy định hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định
áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn sẽ tạo ra hai cách hiểu:
(1) Chỉ khi hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử
phạt chính thì mới có quyền giải trình;
(2) Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt
chính và hình thức xử phạt bổ sung cũng có quyền giải trình.
Nếu như cách hiểu thứ (1) thì chỉ có một số rất ít trường hợp mà hình
thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt chính mới có quyền
giải trình. Ví dụ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình chỉ quy định hình
thức phạt cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính nên chỉ có những
hành vi vi phạm nào bị phạt tiền từ 15 triệu đồng trở lên thì mới có thủ tục
giải trình. Hoặc trường hợp Nghị định số171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt
VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chỉ có khoản 10 Điều
6 quy định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng như là hình thức xử
phạt chính (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền
từ 08 triệu đồng đến 10 triệuđồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái
29
xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người
điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Nếu theo cách hiểu thứ hai (2) thì có rất nhiều trường hợp người vi phạm
hành chính có quyền giải trình, như các hành vi vi phạm quy định tại điểm b,
điểm c khoản 4 Điều 6 của Nghị định số171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành
vi “Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng
phần đường hoặc làn đường quy định; hoặc điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối
thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép sẽ bị
xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, xử phạt bổ sung là tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe một tháng”, hành vi này có hình thức xử phạt
bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe một tháng. Đây là những
hành vi vi phạm rất phổ biến nên nếu nhiều người vi phạm cùng muốn thực
hiện quyền giải trình của mình thì các cơ quan nhà nước sẽ không thể đủ nhân
lực, cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện.
Thứ ba, thủ tục giải trình khó áp dụng trong thực tiễn một số lĩnh vực, cụ
thể cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp, người có thẩm
quyền xử phạt phải tổ chức phiên giải trình trực tiếpvà có trách nhiệm nêu căn
cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính,
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành
vi vi phạm. Quy định này khó có tính khả thi vì thực tiễn các cơ quan hành
chính nhà nước, nhất là ở các thành phố trực thuộc trung ương có số lượng
công việc rất nhiều, các vụ việc xử phạt vi phạm hành chính cũng nhiều nên
khó có thể sắp xếp tổ chức thực hiện phiên giải trình trực tiếp trong một
khoảng thời gian quá ngắn. Quy định này cũng chưa phù hợp với thực tế
trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch UBND cấp
phường, sau đó ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND cấp phường, lúc này Phó
30
Chủ tịch UBND cấp phường (không thể ủy quyền lại việc xử lý vi phạm hành
chính cho người khác) không thể đảm bảo vừa giải quyết công việc quản lý
vừa trực tiếp giải trình với những nội dung chi tiết như trên. Vì vậy hiện
nay, một số địa phương đã quy định trong trường hợp này người có thẩm
quyền xử phạt là Chủ tịch UBND phường có quyền ủy quyền cho người khác
thay mặt Chủ tịch UBND phường tổ chức phiên giải trình nhằm đảm bảo cho
các phiên giải trình nhanh chóng, kịp thời. Quy định này có thể hiểu “người
khác” đây không chỉ là Phó Chủ tịch UBND cấp phường [30].
Bất cập trong quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
So với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Luật Xử lý vi
phạm hành chính đã có một bước tiến quan trọng đó là quy định phương án
xử lý đối với trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp
pháp giao tài sản cho cá nhân, tổ chức. Theo đó thì chỉ khi “chủ sở hữu, người
quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm
sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26
của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà
nước” (khoản 1 Điều 126).
Đối với lỗi vô ý hoặc không có lỗi (giao ngay tình) thì phải trả lại cho
chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp. Đồng thời, Luật cũng
quy định khi trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp
kể cả trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ do chiếm đoạt, sử dụng trái
phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì cá nhân, tổ chức
vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi
phạm vào ngân sách nhà nước [26].
Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính hoàn toàn không quy định
trường hợp nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không nộp hoặc không thể nộp (do
31
hoàn cảnh kinh tế) một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện
vi phạm vào ngân sách thì chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp
pháp có được nhận lại tang vật, phương tiện của mình hay không. Chính sự
không rõ ràng này dẫn đến thực trạng có sự giải quyết không thống nhất từ
chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật và thường giải quyết theo xu hướng
thúc ép cá nhân, tổ chức vi phạm nộp khoản tiền tương ứng mới đồng ý để
chủ sở hữu, người sử dụng, quản lý hợp pháp nhận lại tang vật, phương tiện.
Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở
hữu, người sử dụng, quản lý hợp pháp đối với tang vật, phương tiện của họ
[21].
Trường hợp người vi phạm có khả năng nộp tiền tương đương trị giá
tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách cố tình không nộp thì thủ tục
cưỡng chế có được áp dụng như thủ tục cưỡng chế quyết định xử phạt vi
phạm hành chính hay không, vẫn chưa được quy định.
2.4. Nguyên nhân, hạn chế của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
2.4.1. Nguyên nhân khách quan.
a) Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chưa rõ ràng
Quy định các nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền có ý nghĩa
vô cùng quan trọng, không chỉ là căn cứ, cơ sở để Chính phủ dựa vào xây
dựng nên các quy định về thẩm quyền đối với từng hành vi vi phạm hành
chính trên các lĩnh vực trong nghị định mà còn là căn cứ pháp lý có giá trị áp
dụng trực tiếp trong trường hợp nghị định quy định không rõ ràng hoặc trái
với các nguyên tắc đã được ghi nhận trong Luật xử lý vi phạm hành chính.
Chính vì vậy, việc xây dựng các nguyên tắc xác định và phân định thẩm
quyền trong Luật Xử lý VPHC phải rõ ràng, cụ thể nhằm tạo cơ sở pháp lý
32
đầy đủ, vững chắc trong hoạt động áp dụng pháp luật của người có thẩm
quyền. Tuy nhiên, các quy định tại Điều 52 vẫn còn một số vấn đề chưa thực
sự rõ ràng, chi tiết, khó có thể suy luận một cách trực tiếp hay gián tiếp. Cụ
thể:
Thứ nhất, khoản 1 Điều 52 Luật xử lý VPHC quy định nguyên tắc xác
định thẩm quyền đối với từng chức danh được xác định theo tỷ lệ phần trăm
khi xử phạt cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Đối với tổ chức,
thẩm quyền xử phạt này được xác định là gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối
với cá nhân.
Tuy nhiên, thẩm quyền xử phạt tăng gấp đôi này lại chỉ được xác định
trong trường hợp phạt tiền mà không đề cập tới các trường hợp khác, điển
hình như việc tịch thu tang vật, phương tiện VPHC. Đối chiếu quy định về
phạm vi thẩm quyền xử phạt của các chức danh có thẩm quyền xử phạt theo
tỷ lệ phần trăm, ta thấy thẩm quyền của một số chức danh có thẩm quyền áp
dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm được xác định theo giá
trị của tang vật, phương tiện vi phạm tương ứng với phạm vi thẩm quyền phạt
tiền. Ví dụ, điểm c khoản 1 Điều 38 Luật xử lý VPHC quy định thẩm quyền
của Chủ tịch UBND cấp xã có quyền “tịch thu tang vật, phương tiện VPHC
có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản
này” tức được tịch thu tang vật, phương tiện VPHC đến 10% mức phạt tiền
tối đa trong các lĩnh vực (tương tự như vậy xác định thẩm quyền của Chủ tịch
UBND cấp huyện). Vậy trường hợp thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã
được xử phạt tăng lên gấp hai lần đối với tổ chức (tức 20% mức phạt tiền tối
đa trong các lĩnh vực) thì thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có
được tăng lên tương xứng gấp hai lần hay không? Vấn đề này chưa được nhắc
đến trong khoản 1 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
33
Về nguyên tắc, nếu luật không quy định thì có nghĩa không được quyền
mà không một cá nhân nào được phép tự suy luận. Tuy nhiên, điều này lại
không hợp logic trong việc lựa chọn phương pháp để xác định giới hạn của
thẩm quyền áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính tương xứng với thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh. Do đó,
thiết nghĩ, điều này phải được quy định trong luật rõ ràng để làm căn cứ
chuẩn xác cho các chủ thể áp dụng pháp luật giải quyết quan hệ cụ thể phát
sinh.
Thứ hai, khoản 3 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định
nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt “trong trường hợp vi phạm hành
chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm
hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện”. Sự ghi nhận nguyên tắc này là
minh chứng cho việc thừa nhận có thực trạng chồng chéo, trùng lắp thẩm
quyền và đây được xem là giải pháp cho tình trạng chồng chéo, trùng lắp
thẩm quyền của các chủ thể trong đó có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, điều
này có thể dẫn đến thực trạng các chủ thể tranh giành nhau trong việc xử phạt
để giành lợi ích hoặc đùn đẩy trách nhiệm xử phạt cho nhau. Do đó, đây
không phải là một giải pháp hay để xử lý thực trạng này. Theo chúng tôi, để
xử lý triệt để, cần phải quy định chặt chẽ, rõ ràng thẩm quyền quản lý (kể cả
thẩm quyền được phân cấp) của các chức danh trên từng lĩnh vực, tránh sự
chồng chéo, trùng lắp thẩm quyền quản lý. Một khi đã giải quyết ổn thỏa ở
khâu xác định phạm vi thẩm quyền quản lý sẽ dẫn đến sự rõ ràng, minh bạch
ở khâu xác định thẩm quyền xử lý vi phạm.
b) Bất cập trong việc thực hiện thủ tục xử lý tang vật, phương tiện
VPHC bị tịch thu.
Khoản 3 Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định trách nhiệm
cho người có thẩm quyền về thời hạn áp dụng thủ tục xử lý tang vật, phương
34
tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có
quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, “quá thời hạn
này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật”. Quy định này có mục đích tốt đẹp là nâng cao trách nhiệm
của người có thẩm quyền giải quyết một cách nhanh chóng các vấn đề phát
sinh từ xử lý vi phạm hành chính, ổn định lại trật tự quản lý. Tuy nhiên, thực
tiễn cho thấy, thời hạn này chỉ phù hợp đối với việc xử lý tang vật là tiền,
chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, mà không phù hợp đối với
những trường hợp tang vật, phương tiện phải tổ chức bán đấu giá được quy
định tại điểm đ khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính. Bởi thông
thường, để thực hiện theo quy trình bán đấu giá tài sản phải tốn một khoản
thời gian khá lâu để giám định, xác định giá trị tang vật, phương tiện do phải
nhờ chuyên gia thực hiện. Nên chăng, pháp luật cần có sự phân biệt về thời
hạn giữa các loại tang vật, phương tiện bị tịch thu cần phải xử lý.
Ngoài ra, điểm đ khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính có quy
định trường hợp phải xử lý tang vật, phương tiện vi phạm theo cách thức bán
đấu giá là những “tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không
thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này”. Đối chiếu lại
các trường hợp đã được liệt kê ta thấy, tại điểm c có liệt kê “tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có
giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý
hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác”. Như vậy, sự liệt kê tang
vật, phương tiện cần phải xử lý theo cách thức chuyển giao cho cơ quan nhà
nước chuyên ngành để quản lý, xử lý rất rộng và “tài sản khác” được liệt kê ở
đây không rõ là những tài sản nào. Nếu hiểu theo nghĩa là những tài sản còn
lại không được liệt kê thì sẽ không còn đối tượng nào khác có thể rơi vào
điểm đ khoản 1. Đây là một sự không rõ ràng trong quy định của Luật Xử lý
35
vi phạm hành chính mà hiện nay vẫn chưa được một văn bản nào giải thích
điều khoản này, gây khó khăn cho chủ thể có thẩm quyền áp dụng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau:
Lĩnh vực XLVPHC rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực quản lý
nhà nước khác nhau, dẫn đến việc khó kiểm soát hết các hành vi vi phạm
được quy định trong các Nghị định XPVPHC chuyên ngành, dẫn đến nhiều sự
trùng lặp trong hành vi cũng như thẩm quyền xử phạt của các lực lượng có
thẩm quyền.
Xuất phát từ chính những quy định của pháp luật về XLVPHC cũng như
các quy định của pháp luật liên quan chưa được rõ ràng, cụ thể hoặc không
phù hợp với thực tiễn áp dụng.
Cư dân ở nhiều vùng, nhiều địa phương có trình độ dân trí thấp, ít hiểu
biết pháp luật, điều kiện kinh tế khó khăn; đặc biệt là ở vùng sâu vùng, vùng
xa, điều kiện giao thông khó khăn, địa bàn rộng, phong tục tập quán lạc hậu.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan.
Theo quy định tại Điều 119 và 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012 thì trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính, để xác
minh tình tiết vi phạm hoặc để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính thì người có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (đối với
trường hợp chỉ phạt tiền) có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính.
Và để có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì người
có thẩm quyền tạm giữ phải ban hành quyết định tạm giữ theo mẫu 14 ban
hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP và phải lập biên bản ghi rõ tên, số
lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ
ký của người ra quyết định tạm giữ, giao cho người vi phạm 01 bản. Như vậy,
36
theo quy định trên thì khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
người ra quyết định tạm giữ phải có mặt tại hiện trường, phải có con dấu của
cơ quan kèm theo…Quy định này đã gây rất nhiều khó khăn trong quá trình
tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bởi vì những người có
thẩm quyền tạm giữ như Chủ tịch UBND các cấp thì không thể có mặt thường
xuyên tại nơi xảy ra vi phạm để ký quyết định, biên bản.
Bên cạnh quy định nêu trên thì theo mẫu biên bản vi phạm hành chính số
01 ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì có hướng dẫn ghi biện
pháp ngăn chặn là tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Và trên
thực tế các cơ quan tham mưu khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì
lập biên bản, trong đó thể hiện rõ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị
tạm giữ chứ không tham mưu người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm
giữ theo quy định. Do giữa Luật xử lý vi phạm hành chính và biểu mẫu 01
của Nghị định 81 không thống nhất cho nên dẫn đến cách hiểu và áp dụng
pháp luật khác nhau. Và để cho thuận tiện, nhanh chóng thì các cơ quan
chuyên môn thường chọn áp dụng biểu mẫu 01 để ghi luôn việc tạm giữ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính thay vì phải làm theo trình tự, thủ tục là
phải có quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ.
Theo quan điểm của người viết thì để áp dụng thống nhất pháp luật đối
với trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cơ quan
có thẩm quyền cần sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính theo hướng là khi
lập biên bản vi phạm hành chính, nếu cần thiết phải áp dụng tạm giữ tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền lập biên bản vi
phạm hành chính, ghi rõ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, trên cơ sở biên bản
vi phạm hành chính người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ. Như
vậy, sẽ thuận tiện và phù hợp với thực tế hơn trong quá trình áp dụng.
37
Số lượng các văn bản QPPL về XLVPHC lớn, nhiều nội dung khó, phức
tạp; trong khi đó, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
XLVPHC là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên sâu
về công tác này, do đó ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công việc đặc
biệt là cán bộ, công chức ở cấp huyện, cấp xã.
Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong việc trao đổi
thông tin, sử dụng lực lượng phối hợp, đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp
luật chưa chặt chẽ, nhiều thủ tục bất cập.
Nhận thức pháp luật của một số cán bộ, công chức về quản lý XLVPHC
và theo dõi thi hành pháp luật còn hạn chế; cán bộ đầu mối phụ trách, tham
mưu của một số đơn vị còn thiếu.
Ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận cá nhân, tổ chức còn hạn
chế, thường xuyên lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm.
Kinh phí phục vụ cho công tác quản lý XLVPHC cũng như phương tiện,
thiết bị nghiệp vụ phục vụ trong công tác XPVPHC chưa được đảm bảo, do
đó, công tác quản lý nhà nước và XLVPHC triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả,
kịp thời để đáp ứng nhiệm vụ được giao và nhu cầu thực tế trong công tác thi
hành pháp luật về XLVPHC của các ngành, lĩnh vực.
Tiểu kết chương 2
Trong những năm gần đây, các lực lượng chức năng, các cơ quan có
thẩm quyền đã tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề đối với các tổ chức, cá nhân có xu hướng ngày càng tăng trong giai
đoạn hiện nay. Vấn đề đặt ra là cần phải đảm bảo quản lý, kiểm tra, giám sát
thực hiện và giáo dục các đối tượng này đạt hiệu quả theo yêu cầu đề ra, đúng
với ý nghĩa và mục đích mà pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của NN
Việt Nam đã ban hành. Việc thi hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
về VPHC tại một số địa phương trên địa bàn quận Tân Bình đã đạt được
những kết quả khả quan, đem lại lợi ích cho xã hội nói chung và cho cộng
38
đồng nói riêng. Tuy nhiên, quá trình áp dụng còn tồn tại những hạn chế và bất
cập trong công tác tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề. Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chưa được cấp có thẩm
quyền triển khai kịp thời cho các địa phương. Ở một số địa phương, sự phối
hợp giữa các cơ quan có thẩm thẩm quyền và bản thân các chủ thể chưa thực
sự đạt hiệu quả; công tác quản lý còn lỏng lẻo, chưa thực sự quan tâm tới
công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đến quần chúng nhân dân.
Nguyên nhân là do hệ thống các quy định pháp luật về tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền của UBND
chưa thật sự chặt chẽ và hoàn thiện; cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám
sát, xử lý và giáo dục chưa làm tròn trách nhiệm theo quy định của pháp luật
về vấn đề này. Chương 3 dưới đây tác giả sẽ đưa ra một số phương hướng và
giải pháp nâng cao hiệu quả tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề trên địa bàn quận Tân Bình trong thời gian tới.
39
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ TẠM
GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH
NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN
NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Tiếp tục tuyên truyền pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan
trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước đến với mọi người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành
pháp luật trong toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, công tác này phải
mang tính thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối hợp của tất
cả các cấp, các ngành.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, văn
bản pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực để triển khai phổ biến
giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật cho cán bộ và nhân dân”; Đề án 212 của Chính phủ về Chương trình
hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến
năm 2010; đặc biệt năm 2012 Quốc hội đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị định 46/NĐ-CP của
Chính phủ. Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế
cho Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP, có
40
hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2016. Nghị định 46 đã sửa đổi, mô tả lại 105
hành vi và nhóm hành vi vi phạm, bổ sung quy định xử phạt đối với 33 nhóm
hành vi và đưa ra khỏi Nghị định một số hành vi trùng lắp với các quy định
khác.
Để tăng tính khả thi, hiệu quả trong việc triển khai áp dụng các quy định
tại Nghị định 46, các cấp, các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác thông
tin, tuyên truyền và phổ biến về Nghị định này để mọi người dân nắm bắt
được và hiểu đúng ý nghĩa, nội dung, nhất là những điểm mới, những thay đổi
của Nghị định số 46/NĐ-CP về XPVPHC mới ban hành so với Nghị định
171/NĐ-CP trước đây.
Trong đó, cần phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, phương
tiện thông tin đại chúng; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong
việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm Nghị định 46 về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Thông qua
công tác tuyên truyền nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và tạo sự đồng
thuận, ủng hộ của nhân dân với mục đích nâng cao ý thức tự giác chấp hành
pháp luật của người tham gia giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất các hành
vi vi phạm, góp phần làm giảm tai nạn giao thông trên địa bàn quận Tân Bình.
Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cấp uỷ, chính quyền các cấp
tập trung chỉ đạo cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia
phối hợp với lực lượng Công an trong công tác bảo đảm trật tự ATGT. Đối
với lực lượng Công an, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng
thực hiện quyết liệt các giải pháp, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức
và ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông. Kiên quyết xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông,
đặc biệt là các hành vi được quy định tại Nghị định 46/NĐ-CP của Chính phủ
Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận tân bình, TpHCM.docx
Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận tân bình, TpHCM.docx
Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận tân bình, TpHCM.docx

More Related Content

Similar to Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận tân bình, TpHCM.docx

Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh DoanhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh DoanhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận tân bình, TpHCM.docx (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại tp Biên Hòa, Đồng Nai
Luận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại tp Biên Hòa, Đồng NaiLuận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại tp Biên Hòa, Đồng Nai
Luận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại tp Biên Hòa, Đồng Nai
 
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
 
Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với người phạm tội tự nguyện sửa chữa
Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với người phạm tội tự nguyện sửa chữaGiảm nhẹ trách nhiệm hình sự với người phạm tội tự nguyện sửa chữa
Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với người phạm tội tự nguyện sửa chữa
 
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
 
Đề tài: Quản lý về hộ tịch của UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về hộ tịch của UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HAYĐề tài: Quản lý về hộ tịch của UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về hộ tịch của UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Điều tra vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số
Luận văn: Điều tra vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu sốLuận văn: Điều tra vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số
Luận văn: Điều tra vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạmLuận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
 
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch GiáĐề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
 
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
Luận Văn Thạc Sỹ Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân...
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
 
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng NgãiĐề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND, HOT
 
Đề tài: Quản lý về chứng thực của UBND phường tại Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về chứng thực của UBND phường tại Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về chứng thực của UBND phường tại Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về chứng thực của UBND phường tại Hà Nội, HAY
 
Quản lý về chứng thực của UBND phường quận Thanh Xuân, 9đ
Quản lý về chứng thực của UBND phường quận Thanh Xuân, 9đQuản lý về chứng thực của UBND phường quận Thanh Xuân, 9đ
Quản lý về chứng thực của UBND phường quận Thanh Xuân, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND phường
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND phườngLuận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND phường
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND phường
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAYBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
 
Kết quả thực thi công vụ của công chức UBND huyện Trảng Bom
Kết quả thực thi công vụ của công chức UBND huyện Trảng BomKết quả thực thi công vụ của công chức UBND huyện Trảng Bom
Kết quả thực thi công vụ của công chức UBND huyện Trảng Bom
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh DoanhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
 
Luận văn: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam, HOTLuận văn: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam, HOT
 
Luận án: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam, HAYLuận án: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận tân bình, TpHCM.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ QUANG PHẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TP.HỒ CHÍ MINH
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ QUANG PHẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Mã số: 8 38 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUANG HUY TP.HỒ CHÍ MINH
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. TP.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…..năm 2020 NGƯỜI CAM ĐOAN Ngô Quang Phả
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i NGƯỜI CAM ĐOAN........................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................viii LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................ 7 6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn ..................................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn:.................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH..................Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm .......................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Đặc điểm của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính:....Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Về đối tượngbị áp dụngviệc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính..... Error! Bookmark not defined.
  • 5. iii 1.1.4. Nguyên tắc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính...........Error! Bookmark not defined. 1.2. Thẩm quyềnvề tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. .........................Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Thẩm quyền....................................Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường (xã): ..................................................................Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Thời hạn của trường hợp tạm giữ tang vật phương tiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính:........Error! Bookmark not defined. 1.3. Trình tự thủ tục về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính..................Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Các bước tiến hành thực hiện việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị. .............................................Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Thủ tục của trường hợp tạm giữ tang vật phương tiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính:........Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Các bước tiến hành thực hiện việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị:.............................................Error! Bookmark not defined. 1.3.4. Về thu, nộp, quản lý, sử dụng phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ: ............................Error! Bookmark not defined. 1.4. Giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 1............................................Error! Bookmark not defined.
  • 6. iv CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................................ 9 2.1. Tổng quan về quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh ............................ 9 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh ...............10 2.2.1. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây:.......10 2.2.2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính:............................................11 2.2.3. Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây ...........................................................................13 2.3. Ưu điểm, hạn chế bất cập việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành...........................................................23 2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................23 2.3.2. Hạn chế..............................................................................................26 2.4. Nguyên nhân, hạn chế của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.................................................31 2.4.1. Nguyên nhân khách quan..................................................................31 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan......................................................................35 Tiểu kết chương 2............................................................................................37 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN
  • 7. v DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................................................................39 3.1. Tiếp tục tuyên truyền pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.......................................39 3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhà nước ....................43 3.3. Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hànhError! Bookmark not defined. 3.4. Các giải pháp cụ thể khác.........................Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 3............................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN.....................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........Error! Bookmark not defined.
  • 8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ được viết tắt LHC Luật hành chính CTUBND Chủ tịch ủy ban nhân dân NN Nhà nước QLNN Quản lý nhà nước TANDTC Tòa án nhân dân tối cao XLVP Xử lý vi phạm UBND Ủy ban nhân dân
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Số vụ vi phạm hành chính trên địa bàn quận Tân Bình 38 Bảng 2.2 Khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt động tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề 41 Bảng 2.3 Khảo sát về việc thực hiện nghiêm túc việc thực hiện quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề 45 Bảng 2.4 Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trên địa bàn quận Tân Bình từ 2017 đến tháng 6 năm 2019 47
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Số vụ vi phạm hành chính trên địa bàn quận Tân Bình 38 Biểu đồ 2.2 Khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt động tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề 42 Biểu đồ 2.3 Khảo sát về việc thực hiện nghiêm túc việc thực hiện quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề 46 Biểu đồ 2.4 Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trên địa bàn quận Tân Bình từ 2017 đến tháng 6 năm 2019 47
  • 11. 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện pháp luật liên quan đến việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị hiện nay là công tác phức tạp, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều cá nhân, tổ chức. Việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của người dân trong tình hình mới. Chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị phụ thuộc rất lớn vào các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, hoạt động về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định,trong đó liên quan đến thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường phải tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy định của các luật chuyên ngành như Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012, Nghị định số: 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016. Được vậy, thì sẽ hạn chế được rất nhiều trong việc khiếu nại của người dân về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính liên quan. Nhiều trường hợp khiếu nại về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh đã được các cơ quan giải quyết khiếu nại hết thẩm quyền nhưng các đương sự có liên quan đến quyền lợi của mình vẫn tiếp tục làm đơn khiếu nại gởi đến nhiều ngành, nhiều cấp, thậm chí gởi đơn đến nhiều đồng chí lãnh đạo
  • 12. 2 Đảng, nhà nước tiếp tục khiếu nại về quyết định tạm giữ,quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính vẫn chưa thực sự quan tâm chú trọng đến công tác quản lý trật tự đô thị và công tác kiểm tra, giám sát, tham mưu các loại văn bản phù hợp với pháp luật quy định hiện nay dẫn đến ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan. Thời gian để giải quyết việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề còn chậm trễ, rườm rà, nhiều thủ tục. Việc phân công, bố trí người làm công tác tham mưu văn bản còn chưa tương xứng, trong thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã tăng cường tập trung giải quyết và chỉ đạo giải quyết những vụ việc về khiếu nại, tố cáo nhất là các quyết định xử phạt vi phạm hành chính tồn đọng, bức xúc và kéo dài, hạn chế phát sinh mới, tập hợp đầy đủ các thông tin diễn biến của vụ việc qua đó căn cứ vào quy định của pháp luật để ra quyết định giải quyết phù hợp. Tất cả những vấn đề nêu trên cho thấy cần phải có một đề tài nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn công tác về thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trên địa bàn quận Tân Bình nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung là thật sự cần thiết. Từ đó, chúng ta thấy được cơ sở lý luận, thực trạng tình hình thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trên địa bàn quận Tân Bình nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung thời gian qua với những bất cập hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp để điều chỉnh cho phù hợp. Đó chính là lý do mà tôi chọn làm đề tài: “Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ của mình.
  • 13. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện tại, liên quan đến đề tài “Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh” chưa thấy đề tài nghiên cứu nào đúng tính chất nghiên cứu. Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu được đăng tải thông qua báo, tạp chí liên quan tới nội dung về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, có thể kể đến bài viết: - Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính được đăng trên website của TANDTC: Nội dung của bài viết khẳng định vai trò của các BPNC trong vi phạm hành chính và việc đảm bảo áp dụng trong thực tiễn. Có chỉ rõ những biện pháp về biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nói chung. Chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng trong thực tế. - Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Phan Quỳnh (2018) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam có những nội dung về vấn đề tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Đồng thời, đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận án góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như góp phần hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật, Cảnh sát. - Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của TS. Trần Thị Hiền, tại Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu lập pháp, Đại sứ quán
  • 14. 4 Thụy Sĩ, Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển và Viện Nhân quyền Đan Mạch phối hợp tổ chức tại Tam Đảo từ ngày 26 - 27/9/2011 có nội dung như sau: Nguyên tắc thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt như hiện nay đã làm vô hiệu hóa thẩm quyền xử phạt của các chức danh công chức không có vị trí lãnh đạo; đồng thời, thẩm quyền xử phạt hành chính bị hạn chế bởi khung tiền phạt giữa mức tối thiểu và mức tối đa giãn cách quá xa, dẫn đến tình trạng việc xử phạt chủ yếu bị đẩy lên cơ quan cấp trên, dẫn đến nhiều vụ việc chậm được xử lý, trong khi đó với tính chất của hành vi vi phạm thực sự chưa cần đến mức phải có sự quyết định của cấp cao hơn. Chính vì vậy theo TS Trần Thị Hiền cần có sự điều chỉnh phù hợp về thẩm quyền xử lý để hạn chế (tránh) hoạt động xử phạt bị đẩy lên cơ quan cấp trên. - Bài viết “Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của Th.S Nguyễn Mạnh Hùng tại Toạ đàm khoa học về Luật xử lý VPHC do Bộ Tư pháp tổ chức năm 2011 và bài viết “Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính” đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp năm 2011 đã tập trung phân tích về thẩm quyền xử phạt VPHC. Theo tác giả, pháp luật hiện hành sử dụng phương pháp liệt kê khá cứng nhắc khi quy định về các chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC, vì vậy sẽ luôn dẫn đến tình trạng “thiếu”, “thừa” người có thẩm quyền xử phạt VPHC. - Luận văn thạc sỹ “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính” của tác giả Đặng Thanh Sơn, 2013: Nội dung của luận văn đã khái quát các quy định của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp về xử phạt vi phạm hành chính chính, từ những kết quả đó đã khẳng định vai trò quan trọng của các quy định này trong thực tế nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
  • 15. 5 - Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: Lý luận và thực tiễn” của tác giả Bùi Tiến Đạt (2012): chỉ rõ những khái niệm, nội dung pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời trong nội dung của luận văn ghi nhận rõ các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, các quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính thông qua các quy định trên thực tế ở nước ta trên phương diện lý luận và thực tiễn [22]. Các công trình nghiên cứu đó một phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của tình hình thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, hệ thống những vấn đề lý luận, thực tiễn về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài nghiên cứu là làm rõ một số vấn đề lý luận về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, nhìn nhận được những hạn chế và tồn tại, vướng mắc trong hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với những quyết định, hành vi của các chủ thể có liên quan. Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chínhcủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh trong công tác quản lý trật tự đô thị hiện nay.
  • 16. 6 Các nhiệm vụ được đặt ra khi nghiên cứu đề tài: Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chínhcủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm để hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm hiệu quả việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình nói riêng, thành phố Hồ Chí Minh nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thẩm quyền tạm giữ tang vật phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của Chủ tịch UBND phường. - Phạm vi không gian: Các UBND phường thuộc quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong thời gian 03 năm gần đây (từ năm 2017 đến năm 2019).
  • 17. 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp thực tiễn để làm sang tỏ nội dung nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND phường; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên cơ sở lý thuyết về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính và đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn. - Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể. 6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn Đề tài mong muốn làm sáng tỏ các mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn,phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thực thi pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, công tác
  • 18. 8 quản lý trật tự đô thị nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả đối với việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Nội dung nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính và thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trong lĩnh vực liên quan đến việc ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì phần nội dung gồm 03 chương, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây. Chương 3: Các giải pháp, phương hướng bảo đảm hiệu quả việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
  • 19. 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh Tân Bình là một quận nội thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận Tân Bình có địa lý bằng phẳng, cao trung bình là 4–5 m, cao nhất là khu sân bay khoảng 8 – 9 m, trên địa bàn còn có kênh rạch và còn đất nông nghiệp. Về kinh tế: Quận Tân Bình là một trong những quận có nền kinh tế mạnh và tích cực. Nó có nhiều xu hướng phát triển cao và luôn đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của các thành phần kinh tế cần thiết. Mỗi năm dịch vụ và giá trị sản xuất công nghiệp của quận đạt mức tăng trưởng 29,68%, vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề xuất từ 20-25%. Tổng số tiền đầu tư của các doanh nghiệp lớn, nhỏ và tư nhân đặt tới 5.587 tỷ đồng. Từ nhiều năm qua, quận Tân Bình đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư lớn tham gia xây dựng các trung tâm thương mại và khu vui chơi lớn như Parkson Plaza, Trung tâm Thương mại - Văn hóa Lạc Hồng...Quận còn quan tâm đến một số hoạt động trang hoàng, chỉnh tu lại quận như nâng cấp các vỉa hè và trồng cây xanh. Quận còn thúc đẩy mạnh các dịch vụ du lịch để thu hút nhiều khác du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời quận kiên quyết đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội.
  • 20. 10 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây 2.2.1. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây: Trên địa bàn cả nước, thống kê có gần 75 nghìn phương tiện vi phạm tồn đọng. Đây là con số được nêu trong báo cáo của Bộ Tư pháp về tình hình và kết quả thực hiện thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình về xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính. Trước thực trạng quá tải, ngày 25/6/2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5967/VPCP-PL thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, trong đó giao Bộ Tư pháp thành lập Đoàn công tác liên ngành, bao gồm lãnh đạo các đơn vị chức năng có liên quan của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ để trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, nắm tình hình và kết quả thực hiện cụ thể tại các địa phương [28-30]. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thành lập Đoàn công tác liên ngành tiến hành việc kiểm tra, nắm bắt tình hình và kết quả thực hiện công tác xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính tại một số địa phương là TP Hà Nội, Đà Nẵng và tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kết quả kiểm tra trực tiếp tại một số địa phương, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 267/BC-BTP gửi Thủ tướng Chính phủ [28-30]. Theo báo cáo, tổng số phương tiện đang được quản lý tại các điểm trông giữ phương tiện vi phạm trong cả nước là 252.671 phương tiện. Trong đó, có
  • 21. 11 212.242 phương tiện đã quá thời hạn tạm giữ; số phương tiện quá thời hạn tạm giữ đủ điều kiện để trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý và sử dụng hợp pháp là: 44.072 phương tiện; số phương tiện quá thời hạn tạm giữ bị tịch thu sung công là: 91.447 phương tiện. Hiện còn gần 75 nghìn phương tiện quá thời hạn tạm giữ bị tồn đọng tại các điểm trông giữ, chưa được xử lý. Đồng thời, báo cáo cũng phân tích những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, đưa ra đề xuất, kiến nghị liên quan đến công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện và đặc biệt là việc hoàn thiện nhiều quy định có liên quan của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Nghị định số 115/2013/NĐ-CP, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, Thông tư số 02/2016/TT-BCA của Bộ Công an...[26]. Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian thành phố đồng loạt ra quân “Quyết liệt xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường”, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường có giảm, thế nhưng hiện nay tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn trước, ở hầu khắp các tuyến đường trên địa bàn thành phố, mà đặc biệt là tại các “phố nhậu”…Chiều đến, tại các hàng quán chạy dọc hai bên đường Phạm Văn Đồng (đoạn qua quận Bình Thạnh, Gò Vấp), nhân viên bày biện bàn ghế, trưng ra các bảng hiệu trên vỉa hè. Các quán nối nhau san sát, tạo thành “phố ăn nhậu” rất nhộn nhịp hàng đêm. 2.2.2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính: Số vụ vi phạm hành chính đã phát hiện là: 36.789.227 vụ việc, tổng số vụ việc đã xử phạt là 28.493.927 vụ việc(chiếm 77.45% số vụ vi phạm), số liệu cụ thể qua các năm được thể hiện cụ thể qua bảng sau:[28-30].
  • 22. 12 Bảng 2.1. Số vụ vi phạm hành chính trên địa bàn quận Tân Bình Năm Số vụ đã phát hiện Số vụ đã xử phạt Số QĐ đã ban hành Số QĐ đã thi hành Số QĐ chưa thi hành xong Số QĐ bị cưỡng chế thi hành Số QĐ bị khiếu nại, khởi kiện Tiền thu được từ bán thanh lý TV, PT bị tịch thu Tiền phạt thu được 2014 13.473.118 8.893.639 8.893.639 6.615.982 466270 6.407 750 383.744281.055 11.883.944.685.169 2015 9.530382 6347.778 6.532.810 6214.575 318235 3.172 1.776 533.025.143.498 8.515.914.534.928 2016 9.845.031 9.526.991 9.566.765 9200.951 365.814 4.002 778 532.142.482.026 12.674.747.484.808 2017 (6 tháng) 3.940.696 3.725.519 3.902.620 3.577314 352306 1328 293 209.800.185.018 5.468.823.353.797 Tổng 36.789227 28.493.92728.895.83425.608.8221.502.625 14.909 3.597 1.658.712.091.597 38.543.430.058.702 Điều này thể hiện qua biểu đồ sau Biểu đồ 2.1.Số vụ vi phạm hành chính trên địa bàn quận Tân Bình 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 14000000 16000000 2014 2015 2016 2017 (6 tháng) Số vụ đã phát hiện Số vụ đã xử phạt Số vụ đã ban hành
  • 23. 13 Thông qua biểu đồ trên cho thấy việc tăng cường xử lý và quan tâm trong việc thực hiện áp dụng xử lý VPHC đã được các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng thời hạn, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để các hành vi phạm tội, nên có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Thực tiễn cho thấy công tác xử phạt vi phạm hành chính đã đạt được những kết quả cao; góp phần ổn định tình hình chính trị; ngăn chặn, phòng ngừa và dần đẩy lùi hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó, từng bước đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Đảng và Nhà nước về phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.3. Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây * Về thẩm quyền thực hiện * Về chủ trương, đường lối của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh trong tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Khẳng định vai trò quan trọng của công tác xử phạt vi phạm hành chính nói chung và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nói riêng trên địa bàn quận Tân Bình trên cơ sở tuân thủ và đưa vào thi hành các văn bản pháp luật về công tác quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nói riêng cũng như các quy định của pháp luật về vấn đề này. Để cụ thể hoá cho công tác đấu tranh xử phạt vi phạm hành chính nói chung trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả thì việc ban hành các chủ trương đường lối về vấn đề này có thể kể đến một số văn bản như sau:[28-30].
  • 24. 14 Ủy ban nhân dân thành phố tham mưu Thành ủy thành phố ban hành Chỉ thị số về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống và tăng cường QLN về xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố trong tình hình mới. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình về thực hiện Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước nói chung. Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thành phố về thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2017; Kế hoạch về khảo sát tình hình tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội, cố ý gây thương tích do các băng nhóm thanh niên gây ra; Kế hoạch số 13/KH-BCĐ ngày 09 tháng 5 tháng 2017 về triển khai thực hiện Đề án hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người năm 2017 của Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 – 2020. Ngoài ra, đối với tội phạm ma túy thì các cơ quan NN trên địa bàn thành phố đã nhận được sự chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố hỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng Đề án phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Kế hoạch thực hiện Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020, Kế hoạch số 3316/KH-UBND ngày 31 tháng 5 năm
  • 25. 15 2017 của UBND TPHCM về Triển khai thực hiện “Tháng hành động phòng, chống ma túy” “Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26 tháng 6” – năm 2017. Đặc biệt, để cho công tác xử phạt vi phạm hành chính nói chung và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nói riêng đạt hiệu quả cao thì UBND các phường trên địa bàn quận Tân Bình đã phối hợp, chỉ đạo tổ chức thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật [25]. Cũng trong quá trình khảo sát thì số liệu cho rằng Cấp ủy có ban hành chủ trương trong việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính hay không được thể hiện thông qua biểu đồ sau: Bảng 2.2. Khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt động tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề Phương án trả lời Số phiếu Tỷ lệ 1. Có 226 75,34 % 2. Có nhưng chưa thường xuyên 55 18,33 % 3. Không 18 6 % 4. Ý kiến khác 1 0,33 % Phương án trả lời Số phiếu Tỷ lệ Biểu đồ 2.2.Khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt động tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
  • 26. 16 Biểu đồ 2.2.Kết quả khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt động tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề Như vậy, nhìn chung việc ban hành chủ trương, chính sách đối với vấn đề này là vô cùng quan trọng và hiệu quả. Thông qua việc xác định thẩm quyền trong hoạt động về xử phạt vi phạm hành chính về tạm giữ tang vật, phương tiện, chứng chỉ hành nghề đã tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; tăng cường đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, các biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và vận dụng một cách sáng tạo các đường lối, chủ trương của Đảng vào quá trình công tác xử phạt vi phạm hành chính [28-30]. * Về thủ tục tiến hành Báo cáo sơ kết 02 năm (2017-2018) thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Chỉ thị số 01-CT/QU của Ban Thường vụ Quận ủy về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua 2 năm (2017-2018), trật tự lòng, lề đường trên các tuyến trọng điểm của quận và 15 phường đã có chuyển biến tích cực.Nhìn chung trên 07 tuyến 75.34% 18.33% 6% 0.33% Có ban hành Có nhưng chưa thường xuyên Không ban hành Ý kiến khác
  • 27. 17 đường điểm của quận đăng ký với thành phố (kể cả các tuyến điểm đã bàn giao cho phường quản lý năm 2017) và trên các tuyến đường, khu vực phường đăng ký chuyển hóa, các tuyến đường khác thuộc địa bàn quận, tình hình vi phạm có kéo giảm, do các cấp ủy Đảng nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý, đảm bảo trật tự lòng, lề đường; lực lượng liên ngành các phường có quan tâm, chú trọng hơn đối với công tác; ý thức người dân tự giác hơn trong việc thực hiện quy định pháp luật về công tác trật tự lòng, lề đường [28-30]. Về tình hình xử lý vi phạm hành chính: Các đơn vị, ban, ngành quận (chủ lực là Đội Quản lý trật tự đô thị, Công an quận) tiếp tục duy trì phân công lực lượng tham gia Tổ công tác đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ theo kế hoạch. Tổ công tác liên ngành quận phối hợp tổ chức ra quân 840 lượt, trực tiếp lập biên bản, ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thu giữ nhiều tang vật vi phạm (1362 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 2.451.650.000 đồng). Phối hợp với Ban An toàn giao thông, Ủy ban nhân dân 15 phường tăng cường kiểm tra xử lý các điểm nóng về trật tự lòng, lề đường trên tuyến và khu vực khác. Đảng ủy, ủy ban nhân dân 15 phường đã tiếp tục chỉ đạo Tổ công tác trật tự đô thị phường tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm (ít nhất 03 lần/tuần) trên các tuyến đường và khu vực trọng điểm đã xác định, lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thu giữ nhiều tang vật. Qua 2 năm triển khai thực hiện, ủy ban nhân dân 15 phường đã tổ chức ra quân 7.884 lượt, ban hành 3.416 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền 5.949.763.000 đồng; 6.345 quyết định xử phạt thủ tục đơn giản, phạt hành vi phương tiện giao thông dừng, đỗ sai quy định,... với tổng số tiền phạt là 1.070.000.000 đồng. (Trích báo cáo sơ sơ kết 02 năm (2017-2018) thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Chỉ thị số 01-
  • 28. 18 CT/QU của Ban Thường vụ Quận ủy về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) [31]. Trước tình trạng lấn chiếm bát nháo ở nhiều tuyến đường trên địa bàn, hầu hết các hộ dân thuộc diện cận nghèo, diện tích nhà nhỏ, nên lấn chiếm vỉa hè để xe, đồ dùng gia đình. Phường đã nhiều lần vận động, nhắc nhở người dân không buôn bán và không để xe lấn chiếm lòng lề đường, nhưng thực sự rất khó”. Trong khi đó, giải thích về việc vỉa hè, lòng đường nhiều nơi trên địa bàn bị tái lấn chiếm, ông Trần Nhựt Thái, Chủ tịch UBND phường 12 quận Tân Bình, phân trần rằng địa phương thường xuyên chấn chỉnh trật tự lòng lề đường, tuy nhiên, do địa bàn phường rộng, mật độ dân cư đông, lực lượng mỏng… nên phường chỉ tập trung thực hiện được ở một số tuyến trọng điểm chứ không làm tràn lan được. * Về xử lý tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính: Hiện nay khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính còn lúng túng vì thiếu quy định, việc xác minh phương tiện tồn đọng mất rất nhiều thời gian.Trong khi đó, một số hành vi vi phạm có mức xử phạt cao, phương tiện cũ có giá trị thấp nên người vi phạm không đến xử lý… Từ đó dẫn đến thực trạng quá tải của các bãi trông giữ phương tiện vi phạm, gây lãng phí lớn đối với tài sản của xã hội. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay thì công tác tuân thủ trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính rất được quan tâm về mọi mặt. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng cũng như các nội dung có liên quan được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, sâu rộng trong các cán bộ, đảng
  • 29. 19 viên được học nói chung trong thời gian vừa qua. Việc triển khai các chủ trương nói chung là điều kiện quan trọng trong quá trình thực hiện của các cơ quan chính quyền địa phương nói chung. Cùng với việc triển khai các công tác nhằm định hướng phát triển cho hoạt động tuân thủ trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề nói chung thì quận Tân Bình cũng nhấn mạnh việc áp dụng các hình thức tuân thủ trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính nói chungnhằm đáp ứng với yêu cầu trong công tác xử phạt vi phạm hành chính gắn chặt với sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố Hồ Chí Minh, sự quan tâm phối hợp, tạo điều kiện của các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy và chính quyền địa phương trong công tác này về cơ bản đã đảm bảo đúng quy định pháp luật, đảm bảo thực hiện đúng mục đích, ý nghĩa của quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong quátrình thực hiện [28-30]. Tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với trưng cầu ý kiến của vấn đề này, thông qua hoạt động khảo sát đã có một số kết quả như sau: Bảng 2.3. Khảo sát về việc thực hiện nghiêm túc việc thực hiện quy trình trong tạm giữ tang vật, phương tiện, chứng chỉ hành nghề Tổng số Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm Ý kiến khác 100 54 43 1 2
  • 30. 20 Biểu 2.3. Biểu đồ khảo sát về việc thực hiện nghiêm túc việc thực hiện quy trình trong tạm giữ tang vật, phương tiện, chứng chỉ hành nghề Qua số liệu và biểu đồ tác giả nhận thấy đa phần sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với việc triển khai thực hiện tuân thủ hình thức trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định cần được nghiên cứu đổi mới để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở gắn với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong thực tế. * Vấn đề khiếu nại tố cáo Đến nay, Luật xử lý vi phạm hành chính và văn bản hướng dẫn thi hành đã được đưa vào thi hành một thời gian dài, trên địa bàn quận Tân Bình đã tiến hành các bước tuyên truyền, áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn thi hành và đạt được nhiều kết quả khả quan. Đa phần, các tổ chức, cá nhân có liên quan đều chủ động tuân thủ các quy định về pháp luật xử phạt vi phạm hành 0 10 20 30 40 50 60 Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm Ý kiến khác 54 43 1 2 Khảo sát
  • 31. 21 chính nói riêng và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nói riêng cũng như hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo khi thi hành các vụ việc nêu trên.. Phần lớn các chủ thể trong quan hệ pháp luật đã chủ động tiếp cận, phối hợp và có sự đầu tư trong việc thực hiện pháp luật về vấn đề này. Bức tranh toàn cảnh về công tác xử lý KNTC từ năm 2017 đến 2019 được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 2.4. Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trên địa bàn quận Tân Bình từ 2017 đến tháng 6 năm 2019 [28-30]. Đơn vị: số vụ 2017 2018 6 tháng năm 2019 Số vụ giải quyết KNTC 68 73 53 (Nguồn: UBND quận Tân Bình) Điều này được thể hiện bằng biểu đồ sau đây: Biểu đồ 2.4. Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2017 2018 06 tháng năm 2019 68 73 53 Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo
  • 32. 22 Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ số vụ giải quyết KNTC trong giai đoạn từ 2017 đến 2019 cho thấy: Số lượng các vụ xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường qua các năm luôn biến động và có xu hướng tăng. Đây là thành quả của công tác quản lý hành chính NN cũng như việc áp dụng có hiệu quả Luật xử phạt vi phạm hành chính vào thực tiễn thi hành trong giai đoạn hiện nay. Thực tiễn thi hành pháp luật đã thu được nhiều kết quả không nhỏ, cụ thể là: * Xây dựng và hoàn thiện rõ hơn hệ thống pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các quyết định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề cũng như áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn tại quận Tân Bình trong những năm vừa qua. Những văn bản điều chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật cũng như các văn bản chỉ đạo của quận Tân Bình do Ủy ban nhân dân quận, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận ban hành là kim chỉ nam cho các hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các quyết định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật dựa trên nền tảng là quy định của Hiến pháp và pháp luật là việc làm cần thiết. Đây thực sự là sự cố gắng lớn của các cơ quan, đơn vị trong quá trình áp dụng những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính cũng như các cấp, ban ngành trên địa bàn quận Tân Bình trong những năm trở lại đây. * Đối với cơ chế quản lý và thực thi pháp luật về xử phạt VPHC. Cùng với sự ra đời và áp dụng vào thực tiễn pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đã góp phần hình thành các cơ quan NN về quản lý và thực thi pháp luật về lĩnh vực này. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách nói trên đã góp phần quan trọng trong việc đưa các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các quyết định về
  • 33. 23 tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề áp dụng vào thực tiễn tại quận Tân Bình nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian qua. Bên cạnh đó, những buổi tọa đàm về pháp luật xử phạt VPHC của nước ta là kênh cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp cận và hiểu rõ với hệ thống pháp luật của quốc gia về lĩnh vực này. Qua đó, trang bị cho các chủ thể những kiến thức cần thiết, thông tin về pháp luật, thực tiễn và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các quyết định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có hành vi vi phạm xảy ra. 2.3. Ưu điểm, hạn chế bất cập việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành. 2.3.1. Ưu điểm. Trong bối cảnh chế độ xã hội tuân thủ hiến pháp và pháp luật như nước ta hiện nay, những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý. Tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi mà tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về hình sự hoặc bị xử lý về hành chính. Có thể nói, bên cạnh quy định của pháp luật về hình sự thì các quy định về xử lý hành chính tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là một trong những công cụ quan trọng việc duy trì trật tự quản lý nhà nước. Một trong những vấn đề quan trọng để đảm bảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đảm bảo tính kịp thời, góp phần giáo dục, răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân đó là phải đảm bảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được ban hành đúng thời hạn và đúng thẩm quyền. Thứ nhất, những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  • 34. 24 Khi phát hiện một tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm hành chính thì trong thời hạn quy định, người có thẩm quyền có trách nhiệm phải ra quyết định xử phạt để áp dụng hình thức xử phạt và các biện pháp cần thực hiện để khắc phục hậu quả nếu có đối với người vi phạm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, cụ thể như sau: – Một số trường hợp mà người vi phạm không bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như: người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hoặc chưa đủ tuổi, người thực hiện hành vi do phòng vệ chính đáng hoặc do sự kiện bất ngời, bất khả kháng. – Do không xác định được tổ chức, cá nhân nào đã thực hiện hành vi vi phạm. – Hành vi vi phạm được xác định là đã hết thời hiệu để xử phạt hoặc thời hạn ra quyết định xử phạt. – Đối tượng thực hiện hành vi không còn tồn tại (cá nhân đã chết hay mất tích, tổ chức bị giải thể hay phá sản). – Do có dấu hiệu về hình sự phải thực hiện chuyển hồ sơ vụ việc. Thứ hai, về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đối với hành vi vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì quyết định xử phạt được ban hành tại chỗ. Thời hạn để người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:
  • 35. 25 – Khi đối tượng có hành vi vi phạm bị lập biên bản, thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày đó người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với họ. – Riêng đối với trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hay trường hợp cần phải giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt sẽ được kéo dài hơn nhưng tối đa không được quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng đó bị lập biên bản về hành vi vi phạm. – Nếu do tính chất của vụ việc là đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tình tiết phức tạp và phải giải trình mà người có thẩm quyền giải quyết cần có thêm thời gian nhằm xác minh hay thu thập thêm về chứng cứ thì thời hạn ra quyết định có thể được gia hạn. Thời gian được gia hạn theo quy định là không quá 30 ngày, việc gia hạn phải được báo cáo đến thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền bằng văn bản để xin gia hạn. - Đối với vị trí vai trò của Chủ tịch UBND phường trong việc thực hiện pháp luật về tịch thu tang vật, tạm giữ, tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề thông qua việc quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, ATXH và phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình; Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, Nghị định 81/2013/NĐ –CP ngày 19/07/2013 quy định chi tết một số điều và biện pháp thi hành luật xử phạt vi phạm hành chính; Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ…là cơ sở quan trọng thể hiện quyền lực quan trọng để tạo điều kiện nhằm tăng cường chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch UBND phường trong việc thực hiện thẩm quyền xử phạt trong các lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
  • 36. 26 Như vậy, thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã được tăng cường cho cấp cơ sở. Điều này không chỉ đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả của việc xử phạt hành chính, góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về hành chính. 2.3.2. Hạn chế. a) Quy định về ủy quyền, giao quyền và vắng mặt trong Luật Xử lý VPHC chưa rõ ràng, khó áp dụng Khoản 3 Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt VPHC của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác”. Thế nào là “giao quyền”, thế nào là “ủy quyền”. Đến nay, trong khoa học pháp lý, thuật ngữ ủy quyền thường được sử dụng, đó là phải có văn bản ủy quyền trong đó người ủy quyền phải giới hạn về thời gian và nội dung và văn bản ủy quyền được xem là cơ sở pháp lý khi ban hành các văn bản. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 87 Luật Xử lý VPHC quy định: “Người có thẩm quyền cưỡng chế có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác”. Trong quy định này có thể hiểu việc giao quyền chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt như thủ trưởng vắng mặt. Hơn nữa, Điều 87 chỉ quy định giao quyền mà không quy định việc ủy quyền. Về quy định “vắng mặt” khi giao quyền, thực tiễn, các chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng quy định này rất lúng túng vì chưa hiểu phạm vi của quy
  • 37. 27 định “vắng mặt” như thế nào, vắng mặt là không có mặt tại trụ sở cơ quan khi có lý do chính đáng hay là vắng mặt khi đi công tác khỏi địa phương [27]. b) Bất cập trong quy định về quyền giải trình của người vi phạm tại Điều 61 Quyền giải trình của người VPHC được quy định trong Luật Xử lý VPHC thể hiện rõ ý nghĩa trong việc hạn chế bớt khiếu nại, cũng như cho các chủ thể có liên quan được quyền thể hiện quan điểm của mình, tạo cơ chế để người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có cơ hội để tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình hoặc nhờ người đại diện hoặc luật sư. Đây là điểm tiến bộ của pháp luật về xử lý VPHC nhằm hướng tới mở rộng dân chủ, bảo vệ tốt hơn các quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức và hạn chế bớt việc khiếu nại, cũng như cho các chủ thể có liên quan được quyền thể hiện quan điểm của mình. Cụ thể: - Đối với hành vi VPHC mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Quy định này thể hiện những bất cập sau: Thứ nhất, cá nhân, tổ chức nếu bị áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện VPHC hoặc phương tiện sử dụng trong VPHC sẽ không được quyền giải trình là sự bất hợp lý, gây thiệt thòi rất lớn cho những đối tượng bị áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong nhiều trường hợp, thậm chí nhiều tang vật phương tiện còn có giá trị lớn hơn
  • 38. 28 gấp nhiều lần so với số tiền bị xử phạt là 15 triệu đồng hay 30 triệu đồng.Vì vậy, việc liệt kê thiếu sót có thể coi là một thiếu sót trong việc liệt áp dụng quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, cần sớm được bổ sung nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức. Thứ hai, với quy định hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn sẽ tạo ra hai cách hiểu: (1) Chỉ khi hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt chính thì mới có quyền giải trình; (2) Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung cũng có quyền giải trình. Nếu như cách hiểu thứ (1) thì chỉ có một số rất ít trường hợp mà hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt chính mới có quyền giải trình. Ví dụ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình chỉ quy định hình thức phạt cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính nên chỉ có những hành vi vi phạm nào bị phạt tiền từ 15 triệu đồng trở lên thì mới có thủ tục giải trình. Hoặc trường hợp Nghị định số171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chỉ có khoản 10 Điều 6 quy định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng như là hình thức xử phạt chính (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 08 triệu đồng đến 10 triệuđồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái
  • 39. 29 xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. Nếu theo cách hiểu thứ hai (2) thì có rất nhiều trường hợp người vi phạm hành chính có quyền giải trình, như các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 6 của Nghị định số171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành vi “Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; hoặc điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép sẽ bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe một tháng”, hành vi này có hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe một tháng. Đây là những hành vi vi phạm rất phổ biến nên nếu nhiều người vi phạm cùng muốn thực hiện quyền giải trình của mình thì các cơ quan nhà nước sẽ không thể đủ nhân lực, cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện. Thứ ba, thủ tục giải trình khó áp dụng trong thực tiễn một số lĩnh vực, cụ thể cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp, người có thẩm quyền xử phạt phải tổ chức phiên giải trình trực tiếpvà có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Quy định này khó có tính khả thi vì thực tiễn các cơ quan hành chính nhà nước, nhất là ở các thành phố trực thuộc trung ương có số lượng công việc rất nhiều, các vụ việc xử phạt vi phạm hành chính cũng nhiều nên khó có thể sắp xếp tổ chức thực hiện phiên giải trình trực tiếp trong một khoảng thời gian quá ngắn. Quy định này cũng chưa phù hợp với thực tế trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch UBND cấp phường, sau đó ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND cấp phường, lúc này Phó
  • 40. 30 Chủ tịch UBND cấp phường (không thể ủy quyền lại việc xử lý vi phạm hành chính cho người khác) không thể đảm bảo vừa giải quyết công việc quản lý vừa trực tiếp giải trình với những nội dung chi tiết như trên. Vì vậy hiện nay, một số địa phương đã quy định trong trường hợp này người có thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch UBND phường có quyền ủy quyền cho người khác thay mặt Chủ tịch UBND phường tổ chức phiên giải trình nhằm đảm bảo cho các phiên giải trình nhanh chóng, kịp thời. Quy định này có thể hiểu “người khác” đây không chỉ là Phó Chủ tịch UBND cấp phường [30]. Bất cập trong quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính. So với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã có một bước tiến quan trọng đó là quy định phương án xử lý đối với trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp giao tài sản cho cá nhân, tổ chức. Theo đó thì chỉ khi “chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước” (khoản 1 Điều 126). Đối với lỗi vô ý hoặc không có lỗi (giao ngay tình) thì phải trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp. Đồng thời, Luật cũng quy định khi trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp kể cả trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ do chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước [26]. Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính hoàn toàn không quy định trường hợp nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không nộp hoặc không thể nộp (do
  • 41. 31 hoàn cảnh kinh tế) một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách thì chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp có được nhận lại tang vật, phương tiện của mình hay không. Chính sự không rõ ràng này dẫn đến thực trạng có sự giải quyết không thống nhất từ chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật và thường giải quyết theo xu hướng thúc ép cá nhân, tổ chức vi phạm nộp khoản tiền tương ứng mới đồng ý để chủ sở hữu, người sử dụng, quản lý hợp pháp nhận lại tang vật, phương tiện. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người sử dụng, quản lý hợp pháp đối với tang vật, phương tiện của họ [21]. Trường hợp người vi phạm có khả năng nộp tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách cố tình không nộp thì thủ tục cưỡng chế có được áp dụng như thủ tục cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không, vẫn chưa được quy định. 2.4. Nguyên nhân, hạn chế của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. 2.4.1. Nguyên nhân khách quan. a) Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chưa rõ ràng Quy định các nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ là căn cứ, cơ sở để Chính phủ dựa vào xây dựng nên các quy định về thẩm quyền đối với từng hành vi vi phạm hành chính trên các lĩnh vực trong nghị định mà còn là căn cứ pháp lý có giá trị áp dụng trực tiếp trong trường hợp nghị định quy định không rõ ràng hoặc trái với các nguyên tắc đã được ghi nhận trong Luật xử lý vi phạm hành chính. Chính vì vậy, việc xây dựng các nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền trong Luật Xử lý VPHC phải rõ ràng, cụ thể nhằm tạo cơ sở pháp lý
  • 42. 32 đầy đủ, vững chắc trong hoạt động áp dụng pháp luật của người có thẩm quyền. Tuy nhiên, các quy định tại Điều 52 vẫn còn một số vấn đề chưa thực sự rõ ràng, chi tiết, khó có thể suy luận một cách trực tiếp hay gián tiếp. Cụ thể: Thứ nhất, khoản 1 Điều 52 Luật xử lý VPHC quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền đối với từng chức danh được xác định theo tỷ lệ phần trăm khi xử phạt cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Đối với tổ chức, thẩm quyền xử phạt này được xác định là gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Tuy nhiên, thẩm quyền xử phạt tăng gấp đôi này lại chỉ được xác định trong trường hợp phạt tiền mà không đề cập tới các trường hợp khác, điển hình như việc tịch thu tang vật, phương tiện VPHC. Đối chiếu quy định về phạm vi thẩm quyền xử phạt của các chức danh có thẩm quyền xử phạt theo tỷ lệ phần trăm, ta thấy thẩm quyền của một số chức danh có thẩm quyền áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm được xác định theo giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm tương ứng với phạm vi thẩm quyền phạt tiền. Ví dụ, điểm c khoản 1 Điều 38 Luật xử lý VPHC quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã có quyền “tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này” tức được tịch thu tang vật, phương tiện VPHC đến 10% mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực (tương tự như vậy xác định thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện). Vậy trường hợp thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã được xử phạt tăng lên gấp hai lần đối với tổ chức (tức 20% mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực) thì thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có được tăng lên tương xứng gấp hai lần hay không? Vấn đề này chưa được nhắc đến trong khoản 1 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
  • 43. 33 Về nguyên tắc, nếu luật không quy định thì có nghĩa không được quyền mà không một cá nhân nào được phép tự suy luận. Tuy nhiên, điều này lại không hợp logic trong việc lựa chọn phương pháp để xác định giới hạn của thẩm quyền áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tương xứng với thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh. Do đó, thiết nghĩ, điều này phải được quy định trong luật rõ ràng để làm căn cứ chuẩn xác cho các chủ thể áp dụng pháp luật giải quyết quan hệ cụ thể phát sinh. Thứ hai, khoản 3 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt “trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện”. Sự ghi nhận nguyên tắc này là minh chứng cho việc thừa nhận có thực trạng chồng chéo, trùng lắp thẩm quyền và đây được xem là giải pháp cho tình trạng chồng chéo, trùng lắp thẩm quyền của các chủ thể trong đó có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến thực trạng các chủ thể tranh giành nhau trong việc xử phạt để giành lợi ích hoặc đùn đẩy trách nhiệm xử phạt cho nhau. Do đó, đây không phải là một giải pháp hay để xử lý thực trạng này. Theo chúng tôi, để xử lý triệt để, cần phải quy định chặt chẽ, rõ ràng thẩm quyền quản lý (kể cả thẩm quyền được phân cấp) của các chức danh trên từng lĩnh vực, tránh sự chồng chéo, trùng lắp thẩm quyền quản lý. Một khi đã giải quyết ổn thỏa ở khâu xác định phạm vi thẩm quyền quản lý sẽ dẫn đến sự rõ ràng, minh bạch ở khâu xác định thẩm quyền xử lý vi phạm. b) Bất cập trong việc thực hiện thủ tục xử lý tang vật, phương tiện VPHC bị tịch thu. Khoản 3 Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định trách nhiệm cho người có thẩm quyền về thời hạn áp dụng thủ tục xử lý tang vật, phương
  • 44. 34 tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, “quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Quy định này có mục đích tốt đẹp là nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết một cách nhanh chóng các vấn đề phát sinh từ xử lý vi phạm hành chính, ổn định lại trật tự quản lý. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, thời hạn này chỉ phù hợp đối với việc xử lý tang vật là tiền, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, mà không phù hợp đối với những trường hợp tang vật, phương tiện phải tổ chức bán đấu giá được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính. Bởi thông thường, để thực hiện theo quy trình bán đấu giá tài sản phải tốn một khoản thời gian khá lâu để giám định, xác định giá trị tang vật, phương tiện do phải nhờ chuyên gia thực hiện. Nên chăng, pháp luật cần có sự phân biệt về thời hạn giữa các loại tang vật, phương tiện bị tịch thu cần phải xử lý. Ngoài ra, điểm đ khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định trường hợp phải xử lý tang vật, phương tiện vi phạm theo cách thức bán đấu giá là những “tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này”. Đối chiếu lại các trường hợp đã được liệt kê ta thấy, tại điểm c có liệt kê “tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác”. Như vậy, sự liệt kê tang vật, phương tiện cần phải xử lý theo cách thức chuyển giao cho cơ quan nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý rất rộng và “tài sản khác” được liệt kê ở đây không rõ là những tài sản nào. Nếu hiểu theo nghĩa là những tài sản còn lại không được liệt kê thì sẽ không còn đối tượng nào khác có thể rơi vào điểm đ khoản 1. Đây là một sự không rõ ràng trong quy định của Luật Xử lý
  • 45. 35 vi phạm hành chính mà hiện nay vẫn chưa được một văn bản nào giải thích điều khoản này, gây khó khăn cho chủ thể có thẩm quyền áp dụng. Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau: Lĩnh vực XLVPHC rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau, dẫn đến việc khó kiểm soát hết các hành vi vi phạm được quy định trong các Nghị định XPVPHC chuyên ngành, dẫn đến nhiều sự trùng lặp trong hành vi cũng như thẩm quyền xử phạt của các lực lượng có thẩm quyền. Xuất phát từ chính những quy định của pháp luật về XLVPHC cũng như các quy định của pháp luật liên quan chưa được rõ ràng, cụ thể hoặc không phù hợp với thực tiễn áp dụng. Cư dân ở nhiều vùng, nhiều địa phương có trình độ dân trí thấp, ít hiểu biết pháp luật, điều kiện kinh tế khó khăn; đặc biệt là ở vùng sâu vùng, vùng xa, điều kiện giao thông khó khăn, địa bàn rộng, phong tục tập quán lạc hậu. 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan. Theo quy định tại Điều 119 và 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính, để xác minh tình tiết vi phạm hoặc để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (đối với trường hợp chỉ phạt tiền) có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Và để có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền tạm giữ phải ban hành quyết định tạm giữ theo mẫu 14 ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP và phải lập biên bản ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, giao cho người vi phạm 01 bản. Như vậy,
  • 46. 36 theo quy định trên thì khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính người ra quyết định tạm giữ phải có mặt tại hiện trường, phải có con dấu của cơ quan kèm theo…Quy định này đã gây rất nhiều khó khăn trong quá trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bởi vì những người có thẩm quyền tạm giữ như Chủ tịch UBND các cấp thì không thể có mặt thường xuyên tại nơi xảy ra vi phạm để ký quyết định, biên bản. Bên cạnh quy định nêu trên thì theo mẫu biên bản vi phạm hành chính số 01 ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì có hướng dẫn ghi biện pháp ngăn chặn là tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Và trên thực tế các cơ quan tham mưu khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì lập biên bản, trong đó thể hiện rõ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chứ không tham mưu người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ theo quy định. Do giữa Luật xử lý vi phạm hành chính và biểu mẫu 01 của Nghị định 81 không thống nhất cho nên dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau. Và để cho thuận tiện, nhanh chóng thì các cơ quan chuyên môn thường chọn áp dụng biểu mẫu 01 để ghi luôn việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thay vì phải làm theo trình tự, thủ tục là phải có quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ. Theo quan điểm của người viết thì để áp dụng thống nhất pháp luật đối với trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền cần sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính theo hướng là khi lập biên bản vi phạm hành chính, nếu cần thiết phải áp dụng tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, ghi rõ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ. Như vậy, sẽ thuận tiện và phù hợp với thực tế hơn trong quá trình áp dụng.
  • 47. 37 Số lượng các văn bản QPPL về XLVPHC lớn, nhiều nội dung khó, phức tạp; trong khi đó, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về XLVPHC là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về công tác này, do đó ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công việc đặc biệt là cán bộ, công chức ở cấp huyện, cấp xã. Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong việc trao đổi thông tin, sử dụng lực lượng phối hợp, đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp luật chưa chặt chẽ, nhiều thủ tục bất cập. Nhận thức pháp luật của một số cán bộ, công chức về quản lý XLVPHC và theo dõi thi hành pháp luật còn hạn chế; cán bộ đầu mối phụ trách, tham mưu của một số đơn vị còn thiếu. Ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận cá nhân, tổ chức còn hạn chế, thường xuyên lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm. Kinh phí phục vụ cho công tác quản lý XLVPHC cũng như phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phục vụ trong công tác XPVPHC chưa được đảm bảo, do đó, công tác quản lý nhà nước và XLVPHC triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả, kịp thời để đáp ứng nhiệm vụ được giao và nhu cầu thực tế trong công tác thi hành pháp luật về XLVPHC của các ngành, lĩnh vực. Tiểu kết chương 2 Trong những năm gần đây, các lực lượng chức năng, các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với các tổ chức, cá nhân có xu hướng ngày càng tăng trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đặt ra là cần phải đảm bảo quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện và giáo dục các đối tượng này đạt hiệu quả theo yêu cầu đề ra, đúng với ý nghĩa và mục đích mà pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của NN Việt Nam đã ban hành. Việc thi hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về VPHC tại một số địa phương trên địa bàn quận Tân Bình đã đạt được những kết quả khả quan, đem lại lợi ích cho xã hội nói chung và cho cộng
  • 48. 38 đồng nói riêng. Tuy nhiên, quá trình áp dụng còn tồn tại những hạn chế và bất cập trong công tác tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chưa được cấp có thẩm quyền triển khai kịp thời cho các địa phương. Ở một số địa phương, sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm thẩm quyền và bản thân các chủ thể chưa thực sự đạt hiệu quả; công tác quản lý còn lỏng lẻo, chưa thực sự quan tâm tới công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đến quần chúng nhân dân. Nguyên nhân là do hệ thống các quy định pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền của UBND chưa thật sự chặt chẽ và hoàn thiện; cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý và giáo dục chưa làm tròn trách nhiệm theo quy định của pháp luật về vấn đề này. Chương 3 dưới đây tác giả sẽ đưa ra một số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trên địa bàn quận Tân Bình trong thời gian tới.
  • 49. 39 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Tiếp tục tuyên truyền pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, công tác này phải mang tính thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối hợp của tất cả các cấp, các ngành. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực để triển khai phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân”; Đề án 212 của Chính phủ về Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010; đặc biệt năm 2012 Quốc hội đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị định 46/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế cho Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP, có
  • 50. 40 hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2016. Nghị định 46 đã sửa đổi, mô tả lại 105 hành vi và nhóm hành vi vi phạm, bổ sung quy định xử phạt đối với 33 nhóm hành vi và đưa ra khỏi Nghị định một số hành vi trùng lắp với các quy định khác. Để tăng tính khả thi, hiệu quả trong việc triển khai áp dụng các quy định tại Nghị định 46, các cấp, các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến về Nghị định này để mọi người dân nắm bắt được và hiểu đúng ý nghĩa, nội dung, nhất là những điểm mới, những thay đổi của Nghị định số 46/NĐ-CP về XPVPHC mới ban hành so với Nghị định 171/NĐ-CP trước đây. Trong đó, cần phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm Nghị định 46 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Thông qua công tác tuyên truyền nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân với mục đích nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm, góp phần làm giảm tai nạn giao thông trên địa bàn quận Tân Bình. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cấp uỷ, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phối hợp với lực lượng Công an trong công tác bảo đảm trật tự ATGT. Đối với lực lượng Công an, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện quyết liệt các giải pháp, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, đặc biệt là các hành vi được quy định tại Nghị định 46/NĐ-CP của Chính phủ