SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  42
Lê Thị Minh Huệ
(Nhóm trưởng)
Trương Thị Thanh Tâm
(Làm slide)
OUR TEAM
Lê Thị Hồng Nhung
Đỗ Thị Trà My Trần Thị Minh Phương
Đặc trưng văn hóa Việt Nam đất nước, con
người… khó khăn thuận lợi của văn hóa trong hội
nhập phát triển
VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP
MỤC LỤC
C
Đặc trưng văn hóa Việt Nam
B
Khó khăn, thuận lợi của văn hóa trong
hội nhập phát triển
Khái quát văn hóa Việt Nam
A
Khái quát văn hóa Việt Nam
1 Văn hóa là gì ?
2 Các giai đoạn của văn hóa Việt Nam
01 Văn hóa là gì
• Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau bao
gồm tất cả những giá trị tinh thần và vật chất mà con người tạo ra trong quá trình lao
động, sinh sống thực tiễn suốt chiều dài lịch sử, thông qua văn hóa, người ta có thể
đánh giá trình độ phát triển của xã hội qua các thời kì lịch sử cụ thể.
• Văn hóa có thể là văn hóa phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và văn
hóa vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện…
VD: Nhắc đến văn hoá từ Giai đoạn văn hoá Văn Lang – Âu Lạc, từ gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước
Công nguyên vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá
Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định. Đến bây giờ nét đẹp
văn hoá này vẫn được Việt nam ta tiếp tục pháp huy, kế truyền
• Văn hóa có thể là trang phục...
VD: Văn hóa Việt Nam có thể kể đến áo dài, khi nói đến áo dài người ta sẽ nghĩ đến nét văn hóa về trang phục của
Việt Nam, nói đến Kimono là nghĩ đến đến nét văn hóa về trang phục của Nhật Bản hoặc khi nhắc đến Hanbok bạn
sẽ nghĩ ngay đến nét văn hóa về trang phục của Hàn Quốc. Bản sắc văn hóa là thể hiện nét riêng và là nét đặc
trưng mà chỉ cần nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến một địa điểm cụ thể nào đó tồn tại bản sắc văn hóa đó.
02 Các giai đoạn của văn hóa Việt Nam
Giai đoạn văn hoá Văn Lang - Âu Lạc: (gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước CN) vào
thời đại đồ đồng sơ khai, trải qua 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn
hoá Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định.
Giai đoạn chống Bắc thuộc: có đặc trưng chủ yếu là song song tồn tại hai xu hướng Hán hoá và
chống Hán hoá.
Giai đoạn Đại Việt (từ thế kỉ 10 đến 15) là đỉnh cao thứ hai của văn hoá Việt Nam. Qua các triều
đại nhà nước phong kiến độc lập, nhất là với hai cột mốc các triều Lý - Trần và Lê, văn hoá Việt
Nam được gây dựng lại toàn diện và thăng hoa nhanh chóng có sự tiếp thu ảnh hưởng to lớn của
Phật giáo và Nho giáo.
Sau thời kì hỗn độn Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước, rồi từ tiền đề Tây Sơn thống nhất đất nước và
lãnh thổ, nhà Nguyễn tìm cách phục hưng văn hoá dựa vào Nho giáo, nhưng lúc ấy Nho giáo đã suy tàn và văn hoá
phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Kéo dài cho tới khi kết thúc chế độ Pháp thuộc là sự xen cài về văn hoá
giữa hai xu hướng Âu hoá và chống Âu hoá, là sự đấu tranh giữa văn hoá yêu nước với văn hoá thực dân.
Giai đoạn văn hoá Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20 - 30 của thế kỷ này,
dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lênin. Với sự hội nhập ngày càng sâu
rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hoá Việt
Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới.
Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hoá chồng lên nhau: lớp văn hoá bản địa, lớp
văn hoá giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hoá giao lưu với phương Tây. Nhưng đặc điểm chính của
Việt Nam là nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại
còn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giầu cho nền văn hoá dân tộc.
Văn hoá dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng, nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của
nhiều nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước...) đã
tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt
Nam. Tuy nhiên điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hoá và tâm lý dân tộc.
Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn hoá giữa Việt Nam với Thái
Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ v.v... Cùng cội nguồn văn hoá Đông Nam Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà
Hán, cùng với việc áp đặt văn hoá Hán, nền văn hoá Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm
văn hoá Đông Á.
Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải làm các cuộc chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc
trưng văn hoá nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn
gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc.
Chiến tranh liên miên, đó cũng là lý do chủ yếu khiến cho lịch sử phát triển xã hội Việt Nam có tính bất thường,
tất cả các kết cấu kinh tế - xã hội thường bị chiến tranh làm gián đoạn, khó đạt đến điểm đỉnh của sự phát triển
chín muồi. Cũng vì chiến tranh phá hoại, Việt Nam ít có được những công trình văn hoá-nghệ thuật đồ sộ, hoặc
nếu có cũng không bảo tồn được nguyên vẹn.
A.ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT NAM
3
4
Văn học
Phong tục tập
quán
1
Tín ngưỡng và
tôn giáo
2
Ngôn ngữ
5
Nghệ thuật
PHONG TỤC TẬP QUÁN
Nét đặc biệt trong phong tục tập quán Việt
Nam?
01
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc
mặc bền. Đầu tiên là ăn, "có thực mới vực
được đạo", "trời đánh còn tránh bữa ăn". Cơ
cấu ăn thiên về thực vật, cơm rau là chính
cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc
sắc của Việt Nam. Nhưng cách thức chế biến
món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết hợp nhiều
chất liệu và gia vị. Ngày nay có nhiều thịt cá,
vẫn không quên vị dưa cà.
Trang phục truyền thống
Người Việt hay dùng các chất liệu vải có nguồn gốc thực vật, mỏng,
nhẹ, thóang, phù hợp xứ nóng, với các sắc màu nâu, chàm, đen.
Trang phục nam giới phát triển từ đóng khố ở trần đến áo cánh,
quần ta (quần Tàu cải biến). Nữ giới xưa phổ biến mặc yếm, váy, áo
tứ thân sau này đổi thành chiếc áo dài hiện đại. Nói chung, phụ nữ
Việt Nam làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo trong một xã hội "cái nết
đánh chết cái đẹp". Trang phục cũ cũng chú ý đến khăn, nón, thắt
lưng.
Trang phục truyền thống
NAM Nữ
-Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước (nhà sàn, mái
cong). Sau đó là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre gỗ, không
cao quá để chống gió bão, quan trọng nhất là hướng nhà thường quay về
phía Nam chống nóng, tránh rét. Nhà cũng không rộng quá để nhường
diện tích cho sân, ao, vườn cây. Vả lại, người Việt Nam quan niệm "rộng nhà
không bằng rộng bụng". Các kiến trúc cổ bề thế thường ẩn mình và hoà với
thiên nhiên.
-Phương tiện đi lại cổ truyền chủ yếu là đường thuỷ. Con thuyền các loại là
hình ảnh thân quen của cảnh quan địa lý-nhân văn Việt Nam, cùng với
dòng sông, bến nước.
-Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng
đồng làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi
của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua
nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để
chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể
hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà
hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.
-Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn. Các tết
chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm
tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo... Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất
là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc
đồng, rèn, pháo, đua ghe...).
Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và
văn hóa (hội chùa). Lễ hội có 2 phần, phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn và phần hội là
sinh hoạt văn hóa cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian.
-
Phong tục, lễ hội
Tín ngưỡng và tôn giáo
Nét nổi bật trong tín ngưỡng và tôn giáo Việt
Nam?
02
Tín
ngưỡng
a b
Tôn
giáo
-Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã
bao hàm: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con
người. Con người cần sinh sôi, mùa màng cần
tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên
đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực.
-Nông nghiệp trồng lúa nước phụ thuộc vào
nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa đến tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên. Ở Việt Nam, đó là tín
ngưỡng đa thần và coi trọng nữ thần, lại thờ
cả động vật và thực vật.
-Về thực vật được tôn sùng nhất là Cây lúa,
sau đó tới Cây đa, Cây cau, Cây dâu, quả Bầu.
Về động vật, thiên về thờ thú hiền như hươu,
nai, cóc, không thờ thú dữ như văn hóa du
mục, đặc biệt là thờ các loài vật phổ biến ở
vùng sông nước như chim nước, rắn, cá sấu.
-Người Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng Bàng,
giống Tiên Rồng (Hồng Bàng là tên một loài
chim nước lớn, Tiên là sự trừu tượng hóa một
giống chim đẻ trứng, Rồng sự trừu tượng hóa
từ rắn, cá sấu). Rồng sinh ra từ nước bay lên
trời là biểu trưng độc đáo đầy ý nghĩa của dân
tộc Việt Nam.
-Trong tín ngưỡng sùng bái con người, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên, gần như
trở thành một thứ tôn giáo của người Việt Nam .Việt Nam trọng ngày mất là dịp cúng
giỗ hơn ngày sinh. Nhà nào cũng thờ Thổ công là vị thần trông coi gia cư, giữ gìn hoạ
phúc cho cả nhà. Làng nào cũng thờ Thành hoàng là vị thần cai quản che chở cho cả
làng (thường tôn vinh những ngươì có công khai phá lập nghiệp cho dân làng, hoặc
các anh hùng dân tộc đã sinh hay mất ở làng).
-Cả nước thờ vua tổ, có ngày giỗ tổ chung (Hội đền Hùng). Đặc biệt việc thờ Tứ Bất
Tử là thờ những giá trị rất đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên (chống lụt), Thánh Gióng
(chống ngoại xâm), Chử Đồng Tử (nhà nghèo cùng vợ ngoan cường xây dựng cơ
nghiệp giầu có), bà Chúa Liễu Hạnh (công chúa con Trời từ bỏ Thiên đình xuống trần
làm người phụ nữ khát khao hạnh phúc bình thường).
Tín ngưỡng
-Phật giáo được du nhập trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam khoảng thế kỉ 2 sau
CN. Phật giáo Việt Nam không xuất thế mà nhập thế, gắn với cầu xin tài lộc,
phúc thọ, sức khỏe. Theo thống kê hiện tay, cho biết vẫn có hơn 4 triệu tín đồ
xuất gia và hơn 10 triệu người thường xuyên vãn chùa lễ Phật hằng ngày và
các dịp Lễ, Tết.
-Đạo giáo được thâm nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỉ 2. Với thuyết vô
vi mang tư tưởng phản kháng bọn thống trị, nó được người dân Việt Nam
dùng làm vũ khí chống phong kiến ở phương Bắc.
-Ki-tô giáo thì trễ hơn, được nhập Việt Nam vào thế kỉ 17. Thời điểm Ki-tô
giáo đến lúc chế độ phong kiến khủng hoảng, Phật giáo thì suy đồi, Nho giáo
thì bế tắc, để trở thành chỗ an ủi tinh thần cho một bộ phận dân chúng. Theo
thống kê, tính đến năm 2019 có khoảng gần 6 triệu tín đồ công giáo và 900
ngàn tín đồ đạo Tin Lành.
Tôn giáo
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Việt Nam) trong 3 lần Tổng điều tra dân số và nhà ở
Tôn giáo
% dân số
1999
% dân số
2009
% dân số
2019
Cao Đài 1.1% 1.01% 0.58%
Công giáo
7.2%6.7%
0.5%
7.45%6.61%
0.86%
7.10%6.10%
1.00%
Hòa Hảo 1.5% 1.67% 1.02%
Khác 0.1% 0.22% 0.19%
Kitô giáo
7.2%6.7%
0.5%
7.45%6.61%
0.86%
7.10%6.10%
1.00%
Phật giáo 9.3% 7.93% 4.79%
Tin Lành
7.2%6.7%
0.5%
7.45%6.61%
0.86%
7.10%6.10%
1.00%
Tín ngưỡng dân gian,
và không tôn giáo
80.8% 81.68% 86.32%
Ngôn ngữ
Đặc trưng của ngôn ngữ Việt Nam?
03
-Ngôn ngữ chính thống là chữ Hán, chữ Hán được đọc theo cách của người
Việt, gọi là cách đọc Hán-Việt và được Việt hóa bằng nhiều cách tạo ra nhiều
từ Việt thông dụng. Tiếng Việt phát triển phong phú đi đến ra đời hệ thống
chữ viết ghi lại tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào thế kỉ 13 là chữ Nôm.
-Thời kỳ thuộc Pháp, chữ Hán dần bị loại bỏ, thay thế bằng tiếng Pháp dùng
trong ngôn ngữ hành chính, giáo dục, ngoại giao. Nhưng nhờ chữ Quốc ngữ,
có lợi thế đơn giản về hình thể kết cấu, cách viết, cách đọc, văn xuôi tiếng Việt
hiện đại thực sự hình thành, tiếp nhận thuận lợi các ảnh hưởng tích cực của
ngôn ngữ văn hóa phương Tây.
-Chữ quốc ngữ là sản phẩm của một số giáo sĩ phương Tây hợp tác với một số
người Việt Nam dựa vào bộ chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt dùng trong
việc truyền giáo vào thế kỉ 17. Chữ quốc ngữ dần được hoàn thiện, phổ cập,
trở thành công cụ văn hóa quan trọng. Cuối thế kỉ 19, đã có sách báo xuất
bản bằng chữ quốc ngữ.
Ngôn ngữ Việt Nam
-Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tiếng Việt và chữ quốc ngữ giành được địa
vị độc tôn, phát triển dồi dào, là ngôn ngữ đa năng dùng trong mọi lĩnh vực, ở
mọi cấp học, phản ánh mọi hiện thực cuộc sống. Ngày nay, nhờ cách mạng,
một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có chữ viết riêng.
-Đặc điểm của tiếng Việt: đơn âm nhưng vốn từ cụ thể, phong phú, giàu âm
sắc hình ảnh, lối diễn đạt cân xứng, nhịp nhàng, sống động, dễ chuyển đổi,
thiên về biểu trưng, biểu cảm, rất thuận lợi cho sáng tạo văn học nghệ thuật.
Tự điển tiếng Việt xuất bản năm 1997 gồm 38410 mục từ.
Ngôn ngữ Việt Nam
Văn học
Đặc trưng của nền văn học Việt Nam?
04
-Văn học Việt Nam xuất hiện khá sớm, có hai thành phần là văn học dân gian
và văn học viết. Văn học dân gian chiếm vị trí quan trọng ở Việt Nam, có công
lớn gìn giữ phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Sáng
tác dân gian gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, câu đố,
tục ngữ, ca dao... với nhiều màu sắc các dân tộc ở Việt Nam.
-Có thể nói ở Việt Nam, hầu như cả dân tộc sính thơ, yêu thơ, làm thơ - từ vua
quan, tướng lĩnh, sư sãi, sĩ phu đến sau này nhiều cán bộ cách mạng - và một
cô thợ cấy, một cụ lái đò, một anh lính chiến đều thuộc dăm câu lục bát, thử
một bài vè.
-Về nội dung, chủ lưu là dòng văn chương yêu nước bất khuất chống ngoại
xâm ở mọi thời kỳ và dòng văn chương phản phong kiến thường thông qua
thân phận người phụ nữ. Phê phán các thói hư tật xấu của xã hội cũng là
mảng đề tài quan trọng. Các thi hào dân tộc lớn đều là những nhà nhân đạo
chủ nghĩa lớn.
Văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam hiện đại phát triển từ lãng mạn đến hiện thực, từ âm hưởng
chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh đang chuyển sang mở rộng ra toàn
diện cuộc sống, đi vào đời thường, tìm kiếm các giá trị đích thực của con
người.
Văn học cổ điển đã tạo nên những kiệt tác như Truyện Kiều (Nguyễn Du),
Cung óan ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn),
Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)... Việt Nam từ mấy thế kỉ trước đã có những
cây bút nữ độc đáo: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan.
Văn xuôi hiện đại có những tác giả không thể nói là thua kém thế giới: Nguyễn
Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nam
Cao... Bên cạnh đó là những nhà thơ đặc sắc như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn
Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Tố Hữu... Tiếc rằng hiện nay chưa có
những tác phẩm lớn phản ánh đầy đủ, trung thực và xứng đáng đất nước và
thời đại.
Văn học Việt Nam
Nghệ thuật
Đặc trưng của nghệ thuật Việt Nam?
5
-Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc,
trong đó bộ gõ là phổ biến nhất, đa dạng nhất
và có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng,
cồng chiêng, đàn đá, đàn tơ rưng...). Bộ hơi phổ
biến là sáo, khèn, còn bộ dây độc đáo nhất có
đàn bầu và đàn đáy.
-Thể loại và làn điệu dân ca Việt Nam rất
phong phú khắp Trung, Nam, Bắc: từ ngâm
thơ, hát ru, hò đến hát quan họ, trống quân,
xoan, đúm, ví giặm, ca Huế, bài chòi, lý, ngoài
ra còn có hát xẩm, chầu văn, ca trù.
-Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo,
tuồng. Rối nước cũng là một loại hình sân khấu
truyền thống đặc sắc có từ thời Lý. Đầu thế kỉ
20, xuất hiện cải lương ở Nam bộ với các điệu
vọng cổ.
Nghệ thuật Việt Nam
Nghệ thuật thanh sắc Việt Nam nói chung
đều mang tính biểu trưng, biểu cảm, dùng
thủ pháp ước lệ, giàu chất trữ tình. Sân
khấu truyền thống giao lưu mật thiết với
người xem và tổng hợp các loại hình ca
múa nhạc. Múa Việt Nam ít động tác mạnh
mẽ mà đường nét uốn lượn mềm mại, chân
khép kín, múa tay là chính.
Ở Việt Nam, nghệ thuật chạm khắc đá,
đồng, gốm đất nung ra đời rất sớm có niên
đại 10000 năm trước Công nguyên. Sau
này gốm tráng men, tượng gỗ, khảm trai,
sơn mài, tranh lụa, tranh giấy phát triển
đến trình độ nghệ thuật cao. Nghệ thuật
tạo hình Việt Nam chú trọng diễn tả nội
tâm mà giản lược về hình thức, dùng nhiều
thủ pháp cách điệu, nhấn mạnh.
Nghệ thuật Việt Nam
-Đã có 2014 di tích văn hóa, lịch sử được Nhà nước
công nhận và 2 di tích là cố đô Huế, Vịnh Hạ Long
được quốc tế công nhận. Kiến trúc cổ còn lại chủ
yếu là một số chùa-tháp đời Lý-Trần; cung điện-
bia đời Lê, đình làng thế kỉ 18, thành quách-lăng
tẩm đời Nguyễn và những ngọn tháp Chàm.
-Thế kỉ 20, tiếp xúc với văn hóa phương Tây, nhất
là sau khi nước nhà độc lập, các loại hình nghệ
thuật mới như kịch nói, nhiếp ảnh, điện ảnh, ca
múa nhạc và mỹ thuật hiện đại ra đời và phát triển
mạnh, thu được những thành tựu to lớn với nội
dung phản ánh hiện thực đời sống và cách mạng.
-Văn hóa dân tộc cổ truyền hiện đứng trước sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đứng
trước những thách thức gay gắt của kinh tế thị
trường và xu thế toàn cầu hóa. Nhiều ngành văn
hóa nghệ thuật đang có phần chững lại, tìm đường
và tự cách tân.
Nghệ thuật Việt Nam
B.Khó khăn, thuận lợi của văn hóa trong hội nhập phát
triển
Khó
khăn
Thuận
lợi
Khó khăn
Tư duy quản lý văn
hóa chưa theo kịp
sự phát triển của
xã hội. Dấu ấn của
tư duy bao cấp,
“xin cho”, tư duy
hành chính - mệnh
lệnh, tác nghiệp
vẫn còn nặng nề.
Việt Nam vẫn đang trong
quá trình chuyển đổi tiếp
diễn, nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội
chủ nghĩa vẫn đang trong
quá trình hoàn thiện, điều
kiện khoa học, kỹ thuật
của đất nước, nguồn nhân
lực... còn nhiều hạn chế
Nguồn nhân lực cho
sự phát triển văn hóa
còn yếu và thiếu các
kỹ năng chuyên môn
và quản lý, đặc biệt là
năng lực đổi mới sáng
tạo, các kỹ năng quản
trị kinh doanh.
Khó khăn
Đầu tư cho văn hóa
chưa tương xứng với
vai trò, vị trí của
văn hóa trong phát
triển
Chất lượng dịch vụ, sản
phẩm văn hóa chưa cao;
còn thiếu các thương hiệu
văn hóa ở cấp độ quốc
gia, khu vực và quốc tế,
thiếu những sản phẩm văn
hóa có chất lượng cao,
góp phần bồi bổ tâm hồn,
xây dựng nhân cách, giáo
dục đạo đức
Bản sắc văn hóa dân
tộc có nguy cơ bị phai
nhạt. Nhiều dân tộc
thiểu số đã và đang
mất dần những nét
văn hóa đặc sắc trong
tiến trình phát triển,
hội nhập, đời sống
văn hóa nghệ thuật
nghèo nàn.
Khó khăn
Môi trường văn hóa còn tồn tại
tình trạng thiếu lành mạnh,
ngoại lai, trái với thuần phong
mỹ tục; tệ nạn xã hội, mê tín dị
đoan, tội phạm có chiều hướng
gia tăng
Hoạt động lý luận, phê bình văn
học, nghệ thuật còn hạn chế,
chưa đáp ứng được nhiều vấn đề
của đời sống, còn xa rời thực
tiễn sáng tác
Quá trình toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế giúp văn hóa Việt
Nam có được cơ hội giao
lưu,phát triển và quảng bá rộng
rãi trên thế giới.
Thuận lợi
Cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ
tư và nền kinh tế số
tạo ra những thuận
lợi cho sự phát triển
văn hóa Việt Nam,
giúp chúng ta khai
thác tiềm năng kinh
tế của văn hóa trên
môi trường số
Nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã và
đang tạo ra sự tích cực xã hội và
tích cực văn hóa cho người dân, là
cơ hội thúc đẩy tinh thần tự quản,
năng lực làm chủ của nhân dân
trong việc tổ chức các hoạt động và
sáng tạo văn hóa.
Thuận lợi
Chủ trương hội
nhập quốc tế chủ
động, tích cực,
toàn diện của
Đảng và Nhà nước
tạo điều kiện cho
văn hóa Việt Nam
hội nhập và phát
triển.
Thank
you ! Rất mong nhận
được lời nhận
xét của cô và
các bạn.

Contenu connexe

Tendances

Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)
Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)
Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)Kien Thuc
 
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Minh Chanh
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngPham Van Tam
 
Văn hóa mac việt nam
Văn hóa mac việt namVăn hóa mac việt nam
Văn hóa mac việt nammailinhnguyen
 
Cơ sở văn hóa VN
Cơ sở văn hóa VNCơ sở văn hóa VN
Cơ sở văn hóa VNSùng A Tô
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHItgu_violet
 
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt namVĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt namnataliej4
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...Minh Chanh
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...jackjohn45
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namNhi Lùn
 
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Sự hình thành họ vũ ở việt nam
Sự hình thành họ vũ ở việt namSự hình thành họ vũ ở việt nam
Sự hình thành họ vũ ở việt namnataliej4
 
Văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóaVăn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóaPham Van Tam
 
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TS. BÙI QUANG XUÂN
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI  TS. BÙI QUANG XUÂNChương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI  TS. BÙI QUANG XUÂN
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân giannataliej4
 

Tendances (20)

Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)
Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)
Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)
 
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Văn hóa mac việt nam
Văn hóa mac việt namVăn hóa mac việt nam
Văn hóa mac việt nam
 
Cơ sở văn hóa VN
Cơ sở văn hóa VNCơ sở văn hóa VN
Cơ sở văn hóa VN
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
 
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt namVĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
CSVHVN. C1
CSVHVN. C1CSVHVN. C1
CSVHVN. C1
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt nam
 
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
 
Sự hình thành họ vũ ở việt nam
Sự hình thành họ vũ ở việt namSự hình thành họ vũ ở việt nam
Sự hình thành họ vũ ở việt nam
 
CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1
 
Văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóaVăn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
 
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TS. BÙI QUANG XUÂN
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI  TS. BÙI QUANG XUÂNChương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI  TS. BÙI QUANG XUÂN
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
 

Similaire à Văn Hóa Doanh Nghiệp

Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamCơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamQunhTmPhm
 
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17NgcHoa15
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIHuynh ICT
 
Lễ hội đền Hả
Lễ hội đền HảLễ hội đền Hả
Lễ hội đền Hảlongvanhien
 
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc ngườiSo sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc ngườiHoiNguynTh6
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngttkhhanam
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet namDuDu122
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngttkhhanam
 
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docxBài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docxkhavyyyy22222
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxTuanPham84308
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người Việt
Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người ViệtTiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người Việt
Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người ViệtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Le Nin Real
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...nataliej4
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...nataliej4
 

Similaire à Văn Hóa Doanh Nghiệp (20)

Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamCơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam
 
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
 
Lễ hội đền Hả
Lễ hội đền HảLễ hội đền Hả
Lễ hội đền Hả
 
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc ngườiSo sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam
 
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
 
CSVH.pptx
CSVH.pptxCSVH.pptx
CSVH.pptx
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
Cơ sở lý luận về văn hóa tộc người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quảng Ninh.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa tộc người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quảng Ninh.docxCơ sở lý luận về văn hóa tộc người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quảng Ninh.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa tộc người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quảng Ninh.docx
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
BÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAY
BÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAYBÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAY
BÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAY
 
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docxBài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 
Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người Việt
Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người ViệtTiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người Việt
Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người Việt
 
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
 

Plus de MinhHuL2

Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp
Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp
Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp MinhHuL2
 
Định mức KT kĩ thuật
Định mức KT kĩ thuậtĐịnh mức KT kĩ thuật
Định mức KT kĩ thuậtMinhHuL2
 
CHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdf
CHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdfCHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdf
CHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdfMinhHuL2
 
Tài liệu QLRR.pdf
Tài liệu QLRR.pdfTài liệu QLRR.pdf
Tài liệu QLRR.pdfMinhHuL2
 
Tài liệu Quản lý chất lượng
Tài liệu Quản lý chất lượngTài liệu Quản lý chất lượng
Tài liệu Quản lý chất lượngMinhHuL2
 
Tài liệu Quản lý công nghệ
Tài liệu Quản lý công nghệTài liệu Quản lý công nghệ
Tài liệu Quản lý công nghệMinhHuL2
 
File On tap_NetWork_2019.pdf
File On tap_NetWork_2019.pdfFile On tap_NetWork_2019.pdf
File On tap_NetWork_2019.pdfMinhHuL2
 
ON TAP MP TUAN 7 (7-11-2017).pdf
ON TAP MP TUAN 7 (7-11-2017).pdfON TAP MP TUAN 7 (7-11-2017).pdf
ON TAP MP TUAN 7 (7-11-2017).pdfMinhHuL2
 
Tập ôn TDTCDA.pdf
Tập ôn TDTCDA.pdfTập ôn TDTCDA.pdf
Tập ôn TDTCDA.pdfMinhHuL2
 
Quản trị dự án
Quản trị dự ánQuản trị dự án
Quản trị dự ánMinhHuL2
 
Quản trị rủi ro
Quản trị rủi roQuản trị rủi ro
Quản trị rủi roMinhHuL2
 
Nghề giám đốc.pptx
Nghề giám đốc.pptxNghề giám đốc.pptx
Nghề giám đốc.pptxMinhHuL2
 
QTKDQT.pdf
QTKDQT.pdfQTKDQT.pdf
QTKDQT.pdfMinhHuL2
 
CHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdf
CHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdfCHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdf
CHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdfMinhHuL2
 
CHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdf
CHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdfCHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdf
CHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdfMinhHuL2
 
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdfCHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdfMinhHuL2
 
CHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdf
CHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdfCHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdf
CHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdfMinhHuL2
 

Plus de MinhHuL2 (20)

Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp
Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp
Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp
 
Định mức KT kĩ thuật
Định mức KT kĩ thuậtĐịnh mức KT kĩ thuật
Định mức KT kĩ thuật
 
CHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdf
CHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdfCHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdf
CHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdf
 
Tài liệu QLRR.pdf
Tài liệu QLRR.pdfTài liệu QLRR.pdf
Tài liệu QLRR.pdf
 
Tài liệu Quản lý chất lượng
Tài liệu Quản lý chất lượngTài liệu Quản lý chất lượng
Tài liệu Quản lý chất lượng
 
Tài liệu Quản lý công nghệ
Tài liệu Quản lý công nghệTài liệu Quản lý công nghệ
Tài liệu Quản lý công nghệ
 
File On tap_NetWork_2019.pdf
File On tap_NetWork_2019.pdfFile On tap_NetWork_2019.pdf
File On tap_NetWork_2019.pdf
 
ON TAP MP TUAN 7 (7-11-2017).pdf
ON TAP MP TUAN 7 (7-11-2017).pdfON TAP MP TUAN 7 (7-11-2017).pdf
ON TAP MP TUAN 7 (7-11-2017).pdf
 
Tin 2
Tin 2Tin 2
Tin 2
 
Tập ôn TDTCDA.pdf
Tập ôn TDTCDA.pdfTập ôn TDTCDA.pdf
Tập ôn TDTCDA.pdf
 
Quản trị dự án
Quản trị dự ánQuản trị dự án
Quản trị dự án
 
Quản trị rủi ro
Quản trị rủi roQuản trị rủi ro
Quản trị rủi ro
 
Nghề giám đốc.pptx
Nghề giám đốc.pptxNghề giám đốc.pptx
Nghề giám đốc.pptx
 
TLKD.pptx
TLKD.pptxTLKD.pptx
TLKD.pptx
 
QTKDQT.pdf
QTKDQT.pdfQTKDQT.pdf
QTKDQT.pdf
 
Q
QQ
Q
 
CHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdf
CHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdfCHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdf
CHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdf
 
CHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdf
CHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdfCHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdf
CHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdf
 
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdfCHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
 
CHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdf
CHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdfCHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdf
CHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdf
 

Văn Hóa Doanh Nghiệp

  • 1.
  • 2. Lê Thị Minh Huệ (Nhóm trưởng) Trương Thị Thanh Tâm (Làm slide) OUR TEAM Lê Thị Hồng Nhung Đỗ Thị Trà My Trần Thị Minh Phương
  • 3. Đặc trưng văn hóa Việt Nam đất nước, con người… khó khăn thuận lợi của văn hóa trong hội nhập phát triển VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
  • 4. MỤC LỤC C Đặc trưng văn hóa Việt Nam B Khó khăn, thuận lợi của văn hóa trong hội nhập phát triển Khái quát văn hóa Việt Nam A
  • 5. Khái quát văn hóa Việt Nam 1 Văn hóa là gì ? 2 Các giai đoạn của văn hóa Việt Nam
  • 6. 01 Văn hóa là gì • Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau bao gồm tất cả những giá trị tinh thần và vật chất mà con người tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống thực tiễn suốt chiều dài lịch sử, thông qua văn hóa, người ta có thể đánh giá trình độ phát triển của xã hội qua các thời kì lịch sử cụ thể. • Văn hóa có thể là văn hóa phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và văn hóa vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện… VD: Nhắc đến văn hoá từ Giai đoạn văn hoá Văn Lang – Âu Lạc, từ gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định. Đến bây giờ nét đẹp văn hoá này vẫn được Việt nam ta tiếp tục pháp huy, kế truyền • Văn hóa có thể là trang phục... VD: Văn hóa Việt Nam có thể kể đến áo dài, khi nói đến áo dài người ta sẽ nghĩ đến nét văn hóa về trang phục của Việt Nam, nói đến Kimono là nghĩ đến đến nét văn hóa về trang phục của Nhật Bản hoặc khi nhắc đến Hanbok bạn sẽ nghĩ ngay đến nét văn hóa về trang phục của Hàn Quốc. Bản sắc văn hóa là thể hiện nét riêng và là nét đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến một địa điểm cụ thể nào đó tồn tại bản sắc văn hóa đó.
  • 7. 02 Các giai đoạn của văn hóa Việt Nam Giai đoạn văn hoá Văn Lang - Âu Lạc: (gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước CN) vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải qua 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định. Giai đoạn chống Bắc thuộc: có đặc trưng chủ yếu là song song tồn tại hai xu hướng Hán hoá và chống Hán hoá. Giai đoạn Đại Việt (từ thế kỉ 10 đến 15) là đỉnh cao thứ hai của văn hoá Việt Nam. Qua các triều đại nhà nước phong kiến độc lập, nhất là với hai cột mốc các triều Lý - Trần và Lê, văn hoá Việt Nam được gây dựng lại toàn diện và thăng hoa nhanh chóng có sự tiếp thu ảnh hưởng to lớn của Phật giáo và Nho giáo. Sau thời kì hỗn độn Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước, rồi từ tiền đề Tây Sơn thống nhất đất nước và lãnh thổ, nhà Nguyễn tìm cách phục hưng văn hoá dựa vào Nho giáo, nhưng lúc ấy Nho giáo đã suy tàn và văn hoá phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Kéo dài cho tới khi kết thúc chế độ Pháp thuộc là sự xen cài về văn hoá giữa hai xu hướng Âu hoá và chống Âu hoá, là sự đấu tranh giữa văn hoá yêu nước với văn hoá thực dân. Giai đoạn văn hoá Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20 - 30 của thế kỷ này, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lênin. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hoá Việt Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới.
  • 8. Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hoá chồng lên nhau: lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hoá giao lưu với phương Tây. Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giầu cho nền văn hoá dân tộc. Văn hoá dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng, nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước...) đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam. Tuy nhiên điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hoá và tâm lý dân tộc. Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn hoá giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ v.v... Cùng cội nguồn văn hoá Đông Nam Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hoá Hán, nền văn hoá Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm văn hoá Đông Á. Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải làm các cuộc chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc. Chiến tranh liên miên, đó cũng là lý do chủ yếu khiến cho lịch sử phát triển xã hội Việt Nam có tính bất thường, tất cả các kết cấu kinh tế - xã hội thường bị chiến tranh làm gián đoạn, khó đạt đến điểm đỉnh của sự phát triển chín muồi. Cũng vì chiến tranh phá hoại, Việt Nam ít có được những công trình văn hoá-nghệ thuật đồ sộ, hoặc nếu có cũng không bảo tồn được nguyên vẹn.
  • 9. A.ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT NAM 3 4 Văn học Phong tục tập quán 1 Tín ngưỡng và tôn giáo 2 Ngôn ngữ 5 Nghệ thuật
  • 10. PHONG TỤC TẬP QUÁN Nét đặc biệt trong phong tục tập quán Việt Nam? 01
  • 11. Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là ăn, "có thực mới vực được đạo", "trời đánh còn tránh bữa ăn". Cơ cấu ăn thiên về thực vật, cơm rau là chính cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của Việt Nam. Nhưng cách thức chế biến món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu và gia vị. Ngày nay có nhiều thịt cá, vẫn không quên vị dưa cà.
  • 12. Trang phục truyền thống Người Việt hay dùng các chất liệu vải có nguồn gốc thực vật, mỏng, nhẹ, thóang, phù hợp xứ nóng, với các sắc màu nâu, chàm, đen. Trang phục nam giới phát triển từ đóng khố ở trần đến áo cánh, quần ta (quần Tàu cải biến). Nữ giới xưa phổ biến mặc yếm, váy, áo tứ thân sau này đổi thành chiếc áo dài hiện đại. Nói chung, phụ nữ Việt Nam làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo trong một xã hội "cái nết đánh chết cái đẹp". Trang phục cũ cũng chú ý đến khăn, nón, thắt lưng.
  • 13. Trang phục truyền thống NAM Nữ
  • 14. -Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước (nhà sàn, mái cong). Sau đó là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre gỗ, không cao quá để chống gió bão, quan trọng nhất là hướng nhà thường quay về phía Nam chống nóng, tránh rét. Nhà cũng không rộng quá để nhường diện tích cho sân, ao, vườn cây. Vả lại, người Việt Nam quan niệm "rộng nhà không bằng rộng bụng". Các kiến trúc cổ bề thế thường ẩn mình và hoà với thiên nhiên. -Phương tiện đi lại cổ truyền chủ yếu là đường thuỷ. Con thuyền các loại là hình ảnh thân quen của cảnh quan địa lý-nhân văn Việt Nam, cùng với dòng sông, bến nước.
  • 15. -Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ. -Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo... Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...). Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và văn hóa (hội chùa). Lễ hội có 2 phần, phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn và phần hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian. - Phong tục, lễ hội
  • 16.
  • 17.
  • 18. Tín ngưỡng và tôn giáo Nét nổi bật trong tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam? 02
  • 20. -Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực. -Nông nghiệp trồng lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Ở Việt Nam, đó là tín ngưỡng đa thần và coi trọng nữ thần, lại thờ cả động vật và thực vật.
  • 21. -Về thực vật được tôn sùng nhất là Cây lúa, sau đó tới Cây đa, Cây cau, Cây dâu, quả Bầu. Về động vật, thiên về thờ thú hiền như hươu, nai, cóc, không thờ thú dữ như văn hóa du mục, đặc biệt là thờ các loài vật phổ biến ở vùng sông nước như chim nước, rắn, cá sấu. -Người Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng Bàng, giống Tiên Rồng (Hồng Bàng là tên một loài chim nước lớn, Tiên là sự trừu tượng hóa một giống chim đẻ trứng, Rồng sự trừu tượng hóa từ rắn, cá sấu). Rồng sinh ra từ nước bay lên trời là biểu trưng độc đáo đầy ý nghĩa của dân tộc Việt Nam.
  • 22. -Trong tín ngưỡng sùng bái con người, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên, gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt Nam .Việt Nam trọng ngày mất là dịp cúng giỗ hơn ngày sinh. Nhà nào cũng thờ Thổ công là vị thần trông coi gia cư, giữ gìn hoạ phúc cho cả nhà. Làng nào cũng thờ Thành hoàng là vị thần cai quản che chở cho cả làng (thường tôn vinh những ngươì có công khai phá lập nghiệp cho dân làng, hoặc các anh hùng dân tộc đã sinh hay mất ở làng). -Cả nước thờ vua tổ, có ngày giỗ tổ chung (Hội đền Hùng). Đặc biệt việc thờ Tứ Bất Tử là thờ những giá trị rất đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên (chống lụt), Thánh Gióng (chống ngoại xâm), Chử Đồng Tử (nhà nghèo cùng vợ ngoan cường xây dựng cơ nghiệp giầu có), bà Chúa Liễu Hạnh (công chúa con Trời từ bỏ Thiên đình xuống trần làm người phụ nữ khát khao hạnh phúc bình thường). Tín ngưỡng
  • 23. -Phật giáo được du nhập trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam khoảng thế kỉ 2 sau CN. Phật giáo Việt Nam không xuất thế mà nhập thế, gắn với cầu xin tài lộc, phúc thọ, sức khỏe. Theo thống kê hiện tay, cho biết vẫn có hơn 4 triệu tín đồ xuất gia và hơn 10 triệu người thường xuyên vãn chùa lễ Phật hằng ngày và các dịp Lễ, Tết. -Đạo giáo được thâm nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỉ 2. Với thuyết vô vi mang tư tưởng phản kháng bọn thống trị, nó được người dân Việt Nam dùng làm vũ khí chống phong kiến ở phương Bắc. -Ki-tô giáo thì trễ hơn, được nhập Việt Nam vào thế kỉ 17. Thời điểm Ki-tô giáo đến lúc chế độ phong kiến khủng hoảng, Phật giáo thì suy đồi, Nho giáo thì bế tắc, để trở thành chỗ an ủi tinh thần cho một bộ phận dân chúng. Theo thống kê, tính đến năm 2019 có khoảng gần 6 triệu tín đồ công giáo và 900 ngàn tín đồ đạo Tin Lành. Tôn giáo
  • 24. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Việt Nam) trong 3 lần Tổng điều tra dân số và nhà ở Tôn giáo % dân số 1999 % dân số 2009 % dân số 2019 Cao Đài 1.1% 1.01% 0.58% Công giáo 7.2%6.7% 0.5% 7.45%6.61% 0.86% 7.10%6.10% 1.00% Hòa Hảo 1.5% 1.67% 1.02% Khác 0.1% 0.22% 0.19% Kitô giáo 7.2%6.7% 0.5% 7.45%6.61% 0.86% 7.10%6.10% 1.00% Phật giáo 9.3% 7.93% 4.79% Tin Lành 7.2%6.7% 0.5% 7.45%6.61% 0.86% 7.10%6.10% 1.00% Tín ngưỡng dân gian, và không tôn giáo 80.8% 81.68% 86.32%
  • 25. Ngôn ngữ Đặc trưng của ngôn ngữ Việt Nam? 03
  • 26. -Ngôn ngữ chính thống là chữ Hán, chữ Hán được đọc theo cách của người Việt, gọi là cách đọc Hán-Việt và được Việt hóa bằng nhiều cách tạo ra nhiều từ Việt thông dụng. Tiếng Việt phát triển phong phú đi đến ra đời hệ thống chữ viết ghi lại tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào thế kỉ 13 là chữ Nôm. -Thời kỳ thuộc Pháp, chữ Hán dần bị loại bỏ, thay thế bằng tiếng Pháp dùng trong ngôn ngữ hành chính, giáo dục, ngoại giao. Nhưng nhờ chữ Quốc ngữ, có lợi thế đơn giản về hình thể kết cấu, cách viết, cách đọc, văn xuôi tiếng Việt hiện đại thực sự hình thành, tiếp nhận thuận lợi các ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ văn hóa phương Tây. -Chữ quốc ngữ là sản phẩm của một số giáo sĩ phương Tây hợp tác với một số người Việt Nam dựa vào bộ chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt dùng trong việc truyền giáo vào thế kỉ 17. Chữ quốc ngữ dần được hoàn thiện, phổ cập, trở thành công cụ văn hóa quan trọng. Cuối thế kỉ 19, đã có sách báo xuất bản bằng chữ quốc ngữ. Ngôn ngữ Việt Nam
  • 27. -Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tiếng Việt và chữ quốc ngữ giành được địa vị độc tôn, phát triển dồi dào, là ngôn ngữ đa năng dùng trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp học, phản ánh mọi hiện thực cuộc sống. Ngày nay, nhờ cách mạng, một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có chữ viết riêng. -Đặc điểm của tiếng Việt: đơn âm nhưng vốn từ cụ thể, phong phú, giàu âm sắc hình ảnh, lối diễn đạt cân xứng, nhịp nhàng, sống động, dễ chuyển đổi, thiên về biểu trưng, biểu cảm, rất thuận lợi cho sáng tạo văn học nghệ thuật. Tự điển tiếng Việt xuất bản năm 1997 gồm 38410 mục từ. Ngôn ngữ Việt Nam
  • 28. Văn học Đặc trưng của nền văn học Việt Nam? 04
  • 29. -Văn học Việt Nam xuất hiện khá sớm, có hai thành phần là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian chiếm vị trí quan trọng ở Việt Nam, có công lớn gìn giữ phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Sáng tác dân gian gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, câu đố, tục ngữ, ca dao... với nhiều màu sắc các dân tộc ở Việt Nam. -Có thể nói ở Việt Nam, hầu như cả dân tộc sính thơ, yêu thơ, làm thơ - từ vua quan, tướng lĩnh, sư sãi, sĩ phu đến sau này nhiều cán bộ cách mạng - và một cô thợ cấy, một cụ lái đò, một anh lính chiến đều thuộc dăm câu lục bát, thử một bài vè. -Về nội dung, chủ lưu là dòng văn chương yêu nước bất khuất chống ngoại xâm ở mọi thời kỳ và dòng văn chương phản phong kiến thường thông qua thân phận người phụ nữ. Phê phán các thói hư tật xấu của xã hội cũng là mảng đề tài quan trọng. Các thi hào dân tộc lớn đều là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Văn học Việt Nam
  • 30. Văn học Việt Nam hiện đại phát triển từ lãng mạn đến hiện thực, từ âm hưởng chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh đang chuyển sang mở rộng ra toàn diện cuộc sống, đi vào đời thường, tìm kiếm các giá trị đích thực của con người. Văn học cổ điển đã tạo nên những kiệt tác như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cung óan ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)... Việt Nam từ mấy thế kỉ trước đã có những cây bút nữ độc đáo: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan. Văn xuôi hiện đại có những tác giả không thể nói là thua kém thế giới: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nam Cao... Bên cạnh đó là những nhà thơ đặc sắc như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Tố Hữu... Tiếc rằng hiện nay chưa có những tác phẩm lớn phản ánh đầy đủ, trung thực và xứng đáng đất nước và thời đại. Văn học Việt Nam
  • 31. Nghệ thuật Đặc trưng của nghệ thuật Việt Nam? 5
  • 32. -Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc, trong đó bộ gõ là phổ biến nhất, đa dạng nhất và có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng, cồng chiêng, đàn đá, đàn tơ rưng...). Bộ hơi phổ biến là sáo, khèn, còn bộ dây độc đáo nhất có đàn bầu và đàn đáy. -Thể loại và làn điệu dân ca Việt Nam rất phong phú khắp Trung, Nam, Bắc: từ ngâm thơ, hát ru, hò đến hát quan họ, trống quân, xoan, đúm, ví giặm, ca Huế, bài chòi, lý, ngoài ra còn có hát xẩm, chầu văn, ca trù. -Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo, tuồng. Rối nước cũng là một loại hình sân khấu truyền thống đặc sắc có từ thời Lý. Đầu thế kỉ 20, xuất hiện cải lương ở Nam bộ với các điệu vọng cổ. Nghệ thuật Việt Nam
  • 33. Nghệ thuật thanh sắc Việt Nam nói chung đều mang tính biểu trưng, biểu cảm, dùng thủ pháp ước lệ, giàu chất trữ tình. Sân khấu truyền thống giao lưu mật thiết với người xem và tổng hợp các loại hình ca múa nhạc. Múa Việt Nam ít động tác mạnh mẽ mà đường nét uốn lượn mềm mại, chân khép kín, múa tay là chính. Ở Việt Nam, nghệ thuật chạm khắc đá, đồng, gốm đất nung ra đời rất sớm có niên đại 10000 năm trước Công nguyên. Sau này gốm tráng men, tượng gỗ, khảm trai, sơn mài, tranh lụa, tranh giấy phát triển đến trình độ nghệ thuật cao. Nghệ thuật tạo hình Việt Nam chú trọng diễn tả nội tâm mà giản lược về hình thức, dùng nhiều thủ pháp cách điệu, nhấn mạnh. Nghệ thuật Việt Nam
  • 34. -Đã có 2014 di tích văn hóa, lịch sử được Nhà nước công nhận và 2 di tích là cố đô Huế, Vịnh Hạ Long được quốc tế công nhận. Kiến trúc cổ còn lại chủ yếu là một số chùa-tháp đời Lý-Trần; cung điện- bia đời Lê, đình làng thế kỉ 18, thành quách-lăng tẩm đời Nguyễn và những ngọn tháp Chàm. -Thế kỉ 20, tiếp xúc với văn hóa phương Tây, nhất là sau khi nước nhà độc lập, các loại hình nghệ thuật mới như kịch nói, nhiếp ảnh, điện ảnh, ca múa nhạc và mỹ thuật hiện đại ra đời và phát triển mạnh, thu được những thành tựu to lớn với nội dung phản ánh hiện thực đời sống và cách mạng. -Văn hóa dân tộc cổ truyền hiện đứng trước sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đứng trước những thách thức gay gắt của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa. Nhiều ngành văn hóa nghệ thuật đang có phần chững lại, tìm đường và tự cách tân. Nghệ thuật Việt Nam
  • 35. B.Khó khăn, thuận lợi của văn hóa trong hội nhập phát triển Khó khăn Thuận lợi
  • 36. Khó khăn Tư duy quản lý văn hóa chưa theo kịp sự phát triển của xã hội. Dấu ấn của tư duy bao cấp, “xin cho”, tư duy hành chính - mệnh lệnh, tác nghiệp vẫn còn nặng nề. Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi tiếp diễn, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, điều kiện khoa học, kỹ thuật của đất nước, nguồn nhân lực... còn nhiều hạn chế Nguồn nhân lực cho sự phát triển văn hóa còn yếu và thiếu các kỹ năng chuyên môn và quản lý, đặc biệt là năng lực đổi mới sáng tạo, các kỹ năng quản trị kinh doanh.
  • 37. Khó khăn Đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với vai trò, vị trí của văn hóa trong phát triển Chất lượng dịch vụ, sản phẩm văn hóa chưa cao; còn thiếu các thương hiệu văn hóa ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, thiếu những sản phẩm văn hóa có chất lượng cao, góp phần bồi bổ tâm hồn, xây dựng nhân cách, giáo dục đạo đức Bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị phai nhạt. Nhiều dân tộc thiểu số đã và đang mất dần những nét văn hóa đặc sắc trong tiến trình phát triển, hội nhập, đời sống văn hóa nghệ thuật nghèo nàn.
  • 38. Khó khăn Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, tội phạm có chiều hướng gia tăng Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhiều vấn đề của đời sống, còn xa rời thực tiễn sáng tác
  • 39. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế giúp văn hóa Việt Nam có được cơ hội giao lưu,phát triển và quảng bá rộng rãi trên thế giới. Thuận lợi Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nền kinh tế số tạo ra những thuận lợi cho sự phát triển văn hóa Việt Nam, giúp chúng ta khai thác tiềm năng kinh tế của văn hóa trên môi trường số
  • 40. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã và đang tạo ra sự tích cực xã hội và tích cực văn hóa cho người dân, là cơ hội thúc đẩy tinh thần tự quản, năng lực làm chủ của nhân dân trong việc tổ chức các hoạt động và sáng tạo văn hóa. Thuận lợi Chủ trương hội nhập quốc tế chủ động, tích cực, toàn diện của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam hội nhập và phát triển.
  • 41.
  • 42. Thank you ! Rất mong nhận được lời nhận xét của cô và các bạn.