Ce diaporama a bien été signalé.
Le téléchargement de votre SlideShare est en cours. ×

BaocaoCTR-1-TTTU 12.doc

Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
THÀNH ỦY HẢI PHÒNG
BAN CÁN SỰ ĐẢNG UBND
THÀNH PHỐ
Số: /BC- BCS
DỰ THẢO
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hải Phòng, ngày tháng năm 20...
mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc
Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực...
*. Bãi chôn lấp chất thải Bàng La: Công suất xử lý: 136,5 tấn rác/ngày gồm r¸c
cña quËn §å S¬n vµ D-¬ng Kinh tại « r¸c víi...
Publicité
Publicité
Publicité
Chargement dans…3
×

Consultez-les par la suite

1 sur 19 Publicité

Plus De Contenu Connexe

Similaire à BaocaoCTR-1-TTTU 12.doc (20)

Plus récents (20)

Publicité

BaocaoCTR-1-TTTU 12.doc

  1. 1. THÀNH ỦY HẢI PHÒNG BAN CÁN SỰ ĐẢNG UBND THÀNH PHỐ Số: /BC- BCS DỰ THẢO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hải Phòng, ngày tháng năm 2018 BÁO CÁO ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU GOM XỬ LÝ RÁC VÀ CHẤT THẢI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Kính gửi: Thường trực Thành ủy. Ngày 05/4/2018, Sở Xây dựng có Báo cáo số 30/BC-SXD báo cáo đề xuất giải pháp thu gom xử lý rác và chất thải thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo, đề xuất Thường trực Thành ủy về giải pháp thu gom xử lý rác và chất thải thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Văn bản số 7998/UBND- TL ngày 14/11/2017; Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 09/5/2017 về Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phát triển hệ thông dịch vụ xã hội đô thị bảo đảm an sinh xã hội của Uỷ ban nhân dân thành phố; Văn bản số 1435/UBND-VXNC ngày 26/3/2018 về việc chuẩn bị tài liệu phục vụ Hội nghị Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy năm 2018. Ngày 30/3/2018, Sở Xây dựng đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp tổng thể việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Tham dự Hội thảo gồm đại diện Cục Hạ tầng- Bộ Xây dựng, đại diện các Sở, Ban, Ngành và Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện. Hội thảo tập trung vào những nội dung tham luận sau: + Tổng quan công tác quản lý chất thải rắn Hải Phòng - Sở Xây dựng Hải Phòng; + Tình hình thực hiện quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn - Sở Nông nghiệp và Nông nghiệp Hải Phòng; + Những vấn đề cần giải quyết đối với công tác thu gom, xử lý CTR tại hải Phòng - Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng; + Công nghệ điện rác những thách thức và cơ hội - Công ty cổ phần LE DELTA; + Chương trình cải tiến, mở rộng sản xuất phân compost và kết quả đạt được - Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng. Sau khi nghe nội dung các bài tham luận, đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận, tham gia ý kiến về Giải pháp tổng thể việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Sở Xây dựng tổng hợp, thống nhất ý kiến các đại biểu như sau: I. Khái quát chung Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương
  2. 2. mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc. Hải Phòng có diện tích đất liền: 1.561,8 km2; dân số: 1,998 triệu người (tính đến 2017), là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hải Phòng gồm 7 quận, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo; (223 đơn vị cấp xã gồm 70 phường, 10 thị trấn và 143 xã). Dân số nông thôn chiếm khoảng 53,26%, thành thị 46,74%. II.Thực trạng rác thải thành phố Hải Phòng: 1. Thông tin chi tiết các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố năm 2017. a. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị :Có 4 đơn vị thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng thu gom trên địa bàn 4 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Hải An, Ngô Quyền, huyện An Dương; xử lý rác thải trên địa bàn 5 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Hải An, Ngô Quyền, Kiến An và huyện An Dương; Công ty Cổ phần Công trình công cộng và Xây dựng Hải Phòng thu gom rác thải trên địa bàn quận Kiến An; Hợp tác xã Môi trường và Dịch vụ thương mại Thành Vinh thu gom rác thải trên địa bàn một số phường thuộc quận Dương Kinh; Công ty Cổ phần Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch thu gom rác thải trên địa bàn quận Đồ Sơn và một phần quận Dương Kinh và xử lý rác thải trên địa bàn 02 quận Đồ Sơn, Dương Kinh. - Khối lượng chất thải thu gom tại 07 quận trên địa bàn thành phố khoảng: 1.100 tấn/ngày. - Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom: 97,5%. - Tỷ lệ chất thải rắn đô thị thu gom được xử lý hợp vệ sinh đạt: 100%. - Công nghệ xử lý chất thải rắn: Hiện nay phương thức xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh; Riêng khu xử lý rác Đình Vũ hiện đã áp dụng thử nghiệm mô hình xử lý rác Fukuoka của Nhật Bản, tuy nhiên do điều kiện về hạ tầng kỹ thuật nên mô hình này mới ở hình thức thử nghiệm. Đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị gồm 03 khu xử lý, cụ thể :Tràng Cát, Đình Vũ, Bàng La, *. Khu xử lý Tràng Cát: - Công suất xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh: 580 tấn rác/ngày, có tổng diện tích được giao là: 39,2ha, trong đó: 34ha đang sử dụng; 5,2ha chưa sử dụng vì chưa đầu tư cơ sở hạ tầng. - Nhà máy xử lý chất thải rắn bằng công nghệ vi sinh sản xuất phân bón compost phục vụ cho cây trồng. + Công suất thiết kế: 200 tấn/ngày + Công suất đang vận hành: 50 tấn/ngày (rác đã phân loại). - Công nghệ: Ủ lên men hiếu khí theo công nghệ Nhật Bản. *. Khu xử lý Đình Vũ: Công suất xử lý: 545 tấn rác/ngày, có tổng diện tích được giao là 29,6ha. - Diện tích đã giải phóng đền bù mặt bằng và xây dựng các công trình xử lý là 15,65 ha, + Diện tích đất còn lại 5,95 ha, dùng để tiếp nhận di dời bãi rác Thượng Lý theo sự chỉ đạo của UBND thành phố. - Diện tích chưa giải phóng mặt bằng là 13,95 ha.
  3. 3. *. Bãi chôn lấp chất thải Bàng La: Công suất xử lý: 136,5 tấn rác/ngày gồm r¸c cña quËn §å S¬n vµ D-¬ng Kinh tại « r¸c víi diÖn tÝch 2ha. Hiện nay bãi rác đã quá tải, đề xuất đóng cửa trong năm 2018. b.Đối với chất thải rắn sinh hoạt nông thôn: - Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của 08 huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng khoảng 220.776 tấn/năm; tỷ lệ thu gom, xử lý đạt khoảng 87,2%. - Đến đầu năm 2017, trên địa bàn thành phố có 156 bãi rác tại 101 xã. các địa phương đã tổ chức thực hiện xử lý chôn lấp được 140 bãi rác/100 xã (đạt tỷ lệ 90% số bãi), còn lại 16 bãi chưa được xử lý (gồm: Cát Hải 1 bãi, Kiến Thụy 5 bãi, Vĩnh Bảo 10 bãi); có 33/156 bãi rác tạm đã ngừng chôn lấp rác (đạt tỉ lệ 22%); rác thải sinh hoạt nông thôn được xử lý bằng biện pháp chôn lấp đơn giản, chưa đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường trong khâu xử lý. - Các bãi chôn lấp trên địa bàn các huyện: - Trên địa bàn các huyện có 156 bãi rác tạm, trong đó: + Huyện An Lão có 24 bãi rác + Huyện Kiến Thụy có 26 bãi rác. + Huyện Tiên Lãng có 34 bãi rác. + Huyện Thủy Nguyên có 17 bãi rác. + Huyện Cát Hải có 03 bãi rác. + Huyện An Dương có 02 bãi rác. + Huyện Vĩnh Bảo có 50 bãi rác. 2.2. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý - Đầu tư trang thiết bị: Từ các năm 2011-2012 các địa phương thành phố đã hỗ trợ kinh phí đầu tư xây mới 32 bãi rác tạm; cải tạo, nâng cấp 51 bãi rác; xây dựng 65 ga thu gom rác; hỗ trợ kinh phí mua 1.487 xe đẩy tay và 580 thùng chứa rác (An Dương 114 xe, An Lão 170 xe, Bạch Long Vĩ 04 xe, Cát Hải 172 xe và 580 thùng chứa rác, Tiên Lãng 394 xe, Thủy Nguyên 164 xe, Vĩnh Bảo 243 xe). - Hình thành tổ đội: 100% số xã (143 xã) có tổ đội thu gom, vận chuyển rác với 927 tổ đội và 2.240 công nhân lao động tham gia. - Có 894 tổ thu gom, với 2.029 lao động trực tiếp; tổng số phương tiện phục vụ thu gom (xe kéo, xe đẩy tay) là 1.540 cái, 16 xe ô tô chuyên dùng của các đơn vị tham gia dịch vụ vận chuyển; -Số doanh nghiệp tham gia dịch vụ thu gom, vận chuyển là 10 tổ chức (03 Hạt quản lý đường bộ, 6 doanh nghiệp và 01 HTX). Ký kết hợp đồng dịch vụ cho 62 xã tại 6 huyện, tổng lượng rác được thu gom, vận chuyển, xử lý tập trung khoảng 186 tấn/ngày (chiếm 38,5% rác khu vực nông thôn); trong đó có 06 xã, thị trấn (lượng rác khoảng 23 tấn/ngày) rác thải được xử lý bằng lò đốt (chiếm 12,36% lượng rác xử lý tập trung); 2.3. Công tác thu phí vệ sinh Các địa phương đã triển khai cho các tổ thu gom thực hiện thu phí vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn, mức thu phí căn cứ theo quy định và sự thỏa thuận của đơn vị thu đối với các đối tượng thu, mức thu giao động từ 3.000 đến 5.000 đồng/khẩu, từ 10.000 đến 20.000 đồng/hộ, từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/đơn vị. Tỷ lệ thu phí đạt từ 60% đến 80% tùy theo từng đối tượng miễn thu phí vệ sinh trên địa bàn. 100% phí vệ sinh môi trường thu được dành cho các tổ thu gom tự trang trải; mức phí thu được ở những xã thu 5.000đ/khẩu, 20.000đ/hộ đã đảm bảo chi phí công tác thu gom, vận chuyển đến bãi tạm; những xã có mức thu 3.000đ/khẩu, dưới 20.000đ/hộ thì không đảm bảo kinh phí cho công tác thu gom.Kinh phí xửa lý phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ ngân sách cấp. Nhiều xã thu phí theo thời vụ (6 tháng/lần) do vậy không đảm bảo kinh phí hàng tháng cho công tác thu gom.
  4. 4. Hiện nay, Uỷ ban nhân thành phố đang chuẩn bị trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải nông thôn với mức 30.000đ/hộ/tháng; c. Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường: Năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận báo cáo tình hình phát sinh và quản lý CTNH của 400 cơ sở trong đó có thống kê lượng chất thải công nghiệp thông thường phát sinh với tổng khối lượng 2.508.000 tấn. Toàn bộ lượng chất thải này được 05 đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại (Công ty TNHH Tân Thuận Phong; Công ty cổ phần thương mại Hải Đăng; Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Sản xuất Đại Thắng; Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Toàn Thắng; Công ty cổ phần Hòa Anh), Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng và các đơn vị thu mua phế liệu nhỏ lẻ thu gom. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã hợp đồng với đơn vị ngoài thành phố để thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp thông thường. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường khoảng 6.871,2 tấn/ngày; c.Đối với chất thải rắn nguy hại: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 05 đơn vị được Tổng cục Môi trường cấp phép hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH gồm: Công ty TNHH Tân Thuận Phong; Công ty cổ phần thương mại Hải Đăng; Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Sản xuất Đại Thắng; Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Toàn Thắng; Công ty cổ phần Hòa Anh. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại khoảng 20,86 tấn/ngày ( số liệu năm 2015-2016) d.Đối với chất thải rắn y tế: Tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn thành phố trung bình khoảng 786.2 kg/ngày, trong đó: Gồm 03 bệnh viện có mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại tại chỗ, trong đó: + Trung tâm quân dân y Bạch Long Vỹ tự xử lý chất thải y tế nguy hại bằng lò đốt thủ công do bệnh viện tự xây dựng; + 02 bệnh viện, gồm: Bệnh viện đa khoa Cát Bà và Bệnh viện đa khoa Đôn Lương tự xử lý chất thải y tế nguy hại bằng lò đốt thuộc chương trình Trái phiếu Chính Phủ .Bệnh viện Cát Bà: Lò đốt chất thải rắn y tế 2 buồng CHUWASTAR, Nhật Bản. Năm 2017, hệ thống lò đốt rác hoạt động thường xuyên và liên tục, được sửa chữa (nâng cao ống khói) và bảo dưỡng định kỳ kinh phí hơn 1 trăm triệu đồng. . Bệnh viện Đôn Lương: Lò đốt hãng Incciner8 của Anh công suất 20kg/h. Hiện đang sửa chữa do bị hỏng. - Tất cả các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố và 05 bệnh viện tư nhân đều ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại. Riêng các trạm y tế xã, phường tập trung chất thải y tế nguy hại tại các trung tâm y tế huyện, quận theo lịch để dễ thu gom và vận chuyển. - Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế thông thường và nguy hại. Công ty đang vận hành 02 lò đốt chất thải y tế nguy hại được đặt ở nhà máy xử lý chất thải rắn thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải Tràng Cát, quận Hải An. Lò đốt thứ nhất, công suất 1.200kg rác/ngày (400kg/ca); lò đốt thứ hai, công suất 200kg/h. Năm Khối lượng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 (dự tính) I. Khối lượng chất thải y tế nguy hại (tấn) 226 231 266 309 366 421 Tỷ lệ năm sau so với năm trước (%) Tăng 2% Tăng 15% Tăng 16% Tăng 18% Tăng 15% Bảng khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom từ năm 2013 -2018
  5. 5. Nguồn kinh phí duy trì công tác quản lý và xử lý chất thải y tế nguy hại được thu theo đơn giá do UBND thành phố phê duyệt năm 2011 là 13.900 đồng/kg (Quyết định số 757/QĐ-UB ngày 23/5/2011) Hiện nay, Uỷ ban nhân thành phố đang chuẩn bị trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý rác thải y tế nguy hại mới, với đề xuất 20.000đ/kg d.1. Khối công lập: - 09 bệnh viện tuyến thành phố gồm và 14 bệnh viện đa khoa quận/huyện, Trung tâm y tế Dương Kinh và Trung tâm y tế Kiến An. - 08 bệnh viện trực thuộc các Bộ, Ngành đóng trên địa bàn thành phố; Khối Trung tâm y tế dự phòng có 01 Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và 12 trung tâm y tế quận/huyện không giường bệnh - Khối Trung tâm y tế chuyên khoa và các đơn vị trực thuộc có 15 đơn vị, 224 Trạm y tế xã/phường/thị trấn và 14 trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình quận/huyện. d.2. Khối ngoài công lập - 05 Bệnh viện tư nhân: Đa khoa Quốc tế, Quốc tế Green, Phụ sản Tâm Phúc, Hồng Đức, Hồng Phúc. - 29 Phòng khám Đa khoa - 678 Phòng khám chuyên khoa - 125 cơ sở dịch vụ y tế - 230 phòng chẩn trị Y học cổ truyền - 02 cơ sở vận chuyển cấp cứu; 3. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường. Hiện nay phương thức xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh; Riêng khu xử lý rác Đình Vũ hiện đã áp dụng thử nghiệm mô hình xử lý rác Fukuoka của Nhật Bản, do điều kiện về hạ tầng kỹ thuật nên mô hình này mới ở hình thức thử nghiệm. 3.1. Công nghệ chôn lấp - Đối với các bãi chôn lấp Đình Vũ, Tràng Cát, Bàng La được thiết kế, thi công theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh cơ bản đáp ứng các quy định theo Thông tư 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Liên Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường - Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn (có lớp lót đáy, có hệ thống chống thấm, hệ thống bơm nước thoát nước đáy bãi, có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác và có diện tích trồng cây xanh cách ly). Quy trình xử lý xử lý cụ thể: Kiểm tra và tiếp nhận rác thải; đổ rác; san gạt, đầm lèn; xử lý rác hàng ngày bằng chế phẩm sinh học và phủ đất theo quy định; vệ sinh và khử trùng bãi chôn lấp 7 ngày/lần theo khuyến cáo của Trung tâm y tế dự phòng thành phố Hải Phòng. - Đối với các bãi rác tạm chôn lấp rác thải sinh hoạt nông thôn hiện chưa đáp ứng các quy định theo Thông tư 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Liên Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường - Bộ Xây dựng. 3.2. Công nghệ đốt - Trong 03 năm, từ năm 2013-2015 thành phố Hải Phòng đã hỗ trợ đầu tư 05 lò đốt rác BD-Anpha (diện tích tại khu xử lý bình quân 1,5ha) cho các huyện: Kiến Thụy (01 lò), Thủy Nguyên (02 lò), Vĩnh Bảo (01 lò), An Lão (01 lò). Năm 2013 Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ kinh phí mua 01 lò đốt rác và các thiết bị kèm theo để xây dựng mô hình thí điểm lò đốt rác trên địa bàn huyện Kiến Thụy, lò đốt xử lý rác cho 02 xã (Đại Hợp, Đoàn Xá). Năm 2014 Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ nguồn kinh phí trang bị lò đốt rác và thiết bị cho các huyện: An Lão (01 lò), Vĩnh Bảo (01 lò), Thủy Nguyên (01 lò). Năm 2015, Ủy ban
  6. 6. nhân dân thành phố hỗ trợ nguồn kinh phí trang bị lò đốt rác và thiết bị cho huyện Thủy Nguyên (01 lò). - Các lò đốt có công nghệ sản xuất trong nước với công suất thiết kế 500kg/giờ, có hệ thống xử lý khí thải đồng bộ đi kèm; Ủy ban nhân dân thành phố đang chỉ đạo các sở ngành đánh giá khí thải của các lò đốt (đáp ứng các quy định hiện hành QCVN 61- MT:2016/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc giá về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt). 3.3. Compost - Nhà máy xử lý chất thải rắn thành phân compost nằm trong Khu liên hợp quản lý, xử lý chất thải rắn Tràng Cát tại phường Tràng Cát, quận Hải An, Hải Phòng. Quy trình sản xuất gồm: tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt; phân loại rác; ủ sống; ủ chín; sàng tinh và đóng bao. - Đến nay Nhà máy đã hoạt động với công suất 50 tấn/ngày dưới sự hỗ trợ kỹ thuật và kiểm soát của chuyên gia Nhật bản thuộc chương trình cải tiến mở rộng sản xuất phân compost tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tràng Cát thuộc quy hoạch tăng trưởng xanh của thành phố Hải Phòng và thành phố Kitakyushu, Nhật Bản. Tỷ lệ chất thải mang đi chôn lấp sau khi được phân loại tương đương với 65% khối lượng rác đầu vào. III. Rà soát, đánh giá Quy hoạch xử lý CTR và Quy hoạch mạng lưới chất thải rắn nông thôn thông thường. 1. Nội dung của đồ án Quy hoạch xử lý CTR và Quy hoạch mạng lưới chất thải rắn nông thôn thông thường: 1.1. Nội dung của đồ án Quy hoạch xử lý chất thải rắn: Quy hoạch xử lý CTR trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025 trên địa bàn thành phố có 14 khu xử lý CTR, trong đó có 07 khu cấp thành phố và 07 khu cấp huyện. Cũng theo quy hoạch này, trong giai đoạn 2011-2015 sẽ xây dựng Khu xử lý CTR cấp thành phố Gia Minh, xây dựng khu xử lý cấp huyện cơ bản hòn thành bao gồm: Khu xử lý CTR Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo; Khu xử lý CTR Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng; Khu xử lý CTR Áng Chà Chà, huyện Cát Hải; Khu xử lý CTR Tân Trào, huyện Kiến Thụy; Khu xử lý CTR Ngọc Chử, huyện An Lão; Khu xử lý CTR Đồng Bài, huyện Cát Hải; Khu xử lý CTR Minh Tân, huyện Thủy Nguyên. Giai đoạn 2015-2025 sẽ hoàn thiện theo quy hoạch được duyệt. 1.2.Nội dung của đồ án Quy hoạch mạng lưới chất thải rắn nông thôn thông thường: Các ga thu gom chất thải rắn khu vực nông thôn: Gồm có 279 ga thu gom CTR, trong đó: Huyện Thủy nguyên có 68 ga, huyện An Dương có 32 ga, huyện An lão có 31 ga, huyện Kiến Thụy có 24 ga, huyện Tiên Lãng có 49 ga, huyện Vĩnh Bảo có 59 ga, huyện Cát Hải có 16 ga. Trạm trung chuyển chất thải rắn khu vực nông thôn: Gồm 5 trạm, trong đó tại huyện Thủy Nguyên có 01 trạm, huyện An Dương có 01 trạm, huyện An lão có 01 trạm, huyện Tiên Lãng có 01 trạm, huyện Cát Hải có 01 trạm. 2. Tình hình thực hiện đồ án Quy hoạch xử lý CTR và Quy hoạch mạng lưới chất thải rắn nông thôn thông thường đến nay. Quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1711/QĐ-UBND ngày 11/10/2012 và Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn nông thôn thông thường trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1999/QĐ-UBND ngày 15/11/2012. Đến nay sau 5 năm quản lý thực hiện đã góp phần từng bước hình thành hệ thống xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố, tạo môi trường cảnh quan đô thị, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của thành phố Hải Phòng. Thành phố hiện có 03 khu cấp thành phố (Khu xử lý Gia Minh, Tràng Cát, Đình Vũ) và 02 khu cấp huyện (Khu xử lý Minh Tân – Thuỷ Nguyên và Khu xử lý Áng Chà Chà – Cát Hải ); trong đó chỉ có 2 Dự án đã đi vào hoạt động là Khu xử lý Đình Vũ và Khu xử lý
  7. 7. Tràng Cát, còn lại một số khu xử lý cấp thành phố và cấp huyện đang trong quá trình triển khai, cụ thể như sau: a) Khu xử lý cấp thành phố - Khu xử lý CTR Gia Minh thuộc địa bàn huyện Thủy Nguyên có quy mô quy hoạch 35ha với chức năng xử lý CTR sinh hoạt, CTR y tế. Dự án đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 và triển khai dự án theo nguồn vốn vay ODA từ năm 2004, hiện đang giải phóng mặt bằng.Tiến độ thi công: Từ tháng 11/2015 dự kiến đến hết tháng 7/2018 hoàn thành (Tuy nhiên thời gian này có thể bị kéo dài); - Khu xử lý CTR Tràng Cát: Để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, Ban Quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị đã lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư khu xử lý chất thải xây dựng trên địa bàn thành phố với quy mô 5,0ha (Công văn số 5348/UBND-XD ngày 24/8/2017 của UBND TP); - Khu xử lý CTR Đình Vũ xử lý CTR sinh hoạt: Ban Quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị đã lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án mở rộng Khu bãi Đình Vũ với quy mô 5,0ha mục đích để tiếp nhận rác từ 02 quận Đồ Sơn, Dương Kinh( Công văn số 6919/UBND-XD ngày 24/8/2017 của UBND TP); - Khu xử lý CTR Quang Trung - Quang Hưng tại xã Quang Trung và Quang Hưng, huyện An Lão có quy mô 4ha với chức năng xử lý CTR công nghiệp nguy hại. Dự án đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Quy hoạch chi tiết năm 2013 và cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2014. Hiện đang gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng do chính quyền địa phương chưa giải quyết dứt điểm kiến nghị của một số hộ dân trong khu vực; - Khu xử lý CTR Đồng Văn tại xã Đại Bản, huyện An Dương có quy mô 20ha đến 30ha với chức năng xử lý CTR sinh hoạt, CTR Công nghiệp hiện chưa triển khai; - Khu xử lý CTR An Sơn tại xã Lại Xuân huyện Thủy Nguyên (dự phòng) với chức năng xử lý CTR sinh hoạt, CTR Công nghiệp, CTR nguy hại, hiện chưa triển khai. b) Khu xử lý cấp huyện. - Huyện Thủy Nguyên: Khu xử lý CTR Minh Tân xã Minh Tân có quy mô 16ha, với chức năng xử lý CTR sinh hoạt, CTR Công nghiệp. Dự án đã hoàn thành các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai và môi trường. Hiện Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ kho vận Phú Hưng đang thực hiện thủ tục để đưa vào vận hành; - Huyện Vĩnh Bảo: Khu xử lý rác thải tập trung của huyện Vĩnh Bảo (diện tích 6,0ha) tại Km22+600 bãi ngoài đê hữu sông Thái Bình, xã Trấn Dương (UBND thành phố đồng ý chủ trương xây dựng tại Văn bản số 1659/UBND-MT ngày 04/4/2018). - Huyện Cát Hải: Khu xử lý CTR Áng Chà Chà tại thị trấn Cát Bà có quy mô 4ha với chức năng xử lý CTR sinh hoạt. Dự án đã hoàn thành các thủ tục về quy hoạch, đang thực hiện thủ tục về đầu tư, đất đai và môi trường; - Huyện Tiên Lãng: Khu xử lý CTR Cấp Tiến thuộc xã Cấp Tiến có quy mô 30ha, với chức năng xử lý CTR sinh hoạt. Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã có Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Dự án do liên danh Công ty Cổ phần thương mại du lịch Thành Vinh và Công ty Chế tạo thiết bị Môi trường xanh Vinh Hoa làm Chủ đầu tư (Dự án xử lý CTR không chôn lấp công nghệ RE-CD – tái tạo năng lượng theo cơ chế phát triển sạch) công suất 50 tấn/ngày; - Huyện An Lão: Khu xử lý CTR được quy hoạch tại thôn Ngọc Chử – Xã Trường Thọ có quy mô 10ha, nằm trong quy hoạch khu công nghiệp Tràng Duệ mở rộng giai đoạn 3 và khu sân golf, hiện nay chưa tìm được địa điểm khác phù hợp; - Huyện Kiến Thụy: Khu xử lý CTR Tân Trào thuộc xã Tân Trào có quy mô 10ha với chức năng xử lý CTR sinh hoạt, hiện nằm trong phạm vi quy hoạch khu công nghiệp Tân
  8. 8. Trào. Ngày 14/3/2017, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Công văn số 1049/VP-TL giao các Sở, ngành có liên quan cho ý kiến về vị trí quy hoạch bãi rác tập trung theo đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy về vị trí tại đồng mới Tây và đồng Lậu, xã Tân Trào. Tuy nhiên, ngày 11/4/2017, Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Thụy đã có Tờ trình số 37/TTr – UBND đề nghị tiếp tục điều chỉnh quy hoạch sang vị trí xứ đồng bãi Dưới xã Kiến Quốc. - Huyện Cát Hải: Khu xử lý CTR Đồng Bài Thị, trấn Cát Hải, có quy mô 5ha với chức năng xử lý CTR sinh hoạt hiện chưa thực hiện; - Huyện Cát Hải: Khu xử lý CTR Bạch Long Vỹ có quy mô 0,6 xử lý CTR sinh hoạt hiện chưa thực hiện. 1.3. Bãi xử lý chất thải rắn xây dựng, trạm trung chuyển CTR, ga thu gom CTR: - Các bãi xử lý chất thải rắn xây dựng, các trạm trung chuyển chất thải rắn thông thường chưa được triển khai thực hiện. - Đã xây dựng 65 ga thu gom chất thải rắn, trong đó huyện Thủy Nguyên có 11ga, huyện An Dương có 31 ga, huyện An Lão có 15 ga, huyện Cát Hải có 5, huyện Kiến Thụy có 2; huyện Bạch Long Vỹ có 1 ga. 3. Một số nội dung đề xuất điều điều chỉnh bổ sung: Qua rà soát tình hình thực hiện Quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố cho thấy hiện nay có một số vấn đề mới xuất hiện như sau: - Điều chỉnh Khu xử lý CTR Tân Trào: Ngày 14/3/2017, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có Công văn số 1049/VP-TL giao các Sở, ngành có liên quan có ý kiến về vị trí quy hoạch bãi rác tập trung theo đề nghị của Ủy ban nhân dân Huyện Kiến Thuy về vị trí tại Đồng Mới Tây và Đồng Lậu xã Tân Trào. Tuy nhiên, ngày 11/4/2017, Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Thuỵ đã có Tờ trình số 37/TTr – UBND đề nghị tiếp tục điều chỉnh quy hoạch sang vị trí xứ Đồng Bãi Dưới xã Kiến Quốc. - Bổ sung Khu xử lý CTR Minh Đức: Ngày 22/10/2014, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có Công văn số 8014/UBND-MT đồng ý về chủ trương cho phép tồn tại Nhà máy xử lý chất thải của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Toàn Thắng tại khu vực giữa chân núi Hang Ốc và chân núi Thần Vì, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên. Tuy nhiên, do vướng mắc về việc sử dụng đất trong khu vực đã được quy hoạch cho mục đích an ninh, quốc phòng và quy hoạch nguyên liệu sản xuất xi măng nên đến nay Dự án vẫn chưa triển khai được các thủ tục điều chỉnh Quy hoạch xử lý chất thải rắn và đầu tư theo quy định; IV. Phân tích thực trạng, đánh giá chung cho công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hải Phòng : 1.Dòng chất thải rắn sinh hoạt (số liệu năm 2016 để phù hợp với số liệu của toàn quốc) 677.066 tấn 14.439 tấn 13.428 tấn 100 % 2,1 % 2,0 % 1.011 tấn 0,1 % 662.627 tấn 663.638 tấn 97,9 % 98,0 % B ã t hải C hôn l ấp t rực t i ếp C hôn l ấp C hấtt hảit hu gom X ử l ý t rung gi an G i ảm t hi ểu và t áichế Dòng chất thải rắn sinh hoạt của TP. Hải Phòng năm 2016 Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) được thu gom của TP. HP năm 2016 là 677.066 tấn/năm (1.854 tấn/ngày).
  9. 9. Có 2,1 % lượng CTRSH thu gom được xử lý tại các cơ sở xử lý và 97,9% được đưa đến các bãi chôn lấp. Tỷ lệ CTRSH được chôn lấp bao gồm cả bãi thải từ các cơ sở xử lý chiếm 98% tổng khối lượng CTRSH được thu gom. Trong khi đó, tỷ lệ CTRSH được chôn lấp toàn quốc 2016: 74,8%. Tỷ lệ CTRSH được chôn lấp Miền Bắc 2016: 73%. 98 74,8 73 0 50 100 150 (%) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp TP. HP Toàn quốc Miền Bắc Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp năm 2016 Tỷ lệ CTRSH được chôn lấp của TP. Hải Phòng là rất cao so với tỷ lệ bình quân toàn quốc và miền Bắc. 2.Khối lượng CTRSH phát sinh, thu gom 2.1. Khối lượng CTRSH được thu gom của toàn Thành phố: Khối lượng CTRSH được thu gom trên người trên ngày của TP. Hải Phònglà 1.026 g/người/ngày, cao hơn mức trung bình của cả nước với chỉ 652 g/người/ngày. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trên người trên ngày của TP. Hải Phòng năm 2016 Khối lượng CTRSH được thu gom trên người trên ngày tại khu vực đô thị (gồm trung tâm thành phố - các quận - và các thị trấn) khoảng 1.300 g/người/ngày, và tại khu vực nông thôn là 690g/người/ngày. 2.2. Khối lượng CTRSH phát sinh, được thu gom của các quận, huyện:
  10. 10. Bảng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và khối lượng được thu gom của các quận, huyện TP. Hải Phòng năm 2016 3. Tỷ lệ dân số được thu gom CTRSH 3.1. Tỷ lệ dân số được thu gom của toàn Thành phố: Tỷ lệ dân số được thu gom trung bình của TP. Hải Phòng năm 2016: 91%. Tỷ lệ dân số được thu gom trung bình toàn quốc năm 2016: 62%. Tỷ lệ dân số được thu gom trung bình khu vực đô thị toàn quốc năm 2016: 85%. Bảng tỷ lệ dân số được thu gom CTRSH của Thành phố Hải Phòng và toàn quốc Như vậy, tỷ lệ dân số được thu gom CTRSH của TP. Hải Phòng là cao hơn so với mức bình quân tại khu vực đô thị của toàn quốc. 3.2. Tỷ lệ dân số được thu gom của các quận, huyện:
  11. 11. Tỷ lệ dân số được thu gom chất thải rắn sinh hoạt của các quận, huyện TP. Hải Phòng năm 2016 4. Xử lý chất thải rắn 4.1. Các bãi chôn lấp chất thải rắn TP. Hải Phòng có 03 Khu xử lý CTR theo phương pháp chôn lấp: Khu xử lý CTR Đình Vũ, Khu xử lý CTR Tràng Cát (quận Hải An) và Khu xử lý CTR Bàng La(quận Đồ Sơn).  Công suất: Công suất tiếp nhận của các bãi chôn lấp tương ứng là 472 tấn/ngày, 490 tấn/ngày và 134 tấn/ngày. 472 490 134 0 100 200 300 400 500 600 tấn/ ngày Công suất tiếp nhận CTRSH của các bãi chôn lấp BCL Đình Vũ BCL Tràng Cát BCL Đồ Sơn Công suất tiếp nhận của các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đô thị của TP. Hải Phòng năm 2016  Thời gian sử dụng còn lại: Các bãi chôn lấp hiện tại được báo cáo còn thời gian sử dụng từ 1 đến 5 năm.
  12. 12. Thời gian sử dụng còn lại của các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đô thị của TP. Hải Phòng năm 2016  Cấu trúc và hoạt động: Riêng bãi chôn lấp quận Đồ Sơn không có lớp lót đáy. Tại các BCL đều có thực hiện thu gom nước rỉ rác và xử lýnhưng không thu khí. Các bãi chôn lấp được vận hành bởi các đơn vị nhà nước, được đầm nén và phun thuốc khử mùi diệt côn trùng hàng ngày. 4.2. Các cơ sở xử lý chất thải rắn Tại các huyện của TP. Hải Phòng đã được đầu tư và đưa vào hoạt động 05 lò đốt CTRSH BD-Anpha. Công suất thiết kế của các lò đốt là 12 tấn/ngày.Khối lượng CTRSH tiếp nhận trung bình tại các lò đốt là 8 tấn/ngày. Tỷ lệ bã thải trung bình 7% [1]. Tổng mức đầu tư mỗi lò đốt dao động từ 1,7 – 3 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư trung bình 2,3 tỷ đồng/ lò đốt. Suất đầu tư dao động từ 142 triệu đồng/tấn – 250 triệu đồng/tấn. Trung bình: 193,4 triệu đồng/tấn [1]. 193.4 585.78 0 200 400 600 800 triệu đồng/ tấn Suất vốn đầu tư trung bình của các cơ sở đốt TP. HP Toàn quốc Suất vốn đầu tư trung bình của các cơ sở đốt của TP. Hải Phòng và toàn quốc đến năm 2016 Suất vốn đầu tư các cơ sở đốt tại TP. HP rất thấp so với suất vốn đầu tư trung bình của các cơ sở đốt trên cả nước, do các cơ sở đốt tại TP. HP có quy mô rất nhỏ. 5. Chi phí quản lý chất thải rắn Phí vệ sinh dao động từ 8.000–30.000 đ/hộ gia đình/tháng, giá trị trung bình là 20.333 đ/ hộ gia đình/tháng. Chi phí xử lý tại các BCL dao động từ 80.000 đ/tấn đến 84.000 đ/tấn, trung bình là 82.000 đ/tấn. Phí vệ sinh và chi phí chôn lấp CTRSH trung bình tại TP. Hải Phòng và toàn quốc đến năm 2016
  13. 13. - Phí vệ sinh trung bình của TP. Hải Phòng cao hơn so với toàn quốc. - Chi phí chôn lấp hợp vệ sinh CTRSH trung bình của TP. Hải Phòng thấp hơn so với toàn quốc. 5.1. Xem xét năng lực xử lý CTRSH khu vực đô thị Tổng hợp số liệu khối lượng CTRSH đô thị của TP. Hải Phòng từ năm 2015 đến nay; và từ số liệu dự báo trong tương lai, vẽ được biểu đồ biến thiên khối lượng CTRSH đô thị của TP. Hải Phòng từ năm 2015 đến năm 2025. Trên cơ sở công suất của các Khu xử lý CTRSH đô thị hiện tại của TP. Hải Phòng và thời gian sử dụng còn lại, vẽ được biểu đồ biến thiên khối lượng CTRSH đô thị của TP. Hải Phòng được xử lý từ năm 2015 đến năm 2025. Biểu đồ khối lượng CTRSH đô thị hiện tại và dự báo tương lai; và tổng công suất của các cơ sở xử lý CTRSH đô thị hiện tại của TP. Hải Phòng tới năm 2025 Từ biểu đồ và các bảng số liệu cho thấy, với 3 khu xử lý CTR hiện đang hoạt động thì bắt đầu từ năm 2017, công suất xử lý của cả 3 khu đã thấp hơn tổng khối lượng CTRSH đô thị cần xử lý. Tức là các khu xử lý CTR đang phải hoạt động quá công suất.
  14. 14. Từ năm 2019, nếu Khu xử lý CTR Gia Minh (huyện Thủy Nguyên) chưa đi vào hoạt động thì sẽ xảy ra khủng hoảng về địa điểm xử lý CTRSH đô thị của Thành phố. Do đó, cần thiết đưa Khu xử lý CTR Gia Minh vào hoạt động sớm nhất có thể. 5.2. Xem xét năng lực xử lý CTRSH khu vực nông thôn Từ số liệu khối lượng CTRSH nông thôn của TP. Hải Phòng từ năm 2015 đến nay; và từ số liệu dự báo trong tương lai, vẽ được biểu đồ biến thiên khối lượng CTRSH nông thôn của TP. Hải Phòng từ năm 2015 đến năm 2025. Từ công suất của các cơ sở đốt CTRSH tại các huyện đang hoạt động của TP. Hải Phòng, vẽ được biểu đồ biến thiên khối lượng CTRSH nông thôn của TP. Hải Phòng được xử lý từ năm 2015 đến năm 2025. 695 693 705 717 729 741 752 764 776 788 800 40 40 40 40 40 40 40 40 90 90 90 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 tấn/ngày Năm Khối lượng CTRSH nông thôn Tổng khối lượng CTRSH đô thị được xử lý Biểu đồ khối lượng CTRSH nông thôn hiện tại và dự báo tương lai; và tổng công suất của các cơ sở xử lý CTRSH nông thôn hiện tại của TP. Hải Phòng tới năm 2025 - Từ biểu đồ và các bảng số liệu cho thấy, với 5 lò đốt đang hoạt động tại các huyện của TP Hải Phòng chỉ là giải pháp xử lý tạm thời cho CTRSH nông thôn. Phần lớn CTRSH của các huyện đang được đưa đến các bãi rác tạm là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn. Nhu cầu đầu tư xây dựng các khu xử lý CTRSH cho các huyện là rất lớn và cấp thiết. 7. Dòng CTRSH trong tương lai của TP. Hải Phòng Khi cân nhắc các cơ sở xử lý nêu trong kế hoạch đầu tư bao gồm cả công suất của các cơ sở này, dòng CTRSH trong tương lai đã được mô tả (Giả định rằng không có sự thay đổi khối lượng chất thải và tỷ lệ thu gom theo dự kiến). Khối lượng chất thải đến bãi chôn lấp ở dòng chất thải trong tương lai (đến năm 2020) giảm so với dòng chất thải hiện tại (năm 2016). 646.616 tấn 204.572 tấn 192.297 tấn 100 % 31,6 % 29,7 % 12.274 tấn 1,9 % 442.044 tấn 454.319 tấn 68,4 % 70,3 % B ã t hải C hôn l ấp t rực t i ếp C hôn l ấp C hấtt hảit hu gom X ử l ý t rung gi an G i ảm t hi ểu và t áichế Dòng CTRSH trong tương lai đến năm 2020 của TP. Hải Phòng
  15. 15. V. Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn TH HP; 1. Ưu điểm: + Tỷ lệ thu gom rác thải ở nông thôn và đô thị ngày càng cao (80-97%). + Sự quan tâm, chỉ đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân đối với công tác triển khai xử lý chất thải rắn và chất thải sinh hoạt; + Xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh có chi phí thấp, phù hợp với khả năng của ngân sách thành phố. + Các chính sách hỗ trợ đầu tư, kinh phí ngân sách thành phố đầu tư cho các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường đô thị đã được Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban nhân dân thành phố quan tâm: 2. Tồn tại: - Tình hình thực hiện Quy hoạch xử lý chất thải rắn còn chậm, chưa đáp ứng được kế hoạch đã đề ra, do khó khăn về giải phóng mặt bằng, về nguồn kinh phí thực hiện. - Công tác thực hiện quy hoạch còn hạn chế, nhiều điểm quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn đã được phê duyệt khi triển khai thực hiện quy hoạch đã gặp nhiều khó khăn, người dân nhiều địa phương có điểm quy hoạch chưa đồng thuận; - Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn đang gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng, về nguồn kinh phí đầu tư... - Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển thấp, thu không đủ bù chi, cần được nhà nước hỗ trợ tài chính khá lớn. - Phân loại rác tại nguồn đã bắt đầu nhưng vẫn ở giai đoạn thí điểm/quy mô nhỏ. - Diện tích bãi rác chưa đủ và còn nhiều bãi rác tự phát. - Bãi rác chôn lấp còn hoạt động kém, không đảm bảo vệ sinh môi trường, ít nơi có trạm cân, chưa có thu gom khí, công suất xử lý nước rỷ rác chưa đảm bảo; - Quy mô tái chế còn thấp và khái niệm trách nhiệm mở rộng của người sản xuất (EPR) mới được dần dần đề cập. - Còn ít hoặc chưa có các chương trình tuyên truyền và giáo dục về giảm lượng rác phát thải ra môi trường; * Nguyên nhân: - Năng lực quản lý, xử lý chất thải rắn còn nhiều hạn chế, như: + Dụng cụ, phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải cũ, thiếu, chậm được đổi mới, chưa phù hợp với quy trình thu gom chất thải rắn bằng cơ khí và hiện đại. + Các khu xử lý chất thải quy trình công nghệ còn đơn điệu, chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh, thường xuyên đối mặt với sự quá tải, nguy cơ ô nhiễm cao, làm tiêu tốn nhiều diện tích đất để làm bãi chôn lấp, đồng thời chưa khai thác được các lợi ích kinh tế từ rác thải. - Người dân do thiếu thông tin, hiểu biết về công nghệ cũng như quy trình xử lý chất thải rắn nên đã chưa đồng thuận trong việc thực hiện Dự án xử lý chất thải rắn tại địa phương mình. Chính quyền địa phương thiếu tích cực trong việc tuyên truyền vận động người dân, còn tránh né không hợp tác để xác định địa điểm thực hiện Dự án xử lý chất thải rắn theo quy hoạch. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư không có địa điểm để thực hiện dự án hoặc đã có địa điểm nhưng bị cản trở, gây khó khăn khi triển khai dự án. - Sự tham gia của tư nhân còn hạn chế. - Kinh phí hỗ trợ cho công tác xử lý tại các xã còn hạn chế, từ năm 2016 thành phố mới bố trí kinh phí cho các xã để xử lý là 80 triệu đồng/ năm, khoảng 12 tỷ đồng/năm cho khu vực nông thôn, bằng khoảng 8% so với khu vực đô thị; - Chưa lựa chọn được hình thức và công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, khó khăn cho việc quyết định đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư;
  16. 16. - Thủ tục đầu tư đối với các dự án xử lý CTR khá phức tạp (hình thức PPP, thủ tục về đầu tư xây dựng, PCCC, môi trường, đấu nối phát điện (nếu có) kéo dài gây lãng phí, làm nản quyết tâm của các nhà đầu tư. VI. Kiến nghị - Qua đánh giá thực trạng, xem xét dự báo khối lượng CTRSH cần xử lý và tổng công suất của các khu xử lý CTRSH trong tương lai theo quy hoạch thấy rằng việc đầu tư xây dựng các Khu xử lý CTR là yêu cầu cấp thiết: - Thời gian sử dụng còn lại của bãi chôn lấp Đồ Sơn gần như không còn, cần có giải pháp đóng cửa và giải pháp xử lý 134 tấn/ngày CTR sinh hoạt đưa về khu xử lý Tràng Cát và Đình Vũ (Thời gian sử dụng còn lại dự kiến của 02 khu xử lý này còn khoảng 5 năm, công suất tiếp nhận khoảng 960 tấn/ngày). - Khu xử lý CTR Gia Minh, huyện Thủy Nguyên cần được hoàn thành và sớm đi vào hoạt động để xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn các quận. - Khu vực nông thôn: các Khu xử lý CTR như Khu xử lý CTR Minh Tân, Khu xử lý CTR Cát Hải, Khu xử lý CTR Cấp Tiến… cần được đầu tư xây dựng sớm để giảm thiểu lượng rác thải đang được xử lý tại các bãi rác tạm (khoảng 123 bãi) trên địa bàn huyện. - Các cơ sở đốt CTR quy mô nhỏ là giải pháp tạm thời. Cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các lò đốt này đối với các chất thải ra môi trường, đặc biệt là khí thải. Dần xem xét có giải pháp ngừng hoạt động các lò đốt quy mô nhỏ trong tương lai khi các Khu xử lý CTR được đầu tư xây dựng theo quy hoạch. - Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân, kêu gọi các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư dây truyền công nghệ tiên tiến xử lý, tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn. - Xem xét, mở rộng ô chôn lấp tại các bãi rác khu xử lý Đình Vũ và Tràng Cát (do hiện nay đang quá tải) để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường; Bố trí và quy hoạch quỹ đất tại địa bàn huyện Thủy Nguyên để làm bãi rác tạm cho huyện trong lúc chờ Khu xây dựng liên hiệp xử lý chất thải rắn Gia Minh đưa vào sử dụng. VII. Giải pháp Căn cứ vào thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố hiện nay, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân thành phố kính đề xuất Thường trực Thành ủy phương án tổng thể thu gom, vận chuyển, xử lý rác trên địa bàn thành phố về bãi rác xử lý tập trung cấp thành phố với lộ trình thực hiện như sau: 1.Công tác thực hiện quy hoạch a. Giai đoạn hiện nay đến năm 2020: - Xây dựng các Khu xử lý rác tập trung tại các huyện: Qua kết quả rà soát các dự án xây dựng các Khu xử lý rác cơ bản thực hiện theo quy hoạch được duyệt, nhưng chưa đảm bảo thời gian thực hiện, không đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của thành phố do có một số khó khăn: Sự không đồng thuận của người dân trong việc thực hiện Dự án xử lý chất thải rắn tại địa phương mình. Chính quyền địa phương thiếu tích cực trong việc tuyên truyền vận động người dân, còn tránh né không hợp tác để xác định địa điểm thực hiện Dự án xử lý chất thải rắn theo quy hoạch. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư không có địa điểm để thực hiện dự án hoặc đã có địa điểm nhưng bị cản trở, gây khó khăn khi triển khai dự án. Uỷ ban nhân dân các huyện tiếp tục rà soát kỹ các địa điểm đầu tư xây dựng khu xử lý rác tập trung theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn, đặc biệt về diện tích, khoảng cách vệ sinh môi trường; tổ chức lấy ý kiến đồng thuận của nhân dân về quy hoạch địa điểm; hoàn chỉnh hồ sơ đầu tư, triển khai các khu xử lý theo quy hoạch đã được duyệt.
  17. 17. Trong quá trình triển khai từng dự án theo quy hoạch cần có sự điều chỉnh, nội dung điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, định hướng phát triển chung của đô thị thì điều chỉnh cục bộ, để đảm bảo tính liên tục của đồ án. Sau khi phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2035 tầm nhìn đến 2050 sẽ tiến hành điều chỉnh tổng thể Quy hoạch xử lý CTR và các quy hoạch chuyên nghành khác. Khẩn trương hoàn thiện dự án mở rộng khu xử lý rác thải Đình Vũ và Tràng Cát trong năm 2018-2019. Hoàn thiện Dự án cải tạo và xây dựng các công trình Xử lý nước rỷ rác Khu xử lý chất thải Đình Vũ. - Nâng cao chất lượng công tác xử lý rác thải trên địa bàn các xã: Ngày 08/11/2016 Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2822/STNMT- BVMT ngày về việc hướng dẫn tạm thời công tác xử lý chất rắn sinh hoạt trên địa bàn các xã, kính đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố giao: + Sở Tài chính xem xét, cân đối bổ sung kinh phí xử lý rác sinh hoạt cho Uỷ ban nhân dân các huyện, đảm bảo chất lượng, vệ sinh môi trường. + Uỷ ban nhân dân các huyện là đơn vị trực tiếp ký Hợp đồng với đơn vị chuyên ngành thực hiện công tác xử lý rác, nhằm quản lý và nâng cao chất lượng công tác xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn các xã. b. Giai đoạn từ năm 2020-2030 Đầu tư xây dựng các Khu xử lý CTR có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, phù hợp; đưa các dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn là công trình trọng điểm của thành phố. Với mục tiêu rác đô thị và nông thôn đều đưa về xử lý tại 02 Khu xử lý, hạn chế các bãi rác cấp huyện, bãi rác tại các xã, cần thiết phải xây dựng Khu xử lý tập trung tại 02 khu vực: - Phía Đông Bắc thành phố; Tại huyện Thuỷ Nguyên ( Khu xử lý Gia Minh) - Phía Tây Nam thành phố; Trấn Dương huyện Vĩnh Bảo (Khu xử lý CTR Trấn Dương) Khu Xử lý rác Trấn Dương là địa điểm xử lý rác của Thành phố phù hợp với Quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo Quyết định số 1711/QĐ- UBND ngày 11/10/2012, cũng là địa điểm được phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 tại Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. + Diện tích: khoảng 80 ha, + Công suất dự kiến: ~ 1.000 tấn/ngày. + Công nghệ xử lý:Đề xuất lựa chọn công nghệ đốt, sản xuất phân compost, phát điện, phù hợp với xu hướng chung, tiết kiệm đất và xử lý sạch, hiệu quả. Dự án đường bộ ven biển, tuyến đường 363 được hoàn thành, đảm bảo kết nối giao thông các huyện phía đông nam thành phố vận chuyển chất thải từ các huyện Kiến Thuỵ, An Lão, An Dương về Khu Xử lý rác Trấn Dương thuận tiện. - Giao Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hải Phòng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố. * Tiêu chí lựa chọn Nhà đầu tư: - Năng lực về tài chính của Nhà đầu tư đảm bảo hoàn thành Dự án theo quy định; - Năng lực kinh nghiệm về xử lý rác thải của Nhà đầu tư;
  18. 18. - Công nghệ xử lý rác thải tiên tiến: xử lý, tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng hiệu quả…(có giấy chứng nhận về bản quyền). Đã được ứng dụng thực tế có hiệu quả tại Việt Nam hoặc trên thế giới; - Suất vốn đầu tư xây dựng và chi phí xử lý rác thải phù hợp với quy định hiện hành; - Khả năng tiếp nhận rác (phải đạt mức tối thiểu 1.000 tấn/ngày, có tính thêm khả năng mở rộng công suất xử lý, linh hoạt tiếp nhận, vận hành, xử lý chất thải bao gồm đã phân loại và không qua phân loại); - Cam kết thời gian khởi công, thời hạn xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. c. Giai đoạn từ năm 2030 -2050 Hiện nay, Ủy ban nhân dân thành phố đang tập trung nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2035 tầm nhìn đến 2050. Với mục tiêu xử lý rác sinh hoạt của một số huyện và rác sinh hoạt của các quận tại Khu xử lý rác tập trung của thành phố thì việc xác định thêm một số địa điểm có quy mô, diện tích đáp ứng được nhu cầu xử lý rác và có vị trí đảm bảo phạm vi phục vụ và khoảng cách vận chuyển phủ hợp, cần có nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch kinh tế xã hội chung của thành phố cùng với điều chỉnh quy hoạch xử lý rác thải trên địa bàn thành phố. Để hình thành hệ thống quản lý CTR theo hướng xây dựng bãi rác xử lý tập trung cấp thành phố, tạo môi trường cảnh quan đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của thành phố Hải Phòng, Sở Xây dựng cùng các sở ngành tiếp tục nghiên cứu trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố. 2.Chính sách hỗ trợ kinh phí vận chuyển, xử lý Hiện nay thành phố hỗ trợ kinh phí xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh khoảng: 84.000 đồng/tấn rác. Ngày 29/12/2017, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 29/12/2017 Công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải sinh hoạt, trong đó mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt, công suất 500 đến < 800 tấn là: 350.000÷390.000 đồng/tấn ngày đối với công nghệ trong nước….Vì vậy, mức kinh phí ngân sách hỗ trợ xử lý phải dần phù hợp với từng loại công nghệ để việc xử lý CTR được đảm bảo, hiệu quả. 3. Công tác xã hội hoá: Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn; tăng dần nguồn thu phí vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn. 4. Công tác tuyên truyền: Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục môi trường trong đó có quản lý chất thải vào chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông. - Nâng cao ý thức người dân, giảm lượng rác phát thải, tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải; - Đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân và doanh nghiệp về sản xuất sạch, hoạt động giảm thiểu phát sinh chất thải rắn; Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân thành phố kính báo cáo Thường trực Thành xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - Như kính gửi; - Các Ủy viên BCSĐ UBND TP; - VP TU; - Các Sở: XD, KH&ĐT; - CVP, các PCVP UBND TP; - CVP BCS Đảng; - P. XD, GT&CT; - P. KT, GS&TĐKT; - CV: QH, ĐC2; TM. BAN CÁN SỰ ĐẢNG BÍ THƯ
  19. 19. - Lưu VT. Nguyễn Văn Tùng

×