SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  86
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

BÙI KINH LUÂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

BÙI KINH LUÂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NỘI
HÀ NỘI - 2013
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Chính sách tín dụng CSTD
Doanh nghiệp DN
Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV
Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN
Hội đồng nhân dân HĐND
Ngân hàng Nhà nước NHNN
Ngân hàng thương mại NHTM
Sản xuất, kinh doanh SX, KD
Ủy ban nhân dân UBND
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NỘI - CƠ
SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 13
1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội 13
1.2 Những dấu hiệu phản ánh vai trò và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thủ đô Hà Nội
26
Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI
TRÒ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI
48
2.1 Những định hướng và ới 48
2.2 Các giải pháp phát huy vai trò các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội thời
gian tới 60
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 93
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cộng đồng các doanh nghiệp của Thủ đô Hà Nội, các DNNVV
chiếm một tỷ trọng lớn và có những đóng góp không nhỏ trong quá trình thực
hiện các các chương trình, dự án nhằm hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH
cũng như các kế hoạch cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
NVV của Thành phố Hà Nội đang gặp không ít khó khăn
.
Làm gì và làm như thế nào để các DNNVV ở Hà Nội khẳng định vai
tr
nhiều khó khăn, là đòi hỏi bức thiết hiện nay. Đề tài luận văn thạc sĩ "Doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội"
trên.
phủ, các chiến lược, chương trình phát triển DNNVV của quốc gia và
các địa phương, đến các sách chuyên khảo, tham khảo, các công trình nghiên
cứu và các bài báo về DNNVV. Có thể nêu một số công trình và tài liệu chủ
yếu như sau:
Các công trình thuộc loại sách chuyên khảo, tham khảo, đề tài và bài
báo khoa học.
Ở loại hình các công trình này có:
3
"Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam - kết quả điều tra doanh
nghiệp nhỏ và vừa năm 2011", Nxb Lao động Xã hội, H. 2012.
Công trình được tiến hành bởi Viện Quản lý kinh tế Trung ương
(CIEM), Viện Khoa học lao động xã hội (ILSA), Khoa kinh tế Đại học tổng
hợp Copenhagen (DoE), Trường Đại học Liên hợp quốc (UNU-WIDER).
Cuốn sách cung cấp thông tin thu được từ điều tra DNNVV lần thứ 7 năm
2011, được thực hiện ở 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Tây cũ (được tác riêng
không tính gộp vào hà Nội), Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ,
Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. Nội dung báo
cáo điều tra trình bày tổng quan thông tin cơ bản từ cơ sở dữ liệu DNNVV
năm 2011, có sự so sánh với những cuộc điều tra trước, theo đó cho rằng: các
DNNVV tiếp tục là trung tâm đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam, chiếm tỷ trong ngày càng tăng trong tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Do vậy nắm bắt được những khó khăn của các DNNVV đang đối mặt cũng
như tiềm năng của những DN này có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định các
chính sách hỗ trợ thích hợp.
"Giải pháp phát triển DNVVN ỏ Việt Nam", của tác giả Nguyễn Thị
Thanh Hoài, Tạp chí Cộng sản điện tử số 64 năm 2004.
Trên cơ sở trình bày khái quát về vai trò của các DNNVV ở Việt Nam
và đề cập đến những hỗ trợ về thể chế, về chính sách, thủ tục pháp lý...của
nhà nước đối với DNNVV thời gian qua và những hạn chế của các hỗ trợ đó;
tác giả đề xuất một hệ thống 8 giải pháp phát triển DNVVN ỏ Việt Nam trong
thời gian tới, gồm: Hoàn thiện khung pháp lý; Ưu tiên về một số hính sách;
Có biện pháp phát triển thị trường chứng khoán; Tăng cường phối hợp giữa
các cơ quan Nhà nước (Chính phủ) với các định thế quốc tế; Tiếp tục cải cách
thủ tục hành chính, phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Tăng cường công
tác quản lý nhà nước đối với DN và Nâng cao trình độ của các chủ DN.
4
"Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm
2013", của tác giả Cao Sỹ Kiêm, đăng trên Tạp chí Tài chính số 2 - 2013.
Trên cơ sở khẳng định lại vị thế của các DNNVV trong cộng đồng các
doanh nghiệp Việt Nam, vai trò quan trọng nhất của các DNNVV trong nền
kinh tế là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các
nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Tác giả nêu bật
thực trạng hoạt động của DNNVV ở Việt Nam hiện nay, như khó khăn trong
tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ, khó khăn về tiếp
cận vốn vay, về mặt bằng sản xuất, về công nghệ, về chất lượng nguồn lao
động, về thiếu vốn, về hoàn thiện khung pháp lý, về nhận những hỗ trợ về tín
dụng của nhà nước... và một số vấn đề khác như: nằm ngoài chuỗi cung ứng
trong chuỗi giá trị toàn cầu, chi phí sản xuất tăng cao, hiệu quả sản xuất kinh
doanh thấp, hàng tồn kho lớn, thị trường thu hẹp... Từ đó, tác giả đưa ra
những hỗ trợ cần thiết cho các DNNVV trong năm 2103.
Xa hơn nữa về mặt thời gian, những năm đầu tiên của thế kỷ XXI cũng
đã có một số sách xuất bản về DNNVV, có thể kể đến: "Đổi mới cơ chế và
chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam đến năm 2005" do PGS.TS
Nguyễn Cúc (chủ biên), sách Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành năm
2000."Doanh nghiệp vừa và nhỏ" của tác giả Vương Liêm, sách do Nxb Giao
thông vận tải, Hà Nội ấn hành năm 2000. "Phát triển DNVVN: Kinh nghiệm
nước ngoài và phát triển DNVVN ở Việt Nam" của hai tác giả Vũ Quốc Tuấn
và Hoàng Thu Hà, Nxb Thống kê, Hà Nội, ấn hành năm 2001 v.v...
"Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa Hà Nội". Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị của tác giả Nguyễn Thị Minh
Thùy, Trường Đại Học kinh tế quốc dân Hà Nội, 2012.
5
Luận văn trình bày những vấn đề cơ bản cơ sở lý luận về chính sách hỗ
trợ đổi mới công nghệ cho các DNNV. Đánh giá tình hình ban hành và thực
hiện chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho DNNVV của Hà Nội trong một
số ngành sản xuất giai đoạn 2000 - 2010 và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho
DNNVV của Hà Nội.
"Một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển các doanh nghiệp
nhỏ và vừa". Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giải Nguyễn Thị Thanh Bình,
Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
Theo tác giả, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
hiện nay, sự tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhiều loại
hình doanh nghiệp với những quy mô, trình độ khác nhau là tất yếu. Việc tập
trung sản xuất ở quy mô nhỏ sẽ khai thác tối đa lợi thế về tính đa dạng hóa
của sản phẩm, đáp ứng từng phân khúc rất nhỏ của thị trường, giúp các doanh
nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường, đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro do
biến động của thị trường. Do quy mô gọn nhẹ nên khả năng thu hút vốn trong
dân dễ dàng và nhanh chóng, phát huy được nội lực trong nền kinh tế. Hầu hết
các lĩnh vực của nền kinh tế đều có DNNVV. Do đó, phát triển khu vực kinh
tế các DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc phát triển DNNVV góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của
đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm
hàng hóa, dich vụ cho xã hội; giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống
xã hội cho hàng triệu lao động. Do đó, các chính sách của Chính phủ nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát triển. Trên cơ sở đánh giá những
chính sách tài chính đối với các DNNVV thời gia qua, luận văn đê xuất
những các chính sách tài chính thúc đẩy sự phát triển các DNNVV nhằm góp
phần mở ra nhiều cơ hội cho các DNNVV tiếp cận với các nguồn vốn đa dạng
6
hơn để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình
và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn góp phần vào sự phát triển chung của
nền kinh tế đất nước thời gian tới.
"Vai trò của DNVVN đối với xây dựng lực lượng tự vệ, dự bị động viên
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai", của tác giả
Luận văn phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về doanh
nghiệp vừa và nhỏ, về lực lượng tự vệ, dự bị động viên, về vai trò của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với xây dựng lực lượng tự vệ, dự bị động viên
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đánh giá thực trạng vai trò của các DNNVV đối
với xây dựng lực lượng tự vệ, dự bị động viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
trong những năm vừa qua và chỉ rõ nguyên nhân, đề xuất một số quan điểm
và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối
với xây dựng lực lượng tự vệ, dự bị động viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
trong những năm tới có hiệu quả tốt hơn.
"Tác động của phát triển DNVVN đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh
Bắc Ninh hiện nay".
Từ quan điểm kinh tế học chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và trên
cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu đã công bố, luận văn đã làm rõ một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp vừa và nhỏ, về khu vực phòng thủ
tỉnh Bắc Ninh; chỉ ra những tác động của quá trình phát triển đó đến xây
dựng khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Ninh; đồng thời phân tích làm rõ thực trạng
tác động phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đến xây dựng khu vực phòng thủ
tỉnh Bắc Ninh và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, đề xuất một số quan
điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động
tiêu cực của phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đến xây dựng khu vực phòng
thủ tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới tốt hơn.
"Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN ở tỉnh Thái Bình hiện
nay", của tác giả Phạm Văn Minh (2009),
7
Trên cơ sở những vấn dề lý luận và thực tiễn được trình bày, luận
văn góp phần làm phong phú nhận thức về vấn đề cạnh tranh, đặc biệt là
cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thái Bình; đánh giá một
cách tổng thể về thực trạng của quá trình đó, chỉ ra nguyên nhân mạnh yếu.
Bước đầu đề xuất một số các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thái Bình
trong thời gian tới.
Một số cơ quan chức năng của Nhà nước cũng công bố các công trình
dưới dạng các đề án cũng có giá trị nhất định về mặt nghiên cứu của đề tài
luận văn. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn này có: "Định
hướng chiến lược và chính sách phát triển DNVVN ở Việt Nam đến năm
2010", Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện. "Hỗ trợ các doanh nghiệp công
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam", dự án US/VIE/95/007 do UNIDO tài trợ.
"Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà
Nội"
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tục phát huy vai trò
của các DNNVV để các DN tiếp tục có đóng góp tích cực vào tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội thời gian tới.
Thông qua hoạt động của các DNNVV, chỉ ra thực trạng vai trò các
DNNVV của Hà Nội trong hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH ở Hà Nội.
Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của các
DNNVV của Hà Nội trong CNH, HĐH ở Hà Nội thời gian tới.
8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của các DNNVV.
Phạm vi nghiên cứu
từ góc độ những đóng góp của loại hình DN này trong phát triển kinh tế
- xã hội của Thủ đô, phấn đấu Hà Nội cán đích mục tiêu hoàn thành CNH,
HĐH trước từ 1-2 năm so với cả nước theo tinh thần Nghị quyết số 11-
NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà
Nội giai đoạn 2011-2020" Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị và
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ Thành phố Hà Nội.
Thời gian, khảo sát đánh giá trong khoảng 10 năm trở lại đây. Các số
liệu khai thác trong Niên giám thống kê của Thành phố Hà Nội, theo đó các
DN thuộc loại hình kinh tế ngoài nhà nước (tư nhân) được hiểu có cùng nghĩa
với các DNNVV được bàn luận trong luận văn này.
i liệu tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học có liên quan đã công bố.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của
kinh tế chính trị Mác - Lênin: trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch
sử, phân tích, tổng hợp và một số phương pháp khác: thông kê, so sánh,
chuyên gia v.v…
vai trò vừa tăng lợi nhuận cho DN, vừa có đóng góp mới đối với sự
phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội.
9
Chương 1
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NỘI - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.
1.1.1.
10
Có nhiều cách để nhận diện DNNVV, song cách nhận diện phổ biến là
phân theo theo quy mô, trình độ SX, KD.
DNNVV là những DN có quy mô nhỏ bé về vốn, lao động, hay doanh
thu
Hiện nay trên thế giới còn có nhiều bàn cãi, tranh luận và có nhiều ý
kiến, quan điểm khác nhau khi đánh giá, phân loại DNNVV nhưng thường tập
trung vào các dấu hiệu nhận biết chủ yếu như: vốn, doanh thu, lao động, lợi
nhuận, thị phần.
Theo Ngân hàng Thế giới, về quy mô, có thể phân DN thành các loại và
dấu hiệu để nhận biết như sau: DN siêu nhỏ là DN có số lượng lao động dưới
10 lao động, DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 lao động, còn
DN vừa có từ 50 đến 300 lao động. Còn ở mỗi quốc gia, người ta cũng có tiêu
chí riêng để xác định DNNVV ở quốc gia mình.
Ở Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật cho rằng khái niệm
DNNVV và sau đó khái niệm DN nhỏ và cực nhỏ được du nhập từ bên ngoài
vào Việt Nam. Vấn đề dấu hiệu nhận biết DNNVV và cực nhỏ là trung tâm
của nhiều cuộc tranh luận về sự phát triển của khu vực này trong nhiều năm
qua. Định nghĩa về DNNVV, doanh nghiệp cực nhỏ rõ ràng phải dựa trước
tiên vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường đó là các dấu hiệu về số nhân
công, vốn đăng kí, doanh thu..., các dấu hiệu này thay đổi theo từng quốc gia,
từng chương trình phát triển khác nhau.
Quan niệm về DNNVV ở nước ta đã từng bước được giải quyết. Năm
1998, tại công văn số 681/CP-KTN của Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 6
năm 1998 về "Định hướng chiến lược và chính sách phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ", theo đó, DNNVV được quan niệm là DN có số công
nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương
11
378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban hành công
văn). Xác định của công văn này nhằm xây dựng một bức tranh chung về các
DNNVV ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế
quan niệm này không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực
nhỏ. Vì vậy, 3 năm sau, sự ra đời của Nghị định số 90/2001/NĐ - CP đã có
những thay đổi nhất định về quan niệm thế nào là DNNVV. Nghị định đưa ra
chính thức định nghĩa DNNVV, theo cách vừa là quan niệm và là dấu hiệu
phân định. Nghị định 90/2001/NĐ - CP xác định: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa
là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật
hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình
hàng năm không quá 300 người”. Các DN cực nhỏ được quy định là có từ 1
đến 9 nhân công, DN có từ 10 đến 49 nhân công được coi là DN nhỏ. 8 năm
sau, ngày 30/6/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, đưa
ra qui định mới, theo đó, số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người
trở xuống được coi là DN siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được
coi là DN nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là DN vừa.
Những quy định trong Quyết định 56/2009/NĐ-CP hiện đang có hiệu lực sử
dụng. Điều 3, Quyết định 56/2009/NĐ-CP ghi rõ: DNNVV là cơ sở kinh
doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba
cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương
đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số
lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) [12]
* Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNNVV luôn có tính lịch sử, bởi một DN trước đây được coi là lớn,
nhưng với quy mô như vậy, hiện tại hoặc tương lai có thể được coi là vừa
hoặc nhỏ. Như vậy trong việc xác định quy mô DN cần tính thêm hệ số tăng
trưởng quy mô DN trung bình trong từng giai đoạn. Hệ số này chỉ được sử
12
dụng khi xác định quy mô DN cho các thời kì khác nhau. Sự phân loại doanh
nghiệp thường chỉ mang tính tương đối Song sự phân loại là cần thiết vì nó
phục vụ cho công tác quản lý...
Hiện nay trên thế giới còn có nhiều bàn cãi, tranh luận và có nhiều ý
kiến, quan điểm khác nhau khi đánh giá, phân loại DNNVV nhưng thường
tập trung vào các tiêu chí chủ yếu như: vốn, doanh thu, lao động, lợi nhuận,
thị phần.
Nói chung, người ta sử dụng 3 dấu hiệu phổ biến để đánh giá và phân
loại DN, theo đó xác định những dấu hiệu cùng loại của các DNNVV:
(1) Phân loại DNNVV gắn với đặc điểm từng ngành và tính đến số
lượng vốn và lao động được thu hút vào hoạt động SX, KD. Các nước theo
quan điểm này gồm Nhật Bản, Malayxia, Thái Lan..v..v...Trong bộ luật cơ
bản về DN ở Nhật Bản qui định: Trong lĩnh vực công nghiệp và chế biến khai
thác, các DNNVV là những DN thu hút vốn kinh doanh dưới 100 triệu Yên
(tương đương với khoảng 1 triệu USD). Ở Malayxia DNNVV là những doanh
nghiệp có vốn cố định hơn 500.000 Ringgit (khoảng 145.000 USD) và dưới
50 lao động.
(2) DN được phân loại theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành tính
đến 3 yếu tố: vốn, lao động và doanh thu. Đài Loan phân chia DN có mức vốn
dưới 4 triệu tệ Đài Loan (tương đương 1.5 triệu USD), tổng tài sản không
vượt quá 120 triệu tệ và thu hút dưới 50 lao động là những DNNVV.
(3) DN được phân loại dựa vào nghành nghề kinh doanh và số lượng lao
động. Theo quan điểm này, ngoài tính đặc thù của ngành cần đến lượng lao
động thu hút. Các nước thuộc khối EC, Hàn Quốc, Hồng Kông v.v... Ở Cộng
hoà Liên bang Đức các DN có dưới 9 lao động được gọi là DN nhỏ, có từ 10
đến 499 lao động gọi là DN vừa và trên 500 lao động là DN lớn [ph.lục 3].
13
Dẫn ra tình hình trên để thấy sự phong phú trong các cách phân loại
DNNVV ở hiện nay. Còn đối với nước ta, sự phân loại DNNVV như đã nêu ở
trên, được tiến hành dựa trên những quy định của Chính phủ [12, tr.1].
quốc gia
Nhận thức được tầm quan trọng của các DN, Đảng và Nhà nước ta coi
“Phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” [11, tr.1] .
Phát huy vai trò của các DNNVV không những góp phần vào sự phát
triển kinh tế, mà còn tạo sự ổn định chính trị, xã hội trong nước. Ở một nước
mà phần lớn lao động làm nông nghiệp như nước ta thì chính DNNVV là tác
nhân và động lực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Ở nước ta, các DNNVV tuy cũng đã có môi trường để đầu tư phát triển
khá thuận lợi và đạt được những kết quả nhất định, song những kết quả ấy
chưa tương xứng với vai trò của các DN loại này. Nguyên nhân chính của tình
hình trên là do phần lớn các DNNVV mới hình thành, còn yếu kém, sự phát
triển của chúng mang tính tự nhiên, chưa theo một chiến lược với những bước
đi phù hợp. Do đó nó cần tiếp tục nhận được sự khuyến khích và những hỗ trợ
từ phía nhà nước để tiếp tục phát triển.
Có nhiều hình thức khuyến khích và hỗ trợ, trong đó, các hỗ trợ về thể chế
nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các
luật về DNNVV, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin, v.v...);
những hỗ trợ bồi dưỡng năng lực DN (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về công
nghệ, quản trị v.v...); những hỗ trợ về tín dụng (thành lập ngân hàng chuyên cho
DNNVV, bảo lãnh tín dụng cho DN, thành lập các công ty đầu tư mạo hiểm,
v.v...), và những hỗ trợ khác (như mặt bằng kinh doanh)... là rất cần thiết.
Trong kinh tế thị trường, mục tiêu hoạt động của các DN là tối đa hoá
lợi nhuận. Theo đuổi mục tiêu đó, các DNNVV phải tiến hành SX, KD dựa
trên những chiến lược được xây dựng có luận cứ khoa học xác đáng. Trên cơ
14
sở kết quả của SX, KD các DNNVV có những đóng góp quan trọng vào việc
giải quyết các vấn đề xã hội như tạo nhiều việc làm cho người lao động (có
thể sử dụng lao động tại nhà, lao động thường xuyên và lao động thời vụ); hạn
chế tệ nạn, tiêu cực (do không có việc làm) gây ra; tăng thu nhập, nâng cao
chất lượng đời sống; tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước; thu
hút nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư; khai thác được tiềm năng sẵn có
địa bàn đứng chân. Vì vậy cần nhận rõ vai trò của các DNNVV trong nền
kinh tế nói chung cũng như ở mỗi địa phương nói riêng.
1.1.2. Vai trò của các DNNVV trong CNH, HĐH Thủ đô
Sự tồn tại của các DNNVV trong đời sống kinh tế mang tính phổ biến.
Do đó có thể thấy vai trò của các DNNVV không chỉ thể hiện trong thời kỳ
CNH, HĐH, mà trong toàn bộ quá trình phát triển của nền kinh tế. Vai trò của
các DNNVV trong CNH, HĐH ở Hà Nội là nét đặc thù về vai trò của các
DNNVV trong nền kinh tế nói chung.
hi các ông nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản đã nói lên rằng loại hình DN
này có vai trò nhất định trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cả ở thời kỳ tự do
cạnh tranh, và thời kỳ độc quyền.
Ở nước ta (trong đó có Thủ đô Hà Nội), trong sự nghiệp đổi mới, đẩy
mạnh CNH, HĐH, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các các
DNNVV có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế và trong CNH,
HĐH. Nó góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành và của cả nền
kinh tế; tạo thêm hàng hoá dịch vụ; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao
động; tăng thu nhập và nâng cao đời sống; tạo nguồn thu quan trọng cho
ngân sách nhà nước và đặc biệt được coi là “chiếc đệm giảm sóc” của thị
trường, giúp hoàn thành mục tiêu của CNH, HĐH. Các DNNVV tạo ra hơn
50% việc làm cho lao động làm việc trong DN nói chung. Với các lợi thế
như phát triển ở mọi vùng miền của đất nước, mọi ngành kinh tế; là phương
15
thức hữu hiệu để huy động nguồn lực từ người dân cho phát triển kinh tế;
tạo nhiều việc làm và thu nhập; DNNVV còn có vai trò quan trọng trong
việc thay đổi cấu trúc của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên linh
hoạt, năng động hơn [39, tr.1].
Đối với quá trình CNH, HĐH ỏ Hà Nội:
.
Những năm qua trên nền những quyết sách hợp lý của Đảng và Nhà
nước, sự năng động sáng tạo của lãnh đạo và chính quyền Thành phố Hà Nội,
năm 2012, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hà Nội đạt 326.470 tỷ đồng, tốc
độ tăng GDP năm 2012 đạt 8,1% (cao hơn toàn quốc: 5,2%); GDP bình quân
đầu người năm 2012 là 46,9 triệu đồng, so năm 2011 tăng xấp xỉ 1%; tổng thu
ngân sách toàn thành phố năm 2012 là 131.407 tỷ đồng [20, tr.49,51]. Kết cấu
hạ tầng đô thị ngày càng được nâng cấp, phát triển. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở
một số lĩnh vực đã phát triển, vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2012 đạt
232.659 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 (theo giá hiện hành)
đạt 450.831 tỷ đồng [20, tr.49].
Trong sự phát triển kinh tế của Hà Nội, cộng đồng các DN trong đó đại
đa số là các DNNVV là những thực thể tạo ra những chuyển biến, những kết
quả phát triển và những con số cụ thể nói trên.
ức sở hữu (tập thể, tư nhân và hỗn hợp); được hình thành theo luật
doanh nghiệp và những văn bản dưới luật. Đây là những công cụ pháp lý xác
định tư cách pháp nhân rất quan trọng để điều chỉnh hành vi các DN nói chung
trong đó có các DNNVV, đồng thời xác định vai trò của Nhà nước đối với DN
16
trong nền kinh tế. Địa bàn hoạt độ
thị trấn, thị tứ mà cả tại vùng nông thôn, nơi còn có những khó khăn về kết cấu
hạ tầng, xa các thị trường tiêu thụ lớn, thị trường tại chỗ hẹp, các mối liên hệ hợp
tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh không thuận lợi...
Trong kinh tế thị trường, sự cạnh tranh và quy luật đào thải khắc
nghiệt, là thước đo sự bền vững trong sự tồn tại và hoạt động của các DN, đòi
hỏi các DNNVV phải có sự đoàn kết, liên doanh, liên kết trước hết là vì sự
tồn tại, vì lợi ích và tương lai của chính mình, sau nữa là vì sự phát triển
chung của nền kinh tế Thủ đô. Bên cạnh sự ra đời ngày càng nhiều các DN thì
xu hướng “liên doanh, liên kết - hợp tác vững mạnh” cũng nảy sinh như một
nhu cầu tất yếu trong xã hội hiện đại. Câu lạc bộ các DNNVV Hà Nội (ra đời
ngày 21 tháng 12 năm 1995 theo Quyết định số 4518/ QĐ-UB của UBND
Thành phố Hà Nội, đến 15 tháng 5 năm 2000, đổi tên thành Hiệp hội các
DNVVN Thành phố Hà Nội, gọi tắt là HASMEA - Hanoi Small and Medium
Enterprises Association) [29, tr.1], là chỗ dựa cho sự đoàn kết của các
DNNVV của Thủ đô Hà Nội.
Những dấu hiệu mang tính đặc trưng của các DNNVV Hà Nội khách
quan nói lên vai trò quan trọng của các DNNVV ở Hà Nội trong CNH, HĐH
Thủ đô. Có thể khái quát vai trò đó trên ba vấn đề sau đây:
Một là, các DNNVV có mặt trong tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế
Thủ đô, là bộ phận giúp Hà Nội xây dựng nền kinh tế năng động và hiện thực
hóa mục tiêu CNH, HĐH.
Từ sau đổi mới, nền kinh tế Hà Nội đã từng bước chuyển sang vận
hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, so với một số địa phương khác, Hà
Nội chịu ảnh hưởng khá nặng của cơ chế cũ, nên sự chuyển biến theo hướng
có một nền kinh tế năng động vẫn còn nhiều khó khăn. Các DNNVV giúp Hà
Nội từng bước giải quyết khó khăn này.
Do có ưu thế quy mô không lớn, lượng vốn và lao động đều ở mức
17
không lớn nên dễ điều chỉnh hoạt động (xét về mặt lý thuyết), dễ bề xoay xở
cả trong phát triển SX, KD, cả khi nền kinh tế gặp khó khăn, các DNNVV có
thể tham gia SX, KD ở tất cả các ngành, lĩnh vực vủa nền kinh tế Thành phố
(trừ một số lĩnh vực đặc thù đòi hỏi vốn và trình độ công nghệ cao), cả trong
giúp khắc phục những hậu quả do những tác động kinh tế từ bên ngoài. y.
tr.1].
Các DNNVV có nhiêu ưu thế như: năng động, dễ thay đổi cơ cấu sản
xuất, thích ứng nhanh với tình hình, những yếu tố quan trọng này trong kinh
tế thị trường sẽ tạo khả năng đảm bảo tính cạnh tranh và tính hiệu quả của SX,
KD. Do đó các DNNVV có thể giúp Hà Nội tạo ra sự năng động, linh hoạt
cho nền kinh tế của Thành phố, trong việc thích nghi với những thay đổi của
thị trường trong nước và quốc tế.
Rõ ràng, từ lý luận đến thực tiễn đều cho thấy, các DNNVV của Hà Nội
là bộ phận thực sự góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế
Thủ đô và góp phần khắc phục những méo mó do độc quyền gây ra, giúp duy
trì được tính năng động và linh hoạt của các chủ thể trong một môi trường
kinh doanh mà tính năng động và linh hoạt có vai trò quyết định cho sự sống
còn của DN.
Hai là, các DNNVV là thực thể giúp Hà Nội huy động và sử các nguồn
lực cho đầu tư, tạo việc làm, giúp giảm sức ép từ sự gia tăng lực lượng lao
động hàng năm để phát triển kinh tế.
Trong kinh tế thị trường, vốn đàu tư luôn là câu hỏi thường trực đặt ra
trước các nhà quản lý. Từ sau khi địa giới hành chính được mở rộng, nhu cầu
vốn đầu tư của Hà Nội tăng lên gấp đôi so với trước; áp lực về giải quyết nhu
cầu vốn đầu tư của Hà Nội vì thế càng đè nặng lên nền kinh tế Thủ đô. Các
18
DNNVV là loại hình doanh nghiệp giúp Hà Nội tạo ra việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển,
xóa đói giảm nghèo… năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao
động chưa qua đào tạo. Đây là vai trò quan trọng nhất của các DNNVV đối
với nền kinh tế nói chung, với CNH, HĐH Thủ đô nói riêng.
Do có ưu thế trong việc tạo việc làm do vốn đầu tư cho mỗi chỗ làm
thấp, tạo ra việc làm mới nhanh chóng, tổng vốn đầu tư không quá lớn, tính
khả thi cao, mặt khác lại có thể phát triển ở mọi nơi để thu hút lao động, yêu
cầu về tay nghề trình độ lao động không thật cao, nên các DNNVV là thực thể
hết sức quan trọng giúp Thành phố Hà Nội trong huy động thêm các nguồn
vốn đầu tư của xã hội, của dân cư để phát triển kinh tế có hiệu quả cao. Trong
24,5 triệu đồng [23, tr.2];
Ba là các DNNVV giúp Hà Nội tạo ra sự phát triển của khu vực kinh tế
ngoại thành và
Cả lý luận và thực tiễn đêu cho thấy, các DNNVV là loại hình DN giữ
vai trò ổn định nền kinh tế: kinh nghiệm cho thấy, các DNNVV là những nhà
thầu phụ cho các DN lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm
cho phép nền kinh tế có được sự ổn định.
Trong nhiều năm tới, khối DNNVV vẫn là động cơ chính cho nền kinh
tế Thủ đô (mặc dù khối DN này chỉ phát triển mạnh trong những lĩnh vực có
tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công nghệ thấp do không có lợi thế về quy mô
tiềm lực tài chính, địa bàn hoạt động, thị phần…) , nên hàng năm tạo thêm
trên nửa triệu lao động mới; Sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp
hơn 40% GDP… [35, tr.1].
Đối với các thành phố lớn có quy mô phát triển kinh tế, cũng như trình độ
chuyên môn hóa cao như Hà Nội, các DNNVV là trụ cột của kinh tế ngoại thành.
Nếu như DN lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì
19
DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào
thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
Sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, khó khăn về toàn dụng lao
động được đặt ra quyết liệt hơn. Cũng như nhiều địa phương khác, Hà Nội
đang cần nhiều vốn để đầu tư vào các lĩnh vực nhằm tạo việc làm và phát
triển. Đặc biệt là khu vực ngoại thành. Trong cơ cấu ngành, vùng của Thành
phố, ngành vùng nào cũng cần nhiều vốn để đầu tư phát triển, nhưng khu vực
ngoại thành đang nổi lên như một nhu cầu bức thiết nhất. Vì nếu không hoàn
thành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn (ngoại thành thì không thể nghĩ đến
mục tiêu cán đích sớm từ 1- 2 năm sự nghiệp CNH, HĐH ở Hà Nội. Các
DNNVV là loại hình DN giúp Hà Nội để thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp,
nông thôn, chuyển dần lao động sản xuất nông nghiệp sang các ngành công
nghiệp có quy mô được phát triển ở vùng nông thôn, tránh gây sức ép về lao
động, việc làm và các vấn đề xã hội do tình trạng di cư vào các khu công
nghiệp và các quận nội thành tạo nên.
Thực tiễn cho thấy, các DNNVV (có mặt ở tất cả các quận huyện, nhất
là tại vùng đất được mênh danh là "vùng đất trăm nghề" Hà Tây cũ. Các làng
nghề: lụa Vạn Phúc, dệt Ỷ La, La Nội; rèn Đa Sĩ; chế biến thực phẩm Dương
Liễu, Minh Khai (Hoài Đức); mộc chạm khảm Tràng Sơn (Thạch Thất); đồ gỗ
mỹ nghệ cao cấp Hữu Bằng (Quốc oai), Vạn Điểm (Thường Tín); mây tre đan
Yên Trường, Phú Vinh (Chương Mỹ); bánh kẹo La Phù (Hoài Đức)... đang
cần những cú hích mới để tiếp tục phát triển. Các DNNVV ở Hà Nội có khả
năng và điều kiện giúp Thành phố Hà Nội giải quyết vấn đề này.
.
20
Do các DNNVV có chung lợi thế là dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy
bén theo cơ chế thị trường do vốn ít, lao động không đòi hỏi chuyên môn quá
cao, dễ hoạt động cũng như dễ rút lui ra khỏi lĩnh vục kinh doanh. Nghĩa là
“đánh nhanh thắng nhanh và chuyển hướng nhanh”. Với đặc tính chu kỳ sản
phẩm ngắn, các DN này có thể sử dụng vốn tự có, vay mượn trong dân cư,
các tổ chức tín dụng để khởi sự. Tổ chức quản lý trong các DNNVV cũng rất
gọn nhẹ, vì vậy khi gặp khó khăn, nội bộ DN dễ
Những trình bày trên cho thấy, các DNNVV ở Hà Nội có vai trò quan
trong giúp Hà Nội hoàn hành mục tiêu CNH, HĐH trước 1-2 năm. Thông qua
các hoạt động của mình loại hình DN này cùng với các tập đoàn kinh tế, các
tổng công ty lớn, các DNNVV giúp Hà Nội khai thác các khả năng, lợi thế,
vượt qua các bất lợi, những tác động trái chiều, năng động sáng tạo trong SX,
KD, để có những
“Các .
1.2. Những dấu hiệu phản ánh vai trò và những vấn đề đặt ra cần
giải quyết của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở thủ đô Hà Nội
Hơn 20 năm qua, kể từ khi đất nước đổi mới, chính quyền Thành phố
Hà Nội đã nhận thức rõ vai trò, vị thế sự phát triển của DNNVV là xương
sống cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. UBND Thành phố đã chủ
động phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
nghiên cứu phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm cải thiện
môi trường kinh doanh cho các DN của Hà Nội. Nhiều chính sách hỗ trợ phát
triển DNNVV đã được triển khai thực hiện.
Hà Nội cũng là nơi có nhiều cơ quan Trung ương hoạt động, do vậy các
chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV cũng được xây dựng dựa chính vào yêu
cầu phát triển của các DNNVV của Hà Nội. Thành phố Hà Nội đã rất tích cực
21
triển khai Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về "Chính sách trợ
giúp phát triển DNNVV" (trước đây là Nghị định số: 90/2001/NĐ-CP); Nghị
định 45/2010/ NĐ-CP Nghị định 88 NĐ-CP/2005 ngày 30 tháng 7 năm 2005
về tổ chức và quản lý và thành lập hiệp hội doanh nghiệp (trước đây là nghị
định 88/ 2005/ NĐ-CP); Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 10 tháng 8 năm 2004 "Về việc Phê duyệt Chương trình trợ
giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DN"; Quyết định số 236/2006/QĐ - TTg
về "Kế hoạch phát triển DNNVV (SME) 2006-2010"; Các chương trình hỗ
trợ phát triển DN của Nhà nước như: Chương trình khuyến công, Chương
trình xúc tiến thương mại, Chương trình hỗ trợ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,
các loại Quỹ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin .v.v [27].
Những quyết sách đó đã tạo điều kiện cho các DNNVV của Hà Nội
phát huy vai trò, có những đóng góp nhất định vào đời sống kinh tế Thủ đô và
khẳng định vai trò, vị thế của các DNNVV trong CNH, HĐH Thủ đô.
1.2.1. Những dấu hiệu phản ảnh vai trò của doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
* Những điểm mạnh trong thể hiện vai trò của các DNNVV Hà Nội
trong CNH, HĐH Thủ đô:
Một là, có sự gia tăng nhanh về số lượng, các DNNVV chiếm tỷ trọng
lớn trong cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn.
Trong kinh tế thị trường, số lượng về sự hiện diện của các DN nói
chung, đặc biệt là các DNNVV chỉ mang tính tương đối, bởi trong quá trình
vận động kinh tế có những DN bị phá sản, biến khỏi nền kinh tế, trong khi đó
lại xuất hiện những DN mới - những DN đăng ký thành lập mới và đi vào
hoạt động. Số liệu dẫn ra dưới đây được lấy từ công bố của Bộ Tài chính ngày
24/4/2013 - Bộ chức năng quản lý tình hình hoạt động của các DNNVV thông
qua công tác thuế. Theo đó, tính đến hết năm 2012, Hà Nội có 116.000
22
DNNVV. So với cả nước, các DNNVV của Hà Nội chiếm khoảng gần 26%
(116.000 DN/447.000 DN) [52].
Tại Hà Nội, số lượng DNNVV hiện chiếm tỷ lệ hơn 90% trong tổng số
DN toàn Thành phố. Lượng các DNNVV trên địa bàn Thủ đô và có xu hướng
tăng dần qua các năm. DNNVV là bộ phận chủ yếu của loại hình kinh tế
ngoài Nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước gồm tập thể, tư nhân và cá thể (Các
DNNVV là bộ phận chủ yếu thuộc kinh tế tư nhân). Nhìn chung, các DNNVV
của Hà Nội phát triển với nhịp độ trung bình so với cả nước. Số liệu của Tổng
cục Thống kê cho thấy nguồn vốn bình quân trên một lao động của DNNVV
Hà Nội là tương đương với mức chung của cả nước (khoảng 31 triệu đồng).
Các DNNVV Hà Nội có mặt kinh doanh ở hầu hết các ngành và lĩnh
vực trong nền kinh tế Thủ đô, song tập trung chủ yếu vào một số ngành như
Công nghiệp (15,7%); Xây dựng (10%); Thương mại (4,5%); Hoạt động khoa
học công nghệ (9,0%); Hoạt động hành chính hỗ trợ (4,1%): Thông tin truyền
thông (3,1%). Định hướng của các DNNVV Hà Nội vào các ngành thương
mại, dịch vụ thể hiện rất rõ trong phân bổ ngành của khu vực sở hữu tư nhân:
Thương mại (53,5%); Ăn uống, lưu trú (19%); Hoạt động hành chính hỗ trợ
(1,4%): Thông tin truyền thông (2,1%) [27, tr.1].
Trong 5 năm trở lại đây (từ 2008 - mốc thời gian Hà Nội mở rộng địa
giới hành chính), mặc dù tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn
nhưng, số lượng DNNVV hoạt động trên địa bàn Hà Nội tăng lên đáng kể.
Bên cạnh một bộ phận DNNVV ngừng hoạt động thì cũng lại có thêm 80.000
DN đăng ký hoạt động mới với tổng số vốn khoảng 1.140 tỷ đồng [19]. Sự
góp mặt của các DN đăng ký kinh doanh mới này đã góp phần đưa tổng số
vốn đầu tư loại hình kinh tế ngoài nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội
tăng lên 10,5% trong đầu năm 2013 so với trước [42].
23
Các DNNVV Hà Nội có lịch sử hình thành sớm, phát triển mạnh từ khi
đất nước thực hiện công cuộc đổi mới. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (12/1986), hòa nhịp cùng với sự phát triển chung của cả nước, các DN của
Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và
phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế chính trị của đất nước. Hà
Nội luôn luôn là một trong hai địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng DN
thành lập và đăng ký kinh doanh. Theo quy luật chung không phải tất cả các DN
khi thành lập đều có thể hoạt động ngay được hoặc tồn tại mãi mãi.
Trong tổng số các DN của Hà Nội, nếu xét theo tiêu chí về lao động thì
có 97,4% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Nếu xét theo tiêu chí về
vốn thì có 95,2 % số DN có quy mô nhỏ và vừa.
Hai là, các DNNVV có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Thủ đô
Hà Nội, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế cuả Thành
phố, góp phần hiện thực mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu hoàn thành
CNH, HĐH của Thủ đô Hà Nội.
Theo số liệu Cục thống kê Hà Nội công bố, ở thời điểm hết năm 2012,
trến địa bàn Thành phố Hà Nội, các DNNVV đã có mặt hầu khắp các ngành
SX, KD của Thành phố. Theo đó, trong Công nghiệp, số cơ sở sản xuất công
nghiệp thuộc kinh tế tư nhân (các cơ sở là các DNNVV) có 9.185 cơ sở (chiếm
tỷ lệ gần 10% trên tổng số các cơ sở kinh tế khu vực ngoài nhà nước - tập thể
0,19%, cá thể 90%) [20, tr.116]. Trong đầu tư và xây dựng các DNNVV chiếm
gần 95,5% (có một tỷ trọng rất nhỏ là tập thể, không có hộ cá thể) [20, tr.95].
Trong thương mại, dịch vụ, lưu trú và ăn uống chiếm trên 90% [20, tr.179].
Trong nông, lâm nghiệp và thủy sản có 1.233 trang trại [20, tr.247]. Số vốn đầu
tư của các DNNVVV chiếm một tỷ lệ đáng kể: 99.005 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
80,24% trên toàn bộ vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước [20, tr.82],
trong khi toàn bộ vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước chiếm 52,6% tổng vốn
24
đầu tư xã hội [20, tr.82]. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, vốn đầu tư của các
DNNVV (vốn đầu tư thuộc loại hình kinh tế ngoài nhà nước) tăng 10,5%[42].
Đóng góp của các DNNVV trên địa bàn Thành phố năm 2012 trong cơ
cấu tổng sản phẩm (theo giá hiện hành) là 69.899 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 21,3%,
tăng 106,6% so với năm 2011 [20, tr.58,64]. Các DNNVV đóng góp vào thu
ngân sách của Thành phố năm 2012 là 63% (trong số 63% này có một phần
đóng góp của các hộ sản xuất - kinh doanh cá thể) [20, tr.69].
Về sản xuất hàng xuất khẩu, trong vài năm trở lại đây, DNNVV tích
cực thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu nhập, đóng góp thuế, đầu tư, tạo việc làm và
đô thị hóa. Riêng trong năm 2012 các DNNVV tham gia xuất khâu đạt 2011
triệu USD, tăng 10,3% so năm 2011 [20, tr.206].
Trong lĩnh vực vận tải, các DNNVV đóng góp vào doanh thu của toàn
ngành năm 2012 là 22.508.532 triệu đồng, với số lượt hành khách lên đến
173.642.000 người, chiếm tỷ lệ 16,2%. Về vận tải hàng hóa: tổng số hàng hóa vận
tải đạt trong năm 2012 đạt 167.059.000 tấn, chiếm tỷ lệ 92% [20, tr.227,229,231].
Về kinh doanh du lịch, trong cộng đồng các DNNVV Hà Nội có 8.750 DN
kinh doanh du lịch, chiếm tỷ lệ 76,6% trên tổng số cơ sở kinh doanh du lịch toàn
ngành [20, tr.188]. Trong lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ có 124.300
DNNVV tham gia, so với 153.370 DN toàn ngành, chiếm tỷ lệ 81% [20, tr.188].
Những số liệu trên đây cho thấy các DNNVV có mặt hầu như trong tất
cả các ngành kinh tế của Thủ đô Hà Nội. Rõ ràng loại hình DNNVV là lực
lượng chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế cuả Thành phố, góp phần
hiện thực mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu hoàn thành CNH, HĐH của
Thủ đô Hà Nội.
Ba là, thu hút nhiều lao động, giải quyết nhiều việc làm, góp phần ổn
định tình hình xã hội.
25
Vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thường xuyên và
cho lực lượng lao động do nguồn lao động hàng năm tăng thêm luôn là sức ép
lớn cho Thành phố. Nếu không toàn dụng được nguồn lao động xã hội này,
không những không tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho Thành
phố, mà còn luôn tiềm ẩn những vấn đề xã hội phức tạp, đe dọa tính ổn định
của nền kinh tế - xã hội bởi hàng loạt vấn đề xã hội phức tạp luôn có thể phát
sinh. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước và Thành phố đang gặp khó khăn
như hiện nay, giải quyết nhiều việc làm, góp phần ổn định tình hình xã hội
luôn là đòi hỏi bức thiết.
Lý thuyết là vậy, song trong thực tiễn? Công bố của Chi cục thống kê
Thành phố Hà Nội cho thấy, trong năm 2012, riêng lĩnh vực sản xuất công
nghiệp đã thu hút 527.000 lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất công
nghiệp thuộc loại hình kinh tế ngoài Nhà nước (trong đó chủ yếu là các
DNNVV - thuộc kinh tế tư nhân). Số liệu tuyệt đối về lao động làm việc tại
các DN thuộc kinh tế tư nhân (loại hình kinh tế ngoài nhà nước năm 2012 là
309.215 người, chiếm tỷ lệ 58,6% tồng lao động làm việc trong các cơ sở
kinh tế ngoài nhà nước (tập thể tư nhân và cá thể) [20, tr.137].
Trong ngành xây dựng hiện có 381.183 làm việc trong các cơ sở thuộc
loại hình kinh tế ngoài nhà nước (ở lĩnh vực này không có hộ cá thể), chiếm
tỷ lệ 80,3% tổng lao động làm việc trong các loại hình kinh tế toàn thành phố
thuộc ngành xây dựng [20, tr.96].
Chỉ riêng các DN thương nghiệp, lưu trú và ăn uống đã thu hút được
766.400 lao động vào làm việc, chiếm tỷ lệ 77,9% tổng lao động làm việc
trong ngành thương nghiệp, lưu trú và ăn uống thuộc loại hình kinh tế ngoài
nhà nước [20, tr.185].
Bốn là, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, kinh tế nông thôn,
phát triển khu vực kinh tế ngoại thành.
26
Một trong những đóng góp tích cực của các DNNVV Hà Nội trong
thực hiện mục tiêu CNH, HĐH Thủ đô là thông qua các hoạt động sản xuất,
kinh doanh tại khu vực ngoại thành, các DNNVV có những đóng góp tích cực
vào thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (những nội dung kinh tế
của quá trình CNH, HĐH khu vực ngoại thành).
Tại 18 huyện ngoại thành Hà Nội, ngoài 1.233 trang trại trong lĩnh vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản, tính đến hết năm 2012 đã có 86.157 cơ sở sản
xuất công nghiệp (DNNVV) đứng chân tại các huyện và tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh [20, tr.120-121].
Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong năm 2012, chỉ riêng các cơ sở SX,
KD ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực ngoại thành Hà Nội đã vay
vốn của các tổ chức tín dụng trên 18 huyện ngoại thành để tiến hành đầu tư
phát triển và SX, KD là 384.737 tỷ đồng (tăng 1,14% so năm 2011 và tăng
2,6% so năm 2010) [20, tr.75]. Tổng dư nợ tín dụng khối nông, lâm nghiệp và
thủy sản khu vực ngoại thành Hà Nội tính đến hết 2012 là 38.989 tỷ đồng [20,
tr.77] - nhiều cơ sở SX, KD ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đăng ký kinh
doanh theo Luật doanh nghiệp. Con số vốn vay tín dụng để đầu tư phát triển
sản xuât kinh doanh của các cơ sở SX, KD nông, lâm nghiệp và thủy sản khu
vực ngoại thành trong năm 2012 là minh chứng thuyết phục về sự đóng góp
của các DNNVV vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ngoại
thành Hà Nội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH thủ đô.
Động thái trên cùng với các dẫn liệu khác là một trong những lý do để
ngày 24/12/2012, UBND Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch phát triển các
DNVVN của Hà Nội giai đoạn 2011-2015, theo đó phấn đấu để các DNVVN
có đóng góp 30% vào tổng thu ngân sách của Thành phố và tham gia xuất
khẩu đạt 8-10% [44, tr.2].
27
Trong quá trình phát triển, các DNNVV không chỉ đóng góp tích cực
cho sự phát triển của Thành phố, mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu
CNH, HĐH Thủ đô. Những thành tựu đạt được của Hà Nội về phát triển kinh
tế hàng năm có sự đóng góp quan trọng của các DNNVV (vì các DNNVV
chiến trên 90% tổng số các doanh nghiệp của Hà Nội), là một sự đóng góp
được thừa nhận để hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH Thủ đô, nhất là CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với những đóng góp tích cực nói trên, các
DNVVN góp phần hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH ở Hà Nội theo tinh
thần Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị.
* Những hạn chế trong khẳng định vai trò của các DNNVV Hà Nội
trong CNH, HĐH ở hà Nội.
Những hạn chế về khẳng định vai trò của các DNNVV Hà Nội trong
CNH, HĐH Thủ đô do chính những yếu kém của bản thân các DNNVV và
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN này gây ra, thể hiện trên
những vấn đề lớn dưới đây:
Một là, khả năng đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH Thủ đô của các DNNVV
của Hà Nội còn hạn chế.
Là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của quốc gia và là một động
lực phát triển của Vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước "Phấn đấu để Hà
Nội thực sự là địa phương đi đầu, về đích sớm 1-2 năm sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; đóng góp ngày
càng quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"[10]. Sau
khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào, nhu cầu về các nội dung phải đạt trong CNH,
HĐH càng cao hơn (nhất là CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn). Song nếu đặt
các DNNVV của Hà Nội trong mối quan hệ lẫn nhau với quá trình CNH, HĐH
28
Thủ đô, có thể thấy rõ hơn khả năng và những hạn chế của loại hình các DN này
qua tình hình đặc điểm, cấu trúc của chính các DNNVV Hà Nội.
Đặc điểm của các DNNVV Hà Nội là lĩnh vực công nghiệp, xây dựng,
hoạt động khoa học công nghệ chỉ trên 35%. Các số liệu tương ứng lần lượt là
(9,0%), (15,7%), (10%). Còn lại tập trung chủ yếu ở một số ngành thương mại
dịch vụ: bán buôn bán lẻ (4,5%), hoạt động hành chính hỗ trợ (4,1%), thông
tin truyền thông (3,1%). Định hướng của các DNNVV Hà Nội vào các ngành
thương mại dịch vụ thể hiện rất rõ trong phân bổ ngành thương mại (53,5%);
Ăn uống, lưu trú (19%)... Trong khi đó, trong cơ cấu các doanh nghiệp của Hà
Nội, số các DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 70%), các doanh
nghiệp vừa chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 5%) [27, tr.2]. Đây là một trong
những điểm có thể coi là hạn chế, bất cập của các DNNVV Hà Nội để thể
hiện vai trò trong CNH, HĐH ở Hà Nội.
Số lao động bình quân trên một DN của Hà Nội chỉ có 30 lao động, trong
khi đó mức chung của cả nước là 40 lao động. DNNVV của Hà Nội có mức
doanh thu bình quân trên một lao động là 781,2 triệu đồng, cao hơn với mức của
cả nước (651,8 triệu đồng) song, tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu của các
DNNVV Hà Nội lại thấp hơn 4,2% (so với mức chung của cả nước là 5,4%).
Hà Nội thiếu nhóm doanh nghiệp có quy mô trung bình. Hiện Hà Nội có
tới 81% doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, và 92% doanh nghiệp sử dụng ít
hơn 50 nhân công. Tình hình trên cho thấy một thông tin khác là khả năng tài
chính của các DNNVV còn hạn chế, xét về khả năng sinh lời, lợi nhuận trên
vốn, lợi nhuận trên tài sản: 9 tháng đầu năm 2012, Hà Nội có 9.000 DN/ 40.000
DN cả nước, phá sản, tuy có thấp hơn so với Thành phố Hồ Chí Minh (13.000
doanh nghiệp), song như vậy có thể thấy là một con số không nhỏ [9, tr.2].
Tình hình và những số liệu tham chiếu nói trên đã được cảnh báo từ
những năm 2008, 2009, hoặc 2010, song do đặc điểm của tình hình kinh tế
29
của đất nước mấy năm qua nên vẫn chưa được cải thiện, thậm chí một số mặt
còn xấu đi (một bộ phận DNNVV bị phá sản), trong khi đó năm 2013 vẫn là
năm khó khăn đối với tất cả các DN. Số doanh nghiệp bị đình trệ, giải thể
cũng sẽ vẫn còn và thậm chí có lĩnh vực tăng lên [34, tr.2].
Yếu, kém của các DNNVV Hà Nội còn thể hiện ở vốn ít, công nghệ
thấp, trình độ lao động không được đào tạo nhiều, trình độ và khả năng quản
lý, quản trị thấp. Khi nền kinh tế suy giảm, những yếu kém đó càng bộc lộ rõ:
lượng hàng tồn kho tăng, vốn càng thiếu. Do vậy, các DNNVV lại càng bị tác
động mạnh, các DN yếu thì phá sản, số DN ngừng sản xuất ngày càng tăng.
Hiện trạng đó cho thấy khả năng đáp ứng các nhu cầu CNH, HĐH Thủ đô của
các DNNVV Hà Nội hiện nay khá là hạn chế.
Do những khó khăn về kinh tế từ trong nước và thế giới, đến quý 2 năm
2012, đã có 5.310 doanh nghiệp của Thủ đô ngừng hoạt động, giải thể, hoặc
bỏ địa chỉ kinh doanh, do phải đối mặt với những khó khăn thách thức của
suy giảm kinh tế. Đáng chú ý, số doanh nghiệp ngừng hoạt động đã bằng 47%
năm trước, tăng tới 87% so bình quân quý của năm 2011. Trong khi đó, số
doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn thành phố tính đến hết quý 1 năm
2012 là 3.256 đơn vị, chỉ tăng thêm 3% so với thời điểm cuối năm 2011. Nếu
so với bình quân quý năm trước thì số doanh nghiệp thành lập mới trong thời
điểm hiện nay cũng chỉ bằng 85% [58, tr.1].
Hai, là, năng suất lao động và chất lượng nhân công thấp; thiếu công
nghệ hiện đại; chủ DN thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp và
tầm nhìn chiến lược trước đòi hỏi của thực tiễn.
Năng suất lao động và chất lượng nhân công thấp; thiếu công nghệ hiện
đại, làm cho khả năng cạnh tranh sản phẩm của các DNNVV Hà Nội không
thật cao. Theo báo cáo công bố ngày 1/10/2012 của Bộ Công Thương, tính
30
đến 1/9/2012, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,4%
so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tồn kho tăng trên 40% tập trung ở nhóm
sản xuất vật liệu xây dựng như: sản xuất xi măng, sắt, thép, gang.
Thiếu kinh phí đầu tư đổi mới công nghệ nên chất lượng sản phẩm,
chất lượng nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng hạn chế. Sản xuất, kinh doanh
đình đốn, lao động thiếu việc làm tăng. Qua khảo sát của cơ quan chuyên trách,
tính đến đầu năm 2013, đã có 345.000 trường hợp đăng ký trợ cấp thất nghiệp
(tăng 41% so với năm 2012) và 282.000 người hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng
tháng (tăng hơn 40% so với năm trước) [37, tr.1]. Do những khó khăn về kinh
tế từ trong nước và thế giới, đến nửa đầu năm 2012, sức của nhiều DN của Hà
Nội dường như đã cạn sau khi làm mọi cách để tự cứu mình, đã có 5.300 doanh
nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh [43, tr.1]. Trong
khi đó, số DN mới thành lập trên địa bàn Thành phố tính đến hết quý 1 năm
2012 là 3.256 đơn vị, chỉ tăng thêm 3% so với thời điểm cuối năm 2011. Bước
sang năm 2013, theo thông báo từ Hội các DNNVV Hà Nội, những khó khăn
của các doanh nghiệp Hà Nội tiếp tục hiện hữu. Sản phẩm tiếp tục ứ đọng làm
mất khả năng thu hồi vốn, gây đọng vốn, đẩy các doanh nghiệp vào tình thế
hoạt động cầm chừng, công nhân thiếu việc làm.
Ba là, các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong duy trì và mở rộng sản
xuất - kinh doanh.
Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, khó khăn của
các DNNVV thể hiện trên cả hai phương diện: một bộ phận khó khăn trong
duy trì quy mô sản xuất hiện có; một bộ phận khác lại khó khăn trong mở rộng
qui mô SX, KD. Những khó khăn đó thể hiện trên hai vấn đề chủ yếu sau:
Khó khăn về tiếp cận nguồn vốn: Khó khăn lớn trong sản xuất cũng như
trong mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp tại các DNNVV Hà Nội hiện nay
vẫn là nhu cầu vốn tăng cao do mặt bằng giá các yếu tố sản xuất tăng, nhưng
31
vốn của DN hạn hẹp (hàng tồn đọng nên không thu hồi được vốn cũ, tiếp cận
nguồn vốn vay ưu đãi gói hỗ trợ tín dụng của chính phủ thì gặp khó khăn.
Năm 2013, việc vay vốn đã không còn khó khăn, song DN lại không dám vay.
Vấn đề vốn vẫn là đề tài trung tâm của các DN, nhưng bây giờ là giải quyết
hàng tồn đọng nhằm thu hồi vốn để trang trải nợ nần và tái đầu tư mới là khâu
then chốt. Để giúp các DNNVV giải quyết hàng tồn kho, thu hồi vốn phải
tăng sức cầu. Sức cầu đó ở hai kênh: 1. Từ dân cư và 2. Từ các DN lớn, các
tập đoàn kinh tế. Giải quyết vấn đề hàng tồn kho của các DNN nói chung, các
DNNVV nói riêng thông qua liên kết liên doanh giữa cộng đồng các DN với
nhau, chính quyền Thành phố cũng như các cơ quan chức năng của Hà Nội có
vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu. Nếu năm 2012 trở về trước, các
doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để vay được vốn, thì nay tình hình ngược
lại, các doanh nghiệp không dám vay. Năm tháng đầu năm 2013, số doanh
nghiệp của Hà Nội ngừng sản xuất kinh doanh tăng 42% so cùng kỳ năm
trước [47, tr.1]. Con số tuyệt đối do Cục thuế Hà Nội công bố là 3.993 doanh
nghiệp, trong đó 2.101 DN bỏ địa bàn kinh doanh, 1.725 DN tạm ngừng kinh
doanh và 167 DN giải thể [3, tr.1].
Khó khăn về địa điểm kinh doanh: Vấn đề địa điểm kinh doanh là một
trong những đặc điểm nổi bật của các DNNVV của Hà Nội. Có tới 33% số DN
phải sử dụng nhà ở làm địa điểm kinh doanh. Và chỉ có 0,8% số DN có địa điểm
kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp. Do dó muốn mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc thành lập mới DN, các chủ DN nghiệp đều
phải đối diện với khó khăn về mặt bằng hoặc địa điểm kinh doanh.
Cũng có thể thấy, số DN thuộc diện này chỉ có một bộ phận có quy mô
vừa. Các chính sách về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các DNNVV của
Hà Nội vẫn chưa được giải quyết triệt để và đang đòi hỏi nỗ lực rất lớn của
32
chính quyền Thành phố, của các nhà quy hoạch đô thị để tạo điều kiện cho Hà
Nội phát triển thành trung tâm kinh doanh năng động.
Bốn là, còn thiếu sự liên kết kinh doanh giữa các DNNVV của Hà Nội với
các DN lớn, sự giúp đỡ kịp thời có hiệu quả từ phía các cơ quan chức năng của
Thành phố về cơ chế, chính sách, vốn, công nghệ và điều kiện kinh doanh…
Các DNNVV thường có vị thế yếu trong liên kết liên doanh với các
doanh nghiệp lớn, yếu thế trong đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật,
do đó rất cần sự "giúp đỡ" trên tinh thần liên doanh liên kết của các DN lớn
đối với họ. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, các DN
lớn cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và cũng đang phải loay hoay với
các khó khăn chung, nhất là hàng tồn kho, các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng
đang trong quá trình tái cơ cấu, thoái vốn tại các lĩnh vực đầu tư ngoài
ngành... nên việc liên kết với các DNNVV cũng không được đặt lên vị trí ưu
tiên. Trong bối cảnh đó, vai trò quản lý nhà nước của chính quyền và các cơ
quan chức năng, giúp cộng đồng DN liên kết với nhau trở thành nhân tố giữ
vai trò tiên quyết. Chỉ có thông qua các hoạt động liên kết giữa các DN lớn
với các DNNVV, mới tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhau, để cùng
với việc tìm kiếm thị trường ngoài nước, giúp cộng đồng DN trước hết là các
DNNVV giải quyết hàng tồn kho, thu hồi vốn để tái đầu tư sản xuất kinh
doanh. Thế nhưng đó lại là khâu hiện đang yếu kém.
Tại một số cuộc hội thảo, hội nghị diễn ra vừa qua tại Hà Nội, đã có
nhiều ý kiến nêu lên về tháo gỡ khó khăn cho các DN. Tập trung lại ở ba vấn
đề lớn. Hai trong số ba vấn đề được nêu lên là: Thứ nhất, Nhà nước và các địa
phương cần giúp các DNNVV giải quyết vấn đề vốn. Bây giờ vốn vay ngân
hàng đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu so với việc giải quyết hàng tồn kho nhằm
thu hồi vốn hiện đang tồn đọng trong sản phẩm, có tiền trả nợ vốn tín dụng
33
ngân hàng và tái đầu tư. Và thứ hai, là cần sự hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả của
Nhà nước, các cơ quan chức năng của Chính phủ và Thành phố Hà Nội cả về
cơ chế, chính sách, thu hồi vốn từ hàng tồn kho, công nghệ và điều kiện kinh
doanh…. Cả hai điều này hiện đều được coi là còn nhiều bất cập [57, tr.1].
Năm 2012, “sức khỏe” của nhiều DN của Hà Nội xấu do những khó
khăn về giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, hàng sản xuất ra không tiêu thụ
được, sức mua giảm làm hàng tồn kho nhiều, trong đó vấn đề nổi lên là các
DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng... và điều đó được coi là những
nguyên nhân dẫn đến nhiều DN ngừng hoạt động (năm 2011: 1.274 doanh
nghiệp, nửa đầu năm 2012, chỉ riêng quận Hoàn Kiếm, 892 doanh nghiệp tiếp
tục lâm vào nguy cơ phá sản).
Như vậy, thực tiễn cho thấy việc tìm cách tạo ra bước đột phá trong
những mối liên hệ kinh tế mới thông qua liên kết, liên doanh gữa các
DNNVV với các DN lớn, các tập đoàn kinh tế nhà nước trên địa bàn Hà Nội
đang là đòi hỏi hết sức bức thiết.
1.2.2. Nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thủ
đô Hà Nội
quan: chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua những gói cứu trợ DN do
Chính phủ tung ra và sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng DN - các Hội nghề nghiệp
trên đại bàn Hà Nội (Hội các DNNVV Hà Nội và Hội các DNNVV Việt Nam...)
là một trong những nguyên nhân khách quan góp phần quan trọng giúp các
DNNVV vượt qua khó khăn, trụ lại để tiếp tục phát triển.
: thời gian qua chính quyền Thành phố Hà Nội đã làm nhiều việc để
"giải cứu" các DNNVV.
34
Trong năm 2013, UBND thành phố Hà Nội triển khai một số nhóm
giải pháp cơ bản, theo đó, đã dành 50 tỷ đồng cho công tác xúc tiến thương
mại, tạo điều kiện cho các DN đăng ký tham gia tiếp cận, mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục thực hiện giải ngân 328 tỷ đồng cho các DN dự trữ
10 nhóm hàng hóa thiết yếu, với mục tiêu bình ổn giá. Song song với mức hỗ
trợ trên, Thành phố tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc tình hình triển khai
thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2013 từ nguồn ngân sách cho 671
dự án với kinh phí 23.879 tỷ đồng; kịp thời tháo gỡ các thủ tục đầu tư, đấu
thầu và trong khâu nghiệm thu, thanh toán vốn, bảo đảm giải ngân hơn 98%
số vốn đầu tư so với kế hoạch giao [24, tr.1].
Cũng trong năm 2012, Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các ngân hàng
thương mại tìm giải pháp giúp DN có thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng
hơn (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đã triển khai gói tín dụng
1.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp nhất (9,99%/năm) để thực hiện sự chỉ
đạo nói trên. Hà Nội cũng đã triển khai gói hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của
Thành phố từ nguồn ngân sách 100 tỷ đồng để giảm khó khăn cho DN mở
rộng sản xuất kinh doanh… [24, tr.2]. Cũng trong khuôn khổ của nhóm giải
pháp hỗ trợ, năm 2013 Thành phố Hà Nội đã thực hiện một chính sách tài
khóa cởi mở: giãn, giảm khoản thu ngân sách Nhà nước. Tổng số tiền thuế, lệ
phí được gia hạn thời gian chậm nộp và giảm năm 2013 khoảng 14.434 tỷ
đồng [24, tr.1].
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành quyết định hỗ
trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp của thành phố năm 2013.
Theo đó, ngân sách thành phố hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các khoản vay
trung và dài hạn (từ một năm trở lên) bằng tiền Việt Nam cho các doanh
nghiệp có trụ sở tại Hà Nội, sử dụng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng
để thực hiện dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng dự án, đổi mới kỹ
thuật, công nghệ, thiết bị trên địa bàn… Lĩnh vực và đối tượng được hưởng
35
chính sách này chủ yếu là các DNNVV. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất sau
đầu tư tối đa là 12 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư được áp dụng
đối với các khoản vay phải trả lãi trong thời gian từ ngày 1/1/2013 đến ngày
31/12/2013. Đối với các khoản vay thuộc dự án hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
được xử lý khoanh, miễm, giảm nợ gốc, lãi vay tại ngân hàng thì không được
tính hỗ trợ lãi suất tại thời điểm đó. Mức lãi suất hỗ trợ là 0,2%/tháng
(2,4%/năm), tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế [50, tr.2].
Ngoài những việc làm trên, chính quyền Thành phố Hà Nội cũng đã
tăng cường các hoạt động quan hệ phối hợp với các cơ quan Trung ương tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các DNNVV. Năm 2012, Thành phố
đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Các đơn vị tham gia lễ ký kết gồm Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
(SMEPC) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Sở
Công thương Hà Nội, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
(HIZA), Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (Agribank) và Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư N&G
(N&G Corp) - chủ đầu tư khu công nghiệp HANSSIP, nhằm tạo môi trường
mới cho các DNNVV của Hà Nội trong sản xuất kinh doanh.
Cùng với tổ chức cho các sở, ngành quán triệt Nghị quyết số 01 và Nghị
quyết số 02 của Chính phủ, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2013, UBND Thành phố
Hà Nội đã tiến hành nhiều việc: ban hành chương trình hành động số 22/CTr-
UBND (29/01/2013), Kế hoạch số 51/KH-UBND về tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp (tháng 3/2013), tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2013 với 20
đơn vị đại diện. Chỉ riêng năm 2013, Thành phố đã bốn lần trực tiếp gặp gỡ,
tiếp xúc với các DN bàn cách giải quyết khó khăn cho DN [48, tr.1].
Bên cạnh sự hỗ trợ của chính phủ và Thành phố hà Nội, nguyên nhân chủ
quan còn lại là sự nỗ lực, sự "gồng mình" của chính các DNNVV trên địa bàn.
36
có hai vấn đề nổi bật:
Một là, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu đối với nền kinh tế nước ta không chỉ lớn mà còn kéo dài. Nếu cuộc
khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á những năm 90 chỉ kéo dài 3 năm
(1998 - 2000), thì cuộc khủng hoảng ở quy mô toàn cầu lần này kéo dài đã 6
năm (2008 -2013) vẫn chưa kết thúc mà theo một số chuyên gia kinh tế nó
vẫn "chưa tới đáy". Sự tàn phá kéo dài này đã làm cho nhiều DNNVV của Hà
Nội không đủ khả năng chịu đựng dài hơi, nên lâm vào phá sản.
Hai là, mặc dù thời gian qua chính quyền Thành phố Hà Nội đã rất tích
cực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ giúp DN trụ vững và tiếp tục vươn
lên trong khó khăn (kiên trì theo đuổi các biện pháp theo Chương trình số
22/CTr-UBND, cũng như thực hiện quyết liệt các nghị quyết của Chính phủ),
tuy nhiên do những diễn biến chung của tình hình kinh tế đất nước trong năm
2103 như cuộc Hội thảo Mùa Thu được tổ chức mới đây tại Hà Nội, cho thấy
khó khăn chung của nền kinh tế đất nước còn khá nặng nề. Động thái đó đã
tác động tiêu cực đến những nỗ lực của Hà Nội trong hỗ trợ các DNNVV trên
địa bàn [48, tr.1].
nổi lên hai vấn đề chủ yếu sau:
Một là trong đóng góp vào hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH nên những
chính sách đối với các DNNVV tại Hà nội còn những bất cập. Có thể thấy rõ
điều này qua những số liệu về việc các DNNVV thiếu mặt bằng kinh doanh.
Con số 33% số DN phải sử dụng nhà ở làm địa điểm kinh doanh. Và chỉ có
0,8% số DN có địa điểm kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm
công nghiệp nói lên điều đó. Những số liệu về sự phát triển của các DNNVV
của Hà Nội theo ngành, lĩnh vực hoạt động, theo đó ngành công nghiệp chỉ
chiếm (15,7%); Xây dựng (10%); Hoạt động khoa học công nghệ (9,0%);
Hoạt động hành chính hỗ trợ (4,1%): Thông tin truyền thông (3,1%), cho thấy
37
định hướng phát triển của thành phố những năm qua đối với lực lượng này thể
hiện chưa được coi trọng vai trò của loại hình DNNVV đối với quá trình
CNH, HĐH, nên ngành, lĩnh vực chủ yếu mà các DNVVN vẫn là dịch vụ,
trong đó tập trung ở lĩnh vực ăn uống là chủ yếu, chiếm tới 52%.
Cắt nghĩa về hiện trạng này, nguyên nhân chi phối chủ yếu không gì
khác hơn là nhận thức của Thành phố Hà Nội về vai trò của các DNNVV đối
với quá trình CNH, HĐH Thủ đô vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức.
Hai là, còn những rào cản khiến các DNNVV của Hà Nội khó tiếp cận
gói hỗ trợ 29.000 của Chính phủ - biểu hiện của khoảng thời gian từ cuối năm
2012 trở về trước.
Mặc dù vừa qua Thành phố Hà Nội đã bắt đầu triển khai một số gói hỗ
trợ giúp các DN tháo gỡ khó khăn, tuy nhiên, tình hình sản xuất của các
DNNVV hiện vẫn rất khó khăn: vốn hạn hẹp, lượng hàng hóa tồn kho, còn
lớn, đầu ra hạn hẹp do nhiều DN vẫn chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của
thành phố; lãi suất ngân hàng tuy đã có chiều hướng hạ, nhưng vẫn ở mức
cao, các ngân hàng yêu cầu bên vay phải có tài sản thế chấp, trong khi đó
không phải DN nào cũng đáp ứng được, nhất là các DNNVV và cực nhỏ.
Đồng thời, hiện Thành phố chưa có nhiều giải pháp kích cầu đầu ra, giải
quyết hàng tồn kho; chưa có chính sách gắn kết giữa các nhà sản xuất trong
nước, thiếu chương trình xúc tiến thương mại trong nước...
Nhiều gói hỗ trợ thiết thực liên quan tới tình trạng nguồn vốn cho DN
đã được tung ra, nhưng các DNNVV còn chậm nhận được. “Nền kinh tế là cơ
thể, doanh nghiệp là tế bào, vốn là máu. Thiếu máu cơ thể sẽ yếu, chính vì thế
vấn đề cốt lõi vẫn phải giải quyết được nguồn vốn” [59, tr.1].
Ba là,
Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước khó khăn, mặc dù Nhà nước và
chính quyền thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp để cứu các DN,
tuy nhiên trong cái gọi là "sự chọn lọc" mang tính tự nhiên này khó tránh khỏi
38
một bộ phận DN không đủ năng lực hấp thụ các chính sách hỗ trợ nên lâm
vào phá sản. Lẽ ra các DNNVV phải tự vươn lên, liên kết với nhau, liên kết với
trên.
Thứ nhất,
Mục tiêu hướng tới của Hà Nội là phấn đấu cán đích CNH, HĐH sớm
so với cả nước trước từ 1-2 năm, trong khi ở Hà Nội tỷ lệ các DNNVV chiếm
tới 95%. Bên cạnh những dấu hiệu tích cực, cũng như nhiều địa phương khác
các DNNVV của Hà Nội cũng có những dấu hiệu tiêu cực". Hiện tượng phổ
biến nhất là nợ đóng tiền bảo hiểm lao động, nợ đọng thuế, và mới đây nhất là
tình trạng buôn lậu phủ tạng động vật, gia cầm phế thải, thực phẩm tồn dư
chất kháng sinh, đồ chơi trẻ em, quần áo may mặc sẵn có chứa chất độc hại
cho sức khỏe và nhập lậu cá tầm... của một bộ phận DN trong cộng đồng các
DNNVV kinh doanh thương mại, dịch vụ ăn uống, thực phẩm trên địa bàn Hà
Nội. Do đó, dù lập luận như thế nào thì Hà Nội vẫn phải thực hiện mục tiêu
CNH, HĐH với một "binh đoàn" các DN, mà trong đó có những "bộ phận" có
đặc điểm nói trên. Vì vậy tới đây, bên cạnh những đổi mới về cơ chế, chính
sách, Thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, xây
dựng cơ chế phối hợp giữ các biện pháp mang tính tuyền truyền, vận động với
các biện pháp khác để làm cho chủ các DNNVV trên địa bàn ý thức rõ hơn
nữa vai trò của họ trong loại hình DNNVV đối với sự phát triển của kinh tế
Thủ đô nói chung, đối với hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH Hà Nội nói
riêng. Thông qua đó, thúc đẩy đội ngũ chủ các doanh nghiệp này hình hành tư
duy, phong cách kinh doanh mới văn minh, lành mạnh có hiệu quả.
39
Thứ hai, nêu ý kiến về vấn đề này - trong đó có nhiều ý kiến xác đáng
về vấn đề vốn cho DN. Theo đó, vấn đề lớn nhất của các DNNVV hiện nay là
giải quyết vấn đề vốn bao gồm giải quyết hàng tồn kho, thu hồi vốn để tái đầu
tư và tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ và của Thành phố. Tiếp
cận nguồn vốn phải giải quyết ở cả 3 mặt:
+ Các DNNVV phải tự vươn lên tự tháo gỡ và thích nghi với tình hình
của DN. Ngân hàng hiện nay cho các DN vay với những điều kiện khá thoáng.
Tuy nhiên, các DN muốn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi thì bản thân cũng phải
xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý phù hợp để được xét tới vay vốn.
+ Phải có sự hỗ trợ của cộng đồng giúp đỡ các DN thông qua các hoạt
động trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau giải quyết hàng tồn kho thu hồi vốn,
các DNNVV trả được nợ cũ cho ngân hàng và có nguồn vốn để tái đầu tư.
Trong thời gian qua, Hiệp hội các DNNVV Hà Nội và Hiệp hội các DNNVV
Việt Nam cũng đã tạo điều kiện để các DN có cơ hội trao đổi kinh nghiệm
thông qua các hoạt động hội thảo, triển lãm...
+ Cần sự hỗ trợ tích cực kịp thời của Nhà nước, Chính phủ, cơ quan chức
năng của Chính phủ và của các cơ quan chức năng thuộc Thành phố Hà Nội về
giải quyết hàng tồn kho giúp các DNNVV thu hồi vốn (mà theo Thành phố Hà
Nội) chủ yếu là hàng tồn kho về vật liệu xây dựng bởi đây là khối hàng tồn kho
lớn nhất của Hà Nội hiện nay. Tiếp theo là cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính
sách hỗ trợ thị trường tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, chính sách về
khoa học công nghệ và chính sách về đất đai, cải cách hành chính...
Chính thành phố Hà Nội cũng đã thừa nhận: DN đang “chê” chính sách
điều hành của Thành phố. Thời gian tới, Hà Nội cần có những động thái tích
cực hơn như: tổ chức hội nghị đối thoại với các DN để nhận diện những điểm
yếu kém từ chính quyền, tìm giải pháp, nâng chỉ số PCI; mời Hiệp hội DN
tham gia Ban chỉ đạo và thành lập tổ công tác, đường dây nóng tháo gỡ khó
khăn cho DN....
40
Thứ ba,
Năm 2013 vẫn là năm có nhiều thách thức đối với các DNNVV. Trước
những khó khăn chung của nền kinh tế đất nước hiện nay, các DNNVV của
Hà Nội tuy đã có sự hồi phục và có những tín hiệu khả quan về sự phát triển
nhưng nhìn chung còn phải đối diện với nhiều khó khăn, đứng trước những
thử thách lớn. Theo đánh giá của Thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2013,
kinh tế Thủ đô dù đang có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng khá (tổng sản phẩm
trên địa bàn GDP ước tăng 7,5%, trong đó dịch vụ tăng 8,1%, công nghiệp
xây dựng tăng 7,36%, nông nghiệp tăng xấp xỉ 3%), nhưng nhìn tổng thể kinh
tế Thủ đô chưa có dấu hiệu bứt phá [47, tr.2]. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh
doanh - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ước tính đến cuối tháng 6/2013, toàn Thành
phố Hà Nội có 7.000 DN đăng ký thành lập mới với số vốn 52.300 tỷ đồng,
giảm 9,5% về số DN, nhưng tăng 13,2% về vốn so cùng kỳ năm 2012 và có
tới 3.710 DN ngừng họat động đã quay trở lại sản xuất kinh doanh [10, tr.1].
Tuy nhiên, số DN nghiệp ngừng hoạt động vẫn cao. Trong 5 tháng đầu năm
2013, có 6.192 DN ngừng hoạt động [1, tr.1].
Bên cạnh hình thái trên, thực tiễn cũng cho thấy tồn tại một hình thái khác,
này.
*
* *
Các DNNVV có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và
tiến trình CNH, HĐH đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong
cộng đồng các doanh nghiệp của Thủ đô Hà Nội, các DNNVV chiếm một tỷ
trọng lớn và thực sự là lực lượng có những đóng góp tích cực đối với quá
41
trình thực hiện các chương trình, dự án nhằm hiện thực hóa mục tiêu CNH,
HĐH cũng như các kế hoạch cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
c DNNVV của Thành phố Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt
động SX, KD, trong tiêu thụ sản phẩm, trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng,
trong khẳng định vai trò năng động, uyển chuyển và tích cực trong hiện thực
hóa mục tiêu CNH, HĐH Thủ đô.
Cùng với thực hiện các chủ trương của Chính phủ, lãnh đạo và chính
quyền Thành phố Hà Nội đã tích cực tìm các biện pháp thích hợp để giúp các
DNNVV của Hà Nội vượt qua khó khăn, trụ vững tiếp tục phát triển. Tuy
nhiên, trước những khó khăn ngày càng lớn và kéo dài của nền kinh tế, các
DNNVV của Hà Nội tuy có một bộ phận đã trụ vững, có những phát triển
nhất định, song vẫn còn phải đối diện với nhiều khó khăn cả những khó khăn
cũ và những khó khăn mới nảy sinh. Thực trạng đó đòi hỏi Thành phố Hà Nội
cần tiếp tục tìm những giải pháp mới, để cùng với những giải pháp đã được
thực hiện tạo ra bước chuyển biến mang tính đột phá giúp các DNNVV vượt
qua khó khăn, tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong CNH, HĐH Thủ đô theo
tinh thần Nghị quyết số 11- NQ/ TW của Bộ Chính trị.
42
Chương 2
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI
2.1.
2.1.1. Những định hướng phát huy vai trò của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Hà Nội thời gian tới
Tiếp sau Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 7/12/2012
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1231/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạch
phát triển DNVVN giai đoạn 2011- 2015” [48, tr.1].
Nội dung và mục tiêu CNH, HĐH Thủ đô Hà Nội được thể hiện trong
các Nghị quyết của Bộ Chính trị, các quyết định của Chính phủ, trong Nghị
quyết đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV và các Nghị quyết,
quyết định của HĐND, UBND Thành phố giai đoạn 2012 năm 2020 và những
năm tiếp theo. Đây chính là những định hướng phát triển các ngành, nghề mà
các DNNVV Hà Nội hướng tới để phát huy vai trò trong CNH, HĐH ở Hà
Nội thời gian tới.
Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ
cao của cả nước; phát triển công nghiệp gắn với phát triển khoa học công
nghệ, gắn với phát triển các trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử
nghiệm sản phẩm mới và văn phòng của các tập đoàn sản xuất lớn; tạo nên
các sản phẩm chất lượng và giá trị cao có khả năng cạnh tranh và đáp ứng
tiêu chuẩn tiên tiến của các nước"[28, tr.1].
Cụ thể định hướng phát triển một số ngành, nghề và lĩnh vực:
+ Đối với phát triển công nghiệp nói chung, Hà Nội sẽ tập trung phát
triển nhanh một số ngành công nghiệp có công nghệ cao (công nghệ thông tin,
công nghiệp vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu, công nghiệp điện tử,
43
cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm) [30, tr.2].
Thành phố khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công
nghiệp chủ lực (cơ khí, điện tử…) tạo thành mạng lưới vệ tinh sản xuất và
xuất khẩu cho các công ty lớn.
+ Về phát triển nghề và làng nghề, phát triển các nghề và làng nghề
xuất phát từ tiềm năng và nhu cầu của xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm có giá
trị văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật và tính thương mại cao nhưng vẫn mang các
giá trị truyền thống đặc trưng của các làng nghề. Chú trọng kết hợp truyền
thống với việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào các công đoạn sản
xuất, đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, duy trì chất lượng
sống khu vực dân cư tại địa phương có làng nghề.
+ Về phát triển không gian công nghiệp, phát triển công nghiệp sạch, ít
gây ô nhiễm, các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp tập trung (tổng
diện tích khoảng 8.000 ha); di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô
nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch vào các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp tập trung.
+ Đối với phát triển nông nghiệp (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi và
thủy sản), Nghị quyết Số: 03/2012/NQ-HĐND, ngày 05 tháng 04 năm 2012
của UBND Thành phố hà Nội đã xác định: "Trên cơ sở ổn định vùng sản xuất
nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng tăng năng suất, chất
lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất
hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu" [31, tr.1].
Theo tinh thần đó, nông nghiệp Hà Nội sẽ phát triển theo hướng hình
thành một nền nông nghiệp đô thị, sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn có năng
suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững
với môi trường tập trung phục vụ thị trường Thủ đô, trong nước và xuất khẩu.
Ngoài tập trung nguồn lực, nhất là vốn, là một số chính sách hỗ trợ trước mắt
nhằm khuyến khích từng bước hình thành và xây dựng vùng sản xuất hàng
44
hóa lớn gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa [31, tr.2].
Nội dung, mục tiêu của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội
giai đoạn từ 2012 đến năm 2020 và những năm tiếp theo là định hướng cho
phát huy vai trò của các DNNVV của Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.
Trên cơ sở Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/12/2012 về "Phê duyệt
kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2011- 2015” của Thủ tướng Chính phủ,
ngày 24/12/2012 UBND Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 6023/QĐ-
UBND, phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN của Thủ đô Hà Nội giai đoạn
2011- 2015. Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch mà Hà Nội hướng tới đối
với các DNVVN trong giai đoạn 2011- 2015 là đẩy nhanh tốc độ phát triển,
nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để
các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào công cuộc phát triển kinh tế Thủ đô.
Một số chỉ tiêu cụ thể được xác định là: 1/. Thành lập mới tăng 7%/năm; 2/. Tỷ
lệ DNVVN tham gia xuất khẩu đạt 8-10%; 3/. Các DNVVN đóng góp trên 30%
vào tổng thu ngân sách trên địa bàn; 4/. Cố gắng hình thành khoảng 300
DNVVN thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (cuối năm 2015) [44, tr.2].
Nhằm đạt được mục tiêu đã nêu trong kế hoạch 6023/QĐ-UBND, Thành
phố sẽ áp dụng một số nhóm giải pháp. Theo đó sẽ bao gồm: (1) Hoàn thiện
khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; (2) Hỗ trợ
DN tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng và mặt bằng sản xuất và hỗ trợ DN đổi mới
công nghệ, áp dụng công nghệ mới; (3) Phát triển nguồn nhân lực, năng cao năng
lực quản trị; hình thành các khu, cụm công nghiệp cho các DNVVN; (4) Cung cấp
thông tin, kết hợp hỗ trợ DN xúc tiến thương mại; xây dựng hệ thống trợ giúp phát
triển DNVVN; (5) Quản lý kế hoạch phát triển DNVVN.
Quyết định số 6023/QĐ-UBND, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi mới để các
DNNVV
45
đây:
2.1.2.
2.1.2.1. Phát huy vai trò của các DNNVV trong CNH, HĐH ở Hà Nội
thời gian tới phải quán triệt tinh thần các nghị quyết, quyết định của Trung
ương, các cấp các ngành của thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội
thủ đô thời gian tới.
định hướng chính trị và kinh tế đúng đắn.
"Trong 10 năm tới, trên cơ sở vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội XI
của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 gắn với thực hiện
có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố, Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế-xã hội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, huy
động tối đa sức mạnh tổng hợp cả về vật chất và tinh thần của Thủ đô và cả
nước xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vai trò là trung
tâm chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo
dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của Vùng Đồng
bằng Sông Hồng và cả nước" [10].
"...Phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững..., làm động lực
thúc đẩy phát triển Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ và cả nước. Phấn đấu thực hiện hoàn thành trước từ 1-2
năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về CNH, HĐH Thủ đô" [26, tr.1]. ẳng
Nội dung chủ yếu của quan điểm thể hiện trên các vấn đề chủ yếu dưới đây:
HĐND,
46
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội

Contenu connexe

Tendances

Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmLuận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmThanh Hoa
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...luanvantrust
 

Tendances (20)

Tiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.docTiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.doc
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm, HOT
Luận văn: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm, HOTLuận văn: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm, HOT
Luận văn: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm, HOT
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Luận án: Xây dựng tổ chức đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
Luận án: Xây dựng tổ chức đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng YênLuận án: Xây dựng tổ chức đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
Luận án: Xây dựng tổ chức đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
 
Tạo việc làm cho người lao động huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Tạo việc làm cho người lao động huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc GiangTạo việc làm cho người lao động huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Tạo việc làm cho người lao động huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
 
Nhtw
NhtwNhtw
Nhtw
 
Luận văn: Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam
Luận văn: Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước Việt NamLuận văn: Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam
Luận văn: Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam
 
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thểĐề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
 
Luận án: Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam, HAY
Luận án: Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam, HAYLuận án: Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam, HAY
Luận án: Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
Luận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt NamLuận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
Luận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
 
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmLuận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
 
Đánh giá công chức các cơ quan thuộc UBND quận Bình Tân, HOT
Đánh giá công chức các cơ quan thuộc UBND quận Bình Tân, HOTĐánh giá công chức các cơ quan thuộc UBND quận Bình Tân, HOT
Đánh giá công chức các cơ quan thuộc UBND quận Bình Tân, HOT
 
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tp Hà Nội, 9d
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tp Hà Nội, 9dLuận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tp Hà Nội, 9d
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tp Hà Nội, 9d
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
 

Similaire à Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội

Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...luanvantrust
 
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similaire à Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội (20)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.docDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy NhơnLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
 
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAYLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOTĐề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
 
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà NộiChính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
 
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏĐề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đ
 
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAYĐề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công ThươngĐề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
 
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thànhLuận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
 
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệpLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docxLuận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
 
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
 
Luận văn: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docPhát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
 
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
 

Plus de Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Plus de Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Dernier

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 

Dernier (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 

Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  BÙI KINH LUÂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  BÙI KINH LUÂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NỘI HÀ NỘI - 2013
  • 3. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Chính sách tín dụng CSTD Doanh nghiệp DN Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Hội đồng nhân dân HĐND Ngân hàng Nhà nước NHNN Ngân hàng thương mại NHTM Sản xuất, kinh doanh SX, KD Ủy ban nhân dân UBND
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NỘI - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 13 1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội 13 1.2 Những dấu hiệu phản ánh vai trò và những vấn đề đặt ra cần giải quyết của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thủ đô Hà Nội 26 Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 48 2.1 Những định hướng và ới 48 2.2 Các giải pháp phát huy vai trò các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội thời gian tới 60 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 93
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cộng đồng các doanh nghiệp của Thủ đô Hà Nội, các DNNVV chiếm một tỷ trọng lớn và có những đóng góp không nhỏ trong quá trình thực hiện các các chương trình, dự án nhằm hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH cũng như các kế hoạch cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. NVV của Thành phố Hà Nội đang gặp không ít khó khăn . Làm gì và làm như thế nào để các DNNVV ở Hà Nội khẳng định vai tr nhiều khó khăn, là đòi hỏi bức thiết hiện nay. Đề tài luận văn thạc sĩ "Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội" trên. phủ, các chiến lược, chương trình phát triển DNNVV của quốc gia và các địa phương, đến các sách chuyên khảo, tham khảo, các công trình nghiên cứu và các bài báo về DNNVV. Có thể nêu một số công trình và tài liệu chủ yếu như sau: Các công trình thuộc loại sách chuyên khảo, tham khảo, đề tài và bài báo khoa học. Ở loại hình các công trình này có: 3
  • 6. "Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam - kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011", Nxb Lao động Xã hội, H. 2012. Công trình được tiến hành bởi Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Khoa học lao động xã hội (ILSA), Khoa kinh tế Đại học tổng hợp Copenhagen (DoE), Trường Đại học Liên hợp quốc (UNU-WIDER). Cuốn sách cung cấp thông tin thu được từ điều tra DNNVV lần thứ 7 năm 2011, được thực hiện ở 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Tây cũ (được tác riêng không tính gộp vào hà Nội), Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. Nội dung báo cáo điều tra trình bày tổng quan thông tin cơ bản từ cơ sở dữ liệu DNNVV năm 2011, có sự so sánh với những cuộc điều tra trước, theo đó cho rằng: các DNNVV tiếp tục là trung tâm đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, chiếm tỷ trong ngày càng tăng trong tăng trưởng kinh tế và việc làm. Do vậy nắm bắt được những khó khăn của các DNNVV đang đối mặt cũng như tiềm năng của những DN này có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định các chính sách hỗ trợ thích hợp. "Giải pháp phát triển DNVVN ỏ Việt Nam", của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoài, Tạp chí Cộng sản điện tử số 64 năm 2004. Trên cơ sở trình bày khái quát về vai trò của các DNNVV ở Việt Nam và đề cập đến những hỗ trợ về thể chế, về chính sách, thủ tục pháp lý...của nhà nước đối với DNNVV thời gian qua và những hạn chế của các hỗ trợ đó; tác giả đề xuất một hệ thống 8 giải pháp phát triển DNVVN ỏ Việt Nam trong thời gian tới, gồm: Hoàn thiện khung pháp lý; Ưu tiên về một số hính sách; Có biện pháp phát triển thị trường chứng khoán; Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước (Chính phủ) với các định thế quốc tế; Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với DN và Nâng cao trình độ của các chủ DN. 4
  • 7. "Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm 2013", của tác giả Cao Sỹ Kiêm, đăng trên Tạp chí Tài chính số 2 - 2013. Trên cơ sở khẳng định lại vị thế của các DNNVV trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, vai trò quan trọng nhất của các DNNVV trong nền kinh tế là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Tác giả nêu bật thực trạng hoạt động của DNNVV ở Việt Nam hiện nay, như khó khăn trong tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ, khó khăn về tiếp cận vốn vay, về mặt bằng sản xuất, về công nghệ, về chất lượng nguồn lao động, về thiếu vốn, về hoàn thiện khung pháp lý, về nhận những hỗ trợ về tín dụng của nhà nước... và một số vấn đề khác như: nằm ngoài chuỗi cung ứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, chi phí sản xuất tăng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn, thị trường thu hẹp... Từ đó, tác giả đưa ra những hỗ trợ cần thiết cho các DNNVV trong năm 2103. Xa hơn nữa về mặt thời gian, những năm đầu tiên của thế kỷ XXI cũng đã có một số sách xuất bản về DNNVV, có thể kể đến: "Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam đến năm 2005" do PGS.TS Nguyễn Cúc (chủ biên), sách Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành năm 2000."Doanh nghiệp vừa và nhỏ" của tác giả Vương Liêm, sách do Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội ấn hành năm 2000. "Phát triển DNVVN: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển DNVVN ở Việt Nam" của hai tác giả Vũ Quốc Tuấn và Hoàng Thu Hà, Nxb Thống kê, Hà Nội, ấn hành năm 2001 v.v... "Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội". Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị của tác giả Nguyễn Thị Minh Thùy, Trường Đại Học kinh tế quốc dân Hà Nội, 2012. 5
  • 8. Luận văn trình bày những vấn đề cơ bản cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNV. Đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho DNNVV của Hà Nội trong một số ngành sản xuất giai đoạn 2000 - 2010 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho DNNVV của Hà Nội. "Một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa". Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giải Nguyễn Thị Thanh Bình, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2012. Theo tác giả, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, sự tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhiều loại hình doanh nghiệp với những quy mô, trình độ khác nhau là tất yếu. Việc tập trung sản xuất ở quy mô nhỏ sẽ khai thác tối đa lợi thế về tính đa dạng hóa của sản phẩm, đáp ứng từng phân khúc rất nhỏ của thị trường, giúp các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường, đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro do biến động của thị trường. Do quy mô gọn nhẹ nên khả năng thu hút vốn trong dân dễ dàng và nhanh chóng, phát huy được nội lực trong nền kinh tế. Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có DNNVV. Do đó, phát triển khu vực kinh tế các DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển DNNVV góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, dich vụ cho xã hội; giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động. Do đó, các chính sách của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát triển. Trên cơ sở đánh giá những chính sách tài chính đối với các DNNVV thời gia qua, luận văn đê xuất những các chính sách tài chính thúc đẩy sự phát triển các DNNVV nhằm góp phần mở ra nhiều cơ hội cho các DNNVV tiếp cận với các nguồn vốn đa dạng 6
  • 9. hơn để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước thời gian tới. "Vai trò của DNVVN đối với xây dựng lực lượng tự vệ, dự bị động viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai", của tác giả Luận văn phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về doanh nghiệp vừa và nhỏ, về lực lượng tự vệ, dự bị động viên, về vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với xây dựng lực lượng tự vệ, dự bị động viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đánh giá thực trạng vai trò của các DNNVV đối với xây dựng lực lượng tự vệ, dự bị động viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm vừa qua và chỉ rõ nguyên nhân, đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với xây dựng lực lượng tự vệ, dự bị động viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm tới có hiệu quả tốt hơn. "Tác động của phát triển DNVVN đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Ninh hiện nay". Từ quan điểm kinh tế học chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu đã công bố, luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp vừa và nhỏ, về khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Ninh; chỉ ra những tác động của quá trình phát triển đó đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Ninh; đồng thời phân tích làm rõ thực trạng tác động phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Ninh và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới tốt hơn. "Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN ở tỉnh Thái Bình hiện nay", của tác giả Phạm Văn Minh (2009), 7
  • 10. Trên cơ sở những vấn dề lý luận và thực tiễn được trình bày, luận văn góp phần làm phong phú nhận thức về vấn đề cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thái Bình; đánh giá một cách tổng thể về thực trạng của quá trình đó, chỉ ra nguyên nhân mạnh yếu. Bước đầu đề xuất một số các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. Một số cơ quan chức năng của Nhà nước cũng công bố các công trình dưới dạng các đề án cũng có giá trị nhất định về mặt nghiên cứu của đề tài luận văn. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn này có: "Định hướng chiến lược và chính sách phát triển DNVVN ở Việt Nam đến năm 2010", Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện. "Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam", dự án US/VIE/95/007 do UNIDO tài trợ. "Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội" 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích , trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của các DNNVV để các DN tiếp tục có đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội thời gian tới. Thông qua hoạt động của các DNNVV, chỉ ra thực trạng vai trò các DNNVV của Hà Nội trong hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH ở Hà Nội. Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của các DNNVV của Hà Nội trong CNH, HĐH ở Hà Nội thời gian tới. 8
  • 11. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của các DNNVV. Phạm vi nghiên cứu từ góc độ những đóng góp của loại hình DN này trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, phấn đấu Hà Nội cán đích mục tiêu hoàn thành CNH, HĐH trước từ 1-2 năm so với cả nước theo tinh thần Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020" Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Thời gian, khảo sát đánh giá trong khoảng 10 năm trở lại đây. Các số liệu khai thác trong Niên giám thống kê của Thành phố Hà Nội, theo đó các DN thuộc loại hình kinh tế ngoài nhà nước (tư nhân) được hiểu có cùng nghĩa với các DNNVV được bàn luận trong luận văn này. i liệu tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin: trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp và một số phương pháp khác: thông kê, so sánh, chuyên gia v.v… vai trò vừa tăng lợi nhuận cho DN, vừa có đóng góp mới đối với sự phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội. 9
  • 12. Chương 1 DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NỘI - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội. 1.1.1. 10
  • 13. Có nhiều cách để nhận diện DNNVV, song cách nhận diện phổ biến là phân theo theo quy mô, trình độ SX, KD. DNNVV là những DN có quy mô nhỏ bé về vốn, lao động, hay doanh thu Hiện nay trên thế giới còn có nhiều bàn cãi, tranh luận và có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi đánh giá, phân loại DNNVV nhưng thường tập trung vào các dấu hiệu nhận biết chủ yếu như: vốn, doanh thu, lao động, lợi nhuận, thị phần. Theo Ngân hàng Thế giới, về quy mô, có thể phân DN thành các loại và dấu hiệu để nhận biết như sau: DN siêu nhỏ là DN có số lượng lao động dưới 10 lao động, DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 lao động, còn DN vừa có từ 50 đến 300 lao động. Còn ở mỗi quốc gia, người ta cũng có tiêu chí riêng để xác định DNNVV ở quốc gia mình. Ở Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật cho rằng khái niệm DNNVV và sau đó khái niệm DN nhỏ và cực nhỏ được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Vấn đề dấu hiệu nhận biết DNNVV và cực nhỏ là trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về sự phát triển của khu vực này trong nhiều năm qua. Định nghĩa về DNNVV, doanh nghiệp cực nhỏ rõ ràng phải dựa trước tiên vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường đó là các dấu hiệu về số nhân công, vốn đăng kí, doanh thu..., các dấu hiệu này thay đổi theo từng quốc gia, từng chương trình phát triển khác nhau. Quan niệm về DNNVV ở nước ta đã từng bước được giải quyết. Năm 1998, tại công văn số 681/CP-KTN của Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 6 năm 1998 về "Định hướng chiến lược và chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ", theo đó, DNNVV được quan niệm là DN có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 11
  • 14. 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban hành công văn). Xác định của công văn này nhằm xây dựng một bức tranh chung về các DNNVV ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế quan niệm này không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ. Vì vậy, 3 năm sau, sự ra đời của Nghị định số 90/2001/NĐ - CP đã có những thay đổi nhất định về quan niệm thế nào là DNNVV. Nghị định đưa ra chính thức định nghĩa DNNVV, theo cách vừa là quan niệm và là dấu hiệu phân định. Nghị định 90/2001/NĐ - CP xác định: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Các DN cực nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9 nhân công, DN có từ 10 đến 49 nhân công được coi là DN nhỏ. 8 năm sau, ngày 30/6/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, đưa ra qui định mới, theo đó, số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là DN siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là DN nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là DN vừa. Những quy định trong Quyết định 56/2009/NĐ-CP hiện đang có hiệu lực sử dụng. Điều 3, Quyết định 56/2009/NĐ-CP ghi rõ: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) [12] * Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ DNNVV luôn có tính lịch sử, bởi một DN trước đây được coi là lớn, nhưng với quy mô như vậy, hiện tại hoặc tương lai có thể được coi là vừa hoặc nhỏ. Như vậy trong việc xác định quy mô DN cần tính thêm hệ số tăng trưởng quy mô DN trung bình trong từng giai đoạn. Hệ số này chỉ được sử 12
  • 15. dụng khi xác định quy mô DN cho các thời kì khác nhau. Sự phân loại doanh nghiệp thường chỉ mang tính tương đối Song sự phân loại là cần thiết vì nó phục vụ cho công tác quản lý... Hiện nay trên thế giới còn có nhiều bàn cãi, tranh luận và có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi đánh giá, phân loại DNNVV nhưng thường tập trung vào các tiêu chí chủ yếu như: vốn, doanh thu, lao động, lợi nhuận, thị phần. Nói chung, người ta sử dụng 3 dấu hiệu phổ biến để đánh giá và phân loại DN, theo đó xác định những dấu hiệu cùng loại của các DNNVV: (1) Phân loại DNNVV gắn với đặc điểm từng ngành và tính đến số lượng vốn và lao động được thu hút vào hoạt động SX, KD. Các nước theo quan điểm này gồm Nhật Bản, Malayxia, Thái Lan..v..v...Trong bộ luật cơ bản về DN ở Nhật Bản qui định: Trong lĩnh vực công nghiệp và chế biến khai thác, các DNNVV là những DN thu hút vốn kinh doanh dưới 100 triệu Yên (tương đương với khoảng 1 triệu USD). Ở Malayxia DNNVV là những doanh nghiệp có vốn cố định hơn 500.000 Ringgit (khoảng 145.000 USD) và dưới 50 lao động. (2) DN được phân loại theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành tính đến 3 yếu tố: vốn, lao động và doanh thu. Đài Loan phân chia DN có mức vốn dưới 4 triệu tệ Đài Loan (tương đương 1.5 triệu USD), tổng tài sản không vượt quá 120 triệu tệ và thu hút dưới 50 lao động là những DNNVV. (3) DN được phân loại dựa vào nghành nghề kinh doanh và số lượng lao động. Theo quan điểm này, ngoài tính đặc thù của ngành cần đến lượng lao động thu hút. Các nước thuộc khối EC, Hàn Quốc, Hồng Kông v.v... Ở Cộng hoà Liên bang Đức các DN có dưới 9 lao động được gọi là DN nhỏ, có từ 10 đến 499 lao động gọi là DN vừa và trên 500 lao động là DN lớn [ph.lục 3]. 13
  • 16. Dẫn ra tình hình trên để thấy sự phong phú trong các cách phân loại DNNVV ở hiện nay. Còn đối với nước ta, sự phân loại DNNVV như đã nêu ở trên, được tiến hành dựa trên những quy định của Chính phủ [12, tr.1]. quốc gia Nhận thức được tầm quan trọng của các DN, Đảng và Nhà nước ta coi “Phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” [11, tr.1] . Phát huy vai trò của các DNNVV không những góp phần vào sự phát triển kinh tế, mà còn tạo sự ổn định chính trị, xã hội trong nước. Ở một nước mà phần lớn lao động làm nông nghiệp như nước ta thì chính DNNVV là tác nhân và động lực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Ở nước ta, các DNNVV tuy cũng đã có môi trường để đầu tư phát triển khá thuận lợi và đạt được những kết quả nhất định, song những kết quả ấy chưa tương xứng với vai trò của các DN loại này. Nguyên nhân chính của tình hình trên là do phần lớn các DNNVV mới hình thành, còn yếu kém, sự phát triển của chúng mang tính tự nhiên, chưa theo một chiến lược với những bước đi phù hợp. Do đó nó cần tiếp tục nhận được sự khuyến khích và những hỗ trợ từ phía nhà nước để tiếp tục phát triển. Có nhiều hình thức khuyến khích và hỗ trợ, trong đó, các hỗ trợ về thể chế nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các luật về DNNVV, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin, v.v...); những hỗ trợ bồi dưỡng năng lực DN (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về công nghệ, quản trị v.v...); những hỗ trợ về tín dụng (thành lập ngân hàng chuyên cho DNNVV, bảo lãnh tín dụng cho DN, thành lập các công ty đầu tư mạo hiểm, v.v...), và những hỗ trợ khác (như mặt bằng kinh doanh)... là rất cần thiết. Trong kinh tế thị trường, mục tiêu hoạt động của các DN là tối đa hoá lợi nhuận. Theo đuổi mục tiêu đó, các DNNVV phải tiến hành SX, KD dựa trên những chiến lược được xây dựng có luận cứ khoa học xác đáng. Trên cơ 14
  • 17. sở kết quả của SX, KD các DNNVV có những đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo nhiều việc làm cho người lao động (có thể sử dụng lao động tại nhà, lao động thường xuyên và lao động thời vụ); hạn chế tệ nạn, tiêu cực (do không có việc làm) gây ra; tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống; tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước; thu hút nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư; khai thác được tiềm năng sẵn có địa bàn đứng chân. Vì vậy cần nhận rõ vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế nói chung cũng như ở mỗi địa phương nói riêng. 1.1.2. Vai trò của các DNNVV trong CNH, HĐH Thủ đô Sự tồn tại của các DNNVV trong đời sống kinh tế mang tính phổ biến. Do đó có thể thấy vai trò của các DNNVV không chỉ thể hiện trong thời kỳ CNH, HĐH, mà trong toàn bộ quá trình phát triển của nền kinh tế. Vai trò của các DNNVV trong CNH, HĐH ở Hà Nội là nét đặc thù về vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế nói chung. hi các ông nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản đã nói lên rằng loại hình DN này có vai trò nhất định trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cả ở thời kỳ tự do cạnh tranh, và thời kỳ độc quyền. Ở nước ta (trong đó có Thủ đô Hà Nội), trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các các DNNVV có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế và trong CNH, HĐH. Nó góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành và của cả nền kinh tế; tạo thêm hàng hoá dịch vụ; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; tăng thu nhập và nâng cao đời sống; tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước và đặc biệt được coi là “chiếc đệm giảm sóc” của thị trường, giúp hoàn thành mục tiêu của CNH, HĐH. Các DNNVV tạo ra hơn 50% việc làm cho lao động làm việc trong DN nói chung. Với các lợi thế như phát triển ở mọi vùng miền của đất nước, mọi ngành kinh tế; là phương 15
  • 18. thức hữu hiệu để huy động nguồn lực từ người dân cho phát triển kinh tế; tạo nhiều việc làm và thu nhập; DNNVV còn có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cấu trúc của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt, năng động hơn [39, tr.1]. Đối với quá trình CNH, HĐH ỏ Hà Nội: . Những năm qua trên nền những quyết sách hợp lý của Đảng và Nhà nước, sự năng động sáng tạo của lãnh đạo và chính quyền Thành phố Hà Nội, năm 2012, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hà Nội đạt 326.470 tỷ đồng, tốc độ tăng GDP năm 2012 đạt 8,1% (cao hơn toàn quốc: 5,2%); GDP bình quân đầu người năm 2012 là 46,9 triệu đồng, so năm 2011 tăng xấp xỉ 1%; tổng thu ngân sách toàn thành phố năm 2012 là 131.407 tỷ đồng [20, tr.49,51]. Kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng được nâng cấp, phát triển. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở một số lĩnh vực đã phát triển, vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2012 đạt 232.659 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 (theo giá hiện hành) đạt 450.831 tỷ đồng [20, tr.49]. Trong sự phát triển kinh tế của Hà Nội, cộng đồng các DN trong đó đại đa số là các DNNVV là những thực thể tạo ra những chuyển biến, những kết quả phát triển và những con số cụ thể nói trên. ức sở hữu (tập thể, tư nhân và hỗn hợp); được hình thành theo luật doanh nghiệp và những văn bản dưới luật. Đây là những công cụ pháp lý xác định tư cách pháp nhân rất quan trọng để điều chỉnh hành vi các DN nói chung trong đó có các DNNVV, đồng thời xác định vai trò của Nhà nước đối với DN 16
  • 19. trong nền kinh tế. Địa bàn hoạt độ thị trấn, thị tứ mà cả tại vùng nông thôn, nơi còn có những khó khăn về kết cấu hạ tầng, xa các thị trường tiêu thụ lớn, thị trường tại chỗ hẹp, các mối liên hệ hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh không thuận lợi... Trong kinh tế thị trường, sự cạnh tranh và quy luật đào thải khắc nghiệt, là thước đo sự bền vững trong sự tồn tại và hoạt động của các DN, đòi hỏi các DNNVV phải có sự đoàn kết, liên doanh, liên kết trước hết là vì sự tồn tại, vì lợi ích và tương lai của chính mình, sau nữa là vì sự phát triển chung của nền kinh tế Thủ đô. Bên cạnh sự ra đời ngày càng nhiều các DN thì xu hướng “liên doanh, liên kết - hợp tác vững mạnh” cũng nảy sinh như một nhu cầu tất yếu trong xã hội hiện đại. Câu lạc bộ các DNNVV Hà Nội (ra đời ngày 21 tháng 12 năm 1995 theo Quyết định số 4518/ QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội, đến 15 tháng 5 năm 2000, đổi tên thành Hiệp hội các DNVVN Thành phố Hà Nội, gọi tắt là HASMEA - Hanoi Small and Medium Enterprises Association) [29, tr.1], là chỗ dựa cho sự đoàn kết của các DNNVV của Thủ đô Hà Nội. Những dấu hiệu mang tính đặc trưng của các DNNVV Hà Nội khách quan nói lên vai trò quan trọng của các DNNVV ở Hà Nội trong CNH, HĐH Thủ đô. Có thể khái quát vai trò đó trên ba vấn đề sau đây: Một là, các DNNVV có mặt trong tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế Thủ đô, là bộ phận giúp Hà Nội xây dựng nền kinh tế năng động và hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH. Từ sau đổi mới, nền kinh tế Hà Nội đã từng bước chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, so với một số địa phương khác, Hà Nội chịu ảnh hưởng khá nặng của cơ chế cũ, nên sự chuyển biến theo hướng có một nền kinh tế năng động vẫn còn nhiều khó khăn. Các DNNVV giúp Hà Nội từng bước giải quyết khó khăn này. Do có ưu thế quy mô không lớn, lượng vốn và lao động đều ở mức 17
  • 20. không lớn nên dễ điều chỉnh hoạt động (xét về mặt lý thuyết), dễ bề xoay xở cả trong phát triển SX, KD, cả khi nền kinh tế gặp khó khăn, các DNNVV có thể tham gia SX, KD ở tất cả các ngành, lĩnh vực vủa nền kinh tế Thành phố (trừ một số lĩnh vực đặc thù đòi hỏi vốn và trình độ công nghệ cao), cả trong giúp khắc phục những hậu quả do những tác động kinh tế từ bên ngoài. y. tr.1]. Các DNNVV có nhiêu ưu thế như: năng động, dễ thay đổi cơ cấu sản xuất, thích ứng nhanh với tình hình, những yếu tố quan trọng này trong kinh tế thị trường sẽ tạo khả năng đảm bảo tính cạnh tranh và tính hiệu quả của SX, KD. Do đó các DNNVV có thể giúp Hà Nội tạo ra sự năng động, linh hoạt cho nền kinh tế của Thành phố, trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế. Rõ ràng, từ lý luận đến thực tiễn đều cho thấy, các DNNVV của Hà Nội là bộ phận thực sự góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế Thủ đô và góp phần khắc phục những méo mó do độc quyền gây ra, giúp duy trì được tính năng động và linh hoạt của các chủ thể trong một môi trường kinh doanh mà tính năng động và linh hoạt có vai trò quyết định cho sự sống còn của DN. Hai là, các DNNVV là thực thể giúp Hà Nội huy động và sử các nguồn lực cho đầu tư, tạo việc làm, giúp giảm sức ép từ sự gia tăng lực lượng lao động hàng năm để phát triển kinh tế. Trong kinh tế thị trường, vốn đàu tư luôn là câu hỏi thường trực đặt ra trước các nhà quản lý. Từ sau khi địa giới hành chính được mở rộng, nhu cầu vốn đầu tư của Hà Nội tăng lên gấp đôi so với trước; áp lực về giải quyết nhu cầu vốn đầu tư của Hà Nội vì thế càng đè nặng lên nền kinh tế Thủ đô. Các 18
  • 21. DNNVV là loại hình doanh nghiệp giúp Hà Nội tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo. Đây là vai trò quan trọng nhất của các DNNVV đối với nền kinh tế nói chung, với CNH, HĐH Thủ đô nói riêng. Do có ưu thế trong việc tạo việc làm do vốn đầu tư cho mỗi chỗ làm thấp, tạo ra việc làm mới nhanh chóng, tổng vốn đầu tư không quá lớn, tính khả thi cao, mặt khác lại có thể phát triển ở mọi nơi để thu hút lao động, yêu cầu về tay nghề trình độ lao động không thật cao, nên các DNNVV là thực thể hết sức quan trọng giúp Thành phố Hà Nội trong huy động thêm các nguồn vốn đầu tư của xã hội, của dân cư để phát triển kinh tế có hiệu quả cao. Trong 24,5 triệu đồng [23, tr.2]; Ba là các DNNVV giúp Hà Nội tạo ra sự phát triển của khu vực kinh tế ngoại thành và Cả lý luận và thực tiễn đêu cho thấy, các DNNVV là loại hình DN giữ vai trò ổn định nền kinh tế: kinh nghiệm cho thấy, các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các DN lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Trong nhiều năm tới, khối DNNVV vẫn là động cơ chính cho nền kinh tế Thủ đô (mặc dù khối DN này chỉ phát triển mạnh trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công nghệ thấp do không có lợi thế về quy mô tiềm lực tài chính, địa bàn hoạt động, thị phần…) , nên hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; Sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP… [35, tr.1]. Đối với các thành phố lớn có quy mô phát triển kinh tế, cũng như trình độ chuyên môn hóa cao như Hà Nội, các DNNVV là trụ cột của kinh tế ngoại thành. Nếu như DN lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì 19
  • 22. DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. Sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, khó khăn về toàn dụng lao động được đặt ra quyết liệt hơn. Cũng như nhiều địa phương khác, Hà Nội đang cần nhiều vốn để đầu tư vào các lĩnh vực nhằm tạo việc làm và phát triển. Đặc biệt là khu vực ngoại thành. Trong cơ cấu ngành, vùng của Thành phố, ngành vùng nào cũng cần nhiều vốn để đầu tư phát triển, nhưng khu vực ngoại thành đang nổi lên như một nhu cầu bức thiết nhất. Vì nếu không hoàn thành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn (ngoại thành thì không thể nghĩ đến mục tiêu cán đích sớm từ 1- 2 năm sự nghiệp CNH, HĐH ở Hà Nội. Các DNNVV là loại hình DN giúp Hà Nội để thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, chuyển dần lao động sản xuất nông nghiệp sang các ngành công nghiệp có quy mô được phát triển ở vùng nông thôn, tránh gây sức ép về lao động, việc làm và các vấn đề xã hội do tình trạng di cư vào các khu công nghiệp và các quận nội thành tạo nên. Thực tiễn cho thấy, các DNNVV (có mặt ở tất cả các quận huyện, nhất là tại vùng đất được mênh danh là "vùng đất trăm nghề" Hà Tây cũ. Các làng nghề: lụa Vạn Phúc, dệt Ỷ La, La Nội; rèn Đa Sĩ; chế biến thực phẩm Dương Liễu, Minh Khai (Hoài Đức); mộc chạm khảm Tràng Sơn (Thạch Thất); đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp Hữu Bằng (Quốc oai), Vạn Điểm (Thường Tín); mây tre đan Yên Trường, Phú Vinh (Chương Mỹ); bánh kẹo La Phù (Hoài Đức)... đang cần những cú hích mới để tiếp tục phát triển. Các DNNVV ở Hà Nội có khả năng và điều kiện giúp Thành phố Hà Nội giải quyết vấn đề này. . 20
  • 23. Do các DNNVV có chung lợi thế là dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường do vốn ít, lao động không đòi hỏi chuyên môn quá cao, dễ hoạt động cũng như dễ rút lui ra khỏi lĩnh vục kinh doanh. Nghĩa là “đánh nhanh thắng nhanh và chuyển hướng nhanh”. Với đặc tính chu kỳ sản phẩm ngắn, các DN này có thể sử dụng vốn tự có, vay mượn trong dân cư, các tổ chức tín dụng để khởi sự. Tổ chức quản lý trong các DNNVV cũng rất gọn nhẹ, vì vậy khi gặp khó khăn, nội bộ DN dễ Những trình bày trên cho thấy, các DNNVV ở Hà Nội có vai trò quan trong giúp Hà Nội hoàn hành mục tiêu CNH, HĐH trước 1-2 năm. Thông qua các hoạt động của mình loại hình DN này cùng với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn, các DNNVV giúp Hà Nội khai thác các khả năng, lợi thế, vượt qua các bất lợi, những tác động trái chiều, năng động sáng tạo trong SX, KD, để có những “Các . 1.2. Những dấu hiệu phản ánh vai trò và những vấn đề đặt ra cần giải quyết của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thủ đô Hà Nội Hơn 20 năm qua, kể từ khi đất nước đổi mới, chính quyền Thành phố Hà Nội đã nhận thức rõ vai trò, vị thế sự phát triển của DNNVV là xương sống cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. UBND Thành phố đã chủ động phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nghiên cứu phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho các DN của Hà Nội. Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV đã được triển khai thực hiện. Hà Nội cũng là nơi có nhiều cơ quan Trung ương hoạt động, do vậy các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV cũng được xây dựng dựa chính vào yêu cầu phát triển của các DNNVV của Hà Nội. Thành phố Hà Nội đã rất tích cực 21
  • 24. triển khai Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về "Chính sách trợ giúp phát triển DNNVV" (trước đây là Nghị định số: 90/2001/NĐ-CP); Nghị định 45/2010/ NĐ-CP Nghị định 88 NĐ-CP/2005 ngày 30 tháng 7 năm 2005 về tổ chức và quản lý và thành lập hiệp hội doanh nghiệp (trước đây là nghị định 88/ 2005/ NĐ-CP); Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 8 năm 2004 "Về việc Phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DN"; Quyết định số 236/2006/QĐ - TTg về "Kế hoạch phát triển DNNVV (SME) 2006-2010"; Các chương trình hỗ trợ phát triển DN của Nhà nước như: Chương trình khuyến công, Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình hỗ trợ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các loại Quỹ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin .v.v [27]. Những quyết sách đó đã tạo điều kiện cho các DNNVV của Hà Nội phát huy vai trò, có những đóng góp nhất định vào đời sống kinh tế Thủ đô và khẳng định vai trò, vị thế của các DNNVV trong CNH, HĐH Thủ đô. 1.2.1. Những dấu hiệu phản ảnh vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội * Những điểm mạnh trong thể hiện vai trò của các DNNVV Hà Nội trong CNH, HĐH Thủ đô: Một là, có sự gia tăng nhanh về số lượng, các DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn. Trong kinh tế thị trường, số lượng về sự hiện diện của các DN nói chung, đặc biệt là các DNNVV chỉ mang tính tương đối, bởi trong quá trình vận động kinh tế có những DN bị phá sản, biến khỏi nền kinh tế, trong khi đó lại xuất hiện những DN mới - những DN đăng ký thành lập mới và đi vào hoạt động. Số liệu dẫn ra dưới đây được lấy từ công bố của Bộ Tài chính ngày 24/4/2013 - Bộ chức năng quản lý tình hình hoạt động của các DNNVV thông qua công tác thuế. Theo đó, tính đến hết năm 2012, Hà Nội có 116.000 22
  • 25. DNNVV. So với cả nước, các DNNVV của Hà Nội chiếm khoảng gần 26% (116.000 DN/447.000 DN) [52]. Tại Hà Nội, số lượng DNNVV hiện chiếm tỷ lệ hơn 90% trong tổng số DN toàn Thành phố. Lượng các DNNVV trên địa bàn Thủ đô và có xu hướng tăng dần qua các năm. DNNVV là bộ phận chủ yếu của loại hình kinh tế ngoài Nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước gồm tập thể, tư nhân và cá thể (Các DNNVV là bộ phận chủ yếu thuộc kinh tế tư nhân). Nhìn chung, các DNNVV của Hà Nội phát triển với nhịp độ trung bình so với cả nước. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy nguồn vốn bình quân trên một lao động của DNNVV Hà Nội là tương đương với mức chung của cả nước (khoảng 31 triệu đồng). Các DNNVV Hà Nội có mặt kinh doanh ở hầu hết các ngành và lĩnh vực trong nền kinh tế Thủ đô, song tập trung chủ yếu vào một số ngành như Công nghiệp (15,7%); Xây dựng (10%); Thương mại (4,5%); Hoạt động khoa học công nghệ (9,0%); Hoạt động hành chính hỗ trợ (4,1%): Thông tin truyền thông (3,1%). Định hướng của các DNNVV Hà Nội vào các ngành thương mại, dịch vụ thể hiện rất rõ trong phân bổ ngành của khu vực sở hữu tư nhân: Thương mại (53,5%); Ăn uống, lưu trú (19%); Hoạt động hành chính hỗ trợ (1,4%): Thông tin truyền thông (2,1%) [27, tr.1]. Trong 5 năm trở lại đây (từ 2008 - mốc thời gian Hà Nội mở rộng địa giới hành chính), mặc dù tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn nhưng, số lượng DNNVV hoạt động trên địa bàn Hà Nội tăng lên đáng kể. Bên cạnh một bộ phận DNNVV ngừng hoạt động thì cũng lại có thêm 80.000 DN đăng ký hoạt động mới với tổng số vốn khoảng 1.140 tỷ đồng [19]. Sự góp mặt của các DN đăng ký kinh doanh mới này đã góp phần đưa tổng số vốn đầu tư loại hình kinh tế ngoài nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng lên 10,5% trong đầu năm 2013 so với trước [42]. 23
  • 26. Các DNNVV Hà Nội có lịch sử hình thành sớm, phát triển mạnh từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), hòa nhịp cùng với sự phát triển chung của cả nước, các DN của Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế chính trị của đất nước. Hà Nội luôn luôn là một trong hai địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng DN thành lập và đăng ký kinh doanh. Theo quy luật chung không phải tất cả các DN khi thành lập đều có thể hoạt động ngay được hoặc tồn tại mãi mãi. Trong tổng số các DN của Hà Nội, nếu xét theo tiêu chí về lao động thì có 97,4% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Nếu xét theo tiêu chí về vốn thì có 95,2 % số DN có quy mô nhỏ và vừa. Hai là, các DNNVV có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Thủ đô Hà Nội, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế cuả Thành phố, góp phần hiện thực mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu hoàn thành CNH, HĐH của Thủ đô Hà Nội. Theo số liệu Cục thống kê Hà Nội công bố, ở thời điểm hết năm 2012, trến địa bàn Thành phố Hà Nội, các DNNVV đã có mặt hầu khắp các ngành SX, KD của Thành phố. Theo đó, trong Công nghiệp, số cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc kinh tế tư nhân (các cơ sở là các DNNVV) có 9.185 cơ sở (chiếm tỷ lệ gần 10% trên tổng số các cơ sở kinh tế khu vực ngoài nhà nước - tập thể 0,19%, cá thể 90%) [20, tr.116]. Trong đầu tư và xây dựng các DNNVV chiếm gần 95,5% (có một tỷ trọng rất nhỏ là tập thể, không có hộ cá thể) [20, tr.95]. Trong thương mại, dịch vụ, lưu trú và ăn uống chiếm trên 90% [20, tr.179]. Trong nông, lâm nghiệp và thủy sản có 1.233 trang trại [20, tr.247]. Số vốn đầu tư của các DNNVVV chiếm một tỷ lệ đáng kể: 99.005 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 80,24% trên toàn bộ vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước [20, tr.82], trong khi toàn bộ vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước chiếm 52,6% tổng vốn 24
  • 27. đầu tư xã hội [20, tr.82]. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, vốn đầu tư của các DNNVV (vốn đầu tư thuộc loại hình kinh tế ngoài nhà nước) tăng 10,5%[42]. Đóng góp của các DNNVV trên địa bàn Thành phố năm 2012 trong cơ cấu tổng sản phẩm (theo giá hiện hành) là 69.899 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 21,3%, tăng 106,6% so với năm 2011 [20, tr.58,64]. Các DNNVV đóng góp vào thu ngân sách của Thành phố năm 2012 là 63% (trong số 63% này có một phần đóng góp của các hộ sản xuất - kinh doanh cá thể) [20, tr.69]. Về sản xuất hàng xuất khẩu, trong vài năm trở lại đây, DNNVV tích cực thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu nhập, đóng góp thuế, đầu tư, tạo việc làm và đô thị hóa. Riêng trong năm 2012 các DNNVV tham gia xuất khâu đạt 2011 triệu USD, tăng 10,3% so năm 2011 [20, tr.206]. Trong lĩnh vực vận tải, các DNNVV đóng góp vào doanh thu của toàn ngành năm 2012 là 22.508.532 triệu đồng, với số lượt hành khách lên đến 173.642.000 người, chiếm tỷ lệ 16,2%. Về vận tải hàng hóa: tổng số hàng hóa vận tải đạt trong năm 2012 đạt 167.059.000 tấn, chiếm tỷ lệ 92% [20, tr.227,229,231]. Về kinh doanh du lịch, trong cộng đồng các DNNVV Hà Nội có 8.750 DN kinh doanh du lịch, chiếm tỷ lệ 76,6% trên tổng số cơ sở kinh doanh du lịch toàn ngành [20, tr.188]. Trong lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ có 124.300 DNNVV tham gia, so với 153.370 DN toàn ngành, chiếm tỷ lệ 81% [20, tr.188]. Những số liệu trên đây cho thấy các DNNVV có mặt hầu như trong tất cả các ngành kinh tế của Thủ đô Hà Nội. Rõ ràng loại hình DNNVV là lực lượng chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế cuả Thành phố, góp phần hiện thực mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu hoàn thành CNH, HĐH của Thủ đô Hà Nội. Ba là, thu hút nhiều lao động, giải quyết nhiều việc làm, góp phần ổn định tình hình xã hội. 25
  • 28. Vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thường xuyên và cho lực lượng lao động do nguồn lao động hàng năm tăng thêm luôn là sức ép lớn cho Thành phố. Nếu không toàn dụng được nguồn lao động xã hội này, không những không tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho Thành phố, mà còn luôn tiềm ẩn những vấn đề xã hội phức tạp, đe dọa tính ổn định của nền kinh tế - xã hội bởi hàng loạt vấn đề xã hội phức tạp luôn có thể phát sinh. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước và Thành phố đang gặp khó khăn như hiện nay, giải quyết nhiều việc làm, góp phần ổn định tình hình xã hội luôn là đòi hỏi bức thiết. Lý thuyết là vậy, song trong thực tiễn? Công bố của Chi cục thống kê Thành phố Hà Nội cho thấy, trong năm 2012, riêng lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã thu hút 527.000 lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc loại hình kinh tế ngoài Nhà nước (trong đó chủ yếu là các DNNVV - thuộc kinh tế tư nhân). Số liệu tuyệt đối về lao động làm việc tại các DN thuộc kinh tế tư nhân (loại hình kinh tế ngoài nhà nước năm 2012 là 309.215 người, chiếm tỷ lệ 58,6% tồng lao động làm việc trong các cơ sở kinh tế ngoài nhà nước (tập thể tư nhân và cá thể) [20, tr.137]. Trong ngành xây dựng hiện có 381.183 làm việc trong các cơ sở thuộc loại hình kinh tế ngoài nhà nước (ở lĩnh vực này không có hộ cá thể), chiếm tỷ lệ 80,3% tổng lao động làm việc trong các loại hình kinh tế toàn thành phố thuộc ngành xây dựng [20, tr.96]. Chỉ riêng các DN thương nghiệp, lưu trú và ăn uống đã thu hút được 766.400 lao động vào làm việc, chiếm tỷ lệ 77,9% tổng lao động làm việc trong ngành thương nghiệp, lưu trú và ăn uống thuộc loại hình kinh tế ngoài nhà nước [20, tr.185]. Bốn là, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, kinh tế nông thôn, phát triển khu vực kinh tế ngoại thành. 26
  • 29. Một trong những đóng góp tích cực của các DNNVV Hà Nội trong thực hiện mục tiêu CNH, HĐH Thủ đô là thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực ngoại thành, các DNNVV có những đóng góp tích cực vào thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (những nội dung kinh tế của quá trình CNH, HĐH khu vực ngoại thành). Tại 18 huyện ngoại thành Hà Nội, ngoài 1.233 trang trại trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tính đến hết năm 2012 đã có 86.157 cơ sở sản xuất công nghiệp (DNNVV) đứng chân tại các huyện và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh [20, tr.120-121]. Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong năm 2012, chỉ riêng các cơ sở SX, KD ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực ngoại thành Hà Nội đã vay vốn của các tổ chức tín dụng trên 18 huyện ngoại thành để tiến hành đầu tư phát triển và SX, KD là 384.737 tỷ đồng (tăng 1,14% so năm 2011 và tăng 2,6% so năm 2010) [20, tr.75]. Tổng dư nợ tín dụng khối nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực ngoại thành Hà Nội tính đến hết 2012 là 38.989 tỷ đồng [20, tr.77] - nhiều cơ sở SX, KD ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp. Con số vốn vay tín dụng để đầu tư phát triển sản xuât kinh doanh của các cơ sở SX, KD nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực ngoại thành trong năm 2012 là minh chứng thuyết phục về sự đóng góp của các DNNVV vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH thủ đô. Động thái trên cùng với các dẫn liệu khác là một trong những lý do để ngày 24/12/2012, UBND Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch phát triển các DNVVN của Hà Nội giai đoạn 2011-2015, theo đó phấn đấu để các DNVVN có đóng góp 30% vào tổng thu ngân sách của Thành phố và tham gia xuất khẩu đạt 8-10% [44, tr.2]. 27
  • 30. Trong quá trình phát triển, các DNNVV không chỉ đóng góp tích cực cho sự phát triển của Thành phố, mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH Thủ đô. Những thành tựu đạt được của Hà Nội về phát triển kinh tế hàng năm có sự đóng góp quan trọng của các DNNVV (vì các DNNVV chiến trên 90% tổng số các doanh nghiệp của Hà Nội), là một sự đóng góp được thừa nhận để hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH Thủ đô, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với những đóng góp tích cực nói trên, các DNVVN góp phần hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH ở Hà Nội theo tinh thần Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị. * Những hạn chế trong khẳng định vai trò của các DNNVV Hà Nội trong CNH, HĐH ở hà Nội. Những hạn chế về khẳng định vai trò của các DNNVV Hà Nội trong CNH, HĐH Thủ đô do chính những yếu kém của bản thân các DNNVV và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN này gây ra, thể hiện trên những vấn đề lớn dưới đây: Một là, khả năng đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH Thủ đô của các DNNVV của Hà Nội còn hạn chế. Là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của quốc gia và là một động lực phát triển của Vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước "Phấn đấu để Hà Nội thực sự là địa phương đi đầu, về đích sớm 1-2 năm sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; đóng góp ngày càng quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"[10]. Sau khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào, nhu cầu về các nội dung phải đạt trong CNH, HĐH càng cao hơn (nhất là CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn). Song nếu đặt các DNNVV của Hà Nội trong mối quan hệ lẫn nhau với quá trình CNH, HĐH 28
  • 31. Thủ đô, có thể thấy rõ hơn khả năng và những hạn chế của loại hình các DN này qua tình hình đặc điểm, cấu trúc của chính các DNNVV Hà Nội. Đặc điểm của các DNNVV Hà Nội là lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, hoạt động khoa học công nghệ chỉ trên 35%. Các số liệu tương ứng lần lượt là (9,0%), (15,7%), (10%). Còn lại tập trung chủ yếu ở một số ngành thương mại dịch vụ: bán buôn bán lẻ (4,5%), hoạt động hành chính hỗ trợ (4,1%), thông tin truyền thông (3,1%). Định hướng của các DNNVV Hà Nội vào các ngành thương mại dịch vụ thể hiện rất rõ trong phân bổ ngành thương mại (53,5%); Ăn uống, lưu trú (19%)... Trong khi đó, trong cơ cấu các doanh nghiệp của Hà Nội, số các DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 70%), các doanh nghiệp vừa chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 5%) [27, tr.2]. Đây là một trong những điểm có thể coi là hạn chế, bất cập của các DNNVV Hà Nội để thể hiện vai trò trong CNH, HĐH ở Hà Nội. Số lao động bình quân trên một DN của Hà Nội chỉ có 30 lao động, trong khi đó mức chung của cả nước là 40 lao động. DNNVV của Hà Nội có mức doanh thu bình quân trên một lao động là 781,2 triệu đồng, cao hơn với mức của cả nước (651,8 triệu đồng) song, tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu của các DNNVV Hà Nội lại thấp hơn 4,2% (so với mức chung của cả nước là 5,4%). Hà Nội thiếu nhóm doanh nghiệp có quy mô trung bình. Hiện Hà Nội có tới 81% doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, và 92% doanh nghiệp sử dụng ít hơn 50 nhân công. Tình hình trên cho thấy một thông tin khác là khả năng tài chính của các DNNVV còn hạn chế, xét về khả năng sinh lời, lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên tài sản: 9 tháng đầu năm 2012, Hà Nội có 9.000 DN/ 40.000 DN cả nước, phá sản, tuy có thấp hơn so với Thành phố Hồ Chí Minh (13.000 doanh nghiệp), song như vậy có thể thấy là một con số không nhỏ [9, tr.2]. Tình hình và những số liệu tham chiếu nói trên đã được cảnh báo từ những năm 2008, 2009, hoặc 2010, song do đặc điểm của tình hình kinh tế 29
  • 32. của đất nước mấy năm qua nên vẫn chưa được cải thiện, thậm chí một số mặt còn xấu đi (một bộ phận DNNVV bị phá sản), trong khi đó năm 2013 vẫn là năm khó khăn đối với tất cả các DN. Số doanh nghiệp bị đình trệ, giải thể cũng sẽ vẫn còn và thậm chí có lĩnh vực tăng lên [34, tr.2]. Yếu, kém của các DNNVV Hà Nội còn thể hiện ở vốn ít, công nghệ thấp, trình độ lao động không được đào tạo nhiều, trình độ và khả năng quản lý, quản trị thấp. Khi nền kinh tế suy giảm, những yếu kém đó càng bộc lộ rõ: lượng hàng tồn kho tăng, vốn càng thiếu. Do vậy, các DNNVV lại càng bị tác động mạnh, các DN yếu thì phá sản, số DN ngừng sản xuất ngày càng tăng. Hiện trạng đó cho thấy khả năng đáp ứng các nhu cầu CNH, HĐH Thủ đô của các DNNVV Hà Nội hiện nay khá là hạn chế. Do những khó khăn về kinh tế từ trong nước và thế giới, đến quý 2 năm 2012, đã có 5.310 doanh nghiệp của Thủ đô ngừng hoạt động, giải thể, hoặc bỏ địa chỉ kinh doanh, do phải đối mặt với những khó khăn thách thức của suy giảm kinh tế. Đáng chú ý, số doanh nghiệp ngừng hoạt động đã bằng 47% năm trước, tăng tới 87% so bình quân quý của năm 2011. Trong khi đó, số doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn thành phố tính đến hết quý 1 năm 2012 là 3.256 đơn vị, chỉ tăng thêm 3% so với thời điểm cuối năm 2011. Nếu so với bình quân quý năm trước thì số doanh nghiệp thành lập mới trong thời điểm hiện nay cũng chỉ bằng 85% [58, tr.1]. Hai, là, năng suất lao động và chất lượng nhân công thấp; thiếu công nghệ hiện đại; chủ DN thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp và tầm nhìn chiến lược trước đòi hỏi của thực tiễn. Năng suất lao động và chất lượng nhân công thấp; thiếu công nghệ hiện đại, làm cho khả năng cạnh tranh sản phẩm của các DNNVV Hà Nội không thật cao. Theo báo cáo công bố ngày 1/10/2012 của Bộ Công Thương, tính 30
  • 33. đến 1/9/2012, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tồn kho tăng trên 40% tập trung ở nhóm sản xuất vật liệu xây dựng như: sản xuất xi măng, sắt, thép, gang. Thiếu kinh phí đầu tư đổi mới công nghệ nên chất lượng sản phẩm, chất lượng nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng hạn chế. Sản xuất, kinh doanh đình đốn, lao động thiếu việc làm tăng. Qua khảo sát của cơ quan chuyên trách, tính đến đầu năm 2013, đã có 345.000 trường hợp đăng ký trợ cấp thất nghiệp (tăng 41% so với năm 2012) và 282.000 người hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng (tăng hơn 40% so với năm trước) [37, tr.1]. Do những khó khăn về kinh tế từ trong nước và thế giới, đến nửa đầu năm 2012, sức của nhiều DN của Hà Nội dường như đã cạn sau khi làm mọi cách để tự cứu mình, đã có 5.300 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh [43, tr.1]. Trong khi đó, số DN mới thành lập trên địa bàn Thành phố tính đến hết quý 1 năm 2012 là 3.256 đơn vị, chỉ tăng thêm 3% so với thời điểm cuối năm 2011. Bước sang năm 2013, theo thông báo từ Hội các DNNVV Hà Nội, những khó khăn của các doanh nghiệp Hà Nội tiếp tục hiện hữu. Sản phẩm tiếp tục ứ đọng làm mất khả năng thu hồi vốn, gây đọng vốn, đẩy các doanh nghiệp vào tình thế hoạt động cầm chừng, công nhân thiếu việc làm. Ba là, các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh. Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, khó khăn của các DNNVV thể hiện trên cả hai phương diện: một bộ phận khó khăn trong duy trì quy mô sản xuất hiện có; một bộ phận khác lại khó khăn trong mở rộng qui mô SX, KD. Những khó khăn đó thể hiện trên hai vấn đề chủ yếu sau: Khó khăn về tiếp cận nguồn vốn: Khó khăn lớn trong sản xuất cũng như trong mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp tại các DNNVV Hà Nội hiện nay vẫn là nhu cầu vốn tăng cao do mặt bằng giá các yếu tố sản xuất tăng, nhưng 31
  • 34. vốn của DN hạn hẹp (hàng tồn đọng nên không thu hồi được vốn cũ, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi gói hỗ trợ tín dụng của chính phủ thì gặp khó khăn. Năm 2013, việc vay vốn đã không còn khó khăn, song DN lại không dám vay. Vấn đề vốn vẫn là đề tài trung tâm của các DN, nhưng bây giờ là giải quyết hàng tồn đọng nhằm thu hồi vốn để trang trải nợ nần và tái đầu tư mới là khâu then chốt. Để giúp các DNNVV giải quyết hàng tồn kho, thu hồi vốn phải tăng sức cầu. Sức cầu đó ở hai kênh: 1. Từ dân cư và 2. Từ các DN lớn, các tập đoàn kinh tế. Giải quyết vấn đề hàng tồn kho của các DNN nói chung, các DNNVV nói riêng thông qua liên kết liên doanh giữa cộng đồng các DN với nhau, chính quyền Thành phố cũng như các cơ quan chức năng của Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu. Nếu năm 2012 trở về trước, các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để vay được vốn, thì nay tình hình ngược lại, các doanh nghiệp không dám vay. Năm tháng đầu năm 2013, số doanh nghiệp của Hà Nội ngừng sản xuất kinh doanh tăng 42% so cùng kỳ năm trước [47, tr.1]. Con số tuyệt đối do Cục thuế Hà Nội công bố là 3.993 doanh nghiệp, trong đó 2.101 DN bỏ địa bàn kinh doanh, 1.725 DN tạm ngừng kinh doanh và 167 DN giải thể [3, tr.1]. Khó khăn về địa điểm kinh doanh: Vấn đề địa điểm kinh doanh là một trong những đặc điểm nổi bật của các DNNVV của Hà Nội. Có tới 33% số DN phải sử dụng nhà ở làm địa điểm kinh doanh. Và chỉ có 0,8% số DN có địa điểm kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp. Do dó muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc thành lập mới DN, các chủ DN nghiệp đều phải đối diện với khó khăn về mặt bằng hoặc địa điểm kinh doanh. Cũng có thể thấy, số DN thuộc diện này chỉ có một bộ phận có quy mô vừa. Các chính sách về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các DNNVV của Hà Nội vẫn chưa được giải quyết triệt để và đang đòi hỏi nỗ lực rất lớn của 32
  • 35. chính quyền Thành phố, của các nhà quy hoạch đô thị để tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển thành trung tâm kinh doanh năng động. Bốn là, còn thiếu sự liên kết kinh doanh giữa các DNNVV của Hà Nội với các DN lớn, sự giúp đỡ kịp thời có hiệu quả từ phía các cơ quan chức năng của Thành phố về cơ chế, chính sách, vốn, công nghệ và điều kiện kinh doanh… Các DNNVV thường có vị thế yếu trong liên kết liên doanh với các doanh nghiệp lớn, yếu thế trong đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, do đó rất cần sự "giúp đỡ" trên tinh thần liên doanh liên kết của các DN lớn đối với họ. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, các DN lớn cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và cũng đang phải loay hoay với các khó khăn chung, nhất là hàng tồn kho, các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đang trong quá trình tái cơ cấu, thoái vốn tại các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành... nên việc liên kết với các DNNVV cũng không được đặt lên vị trí ưu tiên. Trong bối cảnh đó, vai trò quản lý nhà nước của chính quyền và các cơ quan chức năng, giúp cộng đồng DN liên kết với nhau trở thành nhân tố giữ vai trò tiên quyết. Chỉ có thông qua các hoạt động liên kết giữa các DN lớn với các DNNVV, mới tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhau, để cùng với việc tìm kiếm thị trường ngoài nước, giúp cộng đồng DN trước hết là các DNNVV giải quyết hàng tồn kho, thu hồi vốn để tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Thế nhưng đó lại là khâu hiện đang yếu kém. Tại một số cuộc hội thảo, hội nghị diễn ra vừa qua tại Hà Nội, đã có nhiều ý kiến nêu lên về tháo gỡ khó khăn cho các DN. Tập trung lại ở ba vấn đề lớn. Hai trong số ba vấn đề được nêu lên là: Thứ nhất, Nhà nước và các địa phương cần giúp các DNNVV giải quyết vấn đề vốn. Bây giờ vốn vay ngân hàng đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu so với việc giải quyết hàng tồn kho nhằm thu hồi vốn hiện đang tồn đọng trong sản phẩm, có tiền trả nợ vốn tín dụng 33
  • 36. ngân hàng và tái đầu tư. Và thứ hai, là cần sự hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả của Nhà nước, các cơ quan chức năng của Chính phủ và Thành phố Hà Nội cả về cơ chế, chính sách, thu hồi vốn từ hàng tồn kho, công nghệ và điều kiện kinh doanh…. Cả hai điều này hiện đều được coi là còn nhiều bất cập [57, tr.1]. Năm 2012, “sức khỏe” của nhiều DN của Hà Nội xấu do những khó khăn về giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, sức mua giảm làm hàng tồn kho nhiều, trong đó vấn đề nổi lên là các DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng... và điều đó được coi là những nguyên nhân dẫn đến nhiều DN ngừng hoạt động (năm 2011: 1.274 doanh nghiệp, nửa đầu năm 2012, chỉ riêng quận Hoàn Kiếm, 892 doanh nghiệp tiếp tục lâm vào nguy cơ phá sản). Như vậy, thực tiễn cho thấy việc tìm cách tạo ra bước đột phá trong những mối liên hệ kinh tế mới thông qua liên kết, liên doanh gữa các DNNVV với các DN lớn, các tập đoàn kinh tế nhà nước trên địa bàn Hà Nội đang là đòi hỏi hết sức bức thiết. 1.2.2. Nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thủ đô Hà Nội quan: chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua những gói cứu trợ DN do Chính phủ tung ra và sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng DN - các Hội nghề nghiệp trên đại bàn Hà Nội (Hội các DNNVV Hà Nội và Hội các DNNVV Việt Nam...) là một trong những nguyên nhân khách quan góp phần quan trọng giúp các DNNVV vượt qua khó khăn, trụ lại để tiếp tục phát triển. : thời gian qua chính quyền Thành phố Hà Nội đã làm nhiều việc để "giải cứu" các DNNVV. 34
  • 37. Trong năm 2013, UBND thành phố Hà Nội triển khai một số nhóm giải pháp cơ bản, theo đó, đã dành 50 tỷ đồng cho công tác xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các DN đăng ký tham gia tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục thực hiện giải ngân 328 tỷ đồng cho các DN dự trữ 10 nhóm hàng hóa thiết yếu, với mục tiêu bình ổn giá. Song song với mức hỗ trợ trên, Thành phố tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc tình hình triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2013 từ nguồn ngân sách cho 671 dự án với kinh phí 23.879 tỷ đồng; kịp thời tháo gỡ các thủ tục đầu tư, đấu thầu và trong khâu nghiệm thu, thanh toán vốn, bảo đảm giải ngân hơn 98% số vốn đầu tư so với kế hoạch giao [24, tr.1]. Cũng trong năm 2012, Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các ngân hàng thương mại tìm giải pháp giúp DN có thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đã triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp nhất (9,99%/năm) để thực hiện sự chỉ đạo nói trên. Hà Nội cũng đã triển khai gói hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Thành phố từ nguồn ngân sách 100 tỷ đồng để giảm khó khăn cho DN mở rộng sản xuất kinh doanh… [24, tr.2]. Cũng trong khuôn khổ của nhóm giải pháp hỗ trợ, năm 2013 Thành phố Hà Nội đã thực hiện một chính sách tài khóa cởi mở: giãn, giảm khoản thu ngân sách Nhà nước. Tổng số tiền thuế, lệ phí được gia hạn thời gian chậm nộp và giảm năm 2013 khoảng 14.434 tỷ đồng [24, tr.1]. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành quyết định hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp của thành phố năm 2013. Theo đó, ngân sách thành phố hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các khoản vay trung và dài hạn (từ một năm trở lên) bằng tiền Việt Nam cho các doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội, sử dụng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng để thực hiện dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng dự án, đổi mới kỹ thuật, công nghệ, thiết bị trên địa bàn… Lĩnh vực và đối tượng được hưởng 35
  • 38. chính sách này chủ yếu là các DNNVV. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư tối đa là 12 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư được áp dụng đối với các khoản vay phải trả lãi trong thời gian từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/12/2013. Đối với các khoản vay thuộc dự án hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được xử lý khoanh, miễm, giảm nợ gốc, lãi vay tại ngân hàng thì không được tính hỗ trợ lãi suất tại thời điểm đó. Mức lãi suất hỗ trợ là 0,2%/tháng (2,4%/năm), tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế [50, tr.2]. Ngoài những việc làm trên, chính quyền Thành phố Hà Nội cũng đã tăng cường các hoạt động quan hệ phối hợp với các cơ quan Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các DNNVV. Năm 2012, Thành phố đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Các đơn vị tham gia lễ ký kết gồm Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEPC) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Sở Công thương Hà Nội, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (HIZA), Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư N&G (N&G Corp) - chủ đầu tư khu công nghiệp HANSSIP, nhằm tạo môi trường mới cho các DNNVV của Hà Nội trong sản xuất kinh doanh. Cùng với tổ chức cho các sở, ngành quán triệt Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 02 của Chính phủ, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2013, UBND Thành phố Hà Nội đã tiến hành nhiều việc: ban hành chương trình hành động số 22/CTr- UBND (29/01/2013), Kế hoạch số 51/KH-UBND về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (tháng 3/2013), tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2013 với 20 đơn vị đại diện. Chỉ riêng năm 2013, Thành phố đã bốn lần trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với các DN bàn cách giải quyết khó khăn cho DN [48, tr.1]. Bên cạnh sự hỗ trợ của chính phủ và Thành phố hà Nội, nguyên nhân chủ quan còn lại là sự nỗ lực, sự "gồng mình" của chính các DNNVV trên địa bàn. 36
  • 39. có hai vấn đề nổi bật: Một là, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế nước ta không chỉ lớn mà còn kéo dài. Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á những năm 90 chỉ kéo dài 3 năm (1998 - 2000), thì cuộc khủng hoảng ở quy mô toàn cầu lần này kéo dài đã 6 năm (2008 -2013) vẫn chưa kết thúc mà theo một số chuyên gia kinh tế nó vẫn "chưa tới đáy". Sự tàn phá kéo dài này đã làm cho nhiều DNNVV của Hà Nội không đủ khả năng chịu đựng dài hơi, nên lâm vào phá sản. Hai là, mặc dù thời gian qua chính quyền Thành phố Hà Nội đã rất tích cực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ giúp DN trụ vững và tiếp tục vươn lên trong khó khăn (kiên trì theo đuổi các biện pháp theo Chương trình số 22/CTr-UBND, cũng như thực hiện quyết liệt các nghị quyết của Chính phủ), tuy nhiên do những diễn biến chung của tình hình kinh tế đất nước trong năm 2103 như cuộc Hội thảo Mùa Thu được tổ chức mới đây tại Hà Nội, cho thấy khó khăn chung của nền kinh tế đất nước còn khá nặng nề. Động thái đó đã tác động tiêu cực đến những nỗ lực của Hà Nội trong hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn [48, tr.1]. nổi lên hai vấn đề chủ yếu sau: Một là trong đóng góp vào hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH nên những chính sách đối với các DNNVV tại Hà nội còn những bất cập. Có thể thấy rõ điều này qua những số liệu về việc các DNNVV thiếu mặt bằng kinh doanh. Con số 33% số DN phải sử dụng nhà ở làm địa điểm kinh doanh. Và chỉ có 0,8% số DN có địa điểm kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp nói lên điều đó. Những số liệu về sự phát triển của các DNNVV của Hà Nội theo ngành, lĩnh vực hoạt động, theo đó ngành công nghiệp chỉ chiếm (15,7%); Xây dựng (10%); Hoạt động khoa học công nghệ (9,0%); Hoạt động hành chính hỗ trợ (4,1%): Thông tin truyền thông (3,1%), cho thấy 37
  • 40. định hướng phát triển của thành phố những năm qua đối với lực lượng này thể hiện chưa được coi trọng vai trò của loại hình DNNVV đối với quá trình CNH, HĐH, nên ngành, lĩnh vực chủ yếu mà các DNVVN vẫn là dịch vụ, trong đó tập trung ở lĩnh vực ăn uống là chủ yếu, chiếm tới 52%. Cắt nghĩa về hiện trạng này, nguyên nhân chi phối chủ yếu không gì khác hơn là nhận thức của Thành phố Hà Nội về vai trò của các DNNVV đối với quá trình CNH, HĐH Thủ đô vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức. Hai là, còn những rào cản khiến các DNNVV của Hà Nội khó tiếp cận gói hỗ trợ 29.000 của Chính phủ - biểu hiện của khoảng thời gian từ cuối năm 2012 trở về trước. Mặc dù vừa qua Thành phố Hà Nội đã bắt đầu triển khai một số gói hỗ trợ giúp các DN tháo gỡ khó khăn, tuy nhiên, tình hình sản xuất của các DNNVV hiện vẫn rất khó khăn: vốn hạn hẹp, lượng hàng hóa tồn kho, còn lớn, đầu ra hạn hẹp do nhiều DN vẫn chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của thành phố; lãi suất ngân hàng tuy đã có chiều hướng hạ, nhưng vẫn ở mức cao, các ngân hàng yêu cầu bên vay phải có tài sản thế chấp, trong khi đó không phải DN nào cũng đáp ứng được, nhất là các DNNVV và cực nhỏ. Đồng thời, hiện Thành phố chưa có nhiều giải pháp kích cầu đầu ra, giải quyết hàng tồn kho; chưa có chính sách gắn kết giữa các nhà sản xuất trong nước, thiếu chương trình xúc tiến thương mại trong nước... Nhiều gói hỗ trợ thiết thực liên quan tới tình trạng nguồn vốn cho DN đã được tung ra, nhưng các DNNVV còn chậm nhận được. “Nền kinh tế là cơ thể, doanh nghiệp là tế bào, vốn là máu. Thiếu máu cơ thể sẽ yếu, chính vì thế vấn đề cốt lõi vẫn phải giải quyết được nguồn vốn” [59, tr.1]. Ba là, Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước khó khăn, mặc dù Nhà nước và chính quyền thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp để cứu các DN, tuy nhiên trong cái gọi là "sự chọn lọc" mang tính tự nhiên này khó tránh khỏi 38
  • 41. một bộ phận DN không đủ năng lực hấp thụ các chính sách hỗ trợ nên lâm vào phá sản. Lẽ ra các DNNVV phải tự vươn lên, liên kết với nhau, liên kết với trên. Thứ nhất, Mục tiêu hướng tới của Hà Nội là phấn đấu cán đích CNH, HĐH sớm so với cả nước trước từ 1-2 năm, trong khi ở Hà Nội tỷ lệ các DNNVV chiếm tới 95%. Bên cạnh những dấu hiệu tích cực, cũng như nhiều địa phương khác các DNNVV của Hà Nội cũng có những dấu hiệu tiêu cực". Hiện tượng phổ biến nhất là nợ đóng tiền bảo hiểm lao động, nợ đọng thuế, và mới đây nhất là tình trạng buôn lậu phủ tạng động vật, gia cầm phế thải, thực phẩm tồn dư chất kháng sinh, đồ chơi trẻ em, quần áo may mặc sẵn có chứa chất độc hại cho sức khỏe và nhập lậu cá tầm... của một bộ phận DN trong cộng đồng các DNNVV kinh doanh thương mại, dịch vụ ăn uống, thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. Do đó, dù lập luận như thế nào thì Hà Nội vẫn phải thực hiện mục tiêu CNH, HĐH với một "binh đoàn" các DN, mà trong đó có những "bộ phận" có đặc điểm nói trên. Vì vậy tới đây, bên cạnh những đổi mới về cơ chế, chính sách, Thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng cơ chế phối hợp giữ các biện pháp mang tính tuyền truyền, vận động với các biện pháp khác để làm cho chủ các DNNVV trên địa bàn ý thức rõ hơn nữa vai trò của họ trong loại hình DNNVV đối với sự phát triển của kinh tế Thủ đô nói chung, đối với hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH Hà Nội nói riêng. Thông qua đó, thúc đẩy đội ngũ chủ các doanh nghiệp này hình hành tư duy, phong cách kinh doanh mới văn minh, lành mạnh có hiệu quả. 39
  • 42. Thứ hai, nêu ý kiến về vấn đề này - trong đó có nhiều ý kiến xác đáng về vấn đề vốn cho DN. Theo đó, vấn đề lớn nhất của các DNNVV hiện nay là giải quyết vấn đề vốn bao gồm giải quyết hàng tồn kho, thu hồi vốn để tái đầu tư và tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ và của Thành phố. Tiếp cận nguồn vốn phải giải quyết ở cả 3 mặt: + Các DNNVV phải tự vươn lên tự tháo gỡ và thích nghi với tình hình của DN. Ngân hàng hiện nay cho các DN vay với những điều kiện khá thoáng. Tuy nhiên, các DN muốn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi thì bản thân cũng phải xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý phù hợp để được xét tới vay vốn. + Phải có sự hỗ trợ của cộng đồng giúp đỡ các DN thông qua các hoạt động trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau giải quyết hàng tồn kho thu hồi vốn, các DNNVV trả được nợ cũ cho ngân hàng và có nguồn vốn để tái đầu tư. Trong thời gian qua, Hiệp hội các DNNVV Hà Nội và Hiệp hội các DNNVV Việt Nam cũng đã tạo điều kiện để các DN có cơ hội trao đổi kinh nghiệm thông qua các hoạt động hội thảo, triển lãm... + Cần sự hỗ trợ tích cực kịp thời của Nhà nước, Chính phủ, cơ quan chức năng của Chính phủ và của các cơ quan chức năng thuộc Thành phố Hà Nội về giải quyết hàng tồn kho giúp các DNNVV thu hồi vốn (mà theo Thành phố Hà Nội) chủ yếu là hàng tồn kho về vật liệu xây dựng bởi đây là khối hàng tồn kho lớn nhất của Hà Nội hiện nay. Tiếp theo là cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ thị trường tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, chính sách về khoa học công nghệ và chính sách về đất đai, cải cách hành chính... Chính thành phố Hà Nội cũng đã thừa nhận: DN đang “chê” chính sách điều hành của Thành phố. Thời gian tới, Hà Nội cần có những động thái tích cực hơn như: tổ chức hội nghị đối thoại với các DN để nhận diện những điểm yếu kém từ chính quyền, tìm giải pháp, nâng chỉ số PCI; mời Hiệp hội DN tham gia Ban chỉ đạo và thành lập tổ công tác, đường dây nóng tháo gỡ khó khăn cho DN.... 40
  • 43. Thứ ba, Năm 2013 vẫn là năm có nhiều thách thức đối với các DNNVV. Trước những khó khăn chung của nền kinh tế đất nước hiện nay, các DNNVV của Hà Nội tuy đã có sự hồi phục và có những tín hiệu khả quan về sự phát triển nhưng nhìn chung còn phải đối diện với nhiều khó khăn, đứng trước những thử thách lớn. Theo đánh giá của Thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2013, kinh tế Thủ đô dù đang có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng khá (tổng sản phẩm trên địa bàn GDP ước tăng 7,5%, trong đó dịch vụ tăng 8,1%, công nghiệp xây dựng tăng 7,36%, nông nghiệp tăng xấp xỉ 3%), nhưng nhìn tổng thể kinh tế Thủ đô chưa có dấu hiệu bứt phá [47, tr.2]. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ước tính đến cuối tháng 6/2013, toàn Thành phố Hà Nội có 7.000 DN đăng ký thành lập mới với số vốn 52.300 tỷ đồng, giảm 9,5% về số DN, nhưng tăng 13,2% về vốn so cùng kỳ năm 2012 và có tới 3.710 DN ngừng họat động đã quay trở lại sản xuất kinh doanh [10, tr.1]. Tuy nhiên, số DN nghiệp ngừng hoạt động vẫn cao. Trong 5 tháng đầu năm 2013, có 6.192 DN ngừng hoạt động [1, tr.1]. Bên cạnh hình thái trên, thực tiễn cũng cho thấy tồn tại một hình thái khác, này. * * * Các DNNVV có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và tiến trình CNH, HĐH đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong cộng đồng các doanh nghiệp của Thủ đô Hà Nội, các DNNVV chiếm một tỷ trọng lớn và thực sự là lực lượng có những đóng góp tích cực đối với quá 41
  • 44. trình thực hiện các chương trình, dự án nhằm hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH cũng như các kế hoạch cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. c DNNVV của Thành phố Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động SX, KD, trong tiêu thụ sản phẩm, trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, trong khẳng định vai trò năng động, uyển chuyển và tích cực trong hiện thực hóa mục tiêu CNH, HĐH Thủ đô. Cùng với thực hiện các chủ trương của Chính phủ, lãnh đạo và chính quyền Thành phố Hà Nội đã tích cực tìm các biện pháp thích hợp để giúp các DNNVV của Hà Nội vượt qua khó khăn, trụ vững tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, trước những khó khăn ngày càng lớn và kéo dài của nền kinh tế, các DNNVV của Hà Nội tuy có một bộ phận đã trụ vững, có những phát triển nhất định, song vẫn còn phải đối diện với nhiều khó khăn cả những khó khăn cũ và những khó khăn mới nảy sinh. Thực trạng đó đòi hỏi Thành phố Hà Nội cần tiếp tục tìm những giải pháp mới, để cùng với những giải pháp đã được thực hiện tạo ra bước chuyển biến mang tính đột phá giúp các DNNVV vượt qua khó khăn, tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong CNH, HĐH Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết số 11- NQ/ TW của Bộ Chính trị. 42
  • 45. Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 2.1. 2.1.1. Những định hướng phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội thời gian tới Tiếp sau Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 7/12/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1231/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2011- 2015” [48, tr.1]. Nội dung và mục tiêu CNH, HĐH Thủ đô Hà Nội được thể hiện trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị, các quyết định của Chính phủ, trong Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV và các Nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND Thành phố giai đoạn 2012 năm 2020 và những năm tiếp theo. Đây chính là những định hướng phát triển các ngành, nghề mà các DNNVV Hà Nội hướng tới để phát huy vai trò trong CNH, HĐH ở Hà Nội thời gian tới. Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước; phát triển công nghiệp gắn với phát triển khoa học công nghệ, gắn với phát triển các trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới và văn phòng của các tập đoàn sản xuất lớn; tạo nên các sản phẩm chất lượng và giá trị cao có khả năng cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến của các nước"[28, tr.1]. Cụ thể định hướng phát triển một số ngành, nghề và lĩnh vực: + Đối với phát triển công nghiệp nói chung, Hà Nội sẽ tập trung phát triển nhanh một số ngành công nghiệp có công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghiệp vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu, công nghiệp điện tử, 43
  • 46. cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm) [30, tr.2]. Thành phố khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực (cơ khí, điện tử…) tạo thành mạng lưới vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn. + Về phát triển nghề và làng nghề, phát triển các nghề và làng nghề xuất phát từ tiềm năng và nhu cầu của xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật và tính thương mại cao nhưng vẫn mang các giá trị truyền thống đặc trưng của các làng nghề. Chú trọng kết hợp truyền thống với việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào các công đoạn sản xuất, đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, duy trì chất lượng sống khu vực dân cư tại địa phương có làng nghề. + Về phát triển không gian công nghiệp, phát triển công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm, các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp tập trung (tổng diện tích khoảng 8.000 ha); di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung. + Đối với phát triển nông nghiệp (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản), Nghị quyết Số: 03/2012/NQ-HĐND, ngày 05 tháng 04 năm 2012 của UBND Thành phố hà Nội đã xác định: "Trên cơ sở ổn định vùng sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng tăng năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu" [31, tr.1]. Theo tinh thần đó, nông nghiệp Hà Nội sẽ phát triển theo hướng hình thành một nền nông nghiệp đô thị, sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường tập trung phục vụ thị trường Thủ đô, trong nước và xuất khẩu. Ngoài tập trung nguồn lực, nhất là vốn, là một số chính sách hỗ trợ trước mắt nhằm khuyến khích từng bước hình thành và xây dựng vùng sản xuất hàng 44
  • 47. hóa lớn gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa [31, tr.2]. Nội dung, mục tiêu của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội giai đoạn từ 2012 đến năm 2020 và những năm tiếp theo là định hướng cho phát huy vai trò của các DNNVV của Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới. Trên cơ sở Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/12/2012 về "Phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2011- 2015” của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2012 UBND Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 6023/QĐ- UBND, phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011- 2015. Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch mà Hà Nội hướng tới đối với các DNVVN trong giai đoạn 2011- 2015 là đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào công cuộc phát triển kinh tế Thủ đô. Một số chỉ tiêu cụ thể được xác định là: 1/. Thành lập mới tăng 7%/năm; 2/. Tỷ lệ DNVVN tham gia xuất khẩu đạt 8-10%; 3/. Các DNVVN đóng góp trên 30% vào tổng thu ngân sách trên địa bàn; 4/. Cố gắng hình thành khoảng 300 DNVVN thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (cuối năm 2015) [44, tr.2]. Nhằm đạt được mục tiêu đã nêu trong kế hoạch 6023/QĐ-UBND, Thành phố sẽ áp dụng một số nhóm giải pháp. Theo đó sẽ bao gồm: (1) Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; (2) Hỗ trợ DN tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng và mặt bằng sản xuất và hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ mới; (3) Phát triển nguồn nhân lực, năng cao năng lực quản trị; hình thành các khu, cụm công nghiệp cho các DNVVN; (4) Cung cấp thông tin, kết hợp hỗ trợ DN xúc tiến thương mại; xây dựng hệ thống trợ giúp phát triển DNVVN; (5) Quản lý kế hoạch phát triển DNVVN. Quyết định số 6023/QĐ-UBND, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi mới để các DNNVV 45
  • 48. đây: 2.1.2. 2.1.2.1. Phát huy vai trò của các DNNVV trong CNH, HĐH ở Hà Nội thời gian tới phải quán triệt tinh thần các nghị quyết, quyết định của Trung ương, các cấp các ngành của thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội thủ đô thời gian tới. định hướng chính trị và kinh tế đúng đắn. "Trong 10 năm tới, trên cơ sở vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, huy động tối đa sức mạnh tổng hợp cả về vật chất và tinh thần của Thủ đô và cả nước xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của Vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước" [10]. "...Phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững..., làm động lực thúc đẩy phát triển Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước. Phấn đấu thực hiện hoàn thành trước từ 1-2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về CNH, HĐH Thủ đô" [26, tr.1]. ẳng Nội dung chủ yếu của quan điểm thể hiện trên các vấn đề chủ yếu dưới đây: HĐND, 46