SlideShare a Scribd company logo
1 of 141
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------
TRẦN THỊ QUỲNH PHƯƠNG
QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET
VÀ SALAVAN CỦA CHDCND LÀO VỚI
TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Mã số: 60 22 03 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
Thừa Thiên Huế, năm 2016
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------
TRẦN THỊ QUỲNH PHƯƠNG
QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET
VÀ SALAVAN CỦA CHDCND LÀO VỚI
TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Mã số: 60 22 03 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ VĂN ANH
Thừa Thiên Huế, năm 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Trần Thị Quỳnh Phương
iii
Lời Cảm Ơn
Với tình cảm chân thành và lòng quý trọng, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Lê Văn Anh, người đã trực tiếp giảng dạy và hướng
dẫn bằng tất cả lòng nhiệt tình, sự chu đáo trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo đã giảng dạy trong suốt thời gian học
tập cũng như đóng góp những ý kiến rất thiết thực cho luận văn. Cảm ơn tập thể
thầy cô giáo khoa Lịch sử, Phòng đào tạo sau Đại học - Trường Đại học sư phạm
Huế đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Quảng Trị, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh
Quảng Trị, Trưởng Phòng Đối ngoại UBND tỉnh Quảng Trị, Trưởng phòng Quản lý
biên giới Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị và Trưởng phòng Tuyên truyền Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Quảng Trị đã giúp đỡ và cung cấp tư liệu để tôi có thể hoàn thành
luận văn này.
Huế, tháng 10 năm 2016
Tác giả
iii
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục........................................................................................................................1
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu ......................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9
6. Nguồn tư liệu .......................................................................................................9
7. Đóng góp của luận văn ........................................................................................9
8. Bố cục của luận văn...........................................................................................10
NỘI DUNG ..............................................................................................................11
Chương 1. CƠ SỞ QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET VÀ
SALAVAN VỚI TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014).............................................11
1.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế, văn hóa.............................................................11
1.1.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế.....................................................................11
1.1.2. Cơ sở văn hóa...........................................................................................14
1.2. Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Quảng Trị trong hai
cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.....................................................................16
1.2.1. Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đến năm 1945 .....................16
1.2.2. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ............................................17
1.3. Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Bình Trị Thiên từ năm
1976 đến năm 1989................................................................................................22
1.3.1 Quan hệ chính trị, an ninh - quốc phòng...................................................22
1.3.2. Quan hệ kinh tế.........................................................................................23
1.3.3. Quan hệ văn hóa, giáo dục - đào tạo và lĩnh vực khác.............................27
2
1.4. Những nhân tố mới tác động đến quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh.....................29
1.4.1. Tình hình thế giới và khu vực ..................................................................29
1.4.2. Chính sách của Lào, Việt Nam và bước phát triển của quan hệ đặc
biệt giữa hai nước...............................................................................................30
Chương 2. QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET VÀ SALAVAN
VỚI TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014).................................................................32
2.1. Quan hệ chính trị, an ninh - quốc phòng và biên giới ....................................32
2.1.1. Tiếp tục củng cố quan hệ chính trị ...........................................................32
2.1.2. Tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng...............................................34
2.1.3. Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ biên giới..........................................................37
2.2. Quan hệ kinh tế...............................................................................................42
2.2.1. Tăng cường hợp tác nông, lâm nghiệp.....................................................42
2.2.2. Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải ............46
2.2.3. Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại....................................................50
2.3. Quan hệ văn hóa, giáo dục - đào tạo và lĩnh vực khác...................................54
2.3.1. Đẩy mạnh hợp tác văn hóa .......................................................................54
2.3.2. Nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục - đào tạo ......................................56
2.3.3. Tăng cường hợp tác y tế...........................................................................58
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ GIỮA TỈNH
SAVANNAKHET VÀ SALAVAN VỚI TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014)......62
3.1. Thành tựu, hạn chế trong quan hệ giữa ba tỉnh từ năm 1989 đến năm
2014 .......................................................................................................................62
3.1.1. Những thành tựu nổi bật...........................................................................62
3.1.2. Một số tồn tại và hạn chế..........................................................................67
3.2. Đặc điểm của quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh....................................................69
3.3. Triển vọng của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh
Quảng Trị...............................................................................................................73
3.4. Một số bài học kinh nghiệm của quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh ......................75
KẾT LUẬN..............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Assciation of South East Asian Nations - Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á
BĐBP : Bộ đội biên phòng
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
FTA : Hiệp định thương mại tự do
NXB : Nhà xuất bản
QLBG : Quản lý biên giới
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
UBKHXH : Ủy ban khoa học xã hội
UBKHXHQG : Ủy ban khoa học xã hội quốc gia
USD : United States of Dollas - Đô la Mỹ
VNĐ : Việt Nam đồng
VNPT : Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
VIETTEL : Tập đoàn viễn thông Quân đội
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua những năm tháng khó khăn gian khổ kề vai sát cánh bên nhau xây
dựng và bảo vệ đất nước, mối quan hệ Lào - Việt Nam ngày càng gắn bó. Cho đến
nay, nó đã trở thành di sản quí báu của hai dân tộc, biểu tượng mẫu mực về quan hệ
giữa hai nước láng giềng.
Cùng với sự phát triển của quan hệ giữa hai nước Lào - Việt Nam qua các thời
kỳ lịch sử, các tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Quảng Trị không ngừng tăng
cường quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt. Từ mối quan hệ “láng giềng
thân thiện” trong buổi đầu dựng và giữ nước, “tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến
đấu” trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung, ba tỉnh đã đẩy mạnh “quan hệ
hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện” trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Savannakhet, Salavan và Quảng Trị là ba tỉnh gần gũi về địa lý; có nhiều điểm
tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội; có vị trí địa - chiến lược; nhiều
tiềm năng để phát triển kinh tế. Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trước
đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, quan hệ giữa ba
tỉnh giữ vị trí quan trọng và có tác động to lớn đến tình hình chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa của Lào - Việt Nam cũng như quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Từ năm
1989 đến năm 2014, mặc dù tình hình thế giới, khu vực Đông Nam Á và hai nước
có nhiều thay đổi, các tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị còn nhiều khó
khăn, nhất là về kinh tế, nhưng quan hệ giữa ba tỉnh vẫn không ngừng được tăng
cường và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ đặc biệt
Lào - Việt Nam phát triển.
Sự biến đổi của tình hình thế giới, khu vực Đông Nam Á và tác động ngày
càng sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa cùng với chủ trương “mở cửa” của Đảng,
Nhà nước và Chính phủ Lào hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác
toàn diện Lào - Việt Nam cũng như quan hệ giữa các địa phương của hai nước,
nhưng cũng là cơ hội để các nước khác, nhất là Thái Lan, Trung Quốc gia tăng ảnh
hưởng của mình tại quốc gia này. Trước sự biến đổi khôn lường đó, tiếp tục đẩy
mạnh quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam cũng như quan hệ giữa tỉnh Savannakhet,
5
Salavan với Quảng Trị là nhệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ để phát
triển kinh tế, văn hóa mà còn để tăng cường an ninh - quốc phòng. Vì vậy, tìm hiểu
thực trạng, những thành tựu và hạn chế của quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan
với Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2014, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh
nghiệm nhằm góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước và ba tỉnh trong
các giai đoạn tiếp theo, là yêu cầu cần thiết cả về phương diện lý luận lẫn thực tiến.
Về ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với
Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2014 không chỉ góp phần làm sáng tỏ những nội
dung quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba tỉnh, mà còn bổ sung thêm
những tư liệu mới về quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước trong giai đoạn cách
mạng mới, một giai đoạn hợp tác hết sức quan trọng giữa Lào - Việt Nam.
Về ý nghĩa thực tiễn: Tìm hiểu quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với
Quảng Trị trong những năm từ 1989 đến 2014 góp phần giúp các tầng lớp nhân dân,
thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn
diện giữa hai nước Lào - Việt Nam, qua đó, thấy được sự cần thiết và ý nghĩa to lớn
của việc củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh trong giai đoạn hiện nay
cũng như các giai đoạn tiếp theo.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quan hệ giữa tỉnh
Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị (1989 - 2014)”
làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học chuyên ngành Lịch sử thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mối quan hệ Lào - Việt nói chung, quan hệ song phương giữa địa phương hai
nước nói riêng đã được một số công trình nghiên cứu, bài viết về Lào, Việt Nam và
quan hệ giữa hai nước đề cập đến. Cũng đã có một số công trình, bài viết đề cập
trực tiếp quan hệ song phương giữa các tỉnh của hai bên qua các thời kỳ lịch sử.
- Các công trình nghiên cứu, bài viết về Lào, Việt Nam và quan hệ giữa hai
nước đề cập đến quan hệ địa phương
Thời kỳ cổ trung đại, các tác phẩm: “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán
triều Nguyễn, hay tác phẩm của Lê Quí Đôn như “Phủ biên tạp lục”… đã có ghi
chép về địa lý, phong tục, sản vật, con người Ai Lao và quan hệ bang giao, quân sự,
kinh tế, văn hóa giữa Ai Lao với Đại Việt.
6
Trong thời kỳ cận đại, một số nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát
địa lý, tài nguyên khoáng sản, lịch sử, văn hóa của Lào và Việt Nam nhằm phục vụ
chủ yếu cho mục đích xâm lược, cai trị và bóc lột. Những công trình nghiên cứu về
quan hệ giữa hai nước và quan hệ các địa phương không có nhiều.
Đến thời kỳ hiện đại, nhất là sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của hai
nước giành thắng lợi, đã xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu,
sách báo, tạp chí về lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng của Lào, Việt Nam và quan hệ
giữa hai nước.
Các công trình nghiên cứu: “Lịch sử Lào” của Trung tâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn Quốc gia; “Đất nước Lào: Lịch sử và văn hóa” của Lương Ninh (chủ
biên); “Lào Đất nước - Con người” của Hoài Nguyên; “Lịch sử Lào hiện đại” của
Nguyễn Hùng Phi - Buasi Chalonsuc; “Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào”
của Ban chỉ đạo lý luận và thực tiễn Đảng Nhân dân Cách mạng Lào… và các công
trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam… đã đề cập
đến mối quan hệ giữa hai nước và các địa phương của hai nước qua từng thời kỳ
lịch sử.
Mối quan hệ Lào - Việt, Việt - Lào là vấn đề được các nhà lãnh đạo của Lào
và Việt Nam hết sức quan tâm.
Các bài viết: “Tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và liên minh chiến
đấu Lào - Việt Nam thời kỳ cách mạng mới” của Khămtày Xiphănđon; “Gắn bó keo
sơn, hỗ trợ vô tư, hợp tác hiệu quả” của Thủ tướng Bouasone Bouphavanh; “Việt
Nam và Lào:chặng đường 30 năm phát triển kinh tế” của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng… đều đã khẳng định quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam là nhân tố quan trọng
đưa cách mạng hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Quan hệ hợp tác Lào - Việt, Việt - Lào là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu. Bên cạnh các công trình và bài viết đã được công bố trong các
sách, báo, tạp chí, hội thảo về quan hệ Lào - Việt, Việt - Lào đã được tổ chức.
Các chuyên khảo: “ Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 - 2007)”
của Ban chỉ đạo nghiên cứu biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào;
“Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 2000”
7
của Lê Đình Chỉnh; “Quan hệ Việt Nam - Lào từ 1975 đến 2005” của Nguyễn Thị
Phương Nam… và các bài viết: “Quan hệ Việt Nam - Lào trong thời kỳ cổ trung
đại” của Nguyễn Hào Hùng; “Một số vấn đề về tình đoàn kết Việt - Lào” trong thời
kỳ cận đại của Đinh Xuân Lâm… đã góp phần làm rõ các khía cạnh khác nhau
trong quan hệ Lào - Việt Nam.
Các hội thảo: Hội thảo khoa học Quốc gia 40 năm quan hệ Việt Nam - Lào:
Nhìn lại và Triển vọng do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phối
hợp tỉnh Nghệ An tổ chức tại Thành phố Vinh, tháng 8 - 2002 và Hội thảo Quốc tế
“Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam
và Lào” do UBKHXH Việt Nam và UBKHXHQG Lào tổ chức tại thủ đô Viêng
Chăn, tháng 6 - 2007 cũng đã góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về quan hệ
giữa hai nước và các địa phương qua các thời kỳ lịch sử.
- Các bài viết, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ giữa ba tỉnh
Một số bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí như:“Quan hệ đặc biệt giữa
tỉnh Quảng Trị với một số địa phương của nước bạn Lào” của Nguyễn Viết Niên;
Hoàng Đăng Mai với bài viết “Quảng Trị, Savannakhet, Salavan thắm tình hữu
nghị và hợp tác”... đã đề cập đến những thành tựu cơ bản trong quan hệ hợp tác
song phương giữa ba tỉnh qua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới.
Các tác giả cũng đã nêu lên một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh quan hệ giữa
hai bên.
Ngoài ra, các công trình: “Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị”; “Lịch sử quan hệ hữu
nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng
Trị và Luận văn Cao học “Quan hệ hợp tác Quảng Trị (Việt Nam) - Savannakhet
(Lào) từ 1986 đến 2008” của Vũ Thị Thu Trường Đại học Vinh đã đề cập đến quan
hệ song phương giữa một số tỉnh thuộc hai bên.
Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,
có hệ thống cơ sở, thực trạng, những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của
quan hệ hợp tác giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị trong giai đoạn từ
năm 1989 đến năm 2014.
8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn tập trung phân tích cơ sở mối quan hệ gắn bó giữa hai tỉnh
Savannakhet, Salavan với Quảng Trị, đồng thời làm nổi bật những nội dung quan
trọng nhất, những khía cạnh sâu sắc nhất của quá trình hợp tác giữa hai bên từ năm
1989 đến năm 2014; trên cơ sở những thành tựu và hạn chế của quan hệ hợp tác
giữa ba tỉnh, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường
quan hệ giữa ba tỉnh cũng như hai nước trong các giai đoạn tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ
Để làm sáng tỏ mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
cụ thể sau đây:
- Phân tích cơ sở của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với
Quảng Trị.
- Hệ thống hóa thực trạng quan hệ giữa ba tỉnh trên các lĩnh vực chủ yếu:
Chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh
vực khác từ năm 1989 đến 2014.
- Trên cơ sở bức tranh toàn diện, hệ thống về quan hệ hợp tác giữa tỉnh
Savannakhet và Salavan với tỉnh Quảng Trị (1989 - 2014) đánh giá những thành
tựu, hạn chế, đặc điểm, triển vọng và rút ra những bài học kinh nghiệm của quan hệ
giữa ba tỉnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh
Savannakhet, Salavan của Lào với tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2014.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu từ năm 1989 đến năm 2014 (năm
1989 là mốc đánh dấu tỉnh Quảng Trị bắt đầu được tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên).
Tuy nhiên, để có tính hệ thống luận văn cũng đề cập giai đoạn trước năm 1989, bao
gồm thời kỳ từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập (1930) đến năm 1945,
thời kỳ hai dân tộc cùng chống kẻ thù chung là Pháp và Mỹ (1945 - 1975) và thời
kỳ hợp tác giữa hai tỉnh Savannakhet, Salavan và tỉnh Bình Trị Thiên (1976 - 1989).
9
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hai tỉnh của Lào là
Savannakhet, Salavan và tỉnh Quảng Trị của Việt Nam (đây là các tỉnh thuộc hai
bên của hai nước có chung 206 km đường biên giới)
5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Luận văn dựa vào quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng
Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối đối ngoại, về quan hệ hữu nghị và hợp
tác toàn diện giữa hai nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Các phương pháp cụ thể: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và
phương pháp logic, kết hợp với một số phương pháp khác như: thống kê, so sánh,
phân tích, mô tả, tổng hợp, điền dã… để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội
dung đề tài.
6. Nguồn tư liệu
Luận văn được thực hiện dựa vào nguồn tư liệu sau:
- Các bài phát biểu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ hai nước Lào -
Việt Nam và các lãnh đạo địa phương.
- Các Văn bản của Đảng bộ chính quyền hai tỉnh Savannakhet, Salavan và tỉnh
Bình Trị Thiên (từ năm 1976 đến năm 1989), Quảng Trị (từ năm 1989 đến năm 2014).
- Các Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định thư, Thỏa thuận hợp tác giữa nước
CHDCND Lào và nước CHXHCN Việt Nam và các Biên bản ghi nhớ, Biên bản hội
đàm, Biên bản làm việc giữa ba tỉnh từ năm 1989 đến năm 2014.
- Các số liệu, Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác hợp tác với hai tỉnh Lào của
Tỉnh ủy, UBND, các Ban, Ngành địa phương của tỉnh Bình Trị Thiên (từ năm 1976
đến năm 1989) và Quảng Trị (từ năm 1989 đến năm 2014).
- Các sách, tạp chí, công trình chuyên khảo và một số luận án Tiến sĩ Lịch sử,
Luận văn Thạc sĩ về quan hệ Lào - Việt Nam và các địa phương ba tỉnh đã được
khảo cứu để góp phần giải quyết những nội dung của đề tài.
7. Đóng góp của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa quan hệ giữa hai tỉnh Savannakhet, Salavan và tỉnh
Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2014.
10
- Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan với tỉnh
Quảng Trị, luận văn đã đưa ra một số nhận xét, đánh giá từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm và một số định hướng có tính tham khảo cho quan hệ giữa tỉnh Savannakhet
và Salavan với tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn mới.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn
đề liên quan; đặc biệt giúp lãnh đạo tỉnh Quảng Trị trong việc hoạch định chính
sách đối ngoại về quan hệ hợp tác với nước CHDCND Lào nói chung và hai tỉnh
Savannakhet, Salavan nói riêng trong giai đoạn tiếp theo.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung của luận
văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan với tỉnh Quảng
Trị (1989 - 2014)
Chương 2. Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan với tỉnh Quảng Trị
(1989 - 2014)
Chương 3. Một số nhận xét về quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan với
tỉnh Quảng Trị (1989 - 2014)
11
NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET VÀ SALAVAN
VỚI TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014)
1.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế, văn hóa
1.1.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế
Các tỉnh Savannakhet, Salavan của Lào có vị trí liền kề với tỉnh Quảng Trị của
Việt Nam. Giữa ba tỉnh có chung 206 km đường biên giới và là những điểm nhấn
trên tuyến đường 9 xuyên Á.
Savannakhet là tỉnh thuộc miền Trung Lào, hình thành do sự kéo dài của sườn
phía Tây dãy Trường Sơn đến phía Đông sông Mê Kông, phía Bắc giáp tỉnh Khăm
Muộn, phía Nam giáp tỉnh Salavan, phía Đông giáp các tỉnh của Việt Nam (tỉnh
Quảng Trị và tỉnh Quảng Bình) và phía Tây giáp tỉnh Moukdahane (Vương quốc
Thái Lan). Tỉnh Savannakhet có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, trung tâm của tỉnh
Savannakhet là thị xã Kaysone Phomvihane. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh
Savannakhet rộng 21.774km2
.
Phía Nam tỉnh Savannakhet là tỉnh Salavan. Tỉnh Salavan thuộc Nam Lào,
phía Đông giáp tỉnh Quảng Trị của Việt Nam (có chung 80 km đường biên giới).
Tỉnh Salavan có 8 huyện thị. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Salavan là
10.691km2
, trong đó có 707.400 ha rừng tự nhiên.
Quảng Trị nằm trong vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, là láng giềng gần gũi
với các tỉnh Savannakhet, Salavan của Lào.
Tỉnh Quảng Trị nằm ở tọa độ từ 16o
18’ đến 17o
10’ vĩ độ Bắc và từ 106o
28,55’
đến 107o
23,18’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp với
tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp hai tỉnh của Lào
Savannakhet, Salavan. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố, 1 thị
xã và 8 huyện (1 huyện đảo Cồn Cỏ). Quảng Trị là một trong những tỉnh có địa hình
đa dạng, bị chia cắt bởi nhiều núi, đồi, sông, suối. Trong tổng số 5.120 km2
đất tự nhiên
của tỉnh, núi và trung du chiếm hơn 80% diện tích.
Không chỉ gần gũi về địa lý, ba tỉnh trên còn có một số điểm tương đồng về
điều kiện tự nhiên. Phần lớn diện tích đất tự nhiên của ba tỉnh là núi và trung du.
12
Núi và trung du chiếm hơn 2/3 diện tích hai tỉnh Savannakhet, Salavan và hơn 20%
diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị. Ba tỉnh đều nằm trong vành đai khí hậu nhiệt
đới, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20o
C - 36o
C và độ ẩm tương đối cao. Với
khí hậu nóng lắm, mưa nhiều kết hợp với địa hình đồi núi có độ dốc cao, hai bên có
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, nhưng đồng thời phải đối
mặt với thiên tai như hạn hán, bão, lụt và lũ quét… Các tỉnh Savannakhet, Salavan
và miền Tây Quảng Trị đều nằm trong dãy đất bazan, rất thuận lợi để phát triển các
loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, đồng thời có nhiều
đồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc.
Sự gần gũi về địa lý kết hợp với những điểm tương đồng về địa hình, khí hậu,
đất đai giữa ba tỉnh là tiền đề để nhân dân các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng
Trị sớm xác lập mối quan hệ “láng giềng thân thiện” trong sản xuất, sinh hoạt tinh
thần cũng như trong các cuộc đấu tranh để bảo vệ quê hương, đất nước.
Các tỉnh Savannakhet, Salavan cũng như Quảng Trị là những tỉnh có vị trí địa -
chiến lược. Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược của hai dân tộc, nhất là trong
hai cuộc kháng chiến chống pháp và Mỹ xâm lược, hai bên giữ vị trí hết sức quan trọng.
Savannakhet, Salavan là hai tỉnh có vị trí chiến lược trong các cuộc đấu tranh
bảo vệ nền độc lập của nhân dân Lào. Trong thời kỳ cổ trung đại, địa bàn hai tỉnh này
trở thành nơi tranh chấp quyết liệt giữa các thế lực phong kiến Lào, còn trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nơi đây đã trở thành căn cứ địa cách mạng
vững chắc cho bộ đội Pathét Lào trong chiến dịch Trung Lào và Hạ Lào. Đường 9 là
huyết mạch giao thông quan trọng trong việc chi viện sức người, sức của cho chiến
trường miền Nam Việt Nam và chiến trường Lào, đồng thời là cửa ngõ phía Đông để
Lào thông thương đi lại với Việt Nam và các nước khác trên thế giới hiện nay.
Quảng Trị là vùng đất với diện tích không rộng và người không đông, Quảng
Trị đã giữ một vị trí địa lí chiến lược vô cùng quan trọng, là vùng địa đầu trọng yếu,
làm tiền đồn vững chắc cho đất nước. Trong thời kỳ phong kiến, Nguyễn Trãi coi:
“Quảng Trị là phên dậu thứ tư về phương Nam” [28, tr.5], nhà sử học Phan Huy
Chú đánh giá: “Miền đất này núi thì cao, biển thì rộng, thực là một nơi hiểm yếu
trời tự đặt” [17, tr.24]. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Quảng Trị
trở thành hậu phương vững chắc đầu cầu tiếp viện cho các chiến trường trong nước
cũng như chiến trường Lào. Mặc cho mưa bom, bão đạn, quân và dân Quảng Trị đã
13
anh dũng chiến đấu, giữ vững mạch máu giao thông quan trọng để chi viện sức
người, sức của cho các chiến trường. Các địa danh như Đường 9, cảng quân sự
Đông Hà, căn cứ quân sự Dốc Miếu và hàng rào điện tử Mac Namara, địa đạo Vĩnh
Mốc, Thành Cổ… của tỉnh này đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt
Nam như những địa danh huyền thoại.
Từ Quảng Trị có thể thông thương, đi lại với các tỉnh thành khác của Việt
Nam và các nước khác trên thế giới bằng đường bộ (Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí
Minh), đường sắt (Đường sắt Bắc - Nam), đường thủy (cảng Cửa Việt). Với các
nước trong khu vực Đông Nam Á lục địa, nhất là với Lào, từ Quảng Trị có thể theo
đường 9, sang tỉnh Savannakhet qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo - Đensavan, từ
đường 15B sang tỉnh Salavan qua cửa khẩu Quốc tế La Lay - La Lay và hàng chục
con đường mòn do nhân dân dọc hai bên biên giới tự mở. Mạng lưới giao thông nối
liền hai bên đã khắc phục hạn chế do địa hình tạo ra, góp phần tạo nên vị trí chiến
lược quan trọng cho cả ba tỉnh.
Không chỉ có vị trí địa - chiến lược, các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng
Trị còn là những tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế.
Mặc dù núi và trung du chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên, không thuận
lợi trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nhưng các tỉnh Savannakhet,
Salavan lại có nguồn tài nguyên, khoáng sản rất phong phú và du lịch.
Các tỉnh Savannakhet, Salavan có những cánh rừng bạt ngàn với nhiều loại gỗ quí
có thể khai thác hàng triệu m3 gỗ/năm để phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu; có
nhiều loài động vật quí hiếm và nhiều loại dược liệu quí hiếm để chế biến đông dược.
Không chỉ giàu về tài nguyên rừng, hai tỉnh này còn có nguồn tài nguyên khoáng
sản rất phong phú. Các mỏ vàng, đồng là hai loại khoáng sản quý (huyện Vị Lạ Bu
Ly). Ngoài ra, còn có đất cao lanh, đá granit dồi dào để sản xuất vật liệu xây dựng.
Với hệ thống sông, suối ngắn và dốc của tỉnh Savannakhet, Salavan thường
gây ra lũ lụt, nhưng mặt khác lại tạo cho khu vực này tiềm năng để xây dựng các
công trình thủy điện. Thượng nguồn sông Mê Kông (Savannakhet) hay các con
sông Sê Bặng Phay, Sê Pôn, Sê Cham Phon… đều có các thác nước với độ dốc cao,
tạo điều kiện thích hợp cho việc lắp đặt các trạm bơm nước và các công trình thủy
điện để phục vụ sản xuất, đời sống.
14
Ngoài ra, còn phải kể tới tiềm năng phát triển du lịch tại hai tỉnh Savannakhet,
Salavan. Thạt In Hăng, thư viện cổ, Nhà đá, Rừng nguyên sinh Quốc gia
PhuSengHe, Xương khủng long có niên đại hơn 100 triệu năm và nhiều loại khác.
Nơi đây hàng năm đã thu hút hàng vạn khách du lịch trong và ngoài nước.
Cũng như các tỉnh Savannakhet, Salavan, Quảng Trị có tiềm năng để phát triển
nông, lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng và phát triển du lịch.
Tuy không có khoảng không gian rộng lớn như đồng bằng Bắc Bộ hay Nam
Bộ, nhưng vùng duyên hải Quảng Trị cũng có điều kiện thuận lợi để canh tác các
loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai và nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày
như đậu, lạc, vừng. Còn khu vực miền Tây có điều kiện để phát triển các loại cây
công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.
Với bờ biển dài 75 km, Quảng Trị có thế mạnh để phát triển ngành vận tải
biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, phát triển nghề muối và du lịch biển.
Nguồn khoáng sản của Quảng Trị đa dạng, nhiều mỏ có giá trị như: mỏ Sắt,
Titan ở huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ; mỏ nước khoáng ở Tân Lâm, Đakrông…
Như vậy, những tiềm năng sẵn có của các tỉnh Savannakhet, Salavan cũng như
những thế mạnh của Quảng Trị là điều kiện thuận lợi để hai bên đẩy mạnh trong
lĩnh vực hợp tác kinh tế.
1.1.2. Cơ sở văn hóa
Mối quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị không chỉ bắt
nguồn từ sự gần gũi về địa lý, những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên và vị trí
chiến lược của mỗi tỉnh, mà còn xuất phát từ những điểm tương đồng về văn hóa.
Trên địa bàn các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng Trị có nhiều tộc người
chung sống. Tuy khác nhau về nguồn gốc và lịch sử cư trú, nhưng thông qua lao
động sản xuất, trao đổi hàng hóa và sinh hoạt tinh thần, giữa các tộc người dần dần
đã có mối quan hệ gần gũi, thân thiết.
Các tỉnh Savannakhet, Salavan là địa bàn cư trú của người Lào Lùm (cư dân nói
tiếng Thái, chủ yếu sống ở vùng đồng bằng và ven sông suối), Lào Thơng (cư dân nói
tiếng Môn - Khơ Me, cư dân bản địa, chủ yếu sống ở vùng trung du) và Lào Xủng (cư
dân nói tiếng H’Mông - Dao, chủ yếu sống trên vùng núi cao). Theo số liệu điều tra,
tỉnh Savannakhet có 969.700 người (trong đó 72,85% người Lào Lùm, 19,63% người
15
Lào Thơng và 6,7% người Lào Xủng), tỉnh Salavan có 398.864 người ( trong đó người
Lào Lùm chiếm đa số). Ngoài ra, ở đây còn có một số kiều bào, chủ yếu là Việt kiều và
Hoa kiều. Quá trình định cư của các tộc người tại hai tỉnh này diễn ra không đồng nhất.
Người Lào Thơng là cư dân bản địa. Người Lào Lùm có mặt muộn hơn, từ khoảng thế
kỷ VIII đến thế kỷ XIII. Muộn hơn cả là người Lào Xủng có mặt vào khoảng cuối thế
kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Còn Việt Kiều và Hoa Kiều có mặt ở đây với nhiều lý
do và bằng nhiều con đường khác nhau.
Trong số 64 vạn người của tỉnh Quảng Trị, người Việt (Kinh) chiếm trên 90%
dân số. Cùng chung sống với người Việt có các tộc người Vân Kiều và một số dân tộc
khác như Hoa, Mường, Tày, Thái, Cà Tu… Người Việt chủ yếu định cư vùng đồng bằng
và ven biển, còn các tộc người thiểu số chủ yếu định cư ở vùng núi và trung du (thuộc
miền Tây Quảng Trị). Cũng giống như tại hai tỉnh Savannakhet, Salavan, quá trình định
cư của các tộc người ở tỉnh Quảng Trị diễn ra không đồng nhất. Trong khi người Việt,
chủ nhân của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, có mặt ở đây từ rất sớm, thì các tộc
người khác lại có mặt muộn hơn nhiều. Mặc dù vậy, thông qua lao động sản xuất, sinh
hoạt tinh thần và nhất là thông qua các cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, các tộc
người ở hai bên này đã sớm đoàn kết gắn bó với nhau.
Trong số các tộc người cùng chung sống tại các tỉnh Savannakhet, Salavan và
Quảng Trị có một số tộc người cùng ngôn ngữ Môn, Khơ Me. Với yếu tố tương
đồng về tiếng nói cùng với việc bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của các
tộc người Lào là sợi dây vô hình kết nối người Lào ở các tỉnh Savannakhet, Salavan
với người Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị.
Trong hoạt động kinh tế, hầu hết các tộc người của hai bên đều lấy nông
nghiệp làm ngành kinh tế chính. Dựa vào đặc điểm địa hình của mỗi bên người Lào
Lùm ở các tỉnh Savannakhet, Salavan và người Việt ở Quảng Trị chủ yếu canh tác
lúa nước. Từ rất sớm họ đã biết cày, bừa, hái và biết xây dựng hệ thống thủy lợi để
phục vụ tưới tiêu. Các tộc người thiểu số chủ yếu canh tác trên nương rẫy. Họ duy
trì khá lâu lối sống du canh du cư với phương thức hỏa canh là chính. Cùng với hoạt
động sản xuất nông nghiệp, các tộc người ở hai bên đã sớm phát triển một số ngành
thủ công như đan lát, mộc, rèn, quay tơ, dệt vải…
Về văn hóa vật chất, một số tộc người ở hai bên có nhiều nét tương đồng trong
kiến trúc xây dựng nhà cửa và trang phục (nhất là của nữ giới). Nhà sàn là loại hình
16
kiến trúc nhà cửa truyền thống của một số tộc người thiểu số ở ba tỉnh này. Các tộc
người ở hai tỉnh của Lào và người Vân Kiều ở Quảng Trị không chỉ có trang phục
giống nhau, mà ngay cả nghệ thuật trang trí trên sản phẩm dệt của họ cũng có nhiều
nét tương đồng. Phụ nữ hai bên có thói quen mặc váy có nhiều kiểu dáng. Có thể
nói, từ xa xưa hai nền văn hóa này đã có sự giao lưu và tiếp thu ảnh hưởng của nhau
một cách sâu sắc.
Trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, cư dân các tỉnh Savannakhet, Salavan và
Quảng Trị có mối quan hệ khá bền chặt. Phong tục tập quán của các tộc người trong
các dịp lễ, tết hay cưới hỏi, ma chay, tục thờ cúng thần linh, ông bà, tổ tiên… vẫn
được bảo lưu các yếu tố truyền thống, đồng thời có sự tiếp thu và chịu ảnh hưởng
của các tộc người xung quanh. Ngay cả hiện nay, khi đường biên giới giữa hai nước
đã được hoạch định, cắm mốc Quốc giới, việc qua lại thăm thân giữa các tộc người
vẫn diễn ra khá phổ biến.
Tiếp thu và chịu ảnh hưởng về văn hóa tinh thần giữa các tộc người là qui luật tất
yếu nhằm làm giàu văn hóa dân tộc mình. Sự giao lưu và tiếp thu văn hóa giữa các tộc
người ở các tỉnh Savanakhet, Salavan và Quảng Trị chính là sợi dây vô hình kết nối họ
lại với nhau, giúp họ đoàn kết gắn bó cùng nhau trong lao động sản xuất, sinh hoạt cũng
như trong các cuộc đấu tranh để bảo vệ quê hương đất nước qua các thời kỳ lịch sử.
1.2. Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Quảng Trị trong hai
cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc
1.2.1. Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đến năm 1945
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp lần lượt tiến hành xâm lược Việt Nam,
Cămpuchia và Lào, lập ra Đông Dương thuộc Pháp. Từ đây, nhân dân ba nước
Đông Dương cùng chung một kẻ thù. Chính sách cai trị và bóc lột tàn bạo của thực
dân Pháp đã làm cho nhân dân Đông Dương bị bần cùng hóa nặng nề, kinh tế - xã
hội biến đổi sâu sắc, nhưng vô hình trung đã tạo điều kiện cho họ xích lại gần nhau.
Hòa trong phong trào chống xâm lược, giải phóng dân tộc của nhân dân Đông
Dương, mối quan hệ giữa nhân dân ba tỉnh Savannakhet, Salavan của Lào với
Quảng Trị của Việt Nam tiếp tục phát triển. Ngày 29 - 9 - 1885, Chiếu Cần Vương
lần thứ hai được phát ra, hưởng ứng Chiếu Cần Vương, một phong trào cứu nước
rầm rộ dấy lên từ Bắc đến Nam. Trên địa bàn Quảng Trị đã nổ ra nhiều cuộc khởi
nghĩa, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như đã lãnh
17
đạo nghĩa binh đánh Pháp ở đồng bằng Triệu Phong, ở Trạng Mè (Gio Linh), ở Đò
Lúc (Vĩnh Linh) và tấn công vào các đồn Đề Nhất (Khe Cây Giang), Đề Nhị (Khe
Chử), Đệ Tam (Bến Me) [1, tr. 85]. Sau khi cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng
(Hà Tĩnh) bị đàn áp, phong trào Cần Vương chấm dứt, các chí sĩ yêu nước trong cả
nước nói chung, ở Quảng Trị nói riêng đã liên minh với nhân dân các bộ tộc Lào
phối hợp chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược.
Bước sang thế kỷ XX, ngay từ những ngày đầu chống Pháp, đã xảy ra cuộc
phá ngục Lao Bảo (năm 1915), tù nhân Lao Bảo đã nổi dậy phá ngục, cướp khí giới
lấy thành, sau đó theo con đường Làng Con - Lao Bảo rút lên phía tây Bắc Sê Pôn,
rồi lập căn cứ trong bản Ta Cha thuộc tỉnh Savannakhet (Lào). Dựa vào rừng núi
hiểm trở trên vùng biên tiếp giáp, được sự giúp đỡ của nhân dân các bộ tộc Lào
trong vùng, nghĩa quân đã chiến đấu và chống cự lại kịch liệt khi giặc Pháp truy
kích đến nơi. Ngày 25 - 10, địch trên đường từ bản Ta Cha về bản Ta Soi
(Savannakhet) đã bị nghĩa quân chặn đánh. Nhưng sau đó do yếu thế nên nghĩa
quân phải rút trước sự truy lùng ác liệt của quân thù [33, tr.73].
Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), đã tạo ra bước ngoặt trong
lịch sử cách mạng ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia. Cũng từ đây, mối quan hệ
giữa nhân dân các tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Quảng Trị càng thắt chặt hơn.
Đảng bộ Quảng Trị đã cử cán bộ sang Lào xây dựng cơ sở, thành lập chi bộ ở
Savannakhet và PakSe để hoạt động cách mạng [1, tr.40].
Ngày 15 - 8 - 1945, sau khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều
kiện, nhân dân Việt Nam đã chớp thời cơ, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám
thắng lợi, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2 - 9 - 1945). Cũng trong thời gian
này nhân dân Lào đã vùng lên khởi nghĩa. Ngày 12 - 10 - 1945, chính phủ Lào Ixala đã
tuyên bố độc lập. Trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Lào, các chiến sĩ cách
mạng người Việt Nam đang hoạt động trên đất Lào và một số bà con Việt kiều đã tích
cực tham gia, nhất là tại hai tỉnh Savannakhet và Salavan.
1.2.2. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ
- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược, quân và dân tỉnh Quảng Trị
đã phối hợp với quân và dân tỉnh Savannkhet, Salavan chiến đấu cũng như tạo điều
kiện cho các đơn vị của Trung Lào gây dựng và phát triển phong trào cách mạng.
18
Sự phối hợp chiến đấu của quân và dân ba tỉnh diễn ra ngay sau khi Cách
mạng tháng Tám ở Việt Nam và Khởi nghĩa giành chính quyền ở Lào giành thắng
lợi. Trong lúc nhân dân ba tỉnh đang mừng thắng lợi của cách mạng, một số tàn
binh Pháp đã đánh chiếm vào các vị trí quan trọng trên các trục đường giao thông
nối liền giữa ba tỉnh, nhằm làm bàn đạp để tiến về phía Tây đường 9. Trước tình
hình đó, quân và dân tỉnh Quảng Trị đã phối hợp chặt chẽ với quân và dân hai tỉnh
Savannakhet, Salavan để chặn đánh địch. Trận tiến công địch ở Sê Pôn (11 - 1945),
đã diệt và bắt sống 53 tên, thu toàn bộ vũ khí. Sau đó, tiếp tục đánh địch ở Mường
Phìn, Phà Lan, Huội Cay, cầu Thà Khống. Chiến thắng Sê Pôn tiêu diệt được một
bộ phận lớn sinh lực địch, bước đầu đánh bại âm mưu “chiếm giữ hành lang Thái
Phiên - Thuận Hóa - Đông Hà - Lao Bảo - Savannakhet”, bám chặt đường 9 hòng
chiếm đóng Bình - Trị - Thiên, chia cắt Việt Nam làm đôi [1, tr.235]. Đây là những
hoạt động phối hợp đầu tiên, mở đầu cho quá trình đoàn kết chiến đấu giữa nhân
dân ba tỉnh trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp.
Năm 1946, Quảng Trị đã cử nhiều đội xung phong, lập các đơn vị liên quân
Việt - Lào sang xây dựng cơ sở kháng chiến tại tỉnh Savannakhet của Lào. Cuối
tháng 3 - 1947, thực dân Pháp cơ bản đã chiếm được Quảng Trị, thực hiện ý đồ nối
thông con đường chiến lược Đà Nẵng - Đông Hà - Savannakhet. Bộ tư lệnh Bắc
Trung bộ Pháp đóng ở Huế do tướng Lơbrit cầm đầu. Để thực hiện kế hoạch chúng
chia Bình - Trị - Thiên thành 3 phân khu. Phân khu Quảng Trị nơi có ngã ba đường
chiến lược quan trọng Việt - Lào đi qua được địch đặc biệt coi trọng.
Đến tháng 5 - 1948, khi Trung ương Đảng có chủ trương thành lập “đại đội
độc lập”, “tiểu đoàn tập trung” tỉnh Quảng Trị tiếp tục cử thêm nhiều đội vũ trang
sang hoạt động, gây dựng cơ sở tại vùng NậmXàLô (Savannakhet). Đây là địa bàn
đứng chân an toàn của Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương của tỉnh bạn Lào.
Cũng trong giai đoạn này, trên cơ sở huy động nhân lực và vật lực tại Bình - Trị -
Thiên, Ban cán sự Đảng và Trung đoàn Trung Lào được thành lập, đã nhanh chóng
trở thành lực lượng nòng cốt trong các cuộc chiến đấu trên chiến trường Lào.
Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc và Thượng Lào, Quân ủy Trung ương
Việt Nam quyết định với Pathét Lào mở chiến dịch Trung và Hạ Lào. Tỉnh Quảng
Trị được giao nhiệm vụ cung cấp một phần nhân lực, vật lực cho chiến dịch. Để
19
thực hiện kế hoạch, bộ đội địa phương và dân quân du kích Quảng Trị phối hợp với
Trung đoàn 18 đã phá tan âm mưu địch nối giao thông đường số 9 với chiến trường
nước bạn Lào, cô lập quân địch ở chiến trường. Với vị trí, tầm quan trọng của con
đường chiến lược số 9, tháng 1 - 1954, tỉnh Quảng Trị “chỉ đạo lực lượng vũ trang
đẩy mạnh hoạt động trên mặt trận đường 9 và sau lưng địch, phá sập 17 cầu, cống
từ Đông Hà đến Lao Bảo. Con đường huyết mạch chi viện cho chiến dịch Trung
Lào bị tê liệt dài ngày” [16, tr.112]. Những thắng lợi quan trọng ở Thà Khẹt, Khăm
He, Kha Ma, Sê Pôn… trong chiến dịch Trung và Hạ Lào có phần đóng góp lớn của
quân và dân Quảng Trị, Thừa Thiên.
Chiến dịch Trung và Hạ Lào thắng lợi, đã góp phần quan trọng làm phá sản kế
hoạch Nava, đưa cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 đi đến thắng lợi
cuối cùng bằng trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, buộc Pháp ký hiệp định
Giơnevơ, công nhận độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1954 - 1975)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tỉnh Savannakhet, Salavan của
Lào và tỉnh Quảng Trị của Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong lĩnh vực chính
trị - quân sự, đồng thời bước đầu hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, nhất là giúp đỡ vùng giải phóng của Lào khôi phục kinh tế, văn hóa,
hàn gắn vết thương chiến tranh để ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân.
Mỹ nhận thức được vị trí quan trọng của các tỉnh Savannakhet, Salavan và
tỉnh Quảng Trị trên cục diện chiến trường Đông Dương, chúng đã chỉ đạo chính
quyền Sài Gòn và chính quyền Viêng Chăn tổ chức các hoạt động gián tiếp, biệt
kích quấy phá vùng giáp biên giữa ba tỉnh.
Song song với hoạt động quấy phá ở biên giới phía Tây tỉnh Quảng Trị, Mỹ
chỉ đạo phái cực hữu ở Lào tổ chức các đợt tấn công vào hai tỉnh tập kết của Pathét
Lào. Để làm thất bại âm mưu thâm độc của Mỹ, lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị
cử cán bộ quân sự sang Savannakhet, Salavan giúp các địa phương này phát động
phong trào quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang, mở rộng căn cứ địa, sẵn sàng
phối hợp khi thấy cần thiết.
Tháng 3 - 1961, hoạt động của địch trên tuyến biên giới có chiều hướng gia tăng.
Lực lượng vũ trang Quảng Trị phối hợp với lực lượng Pathét Lào truy quét bọn tề,
20
ngụy giúp bạn giải phóng Cánh đồng Chum. Cùng với công tác chuẩn bị phòng thủ,
sẵn sàng chiến đấu, lực lượng vũ trang Quảng Trị còn được Quân khu giao nhiệm vụ
giúp bạn chiến đấu trên tuyến đường 9. Tham gia chiến đấu có bộ đội địa phương, dân
quân du kích các huyện Hướng Hóa. Sau nhiều ngày chiến đấu, toàn bộ khu vực dọc
theo đường 9 từ biên giới Lào - Việt đến “Sê Pôn, Mường Phìn, Mường Pha Lan
(Savannakhet) đã được giải phóng” [16, tr.118].
Năm 1968, trong khi quân và dân miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy, thì trên chiến trường Lào, các tiểu đoàn bộ đội địa phương của tỉnh
đội Quảng Trị đã phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Savannakhet, Salavan tấn công
các cứ điểm của huyện Sê Pôn, Mường Nòng, Sa Muồi. Những thắng lợi này góp phần
quan trọng làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Lào.
Để cứu vãn tình hình tại Lào, Mỹ đã huy động lực lượng quân đội Sài Gòn
phối hợp với quân đội Viêng Chăn, có cố vấn Mỹ đi kèm mở cuộc hành quân “Lam
Sơn 719” đánh vào Đường 9 - Nam Lào. Với ảo tưởng của Mỹ là muốn cắt đứt
tuyến đường chiến lược chi viện cho cách mạng miền Nam, tạo ra sự thay đổi tương
quan trên chiến trường, giành lại thế mạnh trên bàn đàm phán để “xuống thang”
trong danh dự. Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của chiến dịch, Quân ủy
Trung ương đã quyết định mở chiến dịch phản công với tinh thần quyết chiến quyết
thắng. Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị được giao nhiệm vụ phối hợp chiến đấu
trên trục đường 9, thuộc địa bàn tỉnh Savannakhet. Quân và dân tỉnh Quảng Trị
được giao nhiệm vụ phục vụ hậu cần cho chiến dịch. Với tinh thần quyết chiến
quyết thắng, các lực lượng tham gia chiến dịch đã khắc phục mọi khó khăn, gian
khổ, hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần vào chiến thắng Đường 9 - Nam
Lào, và tạo điều kiện để Trung ương quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm
1972 giải phóng tỉnh Quảng Trị. Cũng trong thời gian này, lực lượng vũ trang
Quảng Trị phối hợp với sư đoàn 968 quân tình nguyện Việt Nam trên đất Lào cùng
với lực lượng vũ trang tỉnh Salavan tiêu diệt địch, giải phóng tỉnh Salavan và toàn
bộ cao nguyên Bôlaven.
Trước tình thế không thể cứu vãn trên chiến trường Lào, sau khi buộc phải ký
Hiệp định Pari (ngày 27 - 1 - 1973), Mỹ đã phải chấp nhận ký Hiệp định Viêng
Chăn (ngày 2 - 2 - 1973).
21
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi (ngày 30 - 4 - 1975), miền
Nam Việt Nam hoàn toàn được giải phóng. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã
cổ vũ và tạo điều kiện cho cách mạng Lào đi đến giành thắng lợi cuối cùng. Chớp
thời cơ, Bộ chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã phát động toàn dân đứng
dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị đã khẩn
trương triển khai kế hoạch hỗ trợ các địa phương của Lào nổi dậy đập tan chính
quyền phản động, giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền ở Lào đã mở đường cho sự ra đời của nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào (2 - 12 - 1975) và đưa nước Lào bước vào kỷ nguyên mới.
Song song với sự phối hợp chiến đấu trên các chiến trường, các tỉnh
Savannakhet, Salavan và Quảng Trị đã bước đầu hợp tác trong lĩnh vực khác, nhất
là hỗ trợ, giúp đỡ vùng giải phóng hai tỉnh của Lào khôi phục và phát triển kinh tế,
văn hóa và giáo dục.
Từ năm 1960 đến năm 1965, mặc dù đang ra sức phấn đấu cùng nhân dân
miền Bắc thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) và làm hậu phương
cho chiến trường miền Nam Việt Nam, tỉnh Quảng Trị vẫn ưu tiên giúp vùng giải
phóng của Lào. Tỉnh Quảng Trị viện trợ cho vùng mới giải phóng của Lào một số
mặt hàng thiết yếu như “muối, vải và một số nông cụ trong sản xuất” [16, tr.119].
Năm 1973, sau khi được Đảng, Nhà nước và Chính phủ hai nước nhất trí, tỉnh
Savannakhet và tỉnh Quảng Trị kết nghĩa anh em. Tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển
khai nhiều chương trình, kế hoạch giúp vùng giải phóng tỉnh Savannakhet ổn định
đời sống nhân dân và phát triển sản xuất.
Trong những năm 1973 đến 1975, quan hệ kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa hai
tỉnh Savannakhet với Quảng Trị ngày càng được tăng cường. Tỉnh Quảng Trị đã cử
đoàn chuyên gia gồm 9 người sang giúp nhân dân tỉnh Savannakhet ổn định sản
xuất và đời sống [14]. Cũng trong giai đoạn này, tỉnh Quảng Trị đã giúp tỉnh của
Lào đưa hàng trăm học sinh, cán bộ ra miền Bắc học tập. Dù chưa thể đáp ứng được
yêu cầu về giáo dục - đào tạo, nhưng tỉnh Quảng Trị đã góp phần quan trọng giúp
Savannakhet của Lào kịp thời giải quyết tình trạng thiếu hụt cán bộ quản lý và cán
bộ chuyên môn cho vùng giải phóng.
Sự phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên chiến trường cũng như sự
hợp tác, giúp đỡ về kinh tế, văn hóa - giáo dục của Quảng Trị giành cho
Savnanakhet của Lào trong những năm chiến tranh là sự tiếp nối truyền thống đoàn
22
kết gắn bó lâu đời giữa hai bên, đó là “tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu”
trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, đồng thời là cơ sở quan trọng để hai bên
hợp tác toàn diện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Bình Trị Thiên từ năm
1976 đến năm 1989
Trong bối cảnh Lào và Việt Nam đã hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ. Năm 1976, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế sáp nhập lại
với nhau thành tỉnh Bình Trị Thiên. Sự thay đổi địa giới hành chính là nhân tố tác
động đến quan hệ giữa các tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Bình Trị Thiên.
1.3.1 Quan hệ chính trị, an ninh - quốc phòng
- Lĩnh vực chính trị
Để tăng cường quan hệ với hai tỉnh bạn Lào, một mặt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Bình Trị Thiên đã thông qua nhiều Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng, đồng thời cử các
đoàn đại biểu cấp cao sang thăm, làm việc với Tỉnh ủy, Ủy ban Chính quyền các
tỉnh Savannakhet, Salavan. Đầu năm 1983, Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh
Savannakhet, Salavan đã sang chào mừng và tham dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình
Trị Thiên lần III. Ngày 21 - 3 - 1983, Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên do
đồng chí Vũ Thắng Bí thư tỉnh ủy Bình Trị Thiên làm trưởng đoàn đến thăm Ban
chấp hành Đảng bộ Savannakhet, Ủy ban chính quyền, dự lễ kỷ niệm 28 năm ngày
thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Lào do tỉnh Savannakhet tổ chức. Cũng trong
năm 1983, tỉnh Savannakhet, Salavan và tỉnh Bình Trị Thiên đã ký các biên bản
thỏa thuận hợp tác giai đoạn 1983 - 1985. Trong các văn bản đã ký kết, hai bên đã
thống nhất điều chỉnh phương thức hợp tác: chuyển dần hợp tác, giúp đỡ theo vụ,
việc sang hợp tác có tính chiến lược lâu dài; điều chỉnh giá cả một số mặt hàng xuất
nhập khẩu; tăng cường công tác chuyên gia và đào tạo tại chỗ cho hai tỉnh của Lào.
Năm 1985, để tiếp tục tăng cường quan hệ với hai tỉnh của Lào, đoàn đại biểu
cấp cao tỉnh Bình Trị Thiên đã sang thăm và làm việc tại tỉnh Savannakhet, Salavan.
Trong chuyến thăm và làm việc này, hai bên đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác năm
1986 và giai đoạn 1986 -1990.
- Lĩnh vực an ninh - quốc phòng
Hòa bình đã được lập lại, nhưng tỉnh Savannakhet, Salavan vẫn là những điểm
nóng về tình hình an ninh chính trị của Lào. Các phần tử phản động trước đây thuộc
23
thủ phủ của phỉ Vàng Pao đã lén lút hoạt động trở lại chống phá chính quyền. Được
các lực lượng phản động nước ngoài cung cấp tiền bạc, vũ khí và các phương tiện
hoạt động, chúng đã lợi dụng những địa phương có nhiều tộc người cùng chung sống,
có trình độ dân trí thấp để kích động, lôi kéo nhân dân chống lại chính quyền.
Đầu năm 1981, Bộ Tư lệnh Quân khu IV điều động thêm lực lượng trinh sát
bổ sung cho sư đoàn 968 phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Savannakhet tiếp tục
mở các cuộc truy kích các toán phỉ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Savannakhet,
“tiêu diệt tên gián điệp đầu mối Thao Tạ con rể Khăm Xỉnh - thiếu tá lực lượng lưu
vong ở Lào cùng toàn bộ lực lượng địch ở đây” [17, tr.304].
Từ năm 1986 đến năm 1989, dọc biên giới thuộc địa phận các tỉnh Savannakhet,
Salavan và tỉnh Bình Trị Thiên có một số phỉ ngấm ngầm hoạt động, đặc biệt “bọn phản
động lưu vong người Việt do tên Hoàng Cơ Minh cầm đầu đã tổ chức 3 quyết đoàn hàng
trăm tên từ Thái Lan sang Lào xâm nhập về Việt Nam hoạt động” [70, tr.1]. Sau một thời
gian điều tra, theo dõi lực lượng vũ trang Bình Trị Thiên phối hợp với lực lượng vũ trang
các huyện Sê Pôn (Savannakhet), Tà Ổi (Salavan) đã bao vây và tiêu diệt.
Song song với việc tiêu diệt các lực lượng phản động, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Bình Trị Thiên đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu IV mở các lớp bồi dưỡng,
đào tạo cán bộ và trao đổi kinh nghiệm cho lực lượng vũ trang Savannakhet,
Salavan. Cũng trong thời gian này, ba tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong công tác
chống buôn lậu, buôn hàng quốc cấm, ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép và di
cư tự do. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác và tinh
thần cảnh giác cho nhân dân dọc hai bên biên giới, kết hợp với tuần tra, kiểm soát
thường xuyên, các lực lượng chức năng của ba tỉnh đã ngăn chặn kịp thời và bắt giữ
nhiều vụ vượt biên trái phép, buôn lậu và hàng quốc cấm.
1.3.2. Quan hệ kinh tế
- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp
Trong những năm 1976 - 1989, với đề nghị của hai tỉnh Savannakhet, Salavan,
tỉnh Bình Trị Thiên đã cử một số chuyên gia sang giúp đỡ ngành nông nghiệp của
hai tỉnh này tiến hành qui hoạch ruộng đất để lập lại phương án khai hoang, phục
hóa số diện tích bị bỏ hoang trong những năm chiến tranh, một số chuyên gia khác
sang nghiên cứu khôi phục những giống cây vốn đã thích nghi với điều kiện sinh
trưởng của các địa phương Lào, đồng thời đưa một số giống có năng suất cao từ
24
tỉnh Bình Trị Thiên sang nuôi trồng thí điểm. Tỉnh Bình Trị Thiên đã cử 20 cán bộ
kỹ thật sang giúp hướng dẫn kỹ thuật trong trạm thú y. Để giải quyết vấn đề nạn
dịch và cây giống, năm 1978, tỉnh Bình Trị Thiên đã viện trợ cho tỉnh Savannakhet
210 tấn lúa, 16 tấn lát sắn khô, 50 tấn giống lúa YR, 4 tấn lạc [12, tr.1]. Để giúp hai
tỉnh của Lào mở rộng diện tích canh tác, tỉnh Bình Trị Thiên đã viện trợ vật tư, kỹ
thuật và cử chuyên gia sang cải tạo, nâng cấp và xây dựng một số công trình thủy
lợi. Với kinh phí, viện trợ vật tư và chuyên gia của tỉnh Bình Trị Thiên đã tiến hành
khảo sát hồ chứa nước Huội Bắc (huyện Cham Phon) và tiến hành khảo sát, thiết kế
hồ chứa nước Huội Xạ Khuông. Ngoài ra, ngành thủy lợi tỉnh Bình Trị Thiên đã
khảo sát một số công trình thủy lợi vừa và nhỏ khác [14].
Năm 1981 đến 1985, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên đã cử chuyên gia
sang chỉ đạo bà con nông dân sản xuất lúa nước tại các hợp tác xã Na kè (huyện
Khănthảbuli). Sau hai năm thí điểm, năng suất lúa ở Na Kè đạt 3 - 4 tấn/vụ [8, tr.2-3].
Từ 1986 - 1989, với đường lối đổi mới kinh tế, hợp tác hóa trong lĩnh vực
nông nghiệp giữa hai tỉnh Savannakhet, Salavan và Bình Trị Thiên bắt đầu hướng
vào mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững kết hợp xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh việc thực hiện các nội dung hợp tác theo phương thức viện trợ truyền
thống, hai bên đã triển khai một số chương trình, dự án theo phương thức liên
doanh, liên kết trên cơ sở bình đẳng đôi bên cùng có lợi. Các dự án thí điểm phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững tại huyện Mường Phìn (Savannakhet), Tà
Ổi (Salavan) đã thu được những thành công bước đầu. Dưới sự hướng dẫn của
chuyên gia nông nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên, bà con nông dân tại các “huyện
Mường Phìn, Tà Ổi đã xây dựng nông thôn mới theo mô hình điện - đường - trường
- trạm” [59, tr.59].
Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp cũng là một thế mạnh của hai tỉnh
Savannakhet, Salavan, là những tỉnh của Lào có nguồn tài nguyên rừng phong phú.
Nhưng do vốn đầu tư, phương tiện kỹ thuật còn hạn chế, hạ tầng giao thông yếu kém
và thiếu nhân công lao động, nên hai tỉnh này chưa khai thác được những tiềm năng
to lớn đó để phát triển kinh tế. Tỉnh Bình Trị Thiên của Việt Nam vốn có nguồn nhân
lực dồi dào, có kinh nghiệm khai thác và chế biến lâm sản, hạ tầng giao thông khá
phát triển. Vì thế, hai bên đẩy mạnh hợp tác khai thác, chế biến lâm sản và vận
chuyển gỗ xuất khẩu. Trong lĩnh vực khai thác, chế biến và vận chuyển gỗ xuất khẩu,
25
Công ty hợp tác liên doanh miền núi Bình Trị Thiên vừa liên kết với hai tỉnh của Lào
khai thác chế biến, sản xuất dược liệu, vừa liên doanh với Công ty Chấn hưng kinh tế
miền núi của Lào khai thác vận chuyển gỗ tròn xuất khẩu. Để đẩy mạnh chương trình
khai thác, vận chuyển gỗ xuất khẩu, tỉnh Bình Trị Thiên đã đầu tư nâng cấp quốc lộ
đường 9, tuyến đường 23. Năm 1985, tỉnh Bình Trị Thiên đã vận chuyển 1.603 m3
xuất khẩu sang Nhật Bản [9, tr.1]. Từ năm 1986 - 1989, tỉnh Bình Trị Thiên đã cử
chuyên gia và kỹ thuật sang giúp đỡ về chương trình khảo sát qui hoạch rừng cho hai
tỉnh của bạn Lào cơ bản đã hoàn thành. Cũng trong thời gian này, hình thức liên kết
trồng rừng đã được ba tỉnh triển khai thực hiện.
Có thể nói, hợp tác lĩnh vực trong lĩnh vực lâm nghiệp giữa hai tỉnh
Savannakhet, Salavan với tỉnh Bình Trị Thiên tuy mới bước đầu triển khai, nhưng
đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng hợp tác phù hợp với khả năng và thế
mạnh của ba tỉnh.
- Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ bản và giao thông vận tải
Hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp giữa hai tỉnh Savannakhet, Salavan với
tỉnh Bình Trị Thiên từ năm 1976 đến năm 1989 chủ yếu tập trung giúp đỡ hai tỉnh
của Lào khẩn trương khôi phục các cơ sở tiểu thủ công nghiệp bị chiến tranh tàn
phá nặng nề; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp, nhất là các nhà máy, xí nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng và sửa chữa cơ khí; đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho cán bộ, công nhân kỹ thuật.
Đối với tỉnh Savannakhet, tỉnh Bình Trị Thiên đã phối hợp đầu tư xây dựng một
số hạng mục công trình có vốn đầu tư tương đối lớn như Bệnh viện Sê Pôn, Trạm xá
Mường Noòng, Trường Trung học cơ sở Sê Pôn, Nhà khách Mường Phìn. Bệnh viện
huyện Sê Pôn có qui mô 100 giường bệnh, được khởi công xây dựng năm 1979 và
hoàn thành vào năm 1980. Kinh phí xây dựng do tỉnh Bình Trị Thiên viện trợ [66,
tr.2]. Với tỉnh Salavan, Bình Trị Thiên đã giúp đỡ vật tư và thi công xây dựng một số
công trình phúc lợi cho nhân dân như Trạm xá, Trường tiểu học huyện Tà Ổi [6].
Song song với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ bản, hạ tầng giao thông
của Lào nói chung và của hai tỉnh Savannakhet, Salavan sau chiến tranh hết sức yếu
kém. Để góp phần tạo điều kiện giúp hai tỉnh của Lào đẩy nhanh tiến độ phục hồi và
phát triển hệ thống giao thông, tỉnh Bình Trị Thiên đã thực hiện nhiều biện pháp
hợp tác và giúp đỡ.
26
Quốc lộ 9 và các tuyến đường 23 là những huyết mạch giao thông quan trọng nối
liền hai tỉnh savanakhet với tỉnh Bình Trị Thiên đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nên
việc lưu thông hàng hóa đi lại gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế của cả hai bên. Ngành giao thông tỉnh Bình Trị Thiên đã đầu tư kinh phí để sửa chữa
và nâng cấp các tuyến đường này trên cả địa phận Lào lẫn Việt Nam. Hệ thống cầu
cống trên quốc lộ 9 đều được nâng cấp và cải tạo lại đảm bảo lưu thông cho xe có trọng
tải lớn. Với sự hỗ trợ về vật tư, kỹ thuật và công tác chuyên gia, tỉnh Savannakhet đã
nâng cấp tuyến đường từ Xê Ta Muộc đến Na Tơ dài 80 km [69, tr.8]; tỉnh Salavan đã
mở tuyến đường liên huyện và một số tuyến đường liên xã tại huyện Sa Muồi.
- Lĩnh vực thương mại
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân hai tỉnh Savannakhet,
Salavan, tỉnh Bình Trị Thiên đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nhu yếu phẩm như:
vải các màu, sợi các màu, dụng cụ gia đình, giấy bút mực học sinh, săm lốp xe đạp,
đinh các loại, chăn màn, rượu lúa mới. Còn hai tỉnh của Lào tăng cường xuất khẩu
sang tỉnh Bình Trị Thiên các mặt hàng nông sản, lâm sản do nhân dân khai thác và
một số nguyên liệu, phế liệu chiến tranh như đồng, nhôm. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh
đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, do hàng hóa khan hiếm, giá các mặt hàng xuất
nhập khẩu chưa được điều chỉnh kịp thời; hai bên lại chưa có kinh nghiệm khai thác
nguồn hàng, nên kim ngạch xuất nhập khẩu còn hạn chế (xem phụ lục, bảng 11).
Từ năm 1985, ngành ngoại thương tỉnh Bình Trị Thiên bắt đầu thực hiện việc
mua giúp, bán giúp các mặt hàng hai tỉnh của Lào với đối tác thứ ba. Với phương thức
này, tỉnh Bình Trị Thiên đã tạo điều kiện cho hai tỉnh Savannakhet, Salavan mở rộng
quan hệ mậu dịch với nhiều tỉnh, thành của Việt Nam và các nước trên thế giới.
Trong hợp tác thương mại, bên cạnh hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước,
đã bắt đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Cùng với hoạt động xuất
nhập khẩu chính ngạch, xuất nhập khẩu tiểu ngạch đã được đẩy mạnh. Không những
chỉ có các mặt hàng truyền thống do hai bên khai thác, sản xuất, nhiều mặt hàng nhập
khẩu từ các nước khác cũng được trao đổi theo con đường chính ngạch. So với những
năm trước, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh
Bình Trị Thiên từ năm 1986 đến năm 1989 ngày càng phát triển nhanh, có xu hướng
đi lên, chất lượng sản phẩm cũng được nhân lên một bước, bình quân đạt hơn 100
triệu đồng/ năm [71, tr.3]. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước
27
lẫn các doanh nghiệp tư nhân đẩy mạnh xuất nhập khẩu với hai tỉnh của Lào. Ngành
thương nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên đã phối hợp với một số huyện biên giới mở các
cửa hàng hai bên cửa khẩu Lao Bảo tạo điều kiện cho nhân dân dọc hai biên giới trao
đổi hàng hóa. Ngành ngoại thương tỉnh Bình Trị Thiên vừa tăng cường nhập khẩu các
mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất cho nhân dân trong tỉnh, vừa đẩy
mạnh hoạt động tạm nhập, tái xuất để tăng thu ngân sách. Đây cũng là biện pháp
đồng bộ để tạo điều kiện cho quan hệ thương mại giữa các tỉnh Savannakhet, Salavan
với tỉnh Bình Trị Thiên phát triển mạnh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
1.3.3. Quan hệ văn hóa, giáo dục - đào tạo và lĩnh vực khác
- Lĩnh vực văn hóa
Để tạo điều kiện cho hai tỉnh của Lào tuyên truyền, phổ biến những chủ
trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước, ngành văn hóa Bình Trị Thiên đã
giúp đỡ hai tỉnh Savannakhet, Salavan khôi phục và phát triển hệ thống truyền
thanh. Năm 1983, Bình Trị Thiên đã cử cán bộ kỹ thuật sang giúp sửa chữa và nâng
cấp đài truyền thanh Mường Phìn, giúp lắp đặt, kéo dài thêm hệ thống dây loa, mua
giúp một số thiết bị phát thanh và xây nhà đặt máy đài truyền thanh Mường Phìn
[67, tr.2]. Ngoài ra, ngành văn hóa - thông tin Bình Trị Thiên đã quan tâm và giúp
đỡ hai tỉnh của Lào xây dựng và phát triển ngành điện ảnh.
Vào dịp các ngày lễ lớn của hai dân tộc, ngành văn hóa - thể thao Bình Trị
Thiên đã cử các đoàn văn công, đội bóng đá, bóng chuyền sang biểu diễn và thi đấu
tại hai tỉnh Savannakhet, Salavan. Năm 1986, đoàn văn công Mùa Xuân sang
thăm và biểu diễn tại thị xã Savan, các huyện Cham Phon, U Thum Pon,
Atxaphăngthong, Xê Ta Muộc, Mường Phìn, Sê Pôn tỉnh Savannakhet. Tỉnh
Bình Trị Thiên cũng đã tạo điều kiện cho các đoàn văn công, đội bóng đá, bóng
chuyền, bóng bàn của hai tỉnh Savannakhet, Salavan sang giao lưu, biểu diễn và
tập huấn ở Bình Trị Thiên.
- Lĩnh vực giáo dục - đào tạo
Từ năm 1977 đến năm 1985, Bình Trị Thiên đã dành một phần kinh phí viện trợ
để xây dựng một số trường học cho hai tỉnh Savannakhet, Salavan. Bằng kinh phí viện
trợ của Bình Trị Thiên, tỉnh Savannakhet đã xây dựng trường Trung học cơ sở Sê Pôn
(huyện Sê Pôn) và một số trường mầm non. Tỉnh Salavan đã xây dựng Trường tiểu học
Tà Ổi [6, tr.7]. Cũng trong giai đoạn này, ngành giáo dục Bình Trị Thiên đã viện trợ
cho hai tỉnh của Lào một số trang thiết bị dạy học và đồ chơi cho nhà trẻ.
28
Trong giai đoạn này, ngành giáo dục Bình Trị Thiên đã cử các chuyên gia
sang giúp đỡ hai tỉnh của Lào xây dựng chương trình các môn học, cấp học và bồi
dưỡng tại chỗ cho giáo viên các cấp học. Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên
đứng lớp, song song với việc đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ, các
cơ sở giáo dục của Bình Trị Thiên đã đào tạo cho hai tỉnh của Lào một số giáo viên.
Năm 1980, Bình Trị Thiên đã đào tạo cho tỉnh Savannakhet 11 giáo viên phổ thông
trung học, 5 giáo viên trung cấp thương nghiệp, 10 trung cấp y tá và 10 học sinh cấp
3 vào đại học [61, tr.3].
Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ hai tỉnh Savannakhet, Salavan phát
triển giáo dục, Bình Trị Thiên cũng đã chú trọng công tác đào tạo nghề cho cán bộ,
công nhân hai tỉnh của Lào. Với sự nỗ lực của các trường chuyên nghiệp tỉnh Bình
Trị Thiên, từ năm 1977 đến năm 1980, có 146 cán bộ và công nhân tỉnh
Savannakhet đã tốt nghiệp trở về công tác tại địa phương (xem phụ lục, bảng 13).
Từ năm 1981 đến năm 1985, có 163 cán bộ, công nhân các ngành của tỉnh
Savannakhet được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn tại tỉnh Bình Trị
Thiên, tăng hơn so với những năm 1977 đến năm 1980 (xem phụ lục, bảng 14).
- Lĩnh vực y tế
Từ năm 1976 đến năm 1985, kết hợp với ngân sách của Trung ương, tỉnh Bình
Trị Thiên đã trích ngân sách địa phương giúp đỡ tỉnh Savannakhet xây dựng bệnh
viện Sê Pôn, trạm xá Mường Nòng và giúp đỡ tỉnh Salavan xây dựng trạm xá Tà Ổi
[6, tr.7]. Ngành y tế Bình Trị Thiên cũng đã giúp các bệnh viện mua sắm trang thiết
bị y tế, các loại thuốc chữa bệnh và phòng chóng sốt rét.
Theo thỏa thuận của hai bên, ngành y tế Bình Trị Thiên đã thường xuyên cử
chuyên gia sang bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sĩ; triển khai
các chương trình phòng chống dịch bệnh; điều tra và hướng dẫn phương pháp khai
thác dược liệu tại một số địa phương. Năm 1979, ngành y tế Bình Trị Thiên đã tổ
chức đợt bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ tỉnh Savannakhet. Đồng
thời cùng với tỉnh bạn tiến hành nghiên cứu, điều tra và triển khai kế hoạch phòng
chống sốt rét cho huyện Sê Pôn và Cham Phon [7, tr.5]. Từ năm 1983 đến năm 1985,
tỉnh Bình Trị Thiên thường xuyên điều động các bác sĩ có kinh nghiệm sang công tác
tại bệnh viện Hữu nghị Savannakhet - Bình Trị Thiên và các cán bộ chuyên môn
hướng dẫn các cơ sở y tế khai thác và chế biến dược liệu. Tháng 6 - 1987, các chuyên
29
gia y tế tỉnh Bình Trị Thiên đã phối hợp giúp đỡ cán bộ chuyên môn tỉnh
Savannakhet kịp thời dập tắt dịch sốt xuất huyết tại huyện Khănthảbuli [10, tr.12].
Năm 1988 đến năm 1989, ngành y tế Bình Trị Thiên đã phối hợp với hai tỉnh
Savannakhet, Salavan triển khai các chương trình phòng chống dịch sốt rét [71,
tr.5]. Sau hai năm thực hiện, các chương trình hợp tác đã đạt kết quả tốt, hạn chế
khả năng bùng phát các bệnh dịch tại hai tỉnh của Lào.
1.4. Những nhân tố mới tác động đến quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh
1.4.1. Tình hình thế giới và khu vực
Cuộc khủng hoảng năng lượng vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX,
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tác
động sâu sắc đến tình hình thế giới. Trong khi các nước tư bản chủ nghĩa đã đưa ra
những điều chỉnh nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng như tổ chức lại cơ cấu
sản xuất, nhanh chóng ứng dụng các thành tựu khoa học mới thì các nước xã hội
chủ nghĩa cho rằng với nền kinh tế kế hoạch hóa, nên không bị ảnh hưởng bởi tác
động của cuộc khủng hoảng, do đó tiến hành cải tổ muộn. Khi tiến hành cải tổ, Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lại phạm nhiều sai lầm, dẫn đến khủng
hoảng toàn diện và sụp đổ vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, cùng với sự kết thúc
của Chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỷ dẫn tới sự giải thể của trật tự thế giới hai
cực Ianta. Cũng bắt đầu từ đây, trong quan hệ quốc tế đã có sự thay đổi, từ xu thế đối
đầu chuyển sang đối thoại hòa bình, hợp tác và phát triển. Cuối thập niên 80, đầu thập
niên 90 của thế kỷ XX trở đi, đối thoại hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế
chủ đạo, chi phối quan hệ quốc tế trên phạm vi toàn cầu cũng như từng khu vực. Để
tồn tại và phát triển, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành cải cách thể chế, đổi
mới cơ cấu kinh tế, ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất
và đời sống, ưu tiên phát triển kinh tế để nhanh chóng tham gia vào quá trình hội
nhập khu vực, quốc tế. Vì vậy, quá trình toàn cầu hóa đã diễn ra với tốc độ ngày càng
nhanh, làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội thế giới đã có nhiều thay đổi.
Sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới đã trực tiếp tác động đến tình
hình khu vực Đông Nam Á. Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm cho sự đối đầu về hệ
tư tưởng không còn mang ý nghĩa chi phối tình hình khu vực, vì vậy, “Vấn đề
Cămpuchia” đã từng nổi cộm trong quan hệ khu vực lúc bấy giờ từng bước được
30
giải quyết thông qua đối thoại với sự cố gắng của các bên liên quan. Sau khi đã trở
thành thành viên của ASEAN, Lào và Việt Nam đã chính thức tham gia và hội nhập
vào khu vực và quốc tế.
Trước sự biến đổi của tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á đã tác động
mạnh mẽ đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của Lào và Việt Nam cũng
như quan hệ hợp tác giữa hai nước. Quan hệ hợp tác giữa Lào với Việt Nam cũng
như giữa các địa phương của hai nước có nhiều cơ hội phát triển, nhưng đồng thời
cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, trong quan hệ
hợp tác giữa hai bên, kể cả trên bình diện quốc gia lẫn quan hệ giữa các địa phương
đã có sự điều chỉnh cả về nội dung lẫn phương thức.
1.4.2. Chính sách của Lào, Việt Nam và bước phát triển của quan hệ đặc biệt
giữa hai nước
Những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trở đi, song
song với việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, Lào và Việt Nam vẫn tiếp
tục ưu tiên củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Hơn
nữa, “sự nghiệp đổi mới ở hai nước trong giai đoạn này có nhiều điểm tương đồng
và liên quan với nhau khá mật thiết. Mọi diễn biến chính trị, xã hội, kinh tế của Lào
ở mức độ khác nhau đều có tác động trực tiếp và nhạy cảm với Việt Nam và ngược
lại” [24, tr.275]. Vì vậy, tăng cường quan hệ hợp tác là nhiệm vụ quan trọng đặt ra
đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào cũng như Việt Nam.
Quan hệ hợp tác chính trị giữa Lào và Việt Nam giai đoạn này là hai bên tiếp
tục duy trì và đẩy mạnh các cuộc tiếp xúc, trao đổi song phương thông qua các
chuyến thăm và làm việc của các Đoàn đại biểu cấp cao. Các chuyến thăm và làm
việc tại Việt Nam của Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào Kaysone
Phomvihane (tháng 6 - 1991); Chủ tịch Đảng nhân dân cách mạng Lào kiêm Thủ
tướng Chính phủ CHDCND Lào Khămtày Xiphănđon (tháng 4 - 1993), Thủ tướng
nước CHDCND Lào Bunnhăng Volachit (tháng 7 - 2002 )… cũng như các chuyến
thăm và làm việc tại Lào của các Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Đỗ Mười (tháng 10 -
1992); Lê Khả Phiêu (tháng 3 - 1998); Nông Đức Mạnh (tháng 7 - 2001); Nguyễn
Tấn Dũng (tháng 9 - 2007); Nguyễn Phú Trọng (tháng 6 - 2011)…, quan hệ chính
trị hai nước được thắt chặt, trở thành quan hệ hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt
Nam trong thời kỳ cách mạng mới.
31
Bên cạnh các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, các Bộ, Ban, Ngành,
cùng các tổ chức đoàn thể từ Trung ương cho tới địa phương đã thường xuyên có các
cuộc tiếp xúc và trao đổi nhằm củng cố và phát triển quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Cũng trong giai đoạn này, Lào và Việt Nam đã tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong
lĩnh vực đối ngoại. Trước năm 1995, Lào đã tích cực ủng hộ chủ trương gia nhập
ASEAN của Việt Nam. Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN Việt
Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình gia nhập tổ chức này của Lào.
Với xu thế mở rộng giao lưu hợp tác khu vực và quốc tế, để quan hệ hữu nghị
đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam không ngừng phát triển, Chính phủ hai
nước đã có những bổ sung điều chỉnh nội dung, phương thức và cơ chế hợp tác.
Trên lĩnh vực hợp tác an ninh - quốc phòng Lào và Việt Nam trong giai đoạn
này thu được nhiều thành tựu quan trọng. Các lực lượng chức năng hai bên đã phối
hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự ổn định về chính trị và trật tự xã hội, luôn sẵn
sàng phối hợp chiến đấu để đập tan âm mưu và hành động của các lực lượng phản
động, hoàn thành tốt công tác an ninh biên giới…
Để đẩy mạnh hợp tác kinh tế, hai bên quyết tâm xóa bỏ cơ chế quản lý quan
liêu bao cấp, cải tiến cơ chế hợp tác: “thay dần cơ chế hợp tác giữa nhà nước với
nhà nước của những năm trước đây bằng hình thức như hợp đồng, trao đổi hàng hóa
hai bên cùng có lợi, mua và bán hộ, giao nhận đấu thầu xây dựng” để “vừa đảm bảo
lợi ích chính đáng của mỗi bên, vừa có sự ưu tiên lẫn nhau” [36, tr.136]. Trong giai
đoạn này hợp tác kinh tế hai nước đã cơ bản chấm dứt phương thức hợp tác từng vụ,
việc, thay vào đó là các thỏa thuận hợp tác có tính chiến lược.
Bên cạnh đó, quan hệ văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác giữa Lào - Việt
Nam tiếp tục được củng cố, phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp
phần làm thay đổi căn bản bộ mặt của hai nước.
Như vậy, những thành tựu đạt được trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai
nước trong thời kỳ đổi mới, thêm một lần nữa chứng tỏ rằng quan hệ Lào - Việt
Nam là mối quan hệ hữu nghị đặc biệt thủy chung. Những thành tựu của quan hệ
Lào - Việt Nam đã trở thành bản lề thúc đẩy các địa phương của hai nước tiếp tục
củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác. Trong bối cảnh đó, các tỉnh Savannakhet,
Salavan của Lào và Quảng Trị của Việt Nam cũng không ngừng cố gắng vươn lên
để đẩy mạnh sự hợp tác trên mọi lĩnh vực.
32
Chương 2. QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET VÀ SALAVAN VỚI
TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014)
2.1. Quan hệ chính trị, an ninh - quốc phòng và biên giới
Ngày 30 - 6 - 1989, Quốc hội khóa VIII của nước CHXHCN Việt Nam đã
quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên trở lại ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế. Sau khi chia tách, tỉnh Quảng Trị tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với
hai tỉnh của Lào lên một bước cao hơn. Mối quan hệ hợp tác giữa hai bên tiếp tục
được củng cố và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, an ninh - quốc
phòng và biên giới, đến quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và
các lĩnh vực khác, trong đó, hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục đã trở thành trọng
tâm của quan hệ hợp tác toàn diện.
2.1.1. Tiếp tục củng cố quan hệ chính trị
Điểm nổi bật trong quan hệ chính trị giữa các tỉnh Savannakhet, Salavan với
Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2014 là hai bên tiếp tục tăng cường tiếp xúc, trao
đổi và ký các thỏa thuận hợp tác thông qua các chuyến thăm và làm việc của lãnh
đạo cấp cao các tỉnh.
Sau chuyến thăm, làm việc tại Savannakhet, Salavan của Bí thư Tỉnh ủy
Nguyễn Đức Hoan (ngày 21 - 8 - 1989 và ngày 23 - 4 - 1999), Chủ tịch UBND tỉnh
Nguyễn Bường, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hữu Phúc (ngày 7 - 8 - 2012)… và các chuyến
thăm làm việc tại Quảng Trị của Bí thư kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet
BunNhăng Vôlachít (ngày 18 - 2 - 1990), Xỉlứa Bunkhăm (ngày 5 - 10 - 2001) và
Bí thư kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Salavan Phôxay Xíháchắc (ngày 30 - 3 - 2000), Bí thư
kiêm tỉnh Trưởng Khăm Bun Đuông Păn (tháng 4 - 2014)…, quan hệ chính trị giữa
các tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị ngày càng bền chặt hơn. Trong các
cuộc hội đàm, hai bên đều cho rằng, với xu thế hội nhập hiện nay và chủ trương
“mở cửa” của hai nước, quan hệ hợp tác giữa hai bên đang có nhiều cơ hội thuận
lợi, nhưng đồng thời đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Để đưa quan
hệ hợp tác giữa ba tỉnh lên một bước mới cao hơn, cần phải có sự tự giác, chủ động,
sáng tạo và linh hoạt, đồng thời phải hướng sự hợp tác vào những lĩnh vực cả hai
33
bên quan tâm và có thể phát huy được lợi thế của mình. Lãnh đạo các tỉnh nhất trí,
trong bối cảnh lịch sử mới, hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thật
đóng vai trò then chốt, cần phải được ưu tiên phát triển, nhưng đồng thời phải
thường xuyên hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng và biên giới để
giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội của ba tỉnh.
Song song với các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao các tỉnh, hai
bên đã tham dự nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh quan hệ hữu nghị và hợp tác. Trong
giai đoạn này, lãnh đạo các tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị tham dự Hội
nghị hợp tác du lịch 3 tỉnh 3 nước (Mukdahan, Savannakhet, Quảng Trị) tại Quảng
Trị năm 2007; Diễn đàn hợp tác hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) (tổ chức tại
Quảng Trị, tháng 6 - 2010); Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Tổng bí thư Lê Duẩn
và lễ hội Nhịp cầu xuyên Á lần thứ 2 (tổ chức tại Quảng Trị năm 2010); Hội nghị
công tác đối ngoại 3 tỉnh 3 nước (Mukdahan, Savannakhet, Quảng Trị) tổ chức tại
tỉnh Mukdahan - Thái Lan, tháng 9 - 2012; Hội nghị Thứ trưởng Ngoại giao 3 nước
Việt Nam - Lào - Thái Lan lần thứ nhất tổ chức tại Quảng Trị (tháng 5 - 2012) và lần
thứ hai tổ chức tại Savannakhet (tháng 5 - 2013) [57, tr.35].
Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,
Hội hữu nghị Việt - Lào, Lào - Việt các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng Trị đã
có nhiều hoạt động góp phần tăng cường hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai
bên. Thông qua các hoạt động như: giao lưu Hữu nghị giữa thanh niên các huyện
biên giới của các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng Trị; hoạt động tình nguyện
của các bác sỹ trẻ tham gia khám chữa bệnh tại một số địa phương hai tỉnh của Lào.
Hội Phụ nữ Quảng Trị đã chia sẻ cùng Hội Phụ nữ hai tỉnh của Lào kinh nghiệm
trong công tác của Hội, công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em và công tác phát triển quỹ hỗ
trợ xóa đói giảm nghèo.
Hoạt động kết nghĩa của các cơ quan, trường học và các địa phương có chung
đường biên giới của ba tỉnh góp phần quan trọng đưa quan hệ chính trị - hữu nghị
giữa hai bên đi vào cuộc sống. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị, Uỷ ban Chính
quyền tỉnh Savannakhet đã tạo điều kiện cho Trường Cao Sư phạm Quảng Trị kết
nghĩa với Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet; huyện Hướng Hóa tiếp tục kết
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị

More Related Content

What's hot

Phong van sinh kế cua nguoi dan
Phong van sinh kế cua nguoi danPhong van sinh kế cua nguoi dan
Phong van sinh kế cua nguoi dan
Trong Cao
 
Enhancing the marketing communication channels effectiveness of VinKE Times City
Enhancing the marketing communication channels effectiveness of VinKE Times CityEnhancing the marketing communication channels effectiveness of VinKE Times City
Enhancing the marketing communication channels effectiveness of VinKE Times City
Hoàng Thị Thanh Thủy
 
เกียรติบัตรกรรมการตัดสินระดับเขต
เกียรติบัตรกรรมการตัดสินระดับเขตเกียรติบัตรกรรมการตัดสินระดับเขต
เกียรติบัตรกรรมการตัดสินระดับเขต
Duangnapa Inyayot
 
1แบบฟอร์มใบสมัครงานสคล.ภาคเหนือตอนบน
1แบบฟอร์มใบสมัครงานสคล.ภาคเหนือตอนบน1แบบฟอร์มใบสมัครงานสคล.ภาคเหนือตอนบน
1แบบฟอร์มใบสมัครงานสคล.ภาคเหนือตอนบน
noomyai Mashin
 

What's hot (20)

Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Vi...
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Vi...Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Vi...
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Vi...
 
Luận văn: Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty, 9 ĐIỂM
Luận văn: Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty, 9 ĐIỂMLuận văn: Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty, 9 ĐIỂM
Luận văn: Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty, 9 ĐIỂM
 
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docxNhững Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn.docGiải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn.doc
 
LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...
LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...
LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
 
Phong van sinh kế cua nguoi dan
Phong van sinh kế cua nguoi danPhong van sinh kế cua nguoi dan
Phong van sinh kế cua nguoi dan
 
Enhancing the marketing communication channels effectiveness of VinKE Times City
Enhancing the marketing communication channels effectiveness of VinKE Times CityEnhancing the marketing communication channels effectiveness of VinKE Times City
Enhancing the marketing communication channels effectiveness of VinKE Times City
 
Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đ
Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đỨng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đ
Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đ
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
 Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
 
สูจิบัตรกีฬาเฉลิมมิตรภาพระนองเกมส์ ครั้งที่ 6
สูจิบัตรกีฬาเฉลิมมิตรภาพระนองเกมส์ ครั้งที่ 6สูจิบัตรกีฬาเฉลิมมิตรภาพระนองเกมส์ ครั้งที่ 6
สูจิบัตรกีฬาเฉลิมมิตรภาพระนองเกมส์ ครั้งที่ 6
 
Báo cáo thực tập ngân hàng tmcp exim bank – chi nhánh đồng nai – pgd trảng ...
Báo cáo thực tập ngân hàng tmcp exim bank – chi nhánh đồng nai – pgd trảng ...Báo cáo thực tập ngân hàng tmcp exim bank – chi nhánh đồng nai – pgd trảng ...
Báo cáo thực tập ngân hàng tmcp exim bank – chi nhánh đồng nai – pgd trảng ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân trung và dài hạn tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân trung và dài hạn tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân trung và dài hạn tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân trung và dài hạn tại ngân hàng t...
 
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
 
เกียรติบัตรกรรมการตัดสินระดับเขต
เกียรติบัตรกรรมการตัดสินระดับเขตเกียรติบัตรกรรมการตัดสินระดับเขต
เกียรติบัตรกรรมการตัดสินระดับเขต
 
Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicaco
Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicacoBáo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicaco
Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicaco
 
1แบบฟอร์มใบสมัครงานสคล.ภาคเหนือตอนบน
1แบบฟอร์มใบสมัครงานสคล.ภาคเหนือตอนบน1แบบฟอร์มใบสมัครงานสคล.ภาคเหนือตอนบน
1แบบฟอร์มใบสมัครงานสคล.ภาคเหนือตอนบน
 
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBNDLuận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
 

Similar to Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị

Similar to Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
 
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-ViệtTìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèoLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
 
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOTChiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
 
BÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp, HAY
BÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp, HAYBÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp, HAY
BÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp, HAY
 
Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2...
Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2...Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2...
Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2...
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
 
Sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên.doc
Sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên.docSự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên.doc
Sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm ThủyLuận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
 
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
 
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ ngành nhân học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ ngành nhân học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận án tiến sĩ ngành nhân học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ ngành nhân học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HóaQuản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
 
Đề tài đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8, HOT
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
 
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HóaQuản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------- TRẦN THỊ QUỲNH PHƯƠNG QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET VÀ SALAVAN CỦA CHDCND LÀO VỚI TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014) Chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mã số: 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------- TRẦN THỊ QUỲNH PHƯƠNG QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET VÀ SALAVAN CỦA CHDCND LÀO VỚI TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014) Chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mã số: 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ VĂN ANH Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Trần Thị Quỳnh Phương
  • 4. iii Lời Cảm Ơn Với tình cảm chân thành và lòng quý trọng, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Lê Văn Anh, người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn bằng tất cả lòng nhiệt tình, sự chu đáo trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo đã giảng dạy trong suốt thời gian học tập cũng như đóng góp những ý kiến rất thiết thực cho luận văn. Cảm ơn tập thể thầy cô giáo khoa Lịch sử, Phòng đào tạo sau Đại học - Trường Đại học sư phạm Huế đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Quảng Trị, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Trị, Trưởng Phòng Đối ngoại UBND tỉnh Quảng Trị, Trưởng phòng Quản lý biên giới Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị và Trưởng phòng Tuyên truyền Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị đã giúp đỡ và cung cấp tư liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Huế, tháng 10 năm 2016 Tác giả iii
  • 5. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii Mục lục........................................................................................................................1 Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................3 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu ......................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9 6. Nguồn tư liệu .......................................................................................................9 7. Đóng góp của luận văn ........................................................................................9 8. Bố cục của luận văn...........................................................................................10 NỘI DUNG ..............................................................................................................11 Chương 1. CƠ SỞ QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET VÀ SALAVAN VỚI TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014).............................................11 1.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế, văn hóa.............................................................11 1.1.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế.....................................................................11 1.1.2. Cơ sở văn hóa...........................................................................................14 1.2. Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Quảng Trị trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.....................................................................16 1.2.1. Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đến năm 1945 .....................16 1.2.2. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ............................................17 1.3. Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Bình Trị Thiên từ năm 1976 đến năm 1989................................................................................................22 1.3.1 Quan hệ chính trị, an ninh - quốc phòng...................................................22 1.3.2. Quan hệ kinh tế.........................................................................................23 1.3.3. Quan hệ văn hóa, giáo dục - đào tạo và lĩnh vực khác.............................27
  • 6. 2 1.4. Những nhân tố mới tác động đến quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh.....................29 1.4.1. Tình hình thế giới và khu vực ..................................................................29 1.4.2. Chính sách của Lào, Việt Nam và bước phát triển của quan hệ đặc biệt giữa hai nước...............................................................................................30 Chương 2. QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET VÀ SALAVAN VỚI TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014).................................................................32 2.1. Quan hệ chính trị, an ninh - quốc phòng và biên giới ....................................32 2.1.1. Tiếp tục củng cố quan hệ chính trị ...........................................................32 2.1.2. Tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng...............................................34 2.1.3. Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ biên giới..........................................................37 2.2. Quan hệ kinh tế...............................................................................................42 2.2.1. Tăng cường hợp tác nông, lâm nghiệp.....................................................42 2.2.2. Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải ............46 2.2.3. Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại....................................................50 2.3. Quan hệ văn hóa, giáo dục - đào tạo và lĩnh vực khác...................................54 2.3.1. Đẩy mạnh hợp tác văn hóa .......................................................................54 2.3.2. Nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục - đào tạo ......................................56 2.3.3. Tăng cường hợp tác y tế...........................................................................58 Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET VÀ SALAVAN VỚI TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014)......62 3.1. Thành tựu, hạn chế trong quan hệ giữa ba tỉnh từ năm 1989 đến năm 2014 .......................................................................................................................62 3.1.1. Những thành tựu nổi bật...........................................................................62 3.1.2. Một số tồn tại và hạn chế..........................................................................67 3.2. Đặc điểm của quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh....................................................69 3.3. Triển vọng của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Quảng Trị...............................................................................................................73 3.4. Một số bài học kinh nghiệm của quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh ......................75 KẾT LUẬN..............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81 PHỤ LỤC
  • 7. 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Assciation of South East Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BĐBP : Bộ đội biên phòng CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa FTA : Hiệp định thương mại tự do NXB : Nhà xuất bản QLBG : Quản lý biên giới TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân UBKHXH : Ủy ban khoa học xã hội UBKHXHQG : Ủy ban khoa học xã hội quốc gia USD : United States of Dollas - Đô la Mỹ VNĐ : Việt Nam đồng VNPT : Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VIETTEL : Tập đoàn viễn thông Quân đội
  • 8. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua những năm tháng khó khăn gian khổ kề vai sát cánh bên nhau xây dựng và bảo vệ đất nước, mối quan hệ Lào - Việt Nam ngày càng gắn bó. Cho đến nay, nó đã trở thành di sản quí báu của hai dân tộc, biểu tượng mẫu mực về quan hệ giữa hai nước láng giềng. Cùng với sự phát triển của quan hệ giữa hai nước Lào - Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, các tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Quảng Trị không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt. Từ mối quan hệ “láng giềng thân thiện” trong buổi đầu dựng và giữ nước, “tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu” trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung, ba tỉnh đã đẩy mạnh “quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện” trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Savannakhet, Salavan và Quảng Trị là ba tỉnh gần gũi về địa lý; có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội; có vị trí địa - chiến lược; nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, quan hệ giữa ba tỉnh giữ vị trí quan trọng và có tác động to lớn đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của Lào - Việt Nam cũng như quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Từ năm 1989 đến năm 2014, mặc dù tình hình thế giới, khu vực Đông Nam Á và hai nước có nhiều thay đổi, các tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị còn nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế, nhưng quan hệ giữa ba tỉnh vẫn không ngừng được tăng cường và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam phát triển. Sự biến đổi của tình hình thế giới, khu vực Đông Nam Á và tác động ngày càng sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa cùng với chủ trương “mở cửa” của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Lào hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam cũng như quan hệ giữa các địa phương của hai nước, nhưng cũng là cơ hội để các nước khác, nhất là Thái Lan, Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng của mình tại quốc gia này. Trước sự biến đổi khôn lường đó, tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam cũng như quan hệ giữa tỉnh Savannakhet,
  • 9. 5 Salavan với Quảng Trị là nhệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ để phát triển kinh tế, văn hóa mà còn để tăng cường an ninh - quốc phòng. Vì vậy, tìm hiểu thực trạng, những thành tựu và hạn chế của quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2014, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước và ba tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo, là yêu cầu cần thiết cả về phương diện lý luận lẫn thực tiến. Về ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2014 không chỉ góp phần làm sáng tỏ những nội dung quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba tỉnh, mà còn bổ sung thêm những tư liệu mới về quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước trong giai đoạn cách mạng mới, một giai đoạn hợp tác hết sức quan trọng giữa Lào - Việt Nam. Về ý nghĩa thực tiễn: Tìm hiểu quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị trong những năm từ 1989 đến 2014 góp phần giúp các tầng lớp nhân dân, thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào - Việt Nam, qua đó, thấy được sự cần thiết và ý nghĩa to lớn của việc củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh trong giai đoạn hiện nay cũng như các giai đoạn tiếp theo. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị (1989 - 2014)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học chuyên ngành Lịch sử thế giới. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mối quan hệ Lào - Việt nói chung, quan hệ song phương giữa địa phương hai nước nói riêng đã được một số công trình nghiên cứu, bài viết về Lào, Việt Nam và quan hệ giữa hai nước đề cập đến. Cũng đã có một số công trình, bài viết đề cập trực tiếp quan hệ song phương giữa các tỉnh của hai bên qua các thời kỳ lịch sử. - Các công trình nghiên cứu, bài viết về Lào, Việt Nam và quan hệ giữa hai nước đề cập đến quan hệ địa phương Thời kỳ cổ trung đại, các tác phẩm: “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn, hay tác phẩm của Lê Quí Đôn như “Phủ biên tạp lục”… đã có ghi chép về địa lý, phong tục, sản vật, con người Ai Lao và quan hệ bang giao, quân sự, kinh tế, văn hóa giữa Ai Lao với Đại Việt.
  • 10. 6 Trong thời kỳ cận đại, một số nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát địa lý, tài nguyên khoáng sản, lịch sử, văn hóa của Lào và Việt Nam nhằm phục vụ chủ yếu cho mục đích xâm lược, cai trị và bóc lột. Những công trình nghiên cứu về quan hệ giữa hai nước và quan hệ các địa phương không có nhiều. Đến thời kỳ hiện đại, nhất là sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của hai nước giành thắng lợi, đã xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí về lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng của Lào, Việt Nam và quan hệ giữa hai nước. Các công trình nghiên cứu: “Lịch sử Lào” của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia; “Đất nước Lào: Lịch sử và văn hóa” của Lương Ninh (chủ biên); “Lào Đất nước - Con người” của Hoài Nguyên; “Lịch sử Lào hiện đại” của Nguyễn Hùng Phi - Buasi Chalonsuc; “Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào” của Ban chỉ đạo lý luận và thực tiễn Đảng Nhân dân Cách mạng Lào… và các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam… đã đề cập đến mối quan hệ giữa hai nước và các địa phương của hai nước qua từng thời kỳ lịch sử. Mối quan hệ Lào - Việt, Việt - Lào là vấn đề được các nhà lãnh đạo của Lào và Việt Nam hết sức quan tâm. Các bài viết: “Tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam thời kỳ cách mạng mới” của Khămtày Xiphănđon; “Gắn bó keo sơn, hỗ trợ vô tư, hợp tác hiệu quả” của Thủ tướng Bouasone Bouphavanh; “Việt Nam và Lào:chặng đường 30 năm phát triển kinh tế” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng… đều đã khẳng định quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam là nhân tố quan trọng đưa cách mạng hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Quan hệ hợp tác Lào - Việt, Việt - Lào là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Bên cạnh các công trình và bài viết đã được công bố trong các sách, báo, tạp chí, hội thảo về quan hệ Lào - Việt, Việt - Lào đã được tổ chức. Các chuyên khảo: “ Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 - 2007)” của Ban chỉ đạo nghiên cứu biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; “Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 2000”
  • 11. 7 của Lê Đình Chỉnh; “Quan hệ Việt Nam - Lào từ 1975 đến 2005” của Nguyễn Thị Phương Nam… và các bài viết: “Quan hệ Việt Nam - Lào trong thời kỳ cổ trung đại” của Nguyễn Hào Hùng; “Một số vấn đề về tình đoàn kết Việt - Lào” trong thời kỳ cận đại của Đinh Xuân Lâm… đã góp phần làm rõ các khía cạnh khác nhau trong quan hệ Lào - Việt Nam. Các hội thảo: Hội thảo khoa học Quốc gia 40 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Nhìn lại và Triển vọng do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức tại Thành phố Vinh, tháng 8 - 2002 và Hội thảo Quốc tế “Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào” do UBKHXH Việt Nam và UBKHXHQG Lào tổ chức tại thủ đô Viêng Chăn, tháng 6 - 2007 cũng đã góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về quan hệ giữa hai nước và các địa phương qua các thời kỳ lịch sử. - Các bài viết, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ giữa ba tỉnh Một số bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí như:“Quan hệ đặc biệt giữa tỉnh Quảng Trị với một số địa phương của nước bạn Lào” của Nguyễn Viết Niên; Hoàng Đăng Mai với bài viết “Quảng Trị, Savannakhet, Salavan thắm tình hữu nghị và hợp tác”... đã đề cập đến những thành tựu cơ bản trong quan hệ hợp tác song phương giữa ba tỉnh qua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Các tác giả cũng đã nêu lên một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh quan hệ giữa hai bên. Ngoài ra, các công trình: “Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị”; “Lịch sử quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị và Luận văn Cao học “Quan hệ hợp tác Quảng Trị (Việt Nam) - Savannakhet (Lào) từ 1986 đến 2008” của Vũ Thị Thu Trường Đại học Vinh đã đề cập đến quan hệ song phương giữa một số tỉnh thuộc hai bên. Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cơ sở, thực trạng, những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2014.
  • 12. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn tập trung phân tích cơ sở mối quan hệ gắn bó giữa hai tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị, đồng thời làm nổi bật những nội dung quan trọng nhất, những khía cạnh sâu sắc nhất của quá trình hợp tác giữa hai bên từ năm 1989 đến năm 2014; trên cơ sở những thành tựu và hạn chế của quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường quan hệ giữa ba tỉnh cũng như hai nước trong các giai đoạn tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ Để làm sáng tỏ mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Phân tích cơ sở của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị. - Hệ thống hóa thực trạng quan hệ giữa ba tỉnh trên các lĩnh vực chủ yếu: Chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực khác từ năm 1989 đến 2014. - Trên cơ sở bức tranh toàn diện, hệ thống về quan hệ hợp tác giữa tỉnh Savannakhet và Salavan với tỉnh Quảng Trị (1989 - 2014) đánh giá những thành tựu, hạn chế, đặc điểm, triển vọng và rút ra những bài học kinh nghiệm của quan hệ giữa ba tỉnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Savannakhet, Salavan của Lào với tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2014. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu từ năm 1989 đến năm 2014 (năm 1989 là mốc đánh dấu tỉnh Quảng Trị bắt đầu được tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên). Tuy nhiên, để có tính hệ thống luận văn cũng đề cập giai đoạn trước năm 1989, bao gồm thời kỳ từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập (1930) đến năm 1945, thời kỳ hai dân tộc cùng chống kẻ thù chung là Pháp và Mỹ (1945 - 1975) và thời kỳ hợp tác giữa hai tỉnh Savannakhet, Salavan và tỉnh Bình Trị Thiên (1976 - 1989).
  • 13. 9 Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hai tỉnh của Lào là Savannakhet, Salavan và tỉnh Quảng Trị của Việt Nam (đây là các tỉnh thuộc hai bên của hai nước có chung 206 km đường biên giới) 5. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận: Luận văn dựa vào quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối đối ngoại, về quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Các phương pháp cụ thể: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với một số phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phân tích, mô tả, tổng hợp, điền dã… để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. 6. Nguồn tư liệu Luận văn được thực hiện dựa vào nguồn tư liệu sau: - Các bài phát biểu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ hai nước Lào - Việt Nam và các lãnh đạo địa phương. - Các Văn bản của Đảng bộ chính quyền hai tỉnh Savannakhet, Salavan và tỉnh Bình Trị Thiên (từ năm 1976 đến năm 1989), Quảng Trị (từ năm 1989 đến năm 2014). - Các Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định thư, Thỏa thuận hợp tác giữa nước CHDCND Lào và nước CHXHCN Việt Nam và các Biên bản ghi nhớ, Biên bản hội đàm, Biên bản làm việc giữa ba tỉnh từ năm 1989 đến năm 2014. - Các số liệu, Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác hợp tác với hai tỉnh Lào của Tỉnh ủy, UBND, các Ban, Ngành địa phương của tỉnh Bình Trị Thiên (từ năm 1976 đến năm 1989) và Quảng Trị (từ năm 1989 đến năm 2014). - Các sách, tạp chí, công trình chuyên khảo và một số luận án Tiến sĩ Lịch sử, Luận văn Thạc sĩ về quan hệ Lào - Việt Nam và các địa phương ba tỉnh đã được khảo cứu để góp phần giải quyết những nội dung của đề tài. 7. Đóng góp của luận văn - Luận văn hệ thống hóa quan hệ giữa hai tỉnh Savannakhet, Salavan và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2014.
  • 14. 10 - Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan với tỉnh Quảng Trị, luận văn đã đưa ra một số nhận xét, đánh giá từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và một số định hướng có tính tham khảo cho quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan với tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn mới. - Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề liên quan; đặc biệt giúp lãnh đạo tỉnh Quảng Trị trong việc hoạch định chính sách đối ngoại về quan hệ hợp tác với nước CHDCND Lào nói chung và hai tỉnh Savannakhet, Salavan nói riêng trong giai đoạn tiếp theo. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan với tỉnh Quảng Trị (1989 - 2014) Chương 2. Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan với tỉnh Quảng Trị (1989 - 2014) Chương 3. Một số nhận xét về quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan với tỉnh Quảng Trị (1989 - 2014)
  • 15. 11 NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET VÀ SALAVAN VỚI TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014) 1.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế, văn hóa 1.1.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế Các tỉnh Savannakhet, Salavan của Lào có vị trí liền kề với tỉnh Quảng Trị của Việt Nam. Giữa ba tỉnh có chung 206 km đường biên giới và là những điểm nhấn trên tuyến đường 9 xuyên Á. Savannakhet là tỉnh thuộc miền Trung Lào, hình thành do sự kéo dài của sườn phía Tây dãy Trường Sơn đến phía Đông sông Mê Kông, phía Bắc giáp tỉnh Khăm Muộn, phía Nam giáp tỉnh Salavan, phía Đông giáp các tỉnh của Việt Nam (tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Bình) và phía Tây giáp tỉnh Moukdahane (Vương quốc Thái Lan). Tỉnh Savannakhet có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, trung tâm của tỉnh Savannakhet là thị xã Kaysone Phomvihane. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Savannakhet rộng 21.774km2 . Phía Nam tỉnh Savannakhet là tỉnh Salavan. Tỉnh Salavan thuộc Nam Lào, phía Đông giáp tỉnh Quảng Trị của Việt Nam (có chung 80 km đường biên giới). Tỉnh Salavan có 8 huyện thị. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Salavan là 10.691km2 , trong đó có 707.400 ha rừng tự nhiên. Quảng Trị nằm trong vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, là láng giềng gần gũi với các tỉnh Savannakhet, Salavan của Lào. Tỉnh Quảng Trị nằm ở tọa độ từ 16o 18’ đến 17o 10’ vĩ độ Bắc và từ 106o 28,55’ đến 107o 23,18’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp với tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp hai tỉnh của Lào Savannakhet, Salavan. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện (1 huyện đảo Cồn Cỏ). Quảng Trị là một trong những tỉnh có địa hình đa dạng, bị chia cắt bởi nhiều núi, đồi, sông, suối. Trong tổng số 5.120 km2 đất tự nhiên của tỉnh, núi và trung du chiếm hơn 80% diện tích. Không chỉ gần gũi về địa lý, ba tỉnh trên còn có một số điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên. Phần lớn diện tích đất tự nhiên của ba tỉnh là núi và trung du.
  • 16. 12 Núi và trung du chiếm hơn 2/3 diện tích hai tỉnh Savannakhet, Salavan và hơn 20% diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị. Ba tỉnh đều nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20o C - 36o C và độ ẩm tương đối cao. Với khí hậu nóng lắm, mưa nhiều kết hợp với địa hình đồi núi có độ dốc cao, hai bên có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, nhưng đồng thời phải đối mặt với thiên tai như hạn hán, bão, lụt và lũ quét… Các tỉnh Savannakhet, Salavan và miền Tây Quảng Trị đều nằm trong dãy đất bazan, rất thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, đồng thời có nhiều đồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc. Sự gần gũi về địa lý kết hợp với những điểm tương đồng về địa hình, khí hậu, đất đai giữa ba tỉnh là tiền đề để nhân dân các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng Trị sớm xác lập mối quan hệ “láng giềng thân thiện” trong sản xuất, sinh hoạt tinh thần cũng như trong các cuộc đấu tranh để bảo vệ quê hương, đất nước. Các tỉnh Savannakhet, Salavan cũng như Quảng Trị là những tỉnh có vị trí địa - chiến lược. Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược của hai dân tộc, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và Mỹ xâm lược, hai bên giữ vị trí hết sức quan trọng. Savannakhet, Salavan là hai tỉnh có vị trí chiến lược trong các cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân Lào. Trong thời kỳ cổ trung đại, địa bàn hai tỉnh này trở thành nơi tranh chấp quyết liệt giữa các thế lực phong kiến Lào, còn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nơi đây đã trở thành căn cứ địa cách mạng vững chắc cho bộ đội Pathét Lào trong chiến dịch Trung Lào và Hạ Lào. Đường 9 là huyết mạch giao thông quan trọng trong việc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam Việt Nam và chiến trường Lào, đồng thời là cửa ngõ phía Đông để Lào thông thương đi lại với Việt Nam và các nước khác trên thế giới hiện nay. Quảng Trị là vùng đất với diện tích không rộng và người không đông, Quảng Trị đã giữ một vị trí địa lí chiến lược vô cùng quan trọng, là vùng địa đầu trọng yếu, làm tiền đồn vững chắc cho đất nước. Trong thời kỳ phong kiến, Nguyễn Trãi coi: “Quảng Trị là phên dậu thứ tư về phương Nam” [28, tr.5], nhà sử học Phan Huy Chú đánh giá: “Miền đất này núi thì cao, biển thì rộng, thực là một nơi hiểm yếu trời tự đặt” [17, tr.24]. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Quảng Trị trở thành hậu phương vững chắc đầu cầu tiếp viện cho các chiến trường trong nước cũng như chiến trường Lào. Mặc cho mưa bom, bão đạn, quân và dân Quảng Trị đã
  • 17. 13 anh dũng chiến đấu, giữ vững mạch máu giao thông quan trọng để chi viện sức người, sức của cho các chiến trường. Các địa danh như Đường 9, cảng quân sự Đông Hà, căn cứ quân sự Dốc Miếu và hàng rào điện tử Mac Namara, địa đạo Vĩnh Mốc, Thành Cổ… của tỉnh này đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như những địa danh huyền thoại. Từ Quảng Trị có thể thông thương, đi lại với các tỉnh thành khác của Việt Nam và các nước khác trên thế giới bằng đường bộ (Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh), đường sắt (Đường sắt Bắc - Nam), đường thủy (cảng Cửa Việt). Với các nước trong khu vực Đông Nam Á lục địa, nhất là với Lào, từ Quảng Trị có thể theo đường 9, sang tỉnh Savannakhet qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo - Đensavan, từ đường 15B sang tỉnh Salavan qua cửa khẩu Quốc tế La Lay - La Lay và hàng chục con đường mòn do nhân dân dọc hai bên biên giới tự mở. Mạng lưới giao thông nối liền hai bên đã khắc phục hạn chế do địa hình tạo ra, góp phần tạo nên vị trí chiến lược quan trọng cho cả ba tỉnh. Không chỉ có vị trí địa - chiến lược, các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng Trị còn là những tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế. Mặc dù núi và trung du chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên, không thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nhưng các tỉnh Savannakhet, Salavan lại có nguồn tài nguyên, khoáng sản rất phong phú và du lịch. Các tỉnh Savannakhet, Salavan có những cánh rừng bạt ngàn với nhiều loại gỗ quí có thể khai thác hàng triệu m3 gỗ/năm để phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu; có nhiều loài động vật quí hiếm và nhiều loại dược liệu quí hiếm để chế biến đông dược. Không chỉ giàu về tài nguyên rừng, hai tỉnh này còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú. Các mỏ vàng, đồng là hai loại khoáng sản quý (huyện Vị Lạ Bu Ly). Ngoài ra, còn có đất cao lanh, đá granit dồi dào để sản xuất vật liệu xây dựng. Với hệ thống sông, suối ngắn và dốc của tỉnh Savannakhet, Salavan thường gây ra lũ lụt, nhưng mặt khác lại tạo cho khu vực này tiềm năng để xây dựng các công trình thủy điện. Thượng nguồn sông Mê Kông (Savannakhet) hay các con sông Sê Bặng Phay, Sê Pôn, Sê Cham Phon… đều có các thác nước với độ dốc cao, tạo điều kiện thích hợp cho việc lắp đặt các trạm bơm nước và các công trình thủy điện để phục vụ sản xuất, đời sống.
  • 18. 14 Ngoài ra, còn phải kể tới tiềm năng phát triển du lịch tại hai tỉnh Savannakhet, Salavan. Thạt In Hăng, thư viện cổ, Nhà đá, Rừng nguyên sinh Quốc gia PhuSengHe, Xương khủng long có niên đại hơn 100 triệu năm và nhiều loại khác. Nơi đây hàng năm đã thu hút hàng vạn khách du lịch trong và ngoài nước. Cũng như các tỉnh Savannakhet, Salavan, Quảng Trị có tiềm năng để phát triển nông, lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng và phát triển du lịch. Tuy không có khoảng không gian rộng lớn như đồng bằng Bắc Bộ hay Nam Bộ, nhưng vùng duyên hải Quảng Trị cũng có điều kiện thuận lợi để canh tác các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai và nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu, lạc, vừng. Còn khu vực miền Tây có điều kiện để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu. Với bờ biển dài 75 km, Quảng Trị có thế mạnh để phát triển ngành vận tải biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, phát triển nghề muối và du lịch biển. Nguồn khoáng sản của Quảng Trị đa dạng, nhiều mỏ có giá trị như: mỏ Sắt, Titan ở huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ; mỏ nước khoáng ở Tân Lâm, Đakrông… Như vậy, những tiềm năng sẵn có của các tỉnh Savannakhet, Salavan cũng như những thế mạnh của Quảng Trị là điều kiện thuận lợi để hai bên đẩy mạnh trong lĩnh vực hợp tác kinh tế. 1.1.2. Cơ sở văn hóa Mối quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị không chỉ bắt nguồn từ sự gần gũi về địa lý, những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên và vị trí chiến lược của mỗi tỉnh, mà còn xuất phát từ những điểm tương đồng về văn hóa. Trên địa bàn các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng Trị có nhiều tộc người chung sống. Tuy khác nhau về nguồn gốc và lịch sử cư trú, nhưng thông qua lao động sản xuất, trao đổi hàng hóa và sinh hoạt tinh thần, giữa các tộc người dần dần đã có mối quan hệ gần gũi, thân thiết. Các tỉnh Savannakhet, Salavan là địa bàn cư trú của người Lào Lùm (cư dân nói tiếng Thái, chủ yếu sống ở vùng đồng bằng và ven sông suối), Lào Thơng (cư dân nói tiếng Môn - Khơ Me, cư dân bản địa, chủ yếu sống ở vùng trung du) và Lào Xủng (cư dân nói tiếng H’Mông - Dao, chủ yếu sống trên vùng núi cao). Theo số liệu điều tra, tỉnh Savannakhet có 969.700 người (trong đó 72,85% người Lào Lùm, 19,63% người
  • 19. 15 Lào Thơng và 6,7% người Lào Xủng), tỉnh Salavan có 398.864 người ( trong đó người Lào Lùm chiếm đa số). Ngoài ra, ở đây còn có một số kiều bào, chủ yếu là Việt kiều và Hoa kiều. Quá trình định cư của các tộc người tại hai tỉnh này diễn ra không đồng nhất. Người Lào Thơng là cư dân bản địa. Người Lào Lùm có mặt muộn hơn, từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII. Muộn hơn cả là người Lào Xủng có mặt vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Còn Việt Kiều và Hoa Kiều có mặt ở đây với nhiều lý do và bằng nhiều con đường khác nhau. Trong số 64 vạn người của tỉnh Quảng Trị, người Việt (Kinh) chiếm trên 90% dân số. Cùng chung sống với người Việt có các tộc người Vân Kiều và một số dân tộc khác như Hoa, Mường, Tày, Thái, Cà Tu… Người Việt chủ yếu định cư vùng đồng bằng và ven biển, còn các tộc người thiểu số chủ yếu định cư ở vùng núi và trung du (thuộc miền Tây Quảng Trị). Cũng giống như tại hai tỉnh Savannakhet, Salavan, quá trình định cư của các tộc người ở tỉnh Quảng Trị diễn ra không đồng nhất. Trong khi người Việt, chủ nhân của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, có mặt ở đây từ rất sớm, thì các tộc người khác lại có mặt muộn hơn nhiều. Mặc dù vậy, thông qua lao động sản xuất, sinh hoạt tinh thần và nhất là thông qua các cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, các tộc người ở hai bên này đã sớm đoàn kết gắn bó với nhau. Trong số các tộc người cùng chung sống tại các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng Trị có một số tộc người cùng ngôn ngữ Môn, Khơ Me. Với yếu tố tương đồng về tiếng nói cùng với việc bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người Lào là sợi dây vô hình kết nối người Lào ở các tỉnh Savannakhet, Salavan với người Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị. Trong hoạt động kinh tế, hầu hết các tộc người của hai bên đều lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính. Dựa vào đặc điểm địa hình của mỗi bên người Lào Lùm ở các tỉnh Savannakhet, Salavan và người Việt ở Quảng Trị chủ yếu canh tác lúa nước. Từ rất sớm họ đã biết cày, bừa, hái và biết xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ tưới tiêu. Các tộc người thiểu số chủ yếu canh tác trên nương rẫy. Họ duy trì khá lâu lối sống du canh du cư với phương thức hỏa canh là chính. Cùng với hoạt động sản xuất nông nghiệp, các tộc người ở hai bên đã sớm phát triển một số ngành thủ công như đan lát, mộc, rèn, quay tơ, dệt vải… Về văn hóa vật chất, một số tộc người ở hai bên có nhiều nét tương đồng trong kiến trúc xây dựng nhà cửa và trang phục (nhất là của nữ giới). Nhà sàn là loại hình
  • 20. 16 kiến trúc nhà cửa truyền thống của một số tộc người thiểu số ở ba tỉnh này. Các tộc người ở hai tỉnh của Lào và người Vân Kiều ở Quảng Trị không chỉ có trang phục giống nhau, mà ngay cả nghệ thuật trang trí trên sản phẩm dệt của họ cũng có nhiều nét tương đồng. Phụ nữ hai bên có thói quen mặc váy có nhiều kiểu dáng. Có thể nói, từ xa xưa hai nền văn hóa này đã có sự giao lưu và tiếp thu ảnh hưởng của nhau một cách sâu sắc. Trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, cư dân các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng Trị có mối quan hệ khá bền chặt. Phong tục tập quán của các tộc người trong các dịp lễ, tết hay cưới hỏi, ma chay, tục thờ cúng thần linh, ông bà, tổ tiên… vẫn được bảo lưu các yếu tố truyền thống, đồng thời có sự tiếp thu và chịu ảnh hưởng của các tộc người xung quanh. Ngay cả hiện nay, khi đường biên giới giữa hai nước đã được hoạch định, cắm mốc Quốc giới, việc qua lại thăm thân giữa các tộc người vẫn diễn ra khá phổ biến. Tiếp thu và chịu ảnh hưởng về văn hóa tinh thần giữa các tộc người là qui luật tất yếu nhằm làm giàu văn hóa dân tộc mình. Sự giao lưu và tiếp thu văn hóa giữa các tộc người ở các tỉnh Savanakhet, Salavan và Quảng Trị chính là sợi dây vô hình kết nối họ lại với nhau, giúp họ đoàn kết gắn bó cùng nhau trong lao động sản xuất, sinh hoạt cũng như trong các cuộc đấu tranh để bảo vệ quê hương đất nước qua các thời kỳ lịch sử. 1.2. Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Quảng Trị trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc 1.2.1. Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đến năm 1945 Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp lần lượt tiến hành xâm lược Việt Nam, Cămpuchia và Lào, lập ra Đông Dương thuộc Pháp. Từ đây, nhân dân ba nước Đông Dương cùng chung một kẻ thù. Chính sách cai trị và bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã làm cho nhân dân Đông Dương bị bần cùng hóa nặng nề, kinh tế - xã hội biến đổi sâu sắc, nhưng vô hình trung đã tạo điều kiện cho họ xích lại gần nhau. Hòa trong phong trào chống xâm lược, giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương, mối quan hệ giữa nhân dân ba tỉnh Savannakhet, Salavan của Lào với Quảng Trị của Việt Nam tiếp tục phát triển. Ngày 29 - 9 - 1885, Chiếu Cần Vương lần thứ hai được phát ra, hưởng ứng Chiếu Cần Vương, một phong trào cứu nước rầm rộ dấy lên từ Bắc đến Nam. Trên địa bàn Quảng Trị đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như đã lãnh
  • 21. 17 đạo nghĩa binh đánh Pháp ở đồng bằng Triệu Phong, ở Trạng Mè (Gio Linh), ở Đò Lúc (Vĩnh Linh) và tấn công vào các đồn Đề Nhất (Khe Cây Giang), Đề Nhị (Khe Chử), Đệ Tam (Bến Me) [1, tr. 85]. Sau khi cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) bị đàn áp, phong trào Cần Vương chấm dứt, các chí sĩ yêu nước trong cả nước nói chung, ở Quảng Trị nói riêng đã liên minh với nhân dân các bộ tộc Lào phối hợp chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược. Bước sang thế kỷ XX, ngay từ những ngày đầu chống Pháp, đã xảy ra cuộc phá ngục Lao Bảo (năm 1915), tù nhân Lao Bảo đã nổi dậy phá ngục, cướp khí giới lấy thành, sau đó theo con đường Làng Con - Lao Bảo rút lên phía tây Bắc Sê Pôn, rồi lập căn cứ trong bản Ta Cha thuộc tỉnh Savannakhet (Lào). Dựa vào rừng núi hiểm trở trên vùng biên tiếp giáp, được sự giúp đỡ của nhân dân các bộ tộc Lào trong vùng, nghĩa quân đã chiến đấu và chống cự lại kịch liệt khi giặc Pháp truy kích đến nơi. Ngày 25 - 10, địch trên đường từ bản Ta Cha về bản Ta Soi (Savannakhet) đã bị nghĩa quân chặn đánh. Nhưng sau đó do yếu thế nên nghĩa quân phải rút trước sự truy lùng ác liệt của quân thù [33, tr.73]. Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), đã tạo ra bước ngoặt trong lịch sử cách mạng ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia. Cũng từ đây, mối quan hệ giữa nhân dân các tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Quảng Trị càng thắt chặt hơn. Đảng bộ Quảng Trị đã cử cán bộ sang Lào xây dựng cơ sở, thành lập chi bộ ở Savannakhet và PakSe để hoạt động cách mạng [1, tr.40]. Ngày 15 - 8 - 1945, sau khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện, nhân dân Việt Nam đã chớp thời cơ, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2 - 9 - 1945). Cũng trong thời gian này nhân dân Lào đã vùng lên khởi nghĩa. Ngày 12 - 10 - 1945, chính phủ Lào Ixala đã tuyên bố độc lập. Trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Lào, các chiến sĩ cách mạng người Việt Nam đang hoạt động trên đất Lào và một số bà con Việt kiều đã tích cực tham gia, nhất là tại hai tỉnh Savannakhet và Salavan. 1.2.2. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ - Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược, quân và dân tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với quân và dân tỉnh Savannkhet, Salavan chiến đấu cũng như tạo điều kiện cho các đơn vị của Trung Lào gây dựng và phát triển phong trào cách mạng.
  • 22. 18 Sự phối hợp chiến đấu của quân và dân ba tỉnh diễn ra ngay sau khi Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam và Khởi nghĩa giành chính quyền ở Lào giành thắng lợi. Trong lúc nhân dân ba tỉnh đang mừng thắng lợi của cách mạng, một số tàn binh Pháp đã đánh chiếm vào các vị trí quan trọng trên các trục đường giao thông nối liền giữa ba tỉnh, nhằm làm bàn đạp để tiến về phía Tây đường 9. Trước tình hình đó, quân và dân tỉnh Quảng Trị đã phối hợp chặt chẽ với quân và dân hai tỉnh Savannakhet, Salavan để chặn đánh địch. Trận tiến công địch ở Sê Pôn (11 - 1945), đã diệt và bắt sống 53 tên, thu toàn bộ vũ khí. Sau đó, tiếp tục đánh địch ở Mường Phìn, Phà Lan, Huội Cay, cầu Thà Khống. Chiến thắng Sê Pôn tiêu diệt được một bộ phận lớn sinh lực địch, bước đầu đánh bại âm mưu “chiếm giữ hành lang Thái Phiên - Thuận Hóa - Đông Hà - Lao Bảo - Savannakhet”, bám chặt đường 9 hòng chiếm đóng Bình - Trị - Thiên, chia cắt Việt Nam làm đôi [1, tr.235]. Đây là những hoạt động phối hợp đầu tiên, mở đầu cho quá trình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba tỉnh trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp. Năm 1946, Quảng Trị đã cử nhiều đội xung phong, lập các đơn vị liên quân Việt - Lào sang xây dựng cơ sở kháng chiến tại tỉnh Savannakhet của Lào. Cuối tháng 3 - 1947, thực dân Pháp cơ bản đã chiếm được Quảng Trị, thực hiện ý đồ nối thông con đường chiến lược Đà Nẵng - Đông Hà - Savannakhet. Bộ tư lệnh Bắc Trung bộ Pháp đóng ở Huế do tướng Lơbrit cầm đầu. Để thực hiện kế hoạch chúng chia Bình - Trị - Thiên thành 3 phân khu. Phân khu Quảng Trị nơi có ngã ba đường chiến lược quan trọng Việt - Lào đi qua được địch đặc biệt coi trọng. Đến tháng 5 - 1948, khi Trung ương Đảng có chủ trương thành lập “đại đội độc lập”, “tiểu đoàn tập trung” tỉnh Quảng Trị tiếp tục cử thêm nhiều đội vũ trang sang hoạt động, gây dựng cơ sở tại vùng NậmXàLô (Savannakhet). Đây là địa bàn đứng chân an toàn của Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương của tỉnh bạn Lào. Cũng trong giai đoạn này, trên cơ sở huy động nhân lực và vật lực tại Bình - Trị - Thiên, Ban cán sự Đảng và Trung đoàn Trung Lào được thành lập, đã nhanh chóng trở thành lực lượng nòng cốt trong các cuộc chiến đấu trên chiến trường Lào. Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc và Thượng Lào, Quân ủy Trung ương Việt Nam quyết định với Pathét Lào mở chiến dịch Trung và Hạ Lào. Tỉnh Quảng Trị được giao nhiệm vụ cung cấp một phần nhân lực, vật lực cho chiến dịch. Để
  • 23. 19 thực hiện kế hoạch, bộ đội địa phương và dân quân du kích Quảng Trị phối hợp với Trung đoàn 18 đã phá tan âm mưu địch nối giao thông đường số 9 với chiến trường nước bạn Lào, cô lập quân địch ở chiến trường. Với vị trí, tầm quan trọng của con đường chiến lược số 9, tháng 1 - 1954, tỉnh Quảng Trị “chỉ đạo lực lượng vũ trang đẩy mạnh hoạt động trên mặt trận đường 9 và sau lưng địch, phá sập 17 cầu, cống từ Đông Hà đến Lao Bảo. Con đường huyết mạch chi viện cho chiến dịch Trung Lào bị tê liệt dài ngày” [16, tr.112]. Những thắng lợi quan trọng ở Thà Khẹt, Khăm He, Kha Ma, Sê Pôn… trong chiến dịch Trung và Hạ Lào có phần đóng góp lớn của quân và dân Quảng Trị, Thừa Thiên. Chiến dịch Trung và Hạ Lào thắng lợi, đã góp phần quan trọng làm phá sản kế hoạch Nava, đưa cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 đi đến thắng lợi cuối cùng bằng trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, buộc Pháp ký hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1954 - 1975) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tỉnh Savannakhet, Salavan của Lào và tỉnh Quảng Trị của Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong lĩnh vực chính trị - quân sự, đồng thời bước đầu hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, nhất là giúp đỡ vùng giải phóng của Lào khôi phục kinh tế, văn hóa, hàn gắn vết thương chiến tranh để ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân. Mỹ nhận thức được vị trí quan trọng của các tỉnh Savannakhet, Salavan và tỉnh Quảng Trị trên cục diện chiến trường Đông Dương, chúng đã chỉ đạo chính quyền Sài Gòn và chính quyền Viêng Chăn tổ chức các hoạt động gián tiếp, biệt kích quấy phá vùng giáp biên giữa ba tỉnh. Song song với hoạt động quấy phá ở biên giới phía Tây tỉnh Quảng Trị, Mỹ chỉ đạo phái cực hữu ở Lào tổ chức các đợt tấn công vào hai tỉnh tập kết của Pathét Lào. Để làm thất bại âm mưu thâm độc của Mỹ, lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị cử cán bộ quân sự sang Savannakhet, Salavan giúp các địa phương này phát động phong trào quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang, mở rộng căn cứ địa, sẵn sàng phối hợp khi thấy cần thiết. Tháng 3 - 1961, hoạt động của địch trên tuyến biên giới có chiều hướng gia tăng. Lực lượng vũ trang Quảng Trị phối hợp với lực lượng Pathét Lào truy quét bọn tề,
  • 24. 20 ngụy giúp bạn giải phóng Cánh đồng Chum. Cùng với công tác chuẩn bị phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu, lực lượng vũ trang Quảng Trị còn được Quân khu giao nhiệm vụ giúp bạn chiến đấu trên tuyến đường 9. Tham gia chiến đấu có bộ đội địa phương, dân quân du kích các huyện Hướng Hóa. Sau nhiều ngày chiến đấu, toàn bộ khu vực dọc theo đường 9 từ biên giới Lào - Việt đến “Sê Pôn, Mường Phìn, Mường Pha Lan (Savannakhet) đã được giải phóng” [16, tr.118]. Năm 1968, trong khi quân và dân miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, thì trên chiến trường Lào, các tiểu đoàn bộ đội địa phương của tỉnh đội Quảng Trị đã phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Savannakhet, Salavan tấn công các cứ điểm của huyện Sê Pôn, Mường Nòng, Sa Muồi. Những thắng lợi này góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Lào. Để cứu vãn tình hình tại Lào, Mỹ đã huy động lực lượng quân đội Sài Gòn phối hợp với quân đội Viêng Chăn, có cố vấn Mỹ đi kèm mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh vào Đường 9 - Nam Lào. Với ảo tưởng của Mỹ là muốn cắt đứt tuyến đường chiến lược chi viện cho cách mạng miền Nam, tạo ra sự thay đổi tương quan trên chiến trường, giành lại thế mạnh trên bàn đàm phán để “xuống thang” trong danh dự. Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của chiến dịch, Quân ủy Trung ương đã quyết định mở chiến dịch phản công với tinh thần quyết chiến quyết thắng. Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị được giao nhiệm vụ phối hợp chiến đấu trên trục đường 9, thuộc địa bàn tỉnh Savannakhet. Quân và dân tỉnh Quảng Trị được giao nhiệm vụ phục vụ hậu cần cho chiến dịch. Với tinh thần quyết chiến quyết thắng, các lực lượng tham gia chiến dịch đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần vào chiến thắng Đường 9 - Nam Lào, và tạo điều kiện để Trung ương quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 giải phóng tỉnh Quảng Trị. Cũng trong thời gian này, lực lượng vũ trang Quảng Trị phối hợp với sư đoàn 968 quân tình nguyện Việt Nam trên đất Lào cùng với lực lượng vũ trang tỉnh Salavan tiêu diệt địch, giải phóng tỉnh Salavan và toàn bộ cao nguyên Bôlaven. Trước tình thế không thể cứu vãn trên chiến trường Lào, sau khi buộc phải ký Hiệp định Pari (ngày 27 - 1 - 1973), Mỹ đã phải chấp nhận ký Hiệp định Viêng Chăn (ngày 2 - 2 - 1973).
  • 25. 21 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi (ngày 30 - 4 - 1975), miền Nam Việt Nam hoàn toàn được giải phóng. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã cổ vũ và tạo điều kiện cho cách mạng Lào đi đến giành thắng lợi cuối cùng. Chớp thời cơ, Bộ chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã phát động toàn dân đứng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị đã khẩn trương triển khai kế hoạch hỗ trợ các địa phương của Lào nổi dậy đập tan chính quyền phản động, giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Lào đã mở đường cho sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2 - 12 - 1975) và đưa nước Lào bước vào kỷ nguyên mới. Song song với sự phối hợp chiến đấu trên các chiến trường, các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng Trị đã bước đầu hợp tác trong lĩnh vực khác, nhất là hỗ trợ, giúp đỡ vùng giải phóng hai tỉnh của Lào khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa và giáo dục. Từ năm 1960 đến năm 1965, mặc dù đang ra sức phấn đấu cùng nhân dân miền Bắc thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) và làm hậu phương cho chiến trường miền Nam Việt Nam, tỉnh Quảng Trị vẫn ưu tiên giúp vùng giải phóng của Lào. Tỉnh Quảng Trị viện trợ cho vùng mới giải phóng của Lào một số mặt hàng thiết yếu như “muối, vải và một số nông cụ trong sản xuất” [16, tr.119]. Năm 1973, sau khi được Đảng, Nhà nước và Chính phủ hai nước nhất trí, tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị kết nghĩa anh em. Tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai nhiều chương trình, kế hoạch giúp vùng giải phóng tỉnh Savannakhet ổn định đời sống nhân dân và phát triển sản xuất. Trong những năm 1973 đến 1975, quan hệ kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa hai tỉnh Savannakhet với Quảng Trị ngày càng được tăng cường. Tỉnh Quảng Trị đã cử đoàn chuyên gia gồm 9 người sang giúp nhân dân tỉnh Savannakhet ổn định sản xuất và đời sống [14]. Cũng trong giai đoạn này, tỉnh Quảng Trị đã giúp tỉnh của Lào đưa hàng trăm học sinh, cán bộ ra miền Bắc học tập. Dù chưa thể đáp ứng được yêu cầu về giáo dục - đào tạo, nhưng tỉnh Quảng Trị đã góp phần quan trọng giúp Savannakhet của Lào kịp thời giải quyết tình trạng thiếu hụt cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn cho vùng giải phóng. Sự phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên chiến trường cũng như sự hợp tác, giúp đỡ về kinh tế, văn hóa - giáo dục của Quảng Trị giành cho Savnanakhet của Lào trong những năm chiến tranh là sự tiếp nối truyền thống đoàn
  • 26. 22 kết gắn bó lâu đời giữa hai bên, đó là “tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu” trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, đồng thời là cơ sở quan trọng để hai bên hợp tác toàn diện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.3. Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Bình Trị Thiên từ năm 1976 đến năm 1989 Trong bối cảnh Lào và Việt Nam đã hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Năm 1976, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế sáp nhập lại với nhau thành tỉnh Bình Trị Thiên. Sự thay đổi địa giới hành chính là nhân tố tác động đến quan hệ giữa các tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Bình Trị Thiên. 1.3.1 Quan hệ chính trị, an ninh - quốc phòng - Lĩnh vực chính trị Để tăng cường quan hệ với hai tỉnh bạn Lào, một mặt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Trị Thiên đã thông qua nhiều Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng, đồng thời cử các đoàn đại biểu cấp cao sang thăm, làm việc với Tỉnh ủy, Ủy ban Chính quyền các tỉnh Savannakhet, Salavan. Đầu năm 1983, Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Savannakhet, Salavan đã sang chào mừng và tham dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần III. Ngày 21 - 3 - 1983, Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên do đồng chí Vũ Thắng Bí thư tỉnh ủy Bình Trị Thiên làm trưởng đoàn đến thăm Ban chấp hành Đảng bộ Savannakhet, Ủy ban chính quyền, dự lễ kỷ niệm 28 năm ngày thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Lào do tỉnh Savannakhet tổ chức. Cũng trong năm 1983, tỉnh Savannakhet, Salavan và tỉnh Bình Trị Thiên đã ký các biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 1983 - 1985. Trong các văn bản đã ký kết, hai bên đã thống nhất điều chỉnh phương thức hợp tác: chuyển dần hợp tác, giúp đỡ theo vụ, việc sang hợp tác có tính chiến lược lâu dài; điều chỉnh giá cả một số mặt hàng xuất nhập khẩu; tăng cường công tác chuyên gia và đào tạo tại chỗ cho hai tỉnh của Lào. Năm 1985, để tiếp tục tăng cường quan hệ với hai tỉnh của Lào, đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Bình Trị Thiên đã sang thăm và làm việc tại tỉnh Savannakhet, Salavan. Trong chuyến thăm và làm việc này, hai bên đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác năm 1986 và giai đoạn 1986 -1990. - Lĩnh vực an ninh - quốc phòng Hòa bình đã được lập lại, nhưng tỉnh Savannakhet, Salavan vẫn là những điểm nóng về tình hình an ninh chính trị của Lào. Các phần tử phản động trước đây thuộc
  • 27. 23 thủ phủ của phỉ Vàng Pao đã lén lút hoạt động trở lại chống phá chính quyền. Được các lực lượng phản động nước ngoài cung cấp tiền bạc, vũ khí và các phương tiện hoạt động, chúng đã lợi dụng những địa phương có nhiều tộc người cùng chung sống, có trình độ dân trí thấp để kích động, lôi kéo nhân dân chống lại chính quyền. Đầu năm 1981, Bộ Tư lệnh Quân khu IV điều động thêm lực lượng trinh sát bổ sung cho sư đoàn 968 phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Savannakhet tiếp tục mở các cuộc truy kích các toán phỉ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Savannakhet, “tiêu diệt tên gián điệp đầu mối Thao Tạ con rể Khăm Xỉnh - thiếu tá lực lượng lưu vong ở Lào cùng toàn bộ lực lượng địch ở đây” [17, tr.304]. Từ năm 1986 đến năm 1989, dọc biên giới thuộc địa phận các tỉnh Savannakhet, Salavan và tỉnh Bình Trị Thiên có một số phỉ ngấm ngầm hoạt động, đặc biệt “bọn phản động lưu vong người Việt do tên Hoàng Cơ Minh cầm đầu đã tổ chức 3 quyết đoàn hàng trăm tên từ Thái Lan sang Lào xâm nhập về Việt Nam hoạt động” [70, tr.1]. Sau một thời gian điều tra, theo dõi lực lượng vũ trang Bình Trị Thiên phối hợp với lực lượng vũ trang các huyện Sê Pôn (Savannakhet), Tà Ổi (Salavan) đã bao vây và tiêu diệt. Song song với việc tiêu diệt các lực lượng phản động, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu IV mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ và trao đổi kinh nghiệm cho lực lượng vũ trang Savannakhet, Salavan. Cũng trong thời gian này, ba tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong công tác chống buôn lậu, buôn hàng quốc cấm, ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép và di cư tự do. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác và tinh thần cảnh giác cho nhân dân dọc hai bên biên giới, kết hợp với tuần tra, kiểm soát thường xuyên, các lực lượng chức năng của ba tỉnh đã ngăn chặn kịp thời và bắt giữ nhiều vụ vượt biên trái phép, buôn lậu và hàng quốc cấm. 1.3.2. Quan hệ kinh tế - Lĩnh vực nông, lâm nghiệp Trong những năm 1976 - 1989, với đề nghị của hai tỉnh Savannakhet, Salavan, tỉnh Bình Trị Thiên đã cử một số chuyên gia sang giúp đỡ ngành nông nghiệp của hai tỉnh này tiến hành qui hoạch ruộng đất để lập lại phương án khai hoang, phục hóa số diện tích bị bỏ hoang trong những năm chiến tranh, một số chuyên gia khác sang nghiên cứu khôi phục những giống cây vốn đã thích nghi với điều kiện sinh trưởng của các địa phương Lào, đồng thời đưa một số giống có năng suất cao từ
  • 28. 24 tỉnh Bình Trị Thiên sang nuôi trồng thí điểm. Tỉnh Bình Trị Thiên đã cử 20 cán bộ kỹ thật sang giúp hướng dẫn kỹ thuật trong trạm thú y. Để giải quyết vấn đề nạn dịch và cây giống, năm 1978, tỉnh Bình Trị Thiên đã viện trợ cho tỉnh Savannakhet 210 tấn lúa, 16 tấn lát sắn khô, 50 tấn giống lúa YR, 4 tấn lạc [12, tr.1]. Để giúp hai tỉnh của Lào mở rộng diện tích canh tác, tỉnh Bình Trị Thiên đã viện trợ vật tư, kỹ thuật và cử chuyên gia sang cải tạo, nâng cấp và xây dựng một số công trình thủy lợi. Với kinh phí, viện trợ vật tư và chuyên gia của tỉnh Bình Trị Thiên đã tiến hành khảo sát hồ chứa nước Huội Bắc (huyện Cham Phon) và tiến hành khảo sát, thiết kế hồ chứa nước Huội Xạ Khuông. Ngoài ra, ngành thủy lợi tỉnh Bình Trị Thiên đã khảo sát một số công trình thủy lợi vừa và nhỏ khác [14]. Năm 1981 đến 1985, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên đã cử chuyên gia sang chỉ đạo bà con nông dân sản xuất lúa nước tại các hợp tác xã Na kè (huyện Khănthảbuli). Sau hai năm thí điểm, năng suất lúa ở Na Kè đạt 3 - 4 tấn/vụ [8, tr.2-3]. Từ 1986 - 1989, với đường lối đổi mới kinh tế, hợp tác hóa trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai tỉnh Savannakhet, Salavan và Bình Trị Thiên bắt đầu hướng vào mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững kết hợp xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh việc thực hiện các nội dung hợp tác theo phương thức viện trợ truyền thống, hai bên đã triển khai một số chương trình, dự án theo phương thức liên doanh, liên kết trên cơ sở bình đẳng đôi bên cùng có lợi. Các dự án thí điểm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tại huyện Mường Phìn (Savannakhet), Tà Ổi (Salavan) đã thu được những thành công bước đầu. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia nông nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên, bà con nông dân tại các “huyện Mường Phìn, Tà Ổi đã xây dựng nông thôn mới theo mô hình điện - đường - trường - trạm” [59, tr.59]. Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp cũng là một thế mạnh của hai tỉnh Savannakhet, Salavan, là những tỉnh của Lào có nguồn tài nguyên rừng phong phú. Nhưng do vốn đầu tư, phương tiện kỹ thuật còn hạn chế, hạ tầng giao thông yếu kém và thiếu nhân công lao động, nên hai tỉnh này chưa khai thác được những tiềm năng to lớn đó để phát triển kinh tế. Tỉnh Bình Trị Thiên của Việt Nam vốn có nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm khai thác và chế biến lâm sản, hạ tầng giao thông khá phát triển. Vì thế, hai bên đẩy mạnh hợp tác khai thác, chế biến lâm sản và vận chuyển gỗ xuất khẩu. Trong lĩnh vực khai thác, chế biến và vận chuyển gỗ xuất khẩu,
  • 29. 25 Công ty hợp tác liên doanh miền núi Bình Trị Thiên vừa liên kết với hai tỉnh của Lào khai thác chế biến, sản xuất dược liệu, vừa liên doanh với Công ty Chấn hưng kinh tế miền núi của Lào khai thác vận chuyển gỗ tròn xuất khẩu. Để đẩy mạnh chương trình khai thác, vận chuyển gỗ xuất khẩu, tỉnh Bình Trị Thiên đã đầu tư nâng cấp quốc lộ đường 9, tuyến đường 23. Năm 1985, tỉnh Bình Trị Thiên đã vận chuyển 1.603 m3 xuất khẩu sang Nhật Bản [9, tr.1]. Từ năm 1986 - 1989, tỉnh Bình Trị Thiên đã cử chuyên gia và kỹ thuật sang giúp đỡ về chương trình khảo sát qui hoạch rừng cho hai tỉnh của bạn Lào cơ bản đã hoàn thành. Cũng trong thời gian này, hình thức liên kết trồng rừng đã được ba tỉnh triển khai thực hiện. Có thể nói, hợp tác lĩnh vực trong lĩnh vực lâm nghiệp giữa hai tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Bình Trị Thiên tuy mới bước đầu triển khai, nhưng đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng hợp tác phù hợp với khả năng và thế mạnh của ba tỉnh. - Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ bản và giao thông vận tải Hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp giữa hai tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Bình Trị Thiên từ năm 1976 đến năm 1989 chủ yếu tập trung giúp đỡ hai tỉnh của Lào khẩn trương khôi phục các cơ sở tiểu thủ công nghiệp bị chiến tranh tàn phá nặng nề; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp, nhất là các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và sửa chữa cơ khí; đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công nhân kỹ thuật. Đối với tỉnh Savannakhet, tỉnh Bình Trị Thiên đã phối hợp đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình có vốn đầu tư tương đối lớn như Bệnh viện Sê Pôn, Trạm xá Mường Noòng, Trường Trung học cơ sở Sê Pôn, Nhà khách Mường Phìn. Bệnh viện huyện Sê Pôn có qui mô 100 giường bệnh, được khởi công xây dựng năm 1979 và hoàn thành vào năm 1980. Kinh phí xây dựng do tỉnh Bình Trị Thiên viện trợ [66, tr.2]. Với tỉnh Salavan, Bình Trị Thiên đã giúp đỡ vật tư và thi công xây dựng một số công trình phúc lợi cho nhân dân như Trạm xá, Trường tiểu học huyện Tà Ổi [6]. Song song với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ bản, hạ tầng giao thông của Lào nói chung và của hai tỉnh Savannakhet, Salavan sau chiến tranh hết sức yếu kém. Để góp phần tạo điều kiện giúp hai tỉnh của Lào đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát triển hệ thống giao thông, tỉnh Bình Trị Thiên đã thực hiện nhiều biện pháp hợp tác và giúp đỡ.
  • 30. 26 Quốc lộ 9 và các tuyến đường 23 là những huyết mạch giao thông quan trọng nối liền hai tỉnh savanakhet với tỉnh Bình Trị Thiên đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nên việc lưu thông hàng hóa đi lại gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cả hai bên. Ngành giao thông tỉnh Bình Trị Thiên đã đầu tư kinh phí để sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường này trên cả địa phận Lào lẫn Việt Nam. Hệ thống cầu cống trên quốc lộ 9 đều được nâng cấp và cải tạo lại đảm bảo lưu thông cho xe có trọng tải lớn. Với sự hỗ trợ về vật tư, kỹ thuật và công tác chuyên gia, tỉnh Savannakhet đã nâng cấp tuyến đường từ Xê Ta Muộc đến Na Tơ dài 80 km [69, tr.8]; tỉnh Salavan đã mở tuyến đường liên huyện và một số tuyến đường liên xã tại huyện Sa Muồi. - Lĩnh vực thương mại Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân hai tỉnh Savannakhet, Salavan, tỉnh Bình Trị Thiên đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nhu yếu phẩm như: vải các màu, sợi các màu, dụng cụ gia đình, giấy bút mực học sinh, săm lốp xe đạp, đinh các loại, chăn màn, rượu lúa mới. Còn hai tỉnh của Lào tăng cường xuất khẩu sang tỉnh Bình Trị Thiên các mặt hàng nông sản, lâm sản do nhân dân khai thác và một số nguyên liệu, phế liệu chiến tranh như đồng, nhôm. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, do hàng hóa khan hiếm, giá các mặt hàng xuất nhập khẩu chưa được điều chỉnh kịp thời; hai bên lại chưa có kinh nghiệm khai thác nguồn hàng, nên kim ngạch xuất nhập khẩu còn hạn chế (xem phụ lục, bảng 11). Từ năm 1985, ngành ngoại thương tỉnh Bình Trị Thiên bắt đầu thực hiện việc mua giúp, bán giúp các mặt hàng hai tỉnh của Lào với đối tác thứ ba. Với phương thức này, tỉnh Bình Trị Thiên đã tạo điều kiện cho hai tỉnh Savannakhet, Salavan mở rộng quan hệ mậu dịch với nhiều tỉnh, thành của Việt Nam và các nước trên thế giới. Trong hợp tác thương mại, bên cạnh hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đã bắt đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch, xuất nhập khẩu tiểu ngạch đã được đẩy mạnh. Không những chỉ có các mặt hàng truyền thống do hai bên khai thác, sản xuất, nhiều mặt hàng nhập khẩu từ các nước khác cũng được trao đổi theo con đường chính ngạch. So với những năm trước, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Bình Trị Thiên từ năm 1986 đến năm 1989 ngày càng phát triển nhanh, có xu hướng đi lên, chất lượng sản phẩm cũng được nhân lên một bước, bình quân đạt hơn 100 triệu đồng/ năm [71, tr.3]. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước
  • 31. 27 lẫn các doanh nghiệp tư nhân đẩy mạnh xuất nhập khẩu với hai tỉnh của Lào. Ngành thương nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên đã phối hợp với một số huyện biên giới mở các cửa hàng hai bên cửa khẩu Lao Bảo tạo điều kiện cho nhân dân dọc hai biên giới trao đổi hàng hóa. Ngành ngoại thương tỉnh Bình Trị Thiên vừa tăng cường nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất cho nhân dân trong tỉnh, vừa đẩy mạnh hoạt động tạm nhập, tái xuất để tăng thu ngân sách. Đây cũng là biện pháp đồng bộ để tạo điều kiện cho quan hệ thương mại giữa các tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Bình Trị Thiên phát triển mạnh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. 1.3.3. Quan hệ văn hóa, giáo dục - đào tạo và lĩnh vực khác - Lĩnh vực văn hóa Để tạo điều kiện cho hai tỉnh của Lào tuyên truyền, phổ biến những chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước, ngành văn hóa Bình Trị Thiên đã giúp đỡ hai tỉnh Savannakhet, Salavan khôi phục và phát triển hệ thống truyền thanh. Năm 1983, Bình Trị Thiên đã cử cán bộ kỹ thuật sang giúp sửa chữa và nâng cấp đài truyền thanh Mường Phìn, giúp lắp đặt, kéo dài thêm hệ thống dây loa, mua giúp một số thiết bị phát thanh và xây nhà đặt máy đài truyền thanh Mường Phìn [67, tr.2]. Ngoài ra, ngành văn hóa - thông tin Bình Trị Thiên đã quan tâm và giúp đỡ hai tỉnh của Lào xây dựng và phát triển ngành điện ảnh. Vào dịp các ngày lễ lớn của hai dân tộc, ngành văn hóa - thể thao Bình Trị Thiên đã cử các đoàn văn công, đội bóng đá, bóng chuyền sang biểu diễn và thi đấu tại hai tỉnh Savannakhet, Salavan. Năm 1986, đoàn văn công Mùa Xuân sang thăm và biểu diễn tại thị xã Savan, các huyện Cham Phon, U Thum Pon, Atxaphăngthong, Xê Ta Muộc, Mường Phìn, Sê Pôn tỉnh Savannakhet. Tỉnh Bình Trị Thiên cũng đã tạo điều kiện cho các đoàn văn công, đội bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn của hai tỉnh Savannakhet, Salavan sang giao lưu, biểu diễn và tập huấn ở Bình Trị Thiên. - Lĩnh vực giáo dục - đào tạo Từ năm 1977 đến năm 1985, Bình Trị Thiên đã dành một phần kinh phí viện trợ để xây dựng một số trường học cho hai tỉnh Savannakhet, Salavan. Bằng kinh phí viện trợ của Bình Trị Thiên, tỉnh Savannakhet đã xây dựng trường Trung học cơ sở Sê Pôn (huyện Sê Pôn) và một số trường mầm non. Tỉnh Salavan đã xây dựng Trường tiểu học Tà Ổi [6, tr.7]. Cũng trong giai đoạn này, ngành giáo dục Bình Trị Thiên đã viện trợ cho hai tỉnh của Lào một số trang thiết bị dạy học và đồ chơi cho nhà trẻ.
  • 32. 28 Trong giai đoạn này, ngành giáo dục Bình Trị Thiên đã cử các chuyên gia sang giúp đỡ hai tỉnh của Lào xây dựng chương trình các môn học, cấp học và bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên các cấp học. Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp, song song với việc đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ, các cơ sở giáo dục của Bình Trị Thiên đã đào tạo cho hai tỉnh của Lào một số giáo viên. Năm 1980, Bình Trị Thiên đã đào tạo cho tỉnh Savannakhet 11 giáo viên phổ thông trung học, 5 giáo viên trung cấp thương nghiệp, 10 trung cấp y tá và 10 học sinh cấp 3 vào đại học [61, tr.3]. Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ hai tỉnh Savannakhet, Salavan phát triển giáo dục, Bình Trị Thiên cũng đã chú trọng công tác đào tạo nghề cho cán bộ, công nhân hai tỉnh của Lào. Với sự nỗ lực của các trường chuyên nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên, từ năm 1977 đến năm 1980, có 146 cán bộ và công nhân tỉnh Savannakhet đã tốt nghiệp trở về công tác tại địa phương (xem phụ lục, bảng 13). Từ năm 1981 đến năm 1985, có 163 cán bộ, công nhân các ngành của tỉnh Savannakhet được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn tại tỉnh Bình Trị Thiên, tăng hơn so với những năm 1977 đến năm 1980 (xem phụ lục, bảng 14). - Lĩnh vực y tế Từ năm 1976 đến năm 1985, kết hợp với ngân sách của Trung ương, tỉnh Bình Trị Thiên đã trích ngân sách địa phương giúp đỡ tỉnh Savannakhet xây dựng bệnh viện Sê Pôn, trạm xá Mường Nòng và giúp đỡ tỉnh Salavan xây dựng trạm xá Tà Ổi [6, tr.7]. Ngành y tế Bình Trị Thiên cũng đã giúp các bệnh viện mua sắm trang thiết bị y tế, các loại thuốc chữa bệnh và phòng chóng sốt rét. Theo thỏa thuận của hai bên, ngành y tế Bình Trị Thiên đã thường xuyên cử chuyên gia sang bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sĩ; triển khai các chương trình phòng chống dịch bệnh; điều tra và hướng dẫn phương pháp khai thác dược liệu tại một số địa phương. Năm 1979, ngành y tế Bình Trị Thiên đã tổ chức đợt bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ tỉnh Savannakhet. Đồng thời cùng với tỉnh bạn tiến hành nghiên cứu, điều tra và triển khai kế hoạch phòng chống sốt rét cho huyện Sê Pôn và Cham Phon [7, tr.5]. Từ năm 1983 đến năm 1985, tỉnh Bình Trị Thiên thường xuyên điều động các bác sĩ có kinh nghiệm sang công tác tại bệnh viện Hữu nghị Savannakhet - Bình Trị Thiên và các cán bộ chuyên môn hướng dẫn các cơ sở y tế khai thác và chế biến dược liệu. Tháng 6 - 1987, các chuyên
  • 33. 29 gia y tế tỉnh Bình Trị Thiên đã phối hợp giúp đỡ cán bộ chuyên môn tỉnh Savannakhet kịp thời dập tắt dịch sốt xuất huyết tại huyện Khănthảbuli [10, tr.12]. Năm 1988 đến năm 1989, ngành y tế Bình Trị Thiên đã phối hợp với hai tỉnh Savannakhet, Salavan triển khai các chương trình phòng chống dịch sốt rét [71, tr.5]. Sau hai năm thực hiện, các chương trình hợp tác đã đạt kết quả tốt, hạn chế khả năng bùng phát các bệnh dịch tại hai tỉnh của Lào. 1.4. Những nhân tố mới tác động đến quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh 1.4.1. Tình hình thế giới và khu vực Cuộc khủng hoảng năng lượng vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tác động sâu sắc đến tình hình thế giới. Trong khi các nước tư bản chủ nghĩa đã đưa ra những điều chỉnh nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng như tổ chức lại cơ cấu sản xuất, nhanh chóng ứng dụng các thành tựu khoa học mới thì các nước xã hội chủ nghĩa cho rằng với nền kinh tế kế hoạch hóa, nên không bị ảnh hưởng bởi tác động của cuộc khủng hoảng, do đó tiến hành cải tổ muộn. Khi tiến hành cải tổ, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lại phạm nhiều sai lầm, dẫn đến khủng hoảng toàn diện và sụp đổ vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, cùng với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỷ dẫn tới sự giải thể của trật tự thế giới hai cực Ianta. Cũng bắt đầu từ đây, trong quan hệ quốc tế đã có sự thay đổi, từ xu thế đối đầu chuyển sang đối thoại hòa bình, hợp tác và phát triển. Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trở đi, đối thoại hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo, chi phối quan hệ quốc tế trên phạm vi toàn cầu cũng như từng khu vực. Để tồn tại và phát triển, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành cải cách thể chế, đổi mới cơ cấu kinh tế, ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, ưu tiên phát triển kinh tế để nhanh chóng tham gia vào quá trình hội nhập khu vực, quốc tế. Vì vậy, quá trình toàn cầu hóa đã diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội thế giới đã có nhiều thay đổi. Sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới đã trực tiếp tác động đến tình hình khu vực Đông Nam Á. Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm cho sự đối đầu về hệ tư tưởng không còn mang ý nghĩa chi phối tình hình khu vực, vì vậy, “Vấn đề Cămpuchia” đã từng nổi cộm trong quan hệ khu vực lúc bấy giờ từng bước được
  • 34. 30 giải quyết thông qua đối thoại với sự cố gắng của các bên liên quan. Sau khi đã trở thành thành viên của ASEAN, Lào và Việt Nam đã chính thức tham gia và hội nhập vào khu vực và quốc tế. Trước sự biến đổi của tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á đã tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của Lào và Việt Nam cũng như quan hệ hợp tác giữa hai nước. Quan hệ hợp tác giữa Lào với Việt Nam cũng như giữa các địa phương của hai nước có nhiều cơ hội phát triển, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, trong quan hệ hợp tác giữa hai bên, kể cả trên bình diện quốc gia lẫn quan hệ giữa các địa phương đã có sự điều chỉnh cả về nội dung lẫn phương thức. 1.4.2. Chính sách của Lào, Việt Nam và bước phát triển của quan hệ đặc biệt giữa hai nước Những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trở đi, song song với việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, Lào và Việt Nam vẫn tiếp tục ưu tiên củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Hơn nữa, “sự nghiệp đổi mới ở hai nước trong giai đoạn này có nhiều điểm tương đồng và liên quan với nhau khá mật thiết. Mọi diễn biến chính trị, xã hội, kinh tế của Lào ở mức độ khác nhau đều có tác động trực tiếp và nhạy cảm với Việt Nam và ngược lại” [24, tr.275]. Vì vậy, tăng cường quan hệ hợp tác là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào cũng như Việt Nam. Quan hệ hợp tác chính trị giữa Lào và Việt Nam giai đoạn này là hai bên tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các cuộc tiếp xúc, trao đổi song phương thông qua các chuyến thăm và làm việc của các Đoàn đại biểu cấp cao. Các chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào Kaysone Phomvihane (tháng 6 - 1991); Chủ tịch Đảng nhân dân cách mạng Lào kiêm Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào Khămtày Xiphănđon (tháng 4 - 1993), Thủ tướng nước CHDCND Lào Bunnhăng Volachit (tháng 7 - 2002 )… cũng như các chuyến thăm và làm việc tại Lào của các Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Đỗ Mười (tháng 10 - 1992); Lê Khả Phiêu (tháng 3 - 1998); Nông Đức Mạnh (tháng 7 - 2001); Nguyễn Tấn Dũng (tháng 9 - 2007); Nguyễn Phú Trọng (tháng 6 - 2011)…, quan hệ chính trị hai nước được thắt chặt, trở thành quan hệ hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới.
  • 35. 31 Bên cạnh các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, các Bộ, Ban, Ngành, cùng các tổ chức đoàn thể từ Trung ương cho tới địa phương đã thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và trao đổi nhằm củng cố và phát triển quan hệ hợp tác giữa hai bên. Cũng trong giai đoạn này, Lào và Việt Nam đã tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực đối ngoại. Trước năm 1995, Lào đã tích cực ủng hộ chủ trương gia nhập ASEAN của Việt Nam. Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình gia nhập tổ chức này của Lào. Với xu thế mở rộng giao lưu hợp tác khu vực và quốc tế, để quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam không ngừng phát triển, Chính phủ hai nước đã có những bổ sung điều chỉnh nội dung, phương thức và cơ chế hợp tác. Trên lĩnh vực hợp tác an ninh - quốc phòng Lào và Việt Nam trong giai đoạn này thu được nhiều thành tựu quan trọng. Các lực lượng chức năng hai bên đã phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự ổn định về chính trị và trật tự xã hội, luôn sẵn sàng phối hợp chiến đấu để đập tan âm mưu và hành động của các lực lượng phản động, hoàn thành tốt công tác an ninh biên giới… Để đẩy mạnh hợp tác kinh tế, hai bên quyết tâm xóa bỏ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, cải tiến cơ chế hợp tác: “thay dần cơ chế hợp tác giữa nhà nước với nhà nước của những năm trước đây bằng hình thức như hợp đồng, trao đổi hàng hóa hai bên cùng có lợi, mua và bán hộ, giao nhận đấu thầu xây dựng” để “vừa đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi bên, vừa có sự ưu tiên lẫn nhau” [36, tr.136]. Trong giai đoạn này hợp tác kinh tế hai nước đã cơ bản chấm dứt phương thức hợp tác từng vụ, việc, thay vào đó là các thỏa thuận hợp tác có tính chiến lược. Bên cạnh đó, quan hệ văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác giữa Lào - Việt Nam tiếp tục được củng cố, phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt của hai nước. Như vậy, những thành tựu đạt được trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ đổi mới, thêm một lần nữa chứng tỏ rằng quan hệ Lào - Việt Nam là mối quan hệ hữu nghị đặc biệt thủy chung. Những thành tựu của quan hệ Lào - Việt Nam đã trở thành bản lề thúc đẩy các địa phương của hai nước tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác. Trong bối cảnh đó, các tỉnh Savannakhet, Salavan của Lào và Quảng Trị của Việt Nam cũng không ngừng cố gắng vươn lên để đẩy mạnh sự hợp tác trên mọi lĩnh vực.
  • 36. 32 Chương 2. QUAN HỆ GIỮA TỈNH SAVANNAKHET VÀ SALAVAN VỚI TỈNH QUẢNG TRỊ (1989 - 2014) 2.1. Quan hệ chính trị, an ninh - quốc phòng và biên giới Ngày 30 - 6 - 1989, Quốc hội khóa VIII của nước CHXHCN Việt Nam đã quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên trở lại ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sau khi chia tách, tỉnh Quảng Trị tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với hai tỉnh của Lào lên một bước cao hơn. Mối quan hệ hợp tác giữa hai bên tiếp tục được củng cố và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, an ninh - quốc phòng và biên giới, đến quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác, trong đó, hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục đã trở thành trọng tâm của quan hệ hợp tác toàn diện. 2.1.1. Tiếp tục củng cố quan hệ chính trị Điểm nổi bật trong quan hệ chính trị giữa các tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2014 là hai bên tiếp tục tăng cường tiếp xúc, trao đổi và ký các thỏa thuận hợp tác thông qua các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao các tỉnh. Sau chuyến thăm, làm việc tại Savannakhet, Salavan của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hoan (ngày 21 - 8 - 1989 và ngày 23 - 4 - 1999), Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Bường, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hữu Phúc (ngày 7 - 8 - 2012)… và các chuyến thăm làm việc tại Quảng Trị của Bí thư kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet BunNhăng Vôlachít (ngày 18 - 2 - 1990), Xỉlứa Bunkhăm (ngày 5 - 10 - 2001) và Bí thư kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Salavan Phôxay Xíháchắc (ngày 30 - 3 - 2000), Bí thư kiêm tỉnh Trưởng Khăm Bun Đuông Păn (tháng 4 - 2014)…, quan hệ chính trị giữa các tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị ngày càng bền chặt hơn. Trong các cuộc hội đàm, hai bên đều cho rằng, với xu thế hội nhập hiện nay và chủ trương “mở cửa” của hai nước, quan hệ hợp tác giữa hai bên đang có nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng đồng thời đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Để đưa quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh lên một bước mới cao hơn, cần phải có sự tự giác, chủ động, sáng tạo và linh hoạt, đồng thời phải hướng sự hợp tác vào những lĩnh vực cả hai
  • 37. 33 bên quan tâm và có thể phát huy được lợi thế của mình. Lãnh đạo các tỉnh nhất trí, trong bối cảnh lịch sử mới, hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thật đóng vai trò then chốt, cần phải được ưu tiên phát triển, nhưng đồng thời phải thường xuyên hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng và biên giới để giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội của ba tỉnh. Song song với các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao các tỉnh, hai bên đã tham dự nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh quan hệ hữu nghị và hợp tác. Trong giai đoạn này, lãnh đạo các tỉnh Savannakhet, Salavan với Quảng Trị tham dự Hội nghị hợp tác du lịch 3 tỉnh 3 nước (Mukdahan, Savannakhet, Quảng Trị) tại Quảng Trị năm 2007; Diễn đàn hợp tác hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) (tổ chức tại Quảng Trị, tháng 6 - 2010); Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Tổng bí thư Lê Duẩn và lễ hội Nhịp cầu xuyên Á lần thứ 2 (tổ chức tại Quảng Trị năm 2010); Hội nghị công tác đối ngoại 3 tỉnh 3 nước (Mukdahan, Savannakhet, Quảng Trị) tổ chức tại tỉnh Mukdahan - Thái Lan, tháng 9 - 2012; Hội nghị Thứ trưởng Ngoại giao 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan lần thứ nhất tổ chức tại Quảng Trị (tháng 5 - 2012) và lần thứ hai tổ chức tại Savannakhet (tháng 5 - 2013) [57, tr.35]. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội hữu nghị Việt - Lào, Lào - Việt các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng Trị đã có nhiều hoạt động góp phần tăng cường hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai bên. Thông qua các hoạt động như: giao lưu Hữu nghị giữa thanh niên các huyện biên giới của các tỉnh Savannakhet, Salavan và Quảng Trị; hoạt động tình nguyện của các bác sỹ trẻ tham gia khám chữa bệnh tại một số địa phương hai tỉnh của Lào. Hội Phụ nữ Quảng Trị đã chia sẻ cùng Hội Phụ nữ hai tỉnh của Lào kinh nghiệm trong công tác của Hội, công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em và công tác phát triển quỹ hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Hoạt động kết nghĩa của các cơ quan, trường học và các địa phương có chung đường biên giới của ba tỉnh góp phần quan trọng đưa quan hệ chính trị - hữu nghị giữa hai bên đi vào cuộc sống. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị, Uỷ ban Chính quyền tỉnh Savannakhet đã tạo điều kiện cho Trường Cao Sư phạm Quảng Trị kết nghĩa với Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet; huyện Hướng Hóa tiếp tục kết