SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
Hà Nội, năm 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----���-----
NGUYỄN HUY HOÀNG
CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA
VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
Dịch Vụ Làm Khóa Luận, Luận Văn
Luanvantrithuc.com
Hotline: 0936.885.877
Tải tài liệu nhanh qua zalo
Hà Nội, năm 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----���-----
NGUYỄN HUY HOÀNG
CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA
VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ
NGUYỄN HUY HOÀNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH TRONG
GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ......................... 5
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác............... 5
1.2. Đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh trong giai đoạn điều tra
vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.......... 18
1.3. Chủ thể chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.................... 20
1.4. Nội dung hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra ....................... 21
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG MINH TRONG
GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VÀ THỰC TIỄN CHỨNG MINH VỤ ÁN CỐ
Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE
NGƯỜI KHÁC TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 30
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng minh trong giai đoạn
điều tra vụ án hình sự ...................................................................................... 30
2.2. Thực tiễn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai ......................................................................................... 49
2.3. Đánh giá thực tiễn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án vụ án cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai ......................................................................................... 57
Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI KHÁC.............................................................................................. 61
3.1. Các yêu cầu nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác ................... 61
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ
án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác............... 67
KẾT LUẬN.................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 82
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
CYGTT: Cố ý gây thương tích
CQĐT: Cơ quan điều tra
ĐTV: Điều tra viên
KSV: Kiểm sát viên
TNHS: Trách nhiệm hình sự
TTHS: Tố tụng hình sự
VAHS: Vụ án hình sự
VKS: Viện kiểm sát
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
VKSNTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
HỆ THỐNG BẢNG SỐ LIỆU TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1. Bảng số liệu số vụ án hình sự và vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai
đoạn từ năm 2016 - 2020 ........................................................................ 49
Bảng 2.2. Số vụ án VKSND Thành phố Biên Hòa trả hồ sơ cho CQĐT để
điều tra bổ sungtừ năm 2016 – năm2020................................................ 50
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, chứng cứ và chứng minh có vai trò,
vị trí hết sức quan trọng. Đối với giai đoạn điều tra VAHS, hoạt động này càng thể
hiện tính chất quan trọng, bởi đây là cơ sở góp phần đảm bảo hiệu quả của các giai
đoạn tố tụng tiếp theo. Trong giai đoạn điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải
chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết
khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn VAHS. Kết quả điều tra của giai đoạn
này là cơ sở để VKS quyết định truy tố bị can trước Tòa án hoặc quyết định đình
chỉ vụ án. Kết quả điều tra cũng là cơ sở để Tòa án xét xử đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ thiếu
sót, hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến phải trả hồ sơ điều tra bổ
sung, vụ án kéo dài ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như
uy tín của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được
quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Đây là loại tội
phạm phổ biến, xảy ra thường xuyên trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai. Là trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh, thành phố Biên Hòa đã và đang thu
hút đông người dân từ nhiều địa phương về sinh sống, làm việc, là điều kiện để các
đối tượng phạm tội trà trộn, lợi dụng để hoạt động phạm tội. Theo báo cáo tổng kết
của Công an thành phố Biên Hòa, thời gian qua tình hình các loại tội phạm trên địa
bàn thành phố diễn biến phức tạp, số vụ phạm pháp chiếm gần nửa số vụ hàng năm
của cả tỉnh, đặc biệt là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác do nguyên nhân xã hội, đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh
hưởng lớn đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Công tác
điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong thời
gian qua đạt được nhiều kết quả cao, nhất là trong hoạt động điều tra, đảm bảo đúng
quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội, hạn chế oan sai, góp phần ổn định
tình hình trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình chứng minh trong
giai đoạn điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai vẫn còn bộc lộ hạn chế thiếu sót, dẫn đến vụ án phải gia hạn nhiều lần, bị trả hồ
sơ điều tra bổ sung hoặc dẫn đến đình chỉ vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền lợi của công dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, đó là
2
hoạt động điều tra tội phạm CYGTT hoặc gây tổn tại cho sức khỏe của người khác
có những đặc điểm riêng nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thiếu sót
cần phải được nghiên cứu, tổng kết để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượnggiải quyết vụ án, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố nói
chung và trên toàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Bên cạnh đó, còn có một phần do
những người tiến hành tố tụng còn có tâm lý chủ quan, chưa chủ động, khách quan
nên chưa xác định đầy đủ, đúng đắn những vấn đề phải chứng minh trong quá trình
điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
đồng thời một số quy định của pháp luật TTHS về đối tượng chứng minh còn thiếu
sót khiến cho việc chứng minh của cơ quan có thẩm quyền còn nhiều khó khăn.
Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực trạng của hoạt
động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác nhằm đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả điều tra loại tội phạm này nói chung và trên địa bàn thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai nói riêng là vấn đề mang tính cấp thiết.
Từnhữnglýdotrên,tácgiảchọnđềtài:“Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề
chứng minh trong tố tụng hình sự ở những mức độ và phạm vi khác nhau, đó là:
Luận án Tiến sĩ Luật học “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong
điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Văn Đương năm 2000 -
Luận án này được hoàn thiện trước khi ban hành BLTTHS năm 2003 và Luận án
Tiến sĩ Luật học “Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta” của tác giả
Nguyễn Văn Du năm 2006 chủ yếu nghiên cứu quá trình chứng minh trong vụ án
hình sự, chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án
hình sự cũng như chưa gắn với một địa bàn cụ thể.
Luận văn thạc sĩ luật học “Hoạt động chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự” năm 2012 của Mạc Thị Duyên; Luận văn thạc sĩ luật học “Chứng minh
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” của tác giả Vũ Ngọc Hà năm 2013; Luận
văn thạc sĩ luật học“Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (trên cơ sở số
liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)” của tác giả Nguyễn Xuân Hán; Luận văn thạc
sĩ luật học “Chứng minh trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp
3
luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả
Đặng Minh Phụng năm 2016; Luận văn thạc sĩ luật học “Chứng minh trong giai
đoạn điều tra tội giết người từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn
Minh Tuấn năm 2016….
Ngoài ra, còn nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả và các nhà nghiên cứu
pháp luật đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý bàn về chứng cứ và quá trình chứng
minh trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và các bài viết trên các
tạp chí chuyên ngành chỉ đề cập đến một khía cạnh, phạm vi nhất định trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự. Từ khi BLTTHS 2015 có hiệu lực đến nay chưa có công trình
nghiên cứu nào đề cập toàn diện, đầy đủ về chứng minh trong điều tra vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gâytổn hại cho sức khỏe người khác.
Từ tình hình nghiên cứu trên đây, có thể khẳng định việc nghiên cứu đề tài
"Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai" là
yêu cầu khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.
3.Mụcđích vànhiệmvụ nghiên cứu
-Mụcđíchnghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai, qua đó tìm ra những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động này và đề xuất
các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ
án hình sự nói chung và trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác nói riêng trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Nhiệmvụnghiên cứu:
+ Nghiên cứunhững vấnđềlýluậnvề chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ
án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
+Nghiên cứu, phân tích, đánh giáthực trạng hoạt độngchứng minh trong giai
đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
+ Đưaracácgiảipháp nângcao hiệu quảhoạt động điều tra vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
4.Đốitượngvàphạmvinghiêncứu
4
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quy định của Bộ luật
TTHS năm 2015 và thực trạng hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2016 – 2020.
5.Cơ sở lý luận vàphươngphápnghiêncứu
Luậnvănnghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận củachủnghĩaMác-
Lênin,tưtưởngHồChíMinh,quanđiểm củaĐảngvàNhànướctavềcải cáchtưpháp, chính
sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong tố tụng hình sự.
Luận vănsử dụng kết hợp nhiều phươngpháp nghiên cứu khác nhau,
như:sosánh,phântích,tổnghợp,thốngkê; khảo sát thực tiễn,…
6.Ýnghĩalýluậnvàthựctiễncủaluậnvăn
Vềmặtlýluận:Luận văn đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt
động chứng minh trong điều tra vụ án nói chung và trong điều tra vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng.
Về thực tiễn: Luận văn là tài liệu có giá trị dùng làm tài liệu tham khảo,
nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. Những đề xuất, kiến
nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra tội
phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các Phụ lục,
Luận văn bao gồm 3 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ
án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chương 2: Quy định của pháp luật về chứng minh trong giai đoạn điều tra và
thực tiễn chứng minh chứng minh vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong
giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác
5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa chứng minh trong giai đoạn điều tra
vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.1.1. Khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.1.1.1. Khái niệm vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác
Để xây dựng khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, trước hết phải làm sáng tỏ thế nào là vụ
án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác? Liên quan đến vấn đề
này cần phải làm rõ thế nào là VAHS. Đối với khái niệm VAHS, theo Từ điển Luật
học thì “Vụ án hình sự là vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy
định trong BLHS đã được CQĐT ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra,
truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở BLTTHS”. Trong lĩnh
vực khoa học pháp lý nước ta đến nay cũng có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm
VAHS, tuy nhiên, tác giả thống nhất với quan điểm cho rằng: “Vụ án hình sự là vụ
án phát sinh khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm và CQĐT, các cơ quan khác được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, Tòa án (thông qua Hội
đồng xét xử) khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp được quy định trong BLTTHS
để xác định và xử lý người phạm tội” [27, tr.15].
Vậy vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gì?
Muốn làm sáng tỏ nội dung này, trước hết cần nhận thức về tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm
phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác, được xác định bằng thương tích cụ
thể. Điều 134 BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “Người
nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường
6
hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn
có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất
nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu,
ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy
giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e)
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;…”[18].
Để nhận thức sâu sắc về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, cần làm sáng tỏ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội này, theo đó:
- Về khách thể của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác: khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được LHS bảo vệ bị tội phạm
xâm pham tới. Đối với tội CYGTT thì khách thể trực tiếp là quyền nhân thân với
nội dung là quyền được bảo hộ, tôn trọng về sức khoẻ của con người.
- Về mặt khách quan của tội phạm này là hành vi gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trái pháp luật. Hành vi này được thể hiện dưới
dạng hành động, tác động vào cơ thể con người với các hành vi cụ thể như đâm,
chém, đấm, đá… gây thương tích hoặc tổn hại cho một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể
con người. Hậu quả trong CTTP cơ bản của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc, thương
tích hoặc tổn thương khác cho sức khỏe phải từ 11% trở lên hoặc thương tật dưới
11% nhưng phải thuộc các tình tiết định khung cơ bản quy định tại điểm a đến điểm
k khoản 1 Điều 134 BLHS. Hậu quả do hành vi cố ý gây thương tích gây ra cũng có
thể dẫn đến chết người. Cần chú ý phân biệt hậu quả chết người trong tội này và tội giết
người quy định tại Điều 123 BLHS.Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như công cụ,
phương tiện…, tuy các dấu hiệu này không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP
nhưng có ý nghĩa chứng minh để xác định đúng tội danh và quyết định hình phạt.
- Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp
hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt
buộc của cấu thành tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Về chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1,
7
2 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3, 4,
5 Điều 134 BLHS.
Trên thực tế, tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có
những biểu hiện gần giống với tội giết người. Do đó, cần có sự phân biệt giữa hai
tội này, nhất là ở hai trường hợp sau:
Trường hợptội cố ý gây thương tích cho người khác nhưng dẫn đến hậu quả
chết người với tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt (hậu quả chết người
chưa xảy ra nằm ngoài ý muốn của người phạm tội). Điểm giống nhau của trường
hợp này là hậu quả cùng gây thương tích cho người khác. Nhưng điểm khác nhau
cơ bản làtrong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác
người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người xảy ra mà chỉ mong muốn
hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết
người c(ở giai đoạn chưa đạt) thì người phạm tội mong muốn hậu quả chết người
xảy ra, hậu quả không xảy ra là ngoài ý muốn của họ.
Trường hợp tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại của người khác dẫn
đến chết người với tội giết người ở giai đoạn hoàn thành (hậu quả chết người đã xảy
ra). Mặc dù trường hợp này cả hai tội đều có điểm giống nhau là cùng gây ra hậu
quả chết người nhưng cần phân biệt: Đối với hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến
chết người, người phạm tội không mong muốn làm chết người và cũng không có ý
thức bỏ mặc hậu quả chết người xảy ra mà chỉ mong muốn hậu quả thương tích xảy
ra. Còn đối với hành vi trong tội giết người, người phạm tội biết rõ hành vi của
mình là tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật và mong muôn
đạt được hậu quả chết người.
Để xác định ý thức chủ quan của người phạm tội, có thể xác định từ động cơ,
mục đích của người phạm tội và có thể qua các tình tiết biểu hiện ra bên ngoài như
công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội, vị trí tác động,…
Như vậy, tội này bao gồm hai hành vi. Hành vi: "Gây thương tích cho người
khác" là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể con người làm cho
con người có những thương tích nhất định (để lại dấu vết) và hành vi "Gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác" là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân
thể con người làm cho sức khỏe của nạn nhân yếu đi, không còn nguyên vẹn như
8
trước mặc dù không để lại dấu vết trên thân thể họ, hoặc làm mất chức năng hoạt
động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm giảm chức năng hoạt động của bộ
phận đó. Đây là tội ghép gồm hai tội quy định trong cùng một điều luật: Tội cố ý
gây thương tích cho người khác và tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Có
thể hiểu, gây thương tích là gây ra, để lại các dấu vết trên thân thể làm ảnh hưởng
đến sức khỏe con người, còn gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là làm mất
mát, hư hại một phần, không còn nguyên vẹn như trước nữa đối với sức khỏe con
người.Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tuy là hai tội,
song hành vi khách quan và hậu quả của nó rất giống nhau, có nhiều điểm tương
đồng nhau. Do vậy, các nhà làm luật đã xếp trong cùng một điều luật. Để truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì
phải xác định được tội danh mà người đó đã phạm phải, được quy định trong
BLHS. Căn cứ để xác định tội danh phải dựa vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm
pháp lý cơ bản đặc trưng nhất của một tội cụ thể. Khoa học hình sự gọi những dấu
hiệu đặc trưng đó là các yếu tố cấu thành tội phạm.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người kháclà hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý xâm hại sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác.
Vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vụ
việc phát sinh khi có các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm xâm hại sức
khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác.
1.1.1.2. Khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
Để xây dựng khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì cần phải làm rõ khái niệm chứng
minh trong tố tụng hình sự và khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Trước hết, nói đến chứng minh là nói đến “dùng lý lẽ, suy luận, bằng cứ để
chỉ rõ điều gì đó là đúng hay không đúng” [40, tr.256]. Như vậy, chứng minh có thể
hiểu là hoạt động có mục đích của con người trong tư duy, nhận thức hoặc trong
thực tiễn, qua đó xác định sự đúng, sai của một sự vật, hiện tượng, xác định sự tồn
9
tại hay không dựa trên những chứng cứ cụ thể. Hoạt động chứng minh là một trong
những hoạt động xã hội và là một trong những hoạt động thực tiễn không thể thiếu
của con người. Chính vì vậy, hoạt động này dựa trên lý luận Mác - Lênin về nhận
thức, đó là quá trình nhận thức thế giới khách quan của con người từ cảm tính đến
lý tính, từ những hiện tượng cá biệt đến cái chung, từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, thông qua những giả
thiết, khả năng đánh giá, đối chiếu, tổng quan.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan TTHS phải thu thập
chứng cứ để chứng minh. Do đó, chứng minh trong TTHS là một trong những dạng
của hoạt động chứng minh nói chung: “Chứng minh tội phạm là thu thập, kiểm tra,
đánh giá chứng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội” [31,
tr.161]. Muốn xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự thì cac cơ quan THTT
có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp hợp pháp nhằm chứng minh tội phạm và
người phạm tội cũng như những tình tiết có ý nghĩa khác, đây là hoạt động phức
tạp, phải trải qua đầy đủ các hoạt động từ thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ.
Trên thực tế, những dấu vết của vụ án luôn tồn tại trong thế giới khách quan, được
con người và môi trường vật chất ghi lại, phản ánh lại. Thực chất quá trình chứng
minh trong TTHS là quá trình con người nhận thức về vụ, nhận thức về những sự
kiện phạm tội đã xảy ra. Để nhận thức được vụ án, con người sẽ phải tiến hành thu
thập, kiểm tra, đánh giá những gì thu thập được. Có thể nói, đây là quá trình xác
định sự thật khách quan đối với vụ án, là quá trình nhận thức chân lý trên cơ sở thực
tiễn, đi từ cái chưa biết đến biết, phản ánh biện chứng các sự vật và hiện tượng của
thế giới vật chất vào trong ý thức con người, tuân theo các quy luật của phép biện
chứng duy vật.
Khái niêm chứng minh trong TTHS đến nay còn nhiều quan điểm khác nhau
về mặt khoa học pháp lý. Tuy nhiên, dù quan điểm khác nhau, nhưng xét về bản
chất, đa số các quuan điểm đều thừa nhận đây là quá trình nhận thức khách quan
theo quan điểm điểm Mác-xít. Theo tác giả, chứng minh trong TTHS là một quá
trình chứng minh, quá trình này phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố bao gồm cơ sở
pháp lý, chủ thể, đối tượng và phương tiện chứng minh. Trên cơ sở đó, tác giả thống
nhất với quan điểm “Quá trình tư duy và thực tiễn của cơ quan điều tra và những
10
người có quyền chứng minh dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật TTHS để
thu thập, kiểm tra và đánh giá các thông tin, tài liệu cần thiết nhằm xác định sự thật
khách quan của vụ án đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án”
[32, tr.183].
Quá trình chứng minh trong VAHS là trải qua các giai đoạn TTHS như giai
đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Các hoạt động này đều thực hiện dưới hình
thức, biện pháp, thẩm quyền tố tụng hình sự khác nhau, dựa trên cơ sở pháp lý là
các văn bản: Bộ luật TTHS, Tổ chức CQĐT hình sự, Luật tổ chức VKSND, Luật
Tổ chức TAND… Mục đích của quá trình chứng minh trong VAHS của các cơ
quan THTT là xác định sự việc phạm tội và người phạm tội, xác định những tình
tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Quá trình chứng
minh VAHS bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như bắt đầu từ khi giải quyết
nguồn tin về tội phạm. Mỗi giai đoạn tố tụng khi chứng minh VAHS đều tiến hành
những hành vi tố tụng đặc trưng như: giai đoạn khởi tố vụ án hình sự do cơ quan có
thẩm quyền khởi tố chứng minh sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm không để
quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự; giai đoạn điều tra do
CQĐT (hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra) tiến
hành nhằm là rõ đối tượng chứng minh trong giai đoạn điều tra với những hành vi
tố tụng đặc trưng như: KTBC, lấy lời khai những người tham gia tố tụng, tiến hành
một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS, kết luận điều tra hoặc đình
chỉ điều tra…; Giai đoạn truy tố do VKS tiến hành thể hiện qua hoạt động thực
hành quyền công tố (là chức năng duy nhất chỉ VKS mới có thẩm quyền tiến hành)
và kiểm sát hoạt động của CQĐT, Tòa án. Giai đoạn xét xử do Tòa án tiến hành
nhằm xác định tội phạm, người phạm tội và quyết định hình phạt cũng như các
quyết định khác theo quy định của pháp luật. Các hành vi tố tụng chủ yếu của giai
đoạn này như: Xét hỏi bị cáo hoặc hỏi những người tham gia tố tụng khác, Nghị án;
Tuyên án… Tất cả những hoạt động trên đều phải được tiến hành theo đúng trình
tự, thủ tục do BLTTHS quy định, nhằm chứng minh sự thật khách quan của VAHS,
không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Trên cơ sở những quy định của pháp luật như BLTTHS, Luật Tổ chức
CQĐT hình sự, Luật Tố chức VKSND, Luật Tổ chức TAND, các văn bản pháp luật
11
khác cũng như thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử có thể đi đến kết luận: Quá trình
chứng minh VAHS là quá trình mà các Cơ quan có thẩm quyền THTT, người có
thẩm quyền THTT thực hiện hoạt động nhận thức chân lý về vụ án hình sự. Quá
trình chứng minh vụ án hình sự thể hiện ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ
án hình sự.
Để có thể dựng khái niệm chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe người khác, còn cần phải làm sáng tỏ thế nào là giai đoạn điều
tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Như đã phân tích
ở trên, vụ án phát sinh khi phát hiện có các dấu hiệu cấu thành tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác mà CQĐT và các cơ quan khác theo quy định
của pháp luật ra quyết định khởi tố vụ án. Trong quá trình giải quyết VAHS nói
chung và vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng,
điều tra là hoạt động TTHS giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi thông qua hoạt động
điều tra nhằm phát hiện, thu thập kịp thời những chứng cứ để chứng minh tội phạm
và người phạm tội, xác định tính chất cũng như mức độ thiệt hại mà tội phạm đã
gây ra. Thông quan kết quả điều tra, làm cơ sở cho VKS thực hiện việc truy tố và
Tòa án xét xử tội phạm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có thể nói, hoạt động
điều tra là hoạt động cần thiết đối với tất cả các vụ án hình sự, điều tra chính là
“công tác trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án
một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ” [31]. Từ những lập luận nêu trên, có thể
khái niệm điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như
sau: “Điều tra trong vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
người khác là những hoạt động tố tụng do các cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến
hành bằng các biện pháp mà pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm nhằm xác
định sự thật của vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ”.
Như vậy, điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
là hoạt động áp dụng pháp luật, hoạt động này được tiến hành bởi các chủ thể có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật TTHS nhằm chứng minh, làm sáng tỏ vụ
án trong suốt quá trình tố tụng. Qúa trình chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được bắt đầu từ khi Cơ quan có thẩm
12
quyền khởi tố vụ án và kết thúc khi Cơ quan này kết luận điều tra đề nghị truy tố
hoặc đình chỉ điều tra. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, làm tiền đề
cho các giai đoạn tiếp theo. Để chứng minh, CQĐT được sử dụng mọi biện pháp
hợp pháp để thu thập chứng cứ và phải sử dụng, đánh giá tất cả những chứng cứ đó,
xây dựng các giả thuyết điều tra có thể xảy ra, vì những quyết định của CQĐT trong
giai đoạn này là sự đánh giá, kết luận đầu tiên về VAHS, thể hiện tính pháp lý và
thể hiện sự thật khách quan của vụ án. Giai đoạn chứng minh này có vị trí và vai trò
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả truy tố của VKS cũng
như hoạt động xét xử của Tòa án. Bên cạnh đó, chứng minh trong giai đoạn điều tra
còn góp phần rất quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
nói riêng và tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nói
riêng.Theo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà
Nội thì, điều tra là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền
điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định để xác định tội phạm, người thực hiện
hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Giai
đoạn điều tra được tính từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự đến khi cơ quan
có thẩm quyền kết thúc điều tra bằng Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc
Quyết định đình chỉ vụ án và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát.
Từ tất cả những điều phân tích trên đây có thể xây dựng khái niệm thực hoạt
động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe người khác như sau: Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe người khác là hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá
chứng cứ theo trình tự, thủ tục được BLTTHS quy định của những chủ thể tiến hành
tố tụng nhằm làm làm rõ hành vi xâm hại sức khỏe của người khác dưới dạng
thương tích hoặc tổn thương khác góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Như vậy, những đặc điểm thuộc về bản chất của quá trình chứng minh như
chủ thể, phương tiện, thủ tục, nội dung và mục đích chứng minh đã được đề cập
trong khái niệm nêu trên.
13
1.1.2. Đặc điểm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
Mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, do đó
mà các chủ thể chứng minh cũng như nội dung chứng minh, phương tiện chứng
minh…cũng có sự khác nhau. Hơn nữa, mỗi vụ án khác nhau lại có những đặc
trưng riêng. Do đó, mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau, mỗi vụ án khác nhau sẽ có
những đặc điểm riêng khác nhau. Đối với hoạt động chứng minh trong giai đoạn
điều tra VAHS cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
gồm những đặc điểm sau:
Thứ nhất, kết luận giám định là nguồn chứng cứ bắt buộc phải có trong việc
chứng minh đối với vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
khác. Theo quy định tại điểm 4 Điều 206 BLTTHS năm 2015 thì, cơ quan có thẩm
quyền bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định tính chất thương tích,
mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả nang lao động. Khi chứng minh đối với vụ án cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nếu không dựa
vào kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền không thể xác định được tính
chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và đây cũng là một trong những
vấn đề cần phải chứng minh trong bất cứ vụ án hình sự nào.
Thứ hai: Chủ thể của hoạt động chứng minh: Trong quá trình chứng minh vụ
án hình sự nói chung, bao gồm nhiều chủ thể khác nhau tùy thuộc vào mỗi giai đoạn
tố tụng khác nhau. Trong giai đoạn điều tra, các chủ thể chứng minh là những người
có thẩm quyền THTT trong giai đoạn điều tra, đây là những người có kiến thức về
pháp luật và nghiệp vụ điều tra, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp khoa học kỹ
thuật, kết hợp giữa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để phát hiện và điều tra được
tội phạm. Chủ thể chứng minh ở giai đoạn điều tra nói chung và trong vụ án cố ý
gây thương tích nói riêng là những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm
Điều tra viên, Kiểm sát viên hoặc cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra : Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm,
kiểm ngư, lực lượng cảnh sát biển hoặc các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Theo
quy định của BLTTHS thì những người tham gia tố tụng khi được các cơ quan có
14
thẩm quyền tố tụng yêu cầu cũng tham gia vào hoạt động chứng minh nhưng họ
không phải chủ thể chứng minh.
Thứ ba: Thời hạn điều tra. Thời hạn điều tra vụ án hình sự được tính kể từ khi khởi
tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Trong thời hạn này, các Cơ quan có thẩm
quyền điều tra vụ án phải tiến hành các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá
chứng cứ một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ để ban hành các văn bản tố
tụng làm cơ sở cho các giai đoạn tiếp theo của quá trình giải quyết VAHS. Khi
chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác, CQĐT phải xác định hành vi phạm tội thuộc khoản nào của Điều
134 BLHS, căn cứ vào đó để tính thời hạn điều tra. Trường hợp tội phạm thực hiện
là tội ít nghiêm trọng thuộc khoản 1 Điều này thì thời hạn điều tra không quá hai
tháng, thuộc khoản 2 thì thời hạn điều tra trọng không quá ba tháng, thuộc khoản
3,4,5 là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn điều tra không
quá bốn tháng. Tuy nhiên, trường hợp hết thời hạn điều tra nói trên mà không thể
kết thúc việc điều tra thì CQĐT có thể xem xét đề nghị Viện kiểm sát có thẩm
quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra. Thời hạn có thể gia hạn điều tra bao
gồm: gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng đối với tội ít nghiêm trọng; Gia
hạn hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng đối
với tội nghiêm trọng; Gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng đối với
tội rất nghiêm trọng; Gia hạn điều tra ba lần mỗi lần không quá bốn tháng đối với
tội đặc biệt nghiêm trọng. Khi hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị
can đã thực hiện tội phạm thì CQĐT phải đình chỉ điều tra. Việc quy định thời hạn
điều tra nhằm giúp CQĐT nêu cao tinh thần trách nhiệm trong điều tra vụ án, đảm
bảo quyền lợi của những người tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, pháp luật cũng có
quy định về thời hạn điều tra bổ sung, phục hồi điều tra và điều tra lại.
Thứ tư: Các phương tiện điều tra. Các CQĐT có thể sử dụng mọi biện pháp,
phương tiện, chiến thuật hợp pháp trong quá trình chứng minh tội phạm ở giai đoạn
điều tra. Bên cạnh các phương tiện chứng minh theo quy định của BLTTHS, các
CQĐT còn sử dụng các phương tiện trong khoa học điều tra hình sự như các
phương tiện kỹ thuật hình sự, các thủ thuật, chiến thuật điều tra hình sự cụ thể. Tuy
nhiên cần lưu ý khi sử dụng các phương tiện, kỹ thuât, chiến thuật trong khoa học
15
điều tra hình sự để điều tra tội phạm ở giai đoạn điều tra luôn phải phù hợp với quy
định của pháp luật TTHS, không được xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân. Muốn chứng minh vụ án hình sự khách quan, toàn diện và
đầy đủ, phải dựa vào nguồn chứng cứ và chứng cứ trong TTHS, đây là phương tiện
duy nhất được cơ quan THTT sử dụng để chứng minh VAHS. Nguồn chứng cứ là
những thông tin phản ánh về sự việc phạm tội. Để thu thập chứng cứ chứng minh sự
việc phạm tội, người phạm tội cũng như những tình tiết có ý nghĩa khác, trước hết
CQĐT phải xác định được các nguồn chứng cứ của vụ án. Thông qua các phương
tiện điều tra do pháp luật TTHS quy định, Điều tra viên, KSV, cán bộ điều tra…tiến
hành nhằm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, đảm bảo các chứng cứ thu thập
được có đầy đủ các thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp phù hợp cho quá
trình chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT, cũng như toàn bộ quá trình giải
quyết vụ án hình sự.
Thứ năm: Mục đích chứng minh. Quá trình chứng minh trong điều tra vụ án
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được Cơ quan có thẩm
quyền, người có thẩm quyền THTT tiến hành nhằm xác định chân lý khách quan
của vụ án. Quá trình này thực chất là quá trình nhận thức về vụ án hình sự đang
được chứng minh của các chủ thể có trách nhiệm chứng minh. Do đó mục đích của
hoạt động chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác là xác định sự thật khách quan, toàn diện và đầy đủ của vụ án, xác
định có tội phạm và bị can - người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
người khác hay không, để ban hành kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ
điều tra, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự này. Từ hoạt động chứng minh
trong VAHS nói chung và chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án nói riêng, góp
phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, của tổ chức, bảo vệ
quyền con người, quyền là lợi ích hợp pháp của công dân.
Thứ sáu: Nội dung của hoạt động chứng minh: Đây cũng là phần tương đối
quan trọng trong quá trình chứng minh VAHS. Khi chứng minh trong giai đoạn
điều tra vụ án hình sự CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác cũng bao
gồm các hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Điều tra viên cũng như
những chủ thể có thẩm quyền tố tụng khác phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp
16
nhằm thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin, tài liệu, tái hiện lại sự kiện phạm
tội đã xảy ra trước đó trong thực tiễn dưới cả hai hình thức: phản ánh trong ý thức
của con người và trong môi trường vật chất.
Trong quá trình chứng minh VAHS, phải đảm tính khách quan, toàn diện và
đầy đủ. Để đảm bảo tính toàn diện của hoạt động chứng minh vụ án thì phải xác
được định đối tượng chứng minh, đảm bảo tính đầy đủ thì phụ thuộc việc xác định
giới hạn chứng minh. Do đó, để nhận thức đầy đủ, toàn diện và đưa ra kết luận đúng
đắn khi giải quyết VAHS, cơ quan có thẩm quyền THTT phải thu thập đầy đủ
chứng cứ về việc tồn tại hay không tồn tại của các yếu tố thuộc đối tượng chứng
minh. Giai đoạn điều tra là giai đoạn đầu tiên của quá trình chứng minh, có ý nghĩa
quan trọng đối với các giai đoạn sau này, do đó, vấn đề này cần được xem xét kỹ
lưỡng. Để giải quyết vấn đề này, các chủ thể có thẩm quyền THTT khi quyết định
cần thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng những chứng cứ phải căn cứ vào các
quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, căn cứ vào tình hình thực tế trong
từng vụ án cụ thể cũng như dựa vào cả niềm tin nội tâm và ý thức pháp luật để làm
sáng tỏ từng tình tiết có liên quan và toàn bộ các tình tiết thuộc đối tượng chứng
minh của vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Như vậy, đặc điểm của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chủ yếu tập trung ở việc
phát hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá và sử dụng chứng cứ chứng minh nhằm
đưa ra kết luận chính thức đầu tiên về vụ án hình sự đang thụ lý giải quyết thông
qua Bản kết luận điều tra hoặc các quyết định tố tụng cần thiết khác.
1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
Trong quá trình giải quyết các VAHS nói chung và vụ án CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, các hành vi và quyết định tố tụng
được thực hiện ở giai đoạn này chiếm số lượng khá lớn. Vì vậy, trách nhiệm chứng
minh tội phạm được giao cho các cơ quan có thẩm quyền tố tụng thực hiện, trong
đó vai trò nổi bật là CQĐT. Hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án
CYGTT hoăc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có những ý nghĩa sau:
17
Thứ nhất, việc thực hiện tốt hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra
vụ án CYGTT hoăc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác góp phần đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động này là tiền đề quan trọng
cho hoạt động chứng minh trong các giai đoạn tiếp theo của vụ án. Nếu việc thu
thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ đảm bảo khách quan, toàn diện và đầy đủ sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết được đúng người, đúng tội, không làm oan
người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Ngược lại, nếu hoạt động này chưa đầy đủ,
toàn diện, sẽ dẫn đến các kết luận không chính xác, không những ảnh hưởng đến
các quyền và lơi ích hợp pháp của công dân mà còn làm mấ niềm tin đối với các cơ
quan có TQTHTT, lớn hơn nữa là Nhà nước, xã hội.
Như vậy, hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác góp phần đảm bảo pháp chế XHCN, đảm
bảo các quyền con người và quyền công dân. Kết quả của hoạt động chứng minh
trong giai đoạn này cũng sẽ góp phần giúp VKS, Tòa án giải quyết đúng đắn vụ án,
không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, bảo vệ quyền và lợiích hợp
pháp, sức khỏecủa con người đã bị hành vi CYGTT xâm phạm, góp phần giữ vững
trật tự, an toàn xã hội.
Thứ hai, hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho các quyết
định trong giai đoạn này được chính xác, khách quan, không làm oan người vô tội,
người bị thiệt hại về sức khỏedo hành vi phạm tội gây ra được bồi thường thỏa
đáng, được bảo vệ theo quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội.
Thứ ba, những kết quả thu được của hoạt động chứng minh trong giai đoạn
điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khácgiúp CQĐT
cũng như các cơ quan THTT đưa ra các quyết định tố tụng chính xác, hạn chế tối đa
những sai sót có thể xảy ra. Thông quan hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều
tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng giúp các chủ
thể chứng minh có thể phát tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, từ đó
áp dụng và hoặc đưa ra những kiến nghị phòng ngừa tội phạm.
18
1.2. Đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh trong giai đoạn điều
tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
1.2.1. Đối tượng chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
Khi chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe người khác, các cơ quan hoặc người có thẩm quyền THTT phải xác định
đối tượng chứng minh. Đối tượng chứng minh là “tất cả các tình tiết phải được xác
định đảm bỏ cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án hình sự”
[34, tr.215]. Đây cũng là mục đích của quá trình giải quyết vụ án hình sự, trong đó
có giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Việc xác định đúng đối tượng chứng minh có ý
nghĩa quan trọng nhằm xác định đúng giới hạn và phạm vi chứng minh. Nếu xác
định thiếu đối tượng chứng minh sẽ khiến cho việc giải quyết vụ án thiếu chính xác,
thiếu khách quan. Nếu xác định đối tượng chứng minh quá rộng so với tình tiết liên
quan đến vụ án đang chứng minh thì sẽ dẫn đến tình trạng tốn thời gian, công sức,
kinh phí để làm rõ, trong khi thời gian tố tụng được pháp luật quy định có giới hạn.
Mỗi vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác có diễn biến
khác nhau do đó những vẫn đề phải chứng minh trong từng vụ án cụ thể cũng khác
nhau, nhưng xác định đối tượng chứng minh là xác định toàn bộ những tình tiết phải
thu thập để làm rõ vụ án. Những chủ thể có quyền quyền phải chú ý đến những sự
kiện trong thực tế có liên quan đến vấn đề chứng minh, có ý nghĩa đối với vấn đề
chứng minh, để không mất quá nhiều thời gian làm sáng tỏ hoặc phân loại những
tình tiết không có ý nghĩa. Những vấn đề phải chứng minh đã được quy định trong
BLTTHS, trong đó quy định đầy đủ nội dung về đối tượng chứng minh. Đây chính
là những tình tiết bắt buộc, khi chứng minh vụ án không được bỏ sót bất cứ tình tiết
nào thuộc nội dung đối tượng chứng minh. Những vấn đề phải chứng minh được
BLTTHS nước ta quy định tại Điều 85. Tuy nhiên, trong từng vụ án cụ thể, Cơ quan
hoặc người có thẩm quyền phải xác định đối tượng chứng minh cụ thể. Trên cơ sở
đó, có thể thấy khi chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe người khác, phải chứng minh những nội dung cơ bản sau đây:
19
- Có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác xảy ra hay không? Thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi
phạm tội;
- Ai là người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác; có lỗi hay không có lỗi; do cố ý hay vô ý; có năng lực TNHS
hay không? Mục đích, động cơ phạm tội;
- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của bị can và đặc điểm về nhân
thân của bị can;
- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe của bị hại do hành vi phạm
tội gây ra;
- Nguyên nhân, điều kiện phạm tội;
- Những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Các tình tiết thuộc đối tượng chứng minh trong vụ án có liên quan chặt chẽ
đến nhau, trong quá trình chứng minh, không được xem trọng hay coi nhẹ đối tượng
nào mà phải xác định đầy đủ tất cả các tình tiết thuộc đối tượng chứng minh, trên cơ
sở đó kết luận về việc giải quyết vụ án.
1.2.2. Giới hạn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
Giới hạn chứng minh là tổng hợp chứng cứ cần và đủ để giải quyết đúng đắn,
khách quan VAHS, nó chỉ rõ phương tiện và ranh giới của quá trình chứng minh.
Do vậy, nếu chỉ xác định đúng đối tượng chứng minh mà xác định thiếu giới hạn
chứng minh thì việc giải quyết vụ án chưa thể toàn diện. Xác định đúng, đủ giới hạn
chứng minh chính là chỉ ra ranh giới của việc thu thập, nghiên cứu những tình tiết
nào có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, khác với đối tượng
chứng minh được quy định cụ thể trong BLTTHS, giới hạn chứng minh không được
quy định cụ thể trong Điều luật nào. Để điều chỉnh hoạt động của Cơ quan và người
có thẩm quyền tố tụng, pháp luật chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc,
theo đó khi thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ phải tôn trọng sự thật của toàn bộ
vụ án, phải đảm bảo khách quan, toàn diện và đầy đủ. Mặc dù vậy, khi thu thập
chứng cứ phải căn cứ vào từng vụ án cụ thể và quy định của pháp luật, để đảm bảo
chứng cứ cần và vừa đủ, không tràn lan những cũng không sơ sài, bỏ sót chứng cứ.
20
Việc xác định giới hạn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác có ý nghía rất quan trọng đảm bảo giải
quyết đúng đắn VAHS. Những nguyên nhân dẫn đến sai sót khi điều tra vụ án chủ
yếu do không xác định đúng và đủ giới hạn chứng minh, với hai dạng sai sót chủ
yếu là xác định quá hẹp, không đủ dẫn đến thiếu tình tiết để làm rõ vụ án hoặc quá
rộng, dẫn đến tràn lan, lãng phí thời gian, công sức, chi phí tố tụng. Cả hai dạng này
đều có thể dẫn đến không kết luận được hoặc chậm kết luận, ảnh hưởng đến tiến độ
cũng như chất lượng giải quyết vụ án. Như vậy, “giới hạn chứng minh là khái niệm chỉ
rõ khối lượng chứng cứ cần và đủ để xác định một cách khách quan, toàn diện các tình
tiết có ý nghĩa đối với việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án hình sự”. [15, tr.24].
1.3. Chủ thể chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Chứng minh VAHS nhằm xác định sự thật của vụ án, xác định tội phạm và
người phạm tội góp phần giải quyết vụ án đúng pháp luật. Qúa trình chứng minh vụ
án hình sự diễn ra qua nhiều giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử VAHS, pháp luật
cũng quy định yêu cầu, giới hạn cụ thể khác nhau về chủ thể chứng minh. Theo quy
định của Điều 15 BLLTTHS thì chủ thể chứng minh được phân chia thành hai
nhóm, dựa trên quyền và nghĩa vụ của chủ thể, theo đó thì chủ thể có nghĩa vụ
chứng minh thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng, còn chủ thể có quyền chứng minh là những người
tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan đến việc giải quyết vụ án. Căn cứ vào
quy định của pháp luật, có thể xác định chủ thể chứng minh trong điều tra vụ án
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:
Thứ nhất, chủ thể có nghĩa vụ chứng minh:
Ở giai đoạn điều tra, nghĩa vụ chứng minh thuộc về CQĐT và VKS (cụ thể là
Điều tra viên và Kiểm sát viên). Điều tra viên có nghĩa vụ phát hiện và thu thập
chứng cứ của vụ án thông qua các biện pháp hợp pháp, bao gồm các biện pháp điều
tra theo BLTTHS và các hoạt động thuộc về khoa học điều tra hình sự, nhằm xác
định chính xác đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh, để kết luận về
VAHS. Trong giai đoạn này, Điều tra viên tiến hành thu thập, kiểm tra các chứng
cứ và đánh giá từng chứng cứ theo sự phân công của thủ trưởng. Thủ trưởng, phó
thủ trưởng cơ quan điều tra có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá toàn diện, tổng hợp
các chứng cứ trong vụ án, trên cơ sở đó ra những quyết định để giải quyết vụ án.
21
Bên cạnh đó, trong giai đoạn điều tra, với chức năng, nhiệm vụ của mình,
VKS mà cụ thể là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ
theo pháp luật TTHS cũng thực hiện hoạt động chứng minh VAHS qua các hoạt
động như đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu khởi tố... Vì vậy, Điều tra viên của CQĐT
và Kiểm sát viên của VKS là những chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm chứng minh ở
giai đoạn điều tra VAHS.
Trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
khác, theo quy định của BLTTHS và pháp luật hiện hành, CQĐT, VKS mà cụ thể là
Điều tra viên, Kiểm sát viên phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố
tụng đối với hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS, có trách nhiệm
xác định đầy đủ những vấn đề phải chứng minh, áp dụng mọi biện pháp hợp pháp
theo quy định để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy
đủ.
Từ nhưng phân tích trên có thể khẳng định, chủ thể có nghĩa vụ chứng minh
trong giai đoạn điều tra chủ yếu thuộc về CQĐT mà những người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng trực tiếp là Điều tra viên và giám sát là Kiểm sát viên.
Thứ hai, chủ thể có quyền chứng minh:
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật quy định cho
những người tham gia tố tụng có quyền chứng minh, đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên,
đây là quyền của họ nên pháp luật không quy định chặt chẽ những điều kiện,
nguyên tắc chứng minh, nguyên tắc đánh giá chứng cứ đối với các chủ thể này.
Người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản, người
giám định khi được CQĐT yêu cầu tham gia vào quá trình chứng minh, giúp cho
các chủ thể có quyền chứng minh, góp phần giải quyết đúng đắn VAHS, nhưng họ
không không phải là chủ thể thực hiện hoạt động chứng minh VAHS nói chung,
chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng.
1.4. Nội dung hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra
Quá trình chứng minh nói chung, hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự nói riêng, là quá trình tư duy logic và thực tiễn của cơ quan và
người có thẩm quyền THTT, bao gồm các hoạt động từ thu thập chứng cứ đến kiểm
tra chứng cứ và đánh giá chứngcứ trên cơ sở quy định của pháp luật để giải quyết
vụ án hình sự.
22
1.4.1. Thu thập chứng cứ
Chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS là quá trình được hợp thành bởi
các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, trong đó thu thập chứng cứ là
hoạt động đầu tiên. Cũng như giai đoạn điều tra vụ án hình sự là hoạt động đầu tiên
của quá trình chứng minh vụ án hình sự, thì hoạt động thu thập chứng cứ cũng có ý
nghĩa quan trọng đối với toàn bộ quá trình chứng minh tội phạm trong giai đoạn
điều tra. “Thu thập chứng cứ là hoạt động của chủ thể chứng minh phát hiện, thu
giữ, bảo quản các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án theo các trình tự, thủ tục
mà pháp luật tố tụng hình sự quy định” [34, tr218]. Việc thu thập chứng cứ được
pháp luật TTHS quy định có nghĩa là các chủ thể tố tụng có thẩm quyền thu thập
các loại nguồn chứng cứ hoặc thu thập ngay chính chứng cứ.
Nghiên cứu các vụ án CYGTT và gây tổn hại cho sức khỏe người khác cho
thấy bên cạnh những điểm giống nhau thì đa số các vụ án có những biểu hiện khác
nhau về thủ đoạn phạm tội, về chủ thể cũng như các tình tiết liên quan khác. Mỗi vụ
án xảy ra ở những khoảng thời gian, địa điểm, động cơ mục đích, công cụ phương
tiện, quy mô tính chất…khác nhau đều có những đặc điểm riêng. Hơn nữa, giữa
hành vi phạm tội CYGTT và hành phạm tội giết người có nhiều điểm tương đồng,
nếu không phân biệt rõ thì rất dễ định tội sai. Những đặc trưng riêng này chính là
những dấu vết đặc thù của từng vụ án, là chứng cứ mà Cơ quan hoặc người có thẩm
quyền THTT tìm cách thu thập để làm phương tiện chứng minh vụ án hình sự.
Muốn thu thập chứng cứ thì phải phát hiện được chứng cứ. Cơ quan hoặc
người có thẩm quyền THTT phải áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp
luật, phù hợp với thực tế khách quan của vụ án để tìm ra những sự vật, hiện tượng
hay dấu vết, tài liệu đang tồn tại trong thế giới vật chất, được phản ảnh lại. Đặc biệt,
đối với các vụ án CYGTT hoặc gây thương tích cho người khác, cần xác định
những dấu vết thường liên quan đến loại tội phạm này như bị hại là ai, họ có yêu
cầu khởi tố hay không, thương tích của họ ra sao, công cụ, phương tiện gây án, tính
chất mực độ nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng…
Ngay sau khi phát hiện được nguồn chứng cứ và chứng cứ, phải nhanh chóng
tiến hành thu giữ chứng cứ. Khi tiến hành thu giữ phải đảm bảo hợp pháp về nguồn
và hợp pháp về biện pháp thu giữ được quy định trong BLTTHS. Bên cạnh đó, khi
23
thu giữ chứng cứ cũng cần đảm bảo khoa học, thận trọng, tỉ mỉ để không làm hư hại
chứng cứ, làm giảm hoặc mất giá trị chứng minh.
Ghi nhận chứng cứ là hoạt động tiếp theo, được tiến hành bằng cách mô tả,
chuyển tải những thông tin đã được phát hiện thể hiện vào những văn bản tố tụng
phù hợp với quy định của pháp luật TTHS. Khi ghi nhận chứng cứ cũng phải lựa
chọn, chỉ ghi nhận những gì có liên quan đến đối tượng chứng minh và có ý nghĩa
đối với việc giải quyết vụ án, đồng thời, việc ghi nhận này phải đảm bảo cả về nội
dung và hình thức của các văn bản tố tụng như biên bản khám nghiệm hiện trường,
biên bản ghi lời khai, niêm phong vật chứng…Phải tôn trọng thuộc tính khách quan
của chứng cứ, không được thêm bớt, ngụy tạo chứng cứ hay đánh giá theo ý chí chủ
quan người phát hiện, thu giữ. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng
đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ thu thập được.
Bước cuối cùng của hoạt động thu thập chứng cứ là bảo quản chứng cứ. Hoạt
động này nhằm bảo vệ, giữ gìn tính nguyên vẹn của chứng cứ, không để mất mát,
hư hỏng, lẫn lộn hoặc đánh tráo…Bởi lẽ, có nhưng vụ án khi đã mất hoặc hư hỏng
chứng cứ, thì sẽ không thể thu thập lại được những chứng cứ đó. Có thể nói, bảo
quản chứng cứ chính là bảo quản giá trị chứng minh của chứng cứ. Để đảm bảo yêu
cầu này, khi phát hiện, thu giữ và bảo quản chứng cứ phải hết sức thận trọng, khách
quan, lựa chọn biện pháp, hình thức phù hợp với quy định của BLTTHS đối với mỗi
loại chứng cứ.
Vậy: Thu thập chứng cứ trong quá trình chứng minh đối với điều tra vụ án CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là hoạt động của CQĐT nhằm phát hiện,
thu giữ, ghi nhận và bảo quản chứng cứ theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng
hình sự quy định và được tiến hành từ các hoạt động điều tra sau đây:
- Thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can
- Thu thập chứng cứ từ lời khai của người làm chứng, người bị hại và những
người khác
- Thu thập chứng cứ từ hoạt động đối chất, nhận dạng
- Thu thập chứng cứ từ hoạt động khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật
- Thu thập chứng cứ từ hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm
tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra
- Thu thập chứng cứ từ hoạt động trưng cầu giám định...
24
1.4.2. Kiểm tra chứng cứ
Kiểm tra chứng cứ là hoạt động tiếp theo của quá trình chứng minh, được
thực hiện sau khi phát hiện, thu thập chứng cứ. Kiểm tra chứng cứ nhằm xác định
lại những thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được có thỏa mãn các quy định của
pháp luật về tính khách quan, liên quan và hợp pháp của chứng cứ hay không. Nếu
đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ thì mới được xem là chứng cứ, mới được dùng
để chứng minh tội phạm và người phạm tội. Do vậy, yêu cầu của kiểm tra chứng cứ
là các chủ thể có thẩm quyền THTT phải kiểm tra một cách tỉ mỉ, khách quan toàn
diên và đầy đủ.
Kiểm tra chứng cứ được tiến hành bởi những người có thẩm quyền THTT
như Điều tra viên, Cán bộ điều tra và một số chủ thể tố tụng khác được giao nhiệm
vụ tiến hành điều tra. Trong quá trình chứng minh, cac chủ thể có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật có quyền yêu cầu những chủ thể khác tham gia các hoạt
động kiểm tra chứng cứ. Những chủ thể có thẩm quyền nêu trên có trách nhiệm
kiểm tra tát cả các nguồn chứng cứ đã thu thập được. Có thể sử dụng phương pháp
kiểm tra từ riêng lẻ đến tổng hợp. Kiểm tra riêng lẻ các thông tin, tài liệu, các nguồn
chứng cứ thu thập được, có nghĩa là đưa từng tài liệu, chứng cứ ra để kiểm tra; kiểm
tra theo nhóm chứng cứ hoặc kiểm tra tổng hợp toàn bộ hệ thống chứng cứ đã thu
thập trong mối quan hệ với các chứng cứ khác có trong vụ án.
Kiểm tra chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác là hoạt động xem xét của Cơ quan hoặc người
có thẩm quyền THTT đối với toàn bộ chứng cứ được thu thập về vụ án trong giai
đoạn điều tra nhằm xác định chứng cứ có thỏa mãn đầy đủ các thuộc tính khách
quan, liên quan và hợp pháp hay không, có đảm bảo giá trị chứng minh hay không
nhằm hoàn thiện hồ sơ vụ án, ban hành các văn bản tố tụng để giải quyết vụ án. Các
phương pháp kiểm tra chứng cứ phải dựa trên cơ sở khoa học, bao gồm các phương
pháp phổ biến như phân tích chứng cứ, so sánh, đối chiếu tổng hợp chứng
cứ…Thông qua đó, có thể phát hiện được bản chất của chứng cứ, đặc trưng riêng
của từng loại chứng cứ để chứng minh cho tình tiết nào của vụ án, tìm ra mâu thuẫn
của những chứng cứ, đảm bảo tính tin cậy của chứng cứ. Nếu xét thấy còn nghi ngờ,
thiếu chắc chắn hoặc không khách quan thì phải tiến hành các hoạt động điều tra để
thu thập chứng cứ mới thay thế, bổ sung cho các chứng cứ đã được thu thập. Trong
giai đoạn điều tra vụ án, khi kết thúc điều tra, CQĐT phải kiểm tra tất cả những
25
chứng cứ đã được thu thập, các văn bản tố tụng như kết luận điều tra hay quyết định
đình chỉ điều tra chỉ được ban hành trên cơ sở chứng cứ đã được kiểm tra toàn diện
và đầy đủ. Cụ thể là:
- Kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, lời khai của người làm chứng,
người bị hại và những người tham gia tố tụng khác, xác định lời khai đã đẩy đủ hay
chưa, có thiếu sót gì cần thu thập bổ sung hay không, đặc biệt là yêu cầu, đề nghị
của bị hại, đây là một trong những căn cứ quan trọng trong vụ án CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Kiểm tra chứng cứ từ nguồn vật chứng là công cụ, phương tiện gây thương
tích mà CQĐT thu thập được có mất mát, hư hỏng, đảm bảo giá trị chứng minh của
vật chứng.
- Kiểm tra kết luận giám định thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của bị hại,
đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác, là nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 4, Điều 206
BLTTHS năm 2015. Câu hỏi không thể thiếu trong trưng cầu giám định pháp y
thương tích đó là mức độ (tỷ lệ %) thương tích (hay mức độ tổn hại sức khỏe). Cần
chú ý những vụ án có nhiều bị hại hoặc những vụ án có nhiều kết luận giám định
không thống nhất với nhau. Kết quả giám định vấn đề này có ý nghĩa quyết định
trong việc xác định hành vi đã cấu thành tội phạm hay chưa cũng như xác định tình
tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Kiểm tra chứng cứ từ các biên bản hoạt động điều tra như biên bản ghi lơi
khai, đối chất, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường, giám định, thu giữ, tạm giữ tài
liệu, đồ vật...
1.4.3. Đánh giá chứng cứ
Đánh giá chứng cứ là một hoạt động phức tạp của quá trình chứng minh, là
“hoạt động tư duy logic của Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm,
người bào chữa và những người khác có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của
pháp luật nhằm xác định tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp của từng
chứng cứ và giá trị chứng minh của tổng hợp các chứng cứ đã thu thập được trong
vụ án hình sự” [34, tr.222].
Trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác,
hoạt động đánh giá chứng cứ được thực hiện xuyên suốt trong quá trình chứng
minh, nhằm sử dụng chính xác, có hiệu quả những chứng cứ đã thu thập được. Đối
26
với giai đọan này, nhiệm vụ chứng minh chủ yếu thuộc về Điều tra viên được phân
công thụ lý vụ án. Để đánh giá chứng cứ, ĐTV trước hết phải dựa vào các quy định
của BLHS, Bộ luật TTHS cũng như các quy định khác liên quan, dựa vào các kiến
thức khoa học điều tra hình sự, tội phạm học, tâm lý học,…kinh nghiệm trong đấu
tranh phòng chống tội phạm nói chung và đối với tội phạm CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều
tra, cần chú ý hai phương pháp sau đây:
Thứ nhất, đánh giá riêng lẻ từng chưng cứ. Phương pháp này là đưa từng
chứng cứ ra xem xét, đánh giá, ví dụ như đánh giá lời khai của bị hại, yêu cầu khởi
tố của của bị hại trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu, đánh giá thông tin thể hiện
trong biên bản khám nghiệm tử thi…Khi đánh giá riêng lẻ chứng cứ, cần chú ý xem
xét mối liên quan của nó với đối tượng chứng minh, có đảm bảo đầy đủ các thuộc
tính của chứng cứ hay không, nếu có vi phạm phải kịp thời bổ sung, thay thế ngay.
Ví dụ, lời khai của bị hại là người dưới 16 tuổi mà không có cha mẹ hoặc người đại
diện hợp pháp của họ biết, không có người phiên dịch…Đây là những vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Do đó, khi xem xét từng chứng cứ, phải đảm bảo
chứng cứ được thu thập bằng các nguồn hợp pháp và bằng các biện pháp, trình tự
thủ tục do BLTTHS quy định.
Thứ hai, sau khi đánh giá xong từng chứng cứ, tiến hành đánh giá tổng hợp
toàn bộ chứng cứ thu thập được dựa trên mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau
của hệ thống chứng cứ. Trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, cần xác định mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện gây án với thương
tích của bị hại, dấu vết tại hiện trường và lời khai của những người liên quan, nhất
là trong các vụ án có nhiều đối tượng tham gia gây thương tích cho nhiều người
hoặc một người những có nhiều thương tích bởi các công cụ, phương tiện khác
nhau. Đặc biệt, cần phân biệt giữa hậu quả trong tội CYGTT và tội giết người. Đây
là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình chứng minh. Cần phải xác định là
đánh giá riêng lẻ từng chứng cứ và đánh giá tổng hợp chứng cứ có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Đánh giá từng chứng cứ là cơ sở để đánh giá tổng hợp chứng cứ, ngược
lại đánh giá tổng hợp chứng cứ để xem xét các chứng cứ có mâu thuẫn với nhau hay
không, có tạo thành một hệ thống chứng cứ thống nhất hay không. Từ đó, CQĐT
xác định chính xác, đầy đủ đối tượng, giới hạn chứng minh để ra Bản kết luận điều
ra và các văn bản tố tụng khác góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
27
Trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, khi
kiểm tra, đánh giá chứng cứ, cần chú ý đối với thương tích của bị hại. ĐTV cần xác
định thương tích trên cơ thể nạn nhân nằm ở bộ phận nào, đặc điểm (nhất là trường
hợp nghi có tổn thương bên trong cơ thể); cơ chế hình thành thương tích là gì, đây
là câu hỏi đóng vai trò rất quan trọng trong xác định dấu hiệu tội phạm, xác định
người gây ra thương tích, xác định dấu hiệu lỗi của chủ thể, xác định mức độ nguy
hiểm và cá thể hóa trách nhiệm hình sự của người phạm tội đặc biệt là các vụ án có
đồng phạm, trong đó nhiều người gây thương tích cho một người. Lưu ý sự hình
thành thương tích là một quá trình có sự tham gia của nhiều yếu tố tác động. Các
dấu vết thương tích được hình thành phụ thuộc vào một số yếu tố như trọng lượng
của vật; lực tác động mạnh hay yếu; đánh thẳng, đánh xiên, đánh với, đánh hụt lúc
nạn nhân bỏ chạy, đánh vát...; tư thế đứng, ngồi, cúi, dơ tay chống đỡ, gạt hung khí
ra...; ngã, trượt, chèn ép, xoắn, vặn, xoay người...; gãy xương trực tiếp, gián tiếp hay
trạng thái cơ thể (tỉnh táo, bất tỉnh, có sử dụng rượu, ma túy,...).
Như vậy, quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án bao gồm các
hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Các hoạt động này có sự khác
nhau về tính chất, phương pháp nhưng có quan hệ biện chứng với nhau, cùng mục
đích nhằm chứng minh vụ án hình sự. Nếu như bất cứ một hoạt động nào trong các
hoạt động trên thực hiện không tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động còn
lại và ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn bộ quá trình chứng minh trong giai đoạn
điều tra vụ án hình sự.
Do đó, các chủ thể có thẩm quyền chứng minh không được nhận thức cảm
tính dễ dẫn đến sự ngộ nhận chứng cứ, không được chủ quan duy ý chí, không được
định kiến khi thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, đây là những sai lầm nghiêm
trọng cần phải tránh trong quá trình giải quyết vụ án.
1.5. Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân
dânkhi chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Trong quá trình giải quyết VAHS, các cơ quan có thẩm quyền THTT có
trách nhiệm chung là phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội,
do đó mối quan hệ giữa các cơ quan THTT có mối quan hệ là tất yếu, khách quan
và được pháp luật TTHS quy định. Trong mối quan hệ tố tụng hình sự giữa các cơ
quan THTT thì quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKSND là mối quan hệ đặc biệt,
có ý nghĩa quan trọng, được hình thành ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình giải
28
quyết VAHS, nhất là giai đoạn điều tra vụ án, khi CQĐT tiến hành áp dụng các
quyết định tố tụng hình sự như áp dụng biện pháp ngăn chặn, áp dụng biện pháp
điều tra theo quy định của pháp luật để thu thập chứng cứ chứng minh, VKSND bảo
đảm cho hoạt động nói trên đúng pháp luật, khách quan, chính xác. VKSND chỉ
trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong các trường hợp luật định. Nếu
các quyết định tố tụng do CQĐT ban hành trái luật, không có căn cứ VKS yêu cầu
CQĐT hủy bỏ hoặc VKS trực tiếp ra quyết định hủy bỏ. CQĐT cũng kiểm soát lại
một số hoạt động tố tụng của VKS nhưng mức độ kiểm soát của CQĐT đối với
VKS chỉ dừng ở hoạt động theo dõi, giám sát chứ không có quyền phê chuẩn, yêu
cầu, hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của VKSND, mà chỉ kiến nghị với
VKSND cùng cấp để hủy bỏ, khắc phục; nếu không nhất trí thì CQĐT kiến nghị
VKSND cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
Về hình thức thực hiện mối quan hệ tố tụng giữa CQĐT và VKS chủ yếu
được thực hiện bằng văn bản tố tụng, tuy nhiên, trong một số trường hợp, để bảo
đảm tính nhanh chóng, khẩn trương của hoạt động điều tra, nhất là đối với các vụ án
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhằm thu thập kịp thời
chứng cứ chứng minh, pháp luật cho phép có thể được thực hiện bằng hình thức
trao đổi, đối thoại trực tiếp giữa ĐTV, KSV khi tiến hành thu thập, đánh giá và sử
dụng chứng cứ.
Khi chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung và trong
điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn tại cho sức khỏe của người khác, sự phối hợp
giữa CQĐT và VKSND là tất yếu, khách quan, đều hướng đến mục đích là phát
hiện nhanh chóng, xử lý tội phạm và người phạm tội đúng pháp luật, khách quan.
Trong giai đoạn điều tra VAHS, hoạt động chứng minh chủ yếu do CQĐT tiến hành
nhưng phải phối hợp với VKSND để bảo đảm hoạt động chứng minh đạt được mục
đích và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. CQĐT cũng như VKSND không thể
tiến hành các hoạt động chứng minh vụ án một cách độc lập mà phải phối hợp chặt
chẽ với nhau, đặc biệt là trong quá trình thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ
chứng minh. Nếu hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ đúng pháp luật,
khách quan, toàn diện, đầy đủ, hoạt động chứng minh sự thật khách quan của vụ án
sẽ đạt được mục đích đề ra, đó là xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không
làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
29
Tiểu kết chương 1
Quá trình chứng minh trong VAHS là trải qua các giai đoạn TTHS như giai
đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Các hoạt động này đều thực hiện dưới hình thức, biện
pháp, thẩm quyền tố tụng hình sự khác nhau. Quá trình chứng minh là quá trình
nhận thức, do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành thu thập, kiểm tra, đánh giá
chứng nhằm giải quyết đúng đắn vụ án. Thông qua các hoạt động này mà hiệu quả,
giá trị chứng minh của các thông tin, tài liệu của vụ án được khẳng định. Tổng hợp
các hoạt động thu thập kiểm tra, đánh giá chứng cứ tạo thành nội dung của quá trình
chứng minh trong TTHS.
Hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác là hoạt động giữ vai trò quan trọng, là cơ sở để
tiến hành các hoạt động tố tụng ở các giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự, chủ thể chứng minh đuộc BLTTHS quy định bao gồm chủ thể có
nghĩa vụ chứng minh bao là CQĐT, VKS mà trực tiếp là ĐTV, KSV được giao thực
hiện nghĩa vụ chứng minh và chủ thể có quyền chứng minh nhưng không có nghĩa
vụ buộc phải chứng minh là những người tham gia tố tụng có liên quan đến giải
quyết VAHS. Có thể thấy, quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quá trình tư duy và thực tiễn
của chủ thể có thẩm quyền chứng minh. Qúa trình này phải dựa trên các quy định
của pháp luật, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết đúng đắn VAHS.
30
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG MINH
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VÀ THỰC TIỄN CHỨNG MINH VỤ ÁN
CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE
NGƯỜI KHÁC TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng minh trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự
2.1.1. Quy định về đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh
2.1.1.1. Quy định về đối tượng chứng minh
Khi vụ việc có dấu hiệu phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe xảy
ra, đòi hỏi quá trình điều tra phải làm rõ một loạt các vấn đề như: có sự việc phạm
tội xảy ra hay không? Nếu có thì thời gian, địa điểm? Ai là người thực hiện tội
phạm? Có lỗi hay không? Có đồng phạm hay không? Tính chất, mức độ thiệt hại?
... Để kết luận chính xác VAHS, đòi hỏi phải làm rõ các vấn đề đó. Những tình tiết
bắt buộc phải chứng minh trong tất cả các VAHS được khoa học pháp lý xác định là
đối tượng chứng minh. Bộ luật TTHS năm 2015 quy định đối tượng chứng minh
trong vụ án hình sự tại Điều 85 với nọi dung như sau:
“Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình
tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý
hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị
cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt” [20].
31
Ngoài ra, đối với tất cả những vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện, trong
hoạt động chứng minh phải làm rõ thêm các tình tiết khác quy định tại Điều 416
BLTTHS.
Dựa vào ý nghĩa pháp lý hình sự của các vấn đề này đối với việc giải quyết
VAHS, có thể chia thành ba nhóm: Những vấn đề phải chứng minh thuộc các yếu tố
cấu thành tội phạm và các tình tiết định khung tăng nặng, định khung giảm nhẹ; Những
vấn đề phải chứng minh nằm thuộc những tình tiết có ý nghĩa quyết định TNHS và
hình phạt; Nhóm các tình tiết khác có giá trị chứng minh đối với tội vụ án.
Để nghiên cứu toàn diện những vấn đề phải chứng minh, cần phải nghiên
cứu và làm sáng tỏ từng nhóm đối tượng chứng minh đối với loại tội phạm này.
- Nhóm một: Những vấn đề phải chứng minh thuộc các yếu tố cấu thành tội
phạm và các tình tiết định khung tăng nặng, định khung giảm nhẹ:
Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, tội phạm và người thực hiện hành vi
phạm tội là những vấn đề cơ bản cần phải làm rõ, thu thập đầy đủ các chứng cứ xác
định người đó có hành vi phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
khác hay không. Những vấn đề chứng minh nằm trong nhóm các yếu tố cấu thành
tội phạm bao gồm chứng minh về khách thể, chứng minh về mặt khách quan, mặt
chủ quan, chứng minh về chủ thể của tội phạm. Trong giai đoạn điều tra, CQĐT
phải thu thập đầy đủ tất cả chứng cứ liên quan đến việc xác định sự việc xảy ra có
hay không có dấu hiệu tội phạm, theo điều, khoản nào của BLHS. Khi đã xác định
có tội phạm xảy ra thì phải xác định ai là người phạm tội, họ có năng lực TNHS hay
không, lỗi, đông cơ mục đích, tính chất mức độ thiệt hại như thế nào? Vụ án có
đồng phạm, phải xác định vai trò, vị trí từng người trong đồng phạm…Thu thập
chứng cứ để trả lời cho các câu hỏi trên, là cơ sở để xác định người có hành vi nguy
hiểm cho xã hội đủ yếu tố cấu thành tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho
người khác được quy định trong BLHS, là cơ sở để ban hành quyết định khởi tố vụ
án khởi tố bị can hoặc kết thúc điều tra được chính xác.
Như vậy, khi tiến hành chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự,
Điều tra viên, Kiểm sát viên phải chứng minh đầy đủ các tình tiết thuộc yếu tố cấu
thành của tội phạm. Các tình tiết này có ý nghĩa rất lơn đến việc định tội danh và
truy cứu TNHS đối với người phạm tội.
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm, HAY
Luận văn: Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm, HAYLuận văn: Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm, HAY
Luận văn: Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm, HAY
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOTLuận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
 
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo LuậtLuận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
 
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
 
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Định tội danh Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Định tội danh Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HAYLuận văn: Định tội danh Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Định tội danh Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HAY
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sựLuận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
 
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOTLuận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tộiLuận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
 
Luận văn: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, HOT
Luận văn: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, HOTLuận văn: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, HOT
Luận văn: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, HOT
 
Luận văn: Tương trợ tư pháp về hình sự trong phòng, chống tội phạm
Luận văn: Tương trợ tư pháp về hình sự trong phòng, chống tội phạmLuận văn: Tương trợ tư pháp về hình sự trong phòng, chống tội phạm
Luận văn: Tương trợ tư pháp về hình sự trong phòng, chống tội phạm
 
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tộiLuận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
 

Similar to Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Similar to Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (20)

Luận án: Chứng minh trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Chứng minh trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai, HAY  - Gửi miễn phí ...Luận án: Chứng minh trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai, HAY  - Gửi miễn phí ...
Luận án: Chứng minh trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong vụ án cố ý gây thương tích
Thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong vụ án cố ý gây thương tíchThu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong vụ án cố ý gây thương tích
Thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong vụ án cố ý gây thương tích
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
 
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOTChứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
 
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hà Nội
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hà NộiChứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hà Nội
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hà Nội
 
Luận văn: Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận án: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAYLuận án: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
 
Luận văn: Nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự, HAY
 
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều traHoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
 
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAYLuận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật tại Bắc Ninh - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật tại Bắc Ninh - Gửi miễn phí...Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật tại Bắc Ninh - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật tại Bắc Ninh - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật Việt Nam, 9đLuận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Giám định tư pháp hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự
Luận văn: Giám định tư pháp hình sự theo pháp luật tố tụng hình sựLuận văn: Giám định tư pháp hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự
Luận văn: Giám định tư pháp hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự
 
Kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án cố ý gây thương tích cho người khác
Kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án cố ý gây thương tích cho người khácKiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án cố ý gây thương tích cho người khác
Kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án cố ý gây thương tích cho người khác
 
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOTLuận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
 
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOTLuận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

  • 1. Hà Nội, năm 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI -----���----- NGUYỄN HUY HOÀNG CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Dịch Vụ Làm Khóa Luận, Luận Văn Luanvantrithuc.com Hotline: 0936.885.877 Tải tài liệu nhanh qua zalo
  • 2. Hà Nội, năm 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI -----���----- NGUYỄN HUY HOÀNG CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ NGUYỄN HUY HOÀNG
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ......................... 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác............... 5 1.2. Đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.......... 18 1.3. Chủ thể chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.................... 20 1.4. Nội dung hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra ....................... 21 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VÀ THỰC TIỄN CHỨNG MINH VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 30 2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ...................................................................................... 30 2.2. Thực tiễn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ......................................................................................... 49 2.3. Đánh giá thực tiễn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ......................................................................................... 57 Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC.............................................................................................. 61
  • 5. 3.1. Các yêu cầu nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác ................... 61 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác............... 67 KẾT LUẬN.................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 82
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CYGTT: Cố ý gây thương tích CQĐT: Cơ quan điều tra ĐTV: Điều tra viên KSV: Kiểm sát viên TNHS: Trách nhiệm hình sự TTHS: Tố tụng hình sự VAHS: Vụ án hình sự VKS: Viện kiểm sát VKSND: Viện kiểm sát nhân dân VKSNTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • 7. HỆ THỐNG BẢNG SỐ LIỆU TRONG LUẬN VĂN Bảng 2.1. Bảng số liệu số vụ án hình sự và vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2016 - 2020 ........................................................................ 49 Bảng 2.2. Số vụ án VKSND Thành phố Biên Hòa trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sungtừ năm 2016 – năm2020................................................ 50
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, chứng cứ và chứng minh có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Đối với giai đoạn điều tra VAHS, hoạt động này càng thể hiện tính chất quan trọng, bởi đây là cơ sở góp phần đảm bảo hiệu quả của các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Trong giai đoạn điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn VAHS. Kết quả điều tra của giai đoạn này là cơ sở để VKS quyết định truy tố bị can trước Tòa án hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Kết quả điều tra cũng là cơ sở để Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ thiếu sót, hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, vụ án kéo dài ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như uy tín của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Đây là loại tội phạm phổ biến, xảy ra thường xuyên trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Là trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh, thành phố Biên Hòa đã và đang thu hút đông người dân từ nhiều địa phương về sinh sống, làm việc, là điều kiện để các đối tượng phạm tội trà trộn, lợi dụng để hoạt động phạm tội. Theo báo cáo tổng kết của Công an thành phố Biên Hòa, thời gian qua tình hình các loại tội phạm trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp, số vụ phạm pháp chiếm gần nửa số vụ hàng năm của cả tỉnh, đặc biệt là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do nguyên nhân xã hội, đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả cao, nhất là trong hoạt động điều tra, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội, hạn chế oan sai, góp phần ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vẫn còn bộc lộ hạn chế thiếu sót, dẫn đến vụ án phải gia hạn nhiều lần, bị trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc dẫn đến đình chỉ vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của công dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, đó là
  • 9. 2 hoạt động điều tra tội phạm CYGTT hoặc gây tổn tại cho sức khỏe của người khác có những đặc điểm riêng nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thiếu sót cần phải được nghiên cứu, tổng kết để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượnggiải quyết vụ án, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố nói chung và trên toàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Bên cạnh đó, còn có một phần do những người tiến hành tố tụng còn có tâm lý chủ quan, chưa chủ động, khách quan nên chưa xác định đầy đủ, đúng đắn những vấn đề phải chứng minh trong quá trình điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đồng thời một số quy định của pháp luật TTHS về đối tượng chứng minh còn thiếu sót khiến cho việc chứng minh của cơ quan có thẩm quyền còn nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực trạng của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhằm đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều tra loại tội phạm này nói chung và trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng là vấn đề mang tính cấp thiết. Từnhữnglýdotrên,tácgiảchọnđềtài:“Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề chứng minh trong tố tụng hình sự ở những mức độ và phạm vi khác nhau, đó là: Luận án Tiến sĩ Luật học “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Văn Đương năm 2000 - Luận án này được hoàn thiện trước khi ban hành BLTTHS năm 2003 và Luận án Tiến sĩ Luật học “Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta” của tác giả Nguyễn Văn Du năm 2006 chủ yếu nghiên cứu quá trình chứng minh trong vụ án hình sự, chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cũng như chưa gắn với một địa bàn cụ thể. Luận văn thạc sĩ luật học “Hoạt động chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” năm 2012 của Mạc Thị Duyên; Luận văn thạc sĩ luật học “Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” của tác giả Vũ Ngọc Hà năm 2013; Luận văn thạc sĩ luật học“Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)” của tác giả Nguyễn Xuân Hán; Luận văn thạc sĩ luật học “Chứng minh trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp
  • 10. 3 luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đặng Minh Phụng năm 2016; Luận văn thạc sĩ luật học “Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn năm 2016…. Ngoài ra, còn nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả và các nhà nghiên cứu pháp luật đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý bàn về chứng cứ và quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành chỉ đề cập đến một khía cạnh, phạm vi nhất định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Từ khi BLTTHS 2015 có hiệu lực đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập toàn diện, đầy đủ về chứng minh trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gâytổn hại cho sức khỏe người khác. Từ tình hình nghiên cứu trên đây, có thể khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai" là yêu cầu khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. 3.Mụcđích vànhiệmvụ nghiên cứu -Mụcđíchnghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, qua đó tìm ra những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động này và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung và trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Nhiệmvụnghiên cứu: + Nghiên cứunhững vấnđềlýluậnvề chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. +Nghiên cứu, phân tích, đánh giáthực trạng hoạt độngchứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. + Đưaracácgiảipháp nângcao hiệu quảhoạt động điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 4.Đốitượngvàphạmvinghiêncứu
  • 11. 4 - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 và thực trạng hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2016 – 2020. 5.Cơ sở lý luận vàphươngphápnghiêncứu Luậnvănnghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận củachủnghĩaMác- Lênin,tưtưởngHồChíMinh,quanđiểm củaĐảngvàNhànướctavềcải cáchtưpháp, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong tố tụng hình sự. Luận vănsử dụng kết hợp nhiều phươngpháp nghiên cứu khác nhau, như:sosánh,phântích,tổnghợp,thốngkê; khảo sát thực tiễn,… 6.Ýnghĩalýluậnvàthựctiễncủaluậnvăn Vềmặtlýluận:Luận văn đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động chứng minh trong điều tra vụ án nói chung và trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Về thực tiễn: Luận văn là tài liệu có giá trị dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. Những đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các Phụ lục, Luận văn bao gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Chương 2: Quy định của pháp luật về chứng minh trong giai đoạn điều tra và thực tiễn chứng minh chứng minh vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
  • 12. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1. Khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1.1. Khái niệm vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Để xây dựng khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, trước hết phải làm sáng tỏ thế nào là vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác? Liên quan đến vấn đề này cần phải làm rõ thế nào là VAHS. Đối với khái niệm VAHS, theo Từ điển Luật học thì “Vụ án hình sự là vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong BLHS đã được CQĐT ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở BLTTHS”. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý nước ta đến nay cũng có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm VAHS, tuy nhiên, tác giả thống nhất với quan điểm cho rằng: “Vụ án hình sự là vụ án phát sinh khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm và CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, Tòa án (thông qua Hội đồng xét xử) khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp được quy định trong BLTTHS để xác định và xử lý người phạm tội” [27, tr.15]. Vậy vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gì? Muốn làm sáng tỏ nội dung này, trước hết cần nhận thức về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác, được xác định bằng thương tích cụ thể. Điều 134 BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường
  • 13. 6 hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;…”[18]. Để nhận thức sâu sắc về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cần làm sáng tỏ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội này, theo đó: - Về khách thể của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được LHS bảo vệ bị tội phạm xâm pham tới. Đối với tội CYGTT thì khách thể trực tiếp là quyền nhân thân với nội dung là quyền được bảo hộ, tôn trọng về sức khoẻ của con người. - Về mặt khách quan của tội phạm này là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trái pháp luật. Hành vi này được thể hiện dưới dạng hành động, tác động vào cơ thể con người với các hành vi cụ thể như đâm, chém, đấm, đá… gây thương tích hoặc tổn hại cho một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể con người. Hậu quả trong CTTP cơ bản của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc, thương tích hoặc tổn thương khác cho sức khỏe phải từ 11% trở lên hoặc thương tật dưới 11% nhưng phải thuộc các tình tiết định khung cơ bản quy định tại điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS. Hậu quả do hành vi cố ý gây thương tích gây ra cũng có thể dẫn đến chết người. Cần chú ý phân biệt hậu quả chết người trong tội này và tội giết người quy định tại Điều 123 BLHS.Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện…, tuy các dấu hiệu này không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP nhưng có ý nghĩa chứng minh để xác định đúng tội danh và quyết định hình phạt. - Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Về chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1,
  • 14. 7 2 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 134 BLHS. Trên thực tế, tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có những biểu hiện gần giống với tội giết người. Do đó, cần có sự phân biệt giữa hai tội này, nhất là ở hai trường hợp sau: Trường hợptội cố ý gây thương tích cho người khác nhưng dẫn đến hậu quả chết người với tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt (hậu quả chết người chưa xảy ra nằm ngoài ý muốn của người phạm tội). Điểm giống nhau của trường hợp này là hậu quả cùng gây thương tích cho người khác. Nhưng điểm khác nhau cơ bản làtrong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người xảy ra mà chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người c(ở giai đoạn chưa đạt) thì người phạm tội mong muốn hậu quả chết người xảy ra, hậu quả không xảy ra là ngoài ý muốn của họ. Trường hợp tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại của người khác dẫn đến chết người với tội giết người ở giai đoạn hoàn thành (hậu quả chết người đã xảy ra). Mặc dù trường hợp này cả hai tội đều có điểm giống nhau là cùng gây ra hậu quả chết người nhưng cần phân biệt: Đối với hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, người phạm tội không mong muốn làm chết người và cũng không có ý thức bỏ mặc hậu quả chết người xảy ra mà chỉ mong muốn hậu quả thương tích xảy ra. Còn đối với hành vi trong tội giết người, người phạm tội biết rõ hành vi của mình là tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật và mong muôn đạt được hậu quả chết người. Để xác định ý thức chủ quan của người phạm tội, có thể xác định từ động cơ, mục đích của người phạm tội và có thể qua các tình tiết biểu hiện ra bên ngoài như công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội, vị trí tác động,… Như vậy, tội này bao gồm hai hành vi. Hành vi: "Gây thương tích cho người khác" là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể con người làm cho con người có những thương tích nhất định (để lại dấu vết) và hành vi "Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể con người làm cho sức khỏe của nạn nhân yếu đi, không còn nguyên vẹn như
  • 15. 8 trước mặc dù không để lại dấu vết trên thân thể họ, hoặc làm mất chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm giảm chức năng hoạt động của bộ phận đó. Đây là tội ghép gồm hai tội quy định trong cùng một điều luật: Tội cố ý gây thương tích cho người khác và tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Có thể hiểu, gây thương tích là gây ra, để lại các dấu vết trên thân thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, còn gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là làm mất mát, hư hại một phần, không còn nguyên vẹn như trước nữa đối với sức khỏe con người.Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tuy là hai tội, song hành vi khách quan và hậu quả của nó rất giống nhau, có nhiều điểm tương đồng nhau. Do vậy, các nhà làm luật đã xếp trong cùng một điều luật. Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì phải xác định được tội danh mà người đó đã phạm phải, được quy định trong BLHS. Căn cứ để xác định tội danh phải dựa vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm pháp lý cơ bản đặc trưng nhất của một tội cụ thể. Khoa học hình sự gọi những dấu hiệu đặc trưng đó là các yếu tố cấu thành tội phạm. Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người kháclà hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm hại sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác. Vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vụ việc phát sinh khi có các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm xâm hại sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác. 1.1.1.2. Khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác Để xây dựng khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì cần phải làm rõ khái niệm chứng minh trong tố tụng hình sự và khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Trước hết, nói đến chứng minh là nói đến “dùng lý lẽ, suy luận, bằng cứ để chỉ rõ điều gì đó là đúng hay không đúng” [40, tr.256]. Như vậy, chứng minh có thể hiểu là hoạt động có mục đích của con người trong tư duy, nhận thức hoặc trong thực tiễn, qua đó xác định sự đúng, sai của một sự vật, hiện tượng, xác định sự tồn
  • 16. 9 tại hay không dựa trên những chứng cứ cụ thể. Hoạt động chứng minh là một trong những hoạt động xã hội và là một trong những hoạt động thực tiễn không thể thiếu của con người. Chính vì vậy, hoạt động này dựa trên lý luận Mác - Lênin về nhận thức, đó là quá trình nhận thức thế giới khách quan của con người từ cảm tính đến lý tính, từ những hiện tượng cá biệt đến cái chung, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, thông qua những giả thiết, khả năng đánh giá, đối chiếu, tổng quan. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan TTHS phải thu thập chứng cứ để chứng minh. Do đó, chứng minh trong TTHS là một trong những dạng của hoạt động chứng minh nói chung: “Chứng minh tội phạm là thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội” [31, tr.161]. Muốn xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự thì cac cơ quan THTT có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp hợp pháp nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như những tình tiết có ý nghĩa khác, đây là hoạt động phức tạp, phải trải qua đầy đủ các hoạt động từ thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Trên thực tế, những dấu vết của vụ án luôn tồn tại trong thế giới khách quan, được con người và môi trường vật chất ghi lại, phản ánh lại. Thực chất quá trình chứng minh trong TTHS là quá trình con người nhận thức về vụ, nhận thức về những sự kiện phạm tội đã xảy ra. Để nhận thức được vụ án, con người sẽ phải tiến hành thu thập, kiểm tra, đánh giá những gì thu thập được. Có thể nói, đây là quá trình xác định sự thật khách quan đối với vụ án, là quá trình nhận thức chân lý trên cơ sở thực tiễn, đi từ cái chưa biết đến biết, phản ánh biện chứng các sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất vào trong ý thức con người, tuân theo các quy luật của phép biện chứng duy vật. Khái niêm chứng minh trong TTHS đến nay còn nhiều quan điểm khác nhau về mặt khoa học pháp lý. Tuy nhiên, dù quan điểm khác nhau, nhưng xét về bản chất, đa số các quuan điểm đều thừa nhận đây là quá trình nhận thức khách quan theo quan điểm điểm Mác-xít. Theo tác giả, chứng minh trong TTHS là một quá trình chứng minh, quá trình này phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố bao gồm cơ sở pháp lý, chủ thể, đối tượng và phương tiện chứng minh. Trên cơ sở đó, tác giả thống nhất với quan điểm “Quá trình tư duy và thực tiễn của cơ quan điều tra và những
  • 17. 10 người có quyền chứng minh dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật TTHS để thu thập, kiểm tra và đánh giá các thông tin, tài liệu cần thiết nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án” [32, tr.183]. Quá trình chứng minh trong VAHS là trải qua các giai đoạn TTHS như giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Các hoạt động này đều thực hiện dưới hình thức, biện pháp, thẩm quyền tố tụng hình sự khác nhau, dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản: Bộ luật TTHS, Tổ chức CQĐT hình sự, Luật tổ chức VKSND, Luật Tổ chức TAND… Mục đích của quá trình chứng minh trong VAHS của các cơ quan THTT là xác định sự việc phạm tội và người phạm tội, xác định những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Quá trình chứng minh VAHS bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như bắt đầu từ khi giải quyết nguồn tin về tội phạm. Mỗi giai đoạn tố tụng khi chứng minh VAHS đều tiến hành những hành vi tố tụng đặc trưng như: giai đoạn khởi tố vụ án hình sự do cơ quan có thẩm quyền khởi tố chứng minh sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm không để quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự; giai đoạn điều tra do CQĐT (hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra) tiến hành nhằm là rõ đối tượng chứng minh trong giai đoạn điều tra với những hành vi tố tụng đặc trưng như: KTBC, lấy lời khai những người tham gia tố tụng, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS, kết luận điều tra hoặc đình chỉ điều tra…; Giai đoạn truy tố do VKS tiến hành thể hiện qua hoạt động thực hành quyền công tố (là chức năng duy nhất chỉ VKS mới có thẩm quyền tiến hành) và kiểm sát hoạt động của CQĐT, Tòa án. Giai đoạn xét xử do Tòa án tiến hành nhằm xác định tội phạm, người phạm tội và quyết định hình phạt cũng như các quyết định khác theo quy định của pháp luật. Các hành vi tố tụng chủ yếu của giai đoạn này như: Xét hỏi bị cáo hoặc hỏi những người tham gia tố tụng khác, Nghị án; Tuyên án… Tất cả những hoạt động trên đều phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, nhằm chứng minh sự thật khách quan của VAHS, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Trên cơ sở những quy định của pháp luật như BLTTHS, Luật Tổ chức CQĐT hình sự, Luật Tố chức VKSND, Luật Tổ chức TAND, các văn bản pháp luật
  • 18. 11 khác cũng như thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử có thể đi đến kết luận: Quá trình chứng minh VAHS là quá trình mà các Cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT thực hiện hoạt động nhận thức chân lý về vụ án hình sự. Quá trình chứng minh vụ án hình sự thể hiện ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Để có thể dựng khái niệm chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, còn cần phải làm sáng tỏ thế nào là giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Như đã phân tích ở trên, vụ án phát sinh khi phát hiện có các dấu hiệu cấu thành tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà CQĐT và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật ra quyết định khởi tố vụ án. Trong quá trình giải quyết VAHS nói chung và vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, điều tra là hoạt động TTHS giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi thông qua hoạt động điều tra nhằm phát hiện, thu thập kịp thời những chứng cứ để chứng minh tội phạm và người phạm tội, xác định tính chất cũng như mức độ thiệt hại mà tội phạm đã gây ra. Thông quan kết quả điều tra, làm cơ sở cho VKS thực hiện việc truy tố và Tòa án xét xử tội phạm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có thể nói, hoạt động điều tra là hoạt động cần thiết đối với tất cả các vụ án hình sự, điều tra chính là “công tác trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ” [31]. Từ những lập luận nêu trên, có thể khái niệm điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau: “Điều tra trong vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là những hoạt động tố tụng do các cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành bằng các biện pháp mà pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm nhằm xác định sự thật của vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ”. Như vậy, điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là hoạt động áp dụng pháp luật, hoạt động này được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật TTHS nhằm chứng minh, làm sáng tỏ vụ án trong suốt quá trình tố tụng. Qúa trình chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được bắt đầu từ khi Cơ quan có thẩm
  • 19. 12 quyền khởi tố vụ án và kết thúc khi Cơ quan này kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, làm tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo. Để chứng minh, CQĐT được sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để thu thập chứng cứ và phải sử dụng, đánh giá tất cả những chứng cứ đó, xây dựng các giả thuyết điều tra có thể xảy ra, vì những quyết định của CQĐT trong giai đoạn này là sự đánh giá, kết luận đầu tiên về VAHS, thể hiện tính pháp lý và thể hiện sự thật khách quan của vụ án. Giai đoạn chứng minh này có vị trí và vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả truy tố của VKS cũng như hoạt động xét xử của Tòa án. Bên cạnh đó, chứng minh trong giai đoạn điều tra còn góp phần rất quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói riêng và tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nói riêng.Theo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội thì, điều tra là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Giai đoạn điều tra được tính từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự đến khi cơ quan có thẩm quyền kết thúc điều tra bằng Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc Quyết định đình chỉ vụ án và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát. Từ tất cả những điều phân tích trên đây có thể xây dựng khái niệm thực hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau: Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo trình tự, thủ tục được BLTTHS quy định của những chủ thể tiến hành tố tụng nhằm làm làm rõ hành vi xâm hại sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Như vậy, những đặc điểm thuộc về bản chất của quá trình chứng minh như chủ thể, phương tiện, thủ tục, nội dung và mục đích chứng minh đã được đề cập trong khái niệm nêu trên.
  • 20. 13 1.1.2. Đặc điểm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác Mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, do đó mà các chủ thể chứng minh cũng như nội dung chứng minh, phương tiện chứng minh…cũng có sự khác nhau. Hơn nữa, mỗi vụ án khác nhau lại có những đặc trưng riêng. Do đó, mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau, mỗi vụ án khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng khác nhau. Đối với hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, gồm những đặc điểm sau: Thứ nhất, kết luận giám định là nguồn chứng cứ bắt buộc phải có trong việc chứng minh đối với vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Theo quy định tại điểm 4 Điều 206 BLTTHS năm 2015 thì, cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả nang lao động. Khi chứng minh đối với vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nếu không dựa vào kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền không thể xác định được tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và đây cũng là một trong những vấn đề cần phải chứng minh trong bất cứ vụ án hình sự nào. Thứ hai: Chủ thể của hoạt động chứng minh: Trong quá trình chứng minh vụ án hình sự nói chung, bao gồm nhiều chủ thể khác nhau tùy thuộc vào mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau. Trong giai đoạn điều tra, các chủ thể chứng minh là những người có thẩm quyền THTT trong giai đoạn điều tra, đây là những người có kiến thức về pháp luật và nghiệp vụ điều tra, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp khoa học kỹ thuật, kết hợp giữa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để phát hiện và điều tra được tội phạm. Chủ thể chứng minh ở giai đoạn điều tra nói chung và trong vụ án cố ý gây thương tích nói riêng là những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm Điều tra viên, Kiểm sát viên hoặc cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra : Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, kiểm ngư, lực lượng cảnh sát biển hoặc các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Theo quy định của BLTTHS thì những người tham gia tố tụng khi được các cơ quan có
  • 21. 14 thẩm quyền tố tụng yêu cầu cũng tham gia vào hoạt động chứng minh nhưng họ không phải chủ thể chứng minh. Thứ ba: Thời hạn điều tra. Thời hạn điều tra vụ án hình sự được tính kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Trong thời hạn này, các Cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án phải tiến hành các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ để ban hành các văn bản tố tụng làm cơ sở cho các giai đoạn tiếp theo của quá trình giải quyết VAHS. Khi chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, CQĐT phải xác định hành vi phạm tội thuộc khoản nào của Điều 134 BLHS, căn cứ vào đó để tính thời hạn điều tra. Trường hợp tội phạm thực hiện là tội ít nghiêm trọng thuộc khoản 1 Điều này thì thời hạn điều tra không quá hai tháng, thuộc khoản 2 thì thời hạn điều tra trọng không quá ba tháng, thuộc khoản 3,4,5 là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn điều tra không quá bốn tháng. Tuy nhiên, trường hợp hết thời hạn điều tra nói trên mà không thể kết thúc việc điều tra thì CQĐT có thể xem xét đề nghị Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra. Thời hạn có thể gia hạn điều tra bao gồm: gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng đối với tội ít nghiêm trọng; Gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng đối với tội nghiêm trọng; Gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng đối với tội rất nghiêm trọng; Gia hạn điều tra ba lần mỗi lần không quá bốn tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Khi hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì CQĐT phải đình chỉ điều tra. Việc quy định thời hạn điều tra nhằm giúp CQĐT nêu cao tinh thần trách nhiệm trong điều tra vụ án, đảm bảo quyền lợi của những người tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, pháp luật cũng có quy định về thời hạn điều tra bổ sung, phục hồi điều tra và điều tra lại. Thứ tư: Các phương tiện điều tra. Các CQĐT có thể sử dụng mọi biện pháp, phương tiện, chiến thuật hợp pháp trong quá trình chứng minh tội phạm ở giai đoạn điều tra. Bên cạnh các phương tiện chứng minh theo quy định của BLTTHS, các CQĐT còn sử dụng các phương tiện trong khoa học điều tra hình sự như các phương tiện kỹ thuật hình sự, các thủ thuật, chiến thuật điều tra hình sự cụ thể. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng các phương tiện, kỹ thuât, chiến thuật trong khoa học
  • 22. 15 điều tra hình sự để điều tra tội phạm ở giai đoạn điều tra luôn phải phù hợp với quy định của pháp luật TTHS, không được xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Muốn chứng minh vụ án hình sự khách quan, toàn diện và đầy đủ, phải dựa vào nguồn chứng cứ và chứng cứ trong TTHS, đây là phương tiện duy nhất được cơ quan THTT sử dụng để chứng minh VAHS. Nguồn chứng cứ là những thông tin phản ánh về sự việc phạm tội. Để thu thập chứng cứ chứng minh sự việc phạm tội, người phạm tội cũng như những tình tiết có ý nghĩa khác, trước hết CQĐT phải xác định được các nguồn chứng cứ của vụ án. Thông qua các phương tiện điều tra do pháp luật TTHS quy định, Điều tra viên, KSV, cán bộ điều tra…tiến hành nhằm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, đảm bảo các chứng cứ thu thập được có đầy đủ các thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp phù hợp cho quá trình chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT, cũng như toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thứ năm: Mục đích chứng minh. Quá trình chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được Cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền THTT tiến hành nhằm xác định chân lý khách quan của vụ án. Quá trình này thực chất là quá trình nhận thức về vụ án hình sự đang được chứng minh của các chủ thể có trách nhiệm chứng minh. Do đó mục đích của hoạt động chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là xác định sự thật khách quan, toàn diện và đầy đủ của vụ án, xác định có tội phạm và bị can - người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hay không, để ban hành kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự này. Từ hoạt động chứng minh trong VAHS nói chung và chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án nói riêng, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền con người, quyền là lợi ích hợp pháp của công dân. Thứ sáu: Nội dung của hoạt động chứng minh: Đây cũng là phần tương đối quan trọng trong quá trình chứng minh VAHS. Khi chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác cũng bao gồm các hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Điều tra viên cũng như những chủ thể có thẩm quyền tố tụng khác phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp
  • 23. 16 nhằm thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin, tài liệu, tái hiện lại sự kiện phạm tội đã xảy ra trước đó trong thực tiễn dưới cả hai hình thức: phản ánh trong ý thức của con người và trong môi trường vật chất. Trong quá trình chứng minh VAHS, phải đảm tính khách quan, toàn diện và đầy đủ. Để đảm bảo tính toàn diện của hoạt động chứng minh vụ án thì phải xác được định đối tượng chứng minh, đảm bảo tính đầy đủ thì phụ thuộc việc xác định giới hạn chứng minh. Do đó, để nhận thức đầy đủ, toàn diện và đưa ra kết luận đúng đắn khi giải quyết VAHS, cơ quan có thẩm quyền THTT phải thu thập đầy đủ chứng cứ về việc tồn tại hay không tồn tại của các yếu tố thuộc đối tượng chứng minh. Giai đoạn điều tra là giai đoạn đầu tiên của quá trình chứng minh, có ý nghĩa quan trọng đối với các giai đoạn sau này, do đó, vấn đề này cần được xem xét kỹ lưỡng. Để giải quyết vấn đề này, các chủ thể có thẩm quyền THTT khi quyết định cần thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng những chứng cứ phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, căn cứ vào tình hình thực tế trong từng vụ án cụ thể cũng như dựa vào cả niềm tin nội tâm và ý thức pháp luật để làm sáng tỏ từng tình tiết có liên quan và toàn bộ các tình tiết thuộc đối tượng chứng minh của vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Như vậy, đặc điểm của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chủ yếu tập trung ở việc phát hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá và sử dụng chứng cứ chứng minh nhằm đưa ra kết luận chính thức đầu tiên về vụ án hình sự đang thụ lý giải quyết thông qua Bản kết luận điều tra hoặc các quyết định tố tụng cần thiết khác. 1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác Trong quá trình giải quyết các VAHS nói chung và vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, các hành vi và quyết định tố tụng được thực hiện ở giai đoạn này chiếm số lượng khá lớn. Vì vậy, trách nhiệm chứng minh tội phạm được giao cho các cơ quan có thẩm quyền tố tụng thực hiện, trong đó vai trò nổi bật là CQĐT. Hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoăc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có những ý nghĩa sau:
  • 24. 17 Thứ nhất, việc thực hiện tốt hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoăc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động này là tiền đề quan trọng cho hoạt động chứng minh trong các giai đoạn tiếp theo của vụ án. Nếu việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ đảm bảo khách quan, toàn diện và đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết được đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Ngược lại, nếu hoạt động này chưa đầy đủ, toàn diện, sẽ dẫn đến các kết luận không chính xác, không những ảnh hưởng đến các quyền và lơi ích hợp pháp của công dân mà còn làm mấ niềm tin đối với các cơ quan có TQTHTT, lớn hơn nữa là Nhà nước, xã hội. Như vậy, hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác góp phần đảm bảo pháp chế XHCN, đảm bảo các quyền con người và quyền công dân. Kết quả của hoạt động chứng minh trong giai đoạn này cũng sẽ góp phần giúp VKS, Tòa án giải quyết đúng đắn vụ án, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp, sức khỏecủa con người đã bị hành vi CYGTT xâm phạm, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội. Thứ hai, hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho các quyết định trong giai đoạn này được chính xác, khách quan, không làm oan người vô tội, người bị thiệt hại về sức khỏedo hành vi phạm tội gây ra được bồi thường thỏa đáng, được bảo vệ theo quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội. Thứ ba, những kết quả thu được của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khácgiúp CQĐT cũng như các cơ quan THTT đưa ra các quyết định tố tụng chính xác, hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra. Thông quan hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng giúp các chủ thể chứng minh có thể phát tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, từ đó áp dụng và hoặc đưa ra những kiến nghị phòng ngừa tội phạm.
  • 25. 18 1.2. Đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác 1.2.1. Đối tượng chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác Khi chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, các cơ quan hoặc người có thẩm quyền THTT phải xác định đối tượng chứng minh. Đối tượng chứng minh là “tất cả các tình tiết phải được xác định đảm bỏ cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án hình sự” [34, tr.215]. Đây cũng là mục đích của quá trình giải quyết vụ án hình sự, trong đó có giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Việc xác định đúng đối tượng chứng minh có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định đúng giới hạn và phạm vi chứng minh. Nếu xác định thiếu đối tượng chứng minh sẽ khiến cho việc giải quyết vụ án thiếu chính xác, thiếu khách quan. Nếu xác định đối tượng chứng minh quá rộng so với tình tiết liên quan đến vụ án đang chứng minh thì sẽ dẫn đến tình trạng tốn thời gian, công sức, kinh phí để làm rõ, trong khi thời gian tố tụng được pháp luật quy định có giới hạn. Mỗi vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác có diễn biến khác nhau do đó những vẫn đề phải chứng minh trong từng vụ án cụ thể cũng khác nhau, nhưng xác định đối tượng chứng minh là xác định toàn bộ những tình tiết phải thu thập để làm rõ vụ án. Những chủ thể có quyền quyền phải chú ý đến những sự kiện trong thực tế có liên quan đến vấn đề chứng minh, có ý nghĩa đối với vấn đề chứng minh, để không mất quá nhiều thời gian làm sáng tỏ hoặc phân loại những tình tiết không có ý nghĩa. Những vấn đề phải chứng minh đã được quy định trong BLTTHS, trong đó quy định đầy đủ nội dung về đối tượng chứng minh. Đây chính là những tình tiết bắt buộc, khi chứng minh vụ án không được bỏ sót bất cứ tình tiết nào thuộc nội dung đối tượng chứng minh. Những vấn đề phải chứng minh được BLTTHS nước ta quy định tại Điều 85. Tuy nhiên, trong từng vụ án cụ thể, Cơ quan hoặc người có thẩm quyền phải xác định đối tượng chứng minh cụ thể. Trên cơ sở đó, có thể thấy khi chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, phải chứng minh những nội dung cơ bản sau đây:
  • 26. 19 - Có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra hay không? Thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; - Ai là người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; có lỗi hay không có lỗi; do cố ý hay vô ý; có năng lực TNHS hay không? Mục đích, động cơ phạm tội; - Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của bị can và đặc điểm về nhân thân của bị can; - Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe của bị hại do hành vi phạm tội gây ra; - Nguyên nhân, điều kiện phạm tội; - Những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các tình tiết thuộc đối tượng chứng minh trong vụ án có liên quan chặt chẽ đến nhau, trong quá trình chứng minh, không được xem trọng hay coi nhẹ đối tượng nào mà phải xác định đầy đủ tất cả các tình tiết thuộc đối tượng chứng minh, trên cơ sở đó kết luận về việc giải quyết vụ án. 1.2.2. Giới hạn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác Giới hạn chứng minh là tổng hợp chứng cứ cần và đủ để giải quyết đúng đắn, khách quan VAHS, nó chỉ rõ phương tiện và ranh giới của quá trình chứng minh. Do vậy, nếu chỉ xác định đúng đối tượng chứng minh mà xác định thiếu giới hạn chứng minh thì việc giải quyết vụ án chưa thể toàn diện. Xác định đúng, đủ giới hạn chứng minh chính là chỉ ra ranh giới của việc thu thập, nghiên cứu những tình tiết nào có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, khác với đối tượng chứng minh được quy định cụ thể trong BLTTHS, giới hạn chứng minh không được quy định cụ thể trong Điều luật nào. Để điều chỉnh hoạt động của Cơ quan và người có thẩm quyền tố tụng, pháp luật chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, theo đó khi thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ phải tôn trọng sự thật của toàn bộ vụ án, phải đảm bảo khách quan, toàn diện và đầy đủ. Mặc dù vậy, khi thu thập chứng cứ phải căn cứ vào từng vụ án cụ thể và quy định của pháp luật, để đảm bảo chứng cứ cần và vừa đủ, không tràn lan những cũng không sơ sài, bỏ sót chứng cứ.
  • 27. 20 Việc xác định giới hạn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác có ý nghía rất quan trọng đảm bảo giải quyết đúng đắn VAHS. Những nguyên nhân dẫn đến sai sót khi điều tra vụ án chủ yếu do không xác định đúng và đủ giới hạn chứng minh, với hai dạng sai sót chủ yếu là xác định quá hẹp, không đủ dẫn đến thiếu tình tiết để làm rõ vụ án hoặc quá rộng, dẫn đến tràn lan, lãng phí thời gian, công sức, chi phí tố tụng. Cả hai dạng này đều có thể dẫn đến không kết luận được hoặc chậm kết luận, ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng giải quyết vụ án. Như vậy, “giới hạn chứng minh là khái niệm chỉ rõ khối lượng chứng cứ cần và đủ để xác định một cách khách quan, toàn diện các tình tiết có ý nghĩa đối với việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án hình sự”. [15, tr.24]. 1.3. Chủ thể chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Chứng minh VAHS nhằm xác định sự thật của vụ án, xác định tội phạm và người phạm tội góp phần giải quyết vụ án đúng pháp luật. Qúa trình chứng minh vụ án hình sự diễn ra qua nhiều giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử VAHS, pháp luật cũng quy định yêu cầu, giới hạn cụ thể khác nhau về chủ thể chứng minh. Theo quy định của Điều 15 BLLTTHS thì chủ thể chứng minh được phân chia thành hai nhóm, dựa trên quyền và nghĩa vụ của chủ thể, theo đó thì chủ thể có nghĩa vụ chứng minh thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, còn chủ thể có quyền chứng minh là những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan đến việc giải quyết vụ án. Căn cứ vào quy định của pháp luật, có thể xác định chủ thể chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau: Thứ nhất, chủ thể có nghĩa vụ chứng minh: Ở giai đoạn điều tra, nghĩa vụ chứng minh thuộc về CQĐT và VKS (cụ thể là Điều tra viên và Kiểm sát viên). Điều tra viên có nghĩa vụ phát hiện và thu thập chứng cứ của vụ án thông qua các biện pháp hợp pháp, bao gồm các biện pháp điều tra theo BLTTHS và các hoạt động thuộc về khoa học điều tra hình sự, nhằm xác định chính xác đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh, để kết luận về VAHS. Trong giai đoạn này, Điều tra viên tiến hành thu thập, kiểm tra các chứng cứ và đánh giá từng chứng cứ theo sự phân công của thủ trưởng. Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá toàn diện, tổng hợp các chứng cứ trong vụ án, trên cơ sở đó ra những quyết định để giải quyết vụ án.
  • 28. 21 Bên cạnh đó, trong giai đoạn điều tra, với chức năng, nhiệm vụ của mình, VKS mà cụ thể là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật TTHS cũng thực hiện hoạt động chứng minh VAHS qua các hoạt động như đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu khởi tố... Vì vậy, Điều tra viên của CQĐT và Kiểm sát viên của VKS là những chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm chứng minh ở giai đoạn điều tra VAHS. Trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, theo quy định của BLTTHS và pháp luật hiện hành, CQĐT, VKS mà cụ thể là Điều tra viên, Kiểm sát viên phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS, có trách nhiệm xác định đầy đủ những vấn đề phải chứng minh, áp dụng mọi biện pháp hợp pháp theo quy định để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Từ nhưng phân tích trên có thể khẳng định, chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong giai đoạn điều tra chủ yếu thuộc về CQĐT mà những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp là Điều tra viên và giám sát là Kiểm sát viên. Thứ hai, chủ thể có quyền chứng minh: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật quy định cho những người tham gia tố tụng có quyền chứng minh, đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên, đây là quyền của họ nên pháp luật không quy định chặt chẽ những điều kiện, nguyên tắc chứng minh, nguyên tắc đánh giá chứng cứ đối với các chủ thể này. Người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản, người giám định khi được CQĐT yêu cầu tham gia vào quá trình chứng minh, giúp cho các chủ thể có quyền chứng minh, góp phần giải quyết đúng đắn VAHS, nhưng họ không không phải là chủ thể thực hiện hoạt động chứng minh VAHS nói chung, chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng. 1.4. Nội dung hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra Quá trình chứng minh nói chung, hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng, là quá trình tư duy logic và thực tiễn của cơ quan và người có thẩm quyền THTT, bao gồm các hoạt động từ thu thập chứng cứ đến kiểm tra chứng cứ và đánh giá chứngcứ trên cơ sở quy định của pháp luật để giải quyết vụ án hình sự.
  • 29. 22 1.4.1. Thu thập chứng cứ Chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS là quá trình được hợp thành bởi các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, trong đó thu thập chứng cứ là hoạt động đầu tiên. Cũng như giai đoạn điều tra vụ án hình sự là hoạt động đầu tiên của quá trình chứng minh vụ án hình sự, thì hoạt động thu thập chứng cứ cũng có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ quá trình chứng minh tội phạm trong giai đoạn điều tra. “Thu thập chứng cứ là hoạt động của chủ thể chứng minh phát hiện, thu giữ, bảo quản các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án theo các trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng hình sự quy định” [34, tr218]. Việc thu thập chứng cứ được pháp luật TTHS quy định có nghĩa là các chủ thể tố tụng có thẩm quyền thu thập các loại nguồn chứng cứ hoặc thu thập ngay chính chứng cứ. Nghiên cứu các vụ án CYGTT và gây tổn hại cho sức khỏe người khác cho thấy bên cạnh những điểm giống nhau thì đa số các vụ án có những biểu hiện khác nhau về thủ đoạn phạm tội, về chủ thể cũng như các tình tiết liên quan khác. Mỗi vụ án xảy ra ở những khoảng thời gian, địa điểm, động cơ mục đích, công cụ phương tiện, quy mô tính chất…khác nhau đều có những đặc điểm riêng. Hơn nữa, giữa hành vi phạm tội CYGTT và hành phạm tội giết người có nhiều điểm tương đồng, nếu không phân biệt rõ thì rất dễ định tội sai. Những đặc trưng riêng này chính là những dấu vết đặc thù của từng vụ án, là chứng cứ mà Cơ quan hoặc người có thẩm quyền THTT tìm cách thu thập để làm phương tiện chứng minh vụ án hình sự. Muốn thu thập chứng cứ thì phải phát hiện được chứng cứ. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền THTT phải áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế khách quan của vụ án để tìm ra những sự vật, hiện tượng hay dấu vết, tài liệu đang tồn tại trong thế giới vật chất, được phản ảnh lại. Đặc biệt, đối với các vụ án CYGTT hoặc gây thương tích cho người khác, cần xác định những dấu vết thường liên quan đến loại tội phạm này như bị hại là ai, họ có yêu cầu khởi tố hay không, thương tích của họ ra sao, công cụ, phương tiện gây án, tính chất mực độ nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng… Ngay sau khi phát hiện được nguồn chứng cứ và chứng cứ, phải nhanh chóng tiến hành thu giữ chứng cứ. Khi tiến hành thu giữ phải đảm bảo hợp pháp về nguồn và hợp pháp về biện pháp thu giữ được quy định trong BLTTHS. Bên cạnh đó, khi
  • 30. 23 thu giữ chứng cứ cũng cần đảm bảo khoa học, thận trọng, tỉ mỉ để không làm hư hại chứng cứ, làm giảm hoặc mất giá trị chứng minh. Ghi nhận chứng cứ là hoạt động tiếp theo, được tiến hành bằng cách mô tả, chuyển tải những thông tin đã được phát hiện thể hiện vào những văn bản tố tụng phù hợp với quy định của pháp luật TTHS. Khi ghi nhận chứng cứ cũng phải lựa chọn, chỉ ghi nhận những gì có liên quan đến đối tượng chứng minh và có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, đồng thời, việc ghi nhận này phải đảm bảo cả về nội dung và hình thức của các văn bản tố tụng như biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản ghi lời khai, niêm phong vật chứng…Phải tôn trọng thuộc tính khách quan của chứng cứ, không được thêm bớt, ngụy tạo chứng cứ hay đánh giá theo ý chí chủ quan người phát hiện, thu giữ. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ thu thập được. Bước cuối cùng của hoạt động thu thập chứng cứ là bảo quản chứng cứ. Hoạt động này nhằm bảo vệ, giữ gìn tính nguyên vẹn của chứng cứ, không để mất mát, hư hỏng, lẫn lộn hoặc đánh tráo…Bởi lẽ, có nhưng vụ án khi đã mất hoặc hư hỏng chứng cứ, thì sẽ không thể thu thập lại được những chứng cứ đó. Có thể nói, bảo quản chứng cứ chính là bảo quản giá trị chứng minh của chứng cứ. Để đảm bảo yêu cầu này, khi phát hiện, thu giữ và bảo quản chứng cứ phải hết sức thận trọng, khách quan, lựa chọn biện pháp, hình thức phù hợp với quy định của BLTTHS đối với mỗi loại chứng cứ. Vậy: Thu thập chứng cứ trong quá trình chứng minh đối với điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là hoạt động của CQĐT nhằm phát hiện, thu giữ, ghi nhận và bảo quản chứng cứ theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng hình sự quy định và được tiến hành từ các hoạt động điều tra sau đây: - Thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can - Thu thập chứng cứ từ lời khai của người làm chứng, người bị hại và những người khác - Thu thập chứng cứ từ hoạt động đối chất, nhận dạng - Thu thập chứng cứ từ hoạt động khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật - Thu thập chứng cứ từ hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra - Thu thập chứng cứ từ hoạt động trưng cầu giám định...
  • 31. 24 1.4.2. Kiểm tra chứng cứ Kiểm tra chứng cứ là hoạt động tiếp theo của quá trình chứng minh, được thực hiện sau khi phát hiện, thu thập chứng cứ. Kiểm tra chứng cứ nhằm xác định lại những thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được có thỏa mãn các quy định của pháp luật về tính khách quan, liên quan và hợp pháp của chứng cứ hay không. Nếu đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ thì mới được xem là chứng cứ, mới được dùng để chứng minh tội phạm và người phạm tội. Do vậy, yêu cầu của kiểm tra chứng cứ là các chủ thể có thẩm quyền THTT phải kiểm tra một cách tỉ mỉ, khách quan toàn diên và đầy đủ. Kiểm tra chứng cứ được tiến hành bởi những người có thẩm quyền THTT như Điều tra viên, Cán bộ điều tra và một số chủ thể tố tụng khác được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra. Trong quá trình chứng minh, cac chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu những chủ thể khác tham gia các hoạt động kiểm tra chứng cứ. Những chủ thể có thẩm quyền nêu trên có trách nhiệm kiểm tra tát cả các nguồn chứng cứ đã thu thập được. Có thể sử dụng phương pháp kiểm tra từ riêng lẻ đến tổng hợp. Kiểm tra riêng lẻ các thông tin, tài liệu, các nguồn chứng cứ thu thập được, có nghĩa là đưa từng tài liệu, chứng cứ ra để kiểm tra; kiểm tra theo nhóm chứng cứ hoặc kiểm tra tổng hợp toàn bộ hệ thống chứng cứ đã thu thập trong mối quan hệ với các chứng cứ khác có trong vụ án. Kiểm tra chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hoạt động xem xét của Cơ quan hoặc người có thẩm quyền THTT đối với toàn bộ chứng cứ được thu thập về vụ án trong giai đoạn điều tra nhằm xác định chứng cứ có thỏa mãn đầy đủ các thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp hay không, có đảm bảo giá trị chứng minh hay không nhằm hoàn thiện hồ sơ vụ án, ban hành các văn bản tố tụng để giải quyết vụ án. Các phương pháp kiểm tra chứng cứ phải dựa trên cơ sở khoa học, bao gồm các phương pháp phổ biến như phân tích chứng cứ, so sánh, đối chiếu tổng hợp chứng cứ…Thông qua đó, có thể phát hiện được bản chất của chứng cứ, đặc trưng riêng của từng loại chứng cứ để chứng minh cho tình tiết nào của vụ án, tìm ra mâu thuẫn của những chứng cứ, đảm bảo tính tin cậy của chứng cứ. Nếu xét thấy còn nghi ngờ, thiếu chắc chắn hoặc không khách quan thì phải tiến hành các hoạt động điều tra để thu thập chứng cứ mới thay thế, bổ sung cho các chứng cứ đã được thu thập. Trong giai đoạn điều tra vụ án, khi kết thúc điều tra, CQĐT phải kiểm tra tất cả những
  • 32. 25 chứng cứ đã được thu thập, các văn bản tố tụng như kết luận điều tra hay quyết định đình chỉ điều tra chỉ được ban hành trên cơ sở chứng cứ đã được kiểm tra toàn diện và đầy đủ. Cụ thể là: - Kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, lời khai của người làm chứng, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác, xác định lời khai đã đẩy đủ hay chưa, có thiếu sót gì cần thu thập bổ sung hay không, đặc biệt là yêu cầu, đề nghị của bị hại, đây là một trong những căn cứ quan trọng trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Kiểm tra chứng cứ từ nguồn vật chứng là công cụ, phương tiện gây thương tích mà CQĐT thu thập được có mất mát, hư hỏng, đảm bảo giá trị chứng minh của vật chứng. - Kiểm tra kết luận giám định thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của bị hại, đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, là nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 4, Điều 206 BLTTHS năm 2015. Câu hỏi không thể thiếu trong trưng cầu giám định pháp y thương tích đó là mức độ (tỷ lệ %) thương tích (hay mức độ tổn hại sức khỏe). Cần chú ý những vụ án có nhiều bị hại hoặc những vụ án có nhiều kết luận giám định không thống nhất với nhau. Kết quả giám định vấn đề này có ý nghĩa quyết định trong việc xác định hành vi đã cấu thành tội phạm hay chưa cũng như xác định tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự. - Kiểm tra chứng cứ từ các biên bản hoạt động điều tra như biên bản ghi lơi khai, đối chất, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường, giám định, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật... 1.4.3. Đánh giá chứng cứ Đánh giá chứng cứ là một hoạt động phức tạp của quá trình chứng minh, là “hoạt động tư duy logic của Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, người bào chữa và những người khác có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm xác định tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp của từng chứng cứ và giá trị chứng minh của tổng hợp các chứng cứ đã thu thập được trong vụ án hình sự” [34, tr.222]. Trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, hoạt động đánh giá chứng cứ được thực hiện xuyên suốt trong quá trình chứng minh, nhằm sử dụng chính xác, có hiệu quả những chứng cứ đã thu thập được. Đối
  • 33. 26 với giai đọan này, nhiệm vụ chứng minh chủ yếu thuộc về Điều tra viên được phân công thụ lý vụ án. Để đánh giá chứng cứ, ĐTV trước hết phải dựa vào các quy định của BLHS, Bộ luật TTHS cũng như các quy định khác liên quan, dựa vào các kiến thức khoa học điều tra hình sự, tội phạm học, tâm lý học,…kinh nghiệm trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và đối với tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra, cần chú ý hai phương pháp sau đây: Thứ nhất, đánh giá riêng lẻ từng chưng cứ. Phương pháp này là đưa từng chứng cứ ra xem xét, đánh giá, ví dụ như đánh giá lời khai của bị hại, yêu cầu khởi tố của của bị hại trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu, đánh giá thông tin thể hiện trong biên bản khám nghiệm tử thi…Khi đánh giá riêng lẻ chứng cứ, cần chú ý xem xét mối liên quan của nó với đối tượng chứng minh, có đảm bảo đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ hay không, nếu có vi phạm phải kịp thời bổ sung, thay thế ngay. Ví dụ, lời khai của bị hại là người dưới 16 tuổi mà không có cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ biết, không có người phiên dịch…Đây là những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Do đó, khi xem xét từng chứng cứ, phải đảm bảo chứng cứ được thu thập bằng các nguồn hợp pháp và bằng các biện pháp, trình tự thủ tục do BLTTHS quy định. Thứ hai, sau khi đánh giá xong từng chứng cứ, tiến hành đánh giá tổng hợp toàn bộ chứng cứ thu thập được dựa trên mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau của hệ thống chứng cứ. Trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cần xác định mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện gây án với thương tích của bị hại, dấu vết tại hiện trường và lời khai của những người liên quan, nhất là trong các vụ án có nhiều đối tượng tham gia gây thương tích cho nhiều người hoặc một người những có nhiều thương tích bởi các công cụ, phương tiện khác nhau. Đặc biệt, cần phân biệt giữa hậu quả trong tội CYGTT và tội giết người. Đây là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình chứng minh. Cần phải xác định là đánh giá riêng lẻ từng chứng cứ và đánh giá tổng hợp chứng cứ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đánh giá từng chứng cứ là cơ sở để đánh giá tổng hợp chứng cứ, ngược lại đánh giá tổng hợp chứng cứ để xem xét các chứng cứ có mâu thuẫn với nhau hay không, có tạo thành một hệ thống chứng cứ thống nhất hay không. Từ đó, CQĐT xác định chính xác, đầy đủ đối tượng, giới hạn chứng minh để ra Bản kết luận điều ra và các văn bản tố tụng khác góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
  • 34. 27 Trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, khi kiểm tra, đánh giá chứng cứ, cần chú ý đối với thương tích của bị hại. ĐTV cần xác định thương tích trên cơ thể nạn nhân nằm ở bộ phận nào, đặc điểm (nhất là trường hợp nghi có tổn thương bên trong cơ thể); cơ chế hình thành thương tích là gì, đây là câu hỏi đóng vai trò rất quan trọng trong xác định dấu hiệu tội phạm, xác định người gây ra thương tích, xác định dấu hiệu lỗi của chủ thể, xác định mức độ nguy hiểm và cá thể hóa trách nhiệm hình sự của người phạm tội đặc biệt là các vụ án có đồng phạm, trong đó nhiều người gây thương tích cho một người. Lưu ý sự hình thành thương tích là một quá trình có sự tham gia của nhiều yếu tố tác động. Các dấu vết thương tích được hình thành phụ thuộc vào một số yếu tố như trọng lượng của vật; lực tác động mạnh hay yếu; đánh thẳng, đánh xiên, đánh với, đánh hụt lúc nạn nhân bỏ chạy, đánh vát...; tư thế đứng, ngồi, cúi, dơ tay chống đỡ, gạt hung khí ra...; ngã, trượt, chèn ép, xoắn, vặn, xoay người...; gãy xương trực tiếp, gián tiếp hay trạng thái cơ thể (tỉnh táo, bất tỉnh, có sử dụng rượu, ma túy,...). Như vậy, quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án bao gồm các hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Các hoạt động này có sự khác nhau về tính chất, phương pháp nhưng có quan hệ biện chứng với nhau, cùng mục đích nhằm chứng minh vụ án hình sự. Nếu như bất cứ một hoạt động nào trong các hoạt động trên thực hiện không tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động còn lại và ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn bộ quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Do đó, các chủ thể có thẩm quyền chứng minh không được nhận thức cảm tính dễ dẫn đến sự ngộ nhận chứng cứ, không được chủ quan duy ý chí, không được định kiến khi thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, đây là những sai lầm nghiêm trọng cần phải tránh trong quá trình giải quyết vụ án. 1.5. Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dânkhi chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Trong quá trình giải quyết VAHS, các cơ quan có thẩm quyền THTT có trách nhiệm chung là phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, do đó mối quan hệ giữa các cơ quan THTT có mối quan hệ là tất yếu, khách quan và được pháp luật TTHS quy định. Trong mối quan hệ tố tụng hình sự giữa các cơ quan THTT thì quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKSND là mối quan hệ đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng, được hình thành ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình giải
  • 35. 28 quyết VAHS, nhất là giai đoạn điều tra vụ án, khi CQĐT tiến hành áp dụng các quyết định tố tụng hình sự như áp dụng biện pháp ngăn chặn, áp dụng biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật để thu thập chứng cứ chứng minh, VKSND bảo đảm cho hoạt động nói trên đúng pháp luật, khách quan, chính xác. VKSND chỉ trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong các trường hợp luật định. Nếu các quyết định tố tụng do CQĐT ban hành trái luật, không có căn cứ VKS yêu cầu CQĐT hủy bỏ hoặc VKS trực tiếp ra quyết định hủy bỏ. CQĐT cũng kiểm soát lại một số hoạt động tố tụng của VKS nhưng mức độ kiểm soát của CQĐT đối với VKS chỉ dừng ở hoạt động theo dõi, giám sát chứ không có quyền phê chuẩn, yêu cầu, hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của VKSND, mà chỉ kiến nghị với VKSND cùng cấp để hủy bỏ, khắc phục; nếu không nhất trí thì CQĐT kiến nghị VKSND cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét, giải quyết. Về hình thức thực hiện mối quan hệ tố tụng giữa CQĐT và VKS chủ yếu được thực hiện bằng văn bản tố tụng, tuy nhiên, trong một số trường hợp, để bảo đảm tính nhanh chóng, khẩn trương của hoạt động điều tra, nhất là đối với các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhằm thu thập kịp thời chứng cứ chứng minh, pháp luật cho phép có thể được thực hiện bằng hình thức trao đổi, đối thoại trực tiếp giữa ĐTV, KSV khi tiến hành thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Khi chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung và trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn tại cho sức khỏe của người khác, sự phối hợp giữa CQĐT và VKSND là tất yếu, khách quan, đều hướng đến mục đích là phát hiện nhanh chóng, xử lý tội phạm và người phạm tội đúng pháp luật, khách quan. Trong giai đoạn điều tra VAHS, hoạt động chứng minh chủ yếu do CQĐT tiến hành nhưng phải phối hợp với VKSND để bảo đảm hoạt động chứng minh đạt được mục đích và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. CQĐT cũng như VKSND không thể tiến hành các hoạt động chứng minh vụ án một cách độc lập mà phải phối hợp chặt chẽ với nhau, đặc biệt là trong quá trình thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ chứng minh. Nếu hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ đúng pháp luật, khách quan, toàn diện, đầy đủ, hoạt động chứng minh sự thật khách quan của vụ án sẽ đạt được mục đích đề ra, đó là xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
  • 36. 29 Tiểu kết chương 1 Quá trình chứng minh trong VAHS là trải qua các giai đoạn TTHS như giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Các hoạt động này đều thực hiện dưới hình thức, biện pháp, thẩm quyền tố tụng hình sự khác nhau. Quá trình chứng minh là quá trình nhận thức, do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng nhằm giải quyết đúng đắn vụ án. Thông qua các hoạt động này mà hiệu quả, giá trị chứng minh của các thông tin, tài liệu của vụ án được khẳng định. Tổng hợp các hoạt động thu thập kiểm tra, đánh giá chứng cứ tạo thành nội dung của quá trình chứng minh trong TTHS. Hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hoạt động giữ vai trò quan trọng, là cơ sở để tiến hành các hoạt động tố tụng ở các giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, chủ thể chứng minh đuộc BLTTHS quy định bao gồm chủ thể có nghĩa vụ chứng minh bao là CQĐT, VKS mà trực tiếp là ĐTV, KSV được giao thực hiện nghĩa vụ chứng minh và chủ thể có quyền chứng minh nhưng không có nghĩa vụ buộc phải chứng minh là những người tham gia tố tụng có liên quan đến giải quyết VAHS. Có thể thấy, quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quá trình tư duy và thực tiễn của chủ thể có thẩm quyền chứng minh. Qúa trình này phải dựa trên các quy định của pháp luật, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết đúng đắn VAHS.
  • 37. 30 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VÀ THỰC TIỄN CHỨNG MINH VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 2.1.1. Quy định về đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh 2.1.1.1. Quy định về đối tượng chứng minh Khi vụ việc có dấu hiệu phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe xảy ra, đòi hỏi quá trình điều tra phải làm rõ một loạt các vấn đề như: có sự việc phạm tội xảy ra hay không? Nếu có thì thời gian, địa điểm? Ai là người thực hiện tội phạm? Có lỗi hay không? Có đồng phạm hay không? Tính chất, mức độ thiệt hại? ... Để kết luận chính xác VAHS, đòi hỏi phải làm rõ các vấn đề đó. Những tình tiết bắt buộc phải chứng minh trong tất cả các VAHS được khoa học pháp lý xác định là đối tượng chứng minh. Bộ luật TTHS năm 2015 quy định đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự tại Điều 85 với nọi dung như sau: “Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh: 1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; 2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; 3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; 4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; 5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; 6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt” [20].
  • 38. 31 Ngoài ra, đối với tất cả những vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện, trong hoạt động chứng minh phải làm rõ thêm các tình tiết khác quy định tại Điều 416 BLTTHS. Dựa vào ý nghĩa pháp lý hình sự của các vấn đề này đối với việc giải quyết VAHS, có thể chia thành ba nhóm: Những vấn đề phải chứng minh thuộc các yếu tố cấu thành tội phạm và các tình tiết định khung tăng nặng, định khung giảm nhẹ; Những vấn đề phải chứng minh nằm thuộc những tình tiết có ý nghĩa quyết định TNHS và hình phạt; Nhóm các tình tiết khác có giá trị chứng minh đối với tội vụ án. Để nghiên cứu toàn diện những vấn đề phải chứng minh, cần phải nghiên cứu và làm sáng tỏ từng nhóm đối tượng chứng minh đối với loại tội phạm này. - Nhóm một: Những vấn đề phải chứng minh thuộc các yếu tố cấu thành tội phạm và các tình tiết định khung tăng nặng, định khung giảm nhẹ: Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội là những vấn đề cơ bản cần phải làm rõ, thu thập đầy đủ các chứng cứ xác định người đó có hành vi phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hay không. Những vấn đề chứng minh nằm trong nhóm các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm chứng minh về khách thể, chứng minh về mặt khách quan, mặt chủ quan, chứng minh về chủ thể của tội phạm. Trong giai đoạn điều tra, CQĐT phải thu thập đầy đủ tất cả chứng cứ liên quan đến việc xác định sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu tội phạm, theo điều, khoản nào của BLHS. Khi đã xác định có tội phạm xảy ra thì phải xác định ai là người phạm tội, họ có năng lực TNHS hay không, lỗi, đông cơ mục đích, tính chất mức độ thiệt hại như thế nào? Vụ án có đồng phạm, phải xác định vai trò, vị trí từng người trong đồng phạm…Thu thập chứng cứ để trả lời cho các câu hỏi trên, là cơ sở để xác định người có hành vi nguy hiểm cho xã hội đủ yếu tố cấu thành tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác được quy định trong BLHS, là cơ sở để ban hành quyết định khởi tố vụ án khởi tố bị can hoặc kết thúc điều tra được chính xác. Như vậy, khi tiến hành chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải chứng minh đầy đủ các tình tiết thuộc yếu tố cấu thành của tội phạm. Các tình tiết này có ý nghĩa rất lơn đến việc định tội danh và truy cứu TNHS đối với người phạm tội.