SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  40
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC …………………………………………….
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại
bệnh viện ĐA KHOA SÀI GÒN
Tải tài liệu nhanh 0936.885.877
Dịch vụ làm báo cáo thực tập
Luanvantrithuc.com
Sinh viên: …………….
Lớp: ………………….
Giảng viên hướng dẫn: …………………..
MỤC LỤC
Contents
MỤC LỤC .................................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... 4
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 5
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 6
2.1.Mục tiêu chung...........................................................................................................6
2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................6
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 7
3.1.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................7
3.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................7
4. Tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu............................................................................. 7
5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 7
6. Tính ứng dụng của nghiên cứu ............................................................................ 8
7. Kế hoạch nghiên cứu............................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 9
1.1. Các khái niệm công cụ ....................................................................................9
1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng.............................................................................9
1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng...............................................................................10
1.1.4.Tầm soát dinh dưỡng .......................................................................................12
1.2.1.Phương pháp nhân trắc học.............................................................................12
1.2.2. Phương pháp tầm soát dinh dưỡng.................................................................15
Công cụ sàng lọc SDD (Malnutrition Universal Screening Tool – MUST)..................15
1.2.3. Phương pháp đánh giá tầm soát dinh dưỡng ............................................16
1.2.4. Phương pháp lâm sàng ...................................................................................18
1.2.5. Phương pháp cận lâm sàng ............................................................................18
1.2.6. Phương pháp đánh giá thay thế......................................................................18
1.3. Một số biểu hiện lâm sàng đặc hiệu và rối loạn về tình trạng dinh dưỡng............20
1.4. Khảo sát và phân loại tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân nội trú........................21
1.4.1. Đối với bệnh nhân nội trú là người lớn ..........................................................21
1.4.2. Đối với bệnh nhân nội trú là trẻ em................................................................23
1.5. Vai trò của tình trạng dinh dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân nội trú...................25
CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 27
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................29
2.2.2. Cách chọn mẫu ...............................................................................................29
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật thu thập số liệu ...................................30
CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 32
3.1. Kết quả về tình trạng dinh dưỡng (TTDD) tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn ...........32
3.2. Bàn luận..................................................................................................................34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 36
4.1. Kết Luận..................................................................................................................36
4.2. Kiến nghị.................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 37
PHỤC LỤC .............................................................................................................. 40
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CC/T Chiều cao/Tuổi
CN/CC Cân nặng/Chiều cao
CN/T Cân nặng/Tuổi
CSHQ Chỉ số hiệu quả
GDDD Giáo dục dinh dưỡng
P/L/G Protein (chất đạm)/ Lipid (chất béo)/Glucid (chất bột đường)
SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
SDD Suy dinh dưỡng
SK Sức khỏe
TB Trung bình
TTDD Tình trạng dinh dưỡng
BVĐK Bệnh viện đa khoa
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa sinh
phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Dinh dưỡng có vai trò thúc
đẩy sự lớn lên và phát triển của cơ thể, ngăn ngừa giảm cân và duy trì sự hoạt động
của cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng, tái tạo và làm lành vết thương, tạo chất lượng
cuộc sống và chịu đựng điều trị tốt hơn. Suy dinh dưỡng và thừa cân đều ảnh hưởng
đến tình trạng sức khỏe của mọi người nói chung và bệnh nhân nói riêng. Suy dinh
dưỡng liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh , biến chứng , tử vong và kéo dài thời
gian nằm viện. Theo khuyến nghị Hội dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu ( ESPEN –
European Society of parenteral Enteral Nutrition) năm 2002, tầm soát nguy cơ dinh
dưỡng của bệnh nhân là bước sàng lọc dinh dưỡng đầu tiên , để từ đó phân loạn bệnh
nhân có hay không có nguy cơ suy dinh dưỡng, đồng thời hướng đến đáng giá tình
trạng dinh dưỡng và đưa ra kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng phù hợp với từng nhóm
bệnh nhân.
Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển về kinh tế, tình trạng dinh
dưỡng của người Việt Nam cũng đang thay đổi theo hướng dinh dưỡng chuyển tiếp.
Chúng ta phải chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng: một mặt phải khắc phục tình trạng
suy dinh dưỡng hiện vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, mặt khác đó là tình trạng thừa cân, béo
phì. Suy dinh dưỡng vẫn đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng của Việt Nam và
nhiều quốc gia trên thế giới. Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng dinh dưỡng (như các yếu tố về kinh tế, xã hội …) sẽ cung cấp những thông tin
quan trọng phục vụ cho chiến lược can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng và đặc biệt
là góp phần nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ở nước ta hiện nay. ”
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn toạ lạc tại Số 125 Lê Lợi, Phường Bến Thành, Quận
1, TP Hồ Chí Minh. Đây là một quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, tập trung
đông dân cư, đi lại dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tới thăm khám
và điều trị bệnh.Với đội ngũ y bác sỹ được đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm, đội
ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên tận tình, chu đáo, hết lòng với bệnh nhân.
Cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc xét nghiệm và điều trị hiện đại. Bệnh viện Đa
khoa Sài Gòn vẫn đang nỗ lực từng ngày để trở thành địa chỉ khám chữa bệnh uy tín
cho người dân thành phố Hồ Chí Minh
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bệnh viện Đa khoa Sài Gòn là một trong
những trung tâm y tế lớn nhất của khu vực và cả nước, hoạt động hiệu quả việc thực
hiện chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân theo định hướng của Trung ương và theo chỉ
đạo của Lãnh đạo Thành phố. Bên cạnh những thành quả đạt được, thách thức mà
bệnh viên gặp phải là áp lực nguy cơ lây lan dịch bệnh do sự gia tăng dân số cơ học;
áp lực quá tải bệnh viện do bệnh nhân nội trú ngày một nhiều hơn, sự tác động của
các yếu tố khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và điều trị
dinh dưỡng cho người bệnh nhân, không đạt được mục tiêu đề ra. ”
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh lý của người
bệnh. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp là yếu tố nguy cơ hàng đầu của suy dinh
dưỡng, rối loạn chuyển hóa. Vì vậy việc khảo sát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho
bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, giúp bệnh nhân nhanh
chóng phục hồi sức khỏe.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Khảo sát tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn”làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
- Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện tại các khoa lâm sàng của
bệnh viện đa khoa Sài Gòn
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và xác định người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc suy dinh
dưỡng hay không
- Cung cấp thông tin cần thiết trong quá trình can thiệp dinh dưỡng
- Theo dõi diễn biến thực trạng dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh nhân tại
bệnh viện đa khoa Sài Gòn
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
- Các bệnh nhân nằm viện tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được đánh giá trong thời gian ít nhất 48 giờ
sau khi nhập viện bằng 2 phương pháp nhân trắc (chỉ số BMI) và SGA
- Thu thập, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng số đo nhân trắc
- Thu thập, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng công cụ SGA
- Phân tích thống kê
4. Tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu
* Tiêu chí chọn vào : các bệnh nhân thỏa các điều kiện sau:
- Tất cả bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên , biết đọc ,biết viết, không rối loạn ý thức
- Bệnh nhân nằm viện từ 5 ngày trở lên
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
* Tiêu chí loại ra :
- Bệnh nhân từ chối tham gia nghiện cứu
- Bệnh nhân không đủ sức khỏe, khả năng trả lời bộ câu hỏi
- Bệnh nhân nằm viện dưới 5 ngày
5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Đề cương được thông qua Hội đồng đạo đức của bệnh viện
- Nghiên cứu không ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh nhân
- Đảm bảo tính bí mật thông tin của bệnh nhân
6. Tính ứng dụng của nghiên cứu
- Nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện từ đó có
đánh giá đúng về nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng để có kế hoạch can thiệp
dinh dưỡng kịp thời và theo dõi tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân trong quá trình điều
trị bệnh tại bệnh viện
- Nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân
7. Kế hoạch nghiên cứu
- Tháng 03/ 2021 soạn đề cương
- 01/ 04/ 2021 đến 30/08 / 2021 thu thập số liệu
- Tháng 09 - 10/ 2021 xử lý số liệu và hoàn tất đề tài
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng
Dinh dưỡng là lấy những chất bổ sung trong đồ ăn, để nuôi dưỡng cơ thể. việc
ăn uống là một trong nhu cầu sinh lý thiết yếu cho đời sống con người, trong đó đồ
ăn đóng vai trò căn bản trong việc cung cấp nguồn năng lượng sống cho cơ thể và
phải trải qua hai tiến trình là:
- Cung cấp.
- Biến năng (do các phản ứng hóa học bên trong cơ thể giúp cho
các chất hóa học trong thực phẩm được biến thành nguồn chất bổ sung
có năng lượng nuôi dưỡng cơ thể) .
Do đó hai tiến trình cung cấp và biến năng đồ ăn còn được gọi là ding dưỡng.
1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá
sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Từ lâu người ta đã biết có mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng và tình trạng sức
khoẻ. Tình trạng dinh dưỡng có thể được định nghĩa là tập hợp các đặc điểm cấu trúc,
các chỉ tiêu hoá sinh và đặc điểm các chức phận của cơ thể phản ánh mức đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng. Khi mới hình thành khoa học dinh dưỡng, để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng, người ta chỉ dựa vào các nhận xét đơn giản như gầy, béo; tiếp đó là một số chỉ
tiêu nhân trắc như Brock, Quetelet, Pignet. Nhờ phát hiện về vai trò các chất dinh
dưỡng và các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ngày càng
hoàn thiện và ngày nay trở thành một chuyên khoa của dinh dưỡng học.
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất
dinh dưỡng của cơ thể. Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng của con người khác nhau tùy theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý (ví dụ: thời kỳ có
thai, cho con bú...) và mức độ hoạt động thể lực và trí lực. Cơ thể sử dụng các chất dinh
dưỡng có trong thực phẩm không những phải trải qua quá trình tiêu hoá, hấp thu, phụ
thuộc vào các yếu tố khác như sinh hoá và sinh lý trong quá trình chuyển hoá. Việc sử
dụng thực phẩm chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của cá thể. Ví dụ: tiêu chảy
ảnh hưởng tức thì đến tiêu hoá hấp thu thức ăn. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ảnh sự
cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể có tình trạng 99 dinh
dưỡng không tốt, (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc
dinh dưỡng hoặc cả hai.
Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ của các cá
thể bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0 đến 5
tuổi thường được coi là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phẩm của toàn bộ
cộng đồng. Đôi khi người ta cũng lấy tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ làm
đại diện. Các tỷ lệ trên phản ánh tình trạng dinh dưỡng của toàn bộ quần thể dân cư ở
cộng đồng đó, ta có thể sử dụng để so sánh với số liệu quốc gia hoặc cộng đồng khác
1.1.3. Khái niệm suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Suy
dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở bất kỳ lứa tuổi.
Những trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng thường phát triển hành vi chậm,
thậm chí chậm phát triển trí não. Ngay cả khi được điều trị, suy dinh dưỡng có thể có
ảnh hưởng lâu dài ở trẻ em, làm suy yếu sự phát triển trí tuệ và nảy sinh vấn đề tiêu hóa
– trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến suốt đời.
Người lớn bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành thường phục hồi
hoàn toàn khi điều trị. Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe
khác nhau, bao gồm:
Hệ thống miễn dịch yếu, làm tăng nguy cơ lây nhiễm;Khả năng lành vết thương
thấp;Cơ yếu, có thể dẫn đến té ngã và nứt xương.Ngoài ra, suy dinh dưỡng còn gây
biếng ăn, khiến tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng bao gồm :
- Mất cảm giác thèm ăn hoặc quan tâm đến thức ăn hoặc đồ uống
- Hay cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh
- Không có khả năng tập trung
- Luôn cảm thấy lạnh, nhiệt độ cơ thể giảm bất thường
- Mất chất béo (mô mỡ), khối lượng cơ giảm
- Nguy cơ mắc bệnh cao hơn và mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh
- Thời gian lành vết thương lâu hơn
- Hay buồn bã, phiền muộn
- Nguy cơ cao xảy ra biến chứng sau phẫu thuật
- Giảm ham muốn tình dục và các vấn đề với khả năng sinh sản
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn:
- Thở khó khăn
- Da mỏng, khô, không đàn hồi, nhợt nhạt và lạnh
- Má hốc hác và đôi mắt trũng xuống, vì không có mỡ ở dưới da
- Tóc trở nên khô và thưa thớt, dễ rụng
- Suy hô hấp và suy tim
- Thời gian đói gây tử vong là trong vòng 8-12 tuần
1.1.4.Tầm soát dinh dưỡng
Tầm soát dinh dưỡng là hoạt động nhằm xác định người bệnh có SDD hoặc có nguy
cơ SDD hay không. Đây là bước đầu để chuyển tiếp đánh giá TTDD, được thực hiện trong
vòng 24 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện.
Đối tượng được tầm soát DD: tất cả người bệnh khi nhập viện.Quá trình tầm soát
nhanh và đơn giản để ngay cả đội ngũ nhân viên y tế đều tiến hành được. Quá trình tầm
soát phải đủ độ nhạy để có thể phát hiện tất cả hay hầu hết các nguy cơ dinh dưỡng của
bệnh nhân.
Có một số ưu điểm trong việc gồm độ nặng của bệnh và tình trạng dinh dưỡng, vì cả 2
tác động lẫn nhau; Tình trạng suy dinh dưỡng có thể trở lên nặng nề hơn khi có bệnh nặng.
Phương pháp nên được tính điểm và kiểm tra và dẫn đến hành động thích hợp và dứt
khoát.
Hầu hết các công cụ tầm soát thể hiện 4 vấn đề cơ bản; sự sụt cân gần đây, chế độ ăn
gần đây, chỉ số khối cơ thể hiện tại và độ nặng của bệnh nhân hay một số chỉ số dự
đoán nguy cơ suy dinh dưỡng khác.Lợi ích của phương pháp tầm soát được khuyến
nghị dựa trên giá trị tiên đoán, giá trị nội dung, độ tin cậy và tính khả thi.
1.2 Các phương pháp khảo sát đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân
1.2.1.Phương pháp nhân trắc học
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI):
BMI thường được dùng để đánh giá nhanh TTDD trong cộng đồng vì dễ
thực hiện và chi phí rẻ.
BMI Tổ chức Y tế Thới giới khuyến cáo sử dụng đánh giá TTDD cho người
trưởng thành trên 18 tuổi
BMI không sử dụng cho phụ nữ mang thai, người tập thể hình, người bị dị
tật cột sống…
BMI = Cân nặng (kg)/ [Chiều cao (m)]2
Bảng 1: Đánh giá TTDD ở người trưởng thành
Phân loại WHO BMI (kg/m2
) IDI & WPRO (kg/m2
)
SDD độ III < 16.0 < 16.0
SDD độ II 16.0 – 16.9 16.0 – 16.9
SDD độ I 17.0 – 18.49 17.0 – 18.49
Bình thường 18.5 – 24.9 18.5 – 22.9
Thừa cân 25.0 – 29.9 23.0 – 24.9
Béo phì độ I 30.0 – 34.9 25.0 – 29.9
Béo phì độ II 35.0 – 39.9 30.0 – 34.9
Béo phì độ III ≥ 40 ≥ 35
- Chu vi vòng cánh tay (CVVCT):
Ở người trưởng thành CVVCT được sử dụng để đánh giá TTDD trong thời
kỳ đói kém. Đặc biệt, CVVCT dùng để đánh giá tình trạng SDD nặng hay cấp
thời trong bệnh viện.
Cách đo: lấy điểm giữa từ mỏm quạ xương bả vai đến mỏm khuỷu của
xương cánh tay.
Dùng thước đo vòng ngang qua điểm đã được xác định ở trên, đo vừa chạm
thước, không xiết chặt thước dây.
Đọc kết quả: đơn vị ghi cm với 1 số lẻ
Nhận định kết quả:
Chu vi vòng cánh tay (cm) BMI (kg/m2
) Tình trạng dinh dưỡng
< 23 < 18.5 Suy dinh dưỡng
23 – < 25 18.5 – < 20.5 Nguy cơ suy dinh dưỡng
> 25 > 20.5 Bình thường
> 32 > 30 Dư cân, béo phì
-Vòng eo (VE) và vòng mông (VM):
Để bổ sung nhận định về các yếu tố nguy cơ bệnh lý chuyển hóa, có thể
dùng thêm số đo VE/VM để đưa ra lời khuyên thích hợp cho cá thể .
Dùng thước dây để đo VE và VM, thước đo vừa chạm, không xiết chặt.
Đọc kết quả: đơn vị ghi cm với 1 số lẻ
-Đánh giá:
Chỉ số VE/VM được khuyến cáo tốt cho sức khỏe là:
Đối với nữ ≤ 0.8 Đối với nam ≤ 0.9
Trên các giá trị này, có nguy cơ về sức khỏe
1.2.2. Phương pháp tầm soát dinh dưỡng
Công cụ sàng lọc SDD (Malnutrition Universal Screening Tool – MUST)
(cộng điểm 3 bước)
BƯỚC 2 BƯỚC 3
BMI điểm
> 20 = 0
18.5 – 20 = 1
< 20 = 2
Sụt cân không chủ ý
/ 3 – 6 tháng qua
( %) điểm
< 5 = 0
5 – 10 = 1
> 10 = 2
Bệnh cấp tính và
không ăn uống được
hơn 5 ngày
2 điểm
BƯỚC 1
+ +
BƯỚC 4
Xác định yếu tố nguy cơ
0 điểm: Nguy cơ thấp 1 điểm: Nguy cơ trung bình ≥ 2 điểm: Nguy cơ cao
BƯỚC 5
Hướng dẫn quản lý
1.2.3. Phương pháp đánh giá tầm soát dinh dưỡng
 Thang điểm SGA (Subjective Global Assessment)
Cân nặng 3 – 6 tháng trước: …..kg
1. Giảm cân trong 3 – 6 tháng qua:
< 5%  5 – 10%  > 10% 
2. Thay đổi về khẩu phần ăn:
Không  Cháo đặc/ lỏng đủ năng lượng  Đói, năng lượng thấp 
3. Các triệu chứng dạ dày – ruột:
Không  Chán ăn  Buồn nôn, nôn 
4. Các bất thường chức năng của cơ thể:
Không  Giảm lao động, đi lại được  Nằm tại gường 
5. Sang chấn tâm lý (stress):
Không  Nhẹ, vừa  Nặng 
6. Dấu hiệu thực thể:
Bình thường  Giảm lớp mỡ dưới da, giảm khối cơ  Phù, cổ trướng 
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng:
Tổng số điểm: (9 – 12) (4 – 8) (0 – 3)
Thang điểm SGA: A B C
Tình trạng DD: DD bình thường SDD trung bình SDD nặng
 Thang điểm NRS: (Nutritional Risk Screening)
Cân nặng 3 tháng trước: … kg
1. Tầm soát ban đầu: Có Không
1.1. BMI < 20  
0 điểm:
Chăm sóc thường quy
1 điểm: Theo dõi
Ghi nhận khẩu phần/ 3 ngày
≥ 2 điểm: Hội chẩn
Can thiệp dinh dưỡng
1.2. Giảm cân trong vòng 3 tháng qua  
1.3. Giảm lượng thức ăn ăn vào trong tuần qua  
1..4. Có bệnh nặng (Hồi sức tích cực)  
Nếu trả lời “không” cho các câu thì đánh giá lại sau 1 tuần
Nếu trả lời “có” cho bất kỳ 1 câu thì tiến hành đánh giá tiếp theo:
2. Đánh giá mức độ dinh dưỡng (điểm): 0 1 2 3 Suy
dinh dưỡng (không) (nhẹ) (TB) (nặng)
2.1. Không có thay đổi: 0 điểm
2.2. Giảm cân trong 3 tháng, hoặc lượng thực phẩm ăn vào tuần qua còn 50 – 75%
nhu cầu bình thường): 1 điểm
2.3. Giảm cân >5% / 2 tháng, hoặc (18.5 < BMI < 20.5) (+) tổng trạng yếu, hoặc
lượng thực phẩm ăn vào tuần qua còn 25 – 50% nhu cầu bình thường): 2 điểm
2.4. Giảm cân >5% / 1 tháng (> 15% /3 tháng ), hoặc BMI < 18.5 (+) tổng
trạng yếu, hoặc lượng thực phẩm ăn vào tuần qua còn 0 – 25% nhu cầu bình
thường): 3 điểm
3. Đánh giá mức độ bệnh lý (Stress chuyển hóa):
3.1. Không có: 0 điểm
3.2. Gãy xương chậu, bệnh mạn tính có biến chứng cấp, xơ gan,COPD, lọc máu,
đái tháo đường: 1điểm
3.3. Đại phẫu thuật vùng bụng, đột quỵ, viêm phổi nặng, bệnh lý ác tính về huyết
học: 2 điểm
3.4. Chấn thương đầu, thay hoặc ghép tủy, bệnh hồi sức cấp cứu: 3 điểm
4. Đánh giá sau cùng:
4.1. Điểm đánh giá mức độ dinh dưỡng: từ 0 – 3 điểm
4.2. Điểm của mức độ bệnh lý: từ 0 – 3 điểm
4.3. Cộng 2 phần điểm DD và mức độ bệnh lý: để có điểm tổng
4.4. Người bệnh ≥ 70 tuổi (+ 1 điểm)
Tổng số điểm sau cùng:
Tổng số điểm: 0 1 2 3
Tình trạng DD: Bình thường SDD nhẹ SDD TB SDD nặng
1.2.4. Phương pháp lâm sàng
- Khai thác tiền sử, bệnh sử những dấu chứng liên quan đến DD
- Thăm khám lâm sàng, đánh giá các dấu hiệu có liên quan đến thiếu hụt các chất
dinh dưỡng
1.2.5. Phương pháp cận lâm sàng
- Các xét nghiệm (XN) đánh giá TTDD: Albumin huyết thanh, Pre albumin huyết
thanh, số lượng tế bào lympho.
- Các xét nghiệm xác định tình trạng thiếu vitamin, khoáng chất và thiếu máu.
1.2.6. Phương pháp đánh giá thay thế
a) Ước lượng chiều cao:
- Đo chiều dài xương trụ (cm) để ước lượng chiều cao:
CC
(cm)
Nam (< 65t) 1.94 1.93 1.91 1.89 1.87 1.85 1.84 1.82 1.80 1.78 1.76 1.75 1.73 1.71
Nam (≥ 65t) 1.87 1.86 1.84 1.82 1.81 1.79 1.78 1.76 1.75 1.73 1.71 1.70 1.68 1.67
CDXT (cm) 32.0 31.5 31.0 30.5 30.0 29.5 29.0 28.5 28.0 27.5 27.0 26.5 26.0 25.5
CC
(cm)
Nữ (< 65t) 1.84 1.83 1.81 1.80 1.79 1.77 1.76 1.75 1.73 1.72 1.70 1.69 1.68 1.66
Nữ (≥ 65t) 1.84 1.83 1.81 1.79 1.78 1.76 1.75 1.73 1.71 1.70 1.68 1.66 1.65 1.63
CC
(cm)
Nam (< 65t) 1.69 1.67 1.66 1.64 1.62 1.60 1.58 1.57 1.55 1.53 1.51 1.49 1.48 1.46
Nam (≥ 65t) 1.65 1.63 1.62 1.60 1.59 1.57 1.56 1.54 1.52 1.51 1.49 1.48 1.46 1.45
CDXT (cm) 25.0 24.5 24.0 23.5 23.0 22.5 22.0 21.5 21.0 20.5 20.0 19.5 19.0 18.5
CC
(cm)
Nữ (< 65t) 1.65 1.63 1.62 1.61 1.59 1.58 1.56 1.55 1.54 1.52 1.51 1.50 1.48 1.47
Nữ (≥ 65t) 1.61 1.60 1.58 1.56 1.55 1.53 1.52 1.50 1.48 1.47 1.45 1.44 1.42 1.40
- Chiều dài gót chân – đầu gối (Knee heigt):
Đo chiều dài gót chân – đầu gối (cm) để ước lượng chiều cao
Theo công thức :
Chiều cao nữ (cm) = 2.225 x (Knee heigt) + 50.25
Chiều cao nam (cm) = 1.924 x (Knee heigt) + 69.38
- Chiều dài nữa sải tay (CD ½ ST):
Đo CD ½ ST (cm) để ước lượng chiều cao
Theo công thức:
Chiều cao nữ (cm) = (1.35 x CD ½ ST) + 60.1
Chiều cao nam (cm) = (1.40 x CD ½ ST) + 57.8
b) Hiệu chỉnh cân nặng:
Cổ trướng Phù
Nhẹ – 2.2 kg – 1 kg
Vừa – 6.0 kg – 5 kg
Nặng – 14.0 kg – 10 kg
1.3. Một số biểu hiện lâm sàng đặc hiệu và rối loạn về tình trạng dinh dưỡng
Khám thực thể là một phương pháp quan trọng đối với cả bệnh nhân nội trú trong
bệnh viện cũng như đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở cộng đồng. Sử dụng phương pháp
nhân trắc học và khám thực thể để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, phát
hiện những triệu chứng đặc hiệu liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý là rất cần thiết
để định hướng cho điều trị một cách hiệu quả. Ngoài ra, khi phát hiện những triệu
chứng đặc hiệu (như vệt Bitot) ở cộng đồng thì ý nghĩa chẩn đoán rất lớn. Tuy nhiên,
tuỳ thuộc vào mục đích điều tra mà đặt ra yêu cầu cho khám thực thể. Dưới đây chỉ đề
cập đến một số triệu chứng đặc hiệu liên quan đến rối loạn về dinh dưỡng hoặc dinh
dưỡng không hợp lý.
Theo tiểu ban dinh dưỡng của Tổ chức Y tế thế giới, một số triệu chứng/biểu hiện
lâm sàng của một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý được sắp xếp như
sau:
(1) Béo phì do nguyên nhân dinh dưỡng: Cân nặng quá cao so với chiều cao hay
các chỉ số khác như lớp mỡ dưới da tăng quá mức, vòng bụng quá to so với lồng ngực
(2). Suy dinh dưỡng do thiếu ăn: Khi cơ thể bị SDD do thiếu ăn sẽ có cân nặng
thấp, lớp mỡ dưới da giảm, các đầu xương quá lồi to ra so với bình thường, da mất chun
giãn và tinh thần thể chất mệt mỏi, uể oải.
(3)Suy dinh dưỡng do thiếu protein-năng lượng Một số triệu chứng khi trẻ bị SDD
do thiếu protein-năng lượng như: phù, các cơ bị teo, cân nặng thấp, rối loạn tinh thần vận
động, tóc biến màu dễ nhổ hoặc mỏng và thưa.
Ngoài ra một số triệu chứng có thể gặp như mặt hình mặt trăng, viêm da kèm theo
bong da và da mất màu rải rác.
(4)Thiếu vitamin:
Thiếu vitamin tan trong dầu:
* Thiếu vitamin A: Khi thiếu vitamin A da dẻ bị khô, tăng sừng hóa nang lông loại 1.
Trong trường hợp thiếu nặng có thể bị khô kết mạc-mềm giác mạc hoặc có vệt Bitot.
* Thiếu vitamin D
- Còi xương đang tiến triển: Khi trẻ nhỏ bị thiếu vitamin D, còi xương đang tiến triển có
một số biểu hiện sau: các đầu xương to nhưng không đau, chuỗi hạt sườn và nhuyễn sọ
(dưới 1 tuổi); đồng thời giảm cường tính của cơ.
- Còi xương đã khỏi (ở trẻ em và người lớn): Lồi trán và thái dương, chân vòng kiềng
hay cong và có biểu hiện biến dạng lồng ngực.
- Mềm xương (ở người trưởng thành): Các biến dạng xương tại chỗ hay lan rộng, các
niêm mạc nhạt màu, móng tay hình thìa và teo gai lưỡi.
Thiếu vitamin tan trong nước:
* Thiếu vitamin B2 (riboflavin) Một số biểu hiện lâm sàng khi thiếu vitamin B2
như viêm mép, sẹo mép, viêm môi, lưỡi đỏ sẫm, teo các gai phần giữa lưỡi, rối loạn tiết bã
ở rãnh mũi mép, viêm đuôi mi mắt, viêm da bìu và âm hộ.
* Thiếu vitamin B1 (hay thiamin) Một số triệu chứng khi thiếu vitamin B1 như mất
phản xạ gân gót, mất phản xạ gân bánh chè, mất cảm giác và vận động yếu ớt, tăng cảm
giác cơ bắp chân, rối loạn chức phận tim mạch và phù.
* Thiếu niacin Khi bị thiếu niacin, da bị viêm “pelagrơ”, lưỡi đỏ, thô và có rãnh,
gai lưỡi bị mất và có vệt sẫm da ở má và trên hố mắt.
* Triệu chứng đặc hiệu của thiếu vitamin C là lợi bị sưng và chảy máu, tăng sừng
hóa nang lông loại 2, đốm xuất huyết hoặc bầm máu. Khi bị thiếu nặng có thể xuất hiện
bọc máu trong cơ và quanh xương, hoặc đầu xương sưng to và đau.
(5). Thiếu iod: có biểu hiện to tuyến giáp trạng.
(6) Thừa fluor (fluorosis): Có các vệt mờ ở men răng, các giai đọan sớm khó phân
biệt với men răng giảm sản.
(7) Thiếu máu do thiếu sắt (Fe) Niêm mạc nhợt nhạt (lật mí mắt, hốc miệng, môi),
da xanh xao và móng tay hình thìa. hiếu vitamin C:
1.4. Khảo sát và phân loại tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân nội trú
1.4.1. Đối với bệnh nhân nội trú là người lớn
Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index – BMI),
WHO 1995) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành. Theo WHO thì
tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành được đánh giá là “Bình thường” khi BMI
trong ngưỡng 18,50-24,99; “Gầy” khi chỉ số BMI <18,50; “Thừa cân” khi BMI >25,0;
“Béo phì” khi BMI >30,0.
Thừa cân là tình trạng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao còn béo phì là
tình trạng tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể của lipid
trong các tổ chức mỡ tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có nhiều chỉ số có thể dùng để
đánh giá tình trạng thừa cân – béo phì. Trên cộng đồng, để đánh giá mức độ thừa cân –
béo phì, người ta thường dùng chỉ số khối cơ thể BMI = W (kg)/ (H*H) (m) và dựa vào
bảng phân loại sau:
Trọng lượng của (kg):
Chiều cao của (cm):
Chỉ số BMI là:
Nh?p l?i
1.4.2. Đối với bệnh nhân nội trú là trẻ em
Đơn giản nhất là dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ theo độ tuổi. Biểu
đồ tăng trưởng được đính kèm trong sổ theo dõi sức khỏe trẻ em, cấp cho mỗi trẻ sau sinh
và dùng đến 6 tuổi. Hàng tháng trẻ sẽ được cân đo tại các cơ sở y tế địa phương, ghi nhận
cân nặng vào biểu đồ và vẽ đường phát triển cân nặng theo tuổi. Trẻ được xem là có nguy
cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng, đường phát triển cân nặng
theo tuổi đi theo hướng nằm ngang. Trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng
theo tuổi nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ.
Tuy nhiên để đánh giá dinh dưỡng toàn diện cần có ít nhất 3 chỉ số:
 Cân nặng theo tuổi·
 Chiều cao theo tuổi·
 Cân nặng theo chiều cao.
Một số chỉ số nhân trắc khác cũng được dùng để phát hiện đánh giá suy dinh dưỡng như số
đo vòng đầu, vòng cánh tay… nhưng thời gian sau này ít được áp dụng do không cụ thể,
chi tiết và không chính xác vì phải phụ thuộc vào cách đo, kỹ năng thực hành…
1.5. Vai trò của tình trạng dinh dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân nội trú
Hình 1. Tháp dinh dưỡng dùng cho 1 người trong 1 tháng
Năng lượng vào cơ thể dưới dạng hóa năng của thức ăn. Thức ăn khi đốt cháy sinh
năng lượng gồm có. Năng lượng đưa vào và năng lượng tiêu hao.Trong cơ thể con người
cần phải cân bằng giữa năng lượng đưa vào và năng lượng tiêu hao, khi năng lượng đưa
vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao thì dễ gây ra thừa cân béo phì. Nếu năng lượng đưa vào
ít hơn so với năng lượng tiêu hao thì sẽ dẫn đến gầy mòn, giảm cân.
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân nội trú kể từ khi
bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh. Tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến tình trạng
dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng kém ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách
thức điều trị và chất lượng cuộc sống còn trong đảm bảo quản lý các vấn đề dinh dưỡng
của bệnh nhân và đảm bảo bệnh nhân nhận được sự chăm sóc cần thiết.
Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn
chế các biến chứng và giúp người bệnh tiểu đường ổn định chỉ số đường huyết ở mức an
toàn.
Trong điều trị cho bệnh nhân nội trú, chế độ ăn uống hợp lý sẽ giảm được liều
thuốc cần sử dụng. Chế độ ăn trị liệu hiệu quả không chỉ giúp bình ổn sức khỏe theo tiêu
chuẩn điều trị mà còn cải thiện các rối loạn trong cơ thể, góp phần làm giảm các biến
chứng nguy hiểm.
Như vậy, vai trò quan trọng của tình trạng dinh dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân nội
trú là đảm bảo chế độ dinh dưỡng, không làm tăng các yếu tố gây bệnh, hỗ trợ cải thiện
sức khỏe, giảm tình trạng mệt mỏi của bệnh nhân.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn (trừ
bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính, cấp cứu)
BẢNG 2. BỆNH NHÂN NỘI TRÚ KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
TỪ THÁNG 4 => 9/2021
Bệnh
nhân
Tháng
4
Tháng
5
Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tổng
Tổng/
tháng
43 41 22 33 30 36 205
Nam 20 06 07 08 11 12 64
Nữ 43 35 15 25 19 24 161
< 18 tuổi 01 01
18 – 60
tuổi
18 24 15 24 18 23 122
>60 tuổi 25 17 06 09 12 13 82
Điều trị
≥5 ngày
05 08 07 08 08 10 46
BẢNG 3. TỔNG SỐ BỆNH NHÂN NỘI TRÚ KHOA NỘI TỪ THÁNG
4 => 9/2021
Bệnh nhân Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
Tổng
Tổng/tháng 22 27 29 26 33 25 162
Nam 08 13 11 13 15 11 71
Nữ 14 14 18 13 18 14 91
< 18 tuổi
18 -60 tuổi 17 14 14 13 13 07 78
> 60 tuổi 05 13 15 13 20 18 84
Điều trị ≥5
ngày
11 16 16 11 21 17 92
BẢNG 4. TỔNG SỐ BỆNH NHÂN NỘI TRÚ KHOA NGOẠI TỪ THÁNG
4 – 9/2021
Bệnh nhân Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
Tổng
Tổng/tháng 20 25 26 29 13 11 124
Nam 10 13 14 16 08 09 70
Nữ 10 12 12 13 05 02 54
< 18 tuổi 01 02 03
18 -60 tuổi 16 21 20 21 10 10 98
> 60 tuổi 04 03 04 08 03 01 23
Điều trị ≥5
ngày
11 08 11 17 06 03 56
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến hành từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2018 tại
bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
Cỡ mẫu:
p(1
n =
d 2
− n là số lượng cần điều tra; Z2
(1-α/2): Độ tin cậy 95%, Z =1,96.
− p là tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn trong bệnh viện trung bình là 19%[1]; d là sai
số cho phépZ12−αp)/2−
là 5%, thêm 15 % bỏ cuộc n = 267 đối tượng.
2.2.2. Cách chọn mẫu
- Lấy các bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn liên tiếp đến khi đủ cỡ mẫu.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật thu thập số liệu
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được đánh giá trong thời gian ít nhất 48 giờ sau
khi nhập viện bằng 2 phương pháp nhân trắc (chỉ số BMI) và SGA áp dụng cho bệnh nhân
17-75 tuổi.
Thu thập, đánh giá TTDD bằng số đo nhân trắc (cân nặng, chiều cao): bằng dụng
cụ tiêu chuẩn. Cân nặng: cân SECA điện tử độ chính xác 0,1 kg, cân được điều chỉnh,
kiểm tra trước khi sử dụng. Chiều cao: đo bằng thước gỗ UNICEF với độ chính xác 0,1
cm. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể BMI theo tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế Thế giới đối với người Châu Á: Ngườ i thiếu năng lượng trường diễn khi BMI <
18,5 kg/m2
, thừa cân khi BMI ≥ 23 kg/m2
và béo phì khi BMI ≥ 25 kg/m2
-Thu thập, đánh giá TTDD bằng công cụ SGA: Đánh giá SDD dựa vào thay đổi cân
nặng, thay đổi khẩu phần ăn, các triệu chứng dạ dày ruột kéo dài trên 2 tuần, thay đổi chức
năng vận động, các bệnh mắc phải và ảnh hưởng của các sang chấn chuyển hóa do bệnh
kèm theo, các dấu hiệu SDD lâm sàng (mất lớp mỡ dưới da, phù, cổ trướng). TTDD được
đánh giá theo 3 mức: A: tình trạng dinh dưỡng tốt; B: Nguy cơ SDD; C: SDD nặng
Đánh giá SDD dựa vào thay đổi cân nặng, thay đổi khẩu phần ăn, các triệu chứng dạ
dày ruột kéo dài trên 2 tuần, thay đổi chức năng vận động, các bệnh mắc phải và ảnh
hưởng của các sang chấn chuyển hóa do bệnh kèm theo, các dấu hiệu SDD lâm sàng (mất
lớp mỡ dưới da, phù, cổ trướng). TTDD được đánh giá theo 3 mức: A: tình trạng dinh
dưỡng tốt; B: Nguy cơ SDD; C: SDD nặng
-Phân tích thống kê:
Các biến định lượng được kiểm tra phân bố chuẩn trước khi phân tích và sử dụng kiểm
định tham số hoặc phi tham số. So sánh các tỷ lệ bằng kiểm định Chisquare test. Các phân
tích thống kê được thực hiện trên phần mềm SPSS 16.0. Ý nghĩa thống kê được xác định
với giá trị p < 0,05 theo 2 phía.
Đạo đức nghiên cứu:
Trước khi tiến hành nghiên cứu, các cán bộ nghiên cứu làm việc chi tiết về nội dung,
mục đích nghiên cứu với lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Sài Gòn, cùng với cán bộ của các
Khoa lâm sàng, trình bày và giải thích nội dung, mục đích nghiên cứu với người bệnh. Các
đối tượng tham gia phỏng vấn một cách tự nguyện, không bắt buộc và có quyền từ bỏ
không tham gia nghiên cứu mà không cần bất cứ lý do nào. Với bệnh nhân suy dinh dưỡng
sẽ được tư vấn dinh dưỡng, tư vấn sức khoẻ. Các thông tin về đối tượng được giữ bí mật
và chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu, đem lại lợi ích cho cộng đồng
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả về tình trạng dinh dưỡng (TTDD) theo giới tính tại bệnh viện đa
khoa Sài Gòn
Bảng 5 : Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) theo giới tính tại bệnh viện
đa khoa Sài Gòn
TTDT theo
nhân trắc Nam Nữ giới Chung
p
(BMI) (n= 158) (n= 95)
(n=253)
CED, n(%) 35(22,2) 12(12,6)
47(18,
6)
Bình thường,
n(%) 97(61,4) 66(69,5) >0,05
163(6
4,4)
Thừa cân, n(%) 17(10,8) 9(9,5)
26(10,
3)
Béo phì, n(%)
9(5,7) 8(8,4)
17(6,7
)
TTDD theo Nam giới Nữ giới Chung
SGA (n= 170) (n= 97)
(n=26
7)
Bình thường,
n(%) 103(60,6) 75(77,3)
178(6
6,7)
Nguy cơ SDD,
n(%) 61(35,9) 19(19,6) <0,05
80(30,
0)
SDD, n(%) 6(3,5) 3(3,1) 9(3,4)
Theo cách đánh giá TTDD bằng chỉ số nhân trắc: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu năng lượng
trường diễn (CED) là 18,6%, Tỷ lệ thừa cân là 10,3% và tỷ lệ béo phì là 6,7%. Ở nam giới,
tỷ lệ CED là 22,2% cao hơn các tỷ lệ này ở nữ giới (12,6%). Ngượ c lại, nam giới có tỷ lệ
thừa cân và béo phì là 16,5%, thấp hơn tỷ lệ này ở nữ giới (17,9%), sự khác biệt chưa có ý
nghĩa thống kê về với p>0,05.
Theo cách đánh giá TTDD bằng SGA: Chỉ có 66,7% bệnh nhân có TTDD bình thường,
có tới 30,0 bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng và có 3,4% bệnh nhân bị suy dinh
dưỡng. Tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng (35,9%) của nam giới cao hơn tỷ lệ này ở nữ giới
(19,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về với p<0,05.
Hình 2 : Tình trạng suy dinh dưỡng tại bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
p<0,05
Theo đánh giá TTDD bằng nhân trắc: Tỷ lệ bệnh nhân CED rất khác nhau theo bệnh:
Ung bướu là 34,5%, Hô hấp 24,1%,Tiêu hóa và Thần kinh là 18,2%,Tim mạch là 15,0%,
tỷ lệ CED ở bệnh nhân khoa Ngoại là 15,7%(p<0,05).
Theo đánh giá TTDD bằng SGA: Tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng cao
nhất với bệnh nhân Ung bướu (75,9%),Tiêu hóa và Thần kinh là 31,8%,Tim mạch là
29,2%, tỷ lệ CED ở bệnh nhân khoa Ngoại là 30,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
với p<0,05.
Bảng 2: Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) theo thời gian nằm viện tại bệnh viện
Đa khoa Sài Gòn
TTDD theo Mới nhập Từ 3-7
Theo đánh giá TTDD bằng nhân trắc: Tỷ lệ CED của bệnh nhân có xu hướng tăng
lên theo thờ i gian nằm viện: mới nhập viện là 16,0%, nằm viện trong vòng 1 tuần là
16,3% và nằm viện >1 tuần là 25,0% (p>0,05) . Ngược lại, xu thế thừa cân của bệnh nhân
lại giảm đi theo thời gian nằm viện: mới nhập viện là 12,0%, nằm việ n trong vòng 1 tuần
là 10,4% và nằm viện > 1 tuần là 8,8%(p>0,05).
Với đánh giá TTDD bằng nhân trắc: Chỉ số Albumin máu dưới 32 g/l của nhóm
CED là 30,0%, cao hơn tỷ lệ này ở nhóm bình thường (15,2%) (p>0,05).
Với đánh giá TTDD bằng SGA: Chỉ số Albumin máu < 32 g/l của nhóm nguy cơ
SDD và SDD là 13,2%, thấp hơn tỷ lệ này ở nhóm bình thường (24,1%),(p>0,05).
3.2. Bàn luận
Đánh giá theo tiêu chuẩn BMI cho thấy thực trạng vấn đề vừa xuất hiện thiếu dinh
dưỡng vừa thừa cân−béo phì ở đối tượng bệnh nhân. Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng (BMI < 18,5)
thiếu năng lượng trường diễn chiếm 18,6% cao hơn so với tỷ lệ 9 % trong nghiên cứu tại
cộng đồng . Có 17,0% đối tượng thừa cân−béo phì (16,5% ở nam và 17,9% ở nữ). Tỷ lệ
bệnh nhân CED rất khác nhau theo bệnh, cao nhất tại khoa Ung bướu 34,5%, Khoa nội
24,1%, Tiêu hóa và Thần kinh là 18,2%, khoa Ngoại là 15,7%(p<0,05).
nhân trắc viện ngày 7 ngày
(n=68)
p
(BMI) (n= 50) (n= 135)
CED, n(%) 8(16,0) 22(16,3) 17(25,0)
Bình thường,
n(%) 33(66,0) 92(68,1) 38(55,9) >0,05
Thừa cân, n(%) 6(12,0) 14(10,4) 6(8,8)
Béo phì, n(%) 3(6,0) 7(5,2) 7(10,3)
TTDD theo
Mới nhập
viện Từ 3-7 ngày
7
ngày(n=74)
SGA (n= 51) (n= 142)
Bình thường,
n(%) 39(76,5) 103(72,5) 36(48,6)
Nguy cơ 8(15,7) 35(24,6) 37(50,0) <0,01
SDD, n(%)
SDD, n(%) 4(7,8) 4(2,8) 1(1,4)
Kết quả đánh giá bằng SGA trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ SDD và nguy cơ SDD
của bệnh nhân là rất cao (33,4%), tỷ lệ của nam giới là 39,4%, cao hơn tỷ lệ này ở nữ giới
(22,7%)(p<0,05). Tỷ lệ SDD và nguy cơ SDD theo SGA là rất khác nhau theo khoa lâm
sàng, nhưng nhìn chung đều cao hơn so tương đối so với tỷ lệ CED theo đánh giá bằng
nhân trắc(BMI). Tỷ lệ SDD và nguy cơ SDD theo SGA cao nhất ở khoa Ung bướu
(75,9%), Tiêu hóa và Thần kinh là 31,8%, Tim mạch là 29,2%, Khoa nội là 18,2%, tỷ lệ
CED ở bệnh nhân khoa Ngoại là 30,8%. Kết quả này là tương đối cao, cao hơn tỷ lệ SDD
ở Khoa nội (14,3%) và thấp hơn tỷ lệ này ở Khoa tiêu hóa (58,5%)
Kết quả nghiên cứu này cho thấy với cả hai cách đánh giá TTDD bằng nhân trắc
hay đánh giá bằng SGA, tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ về SDD đều có xu hướng tăng lên
theo thời gian nằm viện. Với cách đánh giá bằng SGA thì xu hướng này rất rõ rệt, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Nói cách khác, thời gian nằm viện càng lâu thì nguy
cơ suy dinh dưỡng càng cao, kết quả này phù hợp với nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan
giữa thời gian nằm viện, tình trạng suy dinh dưỡng ở Tây Ban Nha củaLobo Tamer và
nghiên cứu của Riccardo Caccialanza năm 2009
Bằng phương pháp SGA có thể thấy một tỷ lệ người bệnh có nguy cơ SDD khi
nhập viện và tỷ lệ ngày càng tăng trong quá trình điều trị trong bệnh viện. Do vậy, các
phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng SGA này không chỉ nên được áp dụng giúp
phát hiện sớ m người bệnh cần quan tâm về dinh dưỡng đồng thời áp dụng để xác định
được nguy cơ suy dinh dưỡng trong thời gian nằm viện để có biện pháp phòng chống sớm
và kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm số ngày nằm viện, tiết kiệm chi phí
cho người bệnh và xã hội
36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết Luận
Như vậy qua khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên đa
khoa Sài Gòn cho thấy: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu dinh dưỡng trong bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
là ở mức trung bình nếu đánh giá bằng phương pháp nhân trắc (BMI), những tỷ lệ thiếu dinh
dưỡng này là rất cao nếu đánh giá bằng phương pháp SGA: Tỷ lệ năng lượng trường diễn
(CED) là 18,6% (theo nhân trắc) và tỷ lệ có nguy cơ SDD và SDD là 33,4% (theo SGA).
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05 và p<0,01) về tình trạng dinh dưỡng của
người bệnh khi đánh giá bằng phương pháp SGA theo giới tính, theo thời gian nằm viện và
theo khoa Nội và khoa Ngoại. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ về SDD đều có xu hướng tăng lên
theo thời gian nằm viện khi đánh giá TTDD bằng nhân trắc hay đánh giá bằng SGA. Với cách
đánh giá bằng SGA thì xu hướng này rất rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01
4.2. Kiến nghị
Khảo sát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng SGA cho bệnh nhân nội trú nên trở
thành một hoạt động thường quy trong bệnh viện. Tiếp tục có những nghiên cứu với cỡ mẫu
lớn hơn về tình trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố nguy cơ dinh dưỡng của người bệnh trong
bệnh viện.
Trang 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Ngân Tâm , Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2014) Những vấn đề cơ bản trong dinh
dưỡng lâm sàng . Nhà xuất bản Y học TPHCM
2. Hà Huy Khôi , Lê Thị Hợp (2012) . Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất
bản Y học
3. Trần Quốc Cường (2014) . DDlâm sàng cơ bản . Nhà xuất bản Lao Động
4. Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh dưỡng và thực phẩm ở một cộng đồng, Nxb Y học,
Hà Nội
5. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2010), Chiến lược dinh dưỡng 2010- 2020, Nxb Y học, Hà
Nội.
6. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2010), Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người Việt
Nam, Nxb Y học, Hà Nội
7. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2010), Tổng điều tra dinh dưỡng, Nxb Y học, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2013), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường, Nxb Y học, Hà Nội.
9. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2010), Số liệu thống kê suy dinh dưỡng người Việt Nam
qua các năm, Hà Nội.
10. Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khôi, Một số nhận xét về
phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội
PHỤC LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
Trang 38
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA SÀI GÒN
Trân trọng cám ơn Ông / Bà đã sử dụng dịch vụ tại cơ sở chúng tôi . Xin Ông / Bà cho
biết ý kiến của mình vào phiếu khảo sát . Để đảm bảo tính bảo mật , ông / bà không cần ghi
tên của mình vào phiếu trả lời . Những ý kiến quí giá của Ông / Bà sẽ giúp dịch vụ của chúng
tôi ngày càng hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao công tác chăm sóc và điều trị
tại BV trong thời gian tới
Hướng dẫn trả lời phiếu :
Ông / Bà đánh dấu (X) vào số thứ tự tương ứng với phương án trả lời
A . THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI
STT Câu hỏi Phương án trả lời Ghi chú
A1
Giới tính
1. Nam
2. Nữ
A2
Tuổi
(Dương lịch )
1 . Từ 18 – 60tuồi
2 . Trên 60 tuổi
A3
Trình độ học vấn
1 . Bậc tiểu học – trung học cơ
sở ( cấp 1-2 )
2 . Bậc trung học phổ thông
( cấp 3)
3 . Bậc trung cấp – cao đẳng
4 . đại học – sau đại học
A4
Dân tộc
1 . Kinh
2 . Khác ( ghi rõ)
A5 Nghề nghiệp 1 . Học sinh / sinh viên
2 . Công nhân
3 . Nghỉ hưu/ mất sức / già
4 . Nội trợ / buôn bán
A6 Mức thu nhập bình
quân / tháng
1 . dưới 5 triệu đồng
2 . Từ 5- 10 triệu đồng
3 . trên 5 triệu đồng
Trang 39
B . THÔNG TIN VỀ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI
1. Chiều cao ……..cm
2. Cân nặng 3-6 tháng trước : ……….kg
3. Cân nặng hiện tại : …………….kg
4. Chế độ ăn trước nhập viện :
a. cơm đầy đủ thịt cá , rau củ quả , uống thêm sữa
b. cháo, soup, sữa , thêm trái cây
c. cơm chay không uống thêm sữa
d. cơm đầy đủ thịt cá không ăn rau củ , quả, không uống sữa
e. cơm chay , uống thêm sữa
5 . Chế độ ăn hiện tại :
a. Ăn ít hơn
b. Chỉ dùng thức ăn lỏng
c. Chỉ uống được ít sữa
d. Nuôi qua sond hoặc đường truyền
e. Không thay đổi
6 . Vấn đề tiêu hóa
a. Chán ăn
b. Buồn nôn , nôn
c. Tiêu chảy
d. Bón
e. Đau bụng
7 . Khả năng vận động
a. Không thay đổi
b. Tự ngồi dậy và làm được việc nhẹ
c. Không tự ngồi dậy , chỉ nằm tại giường
d. Hạn chế vận động do bệnh lý
8. Stress
a. Không
b. Sốt trên 38o5 C
c. Có phẫu thuật
9 . Tình trạng bệnh hiện tại
a. Bệnh nhiễm trùng
Trang 40
b. Đợt cấp bệnh mạn tính
c. Bệnh cần phẫu thuật
10. Tình trạng bệnh nền
a. Ung thư
b. Bệnh phổi , tim , thận
c. AIDS
d. Có vết thương hở , dò tiêu hóa
Ông / Bà có ý kiến gì khác xin cho biết thêm :
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cám ơn sự cộng tác của Ông / Bà

Contenu connexe

Tendances

Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdf
Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdfHướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdf
Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdfSoM
 
BỆNH LÝ GAN
BỆNH LÝ GANBỆNH LÝ GAN
BỆNH LÝ GANSoM
 
Phân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stataPhân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stataSoM
 
Ca xuất huyết tiêu hóa
Ca xuất huyết tiêu hóaCa xuất huyết tiêu hóa
Ca xuất huyết tiêu hóaHA VO THI
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCTRAN Bach
 
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trịGout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trịYen Ha
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔIĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔISoM
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngTrường Bảo
 
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn Vinh
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn VinhSổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn Vinh
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn VinhVinh Pham Nguyen
 
Mô hình khám bệnh
Mô hình khám bệnh Mô hình khám bệnh
Mô hình khám bệnh Thanh Liem Vo
 
Bai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongBai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongThanh Liem Vo
 
DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN TẠI HỒI SỨC
DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN TẠI HỒI SỨCDINH DƯỠNG BỆNH NHÂN TẠI HỒI SỨC
DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN TẠI HỒI SỨCSoM
 
Xây dựng mô hình thực hành YHGĐ tại ĐH YD TPHCM
Xây dựng mô hình thực hành YHGĐ tại ĐH YD TPHCMXây dựng mô hình thực hành YHGĐ tại ĐH YD TPHCM
Xây dựng mô hình thực hành YHGĐ tại ĐH YD TPHCMThanh Liem Vo
 
Y6 cap nhat xu tri suy tim esc 2016
Y6 cap nhat xu tri suy tim esc 2016Y6 cap nhat xu tri suy tim esc 2016
Y6 cap nhat xu tri suy tim esc 2016Hiếu Trần
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mauthao thu
 
Hon me toan ceton và TALTT
Hon me toan ceton và TALTTHon me toan ceton và TALTT
Hon me toan ceton và TALTTTran Huy Quang
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidataphongnq
 

Tendances (20)

Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdf
Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdfHướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdf
Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdf
 
BỆNH LÝ GAN
BỆNH LÝ GANBỆNH LÝ GAN
BỆNH LÝ GAN
 
Phân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stataPhân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stata
 
Ca xuất huyết tiêu hóa
Ca xuất huyết tiêu hóaCa xuất huyết tiêu hóa
Ca xuất huyết tiêu hóa
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
 
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trịGout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔIĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
 
Văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp
Văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa Đồng ThápVăn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp
Văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp
 
Luận án: Điều trị suy giảm nhận thức ở bệnh nhân loạn thần do rượu
Luận án: Điều trị suy giảm nhận thức ở bệnh nhân loạn thần do rượuLuận án: Điều trị suy giảm nhận thức ở bệnh nhân loạn thần do rượu
Luận án: Điều trị suy giảm nhận thức ở bệnh nhân loạn thần do rượu
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
 
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn Vinh
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn VinhSổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn Vinh
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn Vinh
 
Mô hình khám bệnh
Mô hình khám bệnh Mô hình khám bệnh
Mô hình khám bệnh
 
Bai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongBai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phong
 
DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN TẠI HỒI SỨC
DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN TẠI HỒI SỨCDINH DƯỠNG BỆNH NHÂN TẠI HỒI SỨC
DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN TẠI HỒI SỨC
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
Xây dựng mô hình thực hành YHGĐ tại ĐH YD TPHCM
Xây dựng mô hình thực hành YHGĐ tại ĐH YD TPHCMXây dựng mô hình thực hành YHGĐ tại ĐH YD TPHCM
Xây dựng mô hình thực hành YHGĐ tại ĐH YD TPHCM
 
Y6 cap nhat xu tri suy tim esc 2016
Y6 cap nhat xu tri suy tim esc 2016Y6 cap nhat xu tri suy tim esc 2016
Y6 cap nhat xu tri suy tim esc 2016
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau
 
Hon me toan ceton và TALTT
Hon me toan ceton và TALTTHon me toan ceton và TALTT
Hon me toan ceton và TALTT
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
 

Similaire à Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn

Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...sividocz
 
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...Man_Ebook
 
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOASoM
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTNDinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTNTS DUOC
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 

Similaire à Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn (20)

Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên...
 
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh việnKhảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện
 
Báo cáo khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa...
Báo cáo khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa...Báo cáo khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa...
Báo cáo khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa...
 
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
 
Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...
Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...
Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
 
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
 
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAYPhòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
 
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
 
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
 
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đHiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
 
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTNDinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 

Plus de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Plus de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……………………………………………. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện ĐA KHOA SÀI GÒN Tải tài liệu nhanh 0936.885.877 Dịch vụ làm báo cáo thực tập Luanvantrithuc.com Sinh viên: ……………. Lớp: …………………. Giảng viên hướng dẫn: …………………..
  • 2. MỤC LỤC Contents MỤC LỤC .................................................................................................................. 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... 4 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 5 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 6 2.1.Mục tiêu chung...........................................................................................................6 2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................6 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 7 3.1.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................7 3.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................7 4. Tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu............................................................................. 7 5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 7 6. Tính ứng dụng của nghiên cứu ............................................................................ 8 7. Kế hoạch nghiên cứu............................................................................................. 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 9 1.1. Các khái niệm công cụ ....................................................................................9 1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng.............................................................................9 1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng...............................................................................10 1.1.4.Tầm soát dinh dưỡng .......................................................................................12 1.2.1.Phương pháp nhân trắc học.............................................................................12 1.2.2. Phương pháp tầm soát dinh dưỡng.................................................................15 Công cụ sàng lọc SDD (Malnutrition Universal Screening Tool – MUST)..................15 1.2.3. Phương pháp đánh giá tầm soát dinh dưỡng ............................................16 1.2.4. Phương pháp lâm sàng ...................................................................................18 1.2.5. Phương pháp cận lâm sàng ............................................................................18 1.2.6. Phương pháp đánh giá thay thế......................................................................18 1.3. Một số biểu hiện lâm sàng đặc hiệu và rối loạn về tình trạng dinh dưỡng............20 1.4. Khảo sát và phân loại tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân nội trú........................21 1.4.1. Đối với bệnh nhân nội trú là người lớn ..........................................................21 1.4.2. Đối với bệnh nhân nội trú là trẻ em................................................................23 1.5. Vai trò của tình trạng dinh dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân nội trú...................25 CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 27 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................27 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................29
  • 3. 2.2.2. Cách chọn mẫu ...............................................................................................29 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật thu thập số liệu ...................................30 CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 32 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 32 3.1. Kết quả về tình trạng dinh dưỡng (TTDD) tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn ...........32 3.2. Bàn luận..................................................................................................................34 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 36 4.1. Kết Luận..................................................................................................................36 4.2. Kiến nghị.................................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 37 PHỤC LỤC .............................................................................................................. 40
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CC/T Chiều cao/Tuổi CN/CC Cân nặng/Chiều cao CN/T Cân nặng/Tuổi CSHQ Chỉ số hiệu quả GDDD Giáo dục dinh dưỡng P/L/G Protein (chất đạm)/ Lipid (chất béo)/Glucid (chất bột đường) SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) SDD Suy dinh dưỡng SK Sức khỏe TB Trung bình TTDD Tình trạng dinh dưỡng BVĐK Bệnh viện đa khoa
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Dinh dưỡng có vai trò thúc đẩy sự lớn lên và phát triển của cơ thể, ngăn ngừa giảm cân và duy trì sự hoạt động của cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng, tái tạo và làm lành vết thương, tạo chất lượng cuộc sống và chịu đựng điều trị tốt hơn. Suy dinh dưỡng và thừa cân đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mọi người nói chung và bệnh nhân nói riêng. Suy dinh dưỡng liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh , biến chứng , tử vong và kéo dài thời gian nằm viện. Theo khuyến nghị Hội dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu ( ESPEN – European Society of parenteral Enteral Nutrition) năm 2002, tầm soát nguy cơ dinh dưỡng của bệnh nhân là bước sàng lọc dinh dưỡng đầu tiên , để từ đó phân loạn bệnh nhân có hay không có nguy cơ suy dinh dưỡng, đồng thời hướng đến đáng giá tình trạng dinh dưỡng và đưa ra kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng phù hợp với từng nhóm bệnh nhân. Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển về kinh tế, tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam cũng đang thay đổi theo hướng dinh dưỡng chuyển tiếp. Chúng ta phải chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng: một mặt phải khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng hiện vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, mặt khác đó là tình trạng thừa cân, béo phì. Suy dinh dưỡng vẫn đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng (như các yếu tố về kinh tế, xã hội …) sẽ cung cấp những thông tin quan trọng phục vụ cho chiến lược can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng và đặc biệt là góp phần nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ở nước ta hiện nay. ” Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn toạ lạc tại Số 125 Lê Lợi, Phường Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Đây là một quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, tập trung đông dân cư, đi lại dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tới thăm khám
  • 6. và điều trị bệnh.Với đội ngũ y bác sỹ được đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm, đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên tận tình, chu đáo, hết lòng với bệnh nhân. Cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc xét nghiệm và điều trị hiện đại. Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn vẫn đang nỗ lực từng ngày để trở thành địa chỉ khám chữa bệnh uy tín cho người dân thành phố Hồ Chí Minh Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bệnh viện Đa khoa Sài Gòn là một trong những trung tâm y tế lớn nhất của khu vực và cả nước, hoạt động hiệu quả việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân theo định hướng của Trung ương và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố. Bên cạnh những thành quả đạt được, thách thức mà bệnh viên gặp phải là áp lực nguy cơ lây lan dịch bệnh do sự gia tăng dân số cơ học; áp lực quá tải bệnh viện do bệnh nhân nội trú ngày một nhiều hơn, sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và điều trị dinh dưỡng cho người bệnh nhân, không đạt được mục tiêu đề ra. ” Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh lý của người bệnh. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp là yếu tố nguy cơ hàng đầu của suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa. Vì vậy việc khảo sát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn”làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu chung - Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân - Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện tại các khoa lâm sàng của bệnh viện đa khoa Sài Gòn 2.2. Mục tiêu cụ thể
  • 7. - Tìm hiểu và xác định người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng hay không - Cung cấp thông tin cần thiết trong quá trình can thiệp dinh dưỡng - Theo dõi diễn biến thực trạng dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu - Các bệnh nhân nằm viện tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn 3.2. Phương pháp nghiên cứu Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được đánh giá trong thời gian ít nhất 48 giờ sau khi nhập viện bằng 2 phương pháp nhân trắc (chỉ số BMI) và SGA - Thu thập, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng số đo nhân trắc - Thu thập, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng công cụ SGA - Phân tích thống kê 4. Tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu * Tiêu chí chọn vào : các bệnh nhân thỏa các điều kiện sau: - Tất cả bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên , biết đọc ,biết viết, không rối loạn ý thức - Bệnh nhân nằm viện từ 5 ngày trở lên - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu * Tiêu chí loại ra : - Bệnh nhân từ chối tham gia nghiện cứu - Bệnh nhân không đủ sức khỏe, khả năng trả lời bộ câu hỏi - Bệnh nhân nằm viện dưới 5 ngày 5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Đề cương được thông qua Hội đồng đạo đức của bệnh viện
  • 8. - Nghiên cứu không ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh nhân - Đảm bảo tính bí mật thông tin của bệnh nhân 6. Tính ứng dụng của nghiên cứu - Nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện từ đó có đánh giá đúng về nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng để có kế hoạch can thiệp dinh dưỡng kịp thời và theo dõi tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh tại bệnh viện - Nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân 7. Kế hoạch nghiên cứu - Tháng 03/ 2021 soạn đề cương - 01/ 04/ 2021 đến 30/08 / 2021 thu thập số liệu - Tháng 09 - 10/ 2021 xử lý số liệu và hoàn tất đề tài
  • 9. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng Dinh dưỡng là lấy những chất bổ sung trong đồ ăn, để nuôi dưỡng cơ thể. việc ăn uống là một trong nhu cầu sinh lý thiết yếu cho đời sống con người, trong đó đồ ăn đóng vai trò căn bản trong việc cung cấp nguồn năng lượng sống cho cơ thể và phải trải qua hai tiến trình là: - Cung cấp. - Biến năng (do các phản ứng hóa học bên trong cơ thể giúp cho các chất hóa học trong thực phẩm được biến thành nguồn chất bổ sung có năng lượng nuôi dưỡng cơ thể) . Do đó hai tiến trình cung cấp và biến năng đồ ăn còn được gọi là ding dưỡng.
  • 10. 1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Từ lâu người ta đã biết có mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ. Tình trạng dinh dưỡng có thể được định nghĩa là tập hợp các đặc điểm cấu trúc, các chỉ tiêu hoá sinh và đặc điểm các chức phận của cơ thể phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Khi mới hình thành khoa học dinh dưỡng, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, người ta chỉ dựa vào các nhận xét đơn giản như gầy, béo; tiếp đó là một số chỉ tiêu nhân trắc như Brock, Quetelet, Pignet. Nhờ phát hiện về vai trò các chất dinh dưỡng và các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ngày càng hoàn thiện và ngày nay trở thành một chuyên khoa của dinh dưỡng học. Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người khác nhau tùy theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý (ví dụ: thời kỳ có thai, cho con bú...) và mức độ hoạt động thể lực và trí lực. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm không những phải trải qua quá trình tiêu hoá, hấp thu, phụ thuộc vào các yếu tố khác như sinh hoá và sinh lý trong quá trình chuyển hoá. Việc sử dụng thực phẩm chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của cá thể. Ví dụ: tiêu chảy ảnh hưởng tức thì đến tiêu hoá hấp thu thức ăn. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể có tình trạng 99 dinh dưỡng không tốt, (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai. Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ của các cá thể bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0 đến 5 tuổi thường được coi là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phẩm của toàn bộ cộng đồng. Đôi khi người ta cũng lấy tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ làm đại diện. Các tỷ lệ trên phản ánh tình trạng dinh dưỡng của toàn bộ quần thể dân cư ở cộng đồng đó, ta có thể sử dụng để so sánh với số liệu quốc gia hoặc cộng đồng khác
  • 11. 1.1.3. Khái niệm suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở bất kỳ lứa tuổi. Những trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng thường phát triển hành vi chậm, thậm chí chậm phát triển trí não. Ngay cả khi được điều trị, suy dinh dưỡng có thể có ảnh hưởng lâu dài ở trẻ em, làm suy yếu sự phát triển trí tuệ và nảy sinh vấn đề tiêu hóa – trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến suốt đời. Người lớn bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành thường phục hồi hoàn toàn khi điều trị. Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm: Hệ thống miễn dịch yếu, làm tăng nguy cơ lây nhiễm;Khả năng lành vết thương thấp;Cơ yếu, có thể dẫn đến té ngã và nứt xương.Ngoài ra, suy dinh dưỡng còn gây biếng ăn, khiến tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn. Các dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng bao gồm : - Mất cảm giác thèm ăn hoặc quan tâm đến thức ăn hoặc đồ uống - Hay cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh - Không có khả năng tập trung - Luôn cảm thấy lạnh, nhiệt độ cơ thể giảm bất thường - Mất chất béo (mô mỡ), khối lượng cơ giảm - Nguy cơ mắc bệnh cao hơn và mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh - Thời gian lành vết thương lâu hơn - Hay buồn bã, phiền muộn - Nguy cơ cao xảy ra biến chứng sau phẫu thuật - Giảm ham muốn tình dục và các vấn đề với khả năng sinh sản Trong trường hợp nghiêm trọng hơn: - Thở khó khăn
  • 12. - Da mỏng, khô, không đàn hồi, nhợt nhạt và lạnh - Má hốc hác và đôi mắt trũng xuống, vì không có mỡ ở dưới da - Tóc trở nên khô và thưa thớt, dễ rụng - Suy hô hấp và suy tim - Thời gian đói gây tử vong là trong vòng 8-12 tuần 1.1.4.Tầm soát dinh dưỡng Tầm soát dinh dưỡng là hoạt động nhằm xác định người bệnh có SDD hoặc có nguy cơ SDD hay không. Đây là bước đầu để chuyển tiếp đánh giá TTDD, được thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện. Đối tượng được tầm soát DD: tất cả người bệnh khi nhập viện.Quá trình tầm soát nhanh và đơn giản để ngay cả đội ngũ nhân viên y tế đều tiến hành được. Quá trình tầm soát phải đủ độ nhạy để có thể phát hiện tất cả hay hầu hết các nguy cơ dinh dưỡng của bệnh nhân. Có một số ưu điểm trong việc gồm độ nặng của bệnh và tình trạng dinh dưỡng, vì cả 2 tác động lẫn nhau; Tình trạng suy dinh dưỡng có thể trở lên nặng nề hơn khi có bệnh nặng. Phương pháp nên được tính điểm và kiểm tra và dẫn đến hành động thích hợp và dứt khoát. Hầu hết các công cụ tầm soát thể hiện 4 vấn đề cơ bản; sự sụt cân gần đây, chế độ ăn gần đây, chỉ số khối cơ thể hiện tại và độ nặng của bệnh nhân hay một số chỉ số dự đoán nguy cơ suy dinh dưỡng khác.Lợi ích của phương pháp tầm soát được khuyến nghị dựa trên giá trị tiên đoán, giá trị nội dung, độ tin cậy và tính khả thi. 1.2 Các phương pháp khảo sát đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân 1.2.1.Phương pháp nhân trắc học Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI): BMI thường được dùng để đánh giá nhanh TTDD trong cộng đồng vì dễ thực hiện và chi phí rẻ.
  • 13. BMI Tổ chức Y tế Thới giới khuyến cáo sử dụng đánh giá TTDD cho người trưởng thành trên 18 tuổi BMI không sử dụng cho phụ nữ mang thai, người tập thể hình, người bị dị tật cột sống… BMI = Cân nặng (kg)/ [Chiều cao (m)]2 Bảng 1: Đánh giá TTDD ở người trưởng thành Phân loại WHO BMI (kg/m2 ) IDI & WPRO (kg/m2 ) SDD độ III < 16.0 < 16.0 SDD độ II 16.0 – 16.9 16.0 – 16.9 SDD độ I 17.0 – 18.49 17.0 – 18.49 Bình thường 18.5 – 24.9 18.5 – 22.9 Thừa cân 25.0 – 29.9 23.0 – 24.9 Béo phì độ I 30.0 – 34.9 25.0 – 29.9 Béo phì độ II 35.0 – 39.9 30.0 – 34.9 Béo phì độ III ≥ 40 ≥ 35
  • 14. - Chu vi vòng cánh tay (CVVCT): Ở người trưởng thành CVVCT được sử dụng để đánh giá TTDD trong thời kỳ đói kém. Đặc biệt, CVVCT dùng để đánh giá tình trạng SDD nặng hay cấp thời trong bệnh viện. Cách đo: lấy điểm giữa từ mỏm quạ xương bả vai đến mỏm khuỷu của xương cánh tay. Dùng thước đo vòng ngang qua điểm đã được xác định ở trên, đo vừa chạm thước, không xiết chặt thước dây. Đọc kết quả: đơn vị ghi cm với 1 số lẻ Nhận định kết quả: Chu vi vòng cánh tay (cm) BMI (kg/m2 ) Tình trạng dinh dưỡng < 23 < 18.5 Suy dinh dưỡng 23 – < 25 18.5 – < 20.5 Nguy cơ suy dinh dưỡng > 25 > 20.5 Bình thường > 32 > 30 Dư cân, béo phì
  • 15. -Vòng eo (VE) và vòng mông (VM): Để bổ sung nhận định về các yếu tố nguy cơ bệnh lý chuyển hóa, có thể dùng thêm số đo VE/VM để đưa ra lời khuyên thích hợp cho cá thể . Dùng thước dây để đo VE và VM, thước đo vừa chạm, không xiết chặt. Đọc kết quả: đơn vị ghi cm với 1 số lẻ -Đánh giá: Chỉ số VE/VM được khuyến cáo tốt cho sức khỏe là: Đối với nữ ≤ 0.8 Đối với nam ≤ 0.9 Trên các giá trị này, có nguy cơ về sức khỏe 1.2.2. Phương pháp tầm soát dinh dưỡng Công cụ sàng lọc SDD (Malnutrition Universal Screening Tool – MUST) (cộng điểm 3 bước) BƯỚC 2 BƯỚC 3 BMI điểm > 20 = 0 18.5 – 20 = 1 < 20 = 2 Sụt cân không chủ ý / 3 – 6 tháng qua ( %) điểm < 5 = 0 5 – 10 = 1 > 10 = 2 Bệnh cấp tính và không ăn uống được hơn 5 ngày 2 điểm BƯỚC 1 + + BƯỚC 4 Xác định yếu tố nguy cơ 0 điểm: Nguy cơ thấp 1 điểm: Nguy cơ trung bình ≥ 2 điểm: Nguy cơ cao BƯỚC 5 Hướng dẫn quản lý
  • 16. 1.2.3. Phương pháp đánh giá tầm soát dinh dưỡng  Thang điểm SGA (Subjective Global Assessment) Cân nặng 3 – 6 tháng trước: …..kg 1. Giảm cân trong 3 – 6 tháng qua: < 5%  5 – 10%  > 10%  2. Thay đổi về khẩu phần ăn: Không  Cháo đặc/ lỏng đủ năng lượng  Đói, năng lượng thấp  3. Các triệu chứng dạ dày – ruột: Không  Chán ăn  Buồn nôn, nôn  4. Các bất thường chức năng của cơ thể: Không  Giảm lao động, đi lại được  Nằm tại gường  5. Sang chấn tâm lý (stress): Không  Nhẹ, vừa  Nặng  6. Dấu hiệu thực thể: Bình thường  Giảm lớp mỡ dưới da, giảm khối cơ  Phù, cổ trướng  Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: Tổng số điểm: (9 – 12) (4 – 8) (0 – 3) Thang điểm SGA: A B C Tình trạng DD: DD bình thường SDD trung bình SDD nặng  Thang điểm NRS: (Nutritional Risk Screening) Cân nặng 3 tháng trước: … kg 1. Tầm soát ban đầu: Có Không 1.1. BMI < 20   0 điểm: Chăm sóc thường quy 1 điểm: Theo dõi Ghi nhận khẩu phần/ 3 ngày ≥ 2 điểm: Hội chẩn Can thiệp dinh dưỡng
  • 17. 1.2. Giảm cân trong vòng 3 tháng qua   1.3. Giảm lượng thức ăn ăn vào trong tuần qua   1..4. Có bệnh nặng (Hồi sức tích cực)   Nếu trả lời “không” cho các câu thì đánh giá lại sau 1 tuần Nếu trả lời “có” cho bất kỳ 1 câu thì tiến hành đánh giá tiếp theo: 2. Đánh giá mức độ dinh dưỡng (điểm): 0 1 2 3 Suy dinh dưỡng (không) (nhẹ) (TB) (nặng) 2.1. Không có thay đổi: 0 điểm 2.2. Giảm cân trong 3 tháng, hoặc lượng thực phẩm ăn vào tuần qua còn 50 – 75% nhu cầu bình thường): 1 điểm 2.3. Giảm cân >5% / 2 tháng, hoặc (18.5 < BMI < 20.5) (+) tổng trạng yếu, hoặc lượng thực phẩm ăn vào tuần qua còn 25 – 50% nhu cầu bình thường): 2 điểm 2.4. Giảm cân >5% / 1 tháng (> 15% /3 tháng ), hoặc BMI < 18.5 (+) tổng trạng yếu, hoặc lượng thực phẩm ăn vào tuần qua còn 0 – 25% nhu cầu bình thường): 3 điểm 3. Đánh giá mức độ bệnh lý (Stress chuyển hóa): 3.1. Không có: 0 điểm 3.2. Gãy xương chậu, bệnh mạn tính có biến chứng cấp, xơ gan,COPD, lọc máu, đái tháo đường: 1điểm 3.3. Đại phẫu thuật vùng bụng, đột quỵ, viêm phổi nặng, bệnh lý ác tính về huyết học: 2 điểm 3.4. Chấn thương đầu, thay hoặc ghép tủy, bệnh hồi sức cấp cứu: 3 điểm 4. Đánh giá sau cùng: 4.1. Điểm đánh giá mức độ dinh dưỡng: từ 0 – 3 điểm 4.2. Điểm của mức độ bệnh lý: từ 0 – 3 điểm 4.3. Cộng 2 phần điểm DD và mức độ bệnh lý: để có điểm tổng 4.4. Người bệnh ≥ 70 tuổi (+ 1 điểm) Tổng số điểm sau cùng: Tổng số điểm: 0 1 2 3 Tình trạng DD: Bình thường SDD nhẹ SDD TB SDD nặng
  • 18. 1.2.4. Phương pháp lâm sàng - Khai thác tiền sử, bệnh sử những dấu chứng liên quan đến DD - Thăm khám lâm sàng, đánh giá các dấu hiệu có liên quan đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng 1.2.5. Phương pháp cận lâm sàng - Các xét nghiệm (XN) đánh giá TTDD: Albumin huyết thanh, Pre albumin huyết thanh, số lượng tế bào lympho. - Các xét nghiệm xác định tình trạng thiếu vitamin, khoáng chất và thiếu máu. 1.2.6. Phương pháp đánh giá thay thế a) Ước lượng chiều cao: - Đo chiều dài xương trụ (cm) để ước lượng chiều cao: CC (cm) Nam (< 65t) 1.94 1.93 1.91 1.89 1.87 1.85 1.84 1.82 1.80 1.78 1.76 1.75 1.73 1.71 Nam (≥ 65t) 1.87 1.86 1.84 1.82 1.81 1.79 1.78 1.76 1.75 1.73 1.71 1.70 1.68 1.67 CDXT (cm) 32.0 31.5 31.0 30.5 30.0 29.5 29.0 28.5 28.0 27.5 27.0 26.5 26.0 25.5 CC (cm) Nữ (< 65t) 1.84 1.83 1.81 1.80 1.79 1.77 1.76 1.75 1.73 1.72 1.70 1.69 1.68 1.66 Nữ (≥ 65t) 1.84 1.83 1.81 1.79 1.78 1.76 1.75 1.73 1.71 1.70 1.68 1.66 1.65 1.63 CC (cm) Nam (< 65t) 1.69 1.67 1.66 1.64 1.62 1.60 1.58 1.57 1.55 1.53 1.51 1.49 1.48 1.46 Nam (≥ 65t) 1.65 1.63 1.62 1.60 1.59 1.57 1.56 1.54 1.52 1.51 1.49 1.48 1.46 1.45 CDXT (cm) 25.0 24.5 24.0 23.5 23.0 22.5 22.0 21.5 21.0 20.5 20.0 19.5 19.0 18.5 CC (cm) Nữ (< 65t) 1.65 1.63 1.62 1.61 1.59 1.58 1.56 1.55 1.54 1.52 1.51 1.50 1.48 1.47 Nữ (≥ 65t) 1.61 1.60 1.58 1.56 1.55 1.53 1.52 1.50 1.48 1.47 1.45 1.44 1.42 1.40
  • 19. - Chiều dài gót chân – đầu gối (Knee heigt): Đo chiều dài gót chân – đầu gối (cm) để ước lượng chiều cao Theo công thức : Chiều cao nữ (cm) = 2.225 x (Knee heigt) + 50.25 Chiều cao nam (cm) = 1.924 x (Knee heigt) + 69.38 - Chiều dài nữa sải tay (CD ½ ST): Đo CD ½ ST (cm) để ước lượng chiều cao Theo công thức: Chiều cao nữ (cm) = (1.35 x CD ½ ST) + 60.1 Chiều cao nam (cm) = (1.40 x CD ½ ST) + 57.8 b) Hiệu chỉnh cân nặng: Cổ trướng Phù Nhẹ – 2.2 kg – 1 kg Vừa – 6.0 kg – 5 kg Nặng – 14.0 kg – 10 kg
  • 20. 1.3. Một số biểu hiện lâm sàng đặc hiệu và rối loạn về tình trạng dinh dưỡng Khám thực thể là một phương pháp quan trọng đối với cả bệnh nhân nội trú trong bệnh viện cũng như đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở cộng đồng. Sử dụng phương pháp nhân trắc học và khám thực thể để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, phát hiện những triệu chứng đặc hiệu liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý là rất cần thiết để định hướng cho điều trị một cách hiệu quả. Ngoài ra, khi phát hiện những triệu chứng đặc hiệu (như vệt Bitot) ở cộng đồng thì ý nghĩa chẩn đoán rất lớn. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mục đích điều tra mà đặt ra yêu cầu cho khám thực thể. Dưới đây chỉ đề cập đến một số triệu chứng đặc hiệu liên quan đến rối loạn về dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không hợp lý. Theo tiểu ban dinh dưỡng của Tổ chức Y tế thế giới, một số triệu chứng/biểu hiện lâm sàng của một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý được sắp xếp như sau: (1) Béo phì do nguyên nhân dinh dưỡng: Cân nặng quá cao so với chiều cao hay các chỉ số khác như lớp mỡ dưới da tăng quá mức, vòng bụng quá to so với lồng ngực (2). Suy dinh dưỡng do thiếu ăn: Khi cơ thể bị SDD do thiếu ăn sẽ có cân nặng thấp, lớp mỡ dưới da giảm, các đầu xương quá lồi to ra so với bình thường, da mất chun giãn và tinh thần thể chất mệt mỏi, uể oải. (3)Suy dinh dưỡng do thiếu protein-năng lượng Một số triệu chứng khi trẻ bị SDD do thiếu protein-năng lượng như: phù, các cơ bị teo, cân nặng thấp, rối loạn tinh thần vận động, tóc biến màu dễ nhổ hoặc mỏng và thưa. Ngoài ra một số triệu chứng có thể gặp như mặt hình mặt trăng, viêm da kèm theo bong da và da mất màu rải rác. (4)Thiếu vitamin: Thiếu vitamin tan trong dầu: * Thiếu vitamin A: Khi thiếu vitamin A da dẻ bị khô, tăng sừng hóa nang lông loại 1. Trong trường hợp thiếu nặng có thể bị khô kết mạc-mềm giác mạc hoặc có vệt Bitot.
  • 21. * Thiếu vitamin D - Còi xương đang tiến triển: Khi trẻ nhỏ bị thiếu vitamin D, còi xương đang tiến triển có một số biểu hiện sau: các đầu xương to nhưng không đau, chuỗi hạt sườn và nhuyễn sọ (dưới 1 tuổi); đồng thời giảm cường tính của cơ. - Còi xương đã khỏi (ở trẻ em và người lớn): Lồi trán và thái dương, chân vòng kiềng hay cong và có biểu hiện biến dạng lồng ngực. - Mềm xương (ở người trưởng thành): Các biến dạng xương tại chỗ hay lan rộng, các niêm mạc nhạt màu, móng tay hình thìa và teo gai lưỡi. Thiếu vitamin tan trong nước: * Thiếu vitamin B2 (riboflavin) Một số biểu hiện lâm sàng khi thiếu vitamin B2 như viêm mép, sẹo mép, viêm môi, lưỡi đỏ sẫm, teo các gai phần giữa lưỡi, rối loạn tiết bã ở rãnh mũi mép, viêm đuôi mi mắt, viêm da bìu và âm hộ. * Thiếu vitamin B1 (hay thiamin) Một số triệu chứng khi thiếu vitamin B1 như mất phản xạ gân gót, mất phản xạ gân bánh chè, mất cảm giác và vận động yếu ớt, tăng cảm giác cơ bắp chân, rối loạn chức phận tim mạch và phù. * Thiếu niacin Khi bị thiếu niacin, da bị viêm “pelagrơ”, lưỡi đỏ, thô và có rãnh, gai lưỡi bị mất và có vệt sẫm da ở má và trên hố mắt. * Triệu chứng đặc hiệu của thiếu vitamin C là lợi bị sưng và chảy máu, tăng sừng hóa nang lông loại 2, đốm xuất huyết hoặc bầm máu. Khi bị thiếu nặng có thể xuất hiện bọc máu trong cơ và quanh xương, hoặc đầu xương sưng to và đau. (5). Thiếu iod: có biểu hiện to tuyến giáp trạng. (6) Thừa fluor (fluorosis): Có các vệt mờ ở men răng, các giai đọan sớm khó phân biệt với men răng giảm sản. (7) Thiếu máu do thiếu sắt (Fe) Niêm mạc nhợt nhạt (lật mí mắt, hốc miệng, môi), da xanh xao và móng tay hình thìa. hiếu vitamin C: 1.4. Khảo sát và phân loại tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân nội trú 1.4.1. Đối với bệnh nhân nội trú là người lớn Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index – BMI), WHO 1995) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành. Theo WHO thì tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành được đánh giá là “Bình thường” khi BMI
  • 22. trong ngưỡng 18,50-24,99; “Gầy” khi chỉ số BMI <18,50; “Thừa cân” khi BMI >25,0; “Béo phì” khi BMI >30,0. Thừa cân là tình trạng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể của lipid trong các tổ chức mỡ tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có nhiều chỉ số có thể dùng để đánh giá tình trạng thừa cân – béo phì. Trên cộng đồng, để đánh giá mức độ thừa cân – béo phì, người ta thường dùng chỉ số khối cơ thể BMI = W (kg)/ (H*H) (m) và dựa vào bảng phân loại sau: Trọng lượng của (kg): Chiều cao của (cm): Chỉ số BMI là: Nh?p l?i
  • 23. 1.4.2. Đối với bệnh nhân nội trú là trẻ em Đơn giản nhất là dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ theo độ tuổi. Biểu đồ tăng trưởng được đính kèm trong sổ theo dõi sức khỏe trẻ em, cấp cho mỗi trẻ sau sinh và dùng đến 6 tuổi. Hàng tháng trẻ sẽ được cân đo tại các cơ sở y tế địa phương, ghi nhận cân nặng vào biểu đồ và vẽ đường phát triển cân nặng theo tuổi. Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng, đường phát triển cân nặng theo tuổi đi theo hướng nằm ngang. Trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng theo tuổi nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ. Tuy nhiên để đánh giá dinh dưỡng toàn diện cần có ít nhất 3 chỉ số:  Cân nặng theo tuổi·  Chiều cao theo tuổi·  Cân nặng theo chiều cao. Một số chỉ số nhân trắc khác cũng được dùng để phát hiện đánh giá suy dinh dưỡng như số đo vòng đầu, vòng cánh tay… nhưng thời gian sau này ít được áp dụng do không cụ thể, chi tiết và không chính xác vì phải phụ thuộc vào cách đo, kỹ năng thực hành…
  • 24.
  • 25. 1.5. Vai trò của tình trạng dinh dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân nội trú Hình 1. Tháp dinh dưỡng dùng cho 1 người trong 1 tháng Năng lượng vào cơ thể dưới dạng hóa năng của thức ăn. Thức ăn khi đốt cháy sinh năng lượng gồm có. Năng lượng đưa vào và năng lượng tiêu hao.Trong cơ thể con người cần phải cân bằng giữa năng lượng đưa vào và năng lượng tiêu hao, khi năng lượng đưa
  • 26. vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao thì dễ gây ra thừa cân béo phì. Nếu năng lượng đưa vào ít hơn so với năng lượng tiêu hao thì sẽ dẫn đến gầy mòn, giảm cân. Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân nội trú kể từ khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh. Tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng kém ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống còn trong đảm bảo quản lý các vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân và đảm bảo bệnh nhân nhận được sự chăm sóc cần thiết. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế các biến chứng và giúp người bệnh tiểu đường ổn định chỉ số đường huyết ở mức an toàn. Trong điều trị cho bệnh nhân nội trú, chế độ ăn uống hợp lý sẽ giảm được liều thuốc cần sử dụng. Chế độ ăn trị liệu hiệu quả không chỉ giúp bình ổn sức khỏe theo tiêu chuẩn điều trị mà còn cải thiện các rối loạn trong cơ thể, góp phần làm giảm các biến chứng nguy hiểm. Như vậy, vai trò quan trọng của tình trạng dinh dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân nội trú là đảm bảo chế độ dinh dưỡng, không làm tăng các yếu tố gây bệnh, hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giảm tình trạng mệt mỏi của bệnh nhân.
  • 27. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn (trừ bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính, cấp cứu) BẢNG 2. BỆNH NHÂN NỘI TRÚ KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TỪ THÁNG 4 => 9/2021 Bệnh nhân Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tổng Tổng/ tháng 43 41 22 33 30 36 205 Nam 20 06 07 08 11 12 64 Nữ 43 35 15 25 19 24 161 < 18 tuổi 01 01 18 – 60 tuổi 18 24 15 24 18 23 122 >60 tuổi 25 17 06 09 12 13 82 Điều trị ≥5 ngày 05 08 07 08 08 10 46
  • 28. BẢNG 3. TỔNG SỐ BỆNH NHÂN NỘI TRÚ KHOA NỘI TỪ THÁNG 4 => 9/2021 Bệnh nhân Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tổng Tổng/tháng 22 27 29 26 33 25 162 Nam 08 13 11 13 15 11 71 Nữ 14 14 18 13 18 14 91 < 18 tuổi 18 -60 tuổi 17 14 14 13 13 07 78 > 60 tuổi 05 13 15 13 20 18 84 Điều trị ≥5 ngày 11 16 16 11 21 17 92
  • 29. BẢNG 4. TỔNG SỐ BỆNH NHÂN NỘI TRÚ KHOA NGOẠI TỪ THÁNG 4 – 9/2021 Bệnh nhân Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tổng Tổng/tháng 20 25 26 29 13 11 124 Nam 10 13 14 16 08 09 70 Nữ 10 12 12 13 05 02 54 < 18 tuổi 01 02 03 18 -60 tuổi 16 21 20 21 10 10 98 > 60 tuổi 04 03 04 08 03 01 23 Điều trị ≥5 ngày 11 08 11 17 06 03 56 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến hành từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2018 tại bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Cỡ mẫu: p(1 n = d 2 − n là số lượng cần điều tra; Z2 (1-α/2): Độ tin cậy 95%, Z =1,96. − p là tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn trong bệnh viện trung bình là 19%[1]; d là sai số cho phépZ12−αp)/2− là 5%, thêm 15 % bỏ cuộc n = 267 đối tượng. 2.2.2. Cách chọn mẫu - Lấy các bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn liên tiếp đến khi đủ cỡ mẫu.
  • 30. 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật thu thập số liệu Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được đánh giá trong thời gian ít nhất 48 giờ sau khi nhập viện bằng 2 phương pháp nhân trắc (chỉ số BMI) và SGA áp dụng cho bệnh nhân 17-75 tuổi. Thu thập, đánh giá TTDD bằng số đo nhân trắc (cân nặng, chiều cao): bằng dụng cụ tiêu chuẩn. Cân nặng: cân SECA điện tử độ chính xác 0,1 kg, cân được điều chỉnh, kiểm tra trước khi sử dụng. Chiều cao: đo bằng thước gỗ UNICEF với độ chính xác 0,1 cm. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới đối với người Châu Á: Ngườ i thiếu năng lượng trường diễn khi BMI < 18,5 kg/m2 , thừa cân khi BMI ≥ 23 kg/m2 và béo phì khi BMI ≥ 25 kg/m2 -Thu thập, đánh giá TTDD bằng công cụ SGA: Đánh giá SDD dựa vào thay đổi cân nặng, thay đổi khẩu phần ăn, các triệu chứng dạ dày ruột kéo dài trên 2 tuần, thay đổi chức năng vận động, các bệnh mắc phải và ảnh hưởng của các sang chấn chuyển hóa do bệnh kèm theo, các dấu hiệu SDD lâm sàng (mất lớp mỡ dưới da, phù, cổ trướng). TTDD được đánh giá theo 3 mức: A: tình trạng dinh dưỡng tốt; B: Nguy cơ SDD; C: SDD nặng Đánh giá SDD dựa vào thay đổi cân nặng, thay đổi khẩu phần ăn, các triệu chứng dạ dày ruột kéo dài trên 2 tuần, thay đổi chức năng vận động, các bệnh mắc phải và ảnh hưởng của các sang chấn chuyển hóa do bệnh kèm theo, các dấu hiệu SDD lâm sàng (mất lớp mỡ dưới da, phù, cổ trướng). TTDD được đánh giá theo 3 mức: A: tình trạng dinh dưỡng tốt; B: Nguy cơ SDD; C: SDD nặng -Phân tích thống kê: Các biến định lượng được kiểm tra phân bố chuẩn trước khi phân tích và sử dụng kiểm định tham số hoặc phi tham số. So sánh các tỷ lệ bằng kiểm định Chisquare test. Các phân tích thống kê được thực hiện trên phần mềm SPSS 16.0. Ý nghĩa thống kê được xác định với giá trị p < 0,05 theo 2 phía. Đạo đức nghiên cứu: Trước khi tiến hành nghiên cứu, các cán bộ nghiên cứu làm việc chi tiết về nội dung, mục đích nghiên cứu với lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Sài Gòn, cùng với cán bộ của các Khoa lâm sàng, trình bày và giải thích nội dung, mục đích nghiên cứu với người bệnh. Các
  • 31. đối tượng tham gia phỏng vấn một cách tự nguyện, không bắt buộc và có quyền từ bỏ không tham gia nghiên cứu mà không cần bất cứ lý do nào. Với bệnh nhân suy dinh dưỡng sẽ được tư vấn dinh dưỡng, tư vấn sức khoẻ. Các thông tin về đối tượng được giữ bí mật và chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu, đem lại lợi ích cho cộng đồng
  • 32. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả về tình trạng dinh dưỡng (TTDD) theo giới tính tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn Bảng 5 : Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) theo giới tính tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn TTDT theo nhân trắc Nam Nữ giới Chung p (BMI) (n= 158) (n= 95) (n=253) CED, n(%) 35(22,2) 12(12,6) 47(18, 6) Bình thường, n(%) 97(61,4) 66(69,5) >0,05 163(6 4,4) Thừa cân, n(%) 17(10,8) 9(9,5) 26(10, 3) Béo phì, n(%) 9(5,7) 8(8,4) 17(6,7 ) TTDD theo Nam giới Nữ giới Chung SGA (n= 170) (n= 97) (n=26 7) Bình thường, n(%) 103(60,6) 75(77,3) 178(6 6,7) Nguy cơ SDD, n(%) 61(35,9) 19(19,6) <0,05 80(30, 0) SDD, n(%) 6(3,5) 3(3,1) 9(3,4)
  • 33. Theo cách đánh giá TTDD bằng chỉ số nhân trắc: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn (CED) là 18,6%, Tỷ lệ thừa cân là 10,3% và tỷ lệ béo phì là 6,7%. Ở nam giới, tỷ lệ CED là 22,2% cao hơn các tỷ lệ này ở nữ giới (12,6%). Ngượ c lại, nam giới có tỷ lệ thừa cân và béo phì là 16,5%, thấp hơn tỷ lệ này ở nữ giới (17,9%), sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê về với p>0,05. Theo cách đánh giá TTDD bằng SGA: Chỉ có 66,7% bệnh nhân có TTDD bình thường, có tới 30,0 bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng và có 3,4% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng. Tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng (35,9%) của nam giới cao hơn tỷ lệ này ở nữ giới (19,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về với p<0,05. Hình 2 : Tình trạng suy dinh dưỡng tại bệnh viện Đa khoa Sài Gòn p<0,05 Theo đánh giá TTDD bằng nhân trắc: Tỷ lệ bệnh nhân CED rất khác nhau theo bệnh: Ung bướu là 34,5%, Hô hấp 24,1%,Tiêu hóa và Thần kinh là 18,2%,Tim mạch là 15,0%, tỷ lệ CED ở bệnh nhân khoa Ngoại là 15,7%(p<0,05). Theo đánh giá TTDD bằng SGA: Tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng cao nhất với bệnh nhân Ung bướu (75,9%),Tiêu hóa và Thần kinh là 31,8%,Tim mạch là 29,2%, tỷ lệ CED ở bệnh nhân khoa Ngoại là 30,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về với p<0,05. Bảng 2: Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) theo thời gian nằm viện tại bệnh viện Đa khoa Sài Gòn TTDD theo Mới nhập Từ 3-7
  • 34. Theo đánh giá TTDD bằng nhân trắc: Tỷ lệ CED của bệnh nhân có xu hướng tăng lên theo thờ i gian nằm viện: mới nhập viện là 16,0%, nằm viện trong vòng 1 tuần là 16,3% và nằm viện >1 tuần là 25,0% (p>0,05) . Ngược lại, xu thế thừa cân của bệnh nhân lại giảm đi theo thời gian nằm viện: mới nhập viện là 12,0%, nằm việ n trong vòng 1 tuần là 10,4% và nằm viện > 1 tuần là 8,8%(p>0,05). Với đánh giá TTDD bằng nhân trắc: Chỉ số Albumin máu dưới 32 g/l của nhóm CED là 30,0%, cao hơn tỷ lệ này ở nhóm bình thường (15,2%) (p>0,05). Với đánh giá TTDD bằng SGA: Chỉ số Albumin máu < 32 g/l của nhóm nguy cơ SDD và SDD là 13,2%, thấp hơn tỷ lệ này ở nhóm bình thường (24,1%),(p>0,05). 3.2. Bàn luận Đánh giá theo tiêu chuẩn BMI cho thấy thực trạng vấn đề vừa xuất hiện thiếu dinh dưỡng vừa thừa cân−béo phì ở đối tượng bệnh nhân. Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng (BMI < 18,5) thiếu năng lượng trường diễn chiếm 18,6% cao hơn so với tỷ lệ 9 % trong nghiên cứu tại cộng đồng . Có 17,0% đối tượng thừa cân−béo phì (16,5% ở nam và 17,9% ở nữ). Tỷ lệ bệnh nhân CED rất khác nhau theo bệnh, cao nhất tại khoa Ung bướu 34,5%, Khoa nội 24,1%, Tiêu hóa và Thần kinh là 18,2%, khoa Ngoại là 15,7%(p<0,05). nhân trắc viện ngày 7 ngày (n=68) p (BMI) (n= 50) (n= 135) CED, n(%) 8(16,0) 22(16,3) 17(25,0) Bình thường, n(%) 33(66,0) 92(68,1) 38(55,9) >0,05 Thừa cân, n(%) 6(12,0) 14(10,4) 6(8,8) Béo phì, n(%) 3(6,0) 7(5,2) 7(10,3) TTDD theo Mới nhập viện Từ 3-7 ngày 7 ngày(n=74) SGA (n= 51) (n= 142) Bình thường, n(%) 39(76,5) 103(72,5) 36(48,6) Nguy cơ 8(15,7) 35(24,6) 37(50,0) <0,01 SDD, n(%) SDD, n(%) 4(7,8) 4(2,8) 1(1,4)
  • 35. Kết quả đánh giá bằng SGA trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ SDD và nguy cơ SDD của bệnh nhân là rất cao (33,4%), tỷ lệ của nam giới là 39,4%, cao hơn tỷ lệ này ở nữ giới (22,7%)(p<0,05). Tỷ lệ SDD và nguy cơ SDD theo SGA là rất khác nhau theo khoa lâm sàng, nhưng nhìn chung đều cao hơn so tương đối so với tỷ lệ CED theo đánh giá bằng nhân trắc(BMI). Tỷ lệ SDD và nguy cơ SDD theo SGA cao nhất ở khoa Ung bướu (75,9%), Tiêu hóa và Thần kinh là 31,8%, Tim mạch là 29,2%, Khoa nội là 18,2%, tỷ lệ CED ở bệnh nhân khoa Ngoại là 30,8%. Kết quả này là tương đối cao, cao hơn tỷ lệ SDD ở Khoa nội (14,3%) và thấp hơn tỷ lệ này ở Khoa tiêu hóa (58,5%) Kết quả nghiên cứu này cho thấy với cả hai cách đánh giá TTDD bằng nhân trắc hay đánh giá bằng SGA, tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ về SDD đều có xu hướng tăng lên theo thời gian nằm viện. Với cách đánh giá bằng SGA thì xu hướng này rất rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Nói cách khác, thời gian nằm viện càng lâu thì nguy cơ suy dinh dưỡng càng cao, kết quả này phù hợp với nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa thời gian nằm viện, tình trạng suy dinh dưỡng ở Tây Ban Nha củaLobo Tamer và nghiên cứu của Riccardo Caccialanza năm 2009 Bằng phương pháp SGA có thể thấy một tỷ lệ người bệnh có nguy cơ SDD khi nhập viện và tỷ lệ ngày càng tăng trong quá trình điều trị trong bệnh viện. Do vậy, các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng SGA này không chỉ nên được áp dụng giúp phát hiện sớ m người bệnh cần quan tâm về dinh dưỡng đồng thời áp dụng để xác định được nguy cơ suy dinh dưỡng trong thời gian nằm viện để có biện pháp phòng chống sớm và kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm số ngày nằm viện, tiết kiệm chi phí cho người bệnh và xã hội
  • 36. 36 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết Luận Như vậy qua khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên đa khoa Sài Gòn cho thấy: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu dinh dưỡng trong bệnh viện Đa khoa Sài Gòn là ở mức trung bình nếu đánh giá bằng phương pháp nhân trắc (BMI), những tỷ lệ thiếu dinh dưỡng này là rất cao nếu đánh giá bằng phương pháp SGA: Tỷ lệ năng lượng trường diễn (CED) là 18,6% (theo nhân trắc) và tỷ lệ có nguy cơ SDD và SDD là 33,4% (theo SGA). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05 và p<0,01) về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh khi đánh giá bằng phương pháp SGA theo giới tính, theo thời gian nằm viện và theo khoa Nội và khoa Ngoại. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ về SDD đều có xu hướng tăng lên theo thời gian nằm viện khi đánh giá TTDD bằng nhân trắc hay đánh giá bằng SGA. Với cách đánh giá bằng SGA thì xu hướng này rất rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 4.2. Kiến nghị Khảo sát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng SGA cho bệnh nhân nội trú nên trở thành một hoạt động thường quy trong bệnh viện. Tiếp tục có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn về tình trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố nguy cơ dinh dưỡng của người bệnh trong bệnh viện.
  • 37. Trang 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lưu Ngân Tâm , Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2014) Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng . Nhà xuất bản Y học TPHCM 2. Hà Huy Khôi , Lê Thị Hợp (2012) . Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học 3. Trần Quốc Cường (2014) . DDlâm sàng cơ bản . Nhà xuất bản Lao Động 4. Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh dưỡng và thực phẩm ở một cộng đồng, Nxb Y học, Hà Nội 5. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2010), Chiến lược dinh dưỡng 2010- 2020, Nxb Y học, Hà Nội. 6. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2010), Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội 7. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2010), Tổng điều tra dinh dưỡng, Nxb Y học, Hà Nội. 8. Bộ Y tế (2013), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường, Nxb Y học, Hà Nội. 9. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2010), Số liệu thống kê suy dinh dưỡng người Việt Nam qua các năm, Hà Nội. 10. Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khôi, Một số nhận xét về phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội PHỤC LỤC PHIẾU KHẢO SÁT
  • 38. Trang 38 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN Trân trọng cám ơn Ông / Bà đã sử dụng dịch vụ tại cơ sở chúng tôi . Xin Ông / Bà cho biết ý kiến của mình vào phiếu khảo sát . Để đảm bảo tính bảo mật , ông / bà không cần ghi tên của mình vào phiếu trả lời . Những ý kiến quí giá của Ông / Bà sẽ giúp dịch vụ của chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao công tác chăm sóc và điều trị tại BV trong thời gian tới Hướng dẫn trả lời phiếu : Ông / Bà đánh dấu (X) vào số thứ tự tương ứng với phương án trả lời A . THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI STT Câu hỏi Phương án trả lời Ghi chú A1 Giới tính 1. Nam 2. Nữ A2 Tuổi (Dương lịch ) 1 . Từ 18 – 60tuồi 2 . Trên 60 tuổi A3 Trình độ học vấn 1 . Bậc tiểu học – trung học cơ sở ( cấp 1-2 ) 2 . Bậc trung học phổ thông ( cấp 3) 3 . Bậc trung cấp – cao đẳng 4 . đại học – sau đại học A4 Dân tộc 1 . Kinh 2 . Khác ( ghi rõ) A5 Nghề nghiệp 1 . Học sinh / sinh viên 2 . Công nhân 3 . Nghỉ hưu/ mất sức / già 4 . Nội trợ / buôn bán A6 Mức thu nhập bình quân / tháng 1 . dưới 5 triệu đồng 2 . Từ 5- 10 triệu đồng 3 . trên 5 triệu đồng
  • 39. Trang 39 B . THÔNG TIN VỀ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI 1. Chiều cao ……..cm 2. Cân nặng 3-6 tháng trước : ……….kg 3. Cân nặng hiện tại : …………….kg 4. Chế độ ăn trước nhập viện : a. cơm đầy đủ thịt cá , rau củ quả , uống thêm sữa b. cháo, soup, sữa , thêm trái cây c. cơm chay không uống thêm sữa d. cơm đầy đủ thịt cá không ăn rau củ , quả, không uống sữa e. cơm chay , uống thêm sữa 5 . Chế độ ăn hiện tại : a. Ăn ít hơn b. Chỉ dùng thức ăn lỏng c. Chỉ uống được ít sữa d. Nuôi qua sond hoặc đường truyền e. Không thay đổi 6 . Vấn đề tiêu hóa a. Chán ăn b. Buồn nôn , nôn c. Tiêu chảy d. Bón e. Đau bụng 7 . Khả năng vận động a. Không thay đổi b. Tự ngồi dậy và làm được việc nhẹ c. Không tự ngồi dậy , chỉ nằm tại giường d. Hạn chế vận động do bệnh lý 8. Stress a. Không b. Sốt trên 38o5 C c. Có phẫu thuật 9 . Tình trạng bệnh hiện tại a. Bệnh nhiễm trùng
  • 40. Trang 40 b. Đợt cấp bệnh mạn tính c. Bệnh cần phẫu thuật 10. Tình trạng bệnh nền a. Ung thư b. Bệnh phổi , tim , thận c. AIDS d. Có vết thương hở , dò tiêu hóa Ông / Bà có ý kiến gì khác xin cho biết thêm : ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Xin chân thành cám ơn sự cộng tác của Ông / Bà