SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH HÀ NỘI
Dịch vụ làm khóa luận tốt nghiệp
Luanvantrithuc.com
Tải tài liệu nhanh qua hotline
0936885877 (zalo/tele/viber)
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Phương Mai
Sinh viên thực hiện : Phạm Thanh Tâm
Mã sinh viên : A16448
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI - 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Phương
Mai trong suốt 4 tháng qua đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin cảm
ơn các anh chị trong Quỹ tiết kiệm Bà Triệu đã tạo cơ hội cho em được đi thực tập tại
Ngân hàng. Do kiến thức và hiểu biết thực tế còn hạn chế nên chắc chắn khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo hướng
dẫn – Thạc sĩ Nguyễn Phương Mai, các thầy cô giáo tại Khoa Kinh tế - Quản lý trường
Đại học Thăng Long để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Thanh Tâm
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Phạm Thanh Tâm
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI................................................................................................................................ 1
1.1. Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế... 1
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng Ngân hàng........................................... 1
1.1.2. Chức năng của tín dụng Ngân hàng ............................................................... 2
1.1.3. Phân loại tín dụng Ngân hàng......................................................................... 3
1.1.4. Vai trò của tín dụng Ngân hàng ...................................................................... 4
1.2. Tín dụng ngắn hạn và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn
trong nền kinh tế........................................................................................................... 5
1.2.1. Tín dụng ngắn hạn và vai trò của tín dụng ngắn hạn.................................... 5
1.2.2. Chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng............................................................ 8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH HÀ NỘI............................. 21
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội 21
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh
Hà Nội .......................................................................................................................... 21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội ... 21
2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội
từ năm 2010-2012........................................................................................................ 22
2.2.1. Tình hình huy động vốn................................................................................. 22
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn................................................................................... 25
2.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại...................................................................... 27
2.2.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng.............................................................. 29
2.3. Thực trạng về chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012 .................................... 31
2.3.1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn................................................................ 31
2.3.2. Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà
Nội từ năm 2010-2012................................................................................................. 32
2.3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội ..................................................................... 45
2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012 ........................................................................ 53
2.4.1. Kết quả đạt được............................................................................................. 53
2.4.2. Hạn chế và những nguyên nhân trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012 .................. 54
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á
CHI NHÁNH HÀ NỘI ............................................................................................... 60
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của ngân hàng............................................. 60
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân
hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội........................................................... 61
3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh................................................................... 61
3.2.2. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn ........................................................... 63
3.2.3. Thực hiện có hiệu quả quy trình nghiệp vụ tín dụng ................................... 64
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản tín dụng......... 64
3.2.5. Xử lý tốt các khoản nợ quá hạn..................................................................... 65
3.2.6. Giải pháp nhân tố con người ......................................................................... 65
3.2.7. Các giải pháp khác ......................................................................................... 68
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị................................................................................... 69
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước............................................................................ 70
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ....................................................... 71
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank............................ 72
3.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội ............. 73
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
HTX
LN
NHNN
NHTM
TMCP
TSCĐ
TSLĐ
USD
VNĐ
Hợp tác xã
Lợi nhuận
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Thương mại cổ phần
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Đô la Mỹ
Việt Nam đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP SeA Bank chi nhánh
Hà Nội từ năm 2010-2012............................................................................................ 23
Bảng 2.2 Tình hình cho vay – thu nợ - dư nợ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
chi nhánh Hà Nội năm 2010 – 2012............................................................................. 26
Bảng 2.3 Tình hình thu nhập – chi phí của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi
nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012 .................................................................... 29
Bảng 2.4 Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh
Hà Nội năm 2010-2012 ................................................................................................ 31
Bảng 2.5 Tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ 2010 – 2012.............................................. 35
Bảng 2.6 Tình hình thu nợ ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ......... 38
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội
năm 2010-2012............................................................................................................. 39
Bảng 2.8 Dư nợ tín dụng ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế....................... 44
Bảng 2.9 Tỷ trọng vốn lưu động ngắn hạn .......................................................... 45
Bảng 2.10 Khả năng cấp tín dụng........................................................................ 46
Bảng 2.11 Tình hình nợ quá hạn – nợ xấu – nợ không có khả năng thu hồi ngắn
hạn tại chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012 ............................................................... 47
Bảng 2.12 Nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn...................................................... 48
Bảng 2.13 Nợ không có khả năng thu hồi: .......................................................... 49
Bảng 2.14 Chỉ tiêu nợ xấu ................................................................................... 50
Bảng 2.15 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn.......................................................................... 51
Bảng 2.16 Tình hình thu lãi trong hoạt động tín dụng......................................... 52
Bảng 2.17 Chỉ tiêu khả năng sinh lời................................................................... 52
Biểu đồ 2.1 Tình hình mua bán ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi
nhánh Hà Nội................................................................................................................ 28
Biểu đồ 2.2 Dư nợ ngắn hạn của SeA Bank chi nhánh Hà Nội từ 2010-2012 .... 42
Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay chung tại các Ngân hàng ....................................... 10
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
chi nhánh Hà Nội.......................................................................................................... 22
Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ...... 32
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
Tín dụng là chức năng quan trọng nhất của các tổ chức trung gian tài chính, là
dịch vụ sinh lời chủ yếu, đồng thời cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất của
các Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác. Trong bối cảnh sự phát
triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày càng tăng, hoạt động tín dụng cần phải
được phát triển sao cho phù hợp nhằm đáp ứng được những nhu cầu ngày càng tăng
trong xã hội. Nhưng vấn đề là phải đảm bảo chất lượng tín dụng như thế nào để Ngân
hàng thương mại hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.
Tín dụng có chất lượng sẽ góp phần tăng chất lượng sản xuất kinh doanh và tạo
một thị trường tài chính lành mạnh. Chất lượng tín dụng được đảm bảo cũng có nghĩa
là Ngân hàng đang trên đà phát triển vốn, nhờ vậy mà có điều kiện đáp ứng yêu cầu về
vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Nâng cao chất lượng tín dụng, tình hình tài chính của Ngân hàng thương mại
được cải thiện, tạo ra những thế mạnh trong quá trình cạnh tranh, giúp cho Ngân hàng
tránh và hạn chế những rủi ro, tổn thất to lớn có thể xảy ra, góp phần làm lành mạnh
hoá các quan hệ tín dụng và tạo điều kiện để mở rộng các quan hệ tín dụng. Chất
lượng tín dụng quyết định cho sự tồn tại và phát triển của từng Ngân hàng thương mại
nói riêng và toàn bộ hệ thống Ngân hàng nói chung.
Qua những vấn đề được phân tích ở trên ta thấy rõ được sự cần thiết của việc
củng cố tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Từ
thực tế ở Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeA Bank) chi nhánh Hà Nội, sau thời gian
học tập và những kiến thức tích lũy được tại đại học, em đã chọn đề tài : “ Giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi
nhánh Hà Nội”.
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài đề cập đến những vấn đề cơ bản lý luận về hoạt động tín dụng nói chung
và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng, làm rõ vai trò của tín dụng Ngân hàng
thương mại từ đó thấy rõ tầm quan trọng của chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đặc biệt là tính dụng ngắn hạn
tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội để từ đó chỉ ra kết quả đạt được,
những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó đồng thời kiến nghị
nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn nhằm đảm bảo an toàn cho
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh phân tích, tổng hợp và sử dụng các bảng
số liệu để minh hoạ, đối chiếu qua đó rút ra kết luận tổng quát, đề xuất các giải pháp
nhằm giúp chi nhánh Hà Nội nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn trong
năm 2013 tới.
4. Kết cấu khóa luận:
Ngoài danh mục bảng biểu, mục lục, danh mục viết tắt, lời mở đầu và lời cam
đoan thì khóa luận được chia thành 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tín dụng và chất lượng tín dụng trong hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội.
Thang Long University Library
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng Ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tín dụng, tuy nhiên một cách chung nhất có
thể hiểu, tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển
giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên
nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên chuyển giao tiền hoặc
tài sản với điều kiện theo thời hạn đã thoả thuận. Tín dụng được cấu thành từ sự kết
hợp của ba yếu tố chính là: lòng tin, thời hạn của quan hệ tín dụng, sự hứa hẹn hoàn
trả.
Từ khái niệm về tín dụng ta có thể đưa ra một quan niệm chung về tín dụng ngân
hàng như sau: Theo giáo trình “Tín dụng ngân hàng” của NXB Thống Kê Thành Phố
Hồ Chí Minh năm 2005 thì tín dụng ngân hàng là một quan hệ kinh tế giữa Ngân hàng
và khách hàng, trong đó Ngân hàng chuyển giao tiền hay tài sản cho khách hàng trong
một thời gian nhất định với những thỏa thuận hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian
nhất định giữa khách hàng và ngân hàng.
1.1.1.2 Đặc trưng của tín dụng Ngân hàng
Từ định nghĩa trên về tín dụng ta rút ra một số đặc trưng của tín dụng ngân hàng
như sau :
Thứ nhất: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng mang tính tạm thời. Đối tượng
của sự chuyển nhượng có thể là tiền tệ hoặc là hàng hoá dưới hình thức kéo dài thời
gian thanh toán trong quan hệ mua bán hàng hoá. Tính chất tạm thời của sự chuyển
nhượng đề cập đến thời gian sử dụng lượng giá trị đó. Nó là kết quả của sự thoả thuận
giữa các đối tác tham gia quá trình chuyển nhượng để đảm bảo sự phù hợp thời gian
nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng giá trị đó. Sự thiếu phù hợp của thời gian
chuyển nhượng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính và hoạt động kinh doanh của
cả hai bên và dẫn đến nguy cơ phá huỷ quan hệ tín dụng. Thực chất trong quan hệ tín
dụng chỉ có sự chuyển nhượng quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong
một khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi quyền sở hữu với lượng giá
trị đó.
1
Thứ hai: Tín dụng mang tính hoàn trả. Lượng vốn được chuyển nhượng phải
được hoàn trả đúng hạn về cả thời gian và về giá trị bao gồm hai bộ phận: gốc và lãi.
Phần lãi đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh
lệch này là giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Nói cách khác, nó là giá phải trả
cho sự hi sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của người sở hữu, vì thế nó phải đủ hấp dẫn
để người sở hữu có thể sẵn sàng hi sinh quyền sử dụng đó.
Thứ ba: Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay và
người cho vay. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng.
Người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả đầy đủ khi đến hạn. Người đi vay
cũng tin tưởng vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự gặp gỡ giữa người đi
vay và người cho vay về điểm này sẽ là điều kiện hình thành quan hệ tín dụng.
1.1.2. Chức năng của tín dụng Ngân hàng
Tín dụng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Vị trí đó trước hết được biểu hiện qua các chức năng sau đây của tín dụng:
Thứ nhất: Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Vốn
là nguồn lực, là điều kiện kinh doanh. Đối với một tổ chức kinh tế, ngoài vốn tự có,
vốn đi vay để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng Tín dụng Ngân hàng thực hiện
chức năng chuyển dịch tạm thời một số lượng vốn tiền tệ nhàn rỗi từ đơn vị thừa vốn
sang đơn vị thiếu vốn với điều kiện hoàn trả cả vốn lẫn lãi vay sau một thời gian nhất
định.
Thứ hai: Với tư cách là trung gian chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu nên
tín dụng Ngân hàng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, góp phần giúp
cho việc sử dụng vốn trong nền kinh tế có hiệu quả hơn, góp phần tăng tốc độ tăng
trưởng.
Thứ ba: Tín dụng Ngân hàng thực hiện chức năng giám đốc. Đối với mỗi nền
kinh tế, Ngân hàng trung ương đảm nhiệm việc quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ,
tín dụng, Ngân hàng trong cả nước nhằm ổn định giá trị tiền tệ. Như vậy, đối với mỗi
hoạt động của Ngân hàng thương mại việc ban hành chính sách, quy định hướng dẫn
cụ thể là cần thiết và các Ngân hàng thương mại có trách nhiệm thi hành những chính
sách đó. Tín dụng Ngân hàng được sử dụng như một công cụ quản lý tích cực vì mỗi
hoạt động của Ngân hàng đều có ảnh hưởng to lớn đến lượng tiền trong nền kinh tế.
Như vậy, tín dụng Ngân hàng là công cụ để điều tiết lưu thông tiền tệ và là công cụ để
nhà nước kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế.
2
Thang Long University Library
1.1.3. Phân loại tín dụng Ngân hàng
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản cho vay theo nhóm dựa trên một số
tiêu thức nhất định. Việc phân loại tín dụng có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập
quy trình tín dụng thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Trong quá
trình phân loại có thể sử dụng nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng song thực tế các
nhà kinh tế học thường phân loại tín dụng theo các tiêu thức sau đây:
1.1.3.1 Thời hạn tín dụng
Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia tín dụng ra làm ba loại :
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và được sử
dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp và phục
vụ các nhu cầu về sinh hoạt cá nhân. Đây là tín dụng ít rủi ro cho Ngân hàng vì trong
thời gian ngắn ít có những biến động xảy ra và nếu xảy ra cũng là những biến động
Ngân hàng có thể dự tính được.
Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm và chủ
yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng
sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Hình thức tín
dụng này có mức độ rủi ro không cao vì Ngân hàng có khả năng dự đoán được nhưng
biến động xảy ra.
Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để
cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc
cơ sở hạ tầng (đường xá, sân bay, cầu đường, chung cư…) cải tiến và mở rộng sản
xuất với quy mô lớn. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài
thì có những biến động xảy ra không thể lường trước được.
1.1.3.2 Mục đích sử dụng tiền vay
Theo tiêu chí này tín dụng được chia thành 2 loại:
Cho vay sản xuất:
Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn
lưu động của tổ chức kinh tế, có nghĩa là cho vay bù đắp vốn lưu động, cho vay chi phí
sản xuất, cho vay để thanh toán khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu. Đây là
loại tín dụng có mức độ rủi ro thấp vì vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn luân
chuyển trong chu kỳ sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng có thể theo dõi thường xuyên
và nếu có biến động xảy ra thì kịp thời thu hồi vốn.
3
Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản
cố định, nghĩa là đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật mở rộng
sản xuất, xây dựng xí nghiệp và công trình mới. Hình thức tín dụng này thường có
mức độ rủi ro cao hơn vì khả năng thu hồi vốn chậm hơn.
Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho
nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một
nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong
cuộc sống như nhà ở, phương tiện, đồ dùng gia đình… Bên cạnh đó những nhu cầu chi
tiêu cho giáo dục, y tế, du lịch cũng được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng.
1.1.3.3 Tính chất của tín dụng
Dựa vào tiêu thức này tín dụng được chia làm 2 loại :
Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng được thực hiện thông qua việc mua
lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Đây là
loại tín dụng có mức độ rủi ro lớn vì Ngân hàng không có đầy đủ thông tin về bên đi
vay, hơn nữa các doanh nghiệp hầu như không có kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng
cho khách hàng của mình.
Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng trong đó Ngân hàng cấp vốn trực tiếp
cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng.
Mức độ rủi ro trong trường hợp này thấp hơn vì Ngân hàng có thể gặp trực tiếp khách
hàng và nó được thực hiện bởi những cán bộ có nghiệp vụ và kinh nghiệm trong việc
cung cấp tín dụng.
1.1.4. Vai trò của tín dụng Ngân hàng
Trong điều kiện đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết vĩ
mô của nhà nước, tín dụng nói chung và tín dụng Ngân hàng nói riêng có vai trò hết
sức quan trọng.
Tín dụng Ngân hàng phục vụ sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các đơn
vị kinh tế nói riêng. Thực hiện chức năng phân phối lại (cho vay ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn), tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế dự trữ vật tư,
hàng hoá, tăng thêm giá trị TSCĐ, TSLĐ mà đơn vị đã sử dụng, do vậy tín dụng góp
phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển vật tư, hàng hoá trong nền kinh tế, rút ngắn thời
gian lưu thông, giảm bớt chi phí, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận.
Tín dụng Ngân hàng là công cụ để Nhà nước tài trợ cho các ngành kinh tế mũi
nhọn hoặc các ngành kinh tế kém phát triển thông qua chính sách ưu đãi, từ đó thúc
4
Thang Long University Library
đẩy các ngành kinh tế cũng phát triển, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hoà lưu thông
tiền tệ. Trước hết, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng huy động
và tập trung những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, đồng thời khi thu nợ cũng rút khỏi
lưu thông một bộ phận tiền tệ. Mặt khác, trong quá trình cân đối nguồn vốn tín dụng,
Ngân hàng phát hành thêm tiền tệ cho vay phát triển sản xuất, tăng nhanh tốc độ chu
chuyển tiền mặt qua Ngân hàng. Sau nữa, để thực hiện mối quan hệ kinh tế giữa các tổ
chức kinh tế với nhau, cũng như mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ chức
kinh tế thì các tổ chức kinh tế phải mở tài khoản tại Ngân hàng. Việc mở tài khoản tại
Ngân hàng tạo khả năng củng cố và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện phát triển
kinh tế giữa các nước. Hiện nay sự phát triển của mỗi nước đều gắn với thị trường
quốc tế, do đó tín dụng trở thành phương tiện để nối các nước với nhau. Nó có vai trò
quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hoặc nhờ vốn tín dụng bên ngoài mà phát
triển kinh tế trong nước.
Tín dụng Ngân hàng là động lực đối với việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện thành công
quá trình này thì cần phải có vốn. Nguồn vốn dùng để tài trợ có thể là vốn vay trong
nước hay vay nước ngoài trong đó Ngân hàng chính là trung gian tài chính huy động
các nguồn vốn trong nền kinh tế để cho vay.
1.2. Tín dụng ngắn hạn và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn
trong nền kinh tế
1.2.1. Tín dụng ngắn hạn và vai trò của tín dụng ngắn hạn
1.2.1.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn
Theo quyết định 127/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam: Tín dụng ngắn hạn là khoản cho vay có thời hạn và được sử dụng nhằm đáp
ứng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống. Thời hạn đối với tín dụng ngắn hạn
được tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận tối đa là 12 tháng, được xác định phù
hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
1.2.1.2 Đặc trưng của tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn ngoài mang những đặc trưng của tín dụng Ngân hàng còn có
những đặc điểm riêng sau :
5
Tín dụng ngắn hạn là nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại vì thời
gian cho vay đến 12 tháng. Chính loại vay này giúp cho Ngân hàng giữ được khả năng
thanh toán vì nó tương thích với kết cấu nguồn vốn của Ngân hàng thường là tiền gửi
tiết kiệm dưới 12 tháng.
Lãi suất cho vay ngắn hạn thường nhỏ hơn lãi suất cho vay dài hạn vì mức độ
rủi ro của tín dụng ngắn hạn thường thấp hơn so với tín dụng trung và dài hạn.
1.2.1.3 Các hình thức tín dụng ngắn hạn của NHTM
Một là: Chiết khấu chứng từ có giá
Các chứng từ có giá ở đây có thể là hợp đồng mua bán, các giấy tờ có giá
(thương phiếu, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, công trái) hoặc mua bán lại các khoản nợ.
Các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu hoặc hàng hoá theo hợp đồng thấy cần vốn
cho các hoạt động của họ trong khi chờ nhận tiền theo một hợp đồng họ có thể nhượng
lại bản hợp đồng cho Ngân hàng như một vật bảo đảm cho một khoản vay ngắn hạn tại
Ngân hàng. Ngân hàng sẽ mua các giấy tờ có giá trị trừ đi phần lợi tức chiết khấu và
hoa hồng phí. Đến thời hạn thanh toán của giấy tờ có giá Ngân hàng đòi người mắc nợ
theo giá trị của giấy tờ có giá mà Ngân hàng đã thực hiện chiết khấu.
Hai là: Tín dụng ngân quỹ
Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn trong đó Ngân hàng cho khách hàng vay để đảm
bảo sự cân đối ngân quỹ hàng ngày của khách hàng và được thực hiện chủ yếu bằng 2
hình thức:
Ứng trước trên tài khoản: Là nghiệp vụ tín dụng mà Ngân hàng cho khách
hàng vay bằng cách mở và ứng cho khách hàng một số tiền nhất định trên tài khoản
của khách tại Ngân hàng, trên cơ sở có đảm bảo là loại tín dụng ứng trước được thực
hiện trên cơ sở khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố, có sự bảo lãnh. Tín dụng ứng
trước có đảm bảo là loại tín dụng ứng trước được thực hiện mà khách hàng không cần
thiết phải có tài sản đảm bảo. Loại tín dụng này chỉ được áp dụng với khách hàng có
mức độ tín nhiệm cao với Ngân hàng.
Hình thức thấu chi : Là nghiệp vụ tín dụng ngân quỹ mà Ngân hàng cho khách
hàng vay bằng cách cho phép khách hàng sử dụng vượt số tiền mà họ kí thác tại Ngân
hàng trên tài khoản vãng lai với số lượng và thời hạn nhất định.
6
Thang Long University Library
Ba là: Tín dụng bằng chữ kí
Là hình thức Ngân hàng đứng ra cam kết với chủ nợ là sẽ thanh toán trong trường
hợp khách hàng không trả được nợ khi đến hạn. Ngân hàng đứng ra bảo lãnh và cấp
cho khách hàng của mình một chữ kí để họ có thể kéo dài thời gian thanh toán khoản
nợ hoặc mua hàng ở nơi khác. Tín dụng bằng chữ kí có hai hình thức:
Tín dụng chấp nhận: Là hình thức tín dụng bằng chữ kí mà Ngân hàng chấp
nhận một hối phiếu đòi tiền của chính Ngân hàng. Khi hối phiếu đến hạn, khách hàng
giao nộp tiền vào Ngân hàng số tiền cần thiết để thanh toán. Về nguyên tắc Ngân hàng
không phải chi vốn mà chỉ cấp cho chủ nợ một chứng từ đòi hỏi thanh toán với khả
năng của Ngân hàng.
Tín dụng bảo lãnh: Là hình thức Ngân hàng cam kết sẽ chịu trách nhiệm trả
tiền thay cho bên được chấp nhận bảo lãnh, thực hiện đúng các nghĩa vụ đã thoả thuận
với bên yêu cầu bảo lãnh, được quy định cụ thể tại thư bảo lãnh của Ngân hàng. Mặt
khác bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những cam kết của mình với bên
yêu cầu bảo lãnh cũng như Ngân hàng bảo lãnh.
1.2.1.4 Vai trò của tín dụng ngắn hạn đối với nền kinh tế
Tín dụng ngắn hạn có vai trò to lớn trong nền kinh tế. Trong hoạt động kinh
doanh tiền tệ của Ngân hàng nghiệp vụ tín dụng giữ vai trò trọng yếu, tác động đến sản
xuất kinh doanh và một phần tham gia đầu tư phát triển. Với chức năng chủ yếu là huy
động vốn để cho vay, Ngân hàng huy động tiền nhàn rỗi trong dân để cho vay các đối
tượng đang thiếu vốn.
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội:
Tín dụng ngắn hạn góp phần tác động tích cực đến nhịp độ phát triển kinh tế, nền
kinh tế thị trường là nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt. Khoản vay của Ngân hàng có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu về vốn. Vay vốn cũng đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp phải gánh trách nhiệm trả nợ, buộc doanh nghiệp phải
tích cực hoạt động đảm bảo cạnh tranh để đồng vốn vay được sử dụng có hiệu quả
nhất. Lúc này hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ trở nên sôi động và nhộn nhịp. Các
doanh nghiệp hoạt động tốt góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Đối với Ngân hàng:
Hiện nay các Ngân hàng thường có cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng
lớn trong nguồn vốn, việc mở rộng tín dụng ngắn hạn giúp Ngân hàng cân đối kết cấu
nguồn vốn và sử dụng một cách tối ưu. Ngoài ra vòng quay vốn lưu động cao, các
7
khoản tiền sẽ được đưa vào lưu thông nhiều lần do công tác thanh toán của Ngân hàng
làm tăng khả năng tạo tiền của Ngân hàng, làm cho nguồn lực nền kinh tế được sử
dụng hiệu quả và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Thông qua hoạt động tín dụng các
Ngân hàng thương mại cũng là biện pháp thu hút khách hàng, mở rộng quy mô và
củng cố chất lượng tín dụng của mình, tăng khả năng cạnh tranh của mỗi Ngân hàng.
Đối với các doanh nghiệp:
Các khoản tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp khi xuất hiện cơ hội
kinh doanh trên thị trường, giúp doanh nghiệp tận dụng được thời cơ, phát triển được
sản xuất. Tín dụng ngắn hạn giúp cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh trong một thời điểm nào đó mặc dù không đủ vốn. Để đảm bảo trả được nợ gốc
và lãi vay cho ngân hàng buộc các doanh nghiệp phải làm ăn có uy tín, giúp các doanh
nghiệp đi đúng hướng đã chọn và đạt được những mục tiêu lợi nhuận cao nhất.
1.2.2. Chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng
1.2.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng
Trong cuộc sống hàng ngày ta thường nghe nói đến những cụm từ như: chất
lượng hàng hóa, chất lượng sản phẩm, còn chất lượng tín dụng thì ít khi được nhắc
đến. Vậy chất lượng tín dụng là gì và nó có vai trò như thế nào đối với ngân hàng?
Trước khi hiểu chất lượng tín dụng là gì chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về chất
lượng. Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã
đưa ra định nghĩa về chất lượng như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các
đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách
hàng và các bên có liên quan".
Chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối, một phạm trù rộng lớn, nó vừa
cụ thể vừa mang tính tổng hợp. Vì vậy, không có định nghĩa chính xác về chất lượng
tín dụng. Chất lượng tín dụng có thể được hiểu: là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của Ngân
hàng. Nâng cao chất lượng trong hoạt động là yếu tố quan trọng để một đơn vị kinh
doanh đứng vững trên thị trường, đặc biệt là trong nền kinh tế cạnh trạnh. Đối với
Ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời thiết yếu, song cũng là nơi chứa
đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy đây là điều mà các Ngân hàng thương mại quan tâm
đến nhiều nhất. Xét về tổng thể, Ngân hàng vừa tạo ra được hiệu quả kinh tế, vừa tạo
ra được hiệu quả xã hội. Chất lượng tín dụng được thể hiện:
Đối với doanh nghiệp
8
Thang Long University Library
Đối với doanh nghiệp, chất lượng tín dụng ngắn hạn thể hiện các khoản vay được
đáp ứng nhu cầu để đảm bảo quá trình luân chuyển vốn trong quá trình kinh doanh,
nâng cao chất lượng, hiện đại hoá và đa dạng hoá sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên
thị trường. Những khoản tín dụng này làm tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Từ
đó tăng doanh thu và lợi nhuận, thu nhập của công nhân, thu hút nhiều lao động kĩ
thuật, đảm bảo việc làm thường xuyên và ổn định, tăng trưởng tốc độ nhanh. Hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng tín dụng. Có
thể nói đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp là cách đánh giá có
hiệu quả nhất vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động của Ngân hàng và nền kinh tế.
Đối với các Ngân hàng thương mại
Các khoản tín dụng đó phải phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng trong từng thời
kì. Mỗi thời kì, trong giai đoạn khác nhau, mục tiêu của Ngân hàng cũng khác nhau.
Nếu khoản tín dụng không đáp ứng được mục tiêu của Ngân hàng thì chất lượng tín
dụng đó không được đảm bảo dù nó đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp
với khả năng thực lực theo hướng tích cực của bản thân Ngân hàng và phải đảm bảo
được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.
Các khoản tín dụng phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình tín dụng. Khi ngân
hàng cho vay phải thực hiện theo pháp lệnh Ngân hàng và các văn bản chế độ hiện
hành của ngành.
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Một khoản tín dụng có chất lượng cao phải kết hợp được hài hoà lợi ích của
khách hàng, Ngân hàng và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy,
ngoài việc đánh giá dưới góc độ Ngân hàng và khách hàng, chất lượng tín dụng ngắn
hạn còn được đánh giá dưới góc độ kinh tế xã hội thông qua các chỉ tiêu sau:
Giải quyết vấn đề lao động: Tỷ lệ thất nghiệp luôn là mối quan tâm hàng
đầu của bất kì một quốc gia nào. Khi tỷ lệ này tăng thì đời sống của người dân sẽ gặp
khó khăn, tệ nạn xã hội gia tăng. Vì vậy với những khoản cho vay dự án nào giải quyết
được vấn đề thất nghiệp thì được coi là có hiệu quả, có chất lượng về mặt kinh tế xã
hội.
9
Khả năng khai thác tiềm năng trên địa bàn hoạt động: Một dự án khai thác
được tiềm năng trên địa bàn hoạt động (tài nguyên, con người) thì sẽ góp phần thúc
đẩy nền kinh tế của địa bàn phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách.
Giải quyết vấn đề môi trường: Nếu dự án gây ô nhiễm môi trường sống
xung quanh ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động, năng suất lao động sẽ giảm
sút, ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội và như vậy dự án không mang lại hiệu quả cho
nền kinh tế xã hội.
Chất lượng tín dụng còn thể hiện ở tính an toàn cao của hệ thống Ngân
hàng. Tín dụng ngắn hạn đảm bảo được chất lượng tín dụng thì khả năng thanh toán
chi trả sẽ cao, tránh được rủi ro, tín dụng ngắn hạn không ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Nói tóm lại, việc đánh giá chất lượng tín dụng có ý nghĩa quan trọng vì nó là cơ
sở để tìm ra các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất
lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng.
1.2.2.2 Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn
Quy trình cho vay ngắn hạn
Quy trình cho vay ngắn hạn là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện cho vay
ngắn hạn đối với khách hàng. Quy trình cho vay ngắn hạn phản ánh nguyên tắc cho
vay, phương pháp cho vay, trình tự giải quyết các công việc, thủ tục hành chính và
thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng.
Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay chung tại các Ngân hàng
Thiết lập hồ Phân tích cho Quyết định
Giám sát và
quản lý cho
sơ cho vay vay cho vay
vay
(Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại)
Bước 1: Thiết lập hồ sơ cho vay:
Hồ sơ cho vay của một ngân hàng là tài liệu bằng văn bản biểu hiện mối quan hệ
tổng thể của ngân hàng với khách hàng vay vốn. Chất lượng cho vay phụ thuộc rất
nhiều lớn vào sự hoàn chỉnh và chính xác của hồ sơ cho vay. Vì vậy khi thiết lập một
hồ sơ cho vay phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố:
Các thông tin cơ bản về khách hàng xin vay;
Thông tin về tài chính hiện tại của khách hàng xin vay;
10
Thang Long University Library
Lịch sử tài chính của khách hàng xin vay;
Thông tin về mục đích vay vốn;
Phương hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai của khách hàng;
Đánh giá nhận xét của ngân hàng về khách hàng;
Thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng về việc vay vốn và trả nợ;
Những thông báo của ngân hàng cho khách hàng;
Báo cáo về kết quả kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay.
Tùy vào từng loại cho vay, kỹ thuật cho vay và quy mô của các khoản cho vay
mà ngân hàng quy định việc thiết lập hồ sơ cho phù hợp. Bộ hồ sơ cho vay thường bao
gồm các loại sau:
Một là, hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp cho ngân hàng. Khi có nhu cầu vay
vốn, khách hàng phải gửi đến ngân hàng các giấy tờ sau:
Hồ sơ pháp lý là hồ sơ chứng minh cho ngân hàng biết về năng lực pháp
luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, bao gồm: quyết định hoặc giấy
phép thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy phép hành
nghề, giấy phép đầu tư, biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (nếu là công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn), giấy chứng nhận vốn đầu tư ban đầu (nếu là
doanh nghiệp tư nhân)…
Hồ sơ kinh tế bao gồm: kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, báo cáo tài
chính của công ty…
Hồ sơ vay vốn cho mỗi lần vay: giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền
vay như (giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, giấy tờ chứng minh năng lực pháp
lý, năng lực tài chính của người bảo lãnh…)
Hai là hồ sơ do ngân hàng lập gồm:
Các báo cáo về thẩm định, tái thẩm định.
Các loại thông báo như: thông báo từ chối cho vay, thông báo cho vay,
thông báo gia hạn nợ, thông báo đến hạn nợ, thông báo quá hạn nợ, thông báo tạm
ngừng cho vay, thông báo chấm dứt cho vay…
Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, báo cáo phân tích tình hình tài chính.
Sổ theo dõi cho vay và thu nợ.
11
Ba là hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập:
Hợp đồng tín dụng hoặc sổ vay vốn.
Hợp đồng đảm bảo tiền vay như hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản, hợp
đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng…
Bước 2: Phân tích cho vay:
Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro các Ngân hàng thương mại đã áp dụng nhiều biện
pháp, đó là biện pháp cơ bản, có vị trí quan trọng nhất là phân tích đánh giá một cách
toàn diện khách hàng trước khi cho vay. Các ngân hàng cần phân tích đánh giá khách
hàng:
Năng lực pháp lý của khách hàng;
Uy tín của khách hàng;
Phân tích tình hình tài chính của khách hàng;
Đánh giá về năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo đơn
vị khách hàng;
Thẩm định dự án đề nghị vay vốn;
Thẩm định đảm bảo nợ vay;
Bước 3: Quyết định cho vay:
Kết quả của quá trình phân tích tín dụng là đưa ra quyết định cho vay. Đối với
khoản vay nhỏ, ngân hàng thường giao cho cán bộ tín dụng quyết định. Đối với những
khoản vay lớn thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng tín dụng. Trường hợp này
cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp,
hợp lệ của hồ sơ và thẩm định các điều kiện vay vốn của hồ sơ, đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu và phải đưa ra được ý kiến có nên cho vay hay không cho vay và lập tờ trình
hội đồng tín dụng. Trên cơ sở hồ sơ vay vốn và tờ trình của nhân viên tín dụng, hội
đồng tín dụng xem xét kiểm tra lại hồ sơ vay vốn và tờ trình để ra quyết định cho vay
hay không cho vay. Dù quyết định cho vay của nhân viên tín dụng hay hội đồng tín
dụng cũng phải đưa ra trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo tính kịp thời cho khách
hàng.
Bước 4: Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay:
Giám sát và quản lý tín dụng được tiến hành từ khi tiền vay phát ra cho đến khi
khoản vay được hoàn trả. Nội dung kiểm tra gồm:
12
Thang Long University Library
Kiểm tra trước khi cho vay.
Kiểm tra trong khi cho vay.
Kiểm tra sau khi cho vay.
Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn
Nền kinh tế thị trường đặt ra vấn đề cho các nhà sản xuất kinh doanh là phải đảm
bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, có như vậy mới tồn tại và phát triển ổn định. Vì
vậy, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu khách quan đối với các
doanh nghiệp. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, vì vậy việc
nâng cao chất lượng trong hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói
riêng là việc làm cần thiết. Để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trước hết cần
tiến hành đánh giá các nhóm chỉ tiêu. Để hiểu được các nhóm chỉ tiêu này cần hiểu
được một số khái niệm sau:
Doanh số cho vay: Phản ánh lượng vốn ngân hàng cho doanh nghiệp vay
theo hợp đồng tín dụng, nó được tính bằng cách cộng tất cả các khoản cho vay trong
một thời gian nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô tuyệt đối của hoạt động tín
dụng, nếu quy mô lớn và ngày càng mở rộng chứng tỏ hoạt động tín dụng càng tốt.
Doanh số thu nợ: Phản ánh vốn thực tế người đi vay hoàn trả cho Ngân
hàng, nó được tính bằng cách cộng tất cả các khoản thu nợ trong một thời kì nhất định.
Doanh số thu nợ càng lớn và tăng so với tổng số cho vay chứng tỏ tín dụng của Ngân
hàng ngày càng tốt.
Dư nợ: Phản ánh lượng vốn mà cá nhân, tổ chức vay còn nợ Ngân hàng tại
một thời điểm cụ thể, được tính bằng số dư cuối kì trên bảng cân đối kế toán. Dư nợ
càng lớn phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng càng lớn, dư nợ thấp
chứng tỏ khả năng tín dụng của Ngân hàng không được mở rộng, kém chất lượng.
Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:
Một là: Chỉ tiêu về huy động vốn ngắn hạn
Vốn huy động ngắn hạn
Tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn =
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn ngắn hạn huy
động được bao nhiêu, đồng thời cho biết khả năng huy động vốn ngắn hạn của Ngân
hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì Ngân hàng càng có cơ hội mở rộng đầu tư cho vay
13
ngắn hạn, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao cũng
đồng nghĩa với việc chi phí tạo nguồn vốn lớn, nếu Ngân hàng không sử dụng tốt
nguồn vốn này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Hai là: Khả năng cấp tín dụng
Vốn huy động ngắn hạn
Khả năng cấp tín dụng =
Dư nợ tín dụng ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động ngắn hạn đảm bảo bao nhiêu phần trăm nhu
cầu tín dụng ngắn hạn, từ đó cho thấy khả năng tự chủ của Ngân hàng trong việc cấp
tín dụng cho nền kinh tế. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn ảnh hưởng đến khả năng thanh
toán của Ngân hàng. Tỷ lệ này cao chứng tỏ Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều và đã
sử dụng tốt nguồn vốn huy động ngắn hạn. Nếu tỷ lệ này thấp kết hợp với khả năng
huy động vốn ngắn hạn cao thì có thể kết luận Ngân hàng đã sử dụng vốn lãng phí,
không hiệu quả, ảnh hưởng tới lợi nhuận và an toàn trong hoạt động Ngân hàng.
Ba là: Chỉ tiêu cho vay ngắn hạn
Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn:
Dư nợ ngắn hạn
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn =
Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân
hàng. Nếu tỷ lệ dư nợ tăng liên tục qua nhiều thời kỳ có thể nói chất lượng tín dụng
tăng. Tuy nhiên khi đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn qua chỉ tiêu này cần phải
xem xét cả số tương đối và số tuyệt đối. Bởi không phải tỷ lệ này tăng có nghĩa là cho
vay ngắn hạn tăng, nó còn phụ thuộc vào việc tổng dư nợ tín dụng có tăng hay không.
Chỉ tiêu nợ quá hạn
Theo quyết định 493/NHNN thì nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà
khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và
không được ngân hàng gia hạn. Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp
dụng lãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này (cao hơn lãi suất thông thường).
Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả mất vốn.
Các ngân hàng luôn mong muốn giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn bởi nó làm giảm lợi nhuận
của ngân hàng do phải trích dự phòng rủi ro tương ứng với thời gian quá hạn. Để đánh
14
Thang Long University Library
giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta người ta thường thông qua tỷ lệ
nợ quá hạn cho vay ngắn hạn gồm:
Tỷ lệ nợ quá hạn Tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn
x 100%
cho vay ngắn hạn = Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn
Tỷ lệ nợ xấu cho vay Tổng dư nợ xấu ngắn hạn
x 100%
ngắn hạn = Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng ngắn hạn. Đến kỳ hạn trả
nợ và lãi tiền vay, nếu bên đi vay không trả được nợ hoặc không trả được lãi một kỳ và
không được gia hạn nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển khoản vay đó sang nợ quá hạn. Nợ
quá hạn là điều mà các Ngân hàng không hề mong muốn và cũng tìm mọi biện pháp để
hạ tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất có thể được. Cũng như chỉ tiêu dư nợ tín dụng
ngắn hạn, cần đánh giá chỉ tiêu này cả về mặt tương đối và tuyệt đối thì mới có thể kết
luận chính xác về chất lượng tín dụng ngắn hạn. Nếu nợ quá hạn tăng nhưng tỷ lệ này
vẫn không tăng thì có thể kết luận chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo.
Chỉ tiêu nợ không có khả năng thu hồi:
Cũng theo quyết định 493/NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng thì nợ xấu được định nghĩa là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 quy định
tại điều 6 và 7 của quy định này.
Các khoản nợ của Ngân hàng thương mại được chia thành 5 loại chủ yếu sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh
giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Nhóm 2 (Nợ
là có khả năng thu
khả năng trả nợ.
cần chú ý): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá
hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng
đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn
thất một phần nợ gốc và lãi.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá
là khả năng tổn thất cao.
15
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín
dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Nợ không có khả năng thu hồi
Tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi = Dư nợ tín dụng ngắn hạn
Nếu tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi cao thì chất lượng tín dụng ngắn hạn
được đánh giá là thấp, hoạt động của Ngân hàng không có hiệu quả và các chỉ tiêu
khác đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn không có giá trị.
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
Dư nợ tín dụng ngắn hạn
Theo quy định của NHNN Việt Nam thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4,
5 như đã kể ở trên. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ Ngân hàng đang hoạt động không
tốt vì để cho có nhiều khoản tiền không thu hồi đc. Ngược lại nếu tỷ lệ này thấp thì
chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng được đánh giá là tốt.
Bốn là: Thu nhập từ hoạt động cho vay
Lợi nhuận từ tín dụng ngắn hạn
Thu nhập từ hoạt động cho vay =
Tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn
Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay cho biết khả năng sinh lời của tín dụng
ngắn hạn. Bất kỳ một khoản tín dụng nào, dù ngắn hay dài hạn, không thể coi đó là có
chất lượng cao nếu không đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngoài ra còn có thể thấy
được vị trí của tín dụng ngắn hạn trong hoạt động của Ngân hàng thông qua chỉ tiêu:
Lãi từ hoạt động cho vay
Khả năng sinh lời =
Doanh số cho vay
1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn
Tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng trong nền kinh tế thị
trường, nhưng đây cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Sự thất bại trong việc thực
hiện các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng tín dụng sẽ gây ra những ảnh hưởng tai
hại không thể lường trước được về mặt tài sản cũng như về uy tín trong Ngân hàng. Vì
16
Thang Long University Library
vậy nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn cũng góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng
của Ngân hàng đạt hiệu quả cao. Muốn nâng cao chất lượng tín dụng trước hết phải
nghiên cứu: Chất lượng tín dụng ngắn hạn chịu ảnh hưởng của nhân tố nào.
Các nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Nền kinh
tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành trôi chảy.
Trong điều kiện không chịu ảnh hưởng của lạm phát, khủng hoảng khả năng cho vay
và khả năng trả nợ tiền vay sẽ thuận tiện. Nước ta đang trên con đường hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang
trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Các doanh nghiệp chuyển hướng và
điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế
và các chính sách.
Môi trường pháp lý :
Thực tiễn cho thấy pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị
trường có điều tiết của Nhà nước. Nếu không có pháp luật hoặc pháp luật không phù
hợp với sự điều tiết của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trong nền kinh tế đó
sẽ có nhiều gian lận, thiếu công bằng và khó thực hiện trôi chảy. Nhân tố pháp lý có vị
trí hết sức quan trọng đối với chất lượng hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lượng
tín dụng ngắn hạn nói riêng.
Môi trường xã hội:
Quan hệ tín dụng thực hiện trên cơ sở lòng tin. Nó là cầu nối giữa Ngân hàng và
khách hàng. Khi Ngân hàng có nhiều uy tín với khách hàng thì càng thu hút được
nhiều khách hàng đến với mình. Khách hàng càng có sự tín nhiệm với Ngân hàng thì
càng được Ngân hàng ưu đãi trong quan hệ tín dụng. Đây là điều kiện để cải thiện chất
lượng tín dụng. Ngoài ra đạo đức xã hội cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm
chất lượng tín dụng.
Nhân tố môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là nhân tố khách quan gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín
dụng của Ngân hàng. Thực tế nhân tố này không tác động trực tiếp mà là tác động gián
tiếp đến hoạt động của Ngân hàng. Đối với những nước có khí hậu không ổn định, khi
thiên tai hạn hán, lũ lụt dịch bệnh bất ngờ xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển
17
hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế mà họ không lường trước được,
đặc biệt trong lĩnh vực này bị ứ đọng hoặc mất mát không thu hồi được, từ đó không
có khả năng thanh toán, trả nợ Ngân hàng, làm cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng
bị hạ thấp.
Các nhân tố chủ quan
Nhân tố khách hàng:
Khách hàng là chủ thể đại diện cho bên yêu cầu về vốn vay, họ đến Ngân hàng
với mong muốn nhu cầu của mình được đáp ứng để có một khoản tiền vay sử dụng cho
mục đích sản xuất kinh doanh, với sự xác nhận rõ ràng về số tiền vay, thời hạn vay là
lãi suất giá cả của việc sử dụng vốn vay có thể chấp nhận được. Trong các hợp đồng
tín dụng, khách hàng luôn cam kết đảm bảo các nguyên tắc tín dụng nhưng thực sự
những nguyên tắc đó được thực hiện hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào tình hình
tài chính của khách hàng, kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, năng lực quản
lý và phẩm chất đạo đức của khách hàng.
Nhân tố thuộc về Ngân hàng:
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, yêu cầu đổi mới kinh tế đặt hoạt
động Ngân hàng phải là mũi nhọn. Vì vậy, các Ngân hàng luôn chú trọng nâng cao
chất lượng hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động cho vay. Do đó phải nghiên cứu
các nhân tố này để có biện pháp khắc phục nhược điểm phù hợp.
Một là: Chiến lược kinh doanh
Chiến lược của một Ngân hàng luôn là sự thể hiện đường lối hoạt động phân bổ
các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này. Nếu không có chiến lược kinh
doanh, Ngân hàng sẽ luôn bị động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt
động tín dụng của Ngân hàng.
Hai là: Chính sách tín dụng
Nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang thời kỳ mới nên cơ chế chính sách phải thay
đổi và hoàn thiện. Một trong những chính sách cần hoàn thiện là chính sách tín dụng.
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo,
có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Đầu tư đúng
hướng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng là giảm bớt rủi ro. Tuy
nhiên, hiện nay chính sách tín dụng còn hạn chế, chưa khuyến khích được người vay
vốn.
Ba là: Chất lượng thẩm định và quy trình tín dụng
18
Thang Long University Library
Thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng tín dụng.
Việc thẩm định được thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi vốn (bao gồm cả gốc
và lãi) khi đến hạn thanh toán, tạo điều kiện cho vốn tín dụng luân chuyển nhanh.
Trong quá trình thẩm định tín dụng đòi hỏi người cán bộ tín dụng có một trình độ
chuyên môn cũng như khả năng thẩm định linh hoạt tuy nhiên phải tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định về hồ sơ, an toàn về thông tin.
Quy trình tín dụng là một nhân tố quan trọng. Các Ngân hàng thương mại luôn
kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình cho vay, kịp thời phát hiện và chỉnh sửa
những sai sót nhằm hạn chế rủi ro của việc cho vay. Quy trình cho vay có thể làm tăng
hoặc giảm rủi ro của việc cho vay. Các bước thực hiện trong quy trình cho vay càng
chặt chẽ thì Ngân hàng quản lý món vay càng có hiệu quả và rủi ro tín dụng được hạn
chế.
Bốn là: Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay là lãi suất mà Ngân hàng phải tính cho người đi vay, sao cho với
mức lãi suất này vừa thu hút khách hàng đến vay vừa để đảm bảo khả năng sinh lời
cho Ngân hàng. Lãi suất cho vay của Ngân hàng được xác định theo các nguyên tắc để
đảm bảo cho Ngân hàng thu được lợi nhuận và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Để thu hút được nhiều khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng hoàn thành trách
nhiệm thanh toán khoản vay, nâng cao chất lượng cho vay cũng như tăng khả năng
cạnh tranh với các Ngân hàng khác thì mỗi Ngân hàng phải có chính sách riêng về lãi
suất, phù hợp với điều kiện kinnh doanh của Ngân hàng mình, không trái với quy định
quản lý của Nhà nước.
Năm là: Công tác quản lý nhân sự
Con người cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại
của việc quản lý vốn vay trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trong hoạt động
vốn vay của ngân hàng, cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm công tác cho vay. Do
vậy trình độ chuyên môn, có đạo đức và có trách nhiệm là những phẩm chất không thể
thiếu được đối với mỗi cán bộ tín dụng.
Sáu là: Hệ thống thông tin Ngân hàng
Trong cơ chế thị trường hiện nay, thông tin đã trở thành vấn đề có tầm quan trọng
lớn trong việc nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại. Một hệ thống
thông tin được tổ chức hoàn thiện, đầy đủ chính xác sẽ giúp Ngân hàng hiểu rõ về
khách hàng của mình, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó
đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng thông
19
tin hoạt động chưa hiệu quả nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân
hàng.
Bảy là: Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng
Kiểm soát hoạt động tín dụng là công việc cần thiết đối với các Ngân hàng
thương mại. Công tác kiểm tra càng thường xuyên, càng chặt chẽ càng giúp cho hoạt
động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình tín dụng đạt hiệu quả
cao. Thông qua kiểm tra, kiểm soát nội bộ đạt hiệu quả, cán bộ kiểm soát phải thực
hiện đúng quy trình tín dụng, phải nắm vững chuyên môn, trung thực, thường xuyên
có chương trình kiểm tra và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Như vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của
Ngân hàng. Các Ngân hàng cần nắm vững các nhân tố về mức độ ảnh hưởng, tác động
tích cực, tiêu cực đến chất lượng tín dụng ngắn hạn để từ đó có những biện pháp ngăn
ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn hợp lý.
Kết luận chương 1:
Tóm lại, chương 1 đã đề cập đến một vấn đề được xã hội ngày nay rất quan tâm,
đó là chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng đối với
các Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở lý luận, lý thuyết chúng ta bước đầu có thể hình
dung được khái niệm, vai trò, đặc trưng cũng như hiểu được thế nào là chất lượng tín
dụng ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn bao gồm những
chỉ tiêu nào. Sang chương 2 khóa luận sẽ đi sâu phân tích các chỉ tiêu, yếu tố để đánh
giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà
Nội. từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm giúp Ngân hàng phát triển hơn trong các
năm tiếp theo.
20
Thang Long University Library
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh
Hà Nội
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) được thành lập năm 1994, có trụ sở
chính tại 25 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Trải qua 20 năm phát triển,
SeABank được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu các ngân hàng thương mại cổ phần
lớn nhất Việt Nam với qui mô vốn điều lệ hiện nay là 5.335 tỷ đồng, tổng tài sản đạt
gần 100 nghìn tỷ đồng, mạng lưới hoạt động rộng khắp 3 miền với hơn 155 chi nhánh
và điểm giao dịch, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeA Bank) chi nhánh Hà Nội được thành lập
ngày 15/09/2003, hoạt động có con dấu riêng, trực tiếp kinh doanh, giao dịch với
khách hàng, hạch toán kế toán nội bộ chịu sự chỉ đạo toàn diện của Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á về mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác.
Nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và người dân bằng VNĐ và
các ngoại tệ… với tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm lãi suất phù hợp. Tiền gửi
không kỳ hạn, có kỳ hạn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18tháng…
Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi bậc thang, phát hành các loại kỳ phiếu, chứng chỉ
tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác.
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ bảo lãnh ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực
hiện các nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối, trả lương qua thẻ,
mở và thanh toán thẻ tín dụng trong nước, quốc tế…và các dịch vụ Ngân hàng khác.
Mọi hoạt động của chi nhánh đều tuân thủ theo đúng pháp luật của nhà nước, luật
các tổ chức tín dụng, các thông lệ quốc tế về lĩnh vực Ngân hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank chi nhánh Hà Nội là một trong
những chi nhánh nằm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, bao gồm 7
phòng Giao dịch phủ sóng rộng khắp Hà Nội.
21
Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tại Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội
Kế toán
giao dịch
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Khách Ngân Hỗ Trợ
Hàng & Quỹ Tín
Thẩm Định Dụng
Kế Toán
Tài Chính
(Nguồn: Phòng Hành chính – Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đông Nam Á)
2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội
từ năm 2010-2012
2.2.1. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng thương mại, đó là
nguồn vốn chính để Ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Công tác huy
động vốn của một Ngân hàng được đánh giá có hiệu quả khi Ngân hàng đó luôn đảm
bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và
đáp ứng được nhu cầu cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động
vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị trường đầu ra, định hướng được hiệu quả
của các dự án đầu tư cũng như nắm được mức độ ảnh hưởng của lãi suất.
Thông qua việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn khác nhau, không
ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ cũng như nâng cao và hoàn thiện chất lượng dịch
vụ, là địa chỉ tin cậy của mỗi người dân, công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội được đánh giá khá tốt mặc dù trong năm 2010-2012 là
thời kì kinh tế nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn do chịu tác động của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu.
22
Thang Long University Library
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP SeA Bank chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012
(Đơn vị: triệu đồng)
2010 2011 2012 CL năm 2011 với CL năm 2012 với
Chỉ tiêu năm 2010 năm 2011
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tuyệt Tương đối Tuyệt Tương
(%) (%) (%) đối (%) đối đối (%)
Tổng nguồn vốn huy 1.350.105 100 1.511.824 100 1.274.045 100 161.719 11,98 (237.779) (15,73)
động
1. Phân theo đối tượng
KH
1.1 Tiền gửi các TCKT 801.962 59,4 1.000.827 66,2 854.884 67,1 198.865 24,80 (145.973) (14,58)
1.2 Tiền gửi dân cư 548.143 40,6 510.997 33,7 419.161 32,9 (37.146) (6,78) (91.836) (17,97)
2. Phân theo tiền tệ
2.1 Tiền gửi VNĐ 1.151.640 85,3 1.350.059 89,3 1.110.967 87,2 198.419 17,23 (239.092) (17,71)
2.2 Tiền gửi NT 198.465 14,6 161.765 10,6 163.078 12,8 (36.700) (18,49) (1.313) (0,81)
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP SeA Bank chi nhánh Hà Nội năm 2010- 2012)
23
Qua số liệu trên ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động của SeA Bank chi nhánh
Hà Nội từ năm 2010 sang năm 2011 tăng tuy nhiên từ năm 2011 sang năm 2012 lại
giảm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 là 1.350.105 triệu đồng, của năm 2011 là
1.511.824 triệu đồng, năm 2011 tăng 161.719 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng
tăng 11,98%. Năm 2010 Ngân hàng đạt được nhiều thành công trong công tác huy
động vốn, tổng nguồn vốn huy động được trong năm đạt 1.350.105 triệu đồng, trong
đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ chiếm 198.465 triệu đồng.
Con số này là kết quả sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn Ngân
hàng. Bước sang 2011 nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng 161.719 triệu
đồng. Nguồn vốn huy động được bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ trong năm khoảng là
161.765 triệu đồng, giảm nhẹ so với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012, tổng nguồn vốn
huy động trong năm là 1.274.045 triệu đồng, giảm 237.779 triệu đồng so với năm 2011.
Nguyên nhân của nguồn vốn huy động giảm này là do năm 2012 là một năm tình hình
kinh tế khó khăn không chỉ với Việt Nam mà cả đối với các nước khác trên thế giới. Lãi
suất huy động của ngân hàng lúc này giảm chỉ còn 9%. Theo Thông tư số 19 của Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) ban hành tháng 6 năm 2012, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền
gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm. Trần lãi suất đối với tiền gửi có
kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm, tức là giảm 2%/năm so với thời điểm
năm 2011. Trần lãi suất giảm khiến nhu cầu gửi tiền của người dân giảm đi cùng với đó là
phát triển nhanh của các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank),
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Tien Phong Bank…, chính
điều này đã khiến cho tiền gửi tiết kiệm dân cư của SeA Bank chi nhánh Hà Nội trong
năm 2012 giảm so với 2 năm trước. Cùng với sự giảm sút của tiền gửi tiết kiệm dân cư,
trong năm 2012, tiền gửi các tổ chức kinh tế cũng giảm 145.973 triệu so với năm 2011.
Nguyên nhân là do năm 2012, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh
doanh, hàng tồn kho lớn, một loạt doanh nghiệp đệ đơn phá sản, chính vì vậy nguồn huy
động từ tiền gửi từ các tổ chức, doanh nghiệp cũng giảm so với năm 2010 và 2011.
Nếu phân chia theo tiền tệ thì tổng nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi VND
và tiền gửi ngoại tệ. Tuy nhiên tỷ lệ tiền gửi bằng VND bao giờ cũng chiếm tỷ trọng
lớn hơn (đạt trên 80%). Tỷ lệ tiền gửi bằng VND cao hơn là do lãi suất gửi tiết kiệm
bằng ngoại tệ thấp, chỉ 2%/năm, do vậy người dân có xu hướng gửi tiết kiệm bằng
VND nhiều hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn cần nguồn vốn
lớn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, vì vậy số tiền này luôn biến động tùy vào nhu cầu
sử dụng vốn của các doanh nghiệp.
24
Thang Long University Library
Nói tóm lại, qua việc phân tích số liệu về huy động vốn từ 2010 đến nay đã cho
ta thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP SeA Bank chi nhánh Hà Nội là
khá tốt, tạo ra một nguồn dồi dào để Ngân hàng không những có thể thực hiện cung
cấp tín dụng cho nền kinh tế mà còn dùng để điều hoà vốn trong toàn hệ thống.
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng, quyết định phần lớn
hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Bảng số liệu dưới đây thể hiện rõ tình hình cho
vay của Ngân hàng.
Theo bảng số liệu 2.2 dưới đây, ta thấy tín dụng của Ngân hàng có sự tăng trưởng
đáng kể. Năm 2010 doanh số cho vay là 959.337 triệu đồng, doanh số thu nợ là
773.386 triệu đồng. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, dư nợ cho vay đạt 562.478
triệu đồng trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 64,8% tương đương 364.212 triệu
đồng.
Năm 2011, doanh số cho vay đạt 1.075.812 triệu đồng, tăng 116.475 triệu đồng
so với năm 2010. Doanh số cho vay và dư nợ trong năm đều tăng so với năm 2010. Dư
nợ cho vay năm 2011 đạt 728.404 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm
68,5% tương đương 499.407 triệu đồng.
Năm 2012, doanh số cho vay đạt 912.824 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là
162.988 triệu đồng. Doanh số thu nợ giảm so với 2 năm trước đó tuy nhiên dư nợ cho
vay lại tăng cao. Năm 2012, dư nợ cho vay đạt 828.990 triệu đồng trong đó dư nợ cho
vay ngắn hạn chiếm 68% tương đương 563.713 triệu đồng. Nhìn vào bảng số liệu trên
cụ thể là cột chênh lệch giữa hai năm là 2011 và 2012 có thể dễ dàng nhận thấy doanh
số cho vay và doanh số thu nợ giảm tuy nhiên dư nợ cho vay lại tăng cao phản ánh
đúng tình hình khó khăn của nền kinh tế. Trong năm 2012, với lãi suất cho vay 13%,
các doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn, chưa kể đến việc
hàng tồn kho cao, hàng sản xuất ra không bán được khiến cho các doanh nghiệp mất
khả năng trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng cũng vì vậy mà gặp khó khăn theo. Dư nợ
cao Ngân hàng được đánh giá là đang tăng trưởng tín dụng tuy nhiên đây cũng là một
điều đáng chú ý khi mà đây là khoản tiền ngân hàng chưa thu được từ các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế cùng với đó là tỷ lệ nợ xấu tăng và đây là câu hỏi đặt ra không
chỉ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội mà là chung của các Ngân
hàng khác phải làm sao giải quyết được bài toán nợ xấu.
25
Bảng 2.2 Tình hình cho vay – thu nợ - dư nợ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010 – 2012
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 CL năm 2011 với CL năm 2012 với
năm 2010 năm 20101
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tuyệt dối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
(%) (%) (%) (%) (%)
1. Doanh số cho vay 959.337 100 1.075.812 100 912.824 100 116.475 12,14 (162.988) (15,15)
Ngắn hạn 835.512 87 970.684 90,2 815.983 89,4 135.172 16,18 (154.701) (15,94)
Trung và dài hạn 123.825 13 105.128 9,8 96.841 10,6 (18.697) (15,10) (18.287) (17,34)
2. Doanh số thu nợ 773.386 100 741.992 100 605.991 100 (31.394) (4,06) (136.001) (18,33)
Ngắn hạn 658.213 85 638.552 86,1 527.213 87 (19.661) (2,99) (111.339) (17,44)
Trung và dài hạn 115.173 15 58.440 13,9 78.778 13 (56.733) (49,26) 20.338 34,80
3. Dư nợ 562.478 100 728.404 100 828.990 100 165.926 29,50 100.586 13,81
Ngắn hạn 364.212 64,8 499.407 68,5 563.713 68 135.195 37,12 64.306 12,88
Trung và dài hạn 198.266 35,2 228.997 31,5 265.277 32 30.731 15,50 36.280 15,84
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010-2012)
26
Thang Long University Library
Cùng với nghiệp vụ cho vay Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội
còn thực hiện hoạt động bảo lãnh. Nghiệp vụ bảo lãnh trên thực tế đã được thực hiện
từ lâu tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội và do phòng kinh doanh
trực tiếp quản lý. Nghiệp vụ này mang lại cho Ngân hàng một phần lợi nhuận không
nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng lên. Hầu hết
các dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng được cung cấp cho khách hàng quen biết, là
những doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mức phí tương đối thấp khoảng 1% tổng
giá trị hợp đồng bảo lãnh/năm.
Qua bảng trên, phân loại dư nợ tín dụng SeABank chi nhánh Hà Nội theo thời
gian cho vay giai đoạn 2010 – 2012, có thể nhận thấy dư nợ tín dụng của SeA Bank
chi nhánh Hà Nội cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Tính đến thời điểm
31/12/2011, dư nợ tín dụng ngắn hạn của SeA Bank chi nhánh Hà Nội đạt 499.407
triệu đồng tăng mạnh so với năm 2010 là 135.195 triệu đồng. Nhìn vào cột chênh lệch
ta có thể thấy các chỉ tiêu về doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn
năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn năm 2012 lại tăng so
với năm 2011. Cụ thể là doanh số cho vay ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011
là 154.701 triệu đồng, tương đương giảm 15,94%. Doanh số thu nợ năm 2012 giảm so
với năm 2011 là 111.339 triệu đồng, tương đương giảm 17,44%. Doanh số cho vay và
doanh số thu nợ đều giảm nhưng dư nợ tăng, cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2012 tăng so
với năm 2011 là 64.306 triệu đồng, tương đương tăng 12,88%. Các chỉ số trên cho
thấy SeABank chi nhánh Hà Nội chưa làm tốt công tác thu nợ, một phần là do tình
hình kinh tế khó khăn, nhưng một phần cũng là do khâu thẩm định hồ sơ tín dụng chưa
được thực hiện tốt nhất, dẫn đến việc các doanh nghiệp không trả được nợ vay, khiến
cho dư nợ ngắn hạn qua các năm tăng.
2.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại
Hoạt động kinh doanh đối ngoại của SeA Bank chi nhánh Hà Nội bao gồm các
hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Bên cạnh hoạt động kinh doanh
đối nội, hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng đạt kết quả đáng khích lệ, hỗ trợ tích cực
cho công việc tăng trưởng dư nợ. Chất lượng dịch vụ, trình độ năng lực của cán bộ có
nhiều tiến bộ đáp ứng tốt yêu cầu trong xử lý các nghiệp vụ, do đó Ngân hàng ngày
càng làm hài lòng khách hàng giao dịch.
Mua bán ngoại tệ :
27
Biểu đồ 2.1 Tình hình mua bán ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Đông Nam
Á chi nhánh Hà Nội
9000
8800
8600
8769
8956
8400
8200
8892
Doanh số mua vào
8000 Doanh số bán ra
8644
7914
7800
7600 7929
7400
7200
7000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
(Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế SeABank chi nhánh Hà Nội)
Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy được việc mua bán ngoại tệ từ năm 2010-2012 ở
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội có sự thay đổi. Năm 2010 và 2012,
doanh số bán ra lớn hơn doanh số mua vào, Ngân hàng có lãi nhưng năm 2011 thì
ngược lại, doanh số bán ra nhỏ hơn doanh số mua vào, Ngân hàng lỗ. Năm 2011 tình
hình kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh đầy biến động do ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và suy thoái kinh tế trước đó, buộc Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) liên tục phải tăng tỷ giá USD. Ngày 11/02/2011, NHNN tiếp tục
điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng lên 20.693 VND, tăng 9,3% so với mức
18.932 VND trước đó, tỷ giá tăng và điều này khiến cho nhu cầu người dân mua ngoại
tệ ít hơn dẫn đến trong năm này doanh số bán ra nhỏ hơn doanh số mua vào. Sang đến
năm 2012, tỷ lệ lạm phát giảm, kinh tế ổn định hơn chút, tỷ giá không có nhiều biến
động, và kết quả là doanh số bán ra lớn hơn doanh số mua vào.
Về thanh toán quốc tế: Công tác thanh toán quốc tế không ngừng được nâng
cao, kiểm tra các bộ chứng từ nhanh chóng, chính xác, thường xuyên, tư vấn tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng, phong cách giao dịch văn minh lịch sự đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ. Theo số liệu của Phòng Thanh toán quốc tế chi nhánh Hà Nội cấp:
L/C nhập khẩu năm 2010: 1.912.286 USD.
L/C xuất khẩu năm 2010: 213.140 USD.
Các nghiệp vụ khác như chi trả kiều hối, thanh toán séc cũng được quan tâm và
thu được kết quả tốt. Ngân hàng đã đảm bảo chi trả cho những khách hàng nhanh
28
Thang Long University Library
chóng, thuận tiện. Đối với những báo cáo không rõ ràng đã kịp thời tra soát để nhanh
chóng có thông tin chính xác báo cáo cho khách hàng.
2.2.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng
Được coi là trung tâm của nền kinh tế, là một trong những linh vực có độ nhạy
cảm cao đòi hỏi phải có những bước đi vững chắc trong công cuộc đổi mới, hệ thống
Ngân hàng nước ta nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội
nói riêng phải gánh vác những nhiệm vụ hết sức khó khăn. Ngân hàng vừa phải vươn
lên đáp ứng những nhu cầu của khách hàng trong tình hình mới vừa phải khắc phục
những tồn đọng cũ.
Trước những khó khăn thử thách đó cũng như ý thức được những mặt yếu mặt
mạnh của mình, trong những năm qua, ban lãnh đạo Ngân hàng luôn đề ra những
phương hướng kinh doanh tích cực bám sát những định hướng, nhiệm vụ của Ngân
hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, Ngân hàng luôn được đánh giá là
đơn vị kinh doanh ổn định, an toàn, hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ nét qua bảng
kết quả kinh doanh.
Bảng 2.3 Tình hình thu nhập – chi phí của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị: tỷ đồng)
CL năm 2011 so CL năm 2012 so
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 với năm 2010 với năm 2011
Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối đối (%) đối đối (%)
Thu nhập 109 112 110 3 2,75 (2) (1,79)
Chi phí 78 90 90 12 15,38 0 0
Lợi nhuận 31 22 20 (9) (29,03) (2) (9,09)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012)
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, thu nhập qua các năm có sự biến động, năm
2010 là 109 tỷ đồng, năm 2011 là 112 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng so với năm 2010. Thu
nhập năm 2012 là 110 tỷ đồng, giảm so với năm 2011 là 2 tỷ đồng. Mức giảm tương
đương giảm 1,79%. Tuy nhiên sự chênh lệch tăng giảm về thu nhập của Ngân hàng ở
29
đây không lớn, kinh tế trong 3 năm trên đều rất khó khăn, chính vì vậy có sự tăng giảm
nhẹ ở thu nhập là điều dễ hiểu.
Chi phí năm 2010 là 78 tỷ đồng, năm 2011 và 2012 bằng nhau, ở mức 90 tỷ
đồng, tăng 12 tỷ đồng so với năm 2010. Chi phí tăng có lẽ là do trong năm 2011, Ngân
hàng mở thêm 2 Phòng giao dịch là SeABank Trần Phú và SeABank Hàn Thuyên,
cùng với đó là khoản chi phí trả lương cho nhân viên tăng lên. Bên cạnh đó, để cạnh
tranh với các Ngân hàng khác, các chương trình marketing được thực hiện mạnh hơn
nhằm thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cũng cần một khoản chi phí khá
lớn. Việc trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn
đến chi phí tăng. Tình hình kinh tế khó khăn buộc các Ngân hàng phải trích lập dự
phòng rủi ro cao nếu như muốn an toàn nhất.
Chi phí tăng đồng nghĩa với việc lợi nhuận giảm. Lợi nhuận qua các năm giảm,
năm 2010 lợi nhuận là 31 tỷ, năm 2011 là 22 tỷ, năm 2012 là 20 tỷ. Như chúng ta đã
biết, trong những năm gần đây, ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, chúng ta liên
tục được nghe những câu nói như “tái cơ cấu Ngân hàng”, “sáp nhập”, “nợ xấu”. Trên
các báo mạng, bản tin kinh tế, tài chính, thời sự luôn nhắc đến việc hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng đang gặp khó khăn, Ngân hàng cắt giảm nhân sự, chừng đó thôi
chúng ta cũng thấy được Ngân hàng đang gặp khó khăn như thế nào, không chỉ Ngân
hàng TMCP Đông Nam Á mà là khó khăn chung của tất cả các Ngân hàng. Các doanh
nghiệp không trả được gốc và lãi cho Ngân hàng, cùng với đó lãi suất tiền gửi liên tục
giảm, cụ thể năm 2012, NHNN đã 6 lần giảm lãi suất huy động, ngày 24/12/2012,
NHNN đã áp mức trần lãi suất huy động xuống còn 8%/năm. So với hồi đầu năm, lãi
suất huy động là 14%/năm thì sau 6 lần thay đổi lãi suất, cuối năm 2012, lãi suất huy
động còn 8%/năm. Điều này tạo ra tâm lý không tốt cho người gửi tiền khi mà lãi suất
quá thấp, họ sẽ đầu tư sang các kênh tài chính rủi ro hơn như chứng khoán, vàng, bất
động sản… Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận của
Ngân hàng giảm.
Ngân hàng là đơn vị làm ăn có lãi, với kết quả kinh doanh luôn đủ bù đắp các
khoản chi phí phát sinh và trích lập quỹ khi cần thiết. Tuy nhiên lợi nhuận qua các năm
lại giảm, nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt
Nam chúng ta cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn của biến động kinh tế
toàn cầu, nhất là trong thời kì năm 2012 là một năm kinh tế rất khó khăn.
30
Thang Long University Library
2.3. Thực trạng về chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012
Như trên đã phân tích, đã nêu khái quát về tình hình hoạt động tín dụng đạt kết
quả khá tốt. Nhưng để đánh giá chính xác hơn về hoạt động tín dụng, chúng ta cần tìm
hiểu những vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng đặc biệt là các chỉ tiêu đánh giá
chất lượng tín dụng.
2.3.1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn
Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội
đang hoạt động trên địa bàn, SeA Bank chi nhánh Hà Nội đã liên tục đa dạng hoá các
hình thức huy động vốn, về kỳ hạn nguồn vốn đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho khách hàng đến gửi tiền. Do đó lượng tiền gửi vào luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu
sử dụng vốn đa dạng của Ngân hàng.
Bảng 2.4 Kết quả huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đông Nam
Á chi nhánh Hà Nội năm 2010-2012
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 CL năm 2011 so CL năm 2012 so
với năm 2010 với năm 2011
Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối đối (%) đối đối (%)
1.Tiền gửi DN 632.949 734.629 679.730 101.680 16,06 (54.899) (7,47)
2.Tiền gửi TK 211.700 216.005 207.520 4.305 2,03 (8.485) (3,93)
3.Kỳ phiếu 12.668 13.168 12.285 500 3,95 (883) (6,71)
Tổng 857.317 963.802 899.535 106.485 12,42 (64.267) (6,67)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
SeA Bank chi nhánh Hà Nội)
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong
tổng nguồn vốn huy động. Trong công tác huy động vốn, mặc dù lãi suất huy động
không cao, nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính
sách khách hàng nên nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng đều, đảm bảo được
cân đối vốn cung cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh. Tiền gửi tiết
31
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

More Related Content

Similar to Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...NOT
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...NOT
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (20)

Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
 
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAYĐề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty dịch vụ thương mại, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty dịch vụ thương mại, HAY, ĐIỂM 8Đề tài tình hình tài chính công ty dịch vụ thương mại, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty dịch vụ thương mại, HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa, ĐIỂM 8
Đề tài hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa, ĐIỂM 8Đề tài hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa, ĐIỂM 8
Đề tài hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa, ĐIỂM 8
 
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
 
Đề tài: Hoàn thiện giao dịch một cửa tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoàn thiện giao dịch một cửa tại ngân hàng VietcombankĐề tài: Hoàn thiện giao dịch một cửa tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoàn thiện giao dịch một cửa tại ngân hàng Vietcombank
 
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH HÀ NỘI Dịch vụ làm khóa luận tốt nghiệp Luanvantrithuc.com Tải tài liệu nhanh qua hotline 0936885877 (zalo/tele/viber) HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Phương Mai Sinh viên thực hiện : Phạm Thanh Tâm Mã sinh viên : A16448 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI - 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Phương Mai trong suốt 4 tháng qua đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin cảm ơn các anh chị trong Quỹ tiết kiệm Bà Triệu đã tạo cơ hội cho em được đi thực tập tại Ngân hàng. Do kiến thức và hiểu biết thực tế còn hạn chế nên chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo hướng dẫn – Thạc sĩ Nguyễn Phương Mai, các thầy cô giáo tại Khoa Kinh tế - Quản lý trường Đại học Thăng Long để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Thanh Tâm
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Phạm Thanh Tâm Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................................................................ 1 1.1. Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế... 1 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng Ngân hàng........................................... 1 1.1.2. Chức năng của tín dụng Ngân hàng ............................................................... 2 1.1.3. Phân loại tín dụng Ngân hàng......................................................................... 3 1.1.4. Vai trò của tín dụng Ngân hàng ...................................................................... 4 1.2. Tín dụng ngắn hạn và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn trong nền kinh tế........................................................................................................... 5 1.2.1. Tín dụng ngắn hạn và vai trò của tín dụng ngắn hạn.................................... 5 1.2.2. Chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng............................................................ 8 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH HÀ NỘI............................. 21 2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội 21 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội .......................................................................................................................... 21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội ... 21 2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012........................................................................................................ 22 2.2.1. Tình hình huy động vốn................................................................................. 22 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn................................................................................... 25 2.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại...................................................................... 27 2.2.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng.............................................................. 29 2.3. Thực trạng về chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012 .................................... 31 2.3.1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn................................................................ 31 2.3.2. Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012................................................................................................. 32
  • 6. 2.3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội ..................................................................... 45 2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012 ........................................................................ 53 2.4.1. Kết quả đạt được............................................................................................. 53 2.4.2. Hạn chế và những nguyên nhân trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012 .................. 54 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH HÀ NỘI ............................................................................................... 60 3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của ngân hàng............................................. 60 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội........................................................... 61 3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh................................................................... 61 3.2.2. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn ........................................................... 63 3.2.3. Thực hiện có hiệu quả quy trình nghiệp vụ tín dụng ................................... 64 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản tín dụng......... 64 3.2.5. Xử lý tốt các khoản nợ quá hạn..................................................................... 65 3.2.6. Giải pháp nhân tố con người ......................................................................... 65 3.2.7. Các giải pháp khác ......................................................................................... 68 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị................................................................................... 69 3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước............................................................................ 70 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ....................................................... 71 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank............................ 72 3.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội ............. 73 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ HTX LN NHNN NHTM TMCP TSCĐ TSLĐ USD VNĐ Hợp tác xã Lợi nhuận Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Thương mại cổ phần Tài sản cố định Tài sản lưu động Đô la Mỹ Việt Nam đồng
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP SeA Bank chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012............................................................................................ 23 Bảng 2.2 Tình hình cho vay – thu nợ - dư nợ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010 – 2012............................................................................. 26 Bảng 2.3 Tình hình thu nhập – chi phí của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012 .................................................................... 29 Bảng 2.4 Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010-2012 ................................................................................................ 31 Bảng 2.5 Tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ 2010 – 2012.............................................. 35 Bảng 2.6 Tình hình thu nợ ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ......... 38 Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010-2012............................................................................................................. 39 Bảng 2.8 Dư nợ tín dụng ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế....................... 44 Bảng 2.9 Tỷ trọng vốn lưu động ngắn hạn .......................................................... 45 Bảng 2.10 Khả năng cấp tín dụng........................................................................ 46 Bảng 2.11 Tình hình nợ quá hạn – nợ xấu – nợ không có khả năng thu hồi ngắn hạn tại chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012 ............................................................... 47 Bảng 2.12 Nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn...................................................... 48 Bảng 2.13 Nợ không có khả năng thu hồi: .......................................................... 49 Bảng 2.14 Chỉ tiêu nợ xấu ................................................................................... 50 Bảng 2.15 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn.......................................................................... 51 Bảng 2.16 Tình hình thu lãi trong hoạt động tín dụng......................................... 52 Bảng 2.17 Chỉ tiêu khả năng sinh lời................................................................... 52 Biểu đồ 2.1 Tình hình mua bán ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội................................................................................................................ 28 Biểu đồ 2.2 Dư nợ ngắn hạn của SeA Bank chi nhánh Hà Nội từ 2010-2012 .... 42 Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay chung tại các Ngân hàng ....................................... 10 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội.......................................................................................................... 22 Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ...... 32 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU Tín dụng là chức năng quan trọng nhất của các tổ chức trung gian tài chính, là dịch vụ sinh lời chủ yếu, đồng thời cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất của các Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác. Trong bối cảnh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày càng tăng, hoạt động tín dụng cần phải được phát triển sao cho phù hợp nhằm đáp ứng được những nhu cầu ngày càng tăng trong xã hội. Nhưng vấn đề là phải đảm bảo chất lượng tín dụng như thế nào để Ngân hàng thương mại hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Tín dụng có chất lượng sẽ góp phần tăng chất lượng sản xuất kinh doanh và tạo một thị trường tài chính lành mạnh. Chất lượng tín dụng được đảm bảo cũng có nghĩa là Ngân hàng đang trên đà phát triển vốn, nhờ vậy mà có điều kiện đáp ứng yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng, tình hình tài chính của Ngân hàng thương mại được cải thiện, tạo ra những thế mạnh trong quá trình cạnh tranh, giúp cho Ngân hàng tránh và hạn chế những rủi ro, tổn thất to lớn có thể xảy ra, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng và tạo điều kiện để mở rộng các quan hệ tín dụng. Chất lượng tín dụng quyết định cho sự tồn tại và phát triển của từng Ngân hàng thương mại nói riêng và toàn bộ hệ thống Ngân hàng nói chung. Qua những vấn đề được phân tích ở trên ta thấy rõ được sự cần thiết của việc củng cố tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Từ thực tế ở Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeA Bank) chi nhánh Hà Nội, sau thời gian học tập và những kiến thức tích lũy được tại đại học, em đã chọn đề tài : “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội”. 1. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đề tài đề cập đến những vấn đề cơ bản lý luận về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng, làm rõ vai trò của tín dụng Ngân hàng thương mại từ đó thấy rõ tầm quan trọng của chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đặc biệt là tính dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội để từ đó chỉ ra kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó đồng thời kiến nghị nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
  • 10. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. 3. Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh phân tích, tổng hợp và sử dụng các bảng số liệu để minh hoạ, đối chiếu qua đó rút ra kết luận tổng quát, đề xuất các giải pháp nhằm giúp chi nhánh Hà Nội nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn trong năm 2013 tới. 4. Kết cấu khóa luận: Ngoài danh mục bảng biểu, mục lục, danh mục viết tắt, lời mở đầu và lời cam đoan thì khóa luận được chia thành 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tín dụng và chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội. Thang Long University Library
  • 11. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng Ngân hàng 1.1.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tín dụng, tuy nhiên một cách chung nhất có thể hiểu, tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên chuyển giao tiền hoặc tài sản với điều kiện theo thời hạn đã thoả thuận. Tín dụng được cấu thành từ sự kết hợp của ba yếu tố chính là: lòng tin, thời hạn của quan hệ tín dụng, sự hứa hẹn hoàn trả. Từ khái niệm về tín dụng ta có thể đưa ra một quan niệm chung về tín dụng ngân hàng như sau: Theo giáo trình “Tín dụng ngân hàng” của NXB Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2005 thì tín dụng ngân hàng là một quan hệ kinh tế giữa Ngân hàng và khách hàng, trong đó Ngân hàng chuyển giao tiền hay tài sản cho khách hàng trong một thời gian nhất định với những thỏa thuận hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định giữa khách hàng và ngân hàng. 1.1.1.2 Đặc trưng của tín dụng Ngân hàng Từ định nghĩa trên về tín dụng ta rút ra một số đặc trưng của tín dụng ngân hàng như sau : Thứ nhất: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng mang tính tạm thời. Đối tượng của sự chuyển nhượng có thể là tiền tệ hoặc là hàng hoá dưới hình thức kéo dài thời gian thanh toán trong quan hệ mua bán hàng hoá. Tính chất tạm thời của sự chuyển nhượng đề cập đến thời gian sử dụng lượng giá trị đó. Nó là kết quả của sự thoả thuận giữa các đối tác tham gia quá trình chuyển nhượng để đảm bảo sự phù hợp thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng giá trị đó. Sự thiếu phù hợp của thời gian chuyển nhượng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính và hoạt động kinh doanh của cả hai bên và dẫn đến nguy cơ phá huỷ quan hệ tín dụng. Thực chất trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển nhượng quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi quyền sở hữu với lượng giá trị đó. 1
  • 12. Thứ hai: Tín dụng mang tính hoàn trả. Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn về cả thời gian và về giá trị bao gồm hai bộ phận: gốc và lãi. Phần lãi đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh lệch này là giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Nói cách khác, nó là giá phải trả cho sự hi sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của người sở hữu, vì thế nó phải đủ hấp dẫn để người sở hữu có thể sẵn sàng hi sinh quyền sử dụng đó. Thứ ba: Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng. Người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả đầy đủ khi đến hạn. Người đi vay cũng tin tưởng vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự gặp gỡ giữa người đi vay và người cho vay về điểm này sẽ là điều kiện hình thành quan hệ tín dụng. 1.1.2. Chức năng của tín dụng Ngân hàng Tín dụng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vị trí đó trước hết được biểu hiện qua các chức năng sau đây của tín dụng: Thứ nhất: Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Vốn là nguồn lực, là điều kiện kinh doanh. Đối với một tổ chức kinh tế, ngoài vốn tự có, vốn đi vay để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng Tín dụng Ngân hàng thực hiện chức năng chuyển dịch tạm thời một số lượng vốn tiền tệ nhàn rỗi từ đơn vị thừa vốn sang đơn vị thiếu vốn với điều kiện hoàn trả cả vốn lẫn lãi vay sau một thời gian nhất định. Thứ hai: Với tư cách là trung gian chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu nên tín dụng Ngân hàng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, góp phần giúp cho việc sử dụng vốn trong nền kinh tế có hiệu quả hơn, góp phần tăng tốc độ tăng trưởng. Thứ ba: Tín dụng Ngân hàng thực hiện chức năng giám đốc. Đối với mỗi nền kinh tế, Ngân hàng trung ương đảm nhiệm việc quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, Ngân hàng trong cả nước nhằm ổn định giá trị tiền tệ. Như vậy, đối với mỗi hoạt động của Ngân hàng thương mại việc ban hành chính sách, quy định hướng dẫn cụ thể là cần thiết và các Ngân hàng thương mại có trách nhiệm thi hành những chính sách đó. Tín dụng Ngân hàng được sử dụng như một công cụ quản lý tích cực vì mỗi hoạt động của Ngân hàng đều có ảnh hưởng to lớn đến lượng tiền trong nền kinh tế. Như vậy, tín dụng Ngân hàng là công cụ để điều tiết lưu thông tiền tệ và là công cụ để nhà nước kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế. 2 Thang Long University Library
  • 13. 1.1.3. Phân loại tín dụng Ngân hàng Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản cho vay theo nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại tín dụng có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập quy trình tín dụng thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Trong quá trình phân loại có thể sử dụng nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng song thực tế các nhà kinh tế học thường phân loại tín dụng theo các tiêu thức sau đây: 1.1.3.1 Thời hạn tín dụng Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia tín dụng ra làm ba loại : Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu về sinh hoạt cá nhân. Đây là tín dụng ít rủi ro cho Ngân hàng vì trong thời gian ngắn ít có những biến động xảy ra và nếu xảy ra cũng là những biến động Ngân hàng có thể dự tính được. Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm và chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Hình thức tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì Ngân hàng có khả năng dự đoán được nhưng biến động xảy ra. Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, sân bay, cầu đường, chung cư…) cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài thì có những biến động xảy ra không thể lường trước được. 1.1.3.2 Mục đích sử dụng tiền vay Theo tiêu chí này tín dụng được chia thành 2 loại: Cho vay sản xuất: Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của tổ chức kinh tế, có nghĩa là cho vay bù đắp vốn lưu động, cho vay chi phí sản xuất, cho vay để thanh toán khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu. Đây là loại tín dụng có mức độ rủi ro thấp vì vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn luân chuyển trong chu kỳ sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng có thể theo dõi thường xuyên và nếu có biến động xảy ra thì kịp thời thu hồi vốn. 3
  • 14. Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định, nghĩa là đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật mở rộng sản xuất, xây dựng xí nghiệp và công trình mới. Hình thức tín dụng này thường có mức độ rủi ro cao hơn vì khả năng thu hồi vốn chậm hơn. Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện, đồ dùng gia đình… Bên cạnh đó những nhu cầu chi tiêu cho giáo dục, y tế, du lịch cũng được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng. 1.1.3.3 Tính chất của tín dụng Dựa vào tiêu thức này tín dụng được chia làm 2 loại : Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Đây là loại tín dụng có mức độ rủi ro lớn vì Ngân hàng không có đầy đủ thông tin về bên đi vay, hơn nữa các doanh nghiệp hầu như không có kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng cho khách hàng của mình. Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng trong đó Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Mức độ rủi ro trong trường hợp này thấp hơn vì Ngân hàng có thể gặp trực tiếp khách hàng và nó được thực hiện bởi những cán bộ có nghiệp vụ và kinh nghiệm trong việc cung cấp tín dụng. 1.1.4. Vai trò của tín dụng Ngân hàng Trong điều kiện đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, tín dụng nói chung và tín dụng Ngân hàng nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Tín dụng Ngân hàng phục vụ sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các đơn vị kinh tế nói riêng. Thực hiện chức năng phân phối lại (cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế dự trữ vật tư, hàng hoá, tăng thêm giá trị TSCĐ, TSLĐ mà đơn vị đã sử dụng, do vậy tín dụng góp phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển vật tư, hàng hoá trong nền kinh tế, rút ngắn thời gian lưu thông, giảm bớt chi phí, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận. Tín dụng Ngân hàng là công cụ để Nhà nước tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn hoặc các ngành kinh tế kém phát triển thông qua chính sách ưu đãi, từ đó thúc 4 Thang Long University Library
  • 15. đẩy các ngành kinh tế cũng phát triển, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ. Trước hết, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng huy động và tập trung những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, đồng thời khi thu nợ cũng rút khỏi lưu thông một bộ phận tiền tệ. Mặt khác, trong quá trình cân đối nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng phát hành thêm tiền tệ cho vay phát triển sản xuất, tăng nhanh tốc độ chu chuyển tiền mặt qua Ngân hàng. Sau nữa, để thực hiện mối quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế với nhau, cũng như mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ chức kinh tế thì các tổ chức kinh tế phải mở tài khoản tại Ngân hàng. Việc mở tài khoản tại Ngân hàng tạo khả năng củng cố và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện phát triển kinh tế giữa các nước. Hiện nay sự phát triển của mỗi nước đều gắn với thị trường quốc tế, do đó tín dụng trở thành phương tiện để nối các nước với nhau. Nó có vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hoặc nhờ vốn tín dụng bên ngoài mà phát triển kinh tế trong nước. Tín dụng Ngân hàng là động lực đối với việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện thành công quá trình này thì cần phải có vốn. Nguồn vốn dùng để tài trợ có thể là vốn vay trong nước hay vay nước ngoài trong đó Ngân hàng chính là trung gian tài chính huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế để cho vay. 1.2. Tín dụng ngắn hạn và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn trong nền kinh tế 1.2.1. Tín dụng ngắn hạn và vai trò của tín dụng ngắn hạn 1.2.1.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn Theo quyết định 127/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tín dụng ngắn hạn là khoản cho vay có thời hạn và được sử dụng nhằm đáp ứng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống. Thời hạn đối với tín dụng ngắn hạn được tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận tối đa là 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. 1.2.1.2 Đặc trưng của tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn ngoài mang những đặc trưng của tín dụng Ngân hàng còn có những đặc điểm riêng sau : 5
  • 16. Tín dụng ngắn hạn là nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại vì thời gian cho vay đến 12 tháng. Chính loại vay này giúp cho Ngân hàng giữ được khả năng thanh toán vì nó tương thích với kết cấu nguồn vốn của Ngân hàng thường là tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng. Lãi suất cho vay ngắn hạn thường nhỏ hơn lãi suất cho vay dài hạn vì mức độ rủi ro của tín dụng ngắn hạn thường thấp hơn so với tín dụng trung và dài hạn. 1.2.1.3 Các hình thức tín dụng ngắn hạn của NHTM Một là: Chiết khấu chứng từ có giá Các chứng từ có giá ở đây có thể là hợp đồng mua bán, các giấy tờ có giá (thương phiếu, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, công trái) hoặc mua bán lại các khoản nợ. Các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu hoặc hàng hoá theo hợp đồng thấy cần vốn cho các hoạt động của họ trong khi chờ nhận tiền theo một hợp đồng họ có thể nhượng lại bản hợp đồng cho Ngân hàng như một vật bảo đảm cho một khoản vay ngắn hạn tại Ngân hàng. Ngân hàng sẽ mua các giấy tờ có giá trị trừ đi phần lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí. Đến thời hạn thanh toán của giấy tờ có giá Ngân hàng đòi người mắc nợ theo giá trị của giấy tờ có giá mà Ngân hàng đã thực hiện chiết khấu. Hai là: Tín dụng ngân quỹ Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn trong đó Ngân hàng cho khách hàng vay để đảm bảo sự cân đối ngân quỹ hàng ngày của khách hàng và được thực hiện chủ yếu bằng 2 hình thức: Ứng trước trên tài khoản: Là nghiệp vụ tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay bằng cách mở và ứng cho khách hàng một số tiền nhất định trên tài khoản của khách tại Ngân hàng, trên cơ sở có đảm bảo là loại tín dụng ứng trước được thực hiện trên cơ sở khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố, có sự bảo lãnh. Tín dụng ứng trước có đảm bảo là loại tín dụng ứng trước được thực hiện mà khách hàng không cần thiết phải có tài sản đảm bảo. Loại tín dụng này chỉ được áp dụng với khách hàng có mức độ tín nhiệm cao với Ngân hàng. Hình thức thấu chi : Là nghiệp vụ tín dụng ngân quỹ mà Ngân hàng cho khách hàng vay bằng cách cho phép khách hàng sử dụng vượt số tiền mà họ kí thác tại Ngân hàng trên tài khoản vãng lai với số lượng và thời hạn nhất định. 6 Thang Long University Library
  • 17. Ba là: Tín dụng bằng chữ kí Là hình thức Ngân hàng đứng ra cam kết với chủ nợ là sẽ thanh toán trong trường hợp khách hàng không trả được nợ khi đến hạn. Ngân hàng đứng ra bảo lãnh và cấp cho khách hàng của mình một chữ kí để họ có thể kéo dài thời gian thanh toán khoản nợ hoặc mua hàng ở nơi khác. Tín dụng bằng chữ kí có hai hình thức: Tín dụng chấp nhận: Là hình thức tín dụng bằng chữ kí mà Ngân hàng chấp nhận một hối phiếu đòi tiền của chính Ngân hàng. Khi hối phiếu đến hạn, khách hàng giao nộp tiền vào Ngân hàng số tiền cần thiết để thanh toán. Về nguyên tắc Ngân hàng không phải chi vốn mà chỉ cấp cho chủ nợ một chứng từ đòi hỏi thanh toán với khả năng của Ngân hàng. Tín dụng bảo lãnh: Là hình thức Ngân hàng cam kết sẽ chịu trách nhiệm trả tiền thay cho bên được chấp nhận bảo lãnh, thực hiện đúng các nghĩa vụ đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh, được quy định cụ thể tại thư bảo lãnh của Ngân hàng. Mặt khác bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những cam kết của mình với bên yêu cầu bảo lãnh cũng như Ngân hàng bảo lãnh. 1.2.1.4 Vai trò của tín dụng ngắn hạn đối với nền kinh tế Tín dụng ngắn hạn có vai trò to lớn trong nền kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng nghiệp vụ tín dụng giữ vai trò trọng yếu, tác động đến sản xuất kinh doanh và một phần tham gia đầu tư phát triển. Với chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay, Ngân hàng huy động tiền nhàn rỗi trong dân để cho vay các đối tượng đang thiếu vốn. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng ngắn hạn góp phần tác động tích cực đến nhịp độ phát triển kinh tế, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt. Khoản vay của Ngân hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu về vốn. Vay vốn cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải gánh trách nhiệm trả nợ, buộc doanh nghiệp phải tích cực hoạt động đảm bảo cạnh tranh để đồng vốn vay được sử dụng có hiệu quả nhất. Lúc này hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ trở nên sôi động và nhộn nhịp. Các doanh nghiệp hoạt động tốt góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với Ngân hàng: Hiện nay các Ngân hàng thường có cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn, việc mở rộng tín dụng ngắn hạn giúp Ngân hàng cân đối kết cấu nguồn vốn và sử dụng một cách tối ưu. Ngoài ra vòng quay vốn lưu động cao, các 7
  • 18. khoản tiền sẽ được đưa vào lưu thông nhiều lần do công tác thanh toán của Ngân hàng làm tăng khả năng tạo tiền của Ngân hàng, làm cho nguồn lực nền kinh tế được sử dụng hiệu quả và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Thông qua hoạt động tín dụng các Ngân hàng thương mại cũng là biện pháp thu hút khách hàng, mở rộng quy mô và củng cố chất lượng tín dụng của mình, tăng khả năng cạnh tranh của mỗi Ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp: Các khoản tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp khi xuất hiện cơ hội kinh doanh trên thị trường, giúp doanh nghiệp tận dụng được thời cơ, phát triển được sản xuất. Tín dụng ngắn hạn giúp cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong một thời điểm nào đó mặc dù không đủ vốn. Để đảm bảo trả được nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng buộc các doanh nghiệp phải làm ăn có uy tín, giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng đã chọn và đạt được những mục tiêu lợi nhuận cao nhất. 1.2.2. Chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng 1.2.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Trong cuộc sống hàng ngày ta thường nghe nói đến những cụm từ như: chất lượng hàng hóa, chất lượng sản phẩm, còn chất lượng tín dụng thì ít khi được nhắc đến. Vậy chất lượng tín dụng là gì và nó có vai trò như thế nào đối với ngân hàng? Trước khi hiểu chất lượng tín dụng là gì chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về chất lượng. Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa về chất lượng như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan". Chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối, một phạm trù rộng lớn, nó vừa cụ thể vừa mang tính tổng hợp. Vì vậy, không có định nghĩa chính xác về chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng có thể được hiểu: là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng. Nâng cao chất lượng trong hoạt động là yếu tố quan trọng để một đơn vị kinh doanh đứng vững trên thị trường, đặc biệt là trong nền kinh tế cạnh trạnh. Đối với Ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời thiết yếu, song cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy đây là điều mà các Ngân hàng thương mại quan tâm đến nhiều nhất. Xét về tổng thể, Ngân hàng vừa tạo ra được hiệu quả kinh tế, vừa tạo ra được hiệu quả xã hội. Chất lượng tín dụng được thể hiện: Đối với doanh nghiệp 8 Thang Long University Library
  • 19. Đối với doanh nghiệp, chất lượng tín dụng ngắn hạn thể hiện các khoản vay được đáp ứng nhu cầu để đảm bảo quá trình luân chuyển vốn trong quá trình kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiện đại hoá và đa dạng hoá sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Những khoản tín dụng này làm tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận, thu nhập của công nhân, thu hút nhiều lao động kĩ thuật, đảm bảo việc làm thường xuyên và ổn định, tăng trưởng tốc độ nhanh. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng tín dụng. Có thể nói đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp là cách đánh giá có hiệu quả nhất vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng và nền kinh tế. Đối với các Ngân hàng thương mại Các khoản tín dụng đó phải phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng trong từng thời kì. Mỗi thời kì, trong giai đoạn khác nhau, mục tiêu của Ngân hàng cũng khác nhau. Nếu khoản tín dụng không đáp ứng được mục tiêu của Ngân hàng thì chất lượng tín dụng đó không được đảm bảo dù nó đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng thực lực theo hướng tích cực của bản thân Ngân hàng và phải đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Các khoản tín dụng phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình tín dụng. Khi ngân hàng cho vay phải thực hiện theo pháp lệnh Ngân hàng và các văn bản chế độ hiện hành của ngành. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội Một khoản tín dụng có chất lượng cao phải kết hợp được hài hoà lợi ích của khách hàng, Ngân hàng và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, ngoài việc đánh giá dưới góc độ Ngân hàng và khách hàng, chất lượng tín dụng ngắn hạn còn được đánh giá dưới góc độ kinh tế xã hội thông qua các chỉ tiêu sau: Giải quyết vấn đề lao động: Tỷ lệ thất nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kì một quốc gia nào. Khi tỷ lệ này tăng thì đời sống của người dân sẽ gặp khó khăn, tệ nạn xã hội gia tăng. Vì vậy với những khoản cho vay dự án nào giải quyết được vấn đề thất nghiệp thì được coi là có hiệu quả, có chất lượng về mặt kinh tế xã hội. 9
  • 20. Khả năng khai thác tiềm năng trên địa bàn hoạt động: Một dự án khai thác được tiềm năng trên địa bàn hoạt động (tài nguyên, con người) thì sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế của địa bàn phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách. Giải quyết vấn đề môi trường: Nếu dự án gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động, năng suất lao động sẽ giảm sút, ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội và như vậy dự án không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế xã hội. Chất lượng tín dụng còn thể hiện ở tính an toàn cao của hệ thống Ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn đảm bảo được chất lượng tín dụng thì khả năng thanh toán chi trả sẽ cao, tránh được rủi ro, tín dụng ngắn hạn không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nói tóm lại, việc đánh giá chất lượng tín dụng có ý nghĩa quan trọng vì nó là cơ sở để tìm ra các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng. 1.2.2.2 Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn Quy trình cho vay ngắn hạn Quy trình cho vay ngắn hạn là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện cho vay ngắn hạn đối với khách hàng. Quy trình cho vay ngắn hạn phản ánh nguyên tắc cho vay, phương pháp cho vay, trình tự giải quyết các công việc, thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng. Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay chung tại các Ngân hàng Thiết lập hồ Phân tích cho Quyết định Giám sát và quản lý cho sơ cho vay vay cho vay vay (Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại) Bước 1: Thiết lập hồ sơ cho vay: Hồ sơ cho vay của một ngân hàng là tài liệu bằng văn bản biểu hiện mối quan hệ tổng thể của ngân hàng với khách hàng vay vốn. Chất lượng cho vay phụ thuộc rất nhiều lớn vào sự hoàn chỉnh và chính xác của hồ sơ cho vay. Vì vậy khi thiết lập một hồ sơ cho vay phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: Các thông tin cơ bản về khách hàng xin vay; Thông tin về tài chính hiện tại của khách hàng xin vay; 10 Thang Long University Library
  • 21. Lịch sử tài chính của khách hàng xin vay; Thông tin về mục đích vay vốn; Phương hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai của khách hàng; Đánh giá nhận xét của ngân hàng về khách hàng; Thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng về việc vay vốn và trả nợ; Những thông báo của ngân hàng cho khách hàng; Báo cáo về kết quả kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay. Tùy vào từng loại cho vay, kỹ thuật cho vay và quy mô của các khoản cho vay mà ngân hàng quy định việc thiết lập hồ sơ cho phù hợp. Bộ hồ sơ cho vay thường bao gồm các loại sau: Một là, hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp cho ngân hàng. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi đến ngân hàng các giấy tờ sau: Hồ sơ pháp lý là hồ sơ chứng minh cho ngân hàng biết về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, bao gồm: quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy phép hành nghề, giấy phép đầu tư, biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (nếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn), giấy chứng nhận vốn đầu tư ban đầu (nếu là doanh nghiệp tư nhân)… Hồ sơ kinh tế bao gồm: kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, báo cáo tài chính của công ty… Hồ sơ vay vốn cho mỗi lần vay: giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay như (giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, giấy tờ chứng minh năng lực pháp lý, năng lực tài chính của người bảo lãnh…) Hai là hồ sơ do ngân hàng lập gồm: Các báo cáo về thẩm định, tái thẩm định. Các loại thông báo như: thông báo từ chối cho vay, thông báo cho vay, thông báo gia hạn nợ, thông báo đến hạn nợ, thông báo quá hạn nợ, thông báo tạm ngừng cho vay, thông báo chấm dứt cho vay… Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, báo cáo phân tích tình hình tài chính. Sổ theo dõi cho vay và thu nợ. 11
  • 22. Ba là hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập: Hợp đồng tín dụng hoặc sổ vay vốn. Hợp đồng đảm bảo tiền vay như hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản, hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng… Bước 2: Phân tích cho vay: Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro các Ngân hàng thương mại đã áp dụng nhiều biện pháp, đó là biện pháp cơ bản, có vị trí quan trọng nhất là phân tích đánh giá một cách toàn diện khách hàng trước khi cho vay. Các ngân hàng cần phân tích đánh giá khách hàng: Năng lực pháp lý của khách hàng; Uy tín của khách hàng; Phân tích tình hình tài chính của khách hàng; Đánh giá về năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo đơn vị khách hàng; Thẩm định dự án đề nghị vay vốn; Thẩm định đảm bảo nợ vay; Bước 3: Quyết định cho vay: Kết quả của quá trình phân tích tín dụng là đưa ra quyết định cho vay. Đối với khoản vay nhỏ, ngân hàng thường giao cho cán bộ tín dụng quyết định. Đối với những khoản vay lớn thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng tín dụng. Trường hợp này cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và thẩm định các điều kiện vay vốn của hồ sơ, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và phải đưa ra được ý kiến có nên cho vay hay không cho vay và lập tờ trình hội đồng tín dụng. Trên cơ sở hồ sơ vay vốn và tờ trình của nhân viên tín dụng, hội đồng tín dụng xem xét kiểm tra lại hồ sơ vay vốn và tờ trình để ra quyết định cho vay hay không cho vay. Dù quyết định cho vay của nhân viên tín dụng hay hội đồng tín dụng cũng phải đưa ra trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo tính kịp thời cho khách hàng. Bước 4: Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay: Giám sát và quản lý tín dụng được tiến hành từ khi tiền vay phát ra cho đến khi khoản vay được hoàn trả. Nội dung kiểm tra gồm: 12 Thang Long University Library
  • 23. Kiểm tra trước khi cho vay. Kiểm tra trong khi cho vay. Kiểm tra sau khi cho vay. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn Nền kinh tế thị trường đặt ra vấn đề cho các nhà sản xuất kinh doanh là phải đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, có như vậy mới tồn tại và phát triển ổn định. Vì vậy, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu khách quan đối với các doanh nghiệp. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, vì vậy việc nâng cao chất lượng trong hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng là việc làm cần thiết. Để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trước hết cần tiến hành đánh giá các nhóm chỉ tiêu. Để hiểu được các nhóm chỉ tiêu này cần hiểu được một số khái niệm sau: Doanh số cho vay: Phản ánh lượng vốn ngân hàng cho doanh nghiệp vay theo hợp đồng tín dụng, nó được tính bằng cách cộng tất cả các khoản cho vay trong một thời gian nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng, nếu quy mô lớn và ngày càng mở rộng chứng tỏ hoạt động tín dụng càng tốt. Doanh số thu nợ: Phản ánh vốn thực tế người đi vay hoàn trả cho Ngân hàng, nó được tính bằng cách cộng tất cả các khoản thu nợ trong một thời kì nhất định. Doanh số thu nợ càng lớn và tăng so với tổng số cho vay chứng tỏ tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt. Dư nợ: Phản ánh lượng vốn mà cá nhân, tổ chức vay còn nợ Ngân hàng tại một thời điểm cụ thể, được tính bằng số dư cuối kì trên bảng cân đối kế toán. Dư nợ càng lớn phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng càng lớn, dư nợ thấp chứng tỏ khả năng tín dụng của Ngân hàng không được mở rộng, kém chất lượng. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng: Một là: Chỉ tiêu về huy động vốn ngắn hạn Vốn huy động ngắn hạn Tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn = Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn ngắn hạn huy động được bao nhiêu, đồng thời cho biết khả năng huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì Ngân hàng càng có cơ hội mở rộng đầu tư cho vay 13
  • 24. ngắn hạn, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao cũng đồng nghĩa với việc chi phí tạo nguồn vốn lớn, nếu Ngân hàng không sử dụng tốt nguồn vốn này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Ngân hàng. Hai là: Khả năng cấp tín dụng Vốn huy động ngắn hạn Khả năng cấp tín dụng = Dư nợ tín dụng ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động ngắn hạn đảm bảo bao nhiêu phần trăm nhu cầu tín dụng ngắn hạn, từ đó cho thấy khả năng tự chủ của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho nền kinh tế. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng. Tỷ lệ này cao chứng tỏ Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều và đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động ngắn hạn. Nếu tỷ lệ này thấp kết hợp với khả năng huy động vốn ngắn hạn cao thì có thể kết luận Ngân hàng đã sử dụng vốn lãng phí, không hiệu quả, ảnh hưởng tới lợi nhuận và an toàn trong hoạt động Ngân hàng. Ba là: Chỉ tiêu cho vay ngắn hạn Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn: Dư nợ ngắn hạn Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn = Tổng dư nợ tín dụng Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ dư nợ tăng liên tục qua nhiều thời kỳ có thể nói chất lượng tín dụng tăng. Tuy nhiên khi đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn qua chỉ tiêu này cần phải xem xét cả số tương đối và số tuyệt đối. Bởi không phải tỷ lệ này tăng có nghĩa là cho vay ngắn hạn tăng, nó còn phụ thuộc vào việc tổng dư nợ tín dụng có tăng hay không. Chỉ tiêu nợ quá hạn Theo quyết định 493/NHNN thì nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và không được ngân hàng gia hạn. Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này (cao hơn lãi suất thông thường). Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả mất vốn. Các ngân hàng luôn mong muốn giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn bởi nó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do phải trích dự phòng rủi ro tương ứng với thời gian quá hạn. Để đánh 14 Thang Long University Library
  • 25. giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn cho vay ngắn hạn gồm: Tỷ lệ nợ quá hạn Tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn x 100% cho vay ngắn hạn = Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn Tỷ lệ nợ xấu cho vay Tổng dư nợ xấu ngắn hạn x 100% ngắn hạn = Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng ngắn hạn. Đến kỳ hạn trả nợ và lãi tiền vay, nếu bên đi vay không trả được nợ hoặc không trả được lãi một kỳ và không được gia hạn nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển khoản vay đó sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn là điều mà các Ngân hàng không hề mong muốn và cũng tìm mọi biện pháp để hạ tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất có thể được. Cũng như chỉ tiêu dư nợ tín dụng ngắn hạn, cần đánh giá chỉ tiêu này cả về mặt tương đối và tuyệt đối thì mới có thể kết luận chính xác về chất lượng tín dụng ngắn hạn. Nếu nợ quá hạn tăng nhưng tỷ lệ này vẫn không tăng thì có thể kết luận chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo. Chỉ tiêu nợ không có khả năng thu hồi: Cũng theo quyết định 493/NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng thì nợ xấu được định nghĩa là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 quy định tại điều 6 và 7 của quy định này. Các khoản nợ của Ngân hàng thương mại được chia thành 5 loại chủ yếu sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2 (Nợ là có khả năng thu khả năng trả nợ. cần chú ý): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. 15
  • 26. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Nợ không có khả năng thu hồi Tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi = Dư nợ tín dụng ngắn hạn Nếu tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi cao thì chất lượng tín dụng ngắn hạn được đánh giá là thấp, hoạt động của Ngân hàng không có hiệu quả và các chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn không có giá trị. Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ tín dụng ngắn hạn Theo quy định của NHNN Việt Nam thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 như đã kể ở trên. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ Ngân hàng đang hoạt động không tốt vì để cho có nhiều khoản tiền không thu hồi đc. Ngược lại nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng được đánh giá là tốt. Bốn là: Thu nhập từ hoạt động cho vay Lợi nhuận từ tín dụng ngắn hạn Thu nhập từ hoạt động cho vay = Tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay cho biết khả năng sinh lời của tín dụng ngắn hạn. Bất kỳ một khoản tín dụng nào, dù ngắn hay dài hạn, không thể coi đó là có chất lượng cao nếu không đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngoài ra còn có thể thấy được vị trí của tín dụng ngắn hạn trong hoạt động của Ngân hàng thông qua chỉ tiêu: Lãi từ hoạt động cho vay Khả năng sinh lời = Doanh số cho vay 1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn Tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhưng đây cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Sự thất bại trong việc thực hiện các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng tín dụng sẽ gây ra những ảnh hưởng tai hại không thể lường trước được về mặt tài sản cũng như về uy tín trong Ngân hàng. Vì 16 Thang Long University Library
  • 27. vậy nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn cũng góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao. Muốn nâng cao chất lượng tín dụng trước hết phải nghiên cứu: Chất lượng tín dụng ngắn hạn chịu ảnh hưởng của nhân tố nào. Các nhân tố khách quan Môi trường kinh tế: Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Nền kinh tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành trôi chảy. Trong điều kiện không chịu ảnh hưởng của lạm phát, khủng hoảng khả năng cho vay và khả năng trả nợ tiền vay sẽ thuận tiện. Nước ta đang trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Các doanh nghiệp chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và các chính sách. Môi trường pháp lý : Thực tiễn cho thấy pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước. Nếu không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với sự điều tiết của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trong nền kinh tế đó sẽ có nhiều gian lận, thiếu công bằng và khó thực hiện trôi chảy. Nhân tố pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đối với chất lượng hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng. Môi trường xã hội: Quan hệ tín dụng thực hiện trên cơ sở lòng tin. Nó là cầu nối giữa Ngân hàng và khách hàng. Khi Ngân hàng có nhiều uy tín với khách hàng thì càng thu hút được nhiều khách hàng đến với mình. Khách hàng càng có sự tín nhiệm với Ngân hàng thì càng được Ngân hàng ưu đãi trong quan hệ tín dụng. Đây là điều kiện để cải thiện chất lượng tín dụng. Ngoài ra đạo đức xã hội cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tín dụng. Nhân tố môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên là nhân tố khách quan gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Thực tế nhân tố này không tác động trực tiếp mà là tác động gián tiếp đến hoạt động của Ngân hàng. Đối với những nước có khí hậu không ổn định, khi thiên tai hạn hán, lũ lụt dịch bệnh bất ngờ xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển 17
  • 28. hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế mà họ không lường trước được, đặc biệt trong lĩnh vực này bị ứ đọng hoặc mất mát không thu hồi được, từ đó không có khả năng thanh toán, trả nợ Ngân hàng, làm cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng bị hạ thấp. Các nhân tố chủ quan Nhân tố khách hàng: Khách hàng là chủ thể đại diện cho bên yêu cầu về vốn vay, họ đến Ngân hàng với mong muốn nhu cầu của mình được đáp ứng để có một khoản tiền vay sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh, với sự xác nhận rõ ràng về số tiền vay, thời hạn vay là lãi suất giá cả của việc sử dụng vốn vay có thể chấp nhận được. Trong các hợp đồng tín dụng, khách hàng luôn cam kết đảm bảo các nguyên tắc tín dụng nhưng thực sự những nguyên tắc đó được thực hiện hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào tình hình tài chính của khách hàng, kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức của khách hàng. Nhân tố thuộc về Ngân hàng: Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, yêu cầu đổi mới kinh tế đặt hoạt động Ngân hàng phải là mũi nhọn. Vì vậy, các Ngân hàng luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động cho vay. Do đó phải nghiên cứu các nhân tố này để có biện pháp khắc phục nhược điểm phù hợp. Một là: Chiến lược kinh doanh Chiến lược của một Ngân hàng luôn là sự thể hiện đường lối hoạt động phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này. Nếu không có chiến lược kinh doanh, Ngân hàng sẽ luôn bị động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hai là: Chính sách tín dụng Nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang thời kỳ mới nên cơ chế chính sách phải thay đổi và hoàn thiện. Một trong những chính sách cần hoàn thiện là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Đầu tư đúng hướng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng là giảm bớt rủi ro. Tuy nhiên, hiện nay chính sách tín dụng còn hạn chế, chưa khuyến khích được người vay vốn. Ba là: Chất lượng thẩm định và quy trình tín dụng 18 Thang Long University Library
  • 29. Thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng tín dụng. Việc thẩm định được thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi vốn (bao gồm cả gốc và lãi) khi đến hạn thanh toán, tạo điều kiện cho vốn tín dụng luân chuyển nhanh. Trong quá trình thẩm định tín dụng đòi hỏi người cán bộ tín dụng có một trình độ chuyên môn cũng như khả năng thẩm định linh hoạt tuy nhiên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hồ sơ, an toàn về thông tin. Quy trình tín dụng là một nhân tố quan trọng. Các Ngân hàng thương mại luôn kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình cho vay, kịp thời phát hiện và chỉnh sửa những sai sót nhằm hạn chế rủi ro của việc cho vay. Quy trình cho vay có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro của việc cho vay. Các bước thực hiện trong quy trình cho vay càng chặt chẽ thì Ngân hàng quản lý món vay càng có hiệu quả và rủi ro tín dụng được hạn chế. Bốn là: Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay là lãi suất mà Ngân hàng phải tính cho người đi vay, sao cho với mức lãi suất này vừa thu hút khách hàng đến vay vừa để đảm bảo khả năng sinh lời cho Ngân hàng. Lãi suất cho vay của Ngân hàng được xác định theo các nguyên tắc để đảm bảo cho Ngân hàng thu được lợi nhuận và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để thu hút được nhiều khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng hoàn thành trách nhiệm thanh toán khoản vay, nâng cao chất lượng cho vay cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác thì mỗi Ngân hàng phải có chính sách riêng về lãi suất, phù hợp với điều kiện kinnh doanh của Ngân hàng mình, không trái với quy định quản lý của Nhà nước. Năm là: Công tác quản lý nhân sự Con người cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của việc quản lý vốn vay trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trong hoạt động vốn vay của ngân hàng, cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm công tác cho vay. Do vậy trình độ chuyên môn, có đạo đức và có trách nhiệm là những phẩm chất không thể thiếu được đối với mỗi cán bộ tín dụng. Sáu là: Hệ thống thông tin Ngân hàng Trong cơ chế thị trường hiện nay, thông tin đã trở thành vấn đề có tầm quan trọng lớn trong việc nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại. Một hệ thống thông tin được tổ chức hoàn thiện, đầy đủ chính xác sẽ giúp Ngân hàng hiểu rõ về khách hàng của mình, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng thông 19
  • 30. tin hoạt động chưa hiệu quả nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Bảy là: Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng Kiểm soát hoạt động tín dụng là công việc cần thiết đối với các Ngân hàng thương mại. Công tác kiểm tra càng thường xuyên, càng chặt chẽ càng giúp cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình tín dụng đạt hiệu quả cao. Thông qua kiểm tra, kiểm soát nội bộ đạt hiệu quả, cán bộ kiểm soát phải thực hiện đúng quy trình tín dụng, phải nắm vững chuyên môn, trung thực, thường xuyên có chương trình kiểm tra và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Như vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Các Ngân hàng cần nắm vững các nhân tố về mức độ ảnh hưởng, tác động tích cực, tiêu cực đến chất lượng tín dụng ngắn hạn để từ đó có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn hợp lý. Kết luận chương 1: Tóm lại, chương 1 đã đề cập đến một vấn đề được xã hội ngày nay rất quan tâm, đó là chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng đối với các Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở lý luận, lý thuyết chúng ta bước đầu có thể hình dung được khái niệm, vai trò, đặc trưng cũng như hiểu được thế nào là chất lượng tín dụng ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn bao gồm những chỉ tiêu nào. Sang chương 2 khóa luận sẽ đi sâu phân tích các chỉ tiêu, yếu tố để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội. từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm giúp Ngân hàng phát triển hơn trong các năm tiếp theo. 20 Thang Long University Library
  • 31. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) được thành lập năm 1994, có trụ sở chính tại 25 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Trải qua 20 năm phát triển, SeABank được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam với qui mô vốn điều lệ hiện nay là 5.335 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, mạng lưới hoạt động rộng khắp 3 miền với hơn 155 chi nhánh và điểm giao dịch, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeA Bank) chi nhánh Hà Nội được thành lập ngày 15/09/2003, hoạt động có con dấu riêng, trực tiếp kinh doanh, giao dịch với khách hàng, hạch toán kế toán nội bộ chịu sự chỉ đạo toàn diện của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á về mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác. Nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và người dân bằng VNĐ và các ngoại tệ… với tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm lãi suất phù hợp. Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18tháng… Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi bậc thang, phát hành các loại kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ bảo lãnh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối, trả lương qua thẻ, mở và thanh toán thẻ tín dụng trong nước, quốc tế…và các dịch vụ Ngân hàng khác. Mọi hoạt động của chi nhánh đều tuân thủ theo đúng pháp luật của nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, các thông lệ quốc tế về lĩnh vực Ngân hàng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh nằm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, bao gồm 7 phòng Giao dịch phủ sóng rộng khắp Hà Nội. 21
  • 32. Cơ cấu tổ chức bộ máy: Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội Kế toán giao dịch GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Khách Ngân Hỗ Trợ Hàng & Quỹ Tín Thẩm Định Dụng Kế Toán Tài Chính (Nguồn: Phòng Hành chính – Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đông Nam Á) 2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012 2.2.1. Tình hình huy động vốn Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng thương mại, đó là nguồn vốn chính để Ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Công tác huy động vốn của một Ngân hàng được đánh giá có hiệu quả khi Ngân hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng được nhu cầu cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị trường đầu ra, định hướng được hiệu quả của các dự án đầu tư cũng như nắm được mức độ ảnh hưởng của lãi suất. Thông qua việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn khác nhau, không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ cũng như nâng cao và hoàn thiện chất lượng dịch vụ, là địa chỉ tin cậy của mỗi người dân, công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội được đánh giá khá tốt mặc dù trong năm 2010-2012 là thời kì kinh tế nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn do chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu. 22 Thang Long University Library
  • 33. Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP SeA Bank chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012 (Đơn vị: triệu đồng) 2010 2011 2012 CL năm 2011 với CL năm 2012 với Chỉ tiêu năm 2010 năm 2011 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tuyệt Tương đối Tuyệt Tương (%) (%) (%) đối (%) đối đối (%) Tổng nguồn vốn huy 1.350.105 100 1.511.824 100 1.274.045 100 161.719 11,98 (237.779) (15,73) động 1. Phân theo đối tượng KH 1.1 Tiền gửi các TCKT 801.962 59,4 1.000.827 66,2 854.884 67,1 198.865 24,80 (145.973) (14,58) 1.2 Tiền gửi dân cư 548.143 40,6 510.997 33,7 419.161 32,9 (37.146) (6,78) (91.836) (17,97) 2. Phân theo tiền tệ 2.1 Tiền gửi VNĐ 1.151.640 85,3 1.350.059 89,3 1.110.967 87,2 198.419 17,23 (239.092) (17,71) 2.2 Tiền gửi NT 198.465 14,6 161.765 10,6 163.078 12,8 (36.700) (18,49) (1.313) (0,81) (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP SeA Bank chi nhánh Hà Nội năm 2010- 2012) 23
  • 34. Qua số liệu trên ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động của SeA Bank chi nhánh Hà Nội từ năm 2010 sang năm 2011 tăng tuy nhiên từ năm 2011 sang năm 2012 lại giảm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 là 1.350.105 triệu đồng, của năm 2011 là 1.511.824 triệu đồng, năm 2011 tăng 161.719 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 11,98%. Năm 2010 Ngân hàng đạt được nhiều thành công trong công tác huy động vốn, tổng nguồn vốn huy động được trong năm đạt 1.350.105 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ chiếm 198.465 triệu đồng. Con số này là kết quả sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn Ngân hàng. Bước sang 2011 nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng 161.719 triệu đồng. Nguồn vốn huy động được bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ trong năm khoảng là 161.765 triệu đồng, giảm nhẹ so với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012, tổng nguồn vốn huy động trong năm là 1.274.045 triệu đồng, giảm 237.779 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của nguồn vốn huy động giảm này là do năm 2012 là một năm tình hình kinh tế khó khăn không chỉ với Việt Nam mà cả đối với các nước khác trên thế giới. Lãi suất huy động của ngân hàng lúc này giảm chỉ còn 9%. Theo Thông tư số 19 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành tháng 6 năm 2012, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm. Trần lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm, tức là giảm 2%/năm so với thời điểm năm 2011. Trần lãi suất giảm khiến nhu cầu gửi tiền của người dân giảm đi cùng với đó là phát triển nhanh của các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Tien Phong Bank…, chính điều này đã khiến cho tiền gửi tiết kiệm dân cư của SeA Bank chi nhánh Hà Nội trong năm 2012 giảm so với 2 năm trước. Cùng với sự giảm sút của tiền gửi tiết kiệm dân cư, trong năm 2012, tiền gửi các tổ chức kinh tế cũng giảm 145.973 triệu so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho lớn, một loạt doanh nghiệp đệ đơn phá sản, chính vì vậy nguồn huy động từ tiền gửi từ các tổ chức, doanh nghiệp cũng giảm so với năm 2010 và 2011. Nếu phân chia theo tiền tệ thì tổng nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi VND và tiền gửi ngoại tệ. Tuy nhiên tỷ lệ tiền gửi bằng VND bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn (đạt trên 80%). Tỷ lệ tiền gửi bằng VND cao hơn là do lãi suất gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ thấp, chỉ 2%/năm, do vậy người dân có xu hướng gửi tiết kiệm bằng VND nhiều hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn cần nguồn vốn lớn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, vì vậy số tiền này luôn biến động tùy vào nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp. 24 Thang Long University Library
  • 35. Nói tóm lại, qua việc phân tích số liệu về huy động vốn từ 2010 đến nay đã cho ta thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP SeA Bank chi nhánh Hà Nội là khá tốt, tạo ra một nguồn dồi dào để Ngân hàng không những có thể thực hiện cung cấp tín dụng cho nền kinh tế mà còn dùng để điều hoà vốn trong toàn hệ thống. 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng, quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Bảng số liệu dưới đây thể hiện rõ tình hình cho vay của Ngân hàng. Theo bảng số liệu 2.2 dưới đây, ta thấy tín dụng của Ngân hàng có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2010 doanh số cho vay là 959.337 triệu đồng, doanh số thu nợ là 773.386 triệu đồng. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, dư nợ cho vay đạt 562.478 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 64,8% tương đương 364.212 triệu đồng. Năm 2011, doanh số cho vay đạt 1.075.812 triệu đồng, tăng 116.475 triệu đồng so với năm 2010. Doanh số cho vay và dư nợ trong năm đều tăng so với năm 2010. Dư nợ cho vay năm 2011 đạt 728.404 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 68,5% tương đương 499.407 triệu đồng. Năm 2012, doanh số cho vay đạt 912.824 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 162.988 triệu đồng. Doanh số thu nợ giảm so với 2 năm trước đó tuy nhiên dư nợ cho vay lại tăng cao. Năm 2012, dư nợ cho vay đạt 828.990 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 68% tương đương 563.713 triệu đồng. Nhìn vào bảng số liệu trên cụ thể là cột chênh lệch giữa hai năm là 2011 và 2012 có thể dễ dàng nhận thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ giảm tuy nhiên dư nợ cho vay lại tăng cao phản ánh đúng tình hình khó khăn của nền kinh tế. Trong năm 2012, với lãi suất cho vay 13%, các doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn, chưa kể đến việc hàng tồn kho cao, hàng sản xuất ra không bán được khiến cho các doanh nghiệp mất khả năng trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng cũng vì vậy mà gặp khó khăn theo. Dư nợ cao Ngân hàng được đánh giá là đang tăng trưởng tín dụng tuy nhiên đây cũng là một điều đáng chú ý khi mà đây là khoản tiền ngân hàng chưa thu được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cùng với đó là tỷ lệ nợ xấu tăng và đây là câu hỏi đặt ra không chỉ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội mà là chung của các Ngân hàng khác phải làm sao giải quyết được bài toán nợ xấu. 25
  • 36. Bảng 2.2 Tình hình cho vay – thu nợ - dư nợ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010 – 2012 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 CL năm 2011 với CL năm 2012 với năm 2010 năm 20101 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tuyệt dối Tương đối Tuyệt đối Tương đối (%) (%) (%) (%) (%) 1. Doanh số cho vay 959.337 100 1.075.812 100 912.824 100 116.475 12,14 (162.988) (15,15) Ngắn hạn 835.512 87 970.684 90,2 815.983 89,4 135.172 16,18 (154.701) (15,94) Trung và dài hạn 123.825 13 105.128 9,8 96.841 10,6 (18.697) (15,10) (18.287) (17,34) 2. Doanh số thu nợ 773.386 100 741.992 100 605.991 100 (31.394) (4,06) (136.001) (18,33) Ngắn hạn 658.213 85 638.552 86,1 527.213 87 (19.661) (2,99) (111.339) (17,44) Trung và dài hạn 115.173 15 58.440 13,9 78.778 13 (56.733) (49,26) 20.338 34,80 3. Dư nợ 562.478 100 728.404 100 828.990 100 165.926 29,50 100.586 13,81 Ngắn hạn 364.212 64,8 499.407 68,5 563.713 68 135.195 37,12 64.306 12,88 Trung và dài hạn 198.266 35,2 228.997 31,5 265.277 32 30.731 15,50 36.280 15,84 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010-2012) 26 Thang Long University Library
  • 37. Cùng với nghiệp vụ cho vay Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội còn thực hiện hoạt động bảo lãnh. Nghiệp vụ bảo lãnh trên thực tế đã được thực hiện từ lâu tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội và do phòng kinh doanh trực tiếp quản lý. Nghiệp vụ này mang lại cho Ngân hàng một phần lợi nhuận không nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng lên. Hầu hết các dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng được cung cấp cho khách hàng quen biết, là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mức phí tương đối thấp khoảng 1% tổng giá trị hợp đồng bảo lãnh/năm. Qua bảng trên, phân loại dư nợ tín dụng SeABank chi nhánh Hà Nội theo thời gian cho vay giai đoạn 2010 – 2012, có thể nhận thấy dư nợ tín dụng của SeA Bank chi nhánh Hà Nội cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Tính đến thời điểm 31/12/2011, dư nợ tín dụng ngắn hạn của SeA Bank chi nhánh Hà Nội đạt 499.407 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2010 là 135.195 triệu đồng. Nhìn vào cột chênh lệch ta có thể thấy các chỉ tiêu về doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn năm 2012 lại tăng so với năm 2011. Cụ thể là doanh số cho vay ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011 là 154.701 triệu đồng, tương đương giảm 15,94%. Doanh số thu nợ năm 2012 giảm so với năm 2011 là 111.339 triệu đồng, tương đương giảm 17,44%. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm nhưng dư nợ tăng, cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 64.306 triệu đồng, tương đương tăng 12,88%. Các chỉ số trên cho thấy SeABank chi nhánh Hà Nội chưa làm tốt công tác thu nợ, một phần là do tình hình kinh tế khó khăn, nhưng một phần cũng là do khâu thẩm định hồ sơ tín dụng chưa được thực hiện tốt nhất, dẫn đến việc các doanh nghiệp không trả được nợ vay, khiến cho dư nợ ngắn hạn qua các năm tăng. 2.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại Hoạt động kinh doanh đối ngoại của SeA Bank chi nhánh Hà Nội bao gồm các hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Bên cạnh hoạt động kinh doanh đối nội, hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng đạt kết quả đáng khích lệ, hỗ trợ tích cực cho công việc tăng trưởng dư nợ. Chất lượng dịch vụ, trình độ năng lực của cán bộ có nhiều tiến bộ đáp ứng tốt yêu cầu trong xử lý các nghiệp vụ, do đó Ngân hàng ngày càng làm hài lòng khách hàng giao dịch. Mua bán ngoại tệ : 27
  • 38. Biểu đồ 2.1 Tình hình mua bán ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội 9000 8800 8600 8769 8956 8400 8200 8892 Doanh số mua vào 8000 Doanh số bán ra 8644 7914 7800 7600 7929 7400 7200 7000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế SeABank chi nhánh Hà Nội) Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy được việc mua bán ngoại tệ từ năm 2010-2012 ở Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội có sự thay đổi. Năm 2010 và 2012, doanh số bán ra lớn hơn doanh số mua vào, Ngân hàng có lãi nhưng năm 2011 thì ngược lại, doanh số bán ra nhỏ hơn doanh số mua vào, Ngân hàng lỗ. Năm 2011 tình hình kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh đầy biến động do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và suy thoái kinh tế trước đó, buộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục phải tăng tỷ giá USD. Ngày 11/02/2011, NHNN tiếp tục điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng lên 20.693 VND, tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó, tỷ giá tăng và điều này khiến cho nhu cầu người dân mua ngoại tệ ít hơn dẫn đến trong năm này doanh số bán ra nhỏ hơn doanh số mua vào. Sang đến năm 2012, tỷ lệ lạm phát giảm, kinh tế ổn định hơn chút, tỷ giá không có nhiều biến động, và kết quả là doanh số bán ra lớn hơn doanh số mua vào. Về thanh toán quốc tế: Công tác thanh toán quốc tế không ngừng được nâng cao, kiểm tra các bộ chứng từ nhanh chóng, chính xác, thường xuyên, tư vấn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, phong cách giao dịch văn minh lịch sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Theo số liệu của Phòng Thanh toán quốc tế chi nhánh Hà Nội cấp: L/C nhập khẩu năm 2010: 1.912.286 USD. L/C xuất khẩu năm 2010: 213.140 USD. Các nghiệp vụ khác như chi trả kiều hối, thanh toán séc cũng được quan tâm và thu được kết quả tốt. Ngân hàng đã đảm bảo chi trả cho những khách hàng nhanh 28 Thang Long University Library
  • 39. chóng, thuận tiện. Đối với những báo cáo không rõ ràng đã kịp thời tra soát để nhanh chóng có thông tin chính xác báo cáo cho khách hàng. 2.2.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Được coi là trung tâm của nền kinh tế, là một trong những linh vực có độ nhạy cảm cao đòi hỏi phải có những bước đi vững chắc trong công cuộc đổi mới, hệ thống Ngân hàng nước ta nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội nói riêng phải gánh vác những nhiệm vụ hết sức khó khăn. Ngân hàng vừa phải vươn lên đáp ứng những nhu cầu của khách hàng trong tình hình mới vừa phải khắc phục những tồn đọng cũ. Trước những khó khăn thử thách đó cũng như ý thức được những mặt yếu mặt mạnh của mình, trong những năm qua, ban lãnh đạo Ngân hàng luôn đề ra những phương hướng kinh doanh tích cực bám sát những định hướng, nhiệm vụ của Ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, Ngân hàng luôn được đánh giá là đơn vị kinh doanh ổn định, an toàn, hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ nét qua bảng kết quả kinh doanh. Bảng 2.3 Tình hình thu nhập – chi phí của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012 (Đơn vị: tỷ đồng) CL năm 2011 so CL năm 2012 so Chỉ tiêu 2010 2011 2012 với năm 2010 với năm 2011 Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối (%) đối đối (%) Thu nhập 109 112 110 3 2,75 (2) (1,79) Chi phí 78 90 90 12 15,38 0 0 Lợi nhuận 31 22 20 (9) (29,03) (2) (9,09) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012) Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, thu nhập qua các năm có sự biến động, năm 2010 là 109 tỷ đồng, năm 2011 là 112 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng so với năm 2010. Thu nhập năm 2012 là 110 tỷ đồng, giảm so với năm 2011 là 2 tỷ đồng. Mức giảm tương đương giảm 1,79%. Tuy nhiên sự chênh lệch tăng giảm về thu nhập của Ngân hàng ở 29
  • 40. đây không lớn, kinh tế trong 3 năm trên đều rất khó khăn, chính vì vậy có sự tăng giảm nhẹ ở thu nhập là điều dễ hiểu. Chi phí năm 2010 là 78 tỷ đồng, năm 2011 và 2012 bằng nhau, ở mức 90 tỷ đồng, tăng 12 tỷ đồng so với năm 2010. Chi phí tăng có lẽ là do trong năm 2011, Ngân hàng mở thêm 2 Phòng giao dịch là SeABank Trần Phú và SeABank Hàn Thuyên, cùng với đó là khoản chi phí trả lương cho nhân viên tăng lên. Bên cạnh đó, để cạnh tranh với các Ngân hàng khác, các chương trình marketing được thực hiện mạnh hơn nhằm thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cũng cần một khoản chi phí khá lớn. Việc trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng. Tình hình kinh tế khó khăn buộc các Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cao nếu như muốn an toàn nhất. Chi phí tăng đồng nghĩa với việc lợi nhuận giảm. Lợi nhuận qua các năm giảm, năm 2010 lợi nhuận là 31 tỷ, năm 2011 là 22 tỷ, năm 2012 là 20 tỷ. Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, chúng ta liên tục được nghe những câu nói như “tái cơ cấu Ngân hàng”, “sáp nhập”, “nợ xấu”. Trên các báo mạng, bản tin kinh tế, tài chính, thời sự luôn nhắc đến việc hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang gặp khó khăn, Ngân hàng cắt giảm nhân sự, chừng đó thôi chúng ta cũng thấy được Ngân hàng đang gặp khó khăn như thế nào, không chỉ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á mà là khó khăn chung của tất cả các Ngân hàng. Các doanh nghiệp không trả được gốc và lãi cho Ngân hàng, cùng với đó lãi suất tiền gửi liên tục giảm, cụ thể năm 2012, NHNN đã 6 lần giảm lãi suất huy động, ngày 24/12/2012, NHNN đã áp mức trần lãi suất huy động xuống còn 8%/năm. So với hồi đầu năm, lãi suất huy động là 14%/năm thì sau 6 lần thay đổi lãi suất, cuối năm 2012, lãi suất huy động còn 8%/năm. Điều này tạo ra tâm lý không tốt cho người gửi tiền khi mà lãi suất quá thấp, họ sẽ đầu tư sang các kênh tài chính rủi ro hơn như chứng khoán, vàng, bất động sản… Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Ngân hàng là đơn vị làm ăn có lãi, với kết quả kinh doanh luôn đủ bù đắp các khoản chi phí phát sinh và trích lập quỹ khi cần thiết. Tuy nhiên lợi nhuận qua các năm lại giảm, nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam chúng ta cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn của biến động kinh tế toàn cầu, nhất là trong thời kì năm 2012 là một năm kinh tế rất khó khăn. 30 Thang Long University Library
  • 41. 2.3. Thực trạng về chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012 Như trên đã phân tích, đã nêu khái quát về tình hình hoạt động tín dụng đạt kết quả khá tốt. Nhưng để đánh giá chính xác hơn về hoạt động tín dụng, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng đặc biệt là các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. 2.3.1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội đang hoạt động trên địa bàn, SeA Bank chi nhánh Hà Nội đã liên tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, về kỳ hạn nguồn vốn đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền. Do đó lượng tiền gửi vào luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của Ngân hàng. Bảng 2.4 Kết quả huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010-2012 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 CL năm 2011 so CL năm 2012 so với năm 2010 với năm 2011 Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối (%) đối đối (%) 1.Tiền gửi DN 632.949 734.629 679.730 101.680 16,06 (54.899) (7,47) 2.Tiền gửi TK 211.700 216.005 207.520 4.305 2,03 (8.485) (3,93) 3.Kỳ phiếu 12.668 13.168 12.285 500 3,95 (883) (6,71) Tổng 857.317 963.802 899.535 106.485 12,42 (64.267) (6,67) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeA Bank chi nhánh Hà Nội) Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Trong công tác huy động vốn, mặc dù lãi suất huy động không cao, nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng nên nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng đều, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh. Tiền gửi tiết 31