SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  4
Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - Những
vấn đề cần quan tâm (Số 22/2007)
Phương Mi
Với một ngân hàng hiện đại thì việc cung cấp kịp thời các dịch vụ tiện ích, đa dạng là điều kiện cần thiết để
nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Các dịch vụ đó có thể chia làm hai nhóm: các dịch vụ ngân
hàng truyền thống và các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống có quá trình hình
thành và phát triển lâu dài như cho vay thương mại, huy động vốn, chiết khấu thương phiếu, bảo quản vật có giá,
tài trợ các hoạt động của Chính phủ, cung cấp các dịch vụ uỷ thác,… Các dịch vụ ngân hàng hiện đại thường là
các dịch vụ gắn liền với sự phát triển, tiến bộ của công nghệ hiện đại như các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ
ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các dịch vụ tư vấn và môi giới tài chính, bảo hiểm…
Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại không hoàn toàn là sự thay thế các sản phẩm truyền thống
mà nó mang tính kế thừa, thậm chí là sự nâng cấp của các sản phẩm truyền thống. Với các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng hiện đại thì những quan hệ giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng thu hẹp lại
và thay thế vào đó là các giao dịch ngân hàng tại nhà (Home Banking), ngân hàng qua Internet (Internet
Banking), ngân hàng qua điện thoại (Phone/Mobile Banking)... Trong một nền kinh tế năng động, một xã hội phát
triển và thịnh vượng thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất lớn. Đối với các nước đang phát
triển như Việt Nam có thể thấy các nhu cầu này chưa nhiều, song trong định hướng lâu dài thì nhu cầu này sẽ
không ngừng tăng lên theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, doanh số và lợi nhuận của mảng hoạt động này
sẽ dần chiếm tỷ trọng đáng kể và trở nên quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
1.1. Khuôn khổ pháp lý
Trên cơ sở tham mưu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Chính phủ đã từng bước củng cố khuôn
khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán ngân hàng nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển một nền kinh tế ổn
định và vững chắc. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán (Nghị định 64/2001/NĐ-CP) tạo khuôn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thanh toán
qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, làm cơ sở cho các tổ chức này ban hành các văn bản cụ thể
hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán trong từng hệ thống của mình, giúp hoạt động thanh toán an toàn và nhanh
chóng, ổn định.
Đặc biệt đối với ứng dụng công nghệ tin học vào lĩnh vực thanh toán của các ngân hàng, Chính phủ đã rất
chú trọng đến việc tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động thanh toán có ứng dụng công nghệ
điện tử. Khi chưa có Luật giao dịch điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép ngân hàng, tổ chức tín dụng được
sử dụng dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán, việc sử dụng chứng từ điện tử
làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng đã được
quy định, sau khi Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội phê duyệt Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng
dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, tài chính, lĩnh vực thương mại…
Một trong những mục tiêu của Chính phủ và NHNN là giảm thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế bằng
việc thúc đẩy sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-
2010 và định hướng đến năm 2020” do NHNN chủ trì phối hợp cùng các Bộ, ngành xây dựng. Để triển khai Đề
án, ngày 28/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2006/NĐ-CP Quy định về thanh toán bằng tiền
mặt và NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7 của Nghị định
161.
Ngày 15/5/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về Quy chế phát hành,
thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-
NHNN về việc ban hành Quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ ngân hàng. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng điều chỉnh đã rộng hơn, với các tổ chức tín dụng là ngân hàng, việc phát hành thẻ không cần phải xin cấp
phép từ NHNN, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp
ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy định, và NHNN đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức đó. Đối
tượng phát hành thẻ không chỉ là các ngân hàng, mà còn là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức
không phải tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng cũng có thể được phát hành thẻ. Ngày 03/7/2007, Thống
đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN Quy định hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô
danh (tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân
hàng). Do thẻ trả trước vô danh là sản phẩm có những đặc thù riêng, chỉ để sử dụng thanh toán hàng hoá, dịch
vụ có giá trị nhỏ và phục vụ cho bộ phận có thu nhập thấp không có tài khoản tại ngân hàng nên trong điều kiện
kinh tế - xã hội hiện nay thì hạn mức số dư của một thẻ không vượt quá 5 triệu đồng là hợp lý.
Ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-Tg về việc trả lương qua tài khoản
cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2008, việc trả lương qua tài
khoản được thực hiện cho công chức làm việc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn
và từ ngày 01/01/2009, thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là một chủ trương có ý nghĩa lớn không chỉ về kinh
tế mà cả xã hội, tạo thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân.
Nhìn chung, với chức năng đầu mối tham mưu của NHNN, Chính phủ đã không ngừng tạo dựng và củng cố
cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động
thanh toán qua ngân hàng nói riêng, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện công
tác thanh toán tới công chúng được nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Từ đó, các ngân hàng thương mại
(NHTM) chủ động cung ứng ra thị trường những sản phẩm, phương tiện và dịch vụ thanh toán phong phú, hiện
đại, góp phần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và đẩy nhanh tốc độ thanh toán, phù hợp với
các quy định về áp dụng các điều ước quốc tế trong hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho các NHTM Việt Nam
tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập.
1.2. Các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại
Các ngân hàng thương mại
Từ những năm 1990, nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đa dạng do các ngân hàng thương mại cổ phần
(NHTMCP) cung cấp và cho tới thời điểm hiện nay, các NHTMCP vẫn rất năng động trong việc tạo ra các sản
phẩm, dịch vụ phong phú đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân như: tiết kiệm (tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm
tính lãi định kỳ, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm linh hoạt,…); thẻ (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ liên kết,…); cho vay
tiêu dùng (cho vay trả góp, cho vay mua nhà, ô tô, cho vay du học,…); sản phẩm ngân hàng điện tử (Internet
banking; Home banking; Phone/Mobile banking)…
Hiện tại, bên cạnh khối các NHTMCP, thị trường đã có sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại
nhà nước (NHTMNN). Các NHTMNN có những ưu thế hơn cho việc phát triển mảng dịch vụ bán lẻ. Với lợi thế về
vốn và việc đầu tư thích đáng cho việc phát triển hệ thống công nghệ hiện đại, sẵn có mạng lưới rộng khắp với
uy tín lâu năm trong hoạt động, các NHTMNN đã tạo dựng một nền tảng khách hàng cá nhân đáng kể c ho thị
trường tài chính, tạo đà vững chắc cho sự thâm nhập ngày càng sâu rộng dịch vụ bán lẻ trong dân chúng. Tuy
nhiên, mặc dù có những ưu thế mang tính quyết định như trên, trong việc phát triển và làm chủ thị trường dịch vụ
ngân hàng bán lẻ, các NHTMNN vẫn chưa có sự nhanh nhạy, năng động như các NHTMCP. Trên thực tế, các
NHTMCP có các sản phẩm phái sinh phong phú, tập trung vào các phân đoạn thị trường cụ thể, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng.
Ngoài sự tham gia của các NHTM trong nước, một trong những sự kiện tác động mạnh đến thị trường dịch vụ
ngân hàng hiện đại trong thời gian gần đây là việc các chi nhánh tại Việt Nam của một số ngân hàng hàng đầu
thế giới về lĩnh vực bán lẻ như ANZ, HSBC, CitiBank cũng bước đầu tham gia vào thị trường này. Vớ i những lợi
thế về tài chính, sản phẩm, dịch vụ, quản trị, công nghệ và kinh nghiệm quốc tế, rõ ràng các ngân hàng này sẽ là
những đối thủ cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Chính sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài là một động
lực tốt, tạo áp lực cho các ngân hàng trong nước chú trọng đầu tư hơn nữa cho dịch vụ này.
Nhìn chung, thị trường dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Việt Nam đang có những bước phát triển nhanh chóng
và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Mặc dù quy mô của thị trường được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng
mạnh song song với sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng mức độ cạnh tranh cũng được dự báo là sẽ ngày càng
quyết liệt hơn trong bối cảnh ngày càng nhiều ngân hàng cả trong và ngoài nước quan tâm đầu tư vào lĩnh vực
này.
- Các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt
Cùng với những nỗ lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để cung cấp dịch vụ thanh toán qua
mạng cho khách hàng với nhiều sản phẩm tiện ích, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm
đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Một số tổ chức công nghệ thông tin rất năng động trên thị trường
dịch vụ thanh toán với tư cách là các nhà cung ứng dịch vụ kết nối điện tử như Paynet, VinaPay, VASC Payment,
VietPay… nhắm tới vai trò làm trung gian kết nối và xử lý thông tin giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ đang cần
phát triển mạng lưới thanh toán điện tử đến người sử dụng. Một ví dụ cụ thể là Paynet, với mạng lưới cung cấp
dịch vụ phân phối điện tử, có thể xử lý các hóa đơn thanh toán điện tử cho một số ngân hàng.
1.3. Các sản phẩm dịch vụ cung ứng
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam không những gia tăng về số lượng ngân hàng mà chất
lượng hoạt động kinh doanh cũng được nâng lên, cơ sở vật chất cho các dịch vụ ngân hàng ngày càng đầy đủ và
hiện đại, cơ hội tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển về dịch vụ ngân hàng ngày càng mở rộng.
Hoạt động của các NHTM ngày càng mang tính chuyên nghiệp và có uy tín hơn đối với trong nước và quốc tế.
Hầu hết các NHTM đều kinh doanh đa năng, các chủng loại dịch vụ đa dạng hơn và có chất lượng cao hơn, đặc
biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Thành công lớn nhất có thể thấy rõ về sự phát triển dịch vụ ngân hàng là dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch
vụ ngân hàng trực tuyến với những tiện ích vượt trội, khách hàng có thể mở tài khoản ở một nơi nhưng thực
hiện giao dịch ở bất kỳ chi nhánh nào thuộc hệ thống NHTM đó trên toàn quốc. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến là
tiền đề cho sự phát triển của các dịch vụ thanh toán hiện đại trên thị trường Việt Nam.
Các dịch vụ thanh toán tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán có ứng dụng
công nghệ cao, trong đó dịch vụ thẻ vẫn tiếp tục phát triển mạnh, đến nay cả nước có 29 ngân hàng đã triển
khai phát hành thẻ thanh toán, với khoảng 7 triệu thẻ. Hiện nay, có 120 loại thẻ ngân hàng đã phát hành, trong đó
thẻ nội địa có 71 loại, thẻ quốc tế có 41 loại, thẻ ghi nợ có 73 loại, thẻ tín dụng có 44 loại và thẻ trả trước có 03
loại. Các ngân hàng không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công nghệ thẻ, đến nay đã có khoảng
20 ngân hàng đã trang bị máy giao dịch tự động (ATM) với khoảng hơn 4.000 máy, thiết bị chấp nhận thẻ
(POS/EDC) lên đến khoảng hơn 22.000 chiếc và tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Thị trường dịch vụ thẻ
hiện đang chứng kiến một trào lưu ra đời của một loại thẻ mới, hiện đại - thẻ trả trước, với sự hiện diện của đông
đảo các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ. Mục tiêu phát hành thẻ đến cuối năm 2010 đạt mức 15 triệu
thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn… lắp đặt các thiết bị chấp
nhận thanh toán thẻ; phấn đấu đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%.
Về dịch vụ mở và thanh toán qua tài khoản cá nhân đang trong xu thế phát triển nhanh chóng, với sự tham
gia ngày một gia tăng lượng khách hàng vào thị trường chứng khoán. Việc trả lương, bảo hiểm xã hội qua tài
khoản vẫn được tiếp tục triển khai tại một số tỉnh, thành phố, với sự chủ động, tích cực của một số NHTMNN lớn
và đạt được những thành công tại một số địa bàn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và
có thể triển khai ở một số tỉnh khác. Mục tiêu đến năm 2010 đạt mức 20 triệu tài khoản cá nhân; 70% cán bộ
hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương
qua tài khoản. Đến năm 2020, đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân; 95% cán bộ
hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản.
Hiện nay, đã có nhiều ngân hàng đang tiến hành nghiên cứu và triển khai Internet Banking. NHTMCP Kỹ
thương trong tháng 5 vừa qua đã triển khai thanh toán qua mạng và các ngân hàng khác cũng đang trong quá
trình triển khai. Diễn đàn Banking lần thứ 6 vừa mới diễn ra cũng đã khẳng định vị thế của dịch vụ ngân hàng
điện tử, hứa hẹn thanh toán điện tử sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng được các NHTM Việt Nam quan tâm phát
triển với nhiều chủng loại đa dạng và tiên tiến. Nhiều tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được
khai thác áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm chuyển tiền, tiền gửi, tiền vay, đầu tư dài hạn vào giấy tờ có giá,
các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối như: Hợp đồng giao ngay (Spot), Hợp đồng tương lai (Forward), Hợp đồng
hoán đổi (Swap),... Đây là những dịch vụ tiên tiến đã được kiểm chứng và đánh giá là an toàn về chất lượng
cung ứng dịch vụ, tiện lợi trong giao dịch, hiệu quả trong kinh doanh, đầu tư.
2. Lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại giai đoạn 2007 - 2010
2.1. Đối với các dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, các hoạt động quản lý và hoạt động hỗ trợ khác
- Tham gia thị trường mua bán nợ thông qua hình thức chứng khoán nợ;
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ điện tử - tin học trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động quản lý, quản trị ngân hàng;
lưới kênh phân phối cả về lượng và về chất nhằm mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển thêm các kênh phân
phối mới (qua ATM, Internet, điện thoại,…) giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng;
- Phát triển các dịch vụ tài chính phái sinh như: giao dịch mua bán giao ngay, tương lai, quyền chọn tiền tệ
(currency option), quyền chọn vàng (gold option), hoán đổi lãi suất,…
- Phát triển dịch vụ bảo hiểm, hoạt động đầu tư… để từng bước thành lập tập đoàn ngân hàng đa năng;
- Thực hiện tốt các giao dịch thanh toán điện tử, chuyển tiền điện tử, giao dịch tại nhà; các giao dịch thanh
toán thẻ;
- Phát triển dịch vụ thanh toán và quyết toán các tài sản tài chính. Bao gồm các chứng khoán, các sản phẩm
tài chính phái sinh và các công cụ thanh toán khác;
- Cung cấp và chuyển tải thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính và các phần mềm của các nhà cung cấp
các dịch vụ tài chính khác;
- Mở rộng dịch vụ ngân hàng quốc tế đến các doanh nghiệp, tầng lớp trung lưu;
- Tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. Đây là mô hình phù
hợp với nền kinh tế hiện nay bởi khả năng đáp ứng vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tư vấn, trung gian môi giới các dịch vụ tài chính phụ trợ khác như: môi giới mua bán chứng khoán, uỷ thác
đầu tư,…;
2.2. Đối với dịch vụ giữ hộ và quản lý hộ tài sản
- Các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhận uỷ thác của khách hàng, giữ hộ chứng khoán, thu hộ tiền lãi, tiền gốc
khi đến hạn phải thu với một lệ phí hợp lý giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi nhận tiền lãi, tiền gốc khi chứng
khoán đáo hạn;
- Mở rộng các dịch vụ giữ hộ giấy tờ có giá, dịch vụ môi giới mua bán nhà đất, hợp thức hoá chủ quyền nhà,
đất, đóng thuế trước bạ và các khoản thuế khác theo yêu cầu uỷ quyền của khách hàng;
- Ngoài ra, các tổ chức tín dụng còn có thể mở dịch vụ thay mặt khách hàng mua hộ, bán hộ chứng khoán
theo uỷ quyền của khách hàng nhằm giúp khách hàng sử dụng các khoản thặng dư tài chính có lợi ích cao nhất
để đầu tư vào các chứng khoán mong muốn.
3. Những vấn đề cần quan tâm để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
3.1. Đối với các ngân hàng thương mại
Thứ nhất, xây dựng một hệ thống ngân hàng đủ mạnh về vốn, về công nghệ hạ tầng kỹ thuật, về năng lực tài
chính, năng lực quản lý,… để cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Về quy mô vốn của NHTM
Việt Nam hiện nay không thể bằng các ngân hàng lớn trong khu vực. Nhưng mục tiêu đặt ra cho các ngân hàng
Việt Nam là phải có đầy đủ các dịch vụ ngân hàng hiện đại như các ngân hàng nước ngoài. Khả năng các NHTM
Việt Nam sẽ đạt quy mô vốn đủ sức cạnh tranh với nước ngoài vào giai đoạn sau năm 2010.
Thứ hai, đẩy nhanh cổ phần hoá các NHTMNN tạo nền tảng nguồn cho việc hình thành các tập đoàn ngân
hàng đa năng Việt Nam, tăng cường ảnh hưởng trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
Thứ ba, tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ là yếu tố quan trọng để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện
đại trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập. Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở phương thức, quy trình, tốc độ xử
lý nghiệp vụ, cách thức giao tiếp, thậm chí cả hình thức bên ngoài,… cũng cần được quan tâm vì tất cả các yếu
tố này thể hiện khả năng tổ chức công việc có chuyên nghiệp hay không, có tạo được lòng tin nơi khách hàng
hay không.
Thứ tư, hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực là nhân tố tạo môi trường thuận lợi cho các dịch vụ ngân
hàng hiện đại phát triển. Một hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định sẽ bảo đảm nhiều cơ hội cho
việc phát triển, tiếp cận các dịch vụ ngân hàng tài chính có chất lượng cao với chi phí thấp. Hệ thống tài chính
như thế chỉ tồn tại trong điều kiện có một hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực. Mục tiêu của giám sát không
chỉ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính mà còn đảm bảo sự ổn định bền vững của nền tài chính quốc gia. Một
trong những nội dung cơ bản nhất cần được quan tâm đó là khả năng chống đỡ rủi ro của toàn hệ thống - khả
năng thanh khoản. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của hệ thống ngân hàng.
Thứ năm, phát triển và hoàn thiện hệ thống thanh toán. Hầu hết các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ
ngân hàng hiện đại đều gắn liền với hoạt động thanh toán. Vì thế nếu hoạt động thanh toán càng phát triển, càng
hiện đại, càng tiện lợi, nhanh chóng và chính xác thì càng góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động dịch
vụ. Điều đó có nghĩa là hệ thống thanh toán được tổ chức tốt hơn thì không chỉ làm tăng doanh số thanh toán,
làm cho dịch vụ thanh toán ngày càng trở nên hoàn thiện hơn trong mắt của người tiêu dùng mà còn góp phần
hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của các dịch vụ khác phát triển.
Thứ sáu, dịch vụ ngân hàng hiện đại được phát triển dựa trên cơ sở những tiến bộ về công nghệ thông tin.
Hệ thống hạ tầng công nghệ là yếu tố nền tảng cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, phát triển hệ thống
chi nhánh cũng như ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Theo đó, phải xây dựng Trung tâm xử lý chính
nhằm tập trung hóa cơ sở dữ liệu hoạt động ngân hàng; Trung tâm xử lý dự phòng nhằm đảm bảo an toàn dữ
liệu hoạt động khi trung tâm xử lý chính gặp sự cố; Mạng truyền thông giữa các chi nhánh. Công nghệ được ứng
dụng phải đảm bảo các yếu tố sau: (i) Quản trị rủi ro trong hoạt động; (ii) Quản trị thanh khoản; (iii) Phát triển các
dịch vụ ngân hàng hiện đại.
3.2. Đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam
Thứ nhất, Chính phủ từng bước phân định rõ ràng quyền hạn quản lý nhà nước của Chính phủ và NHNN
trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN. Trong mối quan hệ
với Chính phủ, NHNN Việt Nam cần có một vị trí độc lập tương đối.
Thứ hai, xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động dịch vụ ngân hàng
điện tử, thương mại điện tử phát triển phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn
hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chương trình về hội nhập quốc tế về tài chính trên mạng internet để cập
nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới.
Thứ tư, có định hướng phát triển công nghệ thông tin cho ngành Ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng
xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ, tiện ích ngân hàng.
Thứ năm, tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các hoạt động ngân hàng ra nước ngoài
và tận dụng được nguồn vốn, công nghệ từ các nước và các tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân
hàng, đặc biệt về đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho những cán bộ của NHNN và một số
NHTM.n
Ngày 07/12/2007

Contenu connexe

Tendances

Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhHạnh Ngọc
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Nam Hương
 
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Nam Hương
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Nam Hương
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTrần Đức Anh
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829nataliej4
 
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiCác hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ... Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...anh hieu
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...Ngovan93
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Hạnh Ngọc
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện naynguyenthithuhien9254
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiThuy Kim
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.gamaham3
 

Tendances (20)

Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,
Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,
Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
 
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An BìnhĐề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệpLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
 
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàngĐề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
 
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiCác hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ... Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
 
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng VietinbankLuận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 

Similaire à Phát triển ngân hàng hiện đại

Chuyendecn
ChuyendecnChuyendecn
Chuyendecnnganvpt
 
Thuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxetThuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxetMrZan Nguyễn
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộitaothichmi
 
LUAN VAN NAM 24.01.21.doc
LUAN VAN NAM 24.01.21.docLUAN VAN NAM 24.01.21.doc
LUAN VAN NAM 24.01.21.docHunhVnHuy1
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thươngCông tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thươngtrungan88
 

Similaire à Phát triển ngân hàng hiện đại (20)

Chuyendecn
ChuyendecnChuyendecn
Chuyendecn
 
Hậu thuc trang
Hậu thuc trangHậu thuc trang
Hậu thuc trang
 
Thuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxetThuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxet
 
Khoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Vietcombank
Khoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng VietcombankKhoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Vietcombank
Khoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Lv (22)
Lv (22)Lv (22)
Lv (22)
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
 
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂMBáo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
 
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.doc
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docGiải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.doc
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.doc
 
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docx
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docxGiải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docx
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docx
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
 
Hong ha tongquan
Hong ha tongquanHong ha tongquan
Hong ha tongquan
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
 
LUAN VAN NAM 24.01.21.doc
LUAN VAN NAM 24.01.21.docLUAN VAN NAM 24.01.21.doc
LUAN VAN NAM 24.01.21.doc
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
 
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thươngCông tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
 

Plus de Nguyễn Ngọc Phan Văn

Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
tai-lieu-on-thi-cong-chuc-nganh-y-tien-giang-co-dap-an
tai-lieu-on-thi-cong-chuc-nganh-y-tien-giang-co-dap-antai-lieu-on-thi-cong-chuc-nganh-y-tien-giang-co-dap-an
tai-lieu-on-thi-cong-chuc-nganh-y-tien-giang-co-dap-anNguyễn Ngọc Phan Văn
 

Plus de Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Huong dan su dung openoffice
Huong dan su dung openofficeHuong dan su dung openoffice
Huong dan su dung openoffice
 
kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử
kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xửkỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử
kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử
 
tai-lieu-on-thi-cong-chuc-nganh-y-tien-giang-co-dap-an
tai-lieu-on-thi-cong-chuc-nganh-y-tien-giang-co-dap-antai-lieu-on-thi-cong-chuc-nganh-y-tien-giang-co-dap-an
tai-lieu-on-thi-cong-chuc-nganh-y-tien-giang-co-dap-an
 
cau-hoi-on-thi-vien-chuc-nganh-y-te-2015
cau-hoi-on-thi-vien-chuc-nganh-y-te-2015cau-hoi-on-thi-vien-chuc-nganh-y-te-2015
cau-hoi-on-thi-vien-chuc-nganh-y-te-2015
 

Phát triển ngân hàng hiện đại

  • 1. Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - Những vấn đề cần quan tâm (Số 22/2007) Phương Mi Với một ngân hàng hiện đại thì việc cung cấp kịp thời các dịch vụ tiện ích, đa dạng là điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Các dịch vụ đó có thể chia làm hai nhóm: các dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống có quá trình hình thành và phát triển lâu dài như cho vay thương mại, huy động vốn, chiết khấu thương phiếu, bảo quản vật có giá, tài trợ các hoạt động của Chính phủ, cung cấp các dịch vụ uỷ thác,… Các dịch vụ ngân hàng hiện đại thường là các dịch vụ gắn liền với sự phát triển, tiến bộ của công nghệ hiện đại như các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các dịch vụ tư vấn và môi giới tài chính, bảo hiểm… Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại không hoàn toàn là sự thay thế các sản phẩm truyền thống mà nó mang tính kế thừa, thậm chí là sự nâng cấp của các sản phẩm truyền thống. Với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại thì những quan hệ giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng thu hẹp lại và thay thế vào đó là các giao dịch ngân hàng tại nhà (Home Banking), ngân hàng qua Internet (Internet Banking), ngân hàng qua điện thoại (Phone/Mobile Banking)... Trong một nền kinh tế năng động, một xã hội phát triển và thịnh vượng thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất lớn. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam có thể thấy các nhu cầu này chưa nhiều, song trong định hướng lâu dài thì nhu cầu này sẽ không ngừng tăng lên theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, doanh số và lợi nhuận của mảng hoạt động này sẽ dần chiếm tỷ trọng đáng kể và trở nên quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. 1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại 1.1. Khuôn khổ pháp lý Trên cơ sở tham mưu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Chính phủ đã từng bước củng cố khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán ngân hàng nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển một nền kinh tế ổn định và vững chắc. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Nghị định 64/2001/NĐ-CP) tạo khuôn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, làm cơ sở cho các tổ chức này ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán trong từng hệ thống của mình, giúp hoạt động thanh toán an toàn và nhanh chóng, ổn định. Đặc biệt đối với ứng dụng công nghệ tin học vào lĩnh vực thanh toán của các ngân hàng, Chính phủ đã rất chú trọng đến việc tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động thanh toán có ứng dụng công nghệ điện tử. Khi chưa có Luật giao dịch điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép ngân hàng, tổ chức tín dụng được sử dụng dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán, việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng đã được quy định, sau khi Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội phê duyệt Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, tài chính, lĩnh vực thương mại… Một trong những mục tiêu của Chính phủ và NHNN là giảm thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế bằng việc thúc đẩy sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020” do NHNN chủ trì phối hợp cùng các Bộ, ngành xây dựng. Để triển khai Đề án, ngày 28/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2006/NĐ-CP Quy định về thanh toán bằng tiền mặt và NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7 của Nghị định 161. Ngày 15/5/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ- NHNN về việc ban hành Quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ ngân hàng. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh đã rộng hơn, với các tổ chức tín dụng là ngân hàng, việc phát hành thẻ không cần phải xin cấp phép từ NHNN, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy định, và NHNN đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức đó. Đối tượng phát hành thẻ không chỉ là các ngân hàng, mà còn là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức không phải tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng cũng có thể được phát hành thẻ. Ngày 03/7/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN Quy định hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh (tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng). Do thẻ trả trước vô danh là sản phẩm có những đặc thù riêng, chỉ để sử dụng thanh toán hàng hoá, dịch vụ có giá trị nhỏ và phục vụ cho bộ phận có thu nhập thấp không có tài khoản tại ngân hàng nên trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay thì hạn mức số dư của một thẻ không vượt quá 5 triệu đồng là hợp lý. Ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-Tg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2008, việc trả lương qua tài
  • 2. khoản được thực hiện cho công chức làm việc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn và từ ngày 01/01/2009, thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là một chủ trương có ý nghĩa lớn không chỉ về kinh tế mà cả xã hội, tạo thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân. Nhìn chung, với chức năng đầu mối tham mưu của NHNN, Chính phủ đã không ngừng tạo dựng và củng cố cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động thanh toán qua ngân hàng nói riêng, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện công tác thanh toán tới công chúng được nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Từ đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) chủ động cung ứng ra thị trường những sản phẩm, phương tiện và dịch vụ thanh toán phong phú, hiện đại, góp phần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và đẩy nhanh tốc độ thanh toán, phù hợp với các quy định về áp dụng các điều ước quốc tế trong hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho các NHTM Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập. 1.2. Các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại Các ngân hàng thương mại Từ những năm 1990, nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đa dạng do các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) cung cấp và cho tới thời điểm hiện nay, các NHTMCP vẫn rất năng động trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phong phú đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân như: tiết kiệm (tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tính lãi định kỳ, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm linh hoạt,…); thẻ (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ liên kết,…); cho vay tiêu dùng (cho vay trả góp, cho vay mua nhà, ô tô, cho vay du học,…); sản phẩm ngân hàng điện tử (Internet banking; Home banking; Phone/Mobile banking)… Hiện tại, bên cạnh khối các NHTMCP, thị trường đã có sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN). Các NHTMNN có những ưu thế hơn cho việc phát triển mảng dịch vụ bán lẻ. Với lợi thế về vốn và việc đầu tư thích đáng cho việc phát triển hệ thống công nghệ hiện đại, sẵn có mạng lưới rộng khắp với uy tín lâu năm trong hoạt động, các NHTMNN đã tạo dựng một nền tảng khách hàng cá nhân đáng kể c ho thị trường tài chính, tạo đà vững chắc cho sự thâm nhập ngày càng sâu rộng dịch vụ bán lẻ trong dân chúng. Tuy nhiên, mặc dù có những ưu thế mang tính quyết định như trên, trong việc phát triển và làm chủ thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các NHTMNN vẫn chưa có sự nhanh nhạy, năng động như các NHTMCP. Trên thực tế, các NHTMCP có các sản phẩm phái sinh phong phú, tập trung vào các phân đoạn thị trường cụ thể, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngoài sự tham gia của các NHTM trong nước, một trong những sự kiện tác động mạnh đến thị trường dịch vụ ngân hàng hiện đại trong thời gian gần đây là việc các chi nhánh tại Việt Nam của một số ngân hàng hàng đầu thế giới về lĩnh vực bán lẻ như ANZ, HSBC, CitiBank cũng bước đầu tham gia vào thị trường này. Vớ i những lợi thế về tài chính, sản phẩm, dịch vụ, quản trị, công nghệ và kinh nghiệm quốc tế, rõ ràng các ngân hàng này sẽ là những đối thủ cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Chính sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài là một động lực tốt, tạo áp lực cho các ngân hàng trong nước chú trọng đầu tư hơn nữa cho dịch vụ này. Nhìn chung, thị trường dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Việt Nam đang có những bước phát triển nhanh chóng và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Mặc dù quy mô của thị trường được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh song song với sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng mức độ cạnh tranh cũng được dự báo là sẽ ngày càng quyết liệt hơn trong bối cảnh ngày càng nhiều ngân hàng cả trong và ngoài nước quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này. - Các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt Cùng với những nỗ lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng cho khách hàng với nhiều sản phẩm tiện ích, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Một số tổ chức công nghệ thông tin rất năng động trên thị trường dịch vụ thanh toán với tư cách là các nhà cung ứng dịch vụ kết nối điện tử như Paynet, VinaPay, VASC Payment, VietPay… nhắm tới vai trò làm trung gian kết nối và xử lý thông tin giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ đang cần phát triển mạng lưới thanh toán điện tử đến người sử dụng. Một ví dụ cụ thể là Paynet, với mạng lưới cung cấp dịch vụ phân phối điện tử, có thể xử lý các hóa đơn thanh toán điện tử cho một số ngân hàng. 1.3. Các sản phẩm dịch vụ cung ứng Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam không những gia tăng về số lượng ngân hàng mà chất lượng hoạt động kinh doanh cũng được nâng lên, cơ sở vật chất cho các dịch vụ ngân hàng ngày càng đầy đủ và hiện đại, cơ hội tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển về dịch vụ ngân hàng ngày càng mở rộng. Hoạt động của các NHTM ngày càng mang tính chuyên nghiệp và có uy tín hơn đối với trong nước và quốc tế. Hầu hết các NHTM đều kinh doanh đa năng, các chủng loại dịch vụ đa dạng hơn và có chất lượng cao hơn, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Thành công lớn nhất có thể thấy rõ về sự phát triển dịch vụ ngân hàng là dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng trực tuyến với những tiện ích vượt trội, khách hàng có thể mở tài khoản ở một nơi nhưng thực hiện giao dịch ở bất kỳ chi nhánh nào thuộc hệ thống NHTM đó trên toàn quốc. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến là tiền đề cho sự phát triển của các dịch vụ thanh toán hiện đại trên thị trường Việt Nam.
  • 3. Các dịch vụ thanh toán tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán có ứng dụng công nghệ cao, trong đó dịch vụ thẻ vẫn tiếp tục phát triển mạnh, đến nay cả nước có 29 ngân hàng đã triển khai phát hành thẻ thanh toán, với khoảng 7 triệu thẻ. Hiện nay, có 120 loại thẻ ngân hàng đã phát hành, trong đó thẻ nội địa có 71 loại, thẻ quốc tế có 41 loại, thẻ ghi nợ có 73 loại, thẻ tín dụng có 44 loại và thẻ trả trước có 03 loại. Các ngân hàng không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công nghệ thẻ, đến nay đã có khoảng 20 ngân hàng đã trang bị máy giao dịch tự động (ATM) với khoảng hơn 4.000 máy, thiết bị chấp nhận thẻ (POS/EDC) lên đến khoảng hơn 22.000 chiếc và tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Thị trường dịch vụ thẻ hiện đang chứng kiến một trào lưu ra đời của một loại thẻ mới, hiện đại - thẻ trả trước, với sự hiện diện của đông đảo các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ. Mục tiêu phát hành thẻ đến cuối năm 2010 đạt mức 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ; phấn đấu đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Về dịch vụ mở và thanh toán qua tài khoản cá nhân đang trong xu thế phát triển nhanh chóng, với sự tham gia ngày một gia tăng lượng khách hàng vào thị trường chứng khoán. Việc trả lương, bảo hiểm xã hội qua tài khoản vẫn được tiếp tục triển khai tại một số tỉnh, thành phố, với sự chủ động, tích cực của một số NHTMNN lớn và đạt được những thành công tại một số địa bàn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và có thể triển khai ở một số tỉnh khác. Mục tiêu đến năm 2010 đạt mức 20 triệu tài khoản cá nhân; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020, đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân; 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản. Hiện nay, đã có nhiều ngân hàng đang tiến hành nghiên cứu và triển khai Internet Banking. NHTMCP Kỹ thương trong tháng 5 vừa qua đã triển khai thanh toán qua mạng và các ngân hàng khác cũng đang trong quá trình triển khai. Diễn đàn Banking lần thứ 6 vừa mới diễn ra cũng đã khẳng định vị thế của dịch vụ ngân hàng điện tử, hứa hẹn thanh toán điện tử sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng được các NHTM Việt Nam quan tâm phát triển với nhiều chủng loại đa dạng và tiên tiến. Nhiều tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được khai thác áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm chuyển tiền, tiền gửi, tiền vay, đầu tư dài hạn vào giấy tờ có giá, các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối như: Hợp đồng giao ngay (Spot), Hợp đồng tương lai (Forward), Hợp đồng hoán đổi (Swap),... Đây là những dịch vụ tiên tiến đã được kiểm chứng và đánh giá là an toàn về chất lượng cung ứng dịch vụ, tiện lợi trong giao dịch, hiệu quả trong kinh doanh, đầu tư. 2. Lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại giai đoạn 2007 - 2010 2.1. Đối với các dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, các hoạt động quản lý và hoạt động hỗ trợ khác - Tham gia thị trường mua bán nợ thông qua hình thức chứng khoán nợ; - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ điện tử - tin học trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, quản trị ngân hàng; lưới kênh phân phối cả về lượng và về chất nhằm mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển thêm các kênh phân phối mới (qua ATM, Internet, điện thoại,…) giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng; - Phát triển các dịch vụ tài chính phái sinh như: giao dịch mua bán giao ngay, tương lai, quyền chọn tiền tệ (currency option), quyền chọn vàng (gold option), hoán đổi lãi suất,… - Phát triển dịch vụ bảo hiểm, hoạt động đầu tư… để từng bước thành lập tập đoàn ngân hàng đa năng; - Thực hiện tốt các giao dịch thanh toán điện tử, chuyển tiền điện tử, giao dịch tại nhà; các giao dịch thanh toán thẻ; - Phát triển dịch vụ thanh toán và quyết toán các tài sản tài chính. Bao gồm các chứng khoán, các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ thanh toán khác; - Cung cấp và chuyển tải thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính và các phần mềm của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác; - Mở rộng dịch vụ ngân hàng quốc tế đến các doanh nghiệp, tầng lớp trung lưu; - Tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. Đây là mô hình phù hợp với nền kinh tế hiện nay bởi khả năng đáp ứng vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Tư vấn, trung gian môi giới các dịch vụ tài chính phụ trợ khác như: môi giới mua bán chứng khoán, uỷ thác đầu tư,…; 2.2. Đối với dịch vụ giữ hộ và quản lý hộ tài sản - Các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhận uỷ thác của khách hàng, giữ hộ chứng khoán, thu hộ tiền lãi, tiền gốc khi đến hạn phải thu với một lệ phí hợp lý giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi nhận tiền lãi, tiền gốc khi chứng khoán đáo hạn;
  • 4. - Mở rộng các dịch vụ giữ hộ giấy tờ có giá, dịch vụ môi giới mua bán nhà đất, hợp thức hoá chủ quyền nhà, đất, đóng thuế trước bạ và các khoản thuế khác theo yêu cầu uỷ quyền của khách hàng; - Ngoài ra, các tổ chức tín dụng còn có thể mở dịch vụ thay mặt khách hàng mua hộ, bán hộ chứng khoán theo uỷ quyền của khách hàng nhằm giúp khách hàng sử dụng các khoản thặng dư tài chính có lợi ích cao nhất để đầu tư vào các chứng khoán mong muốn. 3. Những vấn đề cần quan tâm để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại 3.1. Đối với các ngân hàng thương mại Thứ nhất, xây dựng một hệ thống ngân hàng đủ mạnh về vốn, về công nghệ hạ tầng kỹ thuật, về năng lực tài chính, năng lực quản lý,… để cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Về quy mô vốn của NHTM Việt Nam hiện nay không thể bằng các ngân hàng lớn trong khu vực. Nhưng mục tiêu đặt ra cho các ngân hàng Việt Nam là phải có đầy đủ các dịch vụ ngân hàng hiện đại như các ngân hàng nước ngoài. Khả năng các NHTM Việt Nam sẽ đạt quy mô vốn đủ sức cạnh tranh với nước ngoài vào giai đoạn sau năm 2010. Thứ hai, đẩy nhanh cổ phần hoá các NHTMNN tạo nền tảng nguồn cho việc hình thành các tập đoàn ngân hàng đa năng Việt Nam, tăng cường ảnh hưởng trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Thứ ba, tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ là yếu tố quan trọng để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập. Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở phương thức, quy trình, tốc độ xử lý nghiệp vụ, cách thức giao tiếp, thậm chí cả hình thức bên ngoài,… cũng cần được quan tâm vì tất cả các yếu tố này thể hiện khả năng tổ chức công việc có chuyên nghiệp hay không, có tạo được lòng tin nơi khách hàng hay không. Thứ tư, hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực là nhân tố tạo môi trường thuận lợi cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển. Một hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định sẽ bảo đảm nhiều cơ hội cho việc phát triển, tiếp cận các dịch vụ ngân hàng tài chính có chất lượng cao với chi phí thấp. Hệ thống tài chính như thế chỉ tồn tại trong điều kiện có một hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực. Mục tiêu của giám sát không chỉ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính mà còn đảm bảo sự ổn định bền vững của nền tài chính quốc gia. Một trong những nội dung cơ bản nhất cần được quan tâm đó là khả năng chống đỡ rủi ro của toàn hệ thống - khả năng thanh khoản. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của hệ thống ngân hàng. Thứ năm, phát triển và hoàn thiện hệ thống thanh toán. Hầu hết các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ ngân hàng hiện đại đều gắn liền với hoạt động thanh toán. Vì thế nếu hoạt động thanh toán càng phát triển, càng hiện đại, càng tiện lợi, nhanh chóng và chính xác thì càng góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động dịch vụ. Điều đó có nghĩa là hệ thống thanh toán được tổ chức tốt hơn thì không chỉ làm tăng doanh số thanh toán, làm cho dịch vụ thanh toán ngày càng trở nên hoàn thiện hơn trong mắt của người tiêu dùng mà còn góp phần hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của các dịch vụ khác phát triển. Thứ sáu, dịch vụ ngân hàng hiện đại được phát triển dựa trên cơ sở những tiến bộ về công nghệ thông tin. Hệ thống hạ tầng công nghệ là yếu tố nền tảng cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, phát triển hệ thống chi nhánh cũng như ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Theo đó, phải xây dựng Trung tâm xử lý chính nhằm tập trung hóa cơ sở dữ liệu hoạt động ngân hàng; Trung tâm xử lý dự phòng nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu hoạt động khi trung tâm xử lý chính gặp sự cố; Mạng truyền thông giữa các chi nhánh. Công nghệ được ứng dụng phải đảm bảo các yếu tố sau: (i) Quản trị rủi ro trong hoạt động; (ii) Quản trị thanh khoản; (iii) Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. 3.2. Đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam Thứ nhất, Chính phủ từng bước phân định rõ ràng quyền hạn quản lý nhà nước của Chính phủ và NHNN trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN. Trong mối quan hệ với Chính phủ, NHNN Việt Nam cần có một vị trí độc lập tương đối. Thứ hai, xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chương trình về hội nhập quốc tế về tài chính trên mạng internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới. Thứ tư, có định hướng phát triển công nghệ thông tin cho ngành Ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ, tiện ích ngân hàng. Thứ năm, tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các hoạt động ngân hàng ra nước ngoài và tận dụng được nguồn vốn, công nghệ từ các nước và các tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt về đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho những cán bộ của NHNN và một số NHTM.n Ngày 07/12/2007