SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  57
CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM
THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005
Nhận Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
 Điểm cao – chất lượng
 Uy tín – đúng hẹn
 Zalo : 0932.091.562
LUẬN VĂN LUẬT THƯƠNG MẠI
Chuyên ngành: Luật Thương mại
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
CHƯƠNG I...............................................................................................................................3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM.............................................................................3
1.1. Khái quát chung về hoạt động quảng cáo thương mại.................................................3
1.1.1. Khái niệm hoạt động quảng cáo thương mại.............................................................3
1.1.2. Đặc điểm hoạt động quảng cáo thương mại..............................................................7
1.1.3. Phân loại hoạt động quảng cáo thương mại........................................................... 10
1.2. Khái niệm hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm................................................. 11
1.3. Sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm... 13
1.3.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo
thương mại bị cấm................................................................................................................. 13
1.3.2. Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại bị
cấm .......................................................................................................................................... 18
CHƯƠNG II........................................................................................................................... 20
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN HOẠT
ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM ............................................................ 20
2.1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an
ninh quốc gia và trật tự xã hội ............................................................................................. 20
2.2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền
thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định
pháp luật ................................................................................................................................. 23
2.3. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh
hoặc cấm quảng cáo .............................................................................................................. 25
2.4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hóa
chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam
tại thời điểm quảng cáo......................................................................................................... 25
2.5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức,
cá nhân .................................................................................................................................... 28
2.6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác...................................... 29
2.7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công
dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn
bảo hành của hàng hóa, dịch vụ........................................................................................... 31
2.8. Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm
quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác
để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý................................................. 34
2.9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật......... 35
CHƯƠNG III......................................................................................................................... 37
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG
MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM............................... 37
3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật thương mại về hoạt động
quảng cáo thương mại bị cấm.............................................................................................. 37
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại
bị cấm...................................................................................................................................... 40
3.2.1. Thống nhất sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động quảng cáo và quảng cáo
thương mại ............................................................................................................................. 40
3.2.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật đối với một số hoạt động quảng cáo thương
mại bị cấm .............................................................................................................................. 42
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về xử phạt trong lĩnh vực quảng cáo thương mại nói
chung và quảng cáo thương mại bị cấm nói riêng............................................................ 47
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hoạt động quảng
cáo thương mại bị cấm.......................................................................................................... 47
3.3.1. Nâng cao ý thức pháp luật........................................................................................ 47
3.3.2. Tăng cường sự quản lý của Nhà nước..................................................................... 49
3.3.3. Tăng cường phát huy vai trò của Hiệp hội quảng cáo .......................................... 51
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 53
1 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, qua các thời kỳ, quảng cáo ngày càng
đa dạng về các hình thức và hiện đại hơn về cách thức lẫn phương tiện truyền tải.
Trước đây, quảng cáo chỉ mang tính tự phát, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đơn
lẻ, ngày nay, quảng cáo đã dần phát triển thành một hoạt động kinh tế xã hội,
một ngành nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận, phục vụ nhu cầu của đông đảo
các cá nhân, tổ chức. Trước đây, phương thức quảng cáo phổ biến nhất là truyền
miệng thì ngày nay, phương thức quảng cáo đã đa dạng và tân tiến hơn như tờ
rơi, báo in, phương thức phát thanh, truyền hình thậm chí đang tiến đến các
phương thức hiện đại như truyền thông vệ tinh, thông tin trực tuyến...
2. Mục đích nghiên cứu
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về các nguyên tắc và quyền cơ
bản tại nơi làm việc.
Hai là, khảo sát việc chuyển hóa và thực thi các Công ước cơ bản của
ILO ở Việt Nam, qua đó, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về các nguyên
tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc.
Ba là, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các nguyên
tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nhằm nghiên cứu việc chuyển hóa và thực thi các Công ước cơ
bản của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, khóa luận chủ yếu dựa trên cơ sở
phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, lý luận chung về Nhà nước và
pháp luật. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp không thể thiếu
trong nghiên cứu khoa học pháp lý như: phương pháp logic; phương pháp phân
tích, tổng hợp; phương pháp đối chiếu, so sánh; phương pháp khảo cứu thực
2 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
tiễn… Các phương pháp này được sử dụng đan xen để có thể xem xét một cách
toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn.
5. Bố cục khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Nội dung của khóa luận được chia thành ba chương:
Chương I: Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc theo các công ước
của tổ chức lao động quốc tế (ILO)
Chương II: Thực tiễn thực hiện các Công ước của ILO về các nguyên tắc và
quyền cơ bản tại nơi làm việc ở Việt Nam
Chương III: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện các nguyên tắc và
quyền cơ bản tại nơi làm việc ở Việt Nam
3 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ
HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM
1.1. Khái quát chung về hoạtđộng quảng cáo thương mại
1.1.1. Khái niệm hoạt động quảng cáothương mại
Ở Việt Nam, vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX, cùng với đường lối
của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có
sự quản lý của Nhà nước, quảng cáo thương mại bắt đầu có mặt trên các trang
báo, tạp chí, trong các chương trình phát thanh, truyền hình, nguồn kinh phí từ
quảng cáo dần dần tăng lên, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các cơ
quan truyền thông đại chúng ở nước ta [27 tr.158]. Xuất phát từ tính chất kinh tế
xã hội của quảng cáo, quảng cáo được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau,
với nhiều định nghĩa khác nhau.
Quảng cáo theo nghĩa Hán Việt tức là báo cho biết (cáo) một cách rộng
rãi (quảng) đến nhiều người [36].
Trong tiếng La tinh, “quảng cáo” được dịch là “adventure”, có nghĩa là sự
thu hút lòng người, gây sự chú ý và gợi dẫn. Thuật ngữ này được sử dụng trong
tiếng Anh là “advertise”, có nghĩa là gây sự chú ý cho người khác, thông báo
cho người khác về sự kiện nào đó [16; tr.l51].
Theo Hiệp hội Quảng cáo Hoa Kỳ (AMA) thì “Quảng cáo là hoạt động
truyền bá thông tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng
hóa dịch vụ của chủ quảng cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp
nhằm công kích người khác” [27].
Theo tài liệu Kinh doanh quảng cáo ở Anh: “Quảng cáo là thông điệp
được chi trả phí bởi người gửi chúng đi, có mục đích và thông tin gây ảnh
hưởng trên ngườinhận chúng”.
Còn tại Việt Nam, khái niệm quảng cáo được quy định tại Pháp lệnh
Quảng cáo 2001. Theo đó thì “Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về
4 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời
và dịch vụ không có mục đích sinh lời” (Điều 4).
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về quảng cáo, tuy nhiên, các khái
niệm này ít nhiều đều đã thể hiện các đặc điểm cơ bản của quảng cáo. Đó là:
Quảng cáo không dành cho một cá nhân đơn lẻ mà quảng cáo dành cho số
đông, quảng cáo mang tính đại chúng. Hoạt động quảng cáo có tính định hướng
sự lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng, do đó, mục đích của quảng
cáo là đưa các thông tin đến với càng nhiều người càng tốt cho sự kinh doanh
của nhà cung cấp dịch vụ. Tất cả mọi người đều tiếp xúc với thông tin mà nhà
cung cấp hàng hóa, dịch vụ đưa ra chính là điều mà nhà quảng cáo mong muốn.
Quảng cáo là sự truyền tin một chiều, mang tính đơn phương xuất phát từ
người cung cấp thông tin đến những đối tượng, chủ yếu là người tiêu dùng.
Quảng cáo phải thực hiện thông qua các phương tiện trung gian. Để
truyền tải các thông tin đến đối tượng, nhà quảng cáo phải sử dụng các phương
tiện truyền tải như báo chí, băng rôn, tờ rơi, phát thanh, truyền hình… nhằm
đảm bảo thông tin được truyền tải đúng dụng ý của nhà quảng cáo và thông tin
lan rộng nhất có thể.
Đa số pháp luật các nước trên thế giới đều không đưa ra khái niệm quảng
cáo thương mại mà chỉ đề cập đến khái niệm quảng cáo. Sở dĩ như vậy là vì mặc
dù quảng cáo bao gồm cả quảng cáo không mang tính thương mại, nhưng đặc
trưng của quảng cáo ngày nay là gắn liền với lợi nhuận, với thương nhân, mang
tính thương mại và trở thành một trong những hoạt động thương mại điển hình.
Theo Chỉ thị số 84/450/EEC ngày 10/9/1984 của Hội đồng và Nghị viện
Châu Âu liên quan đến quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo so sánh, quảng
cáo được hiểu là “đưa ra sự tuyên bố dưới bất kỳ hình thức nào liên quan đến
hoạt động thương mại, kinh doanh, nghề thủ công, nghề chuyên nghiệp nhằm
xúc tiến việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ; bao gồm cả bất động sản, quyền và
nghĩa vụ” (Điều 1). Chỉ thị số 97/360 CE của Hội đồng và Nghị viện Châu Âu
cũng nêu rõ: “Quảng cáo không bao gồm các thông tin do cơ quan phát thanh
5 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
phát có liên quan tới chương trình của cơ quan và các sản phẩm phụ trực tiếp
của các chương trình này; các thông tin về dịch vụ công cộng và các lời kêu gọi
cho việc làm từ thiện miễn phí” (Điều 18).
Luật quảng cáo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 27-10-1994 (có
hiệu lực từ ngày 01-2-1995) quy định tại Điều 2: “Quảng cáo” được hiểu là một
quảng cáo mang tính thương mại mà người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giới
thiệu cho hàng hóa dịch vụ của mình, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, thông
qua các hình thức thông tin công cộng”; “người quảng cáo được hiểu là một tư
cách pháp nhân, dù là tổ chức kinh tế hay pháp nhân mà mục đích của họ là bán
các mặt hàng, dịch vụ thiết kế, sản xuất hay xuất bản thuộc lĩnh vực quảng cáo”.
Ở Hoa Kỳ, hoạt động quảng cáo được điều chỉnh bởi rất nhiều quy định
pháp luật của các bang và liên bang. Luật Lanham 15 U.S.C, một văn bản quan
trọng trong số đó, có nội dung quy định quảng cáo: “bao gồm phát ngôn thương
mại mà một người cạnh tranh sử dụng thể hiện mục đích gây ảnh hưởng tới
người tiêu dung để mua hàng hóa hay dịch vụ của mình”. Cơ quan liên bang có
thẩm quyền điều tiết hoạt động quảng cáo là Hội đồng thương mại liên bang.
Luật về quảng cáo và khuyến mại của Anh, Luật quảng cáo của Xingapo,
Luật quảng cáo của Philippin… đều có nội dung quy định các vấn đề liên quan
đến quảng cáo thương mại.
Như vậy, luật pháp nhiều nước trên thế giới coi quảng cáo không phải là
một hoạt động thông tin đơn thuần mà là một hoạt động thông tin mang tính
thương mại. Bản thân khái niệm “quảng cáo” khi được sử dụng trong pháp luật
của các nước đã có ý nghĩa là “quảng cáo thương mại”, vì nó được thực hiện bởi
thương nhân và có nội dung quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ của thương nhân.
Các điều ước quốc tế song phương và đa phương cũng ghi nhận quảng cáo là
một hoạt động thương mại và đưa vào nội dung đàm phán. Như vậy có thể thấy
luật pháp của hầu hết các nước đều coi quảng cáo là hoạt động thương mại,
“quảng cáo” được đồng nghĩa với “quảng cáo thương mại” và không hình thành
khái niệm “quảng cáo phi thương mại” [43 tr.35].
6 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
Pháp luật hiện hành của Việt Nam có sự không đồng nhất trong khái niệm
quảng cáo và quảng cáo thương mại như đa số pháp luật các nước trên thế giới.
Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp đưa ra hai khái
niệm “quảng cáo” và “quảng cáo thương mại”. Theo đó thì “quảng cáo” đước
hiểu là “hoạt động giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục
đích sinh lời nhằm tạo ra sự hấp dẫn và kích thích người tiêu dùng thu hút
người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm của mình”. Còn “quảng cáo thương
mại” được hiểu là “hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm giới
thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ” [22; tr.635]
Tuy nhiên, theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và văn
hóa Việt Nam thì quảng cáo được hiểu là: “tuyên truyền, giới thiệu bằng nhiều
hình thức về hàng hóa, dịch vụ hay về hãng kinh doanh những hàng hóa đó
nhằm hấp dẫn và thuyết phục người mua để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa”
[14] và theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ thì quảng cáo là: “trình bày
để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách
hàng” [15]. Như vậy, quảng cáo theo nghĩa thông dụng nhất, thường được hiểu
là quảng cáo thương mại.
Luật Thương mại năm 2005 thì “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc
tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động
kinh doanh hàng hóa của mình” (Điều 102).
Tuy nhiên, theo Pháp lệnh quảng cáo năm 2001 định nghĩa “Quảng cáo
là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ,
bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời.
Dịch vụ có mục đích sinh lời là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá
nhân cung ứng dịch vụ. Dịch vụ không có mục đích sinh lời là dịch vụ không
nhằm tạo ra lợi nhuận chotổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ” (Điều 4).
Như vậy, có thể hiểu đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt
động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức,
7 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn
hóa, xã hội. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo có thể là thương nhân hoặc
không phải thương nhân. Nói cách khác, theo quy định của pháp luật Việt Nam,
quảng cáo gồm hai loại: quảng cáo không có mục đích sinh lời - “quảng cáo phi
thương mại” và quảng cáo có mục đích sinh lời - “quảng cáo thương mại”. Nói
cách khác, quảng cáo thương mại hay còn gọi là quảng cáo có mục đích sinh lời,
chỉ là một bộ phận trong quảng cáo nói chung.
1.1.2. Đặcđiểm hoạtđộng quảng cáo thương mại
Quảng cáo thương mại ngoài những đặc điểm chung vốn có của hoạt động
quảng cáo thì còn có các đặc điểm riêng sau đây:
Thứ nhất, quảng cáothương mại trước hết là một hoạt động thương mại.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị cũng như truyền thống lịch sử,
văn hóa ở mỗi nước là khác nhau, pháp luật quy định về hành vi thương mại
cũng có những nét khác biệt. Ở Đức, việc quy định một hành vi có được coi là
hành vi thương mại hay không phụ thuộc vào chủ thể thực hiện hành vi đó có
phải là thương nhân hay không. Như vậy, để xác định một hành vi là hành
thương mại, pháp luật Đức căn cứ vào yếu tố chủ thể. Khác với nước Đức, pháp
luật của Pháp không đưa ra một định nghĩa chung thống nhất về hành vi thương
mại mà liệt kê ra các hành vi thương mại cụ thể làm cơ sở phân biệt. Luật
thương mại Việt Nam 2005 tuy không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là hành
vi thương mại nhưng đã nêu khái niệm cụ thể về hoạt động thương mại. Khoản 1,
điều 3 luật Thương Mại Việt Nam 2005 quy định: hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Hành vi thương mại hiểu theo nghĩa rộng hơn luôn gắn liền với hoạt động
thương mại. Như vậy, có thể hiểu hành vi thương mại là hành vi của thương
nhân được thực hiện trong hoạt động thương mại nhằm mưu cầu lợi nhuận.
Theo pháp luật Việt Nam, quảng cáo thương mại là một hoạt động thương
mại, điều này được thể hiện ngay trong khái niệm quảng cáo thương mại mà
8 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
Luật Thương mại 2005 đã quy định. Quảng cáo cũng như các hoạt động xúc tiến
thương mại khác đều là hoạt động thương mại mang tính bổ trợ, không tạo ra lợi
nhuận trực tiếp (trừ thương nhân kinh doanh ngành nghề quảng cáo) mà có tác
dụng khuyến khích tiêu dùng đốivới hàng hóa, dịch vụ của thương nhân.
Thứ hai, quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại do thương nhân
tiến hành
Theo pháp luật Hoa Kỳ, thương nhân là người có kiến thức, kỹ năng
thương mại và hành nghề chuyên nghiệp. Còn theo Điều 1 Bộ luật thương mại
Pháp năm 1807 thì: “thương nhân là người thực hiện hành vi thương mại và lấy
đó làm nghềnghiệp thường xuyên của mình”.
Khái niệm thương nhân theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 có nhiều
nét khác biệt so với khái niệm thương nhân trong pháp luật Hoa Kỳ và Pháp:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp cá nhân hoạt
động một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” (Điều 6).
Có thể thấy, qua khái niệm thương nhân, pháp luật Việt Nam đã đưa ra
bốn tiêu chí khá rõ ràng để xác định tư cách thương nhân: i) Thương nhân phải
thực hiện các hoạt động thương mại; ii) Thương nhân phải thực hiện các hoạt
động thương mại một cách độc lập; iii) Thương nhân phải thực hiện các hoạt
động thương mại một cách thường xuyên; và iv) Thương nhân phải đăng ký
kinh doanh.
Pháp luật các nước trên thế giới đều lấy dấu hiện “thực hiện hành vi
thương mại” làm tiêu chí để xác định khái niệm thương nhân (ví dụ Khoản 6
Điều 5 Luật thương mại Việt Nam 1997; Điều 121-1 Luật thương mại Cộng hòa
Pháp), tuy nhiên, tùy thuộc quan niệm theo nghĩa rộng hay hẹp mà việc xác định
số lượng chủ thể được coi là thương nhân ở mỗi nước có khác nhau. Thương
nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập, được hiểu là thương nhân
phải thực hiện hành vi thương mại mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích
bản thân mình. Tính thường xuyên của hoạt động thương mại cũng là một dấu
hiệu pháp lý không thể thiếu để xác định tư cách thương nhân. Bên cạnh đó thì
9 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
tiêu chí có đăng ký kinh doanh là tiêu chí quan trọng trong việc xác định tư cách
thương nhân. Đây là sự xác nhận pháp lý của Nhà nước đối với chủ thể có tư
cách thương nhân. Tiêu chí này được pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết pháp
luật các nước quy định là tiêu chí bắt buộc, xem đó là cơ sở pháp lý thừa nhận
sự bảo hộ cho các quyền lợi của thương nhân.
Thương nhân có thể tự tiến hành hoạt động quảng cáo cho sản phẩm của
mình hoặc thuê thương nhân khác thực hiện quảng cáo và trả chi phí dịch vụ.
Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo
thương mại để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện
dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng. Đây là đặc điểm cho
phép phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động thông tin, cổ động
nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách. Với bản chất là một hoạt động thương
mại do thương nhân thực hiện, quảng cáo thương mại khác biệt với quảng cáo
nói chung, mặc dù chúng đều có chung đặc điểm là một quá trình thông tin.
Thứ ba, quảng cáo thương mại là hoạt động nhằm giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ để xúc tiến thương mại thông qua sản phẩm quảng cáo và phương tiện
quảng cáo.
Sản phẩm quảng cáo thương mại bao gồm những thông tin bằng hình ảnh,
hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc… chứa đựng nội
dung quảng cáo thương mại. Sản phẩm quảng cáo thương mại chứa đựng cả nội
dung và hình thức quảng cáo thương mại [17; tr.123].
Phương tiện quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới
thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại, bao gồm tất cả những phương tiện có
khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như: báo chí, xuất bản phẩm, các
loại băng rôn, áp phích, pa-nô… đặt nơi công cộng, truyền hình, các chương
trinh văn hóa thể thao sự kiện… [17; tr.124]
Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới tiệu về hàng hóa,
dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi
nhuận của thương nhân. Thông qua sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo,
10 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
thương nhân có thể thu hút khách hàng qua việc nhấn mạnh lợi ích, đặc điểm
của sản phẩm (quảng cáo cạnh tranh) hoặc so sánh tính ưu việt của sản phẩm so
với sản phẩm khác cùng loại (quảng cáo so sánh).
1.1.3. Phân loại hoạt động quảngcáo thương mại
Quảng cáo thương mại được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.
Căn cứ vào phương tiện quảng cáo
Phương tiện quảng cáo là các công cụ được sử dụng để truyền tải nội
dung của quảng cáo đến với khách hàng. Dựa vào tiêu chí này, chúng ta có các
loại quảng cáo thương mại sau:
Quảng cáo truyền thông: là các hoạt động quảng cáo sử dụng phương tiện
truyền thông đại chúng để truyền tải nội dung quảng cáo đến khách hàng. Bao
gồm: quảng cáo trên báo in, quảng cáo truyền thanh, quảng cáo truyền hình,
quảng cáo trên các trang tin điện tử.
Quảng cáo trên xuất bản phẩm: đây là hình thức quảng cáo sử dụng
phương tiện quảng cáo là các xuất bản phẩm như băng đĩa, tờ rơi, bưu thiếp, các
sản phẩm in, catalogue…
Quảng cáo tại chỗ: sử dụng các phương tiện quảng cáo thu hút sự chú ý
của khách hàng trong một phạm vi không gian nhất định xung quanh nơi đặt
phương tiện. Loại hình quảng cáo này bao gồm: quảng cáo ngoài trời thể hiện
trên biển, bảng, panô khổ lớn…; quảng cáo di động thể hiện trên các phương
tiện giao thông như xe bus, tàu hỏa…; quảng cáo trên các phương tiện bay,
phương tiện phát quang.
Quảng cáo thông qua sự kiện: thường diễn ra dưới hình thức thương nhân
tài trợ hoặc tự đứng ra tổ chức các sự kiện văn hóa thể thao, du lịch nhằm mục
đíchquảng bá tên tuổi thương hiệu.
Căn cứ vào cách thức truyền tải quảng cáothương mại
Quảng cáo là hoạt động truyền tải thông tin từ phía nhà quảng cáo đến
khách hàng. Dựa vào cách thức truyền tải những thông tin đó, chúng ta có thể
chia quảng cáo thương mại thành:
11 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
Quảng cáo bằng lời nói là hình thức quảng cáo sử dụng lời nói, âm thanh
để chứa đựng các nội dung quảng cáo.
Quảng cáo bằng hình ảnh là hình thức quảng cáo sử dụng các hình ảnh,
màu sắc, biểu tượng… để đem đến cho khách hàng những thông tin về hàng hóa,
dịch vụ.
Quảng cáo hỗn hợp là hình thức quảng cáo kết hợp của cả hai hính thức
quảng cáo trên. Nhà quảng cáo sẽ sử dụng cả hình ảnh, màu sắc, chữ viết, biểu
tượng cũng như lời nói, âm thanh để chứa đựng nội dung quảng cáo.
Căn cứ vào tính hợp pháp của quảngcáothương mại
Quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại, được thương nhân tiến
hành trong khuôn khổ mà pháp luật đã định sẵn. Dựa vào tiêu chí tính hợp pháp
của hoạt động quảng cáo thương mại, có thể chia quảng cáo thương mại thành
quảng cáo thương mại hợp pháp và quảng cáo thương mại bị cấm.
Quảng cáo thương mại hợp pháp là hoạt động quảng cáo thương mại được
tiến hành theo đúng quy định của pháp luật về chủ thể tiến hành, điều kiện, thủ
tục, cách thức, nội dung và được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
nhà quảng cáo.
Quảng cáo thương mại bị cấm là hoạt động quảng cáo thương mại không
tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và bị pháp luật về quảng cáo
nghiêm cấm thực hiện.
1.2. Khái niệm hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
Quảng cáo là quyền tự do của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử
dụng mọi hình thức, biện pháp để quảng bá sản phẩm của mình. Nó có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, nó mang lại cơ hội cho thương nhân
này nhưng cũng là thách thức cho thương nhân khác. Do đó, để đẩy mạnh sản
xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thì sự cạnh canh giữa các thương nhân là điều
không thể tránh khỏi. Giữa hoạt động quảng cáo thương mại và hành vi cạnh
tranh không lành mạnh chỉ là ranh giới mỏng manh rất khó nhận biết. Vì thế, để
đảm bảo trật tự trong hoạt động quảng cáo thương mại, đảm bảo lợi ích của Nhà
12 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng pháp luật quy định một số hành vi bị
cấm trong hoạt động quảng cáo thương mại. Trái với hoạt động quảng cáo lành
mạnh, hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm gây ảnh hưởng tiêu cực cho Nhà
nước, xã hội, cho thương nhân khác và cho người tiêu dùng. Có thể đưa ra một
định nghĩa về hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm như sau:
Quảng cáo thương mại bị cấm là hoạt động xúc tiến thương mại của
thương nhân không được pháp luật cho phép thực hiện do xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội, của các cá nhân, tổ chức khác,
thông qua các hình thức thông tin công cộng để trực tiếp hoặc gián tiếp giới
thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa của mình.
Từ khái niệm trên, có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của quảng cáo
thương mại bị cấm ngoài những đặc điểm của quảng cáo thương mại:
Thứ nhất, quảng cáothương mại bị cấm là hoạt động trái pháp luật.
Mặc dù cũng có mục đích xúc tiến thương mại và xét ở một góc độ nhất
định, quảng cáo thương mại bị cấm đem lại lợi ích cho thương nhân tiến hành
hoạt động quảng cáo, tuy nhiên, quảng cáo thương mại bị cấm là hoạt động trái
pháp luật. Việc cấm đoán của pháp luật đối với hoạt động này không phải vì
trình tự, thủ tục, hình thức của quảng cáo hay sản phẩm được quảng cáo vi phạm
các quy định của pháp luật mà là vì nội dung của quảng cáo thuộc các trường
hợp không được phép đưa thông tin.
Thứ hai, quảng cáo thương mại bị cấm xâm phạm đến quyền và lợi ích
của chủ thể khác.
Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy quá
trình sản phẩm từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng, đồng thời, kích thích
cạnh tranh giữa các thương nhân, qua đó, nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên,
quảng cáo thương mại bị cấm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của
các chủ thể, ví dụ như: xâm phạm bí mật quốc gia; đưa thông tin sai sự thật
khiến người tiêu dùng phải chịu hậu quả; chứa nội dung phản cảm, trái với đạo
đức, truyền thống của dân tộc; hạ thấp sản phẩm cùng loại của thương nhân khác
13 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
để nhằm tiêu thụ sản phẩm của mình, nâng cao vị thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
trường. Như vậy, quảng cáo thương mại bị cấm gây ra tác động tiêu cực đối với
các chủ thể khác và nếu pháp luật không nghiêm cấm thì không thể tạo được
môi trường kinh doanh lành mạnh, không thể bảo đảm quyền và lợi ích của
người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội.
Thứ ba, quảngcáo thương mạibị cấm có mụcđích tiêu cực.
Thương nhân tiến hành hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm là vì lợi
ích của bản thân mà sẵn sàng vi phạm lợi ích của chủ thể khác. Ví dụ, vì mục
đích chính trị, thương nhân tiết lộ bí mật quốc gia; vì mục đích cạnh tranh,
thương nhân tiến hành quảng cáo so sánh, quảng cáo sai sự thật về thương nhân
khác; vì mục đích tiêu thụ sản phẩm, thương nhân quảng cáo phóng đại để lôi
kéo khách hàng… tất cả những mục đích của thương nhân khi tiến hành hoạt
động quảng cáo thương mại bị cấm hoàn toàn không dung hòa lợi ích với các
thương nhân khác, với người tiêu dùng và với toàn xã hội.
1.3. Sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại
bị cấm
1.3.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quảng
cáo thương mại bị cấm
Như đã phân tích, quảng cáo thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng
Đối với thương nhân, trong thời buổi cạnh tranh kinh tế “khốc liệt” và
thông tin bùng nổ như hiện nay thì việc xuất hiện đa dạng của các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ về mẫu mã, chủng loại, chất lượng là điều không thể tránh
khỏi. Chính vì vậy, việc thông tin về hàng hóa dịch vụ của thương nhân tiếp xúc
và gây được ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng sẽ quyết định rất lớn đến
doanh thu cho thương nhân từ hàng hóa dịch vụ đó. Với mục đích trực tiếp là
truyền tải, giới thiệu thông tin về hoạt động kinh doanh, hàng hóa dịch vụ, hoạt
động quảng cáo thương mại đã và đang là công cụ kinh doanh hữu hiệu được
các thương nhân sử dụng để xúc tiến thương mại. Do quảng cáo có tác động rất
lớn đến hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ nên thương nhân sử dụng quảng
14 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
cáo để khuyếch trương hàng hóa, dịch vụ của mình, tăng cường cơ hội thương
mại và cơ hội lợi nhuận.
Xu thế chung trong chiến lược kinh doanh của các thương nhân hiện nay
là ưu tiên sử dụng các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó quảng cáo
thương mại là hoạt động luôn được coi trọng. Và thực tế, hiếm có một chiến
lược phát triền kinh doanh của bất cứ một thương nhân nào lại thiếu đi hoạt
động xúc tiến thương mại, trong đó có quảng cáo thương mại. Nếu thương nhân
không làm tốt công việc giới thiệu thông tin và gây được ấn tượng tốt cho khách
hàng về sản phẩm của mình thì họ sẽ không khai thác được thị trường, thậm chí
rất dễ bị thương nhân khác chiếm lĩnh thị trường đó. Với hoạt động quảng cáo,
thương nhân đã giải quyết được bài toán về mục tiêu tiếp cận các khách hàng
tiềm năng với số lượng lớn và trên một phạm vi rộng.
Quảng cáo thương mại thực sự là một công cụ hữu hiệu, được áp dụng
vào các giai đoạn khác nhau của một vòng đời sản phẩm mà thương nhân đưa
vào thị trường, ở giai đoạn chuẩn bị và giới thiệu sản phẩm ra thị trường, quảng
cáo kêu gọi sự quan tâm của người tiêu dùng. Sang giai đoạn phát triển, gia tăng,
quảng cáo thúc đẩy việc bán hàng, gia tăng doanh số. Ở giai đoạn đỉnh cao, khi
doanh số bán sản phẩm đạt đến mức cao nhất và sự có mặt của sản phẩm trở nên
bão hòa thì quảng cáo đóng vai trò duy trì lòng trung thành của khách hàng đối
với sàn phẩm, kéo dài chu kỳ thành công của sản phẩm [19; tr.21].
Đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng luôn có nhu cầu về các thông tin
đối với hàng hóa, dịch vụ mà họ cần và trong một chừng mực nhất định, quảng
cáo thương mại đã đáp ứng nhu cầu này. Quảng cáo giúp cho người tiêu dùng
biết đến nhãn hiệu, tính năng, công dụng, giá cả, địa điểm mua bán của các loại
hàng hóa, dịch vụ. Qua đó, mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn và quyết
định mua hay sử dụng hàng hóa dịch vụ đó hay không. Như vậy, đối với người
tiêu dùng, vai trò đầu tiên mà quảng cáo thương mại mang lại đó là đem đến
những thông tin về hàng hóa, sản phẩm dịch vụ, nhưng không chỉ dừng lại ở đó,
quảng cáo còn mang tới cho họ sự lựa chọn và quyết định mua hay sử dụng
15 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
hàng hóa, dịch vụ đó hay không [19; tr.22].
Trong mỗi sản phẩm quảng cáo, nhà quảng cáo luôn cố gắng đưa ra
những điểm đặc trưng, nổi bật nhất, độc đáo về sản phẩm của họ để khách hàng
nhận biết và lựa chọn. Các điểm đặc trưng này có thể phù hợp với nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng và đưa họ đến quyết định sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Tuy
nhiên, cũng có thể khi tiếp cận với quảng cáo, khách hàng chưa có sẵn nhu cầu
tiêu dùng, nhưng thông qua sự thể hiện của quảng cáo mà họ phát sinh nhu cầu
đối với hàng hóa dịch vụ được quảng cáo. Từ đó cũng dẫn họ tới quyết định sử
dụng hàng hóa dịch vụ.
Như vậy, việc các nhà quảng cáo truyền tải các thông tin đặc trưng, độc
đáo, nổi bật về hàng hóa dịch vụ của mình trong quảng cáo đã góp phần định
hướng tiêu dùng đối với người tiêu dùng.
Đối với nền kinh tế, quảng cáo thương mại là một hình thức xúc tiến
thương mại, đóng vai trò là cầu nối giữa người bán hàng với người mua, giữa
người sản xuất với người tiêu dùng. Với vai trò câu nối thông tin của mình,
quảng cáo đã góp phần thúc đẩy lưu thông và tiêu thụ các hàng hóa dịch vụ trên
thị trường. Thông qua quảng cáo, các sản phẩm của thương nhân bán được cho
khách hàng nhiều hơn, thu được lợi nhuận lớn hơn. Từ đó, họ có nguồn vốn để
có thể đầu tư mới hoặc tái đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng mẫu mã,
kiểu cách, nâng cao chất lượng các sản phẩm của mình. Quảng cáo giúp cho
khách hàng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của mình, kích thích việc tiêu dùng
của họ và gián tiếp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh
tranh và tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế. Lịch sử của ngành
quảng cáo đã chứng minh vai trò không thể thiếu của quảng cáo trong việc kích
thích lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng và trong sự phát triển của nền kinh tế
nói chung.
Với vai trò xúc tiến thương mại, kích thích nhu cầu tiêu dùng các hàng
hóa sản phẩm, quảng cáo thực sự đã đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao
tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đặc biệt, với sự hình thành nghề quảng cáo với
16 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
tư cách là một hoạt động thương mại độc lập đã góp phần không nhỏ trong việc
tạo ra thu nhập cho các thương nhân kinh doanh ngành nghề này. Bên cạnh đó là
việc giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, tăng nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước.
Như vậy, với yếu tố kích thích tiêu dùng và kích thích sự cạnh tranh,
quảng cáo thương mại đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế
thị trường của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam.
Quảng cáo thương mại, cũng như các lĩnh vực khác, luôn có hai mặt của
vấn đề, khi xét đến tác động của quảng cáo thương mại, cần có cái nhìn toàn
diện, khách quan. Vai trò tích cực của quảng cáo thương mại đối với nền kinh tế,
với thương nhân và người tiêu dùng là không thể phủ nhận. Song, bên cạnh đó,
quảng cáo thương mại cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Các thương nhân
có thể thực hiện các hoạt động quảng cáo thương mại xâm phạm đến quyền lợi
người tiêu dùng, xâm phạm đến trật tự quán lý kinh tế, văn hóa hoặc lợi dụng
quảng cáo thương mại như một biện pháp để cạnh tranh không lành mạnh gây
thiệt hại cho các thương nhân khác. Mặt tiêu cực đó của quảng cáo thương mại
đòi hỏi sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật từ phía Nhà nước.
Quy định về các hoat động quảng cáo thương mại bị cấm là một trong
những nội dung quan trọng và mang tính tất yếu trong hệ thống pháp luật điều
chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại.
Đối với thương nhân, những người mong muốn đông đảo khách hàng
nhận biết được các thông tin về sản phẩm của mình thì việc sử dụng quảng cáo
thực sự là một giải pháp hữu hiệu. Nguồn lợi gián tiếp mà quảng cáo mang lại
cho công việc kinh doanh của thương nhân là rất lớn. Vì vậy, các thương nhân
có thể sử dụng quảng cáo như một công cụ để cạnh tranh không lành mạnh, điển
hình nhất của hoạt động quảng cáo gây hại đến thương nhân khác là quảng cáo
so sánh trực tiếp, dèm pha, hạ thấp uy tín của thương nhân khác. Qua đó, định
hướng tiêu dùng, khiến người tiêu dùng có cái nhìn xấu về sản phẩm cùng loại
17 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
của thương nhân khác, dẫn đến loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh, ngăn cản được sự
gia nhập thị trường của thương nhân mới, tăng cơ hội chiếm lĩnh thị trường.
Hành vi này đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân
khác.
Đối với người tiêu dùng, là những người mong muốn được tiếp nhận
những thông tin chính xác, trung thực về các hàng hóa dịch vụ họ có nhu cầu sử
dụng. Tuy nhiên, bản chất của quảng cáo thương mại là sự truyền tin một chiều
của thương nhân nên các thông tin truyền tải của quảng cáo phụ thuộc rất nhiều
vào ý muốn chủ quan của họ. Những thông tin không có lợi cho thương nhân
hoàn toàn có thể bị lược bỏ, không đề cập đến hoặc đề cập với mức độ giảm nhẹ,
sơ sài. Điều đó khiến cho người tiêu dùng khó có thể tiếp cận được với thông tin
đầy đủ, chính xác và khách quan về sản phẩm. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ
người tiêu dùng thường ít tìm hiểu cặn kẽ các thông tin quảng cáo về sản phẩm
mà cho rằng sản phẩm được quảng cáo là sản phẩm tốt và an toàn. Thực tế
không hoàn toàn như vậy, chính tâm lý phó mặc trách nhiệm kiểm soát thông tin
quảng cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã tạo kẽ hở để thương nhân
đưa thông tin quảng cáo sai lệch, giấu giếm, gây hại đến lợi íchngười tiêu dùng.
Đối với xã hội, với tư cách là một hoạt động xúc tiến thương mại, mục
đích của quảng cáo thương mại là kích thích tiêu dùng, qua đó gián tiếp kích
thích nguồn cung và từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên bản
chất kích thích tiêu dùng của quảng cáo có thể dẫn tới tình trạng kích thích tiêu
dùng các hàng hóa dịch vụ mà việc đưa nó vào thị trường gây tác động xấu đối
với con người và xã hội, gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước. Hoặc thương
nhân quảng cáo đưa các thông tin sai lệch, gây mất trật tự an toàn xã hội; những
thông tin đi ngược lại với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Việc lợi dụng quảng cáo để cạnh tranh không lành mạnh có thể dẫn tới hậu quả
thương nhân độc quyền trong sản phẩm của mình và lũng đoạn thị trường.
Việc quy định các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm một cách rõ
ràng sẽ giảm thiểu được các hoạt động quảng cáo vi phạm, góp phần hoàn thiện
18 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
khung pháp lý cơ bản điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực
quảng cáo thương mại. Qua đó thúc đẩy các vai trò tích cực mà quảng cáo mang
lại đối với thương nhân, người tiêu dùng và đối với nền kinh tế.
Với mục đích và ý nghĩa quan trọng như vậy, hệ thống pháp luật điều
chỉnh về hoạt động quảng cáo cần xây dựng các quy định điều chỉnh hoạt động
quảng cáo thương mại bị Cấm một cách chặt chẽ, phù hợp với sự phát triển của
dân trí, của xã hội, bảo đảm một số tiêu chí cơ bản:
- pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm phải đảm bảo tính cạnh tranh
lành mạnh của thị trường, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, phát huy
được tính chủ động và sáng tạo cho các thương nhân.
- pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm phải đảm bảo được quyền lợi
của người tiêu dùng trong việc nhận biết được các thông tin chính xác, đầy đủ về
sản phẩm; bảo vệ kịp thời quyền lợi của họ khi tiếp cận với quảng cáo.
- pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm phải rõ ràng, chặt chẽ nhưng
thuận tiện cho việc áp dụng, kiểm soát được hoạt động quảng cáo; giảm thiểu,
ngăn ngừa và tiến tới xóa bỏ được các hành vi vi phạm; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, của xã hội [23-tr.20].
1.3.2. Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo
thương mại bị cấm
Có thể chia hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động quảng cáo
thương mại bị cấm hiện nay tại Việt Nam thành hai nhóm:
Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo nói chung:
- Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001.
- Nghị định số 24/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh Quảng cáo.
- Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa- Thông tin hướng dẫn
thực hiện hoạt động quảng cáo; Thông tư số 79/2005/TT-BVHTT vê việc sửa
đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 43/2003/TT-BVHTT.
- Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
19 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
chính trong hoạt động văn hóa thông tin.
Các văn bản pháp luật quy định về quảng cáo thương mại:
- Luật Thương mại 2005 (từ Điều 102 đến Điều 116).
- Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt
động xúc tiến thương mại.
Đây là những văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật chủ
yếu điều chỉnh các hoạt động quảng cáo nói chung trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, còn có các văn bản pháp lý mang tính chất chuyên ngành quy
định các điều kiện đối với hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ
cụ thể và các văn bản liên quan khác. Đó là:
-Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành
-Luật Bảo vệ người tiêu dùng
-Nghị đinh số 59/2006/NĐ - CP về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn
chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
Và rất nhiều văn bản khác điều chỉnh hoạt động quảng cáo đối với một số
loại sản phẩm đặc biệt như: thuốc là, rượu, chất cồn, thuốc, sản phẩm trẻ em…
Qua những nghiên cứu, phân tích về hoạt động quảng cáo thương mại bị
cấm, có thể rút ra một số kết luận sau:
i) Pháp luật Việt Nam chỉ liệt kê các hành vi quảng cáo thương mại bị
cấm mà chưa có định nghĩa chính thức;
ii) Có nhiều tiêu chí để phân loại hoạt động quảng cáo thương mại, đó là:
theo mục đích của quảng cáo, theo nội dung của quảng cáo, theo phưong tiện
quảng cáo, theo cách thức truyền tải và theo tính hợp pháp;
iii) Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại
bị cấm là cần thiết để bảo đảm lợi ích Nhà nước, xã hội, người tiêu dùng và
thương nhân.
20 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
CHƯƠNG II
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN
HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM
Hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian qua phát
triền mạnh, đáp ứng nhu cầu thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ, kích thích sự phát triển kinh tế xã hội. Quàng cáo thưong mại
thực sự đã phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu [27].
Theo thống kê, trên toàn quốc hiện có hơn 700 đầu báo và tạp chí của các
cơ quan báo chí, trong đó hơn 50 báo có phạm vi phát hành toàn quốc. về phát
thanh truyền hình thì bên cạnh Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt
Nam có phạm vi phủ sóng toàn quốc thì tại mỗi tinh thành đều có đài phát thanh
và truyền hình địa phương. Thêm vào đó là sự phát triên mới mẻ của truyền hình
cáp, truyền hình kỹ thuật số và sự phổ biến của loại hình báo điện tử đã tạo ra sự
đa dạng của các phương tiện thông tin truyền thông, qua đó góp phần tạo nên sự
đa sắc màu trong thực tiễn hoạt động quảng cáo tại Việt Nam [19; tr.80].
Về phía các thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, toàn quốc hiện
có hơn 3000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, trong đó có hơn
100 công ty hoạt động thường xuyên. Trong số đó thì phần lớn các doanh nghiệp
Việt Nam chỉ thực thi những công đoạn hết sức cụ thể hoặc thuần túy kỹ thuật
do còn có nhiều hạn chế về kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động. Thêm vào đó là
thực trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty quảng cáo trong nước
dẫn tới giá cả dịch vụ sụt giảm đáng kể. Do đó, gần đây nhiều công ty quảng cáo
nội địa phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dịch vụ media [33].
Để đảm bảo trật tự trong hoạt động quảng cáo thương mại, đảm bảo lợi
ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng pháp luật quy định một số
hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo thương mại. Trái với hoạt động quảng
cáo lành mạnh, hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm gây ảnh hưởng tiêu cực
cho Nhà nước, xã hội, cho thương nhân khác và cho người tiêu dùng.
21 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
Luật thương mại 2005 quy định các hoạt động quảng cáo thương mại bị
cấm bao gồm:
Điều 109. Cácquảngcáo thương mạibị cấm
1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ
quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo
trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và
trái với quyđịnh của pháp luật.
3. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế
kinh doanh hoặccấm quảng cáo.
4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm,
hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị
trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.
5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,
tổ chức, cá nhân.
6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng,
giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức
phụcvụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.
8. Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản
phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá
nhân khácđể quảng cáokhi chưa được tổ chức, cá nhân đóđồng ý.
9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp
luật.
22 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
2.1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ
quyền, an ninh quốc gia và trật tự xã hội
Quảng cáo là quá trình thông tin và nó có thể tạo ra khả năng tiếp nhận
thông tin từ nhiều góc độ khác nhau và đây cũng là hoạt động rất nhậy cảm nó
tác động trực tiếp đến ý thức con người. Chính vì vậy, khi giới thiệu về hoạt
động kinh doanh cũng như hàng hóa dịch vụ của mình, thương nhân không được
phép gây tổn hại đến lợi ích kinh tế, chính trị… của Nhà nước như tiết lộ bí mật
quốc gia, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng an ninh và
an toàn xã hội. Hậu quả của hoạt động quảng cáo này là không thể lường hết bởi
trong thời đại hòa bình những vẫn còn rất nhiều thế lực thù địch nhăm nhe
chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo Điều 1 Pháp lệnh 30/2000/PL-UBTVQH về “Bảo vệ bí mật Nhà
nước” thì bí mật Nhà nước được hiểu là “những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa
điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà
Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại
cho Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước nói riêng và bảo vệ nền độc lập, chủ
quyền, an ninh, trật tự an toàn xã hội không chỉ thuộc về các cơ quan Nhà nước
được giao nhiệm vụ mà còn là của tất cả cá nhân, tổ chức Việt Nam. Quảng cáo
là hoạt động truyền tải thông tin một cách rộng rãi, vì vậy, rất dễ bị các phần tử
phản động lợi dụng để tuyên truyền, chống phá Nhà nước và chế độ. Pháp luật
với mục đích đầu tiên là bảo vệ lợi ích quốc gia, duy trì sự ổn định và trật tự an
toàn xã hội nên tất yếu phải cấm những hành vi trên. Hoạt động quảng cáo với
bản chất truyền tin rộng rãi cũng không được làm tiết lộ bí mật Nhà nước, gây
phương hại độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.
Tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước,
phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự xã hội thì tùy
23 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Tại Việt Nam, bí mật quốc gia là vấn đề khá nhạy cảm và quan trọng, do
đó, những thông tin này luôn được bảo đảm an toàn, những sản phẩm quảng cáo
luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Cho đến nay, chưa phát hiện hành vi vi
phạm nào về tiết lộ bí mật quốc gia trong quảng cáo.
2.2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái
với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam
và trái với quy định pháp luật
Quảng cáo có sức lan truyền rất lớn. Sản phẩm quảng cáo thương mại là
toàn bộ những thông tin bằng hình ảnh, hoạt động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết,
biểu tượng, màu sắc… chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại. Còn phương
tiện quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản
phẩm quảng cáo thương mại, bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng
truyền tải thông tin đến khách hàng. Thậm chí, quảng cáo có khả năng định
hướng suy nghĩ và hành vi cho người xem. Do đó, nếu sản phẩm, phương tiện
quảng cáo có chứa nội dung trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, đi
ngược lại với thuần phong mỹ tục sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội.
Cụm từ “truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục”
được sử dụng rất nhiều trong các văn bản pháp luật khác nhau. Nhưng cho đến
nay, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa cụ thể về các khái
niệm trên cũng như những tiêu chí để xác định hành vi nào được coi là trái với
truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục.
Điển hình cho những vi phạm này là những quảng cáo thường khiến
người xem nhận thức rõ về bất bình đẳng giới. Một nhóm cán bộ thuộc Trung
tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành
niên (CSAGA) cùng Tổ chức Oxfam (Anh) đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 36
phim quảng cáo phát sóng trên VTV từ tháng 9.2010 đến tháng 1.2011 rồi đưa
ra kết luận: Có rất nhiều phim quảng cáo tại Việt Nam truyền tải thông điệp bất
24 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
bình đẳng giới. Với những sản phẩm liên quan đến gia đình như nước lau sàn,
nước rửa bát, nồi cơm điện, gia vị, thực phẩm, máy giặt, tủ lạnh… thì hầu hết
các nhân vật chính trong clip quảng cáo này là phụ nữ. Họ vẽ ra hình ảnh người
phụ nữ liên tục chăm sóc con cái, nấu ăn trong bếp, chọn hàng trong siêu thị, lau
rửa nhà vệ sinh, giặt giũ quần áo… Trong khi đó, hình ảnh người đàn ông thì
nam tính hơn với các loại nước uống, xe máy, xe hơi, điện thoại di động, TV…
và phạm vi bốicảnh thì ở văn phòng, trung tâm nghiên cứu…
Các quảng cáo được phát liên tục trên nhiều phương tiện thông tin đại
chúng sẽ vô tình gửi đi một thông điệp méo mó: Đã là phụ nữ thì suốt ngày phải
lo việc nội trợ phục vụ gia đình, hầu chồng chiều con; còn đã là đàn ông thì
mạnh mẽ, sáng tạo và thành đạt.
Hay những quảng cáo đề cập đến vấn đề tình dục, ngoại tình cũng được
đưa lên truyền hình khiến người xem thấy rất phản cảm. Ví dụ đoạn phim quảng
cáo bột nêm Maggi 3 ngọt kể một người đàn ông đang đắm đuối ngắm “phở”
xong rồi sực nhớ ra “cơm” đang nấu canh ở nhà nên đành dứt áo ra về. Quảng
cáo “vô tình” truyền thông điệp: Việc ngoại tình hay không, không phải do đàn
ông mà là do người phụ nữ không biết nấu nướng, có nghĩa là nếu phụ nữ không
nấu được nồi canh ngon (cụ thể là không dùng Maggi 3 ngọt) thì chồng sẽ có bồ?
Hơn nữa, việc gọi phụ nữ là “phở” với “cơm” cũng là một sự miệt thị.
Thậm chí, đoạn clip quảng cáo Comfort sáng tạo của Unilever phát trên
sóng truyền hình Đài truyền hình Việt Nam thể hiện về hình ảnh của một gia
đình có 3 người con, trong khi pháp lệnh dân số của nước ta khuyến khích người
dân chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con. Nhiều khán giả sau khi xem clip này cho rằng
Comfort Sáng tạo đang cổ vũ người dân sinh thêm con thứ 3.
Nổi tiếng nhất là sự vụ đoạn quảng cáo của Hoa hậu Mai Phương Thúy
cho nhãn hàng dầu gội Rejoice bị cho là “nàng dâu vô lễ với mẹ chồng”. Trong
kịch bản, Mai Phương Thúy đóng vai cô gái xinh đẹp, có mái tóc dài óng mượt
được người yêu đưa về ra mắt gia đình. Mẹ chàng trai ấn tượng với mái tóc của
cô gái trẻ liền hồ hởi thăm dò bí quyết làm đẹp của cô gái: “Cháu duỗi tóc ở
25 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
tiệm à?”. Đáp lại câu hỏi đó, nhân vật chỉ trả lời: “À không, chỉ là Rejoice”.
Ngay sau khi đoạn quảng cáo này lên sóng truyền hình, rất nhiều người đã lên
tiếng bình luận cũng như phản đối vì lời thoại trong đoạn quảng cáo.
Pháp luật có quy định cấm các hành vi quảng cáo trái với truyền thống
lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Nhưng
thực tiễn cho thấy, những clip quảng cáo vi phạm điều cấm này vẫn lên sóng đều
đều, bộ phận kiểm duyệt là các đài truyền hình hầu như không phát hiện ra cho
đến khi được khán giả lên tiếng “nhắc nhở” mới biết.
2.3. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế
kinh doanh hoặc cấmquảng cáo
Ngày 12/06/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 59/2006/NĐ-CP, hạn
chế kinh doanh và Kinh doanh có điều kiện. Theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP thì
đối với hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, nghiêm cấm các thương nhân và tổ
chức cá nhân khác kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa dịch
vụ cấm kinh doanh (Phụ lục I - Nghị định 59/2006); một số trường hợp cụ thể
thì cần được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Đối với hàng hóa dịch vụ hạn chế
kinh doanh (Phụ lục II - Nghị định 59/2006) thì thương nhân phải đáp ứng đầy
đủ các điều kiện tại Điều 6 Nghị định. Việc kinh doanh các hàng hóa dịch vụ
này của thương nhân rất dễ gây ra hậu quả tiêu cực như khó quản lý, nguy hiểm
cho người tiêu dùng, rối trật tự an toàn xã hội… Do đó, Nhà nước nghiêm cấm
kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh đốivới các hàng hóa này.
Bản chất của quảng cáo thương mại là một hoạt động xúc tiến thương mại
với mục đích là kích thích tiêu dùng. Việc sử dụng quảng cáo thương mại để
kích thích tiêu dùng cho các hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh là đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, xâm phạm trật tự thương mại mà
Nhà nước bảo vệ.
Bên cạnh các hàng hóa dịch vụ bị cấm hoặc hạn chế kinh doanh, pháp luật
thương mại cũng đưa ra quy định về quảng cáo đối với một số loại hàng hóa,
dịch vụ có tính chất đặc biệt.
26 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
Theo Nghị định số 37/2006/NĐ-CP về xúc tiến thương mại thì, quảng cáo
thương mại đối với hàng hóa là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em phải tuân
thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh
dưỡng dùng cho trẻ em (Khoản 1 Điều 22). Chính phủ đã ban hành Nghị định số
21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng
cho trẻ nhỏ, được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 10/2006/TTLT-BYT-BTM-
BVHTT-UBDSGĐTE, trong đó quy định một số yêu cầu bắt buộc đối với quảng
cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em, đặc biệt là sản phẩm thay thế sữa mẹ.
Cũng theo Nghị định 37/2006/NĐ-CP thì quảng cáo thương mại đối với
hàng hóa, dịch vụ liên quan đến dược phẩm, vắc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết
bị, dụng cụ y tế, phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức
năng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về y tế (Điều 24). Bộ y tế và
Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 1/2004/TTLT-
BVHTT-BYT hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực Y tế.
Nghị định 37/2006/NĐ-CP cũng quy định quảng cáo thương mại đối với
hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,
thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống cây trồng phải tuân thủ các quy định
của pháp luật có liên quan và không được chứa đựng các nội dung nhất định.
Đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật
về chất lượng hàng hóa, Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định thương nhân chỉ
được phép quảng cáo thương mại sau khi hàng hóa đó được cấp giấy chứng
nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền hoặc được công bố tiêu chuẩn chất lượng (Điều 26).
2.4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm,
hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng
trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo
Theo nhiều nghiên cứu y học, hút thuốc lá khiến suy giảm nhận thức
(báo Archives of General Psychiatry) và là nguyên nhân chính gây ra các loại
bệnh như ung thư phổi, ung thư cuống họng, bệnh nha chu... Trẻ em nếu không
27 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
may hít khói thuốc lá thường xuyên sẽ có nguy cơ sưng màng não do nhiễm vi
khuẩn meningococcus. Khói thuốc đã bị Cơ quan quốc tế Nghiên cứu về ung
thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) xếp vào các chất gây ung thư (tiếng Anh: carcinogen) bậc 1.
Trong nhóm bậc 1 này, người ta đã xếp những chất mà chỉ cần một khối lượng
nhỏ thôi, cũng có thể gây ra ung thư không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có
hại cho mình và cho người khác. Vì vậy đã có nhiều bác sĩ đã khẳng định: Hút
thuốc lá cạnh một người phụ nữ có thai đó là một tội ác.
Do đó, việc sản xuất kinh doanh những sản phẩm này là những lĩnh vực
đặc thù và Nhà nước không khuyến khích sản xuất, kinh doanh. Thuốc lá và
rượu là các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa bị hạn chế kinh doanh tại Phụ
lục II - Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Nhưng do tính chất đặc thù của hai loại hàng
hóa này mà Luật Thương mại đã tách hẳn thành một hoạt động riêng với mục
đíchnhấn mạnh sự cần thiết phải cấm quảng cáo.
Nghị quyết của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng chống tác hại
của thuốc lá, “cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, kể cả việc sử dụng
tên, nhãn hiệu và biểu tượng của các sản phẩm thuốc lá với các sản phẩm và
các dịch vụ không liên quan đến thuốc lá. Nghiêm cấm tổ chức các hoạt động
tiếp thị, kể cả việc sử dụng hệ thống tiếp viên để chào hàng, in nhãn, mác quảng
cáo trên phương tiện vận chuyển, cấm các tổ chức trong nước nhận tài trợ đế tổ
chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao có gắn với việc quảng cáo
thuốc lá”. Khoản 11 Điều 39 Nghị định số 119/2007/NĐ-CP về sản xuất và kinh
doanh thuốc lá cũng quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá dưới mọi
hình thức. Dự thảo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đã quy định cấm quảng
cáo, khuyến mại và tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức, cấm sử dụng tên, nhãn
hiệu, biểu tượng thuốc lá với các sản phẩm khác, dịch vụ khác, cấm sản xuất bao
thuốc nhỏ dưới 20 điếu.
Rượu là một loại đồ uống chứa chất cồn rượu. Sử dụng rượu là một thói
quen mang đậm nét văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia, trong đó có Việt
28 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
Nam. Tuy nhiên, rượu là chất gây nghiện, rất dễ gây ra hậu quả bất lợi đối với
sức khỏe con người và gây hậu quả nghiêm trọng đối vói cộng đồng, an toàn xã
hội. Chính vì vậy, các hoạt động quảng cáo rượu sẽ bị nghiêm cấm. Tuy nhiên
không phải tất cả các sản phẩm ruọu đều bị cấm quảng cáo Luật thương mại
2005 đã đưa ra tiêu chí định lượng để xác định đối với các sản phẩm rượu bị
cấm quảng cáo. Đó là tiêu chí “độ” rượu. Theo đó thì chỉ những sản phẩm rượu
Trên 30 độ mới bị nghiêm cấm quảng cáo. Khoản 9 Điều 29 Nghị định số
40/2008/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh rượu cũng có quy định cấm quảng
cáo rượu trái quy định pháp luật.
Xuất phát từ nhiệm vụ quản lý và tình hình thực tiễn mà Nhà nước chưa
thể cho phép lưu thông và cung ứng các hàng hóa dịch vụ nhất định ra thị trường
tại thời điểm nhất định. Do đó, đương nhiên các hoạt động xúc tiến thương mại
đối với các hàng hóa, dịch vụ đó cũng sẽ bị cấm thực hiện.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quy định này, đặc biệt là quy định về quảng
cáo thuốc lá, đang ngày càng gia tăng. Năm 2009 tỉ lệ điểm bán vi phạm đồng
thời quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá là 29,4%. Tỉ lệ này đến
năm 2011 tăng lên 35,8%; tỉ lệ điểm bán kinh doanh thuốc lá gói nhỏ hơn 20
điếu năm 2009 là 20%, đến năm 2011 đã tăng lên 33%; tỉ lệ điểm bán có tặng
phẩm cho người mua tăng từ 3,2% năm 2009 lên 5,6% năm 2011. Tỉ lệ vi phạm
trưng bày quá số lượng thuốc chiếm hơn 90% tại các điểm bán [13]. Thậm chí,
rất nhiều bộ phim truyền hình của Việt Nam luôn đan xem những cảnh nhân vật
hút thuốc, hoặc uống rượu trong khi hoàn toàn có thể thay thế bằng cảnh khác.
Điều này cũng “vô tình” quảng cáo cho thuốc lá và các loại rượu.
2.5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,
tổ chức, cá nhân
Bản chất của quảng cáo thương mại là sự truyền tin rộng rãi về hàng hóa
sản phẩm của thương nhân đến người tiêu dùng, qua đó xúc tiến việc bán hàng.
Để ngăn ngừa các tổ chức cá nhân lợi dụng quảng cáo để thực hiện các mục đích
nhằm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân khác và bảo vệ
29 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
lợi ích hợp pháp cho các chủ thể, Luật Thương mại 2005 đã nghiêm cấm thực
hiện các hoạt động quảng cáo thương mại nhằm mục đíchtrên.
2.6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loạicủa thương nhân khác
Hiện nay trên thị trường quảng cáo, xuất hiện ngày một nhiều các quảng
cáo với các nội dung "tốt nhất" như "sản phẩm số 1 trên thị trường", "bột giặt tốt
hơn bột giặt thường", "nước uống cao cấp nhất"… Đây thực chất là một dạng
của quảng cảo so sánh. Qua cách thức quảng cáo này, các thương nhân nâng cao
uy tín của mình bằng cách hàm ý hạ thấp các sản phẩm cùng loại.
Quy định cấm hoạt động quảng cáo so sánh trực sánh trực tiếp trong Luật
Thưong mại 2005 cũng được quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh 2004.
Quảng cáo so sánh là loại quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh phổ
biến và được quy định trong pháp luật cạnh tranh của nhiều quốc gia [19- tr.108].
Ở Việt Nam hiện nay chưa xây dựng khái niệm quảng cáo so sánh, tuy nhiên,
quảng cáo so sánh bao gồm quảng cáo so sánh trực tiếp và quảng cáo so sánh
gián tiếp. Quảng cáo so sánh trực tiếp là đốitượng bị cấm bởi pháp luật.
Quảng cáo so sánh trực tiếp gồm: i) quảng cáo so sánh có phương pháp so
sánh trực tiếp (người quảng cáo làm cho người tiêu dùng nhận ra một cách trực
tiếp các sản phẩm hay doanh nghiệp nào được so sánh bằng cách điểm mặt, chỉ
tên). Ví dụ, quảng cáo so sánh trực tiếp chất lượng của nước xả vải A và nước
xả vải B; ii) quảng cáo so sánh có nội dung so sánh trực tiếp (những thông tin
được đưa ra làm cho khách hàng có khả năng xác nhận được loại sản phẩm,
nhóm doanh nghiệp bị so sánh mà không phải gọi tên các doanh nghiệp cụ thể
nào, ở đây thể hiện thông dụng nhất ở hình thức quảng cáo so sánh nhất). Ví dụ,
so sánh công dụng của đệm lò xo C đối với các sản phẩm đệm mút khác…
Quảng cáo so sánh gián tiếp là quảng cáo làm cho người tiêu dùng nhận ra
thông qua suy luận, các sản phẩm/doanh nghiệp nào được đưa ra so sánh hoặc
sử dụng các từ ngữ mập mờ, đánh vào sự không rõ ràng của pháp luật. Ví dụ, so
sánh chất lượng của bộtgiặt A với chất lượng của bột giặt thường khác…
30 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
Tuy nhiên, không có một ranh giới rành mạch nào giữa so sánh trực tiếp
với so sánh gián tiếp nên sự phân loại ở trên chỉ có tính chất tương đối. Hơn nữa,
không xét về phương pháp hay nội dung thì dùng phương pháp so sánh trực tiếp
hay gián tiếp thì cuối cùng nội dung quảng cáo người tiêu dùng lĩnh hội được,
mục đích, tác động, ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh cũng đều như nhau.
Sản phẩm được quảng cáo và sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm cùng
loại của các thương nhân khác nhau mới bị cấm quảng cáo so sánh trực tiếp.
Ngược lại, sản phẩm quảng cáo đưa ra những thông tin nói về hai loại hàng hóa,
dịch vụ không cùng loại thì hành vi đó được kinh tế học coi là quảng cáo liên
kết chứ không phải so sánh [24; tr. 13]. Như vậy, việc xem xét thế nào là hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ cùng loại là điều kiện quan trọng để
xác định hành vi quảng cáo này có bị cấm hay không.
Không phải tất cả quảng cáo so sánh trực tiếp đều bị cấm. Theo quy định
của Nghị định 37/2006/NĐ-CP, thương nhân hoàn toàn có thể thực hiện hành vi
quảng cáo so sánh: “Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với
hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương
mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử
dụng hànggiả, hàng viphạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh” ( Điều 22)
Theo Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực cạnh trạnh thì hành vi so sánh trực tiếp hàng hóa dịch vụ của mình với
hàng hóa dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác sẽ bị xử phạt tiền từ 15 triệu
đồng đến 25 triệu đồng. Mức phạt cao nhất có thể lên tới từ 30 triệu đồng đến 50
triệu đồng đối với một số hàng hóa đặc thù hoặc quy mô của hoạt động quảng có
từ hai tỉnh thành phố trực thuộc TW trở lên ( Điều 35).
Nhưng có lẽ vì lợi ích to lớn mà quảng cáo so sánh trực tiếp đem lại, thực
tiễn thực hiện quy định này thời gian qua có rất nhiều vi phạm. Sau khi vụ việc
Công ty Kymdan bị xử lý vì so sánh sản phẩm của mình là đệm cao su tốt hơn
các sản phẩm đệm lò xo, đệm mút và vụ việc quảng cáo so sánh sản phẩm cà
phê Trung nguyên với sản phẩm của Nestle lắng xuống, thì năm 2009 lại nổi lên
31 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
vụ việc nhà khai thác di động Viettel Telecom có đơn "tố" MobiFone vi phạm
Luật Cạnh tranh. Trong công văn khẩn gửi Cục Quản lý Cạnh tranh và Thanh tra
Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 18/06/2009, Viettel Telecom cho hay thời
gian qua, tại một số tỉnh như Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, An
Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long… xuất hiện các áp-phích (poster), in
màu, quảng cáo giá cước dịch vụ mới của công ty Thông tin di động VMS
(MobiFone). Trên áp-phích có nội dung so sánh trực tiếp giá cước dịch vụ của
MobiFone so với giá cước dịch vụ của Viettel Telecom. Trong đó có đoạn: “So
sánh biểu giá cước mới áp dụng từ 2/6 của MobiFone và biểu giá cước áp dụng
ngày 1/6 của Viettel Telecom thì mức giá cước của MobiFone thấp hơn 10 đồng
một phút ở tất cả các gói cước tương tự như nhau. Riêng cước thuê bao tháng,
mức giá áp dụng cho MobiFone thấp hơn 1.000 đồng…”
Hay như trường hợp clip quảng cáo mì Tiến Vua “tố” các hãng mì khác
sử dụng phẩm màu hóa học độc hại cũng gây xôn xao dư luận.
2.7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng,
giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương
thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ
Nội dung này không chỉ được quy định trong Luật Thương mại 2005 mà
Luật Cạnh tranh 2004 cũng có quy định cấm hoạt động quảng cáo gian dối hoặc
gây nhầm lẫn tại khoản 3 Điều 45: “Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn
cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì,
ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoa, người sản xuất, nơi sản xuất,
người gia công, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phươngthức phụcvụ, thời hạn bảohành;
c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác”
Quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn cũng là việc quảng cáo sai sự thật
về hàng hóa dịch vụ. Việc đưa các thông tin không đúng, sai sự thật về hàng hóa,
dịch vụ dù dưới bất kỳ hình thức nào đều đã vi phạm nguyên tắc trung thực –
32 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại hay giao dịch dân sự nói chung.
Khách hàng mua hàng dựa trên những thông tin sai lệch là những người phải
chịu thiệt hại đầu tiên. Các đối thủ cạnh tranh cũng bị mất đi một lượng khách
hàng đáng kể. Các thông tin sai lệch đó còn làm cho thị trường trở nên hỗn loạn,
không minh bạch, tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Các nội dung quảng cáo có thể không đúng sự thật đã được điều luật liệt
kê: số lượng, chất lượng và giá cả, công dụng, kiểu dáng, xuất sứ hàng hóa,
chủng loại, bao bì, phưong thức phục vụ, thời hạn bảo hành cùa hàng hóa dịch
vụ được quảng cáo. Dù có hay không có yếu tố lỗi của nhà quảng cáo thì hành vi
quảng cáo không đúng sự thật cũng cần bị nghiêm cấm. Hành vi này được Luật
Cạnh tranh 2004 quy định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và mức xử
phạt cũng giống như hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa dịch vụ cùng
loại của thương nhân khác. Tùy theo mức độ mà hành vi quảng cáo gian dối này
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh tại bộ luật Hình sự 1999:
Tội quảng cáo gian dối (Điều 168).
Quảng cáo gian dối chiếm số lượng khá lớn trong số các hành vi vi phạm
hoạt động quảng cáo bị cấm. Trong loạt quảng cáo trên các kênh truyền hình địa
phương, truyền hình cáp, vòng “Titan – Phật Quan âm” do Công ty TNHH
SPECAL - TV SHOPPING nhập khẩu và phân phối độc quyền, được xem là
một trò lừa bịp ngoạn mục trong những quảng cáo sai sự thật ở Việt Nam vào
cuối năm 2009. Theo quảng cáo “Sản phẩm có chứa 99,99% titan và germanium,
đã được hãng SGS của Thụy Sĩ kiểm định và chứng nhận có tác dụng tăng khả
năng lưu thông máu, chống bức xạ”. Một bộ sản phẩm gồm 2 vòng đeo tay và 2
dây chuyền có giá 1.688.000 đồng, khuyến mãi có giá 999.000 đồng.
Song, theo kết quả điều tra của cơ quan chức năng, vòng vàng “Titan –
Phật Quan âm” đã được công ty trên mua từ Công ty đồ trang sức Thâm Quyến
(Trung Quốc) với giá 32 nhân dân tệ/20 bộ sản phẩm (tương đương với 4.000
đồng/ bộ sản phẩm. Giám định tại Viện Khoa học mỏ - luyện kim cho thấy, loại
vòng này có tới 71,31% là sắt, chỉ có 2,8% titan, còn lại là các tạp chất…
33 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
Bên cạnh đó, loại quảng cáo mập mờ có tính chất gian dối cũng xuất hiện.
Đơn cử là các hãng hàng không như Tiger Airways (Singapore), AirAsia (Thái
Lan) vừa vào thị trường Việt nam đã “gây sốc” bằng việc quảng cáo vé máy bay
25 USD chuyến Việt – Sing, Việt – Thái. Tuy nhiên, đến khi mua vé, khách
hàng mới "té ngừa" vì ngoài tiền vé 25 USD, hành khách còn phải chi thêm đủ
các khoản khác như: lệ phí sân bay, phí an ninh, phụ thu phí xăng dầu… Trên
thực tế, khách hàng chọn dịch vụ khuyến mại phải trả gấp 5, 6 lần quảng cáo
nhưng vẫn không được hưởng các dịch vụ như ăn uống đọc báo, mang hành
lý… như dịch vụ thông thường. Hơn nữa, cho dù chấp nhận mua vé, chấp nhận
dịch vụ khuyến mãi thì khách hàng chưa chắc có vé để mua, bởi vì các hãng
hàng không giá rẻ chỉ dành 30% số ghế cho khách hàng nào nhanh chân nhất.
Hay như việc sản phẩm Knorr quảng cáo được chiết xuất từ thịt thăn,
xương ống và tủy sẽ giúp món ăn tròn vị. PGS, TS Phan Thị Sửu - Giám đốc
Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực
phẩm Việt Nam khẳng định: quảng cáo chiết xuất từ nước hầm thịt thăn, xương
ống, tủy là không đúng, lập lờ để lấy lòng tin của người tiêu dùng. Mặt khác, các
sản phẩm hạt nêm cũng sử dụng chất điều vị, E621 là bột ngọt, còn 2 chất điều
vị E627 và E631 không chỉ là bột ngọt mà còn là chất siêu ngọt. Chính vì thế,
chất điều vị trong Knorr, Maggi ngọt gấp 10 lần mì chính.
Năm 2011, sản phẩm Mỳ Tiến Vua được xác định là quảng cáo sai sự thật.
Ngay sau khi có đoạn quảng cáo với thông điệp “Mỳ Tiến Vua - Mỳ vì sức
khỏe”, “Mỳ Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không
chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)”
được phát trên truyền hình, khán giả ngay lập tức có cảm giác lo sợ về việc ăn
phải loại mỳ có chứa chất Transfat và mỳ Tiến Vua của công ty CP Hàng tiêu
dùng Masan mới là loại tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích mẫu
số 10071105/107315 của Cty Cổ phần Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng
(TP. HCM) thì trong một gói mỳ Tiến Vua, tỷ lệ chất Transfat là 0,097%, chứ
không phải là zero như đã quảng cáo. Không chỉ liên quan đến chất Transfat,
34 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
gần đây mỳ Tiến Vua của Masan lại tung lên truyền hình đoạn clip quảng cáo
mỳ Tiến Vua bò cải chua với sợi mì không phẩm màu độc hại E 102 (còn có tên
gọi màu tổng hợp Tartranzine 102). Trong khi đó, khảo sát trên thị trường, một
số sản phẩm của Masan, trong đó có mỳ Tiến Vua (loại cũ) và mỳ Omachi đều
chứa E 102, và ghi rõ ràng thành phần: Màu tổng hợp Tartranzine 102 (E 102).
Ngoài ra, hàng loạt quảng cáo “công bố sai sự thật về chất lượng hàng
hóa” của vô số sản phẩm trên nhiều kênh TVshopping đã bị phát hiện, nhưng
cho đến giờ người tiêu dùng vẫn phải chịu thiệt thòi.
2.8. Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản
phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng hình ảnh của tổ
chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý
Cụ thể hóa quy định này, nghị định 37/2006/NĐ-CP cũng đã có quy định:
“ 1. Việc sử dụng sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng những
đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải được sự đồng ý của chủ sở hữu
đối tượng được bảohộ quyền sở hữu trí tuệ đó.
2. Thương nhân có quyền đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản
phẩm quảngcáothương mại theo quyđịnh của pháp luật” ( Điều 21)
Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức,
cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Quảng cáo thương mại không chỉ đơn thuần là việc đưa các thông tin về sản
phẩm của thương nhân đến với khách hàng. Sản phẩm quảng cáo ra đời dựa trên
sự chọn lọc và sáng tạo, là kết quả của quá trình hoạt động trí tuệ của nhà quảng
cáo. Do đó, việc nhà quảng cáo sử dụng sản phẩm quảng cáo xâm phạm đến
quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ của họ là hành vi
vi phạm pháp luật.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình là quyền nhân thân của cá
nhân đó, được pháp luật bảo vệ. Bộ luật Dân sự 2005 quy định việc sử dụng
hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Bộ luật còn nghiêm cấm việc
35 Khóa luận tốt nghiệp
ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063
sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người có hình ảnh (Điều 31). Do đó, việc quảng cáo sử dụng hình ảnh của cá
nhân, tổ chức khi chưa được sự đồng ý của họ cũng sẽ bị cấm.
2.9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp
luật
Luật Cạnh tranh 2004 đã đưa ra quy định về khái niệm hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, theo đó thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi
cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực
thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến
lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc
người tiêu dùng (Khoản 4 điều 3). Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh gồm:
“1. So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ
cùng loại của doanh nghiệp khác;
2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách
hàng;
3. Đưa thông thin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một
trong các nội dung sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì,
ngày sản xuất, thời gian sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, noi sản
xuất, người gia cồng, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phươngthức phụcvụ, thời hạn bảohành;
c) Các thông tin gian dổi hoặc gây nhầm lẫn khác.
4. Cáchoạt động quảng cảokhác mà pháp luậtcó quyđịnh cấm.”
Hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa dịch vụ cùng loại của
thương nhân khác và hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm
lẫn cho khách hàng là hai hành vi quảng cáo thương mại bị Luật thương mại
cấm và đã được phân tíchở mục 2.6 và 2.7.
Quảng cáo bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho
khách hàng là quảng cáo được thực hiện với nội dung, cách thức giống hệt hoặc
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005

Contenu connexe

Tendances

Đề tài: Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm Theo luật thương mại 2005
Đề tài: Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm Theo luật thương mại 2005Đề tài: Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm Theo luật thương mại 2005
Đề tài: Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm Theo luật thương mại 2005Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịchĐề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịchDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Tendances (20)

Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAYĐề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in, 9 ĐIỂMLuận văn: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm Theo luật thương mại 2005
Đề tài: Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm Theo luật thương mại 2005Đề tài: Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm Theo luật thương mại 2005
Đề tài: Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm Theo luật thương mại 2005
 
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trịLuận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
 
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
Đề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hayĐề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hay
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
 
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịchĐề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAYLuận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOTLuận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
 
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ, HAYBÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ, HAY
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 
Đề tài: Quy phạm pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt Nam
Đề tài: Quy phạm pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt NamĐề tài: Quy phạm pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt Nam
Đề tài: Quy phạm pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt Nam
 
Luận văn: Chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp, HAYLuận văn: Chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Biện pháp mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, HOT
Luận văn: Biện pháp mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, HOTLuận văn: Biện pháp mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, HOT
Luận văn: Biện pháp mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, HOT
 
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAYLuận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
 

Similaire à Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005

Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quảng cáo thương mại bằng bảng quảng cáo cố định theo luật, HOT - Gửi miễn ph...
Quảng cáo thương mại bằng bảng quảng cáo cố định theo luật, HOT - Gửi miễn ph...Quảng cáo thương mại bằng bảng quảng cáo cố định theo luật, HOT - Gửi miễn ph...
Quảng cáo thương mại bằng bảng quảng cáo cố định theo luật, HOT - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...jackjohn45
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
bctntlvn (11).pdf
bctntlvn (11).pdfbctntlvn (11).pdf
bctntlvn (11).pdfLuanvan84
 

Similaire à Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005 (20)

Tìm Hiểu Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005.
Tìm Hiểu Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005.Tìm Hiểu Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005.
Tìm Hiểu Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005.
 
Luận Văn Hành Vi Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
Luận Văn Hành Vi Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành MạnhLuận Văn Hành Vi Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
Luận Văn Hành Vi Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về quảng cáo, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về quảng cáo, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về quảng cáo, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về quảng cáo, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Luận văn: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in, HOT
Luận văn: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in, HOTLuận văn: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in, HOT
Luận văn: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in, HOT
 
Quảng cáo thương mại bằng bảng quảng cáo cố định theo luật, HOT - Gửi miễn ph...
Quảng cáo thương mại bằng bảng quảng cáo cố định theo luật, HOT - Gửi miễn ph...Quảng cáo thương mại bằng bảng quảng cáo cố định theo luật, HOT - Gửi miễn ph...
Quảng cáo thương mại bằng bảng quảng cáo cố định theo luật, HOT - Gửi miễn ph...
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
 
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
 
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
 
Luận văn: Pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, HAYLuận văn: Pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, HAY
 
Pháp luật Quảng cáo với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 9đ
Pháp luật Quảng cáo với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 9đPháp luật Quảng cáo với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 9đ
Pháp luật Quảng cáo với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 9đ
 
Luận văn: Quản lý quảng cáo ngoài trời tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý quảng cáo ngoài trời tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Quản lý quảng cáo ngoài trời tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý quảng cáo ngoài trời tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...
 
Đề tài: Quản lý Quảng cáo ngoài trời tại Phú Thọ, HOT!
Đề tài: Quản lý Quảng cáo ngoài trời tại Phú Thọ, HOT!Đề tài: Quản lý Quảng cáo ngoài trời tại Phú Thọ, HOT!
Đề tài: Quản lý Quảng cáo ngoài trời tại Phú Thọ, HOT!
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Marketing Mix Của Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Marketing Mix Của Công TyBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Marketing Mix Của Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Marketing Mix Của Công Ty
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
bctntlvn (11).pdf
bctntlvn (11).pdfbctntlvn (11).pdf
bctntlvn (11).pdf
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Dernier

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 

Dernier (20)

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 

Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005

  • 1. CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 Nhận Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ  Điểm cao – chất lượng  Uy tín – đúng hẹn  Zalo : 0932.091.562 LUẬN VĂN LUẬT THƯƠNG MẠI Chuyên ngành: Luật Thương mại
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1 CHƯƠNG I...............................................................................................................................3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM.............................................................................3 1.1. Khái quát chung về hoạt động quảng cáo thương mại.................................................3 1.1.1. Khái niệm hoạt động quảng cáo thương mại.............................................................3 1.1.2. Đặc điểm hoạt động quảng cáo thương mại..............................................................7 1.1.3. Phân loại hoạt động quảng cáo thương mại........................................................... 10 1.2. Khái niệm hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm................................................. 11 1.3. Sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm... 13 1.3.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm................................................................................................................. 13 1.3.2. Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm .......................................................................................................................................... 18 CHƯƠNG II........................................................................................................................... 20 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM ............................................................ 20 2.1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự xã hội ............................................................................................. 20 2.2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định pháp luật ................................................................................................................................. 23 2.3. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo .............................................................................................................. 25 2.4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo......................................................................................................... 25 2.5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân .................................................................................................................................... 28
  • 3. 2.6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác...................................... 29 2.7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ........................................................................................... 31 2.8. Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý................................................. 34 2.9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật......... 35 CHƯƠNG III......................................................................................................................... 37 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM............................... 37 3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật thương mại về hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm.............................................................................................. 37 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm...................................................................................................................................... 40 3.2.1. Thống nhất sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động quảng cáo và quảng cáo thương mại ............................................................................................................................. 40 3.2.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật đối với một số hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm .............................................................................................................................. 42 3.2.3. Hoàn thiện các quy định về xử phạt trong lĩnh vực quảng cáo thương mại nói chung và quảng cáo thương mại bị cấm nói riêng............................................................ 47 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm.......................................................................................................... 47 3.3.1. Nâng cao ý thức pháp luật........................................................................................ 47 3.3.2. Tăng cường sự quản lý của Nhà nước..................................................................... 49 3.3.3. Tăng cường phát huy vai trò của Hiệp hội quảng cáo .......................................... 51 KẾT LUẬN............................................................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 53
  • 4. 1 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội, qua các thời kỳ, quảng cáo ngày càng đa dạng về các hình thức và hiện đại hơn về cách thức lẫn phương tiện truyền tải. Trước đây, quảng cáo chỉ mang tính tự phát, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đơn lẻ, ngày nay, quảng cáo đã dần phát triển thành một hoạt động kinh tế xã hội, một ngành nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận, phục vụ nhu cầu của đông đảo các cá nhân, tổ chức. Trước đây, phương thức quảng cáo phổ biến nhất là truyền miệng thì ngày nay, phương thức quảng cáo đã đa dạng và tân tiến hơn như tờ rơi, báo in, phương thức phát thanh, truyền hình thậm chí đang tiến đến các phương thức hiện đại như truyền thông vệ tinh, thông tin trực tuyến... 2. Mục đích nghiên cứu Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc. Hai là, khảo sát việc chuyển hóa và thực thi các Công ước cơ bản của ILO ở Việt Nam, qua đó, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc. Ba là, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc đối với kinh tế, xã hội Việt Nam. 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận nhằm nghiên cứu việc chuyển hóa và thực thi các Công ước cơ bản của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, khóa luận chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, lý luận chung về Nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học pháp lý như: phương pháp logic; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp đối chiếu, so sánh; phương pháp khảo cứu thực
  • 5. 2 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 tiễn… Các phương pháp này được sử dụng đan xen để có thể xem xét một cách toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn. 5. Bố cục khóa luận Khóa luận gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Nội dung của khóa luận được chia thành ba chương: Chương I: Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc theo các công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO) Chương II: Thực tiễn thực hiện các Công ước của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc ở Việt Nam Chương III: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc ở Việt Nam
  • 6. 3 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM 1.1. Khái quát chung về hoạtđộng quảng cáo thương mại 1.1.1. Khái niệm hoạt động quảng cáothương mại Ở Việt Nam, vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX, cùng với đường lối của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, quảng cáo thương mại bắt đầu có mặt trên các trang báo, tạp chí, trong các chương trình phát thanh, truyền hình, nguồn kinh phí từ quảng cáo dần dần tăng lên, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các cơ quan truyền thông đại chúng ở nước ta [27 tr.158]. Xuất phát từ tính chất kinh tế xã hội của quảng cáo, quảng cáo được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, với nhiều định nghĩa khác nhau. Quảng cáo theo nghĩa Hán Việt tức là báo cho biết (cáo) một cách rộng rãi (quảng) đến nhiều người [36]. Trong tiếng La tinh, “quảng cáo” được dịch là “adventure”, có nghĩa là sự thu hút lòng người, gây sự chú ý và gợi dẫn. Thuật ngữ này được sử dụng trong tiếng Anh là “advertise”, có nghĩa là gây sự chú ý cho người khác, thông báo cho người khác về sự kiện nào đó [16; tr.l51]. Theo Hiệp hội Quảng cáo Hoa Kỳ (AMA) thì “Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa dịch vụ của chủ quảng cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người khác” [27]. Theo tài liệu Kinh doanh quảng cáo ở Anh: “Quảng cáo là thông điệp được chi trả phí bởi người gửi chúng đi, có mục đích và thông tin gây ảnh hưởng trên ngườinhận chúng”. Còn tại Việt Nam, khái niệm quảng cáo được quy định tại Pháp lệnh Quảng cáo 2001. Theo đó thì “Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về
  • 7. 4 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời” (Điều 4). Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về quảng cáo, tuy nhiên, các khái niệm này ít nhiều đều đã thể hiện các đặc điểm cơ bản của quảng cáo. Đó là: Quảng cáo không dành cho một cá nhân đơn lẻ mà quảng cáo dành cho số đông, quảng cáo mang tính đại chúng. Hoạt động quảng cáo có tính định hướng sự lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng, do đó, mục đích của quảng cáo là đưa các thông tin đến với càng nhiều người càng tốt cho sự kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ. Tất cả mọi người đều tiếp xúc với thông tin mà nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đưa ra chính là điều mà nhà quảng cáo mong muốn. Quảng cáo là sự truyền tin một chiều, mang tính đơn phương xuất phát từ người cung cấp thông tin đến những đối tượng, chủ yếu là người tiêu dùng. Quảng cáo phải thực hiện thông qua các phương tiện trung gian. Để truyền tải các thông tin đến đối tượng, nhà quảng cáo phải sử dụng các phương tiện truyền tải như báo chí, băng rôn, tờ rơi, phát thanh, truyền hình… nhằm đảm bảo thông tin được truyền tải đúng dụng ý của nhà quảng cáo và thông tin lan rộng nhất có thể. Đa số pháp luật các nước trên thế giới đều không đưa ra khái niệm quảng cáo thương mại mà chỉ đề cập đến khái niệm quảng cáo. Sở dĩ như vậy là vì mặc dù quảng cáo bao gồm cả quảng cáo không mang tính thương mại, nhưng đặc trưng của quảng cáo ngày nay là gắn liền với lợi nhuận, với thương nhân, mang tính thương mại và trở thành một trong những hoạt động thương mại điển hình. Theo Chỉ thị số 84/450/EEC ngày 10/9/1984 của Hội đồng và Nghị viện Châu Âu liên quan đến quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo so sánh, quảng cáo được hiểu là “đưa ra sự tuyên bố dưới bất kỳ hình thức nào liên quan đến hoạt động thương mại, kinh doanh, nghề thủ công, nghề chuyên nghiệp nhằm xúc tiến việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ; bao gồm cả bất động sản, quyền và nghĩa vụ” (Điều 1). Chỉ thị số 97/360 CE của Hội đồng và Nghị viện Châu Âu cũng nêu rõ: “Quảng cáo không bao gồm các thông tin do cơ quan phát thanh
  • 8. 5 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 phát có liên quan tới chương trình của cơ quan và các sản phẩm phụ trực tiếp của các chương trình này; các thông tin về dịch vụ công cộng và các lời kêu gọi cho việc làm từ thiện miễn phí” (Điều 18). Luật quảng cáo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 27-10-1994 (có hiệu lực từ ngày 01-2-1995) quy định tại Điều 2: “Quảng cáo” được hiểu là một quảng cáo mang tính thương mại mà người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giới thiệu cho hàng hóa dịch vụ của mình, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, thông qua các hình thức thông tin công cộng”; “người quảng cáo được hiểu là một tư cách pháp nhân, dù là tổ chức kinh tế hay pháp nhân mà mục đích của họ là bán các mặt hàng, dịch vụ thiết kế, sản xuất hay xuất bản thuộc lĩnh vực quảng cáo”. Ở Hoa Kỳ, hoạt động quảng cáo được điều chỉnh bởi rất nhiều quy định pháp luật của các bang và liên bang. Luật Lanham 15 U.S.C, một văn bản quan trọng trong số đó, có nội dung quy định quảng cáo: “bao gồm phát ngôn thương mại mà một người cạnh tranh sử dụng thể hiện mục đích gây ảnh hưởng tới người tiêu dung để mua hàng hóa hay dịch vụ của mình”. Cơ quan liên bang có thẩm quyền điều tiết hoạt động quảng cáo là Hội đồng thương mại liên bang. Luật về quảng cáo và khuyến mại của Anh, Luật quảng cáo của Xingapo, Luật quảng cáo của Philippin… đều có nội dung quy định các vấn đề liên quan đến quảng cáo thương mại. Như vậy, luật pháp nhiều nước trên thế giới coi quảng cáo không phải là một hoạt động thông tin đơn thuần mà là một hoạt động thông tin mang tính thương mại. Bản thân khái niệm “quảng cáo” khi được sử dụng trong pháp luật của các nước đã có ý nghĩa là “quảng cáo thương mại”, vì nó được thực hiện bởi thương nhân và có nội dung quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ của thương nhân. Các điều ước quốc tế song phương và đa phương cũng ghi nhận quảng cáo là một hoạt động thương mại và đưa vào nội dung đàm phán. Như vậy có thể thấy luật pháp của hầu hết các nước đều coi quảng cáo là hoạt động thương mại, “quảng cáo” được đồng nghĩa với “quảng cáo thương mại” và không hình thành khái niệm “quảng cáo phi thương mại” [43 tr.35].
  • 9. 6 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 Pháp luật hiện hành của Việt Nam có sự không đồng nhất trong khái niệm quảng cáo và quảng cáo thương mại như đa số pháp luật các nước trên thế giới. Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp đưa ra hai khái niệm “quảng cáo” và “quảng cáo thương mại”. Theo đó thì “quảng cáo” đước hiểu là “hoạt động giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời nhằm tạo ra sự hấp dẫn và kích thích người tiêu dùng thu hút người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm của mình”. Còn “quảng cáo thương mại” được hiểu là “hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ” [22; tr.635] Tuy nhiên, theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam thì quảng cáo được hiểu là: “tuyên truyền, giới thiệu bằng nhiều hình thức về hàng hóa, dịch vụ hay về hãng kinh doanh những hàng hóa đó nhằm hấp dẫn và thuyết phục người mua để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa” [14] và theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ thì quảng cáo là: “trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng” [15]. Như vậy, quảng cáo theo nghĩa thông dụng nhất, thường được hiểu là quảng cáo thương mại. Luật Thương mại năm 2005 thì “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa của mình” (Điều 102). Tuy nhiên, theo Pháp lệnh quảng cáo năm 2001 định nghĩa “Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời. Dịch vụ có mục đích sinh lời là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ. Dịch vụ không có mục đích sinh lời là dịch vụ không nhằm tạo ra lợi nhuận chotổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ” (Điều 4). Như vậy, có thể hiểu đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức,
  • 10. 7 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải thương nhân. Nói cách khác, theo quy định của pháp luật Việt Nam, quảng cáo gồm hai loại: quảng cáo không có mục đích sinh lời - “quảng cáo phi thương mại” và quảng cáo có mục đích sinh lời - “quảng cáo thương mại”. Nói cách khác, quảng cáo thương mại hay còn gọi là quảng cáo có mục đích sinh lời, chỉ là một bộ phận trong quảng cáo nói chung. 1.1.2. Đặcđiểm hoạtđộng quảng cáo thương mại Quảng cáo thương mại ngoài những đặc điểm chung vốn có của hoạt động quảng cáo thì còn có các đặc điểm riêng sau đây: Thứ nhất, quảng cáothương mại trước hết là một hoạt động thương mại. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị cũng như truyền thống lịch sử, văn hóa ở mỗi nước là khác nhau, pháp luật quy định về hành vi thương mại cũng có những nét khác biệt. Ở Đức, việc quy định một hành vi có được coi là hành vi thương mại hay không phụ thuộc vào chủ thể thực hiện hành vi đó có phải là thương nhân hay không. Như vậy, để xác định một hành vi là hành thương mại, pháp luật Đức căn cứ vào yếu tố chủ thể. Khác với nước Đức, pháp luật của Pháp không đưa ra một định nghĩa chung thống nhất về hành vi thương mại mà liệt kê ra các hành vi thương mại cụ thể làm cơ sở phân biệt. Luật thương mại Việt Nam 2005 tuy không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là hành vi thương mại nhưng đã nêu khái niệm cụ thể về hoạt động thương mại. Khoản 1, điều 3 luật Thương Mại Việt Nam 2005 quy định: hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hành vi thương mại hiểu theo nghĩa rộng hơn luôn gắn liền với hoạt động thương mại. Như vậy, có thể hiểu hành vi thương mại là hành vi của thương nhân được thực hiện trong hoạt động thương mại nhằm mưu cầu lợi nhuận. Theo pháp luật Việt Nam, quảng cáo thương mại là một hoạt động thương mại, điều này được thể hiện ngay trong khái niệm quảng cáo thương mại mà
  • 11. 8 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 Luật Thương mại 2005 đã quy định. Quảng cáo cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại khác đều là hoạt động thương mại mang tính bổ trợ, không tạo ra lợi nhuận trực tiếp (trừ thương nhân kinh doanh ngành nghề quảng cáo) mà có tác dụng khuyến khích tiêu dùng đốivới hàng hóa, dịch vụ của thương nhân. Thứ hai, quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại do thương nhân tiến hành Theo pháp luật Hoa Kỳ, thương nhân là người có kiến thức, kỹ năng thương mại và hành nghề chuyên nghiệp. Còn theo Điều 1 Bộ luật thương mại Pháp năm 1807 thì: “thương nhân là người thực hiện hành vi thương mại và lấy đó làm nghềnghiệp thường xuyên của mình”. Khái niệm thương nhân theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 có nhiều nét khác biệt so với khái niệm thương nhân trong pháp luật Hoa Kỳ và Pháp: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp cá nhân hoạt động một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” (Điều 6). Có thể thấy, qua khái niệm thương nhân, pháp luật Việt Nam đã đưa ra bốn tiêu chí khá rõ ràng để xác định tư cách thương nhân: i) Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại; ii) Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập; iii) Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách thường xuyên; và iv) Thương nhân phải đăng ký kinh doanh. Pháp luật các nước trên thế giới đều lấy dấu hiện “thực hiện hành vi thương mại” làm tiêu chí để xác định khái niệm thương nhân (ví dụ Khoản 6 Điều 5 Luật thương mại Việt Nam 1997; Điều 121-1 Luật thương mại Cộng hòa Pháp), tuy nhiên, tùy thuộc quan niệm theo nghĩa rộng hay hẹp mà việc xác định số lượng chủ thể được coi là thương nhân ở mỗi nước có khác nhau. Thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập, được hiểu là thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích bản thân mình. Tính thường xuyên của hoạt động thương mại cũng là một dấu hiệu pháp lý không thể thiếu để xác định tư cách thương nhân. Bên cạnh đó thì
  • 12. 9 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 tiêu chí có đăng ký kinh doanh là tiêu chí quan trọng trong việc xác định tư cách thương nhân. Đây là sự xác nhận pháp lý của Nhà nước đối với chủ thể có tư cách thương nhân. Tiêu chí này được pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết pháp luật các nước quy định là tiêu chí bắt buộc, xem đó là cơ sở pháp lý thừa nhận sự bảo hộ cho các quyền lợi của thương nhân. Thương nhân có thể tự tiến hành hoạt động quảng cáo cho sản phẩm của mình hoặc thuê thương nhân khác thực hiện quảng cáo và trả chi phí dịch vụ. Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng. Đây là đặc điểm cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động thông tin, cổ động nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách. Với bản chất là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, quảng cáo thương mại khác biệt với quảng cáo nói chung, mặc dù chúng đều có chung đặc điểm là một quá trình thông tin. Thứ ba, quảng cáo thương mại là hoạt động nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại thông qua sản phẩm quảng cáo và phương tiện quảng cáo. Sản phẩm quảng cáo thương mại bao gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc… chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại. Sản phẩm quảng cáo thương mại chứa đựng cả nội dung và hình thức quảng cáo thương mại [17; tr.123]. Phương tiện quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại, bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như: báo chí, xuất bản phẩm, các loại băng rôn, áp phích, pa-nô… đặt nơi công cộng, truyền hình, các chương trinh văn hóa thể thao sự kiện… [17; tr.124] Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới tiệu về hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Thông qua sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo,
  • 13. 10 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 thương nhân có thể thu hút khách hàng qua việc nhấn mạnh lợi ích, đặc điểm của sản phẩm (quảng cáo cạnh tranh) hoặc so sánh tính ưu việt của sản phẩm so với sản phẩm khác cùng loại (quảng cáo so sánh). 1.1.3. Phân loại hoạt động quảngcáo thương mại Quảng cáo thương mại được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào phương tiện quảng cáo Phương tiện quảng cáo là các công cụ được sử dụng để truyền tải nội dung của quảng cáo đến với khách hàng. Dựa vào tiêu chí này, chúng ta có các loại quảng cáo thương mại sau: Quảng cáo truyền thông: là các hoạt động quảng cáo sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng để truyền tải nội dung quảng cáo đến khách hàng. Bao gồm: quảng cáo trên báo in, quảng cáo truyền thanh, quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên các trang tin điện tử. Quảng cáo trên xuất bản phẩm: đây là hình thức quảng cáo sử dụng phương tiện quảng cáo là các xuất bản phẩm như băng đĩa, tờ rơi, bưu thiếp, các sản phẩm in, catalogue… Quảng cáo tại chỗ: sử dụng các phương tiện quảng cáo thu hút sự chú ý của khách hàng trong một phạm vi không gian nhất định xung quanh nơi đặt phương tiện. Loại hình quảng cáo này bao gồm: quảng cáo ngoài trời thể hiện trên biển, bảng, panô khổ lớn…; quảng cáo di động thể hiện trên các phương tiện giao thông như xe bus, tàu hỏa…; quảng cáo trên các phương tiện bay, phương tiện phát quang. Quảng cáo thông qua sự kiện: thường diễn ra dưới hình thức thương nhân tài trợ hoặc tự đứng ra tổ chức các sự kiện văn hóa thể thao, du lịch nhằm mục đíchquảng bá tên tuổi thương hiệu. Căn cứ vào cách thức truyền tải quảng cáothương mại Quảng cáo là hoạt động truyền tải thông tin từ phía nhà quảng cáo đến khách hàng. Dựa vào cách thức truyền tải những thông tin đó, chúng ta có thể chia quảng cáo thương mại thành:
  • 14. 11 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 Quảng cáo bằng lời nói là hình thức quảng cáo sử dụng lời nói, âm thanh để chứa đựng các nội dung quảng cáo. Quảng cáo bằng hình ảnh là hình thức quảng cáo sử dụng các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng… để đem đến cho khách hàng những thông tin về hàng hóa, dịch vụ. Quảng cáo hỗn hợp là hình thức quảng cáo kết hợp của cả hai hính thức quảng cáo trên. Nhà quảng cáo sẽ sử dụng cả hình ảnh, màu sắc, chữ viết, biểu tượng cũng như lời nói, âm thanh để chứa đựng nội dung quảng cáo. Căn cứ vào tính hợp pháp của quảngcáothương mại Quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại, được thương nhân tiến hành trong khuôn khổ mà pháp luật đã định sẵn. Dựa vào tiêu chí tính hợp pháp của hoạt động quảng cáo thương mại, có thể chia quảng cáo thương mại thành quảng cáo thương mại hợp pháp và quảng cáo thương mại bị cấm. Quảng cáo thương mại hợp pháp là hoạt động quảng cáo thương mại được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật về chủ thể tiến hành, điều kiện, thủ tục, cách thức, nội dung và được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà quảng cáo. Quảng cáo thương mại bị cấm là hoạt động quảng cáo thương mại không tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và bị pháp luật về quảng cáo nghiêm cấm thực hiện. 1.2. Khái niệm hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm Quảng cáo là quyền tự do của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng mọi hình thức, biện pháp để quảng bá sản phẩm của mình. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, nó mang lại cơ hội cho thương nhân này nhưng cũng là thách thức cho thương nhân khác. Do đó, để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thì sự cạnh canh giữa các thương nhân là điều không thể tránh khỏi. Giữa hoạt động quảng cáo thương mại và hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ là ranh giới mỏng manh rất khó nhận biết. Vì thế, để đảm bảo trật tự trong hoạt động quảng cáo thương mại, đảm bảo lợi ích của Nhà
  • 15. 12 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng pháp luật quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo thương mại. Trái với hoạt động quảng cáo lành mạnh, hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm gây ảnh hưởng tiêu cực cho Nhà nước, xã hội, cho thương nhân khác và cho người tiêu dùng. Có thể đưa ra một định nghĩa về hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm như sau: Quảng cáo thương mại bị cấm là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân không được pháp luật cho phép thực hiện do xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội, của các cá nhân, tổ chức khác, thông qua các hình thức thông tin công cộng để trực tiếp hoặc gián tiếp giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa của mình. Từ khái niệm trên, có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của quảng cáo thương mại bị cấm ngoài những đặc điểm của quảng cáo thương mại: Thứ nhất, quảng cáothương mại bị cấm là hoạt động trái pháp luật. Mặc dù cũng có mục đích xúc tiến thương mại và xét ở một góc độ nhất định, quảng cáo thương mại bị cấm đem lại lợi ích cho thương nhân tiến hành hoạt động quảng cáo, tuy nhiên, quảng cáo thương mại bị cấm là hoạt động trái pháp luật. Việc cấm đoán của pháp luật đối với hoạt động này không phải vì trình tự, thủ tục, hình thức của quảng cáo hay sản phẩm được quảng cáo vi phạm các quy định của pháp luật mà là vì nội dung của quảng cáo thuộc các trường hợp không được phép đưa thông tin. Thứ hai, quảng cáo thương mại bị cấm xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể khác. Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy quá trình sản phẩm từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng, đồng thời, kích thích cạnh tranh giữa các thương nhân, qua đó, nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, quảng cáo thương mại bị cấm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các chủ thể, ví dụ như: xâm phạm bí mật quốc gia; đưa thông tin sai sự thật khiến người tiêu dùng phải chịu hậu quả; chứa nội dung phản cảm, trái với đạo đức, truyền thống của dân tộc; hạ thấp sản phẩm cùng loại của thương nhân khác
  • 16. 13 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 để nhằm tiêu thụ sản phẩm của mình, nâng cao vị thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Như vậy, quảng cáo thương mại bị cấm gây ra tác động tiêu cực đối với các chủ thể khác và nếu pháp luật không nghiêm cấm thì không thể tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, không thể bảo đảm quyền và lợi ích của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội. Thứ ba, quảngcáo thương mạibị cấm có mụcđích tiêu cực. Thương nhân tiến hành hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm là vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng vi phạm lợi ích của chủ thể khác. Ví dụ, vì mục đích chính trị, thương nhân tiết lộ bí mật quốc gia; vì mục đích cạnh tranh, thương nhân tiến hành quảng cáo so sánh, quảng cáo sai sự thật về thương nhân khác; vì mục đích tiêu thụ sản phẩm, thương nhân quảng cáo phóng đại để lôi kéo khách hàng… tất cả những mục đích của thương nhân khi tiến hành hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm hoàn toàn không dung hòa lợi ích với các thương nhân khác, với người tiêu dùng và với toàn xã hội. 1.3. Sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm 1.3.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm Như đã phân tích, quảng cáo thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng Đối với thương nhân, trong thời buổi cạnh tranh kinh tế “khốc liệt” và thông tin bùng nổ như hiện nay thì việc xuất hiện đa dạng của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ về mẫu mã, chủng loại, chất lượng là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc thông tin về hàng hóa dịch vụ của thương nhân tiếp xúc và gây được ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng sẽ quyết định rất lớn đến doanh thu cho thương nhân từ hàng hóa dịch vụ đó. Với mục đích trực tiếp là truyền tải, giới thiệu thông tin về hoạt động kinh doanh, hàng hóa dịch vụ, hoạt động quảng cáo thương mại đã và đang là công cụ kinh doanh hữu hiệu được các thương nhân sử dụng để xúc tiến thương mại. Do quảng cáo có tác động rất lớn đến hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ nên thương nhân sử dụng quảng
  • 17. 14 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 cáo để khuyếch trương hàng hóa, dịch vụ của mình, tăng cường cơ hội thương mại và cơ hội lợi nhuận. Xu thế chung trong chiến lược kinh doanh của các thương nhân hiện nay là ưu tiên sử dụng các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó quảng cáo thương mại là hoạt động luôn được coi trọng. Và thực tế, hiếm có một chiến lược phát triền kinh doanh của bất cứ một thương nhân nào lại thiếu đi hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó có quảng cáo thương mại. Nếu thương nhân không làm tốt công việc giới thiệu thông tin và gây được ấn tượng tốt cho khách hàng về sản phẩm của mình thì họ sẽ không khai thác được thị trường, thậm chí rất dễ bị thương nhân khác chiếm lĩnh thị trường đó. Với hoạt động quảng cáo, thương nhân đã giải quyết được bài toán về mục tiêu tiếp cận các khách hàng tiềm năng với số lượng lớn và trên một phạm vi rộng. Quảng cáo thương mại thực sự là một công cụ hữu hiệu, được áp dụng vào các giai đoạn khác nhau của một vòng đời sản phẩm mà thương nhân đưa vào thị trường, ở giai đoạn chuẩn bị và giới thiệu sản phẩm ra thị trường, quảng cáo kêu gọi sự quan tâm của người tiêu dùng. Sang giai đoạn phát triển, gia tăng, quảng cáo thúc đẩy việc bán hàng, gia tăng doanh số. Ở giai đoạn đỉnh cao, khi doanh số bán sản phẩm đạt đến mức cao nhất và sự có mặt của sản phẩm trở nên bão hòa thì quảng cáo đóng vai trò duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với sàn phẩm, kéo dài chu kỳ thành công của sản phẩm [19; tr.21]. Đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng luôn có nhu cầu về các thông tin đối với hàng hóa, dịch vụ mà họ cần và trong một chừng mực nhất định, quảng cáo thương mại đã đáp ứng nhu cầu này. Quảng cáo giúp cho người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu, tính năng, công dụng, giá cả, địa điểm mua bán của các loại hàng hóa, dịch vụ. Qua đó, mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn và quyết định mua hay sử dụng hàng hóa dịch vụ đó hay không. Như vậy, đối với người tiêu dùng, vai trò đầu tiên mà quảng cáo thương mại mang lại đó là đem đến những thông tin về hàng hóa, sản phẩm dịch vụ, nhưng không chỉ dừng lại ở đó, quảng cáo còn mang tới cho họ sự lựa chọn và quyết định mua hay sử dụng
  • 18. 15 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 hàng hóa, dịch vụ đó hay không [19; tr.22]. Trong mỗi sản phẩm quảng cáo, nhà quảng cáo luôn cố gắng đưa ra những điểm đặc trưng, nổi bật nhất, độc đáo về sản phẩm của họ để khách hàng nhận biết và lựa chọn. Các điểm đặc trưng này có thể phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và đưa họ đến quyết định sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, cũng có thể khi tiếp cận với quảng cáo, khách hàng chưa có sẵn nhu cầu tiêu dùng, nhưng thông qua sự thể hiện của quảng cáo mà họ phát sinh nhu cầu đối với hàng hóa dịch vụ được quảng cáo. Từ đó cũng dẫn họ tới quyết định sử dụng hàng hóa dịch vụ. Như vậy, việc các nhà quảng cáo truyền tải các thông tin đặc trưng, độc đáo, nổi bật về hàng hóa dịch vụ của mình trong quảng cáo đã góp phần định hướng tiêu dùng đối với người tiêu dùng. Đối với nền kinh tế, quảng cáo thương mại là một hình thức xúc tiến thương mại, đóng vai trò là cầu nối giữa người bán hàng với người mua, giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Với vai trò câu nối thông tin của mình, quảng cáo đã góp phần thúc đẩy lưu thông và tiêu thụ các hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Thông qua quảng cáo, các sản phẩm của thương nhân bán được cho khách hàng nhiều hơn, thu được lợi nhuận lớn hơn. Từ đó, họ có nguồn vốn để có thể đầu tư mới hoặc tái đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng mẫu mã, kiểu cách, nâng cao chất lượng các sản phẩm của mình. Quảng cáo giúp cho khách hàng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của mình, kích thích việc tiêu dùng của họ và gián tiếp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh và tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế. Lịch sử của ngành quảng cáo đã chứng minh vai trò không thể thiếu của quảng cáo trong việc kích thích lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng và trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Với vai trò xúc tiến thương mại, kích thích nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa sản phẩm, quảng cáo thực sự đã đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đặc biệt, với sự hình thành nghề quảng cáo với
  • 19. 16 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 tư cách là một hoạt động thương mại độc lập đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra thu nhập cho các thương nhân kinh doanh ngành nghề này. Bên cạnh đó là việc giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Như vậy, với yếu tố kích thích tiêu dùng và kích thích sự cạnh tranh, quảng cáo thương mại đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Quảng cáo thương mại, cũng như các lĩnh vực khác, luôn có hai mặt của vấn đề, khi xét đến tác động của quảng cáo thương mại, cần có cái nhìn toàn diện, khách quan. Vai trò tích cực của quảng cáo thương mại đối với nền kinh tế, với thương nhân và người tiêu dùng là không thể phủ nhận. Song, bên cạnh đó, quảng cáo thương mại cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Các thương nhân có thể thực hiện các hoạt động quảng cáo thương mại xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng, xâm phạm đến trật tự quán lý kinh tế, văn hóa hoặc lợi dụng quảng cáo thương mại như một biện pháp để cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho các thương nhân khác. Mặt tiêu cực đó của quảng cáo thương mại đòi hỏi sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật từ phía Nhà nước. Quy định về các hoat động quảng cáo thương mại bị cấm là một trong những nội dung quan trọng và mang tính tất yếu trong hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại. Đối với thương nhân, những người mong muốn đông đảo khách hàng nhận biết được các thông tin về sản phẩm của mình thì việc sử dụng quảng cáo thực sự là một giải pháp hữu hiệu. Nguồn lợi gián tiếp mà quảng cáo mang lại cho công việc kinh doanh của thương nhân là rất lớn. Vì vậy, các thương nhân có thể sử dụng quảng cáo như một công cụ để cạnh tranh không lành mạnh, điển hình nhất của hoạt động quảng cáo gây hại đến thương nhân khác là quảng cáo so sánh trực tiếp, dèm pha, hạ thấp uy tín của thương nhân khác. Qua đó, định hướng tiêu dùng, khiến người tiêu dùng có cái nhìn xấu về sản phẩm cùng loại
  • 20. 17 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 của thương nhân khác, dẫn đến loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh, ngăn cản được sự gia nhập thị trường của thương nhân mới, tăng cơ hội chiếm lĩnh thị trường. Hành vi này đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân khác. Đối với người tiêu dùng, là những người mong muốn được tiếp nhận những thông tin chính xác, trung thực về các hàng hóa dịch vụ họ có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, bản chất của quảng cáo thương mại là sự truyền tin một chiều của thương nhân nên các thông tin truyền tải của quảng cáo phụ thuộc rất nhiều vào ý muốn chủ quan của họ. Những thông tin không có lợi cho thương nhân hoàn toàn có thể bị lược bỏ, không đề cập đến hoặc đề cập với mức độ giảm nhẹ, sơ sài. Điều đó khiến cho người tiêu dùng khó có thể tiếp cận được với thông tin đầy đủ, chính xác và khách quan về sản phẩm. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng thường ít tìm hiểu cặn kẽ các thông tin quảng cáo về sản phẩm mà cho rằng sản phẩm được quảng cáo là sản phẩm tốt và an toàn. Thực tế không hoàn toàn như vậy, chính tâm lý phó mặc trách nhiệm kiểm soát thông tin quảng cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã tạo kẽ hở để thương nhân đưa thông tin quảng cáo sai lệch, giấu giếm, gây hại đến lợi íchngười tiêu dùng. Đối với xã hội, với tư cách là một hoạt động xúc tiến thương mại, mục đích của quảng cáo thương mại là kích thích tiêu dùng, qua đó gián tiếp kích thích nguồn cung và từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên bản chất kích thích tiêu dùng của quảng cáo có thể dẫn tới tình trạng kích thích tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ mà việc đưa nó vào thị trường gây tác động xấu đối với con người và xã hội, gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước. Hoặc thương nhân quảng cáo đưa các thông tin sai lệch, gây mất trật tự an toàn xã hội; những thông tin đi ngược lại với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Việc lợi dụng quảng cáo để cạnh tranh không lành mạnh có thể dẫn tới hậu quả thương nhân độc quyền trong sản phẩm của mình và lũng đoạn thị trường. Việc quy định các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm một cách rõ ràng sẽ giảm thiểu được các hoạt động quảng cáo vi phạm, góp phần hoàn thiện
  • 21. 18 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 khung pháp lý cơ bản điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại. Qua đó thúc đẩy các vai trò tích cực mà quảng cáo mang lại đối với thương nhân, người tiêu dùng và đối với nền kinh tế. Với mục đích và ý nghĩa quan trọng như vậy, hệ thống pháp luật điều chỉnh về hoạt động quảng cáo cần xây dựng các quy định điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại bị Cấm một cách chặt chẽ, phù hợp với sự phát triển của dân trí, của xã hội, bảo đảm một số tiêu chí cơ bản: - pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm phải đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, phát huy được tính chủ động và sáng tạo cho các thương nhân. - pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm phải đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng trong việc nhận biết được các thông tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm; bảo vệ kịp thời quyền lợi của họ khi tiếp cận với quảng cáo. - pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm phải rõ ràng, chặt chẽ nhưng thuận tiện cho việc áp dụng, kiểm soát được hoạt động quảng cáo; giảm thiểu, ngăn ngừa và tiến tới xóa bỏ được các hành vi vi phạm; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội [23-tr.20]. 1.3.2. Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm Có thể chia hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm hiện nay tại Việt Nam thành hai nhóm: Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo nói chung: - Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001. - Nghị định số 24/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo. - Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa- Thông tin hướng dẫn thực hiện hoạt động quảng cáo; Thông tư số 79/2005/TT-BVHTT vê việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 43/2003/TT-BVHTT. - Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
  • 22. 19 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 chính trong hoạt động văn hóa thông tin. Các văn bản pháp luật quy định về quảng cáo thương mại: - Luật Thương mại 2005 (từ Điều 102 đến Điều 116). - Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Đây là những văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật chủ yếu điều chỉnh các hoạt động quảng cáo nói chung trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, còn có các văn bản pháp lý mang tính chất chuyên ngành quy định các điều kiện đối với hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ cụ thể và các văn bản liên quan khác. Đó là: -Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành -Luật Bảo vệ người tiêu dùng -Nghị đinh số 59/2006/NĐ - CP về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Và rất nhiều văn bản khác điều chỉnh hoạt động quảng cáo đối với một số loại sản phẩm đặc biệt như: thuốc là, rượu, chất cồn, thuốc, sản phẩm trẻ em… Qua những nghiên cứu, phân tích về hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm, có thể rút ra một số kết luận sau: i) Pháp luật Việt Nam chỉ liệt kê các hành vi quảng cáo thương mại bị cấm mà chưa có định nghĩa chính thức; ii) Có nhiều tiêu chí để phân loại hoạt động quảng cáo thương mại, đó là: theo mục đích của quảng cáo, theo nội dung của quảng cáo, theo phưong tiện quảng cáo, theo cách thức truyền tải và theo tính hợp pháp; iii) Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm là cần thiết để bảo đảm lợi ích Nhà nước, xã hội, người tiêu dùng và thương nhân.
  • 23. 20 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 CHƯƠNG II CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM Hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian qua phát triền mạnh, đáp ứng nhu cầu thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, kích thích sự phát triển kinh tế xã hội. Quàng cáo thưong mại thực sự đã phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu [27]. Theo thống kê, trên toàn quốc hiện có hơn 700 đầu báo và tạp chí của các cơ quan báo chí, trong đó hơn 50 báo có phạm vi phát hành toàn quốc. về phát thanh truyền hình thì bên cạnh Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam có phạm vi phủ sóng toàn quốc thì tại mỗi tinh thành đều có đài phát thanh và truyền hình địa phương. Thêm vào đó là sự phát triên mới mẻ của truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và sự phổ biến của loại hình báo điện tử đã tạo ra sự đa dạng của các phương tiện thông tin truyền thông, qua đó góp phần tạo nên sự đa sắc màu trong thực tiễn hoạt động quảng cáo tại Việt Nam [19; tr.80]. Về phía các thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, toàn quốc hiện có hơn 3000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, trong đó có hơn 100 công ty hoạt động thường xuyên. Trong số đó thì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực thi những công đoạn hết sức cụ thể hoặc thuần túy kỹ thuật do còn có nhiều hạn chế về kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động. Thêm vào đó là thực trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty quảng cáo trong nước dẫn tới giá cả dịch vụ sụt giảm đáng kể. Do đó, gần đây nhiều công ty quảng cáo nội địa phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dịch vụ media [33]. Để đảm bảo trật tự trong hoạt động quảng cáo thương mại, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng pháp luật quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo thương mại. Trái với hoạt động quảng cáo lành mạnh, hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm gây ảnh hưởng tiêu cực cho Nhà nước, xã hội, cho thương nhân khác và cho người tiêu dùng.
  • 24. 21 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 Luật thương mại 2005 quy định các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm bao gồm: Điều 109. Cácquảngcáo thương mạibị cấm 1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. 2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quyđịnh của pháp luật. 3. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặccấm quảng cáo. 4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo. 5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. 6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác. 7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phụcvụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ. 8. Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khácđể quảng cáokhi chưa được tổ chức, cá nhân đóđồng ý. 9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.
  • 25. 22 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 2.1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự xã hội Quảng cáo là quá trình thông tin và nó có thể tạo ra khả năng tiếp nhận thông tin từ nhiều góc độ khác nhau và đây cũng là hoạt động rất nhậy cảm nó tác động trực tiếp đến ý thức con người. Chính vì vậy, khi giới thiệu về hoạt động kinh doanh cũng như hàng hóa dịch vụ của mình, thương nhân không được phép gây tổn hại đến lợi ích kinh tế, chính trị… của Nhà nước như tiết lộ bí mật quốc gia, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng an ninh và an toàn xã hội. Hậu quả của hoạt động quảng cáo này là không thể lường hết bởi trong thời đại hòa bình những vẫn còn rất nhiều thế lực thù địch nhăm nhe chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Theo Điều 1 Pháp lệnh 30/2000/PL-UBTVQH về “Bảo vệ bí mật Nhà nước” thì bí mật Nhà nước được hiểu là “những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước nói riêng và bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, an ninh, trật tự an toàn xã hội không chỉ thuộc về các cơ quan Nhà nước được giao nhiệm vụ mà còn là của tất cả cá nhân, tổ chức Việt Nam. Quảng cáo là hoạt động truyền tải thông tin một cách rộng rãi, vì vậy, rất dễ bị các phần tử phản động lợi dụng để tuyên truyền, chống phá Nhà nước và chế độ. Pháp luật với mục đích đầu tiên là bảo vệ lợi ích quốc gia, duy trì sự ổn định và trật tự an toàn xã hội nên tất yếu phải cấm những hành vi trên. Hoạt động quảng cáo với bản chất truyền tin rộng rãi cũng không được làm tiết lộ bí mật Nhà nước, gây phương hại độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội. Tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự xã hội thì tùy
  • 26. 23 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại Việt Nam, bí mật quốc gia là vấn đề khá nhạy cảm và quan trọng, do đó, những thông tin này luôn được bảo đảm an toàn, những sản phẩm quảng cáo luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Cho đến nay, chưa phát hiện hành vi vi phạm nào về tiết lộ bí mật quốc gia trong quảng cáo. 2.2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định pháp luật Quảng cáo có sức lan truyền rất lớn. Sản phẩm quảng cáo thương mại là toàn bộ những thông tin bằng hình ảnh, hoạt động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc… chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại. Còn phương tiện quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại, bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến khách hàng. Thậm chí, quảng cáo có khả năng định hướng suy nghĩ và hành vi cho người xem. Do đó, nếu sản phẩm, phương tiện quảng cáo có chứa nội dung trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Cụm từ “truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục” được sử dụng rất nhiều trong các văn bản pháp luật khác nhau. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa cụ thể về các khái niệm trên cũng như những tiêu chí để xác định hành vi nào được coi là trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục. Điển hình cho những vi phạm này là những quảng cáo thường khiến người xem nhận thức rõ về bất bình đẳng giới. Một nhóm cán bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) cùng Tổ chức Oxfam (Anh) đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 36 phim quảng cáo phát sóng trên VTV từ tháng 9.2010 đến tháng 1.2011 rồi đưa ra kết luận: Có rất nhiều phim quảng cáo tại Việt Nam truyền tải thông điệp bất
  • 27. 24 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 bình đẳng giới. Với những sản phẩm liên quan đến gia đình như nước lau sàn, nước rửa bát, nồi cơm điện, gia vị, thực phẩm, máy giặt, tủ lạnh… thì hầu hết các nhân vật chính trong clip quảng cáo này là phụ nữ. Họ vẽ ra hình ảnh người phụ nữ liên tục chăm sóc con cái, nấu ăn trong bếp, chọn hàng trong siêu thị, lau rửa nhà vệ sinh, giặt giũ quần áo… Trong khi đó, hình ảnh người đàn ông thì nam tính hơn với các loại nước uống, xe máy, xe hơi, điện thoại di động, TV… và phạm vi bốicảnh thì ở văn phòng, trung tâm nghiên cứu… Các quảng cáo được phát liên tục trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng sẽ vô tình gửi đi một thông điệp méo mó: Đã là phụ nữ thì suốt ngày phải lo việc nội trợ phục vụ gia đình, hầu chồng chiều con; còn đã là đàn ông thì mạnh mẽ, sáng tạo và thành đạt. Hay những quảng cáo đề cập đến vấn đề tình dục, ngoại tình cũng được đưa lên truyền hình khiến người xem thấy rất phản cảm. Ví dụ đoạn phim quảng cáo bột nêm Maggi 3 ngọt kể một người đàn ông đang đắm đuối ngắm “phở” xong rồi sực nhớ ra “cơm” đang nấu canh ở nhà nên đành dứt áo ra về. Quảng cáo “vô tình” truyền thông điệp: Việc ngoại tình hay không, không phải do đàn ông mà là do người phụ nữ không biết nấu nướng, có nghĩa là nếu phụ nữ không nấu được nồi canh ngon (cụ thể là không dùng Maggi 3 ngọt) thì chồng sẽ có bồ? Hơn nữa, việc gọi phụ nữ là “phở” với “cơm” cũng là một sự miệt thị. Thậm chí, đoạn clip quảng cáo Comfort sáng tạo của Unilever phát trên sóng truyền hình Đài truyền hình Việt Nam thể hiện về hình ảnh của một gia đình có 3 người con, trong khi pháp lệnh dân số của nước ta khuyến khích người dân chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con. Nhiều khán giả sau khi xem clip này cho rằng Comfort Sáng tạo đang cổ vũ người dân sinh thêm con thứ 3. Nổi tiếng nhất là sự vụ đoạn quảng cáo của Hoa hậu Mai Phương Thúy cho nhãn hàng dầu gội Rejoice bị cho là “nàng dâu vô lễ với mẹ chồng”. Trong kịch bản, Mai Phương Thúy đóng vai cô gái xinh đẹp, có mái tóc dài óng mượt được người yêu đưa về ra mắt gia đình. Mẹ chàng trai ấn tượng với mái tóc của cô gái trẻ liền hồ hởi thăm dò bí quyết làm đẹp của cô gái: “Cháu duỗi tóc ở
  • 28. 25 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 tiệm à?”. Đáp lại câu hỏi đó, nhân vật chỉ trả lời: “À không, chỉ là Rejoice”. Ngay sau khi đoạn quảng cáo này lên sóng truyền hình, rất nhiều người đã lên tiếng bình luận cũng như phản đối vì lời thoại trong đoạn quảng cáo. Pháp luật có quy định cấm các hành vi quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Nhưng thực tiễn cho thấy, những clip quảng cáo vi phạm điều cấm này vẫn lên sóng đều đều, bộ phận kiểm duyệt là các đài truyền hình hầu như không phát hiện ra cho đến khi được khán giả lên tiếng “nhắc nhở” mới biết. 2.3. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấmquảng cáo Ngày 12/06/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 59/2006/NĐ-CP, hạn chế kinh doanh và Kinh doanh có điều kiện. Theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP thì đối với hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, nghiêm cấm các thương nhân và tổ chức cá nhân khác kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh (Phụ lục I - Nghị định 59/2006); một số trường hợp cụ thể thì cần được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Đối với hàng hóa dịch vụ hạn chế kinh doanh (Phụ lục II - Nghị định 59/2006) thì thương nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 6 Nghị định. Việc kinh doanh các hàng hóa dịch vụ này của thương nhân rất dễ gây ra hậu quả tiêu cực như khó quản lý, nguy hiểm cho người tiêu dùng, rối trật tự an toàn xã hội… Do đó, Nhà nước nghiêm cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh đốivới các hàng hóa này. Bản chất của quảng cáo thương mại là một hoạt động xúc tiến thương mại với mục đích là kích thích tiêu dùng. Việc sử dụng quảng cáo thương mại để kích thích tiêu dùng cho các hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh là đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, xâm phạm trật tự thương mại mà Nhà nước bảo vệ. Bên cạnh các hàng hóa dịch vụ bị cấm hoặc hạn chế kinh doanh, pháp luật thương mại cũng đưa ra quy định về quảng cáo đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ có tính chất đặc biệt.
  • 29. 26 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 Theo Nghị định số 37/2006/NĐ-CP về xúc tiến thương mại thì, quảng cáo thương mại đối với hàng hóa là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em (Khoản 1 Điều 22). Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 10/2006/TTLT-BYT-BTM- BVHTT-UBDSGĐTE, trong đó quy định một số yêu cầu bắt buộc đối với quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em, đặc biệt là sản phẩm thay thế sữa mẹ. Cũng theo Nghị định 37/2006/NĐ-CP thì quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến dược phẩm, vắc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế, phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về y tế (Điều 24). Bộ y tế và Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 1/2004/TTLT- BVHTT-BYT hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực Y tế. Nghị định 37/2006/NĐ-CP cũng quy định quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống cây trồng phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan và không được chứa đựng các nội dung nhất định. Đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hóa, Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định thương nhân chỉ được phép quảng cáo thương mại sau khi hàng hóa đó được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố tiêu chuẩn chất lượng (Điều 26). 2.4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo Theo nhiều nghiên cứu y học, hút thuốc lá khiến suy giảm nhận thức (báo Archives of General Psychiatry) và là nguyên nhân chính gây ra các loại bệnh như ung thư phổi, ung thư cuống họng, bệnh nha chu... Trẻ em nếu không
  • 30. 27 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 may hít khói thuốc lá thường xuyên sẽ có nguy cơ sưng màng não do nhiễm vi khuẩn meningococcus. Khói thuốc đã bị Cơ quan quốc tế Nghiên cứu về ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào các chất gây ung thư (tiếng Anh: carcinogen) bậc 1. Trong nhóm bậc 1 này, người ta đã xếp những chất mà chỉ cần một khối lượng nhỏ thôi, cũng có thể gây ra ung thư không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho mình và cho người khác. Vì vậy đã có nhiều bác sĩ đã khẳng định: Hút thuốc lá cạnh một người phụ nữ có thai đó là một tội ác. Do đó, việc sản xuất kinh doanh những sản phẩm này là những lĩnh vực đặc thù và Nhà nước không khuyến khích sản xuất, kinh doanh. Thuốc lá và rượu là các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa bị hạn chế kinh doanh tại Phụ lục II - Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Nhưng do tính chất đặc thù của hai loại hàng hóa này mà Luật Thương mại đã tách hẳn thành một hoạt động riêng với mục đíchnhấn mạnh sự cần thiết phải cấm quảng cáo. Nghị quyết của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá, “cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, kể cả việc sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của các sản phẩm thuốc lá với các sản phẩm và các dịch vụ không liên quan đến thuốc lá. Nghiêm cấm tổ chức các hoạt động tiếp thị, kể cả việc sử dụng hệ thống tiếp viên để chào hàng, in nhãn, mác quảng cáo trên phương tiện vận chuyển, cấm các tổ chức trong nước nhận tài trợ đế tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao có gắn với việc quảng cáo thuốc lá”. Khoản 11 Điều 39 Nghị định số 119/2007/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh thuốc lá cũng quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá dưới mọi hình thức. Dự thảo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đã quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức, cấm sử dụng tên, nhãn hiệu, biểu tượng thuốc lá với các sản phẩm khác, dịch vụ khác, cấm sản xuất bao thuốc nhỏ dưới 20 điếu. Rượu là một loại đồ uống chứa chất cồn rượu. Sử dụng rượu là một thói quen mang đậm nét văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia, trong đó có Việt
  • 31. 28 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 Nam. Tuy nhiên, rượu là chất gây nghiện, rất dễ gây ra hậu quả bất lợi đối với sức khỏe con người và gây hậu quả nghiêm trọng đối vói cộng đồng, an toàn xã hội. Chính vì vậy, các hoạt động quảng cáo rượu sẽ bị nghiêm cấm. Tuy nhiên không phải tất cả các sản phẩm ruọu đều bị cấm quảng cáo Luật thương mại 2005 đã đưa ra tiêu chí định lượng để xác định đối với các sản phẩm rượu bị cấm quảng cáo. Đó là tiêu chí “độ” rượu. Theo đó thì chỉ những sản phẩm rượu Trên 30 độ mới bị nghiêm cấm quảng cáo. Khoản 9 Điều 29 Nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh rượu cũng có quy định cấm quảng cáo rượu trái quy định pháp luật. Xuất phát từ nhiệm vụ quản lý và tình hình thực tiễn mà Nhà nước chưa thể cho phép lưu thông và cung ứng các hàng hóa dịch vụ nhất định ra thị trường tại thời điểm nhất định. Do đó, đương nhiên các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ đó cũng sẽ bị cấm thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quy định này, đặc biệt là quy định về quảng cáo thuốc lá, đang ngày càng gia tăng. Năm 2009 tỉ lệ điểm bán vi phạm đồng thời quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá là 29,4%. Tỉ lệ này đến năm 2011 tăng lên 35,8%; tỉ lệ điểm bán kinh doanh thuốc lá gói nhỏ hơn 20 điếu năm 2009 là 20%, đến năm 2011 đã tăng lên 33%; tỉ lệ điểm bán có tặng phẩm cho người mua tăng từ 3,2% năm 2009 lên 5,6% năm 2011. Tỉ lệ vi phạm trưng bày quá số lượng thuốc chiếm hơn 90% tại các điểm bán [13]. Thậm chí, rất nhiều bộ phim truyền hình của Việt Nam luôn đan xem những cảnh nhân vật hút thuốc, hoặc uống rượu trong khi hoàn toàn có thể thay thế bằng cảnh khác. Điều này cũng “vô tình” quảng cáo cho thuốc lá và các loại rượu. 2.5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân Bản chất của quảng cáo thương mại là sự truyền tin rộng rãi về hàng hóa sản phẩm của thương nhân đến người tiêu dùng, qua đó xúc tiến việc bán hàng. Để ngăn ngừa các tổ chức cá nhân lợi dụng quảng cáo để thực hiện các mục đích nhằm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân khác và bảo vệ
  • 32. 29 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 lợi ích hợp pháp cho các chủ thể, Luật Thương mại 2005 đã nghiêm cấm thực hiện các hoạt động quảng cáo thương mại nhằm mục đíchtrên. 2.6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loạicủa thương nhân khác Hiện nay trên thị trường quảng cáo, xuất hiện ngày một nhiều các quảng cáo với các nội dung "tốt nhất" như "sản phẩm số 1 trên thị trường", "bột giặt tốt hơn bột giặt thường", "nước uống cao cấp nhất"… Đây thực chất là một dạng của quảng cảo so sánh. Qua cách thức quảng cáo này, các thương nhân nâng cao uy tín của mình bằng cách hàm ý hạ thấp các sản phẩm cùng loại. Quy định cấm hoạt động quảng cáo so sánh trực sánh trực tiếp trong Luật Thưong mại 2005 cũng được quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh 2004. Quảng cáo so sánh là loại quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh phổ biến và được quy định trong pháp luật cạnh tranh của nhiều quốc gia [19- tr.108]. Ở Việt Nam hiện nay chưa xây dựng khái niệm quảng cáo so sánh, tuy nhiên, quảng cáo so sánh bao gồm quảng cáo so sánh trực tiếp và quảng cáo so sánh gián tiếp. Quảng cáo so sánh trực tiếp là đốitượng bị cấm bởi pháp luật. Quảng cáo so sánh trực tiếp gồm: i) quảng cáo so sánh có phương pháp so sánh trực tiếp (người quảng cáo làm cho người tiêu dùng nhận ra một cách trực tiếp các sản phẩm hay doanh nghiệp nào được so sánh bằng cách điểm mặt, chỉ tên). Ví dụ, quảng cáo so sánh trực tiếp chất lượng của nước xả vải A và nước xả vải B; ii) quảng cáo so sánh có nội dung so sánh trực tiếp (những thông tin được đưa ra làm cho khách hàng có khả năng xác nhận được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp bị so sánh mà không phải gọi tên các doanh nghiệp cụ thể nào, ở đây thể hiện thông dụng nhất ở hình thức quảng cáo so sánh nhất). Ví dụ, so sánh công dụng của đệm lò xo C đối với các sản phẩm đệm mút khác… Quảng cáo so sánh gián tiếp là quảng cáo làm cho người tiêu dùng nhận ra thông qua suy luận, các sản phẩm/doanh nghiệp nào được đưa ra so sánh hoặc sử dụng các từ ngữ mập mờ, đánh vào sự không rõ ràng của pháp luật. Ví dụ, so sánh chất lượng của bộtgiặt A với chất lượng của bột giặt thường khác…
  • 33. 30 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 Tuy nhiên, không có một ranh giới rành mạch nào giữa so sánh trực tiếp với so sánh gián tiếp nên sự phân loại ở trên chỉ có tính chất tương đối. Hơn nữa, không xét về phương pháp hay nội dung thì dùng phương pháp so sánh trực tiếp hay gián tiếp thì cuối cùng nội dung quảng cáo người tiêu dùng lĩnh hội được, mục đích, tác động, ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh cũng đều như nhau. Sản phẩm được quảng cáo và sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm cùng loại của các thương nhân khác nhau mới bị cấm quảng cáo so sánh trực tiếp. Ngược lại, sản phẩm quảng cáo đưa ra những thông tin nói về hai loại hàng hóa, dịch vụ không cùng loại thì hành vi đó được kinh tế học coi là quảng cáo liên kết chứ không phải so sánh [24; tr. 13]. Như vậy, việc xem xét thế nào là hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ cùng loại là điều kiện quan trọng để xác định hành vi quảng cáo này có bị cấm hay không. Không phải tất cả quảng cáo so sánh trực tiếp đều bị cấm. Theo quy định của Nghị định 37/2006/NĐ-CP, thương nhân hoàn toàn có thể thực hiện hành vi quảng cáo so sánh: “Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hànggiả, hàng viphạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh” ( Điều 22) Theo Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh trạnh thì hành vi so sánh trực tiếp hàng hóa dịch vụ của mình với hàng hóa dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác sẽ bị xử phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Mức phạt cao nhất có thể lên tới từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một số hàng hóa đặc thù hoặc quy mô của hoạt động quảng có từ hai tỉnh thành phố trực thuộc TW trở lên ( Điều 35). Nhưng có lẽ vì lợi ích to lớn mà quảng cáo so sánh trực tiếp đem lại, thực tiễn thực hiện quy định này thời gian qua có rất nhiều vi phạm. Sau khi vụ việc Công ty Kymdan bị xử lý vì so sánh sản phẩm của mình là đệm cao su tốt hơn các sản phẩm đệm lò xo, đệm mút và vụ việc quảng cáo so sánh sản phẩm cà phê Trung nguyên với sản phẩm của Nestle lắng xuống, thì năm 2009 lại nổi lên
  • 34. 31 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 vụ việc nhà khai thác di động Viettel Telecom có đơn "tố" MobiFone vi phạm Luật Cạnh tranh. Trong công văn khẩn gửi Cục Quản lý Cạnh tranh và Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 18/06/2009, Viettel Telecom cho hay thời gian qua, tại một số tỉnh như Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long… xuất hiện các áp-phích (poster), in màu, quảng cáo giá cước dịch vụ mới của công ty Thông tin di động VMS (MobiFone). Trên áp-phích có nội dung so sánh trực tiếp giá cước dịch vụ của MobiFone so với giá cước dịch vụ của Viettel Telecom. Trong đó có đoạn: “So sánh biểu giá cước mới áp dụng từ 2/6 của MobiFone và biểu giá cước áp dụng ngày 1/6 của Viettel Telecom thì mức giá cước của MobiFone thấp hơn 10 đồng một phút ở tất cả các gói cước tương tự như nhau. Riêng cước thuê bao tháng, mức giá áp dụng cho MobiFone thấp hơn 1.000 đồng…” Hay như trường hợp clip quảng cáo mì Tiến Vua “tố” các hãng mì khác sử dụng phẩm màu hóa học độc hại cũng gây xôn xao dư luận. 2.7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ Nội dung này không chỉ được quy định trong Luật Thương mại 2005 mà Luật Cạnh tranh 2004 cũng có quy định cấm hoạt động quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn tại khoản 3 Điều 45: “Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây: a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; b) Cách thức sử dụng, phươngthức phụcvụ, thời hạn bảohành; c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác” Quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn cũng là việc quảng cáo sai sự thật về hàng hóa dịch vụ. Việc đưa các thông tin không đúng, sai sự thật về hàng hóa, dịch vụ dù dưới bất kỳ hình thức nào đều đã vi phạm nguyên tắc trung thực –
  • 35. 32 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại hay giao dịch dân sự nói chung. Khách hàng mua hàng dựa trên những thông tin sai lệch là những người phải chịu thiệt hại đầu tiên. Các đối thủ cạnh tranh cũng bị mất đi một lượng khách hàng đáng kể. Các thông tin sai lệch đó còn làm cho thị trường trở nên hỗn loạn, không minh bạch, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Các nội dung quảng cáo có thể không đúng sự thật đã được điều luật liệt kê: số lượng, chất lượng và giá cả, công dụng, kiểu dáng, xuất sứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phưong thức phục vụ, thời hạn bảo hành cùa hàng hóa dịch vụ được quảng cáo. Dù có hay không có yếu tố lỗi của nhà quảng cáo thì hành vi quảng cáo không đúng sự thật cũng cần bị nghiêm cấm. Hành vi này được Luật Cạnh tranh 2004 quy định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và mức xử phạt cũng giống như hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa dịch vụ cùng loại của thương nhân khác. Tùy theo mức độ mà hành vi quảng cáo gian dối này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh tại bộ luật Hình sự 1999: Tội quảng cáo gian dối (Điều 168). Quảng cáo gian dối chiếm số lượng khá lớn trong số các hành vi vi phạm hoạt động quảng cáo bị cấm. Trong loạt quảng cáo trên các kênh truyền hình địa phương, truyền hình cáp, vòng “Titan – Phật Quan âm” do Công ty TNHH SPECAL - TV SHOPPING nhập khẩu và phân phối độc quyền, được xem là một trò lừa bịp ngoạn mục trong những quảng cáo sai sự thật ở Việt Nam vào cuối năm 2009. Theo quảng cáo “Sản phẩm có chứa 99,99% titan và germanium, đã được hãng SGS của Thụy Sĩ kiểm định và chứng nhận có tác dụng tăng khả năng lưu thông máu, chống bức xạ”. Một bộ sản phẩm gồm 2 vòng đeo tay và 2 dây chuyền có giá 1.688.000 đồng, khuyến mãi có giá 999.000 đồng. Song, theo kết quả điều tra của cơ quan chức năng, vòng vàng “Titan – Phật Quan âm” đã được công ty trên mua từ Công ty đồ trang sức Thâm Quyến (Trung Quốc) với giá 32 nhân dân tệ/20 bộ sản phẩm (tương đương với 4.000 đồng/ bộ sản phẩm. Giám định tại Viện Khoa học mỏ - luyện kim cho thấy, loại vòng này có tới 71,31% là sắt, chỉ có 2,8% titan, còn lại là các tạp chất…
  • 36. 33 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 Bên cạnh đó, loại quảng cáo mập mờ có tính chất gian dối cũng xuất hiện. Đơn cử là các hãng hàng không như Tiger Airways (Singapore), AirAsia (Thái Lan) vừa vào thị trường Việt nam đã “gây sốc” bằng việc quảng cáo vé máy bay 25 USD chuyến Việt – Sing, Việt – Thái. Tuy nhiên, đến khi mua vé, khách hàng mới "té ngừa" vì ngoài tiền vé 25 USD, hành khách còn phải chi thêm đủ các khoản khác như: lệ phí sân bay, phí an ninh, phụ thu phí xăng dầu… Trên thực tế, khách hàng chọn dịch vụ khuyến mại phải trả gấp 5, 6 lần quảng cáo nhưng vẫn không được hưởng các dịch vụ như ăn uống đọc báo, mang hành lý… như dịch vụ thông thường. Hơn nữa, cho dù chấp nhận mua vé, chấp nhận dịch vụ khuyến mãi thì khách hàng chưa chắc có vé để mua, bởi vì các hãng hàng không giá rẻ chỉ dành 30% số ghế cho khách hàng nào nhanh chân nhất. Hay như việc sản phẩm Knorr quảng cáo được chiết xuất từ thịt thăn, xương ống và tủy sẽ giúp món ăn tròn vị. PGS, TS Phan Thị Sửu - Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam khẳng định: quảng cáo chiết xuất từ nước hầm thịt thăn, xương ống, tủy là không đúng, lập lờ để lấy lòng tin của người tiêu dùng. Mặt khác, các sản phẩm hạt nêm cũng sử dụng chất điều vị, E621 là bột ngọt, còn 2 chất điều vị E627 và E631 không chỉ là bột ngọt mà còn là chất siêu ngọt. Chính vì thế, chất điều vị trong Knorr, Maggi ngọt gấp 10 lần mì chính. Năm 2011, sản phẩm Mỳ Tiến Vua được xác định là quảng cáo sai sự thật. Ngay sau khi có đoạn quảng cáo với thông điệp “Mỳ Tiến Vua - Mỳ vì sức khỏe”, “Mỳ Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)” được phát trên truyền hình, khán giả ngay lập tức có cảm giác lo sợ về việc ăn phải loại mỳ có chứa chất Transfat và mỳ Tiến Vua của công ty CP Hàng tiêu dùng Masan mới là loại tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích mẫu số 10071105/107315 của Cty Cổ phần Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng (TP. HCM) thì trong một gói mỳ Tiến Vua, tỷ lệ chất Transfat là 0,097%, chứ không phải là zero như đã quảng cáo. Không chỉ liên quan đến chất Transfat,
  • 37. 34 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 gần đây mỳ Tiến Vua của Masan lại tung lên truyền hình đoạn clip quảng cáo mỳ Tiến Vua bò cải chua với sợi mì không phẩm màu độc hại E 102 (còn có tên gọi màu tổng hợp Tartranzine 102). Trong khi đó, khảo sát trên thị trường, một số sản phẩm của Masan, trong đó có mỳ Tiến Vua (loại cũ) và mỳ Omachi đều chứa E 102, và ghi rõ ràng thành phần: Màu tổng hợp Tartranzine 102 (E 102). Ngoài ra, hàng loạt quảng cáo “công bố sai sự thật về chất lượng hàng hóa” của vô số sản phẩm trên nhiều kênh TVshopping đã bị phát hiện, nhưng cho đến giờ người tiêu dùng vẫn phải chịu thiệt thòi. 2.8. Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý Cụ thể hóa quy định này, nghị định 37/2006/NĐ-CP cũng đã có quy định: “ 1. Việc sử dụng sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải được sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng được bảohộ quyền sở hữu trí tuệ đó. 2. Thương nhân có quyền đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảngcáothương mại theo quyđịnh của pháp luật” ( Điều 21) Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Quảng cáo thương mại không chỉ đơn thuần là việc đưa các thông tin về sản phẩm của thương nhân đến với khách hàng. Sản phẩm quảng cáo ra đời dựa trên sự chọn lọc và sáng tạo, là kết quả của quá trình hoạt động trí tuệ của nhà quảng cáo. Do đó, việc nhà quảng cáo sử dụng sản phẩm quảng cáo xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ của họ là hành vi vi phạm pháp luật. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình là quyền nhân thân của cá nhân đó, được pháp luật bảo vệ. Bộ luật Dân sự 2005 quy định việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Bộ luật còn nghiêm cấm việc
  • 38. 35 Khóa luận tốt nghiệp ĐÀO HẢI LÂM – KT33G063 sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh (Điều 31). Do đó, việc quảng cáo sử dụng hình ảnh của cá nhân, tổ chức khi chưa được sự đồng ý của họ cũng sẽ bị cấm. 2.9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Luật Cạnh tranh 2004 đã đưa ra quy định về khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh, theo đó thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng (Khoản 4 điều 3). Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh gồm: “1. So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; 2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng; 3. Đưa thông thin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây: a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời gian sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, noi sản xuất, người gia cồng, nơi gia công; b) Cách thức sử dụng, phươngthức phụcvụ, thời hạn bảohành; c) Các thông tin gian dổi hoặc gây nhầm lẫn khác. 4. Cáchoạt động quảng cảokhác mà pháp luậtcó quyđịnh cấm.” Hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa dịch vụ cùng loại của thương nhân khác và hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng là hai hành vi quảng cáo thương mại bị Luật thương mại cấm và đã được phân tíchở mục 2.6 và 2.7. Quảng cáo bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng là quảng cáo được thực hiện với nội dung, cách thức giống hệt hoặc