SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
CHUYÊN ĐỀ 5. VI SINH VẬT
Câu 1. Yếu tố nào quyết định chiều hướng chuyển hoá vật chất trong tế bào vi sinh vật? Vi sinh vật
quang tự dưỡng khác vi sinh vật hoá dị dưỡng ở những điểm nào?
Câu 2.
a. Giải thích vì sao nhiều vi khuẩn ưa trung tính trong tự nhiên tạo ra các chất thải có tính axít
hoặc kiềm, mà chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường đó?
b. Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, tế bào chất của vi khuẩn sẽ rút nước từ
bên ngoài vào bên trong tế bào làm tế bào căng phồng lên. Tế bào vi khuẩn có thể bị vỡ không? Vì sao?
Câu 3.
a. Để sản xuất một loại prôtêin làm thức ăn chăn nuôi, người ta nuôi nấm men trong thùng với các
điều kiện: độ pH phù hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng và thổi khí liên tục. Sau mấy ngày
lấy ra, ly tâm, thu sinh khối, làm khô và đóng gói. Đây có phải là quá trình lên men không? Tại sao?
b. Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào trong
các ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao?
Câu 4.
a. Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong kiểm nghiệm thực phẩm? Lấy ví
dụ minh họa.
b. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa vào yếu tố nào mà
quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn?
c. Đặt một chủng Bacillus vào ống nghiệm 1 và Sachomyces vào ống nghiệm 2. Mỗi ống nghiệm 1
và 2 đều có 5 ml dung dịch đường Sacarozơ. Nếu cho thêm lượng lyzozym như nhau vào cả hai ống
nghiệm để vào tủ ấm 300
C trong 2 phút, làm tiêu bản sống và quan sát sẽ thấy gì? Giải thích.
Câu 5. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quá trình lên men lăctic đồng hình và lên men rượu?
Câu 6.
a. Ở những con bò sau khi kháng bệnh bằng penicilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư kháng sinh.
Loại sữa này có thể dùng làm sữa chua được không, vì sao?
b. Hai virut cúm cùng loại, cùng lây nhiễm vào một tế bào chủ và kết quả xuất hiện một loại virut mới,
hãy nêu 2 nguyên nhân để giải thích hiện tượng này?
c. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng, nguồn cácbon, chất cho êlectron và chất nhận êlectron cuối cùng của
vi khuẩn Acetobacter trong quá trình “lên men” dấm?
Câu 7.
a) Trình bày các hình thức sinh sản vô tính của nấm men.
b) Trong một ống nghiệm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của vi
khuẩn, người ta xác định có 2 nguồn cung cấp cacbon là glucozo và sorbitol. Hãy vẽ đồ thị sinh trưởng
của vi khuẩn khi được cấy vào ống nghiệm này và chú thích. Giải thích?
Câu 8.
a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía?
b. Một học sinh đã viết hai quá trình lên men của vi sinh vật ở trạng thái kị khí như sau :
C12H22O11................> CH3CHOHCOOH. (1)
CH3CH2OH + O2 .............> CH3COOH + H2O (2)
Theo em bạn đó viết đúng không ? Căn cứ vào sản phẩm tạo thành em hãy cho biết tác nhân gây ra hiện
tượng trên.
Câu 9. Dùng vi xạ khuẩn, khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào ống nghiệm
chứa môi trường thạch đứng sẽ thấy hiện tượng gì ? Giải thích ?
Câu 10. Nuôi trực khuẩn uốn ván (Clotridium tetani) sau đó thu sinh khối ở cuối pha cân bằng rồi đem
thanh trùng. Sau đó người ta cấy dịch thu được vào môi trường phù hợp. Trực khuẩn uốn ván có phát
triển trên môi trường nuôi cấy không? Giải thích?
Câu 11.
a) Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu
lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía?
b) Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa vào yếu tố nào
mà quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn?
Câu 12.
a) Phân tích kiểu dinh dưỡng của một chủng vi khuẩn dựa vào sự quan sát khi nuôi cấy chúng
trên các môi trường A, B. Thành phần các môi trường được tính bằng g/l:
- Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; KH2PO4 – 1,0; NaCl – 5,0; MgSO4 – 0,2.
- Môi trường B: Môi trường A + xitrat trisodic – 2,0.
Sau khi cấy chủng vi khuẩn đó, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian và nhiệt độ thích hợp, người ta thấy
trong môi trường A không có khuẩn lạc, còn trong môi trường B có khuẩn lạc.
- Môi trường A là loại môi trường gì?
- Kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon của chủng vi khuẩn đó.
- Một số vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường A với điều kiện phải để chúng ở nơi giàu CO2.
Đó là kiểu dinh dưỡng gì?
Câu 13.
Quan sát 3 ống nghiệm nuôi cấy vi khuẩn người ta thấy:
Ống A: Vi khuẩn mọc trên bề mặt
Ống B: Vi khuẩn mọc khắp ống nghiệm
Ống C: Vi khuẩn mọc ở đáy ống nghiệm
a) Tiến hành nhỏ H2O2 vào cả 3 ống nghiệm. Hãy cho biết ống nghiệm nào sẽ sủi bọt? Viết phương
trình phản ứng xảy ra và giải thích?
b) Nếu bổ sung NO3
-
vào cả 3 ống nghiệm. Hãy cho biết ống nghiệm nào vi khuẩn thay đổi kiểu hô
hấp và vị trí mọc? Giải thích?
Câu 14.
a. Phân biệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm?
b. Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy
không khí?
b. Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.
CHUYÊN ĐỀ 5. VI SINH VẬT
A. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG Ở VSV
Câu 1. Yếu tố nào quyết định chiều hướng chuyển hoá vật chất trong tế bào vi sinh vật? Vi sinh vật
quang tự dưỡng khác vi sinh vật hoá dị dưỡng ở những điểm nào?
- Ôxi là yếu tố quyết định chiều hướng chuyển hoá vật chất trong tế bào vi sinh vật. Tuỳ theo sự có mặt
và hàm lượng các enzim trong tế bào mà vi sinh vật có quan hệ với ôxi phân tử rất khác nhau.Chính vì
vậy, hô hấp ở vi sinh vật rất đa dạng
- Chúng khác nhau ở các đặc điểm:
+ Nguồn năng lượng của vi sinh vật quang tự dưỡng là ánh sáng; còn của VSV hoá dị dưỡng là các chất
hữu cơ.
+ Nguồn cacbon của VSV quang tự dưỡng là CO2, còn của VSV hoá dị dưỡng là các chất hữu cơ.
+ Tính chất của 2 quá trình: Quang tự dưỡng mang tính chất đồng hoá, còn hoá dị dưỡng mang tính chất
dị hoá.
Câu 2.
a. Giải thích vì sao nhiều vi khuẩn ưa trung tính trong tự nhiên tạo ra các chất thải có tính axít
hoặc kiềm, mà chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường đó?
b. Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, tế bào chất của vi khuẩn sẽ rút nước từ
bên ngoài vào bên trong tế bào làm tế bào căng phồng lên. Tế bào vi khuẩn có thể bị vỡ không? Vì sao?
Nhiều vi khuẩn ưa trung tính trong tự nhiên tạo ra các chất thải có tính axít hoặc kiềm, mà chúng vẫn
sinh trưởng bình thường trong môi trường đó vì:
- Chúng có khả năng duy trì pH nội bào trung tính :
+ Vi khuẩn ưa pH axít : ion H+
chỉ làm cho màng sinh chất của chúng vững chắc, nhưng không tích luỹ
bên trong tế bào.
+ Vi khuẩn ưa kiềm : có khả năng tích luỹ H+
từ bên ngoài.
Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, tế bào chất của vi khuẩn sẽ rút nước từ bên ngoài
vào bên trong tế bào làm tế bào căng phồng lên.
- Tế bào vi khuẩn không bị vỡ do áp suất thẩm thấu nội bào: là nhờ thành tế bào vi khuẩn bảo vệ chống
lại sự gia tăng áp suất thẩm thấu đó.
Câu 3.
a. Để sản xuất một loại prôtêin làm thức ăn chăn nuôi, người ta nuôi nấm men trong thùng với các
điều kiện: độ pH phù hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng và thổi khí liên tục. Sau mấy ngày
lấy ra, ly tâm, thu sinh khối, làm khô và đóng gói. Đây có phải là quá trình lên men không? Tại sao?
b. Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào trong các ống
nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao?
a. - Vì lên men là hô hấp kị khí, trong đó chất nhận điện tử cuối cùng là chất hữu cơ. Khi không
có ôxi, nấm men sẽ tiến hành lên men, tạo êtilic.
- Trong trường hợp trên, khi có ôxi (thổi khí) chúng chỉ sinh trưởng cho sinh khối mà không lên
men. Do đó quá trình này không phải là lên men.
b. - Xạ khuẩn: chỉ mọc ở lớp trên vì xạ khuẩn là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.
- Vi khuẩn tả: chúng mọc cách lớp bề mặt một ít xuống phía dưới vì vi khuẩn tả là vi sinh vật vi
hiếu khí.
- Vi khuẩn lactic: mọc suốt xuống theo chiều sâu của ống nghiệm vì vi khuẩn lactic là vi sinh vật
kị khí chịu oxi.
- Vi khuẩn sinh metan: chỉ mọc ở đáy ống nghiệm vì vi khuẩn sinh metan là vi sinh vật kị khí bắt
buộc.
Câu 4.
a. Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong kiểm nghiệm thực phẩm? Lấy VD
minh họa.
b. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa vào yếu tố nào mà
quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn?
c. Đặt một chủng Bacillus vào ống nghiệm 1 và Sachomyces vào ống nghiệm 2. Mỗi ống nghiệm 1 và
2 đều có 5 ml dung dịch đường Sacarozơ. Nếu cho thêm lượng lyzozym như nhau vào cả hai ống nghiệm
để vào tủ ấm 300
C trong 2 phút, làm tiêu bản sống và quan sát sẽ thấy gì? Giải thích.
a. VSV khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm vì:
- Nguyên tắc:
+ VSV khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh trưởng.
+ Tốc độ sinh trưởng của VSV tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng tăng.
 Khi đưa VSV khuyết dưỡng về 1 nhân tố sinh trưởng nào đó vào thực phẩm, nếu hàm lượng
chất đó càng lớn thì VSV phát triển càng mạnh  người ta dựa vào số lượng VSV so với số lượng
VSV sinh trưởng trong môi trường chuẩn (đối chứng) với hàm lượng chất kiểm định xác định 
từ đó có thể xác định được hàm lượng chất đó trong thực phẩm.
Ví dụ: Khi muốn kiểm tra hàm lượng riboflavin trong thực phẩm, ta sử dụng VSV khuyết dưỡng
với axit riboflavin. Nuôi cấy trên môi trường của thực phẩm sau đó xác định lượng VSV từ môi
trường nuôi cấy  Đối chiếu với mức chuẩn để xác định nồng độ riboflavin trong thực phẩm.
 Có thể sử dụng các chủng VSV khuyết dưỡng để xem xét hàm lượng chất dinh dưỡng trong
thực phẩm (hoặc các chất có hại trong thực phẩm).
b. - Kiểu hô hấp của:
+ Vi khuẩn hiếu khí: đòi hỏi oxi phân tử để sinh trưởng, phát triển.
+ Vi khuẩn kị khí bắt buộc: chỉ phát triển trong điều kiện không có oxi phân tử.
- Tùy thuộc vào số và lượng các enzim có thể phân giải H2O2 như catalase, superoxit dismustase để
quyết định tính hiếu khí hay kị khí của vi khuẩn.
c.
- Ống nghiệm 1: Lyzozym cắt mạch 1,4 glucozit, làm tan thành murein biến trực khuẩn thành tế
bào trần (protoplast), không còn tính kháng nguyên bề mặt, không thể phân chia.
- Ống nghiệm 2: Tế bào không thay đổi hình dạng, lyzozym không tác động lên
Hemycellulose của tế bào nấm men. Nấm men có thể thấy được cả nhân, chồi nhỏ.
Câu 5. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quá trình lên men lăctic đồng hình và lên men rượu?
Nội dung so sánh Lên men lăctic đồng hình Lên men rượu
Vi sinh vật Vi khuẩn lătic đồng hình Nấm men
Enzim xúc tác Lactadehidrogenaza - Giai đoạn đầu: đecacboxylaza
-Giai đoạn cuối:
Alcoldehidrogennaza
Chất nhận H và e từ NADH Axetaldehit Axpiruvic
Sản phẩm đặc trưng Axit Lăctic Rượu Etilic
Câu 6.
a. Ở những con bò sau khi kháng bệnh bằng penicilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư kháng sinh.
Loại sữa này có thể dùng làm sữa chua được không, vì sao?
b. Hai virut cúm cùng loại, cùng lây nhiễm vào một tế bào chủ và kết quả xuất hiện một loại virut mới,
hãy nêu 2 nguyên nhân để giải thích hiện tượng này?
c. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng, nguồn cácbon, chất cho êlectron và chất nhận êlectron cuối cùng của
vi khuẩn Acetobacter trong quá trình “lên men” dấm?
a.
- Vì: penicilin ức chế sự tổng hợp thành peptidoglican của vi khuẩn lactic  vi khuẩn không sinh trưởng, phát
triển được  không lên men sữa chua được.
b.
-Virut trong quá trình sao chép vật chất di truyền đã xảy ra đột biến gen tạo virut mới
- Hai virut cùng mang nhiều đoạn gen (hệ gen phân đoạn) đã xảy ra sự trao đổi các đoạn gen cho nhau 
tạo ra virut tái tổ hợp mới.
c.
- Kiểu dinh dưỡng: hoá dị dưỡng hữu cơ.
- Nguồn cung cấp cacbon là chất hữu cơ (etanol).
- Nguồn cung cấp êlectron là chất hữu cơ (etanol).
- Chất nhận êlectron cuối cùng là O2.
Câu 7.
a) Trình bày các hình thức sinh sản vô tính của nấm men.
b) Trong một ống nghiệm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của vi
khuẩn, người ta xác định có 2 nguồn cung cấp cacbon là glucozo và sorbitol. Hãy vẽ đồ thị sinh trưởng
của vi khuẩn khi được cấy vào ống nghiệm này và chú thích. Giải thích?
a. – Phân đôi ở nấm men rượu rum: tế bào dài ra, ở giữa hình thành vách ngăn, chia tế bào thành 2 phần
bằng nhau, mỗi tế bào con sẽ có 1 nhân.
- Chủ yếu là nảy chồi: vật chất mới tổng hợp được huy động tới chồi, làm nó phình ra, tạo vách ngăn
giữa chồi và tế bào mẹ, sau đó chồi tách khỏi mẹ và tiếp tục lớn.
b.
Chú thích: 1,3: Pha tiềm phát; 2, 4: Pha lũy thừa; 5: Pha cân bằng; 6: Pha suy vong; 7: Pha sinh trưởng
thêm
- Nguồn glucose đơn giản, dễ phân giải hơn sorbitol => vi khuẩn sử dụng glucose trước, khi hết glucose
sẽ dùng sorbitol => 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa
- Nuôi cấy trong ống nghiệm là nuôi cấy không liên tục => dinh dưỡng dần cạn kiệt, chất độc và sản
phẩm chuyển hóa tăng => số lượng vi khuẩn sinh ra bằng số lượng vi khuẩn chết đi (pha cân bằng)
- Khi môi trường cạn kiệt dinh dưỡng, chất độc càng nhiều => vi khuẩn chết đi nhiều hơn vi khuẩn sinh
ra => pha suy vong
- Vi khuẩn chết đi là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các vi khuẩn còn sống sót => sinh trưởng thêm.
Câu 8.
a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía?
b. Một học sinh đã viết hai quá trình lên men của vi sinh vật ở trạng thái kị khí như sau :
C12H22O11................> CH3CHOHCOOH. (1)
CH3CH2OH + O2 .............> CH3COOH + H2O (2)
Theo em bạn đó viết đúng không ? Căn cứ vào sản phẩm tạo thành em hãy cho biết tác nhân gây ra hiện
tượng trên.
a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.
Điểm so sánh Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục. Tảo, vi khuẩn lam
Chất cho e H2A (A không phải oxi) H2O
Sự thải oxi Không thải oxi Có thải oxi
Sắc tố Khuẩn diệp lục Diệp lục tố và sắc tố khác
Hệ quang hóa Có hệ quang hóa I Có hệ quang hóa I và II.
b. Bạn HS đã có sự nhầm lẫn
- Ở phản ứng (1) : quá trình lên men lactic ( lên men kị khí )do đó cơ chất phải là đường đơn glucozo
chứ không phải đường đôi saccarozo.
- Ở phản ứng (2) : quá trình oxy hóa, không thể coi là sự lên men kị khí nên không phù hợp với đề bài.
Tác nhân :
- Phản ứng (1) : chất tạo thành là axit lactic do vây cần có tác nhân là vi khuẩn lactic.
- Phản ứng (2) : chất tạo thành là axit axetic nên cần có vi khuẩn axetic.
Câu 9: Dùng vi xạ khuẩn, khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào ống nghiệm
chứa môi trường thạch đứng sẽ thấy hiện tượng gì ? Giải thích ?
Nội dung
- Ở ống nghiệm cấy xạ khuẩn : chúng chỉ mọc lớp trên vì xạ khuẩn là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.
- Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn tả : chúng mọc cách lớp bề mặt một chút vì vi khuẩn tả là VSV vi hiếu
khí.
- Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn lactic : chúng mọc suốt chiều sâu ống nghiệm vì vi khuẩn lactic là VSV
kị khí chịu oxi.
- Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn sinh metan : chúng chỉ mọc ở đáy ống nghiệm vì vi khuẩn sinh metan là
VSV kị khí bắt buộc
Câu 10. Nuôi trực khuẩn uốn ván (Clotridium tetani) sau đó thu sinh khối ở cuối pha cân bằng rồi đem
thanh trùng. Sau đó người ta cấy dịch thu được vào môi trường phù hợp. Trực khuẩn uốn ván có phát
triển trên môi trường nuôi cấy không? Giải thích?
- Vào cuối pha cân bằng, khi chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại xuất hiện thì trực khuẩn uốn
ván (Clotridium tetani) sẽ hình thành nội bào tử.
- Quá trình thanh trùng không tiêu diệt được nội bào tử do nội bào tử có lớp vỏ canxidipcolinat bền với
nhiệt. Do đó khi cấy dịch thu được vào môi trường phù hợp thì nội bào tử sẽ sinh trưởng tạo thành vi
khuẩn uốn ván.
Câu 11.
a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu
lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía?
b. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa vào yếu tố nào
mà quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn?
ý Nội dung cần đạt
a
Điểm so sánh Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía,
màu lục.
Tảo, vi khuẩn lam
Chất cho e H2A (A không phải oxi) H2O
Sự thải oxi Không thải oxi Có thải oxi
Sắc tố Khuẩn diệp lục Diệp lục tố và sắc tố khác
Hiệu quả (Bẫy
năng lượng)
Thấp Cao
Hệ quang hóa Có hệ quang hóa I Có hệ quang hóa I và II.
b
b. - Kiểu hô hấp của:
+ Vi khuẩn hiếu khí: đòi hỏi oxi phân tử để sinh trưởng, phát triển.
+ Vi khuẩn kị khí bắt buộc: chỉ phát triển trong điều kiện không có oxi phân tử.
- Tùy thuộc vào số và lượng các enzim có thể phân giải H2O2 như catalase, superoxit dismustase
để quyết định tính hiếu khí hay kị khí của vi khuẩn
Câu 12.
a) Phân tích kiểu dinh dưỡng của một chủng vi khuẩn dựa vào sự quan sát khi nuôi cấy chúng
trên các môi trường A, B. Thành phần các môi trường được tính bằng g/l:
- Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; KH2PO4 – 1,0; NaCl – 5,0; MgSO4 – 0,2.
- Môi trường B: Môi trường A + xitrat trisodic – 2,0.
Sau khi cấy chủng vi khuẩn đó, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian và nhiệt độ thích hợp, người ta thấy
trong môi trường A không có khuẩn lạc, còn trong môi trường B có khuẩn lạc.
- Môi trường A là loại môi trường gì?
- Kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon của chủng vi khuẩn đó.
- Một số vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường A với điều kiện phải để chúng ở nơi giàu CO2.
Đó là kiểu dinh dưỡng gì?
b) Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào trong
các ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao?
ý Nội dung cần đạt
a
- Môi trường A là môi trường tối thiểu, chỉ có chất khoáng, vi sinh vật nguyên dưỡng mới phát
triển.
- Xitrat trisodic mang cho chủng vi khuẩn nguồn C hữu cơ, vậy chúng là vi sinh vật dị dưỡng
đối với nguồn C.
- Kiểu vi khuẩn hóa tự dưỡng, vi khuẩn quang tự dưỡng và phần lớn hóa dưỡng vô cơ
b
- Xạ khuẩn: chỉ mọc ở lớp trên vì xạ khuẩn là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.
- Vi khuẩn tả: chúng mọc cách lớp bề mặt một ít xuống phía dưới vì vi khuẩn tả là vi sinh vật
vi hiếu khí.
- Vi khuẩn lactic: mọc suốt xuống theo chiều sâu của ống nghiệm vì vi khuẩn lactic là vi sinh
vật kị khí chịu oxi.
- Vi khuẩn sinh metan: chỉ mọc ở đáy ống nghiệm vì vi khuẩn sinh metan là vi sinh vật kị khí
bắt buộc.
Câu 13.
Quan sát 3 ống nghiệm nuôi cấy vi khuẩn người ta thấy:
Ống A: Vi khuẩn mọc trên bề mặt
Ống B: Vi khuẩn mọc khắp ống nghiệm
Ống C: Vi khuẩn mọc ở đáy ống nghiệm
a) Tiến hành nhỏ H2O2 vào cả 3 ống nghiệm. Hãy cho biết ống nghiệm nào sẽ sủi bọt? Viết phương
trình phản ứng xảy ra và giải thích?
b) Nếu bổ sung NO3
-
vào cả 3 ống nghiệm. Hãy cho biết ống nghiệm nào vi khuẩn thay đổi kiểu hô
hấp và vị trí mọc? Giải thích?
a)
- Nhỏ H2O2 ống A, B sủi bọt.
Catalaza
- Phương trình phản ứng: H2O2 H2O + 1/2O2 (sủi bọt)
superoxyde dismutaza
H2O2 + 2H+
+ 2e-
2H2O
- Giải thích: Do vi khuẩn trong ống A là vi khuẩn hiếu khí; ống B là vi khuẩn kị khí tùy tiện nên trong tế bào
có chứa cả 2 enzim catalaza và SOD.
b)
- Ống A, vi khuẩn thay đổi vị trí mọc và kiểu hô hấp
- Giải thích: Có NO3
-
vi khuẩn sử dụng oxi trong NO3
-
để hô hấp và do đó từ hô hấp hiếu khí đã chuyển sang
hô hấp kị khí và mọc ở đáy ống nghiệm.
Câu 14.
a. Phân biệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm?
b. Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy
không khí?
b. Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.
a.
Đặc điểm VK Gram dương VK Gram âm
Bắt màu khi nhuộm Gram Tím Đỏ
Peptidoglican Dày, nhiều lớp Mỏng, ít lớp
Protein Không có hoặc ít Nhiều
Lớp phía ngoài vách Không có Có
Lipit và lipoprotein Ít Nhiều
Cấu trúc gốc tiên mao Có 2 vòng ở đĩa gốc Có 4 vòng ở đĩa gốc
Tạo độc tố Ngoại độc tố Nội độc tố
Khả năng chống chịu với tác Cao Thấp
nhân vật lý
Mẫn cảm với lizozim Vách rất dễ bị phá vỡ Vách khó bị phá vỡ
Khả năng chống chịu muối, Cao Thấp
chất tẩy anionic
b. Chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do đó không thể loại được các sản phẩm oxi
hoá độc hại cho tế bào như H2O2, các ion superoxit.
b. Ứng dụng:
- Xử lý nước thải, rác thải.
- Sản xuất sinh khối ( giàu prôtêin, vitamin, enzim,..)
- Làm thuốc.
- Làm thức ăn bổ sung cho ngưòi và gia súc.
- Cung cấp O2 …..
Câu 15. Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn này trên
môi trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0g NH4Cl, 1,0g K2HPO4, 0,2g MgSO4, 0,1g CaCl2, 5,0g
glucôzơ, các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại 2.10-5
gam) và thêm nước vào vừa đủ 1
lít. Thêm vào môi trường cơ sở các hợp chất khác nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó
đưa vào tủ ấm 370
C và giữ trong 24 giờ, kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin → có sinh trưởng.
a) Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng, nguồn cacbon, chất cho electron, các chất thêm vào
môi trường cơ sở thì vi khuẩn Streptococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào?
b) Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn Streptococcus
faecalis?
Vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng:
- Theo nguồn năng lượng: là hóa dưỡng vì vi khuẩn dùng năng lượng được tạo ra từ chuyển hóa
glucôzơ thành axit lactic.
- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozo là nguồn cacbon kiến tạo nên các chất của tế bào.
- Theo nguồn cho electron: là dinh dưỡng hữu cơ vì glucôzơ là nguồn cho electron trong lên men
lactic đồng hình.
- Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuẩn khuyết dưỡng, thiếu 1 trong 2 chất trên vi
khuẩn không phát triển được.
Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò :
- Các chất axit folic, pyridoxin là các nhân tố sinh trưởng với các vi khuẩn nêu trên. Thiếu 1 trong 2
chất này thì vi khuẩn không thể tự tổng hợp được và không sinh trưởng được.
- Axit folic là một loại vitamin giúp hình thành tổng hợp purin và pirimidin. Pyridoxin là vitamin
B6 giúp chuyển amin của các axit amin.
B. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Câu 1. Nêu những điểm khác biệt giữa chu trình nhân lên của phage ôn hòa với chu trình nhân lên của
HIV?
Tiêu chí phân
biệt
Chu trình nhân lên của
phage ôn hòa
Chu trình nhân lên của HIV
Tế bào chủ Tế bào vi khuẩn Tế bào LymphoT-CD4 của người
Hấp phụ Vi rut hấp phụ lên bề mặt tế bào
chủ nhờ thụ thể ở gai đuôi
Vi rút hấp phụ lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể
trên vỏ ngoài
Xâm nhập Bao đuôi chọc thủng màng tế
bào chủ và bơm ADN vào trong
tế bào chủ
Màng ngoài dung hợp với màng tế bào chủ và đẩy
nucleocapsit vào tro g tế bào chủ
Cài xen ADN của phage cài xen vào
NST của vi khuẩn và tồn tại
cùng với vi khuẩn trong một
thời gian
ARN của vi rút tiến hành sao chép ngược hình
thành phân tử ADN kép rồi mới cài xen vào NST
của tế bào chủ và tồn tại cùng tế bào chủ một thời
gian
Sinh tổng hợp ADN vi rút tách khỏi hệ gen vi
khuẩn, tiến hành sao chép, tổng
hợp ARN và protein để hình
thành các bộ phận của vi rút mới
ADN vi rút không tách khỏi hệ gen mà tiến hành
phiên mã tạo ra nhiều ARN, từ đó tổng hợp nên
các phân tử protein và các bộ phận khác của vi rút
Phóng thích Các vi rút mới ồ ạt phá vỡ tế bào
chủ chui ra ngoài
Các nucleocapsit đi ra ngoài lấy một phần màng
tế bào chủ để tạo ra vỏ ngoài của vi rút, không
phá vỡ tế bào mà làm cho tế bào bị teo lại
Câu 2. Hãy nêu:
a. Các cách gây hại của vi khuẩn lên vật chủ.
b. Các cơ chế tác động của chất kháng sinh lên vi khuẩn.
c. Các cách tác động của kháng thể đặc hiệu lên kháng nguyên gây bệnh? Đối với những kháng nguyên
đã nhiễm vào tế bào bình thường thì Tc (Tđộc) xử lí như thế nào?
a. - Cạnh tranh chất dinh dưỡng
- Tiết độc tố
- Phá hủy tế bào chủ
b. - Tác động lên thành tế bào
- Tác động vào màng sinh chất
- Ức chế sự tự sao, phiên mã và dịch mã.
c. - Trung hòa các vi khuẩn, vi rut gây bệnh
- Ngưng kết các tế bào vi khuẩn, virut khác lại với nhau (dính bết vào nhau)
- Kết tủa các kháng nguyên dạng hòa tan
=>Từ đó tạo điều kiện cho đại thực bào tiêu diệt.
* Đối với những kháng nguyên đã nhiễm vào tế bào thì Tc sẽ đến trực tiếp tế bào đó
tạo lỗ thủng trên màng làm cho tế bào nhiễm vỡ tung ra và giải phóng kháng nguyên.
Câu 3 . Cơ thể động vật khi bị lây nhiễm vi khuẩn thì số vi khuẩn tăng lên theo hàm số mũ. Còn khi bị
lây nhiễm bởi một loại virut có chu kì sinh tan thì cơ thể động vật không có dấu hiệu lây nhiễm một thời
gian. Sau đó, số virut tăng lên một cách đột ngột và cuối cùng tăng lên theo kiểu bậc thang. Tại sao có
sự khác nhau đó?
Sự khác nhau là do:
- Đối với vi khuẩn: Khi lây nhiễm vào cơ thể động vật, số vi khuẩn tăng lên theo hàm số mũ vì: vi khuẩn
sinh sản bằng cách phân đôi ở bên ngoài tế bào vật chủ nên số lượng vi khuẩn tăng liên tục theo thời
gian.
- Đối với virut:
+ Ban đầu cơ thể động vật không có dấu hiệu lây nhiễm vì: lúc đó virut đang hoạt động tổng hợp và
nhân lên bên trong tế bào chủ.
+ Sau đó số virut tăng lên đột ngột vì: sau khi nhân lên trong tế bào chủ, virut phá vỡ tế bào giải phóng
ồ ạt ra ngoài.
+ Cuối cùng tăng lên theo kiểu bậc thang vì: virut lại xâm nhập vào các tế bào khác hoạt động tổng hợp
các thành phần bên trong tế bào nên thấy số lượng virut không tăng, sau một thời gian virut được nhân
lên trong tế bào lại giải phóng ra ngoài nên số lượng virut lại tăng và diễn biến cứ như thế được lặp lại.
Câu 4. Người ta xử lí loại bỏ sắt của nước thải này bằng cách sử dụng vi khuẩn khử lưu huỳnh. Cho
dòng nước thải chảy qua tháp phản ứng (là một hệ thống kín) có nhồi chất hữu cơ như rơm, rạ đã được
trộn vi khuẩn khử lưu huỳnh thì nước thu được từ tháp phản ứng không còn một số ion, đáy tháp có kết
tủa màu đen. Hãy cho biết:
a) Hình thức hô hấp của vi khuẩn khử lưu huỳnh.
b) Tác dụng của chất hữu cơ (rơm, rạ) và sun phát.
Ý Nội dung cần đạt
a Hình thức hô hấp của vi khuẩn khử lưu huỳnh: hô hấp kị khí.
b
- Chất hữu cơ là chất cho điện tử.
- Sun phát là chất nhận điện tử trong hô hấp kị khí.
Câu 5. Virut Caulimo là một loại virut thực vật, có vật chất di truyền là ADN kép dạng vòng. Khi cây
cải ngọt bị nhiễm loại virut này thì thân, lá bị còi cọc, lá xuất hiện các đốm màu vàng.
a) Virut Caulimo có cấu trúc khác tế bào cải ngọt như thế nào?
b) Một số người nông dân đã mua thuốc kháng sinh penicillin để phun lên cây nhằm tiêu diệt tác
nhân gây bệnh. Theo em việc làm này có hiệu quả gì không? Khi ăn cải ngọt bị nhiễm virut này chúng
ta có bị bệnh không? Vì sao?
Tế bào cây Virut
Cấu trúc tế bào Có cấu trúc tế bào Không, chỉ gồm ADN và prôtêin
Vật chất di truyền ADN mạch kép dạng thẳng trong
nhân.
(ADN kép dạng vòng trong ti thể
và lục lạp).
Có ARN
ADN mạch kép dạng vòng
Không có ARN
Hệ thống biến dưỡng năng lượng có Không
Hệ thống sinh tổng hợp prôtêin có Không
- Ta không thể phun thuốc kháng sinh penicillin để diệt virut vì penicillin. ức chế sự tổng hợp thành tế
bào vi khuẩn, ức chế sự hình thành liên kết chéo giữa các chuỗi peptit ngắn của thành peptidoglican,
virut không có thành tế bào.
- Khi ăn cải bị nhiễm virut này chúng ta không bị bệnh gì vì virut không có gai glycôprôtêin đặc hiệu
đối với tế bào người nên không thể hấp phụ và xâm nhập vào tế bào người.
Câu 6. a) Dựa vào sự khác biệt nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người mà bác sĩ có thể dùng kháng
sinh đặc hiệu để tiêu diệt vi khuẩn đồng thời không làm tổn hại đến các tế bào người?
b) Nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) thu sinh khối ở cuối pha cân bằng rồi đem
thanh trùng. Sau đó người ta cấy dịch thu được vào môi trường phù hợp. Trực khuẩn uốn ván có phát
triển trên môi trường nuôi cấy không? Giải thích.
- Tế bào vi khuẩn có thành tế bào peptidoglican, tế bào người không có thành peptidoglican → dùng
thuốc kháng sinh tác động vào thành tế bào vi khuẩn.
- Ribôxôm của vi khuẩn và người khác nhau → dùng thuốc kháng sinh tác động vào ribôxôm ngăn
cản quá trình dịch mã của vi khuẩn.
Trực khuẩn có thể phát triển
Giải thích:
- Trực khuẩn uốn ván có khả năng tạo nội bào tử khi gặp điều kiện bất lợi.
- Nội bào tử hình thành khi đem dịch chứa vi khuẩn thanh trùng.
- Khi gặp điều kiện thuận lợi (khi cấy trong môi trường phù hợp) thì những bào tử này sẽ nảy mầm
và hình thành tế bào sinh dưỡng tiếp tục sinh sản và phát triển trên môi trường nuôi cấy.
Câu 7 .
1) Nêu sự khác biệt về quá trình “cởi vỏ” capsit của phagơ và virut kí sinh ở động vật. Nếu bơm
prôtôn của tế bào chủ không hoạt động sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình nhân lên của virut?
- Nếu bơm prôtôn không hoạt động, môi trường lizôxôm không bị axit hóa, các enzyme không được
hoạt hóa để phân giải capsit thì axit nucleic của virut động vật không được giải phóng khỏi vỏ capsit
dẫn đến virut động vật không nhân lên được.
Phagơ Virut ký sinh ở động vật
Sau khi hấp phụ, phagơ tiêm ADN của nó
vào tế bào, còn vỏ capsit để lại bên ngoài tế
bào (cởi vỏ bên ngoài tế bào chủ)
Sau khi hấp phụ, virut động vật xâm nhập
vào tế bào mang theo cả Axit Nu và vỏ
capsit (cởi vỏ bên trong tế bào chủ).
Phagơ cởi vỏ không cần enzim của lizôxôm
của TB chủ
lizôxôm của TB chủ hoạt động phân giải vỏ
capsit để giải phóng axit nuclêic.
Câu 8.
a. Thụ thể của virut nằm ở đâu?
b. Virut độc và virut ôn hòa khác nhau như thế nào? Theo quan điểm tiến hóa thì virut nào ưu việt
hơn? Giải thích?
c. Phân biệt kháng thể và interferon?
d. Giải thích tại sao khi bị các bệnh virut mãn tính thì dễ bị ung thư?
Hướng dẫn
a. Thụ thể của virut nằm ở đâu?
- Phagơ: thụ thể nằm ở đầu mút các sợi lông đuôi
- Virut động vật
+ VR trần: thụ thể nằm ở đỉnh các khối đa diện
+ VR có màng bao (vỏ ngoài): thụ thể là các gai glicoprôtêin dính ở vỏ ngoài
- Virut thực vật: không có thụ thể
b. Phân biệt virut độc và virut ôn hòa
Virut độc Virut ôn hòa
- VR độc xâm nhập vào tế
bào chủ, nhân lên tạo các
virut mới, làm tan và giết
chết TB chủ.
- VR ôn hòa xâm nhập vào TB chủ, hệ gen của virut gia nhập hệ gen
của TB
chủ, được nhân lên cùng hệ gen TB chủ. Nếu có tác nhân cảm ứng, vật
chất di truyền của VR tách ra và tổng hợp các thành phần tạo ra virut
mới và làm tan TB chủ
Hoạt động theo chu trình tan Hoạt động theo chu trình tan và tiềm tan
- Virut ôn hòa ưu việt hơn vì: virut ôn hòa có thể phát tán hệ gen qua nhiều thế hệ tế bào mà
không ảnh hưởng đến hoạt động sống của tế bào chủ. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể chuyển
sang chu trình tan.
c. Phân biệt kháng thể và interferon
Kháng thể Interferon
Khái niệm Là các γ globulin do cơ thể hình thành để
chống lại kháng nguyên đã kích thích sinh
ra nó.
Là các glycoprotein được hình thành
trong các TB nhiễm virut, có khả
năng ức chế sự nhân lên của VR
Nơi sản xuất TB lymphô B Mọi TB của cơ thể bị nhiễm VR
Cơ chế tác dụng Trực tiếp gây phản ứng ngưng kết kháng
nguyên- kháng thể
Tác động gián tiếp kích thích TB bên
cạnh sinh protein kháng virut
Thời gian xuất
hiện
Xuất hiện muộn sau khi nhiễm bệnh
khoảng 7 ngày
Xuất hiện sớm
Trí nhớ miễn
dịch
Có tính nhớ do hình thành các TB lympho
B nhớ
Không có tính nhớ
Phản ứng lần sau Phản ứng lần sau mạnh hơn , số lượng
nhiều hơn do có TB nhớ
Phản ứng lần sau như lần trước
d. Bệnh mãn tính có thời gian tồn tại dài  tăng xác suất virut làm hỏng, gây đột biến các gen
 nguy cơ ung thư càng cao
- Virut gây ung thư bằng cách
+ Mang gen gây ung thư chèn vào hệ gen của tế bào chủ
+ Gây đột biến, chèn promotor khỏe vào gen tiền ung thư → làm tăng hoạt động của gen này →
ung thư
+ Gây đột biến làm bất hoạt gen ức chế khối u.
Câu 9. Việc sử dụng virus làm thuốc trừ sâu có ưu việt gì hơn so với việc dùng thuốc trừ sâu hoá học?
Sử dụng thuốc trừ sâu bằng virus sẽ chỉ tác động đến một mắt xích trong chuỗi thức ăn và
không gây ô nhiễm môi trường. Trong khi sử dụng thuốc trừ sâu hoá học không chỉ tiêu diệt loài có hại
mà còn tiêu diệt cả nhiều loài khác, đồng thời tồn dư thuốc trừ sâu gây hại cho nhiều loài trong chuỗi
và lưới thức ăn, trong đó có con người.
Câu 10. Tại sao việc tạo ra vaccine chống lại một số virus gây bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn?
Virus luôn biến đổi tạo ra nhiều biến thể mới nên việc sản xuất vaccine luôn bị lạc hậu với sự
tiến hoá của virus. Cần thời gian hàng năm mới có thể sản xuất ra được một loại vaccine chống một
chủng virus nhưng chủng virus mới có thể xuất hiện sau hằng tháng thậm chí sau mỗi tuần. Câu 11.. Ở
người cần tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi chỉ cần tiêm vaccine
phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời. Tại sao?
Câu 12. Trình bày các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut?
Giai đoạn Đặc điểm
1. Hấp phụ Gai glycoprotêin hoặc protêin bề mặt gắn đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ
2. Xâm nhập - Đối với phagơ; enzim lizôxom phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào
chất
- Đối với virus động vật: Đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để
giải phóng axit nuclêic
3. Tổng hợp Virus sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và protêin
cho riêng mình.
Một số virus có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp
4. Lắp ráp Lắp acid nucleic vào protein vỏ để tạo hạt virus hoàn chỉnh
5. Giải phóng Virus phá vỡ tế bào để thoát ra ngoài

More Related Content

What's hot

Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án nataliej4
 
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...VuKirikou
 
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngTổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngHuy Hoang
 
Thuc hanh di truyen 2014 ydh
Thuc hanh di truyen 2014   ydhThuc hanh di truyen 2014   ydh
Thuc hanh di truyen 2014 ydhLe Tran Anh
 
Di truyền tế bào chất
Di truyền tế bào chấtDi truyền tế bào chất
Di truyền tế bào chấtbittercoffee
 
Sinh lý chuyen hoa nang luong
Sinh lý chuyen hoa nang luongSinh lý chuyen hoa nang luong
Sinh lý chuyen hoa nang luongLe Khac Thien Luan
 
Cấu trúc của tế bào
Cấu trúc của tế bàoCấu trúc của tế bào
Cấu trúc của tế bàoPledger Harry
 
Tổng hợp đề thi mô phôi học kỳ iii năm 2009
Tổng hợp đề thi mô phôi học kỳ iii năm 2009Tổng hợp đề thi mô phôi học kỳ iii năm 2009
Tổng hợp đề thi mô phôi học kỳ iii năm 2009phuonga315
 
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐCMàng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐCVuKirikou
 
Chuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩn
Chuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩnChuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩn
Chuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩnvisinhyhoc
 
Bai giang acid nucleic sinh tong hop protein ts vu thi thom
Bai giang acid nucleic sinh tong hop protein ts vu thi thomBai giang acid nucleic sinh tong hop protein ts vu thi thom
Bai giang acid nucleic sinh tong hop protein ts vu thi thomNguyen Thanh Tu Collection
 
De thi marketing
De thi marketingDe thi marketing
De thi marketingThao Vy
 
[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan
[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan
[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoantailieuhoctapctump
 
PHÔI THAI HỌC HỆ SINH DỤC NAM
PHÔI THAI HỌC HỆ SINH DỤC NAMPHÔI THAI HỌC HỆ SINH DỤC NAM
PHÔI THAI HỌC HỆ SINH DỤC NAMSoM
 
Sinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tietSinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tietVũ Thanh
 
Trac nghiem vi sinh dhy duoc hue
Trac nghiem vi sinh   dhy duoc hueTrac nghiem vi sinh   dhy duoc hue
Trac nghiem vi sinh dhy duoc hueHuy Hoang
 
Sinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần Thơ
Sinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần ThơSinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần Thơ
Sinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần ThơVuKirikou
 
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃBÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃHue Nguyen
 

What's hot (20)

Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
 
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
 
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngTổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
 
Thuc hanh di truyen 2014 ydh
Thuc hanh di truyen 2014   ydhThuc hanh di truyen 2014   ydh
Thuc hanh di truyen 2014 ydh
 
Di truyền tế bào chất
Di truyền tế bào chấtDi truyền tế bào chất
Di truyền tế bào chất
 
Sinh lý chuyen hoa nang luong
Sinh lý chuyen hoa nang luongSinh lý chuyen hoa nang luong
Sinh lý chuyen hoa nang luong
 
Dth vi khuan
Dth vi khuanDth vi khuan
Dth vi khuan
 
Peroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thểPeroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thể
 
Cấu trúc của tế bào
Cấu trúc của tế bàoCấu trúc của tế bào
Cấu trúc của tế bào
 
Tổng hợp đề thi mô phôi học kỳ iii năm 2009
Tổng hợp đề thi mô phôi học kỳ iii năm 2009Tổng hợp đề thi mô phôi học kỳ iii năm 2009
Tổng hợp đề thi mô phôi học kỳ iii năm 2009
 
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐCMàng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
 
Chuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩn
Chuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩnChuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩn
Chuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩn
 
Bai giang acid nucleic sinh tong hop protein ts vu thi thom
Bai giang acid nucleic sinh tong hop protein ts vu thi thomBai giang acid nucleic sinh tong hop protein ts vu thi thom
Bai giang acid nucleic sinh tong hop protein ts vu thi thom
 
De thi marketing
De thi marketingDe thi marketing
De thi marketing
 
[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan
[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan
[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan
 
PHÔI THAI HỌC HỆ SINH DỤC NAM
PHÔI THAI HỌC HỆ SINH DỤC NAMPHÔI THAI HỌC HỆ SINH DỤC NAM
PHÔI THAI HỌC HỆ SINH DỤC NAM
 
Sinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tietSinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tiet
 
Trac nghiem vi sinh dhy duoc hue
Trac nghiem vi sinh   dhy duoc hueTrac nghiem vi sinh   dhy duoc hue
Trac nghiem vi sinh dhy duoc hue
 
Sinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần Thơ
Sinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần ThơSinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần Thơ
Sinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần Thơ
 
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃBÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
 

Similar to CĐ 5. VI SINH VẬT 1.docx

TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...
TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...
TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình vi sinh vật học chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Nguyễn Thị Liên.PDF
Giáo trình vi sinh vật học chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Nguyễn Thị Liên.PDFGiáo trình vi sinh vật học chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Nguyễn Thị Liên.PDF
Giáo trình vi sinh vật học chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Nguyễn Thị Liên.PDFMan_Ebook
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
02b sinh ly cua vi khuan da
02b sinh ly cua vi khuan   da02b sinh ly cua vi khuan   da
02b sinh ly cua vi khuan daLe Tran Anh
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamNguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨMBÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨMPhan Minh Trí
 
Chuyen de ho_hap_va_tieu_hoa
Chuyen de ho_hap_va_tieu_hoaChuyen de ho_hap_va_tieu_hoa
Chuyen de ho_hap_va_tieu_hoaHongNguyn785
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...Nguyen Thanh Tu Collection
 
B18 (Tiết 1)- Sinh hoc 10- Canh Dieu- Ta Thi Thuyet.pptx
B18 (Tiết 1)- Sinh hoc 10- Canh Dieu- Ta Thi Thuyet.pptxB18 (Tiết 1)- Sinh hoc 10- Canh Dieu- Ta Thi Thuyet.pptx
B18 (Tiết 1)- Sinh hoc 10- Canh Dieu- Ta Thi Thuyet.pptxcanhqnu
 
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...Man_Ebook
 
Tiet 2 giống vi sinh vật
Tiet 2 giống vi sinh vậtTiet 2 giống vi sinh vật
Tiet 2 giống vi sinh vậtChu Kien
 
Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24
Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24
Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24Khánh Duyên Trần Lê
 
Bài giảng sinh học vi sinh
Bài giảng sinh học vi sinhBài giảng sinh học vi sinh
Bài giảng sinh học vi sinhnataliej4
 
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10jackjohn45
 
Lý thuyết ôn thi đại học sinh học (khó)
Lý thuyết ôn thi đại học sinh học (khó)Lý thuyết ôn thi đại học sinh học (khó)
Lý thuyết ôn thi đại học sinh học (khó)Thịnh NguyễnHuỳnh
 

Similar to CĐ 5. VI SINH VẬT 1.docx (20)

Vs
VsVs
Vs
 
TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...
TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...
TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...
 
Giáo trình vi sinh vật học chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Nguyễn Thị Liên.PDF
Giáo trình vi sinh vật học chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Nguyễn Thị Liên.PDFGiáo trình vi sinh vật học chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Nguyễn Thị Liên.PDF
Giáo trình vi sinh vật học chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Nguyễn Thị Liên.PDF
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
 
02b sinh ly cua vi khuan da
02b sinh ly cua vi khuan   da02b sinh ly cua vi khuan   da
02b sinh ly cua vi khuan da
 
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨMBÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨM
 
Bài giảng môn học vi sinh thực phẩm
Bài giảng môn học vi sinh thực phẩmBài giảng môn học vi sinh thực phẩm
Bài giảng môn học vi sinh thực phẩm
 
Chuyen de ho_hap_va_tieu_hoa
Chuyen de ho_hap_va_tieu_hoaChuyen de ho_hap_va_tieu_hoa
Chuyen de ho_hap_va_tieu_hoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...
 
B18 (Tiết 1)- Sinh hoc 10- Canh Dieu- Ta Thi Thuyet.pptx
B18 (Tiết 1)- Sinh hoc 10- Canh Dieu- Ta Thi Thuyet.pptxB18 (Tiết 1)- Sinh hoc 10- Canh Dieu- Ta Thi Thuyet.pptx
B18 (Tiết 1)- Sinh hoc 10- Canh Dieu- Ta Thi Thuyet.pptx
 
Vstp 2010
Vstp 2010Vstp 2010
Vstp 2010
 
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
 
Tiet 2 giống vi sinh vật
Tiet 2 giống vi sinh vậtTiet 2 giống vi sinh vật
Tiet 2 giống vi sinh vật
 
Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24
Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24
Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24
 
Bài giảng sinh học vi sinh
Bài giảng sinh học vi sinhBài giảng sinh học vi sinh
Bài giảng sinh học vi sinh
 
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
 
Chế phẩm bt
Chế phẩm btChế phẩm bt
Chế phẩm bt
 
Lý thuyết ôn thi đại học sinh học (khó)
Lý thuyết ôn thi đại học sinh học (khó)Lý thuyết ôn thi đại học sinh học (khó)
Lý thuyết ôn thi đại học sinh học (khó)
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 

CĐ 5. VI SINH VẬT 1.docx

  • 1. CHUYÊN ĐỀ 5. VI SINH VẬT Câu 1. Yếu tố nào quyết định chiều hướng chuyển hoá vật chất trong tế bào vi sinh vật? Vi sinh vật quang tự dưỡng khác vi sinh vật hoá dị dưỡng ở những điểm nào? Câu 2. a. Giải thích vì sao nhiều vi khuẩn ưa trung tính trong tự nhiên tạo ra các chất thải có tính axít hoặc kiềm, mà chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường đó? b. Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, tế bào chất của vi khuẩn sẽ rút nước từ bên ngoài vào bên trong tế bào làm tế bào căng phồng lên. Tế bào vi khuẩn có thể bị vỡ không? Vì sao? Câu 3. a. Để sản xuất một loại prôtêin làm thức ăn chăn nuôi, người ta nuôi nấm men trong thùng với các điều kiện: độ pH phù hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng và thổi khí liên tục. Sau mấy ngày lấy ra, ly tâm, thu sinh khối, làm khô và đóng gói. Đây có phải là quá trình lên men không? Tại sao? b. Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào trong các ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao? Câu 4. a. Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong kiểm nghiệm thực phẩm? Lấy ví dụ minh họa. b. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa vào yếu tố nào mà quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn? c. Đặt một chủng Bacillus vào ống nghiệm 1 và Sachomyces vào ống nghiệm 2. Mỗi ống nghiệm 1 và 2 đều có 5 ml dung dịch đường Sacarozơ. Nếu cho thêm lượng lyzozym như nhau vào cả hai ống nghiệm để vào tủ ấm 300 C trong 2 phút, làm tiêu bản sống và quan sát sẽ thấy gì? Giải thích. Câu 5. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quá trình lên men lăctic đồng hình và lên men rượu? Câu 6. a. Ở những con bò sau khi kháng bệnh bằng penicilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư kháng sinh. Loại sữa này có thể dùng làm sữa chua được không, vì sao? b. Hai virut cúm cùng loại, cùng lây nhiễm vào một tế bào chủ và kết quả xuất hiện một loại virut mới, hãy nêu 2 nguyên nhân để giải thích hiện tượng này? c. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng, nguồn cácbon, chất cho êlectron và chất nhận êlectron cuối cùng của vi khuẩn Acetobacter trong quá trình “lên men” dấm? Câu 7. a) Trình bày các hình thức sinh sản vô tính của nấm men. b) Trong một ống nghiệm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn, người ta xác định có 2 nguồn cung cấp cacbon là glucozo và sorbitol. Hãy vẽ đồ thị sinh trưởng của vi khuẩn khi được cấy vào ống nghiệm này và chú thích. Giải thích? Câu 8. a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía? b. Một học sinh đã viết hai quá trình lên men của vi sinh vật ở trạng thái kị khí như sau : C12H22O11................> CH3CHOHCOOH. (1) CH3CH2OH + O2 .............> CH3COOH + H2O (2) Theo em bạn đó viết đúng không ? Căn cứ vào sản phẩm tạo thành em hãy cho biết tác nhân gây ra hiện tượng trên. Câu 9. Dùng vi xạ khuẩn, khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng sẽ thấy hiện tượng gì ? Giải thích ? Câu 10. Nuôi trực khuẩn uốn ván (Clotridium tetani) sau đó thu sinh khối ở cuối pha cân bằng rồi đem thanh trùng. Sau đó người ta cấy dịch thu được vào môi trường phù hợp. Trực khuẩn uốn ván có phát triển trên môi trường nuôi cấy không? Giải thích? Câu 11. a) Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía?
  • 2. b) Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa vào yếu tố nào mà quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn? Câu 12. a) Phân tích kiểu dinh dưỡng của một chủng vi khuẩn dựa vào sự quan sát khi nuôi cấy chúng trên các môi trường A, B. Thành phần các môi trường được tính bằng g/l: - Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; KH2PO4 – 1,0; NaCl – 5,0; MgSO4 – 0,2. - Môi trường B: Môi trường A + xitrat trisodic – 2,0. Sau khi cấy chủng vi khuẩn đó, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian và nhiệt độ thích hợp, người ta thấy trong môi trường A không có khuẩn lạc, còn trong môi trường B có khuẩn lạc. - Môi trường A là loại môi trường gì? - Kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon của chủng vi khuẩn đó. - Một số vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường A với điều kiện phải để chúng ở nơi giàu CO2. Đó là kiểu dinh dưỡng gì? Câu 13. Quan sát 3 ống nghiệm nuôi cấy vi khuẩn người ta thấy: Ống A: Vi khuẩn mọc trên bề mặt Ống B: Vi khuẩn mọc khắp ống nghiệm Ống C: Vi khuẩn mọc ở đáy ống nghiệm a) Tiến hành nhỏ H2O2 vào cả 3 ống nghiệm. Hãy cho biết ống nghiệm nào sẽ sủi bọt? Viết phương trình phản ứng xảy ra và giải thích? b) Nếu bổ sung NO3 - vào cả 3 ống nghiệm. Hãy cho biết ống nghiệm nào vi khuẩn thay đổi kiểu hô hấp và vị trí mọc? Giải thích? Câu 14. a. Phân biệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm? b. Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy không khí? b. Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.
  • 3. CHUYÊN ĐỀ 5. VI SINH VẬT A. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG Ở VSV Câu 1. Yếu tố nào quyết định chiều hướng chuyển hoá vật chất trong tế bào vi sinh vật? Vi sinh vật quang tự dưỡng khác vi sinh vật hoá dị dưỡng ở những điểm nào? - Ôxi là yếu tố quyết định chiều hướng chuyển hoá vật chất trong tế bào vi sinh vật. Tuỳ theo sự có mặt và hàm lượng các enzim trong tế bào mà vi sinh vật có quan hệ với ôxi phân tử rất khác nhau.Chính vì vậy, hô hấp ở vi sinh vật rất đa dạng - Chúng khác nhau ở các đặc điểm: + Nguồn năng lượng của vi sinh vật quang tự dưỡng là ánh sáng; còn của VSV hoá dị dưỡng là các chất hữu cơ. + Nguồn cacbon của VSV quang tự dưỡng là CO2, còn của VSV hoá dị dưỡng là các chất hữu cơ. + Tính chất của 2 quá trình: Quang tự dưỡng mang tính chất đồng hoá, còn hoá dị dưỡng mang tính chất dị hoá. Câu 2. a. Giải thích vì sao nhiều vi khuẩn ưa trung tính trong tự nhiên tạo ra các chất thải có tính axít hoặc kiềm, mà chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường đó? b. Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, tế bào chất của vi khuẩn sẽ rút nước từ bên ngoài vào bên trong tế bào làm tế bào căng phồng lên. Tế bào vi khuẩn có thể bị vỡ không? Vì sao? Nhiều vi khuẩn ưa trung tính trong tự nhiên tạo ra các chất thải có tính axít hoặc kiềm, mà chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường đó vì: - Chúng có khả năng duy trì pH nội bào trung tính : + Vi khuẩn ưa pH axít : ion H+ chỉ làm cho màng sinh chất của chúng vững chắc, nhưng không tích luỹ bên trong tế bào. + Vi khuẩn ưa kiềm : có khả năng tích luỹ H+ từ bên ngoài. Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, tế bào chất của vi khuẩn sẽ rút nước từ bên ngoài vào bên trong tế bào làm tế bào căng phồng lên. - Tế bào vi khuẩn không bị vỡ do áp suất thẩm thấu nội bào: là nhờ thành tế bào vi khuẩn bảo vệ chống lại sự gia tăng áp suất thẩm thấu đó. Câu 3. a. Để sản xuất một loại prôtêin làm thức ăn chăn nuôi, người ta nuôi nấm men trong thùng với các điều kiện: độ pH phù hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng và thổi khí liên tục. Sau mấy ngày lấy ra, ly tâm, thu sinh khối, làm khô và đóng gói. Đây có phải là quá trình lên men không? Tại sao? b. Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào trong các ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao? a. - Vì lên men là hô hấp kị khí, trong đó chất nhận điện tử cuối cùng là chất hữu cơ. Khi không có ôxi, nấm men sẽ tiến hành lên men, tạo êtilic. - Trong trường hợp trên, khi có ôxi (thổi khí) chúng chỉ sinh trưởng cho sinh khối mà không lên men. Do đó quá trình này không phải là lên men. b. - Xạ khuẩn: chỉ mọc ở lớp trên vì xạ khuẩn là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc. - Vi khuẩn tả: chúng mọc cách lớp bề mặt một ít xuống phía dưới vì vi khuẩn tả là vi sinh vật vi hiếu khí. - Vi khuẩn lactic: mọc suốt xuống theo chiều sâu của ống nghiệm vì vi khuẩn lactic là vi sinh vật kị khí chịu oxi. - Vi khuẩn sinh metan: chỉ mọc ở đáy ống nghiệm vì vi khuẩn sinh metan là vi sinh vật kị khí bắt buộc. Câu 4. a. Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong kiểm nghiệm thực phẩm? Lấy VD minh họa. b. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa vào yếu tố nào mà quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn?
  • 4. c. Đặt một chủng Bacillus vào ống nghiệm 1 và Sachomyces vào ống nghiệm 2. Mỗi ống nghiệm 1 và 2 đều có 5 ml dung dịch đường Sacarozơ. Nếu cho thêm lượng lyzozym như nhau vào cả hai ống nghiệm để vào tủ ấm 300 C trong 2 phút, làm tiêu bản sống và quan sát sẽ thấy gì? Giải thích. a. VSV khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm vì: - Nguyên tắc: + VSV khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh trưởng. + Tốc độ sinh trưởng của VSV tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng tăng.  Khi đưa VSV khuyết dưỡng về 1 nhân tố sinh trưởng nào đó vào thực phẩm, nếu hàm lượng chất đó càng lớn thì VSV phát triển càng mạnh  người ta dựa vào số lượng VSV so với số lượng VSV sinh trưởng trong môi trường chuẩn (đối chứng) với hàm lượng chất kiểm định xác định  từ đó có thể xác định được hàm lượng chất đó trong thực phẩm. Ví dụ: Khi muốn kiểm tra hàm lượng riboflavin trong thực phẩm, ta sử dụng VSV khuyết dưỡng với axit riboflavin. Nuôi cấy trên môi trường của thực phẩm sau đó xác định lượng VSV từ môi trường nuôi cấy  Đối chiếu với mức chuẩn để xác định nồng độ riboflavin trong thực phẩm.  Có thể sử dụng các chủng VSV khuyết dưỡng để xem xét hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm (hoặc các chất có hại trong thực phẩm). b. - Kiểu hô hấp của: + Vi khuẩn hiếu khí: đòi hỏi oxi phân tử để sinh trưởng, phát triển. + Vi khuẩn kị khí bắt buộc: chỉ phát triển trong điều kiện không có oxi phân tử. - Tùy thuộc vào số và lượng các enzim có thể phân giải H2O2 như catalase, superoxit dismustase để quyết định tính hiếu khí hay kị khí của vi khuẩn. c. - Ống nghiệm 1: Lyzozym cắt mạch 1,4 glucozit, làm tan thành murein biến trực khuẩn thành tế bào trần (protoplast), không còn tính kháng nguyên bề mặt, không thể phân chia. - Ống nghiệm 2: Tế bào không thay đổi hình dạng, lyzozym không tác động lên Hemycellulose của tế bào nấm men. Nấm men có thể thấy được cả nhân, chồi nhỏ. Câu 5. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quá trình lên men lăctic đồng hình và lên men rượu? Nội dung so sánh Lên men lăctic đồng hình Lên men rượu Vi sinh vật Vi khuẩn lătic đồng hình Nấm men Enzim xúc tác Lactadehidrogenaza - Giai đoạn đầu: đecacboxylaza -Giai đoạn cuối: Alcoldehidrogennaza Chất nhận H và e từ NADH Axetaldehit Axpiruvic Sản phẩm đặc trưng Axit Lăctic Rượu Etilic Câu 6. a. Ở những con bò sau khi kháng bệnh bằng penicilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư kháng sinh. Loại sữa này có thể dùng làm sữa chua được không, vì sao? b. Hai virut cúm cùng loại, cùng lây nhiễm vào một tế bào chủ và kết quả xuất hiện một loại virut mới, hãy nêu 2 nguyên nhân để giải thích hiện tượng này? c. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng, nguồn cácbon, chất cho êlectron và chất nhận êlectron cuối cùng của vi khuẩn Acetobacter trong quá trình “lên men” dấm? a. - Vì: penicilin ức chế sự tổng hợp thành peptidoglican của vi khuẩn lactic  vi khuẩn không sinh trưởng, phát triển được  không lên men sữa chua được. b. -Virut trong quá trình sao chép vật chất di truyền đã xảy ra đột biến gen tạo virut mới - Hai virut cùng mang nhiều đoạn gen (hệ gen phân đoạn) đã xảy ra sự trao đổi các đoạn gen cho nhau  tạo ra virut tái tổ hợp mới.
  • 5. c. - Kiểu dinh dưỡng: hoá dị dưỡng hữu cơ. - Nguồn cung cấp cacbon là chất hữu cơ (etanol). - Nguồn cung cấp êlectron là chất hữu cơ (etanol). - Chất nhận êlectron cuối cùng là O2. Câu 7. a) Trình bày các hình thức sinh sản vô tính của nấm men. b) Trong một ống nghiệm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn, người ta xác định có 2 nguồn cung cấp cacbon là glucozo và sorbitol. Hãy vẽ đồ thị sinh trưởng của vi khuẩn khi được cấy vào ống nghiệm này và chú thích. Giải thích? a. – Phân đôi ở nấm men rượu rum: tế bào dài ra, ở giữa hình thành vách ngăn, chia tế bào thành 2 phần bằng nhau, mỗi tế bào con sẽ có 1 nhân. - Chủ yếu là nảy chồi: vật chất mới tổng hợp được huy động tới chồi, làm nó phình ra, tạo vách ngăn giữa chồi và tế bào mẹ, sau đó chồi tách khỏi mẹ và tiếp tục lớn. b. Chú thích: 1,3: Pha tiềm phát; 2, 4: Pha lũy thừa; 5: Pha cân bằng; 6: Pha suy vong; 7: Pha sinh trưởng thêm - Nguồn glucose đơn giản, dễ phân giải hơn sorbitol => vi khuẩn sử dụng glucose trước, khi hết glucose sẽ dùng sorbitol => 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa - Nuôi cấy trong ống nghiệm là nuôi cấy không liên tục => dinh dưỡng dần cạn kiệt, chất độc và sản phẩm chuyển hóa tăng => số lượng vi khuẩn sinh ra bằng số lượng vi khuẩn chết đi (pha cân bằng) - Khi môi trường cạn kiệt dinh dưỡng, chất độc càng nhiều => vi khuẩn chết đi nhiều hơn vi khuẩn sinh ra => pha suy vong - Vi khuẩn chết đi là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các vi khuẩn còn sống sót => sinh trưởng thêm. Câu 8. a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía? b. Một học sinh đã viết hai quá trình lên men của vi sinh vật ở trạng thái kị khí như sau : C12H22O11................> CH3CHOHCOOH. (1) CH3CH2OH + O2 .............> CH3COOH + H2O (2) Theo em bạn đó viết đúng không ? Căn cứ vào sản phẩm tạo thành em hãy cho biết tác nhân gây ra hiện tượng trên. a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía. Điểm so sánh Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục. Tảo, vi khuẩn lam Chất cho e H2A (A không phải oxi) H2O Sự thải oxi Không thải oxi Có thải oxi Sắc tố Khuẩn diệp lục Diệp lục tố và sắc tố khác Hệ quang hóa Có hệ quang hóa I Có hệ quang hóa I và II. b. Bạn HS đã có sự nhầm lẫn - Ở phản ứng (1) : quá trình lên men lactic ( lên men kị khí )do đó cơ chất phải là đường đơn glucozo chứ không phải đường đôi saccarozo.
  • 6. - Ở phản ứng (2) : quá trình oxy hóa, không thể coi là sự lên men kị khí nên không phù hợp với đề bài. Tác nhân : - Phản ứng (1) : chất tạo thành là axit lactic do vây cần có tác nhân là vi khuẩn lactic. - Phản ứng (2) : chất tạo thành là axit axetic nên cần có vi khuẩn axetic. Câu 9: Dùng vi xạ khuẩn, khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng sẽ thấy hiện tượng gì ? Giải thích ? Nội dung - Ở ống nghiệm cấy xạ khuẩn : chúng chỉ mọc lớp trên vì xạ khuẩn là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc. - Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn tả : chúng mọc cách lớp bề mặt một chút vì vi khuẩn tả là VSV vi hiếu khí. - Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn lactic : chúng mọc suốt chiều sâu ống nghiệm vì vi khuẩn lactic là VSV kị khí chịu oxi. - Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn sinh metan : chúng chỉ mọc ở đáy ống nghiệm vì vi khuẩn sinh metan là VSV kị khí bắt buộc Câu 10. Nuôi trực khuẩn uốn ván (Clotridium tetani) sau đó thu sinh khối ở cuối pha cân bằng rồi đem thanh trùng. Sau đó người ta cấy dịch thu được vào môi trường phù hợp. Trực khuẩn uốn ván có phát triển trên môi trường nuôi cấy không? Giải thích? - Vào cuối pha cân bằng, khi chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại xuất hiện thì trực khuẩn uốn ván (Clotridium tetani) sẽ hình thành nội bào tử. - Quá trình thanh trùng không tiêu diệt được nội bào tử do nội bào tử có lớp vỏ canxidipcolinat bền với nhiệt. Do đó khi cấy dịch thu được vào môi trường phù hợp thì nội bào tử sẽ sinh trưởng tạo thành vi khuẩn uốn ván. Câu 11. a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía? b. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa vào yếu tố nào mà quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn? ý Nội dung cần đạt a Điểm so sánh Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục. Tảo, vi khuẩn lam Chất cho e H2A (A không phải oxi) H2O Sự thải oxi Không thải oxi Có thải oxi Sắc tố Khuẩn diệp lục Diệp lục tố và sắc tố khác Hiệu quả (Bẫy năng lượng) Thấp Cao Hệ quang hóa Có hệ quang hóa I Có hệ quang hóa I và II.
  • 7. b b. - Kiểu hô hấp của: + Vi khuẩn hiếu khí: đòi hỏi oxi phân tử để sinh trưởng, phát triển. + Vi khuẩn kị khí bắt buộc: chỉ phát triển trong điều kiện không có oxi phân tử. - Tùy thuộc vào số và lượng các enzim có thể phân giải H2O2 như catalase, superoxit dismustase để quyết định tính hiếu khí hay kị khí của vi khuẩn Câu 12. a) Phân tích kiểu dinh dưỡng của một chủng vi khuẩn dựa vào sự quan sát khi nuôi cấy chúng trên các môi trường A, B. Thành phần các môi trường được tính bằng g/l: - Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; KH2PO4 – 1,0; NaCl – 5,0; MgSO4 – 0,2. - Môi trường B: Môi trường A + xitrat trisodic – 2,0. Sau khi cấy chủng vi khuẩn đó, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian và nhiệt độ thích hợp, người ta thấy trong môi trường A không có khuẩn lạc, còn trong môi trường B có khuẩn lạc. - Môi trường A là loại môi trường gì? - Kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon của chủng vi khuẩn đó. - Một số vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường A với điều kiện phải để chúng ở nơi giàu CO2. Đó là kiểu dinh dưỡng gì? b) Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào trong các ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao? ý Nội dung cần đạt a - Môi trường A là môi trường tối thiểu, chỉ có chất khoáng, vi sinh vật nguyên dưỡng mới phát triển. - Xitrat trisodic mang cho chủng vi khuẩn nguồn C hữu cơ, vậy chúng là vi sinh vật dị dưỡng đối với nguồn C. - Kiểu vi khuẩn hóa tự dưỡng, vi khuẩn quang tự dưỡng và phần lớn hóa dưỡng vô cơ b - Xạ khuẩn: chỉ mọc ở lớp trên vì xạ khuẩn là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc. - Vi khuẩn tả: chúng mọc cách lớp bề mặt một ít xuống phía dưới vì vi khuẩn tả là vi sinh vật vi hiếu khí. - Vi khuẩn lactic: mọc suốt xuống theo chiều sâu của ống nghiệm vì vi khuẩn lactic là vi sinh vật kị khí chịu oxi. - Vi khuẩn sinh metan: chỉ mọc ở đáy ống nghiệm vì vi khuẩn sinh metan là vi sinh vật kị khí bắt buộc. Câu 13. Quan sát 3 ống nghiệm nuôi cấy vi khuẩn người ta thấy: Ống A: Vi khuẩn mọc trên bề mặt Ống B: Vi khuẩn mọc khắp ống nghiệm Ống C: Vi khuẩn mọc ở đáy ống nghiệm a) Tiến hành nhỏ H2O2 vào cả 3 ống nghiệm. Hãy cho biết ống nghiệm nào sẽ sủi bọt? Viết phương trình phản ứng xảy ra và giải thích?
  • 8. b) Nếu bổ sung NO3 - vào cả 3 ống nghiệm. Hãy cho biết ống nghiệm nào vi khuẩn thay đổi kiểu hô hấp và vị trí mọc? Giải thích? a) - Nhỏ H2O2 ống A, B sủi bọt. Catalaza - Phương trình phản ứng: H2O2 H2O + 1/2O2 (sủi bọt) superoxyde dismutaza H2O2 + 2H+ + 2e- 2H2O - Giải thích: Do vi khuẩn trong ống A là vi khuẩn hiếu khí; ống B là vi khuẩn kị khí tùy tiện nên trong tế bào có chứa cả 2 enzim catalaza và SOD. b) - Ống A, vi khuẩn thay đổi vị trí mọc và kiểu hô hấp - Giải thích: Có NO3 - vi khuẩn sử dụng oxi trong NO3 - để hô hấp và do đó từ hô hấp hiếu khí đã chuyển sang hô hấp kị khí và mọc ở đáy ống nghiệm. Câu 14. a. Phân biệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm? b. Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy không khí? b. Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống. a. Đặc điểm VK Gram dương VK Gram âm Bắt màu khi nhuộm Gram Tím Đỏ Peptidoglican Dày, nhiều lớp Mỏng, ít lớp Protein Không có hoặc ít Nhiều Lớp phía ngoài vách Không có Có Lipit và lipoprotein Ít Nhiều Cấu trúc gốc tiên mao Có 2 vòng ở đĩa gốc Có 4 vòng ở đĩa gốc Tạo độc tố Ngoại độc tố Nội độc tố Khả năng chống chịu với tác Cao Thấp nhân vật lý Mẫn cảm với lizozim Vách rất dễ bị phá vỡ Vách khó bị phá vỡ Khả năng chống chịu muối, Cao Thấp chất tẩy anionic b. Chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do đó không thể loại được các sản phẩm oxi hoá độc hại cho tế bào như H2O2, các ion superoxit. b. Ứng dụng: - Xử lý nước thải, rác thải. - Sản xuất sinh khối ( giàu prôtêin, vitamin, enzim,..) - Làm thuốc. - Làm thức ăn bổ sung cho ngưòi và gia súc. - Cung cấp O2 ….. Câu 15. Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn này trên môi trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0g NH4Cl, 1,0g K2HPO4, 0,2g MgSO4, 0,1g CaCl2, 5,0g glucôzơ, các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại 2.10-5 gam) và thêm nước vào vừa đủ 1 lít. Thêm vào môi trường cơ sở các hợp chất khác nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm 370 C và giữ trong 24 giờ, kết quả thu được như sau: Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic → không sinh trưởng.
  • 9. Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin → không sinh trưởng. Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin → có sinh trưởng. a) Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng, nguồn cacbon, chất cho electron, các chất thêm vào môi trường cơ sở thì vi khuẩn Streptococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào? b) Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn Streptococcus faecalis? Vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng: - Theo nguồn năng lượng: là hóa dưỡng vì vi khuẩn dùng năng lượng được tạo ra từ chuyển hóa glucôzơ thành axit lactic. - Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozo là nguồn cacbon kiến tạo nên các chất của tế bào. - Theo nguồn cho electron: là dinh dưỡng hữu cơ vì glucôzơ là nguồn cho electron trong lên men lactic đồng hình. - Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuẩn khuyết dưỡng, thiếu 1 trong 2 chất trên vi khuẩn không phát triển được. Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò : - Các chất axit folic, pyridoxin là các nhân tố sinh trưởng với các vi khuẩn nêu trên. Thiếu 1 trong 2 chất này thì vi khuẩn không thể tự tổng hợp được và không sinh trưởng được. - Axit folic là một loại vitamin giúp hình thành tổng hợp purin và pirimidin. Pyridoxin là vitamin B6 giúp chuyển amin của các axit amin. B. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Câu 1. Nêu những điểm khác biệt giữa chu trình nhân lên của phage ôn hòa với chu trình nhân lên của HIV? Tiêu chí phân biệt Chu trình nhân lên của phage ôn hòa Chu trình nhân lên của HIV Tế bào chủ Tế bào vi khuẩn Tế bào LymphoT-CD4 của người Hấp phụ Vi rut hấp phụ lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể ở gai đuôi Vi rút hấp phụ lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể trên vỏ ngoài Xâm nhập Bao đuôi chọc thủng màng tế bào chủ và bơm ADN vào trong tế bào chủ Màng ngoài dung hợp với màng tế bào chủ và đẩy nucleocapsit vào tro g tế bào chủ Cài xen ADN của phage cài xen vào NST của vi khuẩn và tồn tại cùng với vi khuẩn trong một thời gian ARN của vi rút tiến hành sao chép ngược hình thành phân tử ADN kép rồi mới cài xen vào NST của tế bào chủ và tồn tại cùng tế bào chủ một thời gian
  • 10. Sinh tổng hợp ADN vi rút tách khỏi hệ gen vi khuẩn, tiến hành sao chép, tổng hợp ARN và protein để hình thành các bộ phận của vi rút mới ADN vi rút không tách khỏi hệ gen mà tiến hành phiên mã tạo ra nhiều ARN, từ đó tổng hợp nên các phân tử protein và các bộ phận khác của vi rút Phóng thích Các vi rút mới ồ ạt phá vỡ tế bào chủ chui ra ngoài Các nucleocapsit đi ra ngoài lấy một phần màng tế bào chủ để tạo ra vỏ ngoài của vi rút, không phá vỡ tế bào mà làm cho tế bào bị teo lại Câu 2. Hãy nêu: a. Các cách gây hại của vi khuẩn lên vật chủ. b. Các cơ chế tác động của chất kháng sinh lên vi khuẩn. c. Các cách tác động của kháng thể đặc hiệu lên kháng nguyên gây bệnh? Đối với những kháng nguyên đã nhiễm vào tế bào bình thường thì Tc (Tđộc) xử lí như thế nào? a. - Cạnh tranh chất dinh dưỡng - Tiết độc tố - Phá hủy tế bào chủ b. - Tác động lên thành tế bào - Tác động vào màng sinh chất - Ức chế sự tự sao, phiên mã và dịch mã. c. - Trung hòa các vi khuẩn, vi rut gây bệnh - Ngưng kết các tế bào vi khuẩn, virut khác lại với nhau (dính bết vào nhau) - Kết tủa các kháng nguyên dạng hòa tan =>Từ đó tạo điều kiện cho đại thực bào tiêu diệt. * Đối với những kháng nguyên đã nhiễm vào tế bào thì Tc sẽ đến trực tiếp tế bào đó tạo lỗ thủng trên màng làm cho tế bào nhiễm vỡ tung ra và giải phóng kháng nguyên. Câu 3 . Cơ thể động vật khi bị lây nhiễm vi khuẩn thì số vi khuẩn tăng lên theo hàm số mũ. Còn khi bị lây nhiễm bởi một loại virut có chu kì sinh tan thì cơ thể động vật không có dấu hiệu lây nhiễm một thời gian. Sau đó, số virut tăng lên một cách đột ngột và cuối cùng tăng lên theo kiểu bậc thang. Tại sao có sự khác nhau đó? Sự khác nhau là do: - Đối với vi khuẩn: Khi lây nhiễm vào cơ thể động vật, số vi khuẩn tăng lên theo hàm số mũ vì: vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi ở bên ngoài tế bào vật chủ nên số lượng vi khuẩn tăng liên tục theo thời gian. - Đối với virut: + Ban đầu cơ thể động vật không có dấu hiệu lây nhiễm vì: lúc đó virut đang hoạt động tổng hợp và nhân lên bên trong tế bào chủ. + Sau đó số virut tăng lên đột ngột vì: sau khi nhân lên trong tế bào chủ, virut phá vỡ tế bào giải phóng ồ ạt ra ngoài. + Cuối cùng tăng lên theo kiểu bậc thang vì: virut lại xâm nhập vào các tế bào khác hoạt động tổng hợp các thành phần bên trong tế bào nên thấy số lượng virut không tăng, sau một thời gian virut được nhân lên trong tế bào lại giải phóng ra ngoài nên số lượng virut lại tăng và diễn biến cứ như thế được lặp lại. Câu 4. Người ta xử lí loại bỏ sắt của nước thải này bằng cách sử dụng vi khuẩn khử lưu huỳnh. Cho dòng nước thải chảy qua tháp phản ứng (là một hệ thống kín) có nhồi chất hữu cơ như rơm, rạ đã được trộn vi khuẩn khử lưu huỳnh thì nước thu được từ tháp phản ứng không còn một số ion, đáy tháp có kết tủa màu đen. Hãy cho biết:
  • 11. a) Hình thức hô hấp của vi khuẩn khử lưu huỳnh. b) Tác dụng của chất hữu cơ (rơm, rạ) và sun phát. Ý Nội dung cần đạt a Hình thức hô hấp của vi khuẩn khử lưu huỳnh: hô hấp kị khí. b - Chất hữu cơ là chất cho điện tử. - Sun phát là chất nhận điện tử trong hô hấp kị khí. Câu 5. Virut Caulimo là một loại virut thực vật, có vật chất di truyền là ADN kép dạng vòng. Khi cây cải ngọt bị nhiễm loại virut này thì thân, lá bị còi cọc, lá xuất hiện các đốm màu vàng. a) Virut Caulimo có cấu trúc khác tế bào cải ngọt như thế nào? b) Một số người nông dân đã mua thuốc kháng sinh penicillin để phun lên cây nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Theo em việc làm này có hiệu quả gì không? Khi ăn cải ngọt bị nhiễm virut này chúng ta có bị bệnh không? Vì sao? Tế bào cây Virut Cấu trúc tế bào Có cấu trúc tế bào Không, chỉ gồm ADN và prôtêin Vật chất di truyền ADN mạch kép dạng thẳng trong nhân. (ADN kép dạng vòng trong ti thể và lục lạp). Có ARN ADN mạch kép dạng vòng Không có ARN Hệ thống biến dưỡng năng lượng có Không Hệ thống sinh tổng hợp prôtêin có Không - Ta không thể phun thuốc kháng sinh penicillin để diệt virut vì penicillin. ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, ức chế sự hình thành liên kết chéo giữa các chuỗi peptit ngắn của thành peptidoglican, virut không có thành tế bào. - Khi ăn cải bị nhiễm virut này chúng ta không bị bệnh gì vì virut không có gai glycôprôtêin đặc hiệu đối với tế bào người nên không thể hấp phụ và xâm nhập vào tế bào người. Câu 6. a) Dựa vào sự khác biệt nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người mà bác sĩ có thể dùng kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt vi khuẩn đồng thời không làm tổn hại đến các tế bào người? b) Nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) thu sinh khối ở cuối pha cân bằng rồi đem thanh trùng. Sau đó người ta cấy dịch thu được vào môi trường phù hợp. Trực khuẩn uốn ván có phát triển trên môi trường nuôi cấy không? Giải thích. - Tế bào vi khuẩn có thành tế bào peptidoglican, tế bào người không có thành peptidoglican → dùng thuốc kháng sinh tác động vào thành tế bào vi khuẩn. - Ribôxôm của vi khuẩn và người khác nhau → dùng thuốc kháng sinh tác động vào ribôxôm ngăn cản quá trình dịch mã của vi khuẩn. Trực khuẩn có thể phát triển Giải thích: - Trực khuẩn uốn ván có khả năng tạo nội bào tử khi gặp điều kiện bất lợi. - Nội bào tử hình thành khi đem dịch chứa vi khuẩn thanh trùng. - Khi gặp điều kiện thuận lợi (khi cấy trong môi trường phù hợp) thì những bào tử này sẽ nảy mầm và hình thành tế bào sinh dưỡng tiếp tục sinh sản và phát triển trên môi trường nuôi cấy.
  • 12. Câu 7 . 1) Nêu sự khác biệt về quá trình “cởi vỏ” capsit của phagơ và virut kí sinh ở động vật. Nếu bơm prôtôn của tế bào chủ không hoạt động sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình nhân lên của virut? - Nếu bơm prôtôn không hoạt động, môi trường lizôxôm không bị axit hóa, các enzyme không được hoạt hóa để phân giải capsit thì axit nucleic của virut động vật không được giải phóng khỏi vỏ capsit dẫn đến virut động vật không nhân lên được. Phagơ Virut ký sinh ở động vật Sau khi hấp phụ, phagơ tiêm ADN của nó vào tế bào, còn vỏ capsit để lại bên ngoài tế bào (cởi vỏ bên ngoài tế bào chủ) Sau khi hấp phụ, virut động vật xâm nhập vào tế bào mang theo cả Axit Nu và vỏ capsit (cởi vỏ bên trong tế bào chủ). Phagơ cởi vỏ không cần enzim của lizôxôm của TB chủ lizôxôm của TB chủ hoạt động phân giải vỏ capsit để giải phóng axit nuclêic. Câu 8. a. Thụ thể của virut nằm ở đâu? b. Virut độc và virut ôn hòa khác nhau như thế nào? Theo quan điểm tiến hóa thì virut nào ưu việt hơn? Giải thích? c. Phân biệt kháng thể và interferon? d. Giải thích tại sao khi bị các bệnh virut mãn tính thì dễ bị ung thư? Hướng dẫn a. Thụ thể của virut nằm ở đâu? - Phagơ: thụ thể nằm ở đầu mút các sợi lông đuôi - Virut động vật + VR trần: thụ thể nằm ở đỉnh các khối đa diện + VR có màng bao (vỏ ngoài): thụ thể là các gai glicoprôtêin dính ở vỏ ngoài - Virut thực vật: không có thụ thể b. Phân biệt virut độc và virut ôn hòa Virut độc Virut ôn hòa - VR độc xâm nhập vào tế bào chủ, nhân lên tạo các virut mới, làm tan và giết chết TB chủ. - VR ôn hòa xâm nhập vào TB chủ, hệ gen của virut gia nhập hệ gen của TB chủ, được nhân lên cùng hệ gen TB chủ. Nếu có tác nhân cảm ứng, vật chất di truyền của VR tách ra và tổng hợp các thành phần tạo ra virut mới và làm tan TB chủ Hoạt động theo chu trình tan Hoạt động theo chu trình tan và tiềm tan - Virut ôn hòa ưu việt hơn vì: virut ôn hòa có thể phát tán hệ gen qua nhiều thế hệ tế bào mà không ảnh hưởng đến hoạt động sống của tế bào chủ. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể chuyển sang chu trình tan. c. Phân biệt kháng thể và interferon Kháng thể Interferon Khái niệm Là các γ globulin do cơ thể hình thành để chống lại kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. Là các glycoprotein được hình thành trong các TB nhiễm virut, có khả năng ức chế sự nhân lên của VR Nơi sản xuất TB lymphô B Mọi TB của cơ thể bị nhiễm VR Cơ chế tác dụng Trực tiếp gây phản ứng ngưng kết kháng nguyên- kháng thể Tác động gián tiếp kích thích TB bên cạnh sinh protein kháng virut Thời gian xuất hiện Xuất hiện muộn sau khi nhiễm bệnh khoảng 7 ngày Xuất hiện sớm Trí nhớ miễn dịch Có tính nhớ do hình thành các TB lympho B nhớ Không có tính nhớ
  • 13. Phản ứng lần sau Phản ứng lần sau mạnh hơn , số lượng nhiều hơn do có TB nhớ Phản ứng lần sau như lần trước d. Bệnh mãn tính có thời gian tồn tại dài  tăng xác suất virut làm hỏng, gây đột biến các gen  nguy cơ ung thư càng cao - Virut gây ung thư bằng cách + Mang gen gây ung thư chèn vào hệ gen của tế bào chủ + Gây đột biến, chèn promotor khỏe vào gen tiền ung thư → làm tăng hoạt động của gen này → ung thư + Gây đột biến làm bất hoạt gen ức chế khối u. Câu 9. Việc sử dụng virus làm thuốc trừ sâu có ưu việt gì hơn so với việc dùng thuốc trừ sâu hoá học? Sử dụng thuốc trừ sâu bằng virus sẽ chỉ tác động đến một mắt xích trong chuỗi thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường. Trong khi sử dụng thuốc trừ sâu hoá học không chỉ tiêu diệt loài có hại mà còn tiêu diệt cả nhiều loài khác, đồng thời tồn dư thuốc trừ sâu gây hại cho nhiều loài trong chuỗi và lưới thức ăn, trong đó có con người. Câu 10. Tại sao việc tạo ra vaccine chống lại một số virus gây bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn? Virus luôn biến đổi tạo ra nhiều biến thể mới nên việc sản xuất vaccine luôn bị lạc hậu với sự tiến hoá của virus. Cần thời gian hàng năm mới có thể sản xuất ra được một loại vaccine chống một chủng virus nhưng chủng virus mới có thể xuất hiện sau hằng tháng thậm chí sau mỗi tuần. Câu 11.. Ở người cần tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi chỉ cần tiêm vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời. Tại sao? Câu 12. Trình bày các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut? Giai đoạn Đặc điểm 1. Hấp phụ Gai glycoprotêin hoặc protêin bề mặt gắn đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ 2. Xâm nhập - Đối với phagơ; enzim lizôxom phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất - Đối với virus động vật: Đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic 3. Tổng hợp Virus sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và protêin cho riêng mình. Một số virus có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp 4. Lắp ráp Lắp acid nucleic vào protein vỏ để tạo hạt virus hoàn chỉnh 5. Giải phóng Virus phá vỡ tế bào để thoát ra ngoài