SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  22
Télécharger pour lire hors ligne
2014
Nhịp cầu Dược lâm sàng
HƯỚNG DẪN VỀ TƯ VẤN BỆNH[
NHÂN BỞI DƯỢC SĨ]
Tài liệu được biên soạn nhằm hỗ trợ dược sĩ trong quá trình thực hiện tư vấn bệnh nhân tại bệnh
viện cũng như tại quầy thuốc.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
1
Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ v1
Ths.DS. Võ Thị Hà
Giảng viên Dược lâm sàng, Đại học Y Dược Huế
Contenu
1. Giới thiệu............................................................................................................................................. 2
2. Kiến thức và kĩ năng của Dược sĩ ....................................................................................................... 2
a. Lắng nghe có chủ đích (active listening)......................................................................................... 2
b. Đặt câu hỏi rõ ràng (questioning).................................................................................................... 2
c. Sắp xếp các ý muốn truyền tải có hệ thống (system)....................................................................... 3
d. Điều chỉnh ngôn từ phù hợp (adaptation)........................................................................................ 3
e. Thể hiện sự đồng cảm (empathy) .................................................................................................... 3
f. Hiểu về các yếu tố tâm lý, xã hội, hành vi của bệnh nhân............................................................... 3
3. Địa điểm tư vấn ................................................................................................................................... 4
4. Các bước tư vấn................................................................................................................................... 4
a. Thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân: ............................................................................................. 4
b. Thu thập thông tin từ bệnh nhân...................................................................................................... 4
c. Cung cấp thông tin cho bệnh nhân .................................................................................................. 4
d. Kiểm tra xem BN đã hiểu thông tin cung cấp ................................................................................. 5
6. Nội dung Tư vấn bệnh nhân................................................................................................................ 5
7. Các trường hợp tư vấn......................................................................................................................... 6
a. Tư vấn thuốc theo đơn..................................................................................................................... 6
b. Tư vấn nhằm giải quyết vấn đề không tuân thủ điều trị................................................................ 10
c. Tư vấn thuốc không cần kê đơn..................................................................................................... 14
8. Lưu trữ............................................................................................................................................... 15
Tài liệu tham khảo................................................................................................................................. 15
Phụ lục................................................................................................................................................... 16
Phụ lục 1: Tờ cung cấp thông tin soạn sẵn bởi nhà thuốc theo một chủ đề....................................... 16
Phụ lục 2: Phiếu ghi nhận can thiệp dược (dùng trong bệnh viện).................................................... 20
Phụ lục 3: Phiếu ghi nhận can thiệp dược (dùng trong quầy thuốc).................................................. 21
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
2
1. Giới thiệu
Hậu quả về lâm sàng cũng như kinh tế do sử dụng thuốc không hợp lý là vấn đề quan trọng
của y tế. Thiếu kiến thức về bệnh và điều trị bằng thuốc của bệnh nhân là nguyên nhân chính
gây nên sự không tuân thủ điều trị ở bệnh nhân. Là một cán bộ y tế được đào chuyên sâu về
thuốc, dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn bệnh nhân để tăng sự tuân thủ điều trị
và làm giảm các vấn đề liên quan đến thuốc.
2. Kiến thức và kĩ năng của Dược sĩ
Bên cạnh các kiến thức và kĩ năng chuyên ngành về dược điều trị, để tư vấn bệnh nhân tốt,
dược sĩ cần có kiến thức và kĩ năng về giao tiếp, tâm lý, xã hội:
a. Lắng nghe có chủ đích (active listening)
Lắng nghe có chủ đích là sự lắng nghe nhằm tìm kiếm ý nghĩa thực sự mà bệnh nhân muốn
truyền đạt, không những qua ngôn từ mà còn qua các cách diễn đạt không lời khác. Lắng nghe
có chủ định thể hiện qua việc DS:
+ Giành thời gian cho bệnh nhân: ví dụ, tránh biểu hiện làm cho bệnh nhân hiểu ngầm là DS
quá bận rộn và không có thời gian giành cho bệnh nhân.
+ Hiểu ngôn ngữ nói và ngôn ngữ không bằng lời nói (như ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện khuôn
mặt, giọng nói, di chuyển của cơ thể) mà bệnh nhân truyền đạt.
+ Ra dấu là hiểu những gì bệnh nhân đang nói và khuyến khích bệnh nhân diễn đạt: ví dụ
bằng các tín hiệu bằng lời như "Uhm", "Thế à!", "Tôi đang nghe"; các tín hiệu không bằng lời
như khoảng cách với bệnh nhân, tư thế đứng, ngồi hướng về phía bệnh nhân, tiếp xúc mắt,
nhìn vào mắt bệnh nhân.
+ Diễn đạt lại những gì bệnh nhân nói để bảo đảm là đã hiểu đúng, ví dụ "Theo như tôi hiểu
thì ...", "Có phải ý cô/bác là....".
+ Yêu cầu bệnh nhân bổ sung thêm thông tin để làm rõ, ví dụ "Cô/bác có thể nói rõ hơn ?",
"Điểm này tôi không hiểu lắm! Bác có thể trình bày cụ thể hơn được không ?"
+ Sử dụng hợp lý khoảng nghỉ, im lặng: giúp bệnh nhân có thời gian suy nghĩ tìm câu trả lời
hay cách diễn đạt, giúp dược sĩ có thời gian để suy nghĩ để tiến hành phân tích các thông tin
thu thập được và đề ra câu hỏi tiếp theo.
b. Đặt câu hỏi rõ ràng (questioning)
Cách đặt câu hỏi có thể quyết định chất lượng thông tin thu thập được.
- Nên mở đầu bằng nhiều câu hỏi mở (như "....như thế nào ?"; ".... là gì ?") giúp BN có thể tự
do diễn đạt có thể giúp DS thu thập được thông tin quan trọng và đầy đủ. Chỉ đặt câu hỏi đóng
khi muốn bệnh nhân cung cấp thêm các thông tin cụ thể, chính xác (như "....có hay không ?")
- Đặt câu hỏi mở và qua cách trả lời của bệnh nhân có thể xác định nhanh chóng và hiệu quả
mức độ ngôn ngữ của BN. Từ đó mà điều chỉnh ngôn ngữ của DS cho phù hợp với từng bệnh
nhân.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
3
c. Sắp xếp các ý muốn truyền tải có hệ thống (system)
Vì thời gian dành cho tư vấn mỗi bệnh nhân là có hạn, đặc biệt ở quầy thuốc, thường trong
tình trạng nhiều bệnh nhân xếp hàng đợi mua thuốc. Do đó, cần sắp xếp các ý chính để tư vấn
một cách logic, có hệ thống, tránh chồng chéo, lặp lại.
d. Điều chỉnh ngôn từ phù hợp (adaptation)
- Bệnh nhân không dùng chung ngôn từ về y khoa như những cán bộ y tế. Vì vậy, có những
ngôn từ chuyên khoa y, BN không thể hiểu được (ví dụ, "thuốc này được kê cho ông/bà để
điều trị chứng trào ngược thực quản", "Thuốc này có thể gây phù ở chi trên", "Ngứa là một
tác dụng phụ thường gặp". Nhiều BN ngại thừa nhận với DS là mình không hiểu và rời quầy
thuốc/bệnh viện với những nghi vấn không được giải đáp, thông tin không đầy đủ, hoặc hiểu
sai. Giao tiếp tốt giữa DS và BN đòi hỏi dùng các câu hỏi và câu trả lời ngắn, dễ hiểu, hạn chế
dùng các thuật ngữ y khoa, nếu dùng thì cần giải thích thêm về thuật ngữ đó.
- Điều chỉnh ngôn ngữ giao tiếp cho phù hợp với khả năng tiếp thu của bệnh nhân (trình độ
ngôn ngữ, khả năng nghe, nhìn), sử dụng các tài liệu, công cụ hỗ trợ khi cần.
- Đánh giá khả năng nhận thức của bệnh nhân, phương thức truyền tải thông tin thích hợp,
tình trạng thể chất và các giác quan của bệnh nhân để DS có thể điều chỉnh phương pháp tư
vấn thích hợp. Ví dụ, có bệnh nhân thì tiếp thu thông tin tốt nhất khi nghe hướng dẫn bằng lời;
trong khi bệnh nhân khác thì thích nhìn các biểu đồ, hình vẻ, mô hình; hoặc bằng cách thao
tác trực tiếp với thuốc và dùng cụ dùng thuốc. Một bệnh nhân có thể có khả năng nhìn hạn
chế để đọc các nhãn mác trên hộp thuốc, đơn thuốc hoặc syringe hoặc tài liệu viết tay. Một
bệnh nhân khác có thể không thể nghe rõ các hướng dẫn bằng lời hoặc có thể bị rối loạn kĩ
năng vận động (run tay, yếu tay) để mở các hộp thuốc khó mở để phòng trẻ em lạm dụng.
e. Thể hiện sự đồng cảm (empathy)
Sự đồng cảm có lẽ là một trong những thái độ ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng giao tiếp.
Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tin tưởng giữa BN và DS. Sự
đồng cảm nghĩa là sự thấu hiểu người khác, hiểu và chấp nhận quan điểm, cách nhìn của
người khác. Trong mối quan hệ BN-DS, sự đồng cảm giúp cho việc chia sẽ thông tin được dễ
dàng hơn bởi vì BN cảm thấy là mình không bị phán xét và DS thực sự muốn lắng nghe để
hiểu tình trạng thực sự của mình và tôn trọng cách hành xử của bệnh nhân.
Những cách diễn đạt thể hiện sự đồng cảm:
+ Nhắc lại: ví dụ "Tôi nhận thấy là ông bà..."
+ Xác nhận: ví dụ "Tôi hiểu tại sao ông/bà lại cảm thấy rằng...."
+ Hỗ trợ: ví dụ "Tôi có thể giúp ông/bà".
+ Hợp tác: ví dụ "Chúng ta cùng giải quyết vấn đề này cùng nhau nhé."
+ Tôn trọng: ví dụ "Ông/bà đã tự xoay xở/giải quyết rất tốt".
f. Hiểu về các yếu tố tâm lý, xã hội, hành vi của bệnh nhân
- Hiểu biết về văn hóa của bệnh nhân, quan niệm, thái độ về sức khỏe và bệnh tật, thực hành
điều trị. Quan niệm của bệnh nhân về vai trò của mình và hệ thống y tế, cán bộ y tế trong việc
quyết định điều trị.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
4
- Bên cạnh việc đánh giá bệnh nhân sử dụng thuốc như thế nào, DS đồng thời tìm hiểu thái
độ, hành vi tiềm năng của bệnh nhân về sử dụng thuốc trong tương lai như bệnh nhân liệu có
sẵn sàng dùng thuốc hoặc có ý định dùng thuốc.
3. Địa điểm tư vấn
- Tư vấn bệnh nhân nên diễn ra ở một không gian thoải mái, kín đáo, an toàn. Tối ưu nhất là
nên diễn ra trong một phòng hay không gian riêng tư để có thể bảo mật thông tin cho bệnh
nhân. Tuy nhiên, trong thực tế, không gian này thường không có, khi đó cần thiết kế một
không gian sao cho tối ưu hóa sự riêng tư về nghe và nhìn khỏi các bệnh nhân khác hoặc các
cán bộ y tế khác.
- Không gian tư vấn cũng nên dễ tiếp cận bởi những người khuyết tật.
- Thiết kế bàn, quầy nên tối thiểu hóa các rào cản giao tiếp như máy vi tính chắn tầm nhìn?
- Tránh các thiết bị gây phân tâm hay gián đoạn quá trình tư vấn bệnh nhân như chuông điện
thoại, bật tivi, trả lời câu hỏi với người khác.
- Có các dụng cũ hỗ trợ việc tư vấn thích hợp như biểu đồ, mô hình, thiết bị dùng thuốc, các
dụng cụ giúp ghi nhớ, các tài liệu viết hay nghe nhìn.
4. Các bước tư vấn
a. Thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân:
- Giới thiệu bản thân với BN
- Giải thích mục đích và thời gian dự kiến của buổi tư vấn
- Hỏi sự chấp thuận tham gia tư vấn của bệnh nhân
- Xác định các xưng hô hay ngôn ngữ lựa chọn
b. Thu thập thông tin từ bệnh nhân
- Thu thập, đánh giá kiến thức của bệnh nhân về vấn đề sức khỏe và các thuốc sử dụng
- Khả năng thể chất và nhận thức của bệnh nhân để sử dụng thuốc hợp lý
- Thái độ với vấn đề sức khỏe và các thuốc
- Đặt câu hỏi mở về mục đích điều trị của mỗi thuốc, bệnh nhân mong đợi điều gì và yêu cầu
bệnh nhân miêu tả hay biểu diễn lại cách bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc
- Đối với bệnh nhân quay trở lại để mua thêm thuốc nên yêu cầu bệnh nhân miêu tả hay biểu
diễn lại cách bệnh nhân đã sử dụng thuốc. Hỏi bệnh nhân xem có bất kì vấn đề, mối lo lắng
hay không rõ khi dùng thuốc.
c. Cung cấp thông tin cho bệnh nhân
- Cung cấp thông tin bằng lời và dùng các công cụ trực quan hỗ trợ hoặc biểu diễn để
cung cấp thông tin cho BN.
- Cung cấp thêm bằng các tài liệu viết để giúp BN lưu giữ thông tin.
- Mở hộp thuốc, bao gói thuốc để BN thấy màu sắc, kích thước, hình dạng của thuốc. Đối với
dạng thuốc lỏng và tiêm, chỉ cho bệnh nhân các dấu hiệu về định lượng liều trên thiết bị đo
lường thuốc.
- Biểu diễn cách dùng các thiết bị dùng thuốc như bình xịt mũi, miệng.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
5
- Nếu BN có vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, cần thu thập thông tin để đánh giá vấn đề và
đề ra can thiệp dược thích hợp.
d. Kiểm tra xem BN đã hiểu thông tin cung cấp
- Kiểm tra lại kiến thức của BN về sử dụng thuốc.
- Kiểm tra kỹ năng dùng thuốc của BN: Yêu cầu BN miêu tả hay biểu diễn cách BN sẽ sử
dụng thuốc và xác định hiệu quả của thuốc.
- Kiểm tra thái độ về dùng thuốc của BN: Quan sát khả năng và thái độ đối với liệu trình điều
trị và theo dõi dùng thuốc của BN.
6. Nội dung Tư vấn bệnh nhân
Các nội dung Tư vấn bệnh nhân có thể bao gồm thông tin liệt kê bên dưới. Tuy nhiên, tùy
theo từng bệnh nhân cụ thể mà giới hạn chủ đề cần tư vấn.
1. Tên biệt dược, tên thuốc gốc, tên đồng nghĩa hoặc các tên khác, nhóm thuốc, chỉ định.
2. Mục tiêu điều trị: chửa bệnh, giảm triệu chứng, dừng hay làm chậm tiến triển của bệnh,
hoặc phòng bệnh.
3. Quá trình khởi phát tác dụng mong đợi của thuốc (sau bao lâu, dấu hiệu nhận biết) và cần
phải làm gì khi tác dụng mong đợi của thuốc không đạt được.
4. Đường dùng, dạng bào chế, liều dùng, thời điểm dùng, quảng thời gian dùng.
5. Hướng dẫn cách chuẩn bị, pha chế thuốc, dùng thuốc hoặc đưa thuốc vào cơ thể. Có thể
bao gồm sự điều chỉnh cho phù hợp với lối sống hay môi trường sống của BN.
6. Cần phải làm gì khi quên uống một liều thuốc.
7. Những thận trọng cần theo dõi trong khi dùng thuốc và các nguy cơ khi dùng thuốc. Đối
với thuốc tiêm và thiết bị dùng thuốc, lưu ý về dị ứng latex có thể cần thảo luận.
8. Những ADR phổ biến và nghiêm trọng, hành động để phòng hoặc tối thiểu hóa sự xuất
hiện ADR đó, hành động khi ADR xuất hiện, bao gồm thông báo cho bác sĩ, dược sĩ hoặc cán
bộ y tế khác.
9. Kỹ thuật tự theo dõi liệu trình điều trị thuốc.
10. Các tương tác thuốc-thuốc (bao gồm cả thuốc OTC), thuốc-thức ăn, và thuốc-bệnh hoặc
chống chỉ định.
11. Ảnh hưởng của thuốc đối với các xét nghiệm (ví dụ, thời điểm dùng thuốc có thể cản trở
kết quả xét nghiệm: ví dụ metformin).
12. Làm gì khi hết thuốc
13. Bảo quản thuốc
14. Xử lý khi thuốc bị nhiễm tạp hoặc thuốc cũ hoặc các thiết bị dùng thuốc đã sử dụng.
15. Các thông tin khác riêng biệt với từng bệnh nhân.
Những thông tin áp dụng cho cả thuốc kê đơn và OTC. Đối với thuốc OTC, dược sĩ nên
khuyên bệnh nhân chọn thuốc OTC thích hợp.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
6
7. Các trường hợp tư vấn
a. Tư vấn thuốc theo đơn
Kĩ thuật Tư vấn dược tương tác (Interactive patient counselling)
Kĩ thuật này đòi hỏi sự tương tác giữa DS và BN chứ không đơn thuần chỉ là sự truyền tải
thông tin một chiều. DS thu thập các thông tin thiết yếu về BN và từ đó điều chỉnh cách tư
vấn cho thích hợp. Kĩ thuật này khuyến khích BN tham gia tích cực vào quá trình tư vấn. Và
DS nhanh chóng xác định những thông tin gì BN đã biết (thông qua các CBYT khác) và chỉ
tập trung vào các thông tin mà BN chưa biết. Điều chỉnh thông tin tư vấn cho phù hợp với
mục đích của từng BN. Trong một số trường hợp, việc nhắc lại các thông tin do các CBYT
khác truyền tải cho BN giúp tăng sự tuân thủ điều trị của BN. Quá trình tư vấn gồm 3 bước:
Mở đầu, Phần chính, và Kết thúc (Bảng 1).
Bảng 1: Quá trình tư vấn dược tương tác
Phần Hành động và câu hỏi của DS
Mở đầu
- Tự giới thiệu
- Xác định danh tính của BN
- Thông báo mục đích buổi tư vấn
- Xác định liệu BN có thời gian để được tư vấn
- Nếu tên thuốc và xác định liệu đó là thuốc lần đầu tiên dùng bởi BN
Phần chính
với 3 câu hỏi
chính
Câu hỏi 1: Chỉ định và hiệu quả
- Hỏi về chỉ định
Ví dụ: "Bác sĩ nói với ông/bà điều gì về thuốc này ? "
" Tại sao ông/bà lại đi khám tại bác sĩ ?"
"Ông/bà được kê thuốc này nhằm mục đích gì ?"
- Nhấn mạnh về hiệu quả mong đợi của thuốc
Câu hỏi 2: Liều và chế độ dùng
Ví dụ: "Bác sĩ đã nói với ông/bà cách sử dụng thuốc này như thế nào ?"
Câu hỏi 3: Tác dụng có hại và Thận trọng khi sử dụng
- Hỏi về ADR
Ví dụ: "Bác sĩ đã nói với ông/bà những gì về tác dụng phụ của thuốc ?"
"Ông/bà có biết về các tác dụng phụ của thuốc ?"
- Nhắc lại các ADR quan trọng và phổ biến đồng thời trấn an BN
- Giải thích cách giảm, phòng ADR và xử lý ADR
Kết thúc
- Kiểm tra xem BN có hiểu thông tin đã được tư vấn
Ví dụ: "Để bảo đảm là tôi không quên cung cấp cho ông/bà thông tin
quan trọng nào: Liệu ông/bà có thể nhắc lại ông/bà sẽ dùng thuốc này
như thế nào ?"
" Tôi đã cung cấp khá nhiều thông tin, để bảo đảm tôi không quên cung
cấp những thông tin quan trọng... Ông/bà có thể chỉ cho tôi cách mà
ông/bà sẽ sử dụng bình xịt này như thế nào ?"
- Lên kế hoạch theo dõi BN
- Lưu thông tin BN vào hồ sơ của quầy thuốc
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
7
Ví dụ một tình huống tư vấn dược tương tác như sau:
Tình huống 1: BN Q. 52 tuổi, sống với chồng và con trong ngôi nhà nhỏ ở trung tâm
thành phố. BN rời phòng khám tư của bác sĩ với đơn thuốc kê glyburide. BN Q. đến quầy
thuốc để mua thuốc.
Mở đầu
BN: Tôi muốn mua thuốc theo đơn này.
Dược tá: Vâng. Đây là lần đầu tiên bác mua
thuốc ở đây ?
BN: Đúng vậy. Hôm nay tiện đường ghé
quầy thuốc này, bình thường tôi mua thuốc
tại quầy thuốc X gần nhà tôi.
Dược tá: Vâng ạ. Xin bà vui lòng ngồi đợi
vài phút để dược sĩ sắp xếp thời gian trực
tiếp tư vấn cho bà tại bàn tư vấn bên trong
nhé.
Việc đón tiếp đầu tiên bệnh nhân thường
được phụ trách bởi dược tá để DS có thể
giành thời gian cho tư vấn trực tiếp BN.
Việc tư vấn nên tiến hành tại một bàn tư
vấn riêng, với không gian riêng tư nhất có
thể.
Dược sĩ: Xin chào bác Q. Tôi tên là VTH.
Tôi là DS phụ trách quầy thuốc này. Tôi
mong muốn giành khoảng 5-10 phút trao
đổi về những thuốc mà BS kê cho bà để bảo
đảm thuốc có thể phát huy tác dụng tốt
nhất. Liệu bà có thời gian để được tư vấn
hay không ?
BN: Vâng, tôi có thể.
DS: BS kê cho bà glyburide. Đây là lần đầu
tiên bà dùng thuốc này ?
BN: Vâng, tôi chưa bao giờ dùng thuốc này
trước đây.
Đầu tiên cần xác định ngay các vấn đề sau
để tránh mất thời gian: một đơn thuốc mới
không có nghĩa là đây là lần đầu tiên BN
dùng thuốc đó; BN có thể không muốn
được tư vấn; hoặc BN muốn được tư vấn
vào lúc khác. Cần giới thiệu mục đích của
tư vấn là muốn giúp BN có thể sử dụng
thuốc được tối ưu nhất, chứ buổi tư vấn
không nhằm mục đích là phê phán, nhận
xét sự kê đơn của bác sĩ. Trong trường hợp
này, DS hiểu đây là lần đầu tiên BN dùng
thuốc này.
Phần chính gồm 3 câu hỏi chính
Câu hỏi 1: Chỉ định và Hiệu quả
DS: Bà đi khám bác sĩ X vì lý do gì ? Câu hỏi mở đầu tiên về chỉ định: BN có cơ
hội cung cấp thông tin mà BN cho là quan
trọng
BN: Tôi đi kiểm tra sức khỏe thường quy tại
bác sĩ X. Bác sĩ xét nghiệm máu và phát
hiện tôi bị đái tháo đường. Thực sự thì tôi
cũng không bất ngờ lắm vì tôi có người anh
họ cũng bị đái tháo đường.
DS hiểu BN đã được chẩn đoán khẳng định
bởi BS. Lưu ý, một số thuốc có nhiều chỉ
định thì việc xác định chỉ định cụ thể của
thuốc đó là quan trọng. Ví dụ một số thuốc
chống trầm cảm có thể kê để giảm đau thần
kinh bên cạnh chỉ định chính là chống trầm
cảm.
BN đi khám sức khỏe thường xuyên và đái
tháo đường được phát hiện ở BN trong khi
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
8
đi khám sức khỏe thường quy, nên bệnh
được phát hiện sớm và chưa có những biến
chứng quan trọng của bệnh.
DS hiểu rằng BN không sốc và khá chấp
nhận khi được chẩn đoán là bị ĐTĐ nên có
thể BN sẽ hợp tác trong quá trình điều trị.
DS: Bác sĩ đã trao đổi với bác những gì liên
quan đến thuốc này ?
DS muốn xác định những gì BN đã biết
nhờ BS để DS có thể điều chỉnh thông tin
cung cấp tiếp theo kh ông bị trùng lặp hay
mâu thuẫn.
BN: Bác sĩ bảo đây là thuốc để kiểm soát
đường trong máu. Ông ấy bảo tôi uống
thuốc trong vòng 1 tháng và sau đó trở lại
tái khám. Ông ấy là bác sĩ giỏi, tôi nghĩ thế.
DS hiểu là BS đã thảo luận với BN về tầm
quan trọng của thuốc. Nên thông tin này
DS không cần nhắc lại.
DS: Bác sĩ có khuyên bác về chế độ ăn, vận
động gì không ?
DS muốn biết những thông tin của BS đã
trao đổi với BN về phương pháp hỗ trợ
không dùng thuốc
BN: Ông ấy bảo tôi nên ăn uống cân bằng,
đúng bữa. Kiêng ăn các đồ ngọt quá. Ông
ấy có nói thêm nhiều thông tin chi tiết nữa
nhưng tôi không nhớ hết, mà tôi cũng không
dám hỏi. Về vận động, thì ông ấy chỉ bảo là
nên vận động vừa sức.
DS hiểu là BS có đề cập thông tin chi tiết
cho BN, nhưng BN do tuổi cao, trí nhớ
kém, và do không dám hỏi rõ BS nên nhiều
thông tin BN không nhớ. DS sẽ tập trung
vào vấn đề này để tư vấn đồng thời sử dụng
các công cụ hỗ trợ để giúp BN nhớ và lưu
được thông tin.
DS: Quầy thuốc của tụi cháu có soạn sẵn
tài liệu hướng dẫn BN về chế độ ăn và vận
động giành cho BN đái tháo đường như
bác. Nếu bác cần, cháu sẽ phát cho bác một
tờ.
BN: Thế thì tốt quá. Các cô thật chu đáo.
Tôi già rồi khó nhớ rõ lắm. Nếu có tờ hướng
dẫn thế thì tốt quá.
DS (đưa tờ hướng dẫn cho BN đồng thời
giải thích các thông tin chính trên tờ hướng
dẫn cho BN): Việc ăn uống và vận động
hợp lý rất quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm
soát đường huyết tốt. Về ăn uống, trong tờ
hướng dẫn có khuyên là bác nên ăn các loại
tinh bột hấp thu chậm, các loại dầu không
bão hòa, không nên chiên xào nhiều. Tránh
dùng các lại đường hấp thụ nhanh như
bánh ngọt, nước ngọt. Ăn đúng bữa, đều
đặn. Về vận động, bác có thể vận động 20-
Để tiết kiệm thời gian, DS có thể soạn sẵn
các Tờ thông tin cho bệnh nhân theo từng
chủ đề (Phụ lục 1). Nhưng khi phát cho
BN nên giới thiệu qua các nội dung chính
của tờ hướng dẫn.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
9
30 phút ngày, 2-3 lần tuần như đi bộ chẳng
hạn. Nếu có điều kiện, bác nên mua môt
quyển sách về chế độ dinh dưỡng và vận
đồng giành cho bệnh nhân đái tháo đường ở
quầy sách để tìm hiểu thêm ạ.
Câu hỏi 2: Liều và chế độ dùng
DS: Như BS đã đề cập, thuốc này giúp để
kiểm soát đường trong máu của bà nằm
trong giới hạn bình thường. Đây là một
thuốc rất hiệu quả.
BN: Tôi hiểu.
DS: Bác sĩ đã giải thích với bà cách uống
thuốc như thế nào ?
BN: Ông ấy bảo tôi uống 2 lần ngày. Đó là
tất cả những gì ông ấy nói.
DS: Tốt rồi. Ông ấy đã kê thuốc 2 lần ngày.
Lý tưởng nhất, bà nên uống thuốc này nửa
tiếng trước bữa ăn. Tức nửa tiếng trước bữa
ăn trưa và ăn tối. Bà có thể thực hiện được
không ?
BN: Tất nhiên rồi. Chị biết không, tôi vừa
nghỉ hưu, bây giờ tôi chỉ ở nhà thôi nên tôi
có nhiều thời gian hơn. Nên chắc tôi sẽ
không quên đâu. Mà có thể tôi sẽ để thuốc
gần bàn ăn, chổ dễ thấy nhất, làm như vậy,
có lẽ tôi sẽ nhớ hơn.
DS: Vâng. Đúng là một ý tưởng hay. Để đạt
hiệu quả tốt rất cần dùng thuốc đều đặn ạ.
BN: Bác sĩ tôi cũng nói thế. Tôi sẽ uống như
chị chỉ dẫn. Nếu không, đường huyết của tôi
nó không hạ, như thế thì nguy hiểm lắm...
DS nhắc lại hiệu quả của thuốc để tăng sự
tuân thủ điều trị cho bệnh nhân.
DS khẳng định lại sự hợp lý của những gì
BS đã thảo luận cùng BN. DS bổ sung
thông tin chi tiết về thời điểm dùng thuốc
có khả thi thực hiện nhất cho bệnh nhân, để
tăng sự tuân thủ điều trị.
Khen ngợi, khuyến khích bệnh nhân.
Dấu hiệu cho thấy BN có thể tuân thủ điều
trị tốt.
Câu hỏi 3: Tác dụng có hại và Thận trọng
DS: Bác sĩ đã nói với bác thông tin gì liên
quan đến tác dụng phụ của thuốc ?
BN: Tác dụng phụ nghĩa là gì ? Bác sĩ
không đả động gì đến điều này cả...
DS: Không sao cả. Có lẽ bác sĩ quên hoặc
bác sĩ dùng từ khác để diễn tả. Bác biết đấy,
bất kì thuốc nào khi dùng, ngoài tác dụng
có lợi của thuốc để điều trị bệnh như với
Một câu hỏi mở giúp DS xác định được
những thông tin gì BN đã biết, để DS bổ
sung cho BN những thông tin mà BN chưa
biết. Trong trường hợp này, DS hiểu là BS
chưa thảo luận những thông tin này với BN
và DS cần bổ sung.
Trấn an BN
Giải thích cho BN thuật ngữ là BN không
hiểu, cung cấp các từ đồng nghĩa.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
10
thuốc này là giúp kiểm soát đường huyết
của bác, thuốc có thể gây nên một số tác
dụng không mong muốn, hay còn gọi với
nhiều tên gọi khác nhau như tác dụng phụ,
tác dụng có hại, tác dụng thứ phát. Nó
không xảy ra ở tất cả các BN dùng thuốc,
nhưng nó có thể xảy ra ở vài bệnh nhân nào
đó, do đó, tốt nhất là mình nên hiểu rõ về
những tác dụng phụ này để phòng và xử lý
bác ạ.
BN: Thông thường thì từ trước đến giờ tôi
không gặp bất cứ vấn đề gì khi sử dụng
thuốc cả. Cũng có lẽ do tôi ít dùng thuốc.
DS: Với thuốc này, tác dụng phụ rất ít gặp.
Có thể gặp rối loạn tiêu hóa một xí như đầy
hơi, tiêu chảy, trướng bụng. Thông thường
thì các triệu chứng sẽ tự hết sau vài ngày
dùng thuốc.
BN: Nếu gặp dấu hiệu bất thường, tôi sẽ
báo cho chị hoặc bác sĩ.
Trấn an BN về tần suất ít gặp ADR của
thuốc. Nhưng không che dấu BN các ADR
hay gặp.
Kết thúc
DS: Như vậy, chúng ta có thể tóm tắt lại
như sau: bà sẽ bắt đầu dùng thuốc này từ
tối hôm nay, nửa giờ trước bữa ăn. Sau đó,
thế nào bác nhỉ ?
BN: Sau đó, ngày mai uống nửa giờ trước
bữa ăn trưa và tối, cho đến khi tái khám lại
với bác sĩ vào 1 tháng sau.
DS bắt đầu gợi ý BN nhắc lại các thông tin
quan trọng.
BN tự diễn đạt lại những gì mình hiểu theo
ngôn ngữ của mình.
b. Tư vấn nhằm giải quyết vấn đề không tuân thủ điều trị
Mô hình VĐ-NN-GP
Trong các vấn đề liên quan đến dùng thuốc, vấn đề không tuân thủ điều trị có lẽ là một trong
những vấn đề quan trọng nhất. Ví dụ, mặc dù việc kiểm soát lipid máu và huyết áp làm giảm
tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan đến các bệnh tim mạch nhưng chỉ có 50% các bệnh nhân
tuân thủ điều trị lâu dài. Không tuân thủ điều trị đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân bị bệnh
mãn tính. Để giải quyết vấn đề này, một mô hình tư vấn VĐ-NN-GP (tên tiếng anh là RIM)
được đề nghị. Mô hình gồm 3 bước:
Recognize - Nhận biết vấn đề (VĐ) không tuân thủ điều trị của BN
Identify - Xác định những nguyên nhân (NN) có thể của không tuân thủ điều trị
Manage - Giải quyết vấn đề không tuân thủ điều trị bằng cách đề ra các giải pháp (GP)
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
11
b1. Nhận biết Vấn đề
Đầu tiên, DS cần xác định xem BN có tuân thủ điều trị hay không. DS cần tế nhị và có kĩ
năng. Bởi vì không dễ cho BN tự thừa nhận là đã không dùng thuốc như đã kê, nếu BN không
nhận thấy đủ tin tưởng DS. Do đó, DS cần có thái độ cởi mở, tránh phán xét.
DS cần phải đặt thêm nhiều câu hỏi để tìm hiểu lý do của việc không tuân thủ điều trị. Ví dụ:
"Bác có thấy dùng những thuốc này đều đặn là dễ thực hiện ?"
"Thuốc này được kê là bác phải uống đều đặn hàng ngày (ví dụ tất cả buổi sáng khi thức
dậy). Điều này có gây khó khăn gì cho bác không ?"
"Nhiều bệnh nhân nói với cháu là họ thấy thật khó khi phải dùng thuốc hàng ngày mà không
quên lần nào. Với bác thì sao ?"
"Thỉnh thoảng thật khó để dùng thuốc như được kê và hướng dẫn, đặc biệt khi phải dùng
nhiều lần trong ngày. Còn bác, bác có thỉnh thoảng quên dùng thuốc không ạ ?"
b2. Xác định nguyên nhân
Có nhiều cách phân loại nguyên nhân không tuân thủ điều trị. Có thể phân loại thành 3 nhóm:
- Nguyên nhân liên quan đến hiểu biết: như bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh cũng như điều
trị (hiệu quả của thuốc, cách dùng thuốc, tác dụng phụ)
- Nguyên nhân liên quan đến khả năng: như bao bì khó mở, bệnh nhân trí nhớ kém, khiếm
khuyết về chức năng nhận thức, khả năng nhìn kém, hạn chế về kinh tế, chế độ dùng thuốc
quá phức tạp hoặc không phù hợp với lối sống của bệnh nhân, tác dụng không mong
muốn...Những nguyên nhân này có thể được diễn đạt đơn giản như sau:
"Thuốc này không hợp với tôi, nó luôn khiến tôi cảm thấy chóng mặt"
"Tôi không thể uống loại viên nén này"
- Nguyên nhân liên quan đến thái độ: thái độ về thuốc, mong muốn dùng thuốc ảnh hưởng
quan trọng đến quyết định cuối cùng là BN có dùng thuốc hay không. Ở đây, DS cần làm thay
đổi động lực, niềm tin, thái độ của BN về việc dùng thuốc. Niềm tin này của từng bệnh nhân
được xây dựng từ kinh nghiệm, trải nghiệm của việc dùng thuốc trong quá khứ, quan niệm từ
gia đình, bạn bè, văn hóa, đặc tính cá nhân, động lực cá nhân, mục tiêu cá nhân. Niềm tin này
thường bám rễ sâu nên nó là những nguyên nhân khó thay đổi nhất. Nó có thể được diễn đạt
như sau:
"Tôi không tin tưởng xí nào vào thuốc tây".
"Tôi không thích uống thuốc dạng viên nhộng, thuốc tiêm thường tốt hơn nhiều".
"Uống thuốc chẳng mang lại lợi ích gì cả, chỉ tổ tốn tiền thôi".
"Tôi không thích uống các chất hóa học vào trong người. Nó độc lắm".
b3. Đề ra giải pháp giải quyết vấn đề
- Liên quan đến Hiểu biết của BN: DS có thể cung cấp, bổ sung, hay sửa đổi một số hiểu biết
sai lầm của BN qua thảo luận bằng lời, phát thêm tờ hướng dẫn cung cấp thông tin.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
12
- Liên quan đến Khả năng của BN: DS có thể đề nghị chế độ dùng thuốc đơn giản hơn (dạng
bào chế, số lần uống, thời điểm uống), phát cho BN các hộp chia liều thuốc theo tuần.
- Liên quan đến Thái độ của BN: để thay đổi thái độ của BN cần nhiều thời gian và sự hợp
tác của nhiều người. Nhưng điều cơ bản là DS cần xây dựng mối quan hệ DS-BN tin tưởng,
từ đó tác động từ từ để thay đổi niềm tin, thái độ của BN về bệnh và thuốc.
Ví dụ áp dụng mô hình VĐ-NN-GP vào tình huống sau:
Tình huống 2: Bà X. tới quầy thuốc để mua thêm thuốc perindopril. Bà ấy hay tới mua tại
quầy thuốc này đã 10 năm. Bà X bị tăng huyết áp nguyên phát đã được 10 năm. Khi phân
tích đơn thuốc DS nhận thấy BN dùng rất thường xuyên perindopril, trong khi đáng lý ra
BN phải mua thêm thuốc amlodipine để dùng, nhưng BN không nói yêu cầu điều này khi
quay lại quầy thuốc.
Xác định Vấn Đề
DS: Xin chào bác X! Cháu là DS phụ trách
bán thuốc hôm nay. Đây là thuốc bác yêu
cầu, perindopril.
BN: Cảm ơn!
DS: Khi cháu kiểm tra đơn, cháu thấy bác sĩ
có kê amlodipine cho bác nữa, và theo như
trong đơn thì đáng lẽ ra amlodipine cũng
nên được mua thêm. Không biết bác dùng
thuốc này như thế nào ở nhà ạ ?
DS tế nhị nhắc BN là amlodipine đã không
được mua thêm. Nhưng DS không có ý đổ
lỗi, phán xét BN bằng cách nói "Bác đã
không thêm amlodipine à ?"
BN: Sự thật thì tôi đã bắt đầu dùng thuốc
này chỉ cách đây 2 ngày.
BN giải thích vì sao BN không mua thêm
amlodipine.
DS cần tìm cách hiểu lý do vì sao BN lần
lữa dùng amlodipine. Chú ý là DS không
được phán xét BN và hiểu, chấp nhận lý do
hành động của BN.
Xác định Nguyên Nhân
DS: Ah! Vậy à ? Tại sao bác lại đợi mà
không bắt đầu dùng thuốc ngay như trong
đơn ạ ?
BN X: Tôi sợ...
DS tìm hiểu nguyên nhân.
DS im lặng để đợi BN có thời gian suy
nghĩ và là dấu hiệu tốt của DS nhằm
khuyến khích BN trả lời. Cũng như cho
phép BN diễn đạt theo tốc độ phù hợp với
BN.
BN: Tôi đã từng bị phản ứng nặng với
nifedipine mà người ta kê cho tôi ở bệnh
viện. Tôi bị nôn nhiều và tim đập mạnh. Tôi
cảm thấy rất mệt. Khi mà tôi biết
amlodipine là thuốc cùng một họ ức chế
BN giải thích lo sợ của mình về amlodipine
và tiền sử gặp ADR của thuốc tương tự.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
13
canxi với nifedipine, tôi chẳng thích thuốc
này xí nào! Cuối cùng, tôi quyết định chỉ
bắt đầu dùng thuốc này với nửa viên ngày.
DS: Tôi hiểu. Bà lo lắng rằng amlodipine
gây nên những tác dụng phụ giống như
nifedipine. Vì vậy, bà đã quyết định không
dùng thuốc này.
DS thể hiện sự đồng cảm bằng một phản
ứng nhắc lại những gì BN nói. DS đồng
thời thể hiện mình hiểu sự lo lắng của BN.
BN: Chính xác. Tôi thấy sợ nên chẳng muốn
bắt đầu dùng nó xí nào.
DS: Đúng là chúng có vẻ gây nguy hiểm.
Nifedipine có thể gây nên những phản ứng
phụ nói trên. Tuy nhiên, dù cùng một nhóm
thuốc với nhau, amlodipine là thuốc khá
khác biệt và nó ít gây nên các tác dụng phụ
nói trên hơn.
DS bắt đầu bằng thể hiện sự đồng cảm về
sự lo lắng của BN. Sau đó, DS từ từ làm rõ,
bổ sung hay sửa đổi những quan điểm sai
của BN.
BN: Tôi tưởng là chúng giống nhau.
DS: Mỗi thuốc thực sự là khác nhau nhiều.
Thậm chí, hai thuốc cùng một nhóm thuốc
không nhất thiết là gây nên các tác dụng
phụ khác nhau đâu ạ.
Đề ra Giải Pháp
BN: Chị có chắc không ? Tôi vẫn thích
dùng chỉ nửa viên thuốc trong vài ngày.
Như thế tôi an tâm hơn.
DS: Dạ, cháu đề nghị với bác thế này nhé.
Hôm nay, cháu sẽ đo huyết áp cho bà tại
quầy. Bà có thể dùng nửa viên ngày trong
vòng 1 tuần. Sau một tuần, bà quay lại quầy
để cháu đo lại huyết áp. Nếu kết quả hạ
huyết áp chưa đạt và bác dung nạp tốt với
thuốc, khi đó có thể tăng liều lên 1 viên
ngày. Bà thấy thế nào ạ ?
BN: Đúng là ý kiến hay! Cảm ơn cô rất
nhiều.
DS: Tốt rồi ạ. Cháu sẽ gọi điện cho bác sĩ X
đã kê đơn cho bác để bảo đảm là ông ấy
đồng ý với giải pháp mà bác cháu mình đã
thảo luận.
Sự thay đổi về sử dụng thuốc khác so với
những gì BS kê, cần liên lạc với BS để thảo
luận với BS và chỉ thực hiện sự thay đổi
khi có sự chấp nhận của BS. Trong trường
hợp BS chấp nhận, cần ghi sự thay đổi này
trong đơn bằng màu mực khác kèm xác
nhận là BS đã chấp nhận. Trong trường hợp
không liên lạc với BS thì có thể bảo BN trở
lại gặp BS để BS quyết định.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
14
c. Tư vấn thuốc không cần kê đơn
Tư vấn một cách hệ thống (Systemic counselling)
Đối với trường hợp BN mua thuốc không cần đơn, DS cần đặt các câu hỏi thích hợp để khai
thác một cách hệ thống các thông tin về bệnh, thuốc của bệnh nhân để từ đó quyết định là nên
khuyên BN đi khám bác sĩ hay cùng thảo luận với BN chọn thuốc OTC thích hợp. Nên mở
đầu bằng các câu hỏi mở để thu thập được đầy đủ thông tin, rồi sau đó có thể tiến hành các
câu hỏi đóng để thu thập các thông tin cụ thể, chính xác.
Tình huống 3: Anh P. tới quầy thuốc và yêu cầu dược tá bán thuốc nhỏ mắt. Dược tá bảo
anh đợi một xí để được DS tư vấn ở Góc tư vấn bên canh.
DS: Xin chào! Tôi có thể làm gì giúp anh ?
Anh P: Tôi muốn mua một chai thuốc nhỏ
mắt.
DS: Anh mua cho anh hay cho ai ?
Anh P: Vâng, tôi mua cho tôi.
DS: Có ai chỉ định cho anh mua thuốc
không?
Anh P: Không, không. Tôi nghe người ta
bảo tôi có thể mua mấy lọ thuốc nhỏ mắt tại
quầy thuốc mà không cần đơn thuốc gì cả.
DS cần xác định ai là người sử dụng thuốc.
Vì có thể người mua thuốc không phải là
người sử dụng thuốc.
Trong trường hợp bán thuốc OTC, DS cần
khai thác thông tin về bệnh của BN để xem
liệu có cần khuyên BN thăm khám bác sĩ.
Nếu không cần, DS mới tư vấn BN chọn và
sử dụng thuốc.
DS: Để giúp anh chọn thuốc phù hợp nhất
với anh, tôi muốn hỏi anh một số câu hỏi.
Anh P: Hum... Được thôi!
DS: Anh đau mắt như thế nào ?
Anh P: Tôi hay chảy nước mắt và chảy
ghèn. Cứ sáng thức dậy là mắt tôi lại cứ bị
dính với nhau.
Mở đầu bằng các câu hỏi mở để BN cung cấp
nhiều nhất thông tin có thể.
DS: Anh bị thế lâu chưa ?
Anh P: Cách đây 2 ngày rồi.
Sau đó, mới sử dụng các câu hỏi đóng để thu
thập các thông tin chi tiết, chính xác.
DS: Nó xuất hiện trong trường hợp nào ?
Anh có hoạt động gì bất thường so với thói
quen không ? Như thức khuya, tiếp xúc với
môi trường hóa chất, ô nhiễm, có gặp ai bị
bệnh đau mắt...
Anh P: Không có gì đặc biệt cả. Mắt tôi tự
nhiên nó nóng, rát, rồi nước mắt, ghèn nó
cứ chảy thế.
DS: Anh có triệu chứng nào khác nữa
không ?
DS hỏi thêm về triệu chứng bệnh.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
15
Anh P: Không. Bây giờ thì tôi không còn
nóng rát mắt nữa, chỉ còn chảy ghèn thôi.
Nhưng nó khiến tôi khó chịu lắm.
DS: Anh vẫn nhìn tốt chứ ?
Anh P: Vẫn tốt.
DS: Anh có đau mắt không ?
Anh P: Không.
DS: Hiện tại anh có dùng loại thuốc nào
không ?
Anh P:....
DS: Anh có dị ứng thuốc gì không ?
Anh P:....
DS: Anh đã dùng biện pháp gì hay thuốc gì
trước đây để giải quyết vấn đề này ?
...
DS hỏi thêm về tiền sử dùng thuốc hay thuốc
dùng hiện tại của BN.
Từ tất cả các thông tin đó, DS mới chọn
thuốc thích hợp nhất cho BN.
Tham khảo Tài liệu "Xem xét sử dụng thuốc
V1" để biết các mục thông tin cần thu thập.
8. Lưu trữ
Dược sĩ nên lưu thông tin quan trọng liên khi tư vấn theo một biểu mẫu chuẩn hóa (Phụ lục 2,
Phụ lục 3), bổ sung vào hồ sơ bệnh án bệnh nhân. Dược sĩ nên lưu các thông tin tư vấn đã
được chấp nhận hay từ chối.
Tài liệu tham khảo
1. American Society of Health-Sytem Pharmacists (2006). ASHP Guidelines on Pharmacist-
Conducted Patient Education and Counseling. Am J Health Syst Pharm. 1997;54:431-4.
2. Claude Richard et al (2005). La communication professionelle en santé. Edition du
Renouveau Pédagogique Inc.
3. Võ Thị Hà (2014). Xem xét sử dụng thuốc V1. Link tải:
http://fr.slideshare.net/VoHa1/xem-xt-s-dng-thuc-v1
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
16
Phụ lục
Phụ lục 1: Tờ cung cấp thông tin soạn sẵn bởi nhà thuốc theo một chủ đề
Nhà thuốc X
Chề độ ăn và Vận động giành cho bệnh nhân đái tháo đường type II
1. Chế độ ăn
a. Mục đích ?
Chế độ ăn uống vẫn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết để chữa trị ĐTĐ. Mục đích là
điều chỉnh chứng tăng glucose huyết và glucose niệu, duy trì một thể trạng hợp lý và làm mất
các triệu chứng chủ yếu (nhưng vẫn tránh tình trạng hạ glucose huyết dưới mức bình thường).
b. Thành phần dinh dưỡng?
Tinh bột và chất béo:
Lượng carbohydrat (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ: dầu ô liu, dầu hướng
dương dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phụng.…) chiếm từ 60%- 70% năng lượng.
Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm như gạo, ngô, khoai sắn. Không nên dùng trực
tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh (đường đơn). Khi cần bổ sung
chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm
dụng
Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mở động vật), các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay
đã qua chiên xào rồi dùng lại.
Chất đạm
Chất đạm chiếm khoảng 15- 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc
thực vật, các loại dầu, đậu hũ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá, trứng. Chỉ nên
dùng thịt nạc (heo, bò, gà). Cá sông rất tốt cho người ĐTĐ là: cá lóc, cá rô, cá chạch, cá chốt,
cá trê, cá bống, cá thác lác. Một số cá biển như: cá chim, cá thu, cá mực, tôm, cua, nghêu, ốc,
hến đều có thể dùng.
Rau quả
Rau mồng tơi, cải bẹ trắng, rau dền cơm, dưa leo, mướp đắng, rau diếp, củ cải, xà-lách xoong,
rau muống, cải bẹ xanh, bầu, bí, cần tây, cà chua. Một số rau quả khác cũng rất có ích cho
người bị ĐTĐ như: đậu bắp, rau đay, bông súng, củ sắn nước, đậu hũ, đậu cô-ve, đậu xanh,
giá sống, nấm đông cô, mộc nhĩ trắng, cà tím, các loại rau thơm, mè đen, tỏi, hành tây…
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
17
Trái cây:
- Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin
và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung.
- Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường-
huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglycerid và giảm HDL-
cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải (khoảng 10gam 1 suất trái cây: tương đương
½ quả táo, ½ quả lê, ½ quả cam, ½ quả ổi, 4 quả nho, 4 quả vải, 4 quả chôm chôm, 1 lát nho
(1cm) đu đủ hoặc thơm, dưa hấu…).
- Chú ý không nên dùng nước ép trái cây, khi đó mất lượng chất xơ có trong trái cây, làm
đường- huyết có thể tăng cao.
- Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương
đương.
- Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.
- Một số trái cây tươi, ít ngọt sẽ cung cấp nhiều vitamin C và chất khoáng như: mận, điều,
cam, quýt, bưởi, khế, mơ, dưa gang, dưa hấu.
c. Bữa ăn ?
Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế .
Tránh việc bỏ bữa, sau đó ăn bù lại làm đường- huyết không ổn định.
d. Chế biến thế nào ?
- Các loại rau trên nên dùng tươi sống.
- Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất
độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn.
- Không nên ăn trái cây khô, trái cây đóng hộp.
- Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài.
- Nên ăn rau trước các bữa ăn. Nhai kỹ ít nhất 30 phút để thức ăn được hấp thu tốt hơn.
- Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân đái tháo đường”.
Phải xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn, cũng không nên tin tuyệt đối.
e. Lượng khẩu phần ăn trong một buổi theo quy tắc bàn tay (Jimbawe Hand Jive), dễ
hiểu và dễ áp dụng:
1. Tinh bột (cơm, phở, hủ tiếu, bún, mì, bánh mì, ngô, khoai…): lượng khoảng 2 nắm
đấm của bệnh nhân trong khẩu phần ăn.
2. Thành phần đạm (thịt, cá, tàu hủ…): lượng tương đương khoảng lòng bàn tay.
3. Chất béo (dầu ăn, mỡ, bơ, phô mai…) tương đương 1 đốt ngón tay cái.
4. Thành phần xơ (rau các loại): bệnh nhân ăn càng nhiều càng tốt, chú ý nên dùng rau
trước các bữa ăn sẽ tốt hơn.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
18
2. Chế độ vận động
a. Mục đích ?
Vận động hợp lý có thể giúp kiểm soát tốt đường huyết, giảm sự đề kháng với insulin, các
biến chứng trên tim mạch.
Tập luyện ở mức độ nhẹ và trung bình như đạp xe đạp, đi bộ, bơi, tập dưỡng sinh, kéo dài 20-
30 phút mỗi ngày, 2-3 lần mỗi tuần.
Tập thói quen vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp hạ đường huyết.
Vận động khi đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây nguy hiểm.
b. Một số lời khuyên để có chế độ tập luyện hợp lý
- Trước khi bắt đầu thực hiện chế độ tập luyện cần được thăm khám cẩn thận để phát hiện các
biến chứng, nhất là các biến chứng mạn tính của đái tháo đường. Chú ý khám tim mạch để
phát hiện các bệnh nhân có thiếu máu cơ tim, đánh giá nguy cơ tăng huyết áp hoặc tụt huyết
áp tư thế trong khi tập luyện.
- Chọn lựa phương pháp tập luyện thích hợp: Nếu không có chống chỉ định gì thì người bệnh
có thể tập bất cứ môn thể dục thể thao nào mà họ thích nhưng phải phù hợp với tuổi tác và
sức khỏe. Đi bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh... là những môn thể dục thích hợp với người đái
tháo đường.
- Khi tập luyện nếu cảm thấy mệt mỏi, run, tăng tiết mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, cảm
giác đói, tê môi, tê đầu lưỡi, nhức đầu, nôn. Có nghĩa là bạn bị hạ đường huyết. Phải ngưng
tập, uống 150ml nước trái cây hay ăn khẩu phần 15mg carbonhydrate (kẹo, bánh quy, cốc
sữa…). Sau đó, đến gặp bác sĩ nội tiết để được tư vấn một chương trình tập hiệu quả, an toàn.
- Ðo đường máu nhiều lần, tốt nhất là cả trước, trong và sau khi tập
- Ăn một bữa khoảng 1-3 tiếng trước khi tập hoặc tập sau bữa ăn 1-3 tiếng.. Tránh vận động
lúc bụng đói.
- Nên uống đủ nước trước, trong và sau khi tập
- Nên tập luyện cùng với bạn bè, người thân để được giúp đỡ khi cần thiết. Ðiều quan trọng
nhất là nên bắt đầu từ từ, sau đó mới tăng dần mức độ và thời gian tập luyện
- Kiểm tra bàn chân hàng ngày và sau mỗi lần tập xem có bị các nốt phồng da, vết rách hoặc
nhiễm trùng ở bàn chân không.
- Không nên tập trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Chọn trang phục, giày dép phù
hợp: Đúng kích cỡ, vừa chân, đi đứng thoải mái, êm nhẹ, che chắn, bảo vệ ngón và gót chân.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
19
c. Những trường hợp không nên tập
 Đường huyết <70 mg/dl (<3,9 mmol/l).
 Có ceton trong nước tiểu và đường huyết lớn hơn 250 mg/dl (13,9 mmol/l)
 Không có ceton trong nước tiểu nhưng có đường huyết trên 300 mg/dl ở đái tháo
đường tuýp 1 và trên 400mg/dl ở người đái tháo đường tuýp 2.
 Khi nghỉ ngơi mà có cơn đau thắt ngực.
Tóm lại luyện tập thể lực, rèn luyện sức bền thường xuyên, với các bài tập hợp lý là vô cùng
cần thiết trong điều trị đái tháo đường. Đây là một phương pháp điều trị rất có giá trị và bổ
sung đắc lực cho điều trị nội khoa. Để việc luyện tập đạt hiệu quả và an toàn (nhất là đối với
những người đã có biến chứng hệ tim mạch, cao huyết áp), người bệnh cần được hướng dẫn
cụ thể của bác sỹ chuyên khoa để có những hình thức tập luyện phù hợp và hạn chế những
vận động quá mức.
Tài liệu tham khảo:
1.Ths.Bs. Diệp Thị Thanh Bình. Chế độ ăn ăn uống cho người đái tháo đường. Tạp chí BV
Đại học Y Dược TpHCM. Link:
http://benhvien304.vn/ThongTinYTe_ThongTin.aspx?IDThongTinYTe=5
2. Bs. Đào Thị Yến Thủy. Chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường. Link:
http://www.benhtieuduong.vn/che-do-an-uong-cho-benh-nhan-tieu-duong.html
3. CNĐD Lâm Thị Thúy Minh . Bệnh nhân đái tháo đường và chế độ luyện tập. Link:
http://bvdkquangnam.vn/tin-tc/y-hc-thng-thc/853-bnh-nhan-ai-thao-ng-va-ch-tp-luyn.html
Tài liệu được soạn thảo bởi DS. Nguyễn Thị T. Ngày soạn 4.12.2014. Tài liệu chỉ cung thông
tin chung nhất. Trong từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ điều trị để đ
ược tư vấn cụ thể hơn.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
20
Phụ lục 2: Phiếu ghi nhận can thiệp dược (dùng trong bệnh viện)
Ngày can thiệp: Số kí hiệu của phiếu
Khoa: Bệnh viện:
Họ và tên dược sĩ can thiệp:
Email: Điện thoại:
Thông tin bệnh nhân:
Họ và tên: Tuổi: Giới: Cân nặng: Chiều cao:
Tổng quan:
Thuốc liên quan:
Vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc:
Can thiệp dược:
Ý kiến của bác sĩ:
Chấp nhận □ Từ chối □ Không rõ □
Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ
21
Phụ lục 3: Phiếu ghi nhận can thiệp dược (dùng trong quầy thuốc)
Ngày can thiệp: Số kí hiệu của phiếu
Họ và tên dược sĩ can thiệp:
Email: Điện thoại:
Thông tin bệnh nhân:
Họ và tên: Tuổi: Giới: Cân nặng: Chiều cao:
Địa chỉ:
Tổng quan:
Thuốc liên quan:
Vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc:
Can thiệp dược:
Kết quả của can thiệp
Bác sĩ:
Chấp nhận bởi bác sĩ □ Từ chối bởi bác sĩ □ Không rõ □
Bệnh nhân:
Chấp nhận bởi bệnh nhân □ Từ chối bởi bệnh nhân □ Không rõ □

Contenu connexe

En vedette

ỨNG DỤNG MIC CỦA KHÁNG SINH TRONG LÂM SÀNG
ỨNG DỤNG MIC CỦA KHÁNG SINH  TRONG LÂM SÀNGỨNG DỤNG MIC CỦA KHÁNG SINH  TRONG LÂM SÀNG
ỨNG DỤNG MIC CỦA KHÁNG SINH TRONG LÂM SÀNGHuy Hoang
 
N5T1- Hoạt động thông tin thuốc
N5T1- Hoạt động thông tin thuốcN5T1- Hoạt động thông tin thuốc
N5T1- Hoạt động thông tin thuốcHA VO THI
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTHA VO THI
 
Hiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạ
Hiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạHiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạ
Hiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạHA VO THI
 
Hướng dẫn liều dùng kháng sinh cho trẻ em
Hướng dẫn liều dùng kháng sinh cho trẻ emHướng dẫn liều dùng kháng sinh cho trẻ em
Hướng dẫn liều dùng kháng sinh cho trẻ emHA VO THI
 
Nhóm kháng sinh carbapenem
Nhóm kháng sinh carbapenemNhóm kháng sinh carbapenem
Nhóm kháng sinh carbapenemHA VO THI
 
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm HA VO THI
 
Quy định về triển khai dược lâm sàng tại bệnh viện Thái Lan
Quy định về triển khai dược lâm sàng tại bệnh viện Thái LanQuy định về triển khai dược lâm sàng tại bệnh viện Thái Lan
Quy định về triển khai dược lâm sàng tại bệnh viện Thái LanHA VO THI
 
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BVN1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BVHA VO THI
 
Bình đơn thuốc Đái tháo đường_DS. Lê Mới Em
Bình đơn thuốc Đái tháo đường_DS. Lê Mới EmBình đơn thuốc Đái tháo đường_DS. Lê Mới Em
Bình đơn thuốc Đái tháo đường_DS. Lê Mới EmHA VO THI
 
Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápHA VO THI
 
Tài liệu thông tin giành cho người tình nguyện
Tài liệu thông tin giành cho người tình nguyệnTài liệu thông tin giành cho người tình nguyện
Tài liệu thông tin giành cho người tình nguyệnHA VO THI
 
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuocBao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuocTrương Đức Thừa
 
Nhịp cầu Dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp
Nhịp cầu Dược lâm sàng_N2_Tăng huyết ápNhịp cầu Dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp
Nhịp cầu Dược lâm sàng_N2_Tăng huyết ápHA VO THI
 
Hướng dẫn pha tiêm kháng sinh
Hướng dẫn pha tiêm kháng sinh Hướng dẫn pha tiêm kháng sinh
Hướng dẫn pha tiêm kháng sinh HA VO THI
 
Chân dung dược sĩ dược lâm sàng
Chân dung dược sĩ dược lâm sàngChân dung dược sĩ dược lâm sàng
Chân dung dược sĩ dược lâm sàngHA VO THI
 
Bảng tra tương kỵ/Tương hợp thuốc tiêm
Bảng tra tương kỵ/Tương hợp thuốc tiêm Bảng tra tương kỵ/Tương hợp thuốc tiêm
Bảng tra tương kỵ/Tương hợp thuốc tiêm HA VO THI
 

En vedette (20)

ỨNG DỤNG MIC CỦA KHÁNG SINH TRONG LÂM SÀNG
ỨNG DỤNG MIC CỦA KHÁNG SINH  TRONG LÂM SÀNGỨNG DỤNG MIC CỦA KHÁNG SINH  TRONG LÂM SÀNG
ỨNG DỤNG MIC CỦA KHÁNG SINH TRONG LÂM SÀNG
 
N5T1- Hoạt động thông tin thuốc
N5T1- Hoạt động thông tin thuốcN5T1- Hoạt động thông tin thuốc
N5T1- Hoạt động thông tin thuốc
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
 
Hiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạ
Hiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạHiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạ
Hiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạ
 
Hướng dẫn liều dùng kháng sinh cho trẻ em
Hướng dẫn liều dùng kháng sinh cho trẻ emHướng dẫn liều dùng kháng sinh cho trẻ em
Hướng dẫn liều dùng kháng sinh cho trẻ em
 
Nhóm kháng sinh carbapenem
Nhóm kháng sinh carbapenemNhóm kháng sinh carbapenem
Nhóm kháng sinh carbapenem
 
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
 
Kháng sinh
Kháng sinhKháng sinh
Kháng sinh
 
Binh benh an
Binh benh anBinh benh an
Binh benh an
 
Quy định về triển khai dược lâm sàng tại bệnh viện Thái Lan
Quy định về triển khai dược lâm sàng tại bệnh viện Thái LanQuy định về triển khai dược lâm sàng tại bệnh viện Thái Lan
Quy định về triển khai dược lâm sàng tại bệnh viện Thái Lan
 
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BVN1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
 
Bình đơn thuốc Đái tháo đường_DS. Lê Mới Em
Bình đơn thuốc Đái tháo đường_DS. Lê Mới EmBình đơn thuốc Đái tháo đường_DS. Lê Mới Em
Bình đơn thuốc Đái tháo đường_DS. Lê Mới Em
 
Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết áp
 
Dosing of drugs in liver failure
Dosing of drugs in liver failureDosing of drugs in liver failure
Dosing of drugs in liver failure
 
Tài liệu thông tin giành cho người tình nguyện
Tài liệu thông tin giành cho người tình nguyệnTài liệu thông tin giành cho người tình nguyện
Tài liệu thông tin giành cho người tình nguyện
 
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuocBao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
 
Nhịp cầu Dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp
Nhịp cầu Dược lâm sàng_N2_Tăng huyết ápNhịp cầu Dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp
Nhịp cầu Dược lâm sàng_N2_Tăng huyết áp
 
Hướng dẫn pha tiêm kháng sinh
Hướng dẫn pha tiêm kháng sinh Hướng dẫn pha tiêm kháng sinh
Hướng dẫn pha tiêm kháng sinh
 
Chân dung dược sĩ dược lâm sàng
Chân dung dược sĩ dược lâm sàngChân dung dược sĩ dược lâm sàng
Chân dung dược sĩ dược lâm sàng
 
Bảng tra tương kỵ/Tương hợp thuốc tiêm
Bảng tra tương kỵ/Tương hợp thuốc tiêm Bảng tra tương kỵ/Tương hợp thuốc tiêm
Bảng tra tương kỵ/Tương hợp thuốc tiêm
 

Plus de HA VO THI

Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication reviewDevelopment and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication reviewHA VO THI
 
Bảng tra tương hợp - tương kỵ
Bảng tra tương hợp - tương kỵ Bảng tra tương hợp - tương kỵ
Bảng tra tương hợp - tương kỵ HA VO THI
 
Bảng dị ứng kháng sinh chéo
Bảng dị ứng kháng sinh chéo Bảng dị ứng kháng sinh chéo
Bảng dị ứng kháng sinh chéo HA VO THI
 
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)HA VO THI
 
English for pharmacist
English for pharmacistEnglish for pharmacist
English for pharmacistHA VO THI
 
Độc tính trên da của thuốc trị ung thư
Độc tính trên da của thuốc trị ung thưĐộc tính trên da của thuốc trị ung thư
Độc tính trên da của thuốc trị ung thưHA VO THI
 
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thư
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thưQuản lý ADR hóa trị liệu ung thư
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thưHA VO THI
 
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2HA VO THI
 
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English versionHA VO THI
 
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English versionHA VO THI
 
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English versionHA VO THI
 
Quản lý sử dụng kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinhQuản lý sử dụng kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinhHA VO THI
 
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue CityPoster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue CityHA VO THI
 
Poster- The Vi-Med tool for medication review
Poster- The Vi-Med tool for medication reviewPoster- The Vi-Med tool for medication review
Poster- The Vi-Med tool for medication reviewHA VO THI
 
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại HuếThông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại HuếHA VO THI
 
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010HA VO THI
 
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”HA VO THI
 
Bảng tra tương hợp-tương kỵ
Bảng tra tương hợp-tương kỵBảng tra tương hợp-tương kỵ
Bảng tra tương hợp-tương kỵHA VO THI
 
Bảng dị ứng chéo kháng sinh
Bảng dị ứng chéo kháng sinhBảng dị ứng chéo kháng sinh
Bảng dị ứng chéo kháng sinhHA VO THI
 
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017HA VO THI
 

Plus de HA VO THI (20)

Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication reviewDevelopment and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
 
Bảng tra tương hợp - tương kỵ
Bảng tra tương hợp - tương kỵ Bảng tra tương hợp - tương kỵ
Bảng tra tương hợp - tương kỵ
 
Bảng dị ứng kháng sinh chéo
Bảng dị ứng kháng sinh chéo Bảng dị ứng kháng sinh chéo
Bảng dị ứng kháng sinh chéo
 
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
 
English for pharmacist
English for pharmacistEnglish for pharmacist
English for pharmacist
 
Độc tính trên da của thuốc trị ung thư
Độc tính trên da của thuốc trị ung thưĐộc tính trên da của thuốc trị ung thư
Độc tính trên da của thuốc trị ung thư
 
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thư
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thưQuản lý ADR hóa trị liệu ung thư
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thư
 
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
 
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
 
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
 
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
 
Quản lý sử dụng kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinhQuản lý sử dụng kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinh
 
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue CityPoster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
 
Poster- The Vi-Med tool for medication review
Poster- The Vi-Med tool for medication reviewPoster- The Vi-Med tool for medication review
Poster- The Vi-Med tool for medication review
 
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại HuếThông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
 
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
 
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
 
Bảng tra tương hợp-tương kỵ
Bảng tra tương hợp-tương kỵBảng tra tương hợp-tương kỵ
Bảng tra tương hợp-tương kỵ
 
Bảng dị ứng chéo kháng sinh
Bảng dị ứng chéo kháng sinhBảng dị ứng chéo kháng sinh
Bảng dị ứng chéo kháng sinh
 
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
 

Dernier

SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx27NguynTnQuc11A1
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 

Dernier (19)

SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 

3. huong dan ve tu van benh nhan boi duoc si v1 ncdls

  • 1. 2014 Nhịp cầu Dược lâm sàng HƯỚNG DẪN VỀ TƯ VẤN BỆNH[ NHÂN BỞI DƯỢC SĨ] Tài liệu được biên soạn nhằm hỗ trợ dược sĩ trong quá trình thực hiện tư vấn bệnh nhân tại bệnh viện cũng như tại quầy thuốc.
  • 2. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 1 Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ v1 Ths.DS. Võ Thị Hà Giảng viên Dược lâm sàng, Đại học Y Dược Huế Contenu 1. Giới thiệu............................................................................................................................................. 2 2. Kiến thức và kĩ năng của Dược sĩ ....................................................................................................... 2 a. Lắng nghe có chủ đích (active listening)......................................................................................... 2 b. Đặt câu hỏi rõ ràng (questioning).................................................................................................... 2 c. Sắp xếp các ý muốn truyền tải có hệ thống (system)....................................................................... 3 d. Điều chỉnh ngôn từ phù hợp (adaptation)........................................................................................ 3 e. Thể hiện sự đồng cảm (empathy) .................................................................................................... 3 f. Hiểu về các yếu tố tâm lý, xã hội, hành vi của bệnh nhân............................................................... 3 3. Địa điểm tư vấn ................................................................................................................................... 4 4. Các bước tư vấn................................................................................................................................... 4 a. Thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân: ............................................................................................. 4 b. Thu thập thông tin từ bệnh nhân...................................................................................................... 4 c. Cung cấp thông tin cho bệnh nhân .................................................................................................. 4 d. Kiểm tra xem BN đã hiểu thông tin cung cấp ................................................................................. 5 6. Nội dung Tư vấn bệnh nhân................................................................................................................ 5 7. Các trường hợp tư vấn......................................................................................................................... 6 a. Tư vấn thuốc theo đơn..................................................................................................................... 6 b. Tư vấn nhằm giải quyết vấn đề không tuân thủ điều trị................................................................ 10 c. Tư vấn thuốc không cần kê đơn..................................................................................................... 14 8. Lưu trữ............................................................................................................................................... 15 Tài liệu tham khảo................................................................................................................................. 15 Phụ lục................................................................................................................................................... 16 Phụ lục 1: Tờ cung cấp thông tin soạn sẵn bởi nhà thuốc theo một chủ đề....................................... 16 Phụ lục 2: Phiếu ghi nhận can thiệp dược (dùng trong bệnh viện).................................................... 20 Phụ lục 3: Phiếu ghi nhận can thiệp dược (dùng trong quầy thuốc).................................................. 21
  • 3. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 2 1. Giới thiệu Hậu quả về lâm sàng cũng như kinh tế do sử dụng thuốc không hợp lý là vấn đề quan trọng của y tế. Thiếu kiến thức về bệnh và điều trị bằng thuốc của bệnh nhân là nguyên nhân chính gây nên sự không tuân thủ điều trị ở bệnh nhân. Là một cán bộ y tế được đào chuyên sâu về thuốc, dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn bệnh nhân để tăng sự tuân thủ điều trị và làm giảm các vấn đề liên quan đến thuốc. 2. Kiến thức và kĩ năng của Dược sĩ Bên cạnh các kiến thức và kĩ năng chuyên ngành về dược điều trị, để tư vấn bệnh nhân tốt, dược sĩ cần có kiến thức và kĩ năng về giao tiếp, tâm lý, xã hội: a. Lắng nghe có chủ đích (active listening) Lắng nghe có chủ đích là sự lắng nghe nhằm tìm kiếm ý nghĩa thực sự mà bệnh nhân muốn truyền đạt, không những qua ngôn từ mà còn qua các cách diễn đạt không lời khác. Lắng nghe có chủ định thể hiện qua việc DS: + Giành thời gian cho bệnh nhân: ví dụ, tránh biểu hiện làm cho bệnh nhân hiểu ngầm là DS quá bận rộn và không có thời gian giành cho bệnh nhân. + Hiểu ngôn ngữ nói và ngôn ngữ không bằng lời nói (như ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện khuôn mặt, giọng nói, di chuyển của cơ thể) mà bệnh nhân truyền đạt. + Ra dấu là hiểu những gì bệnh nhân đang nói và khuyến khích bệnh nhân diễn đạt: ví dụ bằng các tín hiệu bằng lời như "Uhm", "Thế à!", "Tôi đang nghe"; các tín hiệu không bằng lời như khoảng cách với bệnh nhân, tư thế đứng, ngồi hướng về phía bệnh nhân, tiếp xúc mắt, nhìn vào mắt bệnh nhân. + Diễn đạt lại những gì bệnh nhân nói để bảo đảm là đã hiểu đúng, ví dụ "Theo như tôi hiểu thì ...", "Có phải ý cô/bác là....". + Yêu cầu bệnh nhân bổ sung thêm thông tin để làm rõ, ví dụ "Cô/bác có thể nói rõ hơn ?", "Điểm này tôi không hiểu lắm! Bác có thể trình bày cụ thể hơn được không ?" + Sử dụng hợp lý khoảng nghỉ, im lặng: giúp bệnh nhân có thời gian suy nghĩ tìm câu trả lời hay cách diễn đạt, giúp dược sĩ có thời gian để suy nghĩ để tiến hành phân tích các thông tin thu thập được và đề ra câu hỏi tiếp theo. b. Đặt câu hỏi rõ ràng (questioning) Cách đặt câu hỏi có thể quyết định chất lượng thông tin thu thập được. - Nên mở đầu bằng nhiều câu hỏi mở (như "....như thế nào ?"; ".... là gì ?") giúp BN có thể tự do diễn đạt có thể giúp DS thu thập được thông tin quan trọng và đầy đủ. Chỉ đặt câu hỏi đóng khi muốn bệnh nhân cung cấp thêm các thông tin cụ thể, chính xác (như "....có hay không ?") - Đặt câu hỏi mở và qua cách trả lời của bệnh nhân có thể xác định nhanh chóng và hiệu quả mức độ ngôn ngữ của BN. Từ đó mà điều chỉnh ngôn ngữ của DS cho phù hợp với từng bệnh nhân. - Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng.
  • 4. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 3 c. Sắp xếp các ý muốn truyền tải có hệ thống (system) Vì thời gian dành cho tư vấn mỗi bệnh nhân là có hạn, đặc biệt ở quầy thuốc, thường trong tình trạng nhiều bệnh nhân xếp hàng đợi mua thuốc. Do đó, cần sắp xếp các ý chính để tư vấn một cách logic, có hệ thống, tránh chồng chéo, lặp lại. d. Điều chỉnh ngôn từ phù hợp (adaptation) - Bệnh nhân không dùng chung ngôn từ về y khoa như những cán bộ y tế. Vì vậy, có những ngôn từ chuyên khoa y, BN không thể hiểu được (ví dụ, "thuốc này được kê cho ông/bà để điều trị chứng trào ngược thực quản", "Thuốc này có thể gây phù ở chi trên", "Ngứa là một tác dụng phụ thường gặp". Nhiều BN ngại thừa nhận với DS là mình không hiểu và rời quầy thuốc/bệnh viện với những nghi vấn không được giải đáp, thông tin không đầy đủ, hoặc hiểu sai. Giao tiếp tốt giữa DS và BN đòi hỏi dùng các câu hỏi và câu trả lời ngắn, dễ hiểu, hạn chế dùng các thuật ngữ y khoa, nếu dùng thì cần giải thích thêm về thuật ngữ đó. - Điều chỉnh ngôn ngữ giao tiếp cho phù hợp với khả năng tiếp thu của bệnh nhân (trình độ ngôn ngữ, khả năng nghe, nhìn), sử dụng các tài liệu, công cụ hỗ trợ khi cần. - Đánh giá khả năng nhận thức của bệnh nhân, phương thức truyền tải thông tin thích hợp, tình trạng thể chất và các giác quan của bệnh nhân để DS có thể điều chỉnh phương pháp tư vấn thích hợp. Ví dụ, có bệnh nhân thì tiếp thu thông tin tốt nhất khi nghe hướng dẫn bằng lời; trong khi bệnh nhân khác thì thích nhìn các biểu đồ, hình vẻ, mô hình; hoặc bằng cách thao tác trực tiếp với thuốc và dùng cụ dùng thuốc. Một bệnh nhân có thể có khả năng nhìn hạn chế để đọc các nhãn mác trên hộp thuốc, đơn thuốc hoặc syringe hoặc tài liệu viết tay. Một bệnh nhân khác có thể không thể nghe rõ các hướng dẫn bằng lời hoặc có thể bị rối loạn kĩ năng vận động (run tay, yếu tay) để mở các hộp thuốc khó mở để phòng trẻ em lạm dụng. e. Thể hiện sự đồng cảm (empathy) Sự đồng cảm có lẽ là một trong những thái độ ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng giao tiếp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tin tưởng giữa BN và DS. Sự đồng cảm nghĩa là sự thấu hiểu người khác, hiểu và chấp nhận quan điểm, cách nhìn của người khác. Trong mối quan hệ BN-DS, sự đồng cảm giúp cho việc chia sẽ thông tin được dễ dàng hơn bởi vì BN cảm thấy là mình không bị phán xét và DS thực sự muốn lắng nghe để hiểu tình trạng thực sự của mình và tôn trọng cách hành xử của bệnh nhân. Những cách diễn đạt thể hiện sự đồng cảm: + Nhắc lại: ví dụ "Tôi nhận thấy là ông bà..." + Xác nhận: ví dụ "Tôi hiểu tại sao ông/bà lại cảm thấy rằng...." + Hỗ trợ: ví dụ "Tôi có thể giúp ông/bà". + Hợp tác: ví dụ "Chúng ta cùng giải quyết vấn đề này cùng nhau nhé." + Tôn trọng: ví dụ "Ông/bà đã tự xoay xở/giải quyết rất tốt". f. Hiểu về các yếu tố tâm lý, xã hội, hành vi của bệnh nhân - Hiểu biết về văn hóa của bệnh nhân, quan niệm, thái độ về sức khỏe và bệnh tật, thực hành điều trị. Quan niệm của bệnh nhân về vai trò của mình và hệ thống y tế, cán bộ y tế trong việc quyết định điều trị.
  • 5. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 4 - Bên cạnh việc đánh giá bệnh nhân sử dụng thuốc như thế nào, DS đồng thời tìm hiểu thái độ, hành vi tiềm năng của bệnh nhân về sử dụng thuốc trong tương lai như bệnh nhân liệu có sẵn sàng dùng thuốc hoặc có ý định dùng thuốc. 3. Địa điểm tư vấn - Tư vấn bệnh nhân nên diễn ra ở một không gian thoải mái, kín đáo, an toàn. Tối ưu nhất là nên diễn ra trong một phòng hay không gian riêng tư để có thể bảo mật thông tin cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong thực tế, không gian này thường không có, khi đó cần thiết kế một không gian sao cho tối ưu hóa sự riêng tư về nghe và nhìn khỏi các bệnh nhân khác hoặc các cán bộ y tế khác. - Không gian tư vấn cũng nên dễ tiếp cận bởi những người khuyết tật. - Thiết kế bàn, quầy nên tối thiểu hóa các rào cản giao tiếp như máy vi tính chắn tầm nhìn? - Tránh các thiết bị gây phân tâm hay gián đoạn quá trình tư vấn bệnh nhân như chuông điện thoại, bật tivi, trả lời câu hỏi với người khác. - Có các dụng cũ hỗ trợ việc tư vấn thích hợp như biểu đồ, mô hình, thiết bị dùng thuốc, các dụng cụ giúp ghi nhớ, các tài liệu viết hay nghe nhìn. 4. Các bước tư vấn a. Thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân: - Giới thiệu bản thân với BN - Giải thích mục đích và thời gian dự kiến của buổi tư vấn - Hỏi sự chấp thuận tham gia tư vấn của bệnh nhân - Xác định các xưng hô hay ngôn ngữ lựa chọn b. Thu thập thông tin từ bệnh nhân - Thu thập, đánh giá kiến thức của bệnh nhân về vấn đề sức khỏe và các thuốc sử dụng - Khả năng thể chất và nhận thức của bệnh nhân để sử dụng thuốc hợp lý - Thái độ với vấn đề sức khỏe và các thuốc - Đặt câu hỏi mở về mục đích điều trị của mỗi thuốc, bệnh nhân mong đợi điều gì và yêu cầu bệnh nhân miêu tả hay biểu diễn lại cách bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc - Đối với bệnh nhân quay trở lại để mua thêm thuốc nên yêu cầu bệnh nhân miêu tả hay biểu diễn lại cách bệnh nhân đã sử dụng thuốc. Hỏi bệnh nhân xem có bất kì vấn đề, mối lo lắng hay không rõ khi dùng thuốc. c. Cung cấp thông tin cho bệnh nhân - Cung cấp thông tin bằng lời và dùng các công cụ trực quan hỗ trợ hoặc biểu diễn để cung cấp thông tin cho BN. - Cung cấp thêm bằng các tài liệu viết để giúp BN lưu giữ thông tin. - Mở hộp thuốc, bao gói thuốc để BN thấy màu sắc, kích thước, hình dạng của thuốc. Đối với dạng thuốc lỏng và tiêm, chỉ cho bệnh nhân các dấu hiệu về định lượng liều trên thiết bị đo lường thuốc. - Biểu diễn cách dùng các thiết bị dùng thuốc như bình xịt mũi, miệng.
  • 6. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 5 - Nếu BN có vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, cần thu thập thông tin để đánh giá vấn đề và đề ra can thiệp dược thích hợp. d. Kiểm tra xem BN đã hiểu thông tin cung cấp - Kiểm tra lại kiến thức của BN về sử dụng thuốc. - Kiểm tra kỹ năng dùng thuốc của BN: Yêu cầu BN miêu tả hay biểu diễn cách BN sẽ sử dụng thuốc và xác định hiệu quả của thuốc. - Kiểm tra thái độ về dùng thuốc của BN: Quan sát khả năng và thái độ đối với liệu trình điều trị và theo dõi dùng thuốc của BN. 6. Nội dung Tư vấn bệnh nhân Các nội dung Tư vấn bệnh nhân có thể bao gồm thông tin liệt kê bên dưới. Tuy nhiên, tùy theo từng bệnh nhân cụ thể mà giới hạn chủ đề cần tư vấn. 1. Tên biệt dược, tên thuốc gốc, tên đồng nghĩa hoặc các tên khác, nhóm thuốc, chỉ định. 2. Mục tiêu điều trị: chửa bệnh, giảm triệu chứng, dừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hoặc phòng bệnh. 3. Quá trình khởi phát tác dụng mong đợi của thuốc (sau bao lâu, dấu hiệu nhận biết) và cần phải làm gì khi tác dụng mong đợi của thuốc không đạt được. 4. Đường dùng, dạng bào chế, liều dùng, thời điểm dùng, quảng thời gian dùng. 5. Hướng dẫn cách chuẩn bị, pha chế thuốc, dùng thuốc hoặc đưa thuốc vào cơ thể. Có thể bao gồm sự điều chỉnh cho phù hợp với lối sống hay môi trường sống của BN. 6. Cần phải làm gì khi quên uống một liều thuốc. 7. Những thận trọng cần theo dõi trong khi dùng thuốc và các nguy cơ khi dùng thuốc. Đối với thuốc tiêm và thiết bị dùng thuốc, lưu ý về dị ứng latex có thể cần thảo luận. 8. Những ADR phổ biến và nghiêm trọng, hành động để phòng hoặc tối thiểu hóa sự xuất hiện ADR đó, hành động khi ADR xuất hiện, bao gồm thông báo cho bác sĩ, dược sĩ hoặc cán bộ y tế khác. 9. Kỹ thuật tự theo dõi liệu trình điều trị thuốc. 10. Các tương tác thuốc-thuốc (bao gồm cả thuốc OTC), thuốc-thức ăn, và thuốc-bệnh hoặc chống chỉ định. 11. Ảnh hưởng của thuốc đối với các xét nghiệm (ví dụ, thời điểm dùng thuốc có thể cản trở kết quả xét nghiệm: ví dụ metformin). 12. Làm gì khi hết thuốc 13. Bảo quản thuốc 14. Xử lý khi thuốc bị nhiễm tạp hoặc thuốc cũ hoặc các thiết bị dùng thuốc đã sử dụng. 15. Các thông tin khác riêng biệt với từng bệnh nhân. Những thông tin áp dụng cho cả thuốc kê đơn và OTC. Đối với thuốc OTC, dược sĩ nên khuyên bệnh nhân chọn thuốc OTC thích hợp.
  • 7. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 6 7. Các trường hợp tư vấn a. Tư vấn thuốc theo đơn Kĩ thuật Tư vấn dược tương tác (Interactive patient counselling) Kĩ thuật này đòi hỏi sự tương tác giữa DS và BN chứ không đơn thuần chỉ là sự truyền tải thông tin một chiều. DS thu thập các thông tin thiết yếu về BN và từ đó điều chỉnh cách tư vấn cho thích hợp. Kĩ thuật này khuyến khích BN tham gia tích cực vào quá trình tư vấn. Và DS nhanh chóng xác định những thông tin gì BN đã biết (thông qua các CBYT khác) và chỉ tập trung vào các thông tin mà BN chưa biết. Điều chỉnh thông tin tư vấn cho phù hợp với mục đích của từng BN. Trong một số trường hợp, việc nhắc lại các thông tin do các CBYT khác truyền tải cho BN giúp tăng sự tuân thủ điều trị của BN. Quá trình tư vấn gồm 3 bước: Mở đầu, Phần chính, và Kết thúc (Bảng 1). Bảng 1: Quá trình tư vấn dược tương tác Phần Hành động và câu hỏi của DS Mở đầu - Tự giới thiệu - Xác định danh tính của BN - Thông báo mục đích buổi tư vấn - Xác định liệu BN có thời gian để được tư vấn - Nếu tên thuốc và xác định liệu đó là thuốc lần đầu tiên dùng bởi BN Phần chính với 3 câu hỏi chính Câu hỏi 1: Chỉ định và hiệu quả - Hỏi về chỉ định Ví dụ: "Bác sĩ nói với ông/bà điều gì về thuốc này ? " " Tại sao ông/bà lại đi khám tại bác sĩ ?" "Ông/bà được kê thuốc này nhằm mục đích gì ?" - Nhấn mạnh về hiệu quả mong đợi của thuốc Câu hỏi 2: Liều và chế độ dùng Ví dụ: "Bác sĩ đã nói với ông/bà cách sử dụng thuốc này như thế nào ?" Câu hỏi 3: Tác dụng có hại và Thận trọng khi sử dụng - Hỏi về ADR Ví dụ: "Bác sĩ đã nói với ông/bà những gì về tác dụng phụ của thuốc ?" "Ông/bà có biết về các tác dụng phụ của thuốc ?" - Nhắc lại các ADR quan trọng và phổ biến đồng thời trấn an BN - Giải thích cách giảm, phòng ADR và xử lý ADR Kết thúc - Kiểm tra xem BN có hiểu thông tin đã được tư vấn Ví dụ: "Để bảo đảm là tôi không quên cung cấp cho ông/bà thông tin quan trọng nào: Liệu ông/bà có thể nhắc lại ông/bà sẽ dùng thuốc này như thế nào ?" " Tôi đã cung cấp khá nhiều thông tin, để bảo đảm tôi không quên cung cấp những thông tin quan trọng... Ông/bà có thể chỉ cho tôi cách mà ông/bà sẽ sử dụng bình xịt này như thế nào ?" - Lên kế hoạch theo dõi BN - Lưu thông tin BN vào hồ sơ của quầy thuốc
  • 8. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 7 Ví dụ một tình huống tư vấn dược tương tác như sau: Tình huống 1: BN Q. 52 tuổi, sống với chồng và con trong ngôi nhà nhỏ ở trung tâm thành phố. BN rời phòng khám tư của bác sĩ với đơn thuốc kê glyburide. BN Q. đến quầy thuốc để mua thuốc. Mở đầu BN: Tôi muốn mua thuốc theo đơn này. Dược tá: Vâng. Đây là lần đầu tiên bác mua thuốc ở đây ? BN: Đúng vậy. Hôm nay tiện đường ghé quầy thuốc này, bình thường tôi mua thuốc tại quầy thuốc X gần nhà tôi. Dược tá: Vâng ạ. Xin bà vui lòng ngồi đợi vài phút để dược sĩ sắp xếp thời gian trực tiếp tư vấn cho bà tại bàn tư vấn bên trong nhé. Việc đón tiếp đầu tiên bệnh nhân thường được phụ trách bởi dược tá để DS có thể giành thời gian cho tư vấn trực tiếp BN. Việc tư vấn nên tiến hành tại một bàn tư vấn riêng, với không gian riêng tư nhất có thể. Dược sĩ: Xin chào bác Q. Tôi tên là VTH. Tôi là DS phụ trách quầy thuốc này. Tôi mong muốn giành khoảng 5-10 phút trao đổi về những thuốc mà BS kê cho bà để bảo đảm thuốc có thể phát huy tác dụng tốt nhất. Liệu bà có thời gian để được tư vấn hay không ? BN: Vâng, tôi có thể. DS: BS kê cho bà glyburide. Đây là lần đầu tiên bà dùng thuốc này ? BN: Vâng, tôi chưa bao giờ dùng thuốc này trước đây. Đầu tiên cần xác định ngay các vấn đề sau để tránh mất thời gian: một đơn thuốc mới không có nghĩa là đây là lần đầu tiên BN dùng thuốc đó; BN có thể không muốn được tư vấn; hoặc BN muốn được tư vấn vào lúc khác. Cần giới thiệu mục đích của tư vấn là muốn giúp BN có thể sử dụng thuốc được tối ưu nhất, chứ buổi tư vấn không nhằm mục đích là phê phán, nhận xét sự kê đơn của bác sĩ. Trong trường hợp này, DS hiểu đây là lần đầu tiên BN dùng thuốc này. Phần chính gồm 3 câu hỏi chính Câu hỏi 1: Chỉ định và Hiệu quả DS: Bà đi khám bác sĩ X vì lý do gì ? Câu hỏi mở đầu tiên về chỉ định: BN có cơ hội cung cấp thông tin mà BN cho là quan trọng BN: Tôi đi kiểm tra sức khỏe thường quy tại bác sĩ X. Bác sĩ xét nghiệm máu và phát hiện tôi bị đái tháo đường. Thực sự thì tôi cũng không bất ngờ lắm vì tôi có người anh họ cũng bị đái tháo đường. DS hiểu BN đã được chẩn đoán khẳng định bởi BS. Lưu ý, một số thuốc có nhiều chỉ định thì việc xác định chỉ định cụ thể của thuốc đó là quan trọng. Ví dụ một số thuốc chống trầm cảm có thể kê để giảm đau thần kinh bên cạnh chỉ định chính là chống trầm cảm. BN đi khám sức khỏe thường xuyên và đái tháo đường được phát hiện ở BN trong khi
  • 9. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 8 đi khám sức khỏe thường quy, nên bệnh được phát hiện sớm và chưa có những biến chứng quan trọng của bệnh. DS hiểu rằng BN không sốc và khá chấp nhận khi được chẩn đoán là bị ĐTĐ nên có thể BN sẽ hợp tác trong quá trình điều trị. DS: Bác sĩ đã trao đổi với bác những gì liên quan đến thuốc này ? DS muốn xác định những gì BN đã biết nhờ BS để DS có thể điều chỉnh thông tin cung cấp tiếp theo kh ông bị trùng lặp hay mâu thuẫn. BN: Bác sĩ bảo đây là thuốc để kiểm soát đường trong máu. Ông ấy bảo tôi uống thuốc trong vòng 1 tháng và sau đó trở lại tái khám. Ông ấy là bác sĩ giỏi, tôi nghĩ thế. DS hiểu là BS đã thảo luận với BN về tầm quan trọng của thuốc. Nên thông tin này DS không cần nhắc lại. DS: Bác sĩ có khuyên bác về chế độ ăn, vận động gì không ? DS muốn biết những thông tin của BS đã trao đổi với BN về phương pháp hỗ trợ không dùng thuốc BN: Ông ấy bảo tôi nên ăn uống cân bằng, đúng bữa. Kiêng ăn các đồ ngọt quá. Ông ấy có nói thêm nhiều thông tin chi tiết nữa nhưng tôi không nhớ hết, mà tôi cũng không dám hỏi. Về vận động, thì ông ấy chỉ bảo là nên vận động vừa sức. DS hiểu là BS có đề cập thông tin chi tiết cho BN, nhưng BN do tuổi cao, trí nhớ kém, và do không dám hỏi rõ BS nên nhiều thông tin BN không nhớ. DS sẽ tập trung vào vấn đề này để tư vấn đồng thời sử dụng các công cụ hỗ trợ để giúp BN nhớ và lưu được thông tin. DS: Quầy thuốc của tụi cháu có soạn sẵn tài liệu hướng dẫn BN về chế độ ăn và vận động giành cho BN đái tháo đường như bác. Nếu bác cần, cháu sẽ phát cho bác một tờ. BN: Thế thì tốt quá. Các cô thật chu đáo. Tôi già rồi khó nhớ rõ lắm. Nếu có tờ hướng dẫn thế thì tốt quá. DS (đưa tờ hướng dẫn cho BN đồng thời giải thích các thông tin chính trên tờ hướng dẫn cho BN): Việc ăn uống và vận động hợp lý rất quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt. Về ăn uống, trong tờ hướng dẫn có khuyên là bác nên ăn các loại tinh bột hấp thu chậm, các loại dầu không bão hòa, không nên chiên xào nhiều. Tránh dùng các lại đường hấp thụ nhanh như bánh ngọt, nước ngọt. Ăn đúng bữa, đều đặn. Về vận động, bác có thể vận động 20- Để tiết kiệm thời gian, DS có thể soạn sẵn các Tờ thông tin cho bệnh nhân theo từng chủ đề (Phụ lục 1). Nhưng khi phát cho BN nên giới thiệu qua các nội dung chính của tờ hướng dẫn.
  • 10. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 9 30 phút ngày, 2-3 lần tuần như đi bộ chẳng hạn. Nếu có điều kiện, bác nên mua môt quyển sách về chế độ dinh dưỡng và vận đồng giành cho bệnh nhân đái tháo đường ở quầy sách để tìm hiểu thêm ạ. Câu hỏi 2: Liều và chế độ dùng DS: Như BS đã đề cập, thuốc này giúp để kiểm soát đường trong máu của bà nằm trong giới hạn bình thường. Đây là một thuốc rất hiệu quả. BN: Tôi hiểu. DS: Bác sĩ đã giải thích với bà cách uống thuốc như thế nào ? BN: Ông ấy bảo tôi uống 2 lần ngày. Đó là tất cả những gì ông ấy nói. DS: Tốt rồi. Ông ấy đã kê thuốc 2 lần ngày. Lý tưởng nhất, bà nên uống thuốc này nửa tiếng trước bữa ăn. Tức nửa tiếng trước bữa ăn trưa và ăn tối. Bà có thể thực hiện được không ? BN: Tất nhiên rồi. Chị biết không, tôi vừa nghỉ hưu, bây giờ tôi chỉ ở nhà thôi nên tôi có nhiều thời gian hơn. Nên chắc tôi sẽ không quên đâu. Mà có thể tôi sẽ để thuốc gần bàn ăn, chổ dễ thấy nhất, làm như vậy, có lẽ tôi sẽ nhớ hơn. DS: Vâng. Đúng là một ý tưởng hay. Để đạt hiệu quả tốt rất cần dùng thuốc đều đặn ạ. BN: Bác sĩ tôi cũng nói thế. Tôi sẽ uống như chị chỉ dẫn. Nếu không, đường huyết của tôi nó không hạ, như thế thì nguy hiểm lắm... DS nhắc lại hiệu quả của thuốc để tăng sự tuân thủ điều trị cho bệnh nhân. DS khẳng định lại sự hợp lý của những gì BS đã thảo luận cùng BN. DS bổ sung thông tin chi tiết về thời điểm dùng thuốc có khả thi thực hiện nhất cho bệnh nhân, để tăng sự tuân thủ điều trị. Khen ngợi, khuyến khích bệnh nhân. Dấu hiệu cho thấy BN có thể tuân thủ điều trị tốt. Câu hỏi 3: Tác dụng có hại và Thận trọng DS: Bác sĩ đã nói với bác thông tin gì liên quan đến tác dụng phụ của thuốc ? BN: Tác dụng phụ nghĩa là gì ? Bác sĩ không đả động gì đến điều này cả... DS: Không sao cả. Có lẽ bác sĩ quên hoặc bác sĩ dùng từ khác để diễn tả. Bác biết đấy, bất kì thuốc nào khi dùng, ngoài tác dụng có lợi của thuốc để điều trị bệnh như với Một câu hỏi mở giúp DS xác định được những thông tin gì BN đã biết, để DS bổ sung cho BN những thông tin mà BN chưa biết. Trong trường hợp này, DS hiểu là BS chưa thảo luận những thông tin này với BN và DS cần bổ sung. Trấn an BN Giải thích cho BN thuật ngữ là BN không hiểu, cung cấp các từ đồng nghĩa.
  • 11. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 10 thuốc này là giúp kiểm soát đường huyết của bác, thuốc có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn, hay còn gọi với nhiều tên gọi khác nhau như tác dụng phụ, tác dụng có hại, tác dụng thứ phát. Nó không xảy ra ở tất cả các BN dùng thuốc, nhưng nó có thể xảy ra ở vài bệnh nhân nào đó, do đó, tốt nhất là mình nên hiểu rõ về những tác dụng phụ này để phòng và xử lý bác ạ. BN: Thông thường thì từ trước đến giờ tôi không gặp bất cứ vấn đề gì khi sử dụng thuốc cả. Cũng có lẽ do tôi ít dùng thuốc. DS: Với thuốc này, tác dụng phụ rất ít gặp. Có thể gặp rối loạn tiêu hóa một xí như đầy hơi, tiêu chảy, trướng bụng. Thông thường thì các triệu chứng sẽ tự hết sau vài ngày dùng thuốc. BN: Nếu gặp dấu hiệu bất thường, tôi sẽ báo cho chị hoặc bác sĩ. Trấn an BN về tần suất ít gặp ADR của thuốc. Nhưng không che dấu BN các ADR hay gặp. Kết thúc DS: Như vậy, chúng ta có thể tóm tắt lại như sau: bà sẽ bắt đầu dùng thuốc này từ tối hôm nay, nửa giờ trước bữa ăn. Sau đó, thế nào bác nhỉ ? BN: Sau đó, ngày mai uống nửa giờ trước bữa ăn trưa và tối, cho đến khi tái khám lại với bác sĩ vào 1 tháng sau. DS bắt đầu gợi ý BN nhắc lại các thông tin quan trọng. BN tự diễn đạt lại những gì mình hiểu theo ngôn ngữ của mình. b. Tư vấn nhằm giải quyết vấn đề không tuân thủ điều trị Mô hình VĐ-NN-GP Trong các vấn đề liên quan đến dùng thuốc, vấn đề không tuân thủ điều trị có lẽ là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Ví dụ, mặc dù việc kiểm soát lipid máu và huyết áp làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan đến các bệnh tim mạch nhưng chỉ có 50% các bệnh nhân tuân thủ điều trị lâu dài. Không tuân thủ điều trị đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân bị bệnh mãn tính. Để giải quyết vấn đề này, một mô hình tư vấn VĐ-NN-GP (tên tiếng anh là RIM) được đề nghị. Mô hình gồm 3 bước: Recognize - Nhận biết vấn đề (VĐ) không tuân thủ điều trị của BN Identify - Xác định những nguyên nhân (NN) có thể của không tuân thủ điều trị Manage - Giải quyết vấn đề không tuân thủ điều trị bằng cách đề ra các giải pháp (GP)
  • 12. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 11 b1. Nhận biết Vấn đề Đầu tiên, DS cần xác định xem BN có tuân thủ điều trị hay không. DS cần tế nhị và có kĩ năng. Bởi vì không dễ cho BN tự thừa nhận là đã không dùng thuốc như đã kê, nếu BN không nhận thấy đủ tin tưởng DS. Do đó, DS cần có thái độ cởi mở, tránh phán xét. DS cần phải đặt thêm nhiều câu hỏi để tìm hiểu lý do của việc không tuân thủ điều trị. Ví dụ: "Bác có thấy dùng những thuốc này đều đặn là dễ thực hiện ?" "Thuốc này được kê là bác phải uống đều đặn hàng ngày (ví dụ tất cả buổi sáng khi thức dậy). Điều này có gây khó khăn gì cho bác không ?" "Nhiều bệnh nhân nói với cháu là họ thấy thật khó khi phải dùng thuốc hàng ngày mà không quên lần nào. Với bác thì sao ?" "Thỉnh thoảng thật khó để dùng thuốc như được kê và hướng dẫn, đặc biệt khi phải dùng nhiều lần trong ngày. Còn bác, bác có thỉnh thoảng quên dùng thuốc không ạ ?" b2. Xác định nguyên nhân Có nhiều cách phân loại nguyên nhân không tuân thủ điều trị. Có thể phân loại thành 3 nhóm: - Nguyên nhân liên quan đến hiểu biết: như bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh cũng như điều trị (hiệu quả của thuốc, cách dùng thuốc, tác dụng phụ) - Nguyên nhân liên quan đến khả năng: như bao bì khó mở, bệnh nhân trí nhớ kém, khiếm khuyết về chức năng nhận thức, khả năng nhìn kém, hạn chế về kinh tế, chế độ dùng thuốc quá phức tạp hoặc không phù hợp với lối sống của bệnh nhân, tác dụng không mong muốn...Những nguyên nhân này có thể được diễn đạt đơn giản như sau: "Thuốc này không hợp với tôi, nó luôn khiến tôi cảm thấy chóng mặt" "Tôi không thể uống loại viên nén này" - Nguyên nhân liên quan đến thái độ: thái độ về thuốc, mong muốn dùng thuốc ảnh hưởng quan trọng đến quyết định cuối cùng là BN có dùng thuốc hay không. Ở đây, DS cần làm thay đổi động lực, niềm tin, thái độ của BN về việc dùng thuốc. Niềm tin này của từng bệnh nhân được xây dựng từ kinh nghiệm, trải nghiệm của việc dùng thuốc trong quá khứ, quan niệm từ gia đình, bạn bè, văn hóa, đặc tính cá nhân, động lực cá nhân, mục tiêu cá nhân. Niềm tin này thường bám rễ sâu nên nó là những nguyên nhân khó thay đổi nhất. Nó có thể được diễn đạt như sau: "Tôi không tin tưởng xí nào vào thuốc tây". "Tôi không thích uống thuốc dạng viên nhộng, thuốc tiêm thường tốt hơn nhiều". "Uống thuốc chẳng mang lại lợi ích gì cả, chỉ tổ tốn tiền thôi". "Tôi không thích uống các chất hóa học vào trong người. Nó độc lắm". b3. Đề ra giải pháp giải quyết vấn đề - Liên quan đến Hiểu biết của BN: DS có thể cung cấp, bổ sung, hay sửa đổi một số hiểu biết sai lầm của BN qua thảo luận bằng lời, phát thêm tờ hướng dẫn cung cấp thông tin.
  • 13. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 12 - Liên quan đến Khả năng của BN: DS có thể đề nghị chế độ dùng thuốc đơn giản hơn (dạng bào chế, số lần uống, thời điểm uống), phát cho BN các hộp chia liều thuốc theo tuần. - Liên quan đến Thái độ của BN: để thay đổi thái độ của BN cần nhiều thời gian và sự hợp tác của nhiều người. Nhưng điều cơ bản là DS cần xây dựng mối quan hệ DS-BN tin tưởng, từ đó tác động từ từ để thay đổi niềm tin, thái độ của BN về bệnh và thuốc. Ví dụ áp dụng mô hình VĐ-NN-GP vào tình huống sau: Tình huống 2: Bà X. tới quầy thuốc để mua thêm thuốc perindopril. Bà ấy hay tới mua tại quầy thuốc này đã 10 năm. Bà X bị tăng huyết áp nguyên phát đã được 10 năm. Khi phân tích đơn thuốc DS nhận thấy BN dùng rất thường xuyên perindopril, trong khi đáng lý ra BN phải mua thêm thuốc amlodipine để dùng, nhưng BN không nói yêu cầu điều này khi quay lại quầy thuốc. Xác định Vấn Đề DS: Xin chào bác X! Cháu là DS phụ trách bán thuốc hôm nay. Đây là thuốc bác yêu cầu, perindopril. BN: Cảm ơn! DS: Khi cháu kiểm tra đơn, cháu thấy bác sĩ có kê amlodipine cho bác nữa, và theo như trong đơn thì đáng lẽ ra amlodipine cũng nên được mua thêm. Không biết bác dùng thuốc này như thế nào ở nhà ạ ? DS tế nhị nhắc BN là amlodipine đã không được mua thêm. Nhưng DS không có ý đổ lỗi, phán xét BN bằng cách nói "Bác đã không thêm amlodipine à ?" BN: Sự thật thì tôi đã bắt đầu dùng thuốc này chỉ cách đây 2 ngày. BN giải thích vì sao BN không mua thêm amlodipine. DS cần tìm cách hiểu lý do vì sao BN lần lữa dùng amlodipine. Chú ý là DS không được phán xét BN và hiểu, chấp nhận lý do hành động của BN. Xác định Nguyên Nhân DS: Ah! Vậy à ? Tại sao bác lại đợi mà không bắt đầu dùng thuốc ngay như trong đơn ạ ? BN X: Tôi sợ... DS tìm hiểu nguyên nhân. DS im lặng để đợi BN có thời gian suy nghĩ và là dấu hiệu tốt của DS nhằm khuyến khích BN trả lời. Cũng như cho phép BN diễn đạt theo tốc độ phù hợp với BN. BN: Tôi đã từng bị phản ứng nặng với nifedipine mà người ta kê cho tôi ở bệnh viện. Tôi bị nôn nhiều và tim đập mạnh. Tôi cảm thấy rất mệt. Khi mà tôi biết amlodipine là thuốc cùng một họ ức chế BN giải thích lo sợ của mình về amlodipine và tiền sử gặp ADR của thuốc tương tự.
  • 14. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 13 canxi với nifedipine, tôi chẳng thích thuốc này xí nào! Cuối cùng, tôi quyết định chỉ bắt đầu dùng thuốc này với nửa viên ngày. DS: Tôi hiểu. Bà lo lắng rằng amlodipine gây nên những tác dụng phụ giống như nifedipine. Vì vậy, bà đã quyết định không dùng thuốc này. DS thể hiện sự đồng cảm bằng một phản ứng nhắc lại những gì BN nói. DS đồng thời thể hiện mình hiểu sự lo lắng của BN. BN: Chính xác. Tôi thấy sợ nên chẳng muốn bắt đầu dùng nó xí nào. DS: Đúng là chúng có vẻ gây nguy hiểm. Nifedipine có thể gây nên những phản ứng phụ nói trên. Tuy nhiên, dù cùng một nhóm thuốc với nhau, amlodipine là thuốc khá khác biệt và nó ít gây nên các tác dụng phụ nói trên hơn. DS bắt đầu bằng thể hiện sự đồng cảm về sự lo lắng của BN. Sau đó, DS từ từ làm rõ, bổ sung hay sửa đổi những quan điểm sai của BN. BN: Tôi tưởng là chúng giống nhau. DS: Mỗi thuốc thực sự là khác nhau nhiều. Thậm chí, hai thuốc cùng một nhóm thuốc không nhất thiết là gây nên các tác dụng phụ khác nhau đâu ạ. Đề ra Giải Pháp BN: Chị có chắc không ? Tôi vẫn thích dùng chỉ nửa viên thuốc trong vài ngày. Như thế tôi an tâm hơn. DS: Dạ, cháu đề nghị với bác thế này nhé. Hôm nay, cháu sẽ đo huyết áp cho bà tại quầy. Bà có thể dùng nửa viên ngày trong vòng 1 tuần. Sau một tuần, bà quay lại quầy để cháu đo lại huyết áp. Nếu kết quả hạ huyết áp chưa đạt và bác dung nạp tốt với thuốc, khi đó có thể tăng liều lên 1 viên ngày. Bà thấy thế nào ạ ? BN: Đúng là ý kiến hay! Cảm ơn cô rất nhiều. DS: Tốt rồi ạ. Cháu sẽ gọi điện cho bác sĩ X đã kê đơn cho bác để bảo đảm là ông ấy đồng ý với giải pháp mà bác cháu mình đã thảo luận. Sự thay đổi về sử dụng thuốc khác so với những gì BS kê, cần liên lạc với BS để thảo luận với BS và chỉ thực hiện sự thay đổi khi có sự chấp nhận của BS. Trong trường hợp BS chấp nhận, cần ghi sự thay đổi này trong đơn bằng màu mực khác kèm xác nhận là BS đã chấp nhận. Trong trường hợp không liên lạc với BS thì có thể bảo BN trở lại gặp BS để BS quyết định.
  • 15. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 14 c. Tư vấn thuốc không cần kê đơn Tư vấn một cách hệ thống (Systemic counselling) Đối với trường hợp BN mua thuốc không cần đơn, DS cần đặt các câu hỏi thích hợp để khai thác một cách hệ thống các thông tin về bệnh, thuốc của bệnh nhân để từ đó quyết định là nên khuyên BN đi khám bác sĩ hay cùng thảo luận với BN chọn thuốc OTC thích hợp. Nên mở đầu bằng các câu hỏi mở để thu thập được đầy đủ thông tin, rồi sau đó có thể tiến hành các câu hỏi đóng để thu thập các thông tin cụ thể, chính xác. Tình huống 3: Anh P. tới quầy thuốc và yêu cầu dược tá bán thuốc nhỏ mắt. Dược tá bảo anh đợi một xí để được DS tư vấn ở Góc tư vấn bên canh. DS: Xin chào! Tôi có thể làm gì giúp anh ? Anh P: Tôi muốn mua một chai thuốc nhỏ mắt. DS: Anh mua cho anh hay cho ai ? Anh P: Vâng, tôi mua cho tôi. DS: Có ai chỉ định cho anh mua thuốc không? Anh P: Không, không. Tôi nghe người ta bảo tôi có thể mua mấy lọ thuốc nhỏ mắt tại quầy thuốc mà không cần đơn thuốc gì cả. DS cần xác định ai là người sử dụng thuốc. Vì có thể người mua thuốc không phải là người sử dụng thuốc. Trong trường hợp bán thuốc OTC, DS cần khai thác thông tin về bệnh của BN để xem liệu có cần khuyên BN thăm khám bác sĩ. Nếu không cần, DS mới tư vấn BN chọn và sử dụng thuốc. DS: Để giúp anh chọn thuốc phù hợp nhất với anh, tôi muốn hỏi anh một số câu hỏi. Anh P: Hum... Được thôi! DS: Anh đau mắt như thế nào ? Anh P: Tôi hay chảy nước mắt và chảy ghèn. Cứ sáng thức dậy là mắt tôi lại cứ bị dính với nhau. Mở đầu bằng các câu hỏi mở để BN cung cấp nhiều nhất thông tin có thể. DS: Anh bị thế lâu chưa ? Anh P: Cách đây 2 ngày rồi. Sau đó, mới sử dụng các câu hỏi đóng để thu thập các thông tin chi tiết, chính xác. DS: Nó xuất hiện trong trường hợp nào ? Anh có hoạt động gì bất thường so với thói quen không ? Như thức khuya, tiếp xúc với môi trường hóa chất, ô nhiễm, có gặp ai bị bệnh đau mắt... Anh P: Không có gì đặc biệt cả. Mắt tôi tự nhiên nó nóng, rát, rồi nước mắt, ghèn nó cứ chảy thế. DS: Anh có triệu chứng nào khác nữa không ? DS hỏi thêm về triệu chứng bệnh.
  • 16. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 15 Anh P: Không. Bây giờ thì tôi không còn nóng rát mắt nữa, chỉ còn chảy ghèn thôi. Nhưng nó khiến tôi khó chịu lắm. DS: Anh vẫn nhìn tốt chứ ? Anh P: Vẫn tốt. DS: Anh có đau mắt không ? Anh P: Không. DS: Hiện tại anh có dùng loại thuốc nào không ? Anh P:.... DS: Anh có dị ứng thuốc gì không ? Anh P:.... DS: Anh đã dùng biện pháp gì hay thuốc gì trước đây để giải quyết vấn đề này ? ... DS hỏi thêm về tiền sử dùng thuốc hay thuốc dùng hiện tại của BN. Từ tất cả các thông tin đó, DS mới chọn thuốc thích hợp nhất cho BN. Tham khảo Tài liệu "Xem xét sử dụng thuốc V1" để biết các mục thông tin cần thu thập. 8. Lưu trữ Dược sĩ nên lưu thông tin quan trọng liên khi tư vấn theo một biểu mẫu chuẩn hóa (Phụ lục 2, Phụ lục 3), bổ sung vào hồ sơ bệnh án bệnh nhân. Dược sĩ nên lưu các thông tin tư vấn đã được chấp nhận hay từ chối. Tài liệu tham khảo 1. American Society of Health-Sytem Pharmacists (2006). ASHP Guidelines on Pharmacist- Conducted Patient Education and Counseling. Am J Health Syst Pharm. 1997;54:431-4. 2. Claude Richard et al (2005). La communication professionelle en santé. Edition du Renouveau Pédagogique Inc. 3. Võ Thị Hà (2014). Xem xét sử dụng thuốc V1. Link tải: http://fr.slideshare.net/VoHa1/xem-xt-s-dng-thuc-v1
  • 17. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 16 Phụ lục Phụ lục 1: Tờ cung cấp thông tin soạn sẵn bởi nhà thuốc theo một chủ đề Nhà thuốc X Chề độ ăn và Vận động giành cho bệnh nhân đái tháo đường type II 1. Chế độ ăn a. Mục đích ? Chế độ ăn uống vẫn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết để chữa trị ĐTĐ. Mục đích là điều chỉnh chứng tăng glucose huyết và glucose niệu, duy trì một thể trạng hợp lý và làm mất các triệu chứng chủ yếu (nhưng vẫn tránh tình trạng hạ glucose huyết dưới mức bình thường). b. Thành phần dinh dưỡng? Tinh bột và chất béo: Lượng carbohydrat (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ: dầu ô liu, dầu hướng dương dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phụng.…) chiếm từ 60%- 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm như gạo, ngô, khoai sắn. Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh (đường đơn). Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mở động vật), các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại. Chất đạm Chất đạm chiếm khoảng 15- 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại dầu, đậu hũ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá, trứng. Chỉ nên dùng thịt nạc (heo, bò, gà). Cá sông rất tốt cho người ĐTĐ là: cá lóc, cá rô, cá chạch, cá chốt, cá trê, cá bống, cá thác lác. Một số cá biển như: cá chim, cá thu, cá mực, tôm, cua, nghêu, ốc, hến đều có thể dùng. Rau quả Rau mồng tơi, cải bẹ trắng, rau dền cơm, dưa leo, mướp đắng, rau diếp, củ cải, xà-lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, bầu, bí, cần tây, cà chua. Một số rau quả khác cũng rất có ích cho người bị ĐTĐ như: đậu bắp, rau đay, bông súng, củ sắn nước, đậu hũ, đậu cô-ve, đậu xanh, giá sống, nấm đông cô, mộc nhĩ trắng, cà tím, các loại rau thơm, mè đen, tỏi, hành tây…
  • 18. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 17 Trái cây: - Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung. - Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường- huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglycerid và giảm HDL- cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải (khoảng 10gam 1 suất trái cây: tương đương ½ quả táo, ½ quả lê, ½ quả cam, ½ quả ổi, 4 quả nho, 4 quả vải, 4 quả chôm chôm, 1 lát nho (1cm) đu đủ hoặc thơm, dưa hấu…). - Chú ý không nên dùng nước ép trái cây, khi đó mất lượng chất xơ có trong trái cây, làm đường- huyết có thể tăng cao. - Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương. - Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác. - Một số trái cây tươi, ít ngọt sẽ cung cấp nhiều vitamin C và chất khoáng như: mận, điều, cam, quýt, bưởi, khế, mơ, dưa gang, dưa hấu. c. Bữa ăn ? Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế . Tránh việc bỏ bữa, sau đó ăn bù lại làm đường- huyết không ổn định. d. Chế biến thế nào ? - Các loại rau trên nên dùng tươi sống. - Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn. - Không nên ăn trái cây khô, trái cây đóng hộp. - Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài. - Nên ăn rau trước các bữa ăn. Nhai kỹ ít nhất 30 phút để thức ăn được hấp thu tốt hơn. - Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân đái tháo đường”. Phải xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn, cũng không nên tin tuyệt đối. e. Lượng khẩu phần ăn trong một buổi theo quy tắc bàn tay (Jimbawe Hand Jive), dễ hiểu và dễ áp dụng: 1. Tinh bột (cơm, phở, hủ tiếu, bún, mì, bánh mì, ngô, khoai…): lượng khoảng 2 nắm đấm của bệnh nhân trong khẩu phần ăn. 2. Thành phần đạm (thịt, cá, tàu hủ…): lượng tương đương khoảng lòng bàn tay. 3. Chất béo (dầu ăn, mỡ, bơ, phô mai…) tương đương 1 đốt ngón tay cái. 4. Thành phần xơ (rau các loại): bệnh nhân ăn càng nhiều càng tốt, chú ý nên dùng rau trước các bữa ăn sẽ tốt hơn.
  • 19. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 18 2. Chế độ vận động a. Mục đích ? Vận động hợp lý có thể giúp kiểm soát tốt đường huyết, giảm sự đề kháng với insulin, các biến chứng trên tim mạch. Tập luyện ở mức độ nhẹ và trung bình như đạp xe đạp, đi bộ, bơi, tập dưỡng sinh, kéo dài 20- 30 phút mỗi ngày, 2-3 lần mỗi tuần. Tập thói quen vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp hạ đường huyết. Vận động khi đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây nguy hiểm. b. Một số lời khuyên để có chế độ tập luyện hợp lý - Trước khi bắt đầu thực hiện chế độ tập luyện cần được thăm khám cẩn thận để phát hiện các biến chứng, nhất là các biến chứng mạn tính của đái tháo đường. Chú ý khám tim mạch để phát hiện các bệnh nhân có thiếu máu cơ tim, đánh giá nguy cơ tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp tư thế trong khi tập luyện. - Chọn lựa phương pháp tập luyện thích hợp: Nếu không có chống chỉ định gì thì người bệnh có thể tập bất cứ môn thể dục thể thao nào mà họ thích nhưng phải phù hợp với tuổi tác và sức khỏe. Đi bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh... là những môn thể dục thích hợp với người đái tháo đường. - Khi tập luyện nếu cảm thấy mệt mỏi, run, tăng tiết mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác đói, tê môi, tê đầu lưỡi, nhức đầu, nôn. Có nghĩa là bạn bị hạ đường huyết. Phải ngưng tập, uống 150ml nước trái cây hay ăn khẩu phần 15mg carbonhydrate (kẹo, bánh quy, cốc sữa…). Sau đó, đến gặp bác sĩ nội tiết để được tư vấn một chương trình tập hiệu quả, an toàn. - Ðo đường máu nhiều lần, tốt nhất là cả trước, trong và sau khi tập - Ăn một bữa khoảng 1-3 tiếng trước khi tập hoặc tập sau bữa ăn 1-3 tiếng.. Tránh vận động lúc bụng đói. - Nên uống đủ nước trước, trong và sau khi tập - Nên tập luyện cùng với bạn bè, người thân để được giúp đỡ khi cần thiết. Ðiều quan trọng nhất là nên bắt đầu từ từ, sau đó mới tăng dần mức độ và thời gian tập luyện - Kiểm tra bàn chân hàng ngày và sau mỗi lần tập xem có bị các nốt phồng da, vết rách hoặc nhiễm trùng ở bàn chân không. - Không nên tập trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Chọn trang phục, giày dép phù hợp: Đúng kích cỡ, vừa chân, đi đứng thoải mái, êm nhẹ, che chắn, bảo vệ ngón và gót chân.
  • 20. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 19 c. Những trường hợp không nên tập  Đường huyết <70 mg/dl (<3,9 mmol/l).  Có ceton trong nước tiểu và đường huyết lớn hơn 250 mg/dl (13,9 mmol/l)  Không có ceton trong nước tiểu nhưng có đường huyết trên 300 mg/dl ở đái tháo đường tuýp 1 và trên 400mg/dl ở người đái tháo đường tuýp 2.  Khi nghỉ ngơi mà có cơn đau thắt ngực. Tóm lại luyện tập thể lực, rèn luyện sức bền thường xuyên, với các bài tập hợp lý là vô cùng cần thiết trong điều trị đái tháo đường. Đây là một phương pháp điều trị rất có giá trị và bổ sung đắc lực cho điều trị nội khoa. Để việc luyện tập đạt hiệu quả và an toàn (nhất là đối với những người đã có biến chứng hệ tim mạch, cao huyết áp), người bệnh cần được hướng dẫn cụ thể của bác sỹ chuyên khoa để có những hình thức tập luyện phù hợp và hạn chế những vận động quá mức. Tài liệu tham khảo: 1.Ths.Bs. Diệp Thị Thanh Bình. Chế độ ăn ăn uống cho người đái tháo đường. Tạp chí BV Đại học Y Dược TpHCM. Link: http://benhvien304.vn/ThongTinYTe_ThongTin.aspx?IDThongTinYTe=5 2. Bs. Đào Thị Yến Thủy. Chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường. Link: http://www.benhtieuduong.vn/che-do-an-uong-cho-benh-nhan-tieu-duong.html 3. CNĐD Lâm Thị Thúy Minh . Bệnh nhân đái tháo đường và chế độ luyện tập. Link: http://bvdkquangnam.vn/tin-tc/y-hc-thng-thc/853-bnh-nhan-ai-thao-ng-va-ch-tp-luyn.html Tài liệu được soạn thảo bởi DS. Nguyễn Thị T. Ngày soạn 4.12.2014. Tài liệu chỉ cung thông tin chung nhất. Trong từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ điều trị để đ ược tư vấn cụ thể hơn.
  • 21. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 20 Phụ lục 2: Phiếu ghi nhận can thiệp dược (dùng trong bệnh viện) Ngày can thiệp: Số kí hiệu của phiếu Khoa: Bệnh viện: Họ và tên dược sĩ can thiệp: Email: Điện thoại: Thông tin bệnh nhân: Họ và tên: Tuổi: Giới: Cân nặng: Chiều cao: Tổng quan: Thuốc liên quan: Vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc: Can thiệp dược: Ý kiến của bác sĩ: Chấp nhận □ Từ chối □ Không rõ □
  • 22. Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dẫn về Tư vấn bệnh nhân bởi Dược sĩ 21 Phụ lục 3: Phiếu ghi nhận can thiệp dược (dùng trong quầy thuốc) Ngày can thiệp: Số kí hiệu của phiếu Họ và tên dược sĩ can thiệp: Email: Điện thoại: Thông tin bệnh nhân: Họ và tên: Tuổi: Giới: Cân nặng: Chiều cao: Địa chỉ: Tổng quan: Thuốc liên quan: Vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc: Can thiệp dược: Kết quả của can thiệp Bác sĩ: Chấp nhận bởi bác sĩ □ Từ chối bởi bác sĩ □ Không rõ □ Bệnh nhân: Chấp nhận bởi bệnh nhân □ Từ chối bởi bệnh nhân □ Không rõ □