SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  53
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1. Khái quát chung về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp là phân tích khái quát tình hình đầu
tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ để làm rõ
những dấu hiệu cân bằng tài chính, chỉ ra những hiệu quả hoạt động và rủi ro của
doanh nghiệp.
Để làm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính nào đó sẽ tác động hiệu quả
hoạt động và rủi ro của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp bao
gồm các vấn đề sau:
+ Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng cơ cấu tài sản
của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân
bổ vốn: Đầu tư loại tài sản nào vào thời điểm nào là hợp lý, nên gia tăng hay cắt
giảm các khoản phải thu khách hàng tín dụng bán hàng có liên quan đến hoạt động
tiêu thụ, dự trữ hàng tồn kho ở mức nào vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra liên tục vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng vẫn đảm bảo chi
phí tồn kho là thấp nhất, vốn nhàn rỗi nên đầu tư như thế nào cho hợp lý.
+ Phân tích cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tự tài trợ của doanh
nghiệp hướng tới mục đích về độ an toàn, tính ổn định tài chính và nó còn liên quan
đến hiệu quả và rủi ro tài chính của doanh nghiệp
+ Phân tích cân bằng tài chính là thể hiện mối quan hệ giữa tài sản và nguồn
vốn, nó thể hiện tính tự chủ, tính ổn định tài chính, tính bền vững, tính cân đối và
việc sử dụng vốn từ đó phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến cân bẵng tài
chính trong hiện tại và tương lai.
Như vậy phân tích cấu trúc tài chính là quá trình phân tích dữ liệu từ báo cáo
tài chính, báo cáo quản trị hình thành các chỉ tiêu phân tích phản ánh cấu trúc tài
sản, cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua đó tìm ra nhữg phương cách tốt
nhất để kết hợp giữa tài sản và nguồn vốn, đánh giá thực trạng cân bằng tài chính
của doanh nghiệp.
1.2. Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Phương pháp so sánh
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 1
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Để vận
dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh khi phân
tích, các nhà phân tích thường sử dụng các gốc là số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước,
số liệu trung bình ngành, số liệu kế hoạch, số liệu dự toán.
- Điều kiện so sánh: yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung
kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau.
- Kỹ thuật so sánh: ta có thể so sánh các chỉ tiêu phân tích qua các trường hợp
sau:
+ Trình bày các báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến
động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua hai hoặc
nhiều kỳ, qua đó phát hiện ra xu hướng của các chỉ tiêu.
+ Trình bày các báo cáo tài chính theo quy mô chung. Với cách so sánh này,
một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được chọn làm quy mô chung và các chỉ tiêu liên
quan sẽ tính theo tỷ lệ % trên chỉ tiêu quy mô chung đó. Báo cáo tài chính theo quy
mô chung giúp đánh giá cấu trúc của các chỉ tiêu tài chính ở doanh nghiệp. Ví dụ,
đối với bảng cân đối kế toán, để đánh giá cơ cấu tài sản của doanh nghiệp phải chọn
chỉ tiêu tổng tài sản làm quy mô chung.
+ Thiết kế các chỉ tiêu có dạng tỷ số. Một tỷ số được xây dựng khi các yếu tố
cấu thành nên tỷ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế.
1.2.2. Phương pháp liên hệ - cân đối
Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối: cân
đối giữa tài sản và nguồn vốn, cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả, cân đối
giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm…(Tổng TS= TSLĐ&
ĐTNH + TSCĐ&ĐTDH, Lợi nhuận = Doanh thu- Chi phí…) Dựa vào những cân
đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng phương pháp
liên hệ- cân đối để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu
phân tích, và dựa trên biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ được
đánh giá đầy đủ hơn.
1.2.3. Phương pháp phân tích tương quan
Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối liên hệ tương
quan với nhau, chẳn hạn như: mối tương quan giữa doanh thu (trên BCKQKD) với
khoản nợ phải thu khách hàng, với hàng tồn kho (trên BCĐKT); hay tương quan
giữa chỉ tiêu “chi phí đầu tư xây dựng cơ bản” với chỉ tiêu “nguyên giá tài sản cố
định”…Thông thường, khi doanh thu của đơn vị càng tăng thì số dư các khoản nợ
phải thu cũng gia tăng, hoặc doanh thu tăng dẫn đến yêu cầu về dự trữ hàng cho
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 2
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
kinh doanh gia tăng. Vì vậy, nhiệm vụ của phương pháp phân tích tương quan là
xác định các hệ số tương quan, tỷ số tương quan, thiết lập nên mô hình toán, kiểu
tương quan; trên cơ sở đó ước lượng các tham số của phương trình hồi quy, xác
định mức độ tương quan, kiểm định các tham số vừa ước luợng để suy rộng các
tham số đó cho tổng thể cần nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tương quan là phân tích hoạt động kinh doanh, giúp
đánh giá tính hợp lý về biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, phân tích các nhân tố
ảnh hưởng và xây dựng các tỷ số phù hợp hơn, phục vụ công tác dự báo tài chính ở
doanh nghiệp.
1.2.4. Phương pháp loại trừ
Trong một số trường hợp, phương pháp này được sử dụng trong phân tích tài
chính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính, giả
định các nhân tố còn lại không thay đổi. Phương pháp phân tích này còn là công cụ
hỗ trợ quá trình ra quyết định. Phương pháp này thể hiện qua phương pháp thay thế
liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.
Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
chỉ tiêu phân tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi, bằng cách lần
lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại
mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đối với các đối tượng nghiên cứu.
Khi sử dụng phương pháp này cần phải xác định phương trình kinh tế biểu
thị mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng, sau đó lần lượt thay thế các nhân tố theo
trình tự ưu tiên về lượng, về kết cấu và nhân tố chất lượng.
Với cách thay thế lần lượt từng nhân tố, có thể đánh giá ảnh hưởng của từng
nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và có đều kiện đi sâu phân tích các vấn đề cần giải
quyết.
Phương pháp số chênh lệch
Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, được áp
dụng giữa các nhân tố có mối quan hệ tích số. Với phương pháp loại trừ, nhà phân
tích sẽ thấy được nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chỉ tiêu cần phân tích. Qua đó
phát hiện những lợi thế hay bất lợi trong hoạt động của doanh nghiệp để định huớng
hoạt động trong kỳ tiếp theo.
1.2.5. Phương pháp khác
Ngoài bốn phương trên tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp có thể
chọn phương pháp phân tích khác như phương pháp tỷ lệ… Phương pháp này yêu
cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét được, đánh giá tình
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 3
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các
tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp
được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh các nội dung cơ bản theo các
mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán,
nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động của kinh doanh và
nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận riêng
lẻ của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân
tích, người phân tích lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích
của doanh nghiệp mình.
1.3. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.3.1. Thông tin từ báo cáo tài chính
Nguồn thông tin phục vụ cho việc phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
chủ yếu là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra
còn một số tài liệu khác cung cấp thông tin cho việc phân tích cấu trúc tài chính
như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo nội
bộ khác.
a) Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát
tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ
tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý,
cuối năm.
Nội dung bảng cân đối kế toán chia làm hai phần đó là phần tài sản, phần
nguồn vốn và được kết cấu theo kiểu một bên hoặc hai bên.
 Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp. Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền
theo thứ tự giảm dần hoặc theo độ dài thời gian để chuyển hoá tài sản thành tiền.
 Phần nguồn vốn phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở
doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách
nhiệm trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu.
Ý nghĩa: bảng cân đối có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý.
 Về mặt kinh tế: số liệu phần tài sản cho phép nhà phân tích đánh giá một
cách tổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Số liệu phần nguồn vốn
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 4
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng
tài chính của doanh nghiệp.
 Về mặt pháp lý: số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có
mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi. Phần nguồn vốn
thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh
doanh với chủ nợ và chủ sở hữu.
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm)
chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế
và các khoản phải nộp khác.
Nội dung: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần chính. Tuy
nhiên chỉ có phần I (lãi- lỗ) có liên quan đến cấu trúc tài chính. Nó thể hiện kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo ba hoạt động đó là hoạt động kinh
doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Ý nghĩa: Báo cáo hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh
giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình
thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết
quả chung toàn doanh nghiệp. Số liệu báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh
hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền và dự báo hoạt động trong
tương lai. Qua báo cáo này còn có thể đánh giá được hiệu quả và khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp. Đây là một trong những nguồn thông tin rất bổ ích cho người
ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Số liệu trên
báo cáo kết quả kinh doanh còn cho phép đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ nhà
nước về thuế và các khoản phải nộp khác đặc biệt là thanh quyết toán thuế giá trị
gia tăng, qua đó đánh giá phần nào tình hình thanh toán của doanh nghiệp.
c) Các báo cáo khác
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo
cáo của doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ khác: các dữ liệu chi
tiết từ thuyết minh báo cáo tài chính hoặc các báo cáo nội bộ để hệ thống chỉ tiêu
phân tích được đầy đủ hơn đồng thời khắc phục được tính tổng hợp của số liệu thể
hiện trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh (phần lãi- lỗ)
1.3.2. Nguồn thôn tin từ môi trường kinh doanh
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 5
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Mục tiêu của việc phân tích không phải chỉ đưa ra các kết luận về tình hình
hiện tại của doanh nghiệp mà còn đưa ra những dự báo trong tương lai để việc
quyết định về vốn trong tương lai của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy ngoài các báo
cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo khác khi phân
tích cần quan tâm tới các nguồn thông tin khác như:
- Chính sách của nhà nước về đầu tư, kinh tế, chính trị, ngoại giao…
- Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá hối đoái, lạm
phát…
- Cạnh tranh nghành như môi trường kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn
của doanh nghiệp, mục tiêu chiến lược hoạt động, mối quan hệ của doanh nghiệp
với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng khác…
- Nhân tố khác như tình hình chính trị, văn hóa, xã hội.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp
• Nhân tố khách quan
+ Xu hướng phát triển kinh tế hay của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt
động có tác động lớn đến định hướng phát triển của doanh nghiệp. Nền kinh tế ở
trạng thái ổn định với xu hướng phát triển tích cực thúc đẩy nhanh các doanh nghiệp
thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng hoặc nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật để nâng cao cạnh tranh, tăng cường năng lực hoạt động, mở rộng thị
trường. Trong trường hợp ngược lại nền kinh tế đang rơi vào tiêu cực như những
doanh nghiệp có điều kiện ràng buộc nào đó mà khả năng tăng nguồn vốn chủ sở
hữu là khó khăn thì đứng trước những cơ hội phát triển sẽ thúc đẩy doanh nghiệp
tìm kiếm các nguồn vốn vay nợ từ bên ngoài để đầu tư khai thác cơ hội kinh doanh
thuận lợi. Trong trường hợp này thì hiệu ứng đòn cân nợ sẽ phát huy tác động tích
cực làm tăng giá trị doanh nghiệp vì vậy quá trình này sẽ tác động đến cấu trúc tài
chính doanh nghiệp.
+ Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Môi trường kinh doanh là một
thực thể khách quan bao gồm các chủ thể kinh tế kinh doanh trên thị trường và tổng
thể các yếu tố, các điều kện, mối quan hệ, tác động chi phối mọi hành vi hoạt động
của các chủ thể kinh doanh mà họ phải tính đến để thích nghi và vận dụng cho phù
hợp trong toàn bộ quá trình kinh doanh nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động
bình thường và có hiệu quả.
+ Chính sách thuế: Thuế suất do Nhà nước quy định và chọn mức thuế suất
phù hợp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
• Nhân tố chủ quan
+ Qui mô hoạt động của doanh nghiệp
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 6
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Những doanh nghiệp đạt qui mô lớn là kết quả một quá trình phát triển lâu dài, do
đó được biết đến nhiều và tạo uy tín trên thị trường. Mặt khác tạo một tiềm lực tài
chính mạnh nên có khả năng huy động được nhiều vốn trên thị trường tài chính và
duy trì dược một tỷ lệ nợ cao hơn các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, chỉ tiêu phản
ánh qui mô doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản.
Đặc điểm cấu trúc tài sản tại doanh nghiệp
Cơ cấu tài sản được chia thành hai bộ phận lớn, dựa vào tính năng đặc điểm
kinh tế kỹ thuật và khả năng thanh toán của tài sản là TSLĐ và TSCĐ
Chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu khách hàng phản ánh tốc độ chuyển
đổi các khoản phải thu thành tiền. Trị giá chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu
hồi khoản phải thu càng nhanh.
+ Chính sách của doanh nghiệp như: khả năng huy động vốn vay, khả năng
thanh toán và thu hồi công nợ, các chính sách về khấu hao TSCĐ, chính sách phân
phối lợi nhuận
2. Nội dung phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
2.1 Phân tích cấu trúc tài sản
Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài
sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh. Hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân bổ
vốn: đầu tư loại tài sản nào, vào thời điểm nào là hợp lý; nên tăng hay giảm các
khoản phải thu khách hàng khi tín dụng bán hàng có liên quan đến hoạt động tiêu
thụ; dự trữ hàng tồn kho ở mức nào là vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
diễn ra kịp thời, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường với chi phí tồn kho thấp nhất;
vốn nhàn rỗi có nên sử dụng đầu tư ra bên ngoài không…Hàng loạt các vấn đề trên
có liên quan đến công tác sử dụng vốn ở doanh nghiệp.
+ Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản
Nguyên tắc chung khi thiết lập chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản thể hiện qua công
thức sau:
X 100%
Loại tài sản i là những tài sản có cùng chung một đặc trưng kinh tế nào đó,
có thể là những mục tài sản được phản ánh trên BCĐKT. Tổng tài sản là số tổng
cộng phần tài sản trên BCĐKT. Khi phân tích cấu trúc tài sản, thông thường sử
dụng các chỉ tiêu sau:
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 7
Tỉ trọng tài sản loại i =
Loại tài sản i
Tổng tài sản
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Tỉ trọng Tài sản cố định
Chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu giá trị TSCĐ trong tổng tài sản, phản ánh mức
độ tập trung vốn hoạt động của doanh nghiệp.
x 100%
Trong các doanh nghiệp sản xuất, nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng, chỉ
tiêu này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Trong kinh
doanh thương mại dịch vụ thì TSCĐ chiếm tỷ trọng thấp, trừ hoạt động kinh doanh
khách sạn và các hoạt động vui chơi giải trí.
Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý một số vấn đề sau:
- Chính sách và chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp( xem xét chỉ tiêu này trong
nhiều kỳ vì giá trị chỉ tiêu này trong giai đoạn đầu tư khác với thời kỳ suy thoái,
thanh lý tài sản để chuyển sang hoạt động khác.
- Phương pháp khấu hao có thể ảnh hưởng được tính toán theo GTCL.
- TSCĐ được phản ánh theo giá lịch sử và việc đánh giá lại TSCĐ thường phải
theo qui định của Nhà nước, nên chỉ tiêu này có thể không phản ánh đúng giá trị
thực của tài sản.
- Để đánh giá chính xác hơn tỷ trọng TSCĐ, ta có thể tách riêng biệt từng loại tài
sản cố định: TSCĐ hữu hình, TCSĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính…
Tỉ trọng giá trị đầu tư tài chính
Thị trường chứng khoán cở Việt Nam ngày càng phát triển làm các hoạt
động đầu tư tài chính ở các doanh nghiệp có khuynh hướng gia tăng, tạo điều kiện
đầu tư vốn hiệu quả, khơi thông các vốn dôi thừa. Đầu tư tài chính bao gồm đầu tư
chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư bất động sản và các khoản đầu tư
khác. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu khoản đầu tư tài chính của danh nghiệp thể hiện mức
độ liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với những doanh nghiệp và tổ chức khác,
nhất là cơ hội của các hoạt động tăng trưởng bên ngoài.
Tỉ trọng hàng tồn kho
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 8
Tỉ trọng TSCĐ =
Tổng TSCĐ
Tổng tài sản
Hàng tồn kho
Tỉ trọng hàng tồn kho =
Tổng tài sản
x100%
Tỉ trọng giá trị đầu
tư tài chính
Giá trị đầu tư tài chính
Tổng tài sản
x 100%=
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Hàng tồn kho trong chỉ tiêu trên là một khái niệm rộng; bao gồm các loại dự
trữ cho sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,
thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm dỡ dang nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất và
tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Số liệu của hàng tồn kho được
lấy từ mã số 140 trên BCĐKT.
Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp vì dự trữ quá
nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn
thấp, nhưng dự trữ ít thì sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và tiêu thụ của
doanh nghiệp. Do vậy, phân tích chỉ tiêu này qua nhiều kỳ sẽ đánh giá tính hợp lý
trong công tác dự trữ. Tuy nhiên, khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến các đặc
thù sau:
- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn so
với các loại tài sản khác, ngược lại trong các doanh nghiệp dịch vụ thì tỉ trọng hàng
tồn kho thấp.
- Chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Phân tích tỷ trọng hàng tồn kho cần xem xét trong mối tương quan với tăng
trưởng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động ở thị trường mới bùng nổ và
doanh thu tăng liên tục trong nhiều năm có thể dẫn đến gia tăng hàng dự trữ để đáp
ứng nhu cầu của thị trường. Ngược lại trong giai đoạn suy thoái thì tỉ trọng hàng tồn
kho có khuynh hướng giảm.
Tỉ trọng khoản phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận thuộc tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp, phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Số
liệu khoản phải thu khách hàng lấy từ mã số131 trên BCĐKT. Chỉ tiêu này phản
ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị các đơn vị khác tạm thời sử
dụng. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý các đặc điểm sau:
- Phương thức bán hàng của doanh nghiệp (doanh nghiệp bán lẻ bán hàng thu
tiền ngay thì tỉ trọng khoản phải thu khách hàng thấp, doanh nghiệp bán buôn thì tỷ
trọng khoản phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng lớn).
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 9
Tỉ trọng khoản phải
thu khách hàng
Khoản phải thu
khách hàng
Tổng tài sản
x 100%=
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
- Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp, thể hiện qua thời hạn tín dụng
và mức tín dụng cho phép đối với từng khách hàng. Do tín dụng bán hàng là
phương thức kích thích tiêu thụ nên để đánh giá tính hợp lý của chỉ tiêu này cần đặt
trong mối liên hệ với doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.
- Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng. Nếu khoản phải
thu khách hàng chiếm tỉ trọng lớn mà nguyên nhân không xuất phát từ hai trường
hợp trên thì tỷ trọng càng cao chứng tỏ công tác quản lý và thu hồi nợ chưa tốt, tình
hình sử dụng vốn không hiệu quả. Doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân để có
biện pháp điều chỉnh kịp thời.
+ Bảng cân đối kế toán so sánh và phân tích biến động tài sản của doanh
nghiệp
Phân tích cấu trúc tài sản bằng các tỉ số như trên cho phép đánh giá khái
quát tình hình phân bố tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng các tỉ số trên
cũng còn hạn chế là chưa thấy rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi các tỉ số qua
các kỳ. Do vậy, để đánh giá khuynh hướng thay đổi cấu trúc tài sản (ảnh hưởng của
từng yếu tố đến sự thay đổi của các tỉ số trên qua các kỳ) có thể thiết kế BCĐKT
theo dạng so sánh. Phân tích cấu trúc tài sản theo hướng này chỉ ra những biến động
bất thường để có bức tranh đầy đủ hơn về tình hình phân bổ tài sản của doanh
nghiệp.
Thiết kế BCĐKT dạng so sánh sẽ bổ sung nhiều thông tin hữu ích khi phân
tích cấu trúc tài sản qua nhiều kỳ, đông thời chỉ ra hướng phân tích chi tiết hơn tình
hình tài chính của doanh nghiệp.
2.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn
Sự phát triển mạnh của thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn các phương thức tài trợ cho tài sản của
mình trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện
chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong
công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn
cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác có
liên quan đến hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp. Cấu trúc nguồn vốn phản ánh
tính ổn định về tài chính của doanh nghiệp.
2.2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
Nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản gồm hai bộ phận lớn là: nguồn vốn
vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Trách nhệm pháp lý của doanh nghiệp đối với hai
nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau. Đối với nguồn vốn vay nợ (còn gọi là nợ phải
trả),doanh nghiệp phải cam kết việc thanh toán với các chủ nợ số nợ gốc và các
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 10
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
khoản chi phí sử dụng vốn trong một thời hạn thỏa thuận và phải thực hiện đầy đủ
các cam kết đó trong mọi tình huống hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh
nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là chủ sở
hữu.
Vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ
tài sản ở doanh nghiệp. Tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp phản ánh năng
lực tài chính, khả năng chủ động của doanh nghiệp về nguồn vốn sử dụng trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp thể hiện qua các
chỉ tiêu sau:
Tỉ suất nợ
Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. Tỉ suất
nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Tỉ suất nợ
càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, tính tự
chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó.
Tỉ suất tự tài trợ
Tỉ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỉ
suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị
sức ép của các chủ nợ, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng
từ bên ngoài.
Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu
Ngoài hai tỉ suất trên, phân tích tính tự chủ về tài chính còn sử dụng chỉ tiêu
Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, thể hiện mức đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu:
Khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng số liệu trung bình ngành
hoặc các số liệu định mức mà ngân hàng qui định đối với doanh nghiệp, nhằm làm
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 11
Tỉ suất nợ =
Nợ phải trả
Tổng tài sản
x 100%
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỉ suất tự tài trợ =
Tổng tài sản
x 100%
Tỉ suất nợ trên vốn CSH =
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
cơ sở để các nhà đầu tư, nhà quản trị có giải pháp thích hợp giải quyết vấn đề nợ
của doanh nghiệp.
2.2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ
Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở
hữu và vốn vay nợ. Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều
có liên quan đến thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Sự ổn định của nguồn tài
trợ cần được quan tâm đến khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Xét
đến tính ổn định của nguồn tài trợ, nguồn vốn của doanh nghiệp chia thành nguồn
vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng
thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, có thời gian sử dụng trên 1 năm.
Xác định trên BCĐKT, nguồn vốn thường xuyên bao gồm: nguồn vốn CSH, nợ dài
hạn và các khoản nợ khác có thời hạn trên 1 năm.
Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn( trong 1 năm hoặc trong 1 chu
kì sản xuất kinh doanh). Xác định trên BCĐKT, nguồn vốn tạm thời bao gồm: Các
khoản phải trả tạm thời, khoản nợ và tín dụng thương mại được người bán chấp
thuận, các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và nợ khác có thời hạn nợ nhỏ hơn 1
năm.
Phân tích sự ổn định về tài trợ thường sử dụng 2 chỉ tiêu sau:
Tỉ suất nguồn vốn thường xuyên
Tỉ suất nguồn vốn tạm thời
Hai tỉ suất trên phản ánh tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Tỉ
suất nguồn vốn thường xuyên càng lớn cho thấy có sự ổn định tương đối trong một
thời gian nhất định( trên 1 năm) đối với nguồn vốn sử dụng và doanh nghiệp chưa
chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn. Ngược lại, nếu tỉ suất này
thấp cho thấy nguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn bằng nợ ngắn hạn, áp lực về
thanh toán các khoản nợ vay rất lớn.
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 12
Tỉ suất NVTX =
Nguồn vốn thường xuyên
Tổng nguồn vốn
x 100%
Tỉ suất NV TT =
Nguồn vốn tạm thời
Tổng nguồn vốn
x 100%
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Tỉ suất giữa nguồn vốn CSH với nguồn vốn thường xuyên
Để đánh giá chính xác cần xem xét mối quan hệ giữa tính tự chủ và tính ổn
định của nguồn vốn qua Tỉ suất giữa nguồn vốn CSH với nguồn vốn thường xuyên:
Chỉ tiêu này cho biết nguồn vốn CSH chiếm bao nhiêu phần trăm trong
nguồn vốn thường xuyên mà doanh nghiệp sử dụng.
2.3. Phân tích cân bằng tài chính
2.3.1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn
Khái niệm vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng (VLĐR) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSLĐ và đầu
tư ngắn hạn tại thời điểm lập BCĐKT. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tối
thiểu, cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại TSLĐ nhằm đáp ứng mọi
nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Việc phân tích cân bằng tài chính dựa vào khái niệm VLĐR là phân tích cân
bằng tài chính dài hạn. Thực chất của phân tích cân bằng tài chính là đánh giá sự
cân bằng giữa NVTX và tài sản dài hạn, xem xét việc đầu tư cho tài sản dài hạn có
nguồn vốn đủ không và có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp nếu nguồn vốn không đủ.
Phương pháp tính VLĐR: có 2 phương pháp sau:
+Phương pháp 1: VLĐR là phần chênh lệch giữa NVTX với giá trị tài sản dài
hạn.
VLĐR = NVTX – Tài sản dài hạn
Phương pháp này cho ta biết nguồn gốc hình thành của VLĐR. Có nghĩa là
NVTX sau khi đã tài trợ đủ cho TSCĐ và ĐTDH thì phần dư ra đó là VLĐR. Cách
tính này thể hiện phương thức tài trợ TSCĐ và đồng thời phản ánh tác động của
việc đầu tư lên cân bằng tài chính tổng thể. Cụ thể:
- VLĐR >0: có sự dư thừa của NVTX dùng để tài trợ cho TSNH, cân bằng tài
chính dài hạn đảm bảo (do toàn bộ TSCĐ được tài trợ bởi NVTX), nhưng mức độ
cân bằng tài chính dài hạn tốt hay xấu thì phụ thuộc vào NVTX nhiều hay ít hay nói
cách khác là giá trị VLĐR lớn hay nhỏ.
- VLĐR = 0: NVTX vừa đủ nhu cầu tài trợ tài sản dài hạn, doanh nghiệp không
phải sử dụng NVTT. Sự cân bằng này chỉ mang tính chất tạm thời trong năm báo
cáo. Sự cân bằng này có nguy cơ sẽ bị phá vỡ khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư.
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 13
Tỉ suất NVCSH trên NVTX =
Nguồn vốn CSH
Nguồn vốn TX
x 100%
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
- VLĐR < 0: có sự thiếu hụt NVTX, nó không đáp ứng đủ TSDH do đó phải
huy động một phần từ NVTT, cân bằng tài chính dài hạn rất khó khăn, tài sản luân
chuyển chậm, do đầu tư một phần từ NVTT nên chịu áp lực về thanh toán cao.
+Phương pháp 2: VLĐR còn được tính phần chênh lệch giữa TSNH với nợ
ngắn hạn (NVTT):
VLĐR = TSNH – NVTT
Phương pháp này cho biết cách thức sử dụng VLĐR: VLĐR được phân bổ
vào các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải thu, hàng tồn kho hay các khoản có tính
thanh khoản cao. Phân tích mối quan hệ này thể hiện khả năng thanh toán của doanh
nghiệp. Cụ thể:
- VLĐR > 0: cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá tốt, NVTX được tài trợ
cho TSLĐ. tức là dùng toàn bộ TSNH để thanh toán nợ ngắn hạn.
- VLĐR = 0: cân bằng tài chính dài hạn được đảm bảo nhưng không tốt, tòn bộ
NVTT được đảm bảo bằng TSNH tức là dùng toàn bộ TSNH để thanh toán nợ ngắn hạn.
- VLĐR < 0: trong trường hợp này NVTX không đủ để tài trợ cho TSDH, doanh
nghiệp phải sử một phần NVTT để tài trợ cho TSDH. Việc này sẽ làm cho doanh
nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do vậy doanh
nghiệp sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng tài chính trong dài hạn.
Theo nguyên tắc chung khi phân tích tài chính doanh nghiệp chúng ta phải
dựa vào số liệu của các chỉ tiêu qua nhiều kỳ mới thấy được bản chất, xu hướng của
doanh nghiệp hoặc phải dựa vào số liệu trung bình ngành thì mới so sánh được, mới
có một cơ sở để kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần phải kết hợp
với việc đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ tiêu. Do đó
khi phân tích cân bằng tài chính nếu VLĐR âm hay dương qua nhiều năm thì có thể
khẳng định cân bằng tài chính xấu hay tốt và VLĐR âm hay dương thì có thể trong
năm đó doanh nghiệp tăng đầu tư mua sắm TSCĐ hoặc doanh nghiệp đang trong
giai đoạn suy thoái, thanh lý TSCĐ. Để đánh giá chính xác hơn ta có thể sử dụng
chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ TSCĐ:
NVCSH
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính tự chủ và ổn định trong tài trợ TSCĐ của
doanh nghiệp rất cao.
Khi VLĐR dương qua nhiều năm để đánh giá chắc chắn hơn sự cân bằng tài
chính ta cần xem các bộ phận của NVTX. Nếu tăng VCSH thì gia tăng tính độc lập
tài chính, nhưng làm giảm đi hiệu ứng của đòn bẩy tài chính. Ngược lại, tăng nợ dài
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 14
Tỷ suất tự tài trợ
TSCĐ và ĐTDH
=
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
hạn thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ phát huy tác dụng nhứng luôn gắn với những
rủi ro do sử dụng nợ.
2.3.2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn (Nhu cầu VLĐR)
Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu về hàng tồn kho và các khoản bị chiếm dụng
trong quá trình thanh toán.
Nhu cầu VLĐR là phần còn lại của nhu cầu vốn lưu động sau khi trừ đi các
khoản nợ phải trả ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn)
Nhu cầu Hàng các khoản Nợ ngắn hạn
VLĐR = tồn + phải thu - (không kể vay
kho ngắn hạn ngắn hạn)
Khi đánh giá NCVLĐR theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực thì phải xét
đến số vòng quay của hàng tồn kho, số vòng quay khoản phải thu, số vòng quay của
nợ phải trả ngắn hạn. Khi NCVLĐR giảm cùng với số vòng quay của hàng tồn kho,
các khoản phải thu tăng và số vòng quay của nợ ngắn hạn giảm thì sự giảm của chỉ
tiêu này được đánh giá là tốt.
Chỉ tiêu NCVLĐR thể hiện nhu cầu tài trợ ngắn hạn. Khi phân tích cân bằng
tài chính cần xem xét mối quan hệ giữa VLĐR và NCVLĐR, giá trị chênh lệch giữa
hai chỉ tiêu này gọi là ngân quỹ ròng (NQR)
NQR = VLĐR – NCVLĐR
Các trường hợp xảy ra đối với NQR:
- NQR < 0: trong trường hợp này VLĐR không đủ để tài trợ NCVLĐR hay trên
góc độ khác tiền và đầu tư ngắn hạn không có khả năng thanh toán khoản vay ngân
hàng. Doanh nghiệp phải vay ngân hàng để bù đắp dự trữ hàng tồn kho, các khoản
bị chiếm dụng vốn trong năm và tài trợ cho một phần TSCĐ nếu VLĐR âm. Trong
trường hợp này cân bằng tài chính được đánh giá là kém trong ngắn hạn.
- NQR = 0: cân bằng tài chính được đánh giá là tốt hơn so với trường hợp trên.
VLĐR vừa đủ tài trợ cho NCVLĐR, doanh nghiệp không phải vay ngắn hạn tài trợ
cho hàng tồn kho và khoản phải thu. Tuy nhiên, khi quy mô kinh doanh của doanh
nghiệp thay đổi thì hàng tồn kho, khoản phải thu thay đổi do đó NQR dễ rơi và
trường hợp âm.
- NQR > 0: cân bằng tài chính trong ngắn hạn được đánh giá tốt. VLĐR có khả
năng đáp ứng được NCVLĐR hay tiền và đầu tư ngắn hạn có thanh toán được vay
ngắn hạn. Doanh nghiệp có một lượng vốn nhàn rỗi có thể đầu tư sang lĩnh vực
khác nhằm nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 15
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Để đánh giá cụ thể và chính xác hơn người ta thường kết hợp với các nguyên
nhân dẫn đến sự thay đổi của NQR.
- NQR âm có thể do trong năm doanh nghiệp dùng tiền và tăng các khoản nợ
nhất là nợ vay để đầu tư tài sản dài hạn. Cho nên trong một năm nào đó NQR có thể
âm. Chúng ta không thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mất cân bằng
trong ngắn hạn theo chiều hướng tiêu cực vì việc đầu tư này để phát triển cho tương
lai.
- NQR dương có thể doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái. Khi đó doanh
nghiệp thanh lý TSCĐ, giảm hàng tồn kho và khoản phải thu dẫn đến tăng VLĐR,
giảm NCVLĐR. Vì vậy doanh nghiệp không phải dư thừa vốn trong ngắn hạn theo
chiều hướng tích cực, số tiền này không thể dùng để đầu tư phát triển.
3. Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả và rủi ro của
doanh nghiệp
3.1. Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả của doanh
nghiệp
3.1.1. Khái quát về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Tiền đề để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là cần
phải có một số vốn nhất định. Với số vốn này doanh nghiệp tiến hành mua sắm các
loại TSCĐ, công cụ lao động, vật tư hàng hóa, trả lương cho người lao động và nhu
cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết khác... Nhằm phục vụ lâu dài cho hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra trong quá trình hoạt động có thể doanh
nghiệp bổ sung thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào các loại
cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh... với mong muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao
trong tương lai.
Hiệu quả tài chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được các
nhà đầu tư quan tâm. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao là điều kiện thuận
lợi để doanh nghiệp đó tăng trưởng. Để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể phát triển
thì doanh nghiệp phải đầu tư, tìm kiếm nguồn đầu tư từ bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên gia tăng chủ sở hữu hay gia tăng
nguồn vốn huy động từ bên ngoài, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ có thể huy động được
vốn từ bên ngoài nếu doanh nghiệp chứng minh được rằng số vốn mà doanh nghiệp
huy động về sẽ đảm bảo tạo ra được các khoản lãi cao. Và khi tỷ lệ này cao thì
không chỉ huy động nguồn vốn từ bên ngoài mà lúc này những người chủ sở hữu
cũng sẽ để lại phần lớn lợi nhuận để bổ sung vào việc đầu tư, mở rộng sản xuất kinh
doanh. Có thể nói hiệu quả tài chính là mục tiêu quan trọng của các nhà quản trị,
các nhà lãnh đạo nhất là khi họ cũng là người góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 16
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến khả năng sinh lời vì họ
phải biết chắc chắn rằng số vốn của họ đầu tư vào doanh nghiệp có được đảm bảo là
sẽ sử dụng đúng mục đích và có khả năng sinh lời hay không để từ đó họ có quyết
định đầu tư vào doanh nghiệp.
Nghiên cứu hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là nhằm đánh giá sự tăng
trưởng của tài sản so với tổng số vốn mà doanh nghiệp thực có và trên số vốn kinh
doanh của doanh nghiệp, đó là khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu và khả năng sinh
lời vốn kinh doanh.
3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu: (ROE)
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản, khi
phân tích cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi vốn. Khả năng
sinh lời của vốn chủ sở hữu thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận của doanh
nghiệp với số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Tỉ suất Lợi nhuận sau thuế
lợi nhuận = * 100%
vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời của đồng
vốn. Cũng như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu người ta thường tính riêng
rẽ mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và sau thuế với vốn kinh doanh.
Tỉ suất lợi nhuận Lợi nhuận kế toán trước thuế
trước thuế =
vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân
Tỉ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế
sau thuế =
vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân
3.1.3. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính
Ta có công thức thể hiện hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp sau:
LNST
ROE = x 100%
VCSH bình quân
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 17
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Theo phương trình Dupont:
LNST DTT TS bình quân
ROE = x x x 100%
DTT TS bình quân VCSH bình quân
Trong đó:
LNST
- Khả năng sinh lời trên doanh thu = x 100%
DTT
DTT
- Hiệu suất sử dụng Tài sản = x 100%
TS bình quân
TS bình quân
- Cấu trúc tài chính = x 100%
VCSH bình quân
1 1
Ta chia tử và mẫu cho TS bình quân ta được = =
VCSH bình quân TS tự tài trợ
TS bình quân
Qua sự phân tích trên ta thấy ROE tỉ lệ thuận với khả năng sinh lời trên
doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Và ROE tỉ lệ nghịch với cấu trúc tài chính.
Vì vậy, cấu trúc tài chính có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp,
qua đó ta thấy rằng khi doanh nghiệp sử dụng VCSH nhiều sẽ làm cho hiệu quả
hoạt động tài chính của doanh nghiệp thấp và ngược lại. Do đó, doanh nghiệp nên
có các biện pháp để tìm ra nguyên nhân để khắc phục tình trạng hiệu quả hoạt động tài
chính thấp.
3.2. Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến rủi ro tài chính và rủi ro
phá sản
3.2.1. Khái quát về rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của doanh nghiệp
Rủi ro tài chính là phần rủi ro tăng lên ngoài rủi ro kinh doanh do doanh
nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính
Cùng một quy mô vốn kinh doanh nhưng nếu doanh nghiệp không sử dụng
nợ thì rủi ro của doanh nghiệp sẽ được dàn đều cho những người góp vốn, nhưng
khi sử dụng nợ rủi ro chỉ tập trung vào số ít những người nắm giữ cổ phiếu. Do đó
rủi ro tài chính là rủi ro chỉ tập trung vào chủ sở hữu doanh nghiệp.
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 18
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Rủi ro tài chính là rủi ro do việc sử dụng nợ mang lại, nó xảy ra khi doanh
nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nó gắng liền với cơ
cấu tài chính của doanh nghiệp. Trong thực tế các doanh nghiệp ở các ngành khác
nhau thậm chí các doanh nghiệp trong cùng một ngành cũng có cơ cấu vốn cách biệt
rất xa, sự cách biệt này phản ảnh một số điều kiện như: Sự dao động của doanh thu,
cơ cấu tài sản, thái độ của người cho vay và mức độ chấp nhận rủi ro của doanh
nghiệp.
Rủi ro phá sản là rủi ro gắn liền với khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh
nghiệp.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, luôn luôn
phát sinh việc thu, chi và thanh toán. Song các khoản thu, phải trả cần có một thời
gian nhất định mới thanh toán được, còn thời gian thanh toán dài hay ngắn thì hoàn
toàn phụ thuộc vào chế độ quy định về nộp thuế, lãi của Nhà nước, tùy thuộc vào
phương thức thanh toán đang được áp dụng hiện hành, tùy thuộc vào quan hệ và sự
thỏa thuận giữa các đơn vị với nhau. Tình hình thanh toán của doanh nghiệp thể
hiện tình hình chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán và tôn trọng luật pháp.
Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp là một nét đặc trưng trong thương mại. Thậm chí nó còn được coi như là một
sách lược kinh doanh hữu hiệu của một số doanh nghiệp hoạt động trên thương
trường mà trong tay hầu như không có vốn. Do đó vấn đề thanh toán trở nên đặc
biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với tỉ lệ cao hơn so
với vốn kinh doanh.
Trong quan hệ thanh toán hiện nay, hầu như doanh nghiệp nào cũng thực
hiện việc tài trợ vốn thông qua vay nợ ngắn hạn. Khi khả năng thanh toán của doanh
nghiệp giảm tới một mức báo động thì nó gắn liền với rủi ro phá sản. Khi một
doanh nghiệp không đủ vốn để tài trợ cho các khoản nợ thì họ gặp phải khó khăn là
buộc phải vay nhiều hơn để thanh toán cho các khoản nợ. Khi doanh nghiệp vay quá
nhiều thì rất nghuy hiểm bởi vì doanh nghiệp phải trả một khoản chi phí cố định khi
sử dụng vốn vay đó là một phần nợ gốc và phần lãi mà doanh nghiệp vay khoản nợ
đó. Nhưng khi doanh nghiệp sử dụng bằng nguồn vốn chủ sở hữu thì không có rủi
ro này vì lúc này doanh nghiệp không đi vay và doanh nghiệp sẽ sử dụng phần vốn
của mình để trả nợ.
3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tài chính
Mối quan hệ giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh được thể hiện thông
qua độ lớn đòn bẩy tài chính. Độ lớn đòn bẩy tài chính còn có thể được hiểu là chỉ
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 19
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
tiêu đo lường ảnh hưởng của những thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đối
với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Độ lớn % thay đổi lợi nhuận trên 1 đồng vốn CSH
đòn bẩy =
tài chính % thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Độ lớn đòn bẩy tài chính còn có thể được tính như sau:
Độ lớn Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
đòn bẩy =
tài chính Lợi nhuận trước thuế
Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro phá sản
Các hệ số về khả năng thanh toán là những chỉ tiêu về khả năng thanh toán là
một trong những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, các
nhà cung cấp hàng hóa, những người cho vay… Họ quan tâm đến chỉ tiêu này bởi lẽ
họ muốn biết chắc chắn rằng số tiền mà họ đầu tư vào doanh nghiệp có được sử
dụng đúng mục đích và họ muốn biết rằng doanh nghiệp có khả năng thanh toán các
món nợ của doanh nghiệp khi đến hạn hay không được thể hiện qua các hệ số về
khả năng thanh toán như sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (K)
Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không được
phản ánh qua khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp biểu hiện
ở số tiền và tài sản mà doanh nghiệp hiện có dùng để trang trải các khoản công nợ.
Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần tiến hành phân tích hệ số
khả năng thanh toán tổng hợp
Hệ số Số tiền có thể dùng để thanh toán
khả năng (khả năng thanh toán)
thanh toán =
tổng quát (K) Số tiền phải thanh toán
(nhu cầu thanh toán)
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 20
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Hệ số khả năng thanh toán (K) phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và
nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán là cơ sở để đánh
giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Khi: K >= 1 doanh nghiệp có khả năng thanh toán, trang trải hết công nợ, tình
hình tài chính ổn định hoặc khả quan.
+ Khi: K < 1 doanh nghiệp không có khả năng trang trải hết công nợ, tình hình
tài chính gặp khó khăn. K càng nhỏ phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn mất dần khả năng thanh toán và doanh nghiệp có nguy cơ phá
sản.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (KHH)
Được xác định bởi công thức:
Tổng tài sản
KHH =
Nợ phải trả
(nợ ngắn hạn và dài hạn)
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà
hiện nay doanh nghiệp đang quản lý, đang sử dụng đối với tổng số nợ mà doanh
nghiệp phải trả bao gồm những khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 và tiến dần về 0 thì nó báo hiệu sự phá sản của
doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản, tổng số tài
sản mà doanh nghiệp hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (KNH)
Được xác định bởi công thức:
Tài sản ngắn hạn
KNH =
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn, nợ
ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó
doanh nghiệp phải sử dụng những tài sản mà doanh nghiệp thực có và doanh nghiệp
tiến hành hoán chuyển những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán
các khoản nợ đến hạn, những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất
là những tài sản lưu động mà doanh nghiệp đang quản lý và thuộc quyền sử dụng
của doanh nghiệp.
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 21
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Nhưng nếu chỉ tiêu
này quá lớn chưa hẳn đã tốt vì lúc này doanh nghiệp sẽ có một lượng tài sản lưu
động rất lớn, nếu nhìn vào sẽ thấy được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp là rất tốt thế nhưng có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp không tốt vì số tài sản này không vận động sẽ không vận động do đó sẽ
không có khả năng sinh lãi.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knhanh)
Được xác định bởi công thức:
Tài sản lưu động _ Vật tư, hàng hóa
Khả năng và đầu tư ngắn hạn tồn Kho
thanh toán =
nhanh Tổng số nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một khoảng
thời gian ngắn.
Hệ số này lớn hơn 1 phản ánh tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương
đối khả quan. Doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh.
Hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ càng
gặp khó khăn.
Thông thường chỉ tiêu này bằng 1 là tốt nhất, chỉ tiêu này cho phép đánh giá
tốt hơn rủi ro phá sản của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Ktức thời)
Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời chỉ xem xét các khoản có thể sử dụng để
thanh toán nhanh nhất đó là vốn bằng tiền và hệ số này được xác định như sau:
Tiền và tương đương tiền
Ktức thời =
Nợ ngắn hạn
Khi phân tích các chỉ tiêu này thì phương pháp nhân tích chủ yếu là tính toán
và so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này so với kỳ trước, giữa doanh nghiệp với các doanh
nghiệp khác hay với giá trị trung bình ngành.
3.2.3. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với rủi ro tài chính và rủi ro phá
sản.
NPT
Htc = ( 1 + ) (1 – T) Hkd
Vốn CSH
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 22
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Như chúng ta đã biết, rủi ro kinh doanh được hiểu là rủi ro gắn liền với sự
không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp từ tài sản đầu tư khi doanh nghiệp không sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
Do đó cấu trúc tài sản của doanh nghiệp ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh của doanh
nghiệp.
Rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp trong nhiều ngành khác nhau
thường không giống nhau. Rủi ro kinh doanh cũng thay đổi theo thời gian do môi
trường kinh tế, xã hội không phải lúc nào cũng ổn định. Nhưng các chỉ tiêu dùng
trong cấu trúc tài sản cũng ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh cụ thể như sau:
Khi tỷ trọng tiền và tương đương tiền, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính, tỷ trọng
các khoản phải thu càng cao thì khả năng rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng
cao.
Bên cạnh rủi ro kinh doanh thì doanh nghiệp còn phải đối mặt với rủi ro tài
chính. Rủi ro tài chính là rủi ro do việc sử dụng nợ mang lại, nó xảy ra khi doanh
nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nó gắn liền với cơ
cấu tài chính của doanh nghiệp. Do đó, cấu trúc nguồn vốn có ảnh hưởng đến rủi ro
tài chính của doanh nghiệp.
Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô
của vốn huy động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn vốn để lập quỹ trả nợ đến
hạn và khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu có lãi thì doanh
nghiệp có nguồn để trả lãi nợ vay. Trong trường hợp này tỷ trọng vốn huy động
được trong tổng số của doanh nghiệp cao nên có thể xảy ra khả năng rủi ro tài
chính.
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 23
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
PHẦN 2
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY KINH DOANH VÀ XÂY LẮP MACSHINCO
1. Khái quát chung về Công ty Kinh doanh và Xây lắp MASCHINCO
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của của Công ty
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Công ty Kinh doanh và xây lắp Macshinco trước đây có tên là Trung Tâm
kinh doanh và Dịch vụ Macshinco. Được thành lập theo quyết định số 64 ngày
15/3/2004 của Tổng Công ty Xây lắp và Công nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung, đơn vị
thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế : TRADING AND CONSTRUCTIO MACSHINCO
COMPANY.
- Tên viết tắt là : MACSHINCO
- Vốn ban đầu : 6.535.800.000 đồng
- Trụ sở chính : 283 Trường Chinh - Quận Thanh Khê - Tp Đà Nẵng.
- Điện thoại : 05113 722781-3990188 Fax : 05113 724104
- Công ty kinh doanh & Xây lắp Macshinco đã đăng ký kinh doanh tại: sở kế
hoạch và đầu tư TP Đà Nẵng. Số đăng ký kinh doanh: 3216000028 Ngày
25/03/2004.
- Công ty ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/3/2004 đến nay
đã hơn 6 năm. Từ ngày thành lập đến nay công ty đã từng bước ổn định và đi vào
hoạt động theo đúng chức năng và ngành nghề đăng ký kinh doanh. Các sản phẩm
của Công ty dần dần đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong TP Đà Nẵng,
các tỉnh phía Bắc, Phía Nam, Miền Trung và Tây Nguyên và mở rộng ra cả nước.
Xu thế của Công ty là ngày càng phát triển và mở rộng thị trường trong nước và
Quốc tế đa dạng hoá ngành nghề, đa phương thức đầu tư, thu hút mọi nguồn vốn từ
các đơn vị, tổ chức, cá nhân để tăng cường vốn, tăng cường tích luỹ thu hút nhân
tài, hạn chế sự rủi ro, đảm bảo sự phát triển bền vững của Công ty.
1.1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty Kinh doanh & Xây lắp Macshinco là một doanh nghiệp Nhà nước
được thành lập đảm bảo phục vụ các nhu cầu về thiết bị điện và thiết kế thi công
các công trình chiếu sáng, điện trang trí tại địa phương và khu vực Miền Trung.
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 24
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Là một doanh nghiệp được hoạch toán độc lập, chịu sự quản lý của Tổng
Công ty Xây lắp & Công nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung .
Khi đi vào hoạt động, Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô với những chức
năng sau:
- Kinh doanh tôn tráng kẽm mạ cuộn, tôn lạnh, tôn mạ dạng sóng tròn, sóng
vuông, sóng ngói, mái vòm, lưới B40, kẽm gai, xã gồ U, C.
- Xây lắp công trình điện dân dụng, công nghiệp, đường dây và trạm biến áp
110KV trở xuống, xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng.
- Xây lắp công trình thuỷ lợi, kênh mương, cầu cống, công trình giao thông,
cấp thoát nước và các công trình cơ sở hạ tầng khác.
- Lặp dự án khảo sát, thiết kế và thi công điện chiếu sáng công cộng, trang trí
nội ngoại thất, tín hiệu giao thông và đường dây 110 KV trở xuống.
Mục tiêu của công ty: là hoạt động nhằm mục đích nâng cao chất lượng, giá
thành hạ, mẫu mã đẹp tạo cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường,
thường xuyên tìm kiếm thị trường để tăng trưởng kinh tế. Xây dựng cơ cấu tổ chức
chặt chẽ, luôn khuyến khích và có chế độ khen thưởng đổi với những phát minh
sáng tạo kiểu mới của các CBCBN trong công ty.
- Nhiệm vụ đối với nhà nước: Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tạo nguồn thu
cho ngân sách nhà nước.
- Nhiệm vụ đối với xã hội: Giải quyết việc làm ổn định, đảm bảo thu nhập
cho người lao động.
1.2. Khái quát tổ chức bộ máy quản lý
• Tổ chức quản lý của công ty
- Công ty Kinh doanh và Xây lắp Macshinco là doanh nghiệp hạch toán độc lập, có
địa bàn hoạt động rộng rãi công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức
năng. Theo cơ cấu này Giám đốc được sự trợ giúp của các phòng ban chức năng tham
mưu đề xuất ý kiến để Giám đốc ra quyết định quản lý tại công ty. (Sơ đồ 1)
SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 25
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Chức năng của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty:
+ Ban giám đốc
- Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước
ban giám đốc công ty quản lý trực tiếp cấp trên, chủ trương mọi phương hướng hoạt
động chung cho toàn công ty trên cơ sở bàn bạc thảo luận với cấp dưới.
- Phó giám đốc: là người có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, giải
quyết các công việc cho giám đốc khi giám đốc đi vắng.
- phụ trách tài chính kế toán: là người quản lý và điều hành công tác tài chính tại công
ty.
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 26
GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN
PHỤ TRÁNH KINH
DOANH
P. TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
P. KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH
P. KD
XUẤT
NHẬP
KHẨU
P.KẾ
HOẠCH
VẬT TƯ
P.KỸ
THUẬT
CÔNG
NGHỆ
CỬA
HÀNG
KINH
DOANH
ĐỘI
XÂY
LẮP
CỬA
HÀNG
BÁN LẼ
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH NHÂN
SỰ
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
- Phụ trách nhân sự: Quản lý nhân sự và công tác tổ chức hành chính tại công ty.
- Phụ trách kinh doanh: là người dự báo nhu cầu nguồn hàng, quản lý việc kinh doanh
và tiêu thụ hàng hóa, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật như quản lý thiết bị, nghiên cứu
phương án đấu thầu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tính toán giá trị công
trình, nghiệm thu công trình….
+ Các phòng ban:
- Phòng tổ chức hành chính (phòng tổng hợp): có chức năng tuyển chọn bố trí và đào
tạo lao động đáp ứng quy mô ngày càng mở rộng của công ty. Theo dõi quá trình
lương, thưởng và các khoản khác cho các cán bộ nhân viên của toàn công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của công ty,
theo dõi, ghi chép phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kiểm tra và lập
báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính của công ty. Cung cấp số liệu cần thiết cho ban
giám đốc và các bộ phận liên quan.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm về nhập xuất vật tư, hàng hóa.
- Phòng kế hoạch vật tư: Xây dựng kế hoạch cho toàn công ty, nghiên cứu thị trường,
theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của toàn công ty, phát hiện và điều chỉnh kịp thời
những sai lệch để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty đạt và
vượt mức kế hoạch đề ra.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: kiểm tra tính an toàn của công trình, giám sát về mặt kỹ
thuật theo hồ sơ Ban quản lý dự án cung cấp, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty
về mặt kỹ thuật của công trình được giao.
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
• Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 27
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
• Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
- Kế toán trưởng: là người có quyền hành cao nhất trong phòng kế toán, phụ
trách chung, có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và điều hành toàn bộ công tác kế toán của
doanh nghiệp, phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm đồng thời với việc kiểm tra các
hợp đồng bán hàng, đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng và tham mưu cho giám
đốc trong việc đưa ra các quyết định tài chính. Tổ chức phân tích kết quả kinh doanh
nhằm lựa chọn những phương án kinh doanh có hiệu quả. Chịu trách nhiệm trước giám
đốc và cơ quan chức năng về toàn bộ hoạt động kế toán tại công ty.
- Kế toán tổng hợp: là người thay mặt kế toán trưởng điều hành công tác kế toán
tại công ty khi KTT đi vắng, đồng thời tham mưu cho KTT và giải quyết những công
việc do KTT ủy nhiệm. Tổng hợp các chứng từ từ các bộ phận, tập hợp chi phí tính giá
thành sản phẩm và báo cáo tài chính theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.
- Kế toán thanh toán, ngân hàng: lập và theo dõi các chứng từ thu chi tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng và quan hệ với ngân hàng về rút nộp tiền mặt, thu chi qua chuyển
khoản.
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 28
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Phụ trách tài chính kế
toán)
Thủ
quỹ
Kế toán
NVL,
Công cụ,
TSCĐ
Kế toán
tiền
lương,
công nợ,
thuế
Kế toán
thanh
toán,
ngân
hàng
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
( kiêm phó phòng tài
chính – kế toán)
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
- Kế toán tiền lương, công nợ, thuế: hàng tháng tính lương, phụ cấp, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho toàn bộ CBCNV trong toàn công ty dựa
trên sổ theo dõi công nhật của nhân viên thống kê phân xưởng. Theo dõi, đôn đốc thu
hồi công nợ đùng hạn và báo cáo Kế toán trưởng tình hình công nợ định kỳ. Ngoài ra
hàng tháng thực hiện báo cáo thuế và quyết toán thuế vào cuối năm tài chính.
- Kế toán NVL, Công cụ dụng cụ, tài sản cố định: theo dõi chi tiết nhập- xuất-
tồn kho NVL , công cụ tài sản về số lượng lẫn giá trị trên thẻ kho, đối chiếu với thủ
kho và lập bảng nhập- xuất- tồn kho NVL vào cuối kỳ. Vào sổ chi tiết từng ngày từ các
số liệu trên các chứng từ liên quan đến NVL nhập vào sổ chi tiết.
- Thủ quỹ: thực hiện thu chi tiền mặt và lên sổ quỹ hàng ngày, sau đó đối chiếu
với kế toán thanh toán.
1.3.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Để phù hợp với tình hình thực tế, phòng kế toán đã áp dụng hình thức kế toán
chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 29
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
Bảng cân đối
số phát sinh
Sổ Cái
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp
chứng từ kt cùng
loại
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
- Chế độ quản lý tài chính: Theo quy định tại Nghị định 199/2004/NĐ- CP ngày 03
tháng 12 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà
nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
- Chế độ khấu hao: Theo TT 206, phương pháp khấu hao: theo đường thẳng
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Hiện nay, công ty đang áp dụng các chuẩn mực
kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Niên độ áp dụng: từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng
- Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ
- Hình thức kế toán: bằng tay
- Nguyên tắc đánh giá tài sản: Theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản
- Phương pháp khấu hao áp dụng: phương pháp khấu hao theo đường thẳng và trích
theo tháng
- Công ty kê khai và tính thuế theo: phương pháp khấu trừ
2. Tình hình thực tế về phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Kinh doanh và
Xây lắp MASCHINCO
2.1. Phân tích cấu trúc tài sản tại Công ty KD&XL Macshinco
Qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán của Công ty Kinh doanh và Xây lắp
Macshinco năm 2007, năm 2008 và năm 2009 ta tính được tỷ trọng các loại tài sản qua
từng năm và mức tăng giảm tuyệt đối và tương đối liên hoàn giữa các năm.
BẢNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN CỦA CÔNG TY (Trang sau)
Từ bảng phân tích cấu trúc tài sản của công ty ta thấy tổng tài sản của công ty
qua 3 năm đều tăng khá nhanh, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 35,19% tương ứng
với giá trị tăng là 89.444.996.420 (đồng). Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 13,08%
tương ứng với số tiền tăng là 44.932.806.000 (đồng). Sự gia tăng này là do năm 2009
công ty đã đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty nhiều hơn so với đầu tư vào tài sản
ngắn hạn. Qua đó ta có thể thấy quy mô tài sản của công ty có xu hướng được mở rộng.
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 30
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 31
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Năm 2009 công ty tăng cường đầu tư và mua sắm tài sản dài hạn và tỷ trọng của
nó có xu hướng tăng dần qua 3 năm là: 19,26%, 43,61% và 55,64%.
Tài sản dài hạn của công ty tăng dần qua 3 năm cụ thể năm 2008 tăng so với
năm 2009 với một lượng tăng là 100.915.417.370 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng cao
là 206,16%, ở năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là 66.309.056.560 (đồng) tương
ứng với tỷ lệ tăng là 44,25%. Ở năm 2009 TSCĐ của công ty tăng khá cao chứng tỏ
công ty đã có sự đầu tư thêm những thiết bị mới với tình hình này cho ta thấy dấu hiệu
công ty đang phát triển và cần phải có biện pháp để duy trì tình hình tài chính hiện tại
và phát triển vào những năm tới nguyên nhân thấy rõ nhất là do chi phí xây dựng cơ
bản dở dang (CPXDCBDD) của công ty vào năm 2009 tăng lên đến 75.885.542.640
(đồng), CPXDCBDD của công ty tăng như vậy là do ở cuối năm 2008 công ty đã trúng
thầu công trình đó là lắp hệ thống đèn giao thông tại các tuyến đường ở Bắc Trà My
Quảng Nam và thi công lắp đặt đường dây cao thế ở các vùng núi Đông Giang, Tây
Giang thuộc Tỉnh Quảng Nam.
Ngược lại với tài sản dài hạn thì tài sản ngắn hạn của công ty lại có xu hướng
giảm dần qua 3 năm lần lượt là 205.227.835.110 (đồng), 193.757.414.160 (đồng), và
172.381.263.600 (đồng). Cụ thể ở năm 2008 giảm so với năm 2007 với tỷ lệ giảm là
5,59% tương ứng với lượng giảm là 11.470.420.950 (đồng), năm 2009 giảm so với
năm 2008 với một lượng khá lớn là 21.376.150.560 (đồng) với tỷ lệ giảm là 11,03%.
Qua bảng phân tích cấu trúc tài sản của công ty ta có thể thấy công ty chủ yếu đầu tư
vào những tài sản sau:
- Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao lần lượt qua 3 năm là
74,09%, 47,92%, 32,83%. Loại loại tài sản này có xu hướng giảm nhiều qua 3 năm cụ
thể năm 2008 giảm so với năm 2007 với tỷ trọng giảm là 12,57%, tương ứng với giá trị
giảm là 23.677.995.330 (đồng), đồng thời năm 2009 giảm so với năm 2008 với tỷ trọng
giảm là 22,54% tương ứng với giá trị giảm là 37.105.749.950 (đồng). Qua đó cho ta
thấy được khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản
của công ty trong 3 năm qua điều này chứng tỏ mức độ vốn kinh doanh của công ty
đang bị các đơn vị khác tạm thời sử dụng là quá lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn của công ty và với tỉ trọng khoản phải thu lớn như vậy cho thấy khả năng quản lý
công nợ và khả năng thanh toán của khách hàng là chưa tốt.
(Nguyên nhân ảnh hưởng tới các chỉ tiêu phân tích)
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 32
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Nhưng do loại tài sản này có xu hướng giảm điều đó cho thấy công ty đã có
những nổ lực rất lớn trong công tác quản lý tình hình nợ phải thu, có chính sách thu hồi
nợ hợp lý làm tăng vòng quay vốn lưu động từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu
động của công ty và góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty, đây là một tín hiệu đáng mừng công ty cần phát huy hơn nữa.
- Hàng tồn kho của công ty cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong 3 năm lần lượt là:
5,41%, 3,06%, 5,98%. Hàng tồn kho có xu hướng biến động không nhiều qua 3 năm cụ
thể năm 2008 giảm so với năm 2007 với tỷ trọng giảm là 23,64% tương ứng với giá trị
giảm là 3.250.568.980 (đồng), đồng thời năm 2009 tăng so với năm 2008 với tỷ trọng
tăng là 44,69% tương ứng với giá trị tăng là 4.693.000.920 (đồng).
Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng giá trị hàng tồn kho vào năm 2009 là do
giá nguyên vật liệu đầu vào của công ty không ổn định, tỷ giá đồng tiền Việt Nam và
ngoại tệ ngày càng có nhiều biến động nên giá thành các sản phẩm sản xuất, giá vật tư
công trình của công ty tăng lên. Có thể do trong năm 2009 công ty phải đối mặt với
nhiều biến cố xảy ra do thời tiết trên địa bàn nên công ty gặp nhiều khó khăn trong việc
lắp đặt các thiết bị cho các công trình. Công ty cần có các biện pháp khắc phục việc ứ
đọng hàng tồn kho vì nó sẽ dẫn đến hàng hoá sẽ kém chất lượng, tốn chi phí bảo quản
và lưu kho điều đó sẽ làm cho công ty bị ứ đọng vốn.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty cũng có tỷ trọng khá cao qua 2
năm 2008 và 2009, do năm 2007 công ty không triển khai đầu tư vào các khoản tài
chính ngắn hạn. Tỷ trọng của loại tài sản này qua 2 năm lần lượt là 4,7% và 10,42%.
Năm 2009 tăng so với năm 2008 với tỷ trọng tăng là 64% tương ứng với giá trị tăng là
10.334.615.950 (đồng). Điều đó cho ta thấy khả năng tìm kiếm lợi nhuận của công ty
cao, nhưng kéo theo đó công ty cũng có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Cũng tương tự như các khoản phải thu ngắn hạn thì các khoản phải thu dài hạn
của công ty cũng có tỷ trọng khá cao qua 2 năm 2008 và 2009 lần lượt là 28,08% và
37,03%, vì năm 2007 công ty chưa triển khai công tác thu hồi nợ dài hạn. Nên các
khoản phải thu này có xu hướng biến động nhiều qua 2 năm. Năm 2009 giảm so với
năm 2008 với tỷ trọng giảm là 2,45% tương ứng với giá trị giảm là 2.362.286.460
(đồng). Việc các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng cao cho thấy vốn của công ty bị
chiếm dụng nhiều, công ty cần có các biện pháp để khắc phục và cần duy trì các biện
pháp nhằm làm giảm tỷ trọng của loại tài sản này như ở năm 2009. Tỷ trọng của loại
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 33
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
tài sản này ở năm 2009 giảm so với năm 2008 điều đó cho thấy công ty đã có nhiều
tích cực trong công tác thu hồi công nợ nhanh hơn so với năm 2008.
Tài sản cố định cũng là loại tài sản mà công ty chủ yếu tập trung đầu tư nó
chiếm tỷ trọng khá cao trong 3 năm lần lượt là 17,32%, 12,81%, 34,59% và loại tài sản
này có xu hướng biến động không nhiều cụ thể năm 2008 giảm so với năm 2007 là
0,02% tương ứng với giá tri giảm là 10.753.380 (đồng) , năm 2009 tăng so với năm
2008 là 99,77% tương ứng với giá trị tăng là 43.910.048.290 (đồng). Năm 2008 TSCĐ
giảm do công ty khấu hao TSCĐ. Đến năm 2009 TSCĐ lại tăng lên khá nhanh và đột
ngột nguyên nhân là do TSCĐ ở công ty đã cũ kĩ cần nâng cấp và mua thêm TSCĐ
mới. Tại thời điểm này công ty tăng cường đầu tư mua mới thêm một số TSCĐ phục
vụ cho các bộ phận trong công ty như:
+ Các phương tiện xe cẩu, vận tải, xe lu… để phục vụ cho các công trình xây lắp.
+ Các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho bộ phận quản lý cho toàn công ty như
mua mới máy vi tinh, điều hoà, tủ lạnh....
Qua đó cũng cho ta thấy tại năm 2009 công ty đã có sự đầu tư về TSCĐ để phục
vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra việc đầu tư vào các tài sản trên thì các tài sản còn lại của công ty đều
chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Tóm lại, qua việc phân tích cho thấy tình hình tài sản của công ty có thay đổi nó
tăng dần qua 3 năm chủ yếu là do công ty đã đầu tư khá cao vào tài sản dài hạn ngược
lại với điều đó thì tài sản ngắn hạn của công ty lại có xu hướng giảm dần, điều này có
thể cho ta thấy việc phân bổ vốn của công ty cũng có sự cải thiện: công ty đã tính toán
tăng các loại tài sản cần thiết để mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng lực sản xuất kinh
doanh, giảm các tài sản không cần thiết nhằm tạo điều kiện cho công ty sử dụng vốn
hiệu quả.
Để cung cấp thông tin đầy đủ hơn về thực trạng tài chính của công ty, ngoài việc
phân tích cấu trúc tài sản ta cần phân tích nguồn hình thành nên tài sản đó là phân tích
cấu trúc nguồn vốn của công ty.
2.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty KD&XL Macshinco
BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ CẤU TRÚC NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY
(Trang sau)
2.2.1. Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính
Qua bảng số liệu phân tích cấu trúc nguồn vốn cho ta thấy:
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 34
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
- Tỷ suất nợ của công ty luôn ở mức quá cao và có xu hướng giảm dần qua các
năm như năm từ năm 2007 tỷ suất nợ là 96,55%, sang năm 2008 tỷ suất nợ có xu
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 35
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
hướng giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao là 92,78%, năm 2009 tỷ suất nợ giảm là
91,88%. Đây là một tỷ suất nợ mang quá nhiều rủi ro và vấn đề mất khả năng thanh
toán có thể xảy ra. Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của công ty vào chủ
nợ càng lớn, tính tự chủ của công ty càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ
càng khó một khi công ty không thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt
động kém. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình này là quy mô của công ty
trong những năm vừa qua tăng lên trong khi nguồn vốn chủ sở hữu có tăng nhưng với
tỷ lệ thấp. Nhưng do công ty là một doanh nghiệp Nhà Nước, vốn là của Nhà nước nên
tỷ suất nợ của công ty ở trong khoảng 80% - 90% vì là doanh nghiệp một chủ sở hữu
và Nhà nước không có điều kiện để bổ sung vốn cho các doanh nghiệp.
Trong khoản mục nợ phải trả thì nợ dài hạn chiếm một phần rất lớn trong khoản
mục và có xu hướng tăng nhanh qua 3 năm lần lượt là 120.100.039.244(đồng),
183.878.192.936(đồng) và 218.613.390.810(đồng). Tỷ trọng nợ dài hạn của công ty ở
năm 2008 tăng so với năm 2007 là 53,10% tương ứng với giá trị tăng là
63.778.153.692(đồng) và ở năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 với tỷ trọng 18,89%
tương ứng với giá trị tăng là 34.735.197.874(đồng). Qua đó cho ta thấy công ty đang có
những công tác rất tốt để thanh toán nợ trong dài hạn.
Ngược lại với tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ của công ty rất nhỏ có xu hướng
tăng dần qua 3 năm. Cụ thể: Năm 2007 tỷ suất tự tài trợ là 3,45%, sang năm 2008 tỷ
suất này tăng lên là 7,22%, và sang năm 2009 tỷ suất này lại tăng nhưng không đáng kể
là 8,12%. Điều đó chứng tỏ công ty có tính độc lập thấp về tài chính và bị nhiều sức ép
của các chủ nợ. Công ty ít có cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. Tỷ suất
tự tài trợ thấp điều đó có nghĩa là tài sản của công ty ít được tài trợ bằng nguồn vốn an
toàn đó là nguồn vốn chủ sở hữu, mà được tài trợ vốn từ các ngân hàng và các tổ chức
khác.
Ngoài ra, chỉ tiêu tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cũng cần được quan
tâm. Ta thấy tỷ suất này giảm dần qua 3 năm cụ thể là ở năm 2008 và năm 2009 tỷ suất
này có giảm xuống so với năm 2007 nhưng với lượng giảm không đáng kể. Năm 2007
khoản nợ phải trả gấp 27,96 lần so với vốn chủ sở hữu, năm 2008 giảm xuống còn
12,85 lần và giảm đến năm 2009 xuống còn 11,31 lần. Điều đó phần nào cho ta thấy
được khả năng tự tài trợ của công ty là không tốt. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cao
thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu là quá thấp.
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 36
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
Tuy nhiên, những năm vừa qua công ty luôn kinh doanh có lãi, do đó việc sử
dụng nguồn vốn nợ để đầu tư cho hoạt động của công ty sẽ mang lại nguồn lợi cho chủ
sở hữu càng cao; hay nói cách khác chủ sở hữu có thể tăng lợi nhuận trên cơ sở sử
dụng vốn của người khác vì khi sử dụng vốn chủ sở hữu công ty sẽ mất chi phí sử dụng
vốn cao hơn vay nợ.
Qua hai tỷ suất này cho ta thấy do tỷ suất nợ quá cao so với tỷ suất tự tài trợ và
có sự chênh lệch quá cao trong 3 năm, đặc biệt là ở năm 2007 tỷ suất nợ của công ty
quá cao kéo theo đó tỷ suất tự tài trợ của công ty quá thấp chỉ có 3,45% cho ta thấy khả
năng tự tài trợ cho tài sản còn kém, đòn cân tài chính nghiêng hẳn về bên Nợ. Với tỷ
suất nợ cao như vậy chủ nợ sẽ ngần ngại khi cấp tín dụng cho công ty. Vì vậy tính tự
chủ của công ty không cao.
Tình hình nợ phải trả ở công ty được cải thiện bằng cách công ty cần phải có
các biện pháp nhằm giảm nhiều hơn nũa tỷ suất nợ và gia tăng tỷ suất tự tài trợ.
Chỉ với 2 chỉ tiêu trên ta chưa thể có kết luận chính xác về cấu trúc nguồn vốn
của công ty ta tiến hành phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ tại công ty.
2.2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ
Từ bảng số liệu phân tích cấu trúc nguồn vốn trên ta thấy:
Tỷ suất NVTT vào các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là: 49,3%; 39,27% và
35,62%. Tỷ suất này có xu hướng giảm xuống qua 3 năm điều đó thể hiện trong 3 năm
đó công ty đã giảm được áp lực trong việc thanh toán nợ ngắn hạn và tỷ suất
VCSH/NVTX vào năm 2007 là 6,81% đến năm 2008 tăng lên 11,89% và đạt 12,61%
vào năm 2009 điều này chứng tỏ trong 3 năm qua công ty đang trong giai đoạn từng
bước cải thiện tình hình tài chính của công ty.
Tỷ suất NVTX của công ty qua 3 năm có xu hướng tăng dần cụ thể ở năm 2007
là 50,7% , năm 2008 tăng lên là 60,73% và năm 2009 còn lại là 64,38%. Tỷ suất
NVTX đều trên mức 50% so với tổng nguồn vốn và nó cao hơn so với tỷ suất NVTT
điều đó chứng tỏ tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu là từ nợ dài hạn. Nên ta có thể
thấy được tính ổn định của nguồn tài trợ là khá cao.
Tóm lại, ta thấy tỷ suất nợ của công ty càng cao chứng tỏ tỷ suất tự tài trợ của
công ty càng thấp. Vấn đề này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc tìm kiếm các
nguồn tài trợ từ bên ngoài, gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán cũng như khó thu hút
được chính sách tín dụng từ các nhà đầu tư. Công ty cũng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề
mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, khó có thể có khả năng cạnh tranh, và
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 37
Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng
rất dễ gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh chính vì vậy, công ty cần có những
hướng giải quyết mới để giảm bớt các khoản nợ, tăng nguồn vốn chủ sở hữu để tạo sự
độc lập về tài chính cho công ty.
Những phân tích trên mặc dù cho ta một số kết luận về cấu trúc tài chính của
công ty nhưng chưa thể đánh giá được mức độ hợp lý cũng như mức độ an toàn tài
chính, vì vậy ta tiến hành phân tích cân bằng tài chính của công ty.
2.3. Phân tích cân bằng tài chính của công ty Kinh doanh & Xây lắp Macshinco
BẢNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. NVTX 128,876,647,350 208,695,381,370 250,165,050,312
2. TSDH 48,949,757,490 149,865,174,860 216,174,231,420
3. TSNH 205,227,835,110 193,757,414,160 172,381,163,600
4. Tiền 961,972,740 660,507,610 1,805,278,080
5. NNH (không vay) 20,005,238,990 20,500,537,074 62,487,618,840
6. VLĐR (1-2) 79,926,889,860 58,830,206,510 33,990,818,892
7. NCVLĐR(3-4-5) 184,260,623,380 172,596,369,476 108,088,266,680
8. Ngân quỹ ròng(6-7) (104,333,733,520) (113,766,162,966) (74,097,447,788)
2.3.1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn (VLĐR)
Qua bảng phân tích số liệu trên cho ta thấy:
VLĐR của công ty qua 3 năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là: 79.926.889.860
(đồng), 58.830.206.510(đồng) và 33.990.818.892(đồng). VLĐR có xu hướng giảm vào
năm 2009. Do trong năm 2009 công ty đã mua sắm mới các TSCĐ phục vụ mới cho
công tác xây lắp và công tác quản lý của công ty nhằm phục vụ cho các công trình xây
lắp và trang bị thêm máy móc thiết bị cho công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng
làm việc cho cán bộ công nhân viên của công ty và góp phần nâng cao vị trí của công
ty ở khu vực Miền Trung trong thời gian tới. Vốn lưu động ròng giảm đánh giá mức độ
an toàn và bền vững tài chính của Công ty ngày càng giảm.
SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 38
Luanvan
Luanvan
Luanvan
Luanvan
Luanvan
Luanvan
Luanvan
Luanvan
Luanvan
Luanvan
Luanvan
Luanvan
Luanvan
Luanvan
Luanvan

Contenu connexe

Tendances

Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Quynhon Tjeugja
 
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionAn Tố
 
Phan tich hoat dong kinh doanh
Phan tich hoat dong kinh doanhPhan tich hoat dong kinh doanh
Phan tich hoat dong kinh doanhPhan Thanh Son
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân Tích Tài Chính
Phân Tích Tài ChínhPhân Tích Tài Chính
Phân Tích Tài ChínhMai Doan
 
530 _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]
530  _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]530  _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]
530 _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]chulua
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàLan Te
 
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342LiVnYn
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1Nguyen Phuong Thao
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...chauloan
 

Tendances (18)

Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
 
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
 
Phan tich hoat dong kinh doanh
Phan tich hoat dong kinh doanhPhan tich hoat dong kinh doanh
Phan tich hoat dong kinh doanh
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đ
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đĐề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đ
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đ
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
 
Phân Tích Tài Chính
Phân Tích Tài ChínhPhân Tích Tài Chính
Phân Tích Tài Chính
 
530 _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]
530  _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]530  _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]
530 _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
 
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
 
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
 
Quan tri tai chinh
Quan tri tai chinhQuan tri tai chinh
Quan tri tai chinh
 
giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 

Similaire à Luanvan

Phan tich tcdn(1)
Phan tich tcdn(1)Phan tich tcdn(1)
Phan tich tcdn(1)Thi8567
 
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...NuioKila
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpssuser499fca
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similaire à Luanvan (20)

Phan tich tcdn(1)
Phan tich tcdn(1)Phan tich tcdn(1)
Phan tich tcdn(1)
 
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thuỷ Sản.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thuỷ Sản.Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thuỷ Sản.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thuỷ Sản.
 
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanhPhương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
 
Các bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chính
Các bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chínhCác bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chính
Các bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chính
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
 
Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...
Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...
Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
 
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docxCơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Xây Dựng
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Xây DựngCơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Xây Dựng
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Xây Dựng
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docxCơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
 
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
 
Cơ sở lý luận và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và phân tích tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
 
Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty lĩnh vực xây lắp Minh Hoà...
Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty lĩnh vực xây lắp Minh Hoà...Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty lĩnh vực xây lắp Minh Hoà...
Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty lĩnh vực xây lắp Minh Hoà...
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng GiaPhân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
 
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docxCơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
 

Dernier

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 

Dernier (20)

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 

Luanvan

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Phần 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Khái quát chung về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.1. Khái niệm về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp là phân tích khái quát tình hình đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ để làm rõ những dấu hiệu cân bằng tài chính, chỉ ra những hiệu quả hoạt động và rủi ro của doanh nghiệp. Để làm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính nào đó sẽ tác động hiệu quả hoạt động và rủi ro của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp bao gồm các vấn đề sau: + Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân bổ vốn: Đầu tư loại tài sản nào vào thời điểm nào là hợp lý, nên gia tăng hay cắt giảm các khoản phải thu khách hàng tín dụng bán hàng có liên quan đến hoạt động tiêu thụ, dự trữ hàng tồn kho ở mức nào vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng vẫn đảm bảo chi phí tồn kho là thấp nhất, vốn nhàn rỗi nên đầu tư như thế nào cho hợp lý. + Phân tích cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tự tài trợ của doanh nghiệp hướng tới mục đích về độ an toàn, tính ổn định tài chính và nó còn liên quan đến hiệu quả và rủi ro tài chính của doanh nghiệp + Phân tích cân bằng tài chính là thể hiện mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nó thể hiện tính tự chủ, tính ổn định tài chính, tính bền vững, tính cân đối và việc sử dụng vốn từ đó phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến cân bẵng tài chính trong hiện tại và tương lai. Như vậy phân tích cấu trúc tài chính là quá trình phân tích dữ liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị hình thành các chỉ tiêu phân tích phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua đó tìm ra nhữg phương cách tốt nhất để kết hợp giữa tài sản và nguồn vốn, đánh giá thực trạng cân bằng tài chính của doanh nghiệp. 1.2. Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Phương pháp so sánh SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 1
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến các vấn đề sau: - Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh khi phân tích, các nhà phân tích thường sử dụng các gốc là số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước, số liệu trung bình ngành, số liệu kế hoạch, số liệu dự toán. - Điều kiện so sánh: yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau. - Kỹ thuật so sánh: ta có thể so sánh các chỉ tiêu phân tích qua các trường hợp sau: + Trình bày các báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua hai hoặc nhiều kỳ, qua đó phát hiện ra xu hướng của các chỉ tiêu. + Trình bày các báo cáo tài chính theo quy mô chung. Với cách so sánh này, một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được chọn làm quy mô chung và các chỉ tiêu liên quan sẽ tính theo tỷ lệ % trên chỉ tiêu quy mô chung đó. Báo cáo tài chính theo quy mô chung giúp đánh giá cấu trúc của các chỉ tiêu tài chính ở doanh nghiệp. Ví dụ, đối với bảng cân đối kế toán, để đánh giá cơ cấu tài sản của doanh nghiệp phải chọn chỉ tiêu tổng tài sản làm quy mô chung. + Thiết kế các chỉ tiêu có dạng tỷ số. Một tỷ số được xây dựng khi các yếu tố cấu thành nên tỷ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế. 1.2.2. Phương pháp liên hệ - cân đối Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối: cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả, cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm…(Tổng TS= TSLĐ& ĐTNH + TSCĐ&ĐTDH, Lợi nhuận = Doanh thu- Chi phí…) Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng phương pháp liên hệ- cân đối để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích, và dựa trên biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ được đánh giá đầy đủ hơn. 1.2.3. Phương pháp phân tích tương quan Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối liên hệ tương quan với nhau, chẳn hạn như: mối tương quan giữa doanh thu (trên BCKQKD) với khoản nợ phải thu khách hàng, với hàng tồn kho (trên BCĐKT); hay tương quan giữa chỉ tiêu “chi phí đầu tư xây dựng cơ bản” với chỉ tiêu “nguyên giá tài sản cố định”…Thông thường, khi doanh thu của đơn vị càng tăng thì số dư các khoản nợ phải thu cũng gia tăng, hoặc doanh thu tăng dẫn đến yêu cầu về dự trữ hàng cho SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 2
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng kinh doanh gia tăng. Vì vậy, nhiệm vụ của phương pháp phân tích tương quan là xác định các hệ số tương quan, tỷ số tương quan, thiết lập nên mô hình toán, kiểu tương quan; trên cơ sở đó ước lượng các tham số của phương trình hồi quy, xác định mức độ tương quan, kiểm định các tham số vừa ước luợng để suy rộng các tham số đó cho tổng thể cần nghiên cứu. Phương pháp phân tích tương quan là phân tích hoạt động kinh doanh, giúp đánh giá tính hợp lý về biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng các tỷ số phù hợp hơn, phục vụ công tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp. 1.2.4. Phương pháp loại trừ Trong một số trường hợp, phương pháp này được sử dụng trong phân tích tài chính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính, giả định các nhân tố còn lại không thay đổi. Phương pháp phân tích này còn là công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định. Phương pháp này thể hiện qua phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch. Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi, bằng cách lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đối với các đối tượng nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp này cần phải xác định phương trình kinh tế biểu thị mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng, sau đó lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự ưu tiên về lượng, về kết cấu và nhân tố chất lượng. Với cách thay thế lần lượt từng nhân tố, có thể đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và có đều kiện đi sâu phân tích các vấn đề cần giải quyết. Phương pháp số chênh lệch Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, được áp dụng giữa các nhân tố có mối quan hệ tích số. Với phương pháp loại trừ, nhà phân tích sẽ thấy được nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chỉ tiêu cần phân tích. Qua đó phát hiện những lợi thế hay bất lợi trong hoạt động của doanh nghiệp để định huớng hoạt động trong kỳ tiếp theo. 1.2.5. Phương pháp khác Ngoài bốn phương trên tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp có thể chọn phương pháp phân tích khác như phương pháp tỷ lệ… Phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét được, đánh giá tình SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 3
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh các nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động của kinh doanh và nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận riêng lẻ của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của doanh nghiệp mình. 1.3. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Thông tin từ báo cáo tài chính Nguồn thông tin phục vụ cho việc phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp chủ yếu là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra còn một số tài liệu khác cung cấp thông tin cho việc phân tích cấu trúc tài chính như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ khác. a) Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Nội dung bảng cân đối kế toán chia làm hai phần đó là phần tài sản, phần nguồn vốn và được kết cấu theo kiểu một bên hoặc hai bên.  Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần hoặc theo độ dài thời gian để chuyển hoá tài sản thành tiền.  Phần nguồn vốn phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu. Ý nghĩa: bảng cân đối có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý.  Về mặt kinh tế: số liệu phần tài sản cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Số liệu phần nguồn vốn SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 4
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.  Về mặt pháp lý: số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi. Phần nguồn vốn thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu. b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Nội dung: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần chính. Tuy nhiên chỉ có phần I (lãi- lỗ) có liên quan đến cấu trúc tài chính. Nó thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo ba hoạt động đó là hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Ý nghĩa: Báo cáo hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết quả chung toàn doanh nghiệp. Số liệu báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền và dự báo hoạt động trong tương lai. Qua báo cáo này còn có thể đánh giá được hiệu quả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đây là một trong những nguồn thông tin rất bổ ích cho người ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh còn cho phép đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác đặc biệt là thanh quyết toán thuế giá trị gia tăng, qua đó đánh giá phần nào tình hình thanh toán của doanh nghiệp. c) Các báo cáo khác Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ khác: các dữ liệu chi tiết từ thuyết minh báo cáo tài chính hoặc các báo cáo nội bộ để hệ thống chỉ tiêu phân tích được đầy đủ hơn đồng thời khắc phục được tính tổng hợp của số liệu thể hiện trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh (phần lãi- lỗ) 1.3.2. Nguồn thôn tin từ môi trường kinh doanh SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 5
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Mục tiêu của việc phân tích không phải chỉ đưa ra các kết luận về tình hình hiện tại của doanh nghiệp mà còn đưa ra những dự báo trong tương lai để việc quyết định về vốn trong tương lai của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy ngoài các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo khác khi phân tích cần quan tâm tới các nguồn thông tin khác như: - Chính sách của nhà nước về đầu tư, kinh tế, chính trị, ngoại giao… - Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá hối đoái, lạm phát… - Cạnh tranh nghành như môi trường kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp, mục tiêu chiến lược hoạt động, mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng khác… - Nhân tố khác như tình hình chính trị, văn hóa, xã hội. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp • Nhân tố khách quan + Xu hướng phát triển kinh tế hay của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động có tác động lớn đến định hướng phát triển của doanh nghiệp. Nền kinh tế ở trạng thái ổn định với xu hướng phát triển tích cực thúc đẩy nhanh các doanh nghiệp thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng hoặc nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao cạnh tranh, tăng cường năng lực hoạt động, mở rộng thị trường. Trong trường hợp ngược lại nền kinh tế đang rơi vào tiêu cực như những doanh nghiệp có điều kiện ràng buộc nào đó mà khả năng tăng nguồn vốn chủ sở hữu là khó khăn thì đứng trước những cơ hội phát triển sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn vốn vay nợ từ bên ngoài để đầu tư khai thác cơ hội kinh doanh thuận lợi. Trong trường hợp này thì hiệu ứng đòn cân nợ sẽ phát huy tác động tích cực làm tăng giá trị doanh nghiệp vì vậy quá trình này sẽ tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp. + Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Môi trường kinh doanh là một thực thể khách quan bao gồm các chủ thể kinh tế kinh doanh trên thị trường và tổng thể các yếu tố, các điều kện, mối quan hệ, tác động chi phối mọi hành vi hoạt động của các chủ thể kinh doanh mà họ phải tính đến để thích nghi và vận dụng cho phù hợp trong toàn bộ quá trình kinh doanh nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và có hiệu quả. + Chính sách thuế: Thuế suất do Nhà nước quy định và chọn mức thuế suất phù hợp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. • Nhân tố chủ quan + Qui mô hoạt động của doanh nghiệp SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 6
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Những doanh nghiệp đạt qui mô lớn là kết quả một quá trình phát triển lâu dài, do đó được biết đến nhiều và tạo uy tín trên thị trường. Mặt khác tạo một tiềm lực tài chính mạnh nên có khả năng huy động được nhiều vốn trên thị trường tài chính và duy trì dược một tỷ lệ nợ cao hơn các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, chỉ tiêu phản ánh qui mô doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản. Đặc điểm cấu trúc tài sản tại doanh nghiệp Cơ cấu tài sản được chia thành hai bộ phận lớn, dựa vào tính năng đặc điểm kinh tế kỹ thuật và khả năng thanh toán của tài sản là TSLĐ và TSCĐ Chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu khách hàng phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền. Trị giá chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu càng nhanh. + Chính sách của doanh nghiệp như: khả năng huy động vốn vay, khả năng thanh toán và thu hồi công nợ, các chính sách về khấu hao TSCĐ, chính sách phân phối lợi nhuận 2. Nội dung phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 2.1 Phân tích cấu trúc tài sản Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân bổ vốn: đầu tư loại tài sản nào, vào thời điểm nào là hợp lý; nên tăng hay giảm các khoản phải thu khách hàng khi tín dụng bán hàng có liên quan đến hoạt động tiêu thụ; dự trữ hàng tồn kho ở mức nào là vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra kịp thời, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường với chi phí tồn kho thấp nhất; vốn nhàn rỗi có nên sử dụng đầu tư ra bên ngoài không…Hàng loạt các vấn đề trên có liên quan đến công tác sử dụng vốn ở doanh nghiệp. + Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản Nguyên tắc chung khi thiết lập chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản thể hiện qua công thức sau: X 100% Loại tài sản i là những tài sản có cùng chung một đặc trưng kinh tế nào đó, có thể là những mục tài sản được phản ánh trên BCĐKT. Tổng tài sản là số tổng cộng phần tài sản trên BCĐKT. Khi phân tích cấu trúc tài sản, thông thường sử dụng các chỉ tiêu sau: SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 7 Tỉ trọng tài sản loại i = Loại tài sản i Tổng tài sản
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Tỉ trọng Tài sản cố định Chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu giá trị TSCĐ trong tổng tài sản, phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động của doanh nghiệp. x 100% Trong các doanh nghiệp sản xuất, nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng, chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Trong kinh doanh thương mại dịch vụ thì TSCĐ chiếm tỷ trọng thấp, trừ hoạt động kinh doanh khách sạn và các hoạt động vui chơi giải trí. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý một số vấn đề sau: - Chính sách và chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp( xem xét chỉ tiêu này trong nhiều kỳ vì giá trị chỉ tiêu này trong giai đoạn đầu tư khác với thời kỳ suy thoái, thanh lý tài sản để chuyển sang hoạt động khác. - Phương pháp khấu hao có thể ảnh hưởng được tính toán theo GTCL. - TSCĐ được phản ánh theo giá lịch sử và việc đánh giá lại TSCĐ thường phải theo qui định của Nhà nước, nên chỉ tiêu này có thể không phản ánh đúng giá trị thực của tài sản. - Để đánh giá chính xác hơn tỷ trọng TSCĐ, ta có thể tách riêng biệt từng loại tài sản cố định: TSCĐ hữu hình, TCSĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính… Tỉ trọng giá trị đầu tư tài chính Thị trường chứng khoán cở Việt Nam ngày càng phát triển làm các hoạt động đầu tư tài chính ở các doanh nghiệp có khuynh hướng gia tăng, tạo điều kiện đầu tư vốn hiệu quả, khơi thông các vốn dôi thừa. Đầu tư tài chính bao gồm đầu tư chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư bất động sản và các khoản đầu tư khác. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu khoản đầu tư tài chính của danh nghiệp thể hiện mức độ liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với những doanh nghiệp và tổ chức khác, nhất là cơ hội của các hoạt động tăng trưởng bên ngoài. Tỉ trọng hàng tồn kho SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 8 Tỉ trọng TSCĐ = Tổng TSCĐ Tổng tài sản Hàng tồn kho Tỉ trọng hàng tồn kho = Tổng tài sản x100% Tỉ trọng giá trị đầu tư tài chính Giá trị đầu tư tài chính Tổng tài sản x 100%=
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Hàng tồn kho trong chỉ tiêu trên là một khái niệm rộng; bao gồm các loại dự trữ cho sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm dỡ dang nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Số liệu của hàng tồn kho được lấy từ mã số 140 trên BCĐKT. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp vì dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, nhưng dự trữ ít thì sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích chỉ tiêu này qua nhiều kỳ sẽ đánh giá tính hợp lý trong công tác dự trữ. Tuy nhiên, khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến các đặc thù sau: - Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với các loại tài sản khác, ngược lại trong các doanh nghiệp dịch vụ thì tỉ trọng hàng tồn kho thấp. - Chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích tỷ trọng hàng tồn kho cần xem xét trong mối tương quan với tăng trưởng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động ở thị trường mới bùng nổ và doanh thu tăng liên tục trong nhiều năm có thể dẫn đến gia tăng hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngược lại trong giai đoạn suy thoái thì tỉ trọng hàng tồn kho có khuynh hướng giảm. Tỉ trọng khoản phải thu khách hàng Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận thuộc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Số liệu khoản phải thu khách hàng lấy từ mã số131 trên BCĐKT. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị các đơn vị khác tạm thời sử dụng. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý các đặc điểm sau: - Phương thức bán hàng của doanh nghiệp (doanh nghiệp bán lẻ bán hàng thu tiền ngay thì tỉ trọng khoản phải thu khách hàng thấp, doanh nghiệp bán buôn thì tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng lớn). SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 9 Tỉ trọng khoản phải thu khách hàng Khoản phải thu khách hàng Tổng tài sản x 100%=
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng - Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp, thể hiện qua thời hạn tín dụng và mức tín dụng cho phép đối với từng khách hàng. Do tín dụng bán hàng là phương thức kích thích tiêu thụ nên để đánh giá tính hợp lý của chỉ tiêu này cần đặt trong mối liên hệ với doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. - Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng. Nếu khoản phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng lớn mà nguyên nhân không xuất phát từ hai trường hợp trên thì tỷ trọng càng cao chứng tỏ công tác quản lý và thu hồi nợ chưa tốt, tình hình sử dụng vốn không hiệu quả. Doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. + Bảng cân đối kế toán so sánh và phân tích biến động tài sản của doanh nghiệp Phân tích cấu trúc tài sản bằng các tỉ số như trên cho phép đánh giá khái quát tình hình phân bố tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng các tỉ số trên cũng còn hạn chế là chưa thấy rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi các tỉ số qua các kỳ. Do vậy, để đánh giá khuynh hướng thay đổi cấu trúc tài sản (ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự thay đổi của các tỉ số trên qua các kỳ) có thể thiết kế BCĐKT theo dạng so sánh. Phân tích cấu trúc tài sản theo hướng này chỉ ra những biến động bất thường để có bức tranh đầy đủ hơn về tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp. Thiết kế BCĐKT dạng so sánh sẽ bổ sung nhiều thông tin hữu ích khi phân tích cấu trúc tài sản qua nhiều kỳ, đông thời chỉ ra hướng phân tích chi tiết hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn Sự phát triển mạnh của thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn các phương thức tài trợ cho tài sản của mình trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác có liên quan đến hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp. Cấu trúc nguồn vốn phản ánh tính ổn định về tài chính của doanh nghiệp. 2.2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản gồm hai bộ phận lớn là: nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Trách nhệm pháp lý của doanh nghiệp đối với hai nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau. Đối với nguồn vốn vay nợ (còn gọi là nợ phải trả),doanh nghiệp phải cam kết việc thanh toán với các chủ nợ số nợ gốc và các SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 10
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng khoản chi phí sử dụng vốn trong một thời hạn thỏa thuận và phải thực hiện đầy đủ các cam kết đó trong mọi tình huống hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản ở doanh nghiệp. Tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp phản ánh năng lực tài chính, khả năng chủ động của doanh nghiệp về nguồn vốn sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tỉ suất nợ Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. Tỉ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Tỉ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó. Tỉ suất tự tài trợ Tỉ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỉ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu Ngoài hai tỉ suất trên, phân tích tính tự chủ về tài chính còn sử dụng chỉ tiêu Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, thể hiện mức đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu: Khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng số liệu trung bình ngành hoặc các số liệu định mức mà ngân hàng qui định đối với doanh nghiệp, nhằm làm SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 11 Tỉ suất nợ = Nợ phải trả Tổng tài sản x 100% Nguồn vốn chủ sở hữu Tỉ suất tự tài trợ = Tổng tài sản x 100% Tỉ suất nợ trên vốn CSH = Nợ phải trả Nguồn vốn CSH
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng cơ sở để các nhà đầu tư, nhà quản trị có giải pháp thích hợp giải quyết vấn đề nợ của doanh nghiệp. 2.2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ. Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Sự ổn định của nguồn tài trợ cần được quan tâm đến khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Xét đến tính ổn định của nguồn tài trợ, nguồn vốn của doanh nghiệp chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, có thời gian sử dụng trên 1 năm. Xác định trên BCĐKT, nguồn vốn thường xuyên bao gồm: nguồn vốn CSH, nợ dài hạn và các khoản nợ khác có thời hạn trên 1 năm. Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn( trong 1 năm hoặc trong 1 chu kì sản xuất kinh doanh). Xác định trên BCĐKT, nguồn vốn tạm thời bao gồm: Các khoản phải trả tạm thời, khoản nợ và tín dụng thương mại được người bán chấp thuận, các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và nợ khác có thời hạn nợ nhỏ hơn 1 năm. Phân tích sự ổn định về tài trợ thường sử dụng 2 chỉ tiêu sau: Tỉ suất nguồn vốn thường xuyên Tỉ suất nguồn vốn tạm thời Hai tỉ suất trên phản ánh tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Tỉ suất nguồn vốn thường xuyên càng lớn cho thấy có sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định( trên 1 năm) đối với nguồn vốn sử dụng và doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn. Ngược lại, nếu tỉ suất này thấp cho thấy nguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn bằng nợ ngắn hạn, áp lực về thanh toán các khoản nợ vay rất lớn. SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 12 Tỉ suất NVTX = Nguồn vốn thường xuyên Tổng nguồn vốn x 100% Tỉ suất NV TT = Nguồn vốn tạm thời Tổng nguồn vốn x 100%
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Tỉ suất giữa nguồn vốn CSH với nguồn vốn thường xuyên Để đánh giá chính xác cần xem xét mối quan hệ giữa tính tự chủ và tính ổn định của nguồn vốn qua Tỉ suất giữa nguồn vốn CSH với nguồn vốn thường xuyên: Chỉ tiêu này cho biết nguồn vốn CSH chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn thường xuyên mà doanh nghiệp sử dụng. 2.3. Phân tích cân bằng tài chính 2.3.1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn Khái niệm vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng (VLĐR) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tại thời điểm lập BCĐKT. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tối thiểu, cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại TSLĐ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích cân bằng tài chính dựa vào khái niệm VLĐR là phân tích cân bằng tài chính dài hạn. Thực chất của phân tích cân bằng tài chính là đánh giá sự cân bằng giữa NVTX và tài sản dài hạn, xem xét việc đầu tư cho tài sản dài hạn có nguồn vốn đủ không và có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nếu nguồn vốn không đủ. Phương pháp tính VLĐR: có 2 phương pháp sau: +Phương pháp 1: VLĐR là phần chênh lệch giữa NVTX với giá trị tài sản dài hạn. VLĐR = NVTX – Tài sản dài hạn Phương pháp này cho ta biết nguồn gốc hình thành của VLĐR. Có nghĩa là NVTX sau khi đã tài trợ đủ cho TSCĐ và ĐTDH thì phần dư ra đó là VLĐR. Cách tính này thể hiện phương thức tài trợ TSCĐ và đồng thời phản ánh tác động của việc đầu tư lên cân bằng tài chính tổng thể. Cụ thể: - VLĐR >0: có sự dư thừa của NVTX dùng để tài trợ cho TSNH, cân bằng tài chính dài hạn đảm bảo (do toàn bộ TSCĐ được tài trợ bởi NVTX), nhưng mức độ cân bằng tài chính dài hạn tốt hay xấu thì phụ thuộc vào NVTX nhiều hay ít hay nói cách khác là giá trị VLĐR lớn hay nhỏ. - VLĐR = 0: NVTX vừa đủ nhu cầu tài trợ tài sản dài hạn, doanh nghiệp không phải sử dụng NVTT. Sự cân bằng này chỉ mang tính chất tạm thời trong năm báo cáo. Sự cân bằng này có nguy cơ sẽ bị phá vỡ khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư. SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 13 Tỉ suất NVCSH trên NVTX = Nguồn vốn CSH Nguồn vốn TX x 100%
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng - VLĐR < 0: có sự thiếu hụt NVTX, nó không đáp ứng đủ TSDH do đó phải huy động một phần từ NVTT, cân bằng tài chính dài hạn rất khó khăn, tài sản luân chuyển chậm, do đầu tư một phần từ NVTT nên chịu áp lực về thanh toán cao. +Phương pháp 2: VLĐR còn được tính phần chênh lệch giữa TSNH với nợ ngắn hạn (NVTT): VLĐR = TSNH – NVTT Phương pháp này cho biết cách thức sử dụng VLĐR: VLĐR được phân bổ vào các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải thu, hàng tồn kho hay các khoản có tính thanh khoản cao. Phân tích mối quan hệ này thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Cụ thể: - VLĐR > 0: cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá tốt, NVTX được tài trợ cho TSLĐ. tức là dùng toàn bộ TSNH để thanh toán nợ ngắn hạn. - VLĐR = 0: cân bằng tài chính dài hạn được đảm bảo nhưng không tốt, tòn bộ NVTT được đảm bảo bằng TSNH tức là dùng toàn bộ TSNH để thanh toán nợ ngắn hạn. - VLĐR < 0: trong trường hợp này NVTX không đủ để tài trợ cho TSDH, doanh nghiệp phải sử một phần NVTT để tài trợ cho TSDH. Việc này sẽ làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do vậy doanh nghiệp sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng tài chính trong dài hạn. Theo nguyên tắc chung khi phân tích tài chính doanh nghiệp chúng ta phải dựa vào số liệu của các chỉ tiêu qua nhiều kỳ mới thấy được bản chất, xu hướng của doanh nghiệp hoặc phải dựa vào số liệu trung bình ngành thì mới so sánh được, mới có một cơ sở để kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần phải kết hợp với việc đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ tiêu. Do đó khi phân tích cân bằng tài chính nếu VLĐR âm hay dương qua nhiều năm thì có thể khẳng định cân bằng tài chính xấu hay tốt và VLĐR âm hay dương thì có thể trong năm đó doanh nghiệp tăng đầu tư mua sắm TSCĐ hoặc doanh nghiệp đang trong giai đoạn suy thoái, thanh lý TSCĐ. Để đánh giá chính xác hơn ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ TSCĐ: NVCSH Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính tự chủ và ổn định trong tài trợ TSCĐ của doanh nghiệp rất cao. Khi VLĐR dương qua nhiều năm để đánh giá chắc chắn hơn sự cân bằng tài chính ta cần xem các bộ phận của NVTX. Nếu tăng VCSH thì gia tăng tính độc lập tài chính, nhưng làm giảm đi hiệu ứng của đòn bẩy tài chính. Ngược lại, tăng nợ dài SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 14 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ và ĐTDH =
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng hạn thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ phát huy tác dụng nhứng luôn gắn với những rủi ro do sử dụng nợ. 2.3.2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn (Nhu cầu VLĐR) Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu về hàng tồn kho và các khoản bị chiếm dụng trong quá trình thanh toán. Nhu cầu VLĐR là phần còn lại của nhu cầu vốn lưu động sau khi trừ đi các khoản nợ phải trả ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) Nhu cầu Hàng các khoản Nợ ngắn hạn VLĐR = tồn + phải thu - (không kể vay kho ngắn hạn ngắn hạn) Khi đánh giá NCVLĐR theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực thì phải xét đến số vòng quay của hàng tồn kho, số vòng quay khoản phải thu, số vòng quay của nợ phải trả ngắn hạn. Khi NCVLĐR giảm cùng với số vòng quay của hàng tồn kho, các khoản phải thu tăng và số vòng quay của nợ ngắn hạn giảm thì sự giảm của chỉ tiêu này được đánh giá là tốt. Chỉ tiêu NCVLĐR thể hiện nhu cầu tài trợ ngắn hạn. Khi phân tích cân bằng tài chính cần xem xét mối quan hệ giữa VLĐR và NCVLĐR, giá trị chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này gọi là ngân quỹ ròng (NQR) NQR = VLĐR – NCVLĐR Các trường hợp xảy ra đối với NQR: - NQR < 0: trong trường hợp này VLĐR không đủ để tài trợ NCVLĐR hay trên góc độ khác tiền và đầu tư ngắn hạn không có khả năng thanh toán khoản vay ngân hàng. Doanh nghiệp phải vay ngân hàng để bù đắp dự trữ hàng tồn kho, các khoản bị chiếm dụng vốn trong năm và tài trợ cho một phần TSCĐ nếu VLĐR âm. Trong trường hợp này cân bằng tài chính được đánh giá là kém trong ngắn hạn. - NQR = 0: cân bằng tài chính được đánh giá là tốt hơn so với trường hợp trên. VLĐR vừa đủ tài trợ cho NCVLĐR, doanh nghiệp không phải vay ngắn hạn tài trợ cho hàng tồn kho và khoản phải thu. Tuy nhiên, khi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi thì hàng tồn kho, khoản phải thu thay đổi do đó NQR dễ rơi và trường hợp âm. - NQR > 0: cân bằng tài chính trong ngắn hạn được đánh giá tốt. VLĐR có khả năng đáp ứng được NCVLĐR hay tiền và đầu tư ngắn hạn có thanh toán được vay ngắn hạn. Doanh nghiệp có một lượng vốn nhàn rỗi có thể đầu tư sang lĩnh vực khác nhằm nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp. SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 15
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Để đánh giá cụ thể và chính xác hơn người ta thường kết hợp với các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của NQR. - NQR âm có thể do trong năm doanh nghiệp dùng tiền và tăng các khoản nợ nhất là nợ vay để đầu tư tài sản dài hạn. Cho nên trong một năm nào đó NQR có thể âm. Chúng ta không thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mất cân bằng trong ngắn hạn theo chiều hướng tiêu cực vì việc đầu tư này để phát triển cho tương lai. - NQR dương có thể doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái. Khi đó doanh nghiệp thanh lý TSCĐ, giảm hàng tồn kho và khoản phải thu dẫn đến tăng VLĐR, giảm NCVLĐR. Vì vậy doanh nghiệp không phải dư thừa vốn trong ngắn hạn theo chiều hướng tích cực, số tiền này không thể dùng để đầu tư phát triển. 3. Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp 3.1. Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả của doanh nghiệp 3.1.1. Khái quát về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Tiền đề để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là cần phải có một số vốn nhất định. Với số vốn này doanh nghiệp tiến hành mua sắm các loại TSCĐ, công cụ lao động, vật tư hàng hóa, trả lương cho người lao động và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết khác... Nhằm phục vụ lâu dài cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra trong quá trình hoạt động có thể doanh nghiệp bổ sung thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào các loại cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh... với mong muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao trong tương lai. Hiệu quả tài chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được các nhà đầu tư quan tâm. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đó tăng trưởng. Để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể phát triển thì doanh nghiệp phải đầu tư, tìm kiếm nguồn đầu tư từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên gia tăng chủ sở hữu hay gia tăng nguồn vốn huy động từ bên ngoài, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ có thể huy động được vốn từ bên ngoài nếu doanh nghiệp chứng minh được rằng số vốn mà doanh nghiệp huy động về sẽ đảm bảo tạo ra được các khoản lãi cao. Và khi tỷ lệ này cao thì không chỉ huy động nguồn vốn từ bên ngoài mà lúc này những người chủ sở hữu cũng sẽ để lại phần lớn lợi nhuận để bổ sung vào việc đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Có thể nói hiệu quả tài chính là mục tiêu quan trọng của các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo nhất là khi họ cũng là người góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp. SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 16
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến khả năng sinh lời vì họ phải biết chắc chắn rằng số vốn của họ đầu tư vào doanh nghiệp có được đảm bảo là sẽ sử dụng đúng mục đích và có khả năng sinh lời hay không để từ đó họ có quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Nghiên cứu hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là nhằm đánh giá sự tăng trưởng của tài sản so với tổng số vốn mà doanh nghiệp thực có và trên số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đó là khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời vốn kinh doanh. 3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu: (ROE) Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản, khi phân tích cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi vốn. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tỉ suất Lợi nhuận sau thuế lợi nhuận = * 100% vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời của đồng vốn. Cũng như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu người ta thường tính riêng rẽ mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và sau thuế với vốn kinh doanh. Tỉ suất lợi nhuận Lợi nhuận kế toán trước thuế trước thuế = vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Tỉ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế sau thuế = vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân 3.1.3. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính Ta có công thức thể hiện hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp sau: LNST ROE = x 100% VCSH bình quân SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 17
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Theo phương trình Dupont: LNST DTT TS bình quân ROE = x x x 100% DTT TS bình quân VCSH bình quân Trong đó: LNST - Khả năng sinh lời trên doanh thu = x 100% DTT DTT - Hiệu suất sử dụng Tài sản = x 100% TS bình quân TS bình quân - Cấu trúc tài chính = x 100% VCSH bình quân 1 1 Ta chia tử và mẫu cho TS bình quân ta được = = VCSH bình quân TS tự tài trợ TS bình quân Qua sự phân tích trên ta thấy ROE tỉ lệ thuận với khả năng sinh lời trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Và ROE tỉ lệ nghịch với cấu trúc tài chính. Vì vậy, cấu trúc tài chính có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, qua đó ta thấy rằng khi doanh nghiệp sử dụng VCSH nhiều sẽ làm cho hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp thấp và ngược lại. Do đó, doanh nghiệp nên có các biện pháp để tìm ra nguyên nhân để khắc phục tình trạng hiệu quả hoạt động tài chính thấp. 3.2. Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến rủi ro tài chính và rủi ro phá sản 3.2.1. Khái quát về rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của doanh nghiệp Rủi ro tài chính là phần rủi ro tăng lên ngoài rủi ro kinh doanh do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính Cùng một quy mô vốn kinh doanh nhưng nếu doanh nghiệp không sử dụng nợ thì rủi ro của doanh nghiệp sẽ được dàn đều cho những người góp vốn, nhưng khi sử dụng nợ rủi ro chỉ tập trung vào số ít những người nắm giữ cổ phiếu. Do đó rủi ro tài chính là rủi ro chỉ tập trung vào chủ sở hữu doanh nghiệp. SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 18
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Rủi ro tài chính là rủi ro do việc sử dụng nợ mang lại, nó xảy ra khi doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nó gắng liền với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Trong thực tế các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau thậm chí các doanh nghiệp trong cùng một ngành cũng có cơ cấu vốn cách biệt rất xa, sự cách biệt này phản ảnh một số điều kiện như: Sự dao động của doanh thu, cơ cấu tài sản, thái độ của người cho vay và mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Rủi ro phá sản là rủi ro gắn liền với khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, luôn luôn phát sinh việc thu, chi và thanh toán. Song các khoản thu, phải trả cần có một thời gian nhất định mới thanh toán được, còn thời gian thanh toán dài hay ngắn thì hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ quy định về nộp thuế, lãi của Nhà nước, tùy thuộc vào phương thức thanh toán đang được áp dụng hiện hành, tùy thuộc vào quan hệ và sự thỏa thuận giữa các đơn vị với nhau. Tình hình thanh toán của doanh nghiệp thể hiện tình hình chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán và tôn trọng luật pháp. Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là một nét đặc trưng trong thương mại. Thậm chí nó còn được coi như là một sách lược kinh doanh hữu hiệu của một số doanh nghiệp hoạt động trên thương trường mà trong tay hầu như không có vốn. Do đó vấn đề thanh toán trở nên đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với tỉ lệ cao hơn so với vốn kinh doanh. Trong quan hệ thanh toán hiện nay, hầu như doanh nghiệp nào cũng thực hiện việc tài trợ vốn thông qua vay nợ ngắn hạn. Khi khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm tới một mức báo động thì nó gắn liền với rủi ro phá sản. Khi một doanh nghiệp không đủ vốn để tài trợ cho các khoản nợ thì họ gặp phải khó khăn là buộc phải vay nhiều hơn để thanh toán cho các khoản nợ. Khi doanh nghiệp vay quá nhiều thì rất nghuy hiểm bởi vì doanh nghiệp phải trả một khoản chi phí cố định khi sử dụng vốn vay đó là một phần nợ gốc và phần lãi mà doanh nghiệp vay khoản nợ đó. Nhưng khi doanh nghiệp sử dụng bằng nguồn vốn chủ sở hữu thì không có rủi ro này vì lúc này doanh nghiệp không đi vay và doanh nghiệp sẽ sử dụng phần vốn của mình để trả nợ. 3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của doanh nghiệp Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tài chính Mối quan hệ giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh được thể hiện thông qua độ lớn đòn bẩy tài chính. Độ lớn đòn bẩy tài chính còn có thể được hiểu là chỉ SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 19
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng tiêu đo lường ảnh hưởng của những thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đối với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Độ lớn % thay đổi lợi nhuận trên 1 đồng vốn CSH đòn bẩy = tài chính % thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay Độ lớn đòn bẩy tài chính còn có thể được tính như sau: Độ lớn Lợi nhuận trước thuế và lãi vay đòn bẩy = tài chính Lợi nhuận trước thuế Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro phá sản Các hệ số về khả năng thanh toán là những chỉ tiêu về khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, các nhà cung cấp hàng hóa, những người cho vay… Họ quan tâm đến chỉ tiêu này bởi lẽ họ muốn biết chắc chắn rằng số tiền mà họ đầu tư vào doanh nghiệp có được sử dụng đúng mục đích và họ muốn biết rằng doanh nghiệp có khả năng thanh toán các món nợ của doanh nghiệp khi đến hạn hay không được thể hiện qua các hệ số về khả năng thanh toán như sau: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (K) Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không được phản ánh qua khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp biểu hiện ở số tiền và tài sản mà doanh nghiệp hiện có dùng để trang trải các khoản công nợ. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần tiến hành phân tích hệ số khả năng thanh toán tổng hợp Hệ số Số tiền có thể dùng để thanh toán khả năng (khả năng thanh toán) thanh toán = tổng quát (K) Số tiền phải thanh toán (nhu cầu thanh toán) SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 20
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Hệ số khả năng thanh toán (K) phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp. + Khi: K >= 1 doanh nghiệp có khả năng thanh toán, trang trải hết công nợ, tình hình tài chính ổn định hoặc khả quan. + Khi: K < 1 doanh nghiệp không có khả năng trang trải hết công nợ, tình hình tài chính gặp khó khăn. K càng nhỏ phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn mất dần khả năng thanh toán và doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (KHH) Được xác định bởi công thức: Tổng tài sản KHH = Nợ phải trả (nợ ngắn hạn và dài hạn) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý, đang sử dụng đối với tổng số nợ mà doanh nghiệp phải trả bao gồm những khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 và tiến dần về 0 thì nó báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản, tổng số tài sản mà doanh nghiệp hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (KNH) Được xác định bởi công thức: Tài sản ngắn hạn KNH = Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải sử dụng những tài sản mà doanh nghiệp thực có và doanh nghiệp tiến hành hoán chuyển những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn, những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất là những tài sản lưu động mà doanh nghiệp đang quản lý và thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp. SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 21
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Nhưng nếu chỉ tiêu này quá lớn chưa hẳn đã tốt vì lúc này doanh nghiệp sẽ có một lượng tài sản lưu động rất lớn, nếu nhìn vào sẽ thấy được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là rất tốt thế nhưng có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không tốt vì số tài sản này không vận động sẽ không vận động do đó sẽ không có khả năng sinh lãi. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knhanh) Được xác định bởi công thức: Tài sản lưu động _ Vật tư, hàng hóa Khả năng và đầu tư ngắn hạn tồn Kho thanh toán = nhanh Tổng số nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một khoảng thời gian ngắn. Hệ số này lớn hơn 1 phản ánh tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan. Doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh. Hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ càng gặp khó khăn. Thông thường chỉ tiêu này bằng 1 là tốt nhất, chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốt hơn rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Ktức thời) Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời chỉ xem xét các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh nhất đó là vốn bằng tiền và hệ số này được xác định như sau: Tiền và tương đương tiền Ktức thời = Nợ ngắn hạn Khi phân tích các chỉ tiêu này thì phương pháp nhân tích chủ yếu là tính toán và so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này so với kỳ trước, giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác hay với giá trị trung bình ngành. 3.2.3. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với rủi ro tài chính và rủi ro phá sản. NPT Htc = ( 1 + ) (1 – T) Hkd Vốn CSH SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 22
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Như chúng ta đã biết, rủi ro kinh doanh được hiểu là rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ tài sản đầu tư khi doanh nghiệp không sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Do đó cấu trúc tài sản của doanh nghiệp ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp trong nhiều ngành khác nhau thường không giống nhau. Rủi ro kinh doanh cũng thay đổi theo thời gian do môi trường kinh tế, xã hội không phải lúc nào cũng ổn định. Nhưng các chỉ tiêu dùng trong cấu trúc tài sản cũng ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh cụ thể như sau: Khi tỷ trọng tiền và tương đương tiền, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính, tỷ trọng các khoản phải thu càng cao thì khả năng rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Bên cạnh rủi ro kinh doanh thì doanh nghiệp còn phải đối mặt với rủi ro tài chính. Rủi ro tài chính là rủi ro do việc sử dụng nợ mang lại, nó xảy ra khi doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nó gắn liền với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Do đó, cấu trúc nguồn vốn có ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của vốn huy động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn vốn để lập quỹ trả nợ đến hạn và khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu có lãi thì doanh nghiệp có nguồn để trả lãi nợ vay. Trong trường hợp này tỷ trọng vốn huy động được trong tổng số của doanh nghiệp cao nên có thể xảy ra khả năng rủi ro tài chính. SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 23
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng PHẦN 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KINH DOANH VÀ XÂY LẮP MACSHINCO 1. Khái quát chung về Công ty Kinh doanh và Xây lắp MASCHINCO 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của của Công ty 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - Công ty Kinh doanh và xây lắp Macshinco trước đây có tên là Trung Tâm kinh doanh và Dịch vụ Macshinco. Được thành lập theo quyết định số 64 ngày 15/3/2004 của Tổng Công ty Xây lắp và Công nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung, đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. - Tên giao dịch quốc tế : TRADING AND CONSTRUCTIO MACSHINCO COMPANY. - Tên viết tắt là : MACSHINCO - Vốn ban đầu : 6.535.800.000 đồng - Trụ sở chính : 283 Trường Chinh - Quận Thanh Khê - Tp Đà Nẵng. - Điện thoại : 05113 722781-3990188 Fax : 05113 724104 - Công ty kinh doanh & Xây lắp Macshinco đã đăng ký kinh doanh tại: sở kế hoạch và đầu tư TP Đà Nẵng. Số đăng ký kinh doanh: 3216000028 Ngày 25/03/2004. - Công ty ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/3/2004 đến nay đã hơn 6 năm. Từ ngày thành lập đến nay công ty đã từng bước ổn định và đi vào hoạt động theo đúng chức năng và ngành nghề đăng ký kinh doanh. Các sản phẩm của Công ty dần dần đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong TP Đà Nẵng, các tỉnh phía Bắc, Phía Nam, Miền Trung và Tây Nguyên và mở rộng ra cả nước. Xu thế của Công ty là ngày càng phát triển và mở rộng thị trường trong nước và Quốc tế đa dạng hoá ngành nghề, đa phương thức đầu tư, thu hút mọi nguồn vốn từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân để tăng cường vốn, tăng cường tích luỹ thu hút nhân tài, hạn chế sự rủi ro, đảm bảo sự phát triển bền vững của Công ty. 1.1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty Kinh doanh & Xây lắp Macshinco là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập đảm bảo phục vụ các nhu cầu về thiết bị điện và thiết kế thi công các công trình chiếu sáng, điện trang trí tại địa phương và khu vực Miền Trung. SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 24
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Là một doanh nghiệp được hoạch toán độc lập, chịu sự quản lý của Tổng Công ty Xây lắp & Công nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung . Khi đi vào hoạt động, Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô với những chức năng sau: - Kinh doanh tôn tráng kẽm mạ cuộn, tôn lạnh, tôn mạ dạng sóng tròn, sóng vuông, sóng ngói, mái vòm, lưới B40, kẽm gai, xã gồ U, C. - Xây lắp công trình điện dân dụng, công nghiệp, đường dây và trạm biến áp 110KV trở xuống, xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng. - Xây lắp công trình thuỷ lợi, kênh mương, cầu cống, công trình giao thông, cấp thoát nước và các công trình cơ sở hạ tầng khác. - Lặp dự án khảo sát, thiết kế và thi công điện chiếu sáng công cộng, trang trí nội ngoại thất, tín hiệu giao thông và đường dây 110 KV trở xuống. Mục tiêu của công ty: là hoạt động nhằm mục đích nâng cao chất lượng, giá thành hạ, mẫu mã đẹp tạo cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường, thường xuyên tìm kiếm thị trường để tăng trưởng kinh tế. Xây dựng cơ cấu tổ chức chặt chẽ, luôn khuyến khích và có chế độ khen thưởng đổi với những phát minh sáng tạo kiểu mới của các CBCBN trong công ty. - Nhiệm vụ đối với nhà nước: Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. - Nhiệm vụ đối với xã hội: Giải quyết việc làm ổn định, đảm bảo thu nhập cho người lao động. 1.2. Khái quát tổ chức bộ máy quản lý • Tổ chức quản lý của công ty - Công ty Kinh doanh và Xây lắp Macshinco là doanh nghiệp hạch toán độc lập, có địa bàn hoạt động rộng rãi công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này Giám đốc được sự trợ giúp của các phòng ban chức năng tham mưu đề xuất ý kiến để Giám đốc ra quyết định quản lý tại công ty. (Sơ đồ 1) SVTH: Võ Thị Thủy_ Lớp T13KDN7 Trang: 25
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Chức năng của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty: + Ban giám đốc - Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty quản lý trực tiếp cấp trên, chủ trương mọi phương hướng hoạt động chung cho toàn công ty trên cơ sở bàn bạc thảo luận với cấp dưới. - Phó giám đốc: là người có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các công việc cho giám đốc khi giám đốc đi vắng. - phụ trách tài chính kế toán: là người quản lý và điều hành công tác tài chính tại công ty. SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 26 GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHỤ TRÁNH KINH DOANH P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH P. KD XUẤT NHẬP KHẨU P.KẾ HOẠCH VẬT TƯ P.KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ CỬA HÀNG KINH DOANH ĐỘI XÂY LẮP CỬA HÀNG BÁN LẼ PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH NHÂN SỰ
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng - Phụ trách nhân sự: Quản lý nhân sự và công tác tổ chức hành chính tại công ty. - Phụ trách kinh doanh: là người dự báo nhu cầu nguồn hàng, quản lý việc kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật như quản lý thiết bị, nghiên cứu phương án đấu thầu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tính toán giá trị công trình, nghiệm thu công trình…. + Các phòng ban: - Phòng tổ chức hành chính (phòng tổng hợp): có chức năng tuyển chọn bố trí và đào tạo lao động đáp ứng quy mô ngày càng mở rộng của công ty. Theo dõi quá trình lương, thưởng và các khoản khác cho các cán bộ nhân viên của toàn công ty. - Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của công ty, theo dõi, ghi chép phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kiểm tra và lập báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính của công ty. Cung cấp số liệu cần thiết cho ban giám đốc và các bộ phận liên quan. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm về nhập xuất vật tư, hàng hóa. - Phòng kế hoạch vật tư: Xây dựng kế hoạch cho toàn công ty, nghiên cứu thị trường, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của toàn công ty, phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai lệch để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. - Phòng kỹ thuật công nghệ: kiểm tra tính an toàn của công trình, giám sát về mặt kỹ thuật theo hồ sơ Ban quản lý dự án cung cấp, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mặt kỹ thuật của công trình được giao. 1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty • Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 27
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng • Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán - Kế toán trưởng: là người có quyền hành cao nhất trong phòng kế toán, phụ trách chung, có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và điều hành toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm đồng thời với việc kiểm tra các hợp đồng bán hàng, đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng và tham mưu cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định tài chính. Tổ chức phân tích kết quả kinh doanh nhằm lựa chọn những phương án kinh doanh có hiệu quả. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan chức năng về toàn bộ hoạt động kế toán tại công ty. - Kế toán tổng hợp: là người thay mặt kế toán trưởng điều hành công tác kế toán tại công ty khi KTT đi vắng, đồng thời tham mưu cho KTT và giải quyết những công việc do KTT ủy nhiệm. Tổng hợp các chứng từ từ các bộ phận, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm và báo cáo tài chính theo quy định của chế độ tài chính hiện hành. - Kế toán thanh toán, ngân hàng: lập và theo dõi các chứng từ thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và quan hệ với ngân hàng về rút nộp tiền mặt, thu chi qua chuyển khoản. SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 28 KẾ TOÁN TRƯỞNG (Phụ trách tài chính kế toán) Thủ quỹ Kế toán NVL, Công cụ, TSCĐ Kế toán tiền lương, công nợ, thuế Kế toán thanh toán, ngân hàng KẾ TOÁN TỔNG HỢP ( kiêm phó phòng tài chính – kế toán)
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng - Kế toán tiền lương, công nợ, thuế: hàng tháng tính lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho toàn bộ CBCNV trong toàn công ty dựa trên sổ theo dõi công nhật của nhân viên thống kê phân xưởng. Theo dõi, đôn đốc thu hồi công nợ đùng hạn và báo cáo Kế toán trưởng tình hình công nợ định kỳ. Ngoài ra hàng tháng thực hiện báo cáo thuế và quyết toán thuế vào cuối năm tài chính. - Kế toán NVL, Công cụ dụng cụ, tài sản cố định: theo dõi chi tiết nhập- xuất- tồn kho NVL , công cụ tài sản về số lượng lẫn giá trị trên thẻ kho, đối chiếu với thủ kho và lập bảng nhập- xuất- tồn kho NVL vào cuối kỳ. Vào sổ chi tiết từng ngày từ các số liệu trên các chứng từ liên quan đến NVL nhập vào sổ chi tiết. - Thủ quỹ: thực hiện thu chi tiền mặt và lên sổ quỹ hàng ngày, sau đó đối chiếu với kế toán thanh toán. 1.3.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Để phù hợp với tình hình thực tế, phòng kế toán đã áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 29 Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh Sổ Cái CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chứng từ kt cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: - Chế độ quản lý tài chính: Theo quy định tại Nghị định 199/2004/NĐ- CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. - Chế độ khấu hao: Theo TT 206, phương pháp khấu hao: theo đường thẳng - Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Hiện nay, công ty đang áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. - Niên độ áp dụng: từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc ngày 31/12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng - Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán: bằng tay - Nguyên tắc đánh giá tài sản: Theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản - Phương pháp khấu hao áp dụng: phương pháp khấu hao theo đường thẳng và trích theo tháng - Công ty kê khai và tính thuế theo: phương pháp khấu trừ 2. Tình hình thực tế về phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Kinh doanh và Xây lắp MASCHINCO 2.1. Phân tích cấu trúc tài sản tại Công ty KD&XL Macshinco Qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán của Công ty Kinh doanh và Xây lắp Macshinco năm 2007, năm 2008 và năm 2009 ta tính được tỷ trọng các loại tài sản qua từng năm và mức tăng giảm tuyệt đối và tương đối liên hoàn giữa các năm. BẢNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN CỦA CÔNG TY (Trang sau) Từ bảng phân tích cấu trúc tài sản của công ty ta thấy tổng tài sản của công ty qua 3 năm đều tăng khá nhanh, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 35,19% tương ứng với giá trị tăng là 89.444.996.420 (đồng). Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 13,08% tương ứng với số tiền tăng là 44.932.806.000 (đồng). Sự gia tăng này là do năm 2009 công ty đã đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty nhiều hơn so với đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Qua đó ta có thể thấy quy mô tài sản của công ty có xu hướng được mở rộng. SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 30
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 31
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Năm 2009 công ty tăng cường đầu tư và mua sắm tài sản dài hạn và tỷ trọng của nó có xu hướng tăng dần qua 3 năm là: 19,26%, 43,61% và 55,64%. Tài sản dài hạn của công ty tăng dần qua 3 năm cụ thể năm 2008 tăng so với năm 2009 với một lượng tăng là 100.915.417.370 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng cao là 206,16%, ở năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là 66.309.056.560 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 44,25%. Ở năm 2009 TSCĐ của công ty tăng khá cao chứng tỏ công ty đã có sự đầu tư thêm những thiết bị mới với tình hình này cho ta thấy dấu hiệu công ty đang phát triển và cần phải có biện pháp để duy trì tình hình tài chính hiện tại và phát triển vào những năm tới nguyên nhân thấy rõ nhất là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang (CPXDCBDD) của công ty vào năm 2009 tăng lên đến 75.885.542.640 (đồng), CPXDCBDD của công ty tăng như vậy là do ở cuối năm 2008 công ty đã trúng thầu công trình đó là lắp hệ thống đèn giao thông tại các tuyến đường ở Bắc Trà My Quảng Nam và thi công lắp đặt đường dây cao thế ở các vùng núi Đông Giang, Tây Giang thuộc Tỉnh Quảng Nam. Ngược lại với tài sản dài hạn thì tài sản ngắn hạn của công ty lại có xu hướng giảm dần qua 3 năm lần lượt là 205.227.835.110 (đồng), 193.757.414.160 (đồng), và 172.381.263.600 (đồng). Cụ thể ở năm 2008 giảm so với năm 2007 với tỷ lệ giảm là 5,59% tương ứng với lượng giảm là 11.470.420.950 (đồng), năm 2009 giảm so với năm 2008 với một lượng khá lớn là 21.376.150.560 (đồng) với tỷ lệ giảm là 11,03%. Qua bảng phân tích cấu trúc tài sản của công ty ta có thể thấy công ty chủ yếu đầu tư vào những tài sản sau: - Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao lần lượt qua 3 năm là 74,09%, 47,92%, 32,83%. Loại loại tài sản này có xu hướng giảm nhiều qua 3 năm cụ thể năm 2008 giảm so với năm 2007 với tỷ trọng giảm là 12,57%, tương ứng với giá trị giảm là 23.677.995.330 (đồng), đồng thời năm 2009 giảm so với năm 2008 với tỷ trọng giảm là 22,54% tương ứng với giá trị giảm là 37.105.749.950 (đồng). Qua đó cho ta thấy được khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của công ty trong 3 năm qua điều này chứng tỏ mức độ vốn kinh doanh của công ty đang bị các đơn vị khác tạm thời sử dụng là quá lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty và với tỉ trọng khoản phải thu lớn như vậy cho thấy khả năng quản lý công nợ và khả năng thanh toán của khách hàng là chưa tốt. (Nguyên nhân ảnh hưởng tới các chỉ tiêu phân tích) SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 32
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Nhưng do loại tài sản này có xu hướng giảm điều đó cho thấy công ty đã có những nổ lực rất lớn trong công tác quản lý tình hình nợ phải thu, có chính sách thu hồi nợ hợp lý làm tăng vòng quay vốn lưu động từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty và góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đây là một tín hiệu đáng mừng công ty cần phát huy hơn nữa. - Hàng tồn kho của công ty cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong 3 năm lần lượt là: 5,41%, 3,06%, 5,98%. Hàng tồn kho có xu hướng biến động không nhiều qua 3 năm cụ thể năm 2008 giảm so với năm 2007 với tỷ trọng giảm là 23,64% tương ứng với giá trị giảm là 3.250.568.980 (đồng), đồng thời năm 2009 tăng so với năm 2008 với tỷ trọng tăng là 44,69% tương ứng với giá trị tăng là 4.693.000.920 (đồng). Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng giá trị hàng tồn kho vào năm 2009 là do giá nguyên vật liệu đầu vào của công ty không ổn định, tỷ giá đồng tiền Việt Nam và ngoại tệ ngày càng có nhiều biến động nên giá thành các sản phẩm sản xuất, giá vật tư công trình của công ty tăng lên. Có thể do trong năm 2009 công ty phải đối mặt với nhiều biến cố xảy ra do thời tiết trên địa bàn nên công ty gặp nhiều khó khăn trong việc lắp đặt các thiết bị cho các công trình. Công ty cần có các biện pháp khắc phục việc ứ đọng hàng tồn kho vì nó sẽ dẫn đến hàng hoá sẽ kém chất lượng, tốn chi phí bảo quản và lưu kho điều đó sẽ làm cho công ty bị ứ đọng vốn. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty cũng có tỷ trọng khá cao qua 2 năm 2008 và 2009, do năm 2007 công ty không triển khai đầu tư vào các khoản tài chính ngắn hạn. Tỷ trọng của loại tài sản này qua 2 năm lần lượt là 4,7% và 10,42%. Năm 2009 tăng so với năm 2008 với tỷ trọng tăng là 64% tương ứng với giá trị tăng là 10.334.615.950 (đồng). Điều đó cho ta thấy khả năng tìm kiếm lợi nhuận của công ty cao, nhưng kéo theo đó công ty cũng có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro. Cũng tương tự như các khoản phải thu ngắn hạn thì các khoản phải thu dài hạn của công ty cũng có tỷ trọng khá cao qua 2 năm 2008 và 2009 lần lượt là 28,08% và 37,03%, vì năm 2007 công ty chưa triển khai công tác thu hồi nợ dài hạn. Nên các khoản phải thu này có xu hướng biến động nhiều qua 2 năm. Năm 2009 giảm so với năm 2008 với tỷ trọng giảm là 2,45% tương ứng với giá trị giảm là 2.362.286.460 (đồng). Việc các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng cao cho thấy vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, công ty cần có các biện pháp để khắc phục và cần duy trì các biện pháp nhằm làm giảm tỷ trọng của loại tài sản này như ở năm 2009. Tỷ trọng của loại SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 33
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng tài sản này ở năm 2009 giảm so với năm 2008 điều đó cho thấy công ty đã có nhiều tích cực trong công tác thu hồi công nợ nhanh hơn so với năm 2008. Tài sản cố định cũng là loại tài sản mà công ty chủ yếu tập trung đầu tư nó chiếm tỷ trọng khá cao trong 3 năm lần lượt là 17,32%, 12,81%, 34,59% và loại tài sản này có xu hướng biến động không nhiều cụ thể năm 2008 giảm so với năm 2007 là 0,02% tương ứng với giá tri giảm là 10.753.380 (đồng) , năm 2009 tăng so với năm 2008 là 99,77% tương ứng với giá trị tăng là 43.910.048.290 (đồng). Năm 2008 TSCĐ giảm do công ty khấu hao TSCĐ. Đến năm 2009 TSCĐ lại tăng lên khá nhanh và đột ngột nguyên nhân là do TSCĐ ở công ty đã cũ kĩ cần nâng cấp và mua thêm TSCĐ mới. Tại thời điểm này công ty tăng cường đầu tư mua mới thêm một số TSCĐ phục vụ cho các bộ phận trong công ty như: + Các phương tiện xe cẩu, vận tải, xe lu… để phục vụ cho các công trình xây lắp. + Các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho bộ phận quản lý cho toàn công ty như mua mới máy vi tinh, điều hoà, tủ lạnh.... Qua đó cũng cho ta thấy tại năm 2009 công ty đã có sự đầu tư về TSCĐ để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc đầu tư vào các tài sản trên thì các tài sản còn lại của công ty đều chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tóm lại, qua việc phân tích cho thấy tình hình tài sản của công ty có thay đổi nó tăng dần qua 3 năm chủ yếu là do công ty đã đầu tư khá cao vào tài sản dài hạn ngược lại với điều đó thì tài sản ngắn hạn của công ty lại có xu hướng giảm dần, điều này có thể cho ta thấy việc phân bổ vốn của công ty cũng có sự cải thiện: công ty đã tính toán tăng các loại tài sản cần thiết để mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng lực sản xuất kinh doanh, giảm các tài sản không cần thiết nhằm tạo điều kiện cho công ty sử dụng vốn hiệu quả. Để cung cấp thông tin đầy đủ hơn về thực trạng tài chính của công ty, ngoài việc phân tích cấu trúc tài sản ta cần phân tích nguồn hình thành nên tài sản đó là phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty. 2.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty KD&XL Macshinco BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ CẤU TRÚC NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY (Trang sau) 2.2.1. Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính Qua bảng số liệu phân tích cấu trúc nguồn vốn cho ta thấy: SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 34
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng - Tỷ suất nợ của công ty luôn ở mức quá cao và có xu hướng giảm dần qua các năm như năm từ năm 2007 tỷ suất nợ là 96,55%, sang năm 2008 tỷ suất nợ có xu SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 35
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng hướng giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao là 92,78%, năm 2009 tỷ suất nợ giảm là 91,88%. Đây là một tỷ suất nợ mang quá nhiều rủi ro và vấn đề mất khả năng thanh toán có thể xảy ra. Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của công ty vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của công ty càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó một khi công ty không thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình này là quy mô của công ty trong những năm vừa qua tăng lên trong khi nguồn vốn chủ sở hữu có tăng nhưng với tỷ lệ thấp. Nhưng do công ty là một doanh nghiệp Nhà Nước, vốn là của Nhà nước nên tỷ suất nợ của công ty ở trong khoảng 80% - 90% vì là doanh nghiệp một chủ sở hữu và Nhà nước không có điều kiện để bổ sung vốn cho các doanh nghiệp. Trong khoản mục nợ phải trả thì nợ dài hạn chiếm một phần rất lớn trong khoản mục và có xu hướng tăng nhanh qua 3 năm lần lượt là 120.100.039.244(đồng), 183.878.192.936(đồng) và 218.613.390.810(đồng). Tỷ trọng nợ dài hạn của công ty ở năm 2008 tăng so với năm 2007 là 53,10% tương ứng với giá trị tăng là 63.778.153.692(đồng) và ở năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 với tỷ trọng 18,89% tương ứng với giá trị tăng là 34.735.197.874(đồng). Qua đó cho ta thấy công ty đang có những công tác rất tốt để thanh toán nợ trong dài hạn. Ngược lại với tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ của công ty rất nhỏ có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể: Năm 2007 tỷ suất tự tài trợ là 3,45%, sang năm 2008 tỷ suất này tăng lên là 7,22%, và sang năm 2009 tỷ suất này lại tăng nhưng không đáng kể là 8,12%. Điều đó chứng tỏ công ty có tính độc lập thấp về tài chính và bị nhiều sức ép của các chủ nợ. Công ty ít có cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. Tỷ suất tự tài trợ thấp điều đó có nghĩa là tài sản của công ty ít được tài trợ bằng nguồn vốn an toàn đó là nguồn vốn chủ sở hữu, mà được tài trợ vốn từ các ngân hàng và các tổ chức khác. Ngoài ra, chỉ tiêu tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cũng cần được quan tâm. Ta thấy tỷ suất này giảm dần qua 3 năm cụ thể là ở năm 2008 và năm 2009 tỷ suất này có giảm xuống so với năm 2007 nhưng với lượng giảm không đáng kể. Năm 2007 khoản nợ phải trả gấp 27,96 lần so với vốn chủ sở hữu, năm 2008 giảm xuống còn 12,85 lần và giảm đến năm 2009 xuống còn 11,31 lần. Điều đó phần nào cho ta thấy được khả năng tự tài trợ của công ty là không tốt. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cao thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu là quá thấp. SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 36
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng Tuy nhiên, những năm vừa qua công ty luôn kinh doanh có lãi, do đó việc sử dụng nguồn vốn nợ để đầu tư cho hoạt động của công ty sẽ mang lại nguồn lợi cho chủ sở hữu càng cao; hay nói cách khác chủ sở hữu có thể tăng lợi nhuận trên cơ sở sử dụng vốn của người khác vì khi sử dụng vốn chủ sở hữu công ty sẽ mất chi phí sử dụng vốn cao hơn vay nợ. Qua hai tỷ suất này cho ta thấy do tỷ suất nợ quá cao so với tỷ suất tự tài trợ và có sự chênh lệch quá cao trong 3 năm, đặc biệt là ở năm 2007 tỷ suất nợ của công ty quá cao kéo theo đó tỷ suất tự tài trợ của công ty quá thấp chỉ có 3,45% cho ta thấy khả năng tự tài trợ cho tài sản còn kém, đòn cân tài chính nghiêng hẳn về bên Nợ. Với tỷ suất nợ cao như vậy chủ nợ sẽ ngần ngại khi cấp tín dụng cho công ty. Vì vậy tính tự chủ của công ty không cao. Tình hình nợ phải trả ở công ty được cải thiện bằng cách công ty cần phải có các biện pháp nhằm giảm nhiều hơn nũa tỷ suất nợ và gia tăng tỷ suất tự tài trợ. Chỉ với 2 chỉ tiêu trên ta chưa thể có kết luận chính xác về cấu trúc nguồn vốn của công ty ta tiến hành phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ tại công ty. 2.2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ Từ bảng số liệu phân tích cấu trúc nguồn vốn trên ta thấy: Tỷ suất NVTT vào các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là: 49,3%; 39,27% và 35,62%. Tỷ suất này có xu hướng giảm xuống qua 3 năm điều đó thể hiện trong 3 năm đó công ty đã giảm được áp lực trong việc thanh toán nợ ngắn hạn và tỷ suất VCSH/NVTX vào năm 2007 là 6,81% đến năm 2008 tăng lên 11,89% và đạt 12,61% vào năm 2009 điều này chứng tỏ trong 3 năm qua công ty đang trong giai đoạn từng bước cải thiện tình hình tài chính của công ty. Tỷ suất NVTX của công ty qua 3 năm có xu hướng tăng dần cụ thể ở năm 2007 là 50,7% , năm 2008 tăng lên là 60,73% và năm 2009 còn lại là 64,38%. Tỷ suất NVTX đều trên mức 50% so với tổng nguồn vốn và nó cao hơn so với tỷ suất NVTT điều đó chứng tỏ tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu là từ nợ dài hạn. Nên ta có thể thấy được tính ổn định của nguồn tài trợ là khá cao. Tóm lại, ta thấy tỷ suất nợ của công ty càng cao chứng tỏ tỷ suất tự tài trợ của công ty càng thấp. Vấn đề này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên ngoài, gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán cũng như khó thu hút được chính sách tín dụng từ các nhà đầu tư. Công ty cũng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, khó có thể có khả năng cạnh tranh, và SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 37
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: Th.S Hồ Phước Dũng rất dễ gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh chính vì vậy, công ty cần có những hướng giải quyết mới để giảm bớt các khoản nợ, tăng nguồn vốn chủ sở hữu để tạo sự độc lập về tài chính cho công ty. Những phân tích trên mặc dù cho ta một số kết luận về cấu trúc tài chính của công ty nhưng chưa thể đánh giá được mức độ hợp lý cũng như mức độ an toàn tài chính, vì vậy ta tiến hành phân tích cân bằng tài chính của công ty. 2.3. Phân tích cân bằng tài chính của công ty Kinh doanh & Xây lắp Macshinco BẢNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. NVTX 128,876,647,350 208,695,381,370 250,165,050,312 2. TSDH 48,949,757,490 149,865,174,860 216,174,231,420 3. TSNH 205,227,835,110 193,757,414,160 172,381,163,600 4. Tiền 961,972,740 660,507,610 1,805,278,080 5. NNH (không vay) 20,005,238,990 20,500,537,074 62,487,618,840 6. VLĐR (1-2) 79,926,889,860 58,830,206,510 33,990,818,892 7. NCVLĐR(3-4-5) 184,260,623,380 172,596,369,476 108,088,266,680 8. Ngân quỹ ròng(6-7) (104,333,733,520) (113,766,162,966) (74,097,447,788) 2.3.1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn (VLĐR) Qua bảng phân tích số liệu trên cho ta thấy: VLĐR của công ty qua 3 năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là: 79.926.889.860 (đồng), 58.830.206.510(đồng) và 33.990.818.892(đồng). VLĐR có xu hướng giảm vào năm 2009. Do trong năm 2009 công ty đã mua sắm mới các TSCĐ phục vụ mới cho công tác xây lắp và công tác quản lý của công ty nhằm phục vụ cho các công trình xây lắp và trang bị thêm máy móc thiết bị cho công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng làm việc cho cán bộ công nhân viên của công ty và góp phần nâng cao vị trí của công ty ở khu vực Miền Trung trong thời gian tới. Vốn lưu động ròng giảm đánh giá mức độ an toàn và bền vững tài chính của Công ty ngày càng giảm. SVTH: Võ Thị Thủy _ Lớp T13KDN7 Trang: 38