SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  23
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI - PHÂN HIỆU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN
I. TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Những năm qua, ViệtNam đã đạtđược nhiều kết quả tích cực trong hội nhập kinh
tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư,
kinh doanh từng bước đưa Việt Nam khẳng định được vị thế trên trường quốc tế và
thu hút các nhà đầu tư.
I. Tính tất yếu khách quan của hội nhập quốc tế
Trong phần này, giảng viên cần làm rõ được các nội dung sau:
1. 2. Khái niệm về hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với
nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác
quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đó và nhằm
tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan
tâm. Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội.
Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác
quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó.
1.3. Những nhân tố thúc đẩy hình thành và phát triển việc hội nhập quốc tế
- Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế thị trường đòi hỏi các
quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế nhằm
thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
- Quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức cao đã vượt ra khỏi phạm vi
biên giới quốc gia và được quốc tế hóa ngày càng sâu sắc thể hiện ở việc hợp tác
ngày càng sâu sắc giữa các quốc gia theo hình thức song phương, tiểu khu vực, khu
vực và toàn cầu.
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
2
- Hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế chủ đạo trong sự phát triển của thế giới
ngay nay. Hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ chi phối, quyết định toàn bộ các quan hệ
quốc tế và làm thay đổi cấu trúc toàn cầu, dù cho thế giới vẫn còn tồn tại những bất
đồng và chia rẽ.
2. Quá trình hình thành chủ trương, cơ hội, thách thức và kết quả đạt được
trong hội nhập quốc tế
2.1. Quá trình hình thành, phát triển chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng
Trong khi phân tích nội dung ở phần này, giảng viên chú ý những bước phát triển
về chủ trương hội nhập quốc tế qua các kỳ Đại hội. Giảng viên cần nêu được:
Tư tưởng mở cửa đối ngoại, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới của Đảng đã
được thể hiện rõ nét trong các văn kiện ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ cộng hoà. Song, trong hoàn cảnh của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc,
Việt Nam đãkhông thể thực hiện một cáchđầy đủ công cuộc hội nhập quốc tế. Sau
khi thống nhất đất nước, qua các kỳ Đại hội IV của Đảng (1976), Đại hội VI của
Đảng (1986), Đại hội VII của Đảng (1991) Đại hội VIII của Đảng (1996), Đại hội
IX của Đảng (2001), Đại hội X của Đảng (2006), Đại hội XI của Đảng (2011), Đại
hội XII của Đảng (2016) đã đánh dấu những bước phát triển mới trong chủ trương
hội nhập quốc tế với chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, thể hiện
tầm nhìn chiến lược toàn diện của Đảng.
2.2. Cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế
2.2.1. Những cơ hội trong hội nhập quốc tế
a. Hội nhập quốc tế thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế
b. Hội nhập quốc tế thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
c. Hội nhập quốc tế có tác động tích cực đến lao động, việc làm và các vấn đề xã
hội
d. Hội nhập quốc tế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ
e. Hội nhập quốc tế góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
f. Hội nhập quốc tế góp phần mở rộng giao lưu văn hoá Việt Nam với thế giới
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
3
2.2.2. Những thách thức trong hội nhập quốc tế
a. Những thách thức trong lĩnh vực kinh tế
b. Những thách thức trong lĩnh vực khoa học, công nghệ
c. Những thách thức trong lĩnh vực môi trường
d. Tác động của hội nhập quốc tế đến lĩnh vực tư tưởng, văn hoá
3. Kết quả hội nhập quốc tế
Trong phần này, giảng viên cần đi sâu phân tích, làm rõ những thành tựu, hạn chế
của hội nhập quốc tế.
3.1. Thành tựu
Trong phần này, giảng viên cần đi sâu phân tích, làm rõ những thành tựu của hội
nhập quốc tế. Trong đó, nhấn mạnh việc triển khai đường lối, chính sách của Đảng
về mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới, nước ta
đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Chú ý đến việc dánh giá kết quả hội
nhập quốc tế tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Những
thành tựu to lớn mà nước ta đạt được trong hội nhập quốc tế là kết quả của cả một
quá trình thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng
hoá, đa phương hoá với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập ngày càng sâu
rộng với khu vực và thế giới.
3.2. Hạn chế
- Trong một số lĩnh vực quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế vào những thời
điểm cụ thể, sự đổi mới tư duy còn chậm, chưa đáp ứng được tốt nhất yêu cầu phát
triển trong nước và phù hợp với những chuyển biến của tình hình thế giới.
- Sau thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại, chưa có nhiều bước đột phá mới nhằm
khai thác tốt nhất quan hệ lợi ích đan xen tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là
với một số nước lớn có liên quan đến lợi ích chiến lược của nước ta.
- Trong công tác hội nhập quốc tế, tiến độ của việc chuẩn bị về pháp lý và thể chế
vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu hội nhập, với những chuyển biến mới của tình
hình thế giới và khu vực.
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
4
- Công tác nghiên cứu cơ bản, dự báo chiến lược trong lĩnh vực đối ngoại và hội
nhập quốc tế còn hạn chế.
- Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại chưa nhạy bén, hình thức chưa sinh
động, hấp dẫn; cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, hiệu quả
chưa như mong muốn.
3. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN CHỈ ĐẠO QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ
3.1. Mục tiêu trong hội nhập quốc tế
Trong hội nhập quốc tế, mục tiêu cơ bản được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định
là nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận
lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ
vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát
huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy
tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
3.2. Nguyên tắc trong hội nhập quốc tế
Trong phát triển quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, Đảng ta nêu rõ 4 nguyên
tắc cụ thể:
Một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau.
Hai là, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
Ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình.
Bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Trong đó, nguyên tắc cơ bản và bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và
định hướng XHCN, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc.
3.3. Quan điểm chỉ đạo quá trình hội nhập quốc tế
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
5
Thứ nhất, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị
dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
Thứ ba, hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và
thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện
đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc
gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu
vực trong nước.
Thứ tư, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác tạo thuận
lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc
phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực
hiện đồng bộ trong chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù
hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.
Thứ năm, hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi ích
quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi
vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên minh
của bên này chống bên kia.
Thứ sáu, nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi
với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ
quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề
xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng cao vai
trò trong cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Một là, kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hoá, đa phương hoá
quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia -
dân tộc. Vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan
hệ lớn, nhất là mối quan hệ giữa tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế và hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế
Ba là, bảo đảm đồng bộ giữa đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
6
Bốn là, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của
Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị
- xã hội; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Bốn quan điểm chỉ đạo nêu trên là sự cụ thể hóa và bổ sung thêm trong tình hình
mới chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.
3.4. Về các chủ trương, chính sách cụ thể
Một là, tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức.
Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật.
Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bốn là, tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Năm là, nâng cao và phát huy hiệu quả uy tín và vị thế quốc tế.
Sáu là, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Bảy là, giải quyết tốt các vấn đề môi trường.
Tám là, đổimới tổ chức, hoạt động của tổ chức công đoàn và quản lý tốt sự ra đời,
hoạt động của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
II. KẾT QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRÊN CÁC KÊNH HỘI NHẬP CHÍNH
1. Tổng quan về kết quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên các kênh
hội nhập đa phương, khu vực và song phương
Trên cơ sở đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, thời gian
qua, Việt Nam đã tiến hành hội nhập dưới nhiều góc độ:
Về hội nhập đa phương, Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài
chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân
hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và
đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu
vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương.
Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan
trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
7
chức này. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một mốc mới trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của nước ta, mở ra một giai đoạn mới: nền kinh tế
nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới.
Về hội nhập khu vực, tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do
ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt
Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt
Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC).
Về hội nhập song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160
nước và 70 vùng lãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới
trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ , ký kết trên 90 Hiệp định
thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54
Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song
phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt
với tất cả các nước lớn, trong đó có các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác
chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm
của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với
Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện
của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự
quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế
văn hóa.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán, ký
kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong bối cảnh hệ thống thương mại đa
biên đang gặp phải những khó khăn nhất định, sự phát triển hợp tác kinh tế song
phương và khu vực, thể hiện qua việc hình thành các FTA là một sự bổ trợ quan
trọng cho mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư đa phương trên phạm vi toàn
cầu hiện nay. Việc hình thành các FTA với mức độ tự do hoá sâu rộng đã và đang
đem lại những cơ hội và cả thách thức không nhỏ đối với những nền kinh tế đang
phát triển như Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc mà
cần phải chủ động nắm bắt xu thế FTA, tham gia có lựa chọn để nắm bắt cơ hội
tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các đối tác quan
trọng.
2. Một số kết quả cụ thể trên các kênh hội nhập chính
1) Hội nhập trong khuôn khổ WTO
Nhằm triển khai các cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách
chính sách thương mại theo hướng ngày càng minh bạch và phù hợp hơn với các
cam kết, thông lệ quốc tế. Các nỗ lực mạnh mẽ nhất đã được tiến hành để nội luật
hóa cam kết hội nhập WTO, hình thành môi trường kinh doanh cạnh tranh bình
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
8
đẳng, minh bạch; phát triển các thị trường; giảm sự can thiệp của Chính phủ vào
thị trường thông qua các biện pháp kiểm soát giá cả, phân bổ nguồn lực, sở hữu,
các biện pháp bảo hộ, trợ cấp, độc quyền, tạo ra môi trường kinh tế - xã hội đáp
ứng các tiêu chí để Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường. Có thể thấy
nỗ lực này qua việc chỉ trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã xây
dựng mới và hoàn thiện trên 30 bộ luật; có tới hơn 400 văn bản pháp luật liên quan
đến 300 loại giấy phép kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau đã được rà soát,
đánh giá và loại bỏ. Đồng thời, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc lộ trình mở cửa
thị trường hàng hoá, dịch vụ theo cam kết của WTO. Cho đến nay, về cơ bản, các
luật, pháp lệnh có liên quan tới việc thực thi các cam kết WTO về cơ bản đều đã
được ban hành đầy đủ theo kiến nghị tại Báo cáo số 192/BC-BTP ngày 09 tháng 12
năm 2008 của Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát pháp
luật thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP.
Năm 2013, Việt Nam đã hoàn thành Phiên rà soát chính sách thương mại lần đầu
tiên trong WTO. Cộng đồng quốc tế đã hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của
Việt Nam trong quá trình cải cách, hoàn thiện chính sách và thực thi các cam kết
để phù hợp với quy định của WTO. Hiện Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho
Phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ hai tại WTO vào tháng 9 năm 2020.
Với tư cách thành viên WTO, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các cuộc đàm
phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam như nông
nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ ... và đóng góp tiếng nói bảo vệ quyền và lợi
ích của các nước đang phát triển. Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 (2013),
Việt Nam cùng các thành viên WTO đã thông qua Gói cam kết thương mại Bali -
một thỏa thuận lịch sử khai thông bế tắc trong đàm phán WTO, gồm 10 Hiệp định
với 3 nhóm nội dung là nông nghiệp, thuận lợi hóa thương mại và thương mại và
phát triển.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia vào các cuộc đàm phán song phương với các
nước thành viên và các nước chưa là thành viên về mở cửa thị trường hàng hoá và
dịch vụ trong WTO, trong đó có đàm phán với Liên bang Nga và một số đối tác
kinh tế truyền thống của Việt Nam.
Việt Nam cũng đang tận dụng hiệu quả Chương trình hỗ trợ thương mại của WTO
(AfT). Gần đây, OECD, tổ chức đồng triển khai AfT cùng với WTO đã lựa chọn
Việt Nam là một trong số các quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về AfT
và qua đó tiếp tục đưa ra các định hướng thúc đẩy hoạt động này cho Việt Nam.
2) Hội nhập trong khuôn khổ ASEAN
Trong bức tranh phát triển chung của ASEAN hơn 50 năm qua, hợp tác kinh tế là
mảng sôi động với nhiều kết quả cụ thể và thiết thực. Thành tựu nổi bật nhất dưới
trụ cột kinh tế là chúng ta đã tranh thủ được những cơ hội trong hội nhập kinh tế
ASEAN để mở rộng thị trường xuất khẩu, bước đầu tham gia vào chuỗi giá trị khu
vực, góp phần thức đẩy tăng trưởng kinh tế, cải cách chính sách trong nước, xây
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
9
dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với yêu cầu hội nhập. Về công tác
nội khối có thể kể đến một số thành tựu quan trọng mà Việt Nam cùng các nước
ASEAN đã đat được như sau:
Về thương mại hàng hóa, theo cam kết của Hiệp định Thương mại Hàng hóa
ASEAN (ATIGA), Việt Nam và các nước ASEAN đã tiến rất gần đến mục tiêu
xóa bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan (đến năm 2018, các nước ASEAN-6 đã xóa
bỏ khoảng 99,2% số dòng thuế và các nước gia nhập sau là Cam-pu-chia, Lào, My-
an-ma và Việt Nam đã xóa bỏ khoảng 90,9% số dòng thuế; tỷ lệ tự do hóa thuế
quan của Việt Nam trong nội khối ASEAN đạt 98% vào năm 2018, là tỷ lệ cao
nhất trong 11 FTA mà Việt Nam đang thực hiện). Ngoài tự do hóa thuế quan, các
nước ASEAN cũng đang triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động
thương mại của các doanh nghiệp như cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cơ chế hải
quan một cửa v.v... , các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về tiêu chuẩn trong
các lĩnh vực điện-điện tử, cao su, thực phẩm chế biến sẵn, dược phẩm và thiết bị y
tế v.v.
Về thương mại dịch vụ, tự do hóa thương mại dịch vụ là một trong những ưu tiên
quan trọng trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đến nay, các nước ASEAN đã ký kết
xong Nghị định thư thực hiện Gói cam kết dịch vụ thứ 10 thuộc Hiệp định khung
ASEAN về dịch vụ (AFAS-10) và kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại dịch
vụ ASEAN (ATISA).
Về đầu tư, sau nhiều nỗ lực thực thi Khu vực đầu tư ASEAN và Hiệp định Đầu tư
toàn diện ASEAN (ACIA), trong năm 2017, các nước ASEAN đã hoàn tất việc ký
kết Nghị định thư thứ hai và thứ ba sửa đổi ACIA và tiến tới sớm hoàn thành ký
kết Nghị định thư thứ tư sửa đổi Hiệp định này vào năm 2019 để tăng cường luồng
đầu tư trong khu vực Đông Nam Á.
Về các lĩnh vực khác, Việt Nam và các nước ASEAN đã đạt được những tiến bộ cụ
thể hơn trong việc thực thi các lĩnh vực mới, như các hoạt động chuẩn bị cho cách
mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử và phát huy vai trò của Cộng đồng kinh
tế ASEAN vào việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Trong năm 2018 vừa
qua, có thể kể đến một số nội dung đã được thống nhất triển khai và hoàn thành
như: ký kết Hiệp định ASEAN về Thương mại điện tử, thông qua Khung Hội nhập
số ASEAN, xây dựng Quy tắc ứng xử về xây dựng xanh của ASEAN,v.v..
Không chỉ tham gia sâu rộng và toàn diện vào hợp tác nội khối, Việt Nam cùng
ASEAN thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với các đối tác quan trọng khác như Ấn
Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Niu Di-lân, Ốt-xtrây-lia, Trung Quốc, v.v... thông qua
ký kết một loạt hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác này. Quan hệ hợp tác
kinh tế với các các đối tác quan trọng khác như Hoa Kỳ, EU, Ca-na-đa, Liên bang
Nga cũng được Việt Nam phối hợp với các nước thành viên ASEAN khác triển
khai tích cực thông qua các sáng kiến, các chương trình hành động cụ thể, tập
trung vào các nội dung các bên cùng quan tâm như kinh tế thương mại, đầu tư quốc
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
10
tế, phát triển năng lực. Cụ thể, một số kết quả nổi bật về hợp tác ngoại khối trong
thời gian gần đây có thể kể đến như: - Việt Nam đã phối hợp với các nước thành
viên ASEAN khác triển khai các thủ tục cần thiết và hoàn thành việc ký kết Hiệp
định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc vào ngày 23 tháng 02
năm 2018, và đang triển khai các thủ tục phê chuẩn Hiệp định này, hướng tới việc
đưa Hiệp định vào hiệu lực trong năm 2019.
- Cùng với các nước ASEAN khác, Việt Nam đã ký kết “Biên bản ghi nhớ về Hợp
tác Kinh tế giữa ASEAN và Liên minh Kinh tế Á - Âu” bên lề Hội nghị Cấp cao
ASEAN - Nga, tháng 11 năm 2018.
- Việt Nam cùng các nước ASEAN hoàn thành rà soát nâng cấp Hiệp định Thương
mại tự do ASEAN – Ôtx-trây-lia – Niu Di-lân cũng như hoàn thành rà soát pháp lý
và các thủ tục nội bộ để ký kết Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Đối tác
Kinh tế ASEAN – Nhật Bản, bổ sung các cam kết về thương mại dịch vụ, đầu tư
và di chuyển thể nhân vào Hiệp định này. Nghị định thư này dự kiến sẽ được ký
kết tại Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 7, tháng 3 năm 2019.
- Về đàm phán thương mại với các đối tác, sau khi khởi động đàm phán từ tháng
5/2013, đến nay, Việt Nam cùng các nước thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện khu vực (RCEP) đã tham gia 12 đàm phán cấp Bộ trưởng nhiều phiên
đàm phán chính thức giữa kỳ. Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước thành
viên RCEP góp phần duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong đàm phán với các
đối tác và thúc đẩy đàm phán RCEP đạt được tiến bộ quan trọng trong năm 2018,
hướng tới kết thúc đàm phán trong thời gian tới đây.
- Đảm nhiệm vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN-EU, Việt Nam đã thể hiện sự
tích cực trong việc điều phối với các nước ASEAN và EU nhằm thúc đẩy việc
nghiên cứu, thảo luận với EU về dự thảo khung khổ các yếu tố chính trong Hiệp
định FTA ASEAN – EU trong tương lai.
3) Hội nhập trong khuôn khổ APEC
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á
– Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1998. Thành tựu phát triển kinh tế và hội
nhập quốc tế của nước ta trong hơn 20 năm qua đã khẳng định chủ trương tham gia
APEC là hoàn toàn đúng đắn và đúng thời điểm.
Thứ nhất, là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu tại Châu Á – Thái Bình Dương, nơi
hội tụ các nền kinh tế, thương mại và công nghệ lớn toàn cầu, chiếm 39% dân số,
đóng góp 59% GDP, hơn 49% thương mại của thế giới, APEC đã mang lại nhiều
lợi ích về chiến lược, kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần thúc đẩy cải cách
trong nước, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. APEC là diễn đàn quy tụ 14
trên 28 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại
quan trọng hàng đầu của nước ta, chiếm 75% kim ngạch xuất nhập khẩu, 78% tổng
vốn đầu tư trực tiếp và 79% lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam. 14 trong
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
11
16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà ta đã, đang đàm phán và ký kết là với 17
trên 20 thành viên APEC. Những con số này minh chứng rõ nét tầm quan trọng của
APEC đối với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thứ hai, tham gia APEC góp phần quan trọng nâng cao vị thế quốc tế của Việt
Nam. Là thành viên APEC, Việt Nam có vai trò, tiếng nói bình đẳng trước nền
kinh tế hàng đầu thế giới trong tham gia định hình liên kết kinh tế khu vực. Bên
cạnh đó, diễn đàn APEC cũng là kênh quan trọng để chúng ta thúc đẩy quan hệ
song phương, góp phần đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu và thực chất.
Điều này có ý nghĩa quan trọng để chúng ta đẩy mạnh triển khai chủ trương chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương.
Thứ ba, nổi bật nhất trong 20 năm tham gia APEC phải kể đến việc Việt Nam là
một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ
nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017. Với vai trò chủ trì của Việt Nam, tại Tuần
lễ Cấp cao tháng 11/2006 tại thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên các nhà Lãnh đạo APEC
đã xác định triển vọng hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á –
Thái Bình Dương (FTAAP). Đây là dấu ấn quan trọng, đặt nền móng cho tầm nhìn
chiến lược về liên kết kinh tế toàn khu vực. Cùng với đó, Chương trình Hành động
Hà Nội nhằm thực hiện các Mục tiêu Bô-go, Gói biện pháp tổng thể cải cách
APEC, các cam kết hợp tác về an ninh con người, phát triển nguồn nhân lực, cải
cách cơ cấu, hỗ trợ các thành viên đang phát triển nâng cao năng lực hội nhập...
cũng được đánh giá là những giải pháp kịp thời, hữu hiệu cho những vấn đề APEC
phải đối mặt tại thời điểm đó. Sau 11 năm, chúng ta tiếp tục được các thành viên
tín nhiệm lựa chọn đăng cai APEC lần thứ hai trong bối cảnh năm 2017 được đánh
giá là một trong những thời điểm khó khăn nhất đối với Diễn đàn, với sự nổi lên
mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ, dân túy, chống toàn cầu hóa cũng như các thách
thức về biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội, già hóa dân số… Ta đã tổ chức
thành công xuất sắc Năm APEC 2017 với đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC lần
thứ 25 (TLCC APEC 25) tại thành phố Đà Nẵng. Tuyên bố Hội nghị Cấp cao
APEC 25 (AELM 25) và Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế lần thứ 29
(AMM 29) cùng các văn kiện kèm theo đã góp phần giữ vững đà hợp tác, liên kết,
duy trì giá trị cốt lõi APEC về thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do và mở và ủng
hộ hệ thống thương mại đa phương. Vai trò và đóng góp của Việt Nam được đặc
biệt đề cao khi chúng ta đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC
(năm 2005 - 2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác
chủ chốt, chủ trì khởi xướng thảo luận về xây dựng Tầm nhìn mới cho Diễn đàn
APEC sau năm 2020.
Thứ tư, tham gia APEC và thực hiện các sáng kiến về mở cửa thương mại, đầu tư,
tạo điều kiện kinh doanh góp phần tạo động lực thúc đẩy cải cách trong nước, từng
bước hoàn thiện thể chế chính sách, quy định phù hợp với các cam kết quốc tế.
Tham gia sân chơi APEC tạo tiền đề để Việt Nam tham gia vào những sân chơi
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
12
rộng lớn và có mức độ cam kết hơn hơn như WTO, các FTA, trong đó có những
FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao. Việc thực hiện các cam kết quốc tế cũng là đòn
bẩy để hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm khiết, kiến tạo, hành
động phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Thứ năm, là thành viên đang phát triển trong APEC, Việt Nam đã đề xuất thực hiện
cũng như hưởng lợi từ các chương trình xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật. Một
trong ba trụ cột chính của APEC là hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ECOTECH), hỗ trợ
các nền kinh tế đang phát triển nâng cao năng lực, cải cách kinh tế và hội nhập khu
vực, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển. Việc triển khai các sáng kiến cùng
các dự án hỗ trợ của APEC đã góp phần nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho
các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, tăng cường kiến thức và kinh nghiệm
của đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập.
Cuối cùng, diễn đàn APEC mang đến những tiềm năng và cơ hội to lớn cho các
doanh nghiệp Việt Nam. Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo APEC với Hội đồng tư
vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC
hàng năm là dịp quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp đề xuất khuyến nghị lên
các nhà Lãnh đạo, chủ động tham gia đóng góp xây dựng chính sách liên kết kinh
tế khu vực, đồng thời tạo khuôn khổ để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các tập
đoàn hàng đầu thế giới. APEC cũng hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, trong tiếp cận thị trường, hưởng môi trường đầu tư, kinh doanh
và điều kiện đi lại thuận lợi, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, tiếp cận công
nghệ và trình độ quản lý tiên tiến.
4) Hội nhập trong khuôn khổ ASEM
Được thành lập cách đây 22 năm (1996), ASEM đã phát triển vượt lên kỳ vọng ban
đầu, khẳng định là cơ chế đối thoại và hợp tác quan trọng, có quy mô lớn nhất giữa
hai châu lục, thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc vì hòa bình và phát triển.
ASEM đã và đang là nhân tố quan trọng góp phần định hình cục diện thế giới trong
thế kỷ 21. Thời gian qua, Diễn đàn đang chuyển mình với những nội hàm hợp tác
và liên kết sâu rộng, từng bước mang lại lợi ích thiết thân cho các thành viên trong
nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, phục hồi kinh tế, ứng phó các thách thức
toàn cầu. Vượt qua nhiều rào cản và khác biệt, ASEM ngày nay trở thành đại gia
đình với 53 thành viên.
Là một trong những thành viên sáng lập ASEM, Việt Nam luôn phát huy vai trò
chủ động tham gia hợp tác Á-Âu trên cả 3 lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác
kinh tế và hợp tác khác. Việc tham gia ASEM tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt
Nam tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ,
hỗ trợ cho quan hệ song phương, đẩy mạnh ngoại giao đa phương; tranh thủ khả
năng hợp tác thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân
lực, trao đổi văn hóa, giáo dục - đào tạo phục vụ các yêu cầu phát triển đất nước:
Thứ nhất, ASEM là nơi hội tụ 19 trong số 26 đối tác chiến lược và đối tác toàn
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
13
diện của Việt Nam, chiếm khoảng 70% đầu tư trực tiếp nước ngoài, 70% tổng giá
trị thương mại quốc tế và 80% lượng khách du lịch quốc tế. 14 trong 16 hiệp định
thương mại tự do mà Việt Nam đã ký hoặc đang đàm phán là với các đối tác
ASEM (trong số 60 đối tác có 47 thành viên ASEM). Những con số này phản ánh
phần nào ý nghĩa và vai trò của các thành viên ASEM đối với bức tranh tổng thể
kinh tế Việt Nam, nhất là trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tiếp thu
công nghệ tiên tiến và kỹ năng quản lý cao, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
Thứ hai, trong bối cảnh môi trường hòa bình, an ninh trên thế giới và khu vực đứng
trước nhiều thách thức, cạnh tranh giữa các nước lớn phức tạp, chúng ta đã phối
hợp chặt chẽ với các thành viên ASEAN để ngày càng có nhiều thành viên đề cao
lợi ích chung trong duy trì hòa bình, an ninh và ổn định để phát triển, lên tiếng ủng
hộ lập trường chính nghĩa của ta trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ…
Thứ ba, chiếm 24 trong số 25 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam,
ASEM là diễn đàn quan trọng để Việt Nam đa phương hóa. Các thỏa thuận quan
trọng mà ta đạt được nhân dịp các Hội nghị Cấp cao ASEM như thỏa thuận với EU
về việc Việt Nam gia nhập WTO, ký tắt Hiệp định Đối tác và Hợp tác với EU tại
Hội nghị ASEM 8, Tuyên bố định hướng kết thúc đàm phán FTA Việt Nam - EU
bên lề Hội nghị Cấp cao ASEM 11 năm 2018 là một số ví dụ.
Thứ tư, thông qua các cơ chế hợp tác về quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai, Đối
thoại ASEM về phát triển bền vững với trọng tâm là hợp tác Mekong - Danube,
các Bộ, ngành, địa phương đã tranh thủ kinh nghiệm và hỗ trợ thiết thực của các
thành viên ASEM trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước gắn với
phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. EU khẳng định hỗ trợ các nước hạ
nguồn Mekong, cam kết tài trợ 1,7 tỷ Euro cho các chương trình của Mekong trong
giai đoạn 2014 - 2020, Trung Quốc cam kết hợp tác, ủng hộ các hình thức hỗ trợ
phát triển cho các nước hạ lưu sông Mekong, các dự án hợp tác của Hungary, Hà
Lan, Italy, Đức, ở ĐBSCL... là những minh chứng sinh động. Kênh hợp tác địa
phương đầu tiên trong ASEM giữa Bến Tre và Tulcea (Romania), Cần Thơ và
Ruse (Bulgaria) mở ra triển vọng tham gia hợp tác thực chất, hiệu quả của các địa
phương trong hợp tác ASEM.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ASEAN và các
thành viên khác trao đổi tìm ra phương cách phù hợp làm sâu sắc thêm quan hệ đối
tác toàn diện Á - Âu; chủ động “đóng góp, xây dựng và định hình”, đề xuất giải
pháp cho các vấn đề lớn của ASEM như vấn đề mở rộng thành viên, củng cố cơ
chế hoạt động, thúc đẩy hiệu quả của Nhóm hợp tác chuyên ngành…; Tranh thủ
các thành viên thúc đẩy các quan tâm chung của ASEM, đồng thời là lợi ích của
Việt Nam như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, ứng phó thiên tai… Đồng
thời, nâng cao nhận thức về vai trò ASEM, tăng cường phối hợp liên ngành, cải
tiến, đổi mới cơ chế thông tin, phối hợp giữa các Bộ, ban ngành với địa phương,
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
14
doanh nghiệp để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong chủ trương và triển khai các hoạt
động ASEM.
5) Tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA)
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán, ký kết các
Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong bối cảnh hệ thống thương mại đa biên
đang gặp phải những khó khăn nhất định, sự phát triển hợp tác kinh tế song
phương và khu vực, thể hiện qua việc hình thành các FTA là một sự bổ trợ quan
trọng cho mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư đa phương trên phạm vi toàn
cầu hiện nay. Việc hình thành các FTA với mức độ tự do hoá sâu rộng đã và đang
đem lại những cơ hội và cả thách thức không nhỏ đối với những nền kinh tế đang
phát triển như Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc mà
cần phải chủ động nắm bắt xu thế FTA, tham gia có lựa chọn để nắm bắt cơ hội
tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các đối tác quan
trọng.
Cho tới thời điểm hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 FTA gồm: 7 FTA ký
kết với tư cách là thành viên ASEAN (CEPT/AFTA và FTA với các đối tác: Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Niu Dilân, Hồng Kông); 5 FTA ký kết
với tư cách là một bên độc lập (với các đối tác: Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên
minh Kinh tế Á-Âu, và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương CPTPP). Hiện chúng ta đang đàm phán 3 FTA, gồm: Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA với Khối thương mại tự do Châu Âu
(EFTA), FTA Việt Nam - I-xra-en. FTA với Liên minh Châu Âu (EU) đã hoàn tất
rà soát pháp lý và chuẩn bị tiến tới ký kết.
Việc Việt Nam ký kết các FTA song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu
vực và thị trường toàn cầu,cũng như được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước
đối tác thuận lợi hơn. Bởi phần lớn các rào cản và điều kiện trong buôn bán đã
được cam kết dỡ bỏ, chủ yếu là các hàng rào thuế quan (hầu hết về 0% hoặc dưới
5%) đã mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng sáng lạn cho
nhiều ngành sản xuất hàng hóa của chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ
phận lớn người lao động trong các Công ty có hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa,
các rào cản về thủ tục pháp lý đồng thời cũng được giảm thiểu và tối giản hơn, tạo
điều kiện để Doanh nghiệp bước ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, khi gia nhập và ký
kết vào các Hiệp định về thương mại hàng hóa kể trên, Việt Nam có thể nâng cao
hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường (đặc biệt đối với đầu tư từ các nước đối
tác CPTPP) và bảo vệ quyền lợi cho người lao động nước nhà tốt hơn.
Việt Nam được hưởng ưu đãi theo các FTA, lượng vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ gia
tăng, thu hút được các lao động trí thức, có tay nghề cao từ nước ngoài tới Việt
Nam làm việc, các doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp thu với khoa học công nghệ –
kỹ thuật tiên tiến từ các nước phát triển. Nói cách khác, nhờ tham gia các FTA mà
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
15
doanh nghiệp có thêm cơ hội tranh thủ được vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ và
các nguồn lực quan trọng khác từ nước ngoài để phát triển. Lợi thế này không chỉ
nhìn từ góc độ hiện tại mà còn là tiềm năng phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, khi tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam
cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như:
Một là, khi thị trường mở rộng, các công ty của nước ngoài cũng sẽ có những cơ
hội thuận lợi để thâm nhập thị trường trong nước. Đặt trên cán cân, rõ ràng các
doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế nguồn lực như vốn, trình độ sản xuất và quản
lý, kinh nghiệm thương trường lớn mạnh hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong
nước. Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ không đủ sức cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngoài, dễ bị cạnh tranh, khó phát triển.
Hai là, về vấn đề rào cản kỹ thuật và yêu cầu về xuất xứ hàng hóa nghiêm ngặt.
Đối với các FTA Việt Nam mới ký kết, gia nhập gần đây thì các quy tắc xuất xứ
đều theo xu hướng là gia tăng giá trị tại Việt Nam trong khu vực các nước tham gia
FTA. Đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu về nước
để gia công hàng xuất khẩu, cho nên nếu không chuyển vùng nguyên liệu từ nhập
khẩu sang trong nước cung cấp, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được
hưởng các ưu đãi thuế. Ngoài ra, các quy định kỹ thuật như bao gói, nhãn mác, dư
lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất
khẩu Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam có thể bị mắc ở rào cản về
các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Việc quy định các tiêu chuẩn này thuộc quyền của
nước nhập khẩu, do vậy khó lòng ngăn cản nước nhập khẩu lạm dụng các quy định
về tiêu chuẩn này để làm rào cản ngăn hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào thị
trường nước họ.
Ba là, ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics ở Việt Nam chưa phát triển
mạnh nên chi phí của nền kinh tế sẽ còn cao so với các quốc gia khác. Trước mắt,
nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải vượt qua những trở ngại về chất lượng nguồn
nhân lực, chất lượng quản trị quốc gia của Chính phủ, về môi trường cạnh tranh
quốc gia và một số vấn đề an sinh xã hội…
4. CẦN LÀM GÌ ĐỂ TIẾP TỤC HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN ?
Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam không có lựa
chọn nào tốt hơn là phải tiếp tục quá trình hội nhập quốc tế một cách toàn diện và
ngày càng sâu rộng hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung then chốt và là nền
tảng của quá trình hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay. Việt Nam sẽ tiếp tục các tiến trình hội nhập kinh tế ở nhiều tầng cấp khác
nhau, từ đơn phương tự do hoá đến liên kết song phương, liên kết tiểu vùng, hội
nhập khu vực và toàn cầu. Phạm vi và mức độ liên kết/tự do hoá cũng sẽ ngày càng
rộng và cao hơn. Quá trình thực hiện các cam kết hội nhập của Việt Nam cũng
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
16
ngày càng đi vào thực chất và, do đó, có nhiều tác động mạnh hơn đến nền kinh tế
và nhiều mặt của đời sống xã hội ở Việt Nam.
Để tiếp tục thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả đối với sự phát
triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam, chúng ta cần:
1) Sớm tiến hành tổng kết toàn diện công tác hội nhập những năm qua ở cả cấp
trung ương lẫn địa phương, qua đó rà soát lại toàn bộ các chủ trương, biện pháp,
các lộ trình hội nhập từ các khuôn khổ đơn phương, song phương, tiểu vùng, khu
vực, liên khu vực đến toàn cầu (WTO) và các chương trình hành động, việc thực
thi các cam kết, đánh giá đúng những cái được và chưa được, những mặt mạnh và
mặt yếu kém, hạn chế, nguyên nhân và rút ra các bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra
những điều chỉnh, bổ sung về chủ trương, phương hướng, biện pháp, lộ trình hội
nhập và các cam kết trong tương lai. Điều quan trọng là phải sớm xây dựng được
một lộ trình tổng thể bao quát toàn bộ các tiến trình hội nhập hiện nay và trong
tương lai đến 2020 của Việt Nam.
2) Khắc phục các hạn chế và khiếm khuyết hiện nay của công tác hội nhập kinh tế
quốc tế, coi đây nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm đúng mức và sớm giải
quyết một cách tốt nhất.
3) Tăng cường phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh quá trình đổi mới
từ tư duy đến phong cách quản lý và đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư, giảm chi phí gia nhập thị trường và chi phí đầu vào. Xúc tiến
mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương
hiệu mới. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác liên doanh với doanh
nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Cải cách và nâng cao năng
lực của các doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để có thể nâng cao
khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế. Thực hiện triệt để và kiên quyết Nghị quyết
của Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 3 khóa IX về sắp xếp, đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh việc thay đổi,
điều chỉnh nhận thức, tư duy về vai trò của thành phần kinh tế nhà nước, cần kiên
quyết giải thể các doanh nghiệp kém hiệu quả. Sớm hấm dứt tình trạng bảo hộ bất
hợp lý, bù lỗ, khoanh nợ, giãn nợ. Chấm dứt tình trạng cơ quan quản lý nhà nước
can thiệp vào họat động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Xóa bỏ đặc quyền
và độc quyền kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Việc cổ phần hóa doanh
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
17
nghiệp nhà nước cần được tiến hành công khai, dân chủ, tránh tình trạng biến cổ
phần hóa thành việc “chia chác” công sản cho một số người.
4) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trên cơ sở phát huy lợi thế của ta, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam. Nâng cao chất lượng phát triển, đặc biệt tăng cường nội dung tri
thức và tính bền vững của phát triển.
5) Đổi mới công tác xây dựng pháp luật để sớm có được một hệ thống pháp luật
tương đối đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu HNKTQT, tạo
hành lang pháp lý để thực hiện các cam kết quốc tế. Các bộ/ngành, địa phương cần
rà soát lại, sửa đổi bổ sung và ban hành mới các văn bản dưới luật theo thẩm quyền
phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam trong HNKTQT, đặc biệt là sau
khi chúng ta gia nhập WTO và đi vào thực hiện các cam kết gia nhập.
6) Tăng cường phổ biến tuyên truyền, thông tin về HNKTQT bao gồm cả kiến thức
về các quy tắc, luật lệ quốc tế, các cam kết, lộ trình mở cửa của Việt Nam và các
thông tin về thị trường tới địa phương và doanh nghiệp.
7) Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ
hội nhập ngày càng sâu rộng hơn, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao
năng lực của cán bộ, công chức, nhà quản lý doanh nghiệp và thẩm phán, luật sư.
III. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 (4.0) – CƠ HỘI VÀ
THÁCH THỨC TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Đặt vấn đề
Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” lần đầu tiên được đưa ra ở Cộng hòa Liên bang Đức
năm 2011 tại Hội chợ Công nghệ Hannover. Đến năm 2012, được sử dụng đặt tên
cho một chương trình hỗ trợ của Chính phủ Đức hợp tác với giới nghiên cứu và các
hiệp hội công nghiệp hàng đầu của Đức nhằm cải thiện quy trình quản lý và sản
xuất trong các ngành chế tạo thông qua “điện toán hóa”. Ngày 20/01/2016, tại Diễn
đàn Kinh tế thế giới đã khai mạc với chủ đề “Làm chủ cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư”. Từ đó, đến nay, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được sử dụng
rộng rãi trên thế giới để mô tả cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được tạo nên bởi sự hội tụ của các công nghệ
mới chủ yếu như IoT- Internet kết nối mọi vạn vật, rô bốt cao cấp, công nghệ in ấn
3D, điện toán đám mây, công nghệ di động không dây, trí tuệ thông minh nhân tạo,
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
18
công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học lượng
tử.
2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trước tình hình thực tiễn, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại những cơ
hội và thách thức tác động đến phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới. Cụ thể:
2.1. Về cơ hội
Một là: Các chủ thể trong nền kinh tế có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến
bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ
số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả trong tất
cả các khâu của nền sản xuất xã hội.
Hai là: Cơ hội phát triển nhanh hơn nhiều ngành kinh tế và phát triển những ngành
mới thông qua mở rộng ứng dụng những tiến bộ, thành tựu về công nghệ thông tin,
công nghệ số, công nghệ điều khiển, công nghệ sinh học (thuộc các lĩnh vực như
công nghiệp không gian, công nghiệp sáng tạo, công nghiệp giải trí, công nghiệp
sinh học, công nghiệp quốc phòng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,...).
Ba là: Cơ hội đón đầu, hình thành và phát triển nhanh nền kinh tế tri thức, thu hẹp
khoảng cách và đuổi kịp những nước đi trước trong khu vực và thế giới thông qua
tiếp thu, làm chủ và ứng dụng nhanh vào sản xuất kinh doanh, quản lý những tiến
bộ, thành tựu công nghệ (kể cả phương thức sản xuất, quản lý) từ cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4.
Đối với năng lượng tái sinh, đặc biệt là năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học,
Việt Nam có lợi thế đối với hai loại hình năng lượng này bởi chi phí của nó không
quá cao. Việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng sẽ giúp Việt Nam giảm tải được áp
lực về môi trường và sự phụ thuộc vào bên ngoài đối với thủy điện, nhiệt điện, dầu
khí và điện hạt nhân.
Bốn là: Lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mạng xã hội, di động, phân tích
và điện toán đám mây (SMAC) đang là xu hướng mới mẻ của cả thế giới và Việt
Nam có cơ hội phát triển lĩnh vực này.
Với lợi thế hiện có như hạ tầng Internet tương đối tốt, giá rẻ trong khi thiết bị di
động cấu hình cao, giá thấp đang trở nên phổ biến cũng như sự khuyến khích phát
triển của chính phủ, Việt Nam có tiềm năng phát triển công nghệ SMAC rất lớn.
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
19
Một yếu tố thuận lợi nữa là Việt Nam có các đối tác quan trọng là các tập đoàn
công nghệ lớn và có nhiều kinh nghiệm như Microsoft trong quá trình tư vấn, xây
dựng, và phát triển SMAC nói chung và điện toán đám mây tại Việt Nam. Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 này là một cơ hội để Việt Nam đuổi kịp các nước phát
triển trong kỷ nguyên số. Việc ứng dụng kỷ nguyên số còn cho phép chúng ta đẩy
nhanh được việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều ngành nghề, góp phần khắc
phục những khó khăn hiện có. Những ngành cần ứng dụng này nhất hiện nay là
thương mại điện tử, giao thông vận tải, đo lường địa chất, hay đo lường chất lượng
môi trường.
Năm là: Công nghệ sinh học, CMCN 4.0 có tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng
như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó, tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm
nông nghiệp. Việt Nam được đánh giá vẫn có lợi thế đối với ngành Nông nghiệp.
Nếu có những sự cải cách về giống cùng cách thức nuôi, trồng sẽ tạo ra một nền
nông nghiệp sạch với các sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới.
Đối với lĩnh vực y tế, nhiều bệnh nan y, nhất là ung thư đang trở thành vấn đề sức
khỏe mang tính chất toàn cầu, gây ra những mất mát về người, sự tốn kém về kinh
tế trong điều trị và ngăn chặn. Những công trình nghiên cứu của công nghệ sinh
học ứng dụng thành công trong y dược, đặc biệt là trong sản xuất thuốc và trong
chuẩn đoán bệnh là đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn tới đây.
2.2. Về thách thức
Một là: Thách thức trong lĩnh vực giải quyết việc làm: với sự mở rộng ứng dụng
các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa. Các hệ thống robot
có trí thông minh nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc trong
toàn bộ dây chuyền sản xuất nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động.
Đây là một trong những thách thức lớn nhất, bởi chuyển dịch cơ cấu lao động trong
gần 20 năm qua của Việt Nam rất chậm và chậm hơn nhiều nếu so với chuyển dịch
cơ cấu GDP. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành thâm
dụng lao động giá rẻ. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo mới là lợi thế. Hơn thế,
các công nghệ hiện đại châm ngòi cho cuộc cách mạng mới trong nhiều ngành
trong nền kinh tế thế giới như công nghệ in 3D, robot và tự động hóa lại sử dụng
rất ít nhân công. Các loại hình công nghệ này sẽ thách thức mô hình “sản xuất hàng
loạt” bằng mô hình “tùy chỉnh hàng loạt” và tự động hóa với chi phí thấp hơn.
Trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt Nam có thể thất
nghiệp ví dụ như lao động dệt may, lắp ráp, số lao động này hiện đang chiếm một
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
20
tỷ trọng không nhỏ trong lực lượng lao động của nước ta hiện nay. Ngoài ra, chất
lượng nguồn nhân lực thấp cũng làm cản trở về nâng cao năng lực tiếp thu, làm
chủ và ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới ở các quy mô doanh nghiệp, ngành
lĩnh vực và cả nền kinh tế trong điều kiện xuất phát điểm phát triển của Việt Nam
còn thấp so với nhiều nước.
Hai là: Thách thức về quản trị nhà nước cũng là một trong những thách thức lớn
nhất đối với nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ gặp
nhiều khó khăn nếu công cuộc cải cách cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng
trưởng được Nhà nước đề ra trong thời gian qua thực hiện không thành công. Bên
cạnh đó, những thách thức về an ninh phi truyền thống sẽ tạo ra áp lực lớn nếu Nhà
nước không đủ trình độ về công nghệ và kỹ năng quản lý để ứng phó.
Ba là: Các nước công nghiệp mới nổi và nhiều nước đang phát triển đều cạnh tranh
quyết liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh
chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp thứ 4
đem lại để giành lợi thế phát triển. Áp lực lớn cho Việt Nam về sự tỉnh táo trong
hội nhập, hợp tác quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường nhất là thị trường khoa
học công nghệ, cải thiện đổi mới môi trường đầu tư kinh doanh, tích lũy đầu tư để
thu hút chuyển giao, ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ vào
phát triển nền kinh tế.
3. Đề xuất giải pháp
Thời gian tới để Việt Nam nắm bắt được cơ hội, vượt qua thách thức tác động của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì cần thiết thực hiện đồng bộ các giải
pháp sau:
Thứ nhất, cần xây dựng một nhận thức chung trong toàn xã hội đối với những thay
đổi nhanh chóng do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang tới. Sự chủ động
và sẵn sàng là một điều quan trọng, góp phần “tăng tốc” nhanh lúc ban đầu của
một quốc gia. Cần đưa những cơ hội và thách thách thức liên quan đến Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 vào như là một nội dung bắt buộc của việc phân tích
bối cảnh tác động để điều chỉnh những thông số của các kế hoạch phát triển trung
và dài hạn, đặc biệt là chương trình đầu tư hạ tầng lớn, trước hết là internet, thông
tin, truyền thông…
Rà soát và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của nền
kinh tế theo hướng đón đầu, lựa chọn và đi thẳng vào khai thác sử dụng những tiến
bộ, thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Coi khoa học công
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
21
nghệ là một trong yếu tố dẫn dắt quá trình tái cơ cấu kinh tế. Thu hút đầu tư gắn
liền với nhiệm vụ thu hút ứng dụng tiến bộ, thành tựu công nghệ của thế giới.
Thứ hai, cần tăng cường nâng cao nhận thức của các cơ quan hoạch định chính
sách cũng như khu vực doanh nghiệp (nhất là đối với các doanh nghiệp trong
ngành năng lượng, khai thác tài nguyên, công nghiệp chế tạo do các ngành này có
khả năng chịu nhiều tác động) và khu vực ngân hàng về Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 để giúp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và đầu tư nhằm tránh các
khoản đầu tư sai, qua đó giúp ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương
lai.
Đổi mới thể chế, hoàn thiện môi trường pháp lý có tính đến tác động của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trước hết nhanh chóng hoàn thiện môi trường
pháp lý cho phát triển thị trường khoa học công nghệ theo hướng hội nhập, xây
dựng môi trường pháp lý cho phát triển các ngành nghề kinh doanh mới ở Việt
Nam đang bắt đầu nảy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp này. Nhà nước cần tạo
điều kiện thật thuận lợi về môi trường cho các doanh nghiệp được tiếp cận, tham
gia và ứng dụng các công nghệ tiên tiến.
Các cấp, ngành cần nhanh chóng rà soát, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch hành động để sẵn sàng các điều kiện và thực hiện ngay từ bây giờ việc hội
nhập, hợp tác, chủ động đón nhận, đưa Việt Nam vào nhóm nước đang phát triển
đi đầu trong tham gia, thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Đổi mới tư
duy, bộ máy và phương thức quản lý điều hành, hoạch định cơ chế chính sách phù
hợp với sự thay đổi có tính cách mạng về công cụ, công nghệ sản xuất và quản lý.
Đặc biệt là yêu cầu về xử lý tổng hợp khối lượng thông tin lớn, phản ứng nhanh
nhạy với các tình huống và tính minh bạch trong quản lý, ra quyết định.
Thứ ba, hoàn thiện thể chế kinh tế thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Xây dựng hành lang
pháp lý chặt chẽ phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo ra môi trường kinh doanh
minh bạch, bình đẳng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, khuyến khích tinh thần doanh nghiệp,
tạo động lực cho mọi thành phần kinh tế không ngừng đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, cần nâng cao kỷ luật hành chính, kỷ
luật công vụ của cán bộ công chức các cấp để thực thi hiệu quả chính sách đổi mới
sáng tạo.
Thứ tư, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu. Chiến
lược đổi mới sáng tạo ở tầm quốc gia cần lựa chọn đầu tư có chọn lọc và mạnh mẽ
nguồn lực cả từ nhà nước và xã hội vào một số ngành/lĩnh vực cốt lõi của Cách
mạng công nghiệp 4.0, đồng thời tranh thủ sự cộng tác từ quốc tế. Trong ngắn hạn
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
22
có thể tập trung vào cải tiến công nghệ sẵn có nhằm tăng năng suất, giá trị gia tăng
của sản phẩm một cách nhanh chóng, từ đó tạo nguồn lực và động lực cho những
hoạt động nghiên cứu và phát triển quy mô hơn. Bên cạnh đó, cần xây dựng mối
liên kết với các doanh nghiệp - viện/trung tâm nghiên cứu theo đơn đặt hàng từ
doanh nghiệp. Phát triển thị trường vốn cho nghiên cứu và phát triển theo hướng
gia tăng vai trò của nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ các tổ chức trong và ngoài
nước.
Thứ năm, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm xây dựng nguồn nhân lực có
kỹ năng và sáng tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng đào tạo
theo yêu cầu của doanh nghiệp, xã hội, gắn lý thuyết với thực hành, đẩy mạnh sự
hợp tác giữa trường đại học - doanh nghiệp, chú trọng xây dựng cho sinh viên khả
năng và tinh thần sáng tạo. Trong đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng của người lao
động gắn với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, thực hiện đào tạo và đào tạo lại
trong công việc.
Thứ sáu, phát triển mạnh mẽ hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông hoàn chỉnh, hiện đại,
an toàn bằng nguồn lực của nhà nước cũng như xã hội hóa. Đồng thời, đào tạo
nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và truyền thông có chất lượng cao, đáp ứng
nhu cầu của nền công nghiệp thế hệ thứ 4. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, sản xuất, kinh
doanh, quản lý hành chính, triển khai sâu rộng các ứng dụng của chính phủ điện tử.
Có chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông thành ngành kinh tế
trọng điểm, nâng cao giá trị các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông,
xem đây là trụ cột của nền công nghiệp thế hệ thứ 4.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Trình bày tính tất yếu của quá trình hội nhập quốctế?
2. Trình bày cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập quốctế của Việt Nam?
3. Phân tích những quan điểm cơ bản của Đảng ta hiện nayvề hội nhập quốc tế?
4. Phân tích một số giải pháp cơ bản nhằm giữ vững độc lập dân tộc và định
hướng xã hội chủ nghĩa trong hội nhập quốc tế của nước ta?
5. Phân tích chủ trương, chính sách cụ thể về hội nhập kinh tế trong giai đoạn hiện
nay?
HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghịquyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI,
XII của Đảng;
2. Ban Chấp hànhTrungương Đảng khoá XII (2016), Nghị quyết số 06 – NQ/TW
ngày 5/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ
vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới;
3. Nguyễn Hường - NhậtQuang (2018), 2018 là năm bản lề cho hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam, Báo Công Thương;
4. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2016), Quan điểm, chủ trương của Đảng
về hội nhập kinh tế quốc tế qua các kỳ Đại hội;
5. Một số trang web: mof.gov.vn, hoinhapkinhte.gov.vn, tapchitaichinh.vn..
6. TS. Phạm Quốc Trụ, nguyên Phó Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực
Việt Nam bên cạnh Liên hiệp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại
Giơnevơ
7. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
4: Một số đặc điểm, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
9.Tạ Thị Đoàn (Học viện Chính trị khu vực 1) - Cách mạng công nghiệp lần thứ 4:
Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam

Contenu connexe

Tendances

Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóale hue
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
Kinh tế vi mô 1 - Bài tập chương 3: Co giãn của cầu và cung
Kinh tế vi mô 1 - Bài tập chương 3: Co giãn của cầu và cungKinh tế vi mô 1 - Bài tập chương 3: Co giãn của cầu và cung
Kinh tế vi mô 1 - Bài tập chương 3: Co giãn của cầu và cungPhạm Nam
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxNguynHong218306
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.Mark Pham
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng SảnPhuong Nha Nguyen
 
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuongmai_mai_yb
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilkthaoweasley
 
Chuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptChuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptBinThuPhng
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.comThùy Linh
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGDigiword Ha Noi
 
Hồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảHồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảCẩm Thu Ninh
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thắng Nguyễn
 
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam VinamilkCông ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam VinamilkPham Mai
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
Toan Cau Hoa
Toan Cau HoaToan Cau Hoa
Toan Cau HoaDuong Le
 

Tendances (20)

Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
Kinh tế vi mô 1 - Bài tập chương 3: Co giãn của cầu và cung
Kinh tế vi mô 1 - Bài tập chương 3: Co giãn của cầu và cungKinh tế vi mô 1 - Bài tập chương 3: Co giãn của cầu và cung
Kinh tế vi mô 1 - Bài tập chương 3: Co giãn của cầu và cung
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
 
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuong
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sảnLuận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
 
Chuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptChuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.ppt
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
 
Hồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảHồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giả
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1
 
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam VinamilkCông ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
 
Biên bản họp nhóm
Biên bản họp nhómBiên bản họp nhóm
Biên bản họp nhóm
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
Toan Cau Hoa
Toan Cau HoaToan Cau Hoa
Toan Cau Hoa
 

Similaire à TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...Việt Cường Nguyễn
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngBảo Bối
 
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdfThoLam5
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpTiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpBaking Academi
 
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptxBài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptxnguyenvu7103
 
ĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docxĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docxLXunHo1
 
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsBài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsminhanhBui11
 
Chien luoc pt ktxh 2011 2020
Chien luoc pt ktxh 2011 2020Chien luoc pt ktxh 2011 2020
Chien luoc pt ktxh 2011 2020phdgkhoa
 
đườNg lối đối ngoại
đườNg lối đối ngoạiđườNg lối đối ngoại
đườNg lối đối ngoạinguoitinhmenyeu
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam nataliej4
 
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similaire à TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (20)

TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt NamMối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
 
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
 
Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpTiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
 
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptxBài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
 
ĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docxĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docx
 
Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bảo vệ Tổ quốc, HOT
Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bảo vệ Tổ quốc, HOTPhương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bảo vệ Tổ quốc, HOT
Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bảo vệ Tổ quốc, HOT
 
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsBài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
 
Chien luoc pt ktxh 2011 2020
Chien luoc pt ktxh 2011 2020Chien luoc pt ktxh 2011 2020
Chien luoc pt ktxh 2011 2020
 
Thaoluan12345
Thaoluan12345Thaoluan12345
Thaoluan12345
 
đườNg lối đối ngoại
đườNg lối đối ngoạiđườNg lối đối ngoại
đườNg lối đối ngoại
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
 
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
 

Plus de Bùi Quang Xuân

HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxBùi Quang Xuân
 
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxBùi Quang Xuân
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxTS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxBùi Quang Xuân
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptxBùi Quang Xuân
 
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptxtS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNBùi Quang Xuân
 
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC  TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Bùi Quang Xuân
 

Plus de Bùi Quang Xuân (20)

HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
 
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docxBAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
 
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxTS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
 
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptxtS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
 
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC  TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 

TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

  • 1. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI - PHÂN HIỆU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Những năm qua, ViệtNam đã đạtđược nhiều kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước đưa Việt Nam khẳng định được vị thế trên trường quốc tế và thu hút các nhà đầu tư. I. Tính tất yếu khách quan của hội nhập quốc tế Trong phần này, giảng viên cần làm rõ được các nội dung sau: 1. 2. Khái niệm về hội nhập quốc tế Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đó và nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm. Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó. 1.3. Những nhân tố thúc đẩy hình thành và phát triển việc hội nhập quốc tế - Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. - Quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức cao đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia và được quốc tế hóa ngày càng sâu sắc thể hiện ở việc hợp tác ngày càng sâu sắc giữa các quốc gia theo hình thức song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu.
  • 2. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 2 - Hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế chủ đạo trong sự phát triển của thế giới ngay nay. Hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ chi phối, quyết định toàn bộ các quan hệ quốc tế và làm thay đổi cấu trúc toàn cầu, dù cho thế giới vẫn còn tồn tại những bất đồng và chia rẽ. 2. Quá trình hình thành chủ trương, cơ hội, thách thức và kết quả đạt được trong hội nhập quốc tế 2.1. Quá trình hình thành, phát triển chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng Trong khi phân tích nội dung ở phần này, giảng viên chú ý những bước phát triển về chủ trương hội nhập quốc tế qua các kỳ Đại hội. Giảng viên cần nêu được: Tư tưởng mở cửa đối ngoại, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới của Đảng đã được thể hiện rõ nét trong các văn kiện ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Song, trong hoàn cảnh của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam đãkhông thể thực hiện một cáchđầy đủ công cuộc hội nhập quốc tế. Sau khi thống nhất đất nước, qua các kỳ Đại hội IV của Đảng (1976), Đại hội VI của Đảng (1986), Đại hội VII của Đảng (1991) Đại hội VIII của Đảng (1996), Đại hội IX của Đảng (2001), Đại hội X của Đảng (2006), Đại hội XI của Đảng (2011), Đại hội XII của Đảng (2016) đã đánh dấu những bước phát triển mới trong chủ trương hội nhập quốc tế với chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, thể hiện tầm nhìn chiến lược toàn diện của Đảng. 2.2. Cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế 2.2.1. Những cơ hội trong hội nhập quốc tế a. Hội nhập quốc tế thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế b. Hội nhập quốc tế thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa c. Hội nhập quốc tế có tác động tích cực đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hội d. Hội nhập quốc tế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ e. Hội nhập quốc tế góp phần bảo vệ môi trường sinh thái f. Hội nhập quốc tế góp phần mở rộng giao lưu văn hoá Việt Nam với thế giới
  • 3. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 3 2.2.2. Những thách thức trong hội nhập quốc tế a. Những thách thức trong lĩnh vực kinh tế b. Những thách thức trong lĩnh vực khoa học, công nghệ c. Những thách thức trong lĩnh vực môi trường d. Tác động của hội nhập quốc tế đến lĩnh vực tư tưởng, văn hoá 3. Kết quả hội nhập quốc tế Trong phần này, giảng viên cần đi sâu phân tích, làm rõ những thành tựu, hạn chế của hội nhập quốc tế. 3.1. Thành tựu Trong phần này, giảng viên cần đi sâu phân tích, làm rõ những thành tựu của hội nhập quốc tế. Trong đó, nhấn mạnh việc triển khai đường lối, chính sách của Đảng về mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Chú ý đến việc dánh giá kết quả hội nhập quốc tế tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Những thành tựu to lớn mà nước ta đạt được trong hội nhập quốc tế là kết quả của cả một quá trình thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. 3.2. Hạn chế - Trong một số lĩnh vực quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế vào những thời điểm cụ thể, sự đổi mới tư duy còn chậm, chưa đáp ứng được tốt nhất yêu cầu phát triển trong nước và phù hợp với những chuyển biến của tình hình thế giới. - Sau thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại, chưa có nhiều bước đột phá mới nhằm khai thác tốt nhất quan hệ lợi ích đan xen tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là với một số nước lớn có liên quan đến lợi ích chiến lược của nước ta. - Trong công tác hội nhập quốc tế, tiến độ của việc chuẩn bị về pháp lý và thể chế vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu hội nhập, với những chuyển biến mới của tình hình thế giới và khu vực.
  • 4. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 4 - Công tác nghiên cứu cơ bản, dự báo chiến lược trong lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế còn hạn chế. - Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại chưa nhạy bén, hình thức chưa sinh động, hấp dẫn; cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, hiệu quả chưa như mong muốn. 3. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN CHỈ ĐẠO QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1. Mục tiêu trong hội nhập quốc tế Trong hội nhập quốc tế, mục tiêu cơ bản được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. 3.2. Nguyên tắc trong hội nhập quốc tế Trong phát triển quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, Đảng ta nêu rõ 4 nguyên tắc cụ thể: Một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Hai là, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực. Ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình. Bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Trong đó, nguyên tắc cơ bản và bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 3.3. Quan điểm chỉ đạo quá trình hội nhập quốc tế
  • 5. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 5 Thứ nhất, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước Thứ ba, hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước. Thứ tư, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước. Thứ năm, hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên minh của bên này chống bên kia. Thứ sáu, nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng cao vai trò trong cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Một là, kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, nhất là mối quan hệ giữa tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế Ba là, bảo đảm đồng bộ giữa đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 6. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 6 Bốn là, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế. Bốn quan điểm chỉ đạo nêu trên là sự cụ thể hóa và bổ sung thêm trong tình hình mới chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay. 3.4. Về các chủ trương, chính sách cụ thể Một là, tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức. Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật. Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bốn là, tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Năm là, nâng cao và phát huy hiệu quả uy tín và vị thế quốc tế. Sáu là, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Bảy là, giải quyết tốt các vấn đề môi trường. Tám là, đổimới tổ chức, hoạt động của tổ chức công đoàn và quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. II. KẾT QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRÊN CÁC KÊNH HỘI NHẬP CHÍNH 1. Tổng quan về kết quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên các kênh hội nhập đa phương, khu vực và song phương Trên cơ sở đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, Việt Nam đã tiến hành hội nhập dưới nhiều góc độ: Về hội nhập đa phương, Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ
  • 7. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 7 chức này. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một mốc mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của nước ta, mở ra một giai đoạn mới: nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Về hội nhập khu vực, tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Về hội nhập song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ , ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong bối cảnh hệ thống thương mại đa biên đang gặp phải những khó khăn nhất định, sự phát triển hợp tác kinh tế song phương và khu vực, thể hiện qua việc hình thành các FTA là một sự bổ trợ quan trọng cho mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư đa phương trên phạm vi toàn cầu hiện nay. Việc hình thành các FTA với mức độ tự do hoá sâu rộng đã và đang đem lại những cơ hội và cả thách thức không nhỏ đối với những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc mà cần phải chủ động nắm bắt xu thế FTA, tham gia có lựa chọn để nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các đối tác quan trọng. 2. Một số kết quả cụ thể trên các kênh hội nhập chính 1) Hội nhập trong khuôn khổ WTO Nhằm triển khai các cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng ngày càng minh bạch và phù hợp hơn với các cam kết, thông lệ quốc tế. Các nỗ lực mạnh mẽ nhất đã được tiến hành để nội luật hóa cam kết hội nhập WTO, hình thành môi trường kinh doanh cạnh tranh bình
  • 8. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 8 đẳng, minh bạch; phát triển các thị trường; giảm sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường thông qua các biện pháp kiểm soát giá cả, phân bổ nguồn lực, sở hữu, các biện pháp bảo hộ, trợ cấp, độc quyền, tạo ra môi trường kinh tế - xã hội đáp ứng các tiêu chí để Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường. Có thể thấy nỗ lực này qua việc chỉ trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã xây dựng mới và hoàn thiện trên 30 bộ luật; có tới hơn 400 văn bản pháp luật liên quan đến 300 loại giấy phép kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau đã được rà soát, đánh giá và loại bỏ. Đồng thời, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc lộ trình mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ theo cam kết của WTO. Cho đến nay, về cơ bản, các luật, pháp lệnh có liên quan tới việc thực thi các cam kết WTO về cơ bản đều đã được ban hành đầy đủ theo kiến nghị tại Báo cáo số 192/BC-BTP ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát pháp luật thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP. Năm 2013, Việt Nam đã hoàn thành Phiên rà soát chính sách thương mại lần đầu tiên trong WTO. Cộng đồng quốc tế đã hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong quá trình cải cách, hoàn thiện chính sách và thực thi các cam kết để phù hợp với quy định của WTO. Hiện Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho Phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ hai tại WTO vào tháng 9 năm 2020. Với tư cách thành viên WTO, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ ... và đóng góp tiếng nói bảo vệ quyền và lợi ích của các nước đang phát triển. Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 (2013), Việt Nam cùng các thành viên WTO đã thông qua Gói cam kết thương mại Bali - một thỏa thuận lịch sử khai thông bế tắc trong đàm phán WTO, gồm 10 Hiệp định với 3 nhóm nội dung là nông nghiệp, thuận lợi hóa thương mại và thương mại và phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia vào các cuộc đàm phán song phương với các nước thành viên và các nước chưa là thành viên về mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ trong WTO, trong đó có đàm phán với Liên bang Nga và một số đối tác kinh tế truyền thống của Việt Nam. Việt Nam cũng đang tận dụng hiệu quả Chương trình hỗ trợ thương mại của WTO (AfT). Gần đây, OECD, tổ chức đồng triển khai AfT cùng với WTO đã lựa chọn Việt Nam là một trong số các quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về AfT và qua đó tiếp tục đưa ra các định hướng thúc đẩy hoạt động này cho Việt Nam. 2) Hội nhập trong khuôn khổ ASEAN Trong bức tranh phát triển chung của ASEAN hơn 50 năm qua, hợp tác kinh tế là mảng sôi động với nhiều kết quả cụ thể và thiết thực. Thành tựu nổi bật nhất dưới trụ cột kinh tế là chúng ta đã tranh thủ được những cơ hội trong hội nhập kinh tế ASEAN để mở rộng thị trường xuất khẩu, bước đầu tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, góp phần thức đẩy tăng trưởng kinh tế, cải cách chính sách trong nước, xây
  • 9. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 9 dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với yêu cầu hội nhập. Về công tác nội khối có thể kể đến một số thành tựu quan trọng mà Việt Nam cùng các nước ASEAN đã đat được như sau: Về thương mại hàng hóa, theo cam kết của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Việt Nam và các nước ASEAN đã tiến rất gần đến mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan (đến năm 2018, các nước ASEAN-6 đã xóa bỏ khoảng 99,2% số dòng thuế và các nước gia nhập sau là Cam-pu-chia, Lào, My- an-ma và Việt Nam đã xóa bỏ khoảng 90,9% số dòng thuế; tỷ lệ tự do hóa thuế quan của Việt Nam trong nội khối ASEAN đạt 98% vào năm 2018, là tỷ lệ cao nhất trong 11 FTA mà Việt Nam đang thực hiện). Ngoài tự do hóa thuế quan, các nước ASEAN cũng đang triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp như cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cơ chế hải quan một cửa v.v... , các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về tiêu chuẩn trong các lĩnh vực điện-điện tử, cao su, thực phẩm chế biến sẵn, dược phẩm và thiết bị y tế v.v. Về thương mại dịch vụ, tự do hóa thương mại dịch vụ là một trong những ưu tiên quan trọng trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đến nay, các nước ASEAN đã ký kết xong Nghị định thư thực hiện Gói cam kết dịch vụ thứ 10 thuộc Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS-10) và kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA). Về đầu tư, sau nhiều nỗ lực thực thi Khu vực đầu tư ASEAN và Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), trong năm 2017, các nước ASEAN đã hoàn tất việc ký kết Nghị định thư thứ hai và thứ ba sửa đổi ACIA và tiến tới sớm hoàn thành ký kết Nghị định thư thứ tư sửa đổi Hiệp định này vào năm 2019 để tăng cường luồng đầu tư trong khu vực Đông Nam Á. Về các lĩnh vực khác, Việt Nam và các nước ASEAN đã đạt được những tiến bộ cụ thể hơn trong việc thực thi các lĩnh vực mới, như các hoạt động chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử và phát huy vai trò của Cộng đồng kinh tế ASEAN vào việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Trong năm 2018 vừa qua, có thể kể đến một số nội dung đã được thống nhất triển khai và hoàn thành như: ký kết Hiệp định ASEAN về Thương mại điện tử, thông qua Khung Hội nhập số ASEAN, xây dựng Quy tắc ứng xử về xây dựng xanh của ASEAN,v.v.. Không chỉ tham gia sâu rộng và toàn diện vào hợp tác nội khối, Việt Nam cùng ASEAN thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với các đối tác quan trọng khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Niu Di-lân, Ốt-xtrây-lia, Trung Quốc, v.v... thông qua ký kết một loạt hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác này. Quan hệ hợp tác kinh tế với các các đối tác quan trọng khác như Hoa Kỳ, EU, Ca-na-đa, Liên bang Nga cũng được Việt Nam phối hợp với các nước thành viên ASEAN khác triển khai tích cực thông qua các sáng kiến, các chương trình hành động cụ thể, tập trung vào các nội dung các bên cùng quan tâm như kinh tế thương mại, đầu tư quốc
  • 10. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 10 tế, phát triển năng lực. Cụ thể, một số kết quả nổi bật về hợp tác ngoại khối trong thời gian gần đây có thể kể đến như: - Việt Nam đã phối hợp với các nước thành viên ASEAN khác triển khai các thủ tục cần thiết và hoàn thành việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc vào ngày 23 tháng 02 năm 2018, và đang triển khai các thủ tục phê chuẩn Hiệp định này, hướng tới việc đưa Hiệp định vào hiệu lực trong năm 2019. - Cùng với các nước ASEAN khác, Việt Nam đã ký kết “Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Kinh tế giữa ASEAN và Liên minh Kinh tế Á - Âu” bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nga, tháng 11 năm 2018. - Việt Nam cùng các nước ASEAN hoàn thành rà soát nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Ôtx-trây-lia – Niu Di-lân cũng như hoàn thành rà soát pháp lý và các thủ tục nội bộ để ký kết Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Đối tác Kinh tế ASEAN – Nhật Bản, bổ sung các cam kết về thương mại dịch vụ, đầu tư và di chuyển thể nhân vào Hiệp định này. Nghị định thư này dự kiến sẽ được ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 7, tháng 3 năm 2019. - Về đàm phán thương mại với các đối tác, sau khi khởi động đàm phán từ tháng 5/2013, đến nay, Việt Nam cùng các nước thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã tham gia 12 đàm phán cấp Bộ trưởng nhiều phiên đàm phán chính thức giữa kỳ. Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước thành viên RCEP góp phần duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong đàm phán với các đối tác và thúc đẩy đàm phán RCEP đạt được tiến bộ quan trọng trong năm 2018, hướng tới kết thúc đàm phán trong thời gian tới đây. - Đảm nhiệm vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN-EU, Việt Nam đã thể hiện sự tích cực trong việc điều phối với các nước ASEAN và EU nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, thảo luận với EU về dự thảo khung khổ các yếu tố chính trong Hiệp định FTA ASEAN – EU trong tương lai. 3) Hội nhập trong khuôn khổ APEC Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1998. Thành tựu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta trong hơn 20 năm qua đã khẳng định chủ trương tham gia APEC là hoàn toàn đúng đắn và đúng thời điểm. Thứ nhất, là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu tại Châu Á – Thái Bình Dương, nơi hội tụ các nền kinh tế, thương mại và công nghệ lớn toàn cầu, chiếm 39% dân số, đóng góp 59% GDP, hơn 49% thương mại của thế giới, APEC đã mang lại nhiều lợi ích về chiến lược, kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần thúc đẩy cải cách trong nước, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. APEC là diễn đàn quy tụ 14 trên 28 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của nước ta, chiếm 75% kim ngạch xuất nhập khẩu, 78% tổng vốn đầu tư trực tiếp và 79% lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam. 14 trong
  • 11. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 11 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà ta đã, đang đàm phán và ký kết là với 17 trên 20 thành viên APEC. Những con số này minh chứng rõ nét tầm quan trọng của APEC đối với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thứ hai, tham gia APEC góp phần quan trọng nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Là thành viên APEC, Việt Nam có vai trò, tiếng nói bình đẳng trước nền kinh tế hàng đầu thế giới trong tham gia định hình liên kết kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, diễn đàn APEC cũng là kênh quan trọng để chúng ta thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu và thực chất. Điều này có ý nghĩa quan trọng để chúng ta đẩy mạnh triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương. Thứ ba, nổi bật nhất trong 20 năm tham gia APEC phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017. Với vai trò chủ trì của Việt Nam, tại Tuần lễ Cấp cao tháng 11/2006 tại thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định triển vọng hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). Đây là dấu ấn quan trọng, đặt nền móng cho tầm nhìn chiến lược về liên kết kinh tế toàn khu vực. Cùng với đó, Chương trình Hành động Hà Nội nhằm thực hiện các Mục tiêu Bô-go, Gói biện pháp tổng thể cải cách APEC, các cam kết hợp tác về an ninh con người, phát triển nguồn nhân lực, cải cách cơ cấu, hỗ trợ các thành viên đang phát triển nâng cao năng lực hội nhập... cũng được đánh giá là những giải pháp kịp thời, hữu hiệu cho những vấn đề APEC phải đối mặt tại thời điểm đó. Sau 11 năm, chúng ta tiếp tục được các thành viên tín nhiệm lựa chọn đăng cai APEC lần thứ hai trong bối cảnh năm 2017 được đánh giá là một trong những thời điểm khó khăn nhất đối với Diễn đàn, với sự nổi lên mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ, dân túy, chống toàn cầu hóa cũng như các thách thức về biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội, già hóa dân số… Ta đã tổ chức thành công xuất sắc Năm APEC 2017 với đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 25 (TLCC APEC 25) tại thành phố Đà Nẵng. Tuyên bố Hội nghị Cấp cao APEC 25 (AELM 25) và Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế lần thứ 29 (AMM 29) cùng các văn kiện kèm theo đã góp phần giữ vững đà hợp tác, liên kết, duy trì giá trị cốt lõi APEC về thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do và mở và ủng hộ hệ thống thương mại đa phương. Vai trò và đóng góp của Việt Nam được đặc biệt đề cao khi chúng ta đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005 - 2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt, chủ trì khởi xướng thảo luận về xây dựng Tầm nhìn mới cho Diễn đàn APEC sau năm 2020. Thứ tư, tham gia APEC và thực hiện các sáng kiến về mở cửa thương mại, đầu tư, tạo điều kiện kinh doanh góp phần tạo động lực thúc đẩy cải cách trong nước, từng bước hoàn thiện thể chế chính sách, quy định phù hợp với các cam kết quốc tế. Tham gia sân chơi APEC tạo tiền đề để Việt Nam tham gia vào những sân chơi
  • 12. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 12 rộng lớn và có mức độ cam kết hơn hơn như WTO, các FTA, trong đó có những FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao. Việc thực hiện các cam kết quốc tế cũng là đòn bẩy để hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm khiết, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thứ năm, là thành viên đang phát triển trong APEC, Việt Nam đã đề xuất thực hiện cũng như hưởng lợi từ các chương trình xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật. Một trong ba trụ cột chính của APEC là hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ECOTECH), hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển nâng cao năng lực, cải cách kinh tế và hội nhập khu vực, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển. Việc triển khai các sáng kiến cùng các dự án hỗ trợ của APEC đã góp phần nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, tăng cường kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập. Cuối cùng, diễn đàn APEC mang đến những tiềm năng và cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo APEC với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC hàng năm là dịp quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp đề xuất khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo, chủ động tham gia đóng góp xây dựng chính sách liên kết kinh tế khu vực, đồng thời tạo khuôn khổ để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các tập đoàn hàng đầu thế giới. APEC cũng hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong tiếp cận thị trường, hưởng môi trường đầu tư, kinh doanh và điều kiện đi lại thuận lợi, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, tiếp cận công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến. 4) Hội nhập trong khuôn khổ ASEM Được thành lập cách đây 22 năm (1996), ASEM đã phát triển vượt lên kỳ vọng ban đầu, khẳng định là cơ chế đối thoại và hợp tác quan trọng, có quy mô lớn nhất giữa hai châu lục, thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc vì hòa bình và phát triển. ASEM đã và đang là nhân tố quan trọng góp phần định hình cục diện thế giới trong thế kỷ 21. Thời gian qua, Diễn đàn đang chuyển mình với những nội hàm hợp tác và liên kết sâu rộng, từng bước mang lại lợi ích thiết thân cho các thành viên trong nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, phục hồi kinh tế, ứng phó các thách thức toàn cầu. Vượt qua nhiều rào cản và khác biệt, ASEM ngày nay trở thành đại gia đình với 53 thành viên. Là một trong những thành viên sáng lập ASEM, Việt Nam luôn phát huy vai trò chủ động tham gia hợp tác Á-Âu trên cả 3 lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác khác. Việc tham gia ASEM tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, hỗ trợ cho quan hệ song phương, đẩy mạnh ngoại giao đa phương; tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, trao đổi văn hóa, giáo dục - đào tạo phục vụ các yêu cầu phát triển đất nước: Thứ nhất, ASEM là nơi hội tụ 19 trong số 26 đối tác chiến lược và đối tác toàn
  • 13. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 13 diện của Việt Nam, chiếm khoảng 70% đầu tư trực tiếp nước ngoài, 70% tổng giá trị thương mại quốc tế và 80% lượng khách du lịch quốc tế. 14 trong 16 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký hoặc đang đàm phán là với các đối tác ASEM (trong số 60 đối tác có 47 thành viên ASEM). Những con số này phản ánh phần nào ý nghĩa và vai trò của các thành viên ASEM đối với bức tranh tổng thể kinh tế Việt Nam, nhất là trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tiếp thu công nghệ tiên tiến và kỹ năng quản lý cao, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Thứ hai, trong bối cảnh môi trường hòa bình, an ninh trên thế giới và khu vực đứng trước nhiều thách thức, cạnh tranh giữa các nước lớn phức tạp, chúng ta đã phối hợp chặt chẽ với các thành viên ASEAN để ngày càng có nhiều thành viên đề cao lợi ích chung trong duy trì hòa bình, an ninh và ổn định để phát triển, lên tiếng ủng hộ lập trường chính nghĩa của ta trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ… Thứ ba, chiếm 24 trong số 25 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam, ASEM là diễn đàn quan trọng để Việt Nam đa phương hóa. Các thỏa thuận quan trọng mà ta đạt được nhân dịp các Hội nghị Cấp cao ASEM như thỏa thuận với EU về việc Việt Nam gia nhập WTO, ký tắt Hiệp định Đối tác và Hợp tác với EU tại Hội nghị ASEM 8, Tuyên bố định hướng kết thúc đàm phán FTA Việt Nam - EU bên lề Hội nghị Cấp cao ASEM 11 năm 2018 là một số ví dụ. Thứ tư, thông qua các cơ chế hợp tác về quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai, Đối thoại ASEM về phát triển bền vững với trọng tâm là hợp tác Mekong - Danube, các Bộ, ngành, địa phương đã tranh thủ kinh nghiệm và hỗ trợ thiết thực của các thành viên ASEM trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước gắn với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. EU khẳng định hỗ trợ các nước hạ nguồn Mekong, cam kết tài trợ 1,7 tỷ Euro cho các chương trình của Mekong trong giai đoạn 2014 - 2020, Trung Quốc cam kết hợp tác, ủng hộ các hình thức hỗ trợ phát triển cho các nước hạ lưu sông Mekong, các dự án hợp tác của Hungary, Hà Lan, Italy, Đức, ở ĐBSCL... là những minh chứng sinh động. Kênh hợp tác địa phương đầu tiên trong ASEM giữa Bến Tre và Tulcea (Romania), Cần Thơ và Ruse (Bulgaria) mở ra triển vọng tham gia hợp tác thực chất, hiệu quả của các địa phương trong hợp tác ASEM. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ASEAN và các thành viên khác trao đổi tìm ra phương cách phù hợp làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác toàn diện Á - Âu; chủ động “đóng góp, xây dựng và định hình”, đề xuất giải pháp cho các vấn đề lớn của ASEM như vấn đề mở rộng thành viên, củng cố cơ chế hoạt động, thúc đẩy hiệu quả của Nhóm hợp tác chuyên ngành…; Tranh thủ các thành viên thúc đẩy các quan tâm chung của ASEM, đồng thời là lợi ích của Việt Nam như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, ứng phó thiên tai… Đồng thời, nâng cao nhận thức về vai trò ASEM, tăng cường phối hợp liên ngành, cải tiến, đổi mới cơ chế thông tin, phối hợp giữa các Bộ, ban ngành với địa phương,
  • 14. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 14 doanh nghiệp để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong chủ trương và triển khai các hoạt động ASEM. 5) Tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong bối cảnh hệ thống thương mại đa biên đang gặp phải những khó khăn nhất định, sự phát triển hợp tác kinh tế song phương và khu vực, thể hiện qua việc hình thành các FTA là một sự bổ trợ quan trọng cho mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư đa phương trên phạm vi toàn cầu hiện nay. Việc hình thành các FTA với mức độ tự do hoá sâu rộng đã và đang đem lại những cơ hội và cả thách thức không nhỏ đối với những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc mà cần phải chủ động nắm bắt xu thế FTA, tham gia có lựa chọn để nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các đối tác quan trọng. Cho tới thời điểm hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 FTA gồm: 7 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (CEPT/AFTA và FTA với các đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Niu Dilân, Hồng Kông); 5 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (với các đối tác: Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á-Âu, và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP). Hiện chúng ta đang đàm phán 3 FTA, gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA), FTA Việt Nam - I-xra-en. FTA với Liên minh Châu Âu (EU) đã hoàn tất rà soát pháp lý và chuẩn bị tiến tới ký kết. Việc Việt Nam ký kết các FTA song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu,cũng như được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn. Bởi phần lớn các rào cản và điều kiện trong buôn bán đã được cam kết dỡ bỏ, chủ yếu là các hàng rào thuế quan (hầu hết về 0% hoặc dưới 5%) đã mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng sáng lạn cho nhiều ngành sản xuất hàng hóa của chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động trong các Công ty có hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, các rào cản về thủ tục pháp lý đồng thời cũng được giảm thiểu và tối giản hơn, tạo điều kiện để Doanh nghiệp bước ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, khi gia nhập và ký kết vào các Hiệp định về thương mại hàng hóa kể trên, Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường (đặc biệt đối với đầu tư từ các nước đối tác CPTPP) và bảo vệ quyền lợi cho người lao động nước nhà tốt hơn. Việt Nam được hưởng ưu đãi theo các FTA, lượng vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ gia tăng, thu hút được các lao động trí thức, có tay nghề cao từ nước ngoài tới Việt Nam làm việc, các doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp thu với khoa học công nghệ – kỹ thuật tiên tiến từ các nước phát triển. Nói cách khác, nhờ tham gia các FTA mà
  • 15. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 15 doanh nghiệp có thêm cơ hội tranh thủ được vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ và các nguồn lực quan trọng khác từ nước ngoài để phát triển. Lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn là tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, khi tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như: Một là, khi thị trường mở rộng, các công ty của nước ngoài cũng sẽ có những cơ hội thuận lợi để thâm nhập thị trường trong nước. Đặt trên cán cân, rõ ràng các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế nguồn lực như vốn, trình độ sản xuất và quản lý, kinh nghiệm thương trường lớn mạnh hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước. Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, dễ bị cạnh tranh, khó phát triển. Hai là, về vấn đề rào cản kỹ thuật và yêu cầu về xuất xứ hàng hóa nghiêm ngặt. Đối với các FTA Việt Nam mới ký kết, gia nhập gần đây thì các quy tắc xuất xứ đều theo xu hướng là gia tăng giá trị tại Việt Nam trong khu vực các nước tham gia FTA. Đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu về nước để gia công hàng xuất khẩu, cho nên nếu không chuyển vùng nguyên liệu từ nhập khẩu sang trong nước cung cấp, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng các ưu đãi thuế. Ngoài ra, các quy định kỹ thuật như bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam có thể bị mắc ở rào cản về các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Việc quy định các tiêu chuẩn này thuộc quyền của nước nhập khẩu, do vậy khó lòng ngăn cản nước nhập khẩu lạm dụng các quy định về tiêu chuẩn này để làm rào cản ngăn hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào thị trường nước họ. Ba là, ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics ở Việt Nam chưa phát triển mạnh nên chi phí của nền kinh tế sẽ còn cao so với các quốc gia khác. Trước mắt, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải vượt qua những trở ngại về chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng quản trị quốc gia của Chính phủ, về môi trường cạnh tranh quốc gia và một số vấn đề an sinh xã hội… 4. CẦN LÀM GÌ ĐỂ TIẾP TỤC HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN ? Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam không có lựa chọn nào tốt hơn là phải tiếp tục quá trình hội nhập quốc tế một cách toàn diện và ngày càng sâu rộng hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung then chốt và là nền tảng của quá trình hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam sẽ tiếp tục các tiến trình hội nhập kinh tế ở nhiều tầng cấp khác nhau, từ đơn phương tự do hoá đến liên kết song phương, liên kết tiểu vùng, hội nhập khu vực và toàn cầu. Phạm vi và mức độ liên kết/tự do hoá cũng sẽ ngày càng rộng và cao hơn. Quá trình thực hiện các cam kết hội nhập của Việt Nam cũng
  • 16. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 16 ngày càng đi vào thực chất và, do đó, có nhiều tác động mạnh hơn đến nền kinh tế và nhiều mặt của đời sống xã hội ở Việt Nam. Để tiếp tục thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam, chúng ta cần: 1) Sớm tiến hành tổng kết toàn diện công tác hội nhập những năm qua ở cả cấp trung ương lẫn địa phương, qua đó rà soát lại toàn bộ các chủ trương, biện pháp, các lộ trình hội nhập từ các khuôn khổ đơn phương, song phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực đến toàn cầu (WTO) và các chương trình hành động, việc thực thi các cam kết, đánh giá đúng những cái được và chưa được, những mặt mạnh và mặt yếu kém, hạn chế, nguyên nhân và rút ra các bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra những điều chỉnh, bổ sung về chủ trương, phương hướng, biện pháp, lộ trình hội nhập và các cam kết trong tương lai. Điều quan trọng là phải sớm xây dựng được một lộ trình tổng thể bao quát toàn bộ các tiến trình hội nhập hiện nay và trong tương lai đến 2020 của Việt Nam. 2) Khắc phục các hạn chế và khiếm khuyết hiện nay của công tác hội nhập kinh tế quốc tế, coi đây nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm đúng mức và sớm giải quyết một cách tốt nhất. 3) Tăng cường phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh quá trình đổi mới từ tư duy đến phong cách quản lý và đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, giảm chi phí gia nhập thị trường và chi phí đầu vào. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Cải cách và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế. Thực hiện triệt để và kiên quyết Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 3 khóa IX về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh việc thay đổi, điều chỉnh nhận thức, tư duy về vai trò của thành phần kinh tế nhà nước, cần kiên quyết giải thể các doanh nghiệp kém hiệu quả. Sớm hấm dứt tình trạng bảo hộ bất hợp lý, bù lỗ, khoanh nợ, giãn nợ. Chấm dứt tình trạng cơ quan quản lý nhà nước can thiệp vào họat động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Xóa bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Việc cổ phần hóa doanh
  • 17. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 17 nghiệp nhà nước cần được tiến hành công khai, dân chủ, tránh tình trạng biến cổ phần hóa thành việc “chia chác” công sản cho một số người. 4) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở phát huy lợi thế của ta, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Nâng cao chất lượng phát triển, đặc biệt tăng cường nội dung tri thức và tính bền vững của phát triển. 5) Đổi mới công tác xây dựng pháp luật để sớm có được một hệ thống pháp luật tương đối đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu HNKTQT, tạo hành lang pháp lý để thực hiện các cam kết quốc tế. Các bộ/ngành, địa phương cần rà soát lại, sửa đổi bổ sung và ban hành mới các văn bản dưới luật theo thẩm quyền phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam trong HNKTQT, đặc biệt là sau khi chúng ta gia nhập WTO và đi vào thực hiện các cam kết gia nhập. 6) Tăng cường phổ biến tuyên truyền, thông tin về HNKTQT bao gồm cả kiến thức về các quy tắc, luật lệ quốc tế, các cam kết, lộ trình mở cửa của Việt Nam và các thông tin về thị trường tới địa phương và doanh nghiệp. 7) Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng hơn, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, nhà quản lý doanh nghiệp và thẩm phán, luật sư. III. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 (4.0) – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Đặt vấn đề Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” lần đầu tiên được đưa ra ở Cộng hòa Liên bang Đức năm 2011 tại Hội chợ Công nghệ Hannover. Đến năm 2012, được sử dụng đặt tên cho một chương trình hỗ trợ của Chính phủ Đức hợp tác với giới nghiên cứu và các hiệp hội công nghiệp hàng đầu của Đức nhằm cải thiện quy trình quản lý và sản xuất trong các ngành chế tạo thông qua “điện toán hóa”. Ngày 20/01/2016, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới đã khai mạc với chủ đề “Làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Từ đó, đến nay, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được tạo nên bởi sự hội tụ của các công nghệ mới chủ yếu như IoT- Internet kết nối mọi vạn vật, rô bốt cao cấp, công nghệ in ấn 3D, điện toán đám mây, công nghệ di động không dây, trí tuệ thông minh nhân tạo,
  • 18. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 18 công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử. 2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam Trước tình hình thực tiễn, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại những cơ hội và thách thức tác động đến phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới. Cụ thể: 2.1. Về cơ hội Một là: Các chủ thể trong nền kinh tế có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả trong tất cả các khâu của nền sản xuất xã hội. Hai là: Cơ hội phát triển nhanh hơn nhiều ngành kinh tế và phát triển những ngành mới thông qua mở rộng ứng dụng những tiến bộ, thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển, công nghệ sinh học (thuộc các lĩnh vực như công nghiệp không gian, công nghiệp sáng tạo, công nghiệp giải trí, công nghiệp sinh học, công nghiệp quốc phòng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,...). Ba là: Cơ hội đón đầu, hình thành và phát triển nhanh nền kinh tế tri thức, thu hẹp khoảng cách và đuổi kịp những nước đi trước trong khu vực và thế giới thông qua tiếp thu, làm chủ và ứng dụng nhanh vào sản xuất kinh doanh, quản lý những tiến bộ, thành tựu công nghệ (kể cả phương thức sản xuất, quản lý) từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đối với năng lượng tái sinh, đặc biệt là năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, Việt Nam có lợi thế đối với hai loại hình năng lượng này bởi chi phí của nó không quá cao. Việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng sẽ giúp Việt Nam giảm tải được áp lực về môi trường và sự phụ thuộc vào bên ngoài đối với thủy điện, nhiệt điện, dầu khí và điện hạt nhân. Bốn là: Lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mạng xã hội, di động, phân tích và điện toán đám mây (SMAC) đang là xu hướng mới mẻ của cả thế giới và Việt Nam có cơ hội phát triển lĩnh vực này. Với lợi thế hiện có như hạ tầng Internet tương đối tốt, giá rẻ trong khi thiết bị di động cấu hình cao, giá thấp đang trở nên phổ biến cũng như sự khuyến khích phát triển của chính phủ, Việt Nam có tiềm năng phát triển công nghệ SMAC rất lớn.
  • 19. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 19 Một yếu tố thuận lợi nữa là Việt Nam có các đối tác quan trọng là các tập đoàn công nghệ lớn và có nhiều kinh nghiệm như Microsoft trong quá trình tư vấn, xây dựng, và phát triển SMAC nói chung và điện toán đám mây tại Việt Nam. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này là một cơ hội để Việt Nam đuổi kịp các nước phát triển trong kỷ nguyên số. Việc ứng dụng kỷ nguyên số còn cho phép chúng ta đẩy nhanh được việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều ngành nghề, góp phần khắc phục những khó khăn hiện có. Những ngành cần ứng dụng này nhất hiện nay là thương mại điện tử, giao thông vận tải, đo lường địa chất, hay đo lường chất lượng môi trường. Năm là: Công nghệ sinh học, CMCN 4.0 có tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó, tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp. Việt Nam được đánh giá vẫn có lợi thế đối với ngành Nông nghiệp. Nếu có những sự cải cách về giống cùng cách thức nuôi, trồng sẽ tạo ra một nền nông nghiệp sạch với các sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đối với lĩnh vực y tế, nhiều bệnh nan y, nhất là ung thư đang trở thành vấn đề sức khỏe mang tính chất toàn cầu, gây ra những mất mát về người, sự tốn kém về kinh tế trong điều trị và ngăn chặn. Những công trình nghiên cứu của công nghệ sinh học ứng dụng thành công trong y dược, đặc biệt là trong sản xuất thuốc và trong chuẩn đoán bệnh là đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn tới đây. 2.2. Về thách thức Một là: Thách thức trong lĩnh vực giải quyết việc làm: với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa. Các hệ thống robot có trí thông minh nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc trong toàn bộ dây chuyền sản xuất nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Đây là một trong những thách thức lớn nhất, bởi chuyển dịch cơ cấu lao động trong gần 20 năm qua của Việt Nam rất chậm và chậm hơn nhiều nếu so với chuyển dịch cơ cấu GDP. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành thâm dụng lao động giá rẻ. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo mới là lợi thế. Hơn thế, các công nghệ hiện đại châm ngòi cho cuộc cách mạng mới trong nhiều ngành trong nền kinh tế thế giới như công nghệ in 3D, robot và tự động hóa lại sử dụng rất ít nhân công. Các loại hình công nghệ này sẽ thách thức mô hình “sản xuất hàng loạt” bằng mô hình “tùy chỉnh hàng loạt” và tự động hóa với chi phí thấp hơn. Trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt Nam có thể thất nghiệp ví dụ như lao động dệt may, lắp ráp, số lao động này hiện đang chiếm một
  • 20. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 20 tỷ trọng không nhỏ trong lực lượng lao động của nước ta hiện nay. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực thấp cũng làm cản trở về nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ và ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới ở các quy mô doanh nghiệp, ngành lĩnh vực và cả nền kinh tế trong điều kiện xuất phát điểm phát triển của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước. Hai là: Thách thức về quản trị nhà nước cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn nếu công cuộc cải cách cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng được Nhà nước đề ra trong thời gian qua thực hiện không thành công. Bên cạnh đó, những thách thức về an ninh phi truyền thống sẽ tạo ra áp lực lớn nếu Nhà nước không đủ trình độ về công nghệ và kỹ năng quản lý để ứng phó. Ba là: Các nước công nghiệp mới nổi và nhiều nước đang phát triển đều cạnh tranh quyết liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp thứ 4 đem lại để giành lợi thế phát triển. Áp lực lớn cho Việt Nam về sự tỉnh táo trong hội nhập, hợp tác quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường nhất là thị trường khoa học công nghệ, cải thiện đổi mới môi trường đầu tư kinh doanh, tích lũy đầu tư để thu hút chuyển giao, ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế. 3. Đề xuất giải pháp Thời gian tới để Việt Nam nắm bắt được cơ hội, vượt qua thách thức tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì cần thiết thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, cần xây dựng một nhận thức chung trong toàn xã hội đối với những thay đổi nhanh chóng do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang tới. Sự chủ động và sẵn sàng là một điều quan trọng, góp phần “tăng tốc” nhanh lúc ban đầu của một quốc gia. Cần đưa những cơ hội và thách thách thức liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào như là một nội dung bắt buộc của việc phân tích bối cảnh tác động để điều chỉnh những thông số của các kế hoạch phát triển trung và dài hạn, đặc biệt là chương trình đầu tư hạ tầng lớn, trước hết là internet, thông tin, truyền thông… Rà soát và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của nền kinh tế theo hướng đón đầu, lựa chọn và đi thẳng vào khai thác sử dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Coi khoa học công
  • 21. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 21 nghệ là một trong yếu tố dẫn dắt quá trình tái cơ cấu kinh tế. Thu hút đầu tư gắn liền với nhiệm vụ thu hút ứng dụng tiến bộ, thành tựu công nghệ của thế giới. Thứ hai, cần tăng cường nâng cao nhận thức của các cơ quan hoạch định chính sách cũng như khu vực doanh nghiệp (nhất là đối với các doanh nghiệp trong ngành năng lượng, khai thác tài nguyên, công nghiệp chế tạo do các ngành này có khả năng chịu nhiều tác động) và khu vực ngân hàng về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để giúp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và đầu tư nhằm tránh các khoản đầu tư sai, qua đó giúp ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai. Đổi mới thể chế, hoàn thiện môi trường pháp lý có tính đến tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trước hết nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển thị trường khoa học công nghệ theo hướng hội nhập, xây dựng môi trường pháp lý cho phát triển các ngành nghề kinh doanh mới ở Việt Nam đang bắt đầu nảy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp này. Nhà nước cần tạo điều kiện thật thuận lợi về môi trường cho các doanh nghiệp được tiếp cận, tham gia và ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Các cấp, ngành cần nhanh chóng rà soát, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động để sẵn sàng các điều kiện và thực hiện ngay từ bây giờ việc hội nhập, hợp tác, chủ động đón nhận, đưa Việt Nam vào nhóm nước đang phát triển đi đầu trong tham gia, thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Đổi mới tư duy, bộ máy và phương thức quản lý điều hành, hoạch định cơ chế chính sách phù hợp với sự thay đổi có tính cách mạng về công cụ, công nghệ sản xuất và quản lý. Đặc biệt là yêu cầu về xử lý tổng hợp khối lượng thông tin lớn, phản ứng nhanh nhạy với các tình huống và tính minh bạch trong quản lý, ra quyết định. Thứ ba, hoàn thiện thể chế kinh tế thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, khuyến khích tinh thần doanh nghiệp, tạo động lực cho mọi thành phần kinh tế không ngừng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, cần nâng cao kỷ luật hành chính, kỷ luật công vụ của cán bộ công chức các cấp để thực thi hiệu quả chính sách đổi mới sáng tạo. Thứ tư, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu. Chiến lược đổi mới sáng tạo ở tầm quốc gia cần lựa chọn đầu tư có chọn lọc và mạnh mẽ nguồn lực cả từ nhà nước và xã hội vào một số ngành/lĩnh vực cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời tranh thủ sự cộng tác từ quốc tế. Trong ngắn hạn
  • 22. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 22 có thể tập trung vào cải tiến công nghệ sẵn có nhằm tăng năng suất, giá trị gia tăng của sản phẩm một cách nhanh chóng, từ đó tạo nguồn lực và động lực cho những hoạt động nghiên cứu và phát triển quy mô hơn. Bên cạnh đó, cần xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp - viện/trung tâm nghiên cứu theo đơn đặt hàng từ doanh nghiệp. Phát triển thị trường vốn cho nghiên cứu và phát triển theo hướng gia tăng vai trò của nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ các tổ chức trong và ngoài nước. Thứ năm, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm xây dựng nguồn nhân lực có kỹ năng và sáng tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, xã hội, gắn lý thuyết với thực hành, đẩy mạnh sự hợp tác giữa trường đại học - doanh nghiệp, chú trọng xây dựng cho sinh viên khả năng và tinh thần sáng tạo. Trong đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng của người lao động gắn với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, thực hiện đào tạo và đào tạo lại trong công việc. Thứ sáu, phát triển mạnh mẽ hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông hoàn chỉnh, hiện đại, an toàn bằng nguồn lực của nhà nước cũng như xã hội hóa. Đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và truyền thông có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nền công nghiệp thế hệ thứ 4. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, quản lý hành chính, triển khai sâu rộng các ứng dụng của chính phủ điện tử. Có chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông thành ngành kinh tế trọng điểm, nâng cao giá trị các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, xem đây là trụ cột của nền công nghiệp thế hệ thứ 4. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Trình bày tính tất yếu của quá trình hội nhập quốctế? 2. Trình bày cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập quốctế của Việt Nam? 3. Phân tích những quan điểm cơ bản của Đảng ta hiện nayvề hội nhập quốc tế? 4. Phân tích một số giải pháp cơ bản nhằm giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa trong hội nhập quốc tế của nước ta? 5. Phân tích chủ trương, chính sách cụ thể về hội nhập kinh tế trong giai đoạn hiện nay?
  • 23. HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghịquyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng; 2. Ban Chấp hànhTrungương Đảng khoá XII (2016), Nghị quyết số 06 – NQ/TW ngày 5/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; 3. Nguyễn Hường - NhậtQuang (2018), 2018 là năm bản lề cho hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Báo Công Thương; 4. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2016), Quan điểm, chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế qua các kỳ Đại hội; 5. Một số trang web: mof.gov.vn, hoinhapkinhte.gov.vn, tapchitaichinh.vn.. 6. TS. Phạm Quốc Trụ, nguyên Phó Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hiệp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Giơnevơ 7. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Một số đặc điểm, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam. 9.Tạ Thị Đoàn (Học viện Chính trị khu vực 1) - Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam