SlideShare a Scribd company logo
1 of 62
Download to read offline
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION
                       (Bilingual)
                 September Intake, 2009

        Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
                      (Hệ song ngữ)
                    Nhập học: 09/2009


               PROJECT PAPER - ĐỒ ÁN




Subject code (Mã môn học)    : MGT 510

Subject name (Tên môn học)   : QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Student Name (Họ tên học viên): NGUYỄN ANH THƯ




                      Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 201
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION

                               (Bilingual)
                         September Intake, 2009

              Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
                             (Hệ song ngữ)
                           Nhập học: 09/2009


                      PROJECT PAPER - ĐỒ ÁN

“PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRANG TRÍ NỘI THẤT LỢI PHÁT
                      TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015”


Học viên thực hiện:         NGUYỄN ANH THƯ
Mã số học viên:             E0900213
Khóa học:                   MBA M11-MBA-EV3-HCM
Họ và tên Giảng viên hướng dẫn:
      1. TS. FOO KOK THYE
      2. PGS.TS. ĐOÀN THANH HÀ




                             Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
                         ---------------------------

      Tôi tên: NGUYỄN ANH THƯ, là học viên Chương trình Thạc sỹ quản
trị kinh doanh khóa 3 (hệ song ngữ) nhập học tháng 09/2009 của:




       Tôi Xin cam đoan: Toàn bộ nội dung đồ án tốt nghiệp “PHÂN TÍCH ĐÁNH
GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT TRANG TRÍ NỘI THẤT LỢI PHÁT TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015”.
Do tôi tự học tập từ bài giảng các môn học của Quý thầy cô, nghiên cứu trên Internet,
sách báo, và các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan. Không sao chép hay sử
dụng bài làm của bất kỳ ai khác.
       Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước Quý thầy
Cô và nhà trường.



                                   TP. Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 01 năm 2011
                                                  NGƯỜI CAM ĐOAN




                                                     Nguyễn Anh Thư
LỜI CẢM ƠN
                          --------------------------------
       Trước hết cho phép tôi xin chân thành cảm ơn: Viện nghiên cứu kinh tế - tài chính -
Khoa Quốc tế trường đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học HELP Malaysia đã tổ chức
Chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh hệ song ngữ này để tôi có điều kiện tham gia
học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
       Xin chân thành cảm ơn các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ của đại học Help
và Viện nghiên cứu kinh tế - tài chính đã giảng dạy, hướng dẫn các môn học và giúp đỡ tôi
trong suốt chương trình học MBA để tôi bổ sung kiến thức cho bản thân phục, nhằm phục
vụ cho công việc chuyên môn được tốt hơn và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này.
       Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đoàn Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa
nội dung đồ án tốt nghiệp này trong suốt quá trình từ xây dựng, hoàn thiện đề cương sơ bộ
cho đến khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
       Xin cảm ơn PGS.TS Đào Duy Huân tác giả các cuốn sách “Quản trị chiến lược
trong toàn cầu hóa kinh tế”, và một số tác giả khác trong và ngoài nước đã cung cấp tài
liệu, thông tin, kiến thức về quản trị chiến lược để tôi hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này.
       Xin cảm ơn ban lãnh đạo, Công ty TNHH SX-TTNT Lợi Phát đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này.
       Cuối cùng xin cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp, và các bạn học viên cùng lớp đã
động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đồ án này.
       Với khuôn khổ của đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự
đóng góp quan tâm giúp đỡ của Quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp.
       Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
                                        TP. Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 01 năm 2011
                                                            NGƯỜI VIẾT




                                                           Nguyễn Anh Thư
DANH MỤC
                         CÁC TỪ VIẾT TẮT
                     --------------------------------------------



1. Đồ án tốt nghiệp                    :      ĐATN
2. Giảng viên hướng dẫn                :      GVHD
3. Giáo sư – Tiến sĩ khoa học          :      GS.TSKH
4. Phó giáo sư – Tiến sĩ               :      PGS.TS
5. Tiến sĩ                             :      TS
6. Doanh nghiệp                        :      DN
7. Sản xuất - kinh doanh               :      SXKD
8. Sản xuất                            :      SX
9. Kinh doanh                          :      KD
10. Chiến lược                         :      CL
11. Trang trí nội thất                 :      TTNT
12. Chiến lược                         :      CLKD
13. Sản phẩm                           :      SP
14. Công ty TNHH sản xuất và trang trí nội thất Lợi Phát: LOIPHAT
MỤC LỤC
                                    -----------------------------
                                                                                               Trang
Tên đề tài
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt trong đồ án
I. PHẦN TÓM TẮT:-------------------------------------------------------------------------------1
II. CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU------------------------------------------------2
1.1 Mục đích nghiên cứu và lý do chọn đề tài:---------------------------------------------------2
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:-------------------------------------------------------------2
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:--------------------------------------------------------------------2
    1.2.2. Phạm vi nghiên cứu:---------------------------------------------------------------------3
1.3. Phương pháp nghiên cứu:----------------------------------------------------------------------3
1.4 Kết quả dự kiến:----------------------------------------------------------------------------------3
1.5 Bố cục của đồ án:--------------------------------------------------------------------------------4
III. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT --------------------------------------------- 5
2.1: Tổng quan về chiến lược, quản trị chiến lược kinh doanh ------------------------------ 5
    2.1. 1 Khái niệm về chiến lược:--------------------------------------------------------------5
    2.1.2. Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh: -----------------------------------------5
    2.1.3. Vai trò của chiến lược, quản trị chiến lược đối với doanh nghiệp: --------------5
2.2. Các mô hình quản trị chiến lược : ----------------------------------------------------------- 5
    2.2.1 Lý thuyết mô hình Delta ( DPM) của Arnoldo C. Hax & Dean L-----------------5
    2.2.2 Lý thuyết bản đồ chiến lược của Robert S Kaplan & David P Norton-----------7
    2.2.3 Chuỗi giá trị và mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michel Porter------------------7
IV. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:----------------------------------------9
3.1 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:---------------------------------------------------------9
    3.1.1 Phương pháp khảo sát:-------------------------------------------------------------------9
3.1.2 Phương pháp tiến hành chọn mẫu điều tra:---------------------------------------------- --9
3.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp:--------------------------------------------------- 9
3.3 Những khó khăn hạn chế gặp phải trong quá trình nghiên cứu đồ án:------------------10
V. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CLKD CỦA LOIPHAT--------------11
4.1 Giới thiệu tổng quan về LOIPHAT: --------------------------------------------------------11
4.2 Các nhóm SP chính của LOIPHAT:-------------------------------------------------------- 12
4.3 Những thành tựu và kết qủa đạt được trong những năm qua:----------------------------12
     4.3.1 Kết quả tài chính:-----------------------------------------------------------------------12
     4.3.2 Những thành quả đạt được: -----------------------------------------------------------13
4.4 Tầm nhìn của LOIPHAT:---------------------------------------------------------------------13
4.5 Sứ mệnh của LOIPHAT:----------------------------------------------------------------------14
4.6 Mục tiêu chiến lược và định vị của LOIPHAT:--------------------------------------------14
4.7 Mục tiêu tài chính:-----------------------------------------------------------------------------15
4.8 Phân tích môi trường SXKD của LOIPHAT:----------------------------------------------15
     4.8.1 Môi trường vĩ mô:----------------------------------------------------------------------15
          4.8.1.1 Môi trường kinh tế:--------------------------------------------------------------15
          4.8.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật:-----------------------------------------------16
     4.8.2 Môi trường vi mô:----------------------------------------------------------------------16
          4.8.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh: --------------------------------------------------16
          4.8.2.2 Phân tích khách hàng: ----------------------------------------------------------17
          4.8.2.3 Nhà cung cấp:--------------------------------------------------------------------17
          4.8.2.4 Rào cản xâm nhập ngành:------------------------------------------------------17
4.9. Phân tích môi trường bên trong:----------------------------------------------------------------------17
     4.9.1 Môi trường sản xuất:-------------------------------------------------------------------17
     4.9.2 Nghiên cứu phát triển:------------------------------------------------------------------17
     4.9.3 Maketing (4P):--------------------------------------------------------------------------18
     4.9.4 Nguồn nhân lực:-----------------------------------------------------------------------------18

VI. CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ CLKD HIỆN TẠI CỦA LOIPHAT:--------------------19
5.1 Sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi của LOIPHAT:--------------------------19
5.2 Tính hiệu quả của CLKD và các yếu tố thích nghi với môi trường bên trong và bên
ngoài của LOIPHAT:-------------------------------------------------------------------------------19
5.3 Những khó khăn nảy sinh trong quá trình gắn kết chiến lược với môi trường cạnh
tranh:--------------------------------------------------------------------------------------------------21
VII. CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CL CỦA LOIPHAT ( 2011-2015)-------22
6.1 Hoàn thiện sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn phù hợp giai đoạn 2011 - 2015 :-----------------22
6.2 Đa dạng hóa SP, dịch vụ theo lợi thế để nân cao sức cạnh tranh:---------------------------22
     6.2.1 Giải pháp về công nghệ:---------------------------------------------------------------22
     6.2.2 Giải pháp về nguyên liệu đầu vào:---------------------------------------------------23
     6.2.3 Giải pháp về SX và quản lý chất lượng SP:-----------------------------------------23
     6.2.4 Chiến lược phát triển SP riêng biệt:--------------------------------------------------23
6.3 Mở rộng thị trường khách hàng:------------------------------------------------------------------24
     6.3.1 Phát triển thị trường nội địa:----------------------------------------------------------24
     6.3.2 Phát triển thị trường quốc tế:----------------------------------------------------------25
6.4 Chiến lược hội nhập:--------------------------------------------------------------------------26
     6.4.1 Tăng trưởng SXKD thông qua hội nhập ngược chiều:-----------------------------26
     6.4.2: Tăng trưởng SXKD thông qua hội nhập thuận chiều:-----------------------------27
     6.4.3 Chiến lược hội nhập ngang:-----------------------------------------------------------27
6.5 Chiến lược phòng ngừa các rủi ro:----------------------------------------------------------27
     6.5.1 Rủi ro liên quan đến đối tác: ----------------------------------------------------------27
     6.5.2 Rủi ro liên quan đến nội dung thương lượng:---------------------------------------28
     6.5.3 Rủi ro thanh toán khi xuất khẩu:------------------------------------------------------28
6.6 Chiến lược phát triển năng lực quản lý hệ thống và chất lượng nguồn nhân lực:-----29
6.7 Giải pháp hoàn thiện hệ thống cấu trúc:----------------------------------------------------29
6.8 Giải pháp tài chính:----------------------------------------------------------------------------30
6.9 Một số đề xuất:---------------------------------------------------------------------------------30
     6.9.1 Đối với LOIPHAT:---------------------------------------------------------------------30
     6.9.1 Đối với nhà nước:-----------------------------------------------------------------------31
     6.9.1 Đối ngành:-------------------------------------------------------------------------------31
VIII. CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------32
VIII. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM:
        Phụ lục số 01: Bảng khảo sát
        Phụ lục số 02: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát.
        Phụ lục số 03: Mô hình Delta ( từ sơ đồ 1 đến sơ đồ 5).
        Phụ lục số 04: Bản đồ chiến lược.
        Phụ lục số 05: Các mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter ( từ sơ đồ 1
        đến sơ đồ 5)..
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"            MGT510.

                                         PHẦN TÓM TẮT

             Phát triển kinh tế đã trở thành mục tiêu của mọi quốc gia. Với sự cạnh tranh ngày
     càng gay gắt, đòi hỏi một DN muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, thì
     cần có những nhận diện các yếu tố về môi trường bên trong và bên ngoài, để xây dựng
     CLKD đúng hướng phù hợp với mỗi DN và xu hướng phát triển của nền kinh tế thị
     trường. Do vậy, việc xây dựng CLKD cũng như đánh giá lại CLKD của một DN có ý
     nghĩa hết sức quan trọng cho sự tồn tại ổn định và phát triển của DN.
             Thông qua các phương pháp nghiên cứu mô tả, thu thập số liệu, tổng hợp để phân
     tích các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài qua, xác định điểm mạnh, yếu, cơ hội và
     thách thức, áp dụng các kiến thức cơ bản của mô hình Delta và quá trình thực hiện CL
     với mô hình bản đồ CL, phân tích 5 thế lực tác động cạnh tranh của Michael Porter để
     đánh giá, phân tích những thành công và hạn chế CL KD của LOIPHAT. Qua đó xác
     định được hiện tại LOIPHAT đang ở đâu trên thị trường SXKD SP TTNT. Trên cơ sở các
     đánh giá, nhận định đó đồ án đưa ra đề xuất các CLKD của LOIPHAT từ nay đến năm
     2015 là:
             CL thâm nhập và phát triển thị trường.
             CL phát triển SP riêng biệt.
             CL hội nhập:
                - Hội nhập kết hợp ngược chiều.
                - Hội nhập kết hợp thuận chiều.
                - Hội nhập ngang.
             CLphòng ngừa rủi ro.
             CL phát triển năng lực và quản lý hệ thống và chất lượng nguồn nhân lực.
             Từ nhận định trên, đồ án cũng đã đưa ra các giải pháp để LOIPHAT thành công
     các CLKD trên cụ thể như: Thực hiện tốt CL Marketing cho từng nhóm SP, các giải pháp
     giảm thiểu giá thành để hướng các SP vào phân khúc thị trường nông thôn, các giải pháp
     về phân phối, tài chính, nguồn nhân lực, nguyên liệu đầu vào, công nghệ SX, quản lý chất
     lượng SP tốt nhất, để có thể thực hiện được tốt các CL phát triển KD từ nay đến năm
     2015.
                ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà            Trang 1         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

                      CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


            1.1. Mục đích nghiên cứu và lý do chọn đề tài:
            Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập hiện nay, mối quan tâm hàng
     đầu của các DN là duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của SP, duy trì và mở rộng thị
     phần. Để thành công, thì nhà quản trị DN phải thực hiện nhiệm vụ là xây dựng cũng như
     đánh giá CLKD phát triển DN, xác định được mô hình tổ chức, quản lý hoạt động SXKD
     của DN, kiểm soát được mức độ rủi ro và điều hành mọi người thực hiện để đạt được
     mục tiêu CL. Do vậy, việc cần làm sáng tỏ nhận thức giữa các lý thuyết về quản trị CL
     với thực tế môi trường kinh tế đầy biến động hiện nay, luôn là vấn đề cấp thiết cần phải
     nghiên cứu và phân tích để các DN có CL phát triển phù hợp nhất trong hiện tại và tương
     lai.
             Với sự gia nhập WTO và áp lực tự do toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cũng
     đặt ra cho các ngành SXKD, đặc biệt là các DN SXKD lĩnh vực TTNT đứng trước
     những thách thức lớn, ngành TTNT đang diễn ra hoạt động cạnh tranh khá sôi nổi với sự
     tham gia ngày càng nhiều của các DN vừa và nhỏ. Từ một cơ sở SXKD nhỏ, đến nay
     LOIPHAT đã dần gặt hái những thành công nhất định là nhờ đã xây dựng được một
     CLKD đúng đắn và kiên định theo đuổi CL này trong suốt thời gian dài vừa qua. Với
     mong muốn vận dụng các kiến thức về quản trị CL đã học, đối chiếu với thực tế tại
     LOIPHAT, nhằm phân tích, đánh giá thực trạng CLKD của LOIPHAT hiện nay, và đưa
     ra các khuyến nghị để hoàn thiện CLKD của LOIPHAT đến năm 2015.
            Là học viên đang theo học chương trình MBA về quản trị KD và đang làm công
     tác quản lý, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Phân tích, đánh giá và đề xuất CLKD tại
     công ty Lợi Phát từ năm 2011 đến năm 2015” để làm đồ án tốt nghiệp.
            1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
             1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
                  Mục tiêu nghiên cứu của đồ án này nhằm trả lời một số câu hỏi mang tính
            giả thuyết để có thể nghiên cứu phân tích, đánh giá một số vấn đề mang tính CL
            của LOIPHAT từ nay đến năm 2015 như sau:

             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 2         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"            MGT510.

                          Thứ nhất: Đánh giá Chất lượng SP của LOIPHAT cho dòng các SP:
     Bàn ghế inox , kệ inox , tủ , giường inox , Ghế sofa, két sắt chống trộm. Đối tượng khách
     hàng chủ yếu của LOIPHAT khách hàng từ người có thu nhập thấp đến người có thu
     nhập cao thuộc khu vực Thành Phố Hố Chí Minh, miền Đông Nam Bộ, các tỉnh khu vực
     Miền Tây và khu vực Miền Trung.
                          Thứ hai: Để thực hiện các mục tiêu CL của mình . LOIPHAT cần
     phải đa dạng hóa các SP cùng với CL thâm nhập và phát triển phát triển thị trường nội
     địa cũng như quốc tế; CL phát triển SP riêng biệt; CL hội nhập; và CL phát triển năng lực
     quản lý hệ thống và chất lượng nguồn nhân lực.
             1.2.2 Phạm vi nghiên cứu:
               Quản trị CL là quá trình xác định các mục tiêu CL của tổ chức, xây dựng các
     chính sách và kế hoạch để đạt được các mục tiêu và phân bổ các nguồn lực của tổ chức
     cho việc thực hiện các chính sách, kế hoạch . Đây là phạm trù rất rộng đối với họat động
     của một DN, cần nghiên cứu với quy mô rộng và thời gian dài, nhưng do thời gian nghiên
     cứu có hạn nên nội dụng đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu chỉ trong phạm vi phân
     tích đánh giá CL hiện tại đã được xây dựng tại LOIPHAT từ nay đến năm 2015 , để làm
     rõ những cơ sở lý luận về lý thuyết cũng như đưa ra các khuyến nghị về giải pháp hợp lý
     cho CLKD tại LOIPHAT.
            1.3 Phương pháp nghiên cứu:

          Ñeå thöïc hieän nghieân cöùu naøy, taùc giaû söû duïng caùc phöông phaùp nghieân cöùu phaân
     tích, toång hôïp, thoáng keâ, so saùnh. Phương pháp chọn mẫu điều tra khảo sát, trong đó
     chọn 200 khaùch hàng đại lý phân phối SP, và một số khách hàng truyền thống, hieän ñang
     giao dòch vôùi LOIPHAT nhaèm phân tích, đánh giá để đưa ra các giải pháp CLKD của
     LOIPHAT từ nay đến năm 2015 được hoàn thiện và hiệu quả hơn.

                                        ( Phụ lục: 01 Bảng khảo sát)
            1.4. Kết quả dự kiến:
               Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, việc triển khai thực hiện đồ án nhằm mong
     muốn hướng tới những kết quả như sau:



             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà           Trang 3         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

                Phân tích được thực trạng, những thành công và hạn chế trong quá trình thực
     thi CL của LOIPHAT, từ đó đưa ra những khuyến nghị thiết thực, trên những căn cứ
     khoa học về CLKD để phát triển sức cạnh tranh nhất là trong quá trình hội nhập và cạnh
     tranh ngành gay gắt ngành như hiện nay. Do vậy, với đồ án này, việc ứng dụng làm sáng
     tỏ lý thuyết trong điều kiện CL cụ thể của LOIPHAT là cơ hội để tôi có thể nâng cao
     trình độ về kiến thức của bản thân và là động lực cho những nghiên cứu sau này.

                             ( Phụ lục: 02 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát)
            1.5. Bố cục của đồ án:
            Bố cục của đồ án này gồm ngoài phần mục lục, phụ lục các bảng biểu, lời cám ơn,
     phần tóm tắt, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đồ án gồm 7 chương:
            Chương 1: Mục đích nghiên cứu.
            Chương 2: Tổng quan về lý thuyết.
            Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
            Chương 4: Phân tích CL SXKD của LOIPHAT.
            Chương 5: Đánh giá các CL SXKD hiện tại của LOIPHAT.
            Chương 6: Đề xuất CL phát triển KD của LOIPHAT.
            Chương 7: Kết luận.




             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 4         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"           MGT510.

                           CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT


              2.1. Tổng quan về CL, quản trị CLKD:
              2.1.1 Khái niệm về CL:
              Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm về CL:
              - “CL của một công ty bao gồm tập hợp các hoạt động cạnh tranh và các hướng
     tiếp cận KD mà ban giám đốc DN sử dụng để điều hành DN”
              Dù nhiều cách tiếp cận nhưng bản chất của CLKD vẫn là phác thảo hình ảnh
     tương lai của DN trong khu vực hoạt động và khả năng khai thác. (PGS.TS Đào Duy
     Huân).
              2.1.2 Khái niệm Quản trị CLKD:
              Quản trị CL là một quá trình sắp xếp linh hoạt các CL, tình hình hoạt động và kết
     quả KD, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và phương pháp xử lý.
              Trong toàn cầu hóa hiện nay, quy trình CL chặt chẽ trở lên cấp thiết. Đặc trưng
     của giai đoạn này là chuyển từ kế hoạch hóa CL sang quản trị CL.
              2.1.3 Vai trò của CL, quản trị CL đối với DN:
              Quản trị CL có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của DN, giúp cho DN có
     thể thấy được hướng phát triển bền vững trong tương lai, là cơ sở để xác định các chỉ tiêu
     họat động SXKD cụ thể và đo lường kết quả SXKD qua từng thời kỳ nhất định. Thông
     qua quản trị CL giúp DN phân tích, đánh giá dự báo các thay đổi môi trường KD trong
     tương lai, giúp các nhà quản trị vận dụng cơ hội, giảm thiểu nguy cơ, phát huy điểm
     mạnh, đưa ra các quyết định phù hợp trong KD nhằm phát triển ổn định, bền vững và đạt
     hiệu quả tối ưu nhất.
              2.2 Các mô hình quản trị Chiến lược:
              2.2.1 Lý thuyết mô hình Delta (DPM) của Arnoldo C. Hax & Dean L:
              Mô hình lý thuyết này đã đưa ra tam giác với 3 lựa chọn CL khác biệt về: SP tốt
        nhất – Giải pháp khách hàng - Hệ thống cấu trúc nội bộ. Cụ thể:




               ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà           Trang 5         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

            * Về SP tốt nhất:
            - Phạm vi: Cung cấp đặc điểm toàn diện của SP, xác định động cơ, chi phí của SP,
     cải thiện chi phí riêng của SP, đảm bảo các chi phí nguyên liệu đầu vào ổn định, chi phí
     phù hợp, bố trí phương tiện SX, quy hoạch và tận dụng công suất SX, nghiên cứu áp
     dụng công nghệ, sang kiến cải tiến kỹ thuật… để SX ra SP tốt nhất, có chi phí thấp so với
     toàn ngành và đối thủ cạnh tranh, tạo tính khác biệt hóa trong SP để hướng đến khách
     hàng, tạo vị thế cạnh tranh độc đáo của SP.
            - Qui mô: Đảm bảo duy trì và phát triển thị phần của SP trên thị trường.
            - Liên kết: Thay đổi thiết kế SP, cải tiến SP mới có tính vượt trội hơn các SP trước
     đây và đối thủ cạnh tranh, đồng thời vẫn kế thừa, giữ được mối liên hệ với các SP trước
     đây đã đưa ra thị trường mà khách hàng quen dùng.
        * Về giải pháp khách hàng:
            - Phạm vi: Giá trị khách hàng tốt nhất: Cải thiện các lợi ích tốt nhất cho khách
        hàng/Cải thiện liên kết ngang qua những thành phần của giải pháp tổng thể/Nhiều loại
        SP/ Chia nhóm/Liên doanh phát triển/Sử dụng nguồn lực ngoài.
            - Qui mô: Khách hàng: Xác định khách hàng mục tiêu - Chia nhóm khách hàng
        mục tiêu và chế tạo theo nhu cầu từng nhóm .
            - Liên kết: Cải tiến khách hàng theo nguồn: Xác định và khai thác phát triển cốt lõi
        liên kết với chuỗi giá trị khách hàng.
            * Hệ thống cấu trúc nội bộ:
            - Phạm vi: Hiệu quả hoạt động hệ thống tốt nhất/Cải thiện thực thi hệ thống/Hợp
     nhất thành phần bổ sung/ Nuôi dưỡng công ty bổ trợ/Thể loại và số lượng/Kiến trúc mở.
            - Qui mô: Kiến trúc hệ thống mục tiêu: Xác định những yếu tố dẫn đầu trong hệ
     thống/Nâng cao bề mặt nhân tố/Điều hòa kiến trúc hệ thống/Mở rộng số lượng và độ đa
     dạng của nhân tố.
            - Liên hệ: Cải thiện hệ thống: Nhấn mạnh những đặc trưng ủng hộp cho việc
        “khóa” (Lock-in)/Tăng cường các nhân tố/Thiết kế những chuẩn mực sở hữu trong
        kiến trúc mở, bề mặt phức, tiến triển nhanh chóng, tính tương hợp chậm trễ.


             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 6         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"          MGT510.

                Sử dụng mô hình Delta sẽ giúp DN có được những kết quả quan trọng: thắt chặt
     quan hệ KD lâu dài, giá trị không ngừng tăng lên, thiết kế vượt trội đối thủ, loại trừ đối
     thủ cạnh tranh khỏi hệ thống và cố định khách hàng vào hệ thống.
                                ( Phụ lục số 03: từ sơ đồ 1 đến sơ đồ 5)

            2.2.2 Lý thuyết bản đồ CL (DM) của Robert S Kaplan và David P Norton:
             Việc sử dụng bản đồ CL trong họat động của DN nhằm giải quyết những vấn đề
     sau đây:
             - Mô tả CL trong một hình ảnh duy nhất, làm rõ CL và truyền thông .
             - Xác định quy trình nội bộ chính ( Key internal processes).
             - Gắn kết đầu tư vào con người, công nghệ và vốn để cho tác động tối đa.
             - Phát hiện những khoảng trống trong CL để có những hành động khắc phục sớm
     được thực thi.
             - Xác định rõ ràng những đề xuất giá trị khách hàng.
             - Tạo quy trình nội bộ quan trọng cho việc tạo ra và cung cấp các đề xuất về giá
     trị, hình thành giá trị cổ đông.
             - Phân bổ nguồn lực, công nghệ thông tin và văn hóa cho các quy trình nội bộ.
             Từ việc vận dụng lý thuyết của mô hình này, trong phạm vi của đồ án, để có thể
     phân tích các yếu tố môi trường bên trong và môi trường bên ngòai. Hay bản đồ CL có
     thể bao gồm một đại diện của các yếu tố nội bộ và bên ngoài có thể tác động đến sự thành
     công CLKD của tổ chức được mô tả qua các ma trận , từ đó mới tìm được những SP,
     khách hàng và thị trường tối ưu cho DN trong từng thời gian nhất định.
                                  ( Phụ lục 04: Mô hình bản đồ chiến lược)
            2.2.3. Chuỗi giá trị và mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter:
             Mô hình này cho phép người nghiên cứu có thể thấy được yếu tố nhân quả, qua
     việc phân tích các họat động cơ bản (đây là nhóm tạo ra giá trị gia tăng cho SP) và các
     họat động bổ trợ (xảy ra bên trong tường hoạt động chính) từ đó tạo ra giá trị cho khách
     hàng, biết được CL có tối ưu chưa và tạo được lợi nhuận tối đa chưa?
             Bất kỳ CL nào cũng phải phân tích đến vấn đề tài chính và hiệu quả. Ngành KD
     nào cũng chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh sau:

              ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà          Trang 7         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

                   Thứ nhất: Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ
     quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành. Khả năng
     thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp khác và chi phí chuyển đổi nhà
     cung cấp.
                   Thứ hai: Áp lực cạnh tranh từ khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh
     tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động SX KD của ngành.
                   Thứ ba: Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiềm ẩn là các DN
     hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ
     tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố
     sau:
                 - Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ
     suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng DN trong ngành..
                 - Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào
     một ngành khó khăn và tốn kém hơn bao gồm các yếu tố: Kỹ thuật; Vốn ; Các yếu tố
     thương mại như Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách hàng ...; Các nguồn
     lực đặc thù như Nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát), bằng cấp chuyên chuyên môn
     hành nghề , phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ....
                   Thứ tư: Áp lực cạnh tranh từ SP thay thế: SP và dịch vụ thay thế là những
     SP, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các SP dịch vụ trong ngành.
                   Thứ năm: Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành: Các DN đang KD trong ngành
     sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh
     tranh. Mô hình này được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc
     của lợi nhuận. Quan trọng hơn cả là phân tích CL theo mô hình này sẽ cung cấp các CL
     cạnh tranh để DN duy trì hay tăng lợi nhuận. DN sử dụng mô hình này sẽ có thể phân
     tích được DN có nên gia nhập một thị trường nào đó hay không.
     ( Phụ lục 05: Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter từ sơ đồ 1 đến sơ đồ 6)




             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 8         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

                                            CHƯƠNG 3:
                                 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


            Trong quá trình thực hiện đồ án, các phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu
     phân tích, đánh giá tình hình CLKD của LOIPHAT bao gồm: Phương pháp thu thập số
     liệu, nghiên cứu mô tả, bảng câu hỏi khảo sát, bảng tổng hợp kết quả khảo sát và tài liệu
     nghiên cứu để sử dụng nghiên cứu cho đồ án. Cụ thể như sau:
            3.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:
            Trong nghiên cứu khoa học, việc thu thập và sử dụng thông tin thứ cấp cho mục
     đích nghiên cứu là quan trọng nhằm phục vụ cho các giả thuyết đựa đưa ra.
              3.1.1 Phương pháp khảo sát:

            Nghieân cöùu chính thöùc thoâng qua phöông phaùp ñònh löôïng, söû duïng kyõ thuaät
     khảo sát tröïc tieáp 200 khaùch haøng hieän ñang giao dòch với LOIPHAT, để có cơ sở đánh
     giá kết quả nghiên cứu của đồ án.
            Kết quả của phương pháp này vừa sử dụng cho chương 4 và chương 5, vì phỏng
     vấn có mang tính dự báo, đề xuất theo phương pháp chuyên gia, phỏng vấn các đại lý,
     các khách hàng thuộc lĩnh vực tiêu thụ và sử dụng hàng tiêu dùng TTNT .
              3.1.2 Phương pháp tiến hành chọn mẫu điều tra:
            Thực tế, có nhiều đối thủ cạnh tranh nên thu thập số liệu/ thông tin đầy đủ sẽ hạn
     chế. Do đó, đề tài sử dụng kỹ thuật lựa chọn ngẫu nhiên để điều tra, nghiên cứu phục vụ
     cho đồ án.
            3.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp:
            Tài liệu thứ cấp là những tài liệu đã được thu thập cho các mục đích khác các như
     báo cáo tài chính thường niên. Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng lại các tài liệu thứ cấp có
     sẵn này cũng rất quan trọng trong việc phân tích, đánh giá, so sánh giữa các giai đoạn
     phát triển, với đối thủ cạnh tranh và một số vấn đề khác phục vụ đề tài nghiên cứu
     chương 4, 5 và có thêm cở sở khoa học phục vụ cho việc thu thập số liệu sơ cấp để
     nghiên cứu trong đồ án.
             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 9         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

            Thông qua việc phân tích các số liệu thứ cấp này để hỗ trợ phục vụ cho các kết
     quả nghiên cứu, lý luận đưa ra của phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thực trạng,
     nhằm chứng minh thêm cơ sở khoa học đứng đắn của các vấn đề đồ án đề cập tới.
            3.3 Những khó khăn/hạn chế gặp phải trong quá trình nghiên cứu đồ án:
            Việc thu thập thông tin qua việc đánh dấu bảng khảo sát là không tránh khỏi
     những sai sót do thời gian ngắn và do yếu tố tâm lý , vì vậy các kết quả nghiên cứu, kết
     luận có thể còn nhiều hạn chế.




             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 10         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

                                               CHƯƠNG 4
                         PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA LOIPHAT


             4.1. Giới thiệu tổng quan về LOIPHAT :
             LOIPHAT, trước đây tiền thân là Cơ sở SX sắt thép và Inox Lợi Phát, đã được
     biết đến tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997. Đến tháng 6 năm 2005
     LOIPHAT chính thức thành lập. Từ đây đánh dấu một bước phát triển quan trọng của
     LOIPHAT.
             Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của thị trường, LOIPHAT đã nhập
     khẩu các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại, dây chuyên công nghệ chuyên dụng của
     ngành nội thất đã góp phần tạo nên những SP TTNT cao cấp mang Thương hiệu
     LOIPHAT có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, uy tín trong và ngoài nước. Cũng chính từ
     đây thương hiệu LOIPHAT HOME FURNITURE đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp
     bằng chứng nhận thương hiệu và nhãn hiệu SP đi vào thị trường mang tầm quy mô,
     thương hiệu Việt " Hàng Việt Nam chất lượng cao" cho các dòng các SP: Bàn ghế inox ,
     kệ inox , tủ , giường inox , Ghế sofa, két sắt chống trộm …. Bên cạnh đó, LOIPHAT
     cũng đã mở rộng thêm 01 xưởng SX Giường Sắt cao cấp theo công nghệ tiên tiến nhập
     khẩu của Hoa kỳ tại Ấp 1 xã Bình Chánh với dây chuyền công nghệ hiện đại và quy mô
     nhà xưởng có diện tích 1.536m2…. SX hơn 3000 SP /tháng.
             Hướng tới tương lai LOIPHAT đã đầu tư xây dây chuyền công nghệ mới SX ra
     mặt hàng Inox kết hợp với nhựa. Đây là chủng loại SP mới mang tính hiện đại phù hợp
     nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Ngoài ra LOIPHAT phát triển KD xuất khẩu
     sang thi trường Châu á, Đông Nam Á. LOIPHAT luôn tự hào là nhà SX và phân phối
     chuyên nghiệp các SP TTNT, góp phần tạo nên sự độc đáo, khác biệt trong ngôi nhà của
     từng khách hàng sử dụng SP mang thương hiệu LOIPHAT HOME FURNITURE.
                   Từ cuối năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp.
     Với thương hiệu LOIPHAT HOME FURNITURE bằng những nỗ lực vượt bậc, hướng đi
     đúng và vận dụng các chính sách phù hợp, LOIPHAT đã vượt qua được tình trạng suy
     thoái, đón đầu, từng buớc phát triển vững chắc và ổn định.

             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 11         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"                MGT510.

            4.2. Các nhóm SP chính của LOIPHAT:




                                                 Gh? sofa
                                                  15%            két s?t 15%



                                                                      K? d? ti vi
                                                                        10%


                                    Bàn gh?                     % " "c
                                   inox 50%                     10%




     4.3 Những thành tựa và kết quả đạt được trong những năm qua:
               4.3.1: Kết quả tài chính:
               Bảng 4.3.1 Kết quả tài chính của LOIPHAT giai đoạn 2008 – 2010

           Nguoàn: LOIPHAT                                                     Đơn vị tính: triệu đồng

                     Naêm                      2007          2008               2009         2010

           Toång thu                          190.000       300.000         650.000         900.000

           Toång chi                          170.000       255.000         555.000         770.000

           Lôïi nhuaän tröôùc thueá           20.000        45.000             95.000       150.000

                - Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 30.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 22%.

                 - Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 30.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 47%.

                - Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 55.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 58%.

                 Qua baûng treân cho thaáy, cuøng vôùi toác ñoä taêng tröôûng doanh thu thì keát quaû
     taøi chính l ợi nhuận trước thuế qua caùc naêm coù toác ñoä taêng tröôûng khá nhanh, ñaûm baûo
     thu nhaäp cuûa người lao động ôû möùc cao vaø ñoùng goùp noäp ngaân saùch cho địa phương
     moät khoaûn tieàn töông ñoái lôùn .

              ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà              Trang 12       Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

                 4.3.2 Những thành quả đã đạt được: - Thương hiệu LOIPHAT đã được
        Trung ương và Thành Phố tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý , khách quan ghi
        nhận những công lao đóng góp của DN cho xã hội trong 5 năm qua đó là:
           Từ năm 2007 – 2010 : 04 năm liền – Liên Hiệp các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt
        Nam, Tạp chí Thương Hiệu Việt công nhận : SP đạt danh hiệu : TOP 100 Thương
        hiệu Việt.
                     Từ năm 2007 – 2010 : 04 năm liền Cúp vàng DN hội nhập WTO và phát
     triển Do Ban Kinh tế TW - Bộ Công Thương, UB quan hệ kinh tế quốc tế ... trao tặng.
                     Năm 2008 – 2009 TW Hội DN vừa và nhỏ Việt Nam trao tặng: DN Vàng
     Việt Nam.
                     Năm 2009 : Nhận bằng khen của Hội Đồng giải thưởng quốc gia và vinh
     dự được UVBCT Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng trao tặng bằng khen của Thủ Tướng
     Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
                     Năm 2010 Thương hiệu LOIPHAT HOME FURNITURE đạt Danh
            hiệu
             1. Danh hiệu " Hàng Việt Nam chất lượng cao".
             2. Top TEN thương hiệu hàng đầu Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn.
             3. Thương hiệu nổi tiếng quốc gia 2010.
             4. Doanh nhân Đặng Hoàng Gia: Đạt danh hiệu doanh nhân tiêu biểu năm 2010.
              5. LOIPHAT được Ban Tư Tưởng văn hoá TW. Văn phòng Chủ Tịch Nước,
     văn phòng chính Phủ , UBND TP Hà Nội bình chọn: là 01 trong 1000 DN xuất sắc trên
     cả nước được tham dự đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
     4.4 Tầm nhìn của LOIPHAT:
            " SP tiện LỢI PHÁT triển chuyên nghiệp". LOIPHAT sẽ là một đối thủ cạnh
     tranh đầy sáng tạo, đầy nhiệt huyết, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, và là một đối thủ
     thành công mang lại cho người tiêu dùng trong và ngoài nước SP TTNT cao cấp nhất, và
     LOIPHAT sẽ không ngừng tìm kiếm các cơ hội, để mở rộng những lộ trình mới, vươn tới
     là tập đoàn ngành công nghiệp TTNT hàng đầu Việt Nam.




             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 13         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

     4.5 Sứ mệnh của LOIPHAT:
                   Sứ mệnh của đối với người tiêu dùng: Trân trọng lòng trung thành và tín
     nhiệm của khách hàng. Tạo ra những SP, tiện dụng, sang trọng, và độc đáo phù hợp cho
     tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường TTNT.
                   Với đối tác, sứ mệnh: tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành
     viên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý thông qua các
     SP, dịch vụ đầy tính sáng tạo và ổn định.
                   Với nhân viên sứ mệnh: luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện, môi trường
     làm việc để thỏa mãn các nhu cầu trong công việc, mang lại nhiều lợi ích và quyền lợi
     cho người lao động. Chú trọng vào kết quả công việc, để các đóng góp, cống hiến, luôn
     được ghi nhận và tưởng thưởng. Nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt
     huyết của nhân viên.
                   Với cộng đồng: để góp phần phát triển và hỗ trợ cộng đồng, LOIPHAT
     mong muốn được tham gia và đóng góp cho những chương trình có ích, thiết thực hướng
     đến cộng đồng và xã hội.
     4.6 Mục tiêu CL và định vị của LOIPHAT:
                   Định hướng CL phát triển của của LOIPHAT: luôn giữ vị trí tiên phong
     trên thị trường công nghiệp TTNT hàng đầu Việt Nam.
                   Định vị CL của LOIPHAT trong sơ đồ DPM là SP TTNT cao cấp là chính,
     trong khi vẫn quan tâm đến giải pháp khách hàng và định vị hệ thống đồng bộ như:
                   Tăng thị phần của LOIPHAT;
                   Đánh bại các đối thủ chính về chất lượng SP;
                   Đạt được tổng mức chi phí thấp hơn đối thủ;
                   Cải thiện tính hiệu qủa trong quá trình SX của tất các các dòng SP;
                   Tăng danh tiếng thương hiệu LOIPHAT với mọi khách hàng;
                   Gây dựng chỗ đứng ổn định và phát triển trên thị trường;
                   Đạt vị thế ưu việt về công nghệ, giảm thời gian đưa SP mới ra thị trường;
                   Nắm bắt được các cơ hội tăng trưởng hấp dẫn.
                   Xây dựng tính tập thể trong quá trình cộng tác với nhân viên, các nhà cung
     cấp, khách hàng và cộng đồng xã hội.

             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 14         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

     4.7 Mục tiêu tài chính: Cùng với việc gia tăng số lượng về nguồn nhân lực, máy móc
        thiết bị dây truyền sản xuất hiện đại, thì doanh thu cũng tăng lên một cách vượt bậc.
        Nếu như năm 2009 doanh số của LOIPHAT là 650.000 triệu đồng, năm 2010 là hơn
        950.000 triệu đồng . Ước đến năm 2015 doanh số đạt 1.5000.000 triệu đồng. Lợi
        nhuận năm sau tăng cao hơn năm trước. Đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất người
        lao động, và góp phần nộp ngân sách cho địa phương.
     4.8 Phân tích môi trường SXKD của LOIPHAT:
         4.8.1 Môi trường vĩ mô:
            4.8.1.1 Môi trường kinh tế:
                 Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác
     động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hình 1 cho thấy có cải thiện tốc độ tăng GDP
     theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III
     tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng
     6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi
     chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ
     tăng trưởng tương đối cao là một thành công.




                 Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình
     quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD.
     (Trích dẫn từ: http://www.ktpt.edu.vn/website/249_tong-quan-kinh-te-viet-nam-nam-2010-va-
     khuyen-nghi-cho-nam-2011.aspx).

             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 15         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"                             MGT510.

            Với việc GDP bình quân đầu người tăng liên tục trong những năm qua đã làm gia
     tăng nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam trong đó có cả việc gia tăng tiêu dùng các SP
     TTNT. Đây chính là cơ hội cho sự phát triển của các DN trong nước nói chung và
     LOIPHAT nói riêng.
            4.8.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật:
            Trong những thập kỷ qua, tình hình kinh tế - chính trị Việt Nam luôn ổn định, GDP
     tăng liên tục tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế.
            Hành lang pháp lý được cải thiện, rất nhiều bộ luật, luật mới, sửa đổi được ban hành
     phù hợp với xu thế chung của thế giới, giúp các doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn.

            4.8.2 Môi trường vi mô:
                            Hình 4.9.2: Cơ cấu 5 thế lực cạnh tranh của M.Porter

                                                      Áp lực gia nhập
                                                                Nhà
                                                               đầu tư
                                                                mới


                                   Đối thủ
                                     cạnh
                                    tranh                                       Khách
               Áp lực cạnh tranh   ngành
                                                                                hàng
                                                                                            Áp lực mặt cả
                                                        LOI PHAT


                                                                                Sản
                                                                               phẩm
                                             Nhà                              thay thế
                     Áp lực cung cấp         cung                                        Áp lực thay thế
                                              cấp




            Cơ cấu phân tích cạnh tranh của Porter khuyến khích các nhà chiến lược tìm hiểu
     năm tác động trong ngành: mối đe dọa của đối thủ mới, mối đe dọa về SP hay dịch vụ
     thay thế, khả năng thương lượng của các nhà cung ứng, khả năng thương lượng của các
     khách hàng, và việc sử dụng mánh khóe để chiếm vị thế giữa các đối thủ cạnh tranh hiện
     tại.
            4.8.2.1 Đối thủ cạnh tranh:
            Vị thế LOIPHAT trong ngành: Với doanh thu năm 2010 đạt hơn 950.000 triệu
     đồng là công ty SX KD ngành TTNT chiếm lĩnh trên 70% thị trường tại Thành Phố Hồ
             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà                   Trang 16            Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.




            4.8.2.2 Khách hàng:

            LOIPHAT cũng bị ảnh hưởng bởi quy mô nhu cầu SP hoặc dịch vụ hiện tại và
     tiềm năng, lợi ích mong muốn, thị hiếu, khả năng thanh toán của khách hàng trong việc
     định hướng tiêu thụ SP, tuy nhiên LOIPHAT luôn dẫn đầu thị trường là một trong những
     thương hiệu thành công tại Việt Nam và thương hiệu có tiềm năng phát triển mạnh trong
     tương lai.
            4.8.2.3 Nhà cung cấp:
            Các nguyên liệu cơ bản như ống thép, inox, nhôm, kính, ........ được mua trong nước
     theo phương thức đấu thầu chọn giá. Một số loại nguyên liệu và các phụ liệu hầu hết được
     mua từ các DN trong nước. Bao bì được cung cấp bởi các DN lớn và có uy tín.
            4.8.2.4 Rào cản xâm nhập ngành:
            Mức độ cạnh tranh cùng ngành sẽ gia tăng khi rào cản gia nhập thị trường ngày càng
     giảm cùng theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, các DN nước ngoài với tiềm lực về vốn
     và công nghệ sẽ đầu tư vào Việt Nam ít nhiều sẽ gia tăng mức độ cạnh tranh.
     4.9. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG:
         4.9.1 Môi trường sản xuất:
            * Máy móc thiết bị: trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng như: máy hàn hồ quang,
     máy cắt, khoan, máy đánh bóng SP, máy ép nhựa, dây chuyền mài kiếng.....
            * Quản lý chất lượng SP:
            LOIPHAT đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
     Việc kiểm tra chất lượng SP được thực hiện bởi bộ phận Quản lý kiểm soát chất lượng và bộ
     phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D)
            * Về phân phối - giao hàng: phân phối giao hàng nhanh chóng. mọi lúc, mọi nơi
     với đội ngũ xe vận chuyển giao hàng là trên 40 chiếc, là một trong những tiêu chí tăng
     sức cạnh tranh mạnh mẽ của SP LOIPHAT.
         4.9.2 Nghiên cứu phát triển:


             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà          Trang 17        Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"          MGT510.

            Hoạt động R&D năm 2010 hướng tới mục tiêu giúp LOIPHAT vươn lên chiếm lĩnh thị
     phần trong nhiều nhóm ngành có tính cạnh tranh cao. Định hướng này sẽ được áp dụng cho tất
     cả các ngành hàng TTNT của Công ty, đặc biệt đối với các dòng SP chủ lực TTNT bàn ghế
     các loại bằng sắt, thép, Inox, các loại két sắt chống trộm, ghế văn phòng, ghế xếp, ghế Sofa
     giường xếp đa năng....
         4.9.3 Maketing (4P)
            Product – SP: LOIPHAT HOME FURNITURE Là thương hiệu hàng đầu Việt
     Nam trong ngành TTNT, với đa chủng loại SP đạt độ nhận biết cao với chất lượng:
     " Hàng Việt Nam chất lượng cao" giá cả hợp lý, làm tăng sự hiện diện trên kênh và mức
     độ thâm nhập thị trường.
            LOIPHAT thành công từ việc nắm bắt thời cơ phục vụ người tiêu dùng từ bình
     dân đến trung lưu được người tiêu dùng và xã hội hưởng ứng chấp nhận.
            Place – Phân phối: Công ty có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước qua 3
     kênh chính: hệ thống các nhà phân phối và đại lý, hệ thống các Showroom LOIPHAT và
     hệ thống siêu thị Metro và Bic C trên cả nước.
            Promotion – Chiêu thị: Để nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng luôn
     thay đổi, LOIPHAT thường xuyên triển khai nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức
     khác nhau như: thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng, thông qua đội ngũ
     nhân viên tiếp thị và các đại lý phân phối, thu thập thông qua các công ty tư vấn, các tổ chức
     khảo sát thăm dò thị trường… Các chương trình quảng cáo thường theo các ngày lễ tết.
            Price – Giá cả: LOIPHAT luôn có những chính sách ưu đãi tốt dành cho khách
     hàng và các đại lý nên việc duy trì, mở rộng mạng lưới phân phối thông qua các
     Showroom rất tốt. Giá bán của từng loại SP luôn có tính cạnh tranh hợp lý, tính phân khúc
     thị trường mạnh, phù hợp với mức thu nhập và nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội.
         4.9.4 Nguồn nhân lực:
            LOIPHAT có một lực lượng Ban lãnh đạo đều là những người nổi tiếng trong giới
     kinh doanh, có tầm nhìn CL tốt, có khả năng dự báo và thích ứng kịp thời trước những
     thay đổi của môi trường.
            Phần lớn đội ngũ nhân viên của LOIPHAT có trình độ chuyên môn, có tay nghề,
     lòng tin và tinh thần đoàn kết là một điểm mạnh để LOIPHAT tăng khả năng cạnh tranh.

             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà          Trang 18         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"            MGT510.

                                               CHƯƠNG 5
                  ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA LOIPHAT

            5.1 Sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược của LOIPHAT:
                 Với định hướng CL phát triển của của LOIPHAT là luôn giữ vị trí tiên phong
     trên thị trường TTNT Việt Nam và định vị CL của LOIPHAT trong sơ đồ DPM với trọng
     tâm là khách hàng cho mọi hoạt động của LOIPHAT, trong khi vẫn quan tâm đến giải
     pháp SP tối ưu và định vị hệ thống một cách đồng bộ. LOIPHAT luôn gắn kết giữa sứ mệnh
     và quá trình thực thi CL trong quá trình phát triển KD.
                 Thành công về nhãn hiệu LOIPHAT HOME FURNITURE sau khi tái định
     vị năm 2009, LOIPHAT đã đạt được mức độ nhận biết thương hiệu trên 60%, doanh thu
     năm sau cao nhiều hơn năm trước, đạt hiệu quả khá cao trong bối cảnh thị trường khủng
     hoảng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian qua.
            5.2 Tính hiệu quả của CLKD và các yếu tố thích nghi với môi trường
     bên trong và bên ngoài của LOIPHAT:

            Trong xu thế hội nhập, các DN Việt Nam nói chung và LOIPHAT nói riêng, còn
     bộc lộ nhiều hạn chế về chất lượng, mẫu mã, giá bán, tính năng công dụng của SP, so với
     DN các nước trong khu vực. Nếu không thường xuyên bám sát các yếu tố môi trường bên
     trong, môi trường bên ngoài, thì sẽ tiếp tục gặp rủi ro trong kinh doanh.
            Căn cứ vào những phân tích về môi trường vĩ mô, vi mô tại chương 4, cho thấy
     LOIPHAT đã phản ứng khá với các cơ hội, và mối đe dọa hiện tại trong môi trường hoạt động
     KD. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện các CL LOIPHAT gặp phải nhiều khó
     khăn trong quá trình thực thi CL. Để giải quyết vấn đề khó khăn này, thông qua sử dụng
     phương pháp ma trận SWOT làm cơ sở, nhằm khai thác triệt để mặt tích cực, và tối thiểu
     hóa nguy cơ, thông qua các chiến lược kết hợp, cụ thể như sau:




             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà          Trang 19            Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"                       MGT510.



                                                           Cơ hội (O)                     Thách thức (T)
                                                 1. Kinh tế trong nước phát        1. Việt Nam gia nhập
                                                 triển ổn định và thu nhập của     AFTA, WTO nên đối thủ
                                                 người dân ngày càng tăng, nhu     cạnh tranh mới ngày càng
                                                 cầu tiêu dùng gia tăng.           nhiều.
                                                 2. Tiềm năng thị trường TTNT      2. Khó khăn cho xuất khẩu
                                                 trong nước còn lớn, các đối thủ   do các nước đưa ra nhiều
                                                 cạnh tranh trong nước còn yếu.    rào cản thương mại và các
               MA TRẬN SWOT                      3. Nhu cầu về hàng TTNT cao       tiêu chuẩn chất lượng kiểu
                                                 cấp ngày càng cao.                dáng bền đẹp, sang trọng.
                                                 4. Thị trường xuất khẩu mở        3. Xuất hiện nhiều SP thay
                                                 rộng do Việt Nam đã gia nhập      thế, như đồ gỗ.
                                                 AFTA, WTO, hàng rào thuế          4. Xuất hiện việc chảy máu
                                                 quan bãi bỏ.                      chất xám khi các doanh
                                                                                   nghiệp nước ngoài đầu tư
                                                                                   vào ngành tăng lên.
                  Mặt mạnh (S)                    SO: Sử dụng các điểm mạnh        ST: Sử dụng các điểm mạnh
                                                  để tận dụng cơ hội bên ngoài       để hạn chế và né tránh các
                                                                                     mối đe doạ từ môi trường
                                                                                              bên ngoài
      1. Thương hiệu mạnh, thị phần lớn,         - S1, S2, S4, S6, S5, S7 để tận   - S1, S2, S3,S5, T1: Chiến
      có sự nhận biết cao từ khách hàng.         dụng cơ hội O1, O2, O3, O4:       lược phát triển thị trường
      2. Mạng lưới phân phối rộng khắp.          Chiến lược phát triển thị         (Chọn lọc các dòng SP có
      3. Cơ sở vật chất, hệ thống máy móc        trường.                           ưu thế để thâm nhập, phát
      thiết bị tiên tiến và tiềm lực tài chính   - S3, S4, S5, S6, để tận dụng     triển thị trường mới).
      mạnh.                                      cơ hội O2, O3, O4: Chiến lược     - S1, S2, S4, S7,T1: Chiến
      4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển      phát triển SP.                    lược hội nhập về phía trước
      mạnh.                                      - S2, O4: Chiến lược hội nhập     - Tận dụng điểm mạnh S3,
      5. SP đa dạng, giá cả cạnh tranh. Chất     về phía trước.                    S4, S7 để vượt qua đe doạ
      lượng đạt tiêu chuẩn " Hàng Việt           - S2, S5, O1: Chiến lược hội      T1, T2. (Chiến lược khác
      Nam chất lượng cao", được người tiêu       nhập về phía sau                  biệt hoá SP)
      dùng bình chọn nhiều năm liền.             - S3, O1: Chiến lược đa dạng
      6. Đội ngũ quản lý có kinh nghiệm,         hoá đồng tâm.
      đội ngũ nhân viên lành nghề.               - S3, O2: Chiến lược kết hợp
      7. Hoạt động marketing và xây dựng         theo chiều ngang.
      thương hiệu tốt.                            - Sử dụng điểm mạnh S3 để
                                                 tận dụng cơ hội O1, O2.
                                                 (Chiến lược phát triển công
                                                 nghệ mới)
                                                 - Sử dụng điểm mạnh S6 để
                                                 tận dụng cơ hội O4.(Chiến
                                                 lược phát triển năng lực quản
                                                 lý và chất lượng nguồn nhân
                                                 lực)
                  Mặt yếu (W)                     WO: Khắc phục điểm yếu để        WT: Tối thiểu hoá các điểm
                                                  nắm bắt cơ hội và tận dụng cơ      yếu để tránh khỏi mối đe
                                                     hội để hạn chế điểm yếu                    doạ
      1. Chưa khai thác hết công suất của        - W1-6, O3: Chiến lược liên       - W1, W2,W3, T1 Chiến
      máy móc thiết bị.                          doanh, liên kết (để học hỏi       lược liên doanh, liên kết
      2. Chưa xây dựng thương hiệu đồng          kinh nghiệm)                      - Tối thiểu hoá điểm yếu W3
      đều cho các dòng SP.                       - W6, O4: Chiến lược hội nhập     để tránh đe dọa T3. (Chiến
               ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà                 Trang 20           Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"                MGT510.

      3. Xuất khẩu hạn chế, chưa quảng bá     về phía sau                     lược nhân sự)
      mạnh thương hiệu ra nước ngoài.         - Hạn chế điểm yếu W1 để tận
      4. Công ty lớn nhưng vẫn tồn tại        dụng các cơ hội O1, O2, O4.
      phong cách quản lý kiểu gia đình.       (Chiến lược nâng cao năng lực
      5. Ý thức chung về cạnh tranh của đội   sản xuất)
      ngũ nhân viên chưa cao.
      6. Chưa thật sự chủ động về nguồn
      máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.
            5.3 Những khó khăn nảy sinh trong quá trình gắn kết chiến lược với
     môi trường cạnh tranh:
                      Sự biến đổi nhanh chóng của môi trường quốc tế dẫn đến tác động
     đến LOIPHAT trên hai phương diện ( tạo ra cơ hội và nguy cơ), thay đổi rất nhanh,
     điều này làm cho công tác dự báo của LOIPHAT gặp nhiều khó khăn, do các CL
     đưa ra có những khía cạnh bị lạc hậu theo sau sự biến đổi đó.Hệ quả là nhiều chính
     sách rồi sẽ phải điều chỉnh không ít thì nhiều.
                      Mặc dù LOIPHAT đã nhiều cố gắng đưa các trang thiết bị và dây
     truyền máy móc vào SX nhưng còn chậm, cũng như việc huấn luyện đào tạo kỹ
     thuật nắm bắt các trang thiết bị mới chưa được quan tâm đúng mức. Do đó nếu
     không đẩy nhanh đổi mới công nghệ trang thiết bị kỹ thuật thì sẽ khó khăn trong
     việc nâng cao sức cạnh tranh SP hàng hóa trên thị trường.
                      Lực lượng lao động chủ yếu là xuất thân từ lao động nông nghiệp, có
     độ tuổi trẻ, có sức khỏe tốt, có quyết tâm. Tuy nhiên trình độ học vấn, chuyên môn
     kỹ thuật nghiệp vụ còn thấp, đào tạo không đồng bộ, thiếu thực tế, tính tự giác
     chấp hành kỷ luật chưa cao, khả năng tiếp thu công nghệ mới và làm chủ vận hành
     thiết bị còn yếu, đây là yếu tố bất lợi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
                      Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới rong thời gian qua nói chung và
     Việt Nam nói riêng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của
     LOIPHAT, như khả năng vay vốn lưu động và vay vốn dài hạn để đầu tư vào tài
     sản cố định máy móc thiết bị dây chuyền bị nhiều hạn chế, do cơ chế chính sách
     của các ngân hàng, các tổ chức tài chính thắt chặt tín dụng trong thời kỳ khủng
     khoảng kinh tế, điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển về qui mô sản xuất của
     LOIPHAT.
              ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà              Trang 21          Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

                                          CHƯƠNG 6
                     ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CLKD CỦA LOIPHAT
                                      GIAI ĐOẠN 2011-2015

            LOIPHAT đã xây dựng hoàn chỉnh sứ mệnh, mục tiêu, tầm nhìn rất cụ thể cho giai
     đoạn từ 2010 đến 2015 năm tiếp theo được công bố trên trang web của LOIPHAT. Tuy
     nhiên trong khuôn khổ đồ án nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích ma trận SWOT của
     LOIPHAT tại chương 5, dựa theo mô hình Delta và bản đồ CL, tôi xin được phép khuyến
     nghị bổ sung một số nội dung cho các CL đã có, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị, để
     đáp ứng tốt hơn định vị CL của LOIPHAT, trong sơ đồ DPM . Tìm ra giải pháp thực hiện
     bằng được SP, dịch vụ tối ưu và định vị hệ thống đồng bộ theo mô hình Delta trên cơ sở
     Phân tích ma trận SWOT cạnh tranh của LOIPHAT, như sau:
            6.1. Hoàn thiện sứ mạng , mục tiêu , tầm nhìn phù hợp giai đoạn 2011- 2015
             LOIPHAT luôn tự hào là nhà cung cấp các SP TTNT cao cấp nhất, tiện dụng nhất,
     phù hợp nhất, cho mọi cho người tiêu dùng trong và ngoài nước khẳng định " một thương
     hiệu, triệu niềm tin". Hướng tới cộng đồng " Nội thất LOIPHAT - vì một Việt Nam hưng
     thịnh". Từ đó LOIPHAT tiếp tục công việc SXKD của mình " SP tiện lợi phát triển chuyên
     nghiệp", không rời xa gốc ban đầu trong quá trình phát triển KD và luôn tin vào triển vọng
     tăng trưởng lâu dài trong ngành công nghiệp TTNT. LOIPHAT tiếp tục đầu tư thời gian,
     máy móc thiết bị công nghệ, vốn và con người để tăng cường vị thế của mình trong môi
     trường SXKD SP TTNT.
            Mục tiêu chính là : tăng thị phần của SP ở khu vực miền trung và miền bắc. Đánh
     bại các đối thủ về chất lượng SP, dịch vụ khách hàng. Hiệu quả hoạt động đạt chi phí thấp
     hơn đối thủ, tăng danh tiếng thương hiệu với khách hàng. Đạt được vị thế ưu việt, tính năng
     vượt trội về công nghệ cho từng loại SP. Nắm bắt được các cơ hội tăng trưởng hấp dẫn. Gây
     dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước , và trở thành tập đoàn
     ngành TTNT hàng đầu Việt Nam.
            6.2. Đa dạng hóa SP, dịch vụ theo lợi thế để nâng cao sức cạnh tranh
             6.2.1 Giải pháp về công nghệ:

             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 22         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"          MGT510.

            Có bộ phận kỹ thuật thường xuyên theo dõi, nghiên cứu các kỹ thuật mới tiên tiến của
     nước ngoài trong ngành TTNT, tham gia các hội chợ triển lãm kỹ thuật ngành TTNT hàng
     năm trên thế giới để cập nhập các công nghệ mới, để có thể đầu tư, cải tiến công nghệ, đi
     trước đón đầu tạo ra các SP mới lạ, chất lượng, phù hợp với nhu cầu trong nước và định
     hướng cho việc mở rộng xuất khẩu.
              6.2.2 Giải pháp về nguyên liệu đầu vào:
            Hiện tại nguyên liệu đầu vào của LOIPHAT chủ yếu là của các nhà cung cấp trong
     nước, có nhà máy tại địa bàn TP.HCM nên khá thuận lợi, phần lớn là nguyên liệu trong nước
     và một phần nhập khẩu, tất cả đều thông qua đấu thầu cung cấp nên cơ bản giá cả ổn định.
            Đối với việc sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, cần xây dựng quy
     trình, định lượng nguyên liệu hợp lý cho công nhân SX, cũng như khoán chi phí thu mua các
     nguyên vật liệu nhỏ lẻ để tạo sự chủ động cho các nguồn nguyên vật liệu.
              6.2.3 Giải pháp về sản xuất và quản lý chất lượng SP:
            Mở rộng ngành hàng, có kế hoạch SX dài hạn nhằm tận dụng tối đa công suất máy
     móc thiết bị, tăng cường đầu tư các loại máy có công nghệ hiện đại nhất từ nguồn khấu hao
     tài sản hiện có và nguồn đầu tư phát triển.
            Nghiên cứu hợp lý hóa các công đoạn sản xuất, giảm thiểu hao hụt nguyên liệu đầu
     vào, cắt giảm các công đoạn không cần thiết… để giảm chi phí giá thành.
            Có chính sách khen thưởng, khuyến khích các sáng kiến cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng
     năng suất máy móc thiết bị, thay thế linh kiện trong nước nhằm giảm chi phí giá thành.
            6.2.4 Chiến lược phát triển SP riêng biệt:
             Như đã phân tích ở trên, định vị CL của LOIPHAT là khách hàng cho mọi hoạt
     động, hướng đến khách hàng với nhiều giá trị khác nhau. Vì vậy, LOIPHAT liên tục
     nghiên cứu phát triển những SP mới có giá trị chất lượng cao, trên cơ sở nghiên cứu xu
     thế thị trường cho 3-5 năm tới cụ thể như sau:
            - Cải tiến tính năng của SP.
            - Cải tiến chất lượng nhằm tăng độ tin cậy, độ bền, hoặc các tính năng khác của
     SP.
            - Cải tiến kiểu dáng hình thức thẩm mỹ của SP, bằng cách thay đổi màu sắc, thiết
     kế bao bì, kết cấu của SP.

              ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà           Trang 23        Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

            - Liên tục phát triển các mẫu mã mới.
            6.3. Mở rộng thị trường – khách hàng
             6.3.1. Phát triển thị trường nội địa:
            Thực hiện thâm nhập thị trường, tìm cách tăng trưởng thị trường hiện tại với SP
     hàng hóa dịch vụ hiện đang SXKD với phương thức sau:
            - Tăng thị phần của DN.
            - Tăng sức mua SP, dịch vụ của DN thông qua việc khách hàng sử dụng SP một
     cách thường xuyên hoặc sử dụng mỗi lần với số lượng nhiều hơn.
            - Lôi kéo khách hàng của đối phương về mua hàng của DN thông qua cạnh tranh
     SP, giá cả, nơi tiêu thụ và khuyến mãi.
            Để thực hiện được chiến lược này hỏi bộ phận Marketing phải trả lời các câu hỏi
     sau:
                    Vì sao khách hàng mua SP của chúng ta?
                    Vì sao khách hàng lại mua SP của đối thủ cạnh tranh với chúng ta?
                    Điều gì làm cho khách hàng ư chuộng SP của chúng ta?
                    Khách hàng không thích SP của chúng ta ở điểm nào?
            Trên cơ sở xác định biện pháp marketing cụ thể nhằm đạt tới mức thâm nhập thị
     trường lơn hơn..
            Tìm kiếm các thị trường mới để tiêu thụ SP mà hiện thời LOIPHAT đang SX,
     tức là tìm kiếm người tiêu dùng mới ở các thị trường chưa xâm nhập để đẩy mạnh tiêu
     thụ SP hàng hóa, cụ thể có 9 cách tạo ra nhu cầu SP sau đây:
            HIỆN THỜI                          CẢI TIẾN                          MỚI
     Bán nhiều hơn số SP hiện Cải tiến SP hiện thời, và bán Tạo ra một SP mới có thể
     có cho khách hàng hiện tại nhiều hơn số lượng hiện có lôi cuốn khách hàng hiện tại
     của LOIPHAT ( Xâm nhập cho khách hàng hiện tại (Phát triển SP mới ).
     thị trường).                   (Cải tiến SP).
     Thâm nhập và bán Sp ở các Chào bán SP đã cải tiến ở Tạo ra SP mới, trong tương
     thị trường mới ( mở rộng về các thị trường mới về mặt lai bán ở các thị trường mới
     mặt địa lý).                   địa lý.                         về mặt địa lý.
     Bán các SP hiện có cho Chào bán SP đã cải tiến cho Tạo ra SP mới, và bán cho
             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 24         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

     khách hàng mới.                khách hàng mới.                 khách hàng mới.
             Để CL thâm nhập thị trường hiệu quả, LOIPHAT đã thông quan các đợt triển lãm,
     hội chợ, chương trình tài trợ, quảng cáo trên báo, đài, tivi, xe giao hàng lưu động, nhà
     phân phối, hệ thống các Showroom và cửa hàng bán lẻ… để quảng cáo SP và hình ảnh
     thương hiệu LOIPHAT HOME FURNITURE.
              6.3.2 Phát triển thị trường quốc tế:
            CL tìm lợi thế so sánh tương đối SP của LOIPHAT so với SP đối thủ nước sở tại,
     để đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là cách tấn công thắng lợi khi kinh doanh trên thị trường
     quốc tế. Để làm được chiến lược này LOI PHAT cần phải:
            - Giá thành SP phải tạo lợi thế cạnh tranh với SP khác tại thị trường đang KD.
            - Chất lượng SP cao hơn đáng kể so với các nước khác.
            - Tiết kiệm được nhờ SX, mua hàng, cung ứng, Marketing trên qui mô lớn.
            - SP được SX theo cùng công nghệ mà LOIPHAT giữ bản quyền.
            - Phải thâm nhập thị trường mới ở nước ngoài, cố gắng dành thị phần từ những đối
     thủ đã bám rễ.
            - Đầu tư công nghệ mới để có SP mới.
            - Xem xét các nguồn nhân lực có thể chọn để khai thác sử dụng.
            - Thiết lập các cơ sở SX tại các khu vực có gia công rẻ của thế giới.
            - Thiết lập hệ thống quản trị tốt, đảm bảo rằng các nhà quản trị tại thị trường ngoại
     quốc hiểu được sắc thái của nền văn hóa, và ngôn ngữ tại quốc gia nhận đầu tư.
            - Ra quyết định toàn cầu về các vấn đề CL đối với SP, vốn và nghiên cứu, nhưng
     lại để cho các địa phương quyết định các vấn đề chiến thuật về các vấn đề bao bì đóng
     gói, tiếp thị, quảng cáo.
            - Vượt khỏi thái độ hẹp hòi, đào tạo con người có tư duy quốc tế. Gởi họ đi thường
     xuyên chuyển giao những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất.
             - Tại các thị trường mà ở đó khó có thể xâm nhập thì hãy tìm các đồng minh.
            Hiện tại, LOIPHAT rất thành công ở phân khúc thị trường khu vực thành thị với các
     SP tầm trung là chính, và tùy theo từng ngành hàng mà LOIPHAT khai thác các tính năng
     ưu việt của dây chuyền sản xuất, hay đầu tư nâng cấp công nghệ, chất lượng SP để phục vụ
     cho các nhu cầu khác nhau của từng nhóm khách hàng. Đồng thời LOIPHAT cần khảo sát và

             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 25         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"            MGT510.

     nghiên cứu thị trường xuất khẩu để SX các SP phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng bản
     địa, đưa ra mức giá thích hợp, linh hoạt nhằm cạnh tranh với hàng nội địa khi thâm nhập các thị
     trường xuất khẩu khác nhau.
            * Đặc biệt hơn, LOIPHAT nên có giải pháp để tiết giảm chi phí, giảm giá thành SP
     hợp lý để có thể khai thác được phần lớn khách hàng ở nông thôn chiếm gần 70% dân số cả
     nước có thu nhập trung bình thấp.
            Để có CL mở rộng hơn thị phần, LOIPHAT nên quan tâm đến thị trường nông thôn
     nhiều hơn, bằng việc nghiên cứu phát triển thêm các dòng SP có chất lượng, nhưng giá thành
     phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và trung bình tại khu vực nông
     thôn. Để thực hiện CL định giá một số SP ở mức trung bình để khai thác thị phần khách
     hàng
            có thu nhập trung bình thấp nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, LOIPHAT cần có các giải
     pháp cụ thể:
            - Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị hiện chưa sử dụng hết, chủ động hơn
     trong việc tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào ổn định, giá thành hạ.
            - Nâng cao tay nghề và trình độ của công nhân SX, tiết giảm tối đa tỷ lệ hao hụt nguyên
     vật liệu trong SX, rà soát để loại bỏ những công đoạn không tạo ra giá trị.
            6.4 CL hội nhập:
            Thực tế các DN SX không thể tiệu thụ hết SP được, nên phụ thuộc đầu ra, thường
     bị các DN tìm cách ép giá, thông qua việc đòi hỏi chiết khấu cao, làm cho lợi nhuận cuối
     cùng của DN SX bị giảm sút, thậm chí thua các DN tiêu thụ. Để giải quyết vấn đề này thì
     DN cần phải sử dụng chiến lược hội nhập. Để tăng trưởng hoạt động SXKD thông qua
     chiến lược hội nhập theo 3 phương án sau đây:
               6.4.1 Tăng trưởng SXKD thông qua hội nhập ngược chiều:
            Tìm mọi cách nắm các nhà cung ứng yếu tố đầu vào như: Nguyên vật liệu chính,
     phụ tùng trang thiết bị, tiền vốn, nguồn cung ứng lao động. Để hoàn toàn chủ động về số
     lượng, chất lượng, chủng loại, và thời gian phục vụ cho SXKD của DN.
            Sự liên kết này còn có lợi trong việc chuyển trọng tâm phí tổn hiện thời thành
     trong tâm lợi nhuận tiềm năng.

              ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà            Trang 26          Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"            MGT510.

                 6.4.2 Tăng trưởng SXKD thông qua hội nhập thuận chiều:
            Chiến lược tiến hành mua lại, nắm quyền sở hữu hoặc tăng cường sự kiểm soát đối
     với các nhà tiêu thụ SP của DN như hệ thống bán lẻ và phân phối SP.
            Thường nhà tiêu thụ hoạt động độc lập, nên thường tạo sức ép đối với DN SX
     như: đòi hạ giá, đồng thời SP phải chất lượng cao, mẫu mã đẹp hơn, yêu cầu thanh toán
     tiền chậm hơn.....Điều này làm cho DN bị động trong việc thu hồi công nợ, hơn nữa SP
     tiêu thụ chậm.
            Để giải quyết vấn đề trên, đòi hỏi các DN SX phải liên kết hội nhập với các nhà
     tiêu thụ để đảm bảo chắc chắn rằng SP tiêu thụ tốt.
            Chiến lược thuận chiều này, có sức hấp dẫn các nhà tiêu thụ SP tăng trưởng
     nhanh. Bên cạnh tạo khả năng thực hiện đa dạng hóa SP và tránh được sự cạnh tranh gay
     gắt của DN SX.
                 6.4.3 Chiến lược hội nhập ngang:
            Thông thường các SP đang cung ứng trên thị trường có nhiều DN SX. Điều này
     dẫn đến cạnh tranh nhau gay gắt, kể cả việc lôi kéo nhà cung ứng yếu tố đầu vào và tiêu
     thụ SP đầu ra của đối phương về DN mình. Vì vậy gây khó khăn cho cho các DN trong
     việc đảm bảo SX và tiêu thụ SP. Để khắc phục khó khăn này các DN thực hiên kết hợp
     theo chiều ngang bằng cách mua lại hoặc chiếm lĩnh quyền kiểm soát giữa các đối thủ
     cạnh tranh cho phép gia tăng hiệu quả.
            6.5. Chiến lược phòng ngừa các rủi ro:
            Trong hoạt động SXKD DN thường gặp một số rủi ro, những rủi ro này ảnh hưởng
     không nhỏ đến SXKD. Sau đây là một số rủi ro mà LOIPHAT cần có chiến lược phòng
     ngừa như:
                6.5.1 Rủi ro liên quan đến đối tác:
                  - Có hành vi lừa đảo.
                  - Không có khả năng thực hiện Hợp đồng.
                  - Đối tác không có tư cách pháp nhân, người đại diện không có thẩm quyền về
     pháp lý.

                ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà            Trang 27         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát"         MGT510.

               - Thực hiện không đầy đủ và đúng trong hợp đồng.
               - Không thực hiện hợp đồng do bất khả kháng.
                   Giải pháp hạn chế:
                          Điều tra kỹ về tư cách pháp nhân của đối tác.
                          Thực hiện hợp đồng trả trước một phần thư bảo lãnh của ngân hàng.
                          Quy định cụ thể mức xử phạt do trường hợp vi phạm hợp đồng hoặc
                          có biện pháp xét xử.
                          Liệt kê các trường hợp bất khả kháng và qui định trách nhiệm mỗi
                          bên khi có trường hợp bất khả kháng.
             6.5.2 Rủi ro liên quan đến nội dung thương lượng:
                - Mất cơ hội với khách hàng mới.
                - Không tìm được phương án có lợi cho đôi bên.
                - Có thể bị thiệt hại về hiệu quả KD so với đối tác.
                - Rủi ro do mất khách hàng làm phát sinh mâu thuẫn.
                - Không có cơ sở để giải quyết tranh chấp.
                   Giải pháp hạn chế:
                          Xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị kỹ nội dung thương lượng.
                          Cân nhắc kỹ chi phí và doanh thu để tránh thiệt thòi về kết qua KD.
                          Hiểu rõ đối tác, vận dụng nguyên tắc thương lượng linh hoạt.
                          Thảo luận chi tiết và đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng.
                          Có chính sách đãi ngộ thích hợp.
             6.5.3 Rủi ro thanh toán khi xuất khẩu:
                - Người mua mất khả năng hoặc cố ý không thanh toán.
                - Thanh toán không đúng qui định do người mua khó khăn về tài chính hoặc
     trì hoãn không thanh toán.
                - Người mua từ chối nhận hàng.
                   Biện pháp hạn chế:

             ____________________________________________________________________________
      GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà         Trang 28         Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si
Luan an thac si

More Related Content

What's hot

báo cáo thực tập hàng tuần
báo cáo thực tập hàng tuầnbáo cáo thực tập hàng tuần
báo cáo thực tập hàng tuần
vanphu2103
 
Bao cao thuc_tap
Bao cao thuc_tapBao cao thuc_tap
Bao cao thuc_tap
lozzec92
 

What's hot (19)

luan van thac si xay dung ung dung ho tro len thuc don khoa hoc
luan van thac si xay dung ung dung ho tro len thuc don khoa hocluan van thac si xay dung ung dung ho tro len thuc don khoa hoc
luan van thac si xay dung ung dung ho tro len thuc don khoa hoc
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Hoàng Dương - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Hoàng Dương - 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Hoàng Dương - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Hoàng Dương - 2016
 
Bctt hồng thắm
Bctt hồng thắmBctt hồng thắm
Bctt hồng thắm
 
[Bachkhoa-Aptech] Hướng dẫn lập trình web doanh nghiệp
[Bachkhoa-Aptech] Hướng dẫn lập trình web doanh nghiệp[Bachkhoa-Aptech] Hướng dẫn lập trình web doanh nghiệp
[Bachkhoa-Aptech] Hướng dẫn lập trình web doanh nghiệp
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Trần Nguyên An - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Trần Nguyên An - 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Trần Nguyên An - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Trần Nguyên An - 2016
 
Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246
Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246
Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246
 
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Minh Tuyền
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Minh TuyềnBáo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Minh Tuyền
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Minh Tuyền
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
 
QT166.doc
QT166.docQT166.doc
QT166.doc
 
Báo cáo thực tập athena
Báo cáo thực tập athenaBáo cáo thực tập athena
Báo cáo thực tập athena
 
Luận văn Thạc sĩ xây dựng ứng dụng android xem video trực tuyến
Luận văn Thạc sĩ xây dựng ứng dụng android xem video trực tuyếnLuận văn Thạc sĩ xây dựng ứng dụng android xem video trực tuyến
Luận văn Thạc sĩ xây dựng ứng dụng android xem video trực tuyến
 
luan van thac si xay dung trang web du lich cong dong co loa
luan van thac si xay dung trang web du lich cong dong co loaluan van thac si xay dung trang web du lich cong dong co loa
luan van thac si xay dung trang web du lich cong dong co loa
 
luan van thac si ung dung vpostcode tim duong di tren ban do
luan van thac si ung dung vpostcode tim duong di tren ban doluan van thac si ung dung vpostcode tim duong di tren ban do
luan van thac si ung dung vpostcode tim duong di tren ban do
 
báo cáo thực tập hàng tuần
báo cáo thực tập hàng tuầnbáo cáo thực tập hàng tuần
báo cáo thực tập hàng tuần
 
luan van thac si tim hieu lap trinh python va ung dung phat trien web
luan van thac si tim hieu lap trinh python va ung dung phat trien webluan van thac si tim hieu lap trinh python va ung dung phat trien web
luan van thac si tim hieu lap trinh python va ung dung phat trien web
 
Luận văn Thạc sĩ Trụ sở làm việc hải quan thành phố Thái Bình
Luận văn Thạc sĩ Trụ sở làm việc hải quan thành phố Thái BìnhLuận văn Thạc sĩ Trụ sở làm việc hải quan thành phố Thái Bình
Luận văn Thạc sĩ Trụ sở làm việc hải quan thành phố Thái Bình
 
Bao cao-thuc-tap-ms tram-nhonmy-2016
Bao cao-thuc-tap-ms tram-nhonmy-2016Bao cao-thuc-tap-ms tram-nhonmy-2016
Bao cao-thuc-tap-ms tram-nhonmy-2016
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Trọng Nhân - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Trọng Nhân - 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Trọng Nhân - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Trọng Nhân - 2016
 
Bao cao thuc_tap
Bao cao thuc_tapBao cao thuc_tap
Bao cao thuc_tap
 

Viewers also liked

Coursad1 (1)
Coursad1 (1)Coursad1 (1)
Coursad1 (1)
romaysae
 
A christmas card for you!
A christmas card for you!A christmas card for you!
A christmas card for you!
magicowen
 
Malaria by francheska camilo
Malaria by francheska camiloMalaria by francheska camilo
Malaria by francheska camilo
Francheska Camilo
 
The music effects on the human brain by francheska camilo
The music effects on the human brain by francheska camiloThe music effects on the human brain by francheska camilo
The music effects on the human brain by francheska camilo
Francheska Camilo
 
Addictions and human brain by francheska camilo
Addictions and human brain by francheska camiloAddictions and human brain by francheska camilo
Addictions and human brain by francheska camilo
Francheska Camilo
 
Brain death by Francheska Camilo
Brain death by Francheska CamiloBrain death by Francheska Camilo
Brain death by Francheska Camilo
Francheska Camilo
 
Gram positive cocci by francheska camilo
Gram positive cocci by francheska camiloGram positive cocci by francheska camilo
Gram positive cocci by francheska camilo
Francheska Camilo
 

Viewers also liked (7)

Coursad1 (1)
Coursad1 (1)Coursad1 (1)
Coursad1 (1)
 
A christmas card for you!
A christmas card for you!A christmas card for you!
A christmas card for you!
 
Malaria by francheska camilo
Malaria by francheska camiloMalaria by francheska camilo
Malaria by francheska camilo
 
The music effects on the human brain by francheska camilo
The music effects on the human brain by francheska camiloThe music effects on the human brain by francheska camilo
The music effects on the human brain by francheska camilo
 
Addictions and human brain by francheska camilo
Addictions and human brain by francheska camiloAddictions and human brain by francheska camilo
Addictions and human brain by francheska camilo
 
Brain death by Francheska Camilo
Brain death by Francheska CamiloBrain death by Francheska Camilo
Brain death by Francheska Camilo
 
Gram positive cocci by francheska camilo
Gram positive cocci by francheska camiloGram positive cocci by francheska camilo
Gram positive cocci by francheska camilo
 

Similar to Luan an thac si

Thiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdf
Thiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdfThiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdf
Thiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdf
Man_Ebook
 

Similar to Luan an thac si (20)

Luận Văn Quy Hoạch Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Hồ T’nưng.doc
Luận Văn Quy Hoạch Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Hồ T’nưng.docLuận Văn Quy Hoạch Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Hồ T’nưng.doc
Luận Văn Quy Hoạch Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Hồ T’nưng.doc
 
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc trường Đại...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc trường Đại...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc trường Đại...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc trường Đại...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc trường Đại...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc trường Đại...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc trường Đại...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc trường Đại...
 
Đề tài: Trụ sở làm việc trường Đại học Công đoàn Hà Nội, 9đ
Đề tài: Trụ sở làm việc trường Đại học Công đoàn Hà Nội, 9đĐề tài: Trụ sở làm việc trường Đại học Công đoàn Hà Nội, 9đ
Đề tài: Trụ sở làm việc trường Đại học Công đoàn Hà Nội, 9đ
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà chung cư Quảng Ninh
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà chung cư Quảng NinhĐồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà chung cư Quảng Ninh
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà chung cư Quảng Ninh
 
Luan van tot_nghiep_ke_toan_35pdf1176_120503005706_phpapp02_2637_2
Luan van tot_nghiep_ke_toan_35pdf1176_120503005706_phpapp02_2637_2Luan van tot_nghiep_ke_toan_35pdf1176_120503005706_phpapp02_2637_2
Luan van tot_nghiep_ke_toan_35pdf1176_120503005706_phpapp02_2637_2
 
Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em sdt/ ZAL...
Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em sdt/ ZAL...Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em sdt/ ZAL...
Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em sdt/ ZAL...
 
Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em ...
Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em  ...Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em  ...
Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em ...
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
 
Khu Nhà Ở Cho Công Nhân Khu Công Nghiệp Vsip – Hải Phòng.doc
Khu Nhà Ở Cho Công Nhân Khu Công Nghiệp Vsip – Hải Phòng.docKhu Nhà Ở Cho Công Nhân Khu Công Nghiệp Vsip – Hải Phòng.doc
Khu Nhà Ở Cho Công Nhân Khu Công Nghiệp Vsip – Hải Phòng.doc
 
Thiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdf
Thiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdfThiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdf
Thiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdf
 
Báo cáo thực tập tại công ty thương mại & phát triển công nghệ kol.docx
Báo cáo thực tập tại công ty thương mại & phát triển công nghệ kol.docxBáo cáo thực tập tại công ty thương mại & phát triển công nghệ kol.docx
Báo cáo thực tập tại công ty thương mại & phát triển công nghệ kol.docx
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty dịch vụ, HAY
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty dịch vụ, HAYNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty dịch vụ, HAY
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty dịch vụ, HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả s...
Đề tài: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả s...Đề tài: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả s...
Đề tài: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả s...
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty vận tải, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty vận tải, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty vận tải, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty vận tải, 9đ
 
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đầu tư phát triển công nghệ
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đầu tư phát triển công nghệĐề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đầu tư phát triển công nghệ
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đầu tư phát triển công nghệ
 
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.docLuận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
 
Luận văn: Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp
Luận văn: Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệpLuận văn: Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp
Luận văn: Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc Công ty LG Di...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc Công ty LG Di...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc Công ty LG Di...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc Công ty LG Di...
 

Luan an thac si

  • 1. MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION (Bilingual) September Intake, 2009 Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ) Nhập học: 09/2009 PROJECT PAPER - ĐỒ ÁN Subject code (Mã môn học) : MGT 510 Subject name (Tên môn học) : QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Student Name (Họ tên học viên): NGUYỄN ANH THƯ Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 201
  • 2. MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION (Bilingual) September Intake, 2009 Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ) Nhập học: 09/2009 PROJECT PAPER - ĐỒ ÁN “PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRANG TRÍ NỘI THẤT LỢI PHÁT TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015” Học viên thực hiện: NGUYỄN ANH THƯ Mã số học viên: E0900213 Khóa học: MBA M11-MBA-EV3-HCM Họ và tên Giảng viên hướng dẫn: 1. TS. FOO KOK THYE 2. PGS.TS. ĐOÀN THANH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2011
  • 3. LỜI CAM ĐOAN --------------------------- Tôi tên: NGUYỄN ANH THƯ, là học viên Chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh khóa 3 (hệ song ngữ) nhập học tháng 09/2009 của: Tôi Xin cam đoan: Toàn bộ nội dung đồ án tốt nghiệp “PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRANG TRÍ NỘI THẤT LỢI PHÁT TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015”. Do tôi tự học tập từ bài giảng các môn học của Quý thầy cô, nghiên cứu trên Internet, sách báo, và các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan. Không sao chép hay sử dụng bài làm của bất kỳ ai khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước Quý thầy Cô và nhà trường. TP. Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 01 năm 2011 NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Anh Thư
  • 4. LỜI CẢM ƠN -------------------------------- Trước hết cho phép tôi xin chân thành cảm ơn: Viện nghiên cứu kinh tế - tài chính - Khoa Quốc tế trường đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học HELP Malaysia đã tổ chức Chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh hệ song ngữ này để tôi có điều kiện tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ của đại học Help và Viện nghiên cứu kinh tế - tài chính đã giảng dạy, hướng dẫn các môn học và giúp đỡ tôi trong suốt chương trình học MBA để tôi bổ sung kiến thức cho bản thân phục, nhằm phục vụ cho công việc chuyên môn được tốt hơn và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đoàn Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa nội dung đồ án tốt nghiệp này trong suốt quá trình từ xây dựng, hoàn thiện đề cương sơ bộ cho đến khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Xin cảm ơn PGS.TS Đào Duy Huân tác giả các cuốn sách “Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế”, và một số tác giả khác trong và ngoài nước đã cung cấp tài liệu, thông tin, kiến thức về quản trị chiến lược để tôi hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này. Xin cảm ơn ban lãnh đạo, Công ty TNHH SX-TTNT Lợi Phát đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này. Cuối cùng xin cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp, và các bạn học viên cùng lớp đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đồ án này. Với khuôn khổ của đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp quan tâm giúp đỡ của Quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 01 năm 2011 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Anh Thư
  • 5.
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT -------------------------------------------- 1. Đồ án tốt nghiệp : ĐATN 2. Giảng viên hướng dẫn : GVHD 3. Giáo sư – Tiến sĩ khoa học : GS.TSKH 4. Phó giáo sư – Tiến sĩ : PGS.TS 5. Tiến sĩ : TS 6. Doanh nghiệp : DN 7. Sản xuất - kinh doanh : SXKD 8. Sản xuất : SX 9. Kinh doanh : KD 10. Chiến lược : CL 11. Trang trí nội thất : TTNT 12. Chiến lược : CLKD 13. Sản phẩm : SP 14. Công ty TNHH sản xuất và trang trí nội thất Lợi Phát: LOIPHAT
  • 7. MỤC LỤC ----------------------------- Trang Tên đề tài Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt trong đồ án I. PHẦN TÓM TẮT:-------------------------------------------------------------------------------1 II. CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU------------------------------------------------2 1.1 Mục đích nghiên cứu và lý do chọn đề tài:---------------------------------------------------2 1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:-------------------------------------------------------------2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:--------------------------------------------------------------------2 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu:---------------------------------------------------------------------3 1.3. Phương pháp nghiên cứu:----------------------------------------------------------------------3 1.4 Kết quả dự kiến:----------------------------------------------------------------------------------3 1.5 Bố cục của đồ án:--------------------------------------------------------------------------------4 III. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT --------------------------------------------- 5 2.1: Tổng quan về chiến lược, quản trị chiến lược kinh doanh ------------------------------ 5 2.1. 1 Khái niệm về chiến lược:--------------------------------------------------------------5 2.1.2. Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh: -----------------------------------------5 2.1.3. Vai trò của chiến lược, quản trị chiến lược đối với doanh nghiệp: --------------5 2.2. Các mô hình quản trị chiến lược : ----------------------------------------------------------- 5 2.2.1 Lý thuyết mô hình Delta ( DPM) của Arnoldo C. Hax & Dean L-----------------5 2.2.2 Lý thuyết bản đồ chiến lược của Robert S Kaplan & David P Norton-----------7 2.2.3 Chuỗi giá trị và mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michel Porter------------------7 IV. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:----------------------------------------9 3.1 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:---------------------------------------------------------9 3.1.1 Phương pháp khảo sát:-------------------------------------------------------------------9 3.1.2 Phương pháp tiến hành chọn mẫu điều tra:---------------------------------------------- --9 3.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp:--------------------------------------------------- 9 3.3 Những khó khăn hạn chế gặp phải trong quá trình nghiên cứu đồ án:------------------10
  • 8. V. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CLKD CỦA LOIPHAT--------------11 4.1 Giới thiệu tổng quan về LOIPHAT: --------------------------------------------------------11 4.2 Các nhóm SP chính của LOIPHAT:-------------------------------------------------------- 12 4.3 Những thành tựu và kết qủa đạt được trong những năm qua:----------------------------12 4.3.1 Kết quả tài chính:-----------------------------------------------------------------------12 4.3.2 Những thành quả đạt được: -----------------------------------------------------------13 4.4 Tầm nhìn của LOIPHAT:---------------------------------------------------------------------13 4.5 Sứ mệnh của LOIPHAT:----------------------------------------------------------------------14 4.6 Mục tiêu chiến lược và định vị của LOIPHAT:--------------------------------------------14 4.7 Mục tiêu tài chính:-----------------------------------------------------------------------------15 4.8 Phân tích môi trường SXKD của LOIPHAT:----------------------------------------------15 4.8.1 Môi trường vĩ mô:----------------------------------------------------------------------15 4.8.1.1 Môi trường kinh tế:--------------------------------------------------------------15 4.8.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật:-----------------------------------------------16 4.8.2 Môi trường vi mô:----------------------------------------------------------------------16 4.8.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh: --------------------------------------------------16 4.8.2.2 Phân tích khách hàng: ----------------------------------------------------------17 4.8.2.3 Nhà cung cấp:--------------------------------------------------------------------17 4.8.2.4 Rào cản xâm nhập ngành:------------------------------------------------------17 4.9. Phân tích môi trường bên trong:----------------------------------------------------------------------17 4.9.1 Môi trường sản xuất:-------------------------------------------------------------------17 4.9.2 Nghiên cứu phát triển:------------------------------------------------------------------17 4.9.3 Maketing (4P):--------------------------------------------------------------------------18 4.9.4 Nguồn nhân lực:-----------------------------------------------------------------------------18 VI. CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ CLKD HIỆN TẠI CỦA LOIPHAT:--------------------19 5.1 Sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi của LOIPHAT:--------------------------19 5.2 Tính hiệu quả của CLKD và các yếu tố thích nghi với môi trường bên trong và bên ngoài của LOIPHAT:-------------------------------------------------------------------------------19 5.3 Những khó khăn nảy sinh trong quá trình gắn kết chiến lược với môi trường cạnh tranh:--------------------------------------------------------------------------------------------------21 VII. CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CL CỦA LOIPHAT ( 2011-2015)-------22 6.1 Hoàn thiện sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn phù hợp giai đoạn 2011 - 2015 :-----------------22
  • 9. 6.2 Đa dạng hóa SP, dịch vụ theo lợi thế để nân cao sức cạnh tranh:---------------------------22 6.2.1 Giải pháp về công nghệ:---------------------------------------------------------------22 6.2.2 Giải pháp về nguyên liệu đầu vào:---------------------------------------------------23 6.2.3 Giải pháp về SX và quản lý chất lượng SP:-----------------------------------------23 6.2.4 Chiến lược phát triển SP riêng biệt:--------------------------------------------------23 6.3 Mở rộng thị trường khách hàng:------------------------------------------------------------------24 6.3.1 Phát triển thị trường nội địa:----------------------------------------------------------24 6.3.2 Phát triển thị trường quốc tế:----------------------------------------------------------25 6.4 Chiến lược hội nhập:--------------------------------------------------------------------------26 6.4.1 Tăng trưởng SXKD thông qua hội nhập ngược chiều:-----------------------------26 6.4.2: Tăng trưởng SXKD thông qua hội nhập thuận chiều:-----------------------------27 6.4.3 Chiến lược hội nhập ngang:-----------------------------------------------------------27 6.5 Chiến lược phòng ngừa các rủi ro:----------------------------------------------------------27 6.5.1 Rủi ro liên quan đến đối tác: ----------------------------------------------------------27 6.5.2 Rủi ro liên quan đến nội dung thương lượng:---------------------------------------28 6.5.3 Rủi ro thanh toán khi xuất khẩu:------------------------------------------------------28 6.6 Chiến lược phát triển năng lực quản lý hệ thống và chất lượng nguồn nhân lực:-----29 6.7 Giải pháp hoàn thiện hệ thống cấu trúc:----------------------------------------------------29 6.8 Giải pháp tài chính:----------------------------------------------------------------------------30 6.9 Một số đề xuất:---------------------------------------------------------------------------------30 6.9.1 Đối với LOIPHAT:---------------------------------------------------------------------30 6.9.1 Đối với nhà nước:-----------------------------------------------------------------------31 6.9.1 Đối ngành:-------------------------------------------------------------------------------31 VIII. CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------32 VIII. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM: Phụ lục số 01: Bảng khảo sát Phụ lục số 02: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát. Phụ lục số 03: Mô hình Delta ( từ sơ đồ 1 đến sơ đồ 5). Phụ lục số 04: Bản đồ chiến lược. Phụ lục số 05: Các mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter ( từ sơ đồ 1 đến sơ đồ 5).. IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • 10. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. PHẦN TÓM TẮT Phát triển kinh tế đã trở thành mục tiêu của mọi quốc gia. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi một DN muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, thì cần có những nhận diện các yếu tố về môi trường bên trong và bên ngoài, để xây dựng CLKD đúng hướng phù hợp với mỗi DN và xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường. Do vậy, việc xây dựng CLKD cũng như đánh giá lại CLKD của một DN có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự tồn tại ổn định và phát triển của DN. Thông qua các phương pháp nghiên cứu mô tả, thu thập số liệu, tổng hợp để phân tích các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài qua, xác định điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, áp dụng các kiến thức cơ bản của mô hình Delta và quá trình thực hiện CL với mô hình bản đồ CL, phân tích 5 thế lực tác động cạnh tranh của Michael Porter để đánh giá, phân tích những thành công và hạn chế CL KD của LOIPHAT. Qua đó xác định được hiện tại LOIPHAT đang ở đâu trên thị trường SXKD SP TTNT. Trên cơ sở các đánh giá, nhận định đó đồ án đưa ra đề xuất các CLKD của LOIPHAT từ nay đến năm 2015 là: CL thâm nhập và phát triển thị trường. CL phát triển SP riêng biệt. CL hội nhập: - Hội nhập kết hợp ngược chiều. - Hội nhập kết hợp thuận chiều. - Hội nhập ngang. CLphòng ngừa rủi ro. CL phát triển năng lực và quản lý hệ thống và chất lượng nguồn nhân lực. Từ nhận định trên, đồ án cũng đã đưa ra các giải pháp để LOIPHAT thành công các CLKD trên cụ thể như: Thực hiện tốt CL Marketing cho từng nhóm SP, các giải pháp giảm thiểu giá thành để hướng các SP vào phân khúc thị trường nông thôn, các giải pháp về phân phối, tài chính, nguồn nhân lực, nguyên liệu đầu vào, công nghệ SX, quản lý chất lượng SP tốt nhất, để có thể thực hiện được tốt các CL phát triển KD từ nay đến năm 2015. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 1 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 11. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1. Mục đích nghiên cứu và lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập hiện nay, mối quan tâm hàng đầu của các DN là duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của SP, duy trì và mở rộng thị phần. Để thành công, thì nhà quản trị DN phải thực hiện nhiệm vụ là xây dựng cũng như đánh giá CLKD phát triển DN, xác định được mô hình tổ chức, quản lý hoạt động SXKD của DN, kiểm soát được mức độ rủi ro và điều hành mọi người thực hiện để đạt được mục tiêu CL. Do vậy, việc cần làm sáng tỏ nhận thức giữa các lý thuyết về quản trị CL với thực tế môi trường kinh tế đầy biến động hiện nay, luôn là vấn đề cấp thiết cần phải nghiên cứu và phân tích để các DN có CL phát triển phù hợp nhất trong hiện tại và tương lai. Với sự gia nhập WTO và áp lực tự do toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra cho các ngành SXKD, đặc biệt là các DN SXKD lĩnh vực TTNT đứng trước những thách thức lớn, ngành TTNT đang diễn ra hoạt động cạnh tranh khá sôi nổi với sự tham gia ngày càng nhiều của các DN vừa và nhỏ. Từ một cơ sở SXKD nhỏ, đến nay LOIPHAT đã dần gặt hái những thành công nhất định là nhờ đã xây dựng được một CLKD đúng đắn và kiên định theo đuổi CL này trong suốt thời gian dài vừa qua. Với mong muốn vận dụng các kiến thức về quản trị CL đã học, đối chiếu với thực tế tại LOIPHAT, nhằm phân tích, đánh giá thực trạng CLKD của LOIPHAT hiện nay, và đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện CLKD của LOIPHAT đến năm 2015. Là học viên đang theo học chương trình MBA về quản trị KD và đang làm công tác quản lý, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Phân tích, đánh giá và đề xuất CLKD tại công ty Lợi Phát từ năm 2011 đến năm 2015” để làm đồ án tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đồ án này nhằm trả lời một số câu hỏi mang tính giả thuyết để có thể nghiên cứu phân tích, đánh giá một số vấn đề mang tính CL của LOIPHAT từ nay đến năm 2015 như sau: ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 2 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 12. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. Thứ nhất: Đánh giá Chất lượng SP của LOIPHAT cho dòng các SP: Bàn ghế inox , kệ inox , tủ , giường inox , Ghế sofa, két sắt chống trộm. Đối tượng khách hàng chủ yếu của LOIPHAT khách hàng từ người có thu nhập thấp đến người có thu nhập cao thuộc khu vực Thành Phố Hố Chí Minh, miền Đông Nam Bộ, các tỉnh khu vực Miền Tây và khu vực Miền Trung. Thứ hai: Để thực hiện các mục tiêu CL của mình . LOIPHAT cần phải đa dạng hóa các SP cùng với CL thâm nhập và phát triển phát triển thị trường nội địa cũng như quốc tế; CL phát triển SP riêng biệt; CL hội nhập; và CL phát triển năng lực quản lý hệ thống và chất lượng nguồn nhân lực. 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu: Quản trị CL là quá trình xác định các mục tiêu CL của tổ chức, xây dựng các chính sách và kế hoạch để đạt được các mục tiêu và phân bổ các nguồn lực của tổ chức cho việc thực hiện các chính sách, kế hoạch . Đây là phạm trù rất rộng đối với họat động của một DN, cần nghiên cứu với quy mô rộng và thời gian dài, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn nên nội dụng đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu chỉ trong phạm vi phân tích đánh giá CL hiện tại đã được xây dựng tại LOIPHAT từ nay đến năm 2015 , để làm rõ những cơ sở lý luận về lý thuyết cũng như đưa ra các khuyến nghị về giải pháp hợp lý cho CLKD tại LOIPHAT. 1.3 Phương pháp nghiên cứu: Ñeå thöïc hieän nghieân cöùu naøy, taùc giaû söû duïng caùc phöông phaùp nghieân cöùu phaân tích, toång hôïp, thoáng keâ, so saùnh. Phương pháp chọn mẫu điều tra khảo sát, trong đó chọn 200 khaùch hàng đại lý phân phối SP, và một số khách hàng truyền thống, hieän ñang giao dòch vôùi LOIPHAT nhaèm phân tích, đánh giá để đưa ra các giải pháp CLKD của LOIPHAT từ nay đến năm 2015 được hoàn thiện và hiệu quả hơn. ( Phụ lục: 01 Bảng khảo sát) 1.4. Kết quả dự kiến: Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, việc triển khai thực hiện đồ án nhằm mong muốn hướng tới những kết quả như sau: ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 3 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 13. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. Phân tích được thực trạng, những thành công và hạn chế trong quá trình thực thi CL của LOIPHAT, từ đó đưa ra những khuyến nghị thiết thực, trên những căn cứ khoa học về CLKD để phát triển sức cạnh tranh nhất là trong quá trình hội nhập và cạnh tranh ngành gay gắt ngành như hiện nay. Do vậy, với đồ án này, việc ứng dụng làm sáng tỏ lý thuyết trong điều kiện CL cụ thể của LOIPHAT là cơ hội để tôi có thể nâng cao trình độ về kiến thức của bản thân và là động lực cho những nghiên cứu sau này. ( Phụ lục: 02 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát) 1.5. Bố cục của đồ án: Bố cục của đồ án này gồm ngoài phần mục lục, phụ lục các bảng biểu, lời cám ơn, phần tóm tắt, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đồ án gồm 7 chương: Chương 1: Mục đích nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan về lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Phân tích CL SXKD của LOIPHAT. Chương 5: Đánh giá các CL SXKD hiện tại của LOIPHAT. Chương 6: Đề xuất CL phát triển KD của LOIPHAT. Chương 7: Kết luận. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 4 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 14. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về CL, quản trị CLKD: 2.1.1 Khái niệm về CL: Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm về CL: - “CL của một công ty bao gồm tập hợp các hoạt động cạnh tranh và các hướng tiếp cận KD mà ban giám đốc DN sử dụng để điều hành DN” Dù nhiều cách tiếp cận nhưng bản chất của CLKD vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của DN trong khu vực hoạt động và khả năng khai thác. (PGS.TS Đào Duy Huân). 2.1.2 Khái niệm Quản trị CLKD: Quản trị CL là một quá trình sắp xếp linh hoạt các CL, tình hình hoạt động và kết quả KD, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và phương pháp xử lý. Trong toàn cầu hóa hiện nay, quy trình CL chặt chẽ trở lên cấp thiết. Đặc trưng của giai đoạn này là chuyển từ kế hoạch hóa CL sang quản trị CL. 2.1.3 Vai trò của CL, quản trị CL đối với DN: Quản trị CL có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của DN, giúp cho DN có thể thấy được hướng phát triển bền vững trong tương lai, là cơ sở để xác định các chỉ tiêu họat động SXKD cụ thể và đo lường kết quả SXKD qua từng thời kỳ nhất định. Thông qua quản trị CL giúp DN phân tích, đánh giá dự báo các thay đổi môi trường KD trong tương lai, giúp các nhà quản trị vận dụng cơ hội, giảm thiểu nguy cơ, phát huy điểm mạnh, đưa ra các quyết định phù hợp trong KD nhằm phát triển ổn định, bền vững và đạt hiệu quả tối ưu nhất. 2.2 Các mô hình quản trị Chiến lược: 2.2.1 Lý thuyết mô hình Delta (DPM) của Arnoldo C. Hax & Dean L: Mô hình lý thuyết này đã đưa ra tam giác với 3 lựa chọn CL khác biệt về: SP tốt nhất – Giải pháp khách hàng - Hệ thống cấu trúc nội bộ. Cụ thể: ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 5 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 15. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. * Về SP tốt nhất: - Phạm vi: Cung cấp đặc điểm toàn diện của SP, xác định động cơ, chi phí của SP, cải thiện chi phí riêng của SP, đảm bảo các chi phí nguyên liệu đầu vào ổn định, chi phí phù hợp, bố trí phương tiện SX, quy hoạch và tận dụng công suất SX, nghiên cứu áp dụng công nghệ, sang kiến cải tiến kỹ thuật… để SX ra SP tốt nhất, có chi phí thấp so với toàn ngành và đối thủ cạnh tranh, tạo tính khác biệt hóa trong SP để hướng đến khách hàng, tạo vị thế cạnh tranh độc đáo của SP. - Qui mô: Đảm bảo duy trì và phát triển thị phần của SP trên thị trường. - Liên kết: Thay đổi thiết kế SP, cải tiến SP mới có tính vượt trội hơn các SP trước đây và đối thủ cạnh tranh, đồng thời vẫn kế thừa, giữ được mối liên hệ với các SP trước đây đã đưa ra thị trường mà khách hàng quen dùng. * Về giải pháp khách hàng: - Phạm vi: Giá trị khách hàng tốt nhất: Cải thiện các lợi ích tốt nhất cho khách hàng/Cải thiện liên kết ngang qua những thành phần của giải pháp tổng thể/Nhiều loại SP/ Chia nhóm/Liên doanh phát triển/Sử dụng nguồn lực ngoài. - Qui mô: Khách hàng: Xác định khách hàng mục tiêu - Chia nhóm khách hàng mục tiêu và chế tạo theo nhu cầu từng nhóm . - Liên kết: Cải tiến khách hàng theo nguồn: Xác định và khai thác phát triển cốt lõi liên kết với chuỗi giá trị khách hàng. * Hệ thống cấu trúc nội bộ: - Phạm vi: Hiệu quả hoạt động hệ thống tốt nhất/Cải thiện thực thi hệ thống/Hợp nhất thành phần bổ sung/ Nuôi dưỡng công ty bổ trợ/Thể loại và số lượng/Kiến trúc mở. - Qui mô: Kiến trúc hệ thống mục tiêu: Xác định những yếu tố dẫn đầu trong hệ thống/Nâng cao bề mặt nhân tố/Điều hòa kiến trúc hệ thống/Mở rộng số lượng và độ đa dạng của nhân tố. - Liên hệ: Cải thiện hệ thống: Nhấn mạnh những đặc trưng ủng hộp cho việc “khóa” (Lock-in)/Tăng cường các nhân tố/Thiết kế những chuẩn mực sở hữu trong kiến trúc mở, bề mặt phức, tiến triển nhanh chóng, tính tương hợp chậm trễ. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 6 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 16. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. Sử dụng mô hình Delta sẽ giúp DN có được những kết quả quan trọng: thắt chặt quan hệ KD lâu dài, giá trị không ngừng tăng lên, thiết kế vượt trội đối thủ, loại trừ đối thủ cạnh tranh khỏi hệ thống và cố định khách hàng vào hệ thống. ( Phụ lục số 03: từ sơ đồ 1 đến sơ đồ 5) 2.2.2 Lý thuyết bản đồ CL (DM) của Robert S Kaplan và David P Norton: Việc sử dụng bản đồ CL trong họat động của DN nhằm giải quyết những vấn đề sau đây: - Mô tả CL trong một hình ảnh duy nhất, làm rõ CL và truyền thông . - Xác định quy trình nội bộ chính ( Key internal processes). - Gắn kết đầu tư vào con người, công nghệ và vốn để cho tác động tối đa. - Phát hiện những khoảng trống trong CL để có những hành động khắc phục sớm được thực thi. - Xác định rõ ràng những đề xuất giá trị khách hàng. - Tạo quy trình nội bộ quan trọng cho việc tạo ra và cung cấp các đề xuất về giá trị, hình thành giá trị cổ đông. - Phân bổ nguồn lực, công nghệ thông tin và văn hóa cho các quy trình nội bộ. Từ việc vận dụng lý thuyết của mô hình này, trong phạm vi của đồ án, để có thể phân tích các yếu tố môi trường bên trong và môi trường bên ngòai. Hay bản đồ CL có thể bao gồm một đại diện của các yếu tố nội bộ và bên ngoài có thể tác động đến sự thành công CLKD của tổ chức được mô tả qua các ma trận , từ đó mới tìm được những SP, khách hàng và thị trường tối ưu cho DN trong từng thời gian nhất định. ( Phụ lục 04: Mô hình bản đồ chiến lược) 2.2.3. Chuỗi giá trị và mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter: Mô hình này cho phép người nghiên cứu có thể thấy được yếu tố nhân quả, qua việc phân tích các họat động cơ bản (đây là nhóm tạo ra giá trị gia tăng cho SP) và các họat động bổ trợ (xảy ra bên trong tường hoạt động chính) từ đó tạo ra giá trị cho khách hàng, biết được CL có tối ưu chưa và tạo được lợi nhuận tối đa chưa? Bất kỳ CL nào cũng phải phân tích đến vấn đề tài chính và hiệu quả. Ngành KD nào cũng chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh sau: ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 7 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 17. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. Thứ nhất: Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành. Khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp khác và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp. Thứ hai: Áp lực cạnh tranh từ khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động SX KD của ngành. Thứ ba: Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiềm ẩn là các DN hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng DN trong ngành.. - Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn bao gồm các yếu tố: Kỹ thuật; Vốn ; Các yếu tố thương mại như Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách hàng ...; Các nguồn lực đặc thù như Nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát), bằng cấp chuyên chuyên môn hành nghề , phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ .... Thứ tư: Áp lực cạnh tranh từ SP thay thế: SP và dịch vụ thay thế là những SP, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các SP dịch vụ trong ngành. Thứ năm: Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành: Các DN đang KD trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Mô hình này được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc của lợi nhuận. Quan trọng hơn cả là phân tích CL theo mô hình này sẽ cung cấp các CL cạnh tranh để DN duy trì hay tăng lợi nhuận. DN sử dụng mô hình này sẽ có thể phân tích được DN có nên gia nhập một thị trường nào đó hay không. ( Phụ lục 05: Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter từ sơ đồ 1 đến sơ đồ 6) ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 8 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 18. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đồ án, các phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu phân tích, đánh giá tình hình CLKD của LOIPHAT bao gồm: Phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu mô tả, bảng câu hỏi khảo sát, bảng tổng hợp kết quả khảo sát và tài liệu nghiên cứu để sử dụng nghiên cứu cho đồ án. Cụ thể như sau: 3.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: Trong nghiên cứu khoa học, việc thu thập và sử dụng thông tin thứ cấp cho mục đích nghiên cứu là quan trọng nhằm phục vụ cho các giả thuyết đựa đưa ra. 3.1.1 Phương pháp khảo sát: Nghieân cöùu chính thöùc thoâng qua phöông phaùp ñònh löôïng, söû duïng kyõ thuaät khảo sát tröïc tieáp 200 khaùch haøng hieän ñang giao dòch với LOIPHAT, để có cơ sở đánh giá kết quả nghiên cứu của đồ án. Kết quả của phương pháp này vừa sử dụng cho chương 4 và chương 5, vì phỏng vấn có mang tính dự báo, đề xuất theo phương pháp chuyên gia, phỏng vấn các đại lý, các khách hàng thuộc lĩnh vực tiêu thụ và sử dụng hàng tiêu dùng TTNT . 3.1.2 Phương pháp tiến hành chọn mẫu điều tra: Thực tế, có nhiều đối thủ cạnh tranh nên thu thập số liệu/ thông tin đầy đủ sẽ hạn chế. Do đó, đề tài sử dụng kỹ thuật lựa chọn ngẫu nhiên để điều tra, nghiên cứu phục vụ cho đồ án. 3.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp là những tài liệu đã được thu thập cho các mục đích khác các như báo cáo tài chính thường niên. Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng lại các tài liệu thứ cấp có sẵn này cũng rất quan trọng trong việc phân tích, đánh giá, so sánh giữa các giai đoạn phát triển, với đối thủ cạnh tranh và một số vấn đề khác phục vụ đề tài nghiên cứu chương 4, 5 và có thêm cở sở khoa học phục vụ cho việc thu thập số liệu sơ cấp để nghiên cứu trong đồ án. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 9 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 19. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. Thông qua việc phân tích các số liệu thứ cấp này để hỗ trợ phục vụ cho các kết quả nghiên cứu, lý luận đưa ra của phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thực trạng, nhằm chứng minh thêm cơ sở khoa học đứng đắn của các vấn đề đồ án đề cập tới. 3.3 Những khó khăn/hạn chế gặp phải trong quá trình nghiên cứu đồ án: Việc thu thập thông tin qua việc đánh dấu bảng khảo sát là không tránh khỏi những sai sót do thời gian ngắn và do yếu tố tâm lý , vì vậy các kết quả nghiên cứu, kết luận có thể còn nhiều hạn chế. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 10 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 20. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA LOIPHAT 4.1. Giới thiệu tổng quan về LOIPHAT : LOIPHAT, trước đây tiền thân là Cơ sở SX sắt thép và Inox Lợi Phát, đã được biết đến tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997. Đến tháng 6 năm 2005 LOIPHAT chính thức thành lập. Từ đây đánh dấu một bước phát triển quan trọng của LOIPHAT. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của thị trường, LOIPHAT đã nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại, dây chuyên công nghệ chuyên dụng của ngành nội thất đã góp phần tạo nên những SP TTNT cao cấp mang Thương hiệu LOIPHAT có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, uy tín trong và ngoài nước. Cũng chính từ đây thương hiệu LOIPHAT HOME FURNITURE đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng chứng nhận thương hiệu và nhãn hiệu SP đi vào thị trường mang tầm quy mô, thương hiệu Việt " Hàng Việt Nam chất lượng cao" cho các dòng các SP: Bàn ghế inox , kệ inox , tủ , giường inox , Ghế sofa, két sắt chống trộm …. Bên cạnh đó, LOIPHAT cũng đã mở rộng thêm 01 xưởng SX Giường Sắt cao cấp theo công nghệ tiên tiến nhập khẩu của Hoa kỳ tại Ấp 1 xã Bình Chánh với dây chuyền công nghệ hiện đại và quy mô nhà xưởng có diện tích 1.536m2…. SX hơn 3000 SP /tháng. Hướng tới tương lai LOIPHAT đã đầu tư xây dây chuyền công nghệ mới SX ra mặt hàng Inox kết hợp với nhựa. Đây là chủng loại SP mới mang tính hiện đại phù hợp nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Ngoài ra LOIPHAT phát triển KD xuất khẩu sang thi trường Châu á, Đông Nam Á. LOIPHAT luôn tự hào là nhà SX và phân phối chuyên nghiệp các SP TTNT, góp phần tạo nên sự độc đáo, khác biệt trong ngôi nhà của từng khách hàng sử dụng SP mang thương hiệu LOIPHAT HOME FURNITURE. Từ cuối năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp. Với thương hiệu LOIPHAT HOME FURNITURE bằng những nỗ lực vượt bậc, hướng đi đúng và vận dụng các chính sách phù hợp, LOIPHAT đã vượt qua được tình trạng suy thoái, đón đầu, từng buớc phát triển vững chắc và ổn định. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 11 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 21. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. 4.2. Các nhóm SP chính của LOIPHAT: Gh? sofa 15% két s?t 15% K? d? ti vi 10% Bàn gh? % " "c inox 50% 10% 4.3 Những thành tựa và kết quả đạt được trong những năm qua: 4.3.1: Kết quả tài chính: Bảng 4.3.1 Kết quả tài chính của LOIPHAT giai đoạn 2008 – 2010 Nguoàn: LOIPHAT Đơn vị tính: triệu đồng Naêm 2007 2008 2009 2010 Toång thu 190.000 300.000 650.000 900.000 Toång chi 170.000 255.000 555.000 770.000 Lôïi nhuaän tröôùc thueá 20.000 45.000 95.000 150.000 - Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 30.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 22%. - Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 30.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 47%. - Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 55.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 58%. Qua baûng treân cho thaáy, cuøng vôùi toác ñoä taêng tröôûng doanh thu thì keát quaû taøi chính l ợi nhuận trước thuế qua caùc naêm coù toác ñoä taêng tröôûng khá nhanh, ñaûm baûo thu nhaäp cuûa người lao động ôû möùc cao vaø ñoùng goùp noäp ngaân saùch cho địa phương moät khoaûn tieàn töông ñoái lôùn . ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 12 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 22. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. 4.3.2 Những thành quả đã đạt được: - Thương hiệu LOIPHAT đã được Trung ương và Thành Phố tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý , khách quan ghi nhận những công lao đóng góp của DN cho xã hội trong 5 năm qua đó là: Từ năm 2007 – 2010 : 04 năm liền – Liên Hiệp các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam, Tạp chí Thương Hiệu Việt công nhận : SP đạt danh hiệu : TOP 100 Thương hiệu Việt. Từ năm 2007 – 2010 : 04 năm liền Cúp vàng DN hội nhập WTO và phát triển Do Ban Kinh tế TW - Bộ Công Thương, UB quan hệ kinh tế quốc tế ... trao tặng. Năm 2008 – 2009 TW Hội DN vừa và nhỏ Việt Nam trao tặng: DN Vàng Việt Nam. Năm 2009 : Nhận bằng khen của Hội Đồng giải thưởng quốc gia và vinh dự được UVBCT Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng trao tặng bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Năm 2010 Thương hiệu LOIPHAT HOME FURNITURE đạt Danh hiệu 1. Danh hiệu " Hàng Việt Nam chất lượng cao". 2. Top TEN thương hiệu hàng đầu Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn. 3. Thương hiệu nổi tiếng quốc gia 2010. 4. Doanh nhân Đặng Hoàng Gia: Đạt danh hiệu doanh nhân tiêu biểu năm 2010. 5. LOIPHAT được Ban Tư Tưởng văn hoá TW. Văn phòng Chủ Tịch Nước, văn phòng chính Phủ , UBND TP Hà Nội bình chọn: là 01 trong 1000 DN xuất sắc trên cả nước được tham dự đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. 4.4 Tầm nhìn của LOIPHAT: " SP tiện LỢI PHÁT triển chuyên nghiệp". LOIPHAT sẽ là một đối thủ cạnh tranh đầy sáng tạo, đầy nhiệt huyết, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, và là một đối thủ thành công mang lại cho người tiêu dùng trong và ngoài nước SP TTNT cao cấp nhất, và LOIPHAT sẽ không ngừng tìm kiếm các cơ hội, để mở rộng những lộ trình mới, vươn tới là tập đoàn ngành công nghiệp TTNT hàng đầu Việt Nam. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 13 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 23. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. 4.5 Sứ mệnh của LOIPHAT: Sứ mệnh của đối với người tiêu dùng: Trân trọng lòng trung thành và tín nhiệm của khách hàng. Tạo ra những SP, tiện dụng, sang trọng, và độc đáo phù hợp cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường TTNT. Với đối tác, sứ mệnh: tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý thông qua các SP, dịch vụ đầy tính sáng tạo và ổn định. Với nhân viên sứ mệnh: luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện, môi trường làm việc để thỏa mãn các nhu cầu trong công việc, mang lại nhiều lợi ích và quyền lợi cho người lao động. Chú trọng vào kết quả công việc, để các đóng góp, cống hiến, luôn được ghi nhận và tưởng thưởng. Nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên. Với cộng đồng: để góp phần phát triển và hỗ trợ cộng đồng, LOIPHAT mong muốn được tham gia và đóng góp cho những chương trình có ích, thiết thực hướng đến cộng đồng và xã hội. 4.6 Mục tiêu CL và định vị của LOIPHAT: Định hướng CL phát triển của của LOIPHAT: luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường công nghiệp TTNT hàng đầu Việt Nam. Định vị CL của LOIPHAT trong sơ đồ DPM là SP TTNT cao cấp là chính, trong khi vẫn quan tâm đến giải pháp khách hàng và định vị hệ thống đồng bộ như: Tăng thị phần của LOIPHAT; Đánh bại các đối thủ chính về chất lượng SP; Đạt được tổng mức chi phí thấp hơn đối thủ; Cải thiện tính hiệu qủa trong quá trình SX của tất các các dòng SP; Tăng danh tiếng thương hiệu LOIPHAT với mọi khách hàng; Gây dựng chỗ đứng ổn định và phát triển trên thị trường; Đạt vị thế ưu việt về công nghệ, giảm thời gian đưa SP mới ra thị trường; Nắm bắt được các cơ hội tăng trưởng hấp dẫn. Xây dựng tính tập thể trong quá trình cộng tác với nhân viên, các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xã hội. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 14 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 24. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. 4.7 Mục tiêu tài chính: Cùng với việc gia tăng số lượng về nguồn nhân lực, máy móc thiết bị dây truyền sản xuất hiện đại, thì doanh thu cũng tăng lên một cách vượt bậc. Nếu như năm 2009 doanh số của LOIPHAT là 650.000 triệu đồng, năm 2010 là hơn 950.000 triệu đồng . Ước đến năm 2015 doanh số đạt 1.5000.000 triệu đồng. Lợi nhuận năm sau tăng cao hơn năm trước. Đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất người lao động, và góp phần nộp ngân sách cho địa phương. 4.8 Phân tích môi trường SXKD của LOIPHAT: 4.8.1 Môi trường vĩ mô: 4.8.1.1 Môi trường kinh tế: Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hình 1 cho thấy có cải thiện tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD. (Trích dẫn từ: http://www.ktpt.edu.vn/website/249_tong-quan-kinh-te-viet-nam-nam-2010-va- khuyen-nghi-cho-nam-2011.aspx). ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 15 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 25. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. Với việc GDP bình quân đầu người tăng liên tục trong những năm qua đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam trong đó có cả việc gia tăng tiêu dùng các SP TTNT. Đây chính là cơ hội cho sự phát triển của các DN trong nước nói chung và LOIPHAT nói riêng. 4.8.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật: Trong những thập kỷ qua, tình hình kinh tế - chính trị Việt Nam luôn ổn định, GDP tăng liên tục tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế. Hành lang pháp lý được cải thiện, rất nhiều bộ luật, luật mới, sửa đổi được ban hành phù hợp với xu thế chung của thế giới, giúp các doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn. 4.8.2 Môi trường vi mô: Hình 4.9.2: Cơ cấu 5 thế lực cạnh tranh của M.Porter Áp lực gia nhập Nhà đầu tư mới Đối thủ cạnh tranh Khách Áp lực cạnh tranh ngành hàng Áp lực mặt cả LOI PHAT Sản phẩm Nhà thay thế Áp lực cung cấp cung Áp lực thay thế cấp Cơ cấu phân tích cạnh tranh của Porter khuyến khích các nhà chiến lược tìm hiểu năm tác động trong ngành: mối đe dọa của đối thủ mới, mối đe dọa về SP hay dịch vụ thay thế, khả năng thương lượng của các nhà cung ứng, khả năng thương lượng của các khách hàng, và việc sử dụng mánh khóe để chiếm vị thế giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại. 4.8.2.1 Đối thủ cạnh tranh: Vị thế LOIPHAT trong ngành: Với doanh thu năm 2010 đạt hơn 950.000 triệu đồng là công ty SX KD ngành TTNT chiếm lĩnh trên 70% thị trường tại Thành Phố Hồ ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 16 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 26. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. 4.8.2.2 Khách hàng: LOIPHAT cũng bị ảnh hưởng bởi quy mô nhu cầu SP hoặc dịch vụ hiện tại và tiềm năng, lợi ích mong muốn, thị hiếu, khả năng thanh toán của khách hàng trong việc định hướng tiêu thụ SP, tuy nhiên LOIPHAT luôn dẫn đầu thị trường là một trong những thương hiệu thành công tại Việt Nam và thương hiệu có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. 4.8.2.3 Nhà cung cấp: Các nguyên liệu cơ bản như ống thép, inox, nhôm, kính, ........ được mua trong nước theo phương thức đấu thầu chọn giá. Một số loại nguyên liệu và các phụ liệu hầu hết được mua từ các DN trong nước. Bao bì được cung cấp bởi các DN lớn và có uy tín. 4.8.2.4 Rào cản xâm nhập ngành: Mức độ cạnh tranh cùng ngành sẽ gia tăng khi rào cản gia nhập thị trường ngày càng giảm cùng theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, các DN nước ngoài với tiềm lực về vốn và công nghệ sẽ đầu tư vào Việt Nam ít nhiều sẽ gia tăng mức độ cạnh tranh. 4.9. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG: 4.9.1 Môi trường sản xuất: * Máy móc thiết bị: trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng như: máy hàn hồ quang, máy cắt, khoan, máy đánh bóng SP, máy ép nhựa, dây chuyền mài kiếng..... * Quản lý chất lượng SP: LOIPHAT đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Việc kiểm tra chất lượng SP được thực hiện bởi bộ phận Quản lý kiểm soát chất lượng và bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) * Về phân phối - giao hàng: phân phối giao hàng nhanh chóng. mọi lúc, mọi nơi với đội ngũ xe vận chuyển giao hàng là trên 40 chiếc, là một trong những tiêu chí tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ của SP LOIPHAT. 4.9.2 Nghiên cứu phát triển: ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 17 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 27. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. Hoạt động R&D năm 2010 hướng tới mục tiêu giúp LOIPHAT vươn lên chiếm lĩnh thị phần trong nhiều nhóm ngành có tính cạnh tranh cao. Định hướng này sẽ được áp dụng cho tất cả các ngành hàng TTNT của Công ty, đặc biệt đối với các dòng SP chủ lực TTNT bàn ghế các loại bằng sắt, thép, Inox, các loại két sắt chống trộm, ghế văn phòng, ghế xếp, ghế Sofa giường xếp đa năng.... 4.9.3 Maketing (4P) Product – SP: LOIPHAT HOME FURNITURE Là thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong ngành TTNT, với đa chủng loại SP đạt độ nhận biết cao với chất lượng: " Hàng Việt Nam chất lượng cao" giá cả hợp lý, làm tăng sự hiện diện trên kênh và mức độ thâm nhập thị trường. LOIPHAT thành công từ việc nắm bắt thời cơ phục vụ người tiêu dùng từ bình dân đến trung lưu được người tiêu dùng và xã hội hưởng ứng chấp nhận. Place – Phân phối: Công ty có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước qua 3 kênh chính: hệ thống các nhà phân phối và đại lý, hệ thống các Showroom LOIPHAT và hệ thống siêu thị Metro và Bic C trên cả nước. Promotion – Chiêu thị: Để nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi, LOIPHAT thường xuyên triển khai nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau như: thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng, thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị và các đại lý phân phối, thu thập thông qua các công ty tư vấn, các tổ chức khảo sát thăm dò thị trường… Các chương trình quảng cáo thường theo các ngày lễ tết. Price – Giá cả: LOIPHAT luôn có những chính sách ưu đãi tốt dành cho khách hàng và các đại lý nên việc duy trì, mở rộng mạng lưới phân phối thông qua các Showroom rất tốt. Giá bán của từng loại SP luôn có tính cạnh tranh hợp lý, tính phân khúc thị trường mạnh, phù hợp với mức thu nhập và nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội. 4.9.4 Nguồn nhân lực: LOIPHAT có một lực lượng Ban lãnh đạo đều là những người nổi tiếng trong giới kinh doanh, có tầm nhìn CL tốt, có khả năng dự báo và thích ứng kịp thời trước những thay đổi của môi trường. Phần lớn đội ngũ nhân viên của LOIPHAT có trình độ chuyên môn, có tay nghề, lòng tin và tinh thần đoàn kết là một điểm mạnh để LOIPHAT tăng khả năng cạnh tranh. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 18 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 28. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA LOIPHAT 5.1 Sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược của LOIPHAT: Với định hướng CL phát triển của của LOIPHAT là luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường TTNT Việt Nam và định vị CL của LOIPHAT trong sơ đồ DPM với trọng tâm là khách hàng cho mọi hoạt động của LOIPHAT, trong khi vẫn quan tâm đến giải pháp SP tối ưu và định vị hệ thống một cách đồng bộ. LOIPHAT luôn gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi CL trong quá trình phát triển KD. Thành công về nhãn hiệu LOIPHAT HOME FURNITURE sau khi tái định vị năm 2009, LOIPHAT đã đạt được mức độ nhận biết thương hiệu trên 60%, doanh thu năm sau cao nhiều hơn năm trước, đạt hiệu quả khá cao trong bối cảnh thị trường khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian qua. 5.2 Tính hiệu quả của CLKD và các yếu tố thích nghi với môi trường bên trong và bên ngoài của LOIPHAT: Trong xu thế hội nhập, các DN Việt Nam nói chung và LOIPHAT nói riêng, còn bộc lộ nhiều hạn chế về chất lượng, mẫu mã, giá bán, tính năng công dụng của SP, so với DN các nước trong khu vực. Nếu không thường xuyên bám sát các yếu tố môi trường bên trong, môi trường bên ngoài, thì sẽ tiếp tục gặp rủi ro trong kinh doanh. Căn cứ vào những phân tích về môi trường vĩ mô, vi mô tại chương 4, cho thấy LOIPHAT đã phản ứng khá với các cơ hội, và mối đe dọa hiện tại trong môi trường hoạt động KD. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện các CL LOIPHAT gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực thi CL. Để giải quyết vấn đề khó khăn này, thông qua sử dụng phương pháp ma trận SWOT làm cơ sở, nhằm khai thác triệt để mặt tích cực, và tối thiểu hóa nguy cơ, thông qua các chiến lược kết hợp, cụ thể như sau: ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 19 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 29. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. Cơ hội (O) Thách thức (T) 1. Kinh tế trong nước phát 1. Việt Nam gia nhập triển ổn định và thu nhập của AFTA, WTO nên đối thủ người dân ngày càng tăng, nhu cạnh tranh mới ngày càng cầu tiêu dùng gia tăng. nhiều. 2. Tiềm năng thị trường TTNT 2. Khó khăn cho xuất khẩu trong nước còn lớn, các đối thủ do các nước đưa ra nhiều cạnh tranh trong nước còn yếu. rào cản thương mại và các MA TRẬN SWOT 3. Nhu cầu về hàng TTNT cao tiêu chuẩn chất lượng kiểu cấp ngày càng cao. dáng bền đẹp, sang trọng. 4. Thị trường xuất khẩu mở 3. Xuất hiện nhiều SP thay rộng do Việt Nam đã gia nhập thế, như đồ gỗ. AFTA, WTO, hàng rào thuế 4. Xuất hiện việc chảy máu quan bãi bỏ. chất xám khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành tăng lên. Mặt mạnh (S) SO: Sử dụng các điểm mạnh ST: Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội bên ngoài để hạn chế và né tránh các mối đe doạ từ môi trường bên ngoài 1. Thương hiệu mạnh, thị phần lớn, - S1, S2, S4, S6, S5, S7 để tận - S1, S2, S3,S5, T1: Chiến có sự nhận biết cao từ khách hàng. dụng cơ hội O1, O2, O3, O4: lược phát triển thị trường 2. Mạng lưới phân phối rộng khắp. Chiến lược phát triển thị (Chọn lọc các dòng SP có 3. Cơ sở vật chất, hệ thống máy móc trường. ưu thế để thâm nhập, phát thiết bị tiên tiến và tiềm lực tài chính - S3, S4, S5, S6, để tận dụng triển thị trường mới). mạnh. cơ hội O2, O3, O4: Chiến lược - S1, S2, S4, S7,T1: Chiến 4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển phát triển SP. lược hội nhập về phía trước mạnh. - S2, O4: Chiến lược hội nhập - Tận dụng điểm mạnh S3, 5. SP đa dạng, giá cả cạnh tranh. Chất về phía trước. S4, S7 để vượt qua đe doạ lượng đạt tiêu chuẩn " Hàng Việt - S2, S5, O1: Chiến lược hội T1, T2. (Chiến lược khác Nam chất lượng cao", được người tiêu nhập về phía sau biệt hoá SP) dùng bình chọn nhiều năm liền. - S3, O1: Chiến lược đa dạng 6. Đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, hoá đồng tâm. đội ngũ nhân viên lành nghề. - S3, O2: Chiến lược kết hợp 7. Hoạt động marketing và xây dựng theo chiều ngang. thương hiệu tốt. - Sử dụng điểm mạnh S3 để tận dụng cơ hội O1, O2. (Chiến lược phát triển công nghệ mới) - Sử dụng điểm mạnh S6 để tận dụng cơ hội O4.(Chiến lược phát triển năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực) Mặt yếu (W) WO: Khắc phục điểm yếu để WT: Tối thiểu hoá các điểm nắm bắt cơ hội và tận dụng cơ yếu để tránh khỏi mối đe hội để hạn chế điểm yếu doạ 1. Chưa khai thác hết công suất của - W1-6, O3: Chiến lược liên - W1, W2,W3, T1 Chiến máy móc thiết bị. doanh, liên kết (để học hỏi lược liên doanh, liên kết 2. Chưa xây dựng thương hiệu đồng kinh nghiệm) - Tối thiểu hoá điểm yếu W3 đều cho các dòng SP. - W6, O4: Chiến lược hội nhập để tránh đe dọa T3. (Chiến ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 20 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 30. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. 3. Xuất khẩu hạn chế, chưa quảng bá về phía sau lược nhân sự) mạnh thương hiệu ra nước ngoài. - Hạn chế điểm yếu W1 để tận 4. Công ty lớn nhưng vẫn tồn tại dụng các cơ hội O1, O2, O4. phong cách quản lý kiểu gia đình. (Chiến lược nâng cao năng lực 5. Ý thức chung về cạnh tranh của đội sản xuất) ngũ nhân viên chưa cao. 6. Chưa thật sự chủ động về nguồn máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. 5.3 Những khó khăn nảy sinh trong quá trình gắn kết chiến lược với môi trường cạnh tranh: Sự biến đổi nhanh chóng của môi trường quốc tế dẫn đến tác động đến LOIPHAT trên hai phương diện ( tạo ra cơ hội và nguy cơ), thay đổi rất nhanh, điều này làm cho công tác dự báo của LOIPHAT gặp nhiều khó khăn, do các CL đưa ra có những khía cạnh bị lạc hậu theo sau sự biến đổi đó.Hệ quả là nhiều chính sách rồi sẽ phải điều chỉnh không ít thì nhiều. Mặc dù LOIPHAT đã nhiều cố gắng đưa các trang thiết bị và dây truyền máy móc vào SX nhưng còn chậm, cũng như việc huấn luyện đào tạo kỹ thuật nắm bắt các trang thiết bị mới chưa được quan tâm đúng mức. Do đó nếu không đẩy nhanh đổi mới công nghệ trang thiết bị kỹ thuật thì sẽ khó khăn trong việc nâng cao sức cạnh tranh SP hàng hóa trên thị trường. Lực lượng lao động chủ yếu là xuất thân từ lao động nông nghiệp, có độ tuổi trẻ, có sức khỏe tốt, có quyết tâm. Tuy nhiên trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ còn thấp, đào tạo không đồng bộ, thiếu thực tế, tính tự giác chấp hành kỷ luật chưa cao, khả năng tiếp thu công nghệ mới và làm chủ vận hành thiết bị còn yếu, đây là yếu tố bất lợi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới rong thời gian qua nói chung và Việt Nam nói riêng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của LOIPHAT, như khả năng vay vốn lưu động và vay vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định máy móc thiết bị dây chuyền bị nhiều hạn chế, do cơ chế chính sách của các ngân hàng, các tổ chức tài chính thắt chặt tín dụng trong thời kỳ khủng khoảng kinh tế, điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển về qui mô sản xuất của LOIPHAT. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 21 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 31. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. CHƯƠNG 6 ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CLKD CỦA LOIPHAT GIAI ĐOẠN 2011-2015 LOIPHAT đã xây dựng hoàn chỉnh sứ mệnh, mục tiêu, tầm nhìn rất cụ thể cho giai đoạn từ 2010 đến 2015 năm tiếp theo được công bố trên trang web của LOIPHAT. Tuy nhiên trong khuôn khổ đồ án nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích ma trận SWOT của LOIPHAT tại chương 5, dựa theo mô hình Delta và bản đồ CL, tôi xin được phép khuyến nghị bổ sung một số nội dung cho các CL đã có, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị, để đáp ứng tốt hơn định vị CL của LOIPHAT, trong sơ đồ DPM . Tìm ra giải pháp thực hiện bằng được SP, dịch vụ tối ưu và định vị hệ thống đồng bộ theo mô hình Delta trên cơ sở Phân tích ma trận SWOT cạnh tranh của LOIPHAT, như sau: 6.1. Hoàn thiện sứ mạng , mục tiêu , tầm nhìn phù hợp giai đoạn 2011- 2015 LOIPHAT luôn tự hào là nhà cung cấp các SP TTNT cao cấp nhất, tiện dụng nhất, phù hợp nhất, cho mọi cho người tiêu dùng trong và ngoài nước khẳng định " một thương hiệu, triệu niềm tin". Hướng tới cộng đồng " Nội thất LOIPHAT - vì một Việt Nam hưng thịnh". Từ đó LOIPHAT tiếp tục công việc SXKD của mình " SP tiện lợi phát triển chuyên nghiệp", không rời xa gốc ban đầu trong quá trình phát triển KD và luôn tin vào triển vọng tăng trưởng lâu dài trong ngành công nghiệp TTNT. LOIPHAT tiếp tục đầu tư thời gian, máy móc thiết bị công nghệ, vốn và con người để tăng cường vị thế của mình trong môi trường SXKD SP TTNT. Mục tiêu chính là : tăng thị phần của SP ở khu vực miền trung và miền bắc. Đánh bại các đối thủ về chất lượng SP, dịch vụ khách hàng. Hiệu quả hoạt động đạt chi phí thấp hơn đối thủ, tăng danh tiếng thương hiệu với khách hàng. Đạt được vị thế ưu việt, tính năng vượt trội về công nghệ cho từng loại SP. Nắm bắt được các cơ hội tăng trưởng hấp dẫn. Gây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước , và trở thành tập đoàn ngành TTNT hàng đầu Việt Nam. 6.2. Đa dạng hóa SP, dịch vụ theo lợi thế để nâng cao sức cạnh tranh 6.2.1 Giải pháp về công nghệ: ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 22 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 32. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. Có bộ phận kỹ thuật thường xuyên theo dõi, nghiên cứu các kỹ thuật mới tiên tiến của nước ngoài trong ngành TTNT, tham gia các hội chợ triển lãm kỹ thuật ngành TTNT hàng năm trên thế giới để cập nhập các công nghệ mới, để có thể đầu tư, cải tiến công nghệ, đi trước đón đầu tạo ra các SP mới lạ, chất lượng, phù hợp với nhu cầu trong nước và định hướng cho việc mở rộng xuất khẩu. 6.2.2 Giải pháp về nguyên liệu đầu vào: Hiện tại nguyên liệu đầu vào của LOIPHAT chủ yếu là của các nhà cung cấp trong nước, có nhà máy tại địa bàn TP.HCM nên khá thuận lợi, phần lớn là nguyên liệu trong nước và một phần nhập khẩu, tất cả đều thông qua đấu thầu cung cấp nên cơ bản giá cả ổn định. Đối với việc sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, cần xây dựng quy trình, định lượng nguyên liệu hợp lý cho công nhân SX, cũng như khoán chi phí thu mua các nguyên vật liệu nhỏ lẻ để tạo sự chủ động cho các nguồn nguyên vật liệu. 6.2.3 Giải pháp về sản xuất và quản lý chất lượng SP: Mở rộng ngành hàng, có kế hoạch SX dài hạn nhằm tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tăng cường đầu tư các loại máy có công nghệ hiện đại nhất từ nguồn khấu hao tài sản hiện có và nguồn đầu tư phát triển. Nghiên cứu hợp lý hóa các công đoạn sản xuất, giảm thiểu hao hụt nguyên liệu đầu vào, cắt giảm các công đoạn không cần thiết… để giảm chi phí giá thành. Có chính sách khen thưởng, khuyến khích các sáng kiến cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng năng suất máy móc thiết bị, thay thế linh kiện trong nước nhằm giảm chi phí giá thành. 6.2.4 Chiến lược phát triển SP riêng biệt: Như đã phân tích ở trên, định vị CL của LOIPHAT là khách hàng cho mọi hoạt động, hướng đến khách hàng với nhiều giá trị khác nhau. Vì vậy, LOIPHAT liên tục nghiên cứu phát triển những SP mới có giá trị chất lượng cao, trên cơ sở nghiên cứu xu thế thị trường cho 3-5 năm tới cụ thể như sau: - Cải tiến tính năng của SP. - Cải tiến chất lượng nhằm tăng độ tin cậy, độ bền, hoặc các tính năng khác của SP. - Cải tiến kiểu dáng hình thức thẩm mỹ của SP, bằng cách thay đổi màu sắc, thiết kế bao bì, kết cấu của SP. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 23 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 33. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. - Liên tục phát triển các mẫu mã mới. 6.3. Mở rộng thị trường – khách hàng 6.3.1. Phát triển thị trường nội địa: Thực hiện thâm nhập thị trường, tìm cách tăng trưởng thị trường hiện tại với SP hàng hóa dịch vụ hiện đang SXKD với phương thức sau: - Tăng thị phần của DN. - Tăng sức mua SP, dịch vụ của DN thông qua việc khách hàng sử dụng SP một cách thường xuyên hoặc sử dụng mỗi lần với số lượng nhiều hơn. - Lôi kéo khách hàng của đối phương về mua hàng của DN thông qua cạnh tranh SP, giá cả, nơi tiêu thụ và khuyến mãi. Để thực hiện được chiến lược này hỏi bộ phận Marketing phải trả lời các câu hỏi sau: Vì sao khách hàng mua SP của chúng ta? Vì sao khách hàng lại mua SP của đối thủ cạnh tranh với chúng ta? Điều gì làm cho khách hàng ư chuộng SP của chúng ta? Khách hàng không thích SP của chúng ta ở điểm nào? Trên cơ sở xác định biện pháp marketing cụ thể nhằm đạt tới mức thâm nhập thị trường lơn hơn.. Tìm kiếm các thị trường mới để tiêu thụ SP mà hiện thời LOIPHAT đang SX, tức là tìm kiếm người tiêu dùng mới ở các thị trường chưa xâm nhập để đẩy mạnh tiêu thụ SP hàng hóa, cụ thể có 9 cách tạo ra nhu cầu SP sau đây: HIỆN THỜI CẢI TIẾN MỚI Bán nhiều hơn số SP hiện Cải tiến SP hiện thời, và bán Tạo ra một SP mới có thể có cho khách hàng hiện tại nhiều hơn số lượng hiện có lôi cuốn khách hàng hiện tại của LOIPHAT ( Xâm nhập cho khách hàng hiện tại (Phát triển SP mới ). thị trường). (Cải tiến SP). Thâm nhập và bán Sp ở các Chào bán SP đã cải tiến ở Tạo ra SP mới, trong tương thị trường mới ( mở rộng về các thị trường mới về mặt lai bán ở các thị trường mới mặt địa lý). địa lý. về mặt địa lý. Bán các SP hiện có cho Chào bán SP đã cải tiến cho Tạo ra SP mới, và bán cho ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 24 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 34. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. khách hàng mới. khách hàng mới. khách hàng mới. Để CL thâm nhập thị trường hiệu quả, LOIPHAT đã thông quan các đợt triển lãm, hội chợ, chương trình tài trợ, quảng cáo trên báo, đài, tivi, xe giao hàng lưu động, nhà phân phối, hệ thống các Showroom và cửa hàng bán lẻ… để quảng cáo SP và hình ảnh thương hiệu LOIPHAT HOME FURNITURE. 6.3.2 Phát triển thị trường quốc tế: CL tìm lợi thế so sánh tương đối SP của LOIPHAT so với SP đối thủ nước sở tại, để đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là cách tấn công thắng lợi khi kinh doanh trên thị trường quốc tế. Để làm được chiến lược này LOI PHAT cần phải: - Giá thành SP phải tạo lợi thế cạnh tranh với SP khác tại thị trường đang KD. - Chất lượng SP cao hơn đáng kể so với các nước khác. - Tiết kiệm được nhờ SX, mua hàng, cung ứng, Marketing trên qui mô lớn. - SP được SX theo cùng công nghệ mà LOIPHAT giữ bản quyền. - Phải thâm nhập thị trường mới ở nước ngoài, cố gắng dành thị phần từ những đối thủ đã bám rễ. - Đầu tư công nghệ mới để có SP mới. - Xem xét các nguồn nhân lực có thể chọn để khai thác sử dụng. - Thiết lập các cơ sở SX tại các khu vực có gia công rẻ của thế giới. - Thiết lập hệ thống quản trị tốt, đảm bảo rằng các nhà quản trị tại thị trường ngoại quốc hiểu được sắc thái của nền văn hóa, và ngôn ngữ tại quốc gia nhận đầu tư. - Ra quyết định toàn cầu về các vấn đề CL đối với SP, vốn và nghiên cứu, nhưng lại để cho các địa phương quyết định các vấn đề chiến thuật về các vấn đề bao bì đóng gói, tiếp thị, quảng cáo. - Vượt khỏi thái độ hẹp hòi, đào tạo con người có tư duy quốc tế. Gởi họ đi thường xuyên chuyển giao những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất. - Tại các thị trường mà ở đó khó có thể xâm nhập thì hãy tìm các đồng minh. Hiện tại, LOIPHAT rất thành công ở phân khúc thị trường khu vực thành thị với các SP tầm trung là chính, và tùy theo từng ngành hàng mà LOIPHAT khai thác các tính năng ưu việt của dây chuyền sản xuất, hay đầu tư nâng cấp công nghệ, chất lượng SP để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của từng nhóm khách hàng. Đồng thời LOIPHAT cần khảo sát và ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 25 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 35. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. nghiên cứu thị trường xuất khẩu để SX các SP phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng bản địa, đưa ra mức giá thích hợp, linh hoạt nhằm cạnh tranh với hàng nội địa khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu khác nhau. * Đặc biệt hơn, LOIPHAT nên có giải pháp để tiết giảm chi phí, giảm giá thành SP hợp lý để có thể khai thác được phần lớn khách hàng ở nông thôn chiếm gần 70% dân số cả nước có thu nhập trung bình thấp. Để có CL mở rộng hơn thị phần, LOIPHAT nên quan tâm đến thị trường nông thôn nhiều hơn, bằng việc nghiên cứu phát triển thêm các dòng SP có chất lượng, nhưng giá thành phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và trung bình tại khu vực nông thôn. Để thực hiện CL định giá một số SP ở mức trung bình để khai thác thị phần khách hàng có thu nhập trung bình thấp nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, LOIPHAT cần có các giải pháp cụ thể: - Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị hiện chưa sử dụng hết, chủ động hơn trong việc tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào ổn định, giá thành hạ. - Nâng cao tay nghề và trình độ của công nhân SX, tiết giảm tối đa tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu trong SX, rà soát để loại bỏ những công đoạn không tạo ra giá trị. 6.4 CL hội nhập: Thực tế các DN SX không thể tiệu thụ hết SP được, nên phụ thuộc đầu ra, thường bị các DN tìm cách ép giá, thông qua việc đòi hỏi chiết khấu cao, làm cho lợi nhuận cuối cùng của DN SX bị giảm sút, thậm chí thua các DN tiêu thụ. Để giải quyết vấn đề này thì DN cần phải sử dụng chiến lược hội nhập. Để tăng trưởng hoạt động SXKD thông qua chiến lược hội nhập theo 3 phương án sau đây: 6.4.1 Tăng trưởng SXKD thông qua hội nhập ngược chiều: Tìm mọi cách nắm các nhà cung ứng yếu tố đầu vào như: Nguyên vật liệu chính, phụ tùng trang thiết bị, tiền vốn, nguồn cung ứng lao động. Để hoàn toàn chủ động về số lượng, chất lượng, chủng loại, và thời gian phục vụ cho SXKD của DN. Sự liên kết này còn có lợi trong việc chuyển trọng tâm phí tổn hiện thời thành trong tâm lợi nhuận tiềm năng. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 26 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 36. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. 6.4.2 Tăng trưởng SXKD thông qua hội nhập thuận chiều: Chiến lược tiến hành mua lại, nắm quyền sở hữu hoặc tăng cường sự kiểm soát đối với các nhà tiêu thụ SP của DN như hệ thống bán lẻ và phân phối SP. Thường nhà tiêu thụ hoạt động độc lập, nên thường tạo sức ép đối với DN SX như: đòi hạ giá, đồng thời SP phải chất lượng cao, mẫu mã đẹp hơn, yêu cầu thanh toán tiền chậm hơn.....Điều này làm cho DN bị động trong việc thu hồi công nợ, hơn nữa SP tiêu thụ chậm. Để giải quyết vấn đề trên, đòi hỏi các DN SX phải liên kết hội nhập với các nhà tiêu thụ để đảm bảo chắc chắn rằng SP tiêu thụ tốt. Chiến lược thuận chiều này, có sức hấp dẫn các nhà tiêu thụ SP tăng trưởng nhanh. Bên cạnh tạo khả năng thực hiện đa dạng hóa SP và tránh được sự cạnh tranh gay gắt của DN SX. 6.4.3 Chiến lược hội nhập ngang: Thông thường các SP đang cung ứng trên thị trường có nhiều DN SX. Điều này dẫn đến cạnh tranh nhau gay gắt, kể cả việc lôi kéo nhà cung ứng yếu tố đầu vào và tiêu thụ SP đầu ra của đối phương về DN mình. Vì vậy gây khó khăn cho cho các DN trong việc đảm bảo SX và tiêu thụ SP. Để khắc phục khó khăn này các DN thực hiên kết hợp theo chiều ngang bằng cách mua lại hoặc chiếm lĩnh quyền kiểm soát giữa các đối thủ cạnh tranh cho phép gia tăng hiệu quả. 6.5. Chiến lược phòng ngừa các rủi ro: Trong hoạt động SXKD DN thường gặp một số rủi ro, những rủi ro này ảnh hưởng không nhỏ đến SXKD. Sau đây là một số rủi ro mà LOIPHAT cần có chiến lược phòng ngừa như: 6.5.1 Rủi ro liên quan đến đối tác: - Có hành vi lừa đảo. - Không có khả năng thực hiện Hợp đồng. - Đối tác không có tư cách pháp nhân, người đại diện không có thẩm quyền về pháp lý. ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 27 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
  • 37. ĐATN: “Đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại CT TNHH SX TTNT Lợi Phát" MGT510. - Thực hiện không đầy đủ và đúng trong hợp đồng. - Không thực hiện hợp đồng do bất khả kháng. Giải pháp hạn chế: Điều tra kỹ về tư cách pháp nhân của đối tác. Thực hiện hợp đồng trả trước một phần thư bảo lãnh của ngân hàng. Quy định cụ thể mức xử phạt do trường hợp vi phạm hợp đồng hoặc có biện pháp xét xử. Liệt kê các trường hợp bất khả kháng và qui định trách nhiệm mỗi bên khi có trường hợp bất khả kháng. 6.5.2 Rủi ro liên quan đến nội dung thương lượng: - Mất cơ hội với khách hàng mới. - Không tìm được phương án có lợi cho đôi bên. - Có thể bị thiệt hại về hiệu quả KD so với đối tác. - Rủi ro do mất khách hàng làm phát sinh mâu thuẫn. - Không có cơ sở để giải quyết tranh chấp. Giải pháp hạn chế: Xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị kỹ nội dung thương lượng. Cân nhắc kỹ chi phí và doanh thu để tránh thiệt thòi về kết qua KD. Hiểu rõ đối tác, vận dụng nguyên tắc thương lượng linh hoạt. Thảo luận chi tiết và đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng. Có chính sách đãi ngộ thích hợp. 6.5.3 Rủi ro thanh toán khi xuất khẩu: - Người mua mất khả năng hoặc cố ý không thanh toán. - Thanh toán không đúng qui định do người mua khó khăn về tài chính hoặc trì hoãn không thanh toán. - Người mua từ chối nhận hàng. Biện pháp hạn chế: ____________________________________________________________________________ GVHD: PGS-TS. Đoàn Thanh Hà Trang 28 Học viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư