Ce diaporama a bien été signalé.
Le téléchargement de votre SlideShare est en cours. ×

Khoi su kinh doanh

Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Chargement dans…3
×

Consultez-les par la suite

1 sur 68 Publicité

Plus De Contenu Connexe

Similaire à Khoi su kinh doanh (20)

Plus par Đoàn Trọng Hiếu (20)

Publicité

Khoi su kinh doanh

  1. 1. Wismizer.com KHỞI SỰ KINH DOANH Tri thức dành cho người khởi nghiệp
  2. 2. Xác Định Mục Đích Cá Nhân • Tôi muốn cuộc sống của mình sẽ như thế nào? • Tôi muốn một ngày bình thường của mình sẽ trôi qua như thế nào? • Tôi cần điều gì để có thể nói rằng tôi thực sự hiểu về cuộc sống của mình? • Tôi muốn mối quan hệ với những người xung quanh mình ra sao – gia đình, bạn bè, đối tác kinh doanh, khách hàng, đồng nghiệp, cộng đồng xung quanh? • Tôi muốn mọi người nghĩ thế nào về mình? • Tôi muốn làm những gì trong 1 năm tới? Trong 10 năm tới? Trong 20 năm tới? Đến hết cuộc đời? • Tôi muốn học hỏi những gì trong cuộc sống mình - về mặt tinh thần, về mặt thể chất, tài chính, kỹ thuật, tri thức? • Tôi cần bao nhiêu tiền để có thể làm những việc tôi muốn làm? Khi nào tôi cần đến số tiền đó?
  3. 3. XÁC LẬP MỤC ĐÍCH KINH DOANH 4. HOW? Cách thức kinh doanh phổ biến trong ngành của tôi là gì? Tôi tập trung vào yếu tố nào trong từng giai đoạn phát triển? Tôi làm gì để vượt trội hơn tất cả? Hoạt động chính trong DN của tôi là gì? Làm thế nào để tôi bảo đảm các điều kiện vốn, nhân sự... cho hoạt động kinh doanh? XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH KINH DOANH 2. WHAT? Tôi muốn kinh doanh trong lĩnh vực gì? Điều gì là giá trị nhất mà tôi muốn đưa tới khách hàng của mình? Tôi muốn đạt hiệu quả kinh doanh là gì? Tôi có năng lực nổi trội gì? Tôi cần học hỏi thêm điều gì để nâng cao năng lực kinh doanh, điều hành doanh nghiệp? Có rào cản gia nhập nào đối với lĩnh vực tôi muốn kinh doanh? 1. WHY? Sứ mệnh của tôi là gì? Tại sao tôi muốn kinh doanh? Tại sao tôi muốn thành lập doanh nghiệp? 8. WHICH? Tôi có thể làm gì khác nếu không kinh doanh? Đang có những thương nhân, doanh nghiệp, sản phẩm nào mà tôi sẽ phải đối mặt và cạnh tranh? Giải pháp của họ giống với những gì tôi cung cấp như thế nào? Trong số đó thì ai là mạnh nhất? Tôi cần tham gia tổ chức, hội nhóm nào để mở rộng cơ hội kinh doanh? 5. HOW MUCH? Tôi cần số vốn bao nhiêu để bắt đầu? Tôi cần có được thu nhập bao nhiêu? Thị trường của tôi lớn tới cỡ nào? Tôi cần có số lượng nhân sự là bao nhiêu thì đảm bảo hoạt động? Điểm hoà vốn cần đạt là bao nhiêu? 3. WHO? Ai là khách hàng tiềm năng của tôi? Ai có thể đồng hành cùng tôi tạo nên doanh nghiệp? Họ cần có năng lực và tố chất gì? Họ phù hợp với vị trí nào? Tôi chọn ai tham gia vào hệ sinh thái kinh doanh của mình? Ai là người có thể cố vấn, hướng dẫn cho tôi? 7. WHERE? Phạm vi kinh doanh của tôi ở đâu? Khách hàng của tôi ở đâu? Khách hàng có thể mua sản phẩm của tôi ở đâu? Tôi có thể mở rộng phạm vi kinh doanh tới đâu? 6. WHEN? Tôi nên bắt đầu kinh doanh vào lúc nào? Khi nào thì DN của tôi đạt được từng mốc mục tiêu? Khách hàng của tôi có thể mua đến khi nào?
  4. 4. Bạn thuộc nhóm nào? 1. Nhóm thành lập công ty theo kiểu điếc không sợ súng, quá nhiều nhiệt huyết, quá nhiều mơ ước sẽ trở thành một Steve Jobs hay Bill Gates (nhưng lại thiếu kinh nghiệm). 2. Nhóm thích có danh thiếp ghi là Giám Đốc nhưng nộp đơn vô vị trí này mãi không ai thuê nên quyết định thành lập công ty riêng để tự làm Giám Đốc. 3. Nhóm thành lập công ty vì đã có sẵn đầu ra, có khách hàng, có dự án, họ mở công ty vì cần một tư cách pháp nhân của công ty để tiện làm việc. 4. Nhóm thành lập công ty với hy vọng sẽ trở nên giàu có (nhóm này khác nhóm 3 là chưa biết sẽ làm gì để giàu, chỉ đơn giản nghĩ là làm giám đốc thì sẽ giàu). 5. Nhóm đam mê kinh doanh, thích công việc kinh doanh, điều hành quản lý và có năng lực thực sự những việc đó. 6. Nhóm nhìn ra được một cơ hội kinh doanh nào đó, có niềm tin là nó có thể kinh doanh và mang lại lợi nhuận và toàn tâm toàn ý muốn biến ý tưởng đó thành hiện thực. (Nguồn: hieu.tv)
  5. 5. S-CURVE Quy luật đào thải thị trường kinh tế rất lớn, buộc các doanh nghiệp phải tự đổi mới mình theo định kỳ. Phương thức vượt qua giai đoạn đầy thử thách này, để nhảy từ giai đoạn thành công của doanh nghiệp sang giai đoạn đỉnh cao tiếp theo đa phần là “tái tạo doanh nghiệp”. “Tái tạo” chính là làm mới doanh nghiệp, thay đổi cái cũ tiến hành cái mới. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng cần “tái tạo” hay thay đổi, tùy vào hướng đi của doanh nghiệp mà sẽ có những cách thức chuyển đổi khác nhau. Nếu có chuẩn bị tốt thì dù chuyển đổi nào cũng đều mang tính tích cực, ngược lại nếu doanh nghiệp “ngủ quên trên chiến thắng” hay cứ dặm chân tại chỗ thì sẽ có nhiều hậu quả rủi ro tiềm tàng. Điểm tới hạn Bứt phá mới Điểm tới hạn Bứt phá mới
  6. 6. PHÂN BIỆT 2 KHÁI NIỆM DOANH NHÂN BUSINESSMAN ENTREPRENEUR 1) Khởi nghiệp từ một ý tưởng có sẵn 2) Có nhiều đối thủ kinh doanh 3) Chú trọng tính cạnh tranh 4) Luôn bận rộn với việc kinh doanh 5) Không hoặc ít có thời gian cho cuộc sống cá nhân, gia đình 6) Xem việc kinh doanh là công cụ kiếm sống 7) Theo hướng truyền thống 8) Duy trì sự an toàn 9) Chú trọng lợi nhuận 10) Là người tham gia vào thị trường 1) Khởi nghiệp từ ý tưởng độc đáo của mình 2) Đối thủ kinh doanh là chính mình 3) Chú trọng tính hợp tác 4) Chỉ bận rộn khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp mới 5) Dư giả thời gian cho cuộc sống cá nhân, gia đình 6) Mang lại sức sống cho việc kinh doanh 7) Sáng tạo và phá cách 8) Thích liều lĩnh và có trách nhiệm 9) Chú trọng con người (nhân viên, khách hàng...) 10) Tiên phong trong thị trường
  7. 7. CÁC GIAI ĐOẠN VÀ TRỌNG TÂM CỦA DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRỌNG TÂM CỦA LÃNH ĐẠO CÓ THỂ THẤT BẠI DO Sống sót Dòng tiền Mô hình kinh doanh Thua lỗ Đầu tư thấp Tính khả thi Ý tưởng Đề xuất giá trị (VP) Thiếu nguồn lực Thành công Lợi nhuận Xây dựng tổ chức Vận hành yếu Mở rộng Dẫn dắt thị trường Chiến lược Năng lực Cơ hội mới Sự sẵn sàng của tổ chức SCALE-UP “Tái sinh” Làm mới Hướng đi mới Thiếu linh hoạt và sáng tạo SHAKEN-UP SET-UP START-UP SEED-UP
  8. 8. CÁC GIAI ĐOẠN VÀ TRỌNG TÂM CỦA DOANH NGHIỆP Giai đoạn Gieo hạt/ Ý tưởng (Seed up) + Khởi nghiệp sáng tạo, tỷ lệ chết là 93% + Khởi nghiệp không sáng tạo, tỷ lệ chết 32,42% Khởi sự (Start up) Tái cấu trúc Nhân sự, tỷ lệ chết 10% Nền tảng (Set up) Tái cấu trúc Văn hóa, tỷ lệ chết 10% Định nghĩa (Scale up) Phát triển thành chuỗi, tái cấu trúc quản trị, tỷ lệ chết 10% Rung chuyển (Shaken up) Thành danh, tái lập (thay đổi toàn bộ) Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > 10 năm Mục tiêu tìm kiếm Sản phẩm/ dịch vụ dễ đóng gói, có thể bán được Tồn tại Thành công Mở rộng hệ thống Tái sinh Cấp độ trưởng thành Hỗn loạn Con người (People) Năng lực (Competency) Tự động Cải tiến BSC (F-C-P-L) 40-30-10-20 30 - 30 - 20 - 20 25 - 25 - 20 - 30 25 - 25 - 30 - 20 25 - 25 - 25 - 25 Vật lộn với vấn đề Dòng tiền Lợi nhuận (marketing và kinh doanh) Tăng trưởng Dẫn dắt thị trường Hồi phục Tập trung vào vấn đề gì Tìm ra giá trị cốt lõi của sản phẩm Mô hình kinh doanh và mô hình tổ chức của doanh nghiệp Hiệu quả vận hành, tổ chức Tìm kiếm cơ hội mới Tầm nhìn mới Có thể thất bại về gì (nguyên nhân) Thiếu nguồn lực (Tài chính, nhân lực, tri thức) Lỗ nhiều Quản trị yếu Sự chưa sẵn sàng của tổ chức, đi lệch với giá trị cốt lõi, mất đi sự cạnh tranh của doanh nghiệp Thiếu sự sáng tạo đổi mới Công việc HR cần làm Đào tạo năng lực QTNS cho Quản lý Xây dựng Công cụ QTNS cho từng bộ phận Xây dựng hệ thống QTNS cho công ty Tiến hành áp dụng các công nghệ vào Quản trị Xây dựng và triển khai các chương trình cải tiến liên tục
  9. 9. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP Nhà chuyên môn; Đa năng với nhiều vai trò trong DN Nhà quản lý; Bắt đầu xây dựng hệ thống quản trị bài bản HĐQT; Quản trị vốn DN CEO; Quản trị chiến lược Thoái vốn 1 phần, chuyển thành nhà đầu tư (Investor) Thoái vốn, trở thành Founder, chuyển sang lĩnh vực hoặc công việc kinh doanh mới GĐ 6 GĐ 5 GĐ 4 GĐ 3 GĐ 2 GĐ 1
  10. 10. QUY MÔ DOANH NGHIỆP CÔNG TY NHỎ CÔNG TY LỚN Điều quan trọng nhất là MÔ HÌNH KINH DOANH Điều quan trọng nhất là LỢI NHUẬN Nên xây dựng hệ thống quản trị nhân sự tinh giản nhất có thể, nhằm duy trì thế mạnh linh hoạt của mình Nên định kỳ rà soát và tái cấu trúc lại hệ thống quản trị nhân sự cho hiệu quả hơn, nhằm giảm thiểu tối đa sự cứng nhắc của hệ thống
  11. 11. SO SÁNH QUY MÔ DOANH NGHIỆP QUY MÔ DN SIÊU NHỎ DN NHỎ DN VỪA Khu vực Số nhân sự Tổng vốn Số nhân sự Tổng vốn Số nhân sự Tổng vốn Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản <10 người <3 tỷ 10 – 200 người <20 tỷ 200 – 300 người 20 – 100 tỷ Công nghiệp, xây dựng <10 người <3 tỷ 10 – 200 người <20 tỷ 200 – 300 người 20 – 100 tỷ Thương mại, dịch vụ <10 người <3 tỷ 10 – 50 người <10 tỷ 50 – 100 người 10 – 50 tỷ
  12. 12. ĐỨNG ĐÂU TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG KINH DOANH? Kỹ thuật và Bản quyền Chế tạo và Lắp ráp Thương hiệu và Dịch vụ
  13. 13. 4 NHÓM NGÀNH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Đầu tư
  14. 14. 3 LỰA CHỌN PHỔ BIẾN ĐỂ KINH DOANH 1 Thành lập mới 2 Mua lại DN đang hoạt động 3 Nhượng quyền
  15. 15. LỰA CHỌN CÁCH XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP • Plan A: tự đầu tư mọi nguồn lực theo kế hoạch, hưởng lợi toàn phần • Plan B: kết hợp một số nguồn lực, chia tỷ lệ hưởng lợi • Plan C: nguồn lực cộng đồng theo kế hoạch, cộng đồng cùng hưởng lợi • Plan D: linh hoạt trong từng giai đoạn
  16. 16. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP • ENTERPRISE là tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật • COMPANY là công ty nói chung, kinh doanh tạo ra lợi nhuận từ việc sản xuất và bán các sản phẩm hay dịch vụ. • AGENCY là công ty hoặc tổ chức dịch vụ này là đại diện cho một công ty, tổ chức khác. • BUSINESS là tổ chức thương mại hoạt động kinh doanh như công ty, cửa hàng, nhà máy. • FIRM là công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, ví dụ: công ty luật (law firm), công ty kế toán (accounting firm), công ty kiến trúc (architecture firm) • CORPORATION bao gồm nhiều công ty và có công ty mẹ, công ty con
  17. 17. OUTSOURCE (THUÊ NGOÀI) • Chi phí tiết kiệm gấp nhiều lần: Chi phí thuê Outsourcing để làm việc thường thấp hơn rất nhiều so với việc xây dựng một đội ngũ nhân viên làm việc tại doanh nghiệp. Với nhân viên outsourcing thì các khoản phí như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế không cần phải đóng. • Không cần mở rộng không gian làm việc: Không gian làm việc ở đây chính là cung cấp thêm diện tích làm việc, các trang thiết bị phục vụ công việc như bàn ghế, máy tính, nhu yếu phẩm như đồ dùng văn phòng, nước uống,… • Không gặp trở ngại về thời gian: với nhân viên chính thức có quyền lợi về nghỉ phép, nghỉ ốm khiến công việc được đảm bảo vận hành xuyên suốt chỉ 90%. Với các nhân viên outsourcing, bạn không cần lo lắng về việc đảm bảo vận hành công việc, công việc được đảm bảo thông suốt. Chất lượng và thời gian công việc được đảm bảo xuyên suốt bởi công ty dịch vụ outsourcing.
  18. 18. Ý TƯỞNG KINH DOANH
  19. 19. Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐỘT PHÁ Sản phẩm mới Ngành công nghiệp hiện có Ngành công nghiệp mới Hệ thống Sẵn có Đổi mới Hệ thống kinh doanh mới Sẵn có Đổi mới Sản phẩm/Dịch vụ
  20. 20. CÂU HỎI QUAN TRỌNG KHI KHỞI NGHIỆP Phương diện Các câu hỏi chủ yếu Ngành 1. Đặc điểm, xu hướng và chu kỳ sống của ngành? 2. Rào cản gia nhập? 3. Chi phí R&D và công nghệ? 4. Lợi nhuận biên của ngành? 5. Nhà phân phối, sản xuất, cung ứng nói gì về ngành? 6. Những “tay chơi” lớn trong ngành? Thị trường / Khách hàng 1. Thị trường tiềm năng nào cho doanh nghiệp? 2. Đặc điểm nhân khẩu học và tâm lý của thị trường mục tiêu 3. Đặc điểm của khách hàng đầu tiên? 4. Cầu sản phẩm/dịch vụ là gì? Làm thế nào đáp ứng tốt nhất cầu thị trường? Sản phẩm / Dịch vụ 1. Đặc điểm và lợi ích của sản phẩm/dịch vụ? 2. Phát triển sản phẩm cần phải làm gì? và thời gian cần thiết hoàn thành? 3. Quyền sở hữu trí tuệ? 4. Sản phẩm/dịch vụ khác biệt với các sản phẩm khác trên thị trường như thế nào? 5. Ai là đối thủ cạnh tranh và cách bạn khác biệt họ? 6. Năng lực lõi của đối thủ cạnh tranh? Họ có khả năng cạnh tranh với bạn? 7. Các phương án kênh phân phối ra sao? Đội ngũ 1. Kinh nghiệm và chuyên môn thế nào? 2. Có sự thiếu hụt về kinh nghiệm và chuyên môn không? Nếu có giải quyết thế nào? Tài chính 1. Yêu cầu vốn đầu tư và vốn lưu động, cố định? 2. Bao lâu thì có dòng tiền dương? 3. Điểm hòa vốn? 4. Giả định chi tiết hoặc lý giải cho các con số 5. Những sự kiện chính trong 2 năm tới và cách các sự kiện chính này thúc đẩy sự thay đổi doanh nghiệp? 6. Thời hạn hoàn thiện các nhiệm vụ để bắt đầu kinh doanh
  21. 21. PHÂN TÍCH Ý TƯỞNG KINH DOANH TT YẾU TỐ CÂU HỎI THEN CHỐT TRỌNG SỐ 1 Những nhu cầu, những vấn đề thực sự của khách hàng Thị trường có cần ý tưởng của bạn không 30% 2 Tính kinh tế Chi phí ban đầu để triển khai ý tưởng của bạn có lớn không? 30% 3 Khả năng thành công Có đối thủ cạnh tranh nào trong phân khúc thị trường mà bạn đã chọn hay chưa? Nếu có, bạn sẽ vượt qua họ như thế nào? 20% 4 Cơ hội thị trường Có bao nhiêu người cần ý tưởng của bạn? Trong tương lai, khả năng tăng trưởng của ý tưởng thế nào? 10% 5 Chiến lược phù hợp Đây có phải là nhu cầu/vấn đề bạn có khả năng giải quyết không? Bạn có chuyên môn, mạng lưới mối quan hệ... phù hợp không? 10%
  22. 22. KIỂM TRA Ý TƯỞNG KINH DOANH • Ai là khách hàng của bạn? • Tại sao khách hàng muốn mua sản phẩm của bạn? Nhu cầu nào của khách hàng sẽ được thoả mãn? • Đâu là điểm đột phá trong ý tưởng kinh doanh của bạn? • Tại sao sản phẩm của bạn tốt hơn những lựa chọn tương tự khác trên thị trường? • Đâu là lợi thế cạnh tranh của công ty mới và tại sao đối thủ không thể sao chép lại ý tưởng của bạn? • Ý tưởng kinh doanh của bạn độc đáo tới đâu? Liệu ý tưởng này có thể được bảo vệ bởi bằng sở hữu trí tuệ? • Liệu sản phẩm có kiếm ra tiền? Liệt kê những chi phí trong quá trình sản xuất và xác định mức giá dự kiến cho sản phẩm?
  23. 23. NỘI DUNG CỦA Ý TƯỞNG KINH DOANH THUYẾT PHỤC ▪Lợi ích của khách hàng là gì? (hoặc Ý tưởng kinh doanh này giải quyết được vấn đề gì đang tồn tại?) • USP ▪Thị trường nào? • Quy mô • Phân khúc ▪Sản phẩm/Dịch vụ mang lại dòng tiền bằng cách nào?
  24. 24. ▪ Trang tiêu đề • Tên sản phẩm/dịch vụ • Tên người khởi tạo/khởi nghiệp • Những điểm bảo mật lưu ý • Hình minh hoạ (nếu phù hợp) ▪ Nội dung tối đa 2 trang văn bản • Miêu tả về sản phẩm/dịch vụ • Lợi ích khách hàng • Những đặc điểm đổi mới • Miêu tả đặc điểm nhóm khách hàng • Cơ chế doanh thu • Tối đa 4 hình minh hoạ hoặc biểu đồ nếu cần thiết để diễn giải ý tưởng ▪ Mẫu nội dung trình bày ý tưởng kinh doanh • “Ý tưởng của tôi cho phép thành lập doanh nghiệp với quy mô 100 nhân viên có thể cắt giảm chi phí từ 3% đến 5%. Phân tích chi phí/giá thành ban đầu đưa ra tỷ lệ tiềm năng từ 40% đến 60%. Thông qua Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và Tạp chí ABC, tôi có thể tiếp cận với kênh quảng bá tập trung. Sản phẩm sẽ được phân phối thông qua bán hàng trực tiếp.” MẪU TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG KINH DOANH
  25. 25. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH ▪ Buộc những người sáng lập công ty phải suy xét kế hoạch kinh doanh một cách thấu đó và có hệ thống, đảm bảo nó đạt được hiệu quả cần thiết. ▪ Làm lộ ra những lỗ hổng kiến thức, từ đó giúp lập đầy chúng một cách hiệu quả và có tổ chức. ▪ Đảm bảo các quyết định được cân nhắc cẩn thận, đưa tới cách tiếp cận có trọng điểm. ▪ Đóng vai trò như một công cụ liên lạc trung gian giữa nhiều đối tác. ▪ Liệt kê những nguồn lực cần thiết, nhờ đó chỉ ra những nguồn lực nào cần huy động. ▪ Là một mô hình chạy thử cho doanh nghiệp thật. Sẽ không có tổn hại nào xảy ra khi những nhược điểm nghiêm trọng được chỉ ra trong giai đoạn lên kế hoạch kinh doanh. Ngược lại, sau này những ảnh hưởng của chúng lên doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân viên công ty có thể làm thảm hoạ.
  26. 26. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH ▪ Báo cáo tóm tắt • Đưa ra cái nhìn tổng quan về dự án. • Cung cấp thông tin quan trọng để nắm bắt vấn đề cốt lõi của dự án trong thời gian ngắn. ▪ Ý tưởng sản phẩm • Ý tưởng giải quyết vấn đề gì? Nhu cầu nào của khách hàng sẽ được đáp ứng? • Loại sản phẩm/dịch vụ nào mà bạn muốn bán? Chính xác là bạn muốn chào bán gì? • Đâu là điểm đột phát trong sản phẩm/dịch vụ của bạn? • Sản phẩm/dịch vụ của bạn độc đáo đến đâu? Bạn làm thế nào để bảo vệ sự độc đáo đó?
  27. 27. KHỞI SỰ KINH DOANH
  28. 28. 3 BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH SÁNG LẬP 1 • Viết ý tưởng kinh doanh ra giấy • Phân tích khả năng thành công trên thị trường dựa trên các chỉ số chủ chốt • Rao cản lớn: khiến các nhà đầu tư chú ý & thuyết phục bởi ý tưởng kinh doanh 2 • Biến ý tưởng kinh doanh thành bản kế hoạch chi tiết • Rào cản: tiếp cận nguồn vốn cần thiết để thành lập doanh nghiệp 3 • Tạo dựng công ty có thể hoạt động được • Kết thúc giai đoạn này: nhà đầu tư ban đầu rút lui
  29. 29. 3 YẾU TỐ & 3 GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG 3 YẾU TỐ 1) Ý tưởng kinh doanh 2) Đội ngũ 3) Nguồn vốn 3 GIAI ĐOẠN 1) Giai đoạn phôi thai: thể hiện vai trò nhà chuyên môn 2) Giai đoạn tăng trưởng: thể hiện vai trò nhà quản lý 3) Giai đoạn chín muồi: thể hiện vai trò doanh nhân
  30. 30. 6 BƯỚC CHUẨN BỊ KINH DOANH 1) Xây dựng tinh thần, năng lực của doanh nhân 2) Xác định mục đích kinh doanh 3) Trau dồi kiến thức tổng thể về kinh doanh 4) Hình thành & phát triển hoạt động kinh doanh 5) Hoàn thiện mô hình kinh doanh & phát triển 6) Hoàn thiện năng lực trở thành chuyên gia trong ngành
  31. 31. MÔ HÌNH PFK F K P People/Politics Finance/Force Knowledge
  32. 32. MÔ HÌNH PFK Nhân sự, mối quan hệ chính trị, xã hội (Tôi có nhân sự tốt đến mức nào?) Nguồn lực tài chính, phi tài chính, thế lực (Tôi có bao nhiêu tiền để tồn tại và đầu tư?) Năng lực chuyên môn, khả năng giải quyết vấn đề xã hội (Tôi có kỹ năng/kiến thức/công nghệ gì nổi trội hơn người khác?) P F K
  33. 33. PFK CÁ NHÂN Năng lực giao tiếp trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội. Năng lực: học vấn, khả năng làm việc, những nguồn lực khác như tài sản, gốc gác gia đình. Tính cách và tri thức ở bên trong, nó cho nhìn thấy cái chất của một con người. P F K
  34. 34. PFK QUỐC GIA Chất lượng nguồn nhân lực, nhân tài Nguồn lực tài chính, phi tài chính, thế lực Chất lượng nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, trình độ phát triển công nghệ, cơ sở vật chất hạ tầng P F K
  35. 35. PFK ĐÁNH GIÁ TRƯỚC KHI KHỞI SỰ KINH DOANH • Một người có thể kiêm nhiệm nhiều vị trí nhưng họ sẽ làm những việc đó tốt ở mức độ nào? • Họ có thể ở lại với bạn bao nhiêu lâu? • Bao nhiêu lâu nữa bạn có thể tìm được người tốt hơn để phát triển công ty? • Mối quan hệ chính trị đôi khi mang tính sống còn trong những ngành kinh doanh liên quan tới sức khoẻ, sắc đẹp, dược phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng. • Nguồn tiền sẽ cho phép công ty bạn tồn tại được bao nhiêu lâu? • Bạn đủ trả lương cho nhân viên bao nhiêu tháng nữa? • Tài chính của bạn cho phép bạn nhập được bao nhiêu hàng, mua được bao nhiêu máy móc, đầu tư được bao nhiêu lâu? • Vốn quan hệ xã hội của bạn mạnh đến mức nào để bạn có thể huy động được các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp bạn? • Năng lực chuyên môn, khả năng giải quyết 1 vấn đề của xã hội của doanh nghiệp/tổ chức ấy. P F K
  36. 36. Mô hình Hedge Làm tốt Nhu cầu XH LOW QUALITY Điều đam mê EXPENSIVE + GOOD SLOW + GOOD NOT POSSIBLE
  37. 37. 8 BƯỚC KHỞI NGHIỆP 3. Tạo giá trị 2. Ý tưởng 5. Thử nghiệm 4. Đề xuất giá trị 1. Khách hàng 8. PESTEL 7. Thị trường tiềm năng 6. Mô hình kinh doanh KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG
  38. 38. CÁC LOẠI “NGUỒN VỐN” CHO DOANH NGHIỆP DN Tri thức Hệ thống Thời gian Tài chính Ý tưởng Công nghệ Kinh nghiệm MQH Sản phẩm Nguồn lực
  39. 39. START-UP
  40. 40. 6 CÂU HỎI CHO START-UP • Câu hỏi về kỹ thuật: Bạn có thể tạo ra công nghệ đột phá thay vì cải tiến từng bước một? • Câu hỏi về thời điểm: Bây giờ có phải thời điểm vàng để bạn bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình? • Câu hỏi về độc quyền: Bạn có đang bắt đầu với một thị phần lớn trong một thị trường nhỏ? • Câu hỏi về con người: Bạn đang có một đội ngũ phù hợp? • Câu hỏi về bán hàng: Bạn có biết phương pháp để tạo ra sản phẩm và cách mang nó đến tay của người tiêu dùng hay không? • Câu hỏi về sức bền: Bạn có duy trì được vị trí của mình trên thị trường trong 10 hay 20 năm nữa? • Câu hỏi về bí mật: Bạn có thấy được những thứ mà người khác chưa nhìn ra không?
  41. 41. START UP - KHỞI NGHIỆP • Sản xuất sản phẩm/dịch vụ mới; mô hình phân phối mới • Các DN trong giai đoạn start-up khó triển khai được hoạt động quản trị công ty - nhà đầu tư chủ yếu đánh giá con người founder, khả năng quản trị, quản lý kinh doanh (Business Management) Sản phẩm/Dịch vụ mới • Chưa có trên thị trường • Đáp ứng nhiều giá trị hơn Kênh phân phối mới • Khả năng tiếp cận khách hàng rộng hơn • Chi phí phân phối tối ưu hơn
  42. 42. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DOANH NGHIỆP SEEDING ROUND (DEATH VALLEY) EARLY ROUND LATE/GROWTH ROUND IPO 0 -> 1 1 -> 10 10 -> 100 100 -> N Hình thành ý tưởng (Brainstorm) Phát triển ý tưởng (Seed funding) Tham gia thị trường (Startup) Phát triển thị trường Chiếm lĩnh thị trường Mở rộng vốn chuyển đổi DN đại chúng (Public Enterprises) • Hình thành ý tưởng kinh doanh (sơ bộ) • Kế hoạch triển khai sơ bộ • Tạo ra sản phẩm mẫu (prototype) hay mô hình kinh doanh khả thi. • Nghiên cứu khả thi về thị trường. • Thử nghiệm với những kịch bản thị trường, cần xác định giá trị phù với thị trường, xây dựng MVP… • DN bán được hàng, vượt qua điểm hòa vốn. • DN đã có chỗ đứng trên thị trường và cần nhiều vốn để phát triển thị phần, gia tăng doanh thu… • DN cần nhiều vốn hơn nữa để chiếm lĩnh thị trường hoặc phát triển thị trường quốc tế với chỉ số tài chính & hiệu quả rõ ràng. • Chuyển đổi nợ vay sang vốn cổ phần hoặc/và cố phiếu ưu đãi (thường là các công ty giá trị lên tới tỷ $) • Thoái vốn, chuyển đổi thành DN đại chúng thông qua huy động vốn công chúng • Xây dựng mô hình KD • Quản lý • Củng cố mô hình KD • Định hình VHDN & cơ cấu tổ chức • Xây dựng kênh PP • Quản trị & quản lý • Mô hình KD hoàn thiện • VHDN & cơ cấu tổ chức rõ ràng • Phát triển kênh PP • Quản trị & quản lý • VHDN & cơ cấu tổ chức ổn định • Mở rộng thị trường • Quản trị & quản lý • VHDN & cơ cấu tổ chức bền vững • Quản trị & quản lý • VHDN & cơ cấu tổ chức bền vững • Vốn tự có • Vốn từ người thân, bạn bè, người ủng hộ (crowd funding), NĐT thiên thần • Vốn tự có; Nhà đầu tư thiên thần; micro VC, quỹ tăng tốc Accelerator; Doanh thu bán trước • Serie A, B: Quỹ đầu tư lớn (VC), Nhà đầu tư chiến lược (SC) • Serie B, C, D...: Quỹ đầu tư, Nhà đầu tư chiến lược; Cổ phần tư nhân (Private Equity) • Mezzanine financing: Quỹ đầu tư, Nhà đầu tư chiến lược • IPO: Vốn từ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
  43. 43. 12 CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG CỦA STARTUP COCA (Cost Of Customer Acquisition) Số tiền cần chi tiêu để có được một khách hàng mới. CLTV (Customer Lifetime Value) Tổng giá trị ròng trong toàn bộ vòng đời của một khách hàng trung bình Ratio of CLTV/COCA Đây là chỉ số vàng, thể hiện tính bền vững phát triển của 1 doanh nghiệp Retention Rate (Customer) Tỷ lệ khách hàng trung thành sau một khoảng thời gian (tuần/ tháng/ quý/ năm) COCA Recovery Time Khoảng thời gian mà doanh nghiệp có được lượng doanh thu tương ứng với lượng chi phí bỏ ra để có được một khách hàng mới Overhead Chi phí cố định mà doanh nghiệp sẽ luôn phải trả dù không có một đồng doanh thu nào
  44. 44. 12 CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG CỦA STARTUP Monthly Burn Lượng chênh lệch giữa tổng thực thu và thực chi trong 1 tháng của doanh nghiệp MAU (Monthly Active User) Số khách hàng hay người dùng hoạt động của doanh nghiệp tính trong 1 tháng (hoặc 30 ngày) Runway Khoảng thời gian để công ty tiêu hết tiền Profit Margin Lợi nhuận biên = thu nhập ròng/ tổng doanh thu thuần = (tổng doanh thu thuần - tổng chi phí)/ tổng doanh thu thuần CR (Conversion Rate) Tỷ lệ chuyển đổi thể hiện mức độ hiệu quả qua từng bước của phễu lọc khách hàng, càng cao càng tốt GMV (Gross Merchandise Value) Tổng giá trị giao dịch hàng hóa/ dịch vụ qua doanh nghiệp
  45. 45. MỞ RỘNG VÀ NHÂN BẢN
  46. 46. XÂY DỰNG DN THÀNH “SẢN PHẨM” • Làm thế nào để doanh nghiệp vẫn hoạt động mà không cần đến tôi? • Làm thế nào để các nhân viên tự giác làm việc mà không cần giám sát thường xuyên? • Làm thế nào tôi có thể hệ thống hoá và nhân lên thành 5.000 doanh nghiệp tương tự mà mỗi doanh nghiệp đều hoạt động như doanh nghiệp đầu tiên? • Làm thế nào tôi vừa sở hữu doanh nghiệp, vừa không bị ràng buộc? • Làm thế nào tôi sử dụng thời gian để làm công việc tôi yêu thích chứ không phải để làm công việc bắt buộc?
  47. 47. KINH DOANH CHUỖI [1] THƯƠNG HIỆU đủ tích cực và được nhận biết rộng rãi. [2] “BÍ KÍP” sản xuất vừa đủ đơn giản để có thể nhân rộng, vừa đủ khắt khe để chống ăn cắp hay sao chép. [3] CÔNG NGHỆ quản lý và kiểm soát chất lượng SP/DV. [4] ĐỘ PHỦ và QUY MÔ
  48. 48. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG MÔ HÌNH FRANCHISE • Hình mẫu phải đem lại giá trị thích hợp cho khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và tổ chức tín dụng nhiều hơn những gì họ mong đợi. • Hình mẫu sẽ được vận hành bởi những người có kỹ năng thấp nhất có thể. • Mô hình doanh nghiệp mẫu phải có trật tự hoàn hảo. • Mọi công việc trong hình mẫu kinh doanh sẽ được văn bản hoá trong bản hướng dẫn hoạt động. • Mô hình này sẽ mang đến một dịch vụ đồng đều cho khách hàng. • Trong mô hình, màu sắc, trang phục và mã thiết bị được sử dụng thống nhất.
  49. 49. QUY TRÌNH MUA DOANH NGHIỆP 1) Xác định mục đích, chọn lĩnh vực 2) Khoanh vùng loại doanh nghiệp muốn mua và quản lý. 3) Nghiên cứu kinh doanh nói chung trên các mô hình doanh nghiệp khác nhau, có thể thay đổi mục tiêu đã đề ra ở bước 2 nếu thấy cần thiết. 4) Xác định khả năng tài chính. 5) Liên hệ với người cố vấn để nghiên cứu các doanh nghiệp có sẵn để bán. 6) Đăng ký thỏa thuận bảo mật và lấy thêm thông tin. 7) Đánh giá chất lượng của thông tin cố vấn để khoanh vùng thêm các lựa chọn kinh doanh. 8) Gặp gỡ các chủ doanh nghiệp và làm rõ thêm thông tin để đưa ra quyết định cuối cùng. 9) Trả giá dựa trên báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp của chuyên gia. 10) Thỏa thuận cuối cùng về giá cả và điều khoản. 11) Thông qua các hạng mục thẩm định. 12) Chốt!
  50. 50. SỬ DỤNG MA TRẬN BCG CHO ĐẦU TƯ Ngôi sao SBU (danh mục đầu tư) thị phần tốt nhất và tạo ra nhiều tiền mặt nhất được coi là ngôi sao. Thường thì các sản phẩm độc quyền hoặc sản phẩm lần đầu xuất hiện trên thị trường thường được coi là sao. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng cao, các ngôi sao tiêu thụ một lượng lớn tiền mặt. Các ngôi sao cuối cùng có thể trở thành con bò tiền mặt nếu họ duy trì thành công của họ cho đến khi tốc độ tăng trưởng thị trường giảm. Các công ty nên đầu tư vào các ngôi sao. Dấu hỏi SBU này của một doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng cao nhưng thị phần thấp, tiêu thụ rất nhiều tiền mặt nhưng mang lại ít lợi nhuận. Cuối cùng, câu hỏi đánh dấu, còn được gọi là vấn đề cần cần nhắc, đánh đổi. Bởi SBU này đang phát triển nhanh chóng, có tiềm năng biến thành các ngôi sao. Các công ty nên đầu tư vào SBU dấu hỏi nếu sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng. Bò sữa Bò là SBU có thị phần cao và tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn so với mức tiền đầu tư vào nó. Đây là những SBU có thị phần cao nhưng triển vọng tăng trưởng thấp. Theo NetMBA, những sản phẩm được xếp vào ô bò cung cấp lợi nhuận cần thiết để biến SBU dấu hỏi thành người đứng đầu thị trường, bao gồm chi phí hành chính của công ty, nghiên cứu và phát triển quỹ, phục vụ nợ công ty và trả cổ tức cho cổ đông. Các công ty nên đầu tư vào SBU bò để duy trì mức năng suất hiện tại, hoặc để tăng lợi nhuận một cách thụ động. Chó mực Chó được coi là SBU có thị phần thấp và tỷ lệ tăng trưởng thấp, thường xuyên hòa vốn, không kiếm tiền hay đòi hỏi quá nhiều đầu tư. SBU chó thường được coi là bẫy tiền mặt bởi vì các doanh nghiệp có tiền bị trói buộc trong chúng, mặc dù chúng được mang về cơ bản không có gì bù lại. Các SBU này là những ứng cử viên chính cho việc thoái vốn. Thị phần Thị trường Gia nhập Từ bỏ
  51. 51. THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
  52. 52. 19 BƯỚC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 1) Kiểm tra nội dung Giấy Phép Kinh Doanh (GPKD), nếu chưa chính xác, doanh nghiệp (DN) có quyền gửi thông báo yêu cầu cơ quan Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hiệu đính lại cho phù hợp với hồ sơ Đăng ký mà DN đã nộp 2) Làm con dấu Công ty 3) Công bố sử dụng công dấu (nộp tại Sở KHĐT) 4) Thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc này có thể liên hệ Sở Kế hoạch đầu tư khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hoặc liên hệ các Trung tâm hỗ trợ nghiêp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục quản lý đăng ký kinh doanh để thực hiện 5) Treo bảng tại trụ sở công ty 6) Doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý thuế tại các quận huyện theo thông tin trên website http://www.gdt.gov.vn, mục tra cứu thông tin người nộp thuế 7) Lập hồ sơ khai thuế ban đầu (mua token để khai thuế qua mạng) 8) Đăng ký phương pháp tính thuế GTTT 9) Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định 10)Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với Cơ quan ĐKKD
  53. 53. 19 BƯỚC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 11) Đặt in hóa đơn VAT 12) Đăng ký sử dụng hóa đơn 13) Góp đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và báo cáo với Sở kế hoạch đầu tư. 14) Mở tài khoản doanh nghiệp và thông báo với Sở Kế hoạch đầu tư (Sau khi công bố mẫu dấu) 15) Lập sổ sách kế toán của DN 16) Kê khai và nộp thuế môn bài. Thời hạn nộp thuế môn bài: Doanh nghiệp mới thành lập phải kê khai nộp thuế môn bài theo mẫu 01 Thông tư 156/2013 và nộp thuế môn bài trong tháng thành lập. Nếu ngày thành lập là cuối tháng doanh nghiệp phải nộp trong thời hạn là 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp 17) Kê khai thuế hàng tháng, hàng quý và báo cáo tài chính năm 18) Đăng trình lao động với Cơ quan quản lý lao động nếu có sử dụng lao động 19) Nộp phiếu thông tin doanh nghiệp cho cụ thuế (Sau khi có tài khoản ngân hàng)
  54. 54. TÀI CHÍNH VÀ GỌI VỐN
  55. 55. NGUỒN TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP Tiết kiệm cá nhân Vay nợ từ gia đình, bạn bè Hỗ trợ từ Nhà nước Khoản vay thế chấp Thuê tài chính Vay vốn ngân hàng Đầu tư mạo hiểm Thị trường chứng khoán Giai đoạn hạt giống Khởi nghiệp Mở rộng Thoái vốn
  56. 56. CÁC GIAI ĐOẠN GỌI VỐN
  57. 57. HUY ĐỘNG VỐN TÀI CHÍNH • Vay (người thân, bạn bè, ngân hàng...) • Tận dụng vốn lưu động • Bán trước 1 phần/toàn phần SPDV • Vốn góp dự án • Vốn cổ phần
  58. 58. NHÀ ĐẦU TƯ ĐÒI HỎI KHI DN THỰC HIỆN IPO YÊU CẦU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ Phải có lợi nhuận 3 năm liên tiếp và quy mô tài sản nhất định. Vay nợ là cách tăng nhất để tăng tài sản, tăng quy mô Hệ thống kế toán chuẩn chỉ, lộ trình tài chính và KPI lợi nhuận,… Nhân sự là mắt xích quan trọng khi IPO, hướng tới công ty không phụ thuộc vào 1 người, ... BOD tâm tầm tài & nhân viên trung thực Pháp lý trong sạch Rào cản gia nhập thị trường Truyền thông về doanh nghiệp Quan hệ cổ đông
  59. 59. MONG MUỐN GỌI VỐN CỦA DN NHÀ ĐẦU TƯ Đầu tư tiền Có thương hiệu Có quan hệ Nhà cố vấn Định giá DN theo thời gian thu hồi vốn Định giá DN thực + giá trị thương hiệu Định giá DN thực + giá trị quan hệ Định giá DN thực + giá trị đóng góp
  60. 60. PHÂN LOẠI NHÀ ĐẦU TƯ NHÀ ĐẦU TƯ NGOÀI NGÀNH NHÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM (VENTURE CAPITALIST) NHÀ ĐẦU TƯ THIÊN THẦN (ANGEL INVESTOR) NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC (STRATEGIC INVESTOR) CỘNG ĐỒNG GÓP VỐN (CROWDFUNDING) • Các nhà đầu tư ở nhóm này rất quan tâm đến các chỉ số về tài chính và các rủi ro phải gặp và họ thường có một kế hoạch rút lui sau một khoảng thời gian nào đó. • Mục tiêu của họ là tìm kiếm các con gà để trứng vàng hay các kỳ lân về công nghệ. • Kinh nghiệm lão luyện của họ trong việc kiếm tiền, quản trị và quản lý dòng tiền. • Nhà đầu tư chuyên nghiệp, thay mặt các nhà đầu tư tổ chức để đầu tư phát triển • Họ hy vọng số tiền đầu tư này sẽ được nhân lên gấp bội khi doanh nghiệp IPO hoặc lúc họ thoái vốn vào một thời điểm thích hợp nào đó theo dự tính trước. • Họ là những người rất chuyên nghiệp, am hiểu sâu về tài chính và nhất là trong việc làm sao có thể nâng cao được giá trị cổ phiếu. • Các cá nhân có giá trị tài sản lớn và sẵn sàng đầu tư vốn cá nhân vào DN. • Đây là những các nhân giàu có, có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đánh hơi dự án nào có khả năng trở thành kỳ lân và cũng có nhiều kinh nghiệm về ngành mà DN đang khởi nghiệp. • Họ sẽ ko cần có quyền quản lý, nhưng đổi lại họ muốn phần lớn cổ phần mặc dù khoản đầu tư không lớn. • Mục đích của những nhà đầu tư này không phải là lợi nhuận mà là giá trị khác biệt. Đây là những nhà đầu tư sẽ đi đường dài và thường có tham vọng thôn tín DN. • Nhà đầu tư hỗ trợ xây dựng giá trị, việc chinh phục thị trường… • Có thể họ là những người đang kinh doanh một ngành khác đang trong xu thế bão hòa nên cần tìm kiếm một ngành khác để đa dạng hóa việc đầu tư. • Các nhà đầu tư cá nhân góp khoản vốn nhỏ • Sử dụng nền tảng gọi vốn cộng đồng • Lấy tiền đổi lại sản phẩm (VD: Kickstarter, Indiegogo) • Lấy tiền đổi lại quyền sở hữu (AngelList, Seedrs, Crowdcube, Crowdbnk)
  61. 61. ĐẶC ĐIỂM NHÀ ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ • Đưa ra lời khuyên chiến lược. • Quen biết toàn bộ đội ngũ từ CEO tới quản lý. • Có thể thẩm định họ bằng danh sách các CEO họ đã từng làm việc chung. • Đặt câu hỏi tuyệt vời. • Không công khai hưởng thành quả của các khoản đầu tư. • Dự họp đúng giờ, tuân thủ quy tắc cuộc họp. • Đối xử với tiền của công ty mà họ đầu tư như thể đó là tiền riêng của họ. • Xây dựng mối quan hệ giữa các công ty trong danh mục đầu tư. • Có khả năng nhận ra thời điểm nảy sinh mâu thuẫn với công ty mà họ đầu tư, sẵn sàng nêu rõ quan điểm của mình trong tình huống thích hợp, chủ động rút khỏi các cuộc họp hoặc bỏ phiếu khi phù hợp.
  62. 62. THUYẾT PHỤC NHÀ ĐẦU TƯ • 4 yếu tố quan trọng quyết định đến việc Nhà đầu tư quyết định “xuống tiền”: • Sản phẩm (Anh bán gì?) • Thị trường (Sản phẩm của anh bán cho ai?) • Con người (Anh và team anh là ai?) • Khả năng thoái vốn (Giá trị mang lại cho nhà đầu tư?) • 4 thứ để bán cho nhà đầu tư: • Sản phẩm • Dịch vụ • Giải pháp • Mô hình kinh doanh
  63. 63. CÁC CÂU HỎI START-UP PHẢI TRẢ LỜI TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ STT Câu hỏi Công cụ chứng minh 1 Ý tưởng kinh doanh của bạn là gì? Idea 2 Lý do khách hàng mua hàng của bạn mà không phải ở nơi khác? Trải nghiệm khách hàng 3 Ngành hàng cốt lõi kinh doanh của bạn là gì? Chiến lược sản phẩm/dịch vụ 4 Mức độ cạnh tranh của ngành hàng này như thế nào? 1. Tổng cầu và xu thế 2. Số nhà cung cấp hiện tại giống bạn 3. Chỉ ra rào cản, trong tương lai nếu muốn làm như chúng ta thì có dễ làm không? 5 Cho tôi thông số về hiệu quả đầu tư 1. Tổng mức đầu tư để doanh nghiệp vận hành đến điểm hòa vốn 2. Lợi nhuận dự kiến theo giai đoạn 3. Tỉ suất lợi nhuận/ tổng mức đầu tư 4. Thời gian thu hồi vốn 6 Hãy chỉ cho tôi các rủi ro gặp phải và giải pháp của bạn 1. Rủi ro về nhà cung cấp 2. Rủi ro về thị trường 3. Rủi ro về pháp lý 4. Rủi ro về tài chính 5. Rủi ro về cạnh tranh 6. Rủi ro về nhân sự 7 Nếu công ty được thành lập, ai sẽ là người vận hành, thế mạnh của người vận hành CV Tổng Giám đốc 8 Làm thế nào để tôi kiểm soát được vốn góp và tính minh bạch trong vận hành Hệ thống báo cáo 9 Hãy cho tôi lộ trình góp vốn và tính pháp lý vốn góp Lộ trình góp vốn và công cụ
  64. 64. CÂU HỎI TƯ DUY HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÂU HỎI PHẢN BIỆN CÔNG CỤ DÙNG ĐỂ PHẢN BIỆN CỦA DOANH NGHIỆP 1. Sản phẩm và dịch vụ triển khai, khách hàng mục tiêu và thị trường? 1.1 Sự khác biệt về sản phẩm/ dịch vụ so với các đối thủ? 1. Bảng phân tích sản phẩm/ dịch vụ/ khách hàng mục tiêu 2. Bảng phân tích thị trường & đối thủ cạnh tranh 1.2 Tại sao bạn lại chọn khách hàng mục tiêu như vậy? 1.3 Tại sao bạn lại chọn thị trường như vậy? 2. Tổng mức đầu tư và cổ phần gọi vốn? 2.1 Tại sao tổng mức đầu tư như vậy? Dự toán danh mục đầu tư & Bảng định giá doanh nghiệp 2.2 Tại sao bạn lại bán ra số cổ phần như vậy? Mong muốn của doanh nghiệp 3. Tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu? 3.1 Bảng đăng ký doanh thu dự kiến/ 12 tháng? Bảng đăng ký doanh thu 3.2 Tại sao bạn lại dự kiến doanh thu như vậy? Thông số lịch sử chứng minh 3.3 Bảng hạn mức và định mức chi phí khi vận hành ? Bảng hạn mức & định mức chi phí vận hành 3.4 Tại sao bạn lại dự kiến hạn mức và định mức chi phí khi vận hành như vậy? Thông số lịch sử chứng minh 3.5 Chứng minh tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu cho chúng tôi? Bảng CCSC lợi nhuận 4. Tỉ suất lợi nhuận/ tổng mức đầu tư? 4.1 Khi doanh thu ổn định, tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu là bao nhiêu? Bảng CCSC lợi nhuận 5. Điểm doanh thu hòa vốn? 5.1 Hãy chứng minh cho chúng tôi điểm doanh thu hòa vốn? Bảng CCSC lợi nhuận 6. Thời gian thu hồi vốn? 6.1 Sau khi có lợi nhuận, bạn dự kiến trích quỹ như thế nào? Bảng trích quỹ sau lợi nhuận & mục tiêu 6.2 Hãy chứng minh cho chúng tôi, tại sao thời gian thu hồi vốn như vậy? Bảng phân tích thời gian thu hồi vốn 7. Tầm nhìn của doanh nghiệp? 7.1 Dự kiến vòng đời sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp? Thuyết trình 7.2 Chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp? Bảng chiến lược phát triển sản phẩm 7.3 Phương pháp nhân bản hệ thống của bạn? Phương pháp đóng gói để nhân bản 8. Rủi ro là gì và giải pháp của bạn ? 8.1 Rủi ro về pháp lý & giải pháp của bạn? Danh mục rủi ro pháp lý & giải pháp 8.2 Rủi ro về cạnh tranh & giải pháp của bạn? Danh mục rủi ro cạnh tranh & giải pháp 8.3 Rủi ro về nhân sự & giải pháp của bạn? Danh mục rủi ro nhân sự & giải pháp 8.4 Rủi ro về truyền thông & giải pháp của bạn? Danh mục rủi ro truyền thông & giải pháp
  65. 65. BÀI THUYẾT TRÌNH GỌI VỐN 1) Vấn đề 2) Giải pháp của bạn 3) Mô hình kinh doanh 4) Công nghệ nền tảng 5) Tiếp thị và bán hàng 6) Đối thủ cạnh tranh 7) Đội, nhóm (team) 8) Các dự báo và cột mốc quan trọng 9) Trạng thái và dòng thời gian 10)Tóm tắt và cách thức hấp dẫn người dùng/khách hàng
  66. 66. BẢNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP SAU GỌI VỐN Nhóm giá trị Danh mục Thành tiền (VND) Tỉ lệ cổ phần Nhóm giá trị hiện có Tiền mặt & tương đương 2,000,000,000 69.17% Tài sản đất 30,000,000,000 Tài sản trên đất 5,000,000,000 Thiết bị, máy móc, CSVC 1,000,000,000 Công nợ phải thu 4,500,000,000 Tồn kho 4,800,000,000 Tiền ký quỹ 1,000,000,000 Tiền cọc thuê VP & trả trước 200,000,000 Giá trị thương hiệu 2,000,000,000 Công nợ nhà cung cấp (4,000,000,000) Nợ ngân hang (5,000,000,000) Tổng giá trị hiện có 41,500,000,000 Nhóm giá trị kêu gọi đầu tư Tiền mặt 16,000,000,000 30.83% Thương hiệu cá nhân 1,000,000,000 Trí tuệ 500,000,000 Quan hệ 1,000,000,000 Tổng giá trị gọi vốn 18,500,000,000 Tổng mức đầu tư sau gọi vốn: 60,000,000,000
  67. 67. Wismizer.com Tri thức Quản trị, Quản lý

×