SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
A. LỜI NÓI ĐẦU:
Toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành xu hướng phát triển chung
của thế giới. Đối với nước ta, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cho Việt Nam
có thêm cơ hội giao lưu kinh tế với nhiều nền kinh tế, có thêm nhiều đối tác
kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biết,
pháp luật thuế nhập khẩu phản ánh rõ nhất mức độ hội nhập và sự bảo hộ của
nhà nước đối với nền kinh tế. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện
pháp luật thuế nhập khẩu như thế nào để có thể bảo hộ đúng mức, hợp lý dựa
trên năng lục cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ và cam kết của mình với tư cách là thành viên của các tổ chức
kinh tế quốc tế. Hay nói cách khác, pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam cần
phải được xây dựng và hoàn thiện như thế nào để đảm bảo cho việc hội nhập
kinh tế quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đạt hiệu quả cao nhất.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, nên em đã chọn đề tài:
“Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập
khẩu ở Việt Nam hiện nay”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ PHÁP
LUẬT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU:
1. Giải thích một số khái niệm::
1.1. Thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ
đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi
phương tiện vận tải đến cửa khẩu biên giới thì các công chức hải quan sẽ tiến
hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính
số Thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính Thuế nhập khẩu đã quy
định trước.
1.2. Pháp luật về thuế nhập khẩu:
Pháp luật thuế nhập khẩu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế và xử lí
các vi phạm tranh chấp về thuế xuất khẩu phát sinh giữa nhà nước với người
nộp thuế.
2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu:
- Thứ nhât: Thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa
được phép vận chuyển qua biên giới. Khái niệm hàng hóa là đối tượng chịu
Thuế nhập khẩu bao gồm các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do con người
sản xuất ra và được lưu thông trên thị trường bằng cách chuyển vào biên giới
của một nước. Thuế nhập khẩu không tác động vào đối tượng nhập khẩu là các
loại hình dịch vụ.
1
- Thứ hai: Thuế nhập khẩu về bản chất là thuế gián thu, tuy nhiên tính
gián thu chỉ có ý tương đối. Điều này thể hiện ở chỗ, khi một nhà nhập khẩu
nộp Thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán
ra bên ngoài thì khi đó khoản Thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực
thu. Ngược lại, khi nhà nhập khẩu đã nộp Thuế nhập khẩu và bán lại số hàng
hóa đó cho người khác thì số tiền Thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển
sang cho người mua hàng, và khi đó khoản Thuế nhập khẩu này có tính chất là
thuế gián thu, vì người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một.
- Thứ ba: Thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của
mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ bởi hoạt động ngoại thương là một trong
những hình thức hoạt động cơ bản của nền kinh tế đối ngoại mà Thuế nhập
khẩu là công cụ góp phần thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại
thương của Nhà nước.
- Thứ tư: Thuế nhập khẩu được quản lý bởi cơ quan chuyên trách là cơ
quan Hải quan.
- Thứ năm: Thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: nhu cầu
thu ngân sách nhà nước; chính sách Thuế nhập khẩu phải phù hợp với chính
sách phát triển kinh tế của nhà nước; yếu tố thực trạng kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia và đặc biệt là yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia.
1.3. Vai trò của thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu là một công cụ quan trọng và cần thiết của mỗi nhà
nước để thực hiện các mục tiêu như sau:
- Thứ nhất: Thuế nhập khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước;
- Thứ hai: Thuế nhập khẩu được Nhà nước sử dụng như một công cụ
để điều tiết hoạt động ngoại thương, hướng dẫn tiêu dùng xã hội;
- Thứ ba: Thuế nhập khẩu là công cụ hỗ trợ và bảo hộ nền sản xuất
trong nước;
- Thứ tư: Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn là cơ sở cho việc đàm phán
trong thương mại quốc tế. Đối với những nước kinh tế phát triển thuế nhập
khẩu còn mục tiêu chính trị: áp dụng chính sách thuế quan ưu đãi với một quốc
gia thân thiện hoặc sử dụng nó như biện pháp trả đũa trong chính sách đối
ngoại hoặc gây sức ép chính trị với quốc gia khác.
II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC THI
PHÁP LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
Trong điều kiện Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế theo xu
hướng chung của thế giới thì pháp luật thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều
yếu tố khác nhau, đặc biệt là bị chi phối của các quan hệ kinh tế. Trong rất
nhiều yếu tố chi phối đến pháp luật thuế nhập khẩu thì có một số yếu tố cơ bản
sau:
1. Chính sách thuế nhập khẩu phải phù hợp với chính
sách phát triển kinh tế của nhà nước:
2
Chính sách kinh tế của một quốc gia là sự điều hành của nhà nước đối
với nền kinh tế của một quốc gia. Chính sách kinh tế thực chất thể hiện thái độ,
quan điểm của nhà nước đối với các quan hệ kinh tế và được thể hiện thông
qua hệ thống pháp luật. Pháp luật thuế nhập khẩu nằm trong hệ thống các
chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế của quốc gia nên khi hệ thống này có sự
thay đổi thì bản thân pháp luật thuế nhập khẩu cũng có sự thay đổi để phù hợp
với toàn bộ hệ thống. Điều này thể hiện rõ nhất khi có sự thay đổi trong chính
sách kinh tế đối ngoại.
Pháp luật thuế nhập khẩu thể hiện chính sách thương mại quốc tế của
quốc gia. Chính sách thương mại gồm hai dạng điển hình là chính sách tự do
hóa thương mại và chính sách bảo hộ mậu dịch. Hai xu hướng này, tuy về mặt
lý thuyết chúng tái ngược nhau nhưng trên thực tế chúng lại tồn tại song song
với nhau. Chính sách tự do hóa thương mại nhằm thúc đẩy khả năng cạnh
tranh bình đẳng giữa hàng hóa trong nước với hàng ngoại nhập thông qua việc
cắt giảm thuế xuất khẩu hoặc các biện pháp khuyến khích khác để thúc đẩy
xuất khẩu, xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu để hàng hóa nước ngoài tràn
vào nhằm mở rộng thị trường nội địa, đặc biệt là hàng hóa nước mình sản xuất
với chi phí cao. Đây là quá trình giảm bớt sự can thiệp mang tính chất bảo hộ
của nhà nước vào hoạt động thương mại, theo đó vai trò của nhà nước chỉ nên
giới hạn ở việc tạo ra môi trường phù hợp cho các quan hệ thương mại. Chính
sách bảo hộ mậu dịch lại bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh
của hàng hóa nước ngoài bằng cách áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cao đối
với một số mặt hàng nhập khẩu. Pháp luật thuế nhập khẩu có chức năng đặc
thù là bảo hộ nền sản xuất trong nước, chống lại xu hướng cạnh tranh không
cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài. Nhưng trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng trở
thành xu hướng tất yếu trên thế giới thì pháp luật thuế nhập khẩu cũng phải
theo xu hướng giảm dần mức thuế suất. Như vậy, pháp luật thuế nhập khẩu
luôn bị ảnh hưởng của chính sách thương mại quốc tế trong quá trình hội nhập.
2. Những yêu cầu và cam kết trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của các quốc gia, trong đó
có Việt nam. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001), Đảng ta
nhận định: “ Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày
càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các
tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn,
vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”.
Như vậy, các quốc gia không thể đứng ngoài xu hướng toàn cầu hóa
mà phải nắm bắt những cơ hội của nó để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập
kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiên qua việc một quốc gia tham
gia vào các tổ chức hay liên minh kinh tế quốc tế giữa hai nước, trong khu vực
hay trên thế giới. sự tham gia đó được chứng nhận thông qua việc quốc gia tiến
hành ký kết các điều ước song phương hoặc đa phương và quốc gia đó phải
3
tuân thủ những điều ước đó một cách nghiêm túc ngay khi điều ước đó có hiệu
lực.
Để làm được điều này thì quốc gia thành viên phải xây dựng một hệ
thống pháp luật phù hợp với quy chế của điều ước quốc tế đã ký kết. Luật thuế
nhập khẩu là một trong hệ thống pháp luật quốc gia, nó là loại thuế phản ánh rõ
nhất tiến trình hội nhập của quốc gia đó nên khi xây dựng hệ thống pháp luật
thuế nhập khẩu thì mỗi quốc gia phải “nội luật hóa” các cam kết quốc tế về
thuế nhập khẩu bằng cách bổ sung, ban hành các quy định mới về thuế nhập
khẩu hoặc sửa đổi những quy định cũ về thuế nhập khẩu để phù hợp với các
cam kết đó.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày
7/11/2006 và chính thức trở thành thành viên của WTO từ ngày 15/01/2007.
trước khi gia nhập tổ chức này, Việt Nam đã tiến hành cải cách hệ thống pháp
luật ( như Luật thuế xuât khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, bổ sung năm 2005,..)
để tương thích với các quy chế của WTO. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam
cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật bổ sung, hướng dẫn thực hiện các
quy định pháp luật thời kỳ hậu WTO. Như vậy, những yêu cầu về hội nhập
kinh tế quốc tế và việc thực hiện các cam kết thương mại quốc tế đã ảnh hưởng
rất lớn đến hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật thuế nhập khẩu.
3. Nhu cầu thu ngân sách của nhà nước:
Ngân sách nhà nước được hình thành để Nhà nước thực hiện việc điều
tiết các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời tạo ra các hàng hóa, dịch vụ công
cộng phục vụ cho người dân. Thuế, trong đó có thuế nhập khẩu là nguồn thu
chủ yếu của ngân sách nhà nước, Thuế nhập khẩu tuy có chức năng chính là
bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài
nhưng đối với Việt Nam- một nước đang phát triển thì thuế nhập khẩu là một
nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.
Những số liệu về tỷ trọng của số thu hải quan so với tổng thu ngân
sách nhà nước từ trong những năm qua đã thể hiện rõ điều đõ ( từ năm 2000
đến năm 2005 số thu hải quan luôn chiếm hơn 20% trong tổng thu ngân sách
nhà nước). Khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ký kết và thực hiện các cam
kết về thương mại quốc tế, trong đó có những cam kết cắt giảm thuế nhập
khẩu. Việc cắt giảm này cũng gây ra những tác động đến nguồn thu ngân sách
nhà nước. Khi thuế nhập khẩu bị cắt giảm, giá cả một số mặt hàng như máy
móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài cũng giảm theo. Từ đó,
những sản phẩm sản xuất trong nước cũng tăng lên về sản lượng và giảm giá
thành. Việc hàng hóa trong nước tăng về số lượng và giảm về giá thành sẽ thúc
đẩy nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong nước và làm tăng thu ngân sách nhà
nước từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp…
Mặt khác, khi Việt Nam thực hiện các cam kết thương mại quốc tế thì
những nước thành viên khác cũng phải cắt giảm thuế quan, điều này sẽ kích
thích các doanh nghiệp trong nước tăng lượng hàng xuất khẩu và từ đó sẽ tăng
4
thu ngân sách từ các hoạt động xuất khẩu đó. Như vậy, việc cắt giảm thuế nhập
khẩu sẽ có tác dụng thúc dẩy sản xuất kinh doanh trong nước và tăng nguồn
thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, việc giảm thuế nhập khẩu cũng làm cho nguồn hàng nhập
khẩu trở lên dồi dào vơi giá thành thấp, từ đó đặt hàng hóa trong nước vào tình
thế phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa ngoại nhập. Các doanh nghiệp trong
nước sẽ phải tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng
đồng thời hạ giá thành sản phẩm nếu như không muốn loại ra khỏi cuộc chơi.
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu cũng làm giảm đi một nguồn thu khá quan trọng
của ngân sách nhà nước và cũng giảm đi một phần thu từ các loại thuế khác có
liên quan đến nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt…
Như vậy, việc cắt giảm thuế nhập khẩu vừa làm giảm nguồn thu ngân
sách nhà nước từ hàng nhập khẩu nhưng đồng thời lại làm tăng nguồn thu
tương ứng cho ngân sách nhà nước từ các loại thuế khác. Số thu ngân sách nhà
nước sẽ không thay đổi nhiều nếu như Việt Nam thực hiện các cam kết thương
mại quốc tế. Tuy nhiên, sẽ có sự thay đổi trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước.
Vì vậy, khi tiến hành xây dựng chính sách pháp luật thuế nhập khẩu thì phải
tính đến nhu cầu thu ngân sách nhà nước để bảo đảm cho ngân sách quốc gia
có được nguồn thu ổn định lành mạnh.
4. Thực trạng kinh tế - xã hội của quốc gia:
Pháp luật bao giờ cũng là sự phản ánh dưới hình thức pháp lý các quan
hệ xã hội, một sự phản ánh lệ thuộc vào những biến đổi xã hội. Để phát huy
được vai trò, tác dụng của mình trong đời sống xã hội, pháp luật luôn phản ánh
đúng, đầy đủ hiện thực khách quan, những tiến trình đang diễn ra trong cuộc
sống xã hội. Nếu không có những khảo sát, đánh giá từ thực tiễn cuộc sống thì
không thể có cơ sở khoa học và thực tiễn xác đáng để xây dựng và thực hiện
pháp luật, không phát huy được vai trò của nó trong cuộc sống.
Đối với pháp luật thuế nhập khẩu có mục tiêu quan trọng là công cụ
khuyến khích hỗ trợ bảo vệ nền sản xuất trong nước việc ban hành, sửa đổi, bổ
sung bộ phận pháp luật này cần thiết căn cứ thực trạng phát triển của nền sản
xuất trong nước, sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa nước mình trên thị trường
quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế các quốc gia phải
cam kết giảm thuế quan theo lộ trình nhất định
Vì vậy, mỗi quốc gia phải cần phải nghiên cứu đánh giá những lợi thế
so sánh trong từng ngành hàng cụ thể để xác định những ngành hàng sản xuất
nào cần được bảo hộ, mức độ bảo hộ và thời hạn bảo hộ,…Đối với hàng hóa
có uy tín trên trường quốc tế có khả năng cạnh tranh cao thì không cần sự bảo
hộ mà lấy đó làm cơ sở cho việc đàm phán về thuế quan với các quốc gia
khác…
Qua đó có những cơ sở cho việc đàm phán thương mại và quy định
mức thuế đối với từng nhóm hàng hóa nhập khẩu trong pháp luật thuế nhập
khẩu của mình. Từ thực trạng hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa để phát hiện
5
ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế và tác động
cụ thể của nó đối với nền kinh tế quốc gia mình để từ đó ban hành sửa đổi, bổ
sung các quy định của pháp luật thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia
mình trong khuôn khổ cho phép.
5. Ý thức của người nộp thuế:
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực thi Luật thuế
nhập khẩu. Hiện nay có những gian lận chủ yếu sau trong việc nộp thuế của
các chủ thể nộp thuế.
5.1. Giá tính thuế nhập khẩu:
Người nộp thuế khai báo giá tính thế nhập khẩu không trung thực: các
chủ thể nộp thuế thường khai báo chính xác mà khai giá nhập khẩu thấp hơn.
Khai thấp về chất lượng hàng hóa: ví dụ như vải, sợi, sắt, thép,… chủ thể nộp
thuế thường khai chất lượng hàng thấp hơn so với giá thực tế nhằm trốn
thuế nhập khẩu. Khai báo hàng không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng
cáo, hay thủ đoạn đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương
mại cao hơn.
Ví dụ như trường hợp vụ việc “ Ô tô cũ về cảng Sài Gòn toàn xe xịn
giá rẻ”:
“Theo một quan chức hải quan nhận xét, giá khai báo của 4 xe cũ đầu
tiên nhập về cảng Sài Gòn là "phi thực tế". Trong lô này, giá cao nhất thuộc
về chiếc Lexus LX470 sản xuất năm 2005: 13.000 USD. Các xe còn lại gồm
BMW X5, BMW 525i và Lexus GS300. Sáng 24/5, hải quan khu vực 3 cảng Sài
Gòn đã tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng 4 chiếc xe nói trên. Không phải là
những chiếc xe xa lạ với thị trường Việt Nam, nhưng những người có mặt tại
buổi kiểm tra thực tế đều phải ngạc nhiên về chất lượng và kiểu dáng của số 4
chiếc được gọi là xe cũ. Được săm soi nhiều nhất là chiếc BMW X5 màu
trắng. Theo đánh giá ban đầu của nhân viên kiểm hóa, cả 4 chiếc xe trên còn
rất mới và phụ tùng hầu như chưa bị thay thế. Theo dõi buổi kiểm hóa, một
nhân viên bảo vệ của cảng nhận xét, "nếu không biết trước là ôtô cũ thì không
thể phân biệt, vì cả 4 xe hầu như không có vết trầy, nước sơn còn rất bóng
không khác gì mới".
Trên tờ khai hải quan, chiếc BMW X5 (xuất xưởng năm 2005) giá
9.500 USD, BMW 525i (2004) giá 9.000 USD, Lexus LX470 giá 13.000 USD
và Lexus GS300 (2005) giá 9.800 USD. Theo ông Lê Tuấn Bình, Phó Chi cục
hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3, khẳng định mức giá nhập khẩu như thế là
phi thực tế. Theo tra cứu của hải quan trên mạng, thì giá mà doanh nghiệp
khai báo nhập khẩu thấp hơn rất nhiều.”(1)
5.2. Thuế suất thuế nhập khẩu:
Thủ đoạn mà nhà nhập khẩu sử dụng được coi là ngày càng tinh vi là
việc gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), thủ đoạn khai sai
nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc ưu đãi về thuế đối với các
nước mà Việt Nam có cam kết giảm thuế. Thủ đoạn khai báo gian dối về tên
hàng hóa nhập khẩu để được áp mã và hưởng thuế suất thấp hơn.
6
6. Ngoài những yếu tố trên, pháp luật thuế nhập khẩu còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác:
Pháp luật thuế nhập khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ý chí chủ
quan của nhà lập pháp, trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của đội ngũ
cán bộ thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu hay trình độ nhận thức của người
dân. Hay như việc mặt hàng nhập khẩu, số lượng hàng nhập, trị giá hải quan
ảnh hưởng đến công tác kiểm tra của hải quan, do năng lực cán bộ hải quan
còn yếu kém nên không kiểm soát được hết hàng buôn lậu…
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU
VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN:
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu:
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 về cơ bản đã xây dựng
phù hợp với những quy tắc và định chế của pháp luật kinh tế quốc tế, góp phần
quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại và yêu cầu về thu ngân sách
nhà nước. Luật đã có những quy định mới về đối tượng không chịu thuế nhập
khẩu và miễn thuế, về giá trị hải quan, kiểm tra Hải quan, tạo ra môi trường
bình đẳng cho các loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Việt Nam đã chính
thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hơn 4 năm nhưng tác động
của WTO đã có từ những năm trước đó. Tác động của WTO đối với Việt Nam
thể hiện ở nhiều lĩnh vực nhưng trước hết và rõ nhất là lĩnh vực nhập khẩu.
Thực tế, sau một thời gian thực hiện Luật Hải quan (sửa đổi) và Luật
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã phát huy tác dụng tích cực, góp
phần vào hiệu quả hoạt động Hải quan. Đây là hệ quả, xu thế phát triển tất yếu
khi công vụ quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung và pháp luật trong lĩnh
vực Hải quan ngày càng được hoàn thiện.
Hiệu quả rõ nhất khi áp dụng Luật Hải quan và Luật Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu năm 2005 là ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật của người
thực thi nhiệm vụ và đối tượng tham gia xuất nhập khẩu được nâng lên. Thực
hiện cơ chế người khai hải quan, tự trình, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm về
nội dung kê khai thuế; quyền được ân hạn thuế gắn với yêu cầu chấp hành tốt
pháp luật đã khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về hải quan và
chính sách thuế, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, giảm thiếu nợ
thuế.
Từ thời điểm, hai luật này có hiệu lực (1/1/2006), “số thu của ngành
Hải quan đạt 95.971 tỷ đồng, tăng so với dự toán và chỉ tiêu phấn đấu. Năm
2006, số thu tăng 14,87% so với cùng kỳ năm 2005; từ 1/1/2007 đến 31/5/2007
số thu tăng khoảng 30 so với cùng kỳ năm 2006, bằng 42.49% dự toán năm.
Kết quảr tăng thu này có ý nghĩa quan trọng đối với nguồn thu ngân sách nhà
nước trong bối cảnh thực hiện cắt giảm thuế suất theo các cam kết với quốc tế
và WTO. Nhờ tăng cường hiệu lực của hai đạo luật này, tính đến 31/3/2007,
tổng số nợ thuế toàn ngành hải quan rút xuống còn 4.832 tỷ đồng, giảm 1,5%
so với 12/2006; trong đó, nợ thuế chuyên thu là 3.154 tỷ đồng và nwoj thuế
tạm thu là 1.679 tỷ đồng.” (2)
7
Theo đánh giá của tổng cục Hải quan, Luật Hải quan và Luật Thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã góp phần đáng kể đẩy mạnh sự minh
bạch trong hoạt động Hải quan theo hướng phù hợp thông lệ quốc tế. Các văn
bản quy phạm pháp luật về Hải quan khi soạn thảo được lấy ý kiến cộng đồng
doanh nghiệp. Khi ban hành được phổ biến, niêm yết công khai tại các điểm
làm thủ tục hải quan, để doanh nghiệp nắm vững và giám sát và quyền khiếu
nại, thậm chí có thể tố cáo những biểu hiện không minh bạch của công chức
hải quan.
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và Luật quản lý thuế
quy định nội dung về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Người khiếu nại về
thuế có quyền lựa chọn nại theo con đường hành chính hoặc khởi kiện tại tòa
án để bảo đảm sự minh bạch và công bằng, đặc biệt trong khiếu nại về xác
định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Luật Hải quan là cơ sở pháp lý cho bước chuyển đổi căn bản về
phương pháp quản lý từ phương pháp quản lý hải quan truyền thống sang
phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa vào kỹ thuật quản lý rút ro, rút
ngắn thời gian thông quan.
Kỹ thuật quản lý rút ro bước đầu đã được ngành Hải quan thực hiện
trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại,
trong quá trình thông quan và sau thông quan. Hiện nay, ngành Hải quan đã
xây dựng bộ tiêu chí rủi ro gồm 75 tiêu chí, trong đó 56 tiêu chí được cập nhật
thường xuyên, gồm các tiêu chí quan trọng như: ưu tiên, phân loại doanh
nghiệp, hàng hóa, xuất xứ, hình thức thanh toán, hình thức xuất nhập khẩu.
Trên phương diện hiện đại hóa hoạt động, thông quan điện tử là 1 công
cụ hữu hiệu tạo nên bước phát triển vượt bậc của ngành Hải quan trong thời
gian qua. Quy trình thông quan đã được tự động hóa một phần, doanh nghiệp
tạo thông tin khai báo trên hệ thống máy tính của mình, gửi thông tin cho Chi
cục Hải quan điện tử và nhận thông tin phản hồi từ hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử tự động tiếp nhận thông
tin khai báo, tự động kiểm tra tính hợp chuẩn, hợp lệ của thông tin khai báo
dựa trên một số thông tin chuẩn hóa được cài đặt trong hệ thống và tự động
phản hồi kết quả xử lý của cơ quan Hải quan cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành Hải quan nhận thấy luật
Hải quan và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 còn nhiều hạn chế
cần phải khắc phục, cụ thể là:
1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu:
Theo thống kê của ngành Hải quan thì trong số các vụ trốn thuế nhập
khẩu, số vụ gian lận về giá chiếm tỷ lệ cao nhất. Với quy định hiện hành việc
kê khai thuế chủ yếu dựa vào thái độ trung thực của người nhập khẩu và giá
tính thuế nhập khẩu được tính theo trị giá giao dịch thực tế của hàng hoá. Dưới
đây là một số thủ đoạn đã xảy ra trong thực tiễn khi áp dụng pháp luật về giá
tính thuế nhập khẩu.
1.1.1. Hiện tượng khai báo giá không trung thực:
8
Với cách này, bên nhập khẩu sẽ khai báo trị giá hàng hoá nhập khẩu
thấp hơn so với trị giá hàng hoá trong thực tế. Điển hình trong trường hợp này
là: “cuối tháng 2/2006, công ty TNHH Tài Thắng nhập khẩu lô hàng gồm 266
chiếc xe gắn máy Trung Quốc, khai báo hải quan với đơn giá 585USD/chiếc,
phát hiện thấy giá khai báo của doanh nghiệp chưa hợp lí, hải quan cửa khẩu
Sài Gòn đã chuyển toàn bộ hồ sơ của lô hàng cho phòng trị giá tính thuế - cục
Hải quan thành phố Hồ chí Minh để tham gia vấn giá. Qua tham vấn, doanh
nghiệp không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho giá mua thực tế của
lô hàng, vì vậy phòng trị giá tính thuế đã bác bỏ trị giá giao dịch của doanh
nghiệp, áp giá 650USD/chiếc, tăng thuế trên 350 triệu đồng.” (3)
Gian lận thuế qua giá đối với hàng hoá nhập khẩu không chỉ dừng lại ở
những mặt hàng có giá trị lớn, mà ngay cả những mặt hàng có giá trị thấp như
quần áo, giầy dép cũng bị doanh nghiệp “đạo giá” nhằm giảm số thuế phải
nộp. “Công ty TNHH Mai sơn nhập khẩu lô hàng gồm 6700 cái quần áo may
sẵn, xuất xứ Tây Ban Nha, theo doanh nghiệp khai báo giá một cái áo kiểu là
3USD, áo budông là 3,5USD, tuy nhiên, qua khảo giá thực tế cục Hải quan
T.P.HCM phát hiện gía bán cao hơn nhiều, nên đã bác trị giá giao dịch đối
với lô hàng và áp giá 5,3USD/cái áo kiểu, 8USD/cái áo budông. Với mức giá
này số thuế nhập khẩu của lô hàng tăng 95 triệu đồng.”(4)
1.1.2. Hiện tượng khai thấp về chất lượng hàng hoá:
Ví dụ như: vải, sợi, sắt thép, hương liệu… Doanh nghiệp sẽ khai báo
hàng hoá của họ là hàng thứ phẩm, hàng tồn kho… điều này ngay cả nhà sản
xuất cũng không thể xác nhận hay chứng minh được khi hải quan yêu cầu xuất
trình cơ sở đối chiếu khai báo, những trường hợp nêu trên đều bị hải quan bác
giá khai báo và chịu truy thu thuế sau khi tham vấn.
Với những thủ đoạn như trên, đòi hỏi cán bộ hải quan phải thu thập các
nguồn thông tin và bằng các kĩ năng nghiệp vụ giỏi mới có cơ sở bác bỏ giá trị
khai báo của doanh nghiệp nhập khẩu.
1.1.3. Thủ đoạn đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm
cấp thương mại cao hơn:
Ví dụ như doanh nghiệp khai báo đồng hồ treo tường, nếu không để ý
rõ, yêu cầu doanh nghiệp xuất trình mẫu hàng hoặc ra bãi xem hàng cụ thể thì
cán bộ Hải quan dễ bị ngộ nhận vì đồng hồ treo tường có hàng trăm loại khác
nhau, có loại có vài chục nghìn cũng có loại như đồng hồ điện tử có hiển thị độ
ẩm, nhiệt độ phòng, có lịch âm dương thì giá ngoài thị trường trên
500.000VNĐ/chiếc.
Với những thủ đoạn như trên, đòi hỏi cán bộ Hải quan phải thu thập
các nguồn thông tin và bằng các kỹ năng nghiệp vụ giỏi mới có cơ sở bác bỏ
giá trị khai báo của doanh nghiệp nhập khẩu.
1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế suất thuế nhập khẩu
1.2.1. Gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O):
Theo quy định của Khu vực Mậu dịch tự do thương mại ASEAN
(AFTA), thuế suất hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN kể từ này 1-1-2006
9
được áp dụng theo biểu thuế của Hiệp định chung về ưu đãi thuế quan giữa các
nước ASEAN (gọi tắt là CEPT), về mức thuế suất này sẽ được duy trì ở mức
0% - 5%. Tuy nhiên để được hưởng theo CEFT, hàng hóa nhập khẩu phải có
giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O Fom D) chứng nhận rằng: đây là hàng
hóa có xuất xứ từ một thành viên ASEAN, và hàm lượng ASEAN (giá trị sản
phẩm do ASEAN sản xuất) trong hàng hóa phải đạt ít nhất 40% trở lên. Nếu
không có C/O From D thì hàng hóa sẽ không được hưởng mức thuế nhập khẩu
ưu đãi nêu trên mà vẫn phải chịu mức thuế nhập khẩu thông thường là 40%
-50% khi thâm nhập vào thị trường của những nước thành viên ASEAN
(CEPT)
Lợi dụng ưu đãi này, những đối tượng gian lân thương mại đã sử dụng
C/O Fom D giả để trốn thuế nhập khẩu (nếu hàng hóa không đủ 40% hàm
lượng ASEAN), hoặc tránh được các chi phí về thủ tục (khá chặt chẽ và tốn
thời gian) khi xin cấp C/O Fom D (nếu hàng hóa đủ 40% hàm lượng
ASEAN). Ví dụ: “Điển hình là mới đây các cơ quan chức năng của Việt Nam,
Thái Lan và hang điện tử Sony đã phát hiện 23 lô hàng điện tử nhập khẩu tại
Cửa khẩu Cầu Treo sử dụng C/O Fom D giả với chứng nhận 100% giá trị sản
phẩm Thái Lan (hàng hóa nhiều chủng loại như tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò
vi ba…)
Lô hàng nhập khẩu này đều xuất phát từ một nhà xuất khẩu duy nhất
tại Thái Lan là Chokchaimukdahan Import - Export. Còn đơn vị nhập khẩu là
doanh nghiệp tư nhân Thanh Đạm (Hà Tĩnh). Tất cả hàng hóa của lô hàng
đều mang các nhận hiệu lớn của Nhật như Sony, Panasonic, Hitachi, Sharp,…
và chỉ tính riêng phần tivi đã lên đến gần 729.230 USD (tương đương 11,9
tỷ đồng). Trong đó tivi nhãn hiệu Sony chiếm khoảng 556.730 USD (khoảng
8,9 tỷ đồng).”(5)
Cùng thủ đoạn này là vụ “Hơn 15 doanh nghiệp nhập khẩu thép tấm lá
cán nguội (CRC) từ Philippine vào Việt Nam với giá thấp hơn cả mức giá nội
địa của sản phẩm tại Philippine nhằm trốn thuế bằng cách dùng công nghệ
C/O nhập khẩu có lai lịch bất minh…trong năm 2006, các DN này nhập về VN
tổng cộng gẩn 42.000 tấn thép CRC. Tính ra số tiền Nhà nước đã bị thất thu
thuế lên đến khoảng 28,5 tỷ đồng.
Ông Tống Viết Hạnh, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm tra sau thông
quan (Cục Hải quan TP.HCM) cho hay: có một số nghi vấn về nội dung C/O
From D do hải quan Philippine cấp cho nhà sản xuất. Cụ thể hàm lượng
ASEAN 40% là không hợp lý, giá nhập khẩu trên các From D có thay đổi (dao
động từ 400%-600% USD/tấn) , nhưng hàm lượng ASEAN không thay đổi và
đáng chú ý nữa là hình thức C/O From D có một số điểm không phù hợp với
quy định.
Theo đó, lẽ ra số tham chiếu trên C/O phải có số thứ tự để thể hiện
nguồn gốc chính xác của văn bản nhưng hầu hết các số tham chiếu trên C/O
lại trùng nhau (nội dung khác nhau nhưng cùng một số tham chiếu); con dấu
cách sao theo quy định của ASEAN chỉ được đóng lên C/O trong trường hợp
10
Hải quan cấp C/O không trùng với ngày xếp hàng lên tàu. Nhưng ở đây, dấu
này được đóng trên C/O dù ngày cấp C/O trùng với ngày xếp hàng lên tàu.
Chính vì những nghi vấn trên, Cục Hải quan TP.HCM đề nghị tạm
dừng ngay việc áp dụng thuế suất ưu đãi 0% (theo quy chế dùng cho Hiệp
định CEPT) đối với các lô hàng là thép CRC. Được biết theo quy ước về mức
thuế suất bình quân ưu đãi của quy chế tối huệ quốc (MFE) mặt hàng thép
CRC phải chịu mức thuế xuất 7%.”(6)
1.2.2. Thủ đoạn khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng
lợi từ việc ưu đãi về thuế đối với các nước mà Việt Nam có cam kết giảm
thuế.
Điển hình cho thủ đoạn này là vụ Vũng Tàu Hasinco. “Từ năm 1998,
lợi dụng chủ trường hàng đổi hàng giữa Việt Nam và Lào, Huỳnh Liên Thuận
đã tổ chức xuất khống hàng hóa là tinh dầu xả 44.320 lít nhưng thực ra là
nước lã với tổng giá trị hơn 10,7 triệu USD để nhập lậu về Việt Nam 11.704
chiếc xe gắn máy trị giá hơn 185 tỷ đồng.
Huỳnh Liên Thuận chỉ đạo thuộc cấp xuất quỹ công ty chi sai nguyên
tắc cho 41 người với tổng số tiền hơn 65,7 tỷ đồng. Để triệt tiêu số tiền này,
Thuận đã chỉ đạo cho phòng Kế toán là Đặng Thị Ngọc Dung mua hóa đơn
bên ngoài hợp thức hóa số tiền trên. Bên cạnh đó, Thuận cũng chỉ đạo thủ quỹ
công ty chi cho chị ruột, em ruột của mình 1,950 tỷ đồng.
Huỳnh Liên Thuận cũng đã chỉ đạo thuộc cấp là Nguyễn Huyền Đức,
sửa chữa lại 68 bộ hồ sơ nhập khẩu xe máy Trung Quốc từ giá FOB thành giá
CIF để trốn thuế nhập khẩu hơn 4,1 tỷ đồng.
Năm 1998, khi Vũng Tàu Sinhanco bị Cục Hải quan TP.HCM khởi tố
vụ án nhập lậu 120 bộ linh kiện xe gắn máy Spacy và Cơ quan An ninh điều
tra - Bộ Công an phát hiện Sinhanco khai sai xuất sứ hàng hóa bột ngọt để
trốn thuế nhập khẩu.” (7)
1.2.3. Thủ đoạn khai báo gian dối về tên hàng hóa nhập khẩu để
được áp mã và hưởng thuế suất thấp hơn:
Điển hình là có lô hàng thép, trị giá trên 550.000 USD của công ty
TNHH Thương Mại - sản xuất Nguyễn Minh. Công ty này khai báo nhập khẩu
lô hàng thép lá có thuế suất 0%, thực tế kiểm tra là loại thép có thuế suất 4,5%
dẫn đến chênh lệnh thuế trên 400 triệu đồng.
1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quy trình hành thu thuế nhập
khẩu
1.3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về kê khai thuế nhập khẩu:
Nội dung kê khai bao gồm: hàng hoá nhập khẩu, số lượng nhập khẩu
và trị giá hải quan. Trên thực tế thì cả ba nội dung này đều không được kê khai
một cách trung thực. Về mặt hàng hoá khó có thể phân biệt và kiểm soát được
các loại mã hàng hoá một cách chính xác bởi lẽ hàng hoá vô cùng đa dạng về
chủng loại… Về mặt số lượng, nếu cán bộ Hải quan không ra tận bãi kiểm tra
một cách trực tiếp thì không thể hoàn toàn tin tưởng vào số lượng do nhà nhập
khẩu khai báo, đặc biệt đối với những mặt hàng có số lượng lớn như dệt may
11
chẳng hạn. Hiện nay việc kiểm tra của cán bộ hải quan còn mang tính thủ
công, hơn nữa năng lực cũng hạn chế nên việc không kiểm soát hết được hàng
hóa. Bên cạnh đó, năng lực cán bộ Hải quan còn nhiều yếu kém nên thực tế
không thể kiểm soát hết được hàng hóa.
Về trị giá hải quan, các nhà nhập khẩu đã sử dụng rất nhiều các thủ
đoạn đề gian lận về giá. thực tế giá mà nhà nhập khẩu đưa ra bao giờ cũng thấp
hơn giá trị thực của hàng hóa. Công tác xác định trị giá hải quan cho hàng hóa
nhập khẩu hiện nay còn gặp nhiều khó khắc và chưa thể giải quyết dứt điểm
được tình trạng này.
1.3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về nộp thuế nhập khẩu:
Theo số liệu từ tổng cục Hải quan, trong số hơn 20.000 doanh nghiệp
hoạt động xuất nhập khẩu thì có khoảng vài trăm doanh nghiệp “ma”, thủ
đoạn thường gặp là lợi dụng thời gian chậm nộp thuế để mở liên tiếp các tờ
khai tại một hoặc nhiều nơi khác nhau rồi nhập ào ạt một số lượng lớn hàng
hoá qua cửa khẩu. Cho đến sát thời điểm đáo hạn nộp thuế của lô hàng đầu tiên
(15 ngày, 30 ngày hoặc 9 tháng tùy theo từng loại hàng hóa) thì các doanh
nghiệp này tự động,.. biến mất, bỏ lại đằng sau những khoản nợ thuế hàng tỷ
đồng.
Cũng có trường hợp doanh nghiệp chỉ nhập hàng một lần rồi sau đó
thay đổi toàn bộ địa chỉ, trụ sở và thậm chí là cả đổi tên doanh nghiệp. Để rồi
cũng chính con người đó tiếp tục nhập lô hàng khác, với một tư cách pháp
nhân khác để lại nhận được ưu đãi về chậm nộp thuế một cách hợp pháp.
“Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tiền nợ thu thuế do các doanh
nghiệp lợi dụng chính sách ân hạn thuế thường xuyên vào khoảng 2.000 tỷ
đồng. Trong đó, số doanh nghiệp cho đến nay được xác định rõ ràng đã mất
tích ở riêng địa bàn Hà Nội là 428 doanh nghiệp, với số thuế thất thu lên tới
143 tỷ đồng
Thống kê cho thấy, nợ nhiều nhất hiện nay là mặt hàng xe máy và phụ
tùng xe máy với số tiền hơn 700 tỷ đồng…Vo hình chung, chính sụ ưu ái của
chính sách an hạn thuế đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp chiếm dụng
vốn nhà nước một cách công khai và hợp pháp”(9)
Theo tổng kết 5 năm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận
thương mại của Bộ công an, với thủ đoạn lợi dụng chính sách ấn hạn thuế 30
ngày như trên, tính đến nay đã có hơn 7000 doanh nghiệp trên toàn quốc còn
nợ 2900 tỷ đồng, trong đó có 1000 doanh nghiệp “ảo” và khoảng 700 tỷ dồng
tiền thuế đã mất hẳn. Con số trên đây cho thấy, lợi dụng kẽ hở của pháp luật
thiệt hại mà bọn buôn lậu gây ra cho nhà nước là rất lớn.
1.3.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về miễn, giảm thuế nhập khẩu
Với việc lợi dụng chính sách miễn thuế tại các khu kinh tế thương mại
cửa khẩu, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách để thẩm lậu hàng hoá vào nội
địa dưới các hình thức và thủ đoạn rất tinh vi. Tình hình lợi dụng chính sách
miễn thuế để buôn lậu diễn biến “nóng” nhất tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài
(Tây Ninh). Có thời điểm, đối tượng buôn lậu “tập kết” cả trăm người là lao
12
động ngoại tình, trẻ em, người bán vé số dạo... tại TP Hồ Chí Minh lên siêu thị
miễn thuế Mộc Bài sử sụng chứng minh nhân dân mua hàng miễn thuế theo
quy định rồi tổ chức thu gom hàng… hay như: tại Lạng sơn, chi cục quản lí thị
trường cho biết việc vận chuyển hàng hoá do nước ngoài sản xuất có hoá đơn
bán hàng của các hộ kinh doanh cá thể phát hàng từ Đồng Đăng về phía sau
vẫn còn phổ biến, trong khi đó việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức
năng gặp nhiều khó khăn. Các chủ hàng chỉ xuất trình được hoá đơn bán hàng,
biên lai thu thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh ngiệp trên khâu lưu thông
do cơ quan thuế sở tại cấp nên rất khó cho việc điều tra xác minh..
Bên cạnh lợi dụng chính sách miễn, giảm thuế còn xuất hiện thủ đoạn
lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất. Điển hình là trong 5.000 ôtô nhập vào
Việt nam với hình thức “tạm nhập tái xuất” từ năm 2003 đến nay, chỉ có 1.000
chiếc làm thủ tục tái xuất và nhập trở lại.
Lợi dụng những sơ hở trong quản lý và công tác quản lý của cơ quan
chức năng như kiểm định đo lường chất lượng, hoạt động kiểm hóa của Hải
quan, các đường dây buôn lậu nhập ôtô mới, nhưng khai đã qua sử dụng, để
trốn thuế...
Ngoài ra, còn có hình thức trốn thuế nhập khẩu ôtô qua hình thức “tạm
nhập, tái xuất” bằng đường ngoại giao. Khi xe ôtô hết thời hạn, phải tái xuất
hoặc người chủ phương tiện không sử dụng nữa, một số doanh nghiệp, cá nhân
người Việt liền “chộp” ngay những chiếc xe này và vẫn giữ nguyên biển số
ngoại giao để lưu thông mà không làm thủ tục sang tên chính thức để trốn thuế
nhập khẩu.
Tóm lại: qua thực tế cho thấy việc áp dụng Luật Thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu năm 2005 vẫn còn vô cùng phức tạp, do số lượng cũng như tính
chất các vụ trốn thuế nhập khẩu ngày càng tăng và tinh vi hơn. Một phần do
quy định của Luật còn nhiều kẽ hở. Mặt khác do lực lượng Hải quan của ta còn
thiếu và yếu trong khi đó thủ đoạn trốn thuế nhập khẩu ngày càng tinh vi và
liều lĩnh hơn. Từ thực tiễn như trên đòi hỏi pháp luật thuế xuất, nhập khẩu phải
không ngừng hoàn thiện để bám sát thực tiễn tránh tình trạng buôn lậu hoành
hành gây thất thu lớn cho Nhà nước.
2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu
Việt Nam:
Từ những điểm còn hạn chế trên, em xin kiến nghị đề xuất ra những
giải pháp góp phần nhằm nâng cao việc thực thi pháp luật về thuế nhập khẩu:
2.1. Pháp luật thuế nhập khẩu cần phải xây dựng một hàng rào
bảo hộ thuế quan hợp lý:
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, điển hình là việc chúng ta gia nhập
WTO đòi hỏi chúng ta phải cắt giảm thuế quan, do đó cần thiết phải xây dựng
và hoàn thiện nhanh chóng các loại thuế nhập khẩu bổ sung như: thuế nhập
khẩu để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong
nhập khẩu hàng hóa. Trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 thì
những quy định về các loại thuế này chỉ mang tính hình thức, quy định cho có
13
chứ chưa làm rõ và phát huy được vai trò của các loại thuế này. Trong hoàn
cảnh hội nhập hiện nay, khi vai trò của thuế nhập khẩu buộc phải giảm dần
theo các cam kết quốc tế thì việc nâng cao vai trò của các loại thuế nhập khẩu
bổ sung là cần thiết.
2.2. Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể:
Theo như Nghị định 87/2010/NĐ - CP có hiệu lực từ ngày 1/10/2010
tính đến nay được hơn sáu tháng. Tuy nhiên vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn
cụ thể. Nếu theo thông tư 59/2007/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 14/6/2007
thì hồ sơ và thủ tục miễn thuế và xét miễn thuế rất phức tạp điều này làm cho
các chủ thể làm thủ sẽ mật nhiều thời gian, gây ra rất nhiều tốn kém.
Vì vậy, theo kiến nghị của em, khi ban hành Thông tư mới hướng dẫn
Nghị định 87/2010/NĐ - CP thì nên pháp luật nên đưa ra một mức thuế suất
thấp có thể là 0,5%. Như thế có thể sẽ không làm mất nhiều thời gian của chủ
thể làm thủ tục và đồng thời tiền nộp thuế cũng sẽ không tốn kém bằng số tiền
chi phí mà chủ thể bỏ ra để hoàn thành xong hồ sơ.
2.3. Về thời hạn nộp thuế:
Về thời hạn nộp thuế, pháp luật cần được sửa đổi để có một cách hiểu
chính xác và thống nhất về thời hạn nộp thuế. Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu năm 2005 có quy định về thời hạn nộp thuế chưa thống nhất với
Luật hải quan sửa đổi bổ sung năm 2005. Theo Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu năm 2005 thì thời hạn nộp thuế đã được quy định rõ. Tuy
nhiên theo khoản 1 điều 28 Luật hải quan 2005 thì qui định về kiểm tra, đăng
kí hồ sơ lại lấy tiêu chuẩn chấp hành tốt pháp luật hải quan.
Vì vậy, theo đề xuất của em thì pháp luật cần có sự điều chỉnh để tạo ra
sự đồng bộ trong việc các quy định. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm
2005 nên lấy tiêu chí ý thức chấp hành tốt Luật hải quan năm 2005 để chủ thể
nộp thuế nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ pháp luật.
2.4. Về thuế suất:
Về thuế suất, thông thường ai cũng hiểu thuế suất thông thường cao
hơn thuế suất ưu đãi. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 10
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 quy định: “thuế suất thông
thường được qui định không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt
hàng tương ứng do Chính phủ quy định”. Việc quy định này gây hiểu lầm sang
hướng thuế suất thông thường thấp hơn thuế suất ưu đãi, nghĩa là thuế suất
thông thường tối đa bằng 70% thuế suất ưu đãi chứn không phải là 170% theo
cách hiểu của nhà làm luật. Hiện các văn bản hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu năm 2005 đã có cách hiểu rất đúng về vấn đề thuế suất, chỉ có
ngôn ngữ của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 Luật Thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 là chưa phù hợp.
Vì vậy, nhằm giúp cho cả những người nghiên cứu pháp luật, cơ quan
thực thi và cả những người không có nghiên cứu sâu về pháp luật có cái hiểu
đúng đắn về vấn đề này, theo em nên pháp luật nên sửa đổi điểm c Khoản 2
Điều Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 như sau: “ Thuế suất
14
thông thường áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc
vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi
đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy
định không quá 170% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do
Chính phủ quy định.”
Mặt khác, hiện nay thuế suất thông thường được Bộ tài chính quy định
theo điểm c khoảng 2 Điều 9 nghị định 87/2010/NĐ-CP thì “thống nhất ở mức
bằng 150% thuế suất ưu đãi”. Như vậy, vô hình chung đã lấn áp Luật Thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 2005 vì luật cho phép dao động ở mức
100% đến 170%.
Vì vậy, theo em pháp luật cần có quy định cụ thể về vấn đề này. Ví dụ
như trường hợp nào áp dụng thuế suất thông thường là bao nhiêu %, nhằm
khắc phục sự cứng nhắc trong áp dụng thuế suất, đồng thời đảm bảo khung
thuế suất không bị áp dụng tùy tiện, chủ quan cho từng trường hợp riêng lẻ nào
cả.
2.5. Hoàn thiện các biện pháp tổ chức và bảo đảm thực hiện các
cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế nhập khẩu:
Vấn đề đơn giản hóa thủ tục Hải quan, Tổng cục hải quan phải kết hợp
với Bộ Tài chính cải cách và phổ biến cách thức quản lý mới. Chúng ta cần
đơn giản hóa bộ hồ sơ hải quan, cụ thể là bỏ bớt một số giấy tờ: giấy giới thiệu,
tờ khai trị giá, hợp đồng thương mại,…
Đi đôi với việc cải cách thủ tục hành chính, chúng ta cần đào tạo rèn
luyện đội ngũ công chức thực hiện chính sách thuế nhập khẩu, nâng cao trình
độ nghiệp vụ của họ, đồng thời xử lý nghiêm minh công chức vi phạm pháp
luật thuế nhập khẩu.
Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo chính sách
thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có tham gia vào
quan hệ thuế nhập khẩu để nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành
pháp luật thuế nhập khẩu của các doanh nghiệp. Từ đó, sẽ đảm bảo cho hoạt
động thu, nộp thuế nhập khẩu tiến hành sẽ dàng và hiệu quả hơn.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Tóm lại, đối với Việt nam tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế gắn với
việc thực hiện cam kết quốc tế đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hiệu quả, sức
cạnh tranh và khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả
vào phân công lao động thế giới. Vì vậy bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện
cơ sở hạ tầng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta cần phải
hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật thuế nhập khẩu cho phù
hợp với những nguyên tắc và cam kết chung của quốc tế.
15

More Related Content

More from DoKo.VN Channel

More from DoKo.VN Channel (20)

Bao cao thuc tap noi that
Bao cao thuc tap noi thatBao cao thuc tap noi that
Bao cao thuc tap noi that
 
De thi vao lop 6 mon tieng anh
De thi vao lop 6 mon tieng anhDe thi vao lop 6 mon tieng anh
De thi vao lop 6 mon tieng anh
 
Trac nghiem sinh 12 co dap an
Trac nghiem sinh 12 co dap anTrac nghiem sinh 12 co dap an
Trac nghiem sinh 12 co dap an
 
De thi lich su 9
De thi lich su 9De thi lich su 9
De thi lich su 9
 
De thi dia ly 9
De thi dia ly 9De thi dia ly 9
De thi dia ly 9
 
De thi vat ly 9
De thi vat ly 9De thi vat ly 9
De thi vat ly 9
 
De thi tieng anh 7
De thi tieng anh 7De thi tieng anh 7
De thi tieng anh 7
 
Cai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatCai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuat
 
Xac dinh tinh kha thi cua du an
Xac dinh tinh kha thi cua du anXac dinh tinh kha thi cua du an
Xac dinh tinh kha thi cua du an
 
Bao cao thuc tap duoc
Bao cao thuc tap duocBao cao thuc tap duoc
Bao cao thuc tap duoc
 
De thi van 7
De thi van 7De thi van 7
De thi van 7
 
Phuong phap giai nhanh bai toan hoa hoc
Phuong phap giai nhanh bai toan hoa hocPhuong phap giai nhanh bai toan hoa hoc
Phuong phap giai nhanh bai toan hoa hoc
 
Luat ngan hang
Luat ngan hangLuat ngan hang
Luat ngan hang
 
Tai lieu hoc tieng han
Tai lieu hoc tieng hanTai lieu hoc tieng han
Tai lieu hoc tieng han
 
Giao an day them van 8
Giao an day them van 8Giao an day them van 8
Giao an day them van 8
 
Kinh te nong nghiep
Kinh te nong nghiepKinh te nong nghiep
Kinh te nong nghiep
 
Bang nguyen to hoa hoc lop 8
Bang nguyen to hoa hoc lop 8Bang nguyen to hoa hoc lop 8
Bang nguyen to hoa hoc lop 8
 
Bao cao thu viec
Bao cao thu viecBao cao thu viec
Bao cao thu viec
 
Ky thuat y hoc
Ky thuat y hocKy thuat y hoc
Ky thuat y hoc
 
Nhi khoa
Nhi khoaNhi khoa
Nhi khoa
 

Luat

  • 1. A. LỜI NÓI ĐẦU: Toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành xu hướng phát triển chung của thế giới. Đối với nước ta, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cho Việt Nam có thêm cơ hội giao lưu kinh tế với nhiều nền kinh tế, có thêm nhiều đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biết, pháp luật thuế nhập khẩu phản ánh rõ nhất mức độ hội nhập và sự bảo hộ của nhà nước đối với nền kinh tế. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu như thế nào để có thể bảo hộ đúng mức, hợp lý dựa trên năng lục cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết của mình với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế. Hay nói cách khác, pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam cần phải được xây dựng và hoàn thiện như thế nào để đảm bảo cho việc hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đạt hiệu quả cao nhất. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, nên em đã chọn đề tài: “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ PHÁP LUẬT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU: 1. Giải thích một số khái niệm:: 1.1. Thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu biên giới thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số Thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính Thuế nhập khẩu đã quy định trước. 1.2. Pháp luật về thuế nhập khẩu: Pháp luật thuế nhập khẩu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế và xử lí các vi phạm tranh chấp về thuế xuất khẩu phát sinh giữa nhà nước với người nộp thuế. 2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu: - Thứ nhât: Thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới. Khái niệm hàng hóa là đối tượng chịu Thuế nhập khẩu bao gồm các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do con người sản xuất ra và được lưu thông trên thị trường bằng cách chuyển vào biên giới của một nước. Thuế nhập khẩu không tác động vào đối tượng nhập khẩu là các loại hình dịch vụ. 1
  • 2. - Thứ hai: Thuế nhập khẩu về bản chất là thuế gián thu, tuy nhiên tính gián thu chỉ có ý tương đối. Điều này thể hiện ở chỗ, khi một nhà nhập khẩu nộp Thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán ra bên ngoài thì khi đó khoản Thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu. Ngược lại, khi nhà nhập khẩu đã nộp Thuế nhập khẩu và bán lại số hàng hóa đó cho người khác thì số tiền Thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng, và khi đó khoản Thuế nhập khẩu này có tính chất là thuế gián thu, vì người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một. - Thứ ba: Thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ bởi hoạt động ngoại thương là một trong những hình thức hoạt động cơ bản của nền kinh tế đối ngoại mà Thuế nhập khẩu là công cụ góp phần thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại thương của Nhà nước. - Thứ tư: Thuế nhập khẩu được quản lý bởi cơ quan chuyên trách là cơ quan Hải quan. - Thứ năm: Thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: nhu cầu thu ngân sách nhà nước; chính sách Thuế nhập khẩu phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của nhà nước; yếu tố thực trạng kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và đặc biệt là yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia. 1.3. Vai trò của thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu là một công cụ quan trọng và cần thiết của mỗi nhà nước để thực hiện các mục tiêu như sau: - Thứ nhất: Thuế nhập khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; - Thứ hai: Thuế nhập khẩu được Nhà nước sử dụng như một công cụ để điều tiết hoạt động ngoại thương, hướng dẫn tiêu dùng xã hội; - Thứ ba: Thuế nhập khẩu là công cụ hỗ trợ và bảo hộ nền sản xuất trong nước; - Thứ tư: Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn là cơ sở cho việc đàm phán trong thương mại quốc tế. Đối với những nước kinh tế phát triển thuế nhập khẩu còn mục tiêu chính trị: áp dụng chính sách thuế quan ưu đãi với một quốc gia thân thiện hoặc sử dụng nó như biện pháp trả đũa trong chính sách đối ngoại hoặc gây sức ép chính trị với quốc gia khác. II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: Trong điều kiện Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng chung của thế giới thì pháp luật thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là bị chi phối của các quan hệ kinh tế. Trong rất nhiều yếu tố chi phối đến pháp luật thuế nhập khẩu thì có một số yếu tố cơ bản sau: 1. Chính sách thuế nhập khẩu phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của nhà nước: 2
  • 3. Chính sách kinh tế của một quốc gia là sự điều hành của nhà nước đối với nền kinh tế của một quốc gia. Chính sách kinh tế thực chất thể hiện thái độ, quan điểm của nhà nước đối với các quan hệ kinh tế và được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật. Pháp luật thuế nhập khẩu nằm trong hệ thống các chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế của quốc gia nên khi hệ thống này có sự thay đổi thì bản thân pháp luật thuế nhập khẩu cũng có sự thay đổi để phù hợp với toàn bộ hệ thống. Điều này thể hiện rõ nhất khi có sự thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại. Pháp luật thuế nhập khẩu thể hiện chính sách thương mại quốc tế của quốc gia. Chính sách thương mại gồm hai dạng điển hình là chính sách tự do hóa thương mại và chính sách bảo hộ mậu dịch. Hai xu hướng này, tuy về mặt lý thuyết chúng tái ngược nhau nhưng trên thực tế chúng lại tồn tại song song với nhau. Chính sách tự do hóa thương mại nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa trong nước với hàng ngoại nhập thông qua việc cắt giảm thuế xuất khẩu hoặc các biện pháp khuyến khích khác để thúc đẩy xuất khẩu, xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu để hàng hóa nước ngoài tràn vào nhằm mở rộng thị trường nội địa, đặc biệt là hàng hóa nước mình sản xuất với chi phí cao. Đây là quá trình giảm bớt sự can thiệp mang tính chất bảo hộ của nhà nước vào hoạt động thương mại, theo đó vai trò của nhà nước chỉ nên giới hạn ở việc tạo ra môi trường phù hợp cho các quan hệ thương mại. Chính sách bảo hộ mậu dịch lại bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài bằng cách áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu. Pháp luật thuế nhập khẩu có chức năng đặc thù là bảo hộ nền sản xuất trong nước, chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài. Nhưng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới thì pháp luật thuế nhập khẩu cũng phải theo xu hướng giảm dần mức thuế suất. Như vậy, pháp luật thuế nhập khẩu luôn bị ảnh hưởng của chính sách thương mại quốc tế trong quá trình hội nhập. 2. Những yêu cầu và cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của các quốc gia, trong đó có Việt nam. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001), Đảng ta nhận định: “ Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”. Như vậy, các quốc gia không thể đứng ngoài xu hướng toàn cầu hóa mà phải nắm bắt những cơ hội của nó để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiên qua việc một quốc gia tham gia vào các tổ chức hay liên minh kinh tế quốc tế giữa hai nước, trong khu vực hay trên thế giới. sự tham gia đó được chứng nhận thông qua việc quốc gia tiến hành ký kết các điều ước song phương hoặc đa phương và quốc gia đó phải 3
  • 4. tuân thủ những điều ước đó một cách nghiêm túc ngay khi điều ước đó có hiệu lực. Để làm được điều này thì quốc gia thành viên phải xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp với quy chế của điều ước quốc tế đã ký kết. Luật thuế nhập khẩu là một trong hệ thống pháp luật quốc gia, nó là loại thuế phản ánh rõ nhất tiến trình hội nhập của quốc gia đó nên khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu thì mỗi quốc gia phải “nội luật hóa” các cam kết quốc tế về thuế nhập khẩu bằng cách bổ sung, ban hành các quy định mới về thuế nhập khẩu hoặc sửa đổi những quy định cũ về thuế nhập khẩu để phù hợp với các cam kết đó. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 7/11/2006 và chính thức trở thành thành viên của WTO từ ngày 15/01/2007. trước khi gia nhập tổ chức này, Việt Nam đã tiến hành cải cách hệ thống pháp luật ( như Luật thuế xuât khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, bổ sung năm 2005,..) để tương thích với các quy chế của WTO. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật bổ sung, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật thời kỳ hậu WTO. Như vậy, những yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế và việc thực hiện các cam kết thương mại quốc tế đã ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật thuế nhập khẩu. 3. Nhu cầu thu ngân sách của nhà nước: Ngân sách nhà nước được hình thành để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời tạo ra các hàng hóa, dịch vụ công cộng phục vụ cho người dân. Thuế, trong đó có thuế nhập khẩu là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, Thuế nhập khẩu tuy có chức năng chính là bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài nhưng đối với Việt Nam- một nước đang phát triển thì thuế nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Những số liệu về tỷ trọng của số thu hải quan so với tổng thu ngân sách nhà nước từ trong những năm qua đã thể hiện rõ điều đõ ( từ năm 2000 đến năm 2005 số thu hải quan luôn chiếm hơn 20% trong tổng thu ngân sách nhà nước). Khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ký kết và thực hiện các cam kết về thương mại quốc tế, trong đó có những cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu. Việc cắt giảm này cũng gây ra những tác động đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Khi thuế nhập khẩu bị cắt giảm, giá cả một số mặt hàng như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài cũng giảm theo. Từ đó, những sản phẩm sản xuất trong nước cũng tăng lên về sản lượng và giảm giá thành. Việc hàng hóa trong nước tăng về số lượng và giảm về giá thành sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong nước và làm tăng thu ngân sách nhà nước từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… Mặt khác, khi Việt Nam thực hiện các cam kết thương mại quốc tế thì những nước thành viên khác cũng phải cắt giảm thuế quan, điều này sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước tăng lượng hàng xuất khẩu và từ đó sẽ tăng 4
  • 5. thu ngân sách từ các hoạt động xuất khẩu đó. Như vậy, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ có tác dụng thúc dẩy sản xuất kinh doanh trong nước và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc giảm thuế nhập khẩu cũng làm cho nguồn hàng nhập khẩu trở lên dồi dào vơi giá thành thấp, từ đó đặt hàng hóa trong nước vào tình thế phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa ngoại nhập. Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá thành sản phẩm nếu như không muốn loại ra khỏi cuộc chơi. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu cũng làm giảm đi một nguồn thu khá quan trọng của ngân sách nhà nước và cũng giảm đi một phần thu từ các loại thuế khác có liên quan đến nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Như vậy, việc cắt giảm thuế nhập khẩu vừa làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước từ hàng nhập khẩu nhưng đồng thời lại làm tăng nguồn thu tương ứng cho ngân sách nhà nước từ các loại thuế khác. Số thu ngân sách nhà nước sẽ không thay đổi nhiều nếu như Việt Nam thực hiện các cam kết thương mại quốc tế. Tuy nhiên, sẽ có sự thay đổi trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước. Vì vậy, khi tiến hành xây dựng chính sách pháp luật thuế nhập khẩu thì phải tính đến nhu cầu thu ngân sách nhà nước để bảo đảm cho ngân sách quốc gia có được nguồn thu ổn định lành mạnh. 4. Thực trạng kinh tế - xã hội của quốc gia: Pháp luật bao giờ cũng là sự phản ánh dưới hình thức pháp lý các quan hệ xã hội, một sự phản ánh lệ thuộc vào những biến đổi xã hội. Để phát huy được vai trò, tác dụng của mình trong đời sống xã hội, pháp luật luôn phản ánh đúng, đầy đủ hiện thực khách quan, những tiến trình đang diễn ra trong cuộc sống xã hội. Nếu không có những khảo sát, đánh giá từ thực tiễn cuộc sống thì không thể có cơ sở khoa học và thực tiễn xác đáng để xây dựng và thực hiện pháp luật, không phát huy được vai trò của nó trong cuộc sống. Đối với pháp luật thuế nhập khẩu có mục tiêu quan trọng là công cụ khuyến khích hỗ trợ bảo vệ nền sản xuất trong nước việc ban hành, sửa đổi, bổ sung bộ phận pháp luật này cần thiết căn cứ thực trạng phát triển của nền sản xuất trong nước, sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa nước mình trên thị trường quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế các quốc gia phải cam kết giảm thuế quan theo lộ trình nhất định Vì vậy, mỗi quốc gia phải cần phải nghiên cứu đánh giá những lợi thế so sánh trong từng ngành hàng cụ thể để xác định những ngành hàng sản xuất nào cần được bảo hộ, mức độ bảo hộ và thời hạn bảo hộ,…Đối với hàng hóa có uy tín trên trường quốc tế có khả năng cạnh tranh cao thì không cần sự bảo hộ mà lấy đó làm cơ sở cho việc đàm phán về thuế quan với các quốc gia khác… Qua đó có những cơ sở cho việc đàm phán thương mại và quy định mức thuế đối với từng nhóm hàng hóa nhập khẩu trong pháp luật thuế nhập khẩu của mình. Từ thực trạng hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa để phát hiện 5
  • 6. ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế và tác động cụ thể của nó đối với nền kinh tế quốc gia mình để từ đó ban hành sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia mình trong khuôn khổ cho phép. 5. Ý thức của người nộp thuế: Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực thi Luật thuế nhập khẩu. Hiện nay có những gian lận chủ yếu sau trong việc nộp thuế của các chủ thể nộp thuế. 5.1. Giá tính thuế nhập khẩu: Người nộp thuế khai báo giá tính thế nhập khẩu không trung thực: các chủ thể nộp thuế thường khai báo chính xác mà khai giá nhập khẩu thấp hơn. Khai thấp về chất lượng hàng hóa: ví dụ như vải, sợi, sắt, thép,… chủ thể nộp thuế thường khai chất lượng hàng thấp hơn so với giá thực tế nhằm trốn thuế nhập khẩu. Khai báo hàng không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo, hay thủ đoạn đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn. Ví dụ như trường hợp vụ việc “ Ô tô cũ về cảng Sài Gòn toàn xe xịn giá rẻ”: “Theo một quan chức hải quan nhận xét, giá khai báo của 4 xe cũ đầu tiên nhập về cảng Sài Gòn là "phi thực tế". Trong lô này, giá cao nhất thuộc về chiếc Lexus LX470 sản xuất năm 2005: 13.000 USD. Các xe còn lại gồm BMW X5, BMW 525i và Lexus GS300. Sáng 24/5, hải quan khu vực 3 cảng Sài Gòn đã tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng 4 chiếc xe nói trên. Không phải là những chiếc xe xa lạ với thị trường Việt Nam, nhưng những người có mặt tại buổi kiểm tra thực tế đều phải ngạc nhiên về chất lượng và kiểu dáng của số 4 chiếc được gọi là xe cũ. Được săm soi nhiều nhất là chiếc BMW X5 màu trắng. Theo đánh giá ban đầu của nhân viên kiểm hóa, cả 4 chiếc xe trên còn rất mới và phụ tùng hầu như chưa bị thay thế. Theo dõi buổi kiểm hóa, một nhân viên bảo vệ của cảng nhận xét, "nếu không biết trước là ôtô cũ thì không thể phân biệt, vì cả 4 xe hầu như không có vết trầy, nước sơn còn rất bóng không khác gì mới". Trên tờ khai hải quan, chiếc BMW X5 (xuất xưởng năm 2005) giá 9.500 USD, BMW 525i (2004) giá 9.000 USD, Lexus LX470 giá 13.000 USD và Lexus GS300 (2005) giá 9.800 USD. Theo ông Lê Tuấn Bình, Phó Chi cục hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3, khẳng định mức giá nhập khẩu như thế là phi thực tế. Theo tra cứu của hải quan trên mạng, thì giá mà doanh nghiệp khai báo nhập khẩu thấp hơn rất nhiều.”(1) 5.2. Thuế suất thuế nhập khẩu: Thủ đoạn mà nhà nhập khẩu sử dụng được coi là ngày càng tinh vi là việc gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), thủ đoạn khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc ưu đãi về thuế đối với các nước mà Việt Nam có cam kết giảm thuế. Thủ đoạn khai báo gian dối về tên hàng hóa nhập khẩu để được áp mã và hưởng thuế suất thấp hơn. 6
  • 7. 6. Ngoài những yếu tố trên, pháp luật thuế nhập khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: Pháp luật thuế nhập khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ý chí chủ quan của nhà lập pháp, trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu hay trình độ nhận thức của người dân. Hay như việc mặt hàng nhập khẩu, số lượng hàng nhập, trị giá hải quan ảnh hưởng đến công tác kiểm tra của hải quan, do năng lực cán bộ hải quan còn yếu kém nên không kiểm soát được hết hàng buôn lậu… III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN: 1. Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu: Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 về cơ bản đã xây dựng phù hợp với những quy tắc và định chế của pháp luật kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại và yêu cầu về thu ngân sách nhà nước. Luật đã có những quy định mới về đối tượng không chịu thuế nhập khẩu và miễn thuế, về giá trị hải quan, kiểm tra Hải quan, tạo ra môi trường bình đẳng cho các loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hơn 4 năm nhưng tác động của WTO đã có từ những năm trước đó. Tác động của WTO đối với Việt Nam thể hiện ở nhiều lĩnh vực nhưng trước hết và rõ nhất là lĩnh vực nhập khẩu. Thực tế, sau một thời gian thực hiện Luật Hải quan (sửa đổi) và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần vào hiệu quả hoạt động Hải quan. Đây là hệ quả, xu thế phát triển tất yếu khi công vụ quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung và pháp luật trong lĩnh vực Hải quan ngày càng được hoàn thiện. Hiệu quả rõ nhất khi áp dụng Luật Hải quan và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 là ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật của người thực thi nhiệm vụ và đối tượng tham gia xuất nhập khẩu được nâng lên. Thực hiện cơ chế người khai hải quan, tự trình, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai thuế; quyền được ân hạn thuế gắn với yêu cầu chấp hành tốt pháp luật đã khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về hải quan và chính sách thuế, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, giảm thiếu nợ thuế. Từ thời điểm, hai luật này có hiệu lực (1/1/2006), “số thu của ngành Hải quan đạt 95.971 tỷ đồng, tăng so với dự toán và chỉ tiêu phấn đấu. Năm 2006, số thu tăng 14,87% so với cùng kỳ năm 2005; từ 1/1/2007 đến 31/5/2007 số thu tăng khoảng 30 so với cùng kỳ năm 2006, bằng 42.49% dự toán năm. Kết quảr tăng thu này có ý nghĩa quan trọng đối với nguồn thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh thực hiện cắt giảm thuế suất theo các cam kết với quốc tế và WTO. Nhờ tăng cường hiệu lực của hai đạo luật này, tính đến 31/3/2007, tổng số nợ thuế toàn ngành hải quan rút xuống còn 4.832 tỷ đồng, giảm 1,5% so với 12/2006; trong đó, nợ thuế chuyên thu là 3.154 tỷ đồng và nwoj thuế tạm thu là 1.679 tỷ đồng.” (2) 7
  • 8. Theo đánh giá của tổng cục Hải quan, Luật Hải quan và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã góp phần đáng kể đẩy mạnh sự minh bạch trong hoạt động Hải quan theo hướng phù hợp thông lệ quốc tế. Các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan khi soạn thảo được lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp. Khi ban hành được phổ biến, niêm yết công khai tại các điểm làm thủ tục hải quan, để doanh nghiệp nắm vững và giám sát và quyền khiếu nại, thậm chí có thể tố cáo những biểu hiện không minh bạch của công chức hải quan. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và Luật quản lý thuế quy định nội dung về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Người khiếu nại về thuế có quyền lựa chọn nại theo con đường hành chính hoặc khởi kiện tại tòa án để bảo đảm sự minh bạch và công bằng, đặc biệt trong khiếu nại về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Luật Hải quan là cơ sở pháp lý cho bước chuyển đổi căn bản về phương pháp quản lý từ phương pháp quản lý hải quan truyền thống sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa vào kỹ thuật quản lý rút ro, rút ngắn thời gian thông quan. Kỹ thuật quản lý rút ro bước đầu đã được ngành Hải quan thực hiện trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại, trong quá trình thông quan và sau thông quan. Hiện nay, ngành Hải quan đã xây dựng bộ tiêu chí rủi ro gồm 75 tiêu chí, trong đó 56 tiêu chí được cập nhật thường xuyên, gồm các tiêu chí quan trọng như: ưu tiên, phân loại doanh nghiệp, hàng hóa, xuất xứ, hình thức thanh toán, hình thức xuất nhập khẩu. Trên phương diện hiện đại hóa hoạt động, thông quan điện tử là 1 công cụ hữu hiệu tạo nên bước phát triển vượt bậc của ngành Hải quan trong thời gian qua. Quy trình thông quan đã được tự động hóa một phần, doanh nghiệp tạo thông tin khai báo trên hệ thống máy tính của mình, gửi thông tin cho Chi cục Hải quan điện tử và nhận thông tin phản hồi từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử tự động tiếp nhận thông tin khai báo, tự động kiểm tra tính hợp chuẩn, hợp lệ của thông tin khai báo dựa trên một số thông tin chuẩn hóa được cài đặt trong hệ thống và tự động phản hồi kết quả xử lý của cơ quan Hải quan cho doanh nghiệp. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành Hải quan nhận thấy luật Hải quan và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, cụ thể là: 1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu: Theo thống kê của ngành Hải quan thì trong số các vụ trốn thuế nhập khẩu, số vụ gian lận về giá chiếm tỷ lệ cao nhất. Với quy định hiện hành việc kê khai thuế chủ yếu dựa vào thái độ trung thực của người nhập khẩu và giá tính thuế nhập khẩu được tính theo trị giá giao dịch thực tế của hàng hoá. Dưới đây là một số thủ đoạn đã xảy ra trong thực tiễn khi áp dụng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu. 1.1.1. Hiện tượng khai báo giá không trung thực: 8
  • 9. Với cách này, bên nhập khẩu sẽ khai báo trị giá hàng hoá nhập khẩu thấp hơn so với trị giá hàng hoá trong thực tế. Điển hình trong trường hợp này là: “cuối tháng 2/2006, công ty TNHH Tài Thắng nhập khẩu lô hàng gồm 266 chiếc xe gắn máy Trung Quốc, khai báo hải quan với đơn giá 585USD/chiếc, phát hiện thấy giá khai báo của doanh nghiệp chưa hợp lí, hải quan cửa khẩu Sài Gòn đã chuyển toàn bộ hồ sơ của lô hàng cho phòng trị giá tính thuế - cục Hải quan thành phố Hồ chí Minh để tham gia vấn giá. Qua tham vấn, doanh nghiệp không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho giá mua thực tế của lô hàng, vì vậy phòng trị giá tính thuế đã bác bỏ trị giá giao dịch của doanh nghiệp, áp giá 650USD/chiếc, tăng thuế trên 350 triệu đồng.” (3) Gian lận thuế qua giá đối với hàng hoá nhập khẩu không chỉ dừng lại ở những mặt hàng có giá trị lớn, mà ngay cả những mặt hàng có giá trị thấp như quần áo, giầy dép cũng bị doanh nghiệp “đạo giá” nhằm giảm số thuế phải nộp. “Công ty TNHH Mai sơn nhập khẩu lô hàng gồm 6700 cái quần áo may sẵn, xuất xứ Tây Ban Nha, theo doanh nghiệp khai báo giá một cái áo kiểu là 3USD, áo budông là 3,5USD, tuy nhiên, qua khảo giá thực tế cục Hải quan T.P.HCM phát hiện gía bán cao hơn nhiều, nên đã bác trị giá giao dịch đối với lô hàng và áp giá 5,3USD/cái áo kiểu, 8USD/cái áo budông. Với mức giá này số thuế nhập khẩu của lô hàng tăng 95 triệu đồng.”(4) 1.1.2. Hiện tượng khai thấp về chất lượng hàng hoá: Ví dụ như: vải, sợi, sắt thép, hương liệu… Doanh nghiệp sẽ khai báo hàng hoá của họ là hàng thứ phẩm, hàng tồn kho… điều này ngay cả nhà sản xuất cũng không thể xác nhận hay chứng minh được khi hải quan yêu cầu xuất trình cơ sở đối chiếu khai báo, những trường hợp nêu trên đều bị hải quan bác giá khai báo và chịu truy thu thuế sau khi tham vấn. Với những thủ đoạn như trên, đòi hỏi cán bộ hải quan phải thu thập các nguồn thông tin và bằng các kĩ năng nghiệp vụ giỏi mới có cơ sở bác bỏ giá trị khai báo của doanh nghiệp nhập khẩu. 1.1.3. Thủ đoạn đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn: Ví dụ như doanh nghiệp khai báo đồng hồ treo tường, nếu không để ý rõ, yêu cầu doanh nghiệp xuất trình mẫu hàng hoặc ra bãi xem hàng cụ thể thì cán bộ Hải quan dễ bị ngộ nhận vì đồng hồ treo tường có hàng trăm loại khác nhau, có loại có vài chục nghìn cũng có loại như đồng hồ điện tử có hiển thị độ ẩm, nhiệt độ phòng, có lịch âm dương thì giá ngoài thị trường trên 500.000VNĐ/chiếc. Với những thủ đoạn như trên, đòi hỏi cán bộ Hải quan phải thu thập các nguồn thông tin và bằng các kỹ năng nghiệp vụ giỏi mới có cơ sở bác bỏ giá trị khai báo của doanh nghiệp nhập khẩu. 1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế suất thuế nhập khẩu 1.2.1. Gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): Theo quy định của Khu vực Mậu dịch tự do thương mại ASEAN (AFTA), thuế suất hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN kể từ này 1-1-2006 9
  • 10. được áp dụng theo biểu thuế của Hiệp định chung về ưu đãi thuế quan giữa các nước ASEAN (gọi tắt là CEPT), về mức thuế suất này sẽ được duy trì ở mức 0% - 5%. Tuy nhiên để được hưởng theo CEFT, hàng hóa nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O Fom D) chứng nhận rằng: đây là hàng hóa có xuất xứ từ một thành viên ASEAN, và hàm lượng ASEAN (giá trị sản phẩm do ASEAN sản xuất) trong hàng hóa phải đạt ít nhất 40% trở lên. Nếu không có C/O From D thì hàng hóa sẽ không được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi nêu trên mà vẫn phải chịu mức thuế nhập khẩu thông thường là 40% -50% khi thâm nhập vào thị trường của những nước thành viên ASEAN (CEPT) Lợi dụng ưu đãi này, những đối tượng gian lân thương mại đã sử dụng C/O Fom D giả để trốn thuế nhập khẩu (nếu hàng hóa không đủ 40% hàm lượng ASEAN), hoặc tránh được các chi phí về thủ tục (khá chặt chẽ và tốn thời gian) khi xin cấp C/O Fom D (nếu hàng hóa đủ 40% hàm lượng ASEAN). Ví dụ: “Điển hình là mới đây các cơ quan chức năng của Việt Nam, Thái Lan và hang điện tử Sony đã phát hiện 23 lô hàng điện tử nhập khẩu tại Cửa khẩu Cầu Treo sử dụng C/O Fom D giả với chứng nhận 100% giá trị sản phẩm Thái Lan (hàng hóa nhiều chủng loại như tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi ba…) Lô hàng nhập khẩu này đều xuất phát từ một nhà xuất khẩu duy nhất tại Thái Lan là Chokchaimukdahan Import - Export. Còn đơn vị nhập khẩu là doanh nghiệp tư nhân Thanh Đạm (Hà Tĩnh). Tất cả hàng hóa của lô hàng đều mang các nhận hiệu lớn của Nhật như Sony, Panasonic, Hitachi, Sharp,… và chỉ tính riêng phần tivi đã lên đến gần 729.230 USD (tương đương 11,9 tỷ đồng). Trong đó tivi nhãn hiệu Sony chiếm khoảng 556.730 USD (khoảng 8,9 tỷ đồng).”(5) Cùng thủ đoạn này là vụ “Hơn 15 doanh nghiệp nhập khẩu thép tấm lá cán nguội (CRC) từ Philippine vào Việt Nam với giá thấp hơn cả mức giá nội địa của sản phẩm tại Philippine nhằm trốn thuế bằng cách dùng công nghệ C/O nhập khẩu có lai lịch bất minh…trong năm 2006, các DN này nhập về VN tổng cộng gẩn 42.000 tấn thép CRC. Tính ra số tiền Nhà nước đã bị thất thu thuế lên đến khoảng 28,5 tỷ đồng. Ông Tống Viết Hạnh, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan TP.HCM) cho hay: có một số nghi vấn về nội dung C/O From D do hải quan Philippine cấp cho nhà sản xuất. Cụ thể hàm lượng ASEAN 40% là không hợp lý, giá nhập khẩu trên các From D có thay đổi (dao động từ 400%-600% USD/tấn) , nhưng hàm lượng ASEAN không thay đổi và đáng chú ý nữa là hình thức C/O From D có một số điểm không phù hợp với quy định. Theo đó, lẽ ra số tham chiếu trên C/O phải có số thứ tự để thể hiện nguồn gốc chính xác của văn bản nhưng hầu hết các số tham chiếu trên C/O lại trùng nhau (nội dung khác nhau nhưng cùng một số tham chiếu); con dấu cách sao theo quy định của ASEAN chỉ được đóng lên C/O trong trường hợp 10
  • 11. Hải quan cấp C/O không trùng với ngày xếp hàng lên tàu. Nhưng ở đây, dấu này được đóng trên C/O dù ngày cấp C/O trùng với ngày xếp hàng lên tàu. Chính vì những nghi vấn trên, Cục Hải quan TP.HCM đề nghị tạm dừng ngay việc áp dụng thuế suất ưu đãi 0% (theo quy chế dùng cho Hiệp định CEPT) đối với các lô hàng là thép CRC. Được biết theo quy ước về mức thuế suất bình quân ưu đãi của quy chế tối huệ quốc (MFE) mặt hàng thép CRC phải chịu mức thuế xuất 7%.”(6) 1.2.2. Thủ đoạn khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc ưu đãi về thuế đối với các nước mà Việt Nam có cam kết giảm thuế. Điển hình cho thủ đoạn này là vụ Vũng Tàu Hasinco. “Từ năm 1998, lợi dụng chủ trường hàng đổi hàng giữa Việt Nam và Lào, Huỳnh Liên Thuận đã tổ chức xuất khống hàng hóa là tinh dầu xả 44.320 lít nhưng thực ra là nước lã với tổng giá trị hơn 10,7 triệu USD để nhập lậu về Việt Nam 11.704 chiếc xe gắn máy trị giá hơn 185 tỷ đồng. Huỳnh Liên Thuận chỉ đạo thuộc cấp xuất quỹ công ty chi sai nguyên tắc cho 41 người với tổng số tiền hơn 65,7 tỷ đồng. Để triệt tiêu số tiền này, Thuận đã chỉ đạo cho phòng Kế toán là Đặng Thị Ngọc Dung mua hóa đơn bên ngoài hợp thức hóa số tiền trên. Bên cạnh đó, Thuận cũng chỉ đạo thủ quỹ công ty chi cho chị ruột, em ruột của mình 1,950 tỷ đồng. Huỳnh Liên Thuận cũng đã chỉ đạo thuộc cấp là Nguyễn Huyền Đức, sửa chữa lại 68 bộ hồ sơ nhập khẩu xe máy Trung Quốc từ giá FOB thành giá CIF để trốn thuế nhập khẩu hơn 4,1 tỷ đồng. Năm 1998, khi Vũng Tàu Sinhanco bị Cục Hải quan TP.HCM khởi tố vụ án nhập lậu 120 bộ linh kiện xe gắn máy Spacy và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an phát hiện Sinhanco khai sai xuất sứ hàng hóa bột ngọt để trốn thuế nhập khẩu.” (7) 1.2.3. Thủ đoạn khai báo gian dối về tên hàng hóa nhập khẩu để được áp mã và hưởng thuế suất thấp hơn: Điển hình là có lô hàng thép, trị giá trên 550.000 USD của công ty TNHH Thương Mại - sản xuất Nguyễn Minh. Công ty này khai báo nhập khẩu lô hàng thép lá có thuế suất 0%, thực tế kiểm tra là loại thép có thuế suất 4,5% dẫn đến chênh lệnh thuế trên 400 triệu đồng. 1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quy trình hành thu thuế nhập khẩu 1.3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về kê khai thuế nhập khẩu: Nội dung kê khai bao gồm: hàng hoá nhập khẩu, số lượng nhập khẩu và trị giá hải quan. Trên thực tế thì cả ba nội dung này đều không được kê khai một cách trung thực. Về mặt hàng hoá khó có thể phân biệt và kiểm soát được các loại mã hàng hoá một cách chính xác bởi lẽ hàng hoá vô cùng đa dạng về chủng loại… Về mặt số lượng, nếu cán bộ Hải quan không ra tận bãi kiểm tra một cách trực tiếp thì không thể hoàn toàn tin tưởng vào số lượng do nhà nhập khẩu khai báo, đặc biệt đối với những mặt hàng có số lượng lớn như dệt may 11
  • 12. chẳng hạn. Hiện nay việc kiểm tra của cán bộ hải quan còn mang tính thủ công, hơn nữa năng lực cũng hạn chế nên việc không kiểm soát hết được hàng hóa. Bên cạnh đó, năng lực cán bộ Hải quan còn nhiều yếu kém nên thực tế không thể kiểm soát hết được hàng hóa. Về trị giá hải quan, các nhà nhập khẩu đã sử dụng rất nhiều các thủ đoạn đề gian lận về giá. thực tế giá mà nhà nhập khẩu đưa ra bao giờ cũng thấp hơn giá trị thực của hàng hóa. Công tác xác định trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu hiện nay còn gặp nhiều khó khắc và chưa thể giải quyết dứt điểm được tình trạng này. 1.3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về nộp thuế nhập khẩu: Theo số liệu từ tổng cục Hải quan, trong số hơn 20.000 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thì có khoảng vài trăm doanh nghiệp “ma”, thủ đoạn thường gặp là lợi dụng thời gian chậm nộp thuế để mở liên tiếp các tờ khai tại một hoặc nhiều nơi khác nhau rồi nhập ào ạt một số lượng lớn hàng hoá qua cửa khẩu. Cho đến sát thời điểm đáo hạn nộp thuế của lô hàng đầu tiên (15 ngày, 30 ngày hoặc 9 tháng tùy theo từng loại hàng hóa) thì các doanh nghiệp này tự động,.. biến mất, bỏ lại đằng sau những khoản nợ thuế hàng tỷ đồng. Cũng có trường hợp doanh nghiệp chỉ nhập hàng một lần rồi sau đó thay đổi toàn bộ địa chỉ, trụ sở và thậm chí là cả đổi tên doanh nghiệp. Để rồi cũng chính con người đó tiếp tục nhập lô hàng khác, với một tư cách pháp nhân khác để lại nhận được ưu đãi về chậm nộp thuế một cách hợp pháp. “Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tiền nợ thu thuế do các doanh nghiệp lợi dụng chính sách ân hạn thuế thường xuyên vào khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong đó, số doanh nghiệp cho đến nay được xác định rõ ràng đã mất tích ở riêng địa bàn Hà Nội là 428 doanh nghiệp, với số thuế thất thu lên tới 143 tỷ đồng Thống kê cho thấy, nợ nhiều nhất hiện nay là mặt hàng xe máy và phụ tùng xe máy với số tiền hơn 700 tỷ đồng…Vo hình chung, chính sụ ưu ái của chính sách an hạn thuế đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhà nước một cách công khai và hợp pháp”(9) Theo tổng kết 5 năm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Bộ công an, với thủ đoạn lợi dụng chính sách ấn hạn thuế 30 ngày như trên, tính đến nay đã có hơn 7000 doanh nghiệp trên toàn quốc còn nợ 2900 tỷ đồng, trong đó có 1000 doanh nghiệp “ảo” và khoảng 700 tỷ dồng tiền thuế đã mất hẳn. Con số trên đây cho thấy, lợi dụng kẽ hở của pháp luật thiệt hại mà bọn buôn lậu gây ra cho nhà nước là rất lớn. 1.3.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về miễn, giảm thuế nhập khẩu Với việc lợi dụng chính sách miễn thuế tại các khu kinh tế thương mại cửa khẩu, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách để thẩm lậu hàng hoá vào nội địa dưới các hình thức và thủ đoạn rất tinh vi. Tình hình lợi dụng chính sách miễn thuế để buôn lậu diễn biến “nóng” nhất tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Có thời điểm, đối tượng buôn lậu “tập kết” cả trăm người là lao 12
  • 13. động ngoại tình, trẻ em, người bán vé số dạo... tại TP Hồ Chí Minh lên siêu thị miễn thuế Mộc Bài sử sụng chứng minh nhân dân mua hàng miễn thuế theo quy định rồi tổ chức thu gom hàng… hay như: tại Lạng sơn, chi cục quản lí thị trường cho biết việc vận chuyển hàng hoá do nước ngoài sản xuất có hoá đơn bán hàng của các hộ kinh doanh cá thể phát hàng từ Đồng Đăng về phía sau vẫn còn phổ biến, trong khi đó việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Các chủ hàng chỉ xuất trình được hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh ngiệp trên khâu lưu thông do cơ quan thuế sở tại cấp nên rất khó cho việc điều tra xác minh.. Bên cạnh lợi dụng chính sách miễn, giảm thuế còn xuất hiện thủ đoạn lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất. Điển hình là trong 5.000 ôtô nhập vào Việt nam với hình thức “tạm nhập tái xuất” từ năm 2003 đến nay, chỉ có 1.000 chiếc làm thủ tục tái xuất và nhập trở lại. Lợi dụng những sơ hở trong quản lý và công tác quản lý của cơ quan chức năng như kiểm định đo lường chất lượng, hoạt động kiểm hóa của Hải quan, các đường dây buôn lậu nhập ôtô mới, nhưng khai đã qua sử dụng, để trốn thuế... Ngoài ra, còn có hình thức trốn thuế nhập khẩu ôtô qua hình thức “tạm nhập, tái xuất” bằng đường ngoại giao. Khi xe ôtô hết thời hạn, phải tái xuất hoặc người chủ phương tiện không sử dụng nữa, một số doanh nghiệp, cá nhân người Việt liền “chộp” ngay những chiếc xe này và vẫn giữ nguyên biển số ngoại giao để lưu thông mà không làm thủ tục sang tên chính thức để trốn thuế nhập khẩu. Tóm lại: qua thực tế cho thấy việc áp dụng Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 vẫn còn vô cùng phức tạp, do số lượng cũng như tính chất các vụ trốn thuế nhập khẩu ngày càng tăng và tinh vi hơn. Một phần do quy định của Luật còn nhiều kẽ hở. Mặt khác do lực lượng Hải quan của ta còn thiếu và yếu trong khi đó thủ đoạn trốn thuế nhập khẩu ngày càng tinh vi và liều lĩnh hơn. Từ thực tiễn như trên đòi hỏi pháp luật thuế xuất, nhập khẩu phải không ngừng hoàn thiện để bám sát thực tiễn tránh tình trạng buôn lậu hoành hành gây thất thu lớn cho Nhà nước. 2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam: Từ những điểm còn hạn chế trên, em xin kiến nghị đề xuất ra những giải pháp góp phần nhằm nâng cao việc thực thi pháp luật về thuế nhập khẩu: 2.1. Pháp luật thuế nhập khẩu cần phải xây dựng một hàng rào bảo hộ thuế quan hợp lý: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, điển hình là việc chúng ta gia nhập WTO đòi hỏi chúng ta phải cắt giảm thuế quan, do đó cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện nhanh chóng các loại thuế nhập khẩu bổ sung như: thuế nhập khẩu để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa. Trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 thì những quy định về các loại thuế này chỉ mang tính hình thức, quy định cho có 13
  • 14. chứ chưa làm rõ và phát huy được vai trò của các loại thuế này. Trong hoàn cảnh hội nhập hiện nay, khi vai trò của thuế nhập khẩu buộc phải giảm dần theo các cam kết quốc tế thì việc nâng cao vai trò của các loại thuế nhập khẩu bổ sung là cần thiết. 2.2. Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể: Theo như Nghị định 87/2010/NĐ - CP có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 tính đến nay được hơn sáu tháng. Tuy nhiên vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể. Nếu theo thông tư 59/2007/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 14/6/2007 thì hồ sơ và thủ tục miễn thuế và xét miễn thuế rất phức tạp điều này làm cho các chủ thể làm thủ sẽ mật nhiều thời gian, gây ra rất nhiều tốn kém. Vì vậy, theo kiến nghị của em, khi ban hành Thông tư mới hướng dẫn Nghị định 87/2010/NĐ - CP thì nên pháp luật nên đưa ra một mức thuế suất thấp có thể là 0,5%. Như thế có thể sẽ không làm mất nhiều thời gian của chủ thể làm thủ tục và đồng thời tiền nộp thuế cũng sẽ không tốn kém bằng số tiền chi phí mà chủ thể bỏ ra để hoàn thành xong hồ sơ. 2.3. Về thời hạn nộp thuế: Về thời hạn nộp thuế, pháp luật cần được sửa đổi để có một cách hiểu chính xác và thống nhất về thời hạn nộp thuế. Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 có quy định về thời hạn nộp thuế chưa thống nhất với Luật hải quan sửa đổi bổ sung năm 2005. Theo Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 thì thời hạn nộp thuế đã được quy định rõ. Tuy nhiên theo khoản 1 điều 28 Luật hải quan 2005 thì qui định về kiểm tra, đăng kí hồ sơ lại lấy tiêu chuẩn chấp hành tốt pháp luật hải quan. Vì vậy, theo đề xuất của em thì pháp luật cần có sự điều chỉnh để tạo ra sự đồng bộ trong việc các quy định. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 nên lấy tiêu chí ý thức chấp hành tốt Luật hải quan năm 2005 để chủ thể nộp thuế nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ pháp luật. 2.4. Về thuế suất: Về thuế suất, thông thường ai cũng hiểu thuế suất thông thường cao hơn thuế suất ưu đãi. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 quy định: “thuế suất thông thường được qui định không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định”. Việc quy định này gây hiểu lầm sang hướng thuế suất thông thường thấp hơn thuế suất ưu đãi, nghĩa là thuế suất thông thường tối đa bằng 70% thuế suất ưu đãi chứn không phải là 170% theo cách hiểu của nhà làm luật. Hiện các văn bản hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã có cách hiểu rất đúng về vấn đề thuế suất, chỉ có ngôn ngữ của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 là chưa phù hợp. Vì vậy, nhằm giúp cho cả những người nghiên cứu pháp luật, cơ quan thực thi và cả những người không có nghiên cứu sâu về pháp luật có cái hiểu đúng đắn về vấn đề này, theo em nên pháp luật nên sửa đổi điểm c Khoản 2 Điều Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 như sau: “ Thuế suất 14
  • 15. thông thường áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định không quá 170% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.” Mặt khác, hiện nay thuế suất thông thường được Bộ tài chính quy định theo điểm c khoảng 2 Điều 9 nghị định 87/2010/NĐ-CP thì “thống nhất ở mức bằng 150% thuế suất ưu đãi”. Như vậy, vô hình chung đã lấn áp Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 2005 vì luật cho phép dao động ở mức 100% đến 170%. Vì vậy, theo em pháp luật cần có quy định cụ thể về vấn đề này. Ví dụ như trường hợp nào áp dụng thuế suất thông thường là bao nhiêu %, nhằm khắc phục sự cứng nhắc trong áp dụng thuế suất, đồng thời đảm bảo khung thuế suất không bị áp dụng tùy tiện, chủ quan cho từng trường hợp riêng lẻ nào cả. 2.5. Hoàn thiện các biện pháp tổ chức và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế nhập khẩu: Vấn đề đơn giản hóa thủ tục Hải quan, Tổng cục hải quan phải kết hợp với Bộ Tài chính cải cách và phổ biến cách thức quản lý mới. Chúng ta cần đơn giản hóa bộ hồ sơ hải quan, cụ thể là bỏ bớt một số giấy tờ: giấy giới thiệu, tờ khai trị giá, hợp đồng thương mại,… Đi đôi với việc cải cách thủ tục hành chính, chúng ta cần đào tạo rèn luyện đội ngũ công chức thực hiện chính sách thuế nhập khẩu, nâng cao trình độ nghiệp vụ của họ, đồng thời xử lý nghiêm minh công chức vi phạm pháp luật thuế nhập khẩu. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo chính sách thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có tham gia vào quan hệ thuế nhập khẩu để nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật thuế nhập khẩu của các doanh nghiệp. Từ đó, sẽ đảm bảo cho hoạt động thu, nộp thuế nhập khẩu tiến hành sẽ dàng và hiệu quả hơn. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Tóm lại, đối với Việt nam tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế gắn với việc thực hiện cam kết quốc tế đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động thế giới. Vì vậy bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật thuế nhập khẩu cho phù hợp với những nguyên tắc và cam kết chung của quốc tế. 15