SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ 
KHOA Y 
------ 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG TÂM THẦN 
SINH VIÊN Y NĂM THỨ NĂM – YCK36 
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 
“THĂM KHÁM TRẠNG THÁI TÂM THẦN – QUAN HỆ 
THẦY THUỐC VỚI BỆNH NHÂN” 
Thời gian thực hiện: 12/10/2013 – 2/11/2013 
GVHD: Ths.Bs. Nguyễn Văn Thống 
Bs. Trần Thiện Thắng 
CẦN THƠ, NGÀY 3/10/2014 
1
TỔNG QUAN 
Hoạt động tâm thần là một hoạt động tổng hợp rất nhiều chức năng khác nhau 
của hệ thần kinh, não bộ, đó là các chức năng phản ánh thực tại khách quan hết sức 
tinh vi và phức tạp. Như vậy, bản chất hoạt động tâm thần là một quá trình hoạt 
động của não, đó là quá trình phản ánh thực tại khách quan các sự vật, hiện tượng 
vào trong chủ quan của mỗi người, thông qua bộ não là tổ chức cao nhất trong quá 
trình tiến hoá của vật chất. Hoạt động tâm thần được biểu hiện ra bên ngoài bằng 
các hoạt động như tri giác, tư duy, nhận thức, trí nhớ, cảm xúc... 
Bệnh tâm thần là những bệnh do quá trình hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi 
nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như các yếu tố nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn 
thương sọ não, bệnh lý mạch máu não, bệnh lý cơ thể, stress... Những nguyên nhân 
này đã làm rối loạn quá trình hoạt động phản ánh thực tại khách quan của não như 
các rối loạn tri giác, cảm xúc, tư duy, hành vi tác phong không phù hợp với hoàn 
cảnh và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trên thực tế có những bệnh tâm thần 
nặng, đó là các bệnh loạn thần, như bệnh tâm thần phân liệt, thì quá trình phản ánh 
thực tại khách quan của người bệnh bị sai lạc nhiều, hành vi tác phong, ý nghĩ, cảm 
xúc của người bệnh bị rối loạn nặng. Nhưng cũng có những bệnh tâm thần nhẹ như 
các rối loạn tâm căn, rối loạn nhân cách...thì quá trình phản ánh thực tại khách quan 
bị rối loạn nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể học tập và công tác được 
Sử dụng công cụ DALY (Disability Adjusted Life Years) để đánh giá những năm 
tháng cuộc đời thích nghi với trạng thái mất khả năng hoạt động. Theo báo cáo của 
Tổ chức Y tế thế giới năm 1998 ước tính trên toàn thế giới tỷ lệ các rối loạn tâm thần 
chiếm 12% dân số. Tỷ số đóng góp các rối loạn tâm thần vào gánh nặng bệnh tật 
chung ở các nước phát triển là 23%, còn ở các nước đang phát triển là 11%. Rối 
loạn tâm thần xếp hàng thứ năm trong 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật toàn 
cầu, đó là các bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, nghiện rượu, rối loạn hành 
vi, ám ảnh... Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ học của ngành Tâm thần (năm 
2000), điều tra tập trung vào 10 rối loạn tâm thần chủ yếu thì tỷ lệ rối loạn tâm thần 
chung chiếm khoảng từ 10 - 15 % dân số, trong đó bệnh tâm thần phân liệt: 1%, 
trầm cảm: 3 - 5%, rối loạn liên quan stress: 4 - 6 % rối loạn hành vi ở thanh thiếu 
niên 3,7 %, nghiện rượu: 3 - 5%, nghiện ma tuý: 0,15 - 1,5%, chậm phát triển tâm 
thần: 1 - 3%. 
PHẦN A: QUAN HỆ CƠ BẢN CỦA THẦY THUỐC 
2
VỚI BỆNH NHÂN 
I. KHÁI NIỆM 
Theo WHO sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, 
chứ không phải chỉ không có bệnh tật và tàn phế. 
Như vậy sức khỏe có ba yếu tố: 
+ Thể chất: thể lực tốt, không có bệnh tật, ổn định sinh lý. 
+ Tâm thần thoải mái thích ứng mọi hoàn cảnh. 
+ Xã hội: quan hệ lành mạnh, cá nhân, gai đình, cộng đồng, xã hội. 
Cùng với sự tiến bộ của y học các ngành khoa học khác liên quan đến con 
người (tâm lý học, xã hội học) quan niệm về sức khỏe và đối tượng của người thầy 
thuốc mỗi ngày có tính chất toàn diện hơn. 
Như vậy, nếu trước đây đối tượng của thầy thuốc chỉ đơn thuần là bệnh tật thì 
ngày nay đối tượng của họ là người bệnh, một người cụ thể với những tâm tư, tình 
cảm và hoàn cảnh khác nhau. 
Từ những quan điểm toàn diện trên, quan niệm mới và toàn diện hơn trong 
cách thăm khám và điều trị, tỏng đó mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh giữ 
vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế ngày nay ở bất kì chuyên khoa nào, ngoài kiến 
thức chuyên môn đều cần hiêu rõ mối quan hệ này và vận dụng nó vào mục đích có 
lợi nhất cho việc điều trị. V.M. BETCHEREP, nhà phẩu thuật thần kinh Nga, lúc 
sinh thời đã nói: “Nếu sau khi được thăm khám và trò chuyện với thầy thuốc mà 
bệnh nhân không thấy dễ chịu hơn thì đó không phải là thầy thuốc”. 
Ai trong chúng ta cũng hiểu rằng tren cùng một người bệnh và cùng một 
phương pháp điều trị giống nhau, nếu thầy thuốc có quan hệ tốt với người bệnh, tạo 
được sự tôn trọng, tin tưởng thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn nhiều. 
Người thầy thuốc có khi không chữa lành bệnh nhưng luôn luôn nâng đỡ và 
an ủi người bệnh. Cho dù sau này có kỷ thuật xét nghiệm và phương pháp điều trị 
có tiến bộ đến mức nào đi nữa, thì tầm quan trọng của mối quan hệ trên cũng không 
vì thế mà bị giảm sút. 
Theo một cuộc điều tra gần đây của Pháp: đối với dân chúng, những đức tính 
được xem là quan trọng nhất của thầy thuốc là: 
- Lương tâm nghề nghiệp (66%) 
- Sự chính xác trong chẩn đoán (62%) 
- Nhiệt tình (51%) 
Nghĩa là người bệnh tìm kiếm trước hết ở thầy thuốc những tính chất về đạo 
đức cũng bằng hoặc có khi nhiều hơn những đức tính về kỷ thuật. 
Quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân là: 
+ Một quan hệ có tính tất yếu xảy ra giữa người chăm sóc và người được 
chăm sóc (hình thành trên cơ sở các yếu tố tâm lý-xã hội, các đặc điểm nhân cách 
của thầy thuốc và người bệnh, quan niệm về bệnh tật, ảnh hưởng của yếu tố không 
gian và thời gian). 
+ Một quan hệ hai chiều, thường xuyên có sự tác động qua lại (ngoại trừ 
những trường hợp nặng, hôn mê…) thì bệnh nhân thường tỉnh táo, có suy nghĩ, tình 
3
cảm và nguyện vọng riêng và phản ứng một cách khác với bình thường. 
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỐI QUAN HỆ THẦY THUỐC VỚI BỆNH NHÂN 
1. Đặc điểm tâm lý chung. 
Bệnh tật là một biến động bất thường trong đời sống, gây ra những xáo trộn về 
cơ thể và những biến đổi về tâm lý đối với bệnh nhân. Sự lo âu quá mức sẽ gây 
thêm các biến đổi về cơ thể và các rối lọan thần kinh thực vật: đau vùng trước tim, 
rối lọan nhịp tim, rối lọan tiêu hóa, rối lọan giấc ngủ... 
Bệnh nhân cảm thấy mất an toàn, xem thầy thuốc là niềm hi vọng cuối cùng 
của họ. Người bệnh tạm thời từ bỏ tính độc lập của mình và lệ thuộc rõ rệt vào thầy 
thuốc; sự lệ thuộc càng nhiều khi bệnh càng nặng, chỉ giảm dần và mất đi trong quá 
trình hồi phục và khỏi bệnh. 
Bệnh nhân rất nhạy cảm với những biến đổi ngay trong bản thân do trạng thái 
căng thẳng và không ồn định về cảm xúc. Họ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, yếu đuối 
và nghĩ rằng mình đang bị bệnh nặng; họ rất nhạy cảm với những điều không vừa ý 
trong việc khám bệnh, tiêm thuốc, uống thuốc, cho ăn uống và các chăm sóc khác... 
Bệnh nhân rất chú ý đến mọi cử chỉ, lời nói, thái độ; rất dễ cáu gắt, nôn nóng, 
tủi thân và có những ấn tượng sâu sắc khó sửa với thầy thuốc, nhất là ấn tượng 
trong lần tiếp xúc ban đầu. 
Thầy thuốc phài hiểu rõ những đặc điểm tâm lý nói chung và nói riêng của từng 
người bệnh để điều khiển mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân mang lại lợi ích 
cao nhất cho việc điều trị. 
Các đặc điểm tâm lý chung của người bệnh tùy thuộc: 
+ Hoàn cảnh bị bệnh: Sẽ đưa đến tình trạng suy giảm về tinh thần, thể lực, luôn 
mang tư tưởng phụ thuộc và lúc nào cũng có cảm giác bị đe dọa đến sinh mạng. 
+ Phản ứng tâm lý khi bị bệnh: Các loại phản ứng thường gặp là thoái triển trong 
bệnh tật, lo âu, trầm cảm... 
+ Thái dộ của người bệnh đối với bệnh: Có thể tự tìm cách thích nghi hoặc phủ định 
bệnh. Có trường hợp tìm cách đổ tội cho người khác hoặc tự cách ly xa lánh mọi 
người. 
+ Nguồn gốc của các thái độ: Nhằm tìm một lối thóat cho tình trạng căng thẳng bên 
trong hoặc quay vào nội tâm ẩn tranh, dựa vào các sự tưởng tượng. 
2. Các mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. 
2.1 Quan hệ theo quyền lợi và nghĩa vụ: quy định cho thầy thuốc và bệnh 
nhân. 
Công việc khám bệnh của bác sĩ cần được tiến hành thường xuyên, kỹ lưỡng, 
tránh thái độ qua loa, hời hợt. Thỉnh thoảng cần tổ chức những buổi thăm hỏi ngoài 
giờ làm việc, tạo cảm nghĩ tốt cho bệnh nhân là mình luôn được quan tâm, chú ý. 
Thầy thuốc chủ yếu phải gây đuợc lòng tin nơi bệnh nhân, tăng cảm xúc tích cực 
nơi bệnh nhân, tăng tác dụng tâm đắc của các phương pháp điều trị. Thầy thuốc cần 
thể hiện là tấm gương về lòng nhân đạo, phục vụ tận tụy, hy sinh, có tình cảm 
4
thuơng yêu, tôn trọng bệnh nhân. 
Muốn có sự chăm sóc tòan diện cho sức khỏe bệnh nhân, người bác sĩ cũng như 
bệnh nhân đều cần phải cáng đáng trách nhiệm của mình trong công cuộc trị bệnh 
và phòng bệnh bằng thuốc men cũng như thay đổi cần thiết trong nếp sinh hoạt. 
2.2 Quan hệ chủ yếu thông qua giao tiếp: quá trình giao tiếp là quá trình trong 
đó con người trao đổi thông tin, tư tưởng và tình cảm. 
Giao tiếp, tiếp xúc là nghệ thuật mà người thầy thuốc phải rèn luyện. Nó là bộ 
phận cấu thành của hoạt động nghể nghiệp, một thành phần quan trọng trong cấu 
trúc năng lực nghề nghiệp. Sự giao tiếp thuận lợi, đúng hướng của thầy thuốc và 
nhân viên y tế với người bệnh không những là điều kiện cơ bản, tất yếu của họat 
động cứu chữa mà còn là tác động điều trị, là phương tiện, phương thức thực hiện 
mục đích của hoạt động này. 
Lời nói của người thầy thuốc rất quan trọng, cần có tác dụng cảm hóa, thuyết 
phục, động viên bệnh nhân. Ngôn ngữ diễn đạt tốt sẽ được sức truyền cảm lớn 
Tùy thuộc vào vai trò là thầy thuốc hay bệnh nhân mà giao tiếp bằng lời và 
không lời sẽ có ý nghĩa khác nhau. 
- Giao tiếp bằng lời: tất cả những gì liên quan lời nói. Tác động của lời nói lên 
tâm lý và cơ thể: lời nói gây ra bệnh, lời nói chữa bệnh,... 
Động viên khuyến khích như: "à", "vâng". 
Phản ánh lại cảm xúc bệnh nhân. Ví dụ: " Tôi thấy rằng từ những gì anh/chị vừa 
nói thì anh/chị rất lo lắng cho sức khỏe của mình và tương lai cho con gái phải 
không?" 
- Giao tiếp không lời: cử chỉ và thái độ (bắt tay chào), bắt chước (nét mặt: nụ 
cười, nhăn mặt; ánh nhìn: chau mày, ánh nhìn thoáng qua), chạm vào (cách lấy 
nhiệt, tiêm vacxin,...), các tư thế cơ thể (thư giãn, co rút), khoảng cách (đến thật gần 
hoặc giữ khỏang cách với người khác),...tất cả những gì cơ thể biểu hiện. Trong y 
khoa, thoạt đầu ta có thể giao tiếp bằng lời là quan trọng nhất. Ta có thể tự nhủ: 
điều quan trọng là cung cấp thông tin rõ ràng về căn bệnh cho bệnh nhân, chẩn đóan 
bệnh, và giải thích cho bệnh nhân phải điều trị như thế nào. Tuy nhiên giao tiếp 
bằng lời không được kết hợp với giao tiếp không lời một cách phù hợp thì sẽ không 
có hiệu quả như mong muốn. Ví dụ: nếu thầy thuốc dành thời gian để giải thích cho 
bệnh nhân về căn bệnh của họ, ông kéo dài thời gian khám bệnh trong khi có rất 
nhiều bệnh nhân đang chờ đợi ở ngoài phòng khám nhưng trong thái độ của ông, 
ông tỏ ra vội vàng, ông nói rât nhanh, ông thở dài, ông nhìn đồng hồ,...Như thế sự 
cố gắng giải thích bằng lời của thầy thuốc không có tác dụng vì điều bệnh nhân thấy 
là thái độ của thầy thuốc. Bệnh nhân sẽ cảm thấy ngại ngùng vì đã làm phiền thầy 
thuốc. Bệnh nhân sẽ chú ý đến hành vi của thầy thuốc hơn là chú ý đến những lời 
giải thích, bệnh nhân sẽ không chú ý lắng nghe và không nhớ những lời thầy thuốc 
nói. Vì thế, ra khỏi phòng khám bệnh nhân cảm thấy ấm ức và sẽ tìm một người 
khác. Như thế cả hai đều mất thời gian 
Thầy thuốc phải chứng tỏ sự quan tâm và chân thật trước bệnh nhân. Chúng ta 
không thể đánh lừa trước bệnh nhân vì bệnh nhân rất chú ý và quan tâm đến sự biết 
của chúng ta và họ sẽ để ý từng lời nói, cử chỉ của chúng ta. 
2.3 Quan hệ cảm xúc giữa thầy thuốc và bệnh nhân thông qua liên tưởng 
chuyển di (của bệnh nhân), chuyển di ngược (của thầy thuốc). 
5
2.3.1 Chuyển di: chuyển di phản chiếu những cách thức quan hệ mà người được 
chăm sóc , trong quá khứ, có được nơi cha mẹ hoặc những người xung quanh. Thật 
vậy, chúng ta lặp lại các mối quan hệ mà chúng ta không ngờ tới. Ví dụ: bệnh nhân 
chờ bác sĩ trấn an và bảo vệ như một người mẹ bảo bọc. 
- Chuyển di tích cực: hình ảnh, cảm xúc thân thiện, mến phục, kính trong thầy 
thuốc (tin tưởng). Trong trường hợp này, thầy thuốc đáp ứng sự mong đợi của bệnh 
nhân và có khi được cảm thấy là một thầy thuốc hoàn hảo. 
- Chuyển di tiêu cực: hình ảnh, cảm xúc ngờ vực, ác cảm với thầy thuốc (ngờ vực, 
lo lắng). Ví dụ: " khi tôi thấy ông bác sĩ còn quá trẻ, tóc tai bê bối tôi thấy nghi 
ngờ..." 
2.3.2 Chuyển di ngược: tâm trạng của thầy thuốc đối với bệnh nhân (tội nghiệp, 
lòng trắc ẩn, chán ngấy,...) 
Về mặt lý thuyết thầy thuốc phải trung lập. Nhưng trong thực tế, thầy thuốc có 
tâm trạng cảm xúc với bệnh nhân. 
- Chuyển di ngược tích cực: thái độ thiện cảm, nhiệt tình với bệnh nhân (thấu 
cảm, tội nghiệp,...). 
- Chuyển di ngược tiêu cực: thái độ thiếu thiện cảm, bối rối hoặc xâm phạm bệnh 
nhân của người thầy thuốc (chán ngấy, khiêu khích). 
Thầy thuốc cần xác định phản ứng của mình và phản ứng của bệnh nhân để hiểu 
rõ hơn điều gì tác động lên mối quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân và cải thiện 
sự trải nghiệm của mỗi người 
III – NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM. 
1. Những điều cần làm. 
Công việc khám bệnh cần được tiến hành thường xuyên, kỷ lưỡng, tránh 
thái độ qua loa, hời hợt. Thỉnh thoảng cần tổ chức hững buổi thăm hỏi ngoài giờ 
làm việc, tạo cảm nghĩ tốt cho bệnh nhân rằng mình luôn được quan tâm, chú ý. 
Thầy thuốc, chủ yếu phải gây được lòng tin nơi bệnh nhân, tăng cảm xúc tích cực 
của bệnh nhân, tăng tác dụng tâm đắc của phương pháp điều trị. 
Thầy thuốc cần nắm vững tâm lý bệnh nhân và xây dựng mối quan hệ thầy 
thuốc – bệnh nhân theo hướng chuyển di tích cực, góp phần mang lại hiệu quả cho 
việc điều trị. 
Lời nói của thầy thuốc rất quan trọng, cần có tác dụng cảm hóa, thuyết 
phục, động viên bệnh nhân. Ngôn ngữ diễn đạt tốt sẽ tạo được sức truyền cảm lớn: 
“được lời như mở tấm lòng”. Ngôn ngữ của thầy thuốc là tấm gương về lòng nhân 
đạo, phục vụ tận tụy, hy sinh, có tình cảm thương yêu, tôn trọng bệnh nhân. 
Thái độ thầy thuốc cần phải tự tin, nhưng phải hết sức khiêm tốn, học thầy, 
học bạn, học ở bệnh nhân, học cả ở y tá, điều dưỡng. Giáo sư Tôn Thất Tùng 
thường nói: “Trong đời tôi có ba người thầy quan trọng: thực tế, bệnh nhân và y 
tá” . Càng khiêm tốn thì tâm hồn càng trong sáng và kiến thức sẽ càng sâu rộng. 
Thầy thuốc cần phải thể hiện tính nghiêm túc: vui vẻ, gần gũi nhưng không luộm 
thuộm, xuể xòa, bông đùa nhưng không quá trớn thô lổ hoặc tầm thường gây xúc 
phạm nhân phẩm bệnh nhân. Tinh thần trách nhiệm là bản tính, nhân cách của 
người thầy thuốc, nếu một phút thiếu tinh thành trách nhiệm có thể xảy ra những 
6
vấn đề đáng tiếc không thể cứu vãn nổi. Thiếu trách nhiệm không thể làm thầy 
thuốc được. 
Thầy thuốc phải lắng nghe và đặt mình vào vị trí, nhận thức của người bệnh 
để thấy vấn đề như người bệnh thấy hoặc sâu sắc hơ. Đặt mình vào vị trí của người 
bệnh và đồng cảm với họ. Thầy thuốc không chỉ lắng nghe bằng tay mà còn “nghe 
được rất nhiều bằng mắt”. 
Thái độ của thầy thuốc thể hiện qua cử chỉ, nét mặt, cái nhìn, mím môi, sự 
im lặng... Được đối thoại với người thầy thuốc biết lắng nghe sẽ làm người bệnh vô 
cùng thích thú, cảm thấy lời nói của mình có giá trị, được quan tâm, được tiếp thu. 
Đây là lúc thuận lợi nhất để bệnh nhân bộc lộ hết mọi điều liên quan đến bệnh tật 
của mình và đông thời là lúc tốt nhất để thầy thuốc thuyết phục, truyền đạt động 
viên bệnh nhân. 
Giao tiếp, tiếp xúc là nghệ thuật mà người thầy thuốc phải rèn luyện. nó là 
một bộ phận cấu thành của hoạt động nghề nghiệp. Sự giao tiếp thuận lợi, đúng 
hướng của thầy thuốc và nhân viên y tế với người bệnh không những là điều kiện cơ 
bản, tất yếu của hoạt động cứu chữa mà cồn là tác động điều trị, là phương tiện, 
phương thức thực hiện của hoạt động này. Tác giả D.I.Pisarep đã nói: “Thái độ tế 
nhị, nhẹ nhàng và sâu sắc của nhân viên y tế đối với các bệnh nhân làm loại bỏ 
hoàn toàn những tổn thương tâm lý, gây nên lòng tin cho người bệnh… Mối quan 
hệ này đóng vai trò không kém gì việc dùng các loại thuốc”. 
Thầy thuốc cần nắm vững triệu chứng lâm sàng các bệnh do căn nguyên 
tâm lý và liệu pháp tâm lý giản đơn để thực hiện, thích hợp từng trường hợp cụ thể 
nhăm loại bỏ tác động tâm lý có hại của thầy thuốc, rèn luyện nhân cách bệnh nhân 
hướng tới những phản ứng thích nghi tích cực kèm theo điều trị theo quan điểm 
điều trị toàn diện: chữa trị các bệnh kèm theo, chữa triệu chứng, nâng cao thể trạng, 
giải thich tác dụng của thuốc, của phương pháp điều trị, thận trọng khi cho biết chẩn 
đoán và tiên lượng bệnh. 
Thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp xúc tâm lý của Bộ Y Tế. Thanh toán 
những băn khoăn, lo lắng về bệnh tật của bệnh nhân và bồi dưỡng, giáo dục họ để 
hình thành nhân cách lành mạnh. Khuyến khich, tạo điều kiện thuận lợi giúp người 
bệnh càng lúc càng ít lệ thuộc vào thuốc, tiến tới độc lập hoàn toàn, tích cực, chủ 
động trong điều trị và phục hồi với sự hợp tác cảu thầy thuốc. 
Thầy thuốc cần có những đức tính nhất định 
+ Đạo đức tốt, yêu nghề. 
+ Có trình độ chuyên môn hiểu biết. 
+ Tôn trọng và giữ kín những bí mật của người bệnh. 
+ Biết thông cảm và chia sẽ nổi đau của người bênh. 
+ Đoàn kết với đông nghiệp. 
2. Những điều không nên làm. 
Thầy thuốc không nên: 
- Gợi ý quá nhiều về một triệu chứng mà thầy thuốc muốn tìm thấy ở bệnh 
nhân khi hỏi cũng như khi khám bệnh. 
- Sơ hở quản lý phòng bệnh để bệnh nhân xem được bệnh án, nhận xét của 
7
thầy thuốc , các kết quả xét nghiệm. 
- Cho bệnh nhân biết những chuẩn đoán sơ bộ, tạm thời đang còn thảo luận, 
hội chẩn them. 
- Giảng dạy, phổ biến kiến thức y học không chính xác, thậm trí trao đổi về 
bệnh tật của bệnh nhân trước mặt bệnh nhân. 
- Để lộ những cảm xúc tiêu cực khi tiếp xúc với bệnh nhân. 
- Nêu ra những sự việc làm cho bệnh nhân tự liên hệ bản thân đâm ra suy tư 
lo nghĩ. 
- Cho thuốc không phù hợp với bệnh, cho thuốc khi không có bệnh. 
- Để cho những nhân viên phục vụ khác ( sinh viên, y tá, điều dưỡng) giải 
đáp những câu hỏi về bệnh tật củ bệnh nhân không đúng chức năng trách 
nhiệm. 
Cụ thể một số việc thầy thuốc nên tránh như sau: 
+ Không thô bạo, nặng lời, khó tính nạt nộ lỗ mãng với bệnh nhân. 
+ Không có quan hệ luyến ái, có cử chỉ lố lăng đùa cợt, suồng sã, có hành vi 
kích thích tình dục khiêu dâm đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. 
+ Không quan hệ tiền bạc, vay mượn nhờ vả, đòi quà cáp, biếu xén hố lộ, làm 
tiền bệnh nhân, mắc nơ bệnh nhân. 
+ Không say rượu trong và ngoài giờ làm việc, không nghiện ma túy, hút 
thuốc lá, không buông thả trụy lạc. 
+ Không bị bệnh lây, không bị những khuyết tật ảnh hưởng đến cách nhìn và 
sự tin tưởng của bệnh nhân. 
+ Không phê bình chỉ trích quở trách, nhận xét cán bộ nhân viên trước mặt 
bệnh nhân. 
+Không trang phục luộm thuộm mất vệ sinh, lố lăng. 
+ Không trễ giờ, sai thời gian, vắng mặt ở nhiệm sở. 
+ Không mặc đồng phục ngồi quán ăn, nhậu nhẹt, không bê tha trong sinh 
hoạt. 
+ Không hứa suông, không để bệnh nhân bị tuyệt vọng. 
+ Không tách mình khỏi tập thể, xa rời cách biệt với bệnh nhân với người 
nhà. 
+Không thờ ơ mặc kệ với tình hình bệnh tật và tinh thần bệnh nhân. 
+ Không lạnh lung nghiêm nghị, khắc khổ quá đáng với bệnh nhân. 
+ Không làm ra vẻ chỉ huy lãnh đạo có quyền hành với bệnh nhân. 
+Không tự ái tự mãn, tự phụ kêu căng trước bệnh nhân. 
+ Không phát biểu nóng nảy, bộp chộp mất kiềm chế. 
+ Không chê đồng nghiệp, không nói xấu, không nhận xét đồng nghiệp trước 
bệnh nhân. 
+ Không sử dụng bệnh nhân và cán bộ nhân viên như người nhà. 
8
+ Không quan hệ tự do bừa bãi với bệnh nhân, người nhà và cán bộ nhân viên 
( Rượu chè, ăn uống, vui chơi không lành mạnh). 
3. Thái độ của người thầy thuốc với thân nhân bệnh nhân. 
Người nhà, thân nhân bệnh nhân luôn lo lắng sẵn sàng hy sinh cho bệnh 
nhân, thường thoi dõi sát diễn biến bệnh của bệnh nhân. Đây là nguồn tài liệu quan 
trọng giúp cho viêc khám và tìm hiểu bệnh, là lực lượng hỗ trợ cần thiết của thầy 
thuốc trong việc chữa bệnh cho bệnh nhân. 
Đối với thân nhân bệnh nhân, thầy thuốc nên có thái độ thân mật, chân 
thành , đúng đắn sẵn sàng nghe ý kiến của họ và hướng dẫn họ làm tốt việc nuôi 
bệnh( ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh, tâm lý thuốc men…) 
Người điều dưỡng y tá cũng nên có quan hẹ mật thiết với người nhà bệnh 
nhân, biến họ thành “ phái viên” của điều dưỡng, thực hiện các yêu cầu của điều 
dưỡng, sử dụng tình cảm và công sức của họ để hỗ trợ cho công tác trị bệnh. 
Người thầy thuốc đứng trước tình trạng nguy kịch, trầm trọng không thể cứu 
sống được bệnh nhân, nên cchuẩn bị từng bước cho người nhà để họ hiểu và thong 
cảm diễn biến, tính chất của bệnh cũng như sự cố gắng của tập thể thầy thuốc, của 
bệnh viện theo tinh thần còn nước còn tát để cứu mạng bệnh nhân, để người nhà 
không bị bỡ ngỡ, choáng váng. Làm tốt công tác với bệnh nhân hấp hối sẽ có phản 
ứng dây chuyền, lan tỏa trong gia đình, tập thể xã hội và gây ấn tượng tốt cho bệnh 
nhân. Ngược lại, vấn đề hiểu lầm phức tạp có thể xảy ra, thậm chí có thể đưa đến 
tình trạng căng thẳng đáng tiếc, mâu thuẫn giữa bệnh viện, gia đình và tập thể bệnh 
nhân. 
TÓM LẠI: Quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân là mối quan hệ nhân đạo giữa 
người với người. Để có mối quan hệ thật tốt với người bệnh nhằm không ngừng 
nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và điều trị, người thầy thuốc cần hiểu rõ 
những đặc điểm tâm lý nói chung và nói riêng của từng người bệnh cũng như 
chính bản thân mình để điều khiển mối quan hệ đó có lợi nhất cho việc điều trị. 
Luôn khắc ghi lời dạy của Hồ chủ tịch: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải 
như mẹ hiền”. 
9
PHẦN B: ỨNG DỤNG GIAO TIẾP TRONG THĂM 
KHÁM LÂM SÀNG. 
I. ĐẦU TƯ KỸ NĂNG NGAY LÚC ĐẦU. 
Lợi ích: Tạo bầu không khí thân thiện 
Tăng độ chính xác của chẩn đoán 
Bệnh nhân giảm lo lắng 
Hiệu quả điều trị tốt hơn 
Sự hài lòng của bệnh nhân tăng lên 
1. Xây dựng mối quan hệ thiện cảm. 
Trong thực tế có rất nhiều bệnh nhân khi bị bệnh họ chỉ đến một bác sĩ nào đó để 
điều trị và chỉ có bác sĩ đó mới điều trị khỏi, mặc dầu toa thuốc của bác sĩ này hoàn 
toàn không khác toa thuốc của bác sĩ kia. Ðiều này phần nào cũng chứng minh được 
yếu tố tâm lý đóng vai trò khá quan trọng trong điều trị. Chính vì điều đó mà việc 
tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, tạo bầu không khí thân thiện ngay từ đầu giữa thầy 
thuốc và bênh nhân sẽ góp phần to lớn vào quá trình thăm khám và chữa trị. Đặc 
biệt là các đối tượng rối loạn tâm thần, vì điều này sẽ tác động mạnh đến tâm lý của 
bệnh nhân, khiến họ tin tưởng và cộng tác hơn với người thầy thuốc. Từ những đặc 
điểm tâm sinh lý của bệnh nhân tâm thần, khi tiếp xúc với họ, người cán bộ y tế nói 
chung và người thầy thuốc nói riêng, khi tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần nên chuẩn 
bị: 
Chủ động giới bản thân với bệnh nhân, chào hỏi thân mật, nồng ấm. Tạo không khí 
thân mật.cảm kích,cảm ơn sự chờ đợi của bệnh nhân.và thông báo cho bệnh nhân 
mục đích của việc hỏi bệnh. 
Để bệnh nhân ngồi thoải mái, thầy thuốc điều chỉnh tư thế phù hợp với bệnh 
nhân.biểu hiện thái độ tôn trọng, cảm thông để bệnh nhân cảm thấy yên tâm tin 
tưởng. 
Chủ động hỏi thăm bệnh nhân vài câu về bản thân, về gia đình mà không phải về y 
khoa nhằm tạo không khí thân mật và cảm giác thoải mái cho bệnh nhân 
Khi hỏi bệnh nên sử dụng ngôn ngữ để hiểu, thân mật, kiểm soát giọng nói và nhịp 
điệu cho phù hợp với từng bệnh nhân. Vd: đối với bệnh nhân hoang tưởng, ảo giác: 
cần có những lời lẻ dứt khoát, còn đối với bện nhân trầm cảm: cần nhẹ nhàng tìm 
hiểu, gần gũi, động viên... Nhằm giúp bệnh nhân trấn tĩnh tinh thần và giảm lo 
lắng... 
Tìm cơ hội để bày tỏ lời khen ngợi:"Cảm ơn ông / bà đã mô tả rõ ràng "," tôi rất vui 
rằng ông / bà đã xác định được vấn đề ", "qua cuộc nói chuyện này tôi thấy rằng hẳn 
ông/ bà là một công dân tích cực". Nhằm khích lệ, động viên và tạo lòng tin cho 
bệnh nhân giúp bệnh nhân hợp tác hơn trong quá trình điều trị. 
Hơn ai hết, sự hợp tác của chính bệnh nhân là chìa khoá quyết định đến kết quả điều 
trị bệnh. Vì thế, ngoài việc chẩn đoán và kê thuốc cho bệnh nhân tâm thần, người 
10
thầy thuốc cần khơi gợi mối quan tâm của người bệnh, giúp họ hợp tác tổt trong 
quá trình điều trị bệnh. Để làm được điều đó, người thầy thuốc cần: 
2. Khơi gợi mối quan tâm của bệnh nhân: 
Sử dụng câu hỏi mở đối với bệnh nhân có thể giao tiếp tốt. Vì vậy: " hiện tại ông / 
bà thấy trong người thêa nào?", "điều gì khiến ông/ bà đến khám bệnh "... Điều này 
khiến người bệnh cảm thấy lôi cuốn và gắn kết hơn trong cuộc nói chuyện. Họ có 
thể tự nhiên bày tỏ ý kiến, suy nghì và mong đợi của mình. 
Và lặp lại những câu hỏi cho đến khi xác định được và hiểu mối quan tâm của bệnh 
nhân. 
3. Tổ chức thăm khám 
Có lịch hẹn được bệnh nhân và nhân viên y tế thống nhất với nhau: Trong cuộc 
sống ai cũng có vô vàng những công việc mà mình phải hoàn thành, công việc kiếm 
tiền mưu sinh, chăm sóc cha mẹ, con cái và trông coi nhà cửa…. để buổi thăm khám 
đạt hiệu quả cao nhất cần có sự thoải mái về thời gian, để bệnh nhân có thể trình 
bày đầy đủ rõ ràng bệnh của mình, tránh tâm lý lo lắng hồi hộp khi thăm khám, đặc 
biệt đối với bệnh nhân tâm thần, đôi khi những biểu hiện nôn nao, lo lắng làm nhân 
viên y tế đánh giá sai về tình trạng bệnh của bệnh nhân. Vì vậy nên có một lịch hẹn 
được thống nhất giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, để khoảng thời gian thăm khám 
thoải mái sẽ góp phần mang lại tang hiệu quả của buổi khám bệnh. 
Giải thích điều mong đợi: Khi bệnh nhân tìm đến nhân viên y tế thì ít nhất có dấu 
hiệu nào đó để bệnh nhân lo sợ và muốn biết mình bị bệnh gì, điều trị như thế nào… 
nhiều bệnh nhân chi muốn giải quyết ngay vấn đề của mình mà không quan tâm đến 
chuyện khác, khi nhân viên y tế hỏi này kia mà không giải thích rõ cho bệnh nhân, 
có thể làm nảy sinh suy nghĩ tiêu cực ở bệnh nhân nhất là bệnh tâm thần dễ nảy sinh 
suy nghĩ tiêu cực hơn, bệnh nhân lo lắng hoảng sợ khi nghĩ bệnh mình nặng quá nên 
bác sĩ phải dong dài, hay nghĩ mình nghèo bác sĩ khinh thường kéo dài thời gian 
không khám bệnh liền cho mình, hay nghĩ trình độ chuyên môn của bác sĩ kém nên 
chưa biết mình bệnh gì…. Vì vậy khi thăm khám cần trao đổi với bệnh nhân thứ tự 
những việc cần làm (ví dụ: trước tiên chúng ta hãy nói chuyện, sao đó t sẽ thăm 
khám cho ông bà), tránh những suy nghĩ tiêu cực, bệnh nhân tâm thần với cơ địa 
mẫn cảm với những suy nghĩ tiêu cực thì cần làm điều này tốt hơn để bệnh nhân tin 
tưởng hợp tác và không bị những suy nghĩ tiêu cực làm tình trạng bệnh diễn tiến 
xấu hơn. 
II.KHƠI GỢI QUAN ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN 
* Lợi ích: 
- Tôn trọng sự khác biệt tính đa dạng. 
- Giúp gợi ý dấu hiệu để chẩn đoán. 
- Cải thiện chẩn đoán trầm cảm lo âu. 
- Giúp tạo một kế hoạch riêng cho từng bệnh nhân. 
1. Hỏi ý kiến bệnh nhân 
Hỏi những hiểu biết của bệnh nhân về bệnh: Trình độ dân trí ngày càng cao, 
cộng thêm sự phát triển của internet, người bệnh có thể tra cứu bất kì bệnh nào mà 
bệnh nhân cảm thấy giống với mình, nhưng bệnh nhân là những thực thể riêng biệt 
11
với cơ địa, hoàn cảnh khác nhau không thể giống hoàn với những biểu hiện như tài 
liệu bệnh nhân tham khảo, sự hiểu biết không rõ ràng có thể gây ra đa nghi sao 
mình bệnh này mà không phải bệnh kia, sao mình phải uống thuốc này…. Với bệnh 
nhân tâm thần có thể có hoang tưởng bị hại, nghi bác sĩ hại mình; hay nghĩ bác sĩ 
kém khám sai bệnh, mình không bệnh mà bắt uống thuốc, hay bệnh nhân sợ tác 
dụng phụ của thuốc…. mà không uống. Vì vậy việc hỏi ý kiến của bệnh nhân, biết 
gì về bệnh của mình, đã làm gì để giảm bệnh, hiểu được suy nghĩ của bệnh nhân 
tránh được sự nghi ngờ và không hợp tác trong khám và điều trị. 
Tìm hiểu cảm nghĩ của bệnh nhân về suy nghĩ của thân nhân và những người 
xung quanh: tâm thần là những bệnh không kiềm chế được cảm xúc và hành động 
của mình, có thể gây ra những thương tổn với người xung quanh, làm những việc kì 
quái… làm cho người xung quanh, thân nhân có nhiều người sợ hãi, xa lánh, ghét 
bệnh nhân. Tìm hiểu sự hiểu biết của bệnh nhân về suy nghĩ của những người xung 
quanh, làm cho bệnh nhân hiểu tại sao người xung quanh có những biểu hiện như 
vậy để bệnh nhân hiểu được người xung quanh làm như vậy không phải thù ghét gì 
mình, như giải quyết được 1 phần tâm lý của bệnh nhân, làm bệnh nhân giảm đau 
khổ suy nghĩ tiêu cực trong trầm cảm, hay chửi đánh người trong loại thần cấp, tâm 
thần phân liệt, góp phần tránh tác động bên ngoài làm cho bệnh trầm trọng hơn 
Tìm hiểu lo lắng, sợ hãi của bệnh nhân về bệnh: “Cảm giác sợ hãi nhất của ông 
bà về tình trạng này”, nhưng bệnh nhân tâm thần khi trong giai đoạn ổn định họ ý 
thức được mình là gánh nặng cho gia đình, không làm được gì cho gia đình, đập phá 
đồ đạc, có bệnh còn đánh người…nhiều trường hợp muốn tự tìm cái chết để bớt 
gánh nặng cho thân nhân mình về chi phí điều trị, thời gian chăm sóc mình…. Nên 
những bệnh nhân tâm thần nên được hỏi kĩ về sự sợ hãi để giải thích giải tỏa bớt sự 
sợ hãi của bệnh nhân. 
2.Tác động lên cuộc sống của bệnh nhân: 
Phương pháp và ví dụ: 
- Vấn đề này tác động đến công việc/ sinh hoạt/ gia đình của bệnh nhân như thế 
nào? 
- Từ sau khi bệnh cuộc sống công việc/ sinh hoạt/ gia đình của bệnh nhân có gì thay 
đổi không? Thay đổi như thế nào? Ảnh hưởng như thế nào về sức khỏe cũng như 
tâm lý bệnh nhân? Bệnh nhân cảm thấy như thế nào về sự thay đổi này? Thay đổi 
mà bệnh nhân thấy nghiêm trọng nhất hay ảnh hưởng đến bệnh nhân nhiều nhất mà 
bệnh nhân quan tâm? 
- Ngoài ra, chúng ta có thể dẫn lời từ từ như: Hỏi trước đây bệnh nhân có công việc/ 
sinh hoạt/ gia đình như thế nào? Sau khi bệnh/ hiện tại như thế nào? Ảnh hưởng của 
bệnh cũng như sự thay đổi đến các mặt như sức khỏe, tâm lý, kinh tế, mối quan hệ 
với mọi người…. như thế nào? 
Cụ thể như trong trường hợp: Trước khi bệnh bệnh nhân có việc làm không? Bệnh 
nhân làm nghề gì? Sau khi bệnh bệnh nhân còn làm việc không? Vì sao lại như thế? 
Còn về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân như thế nào? Có tác động gì 
đến gia đình?... Bệnh nhân nói rằng lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, không có sức 
như cạn kiệt hết sức lực mà không thể làm gì cả mặc dù không làm việc gì nhiều. 
Điều này khiến bệnh nhân không thể đi làm việc, do đó nghỉ việc, không thể kiếm 
12
tiền phụ giúp gia đình, khiến gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Đồng thời, do không 
có sức nên không còn chăm lo cho gia đình, làm việc nhà, tuy nhiên vẫn còn khả 
năng tự chăm sóc mình. Từ việc này chúng ta có thể ghi nhân triệu chứng mất sinh 
lực ở bệnh nhân, tình trạng hiện tại của bệnh nhân góp phần vào chẩn đoán, ngoài ra 
còn có thể ghi nhận hoàn cảnh kinh tế của gia đình mà đưa ra phương pháp điều trị 
thích hợp, như lựa chọn thuốc phù hợp với điều kiện kinh tế và các phương pháp 
điều trị khác. 
3.Tìm hiểu về điều mong đợi của bệnh nhân: 
Phương pháp và ví dụ: 
Bệnh nhân mong muốn có kết quả như thế nào sau buổi hẹn này? 
- Bệnh nhân mong muốn bác sĩ làm gì cho bệnh nhân? Có muốn bác sĩ giúp đỡ làm 
những gì? 
- Bệnh nhân có gì thắc mắc cần hỏi? Những điều muốn biết? Cần lời khuyên, giúp 
đỡ từ phía bác sĩ như thế nào, về việc gì? 
- Có muốn bác sĩ điều trị hay không? Điều trị hết vấn đề nào mà bệnh nhân quan 
tâm, hay muốn bác sĩ điều trị đạt kết quả như thế nào? 
- Trợ giúp khác? 
Ví dụ như bệnh nhân vào viện với nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó bệnh nhân 
có than phiền không ngủ được và cảm thấy nhức đầu, sau khi được hỏi bệnh nhân 
mong muốn bác sĩ làm gì cho bệnh nhân? Bệnh nhân trả lời mong muốn bác sĩ giúp 
bệnh nhân ngủ được và hết nhức đầu và đổi phòng cho bệnh nhân vì bệnh nhân cảm 
thấy ồn ào do người khác nói chuyện lớn tiếng. Từ điều này ngoài việc tìm hiểu tình 
trạng cuả bệnh nhân, vấn đề mà bệnh nhân quan tâm nhất hay điều khiến bệnh nhân 
khó chịu nhất còn thông qua câu trả lời mà đánh giá tư duy cuả bệnh nhân, đồng 
thời đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, hỗ trợ bệnh nhân với những yêu cầu của 
bệnh nhân nếu cần thiết, hợp lý và nằm trong phạm vi trách nhiệm và khả năng của 
bác sĩ. 
III.BÀY TỎ SỰ ĐỒNG CẢM. 
Sự đồng cảm: 
· Đồng cảm là mức độ hiểu biết, cho phép một người để trải nghiệm như thế 
nào, cảm thấy khác trong một tình huống cụ thể.. 
Trong y khoa, thầy thuốc mượn "cảm xúc của người bệnh để quan sát, cảm 
nhận và hiểu họ - nhưng không phải để đưa họ vào chính mình. Bằng cách là một 
người tham gia, quan sát, thầy thuốc hiểu như thế nào cho người khác cảm thấy. 
Đồng cảm là mối quan hệ cảm giác trong đó bác sĩ hiểu rõ hoàn cảnh của bệnh 
nhân, nếu như bác sĩ đã cho bệnh nhân. Sự đồng cảm nâng cao hiệu quả điều trị của 
mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân. 
Lợi ích của sự đồng cảm: 
- Thứ nhất, cảm xúc của bác sĩ tập trung và giữ sự chú ý của họ về những gì 
các bệnh nhân đang lo lắng về. Hãy xem xét một bác sĩ nhìn thấy một bệnh 
nhân bị nhức đầu và mệt mỏi. Khi được hỏi về cuộc sống gia đình của mình, 
bệnh nhân nói rằng mọi thứ đều tốt. Tuy nhiên, một cái gì đó về ngôn ngữ cơ 
13
thể của bệnh nhân, có lẽ là một cái nhìn lảng tránh, lo lắng của bác sĩ. Khi 
đồng cảm với sự lo lắng của bệnh nhân, các bác sĩ có nhiều khả năng thu thập 
thêm thông tin. 
- Thứ hai, sự đồng cảm tạo điều kiện cho bệnh nhân tin tưởng và tiết lộ. 
- Cuối cùng, sự đồng cảm làm cho hành nghề y có ý nghĩa hơn. 
Có 2 phương pháp bày tỏ sự đồng cảm của thầy thuốc với bệnh nhân là bày tỏ sự 
đồng cảm bằng ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời. 
1. Đồng cảm bằng lời nói: 
Giao tiếp bằng lời nói trong tư vấn y tế được công nhận là quan trọng đối với việc 
cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế và thường là dễ dàng để giải thích và phân 
tích. Bác sĩ dùng lời nói bày tỏ trực tiếp cảm xúc đồng cảm với cảm xúc, suy nghỉ 
của bệnh nhân. Ví dụ: “Ông (bà) chắc đang rất lo lắng” hay “Tôi có thể hiểu được 
điều này là rất khó khăn” 
2. Bày tỏ sự đồng cảm bằng ngôn ngữ không lời(cử chỉ điệu bộ). 
- Sử dụng điệu bộ, nét mặt, giọng nói để thể hiện sự chú ý và cảm thông. 
Theo nhà tâm lý học Albert Mehrabian đã đưa ra được công thức sau: 
Tổng cộng chất lượng tình cảm/ thái độ được truyền đạt trong giao tiếp = 7% lời nói 
+ 38% âm điệu + 55% nét mặt. 
Điệu bộ và nét mặt giúp lời nói được nhấn mạnh thêm qua thị giác và cảm xúc. 
Điệu bộ và nét mặt có thể khơi dậy cảm xúc của bạn và do đó làm cho giọng nói của 
bạn sống động. 
Ý tưởng và cảm xúc không những được truyền đạt bằng giọng nói mà còn bằng điệu 
bộ và nét mặt. Không dùng những phương tiện này có thể gây ấn tượng là người nói 
có thái độ hờ hững. Nhưng khi những phương tiện giao tiếp này được kết hợp một 
cách khéo léo, thì lời nói có hiệu quả hơn nhiều. 
Điệu bộ và nét mặt phải tự nhiên, không ngượng nghịu như thể học được từ sách 
vở. Bạn chẳng bao giờ phải học cười hoặc học phẫn nộ. Điệu bộ cũng phải thể hiện 
cảm xúc ở trong lòng. Vì vậy, điệu bộ của bạn càng tự nhiên thì càng tốt. 
14
Điệu bộ chia thành hai loại khái quát: diễn tả và nhấn mạnh. Điệu bộ để diễn tả biểu 
thị hành động hoặc cho biết kích thước và vị trí. Điệu bộ để nhấn mạnh diễn tả cảm 
xúc và sự tin chắc. Những điệu bộ này làm nổi bật, gây sinh động, và củng cố ý 
tưởng. Những điệu bộ để nhấn mạnh đóng vai trò quan trọng. 
Nét mặt Hơn bất kỳ phần nào khác của cơ thể, gương mặt thường thể hiện cảm xúc 
thật sự của bạn. Đôi mắt, hình dạng của miệng, vị trí của đầu, tất cả đều đóng một 
vai trò. Dù bạn không thốt ra một lời nào, nhưng gương mặt bạn có thể biểu lộ sự 
hờ hững, ghê tởm, bối rối, kinh ngạc, hoặc vui thích. Những nét mặt ấy, khi kèm 
theo lời nói, sẽ tác động thêm vào cảm xúc và vào thị giác của người nghe 
- Một khoảnh khắc im lặng để cảm nhận sâu hơn có thể rất hiệu quả. 
Có một điều thật thú vị khi từ "lắng nghe" trong tiếng Anh (listen) lại bao gồm đúng 
những chữ cái như từ "im lặng" (silent). Bởi vì bạn không thể lắng nghe khi bạn vẫn 
còn đang nói. Bạn không thể lắng nghe khi bạn còn đang mải nghĩ xem tiếp theo 
mình sẽ nói gì. Để lắng nghe, bạn phải im lặng. 
Khi bạn dùng lời nói để thể hiện sự thông cảm với người khác, hãy trung thực, hãy 
rõ ràng. Và rồi, hãy im lặng. Hãy để điều thần kỳ của khoảnh khắc im lặng giúp cho 
sự thấu hiểu được lớn lên.Và như thế, bạn sẽ cảm nhận sâu hơn điều mà bệnh nhân 
muốn truyền tải. 
- Cân nhắc có thể có một cái chạm vai nhẹ hoặc chạm vào tay. 
Cái chạm vai hay chạm tay nhẹ để giảm lo âu. Đơn giản chỉ cần chạm nhẹ vào vai 
hay vào tay đối phương cũng có thể làm cho họ cảm thấy an toàn và ít lo lắng hơn. 
Bởi khi đó, họ biết chắc chắn rằng bản thân không đơn độc và có ít nhất một điểm 
tựa. Vì thế, không chỉ trẻ con thích được ôm ấp, mà cả người lớn chúng ta cũng vậy. 
Một cái chạm vai nhẹ là cách thể hiện sự cảm thông đơn giản mà hiệu quả đối với 
bệnh nhân của bạn. 
Chạm nhẹ để liên kết. Chạm là một trong những cách để tăng sự liên kết với người 
đối thoại. Khi người đối thoại của bạn nhận được những chạm tay hay chạm nhẹ 
vào vai, họ sẽ cảm nhận được sự gần gũi, ấm áp. 
Tuy nhiên, trong công tác khám chữa bệnh, cần phải cân nhắc thật kỹ để tránh 
những hiểu lầm đáng tiếc. 
IV.ĐẦU TƯ KHI KẾT THÚC. 
1. Cung cấp thông tin/kiến thức để giáo dục cho bệnh nhân 
- Giải thích chẩn đoán, xét nghiệm và phương pháp điều trị (sử dụng từ ngữ mà 
bệnh nhân có thể hiểu được). 
Sau buổi thăm khám bệnh nhân có quyền được giải thích rõ ràng và đầy đủ những 
dữ kiện và chi tiết về chẩn đoán bệnh, cách chữa, và tiến trình chữa trị bệnh mình 
đang có. Tuy nhiên đối với bệnh nhân tâm thần đang trong cơn loạn thần cấp hay 
15
trong tình trạng bệnh năng bệnh nhân có thể giảm khả năng hiểu hoặc dễ dàng quên 
đi những nội dung bác sĩ giải thích, trong trường hợp này thì người thầy thuốc cần 
có sự kiên nhẫn ,thông cảm nhằm giúp bệnh nhân nhận thức được bệnh tránh những 
trường hợp phủ định bênh, bệnh nhân sẽ dấu thuốc và bỏ thuốc. Hoặc trong nhiều 
tình huống người bệnh hoàn toàn mất đi sự tỉnh táo thì những người thân hoặc 
người nuôi bệnh của bệnh nhân cần được giải thích rõ ràng về các đặc điểm của 
bệnh cùng những phương pháp xét nghiệm, điều trị thích hợp hạn chế viêc trị liệu 
không liên tục, tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh mê tính dị đoan làm bênh 
thêm trầm trọng hay có thái độ xa lánh ghét bỏ. Như trong các trường hợp cấp cứu 
tâm thần thì giáo dục cũng là một phần rất quan trọng được đề cập đến ví dụ bệnh 
nhân với một khởi phát mới về cơn hoảng loạn có thể tránh được viêc quay lại 
phòng cấp cứu nếu được giáo dục tốt về bản chất của rối loạn này. Đồng thời việc 
giải thích chi tiết các tình huống có thể tránh được nhìn nhận sai lầm, bối rối hay 
lầm lẫn từ bệnh nhân và người nhà đem lại lợi ích cho cả bệnh nhân gia đình và đội 
ngũ cán bộ y tế. Và ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp với bệnh nhân cần phải đơn 
giảm dễ hiểu tránh dung các từ ngữ chuyên môn làm bệnh nhân khó hiểu dẫn đến 
hoang mang lo sợ. 
Sự hợp tác của bệnh nhân cũng như thân nhân người bệnh sẽ góp một phần rất lớn 
trong sự thành công của điều trị. 
- Đánh giá các tác dụng và phục hồi mong muốn cho bệnh nhân. 
Trong quá trình thăm khám bác sĩ cần chú ý tìm hiểu những mong muốn nguyện 
vọng của người bệnh để có hướng xử trí thích hợp. Bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh và 
thông báo giải thích những thông tin về tình trạng hiện tại của bênh, những diễn tiến 
tốt dù nhỏ cũng mang đến những cảm xúc tích cưc sẽ góp phần cải thiện bệnh. 
Đồng thời những diễn tiến xấu cũng cần được thông báo cho bệnh nhân và người 
thân để thảo luân cùng tìm ra hướng xử trí thích hợp ,viêc thông báo phải được thực 
hiện một cách khéo léo để không làm mất lòng tin vào quá trình điều trị. 
- Đề xuất thay đổi lối sống. 
Một phần không thể thiếu trong hiệu quả của công tác điều trị bênh cạnh sử dụng 
thuốc đó là thay đổi lối sống. VÍ dụ như việc bỏ rượu trong các bệnh loạn thần thứ 
phát do rượu. Đặc biệt đa số những bênh nhân tâm thần như các rối loạn loạn thần 
hay rối loạn cảm xúc khí sắc ngay cả những lúc chưa phát bệnh thường có một tính 
cách khá khép kín thu rút như một yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh nên bênh cạnh 
viêc sử dụng hóa dược để trị liệu nên đề nghị bệnh nhân tham gia các liệu trình trị 
liệu tâm lý kèm theo sẽ rất giúp ích sự hồi phục và tái hòa nhập xã hôi. Nên hưỡng 
dẫn đễ bệnh nhân tự chọn hình thức phù hợp nếu có thể như liệu pháp tâm lí cá 
nhân, liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp tâm lý gia đình hay liệu pháp tâm lý- xã hôi 
hoặc trong trường hợp bệnh nhân tỏ ra khó chịu kiên quyết không hợp tác tham gia 
bất cứ hoạt động nào thì người thầy thuốc không nên ép buộc bệnh nhân mà cần có 
thái độ tôn trong , chấp nhân ý muốn người bệnh rồi căng cứ vào tình trạng bệnh mà 
đưa ra phương pháp hợp lý để bênh nhân tham gia một cách vô ý. Viêc tạo được 
một môi trường tốt nhằm thay đổi lối sống của bệnh nhân đòi hỏi có sự nổ lực hợp 
tác của gia đình và những người xung quanh nên phải tư vấn và hướng dẫ kỹ lưỡng 
những đối tượng này thì mới đạt được hiệu quả. 
- Khơi gợi và trả lời câu hỏi cho bệnh nhân: sau khi hoàn tất quá trình hỏi bệnh 
16
người thầy thuốc nên dành thời gian để bệnh nhân đươc giải đáp những thắt mắt 
trong tất cả các vấn đề liên quan tới bệnh như một sự tương tác hai chiều. Việc trả 
lời những câu hỏi của bệnh nhân sẽ giúp cho người thầy thuốc tạo được lòng tin và 
sự gần gũi với bệnh nhân, điều này sẽ giúp ích cho việc khai thác triệu chứng được 
đầy đủ và chính xác hơn , thăm khám sẽ có chất lượng hơn, đồng thời thể hiện sự 
quan tâm, tôn trọng của người bác sĩ. 
2. Bệnh nhân tham gia vào việc ra quyết định 
- Đánh giá mục tiêu và yếu tố khích lệ bệnh nhân. 
Thầy thuốc cần đánh giá mục tiêu và yếu tố khích lệ bệnh nhân nhằm tăng sự hợp 
tác, tăng sự tin tưởng, tuân thủ và đạt hiệu quả cao trong điều trị. Chẳng hạn bệnh 
nhân tâm thần phân liệt hay nói những câu vô nghĩa hay gặp khó khăn khi muốn 
diễn đạt. Thầy thuốc nên cổ vũ BN phát biểu chứ không nên lúc nào cũng cho là BN 
sai và lờ đi mọi ý kiến của BN. Thầy thuốc khích lệ bệnh nhân bằng những lời khen 
khi bệnh nhân tuân thủ điều trị, thực hiện đúng các yêu cầu của mình. Điều đó tạo 
nên mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân, sẽ tăng sự tin tưởng và tuân thủ 
điều trị của bác sĩ đưa ra. 
- Thỏa thuận về việc chia sẻ mục tiêu điều trị. 
Sau khi thầy thuốc đã chẩn đoán bệnh và lên kế hoạch điều trị thì việc thỏa thuận 
với bệnh nhân về mục tiêu điều trị của mình là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt là 
các bệnh nhân tâm thần. Làm rõ các mục tiêu điều trị, dùng các ngôn ngữ dễ hi 
ểu, đơn giản giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để có sự hợp tác tốt 
trong quá trình điều trị. 
- Khám phá các rào cản: “Điều gì giúp ông/bà thực hiện được kế hoạch 
này?”. 
Tìm hiểu các vấn đề khó khăn trước và trong quá trình điều trị của bệnh nhân để 
giúp bệnh nhân có quyết định đúng đắn và không bỏ trị giữa chừng. Ví dụ việc sử 
dụng các thuốc điều trị trong lĩnh vực tâm thần, bệnh nhân cần được thông báo rõ 
ràng các tác dụng phụ trước khi uống nếu không bệnh nhân có thể tự ý bỏ thuốc khi 
xuất hiện các triệu chứng của hội chứng ngoại tháp do thuốc, các rối loạn về nội 
tiết, thần kinh thực vật….Bênh cạnh đó các rối loan tâm thần thường mãn tính dễ tái 
phát đa số đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài thậm chí suốt đời , đây là vấn đề mà 
bệnh nhân và người thân cần nhận thức rõ để kiên trì điều trị tránh nhiều trường hợp 
tự ngưng thuốc khi thấy tình trang tạm ổn mà tưởng là đã hoàn toàn khỏi bệnh. 
4.3Kết thúc buổi thăm khám. 
Tóm tắt các ý chính:Sau buổi thăm khám người thầy thuốc nên tóm tắt lai những 
điều quan trọng như các triệu chứng chính, các triệu chứng cải thiện và chưa cải 
thiện, hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân rõ. 
Đảm bảo sự chăm sóc liên tục: bác sĩ cùng người nhà hay bệnh nhân sẽ luôn tương 
tác trong suốt quá trình phòng chữa trị bệnh và thảo luận giải quyết các vấn đề phát 
sinh. ‘’Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét lai tình trạng này’’. 
PHẦN C: THĂM KHÁM TRẠNG THÁI 
17
TÂM THẦN 
* Khám lâm sàng tâm thần bao gồm 2 phần chính: 
- Phần thứ nhất : là phần lịch sử bao gồm bệnh sử tâm thần, lịch sử phát 
triển và các vấn đề cá nhân, tiền sử bệnh tâm thần, tiền sử bệnh cơ thể, tiền sử gia 
đình và các vấn đề liên quan. 
- Phần thứ hai: là khám, đánh giá trạng thái tâm thần tại thời điểm tiến 
hành phỏng vấn. 
*Trong khám lâm sàng tâm thần, hỏi bệnh là kỹ năng chính. Do vậy kỹ năng 
giao tiếp giữa bác sỹ và bệnh nhân là vô cùng quan trọng quyết định sự thành công 
của buổi khám bệnh. Mục đích của hỏi bệnh là để: 
(l) nắm được đầy đủ về lịch sử của bệnh nhân 
(2) thiết lập được mối quan hệ và hợp tác điều trị 
(3) tạo dựng được lòng tin và sự trung thực của bệnh nhân 
(4) đánh giá được tình trạng hiện tại 
(5) chẩn đoán được bệnh 
(6) lập được kế hoạch điều trị. 
Để có được các thông tin đầy đủ và khách quan, cần phối hợp giữa các thông tin 
do bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cung cấp với các giấy tờ, tài liệu, kết quả xét 
nghiệm.... của những lần khám trước. Song song với việc khám lâm sàng tâm thần, 
cần khám lâm sàng thần kinh và các cơ quan, thực hiện các xét nghiệm thích hợp 
giúp cho chẩn đoán và theo dõi điều trị. Tóm lại khám lâm sàng tâm thần cần tuân 
theo 3 nguyên tắc cơ bản: 
(l) Khám toàn diện, chi tiết, cơ động. 
(2) Kết hợp giữa các tài liệu chủ quan và khách quan. 
(3) Kết hợp kiến thức vững vàng về tâm thần học và nghệ thuật tiếp xúc 
I. Bố trí phòng khám bệnh cho bệnh nhân tâm thần 
- Phòng khám là nơi tiếp đón bệnh nhân đầu tiên, đa số các bệnh nhân tâm thần 
tự cho mình là không bị bệnh nên từ chối sự khám bệnh. Vì vậy, cách bố trí phòng 
khám phải làm cho bệnh nhân có cảm giác dễ chịu thoải mái, yên tâm và hợp tác để 
bác sĩ khám bệnh. 
- Cách bố trí phòng khám phải gọn gàng, sạch đẹp, màu sắc phải hài hòa, trang 
nhã để làm bớt sự căng thẳng về tâm thần cho người bệnh. 
- Thái độ, lời nói, cử chỉ của nhân viên y tế khi tiếp đón người bệnh phải niềm 
nở, ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng và thực sự tôn trọng bệnh nhân để bệnh nhân tin 
tưởng và hợp tác khám bệnh 
II. Sinh viên phụ giúp bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân 
tâm thần 
- Hướng dẫn chi tiết cho gia đình bệnh nhân khai đầy đủ và chính xác về tiền 
18
sử, bệnh sử tâm thần của bệnh nhân. 
- Giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết, gọn nhẹ, đơn giản: ghi chép vào sổ 
khám bệnh đầy đủ các mục (tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán, nơi giới thiệu của bệnh 
nhân…). 
- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp và đánh giá toàn trạng bệnh nhân để báo cáo 
cho bác sĩ. 
- Thực hiện các y lệnh của bác sĩ một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. 
- Phối hợp với bác sĩ xử trí một cách tích cực và kịp thời các trường hợp bệnh 
nhân cấp cứu. 
III. Kĩ năng hỏi bệnh 
- Sắp xếp khám bệnh ở một phòng riêng yên tĩnh, thoải mái 
- Tự giới thiệu về mình với bệnh nhân, chào hỏi bệnh nhân, thông báo với bệnh 
nhân mục đích của việc hỏi bệnh. 
- Để bệnh nhân ngồi thoải mái, biểu lộ thái độ tôn trọng, cảm thông để bệnh 
nhân cảm thấy yên tâm, tin tưởng 
- Không phê bình, chỉ trích bệnh nhân. 
- Quan sát bệnh nhân một cách tỷ mỉ về hình dáng, điệu bộ, cử chỉ động tác. 
- Chủ động trong khi hỏi bệnh, không tranh cãi hoặc tỏ thái độ tức giận với bệnh 
nhân. 
- Sử dụng lời lẽ dễ hiểu phù hợp với trình độ và khả năng của bệnh nhân. 
- Thời gian hỏi bệnh thường kéo dài từ 15 - 90 phút và phụ thuộc vào tình trạng 
của người bệnh, trung bình khoảng từ 45 - 60 phút. 
- Sử dụng các câu hỏi mở với những bệnh nhân có thể kể bệnh tốt và hợp tác 
khám bệnh, sử dụng các câu hỏi đóng (đúng/ sai) nếu thời gian khám bệnh ngắn, hoặc 
khi bệnh nhân đang trong trạng thái loạn thần, mê sảng, sa sút trí tuệ hoặc bệnh nhân 
ít hợp tác kể bệnh. 
* Một số bệnh lý đòi hỏi những lưu ý đặc biệt cho việc khám bệnh: 
Bệnh nhân biểu hiện tình trạng sa sút, thoái lui: cần chủ động, sử dụng các câu 
hỏi đóng. Chú ý đến các động tác, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể của người bệnh. Thay đổi 
câu hỏi hoặc chủ đề khác nếu nhận thấy bệnh nhân khó trả lời được câu hỏi vừa nêu 
Hỏi gia đình người bệnh: tập trung vào những vấn đề của bệnh nhân. Hỏi về 
cách thức mà các thành viên trong gia đình đối xử với bệnh nhân: tức giận, quan tâm, 
lo lắng, ai là người muốn giúp đỡ người bệnh. 
Bệnh nhân trầm cảm: cần phát hiện ý tưởng tự sát, hỏi xem bệnh nhân có kế 
hoạch gì không. Cố gắng để làm tăng lòng tự trọng của bệnh nhân bằng cách đưa ra 
những lời khen ngợi phù hợp. 
Bệnh nhân kích động: lưu ý không ngồi gần bệnh nhân trong phòng đóng kín. 
19
Ngồi gần nơi có thể dễ dàng thoát ra ngoài. Trong phòng có nhân viên bảo vệ. Nếu 
bệnh nhân có biểu hiện quá khích, dừng buổi khám bệnh ngay lập tức. 
Bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể: không thảo luận về các triệu chứng dạng cơ 
thể của bệnh nhân. Quả quyết với bệnh nhân rằng thầy thuốc tin những khó chịu mà 
bệnh nhân kể. 
Bệnh nhân có hoang tưởng: đừng tranh cãi với bệnh nhân về hoang tưởng. Hãy 
nói với bệnh nhân rằng anh không đồng ý với bệnh nhân nhưng hiểu những suy nghĩ 
của họ. 
Bệnh nhân hưng cảm: Cố gắng đặt ra các giới hạn để kiềm chế bệnh nhân. Hãy 
nói với bệnh nhân rằng anh cần biết một số thông tin đặc biệt trước, sau đó hãy nói 
đến các vấn đề khác 
Bệnh nhân vừa được dùng thuốc: bệnh nhân sẽ buồn ngủ và muốn trả lời qua 
loa. Do vậy nên dùng các câu hỏi đóng và chỉ hỏi một số vấn đề quan trọng, chuyển 
những vấn đề thứ yếu sang lần khám sau 
IV. Khai thác lịch sử tâm thần: 
Lịch sử tâm thần là toàn bộ câu truyện về cuộc đời bệnh nhân theo trình tự 
thời gian. Nó cho phép người bác sỹ tâm thần hiểu bệnh nhân là ai, quá khứ của bệnh 
nhân như thế nào và tương lai bệnh nhân sẽ ra sao. Lịch sử tâm thần phải được kể 
bằng lời kể của bệnh nhân, theo quan điểm của họ. Có thể các thông tin này cũng 
được thu thập từ cha mẹ, họ hàng, vợ chồng, bạn bè...của bệnh nhân. Lưu ý: cần cho 
phép bệnh nhân tự kể về mình và yêu cầu họ kể những gì họ cho là quan trọng nhất. 
Người phỏng vấn cần đưa ra những câu hỏi phù hợp để có được các thông tin quan 
trọng và chi tiết. 
1. Các thông tin cá nhân 
Thông tin cá nhân bao gồm: họ và tên bệnh nhân, tuổi, giới tính, dân tộc, tình 
trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn, địa chỉ, số điện thoại, nghề nghiệp và nơi 
làm việc, bệnh nhân tự đến hay được ai giới thiệu đến, người cung cấp thông tin là ai, 
có quan hệ thế nào đối với bệnh nhân, thông tin nhận được có đáng tin cậy hay không 
(nếu bệnh nhân không hợp tác khám bệnh). 
2. Lý do đến khám bệnh (hay biểu hiện chính) 
Lý do đến khám bệnh phải được ghi theo lời giải thích của bệnh nhân. Ghi lý 
do buộc bệnh nhân phải đến viện hoặc đến gặp nhân viên tư vấn. Sử dụng các câu 
hỏi: " Tại sao anh phải đến gặp bác sỹ tâm thần?", " Điều gì buộc anh phải đến bệnh 
viện?", 
- “Cái gì là vấn đề chủ yếu khiến anh cảm thấy khó chịu phải đi khám bênh?" 
20
3. Bệnh sử hiện tại 
Trong phần này, cần khai thác sự tiến triển của các triệu chứng bệnh lý từ khi 
có dấu hiệu khởi phát cho đến hiện tại, mối liên quan đến các sự kiện trong đời sống, 
những xung đột cá nhân, sang chấn tâm lý, các thuốc, chất gây nghiện, những thay 
đổi chức năng so với trước đây. Cần ghi càng sát theo lời kể của bệnh nhân càng tốt. 
Cần hỏi bệnh nhân đã được khám và điều trị ở đâu, bằng các phương pháp gì, kết quả 
điều trị ra sao. 
4. Tiền sử bệnh tâm thần và cơ thể 
Khai thác tiền sử các bệnh tâm thần từ trước bao gồm các rối loạn loạn thần, các 
rối loạn tâm thần và hành vi, rối loạn dạng cơ thể và các bệnh tâm căn.... 
Về tiền sử mắc các bệnh cơ thể cần khai thác các bệnh lý thần kinh (viêm não, u 
não, tai biến mạch máu não. chấn thương sọ não, động kinh...), các bệnh nội tiết, hệ 
thống, các bệnh cơ thể khác 
Khi khai thác tiền sử bệnh tật, cần chú ý hỏi thời gian mắc bệnh, mức độ nặng 
nhẹ, điều trị tại bệnh viện nào hoặc được bác sỹ nào theo dõi điều trị, điều trị bằng 
các biện pháp gì, hiệu quả ra sao, tác động của đợt ốm đó đến cuộc sống của bệnh 
nhân. Yêu cầu bệnh nhân cho xem các tư liệu liên quan đến bệnh tật trước đây (nếu 
có). 
Khai thác tiền sử nghiện chất: nghiện rượu, thuốc lá, ma tuý, các thuốc an thần 
gây ngủ khác. Không nên đặt câu hỏi: "anh có nghiện rượu không?" mà nên hỏi: "anh 
uống bao nhiêu rượu một ngày?". Cần hỏi: thời gian nghiện, mức độ sử dụng, tác 
động của việc sử dụng chất gây nghiện đó đến sức khoẻ, đời sống, sinh hoạt và nghề 
nghiệp... của bệnh nhân. 
5. Lịch sử cá nhân 
Khi xem xét bệnh lý hiện tại của bệnh nhân, người bác sỹ tâm thần cần biết toàn 
bộ về quá khứ của bệnh nhân và mối liên hệ của nó đến bệnh lý hiện tại. Lịch sử cá 
nhân thường được hỏi dựa theo các giai đoạn và các lứa tuổi phát triển chủ yếu. Cần 
chú ý khai thác các sự kiện nổi bật VD: các sang chấn tâm lý, chấn thương cơ thể, 
xung đột, thảm hoạ... 
5.1- Lịch sử quá trình mang thai và sinh đẻ của mẹ bệnh nhân 
Cần khai thác các đặc điểm nổi bật như bệnh nhân được sinh ra đúng theo dự 
định và mong muốn của cha mẹ không? quá trình mang thai có bình thường không?, 
có ốm đau gì hoặc có sang chấn tâm thần hay cơ thể không?, trong khi mang thai mẹ 
bệnh nhân có sử dụng thuốc hay chất gây nghiện gì không?, đẻ thường hay đẻ khó, có 
phải can thiệp thủ thuật gì không? Có bị ngạt sau đẻ không 
5.2- Thời kỳ trẻ nhỏ 
21
Khai thác quá trình phát triển từ nhỏ như được nuôi bằng sữa mẹ hay không, các 
giai đoạn phát triển tâm thần vận động như ngồi, bò, tập đứng, tập đi, tập nói, tính 
tình thế nào? trẻ khoẻ hay thường xuyên ốm yếu?, có bị va ngã lần nào đáng chú ý 
không? thói quen ăn uống, tập đi vệ sinh khả năng học tập và bắt chước?, mối quan 
hệ gắn bó với cha mẹ, người trông trẻ, trẻ cùng lứa tuổi như thế nào, thân thiện bạo 
dạn hay nhút nhát, thích chơi một mình hay thích chơi cùng bạn ?, có thường xuyên 
gặp ác mộng không?, có đái dầm không?, có các ám sợ không? Điều gì khủng khiếp 
nhất hoặc thích thú nhất thời thơ ấu mà bệnh nhân nhớ. 
Khi bắt đầu đi học cần hỏi xem có gặp khó khăn gì trong học tập không?, khả 
năng tập trung chú ý?, tình trạng học kém, lưu ban, kỷ luật,....?mối quan hệ với thầy 
cô giáo, bạn bè cùng trang lứa? 
5.3-Thời kỳ thanh thiếu niên 
Đây là thời kỳ nhạy cảm của đời người. Do vậy, ngoài việc hỏi các vấn đề như 
học tập, vấn đề sức khoẻ và bệnh tật chung, cần chú ý khai thác các vấn đề liên quan 
đến tâm lý và các rối loạn tuổi vị thành niên như các mối quan hệ xã hội, thầy cô 
giáo, bạn bè, có nhiều hay ít bạn, có bạn thân không?, có tham gia nhóm hội gì 
không?, có rắc rối trong trường hoặc ngoài trường (trộm cắp, đánh nhau, phá 
phách,...)?, có sử dụng chất kích thích hoặc các chất ma tuý khác không?, có giai 
đoạn nào có cảm giác đau khổ, tội lỗi hoặc cảm thấy mình thua kém bạn bè không?.... 
5.4- Thời kỳ trưởng thành 
Thời kỳ này, người thầy thuốc tâm thần cần quan tâm đến nghề nghiệp và việc 
lựa chọn nghề nghiệp của bệnh nhân, thái độ đối với công việc, các mối quan hệ với 
đồng nghiệp, bạn bè, với lãnh đạo, các mối quan tâm chính, các tham vọng thăng tiến 
và kết quả đạt được. 
Trong thời kỳ trưởng thành, một loạt các sự kiện lớn liên quan đến bệnh nhân 
như: yêu đương lập gia đình, sinh đẻ, cuộc sống hôn nhân, con cái, việc học tập, thu 
nhập, các hoạt động xã hội, tôn giáo...cần được tập trung khai thác. 
Về điều kiện sống hiện tại, cần hỏi xem bệnh nhân sống cùng với ai (ông bà, bố 
mẹ, anh chị em...)?, mối quan hệ giữa các thánh viên trong gia đình? Nếu bệnh nhân 
phải nhập viện, ai là người chăm sóc bệnh nhân, ai là người giúp bệnh nhân chăm sóc 
con cái... 
5.5- Tiền sử về tình dục 
Chịu ảnh hưởng của văn hoá Á Đông, đại đa số bệnh nhân không muốn thảo 
luận về vấn đề tình dục thậm chí cả khi đây chính là nguyên nhân sâu sa nằm dưới 
các rối loạn hiện tại của người bệnh. Do vậy người thầy thuốc cần tạo ra bầu không 
khí thoải mái, thân thiện, tin cậy mới có thể khai thác được lịch sử tình dục. 
Cần hỏi bệnh nhân về quan điểm chung của bệnh nhân về tình dục, thái độ 
22
của bệnh nhân đối với vấn đề tình dục hiện nay của bản thân. Gợi mở cho bệnh nhân 
nói về sự phát triển tình dục qua các giai đoạn từ khi dậy thì (tuổi có kinh lần đầu, 
tuổi xuất tinh lần đầu, những cảm xúc đặc biệt, những nỗi sợ hãi, những khác biệt...). 
Có thể sử dụng một số câu hỏi như: "Anh (chị) đã từng có vấn đề phiền muộn gì về 
đời sống tình dục của mình"?, "Ban đầu hiểu biết của anh (chị) về tình dục có được từ 
nguồn thông tin nào"?... 
6. Tiền sử gia đình 
Cần khai thác tiền sử gia đình về bệnh tâm thần, các bệnh cơ thể, các bệnh có 
tính chất di truyền (chậm phát triển tâm thần, động kinh, Alzheimer, Parkinson,...). 
Khai thác tiền sử nghiện chất của cha mẹ và những thành viên khác... Cần hỏi thêm 
về tuổi và nghề nghiệp của cha mẹ. Nếu cha mẹ đã chết cần hỏi chết ở độ tuổi nào, 
nguyên nhân chết là gì,.... Chú ý cảm nhận của bệnh nhân về các thành viên trong gia 
đình. 
V. Khám lâm sàng: 
1. Biểu hiện bên ngoài: 
-Ấn tượng chung: quan sát đầu tiên của bác sĩ với bệnh nhân cho ta nhận định 
ban đầu về tính cách, trạng thái tâm thần của bệnh nhân, điều này phụ thuộc nhiều 
vào kinh nghiệm lâm sàng của người khám, mang tính chủ quan. Quan sát hình dáng 
bên ngoài, cao, gầy, mập lùn, vệ sinh cá nhân, cách ăn mặc, cử chỉ, tiếp xúc bằng 
mắt. 
-Dáng điệu, quần áo, cách ăn mặc, biểu hiện tuổi tác: dáng điệu là cách đi đứng, 
ngồi, nằm của bệnh nhân. Biểu hiện tuổi tác là qua cách ăn mặc,nói chuyện, đi lại, 
hành vi của bệnh nhân thể hiện ra bên ngoài, bằng cách quan sát người khám nhận 
định những nội dung trên phù hợp với lứa tuổi nào. 
- Sức khỏe, giận dữ / sợ hãi: sức khỏe là trạng thái thể chất và tinh thần của 
bệnh nhân, biết được qua hỏi diễn tiến bệnh phòng, thăm khám lâm sàng: quan sát, 
khám cơ quan. Để biết được bệnh nhân đang giận dữ hay sợ hãi cần quan sát nét mặt, 
ánh mắt, hành vi của bệnh nhân. Có thể thấy vẻ mặt nhăn nhó, mắt nhìn đăm đăm, 
đập phá, la mắng người xung quanh khi giận dữ; vẻ mặt hốt hoảng, chạy trốn, chui 
vào lòng người thân hoặc trùm chăn,… trong sợ hãi. 
Trong phần này: người thầy thuốc tâm thần cần mô tả hình dáng vẻ ngoài ban 
đầu khi gặp bệnh nhân thể hiện qua hình dáng, đi lại , điệu bộ, ăn mặc, trang điểm, 
nói năng... Thông thường, biểu hiện chung của bệnh nhân được mô tả là: có vẻ khoẻ 
mạnh, vẻ ốm yếu, tư thế đĩnh đạc đường hoàng, trông có vẻ già, trông có vẻ trẻ trung, 
trông có vẻ nhếch nhác, trông như trẻ con, trông dị kỳ....Cũng nên chú ý đến các dấu 
23
hiệu của lo âu: xoắn vặn 2 bàn tay, cúi đầu vẻ căng thẳng, mắt mở tròn... 
* Case lâm sàng: bệnh nhân H. phòng 8 có cách ăn mặc xuềnh xoàng, tóc rối, 
thân mình bẩn, miệng dính thức ăn, ánh mắt có thần,thỉnh thoảng cười nói ca hát một 
mình, dáng đi cân đối, chậm chạp. 
2. Hành vi chung: Trước hết hành vi bao gồm hành vi có ý chí và hành vi bản 
năng. 
- Hành vi có ý chí là một quá trình hoạt động tâm thần có mục đích, phương 
hướng rõ ràng. Để thực hiện hành vi có ý chí cần có sự tham gia của các quá trình 
chú ý, phán đoán, suy luận, vận dụng các kiến thức, các kinh nghiệm đã có, vận dụng 
các đặc điểm của nhân cách( tính cương quyết, độc lập, tự chủ,…). 
- Hành vi bản năng là những hành vi nhằm thỏa mãn các nhu cầu sinh vật( ăn 
uống, tình dục,…) và kích thích đời sống của môi trường (yêu cầu sinh tồn). 
- Hành vi chung là những hành vi mà bệnh nhân thường xuyên lặp lại và kéo dài 
trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể gặp như thích gây gỗ, niệm phật, múa 
hát, la hét, cứng nhắc, run giật, chậm chạp tâm thần vận động. 
Phương pháp thăm khám: quan sát những hành vi chính của bệnh nhân, hỏi 
người nhà xem thời gian trước hành vi này có thường xảy ra không. Thông thường 
những hành vi này thường đi kèm với sự thay đổi cảm xúc của bệnh nhân. 
*Case lâm sàng: 
- Bệnh nhân X. phòng 2 có hành vi bất thường như niệm phật( bệnh nhân niệm 
lớn tiếng và không dừng lại khi bác sĩ hay mẹ bệnh nhân yêu cầu), bệnh nhân lặp lại 
hành vi này mỗi 3- 4 giờ. 
- Bệnh nhân D. phòng 8, có hành vi giết mẹ ruột do ảo thanh xúi giục. 
- Bệnh nhân H. phòng 8 đi đại tiện tại giường khi có rất đông người xung quanh. 
3. Thái độ đối với bác sĩ khám bệnh: là định hướng chủ quan của cá nhân bệnh 
nhân đối với bác sĩ, là cách ứng xử, quan điểm của bệnh nhân. Khi thăm khám ta có 
thể gặp các kiểu như hợp tác,sợ hãi,căm ghét, phòng thủ,quyến rũ,lảng tránh, lấy 
lòng. Trong đó hợp tác và sợ hãi thường gặp và cần chú ý phân biệt rõ là bệnh nhân 
chủ động hợp tác hay sợ bác sĩ nên hợp tác, điều này có ý nghĩa lớn đến tiến triển 
bệnh của bệnh nhân. Ít gặp hơn là căm ghét và hiếm ở các kiểu thái độ còn lại. Cần 
chú ý thăm khám kỹ để phát hiện nguyên nhân. 
Thầy thuốc tâm thần cần nhận xét thái độ tiếp xúc của bệnh nhân. Các dạng thể 
hiện có thể là: hợp tác kể bệnh, thân thiện, chăm chú, quan tâm, thẳng thắn bộc trực, 
thái độ quyến rũ, thu hút thầy thuốc, thái độ tự vệ đề phòng, thái độ khinh khỉnh, thái 
độ lúng túng bối rối, thái độ thờ ơ thái độ thù địch chống đối, thái độ kịch tính, thái 
độ dễ mến, thái độ lảng tráng,... 
VD: Bệnh nhân D. phòng 8 khi bác sĩ lại khám thì tỏ vẻ sợ hãi ( sợ bác sĩ tiêm 
thuốc). Bệnh nhân X. phòng 2 hợp tác tốt với bác sĩ khám bệnh do vậy tình trạng 
bệnh đã thuyên giảm nhiều qua 10 ngày điều trị. 
4. Trạng thái ý thức : 
- Trạng thái ý thức : là mức độ sáng sủa, tỉnh táo của tâm thần, khả năng nhận 
24
thức của người bệnh về bản thân mình, môi trường xung quanh và thời gian. Phương 
pháp thăm khám trên lâm sàng thường dùng là định hướng lực (khả năng nhận biết 
bản thân, không gian và thời gian). Ngoài ra còn đánh giá thông qua khả năng đáp 
ứng với kích thích đau hoặc chính xác nhất là thang điểm Glasgow. 
-Ý thức được chia làm 4 mức độ: theo phương pháp định hướng lực và kích 
thích đau. 
+ ý thức u ám: định hướng không gian, thời gian và bản thân chính xác nhưng 
trả lời chậm chạp. Người bệnh dễ bị đánh thức và thực hiện được các động tác đỡ gạt. 
+ Ngủ gà: định hướng được bản thân, không gian thời gian và xung quanh 
nhưng trở ngại nhiều hơn, khi còn khi mất. Phải hỏi to, lay mạnh người bệnh mới trả 
lời được đôi chút rồi lim dim ngủ gà, ngủ gật. Phải kích thích thật mạnh người bệnh 
mới có động tác đỡ gạt, khó đánh thức tỉnh hơn trạng thái ý thức u ám. 
+ Bán hôn mê: năng lực định hướng mất hoàn toàn, người bệnh không phản ứng 
gì với các kích thích của môi trường, hỏi không nói, không thực hiện được bất cứ yêu 
cầu gì của thầy thuốc. Khi kích thích thật đau người bệnh mới có phản ứng nhất thời 
như giật tay, co tay lại, nhăn mặt. 
+ Hôn mê: ý thức người bệnh bị loại trừ hoàn toàn, người bệnh mất hết các phản 
ứng, phản xạ và có thể có cả phản xạ bệnh lý như Babinski. Người bệnh chỉ còn 
hoạt động của các trung khu quan trọng để đảm bảo đời sống thực vật như tuần 
hoàn hô hấp,.. ra khỏi trạng thái hôn mê người bệnh quên hoàn toàn. 
- Khám ý thức nhằm mục đích đánh giá mức độ tỉnh táo của bệnh nhân, đồng 
thời phát hiện các rối loạn chức năng não bộ. Các biểu hiện có thể là: tỉnh táo, rõ 
ràng, lú lẫn, u ám, bán mê, hôn mê. Định hướng thời gian, không gian, bản thân, xung 
quanh đầy đủ, rõ ràng hoặc rối loạn. 
- Khi khám ý thức, thường sử dụng một số câu hỏi: "Đây là đâu?", "Hôm nay là 
thứ mấy?", "Anh có biết tôi là ai không?", "Anh hãy cho biết anh là ai"... Thông 
thường khi có rối loạn, định hướng về thời gian và không gian thường rối loạn trước, 
định hướng về bản thân và xung quanh duy trì lâu hơn. 
- Khi có rối loạn định hướng cần lưu ý đến các bệnh thực thể ở não hoặc bệnh 
toàn thân gây tổn thương nặng nề đến chức năng não. 
Case lâm sàng: 
Bệnh nhân X. phòng 2, khi thăm khám thấy bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, định 
hướng thời gian, không gian và bản thân, người thân chính xác. Nhưng bệnh nhân 
cho mình không mắc bệnh, người nhà và bác sĩ có giải thích nhưng vẫn khẳng định 
bản thân bình thường 
5. Sự tập trung chú ý: năng lực tập trung các hoạt động tâm thần vào một đối 
25
tượng hoặc hiện tượng nhất định, để đối tượng hoặc hiện tượng đó được phản ánh 
một cách rõ nét nhất và toàn vẹn nhất trong ý thức. 
- Đánh giá khả năng tập trung chú ý của bệnh nhân dựa vào quan sát, theo dõi 
bệnh nhân khi trả lời các câu hỏi của thầy thuốc. Nếu bệnh nhân kém tập trung, thầy 
thuốc phải nhắc đi nhắc lại câu hỏi bệnh nhân mới trả lời, bệnh nhân khó đáp ứng 
được các câu hỏi, câu trả lời không phù hợp..... 
- Có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện nghiệm pháp 100 - 7 (lấy 100 trừ đi 7 năm 
lần liên tiếp),nghiệm pháp100-3, đếm thật nhanh từ 1 đến 20, đánh vần ngược tên của 
bệnh nhân...để đánh giá khả năng tập trung chú ý. 
- VD: Bệnh nhân H. phòng 8 khi làm nghiệm pháp 100-3 và 100-7 bệnh nhân 
làm được 5 phép tính liên tiếp. Nhưng khi khám lại vào một thời điểm khác bệnh 
nhân chỉ làm được 2 hoặc 3 lần, khi này sự tâp trung chú ý của bệnh nhân giảm hơn, 
nói chuyện không liên quan với chủ đề bác sĩ hỏi, nội dung câu chuyện khó hiểu. 
6. Định hướng lực: là khả năng nhận biết thời gian, không gian, bản thân, khả 
năng định hướng phản ánh chức năng của vỏ não. 
Cách thăm khám: 
- Hỏi bệnh nhân: anh (chị) có biết bây giờ là ban ngày hay ban đêm không ? 
=> Định hướng thời gian 
- Hỏi bệnh nhân: anh (chị) có biết bây giờ chúng ta đang ở đâu không 
=>Định hướng không gian 
- Hỏi bệnh nhân: anh (chị) có biết mình tên gì? Bao nhiêu tuổi không? 
=> Định hướng bản thể 
7. Hoạt động tâm thần vận động: 
· Hoạt động có ý chí: hoạt động tâm thần có mục đích, có phương hướng rõ 
ràng, chỉ có ở con người. 
VD: thao tác nghề nghiệp, thiết kế, lái xe 
· Hoạt động bản năng: hành vi thỏa mãn nhu cầu sinh vật và thích nghi với môi 
trường, giống như một phản xạ không điều kiện. 
VD: ăn uống, tình dục… 
Cách khám: Khám hoạt động tâm thần vận động bằng cách chú ý đến cử chỉ, 
hành vi của bệnh nhân trong suốt quá trình thăm khám và kết hợp với phần hỏi bệnh 
để đưa ra kết luận về hành vi của bệnh nhân. 
Rối loạn hoạt động có ý chí: 
26
Hội chứng rối loạn hoạt động có ý chí 
Bảng 7.1- Các hội chứng kích động 
27
Ngoài ra còn gặp một số loại kích động như: 
Kích động sau stress. 
Kích động nhân cách bệnh. 
Kích động tuổi già. 
Bảng 7.2 - Các hội chứng bất động: 
28
- Case lâm sàng : Bệnh nhân N.M.N, được chẩn đoán là loạn thần cấp. Khi lên 
cơn bệnh nhân đột nhiên la hét, đập phá, xé quần áo, đánh người, trong lúc chạy 
thẳng gặp gì phá đó, lấy cây đập đổ xe bánh mì người vợ đang bán 
=> Hành vi xung động (từng cơn) - Cơn xung động phân liệt. 
8. Cảm giác: Cảm giác là quá trình phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật 
hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. VD: cảm 
giác về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị, âm thanh, nóng lạnh, trơn bóng hay 
thô ráp... 
29
8.1- Các rối loạn cảm giác tri giác 
o Tăng cảm giác 
Do ngưỡng kích thích hạ xuống, vì vậy những kích thích trung bình hoặc nhẹ lại 
trở nên quá mạnh đối với bệnh nhân, làm bệnh nhân không chịu đựng được. 
Ví dụ: 
- Ánh sáng bình thường cũng làm cho bệnh nhân chói mắt không chịu đựng 
được. Tiếng đập cửa nghe như tiếng bom nổ. 
- Thường gặp trong trạng thái quá mệt mỏi ở người bình thường, hoặc là biểu 
hiện đầu tiên của nhiều bệnh loạn thần cấp tính. 
* Giảm cảm giác 
Ngưỡng kích thích tăng lên, do đó bệnh nhân không tri giác được những kích 
thích nhẹ, hoặc tri giác một cách mơ hồ, không rõ ràng những kích thích thông 
thường. 
Ví dụ: 
- Mọi tiếng động trở nên xa xôi, nghe không rõ ràng. 
- Cảnh vật xung quanh mờ nhạt như phủ một lớp sương mù. 
- Mùi vị thức ăn trở nên nhạt nhẽo. 
Thường gặp trong rối loạn trầm cảm hoặc tổn thương đồi thị. 
* Loạn cảm giác bản thể 
Bệnh nhân có những cảm giác đau nhức, khó chịu, lạ lùng trong cơ thể hay gặp 
trong các nội tạng như nóng bỏng dạ dày, cảm giác cắn xé trong ruột, điện giật trong 
óc,… các cảm giác này xuất hiện thường xuyên, tính chất và khu trú không rõ ràng, 
không thể xác định được nguyên nhân bằng các phương pháp khám xét thực thể. 
Thường gặp trong hội chứng nghi bệnh, trạng thái trầm cảm 
Case lâm sàng: bệnh nhân trầm cảm phòng 3 khi được hỏi nói rằng mọi tiếng động 
trở nên xa xôi, nghe không rõ ràng. Cảnh vật xung quanh mờ nhạt như phủ một lớp 
sương mù. Mùi vị thức ăn trở nên nhạt nhẽo. 
9. Khí sắc: là trương lực của cảm xúc, mang tính chất ổn định theo thời gian 
Trong trầm cảm: buồn, trầm, lo lắng, dễ bị kích thích. 
Trong hưng cảm: hưng phấn, vui tươi, giàu sinh lực. 
Cách khám: hỏi bệnh nhân và người nhà về cảm xúc của bệnh nhân trong thời 
gian gần đây. 
30 
Khí sắc trầm 
Cảm xúc 
vui vẻ 
Cảm xúc 
hưng phấn
Ví dụ: bệnh nhân LTNH, phòng 3, được chẩn đoán trầm cảm nặng. Tuy có vài 
lúc bệnh nhân cười nói vui vẻ, vẻ mặt hạnh phúc rạng rỡ khi được nhận quà 
nhưng cảm xúc đó chỉ thoáng qua, hằng ngày bệnh nhân vẫn trầm buồn,lo lắng 
10. Cảm xúc: 
- Cảm xúc – tình cảm là sự phản ánh thế giới khách quan, thể hiện thái độ của 
con người đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu 
cầu của con người. 
- Cảm xúc – tình cảm nói lên bản chất đó thể hiện qua hành động và thái độ 
của con người đối với sự vật hiện tượng của thế giới khách quan. Cảm xúc – tình cảm 
cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Hoạt động của các chức năng 
tâm thần đều chịu ảnh hưởng của cảm xúc – tình cảm ( như tri giác, tư duy, trí nhớ, 
hoạt động có ý chí..) 
- Cảm xúc - tình cảm tích cực làm tăng thêm nghị lực, lạc quan, tin tưởng, 
củng cố ý chí, thôi thúc hành động. Cảm xúc - tình cảm tiêu cực làm hạn chế, cản trở 
mọi hoạt động, làm con người trở nên yếu đuối bi quan, chán nản, mất tin tưởng, 
thiếu sáng suốt. 
- Cảm xúc - tình cảm có thể biểu hiện ra bên ngoài dưới các hình thức như: 
+ Tâm trạng: Là trạng thái tình cảm tương đối kéo dài, tạo ra một sắc thái 
nhất định cho những rung động khác của con người. Nó xâm chiếm toàn bộ đời sống 
và có thể ảnh hưởng tốt hay xấu đối với hoạt động của cá nhân (tâm trạng vui vẻ phấn 
chấn hoặc tâm trạng lo âu chán nản). Trên lâm sàng có thể quan sát được qua nét mặt 
gọi là khí sắc. 
+ Xúc động: là cơn bùng nổ cảm xúc, diễn ra trong một thời gian ngắn., 
trên lâm sàng gọi là xung cảm. 
+ Ham mê: là một tình cảm sâu sắc bền vững, bao trùm lên đời sống tâm lý 
con người, chi phối xu hướng cơ bản của những ý nghĩ và hành động của con người. 
10.1. Các triệu chứng giảm và mất cảm xúc 
Ngưỡng kích thích cảm xúc tăng cao, vì vậy cường độ kích thích phải thật mạnh 
mới gây ra phản ứng cảm xúc nhẹ, hoặc không có biểu hiện phản ứng cảm xúc. 
a. Giảm khí sắc 
Khí sắc buồn rầu, ủ rũ, phiền muộn, chán nản... gặp trong trầm cảm. 
b. Cảm xúc bàng quan 
Mất phản ứng cảm xúc kèm theo mất hưng phấn ý chí. Bệnh nhân không biểu 
hiện cảm xúc ra nét mặt, không hoạt động, không sáng kiến. 
c. Cảm xúc tàn lụi 
31
Mức độ rối loạn cảm xúc nặng hơn, mất phản ứng với mọi khích thích, mất khả 
năng biểu hiện cảm xúc nói chung. Bệnh nhân thụ động, lờ đờ, lằm lỳ trên giường 
hoặc ngồi im một chỗ không hề quan tâm, chú ý đến các sự việc diễn ra xung quanh... 
gặp trong tâm thần phân liệt. 
d . Mất cảm giác tâm thần 
Mất mọi phản ứng cảm xúc, mất cảm giác tâm thần một cách đau khổ, đôi khi 
đưa đến hành vi tự sát... gặp trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn phân liệt cảm 
xúc, trầm cảm thoái triển. 
10.2. Các triệu chứng tăng cảm xúc 
Ngưỡng hưng phấn cảm xúc hạ thấp, vì vậy cường độ kích thích nhẹ lại gây cảm 
xúc mạnh. 
a. Cảm xúc không ổn định. 
-Dễ chuyển từ cảm xúc này sang cảm xúc khác, thường trái ngược nhau vừa 
khóc vừa cười vừa lạc quan vừa bi quan...gặp trong suy nhược tâm thần. 
-Một hình thức rối loạn tương tự là cảm xúc không kiềm chế được bệnh nhân dễ 
mủi lòng, dễ chảy nước mắt, thường gặp trong các bệnh thực thể tại não như 
viêm não, tai biến mạch máu não... 
b. Khoái cảm 
Bệnh nhân vui vẻ một cách vô nghĩa, khí sắc tăng không thích ứng với hoàn 
cảnh. Gặp trong các bệnh tổn thương thực thể tại não. 
c. Cảm xúc say đắm 
Trạng thái cảm xúc cao độ, có tính chất nhất thời. Bệnh nhân ở tư thế say đắm, 
không nói, không cử động, mặt nhìn xa xăm, mồm há hốc. 
10.3. Các rối loạn cảm xúc dị thường 
a. Cảm xúc hai chiều: trên một bệnh nhân, đồng thời xuất hiện hai cảm xúc 
hoàn toàn trái ngược nhau. 
Ví dụ : vừa yêu vừa ghét, vừa thích vừa không thích thường gặp trong tâm thần 
phân liệt. 
b. Cảm xúc trái ngược không thích hợp 
Cảm xúc không thích hợp hoặc hoàn trái ngược với hoàn cảnh xung quanh. 
Ví dụ: vui vẻ cười đùa trong đám ma của cha hoặc mẹ mình, thường gặp trong 
tâm thần phân liệt. 
10.4. Các hội chứng rối loạn cảm xúc 
a. Hội chứng trầm cảm: (syndrom depressive) 
Hội chứng trầm cảm điển hình: biểu hiện sự ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần 
chủ yếu gồm: 
- Cảm xúc bị ức chế : khí sắc giảm, bệnh nhân buồn rầu, ủ rũ chán nản và đau 
khổ, nhìn xung quanh thấy cảnh vật ảm đạm, như có một màu mây gen tối bao trùm. 
Bệnh nhân thường hay khóc. Một số trường hợp trầm trọng nét mặt biểu hiện dấu 
hiệu "omega" (nếp nhăn ở khoé miệng, trán cung mày đều cụp xuống, mắt luôn nhìn 
xuống) mất các quan tâm, sở thích cũ, không còn cảm giác hài lòng với mọi thứ, 
thường hay xa lánh tách rời xã hội. 
-Tư duy bị ức chế: suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng khó khăn, giảm sút tự tin và 
tính tự trọng, luôn cho mình là hèn kém, mất khả năng quyết định trong mọi việc, bi 
quan về tương lai, hay nghiền ngẫm những ý nghĩ về khuyết điểm, tội lỗi của mình 
32
cảm giác không xứng đáng. Trường hợp nặng những suy nghĩ này có thể trở thành 
hoang tưởng bị tội hoặc tự buộc tội thường đưa đến ý tưởng và hành vi tự sát. 
-Vận động bị ức chế: do giảm năng lượng bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, 
thiếu sinh lực dẫn đến giảm sút hoạt động , giảm hiệu xuất lao động. Bệnh nhân ít 
hoạt động, thường nằm lý hoặc ngồi lâu một tư thế với nét mặt đau khổ, trầm ngâm 
suy nghĩ, ức chế nặng sẽ biểu hiện bất động, giống trạng thái sững sờ căng trương 
lực. 
Một nhóm các triệu chứng thường được gọi là "triệu chứng sinh học, triệu 
chứng cơ thể" rất quan trọng của trầm cảm gồm có: rối loạn giấc ngủ, táo bón, 
mất ngon miệng, giảm trọng lượng, dao động khí sắc trong ngày, mất khả năng tình 
dục, rối loạn kinh nguyệt (ở nữ). Hội chứng trầm cảm điển hình thường gặp trong rối 
loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn trầm cảm, rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm 
cảm... 
Hội chứng trầm cảm không điển hình: 
- Trầm cảm kích thích: bệnh nhân không ức chế hoạt động mà biểu hiện trạng 
thái kích thích (bồn chồn, đi đi lại lại, xoắn bóp tay...) hoặc vật vã, lăn lộn khóc lóc... 
- Trầm cảm cơ thể, thực vật: trên lâm sàng nổi bật là những rối loạn cơ thể thực 
vật như cơn vã mồ hôi, cơn nóng bừng, đau vùng ngực, rối loạn tiêu hoá, nhiều khi 
che lấp hoàn toàn những dấu hiệu trầm cảm. 
Đó chính là lý do để nhiều tác giả gọi là trầm cảm che đậy, trầm cảm ẩn... hay 
gặp ở hệ thống y tế cơ sở. 
Ngoài ra còn gặp nhiều trạng thái trầm cảm không điển hình khác như trầm cảm 
suy nhược, trầm cảm nghi bệnh, trầm cảm ám ảnh, trầm cảm loạn khí sắc, trầm cảm 
paranoide, trầm cảm mất cảm giác tâm thần... 
Trầm cảm không điển hình có thể gặp trong rối loạn tâm thần thực tổn, tâm thần 
phân liệt, trầm cảm tâm sinh... 
Hội chứng trầm cảm là hội chứng cấp cứu vì bệnh nhân có thể tự sát hoặc giết 
người rồi tự sát do hoang tưởng bị tội chi phối. 
Case lâm sàng : 
Cô D.T.H.X 46 tuổi, là mẹ của 2 đứa con, là một thợ may. Cô được gia đình 
đưa đi nhập viện vì mất ngủ liên tục 2 tháng. Cô mô tả các triệu chứng buồn chán 
thất vọng của mình đã tồn tại từ khoảng 1 năm nay ngay sau khi cô mất ngủ và tự 
cho mình có bị bệnh nên cô đến khám nhiều bệnh viện nhưng vẫn không phát hiện 
bệnh.. Cô có cảm xúc buồn, không thấy hứng thú trong bất kỳ hoạt động thông 
thường nào, giảm cân, cảm thấy mình chẳng còn giá trị gì và mất ngủ. Thời gian gần 
đây cô không thể tập trung vào công việc vì những ý nghĩ tự sát luôn ám ảnh nhưng 
cô ko thực hiện vì suy nghĩ thương con. 
b. Hội chứng hưng cảm: (syndrom manic). 
Hội chứng hưng cảm điển hình: là trạng thái hoàn toàn đối lập với trầm cảm, 
biểu hiện tình trạng hưng phấn hoạt động tâm thần, gồm có. 
- Cảm xúc hưng phấn: khí sắc tăng, bệnh nhân vui vẻ không tương xứng với 
hoàn cảnh, cảm thấy khoan khoái dễ chịu, đầy sinh lực, nhìn xung quanh thấy cảnh 
vật tươi sáng, đẹp đẽ, thú vị lạc quan hy vọng tràn trề về tương lai, tiền đồ. 
33
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân

More Related Content

What's hot

VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN
VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢNVIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN
VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢNSoM
 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNKỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNSoM
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EMSoM
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMSoM
 
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU ÝBỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU ÝSoM
 
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌHỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌSoM
 
Gãy xương đòn và xương cánh tay
Gãy xương đòn và xương cánh tayGãy xương đòn và xương cánh tay
Gãy xương đòn và xương cánh tayKhai Le Phuoc
 
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EMSỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EMSoM
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGSoM
 
Bai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongBai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongThanh Liem Vo
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếTS DUOC
 
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docxXUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docxSoM
 
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPTIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPSoM
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...banbientap
 
Nội cơ sở - 200 trieu chung hoc y3
Nội cơ sở - 200 trieu chung hoc y3Nội cơ sở - 200 trieu chung hoc y3
Nội cơ sở - 200 trieu chung hoc y3Đào Khánh
 
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BIẾ...
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BIẾ...NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BIẾ...
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BIẾ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượu
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượuBài giảng rối loạn tâm thần do rượu
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượujackjohn45
 
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)SoM
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNBÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNGreat Doctor
 

What's hot (20)

VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN
VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢNVIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN
VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN
 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNKỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
 
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU ÝBỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
 
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌHỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
 
Gãy xương đòn và xương cánh tay
Gãy xương đòn và xương cánh tayGãy xương đòn và xương cánh tay
Gãy xương đòn và xương cánh tay
 
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EMSỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNG
 
Bai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongBai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phong
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tế
 
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docxXUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
 
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPTIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu của bệnh nhân ...
 
Nội cơ sở - 200 trieu chung hoc y3
Nội cơ sở - 200 trieu chung hoc y3Nội cơ sở - 200 trieu chung hoc y3
Nội cơ sở - 200 trieu chung hoc y3
 
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BIẾ...
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BIẾ...NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BIẾ...
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BIẾ...
 
Dịch tễ học
Dịch tễ họcDịch tễ học
Dịch tễ học
 
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượu
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượuBài giảng rối loạn tâm thần do rượu
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượu
 
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN ( MIỄN DỊCH)
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNBÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
 

Viewers also liked

TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂNTÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂNNgoc Quang
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTHA VO THI
 
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)Hoangvan Manh
 
Giao tiep voi benh nhan
Giao tiep voi benh nhanGiao tiep voi benh nhan
Giao tiep voi benh nhanNgoc Quang
 
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂNGIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂNNgoc Quang
 
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếpKỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếpNick Lee
 
Bai 22 ky nang giao tiep kham benh hieu qua
Bai 22 ky nang giao tiep kham benh hieu qua Bai 22 ky nang giao tiep kham benh hieu qua
Bai 22 ky nang giao tiep kham benh hieu qua Thanh Liem Vo
 
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊTÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊNgoc Quang
 
Tâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nTâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nKhai Nguyen
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 

Viewers also liked (10)

TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂNTÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
 
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
 
Giao tiep voi benh nhan
Giao tiep voi benh nhanGiao tiep voi benh nhan
Giao tiep voi benh nhan
 
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂNGIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
 
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếpKỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp
 
Bai 22 ky nang giao tiep kham benh hieu qua
Bai 22 ky nang giao tiep kham benh hieu qua Bai 22 ky nang giao tiep kham benh hieu qua
Bai 22 ky nang giao tiep kham benh hieu qua
 
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊTÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
 
Tâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nTâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ n
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
 

Similar to Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân

dai cuong tam than hoc moi BV tam than DN.ppt
dai cuong tam than hoc moi BV tam than DN.pptdai cuong tam than hoc moi BV tam than DN.ppt
dai cuong tam than hoc moi BV tam than DN.pptDuyHinNguyn4
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Tâm Bệnh Học Trẻ Em
Tâm Bệnh Học Trẻ Em nataliej4
 
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM nataliej4
 
Tâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nTâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nKhai Nguyen
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI nataliej4
 
Hướng dẫn chẩn đoán và quản lý các rối loạn tâm thần thường gặp trong chăm só...
Hướng dẫn chẩn đoán và quản lý các rối loạn tâm thần thường gặp trong chăm só...Hướng dẫn chẩn đoán và quản lý các rối loạn tâm thần thường gặp trong chăm só...
Hướng dẫn chẩn đoán và quản lý các rối loạn tâm thần thường gặp trong chăm só...nataliej4
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...HanaTiti
 
Phục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thầnPhục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thầnYhoccongdong.com
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Bg tlyh lieu phap tam ly
Bg tlyh lieu phap tam lyBg tlyh lieu phap tam ly
Bg tlyh lieu phap tam lyKhai Nguyen
 
Bg tlyh lieu phap tam ly
Bg tlyh lieu phap tam lyBg tlyh lieu phap tam ly
Bg tlyh lieu phap tam lyKhai Nguyen
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNGPHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNGSoM
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non nataliej4
 
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngSơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngYhoccongdong.com
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC nataliej4
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC nataliej4
 

Similar to Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân (20)

dai cuong tam than hoc moi BV tam than DN.ppt
dai cuong tam than hoc moi BV tam than DN.pptdai cuong tam than hoc moi BV tam than DN.ppt
dai cuong tam than hoc moi BV tam than DN.ppt
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Tâm Bệnh Học Trẻ Em
Tâm Bệnh Học Trẻ Em
 
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
 
Tâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nTâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ n
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
 
Hướng dẫn chẩn đoán và quản lý các rối loạn tâm thần thường gặp trong chăm só...
Hướng dẫn chẩn đoán và quản lý các rối loạn tâm thần thường gặp trong chăm só...Hướng dẫn chẩn đoán và quản lý các rối loạn tâm thần thường gặp trong chăm só...
Hướng dẫn chẩn đoán và quản lý các rối loạn tâm thần thường gặp trong chăm só...
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
 
16 phcn benh_tamthan
16 phcn benh_tamthan16 phcn benh_tamthan
16 phcn benh_tamthan
 
Giáo trình-tltl
Giáo trình-tltlGiáo trình-tltl
Giáo trình-tltl
 
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
 
Phục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thầnPhục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thần
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
 
Bg tlyh lieu phap tam ly
Bg tlyh lieu phap tam lyBg tlyh lieu phap tam ly
Bg tlyh lieu phap tam ly
 
Bg tlyh lieu phap tam ly
Bg tlyh lieu phap tam lyBg tlyh lieu phap tam ly
Bg tlyh lieu phap tam ly
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNGPHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
 
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngSơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
 

More from Nguyen Khue

Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn địnhUnstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn địnhNguyen Khue
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứKhảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứNguyen Khue
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...Nguyen Khue
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...Nguyen Khue
 
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchNguyen Khue
 
Báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBáo cáo tình hình tai nạn thương tích
Báo cáo tình hình tai nạn thương tíchNguyen Khue
 
Pneumonia Presentation
Pneumonia PresentationPneumonia Presentation
Pneumonia PresentationNguyen Khue
 
Gynaecology Presentation
Gynaecology PresentationGynaecology Presentation
Gynaecology PresentationNguyen Khue
 
Vàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhVàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhNguyen Khue
 
Hemodynamic disturbance
Hemodynamic disturbanceHemodynamic disturbance
Hemodynamic disturbanceNguyen Khue
 
In tech coronary-angiography
In tech coronary-angiographyIn tech coronary-angiography
In tech coronary-angiographyNguyen Khue
 

More from Nguyen Khue (13)

Full
FullFull
Full
 
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn địnhUnstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứKhảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
 
Báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBáo cáo tình hình tai nạn thương tích
Báo cáo tình hình tai nạn thương tích
 
Pneumonia Presentation
Pneumonia PresentationPneumonia Presentation
Pneumonia Presentation
 
Gynaecology Presentation
Gynaecology PresentationGynaecology Presentation
Gynaecology Presentation
 
Vàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhVàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinh
 
Hemodynamic disturbance
Hemodynamic disturbanceHemodynamic disturbance
Hemodynamic disturbance
 
In tech coronary-angiography
In tech coronary-angiographyIn tech coronary-angiography
In tech coronary-angiography
 

Recently uploaded

SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfHongBiThi1
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻHongBiThi1
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 

Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân

  • 1. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ KHOA Y ------ THỰC HÀNH LÂM SÀNG TÂM THẦN SINH VIÊN Y NĂM THỨ NĂM – YCK36 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “THĂM KHÁM TRẠNG THÁI TÂM THẦN – QUAN HỆ THẦY THUỐC VỚI BỆNH NHÂN” Thời gian thực hiện: 12/10/2013 – 2/11/2013 GVHD: Ths.Bs. Nguyễn Văn Thống Bs. Trần Thiện Thắng CẦN THƠ, NGÀY 3/10/2014 1
  • 2. TỔNG QUAN Hoạt động tâm thần là một hoạt động tổng hợp rất nhiều chức năng khác nhau của hệ thần kinh, não bộ, đó là các chức năng phản ánh thực tại khách quan hết sức tinh vi và phức tạp. Như vậy, bản chất hoạt động tâm thần là một quá trình hoạt động của não, đó là quá trình phản ánh thực tại khách quan các sự vật, hiện tượng vào trong chủ quan của mỗi người, thông qua bộ não là tổ chức cao nhất trong quá trình tiến hoá của vật chất. Hoạt động tâm thần được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hoạt động như tri giác, tư duy, nhận thức, trí nhớ, cảm xúc... Bệnh tâm thần là những bệnh do quá trình hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như các yếu tố nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương sọ não, bệnh lý mạch máu não, bệnh lý cơ thể, stress... Những nguyên nhân này đã làm rối loạn quá trình hoạt động phản ánh thực tại khách quan của não như các rối loạn tri giác, cảm xúc, tư duy, hành vi tác phong không phù hợp với hoàn cảnh và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trên thực tế có những bệnh tâm thần nặng, đó là các bệnh loạn thần, như bệnh tâm thần phân liệt, thì quá trình phản ánh thực tại khách quan của người bệnh bị sai lạc nhiều, hành vi tác phong, ý nghĩ, cảm xúc của người bệnh bị rối loạn nặng. Nhưng cũng có những bệnh tâm thần nhẹ như các rối loạn tâm căn, rối loạn nhân cách...thì quá trình phản ánh thực tại khách quan bị rối loạn nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể học tập và công tác được Sử dụng công cụ DALY (Disability Adjusted Life Years) để đánh giá những năm tháng cuộc đời thích nghi với trạng thái mất khả năng hoạt động. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 1998 ước tính trên toàn thế giới tỷ lệ các rối loạn tâm thần chiếm 12% dân số. Tỷ số đóng góp các rối loạn tâm thần vào gánh nặng bệnh tật chung ở các nước phát triển là 23%, còn ở các nước đang phát triển là 11%. Rối loạn tâm thần xếp hàng thứ năm trong 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu, đó là các bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, nghiện rượu, rối loạn hành vi, ám ảnh... Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ học của ngành Tâm thần (năm 2000), điều tra tập trung vào 10 rối loạn tâm thần chủ yếu thì tỷ lệ rối loạn tâm thần chung chiếm khoảng từ 10 - 15 % dân số, trong đó bệnh tâm thần phân liệt: 1%, trầm cảm: 3 - 5%, rối loạn liên quan stress: 4 - 6 % rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên 3,7 %, nghiện rượu: 3 - 5%, nghiện ma tuý: 0,15 - 1,5%, chậm phát triển tâm thần: 1 - 3%. PHẦN A: QUAN HỆ CƠ BẢN CỦA THẦY THUỐC 2
  • 3. VỚI BỆNH NHÂN I. KHÁI NIỆM Theo WHO sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ không có bệnh tật và tàn phế. Như vậy sức khỏe có ba yếu tố: + Thể chất: thể lực tốt, không có bệnh tật, ổn định sinh lý. + Tâm thần thoải mái thích ứng mọi hoàn cảnh. + Xã hội: quan hệ lành mạnh, cá nhân, gai đình, cộng đồng, xã hội. Cùng với sự tiến bộ của y học các ngành khoa học khác liên quan đến con người (tâm lý học, xã hội học) quan niệm về sức khỏe và đối tượng của người thầy thuốc mỗi ngày có tính chất toàn diện hơn. Như vậy, nếu trước đây đối tượng của thầy thuốc chỉ đơn thuần là bệnh tật thì ngày nay đối tượng của họ là người bệnh, một người cụ thể với những tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh khác nhau. Từ những quan điểm toàn diện trên, quan niệm mới và toàn diện hơn trong cách thăm khám và điều trị, tỏng đó mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế ngày nay ở bất kì chuyên khoa nào, ngoài kiến thức chuyên môn đều cần hiêu rõ mối quan hệ này và vận dụng nó vào mục đích có lợi nhất cho việc điều trị. V.M. BETCHEREP, nhà phẩu thuật thần kinh Nga, lúc sinh thời đã nói: “Nếu sau khi được thăm khám và trò chuyện với thầy thuốc mà bệnh nhân không thấy dễ chịu hơn thì đó không phải là thầy thuốc”. Ai trong chúng ta cũng hiểu rằng tren cùng một người bệnh và cùng một phương pháp điều trị giống nhau, nếu thầy thuốc có quan hệ tốt với người bệnh, tạo được sự tôn trọng, tin tưởng thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn nhiều. Người thầy thuốc có khi không chữa lành bệnh nhưng luôn luôn nâng đỡ và an ủi người bệnh. Cho dù sau này có kỷ thuật xét nghiệm và phương pháp điều trị có tiến bộ đến mức nào đi nữa, thì tầm quan trọng của mối quan hệ trên cũng không vì thế mà bị giảm sút. Theo một cuộc điều tra gần đây của Pháp: đối với dân chúng, những đức tính được xem là quan trọng nhất của thầy thuốc là: - Lương tâm nghề nghiệp (66%) - Sự chính xác trong chẩn đoán (62%) - Nhiệt tình (51%) Nghĩa là người bệnh tìm kiếm trước hết ở thầy thuốc những tính chất về đạo đức cũng bằng hoặc có khi nhiều hơn những đức tính về kỷ thuật. Quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân là: + Một quan hệ có tính tất yếu xảy ra giữa người chăm sóc và người được chăm sóc (hình thành trên cơ sở các yếu tố tâm lý-xã hội, các đặc điểm nhân cách của thầy thuốc và người bệnh, quan niệm về bệnh tật, ảnh hưởng của yếu tố không gian và thời gian). + Một quan hệ hai chiều, thường xuyên có sự tác động qua lại (ngoại trừ những trường hợp nặng, hôn mê…) thì bệnh nhân thường tỉnh táo, có suy nghĩ, tình 3
  • 4. cảm và nguyện vọng riêng và phản ứng một cách khác với bình thường. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỐI QUAN HỆ THẦY THUỐC VỚI BỆNH NHÂN 1. Đặc điểm tâm lý chung. Bệnh tật là một biến động bất thường trong đời sống, gây ra những xáo trộn về cơ thể và những biến đổi về tâm lý đối với bệnh nhân. Sự lo âu quá mức sẽ gây thêm các biến đổi về cơ thể và các rối lọan thần kinh thực vật: đau vùng trước tim, rối lọan nhịp tim, rối lọan tiêu hóa, rối lọan giấc ngủ... Bệnh nhân cảm thấy mất an toàn, xem thầy thuốc là niềm hi vọng cuối cùng của họ. Người bệnh tạm thời từ bỏ tính độc lập của mình và lệ thuộc rõ rệt vào thầy thuốc; sự lệ thuộc càng nhiều khi bệnh càng nặng, chỉ giảm dần và mất đi trong quá trình hồi phục và khỏi bệnh. Bệnh nhân rất nhạy cảm với những biến đổi ngay trong bản thân do trạng thái căng thẳng và không ồn định về cảm xúc. Họ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, yếu đuối và nghĩ rằng mình đang bị bệnh nặng; họ rất nhạy cảm với những điều không vừa ý trong việc khám bệnh, tiêm thuốc, uống thuốc, cho ăn uống và các chăm sóc khác... Bệnh nhân rất chú ý đến mọi cử chỉ, lời nói, thái độ; rất dễ cáu gắt, nôn nóng, tủi thân và có những ấn tượng sâu sắc khó sửa với thầy thuốc, nhất là ấn tượng trong lần tiếp xúc ban đầu. Thầy thuốc phài hiểu rõ những đặc điểm tâm lý nói chung và nói riêng của từng người bệnh để điều khiển mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân mang lại lợi ích cao nhất cho việc điều trị. Các đặc điểm tâm lý chung của người bệnh tùy thuộc: + Hoàn cảnh bị bệnh: Sẽ đưa đến tình trạng suy giảm về tinh thần, thể lực, luôn mang tư tưởng phụ thuộc và lúc nào cũng có cảm giác bị đe dọa đến sinh mạng. + Phản ứng tâm lý khi bị bệnh: Các loại phản ứng thường gặp là thoái triển trong bệnh tật, lo âu, trầm cảm... + Thái dộ của người bệnh đối với bệnh: Có thể tự tìm cách thích nghi hoặc phủ định bệnh. Có trường hợp tìm cách đổ tội cho người khác hoặc tự cách ly xa lánh mọi người. + Nguồn gốc của các thái độ: Nhằm tìm một lối thóat cho tình trạng căng thẳng bên trong hoặc quay vào nội tâm ẩn tranh, dựa vào các sự tưởng tượng. 2. Các mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. 2.1 Quan hệ theo quyền lợi và nghĩa vụ: quy định cho thầy thuốc và bệnh nhân. Công việc khám bệnh của bác sĩ cần được tiến hành thường xuyên, kỹ lưỡng, tránh thái độ qua loa, hời hợt. Thỉnh thoảng cần tổ chức những buổi thăm hỏi ngoài giờ làm việc, tạo cảm nghĩ tốt cho bệnh nhân là mình luôn được quan tâm, chú ý. Thầy thuốc chủ yếu phải gây đuợc lòng tin nơi bệnh nhân, tăng cảm xúc tích cực nơi bệnh nhân, tăng tác dụng tâm đắc của các phương pháp điều trị. Thầy thuốc cần thể hiện là tấm gương về lòng nhân đạo, phục vụ tận tụy, hy sinh, có tình cảm 4
  • 5. thuơng yêu, tôn trọng bệnh nhân. Muốn có sự chăm sóc tòan diện cho sức khỏe bệnh nhân, người bác sĩ cũng như bệnh nhân đều cần phải cáng đáng trách nhiệm của mình trong công cuộc trị bệnh và phòng bệnh bằng thuốc men cũng như thay đổi cần thiết trong nếp sinh hoạt. 2.2 Quan hệ chủ yếu thông qua giao tiếp: quá trình giao tiếp là quá trình trong đó con người trao đổi thông tin, tư tưởng và tình cảm. Giao tiếp, tiếp xúc là nghệ thuật mà người thầy thuốc phải rèn luyện. Nó là bộ phận cấu thành của hoạt động nghể nghiệp, một thành phần quan trọng trong cấu trúc năng lực nghề nghiệp. Sự giao tiếp thuận lợi, đúng hướng của thầy thuốc và nhân viên y tế với người bệnh không những là điều kiện cơ bản, tất yếu của họat động cứu chữa mà còn là tác động điều trị, là phương tiện, phương thức thực hiện mục đích của hoạt động này. Lời nói của người thầy thuốc rất quan trọng, cần có tác dụng cảm hóa, thuyết phục, động viên bệnh nhân. Ngôn ngữ diễn đạt tốt sẽ được sức truyền cảm lớn Tùy thuộc vào vai trò là thầy thuốc hay bệnh nhân mà giao tiếp bằng lời và không lời sẽ có ý nghĩa khác nhau. - Giao tiếp bằng lời: tất cả những gì liên quan lời nói. Tác động của lời nói lên tâm lý và cơ thể: lời nói gây ra bệnh, lời nói chữa bệnh,... Động viên khuyến khích như: "à", "vâng". Phản ánh lại cảm xúc bệnh nhân. Ví dụ: " Tôi thấy rằng từ những gì anh/chị vừa nói thì anh/chị rất lo lắng cho sức khỏe của mình và tương lai cho con gái phải không?" - Giao tiếp không lời: cử chỉ và thái độ (bắt tay chào), bắt chước (nét mặt: nụ cười, nhăn mặt; ánh nhìn: chau mày, ánh nhìn thoáng qua), chạm vào (cách lấy nhiệt, tiêm vacxin,...), các tư thế cơ thể (thư giãn, co rút), khoảng cách (đến thật gần hoặc giữ khỏang cách với người khác),...tất cả những gì cơ thể biểu hiện. Trong y khoa, thoạt đầu ta có thể giao tiếp bằng lời là quan trọng nhất. Ta có thể tự nhủ: điều quan trọng là cung cấp thông tin rõ ràng về căn bệnh cho bệnh nhân, chẩn đóan bệnh, và giải thích cho bệnh nhân phải điều trị như thế nào. Tuy nhiên giao tiếp bằng lời không được kết hợp với giao tiếp không lời một cách phù hợp thì sẽ không có hiệu quả như mong muốn. Ví dụ: nếu thầy thuốc dành thời gian để giải thích cho bệnh nhân về căn bệnh của họ, ông kéo dài thời gian khám bệnh trong khi có rất nhiều bệnh nhân đang chờ đợi ở ngoài phòng khám nhưng trong thái độ của ông, ông tỏ ra vội vàng, ông nói rât nhanh, ông thở dài, ông nhìn đồng hồ,...Như thế sự cố gắng giải thích bằng lời của thầy thuốc không có tác dụng vì điều bệnh nhân thấy là thái độ của thầy thuốc. Bệnh nhân sẽ cảm thấy ngại ngùng vì đã làm phiền thầy thuốc. Bệnh nhân sẽ chú ý đến hành vi của thầy thuốc hơn là chú ý đến những lời giải thích, bệnh nhân sẽ không chú ý lắng nghe và không nhớ những lời thầy thuốc nói. Vì thế, ra khỏi phòng khám bệnh nhân cảm thấy ấm ức và sẽ tìm một người khác. Như thế cả hai đều mất thời gian Thầy thuốc phải chứng tỏ sự quan tâm và chân thật trước bệnh nhân. Chúng ta không thể đánh lừa trước bệnh nhân vì bệnh nhân rất chú ý và quan tâm đến sự biết của chúng ta và họ sẽ để ý từng lời nói, cử chỉ của chúng ta. 2.3 Quan hệ cảm xúc giữa thầy thuốc và bệnh nhân thông qua liên tưởng chuyển di (của bệnh nhân), chuyển di ngược (của thầy thuốc). 5
  • 6. 2.3.1 Chuyển di: chuyển di phản chiếu những cách thức quan hệ mà người được chăm sóc , trong quá khứ, có được nơi cha mẹ hoặc những người xung quanh. Thật vậy, chúng ta lặp lại các mối quan hệ mà chúng ta không ngờ tới. Ví dụ: bệnh nhân chờ bác sĩ trấn an và bảo vệ như một người mẹ bảo bọc. - Chuyển di tích cực: hình ảnh, cảm xúc thân thiện, mến phục, kính trong thầy thuốc (tin tưởng). Trong trường hợp này, thầy thuốc đáp ứng sự mong đợi của bệnh nhân và có khi được cảm thấy là một thầy thuốc hoàn hảo. - Chuyển di tiêu cực: hình ảnh, cảm xúc ngờ vực, ác cảm với thầy thuốc (ngờ vực, lo lắng). Ví dụ: " khi tôi thấy ông bác sĩ còn quá trẻ, tóc tai bê bối tôi thấy nghi ngờ..." 2.3.2 Chuyển di ngược: tâm trạng của thầy thuốc đối với bệnh nhân (tội nghiệp, lòng trắc ẩn, chán ngấy,...) Về mặt lý thuyết thầy thuốc phải trung lập. Nhưng trong thực tế, thầy thuốc có tâm trạng cảm xúc với bệnh nhân. - Chuyển di ngược tích cực: thái độ thiện cảm, nhiệt tình với bệnh nhân (thấu cảm, tội nghiệp,...). - Chuyển di ngược tiêu cực: thái độ thiếu thiện cảm, bối rối hoặc xâm phạm bệnh nhân của người thầy thuốc (chán ngấy, khiêu khích). Thầy thuốc cần xác định phản ứng của mình và phản ứng của bệnh nhân để hiểu rõ hơn điều gì tác động lên mối quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân và cải thiện sự trải nghiệm của mỗi người III – NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM. 1. Những điều cần làm. Công việc khám bệnh cần được tiến hành thường xuyên, kỷ lưỡng, tránh thái độ qua loa, hời hợt. Thỉnh thoảng cần tổ chức hững buổi thăm hỏi ngoài giờ làm việc, tạo cảm nghĩ tốt cho bệnh nhân rằng mình luôn được quan tâm, chú ý. Thầy thuốc, chủ yếu phải gây được lòng tin nơi bệnh nhân, tăng cảm xúc tích cực của bệnh nhân, tăng tác dụng tâm đắc của phương pháp điều trị. Thầy thuốc cần nắm vững tâm lý bệnh nhân và xây dựng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân theo hướng chuyển di tích cực, góp phần mang lại hiệu quả cho việc điều trị. Lời nói của thầy thuốc rất quan trọng, cần có tác dụng cảm hóa, thuyết phục, động viên bệnh nhân. Ngôn ngữ diễn đạt tốt sẽ tạo được sức truyền cảm lớn: “được lời như mở tấm lòng”. Ngôn ngữ của thầy thuốc là tấm gương về lòng nhân đạo, phục vụ tận tụy, hy sinh, có tình cảm thương yêu, tôn trọng bệnh nhân. Thái độ thầy thuốc cần phải tự tin, nhưng phải hết sức khiêm tốn, học thầy, học bạn, học ở bệnh nhân, học cả ở y tá, điều dưỡng. Giáo sư Tôn Thất Tùng thường nói: “Trong đời tôi có ba người thầy quan trọng: thực tế, bệnh nhân và y tá” . Càng khiêm tốn thì tâm hồn càng trong sáng và kiến thức sẽ càng sâu rộng. Thầy thuốc cần phải thể hiện tính nghiêm túc: vui vẻ, gần gũi nhưng không luộm thuộm, xuể xòa, bông đùa nhưng không quá trớn thô lổ hoặc tầm thường gây xúc phạm nhân phẩm bệnh nhân. Tinh thần trách nhiệm là bản tính, nhân cách của người thầy thuốc, nếu một phút thiếu tinh thành trách nhiệm có thể xảy ra những 6
  • 7. vấn đề đáng tiếc không thể cứu vãn nổi. Thiếu trách nhiệm không thể làm thầy thuốc được. Thầy thuốc phải lắng nghe và đặt mình vào vị trí, nhận thức của người bệnh để thấy vấn đề như người bệnh thấy hoặc sâu sắc hơ. Đặt mình vào vị trí của người bệnh và đồng cảm với họ. Thầy thuốc không chỉ lắng nghe bằng tay mà còn “nghe được rất nhiều bằng mắt”. Thái độ của thầy thuốc thể hiện qua cử chỉ, nét mặt, cái nhìn, mím môi, sự im lặng... Được đối thoại với người thầy thuốc biết lắng nghe sẽ làm người bệnh vô cùng thích thú, cảm thấy lời nói của mình có giá trị, được quan tâm, được tiếp thu. Đây là lúc thuận lợi nhất để bệnh nhân bộc lộ hết mọi điều liên quan đến bệnh tật của mình và đông thời là lúc tốt nhất để thầy thuốc thuyết phục, truyền đạt động viên bệnh nhân. Giao tiếp, tiếp xúc là nghệ thuật mà người thầy thuốc phải rèn luyện. nó là một bộ phận cấu thành của hoạt động nghề nghiệp. Sự giao tiếp thuận lợi, đúng hướng của thầy thuốc và nhân viên y tế với người bệnh không những là điều kiện cơ bản, tất yếu của hoạt động cứu chữa mà cồn là tác động điều trị, là phương tiện, phương thức thực hiện của hoạt động này. Tác giả D.I.Pisarep đã nói: “Thái độ tế nhị, nhẹ nhàng và sâu sắc của nhân viên y tế đối với các bệnh nhân làm loại bỏ hoàn toàn những tổn thương tâm lý, gây nên lòng tin cho người bệnh… Mối quan hệ này đóng vai trò không kém gì việc dùng các loại thuốc”. Thầy thuốc cần nắm vững triệu chứng lâm sàng các bệnh do căn nguyên tâm lý và liệu pháp tâm lý giản đơn để thực hiện, thích hợp từng trường hợp cụ thể nhăm loại bỏ tác động tâm lý có hại của thầy thuốc, rèn luyện nhân cách bệnh nhân hướng tới những phản ứng thích nghi tích cực kèm theo điều trị theo quan điểm điều trị toàn diện: chữa trị các bệnh kèm theo, chữa triệu chứng, nâng cao thể trạng, giải thich tác dụng của thuốc, của phương pháp điều trị, thận trọng khi cho biết chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp xúc tâm lý của Bộ Y Tế. Thanh toán những băn khoăn, lo lắng về bệnh tật của bệnh nhân và bồi dưỡng, giáo dục họ để hình thành nhân cách lành mạnh. Khuyến khich, tạo điều kiện thuận lợi giúp người bệnh càng lúc càng ít lệ thuộc vào thuốc, tiến tới độc lập hoàn toàn, tích cực, chủ động trong điều trị và phục hồi với sự hợp tác cảu thầy thuốc. Thầy thuốc cần có những đức tính nhất định + Đạo đức tốt, yêu nghề. + Có trình độ chuyên môn hiểu biết. + Tôn trọng và giữ kín những bí mật của người bệnh. + Biết thông cảm và chia sẽ nổi đau của người bênh. + Đoàn kết với đông nghiệp. 2. Những điều không nên làm. Thầy thuốc không nên: - Gợi ý quá nhiều về một triệu chứng mà thầy thuốc muốn tìm thấy ở bệnh nhân khi hỏi cũng như khi khám bệnh. - Sơ hở quản lý phòng bệnh để bệnh nhân xem được bệnh án, nhận xét của 7
  • 8. thầy thuốc , các kết quả xét nghiệm. - Cho bệnh nhân biết những chuẩn đoán sơ bộ, tạm thời đang còn thảo luận, hội chẩn them. - Giảng dạy, phổ biến kiến thức y học không chính xác, thậm trí trao đổi về bệnh tật của bệnh nhân trước mặt bệnh nhân. - Để lộ những cảm xúc tiêu cực khi tiếp xúc với bệnh nhân. - Nêu ra những sự việc làm cho bệnh nhân tự liên hệ bản thân đâm ra suy tư lo nghĩ. - Cho thuốc không phù hợp với bệnh, cho thuốc khi không có bệnh. - Để cho những nhân viên phục vụ khác ( sinh viên, y tá, điều dưỡng) giải đáp những câu hỏi về bệnh tật củ bệnh nhân không đúng chức năng trách nhiệm. Cụ thể một số việc thầy thuốc nên tránh như sau: + Không thô bạo, nặng lời, khó tính nạt nộ lỗ mãng với bệnh nhân. + Không có quan hệ luyến ái, có cử chỉ lố lăng đùa cợt, suồng sã, có hành vi kích thích tình dục khiêu dâm đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. + Không quan hệ tiền bạc, vay mượn nhờ vả, đòi quà cáp, biếu xén hố lộ, làm tiền bệnh nhân, mắc nơ bệnh nhân. + Không say rượu trong và ngoài giờ làm việc, không nghiện ma túy, hút thuốc lá, không buông thả trụy lạc. + Không bị bệnh lây, không bị những khuyết tật ảnh hưởng đến cách nhìn và sự tin tưởng của bệnh nhân. + Không phê bình chỉ trích quở trách, nhận xét cán bộ nhân viên trước mặt bệnh nhân. +Không trang phục luộm thuộm mất vệ sinh, lố lăng. + Không trễ giờ, sai thời gian, vắng mặt ở nhiệm sở. + Không mặc đồng phục ngồi quán ăn, nhậu nhẹt, không bê tha trong sinh hoạt. + Không hứa suông, không để bệnh nhân bị tuyệt vọng. + Không tách mình khỏi tập thể, xa rời cách biệt với bệnh nhân với người nhà. +Không thờ ơ mặc kệ với tình hình bệnh tật và tinh thần bệnh nhân. + Không lạnh lung nghiêm nghị, khắc khổ quá đáng với bệnh nhân. + Không làm ra vẻ chỉ huy lãnh đạo có quyền hành với bệnh nhân. +Không tự ái tự mãn, tự phụ kêu căng trước bệnh nhân. + Không phát biểu nóng nảy, bộp chộp mất kiềm chế. + Không chê đồng nghiệp, không nói xấu, không nhận xét đồng nghiệp trước bệnh nhân. + Không sử dụng bệnh nhân và cán bộ nhân viên như người nhà. 8
  • 9. + Không quan hệ tự do bừa bãi với bệnh nhân, người nhà và cán bộ nhân viên ( Rượu chè, ăn uống, vui chơi không lành mạnh). 3. Thái độ của người thầy thuốc với thân nhân bệnh nhân. Người nhà, thân nhân bệnh nhân luôn lo lắng sẵn sàng hy sinh cho bệnh nhân, thường thoi dõi sát diễn biến bệnh của bệnh nhân. Đây là nguồn tài liệu quan trọng giúp cho viêc khám và tìm hiểu bệnh, là lực lượng hỗ trợ cần thiết của thầy thuốc trong việc chữa bệnh cho bệnh nhân. Đối với thân nhân bệnh nhân, thầy thuốc nên có thái độ thân mật, chân thành , đúng đắn sẵn sàng nghe ý kiến của họ và hướng dẫn họ làm tốt việc nuôi bệnh( ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh, tâm lý thuốc men…) Người điều dưỡng y tá cũng nên có quan hẹ mật thiết với người nhà bệnh nhân, biến họ thành “ phái viên” của điều dưỡng, thực hiện các yêu cầu của điều dưỡng, sử dụng tình cảm và công sức của họ để hỗ trợ cho công tác trị bệnh. Người thầy thuốc đứng trước tình trạng nguy kịch, trầm trọng không thể cứu sống được bệnh nhân, nên cchuẩn bị từng bước cho người nhà để họ hiểu và thong cảm diễn biến, tính chất của bệnh cũng như sự cố gắng của tập thể thầy thuốc, của bệnh viện theo tinh thần còn nước còn tát để cứu mạng bệnh nhân, để người nhà không bị bỡ ngỡ, choáng váng. Làm tốt công tác với bệnh nhân hấp hối sẽ có phản ứng dây chuyền, lan tỏa trong gia đình, tập thể xã hội và gây ấn tượng tốt cho bệnh nhân. Ngược lại, vấn đề hiểu lầm phức tạp có thể xảy ra, thậm chí có thể đưa đến tình trạng căng thẳng đáng tiếc, mâu thuẫn giữa bệnh viện, gia đình và tập thể bệnh nhân. TÓM LẠI: Quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân là mối quan hệ nhân đạo giữa người với người. Để có mối quan hệ thật tốt với người bệnh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và điều trị, người thầy thuốc cần hiểu rõ những đặc điểm tâm lý nói chung và nói riêng của từng người bệnh cũng như chính bản thân mình để điều khiển mối quan hệ đó có lợi nhất cho việc điều trị. Luôn khắc ghi lời dạy của Hồ chủ tịch: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải như mẹ hiền”. 9
  • 10. PHẦN B: ỨNG DỤNG GIAO TIẾP TRONG THĂM KHÁM LÂM SÀNG. I. ĐẦU TƯ KỸ NĂNG NGAY LÚC ĐẦU. Lợi ích: Tạo bầu không khí thân thiện Tăng độ chính xác của chẩn đoán Bệnh nhân giảm lo lắng Hiệu quả điều trị tốt hơn Sự hài lòng của bệnh nhân tăng lên 1. Xây dựng mối quan hệ thiện cảm. Trong thực tế có rất nhiều bệnh nhân khi bị bệnh họ chỉ đến một bác sĩ nào đó để điều trị và chỉ có bác sĩ đó mới điều trị khỏi, mặc dầu toa thuốc của bác sĩ này hoàn toàn không khác toa thuốc của bác sĩ kia. Ðiều này phần nào cũng chứng minh được yếu tố tâm lý đóng vai trò khá quan trọng trong điều trị. Chính vì điều đó mà việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, tạo bầu không khí thân thiện ngay từ đầu giữa thầy thuốc và bênh nhân sẽ góp phần to lớn vào quá trình thăm khám và chữa trị. Đặc biệt là các đối tượng rối loạn tâm thần, vì điều này sẽ tác động mạnh đến tâm lý của bệnh nhân, khiến họ tin tưởng và cộng tác hơn với người thầy thuốc. Từ những đặc điểm tâm sinh lý của bệnh nhân tâm thần, khi tiếp xúc với họ, người cán bộ y tế nói chung và người thầy thuốc nói riêng, khi tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần nên chuẩn bị: Chủ động giới bản thân với bệnh nhân, chào hỏi thân mật, nồng ấm. Tạo không khí thân mật.cảm kích,cảm ơn sự chờ đợi của bệnh nhân.và thông báo cho bệnh nhân mục đích của việc hỏi bệnh. Để bệnh nhân ngồi thoải mái, thầy thuốc điều chỉnh tư thế phù hợp với bệnh nhân.biểu hiện thái độ tôn trọng, cảm thông để bệnh nhân cảm thấy yên tâm tin tưởng. Chủ động hỏi thăm bệnh nhân vài câu về bản thân, về gia đình mà không phải về y khoa nhằm tạo không khí thân mật và cảm giác thoải mái cho bệnh nhân Khi hỏi bệnh nên sử dụng ngôn ngữ để hiểu, thân mật, kiểm soát giọng nói và nhịp điệu cho phù hợp với từng bệnh nhân. Vd: đối với bệnh nhân hoang tưởng, ảo giác: cần có những lời lẻ dứt khoát, còn đối với bện nhân trầm cảm: cần nhẹ nhàng tìm hiểu, gần gũi, động viên... Nhằm giúp bệnh nhân trấn tĩnh tinh thần và giảm lo lắng... Tìm cơ hội để bày tỏ lời khen ngợi:"Cảm ơn ông / bà đã mô tả rõ ràng "," tôi rất vui rằng ông / bà đã xác định được vấn đề ", "qua cuộc nói chuyện này tôi thấy rằng hẳn ông/ bà là một công dân tích cực". Nhằm khích lệ, động viên và tạo lòng tin cho bệnh nhân giúp bệnh nhân hợp tác hơn trong quá trình điều trị. Hơn ai hết, sự hợp tác của chính bệnh nhân là chìa khoá quyết định đến kết quả điều trị bệnh. Vì thế, ngoài việc chẩn đoán và kê thuốc cho bệnh nhân tâm thần, người 10
  • 11. thầy thuốc cần khơi gợi mối quan tâm của người bệnh, giúp họ hợp tác tổt trong quá trình điều trị bệnh. Để làm được điều đó, người thầy thuốc cần: 2. Khơi gợi mối quan tâm của bệnh nhân: Sử dụng câu hỏi mở đối với bệnh nhân có thể giao tiếp tốt. Vì vậy: " hiện tại ông / bà thấy trong người thêa nào?", "điều gì khiến ông/ bà đến khám bệnh "... Điều này khiến người bệnh cảm thấy lôi cuốn và gắn kết hơn trong cuộc nói chuyện. Họ có thể tự nhiên bày tỏ ý kiến, suy nghì và mong đợi của mình. Và lặp lại những câu hỏi cho đến khi xác định được và hiểu mối quan tâm của bệnh nhân. 3. Tổ chức thăm khám Có lịch hẹn được bệnh nhân và nhân viên y tế thống nhất với nhau: Trong cuộc sống ai cũng có vô vàng những công việc mà mình phải hoàn thành, công việc kiếm tiền mưu sinh, chăm sóc cha mẹ, con cái và trông coi nhà cửa…. để buổi thăm khám đạt hiệu quả cao nhất cần có sự thoải mái về thời gian, để bệnh nhân có thể trình bày đầy đủ rõ ràng bệnh của mình, tránh tâm lý lo lắng hồi hộp khi thăm khám, đặc biệt đối với bệnh nhân tâm thần, đôi khi những biểu hiện nôn nao, lo lắng làm nhân viên y tế đánh giá sai về tình trạng bệnh của bệnh nhân. Vì vậy nên có một lịch hẹn được thống nhất giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, để khoảng thời gian thăm khám thoải mái sẽ góp phần mang lại tang hiệu quả của buổi khám bệnh. Giải thích điều mong đợi: Khi bệnh nhân tìm đến nhân viên y tế thì ít nhất có dấu hiệu nào đó để bệnh nhân lo sợ và muốn biết mình bị bệnh gì, điều trị như thế nào… nhiều bệnh nhân chi muốn giải quyết ngay vấn đề của mình mà không quan tâm đến chuyện khác, khi nhân viên y tế hỏi này kia mà không giải thích rõ cho bệnh nhân, có thể làm nảy sinh suy nghĩ tiêu cực ở bệnh nhân nhất là bệnh tâm thần dễ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực hơn, bệnh nhân lo lắng hoảng sợ khi nghĩ bệnh mình nặng quá nên bác sĩ phải dong dài, hay nghĩ mình nghèo bác sĩ khinh thường kéo dài thời gian không khám bệnh liền cho mình, hay nghĩ trình độ chuyên môn của bác sĩ kém nên chưa biết mình bệnh gì…. Vì vậy khi thăm khám cần trao đổi với bệnh nhân thứ tự những việc cần làm (ví dụ: trước tiên chúng ta hãy nói chuyện, sao đó t sẽ thăm khám cho ông bà), tránh những suy nghĩ tiêu cực, bệnh nhân tâm thần với cơ địa mẫn cảm với những suy nghĩ tiêu cực thì cần làm điều này tốt hơn để bệnh nhân tin tưởng hợp tác và không bị những suy nghĩ tiêu cực làm tình trạng bệnh diễn tiến xấu hơn. II.KHƠI GỢI QUAN ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN * Lợi ích: - Tôn trọng sự khác biệt tính đa dạng. - Giúp gợi ý dấu hiệu để chẩn đoán. - Cải thiện chẩn đoán trầm cảm lo âu. - Giúp tạo một kế hoạch riêng cho từng bệnh nhân. 1. Hỏi ý kiến bệnh nhân Hỏi những hiểu biết của bệnh nhân về bệnh: Trình độ dân trí ngày càng cao, cộng thêm sự phát triển của internet, người bệnh có thể tra cứu bất kì bệnh nào mà bệnh nhân cảm thấy giống với mình, nhưng bệnh nhân là những thực thể riêng biệt 11
  • 12. với cơ địa, hoàn cảnh khác nhau không thể giống hoàn với những biểu hiện như tài liệu bệnh nhân tham khảo, sự hiểu biết không rõ ràng có thể gây ra đa nghi sao mình bệnh này mà không phải bệnh kia, sao mình phải uống thuốc này…. Với bệnh nhân tâm thần có thể có hoang tưởng bị hại, nghi bác sĩ hại mình; hay nghĩ bác sĩ kém khám sai bệnh, mình không bệnh mà bắt uống thuốc, hay bệnh nhân sợ tác dụng phụ của thuốc…. mà không uống. Vì vậy việc hỏi ý kiến của bệnh nhân, biết gì về bệnh của mình, đã làm gì để giảm bệnh, hiểu được suy nghĩ của bệnh nhân tránh được sự nghi ngờ và không hợp tác trong khám và điều trị. Tìm hiểu cảm nghĩ của bệnh nhân về suy nghĩ của thân nhân và những người xung quanh: tâm thần là những bệnh không kiềm chế được cảm xúc và hành động của mình, có thể gây ra những thương tổn với người xung quanh, làm những việc kì quái… làm cho người xung quanh, thân nhân có nhiều người sợ hãi, xa lánh, ghét bệnh nhân. Tìm hiểu sự hiểu biết của bệnh nhân về suy nghĩ của những người xung quanh, làm cho bệnh nhân hiểu tại sao người xung quanh có những biểu hiện như vậy để bệnh nhân hiểu được người xung quanh làm như vậy không phải thù ghét gì mình, như giải quyết được 1 phần tâm lý của bệnh nhân, làm bệnh nhân giảm đau khổ suy nghĩ tiêu cực trong trầm cảm, hay chửi đánh người trong loại thần cấp, tâm thần phân liệt, góp phần tránh tác động bên ngoài làm cho bệnh trầm trọng hơn Tìm hiểu lo lắng, sợ hãi của bệnh nhân về bệnh: “Cảm giác sợ hãi nhất của ông bà về tình trạng này”, nhưng bệnh nhân tâm thần khi trong giai đoạn ổn định họ ý thức được mình là gánh nặng cho gia đình, không làm được gì cho gia đình, đập phá đồ đạc, có bệnh còn đánh người…nhiều trường hợp muốn tự tìm cái chết để bớt gánh nặng cho thân nhân mình về chi phí điều trị, thời gian chăm sóc mình…. Nên những bệnh nhân tâm thần nên được hỏi kĩ về sự sợ hãi để giải thích giải tỏa bớt sự sợ hãi của bệnh nhân. 2.Tác động lên cuộc sống của bệnh nhân: Phương pháp và ví dụ: - Vấn đề này tác động đến công việc/ sinh hoạt/ gia đình của bệnh nhân như thế nào? - Từ sau khi bệnh cuộc sống công việc/ sinh hoạt/ gia đình của bệnh nhân có gì thay đổi không? Thay đổi như thế nào? Ảnh hưởng như thế nào về sức khỏe cũng như tâm lý bệnh nhân? Bệnh nhân cảm thấy như thế nào về sự thay đổi này? Thay đổi mà bệnh nhân thấy nghiêm trọng nhất hay ảnh hưởng đến bệnh nhân nhiều nhất mà bệnh nhân quan tâm? - Ngoài ra, chúng ta có thể dẫn lời từ từ như: Hỏi trước đây bệnh nhân có công việc/ sinh hoạt/ gia đình như thế nào? Sau khi bệnh/ hiện tại như thế nào? Ảnh hưởng của bệnh cũng như sự thay đổi đến các mặt như sức khỏe, tâm lý, kinh tế, mối quan hệ với mọi người…. như thế nào? Cụ thể như trong trường hợp: Trước khi bệnh bệnh nhân có việc làm không? Bệnh nhân làm nghề gì? Sau khi bệnh bệnh nhân còn làm việc không? Vì sao lại như thế? Còn về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân như thế nào? Có tác động gì đến gia đình?... Bệnh nhân nói rằng lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, không có sức như cạn kiệt hết sức lực mà không thể làm gì cả mặc dù không làm việc gì nhiều. Điều này khiến bệnh nhân không thể đi làm việc, do đó nghỉ việc, không thể kiếm 12
  • 13. tiền phụ giúp gia đình, khiến gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Đồng thời, do không có sức nên không còn chăm lo cho gia đình, làm việc nhà, tuy nhiên vẫn còn khả năng tự chăm sóc mình. Từ việc này chúng ta có thể ghi nhân triệu chứng mất sinh lực ở bệnh nhân, tình trạng hiện tại của bệnh nhân góp phần vào chẩn đoán, ngoài ra còn có thể ghi nhận hoàn cảnh kinh tế của gia đình mà đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, như lựa chọn thuốc phù hợp với điều kiện kinh tế và các phương pháp điều trị khác. 3.Tìm hiểu về điều mong đợi của bệnh nhân: Phương pháp và ví dụ: Bệnh nhân mong muốn có kết quả như thế nào sau buổi hẹn này? - Bệnh nhân mong muốn bác sĩ làm gì cho bệnh nhân? Có muốn bác sĩ giúp đỡ làm những gì? - Bệnh nhân có gì thắc mắc cần hỏi? Những điều muốn biết? Cần lời khuyên, giúp đỡ từ phía bác sĩ như thế nào, về việc gì? - Có muốn bác sĩ điều trị hay không? Điều trị hết vấn đề nào mà bệnh nhân quan tâm, hay muốn bác sĩ điều trị đạt kết quả như thế nào? - Trợ giúp khác? Ví dụ như bệnh nhân vào viện với nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó bệnh nhân có than phiền không ngủ được và cảm thấy nhức đầu, sau khi được hỏi bệnh nhân mong muốn bác sĩ làm gì cho bệnh nhân? Bệnh nhân trả lời mong muốn bác sĩ giúp bệnh nhân ngủ được và hết nhức đầu và đổi phòng cho bệnh nhân vì bệnh nhân cảm thấy ồn ào do người khác nói chuyện lớn tiếng. Từ điều này ngoài việc tìm hiểu tình trạng cuả bệnh nhân, vấn đề mà bệnh nhân quan tâm nhất hay điều khiến bệnh nhân khó chịu nhất còn thông qua câu trả lời mà đánh giá tư duy cuả bệnh nhân, đồng thời đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, hỗ trợ bệnh nhân với những yêu cầu của bệnh nhân nếu cần thiết, hợp lý và nằm trong phạm vi trách nhiệm và khả năng của bác sĩ. III.BÀY TỎ SỰ ĐỒNG CẢM. Sự đồng cảm: · Đồng cảm là mức độ hiểu biết, cho phép một người để trải nghiệm như thế nào, cảm thấy khác trong một tình huống cụ thể.. Trong y khoa, thầy thuốc mượn "cảm xúc của người bệnh để quan sát, cảm nhận và hiểu họ - nhưng không phải để đưa họ vào chính mình. Bằng cách là một người tham gia, quan sát, thầy thuốc hiểu như thế nào cho người khác cảm thấy. Đồng cảm là mối quan hệ cảm giác trong đó bác sĩ hiểu rõ hoàn cảnh của bệnh nhân, nếu như bác sĩ đã cho bệnh nhân. Sự đồng cảm nâng cao hiệu quả điều trị của mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân. Lợi ích của sự đồng cảm: - Thứ nhất, cảm xúc của bác sĩ tập trung và giữ sự chú ý của họ về những gì các bệnh nhân đang lo lắng về. Hãy xem xét một bác sĩ nhìn thấy một bệnh nhân bị nhức đầu và mệt mỏi. Khi được hỏi về cuộc sống gia đình của mình, bệnh nhân nói rằng mọi thứ đều tốt. Tuy nhiên, một cái gì đó về ngôn ngữ cơ 13
  • 14. thể của bệnh nhân, có lẽ là một cái nhìn lảng tránh, lo lắng của bác sĩ. Khi đồng cảm với sự lo lắng của bệnh nhân, các bác sĩ có nhiều khả năng thu thập thêm thông tin. - Thứ hai, sự đồng cảm tạo điều kiện cho bệnh nhân tin tưởng và tiết lộ. - Cuối cùng, sự đồng cảm làm cho hành nghề y có ý nghĩa hơn. Có 2 phương pháp bày tỏ sự đồng cảm của thầy thuốc với bệnh nhân là bày tỏ sự đồng cảm bằng ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời. 1. Đồng cảm bằng lời nói: Giao tiếp bằng lời nói trong tư vấn y tế được công nhận là quan trọng đối với việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế và thường là dễ dàng để giải thích và phân tích. Bác sĩ dùng lời nói bày tỏ trực tiếp cảm xúc đồng cảm với cảm xúc, suy nghỉ của bệnh nhân. Ví dụ: “Ông (bà) chắc đang rất lo lắng” hay “Tôi có thể hiểu được điều này là rất khó khăn” 2. Bày tỏ sự đồng cảm bằng ngôn ngữ không lời(cử chỉ điệu bộ). - Sử dụng điệu bộ, nét mặt, giọng nói để thể hiện sự chú ý và cảm thông. Theo nhà tâm lý học Albert Mehrabian đã đưa ra được công thức sau: Tổng cộng chất lượng tình cảm/ thái độ được truyền đạt trong giao tiếp = 7% lời nói + 38% âm điệu + 55% nét mặt. Điệu bộ và nét mặt giúp lời nói được nhấn mạnh thêm qua thị giác và cảm xúc. Điệu bộ và nét mặt có thể khơi dậy cảm xúc của bạn và do đó làm cho giọng nói của bạn sống động. Ý tưởng và cảm xúc không những được truyền đạt bằng giọng nói mà còn bằng điệu bộ và nét mặt. Không dùng những phương tiện này có thể gây ấn tượng là người nói có thái độ hờ hững. Nhưng khi những phương tiện giao tiếp này được kết hợp một cách khéo léo, thì lời nói có hiệu quả hơn nhiều. Điệu bộ và nét mặt phải tự nhiên, không ngượng nghịu như thể học được từ sách vở. Bạn chẳng bao giờ phải học cười hoặc học phẫn nộ. Điệu bộ cũng phải thể hiện cảm xúc ở trong lòng. Vì vậy, điệu bộ của bạn càng tự nhiên thì càng tốt. 14
  • 15. Điệu bộ chia thành hai loại khái quát: diễn tả và nhấn mạnh. Điệu bộ để diễn tả biểu thị hành động hoặc cho biết kích thước và vị trí. Điệu bộ để nhấn mạnh diễn tả cảm xúc và sự tin chắc. Những điệu bộ này làm nổi bật, gây sinh động, và củng cố ý tưởng. Những điệu bộ để nhấn mạnh đóng vai trò quan trọng. Nét mặt Hơn bất kỳ phần nào khác của cơ thể, gương mặt thường thể hiện cảm xúc thật sự của bạn. Đôi mắt, hình dạng của miệng, vị trí của đầu, tất cả đều đóng một vai trò. Dù bạn không thốt ra một lời nào, nhưng gương mặt bạn có thể biểu lộ sự hờ hững, ghê tởm, bối rối, kinh ngạc, hoặc vui thích. Những nét mặt ấy, khi kèm theo lời nói, sẽ tác động thêm vào cảm xúc và vào thị giác của người nghe - Một khoảnh khắc im lặng để cảm nhận sâu hơn có thể rất hiệu quả. Có một điều thật thú vị khi từ "lắng nghe" trong tiếng Anh (listen) lại bao gồm đúng những chữ cái như từ "im lặng" (silent). Bởi vì bạn không thể lắng nghe khi bạn vẫn còn đang nói. Bạn không thể lắng nghe khi bạn còn đang mải nghĩ xem tiếp theo mình sẽ nói gì. Để lắng nghe, bạn phải im lặng. Khi bạn dùng lời nói để thể hiện sự thông cảm với người khác, hãy trung thực, hãy rõ ràng. Và rồi, hãy im lặng. Hãy để điều thần kỳ của khoảnh khắc im lặng giúp cho sự thấu hiểu được lớn lên.Và như thế, bạn sẽ cảm nhận sâu hơn điều mà bệnh nhân muốn truyền tải. - Cân nhắc có thể có một cái chạm vai nhẹ hoặc chạm vào tay. Cái chạm vai hay chạm tay nhẹ để giảm lo âu. Đơn giản chỉ cần chạm nhẹ vào vai hay vào tay đối phương cũng có thể làm cho họ cảm thấy an toàn và ít lo lắng hơn. Bởi khi đó, họ biết chắc chắn rằng bản thân không đơn độc và có ít nhất một điểm tựa. Vì thế, không chỉ trẻ con thích được ôm ấp, mà cả người lớn chúng ta cũng vậy. Một cái chạm vai nhẹ là cách thể hiện sự cảm thông đơn giản mà hiệu quả đối với bệnh nhân của bạn. Chạm nhẹ để liên kết. Chạm là một trong những cách để tăng sự liên kết với người đối thoại. Khi người đối thoại của bạn nhận được những chạm tay hay chạm nhẹ vào vai, họ sẽ cảm nhận được sự gần gũi, ấm áp. Tuy nhiên, trong công tác khám chữa bệnh, cần phải cân nhắc thật kỹ để tránh những hiểu lầm đáng tiếc. IV.ĐẦU TƯ KHI KẾT THÚC. 1. Cung cấp thông tin/kiến thức để giáo dục cho bệnh nhân - Giải thích chẩn đoán, xét nghiệm và phương pháp điều trị (sử dụng từ ngữ mà bệnh nhân có thể hiểu được). Sau buổi thăm khám bệnh nhân có quyền được giải thích rõ ràng và đầy đủ những dữ kiện và chi tiết về chẩn đoán bệnh, cách chữa, và tiến trình chữa trị bệnh mình đang có. Tuy nhiên đối với bệnh nhân tâm thần đang trong cơn loạn thần cấp hay 15
  • 16. trong tình trạng bệnh năng bệnh nhân có thể giảm khả năng hiểu hoặc dễ dàng quên đi những nội dung bác sĩ giải thích, trong trường hợp này thì người thầy thuốc cần có sự kiên nhẫn ,thông cảm nhằm giúp bệnh nhân nhận thức được bệnh tránh những trường hợp phủ định bênh, bệnh nhân sẽ dấu thuốc và bỏ thuốc. Hoặc trong nhiều tình huống người bệnh hoàn toàn mất đi sự tỉnh táo thì những người thân hoặc người nuôi bệnh của bệnh nhân cần được giải thích rõ ràng về các đặc điểm của bệnh cùng những phương pháp xét nghiệm, điều trị thích hợp hạn chế viêc trị liệu không liên tục, tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh mê tính dị đoan làm bênh thêm trầm trọng hay có thái độ xa lánh ghét bỏ. Như trong các trường hợp cấp cứu tâm thần thì giáo dục cũng là một phần rất quan trọng được đề cập đến ví dụ bệnh nhân với một khởi phát mới về cơn hoảng loạn có thể tránh được viêc quay lại phòng cấp cứu nếu được giáo dục tốt về bản chất của rối loạn này. Đồng thời việc giải thích chi tiết các tình huống có thể tránh được nhìn nhận sai lầm, bối rối hay lầm lẫn từ bệnh nhân và người nhà đem lại lợi ích cho cả bệnh nhân gia đình và đội ngũ cán bộ y tế. Và ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp với bệnh nhân cần phải đơn giảm dễ hiểu tránh dung các từ ngữ chuyên môn làm bệnh nhân khó hiểu dẫn đến hoang mang lo sợ. Sự hợp tác của bệnh nhân cũng như thân nhân người bệnh sẽ góp một phần rất lớn trong sự thành công của điều trị. - Đánh giá các tác dụng và phục hồi mong muốn cho bệnh nhân. Trong quá trình thăm khám bác sĩ cần chú ý tìm hiểu những mong muốn nguyện vọng của người bệnh để có hướng xử trí thích hợp. Bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh và thông báo giải thích những thông tin về tình trạng hiện tại của bênh, những diễn tiến tốt dù nhỏ cũng mang đến những cảm xúc tích cưc sẽ góp phần cải thiện bệnh. Đồng thời những diễn tiến xấu cũng cần được thông báo cho bệnh nhân và người thân để thảo luân cùng tìm ra hướng xử trí thích hợp ,viêc thông báo phải được thực hiện một cách khéo léo để không làm mất lòng tin vào quá trình điều trị. - Đề xuất thay đổi lối sống. Một phần không thể thiếu trong hiệu quả của công tác điều trị bênh cạnh sử dụng thuốc đó là thay đổi lối sống. VÍ dụ như việc bỏ rượu trong các bệnh loạn thần thứ phát do rượu. Đặc biệt đa số những bênh nhân tâm thần như các rối loạn loạn thần hay rối loạn cảm xúc khí sắc ngay cả những lúc chưa phát bệnh thường có một tính cách khá khép kín thu rút như một yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh nên bênh cạnh viêc sử dụng hóa dược để trị liệu nên đề nghị bệnh nhân tham gia các liệu trình trị liệu tâm lý kèm theo sẽ rất giúp ích sự hồi phục và tái hòa nhập xã hôi. Nên hưỡng dẫn đễ bệnh nhân tự chọn hình thức phù hợp nếu có thể như liệu pháp tâm lí cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp tâm lý gia đình hay liệu pháp tâm lý- xã hôi hoặc trong trường hợp bệnh nhân tỏ ra khó chịu kiên quyết không hợp tác tham gia bất cứ hoạt động nào thì người thầy thuốc không nên ép buộc bệnh nhân mà cần có thái độ tôn trong , chấp nhân ý muốn người bệnh rồi căng cứ vào tình trạng bệnh mà đưa ra phương pháp hợp lý để bênh nhân tham gia một cách vô ý. Viêc tạo được một môi trường tốt nhằm thay đổi lối sống của bệnh nhân đòi hỏi có sự nổ lực hợp tác của gia đình và những người xung quanh nên phải tư vấn và hướng dẫ kỹ lưỡng những đối tượng này thì mới đạt được hiệu quả. - Khơi gợi và trả lời câu hỏi cho bệnh nhân: sau khi hoàn tất quá trình hỏi bệnh 16
  • 17. người thầy thuốc nên dành thời gian để bệnh nhân đươc giải đáp những thắt mắt trong tất cả các vấn đề liên quan tới bệnh như một sự tương tác hai chiều. Việc trả lời những câu hỏi của bệnh nhân sẽ giúp cho người thầy thuốc tạo được lòng tin và sự gần gũi với bệnh nhân, điều này sẽ giúp ích cho việc khai thác triệu chứng được đầy đủ và chính xác hơn , thăm khám sẽ có chất lượng hơn, đồng thời thể hiện sự quan tâm, tôn trọng của người bác sĩ. 2. Bệnh nhân tham gia vào việc ra quyết định - Đánh giá mục tiêu và yếu tố khích lệ bệnh nhân. Thầy thuốc cần đánh giá mục tiêu và yếu tố khích lệ bệnh nhân nhằm tăng sự hợp tác, tăng sự tin tưởng, tuân thủ và đạt hiệu quả cao trong điều trị. Chẳng hạn bệnh nhân tâm thần phân liệt hay nói những câu vô nghĩa hay gặp khó khăn khi muốn diễn đạt. Thầy thuốc nên cổ vũ BN phát biểu chứ không nên lúc nào cũng cho là BN sai và lờ đi mọi ý kiến của BN. Thầy thuốc khích lệ bệnh nhân bằng những lời khen khi bệnh nhân tuân thủ điều trị, thực hiện đúng các yêu cầu của mình. Điều đó tạo nên mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân, sẽ tăng sự tin tưởng và tuân thủ điều trị của bác sĩ đưa ra. - Thỏa thuận về việc chia sẻ mục tiêu điều trị. Sau khi thầy thuốc đã chẩn đoán bệnh và lên kế hoạch điều trị thì việc thỏa thuận với bệnh nhân về mục tiêu điều trị của mình là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt là các bệnh nhân tâm thần. Làm rõ các mục tiêu điều trị, dùng các ngôn ngữ dễ hi ểu, đơn giản giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để có sự hợp tác tốt trong quá trình điều trị. - Khám phá các rào cản: “Điều gì giúp ông/bà thực hiện được kế hoạch này?”. Tìm hiểu các vấn đề khó khăn trước và trong quá trình điều trị của bệnh nhân để giúp bệnh nhân có quyết định đúng đắn và không bỏ trị giữa chừng. Ví dụ việc sử dụng các thuốc điều trị trong lĩnh vực tâm thần, bệnh nhân cần được thông báo rõ ràng các tác dụng phụ trước khi uống nếu không bệnh nhân có thể tự ý bỏ thuốc khi xuất hiện các triệu chứng của hội chứng ngoại tháp do thuốc, các rối loạn về nội tiết, thần kinh thực vật….Bênh cạnh đó các rối loan tâm thần thường mãn tính dễ tái phát đa số đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài thậm chí suốt đời , đây là vấn đề mà bệnh nhân và người thân cần nhận thức rõ để kiên trì điều trị tránh nhiều trường hợp tự ngưng thuốc khi thấy tình trang tạm ổn mà tưởng là đã hoàn toàn khỏi bệnh. 4.3Kết thúc buổi thăm khám. Tóm tắt các ý chính:Sau buổi thăm khám người thầy thuốc nên tóm tắt lai những điều quan trọng như các triệu chứng chính, các triệu chứng cải thiện và chưa cải thiện, hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân rõ. Đảm bảo sự chăm sóc liên tục: bác sĩ cùng người nhà hay bệnh nhân sẽ luôn tương tác trong suốt quá trình phòng chữa trị bệnh và thảo luận giải quyết các vấn đề phát sinh. ‘’Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét lai tình trạng này’’. PHẦN C: THĂM KHÁM TRẠNG THÁI 17
  • 18. TÂM THẦN * Khám lâm sàng tâm thần bao gồm 2 phần chính: - Phần thứ nhất : là phần lịch sử bao gồm bệnh sử tâm thần, lịch sử phát triển và các vấn đề cá nhân, tiền sử bệnh tâm thần, tiền sử bệnh cơ thể, tiền sử gia đình và các vấn đề liên quan. - Phần thứ hai: là khám, đánh giá trạng thái tâm thần tại thời điểm tiến hành phỏng vấn. *Trong khám lâm sàng tâm thần, hỏi bệnh là kỹ năng chính. Do vậy kỹ năng giao tiếp giữa bác sỹ và bệnh nhân là vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của buổi khám bệnh. Mục đích của hỏi bệnh là để: (l) nắm được đầy đủ về lịch sử của bệnh nhân (2) thiết lập được mối quan hệ và hợp tác điều trị (3) tạo dựng được lòng tin và sự trung thực của bệnh nhân (4) đánh giá được tình trạng hiện tại (5) chẩn đoán được bệnh (6) lập được kế hoạch điều trị. Để có được các thông tin đầy đủ và khách quan, cần phối hợp giữa các thông tin do bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cung cấp với các giấy tờ, tài liệu, kết quả xét nghiệm.... của những lần khám trước. Song song với việc khám lâm sàng tâm thần, cần khám lâm sàng thần kinh và các cơ quan, thực hiện các xét nghiệm thích hợp giúp cho chẩn đoán và theo dõi điều trị. Tóm lại khám lâm sàng tâm thần cần tuân theo 3 nguyên tắc cơ bản: (l) Khám toàn diện, chi tiết, cơ động. (2) Kết hợp giữa các tài liệu chủ quan và khách quan. (3) Kết hợp kiến thức vững vàng về tâm thần học và nghệ thuật tiếp xúc I. Bố trí phòng khám bệnh cho bệnh nhân tâm thần - Phòng khám là nơi tiếp đón bệnh nhân đầu tiên, đa số các bệnh nhân tâm thần tự cho mình là không bị bệnh nên từ chối sự khám bệnh. Vì vậy, cách bố trí phòng khám phải làm cho bệnh nhân có cảm giác dễ chịu thoải mái, yên tâm và hợp tác để bác sĩ khám bệnh. - Cách bố trí phòng khám phải gọn gàng, sạch đẹp, màu sắc phải hài hòa, trang nhã để làm bớt sự căng thẳng về tâm thần cho người bệnh. - Thái độ, lời nói, cử chỉ của nhân viên y tế khi tiếp đón người bệnh phải niềm nở, ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng và thực sự tôn trọng bệnh nhân để bệnh nhân tin tưởng và hợp tác khám bệnh II. Sinh viên phụ giúp bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân tâm thần - Hướng dẫn chi tiết cho gia đình bệnh nhân khai đầy đủ và chính xác về tiền 18
  • 19. sử, bệnh sử tâm thần của bệnh nhân. - Giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết, gọn nhẹ, đơn giản: ghi chép vào sổ khám bệnh đầy đủ các mục (tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán, nơi giới thiệu của bệnh nhân…). - Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp và đánh giá toàn trạng bệnh nhân để báo cáo cho bác sĩ. - Thực hiện các y lệnh của bác sĩ một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. - Phối hợp với bác sĩ xử trí một cách tích cực và kịp thời các trường hợp bệnh nhân cấp cứu. III. Kĩ năng hỏi bệnh - Sắp xếp khám bệnh ở một phòng riêng yên tĩnh, thoải mái - Tự giới thiệu về mình với bệnh nhân, chào hỏi bệnh nhân, thông báo với bệnh nhân mục đích của việc hỏi bệnh. - Để bệnh nhân ngồi thoải mái, biểu lộ thái độ tôn trọng, cảm thông để bệnh nhân cảm thấy yên tâm, tin tưởng - Không phê bình, chỉ trích bệnh nhân. - Quan sát bệnh nhân một cách tỷ mỉ về hình dáng, điệu bộ, cử chỉ động tác. - Chủ động trong khi hỏi bệnh, không tranh cãi hoặc tỏ thái độ tức giận với bệnh nhân. - Sử dụng lời lẽ dễ hiểu phù hợp với trình độ và khả năng của bệnh nhân. - Thời gian hỏi bệnh thường kéo dài từ 15 - 90 phút và phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh, trung bình khoảng từ 45 - 60 phút. - Sử dụng các câu hỏi mở với những bệnh nhân có thể kể bệnh tốt và hợp tác khám bệnh, sử dụng các câu hỏi đóng (đúng/ sai) nếu thời gian khám bệnh ngắn, hoặc khi bệnh nhân đang trong trạng thái loạn thần, mê sảng, sa sút trí tuệ hoặc bệnh nhân ít hợp tác kể bệnh. * Một số bệnh lý đòi hỏi những lưu ý đặc biệt cho việc khám bệnh: Bệnh nhân biểu hiện tình trạng sa sút, thoái lui: cần chủ động, sử dụng các câu hỏi đóng. Chú ý đến các động tác, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể của người bệnh. Thay đổi câu hỏi hoặc chủ đề khác nếu nhận thấy bệnh nhân khó trả lời được câu hỏi vừa nêu Hỏi gia đình người bệnh: tập trung vào những vấn đề của bệnh nhân. Hỏi về cách thức mà các thành viên trong gia đình đối xử với bệnh nhân: tức giận, quan tâm, lo lắng, ai là người muốn giúp đỡ người bệnh. Bệnh nhân trầm cảm: cần phát hiện ý tưởng tự sát, hỏi xem bệnh nhân có kế hoạch gì không. Cố gắng để làm tăng lòng tự trọng của bệnh nhân bằng cách đưa ra những lời khen ngợi phù hợp. Bệnh nhân kích động: lưu ý không ngồi gần bệnh nhân trong phòng đóng kín. 19
  • 20. Ngồi gần nơi có thể dễ dàng thoát ra ngoài. Trong phòng có nhân viên bảo vệ. Nếu bệnh nhân có biểu hiện quá khích, dừng buổi khám bệnh ngay lập tức. Bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể: không thảo luận về các triệu chứng dạng cơ thể của bệnh nhân. Quả quyết với bệnh nhân rằng thầy thuốc tin những khó chịu mà bệnh nhân kể. Bệnh nhân có hoang tưởng: đừng tranh cãi với bệnh nhân về hoang tưởng. Hãy nói với bệnh nhân rằng anh không đồng ý với bệnh nhân nhưng hiểu những suy nghĩ của họ. Bệnh nhân hưng cảm: Cố gắng đặt ra các giới hạn để kiềm chế bệnh nhân. Hãy nói với bệnh nhân rằng anh cần biết một số thông tin đặc biệt trước, sau đó hãy nói đến các vấn đề khác Bệnh nhân vừa được dùng thuốc: bệnh nhân sẽ buồn ngủ và muốn trả lời qua loa. Do vậy nên dùng các câu hỏi đóng và chỉ hỏi một số vấn đề quan trọng, chuyển những vấn đề thứ yếu sang lần khám sau IV. Khai thác lịch sử tâm thần: Lịch sử tâm thần là toàn bộ câu truyện về cuộc đời bệnh nhân theo trình tự thời gian. Nó cho phép người bác sỹ tâm thần hiểu bệnh nhân là ai, quá khứ của bệnh nhân như thế nào và tương lai bệnh nhân sẽ ra sao. Lịch sử tâm thần phải được kể bằng lời kể của bệnh nhân, theo quan điểm của họ. Có thể các thông tin này cũng được thu thập từ cha mẹ, họ hàng, vợ chồng, bạn bè...của bệnh nhân. Lưu ý: cần cho phép bệnh nhân tự kể về mình và yêu cầu họ kể những gì họ cho là quan trọng nhất. Người phỏng vấn cần đưa ra những câu hỏi phù hợp để có được các thông tin quan trọng và chi tiết. 1. Các thông tin cá nhân Thông tin cá nhân bao gồm: họ và tên bệnh nhân, tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn, địa chỉ, số điện thoại, nghề nghiệp và nơi làm việc, bệnh nhân tự đến hay được ai giới thiệu đến, người cung cấp thông tin là ai, có quan hệ thế nào đối với bệnh nhân, thông tin nhận được có đáng tin cậy hay không (nếu bệnh nhân không hợp tác khám bệnh). 2. Lý do đến khám bệnh (hay biểu hiện chính) Lý do đến khám bệnh phải được ghi theo lời giải thích của bệnh nhân. Ghi lý do buộc bệnh nhân phải đến viện hoặc đến gặp nhân viên tư vấn. Sử dụng các câu hỏi: " Tại sao anh phải đến gặp bác sỹ tâm thần?", " Điều gì buộc anh phải đến bệnh viện?", - “Cái gì là vấn đề chủ yếu khiến anh cảm thấy khó chịu phải đi khám bênh?" 20
  • 21. 3. Bệnh sử hiện tại Trong phần này, cần khai thác sự tiến triển của các triệu chứng bệnh lý từ khi có dấu hiệu khởi phát cho đến hiện tại, mối liên quan đến các sự kiện trong đời sống, những xung đột cá nhân, sang chấn tâm lý, các thuốc, chất gây nghiện, những thay đổi chức năng so với trước đây. Cần ghi càng sát theo lời kể của bệnh nhân càng tốt. Cần hỏi bệnh nhân đã được khám và điều trị ở đâu, bằng các phương pháp gì, kết quả điều trị ra sao. 4. Tiền sử bệnh tâm thần và cơ thể Khai thác tiền sử các bệnh tâm thần từ trước bao gồm các rối loạn loạn thần, các rối loạn tâm thần và hành vi, rối loạn dạng cơ thể và các bệnh tâm căn.... Về tiền sử mắc các bệnh cơ thể cần khai thác các bệnh lý thần kinh (viêm não, u não, tai biến mạch máu não. chấn thương sọ não, động kinh...), các bệnh nội tiết, hệ thống, các bệnh cơ thể khác Khi khai thác tiền sử bệnh tật, cần chú ý hỏi thời gian mắc bệnh, mức độ nặng nhẹ, điều trị tại bệnh viện nào hoặc được bác sỹ nào theo dõi điều trị, điều trị bằng các biện pháp gì, hiệu quả ra sao, tác động của đợt ốm đó đến cuộc sống của bệnh nhân. Yêu cầu bệnh nhân cho xem các tư liệu liên quan đến bệnh tật trước đây (nếu có). Khai thác tiền sử nghiện chất: nghiện rượu, thuốc lá, ma tuý, các thuốc an thần gây ngủ khác. Không nên đặt câu hỏi: "anh có nghiện rượu không?" mà nên hỏi: "anh uống bao nhiêu rượu một ngày?". Cần hỏi: thời gian nghiện, mức độ sử dụng, tác động của việc sử dụng chất gây nghiện đó đến sức khoẻ, đời sống, sinh hoạt và nghề nghiệp... của bệnh nhân. 5. Lịch sử cá nhân Khi xem xét bệnh lý hiện tại của bệnh nhân, người bác sỹ tâm thần cần biết toàn bộ về quá khứ của bệnh nhân và mối liên hệ của nó đến bệnh lý hiện tại. Lịch sử cá nhân thường được hỏi dựa theo các giai đoạn và các lứa tuổi phát triển chủ yếu. Cần chú ý khai thác các sự kiện nổi bật VD: các sang chấn tâm lý, chấn thương cơ thể, xung đột, thảm hoạ... 5.1- Lịch sử quá trình mang thai và sinh đẻ của mẹ bệnh nhân Cần khai thác các đặc điểm nổi bật như bệnh nhân được sinh ra đúng theo dự định và mong muốn của cha mẹ không? quá trình mang thai có bình thường không?, có ốm đau gì hoặc có sang chấn tâm thần hay cơ thể không?, trong khi mang thai mẹ bệnh nhân có sử dụng thuốc hay chất gây nghiện gì không?, đẻ thường hay đẻ khó, có phải can thiệp thủ thuật gì không? Có bị ngạt sau đẻ không 5.2- Thời kỳ trẻ nhỏ 21
  • 22. Khai thác quá trình phát triển từ nhỏ như được nuôi bằng sữa mẹ hay không, các giai đoạn phát triển tâm thần vận động như ngồi, bò, tập đứng, tập đi, tập nói, tính tình thế nào? trẻ khoẻ hay thường xuyên ốm yếu?, có bị va ngã lần nào đáng chú ý không? thói quen ăn uống, tập đi vệ sinh khả năng học tập và bắt chước?, mối quan hệ gắn bó với cha mẹ, người trông trẻ, trẻ cùng lứa tuổi như thế nào, thân thiện bạo dạn hay nhút nhát, thích chơi một mình hay thích chơi cùng bạn ?, có thường xuyên gặp ác mộng không?, có đái dầm không?, có các ám sợ không? Điều gì khủng khiếp nhất hoặc thích thú nhất thời thơ ấu mà bệnh nhân nhớ. Khi bắt đầu đi học cần hỏi xem có gặp khó khăn gì trong học tập không?, khả năng tập trung chú ý?, tình trạng học kém, lưu ban, kỷ luật,....?mối quan hệ với thầy cô giáo, bạn bè cùng trang lứa? 5.3-Thời kỳ thanh thiếu niên Đây là thời kỳ nhạy cảm của đời người. Do vậy, ngoài việc hỏi các vấn đề như học tập, vấn đề sức khoẻ và bệnh tật chung, cần chú ý khai thác các vấn đề liên quan đến tâm lý và các rối loạn tuổi vị thành niên như các mối quan hệ xã hội, thầy cô giáo, bạn bè, có nhiều hay ít bạn, có bạn thân không?, có tham gia nhóm hội gì không?, có rắc rối trong trường hoặc ngoài trường (trộm cắp, đánh nhau, phá phách,...)?, có sử dụng chất kích thích hoặc các chất ma tuý khác không?, có giai đoạn nào có cảm giác đau khổ, tội lỗi hoặc cảm thấy mình thua kém bạn bè không?.... 5.4- Thời kỳ trưởng thành Thời kỳ này, người thầy thuốc tâm thần cần quan tâm đến nghề nghiệp và việc lựa chọn nghề nghiệp của bệnh nhân, thái độ đối với công việc, các mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè, với lãnh đạo, các mối quan tâm chính, các tham vọng thăng tiến và kết quả đạt được. Trong thời kỳ trưởng thành, một loạt các sự kiện lớn liên quan đến bệnh nhân như: yêu đương lập gia đình, sinh đẻ, cuộc sống hôn nhân, con cái, việc học tập, thu nhập, các hoạt động xã hội, tôn giáo...cần được tập trung khai thác. Về điều kiện sống hiện tại, cần hỏi xem bệnh nhân sống cùng với ai (ông bà, bố mẹ, anh chị em...)?, mối quan hệ giữa các thánh viên trong gia đình? Nếu bệnh nhân phải nhập viện, ai là người chăm sóc bệnh nhân, ai là người giúp bệnh nhân chăm sóc con cái... 5.5- Tiền sử về tình dục Chịu ảnh hưởng của văn hoá Á Đông, đại đa số bệnh nhân không muốn thảo luận về vấn đề tình dục thậm chí cả khi đây chính là nguyên nhân sâu sa nằm dưới các rối loạn hiện tại của người bệnh. Do vậy người thầy thuốc cần tạo ra bầu không khí thoải mái, thân thiện, tin cậy mới có thể khai thác được lịch sử tình dục. Cần hỏi bệnh nhân về quan điểm chung của bệnh nhân về tình dục, thái độ 22
  • 23. của bệnh nhân đối với vấn đề tình dục hiện nay của bản thân. Gợi mở cho bệnh nhân nói về sự phát triển tình dục qua các giai đoạn từ khi dậy thì (tuổi có kinh lần đầu, tuổi xuất tinh lần đầu, những cảm xúc đặc biệt, những nỗi sợ hãi, những khác biệt...). Có thể sử dụng một số câu hỏi như: "Anh (chị) đã từng có vấn đề phiền muộn gì về đời sống tình dục của mình"?, "Ban đầu hiểu biết của anh (chị) về tình dục có được từ nguồn thông tin nào"?... 6. Tiền sử gia đình Cần khai thác tiền sử gia đình về bệnh tâm thần, các bệnh cơ thể, các bệnh có tính chất di truyền (chậm phát triển tâm thần, động kinh, Alzheimer, Parkinson,...). Khai thác tiền sử nghiện chất của cha mẹ và những thành viên khác... Cần hỏi thêm về tuổi và nghề nghiệp của cha mẹ. Nếu cha mẹ đã chết cần hỏi chết ở độ tuổi nào, nguyên nhân chết là gì,.... Chú ý cảm nhận của bệnh nhân về các thành viên trong gia đình. V. Khám lâm sàng: 1. Biểu hiện bên ngoài: -Ấn tượng chung: quan sát đầu tiên của bác sĩ với bệnh nhân cho ta nhận định ban đầu về tính cách, trạng thái tâm thần của bệnh nhân, điều này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm lâm sàng của người khám, mang tính chủ quan. Quan sát hình dáng bên ngoài, cao, gầy, mập lùn, vệ sinh cá nhân, cách ăn mặc, cử chỉ, tiếp xúc bằng mắt. -Dáng điệu, quần áo, cách ăn mặc, biểu hiện tuổi tác: dáng điệu là cách đi đứng, ngồi, nằm của bệnh nhân. Biểu hiện tuổi tác là qua cách ăn mặc,nói chuyện, đi lại, hành vi của bệnh nhân thể hiện ra bên ngoài, bằng cách quan sát người khám nhận định những nội dung trên phù hợp với lứa tuổi nào. - Sức khỏe, giận dữ / sợ hãi: sức khỏe là trạng thái thể chất và tinh thần của bệnh nhân, biết được qua hỏi diễn tiến bệnh phòng, thăm khám lâm sàng: quan sát, khám cơ quan. Để biết được bệnh nhân đang giận dữ hay sợ hãi cần quan sát nét mặt, ánh mắt, hành vi của bệnh nhân. Có thể thấy vẻ mặt nhăn nhó, mắt nhìn đăm đăm, đập phá, la mắng người xung quanh khi giận dữ; vẻ mặt hốt hoảng, chạy trốn, chui vào lòng người thân hoặc trùm chăn,… trong sợ hãi. Trong phần này: người thầy thuốc tâm thần cần mô tả hình dáng vẻ ngoài ban đầu khi gặp bệnh nhân thể hiện qua hình dáng, đi lại , điệu bộ, ăn mặc, trang điểm, nói năng... Thông thường, biểu hiện chung của bệnh nhân được mô tả là: có vẻ khoẻ mạnh, vẻ ốm yếu, tư thế đĩnh đạc đường hoàng, trông có vẻ già, trông có vẻ trẻ trung, trông có vẻ nhếch nhác, trông như trẻ con, trông dị kỳ....Cũng nên chú ý đến các dấu 23
  • 24. hiệu của lo âu: xoắn vặn 2 bàn tay, cúi đầu vẻ căng thẳng, mắt mở tròn... * Case lâm sàng: bệnh nhân H. phòng 8 có cách ăn mặc xuềnh xoàng, tóc rối, thân mình bẩn, miệng dính thức ăn, ánh mắt có thần,thỉnh thoảng cười nói ca hát một mình, dáng đi cân đối, chậm chạp. 2. Hành vi chung: Trước hết hành vi bao gồm hành vi có ý chí và hành vi bản năng. - Hành vi có ý chí là một quá trình hoạt động tâm thần có mục đích, phương hướng rõ ràng. Để thực hiện hành vi có ý chí cần có sự tham gia của các quá trình chú ý, phán đoán, suy luận, vận dụng các kiến thức, các kinh nghiệm đã có, vận dụng các đặc điểm của nhân cách( tính cương quyết, độc lập, tự chủ,…). - Hành vi bản năng là những hành vi nhằm thỏa mãn các nhu cầu sinh vật( ăn uống, tình dục,…) và kích thích đời sống của môi trường (yêu cầu sinh tồn). - Hành vi chung là những hành vi mà bệnh nhân thường xuyên lặp lại và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể gặp như thích gây gỗ, niệm phật, múa hát, la hét, cứng nhắc, run giật, chậm chạp tâm thần vận động. Phương pháp thăm khám: quan sát những hành vi chính của bệnh nhân, hỏi người nhà xem thời gian trước hành vi này có thường xảy ra không. Thông thường những hành vi này thường đi kèm với sự thay đổi cảm xúc của bệnh nhân. *Case lâm sàng: - Bệnh nhân X. phòng 2 có hành vi bất thường như niệm phật( bệnh nhân niệm lớn tiếng và không dừng lại khi bác sĩ hay mẹ bệnh nhân yêu cầu), bệnh nhân lặp lại hành vi này mỗi 3- 4 giờ. - Bệnh nhân D. phòng 8, có hành vi giết mẹ ruột do ảo thanh xúi giục. - Bệnh nhân H. phòng 8 đi đại tiện tại giường khi có rất đông người xung quanh. 3. Thái độ đối với bác sĩ khám bệnh: là định hướng chủ quan của cá nhân bệnh nhân đối với bác sĩ, là cách ứng xử, quan điểm của bệnh nhân. Khi thăm khám ta có thể gặp các kiểu như hợp tác,sợ hãi,căm ghét, phòng thủ,quyến rũ,lảng tránh, lấy lòng. Trong đó hợp tác và sợ hãi thường gặp và cần chú ý phân biệt rõ là bệnh nhân chủ động hợp tác hay sợ bác sĩ nên hợp tác, điều này có ý nghĩa lớn đến tiến triển bệnh của bệnh nhân. Ít gặp hơn là căm ghét và hiếm ở các kiểu thái độ còn lại. Cần chú ý thăm khám kỹ để phát hiện nguyên nhân. Thầy thuốc tâm thần cần nhận xét thái độ tiếp xúc của bệnh nhân. Các dạng thể hiện có thể là: hợp tác kể bệnh, thân thiện, chăm chú, quan tâm, thẳng thắn bộc trực, thái độ quyến rũ, thu hút thầy thuốc, thái độ tự vệ đề phòng, thái độ khinh khỉnh, thái độ lúng túng bối rối, thái độ thờ ơ thái độ thù địch chống đối, thái độ kịch tính, thái độ dễ mến, thái độ lảng tráng,... VD: Bệnh nhân D. phòng 8 khi bác sĩ lại khám thì tỏ vẻ sợ hãi ( sợ bác sĩ tiêm thuốc). Bệnh nhân X. phòng 2 hợp tác tốt với bác sĩ khám bệnh do vậy tình trạng bệnh đã thuyên giảm nhiều qua 10 ngày điều trị. 4. Trạng thái ý thức : - Trạng thái ý thức : là mức độ sáng sủa, tỉnh táo của tâm thần, khả năng nhận 24
  • 25. thức của người bệnh về bản thân mình, môi trường xung quanh và thời gian. Phương pháp thăm khám trên lâm sàng thường dùng là định hướng lực (khả năng nhận biết bản thân, không gian và thời gian). Ngoài ra còn đánh giá thông qua khả năng đáp ứng với kích thích đau hoặc chính xác nhất là thang điểm Glasgow. -Ý thức được chia làm 4 mức độ: theo phương pháp định hướng lực và kích thích đau. + ý thức u ám: định hướng không gian, thời gian và bản thân chính xác nhưng trả lời chậm chạp. Người bệnh dễ bị đánh thức và thực hiện được các động tác đỡ gạt. + Ngủ gà: định hướng được bản thân, không gian thời gian và xung quanh nhưng trở ngại nhiều hơn, khi còn khi mất. Phải hỏi to, lay mạnh người bệnh mới trả lời được đôi chút rồi lim dim ngủ gà, ngủ gật. Phải kích thích thật mạnh người bệnh mới có động tác đỡ gạt, khó đánh thức tỉnh hơn trạng thái ý thức u ám. + Bán hôn mê: năng lực định hướng mất hoàn toàn, người bệnh không phản ứng gì với các kích thích của môi trường, hỏi không nói, không thực hiện được bất cứ yêu cầu gì của thầy thuốc. Khi kích thích thật đau người bệnh mới có phản ứng nhất thời như giật tay, co tay lại, nhăn mặt. + Hôn mê: ý thức người bệnh bị loại trừ hoàn toàn, người bệnh mất hết các phản ứng, phản xạ và có thể có cả phản xạ bệnh lý như Babinski. Người bệnh chỉ còn hoạt động của các trung khu quan trọng để đảm bảo đời sống thực vật như tuần hoàn hô hấp,.. ra khỏi trạng thái hôn mê người bệnh quên hoàn toàn. - Khám ý thức nhằm mục đích đánh giá mức độ tỉnh táo của bệnh nhân, đồng thời phát hiện các rối loạn chức năng não bộ. Các biểu hiện có thể là: tỉnh táo, rõ ràng, lú lẫn, u ám, bán mê, hôn mê. Định hướng thời gian, không gian, bản thân, xung quanh đầy đủ, rõ ràng hoặc rối loạn. - Khi khám ý thức, thường sử dụng một số câu hỏi: "Đây là đâu?", "Hôm nay là thứ mấy?", "Anh có biết tôi là ai không?", "Anh hãy cho biết anh là ai"... Thông thường khi có rối loạn, định hướng về thời gian và không gian thường rối loạn trước, định hướng về bản thân và xung quanh duy trì lâu hơn. - Khi có rối loạn định hướng cần lưu ý đến các bệnh thực thể ở não hoặc bệnh toàn thân gây tổn thương nặng nề đến chức năng não. Case lâm sàng: Bệnh nhân X. phòng 2, khi thăm khám thấy bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, định hướng thời gian, không gian và bản thân, người thân chính xác. Nhưng bệnh nhân cho mình không mắc bệnh, người nhà và bác sĩ có giải thích nhưng vẫn khẳng định bản thân bình thường 5. Sự tập trung chú ý: năng lực tập trung các hoạt động tâm thần vào một đối 25
  • 26. tượng hoặc hiện tượng nhất định, để đối tượng hoặc hiện tượng đó được phản ánh một cách rõ nét nhất và toàn vẹn nhất trong ý thức. - Đánh giá khả năng tập trung chú ý của bệnh nhân dựa vào quan sát, theo dõi bệnh nhân khi trả lời các câu hỏi của thầy thuốc. Nếu bệnh nhân kém tập trung, thầy thuốc phải nhắc đi nhắc lại câu hỏi bệnh nhân mới trả lời, bệnh nhân khó đáp ứng được các câu hỏi, câu trả lời không phù hợp..... - Có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện nghiệm pháp 100 - 7 (lấy 100 trừ đi 7 năm lần liên tiếp),nghiệm pháp100-3, đếm thật nhanh từ 1 đến 20, đánh vần ngược tên của bệnh nhân...để đánh giá khả năng tập trung chú ý. - VD: Bệnh nhân H. phòng 8 khi làm nghiệm pháp 100-3 và 100-7 bệnh nhân làm được 5 phép tính liên tiếp. Nhưng khi khám lại vào một thời điểm khác bệnh nhân chỉ làm được 2 hoặc 3 lần, khi này sự tâp trung chú ý của bệnh nhân giảm hơn, nói chuyện không liên quan với chủ đề bác sĩ hỏi, nội dung câu chuyện khó hiểu. 6. Định hướng lực: là khả năng nhận biết thời gian, không gian, bản thân, khả năng định hướng phản ánh chức năng của vỏ não. Cách thăm khám: - Hỏi bệnh nhân: anh (chị) có biết bây giờ là ban ngày hay ban đêm không ? => Định hướng thời gian - Hỏi bệnh nhân: anh (chị) có biết bây giờ chúng ta đang ở đâu không =>Định hướng không gian - Hỏi bệnh nhân: anh (chị) có biết mình tên gì? Bao nhiêu tuổi không? => Định hướng bản thể 7. Hoạt động tâm thần vận động: · Hoạt động có ý chí: hoạt động tâm thần có mục đích, có phương hướng rõ ràng, chỉ có ở con người. VD: thao tác nghề nghiệp, thiết kế, lái xe · Hoạt động bản năng: hành vi thỏa mãn nhu cầu sinh vật và thích nghi với môi trường, giống như một phản xạ không điều kiện. VD: ăn uống, tình dục… Cách khám: Khám hoạt động tâm thần vận động bằng cách chú ý đến cử chỉ, hành vi của bệnh nhân trong suốt quá trình thăm khám và kết hợp với phần hỏi bệnh để đưa ra kết luận về hành vi của bệnh nhân. Rối loạn hoạt động có ý chí: 26
  • 27. Hội chứng rối loạn hoạt động có ý chí Bảng 7.1- Các hội chứng kích động 27
  • 28. Ngoài ra còn gặp một số loại kích động như: Kích động sau stress. Kích động nhân cách bệnh. Kích động tuổi già. Bảng 7.2 - Các hội chứng bất động: 28
  • 29. - Case lâm sàng : Bệnh nhân N.M.N, được chẩn đoán là loạn thần cấp. Khi lên cơn bệnh nhân đột nhiên la hét, đập phá, xé quần áo, đánh người, trong lúc chạy thẳng gặp gì phá đó, lấy cây đập đổ xe bánh mì người vợ đang bán => Hành vi xung động (từng cơn) - Cơn xung động phân liệt. 8. Cảm giác: Cảm giác là quá trình phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. VD: cảm giác về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị, âm thanh, nóng lạnh, trơn bóng hay thô ráp... 29
  • 30. 8.1- Các rối loạn cảm giác tri giác o Tăng cảm giác Do ngưỡng kích thích hạ xuống, vì vậy những kích thích trung bình hoặc nhẹ lại trở nên quá mạnh đối với bệnh nhân, làm bệnh nhân không chịu đựng được. Ví dụ: - Ánh sáng bình thường cũng làm cho bệnh nhân chói mắt không chịu đựng được. Tiếng đập cửa nghe như tiếng bom nổ. - Thường gặp trong trạng thái quá mệt mỏi ở người bình thường, hoặc là biểu hiện đầu tiên của nhiều bệnh loạn thần cấp tính. * Giảm cảm giác Ngưỡng kích thích tăng lên, do đó bệnh nhân không tri giác được những kích thích nhẹ, hoặc tri giác một cách mơ hồ, không rõ ràng những kích thích thông thường. Ví dụ: - Mọi tiếng động trở nên xa xôi, nghe không rõ ràng. - Cảnh vật xung quanh mờ nhạt như phủ một lớp sương mù. - Mùi vị thức ăn trở nên nhạt nhẽo. Thường gặp trong rối loạn trầm cảm hoặc tổn thương đồi thị. * Loạn cảm giác bản thể Bệnh nhân có những cảm giác đau nhức, khó chịu, lạ lùng trong cơ thể hay gặp trong các nội tạng như nóng bỏng dạ dày, cảm giác cắn xé trong ruột, điện giật trong óc,… các cảm giác này xuất hiện thường xuyên, tính chất và khu trú không rõ ràng, không thể xác định được nguyên nhân bằng các phương pháp khám xét thực thể. Thường gặp trong hội chứng nghi bệnh, trạng thái trầm cảm Case lâm sàng: bệnh nhân trầm cảm phòng 3 khi được hỏi nói rằng mọi tiếng động trở nên xa xôi, nghe không rõ ràng. Cảnh vật xung quanh mờ nhạt như phủ một lớp sương mù. Mùi vị thức ăn trở nên nhạt nhẽo. 9. Khí sắc: là trương lực của cảm xúc, mang tính chất ổn định theo thời gian Trong trầm cảm: buồn, trầm, lo lắng, dễ bị kích thích. Trong hưng cảm: hưng phấn, vui tươi, giàu sinh lực. Cách khám: hỏi bệnh nhân và người nhà về cảm xúc của bệnh nhân trong thời gian gần đây. 30 Khí sắc trầm Cảm xúc vui vẻ Cảm xúc hưng phấn
  • 31. Ví dụ: bệnh nhân LTNH, phòng 3, được chẩn đoán trầm cảm nặng. Tuy có vài lúc bệnh nhân cười nói vui vẻ, vẻ mặt hạnh phúc rạng rỡ khi được nhận quà nhưng cảm xúc đó chỉ thoáng qua, hằng ngày bệnh nhân vẫn trầm buồn,lo lắng 10. Cảm xúc: - Cảm xúc – tình cảm là sự phản ánh thế giới khách quan, thể hiện thái độ của con người đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu của con người. - Cảm xúc – tình cảm nói lên bản chất đó thể hiện qua hành động và thái độ của con người đối với sự vật hiện tượng của thế giới khách quan. Cảm xúc – tình cảm cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Hoạt động của các chức năng tâm thần đều chịu ảnh hưởng của cảm xúc – tình cảm ( như tri giác, tư duy, trí nhớ, hoạt động có ý chí..) - Cảm xúc - tình cảm tích cực làm tăng thêm nghị lực, lạc quan, tin tưởng, củng cố ý chí, thôi thúc hành động. Cảm xúc - tình cảm tiêu cực làm hạn chế, cản trở mọi hoạt động, làm con người trở nên yếu đuối bi quan, chán nản, mất tin tưởng, thiếu sáng suốt. - Cảm xúc - tình cảm có thể biểu hiện ra bên ngoài dưới các hình thức như: + Tâm trạng: Là trạng thái tình cảm tương đối kéo dài, tạo ra một sắc thái nhất định cho những rung động khác của con người. Nó xâm chiếm toàn bộ đời sống và có thể ảnh hưởng tốt hay xấu đối với hoạt động của cá nhân (tâm trạng vui vẻ phấn chấn hoặc tâm trạng lo âu chán nản). Trên lâm sàng có thể quan sát được qua nét mặt gọi là khí sắc. + Xúc động: là cơn bùng nổ cảm xúc, diễn ra trong một thời gian ngắn., trên lâm sàng gọi là xung cảm. + Ham mê: là một tình cảm sâu sắc bền vững, bao trùm lên đời sống tâm lý con người, chi phối xu hướng cơ bản của những ý nghĩ và hành động của con người. 10.1. Các triệu chứng giảm và mất cảm xúc Ngưỡng kích thích cảm xúc tăng cao, vì vậy cường độ kích thích phải thật mạnh mới gây ra phản ứng cảm xúc nhẹ, hoặc không có biểu hiện phản ứng cảm xúc. a. Giảm khí sắc Khí sắc buồn rầu, ủ rũ, phiền muộn, chán nản... gặp trong trầm cảm. b. Cảm xúc bàng quan Mất phản ứng cảm xúc kèm theo mất hưng phấn ý chí. Bệnh nhân không biểu hiện cảm xúc ra nét mặt, không hoạt động, không sáng kiến. c. Cảm xúc tàn lụi 31
  • 32. Mức độ rối loạn cảm xúc nặng hơn, mất phản ứng với mọi khích thích, mất khả năng biểu hiện cảm xúc nói chung. Bệnh nhân thụ động, lờ đờ, lằm lỳ trên giường hoặc ngồi im một chỗ không hề quan tâm, chú ý đến các sự việc diễn ra xung quanh... gặp trong tâm thần phân liệt. d . Mất cảm giác tâm thần Mất mọi phản ứng cảm xúc, mất cảm giác tâm thần một cách đau khổ, đôi khi đưa đến hành vi tự sát... gặp trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn phân liệt cảm xúc, trầm cảm thoái triển. 10.2. Các triệu chứng tăng cảm xúc Ngưỡng hưng phấn cảm xúc hạ thấp, vì vậy cường độ kích thích nhẹ lại gây cảm xúc mạnh. a. Cảm xúc không ổn định. -Dễ chuyển từ cảm xúc này sang cảm xúc khác, thường trái ngược nhau vừa khóc vừa cười vừa lạc quan vừa bi quan...gặp trong suy nhược tâm thần. -Một hình thức rối loạn tương tự là cảm xúc không kiềm chế được bệnh nhân dễ mủi lòng, dễ chảy nước mắt, thường gặp trong các bệnh thực thể tại não như viêm não, tai biến mạch máu não... b. Khoái cảm Bệnh nhân vui vẻ một cách vô nghĩa, khí sắc tăng không thích ứng với hoàn cảnh. Gặp trong các bệnh tổn thương thực thể tại não. c. Cảm xúc say đắm Trạng thái cảm xúc cao độ, có tính chất nhất thời. Bệnh nhân ở tư thế say đắm, không nói, không cử động, mặt nhìn xa xăm, mồm há hốc. 10.3. Các rối loạn cảm xúc dị thường a. Cảm xúc hai chiều: trên một bệnh nhân, đồng thời xuất hiện hai cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhau. Ví dụ : vừa yêu vừa ghét, vừa thích vừa không thích thường gặp trong tâm thần phân liệt. b. Cảm xúc trái ngược không thích hợp Cảm xúc không thích hợp hoặc hoàn trái ngược với hoàn cảnh xung quanh. Ví dụ: vui vẻ cười đùa trong đám ma của cha hoặc mẹ mình, thường gặp trong tâm thần phân liệt. 10.4. Các hội chứng rối loạn cảm xúc a. Hội chứng trầm cảm: (syndrom depressive) Hội chứng trầm cảm điển hình: biểu hiện sự ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần chủ yếu gồm: - Cảm xúc bị ức chế : khí sắc giảm, bệnh nhân buồn rầu, ủ rũ chán nản và đau khổ, nhìn xung quanh thấy cảnh vật ảm đạm, như có một màu mây gen tối bao trùm. Bệnh nhân thường hay khóc. Một số trường hợp trầm trọng nét mặt biểu hiện dấu hiệu "omega" (nếp nhăn ở khoé miệng, trán cung mày đều cụp xuống, mắt luôn nhìn xuống) mất các quan tâm, sở thích cũ, không còn cảm giác hài lòng với mọi thứ, thường hay xa lánh tách rời xã hội. -Tư duy bị ức chế: suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng khó khăn, giảm sút tự tin và tính tự trọng, luôn cho mình là hèn kém, mất khả năng quyết định trong mọi việc, bi quan về tương lai, hay nghiền ngẫm những ý nghĩ về khuyết điểm, tội lỗi của mình 32
  • 33. cảm giác không xứng đáng. Trường hợp nặng những suy nghĩ này có thể trở thành hoang tưởng bị tội hoặc tự buộc tội thường đưa đến ý tưởng và hành vi tự sát. -Vận động bị ức chế: do giảm năng lượng bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sinh lực dẫn đến giảm sút hoạt động , giảm hiệu xuất lao động. Bệnh nhân ít hoạt động, thường nằm lý hoặc ngồi lâu một tư thế với nét mặt đau khổ, trầm ngâm suy nghĩ, ức chế nặng sẽ biểu hiện bất động, giống trạng thái sững sờ căng trương lực. Một nhóm các triệu chứng thường được gọi là "triệu chứng sinh học, triệu chứng cơ thể" rất quan trọng của trầm cảm gồm có: rối loạn giấc ngủ, táo bón, mất ngon miệng, giảm trọng lượng, dao động khí sắc trong ngày, mất khả năng tình dục, rối loạn kinh nguyệt (ở nữ). Hội chứng trầm cảm điển hình thường gặp trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn trầm cảm, rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm... Hội chứng trầm cảm không điển hình: - Trầm cảm kích thích: bệnh nhân không ức chế hoạt động mà biểu hiện trạng thái kích thích (bồn chồn, đi đi lại lại, xoắn bóp tay...) hoặc vật vã, lăn lộn khóc lóc... - Trầm cảm cơ thể, thực vật: trên lâm sàng nổi bật là những rối loạn cơ thể thực vật như cơn vã mồ hôi, cơn nóng bừng, đau vùng ngực, rối loạn tiêu hoá, nhiều khi che lấp hoàn toàn những dấu hiệu trầm cảm. Đó chính là lý do để nhiều tác giả gọi là trầm cảm che đậy, trầm cảm ẩn... hay gặp ở hệ thống y tế cơ sở. Ngoài ra còn gặp nhiều trạng thái trầm cảm không điển hình khác như trầm cảm suy nhược, trầm cảm nghi bệnh, trầm cảm ám ảnh, trầm cảm loạn khí sắc, trầm cảm paranoide, trầm cảm mất cảm giác tâm thần... Trầm cảm không điển hình có thể gặp trong rối loạn tâm thần thực tổn, tâm thần phân liệt, trầm cảm tâm sinh... Hội chứng trầm cảm là hội chứng cấp cứu vì bệnh nhân có thể tự sát hoặc giết người rồi tự sát do hoang tưởng bị tội chi phối. Case lâm sàng : Cô D.T.H.X 46 tuổi, là mẹ của 2 đứa con, là một thợ may. Cô được gia đình đưa đi nhập viện vì mất ngủ liên tục 2 tháng. Cô mô tả các triệu chứng buồn chán thất vọng của mình đã tồn tại từ khoảng 1 năm nay ngay sau khi cô mất ngủ và tự cho mình có bị bệnh nên cô đến khám nhiều bệnh viện nhưng vẫn không phát hiện bệnh.. Cô có cảm xúc buồn, không thấy hứng thú trong bất kỳ hoạt động thông thường nào, giảm cân, cảm thấy mình chẳng còn giá trị gì và mất ngủ. Thời gian gần đây cô không thể tập trung vào công việc vì những ý nghĩ tự sát luôn ám ảnh nhưng cô ko thực hiện vì suy nghĩ thương con. b. Hội chứng hưng cảm: (syndrom manic). Hội chứng hưng cảm điển hình: là trạng thái hoàn toàn đối lập với trầm cảm, biểu hiện tình trạng hưng phấn hoạt động tâm thần, gồm có. - Cảm xúc hưng phấn: khí sắc tăng, bệnh nhân vui vẻ không tương xứng với hoàn cảnh, cảm thấy khoan khoái dễ chịu, đầy sinh lực, nhìn xung quanh thấy cảnh vật tươi sáng, đẹp đẽ, thú vị lạc quan hy vọng tràn trề về tương lai, tiền đồ. 33