SlideShare a Scribd company logo
1 of 143
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
-----------------------------
HÀ HỒNG HẠNH
NGHIÊN CỨU TÁI SINH IN VITRO
VÀ TẠO CÂY CA CAO (Theobroma cacao L.)
CHUYỂN GEN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI - 2015
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
----------------------------
HÀ HỒNG HẠNH
NGHIÊN CỨU TÁI SINH IN VITRO
VÀ TẠO CÂY CA CAO (Theobroma cacao L.) CHUYỂN GEN
Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số: 62 42 01 21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS LÊ THỊ THU HIỀN
2. PGS.TS NÔNG VĂN HẢI
HÀ NỘI - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS. Lê Thị Thu Hiền và PGS. TS. Nông Văn Hải.
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, một phần đã được
công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành với sự đồng ý và cho phép của các
đồng tác giả khác. Phần còn lại chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án
Hà Hồng Hạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thu Hiền - Phó Viện trưởng
Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trưởng
phòng Đa dạng sinh học hệ gen là người thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nông Văn Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu hệ
gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các cán bộ thuộc Viện Nghiên cứu
hệ gen, đặc biệt là tập thể cán bộ nghiên cứu Phòng Đa dạng sinh học hệ gen đã luôn
quan tâm và giúp đỡ, góp ý cho tôi thực hiện và hoàn thành bản luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Chu Hoàng Hà và các cán bộ Phòng Công
nghệ tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện một số thí
nghiệm tại Phòng. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo, Phòng Quản lý tổng hợp,
Th.S. Bùi Hải Hà, Viện Công nghệ sinh học đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi về mọi mặt, hỗ trợ tôi thực hiện các thủ tục cần thiết để tôi có thể hoàn thành
chương trình học tập và nghiên cứu của Nghiên cứu sinh.
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân đã ở bên tôi,
chăm sóc, động viên giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu. Tôi cũng gửi lời cảm ơn
tới các bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi thực hiện luận án.
Luận án được thực hiện trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu tái sinh in vitro và
tạo cây ca cao (Theobroma cacao L.) chuyển gen” thuộc Chương trình Trọng điểm
phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. Tôi xin
trân trọng cảm ơn sự trợ giúp quý báu của các chuyên viên Vụ Khoa học Công nghệ và
Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tác giả luận án
iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................... III
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................VI
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................VIII
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... IX
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................4
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CA CAO ............................................................ 4
1.1.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại ca cao .............................................................. 4
1.1.2 Đặc điểm hình thái của cây ca cao..................................................................... 5
1.1.3 Ý nghĩa kinh tế của cây ca cao........................................................................ 8
1.1.4 Bệnh do nấm ở cây ca cao.................................................................................. 9
1.1.5 Phát triển cây ca cao ở Việt Nam................................................................... 11
1.2 NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN VÀ CHỌN TẠO GIỐNG Ở CÂY CA CAO ...... 12
1.2.1 Nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống ca cao theo phương pháp truyền
thống.......................................................................................................................... 12
1.2.2 Chọn tạo giống ca cao sử dụng công nghệ sinh học.................................... 15
1.3 GEN MÃ HÓA CHITINASE ............................................................................... 26
1.3.1 Nguồn gốc và cấu trúc của chitinase tự nhiên ............................................. 26
1.3.2 Chitinase ở một số đối tượng sinh vật .......................................................... 27
1.3.3 Vai trò của gen mã hóa chitinase .................................................................. 29
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ......................................................32
2.1 VẬT LIỆU ......................................................................................................... 32
2.1.1 Mẫu thực vật .................................................................................................... 32
2.1.2 Các vector và chủng vi khuẩn.......................................................................... 32
2.13. Hóa chất, thiết bị .............................................................................................. 33
2.2 PHƯƠNG PHÁP .................................................................................................. 34
2.2.1 Các phương pháp liên quan đến tái sinh in vitro cây ca cao............................ 34
iv
2.2.2 Các phương pháp liên quan đến phân lập gen mã hóa chitinase và thiết kế các
vector chuyển gen thực vật........................................................................................ 38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ.............................................................................................48
3.1 TÁI SINH IN VITRO MỘT SỐ DÒNG CA CAO NGHIÊN CỨU .................... 48
3.1.1 Thu thập mẫu ................................................................................................... 48
3.1.2 Xác định khả năng tạo mô sẹo từ nhị lép và cánh hoa ở các dòng ca cao....... 49
3.1.3 Xác định khả năng nhân sinh khối mô sẹo từ nhị lép và cánh hoa ở các dòng ca
cao…………………………………………………………………………………..51
3.1.4 Cảm ứng tạo phôi soma sơ cấp ........................................................................ 53
3.1.5 Cảm ứng tạo phôi soma thứ cấp....................................................................... 55
3.1.6 Tạo cây ca cao in vitro hoàn chỉnh .................................................................. 57
3.1.7 Khả năng thích ứng cây ca cao in vitro ra vườn ươm...................................... 60
3.1.8 Quy trình tái sinh in vitro cây ca cao ............................................................... 62
3.2. PHÂN LẬP GEN MÃ HÓA CHITINASE VÀ THIẾT KẾ VECTOR BIỂU
HIỆN THỰC VẬT ....................................................................................................... 63
3.2.1 Nhân và tạo dòng vùng gen TcChi1_W ........................................................... 63
3.2.2 Thiết kế vector biểu hiện thực vật mang gen mã hóa chitinase sử dụng hệ
vector pCB301........................................................................................................... 70
3.2.3 Tạo các chủng vi khuẩn A. tumefaciens tái tổ hợp chứa vector biểu hiện thực
vật đã thiết kế............................................................................................................. 73
3.2.4 Kiểm tra hoạt động của cấu trúc gen chuyển trên cây thuốc lá ....................... 75
3.3 CHUYỂN GEN CHỈ THỊ GUS/GUSPLUS VÀO CÂY CA CAO....................... 77
3.3.1 Lựa chọn chủng vi khuẩn, vector thích hợp và thời gian lây nhiễm vi khuẩn
cho chuyển gen vào ca cao........................................................................................ 78
3.3.2 Chuyển gen chỉ thị gus/gusplus vào dòng ca cao TD8.................................... 80
3.3.3 Phân tích và đánh giá mô, cây chuyển gen ...................................................... 81
3.4 CHUYỂN GEN MÃ HÓA CHITINASE VÀO CÂY CA CAO............................ 84
3.4.1 Biến nạp gen mã hóa chitinase vào dòng ca cao TD8 ..................................... 84
3.4.2 Kiểm tra cây ca cao chuyển gen bằng các phương pháp sinh học phân tử...... 87
v
3.4.3 Quy trình chuyển gen thông qua A. tumefaciens vào dòng ca cao TD8.......... 89
CHƢƠNG 4: THẢO LUẬN....................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................102
NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................105
SUMMARY .....................................................................................................................
PHỤ LỤC.........................................................................................................................
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bệnh nấm ở cây ca cao………………………………………………. 10
Hình 2.1. Một số vector sử dụng trong nghiên cứu…………………………….. 32
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm………………………………………………. 34
Hình 2.3. Hoa ca cao…………………………………………………………… 35
Hình 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D và TDZ đến tỷ lệ tạo phôi từ nhị lép
ở một số dòng ca cao nghiên cứu…………………………………….. 50
Hình 3.2. Ảnh hưởng của kiểu gen đến tỷ lệ tạo mô sẹo từ nhị lép……………. 51
Hình 3.3. Mô sẹo từ nhị lép và cánh hoa trên môi trường PCG và SCG………. 52
Hình 3.4. Tỷ lệ tạo phôi sơ cấp từ nhị lép và cánh hoa ca cao…………………. 54
Hình 3.5. Tái sinh phôi sơ cấp từ nhị lép và cánh hoa ca cao………………….. 54
Hình 3.6. Tỷ lệ tạo phôi soma thứ cấp từ trục mầm và lá mầm………………... 56
Hình 3.7. Tái sinh phôi soma thứ cấp từ trục mầm và lá mầm của phôi soma sơ
cấp dòng ca cao TD8…………………………………………………. 57
Hình 3.8. Tỷ lệ phôi soma sơ cấp tạo chồi và ra rễ…………………………….. 59
Hình 3.9. Tạo chồi và ra rễ từ phôi soma sơ cấp và thứ cấp…………………… 59
Hình 3.10. Tỷ lệ cây con sống trên các loại giá thể khác nhau sau 20 ngày…… 60
Hình 3.11. Các cây ca cao in vitro trên môi trường ra cây…………………….. 61
Hình 3.12. Quy trình tái sinh in vitro cây ca cao……………………………….. 62
Hình 3.13. Tách chiết DNA tổng số từ lá ca cao dòng TD3…………………… 63
Hình 3.14. Sản phẩm nhân vùng gen TcChi1-W và xử lý pJET+TcChi1-W/1,
pJET+TcChi1-W/7 và pJET+TcChi1-W/13 bằng BglII trên gel
agarose 0,8%………………………………………………………….. 65
Hình 3.15. Trình tự nucleotide vùng gen TcChi1-U phân lập từ dòng ca cao
TD3…………………………………………………………………… 67
Hình 3.16. So sánh trình tự protein TcChi1 ở ca cao dòng TD3 với một số
trình tự chitinase lớp I của một số loài thực vật khác……………. 69
Hình 3.17. Sản phẩm PCR nhân gen TcChi1 và sản phẩm xử lý BglII và NotI
các plasmid tái tổ hợp pJET+TcChi1 trên gel agarose 0,8%............ 70
vii
Hình 3.18. Sơ đồ thiết kế vector pRTRA+TcChi1………………………………. 71
Hình 3.19. Kết quả thiết kế pRTRA+TcChi1 trên gel agarose 0,8%…………... 72
Hình 3.20. Sơ đồ thiết kế vector pCB301+TcChi1…………………………….. 72
Hình 3.21. Sản phẩm xử lý pCB301+TcChi1 bằng HindIII trên gel agarose
0,8%…………………………………………………………………… 73
Hình 3.22. Sản phẩm PCR gen TcChi1 từ pCB301+TcChi1………………… 74
Hình 3.23. Điện di sản phẩm PCR nhân gen TcChi1 từ thuốc lá……………… 75
Hình 3.24. Sản phẩm RT-PCR từ mRNA của các dòng thuốc lá chuyển gen
TcChi1…………………………………………………………….. 76
Hình 3.25. Cây thuốc lá chuyển gen…………………………………………….... 77
Hình 3.26. Các mảnh mô ca cao dòng TD8……………………………………. 78
Hình 3.27. Biến nạp gen chỉ thị gus/gusplus vào dòng ca cao TD8……………. 81
Hình 3.28. Biểu hiện gen gus/gusplus trên các mô ca cao chuyển gen………… 82
Hình 3.29. Sản phẩm PCR nhân gen mã hóa nptII từ các dòng ca cao chuyển
gen…………………………………………………………………. 84
Hình 3.30. Tái sinh cây từ phôi soma của dòng ca cao TD8 chuyển gen TcChi1 86
Hình 3.31. Các cây ca cao chuyển gen…………………………………………. 86
Hình 3.32. Sản phẩm PCR nhân gen mã hóa nptII từ các cây ca cao chuyển
gen………………………………………………………………….. 87
Hình 3.33. Sản phẩm PCR nhân một phần đoạn CaMV35S+TcChi1+cmyc+
KDEL+tNOS………………………………………………………. 87
Hình 3.34. Vùng T-DNA của vector pCB301+TcChi1………………………… 89
Hình 3.35. Lai Southern các mẫu ca cao chuyển gen…………………………... 89
Hình 3.36. Quy trình chuyển gen vào cây ca cao………………………………. 90
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nhân mô sẹo sơ cấp trên môi trường SCG…………………………... 52
Bảng 3.2. Nhân mô sẹo thứ cấp trên môi trường SCG………………………..... 56
Bảng 3.3. Tỷ lệ phôi soma thứ cấp tạo chồi và ra rễ……………………………. 58
Bảng 3.4. Lựa chọn chủng vi khuẩn A. tumefaciens và vector biểu hiện thích
hợp cho chuyển gen ca cao………………………………………….. 79
Bảng 3.5. Lựa chọn thời gian lây nhiễm vi khuẩn A. tumefaciens thích hợp cho
chuyển gen ca cao…………………………………………………… 80
Bảng 3.6. Khả năng tạo mô sẹo, tạo phôi soma, tạo chồi và ra rễ của các mẫu
ca cao biến nạp gen chỉ thị…………………………………………..
82
Bảng 3.7. Khả năng tạo mô sẹo, tạo phôi soma, tạo chồi và ra rễ của các mẫu
ca cao TD8 biến nạp gen mã hóa chitinase…………………………. 85
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
2,4D 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid
AS Acetosyringone (3,5-dimethoxy-4-hydrroxy acetophenone)
BAP 6-benzylaminopurin
Bar Bialaphos resistance gene - Gen chịu thuốc trừ cỏ
Bp Base pair - Cặp base
CaMV Cauliflower mosaic virus - Virus khảm súp lơ
DEPC Diethyl pyrocarbonate
DNA Deoxyribonucleic acid
dNTP Deoxyribonucleotide triphosphate
DKW Driver and Kuniyuki medium - Môi trường DKW
EDTA Ethylene diaminne tetra acetic acid
EGFP Enhanced green fluorescent protein - Protein tăng cường phát
huỳnh quang
ED Embryo development medium - Môi trường cảm ứng tạo phôi
EDL Embryo development in light medium - Môi trường chuyển dạng
phôi và tạo cây
gus β-1,4-glucuronidase
LB Luria bertani - Môi trường LB nuôi vi khuẩn
IM
MS
Induction medium - Môi trường cảm ứng
Murashige and Skoog medium - Môi trường MS
nptII Neomycin phosphotransferase II
kb Kilobase
OD Optical density - Mật độ quang
PCG Primary callus growth medium - Môi trường cảm ứng tạo mô sẹo
PCR Polymerase chain reaction - Phản ứng dây chuyền polymerase
PVPP Poly vinyl poly pyrolidone
RNA Ribonucleotic acid
x
SCG Secondary callus growth medium - Môi trường nhân mô sẹo
SD Standard deviation - Độ lệch chuẩn
RD Root development and maintenance medium - Môi trường hình
thành và phát triển rễ
TDZ Thidiazuron
YEP Yeast extract peptone - Môi trường YEP chứa cao nấm men và
thịt bò
X-gluc 5-bromo-4-chloro-3-indolyl-β-D-glucuronic acid
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Ca cao (Theobroma cacao L.) là một trong những cây kinh tế quan trọng,
đem lại lợi nhuận đáng kể cho một số quốc gia trên thế giới. Bột ca cao được
sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, thực phẩm, mỹ phẩm và
dược phẩm tại nhiều nước. Có nguồn gốc từ vùng Amazon (Nam Mỹ), cây ca
cao phát triển mạnh ở các vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, trong đó có Việt
Nam. Hiện nay, cây ca cao đang được quan tâm để phát triển rộng rãi ở nước ta
vì cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như triền dốc, đất cát, phù sa,
đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài ra, ca cao còn là cây chịu bóng mát tốt, nên có
thể trồng xen canh với cây ăn trái, cây lâm nghiệp, phủ xanh đất tốt, thích hợp
với kinh tế hộ gia đình và đặc biệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm ca cao là rất
lớn.
Tuy nhiên, tương tự các loài cây trồng khác, phát triển sản xuất ca cao gặp
nhiều khó khăn do giống bị thoái hóa, sự cạnh tranh của các loại cây trồng
khác, kỹ thuật canh tác chưa hiệu quả, sâu và bệnh hại... Riêng bệnh nấm đã
gây sụt giảm khoảng 30% sản lượng ca cao hàng năm trên toàn thế giới. Theo
truyền thống, có rất nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học đang được sử dụng để
phòng trừ bệnh hại với chi phí tốn kém, gây ô nhiễm môi trường và gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, cũng như môi
trường. Để cải thiện tình hình, giúp cho cây ca cao phát triển bền vững, nhiều
chương trình nghiên cứu nhằm nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh và các
tác nhân gây hại khác đã và đang được thực hiện với sự tham gia của nhiều tổ
chức nghiên cứu và thương mại trên thế giới. Bên cạnh công tác chọn tạo giống
theo phương pháp truyền thống, phương pháp chọn tạo giống ứng dụng công
nghệ sinh học như tạo cây chuyển gen là một trong hướng nghiên cứu triển
vọng trong việc tạo các giống ca cao có năng suất cao và chất lượng tốt, có khả
năng kháng sâu bệnh, chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường.
Tại Việt Nam, nhiều dòng ca cao được cấp phép sử dụng rộng rãi được
nhập nội và tuyển chọn từ Malaysia trong Chương trình do Hiệp hội Ca cao
2
Thế giới (The World Cocoa Foundation) hỗ trợ. Chính phủ và nhiều tổ chức
quốc tế rất quan tâm phát triển cây ca cao nhằm đưa Việt Nam vào bản đồ ca
cao thế giới, trở thành quốc gia giàu tiềm năng về cung cấp ca cao. Hiện nay
chưa có nghiên cứu về tái sinh và chuyển gen vào cây ca cao ở Việt Nam. Bên
cạnh những thuận lợi và thành công đã đạt được trong lĩnh vực công nghệ sinh
học, những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu chọn tạo giống
cây trồng, trong đó có cây ca cao bằng công nghệ sinh học ở nước ta là không
nhỏ.
Trên cơ cở lý luận và thực tiễn của hướng nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện
đề tài “Nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (Theobroma cacao L.)
chuyển gen”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đặt mục tiêu chung là xây dựng được quy trình tái sinh in vitro và tạo cây
ca cao chuyển gen. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng được quy trình tái sinh in vitro ở 1 - 2 dòng ca cao đang được canh tác
ở Việt Nam;
- Xây dựng được quy trình chuyển gen và tạo được cây ca cao chuyển gen chỉ thị
gus/gusplus và gen kháng nấm.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thăm dò khả năng tái sinh in vitro của 9 dòng ca cao đang được
canh tác ở Việt Nam;
- Nghiên cứu đặc điểm của gen mã hóa chitinase (TcChi1) từ cây ca cao ở Việt
Nam và thiết kế vector chuyển gen thực vật mang gen mã hóa chitinase;
- Nghiên cứu chuyển gen chỉ thị gus/gusplus vào 1 - 2 dòng ca cao ở Việt Nam;
- Nghiên cứu chuyển gen TcChi1 vào 1 - 2 dòng ca cao ở Việt Nam và phân tích
các dòng ca cao được chuyển gen.
4. Đóng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên ở Việt Nam, các dòng ca cao thương mại TD1, TD3, TD5, TD7,
TD8, TD9 đã được tái sinh in vitro thành công;
3
- Gen mã hóa chitinase có hoạt tính kháng nấm đã được phân lập từ dòng ca cao
hiện đang được canh tác tại Việt Nam và được chuyển vào vector biểu hiện thực
vật thích hợp phục vụ công tác chuyển gen;
- Gen chỉ thị gusplus và gen mã hóa chitinase đã được chuyển thành công vào
dòng ca cao TD8 thông qua vi khuẩn A. tumefaciens.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp dẫn liệu khoa học về ứng dụng công
nghệ tế bào thực vật và công nghệ gen trong việc nhân giống và chọn tạo giống
cây trồng nói chung và cây ca cao nói riêng, cải tiến giống và tăng khả năng
chống chịu với các tác nhân gây bệnh.
- Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam công bố quy trình tái sinh in vitro
thông qua phôi soma của một số dòng ca cao hiện đang được canh tác ở Việt
Nam. Các kết quả đạt được trong nghiên cứu này là cơ sở cho các ứng dụng
nhân nhanh các dòng ca cao mới chất lượng, bảo tồn nguồn gen có giá trị cũng
như phục vụ công tác chuyển gen.
- Quy trình chuyển gen chỉ thị và gen đích vào cây ca cao thông qua A.
tumefaciens là cơ sở khoa học để cải tiến giống ca cao thông qua công nghệ
chuyển gen; đồng thời đây là mô hình để nghiên cứu chức năng gen ở cây trồng.
- Kết quả phân lập gen mã hóa chitinase kháng nấm, thiết kế vector biểu hiện thực
vật và chuyển gen này vào cây thuốc lá và cây ca cao là cơ sở khoa học cho việc
tạo ra các dòng ca cao có khả năng kháng nấm.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 141 trang (bao gồm cả tài liệu tham khảo và phụ lục), được chia
thành các phần: Mở đầu gồm 3 trang; Chương 1: Tổng quan tài liệu, 28 trang;
Chương 2: Vật liệu và phương pháp, 16 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu, 43
trang; Chương 4: Thảo luận, 11 trang; Kết luận và đề nghị, 2 trang. Các công trình
đã công bố liên quan đến luận án: 1 trang; Summary: 4 trang; Tài liệu tham khảo:
16 trang với 123 tài liệu tham khảo, trong đó 18 tài liệu tiếng Việt và 105 tài liệu
tiếng Anh. Phần kết quả luận án có 7 bảng số liệu, 36 hình. Phụ lục: 8 trang.
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CA CAO
1.1.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại ca cao
Cây ca cao có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Từ đây, ca
cao phát triển rộng sang nhiều quốc gia khác trên thế giới, tập trung ở khu vực
Nam Mỹ và Tây Phi. Ca cao đặc biệt thích hợp ở những quốc gia có khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm. Theo xếp loại của Hiệp hội Ca cao Thế giới thì hai quốc gia
dẫn đầu về sản lượng ca cao hiện nay là Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire) và Ghana
(thuộc Tây Phi). Ở khu vực châu Á, từ năm 1985 trở lại đây, ca cao được phát
triển khá mạnh, tiến tới trở thành vùng trồng ca cao lớn không kém Nam Mỹ và
châu Phi. Các quốc gia sản xuất ca cao hàng đầu ở khu vực này là Indonesia và
Malaysia. Việt Nam cũng nằm trong cùng vĩ độ “ca cao” với Ghana, Bờ Biển
Ngà, Indonesia, Malaysia với khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rất
thích hợp với cây ca cao. Nhìn chung việc trồng, chế biến, tiêu thụ các sản
phẩm của cây ca cao trên toàn cầu đang có xu hướng tăng rất cao và nhanh nhờ
sự phát triển kinh tế năng động với mức sống của hàng tỷ người được nâng cao
và các sản phẩm ca cao được tiêu thụ phổ biến hơn. Trong khi, sản lượng ca
cao sản xuất hàng năm rất bấp bênh, không đủ đáp ứng nhu cầu…Vì vậy, việc
phát triển ca cao bền vững, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng
giống, hạt ca cao là những vấn đề được đặc biệt lưu tâm ở các quốc gia ưu tiên
phát triển cây ca cao.
Ca cao thuộc chi Theobroma, họ Stercu-liaceae. Chi Theobroma bao
gồm 22 loài, trong đó chỉ có loài Theobroma cacao được trồng rộng rãi, còn
các loài khác hoặc hoang dại, hoặc rất ít được trồng. Các tác giả chia
Theobroma cacao ra hai loài phụ là: Theobroma cacao spp. ca cao, gồm các
quần thể dạng Criollo và Theobroma cacao sphaerocarpum, gồm các quần thể
còn lại, trong đó có Forastero. Các loài phụ này đều là các dòng nhị bội, với số
nhiễm sắc thể 2n = 20. Criollo có hạt dạng tròn, nội nhũ trắng, có hương vị nhẹ
và tương đối dễ nhiễm bệnh. Forastero có dạng cây cao, khỏe, hạt nhỏ hơn
Criollo nhưng hương vị đậm hơn. Hạt Forastero dạng dẹp, lá mầm bên trong
5
màu tím, chứa nhiều chất béo hơn Criollo. Do vậy, hầu hết các vùng trồng ca
cao lớn trên thế giới hiện nay đều trồng dạng Forastero. Giống thứ ba được
công nhận là Trinitario, một dòng lai giữa Criollo và Forastero, là giống có
khảng năng kháng bệnh và mang một số hương vị đặc trưng. Tập đoàn gen ca
cao phong phú nhất được lưu giữ ở Trinidad với khoảng 2.500 kiểu gen, ở
Brazil với khoảng 2.000 kiểu gen và ở Costa Rica với 700 kiểu gen. Nghiên
cứu gần đây về phân bố ca cao trên toàn thế giới cho thấy một số thay đổi về
các nhóm ca cao có thể phân biệt về mặt di truyền và địa lý. Theo các nghiên
cứu, ca cao phân bố ở Trung và Nam Mỹ đã được chia thành 10 cụm di truyền:
Amelonado, Contamana, Curaray, Guiana, Iquitos, Maranon, Nacional, Nanay
và Purus, xuất hiện ở lưu vực sông Amazon và Bahia. Nhóm số 10 được mô tả
là nhóm Criollo xuất hiện ở khu vực lưu vực sông Amazon (Motamayor et al.,
2008; Utro et al., 2012).
1.1.2 Đặc điểm hình thái của cây ca cao
Ca cao là loài cây thân gỗ nhỏ, có thể cao đến 10 - 20 m nếu mọc tự
nhiên. Trong sản xuất do trồng mật độ cao và khống chế sự phát triển thông
qua tỉa cành nên cây thường có chiều cao trung bình khoảng 5 - 7 m, đường
kính thân 10 - 18 cm. Ca cao sinh trưởng tốt dưới bóng che, do đó có thể trồng
xen với một số loại cây kinh tế khác. Thời kỳ kinh doanh hiệu quả có thể kéo
dài từ 25 - 40 năm (Phạm Hồng Đức Phước, 2009).
Thân: Đối với thân phát triển từ hạt, sự phát triển của thân có thể chia
thành ba giai đoạn. Giai đoạn 1: Hạt nẩy mầm thượng địa (lá mầm nhô lên khỏi
mặt đất). Đoạn thân dưới lá mầm không có mầm bất định là nơi để ghép khi
nhân giống vô tính mà không sợ bị lẫn giống. Giai đoạn 2: lá mầm mở, 4 lá đầu
tiên phát triển, đốt rất ngắn. Mỗi đợt sinh trưởng kéo dài khoảng 6 tuần, đốt dài
ra trong thời gian này. Tùy theo điều kiện môi trường, trong giai đoạn này thân
có thể cao lên từ 0,5 - 2 m. Giai đoạn 3: Cây tạm ngừng tăng trưởng về chiều
cao. Cành ngang trên đỉnh ngọn phát triển tạo tầng cành đầu tiên. Đối với thân
phát triển từ cành ghép (mầm ghép lấy từ cành ngang): Cành không tăng trưởng
thẳng đứng mà thường mọc nghiêng. Các chồi nách phát triển sớm, nhiều nên
6
cây có dạng bụi gồm nhiều cành chính và không có tầng cành. Nếu mầm ghép
lấy từ thân chính hoặc cành vượt, sự sinh trưởng giống như thân mọc từ hạt.
Lá: Lá non phát triển theo từng đợt, sau mỗi đợt ra lá, đỉnh cành vào
trạng thái ngủ. Thời gian ngủ tùy theo điều kiện môi trường nhưng thường
khoảng 4 - 6 tuần lễ. Sự phát triển lá liên quan đến tình trạng nước của cây. Ca
cao trồng không che bóng, các đợt ra lá nhanh hơn là trồng trong điều kiện có
bóng che. Điều này là do khi không có bóng che, sự biến động hàm lượng nước
trong cây xảy ra thường xuyên và nhiệt độ môi trường bên ngoài cao kích thích
chồi lá phát triển.
Cây cần dinh dưỡng khi đợt lá mới phát triển. Nếu cây thiếu dinh dưỡng
sẽ có sự vận chuyển dinh dưỡng từ lá già sang lá non mới ra và dẫn đến việc lá
già bị rụng sớm. Do đó, số lá già hiện diện trên thân giúp người trồng có thể
hiểu được phần nào hiện trạng dinh dưỡng của cây ca cao. Màu sắc lá non thay
đổi tùy theo giống từ màu xanh nhạt đến vàng, từ màu hồng đến đỏ đậm. Khi
trưởng thành, lá có màu xanh thẫm, cứng cáp hơn và nằm ngang. Lá dưới bóng
che có phiến rộng và xanh hơn ngoài nắng.
Rễ: Hạt sau khi nẩy mầm, rễ mọc rất nhanh và có nhiều rễ ngang mọc
thẳng góc quanh rễ trụ. Ba tháng đầu rễ phát triển rất nhanh có thể cao hơn 25
cm. Để tránh rễ cong khi ươm cây, cần chọn túi đủ dài để rễ phát triển trong 3 -
4 tháng đầu. Rễ trụ tiếp tục phát triển khi bị cắt ngang nên khi trồng ta cắt bỏ
phần rễ cong trong bầu đất mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng tiếp theo của
rễ. Khi cây được 3 năm tuổi, rễ trụ dài khoảng 1,5 - 2 m. Trên suốt chiều dài
của rễ trụ, có rất nhiều rễ ngang mọc ra và phân nhánh với rất nhiều rễ con, tập
trung chủ yếu ở vùng rễ phía dưới cổ rễ khoảng 20 cm.
Hoa: Hoa xuất hiện trên sẹo lá ở thân, cành. Đợt hoa đầu tiên trên cây từ
hạt có thể nở vào khoảng 14 - 20 tháng sau khi trồng. Cây ghép hay giâm cành
có thể ra hoa sớm hơn từ 9 - 18 tháng sau khi trồng. Hoa ra tập trung vào mùa
mưa. Những nơi có đủ nước, cây ra hoa quanh năm và vẫn có cao điểm ra hoa
rộ. Do hàng năm, hoa xuất hiện cùng một chỗ nên lâu ngày phình to gọi là đệm
hoa. Thường mỗi đệm mang rất nhiều hoa, nếu đệm hoa bị tổn thương thì
7
lượng hoa giảm hoặc không ra nữa. Hoa có cuống dài từ 1 - 3 cm, có 5 cánh
đều đặn. Hoa bắt đầu nở từ khoảng 3 giờ chiều hôm trước cho đến 9 giờ sáng
hôm sau.
Thụ phấn: Hoa ca cao thụ phấn nhờ côn trùng thuộc họ Ceratopogonidae.
Loài Forcipomyia là loài phổ biến nhất tham gia thụ phấn. Côn trùng này rất
nhỏ thường cư trú trong điều kiện tối, ẩm nơi có các tàn dư thực vật đậu quanh
cây ca cao, do đó nếu vườn quá sạch hoặc quá khô sẽ không thuận lợi cho sự
thụ phấn. Hoa ca cao ra nhiều nhưng chỉ thụ phấn và đậu 1 - 5%. Phần lớn hoa
nở mà không được thụ phấn sẽ rụng sau 48 giờ.
Quả: Sự phát triển của quả: Sau khi thụ phấn, quả tăng trưởng chậm
trong khoảng 40 ngày đầu và đạt tốc độ tối đa sau 75 ngày. Sau 85 ngày, sự
tăng trưởng của quả chậm lại, trong khi hạt bên trong quả bắt đầu tăng trưởng
nhanh, đây cũng là thời kỳ hạt tích lũy chất béo. Lớp cơm nhầy hình thành
khoảng 140 ngày sau khi thụ phấn. Khi hạt tăng trưởng tối đa, quả vào giai
đoạn chín. Quả chín không nở bung ra và ít khi rụng khỏi cây. Quả có cuống
hóa gỗ nên rất dai. Quả non có 5 ngăn trong đó hạt được phân chia đều, khi quả
chín vách ngăn này biến mất chỉ còn lại một hốc chứa đầy hạt. Từ khi thụ phấn
đến khi quả chín kéo dài từ 5 - 6 tháng, tùy theo giống. Màu sắc của quả khá đa
dạng. Quả chưa chín có màu xanh, đỏ tím hoặc xanh điểm đỏ tím. Khi quả
chín, màu xanh chuyển sang màu vàng; màu đỏ tím chuyển sang màu da cam.
Hình dạng quả thay đổi nhiều từ hình cầu đến dài nhọn hay hình trứng. Số
lượng rãnh và độ sâu của khía trên quả cũng thay đổi từ 5 - 10 rãnh, rãnh có thể
sâu nhiều, nông hoặc trơn nhẵn. Vỏ quả có thể dày từ 1 - 3 cm. Trọng lượng quả
dao động từ 0,2 - 1 kg.
Hạt: Mỗi quả chứa từ 30 - 40 hạt. Mỗi hạt có lớp cơm nhầy bao quanh
có vị chua, ngọt, thơm và xếp thành 5 dãy. Hạt có vỏ mỏng màu hồng, nhiều
đường gân. Hạt rất dễ mất sức nẩy mầm sau khi tách khỏi quả nên thường phải
gieo ngay. Hạt sau khi tách lớp cơm nhầy và hong ráo, nếu giữ trong mùn cưa
hoặc than có thể giữ được sức nẩy mầm trong 3 - 4 tuần (Phạm Hồng Đức
Phước, 2009).
8
1.1.3 Ý nghĩa kinh tế của cây ca cao
Cây ca cao là cây kinh tế quan trọng đem lại lợi nhuận rất cao nhờ xuất
khẩu cho một số quốc gia trên thế giới. Hạt ca cao là nguồn cung cấp thực
phẩm giàu dinh dưỡng cho con người. Ca cao cho hạt làm nguyên liệu sử dụng
cho ngành công nghiệp thực phẩm cụ thể là các sản phẩm cao cấp như
chocolate, ca cao... Sản lượng ca cao hàng năm trên toàn thế giới (ca cao là sản
phẩm khô thu được bằng cách lên men hạt ca cao) 2/3 được chế biến thành bột
ca cao và bơ ca cao, 1/3 được sử dụng để chế biến các thành phần tạo hương vị
và màu của chocolate. Khoảng 5 - 6 triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ chiếm 95%
sản lượng ca cao toàn thế giới. Theo thống kê mới nhất được công bố bởi ICCO
11/6/2015, trong năm 2013/2014, thế giới sản xuất được tổng cộng 4.232.000
tấn hạt ca cao, châu Phi chiếm ưu thế (71,6%). Trong số các nước sản xuất ca
cao, Bờ Biển Ngà và Ghana xếp hạng đầu tiên và thứ hai với khoảng 1.000.000
tấn mỗi năm. Ở châu Á và châu Đại Dương, Indonesia là quốc gia sản xuất ca
cao nhiều nhất. Ca cao còn được chứng minh về tác dụng phòng các bệnh tim
mạch. Các flavanol và procyanidin có trong hạt ca cao đã thể hiện khả năng
chống oxi hóa mạnh trong các thử nghiệm in vitro (Keen et al., 2005). Các ứng
dụng của hạt ca cao đã một lần nữa khẳng định giá trị quan trọng của loài cây
công nghiệp này.
Ngoài ra, trồng ca cao còn mang lại những lợi ích về môi trường. Do ca
cao là loại cây ưa bóng với thời gian thu hoạch trên 20 năm, có thể trồng dưới
tán những cây lâu năm khác, chúng mang lại các lợi ích như tăng cường đa
dạng sinh học trong những vùng đất có chim di cư, bảo vệ hành lang đầu
nguồn, đất, nguồn nước và các vùng đệm của những khu rừng nhiệt đới (Rice,
Greenberg, 2003). Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Bảo tồn Quốc tế
(Conservation International), Liên đoàn Động vật hoang dã Thế giới (The
World Wildlife Federation) và Hiệp hội Ca cao Thế giới đã nhận thức được vai
trò của ca cao trong việc ổn định nền kinh tế địa phương và môi trường và đã
khuyến khích nông dân trồng ca cao trong những khu vực này (Guyton et al.,
2003).
9
1.1.4 Bệnh do nấm ở cây ca cao
Bệnh thường gặp ở ca cao do nấm hoặc côn trùng gây ra. Một số bệnh
hại chính do nấm bao gồm:
- Bệnh thối trái, loét thân, cháy lá (do nấm Phytophthora palmivora):
Bệnh xuất hiện từ khi giai đoạn vườn ươm đến khi thu hoạch và trên tất cả bộ
phận của cây (lá, thân, hoa, trái). Trên thân cách mặt đất khoảng 1 m, xuất hiện
các vết bệnh sậm màu hơi ướt, sau chuyển sang nâu đỏ, vỏ bị bệnh nứt ra và
chảy nhựa vàng. Lâu ngày, vết bệnh lan khắp vòng thân và ăn sâu vào phần gỗ,
lá héo và rụng. Ở những cây nhiều tuổi, bệnh có thể hại cả trên cành. Cây bị
bệnh lá héo, rụng, cành bị khô, cây có thể chết. Trên lá, vết bệnh màu xanh tái
hơi ướt xuất hiện đầu tiên trên mép và chóp lá, sau lan rộng vào phía trong
phiến lá, chuyển màu nâu, lá bị cháy khô từng mảng. Trong điều kiện ẩm ướt,
trên vết bệnh có lớp tơ nấm màu trắng. Trên vỏ trái xuất hiện những chấm màu
nâu lan rất nhanh, sau chuyển qua đen và từ từ bao kín mặt trái. Trái non đen
khô cứng và vẫn dính trên cây. Trái gần thu hoạch bị thối một phần hoặc cả
trái, trái bị rụng, hạt lép, giảm sản lượng;
- Bệnh khô vỏ thân (do nấm Colletotrichum gloeosporioides): Bệnh
thường xảy ra cả mùa khô lẫn mùa mưa, đặc biệt là đối với những cây ca cao
thiếu bóng che hoặc tỉa quá nặng. Trên thân, cành nấm xâm nhập vào lớp tế
bào dưới biểu bì tạo thành những vết sậm màu, sau đó vùng nhiễm bệnh xuất
hiện bào tử màu vàng cam, vỏ thân bị khô từng mảng, nếu bị nặng cây sinh
trưởng kém, lá vàng và rụng, một số cành bị khô. Trên lá, vết bệnh là những
đốm màu nâu, tròn, nhiều đốm liên kết nhau làm cháy lá;
- Bệnh vết sọc đen (do nấm Oncobasidium theobromae): Một hoặc nhiều
lá nằm sau đợt lá cuối cùng có màu vàng với những đốm xanh. Thân sần sùi
với những mụt nhỏ, cành khô và chết ngược dần từ ngọn vào. Nhiều chồi bên
phát triển nhưng không hoàn chỉnh. Đối với cây con: cây sinh trưởng chậm, lá
vàng, lá chân rụng sớm, khoảng cách giữa các lá ngắn; (4) Bệnh nấm hồng (do
nấm Corticium salmonicolor): nấm phá hại ở những cành đã hóa nâu. Các vết
bệnh lúc đầu có lớp mốc trắng, sau chuyển màu hồng. Nấm mọc sâu vào phần
10
gỗ cành, lá phần trên của cành nhiễm bệnh bị úa vàng và khô, nhưng vẫn lưu
trên cành một thời gian. Vỏ cành khô nâu và bong ra từng mảng, bị nặng cành
chết khô (Hình 1.1).
Hình 1.1. Bệnh do nấm ở cây ca cao
A. Bệnh thối trái, loét thân, cháy lá (P. palmivora); B. Bệnh vết sọc đen (O.
theobromae); C. Bệnh khô vỏ thân (C. gloeosporioides); D. Bệnh nấm hồng (C.
salmonicolor). Nguồn: http://phdphuoc.com/
Để phòng trị các bệnh trên cây ca cao, bên cạnh các biện pháp canh tác
và xử lý như tỉa cành hợp lý tạo thông thoáng, tiêu hủy cành, lá và trái bị bệnh,
nhổ bỏ cây con… thì đều cần phun, tiêm các loại thuốc hóa học - tác nhân gây
ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến sức khỏe của người dân (Bowers et
al., 2001; Appiah et al., 2004; Aime, Phillips-Mora, 2005). Một số đồn điền ca
cao đã và đang đầu tư nghiên cứu giống kháng bệnh nhằm kiểm soát bệnh hại.
11
1.1.5 Phát triển cây ca cao ở Việt Nam
Theo Cục Trồng trọt, tính đến tháng 11.2014, diện tích trồng ca cao cả
nước là 16.800 ha, trong đó các tỉnh có diện tích trên 1.000 ha là: Bến Tre
(7.342 ha); Bà Rịa-Vũng Tàu (2.787 ha); Tiền Giang (2.578 ha); Đắk Lắk
(2.554 ha); Bình Phước (1.310 ha); Vĩnh Long (1.244 ha)… Diện tích ca cao
thu hoạch khoảng 11.055 ha, chiếm 50% tổng diện tích, sản lượng hạt ca cao
khô lên men năm 2014 là 6.765 tấn, tăng nhẹ so với năm 2013 (65 tấn), trong
đó phần lớn ca cao được xuất khẩu. Tại thị trường Việt Nam, hạt ca cao lên
men đang được thu mua với giá khá hấp dẫn và ổn định từ đầu năm tới nay, dao
động ở mức 55.000 đến 60.000 đồng/kg (chưa tính giá thưởng), tăng đáng kể
so với mức 45.000 đồng/kg vào cuối năm 2013. Cây ca cao Việt Nam đang
đứng trước những cơ hội mới do nhu cầu ca cao của thế giới ngày càng tăng,
dự báo năm 2020 sẽ thiếu hụt khoảng 1 triệu tấn (http://www.khuyennong.vn/).
Giống hiện có ở Việt Nam là Forastero và con lai giữa Forastero và
Trinitario. Giống ca cao trước đây trồng rải rác ở các địa phương là con cháu
của sự phối hợp giữa ba nhóm Forastero, Criollo và Trinitario. Ca cao là cây
dài ngày nên việc chọn giống rất quan trọng. Việc chọn giống không đúng sẽ
dẫn đến thiệt hại lâu dài hoặc phải mất thời gian từ 3 - 5 năm và nhiều công của
cho thời kỳ kiến thiết cơ bản nếu quyết định thay giống khác tốt hơn. Hiện nay,
hệ thống giống được sử dụng rộng rãi là hạt lai F1 và các dòng vô tính đã chọn
lọc có năng suất cao và kháng sâu bệnh. Có hai nguồn giống chính để trồng ca
cao là hạt lai và dòng vô tính. Các dòng vô tính sau có tiềm năng năng suất từ 2
- 5 tấn/ha trong điều kiện đồng ruộng: TD1, TD2, TD3, TD4, TD5, TD6, TD7,
TD8, TD9, TD10, TD11, TD13, TD14, TD20, TD33, TD36, TD38, TD39,
TD54, TD55, TD62, TD63, TD64 (Phạm Hồng Đức Phước, 2009). Tuy nhiên,
ca cao cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công, các loại sâu bệnh hại chính như:
rầy hoa, bọ xít, sâu hồng, rầy mềm…
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của cây ca cao đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, Ban Điều phối Phát triển Ca cao Việt Nam đã được
thành lập theo Quyết định số 803/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn ký ngày 11 tháng 4 năm 2005. Sau đó, ngày 14 tháng 9 năm 2007,
12
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt Đề án phát triển ca cao
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Kèm theo Quyết định số
2678/QĐ/BNN-KH), trong đó đặt mục tiêu là “Đến năm 2015, dự kiến diện
tích cây ca cao đạt 60.000 ha, trong đó có 35.000 ha kinh doanh, năng suất bình
quân 15 tạ/ ha, sản lượng hạt khô đạt 52.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 50 -
60 triệu USD...”. Đề án tập trung ưu tiên các nội dung: (1) Quy hoạch vùng sản
xuất; (2) Xây dựng các quy trình, quy phạm kỹ thuật để phát triển cây ca cao
bền vững; (3) Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây ca cao; (4) Khuyến nông,
chuyển giao khoa học công nghệ về sản xuất và sơ chế ca cao; (5) Đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng các vùng trồng ca cao trọng điểm (http://www.khuyennong.vn/).
Các chính sách, chương trình ưu tiên phát triển chiến lược của Chính phủ
cũng như sự hợp tác nhiều mặt của các tổ chức quốc tế, cùng với những thế
mạnh rõ rệt về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nhân lực, là cơ sở đưa Việt Nam
vào bản đồ ca cao quốc tế, trở thành quốc gia giàu tiềm năng về cung cấp ca
cao. Hiện Dự án Hợp tác công - tư tăng cường phát triển ca cao bền vững tại Việt
Nam (PPP) đã và đang điều phối các nguồn hỗ trợ từ các công ty và tổ chức như
công ty Cargill, Grand Place Puratos, Mars, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Chính phủ Hà Lan, Tổ chức IDH The Sustainable Trade
Initiative… Công tác hỗ trợ nhằm phát triển ca cao bền vững gồm khâu đầu tư
giống, cam kết bao tiêu thu mua sản phẩm, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây
dựng vườn trình diễn kỹ thuật, cung cấp phân bón…
1.2 NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN VÀ CHỌN TẠO GIỐNG Ở CÂY CA CAO
1.2.1 Nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống ca cao theo phƣơng pháp
truyền thống
Nghiên cứu chọn tạo giống ca cao gặp nhiều khó khăn và hạn chế, do ca
cao có chu kỳ sống khá dài (tối thiểu là 2 - 3 năm, từ hạt ra hạt) và phải mất rất
nhiều năm thử nghiệm đồng ruộng để đánh giá đầy đủ hiệu suất và các đặc tính
kháng bệnh. Rất nhiều kiểu gen của ca cao tự bất tương hợp dẫn tới các nghiên
cứu chọn tạo giống và phân tích di truyền tốn nhiều công sức hơn. Ngoài ra, ca
cao cần diện tích canh tác lớn và cần nhiều nhân lực để duy trì và đánh giá các
thử nghiệm đồng ruộng. Hơn nữa, hạt ca cao cứng và nguồn gen phải được bảo
13
tồn dưới dạng sống trên đồng ruộng hay nhà kính. Hiện nay, hệ thống giống
được sử dụng rộng rãi là hạt lai F1 và các dòng vô tính đã chọn lọc có năng
suất cao và kháng sâu bệnh. Có hai nguồn giống chính để trồng ca cao:
Hạt lai: Là hạt từ những cặp lai đã xác định cha mẹ và đã kiểm nghiệm
năng suất thế hệ F1. Loại hạt giống này chỉ có ở những cơ sở nghiên cứu.
Nhiều cặp lai (5 - 10 cặp) có thể được phối trộn để tăng khả năng thụ phấn và
làm phong phú cơ sở di truyền. Từ các quần thể này, những cá thể tốt, đã thích
ứng được sinh thái địa phương được tuyển chọn, kiểm nghiệm lại và nhân vô
tính để phát triển thành dòng thương mại. Sử dụng hạt lai thì khả năng thích
ứng của chúng với môi trường địa phương sẽ cao hơn nhờ sự đa dạng về cơ sở
di truyền.
Hạt của những quả (kể cả từ cây có năng suất cao; từ quần thể hạt F1)
không biết rõ cha mẹ không nên sử dụng để làm giống. Ca cao vốn là cây giao
phấn nên nếu không được thử nghiệm đánh giá trước, sự phân ly của những hạt
không rõ nguồn gốc sẽ cho những cá thể không tốt như dự kiến.
Dòng vô tính: Là những cá thể xuất sắc được chọn lọc từ những quần
thể xác định được cha mẹ hoặc những cá thể không rõ nguồn gốc nhưng được
phát hiện thông qua điều tra tuyển chọn. Các cá thể này được nhân vô tính
(ghép, chiết hoặc giâm cành) nên vẫn giữ được hoàn toàn đặc tính của cây mẹ.
Nguồn giống này cho quần thể có độ đồng đều cao về sinh trưởng, năng suất và
chất lượng.
Các chương trình chọn tạo giống ca cao được bắt đầu từ những năm
1920 của thế kỷ trước ở nhiều quốc gia trồng ca cao. Vào những năm 1930,
1940, các nguồn gen ca cao có giá trị đã được thu thập từ các khu vực Amazon
thuộc Brazil, Ecuador và Peru. Các dòng vô tính của những nguồn gen có giá
trị này hiện vẫn được duy trì trong các bộ sưu tập nguồn gen ca cao. Sự đa
dạng di truyền lớn của ca cao đã được phát hiện trong các quần thể hoang dại ở
khu vực Amazon nhưng những đa dạng di truyền này chưa được lai tạo rộng rãi
với các dòng thuần. Tính trạng kháng bệnh hiện nay là tính trạng được các nhà
tạo giống quan tâm nhất. Các tính trạng khác được quan tâm bao gồm tăng
14
năng suất, hương vị, thành phần bơ (% lipid trong hạt) và chất lượng (acid béo
bão hòa), kháng với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi và nhiều các đặc tính nông
học khác (Guiltinan et al., 2008).
Kích thước hệ gen của ca cao được công bố vào khoảng 390 Mb đến 415
Mb (Couch et al., 1993). Kích thước tương đối nhỏ so với hệ gen của thực vật
làm tăng tính khả thi trong nghiên cứu hệ gen và xác định trình tự toàn bộ hệ
gen của ca cao (http://www.cacaogenomedb.org/). Kích thước hệ gen của giống
Criollo và Amelonado đã được xác định trình tự 76% và 92% (Arout et al.,
2011; Motamayor et al., 2013). Ngoài nguồn nguyên liệu tươi từ cây ca cao,
các nguồn gen ca cao có thể được khai thác từ một số nguồn đã công bố như
các thư viện BAC (phục vụ các nghiên cứu về cấu trúc và tiến hóa hệ gen), các
EST (phục vụ các nghiên cứu về các hệ thống biểu hiện của gen trong quá trình
phát triển của cây)… (Guiltinan et al., 2008). Trên thế giới, các nghiên cứu về
hệ gen, di truyền và chọn tạo giống ca cao được triển khai bởi nhiều nhóm
nghiên cứu với các hợp tác hiệu quả (Bennett, 2003). Nhằm tăng cường sự hợp
tác và trao đổi thông tin giữa các nhà chọn tạo giống và di truyền, Nhóm Cải
biến Di truyền Ca cao Quốc tế (International Group for Genetic Improvement
of Cocoa - INGENIC) đã được thành lập vào năm 1994
(http://ingenic.cas.psu.edu). Ngoài ra, hầu hết các quốc gia sản xuất ca cao đã
được các tổ chức quốc tế cũng như trong nước đầu tư xây dựng các viện/ trung
tâm nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Ca cao của Ghana (Cocoa Research
Institute of Ghana - CRIG), Viện Nghiên cứu Ca cao của Nigeria (Cocoa
Research Institute of Nigeria - CRIN), Trung tâm Nghiên cứu Ca cao của
MARS (MARS Center for Cocoa Sciences - MCCS) có trụ sở ở Brazil, Viện
Nghiên cứu Nông nghiệp (Institute of Agricultural Research - INIA) của
Chile… Ở Hoa Kỳ, USDA-ARS đã thành lập hai trung tâm nghiên cứu ca cao ở
Beltsville (thuộc Bang Maryland) và Miami (thuộc Bang Florida). Đây là nơi
tiến hành các nghiên cứu hợp tác sâu rộng về ca cao với các phòng thí nghiệm
trên toàn cầu. Ngoài ra, một số trường đại học có các chương trình nghiên cứu
ca cao như Đại học Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ (với Viện Nghiên cứu Ca cao
Hoa Kỳ, nơi triển khai Chương trình Sinh học phân tử Ca cao). Một số trung
15
tâm nghiên cứu ca cao chất lượng cao ở châu Âu bao gồm Trung tâm Nghiên
cứu Phát triển Nông nghiệp (Agricultural Research for Development - CIRAD)
của Pháp, Trường Đại học Reading của Anh… Điểm mạnh của các viện/ trung
tâm này là có đội ngũ các nhà khoa học giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu ca
cao, có các khu vực thử nghiệm đồng ruộng quy mô và các chương trình chọn
tạo giống.
1.2.2 Chọn tạo giống ca cao sử dụng công nghệ sinh học
1.2.2.1 Tái sinh in vitro cây ca cao
Giống như nhiều loài cây trồng khác, ca cao được nghiên cứu tái sinh
nhằm mục đích nhân nhanh và nhiều các giống mới, bảo tồn nguồn gen, ứng
dụng trong công tác chọn tạo giống biến đổi gen, tạo vật liệu nguồn để lai ghép
giống. Tuy nhiên, đối với cây ca cao, việc xây dựng quy trình nuôi cấy mô in
vitro và tái sinh phục vụ công tác chuyển gen là hết sức khó khăn, một phần do
ca cao là cây gỗ có chu kỳ sống dài. Việc nghiên cứu và hoàn thiện các phương
pháp nhân giống vô tính ca cao có những bước tiến triển chậm. Hiện nay, cây
ca cao chủ yếu được tái sinh từ hạt và ghép cành. Các hạt ca cao thường được
tạo ra thông qua giao phấn nên không được thử nghiệm đánh giá trước, sự phân
ly của những hạt không rõ nguồn gốc sẽ cho những cá thể không tốt như dự
kiến. Các cây ca cao có nguồn gốc từ hạt thường không ổn định về các tính
trạng nông học. Ngoài ra, cũng có một số điểm không thuận lợi khi nhân giống
ca cao vô tính từ ghép, chiết hoặc giâm cành như tốn nhân công và chi phí cao,
tỷ lệ tái sinh thấp (Figueira, Janick, 1993; Li et al., 1998).
Những nghiên cứu ban đầu về nuôi cấy tái sinh in vitro cây ca cao thông
qua phôi soma tập trung vào việc phát sinh phôi trực tiếp từ các phôi hợp tử
chưa trưởng thành (Pence et al., 1980; Esan, 1992). Mặc dù các phôi soma
được phát triển từ các mô có nguồn gốc từ phôi hợp tử nhưng việc chuyển dạng
hoặc làm nảy mầm các phôi soma này gặp không ít khó khăn. Một số nhóm đã
nghiên cứu tạo phôi soma từ các mô hoa và mô phôi tâm nhằm giải quyết các
vấn đề liên quan đến di truyền phát sinh khi sử dụng các mô hợp tử (Figueira,
Janick, 1993; Sondahl et al., 1993; Alemanno et al., 1996; Li et al., 1998). Mặc
16
dù đã có những thành công nhất định trong hướng nghiên cứu này, nhưng hiệu
quả phát sinh phôi soma và tạo cây ca cao được công bố vẫn còn rất thấp.
Nhiều nhóm nghiên cứu đã gặp khó khăn trong tạo rễ và vi nhân giống in vitro
(Flynn et al., 1990; Figueira, Janick, 1993). Ngoài ra, khả năng ứng dụng của các
công nghệ này trong nhân giống vô tính ca cao chưa cao khi phần lớn các dòng ca
cao không thể phát sinh phôi soma (Pence, 1989). Việc tái sinh in vitro cây ca cao
thông qua phôi soma là một hướng thay thế có triển vọng. Để tăng hiệu quả của
phương pháp tái sinh in vitro ca cao qua phôi soma, Li và đồng tác giả (1998),
Maximova và đồng tác giả (2002) đã xây dựng quy trình phát sinh phôi soma từ lá
mầm của phôi soma sơ cấp và thứ cấp. Ở cây ca cao, nguồn mẫu cấy chính được sử
dụng là nụ hoa (bao gồm nhị lép (staminode) và cánh hoa (petal)) (Li et al., 1998;
Maximova et al., 2002). Quainoo và đồng tác giả (2008) đã khai thác quy trình tái
sinh in vitro thông qua phôi soma này như là công cụ để loại bỏ virus gây bệnh trên
cây ca cao (Quainoo et al., 2008). Tuy nhiên, ở ca cao, sự hình thành mô sẹo và tái
sinh cây được công bố là phụ thuộc nhiều vào từng dòng (Maximova et al., 2002;
Maximova et al., 2003). Trong khi, nhiều dòng còn gặp khó khăn khi thực hiện tái
sinh trong phòng thí nghiệm. Dưới đây là một số nghiên cứu về phát sinh phôi soma
ở ca cao.
Giai đoạn cảm ứng: Phương pháp tạo phôi ca cao từ phôi hợp tử chưa
trưởng thành đã được sử dụng với một vài cải biến ở nhiều phòng thí nghiệm
(Pence et al., 1980). Phôi hợp tử chưa trưởng thành của ca cao được tách khỏi
noãn của các quả ca cao đã khử trùng bề mặt và đặt trên môi trường cảm ứng
MS (Murashige, Skoog, 1962) thường chứa casein hydrolysate. Sự phát sinh
được thúc đẩy nhờ sự có mặt của auxin, nước dừa hoặc các peptone. Nghiên
cứu phôi hợp tử dựa trên môi trường lỏng thay vì môi trường bán lỏng cũng có
thể tăng cường phát sinh phôi trực tiếp (Pence et al., 1980). Cơ sở di truyền của
mô đóng vai trò quan trọng bởi vì các phôi hợp tử từ các loài khác nhau có
phản ứng phát sinh phôi rất khác nhau. Giai đoạn phát triển của phôi chưa
trưởng thành được sử dụng cũng là yếu tố ảnh hưởng. Các phôi có kích thước
từ 4 - 10 mm cho hiệu quả tạo phôi soma cao nhất trên môi trường có auxin và
nước dừa so với các giai đoạn sớm và muộn hơn (Pence et al., 1980).
17
Phôi soma có thể được phát sinh từ lá mầm của các phôi hợp tử trưởng
thành sử dụng phương pháp hai bước (Aguilar et al., 1992). Các mảnh lá mầm
trưởng thành được đặt trên môi trường có chứa cytokinin và auxin trong tối
trong 3 tháng. Trong giai đoạn này các phôi ở giai đoạn hình cầu và hình thủy
lôi được hình thành. Các phôi này sau đó được chuyển sang môi trường không
có các chất tăng trưởng, nuôi ngoài sáng một tháng nữa để tiếp tục phát triển.
Ngoài phát sinh phôi trực tiếp, các phôi hợp tử chưa trưởng thành cũng được sử
dụng để phát sinh mô sẹo có khả năng tạo phôi. Ngoài 2,4-D kích thích sự hình
thành phôi, nước dừa hoặc thay thế sucrose bằng glucose hoặc fructose cũng
cho kết quả khả quan. Ở một dòng phát sinh qua mô sẹo, gibberellic acid
(GA3) cũng thúc đẩy sự hình thành phôi. Mặc dù phôi soma được tạo thành
công, các phương pháp này sử dụng các phôi hợp tử làm vật liệu nuôi cấy khởi
đầu và không hữu ích cho việc nhân giống vô tính. Các mô khác của ca cao
không có phản ứng trong phát sinh phôi soma. Một số quy trình đã được nghiên
cứu thành công. Phát sinh phôi soma đã được công bố từ mô lá ca cao, kích
thích bởi auxin và cytokinin ở nồng độ rất cao (Litz, 1986). Các phôi được hình
thành nhưng không phát triển tiếp mà chỉ dừng ở giai đoạn tạo phôi hình tim.
Quy trình phát sinh phôi soma từ mô phôi tâm và hoa với nhiều bước đã
được Sondahl và đồng tác giả (1993) xây dựng. Quy trình sử dụng môi trường
bán lỏng để tái sinh, phát triển phôi, tạo phôi trưởng thành và chuyển dạng.
Phôi tâm được nuôi cấy trong tối trên môi trường khoáng có giảm nồng độ các
muối MS và bổ sung auxin, cytokinin, polyvinylpyrrolidone (PVP) cùng rất
nhiều các hợp chất hữu cơ khác như casein hydrolysate, cystein, cao mạch nha,
nước dừa. Các phôi nhỏ sau khi hình thành được chuyển sang nuôi cấy ngoài
sáng trên môi trường phức tạp khác có chứa auxin và cytokinin, GA, abscisic
acid (ABA). Sau khi lá mầm xuất hiện, các phôi được chuyển sang môi trường
trưởng thành chứa cytokinin, auxin, GA và ABA cùng sucrose và charcoal với
nồng độ tăng. Môi trường cho phép rễ hình thành và chồi phát triển chuẩn bị
cho chuyển dạng. Các phôi soma cũng được tạo từ cánh hoa chưa trưởng thành
nuôi cấy trên môi trường có auxin và cytokinin. Phôi hình thành được chuyển
sang môi trường phát triển… giống như các phôi phát sinh từ phôi tâm
18
(Sondahl et al., 1993). Figueira và Janick (1993) cũng tiến hành nuôi cấy phôi
tâm sử dụng môi trường cảm ứng dạng lỏng. Sau hai tháng nuôi trong tối, mô
sẹo được chuyển sang môi trường bán lỏng bổ sung cytokinin, cao mạch nha,
nước dừa và PVP, nuôi tiếp trong hai tháng. Mô sẹo có khả năng phát sinh phôi
được chuyển sang môi trường duy trì với muối MS và casein hydrolysate
nhưng không bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng và các phức hợp khác.
Bước này có sự tạo phôi hình cầu và hình thủy lôi. Những phôi này sẽ tiếp tục
trưởng thành và sẵn sàng cho chuyển dạng thành cây khi được chuyển sang môi
trường lỏng có chứa sucrose nồng độ thấp 1% và 4,4% sorbitol. Tiền phôi được
tạo thành công từ mô phôi tâm và mô trong vỏ sử dụng môi trường đơn giản
hơn chứa auxin và cytokinin, nuôi trong tối. Tuy nhiên, các phôi này không
phát triển tiếp, có thể do sự có mặt của các hợp chất phenolic tích tụ trong
phôi. Vấn đề này không được giải quyết khi bổ sung nitrate bạc vào môi
trường. Bước quyết định trong quá trình này là loại auxin và cytokinine sau 2 -
3 tuần trên môi trường cảm ứng sử dụng amino acid và nước dừa. Sau 6 - 8
tuần tiếp theo, các phôi hình cầu được chuyển sang môi trường thứ ba có bổ
sung muối với nồng độ giảm một nửa, auxin, GA3, adenine sulfate và maltose
để trưởng thành (Figueira, Janick, 1993).
Giai đoạn phát triển phôi soma: Sự phát triển trực tiếp phôi soma từ
mô phôi hợp tử xảy ra qua 2 giai đoạn hoàn toàn khác biệt. Giai đoạn 1 là giai
đoạn nảy chồi (budding). Trong giai đoạn này, các cấu trúc tương tự tuyến lông
trên bề mặt của phôi hợp tử hình thành các phôi soma (các phôi trải qua các
giai đoạn phát triển thông thường của sự hình thành phôi). Sự phát triển này
được kiểm tra bằng kính hiển vi điện tử quét, trong đó bề mặt nhăn nheo của
phôi ở giai đoạn phôi hình cầu chuyển sang nhẵn nhụi ở giai đoạn hình tim.
Trong khi đó, ở giai đoạn không nảy chồi (nonbudding), phôi soma phát triển
từ mô lá mầm bên trong (Pence et al., 1980). Trong một số trường hợp, dường
như phôi dạng không tạo chồi ngừng phát triển trước khi lá mầm xuất hiện và
hình thành phôi dạng chồi từ bề mặt của chúng.
Tương tự về mặt hình thái như phôi hợp tử, các phôi soma của ca cao
cũng có khả năng tổng hợp sinh học bình thường. Anthocyanins, acid béo,
19
triglycerides và alkaloids cũng có thể được tích tụ trong phôi soma trong quá
trình trưởng thành in vitro theo cách tương tự như đối với phôi hợp tử in vitro
mặc dù ở các mức thấp hơn so với những quan sát ở phôi hợp tử trưởng thành
in vivo (Pence, 1989).
Giai đoạn chuyển dạng từ phôi sang cây: Các phôi ca cao chưa trưởng
thành, từ phôi hợp tử hay soma không sẵn sàng trải qua giai đoạn chuyển dạng
sớm thành cây bình thường. Một số phương pháp đã được xây dựng để chuyển
phôi soma thành cây con. Rễ ở các phôi soma ca cao được phát triển nhờ nuôi
cấy trên môi trường với nồng độ muối MS giảm 50% và nhờ chuyển phôi sang
môi trường mới chuẩn bị (Wang, Janick, 1984). Các phôi soma ca cao nuôi cấy
trên môi trường có chứa zeatin và naphthalene acetic acid (NAA) có thể nảy
mầm khi lá mầm được loại (Noval et al., 1986). Điều này cho thấy khả năng có
sự tồn tại của chất ức chế nảy mầm ở trong lá mầm. Sondahl và đồng tác giả
(1993) sử dụng môi trường chứa nước dừa, BAP, IAA, GA3, ABA và charcoal
cho quá trình nảy mầm phôi soma được tạo ra từ quá trình phát sinh phôi soma
nhiều bước: phát sinh, phát triển và trưởng thành. Figueira và Janick (1993) đã
chuyển phôi soma trưởng thành sang môi trường bán rắn của cây gỗ với
fructose. Phôi sau đó được chuyển sang tủ nuôi cấy với 20.000 ppm - CO2 kích
thích sự nảy mầm.
Chuyển dạng phôi sang cây là một bước không đơn giản. Nhiều quy
trình đã được công bố, trong đó có quy trình loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn
lá mầm. Nếu phôi soma từ vật liệu nuôi cấy vô tính có thể chuyển dạng sang
cây với hiệu suất cao, ứng dụng của công nghệ phát sinh phôi soma có thể giải
quyết được vấn đề rất lớn trong cải tiến giống và bảo tồn nguồn gen ca cao.
Tiếp tục các nghiên cứu tái sinh in vitro cây ca cao, khắc phục các nhược điểm
của các nghiên cứu trước đó, năm 1998, Li và đồng tác giả đã công bố quy
trình tái sinh in vitro cây ca cao thành công từ phôi soma sử dụng các mô hoa
của một số dòng ca cao. Quy trình này sau đó đã được sử dụng trong nhiều
nghiên cứu khác (Maximova et al., 2002; Maximova et al., 2003; Traore et al.,
2003; Maximova et al., 2005; Maximova et al., 2006; Maximova et al., 2008;
Silva et al., 2009). Các cây ca cao tạo ra từ phôi soma được trồng trong nhà
20
kính và biểu hiện những tính trạng nông học tương tự với các cây trồng có
nguồn gốc từ hạt (Li et al., 1998). Niemenak và đồng tác giả (2008) đã nghiên
cứu ứng dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (Temporary Immersion
System - TIS) trong sản xuất lượng lớn phôi soma và tăng hiệu suất chuyển
dạng phôi (Niemenak et al., 2008).
Bên cạnh các nghiên cứu về hoàn thiện các quy trình để tái sinh in vitro
cây ca cao với hiệu suất cao nhất, một số tác giả cũng tiến hành nghiên cứu các
gen liên quan đến tăng cường phát sinh phôi soma. Các gen liên quan đến yếu tố
phiên mã như BBM và LEC2 có trong cây Arabidopsis thaliana (AtBBM, AtLEC2)
cũng đã được phân lập từ T. cacao (TcBBM, TcLEC2). Sự biểu hiện của TcBBM,
TcLEC2 đã được quan sát thấy trong suốt quá trình phát triển phôi soma. Mức độ
biểu hiện của các gen ở phôi soma và phôi hợp tử cũng được so sánh. Nghiên cứu
của Zang và đồng tác giả (2014), Florez và đồng tác giả (2015) đã xác nhận rằng
TcBBM, TcLEC2 là các gen tương đồng với AtBBM và AtLEC2 và có một vai trò
đặc biệt trong phát sinh phôi soma và phôi hợp tử. Mức độ phiên mã của TcBBM,
TcLEC2 có thể sử dụng như là một chỉ thị sinh học để đánh giá khả năng phát sinh
phôi trong mô ca cao (Zhang et al., 2014; Florez et al., 2015).
1.2.2.2 Nghiên cứu tạo cây ca cao chuyển gen
Nghiên cứu chuyển gen chỉ thị vào cây ca cao: Trên đối tượng cây ca
cao, những công bố đầu tiên cho thấy sự mẫn cảm của tế bào ca cao với A.
tumefaciens và sự biến đổi của các tế bào ca cao (Purdy, Dickstein, 1989; Sain
et al., 1994). Việc sử dụng phương pháp bắn gen (bắn các hạt vàng vận tốc cao
để gắn DNA vào tế bào thực vật nuôi cấy) đã được báo cáo trên đối tượng ca
cao (Perry et al., 2000; Santos et al., 2002). Hai nghiên cứu đã cho thấy gen
ngoại lai có thể được đưa vào các tế bào ca cao, tuy nhiên, không có nghiên
cứu nào thành công trong việc tái sinh cây ca cao chuyển gen.
Hiện nay, với mục đích thiết lập và tối ưu hóa quy trình chuyển gen kết
hợp hệ thống tái sinh in vitro từ phôi soma của ca cao, đã có một số nghiên cứu
sử dụng các gen chỉ thị như gen mã hóa protein phát huỳnh quang (Enhanced
Green Fluorescent Protein - EGFP) và gen chỉ thị nhuộm màu mô tế bào ß-
21
glucuronidase (gus) chuyển vào cây ca cao thông qua vi khuẩn A. tumefaciens.
Khởi đầu của những nỗ lực chuyển gen vào ca cao, nhóm nghiên cứu của
Furtek tại Trường Đại học Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ đã thăm dò phương
pháp chuyển gen vào ca cao sử dụng các tế bào lá (Furtek, 1994). Mặc dù nhóm
nghiên cứu đã có thể chuyển được gen ngoại lai vào các tế bào cây ca cao sử
dụng A. tumefaciens, tuy nhiên hiệu quả chuyển gen thấp và không có khả năng
phát sinh phôi. Năm 2003, Maximova và đồng tác giả đã mô tả quy trình
chuyển gen mã hóa protein phát huỳnh quang vào ca cao thông qua vi khuẩn A.
tumefaciens chủng AGL1. Kết quả đã tạo được các cây chuyển gen có khả năng
tạo ra các protein có phát huỳnh quang khi soi dưới kính hiển vi huỳnh quang.
Các nghiên cứu về hình thái và sinh lý học của nhiều cây ca cao chuyển gen
cho thấy không có sự thay đổi về kiểu hình so với các cây ca cao không chuyển
gen. Việc đưa các vùng MARs (Matrix attachment regions) của thuốc lá (Allen
et al., 1996; Spiker, Thompson, 1996) vào T-DNA đã làm tăng sự biểu hiện, ổn
định và đồng nhất của gen mã hóa protein phát huỳnh quang ở các cây ca cao
chuyển gen. Sự phân ly và biểu hiện của các cây ca cao chuyển gen ở thế hệ T1
cho thấy sự tiếp hợp và biểu hiện ổn định của gen chuyển ở một trong các dòng
ca cao được đánh giá. Một yếu tố quan trọng khác quyết định sự thành công
của phương pháp này chính là nghiên cứu gần đây cho thấy kháng sinh
moxalactam rất hiệu quả trong chọn lọc ngược (counter-selection) A.
tumefaciens và tăng hiệu quả tái sinh phôi soma thứ cấp (Antúnez de Mayolo
et al., 2003).
Năm 2009, nhóm nghiên cứu tại Brazil thông qua gen chỉ thị gus đã nhận
thấy ảnh hưởng tích cực của các polyamine và kháng sinh diệt khuẩn ß-lactam
đến quá trình phát sinh phôi soma trong quá trình chọn lọc và tái sinh cây ca
cao chuyển gen. Các kháng sinh ß-lactam timentin và meropenem sử dụng chọn
lọc A.tumefaciens có thể sử dụng trong thí nghiệm chuyển gen vào ca cao.
Kháng sinh hygromycin sử dụng cho chọn lọc ở thực vật gây ức chế mạnh đến
sự phát triển phôi soma thứ cấp. Nồng độ kháng sinh hygromycin sử dụng phù
hợp nhất là ở 20 mg/l. Nghiên cứu cũng hoàn thiện quy trình chuyển gen với
thời gian siêu âm mảnh mô là 100 giây, thời gian lây nhiễm A. tumefaciens là
22
20 phút ở nồng độ 1,0 (OD600nm) ở 22°C, đồng nuôi cấy 48 giờ ở 25°C (Silva et
al., 2009). Souki (2009) đã tối ưu các điều kiện pH, nhiệt độ, thời gian đồng
nuôi cấy, tuổi của mô sẹo để chuyển gen gus trong vector pGPTV-Kan/gus vào
hai dòng ca cao KKM19 và P22 sử dụng A. tumefaciens chủng AGL1. Kết quả
cho thấy, đối với dòng ca cao P22, hiệu quả chuyển gen đạt cao nhất khi sử
dụng mô sẹo hai tuần tuổi, đồng nuôi cấy ở pH 5,8, 25o
C, 1 ngày. Trong khi,
các thông số tối ưu cho dòng KKM19 là sử dụng mô sẹo ba tuần tuổi, nuôi cấy
ở pH 4,8, 19o
C và 3 ngày (Souki, 2009).
Nghiên cứu các gen đích có tiềm năng và chuyển các gen đích vào
cây ca cao: Từ những nghiên cứu ban đầu trên các gen chỉ thị, một số nhóm
nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu liên quan nhằm chuyển một số gen
đích như các gen kháng nấm vào cây ca cao, nhằm nâng cao chất lượng và hạn
chế những tác hại do sâu bệnh gây ra.
Đối với gen đích, Maximova và đồng tác giả (2006) đã biểu hiện thành
công gen mã hóa chitinase lớp I (TcChi1) trong cây ca cao dòng PSU-Scavina 6
(S6) nhằm mục đích nghiên cứu các gen chức năng có giá trị. Gen này đã được
chọn lựa để nghiên cứu vì chúng đã được mô tả biểu hiện trong vỏ quả khi bị
thương và tế bào nấm bị loại bỏ (Snyder, 1994). Ngoài ra, việc sử dụng gen của
cây ca cao để chuyển lại vào cây ca cao có thể dễ được chấp nhận hơn so với
việc sử dụng gen phân lập từ các nguồn tài nguyên sinh vật khác. Cây ca cao
chuyển gen TcChi1 được tăng cường khả năng kháng lại nấm C.
gloeosporioides gây bệnh trên ca cao. Gen mã hóa TcChi1 được chuyển vào ca
cao nhờ phương pháp chuyển gen qua A. tumefaciens vào các lá mầm của phôi
soma. Gen TcChi1 được biểu hiện trong ca cao chuyển gen dưới sự điều khiển
của CAMV35S promoter đã được cải biến tại một số điểm. Mặc dù các nghiên
cứu tương tự đã được thực hiện ở các loài thực vật khác, đây là công bố đầu
tiên trên đối tượng cây ca cao. Các kết quả nghiên cứu cho thấy gen chuyển đã
tiếp hợp vào hệ gen của ca cao với số lượng bản sao khác nhau và biểu hiện ở
các mức độ khác nhau đối với từng dòng ca cao nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu
đã quan sát thấy sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt tính của chitinase và tính kháng
bệnh nấm. Khi đánh giá tính kháng nấm, hai dòng ca cao với hoạt tính protein
23
thấp hơn cũng xuất hiện những vùng bị tổn thương với kích thước lớn so với
hai dòng ca cao có hoạt tính chitinase cao hơn. Điều này chứng tỏ rằng sản
phẩm của gen TcChi1 đóng vai trò như là một protein kháng nấm trong cây ca
cao. Tương tự, hai dòng đối chứng là S6 và S6 mang gen gfp có chứa mRNA
TcChi1 ở lá với mức độ không thể phát hiện được có hoạt tính chitinase thấp
hơn so với tất cả các dòng ca cao chuyển gen. Ở hai dòng này lá xuất hiện với
vùng bị tổn thương rộng nhất so với tất cả các dòng nghiên cứu. Điều này hoàn
toàn phù hợp với giả thuyết rằng sản phẩm của gen TcChi1 có chức năng kháng
nấm. Những kết quả này phù hợp với những công bố trước đó về sự biểu hiện
của TcChi1 được phát hiện ở vỏ quả khi bị tổn thương và có mặt ethylene,
chứng tỏ vai trò của gen này đối với tính kháng bệnh. Như vậy, sản phẩm của
gen TcChi1 giúp kháng lại mầm bệnh C. gloeosporioides. Các kết quả thu được
từ nghiên cứu này đã một lần nữa khẳng định nhóm nghiên cứu đã thành công
trong việc sử dụng hệ thống chuyển gen vào cây ca cao, mở ra tiềm năng tạo
các cây ca cao chuyển gen có khả năng kháng được các bệnh do nấm gây ra
(Maximova et al., 2006).
Gần đây, các nhà khoa học cũng quan tâm đến protein liên kết
Phosphatidylinositol-3-phosphate (PI3P) có khả năng kháng được các bệnh do
nấm gây ra trên cây ca cao. PI3P là một thụ thể cho phép sự xâm nhập của các
tác nhân gây bệnh ở thực vật như nấm hay nấm noãn. Sự liên kết của thụ thể
PI3P với protein tương ứng sẽ làm giảm hay chặn đứng sự xâm nhập của các
tác nhân gây bệnh. Do đó, các protein liên kết với thụ thể PI3P có vai trò quan
trọng trong việc kiểm soát bệnh ở thực vật (Kale et al., 2010; Plett et al.,
2011). Helliwell và đồng tác giả (2015) đã nghiên cứu sự biểu hiện và tiết ra
môi trường của 4 protein PI3P trong lá cây ca cao nhiễm bệnh nấm. Kết quả
cho thấy, các protein này đã làm giảm 85% kích thước vùng tổn thương và sự
tăng trưởng của nấm. Cây ca cao chuyển gen biểu hiện 2 protein liên kết PI3P
khác nhau được tăng đáng kể khả năng kháng nấm P. tropicalis, P. palmivora
và các tác nhân gây bệnh do nấm C. theobromicola. Những kết quả này chứng
minh việc sản sinh protein liên kết PI3P là phương thức hiệu quả làm tăng khả
năng kháng bệnh ở ca cao và các loài thực vật khác (Helliwell et al., 2015).
24
Santoso và đồng tác giả (2004) đã tiến hành nghiên cứu xác định khả
năng diệt ấu trùng sâu đục quả ca cao (ca cao pod borer larvae) của các loại
protein Cry (Cry1Aa, Cry1Ab, Cry1Ac, Cry1Ba, Cry1Ca, Cry1Cb, Cry1Da,
Cry1Ea, Cry1Fa, Cry1Ia và hai protein lai 1Ab/1Ab/1Ca và 1Ba/1Ia/1Ba) có
nguồn gốc từ vi khuẩn Bt. Kết quả cho thấy các protein Cry đều thể hiện độc
tính gây chết khá cao với ấu trùng sâu (tỷ lệ gây chết thấp nhất là 40%
(Cry1Cb), cao nhất đạt 80% (protein lai 1Ba/1Ia/1Ba)). Các protein Cry1Ab và
Cry1Ac đều gây chết sâu với tỷ lệ 60%. Như vậy, nguồn gen cry của Bt đóng
vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một thế hệ cây chuyển gen có khả năng
kháng sâu tự nhiên (không cần phun thuốc trừ sâu trong quá trình trồng) và an
toàn cho người sử dụng.
Bên cạnh các gen kháng sâu bệnh, một nhóm gen khác cũng rất được
quan tâm nghiên cứu nhằm tạo nguồn gen chuyển giúp nâng cao khả năng chịu
hạn của cây ca cao. Do sinh trưởng trong vùng nhiệt đới với lượng mưa hàng
năm khá lớn, cây ca cao rất mẫn cảm với hiện tượng khô hạn. Bae và đồng tác
giả (2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các polyamine đến sự đáp ứng của cây
ca cao đối với các tác nhân gây hạn hán cũng như các tác nhân bất lợi khác.
Nhóm tác giả này đã nhận thấy sự biểu hiện của một số enzyme liên quan đến
quá trình sinh tổng hợp các polyamine trong cây ca cao như decarboxylase
(TcODC), decarboxylase (TcADC) và S-adenosylmethionine decarboxylase
(TcSAMDC) trong điều kiện hạn hán. Các protein này được cảm ứng biểu hiện
trong điều kiện bất lợi của môi trường bởi các tác nhân hữu cơ và vô cơ. Trong
điều kiện hạn, mức độ biểu hiện của các protein này có tương quan với sự thay
đổi ở khí khổng, quá trình quang hợp, sự giữ nước và sự phát huỳnh quang
xanh lục ở lá. Hơn nữa, TcODC vàTcADC cũng được cảm ứng trong điều kiện
mô tế bào bị tổn thương do cơ học hay do nấm P. megakarya (tác nhân gây
bệnh bệnh thối thân, cháy lá, thối trái ở ca cao), Fusarium oxysporum gây chết
và rụng hoa. Trong số các enzyme kể trên, ADC được xác định là enzyme đóng
vai trò chính (Galloway et al., 1998). Enzyme ADC có khối lượng phân tử
khoảng 66 - 72 kDa, được mã hóa bởi một gen đơn bản hoặc có rất ít bản sao
nằm trong nhân với vùng mã hóa xấp xỉ 2100 nucleotide. Gen mã hóa ADC có
25
mặt trong nhiều loài cây, bao gồm cả ca cao. Trong nghiên cứu của Bae và
đồng tác giả (2008), kết quả kiểm tra định lượng bằng real-time PCR từ RNA
tổng số được tách chiết từ nhiều cơ quan khác nhau (lá, hoa, thân, rễ, hạt, quả
xanh) trong nhiều giai đoạn phát triển của cây ca cao đã cho thấy mức độ phiên
mã của gen TcADC trong các cây bị hạn cao hơn nhiều so với trong cây đối
chứng (không bị hạn). Trong mô lá, mức độ phiên mã của gen TcADC trong
các cây không được tưới nước 10 ngày đã tăng 4 lần so với đối chứng. Trong
mô rễ, gen TcADC cũng nhanh chóng được cảm ứng trong điều kiện khô hạn và
biểu hiện đạt gần cực đại sau 7 ngày cây không được tưới nước (Bae et al.,
2008).
Ngoài ra, nhóm gen có khả năng tăng độ ngọt cho ca cao cũng được các
nhà khoa học quan tâm. Trong thực vật bậc cao, sucrose synthase (Sus, EC
2.4.1.13) được xem là enzyme chính tham gia vào quá trình chuyển hóa đường
sucrose. Mặc dù, một số gen mã hóa paralogous isozyme khác nhau của Sus đã
được xác định và đặc trưng trong nhiều hệ gen thực vật, tuy nhiên chưa có
nhiều thông tin chi tiết về các gen Sus ở cây ca cao. Nghiên cứu của Li và đồng
tác giả (2015) đã xác định được 6 gen Sus từ cây ca cao. Phân tích cấu trúc gen
và phát sinh loài của các gen Sus đã cho thấy sự bảo toàn họ Sus ở ca cao và
các loài thực vật khác. Sự biểu hiện của gen Sus trong ca cao đã được kiểm tra
bằng real-time PCR với các mô và các giai đoạn phát triển khác nhau của lá,
chồi, hoa và quả. Protein TcSus1, TcSus5 và TcSus6 chủ yếu biểu hiện trong
vỏ cây, TcSus2 biểu hiện trong hạt giống, TcSus3 và TcSus4 đã được tìm thấy
nhiều trong vỏ quả và vỏ hạt (Li et al., 2015). Năm 2014, Li và đồng tác giả
cũng đã thực hiện phân lập và phân tích biểu hiện của 6 gen vận chuyển
sucrose (sucose transfactor – Sut) giả định: TcSut1, TcSut2, TcSut3, TcSut4,
TcSut5 và TcSut6 từ kiểu gen ca cao TAS-R8. Các phân tích gen cho thấy các
Sut trong ca cao chứa số exon khác nhau, từ 1 - 14. Khối lượng phân tử trung
bình của 6 protein khoảng 56 kDa (52 - 66 kDa). Sáu protein đều được dự đoán
có những đặc điểm đặc trưng của các chất vận chuyển đường sucrose với 12
vùng xuyên màng. Phân tích phát sinh loài cho thấy protein TcSut2 và TcSut4
tương ứng thuộc về nhóm 2 Sut và nhóm 4 Sut. Các protein TcSut khác thuộc
26
về nhóm 2 Sut. Kết quả kiểm tra biểu hiện của gen Sut bằng real-time PCR cho
thấy, TcSut1 đã được biểu hiện trong vỏ quả và TcSut3, TcSut4 được biểu hiện
cao trong vỏ quả và vỏ cây. TcSut5 chỉ biểu hiện trong vỏ hạt ở giai đoạn hạt
chín (Li et al., 2014). Những kết quả này cung cấp những thông tin cơ bản hỗ
trợ giải thích các chức năng của họ gen Sus, Sut trong cây ca cao.
Chuyển gen là một công cụ bổ sung cho chọn tạo giống truyền thống và
có thể giúp cho việc mở rộng các nguồn gen có lợi sang các giống khác. Hiện
nay có nhiều phương pháp chuyển gen khác nhau được áp dụng thành công trên
nhiều loại cây trồng và từng bước được tối ưu trong các phòng thí nghiệm khác
nhau trên thế giới. Trên đối tượng cây ca cao, mặc dù đã có những thành công
nhất định, nhưng hiệu quả chuyển gen phụ thuộc vào từng loài.
1.3 GEN MÃ HÓA CHITINASE
1.3.1 Nguồn gốc và cấu trúc của chitinase tự nhiên
Họ chitinase là các enzyme tham gia quá trình thủy phân N-
acetylglucosamine (GlcNAC) polymer chitin. Chitinase có một phổ phân bố
rộng trong tự nhiên, được tìm thấy ở tất cả các giới loài, từ vi khuẩn cổ, vi
khuẩn, nấm, thực vật cho đến động vật. Chúng có rất nhiều chức năng khác
nhau thường liên quan đến tiêu hóa, sự lột xác của động vật chân khớp và chức
năng bảo vệ. Gen mã hóa chitinase là đối tượng được quan tâm nghiên cứu
trong vài năm trở lại đây và ngày nay, giá trị của gen mã hóa chitinase được
nâng cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ứng dụng trong nghiên cứu chuyển
gen thực vật để giảm thiểu bệnh hại.
Căn cứ vào trình tự amino acid bảo toàn, cách gấp cuộn protein,
chitinase được chia làm 2 họ là họ chitinase 18 và 19 (Coutinho, 1999). Họ
chitinase 18 có một phổ phân bố rộng ở tất các các giới loài bao gồm cả vi
khuẩn, thực vật và động vật. Trong khi đó, họ chitinase 19 lại tìm thấy chủ yếu
ở thực vật. Tuy nhiên, cũng có một vài báo cáo về họ chitinase 19 từ những
nguồn được phân loại như từ vi khuẩn (Kawase et al., 2004), ve bét (You et al.,
2003) và một số virus (Mediavilla et al., 2000).
27
Có nhiều cách phân loại chitinase dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Các
lớp chitinase thực vật khác nhau được phân biệt bởi các tiêu chuẩn sinh hóa,
sinh học phân tử và các tiêu chuẩn hóa lý. Do đó, các chitinase có thể khác
nhau về cơ chất, vị trí trong tế bào và các hoạt động cụ thể. Các nhà nghiên cứu
đã đưa ra 3 lớp chitinase thực vật. Chitinase lớp I là enzyme có tính bảo thủ
cao với 1 miền đầu N giàu cysteine được tạo bởi khoảng 40 amino acid.
Chitinase lớp II thiếu miền đầu N giàu cysteine nhưng có trình tự amino acid
có tính tương đồng cao với chitinase lớp I. Chitinase lớp III không có trình tự
tương đồng nào với chitinase lớp I hay II. Chitinase lớp III có một sự tương
đồng nhỏ với chitinase vi khuẩn và vùng hoạt động được cho là chứa 4 amino
acid aspartic hoặc glutamic suy ra từ tính kị nước của vùng này. Có ý kiến cho
rằng tồn tại một lớp chitinase khác là chitinase lớp IV bao gồm chitinase ở củ
cải đường, cây cải dầu và đậu. Chitinase lớp IV cũng chứa vùng giàu cystein để
duy trì cấu trúc cơ bản giống như chitinase lớp I nhưng mức độ giảm đi 4 lần.
Chitinase lớp IV chỉ chứa 241 - 255 amino acid ở protein trưởng thành trong
khi chitinase lớp I là 300 amino acid. So sánh trình tự amino acid đặc trưng
giữa lớp IV và lớp I giống nhau 41 - 47%, trong lớp IV thông thường là 59 -
63% và trên 69% đối với lớp I. Hơn nữa, chitinase lớp IV và lớp I có thể phân
biệt bằng huyết thanh học. Miền đầu N giàu cystein được cho là vùng kết hợp
với chitin và được tìm thấy ở rất nhiều loại protein. Những protein chứa vùng
giàu cystein có khả năng liên quan tới 1 gen dung hợp vùng gắn chitin và vùng
không liên quan. Chitinase lớp V: dựa vào những dữ liệu về trình tự, nghiên
cứu nhận thấy vùng gắn chitin (vùng giàu cysteine) có thể giảm đi nhiều lần
trong quá trình tiến hóa thực vật bậc cao (Collinge et al., 1993; Punja, Zhang,
1993; Rifat et al., 2013).
1.3.2 Chitinase ở một số đối tƣợng sinh vật
Chitinase thực vật chủ yếu được tìm thấy ở thân cây, hạt, củ và hoa.
Chúng được sản sinh khi có sự tấn công của bệnh hại hay các chất điều hòa
sinh trưởng như ethylene (Gooday, 1996). Dạng chitinase được nghiên cứu
rộng rãi nhất ở thực vật là endochitinase, một loại enzyme phân cắt bên trong
phân tử chitin, giải phóng N-acetylglucosamine, có khối lượng phân tử nhỏ hơn
28
chitinase côn trùng. Endochitinase thực vật là loại enzyme có bản chất protein,
khối lượng đơn phân tử từ 25 - 35 kDa, có điểm đẳng điện cao hoặc thấp.
Chitinase có một khoảng pH tối ưu rất rộng xung quanh pH 6 và có khoảng
nhiệt cố định không quá 50ºC (Boller, 1987). Chitinase có thể biểu hiện ở mức
độ thấp nhưng cũng được tăng cường đáng kể bởi các yếu tố như ethylene,
salicylic acid, dung dịch muối, ozone, tia UV, nấm, vi khuẩn, virus. Chitinase
ức chế sự phát triển của nấm thường kết hợp với các enzyme khác như β-1,3-
glucanases, được tìm thấy ở khoai tây, thuốc lá, cam quýt, đậu, cà chua, ngô,
khoai lang và đậu Hà Lan (Koga et al., 1996). Chitinase có thể được phát hiện ở
giai đoạn đầu của sự phát triển thực vật (Kasprzewska, 2003; Rifat et al., 2013).
Chitinase còn được tìm thấy trong tất cả các loài côn trùng thuộc các bộ
Hai cánh, Cảnh vảy, Cánh nửa, Cánh cứng và Cánh màng. Chúng dễ dàng được
tinh sạch với nồng độ cao từ dịch lột xác của côn trùng (lớp dịch nằm giữa lớp
vỏ cutin cũ và mới) (Arakane, Muthukrishnan, 2010). Chức năng chính của
chitinase côn trùng là quay vòng chitin trong quá trình lột xác. Đầu tiên
endochitinase sẽ bẻ gẫy ngẫu nhiên cutin tạo thành chitooligosaccharides, sau
đó, chúng sẽ được hydrolised hóa bởi các enzyme exo thành GlcNAC. Những
phân tử đơn phân này lại được tiếp tục tái sử dụng để tổng hợp một lớp cutin
mới. Ngoài ra, chitinase côn trùng còn có vai trò phòng thủ chống lại các ký
sinh trùng hoặc thực hiện chức năng tiêu hóa nếu chế độ ăn của chúng có chứa
chitin. Việc sản xuất enzyme này được quy định bởi hormone trong quá trình
chuyển đổi của ấu trùng. Chitinase côn trùng có thể bị ức chế bởi
allosaminidin. Mặc dù chitinase côn trùng đã được nhận diện ở mức độ protein
vào những năm 1970, nhưng việc tách dòng một cDNA mã hóa cho chitinase
côn trùng chỉ đạt được vào 2 thập kỷ sau đó. Kramer là người đầu tiên báo cáo
đã phân lập được một dòng cDNA có độ dài đầy đủ từ sâu sừng thuốc lá
(tobacco hornworm), Manduca sexta (Kramer et al., 1993). Kể từ đó, hơn 100
cDNA chitinase từ nhiều loài côn trùng khác nhau đã được tách dòng (Arakane,
Muthukrishnan, 2010).
Chitinase từ nấm cũng là một nguồn chitinase được quan tâm nghiên
cứu. Thành tế bào nấm là một cấu trúc phức tạp gồm chitin, glucan và một số
29
polymer khác. Cấu trúc thành tế bào rất linh động thay đổi liên tục trong quá
trình tăng trưởng tế bào, phân chia và tạo hình và có những bằng chứng về sự
mở rộng liên kết ngang giữa các thành phần này. Chitinase cùng một số
enzyme khác có vai trò thủy phân những polymer này liên kết rất chặt chẽ với
thành tế bào, có chức năng duy trì độ dẻo cũng như có vai trò trong quá trình
phân nhánh và liên kết chéo của các polymer (Matsumoto, 2006; Langner,
Göhre, 2015).
1.3.3 Vai trò của gen mã hóa chitinase
Nấm bệnh là những tác nhân gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp,
đặc biệt là ở các nước nhiệt đới có độ ẩm cao. Kỹ thuật di truyền thực vật tạo
tính kháng tốt hơn với việc chuyển gen mã hóa chitinase đang là hướng đi rất
triển vọng. Có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để xác định xem chitinase
cây trồng có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ cây chống lại nấm bệnh. Ở
thực vật, việc sản sinh chitinase được xác định là một cơ chế bảo vệ cây trồng
trước những nhân tố gây bệnh. Đối với các tác nhân gây bệnh như nấm chứa
chitin, phản ứng tự vệ chính của thực vật là tạo ra chitinase. Hầu hết chitinase
được sản sinh tại cơ quan bị nhiễm nấm. Theo nghiên cứu của Heddrick và
đồng tác giả (1988), trong tế bào hạt đậu nuôi cấy huyền phù và trong đoạn trụ
dưới lá mầm, chitinase được tổng hợp sau khi được gây nhiễm với nấm bệnh
(Hedrick et al., 1988). Khi bị kích thích 10 lần trong 5 phút, gen mã hóa
chitinase phiên mã rất nhanh chóng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng
chitinase có khả năng phân hủy thành tế bào sợi nấm, ngăn cản sự nảy mầm và
phát triển của sợi nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nấm Trichoderma tiết
ra enzyme chitinase ngoại bào tấn công trực tiếp nhiều loại nấm gây bệnh như
Rhizotonia solani, Fusarium sonali. Hai enzyme CHIT42 và CHIT33 từ nấm T.
harzianum góp phần tạo tính kháng các loại nấm khác. Các gen mã hóa
chitinase từ các loài Trichoderma đã được giải mã, tạo dòng và chuyển vào cây
trồng (Seidl et al., 2005).
Theo Jolles và Muzzarelli (1999), các loài nấm mốc như Trichoderma,
Gliocladium… cho hàm lượng chitinase cao (Jollès, Muzzarelli, 1999). Nấm
Trichodema khi ký sinh trên nấm gây bệnh sẽ tiết ra hệ enzyme phân hủy chitin
30
của thành tế bào nấm gây bệnh bao gồm 6 enzyme: 2 enzyme β-1,4-N-
acetylglucosaminidase và 4 enzyme endochitinase. Rober và Selitrennikoff
(1988) cũng đã nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của chitinase thực vật, các tác
giả cho rằng, chitinase phân lập từ cây lúa mì, lúa mạch và ngô có hoạt tính
phân cắt nội mạch phân tử cơ chất và ức chế sự kéo dài sợi nấm (Rober,
Selitremennikoff, 1988).
Trong in vivo, chitinase nhanh chóng tích tụ ở mức cao (với rất nhiều các
yếu tố phát sinh bệnh học liên quan đến protein) xảy ra trong các mô kháng thể hiện
tính quá mẫn cao. Ngoài ra, những biểu hiện của gen chitinase ở thực vật chuyển
gen đã cung cấp thêm cho các nhà khoa học những bằng chứng về vai trò của
chitinase trong bảo vệ cây trồng. Mức độ bảo vệ của chitinase được quan sát ở cây
trồng là biến đổi và có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động cụ thể của các enzyme,
vị trí và nơi tập trung trong tế bào, các đặc tính của mầm bệnh nấm.
Gen mã hóa chitinase được nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới sử dụng để
chuyển vào các đối tượng cây trồng và thu được những kết quả khả quan. Thông
qua các phương pháp chuyển gen khác nhau, gen mã hóa chitinase từ thực vật và vi
sinh vật đã được chuyển vào các loài thực vật giúp tăng sức đề kháng chống lại nấm
bệnh (Kramer, Muthukrishnan, 1997; Eilenberg et al., 2006; Renner, Specht, 2012).
Việc chuyển gen mã hóa chitinase từ thực vật và vi khuẩn vào cây thuốc lá đã làm
tăng hoạt tính kháng nấm gây hại của cây (Jach et al., 1995; Carstens et al., 2003).
Cây thuốc lá được chuyển gen mã hóa chitinase từ đậu tương đã có sức đề kháng
cao hơn với nấm Rhizoctonia solani. Sự biểu hiện đồng thời của cả hai gen mã hóa
chitinase và glucanase trong thuốc lá làm cho cây có tính kháng nấm gây hại cao
hơn cây có một gen đơn (Broglie et al., 1991). Cây thuốc lá cũng cho tính kháng
nấm rất cao khi được chuyển đồng thời gen mã hóa protein bất hoạt ribosom và
chitinase. Ngoài thuốc lá, những cây trồng chuyển gen mã hóa chitinase có khả
năng chống lại một số loại nấm bệnh đã được công bố bao gồm ca cao, dưa chuột,
cà chua, hoa hồng, nho, lúa, lạc, đậu tương, lạc, chè, loa kèn… (Liu et al., 2004;
Maximova et al., 2006; Nirala et al., 2010; Iqbal et al., 2012; Leila et al., 2012;
Chen et al., 2015; Jabeen et al., 2015; Karmakar et al., 2015; Núñez de Cáceres
González et al., 2015; Singh et al., 2015).
31
Chitinase thực vật và vai trò của enzyme này trong bảo vệ cây trồng
đang tiếp tục được quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, việc chuyển gen mã hóa
chitinase vào cây trồng để tăng khả năng kháng nấm đang được quan tâm và là
hướng đi triển vọng. Gen mã hóa chitinase được một số phòng thí nghiệm trên thế
giới sử dụng trong công nghệ gen thực vật và thu được những kết quả khả quan.
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanhNghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanhTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứaTạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnKhảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTrồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng nước ao nuô...
Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng nước ao nuô...Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng nước ao nuô...
Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng nước ao nuô...jackjohn45
 
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêuPhân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1Ngo Quoc Nguyen
 
Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc chức năng từ rong mơNghiên cứu sản xuất trà túi lọc chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc chức năng từ rong mơhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnThủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnTử Dương Xanh
 
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanhNghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
 
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
 
Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp từ nấm sợi
Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp từ nấm sợiĐặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp từ nấm sợi
Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp từ nấm sợi
 
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứaTạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
 
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnKhảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
 
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
 
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTrồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
 
Phân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vật
Phân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vậtPhân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vật
Phân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vật
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng nước ao nuô...
Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng nước ao nuô...Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng nước ao nuô...
Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng nước ao nuô...
 
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
 
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêuPhân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
 
Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1
 
Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc chức năng từ rong mơNghiên cứu sản xuất trà túi lọc chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc chức năng từ rong mơ
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
 
Đề tài: Mô hình xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nội
Đề tài: Mô hình xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà NộiĐề tài: Mô hình xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nội
Đề tài: Mô hình xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nội
 
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnThủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
 
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
 
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
 
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAYĐề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
 

Viewers also liked

Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcKỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcHạnh Hiền
 
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiềnKỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiềnChính Hoàng Vũ
 
Cách pha môi trường ms
Cách pha môi trường msCách pha môi trường ms
Cách pha môi trường msSBC Scientific
 
Sử dụng tài liệu học tập trong trường y (bác sĩ. hoàng bảo long)
Sử dụng tài liệu học tập trong trường y (bác sĩ. hoàng bảo long)Sử dụng tài liệu học tập trong trường y (bác sĩ. hoàng bảo long)
Sử dụng tài liệu học tập trong trường y (bác sĩ. hoàng bảo long)https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatChương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatdoivaban93
 
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên vấn đề nghiên cứu ...
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên   vấn đề nghiên cứu ...Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên   vấn đề nghiên cứu ...
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên vấn đề nghiên cứu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tiểu luận xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
Báo cáo tiểu luận   xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...Báo cáo tiểu luận   xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
Báo cáo tiểu luận xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Viewers also liked (9)

Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcKỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
 
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...
 
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiềnKỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
 
Cách pha môi trường ms
Cách pha môi trường msCách pha môi trường ms
Cách pha môi trường ms
 
Khổng Minh thần toán.
Khổng Minh thần toán.Khổng Minh thần toán.
Khổng Minh thần toán.
 
Sử dụng tài liệu học tập trong trường y (bác sĩ. hoàng bảo long)
Sử dụng tài liệu học tập trong trường y (bác sĩ. hoàng bảo long)Sử dụng tài liệu học tập trong trường y (bác sĩ. hoàng bảo long)
Sử dụng tài liệu học tập trong trường y (bác sĩ. hoàng bảo long)
 
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatChương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
 
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên vấn đề nghiên cứu ...
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên   vấn đề nghiên cứu ...Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên   vấn đề nghiên cứu ...
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên vấn đề nghiên cứu ...
 
Báo cáo tiểu luận xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
Báo cáo tiểu luận   xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...Báo cáo tiểu luận   xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
Báo cáo tiểu luận xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
 

Similar to Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen

Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Làm giàu một số sản phẩm thiên nhiên bằng chiết tách enzym, HAY - Gửi miễn ph...
Làm giàu một số sản phẩm thiên nhiên bằng chiết tách enzym, HAY - Gửi miễn ph...Làm giàu một số sản phẩm thiên nhiên bằng chiết tách enzym, HAY - Gửi miễn ph...
Làm giàu một số sản phẩm thiên nhiên bằng chiết tách enzym, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thiết kế vector baculor virus mang gen HA của virus cúm A H5N1 phục vụ cho vi...
Thiết kế vector baculor virus mang gen HA của virus cúm A H5N1 phục vụ cho vi...Thiết kế vector baculor virus mang gen HA của virus cúm A H5N1 phục vụ cho vi...
Thiết kế vector baculor virus mang gen HA của virus cúm A H5N1 phục vụ cho vi...HanaTiti
 
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.ssuser499fca
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...nataliej4
 
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen (20)

Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Làm giàu một số sản phẩm thiên nhiên bằng chiết tách enzym, HAY - Gửi miễn ph...
Làm giàu một số sản phẩm thiên nhiên bằng chiết tách enzym, HAY - Gửi miễn ph...Làm giàu một số sản phẩm thiên nhiên bằng chiết tách enzym, HAY - Gửi miễn ph...
Làm giàu một số sản phẩm thiên nhiên bằng chiết tách enzym, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
 
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
 
Thiết kế vector baculor virus mang gen HA của virus cúm A H5N1 phục vụ cho vi...
Thiết kế vector baculor virus mang gen HA của virus cúm A H5N1 phục vụ cho vi...Thiết kế vector baculor virus mang gen HA của virus cúm A H5N1 phục vụ cho vi...
Thiết kế vector baculor virus mang gen HA của virus cúm A H5N1 phục vụ cho vi...
 
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
 
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung BộBiện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
 
Luận án: Hình thái, phân tử Sán lá phổi Paragonimus heterotremus - Gửi miễn p...
Luận án: Hình thái, phân tử Sán lá phổi Paragonimus heterotremus - Gửi miễn p...Luận án: Hình thái, phân tử Sán lá phổi Paragonimus heterotremus - Gửi miễn p...
Luận án: Hình thái, phân tử Sán lá phổi Paragonimus heterotremus - Gửi miễn p...
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theobroma cacao l.) chuyển gen

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ----------------------------- HÀ HỒNG HẠNH NGHIÊN CỨU TÁI SINH IN VITRO VÀ TẠO CÂY CA CAO (Theobroma cacao L.) CHUYỂN GEN LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ---------------------------- HÀ HỒNG HẠNH NGHIÊN CỨU TÁI SINH IN VITRO VÀ TẠO CÂY CA CAO (Theobroma cacao L.) CHUYỂN GEN Chuyên ngành: Di truyền học Mã số: 62 42 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS LÊ THỊ THU HIỀN 2. PGS.TS NÔNG VĂN HẢI HÀ NỘI - 2015
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Thu Hiền và PGS. TS. Nông Văn Hải. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, một phần đã được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành với sự đồng ý và cho phép của các đồng tác giả khác. Phần còn lại chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Hà Hồng Hạnh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thu Hiền - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trưởng phòng Đa dạng sinh học hệ gen là người thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nông Văn Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các cán bộ thuộc Viện Nghiên cứu hệ gen, đặc biệt là tập thể cán bộ nghiên cứu Phòng Đa dạng sinh học hệ gen đã luôn quan tâm và giúp đỡ, góp ý cho tôi thực hiện và hoàn thành bản luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Chu Hoàng Hà và các cán bộ Phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện một số thí nghiệm tại Phòng. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo, Phòng Quản lý tổng hợp, Th.S. Bùi Hải Hà, Viện Công nghệ sinh học đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, hỗ trợ tôi thực hiện các thủ tục cần thiết để tôi có thể hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu của Nghiên cứu sinh. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân đã ở bên tôi, chăm sóc, động viên giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi thực hiện luận án. Luận án được thực hiện trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (Theobroma cacao L.) chuyển gen” thuộc Chương trình Trọng điểm phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự trợ giúp quý báu của các chuyên viên Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tác giả luận án
  • 5. iii MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................... III DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................VI DANH MỤC BẢNG.................................................................................................VIII DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... IX MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................4 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CA CAO ............................................................ 4 1.1.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại ca cao .............................................................. 4 1.1.2 Đặc điểm hình thái của cây ca cao..................................................................... 5 1.1.3 Ý nghĩa kinh tế của cây ca cao........................................................................ 8 1.1.4 Bệnh do nấm ở cây ca cao.................................................................................. 9 1.1.5 Phát triển cây ca cao ở Việt Nam................................................................... 11 1.2 NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN VÀ CHỌN TẠO GIỐNG Ở CÂY CA CAO ...... 12 1.2.1 Nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống ca cao theo phương pháp truyền thống.......................................................................................................................... 12 1.2.2 Chọn tạo giống ca cao sử dụng công nghệ sinh học.................................... 15 1.3 GEN MÃ HÓA CHITINASE ............................................................................... 26 1.3.1 Nguồn gốc và cấu trúc của chitinase tự nhiên ............................................. 26 1.3.2 Chitinase ở một số đối tượng sinh vật .......................................................... 27 1.3.3 Vai trò của gen mã hóa chitinase .................................................................. 29 CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ......................................................32 2.1 VẬT LIỆU ......................................................................................................... 32 2.1.1 Mẫu thực vật .................................................................................................... 32 2.1.2 Các vector và chủng vi khuẩn.......................................................................... 32 2.13. Hóa chất, thiết bị .............................................................................................. 33 2.2 PHƯƠNG PHÁP .................................................................................................. 34 2.2.1 Các phương pháp liên quan đến tái sinh in vitro cây ca cao............................ 34
  • 6. iv 2.2.2 Các phương pháp liên quan đến phân lập gen mã hóa chitinase và thiết kế các vector chuyển gen thực vật........................................................................................ 38 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ.............................................................................................48 3.1 TÁI SINH IN VITRO MỘT SỐ DÒNG CA CAO NGHIÊN CỨU .................... 48 3.1.1 Thu thập mẫu ................................................................................................... 48 3.1.2 Xác định khả năng tạo mô sẹo từ nhị lép và cánh hoa ở các dòng ca cao....... 49 3.1.3 Xác định khả năng nhân sinh khối mô sẹo từ nhị lép và cánh hoa ở các dòng ca cao…………………………………………………………………………………..51 3.1.4 Cảm ứng tạo phôi soma sơ cấp ........................................................................ 53 3.1.5 Cảm ứng tạo phôi soma thứ cấp....................................................................... 55 3.1.6 Tạo cây ca cao in vitro hoàn chỉnh .................................................................. 57 3.1.7 Khả năng thích ứng cây ca cao in vitro ra vườn ươm...................................... 60 3.1.8 Quy trình tái sinh in vitro cây ca cao ............................................................... 62 3.2. PHÂN LẬP GEN MÃ HÓA CHITINASE VÀ THIẾT KẾ VECTOR BIỂU HIỆN THỰC VẬT ....................................................................................................... 63 3.2.1 Nhân và tạo dòng vùng gen TcChi1_W ........................................................... 63 3.2.2 Thiết kế vector biểu hiện thực vật mang gen mã hóa chitinase sử dụng hệ vector pCB301........................................................................................................... 70 3.2.3 Tạo các chủng vi khuẩn A. tumefaciens tái tổ hợp chứa vector biểu hiện thực vật đã thiết kế............................................................................................................. 73 3.2.4 Kiểm tra hoạt động của cấu trúc gen chuyển trên cây thuốc lá ....................... 75 3.3 CHUYỂN GEN CHỈ THỊ GUS/GUSPLUS VÀO CÂY CA CAO....................... 77 3.3.1 Lựa chọn chủng vi khuẩn, vector thích hợp và thời gian lây nhiễm vi khuẩn cho chuyển gen vào ca cao........................................................................................ 78 3.3.2 Chuyển gen chỉ thị gus/gusplus vào dòng ca cao TD8.................................... 80 3.3.3 Phân tích và đánh giá mô, cây chuyển gen ...................................................... 81 3.4 CHUYỂN GEN MÃ HÓA CHITINASE VÀO CÂY CA CAO............................ 84 3.4.1 Biến nạp gen mã hóa chitinase vào dòng ca cao TD8 ..................................... 84 3.4.2 Kiểm tra cây ca cao chuyển gen bằng các phương pháp sinh học phân tử...... 87
  • 7. v 3.4.3 Quy trình chuyển gen thông qua A. tumefaciens vào dòng ca cao TD8.......... 89 CHƢƠNG 4: THẢO LUẬN....................................................................................... 91 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................102 NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................105 SUMMARY ..................................................................................................................... PHỤ LỤC.........................................................................................................................
  • 8. vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bệnh nấm ở cây ca cao………………………………………………. 10 Hình 2.1. Một số vector sử dụng trong nghiên cứu…………………………….. 32 Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm………………………………………………. 34 Hình 2.3. Hoa ca cao…………………………………………………………… 35 Hình 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D và TDZ đến tỷ lệ tạo phôi từ nhị lép ở một số dòng ca cao nghiên cứu…………………………………….. 50 Hình 3.2. Ảnh hưởng của kiểu gen đến tỷ lệ tạo mô sẹo từ nhị lép……………. 51 Hình 3.3. Mô sẹo từ nhị lép và cánh hoa trên môi trường PCG và SCG………. 52 Hình 3.4. Tỷ lệ tạo phôi sơ cấp từ nhị lép và cánh hoa ca cao…………………. 54 Hình 3.5. Tái sinh phôi sơ cấp từ nhị lép và cánh hoa ca cao………………….. 54 Hình 3.6. Tỷ lệ tạo phôi soma thứ cấp từ trục mầm và lá mầm………………... 56 Hình 3.7. Tái sinh phôi soma thứ cấp từ trục mầm và lá mầm của phôi soma sơ cấp dòng ca cao TD8…………………………………………………. 57 Hình 3.8. Tỷ lệ phôi soma sơ cấp tạo chồi và ra rễ…………………………….. 59 Hình 3.9. Tạo chồi và ra rễ từ phôi soma sơ cấp và thứ cấp…………………… 59 Hình 3.10. Tỷ lệ cây con sống trên các loại giá thể khác nhau sau 20 ngày…… 60 Hình 3.11. Các cây ca cao in vitro trên môi trường ra cây…………………….. 61 Hình 3.12. Quy trình tái sinh in vitro cây ca cao……………………………….. 62 Hình 3.13. Tách chiết DNA tổng số từ lá ca cao dòng TD3…………………… 63 Hình 3.14. Sản phẩm nhân vùng gen TcChi1-W và xử lý pJET+TcChi1-W/1, pJET+TcChi1-W/7 và pJET+TcChi1-W/13 bằng BglII trên gel agarose 0,8%………………………………………………………….. 65 Hình 3.15. Trình tự nucleotide vùng gen TcChi1-U phân lập từ dòng ca cao TD3…………………………………………………………………… 67 Hình 3.16. So sánh trình tự protein TcChi1 ở ca cao dòng TD3 với một số trình tự chitinase lớp I của một số loài thực vật khác……………. 69 Hình 3.17. Sản phẩm PCR nhân gen TcChi1 và sản phẩm xử lý BglII và NotI các plasmid tái tổ hợp pJET+TcChi1 trên gel agarose 0,8%............ 70
  • 9. vii Hình 3.18. Sơ đồ thiết kế vector pRTRA+TcChi1………………………………. 71 Hình 3.19. Kết quả thiết kế pRTRA+TcChi1 trên gel agarose 0,8%…………... 72 Hình 3.20. Sơ đồ thiết kế vector pCB301+TcChi1…………………………….. 72 Hình 3.21. Sản phẩm xử lý pCB301+TcChi1 bằng HindIII trên gel agarose 0,8%…………………………………………………………………… 73 Hình 3.22. Sản phẩm PCR gen TcChi1 từ pCB301+TcChi1………………… 74 Hình 3.23. Điện di sản phẩm PCR nhân gen TcChi1 từ thuốc lá……………… 75 Hình 3.24. Sản phẩm RT-PCR từ mRNA của các dòng thuốc lá chuyển gen TcChi1…………………………………………………………….. 76 Hình 3.25. Cây thuốc lá chuyển gen…………………………………………….... 77 Hình 3.26. Các mảnh mô ca cao dòng TD8……………………………………. 78 Hình 3.27. Biến nạp gen chỉ thị gus/gusplus vào dòng ca cao TD8……………. 81 Hình 3.28. Biểu hiện gen gus/gusplus trên các mô ca cao chuyển gen………… 82 Hình 3.29. Sản phẩm PCR nhân gen mã hóa nptII từ các dòng ca cao chuyển gen…………………………………………………………………. 84 Hình 3.30. Tái sinh cây từ phôi soma của dòng ca cao TD8 chuyển gen TcChi1 86 Hình 3.31. Các cây ca cao chuyển gen…………………………………………. 86 Hình 3.32. Sản phẩm PCR nhân gen mã hóa nptII từ các cây ca cao chuyển gen………………………………………………………………….. 87 Hình 3.33. Sản phẩm PCR nhân một phần đoạn CaMV35S+TcChi1+cmyc+ KDEL+tNOS………………………………………………………. 87 Hình 3.34. Vùng T-DNA của vector pCB301+TcChi1………………………… 89 Hình 3.35. Lai Southern các mẫu ca cao chuyển gen…………………………... 89 Hình 3.36. Quy trình chuyển gen vào cây ca cao………………………………. 90
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Nhân mô sẹo sơ cấp trên môi trường SCG…………………………... 52 Bảng 3.2. Nhân mô sẹo thứ cấp trên môi trường SCG………………………..... 56 Bảng 3.3. Tỷ lệ phôi soma thứ cấp tạo chồi và ra rễ……………………………. 58 Bảng 3.4. Lựa chọn chủng vi khuẩn A. tumefaciens và vector biểu hiện thích hợp cho chuyển gen ca cao………………………………………….. 79 Bảng 3.5. Lựa chọn thời gian lây nhiễm vi khuẩn A. tumefaciens thích hợp cho chuyển gen ca cao…………………………………………………… 80 Bảng 3.6. Khả năng tạo mô sẹo, tạo phôi soma, tạo chồi và ra rễ của các mẫu ca cao biến nạp gen chỉ thị………………………………………….. 82 Bảng 3.7. Khả năng tạo mô sẹo, tạo phôi soma, tạo chồi và ra rễ của các mẫu ca cao TD8 biến nạp gen mã hóa chitinase…………………………. 85
  • 11. ix DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT 2,4D 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid AS Acetosyringone (3,5-dimethoxy-4-hydrroxy acetophenone) BAP 6-benzylaminopurin Bar Bialaphos resistance gene - Gen chịu thuốc trừ cỏ Bp Base pair - Cặp base CaMV Cauliflower mosaic virus - Virus khảm súp lơ DEPC Diethyl pyrocarbonate DNA Deoxyribonucleic acid dNTP Deoxyribonucleotide triphosphate DKW Driver and Kuniyuki medium - Môi trường DKW EDTA Ethylene diaminne tetra acetic acid EGFP Enhanced green fluorescent protein - Protein tăng cường phát huỳnh quang ED Embryo development medium - Môi trường cảm ứng tạo phôi EDL Embryo development in light medium - Môi trường chuyển dạng phôi và tạo cây gus β-1,4-glucuronidase LB Luria bertani - Môi trường LB nuôi vi khuẩn IM MS Induction medium - Môi trường cảm ứng Murashige and Skoog medium - Môi trường MS nptII Neomycin phosphotransferase II kb Kilobase OD Optical density - Mật độ quang PCG Primary callus growth medium - Môi trường cảm ứng tạo mô sẹo PCR Polymerase chain reaction - Phản ứng dây chuyền polymerase PVPP Poly vinyl poly pyrolidone RNA Ribonucleotic acid
  • 12. x SCG Secondary callus growth medium - Môi trường nhân mô sẹo SD Standard deviation - Độ lệch chuẩn RD Root development and maintenance medium - Môi trường hình thành và phát triển rễ TDZ Thidiazuron YEP Yeast extract peptone - Môi trường YEP chứa cao nấm men và thịt bò X-gluc 5-bromo-4-chloro-3-indolyl-β-D-glucuronic acid
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Ca cao (Theobroma cacao L.) là một trong những cây kinh tế quan trọng, đem lại lợi nhuận đáng kể cho một số quốc gia trên thế giới. Bột ca cao được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm tại nhiều nước. Có nguồn gốc từ vùng Amazon (Nam Mỹ), cây ca cao phát triển mạnh ở các vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, cây ca cao đang được quan tâm để phát triển rộng rãi ở nước ta vì cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như triền dốc, đất cát, phù sa, đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài ra, ca cao còn là cây chịu bóng mát tốt, nên có thể trồng xen canh với cây ăn trái, cây lâm nghiệp, phủ xanh đất tốt, thích hợp với kinh tế hộ gia đình và đặc biệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm ca cao là rất lớn. Tuy nhiên, tương tự các loài cây trồng khác, phát triển sản xuất ca cao gặp nhiều khó khăn do giống bị thoái hóa, sự cạnh tranh của các loại cây trồng khác, kỹ thuật canh tác chưa hiệu quả, sâu và bệnh hại... Riêng bệnh nấm đã gây sụt giảm khoảng 30% sản lượng ca cao hàng năm trên toàn thế giới. Theo truyền thống, có rất nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học đang được sử dụng để phòng trừ bệnh hại với chi phí tốn kém, gây ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, cũng như môi trường. Để cải thiện tình hình, giúp cho cây ca cao phát triển bền vững, nhiều chương trình nghiên cứu nhằm nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh và các tác nhân gây hại khác đã và đang được thực hiện với sự tham gia của nhiều tổ chức nghiên cứu và thương mại trên thế giới. Bên cạnh công tác chọn tạo giống theo phương pháp truyền thống, phương pháp chọn tạo giống ứng dụng công nghệ sinh học như tạo cây chuyển gen là một trong hướng nghiên cứu triển vọng trong việc tạo các giống ca cao có năng suất cao và chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh, chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường. Tại Việt Nam, nhiều dòng ca cao được cấp phép sử dụng rộng rãi được nhập nội và tuyển chọn từ Malaysia trong Chương trình do Hiệp hội Ca cao
  • 14. 2 Thế giới (The World Cocoa Foundation) hỗ trợ. Chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế rất quan tâm phát triển cây ca cao nhằm đưa Việt Nam vào bản đồ ca cao thế giới, trở thành quốc gia giàu tiềm năng về cung cấp ca cao. Hiện nay chưa có nghiên cứu về tái sinh và chuyển gen vào cây ca cao ở Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi và thành công đã đạt được trong lĩnh vực công nghệ sinh học, những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, trong đó có cây ca cao bằng công nghệ sinh học ở nước ta là không nhỏ. Trên cơ cở lý luận và thực tiễn của hướng nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (Theobroma cacao L.) chuyển gen”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài đặt mục tiêu chung là xây dựng được quy trình tái sinh in vitro và tạo cây ca cao chuyển gen. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng được quy trình tái sinh in vitro ở 1 - 2 dòng ca cao đang được canh tác ở Việt Nam; - Xây dựng được quy trình chuyển gen và tạo được cây ca cao chuyển gen chỉ thị gus/gusplus và gen kháng nấm. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thăm dò khả năng tái sinh in vitro của 9 dòng ca cao đang được canh tác ở Việt Nam; - Nghiên cứu đặc điểm của gen mã hóa chitinase (TcChi1) từ cây ca cao ở Việt Nam và thiết kế vector chuyển gen thực vật mang gen mã hóa chitinase; - Nghiên cứu chuyển gen chỉ thị gus/gusplus vào 1 - 2 dòng ca cao ở Việt Nam; - Nghiên cứu chuyển gen TcChi1 vào 1 - 2 dòng ca cao ở Việt Nam và phân tích các dòng ca cao được chuyển gen. 4. Đóng góp mới của luận án - Lần đầu tiên ở Việt Nam, các dòng ca cao thương mại TD1, TD3, TD5, TD7, TD8, TD9 đã được tái sinh in vitro thành công;
  • 15. 3 - Gen mã hóa chitinase có hoạt tính kháng nấm đã được phân lập từ dòng ca cao hiện đang được canh tác tại Việt Nam và được chuyển vào vector biểu hiện thực vật thích hợp phục vụ công tác chuyển gen; - Gen chỉ thị gusplus và gen mã hóa chitinase đã được chuyển thành công vào dòng ca cao TD8 thông qua vi khuẩn A. tumefaciens. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp dẫn liệu khoa học về ứng dụng công nghệ tế bào thực vật và công nghệ gen trong việc nhân giống và chọn tạo giống cây trồng nói chung và cây ca cao nói riêng, cải tiến giống và tăng khả năng chống chịu với các tác nhân gây bệnh. - Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam công bố quy trình tái sinh in vitro thông qua phôi soma của một số dòng ca cao hiện đang được canh tác ở Việt Nam. Các kết quả đạt được trong nghiên cứu này là cơ sở cho các ứng dụng nhân nhanh các dòng ca cao mới chất lượng, bảo tồn nguồn gen có giá trị cũng như phục vụ công tác chuyển gen. - Quy trình chuyển gen chỉ thị và gen đích vào cây ca cao thông qua A. tumefaciens là cơ sở khoa học để cải tiến giống ca cao thông qua công nghệ chuyển gen; đồng thời đây là mô hình để nghiên cứu chức năng gen ở cây trồng. - Kết quả phân lập gen mã hóa chitinase kháng nấm, thiết kế vector biểu hiện thực vật và chuyển gen này vào cây thuốc lá và cây ca cao là cơ sở khoa học cho việc tạo ra các dòng ca cao có khả năng kháng nấm. 6. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 141 trang (bao gồm cả tài liệu tham khảo và phụ lục), được chia thành các phần: Mở đầu gồm 3 trang; Chương 1: Tổng quan tài liệu, 28 trang; Chương 2: Vật liệu và phương pháp, 16 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu, 43 trang; Chương 4: Thảo luận, 11 trang; Kết luận và đề nghị, 2 trang. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án: 1 trang; Summary: 4 trang; Tài liệu tham khảo: 16 trang với 123 tài liệu tham khảo, trong đó 18 tài liệu tiếng Việt và 105 tài liệu tiếng Anh. Phần kết quả luận án có 7 bảng số liệu, 36 hình. Phụ lục: 8 trang.
  • 16. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CA CAO 1.1.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại ca cao Cây ca cao có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Từ đây, ca cao phát triển rộng sang nhiều quốc gia khác trên thế giới, tập trung ở khu vực Nam Mỹ và Tây Phi. Ca cao đặc biệt thích hợp ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Theo xếp loại của Hiệp hội Ca cao Thế giới thì hai quốc gia dẫn đầu về sản lượng ca cao hiện nay là Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire) và Ghana (thuộc Tây Phi). Ở khu vực châu Á, từ năm 1985 trở lại đây, ca cao được phát triển khá mạnh, tiến tới trở thành vùng trồng ca cao lớn không kém Nam Mỹ và châu Phi. Các quốc gia sản xuất ca cao hàng đầu ở khu vực này là Indonesia và Malaysia. Việt Nam cũng nằm trong cùng vĩ độ “ca cao” với Ghana, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Malaysia với khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rất thích hợp với cây ca cao. Nhìn chung việc trồng, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm của cây ca cao trên toàn cầu đang có xu hướng tăng rất cao và nhanh nhờ sự phát triển kinh tế năng động với mức sống của hàng tỷ người được nâng cao và các sản phẩm ca cao được tiêu thụ phổ biến hơn. Trong khi, sản lượng ca cao sản xuất hàng năm rất bấp bênh, không đủ đáp ứng nhu cầu…Vì vậy, việc phát triển ca cao bền vững, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng giống, hạt ca cao là những vấn đề được đặc biệt lưu tâm ở các quốc gia ưu tiên phát triển cây ca cao. Ca cao thuộc chi Theobroma, họ Stercu-liaceae. Chi Theobroma bao gồm 22 loài, trong đó chỉ có loài Theobroma cacao được trồng rộng rãi, còn các loài khác hoặc hoang dại, hoặc rất ít được trồng. Các tác giả chia Theobroma cacao ra hai loài phụ là: Theobroma cacao spp. ca cao, gồm các quần thể dạng Criollo và Theobroma cacao sphaerocarpum, gồm các quần thể còn lại, trong đó có Forastero. Các loài phụ này đều là các dòng nhị bội, với số nhiễm sắc thể 2n = 20. Criollo có hạt dạng tròn, nội nhũ trắng, có hương vị nhẹ và tương đối dễ nhiễm bệnh. Forastero có dạng cây cao, khỏe, hạt nhỏ hơn Criollo nhưng hương vị đậm hơn. Hạt Forastero dạng dẹp, lá mầm bên trong
  • 17. 5 màu tím, chứa nhiều chất béo hơn Criollo. Do vậy, hầu hết các vùng trồng ca cao lớn trên thế giới hiện nay đều trồng dạng Forastero. Giống thứ ba được công nhận là Trinitario, một dòng lai giữa Criollo và Forastero, là giống có khảng năng kháng bệnh và mang một số hương vị đặc trưng. Tập đoàn gen ca cao phong phú nhất được lưu giữ ở Trinidad với khoảng 2.500 kiểu gen, ở Brazil với khoảng 2.000 kiểu gen và ở Costa Rica với 700 kiểu gen. Nghiên cứu gần đây về phân bố ca cao trên toàn thế giới cho thấy một số thay đổi về các nhóm ca cao có thể phân biệt về mặt di truyền và địa lý. Theo các nghiên cứu, ca cao phân bố ở Trung và Nam Mỹ đã được chia thành 10 cụm di truyền: Amelonado, Contamana, Curaray, Guiana, Iquitos, Maranon, Nacional, Nanay và Purus, xuất hiện ở lưu vực sông Amazon và Bahia. Nhóm số 10 được mô tả là nhóm Criollo xuất hiện ở khu vực lưu vực sông Amazon (Motamayor et al., 2008; Utro et al., 2012). 1.1.2 Đặc điểm hình thái của cây ca cao Ca cao là loài cây thân gỗ nhỏ, có thể cao đến 10 - 20 m nếu mọc tự nhiên. Trong sản xuất do trồng mật độ cao và khống chế sự phát triển thông qua tỉa cành nên cây thường có chiều cao trung bình khoảng 5 - 7 m, đường kính thân 10 - 18 cm. Ca cao sinh trưởng tốt dưới bóng che, do đó có thể trồng xen với một số loại cây kinh tế khác. Thời kỳ kinh doanh hiệu quả có thể kéo dài từ 25 - 40 năm (Phạm Hồng Đức Phước, 2009). Thân: Đối với thân phát triển từ hạt, sự phát triển của thân có thể chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn 1: Hạt nẩy mầm thượng địa (lá mầm nhô lên khỏi mặt đất). Đoạn thân dưới lá mầm không có mầm bất định là nơi để ghép khi nhân giống vô tính mà không sợ bị lẫn giống. Giai đoạn 2: lá mầm mở, 4 lá đầu tiên phát triển, đốt rất ngắn. Mỗi đợt sinh trưởng kéo dài khoảng 6 tuần, đốt dài ra trong thời gian này. Tùy theo điều kiện môi trường, trong giai đoạn này thân có thể cao lên từ 0,5 - 2 m. Giai đoạn 3: Cây tạm ngừng tăng trưởng về chiều cao. Cành ngang trên đỉnh ngọn phát triển tạo tầng cành đầu tiên. Đối với thân phát triển từ cành ghép (mầm ghép lấy từ cành ngang): Cành không tăng trưởng thẳng đứng mà thường mọc nghiêng. Các chồi nách phát triển sớm, nhiều nên
  • 18. 6 cây có dạng bụi gồm nhiều cành chính và không có tầng cành. Nếu mầm ghép lấy từ thân chính hoặc cành vượt, sự sinh trưởng giống như thân mọc từ hạt. Lá: Lá non phát triển theo từng đợt, sau mỗi đợt ra lá, đỉnh cành vào trạng thái ngủ. Thời gian ngủ tùy theo điều kiện môi trường nhưng thường khoảng 4 - 6 tuần lễ. Sự phát triển lá liên quan đến tình trạng nước của cây. Ca cao trồng không che bóng, các đợt ra lá nhanh hơn là trồng trong điều kiện có bóng che. Điều này là do khi không có bóng che, sự biến động hàm lượng nước trong cây xảy ra thường xuyên và nhiệt độ môi trường bên ngoài cao kích thích chồi lá phát triển. Cây cần dinh dưỡng khi đợt lá mới phát triển. Nếu cây thiếu dinh dưỡng sẽ có sự vận chuyển dinh dưỡng từ lá già sang lá non mới ra và dẫn đến việc lá già bị rụng sớm. Do đó, số lá già hiện diện trên thân giúp người trồng có thể hiểu được phần nào hiện trạng dinh dưỡng của cây ca cao. Màu sắc lá non thay đổi tùy theo giống từ màu xanh nhạt đến vàng, từ màu hồng đến đỏ đậm. Khi trưởng thành, lá có màu xanh thẫm, cứng cáp hơn và nằm ngang. Lá dưới bóng che có phiến rộng và xanh hơn ngoài nắng. Rễ: Hạt sau khi nẩy mầm, rễ mọc rất nhanh và có nhiều rễ ngang mọc thẳng góc quanh rễ trụ. Ba tháng đầu rễ phát triển rất nhanh có thể cao hơn 25 cm. Để tránh rễ cong khi ươm cây, cần chọn túi đủ dài để rễ phát triển trong 3 - 4 tháng đầu. Rễ trụ tiếp tục phát triển khi bị cắt ngang nên khi trồng ta cắt bỏ phần rễ cong trong bầu đất mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng tiếp theo của rễ. Khi cây được 3 năm tuổi, rễ trụ dài khoảng 1,5 - 2 m. Trên suốt chiều dài của rễ trụ, có rất nhiều rễ ngang mọc ra và phân nhánh với rất nhiều rễ con, tập trung chủ yếu ở vùng rễ phía dưới cổ rễ khoảng 20 cm. Hoa: Hoa xuất hiện trên sẹo lá ở thân, cành. Đợt hoa đầu tiên trên cây từ hạt có thể nở vào khoảng 14 - 20 tháng sau khi trồng. Cây ghép hay giâm cành có thể ra hoa sớm hơn từ 9 - 18 tháng sau khi trồng. Hoa ra tập trung vào mùa mưa. Những nơi có đủ nước, cây ra hoa quanh năm và vẫn có cao điểm ra hoa rộ. Do hàng năm, hoa xuất hiện cùng một chỗ nên lâu ngày phình to gọi là đệm hoa. Thường mỗi đệm mang rất nhiều hoa, nếu đệm hoa bị tổn thương thì
  • 19. 7 lượng hoa giảm hoặc không ra nữa. Hoa có cuống dài từ 1 - 3 cm, có 5 cánh đều đặn. Hoa bắt đầu nở từ khoảng 3 giờ chiều hôm trước cho đến 9 giờ sáng hôm sau. Thụ phấn: Hoa ca cao thụ phấn nhờ côn trùng thuộc họ Ceratopogonidae. Loài Forcipomyia là loài phổ biến nhất tham gia thụ phấn. Côn trùng này rất nhỏ thường cư trú trong điều kiện tối, ẩm nơi có các tàn dư thực vật đậu quanh cây ca cao, do đó nếu vườn quá sạch hoặc quá khô sẽ không thuận lợi cho sự thụ phấn. Hoa ca cao ra nhiều nhưng chỉ thụ phấn và đậu 1 - 5%. Phần lớn hoa nở mà không được thụ phấn sẽ rụng sau 48 giờ. Quả: Sự phát triển của quả: Sau khi thụ phấn, quả tăng trưởng chậm trong khoảng 40 ngày đầu và đạt tốc độ tối đa sau 75 ngày. Sau 85 ngày, sự tăng trưởng của quả chậm lại, trong khi hạt bên trong quả bắt đầu tăng trưởng nhanh, đây cũng là thời kỳ hạt tích lũy chất béo. Lớp cơm nhầy hình thành khoảng 140 ngày sau khi thụ phấn. Khi hạt tăng trưởng tối đa, quả vào giai đoạn chín. Quả chín không nở bung ra và ít khi rụng khỏi cây. Quả có cuống hóa gỗ nên rất dai. Quả non có 5 ngăn trong đó hạt được phân chia đều, khi quả chín vách ngăn này biến mất chỉ còn lại một hốc chứa đầy hạt. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín kéo dài từ 5 - 6 tháng, tùy theo giống. Màu sắc của quả khá đa dạng. Quả chưa chín có màu xanh, đỏ tím hoặc xanh điểm đỏ tím. Khi quả chín, màu xanh chuyển sang màu vàng; màu đỏ tím chuyển sang màu da cam. Hình dạng quả thay đổi nhiều từ hình cầu đến dài nhọn hay hình trứng. Số lượng rãnh và độ sâu của khía trên quả cũng thay đổi từ 5 - 10 rãnh, rãnh có thể sâu nhiều, nông hoặc trơn nhẵn. Vỏ quả có thể dày từ 1 - 3 cm. Trọng lượng quả dao động từ 0,2 - 1 kg. Hạt: Mỗi quả chứa từ 30 - 40 hạt. Mỗi hạt có lớp cơm nhầy bao quanh có vị chua, ngọt, thơm và xếp thành 5 dãy. Hạt có vỏ mỏng màu hồng, nhiều đường gân. Hạt rất dễ mất sức nẩy mầm sau khi tách khỏi quả nên thường phải gieo ngay. Hạt sau khi tách lớp cơm nhầy và hong ráo, nếu giữ trong mùn cưa hoặc than có thể giữ được sức nẩy mầm trong 3 - 4 tuần (Phạm Hồng Đức Phước, 2009).
  • 20. 8 1.1.3 Ý nghĩa kinh tế của cây ca cao Cây ca cao là cây kinh tế quan trọng đem lại lợi nhuận rất cao nhờ xuất khẩu cho một số quốc gia trên thế giới. Hạt ca cao là nguồn cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người. Ca cao cho hạt làm nguyên liệu sử dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm cụ thể là các sản phẩm cao cấp như chocolate, ca cao... Sản lượng ca cao hàng năm trên toàn thế giới (ca cao là sản phẩm khô thu được bằng cách lên men hạt ca cao) 2/3 được chế biến thành bột ca cao và bơ ca cao, 1/3 được sử dụng để chế biến các thành phần tạo hương vị và màu của chocolate. Khoảng 5 - 6 triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ chiếm 95% sản lượng ca cao toàn thế giới. Theo thống kê mới nhất được công bố bởi ICCO 11/6/2015, trong năm 2013/2014, thế giới sản xuất được tổng cộng 4.232.000 tấn hạt ca cao, châu Phi chiếm ưu thế (71,6%). Trong số các nước sản xuất ca cao, Bờ Biển Ngà và Ghana xếp hạng đầu tiên và thứ hai với khoảng 1.000.000 tấn mỗi năm. Ở châu Á và châu Đại Dương, Indonesia là quốc gia sản xuất ca cao nhiều nhất. Ca cao còn được chứng minh về tác dụng phòng các bệnh tim mạch. Các flavanol và procyanidin có trong hạt ca cao đã thể hiện khả năng chống oxi hóa mạnh trong các thử nghiệm in vitro (Keen et al., 2005). Các ứng dụng của hạt ca cao đã một lần nữa khẳng định giá trị quan trọng của loài cây công nghiệp này. Ngoài ra, trồng ca cao còn mang lại những lợi ích về môi trường. Do ca cao là loại cây ưa bóng với thời gian thu hoạch trên 20 năm, có thể trồng dưới tán những cây lâu năm khác, chúng mang lại các lợi ích như tăng cường đa dạng sinh học trong những vùng đất có chim di cư, bảo vệ hành lang đầu nguồn, đất, nguồn nước và các vùng đệm của những khu rừng nhiệt đới (Rice, Greenberg, 2003). Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (Conservation International), Liên đoàn Động vật hoang dã Thế giới (The World Wildlife Federation) và Hiệp hội Ca cao Thế giới đã nhận thức được vai trò của ca cao trong việc ổn định nền kinh tế địa phương và môi trường và đã khuyến khích nông dân trồng ca cao trong những khu vực này (Guyton et al., 2003).
  • 21. 9 1.1.4 Bệnh do nấm ở cây ca cao Bệnh thường gặp ở ca cao do nấm hoặc côn trùng gây ra. Một số bệnh hại chính do nấm bao gồm: - Bệnh thối trái, loét thân, cháy lá (do nấm Phytophthora palmivora): Bệnh xuất hiện từ khi giai đoạn vườn ươm đến khi thu hoạch và trên tất cả bộ phận của cây (lá, thân, hoa, trái). Trên thân cách mặt đất khoảng 1 m, xuất hiện các vết bệnh sậm màu hơi ướt, sau chuyển sang nâu đỏ, vỏ bị bệnh nứt ra và chảy nhựa vàng. Lâu ngày, vết bệnh lan khắp vòng thân và ăn sâu vào phần gỗ, lá héo và rụng. Ở những cây nhiều tuổi, bệnh có thể hại cả trên cành. Cây bị bệnh lá héo, rụng, cành bị khô, cây có thể chết. Trên lá, vết bệnh màu xanh tái hơi ướt xuất hiện đầu tiên trên mép và chóp lá, sau lan rộng vào phía trong phiến lá, chuyển màu nâu, lá bị cháy khô từng mảng. Trong điều kiện ẩm ướt, trên vết bệnh có lớp tơ nấm màu trắng. Trên vỏ trái xuất hiện những chấm màu nâu lan rất nhanh, sau chuyển qua đen và từ từ bao kín mặt trái. Trái non đen khô cứng và vẫn dính trên cây. Trái gần thu hoạch bị thối một phần hoặc cả trái, trái bị rụng, hạt lép, giảm sản lượng; - Bệnh khô vỏ thân (do nấm Colletotrichum gloeosporioides): Bệnh thường xảy ra cả mùa khô lẫn mùa mưa, đặc biệt là đối với những cây ca cao thiếu bóng che hoặc tỉa quá nặng. Trên thân, cành nấm xâm nhập vào lớp tế bào dưới biểu bì tạo thành những vết sậm màu, sau đó vùng nhiễm bệnh xuất hiện bào tử màu vàng cam, vỏ thân bị khô từng mảng, nếu bị nặng cây sinh trưởng kém, lá vàng và rụng, một số cành bị khô. Trên lá, vết bệnh là những đốm màu nâu, tròn, nhiều đốm liên kết nhau làm cháy lá; - Bệnh vết sọc đen (do nấm Oncobasidium theobromae): Một hoặc nhiều lá nằm sau đợt lá cuối cùng có màu vàng với những đốm xanh. Thân sần sùi với những mụt nhỏ, cành khô và chết ngược dần từ ngọn vào. Nhiều chồi bên phát triển nhưng không hoàn chỉnh. Đối với cây con: cây sinh trưởng chậm, lá vàng, lá chân rụng sớm, khoảng cách giữa các lá ngắn; (4) Bệnh nấm hồng (do nấm Corticium salmonicolor): nấm phá hại ở những cành đã hóa nâu. Các vết bệnh lúc đầu có lớp mốc trắng, sau chuyển màu hồng. Nấm mọc sâu vào phần
  • 22. 10 gỗ cành, lá phần trên của cành nhiễm bệnh bị úa vàng và khô, nhưng vẫn lưu trên cành một thời gian. Vỏ cành khô nâu và bong ra từng mảng, bị nặng cành chết khô (Hình 1.1). Hình 1.1. Bệnh do nấm ở cây ca cao A. Bệnh thối trái, loét thân, cháy lá (P. palmivora); B. Bệnh vết sọc đen (O. theobromae); C. Bệnh khô vỏ thân (C. gloeosporioides); D. Bệnh nấm hồng (C. salmonicolor). Nguồn: http://phdphuoc.com/ Để phòng trị các bệnh trên cây ca cao, bên cạnh các biện pháp canh tác và xử lý như tỉa cành hợp lý tạo thông thoáng, tiêu hủy cành, lá và trái bị bệnh, nhổ bỏ cây con… thì đều cần phun, tiêm các loại thuốc hóa học - tác nhân gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến sức khỏe của người dân (Bowers et al., 2001; Appiah et al., 2004; Aime, Phillips-Mora, 2005). Một số đồn điền ca cao đã và đang đầu tư nghiên cứu giống kháng bệnh nhằm kiểm soát bệnh hại.
  • 23. 11 1.1.5 Phát triển cây ca cao ở Việt Nam Theo Cục Trồng trọt, tính đến tháng 11.2014, diện tích trồng ca cao cả nước là 16.800 ha, trong đó các tỉnh có diện tích trên 1.000 ha là: Bến Tre (7.342 ha); Bà Rịa-Vũng Tàu (2.787 ha); Tiền Giang (2.578 ha); Đắk Lắk (2.554 ha); Bình Phước (1.310 ha); Vĩnh Long (1.244 ha)… Diện tích ca cao thu hoạch khoảng 11.055 ha, chiếm 50% tổng diện tích, sản lượng hạt ca cao khô lên men năm 2014 là 6.765 tấn, tăng nhẹ so với năm 2013 (65 tấn), trong đó phần lớn ca cao được xuất khẩu. Tại thị trường Việt Nam, hạt ca cao lên men đang được thu mua với giá khá hấp dẫn và ổn định từ đầu năm tới nay, dao động ở mức 55.000 đến 60.000 đồng/kg (chưa tính giá thưởng), tăng đáng kể so với mức 45.000 đồng/kg vào cuối năm 2013. Cây ca cao Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới do nhu cầu ca cao của thế giới ngày càng tăng, dự báo năm 2020 sẽ thiếu hụt khoảng 1 triệu tấn (http://www.khuyennong.vn/). Giống hiện có ở Việt Nam là Forastero và con lai giữa Forastero và Trinitario. Giống ca cao trước đây trồng rải rác ở các địa phương là con cháu của sự phối hợp giữa ba nhóm Forastero, Criollo và Trinitario. Ca cao là cây dài ngày nên việc chọn giống rất quan trọng. Việc chọn giống không đúng sẽ dẫn đến thiệt hại lâu dài hoặc phải mất thời gian từ 3 - 5 năm và nhiều công của cho thời kỳ kiến thiết cơ bản nếu quyết định thay giống khác tốt hơn. Hiện nay, hệ thống giống được sử dụng rộng rãi là hạt lai F1 và các dòng vô tính đã chọn lọc có năng suất cao và kháng sâu bệnh. Có hai nguồn giống chính để trồng ca cao là hạt lai và dòng vô tính. Các dòng vô tính sau có tiềm năng năng suất từ 2 - 5 tấn/ha trong điều kiện đồng ruộng: TD1, TD2, TD3, TD4, TD5, TD6, TD7, TD8, TD9, TD10, TD11, TD13, TD14, TD20, TD33, TD36, TD38, TD39, TD54, TD55, TD62, TD63, TD64 (Phạm Hồng Đức Phước, 2009). Tuy nhiên, ca cao cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công, các loại sâu bệnh hại chính như: rầy hoa, bọ xít, sâu hồng, rầy mềm… Nhận thức rõ vai trò quan trọng của cây ca cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Ban Điều phối Phát triển Ca cao Việt Nam đã được thành lập theo Quyết định số 803/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ký ngày 11 tháng 4 năm 2005. Sau đó, ngày 14 tháng 9 năm 2007,
  • 24. 12 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt Đề án phát triển ca cao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Kèm theo Quyết định số 2678/QĐ/BNN-KH), trong đó đặt mục tiêu là “Đến năm 2015, dự kiến diện tích cây ca cao đạt 60.000 ha, trong đó có 35.000 ha kinh doanh, năng suất bình quân 15 tạ/ ha, sản lượng hạt khô đạt 52.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 50 - 60 triệu USD...”. Đề án tập trung ưu tiên các nội dung: (1) Quy hoạch vùng sản xuất; (2) Xây dựng các quy trình, quy phạm kỹ thuật để phát triển cây ca cao bền vững; (3) Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây ca cao; (4) Khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ về sản xuất và sơ chế ca cao; (5) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các vùng trồng ca cao trọng điểm (http://www.khuyennong.vn/). Các chính sách, chương trình ưu tiên phát triển chiến lược của Chính phủ cũng như sự hợp tác nhiều mặt của các tổ chức quốc tế, cùng với những thế mạnh rõ rệt về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nhân lực, là cơ sở đưa Việt Nam vào bản đồ ca cao quốc tế, trở thành quốc gia giàu tiềm năng về cung cấp ca cao. Hiện Dự án Hợp tác công - tư tăng cường phát triển ca cao bền vững tại Việt Nam (PPP) đã và đang điều phối các nguồn hỗ trợ từ các công ty và tổ chức như công ty Cargill, Grand Place Puratos, Mars, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chính phủ Hà Lan, Tổ chức IDH The Sustainable Trade Initiative… Công tác hỗ trợ nhằm phát triển ca cao bền vững gồm khâu đầu tư giống, cam kết bao tiêu thu mua sản phẩm, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng vườn trình diễn kỹ thuật, cung cấp phân bón… 1.2 NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN VÀ CHỌN TẠO GIỐNG Ở CÂY CA CAO 1.2.1 Nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống ca cao theo phƣơng pháp truyền thống Nghiên cứu chọn tạo giống ca cao gặp nhiều khó khăn và hạn chế, do ca cao có chu kỳ sống khá dài (tối thiểu là 2 - 3 năm, từ hạt ra hạt) và phải mất rất nhiều năm thử nghiệm đồng ruộng để đánh giá đầy đủ hiệu suất và các đặc tính kháng bệnh. Rất nhiều kiểu gen của ca cao tự bất tương hợp dẫn tới các nghiên cứu chọn tạo giống và phân tích di truyền tốn nhiều công sức hơn. Ngoài ra, ca cao cần diện tích canh tác lớn và cần nhiều nhân lực để duy trì và đánh giá các thử nghiệm đồng ruộng. Hơn nữa, hạt ca cao cứng và nguồn gen phải được bảo
  • 25. 13 tồn dưới dạng sống trên đồng ruộng hay nhà kính. Hiện nay, hệ thống giống được sử dụng rộng rãi là hạt lai F1 và các dòng vô tính đã chọn lọc có năng suất cao và kháng sâu bệnh. Có hai nguồn giống chính để trồng ca cao: Hạt lai: Là hạt từ những cặp lai đã xác định cha mẹ và đã kiểm nghiệm năng suất thế hệ F1. Loại hạt giống này chỉ có ở những cơ sở nghiên cứu. Nhiều cặp lai (5 - 10 cặp) có thể được phối trộn để tăng khả năng thụ phấn và làm phong phú cơ sở di truyền. Từ các quần thể này, những cá thể tốt, đã thích ứng được sinh thái địa phương được tuyển chọn, kiểm nghiệm lại và nhân vô tính để phát triển thành dòng thương mại. Sử dụng hạt lai thì khả năng thích ứng của chúng với môi trường địa phương sẽ cao hơn nhờ sự đa dạng về cơ sở di truyền. Hạt của những quả (kể cả từ cây có năng suất cao; từ quần thể hạt F1) không biết rõ cha mẹ không nên sử dụng để làm giống. Ca cao vốn là cây giao phấn nên nếu không được thử nghiệm đánh giá trước, sự phân ly của những hạt không rõ nguồn gốc sẽ cho những cá thể không tốt như dự kiến. Dòng vô tính: Là những cá thể xuất sắc được chọn lọc từ những quần thể xác định được cha mẹ hoặc những cá thể không rõ nguồn gốc nhưng được phát hiện thông qua điều tra tuyển chọn. Các cá thể này được nhân vô tính (ghép, chiết hoặc giâm cành) nên vẫn giữ được hoàn toàn đặc tính của cây mẹ. Nguồn giống này cho quần thể có độ đồng đều cao về sinh trưởng, năng suất và chất lượng. Các chương trình chọn tạo giống ca cao được bắt đầu từ những năm 1920 của thế kỷ trước ở nhiều quốc gia trồng ca cao. Vào những năm 1930, 1940, các nguồn gen ca cao có giá trị đã được thu thập từ các khu vực Amazon thuộc Brazil, Ecuador và Peru. Các dòng vô tính của những nguồn gen có giá trị này hiện vẫn được duy trì trong các bộ sưu tập nguồn gen ca cao. Sự đa dạng di truyền lớn của ca cao đã được phát hiện trong các quần thể hoang dại ở khu vực Amazon nhưng những đa dạng di truyền này chưa được lai tạo rộng rãi với các dòng thuần. Tính trạng kháng bệnh hiện nay là tính trạng được các nhà tạo giống quan tâm nhất. Các tính trạng khác được quan tâm bao gồm tăng
  • 26. 14 năng suất, hương vị, thành phần bơ (% lipid trong hạt) và chất lượng (acid béo bão hòa), kháng với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi và nhiều các đặc tính nông học khác (Guiltinan et al., 2008). Kích thước hệ gen của ca cao được công bố vào khoảng 390 Mb đến 415 Mb (Couch et al., 1993). Kích thước tương đối nhỏ so với hệ gen của thực vật làm tăng tính khả thi trong nghiên cứu hệ gen và xác định trình tự toàn bộ hệ gen của ca cao (http://www.cacaogenomedb.org/). Kích thước hệ gen của giống Criollo và Amelonado đã được xác định trình tự 76% và 92% (Arout et al., 2011; Motamayor et al., 2013). Ngoài nguồn nguyên liệu tươi từ cây ca cao, các nguồn gen ca cao có thể được khai thác từ một số nguồn đã công bố như các thư viện BAC (phục vụ các nghiên cứu về cấu trúc và tiến hóa hệ gen), các EST (phục vụ các nghiên cứu về các hệ thống biểu hiện của gen trong quá trình phát triển của cây)… (Guiltinan et al., 2008). Trên thế giới, các nghiên cứu về hệ gen, di truyền và chọn tạo giống ca cao được triển khai bởi nhiều nhóm nghiên cứu với các hợp tác hiệu quả (Bennett, 2003). Nhằm tăng cường sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa các nhà chọn tạo giống và di truyền, Nhóm Cải biến Di truyền Ca cao Quốc tế (International Group for Genetic Improvement of Cocoa - INGENIC) đã được thành lập vào năm 1994 (http://ingenic.cas.psu.edu). Ngoài ra, hầu hết các quốc gia sản xuất ca cao đã được các tổ chức quốc tế cũng như trong nước đầu tư xây dựng các viện/ trung tâm nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Ca cao của Ghana (Cocoa Research Institute of Ghana - CRIG), Viện Nghiên cứu Ca cao của Nigeria (Cocoa Research Institute of Nigeria - CRIN), Trung tâm Nghiên cứu Ca cao của MARS (MARS Center for Cocoa Sciences - MCCS) có trụ sở ở Brazil, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp (Institute of Agricultural Research - INIA) của Chile… Ở Hoa Kỳ, USDA-ARS đã thành lập hai trung tâm nghiên cứu ca cao ở Beltsville (thuộc Bang Maryland) và Miami (thuộc Bang Florida). Đây là nơi tiến hành các nghiên cứu hợp tác sâu rộng về ca cao với các phòng thí nghiệm trên toàn cầu. Ngoài ra, một số trường đại học có các chương trình nghiên cứu ca cao như Đại học Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ (với Viện Nghiên cứu Ca cao Hoa Kỳ, nơi triển khai Chương trình Sinh học phân tử Ca cao). Một số trung
  • 27. 15 tâm nghiên cứu ca cao chất lượng cao ở châu Âu bao gồm Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp (Agricultural Research for Development - CIRAD) của Pháp, Trường Đại học Reading của Anh… Điểm mạnh của các viện/ trung tâm này là có đội ngũ các nhà khoa học giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu ca cao, có các khu vực thử nghiệm đồng ruộng quy mô và các chương trình chọn tạo giống. 1.2.2 Chọn tạo giống ca cao sử dụng công nghệ sinh học 1.2.2.1 Tái sinh in vitro cây ca cao Giống như nhiều loài cây trồng khác, ca cao được nghiên cứu tái sinh nhằm mục đích nhân nhanh và nhiều các giống mới, bảo tồn nguồn gen, ứng dụng trong công tác chọn tạo giống biến đổi gen, tạo vật liệu nguồn để lai ghép giống. Tuy nhiên, đối với cây ca cao, việc xây dựng quy trình nuôi cấy mô in vitro và tái sinh phục vụ công tác chuyển gen là hết sức khó khăn, một phần do ca cao là cây gỗ có chu kỳ sống dài. Việc nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp nhân giống vô tính ca cao có những bước tiến triển chậm. Hiện nay, cây ca cao chủ yếu được tái sinh từ hạt và ghép cành. Các hạt ca cao thường được tạo ra thông qua giao phấn nên không được thử nghiệm đánh giá trước, sự phân ly của những hạt không rõ nguồn gốc sẽ cho những cá thể không tốt như dự kiến. Các cây ca cao có nguồn gốc từ hạt thường không ổn định về các tính trạng nông học. Ngoài ra, cũng có một số điểm không thuận lợi khi nhân giống ca cao vô tính từ ghép, chiết hoặc giâm cành như tốn nhân công và chi phí cao, tỷ lệ tái sinh thấp (Figueira, Janick, 1993; Li et al., 1998). Những nghiên cứu ban đầu về nuôi cấy tái sinh in vitro cây ca cao thông qua phôi soma tập trung vào việc phát sinh phôi trực tiếp từ các phôi hợp tử chưa trưởng thành (Pence et al., 1980; Esan, 1992). Mặc dù các phôi soma được phát triển từ các mô có nguồn gốc từ phôi hợp tử nhưng việc chuyển dạng hoặc làm nảy mầm các phôi soma này gặp không ít khó khăn. Một số nhóm đã nghiên cứu tạo phôi soma từ các mô hoa và mô phôi tâm nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến di truyền phát sinh khi sử dụng các mô hợp tử (Figueira, Janick, 1993; Sondahl et al., 1993; Alemanno et al., 1996; Li et al., 1998). Mặc
  • 28. 16 dù đã có những thành công nhất định trong hướng nghiên cứu này, nhưng hiệu quả phát sinh phôi soma và tạo cây ca cao được công bố vẫn còn rất thấp. Nhiều nhóm nghiên cứu đã gặp khó khăn trong tạo rễ và vi nhân giống in vitro (Flynn et al., 1990; Figueira, Janick, 1993). Ngoài ra, khả năng ứng dụng của các công nghệ này trong nhân giống vô tính ca cao chưa cao khi phần lớn các dòng ca cao không thể phát sinh phôi soma (Pence, 1989). Việc tái sinh in vitro cây ca cao thông qua phôi soma là một hướng thay thế có triển vọng. Để tăng hiệu quả của phương pháp tái sinh in vitro ca cao qua phôi soma, Li và đồng tác giả (1998), Maximova và đồng tác giả (2002) đã xây dựng quy trình phát sinh phôi soma từ lá mầm của phôi soma sơ cấp và thứ cấp. Ở cây ca cao, nguồn mẫu cấy chính được sử dụng là nụ hoa (bao gồm nhị lép (staminode) và cánh hoa (petal)) (Li et al., 1998; Maximova et al., 2002). Quainoo và đồng tác giả (2008) đã khai thác quy trình tái sinh in vitro thông qua phôi soma này như là công cụ để loại bỏ virus gây bệnh trên cây ca cao (Quainoo et al., 2008). Tuy nhiên, ở ca cao, sự hình thành mô sẹo và tái sinh cây được công bố là phụ thuộc nhiều vào từng dòng (Maximova et al., 2002; Maximova et al., 2003). Trong khi, nhiều dòng còn gặp khó khăn khi thực hiện tái sinh trong phòng thí nghiệm. Dưới đây là một số nghiên cứu về phát sinh phôi soma ở ca cao. Giai đoạn cảm ứng: Phương pháp tạo phôi ca cao từ phôi hợp tử chưa trưởng thành đã được sử dụng với một vài cải biến ở nhiều phòng thí nghiệm (Pence et al., 1980). Phôi hợp tử chưa trưởng thành của ca cao được tách khỏi noãn của các quả ca cao đã khử trùng bề mặt và đặt trên môi trường cảm ứng MS (Murashige, Skoog, 1962) thường chứa casein hydrolysate. Sự phát sinh được thúc đẩy nhờ sự có mặt của auxin, nước dừa hoặc các peptone. Nghiên cứu phôi hợp tử dựa trên môi trường lỏng thay vì môi trường bán lỏng cũng có thể tăng cường phát sinh phôi trực tiếp (Pence et al., 1980). Cơ sở di truyền của mô đóng vai trò quan trọng bởi vì các phôi hợp tử từ các loài khác nhau có phản ứng phát sinh phôi rất khác nhau. Giai đoạn phát triển của phôi chưa trưởng thành được sử dụng cũng là yếu tố ảnh hưởng. Các phôi có kích thước từ 4 - 10 mm cho hiệu quả tạo phôi soma cao nhất trên môi trường có auxin và nước dừa so với các giai đoạn sớm và muộn hơn (Pence et al., 1980).
  • 29. 17 Phôi soma có thể được phát sinh từ lá mầm của các phôi hợp tử trưởng thành sử dụng phương pháp hai bước (Aguilar et al., 1992). Các mảnh lá mầm trưởng thành được đặt trên môi trường có chứa cytokinin và auxin trong tối trong 3 tháng. Trong giai đoạn này các phôi ở giai đoạn hình cầu và hình thủy lôi được hình thành. Các phôi này sau đó được chuyển sang môi trường không có các chất tăng trưởng, nuôi ngoài sáng một tháng nữa để tiếp tục phát triển. Ngoài phát sinh phôi trực tiếp, các phôi hợp tử chưa trưởng thành cũng được sử dụng để phát sinh mô sẹo có khả năng tạo phôi. Ngoài 2,4-D kích thích sự hình thành phôi, nước dừa hoặc thay thế sucrose bằng glucose hoặc fructose cũng cho kết quả khả quan. Ở một dòng phát sinh qua mô sẹo, gibberellic acid (GA3) cũng thúc đẩy sự hình thành phôi. Mặc dù phôi soma được tạo thành công, các phương pháp này sử dụng các phôi hợp tử làm vật liệu nuôi cấy khởi đầu và không hữu ích cho việc nhân giống vô tính. Các mô khác của ca cao không có phản ứng trong phát sinh phôi soma. Một số quy trình đã được nghiên cứu thành công. Phát sinh phôi soma đã được công bố từ mô lá ca cao, kích thích bởi auxin và cytokinin ở nồng độ rất cao (Litz, 1986). Các phôi được hình thành nhưng không phát triển tiếp mà chỉ dừng ở giai đoạn tạo phôi hình tim. Quy trình phát sinh phôi soma từ mô phôi tâm và hoa với nhiều bước đã được Sondahl và đồng tác giả (1993) xây dựng. Quy trình sử dụng môi trường bán lỏng để tái sinh, phát triển phôi, tạo phôi trưởng thành và chuyển dạng. Phôi tâm được nuôi cấy trong tối trên môi trường khoáng có giảm nồng độ các muối MS và bổ sung auxin, cytokinin, polyvinylpyrrolidone (PVP) cùng rất nhiều các hợp chất hữu cơ khác như casein hydrolysate, cystein, cao mạch nha, nước dừa. Các phôi nhỏ sau khi hình thành được chuyển sang nuôi cấy ngoài sáng trên môi trường phức tạp khác có chứa auxin và cytokinin, GA, abscisic acid (ABA). Sau khi lá mầm xuất hiện, các phôi được chuyển sang môi trường trưởng thành chứa cytokinin, auxin, GA và ABA cùng sucrose và charcoal với nồng độ tăng. Môi trường cho phép rễ hình thành và chồi phát triển chuẩn bị cho chuyển dạng. Các phôi soma cũng được tạo từ cánh hoa chưa trưởng thành nuôi cấy trên môi trường có auxin và cytokinin. Phôi hình thành được chuyển sang môi trường phát triển… giống như các phôi phát sinh từ phôi tâm
  • 30. 18 (Sondahl et al., 1993). Figueira và Janick (1993) cũng tiến hành nuôi cấy phôi tâm sử dụng môi trường cảm ứng dạng lỏng. Sau hai tháng nuôi trong tối, mô sẹo được chuyển sang môi trường bán lỏng bổ sung cytokinin, cao mạch nha, nước dừa và PVP, nuôi tiếp trong hai tháng. Mô sẹo có khả năng phát sinh phôi được chuyển sang môi trường duy trì với muối MS và casein hydrolysate nhưng không bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng và các phức hợp khác. Bước này có sự tạo phôi hình cầu và hình thủy lôi. Những phôi này sẽ tiếp tục trưởng thành và sẵn sàng cho chuyển dạng thành cây khi được chuyển sang môi trường lỏng có chứa sucrose nồng độ thấp 1% và 4,4% sorbitol. Tiền phôi được tạo thành công từ mô phôi tâm và mô trong vỏ sử dụng môi trường đơn giản hơn chứa auxin và cytokinin, nuôi trong tối. Tuy nhiên, các phôi này không phát triển tiếp, có thể do sự có mặt của các hợp chất phenolic tích tụ trong phôi. Vấn đề này không được giải quyết khi bổ sung nitrate bạc vào môi trường. Bước quyết định trong quá trình này là loại auxin và cytokinine sau 2 - 3 tuần trên môi trường cảm ứng sử dụng amino acid và nước dừa. Sau 6 - 8 tuần tiếp theo, các phôi hình cầu được chuyển sang môi trường thứ ba có bổ sung muối với nồng độ giảm một nửa, auxin, GA3, adenine sulfate và maltose để trưởng thành (Figueira, Janick, 1993). Giai đoạn phát triển phôi soma: Sự phát triển trực tiếp phôi soma từ mô phôi hợp tử xảy ra qua 2 giai đoạn hoàn toàn khác biệt. Giai đoạn 1 là giai đoạn nảy chồi (budding). Trong giai đoạn này, các cấu trúc tương tự tuyến lông trên bề mặt của phôi hợp tử hình thành các phôi soma (các phôi trải qua các giai đoạn phát triển thông thường của sự hình thành phôi). Sự phát triển này được kiểm tra bằng kính hiển vi điện tử quét, trong đó bề mặt nhăn nheo của phôi ở giai đoạn phôi hình cầu chuyển sang nhẵn nhụi ở giai đoạn hình tim. Trong khi đó, ở giai đoạn không nảy chồi (nonbudding), phôi soma phát triển từ mô lá mầm bên trong (Pence et al., 1980). Trong một số trường hợp, dường như phôi dạng không tạo chồi ngừng phát triển trước khi lá mầm xuất hiện và hình thành phôi dạng chồi từ bề mặt của chúng. Tương tự về mặt hình thái như phôi hợp tử, các phôi soma của ca cao cũng có khả năng tổng hợp sinh học bình thường. Anthocyanins, acid béo,
  • 31. 19 triglycerides và alkaloids cũng có thể được tích tụ trong phôi soma trong quá trình trưởng thành in vitro theo cách tương tự như đối với phôi hợp tử in vitro mặc dù ở các mức thấp hơn so với những quan sát ở phôi hợp tử trưởng thành in vivo (Pence, 1989). Giai đoạn chuyển dạng từ phôi sang cây: Các phôi ca cao chưa trưởng thành, từ phôi hợp tử hay soma không sẵn sàng trải qua giai đoạn chuyển dạng sớm thành cây bình thường. Một số phương pháp đã được xây dựng để chuyển phôi soma thành cây con. Rễ ở các phôi soma ca cao được phát triển nhờ nuôi cấy trên môi trường với nồng độ muối MS giảm 50% và nhờ chuyển phôi sang môi trường mới chuẩn bị (Wang, Janick, 1984). Các phôi soma ca cao nuôi cấy trên môi trường có chứa zeatin và naphthalene acetic acid (NAA) có thể nảy mầm khi lá mầm được loại (Noval et al., 1986). Điều này cho thấy khả năng có sự tồn tại của chất ức chế nảy mầm ở trong lá mầm. Sondahl và đồng tác giả (1993) sử dụng môi trường chứa nước dừa, BAP, IAA, GA3, ABA và charcoal cho quá trình nảy mầm phôi soma được tạo ra từ quá trình phát sinh phôi soma nhiều bước: phát sinh, phát triển và trưởng thành. Figueira và Janick (1993) đã chuyển phôi soma trưởng thành sang môi trường bán rắn của cây gỗ với fructose. Phôi sau đó được chuyển sang tủ nuôi cấy với 20.000 ppm - CO2 kích thích sự nảy mầm. Chuyển dạng phôi sang cây là một bước không đơn giản. Nhiều quy trình đã được công bố, trong đó có quy trình loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn lá mầm. Nếu phôi soma từ vật liệu nuôi cấy vô tính có thể chuyển dạng sang cây với hiệu suất cao, ứng dụng của công nghệ phát sinh phôi soma có thể giải quyết được vấn đề rất lớn trong cải tiến giống và bảo tồn nguồn gen ca cao. Tiếp tục các nghiên cứu tái sinh in vitro cây ca cao, khắc phục các nhược điểm của các nghiên cứu trước đó, năm 1998, Li và đồng tác giả đã công bố quy trình tái sinh in vitro cây ca cao thành công từ phôi soma sử dụng các mô hoa của một số dòng ca cao. Quy trình này sau đó đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác (Maximova et al., 2002; Maximova et al., 2003; Traore et al., 2003; Maximova et al., 2005; Maximova et al., 2006; Maximova et al., 2008; Silva et al., 2009). Các cây ca cao tạo ra từ phôi soma được trồng trong nhà
  • 32. 20 kính và biểu hiện những tính trạng nông học tương tự với các cây trồng có nguồn gốc từ hạt (Li et al., 1998). Niemenak và đồng tác giả (2008) đã nghiên cứu ứng dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (Temporary Immersion System - TIS) trong sản xuất lượng lớn phôi soma và tăng hiệu suất chuyển dạng phôi (Niemenak et al., 2008). Bên cạnh các nghiên cứu về hoàn thiện các quy trình để tái sinh in vitro cây ca cao với hiệu suất cao nhất, một số tác giả cũng tiến hành nghiên cứu các gen liên quan đến tăng cường phát sinh phôi soma. Các gen liên quan đến yếu tố phiên mã như BBM và LEC2 có trong cây Arabidopsis thaliana (AtBBM, AtLEC2) cũng đã được phân lập từ T. cacao (TcBBM, TcLEC2). Sự biểu hiện của TcBBM, TcLEC2 đã được quan sát thấy trong suốt quá trình phát triển phôi soma. Mức độ biểu hiện của các gen ở phôi soma và phôi hợp tử cũng được so sánh. Nghiên cứu của Zang và đồng tác giả (2014), Florez và đồng tác giả (2015) đã xác nhận rằng TcBBM, TcLEC2 là các gen tương đồng với AtBBM và AtLEC2 và có một vai trò đặc biệt trong phát sinh phôi soma và phôi hợp tử. Mức độ phiên mã của TcBBM, TcLEC2 có thể sử dụng như là một chỉ thị sinh học để đánh giá khả năng phát sinh phôi trong mô ca cao (Zhang et al., 2014; Florez et al., 2015). 1.2.2.2 Nghiên cứu tạo cây ca cao chuyển gen Nghiên cứu chuyển gen chỉ thị vào cây ca cao: Trên đối tượng cây ca cao, những công bố đầu tiên cho thấy sự mẫn cảm của tế bào ca cao với A. tumefaciens và sự biến đổi của các tế bào ca cao (Purdy, Dickstein, 1989; Sain et al., 1994). Việc sử dụng phương pháp bắn gen (bắn các hạt vàng vận tốc cao để gắn DNA vào tế bào thực vật nuôi cấy) đã được báo cáo trên đối tượng ca cao (Perry et al., 2000; Santos et al., 2002). Hai nghiên cứu đã cho thấy gen ngoại lai có thể được đưa vào các tế bào ca cao, tuy nhiên, không có nghiên cứu nào thành công trong việc tái sinh cây ca cao chuyển gen. Hiện nay, với mục đích thiết lập và tối ưu hóa quy trình chuyển gen kết hợp hệ thống tái sinh in vitro từ phôi soma của ca cao, đã có một số nghiên cứu sử dụng các gen chỉ thị như gen mã hóa protein phát huỳnh quang (Enhanced Green Fluorescent Protein - EGFP) và gen chỉ thị nhuộm màu mô tế bào ß-
  • 33. 21 glucuronidase (gus) chuyển vào cây ca cao thông qua vi khuẩn A. tumefaciens. Khởi đầu của những nỗ lực chuyển gen vào ca cao, nhóm nghiên cứu của Furtek tại Trường Đại học Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ đã thăm dò phương pháp chuyển gen vào ca cao sử dụng các tế bào lá (Furtek, 1994). Mặc dù nhóm nghiên cứu đã có thể chuyển được gen ngoại lai vào các tế bào cây ca cao sử dụng A. tumefaciens, tuy nhiên hiệu quả chuyển gen thấp và không có khả năng phát sinh phôi. Năm 2003, Maximova và đồng tác giả đã mô tả quy trình chuyển gen mã hóa protein phát huỳnh quang vào ca cao thông qua vi khuẩn A. tumefaciens chủng AGL1. Kết quả đã tạo được các cây chuyển gen có khả năng tạo ra các protein có phát huỳnh quang khi soi dưới kính hiển vi huỳnh quang. Các nghiên cứu về hình thái và sinh lý học của nhiều cây ca cao chuyển gen cho thấy không có sự thay đổi về kiểu hình so với các cây ca cao không chuyển gen. Việc đưa các vùng MARs (Matrix attachment regions) của thuốc lá (Allen et al., 1996; Spiker, Thompson, 1996) vào T-DNA đã làm tăng sự biểu hiện, ổn định và đồng nhất của gen mã hóa protein phát huỳnh quang ở các cây ca cao chuyển gen. Sự phân ly và biểu hiện của các cây ca cao chuyển gen ở thế hệ T1 cho thấy sự tiếp hợp và biểu hiện ổn định của gen chuyển ở một trong các dòng ca cao được đánh giá. Một yếu tố quan trọng khác quyết định sự thành công của phương pháp này chính là nghiên cứu gần đây cho thấy kháng sinh moxalactam rất hiệu quả trong chọn lọc ngược (counter-selection) A. tumefaciens và tăng hiệu quả tái sinh phôi soma thứ cấp (Antúnez de Mayolo et al., 2003). Năm 2009, nhóm nghiên cứu tại Brazil thông qua gen chỉ thị gus đã nhận thấy ảnh hưởng tích cực của các polyamine và kháng sinh diệt khuẩn ß-lactam đến quá trình phát sinh phôi soma trong quá trình chọn lọc và tái sinh cây ca cao chuyển gen. Các kháng sinh ß-lactam timentin và meropenem sử dụng chọn lọc A.tumefaciens có thể sử dụng trong thí nghiệm chuyển gen vào ca cao. Kháng sinh hygromycin sử dụng cho chọn lọc ở thực vật gây ức chế mạnh đến sự phát triển phôi soma thứ cấp. Nồng độ kháng sinh hygromycin sử dụng phù hợp nhất là ở 20 mg/l. Nghiên cứu cũng hoàn thiện quy trình chuyển gen với thời gian siêu âm mảnh mô là 100 giây, thời gian lây nhiễm A. tumefaciens là
  • 34. 22 20 phút ở nồng độ 1,0 (OD600nm) ở 22°C, đồng nuôi cấy 48 giờ ở 25°C (Silva et al., 2009). Souki (2009) đã tối ưu các điều kiện pH, nhiệt độ, thời gian đồng nuôi cấy, tuổi của mô sẹo để chuyển gen gus trong vector pGPTV-Kan/gus vào hai dòng ca cao KKM19 và P22 sử dụng A. tumefaciens chủng AGL1. Kết quả cho thấy, đối với dòng ca cao P22, hiệu quả chuyển gen đạt cao nhất khi sử dụng mô sẹo hai tuần tuổi, đồng nuôi cấy ở pH 5,8, 25o C, 1 ngày. Trong khi, các thông số tối ưu cho dòng KKM19 là sử dụng mô sẹo ba tuần tuổi, nuôi cấy ở pH 4,8, 19o C và 3 ngày (Souki, 2009). Nghiên cứu các gen đích có tiềm năng và chuyển các gen đích vào cây ca cao: Từ những nghiên cứu ban đầu trên các gen chỉ thị, một số nhóm nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu liên quan nhằm chuyển một số gen đích như các gen kháng nấm vào cây ca cao, nhằm nâng cao chất lượng và hạn chế những tác hại do sâu bệnh gây ra. Đối với gen đích, Maximova và đồng tác giả (2006) đã biểu hiện thành công gen mã hóa chitinase lớp I (TcChi1) trong cây ca cao dòng PSU-Scavina 6 (S6) nhằm mục đích nghiên cứu các gen chức năng có giá trị. Gen này đã được chọn lựa để nghiên cứu vì chúng đã được mô tả biểu hiện trong vỏ quả khi bị thương và tế bào nấm bị loại bỏ (Snyder, 1994). Ngoài ra, việc sử dụng gen của cây ca cao để chuyển lại vào cây ca cao có thể dễ được chấp nhận hơn so với việc sử dụng gen phân lập từ các nguồn tài nguyên sinh vật khác. Cây ca cao chuyển gen TcChi1 được tăng cường khả năng kháng lại nấm C. gloeosporioides gây bệnh trên ca cao. Gen mã hóa TcChi1 được chuyển vào ca cao nhờ phương pháp chuyển gen qua A. tumefaciens vào các lá mầm của phôi soma. Gen TcChi1 được biểu hiện trong ca cao chuyển gen dưới sự điều khiển của CAMV35S promoter đã được cải biến tại một số điểm. Mặc dù các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện ở các loài thực vật khác, đây là công bố đầu tiên trên đối tượng cây ca cao. Các kết quả nghiên cứu cho thấy gen chuyển đã tiếp hợp vào hệ gen của ca cao với số lượng bản sao khác nhau và biểu hiện ở các mức độ khác nhau đối với từng dòng ca cao nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt tính của chitinase và tính kháng bệnh nấm. Khi đánh giá tính kháng nấm, hai dòng ca cao với hoạt tính protein
  • 35. 23 thấp hơn cũng xuất hiện những vùng bị tổn thương với kích thước lớn so với hai dòng ca cao có hoạt tính chitinase cao hơn. Điều này chứng tỏ rằng sản phẩm của gen TcChi1 đóng vai trò như là một protein kháng nấm trong cây ca cao. Tương tự, hai dòng đối chứng là S6 và S6 mang gen gfp có chứa mRNA TcChi1 ở lá với mức độ không thể phát hiện được có hoạt tính chitinase thấp hơn so với tất cả các dòng ca cao chuyển gen. Ở hai dòng này lá xuất hiện với vùng bị tổn thương rộng nhất so với tất cả các dòng nghiên cứu. Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết rằng sản phẩm của gen TcChi1 có chức năng kháng nấm. Những kết quả này phù hợp với những công bố trước đó về sự biểu hiện của TcChi1 được phát hiện ở vỏ quả khi bị tổn thương và có mặt ethylene, chứng tỏ vai trò của gen này đối với tính kháng bệnh. Như vậy, sản phẩm của gen TcChi1 giúp kháng lại mầm bệnh C. gloeosporioides. Các kết quả thu được từ nghiên cứu này đã một lần nữa khẳng định nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc sử dụng hệ thống chuyển gen vào cây ca cao, mở ra tiềm năng tạo các cây ca cao chuyển gen có khả năng kháng được các bệnh do nấm gây ra (Maximova et al., 2006). Gần đây, các nhà khoa học cũng quan tâm đến protein liên kết Phosphatidylinositol-3-phosphate (PI3P) có khả năng kháng được các bệnh do nấm gây ra trên cây ca cao. PI3P là một thụ thể cho phép sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh ở thực vật như nấm hay nấm noãn. Sự liên kết của thụ thể PI3P với protein tương ứng sẽ làm giảm hay chặn đứng sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Do đó, các protein liên kết với thụ thể PI3P có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh ở thực vật (Kale et al., 2010; Plett et al., 2011). Helliwell và đồng tác giả (2015) đã nghiên cứu sự biểu hiện và tiết ra môi trường của 4 protein PI3P trong lá cây ca cao nhiễm bệnh nấm. Kết quả cho thấy, các protein này đã làm giảm 85% kích thước vùng tổn thương và sự tăng trưởng của nấm. Cây ca cao chuyển gen biểu hiện 2 protein liên kết PI3P khác nhau được tăng đáng kể khả năng kháng nấm P. tropicalis, P. palmivora và các tác nhân gây bệnh do nấm C. theobromicola. Những kết quả này chứng minh việc sản sinh protein liên kết PI3P là phương thức hiệu quả làm tăng khả năng kháng bệnh ở ca cao và các loài thực vật khác (Helliwell et al., 2015).
  • 36. 24 Santoso và đồng tác giả (2004) đã tiến hành nghiên cứu xác định khả năng diệt ấu trùng sâu đục quả ca cao (ca cao pod borer larvae) của các loại protein Cry (Cry1Aa, Cry1Ab, Cry1Ac, Cry1Ba, Cry1Ca, Cry1Cb, Cry1Da, Cry1Ea, Cry1Fa, Cry1Ia và hai protein lai 1Ab/1Ab/1Ca và 1Ba/1Ia/1Ba) có nguồn gốc từ vi khuẩn Bt. Kết quả cho thấy các protein Cry đều thể hiện độc tính gây chết khá cao với ấu trùng sâu (tỷ lệ gây chết thấp nhất là 40% (Cry1Cb), cao nhất đạt 80% (protein lai 1Ba/1Ia/1Ba)). Các protein Cry1Ab và Cry1Ac đều gây chết sâu với tỷ lệ 60%. Như vậy, nguồn gen cry của Bt đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một thế hệ cây chuyển gen có khả năng kháng sâu tự nhiên (không cần phun thuốc trừ sâu trong quá trình trồng) và an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh các gen kháng sâu bệnh, một nhóm gen khác cũng rất được quan tâm nghiên cứu nhằm tạo nguồn gen chuyển giúp nâng cao khả năng chịu hạn của cây ca cao. Do sinh trưởng trong vùng nhiệt đới với lượng mưa hàng năm khá lớn, cây ca cao rất mẫn cảm với hiện tượng khô hạn. Bae và đồng tác giả (2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các polyamine đến sự đáp ứng của cây ca cao đối với các tác nhân gây hạn hán cũng như các tác nhân bất lợi khác. Nhóm tác giả này đã nhận thấy sự biểu hiện của một số enzyme liên quan đến quá trình sinh tổng hợp các polyamine trong cây ca cao như decarboxylase (TcODC), decarboxylase (TcADC) và S-adenosylmethionine decarboxylase (TcSAMDC) trong điều kiện hạn hán. Các protein này được cảm ứng biểu hiện trong điều kiện bất lợi của môi trường bởi các tác nhân hữu cơ và vô cơ. Trong điều kiện hạn, mức độ biểu hiện của các protein này có tương quan với sự thay đổi ở khí khổng, quá trình quang hợp, sự giữ nước và sự phát huỳnh quang xanh lục ở lá. Hơn nữa, TcODC vàTcADC cũng được cảm ứng trong điều kiện mô tế bào bị tổn thương do cơ học hay do nấm P. megakarya (tác nhân gây bệnh bệnh thối thân, cháy lá, thối trái ở ca cao), Fusarium oxysporum gây chết và rụng hoa. Trong số các enzyme kể trên, ADC được xác định là enzyme đóng vai trò chính (Galloway et al., 1998). Enzyme ADC có khối lượng phân tử khoảng 66 - 72 kDa, được mã hóa bởi một gen đơn bản hoặc có rất ít bản sao nằm trong nhân với vùng mã hóa xấp xỉ 2100 nucleotide. Gen mã hóa ADC có
  • 37. 25 mặt trong nhiều loài cây, bao gồm cả ca cao. Trong nghiên cứu của Bae và đồng tác giả (2008), kết quả kiểm tra định lượng bằng real-time PCR từ RNA tổng số được tách chiết từ nhiều cơ quan khác nhau (lá, hoa, thân, rễ, hạt, quả xanh) trong nhiều giai đoạn phát triển của cây ca cao đã cho thấy mức độ phiên mã của gen TcADC trong các cây bị hạn cao hơn nhiều so với trong cây đối chứng (không bị hạn). Trong mô lá, mức độ phiên mã của gen TcADC trong các cây không được tưới nước 10 ngày đã tăng 4 lần so với đối chứng. Trong mô rễ, gen TcADC cũng nhanh chóng được cảm ứng trong điều kiện khô hạn và biểu hiện đạt gần cực đại sau 7 ngày cây không được tưới nước (Bae et al., 2008). Ngoài ra, nhóm gen có khả năng tăng độ ngọt cho ca cao cũng được các nhà khoa học quan tâm. Trong thực vật bậc cao, sucrose synthase (Sus, EC 2.4.1.13) được xem là enzyme chính tham gia vào quá trình chuyển hóa đường sucrose. Mặc dù, một số gen mã hóa paralogous isozyme khác nhau của Sus đã được xác định và đặc trưng trong nhiều hệ gen thực vật, tuy nhiên chưa có nhiều thông tin chi tiết về các gen Sus ở cây ca cao. Nghiên cứu của Li và đồng tác giả (2015) đã xác định được 6 gen Sus từ cây ca cao. Phân tích cấu trúc gen và phát sinh loài của các gen Sus đã cho thấy sự bảo toàn họ Sus ở ca cao và các loài thực vật khác. Sự biểu hiện của gen Sus trong ca cao đã được kiểm tra bằng real-time PCR với các mô và các giai đoạn phát triển khác nhau của lá, chồi, hoa và quả. Protein TcSus1, TcSus5 và TcSus6 chủ yếu biểu hiện trong vỏ cây, TcSus2 biểu hiện trong hạt giống, TcSus3 và TcSus4 đã được tìm thấy nhiều trong vỏ quả và vỏ hạt (Li et al., 2015). Năm 2014, Li và đồng tác giả cũng đã thực hiện phân lập và phân tích biểu hiện của 6 gen vận chuyển sucrose (sucose transfactor – Sut) giả định: TcSut1, TcSut2, TcSut3, TcSut4, TcSut5 và TcSut6 từ kiểu gen ca cao TAS-R8. Các phân tích gen cho thấy các Sut trong ca cao chứa số exon khác nhau, từ 1 - 14. Khối lượng phân tử trung bình của 6 protein khoảng 56 kDa (52 - 66 kDa). Sáu protein đều được dự đoán có những đặc điểm đặc trưng của các chất vận chuyển đường sucrose với 12 vùng xuyên màng. Phân tích phát sinh loài cho thấy protein TcSut2 và TcSut4 tương ứng thuộc về nhóm 2 Sut và nhóm 4 Sut. Các protein TcSut khác thuộc
  • 38. 26 về nhóm 2 Sut. Kết quả kiểm tra biểu hiện của gen Sut bằng real-time PCR cho thấy, TcSut1 đã được biểu hiện trong vỏ quả và TcSut3, TcSut4 được biểu hiện cao trong vỏ quả và vỏ cây. TcSut5 chỉ biểu hiện trong vỏ hạt ở giai đoạn hạt chín (Li et al., 2014). Những kết quả này cung cấp những thông tin cơ bản hỗ trợ giải thích các chức năng của họ gen Sus, Sut trong cây ca cao. Chuyển gen là một công cụ bổ sung cho chọn tạo giống truyền thống và có thể giúp cho việc mở rộng các nguồn gen có lợi sang các giống khác. Hiện nay có nhiều phương pháp chuyển gen khác nhau được áp dụng thành công trên nhiều loại cây trồng và từng bước được tối ưu trong các phòng thí nghiệm khác nhau trên thế giới. Trên đối tượng cây ca cao, mặc dù đã có những thành công nhất định, nhưng hiệu quả chuyển gen phụ thuộc vào từng loài. 1.3 GEN MÃ HÓA CHITINASE 1.3.1 Nguồn gốc và cấu trúc của chitinase tự nhiên Họ chitinase là các enzyme tham gia quá trình thủy phân N- acetylglucosamine (GlcNAC) polymer chitin. Chitinase có một phổ phân bố rộng trong tự nhiên, được tìm thấy ở tất cả các giới loài, từ vi khuẩn cổ, vi khuẩn, nấm, thực vật cho đến động vật. Chúng có rất nhiều chức năng khác nhau thường liên quan đến tiêu hóa, sự lột xác của động vật chân khớp và chức năng bảo vệ. Gen mã hóa chitinase là đối tượng được quan tâm nghiên cứu trong vài năm trở lại đây và ngày nay, giá trị của gen mã hóa chitinase được nâng cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ứng dụng trong nghiên cứu chuyển gen thực vật để giảm thiểu bệnh hại. Căn cứ vào trình tự amino acid bảo toàn, cách gấp cuộn protein, chitinase được chia làm 2 họ là họ chitinase 18 và 19 (Coutinho, 1999). Họ chitinase 18 có một phổ phân bố rộng ở tất các các giới loài bao gồm cả vi khuẩn, thực vật và động vật. Trong khi đó, họ chitinase 19 lại tìm thấy chủ yếu ở thực vật. Tuy nhiên, cũng có một vài báo cáo về họ chitinase 19 từ những nguồn được phân loại như từ vi khuẩn (Kawase et al., 2004), ve bét (You et al., 2003) và một số virus (Mediavilla et al., 2000).
  • 39. 27 Có nhiều cách phân loại chitinase dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Các lớp chitinase thực vật khác nhau được phân biệt bởi các tiêu chuẩn sinh hóa, sinh học phân tử và các tiêu chuẩn hóa lý. Do đó, các chitinase có thể khác nhau về cơ chất, vị trí trong tế bào và các hoạt động cụ thể. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 lớp chitinase thực vật. Chitinase lớp I là enzyme có tính bảo thủ cao với 1 miền đầu N giàu cysteine được tạo bởi khoảng 40 amino acid. Chitinase lớp II thiếu miền đầu N giàu cysteine nhưng có trình tự amino acid có tính tương đồng cao với chitinase lớp I. Chitinase lớp III không có trình tự tương đồng nào với chitinase lớp I hay II. Chitinase lớp III có một sự tương đồng nhỏ với chitinase vi khuẩn và vùng hoạt động được cho là chứa 4 amino acid aspartic hoặc glutamic suy ra từ tính kị nước của vùng này. Có ý kiến cho rằng tồn tại một lớp chitinase khác là chitinase lớp IV bao gồm chitinase ở củ cải đường, cây cải dầu và đậu. Chitinase lớp IV cũng chứa vùng giàu cystein để duy trì cấu trúc cơ bản giống như chitinase lớp I nhưng mức độ giảm đi 4 lần. Chitinase lớp IV chỉ chứa 241 - 255 amino acid ở protein trưởng thành trong khi chitinase lớp I là 300 amino acid. So sánh trình tự amino acid đặc trưng giữa lớp IV và lớp I giống nhau 41 - 47%, trong lớp IV thông thường là 59 - 63% và trên 69% đối với lớp I. Hơn nữa, chitinase lớp IV và lớp I có thể phân biệt bằng huyết thanh học. Miền đầu N giàu cystein được cho là vùng kết hợp với chitin và được tìm thấy ở rất nhiều loại protein. Những protein chứa vùng giàu cystein có khả năng liên quan tới 1 gen dung hợp vùng gắn chitin và vùng không liên quan. Chitinase lớp V: dựa vào những dữ liệu về trình tự, nghiên cứu nhận thấy vùng gắn chitin (vùng giàu cysteine) có thể giảm đi nhiều lần trong quá trình tiến hóa thực vật bậc cao (Collinge et al., 1993; Punja, Zhang, 1993; Rifat et al., 2013). 1.3.2 Chitinase ở một số đối tƣợng sinh vật Chitinase thực vật chủ yếu được tìm thấy ở thân cây, hạt, củ và hoa. Chúng được sản sinh khi có sự tấn công của bệnh hại hay các chất điều hòa sinh trưởng như ethylene (Gooday, 1996). Dạng chitinase được nghiên cứu rộng rãi nhất ở thực vật là endochitinase, một loại enzyme phân cắt bên trong phân tử chitin, giải phóng N-acetylglucosamine, có khối lượng phân tử nhỏ hơn
  • 40. 28 chitinase côn trùng. Endochitinase thực vật là loại enzyme có bản chất protein, khối lượng đơn phân tử từ 25 - 35 kDa, có điểm đẳng điện cao hoặc thấp. Chitinase có một khoảng pH tối ưu rất rộng xung quanh pH 6 và có khoảng nhiệt cố định không quá 50ºC (Boller, 1987). Chitinase có thể biểu hiện ở mức độ thấp nhưng cũng được tăng cường đáng kể bởi các yếu tố như ethylene, salicylic acid, dung dịch muối, ozone, tia UV, nấm, vi khuẩn, virus. Chitinase ức chế sự phát triển của nấm thường kết hợp với các enzyme khác như β-1,3- glucanases, được tìm thấy ở khoai tây, thuốc lá, cam quýt, đậu, cà chua, ngô, khoai lang và đậu Hà Lan (Koga et al., 1996). Chitinase có thể được phát hiện ở giai đoạn đầu của sự phát triển thực vật (Kasprzewska, 2003; Rifat et al., 2013). Chitinase còn được tìm thấy trong tất cả các loài côn trùng thuộc các bộ Hai cánh, Cảnh vảy, Cánh nửa, Cánh cứng và Cánh màng. Chúng dễ dàng được tinh sạch với nồng độ cao từ dịch lột xác của côn trùng (lớp dịch nằm giữa lớp vỏ cutin cũ và mới) (Arakane, Muthukrishnan, 2010). Chức năng chính của chitinase côn trùng là quay vòng chitin trong quá trình lột xác. Đầu tiên endochitinase sẽ bẻ gẫy ngẫu nhiên cutin tạo thành chitooligosaccharides, sau đó, chúng sẽ được hydrolised hóa bởi các enzyme exo thành GlcNAC. Những phân tử đơn phân này lại được tiếp tục tái sử dụng để tổng hợp một lớp cutin mới. Ngoài ra, chitinase côn trùng còn có vai trò phòng thủ chống lại các ký sinh trùng hoặc thực hiện chức năng tiêu hóa nếu chế độ ăn của chúng có chứa chitin. Việc sản xuất enzyme này được quy định bởi hormone trong quá trình chuyển đổi của ấu trùng. Chitinase côn trùng có thể bị ức chế bởi allosaminidin. Mặc dù chitinase côn trùng đã được nhận diện ở mức độ protein vào những năm 1970, nhưng việc tách dòng một cDNA mã hóa cho chitinase côn trùng chỉ đạt được vào 2 thập kỷ sau đó. Kramer là người đầu tiên báo cáo đã phân lập được một dòng cDNA có độ dài đầy đủ từ sâu sừng thuốc lá (tobacco hornworm), Manduca sexta (Kramer et al., 1993). Kể từ đó, hơn 100 cDNA chitinase từ nhiều loài côn trùng khác nhau đã được tách dòng (Arakane, Muthukrishnan, 2010). Chitinase từ nấm cũng là một nguồn chitinase được quan tâm nghiên cứu. Thành tế bào nấm là một cấu trúc phức tạp gồm chitin, glucan và một số
  • 41. 29 polymer khác. Cấu trúc thành tế bào rất linh động thay đổi liên tục trong quá trình tăng trưởng tế bào, phân chia và tạo hình và có những bằng chứng về sự mở rộng liên kết ngang giữa các thành phần này. Chitinase cùng một số enzyme khác có vai trò thủy phân những polymer này liên kết rất chặt chẽ với thành tế bào, có chức năng duy trì độ dẻo cũng như có vai trò trong quá trình phân nhánh và liên kết chéo của các polymer (Matsumoto, 2006; Langner, Göhre, 2015). 1.3.3 Vai trò của gen mã hóa chitinase Nấm bệnh là những tác nhân gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới có độ ẩm cao. Kỹ thuật di truyền thực vật tạo tính kháng tốt hơn với việc chuyển gen mã hóa chitinase đang là hướng đi rất triển vọng. Có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để xác định xem chitinase cây trồng có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ cây chống lại nấm bệnh. Ở thực vật, việc sản sinh chitinase được xác định là một cơ chế bảo vệ cây trồng trước những nhân tố gây bệnh. Đối với các tác nhân gây bệnh như nấm chứa chitin, phản ứng tự vệ chính của thực vật là tạo ra chitinase. Hầu hết chitinase được sản sinh tại cơ quan bị nhiễm nấm. Theo nghiên cứu của Heddrick và đồng tác giả (1988), trong tế bào hạt đậu nuôi cấy huyền phù và trong đoạn trụ dưới lá mầm, chitinase được tổng hợp sau khi được gây nhiễm với nấm bệnh (Hedrick et al., 1988). Khi bị kích thích 10 lần trong 5 phút, gen mã hóa chitinase phiên mã rất nhanh chóng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chitinase có khả năng phân hủy thành tế bào sợi nấm, ngăn cản sự nảy mầm và phát triển của sợi nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nấm Trichoderma tiết ra enzyme chitinase ngoại bào tấn công trực tiếp nhiều loại nấm gây bệnh như Rhizotonia solani, Fusarium sonali. Hai enzyme CHIT42 và CHIT33 từ nấm T. harzianum góp phần tạo tính kháng các loại nấm khác. Các gen mã hóa chitinase từ các loài Trichoderma đã được giải mã, tạo dòng và chuyển vào cây trồng (Seidl et al., 2005). Theo Jolles và Muzzarelli (1999), các loài nấm mốc như Trichoderma, Gliocladium… cho hàm lượng chitinase cao (Jollès, Muzzarelli, 1999). Nấm Trichodema khi ký sinh trên nấm gây bệnh sẽ tiết ra hệ enzyme phân hủy chitin
  • 42. 30 của thành tế bào nấm gây bệnh bao gồm 6 enzyme: 2 enzyme β-1,4-N- acetylglucosaminidase và 4 enzyme endochitinase. Rober và Selitrennikoff (1988) cũng đã nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của chitinase thực vật, các tác giả cho rằng, chitinase phân lập từ cây lúa mì, lúa mạch và ngô có hoạt tính phân cắt nội mạch phân tử cơ chất và ức chế sự kéo dài sợi nấm (Rober, Selitremennikoff, 1988). Trong in vivo, chitinase nhanh chóng tích tụ ở mức cao (với rất nhiều các yếu tố phát sinh bệnh học liên quan đến protein) xảy ra trong các mô kháng thể hiện tính quá mẫn cao. Ngoài ra, những biểu hiện của gen chitinase ở thực vật chuyển gen đã cung cấp thêm cho các nhà khoa học những bằng chứng về vai trò của chitinase trong bảo vệ cây trồng. Mức độ bảo vệ của chitinase được quan sát ở cây trồng là biến đổi và có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động cụ thể của các enzyme, vị trí và nơi tập trung trong tế bào, các đặc tính của mầm bệnh nấm. Gen mã hóa chitinase được nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới sử dụng để chuyển vào các đối tượng cây trồng và thu được những kết quả khả quan. Thông qua các phương pháp chuyển gen khác nhau, gen mã hóa chitinase từ thực vật và vi sinh vật đã được chuyển vào các loài thực vật giúp tăng sức đề kháng chống lại nấm bệnh (Kramer, Muthukrishnan, 1997; Eilenberg et al., 2006; Renner, Specht, 2012). Việc chuyển gen mã hóa chitinase từ thực vật và vi khuẩn vào cây thuốc lá đã làm tăng hoạt tính kháng nấm gây hại của cây (Jach et al., 1995; Carstens et al., 2003). Cây thuốc lá được chuyển gen mã hóa chitinase từ đậu tương đã có sức đề kháng cao hơn với nấm Rhizoctonia solani. Sự biểu hiện đồng thời của cả hai gen mã hóa chitinase và glucanase trong thuốc lá làm cho cây có tính kháng nấm gây hại cao hơn cây có một gen đơn (Broglie et al., 1991). Cây thuốc lá cũng cho tính kháng nấm rất cao khi được chuyển đồng thời gen mã hóa protein bất hoạt ribosom và chitinase. Ngoài thuốc lá, những cây trồng chuyển gen mã hóa chitinase có khả năng chống lại một số loại nấm bệnh đã được công bố bao gồm ca cao, dưa chuột, cà chua, hoa hồng, nho, lúa, lạc, đậu tương, lạc, chè, loa kèn… (Liu et al., 2004; Maximova et al., 2006; Nirala et al., 2010; Iqbal et al., 2012; Leila et al., 2012; Chen et al., 2015; Jabeen et al., 2015; Karmakar et al., 2015; Núñez de Cáceres González et al., 2015; Singh et al., 2015).
  • 43. 31 Chitinase thực vật và vai trò của enzyme này trong bảo vệ cây trồng đang tiếp tục được quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, việc chuyển gen mã hóa chitinase vào cây trồng để tăng khả năng kháng nấm đang được quan tâm và là hướng đi triển vọng. Gen mã hóa chitinase được một số phòng thí nghiệm trên thế giới sử dụng trong công nghệ gen thực vật và thu được những kết quả khả quan.