SlideShare a Scribd company logo
1 of 42
Download to read offline
Công ty Ánh Sáng là một công ty chuyên sản xuất các loại bóng đèn huỳnh quang. Gần đây nhờ
áp dụng công nghệ tiên tiến, công ty đã sản xuất thành công loại bóng đèn huỳnh quang có tuổi
thọ lâu hơn 1,5 lần và tiết kiệm 30% điện tiêu thụ so với loại bóng đèn thường. Đây là loại sản
phẩm mới chưa từng xuất hiện trên thị trường. Cách đây hai tháng công ty đã quảng cáo sản
phẩm mới này trên nhiều tờ báo. Số tiền chi chi quảng cáo rất lớn nhưng kết quả không như
mong muốn: số lượng sản phẩm mới bán được rất ít.
Trước tình hình như vậy, ông Thanh là giám đốc công ty đã gọi anh Hùng, trưởng bộ phận tiếp
thị của công ty lên và nói: “Tôi thấy sản phẩm bóng đèn mới bán quá chậm. Chúng ta cần phải
tìm cách giới thiệu những tính năng ưu việt của loại bóng đèn này với khách hàng. Tôi thấy các
công ty khác hay tổ chức họp báo và sự kiện để giới thiệu sản phẩm mới. Cậu nghiên cứu và làm
theo họ đi.”
Sau một tuần nghiên cứu cách thức tổ chức họp báo và tham gia một số sự kiện giới thiệu sản
phẩm của các công ty khác, anh Hùng đã tổ chức cuộc họp báo vào thứ hai và tổ chức buổi lễ
giới thiệu sản phẩm bóng đèn mới vào thứ bảy tuần vừa rồi.
Khách mời của cuộc họp báo, ngoài một số phóng viên kinh tế còn có các phóng viên chuyên
trách về văn hóa văn nghệ và tài chính. Đây là những phóng viên mà công ty có quen biết từ
trước. Cơ cấu chủ toạ của cuộc họp báo bao gồm giám đốc công ty, trưởng bộ phận tiếp thị, tài
chính, sản xuất, nhân sự và nhân viên phụ trách quảng cáo, khuyến mãi. Cuộc họp báo bắt đầu
bằng bài phát biểu của ông giám đốc nói về hướng phát chiển chung cũng như chiến lược phát
triển của công ty trong năm tới. Trưởng bộ phận sản xuất thì đề cập đến chứng chỉ ISO mà công
ty vừa được cấp còn trưởng bộ phận tiếp thị thì thuyết trình về thách thức mới cho công ty nói
riêng và thị trường đồ điện gia dụng nói chung khi gia nhập WTO. Cuối cùng là nhân viên quảng
cáo khuyến mãi mới đề cập rất gắn gọn về những tính năng ưu việt của loại bòng đèn mới. Ngày
hôm sau, chỉ có sáu tin ngắn đăng trên báo trong khi công ty mong đợi tất cả các báo đều đưa tin.
Trong sáu tin này hết ba tin đề cập đến việc các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thiết bị điện
của Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi gia nhập WTO.
Trong lễ giới thiệu sản phẩm mới, công ty đã mời 200 khách, chủ yếu bao gồm các đại lý và các
cửa hàng bán lẻ. Chủ đề của buổi lễ là “LỄ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM BÓNG ĐÈN MỚI CỦA
CÔNG TY ÁNH SÁNG” và được treo lên phông sân khấu. Buổi lễ cũng được mở đầu bằng bài
phát biểu của ông giám đốc công ty và ông trưởng bộ phận tiếp thị về những khó khăn mà công
ty gặp phải khi Việt Nam gia nhập WTO. Tiếp theo là bộ phận biểu diễn ca nhạc do một ca sĩ
nhạc nhẹ nổi tiếng trình diễn cùng với múa phụ họa của vũ đoàn ba-lê thành phố. Vì có một số
đại lý miền Tây tham dự, nên công ty đã mời một số nghệ sĩ cải lương hát xen kẽ vào chương
trình ca nhạc. Cuối cùng là tiệc chiêu đãi. Khi buổi tiệc kết thúc mọi người vui vẻ ra về nhưng
sau đó một tháng số lượng đơn đặt hàng vẫn không tăng.
Câu hỏi thảo luận:
1. Theo bạn, các hoạt động quan hệ công chúng của công ty Ánh Sáng nhắm đến đối tượng
nào và mục tiêu gì?
2. Qua những lời lẽ mà ông Thanh bạn thấy quan điểm của ông Thanh đối với quan hệ
công chúng như thế nào?
3. Rõ ràng cuộc họp báo đã thất bại. Bạn hãy suy nghĩ tại sao lại như vậy? Nếu bạn là anh
Hùng, bạn sẽ tổ chức họp báo như thế nào để đạt hiệu quả như mong muốn?
4. Tương tự lễ giới thiệu không đạt mục tiêu đề ra. Theo bạn vì sao như vậy? Bạn hãy nêu
đề xuất của bạn về chủ đề và các hoạt động của buổi lễ sao cho gây ấn tượng cho người
tham dự về những tính năng ưu việt của sản phẩm bóng đèn
Khi Joe khởi đầu gầy dựng Pronto Markets ở Miền Nam California năm 1958, loại hình cửa
hàng tiện dụng còn tương đối mới mẻ. Quy mô của Pronto Markets còn khá khiêm tốn, nhưng
Cty vẫn đứng vững doanh thu tương đối ổn định. Năm 1967, trong một chuyến công tác đến
Dallas, khi tình cờ nhìn thấy một cửa hàng 7-Eleven, Joe cảm nhận ngay mối nguy hiểm trước
mắt. Không chỉ vì cửa hàng 7-Eleven tạo ấn tương tốt hơn do có nhiều hàng hóa với giá hạ, mà
Southland Copration, chủ nhân của 7-Eleven, con có tiềm lực tài chính rất mạnh. Pronto Markets
chắc chắn sẽ gặp khốn khó một khi 7-Eleven đặt chân đến California. Và việc này sẽ xảy ra,
không sớm thì muộn.
Trong khi đó Joe nhận ra có 2 xu hướng hội tụ. Trước thế chiến thứ 2 chỉ có 1% dân số Mỹ tốt
nghiệp đại học, với chính sách hổ trợ cựu chiến binh nên có nhiều người tốt nghiệp ĐH, nên số
dân có trình độ học thức ngày càng cao. Xu hướng thứ 2 là sự phát triển của ngành hàng không,
có nghĩa là giờ đây có nhiểu người có thể đến những nơi mà thế hệ trước đây chỉ có mơ ước, ớ
đó họ có thể tiếp cận được những nền văn hóa mới,cuộc sống mới, và cả những món ăn mới.
Trong tình hình như vậy nếu bạn là Joe bạn sẽ làm thế nào trước nguy cơ 7-Eleven sẽ đến không
sớm thì muộn, làm thế nào để Cty của bạn đứng vững và phát triển mạnh khi 7-Eleven vào
California?
Joe đã có những quyết định rất hay và đã lái con tàu Pronto Markets đứng ững và phát triển rất
mạnh. Còn bạn thì sao?
Cũng như mọi cty luyện kim khac, cty thép BT cũng gặp khó khăn trong những năm cuối thập
kỷ 90. Trong một cuộc họp giao ban Ban giám đốc, mọi người đều nêu vấn đề lương bổng, họ
cho rằng vì lương bổng quá thấp nên không tạo ra tinh thần làm việc trong công nhân. Nhưng
GĐ cty trả lời ông không quan tâm đến vấn đề đó, ông cũng nhấn mạnh rằng vấn đề đó là nhiệm
vụ của phó GĐ phụ trách nhân sự. Các cán bộ quản lý sau cuộc họp đều chưng hửng và có những
ý kiến bất mãn.
Được biết vị GĐ cty nguyên là một chuyên viên tài chính giỏi, HĐQT giao chức vụ GĐ cho ông
với hy vọng tài năng chuyên môn của ông sẽ giúp cho cty vượt qua giai đoạn khó khăn tài chính
trầm trọng. Ban đầu thì mọi việc cũng có tiến triển, ông đã dùng các ký thuật tài chính để giải
quyết đc những món nợ của cty, nhưng vấn đề sâu xa thì ông vẫn k giải quyết được.
Là một chuyên viên tài chính cho nên ông thường bối rối khi phải tiếp xúc đối mặt với mọi
người, vì vậy ông thường dùng văn bản giấy tờ cho các mệnh lệnh chỉ thị hơn là tiếp xúc trực
tiếp với mọi người. Ông cũng là người phó mặc những vấn đề về kế hoạch và nhân sự cho các
cấp phó của mình vì ông quan niệm tài chính là quan trọng nhất. Mọi cố gắng cải tổ của cty đều
có nguy cơ phá sản. Các quản trị viên cấp giữa ít hợp tác, các quan trị viên cao cấp thì không
thống nhất.
Câu hỏi thảo luận :
1. Theo bạn tại sao HĐQT lại bổ nhiệm vị GĐ mới đó ? Bạn có ý kiến gì về việc này ?
2. Qua tình huống trên bạn nhận xét gì về hoạt động quản trị trong công ty ?
3. Giám đốc cty đã làm tốt chức năng nào chưa làm tốt chức năng nào ?
4. Nếu bạn ở cương vị GĐ cty BT bạn sẽ làm gì để phát triển cty ?
Angelo Marcus học được cách kinh doanh sau khi làm thuê tại một tiệm bán thuốc lá lẻ hai năm.
Anh phát hiện ra rằng, nếu có ai phát động một chiến dịch tiếp thị trong nước để xúc tiến bán bán
không chỉ những điếu xì gà có nhãn hiệu nổi tiếng mà còn chọn xì gà nhập cho những khách
hàng sành điệu, quan tâm đến chất lượng, đến cách pha trộn và hương vị hơn là giá cả, thì sẽ
kiếm được rất nhiều tiền.
Mặc dù Angelo chỉ có chút ít vốn, anh vẫn cho rằng đã đến lúc khởi đầu dự án của mình. Anh
mua được một tiệm bán lẻ thuốc lá nhỏ ở Omaha, bang Nebraska, giá 15000 đô la. Tiệm này
trước đây không phát đạt lắm, nhưng Angelo cho rằng nếu anh có thể làm một catalô đặc biệt,
gồm những loại xì gà tên tuổi và những loại xì gà làm bằng tay nhập từ Mehico, Honduras,
Nicaragua, Jamaica và một số nước Châu Mỹ Latinh khác, thì anh có thể giới thiệu cho những
người thích xì gà (luôn muốn loại xì gà được chọn lọc tốt nhất trong khả năng có thể) những sản
phẩm rất đa dạng nhưng cũng rất chọn lọc.
Ngay khi có thể, Angelo liên hệ với những nhà sản xuất xì gà có tên tuổi ở Mỹ, cho họ biết ý
định thực hiện một cuốn catalô, quảng cáo trên toàn quốc và phân phối xì gà của họ cũng như vài
loại xì gà nhập khẩu khác. Dường như họ rất thích ý tưởng này nên hầu hết đều đề nghị giảm cho
Angelo 20% so với giá bán buôn thông thường và bán cho anh một số lượng lớn.
Sau đó Angelo đi những nước có sản phẩm mà anh định tung ra thị trường. Các nhà sản xuất
nước ngoài đều rất hoan nghênh anh; ngoài những nhãn hiệu của họ, họ còn đề nghị sản xuất cho
Angelo một nhãn hiệu riêng như “Suave””Hombre”. Với nhãn hiệu riêng của mình, Angelo sẽ có
lãi 100%.
Sau khi thu xếp với các nhà sản xuất xì gà xong, Angelo đặt in một catalo xì gà gồm bốn trang
khổ nhỏ. Những loại xì gà chất lượng cao được mô tả đặc biệt trong catalô, bìa sau dành cho
danh sách hơn 500 loại xì gà khác nhau gồm cả giá. 15000 cuốn catalô in đen trắng hết 7.500đô
la. Nhằm tìm kiến khách hàng hút xì gà, đặc biệt là những người quan tâm đến chất lượng xì gà
chọn lọc hơn là giá cả, Angelo quảng cáo trên những tạp chí được lưu hành trên toàn liên bang
có độc giả chủ yếu là các doanh nhân. Anh chi 12.000 đô la cho ba mẩu quảng cáo nhỏ in đen
trắng.
Kết quả nỗ lực của Angelo vượt ngoài mong đợi của anh – anh nhận được 3.000 đơn đặt hàng.
Vì thiếu đường dây gọi miễn phí, một số người gọi qua đường dây phải trả tiền, Anh còn sắp xếp
để được thanh toán thẻ tín dụng đối với những người do dự khi phải trả tiền mặt cho một nơi họ
chưa quen. Trong bất kỳ tình huống nào Angelo cũng thu xếp được. Anh đã có 3.000 khách hàng
mua thường xuyên.
Khi lợi nhuận đổ vào tới tấp, Angelo quyết định đầu tư thêm vào quảng cáo trên báo. Anh vẫn
chọn tờ tạp chí trước, nhưng lần này đặt nguyên trang quảng cáo bốn màu, đồng thời quảng cáo
trên vài tờ tạp chí địa phương, tổng cộng chi phí hết 40/000 đô la. Tiền chi quảng cáo vượt quá
số tiền mặt thu được từ doanh số bán cho 3.000 người.
Lần này kết quả thật đáng kinh ngạc, danh sách của Angelo lên đến 15.000người, công cuộc kinh
doanh của anh rất phát đạt. Anh ước tính, với nhịp độ đó, doanh số năm của anh sẽ đạt đến mức
500.000 đô la. Việc điều hành kinh doanh rất đơn giản, mọi thứ đều dựa trên cơ sở tiền mặt, hoặc
thanh toán bằng thẻ tín dụng, mà số tiền thanh toán cũng tương đương trừ một tỉ lệ phí nhỏ. Một
người chịu trách nhiệm lo những việc đó cho tất cả được trôi chảy, Angelo chỉ việc đặt hàng
(được bán chịu) và giao hàng cho khách.
Nhưng sau đó mọi việc không còn êm xuôi nữa, cùng một lúc, tất cả các nhà cung cấp đều đòi
Angelo tiền xì gà anh đã mua. Thực ra, v phải có tiền, vì việc kinh doanh của anh dựa trên thanh
toán tiền mặt, mà chi phí lại rất nhỏ. Thế nhưng, anh đã chi một khoản tiền lớn cho quảng cáo,
làm những catalô mới hơn, đẹp hơn. Trong suy nghĩ của anh, những chi phí này có giá trị của nó.
Anh cho rằng, nếu tăng được gấp đôi doanh số, anh sẽ thu được gấp đôi lợi tức. Chỉ có một cách
để đạt được điều đó là hoãn trả tiền cho chủ hàng và quảng cáo tiếp tục trên những tờ tạp chí
trước. Vậy lf Angelo đã chọn cái mà anh cho là “mạo hiểm có tính toán”, anh chi 50.000 đo la
nữa cho quảng cáo – lần này, kết quả thật không ngờ. Anh chỉ tăng thêm được 600 khách hàng,
và anh biết, anh đang gặp rắc rối lớn. Thiếu tiền mặt, Angelo bắt đầu đối mặt với sự phá sản.
Angelo quyết định khai thác 15000 khách hàng đã có. Anh đi gặp tất cả các nhà cung cấp, giải
thích cho họ biết tình hình. Anh nói với họ. nếu anh phá sản thì tất cả những gì họ thu lại được
chỉ là một tiệm thuốc nhỏ, nhưng nếu họ cho anh thời gian, anh sẽ trả lại 100% nợ cho từng
người trong số họ. Tất cả đều chấp nhận đề nghị của anh, vì họ cũng không còn sự chọn lựa nào
khác, thậm chí họ còn đồng ý bán tiếp hàng cho anh như trước, nhưng phải trả tiền ngay khi giao
hàng.
Thật đáng ngạc nhiên, Angelo một người có lòng tự trọng đã thanh toán toàn bộ cho các chủ nợ
trong vòng hai năm. Bây giờ anh đã chiếm được lòng tin của họ và công việc kinh doanh của anh
cũng phục hồi trở lại. Mặc dù khách hàng của anh giảm xuống chỉ còn 10000 người, anh vẫn hy
vọng những khách hàng cũ sẽ quay lại. Tuy nhiên, anh không biết chắc là anh đã mắc sai lầm
chỗ nào trong kinh doanh, nguyên nhân những thất bại ban đầu của anh. Anh muốn biết, làm
cách nào tăng doanh số, do đó anh đã đến gặp bạn, một chuyên viên trong kinh doanh xin ý kiến
để đảm bảo thành công trong tương lai.
Câu hỏi:
1. Angelo đã mắc lỗi gì khi mới bắt đầu kinh doanh? Mô tả rõ những lỗi đó.
2. Làm thế nào để tránh những lỗi đó?
3. Theo bạn, một kế hoặch kinh doanh có giúp Angelo tránh khỏi những lỗi đã mắc không? Nếu
có hãy phác thảo những nét chính của kế hoặch kinh doanh.
4. Bạn khuyên Angelo điều gì để anh ta tăng được doanh thu và lợi nhuận?
5. Bạn rút ra được những bài học gì khác từ trường hợp này?
Bài học kinh nghiệm
Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể,
Chú trọng xây dựng bộ máy hoạt động của công ty
Quản lý chặt chẽ hoạt động tài chính
Cần nắm bắt thị trường khách hàng đang ở giai đoạn nào để có chính sách đầu tư đúng mức, tiết
kiệm được chi phí.
Có chính sách dự phòng rủi ro có thể xảy ra
Công ty A là 1 cty sx mặt hàng tiêu dùng dép xốp từ nguyên liêu PVA. Hiện nay sản phẩm của
cty đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường nội địa,có uy tín với khách hàng. Trong hoạt động sản
xuất, cty đưa ra nhiều mẫu mã đẹp hợp thị hiếu, chất lượng tốt và luôn đảm bảo thời gian giao
hàng.
Năng lực hiện tại của cty là sx 300.000 đôi/tháng. Trong đó xuất khẩu chiếm 40%. Cty phát triển
ngày càng mạnh nên có kế hoạch nhập 1 giàn máy mới để mở rộng sản xuất để đưa sản lượng
tăng gấp đôi hiện tại, theo dự kiến dàn máy này sẽ sản xuất thử trong quý 2 năm 2009.
Vào quý 1 năm 2009 cty đã đủ hợp đồng sản xuất theo đó sẽ sản xuất 600.000 đôi cho thị trường
nội địa và 300.000 đôi cho thị trường châu Âu. Vào đầu 2009 có 1 khách hàng mới ở Đông Âu
đến kí hợp đồng sản xuất thử 200.000đôi và giao ngay quý 1/2009, nếu đợt đầu đạt yêu cầu thì sẽ
ký kết với số lượng lớn hơn và thươg xuyên. Điều nầy làm cho ban giam đốc cty khó xử. vì theo
bộ phận kế hoạch viêc nhận 1 hợp đồng như vậy sẽ rất khó khăn trong viêc chuẩn bị sản xuất,
hơn nữa năng lực của cty k đap ừng nổi. bộ phận tiếp thị lưu ý rằng đây là thị trường lớn, nếu
đáp ứng nhu cầu này cty có khả năng tạo nguồn ngoại tệ lớn để nhập máy móc thiết bị và tăng
năng lực cho cty. Đây lag chiên lược lâu dài là cơ hội tốt không thể bỏ qua. Bộ phận tài vụ sau
khi cân đối đã báo cáo rằng, hiện nay cty sx cho thị trường nội địa để tạo nguồn tiền mặt đảm
bảo cho việc chi trả lương và các hoạt động khác của cty. Nếu nhận hợp đồng nước ngoài thì
phải cắt bớt 1 phần kế hoạch làm hàng nội địa, và phải bồi thường thiệt hại cho bên kí hợp đồng.
Số tiền bồi thường bằng số lời mà cty đạt được khi nhận được hợp đồng nước ngoài. Vị phó GĐ
kinh doanh sẽ phải giải quyết vấn đề này.
Câu hỏi thao luận:
1. Nếu bạn là GĐ thì bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
2. Phân tích mọi khía cạnh có thể xảy ra với cty trong cả 2 trường hợp. Nhận ngay hợp đồng với
khách hàng nước ngoài kia?
3. Giả sử GĐ nhận hợp đồng mới và cắt hợp đồng nội địa thì cần có biện pháp gì để giảm tối
thiểu thiệt hại nếu có?
Schmitt Meats là một hãng tư nhân đóng gói thịt ở một thành phố miền Trung Tây, Hoa kỳ. Họ
thu mua, pha thịt đóng gói và bán lại cho những nhà bán lẻ cũng như một số siêu thị loại nhỏ và
vừa. Họ không đủ khả năng sản xuất và phân phối cho những trung tâm, đường dây bán lẻ lớn.
Đây lại là một lợi thế cho sản phẩm từ phía khách hàng. Tuy nhiên, sự tín nhiệm này đã gặp phải
khó khăn khi những nhà phân phối thịt lớn khắp cả nước sẵn sàng chào hàng với những đơn hàng
ưu tiên hoặc có giảm giá.
Hiện hay, Schmitt có hai giám đốc quản lý bán hàng, mỗi người quản lý 5 đại diện bán hàng,
những đại diện bán hàng này được trả lương căn bản cộng thêm với hoa hồng bán hàng dựa vào
doanh số vượt trội so với số đề ra hàng tháng. Những đại diện bán hàng nào đạt số vượt 10%
doanh số đặt ra cho cả năm thì sẽ được thưởng thêm tùy theo lợi nhuận của công ty trong năm
ấy. Vì vậy, những đại diện bán hàng được thúc đẩy rất mạnh để xúc tiến quá trình kinh doanh.
Tất cả những sản phẩm của Schmitt đều thuộc loại dễ hư hỏng và chỉ có thể được bảo quản trong
những hạn định nhất định. Những sản phẩm quá hạn được trả về cho công ty tùy theo doanh số
trung bình của điểm bán lẻ. Mới gần đây, Schmitt tổ chức một cuộc cổ động bán hàng đặc biệt:
Người bán lẻ có thể được giảm giá đáng kể cùng với một chiếc rađiô có đồng hồ digital nếu họ
đặt mua một số lượng tương đối lớn đến mức nào đó. Một trong số những nhà bán lẻ bị những
điều kiện của đợt cổ động thúc đẩy, đã đặt mua gấp hai lần doanh số thông thường của họ. Và
vào cuối tháng, 30% số hàng trên đã không bán kết. Sản phẩm đã bị quá hạn. Nhà bán lẻ nói trên
đang cố gắng buộc đại diện bán hàng của Schmitt nhận lại số hàng chưa bán được. Người đại
diện bán hàng trình bày với giám đốc bán hàng và thêm rằng "Đấy là khách hàng tốt nhất của tôi
đấy!", rồi hỏi xem vị giám đốc bán hàng có thể giải quyết được gì không.
Câu hỏi
1. Vị giám đốc bán hàng phải làm gì?
2. Bà ta (giám đốc bán hàng) phải giải thích như thế nào với người đại diện bán hàng?
3. Giám đốc bán hàng phải làm gì nếu cấp trên của bà biết chuyện? Nếu đối thủ cạnh tranh của
Công ty biết được chuyện này?
Tình huống: Buổi thuyết trình sắp tới và file tài liệu bị mất
“File tài liệu có thể ở chỗ quái nào được nhỉ?”, Mark Landstad thốt lên đầy kinh ngạc. Một lần
nữa, anh cố công, ra sức kiếm tìm nó giữa một biển tài liệu ở thư mục của người tiền nhiệm
trong hệ thống mạng nội bộ của công ty. “Mình biết chắc chắn nó phải ở đâu đó trong này”.
Tiến về phía cửa sổ, Mark nghiến chặt răng, vò đầu bứt tai, cảm thấy vô cùng ngứa ngáy và nóng
nực. Anh trầm tư quan sát Luân Đôn trong ánh chiều tà như thể file hồ sơ bị mất nhất định đang
lẩn khuất đâu đây sau ánh hoàng hôn huyền bí.
Buổi thuyết trình vào thứ hai tới là lần đầu tiên để anh thể hiện mình trước tập thể những nhà
quản lý cấp cao của CliffBank. Anh mới chỉ vừa chân ướt chân ráo chuyển từ bộ phận nghiên
cứu của công ty sang mảng ngân hàng đầu tư, chính vì thế việc tạo được ấn tượng tốt ngay từ
những phút giây đầu tiên với anh vô cùng quan trọng.
Suốt cả tuần, anh miệt mài chuẩn bị slide cho buổi thuyết trình, nhưng anh không thể hoàn thành
nó mà không cập nhật thêm một số thông tin mới nhất – mà theo anh phỏng đoán, chúng nhất
định nằm trong file tài liệu về Millhouse, hệ thống bán lẻ quần áo danh tiếng, cũng là một khách
hàng tiềm năng mà CliffBank đang nỗ lực lôi kéo.
Điều anh cần lúc này là một sợi dây cứu cánh!
“Nicole”, anh thì thầm với chính mình. Nicole – cô bạn đồng nghiệp mới, cũng là người sẽ tham
gia cùng anh trong dự án Millhouse, có thể sẽ biết phải tìm tập tài liệu ở đâu; tập tài liệu được
cho là bao gồm những thông tin hết sức quý giá về chiến lược mua lại hiện thời của hãng bán lẻ
danh tiếng này.
Thật không may chút nào, Nicole lại đang ở tận Trung Quốc, cách xa nơi anh đang đứng cả nửa
vòng trái đất, và sẽ không thể về đây ngay – sớm nhất cũng phải vào sáng thứ hai tới.
Mark bất giác mỉm cười khi nhớ lại những ấn tượng sâu sắc về Nicole, đặc biệt là lần gặp mặt
đầu tiên của hai người. Phong thái lịch sự, đôi mắt ngời sáng, cô nhanh chóng đón chào Mark và
giúp anh thích nghi với môi trường làm việc mới.
Trong bộ đồ đen hiệu St. John, những lọn tóc vàng óng mượt thả trên bờ vai, ở Nicole dường
như toát lên một vẻ tinh anh, sắc sảo trong mọi việc cô ấy làm, trong vai trò của một nhà điều
hành thành thạo. “Nghe này, nếu có bất cứ câu hỏi nào, vào bất cứ lúc nào, hãy gõ cửa phòng
tôi” - cô đề nghị - “Giống như tất cả chúng ta ở đây, tôi thực sự rất bận, nhưng tôi muốn chúng ta
là một đội tốt.”
Dưới sự che chở của cô, anh được giới thiệu tới tất cả những nhà quản lý cấp cao tại chỗ làm
mới, và được mời tới những bữa ăn trưa kéo dài hơn thường lệ. Trong những buổi đi uống nước
tại một quán bar Tây Ban Nha, cô nhồi nhét cho anh một mớ chuyện kể về anh chàng tiền nhiệm
của anh, theo lời cô kể là một người đã mất hết bình tĩnh và bị buộc phải rời khỏi công ty.
“Ôi, thật đúng là xấu hổ khi nhắc tới Patrick”, Mark ngồi nghe cô kể, “Anh ta quả thật là một bậc
thầy trong lĩnh vực Sáp nhập và Mua lại (M&A), và anh ta rành rẽ tới chân tơ kẽ tóc về mảng
bán lẻ, tuy nhiên chẳng hiểu sao một năm trở lại đây tính khí anh ta bỗng dưng lại hay thay đổi
thất thường và càng ngày càng trở nên thiếu tổ chức. Rồi sau đó là những email hoang tưởng.
Mọi chuyện thật kinh khủng”.
“Vậy hiện giờ anh ta đang ở đâu, cô nghĩ gì về việc đó?”, Mark hỏi.
“Ồ, điều này thì chẳng một ai rõ cả, nhưng tôi hi vọng anh ta sẽ sớm tìm được lối thoát khỏi tình
trạng khủng khiếp đó.”
Giờ đây, đang lâm vào hoàn cảnh hết sức chán nản về viễn cảnh phải dành cả ngày cuối tuần để
tìm kiếm những ghi chép của một người tiền nhiệm khó hiểu, Mark ngồi thụp xuống ghế và đưa
tay lên nới lỏng cà vạt. Từ phía hành lang, anh có thể nghe thấy kêu vù vù phát ra từ chiếc máy
hút bụi của đội ngũ nhân viên dọn vệ sinh tối thứ Sáu ngay cạnh văn phòng của Nicole.
Anh nhìn chằm chằm vào màn hình chờ đầy ma lực quyến rũ hiện ra trên chiếc máy tính của
mình. Anh cũng biết, dù có tiếp tục một cuộc tìm kiếm điên rồ nữa thì cũng chẳng mang lại kết
quả gì. Cái file dữ liệu chết tiệt đó chắc chắn đã bị xóa rồi.
Còn Ian Beasley thì sao nhỉ? Dẫu sao người đứng đầu quản lý chiến lược hợp tác ở Millhouse đó
cũng là một người bạn của gia đình anh. Không có Ian, thậm chí giờ này Mark đã không có mặt
ở đây, ngay tại CliffBank này.
Mười năm về trước, nhờ có lời giới thiệu của Ian, chàng trai trẻ Mark không có gì ngoài tấm
bằng MBA trong tay đã được tuyển dụng vào vị trí nghiên cứu trong phòng tài chính của
Millhouse. Mối quan hệ với Ian lúc nào cũng nồng ấm, và sự thành công trong công việc ở
Millhouse đã trải thảm cho Mark đến với sự nghiệp mới tại CliffBank với vai trò của một nhà
nghiên cứu về vốn.
Ian thậm chí còn khuyến khích Mark chuyển sang bộ phận ngân hàng đầu tư của CliffBank.
“Hãy có những bước đi đứng đắn, và rồi cháu sẽ sớm nhận thấy mình phải kín đáo, thận trọng” -
Ian chân thành khuyên Mark.
Mark chạm tay vào con chuột và phá vỡ sự diệu kì mê hoặc của màn hình chờ. Tập trung cao độ,
anh bắt đầu gõ một bức thư điện tử nhưng rồi lại dừng lại. Cầu cứu sự giúp đỡ từ Ian lúc này có
lẽ không phải là một ý kiến hay. Chắc hẳn chú ấy sẽ chẳng lấy gì làm thích thú khi phải dành
thời gian cuối tuần để hướng dẫn Mark từng tiểu tiết trong chiến lược mua lại của Millhouse.
Thu nhỏ cửa sổ email, nhấp chuột vào bài thuyết trình, Mark lặng ngắm slide đang viết dở nửa.
Anh chắc chắn rằng cuối tuần này mình phải nhanh chóng làm một cái gì đó.
Ai giữ file tài liệu?
Ngả người dựa vào bức tường ngăn ô làm việc của Nicole, Mark mỉm cười hỏi: “Chuyến đi thế
nào?”
“Rất cảm ơn anh. Tôi chỉ thấy hơi mệt một chút. Thật là một chuyến bay dài khủng khiếp.”
“Chắc cô ấy sẽ không tài nào biết được file tài liệu ấy đang ở đâu” – Mark thầm nghĩ.
“Thế còn anh?” – cô hỏi một cách rất lịch sự - “Cuối tuần của anh thế nào?”
“Nói thật thì nó khá ảm đạm. Như cô biết đấy, tôi đã dành phần lớn thời gian của mình để chuẩn
bị cho bài thuyết trình tới và có ý định bổ sung thêm những slide mới với các thông tin cập nhật.
Nhưng tôi đã lục tìm khắp nơi, không chừa chỗ nào, để tìm cho ra cái file dữ liệu mà cô bảo
Patrick đã lưu lại về Millhouse – và cuối cùng kết quả là tôi chẳng thấy gì hết. Chính vì vậy mà
tôi đành phải chắp ghép vài thứ lại với nhau.”
“Ồ, thật kinh khủng” Nicole trả lời với một vẻ rất cảm thông, đồng thời kéo mở ngăn kéo bàn ra,
lấy một hộp socola Thụy Sĩ và mời anh một miếng. Anh nhận lấy miếng socola, trong khi Nicole
tiếp lời:
“Tôi biết nhất định file dữ liệu phải ở đâu đó. Patrick dường như không bao giờ lưu cái gì vào
đúng nơi đáng phải lưu. Vì thế, rất có thể file mà anh cần tìm đang ở trong ổ cứng của một chiếc
máy tính xách tay nào đó. Làm sao anh có thể thích nghi được với những hậu quả do thói quen
bừa bãi của một ai đó chứ, phải không?” Cô nhấp một ngụm nước trà, nháy mắt với Mark, và
liếc nhìn chiếc máy tính của mình.
“Nghe này Nicole, tôi biết là cô đã bận ngập đầu trong công việc, nhưng liệu cô có thể xem qua
trước bài thuyết trình của tôi ngay khi có thể được không, càng sớm càng tốt. Tối qua tôi đã gửi
nó cho cô rồi, và tôi muốn chắc chắn rằng nó trông có vẻ ổn – theo quan điểm của cô – trước khi
chúng ta thuyết trình nó.”
“Hoàn toàn nhất trí. Mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đấy cả thôi” – cô nói và liếc nhìn chiếc máy tính.
“Chờ tôi một phút!”
Mark gật đầu và quay bước về ngăn làm việc để diễn tập vai trò của mình trong bài thuyết trình
tới. Anh quyết định sẽ tập trung vào các hoạt động sáp nhập, đặc điểm một số vụ mua lại trong
quá khứ của Millhouse và lợi nhuận gia tăng nhanh chóng tại một số cửa hàng bán lẻ nhỏ hơn.
Cho dù slide của anh có thiếu một chút thông tin về chiến lược hiện tại của Millhouse, nhưng đâu
có hề gì, anh sẽ bổ sung nó khi trực tiếp quan sát về các cách thức giải quyết có phương pháp và
lâu đời của công ty đối với hoạt động thẩm tra (due diligence[1]).
Trước 11h30, ruột gan Mark nóng như lửa đốt. Buổi họp sẽ diễn ra ngay sau bữa ăn trưa, và đến
giờ này Nicole vẫn chưa có phản hồi gì. Anh bước sang phòng làm việc của cô, nhưng cánh cửa
kính vẫn đóng kín. Nicole đang nghe điện thoại, lưng quay về phía anh. Anh quyết định xua đuổi
nỗi lo lắng, hồi hộp của mình bằng cách nhanh chóng đi mua một chiếc sandwich. Anh tự nhủ
thể nào cô ấy cũng xem xong bài thuyết trình của mình trước khi anh quay trở về.
Khi Mark quay về thì không thấy cả Nicole và người trợ lý của cô đâu nữa. Anh tự an ủi mình
khi nhìn thấy chiếc bánh mì hảo hạng kẹp bơ và dăm bông trong tay.
Sau khi ăn ngấu nghiến chiếc bánh, Mark trở lại văn phòng của Nicole, chỉ còn chưa đến nửa
tiếng nữa là tới cuộc họp, nhưng những gì anh nhìn thấy chỉ là cô đang ngả người trên ghế, mắt
dán vào màn hình máy tính. Anh cố nở một nụ cười để giấu đi sự khó chịu của mình.
“Trông có vẻ rất ổn rồi” - Nicole nói với Mark một cách thờ ơ và nhấp chuột. “Tôi nghĩ chúng ta
sẽ có một bài thuyết trình tốt. Hẹn gặp lại anh một vài phút nữa.”
Mark rơi vào một tình huống trớ trêu: Buổi thuyết trình sắp diễn ra, nhưng anh không thể nào tìm
được file tài liệu mà mình cần? Ai đã chơi khăm Mark? Liệu anh có vượt qua được thử thách này
để giữ vững vị trí của mình hay không? Nếu bạn là Mark, bạn sẽ làm gì trong tình huống này?
Một người thích thể hiện
Khi các vị giám đốc cấp cao đều đã đến đông đủ, Paul O’Rourke – người đứng đầu bộ phận –
đưa mắt nhìn Mark đầy thiện cảm. Đột nhiên Mark cảm thấy thiếu tự tin, và anh bất giác mỉm
cười.
“Chúng ta vừa hoàn thành việc đàm phán với sáu công ty trong mảng bán lẻ” - Nicole bắt đầu
ngay sau khi ánh điện mờ đi. Slide trình chiếu nêu ra một vài đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn của
Millhouse trong ngành công nghiệp may mặc. “Trong số ba công ty còn lại mà chúng ta đang
theo đuổi, Millhouse là công ty lớn nhất.”
Nicole ung dung trình bày hết những nội dung trong phần của mình, còn Mark bắt đầu cảm thấy
mất kiên nhẫn. Đó toàn là những thông tin cũ rích – anh nghĩ. Tại sao lại cứ khai thác nó nhỉ?
Anh liếc nhìn những khuôn mặt đang tràn đầy kì vọng.
“Như các vị ở đây có thể nhớ lại, năm ngoái chúng ta đã suy đoán về việc liệu Millhouse có khả
năng sẽ tiếp tục giấc mơ bành trướng bằng việc thực hiện thêm bất kì vụ mua lại nào nữa
không”, cô nói. Tiếp sau đó, ánh mắt của cô trở nên sáng hơn bất kì lúc nào, Nicole nhấp chuột
vào một slide mà Mark chưa từng nhìn thấy. Đó là một biểu đồ cơ cấu. “Gần đây tôi phát hiện ra
rằng Millhouse đang cân nhắc việc tái tổ chức cơ cấu, và đây là diện mạo mới có thể về cơ cấu tổ
chức của họ.”
Hoàn toàn choáng váng, Mark nhìn lại xung quanh một lần nữa. Một vài vị giám đốc đang chăm
chú nhìn màn hình với ánh mắt đầy tò mò.
Paul mở lời: “Tôi thấy rằng cơ cấu tổ chức mới này có vẻ khá gọn nhẹ, hơn hẳn trước đây.
Dường như họ đang dự định sẽ thuê ngoài (outsource) một vài hoạt động của mình.”
Lập tức mọi người bắt đầu tranh luận, như thể một nhóm những nghị sĩ hùng biện mà ai nấy đều
khăng khăng bảo vệ chính kiến của mình. Nicole ra hiệu yêu cầu mọi người im lặng trở lại và bắt
đầu trả lời các câu hỏi nghi vấn – lần lượt từng câu một – những câu hỏi này ngốn hết phần lớn
thời gian còn lại của cuộc họp.
Lúc đó, Mark biết rằng anh nên tham gia vào, nhưng đầu óc anh hoàn toàn quay cuồng. Đó chính
xác là những thông tin đang nằm trong file dữ liệu mà anh đã cất công tìm kiếm. Tại sao Nicole
lại có nó, và tại sao cô ấy không chia sẻ nó với anh? Vào lúc 2h chiều, Paul lại là người lên tiếng
chốt lại cuộc họp, tuyên bố rằng việc triệu tập cuộc họp tiếp theo sẽ diễn ra vào tuần tới.
Mark vô cùng tức giận khi các vị điều hành đều đã ra khỏi căn phòng. Thậm chí cứ cho là Nicole
không hề giấu giếm những thông tin quý giá kia, nhưng tại sao cô lại chèn thêm những dữ liệu
quan trọng như vậy vào bài thuyết trình mà không thèm nói với anh nửa lời? Cô ấy là đồng
nghiệp kiểu quái gì vậy?
“Giỏi lắm, nhà thám tử” (gián điệp thông tin doanh nghiệp) - trên hành lang, Mark còn nghe thấy
Paul tán thưởng Nicole.
Mark cố nén giận. Anh phải mặt đối mặt, nói chuyện thẳng thắn với cô ta vào một lúc nào đó –
vì lúc này đang có mặt Paul. Vì thế anh đành trì hoãn chuyện này lại. Để tới khi chỉ có hai người.
Kẻ vượt mặt
Nửa giờ sau, Paul sải bước vào văn phòng của Mark. “Này Mark, anh biết đấy, tôi nghĩ là chúng
ta cần biết rõ hơn về đường đi nước bước tinh khôn của Millhouse. Tôi băn khoăn không biết
liệu anh có thể liên lạc với bạn của anh, ngài Beasley ở bên đó được không? Có lẽ bữa trưa là
một ý kiến hay, hãy tìm hiểu xem bạn của anh đang nghĩ gì. Tôi muốn khi đã bước vào cuộc
chơi, chúng ta cần phải hiểu rõ đối thủ.”
Mark không trả lời ngay lúc đó. Anh cảm thấy không mấy thoải mái về lời đề nghị của Paul.
Trên hết, anh coi Ian như là một người bạn của gia đình, chứ không chỉ là một đối tác kinh
doanh. Nhưng Paul lại là sếp của anh. “Chắc chắn rồi, thưa ngài”, Mark trả lời.
“Nếu có thể, hãy gọi sang văn phòng của ông ấy ngay bây giờ? Hãy nói chuyện với ông ấy càng
sớm càng tốt. Cảm ơn anh, Mark.”
Mark nhấc điện thoại lên để gọi sang trụ sở công ty Millhouse. Vừa gọi nhưng anh vừa thầm
mong rằng Ian đã rời khỏi văn phòng rồi, nhưng chẳng mất nhiều thời gian, người trợ lý đã nối
máy cho anh gặp Ian.
“Ồ chào cháu, Mark!” Ian tỏ vẻ hết sức vui mừng khi nghe thấy giọng nói của anh, “mọi việc
đều ổn cả chứ?”
“Cháu có một văn phòng rất tuyệt, với cửa sổ nhìn về phía Nghị viện và tòa nhà của chú,” Mark
nhẹ nhàng đáp, “và cháu vừa được giao một nhiệm vụ quan trọng đầu tiên. Trước hết, cháu muốn
có một bữa ăn trưa với chú. Cháu nhận phụ trách một nhóm bán lẻ, và cháu muốn biết liệu mình
có thể tiến tới đàm phán với công ty của chú không? Lúc nào cháu có thể gặp được chú ạ?”
“Ồ, chú ngạc nhiên vì điều cháu nói. Vừa mới tuần trước, chú đã nhận được email từ một trong
số những bạn đồng nghiệp của cháu, cô Nicole Collins. Cô ấy cứ khăng khăng đòi gặp chú. Cháu
sẽ đi cùng cô ấy chứ?”
Nghe tới đây, thiếu chút nữa Mark nôn chiếc bánh dăm bông mà anh vừa ăn lúc trưa. “Ồ, vậy ạ?
Cháu cũng nghĩ mình sẽ cố gắng phối hợp tốt cùng cô ấy.”
“Chú sẽ dặn trợ lý kiểm tra lại lịch và sắp xếp nhé, có lẽ là tuần sau. Thực sự thì chú rất vui khi
cháu gọi điện.”
Mark gác máy và đi về phía phòng làm việc của Nicole. Anh bước vào mà chẳng thèm gõ cửa,
sau đó cánh cửa đóng sầm sau lưng anh.
“Nicole, tôi muốn cô biết rằng Paul vừa yêu cầu tôi có một buổi gặp mặt riêng với ngài Ian
Beasley. Ông ấy là bạn của tôi, của gia đình tôi. Cô đang liên lạc với ông ấy phải không, về
chuyện gì vậy?”
Nicole rời mắt khỏi bàn làm việc và ngước mắt nhìn Mark. Má cô bắt đầu ửng đỏ, “sẽ không có
chuyện anh đến gặp ông ấy mà không có mặt tôi đâu Mark ạ!” Rồi cô tự tin đứng dậy. “Tôi đã
làm việc miệt mài ở bộ phận này, và đổ biết bao công sức vào dự án Millhouse từ rất lâu rồi. Nếu
anh nghĩ anh có thể cướp nó khỏi tay tôi, thì anh sẽ sớm phải nghĩ khác thôi!”
Mark nghĩ đã đến lúc phải thành thật, thẳng thắn với nhau. “À, tôi hiểu. Chính vì vậy mà cô định
sẽ giành lấy hầu hết mọi công trạng về mình, phải vậy không?”
“Hầu hết mọi công trạng ư?” – Nicole cười như thể đang thách thức và nhạo báng người bạn
đồng nghiệp – “Tôi sẽ cố gắng để giành lấy tất cả mọi thành tích về mình!”
Nét sửng sốt hiện rõ rệt trên khuôn mặt Mark. “Bình tĩnh nào Mark, trông anh có vẻ hơi căng
thẳng đấy,” giọng cô ta rất đắc thắng khi bước qua anh, thêm một cử chỉ tỏ vẻ khiêu khích, cô ta
bước qua Mark và bỏ ra ngoài.
Mark đi theo Nicole, và thấy cô rẽ ở góc hành lang. Đầu óc anh quay cuồng, rối như tơ vò. Anh
siết chặt bàn tay, và cảm thấy thật ngột ngạt. Nếu cánh cửa văn phòng Nicole không bằng kính,
thì nó đã ăn một cú đấm của Mark.
Giọt nước tràn ly
Vẫn bị choáng váng bởi những lời nói của Nicole, tim đập mạnh, Mark chậm rãi bước về phía
văn phòng của Paul. Anh cảm thấy như mình đang lạc vào một giấc mộng và không biết khi gặp
Paul, mình sẽ phải nói những gì. Nhưng một điều gì đó thôi thúc khiến anh nhất định phải nói.
Phải nói điều gì đó.
Đang nghe điện thoại, nhưng Paul vẫy tay ra hiệu mời Mark vào.
“Tôi có thể xin ngài một phút được không” – Mark khó nhọc cất lời sau khi Paul nghe điện thoại
xong. Đây là một việc hoàn toàn mới với Mark.
“Chắc chắn rồi,” Paul nói, tỏ ra rất kiên nhẫn và hỏi lại “Có chuyện gì thế anh bạn?”
“Tôi cần biết một vài điều khi làm việc với Nicole.” Mark thấy giọng nói của mình thật khó
nghe.
“Có chuyện gì không ổn à, Mark?” – Paul hỏi.
“Xin phép ngài tôi có thể đóng cửa được không ạ?”
“Ở đây, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc để cửa mở anh bạn trẻ ạ”, Paul trả lời có đôi chút đề
phòng, “nhưng nếu làm như vậy khiến anh cảm thấy thoải mái hơn thì cứ làm đi.”
Mark hít thở thật sâu khi cánh cửa kính đã đóng lại. “Tôi đã liên lạc với Ian Beasley, và ông nói
rằng Nicole đã sớm liên lạc với ông để gợi ý một buổi gặp mặt. Trên thực thế, có vẻ như cô ấy đã
rất... rất cố gắng để xây dựng một mối quan hệ tốt với Beasley kể từ khi Patrick rời đi, và trước
khi tôi được tuyển dụng vào đây. Theo như tôi hiểu thì tôi được vào làm ở vị trí này, một phần
nhờ vào sự tác động của những mối quan hệ.”
Mark tiếp tục diễn tả lại nỗi kinh ngạc của mình với bài thuyết trình của Nicole, trong anh đang
diễn ra cuộc đấu tranh giữa một bên là sự tức giận chỉ trực trào ra và bên kia là sự lúng túng đang
đặt anh vào một tình thế khó xử. Anh cảm thấy mình như thể một cậu bé vừa chạy một mạch đến
chỗ ngài hiệu trưởng tố cáo tội trạng của tên du côn. “Tôi phải nói rằng, tôi có đôi chút lo lắng về
cách hành xử của cô ấy, thưa ngài. Có lẽ cô ấy vừa trải qua một ngày tồi tệ, nhưng ...”
“Cậu có muốn tôi nói chuyện với cô ấy không?” Paul ngắt lời, rõ ràng ông có vẻ đang phát cáu
lên khi nghĩ đến viễn cảnh phải đứng ra làm trung gian hòa giải.
“Không, điều đó không cần thiết,” Mark trả lời, cố gắng tỏ ra vững tin - “tôi chỉ muốn chắc chắc
ông hiểu chuyện gì đang xảy ra. Còn về phần mình, tôi tin mình có thể chiến đấu tốt trong trận
chiến của chúng tôi.”
“Tôi rất vui khi nghe anh nói vậy,” Paul trả lời, phần nào cảm thấy bớt căng thẳng - “tôi cũng
nhận thấy rằng Nicole là một phụ nữ trẻ đầy tham vọng, nhưng rồi anh sẽ phải học cách trân
trọng những kết quả cô ấy đạt được. Và tôi cũng vậy.”
Bạn đã từng bao giờ rơi vào hoàn cảnh như Mark chưa? Nếu có, bạn đã hành động như thế nào?
Và nếu như bạn rơi vào hoàn cảnh như Mark bạn sẽ làm thế nào? Hãy gửi ý kiến của bạn cho
chúng tôi, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và tìm ra những bài học bổ ích cho chính mình
QUÁN CHÁO NGƯỜI HOA
Phóng viên (PV): Thưa ông, trước khi bán cháo ông làm gì?
Chủ tiệm (CT): Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
(PV): Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?
(CT): Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha
ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ …
(PV): Trời ơi! không có gì khác ư?
(CT): Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái
ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
(PV): Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm giám đốc, còn ông?
(CT): Ngộ có thành thì cũng cho con làm chủ cửa hàng.
(PV): Ông không muốn chúng đi học sao?
(CT): Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận
án Tiến sĩ cơm.
(PV): Ở trong bếp à?
(CT): Ở Đại học Havard, Mỹ
(PV): Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?
(CT): Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.
(PV): Ông gọi khách hàng là Vua hay thượng đế?
(CT): Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào.
(PV): Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phộng rang,
đúng không?
(CT): Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
(PV): Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này?
(CT): Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống
như họ.
(PV): Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?
(CT): Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát
sinh nhiều rắc rối lắm.
(PV): Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông toàn ăn cháo trắng với củ cải muối?
(CT): Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào
nồi cháo.
(PV): Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?
(CT): Nhà băng có tiền nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.
(PV): Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai trả được không, thưa ông?
(CT): Dạ không phải mai mà hai mươi năm sau cũng được.
(PV): Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?
(CT): Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.
Tác giả: Lê Thị Liên Hoan
Câu hỏi: Bạn có thể nêu ra một số triết lý kinh doanh đã góp phần cho sự thành công nói chung
của người Hoa?
Bà Hương là người quản lí 1 xưởng sản xuất bánh kẹo,có 40 công nhân dưới quyền.Đây là
xưởng sản xuất có quy mô vừa,hoạt động giống như kiểu xưởng sản xuất gia đình nên tổ chức bộ
máy gọn nhẹ.Gúup việc bà Hương trong công tác quản lí có 3 người:Cô Thanh phụ trách kế
toán,anh Hùng nhận giao vật tự sản phẩm và ông Thịnh phụ trách kỹ thuật.Trong 3 người ông
Thịnh là người lớn tuổi nhất và có kinh nghiệm làm bánh kẹo gia truyền nên được bà Huơng tin
tưởng và giao phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất của xưởng.Thông thường bà Hương thường
có mặt tại cửa hàng bán bánh đồng thời là văn phòng đại diện để nắm bắt thị trường,xử lí đơn
hàng và làm các công việc đối ngoại,mọi việc nội bộ xưởng đều giao cho ông Thịnh giải quyết.
Một hôm,ông Thịnh quyết định đình chỉ công việc của 1 công nhân vận hành máy đánh bột.Báo
cáo kỷ luật nói rằng công nhân này đã từ chối vận hành máy theo lệnh của ông Thịnh trong khi
đang cần sản xuất gấp 1 lượng bánh lớn.Bà Hương xuống phân xưởng để giải quyết sự việc thì
nhận thấy sự bất bình trong những người công nhân,bà tiếp xúc và được biết hầu hết công nhân
đều cảm thấy vụ kỉ luật này là vô li' .Họ nói ông Thịnh ra lệnh vận hành máy trong những điều
kiện vi phạm nguyên tắc an toàn nên người công nhân từ chối,nên bị ông Thịnh kỉ luật,công nhân
cũng cho biết có vài người đã bị thươn khi vân hành máy đánh bột đó,nhưng pảhn ánh với ông
Thịnh thì không thấy ông giải quyết gì.
Câu hỏi :
1.Bà Hương pahỉ làm gì để giải quyêt tình huống trên?
2.Tình huống xảy ra có liên quan gì đến tổ chức của xởng ko?
3.Bạn có nghĩ rằng bà Hương cũng có phần lỗi khi để xảy ra tình huống trên?
4.Nếu ông Thịnh giữ nguyên ý kiến cho rằng phần sai hoàn toàn thuộc về người công nhân.Bạn
sẽ phản ứng ra sao khi bạn là người công nhân ấy?
Các nhà lãnh đạo có thể học đc cách ủy thác công việc thành công khi đọc cuốn tiểu thuyết nổi
tiếng của văn hào ng Mỹ Mark Twain: "Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer", đoạn Tom
Sawyer sơn hàng rào. Đoạn này kể về cách Tom ủy thác công việc cho những cậu bé khác trong
thị trấn và cách những việc này đc hoàn thành một cách vui vẻ và đầy đủ.
Tom xem qua tất cả các công việc mà dì Polly đã giao cho cậu, cậu cảm thấy đó là một gánh
nặng và rất buồn. Lúc một vài cậu bé trong thị trấn đi qua. Cậu đã nghĩ đến việc trả tiền để một
hoặc hai đứa làm hộ nhưng cậu ko có đủ tiền để mua đc một buổi chiều tự do. Sau đó khi cậu trở
về với công việc, một ý nghĩ lóe lên trong đầu, thay vì cằn nhằn cậu trở lại làm việc với một thái
độ thoài mái và bình tĩnh.
Ngay sau đó, cậu bé Ben Rogers đi ngang qua và bảo với Tom là thật đáng xấu hổ khi cậu ko thể
đi bơi mà phải làm việc. Tom đáp lại: "Ồ, có thể như vậy mà cũng có thể ko phải như vậy. Tất cả
những điều tớ biết là nó rất phù hợp với Tom Sawyer". Sau vài phút quan sát Tom thích thú với
công việc của mình. Ben đề nghị liệu cậu ta có thể sơn thử một ít. Tom nói rằng có lẽ chỉ một ng
trong một nghìn ng hoặc thậm chỉ là hai nghìn ng mới có thể sơn đc hàng rào này theo cách mà
dì Polly mong muốn.
Tom miễn cưỡng giao lại chổi cho Ben, đổi lấy một cái lõi táo. Ngay sau đó có càng nhiều cậu
bé đến cùng Ben sơn hàng rào. Tom ngồi dưới một bóng cây và "chỉ đạo" các hoạt động. Chẳng
mấy chốc hàng rào đã khoác lên mình tấm áo mới. Ngày hôm đó, Tom đã học đc bài học về hành
vi con ng khi ko có hiểu biết về nó. Để khiến ng ta thèm muốn một điều j đó, điều quan trọng
duy nhất là làm cho điều đó trở nên khó đạt đc.
Câu hỏi:
- Câu 1: Chúng ta có thể học đc j từ Tom Sawyer về nghệ thuật ủy nhiệm, ủy thác công việc?
- Câu 2: Theo anh (chị): khi nhà quản trị ủy nhiệm, ủy quyền công việc cho cấp dưới có nên
"ngồi dưới một bóng cây và chỉ đạo các hoạt động" như Tom hay ko? Tại sao?
30 năm trước, công ty MW chỉ là một cửa hàng nhỏ của thành phố Houston. Hiện nay, MW đã
trở thành mạng lưới bán lẻ y phụcnam giới lớn nhất nước Mỹ, với 507 cửa hàng và tài sản trị giá
1 tỷ USD. Triết lý kinh doanh của công ty này là "Công việc sẽ tốt hơn nếu có tiếng cười"
Tiếng cười đã giúp MW sống sót và vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh khác ngay cả trong những
thời kỳ kinh tế Mỹ khó khăn nhất. Ông George Zimmer, người sáng lập và là tổng giám đốc của
MW cho biết, thành phần quan trọng nhất đối với một công ty không phải là cổ đông hay khách
hàng mà chính là nhân viên.
Nếu nhân viên cảm thấy thoải mái và tạo được bầu không khí vui vẻ trong công việc, khách hàng
cũng thấy thoải mái và vui lây. Triết lý này đã xuất hiện vào những năm 1990, thời điểm nền
kinh tế Mỹ đang còn thịnh vượng. Khi đó nhiều công ty phải đưa ra các hình thức hậu đãi nhân
viên để thu hút và giữ chân người tài. Nhưng MW, University Games, vẫn không từ bỏ quan
niệm rằng sự vui vẻ có thể giúp người lao động thoát khỏi tâm trạng chán nản, căng thẳng, từ đó
khơi dậy sáng tạo ở họ. Và các công ty này đã thành công cho dù cái giá cho sự vui vẻ ấy không
rẻ chút nào.
MW đã chỉ 1.8 triệu đôla cho 38 buổi tiệc giáng sinh vào năm ngoái và những chuyến bay đưa
Zimmer hay các viên chức khác của MW đến tham dự từng buổi tiệc. Mỗi khi có đợt quảng cáo
mới trên truyền hình, công ty cho một số nhân viên đến ở trong những khách sạn tại khu Beverly
Hills sang trọng giữa khu Los Angeles, và đưa họ đi vòng quanh thành phố trên những chiếc xe
hơi đắt tiền để họ có thể trở thành ngôi sao của những chương trình quảng cáo. MW cũng khuyến
khích việc giới thiệu người quen và olafm vì cho rằng mọi người sẽ dễ làm việc hơn nếu quen
biết nhau.
Tạo ra tiếng cười trong công ty là một khoản đầu tư không nhỏ nhưng rất cần thiết, một nhà tư
vấn quản lý, người cổ vũ cho không khí vui vẻ ở nơi làm việc, nhận định "Vào thời điểm kinh tế
đang gặp khó khăn như hiện nay, bên cạnh lợi nhuận người ta lại cần đến nụ cười hơn bao giờ
hết
Doanh nghiệp số 1+2/2004
Ông Bill Blance vừa mới được bổ nhiệm làm giám đốc một nhà máy lớn nhất của tập đoàn máy
phát gas. Nhà máy này ở Carbondale illnois. Sản phẩm của nhà máy là các máy phát gas và nó
như là nguồn năng lượng cho các hệ thống chỉ dẫn cho các tên lửa của Mỹ.Sau khi chuyển gia
đình từ california tới Carbondale, ông bill blance tổ chức cuộc họp với toàn nhà máy . Ông nhận
được một tin không hay , một lô hàng của nhà máy đã bị một khách hàng quen trả lại . Thật lạ là
toàn bộ cán bộ , công nhân của nhà máy đều bàng quan với tin đó. Theo họ “ đây là chuyện của
quá khứ”.
Ông bill triệu tập cuộc họp với các nhân viên phòng kỹ thuật trước khi cho kết quả kiểm tra hàng
. Ông đã nêu ra rất nhiều câu hỏi ở trong cuộc họp “ nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là gì ?
Tại sao những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn lại được đưa đi tiêu thụ ? nhũng gì chúng ta đã
phải làm khác đi quy trình sản xuất để tránh vấn đề này ? ảnh hưởng của vấn đề này tới tình hình
sản xuất kinh doanh của nhà máy như thế nào ? nhân viên phòng kỹ thuật cho rằng nguyên nhan
sâu xa của vấn đề là sản phẩm đã được thực hiện tốt ở trong tất cả các khâu trừ khâu làm lạnh .
Còn với những câu hỏi khác họ đều trả lời như nhau “chúng tôi không biết”. Ông bill giải tán
cuộc họp và gọi điện thông báo cho chủ tịch tập đoàn , ông don billiga, rằng ông nhận thấy có
một vấn đề rất lớn trong toàn bộ hệ thống nhà máy ông .Và ông muốn được thường xuyên thông
tin và nhận sự chỉ đạo giúp đỡ từ tập đoàn trong tiến trình điều tra phát hiện sự việc .
Hôm sau ông lại cho triệu tập cuộc họp với toàn bộ nhà máy để thảo luận về vấn đề này.Những
thông tin mà ông nhận được từ cuộc họp lại tồi tệ hơn rất nhiều so với những gì ông chuẩn đoán.
Toàn bộ thành phẩm và bán thành phẩm lưu kho đã gần như không đạt tiêu chuẩn và phải làm lại
từ khâu trộn của quá trình sản xuất. Nhưng để cho ra một lô hàng mới từ khâu trộn – sản xuất và
tiêu thụ phải mất ít nhất 3 tháng . Vì vậy , nhà máy phải đối mặt với một thực tế là phải chờ 3
tháng liền cho đầy các ống nhiên liệu và không thu được một đồng doanh thu nào trong vòng 3
tháng này . Sau khi phê bình nhân viên , ông bill gọi điện thông báo cho ngài Billigan “chúng tôi
không thể có một sản phẩm nào để giao hàng trong vòng ít nhất 90 ngày . Như vậy, chúng tôi
mất khoảng 500.000 USD trước thuế trong vòng 3 tháng tới .Và chúng tôi cũng phải từ chối các
đơn đặt hàng . Nghiêm trọng hơn , chúng tôi lại không biết rõ về nguyên nhân của vấn đề và cẩn
phải làm gì để giải quyết nó nhưng chúng tôi đang tiếp tục điều tra tìm hiểu . Ông Blance đã bắt
đầu với giai đoạn trộn và kiểm tra các giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất , theo dõi xem
công nhân có làm theo quy trình chuẩn hay không. Mỗi một công việc trong quá trình làm đều có
2 người quan sát viên theo dõi tiến trình thực hiện theo quy trình chuẩn. Chỉ một tuần sau ông đã
có đầy đủ thông tin để phát hiện ra rằng công nhân ở bộ phận trộn đã không làm theo quy trình
chuẩn. Một tuần sau nữa ông tìm ra rằng một khi mà quy trình được thực hiện một cách cẩn
trọng thì nguyên vật liệu trong quá trình kiểm tra , kiểm soát đạt tiêu chuẩn chất lượng một cách
hoàn hảo.
Câu hỏi thảo luận :
1. Chỉ ra các nguyên nhân trong việc kiểm tra , kiểm soát chất lượng của nhà máy phát gas.
2. tại sao lại không tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi chuyển cho khách hàng ?
Liệu đó có thể là một nguyên nhân ? Làm sao để giải quyết vấn đề phát sinh này ?
3. Chỉ ra những phương pháp khác mà ông blance có thể sử dụng để phát hiện vấn đề chất lượng
trong nhà máy . Ông phải làm gì để cải thiện tình hình này ?
4. Chương trình kiểm tra , kiểm soát chất lượng nên được thực hiện như thế nào để tránh được
mọi vấn đề phát sinh trong toàn nhà máy ?
Xuất thân là một sinh viên y khoa nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ khoái cà phê hơn cầm dao mổ.
Năm 1996, Vũ tự làm ra những gói cà phê và tự bán. Tám năm sau, Vũ tự tạo ra việc làm cho
gần 15.000 nhân công.
Vượt qua nhiều ứng viên khác trong nước, Đặng Lê Nguyên Vũ được Hiệp hội Các nhà doanh
nghiệp trẻ Asean chọn là nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất Asean. Đây là một danh hiệu được
trao năm năm một lần cho những doanh nhân có thành tích kinh doanh xuất sắc, đóng góp nhiều
cho xã hội. Và trên thương trường, cái tên này cũng luôn gắn với hình ảnh một nhà quản trị đầy
bản lĩnh.
Vào thời điểm hiện tại, Trung Nguyên đã và đang tạo cho mình một vị thế cách biệt với các hãng
cà phê trong nước. Nhưng không bằng lòng với điều đó, nhà quản trị trẻ đầy bản lĩnh này còn thể
hiện sự quyết tâm cạnh tranh với đối thủ nước ngoài. Trung Nguyên đã thể hiện được sức mạnh
của mình trong một “cuộc chiến” với một “đại gia” nuớc ngoài vốn khuynh đảo thị phần đóng
gói ở Việt Nam – một cuộc chiến mà theo Vũ là không hề giấu giếm. Và chỉ với một thời gian
ngắn thôi, sản phẩm G7 của Trung Nguyên đã làm cho họ có khó khăn.
Thành công của G7 ngày nay là một điều không tầm ai phủ nhận được, ấy vậy mà không mấy ai
biết rằng khi bắt đầu “cuộc chiến” với những tập đoàn đa quốc gia, Đặng Lê Nguyên Vũ mời hai
công ty quảng cáo tới.
Khi nghe Vũ trình bày ý định, một người nói “Gậy vông mà đòi chơi với xe tăng, thiết giáp!”
Người kia kể: “ở nhà tôi có nuôi hồ cá. Thả miếng bánh vào, con cá lớn táp trước. Những mẩu
bánh vụn vung vãi dành cho lũ cá nhỏ”.
Nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ không chấp nhận sự khiếp nhược đó.
“Tại sao tôi không thắng một kẻ mạnh hơn tôi ngay trên đất nước mình? Mục tiêu của chúng tôi
đầy tham vọng: không chỉ chiếm thị phần mà đánh bại “đại gia” đó tại Việt Nam trước đã. Đã
đến lúc chủ động “chơi” chứ không đợi người ta “đánh” rồi mới loay hoay phản kích”
“Đứng lên “chơi” với những tập đoàn đa quốc gia. Tại sao không?”
Đúng là khí phách của một doanh nhân trẻ đất Việt- nhanh nhạy, sáng tạo và tràn đầy niềm tin
chiến thắng!
Câu hỏi:
- Câu 1 : Những phẩm chất nhà quản trị nào bạn nhận thấy ở Đặng Lê Nguyên Vũ qua câu
chuyện nhỏ này? Đó có phải là phẩm chất cần có hàng đầu đối với Nhà Quản Trị không?
- Câu 2 : Một vài nhận xét của bạn về thê hệ “Nhà quản trị trẻ tuổi Việt Nam” hiện nay? Theo
bạn, đâu là “lợi thế so sánh” của họ?
- Câu 3 : Để trở thành “Nhà quản trị” thành công trong tương lai, bản thân bạn cần tích luỹ
những “hành trang” gì?
Không phải tự nhiên mà từ một cơ sở sản xuất nhỏ, sau hơn 20 năm hoạt động, nỗ lực không
ngừng, Công ty sản xuất thương mại Thiên Long đã trở thành một thương hiệu đứng đầu trong
ngành văn phòng phẩm ở Việt Nam, và còn được người tiêu dùng bình chọn là “Thương hiệu số
1” trong 100 thương hiệu mạnh Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn
trong năm 2005. Đạt được điều đó bởi Thiên Long đã có những bước đi thật bài bản và vững
chắc.
Để đạt được “Thương hiệu số 1” như ngày hôm nay là nhờ Thiên Long đã tập trung phát triển
từng bước về nguồn lực, hệ thống phân phối và các hoạt động marketing. Để tập trung phát triển
nguồn nhân lực, song song với chính sách lương bổng hợp lý, môi trường làm việc tốt để thu hút
nhân tài, công ty còn thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước để
nâng cao kỹ năng chuyên môn. Chính đội ngũ nhân lực này là những người làm chủ được những
công nghệ mới nhất, hiện đại nhất để tạo ra các sản phẩm chất lượng. Các sản phẩm của công ty
được sản xuất theo một chu trình khép kín bằng các thiết bị thế hệ mới và chuyên dùng cho
ngành sản xuất bút bi được nhập từ Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... Đặc biệt dưới sự hỗ trợ của
Robot và được đăng ký mã vạch EAN VN, tạo ra những sản phẩm đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Không ai có thể ngờ rằng, cách đây hơn 20 năm “Thương hiệu số 1” này chỉ là cơ sở gia đình
nhỏ với vài chục công nhân, sản phẩm đơn giản với quá trình sản xuất thủ công là chính.
Nhớ lại quá khứ, ông Cô Gia Thọ, Tổng giám đốc Công ty Thiên Long, bồi hồi: “Trong quá trình
hoạt động, với những kinh nghiệm tích lũy được, chúng tôi đã nhận ra rằng trong kinh doanh
ngày nay, nếu không tự làm mới mình cũng đồng nghĩa với việc tự triệt tiêu năng lực cạnh tranh
và sụp đổ. Chính áp lực đó buộc chúng tôi luôn phải cố gắng hết sức. Để xứng với tầm hoạt
động, song song với việc đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến để tăng
chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, chúng tôi cũng đã nâng cấp cơ sở Thiên Long
lên thành Công ty SX - TM Thiên Long vào năm 1996. Để tiếp tục phát triển trong quá trình hội
nhập, tháng 04/2005 vừa qua, Thiên Long đã chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức
công ty cổ phần với số vốn điều lệ lên tới 180 tỷ đồng”.
Không dừng lại ở mặt hàng bút bi, Thiên Long đã “lấn sân” sang các mặt hàng văn phòng phẩm
khác như giấy, mực... Thiên Long hiện đang sản xuất khoảng 80 chủng loại sản phẩm, tổng sản
lượng năm 2005 lên đến 300 triệu đơn vị sản phẩm. Riêng năm 2005, công ty đã nghiên cứu
thành công và tung ra thị trường đến 10 loại sản phẩm mới.
Mặc dù hiện đang được xem là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành sản xuất văn
phòng phẩm của Việt Nam với thị phần riêng cho thương hiệu bút bi chiếm 70% và doanh số
xuất khẩu chiếm khoảng 10% tổng doanh số mỗi năm, nhưng Công ty sản xuất thương mại Thiên
Long vẫn không hài lòng với những gì đã đạt được. Để tiếp tục cạnh tranh khi hội nhập AFTA, 4
năm trước đây công ty đã bắt đầu chú trọng đến các hoạt động marketing nhằm quảng bá và xây
dựng thương hiệu, tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người tiêu dùng. Thiên Long được coi là doanh
nghiệp trong nước khá “chịu chơi” khi chiếm tới 90% chi phí hoạt động truyền thông và quảng
cáo của ngành văn phòng phẩm ở Việt Nam (theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường
TNS). Nhiều chương trình tiếp thị đã mang lại hiệu quả cao cho công ty như chương trình “Tư
vấn mùa thi”, “Tiếp sức mùa thi”, “Học bổng Lê Văn Tám”, phim quảng cáo giới thiệu bút lá tre
khá ấn tượng... Nhờ những hoạt động đó mà thương hiệu Thiên Long có ảnh hưởng sâu rộng
trong cộng đồng.
Thiên Long đưa ra mục tiêu cho mình trong thời gian tới là tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trong
ngành văn phòng phẩm Việt Nam và duy trì mức độ tăng trưởng hàng năm là 30%; mở rộng thị
trường xuất khẩu. Dự kiến trong năm 2006, công ty sẽ tung ra khoảng 30 sản phẩm mới phục vụ
cho nhu cầu học đường và văn phòng đang phát triển.
CÂU HỎI
1. Ông Thọ đã thực hiện tốt chức năng nào của quản trị? Bạn hãy phân tích?
2. Bạn sẽ tư vấn cho công ty Thiên cần phải là gì để đem lại hiệu quả cao hơn?
Cách đây không lâu, Công ty Dệt may Thành Công chính thức thông báo việc chấm dứt hợp tác
với các đại lý của họ trên đường Cao Thắng, quận 10, một trong các kênh phân phối sản phẩm
quan trọng của công ty ở địa bàn TP.HCM.
Bà Phạm Thị Nguyên Thanh, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh sản phẩm may của Thành Công,
cho biết: “Thực hiện quyết định này là một điều khó khăn với công ty, vì các đại lý này đã gắn
bó nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, không thể làm khác hơn vì quyền lợi của người tiêu dùng và
cả Công ty đã bị đe dọa nghiêm trọng”.
Theo bà Thanh, “một số cửa hàng vẫn treo bảng hiệu đại lý của Thành Công nhưng hoàn toàn
không bán sản phẩm của Công ty. Có nơi mua hàng chợ, hay tự may rồi gắn nhãn mác Thành
Công để lừa gạt người tiêu dùng…”
Hơn 10 năm trước, các sản phẩm may của Thành Công khá nổi tiếng trên thị trường nội địa. Đặc
biệt là các sản phẩm đan kim thương hiệu TCM hầu như độc chiếm thị trường nhờ vào chất
lượng cao. Tuy nhiên vì quá chú trọng khám phá thị trường nước ngoài vào những năm đầu đất
nước mở cửa hội nhập, Thành Công hầu như bỏ quên thị trường trong nước. “Từ con số không,
kim ngạch xuất khẩu vươn lên chiếm đến gần 70% tổng doanh số hàng năm của công ty. Say sưa
với chiến thắng này, chúng tôi gần như không còn nhớ mình đang có một thị trường rất lớn, ngay
tại “sân nhà”, bà Thanh kể.
Do nhắm đến thị trường nước ngoài, Thành Công huy động thêm vốn đầu tư cho máy móc thiết
bị và các bộ phân khác như thiết kế tạo mẫu, tìm chất liệu mới…
Và cái giá mà công ty phải trả cho việc “bỏ quên” sân nhà là thương hiệu TCM hầu như mất hút
trên thị trường nội địa, trong khi các đối thủ cạnh tranh ngày một lớn mạnh với các chuỗi cửa
hàng bán lẻ hoặc đại lý độc quyền lần lượt ra đời. Các sản phẩm may TCM từ chỗ là hàng cao
cấp, dần dần không còn được người tiêu dùng nhớ đến nhiều mặc dù chất lượng vẫn không thay
đổi. “Trong khi xu hướng thị trường thời trang trong nước thay đổi mẫu mã rất nhanh thì những
năm qua chúng tôi lại chưa tập trung nhiều cho sản phẩm mới. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân khiến Thành Công mất dần thị phần trong nước”, bà Thanh thừa nhận.
Vài năm trở lại đây, các thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam ngày càng bị thu hẹp.
Nhìn thấy trước khó khăn của thị trường xuất khẩu, nhìn lại những tiềm năng từ thị trường nội
địa, những người lãnh đạo Công ty Thành Công đã quyết định quay về “sân nhà” nhằm củng cố
thương hiệu, và cũng để tìm thêm đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay, tuy cái tên TCM vẫn còn được
người tiêu dùng nhớ đến ít nhiều, nhưng nó lại làm người ta liên tưởng đến nhóm sản phẩm trung
bình khá chứ không phải nhóm hàng cao cấp như trước đây. Vì thế, kế hoạch của công ty là tái
định vị thương hiệu TCM thông qua việc đầu tư mạnh cho khâu thiết kế mẫu mã, tìm chất liệu
mới và xây dựng lại niềm tin của người tiêu dùng.
Sau khoảng hai năm chuẩn bị, Trung tâm Kinh doanh sản phẩm may Thành Công đã ra đời, quy
tụ đến gần 100 nhân viên, trong đó nhiều người đã từng làm việc cho các công ty nước ngoài.
“Công ty đã dành ra 10 tỉ đồng để tổ chức lại hệ thống cửa hàng bán lẻ ở TP.HCM năm nay.
Chúng tôi đặt ra kế hoạch trong hai năm phải hoàn chỉnh cho được hệ thống cửa hàng bán lẻ trải
rộng trong cả nước, sau đó tiến tới xuất khẩu bằng chính thương hiệu của mình”, bà Thanh cho
biết.
Tạo sự khác biệt trong sản phẩm là vấn đề sống còn trong bất cứ ngành sản xuất nào, Thành
Công nhận thức rõ điều đó. Với ưu thế sẵn có của một công ty dệt may hàng đầu trong nước đối
với sản phẩm đan kim, các sản phẩm trở lại thị trường nội địa lần này của Thành Công đã khác
trước. Sản phẩm đi theo hướng chú trọng đến sức khỏe và sự thoải mái của người sử dụng.
Chẳng hạn với dòng sản phẩm mới GEN-X (sắp được bán ra thị trường) sử dụng chất liệu cotton
tự nhiên 100%, kết hợp với các hoạt chất kháng khuẩn, sợi hút ẩm, các vitamin. Đối với sản
phẩm này, các hương thơm được đưa vào trong quá trình dệt nhuộm và được xử lý để vẫn giữ
được mùi thơm sau hơn 20 lần giặt.
Bà Thanh cũng tiết lộ rằng việc công ty Thành Công cổ phần hoá cũng là sức ép khiến công ty
phải tổ chức lại hoạt động. Và để nâng cao hơn giá trị công ty, gây dựng lòng tin đối với các cổ
đông thì con đường ngắn nhất là tìm lại thị trường trong nước. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm
Kinh doanh sản phẩm may của Thành Công đã xây dựng được sáu cửa hàng trong tổng số 20 cửa
hàng dự định mở trong năm nay. Đây là những cửa hàng được thiết kế hoàn toàn giống nhau,
trưng bày sản phẩm khá bắt mắt. Đội ngũ thiết kế của Thành Công hiện nay đang hoạt động hết
công suất nhằm tạo ra nhiều mẫu mã mới cung cấp ra thị trường. Từ cuối năm ngoái đến nay,
trung bình mỗi tháng đội ngũ này thực hiện được 80 mẫu thiết kế mới. Theo bà Thanh, công ty
có một lợi thế khá lớn trong việc xây dựng lại hình ảnh vì đã có sẵn hệ thống nhà xưởng, dây
chuyền, thiết bị sản xuất thuộc loại hiện đại vốn đã được đầu tư từ trước cho mục đích mở rộng
xuất khẩu.
Thành Công đã đưa được hàng vào những thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Nhật, Châu
Âu…Sản phẩm may của Thành Công đã vào được các hệ thống siêu thị bán lẻ ở Mỹ nên không
có lý do gì lại bỏ ngỏ một thị trường nội địa rộng lớn với 84 triệu dân cho các đối thủ nước ngoài
vào khai thác.
Câu hỏi:
1. Phân tích các quyết định của công ty Công ty Dệt may Thành Công? Các quyết định nào được
coi là có tính đột phá?
2. Theo bạn sẽ làm thế nào để phát triển tốt công ty này?
Trong tuần lễ, đưa hàng VIỆT NAM chất lượng cao vào bán tại các siêu thị thuộc hệ thống
COOPMART. Vĩnh Tiến là 1 trong 27 đơn vị tham dự. Cũng trong dịp này, Vĩnh Tiến là 1 trong
3 đơn vị có doanh thu cao gấp 10 lần so với những ngày bán thường. Trước đó khoảng vài tháng
trong hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức tại TP. HCM và tại Hà Nội, gian hàng
của Vĩnh Tiến lúc nào cũng đông nghẹt khách hàng. Sau những lần tổ chức như vậy, ban tổ chức
đánh giá Vĩnh Tiến khá cao về khả năng tiếp thị hàng hóa, cũng như cách trưng bày nổi trội thu
hút sự chú ý của người mua. Vì theo họ, trong diều kiện hiện nay hàng hóa nếu chỉ sản xuất có
chất lượng cao không thôi thì chưa đủ, mà chính là sự tin cậy với người mua về mặt hàng của cơ
sở mình. Đó chính là cách nhanh nhất để kéo khách hàng đến gần mình hơn.
Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng, giấy Vĩnh Tiến cũng không ngừng đa dạng hóa các
mặt hàng như: tập láng 48 trang, 98 trang hàng đôi BB, tập 100 trang, tập 200 trang... Giá bán
các loại tập thường dao động từ 940đ/cuốn đến 3.740đ/cuốn, với mức giá này phù hợp với túi
tiền của người tiêu dùng. Hiện nay, Vĩnh Tiến đã có khoảng 18 loại mặt hàng với nhiều bộ bìa
khác nhau, hầu hết bìa tập được cán lớp nhựa OPP khá dày. Các loại tập đặc biệt, ở lớp giấy cán
láng, có in nổi hình những con nai nhỏ rất xinh xắn. Chuẩn bị cho mùa khai trường năm 1998-
1999, ngay từ những ngày đầu tháng 4, Vĩnh Tiến đã tiến hành sản xuất: 12 bộ bìa, mỗi bộ có 8
hình màu khác nhau phục vụ cho các đối tượng như: Sài Gòn 300 năm, Supper Sư Tử, Thám Tử
sinh viên...
Với mục đích là sản xuất để phục vụ mọi đối tượng trong cả nước, Vĩnh Tiến đã thiết lập được
mạng lưới phân phối rộng khắp từ Bắc vào Nam, nơi nào có học sinh, thì nơi đó Vĩnh Tiến có
mặt. Riêng địa bàn Tp. HCM có khoảng trên 20 đại lý, hơn 100 điểm bán lẻ với khoảng trên 200
nhân viên bán hàng. Tại các siêu thị và các nhà sách lớn của thành phố, tập Vĩnh Tiến cũng
chiếm ưu thế. Nói về việc tổ chức mạng lưới bán lẻ, Anh Trịnh Sĩ Minh, Trưởng phòng Kinh
doanh cho biết: Tổ chức mạng lưới bán lẻ, đây là một sáng kiến cách đây 3 năm của anh Dậu,
Giám đốc Xí nghiệp. Để tranh thủ được những ngày hè rảnh rỗi của sinh viên, đồng thời giúp đỡ
họ có thêm thu nhập để bước vào năm học mới. Anh Dậu đã tổ chức từng nhóm sinh viên lại,
phổ biến nội quy, quy định hoa hồng và tiền lương cho những ai tham gia vào mạng lưới bán lẻ
cho xí nghiệp. Thời gian đầu công việc thật sự khá phức tạp, nhiều sinh viên chưa ý thức được,
đã nhận tập kém chất lượng để bán cho các cơ sở khác, hoặc bán hàng với giá cao hơn quy định.
Một số khách hàng đã đến than phiền Vĩnh Tiến vì bán hàng kém chất lượng. Để duy trì được
mạng lưới bán hàng mà không làm mất uy tín của mình. Vĩnh Tiến đã cử người giám sát, kiểm
tra, chấn chỉnh lại từng điểm bán hàng. Cho đến nay tình trạng trên đã chấm dứt. Để đảm bảo
cho sinh viên có thu nhập khá, Vĩnh Tiến cũng tăng giá hoa hồng từ 150đ lên 200đ/tập. Để
khuyến khích cho sự công tác thường xuyên, Vĩnh Tiến còn trả tiền lương, tiền thưởng cho
những sinh viên nào bán tốt. Vào những giai đoạn cao điểm, nhiều sinh viên bán được trên
1.000tập/ngày. Ngoài ra, Vĩnh Tiến chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới bán hàng vào các
trường phổ thông trong đầu năm học, hoặc các thời điểm sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, để đáp
ứng đầy đủ, kịp thời cho các trường và cho các em học sinh. Cũng chính vì vậy, đến nay Vĩnh
Tiến cũng đã thiết lập được mối quan hệ với hơn 300 trường, trên địa bàn thành phố và phát triển
sang thi trường Lào và Campuchia.
Thị trường văn phòng phẩm nói chung và tập vở nói riêng, là thị trường khá rộng và nhiều tiềm
năng. Vĩnh Tiến, là một trong những đơn vị đã nắm bắt được thời cơ để tạo cho mình một chỗ
đứng vững chắc trên thị trường đầy tiềm năng này.
Câu hỏi:
1. Phân tích các kỹ năng quản trị của Giám đốc Công ty Giấy Vĩnh Tiến? Giám đốc công ty này
đã thực hiện tốt các chức năng quản trị nào?
2. Phân tích chiến lược phát triển kênh phân phối bán lẻ của Công ty Giấy Vĩnh Tiến?
“Tôi sẽ không có bất kỳ sơ đồ tổ chức hay mô tả cương vị công tác dưới bất kỳ hình thức nào ở
cái công ty này” – ông Minh vị chủ tịch và là người sáng lập công ty quần áo may sẵn, nhà sản
xuất complê may sẵn và áo khoác thể thao cho nam giới đã tuyên bố như vậy.
“Chúng ta là một công ty thành đạt và đang phát triển, nơi tôi muốn tất cả những người quản lý
và nhân viên của chúng ta đều cảm thấy họ là những người cùng một đội ngũ. Sơ đồ tổ chức và
bản mô tả công việc chính là cách làm cho mỗi người cảm thấy họ có cương vị riêng – mỗi ô
trong sơ đồ – và vì thế chỉ muốn khư khư giữ lấy. Tôi không muốn bất kỳ người nào với ý nghĩa
như vậy! Chúng ta đã trưởng thành từ một công ty nhỏ với doanh thu hằng năm vài trăm triệu
đồng đến nay trở thành một công ty lớn với doanh thu hằng năm vài chục tỷ đồng chính là vì tất
cả chúng ta đã hòa hợp ăn ý với nhau và đã mạnh dần nhờ mẫu mã tốt, chi phí thấp. Chúng ta
không cần phải là General Motors với sơ đồ tổ chức rắc rối của họ và tôi cũng không bao giờ
muốn chúng ta như vậy”.
Khi bàn luận về ý kiến của vị chủ tịch về sơ đồ tổ chức và bản mô tả vị trí công tác vào một bữa
ăn trưa, ông Hùng Kế toán trưởng công ty đã ra sức bảo vệ vị chủ tịch và nhấn mạnh rằng hành
động theo tinh thần đồng đội thực sự chính là cốt lõi của sự thành công. Tuy nhiên cô Lan, phụ
trách sản xuất thì cho rằng: “Quan điểm của vị chủ tịch là sai lầm không thể chấp nhận được”.
Cô Lan nói: “Sự thật là tôi không thể điều hành nổi công việc của tôi nếu không có sơ đồ tổ chức
và việc mô tả vị trí công tác, tôi phải giấu nó trong ngăn bàn của tôi, chỗ mà ông Minh không sao
tìm được”.
Câu hỏi:
1. Bạn nghĩ gì về vị trí của ông Minh? Và nghĩ gì về quan điểm của ông ta?
2. Bạn có cho rằng ý kiến của cô Lan là đúng hay không? Giải thích?
3. Điều gì sẽ xảy ra nếu một công ty không có một sơ đồ tổ chức và bản mô tả vị trí công tác?
4. Theo bạn, đối với hoạt động kinh doanh của một công ty quần áo may sẵn, dạng cấu trúc tổ
chức nào nên được triển khai? Trình bày sơ đồ cấu trúc vừa đề nghị và giải thích lý do và tính
hợp lý của nó.
Xuân mới được bổ nhiệm làm GĐ Chi nhánh miền Nam của Công ty du lịch xuyên việt. Chi
nhánh có 10 người gồm: 1 GĐ phụ trách chung, 3 hướng dẫn viên, 3 nhân viên KD, 1 TK văn
phòng, 1 nhân viên KT, 1 nhân viên bảo vệ.
Cho tới ngày được bổ nhiệm Xuân đã có 5 năm tổ chức các chương trình du lịch ở 1 chi nhánh
khác của công ty. Hải, 1 nhân viên trong chi nhánh này đã từng có triển vọng được bổ nhiệm làm
GĐ chi nhánh, rất phẫn nộ khi Xuân được bổ nhiệm. Anh cho rằng mình hiểu biết về địa bàn hơn
Xuân và có quan hệ tốt với hầu hết các thành viên trong nhóm.
Công ty có 1 hệ thống đặt chỗ trên mạng và các công việc điều hành thường phải quyết định rất
nhanh. Thêm vào đó, PGĐ công ty còn yêu cầu Xuân quan tâm đến việc phát triển những quy
trình mới để huấn luyện nhân viên và cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Câu hỏi:
1. Ở vị trí công việc mới, Xuân gặp những khó khăn gì?
2. Xuân cần ứng xử với các nhân viên của mình và với Hải như thế nào?
Mong mọi người chung tay giải bài tập tình huống nì.......
Nhờ các sản phẩm mới tuyệt vời , chương trình Marketing đầy sáng tạo, dịch vụ khách hàng
trong công ty hoàn hảo, công ty thiết bị kinh doanh Mỹ đã nổi lên như một người đi đầu trong
lĩnh vực này, với doanh số bán trên 1 tỷ USD hàng năm , suất tăng lợi nhuận cao và giá cổ phiếu
liên tục tăng lên . Công ty trở thành một trong những nơi thu hút các nhà đầu tư-là những người
được hưởng múc tăng trưởng nhanh và lợi nhuận cao từ công ty. Nhưng chẳng bao lâu chủ tịch
công ty nhận ra rằng cơ cấu tổ chức đã từng giúp công ty thành đạt nay không còn thích hợp với
những đòi hỏi của công ty nữa.
Trong nhiều năm công ty được tổ chức theo tuyến chức năng ,các phó chủ tịch phụ trách tài
chính ,Marketing, sản xuất , nhân sự , mua sắm , kỹ thuật và nghiên cứu phát triển, trong quá
trình phát triển , công ty đã mở rộng các tuyến sản phẩm ra ngoài phạm vi máy tính kinh doanh
mà gồm cả máy chữ điện tính ,máy photocopy ,máy quay ,chiếu phim, hệ thống kiểm tra bằng
máy tính cho công cụ máy móc, và máy tính tài vụ chạy điện , thời gian trôi qua, đến lúc nảy
sinh vấn đề cần quan tâm là cơ cấu tổ chức của công ty không thể hiện trách nhiệm về lợi nhuận
ở cấp dưới chủ tịch ,không phù hợp với bản chất kinh doanh, đang bị xa rời do bị nước ngài chỉ
đạo và tỏ ra quá chú trọng đến những bức tường ngăn cản việc hợp tác có hiệu quả giữa các bộ
phận chức năng về Marketing , sản xuất và kỹ thuật . Dường như có rất nhiều quyết định được
ban ra ở cấp dưới chứ không phải từ văn phòng chủ tịch.
Do đó chủ tịch đã phân chia công ty thàn 15 chi nhánh độc lập ở trong và ngoài nước , mỗi chi
nhánh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về lợi nhuận . Tuy nhiên sau khi việc cải tổ này có hiệu
lực, ông ta bắt đầu cảm thấy rằng không thể kiểm soát thích đáng các chi nhánh này được . Xuất
hiện những trùng lắp đáng kể trong chức năng mua sắm , nhân sự , người quản lý mỗi chi nhánh
tiến hành hoạt động riêng của mình của mình mà không quan tâm gì đến chính sách và chiến
lược của công ty và điền này trở nênn rõ ràng với vị chủ tịch là công ty đang phân rã thành một
số phần độc lập với nhau.
Chứng kiến một vài công ty lớn rơi vào tình thế khó khăn khi người quàn lý một chi nhánh mà
mắc sai lầm và chi nhánh đó phải chịu những thiệt hại lờn , chủ tịch đi đến kee61t luận là ông ta
đã đi quá xa trong việc phân quyền . Do vậy , ông ta đã thu hồi một số quyền hạn đã giao cho
người quản lý chi nhánh và buộc họ phải có sự phê chuẩn của ban quan trị cao cấp nhất của công
ty về những vấn đề quan trịng như:
1. chi tiêu bất kỳ khoản vốn nào quá 10000usd.
2. giới thiệu bất kỳ sản phảm mới nào
3. các chính sách và chiến lược Marketing và giá cả
4. mở rộng xí nghiệp
5. thay đổi trong chín sách nhâ sự
Các tổng quản lý chi nhánh ko hài lòng khi sự tụ quyết đang bị lấy mất . Họ công khai phàn nàn
rằng công ty đang là trò trẻ con , lúc cần thì phân quyền , sau lại lập quyền . Vị chủ tịch này lo sợ
cho địa vị của mình nên đạ mời ban cố vấn đến khuyên nhủ ông ta nên làm gì.
CÂU HỎI:
1. Vị chủ tịch đã sai lầm ỏ đâu khi lập ra 15 chi nhánh đôc lập ?
2. Vị chủ tịch lấy lại sự kiểm soát là đúng hay sai?(phân tích rõ 5 ý trên )
3. Bạn sẽ làm gì trong những hoàn cảnh này?
Chuyện ngụ ngôn kinh doanh "Chó và Chuột"
Một lũ chuột trèo lên bàn định ăn vụng thịt, không ngờ lại khiến con chó nằm cạnh bàn thức
giấc. Chúng bèn dịu ngọt thương lượng với chó:
- Nếu anh im lặng thì bọn tôi sẽ chia cho anh một miếng thịt.
Chó nghiêm mặt, từ chối thẳng thừng:
- Bọn mày mau cút đi. bà chủ thấy thịt mất thì chắc chắn sẽ nghi ngờ ta.
Lúc đó, thì ta lại trở thành miếng thịt trên bàn chứ trả chơi!
Bài học kinh doanh: Đừng hợp tác với kẻ muốn lật đổ bạn! Khi họ hứa cho bạn một chút lợi ích,
thì sau đó bạn mất rất nhiều thứ.
Quan huyện
Ngày xưa, có viên quan nọ về nhận chức ở Kinh Châu. Tại đó thường có một con hổ dữ, từ trên
núi xuống bắt người và súc vật ăn thịt.
Dân chúng cầu xin viên quan tìm cách bắt hổ. Viên quan nọ bèn sai khắc, chữ to mệnh lệnh của
mình: “Cấm hổ vào thành” trên vách núi cao. May thay, gặp đúng dịp đó con hổ dữ kia dời khỏi
Kinh Châu. Ông ta rất đắc ý, cho rằng mệnh lệnh của mình quả thực hiệu nghiệm.
Không lâu sau, ông ta được phái tới nhận chức ở nơi khác. Dân chúng nơi này rất hung dữ, bất
trị. Viên quan nghĩ, lệnh của mình đã cấm được cả hổ dữ, thì lý gì lại không cấm được người!
Nghĩ vậy, ông ta bèn ra lệnh cho lính lại, theo kiểu chữ to mà đã khắc lệnh của ông lên vách nuid
cao. Kết quả là dân không trị được, còn viên quan thì mất chức vì... không quản được dân.
Bài học kinh doanh: Rất nhiều công ty đều có lịch sử kinh doanh thành công và kiếm được nhiều
lợi nhuận từ biện pháp đó. Nhưng khi một môi trường mới xuất hiện, tâm lý tiêu dùng thay đổi,
thì bí quyết thành công kia lại trở lên lỗi thời.
Bài học cần rút ra là: Công ty nào cũng có phương thức kinh doanh riêng, nhưng khi thị trường
thay đổi, thì công ty cũng phải điều chỉnh cách thức kinh doanh sao cho phù hợp với hoàn cảnh
mới. Bởi vì thị trường luôn luôn đúng!
Chuyện ngụ ngôn KD - Bầy cừu và những con sói
Có một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc đầu, khí hậu
rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái. Cũng chính vì thế mà lũ cừu
trở lên lười biếng.
Rồi mùa đông đến, nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịu đựng nổi, nhiều con đã
chết rét. Người chăn cừu rất lo lắng.
Anh ta suy nghĩ mãi, rồi đưa ra một giải pháp có vẻ liều lĩnh: thả vài con sói vào bầy cừu. Lúc
này, bầy cừu cảm thấy tính mạng của chúng đang bị đe doạ nên không ngừng chạy chốn sự truy
đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấy đã giúp chúng chống lại cái rét, và số cừu chết ít hơn
trước đây khá nhiều.
Bài học kinh doanh:
Có thể thấy, chính những mối nguy hiểm lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Một công ty cũng vậy,
chỉ có thể sống mạnh mẽ hơn khi luôn có ý thức về nguy cơ trong công việc để không quá chìm
đắm trong thành công.
"Mèo đen mời khách"
Mèo đen mời sơn dương đến nhà dùng bữa. Sơn dương khoái lắm, bèn vác bụng rỗng đến chỗ
mèo đen. Mèo đen đã chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn: nào là thịt chuột nướng, da chuột
chiên xì dầu, đầu chuột chiên dòn, chân chuột nướng... để thiết đãi.
Thấy sơn dương đến, mèo đen mừng lắm, vồn vã mời sơn dương ăn, và mình cũng ngồi ăn ngon
lành.
Sơn dương cũng ngồi yên một chỗ, dù bụng đang đói cồn cào, vì nó chẳng hề hứng thú gì với
mấy món này. Sơn dương ngập ngừng nói:
- Tôi không ăn thịt chuột bao giờ cả!
Nói rồi, sơn dương bèn ra ngoài vườn ngấu nghiến gặm cỏ. Mèo đen chợt hiểu ra vấn đề, cười
phá lên. Còn sơn dương thì vừa chén cỏ vừa sung sướng kêu 'be be' để cảm ơn thịnh tình của
mèo đen.
Bài học kinh doanh: Nhu cầu của khách hàng rất phong phú. Một công ty nọ cho ra đời sản phẩm
mới, và cứ đinh ninh rằng khách hàng sẽ thích nó. Đó thực là một quan niệm sai lầm. Nếu bạn
đứng trên lập trường của khách hàng để suy nghĩ vấn đề thì điều này có xảy ra không?
Câu chuyện kinh doanh - Làm mũ cho vua nhổ gai cho hổ
Có người thợ rèn nọ thường gánh đồ nghề đi khắp làng để sửa chữa đồ dùng cho mọi người. Vì
ông làm việc khéo léo, lại tốt bụng và giá cả cũng phải chăng nên có rất đông khách hàng. Chỉ
dựa vào công việc này mà ông có thể nuôi sống cả gia đình.
Một hôm, ông lại gánh đồ nghề đi trên đường làng như mọi khi. Bỗng nghe tin Hoàng thượng
sắp đi qua đây. Ông vội tránh vào vệ đường và qùi rạp xuống, hy vọng có cơ hội ngắm nhìn dung
nhan thánh thượng.
Không ngờ, ông có cảm giác như là tiếng vó ngựa rất gần mình. Ông tò mò ngẩng đầu lên, thì
thấy ngự giá của Hoàng thượng đang ở ngay trước mặt. Quá sợ hãi, ông vội dập đầu lia lịa xin
tha tội.
Hoá ra khi đi ngang qua người thợ rèn, Hoàng thượng nhìn thấy gánh đồ nghề bên cạnh ông nên
nghĩ ông là một người thợ sửa chữa. Lúc này vương miện của Hoàng thượng đang có mấy chỗ
lỏng lẻo vì xe quá xóc, nên nhà vua mới quyết định đỗ lại để sửa chữa.
Người thợ rèn vội quì xuống bắt đầu sửa vương miện. Nhà vua thấy tay nghề của ông giỏi, nên
rất ưng ý, thưởng ngay cho ông một trăm lạng bạc.
Người thợ rèn sung sướng chạy như bay về nhà. Nhưng ông chợt nhìn thấy có một con hổ ở bên
vệ đường. Ông vô vùng sợ hãi song vội định thần lại, vì thấy con hổ hình như không có ác ý gì.
Nó đang giơ cao một chân trước lên, nét mặt lộ rõ vẻ đau đớn.
Ông lấy hết can đảm tiến lại phía con hổ, phát hiện chân nó bị một cái gai rất to đâm vào. Ông
vội vàng lấy dụng cụ ra, giúp con hổ bỏ cái gai đó đi. Con hổ tỏ ra rất biết ơn và đền ơn ông một
con hươu to.
Người thợ rèn cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Từ hôm đó, ông không gánh dụng cụ đi
khắp nơi nữa, mà treo một cái biển to trước cổng nhà với nội dung: "Chuyên sửa mũ cho vua,
nhổ gai cho hổ".
Nhưng cũng từ đó, công việc làm ăn của ông ngày càng sa sút, khiến gia đình khốn đốn.
Bài học kinh doanh:
Sai lầm của người thợ rèn là ông lấy vận may ngẫu nhiên để làm cơ sở lập nghiệp cả đời, lại còn
không chăm chỉ làm việc! Trên thị trường có rất nhiều công ty "phất" lên nhờ một cơ hội đặc
biệt. Nhưng cơ hội không phải ngày nào cũng có. Chỉ có dựa vào năng lực và tài nguyên kinh
doanh của công ty để điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường, không ngừng xác
định đúng vị trí của mình, và luôn xác định khách hàng là mục tiêu chính thì công ty mới có thể
tồn tại được.
Chuyện ngụ ngôn kinh doanh - Thỏ già thỏ trẻ
Một ngày nọ, thỏ già nhìn thấy thỏ trẻ đang chạy hớt ha hớt hải bèn gọi lại hỏi chuyện:
- Tại sao cháu lại chạy loạn lên thế?
- Bác không biết là mùa săn bắn đã đến rồi sao?
- Chàng trai ạ, ta có một cách để giải quyết việc đó. Cháu hãy biến mình thành một cây to, dù
người thợ săn có đi qua cũng không thể bắn cháu được, vì họ cứ tưởng cháu là một cái cây.
- Cách này thật tuyệt! Sao trước đây cháu không nghĩ ra nhỉ? Cám ơn bác nhiều lắm.
Bai tap tinh_huong_moi_qth
Bai tap tinh_huong_moi_qth
Bai tap tinh_huong_moi_qth
Bai tap tinh_huong_moi_qth

More Related Content

What's hot

[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung NguyênTrangTrangvuc
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngShare Tai Lieu
 
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Thiên Chi Ngân
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcQuách Đại Dương
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkbjkaboy
 
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5Thùy Dung Hoàng
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...Hee Young Shin
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bai tap quan tri van hanh 09-final
Bai tap quan tri van hanh 09-finalBai tap quan tri van hanh 09-final
Bai tap quan tri van hanh 09-finalNhư Ngọc
 
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpQuản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpUNETI
 
Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh
Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh
Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh HCMUT
 
Lotteria
LotteriaLotteria
LotteriaVinTrn8
 
Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngIESCL
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilkthaoweasley
 
Đề tài môn học: Phân tích chiến lược 3P bột giặt OMO, 9 Điểm!
Đề tài môn học: Phân tích chiến lược 3P bột giặt OMO, 9 Điểm!Đề tài môn học: Phân tích chiến lược 3P bột giặt OMO, 9 Điểm!
Đề tài môn học: Phân tích chiến lược 3P bột giặt OMO, 9 Điểm!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũLe Nguyen Truong Giang
 

What's hot (20)

[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
 
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
 
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Siêu thị Quảng Ngãi
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Siêu thị Quảng NgãiLuận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Siêu thị Quảng Ngãi
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Siêu thị Quảng Ngãi
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lược
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
 
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
 
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của VinamilkPhân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
 
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Bai tap quan tri van hanh 09-final
Bai tap quan tri van hanh 09-finalBai tap quan tri van hanh 09-final
Bai tap quan tri van hanh 09-final
 
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpQuản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
 
Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh
Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh
Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh
 
Lotteria
LotteriaLotteria
Lotteria
 
Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượng
 
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
 
Đề tài môn học: Phân tích chiến lược 3P bột giặt OMO, 9 Điểm!
Đề tài môn học: Phân tích chiến lược 3P bột giặt OMO, 9 Điểm!Đề tài môn học: Phân tích chiến lược 3P bột giặt OMO, 9 Điểm!
Đề tài môn học: Phân tích chiến lược 3P bột giặt OMO, 9 Điểm!
 
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
 

Viewers also liked

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCSophie Lê
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
Trắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qthTrắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qthhungphan2912
 
Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết địnhKỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết địnhTạ Minh Tân
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhNgoc Tran Bich
 
Ky nang dam phan va thuong luong
Ky nang dam phan va thuong luongKy nang dam phan va thuong luong
Ky nang dam phan va thuong luongforeman
 
Bang han tu_thong_dung 2
Bang han tu_thong_dung 2Bang han tu_thong_dung 2
Bang han tu_thong_dung 2Tien Hai
 
Tinh huong qttn
Tinh huong qttnTinh huong qttn
Tinh huong qttnViet Nam
 
Nghệ thuật thương lượng, đàm phán
Nghệ thuật thương lượng, đàm phánNghệ thuật thương lượng, đàm phán
Nghệ thuật thương lượng, đàm phánHọc Huỳnh Bá
 
12. kỹ năng ra quyết định
12. kỹ năng ra quyết định12. kỹ năng ra quyết định
12. kỹ năng ra quyết địnhMai Xuan Tu
 
Quản trị marketing - Chiến lược chiêu thị
Quản trị marketing - Chiến lược chiêu thịQuản trị marketing - Chiến lược chiêu thị
Quản trị marketing - Chiến lược chiêu thịTuong Huy
 
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆUXÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆUDigital Story
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánguest3c41775
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bai tap tinh huong
Bai tap tinh huongBai tap tinh huong
Bai tap tinh huongMrCoc
 

Viewers also liked (20)

Tieu luan
Tieu luanTieu luan
Tieu luan
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Trắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qthTrắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qth
 
Promotion
PromotionPromotion
Promotion
 
Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết địnhKỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minh
 
Ky nang dam phan va thuong luong
Ky nang dam phan va thuong luongKy nang dam phan va thuong luong
Ky nang dam phan va thuong luong
 
Bang han tu_thong_dung 2
Bang han tu_thong_dung 2Bang han tu_thong_dung 2
Bang han tu_thong_dung 2
 
Tinh huong qttn
Tinh huong qttnTinh huong qttn
Tinh huong qttn
 
Nghệ thuật thương lượng, đàm phán
Nghệ thuật thương lượng, đàm phánNghệ thuật thương lượng, đàm phán
Nghệ thuật thương lượng, đàm phán
 
12. kỹ năng ra quyết định
12. kỹ năng ra quyết định12. kỹ năng ra quyết định
12. kỹ năng ra quyết định
 
Quản trị marketing - Chiến lược chiêu thị
Quản trị marketing - Chiến lược chiêu thịQuản trị marketing - Chiến lược chiêu thị
Quản trị marketing - Chiến lược chiêu thị
 
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆUXÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Tình huống
Tình huống Tình huống
Tình huống
 
Bài tập môn giao tiếp
Bài tập môn giao tiếpBài tập môn giao tiếp
Bài tập môn giao tiếp
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
 
Bai tap tinh huong
Bai tap tinh huongBai tap tinh huong
Bai tap tinh huong
 

Similar to Bai tap tinh_huong_moi_qth

Quán trà sữa máy lạnh tại vùng biển
Quán trà sữa máy lạnh tại vùng biểnQuán trà sữa máy lạnh tại vùng biển
Quán trà sữa máy lạnh tại vùng biểnW&S Market Research
 
[Sách Hay] Marketing Cho Bán Lẻ
[Sách Hay] Marketing Cho Bán Lẻ[Sách Hay] Marketing Cho Bán Lẻ
[Sách Hay] Marketing Cho Bán LẻĐức Lê
 
bán gì có lãi năm 2016
bán gì có lãi năm 2016bán gì có lãi năm 2016
bán gì có lãi năm 2016nhatmc
 
Giới thiệu dự án cơm nắm mang đi
Giới thiệu dự án cơm nắm mang điGiới thiệu dự án cơm nắm mang đi
Giới thiệu dự án cơm nắm mang điVN Capro
 
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹCUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹNguyễn Ngọc Hải
 
Business plan-shop-tochim
Business plan-shop-tochimBusiness plan-shop-tochim
Business plan-shop-tochimHoàn Tony
 
Cam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanhCam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanhQuoc Nguyen
 
Cam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanhCam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanhQuoc Nguyen
 
quan tri kinh doạnh marketing
quan tri kinh doạnh marketingquan tri kinh doạnh marketing
quan tri kinh doạnh marketingCông Anh Bồ
 
Cam nang kinh_doanh
Cam nang kinh_doanhCam nang kinh_doanh
Cam nang kinh_doanhlvquynhdhbk
 
Lam it hon kiem tien nhieu hon - ebook
Lam it hon kiem tien nhieu hon - ebookLam it hon kiem tien nhieu hon - ebook
Lam it hon kiem tien nhieu hon - ebookGetfly CRM
 
Cạnh tranh là nhân tố thúc đẩy phát triển thương hiệu
Cạnh tranh là nhân tố thúc đẩy phát triển thương hiệuCạnh tranh là nhân tố thúc đẩy phát triển thương hiệu
Cạnh tranh là nhân tố thúc đẩy phát triển thương hiệuXây Dựng Thương Hiệu La Khuê
 
Làm thế nào loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Làm thế nào loại bỏ đối thủ cạnh tranhLàm thế nào loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Làm thế nào loại bỏ đối thủ cạnh tranhlethanhtung24
 
Danh cap y tuong
Danh cap y tuongDanh cap y tuong
Danh cap y tuongPhan Hoang
 
22 quy luật bất biến trong Marketing
22 quy luật bất biến trong Marketing22 quy luật bất biến trong Marketing
22 quy luật bất biến trong MarketingCRMVIET
 

Similar to Bai tap tinh_huong_moi_qth (20)

Chiến Lượt Cho
Chiến Lượt ChoChiến Lượt Cho
Chiến Lượt Cho
 
Quán trà sữa máy lạnh tại vùng biển
Quán trà sữa máy lạnh tại vùng biểnQuán trà sữa máy lạnh tại vùng biển
Quán trà sữa máy lạnh tại vùng biển
 
[Sách Hay] Marketing Cho Bán Lẻ
[Sách Hay] Marketing Cho Bán Lẻ[Sách Hay] Marketing Cho Bán Lẻ
[Sách Hay] Marketing Cho Bán Lẻ
 
bán gì có lãi năm 2016
bán gì có lãi năm 2016bán gì có lãi năm 2016
bán gì có lãi năm 2016
 
Giới thiệu dự án cơm nắm mang đi
Giới thiệu dự án cơm nắm mang điGiới thiệu dự án cơm nắm mang đi
Giới thiệu dự án cơm nắm mang đi
 
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹCUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
 
Kinh Doanh Online
Kinh Doanh OnlineKinh Doanh Online
Kinh Doanh Online
 
Business plan-shop-tochim
Business plan-shop-tochimBusiness plan-shop-tochim
Business plan-shop-tochim
 
Cam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanhCam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanh
 
Cam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanhCam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanh
 
Six why new
Six why newSix why new
Six why new
 
quan tri kinh doạnh marketing
quan tri kinh doạnh marketingquan tri kinh doạnh marketing
quan tri kinh doạnh marketing
 
Cam nang kinh_doanh
Cam nang kinh_doanhCam nang kinh_doanh
Cam nang kinh_doanh
 
Lam it hon kiem tien nhieu hon - ebook
Lam it hon kiem tien nhieu hon - ebookLam it hon kiem tien nhieu hon - ebook
Lam it hon kiem tien nhieu hon - ebook
 
Bài mẫu Tiểu luận marketing đối với sản phẩm may mặc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận marketing đối với sản phẩm may mặc, HAYBài mẫu Tiểu luận marketing đối với sản phẩm may mặc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận marketing đối với sản phẩm may mặc, HAY
 
Cạnh tranh là nhân tố thúc đẩy phát triển thương hiệu
Cạnh tranh là nhân tố thúc đẩy phát triển thương hiệuCạnh tranh là nhân tố thúc đẩy phát triển thương hiệu
Cạnh tranh là nhân tố thúc đẩy phát triển thương hiệu
 
Làm thế nào loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Làm thế nào loại bỏ đối thủ cạnh tranhLàm thế nào loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Làm thế nào loại bỏ đối thủ cạnh tranh
 
Danh cap y tuong
Danh cap y tuongDanh cap y tuong
Danh cap y tuong
 
22 quy luật bất biến trong Marketing
22 quy luật bất biến trong Marketing22 quy luật bất biến trong Marketing
22 quy luật bất biến trong Marketing
 
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICAĐề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
 

More from Giang Hậu

1 on tap-quan-tri-hoc
1 on tap-quan-tri-hoc1 on tap-quan-tri-hoc
1 on tap-quan-tri-hocGiang Hậu
 
Huong dan tra_loi_cau_hoi_on_tap_mon_marketing_co_ban_dai_hoc_bach_khoa_ha_noi
Huong dan tra_loi_cau_hoi_on_tap_mon_marketing_co_ban_dai_hoc_bach_khoa_ha_noiHuong dan tra_loi_cau_hoi_on_tap_mon_marketing_co_ban_dai_hoc_bach_khoa_ha_noi
Huong dan tra_loi_cau_hoi_on_tap_mon_marketing_co_ban_dai_hoc_bach_khoa_ha_noiGiang Hậu
 
3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc
3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc
3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luocGiang Hậu
 
2 de thi_va_dap_an_mon_quan_tri_hoc_cao_hoc_kinh_te
2 de thi_va_dap_an_mon_quan_tri_hoc_cao_hoc_kinh_te2 de thi_va_dap_an_mon_quan_tri_hoc_cao_hoc_kinh_te
2 de thi_va_dap_an_mon_quan_tri_hoc_cao_hoc_kinh_teGiang Hậu
 
Dethi ko co_dap_an
Dethi ko co_dap_anDethi ko co_dap_an
Dethi ko co_dap_anGiang Hậu
 
1 quan tri_chien_luoc
1 quan tri_chien_luoc1 quan tri_chien_luoc
1 quan tri_chien_luocGiang Hậu
 
On tap-quan-tri-hoc
On tap-quan-tri-hocOn tap-quan-tri-hoc
On tap-quan-tri-hocGiang Hậu
 
1 on tap-quan-tri-hoc
1 on tap-quan-tri-hoc1 on tap-quan-tri-hoc
1 on tap-quan-tri-hocGiang Hậu
 

More from Giang Hậu (14)

Qth_tham khao
Qth_tham khaoQth_tham khao
Qth_tham khao
 
Qtcl_tham khao
Qtcl_tham khaoQtcl_tham khao
Qtcl_tham khao
 
Qtcl
QtclQtcl
Qtcl
 
2
22
2
 
2
22
2
 
1 on tap-quan-tri-hoc
1 on tap-quan-tri-hoc1 on tap-quan-tri-hoc
1 on tap-quan-tri-hoc
 
Huong dan tra_loi_cau_hoi_on_tap_mon_marketing_co_ban_dai_hoc_bach_khoa_ha_noi
Huong dan tra_loi_cau_hoi_on_tap_mon_marketing_co_ban_dai_hoc_bach_khoa_ha_noiHuong dan tra_loi_cau_hoi_on_tap_mon_marketing_co_ban_dai_hoc_bach_khoa_ha_noi
Huong dan tra_loi_cau_hoi_on_tap_mon_marketing_co_ban_dai_hoc_bach_khoa_ha_noi
 
2
22
2
 
3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc
3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc
3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc
 
2 de thi_va_dap_an_mon_quan_tri_hoc_cao_hoc_kinh_te
2 de thi_va_dap_an_mon_quan_tri_hoc_cao_hoc_kinh_te2 de thi_va_dap_an_mon_quan_tri_hoc_cao_hoc_kinh_te
2 de thi_va_dap_an_mon_quan_tri_hoc_cao_hoc_kinh_te
 
Dethi ko co_dap_an
Dethi ko co_dap_anDethi ko co_dap_an
Dethi ko co_dap_an
 
1 quan tri_chien_luoc
1 quan tri_chien_luoc1 quan tri_chien_luoc
1 quan tri_chien_luoc
 
On tap-quan-tri-hoc
On tap-quan-tri-hocOn tap-quan-tri-hoc
On tap-quan-tri-hoc
 
1 on tap-quan-tri-hoc
1 on tap-quan-tri-hoc1 on tap-quan-tri-hoc
1 on tap-quan-tri-hoc
 

Bai tap tinh_huong_moi_qth

  • 1. Công ty Ánh Sáng là một công ty chuyên sản xuất các loại bóng đèn huỳnh quang. Gần đây nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, công ty đã sản xuất thành công loại bóng đèn huỳnh quang có tuổi thọ lâu hơn 1,5 lần và tiết kiệm 30% điện tiêu thụ so với loại bóng đèn thường. Đây là loại sản phẩm mới chưa từng xuất hiện trên thị trường. Cách đây hai tháng công ty đã quảng cáo sản phẩm mới này trên nhiều tờ báo. Số tiền chi chi quảng cáo rất lớn nhưng kết quả không như mong muốn: số lượng sản phẩm mới bán được rất ít. Trước tình hình như vậy, ông Thanh là giám đốc công ty đã gọi anh Hùng, trưởng bộ phận tiếp thị của công ty lên và nói: “Tôi thấy sản phẩm bóng đèn mới bán quá chậm. Chúng ta cần phải tìm cách giới thiệu những tính năng ưu việt của loại bóng đèn này với khách hàng. Tôi thấy các công ty khác hay tổ chức họp báo và sự kiện để giới thiệu sản phẩm mới. Cậu nghiên cứu và làm theo họ đi.” Sau một tuần nghiên cứu cách thức tổ chức họp báo và tham gia một số sự kiện giới thiệu sản phẩm của các công ty khác, anh Hùng đã tổ chức cuộc họp báo vào thứ hai và tổ chức buổi lễ giới thiệu sản phẩm bóng đèn mới vào thứ bảy tuần vừa rồi. Khách mời của cuộc họp báo, ngoài một số phóng viên kinh tế còn có các phóng viên chuyên trách về văn hóa văn nghệ và tài chính. Đây là những phóng viên mà công ty có quen biết từ trước. Cơ cấu chủ toạ của cuộc họp báo bao gồm giám đốc công ty, trưởng bộ phận tiếp thị, tài chính, sản xuất, nhân sự và nhân viên phụ trách quảng cáo, khuyến mãi. Cuộc họp báo bắt đầu bằng bài phát biểu của ông giám đốc nói về hướng phát chiển chung cũng như chiến lược phát triển của công ty trong năm tới. Trưởng bộ phận sản xuất thì đề cập đến chứng chỉ ISO mà công ty vừa được cấp còn trưởng bộ phận tiếp thị thì thuyết trình về thách thức mới cho công ty nói riêng và thị trường đồ điện gia dụng nói chung khi gia nhập WTO. Cuối cùng là nhân viên quảng cáo khuyến mãi mới đề cập rất gắn gọn về những tính năng ưu việt của loại bòng đèn mới. Ngày hôm sau, chỉ có sáu tin ngắn đăng trên báo trong khi công ty mong đợi tất cả các báo đều đưa tin. Trong sáu tin này hết ba tin đề cập đến việc các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thiết bị điện của Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi gia nhập WTO. Trong lễ giới thiệu sản phẩm mới, công ty đã mời 200 khách, chủ yếu bao gồm các đại lý và các cửa hàng bán lẻ. Chủ đề của buổi lễ là “LỄ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM BÓNG ĐÈN MỚI CỦA CÔNG TY ÁNH SÁNG” và được treo lên phông sân khấu. Buổi lễ cũng được mở đầu bằng bài phát biểu của ông giám đốc công ty và ông trưởng bộ phận tiếp thị về những khó khăn mà công ty gặp phải khi Việt Nam gia nhập WTO. Tiếp theo là bộ phận biểu diễn ca nhạc do một ca sĩ
  • 2. nhạc nhẹ nổi tiếng trình diễn cùng với múa phụ họa của vũ đoàn ba-lê thành phố. Vì có một số đại lý miền Tây tham dự, nên công ty đã mời một số nghệ sĩ cải lương hát xen kẽ vào chương trình ca nhạc. Cuối cùng là tiệc chiêu đãi. Khi buổi tiệc kết thúc mọi người vui vẻ ra về nhưng sau đó một tháng số lượng đơn đặt hàng vẫn không tăng. Câu hỏi thảo luận: 1. Theo bạn, các hoạt động quan hệ công chúng của công ty Ánh Sáng nhắm đến đối tượng nào và mục tiêu gì? 2. Qua những lời lẽ mà ông Thanh bạn thấy quan điểm của ông Thanh đối với quan hệ công chúng như thế nào? 3. Rõ ràng cuộc họp báo đã thất bại. Bạn hãy suy nghĩ tại sao lại như vậy? Nếu bạn là anh Hùng, bạn sẽ tổ chức họp báo như thế nào để đạt hiệu quả như mong muốn? 4. Tương tự lễ giới thiệu không đạt mục tiêu đề ra. Theo bạn vì sao như vậy? Bạn hãy nêu đề xuất của bạn về chủ đề và các hoạt động của buổi lễ sao cho gây ấn tượng cho người tham dự về những tính năng ưu việt của sản phẩm bóng đèn
  • 3. Khi Joe khởi đầu gầy dựng Pronto Markets ở Miền Nam California năm 1958, loại hình cửa hàng tiện dụng còn tương đối mới mẻ. Quy mô của Pronto Markets còn khá khiêm tốn, nhưng Cty vẫn đứng vững doanh thu tương đối ổn định. Năm 1967, trong một chuyến công tác đến Dallas, khi tình cờ nhìn thấy một cửa hàng 7-Eleven, Joe cảm nhận ngay mối nguy hiểm trước mắt. Không chỉ vì cửa hàng 7-Eleven tạo ấn tương tốt hơn do có nhiều hàng hóa với giá hạ, mà Southland Copration, chủ nhân của 7-Eleven, con có tiềm lực tài chính rất mạnh. Pronto Markets chắc chắn sẽ gặp khốn khó một khi 7-Eleven đặt chân đến California. Và việc này sẽ xảy ra, không sớm thì muộn. Trong khi đó Joe nhận ra có 2 xu hướng hội tụ. Trước thế chiến thứ 2 chỉ có 1% dân số Mỹ tốt nghiệp đại học, với chính sách hổ trợ cựu chiến binh nên có nhiều người tốt nghiệp ĐH, nên số dân có trình độ học thức ngày càng cao. Xu hướng thứ 2 là sự phát triển của ngành hàng không, có nghĩa là giờ đây có nhiểu người có thể đến những nơi mà thế hệ trước đây chỉ có mơ ước, ớ đó họ có thể tiếp cận được những nền văn hóa mới,cuộc sống mới, và cả những món ăn mới. Trong tình hình như vậy nếu bạn là Joe bạn sẽ làm thế nào trước nguy cơ 7-Eleven sẽ đến không sớm thì muộn, làm thế nào để Cty của bạn đứng vững và phát triển mạnh khi 7-Eleven vào California? Joe đã có những quyết định rất hay và đã lái con tàu Pronto Markets đứng ững và phát triển rất mạnh. Còn bạn thì sao? Cũng như mọi cty luyện kim khac, cty thép BT cũng gặp khó khăn trong những năm cuối thập kỷ 90. Trong một cuộc họp giao ban Ban giám đốc, mọi người đều nêu vấn đề lương bổng, họ cho rằng vì lương bổng quá thấp nên không tạo ra tinh thần làm việc trong công nhân. Nhưng GĐ cty trả lời ông không quan tâm đến vấn đề đó, ông cũng nhấn mạnh rằng vấn đề đó là nhiệm vụ của phó GĐ phụ trách nhân sự. Các cán bộ quản lý sau cuộc họp đều chưng hửng và có những ý kiến bất mãn. Được biết vị GĐ cty nguyên là một chuyên viên tài chính giỏi, HĐQT giao chức vụ GĐ cho ông với hy vọng tài năng chuyên môn của ông sẽ giúp cho cty vượt qua giai đoạn khó khăn tài chính trầm trọng. Ban đầu thì mọi việc cũng có tiến triển, ông đã dùng các ký thuật tài chính để giải quyết đc những món nợ của cty, nhưng vấn đề sâu xa thì ông vẫn k giải quyết được. Là một chuyên viên tài chính cho nên ông thường bối rối khi phải tiếp xúc đối mặt với mọi người, vì vậy ông thường dùng văn bản giấy tờ cho các mệnh lệnh chỉ thị hơn là tiếp xúc trực
  • 4. tiếp với mọi người. Ông cũng là người phó mặc những vấn đề về kế hoạch và nhân sự cho các cấp phó của mình vì ông quan niệm tài chính là quan trọng nhất. Mọi cố gắng cải tổ của cty đều có nguy cơ phá sản. Các quản trị viên cấp giữa ít hợp tác, các quan trị viên cao cấp thì không thống nhất. Câu hỏi thảo luận : 1. Theo bạn tại sao HĐQT lại bổ nhiệm vị GĐ mới đó ? Bạn có ý kiến gì về việc này ? 2. Qua tình huống trên bạn nhận xét gì về hoạt động quản trị trong công ty ? 3. Giám đốc cty đã làm tốt chức năng nào chưa làm tốt chức năng nào ? 4. Nếu bạn ở cương vị GĐ cty BT bạn sẽ làm gì để phát triển cty ?
  • 5. Angelo Marcus học được cách kinh doanh sau khi làm thuê tại một tiệm bán thuốc lá lẻ hai năm. Anh phát hiện ra rằng, nếu có ai phát động một chiến dịch tiếp thị trong nước để xúc tiến bán bán không chỉ những điếu xì gà có nhãn hiệu nổi tiếng mà còn chọn xì gà nhập cho những khách hàng sành điệu, quan tâm đến chất lượng, đến cách pha trộn và hương vị hơn là giá cả, thì sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Mặc dù Angelo chỉ có chút ít vốn, anh vẫn cho rằng đã đến lúc khởi đầu dự án của mình. Anh mua được một tiệm bán lẻ thuốc lá nhỏ ở Omaha, bang Nebraska, giá 15000 đô la. Tiệm này trước đây không phát đạt lắm, nhưng Angelo cho rằng nếu anh có thể làm một catalô đặc biệt, gồm những loại xì gà tên tuổi và những loại xì gà làm bằng tay nhập từ Mehico, Honduras, Nicaragua, Jamaica và một số nước Châu Mỹ Latinh khác, thì anh có thể giới thiệu cho những người thích xì gà (luôn muốn loại xì gà được chọn lọc tốt nhất trong khả năng có thể) những sản phẩm rất đa dạng nhưng cũng rất chọn lọc. Ngay khi có thể, Angelo liên hệ với những nhà sản xuất xì gà có tên tuổi ở Mỹ, cho họ biết ý định thực hiện một cuốn catalô, quảng cáo trên toàn quốc và phân phối xì gà của họ cũng như vài loại xì gà nhập khẩu khác. Dường như họ rất thích ý tưởng này nên hầu hết đều đề nghị giảm cho Angelo 20% so với giá bán buôn thông thường và bán cho anh một số lượng lớn. Sau đó Angelo đi những nước có sản phẩm mà anh định tung ra thị trường. Các nhà sản xuất nước ngoài đều rất hoan nghênh anh; ngoài những nhãn hiệu của họ, họ còn đề nghị sản xuất cho Angelo một nhãn hiệu riêng như “Suave””Hombre”. Với nhãn hiệu riêng của mình, Angelo sẽ có lãi 100%. Sau khi thu xếp với các nhà sản xuất xì gà xong, Angelo đặt in một catalo xì gà gồm bốn trang khổ nhỏ. Những loại xì gà chất lượng cao được mô tả đặc biệt trong catalô, bìa sau dành cho danh sách hơn 500 loại xì gà khác nhau gồm cả giá. 15000 cuốn catalô in đen trắng hết 7.500đô la. Nhằm tìm kiến khách hàng hút xì gà, đặc biệt là những người quan tâm đến chất lượng xì gà chọn lọc hơn là giá cả, Angelo quảng cáo trên những tạp chí được lưu hành trên toàn liên bang có độc giả chủ yếu là các doanh nhân. Anh chi 12.000 đô la cho ba mẩu quảng cáo nhỏ in đen
  • 6. trắng. Kết quả nỗ lực của Angelo vượt ngoài mong đợi của anh – anh nhận được 3.000 đơn đặt hàng. Vì thiếu đường dây gọi miễn phí, một số người gọi qua đường dây phải trả tiền, Anh còn sắp xếp để được thanh toán thẻ tín dụng đối với những người do dự khi phải trả tiền mặt cho một nơi họ chưa quen. Trong bất kỳ tình huống nào Angelo cũng thu xếp được. Anh đã có 3.000 khách hàng mua thường xuyên. Khi lợi nhuận đổ vào tới tấp, Angelo quyết định đầu tư thêm vào quảng cáo trên báo. Anh vẫn chọn tờ tạp chí trước, nhưng lần này đặt nguyên trang quảng cáo bốn màu, đồng thời quảng cáo trên vài tờ tạp chí địa phương, tổng cộng chi phí hết 40/000 đô la. Tiền chi quảng cáo vượt quá số tiền mặt thu được từ doanh số bán cho 3.000 người. Lần này kết quả thật đáng kinh ngạc, danh sách của Angelo lên đến 15.000người, công cuộc kinh doanh của anh rất phát đạt. Anh ước tính, với nhịp độ đó, doanh số năm của anh sẽ đạt đến mức 500.000 đô la. Việc điều hành kinh doanh rất đơn giản, mọi thứ đều dựa trên cơ sở tiền mặt, hoặc thanh toán bằng thẻ tín dụng, mà số tiền thanh toán cũng tương đương trừ một tỉ lệ phí nhỏ. Một người chịu trách nhiệm lo những việc đó cho tất cả được trôi chảy, Angelo chỉ việc đặt hàng (được bán chịu) và giao hàng cho khách. Nhưng sau đó mọi việc không còn êm xuôi nữa, cùng một lúc, tất cả các nhà cung cấp đều đòi Angelo tiền xì gà anh đã mua. Thực ra, v phải có tiền, vì việc kinh doanh của anh dựa trên thanh toán tiền mặt, mà chi phí lại rất nhỏ. Thế nhưng, anh đã chi một khoản tiền lớn cho quảng cáo, làm những catalô mới hơn, đẹp hơn. Trong suy nghĩ của anh, những chi phí này có giá trị của nó. Anh cho rằng, nếu tăng được gấp đôi doanh số, anh sẽ thu được gấp đôi lợi tức. Chỉ có một cách để đạt được điều đó là hoãn trả tiền cho chủ hàng và quảng cáo tiếp tục trên những tờ tạp chí trước. Vậy lf Angelo đã chọn cái mà anh cho là “mạo hiểm có tính toán”, anh chi 50.000 đo la nữa cho quảng cáo – lần này, kết quả thật không ngờ. Anh chỉ tăng thêm được 600 khách hàng, và anh biết, anh đang gặp rắc rối lớn. Thiếu tiền mặt, Angelo bắt đầu đối mặt với sự phá sản. Angelo quyết định khai thác 15000 khách hàng đã có. Anh đi gặp tất cả các nhà cung cấp, giải
  • 7. thích cho họ biết tình hình. Anh nói với họ. nếu anh phá sản thì tất cả những gì họ thu lại được chỉ là một tiệm thuốc nhỏ, nhưng nếu họ cho anh thời gian, anh sẽ trả lại 100% nợ cho từng người trong số họ. Tất cả đều chấp nhận đề nghị của anh, vì họ cũng không còn sự chọn lựa nào khác, thậm chí họ còn đồng ý bán tiếp hàng cho anh như trước, nhưng phải trả tiền ngay khi giao hàng. Thật đáng ngạc nhiên, Angelo một người có lòng tự trọng đã thanh toán toàn bộ cho các chủ nợ trong vòng hai năm. Bây giờ anh đã chiếm được lòng tin của họ và công việc kinh doanh của anh cũng phục hồi trở lại. Mặc dù khách hàng của anh giảm xuống chỉ còn 10000 người, anh vẫn hy vọng những khách hàng cũ sẽ quay lại. Tuy nhiên, anh không biết chắc là anh đã mắc sai lầm chỗ nào trong kinh doanh, nguyên nhân những thất bại ban đầu của anh. Anh muốn biết, làm cách nào tăng doanh số, do đó anh đã đến gặp bạn, một chuyên viên trong kinh doanh xin ý kiến để đảm bảo thành công trong tương lai. Câu hỏi: 1. Angelo đã mắc lỗi gì khi mới bắt đầu kinh doanh? Mô tả rõ những lỗi đó. 2. Làm thế nào để tránh những lỗi đó? 3. Theo bạn, một kế hoặch kinh doanh có giúp Angelo tránh khỏi những lỗi đã mắc không? Nếu có hãy phác thảo những nét chính của kế hoặch kinh doanh. 4. Bạn khuyên Angelo điều gì để anh ta tăng được doanh thu và lợi nhuận? 5. Bạn rút ra được những bài học gì khác từ trường hợp này? Bài học kinh nghiệm Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, Chú trọng xây dựng bộ máy hoạt động của công ty Quản lý chặt chẽ hoạt động tài chính Cần nắm bắt thị trường khách hàng đang ở giai đoạn nào để có chính sách đầu tư đúng mức, tiết kiệm được chi phí. Có chính sách dự phòng rủi ro có thể xảy ra
  • 8. Công ty A là 1 cty sx mặt hàng tiêu dùng dép xốp từ nguyên liêu PVA. Hiện nay sản phẩm của cty đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường nội địa,có uy tín với khách hàng. Trong hoạt động sản xuất, cty đưa ra nhiều mẫu mã đẹp hợp thị hiếu, chất lượng tốt và luôn đảm bảo thời gian giao hàng. Năng lực hiện tại của cty là sx 300.000 đôi/tháng. Trong đó xuất khẩu chiếm 40%. Cty phát triển ngày càng mạnh nên có kế hoạch nhập 1 giàn máy mới để mở rộng sản xuất để đưa sản lượng tăng gấp đôi hiện tại, theo dự kiến dàn máy này sẽ sản xuất thử trong quý 2 năm 2009. Vào quý 1 năm 2009 cty đã đủ hợp đồng sản xuất theo đó sẽ sản xuất 600.000 đôi cho thị trường nội địa và 300.000 đôi cho thị trường châu Âu. Vào đầu 2009 có 1 khách hàng mới ở Đông Âu đến kí hợp đồng sản xuất thử 200.000đôi và giao ngay quý 1/2009, nếu đợt đầu đạt yêu cầu thì sẽ ký kết với số lượng lớn hơn và thươg xuyên. Điều nầy làm cho ban giam đốc cty khó xử. vì theo bộ phận kế hoạch viêc nhận 1 hợp đồng như vậy sẽ rất khó khăn trong viêc chuẩn bị sản xuất, hơn nữa năng lực của cty k đap ừng nổi. bộ phận tiếp thị lưu ý rằng đây là thị trường lớn, nếu đáp ứng nhu cầu này cty có khả năng tạo nguồn ngoại tệ lớn để nhập máy móc thiết bị và tăng năng lực cho cty. Đây lag chiên lược lâu dài là cơ hội tốt không thể bỏ qua. Bộ phận tài vụ sau khi cân đối đã báo cáo rằng, hiện nay cty sx cho thị trường nội địa để tạo nguồn tiền mặt đảm bảo cho việc chi trả lương và các hoạt động khác của cty. Nếu nhận hợp đồng nước ngoài thì phải cắt bớt 1 phần kế hoạch làm hàng nội địa, và phải bồi thường thiệt hại cho bên kí hợp đồng. Số tiền bồi thường bằng số lời mà cty đạt được khi nhận được hợp đồng nước ngoài. Vị phó GĐ kinh doanh sẽ phải giải quyết vấn đề này. Câu hỏi thao luận: 1. Nếu bạn là GĐ thì bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? 2. Phân tích mọi khía cạnh có thể xảy ra với cty trong cả 2 trường hợp. Nhận ngay hợp đồng với khách hàng nước ngoài kia? 3. Giả sử GĐ nhận hợp đồng mới và cắt hợp đồng nội địa thì cần có biện pháp gì để giảm tối thiểu thiệt hại nếu có? Schmitt Meats là một hãng tư nhân đóng gói thịt ở một thành phố miền Trung Tây, Hoa kỳ. Họ thu mua, pha thịt đóng gói và bán lại cho những nhà bán lẻ cũng như một số siêu thị loại nhỏ và vừa. Họ không đủ khả năng sản xuất và phân phối cho những trung tâm, đường dây bán lẻ lớn. Đây lại là một lợi thế cho sản phẩm từ phía khách hàng. Tuy nhiên, sự tín nhiệm này đã gặp phải khó khăn khi những nhà phân phối thịt lớn khắp cả nước sẵn sàng chào hàng với những đơn hàng
  • 9. ưu tiên hoặc có giảm giá. Hiện hay, Schmitt có hai giám đốc quản lý bán hàng, mỗi người quản lý 5 đại diện bán hàng, những đại diện bán hàng này được trả lương căn bản cộng thêm với hoa hồng bán hàng dựa vào doanh số vượt trội so với số đề ra hàng tháng. Những đại diện bán hàng nào đạt số vượt 10% doanh số đặt ra cho cả năm thì sẽ được thưởng thêm tùy theo lợi nhuận của công ty trong năm ấy. Vì vậy, những đại diện bán hàng được thúc đẩy rất mạnh để xúc tiến quá trình kinh doanh. Tất cả những sản phẩm của Schmitt đều thuộc loại dễ hư hỏng và chỉ có thể được bảo quản trong những hạn định nhất định. Những sản phẩm quá hạn được trả về cho công ty tùy theo doanh số trung bình của điểm bán lẻ. Mới gần đây, Schmitt tổ chức một cuộc cổ động bán hàng đặc biệt: Người bán lẻ có thể được giảm giá đáng kể cùng với một chiếc rađiô có đồng hồ digital nếu họ đặt mua một số lượng tương đối lớn đến mức nào đó. Một trong số những nhà bán lẻ bị những điều kiện của đợt cổ động thúc đẩy, đã đặt mua gấp hai lần doanh số thông thường của họ. Và vào cuối tháng, 30% số hàng trên đã không bán kết. Sản phẩm đã bị quá hạn. Nhà bán lẻ nói trên đang cố gắng buộc đại diện bán hàng của Schmitt nhận lại số hàng chưa bán được. Người đại diện bán hàng trình bày với giám đốc bán hàng và thêm rằng "Đấy là khách hàng tốt nhất của tôi đấy!", rồi hỏi xem vị giám đốc bán hàng có thể giải quyết được gì không. Câu hỏi 1. Vị giám đốc bán hàng phải làm gì? 2. Bà ta (giám đốc bán hàng) phải giải thích như thế nào với người đại diện bán hàng? 3. Giám đốc bán hàng phải làm gì nếu cấp trên của bà biết chuyện? Nếu đối thủ cạnh tranh của Công ty biết được chuyện này? Tình huống: Buổi thuyết trình sắp tới và file tài liệu bị mất “File tài liệu có thể ở chỗ quái nào được nhỉ?”, Mark Landstad thốt lên đầy kinh ngạc. Một lần nữa, anh cố công, ra sức kiếm tìm nó giữa một biển tài liệu ở thư mục của người tiền nhiệm trong hệ thống mạng nội bộ của công ty. “Mình biết chắc chắn nó phải ở đâu đó trong này”.
  • 10. Tiến về phía cửa sổ, Mark nghiến chặt răng, vò đầu bứt tai, cảm thấy vô cùng ngứa ngáy và nóng nực. Anh trầm tư quan sát Luân Đôn trong ánh chiều tà như thể file hồ sơ bị mất nhất định đang lẩn khuất đâu đây sau ánh hoàng hôn huyền bí. Buổi thuyết trình vào thứ hai tới là lần đầu tiên để anh thể hiện mình trước tập thể những nhà quản lý cấp cao của CliffBank. Anh mới chỉ vừa chân ướt chân ráo chuyển từ bộ phận nghiên cứu của công ty sang mảng ngân hàng đầu tư, chính vì thế việc tạo được ấn tượng tốt ngay từ những phút giây đầu tiên với anh vô cùng quan trọng. Suốt cả tuần, anh miệt mài chuẩn bị slide cho buổi thuyết trình, nhưng anh không thể hoàn thành nó mà không cập nhật thêm một số thông tin mới nhất – mà theo anh phỏng đoán, chúng nhất định nằm trong file tài liệu về Millhouse, hệ thống bán lẻ quần áo danh tiếng, cũng là một khách hàng tiềm năng mà CliffBank đang nỗ lực lôi kéo. Điều anh cần lúc này là một sợi dây cứu cánh! “Nicole”, anh thì thầm với chính mình. Nicole – cô bạn đồng nghiệp mới, cũng là người sẽ tham gia cùng anh trong dự án Millhouse, có thể sẽ biết phải tìm tập tài liệu ở đâu; tập tài liệu được cho là bao gồm những thông tin hết sức quý giá về chiến lược mua lại hiện thời của hãng bán lẻ danh tiếng này. Thật không may chút nào, Nicole lại đang ở tận Trung Quốc, cách xa nơi anh đang đứng cả nửa vòng trái đất, và sẽ không thể về đây ngay – sớm nhất cũng phải vào sáng thứ hai tới. Mark bất giác mỉm cười khi nhớ lại những ấn tượng sâu sắc về Nicole, đặc biệt là lần gặp mặt đầu tiên của hai người. Phong thái lịch sự, đôi mắt ngời sáng, cô nhanh chóng đón chào Mark và giúp anh thích nghi với môi trường làm việc mới. Trong bộ đồ đen hiệu St. John, những lọn tóc vàng óng mượt thả trên bờ vai, ở Nicole dường như toát lên một vẻ tinh anh, sắc sảo trong mọi việc cô ấy làm, trong vai trò của một nhà điều hành thành thạo. “Nghe này, nếu có bất cứ câu hỏi nào, vào bất cứ lúc nào, hãy gõ cửa phòng tôi” - cô đề nghị - “Giống như tất cả chúng ta ở đây, tôi thực sự rất bận, nhưng tôi muốn chúng ta
  • 11. là một đội tốt.” Dưới sự che chở của cô, anh được giới thiệu tới tất cả những nhà quản lý cấp cao tại chỗ làm mới, và được mời tới những bữa ăn trưa kéo dài hơn thường lệ. Trong những buổi đi uống nước tại một quán bar Tây Ban Nha, cô nhồi nhét cho anh một mớ chuyện kể về anh chàng tiền nhiệm của anh, theo lời cô kể là một người đã mất hết bình tĩnh và bị buộc phải rời khỏi công ty. “Ôi, thật đúng là xấu hổ khi nhắc tới Patrick”, Mark ngồi nghe cô kể, “Anh ta quả thật là một bậc thầy trong lĩnh vực Sáp nhập và Mua lại (M&A), và anh ta rành rẽ tới chân tơ kẽ tóc về mảng bán lẻ, tuy nhiên chẳng hiểu sao một năm trở lại đây tính khí anh ta bỗng dưng lại hay thay đổi thất thường và càng ngày càng trở nên thiếu tổ chức. Rồi sau đó là những email hoang tưởng. Mọi chuyện thật kinh khủng”. “Vậy hiện giờ anh ta đang ở đâu, cô nghĩ gì về việc đó?”, Mark hỏi. “Ồ, điều này thì chẳng một ai rõ cả, nhưng tôi hi vọng anh ta sẽ sớm tìm được lối thoát khỏi tình trạng khủng khiếp đó.” Giờ đây, đang lâm vào hoàn cảnh hết sức chán nản về viễn cảnh phải dành cả ngày cuối tuần để tìm kiếm những ghi chép của một người tiền nhiệm khó hiểu, Mark ngồi thụp xuống ghế và đưa tay lên nới lỏng cà vạt. Từ phía hành lang, anh có thể nghe thấy kêu vù vù phát ra từ chiếc máy hút bụi của đội ngũ nhân viên dọn vệ sinh tối thứ Sáu ngay cạnh văn phòng của Nicole. Anh nhìn chằm chằm vào màn hình chờ đầy ma lực quyến rũ hiện ra trên chiếc máy tính của mình. Anh cũng biết, dù có tiếp tục một cuộc tìm kiếm điên rồ nữa thì cũng chẳng mang lại kết quả gì. Cái file dữ liệu chết tiệt đó chắc chắn đã bị xóa rồi. Còn Ian Beasley thì sao nhỉ? Dẫu sao người đứng đầu quản lý chiến lược hợp tác ở Millhouse đó cũng là một người bạn của gia đình anh. Không có Ian, thậm chí giờ này Mark đã không có mặt ở đây, ngay tại CliffBank này.
  • 12. Mười năm về trước, nhờ có lời giới thiệu của Ian, chàng trai trẻ Mark không có gì ngoài tấm bằng MBA trong tay đã được tuyển dụng vào vị trí nghiên cứu trong phòng tài chính của Millhouse. Mối quan hệ với Ian lúc nào cũng nồng ấm, và sự thành công trong công việc ở Millhouse đã trải thảm cho Mark đến với sự nghiệp mới tại CliffBank với vai trò của một nhà nghiên cứu về vốn. Ian thậm chí còn khuyến khích Mark chuyển sang bộ phận ngân hàng đầu tư của CliffBank. “Hãy có những bước đi đứng đắn, và rồi cháu sẽ sớm nhận thấy mình phải kín đáo, thận trọng” - Ian chân thành khuyên Mark. Mark chạm tay vào con chuột và phá vỡ sự diệu kì mê hoặc của màn hình chờ. Tập trung cao độ, anh bắt đầu gõ một bức thư điện tử nhưng rồi lại dừng lại. Cầu cứu sự giúp đỡ từ Ian lúc này có lẽ không phải là một ý kiến hay. Chắc hẳn chú ấy sẽ chẳng lấy gì làm thích thú khi phải dành thời gian cuối tuần để hướng dẫn Mark từng tiểu tiết trong chiến lược mua lại của Millhouse. Thu nhỏ cửa sổ email, nhấp chuột vào bài thuyết trình, Mark lặng ngắm slide đang viết dở nửa. Anh chắc chắn rằng cuối tuần này mình phải nhanh chóng làm một cái gì đó. Ai giữ file tài liệu? Ngả người dựa vào bức tường ngăn ô làm việc của Nicole, Mark mỉm cười hỏi: “Chuyến đi thế nào?” “Rất cảm ơn anh. Tôi chỉ thấy hơi mệt một chút. Thật là một chuyến bay dài khủng khiếp.” “Chắc cô ấy sẽ không tài nào biết được file tài liệu ấy đang ở đâu” – Mark thầm nghĩ. “Thế còn anh?” – cô hỏi một cách rất lịch sự - “Cuối tuần của anh thế nào?” “Nói thật thì nó khá ảm đạm. Như cô biết đấy, tôi đã dành phần lớn thời gian của mình để chuẩn bị cho bài thuyết trình tới và có ý định bổ sung thêm những slide mới với các thông tin cập nhật.
  • 13. Nhưng tôi đã lục tìm khắp nơi, không chừa chỗ nào, để tìm cho ra cái file dữ liệu mà cô bảo Patrick đã lưu lại về Millhouse – và cuối cùng kết quả là tôi chẳng thấy gì hết. Chính vì vậy mà tôi đành phải chắp ghép vài thứ lại với nhau.” “Ồ, thật kinh khủng” Nicole trả lời với một vẻ rất cảm thông, đồng thời kéo mở ngăn kéo bàn ra, lấy một hộp socola Thụy Sĩ và mời anh một miếng. Anh nhận lấy miếng socola, trong khi Nicole tiếp lời: “Tôi biết nhất định file dữ liệu phải ở đâu đó. Patrick dường như không bao giờ lưu cái gì vào đúng nơi đáng phải lưu. Vì thế, rất có thể file mà anh cần tìm đang ở trong ổ cứng của một chiếc máy tính xách tay nào đó. Làm sao anh có thể thích nghi được với những hậu quả do thói quen bừa bãi của một ai đó chứ, phải không?” Cô nhấp một ngụm nước trà, nháy mắt với Mark, và liếc nhìn chiếc máy tính của mình. “Nghe này Nicole, tôi biết là cô đã bận ngập đầu trong công việc, nhưng liệu cô có thể xem qua trước bài thuyết trình của tôi ngay khi có thể được không, càng sớm càng tốt. Tối qua tôi đã gửi nó cho cô rồi, và tôi muốn chắc chắn rằng nó trông có vẻ ổn – theo quan điểm của cô – trước khi chúng ta thuyết trình nó.” “Hoàn toàn nhất trí. Mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đấy cả thôi” – cô nói và liếc nhìn chiếc máy tính. “Chờ tôi một phút!” Mark gật đầu và quay bước về ngăn làm việc để diễn tập vai trò của mình trong bài thuyết trình tới. Anh quyết định sẽ tập trung vào các hoạt động sáp nhập, đặc điểm một số vụ mua lại trong quá khứ của Millhouse và lợi nhuận gia tăng nhanh chóng tại một số cửa hàng bán lẻ nhỏ hơn. Cho dù slide của anh có thiếu một chút thông tin về chiến lược hiện tại của Millhouse, nhưng đâu có hề gì, anh sẽ bổ sung nó khi trực tiếp quan sát về các cách thức giải quyết có phương pháp và lâu đời của công ty đối với hoạt động thẩm tra (due diligence[1]). Trước 11h30, ruột gan Mark nóng như lửa đốt. Buổi họp sẽ diễn ra ngay sau bữa ăn trưa, và đến
  • 14. giờ này Nicole vẫn chưa có phản hồi gì. Anh bước sang phòng làm việc của cô, nhưng cánh cửa kính vẫn đóng kín. Nicole đang nghe điện thoại, lưng quay về phía anh. Anh quyết định xua đuổi nỗi lo lắng, hồi hộp của mình bằng cách nhanh chóng đi mua một chiếc sandwich. Anh tự nhủ thể nào cô ấy cũng xem xong bài thuyết trình của mình trước khi anh quay trở về. Khi Mark quay về thì không thấy cả Nicole và người trợ lý của cô đâu nữa. Anh tự an ủi mình khi nhìn thấy chiếc bánh mì hảo hạng kẹp bơ và dăm bông trong tay. Sau khi ăn ngấu nghiến chiếc bánh, Mark trở lại văn phòng của Nicole, chỉ còn chưa đến nửa tiếng nữa là tới cuộc họp, nhưng những gì anh nhìn thấy chỉ là cô đang ngả người trên ghế, mắt dán vào màn hình máy tính. Anh cố nở một nụ cười để giấu đi sự khó chịu của mình. “Trông có vẻ rất ổn rồi” - Nicole nói với Mark một cách thờ ơ và nhấp chuột. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ có một bài thuyết trình tốt. Hẹn gặp lại anh một vài phút nữa.” Mark rơi vào một tình huống trớ trêu: Buổi thuyết trình sắp diễn ra, nhưng anh không thể nào tìm được file tài liệu mà mình cần? Ai đã chơi khăm Mark? Liệu anh có vượt qua được thử thách này để giữ vững vị trí của mình hay không? Nếu bạn là Mark, bạn sẽ làm gì trong tình huống này? Một người thích thể hiện Khi các vị giám đốc cấp cao đều đã đến đông đủ, Paul O’Rourke – người đứng đầu bộ phận – đưa mắt nhìn Mark đầy thiện cảm. Đột nhiên Mark cảm thấy thiếu tự tin, và anh bất giác mỉm cười. “Chúng ta vừa hoàn thành việc đàm phán với sáu công ty trong mảng bán lẻ” - Nicole bắt đầu ngay sau khi ánh điện mờ đi. Slide trình chiếu nêu ra một vài đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn của Millhouse trong ngành công nghiệp may mặc. “Trong số ba công ty còn lại mà chúng ta đang theo đuổi, Millhouse là công ty lớn nhất.” Nicole ung dung trình bày hết những nội dung trong phần của mình, còn Mark bắt đầu cảm thấy mất kiên nhẫn. Đó toàn là những thông tin cũ rích – anh nghĩ. Tại sao lại cứ khai thác nó nhỉ?
  • 15. Anh liếc nhìn những khuôn mặt đang tràn đầy kì vọng. “Như các vị ở đây có thể nhớ lại, năm ngoái chúng ta đã suy đoán về việc liệu Millhouse có khả năng sẽ tiếp tục giấc mơ bành trướng bằng việc thực hiện thêm bất kì vụ mua lại nào nữa không”, cô nói. Tiếp sau đó, ánh mắt của cô trở nên sáng hơn bất kì lúc nào, Nicole nhấp chuột vào một slide mà Mark chưa từng nhìn thấy. Đó là một biểu đồ cơ cấu. “Gần đây tôi phát hiện ra rằng Millhouse đang cân nhắc việc tái tổ chức cơ cấu, và đây là diện mạo mới có thể về cơ cấu tổ chức của họ.” Hoàn toàn choáng váng, Mark nhìn lại xung quanh một lần nữa. Một vài vị giám đốc đang chăm chú nhìn màn hình với ánh mắt đầy tò mò. Paul mở lời: “Tôi thấy rằng cơ cấu tổ chức mới này có vẻ khá gọn nhẹ, hơn hẳn trước đây. Dường như họ đang dự định sẽ thuê ngoài (outsource) một vài hoạt động của mình.” Lập tức mọi người bắt đầu tranh luận, như thể một nhóm những nghị sĩ hùng biện mà ai nấy đều khăng khăng bảo vệ chính kiến của mình. Nicole ra hiệu yêu cầu mọi người im lặng trở lại và bắt đầu trả lời các câu hỏi nghi vấn – lần lượt từng câu một – những câu hỏi này ngốn hết phần lớn thời gian còn lại của cuộc họp. Lúc đó, Mark biết rằng anh nên tham gia vào, nhưng đầu óc anh hoàn toàn quay cuồng. Đó chính xác là những thông tin đang nằm trong file dữ liệu mà anh đã cất công tìm kiếm. Tại sao Nicole lại có nó, và tại sao cô ấy không chia sẻ nó với anh? Vào lúc 2h chiều, Paul lại là người lên tiếng chốt lại cuộc họp, tuyên bố rằng việc triệu tập cuộc họp tiếp theo sẽ diễn ra vào tuần tới. Mark vô cùng tức giận khi các vị điều hành đều đã ra khỏi căn phòng. Thậm chí cứ cho là Nicole không hề giấu giếm những thông tin quý giá kia, nhưng tại sao cô lại chèn thêm những dữ liệu quan trọng như vậy vào bài thuyết trình mà không thèm nói với anh nửa lời? Cô ấy là đồng nghiệp kiểu quái gì vậy? “Giỏi lắm, nhà thám tử” (gián điệp thông tin doanh nghiệp) - trên hành lang, Mark còn nghe thấy Paul tán thưởng Nicole.
  • 16. Mark cố nén giận. Anh phải mặt đối mặt, nói chuyện thẳng thắn với cô ta vào một lúc nào đó – vì lúc này đang có mặt Paul. Vì thế anh đành trì hoãn chuyện này lại. Để tới khi chỉ có hai người. Kẻ vượt mặt Nửa giờ sau, Paul sải bước vào văn phòng của Mark. “Này Mark, anh biết đấy, tôi nghĩ là chúng ta cần biết rõ hơn về đường đi nước bước tinh khôn của Millhouse. Tôi băn khoăn không biết liệu anh có thể liên lạc với bạn của anh, ngài Beasley ở bên đó được không? Có lẽ bữa trưa là một ý kiến hay, hãy tìm hiểu xem bạn của anh đang nghĩ gì. Tôi muốn khi đã bước vào cuộc chơi, chúng ta cần phải hiểu rõ đối thủ.” Mark không trả lời ngay lúc đó. Anh cảm thấy không mấy thoải mái về lời đề nghị của Paul. Trên hết, anh coi Ian như là một người bạn của gia đình, chứ không chỉ là một đối tác kinh doanh. Nhưng Paul lại là sếp của anh. “Chắc chắn rồi, thưa ngài”, Mark trả lời. “Nếu có thể, hãy gọi sang văn phòng của ông ấy ngay bây giờ? Hãy nói chuyện với ông ấy càng sớm càng tốt. Cảm ơn anh, Mark.” Mark nhấc điện thoại lên để gọi sang trụ sở công ty Millhouse. Vừa gọi nhưng anh vừa thầm mong rằng Ian đã rời khỏi văn phòng rồi, nhưng chẳng mất nhiều thời gian, người trợ lý đã nối máy cho anh gặp Ian. “Ồ chào cháu, Mark!” Ian tỏ vẻ hết sức vui mừng khi nghe thấy giọng nói của anh, “mọi việc đều ổn cả chứ?” “Cháu có một văn phòng rất tuyệt, với cửa sổ nhìn về phía Nghị viện và tòa nhà của chú,” Mark nhẹ nhàng đáp, “và cháu vừa được giao một nhiệm vụ quan trọng đầu tiên. Trước hết, cháu muốn có một bữa ăn trưa với chú. Cháu nhận phụ trách một nhóm bán lẻ, và cháu muốn biết liệu mình có thể tiến tới đàm phán với công ty của chú không? Lúc nào cháu có thể gặp được chú ạ?” “Ồ, chú ngạc nhiên vì điều cháu nói. Vừa mới tuần trước, chú đã nhận được email từ một trong
  • 17. số những bạn đồng nghiệp của cháu, cô Nicole Collins. Cô ấy cứ khăng khăng đòi gặp chú. Cháu sẽ đi cùng cô ấy chứ?” Nghe tới đây, thiếu chút nữa Mark nôn chiếc bánh dăm bông mà anh vừa ăn lúc trưa. “Ồ, vậy ạ? Cháu cũng nghĩ mình sẽ cố gắng phối hợp tốt cùng cô ấy.” “Chú sẽ dặn trợ lý kiểm tra lại lịch và sắp xếp nhé, có lẽ là tuần sau. Thực sự thì chú rất vui khi cháu gọi điện.” Mark gác máy và đi về phía phòng làm việc của Nicole. Anh bước vào mà chẳng thèm gõ cửa, sau đó cánh cửa đóng sầm sau lưng anh. “Nicole, tôi muốn cô biết rằng Paul vừa yêu cầu tôi có một buổi gặp mặt riêng với ngài Ian Beasley. Ông ấy là bạn của tôi, của gia đình tôi. Cô đang liên lạc với ông ấy phải không, về chuyện gì vậy?” Nicole rời mắt khỏi bàn làm việc và ngước mắt nhìn Mark. Má cô bắt đầu ửng đỏ, “sẽ không có chuyện anh đến gặp ông ấy mà không có mặt tôi đâu Mark ạ!” Rồi cô tự tin đứng dậy. “Tôi đã làm việc miệt mài ở bộ phận này, và đổ biết bao công sức vào dự án Millhouse từ rất lâu rồi. Nếu anh nghĩ anh có thể cướp nó khỏi tay tôi, thì anh sẽ sớm phải nghĩ khác thôi!” Mark nghĩ đã đến lúc phải thành thật, thẳng thắn với nhau. “À, tôi hiểu. Chính vì vậy mà cô định sẽ giành lấy hầu hết mọi công trạng về mình, phải vậy không?” “Hầu hết mọi công trạng ư?” – Nicole cười như thể đang thách thức và nhạo báng người bạn đồng nghiệp – “Tôi sẽ cố gắng để giành lấy tất cả mọi thành tích về mình!” Nét sửng sốt hiện rõ rệt trên khuôn mặt Mark. “Bình tĩnh nào Mark, trông anh có vẻ hơi căng thẳng đấy,” giọng cô ta rất đắc thắng khi bước qua anh, thêm một cử chỉ tỏ vẻ khiêu khích, cô ta bước qua Mark và bỏ ra ngoài. Mark đi theo Nicole, và thấy cô rẽ ở góc hành lang. Đầu óc anh quay cuồng, rối như tơ vò. Anh
  • 18. siết chặt bàn tay, và cảm thấy thật ngột ngạt. Nếu cánh cửa văn phòng Nicole không bằng kính, thì nó đã ăn một cú đấm của Mark. Giọt nước tràn ly Vẫn bị choáng váng bởi những lời nói của Nicole, tim đập mạnh, Mark chậm rãi bước về phía văn phòng của Paul. Anh cảm thấy như mình đang lạc vào một giấc mộng và không biết khi gặp Paul, mình sẽ phải nói những gì. Nhưng một điều gì đó thôi thúc khiến anh nhất định phải nói. Phải nói điều gì đó. Đang nghe điện thoại, nhưng Paul vẫy tay ra hiệu mời Mark vào. “Tôi có thể xin ngài một phút được không” – Mark khó nhọc cất lời sau khi Paul nghe điện thoại xong. Đây là một việc hoàn toàn mới với Mark. “Chắc chắn rồi,” Paul nói, tỏ ra rất kiên nhẫn và hỏi lại “Có chuyện gì thế anh bạn?” “Tôi cần biết một vài điều khi làm việc với Nicole.” Mark thấy giọng nói của mình thật khó nghe. “Có chuyện gì không ổn à, Mark?” – Paul hỏi. “Xin phép ngài tôi có thể đóng cửa được không ạ?” “Ở đây, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc để cửa mở anh bạn trẻ ạ”, Paul trả lời có đôi chút đề phòng, “nhưng nếu làm như vậy khiến anh cảm thấy thoải mái hơn thì cứ làm đi.” Mark hít thở thật sâu khi cánh cửa kính đã đóng lại. “Tôi đã liên lạc với Ian Beasley, và ông nói rằng Nicole đã sớm liên lạc với ông để gợi ý một buổi gặp mặt. Trên thực thế, có vẻ như cô ấy đã rất... rất cố gắng để xây dựng một mối quan hệ tốt với Beasley kể từ khi Patrick rời đi, và trước khi tôi được tuyển dụng vào đây. Theo như tôi hiểu thì tôi được vào làm ở vị trí này, một phần nhờ vào sự tác động của những mối quan hệ.”
  • 19. Mark tiếp tục diễn tả lại nỗi kinh ngạc của mình với bài thuyết trình của Nicole, trong anh đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa một bên là sự tức giận chỉ trực trào ra và bên kia là sự lúng túng đang đặt anh vào một tình thế khó xử. Anh cảm thấy mình như thể một cậu bé vừa chạy một mạch đến chỗ ngài hiệu trưởng tố cáo tội trạng của tên du côn. “Tôi phải nói rằng, tôi có đôi chút lo lắng về cách hành xử của cô ấy, thưa ngài. Có lẽ cô ấy vừa trải qua một ngày tồi tệ, nhưng ...” “Cậu có muốn tôi nói chuyện với cô ấy không?” Paul ngắt lời, rõ ràng ông có vẻ đang phát cáu lên khi nghĩ đến viễn cảnh phải đứng ra làm trung gian hòa giải. “Không, điều đó không cần thiết,” Mark trả lời, cố gắng tỏ ra vững tin - “tôi chỉ muốn chắc chắc ông hiểu chuyện gì đang xảy ra. Còn về phần mình, tôi tin mình có thể chiến đấu tốt trong trận chiến của chúng tôi.” “Tôi rất vui khi nghe anh nói vậy,” Paul trả lời, phần nào cảm thấy bớt căng thẳng - “tôi cũng nhận thấy rằng Nicole là một phụ nữ trẻ đầy tham vọng, nhưng rồi anh sẽ phải học cách trân trọng những kết quả cô ấy đạt được. Và tôi cũng vậy.” Bạn đã từng bao giờ rơi vào hoàn cảnh như Mark chưa? Nếu có, bạn đã hành động như thế nào? Và nếu như bạn rơi vào hoàn cảnh như Mark bạn sẽ làm thế nào? Hãy gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và tìm ra những bài học bổ ích cho chính mình QUÁN CHÁO NGƯỜI HOA Phóng viên (PV): Thưa ông, trước khi bán cháo ông làm gì? Chủ tiệm (CT): Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán. (PV): Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm? (CT): Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ … (PV): Trời ơi! không có gì khác ư? (CT): Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
  • 20. (PV): Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm giám đốc, còn ông? (CT): Ngộ có thành thì cũng cho con làm chủ cửa hàng. (PV): Ông không muốn chúng đi học sao? (CT): Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm. (PV): Ở trong bếp à? (CT): Ở Đại học Havard, Mỹ (PV): Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì? (CT): Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng. (PV): Ông gọi khách hàng là Vua hay thượng đế? (CT): Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào. (PV): Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phộng rang, đúng không? (CT): Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi. (PV): Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này? (CT): Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ. (PV): Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống? (CT): Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm. (PV): Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông toàn ăn cháo trắng với củ cải muối? (CT): Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo. (PV): Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng? (CT): Nhà băng có tiền nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả. (PV): Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai trả được không, thưa ông? (CT): Dạ không phải mai mà hai mươi năm sau cũng được. (PV): Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào? (CT): Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to. Tác giả: Lê Thị Liên Hoan
  • 21. Câu hỏi: Bạn có thể nêu ra một số triết lý kinh doanh đã góp phần cho sự thành công nói chung của người Hoa? Bà Hương là người quản lí 1 xưởng sản xuất bánh kẹo,có 40 công nhân dưới quyền.Đây là xưởng sản xuất có quy mô vừa,hoạt động giống như kiểu xưởng sản xuất gia đình nên tổ chức bộ máy gọn nhẹ.Gúup việc bà Hương trong công tác quản lí có 3 người:Cô Thanh phụ trách kế toán,anh Hùng nhận giao vật tự sản phẩm và ông Thịnh phụ trách kỹ thuật.Trong 3 người ông Thịnh là người lớn tuổi nhất và có kinh nghiệm làm bánh kẹo gia truyền nên được bà Huơng tin tưởng và giao phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất của xưởng.Thông thường bà Hương thường có mặt tại cửa hàng bán bánh đồng thời là văn phòng đại diện để nắm bắt thị trường,xử lí đơn hàng và làm các công việc đối ngoại,mọi việc nội bộ xưởng đều giao cho ông Thịnh giải quyết. Một hôm,ông Thịnh quyết định đình chỉ công việc của 1 công nhân vận hành máy đánh bột.Báo cáo kỷ luật nói rằng công nhân này đã từ chối vận hành máy theo lệnh của ông Thịnh trong khi đang cần sản xuất gấp 1 lượng bánh lớn.Bà Hương xuống phân xưởng để giải quyết sự việc thì nhận thấy sự bất bình trong những người công nhân,bà tiếp xúc và được biết hầu hết công nhân đều cảm thấy vụ kỉ luật này là vô li' .Họ nói ông Thịnh ra lệnh vận hành máy trong những điều kiện vi phạm nguyên tắc an toàn nên người công nhân từ chối,nên bị ông Thịnh kỉ luật,công nhân cũng cho biết có vài người đã bị thươn khi vân hành máy đánh bột đó,nhưng pảhn ánh với ông Thịnh thì không thấy ông giải quyết gì. Câu hỏi : 1.Bà Hương pahỉ làm gì để giải quyêt tình huống trên? 2.Tình huống xảy ra có liên quan gì đến tổ chức của xởng ko? 3.Bạn có nghĩ rằng bà Hương cũng có phần lỗi khi để xảy ra tình huống trên? 4.Nếu ông Thịnh giữ nguyên ý kiến cho rằng phần sai hoàn toàn thuộc về người công nhân.Bạn sẽ phản ứng ra sao khi bạn là người công nhân ấy? Các nhà lãnh đạo có thể học đc cách ủy thác công việc thành công khi đọc cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của văn hào ng Mỹ Mark Twain: "Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer", đoạn Tom Sawyer sơn hàng rào. Đoạn này kể về cách Tom ủy thác công việc cho những cậu bé khác trong thị trấn và cách những việc này đc hoàn thành một cách vui vẻ và đầy đủ. Tom xem qua tất cả các công việc mà dì Polly đã giao cho cậu, cậu cảm thấy đó là một gánh
  • 22. nặng và rất buồn. Lúc một vài cậu bé trong thị trấn đi qua. Cậu đã nghĩ đến việc trả tiền để một hoặc hai đứa làm hộ nhưng cậu ko có đủ tiền để mua đc một buổi chiều tự do. Sau đó khi cậu trở về với công việc, một ý nghĩ lóe lên trong đầu, thay vì cằn nhằn cậu trở lại làm việc với một thái độ thoài mái và bình tĩnh. Ngay sau đó, cậu bé Ben Rogers đi ngang qua và bảo với Tom là thật đáng xấu hổ khi cậu ko thể đi bơi mà phải làm việc. Tom đáp lại: "Ồ, có thể như vậy mà cũng có thể ko phải như vậy. Tất cả những điều tớ biết là nó rất phù hợp với Tom Sawyer". Sau vài phút quan sát Tom thích thú với công việc của mình. Ben đề nghị liệu cậu ta có thể sơn thử một ít. Tom nói rằng có lẽ chỉ một ng trong một nghìn ng hoặc thậm chỉ là hai nghìn ng mới có thể sơn đc hàng rào này theo cách mà dì Polly mong muốn. Tom miễn cưỡng giao lại chổi cho Ben, đổi lấy một cái lõi táo. Ngay sau đó có càng nhiều cậu bé đến cùng Ben sơn hàng rào. Tom ngồi dưới một bóng cây và "chỉ đạo" các hoạt động. Chẳng mấy chốc hàng rào đã khoác lên mình tấm áo mới. Ngày hôm đó, Tom đã học đc bài học về hành vi con ng khi ko có hiểu biết về nó. Để khiến ng ta thèm muốn một điều j đó, điều quan trọng duy nhất là làm cho điều đó trở nên khó đạt đc. Câu hỏi: - Câu 1: Chúng ta có thể học đc j từ Tom Sawyer về nghệ thuật ủy nhiệm, ủy thác công việc? - Câu 2: Theo anh (chị): khi nhà quản trị ủy nhiệm, ủy quyền công việc cho cấp dưới có nên "ngồi dưới một bóng cây và chỉ đạo các hoạt động" như Tom hay ko? Tại sao? 30 năm trước, công ty MW chỉ là một cửa hàng nhỏ của thành phố Houston. Hiện nay, MW đã trở thành mạng lưới bán lẻ y phụcnam giới lớn nhất nước Mỹ, với 507 cửa hàng và tài sản trị giá 1 tỷ USD. Triết lý kinh doanh của công ty này là "Công việc sẽ tốt hơn nếu có tiếng cười" Tiếng cười đã giúp MW sống sót và vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh khác ngay cả trong những thời kỳ kinh tế Mỹ khó khăn nhất. Ông George Zimmer, người sáng lập và là tổng giám đốc của MW cho biết, thành phần quan trọng nhất đối với một công ty không phải là cổ đông hay khách hàng mà chính là nhân viên. Nếu nhân viên cảm thấy thoải mái và tạo được bầu không khí vui vẻ trong công việc, khách hàng cũng thấy thoải mái và vui lây. Triết lý này đã xuất hiện vào những năm 1990, thời điểm nền
  • 23. kinh tế Mỹ đang còn thịnh vượng. Khi đó nhiều công ty phải đưa ra các hình thức hậu đãi nhân viên để thu hút và giữ chân người tài. Nhưng MW, University Games, vẫn không từ bỏ quan niệm rằng sự vui vẻ có thể giúp người lao động thoát khỏi tâm trạng chán nản, căng thẳng, từ đó khơi dậy sáng tạo ở họ. Và các công ty này đã thành công cho dù cái giá cho sự vui vẻ ấy không rẻ chút nào. MW đã chỉ 1.8 triệu đôla cho 38 buổi tiệc giáng sinh vào năm ngoái và những chuyến bay đưa Zimmer hay các viên chức khác của MW đến tham dự từng buổi tiệc. Mỗi khi có đợt quảng cáo mới trên truyền hình, công ty cho một số nhân viên đến ở trong những khách sạn tại khu Beverly Hills sang trọng giữa khu Los Angeles, và đưa họ đi vòng quanh thành phố trên những chiếc xe hơi đắt tiền để họ có thể trở thành ngôi sao của những chương trình quảng cáo. MW cũng khuyến khích việc giới thiệu người quen và olafm vì cho rằng mọi người sẽ dễ làm việc hơn nếu quen biết nhau. Tạo ra tiếng cười trong công ty là một khoản đầu tư không nhỏ nhưng rất cần thiết, một nhà tư vấn quản lý, người cổ vũ cho không khí vui vẻ ở nơi làm việc, nhận định "Vào thời điểm kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay, bên cạnh lợi nhuận người ta lại cần đến nụ cười hơn bao giờ hết Doanh nghiệp số 1+2/2004 Ông Bill Blance vừa mới được bổ nhiệm làm giám đốc một nhà máy lớn nhất của tập đoàn máy phát gas. Nhà máy này ở Carbondale illnois. Sản phẩm của nhà máy là các máy phát gas và nó như là nguồn năng lượng cho các hệ thống chỉ dẫn cho các tên lửa của Mỹ.Sau khi chuyển gia đình từ california tới Carbondale, ông bill blance tổ chức cuộc họp với toàn nhà máy . Ông nhận được một tin không hay , một lô hàng của nhà máy đã bị một khách hàng quen trả lại . Thật lạ là toàn bộ cán bộ , công nhân của nhà máy đều bàng quan với tin đó. Theo họ “ đây là chuyện của quá khứ”. Ông bill triệu tập cuộc họp với các nhân viên phòng kỹ thuật trước khi cho kết quả kiểm tra hàng . Ông đã nêu ra rất nhiều câu hỏi ở trong cuộc họp “ nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là gì ?
  • 24. Tại sao những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn lại được đưa đi tiêu thụ ? nhũng gì chúng ta đã phải làm khác đi quy trình sản xuất để tránh vấn đề này ? ảnh hưởng của vấn đề này tới tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy như thế nào ? nhân viên phòng kỹ thuật cho rằng nguyên nhan sâu xa của vấn đề là sản phẩm đã được thực hiện tốt ở trong tất cả các khâu trừ khâu làm lạnh . Còn với những câu hỏi khác họ đều trả lời như nhau “chúng tôi không biết”. Ông bill giải tán cuộc họp và gọi điện thông báo cho chủ tịch tập đoàn , ông don billiga, rằng ông nhận thấy có một vấn đề rất lớn trong toàn bộ hệ thống nhà máy ông .Và ông muốn được thường xuyên thông tin và nhận sự chỉ đạo giúp đỡ từ tập đoàn trong tiến trình điều tra phát hiện sự việc . Hôm sau ông lại cho triệu tập cuộc họp với toàn bộ nhà máy để thảo luận về vấn đề này.Những thông tin mà ông nhận được từ cuộc họp lại tồi tệ hơn rất nhiều so với những gì ông chuẩn đoán. Toàn bộ thành phẩm và bán thành phẩm lưu kho đã gần như không đạt tiêu chuẩn và phải làm lại từ khâu trộn của quá trình sản xuất. Nhưng để cho ra một lô hàng mới từ khâu trộn – sản xuất và tiêu thụ phải mất ít nhất 3 tháng . Vì vậy , nhà máy phải đối mặt với một thực tế là phải chờ 3 tháng liền cho đầy các ống nhiên liệu và không thu được một đồng doanh thu nào trong vòng 3 tháng này . Sau khi phê bình nhân viên , ông bill gọi điện thông báo cho ngài Billigan “chúng tôi không thể có một sản phẩm nào để giao hàng trong vòng ít nhất 90 ngày . Như vậy, chúng tôi mất khoảng 500.000 USD trước thuế trong vòng 3 tháng tới .Và chúng tôi cũng phải từ chối các đơn đặt hàng . Nghiêm trọng hơn , chúng tôi lại không biết rõ về nguyên nhân của vấn đề và cẩn phải làm gì để giải quyết nó nhưng chúng tôi đang tiếp tục điều tra tìm hiểu . Ông Blance đã bắt đầu với giai đoạn trộn và kiểm tra các giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất , theo dõi xem công nhân có làm theo quy trình chuẩn hay không. Mỗi một công việc trong quá trình làm đều có 2 người quan sát viên theo dõi tiến trình thực hiện theo quy trình chuẩn. Chỉ một tuần sau ông đã có đầy đủ thông tin để phát hiện ra rằng công nhân ở bộ phận trộn đã không làm theo quy trình chuẩn. Một tuần sau nữa ông tìm ra rằng một khi mà quy trình được thực hiện một cách cẩn trọng thì nguyên vật liệu trong quá trình kiểm tra , kiểm soát đạt tiêu chuẩn chất lượng một cách hoàn hảo. Câu hỏi thảo luận : 1. Chỉ ra các nguyên nhân trong việc kiểm tra , kiểm soát chất lượng của nhà máy phát gas. 2. tại sao lại không tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi chuyển cho khách hàng ? Liệu đó có thể là một nguyên nhân ? Làm sao để giải quyết vấn đề phát sinh này ?
  • 25. 3. Chỉ ra những phương pháp khác mà ông blance có thể sử dụng để phát hiện vấn đề chất lượng trong nhà máy . Ông phải làm gì để cải thiện tình hình này ? 4. Chương trình kiểm tra , kiểm soát chất lượng nên được thực hiện như thế nào để tránh được mọi vấn đề phát sinh trong toàn nhà máy ? Xuất thân là một sinh viên y khoa nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ khoái cà phê hơn cầm dao mổ. Năm 1996, Vũ tự làm ra những gói cà phê và tự bán. Tám năm sau, Vũ tự tạo ra việc làm cho gần 15.000 nhân công. Vượt qua nhiều ứng viên khác trong nước, Đặng Lê Nguyên Vũ được Hiệp hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Asean chọn là nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất Asean. Đây là một danh hiệu được trao năm năm một lần cho những doanh nhân có thành tích kinh doanh xuất sắc, đóng góp nhiều cho xã hội. Và trên thương trường, cái tên này cũng luôn gắn với hình ảnh một nhà quản trị đầy bản lĩnh. Vào thời điểm hiện tại, Trung Nguyên đã và đang tạo cho mình một vị thế cách biệt với các hãng cà phê trong nước. Nhưng không bằng lòng với điều đó, nhà quản trị trẻ đầy bản lĩnh này còn thể hiện sự quyết tâm cạnh tranh với đối thủ nước ngoài. Trung Nguyên đã thể hiện được sức mạnh của mình trong một “cuộc chiến” với một “đại gia” nuớc ngoài vốn khuynh đảo thị phần đóng gói ở Việt Nam – một cuộc chiến mà theo Vũ là không hề giấu giếm. Và chỉ với một thời gian ngắn thôi, sản phẩm G7 của Trung Nguyên đã làm cho họ có khó khăn. Thành công của G7 ngày nay là một điều không tầm ai phủ nhận được, ấy vậy mà không mấy ai biết rằng khi bắt đầu “cuộc chiến” với những tập đoàn đa quốc gia, Đặng Lê Nguyên Vũ mời hai công ty quảng cáo tới. Khi nghe Vũ trình bày ý định, một người nói “Gậy vông mà đòi chơi với xe tăng, thiết giáp!” Người kia kể: “ở nhà tôi có nuôi hồ cá. Thả miếng bánh vào, con cá lớn táp trước. Những mẩu bánh vụn vung vãi dành cho lũ cá nhỏ”. Nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ không chấp nhận sự khiếp nhược đó.
  • 26. “Tại sao tôi không thắng một kẻ mạnh hơn tôi ngay trên đất nước mình? Mục tiêu của chúng tôi đầy tham vọng: không chỉ chiếm thị phần mà đánh bại “đại gia” đó tại Việt Nam trước đã. Đã đến lúc chủ động “chơi” chứ không đợi người ta “đánh” rồi mới loay hoay phản kích” “Đứng lên “chơi” với những tập đoàn đa quốc gia. Tại sao không?” Đúng là khí phách của một doanh nhân trẻ đất Việt- nhanh nhạy, sáng tạo và tràn đầy niềm tin chiến thắng! Câu hỏi: - Câu 1 : Những phẩm chất nhà quản trị nào bạn nhận thấy ở Đặng Lê Nguyên Vũ qua câu chuyện nhỏ này? Đó có phải là phẩm chất cần có hàng đầu đối với Nhà Quản Trị không? - Câu 2 : Một vài nhận xét của bạn về thê hệ “Nhà quản trị trẻ tuổi Việt Nam” hiện nay? Theo bạn, đâu là “lợi thế so sánh” của họ? - Câu 3 : Để trở thành “Nhà quản trị” thành công trong tương lai, bản thân bạn cần tích luỹ những “hành trang” gì? Không phải tự nhiên mà từ một cơ sở sản xuất nhỏ, sau hơn 20 năm hoạt động, nỗ lực không ngừng, Công ty sản xuất thương mại Thiên Long đã trở thành một thương hiệu đứng đầu trong ngành văn phòng phẩm ở Việt Nam, và còn được người tiêu dùng bình chọn là “Thương hiệu số 1” trong 100 thương hiệu mạnh Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn trong năm 2005. Đạt được điều đó bởi Thiên Long đã có những bước đi thật bài bản và vững chắc. Để đạt được “Thương hiệu số 1” như ngày hôm nay là nhờ Thiên Long đã tập trung phát triển từng bước về nguồn lực, hệ thống phân phối và các hoạt động marketing. Để tập trung phát triển nguồn nhân lực, song song với chính sách lương bổng hợp lý, môi trường làm việc tốt để thu hút nhân tài, công ty còn thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao kỹ năng chuyên môn. Chính đội ngũ nhân lực này là những người làm chủ được những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất để tạo ra các sản phẩm chất lượng. Các sản phẩm của công ty
  • 27. được sản xuất theo một chu trình khép kín bằng các thiết bị thế hệ mới và chuyên dùng cho ngành sản xuất bút bi được nhập từ Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... Đặc biệt dưới sự hỗ trợ của Robot và được đăng ký mã vạch EAN VN, tạo ra những sản phẩm đúng tiêu chuẩn chất lượng. Không ai có thể ngờ rằng, cách đây hơn 20 năm “Thương hiệu số 1” này chỉ là cơ sở gia đình nhỏ với vài chục công nhân, sản phẩm đơn giản với quá trình sản xuất thủ công là chính. Nhớ lại quá khứ, ông Cô Gia Thọ, Tổng giám đốc Công ty Thiên Long, bồi hồi: “Trong quá trình hoạt động, với những kinh nghiệm tích lũy được, chúng tôi đã nhận ra rằng trong kinh doanh ngày nay, nếu không tự làm mới mình cũng đồng nghĩa với việc tự triệt tiêu năng lực cạnh tranh và sụp đổ. Chính áp lực đó buộc chúng tôi luôn phải cố gắng hết sức. Để xứng với tầm hoạt động, song song với việc đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến để tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, chúng tôi cũng đã nâng cấp cơ sở Thiên Long lên thành Công ty SX - TM Thiên Long vào năm 1996. Để tiếp tục phát triển trong quá trình hội nhập, tháng 04/2005 vừa qua, Thiên Long đã chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với số vốn điều lệ lên tới 180 tỷ đồng”. Không dừng lại ở mặt hàng bút bi, Thiên Long đã “lấn sân” sang các mặt hàng văn phòng phẩm khác như giấy, mực... Thiên Long hiện đang sản xuất khoảng 80 chủng loại sản phẩm, tổng sản lượng năm 2005 lên đến 300 triệu đơn vị sản phẩm. Riêng năm 2005, công ty đã nghiên cứu thành công và tung ra thị trường đến 10 loại sản phẩm mới. Mặc dù hiện đang được xem là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành sản xuất văn phòng phẩm của Việt Nam với thị phần riêng cho thương hiệu bút bi chiếm 70% và doanh số xuất khẩu chiếm khoảng 10% tổng doanh số mỗi năm, nhưng Công ty sản xuất thương mại Thiên Long vẫn không hài lòng với những gì đã đạt được. Để tiếp tục cạnh tranh khi hội nhập AFTA, 4 năm trước đây công ty đã bắt đầu chú trọng đến các hoạt động marketing nhằm quảng bá và xây dựng thương hiệu, tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người tiêu dùng. Thiên Long được coi là doanh nghiệp trong nước khá “chịu chơi” khi chiếm tới 90% chi phí hoạt động truyền thông và quảng cáo của ngành văn phòng phẩm ở Việt Nam (theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường TNS). Nhiều chương trình tiếp thị đã mang lại hiệu quả cao cho công ty như chương trình “Tư vấn mùa thi”, “Tiếp sức mùa thi”, “Học bổng Lê Văn Tám”, phim quảng cáo giới thiệu bút lá tre
  • 28. khá ấn tượng... Nhờ những hoạt động đó mà thương hiệu Thiên Long có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng. Thiên Long đưa ra mục tiêu cho mình trong thời gian tới là tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trong ngành văn phòng phẩm Việt Nam và duy trì mức độ tăng trưởng hàng năm là 30%; mở rộng thị trường xuất khẩu. Dự kiến trong năm 2006, công ty sẽ tung ra khoảng 30 sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu học đường và văn phòng đang phát triển. CÂU HỎI 1. Ông Thọ đã thực hiện tốt chức năng nào của quản trị? Bạn hãy phân tích? 2. Bạn sẽ tư vấn cho công ty Thiên cần phải là gì để đem lại hiệu quả cao hơn? Cách đây không lâu, Công ty Dệt may Thành Công chính thức thông báo việc chấm dứt hợp tác với các đại lý của họ trên đường Cao Thắng, quận 10, một trong các kênh phân phối sản phẩm quan trọng của công ty ở địa bàn TP.HCM. Bà Phạm Thị Nguyên Thanh, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh sản phẩm may của Thành Công, cho biết: “Thực hiện quyết định này là một điều khó khăn với công ty, vì các đại lý này đã gắn bó nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, không thể làm khác hơn vì quyền lợi của người tiêu dùng và cả Công ty đã bị đe dọa nghiêm trọng”. Theo bà Thanh, “một số cửa hàng vẫn treo bảng hiệu đại lý của Thành Công nhưng hoàn toàn không bán sản phẩm của Công ty. Có nơi mua hàng chợ, hay tự may rồi gắn nhãn mác Thành Công để lừa gạt người tiêu dùng…” Hơn 10 năm trước, các sản phẩm may của Thành Công khá nổi tiếng trên thị trường nội địa. Đặc biệt là các sản phẩm đan kim thương hiệu TCM hầu như độc chiếm thị trường nhờ vào chất lượng cao. Tuy nhiên vì quá chú trọng khám phá thị trường nước ngoài vào những năm đầu đất nước mở cửa hội nhập, Thành Công hầu như bỏ quên thị trường trong nước. “Từ con số không, kim ngạch xuất khẩu vươn lên chiếm đến gần 70% tổng doanh số hàng năm của công ty. Say sưa với chiến thắng này, chúng tôi gần như không còn nhớ mình đang có một thị trường rất lớn, ngay tại “sân nhà”, bà Thanh kể. Do nhắm đến thị trường nước ngoài, Thành Công huy động thêm vốn đầu tư cho máy móc thiết bị và các bộ phân khác như thiết kế tạo mẫu, tìm chất liệu mới… Và cái giá mà công ty phải trả cho việc “bỏ quên” sân nhà là thương hiệu TCM hầu như mất hút
  • 29. trên thị trường nội địa, trong khi các đối thủ cạnh tranh ngày một lớn mạnh với các chuỗi cửa hàng bán lẻ hoặc đại lý độc quyền lần lượt ra đời. Các sản phẩm may TCM từ chỗ là hàng cao cấp, dần dần không còn được người tiêu dùng nhớ đến nhiều mặc dù chất lượng vẫn không thay đổi. “Trong khi xu hướng thị trường thời trang trong nước thay đổi mẫu mã rất nhanh thì những năm qua chúng tôi lại chưa tập trung nhiều cho sản phẩm mới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Thành Công mất dần thị phần trong nước”, bà Thanh thừa nhận. Vài năm trở lại đây, các thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam ngày càng bị thu hẹp. Nhìn thấy trước khó khăn của thị trường xuất khẩu, nhìn lại những tiềm năng từ thị trường nội địa, những người lãnh đạo Công ty Thành Công đã quyết định quay về “sân nhà” nhằm củng cố thương hiệu, và cũng để tìm thêm đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay, tuy cái tên TCM vẫn còn được người tiêu dùng nhớ đến ít nhiều, nhưng nó lại làm người ta liên tưởng đến nhóm sản phẩm trung bình khá chứ không phải nhóm hàng cao cấp như trước đây. Vì thế, kế hoạch của công ty là tái định vị thương hiệu TCM thông qua việc đầu tư mạnh cho khâu thiết kế mẫu mã, tìm chất liệu mới và xây dựng lại niềm tin của người tiêu dùng. Sau khoảng hai năm chuẩn bị, Trung tâm Kinh doanh sản phẩm may Thành Công đã ra đời, quy tụ đến gần 100 nhân viên, trong đó nhiều người đã từng làm việc cho các công ty nước ngoài. “Công ty đã dành ra 10 tỉ đồng để tổ chức lại hệ thống cửa hàng bán lẻ ở TP.HCM năm nay. Chúng tôi đặt ra kế hoạch trong hai năm phải hoàn chỉnh cho được hệ thống cửa hàng bán lẻ trải rộng trong cả nước, sau đó tiến tới xuất khẩu bằng chính thương hiệu của mình”, bà Thanh cho biết. Tạo sự khác biệt trong sản phẩm là vấn đề sống còn trong bất cứ ngành sản xuất nào, Thành Công nhận thức rõ điều đó. Với ưu thế sẵn có của một công ty dệt may hàng đầu trong nước đối với sản phẩm đan kim, các sản phẩm trở lại thị trường nội địa lần này của Thành Công đã khác trước. Sản phẩm đi theo hướng chú trọng đến sức khỏe và sự thoải mái của người sử dụng. Chẳng hạn với dòng sản phẩm mới GEN-X (sắp được bán ra thị trường) sử dụng chất liệu cotton tự nhiên 100%, kết hợp với các hoạt chất kháng khuẩn, sợi hút ẩm, các vitamin. Đối với sản phẩm này, các hương thơm được đưa vào trong quá trình dệt nhuộm và được xử lý để vẫn giữ được mùi thơm sau hơn 20 lần giặt. Bà Thanh cũng tiết lộ rằng việc công ty Thành Công cổ phần hoá cũng là sức ép khiến công ty phải tổ chức lại hoạt động. Và để nâng cao hơn giá trị công ty, gây dựng lòng tin đối với các cổ đông thì con đường ngắn nhất là tìm lại thị trường trong nước. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm
  • 30. Kinh doanh sản phẩm may của Thành Công đã xây dựng được sáu cửa hàng trong tổng số 20 cửa hàng dự định mở trong năm nay. Đây là những cửa hàng được thiết kế hoàn toàn giống nhau, trưng bày sản phẩm khá bắt mắt. Đội ngũ thiết kế của Thành Công hiện nay đang hoạt động hết công suất nhằm tạo ra nhiều mẫu mã mới cung cấp ra thị trường. Từ cuối năm ngoái đến nay, trung bình mỗi tháng đội ngũ này thực hiện được 80 mẫu thiết kế mới. Theo bà Thanh, công ty có một lợi thế khá lớn trong việc xây dựng lại hình ảnh vì đã có sẵn hệ thống nhà xưởng, dây chuyền, thiết bị sản xuất thuộc loại hiện đại vốn đã được đầu tư từ trước cho mục đích mở rộng xuất khẩu. Thành Công đã đưa được hàng vào những thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Nhật, Châu Âu…Sản phẩm may của Thành Công đã vào được các hệ thống siêu thị bán lẻ ở Mỹ nên không có lý do gì lại bỏ ngỏ một thị trường nội địa rộng lớn với 84 triệu dân cho các đối thủ nước ngoài vào khai thác. Câu hỏi: 1. Phân tích các quyết định của công ty Công ty Dệt may Thành Công? Các quyết định nào được coi là có tính đột phá? 2. Theo bạn sẽ làm thế nào để phát triển tốt công ty này? Trong tuần lễ, đưa hàng VIỆT NAM chất lượng cao vào bán tại các siêu thị thuộc hệ thống COOPMART. Vĩnh Tiến là 1 trong 27 đơn vị tham dự. Cũng trong dịp này, Vĩnh Tiến là 1 trong 3 đơn vị có doanh thu cao gấp 10 lần so với những ngày bán thường. Trước đó khoảng vài tháng trong hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức tại TP. HCM và tại Hà Nội, gian hàng của Vĩnh Tiến lúc nào cũng đông nghẹt khách hàng. Sau những lần tổ chức như vậy, ban tổ chức đánh giá Vĩnh Tiến khá cao về khả năng tiếp thị hàng hóa, cũng như cách trưng bày nổi trội thu hút sự chú ý của người mua. Vì theo họ, trong diều kiện hiện nay hàng hóa nếu chỉ sản xuất có chất lượng cao không thôi thì chưa đủ, mà chính là sự tin cậy với người mua về mặt hàng của cơ sở mình. Đó chính là cách nhanh nhất để kéo khách hàng đến gần mình hơn. Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng, giấy Vĩnh Tiến cũng không ngừng đa dạng hóa các mặt hàng như: tập láng 48 trang, 98 trang hàng đôi BB, tập 100 trang, tập 200 trang... Giá bán các loại tập thường dao động từ 940đ/cuốn đến 3.740đ/cuốn, với mức giá này phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Hiện nay, Vĩnh Tiến đã có khoảng 18 loại mặt hàng với nhiều bộ bìa khác nhau, hầu hết bìa tập được cán lớp nhựa OPP khá dày. Các loại tập đặc biệt, ở lớp giấy cán
  • 31. láng, có in nổi hình những con nai nhỏ rất xinh xắn. Chuẩn bị cho mùa khai trường năm 1998- 1999, ngay từ những ngày đầu tháng 4, Vĩnh Tiến đã tiến hành sản xuất: 12 bộ bìa, mỗi bộ có 8 hình màu khác nhau phục vụ cho các đối tượng như: Sài Gòn 300 năm, Supper Sư Tử, Thám Tử sinh viên... Với mục đích là sản xuất để phục vụ mọi đối tượng trong cả nước, Vĩnh Tiến đã thiết lập được mạng lưới phân phối rộng khắp từ Bắc vào Nam, nơi nào có học sinh, thì nơi đó Vĩnh Tiến có mặt. Riêng địa bàn Tp. HCM có khoảng trên 20 đại lý, hơn 100 điểm bán lẻ với khoảng trên 200 nhân viên bán hàng. Tại các siêu thị và các nhà sách lớn của thành phố, tập Vĩnh Tiến cũng chiếm ưu thế. Nói về việc tổ chức mạng lưới bán lẻ, Anh Trịnh Sĩ Minh, Trưởng phòng Kinh doanh cho biết: Tổ chức mạng lưới bán lẻ, đây là một sáng kiến cách đây 3 năm của anh Dậu, Giám đốc Xí nghiệp. Để tranh thủ được những ngày hè rảnh rỗi của sinh viên, đồng thời giúp đỡ họ có thêm thu nhập để bước vào năm học mới. Anh Dậu đã tổ chức từng nhóm sinh viên lại, phổ biến nội quy, quy định hoa hồng và tiền lương cho những ai tham gia vào mạng lưới bán lẻ cho xí nghiệp. Thời gian đầu công việc thật sự khá phức tạp, nhiều sinh viên chưa ý thức được, đã nhận tập kém chất lượng để bán cho các cơ sở khác, hoặc bán hàng với giá cao hơn quy định. Một số khách hàng đã đến than phiền Vĩnh Tiến vì bán hàng kém chất lượng. Để duy trì được mạng lưới bán hàng mà không làm mất uy tín của mình. Vĩnh Tiến đã cử người giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh lại từng điểm bán hàng. Cho đến nay tình trạng trên đã chấm dứt. Để đảm bảo cho sinh viên có thu nhập khá, Vĩnh Tiến cũng tăng giá hoa hồng từ 150đ lên 200đ/tập. Để khuyến khích cho sự công tác thường xuyên, Vĩnh Tiến còn trả tiền lương, tiền thưởng cho những sinh viên nào bán tốt. Vào những giai đoạn cao điểm, nhiều sinh viên bán được trên 1.000tập/ngày. Ngoài ra, Vĩnh Tiến chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới bán hàng vào các trường phổ thông trong đầu năm học, hoặc các thời điểm sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, để đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các trường và cho các em học sinh. Cũng chính vì vậy, đến nay Vĩnh Tiến cũng đã thiết lập được mối quan hệ với hơn 300 trường, trên địa bàn thành phố và phát triển sang thi trường Lào và Campuchia. Thị trường văn phòng phẩm nói chung và tập vở nói riêng, là thị trường khá rộng và nhiều tiềm năng. Vĩnh Tiến, là một trong những đơn vị đã nắm bắt được thời cơ để tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường đầy tiềm năng này. Câu hỏi:
  • 32. 1. Phân tích các kỹ năng quản trị của Giám đốc Công ty Giấy Vĩnh Tiến? Giám đốc công ty này đã thực hiện tốt các chức năng quản trị nào? 2. Phân tích chiến lược phát triển kênh phân phối bán lẻ của Công ty Giấy Vĩnh Tiến? “Tôi sẽ không có bất kỳ sơ đồ tổ chức hay mô tả cương vị công tác dưới bất kỳ hình thức nào ở cái công ty này” – ông Minh vị chủ tịch và là người sáng lập công ty quần áo may sẵn, nhà sản xuất complê may sẵn và áo khoác thể thao cho nam giới đã tuyên bố như vậy. “Chúng ta là một công ty thành đạt và đang phát triển, nơi tôi muốn tất cả những người quản lý và nhân viên của chúng ta đều cảm thấy họ là những người cùng một đội ngũ. Sơ đồ tổ chức và bản mô tả công việc chính là cách làm cho mỗi người cảm thấy họ có cương vị riêng – mỗi ô trong sơ đồ – và vì thế chỉ muốn khư khư giữ lấy. Tôi không muốn bất kỳ người nào với ý nghĩa như vậy! Chúng ta đã trưởng thành từ một công ty nhỏ với doanh thu hằng năm vài trăm triệu đồng đến nay trở thành một công ty lớn với doanh thu hằng năm vài chục tỷ đồng chính là vì tất cả chúng ta đã hòa hợp ăn ý với nhau và đã mạnh dần nhờ mẫu mã tốt, chi phí thấp. Chúng ta không cần phải là General Motors với sơ đồ tổ chức rắc rối của họ và tôi cũng không bao giờ muốn chúng ta như vậy”. Khi bàn luận về ý kiến của vị chủ tịch về sơ đồ tổ chức và bản mô tả vị trí công tác vào một bữa ăn trưa, ông Hùng Kế toán trưởng công ty đã ra sức bảo vệ vị chủ tịch và nhấn mạnh rằng hành động theo tinh thần đồng đội thực sự chính là cốt lõi của sự thành công. Tuy nhiên cô Lan, phụ trách sản xuất thì cho rằng: “Quan điểm của vị chủ tịch là sai lầm không thể chấp nhận được”. Cô Lan nói: “Sự thật là tôi không thể điều hành nổi công việc của tôi nếu không có sơ đồ tổ chức và việc mô tả vị trí công tác, tôi phải giấu nó trong ngăn bàn của tôi, chỗ mà ông Minh không sao tìm được”. Câu hỏi: 1. Bạn nghĩ gì về vị trí của ông Minh? Và nghĩ gì về quan điểm của ông ta? 2. Bạn có cho rằng ý kiến của cô Lan là đúng hay không? Giải thích? 3. Điều gì sẽ xảy ra nếu một công ty không có một sơ đồ tổ chức và bản mô tả vị trí công tác? 4. Theo bạn, đối với hoạt động kinh doanh của một công ty quần áo may sẵn, dạng cấu trúc tổ
  • 33. chức nào nên được triển khai? Trình bày sơ đồ cấu trúc vừa đề nghị và giải thích lý do và tính hợp lý của nó. Xuân mới được bổ nhiệm làm GĐ Chi nhánh miền Nam của Công ty du lịch xuyên việt. Chi nhánh có 10 người gồm: 1 GĐ phụ trách chung, 3 hướng dẫn viên, 3 nhân viên KD, 1 TK văn phòng, 1 nhân viên KT, 1 nhân viên bảo vệ. Cho tới ngày được bổ nhiệm Xuân đã có 5 năm tổ chức các chương trình du lịch ở 1 chi nhánh khác của công ty. Hải, 1 nhân viên trong chi nhánh này đã từng có triển vọng được bổ nhiệm làm GĐ chi nhánh, rất phẫn nộ khi Xuân được bổ nhiệm. Anh cho rằng mình hiểu biết về địa bàn hơn Xuân và có quan hệ tốt với hầu hết các thành viên trong nhóm. Công ty có 1 hệ thống đặt chỗ trên mạng và các công việc điều hành thường phải quyết định rất nhanh. Thêm vào đó, PGĐ công ty còn yêu cầu Xuân quan tâm đến việc phát triển những quy trình mới để huấn luyện nhân viên và cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Câu hỏi: 1. Ở vị trí công việc mới, Xuân gặp những khó khăn gì? 2. Xuân cần ứng xử với các nhân viên của mình và với Hải như thế nào? Mong mọi người chung tay giải bài tập tình huống nì....... Nhờ các sản phẩm mới tuyệt vời , chương trình Marketing đầy sáng tạo, dịch vụ khách hàng trong công ty hoàn hảo, công ty thiết bị kinh doanh Mỹ đã nổi lên như một người đi đầu trong lĩnh vực này, với doanh số bán trên 1 tỷ USD hàng năm , suất tăng lợi nhuận cao và giá cổ phiếu liên tục tăng lên . Công ty trở thành một trong những nơi thu hút các nhà đầu tư-là những người được hưởng múc tăng trưởng nhanh và lợi nhuận cao từ công ty. Nhưng chẳng bao lâu chủ tịch công ty nhận ra rằng cơ cấu tổ chức đã từng giúp công ty thành đạt nay không còn thích hợp với những đòi hỏi của công ty nữa. Trong nhiều năm công ty được tổ chức theo tuyến chức năng ,các phó chủ tịch phụ trách tài chính ,Marketing, sản xuất , nhân sự , mua sắm , kỹ thuật và nghiên cứu phát triển, trong quá trình phát triển , công ty đã mở rộng các tuyến sản phẩm ra ngoài phạm vi máy tính kinh doanh mà gồm cả máy chữ điện tính ,máy photocopy ,máy quay ,chiếu phim, hệ thống kiểm tra bằng máy tính cho công cụ máy móc, và máy tính tài vụ chạy điện , thời gian trôi qua, đến lúc nảy sinh vấn đề cần quan tâm là cơ cấu tổ chức của công ty không thể hiện trách nhiệm về lợi nhuận ở cấp dưới chủ tịch ,không phù hợp với bản chất kinh doanh, đang bị xa rời do bị nước ngài chỉ
  • 34. đạo và tỏ ra quá chú trọng đến những bức tường ngăn cản việc hợp tác có hiệu quả giữa các bộ phận chức năng về Marketing , sản xuất và kỹ thuật . Dường như có rất nhiều quyết định được ban ra ở cấp dưới chứ không phải từ văn phòng chủ tịch. Do đó chủ tịch đã phân chia công ty thàn 15 chi nhánh độc lập ở trong và ngoài nước , mỗi chi nhánh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về lợi nhuận . Tuy nhiên sau khi việc cải tổ này có hiệu lực, ông ta bắt đầu cảm thấy rằng không thể kiểm soát thích đáng các chi nhánh này được . Xuất hiện những trùng lắp đáng kể trong chức năng mua sắm , nhân sự , người quản lý mỗi chi nhánh tiến hành hoạt động riêng của mình của mình mà không quan tâm gì đến chính sách và chiến lược của công ty và điền này trở nênn rõ ràng với vị chủ tịch là công ty đang phân rã thành một số phần độc lập với nhau. Chứng kiến một vài công ty lớn rơi vào tình thế khó khăn khi người quàn lý một chi nhánh mà mắc sai lầm và chi nhánh đó phải chịu những thiệt hại lờn , chủ tịch đi đến kee61t luận là ông ta đã đi quá xa trong việc phân quyền . Do vậy , ông ta đã thu hồi một số quyền hạn đã giao cho người quản lý chi nhánh và buộc họ phải có sự phê chuẩn của ban quan trị cao cấp nhất của công ty về những vấn đề quan trịng như: 1. chi tiêu bất kỳ khoản vốn nào quá 10000usd. 2. giới thiệu bất kỳ sản phảm mới nào 3. các chính sách và chiến lược Marketing và giá cả 4. mở rộng xí nghiệp 5. thay đổi trong chín sách nhâ sự Các tổng quản lý chi nhánh ko hài lòng khi sự tụ quyết đang bị lấy mất . Họ công khai phàn nàn rằng công ty đang là trò trẻ con , lúc cần thì phân quyền , sau lại lập quyền . Vị chủ tịch này lo sợ cho địa vị của mình nên đạ mời ban cố vấn đến khuyên nhủ ông ta nên làm gì. CÂU HỎI: 1. Vị chủ tịch đã sai lầm ỏ đâu khi lập ra 15 chi nhánh đôc lập ? 2. Vị chủ tịch lấy lại sự kiểm soát là đúng hay sai?(phân tích rõ 5 ý trên ) 3. Bạn sẽ làm gì trong những hoàn cảnh này? Chuyện ngụ ngôn kinh doanh "Chó và Chuột"
  • 35. Một lũ chuột trèo lên bàn định ăn vụng thịt, không ngờ lại khiến con chó nằm cạnh bàn thức giấc. Chúng bèn dịu ngọt thương lượng với chó: - Nếu anh im lặng thì bọn tôi sẽ chia cho anh một miếng thịt. Chó nghiêm mặt, từ chối thẳng thừng: - Bọn mày mau cút đi. bà chủ thấy thịt mất thì chắc chắn sẽ nghi ngờ ta. Lúc đó, thì ta lại trở thành miếng thịt trên bàn chứ trả chơi! Bài học kinh doanh: Đừng hợp tác với kẻ muốn lật đổ bạn! Khi họ hứa cho bạn một chút lợi ích, thì sau đó bạn mất rất nhiều thứ. Quan huyện Ngày xưa, có viên quan nọ về nhận chức ở Kinh Châu. Tại đó thường có một con hổ dữ, từ trên núi xuống bắt người và súc vật ăn thịt. Dân chúng cầu xin viên quan tìm cách bắt hổ. Viên quan nọ bèn sai khắc, chữ to mệnh lệnh của mình: “Cấm hổ vào thành” trên vách núi cao. May thay, gặp đúng dịp đó con hổ dữ kia dời khỏi Kinh Châu. Ông ta rất đắc ý, cho rằng mệnh lệnh của mình quả thực hiệu nghiệm. Không lâu sau, ông ta được phái tới nhận chức ở nơi khác. Dân chúng nơi này rất hung dữ, bất trị. Viên quan nghĩ, lệnh của mình đã cấm được cả hổ dữ, thì lý gì lại không cấm được người! Nghĩ vậy, ông ta bèn ra lệnh cho lính lại, theo kiểu chữ to mà đã khắc lệnh của ông lên vách nuid cao. Kết quả là dân không trị được, còn viên quan thì mất chức vì... không quản được dân. Bài học kinh doanh: Rất nhiều công ty đều có lịch sử kinh doanh thành công và kiếm được nhiều lợi nhuận từ biện pháp đó. Nhưng khi một môi trường mới xuất hiện, tâm lý tiêu dùng thay đổi, thì bí quyết thành công kia lại trở lên lỗi thời. Bài học cần rút ra là: Công ty nào cũng có phương thức kinh doanh riêng, nhưng khi thị trường thay đổi, thì công ty cũng phải điều chỉnh cách thức kinh doanh sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Bởi vì thị trường luôn luôn đúng!
  • 36. Chuyện ngụ ngôn KD - Bầy cừu và những con sói Có một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc đầu, khí hậu rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái. Cũng chính vì thế mà lũ cừu trở lên lười biếng. Rồi mùa đông đến, nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịu đựng nổi, nhiều con đã chết rét. Người chăn cừu rất lo lắng. Anh ta suy nghĩ mãi, rồi đưa ra một giải pháp có vẻ liều lĩnh: thả vài con sói vào bầy cừu. Lúc này, bầy cừu cảm thấy tính mạng của chúng đang bị đe doạ nên không ngừng chạy chốn sự truy đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấy đã giúp chúng chống lại cái rét, và số cừu chết ít hơn trước đây khá nhiều. Bài học kinh doanh: Có thể thấy, chính những mối nguy hiểm lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Một công ty cũng vậy, chỉ có thể sống mạnh mẽ hơn khi luôn có ý thức về nguy cơ trong công việc để không quá chìm đắm trong thành công. "Mèo đen mời khách" Mèo đen mời sơn dương đến nhà dùng bữa. Sơn dương khoái lắm, bèn vác bụng rỗng đến chỗ mèo đen. Mèo đen đã chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn: nào là thịt chuột nướng, da chuột chiên xì dầu, đầu chuột chiên dòn, chân chuột nướng... để thiết đãi. Thấy sơn dương đến, mèo đen mừng lắm, vồn vã mời sơn dương ăn, và mình cũng ngồi ăn ngon lành. Sơn dương cũng ngồi yên một chỗ, dù bụng đang đói cồn cào, vì nó chẳng hề hứng thú gì với mấy món này. Sơn dương ngập ngừng nói: - Tôi không ăn thịt chuột bao giờ cả!
  • 37. Nói rồi, sơn dương bèn ra ngoài vườn ngấu nghiến gặm cỏ. Mèo đen chợt hiểu ra vấn đề, cười phá lên. Còn sơn dương thì vừa chén cỏ vừa sung sướng kêu 'be be' để cảm ơn thịnh tình của mèo đen. Bài học kinh doanh: Nhu cầu của khách hàng rất phong phú. Một công ty nọ cho ra đời sản phẩm mới, và cứ đinh ninh rằng khách hàng sẽ thích nó. Đó thực là một quan niệm sai lầm. Nếu bạn đứng trên lập trường của khách hàng để suy nghĩ vấn đề thì điều này có xảy ra không? Câu chuyện kinh doanh - Làm mũ cho vua nhổ gai cho hổ Có người thợ rèn nọ thường gánh đồ nghề đi khắp làng để sửa chữa đồ dùng cho mọi người. Vì ông làm việc khéo léo, lại tốt bụng và giá cả cũng phải chăng nên có rất đông khách hàng. Chỉ dựa vào công việc này mà ông có thể nuôi sống cả gia đình. Một hôm, ông lại gánh đồ nghề đi trên đường làng như mọi khi. Bỗng nghe tin Hoàng thượng sắp đi qua đây. Ông vội tránh vào vệ đường và qùi rạp xuống, hy vọng có cơ hội ngắm nhìn dung nhan thánh thượng. Không ngờ, ông có cảm giác như là tiếng vó ngựa rất gần mình. Ông tò mò ngẩng đầu lên, thì thấy ngự giá của Hoàng thượng đang ở ngay trước mặt. Quá sợ hãi, ông vội dập đầu lia lịa xin tha tội. Hoá ra khi đi ngang qua người thợ rèn, Hoàng thượng nhìn thấy gánh đồ nghề bên cạnh ông nên nghĩ ông là một người thợ sửa chữa. Lúc này vương miện của Hoàng thượng đang có mấy chỗ lỏng lẻo vì xe quá xóc, nên nhà vua mới quyết định đỗ lại để sửa chữa. Người thợ rèn vội quì xuống bắt đầu sửa vương miện. Nhà vua thấy tay nghề của ông giỏi, nên rất ưng ý, thưởng ngay cho ông một trăm lạng bạc. Người thợ rèn sung sướng chạy như bay về nhà. Nhưng ông chợt nhìn thấy có một con hổ ở bên vệ đường. Ông vô vùng sợ hãi song vội định thần lại, vì thấy con hổ hình như không có ác ý gì. Nó đang giơ cao một chân trước lên, nét mặt lộ rõ vẻ đau đớn.
  • 38. Ông lấy hết can đảm tiến lại phía con hổ, phát hiện chân nó bị một cái gai rất to đâm vào. Ông vội vàng lấy dụng cụ ra, giúp con hổ bỏ cái gai đó đi. Con hổ tỏ ra rất biết ơn và đền ơn ông một con hươu to. Người thợ rèn cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Từ hôm đó, ông không gánh dụng cụ đi khắp nơi nữa, mà treo một cái biển to trước cổng nhà với nội dung: "Chuyên sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ". Nhưng cũng từ đó, công việc làm ăn của ông ngày càng sa sút, khiến gia đình khốn đốn. Bài học kinh doanh: Sai lầm của người thợ rèn là ông lấy vận may ngẫu nhiên để làm cơ sở lập nghiệp cả đời, lại còn không chăm chỉ làm việc! Trên thị trường có rất nhiều công ty "phất" lên nhờ một cơ hội đặc biệt. Nhưng cơ hội không phải ngày nào cũng có. Chỉ có dựa vào năng lực và tài nguyên kinh doanh của công ty để điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường, không ngừng xác định đúng vị trí của mình, và luôn xác định khách hàng là mục tiêu chính thì công ty mới có thể tồn tại được. Chuyện ngụ ngôn kinh doanh - Thỏ già thỏ trẻ Một ngày nọ, thỏ già nhìn thấy thỏ trẻ đang chạy hớt ha hớt hải bèn gọi lại hỏi chuyện: - Tại sao cháu lại chạy loạn lên thế? - Bác không biết là mùa săn bắn đã đến rồi sao? - Chàng trai ạ, ta có một cách để giải quyết việc đó. Cháu hãy biến mình thành một cây to, dù người thợ săn có đi qua cũng không thể bắn cháu được, vì họ cứ tưởng cháu là một cái cây. - Cách này thật tuyệt! Sao trước đây cháu không nghĩ ra nhỉ? Cám ơn bác nhiều lắm.