SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  38
Nguyễn Phan Hách
KỂ CHUYỆN BÁC HỒ
Tập văn dành cho học sinh tiểu học
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Thơ Bác Hồ - 1947
Người viết Tuyên ngôn
“Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc…”. Bài
hành khúc Cách Mạng – quốc ca âm vang bầu trời Hà Nội
những ngày tháng 8-1945.
Trên tầng ba ngôi nhà phố hàng Ngang có một người
mặc áo nâu, đang ngày đêm ngồi viết trên chiếc bàn nhỏ
bọc nỉ xanh.
Người ấy đã giành cả cuộc đời đi khắp chân trời góc
biển, đương đầu với mọi bão táp lịch sử, tìm con đường
giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
Và hôm nay, điều mơ ước ngàn đời đã thành hiện
thực, Thời cơ đến, chính quyền đã về tay nhân dân. Cờ đỏ
sao vàng phấp phới bay giữa bầu trời xanh đất nước.
Người ấy đang ngồi viết “Tuyên ngôn độc lập” khai
sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà…
Bác Hồ ngồi đó. Cây bút trên tay, điếu thuốc lá trên
môi, vầng trán ưu tư…
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”.
Dòng chữ mở đầu.
“Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc
lập…”. Những dòng chữ cuối.
Bác Hồ nhìn ra cửa sổ, bầu trời độc lập xa xanh. Mắt
Người rưng lệ. Mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc này là
mấy ngàn năm chiến đấu ngoan cường chống ngoại xâm,
giành độc lập. Mấy ngàn năm đã chung đúc tinh thần nên
những dòng chữ vàng hôm nay.
Bầu trời Ba Đình mùa thu rực rỡ nắng vàng ngày 2-9.
Cả nước về lắng nghe lời non sông đất nước.
Bác Hồ đứng trên lễ đài. Chiếc áo ka ki giản dị, giọng
nói ấm áp thân tình mà đanh thép. Bác đọc những lời tuyên
ngôn nói với toàn thế giới về tinh thần độc lập của đất nước
này…
15-7-2009
Chú bé bắt dế
Dưới chân Hoàng thành Huế, mấy đứa trẻ đang chơi
đùa. Có tiếng dế gáy đâu đây. Một cậu bé loay hoay lấy
cành cây đào đất chân Hoàng thành bắt dế.
- Cung ơi, đổ nước vào cho dế trồi lên – Đám bạn xúm
tay cùng cậu bé tên Cung.
Tiếng dế dưới chân Hoàng thành gáy ngân nga có bao
giờ vang đến tai Đức Kim Thượng trên ngai vàng không
nhỉ ?
Cậu bé Nguyễn Sinh Cung 5 tuổi người xứ Nghệ theo
cha mẹ vào đây, nhà ở gần Viện Đô Sát. Cha học trường
Quốc Tử Giám, chờ thi Hội, mẹ dệt lụa đêm đêm.
Cậu bé thông minh lanh lợi, đám bạn trong thành nội
ai cũng mến yêu.
Bên cột cờ Phu Văn Lâu, cậu bé Cung và các bạn
nhẩy nhót trên các bậc đá. Lá cờ vua trên cao bay phần
phật. Cậu bé Cung ngước nhìn. Không hiểu trong ánh mắt
non tơ kia là những ý nghĩ gì.
Mấy chục năm sau, có ai ngờ cậu bé đào dế bên chân
Hoàng thành lại là người đào hố chôn cái ngai vàng con rối
mục ruỗng được bảo hộ bằng chủ nghĩa thực dân từng kéo
dài suốt 80 năm…
13-7-2009
Xứ Huế
Ngõ nhỏ Đông Ba có một dãy nhà đơn sơ. Một buổi
chiều 1906 có hai cha con người Nghệ mới đến, về ở trong
căn nhà gỗ lợp ngói, phòng số 10 bên trái.
Người cha là ông Phó Bảng mới được bổ nhiệm chức
quan nhỏ : Hành tẩu Bộ Lễ.
Người con là Nguyễn Sinh Cung.
Nguyễn Sinh Cung đứng trước cửa nhà nhìn bầu trời
xứ Huế trong xanh. Tiếng sông Hương ngoài kia như vọng
vào dào dạt. Ký ức đau buồn ập đến. Mười mấy năm xưa,
chú bé Cung bé lon ton đã phải vượt đèo Ngang cùng mẹ
cha từ Nghệ vào Huế. Những tháng ngày chẳng yên bình.
Mẹ ngã bệnh nặng qua đời trong khi Cha đi chấm sơ khảo
khoa thi Hương trường Thanh.
Sau sự kiện đau buồn, cha con dắt díu nhau chạy trốn
không gian xứ Huế về núi Hồng, sông Lam… Và bây giờ,
họ trở lại.
Nguyễn Sinh Cung chùi những giọt lệ lăn dài trên má.
Huế đẹp lắm. Sông Hương đẹp lắm. Kinh thành phồn hoa,
cung vua tráng lệ, mà lòng anh nặng trĩu ưu tư.
Các nhà nho, các sách học Tứ thư, Ngũ kinh…
Nguyễn Sinh Cung chợt thấy một cảm giác chua chát khi
nhớ đến câu thơ của ai đó:
Vạn dân nô lệ cương quyền hạ
Bát cổ văn chương tuý mộng trung
(Dân đang nô lệ, văn chương bát cổ trong giấc ngủ say).
Ta làm gì thứ “văn chương ” ấy.
- Thưa cha, xin cha cho con vào trường tiểu học
Pháp Việt Đông Ba để học tiếng Pháp – Cung nói
với ông Phó Bảng.
- Con nói đúng – Nguời sĩ phu gật đầu. Trong lòng
ông cũng đang đau đáu nỗi niềm. Bao nhiêu lần
cho con cắp tráp đứng hầu trong những cuộc đàm
đạo thế sự, văn chương với chí sĩ Phan Bội Châu,
nỗi niềm của hai sĩ phu đã sớm ngấm vào cậu bé
ưu tư trước tuổi…
Nguyễn Sinh Cung tóc cắt ngắn,đi guốc mộc, tay cắp
sách “giấy tây” bút sắt, ngày ngày đến trường Pháp Việt,
học năm cuối cùng. Mùa hè 1907 anh tốt nghiệp và vào
trường Quốc học.
Quốc học Huế, ngôi trường cao sang có từ 1896, với
biển đề “Pháp tự Quốc học trường môn”. Nguyễn Sinh
Cung bước vào đây với tầm mắt rộng xa…
Tường gạch của ngôi trường không thể quây kín cậu
trong sách vở. Cho nên đến một ngày kia, trên đường phố
Huế kinh kỳ, rầm rập những đoàn người từ các nơi đổ về
chống sưu cao thuế nặng ; Nguyễn Sinh Cung với nhiệt
huyết bẩm sinh tranh đấu vì công lý, giấu sách bút trong
người, đi theo đoàn biểu tình. Anh phiên dịch rành mạch
lời những người dân quê An Nam phẫn uất nói với nhà cầm
quyền Pháp trong cuộc đối đầu trực diện.
Bọn mật thám Pháp nhận ra Nguyễn Sinh Cung. Anh
phải chia tay với mái trường Quốc học. Và lần này thì Huế
đẹp và thơ xa anh mãi mãi…
15-7-2009
Lời cảm tưởng
Bà sử gia người Mỹ giành nhiều thời gian nghiên cứu
về cuộc đời Bác Hồ. Bà đặc biệt lưu ý về những tháng năm
chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên đất Mỹ
năm 1912. Ngày 15-12, Nguyễn Tất Thành đã đến Niu –
oóc. Đến Niu – oóc nhất định chàng trai phải xem tượng
thần Tự Do – Bà sử gia nghĩ. Và đã đến xem tượng, có thể
Nguyễn Tất Thành sẽ ghi lời cảm tưởng – Bà suy đoán.
Lục tìm những cuốn sổ cảm tưởng từ năm 1912 đâu
phải dễ. May thay, công tác lưu trữ hồ sơ ở đây khá khoa
học. Bà sử học không tin ở mắt mình khi đọc dòng tên
Nguyễn Tất Thành trên trang giấy ố vàng. Bà reo lên sung
sướng. Chàng thanh niên 22 tuổi làm bồi trong khách sạn
lấy tiền học tiếng Anh, vậy mà đã viết những dòng như thế
này :
“Ánh sáng trên đầu Thần Tự Do toả rộng khắp trời
xanh, còn dưới chân tượng thì người da đen đang bị chà
đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng như người da
trắng ? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc ? Và bao
giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới”.
Trong khi tất cả các khách du lịch trên thế giới năm
này qua năm khác chỉ ghi cảm tưởng xúc động trước vẻ đẹp
của Thần Tự Do, thì một chàng trai An Nam đã viết những
lời khát vọng.
Những lời lẽ của “thần đồng Cách mạng” với hy vọng
tiên tri đi trước thời đại cả thế kỷ.
Từ sau 1912 có bao nhiêu các dân tộc bị áp bức được
bình đẳng ? Bao nhiêu người phụ nữ được bình đẳng. Và
năm 2008 tức là 86 năm sau lời Nguyễn Tất Thành, nước
Mỹ có một tổng thống da đen.
18-7-2009
Chiếc bàn
Boston, thủ phủ Bang Masachusét nước Mỹ.
Tôi dừng bước bên hè một phố cổ, mắt ngước nhìn
khách sạn Ommi Parker.
Toà khách sạn sang trọng này có từ năm 1855. Người
thanh niên Nguyễn Tất Thành của Việt Nam khi xưa đến
Mỹ đã làm việc ở đây từ 1911 đến 1913.
Tôi bước vào phòng lễ tân. Ông chủ thân tình niềm nở
đón :
- Lịch sử đã cho khách sạn của chúng tôi một vinh dự
lớn không gì sánh được – Ông nói và dẫn chúng tôi vào
một căn phòng cổ kính đặt trưng bày một chiếc bàn. Căn
phòng này xưa là phòng làm bánh. Và trên chiếc bàn kia,
xưa có một người thanh niên hàng ngày nặn bánh. Anh đã
nặn bao nhiêu chiếc bánh… Và chiếc bàn qua một thế kỷ
dài, đã trở thành báu vật vô giá của lịch sử. Bởi người
thanh niên nặn bánh năm xưa, sau này là Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại, một anh hùng dân tộc, một lãnh tụ mà cả thế
giới tiến bộ mến yêu…
Tôi đứng bàng hoàng, hai tay run run chạm nhẹ chiếc
bàn. Chiếc bàn như có tâm hồn, đang giao cảm cùng tôi.
- Thưa ông… Ông có thể bán lại cho Viện Bảo tàng
Việt Nam chúng tôi chiếc bàn này ?
- Không bao giờ… - Ông chủ lắc đầu cười- Đây là
niềm tự hào lớn lao của chúng tôi. Nó là hiện vật lịch sử.
Chúng tôi gìn giữ mãi để tỏ lòng kính yêu với Bác Hồ.
11-7-2009
Gióng một tiếng chuông
Lâu đài Véc xai uy nghiêm cổ kính. Pháp quốc năm
1919. Các nước đồng minh thắng trận chiến tranh thế giới
thứ nhất, họp hội nghị hoà bình để chia lại thị trường thế
giới.
Một buổi sớm có một người thanh niên An Nam,
gương mặt sáng trưng, đôi mắt long lanh cương nghị xuất
hiện trao cho văn phòng hội nghị một bản yêu sách gửi các
nước đồng minh. Nội dung : Đòi tự do, dân chủ và quyền
tự quyết cho nhân dân Việt Nam.
Lời lẽ trong yêu sách tâm huyết thiết tha : “ Từ ngày
đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều
chứa chan hy vọng rằng theo những lời cam kết chính thức
và trịnh trọng mà các cường quốc đồng minh tuyên bố với
toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của văn minh chống dã
man ; thì tiền đề một thời đại công lý và chính nghĩa nhất
định phải đến với họ ”…
Dưới văn bản yêu sách ký tên : Nguyễn Ái Quốc.
Tên người là yêu nước. Người yêu nước tranh thủ diễn
đàn toàn thế giới đang hướng tới này gióng một tiếng
chuông để mọi người biết đến có một dân tộc quyết đòi tự
do.
Ai ? Chàng thanh niên An Nam 29 tuổi “vô danh” đã
làm các nhà chính khách quốc tế giật mình. Phái đoàn Mỹ
tại hội nghị phúc đáp : “ Pari ngày 19-6-1919. Kính gửi
ông Nguyễn Ái Quốc… Cảm ơn ông đã gửi cho chúng tôi
bản yêu sách… ”.
Nhiều đoàn khác đều có thư trả lời.
Một bản yêu sách làm sao đòi đế quốc trao trả độc lập
cho xứ thuộc địa mà nó đã tốn bao công sức xâm chiếm.
Nguyễn Ái Quốc hiểu điều đó. Nhưng đây là phương sách
đấu tranh chính trị.
Nguyễn Ái Quốc bỏ tiền dành dụm của mình ra in
6000 bản tờ truyền đơn yêu sách, gửi đi các nơi.
Truyền đơn về đến Đông Dương, làm giới cai trị lo
lắng. Các điện mật tới tấp qua lại hỏi xem Nguyễn Ái Quốc
là ai ?
Nguyễn Ái Quốc đã công khai xuất đầu lộ diện, tuyên
chiến với chủ nghĩa thực dân.
Sau một thời gian điều tra về hoạt động của Nguyễn
Ái Quốc ở Pari, một viên mật thám Pháp phải thốt lên với
đồng nghiệp trong Bộ Thuộc địa : “ Con người thanh niên
mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể sẽ là người đặt cây
chữ thập cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông
Dương… ”
16-7-2009
Đến quê hương Cách mạng
Năm 1923, từ Pari, Nguyễn Ái Quốc bí mật đáp xe lửa
rời ga Duy No đi Béc Lanh.
Pari lùi lại đằng sau. Pari – những tháng ngày hoạt
động “ vì các dân tộc bị áp bức ” sôi sục của đời anh. Bây
giờ anh phải đi đến quê hương Cách mạng tháng 10, đất
nước của LêNin. Anh phải đến miền đất của hy vọng.
Người chiến sĩ về đất Thánh của mình.
Tại cảng Hăm Buốc, Nguyễn Ái Quốc xuống chiếc tầu
biển của nước Nga Xô Viết đi Pêtôgờrát.
Biển Ban Tích trong xanh, lộng gió. Con tầu băng
băng rẽ sóng. Những nóc nhà thờ dát vàng của cố đô Nga
hiện ra trước mặt. Nguyễn Ái Quốc bồi hồi qua cầu tầu
bước những bước đầu tiên trên đất nước LêNin.
Pêtôgờrát giữa mùa đêm trắng đẹp mê hồn. Dòng
NêVa huyền ảo. Ánh sáng lờ mờ, lung linh trong màn đêm.
Điện Xmônưi huyền thoại, nơi LêNin từng đóng “ đại bản
doanh ” chỉ huy cuộc Cách mạng tháng 10.
Nguyễn Ái Quốc mong muốn được gặp lãnh tụ LêNin.
Anh không có thời gian dạo chơi đêm trắng cố đô. Xe lửa
đưa anh về Mátxcơva. Thủ đô Cách mạng chào đón anh.
Hồng trường lát đá cổ đang đợi chờ bước chân người chiến
sĩ trẻ Việt Nam dạo bước.
Nguyễn Ái Quốc về Mátxcơva cảm giác ấm cúng yên
bình như về quê hương, với hy vọng tràn trề ngày mai đất
nước Việt Nam cũng được đẹp tươi dưới bầu trời giải
phóng.
Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội, và nhận trọng trách trong
Đông Phương bộ Quốc tế Cộng Sản.
Giữa Mátxcơva huyền thoại, hứng tuyết trắng phong
vàng, lòng anh khắc khoải hướng về tre xanh mái dạ đồng
quê nước Việt.
16-7-2009
Vụ án Hồng Công
Ngày 6-6-1931 trong khi Nguyễn Ái Quốc vừa ngủ
dậy thì cảnh sát Anh ập vào phòng 186 phố Tam Lung bắt
anh. Chờ tầu Pháp tới, chúng sẽ giao cho cảnh sát Pháp tại
Đông Dương.
Số phận Nguyễn Ái Quốc tưởng như đã được định
đoạt.
Nhưng điều kỳ diệu đã diễn ra ngoài sức tưởng tượng.
Luật sư Lôdơbai người Anh, vì công lý, vì lòng mến yêu
nhà Cách mạng Nguyễn Ái Quốc yêu nước thương nòi đã
ra sức cứu anh. Quốc tế cứu tế Đỏ cũng sát cánh cùng luật
sư.
Vụ án qua 9 phiên xử đã kháng án lên tận Hội đồng cơ
mật Hoàng gia Anh tại Luân Đôn.
Cuối cùng, Lôdơbai đã cứu được Nguyễn Ái Quốc với
lý do anh không vi phạm luật pháp Anh.
Uy đức của Nguyễn Ái Quốc đã chinh phục lương tâm
của con người.
Sau hai năm bị giam cầm, Nguyễn Ái Quốc được trả
tự do…
Năm 1960 tại Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam độc lập,
Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón tiếp
thượng khách Lôdơbai và nói lời cảm ơn chí thiết về tình
người và công lý…
15-7-2009
Nhật ký trong tù
Năm 1942, từ Cao Bằng, Bác Hồ lên đường đi Trùng
Khánh – Trung Quốc trong nhiệm vụ tranh thủ sự giúp đỡ
của phe Đồng minh chống Nhật.
Sáng 28-8, mặc áo kiểu đời Đường, Bác ung dung giả
như một thầy “địa lý” dạo bước. Chiều tối đến thôn Túc
Vinh. Một tên lính Quốc dân Đảng chặn lại khám xét giải
đến nhà trưởng thôn.
Trưởng thôn gọi điện lên huyện. Cấp trên yêu cầu tạm
giữ qua đêm. Bác bị giải về Tĩnh Tây, giam trong nhà giam
của “Chuyên viên Cổng thự câu lưu sở”. Vương Chi Ngũ –
đại tá đặc vụ quân Tưởng Giới Thạch thẩm vấn Bác. Hắn lờ
mờ cảm thấy đây là một nhân vật quan trọng, chúng không
đủ thẩm quyền giải quyết, tốt nhất là chuyển lên cấp trên.
Và thế là bắt đầu thời kỳ Bác Hồ bị đầy đoạ thân xác,
14 tháng giải qua 13 huyện thị, 18 nhà giam…
Để góp phần giữ vững chí khí, trong tù Bác đã làm
thơ. 133 bài được gọi là “Nhật ký trong tù”, trở thành một
tác phẩm văn học lớn sau này.
Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại
Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cánh yếu đại…
Tại Trùng Khánh, các quan chức cao cấp nhất của
Quốc Dân Đảng phải nghĩ đến chuyện trả lại tự do cho Bác
Hồ…
Năm 1945, đại tá Vương Chi Ngũ có mặt trong đoàn
“Hoa quân nhập Việt” để giải giáp quân đội Nhật. Hắn đến
Bắc Bộ phủ xin yết kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Hắn muốn gì ? Sao hắn còn dám chường mặt ra gặp
Bác. Hắn nhớ đến chuyện xưa, ngẫm nghĩ lẽ đời… Hay hắn
cho rằng, đã một lần, hắn là người quan trọng với số phận
Bác. Hắn là “người quen” xưa của lãnh tụ Việt Nam bây
giờ.
Bác Hồ đã cho phép hắn gặp. Và giao cho Uỷ ban
hành chính Bắc Bộ “chiêu đãi” hắn…
23-7-2009
Bác Hồ tiên tri
Năm 1945, Việt Nam giành được độc lập. Không chịu
mất thuộc địa, Pháp quyết tâm trở lại xâm lựơc. Việt Nam
đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm. 1954 hoà bình
được lập lại trên miền Bắc.
Điều kỳ lạ là hai cái mốc thời gian 1945 và 1954 ấy
đều được Bác Hồ tiên đoán trước một cách chính xác. Khả
năng tiên tri ấy của Người là một điều kỳ diệu ngày nay đã
được lịch sử chứng minh, ai cũng phải công nhận.
Năm 1941 trong hang sâu Pắc Bó Cao Bằng giá lạnh,
Bác Hồ viết tập diễn ca lịch sử Việt Nam. Diễn ca dài 208
câu xuất bản tháng 2-1943, mở đầu bằng hai câu :
Dân ta phải nhớ sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Cuối diễn ca Bác ghi rõ ràng :
“1945 Việt Nam độc lập”
Sách ấy hiện còn lưu trong Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam.
Tại sao Bác lại tiên tri chính xác như thế. Đó là điều
chúng ta hiểu thêm thế nào là Bác.
Năm 1950 trong chuyến đi thị sát chiến dịch Biên giới,
Bác nói : “Cuộc kháng chiến của chúng ta tuy rất gian khổ,
nó có thể kéo dài bốn, năm năm nữa, nhưng cuối cùng
chúng ta nhất định thắng lợi” (Theo sách “Vừa đi đường
vừa kể chuyện”).
Quả nhiên, đúng bốn năm sau (1954) với chiến dịch
Điện Biên Phủ, ta đã đánh quỵ chủ nghĩa thực dân cũ của
Pháp giành lại hoà bình trên miền Bắc.
Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, cuộc kháng chiến
còn phải tiếp tục. Ngày 1-9-1960 trong mít tinh kỷ niệm
quốc khánh, Bác Hồ đọc diễn văn có đoạn : “Chúng ta gửi
đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt, và hứa với đồng
bào rằng chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định
thống nhất”.
Lần thứ ba, lời tiên tri của Bác lại được lịch sử chứng
minh. 1975-1960 là đúng 15 năm như lời Bác nói. 1975 đất
nước ta sạch bóng ngoại xâm, Bắc Nam liền một giải…
Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà ngày 2-9-1945.
24 năm sau (1969) cũng đúng ngày 2-9 Người đã ra
đi, hoá thân thành cỏ cây núi sông đất Việt.
Thật là chuyện thần kỳ của tạo hoá. Bởi Bác là kết tinh
tinh hoa của đất nước này.
8-2008
Đôi dép cao su đen
Những người lính Vệ quốc đi dép cao su đen trong
cuộc trường chinh 9 năm đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ,
tiến về Hà Nội.
Vẫn những người lính ấy lại đi dép cao su đen trong
cuộc trường chinh 20 năm tiếp theo, đánh bại chủ nghĩa
thực dân mới, tiến vào giải phóng Sài Gòn.
Đôi dép cao su đen huyền thoại.
Việt Bắc năm 1947. Những người lính chân đất sáng
kiến cắt lốp ô tô Pháp bị bắn cháy chế tạo thành “đôi dép
kháng chiến”.
Bác Hồ là người đầu tiên đi đôi dép giản dị ấy trên
khắp nẻo đường kháng chiến, hoà bình. Bác đi mãi, đi mãi,
đinh sắt han rỉ, đế vẹt mòn…
Năm 1956, Bác Hồ sang thăm Ấn Độ. Trên máy bay,
các cận vệ “lo lắng” :
- Thưa Bác. Dép của Bác mất rồi. Chúng cháu có đôi
giày da mới để Bác “đi tạm” vậy.
Bác Hồ cười, củng nhẹ vào đầu cận vệ :
- Các chú dấu đi chứ gì. Trả lại cho Bác…
Trên sân bay, giữa tiếng reo vang chào đón nồng nhiệt
của đất nước Ấn Độ, Bác Hồ bước nhanh, tay vẫy chào.
Các phóng viên quốc tế chạy theo chụp ảnh đôi dép cao su
đen giản dị của Bác. Họ thêm một lý do để hiểu vì sao dân
tộc này, từ bùn đen đã vươn lên giành được độc lập, tự do.
24-12-
2008
Bác về quê nội làng Sen
Nắng hè rực rỡ trên con đường đầy hoa sen nở Kim
Liên.
Bác Hồ xa quê 52 năm, hôm nay trở lại. Ngày ra đi, là
cậu bé ngây thơ. Ngày trở về, là người anh hùng dân tộc vĩ
đại nhất của lịch sử.
Bác bước vào ngôi nhà tuổi thơ, lòng bồi hồi. Đứng
trước ban thờ gia tiên mắt Người đăm chiêu nhìn ảnh song
thân, ngắm biển “Ân tứ ninh gia” vua ban ngày cha đỗ Phó
Bảng.
Ra ngõ, Bác xem lại giếng Cốc, nơi xưa cậu bé
Nguyễn Sinh Cung thường ra múc nước, Bác lắng nghe
trong gió mơ hồ hư ảo tiếng đập búa lò rèn của nhà hàng
xóm thuở nào.
Người chủ lò rèn, bạn bẫy chim tuổi nhỏ chạy ra ôm
lấy tay Bác. Bác ân cần thân thiết. Qua một lối nhỏ khác,
Bác dừng lại hỏi một câu làm tất cả ngơ ngác : “Ông
Phương có nhà không ?”.
Ông Phương là ai, nào ai biết. Đây là hai người hàng
xóm hỏi thăm nhau. Nửa thế kỷ, qua năm châu bốn biển,
qua vạn dặm đường máu lửa, Bác không quên một người
láng giềng bình thường ngõ cũ.
- Thưa Bác, trong ngôi nhà tuổi thơ của Bác bây giờ ta
nên trồng loại hoa gì cho thích hợp – Những người dân
làng Sen hỏi.
Hoa gì ? Hoa hồng, hoa cúc, hoa lan rực rỡ. Bác yêu
những bông hoa ấy lắm, và thường ngắt tặng mọi người.
Nhưng hôm nay, trong vườn quê thơ ấu, Bác nói : Hoa
khoai. Những luống khoai lang cũng ra hoa đẹp lắm. Và
mắt Người chợt xa xăm. Bên sắc hương hồng cúc, cụ Phó
Bảng xưa trồng, có bóng hình hoa khoai mà thân mẫu Bác
tảo tần vun xới, cho vị ngọt thơm đồng quê ấm dạ ngày
đông…
13-7-
2009
Bác về quê ngoại làng Chùa
Thuở xa xưa ấy, ông đồ Hoàng Xuân Đường đón cậu
bé chăn trâu mồ côi Nguyễn Sinh Sắc về nhà mình, cho ăn
học.
Cậu bé thông minh lớn lên được ông bà Đồ gả con gái,
cắt đất vườn dựng cho ngôi nhà nhỏ bên cạnh.
Năm 1890, mùa sen nở, “Nam Đàn sinh Thánh”, theo
như truyền thuyết của các cụ già, đã đầu thai trong ngôi nhà
này. Cậu bé Nguyễn Sinh Cung chào đời. Tiếng võng đưa
kẽo kẹt và tiếng ru à ơi của người mẹ hiền điểm tiếng chim
vườn.
Những bước đi lẫm chẫm của cậu Cung trên bậu cửa,
bậc thềm, vườn cỏ, đuổi bướm, hái hoa.
Cậu bé quấn quít bên ông bà ngoại bao năm trời…
Hôm nay Bác về tìm lại tiếng võng đưa nôi, và tiếng
mẹ ru hời.
Bác bước vào ngôi nhà lớn của ông bà ngoại. Chiếc án
thư gỗ mộc, nơi ông ngoại xưa ngồi chấm quyển vẫn còn
đây. Bác như nhìn thấy bóng hình một chàng thư sinh xứ
Nghệ cắm đầu sách đèn, và cô thiếu nữ dịu hiền chong đèn
canh cửi đêm đêm.
Từ bên nhà ông ngoại, Bác sang ngôi nhà riêng của
cha mẹ. Chiếc rương gỗ – của hồi môn của cô gái xứ Nghệ
vẫn còn đây, màu gỗ lim ánh sắc thời gian.
- Ôi chiếc rương của mẹ tôi vẫn còn … – Mắt Bác
Hồ thoáng bóng sương thu – Dì An đâu rồi – Bác
hỏi.
Dì An là em gái ruột của mẹ.
Bác bước ra vườn :
- Ông Luốc đấy à – Bác hỏi một cụ già bên cạnh –
còn nhớ những ngày chúng ta hái củi, câu cá cùng
nhau.
- Dạ có, thưa Bác
Bác sờ lên tai mình, chỗ có một vết lõm nhỏ, nhưng
trong những tấm hình của lãnh tụ vĩ đại treo khắp nơi,
không ai thấy gợn sẹo ấy.
- Lưỡi câu của ông giật cá thế nào mà lại móc vào
tai tôi chẩy máu – Bác cười. Tất cả mọi người cười
ồ theo.
Những con chim trong vườn ngoại hót ríu ran. Mấy
chục năm xưa tiếng chim cũng ríu ran như thế ru những
ngày thơ ấu của Bác Hồ.
14-7-
2009
Bác Hồ với Ấn Độ
Năm 1927 tại thủ đô Brúcxen nước Bỉ, người thanh
niên Nguyễn Ái Quốc đã gặp chiến sĩ Cách mạng Môlian
NêRu trong hội nghị quốc tế chống chủ nghĩa thực dân.
Năm 1942 trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ
cảm tác viết bài thơ gửi NêRu (người chính là con trai ông
Môlian NêRu – cùng tên) lúc đó đang là chiến sĩ đấu tranh
cho sự nghiệp độc lập của Ấn Độ.
Tôi trong phấn đấu, anh hoạt động
Anh phải vào tù, tôi trong lao
Muôn dặm xa vời chưa gặp mặt
Không lời mà vẫn cảm thông nhau
Tháng 8-1945 Việt Nam giành được chính quyền.
Tháng 8-1946 Ấn Độ giành được độc lập do NêRu
làm thủ tướng.
Tháng 10-1954, Bác Hồ sang thăm Ấn Độ trong tình
hữu nghị bao la giữa hai dân tộc. Người ta tặng Bác một
tấm thảm len khá nặng. Trên bục danh dự, Bác đã tự tay
đón lấy, rồi vác trên vai và nói : “Tôi vác cả tình cảm của
nhân dân Ấn Độ trên vai…”.
Thủ tướng NêRu những ngày đó đón Bác Hồ – như
đón người thân trong nhà. Ông đem theo người con gái ruột
của mình, rất trẻ và xinh đẹp tên là Inđira Găngđi.
Bác Hồ đã nhận Inđira Găngđi là cháu. Inđira Găngđi
tặng Người nhiều bông hoa thắm. Sau này Bác luôn gửi quà
kỷ niệm và lời thăm hỏi đến Inđira Găngđi, một người Bác
quen thân cả ba thế hệ.
Tháng giêng 1966, cô gái Inđira Găngđi trở thành thủ
tướng trẻ của Ấn Độ. Bác Hồ gửi điện chúc mừng bà Thủ
tướng…
Việt Nam – Ấn Độ, tình hữu nghị sắt son được bàn tay
Bác Hồ vun đắp tự thuở nào.
15-7-
2009
Vang vọng tới muôn năm
Sân bay Bạch Mai, ngày 15-12-1954, sau ngày bộ đội
tiến về Thủ đô mới được hai tháng. Hàng trăm chiến sĩ
đang luyện tập cho ngày lễ duyệt binh. Tin vui chợt đến :
Bác Hồ tới thăm.
Cả hàng quân náo nức. Những người lính của cuộc
kháng chiến thần thánh sắp được gặp người anh hùng dẫn
dắt cả dân tộc từ kiếp nô lệ đi lên.
Khi Bác Hồ xuất hiện, tươi cười vẫy tay, những người
lính hô vang :
- Hồ chủ Tịch muôn năm ! …
Tiếng reo vang động, hứng khởi. Bác Hồ thân tình như
người Cha, chuyện trò cùng chiến sĩ. Rồi Người nói :
- Các cháu yêu quý Bác. Bác cám ơn. Nhưng các cháu
ạ, thôi từ nay các cháu đừng hô “muôn năm” nữa. Bác
không muốn đâu. Cứ vỗ tay hoan hô là được. Các cháu là
những người lính vệ quốc đã tiến hành cuộc kháng chiến
ấy, mới là vang vọng tới muôn năm.
Cả đoàn quân quên phắt lời Bác vừa dặn, lại bột phát
hô : “Bác Hồ muôn năm”…
Bác lắc đầu cười. Riêng điểm này Bác không bảo
được các chiến sĩ.
12-2008
Người đi bốn biển năm châu
Tàu Đô đốc LaTútsơ Tơrêvin hú một hồi còi dài rời
bến Sài Gòn, uy nghiêm băng ra đại dương lướt sóng.
Trong khoang bếp, có chàng trai trẻ Văn Ba đang cào
lò, gọt khoai phụ bếp. Sóng dữ mùa bão quật chao đảo
chàng trai, nhưng hai chân anh vẫn trụ vững.
Tàu qua Sanhgapo, Ai Cập… rồi cập bến Mác Xây
nước Pháp. Một hành khách quý tộc trên tàu nhìn Ba, ái
ngại : “Tại sao con lại làm cái nghề khó nhọc này…”.
Người phụ bếp Văn Ba còn đi nữa, đương đầu với
sóng đại dương. Anh qua các bến cảng Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha nơi xưa Cờrít tốp Côlông khởi hành tìm ra Châu
Mỹ. Anh vòng quanh Châu Phi đến với xứ sở những người
cùng khổ. Vồng ngực non trẻ của anh đương đầu với sóng
lớn Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương. Anh
Ba đến NewYork nước Mỹ cuối 1912, nhẩm đọc lời tuyên
ngôn 1776 : “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng…”.
Từ Mỹ, anh đến với sương mù Luân Đôn. Đứng bên
bờ sông Thêm, nhìn điện Oétminhtơn tháp chuông lộng lẫy,
anh nghĩ gì. Anh còn đi, đi để tìm chân lý cuộc đời, tìm lẽ
sống cho người cùng khổ. Bất chấp hiểm nguy của chiến
tranh thế giới, cuối 1917, anh Ba vượt biển Măng Sơ sang
Pháp đang mịt mù khói súng.
Các Mác đến Pari tháng 11/1834, để nung nấu thêm
học thuyết đấu tranh giai cấp. Ăng Ghen đến Pari. Rồi
LêNin cũng từng đến Pari, để nâng tầm tư duy về Cách
mạng Vô sản.
Và bây giờ Văn Ba – Nguyễn Ái Quốc cũng đến Pari
để tìm đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa.
Tại số 9 ngõ Côngqoăng, trong một đêm giá lạnh, đọc
cương lĩnh LêNin, anh đã reo lên : “Hỡi đồng bào bị đoạ
đầy đau khổ… Đây là con đường giải phóng chúng ta”.
Anh Nguyễn cần đi đến nước Nga của LêNin. Năm
1923, anh đến được quê hương Cách mạng tháng Mười,
làm việc trong Đông Phương Bộ Quốc tế Cộng Sản.
Giữa Mátxcơva tuyết trắng phong vàng mộng mơ,
Nguyễn Ái Quốc đau đáu hoài bão thành lập một tổ chức
Cách mạng để lãnh đạo phong trào ở Tổ quốc mình. Anh
cần đến Quảng Châu, quê hương Cách mạng của Tôn
Trung Sơn. Nơi đây, gần Tổ quốc anh, đang có nhiều chiến
sĩ Việt Nam tập hợp đội hình…
Từ Mátxcơva, chuyến tàu đi viễn đông chuyển bánh,
Nguyễn Ái Quốc băng dặm đường thiên lý, vượt núi Uran,
rồi đáp tàu biển về đến Quảng Châu.
Năm 1924. Hơi thở của Tổ quốc đã rất gần. Tại ngôi
nhà phố Văn Minh, anh Nguyễn mở lớp huấn luyện cho
chiến sĩ Việt Nam, viết cuốn sách kim chỉ nam “Đường
Kách mệnh”. Và lần đầu tiên, anh dịch lời Quốc tế ca ra thơ
lục bát, hát cho các đồng chí của mình nghe :
Hỡi ai nô lệ trên đời
Hỡi ai cực khổ đồng thời đứng lên.
Năm 1927, quân Tưởng phản bội cuộc Cách mạng.
Anh Nguyễn phải rời Quảng Châu trở lại nước Nga. Theo
nhiệm vụ của Quốc tế Cộng Sản, anh tiếp tục những chặng
hành trình cực kỳ gian khổ nhưng cũng cực đỉnh vinh
quang. Không ở đâu ấm chỗ, anh đi Đức, đi Pháp, đi Bỉ, đi
Ý. Ở Ý anh đâu còn tâm trí nào mà ngắm cảnh đấu trường
La Mã. Nước Ý đang bị chà đạp dưới gót giày của phát xít.
Anh có nhiệm vụ phải đi miền Đông Nam Châu Á. Từ cảng
Napôli xinh đẹp, anh vượt trùng dương đi Xiêm.
Xiêm – Thái Lan, gần Tổ quốc lắm rồi. Tại Băng Cốc
anh sống ở chùa, mặc áo cà sa vàng, cầm bát khất thực, và
dò đường bắt mối với các cơ sở Cách mạng Việt Nam. Tình
hình nước sôi lửa bỏng đòi hỏi phải thống nhất ngay các
lực lượng Cách mạng trong ba miền để lập một chính đảng.
Thay mặt Quốc tế Cộng Sản, anh hẹn với ba nhóm Cộng
Sản Bắc Trung Nam hội họp ở Hồng Công. Tại đây ngày 3
tháng 2 năm 1930 lịch sử, Đảng Cộng Sản Việt Nam chính
thức ra đời. Anh là người sáng lập.
Sau 19 năm bôn ba trên khắp nẻo đường thế giới,
Nguyễn Ái Quốc đã làm xong một nhiệm vụ vinh quang,
mang tính quyết định cho bước đường giải phóng dân tộc…
Những ngày sau đấy, ở Hông Công anh gặp nạn. Cảnh
sát Anh bắt anh để giao về cho Pháp. Nhưng lương tâm
nhân loại đã thắng. Luật sư Lôdơbai người Anh vì công lý
và tình yêu con người, đã cứu được anh thoát khỏi ngục
tù…
Mátxcơva mùa hè nắng vàng chan chứa. Anh trở lại
đây sau 7 năm xa cách.
Theo thời gian, những ngày sau đấy, tình hình thế giới
mỗi ngày thêm một biến động phức tạp. Phát xít Đức, Ý,
Nhật chuẩn bị chiến tranh tổng lực, chia lại bản đồ thế giới.
Hành tinh sắp bước vào một giai đoạn khôn lường.
Dân tộc Việt Nam đang trông chờ Anh. Nhiệm vụ trên
đôi vai người chiến sĩ Nguyễn Ái Quốc. Anh đã đi bốn biển
năm châu để tìm con đường cứu nước. Và bây giờ là đúng
thời điểm, anh phải trở về đặt chân trên mảnh đất quê
hương.
Từ kinh thành Mátxcơva tráng lệ, anh băng sa mạc
Gôbi cát bỏng, trèo núi đồi miền Tây Trung Quốc hoang
dã, trập trùng… Lúc ngồi xe lửa, lúc cưỡi lạc đà, lúc đi bộ
mòn vẹt gót giày… Con đường xuyên thủng chân trời.
Nhưng anh phải về sau 27 năm xa Tổ quốc. “Ga” cuối của
“chuyến tầu” lần này là Việt Nam… để chuẩn bị cho cuộc
Cách mạng tháng 8-1945 huy hoàng.
15-7-2009
Lời ghi chú:
Cuốn sách này được viết căn cứ theo Tiểu sử Bác Hồ,
và có tham khảo tài liệu của các nhà văn nhà báo Hồng Hà,
Chu Trọng Huyến, Trần Đương, Vương Thảo, Đới Hàng
Nguyên, Hoàng Quảng Uyên vv...
Xin trân trọng cám ơn các tác giả đã góp phần cho tôi
thêm nguồn cảm hứng. Chuyện đời Bác là tài sản tinh thần
chung của cả đất nước. Mỗi người viết có cách thể hiện
khác nhau. Riêng tôi chọn góc độ viết thành các áng văn
đượm chất thơ, ngắn gọn, giản dị, dễ nhớ, dành cho các em
học sinh tiểu học đọc và kể trong phong trào kể chuyện Bác
Hồ, học tập noi gương đạo đức Bác.
Tác giả
Sáng xuân trong vườn Bác
Những sớm mai trong trẻo
Bác dạo chơi trong vườn
Mây sương mái tóc bạc
Giữa lá nhành tươi non.
Giọt sương từ bông hồng
Thấm vào vai áo Bác
Đôi vai Người – Gánh – Vác
Đã một đời gian lao
Dừng lại bên khóm đào
Mang xuân về ấm áp
Mắt già chỉ khao khát
Mùa xuân cho con người
Mấy nhành mai vàng tươi
Nắng phương Nam gửi tới
Sưởi con tim khắc khoải
Lo đất nước vẹn toàn
Tiếng những búp lá non
Chuyện thầm thì với Bác
Chợt nhớ đàn trẻ thơ
Bác thấy lòng dào dạt
Hương vườn xuân bát ngát
Cánh ong rù rì bay
Người trồng cây vun xới
Quả đã treo tầm tay
Đàn bướm trắng vườn Bác
Dập dờn quẩn bên chân
Màu trắng trong tinh khiết
Giữa nắng mai trong ngần
Tiếng con chim vàng anh
Cứ vang ngân réo rắt
Câu thơ Bác muốn viết
Hiện về trong cỏ hoa
Những cổ tích xa xưa
Có Tiên ông hiển hiện
Bao nhiêu điều màu nhiệm
Diệu kỳ giữa trần gian
Giữa vườn sớm xuân sang
Có Tiên ông hiện thực
Ước mơ thành sự thật
Cho cuộc đời hôm nay.
Ngọc Hà – Ba Đình – 2000
N.P.H
Mục lục
1. Người viết Tuyên ngôn
2. Chú bé bắt dế
3. Xứ Huế
4. Lời cảm tưởng
5. Chiếc bàn
6. Gióng một tiếng chuông
7. Đến quê hương Cách mạng
8. Vụ án Hồng Công
9. Nhật ký trong tù
10. Bác Hồ tiên tri
11. Đôi dép cao su đen
12. Bác về quê nội làng Sen
13. Bác về quê ngoại làng Chùa
14. Bác Hồ với Ấn Độ
15. Vang vọng tới muôn năm
16. Người đi bốn biển năm châu
17. Sáng xuân trong vườn Bác

Contenu connexe

Tendances

KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiPham Long
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)Quangduy22
 
Tuan 23 ke lai buoi bieu dien nghe thuat
Tuan 23   ke lai buoi bieu dien nghe thuatTuan 23   ke lai buoi bieu dien nghe thuat
Tuan 23 ke lai buoi bieu dien nghe thuattieuhocvn .info
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...phamhieu56
 
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comHướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014toixedich
 
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ vănChương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ vănGreeny_Lam
 
đề đọC hiểu văn bản ngoài sách
đề đọC hiểu văn bản ngoài sáchđề đọC hiểu văn bản ngoài sách
đề đọC hiểu văn bản ngoài sáchMinh Ngọc Nguyễn
 

Tendances (16)

KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
 
Tố hữu
Tố hữuTố hữu
Tố hữu
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
 
Tuan 23 ke lai buoi bieu dien nghe thuat
Tuan 23   ke lai buoi bieu dien nghe thuatTuan 23   ke lai buoi bieu dien nghe thuat
Tuan 23 ke lai buoi bieu dien nghe thuat
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
 
Ngduy
NgduyNgduy
Ngduy
 
Hang tám cô
Hang tám côHang tám cô
Hang tám cô
 
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comHướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
 
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.docChan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
 
Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2
 
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
 
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ vănChương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
 
Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2
 
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
 
đề đọC hiểu văn bản ngoài sách
đề đọC hiểu văn bản ngoài sáchđề đọC hiểu văn bản ngoài sách
đề đọC hiểu văn bản ngoài sách
 
Bang
BangBang
Bang
 

Similaire à Ke chuyen bac ho

Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfMan_Ebook
 
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hộiChuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hộilongvanhien
 
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdfBác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdfMan_Ebook
 
Sai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanh
Sai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanhSai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanh
Sai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanhKelsi Luist
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...TiLiu5
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)keinchua2
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThu Thu
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNGBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNGnataliej4
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfHanaTiti
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loanlechi55
 
Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucVũ Hiếu
 
Den cu-final
Den cu-finalDen cu-final
Den cu-finalHUYNHHUAN
 
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần ĐĩnhĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần ĐĩnhHoa Bien
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp ánMyLan2014
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy KhuêTác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy KhuêNguyễn Hương Thảo
 

Similaire à Ke chuyen bac ho (20)

Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
 
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hộiChuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
 
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdfBác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
 
Sai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanh
Sai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanhSai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanh
Sai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanh
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNGBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
 
Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia Thuc
 
Van hien (so 05) new
Van hien (so 05)   newVan hien (so 05)   new
Van hien (so 05) new
 
Nop
NopNop
Nop
 
Den cu-final
Den cu-finalDen cu-final
Den cu-final
 
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần ĐĩnhĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy KhuêTác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
 

Plus de hach nguyen phan

Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đườnghach nguyen phan
 
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)hach nguyen phan
 
Me cung day du.dockhôi phucc
Me cung day du.dockhôi phuccMe cung day du.dockhôi phucc
Me cung day du.dockhôi phucchach nguyen phan
 
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhấtCải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhấthach nguyen phan
 
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)hach nguyen phan
 
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)hach nguyen phan
 
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy copyhach nguyen phan
 
Huong chay cua dong song zzz
Huong chay cua dong  song zzzHuong chay cua dong  song zzz
Huong chay cua dong song zzzhach nguyen phan
 
Qua tang cua thien nhien copy
Qua tang cua thien nhien   copyQua tang cua thien nhien   copy
Qua tang cua thien nhien copyhach nguyen phan
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3hach nguyen phan
 

Plus de hach nguyen phan (20)

Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhienQua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
 
Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đường
 
Hat bui canđươcc
Hat bui canđươccHat bui canđươcc
Hat bui canđươcc
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Daibangkimdieu
DaibangkimdieuDaibangkimdieu
Daibangkimdieu
 
Hat bui can
Hat bui canHat bui can
Hat bui can
 
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
 
Chùm tản văn copy
Chùm tản văn   copyChùm tản văn   copy
Chùm tản văn copy
 
Me cung day du.dockhôi phucc
Me cung day du.dockhôi phuccMe cung day du.dockhôi phucc
Me cung day du.dockhôi phucc
 
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhấtCải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
 
Giải cứu.dozzz
Giải cứu.dozzzGiải cứu.dozzz
Giải cứu.dozzz
 
Gio noi1
Gio noi1Gio noi1
Gio noi1
 
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
 
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
 
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
 
Huong chay cua dong song zzz
Huong chay cua dong  song zzzHuong chay cua dong  song zzz
Huong chay cua dong song zzz
 
Dong suoi hoang so text
Dong suoi hoang so textDong suoi hoang so text
Dong suoi hoang so text
 
Vuon mai in can copy
Vuon mai in can   copyVuon mai in can   copy
Vuon mai in can copy
 
Qua tang cua thien nhien copy
Qua tang cua thien nhien   copyQua tang cua thien nhien   copy
Qua tang cua thien nhien copy
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
 

Ke chuyen bac ho

  • 1. Nguyễn Phan Hách KỂ CHUYỆN BÁC HỒ Tập văn dành cho học sinh tiểu học
  • 2. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Thơ Bác Hồ - 1947
  • 3. Người viết Tuyên ngôn “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc…”. Bài hành khúc Cách Mạng – quốc ca âm vang bầu trời Hà Nội những ngày tháng 8-1945. Trên tầng ba ngôi nhà phố hàng Ngang có một người mặc áo nâu, đang ngày đêm ngồi viết trên chiếc bàn nhỏ bọc nỉ xanh. Người ấy đã giành cả cuộc đời đi khắp chân trời góc biển, đương đầu với mọi bão táp lịch sử, tìm con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Và hôm nay, điều mơ ước ngàn đời đã thành hiện thực, Thời cơ đến, chính quyền đã về tay nhân dân. Cờ đỏ sao vàng phấp phới bay giữa bầu trời xanh đất nước. Người ấy đang ngồi viết “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà… Bác Hồ ngồi đó. Cây bút trên tay, điếu thuốc lá trên môi, vầng trán ưu tư… “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”. Dòng chữ mở đầu. “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập…”. Những dòng chữ cuối.
  • 4. Bác Hồ nhìn ra cửa sổ, bầu trời độc lập xa xanh. Mắt Người rưng lệ. Mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc này là mấy ngàn năm chiến đấu ngoan cường chống ngoại xâm, giành độc lập. Mấy ngàn năm đã chung đúc tinh thần nên những dòng chữ vàng hôm nay. Bầu trời Ba Đình mùa thu rực rỡ nắng vàng ngày 2-9. Cả nước về lắng nghe lời non sông đất nước. Bác Hồ đứng trên lễ đài. Chiếc áo ka ki giản dị, giọng nói ấm áp thân tình mà đanh thép. Bác đọc những lời tuyên ngôn nói với toàn thế giới về tinh thần độc lập của đất nước này… 15-7-2009 Chú bé bắt dế Dưới chân Hoàng thành Huế, mấy đứa trẻ đang chơi đùa. Có tiếng dế gáy đâu đây. Một cậu bé loay hoay lấy cành cây đào đất chân Hoàng thành bắt dế. - Cung ơi, đổ nước vào cho dế trồi lên – Đám bạn xúm tay cùng cậu bé tên Cung.
  • 5. Tiếng dế dưới chân Hoàng thành gáy ngân nga có bao giờ vang đến tai Đức Kim Thượng trên ngai vàng không nhỉ ? Cậu bé Nguyễn Sinh Cung 5 tuổi người xứ Nghệ theo cha mẹ vào đây, nhà ở gần Viện Đô Sát. Cha học trường Quốc Tử Giám, chờ thi Hội, mẹ dệt lụa đêm đêm. Cậu bé thông minh lanh lợi, đám bạn trong thành nội ai cũng mến yêu. Bên cột cờ Phu Văn Lâu, cậu bé Cung và các bạn nhẩy nhót trên các bậc đá. Lá cờ vua trên cao bay phần phật. Cậu bé Cung ngước nhìn. Không hiểu trong ánh mắt non tơ kia là những ý nghĩ gì. Mấy chục năm sau, có ai ngờ cậu bé đào dế bên chân Hoàng thành lại là người đào hố chôn cái ngai vàng con rối mục ruỗng được bảo hộ bằng chủ nghĩa thực dân từng kéo dài suốt 80 năm… 13-7-2009
  • 6. Xứ Huế Ngõ nhỏ Đông Ba có một dãy nhà đơn sơ. Một buổi chiều 1906 có hai cha con người Nghệ mới đến, về ở trong căn nhà gỗ lợp ngói, phòng số 10 bên trái. Người cha là ông Phó Bảng mới được bổ nhiệm chức quan nhỏ : Hành tẩu Bộ Lễ. Người con là Nguyễn Sinh Cung. Nguyễn Sinh Cung đứng trước cửa nhà nhìn bầu trời xứ Huế trong xanh. Tiếng sông Hương ngoài kia như vọng vào dào dạt. Ký ức đau buồn ập đến. Mười mấy năm xưa, chú bé Cung bé lon ton đã phải vượt đèo Ngang cùng mẹ cha từ Nghệ vào Huế. Những tháng ngày chẳng yên bình. Mẹ ngã bệnh nặng qua đời trong khi Cha đi chấm sơ khảo khoa thi Hương trường Thanh. Sau sự kiện đau buồn, cha con dắt díu nhau chạy trốn không gian xứ Huế về núi Hồng, sông Lam… Và bây giờ, họ trở lại. Nguyễn Sinh Cung chùi những giọt lệ lăn dài trên má. Huế đẹp lắm. Sông Hương đẹp lắm. Kinh thành phồn hoa, cung vua tráng lệ, mà lòng anh nặng trĩu ưu tư. Các nhà nho, các sách học Tứ thư, Ngũ kinh… Nguyễn Sinh Cung chợt thấy một cảm giác chua chát khi nhớ đến câu thơ của ai đó:
  • 7. Vạn dân nô lệ cương quyền hạ Bát cổ văn chương tuý mộng trung (Dân đang nô lệ, văn chương bát cổ trong giấc ngủ say). Ta làm gì thứ “văn chương ” ấy. - Thưa cha, xin cha cho con vào trường tiểu học Pháp Việt Đông Ba để học tiếng Pháp – Cung nói với ông Phó Bảng. - Con nói đúng – Nguời sĩ phu gật đầu. Trong lòng ông cũng đang đau đáu nỗi niềm. Bao nhiêu lần cho con cắp tráp đứng hầu trong những cuộc đàm đạo thế sự, văn chương với chí sĩ Phan Bội Châu, nỗi niềm của hai sĩ phu đã sớm ngấm vào cậu bé ưu tư trước tuổi… Nguyễn Sinh Cung tóc cắt ngắn,đi guốc mộc, tay cắp sách “giấy tây” bút sắt, ngày ngày đến trường Pháp Việt, học năm cuối cùng. Mùa hè 1907 anh tốt nghiệp và vào trường Quốc học. Quốc học Huế, ngôi trường cao sang có từ 1896, với biển đề “Pháp tự Quốc học trường môn”. Nguyễn Sinh Cung bước vào đây với tầm mắt rộng xa… Tường gạch của ngôi trường không thể quây kín cậu trong sách vở. Cho nên đến một ngày kia, trên đường phố Huế kinh kỳ, rầm rập những đoàn người từ các nơi đổ về
  • 8. chống sưu cao thuế nặng ; Nguyễn Sinh Cung với nhiệt huyết bẩm sinh tranh đấu vì công lý, giấu sách bút trong người, đi theo đoàn biểu tình. Anh phiên dịch rành mạch lời những người dân quê An Nam phẫn uất nói với nhà cầm quyền Pháp trong cuộc đối đầu trực diện. Bọn mật thám Pháp nhận ra Nguyễn Sinh Cung. Anh phải chia tay với mái trường Quốc học. Và lần này thì Huế đẹp và thơ xa anh mãi mãi… 15-7-2009 Lời cảm tưởng Bà sử gia người Mỹ giành nhiều thời gian nghiên cứu về cuộc đời Bác Hồ. Bà đặc biệt lưu ý về những tháng năm chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên đất Mỹ năm 1912. Ngày 15-12, Nguyễn Tất Thành đã đến Niu – oóc. Đến Niu – oóc nhất định chàng trai phải xem tượng thần Tự Do – Bà sử gia nghĩ. Và đã đến xem tượng, có thể Nguyễn Tất Thành sẽ ghi lời cảm tưởng – Bà suy đoán. Lục tìm những cuốn sổ cảm tưởng từ năm 1912 đâu phải dễ. May thay, công tác lưu trữ hồ sơ ở đây khá khoa học. Bà sử học không tin ở mắt mình khi đọc dòng tên Nguyễn Tất Thành trên trang giấy ố vàng. Bà reo lên sung
  • 9. sướng. Chàng thanh niên 22 tuổi làm bồi trong khách sạn lấy tiền học tiếng Anh, vậy mà đã viết những dòng như thế này : “Ánh sáng trên đầu Thần Tự Do toả rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng như người da trắng ? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc ? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới”. Trong khi tất cả các khách du lịch trên thế giới năm này qua năm khác chỉ ghi cảm tưởng xúc động trước vẻ đẹp của Thần Tự Do, thì một chàng trai An Nam đã viết những lời khát vọng. Những lời lẽ của “thần đồng Cách mạng” với hy vọng tiên tri đi trước thời đại cả thế kỷ. Từ sau 1912 có bao nhiêu các dân tộc bị áp bức được bình đẳng ? Bao nhiêu người phụ nữ được bình đẳng. Và năm 2008 tức là 86 năm sau lời Nguyễn Tất Thành, nước Mỹ có một tổng thống da đen. 18-7-2009 Chiếc bàn Boston, thủ phủ Bang Masachusét nước Mỹ.
  • 10. Tôi dừng bước bên hè một phố cổ, mắt ngước nhìn khách sạn Ommi Parker. Toà khách sạn sang trọng này có từ năm 1855. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành của Việt Nam khi xưa đến Mỹ đã làm việc ở đây từ 1911 đến 1913. Tôi bước vào phòng lễ tân. Ông chủ thân tình niềm nở đón : - Lịch sử đã cho khách sạn của chúng tôi một vinh dự lớn không gì sánh được – Ông nói và dẫn chúng tôi vào một căn phòng cổ kính đặt trưng bày một chiếc bàn. Căn phòng này xưa là phòng làm bánh. Và trên chiếc bàn kia, xưa có một người thanh niên hàng ngày nặn bánh. Anh đã nặn bao nhiêu chiếc bánh… Và chiếc bàn qua một thế kỷ dài, đã trở thành báu vật vô giá của lịch sử. Bởi người thanh niên nặn bánh năm xưa, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, một anh hùng dân tộc, một lãnh tụ mà cả thế giới tiến bộ mến yêu… Tôi đứng bàng hoàng, hai tay run run chạm nhẹ chiếc bàn. Chiếc bàn như có tâm hồn, đang giao cảm cùng tôi. - Thưa ông… Ông có thể bán lại cho Viện Bảo tàng Việt Nam chúng tôi chiếc bàn này ? - Không bao giờ… - Ông chủ lắc đầu cười- Đây là niềm tự hào lớn lao của chúng tôi. Nó là hiện vật lịch sử. Chúng tôi gìn giữ mãi để tỏ lòng kính yêu với Bác Hồ.
  • 11. 11-7-2009 Gióng một tiếng chuông Lâu đài Véc xai uy nghiêm cổ kính. Pháp quốc năm 1919. Các nước đồng minh thắng trận chiến tranh thế giới thứ nhất, họp hội nghị hoà bình để chia lại thị trường thế giới. Một buổi sớm có một người thanh niên An Nam, gương mặt sáng trưng, đôi mắt long lanh cương nghị xuất hiện trao cho văn phòng hội nghị một bản yêu sách gửi các nước đồng minh. Nội dung : Đòi tự do, dân chủ và quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam. Lời lẽ trong yêu sách tâm huyết thiết tha : “ Từ ngày đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều chứa chan hy vọng rằng theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các cường quốc đồng minh tuyên bố với toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của văn minh chống dã man ; thì tiền đề một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định phải đến với họ ”… Dưới văn bản yêu sách ký tên : Nguyễn Ái Quốc. Tên người là yêu nước. Người yêu nước tranh thủ diễn đàn toàn thế giới đang hướng tới này gióng một tiếng
  • 12. chuông để mọi người biết đến có một dân tộc quyết đòi tự do. Ai ? Chàng thanh niên An Nam 29 tuổi “vô danh” đã làm các nhà chính khách quốc tế giật mình. Phái đoàn Mỹ tại hội nghị phúc đáp : “ Pari ngày 19-6-1919. Kính gửi ông Nguyễn Ái Quốc… Cảm ơn ông đã gửi cho chúng tôi bản yêu sách… ”. Nhiều đoàn khác đều có thư trả lời. Một bản yêu sách làm sao đòi đế quốc trao trả độc lập cho xứ thuộc địa mà nó đã tốn bao công sức xâm chiếm. Nguyễn Ái Quốc hiểu điều đó. Nhưng đây là phương sách đấu tranh chính trị. Nguyễn Ái Quốc bỏ tiền dành dụm của mình ra in 6000 bản tờ truyền đơn yêu sách, gửi đi các nơi. Truyền đơn về đến Đông Dương, làm giới cai trị lo lắng. Các điện mật tới tấp qua lại hỏi xem Nguyễn Ái Quốc là ai ? Nguyễn Ái Quốc đã công khai xuất đầu lộ diện, tuyên chiến với chủ nghĩa thực dân. Sau một thời gian điều tra về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pari, một viên mật thám Pháp phải thốt lên với đồng nghiệp trong Bộ Thuộc địa : “ Con người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể sẽ là người đặt cây
  • 13. chữ thập cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương… ” 16-7-2009 Đến quê hương Cách mạng Năm 1923, từ Pari, Nguyễn Ái Quốc bí mật đáp xe lửa rời ga Duy No đi Béc Lanh. Pari lùi lại đằng sau. Pari – những tháng ngày hoạt động “ vì các dân tộc bị áp bức ” sôi sục của đời anh. Bây giờ anh phải đi đến quê hương Cách mạng tháng 10, đất nước của LêNin. Anh phải đến miền đất của hy vọng. Người chiến sĩ về đất Thánh của mình. Tại cảng Hăm Buốc, Nguyễn Ái Quốc xuống chiếc tầu biển của nước Nga Xô Viết đi Pêtôgờrát. Biển Ban Tích trong xanh, lộng gió. Con tầu băng băng rẽ sóng. Những nóc nhà thờ dát vàng của cố đô Nga hiện ra trước mặt. Nguyễn Ái Quốc bồi hồi qua cầu tầu bước những bước đầu tiên trên đất nước LêNin. Pêtôgờrát giữa mùa đêm trắng đẹp mê hồn. Dòng NêVa huyền ảo. Ánh sáng lờ mờ, lung linh trong màn đêm.
  • 14. Điện Xmônưi huyền thoại, nơi LêNin từng đóng “ đại bản doanh ” chỉ huy cuộc Cách mạng tháng 10. Nguyễn Ái Quốc mong muốn được gặp lãnh tụ LêNin. Anh không có thời gian dạo chơi đêm trắng cố đô. Xe lửa đưa anh về Mátxcơva. Thủ đô Cách mạng chào đón anh. Hồng trường lát đá cổ đang đợi chờ bước chân người chiến sĩ trẻ Việt Nam dạo bước. Nguyễn Ái Quốc về Mátxcơva cảm giác ấm cúng yên bình như về quê hương, với hy vọng tràn trề ngày mai đất nước Việt Nam cũng được đẹp tươi dưới bầu trời giải phóng. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội, và nhận trọng trách trong Đông Phương bộ Quốc tế Cộng Sản. Giữa Mátxcơva huyền thoại, hứng tuyết trắng phong vàng, lòng anh khắc khoải hướng về tre xanh mái dạ đồng quê nước Việt. 16-7-2009
  • 15. Vụ án Hồng Công Ngày 6-6-1931 trong khi Nguyễn Ái Quốc vừa ngủ dậy thì cảnh sát Anh ập vào phòng 186 phố Tam Lung bắt anh. Chờ tầu Pháp tới, chúng sẽ giao cho cảnh sát Pháp tại Đông Dương. Số phận Nguyễn Ái Quốc tưởng như đã được định đoạt. Nhưng điều kỳ diệu đã diễn ra ngoài sức tưởng tượng. Luật sư Lôdơbai người Anh, vì công lý, vì lòng mến yêu nhà Cách mạng Nguyễn Ái Quốc yêu nước thương nòi đã ra sức cứu anh. Quốc tế cứu tế Đỏ cũng sát cánh cùng luật sư. Vụ án qua 9 phiên xử đã kháng án lên tận Hội đồng cơ mật Hoàng gia Anh tại Luân Đôn. Cuối cùng, Lôdơbai đã cứu được Nguyễn Ái Quốc với lý do anh không vi phạm luật pháp Anh. Uy đức của Nguyễn Ái Quốc đã chinh phục lương tâm của con người. Sau hai năm bị giam cầm, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do… Năm 1960 tại Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam độc lập, Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón tiếp
  • 16. thượng khách Lôdơbai và nói lời cảm ơn chí thiết về tình người và công lý… 15-7-2009 Nhật ký trong tù Năm 1942, từ Cao Bằng, Bác Hồ lên đường đi Trùng Khánh – Trung Quốc trong nhiệm vụ tranh thủ sự giúp đỡ của phe Đồng minh chống Nhật. Sáng 28-8, mặc áo kiểu đời Đường, Bác ung dung giả như một thầy “địa lý” dạo bước. Chiều tối đến thôn Túc Vinh. Một tên lính Quốc dân Đảng chặn lại khám xét giải đến nhà trưởng thôn. Trưởng thôn gọi điện lên huyện. Cấp trên yêu cầu tạm giữ qua đêm. Bác bị giải về Tĩnh Tây, giam trong nhà giam của “Chuyên viên Cổng thự câu lưu sở”. Vương Chi Ngũ – đại tá đặc vụ quân Tưởng Giới Thạch thẩm vấn Bác. Hắn lờ mờ cảm thấy đây là một nhân vật quan trọng, chúng không đủ thẩm quyền giải quyết, tốt nhất là chuyển lên cấp trên.
  • 17. Và thế là bắt đầu thời kỳ Bác Hồ bị đầy đoạ thân xác, 14 tháng giải qua 13 huyện thị, 18 nhà giam… Để góp phần giữ vững chí khí, trong tù Bác đã làm thơ. 133 bài được gọi là “Nhật ký trong tù”, trở thành một tác phẩm văn học lớn sau này. Thân thể tại ngục trung Tinh thần tại ngục ngoại Dục thành đại sự nghiệp Tinh thần cánh yếu đại… Tại Trùng Khánh, các quan chức cao cấp nhất của Quốc Dân Đảng phải nghĩ đến chuyện trả lại tự do cho Bác Hồ… Năm 1945, đại tá Vương Chi Ngũ có mặt trong đoàn “Hoa quân nhập Việt” để giải giáp quân đội Nhật. Hắn đến Bắc Bộ phủ xin yết kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh… Hắn muốn gì ? Sao hắn còn dám chường mặt ra gặp Bác. Hắn nhớ đến chuyện xưa, ngẫm nghĩ lẽ đời… Hay hắn cho rằng, đã một lần, hắn là người quan trọng với số phận Bác. Hắn là “người quen” xưa của lãnh tụ Việt Nam bây giờ. Bác Hồ đã cho phép hắn gặp. Và giao cho Uỷ ban hành chính Bắc Bộ “chiêu đãi” hắn…
  • 18. 23-7-2009 Bác Hồ tiên tri Năm 1945, Việt Nam giành được độc lập. Không chịu mất thuộc địa, Pháp quyết tâm trở lại xâm lựơc. Việt Nam đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm. 1954 hoà bình được lập lại trên miền Bắc. Điều kỳ lạ là hai cái mốc thời gian 1945 và 1954 ấy đều được Bác Hồ tiên đoán trước một cách chính xác. Khả năng tiên tri ấy của Người là một điều kỳ diệu ngày nay đã được lịch sử chứng minh, ai cũng phải công nhận. Năm 1941 trong hang sâu Pắc Bó Cao Bằng giá lạnh, Bác Hồ viết tập diễn ca lịch sử Việt Nam. Diễn ca dài 208 câu xuất bản tháng 2-1943, mở đầu bằng hai câu : Dân ta phải nhớ sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
  • 19. Cuối diễn ca Bác ghi rõ ràng : “1945 Việt Nam độc lập” Sách ấy hiện còn lưu trong Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Tại sao Bác lại tiên tri chính xác như thế. Đó là điều chúng ta hiểu thêm thế nào là Bác. Năm 1950 trong chuyến đi thị sát chiến dịch Biên giới, Bác nói : “Cuộc kháng chiến của chúng ta tuy rất gian khổ, nó có thể kéo dài bốn, năm năm nữa, nhưng cuối cùng chúng ta nhất định thắng lợi” (Theo sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện”). Quả nhiên, đúng bốn năm sau (1954) với chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã đánh quỵ chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp giành lại hoà bình trên miền Bắc. Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, cuộc kháng chiến còn phải tiếp tục. Ngày 1-9-1960 trong mít tinh kỷ niệm quốc khánh, Bác Hồ đọc diễn văn có đoạn : “Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt, và hứa với đồng bào rằng chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định thống nhất”. Lần thứ ba, lời tiên tri của Bác lại được lịch sử chứng minh. 1975-1960 là đúng 15 năm như lời Bác nói. 1975 đất nước ta sạch bóng ngoại xâm, Bắc Nam liền một giải…
  • 20. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 2-9-1945. 24 năm sau (1969) cũng đúng ngày 2-9 Người đã ra đi, hoá thân thành cỏ cây núi sông đất Việt. Thật là chuyện thần kỳ của tạo hoá. Bởi Bác là kết tinh tinh hoa của đất nước này. 8-2008
  • 21. Đôi dép cao su đen Những người lính Vệ quốc đi dép cao su đen trong cuộc trường chinh 9 năm đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ, tiến về Hà Nội. Vẫn những người lính ấy lại đi dép cao su đen trong cuộc trường chinh 20 năm tiếp theo, đánh bại chủ nghĩa thực dân mới, tiến vào giải phóng Sài Gòn. Đôi dép cao su đen huyền thoại. Việt Bắc năm 1947. Những người lính chân đất sáng kiến cắt lốp ô tô Pháp bị bắn cháy chế tạo thành “đôi dép kháng chiến”. Bác Hồ là người đầu tiên đi đôi dép giản dị ấy trên khắp nẻo đường kháng chiến, hoà bình. Bác đi mãi, đi mãi, đinh sắt han rỉ, đế vẹt mòn… Năm 1956, Bác Hồ sang thăm Ấn Độ. Trên máy bay, các cận vệ “lo lắng” : - Thưa Bác. Dép của Bác mất rồi. Chúng cháu có đôi giày da mới để Bác “đi tạm” vậy. Bác Hồ cười, củng nhẹ vào đầu cận vệ : - Các chú dấu đi chứ gì. Trả lại cho Bác… Trên sân bay, giữa tiếng reo vang chào đón nồng nhiệt của đất nước Ấn Độ, Bác Hồ bước nhanh, tay vẫy chào.
  • 22. Các phóng viên quốc tế chạy theo chụp ảnh đôi dép cao su đen giản dị của Bác. Họ thêm một lý do để hiểu vì sao dân tộc này, từ bùn đen đã vươn lên giành được độc lập, tự do. 24-12- 2008 Bác về quê nội làng Sen Nắng hè rực rỡ trên con đường đầy hoa sen nở Kim Liên. Bác Hồ xa quê 52 năm, hôm nay trở lại. Ngày ra đi, là cậu bé ngây thơ. Ngày trở về, là người anh hùng dân tộc vĩ đại nhất của lịch sử. Bác bước vào ngôi nhà tuổi thơ, lòng bồi hồi. Đứng trước ban thờ gia tiên mắt Người đăm chiêu nhìn ảnh song thân, ngắm biển “Ân tứ ninh gia” vua ban ngày cha đỗ Phó Bảng.
  • 23. Ra ngõ, Bác xem lại giếng Cốc, nơi xưa cậu bé Nguyễn Sinh Cung thường ra múc nước, Bác lắng nghe trong gió mơ hồ hư ảo tiếng đập búa lò rèn của nhà hàng xóm thuở nào. Người chủ lò rèn, bạn bẫy chim tuổi nhỏ chạy ra ôm lấy tay Bác. Bác ân cần thân thiết. Qua một lối nhỏ khác, Bác dừng lại hỏi một câu làm tất cả ngơ ngác : “Ông Phương có nhà không ?”. Ông Phương là ai, nào ai biết. Đây là hai người hàng xóm hỏi thăm nhau. Nửa thế kỷ, qua năm châu bốn biển, qua vạn dặm đường máu lửa, Bác không quên một người láng giềng bình thường ngõ cũ. - Thưa Bác, trong ngôi nhà tuổi thơ của Bác bây giờ ta nên trồng loại hoa gì cho thích hợp – Những người dân làng Sen hỏi. Hoa gì ? Hoa hồng, hoa cúc, hoa lan rực rỡ. Bác yêu những bông hoa ấy lắm, và thường ngắt tặng mọi người. Nhưng hôm nay, trong vườn quê thơ ấu, Bác nói : Hoa khoai. Những luống khoai lang cũng ra hoa đẹp lắm. Và mắt Người chợt xa xăm. Bên sắc hương hồng cúc, cụ Phó Bảng xưa trồng, có bóng hình hoa khoai mà thân mẫu Bác tảo tần vun xới, cho vị ngọt thơm đồng quê ấm dạ ngày đông…
  • 24. 13-7- 2009 Bác về quê ngoại làng Chùa Thuở xa xưa ấy, ông đồ Hoàng Xuân Đường đón cậu bé chăn trâu mồ côi Nguyễn Sinh Sắc về nhà mình, cho ăn học. Cậu bé thông minh lớn lên được ông bà Đồ gả con gái, cắt đất vườn dựng cho ngôi nhà nhỏ bên cạnh. Năm 1890, mùa sen nở, “Nam Đàn sinh Thánh”, theo như truyền thuyết của các cụ già, đã đầu thai trong ngôi nhà này. Cậu bé Nguyễn Sinh Cung chào đời. Tiếng võng đưa kẽo kẹt và tiếng ru à ơi của người mẹ hiền điểm tiếng chim vườn. Những bước đi lẫm chẫm của cậu Cung trên bậu cửa, bậc thềm, vườn cỏ, đuổi bướm, hái hoa. Cậu bé quấn quít bên ông bà ngoại bao năm trời… Hôm nay Bác về tìm lại tiếng võng đưa nôi, và tiếng mẹ ru hời. Bác bước vào ngôi nhà lớn của ông bà ngoại. Chiếc án thư gỗ mộc, nơi ông ngoại xưa ngồi chấm quyển vẫn còn
  • 25. đây. Bác như nhìn thấy bóng hình một chàng thư sinh xứ Nghệ cắm đầu sách đèn, và cô thiếu nữ dịu hiền chong đèn canh cửi đêm đêm. Từ bên nhà ông ngoại, Bác sang ngôi nhà riêng của cha mẹ. Chiếc rương gỗ – của hồi môn của cô gái xứ Nghệ vẫn còn đây, màu gỗ lim ánh sắc thời gian. - Ôi chiếc rương của mẹ tôi vẫn còn … – Mắt Bác Hồ thoáng bóng sương thu – Dì An đâu rồi – Bác hỏi. Dì An là em gái ruột của mẹ. Bác bước ra vườn : - Ông Luốc đấy à – Bác hỏi một cụ già bên cạnh – còn nhớ những ngày chúng ta hái củi, câu cá cùng nhau. - Dạ có, thưa Bác Bác sờ lên tai mình, chỗ có một vết lõm nhỏ, nhưng trong những tấm hình của lãnh tụ vĩ đại treo khắp nơi, không ai thấy gợn sẹo ấy. - Lưỡi câu của ông giật cá thế nào mà lại móc vào tai tôi chẩy máu – Bác cười. Tất cả mọi người cười ồ theo. Những con chim trong vườn ngoại hót ríu ran. Mấy chục năm xưa tiếng chim cũng ríu ran như thế ru những ngày thơ ấu của Bác Hồ.
  • 27. Bác Hồ với Ấn Độ Năm 1927 tại thủ đô Brúcxen nước Bỉ, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã gặp chiến sĩ Cách mạng Môlian NêRu trong hội nghị quốc tế chống chủ nghĩa thực dân. Năm 1942 trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ cảm tác viết bài thơ gửi NêRu (người chính là con trai ông Môlian NêRu – cùng tên) lúc đó đang là chiến sĩ đấu tranh cho sự nghiệp độc lập của Ấn Độ. Tôi trong phấn đấu, anh hoạt động Anh phải vào tù, tôi trong lao Muôn dặm xa vời chưa gặp mặt Không lời mà vẫn cảm thông nhau Tháng 8-1945 Việt Nam giành được chính quyền. Tháng 8-1946 Ấn Độ giành được độc lập do NêRu làm thủ tướng. Tháng 10-1954, Bác Hồ sang thăm Ấn Độ trong tình hữu nghị bao la giữa hai dân tộc. Người ta tặng Bác một tấm thảm len khá nặng. Trên bục danh dự, Bác đã tự tay đón lấy, rồi vác trên vai và nói : “Tôi vác cả tình cảm của nhân dân Ấn Độ trên vai…”.
  • 28. Thủ tướng NêRu những ngày đó đón Bác Hồ – như đón người thân trong nhà. Ông đem theo người con gái ruột của mình, rất trẻ và xinh đẹp tên là Inđira Găngđi. Bác Hồ đã nhận Inđira Găngđi là cháu. Inđira Găngđi tặng Người nhiều bông hoa thắm. Sau này Bác luôn gửi quà kỷ niệm và lời thăm hỏi đến Inđira Găngđi, một người Bác quen thân cả ba thế hệ. Tháng giêng 1966, cô gái Inđira Găngđi trở thành thủ tướng trẻ của Ấn Độ. Bác Hồ gửi điện chúc mừng bà Thủ tướng… Việt Nam – Ấn Độ, tình hữu nghị sắt son được bàn tay Bác Hồ vun đắp tự thuở nào. 15-7- 2009 Vang vọng tới muôn năm Sân bay Bạch Mai, ngày 15-12-1954, sau ngày bộ đội tiến về Thủ đô mới được hai tháng. Hàng trăm chiến sĩ đang luyện tập cho ngày lễ duyệt binh. Tin vui chợt đến : Bác Hồ tới thăm. Cả hàng quân náo nức. Những người lính của cuộc kháng chiến thần thánh sắp được gặp người anh hùng dẫn dắt cả dân tộc từ kiếp nô lệ đi lên.
  • 29. Khi Bác Hồ xuất hiện, tươi cười vẫy tay, những người lính hô vang : - Hồ chủ Tịch muôn năm ! … Tiếng reo vang động, hứng khởi. Bác Hồ thân tình như người Cha, chuyện trò cùng chiến sĩ. Rồi Người nói : - Các cháu yêu quý Bác. Bác cám ơn. Nhưng các cháu ạ, thôi từ nay các cháu đừng hô “muôn năm” nữa. Bác không muốn đâu. Cứ vỗ tay hoan hô là được. Các cháu là những người lính vệ quốc đã tiến hành cuộc kháng chiến ấy, mới là vang vọng tới muôn năm. Cả đoàn quân quên phắt lời Bác vừa dặn, lại bột phát hô : “Bác Hồ muôn năm”… Bác lắc đầu cười. Riêng điểm này Bác không bảo được các chiến sĩ. 12-2008
  • 30. Người đi bốn biển năm châu Tàu Đô đốc LaTútsơ Tơrêvin hú một hồi còi dài rời bến Sài Gòn, uy nghiêm băng ra đại dương lướt sóng. Trong khoang bếp, có chàng trai trẻ Văn Ba đang cào lò, gọt khoai phụ bếp. Sóng dữ mùa bão quật chao đảo chàng trai, nhưng hai chân anh vẫn trụ vững. Tàu qua Sanhgapo, Ai Cập… rồi cập bến Mác Xây nước Pháp. Một hành khách quý tộc trên tàu nhìn Ba, ái ngại : “Tại sao con lại làm cái nghề khó nhọc này…”. Người phụ bếp Văn Ba còn đi nữa, đương đầu với sóng đại dương. Anh qua các bến cảng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha nơi xưa Cờrít tốp Côlông khởi hành tìm ra Châu Mỹ. Anh vòng quanh Châu Phi đến với xứ sở những người cùng khổ. Vồng ngực non trẻ của anh đương đầu với sóng lớn Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương. Anh Ba đến NewYork nước Mỹ cuối 1912, nhẩm đọc lời tuyên ngôn 1776 : “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”. Từ Mỹ, anh đến với sương mù Luân Đôn. Đứng bên bờ sông Thêm, nhìn điện Oétminhtơn tháp chuông lộng lẫy, anh nghĩ gì. Anh còn đi, đi để tìm chân lý cuộc đời, tìm lẽ
  • 31. sống cho người cùng khổ. Bất chấp hiểm nguy của chiến tranh thế giới, cuối 1917, anh Ba vượt biển Măng Sơ sang Pháp đang mịt mù khói súng. Các Mác đến Pari tháng 11/1834, để nung nấu thêm học thuyết đấu tranh giai cấp. Ăng Ghen đến Pari. Rồi LêNin cũng từng đến Pari, để nâng tầm tư duy về Cách mạng Vô sản. Và bây giờ Văn Ba – Nguyễn Ái Quốc cũng đến Pari để tìm đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa. Tại số 9 ngõ Côngqoăng, trong một đêm giá lạnh, đọc cương lĩnh LêNin, anh đã reo lên : “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ… Đây là con đường giải phóng chúng ta”. Anh Nguyễn cần đi đến nước Nga của LêNin. Năm 1923, anh đến được quê hương Cách mạng tháng Mười, làm việc trong Đông Phương Bộ Quốc tế Cộng Sản. Giữa Mátxcơva tuyết trắng phong vàng mộng mơ, Nguyễn Ái Quốc đau đáu hoài bão thành lập một tổ chức Cách mạng để lãnh đạo phong trào ở Tổ quốc mình. Anh cần đến Quảng Châu, quê hương Cách mạng của Tôn Trung Sơn. Nơi đây, gần Tổ quốc anh, đang có nhiều chiến sĩ Việt Nam tập hợp đội hình… Từ Mátxcơva, chuyến tàu đi viễn đông chuyển bánh, Nguyễn Ái Quốc băng dặm đường thiên lý, vượt núi Uran, rồi đáp tàu biển về đến Quảng Châu.
  • 32. Năm 1924. Hơi thở của Tổ quốc đã rất gần. Tại ngôi nhà phố Văn Minh, anh Nguyễn mở lớp huấn luyện cho chiến sĩ Việt Nam, viết cuốn sách kim chỉ nam “Đường Kách mệnh”. Và lần đầu tiên, anh dịch lời Quốc tế ca ra thơ lục bát, hát cho các đồng chí của mình nghe : Hỡi ai nô lệ trên đời Hỡi ai cực khổ đồng thời đứng lên. Năm 1927, quân Tưởng phản bội cuộc Cách mạng. Anh Nguyễn phải rời Quảng Châu trở lại nước Nga. Theo nhiệm vụ của Quốc tế Cộng Sản, anh tiếp tục những chặng hành trình cực kỳ gian khổ nhưng cũng cực đỉnh vinh quang. Không ở đâu ấm chỗ, anh đi Đức, đi Pháp, đi Bỉ, đi Ý. Ở Ý anh đâu còn tâm trí nào mà ngắm cảnh đấu trường La Mã. Nước Ý đang bị chà đạp dưới gót giày của phát xít. Anh có nhiệm vụ phải đi miền Đông Nam Châu Á. Từ cảng Napôli xinh đẹp, anh vượt trùng dương đi Xiêm. Xiêm – Thái Lan, gần Tổ quốc lắm rồi. Tại Băng Cốc anh sống ở chùa, mặc áo cà sa vàng, cầm bát khất thực, và dò đường bắt mối với các cơ sở Cách mạng Việt Nam. Tình hình nước sôi lửa bỏng đòi hỏi phải thống nhất ngay các lực lượng Cách mạng trong ba miền để lập một chính đảng. Thay mặt Quốc tế Cộng Sản, anh hẹn với ba nhóm Cộng Sản Bắc Trung Nam hội họp ở Hồng Công. Tại đây ngày 3
  • 33. tháng 2 năm 1930 lịch sử, Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức ra đời. Anh là người sáng lập. Sau 19 năm bôn ba trên khắp nẻo đường thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã làm xong một nhiệm vụ vinh quang, mang tính quyết định cho bước đường giải phóng dân tộc… Những ngày sau đấy, ở Hông Công anh gặp nạn. Cảnh sát Anh bắt anh để giao về cho Pháp. Nhưng lương tâm nhân loại đã thắng. Luật sư Lôdơbai người Anh vì công lý và tình yêu con người, đã cứu được anh thoát khỏi ngục tù… Mátxcơva mùa hè nắng vàng chan chứa. Anh trở lại đây sau 7 năm xa cách. Theo thời gian, những ngày sau đấy, tình hình thế giới mỗi ngày thêm một biến động phức tạp. Phát xít Đức, Ý, Nhật chuẩn bị chiến tranh tổng lực, chia lại bản đồ thế giới. Hành tinh sắp bước vào một giai đoạn khôn lường. Dân tộc Việt Nam đang trông chờ Anh. Nhiệm vụ trên đôi vai người chiến sĩ Nguyễn Ái Quốc. Anh đã đi bốn biển năm châu để tìm con đường cứu nước. Và bây giờ là đúng thời điểm, anh phải trở về đặt chân trên mảnh đất quê hương. Từ kinh thành Mátxcơva tráng lệ, anh băng sa mạc Gôbi cát bỏng, trèo núi đồi miền Tây Trung Quốc hoang dã, trập trùng… Lúc ngồi xe lửa, lúc cưỡi lạc đà, lúc đi bộ
  • 34. mòn vẹt gót giày… Con đường xuyên thủng chân trời. Nhưng anh phải về sau 27 năm xa Tổ quốc. “Ga” cuối của “chuyến tầu” lần này là Việt Nam… để chuẩn bị cho cuộc Cách mạng tháng 8-1945 huy hoàng. 15-7-2009 Lời ghi chú: Cuốn sách này được viết căn cứ theo Tiểu sử Bác Hồ, và có tham khảo tài liệu của các nhà văn nhà báo Hồng Hà, Chu Trọng Huyến, Trần Đương, Vương Thảo, Đới Hàng Nguyên, Hoàng Quảng Uyên vv... Xin trân trọng cám ơn các tác giả đã góp phần cho tôi thêm nguồn cảm hứng. Chuyện đời Bác là tài sản tinh thần chung của cả đất nước. Mỗi người viết có cách thể hiện khác nhau. Riêng tôi chọn góc độ viết thành các áng văn đượm chất thơ, ngắn gọn, giản dị, dễ nhớ, dành cho các em học sinh tiểu học đọc và kể trong phong trào kể chuyện Bác Hồ, học tập noi gương đạo đức Bác. Tác giả
  • 35. Sáng xuân trong vườn Bác Những sớm mai trong trẻo Bác dạo chơi trong vườn Mây sương mái tóc bạc Giữa lá nhành tươi non. Giọt sương từ bông hồng Thấm vào vai áo Bác Đôi vai Người – Gánh – Vác Đã một đời gian lao Dừng lại bên khóm đào Mang xuân về ấm áp Mắt già chỉ khao khát Mùa xuân cho con người Mấy nhành mai vàng tươi Nắng phương Nam gửi tới Sưởi con tim khắc khoải Lo đất nước vẹn toàn
  • 36. Tiếng những búp lá non Chuyện thầm thì với Bác Chợt nhớ đàn trẻ thơ Bác thấy lòng dào dạt Hương vườn xuân bát ngát Cánh ong rù rì bay Người trồng cây vun xới Quả đã treo tầm tay Đàn bướm trắng vườn Bác Dập dờn quẩn bên chân Màu trắng trong tinh khiết Giữa nắng mai trong ngần Tiếng con chim vàng anh Cứ vang ngân réo rắt Câu thơ Bác muốn viết Hiện về trong cỏ hoa Những cổ tích xa xưa Có Tiên ông hiển hiện Bao nhiêu điều màu nhiệm
  • 37. Diệu kỳ giữa trần gian Giữa vườn sớm xuân sang Có Tiên ông hiện thực Ước mơ thành sự thật Cho cuộc đời hôm nay. Ngọc Hà – Ba Đình – 2000 N.P.H
  • 38. Mục lục 1. Người viết Tuyên ngôn 2. Chú bé bắt dế 3. Xứ Huế 4. Lời cảm tưởng 5. Chiếc bàn 6. Gióng một tiếng chuông 7. Đến quê hương Cách mạng 8. Vụ án Hồng Công 9. Nhật ký trong tù 10. Bác Hồ tiên tri 11. Đôi dép cao su đen 12. Bác về quê nội làng Sen 13. Bác về quê ngoại làng Chùa 14. Bác Hồ với Ấn Độ 15. Vang vọng tới muôn năm 16. Người đi bốn biển năm châu 17. Sáng xuân trong vườn Bác