SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  89
Télécharger pour lire hors ligne
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                           ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                        THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




                                LỜI CẢM ƠN

  Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong trường Đại Học Xây Dựng, đặc
biệt là các Thầy , Cô trong Viện Xây Dựng Công Trình Biển đã tận tình truyền đạt
kiến thức trong thời gian Em học tập tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đồ án tốt
nghiệp mà còn là hành trang quí báu để Em bước vào đời một cách vững chắc và
tự tin.

 Để hoàn thành đồ án này, Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hiền Hậu,
Người đã tận tình hướng dẫn Em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.

  Có được thành quả như hôm này thì Con cũng thầm biết ơn Bố, Mẹ. Người đã
sinh Con ra nuôi Con khôn lớn tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho Con học tập.

  Mình cũng cảm ơn tất cả các bạn đặc biệt là các bạn trong lớp 52CB1, đã cùng
chơi cùng học cùng giúp đỡ mình trong suốt thời gian qua.

  Cuối cùng, Em xin kính chúc quý Thầy, Cô và gia đình, bạn bè dồi dào sức khỏe
và thành công trong sự nghiệp cao quý.



                                        Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2012

                                                Sinh viên thực hiện

                                                  Hồ Văn Thìn




SVTH : HỒ VĂN THÌN                             GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                    1
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                              ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                           THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

                                TÓM TẮT ĐỒ ÁN

   Trong đồ án tốt nghiệp này Em đã đi sâu vào tính toán bằng các công thức gần
đúng để thiết kế kỹ thuật hệ thống neo giàn khoan, khai thác bán chìm. Phần đầu
Em xin giới thiệu tổng quát về trữ lượng và tốc độ khai thác dầu khí trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ngoài ra Em xin giới thiệu một cách khái quát
về ưu, nhược điểm và khả năng hoạt động của các loại CTB Mềm ( đặc biệt là
CTB.Bán Chìm), Cũng như tìm hiểu về mỏ ĐH nơi có giàn khoan bán chìm mà em
đang tính toán thiết kế kỹ thuật hệ thống dây neo. Tiếp đó, Em sẽ trình bày một
cách chi tiết về sự tác động của môi trường lên công trình từ đó chọn hướng đặt
công trình. Cách tính tải trọng và tổ hợp tải trọng truyền lên hệ thống dây neo từ đó
thiết kế dây neo: Tính độ dịch chuyển đầu dây neo theo phương ngang và phương
đứng của công trình từ đó cho ra các đồ thị đánh giá độ cứng dây neo, để kiểm tra
sự dịch chuyển lớn nhất của công trình. Tiếp theo là bài toán kiểm tra bền của dây
neo thông qua tính toán lực căng cực đại của dây và kiểm tra hệ số an toàn. Cuối
cùng tính toán lựa chọn hệ neo, quy trình thi công và công tác an toàn trong lao
động.




SVTH : HỒ VĂN THÌN                               GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                       2
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                                                        ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                                                     THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

                                                                MỤC LỤC
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN ................................................................................................................... 9
   1.1        Trữ lượng và nhu cầu khai thác dầu khí vùng nước sâu trên thế giới và ở Việt Nam . ................ 9
      1.1.1      Trữ lượng và nhu cầu khai thác dầu trên thế giới. ........................................................................ 9
      1.1.2.        Kế hoạch khai thác và trữ lượng dầu khí ở Việt Nam . ............................................................. 9
   1.2.       So sánh sự khác nhau giữa CTB mềm và CTB cố định . ......................................................... 11
   1.3.       Các giải pháp lựa chọn CTB ở các độ sâu nước khác nhau . .................................................... 12
   1.4.       Số lượng và vị trí các loại CTB mềm . .................................................................................... 14
   1.5.       Tìm hiểu về mỏ và giàn khoan khai thác bán chìm Đại Hùng _01. .......................................... 16
      1.5.1.        Giới thiệu mỏ Đại Hùng ................................................................................................. 16
          1.5.1.1.         Vị trí mỏ . ................................................................................................................ 16
          1.5.1.2.         Quy hoạch mỏ . ...................................................................................................... 16
      1.5.2.        Mô tả chung của quá trình hoạt động giàn khoan bán chìm FPU_DH1............................ 17
   1.6.       Mục tiêu nghiên cứu đồ án . ..................................................................................................... 19
      1.6.1.        Lý do nghiên cứu đồ án . ................................................................................................... 19
      1.6.2.        Bố cục đồ án . .................................................................................................................. 20
CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN ............................................................................... 21
   2.1.       Cơ sở lý thuyết dùng cho phương pháp mô hình hóa bằng chương trình tính. .......................... 21
      2.1.1.        Đặt bài toán hàm thế vận tốc của chất lỏng xung quanh công trình . ............................... 21
      2.1.2.        Bài toán nhiễu xạ bức xạ - bức xạ bậc nhất . ................................................................... 21
          2.1.2.1.         Hàm thế bậc nhất của sóng tới Ф ........................................................................ 22
          2.1.2.2.         Hàm thế nhiễu loạn bậc nhất Фp(1) ........................................................................... 22
      2.1.3.        Bài toán nhiễu xạ - bức xạ bậc hai .................................................................................. 22
          2.1.3.1.         Hàm thế bậc hai của sóng tới ФI(2) . ......................................................................... 23
          2.1.3.2.         Hàm thế nhiễu loạn bậc hai ФP(2) . ........................................................................... 23
      2.1.4.        Lực thủy động . .............................................................................................................. 23
          2.1.4.1.         Lực thủy động bậc nhất . ......................................................................................... 24
          2.1.4.2.         Lực thủy động bậc hai . ........................................................................................... 25
          2.1.4.3.         Lực bậc 2 của sóng tần số thấp . ............................................................................. 25
      2.1.5         Lực trôi dạt chậm tác dụng lên kết cấu nổi neo giữ . ....................................................... 26
   2.2.       Cơ sở lý thuyết tính bằng công thức gần đúng theo cách lập bảng Excel. ................................ 28


SVTH : HỒ VĂN THÌN                                                                       GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                                                     3
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                                                      ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                                                   THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

      2.2.1.       Lập sơ đồ khối các bước tính toán . ................................................................................. 28
      2.2.2.       Các tải trọng tác động lên công trình . ............................................................................. 30
          2.2.2.1.        Tải trọng gió . ......................................................................................................... 30
          2.2.2.2.        Tải trọng dòng chảy . .............................................................................................. 32
          2.2.2.3.        Tải trọng sóng . ....................................................................................................... 32
      2.2.3.       Phân phối lực căng trong dây neo . ................................................................................. 34
      2.2.4.       Bài toán một cặp dây . .................................................................................................... 35
      2.2.5.       Tính toán dây neo đơn . .................................................................................................. 35
      2.2.6.       Hệ số an toàn đối với hệ thống neo . ............................................................................... 41
CHƯƠNG III : SỐ LIỆU THIẾT KẾ. .................................................................................................... 42
   1.1      Số liệu môi trường ................................................................................................................. 42
   3.2.     Số liệu công trình . ................................................................................................................. 43
   3.3.     Số liệu địa chất . ..................................................................................................................... 45
CHƯƠNG IV : TÍNH TOÁN HỆ THỐNG NEO . ................................................................................. 46
   4.1.     Tính các tải trọng môi trường tác động lên công trình . ........................................................... 46
      4.1.1.       Tải trọng gió . ................................................................................................................. 46
      4.1.2.       Tải trọng dòng chảy . ..................................................................................................... 48
      4.1.3        Tác động của sóng (Lực trôi dạt ) ................................................................................... 49
   4.2.     Tổng hợp các tải trọng tác dụng lên công trình ...................................................................... 49
   4.3.     Chọn phương án neo giữ công trình nổi . ................................................................................ 50
   4.4.     Tính lực tác dụng lên 1 dây neo đơn . ..................................................................................... 52
   4.5.     Tính toán cho 1 cặp dây neo . ................................................................................................ 52
   4.6.     Kiểm tra hệ số an toàn của dây neo . ....................................................................................... 60
   4.7.     Kiểm tra chuyển vị tối đa của công trình . ............................................................................... 61
   4.8.     Tính toán cọc . ...................................................................................................................... 61
CHƯƠNG V : QUY TRÌNH THI CÔNG . ............................................................................................ 72
   5.1      Công tác chuẩn bị . ................................................................................................................. 72
   5.2.     Quy trình thi công . ................................................................................................................ 72
      5.2.1.       Giai đoạn 1: Bố trí các cấu kiện trên sàn của tàu cẩu Trường Sa. ..................................... 73
      5.2.2.       Giai đoạn 2: Vân hành tàu Trường Sa đến vị trí và lắp ráp công trình. ............................. 75
      5.2.3.       Giai đoạn 3 : giải phóng mặt bằng. .................................................................................. 84


SVTH : HỒ VĂN THÌN                                                                     GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                                                    4
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                                                        ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                                                     THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

CHƯƠNG VI : CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG . ......................................................................... 85
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................................................................................... 88
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. 89




SVTH : HỒ VĂN THÌN                                                                       GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                                                      5
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                              ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                           THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




                            BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

      VN                                       Việt Nam
     FPSO                   Floating Production - Storage - Offloading Units
      TLP                                Tension Leg Platform
      CTB                                  Công Trình Biển
      ĐH                                       Đại Hùng
      CT                                      Công Trình
      HT                                       Hệ Thống
      FPU                                Một cụm khai thác nổi
       PT                                    Phương Trình
      FSO                                   Tàu Chứa Dầu
     CALM                                      Phao Nổi
      QĐ                                      Quần Đảo




                            DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

    Hình 1.1       Hình ảnh các bể trầm tích dầu khí trên thềm lục địa VN
    Hình 1.2       các loại CTB được sử dụng
    Hình 1.3       Các giải pháp chọn CTB
                   So sánh tương đối về giá thành các loại CTB khi tăng độ sâu
    Hình 1.4       nước,gồm CTB cố định - Trụ mềm - TLP (A.Bernard, GEP,
                   France, 1997).
                   Phân phối số lượng các loại CTB mềm đang được sử dụng tại
    Hình 1.5
                   các vùng biển khác nhau, tới thời điểm tháng 3/2010.
                   Mô hình và tỉ lệ các loại công trình biển mềm (tại thời điểm:
    Hình 1.6
                   3/2010)
    Hình 1.7       Vị trí mỏ Đại Hùng.
    Hình 1.8       Sơ đồ quy hoạch mỏ Đại Hùng
    Hình 1.9       Giàn khoan bán chìm FPU-DH1 mỏ Đại Hùng
                   Lực trôi dạt tác dụng lên kết cấu neo giữ theo lý thuyết trường
    Hình 2.1
                   trung gian
    Hình 2.2       Các bước thiết kế dây neo theo phương pháp gần đúng


SVTH : HỒ VĂN THÌN                               GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                       6
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                           ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                        THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

    Hình 2.3       Các tải trọng tác động lên công trình.
    Hình 2.4       Thể hiện mối liên hệ giữa các Lực
    Hình 2.5       Sự làm việc của 1cặp dây neo đối xứng
    Hình 2.6       Chiều dài đường dây neo
    Hình 2.7       Trường hợp điểm A dịch chuyển sang phải
    Hình 2.8       Trường hợp điểm A dịch chuyển sang trái
                   Trường hợp điểm A dịch chuyển xuống dưới theo phương
    Hình 2.9
                   thẳng đứng
                   Trường hợp điểm A dịch chuyển lên trên theo phương thẳng
   Hình 2.10
                   đứng.
    Hình 3.1       Bố trí hướng của công trình
    Hình 3.2       Mặt chiếu đứng của giàn khai thác bán chìm
    Hình 4.1       Các phương án neo giữ
    Hình 4.2       Bài toán 1 dây neo đơn
    Hình 4.3       Dây neo dịch chuyển sang trái
    Hình 4.4       Dây neo dịch chuyển sang phải
    Hình 4.5       Đồ thị thể hiện sự dịch chuyển theo phương ngang của dây neo
    Hình 4.6       Phản ứng của 1 cặp dây đối xứng
                   Đồ thị thể hiện độ dịch chuyển theo phương ngang của 1 cặp
    Hình 4.7
                   dây
   Hình 4.8        Dây neo dịch chuyển lên theo phương đứng
   Hình 4.9        Dây neo dịch chuyển xuống theo phương đứng
   Hình 4.10       Độ dịch chuyển theo phương đứng của 1 dây neo
   Hình 4.11       Độ dịch chuyển theo phương đứng của 1 cặp dây neo
   Hình 4.12       Dây bi căng hoàn toàn
   Hình 4.13       Sơ đồ chịu tải của cọc chịu nén trong đất
   Hình 4.14       Mặt đứng neo cọc
   Hình 4.15       Tải trọng ngang tác dụng lên cọc
   Hình 5.1        Chuẩn bị đóng cọc
   Hình 5.2        Thao tác đóng cọc
   Hình 5.3        Quy cách rải xích
   Hình 5.4        Mặt bằng bố trí xích của giàn




SVTH : HỒ VĂN THÌN                             GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                    7
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                             ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                          THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

                        DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

     Bảng 1        So sánh công trình biển mềm với công trình biển cố định
     Bảng 2        So sánh ưu nhược điểm của 3 trường
     Bảng 3        Thông số môi trường
     Bảng 4        Số liệu về giàn Đại Hùng_01
     Bảng 5        Đặc trưng cơ lý các lớp đất tại vị trí xấy dựng công trình
     Bảng 6        Kết quả tính toán tải trọng
     Bảng 7        Hệ số C1 ,C2, C3.
     Bảng 8        Các thiết bị và vật tư bố trí trên sàn tàu Trường Sa




SVTH : HỒ VĂN THÌN                               GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                      8
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                             THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.1 Trữ lượng và nhu cầu khai thác dầu khí vùng nước sâu trên thế giới và ở Việt
    Nam .
1.1.1 Trữ lượng và nhu cầu khai thác dầu trên thế giới.
      Trữ lượng dầu thế giới hiện nay có khoảng 140 tỷ tấn dầu, 135 nghìn tỷ m3
khí và trữ lượng này phân bố không đều ở các khu vực khác nhau trên thế giới,
nhiều nhất là khu vực Trung Đông chiếm : 50%, còn Châu Á chiếm: 5,5%.
    Sản lượng khai thác dầu khí của toàn thế giới là 3260 triệu tấn/năm , khu vực
khai thác nhiều nhất là Trung Đông chiếm : 30%. Đặc biệt nước Mỹ với sản lượng
khai thác là 389 triệu tấn dầu mỗi năm chiếm 11.9% sản lượng dầu thế giới.
    Các nước đang khai thác và có tiềm năng dầu khí biển sâu điển hình là ở các
khu vực Vịnh Mexico (GoM), Tây Phi, Brazil và đặc biệt gần đây là ở khu vực
Đông Nam Á.
     Các nước Khu vực ASEAN (Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Philippines và Việt Nam), trong năm 2005 đã thực
hiện 237 thăm dò và đánh giá (trong đó VN-14, Inđô – 61- nhiều nhất), với 20
giếng có độ sâu nước trên 300 m, với nhận xét rất lạc quan về tiềm năng vùng nước
sâu ở khu vực; Malaysia đã triển khai dự án nước cực sâu đầu tiên ở độ sâu nước
từ 1305 - 1876 m. Indonesia đang khai thác các mỏ ở vùng nước sâu và cực sâu
Makassar Strait rất hiệu quả với các CTB nổi, như dàn neo đứngTLP tại mỏ West
Seno ở độ sâu nước 3350 ft. Ấn Độ với diện tích TLĐ 3,14 triệu km2, mới thăm dò
và khai thác 18% diện tích TLĐ, còn bỏ trống 82% là vùng nước sâu, Chính phủ
đang mở rộng đầu tư của nước ngoài để khai thác vùng nước sâu.

1.1.2. Kế hoạch khai thác và trữ lượng dầu khí ở Việt Nam .
        Giai đoạn 2011 – 2020 , tập đoàn dầu khí quốc qia Việt Nam phấn đấu gia tăng
trữ lượng 38 – 46 triệu tấn quy dầu / năm, trong đó : trong nước 25- 30 triệu tấn /năm
nước ngoài 13 – 16 triệu tấn/năm.khai thác dầu khí đến năm 2015 đạt 33 triệu tấn quy
dầu/năm ( trong đó trong nước 29 triệu tấn nước ngoài 6 triệu tấn. đến 2020 đạt 42 -44
triệu tấn quy dầu/năm trong đó trong nước 30 – 31 triệu tấn nước ngoài 12 – 13 triệu tấn.


SVTH : HỒ VĂN THÌN                                  GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                        9
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                             ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                          THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC


Tiềm năng dầu khí ở vùng biển VN

      Việt Nam - nước sản xuất dầu lớn đứng thứ 3 trong khối các nước Đông
Nam Châu Á. Nguồn trữ lượng dầu khí chủ yếu trên thềm lục địa VN, điển hình là
7 Bể trầm tích gồm Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ
Chu, Hoàng Sa và Trường Sa. (Hình 1.1).




            Hình 1.1: Hình ảnh các bể trầm tích dầu khí trên thềm lục địa VN

       Các số liệu nghiên cứu mới đây tại 3 Bể trầm tích dầu khí cho kết quả như
sau:

       + Bể Phú Khánh: Diện tích 95.000 km2, Độ sâu nước từ trên 200m đến trên
       1000m, xa hơn nữa lên tới 2500m, trữ lượng: 509 triệu tấn dầu quy đổi;

       + Bể Tư Chính - Vũng Mây & Tây Nam QĐ. Trường Sa: Diện tích 93.000
       km2

       Độ sâu nước từ 200m trở lên, Trữ lượng: 750 triệu tấn dầu quy đổi;




SVTH : HỒ VĂN THÌN                              GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                      10
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                             ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                          THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC


      + Khu vực thềm lục địa Tây Nam & vùng chồng lấn: Diện tích 90.000 km2,
      là vùng nước nông (độ sâu dưới 100 m), Trữ lượng 394 triệu tấn dầu quy
      đổi.

1.2. So sánh sự khác nhau giữa CTB mềm và CTB cố định .

        Bảng 1 : So sánh công trình biển mềm với công trình biển cố định
              CTB MỀM                                  CTB CỐ ĐỊNH
-Công trình biển mềm: gồm công trình -Công trình biển cố định: gồm loại
dạng trụ mềm và các công trình dạng kết móng cọc và móng trọng lực.
cấu nổi có neo.

- Đối với “vùng nước sâu đến cực sâu”,     -Loại công trình biển cố định chủ yếu sử
có độ sâu nước trên 400 m, các loại        dụng cho “vùng nước nông”, vì khi ra
công trình biển mềm được chế tạo thay      nước sâu, trọng lượng kết cấu tăng
thế cho các CTBCĐ đó là CTB dạng trụ       nhanh kéo theo tăng nhanh giá thành
mềm, công trình bán chìm, công trình       CTB. Mặt khác, về thi công sẽ gặp trở
neo đứng TLP, và các loại bể chứa kiểu     ngại như phải dùng cẩu rất lớn (Jacket
SPAR, FPSO. Vậy CTB mềm cho phép           Bullwinkle, 412m, ở vùng nước sâu,
lựa chọn loại kết cấu thích hợp khi ra     nặng 70 000 tấn, kể cả cọc), hoặc phải
vùng nước sâu. Khả năng ứng dụng           chia jacket thành một số khối nhỏ và
rộng rãi từ vùng nước nông tới vùng        dựng lắp tại mỏ.
nước sâu.
                                        -CTB cố định: có các tần số dao động
-CTB mềm : (như Trụ mềm và CT bán riêng lớn (chu kỳ nhỏ ) .
chìm): có các tần số dao động riêng nhỏ
(chu kỳ lớn).                           -D/L<0,2 => PT Morison ( D : đường
                                           kính vật thể / chiều rộng ; L: chiều dài
-D/L> 0,2 =>BT nhiễu xạ , bức xạ (D sóng )
:đường kính vật thể / chiều rộng ; L:
chiều dài sóng )
Nhận xét : tính toán CTB mềm phức tạp hơn CTB cố định vì :
-Liên kết công trình với nền đất là liên kết mềm nên bài toán động lực học tổng
quát là bài toán phi tuyến.
-Vì CTB mềm có kích thức lớn nên việc xác định tải trọng môi trường biển ( sóng ,
gió , dòng chảy ) lên công trình phức tạp hơn. Cần sử dụng lý thuyết sóng nhiễu xạ,
bức xạ

SVTH : HỒ VĂN THÌN                               GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                      11
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                      ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                   THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




 1, 2) công trình biển cố định; 3) công trình trụ mềm; 4, 5) giàn neo đứng TLP; 6) trụ nổi Spar ;
              7,8) giàn bán chìm ; 9) bể chứa nổi FPSO; 10) công trình biển cố định.

                          Hình 1.2: các loại CTB được sử dụng

1.3. Các giải pháp lựa chọn CTB ở các độ sâu nước khác nhau .




                            Hình 1.3: Các giải pháp chọn CTB



SVTH : HỒ VĂN THÌN                                       GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                             12
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                             ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                          THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

  Từ đồ thị trên cho chúng ta chọn được các loại CTB để xây dựng và lắp đặt tại vị
trí đặt ra. Và thực tế các loại CTB đã được xây dựng ở các độ sâu nước khác nhau
trên thế giới từ đó người ta tổng kết lại bằng một bảng đồ thị khác về giá thành các
loại CTB ứng với độ sâu nước tăng.




   Hình 1.4: So sánh tương đối về giá thành các loại CTB khi tăng độ sâu nước,

       gồm CTB cố định - Trụ mềm - TLP (A.Bernard, GEP, France, 1997).

    Nhận xét : nhìn vào ( Hình 1.4) ta thấy công trình biển cố định có giá thành
     thấp khi độ sâu nước dưới 200m nước, nhưng ở vùng nước sâu thì giá thành
     tăng nhanh. Còn công trình biển mềm thì giá thành cao khi ở vùng nước
     nông nhưng càng ra xa độ sâu nước lớn thì giá thành không tăng nhiều như
     công trình cố định. Vì vậy ở vùng nước sâu thì nên dùng công trình biển
     mềm .
    Ở Việt Nam hầu hết các mỏ đều đang khai thác ở vùng nước nông nên các
     công trình chủ yếu là cố định còn ở vị trí nước sâu Việt Nam chưa khai thác
     được nên số lượng công trình biển mềm còn hạn chế. Trong tương lai gần
     khi các mỏ giàn bờ nước nông đã khai thác hết, ta sẻ tiếp cận ra các mỏ vùng
     nước sâu.

SVTH : HỒ VĂN THÌN                               GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                      13
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                             ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                          THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




1.4. Số lượng và vị trí các loại CTB mềm .




 Hình 1.5: Phân phối số lượng các loại CTB mềm đang được sử dụng tại các vùng
                   biển khác nhau, tới thời điểm tháng 3/2010.


      Tại thời điểm tháng 3/2010 thì trên thế giới có 262 công trình và chia theo tỷ
lệ sau:




SVTH : HỒ VĂN THÌN                               GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                      14
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                             ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                          THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




  Hình 1.6 : Mô hình và tỉ lệ các loại công trình biển mềm (tại thời điểm: 3/2010)


   Nhận xét: Loại Bể chứa nổi (FPSO) chiểm ưu thế tuyệt đối khi ra biển sâu và
cực sâu (65%), tiếp theo là loại Giàn bán chìm (17%), Giàn neo đứng TLP (9,5),
rồi đến Trụ nổi Spar (6,5%).


    Từ những khả năng là khoan và khai thác dầu của các công trình biển mềm
      nói chung và công trình bán chìm nói riêng cũng như có 1 giá thành không


SVTH : HỒ VĂN THÌN                               GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                      15
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                           ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                        THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

       cao so với công trình cố định khi hoạt động ở vùng nước sâu như đã chứng
       minh ở trên. Thì sau đây em sẽ tìm hiểu về mỏ Đại Hùng , nơi mà em thiết
       kết, tính toán hệ thống dây neo của giàn khoan bán chìm FPU_DH1.
1.5.   Tìm hiểu về mỏ và giàn khoan khai thác bán chìm Đại Hùng _01.
1.5.1. Giới thiệu mỏ Đại Hùng .
1.5.1.1. Vị trí mỏ .




                            Hình 1.7: Vị trí mỏ Đại Hùng.

1.5.1.2. Quy hoạch mỏ .

   Mỏ Đại Hùng - giai đoạn II do PVEP Đại Hùng trực tiếp quản lý, điều hành có
tổng giá trị 57 triệu USD. Các hạng mục chính bao gồm: 02 đường ống mềm
(flexible flowline) 3 inch có chiều dài mỗi đường khoảng 2,2 km (bao gồm cả phần
động - dynamic riser) và các phụ kiện đi kèm từ giếng ngầm đa thân DH-6P&7P về
giàn FPU-DH1 qua phao trung gian mạn trước (FWD MDB); 01 đường điều khiển
(umbilical) có chiều dài khoảng 2,2 km (bao gồm cả phần động) và các phụ kiện đi


SVTH : HỒ VĂN THÌN                             GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                     16
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                           ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                        THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

kèm từ giếng ngầm đa thân DH-6P&7P về giàn FPU-DH1 qua phao trung gian
mạn trước (FWD MDB); 01 đường cáp ngầm (submarine cable) có chiều dài
khoảng 6,0 km (bao gồm cả phần động) và các phụ kiện đi kèm từ giàn đầu giếng
WHP-DH2 về giàn FPU-DH1 qua phao trung gian mạn sau AFT MDB; 02 đường
ống dẫn (flexible flowline) 6 inch có chiều dài mỗi đường khoảng 4,8 km (bao
gồm cả phần động - dynamic riser) và các phụ kiện đi kèm từ giàn đầu giếng
WHP-DH2 về giàn FPU-DH1 qua phao trung gian mạn sau (AFT MDB); bao gồm
cả phần thiết kế sơ bộ (FEED) cho đoạn tĩnh (static portion); 02 đường ống dẫn
(flexible flowline) 6 inch có chiều dài mỗi đường khoảng 2,3 km (bao gồm cả phần
động) và các phụ kiện đi kèm giàn FPU-DH1 đến phao CALM qua phao trung gian
mạn phải (Starboard MDB); Hạng mục này bao gồm cả việc tháo dỡ và neo giữ
tuyến 02 đường ống mềm cũ trên bề mặt đáy biển trong khu vực mỏ Đại Hùng.




                     Hình 1.8 : Sơ đồ quy hoạch mỏ Đại Hùng


1.5.2. Mô tả chung của quá trình hoạt động giàn khoan bán chìm FPU_DH1.

  Giàn Đại Hùng 01 được xây dựng vào 1975 theo yêu cầu của Bộ Năng lượng
Anh, có dạng một giàn khoan di động với tên ban đầu là Deepsea Saga.
  Tới năm 1984, do yêu cầu liên quan đến khoan khai thác được loại bỏ, giàn
được chuyển mục đích làm giàn cố định trong vùng Argy II/Duncan block 30/24
và đổi tên thành Deepsea Pioneer.


SVTH : HỒ VĂN THÌN                             GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                     17
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                             ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                          THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

  Năm 1994 việc sửa chữa lại Deepsea Pioneer bao gồm việc nâng cấp hệ thống
neo, thay thế hệ thống thủy lực kiểm soát giếng ngầm, đại tu và sửa chữa các thiết
bị hiện hữu và lắp đặt các thiết bị tiện ích, cung cấp hơi đốt. Vào thời điểm này
giàn được đổi tên thành Đại Hùng-01 (DH-01) và thuộc quyền sở hữu của BHPP.
 Năm 1997, BHPP đã chuyển quyền sở hữu mỏ cho Petronas Carigali.
 Xí nghiệp Liên doanh VIETSOPETRO nhận mỏ từ Petronas Carigali vào tháng
02/1999.
  Phương tiện sử dụng cho khai thác dầu khí là một cụm khai thác nổi (FPU) được
nối tới sáu giếng ngầm bằng các đường ống mềm. Thường năm giếng dung cho
khai thác, một giếng dung cho ép nước.
 FPU của mỏ Đại Hùng được đăng ký tên Đại Hùng 01 (DH-01).
  Ba giếng đầu tiên ( DH-1P, DH-2P, DH-3P) nằm thành một cụm ở dưới FPU,
trong đó DH-2P đã được chuyển thành một giếng ép nước vào tháng 7/1995. Ba
giếng còn lại ( DH-4P, DH-4X, DH-5P) là những giếng ở xa hơn. Những giếng này
được đặt cách FPU theo thứ tự là 1895m, 2165m, 2251m, và được phục vụ nhờ
một tàu công tác riêng biệt.
 Các giếng ngầm được thiết kế với tuổi thọ 15 năm.
 Giàn Đại Hùng 01 như đã mô tả ở trên là 1 giàn bán chìm thiết kế kiểu Aker H-3.
 Giàn đã được sủa đổi từ cấu hình của Biển Bắc để phù hợp với các yêu cầu của
vùng mỏ Đại Hùng, nơi mà nó được neo vĩnh viễn cho đến nay.
 Tuy nhiên việc cải biến của hệ thống FPU đã được cố gắng giảm thiểu tối đa.
Chúng chủ yếu được tập trung vào hệ thống neo, thẩm định lại kết cấu, những kết
nối của các đường ống ngầm và trung tâm với kết cấu, lọai bỏ các phương tiện
nâng bằng gas, thiết kế và xây dựng lại các thiết bị thu gom đầu vào, và một số cải
biến các thiết bị đốt khí và xuất dầu để điều tiết tốc độ khai thác.
  Dầu và khí có thế được khai thác từ giếng ngầm hoàn thiện qua tám ống dẫn
75mm NB (hai ống cho mỗi giếng) tới DH1-FPU.
  Dầu thô được xử lý ổn định trên DH1-FPU sau đó dẫn vào kho chứa nổi hoặc tàu
chứa dầu thô (FSO) liên kết nối tiếp nhau qua phao neo ( CALM).



SVTH : HỒ VĂN THÌN                              GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                      18
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                            ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                         THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

  Dầu thô có thể được chuyển tới phao nổi (CALM) qua 2 ống ngầm chuyên dụng
150mm NB, và sau đó từ phao nổi chuyển đến tàu chứa FSO bằng một ống nổi
150mm NB.
  Phần lớn khí thu được bị đốt cháy, do DH1 không được trang bị những thiết bị
nâng chạy bằng khí.
 Tốc độ khai thác hiện giờ xấp xỉ là 11.000 thùng/ ngày.




             Hình 1.9: Giàn khoan bán chìm FPU-DH1 mỏ Đại Hùng


1.6. Mục tiêu nghiên cứu đồ án .
1.6.1. Lý do nghiên cứu đồ án .

   Nhiệm vụ cấp bách hiện nay được đặt ra cho chúng ta là: Phải tiếp cận nhanh
chóng các kỹ thuật và công nghệ thiết kế, xây dựng các công trình biển ở độ sâu
nước 200 m và lớn hơn để đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên dầu khí nước sâu
trên thềm lục địa VN.

     Mặt khác em thấy các lợi ích đã được chứng minh từ các giàn khoan bán chìm
khác đang hoạt động trên kháp thế giới là :

 Ưu điểm về kỹ thuật : thay thế hệ thống đường ống ngầm để vận chuyển dầu tới
nơi xuất ;


SVTH : HỒ VĂN THÌN                             GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                     19
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                              THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

 Lợi ích kinh tế: các mỏ khai thác xa bờ ; các mỏ qui mô nhỏ => giải pháp : tái sứ
dụng ; khai thác sớm ;

 Lợi ích chính trị: không phụ thuộc vào các hệ thống lắp đặt trên bờ, nơi mà chịu
sự giám sát của các nhà cầm quyền địa phương tại các nước có chế độ chính trị
không ổn định.

    Đáp ứng được nhiệm vụ trên thì giàn khoan, khai thác bán chìm là một trong
nhưng công trình biển mềm đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra.

   Vậy nên được sự hướng dẫn của T.S. Phạm Hiền Hậu thì em đã nghiên cứu và
thiết kế kỹ thuật hệ thống neo giàn khoan, khai thác bán chìm tại mỏ Đại Hùng
110m nước.

1.6.2. Bố cục đồ án .

Nội dung đồ án được trình bày trong các chương sau .

   Chương I : tổng quan .
   Chương II: số liệu thiết kế .
   Chương III: cơ sơ lý thuyết tính toán .
   Chương IV: tính toán hệ thống neo.
   Chương V: quy trình thi công.
   Chương VI: công tác an toàn lao động.
 Để tính toán toán thiết kế kỹ thuật hệ thống neo giàn khoan, khai thác bán chìm Đại
  Hùng_01. Em đã sử dụng công thức gần đúng để tính toán và thiết kế .




SVTH : HỒ VĂN THÌN                               GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                       20
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                                ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                             THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC


CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN
2.1. Cơ sở lý thuyết dùng cho phương pháp mô hình hóa bằng chương trình tính.

Hiện tượng sóng nhiễu xạ và sóng bức xạ .

   - Sóng nhiễu xạ là khi công trình không chuyển động nhưng có trường sóng
       tới đập vào công trình .
   - Sóng bức xạ là khi không có sóng tới tác động vào công trình môi trường
       nước lặng nhưng do kích thước công trình lớn nên khi công trình di chuyển
       tạo ra sóng. Trong thực tế là tổng hợp của cả hai bài toán sóng nhiễu xạ cộng
       bức xạ.
2.1.1. Đặt bài toán hàm thế vận tốc của chất lỏng xung quanh công trình .

    Công trình nổi có neo giữ là vật thể khối lớn, do đó hàm thế vận tốc của chất
lỏng xung quanh công trình dao động được tìm dưới dạng sau :

             ( x, y, z, t )   i ( x, y, z, t )   d ( x, y, z, t )   R ( x, y, z, t )

                                  ( u i  u d  u R )  e  i t                             (2.1)

trong đó:

       i  u i e  it  hàm thế vận tốc của sóng tới ;

       d  u d e  it  hàm thế vận tốc của sóng nhiễu xạ ;

       R  u R e  it  hàm thế vận tốc của sóng bức xạ ;

      u i , u d , u R  tương ứng là biên độ của hàm thế sóng tới, sóng nhiễu xạ
                     và sóng bức xạ (chỉ phụ thuộc vào toạ độ x, y, z) ;

       - tần số góc của sóng tới ; t - biến thời gian ; i   1 - số phức

2.1.2. Bài toán nhiễu xạ bức xạ - bức xạ bậc nhất .
      Hàm thế bậc nhất được chia thành các thành phần sau :


SVTH : HỒ VĂN THÌN                                                  GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                                 21
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                                                         ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                                                      THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC


                           Ф(1) = ФI(1) + ФP(1) = ФI(1) + Фd(1) + Фr(1)                                                             (2.2)
      Hàm thế vận tốc được hợp thành bởi:

      - Một hàm thế của sóng tới ФI thể hiện trạng thái biển cách xa vật thể ;

      - Một hàm thế nhiễu xạ Фd thể hiện dòng chảy thế xung quanh vật thể được
giữ cố định trong môi trường sóng tới;

       - Một hàm thế bức xạ Фr thể hiện dòng chảy sinh ra bởi chuyển động của vật
thể trong môi trường nước lặng, không có sóng tới.

2.1.2.1. Hàm thế bậc nhất của sóng tới Ф

      Hàm thế của sóng tới được đưa ra bởi một chuỗi các hàm thế cấu thành :

                                         a g  chkchkz  h)  sin k ( x cos 
                                                        (
                                          

      I           
     (1)    Ij  e
                  (1)       -i  j t              j

                                                           h
                                                                 j
                                                                                         j         j    y sin  j )   j t   j      (2.3)
           j 1                            j 1       j              j


2.1.2.2. Hàm thế nhiễu loạn bậc nhất Фp(1)
   Фp(1)  hàm biên độ phức của hàm thế, là một hàm dừng điều hòa, có dạng :

                                P                 D       R                      
                               (1) ( M , t )   (1)   (1)   P ( M )  e -it
                                                                   (1)
                                                                                                                                        (2.4)
      Trong đó, hàm thế bức xạ còn được phân chia bởi sự chồng tuyến tính của 6
hàm thế, tương ứng với 6 bậc tự do của chuyển động của vật thể :
                                                          6               6

                                                 R         Rj
                                                                                 (1)
                                                                                     
                                                (1)    (1)     i x j  Rj  e -it                                            (2.5)
                                                          j 1            j 1

                                                                                                       
      Trong đó xj là thành phần thứ j của chuyển động x của vật thể.

2.1.3. Bài toán nhiễu xạ - bức xạ bậc hai .

      Chúng ta cũng có thể phân chia hàm thế bậc 2 :
                                                    2                              (
                                                                                     
         ( 2 )   (I2)   (P2 )   (I2 )  ( (D )   (R2) )    I( 2 )   D2)   R2 )  e
                                                                                           (
                                                                                                                i p , mt
                                                                                                                                         (2.6)
Trong đó : p,m 2 ) là các tần số cao (+) hoặc thấp (-) của bài toán bậc 2 ;

       là các tần số của bài toán bậc nhất của sóng song sắc.


SVTH : HỒ VĂN THÌN                                                                           GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                                                     22
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                           ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                        THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC


Sau đây ta sẽ nghiên cứu lần lượt từng hàm thế trong phương trình (2.6).

2.1.3.1. Hàm thế bậc hai của sóng tới ФI(2) .
      Hàm thế bậc hai của sóng tới được coi là điều hòa phụ thuộc thời gian, có
dạng tổng quát sau:
                                         2 (2)           
                                (2)    nI  e -int 
                                 I                                                        (2.7)
                                         n 0            

2.1.3.2. Hàm thế nhiễu loạn bậc hai ФP(2) .

      Đối với sóng tiền định (sóng đều),ФΠ(2) được chia làm 2 thành phần : 1 phần
không phụ thuộc vào thời gian t, không cần nghiên cứu, và 1 thành phần nhiễu, dao
động với tần số :

                        P
                                        (2)
                                                     
                       (2) (M , t )  P0 ( M )   P ( M )  e -2it
                                                      (2)
                                                                                         (2.8)

                    Фp(2)( M,τ) = ФD(2) + ФR(2)                                        (2.9)

Trong đó :    (2) là hàm thế bức xạ bậc 2, phải thỏa mãn hệ phương trình tương tự
               R

như trường hợp bậc 1, chỉ có tần số là khác.
      Фp(2) ( M,τ) hàm thế nhiễu xạ bậc 2, được phân tích thành 2 thành phần :

                              (2)   (2)   (2)
                               D       DL      DF                                        (2.10)

 (2) - Hàm thế liên quan trực tiếp đến bài toán bậc 1, đáp ứng điều kiện không
  DL

đồng nhất trên bề mặt tự do ;

 (2) - Hàm thế tự do, đáp ứng điều kiện đồng nhất trên bề mặt tự do.
  DF


2.1.4. Lực thủy động .

Lực thủy động biểu diễn dưới dạng ma trận :
                                                                  (1)              (2)
                            FH     PH   N  dS    FH          2  FH 
                                      Sc                                                 ( 2.11)

Trong đó     PH là áp lực của lực thủy động ;


SVTH : HỒ VĂN THÌN                                            GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                              23
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                                                     ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                                                  THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC


          FH (1) là ma trận của lực thủy động bậc nhất;
          FH ( 2) là ma trận của lực thủy động hai.
2.1.4.1. Lực thủy động bậc nhất .
          Lực thủy động bậc nhất được tính như sau:
                                                          (1)
                                  FH (1)                 N dS                                             (2.12)
                                                       t

Lực này bao gồm các lực gây ra bởi sóng tới (lực Froude – Krilov) [FHI], các lực
nhiễu xạ [FHD] và lực bức xạ [FR], như trong lý thuyết thế năng đã nghiên cứu
trong mục trước:
                     FH (1)  FHI (1)  FHD (1)  FR (1)  Fex (1)  FR (1)                              (2.13)

    Lực Froude - Krilov
          Các lực Froude - Krilov FHI (1) được tính bởi :

                                                       I(1)
                                  FHI 
                                       (1)
                                                             N dS                                             (2.14)
                                                Sco
                                                        t

Từ pt (2.14) ta thấy FHI (1) phụ thuộc vào hàm thế  I(1) , tức là chỉ phụ thuộc vào
sóng tới.

    Lực nhiễu xạ FHD (1)
          - Lực nhiễu xạ bậc nhất FHD (1) được tính như sau:
                                                                               1
                                                                            (D )
                     FHD  (1)
                                       
                                    FHD   e
                                                (1)      iwt
                                                                        t
                                                                                      N dS                        (2.15)
                                                                     Sco



    Lực bức xạ FR (1)
          - Lực bức xạ bậc nhất FR (1) được tính như sau :

                    R1)
                      (
                                  6                                       6
FR 
    (1)
                    NdS      ² x j  Rj )  e it N dS    Fij
                                                     (1
                                                                                                       (i  1  6)   (2.16)
             Sco
                    t             j 1 Sco                               j 1


SVTH : HỒ VĂN THÌN                                                                     GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                                                  24
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                                                        ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                                                     THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

          Fij    ( Rj) )  N i dS  ² x j cos t       ( Rj) )  N i dS  x j sin t 
                         (1                                              (1
                                                                                                                                           (2.17)
                      Sco                                                Sco


Trong đó ( Rj) ) và ( Rj) ) là các phần thực và phần ảo của hàm thế ФRj.
             (1           (1




2.1.4.2. Lực thủy động bậc hai .
    Lực thủy động bậc hai gây ra bởi sóng song sắc (bichromatic)
        Lực thủy động bậc hai được tính như sau:
                             FH ( 2)  Fex1 ( 2)  Fex2 ( 2)  FR ( 2)                                                             (2.18)

         Fex1 ( 2) là phần thứ nhất của lực tác động bậc hai, chỉ phụ thuộc vào hàm thế
bậc nhất.
         Fex2 ( 2) là phần thứ hai của lực tác động bậc hai, phụ thuộc vào hàm thế bậc
hai của sóng tới và của sóng nhiễu xạ:

    Lực bức xạ bậc hai FR ( 2) :
         FR ( 2)  m  ( 2)  B  x ( 2)   (1   2 )²m  i(1   2 )B   x 
                            x                                                                                                             (2.19)
Trong đó m và B  tương ứng là các ma trận khối lượng nước kèm và ma trận cản .

2.1.4.3. Lực bậc 2 của sóng tần số thấp .
      Lực này đạt được bởi việc tích phân của áp lực thủy động bậc 2 trên phần
ngập nước của vật thể.

        Tổng lực tác động bậc hai tần số thấp như sau:

                  
 Fex (t) ( 2)   TF (1 , 2 )a1 a 2 e
                                            i (1  2 ) t
                                                                                                                                          (2.20)
              
           a1a 2 F ( 2) (1 ,  2 )  e
                                            i (1 2 ) t
                                                                  avec F
                                                                            ( 2)
                                                                                   (1 ,  2 )  Fex21) (1 ,  2 )  Fex22) (1 ,  2 )
                                                                                                  (                    (




với TF = F(2) là hàm truyền bậc 2 (QTF) của lực tần số thấp bậc 2.

     Công thức tính gần đúng của Newman và Pinkster

        - Công thức tính gần đúng của Newman (1974) :
   Chỉ lấy số hạng đầu tiên F0(2) của chuỗi khi  tiến đến 

SVTH : HỒ VĂN THÌN                                                                        GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                                                    25
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                                ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                             THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC


   Lực trôi dạt chậm :
                                F (2)- (1 ,  2 )  Fd(2) (1   2 )                       (2.21)

      - Công thức tính gần đúng của Pinkster (1975) :
                                                             1   2
                              F (2)- (1 ,  2 )  Fd(2) (            )                      (2.22)
                                                                2

      - Công thức tính gần đúng khác của Newman:
                      F (2)- (1 , 2 )     Fd (1 )  Fd (2 )  signe( Fd )               (2.23)

2.1.5 Lực trôi dạt chậm tác dụng lên kết cấu nổi neo giữ .




Hình 2.1: Lực trôi dạt tác dụng lên kết cấu neo giữ theo lý thuyết trường trung gian

   Lực trôi dạt tính theo lý thuyết trường gần là lực tác dụng lên bề mặt vật thể nên
hội tụ 6 thành phần lực (nghĩa là :chỉ tính lực ở bề mặt vật thể, nếu có vật thể khác
hoạt động bên cạnh thì không tính được sự ảnh hưởng của nó sinh ra) ; Lực trôi dạt
tính theo trường xa là các thành phần lực chỉ tác dụng trên mặt phẳng x0y nên chỉ
hội tụ 3 thành phần lực ( F , F , F ) (nghĩa là chỉ tính được sự ảnh hưởng của
các lực trong mặt phẳng ngang chứ không tính được các lực theo chiều sâu mớn
nước ); Lực trôi dạt tính theo trường trung gian ( Hình 2.1) là việc ta mô hình hóa
cách tính bằng cách đặt vật thể đó trong 1 vùng nước tính toán có chiều rộng, chiều
dài và độ sâu bể đủ lớn để các vật thể hoạt động ngoài phạm vi của bể sẽ không
ảnh hưởng tới vật cần tính, lúc đó lực tác dụng lên vật thể sẽ bao gồm cả lực tác

SVTH : HỒ VĂN THÌN                                                 GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                                26
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                           ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                        THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

dụng lên khắp bề mặt vật thể và cả lực tác dụng lên cả mặt phẳng x0y (nghĩa là :
tính được cả sự ảnh hưởng theo chiều sâu mớn nước và cả sự ảnh hưởng của các
vật thể hoạt động xung quanh). Nên khắc phục hết các nhược điểm và phát huy tốt
ưu điểm của trường gần và trường xa.

                  Bảng 2 : So sánh ưu nhược điểm của 3 trường

                                                                Lý thuyết trường
        Lý thuyết trường gần của    Lý thuyết trường xa
                                                              trung gian của X.B.
                Pinkster            của Maruo-Newman
                                                                     Chen
        -Dạng thực có 6 thành      -Có thể lùi xa tới vô    -Hội tụ nhanh, độ
        phần lực theo các hướng    cùng bề mặt kiểm tra
                                                            chính xác cao trong
        chuyển động                để thực hiện cách tính
        -Có thể dung cho trường    giải tích.               các tính toán số ;
        hợp tương tác nhiều vật    -Độ chính xác cao,hội    -Tính được lực đối
        thể.                       tụ nhanh,độ ổn định      với từng vật thể riêng
                                   cao hơn so với phương
                                                            rẽ khi có nhiều vật thể
                                   pháp trường gần.
                                   - Đây là phương pháp     nổi cùng tương tác ;
                                   tính lực trôi dạt chậm   -Phương pháp này
                                   trong chương trình       tính được cả 6 thành
                                   Hydrostar mà kết quả     phần của lực trôi dạt
  Ưu                               được sử dụng trong
 điểm                              chương trình tính        -Áp dụng cho cả
                                   ARIANE3D xác định        trường hợp vật thể
                                   phản ứng động của hệ     thẳng đứng hoặc
                                   dây neo FPSO             không thẳng đứng với
                                                            bề mặt tự do ;
                                                            -Dạng của bề mặt
                                                            kiểm tra thườnng là
                                                            bất kỳ, nó có thể được
                                                            sinh lưới phân tử một
                                                            cách tự động.

      -Độ chính xác không cao -Chỉ tính được 3 thành -Chưa có phần mềm
Nhược
      -Độ hội tụ của kết quả                         ứng dụng, để tính dây
 điểm                         phần lực trôi dạt
      chậm                                           neo từ kết qur tính lực

SVTH : HỒ VĂN THÌN                             GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                     27
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                            ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                         THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC


                                   ngang ;                 trôi dạt theo phương
                                                           pháp trường trung
                                   -Không tính được lực
                                                           gian.
                                   bậc 2 tần số thấp dạng
                                   đầy đủ full QTF cho
                                   sóng không đều (sóng
                                   song sắc), mà lực này
                                   là quan trọng đối với
                                   vùng nước nông.
                                   -Không tính được
                                   trường hợp lực trôi dạt
                                   cho từng vật thể riêng
                                   biệt, đối với trường
                                   hợp nhiều vật thể cùng
                                   tương tác.



2.2. Cơ sở lý thuyết tính bằng công thức gần đúng theo cách lập bảng Excel.
2.2.1. Lập sơ đồ khối các bước tính toán .




SVTH : HỒ VĂN THÌN                             GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                     28
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                      ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                   THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC


                                         Số liệu thiết kế

                        Tính toán các tải trọng môi trường lên vật thể nổi


                               Tổ hợp tải trọng.(theo phương x )

                   Chọn phương án hệ thống neo( số lượng dây,vị trí đặt dây)


                              Quy tải trọng môi trường về đầu dây

                            Xác định lực tác dụng lên được 1 cặp dây.


                                      Tính cho 1 dây đơn.


                             Xác định phương trình đường dây neo.


                                  Xác định chiều dài dây neo.

                                                                        Dịch chuyển sang phải
               Khi dây neo dịch chuyển theo phương ngang
                                                                        Dịch chuyển sang trái
                Khi dây neo dịch chuyển theo phương đứng                     Dịch chuyển lên

                                                                         Dịch chuyển xuống

                                   Kiểm tra an toàn dây neo.


                                 Kiểm tra độ dich chuyển Max


                                     Thiết kế cho cặp dây


                                   Thiết kế cho hệ thống dây


         Hình 2.2 : các bước thiết kế dây neo theo phương pháp gần đúng


SVTH : HỒ VĂN THÌN                                    GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                         29
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                             THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




2.2.2. Các tải trọng tác động lên công trình .




                   Hình 2.3 : Các tải trọng tác động lên công trình.

2.2.2.1. Tải trọng gió .

   Lực gió tác dụng lên phần tử kết cấu có hình dạng đơn giản được xác định theo
công thức sau :

                            1                   2
                     Fw       C    A  Vtz                               (2.24)
                            2
trong đó:

        - khối lượng riêng của không khí (   1,225 kg / m3 đối với không khí
khô)

     A- diện tích hình chiếu bề mặt hứng gió của phần tử kết cấu lên mặt phẳng
vuông góc với hướng gió thổi;

      Vtz- vận tốc gió trung bình trong khoảng thời gian t ở độ cao z tính từ mặt
nước biển trung bình ;

    Giá trị của vận tốc gió trung bình theo thời gian ở độ cao z tính từ mặt nước
tĩnh (SWL) của biển được xác định theo công thức sau :

SVTH : HỒ VĂN THÌN                                  GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                             30
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                     ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                  THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC


                                      V = α. V .                                  (2.25)

trong đó :

       Vtz  vận tốc gió trung bình trong khoảng thời gian t ở độ cao z mét ;

       z  độ cao (mét) tính từ mặt nước biển ;

       V1  vận tốc gió trung bình trong khoảng thời gian 1h ở độ cao
          10 mét so với mặt nước biển ;

         số mũ, phụ thuộc thời gian tính toán vận tốc gió trung bình;

        - hệ số gió giật.
      C - hệ số cản, phụ thuộc vào số Reynolds ( R e ) , hình dạng mặt cắt hứng gió
và chiều dài của phần tử kết cấu;

                                                   D.Vtz
                 Hệ số Reynolds:           Re                                    (2.26)
                                                     

với D - kích thước đặc trưng của bề mặt hứng gió của phần tử kết cấu (với ống
tròn D là đường kính ống)

         - hệ số nhớt động học của không khí   1,46.10 5 ( m 2 / s) ở nhiệt độ
t o  15 o C .
       Các phần tử nằm kề nhau trong cùng một mặt phẳng song song với hướng
gió thổi.

       Lực gió được xác định theo công thức sau :

                       Fw 2  Fw .                                               (2.27)
trong đó:

        - hệ số che khuất

        Fw - lực gió tác động lên phần tử đầu tiên.



SVTH : HỒ VĂN THÌN                                    GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                           31
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                               THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

2.2.2.2. Tải trọng dòng chảy .

        Lực dòng chảy tác dụng lên kết cấu dạng khối lớn được tính theo công thức
sau :

                             1
                      Fc =     .. Vc2 (3.10-3.Am + 1,2.Ap)                     (2.28)
                             2
trong đó:

         Am - tổng diện tích bề mặt ướt của kết cấu nổi

     Ap - diện tích phần hình chiếu của Am lên mặt phẳng vuông góc với
hướng của dòng chảy.

      Fc - lực dòng chảy đặt tại trọng tâm phần diện tích bề mặt phần tử kết cấu
nằm trong nước.

          - khối lượng riêng của nước

         Vc - vận tốc dòng chảy tại trọng tâm của diện tích hình chiếu mặt ướt
             của kết cấu lên mặt phẳng vuông góc với hướng của dòng chảy.

         Trong công thức trên :

             Fc1 = 1/2.. Vc2 (3.10-3.Am)  lực cản bề mặt (liên quan đến ma sát
trên bề mặt ướt của kết cấu nổi song song với hướng dòng chảy)

            Fc2 = 1/2.. Vc2 (1,2.Ap)  lực cản hình dáng (liên quan đến lực tác
dụng lên bề mặt ướt của kết cấu nổi vuông góc với hướng dòng chảy)

2.2.2.3. Tải trọng sóng .

       Công trình nổi có chu kỳ dao động riêng lớn, nên rất cần quan tâm tới miền
tần số thấp. Khi tải trọng sóng là không đổi theo thời gian cần phải tính toán lực
trôi dạt do sóng tác động lên công trình.

Lực tần số thấp được thể hiện như sau :




SVTH : HỒ VĂN THÌN                                    GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                           32
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                               ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                            THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




                  Hình 2.4 : Thể hiện mối liên hệ giữa các Lực

      Kết quả nghiên cứu cho thấy:

       Lực trôi dạt tỷ lệ với bình phương chiều cao sóng H

       Khi chiều cao sóng H không đổi, nếu chu kỳ sóng giảm thì lực trôi
       dạt tăng lên.

      Qui phạm API đưa ra phương pháp đơn giản tính lực trôi dạt trung bình đối
với tàu biển và dàn khoan bán chìm sau đây.

    Lực trôi dạt trung bình tác dụng lên cột dàn khoan bán chìm:

                   F = CdeD2(Hs/Ts)2,               (N)                     (2.29)

trong đó:

      Cde- hệ số trôi dạt trung bình : Cde=1175 (N.s2/m4)

      D- đường kính cột: (m)

        - phép tính tổng chỉ tính đối với hàng cột đối diện sóng, không tính với
hàng cột che khuất. ( Trong đồ án này đối với FPU_DH01, chỉ tính với hàng cột có
2 cột lớn đầu tiên )

    Lực trôi dạt tác dụng lên ponton

                            Fdọc=0,13.CdeB2LHs2,     (N)                     (2.30)



SVTH : HỒ VĂN THÌN                                 GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                       33
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                              ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                           THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




trong đó:    Cde phụ thuộc vào Ts và

                              Th=0,6(L)1/2                                  (2.31)

2.2.3. Phân phối lực căng trong dây neo .

Các giả thiết của bài toán:

      - Kết cấu nổi được neo với số lượng dây neo: chẵn, đối xứng

      - Tải trọng tổng cộng của môi trường biển lên kết cấu trùng với một mặt
phẳng dây

       - Khi chịu tải trọng ngang, cặp dây neo vẫn coi như trong một mặt phẳng sau
khi dịch chuyển.

      - Bỏ qua lực tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường biển (sóng, dòng
chảy) lên dây neo;

      - Bỏ qua biến dạng đàn hồi của dây khi chịu lực;

       Các giả thiết này tương đương với việc coi lực ngang tác dụng lên mọi điểm
trên chiều dài dây neo là như nhau.

Giải gần đúng:

      - Quy đổi tải trọng môi trường tác dụng lên dây thành tải trọng tác dụng lên
từng cặp dây (có hệ số quy đổi).

       - Chuyển vị của kết cấu nổi là bé để cho phép giả thiết phương của các cặp
dây là không thay đổi.

       - Khi đó, lực tổng cộng do môi trường tác dụng lên kết cấu nổi được xác
định theo công thức sau:

                     N
              RT      R                                                    (2.32)
                     4

trong đó: R T - lực tổng cộng do môi trường tác dụng lên kết cấu nổi


SVTH : HỒ VĂN THÌN                                GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                             34
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                              ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                           THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

          R - phản lực của 1 cặp dây neo trùng với phương tác dụng của lực

          N - số lượng đường dây neo .

2.2.4. Bài toán một cặp dây .

- Bài toán 1 cặp dây:    Với F1: dây 1 căng, dây 2 chùng

                          Với F2: dây 1 chùng, dây 2 căng

=> Xét dây 1 chịu tải trọng F1, sau đó chuyển về bài toán 1 dây (do tính chất đối
xứng)




                 Hình 2.5: Sự làm việc của 1cặp dây neo đối xứng

2.2.5. Tính toán dây neo đơn .
    Chiều dài tối thiểu dây neo :

                                2 To
                    L min  d        1                                           (2.33)
                                 qd

      d - khoảng cách từ đáy biển đến lỗ luồn neo/dây neo hoặc điểm liên kết đầu
dây neo với kết cấu nổi.

       L min - chiều dài tối thiểu của dây neo

      T = TA : lực căng của dây neo tại vị trí liên kết dây neo với kết cấu nổi

      To- lực ngang tác dụng trong dây neo.


SVTH : HỒ VĂN THÌN                                GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                          35
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                                         ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                                      THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

L   â   =L     +D      ữ      ữ    (D   ữ   ữ   : là chiều dài an toàn của dây neo )
                                                                              VA    TA



                              MNT                                             A
                                                                                    TO




                                                                 d
                                                       in
                                                     Lm
               d




                                        B

                              D                              X


                                   Hình 2.6 : Chiều dài đường dây neo

     Phương trình đường dây neo là :
                                                                 To      q
                                                     xA            Arch( d  1)
                                                                 q       To                                 (2.34)

              Điểm A di chuyển theo phương nằm ngang:
                                                Z                                         Xn
                                                                                     X1
                                                                               Ao        A1    An



                              Z1
                                                                                                    d
                       A1
                   Z
                        ZB1




                                                 B
                                                                                                        x
                                   B1                       x1
                                        XB1                            XAo

                                                                 XA1



                   Hình 2.7 : Trường hợp điểm A dịch chuyển sang phải

SVTH : HỒ VĂN THÌN                                                           GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                                            36
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                                        ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                                     THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

          Điểm A dịch chuyển sang bên phải

  Dịch sang phải : X > 0, để kết cấu dịch chuyển sang các vị trí khác nhau thì ta sẽ
tạo các lực tác dụng lên kết cấu là khác nhau. Bằng công thức :

             (R + T   ự   ă                 ướ    ).a = H ( trong đó ta chọn: a > 1)                      (2.35)

 Giả định các giá trị : Z

     Tính            Z    =Z                +d ;                                                          (2.36)

                                    .       .
                  L =       (                        +Z )                                                 (2.37)

 Dùng các giá trị L vừa tính được L ; Z                             ; q thay vào ta có :
                                        (            )
                    H = .(                               − Z )                                            (2.38)

                                        (                )
    Kiểm tra :      ΔH % =                                   . 100 < 0.01                                 (2.39)

 Nếu(2.39) thỏa mãn thì Z               chọn là hợp lý ứng với đó ta xác định được                    ;    ;

 Xác định hoành độ của điểm Bi :

                                    =           .Arsh( . (          -    )                                (2.40)

 Xác định hoành độ điểm Ai:

                      =         .               ℎ(             + 1)                                       (2.41)

  Xác định hoành độ         :

                 ΔX = X             -(X              +X         )                                         (2.42)

    Trạng thái dây căng hoàn toàn xảy ra khi:                                x n  L2  d 2  x A 0
                                                                                    0                     (2.43)

          Điểm A dịch chuyển sang bên trái.



SVTH : HỒ VĂN THÌN                                                       GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                                              37
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                                    ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                                 THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




                 Hình 2.8 : Trường hợp điểm A dịch chuyển sang trái

  Dịch chuyển trái : X< 0, để kết cấu dịch chuyển sang trái ở các vị trí khác nhau
thì ta điều chỉnh các lực khác nhau lên kết cấu theo công thức sau :

                   (R + T     ự       ă         ướ    ).a          =H   ( trong đó lấy   < 1)     (2.44)

          Ta tính :       X       =        Arch(             . d + 1)                             (2.45)

                       L      =           sh(        .X        )                                  (2.46)

                      X       =L -L                                                               (2.47)

                      ΔX      =X           - X            - XB-i.                                 (2.48)

     Hoành độ của điểm B  n sẽ là : x B  n  L 0  d , và điểm A dịch chuyển đi một
  đoạn là : x  n  x A 0  (L 0  d) .                                                           (2.49)

    Điểm A di chuyển theo phương thẳng đứng
         Xét điểm Ao di chuyển xuống phía dưới:




SVTH : HỒ VĂN THÌN                                                      GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                                          38
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                              THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




Hình 2.9. : Trường hợp điểm A dịch chuyển xuống dưới theo phương thẳng đứng

      Ta chọn : Z-i = 0.0 ; -1 ; -2….. đến Z-n= Zmax = L0 - xA0 = L-n.        (2.50)

      Ta tính    ZA-i = ZA0 – Z-i .                                           (2.51)

                XA-i =     .Arch(ZA-i.   + 1)                                 (2.52)

 Xác định được XA-i . Và L-i được xác định theo công thức sau:

                         L-i =   .sh( .XA-i)                                  (2.53)

   Lực tác dụng lên dây neo theo phương đứng tại điểm A-i : V-i = L-i.q       (2.54)

   Vậy độ dịch chuyển là :                 ΔZ-i = ZA0 – ZA-i .                (2.55)

    Xét điểm Ao di chuyển lên phía trên :




SVTH : HỒ VĂN THÌN                                  GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                         39
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                     ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                  THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




  Hình 2.10 : Trường hợp điểm A dịch chuyển lên trên theo phương thẳng đứng.

     - Xét điểm A0 di chuyển đến A1 . Để giải quyết bài toán kéo dài dây neo đến
điểm B1 có  B 1  0 bằng cách chọn L 1  L o .

        Xác định XAi:

                                     XAi =        .Arsh( .Li)                      (2.56)

        Xác định tung độ tại Ai :

                               ZAi =    .(ch( .XAi) – 1)                           (2.57)

            Ta tính :        XBi = XAi – XA0                                       (2.58)

                             ZBi =     .(ch( .XBi) – 1)                            (2.59)

                                Vi = Li.q                                          (2.60)

        Xác định độ dịch chuyển của điểm A :

                            ΔZi = ZAi – ZBi – d                                    (2.61)

           Dây căng hoàn toàn khi : ZAn =             (L − X )                     (2.62)


SVTH : HỒ VĂN THÌN                                       GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                             40
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                               THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC

       Từ ZAn ta tính XAn ; Ln

                             XAn =       .Arch( .ZAn + 1)                        (2.63)

                             Ln =    .sh( .XAn)                                  (2.64)

            Ta tính được Ln tại vị trí dây căng hoàn toàn rồi tính Vn = Ln.q     (2.65)

      Từ XAn ; Ln ta tính được XBn ; ZBn ;

             Rồi ta tính :               ΔZn =ZAn – ZBn – d .                    (2.66)

2.2.6. Hệ số an toàn đối với hệ thống neo .

       Sau khi đã xác định được lực căng cực đại Tmax trong dây neo, việc lựa chọn
kích thước dây phụ thuộc vào hệ số an toàn được chọn.

      Hệ số an toàn của dây neo được xác định bởi biểu thức sau:

        Hệ số an toàn sẽ là:        K=                                           (2.67)

trong đó:    T     - lực đứt tối thiểu của dây neo hoặc lực giữ tối thiểu của neo;

             T - lực tác dụng lên dây neo hoặc neo khi làm việc.

                              T=     H + (qL      )                              (2.68)

      Hệ số an toàn K phụ thuộc vào các yếu tố sau:

             + điều kiện khai thác: điều kiện bình thường, điều kiện cực trị và điều
kiện sự cố khi có 1 dây neo bị đứt.

               + loại neo và thời gian neo đậu công trình.




SVTH : HỒ VĂN THÌN                                    GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                           41
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                       ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                                    THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC


CHƯƠNG III : SỐ LIỆU THIẾT KẾ.
1.1 Số liệu môi trường .
   Từ số liệu đề bài ta thấy: tốc độ gió, vận tốc dòng chảy, chu kỳ và chiều cao
sóng ở hướng Đông Bắc (NE) có xác suất xuất hiện nhiều, cường độ lớn nên ta tính
các tải trọng sóng, gió, dòng chảy tác động lên công trình theo hướng Đông Bắc
(NE).(các hướng: N, NE, E, SE, S, SW, W, NW của sóng; gió; dòng chảy đều lệch
nhau 450).
                              Bảng 3 :Thông số môi trường

                   GIÓ
                                                                          DÒNG CHẢY MẶT
             (tốc độ gió ở độ cao                 SÓNG
            10m so với mực nước                                               (m/s)
            biển 1phút )V10(m/s)

                                        Hs(m)              Tz (s)
Hướng :                             ( ChiÒu cao sãng)   ( Chu kú sãng )
                   38.0                                                        2.28
 NE
                                          9.1               11.3


   Do công trình biển nổi có kích thước phần công trình nổi rất lớn so với kích
thước dây neo, khi tính toán tải trọng dòng chảy, sóng ta bỏ qua tác dụng lực môi
trường lên dây neo mà chỉ tính tải trọng môi trường tác dụng lên vật thể nổi nên ta
chỉ lấy số liệu để thiết kế tính toán là dòng chảy mặt tác dụng lên giàn.




SVTH : HỒ VĂN THÌN                                        GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                             42
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                            ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                         THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




                     Hình 3.1 : Bố trí hướng của công trình.
3.2. Số liệu công trình .
    Kích thước của phần công trình nổi:




SVTH : HỒ VĂN THÌN                             GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                     43
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                            ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                         THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




              Hình 3.2. Mặt chiếu đứng của giàn khai thác bán chìm.

                      Bảng 4 : Số liệu về giàn Đại Hùng_01

                     Số liệu của Đại Hùng_01: loại AKER H-3

            Độ sâu nước : d                               110 m

          Mớn nước lớn nhất                              21.34 m

          Mớn nước nhỏ nhất                               19,5m
               Chiều dài                                 68.55 m
              Chiều rộng                                 67.36 m
           Cao độ sàn chính                              36.60 m
            Cao độ sàn trên                              39.6 m
         Chiều rộng sàn chính                            60,92 m
          Chiều dài sàn chính                            68,6 m
                Phần tử                       Số lượng             Kích thước
                Trụ lớn                           4               D = 7.92 (m)
                Trụ bé                            4               D = 5.79 (m)
                                                                  L = 108.2 (m)
                Ponton                            2               B = 10.98 (m)
                                                                  H = 6.71 (m)

SVTH : HỒ VĂN THÌN                             GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                     44
MSSV:815152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG                                ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ                             THIẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC




3.3. Số liệu địa chất .

          B¶ng5: §Æc tr­ng c¬ lý c¸c líp ®Êt t¹i vÞ trÝ x©y dùng c«ng tr×nh.

                                                      Tªn líp ®Êt
                C¸c th«ng sè
                                         Líp ®Êt 1      Líp ®Êt 2 Líp ®Êt 3

                                          ¸ c¸t dÎo     ¸ c¸t dÎo   sÐt nöa
         1   M« t¶ líp ®Êt
                                            mÒm            chÆt      cøng
             §é s©u ®¸y líp ®Êt
         2   (tÝnh tõ ®¸y biÓn trë          h1=5          h2=19      h3=∞
             xuèng)
         3   §é Èm (%)                      27,3           22,6       24,4
         4   Giíi h¹n ch¶y LL               32,2           31,7       41,9
         5   Giíi h¹n dÎo PL                17,6           18,6       21,2
         6   ChØ sè ch¶y LI                 14,6           13,1       20,7
         7   §é sÖt PI                      0,66           0,31       0,15
         8   Khèi l­îng  (g/cm3)             2            2,03       2,01
         9   Tû träng (g/cm3)               2,75           2,74       2,78
        10   HÖ sè rçng e                   0,75           0,65       0,72
        11   Lùc dÝnh c (kN/m2)              43             51         67
             C­êng ®é kh¸ng nÐn
        12                                   25            75         150
             kh«ng tho¸t n­íc
        13   Gãc ma s¸t trong               14            22          25




SVTH : HỒ VĂN THÌN                                 GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU
                                       45
MSSV:815152
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download
download

Contenu connexe

Tendances

Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêuPhân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN tốt nghiệp
đồ áN tốt nghiệpđồ áN tốt nghiệp
đồ áN tốt nghiệpDao Phuc
 
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁKHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁluuguxd
 
Phân tích hạ thủy khối chân đế
Phân tích hạ thủy khối chân đế Phân tích hạ thủy khối chân đế
Phân tích hạ thủy khối chân đế OFFSHORE VN
 
Thiết kế robot tham dự cuộc thi robocon 2010
Thiết kế robot tham dự cuộc thi robocon 2010Thiết kế robot tham dự cuộc thi robocon 2010
Thiết kế robot tham dự cuộc thi robocon 2010Man_Ebook
 
đồ áN tốt nghiệp đường ống lvhieu k55
đồ áN tốt nghiệp đường ống lvhieu k55đồ áN tốt nghiệp đường ống lvhieu k55
đồ áN tốt nghiệp đường ống lvhieu k55Hieu Le
 
Nghiên cứu điều khiển hệ thống động lực của ô tô tải nhằm hạn chế trượt quay ...
Nghiên cứu điều khiển hệ thống động lực của ô tô tải nhằm hạn chế trượt quay ...Nghiên cứu điều khiển hệ thống động lực của ô tô tải nhằm hạn chế trượt quay ...
Nghiên cứu điều khiển hệ thống động lực của ô tô tải nhằm hạn chế trượt quay ...Man_Ebook
 
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTrồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu các phương pháp thu hồi CO2
Nghiên cứu các phương pháp thu hồi CO2Nghiên cứu các phương pháp thu hồi CO2
Nghiên cứu các phương pháp thu hồi CO2nataliej4
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Tendances (20)

Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêuPhân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
 
đồ áN tốt nghiệp
đồ áN tốt nghiệpđồ áN tốt nghiệp
đồ áN tốt nghiệp
 
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁKHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
 
Bài toán thiết kế luật điều khiển cho rô bốt di động kiểu bánh xe, HAY
Bài toán thiết kế luật điều khiển cho rô bốt di động kiểu bánh xe, HAYBài toán thiết kế luật điều khiển cho rô bốt di động kiểu bánh xe, HAY
Bài toán thiết kế luật điều khiển cho rô bốt di động kiểu bánh xe, HAY
 
Luận án: Phương pháp dự báo các đại lượng dịch chuyển đất đá
Luận án: Phương pháp dự báo các đại lượng dịch chuyển đất đáLuận án: Phương pháp dự báo các đại lượng dịch chuyển đất đá
Luận án: Phương pháp dự báo các đại lượng dịch chuyển đất đá
 
Download
DownloadDownload
Download
 
Phân tích hạ thủy khối chân đế
Phân tích hạ thủy khối chân đế Phân tích hạ thủy khối chân đế
Phân tích hạ thủy khối chân đế
 
Luận án: Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu khung kim loại hữu cơ
Luận án: Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu khung kim loại hữu cơLuận án: Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu khung kim loại hữu cơ
Luận án: Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu khung kim loại hữu cơ
 
Thiết kế robot tham dự cuộc thi robocon 2010
Thiết kế robot tham dự cuộc thi robocon 2010Thiết kế robot tham dự cuộc thi robocon 2010
Thiết kế robot tham dự cuộc thi robocon 2010
 
đồ áN tốt nghiệp đường ống lvhieu k55
đồ áN tốt nghiệp đường ống lvhieu k55đồ áN tốt nghiệp đường ống lvhieu k55
đồ áN tốt nghiệp đường ống lvhieu k55
 
Nghiên cứu điều khiển hệ thống động lực của ô tô tải nhằm hạn chế trượt quay ...
Nghiên cứu điều khiển hệ thống động lực của ô tô tải nhằm hạn chế trượt quay ...Nghiên cứu điều khiển hệ thống động lực của ô tô tải nhằm hạn chế trượt quay ...
Nghiên cứu điều khiển hệ thống động lực của ô tô tải nhằm hạn chế trượt quay ...
 
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắtLuận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
 
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTrồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
 
Luận văn: Thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời, HAY
Luận văn: Thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời, HAYLuận văn: Thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời, HAY
Luận văn: Thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời, HAY
 
Xây dựng đường bao tải trọng giới hạn của nền đập xà lan, HAY
Xây dựng đường bao tải trọng giới hạn của nền đập xà lan, HAYXây dựng đường bao tải trọng giới hạn của nền đập xà lan, HAY
Xây dựng đường bao tải trọng giới hạn của nền đập xà lan, HAY
 
Thi cong 2
Thi cong 2Thi cong 2
Thi cong 2
 
Nghiên cứu các phương pháp thu hồi CO2
Nghiên cứu các phương pháp thu hồi CO2Nghiên cứu các phương pháp thu hồi CO2
Nghiên cứu các phương pháp thu hồi CO2
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Luận án: Nghiên cứu năng lực của sỹ quan Hàng hải Việt Nam trong tình huống c...
Luận án: Nghiên cứu năng lực của sỹ quan Hàng hải Việt Nam trong tình huống c...Luận án: Nghiên cứu năng lực của sỹ quan Hàng hải Việt Nam trong tình huống c...
Luận án: Nghiên cứu năng lực của sỹ quan Hàng hải Việt Nam trong tình huống c...
 

Similaire à download

Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thiết kế máy ép thủy lực để ép đáy bình dạng chỏm cầu.pdf
Thiết kế máy ép thủy lực để ép đáy bình dạng chỏm cầu.pdfThiết kế máy ép thủy lực để ép đáy bình dạng chỏm cầu.pdf
Thiết kế máy ép thủy lực để ép đáy bình dạng chỏm cầu.pdfMan_Ebook
 
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lanTính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lanOFFSHORE VN
 
Nghiên cứu điều khiển hệ thống vận chuyển vật liệu dạng băng.pdf
Nghiên cứu điều khiển hệ thống vận chuyển vật liệu dạng băng.pdfNghiên cứu điều khiển hệ thống vận chuyển vật liệu dạng băng.pdf
Nghiên cứu điều khiển hệ thống vận chuyển vật liệu dạng băng.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...
Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...
Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...Man_Ebook
 
Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdf
Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdfNghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdf
Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdfMan_Ebook
 
Bao cao thuc tap tot ngiep
Bao cao thuc tap tot ngiepBao cao thuc tap tot ngiep
Bao cao thuc tap tot ngiepOFFSHORE VN
 
Thuyết minh
Thuyết minh Thuyết minh
Thuyết minh luuguxd
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​Man_Ebook
 

Similaire à download (20)

Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
 
Nghiên cứu phương pháp thiết kế ổn định mái dốc bằng cọc v1.doc
Nghiên cứu phương pháp thiết kế ổn định mái dốc bằng cọc v1.docNghiên cứu phương pháp thiết kế ổn định mái dốc bằng cọc v1.doc
Nghiên cứu phương pháp thiết kế ổn định mái dốc bằng cọc v1.doc
 
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
 
Thiết kế máy ép thủy lực để ép đáy bình dạng chỏm cầu.pdf
Thiết kế máy ép thủy lực để ép đáy bình dạng chỏm cầu.pdfThiết kế máy ép thủy lực để ép đáy bình dạng chỏm cầu.pdf
Thiết kế máy ép thủy lực để ép đáy bình dạng chỏm cầu.pdf
 
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lanTính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
 
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ JOHKASOU TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN - TẢI F...
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ JOHKASOU TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN - TẢI F...TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ JOHKASOU TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN - TẢI F...
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ JOHKASOU TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN - TẢI F...
 
Nghiên cứu điều khiển hệ thống vận chuyển vật liệu dạng băng.pdf
Nghiên cứu điều khiển hệ thống vận chuyển vật liệu dạng băng.pdfNghiên cứu điều khiển hệ thống vận chuyển vật liệu dạng băng.pdf
Nghiên cứu điều khiển hệ thống vận chuyển vật liệu dạng băng.pdf
 
Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...
Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...
Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...
 
Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdf
Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdfNghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdf
Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdf
 
Bao cao thuc tap tot ngiep
Bao cao thuc tap tot ngiepBao cao thuc tap tot ngiep
Bao cao thuc tap tot ngiep
 
Thuyết minh
Thuyết minh Thuyết minh
Thuyết minh
 
Hiệu quả kinh tế đập xà phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu
Hiệu quả kinh tế đập xà phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc LiêuHiệu quả kinh tế đập xà phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu
Hiệu quả kinh tế đập xà phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu
 
Luận văn: Giải pháp ổn định nền khi thi công tuyến metro ngầm
Luận văn: Giải pháp ổn định nền khi thi công tuyến metro ngầmLuận văn: Giải pháp ổn định nền khi thi công tuyến metro ngầm
Luận văn: Giải pháp ổn định nền khi thi công tuyến metro ngầm
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
 
Thử nghiệm bộ xử lý khí thải xúc tác gắn trên động cơ xăng, HAY
Thử nghiệm bộ xử lý khí thải xúc tác gắn trên động cơ xăng, HAYThử nghiệm bộ xử lý khí thải xúc tác gắn trên động cơ xăng, HAY
Thử nghiệm bộ xử lý khí thải xúc tác gắn trên động cơ xăng, HAY
 
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình đê đi...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình đê đi...Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình đê đi...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình đê đi...
 

download

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong trường Đại Học Xây Dựng, đặc biệt là các Thầy , Cô trong Viện Xây Dựng Công Trình Biển đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời gian Em học tập tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đồ án tốt nghiệp mà còn là hành trang quí báu để Em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Để hoàn thành đồ án này, Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hiền Hậu, Người đã tận tình hướng dẫn Em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Có được thành quả như hôm này thì Con cũng thầm biết ơn Bố, Mẹ. Người đã sinh Con ra nuôi Con khôn lớn tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho Con học tập. Mình cũng cảm ơn tất cả các bạn đặc biệt là các bạn trong lớp 52CB1, đã cùng chơi cùng học cùng giúp đỡ mình trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, Em xin kính chúc quý Thầy, Cô và gia đình, bạn bè dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2012 Sinh viên thực hiện Hồ Văn Thìn SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 1 MSSV:815152
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC TÓM TẮT ĐỒ ÁN Trong đồ án tốt nghiệp này Em đã đi sâu vào tính toán bằng các công thức gần đúng để thiết kế kỹ thuật hệ thống neo giàn khoan, khai thác bán chìm. Phần đầu Em xin giới thiệu tổng quát về trữ lượng và tốc độ khai thác dầu khí trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ngoài ra Em xin giới thiệu một cách khái quát về ưu, nhược điểm và khả năng hoạt động của các loại CTB Mềm ( đặc biệt là CTB.Bán Chìm), Cũng như tìm hiểu về mỏ ĐH nơi có giàn khoan bán chìm mà em đang tính toán thiết kế kỹ thuật hệ thống dây neo. Tiếp đó, Em sẽ trình bày một cách chi tiết về sự tác động của môi trường lên công trình từ đó chọn hướng đặt công trình. Cách tính tải trọng và tổ hợp tải trọng truyền lên hệ thống dây neo từ đó thiết kế dây neo: Tính độ dịch chuyển đầu dây neo theo phương ngang và phương đứng của công trình từ đó cho ra các đồ thị đánh giá độ cứng dây neo, để kiểm tra sự dịch chuyển lớn nhất của công trình. Tiếp theo là bài toán kiểm tra bền của dây neo thông qua tính toán lực căng cực đại của dây và kiểm tra hệ số an toàn. Cuối cùng tính toán lựa chọn hệ neo, quy trình thi công và công tác an toàn trong lao động. SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 2 MSSV:815152
  • 3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC MỤC LỤC CHƯƠNG I : TỔNG QUAN ................................................................................................................... 9 1.1 Trữ lượng và nhu cầu khai thác dầu khí vùng nước sâu trên thế giới và ở Việt Nam . ................ 9 1.1.1 Trữ lượng và nhu cầu khai thác dầu trên thế giới. ........................................................................ 9 1.1.2. Kế hoạch khai thác và trữ lượng dầu khí ở Việt Nam . ............................................................. 9 1.2. So sánh sự khác nhau giữa CTB mềm và CTB cố định . ......................................................... 11 1.3. Các giải pháp lựa chọn CTB ở các độ sâu nước khác nhau . .................................................... 12 1.4. Số lượng và vị trí các loại CTB mềm . .................................................................................... 14 1.5. Tìm hiểu về mỏ và giàn khoan khai thác bán chìm Đại Hùng _01. .......................................... 16 1.5.1. Giới thiệu mỏ Đại Hùng ................................................................................................. 16 1.5.1.1. Vị trí mỏ . ................................................................................................................ 16 1.5.1.2. Quy hoạch mỏ . ...................................................................................................... 16 1.5.2. Mô tả chung của quá trình hoạt động giàn khoan bán chìm FPU_DH1............................ 17 1.6. Mục tiêu nghiên cứu đồ án . ..................................................................................................... 19 1.6.1. Lý do nghiên cứu đồ án . ................................................................................................... 19 1.6.2. Bố cục đồ án . .................................................................................................................. 20 CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN ............................................................................... 21 2.1. Cơ sở lý thuyết dùng cho phương pháp mô hình hóa bằng chương trình tính. .......................... 21 2.1.1. Đặt bài toán hàm thế vận tốc của chất lỏng xung quanh công trình . ............................... 21 2.1.2. Bài toán nhiễu xạ bức xạ - bức xạ bậc nhất . ................................................................... 21 2.1.2.1. Hàm thế bậc nhất của sóng tới Ф ........................................................................ 22 2.1.2.2. Hàm thế nhiễu loạn bậc nhất Фp(1) ........................................................................... 22 2.1.3. Bài toán nhiễu xạ - bức xạ bậc hai .................................................................................. 22 2.1.3.1. Hàm thế bậc hai của sóng tới ФI(2) . ......................................................................... 23 2.1.3.2. Hàm thế nhiễu loạn bậc hai ФP(2) . ........................................................................... 23 2.1.4. Lực thủy động . .............................................................................................................. 23 2.1.4.1. Lực thủy động bậc nhất . ......................................................................................... 24 2.1.4.2. Lực thủy động bậc hai . ........................................................................................... 25 2.1.4.3. Lực bậc 2 của sóng tần số thấp . ............................................................................. 25 2.1.5 Lực trôi dạt chậm tác dụng lên kết cấu nổi neo giữ . ....................................................... 26 2.2. Cơ sở lý thuyết tính bằng công thức gần đúng theo cách lập bảng Excel. ................................ 28 SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 3 MSSV:815152
  • 4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC 2.2.1. Lập sơ đồ khối các bước tính toán . ................................................................................. 28 2.2.2. Các tải trọng tác động lên công trình . ............................................................................. 30 2.2.2.1. Tải trọng gió . ......................................................................................................... 30 2.2.2.2. Tải trọng dòng chảy . .............................................................................................. 32 2.2.2.3. Tải trọng sóng . ....................................................................................................... 32 2.2.3. Phân phối lực căng trong dây neo . ................................................................................. 34 2.2.4. Bài toán một cặp dây . .................................................................................................... 35 2.2.5. Tính toán dây neo đơn . .................................................................................................. 35 2.2.6. Hệ số an toàn đối với hệ thống neo . ............................................................................... 41 CHƯƠNG III : SỐ LIỆU THIẾT KẾ. .................................................................................................... 42 1.1 Số liệu môi trường ................................................................................................................. 42 3.2. Số liệu công trình . ................................................................................................................. 43 3.3. Số liệu địa chất . ..................................................................................................................... 45 CHƯƠNG IV : TÍNH TOÁN HỆ THỐNG NEO . ................................................................................. 46 4.1. Tính các tải trọng môi trường tác động lên công trình . ........................................................... 46 4.1.1. Tải trọng gió . ................................................................................................................. 46 4.1.2. Tải trọng dòng chảy . ..................................................................................................... 48 4.1.3 Tác động của sóng (Lực trôi dạt ) ................................................................................... 49 4.2. Tổng hợp các tải trọng tác dụng lên công trình ...................................................................... 49 4.3. Chọn phương án neo giữ công trình nổi . ................................................................................ 50 4.4. Tính lực tác dụng lên 1 dây neo đơn . ..................................................................................... 52 4.5. Tính toán cho 1 cặp dây neo . ................................................................................................ 52 4.6. Kiểm tra hệ số an toàn của dây neo . ....................................................................................... 60 4.7. Kiểm tra chuyển vị tối đa của công trình . ............................................................................... 61 4.8. Tính toán cọc . ...................................................................................................................... 61 CHƯƠNG V : QUY TRÌNH THI CÔNG . ............................................................................................ 72 5.1 Công tác chuẩn bị . ................................................................................................................. 72 5.2. Quy trình thi công . ................................................................................................................ 72 5.2.1. Giai đoạn 1: Bố trí các cấu kiện trên sàn của tàu cẩu Trường Sa. ..................................... 73 5.2.2. Giai đoạn 2: Vân hành tàu Trường Sa đến vị trí và lắp ráp công trình. ............................. 75 5.2.3. Giai đoạn 3 : giải phóng mặt bằng. .................................................................................. 84 SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 4 MSSV:815152
  • 5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC CHƯƠNG VI : CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG . ......................................................................... 85 KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................................................................................... 88 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. 89 SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 5 MSSV:815152
  • 6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT VN Việt Nam FPSO Floating Production - Storage - Offloading Units TLP Tension Leg Platform CTB Công Trình Biển ĐH Đại Hùng CT Công Trình HT Hệ Thống FPU Một cụm khai thác nổi PT Phương Trình FSO Tàu Chứa Dầu CALM Phao Nổi QĐ Quần Đảo DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Hình ảnh các bể trầm tích dầu khí trên thềm lục địa VN Hình 1.2 các loại CTB được sử dụng Hình 1.3 Các giải pháp chọn CTB So sánh tương đối về giá thành các loại CTB khi tăng độ sâu Hình 1.4 nước,gồm CTB cố định - Trụ mềm - TLP (A.Bernard, GEP, France, 1997). Phân phối số lượng các loại CTB mềm đang được sử dụng tại Hình 1.5 các vùng biển khác nhau, tới thời điểm tháng 3/2010. Mô hình và tỉ lệ các loại công trình biển mềm (tại thời điểm: Hình 1.6 3/2010) Hình 1.7 Vị trí mỏ Đại Hùng. Hình 1.8 Sơ đồ quy hoạch mỏ Đại Hùng Hình 1.9 Giàn khoan bán chìm FPU-DH1 mỏ Đại Hùng Lực trôi dạt tác dụng lên kết cấu neo giữ theo lý thuyết trường Hình 2.1 trung gian Hình 2.2 Các bước thiết kế dây neo theo phương pháp gần đúng SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 6 MSSV:815152
  • 7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Hình 2.3 Các tải trọng tác động lên công trình. Hình 2.4 Thể hiện mối liên hệ giữa các Lực Hình 2.5 Sự làm việc của 1cặp dây neo đối xứng Hình 2.6 Chiều dài đường dây neo Hình 2.7 Trường hợp điểm A dịch chuyển sang phải Hình 2.8 Trường hợp điểm A dịch chuyển sang trái Trường hợp điểm A dịch chuyển xuống dưới theo phương Hình 2.9 thẳng đứng Trường hợp điểm A dịch chuyển lên trên theo phương thẳng Hình 2.10 đứng. Hình 3.1 Bố trí hướng của công trình Hình 3.2 Mặt chiếu đứng của giàn khai thác bán chìm Hình 4.1 Các phương án neo giữ Hình 4.2 Bài toán 1 dây neo đơn Hình 4.3 Dây neo dịch chuyển sang trái Hình 4.4 Dây neo dịch chuyển sang phải Hình 4.5 Đồ thị thể hiện sự dịch chuyển theo phương ngang của dây neo Hình 4.6 Phản ứng của 1 cặp dây đối xứng Đồ thị thể hiện độ dịch chuyển theo phương ngang của 1 cặp Hình 4.7 dây Hình 4.8 Dây neo dịch chuyển lên theo phương đứng Hình 4.9 Dây neo dịch chuyển xuống theo phương đứng Hình 4.10 Độ dịch chuyển theo phương đứng của 1 dây neo Hình 4.11 Độ dịch chuyển theo phương đứng của 1 cặp dây neo Hình 4.12 Dây bi căng hoàn toàn Hình 4.13 Sơ đồ chịu tải của cọc chịu nén trong đất Hình 4.14 Mặt đứng neo cọc Hình 4.15 Tải trọng ngang tác dụng lên cọc Hình 5.1 Chuẩn bị đóng cọc Hình 5.2 Thao tác đóng cọc Hình 5.3 Quy cách rải xích Hình 5.4 Mặt bằng bố trí xích của giàn SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 7 MSSV:815152
  • 8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1 So sánh công trình biển mềm với công trình biển cố định Bảng 2 So sánh ưu nhược điểm của 3 trường Bảng 3 Thông số môi trường Bảng 4 Số liệu về giàn Đại Hùng_01 Bảng 5 Đặc trưng cơ lý các lớp đất tại vị trí xấy dựng công trình Bảng 6 Kết quả tính toán tải trọng Bảng 7 Hệ số C1 ,C2, C3. Bảng 8 Các thiết bị và vật tư bố trí trên sàn tàu Trường Sa SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 8 MSSV:815152
  • 9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 1.1 Trữ lượng và nhu cầu khai thác dầu khí vùng nước sâu trên thế giới và ở Việt Nam . 1.1.1 Trữ lượng và nhu cầu khai thác dầu trên thế giới. Trữ lượng dầu thế giới hiện nay có khoảng 140 tỷ tấn dầu, 135 nghìn tỷ m3 khí và trữ lượng này phân bố không đều ở các khu vực khác nhau trên thế giới, nhiều nhất là khu vực Trung Đông chiếm : 50%, còn Châu Á chiếm: 5,5%. Sản lượng khai thác dầu khí của toàn thế giới là 3260 triệu tấn/năm , khu vực khai thác nhiều nhất là Trung Đông chiếm : 30%. Đặc biệt nước Mỹ với sản lượng khai thác là 389 triệu tấn dầu mỗi năm chiếm 11.9% sản lượng dầu thế giới. Các nước đang khai thác và có tiềm năng dầu khí biển sâu điển hình là ở các khu vực Vịnh Mexico (GoM), Tây Phi, Brazil và đặc biệt gần đây là ở khu vực Đông Nam Á. Các nước Khu vực ASEAN (Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Philippines và Việt Nam), trong năm 2005 đã thực hiện 237 thăm dò và đánh giá (trong đó VN-14, Inđô – 61- nhiều nhất), với 20 giếng có độ sâu nước trên 300 m, với nhận xét rất lạc quan về tiềm năng vùng nước sâu ở khu vực; Malaysia đã triển khai dự án nước cực sâu đầu tiên ở độ sâu nước từ 1305 - 1876 m. Indonesia đang khai thác các mỏ ở vùng nước sâu và cực sâu Makassar Strait rất hiệu quả với các CTB nổi, như dàn neo đứngTLP tại mỏ West Seno ở độ sâu nước 3350 ft. Ấn Độ với diện tích TLĐ 3,14 triệu km2, mới thăm dò và khai thác 18% diện tích TLĐ, còn bỏ trống 82% là vùng nước sâu, Chính phủ đang mở rộng đầu tư của nước ngoài để khai thác vùng nước sâu. 1.1.2. Kế hoạch khai thác và trữ lượng dầu khí ở Việt Nam . Giai đoạn 2011 – 2020 , tập đoàn dầu khí quốc qia Việt Nam phấn đấu gia tăng trữ lượng 38 – 46 triệu tấn quy dầu / năm, trong đó : trong nước 25- 30 triệu tấn /năm nước ngoài 13 – 16 triệu tấn/năm.khai thác dầu khí đến năm 2015 đạt 33 triệu tấn quy dầu/năm ( trong đó trong nước 29 triệu tấn nước ngoài 6 triệu tấn. đến 2020 đạt 42 -44 triệu tấn quy dầu/năm trong đó trong nước 30 – 31 triệu tấn nước ngoài 12 – 13 triệu tấn. SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 9 MSSV:815152
  • 10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Tiềm năng dầu khí ở vùng biển VN Việt Nam - nước sản xuất dầu lớn đứng thứ 3 trong khối các nước Đông Nam Châu Á. Nguồn trữ lượng dầu khí chủ yếu trên thềm lục địa VN, điển hình là 7 Bể trầm tích gồm Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Hoàng Sa và Trường Sa. (Hình 1.1). Hình 1.1: Hình ảnh các bể trầm tích dầu khí trên thềm lục địa VN Các số liệu nghiên cứu mới đây tại 3 Bể trầm tích dầu khí cho kết quả như sau: + Bể Phú Khánh: Diện tích 95.000 km2, Độ sâu nước từ trên 200m đến trên 1000m, xa hơn nữa lên tới 2500m, trữ lượng: 509 triệu tấn dầu quy đổi; + Bể Tư Chính - Vũng Mây & Tây Nam QĐ. Trường Sa: Diện tích 93.000 km2 Độ sâu nước từ 200m trở lên, Trữ lượng: 750 triệu tấn dầu quy đổi; SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 10 MSSV:815152
  • 11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC + Khu vực thềm lục địa Tây Nam & vùng chồng lấn: Diện tích 90.000 km2, là vùng nước nông (độ sâu dưới 100 m), Trữ lượng 394 triệu tấn dầu quy đổi. 1.2. So sánh sự khác nhau giữa CTB mềm và CTB cố định . Bảng 1 : So sánh công trình biển mềm với công trình biển cố định CTB MỀM CTB CỐ ĐỊNH -Công trình biển mềm: gồm công trình -Công trình biển cố định: gồm loại dạng trụ mềm và các công trình dạng kết móng cọc và móng trọng lực. cấu nổi có neo. - Đối với “vùng nước sâu đến cực sâu”, -Loại công trình biển cố định chủ yếu sử có độ sâu nước trên 400 m, các loại dụng cho “vùng nước nông”, vì khi ra công trình biển mềm được chế tạo thay nước sâu, trọng lượng kết cấu tăng thế cho các CTBCĐ đó là CTB dạng trụ nhanh kéo theo tăng nhanh giá thành mềm, công trình bán chìm, công trình CTB. Mặt khác, về thi công sẽ gặp trở neo đứng TLP, và các loại bể chứa kiểu ngại như phải dùng cẩu rất lớn (Jacket SPAR, FPSO. Vậy CTB mềm cho phép Bullwinkle, 412m, ở vùng nước sâu, lựa chọn loại kết cấu thích hợp khi ra nặng 70 000 tấn, kể cả cọc), hoặc phải vùng nước sâu. Khả năng ứng dụng chia jacket thành một số khối nhỏ và rộng rãi từ vùng nước nông tới vùng dựng lắp tại mỏ. nước sâu. -CTB cố định: có các tần số dao động -CTB mềm : (như Trụ mềm và CT bán riêng lớn (chu kỳ nhỏ ) . chìm): có các tần số dao động riêng nhỏ (chu kỳ lớn). -D/L<0,2 => PT Morison ( D : đường kính vật thể / chiều rộng ; L: chiều dài -D/L> 0,2 =>BT nhiễu xạ , bức xạ (D sóng ) :đường kính vật thể / chiều rộng ; L: chiều dài sóng ) Nhận xét : tính toán CTB mềm phức tạp hơn CTB cố định vì : -Liên kết công trình với nền đất là liên kết mềm nên bài toán động lực học tổng quát là bài toán phi tuyến. -Vì CTB mềm có kích thức lớn nên việc xác định tải trọng môi trường biển ( sóng , gió , dòng chảy ) lên công trình phức tạp hơn. Cần sử dụng lý thuyết sóng nhiễu xạ, bức xạ SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 11 MSSV:815152
  • 12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC 1, 2) công trình biển cố định; 3) công trình trụ mềm; 4, 5) giàn neo đứng TLP; 6) trụ nổi Spar ; 7,8) giàn bán chìm ; 9) bể chứa nổi FPSO; 10) công trình biển cố định. Hình 1.2: các loại CTB được sử dụng 1.3. Các giải pháp lựa chọn CTB ở các độ sâu nước khác nhau . Hình 1.3: Các giải pháp chọn CTB SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 12 MSSV:815152
  • 13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Từ đồ thị trên cho chúng ta chọn được các loại CTB để xây dựng và lắp đặt tại vị trí đặt ra. Và thực tế các loại CTB đã được xây dựng ở các độ sâu nước khác nhau trên thế giới từ đó người ta tổng kết lại bằng một bảng đồ thị khác về giá thành các loại CTB ứng với độ sâu nước tăng. Hình 1.4: So sánh tương đối về giá thành các loại CTB khi tăng độ sâu nước, gồm CTB cố định - Trụ mềm - TLP (A.Bernard, GEP, France, 1997).  Nhận xét : nhìn vào ( Hình 1.4) ta thấy công trình biển cố định có giá thành thấp khi độ sâu nước dưới 200m nước, nhưng ở vùng nước sâu thì giá thành tăng nhanh. Còn công trình biển mềm thì giá thành cao khi ở vùng nước nông nhưng càng ra xa độ sâu nước lớn thì giá thành không tăng nhiều như công trình cố định. Vì vậy ở vùng nước sâu thì nên dùng công trình biển mềm .  Ở Việt Nam hầu hết các mỏ đều đang khai thác ở vùng nước nông nên các công trình chủ yếu là cố định còn ở vị trí nước sâu Việt Nam chưa khai thác được nên số lượng công trình biển mềm còn hạn chế. Trong tương lai gần khi các mỏ giàn bờ nước nông đã khai thác hết, ta sẻ tiếp cận ra các mỏ vùng nước sâu. SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 13 MSSV:815152
  • 14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC 1.4. Số lượng và vị trí các loại CTB mềm . Hình 1.5: Phân phối số lượng các loại CTB mềm đang được sử dụng tại các vùng biển khác nhau, tới thời điểm tháng 3/2010. Tại thời điểm tháng 3/2010 thì trên thế giới có 262 công trình và chia theo tỷ lệ sau: SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 14 MSSV:815152
  • 15. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Hình 1.6 : Mô hình và tỉ lệ các loại công trình biển mềm (tại thời điểm: 3/2010) Nhận xét: Loại Bể chứa nổi (FPSO) chiểm ưu thế tuyệt đối khi ra biển sâu và cực sâu (65%), tiếp theo là loại Giàn bán chìm (17%), Giàn neo đứng TLP (9,5), rồi đến Trụ nổi Spar (6,5%).  Từ những khả năng là khoan và khai thác dầu của các công trình biển mềm nói chung và công trình bán chìm nói riêng cũng như có 1 giá thành không SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 15 MSSV:815152
  • 16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC cao so với công trình cố định khi hoạt động ở vùng nước sâu như đã chứng minh ở trên. Thì sau đây em sẽ tìm hiểu về mỏ Đại Hùng , nơi mà em thiết kết, tính toán hệ thống dây neo của giàn khoan bán chìm FPU_DH1. 1.5. Tìm hiểu về mỏ và giàn khoan khai thác bán chìm Đại Hùng _01. 1.5.1. Giới thiệu mỏ Đại Hùng . 1.5.1.1. Vị trí mỏ . Hình 1.7: Vị trí mỏ Đại Hùng. 1.5.1.2. Quy hoạch mỏ . Mỏ Đại Hùng - giai đoạn II do PVEP Đại Hùng trực tiếp quản lý, điều hành có tổng giá trị 57 triệu USD. Các hạng mục chính bao gồm: 02 đường ống mềm (flexible flowline) 3 inch có chiều dài mỗi đường khoảng 2,2 km (bao gồm cả phần động - dynamic riser) và các phụ kiện đi kèm từ giếng ngầm đa thân DH-6P&7P về giàn FPU-DH1 qua phao trung gian mạn trước (FWD MDB); 01 đường điều khiển (umbilical) có chiều dài khoảng 2,2 km (bao gồm cả phần động) và các phụ kiện đi SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 16 MSSV:815152
  • 17. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC kèm từ giếng ngầm đa thân DH-6P&7P về giàn FPU-DH1 qua phao trung gian mạn trước (FWD MDB); 01 đường cáp ngầm (submarine cable) có chiều dài khoảng 6,0 km (bao gồm cả phần động) và các phụ kiện đi kèm từ giàn đầu giếng WHP-DH2 về giàn FPU-DH1 qua phao trung gian mạn sau AFT MDB; 02 đường ống dẫn (flexible flowline) 6 inch có chiều dài mỗi đường khoảng 4,8 km (bao gồm cả phần động - dynamic riser) và các phụ kiện đi kèm từ giàn đầu giếng WHP-DH2 về giàn FPU-DH1 qua phao trung gian mạn sau (AFT MDB); bao gồm cả phần thiết kế sơ bộ (FEED) cho đoạn tĩnh (static portion); 02 đường ống dẫn (flexible flowline) 6 inch có chiều dài mỗi đường khoảng 2,3 km (bao gồm cả phần động) và các phụ kiện đi kèm giàn FPU-DH1 đến phao CALM qua phao trung gian mạn phải (Starboard MDB); Hạng mục này bao gồm cả việc tháo dỡ và neo giữ tuyến 02 đường ống mềm cũ trên bề mặt đáy biển trong khu vực mỏ Đại Hùng. Hình 1.8 : Sơ đồ quy hoạch mỏ Đại Hùng 1.5.2. Mô tả chung của quá trình hoạt động giàn khoan bán chìm FPU_DH1. Giàn Đại Hùng 01 được xây dựng vào 1975 theo yêu cầu của Bộ Năng lượng Anh, có dạng một giàn khoan di động với tên ban đầu là Deepsea Saga. Tới năm 1984, do yêu cầu liên quan đến khoan khai thác được loại bỏ, giàn được chuyển mục đích làm giàn cố định trong vùng Argy II/Duncan block 30/24 và đổi tên thành Deepsea Pioneer. SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 17 MSSV:815152
  • 18. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Năm 1994 việc sửa chữa lại Deepsea Pioneer bao gồm việc nâng cấp hệ thống neo, thay thế hệ thống thủy lực kiểm soát giếng ngầm, đại tu và sửa chữa các thiết bị hiện hữu và lắp đặt các thiết bị tiện ích, cung cấp hơi đốt. Vào thời điểm này giàn được đổi tên thành Đại Hùng-01 (DH-01) và thuộc quyền sở hữu của BHPP. Năm 1997, BHPP đã chuyển quyền sở hữu mỏ cho Petronas Carigali. Xí nghiệp Liên doanh VIETSOPETRO nhận mỏ từ Petronas Carigali vào tháng 02/1999. Phương tiện sử dụng cho khai thác dầu khí là một cụm khai thác nổi (FPU) được nối tới sáu giếng ngầm bằng các đường ống mềm. Thường năm giếng dung cho khai thác, một giếng dung cho ép nước. FPU của mỏ Đại Hùng được đăng ký tên Đại Hùng 01 (DH-01). Ba giếng đầu tiên ( DH-1P, DH-2P, DH-3P) nằm thành một cụm ở dưới FPU, trong đó DH-2P đã được chuyển thành một giếng ép nước vào tháng 7/1995. Ba giếng còn lại ( DH-4P, DH-4X, DH-5P) là những giếng ở xa hơn. Những giếng này được đặt cách FPU theo thứ tự là 1895m, 2165m, 2251m, và được phục vụ nhờ một tàu công tác riêng biệt. Các giếng ngầm được thiết kế với tuổi thọ 15 năm. Giàn Đại Hùng 01 như đã mô tả ở trên là 1 giàn bán chìm thiết kế kiểu Aker H-3. Giàn đã được sủa đổi từ cấu hình của Biển Bắc để phù hợp với các yêu cầu của vùng mỏ Đại Hùng, nơi mà nó được neo vĩnh viễn cho đến nay. Tuy nhiên việc cải biến của hệ thống FPU đã được cố gắng giảm thiểu tối đa. Chúng chủ yếu được tập trung vào hệ thống neo, thẩm định lại kết cấu, những kết nối của các đường ống ngầm và trung tâm với kết cấu, lọai bỏ các phương tiện nâng bằng gas, thiết kế và xây dựng lại các thiết bị thu gom đầu vào, và một số cải biến các thiết bị đốt khí và xuất dầu để điều tiết tốc độ khai thác. Dầu và khí có thế được khai thác từ giếng ngầm hoàn thiện qua tám ống dẫn 75mm NB (hai ống cho mỗi giếng) tới DH1-FPU. Dầu thô được xử lý ổn định trên DH1-FPU sau đó dẫn vào kho chứa nổi hoặc tàu chứa dầu thô (FSO) liên kết nối tiếp nhau qua phao neo ( CALM). SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 18 MSSV:815152
  • 19. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Dầu thô có thể được chuyển tới phao nổi (CALM) qua 2 ống ngầm chuyên dụng 150mm NB, và sau đó từ phao nổi chuyển đến tàu chứa FSO bằng một ống nổi 150mm NB. Phần lớn khí thu được bị đốt cháy, do DH1 không được trang bị những thiết bị nâng chạy bằng khí. Tốc độ khai thác hiện giờ xấp xỉ là 11.000 thùng/ ngày. Hình 1.9: Giàn khoan bán chìm FPU-DH1 mỏ Đại Hùng 1.6. Mục tiêu nghiên cứu đồ án . 1.6.1. Lý do nghiên cứu đồ án . Nhiệm vụ cấp bách hiện nay được đặt ra cho chúng ta là: Phải tiếp cận nhanh chóng các kỹ thuật và công nghệ thiết kế, xây dựng các công trình biển ở độ sâu nước 200 m và lớn hơn để đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên dầu khí nước sâu trên thềm lục địa VN. Mặt khác em thấy các lợi ích đã được chứng minh từ các giàn khoan bán chìm khác đang hoạt động trên kháp thế giới là : Ưu điểm về kỹ thuật : thay thế hệ thống đường ống ngầm để vận chuyển dầu tới nơi xuất ; SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 19 MSSV:815152
  • 20. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Lợi ích kinh tế: các mỏ khai thác xa bờ ; các mỏ qui mô nhỏ => giải pháp : tái sứ dụng ; khai thác sớm ; Lợi ích chính trị: không phụ thuộc vào các hệ thống lắp đặt trên bờ, nơi mà chịu sự giám sát của các nhà cầm quyền địa phương tại các nước có chế độ chính trị không ổn định. Đáp ứng được nhiệm vụ trên thì giàn khoan, khai thác bán chìm là một trong nhưng công trình biển mềm đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra. Vậy nên được sự hướng dẫn của T.S. Phạm Hiền Hậu thì em đã nghiên cứu và thiết kế kỹ thuật hệ thống neo giàn khoan, khai thác bán chìm tại mỏ Đại Hùng 110m nước. 1.6.2. Bố cục đồ án . Nội dung đồ án được trình bày trong các chương sau .  Chương I : tổng quan .  Chương II: số liệu thiết kế .  Chương III: cơ sơ lý thuyết tính toán .  Chương IV: tính toán hệ thống neo.  Chương V: quy trình thi công.  Chương VI: công tác an toàn lao động.  Để tính toán toán thiết kế kỹ thuật hệ thống neo giàn khoan, khai thác bán chìm Đại Hùng_01. Em đã sử dụng công thức gần đúng để tính toán và thiết kế . SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 20 MSSV:815152
  • 21. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN 2.1. Cơ sở lý thuyết dùng cho phương pháp mô hình hóa bằng chương trình tính. Hiện tượng sóng nhiễu xạ và sóng bức xạ . - Sóng nhiễu xạ là khi công trình không chuyển động nhưng có trường sóng tới đập vào công trình . - Sóng bức xạ là khi không có sóng tới tác động vào công trình môi trường nước lặng nhưng do kích thước công trình lớn nên khi công trình di chuyển tạo ra sóng. Trong thực tế là tổng hợp của cả hai bài toán sóng nhiễu xạ cộng bức xạ. 2.1.1. Đặt bài toán hàm thế vận tốc của chất lỏng xung quanh công trình . Công trình nổi có neo giữ là vật thể khối lớn, do đó hàm thế vận tốc của chất lỏng xung quanh công trình dao động được tìm dưới dạng sau : ( x, y, z, t )   i ( x, y, z, t )   d ( x, y, z, t )   R ( x, y, z, t )  ( u i  u d  u R )  e  i t (2.1) trong đó:  i  u i e  it  hàm thế vận tốc của sóng tới ;  d  u d e  it  hàm thế vận tốc của sóng nhiễu xạ ;  R  u R e  it  hàm thế vận tốc của sóng bức xạ ; u i , u d , u R  tương ứng là biên độ của hàm thế sóng tới, sóng nhiễu xạ và sóng bức xạ (chỉ phụ thuộc vào toạ độ x, y, z) ;  - tần số góc của sóng tới ; t - biến thời gian ; i   1 - số phức 2.1.2. Bài toán nhiễu xạ bức xạ - bức xạ bậc nhất . Hàm thế bậc nhất được chia thành các thành phần sau : SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 21 MSSV:815152
  • 22. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Ф(1) = ФI(1) + ФP(1) = ФI(1) + Фd(1) + Фr(1) (2.2) Hàm thế vận tốc được hợp thành bởi: - Một hàm thế của sóng tới ФI thể hiện trạng thái biển cách xa vật thể ; - Một hàm thế nhiễu xạ Фd thể hiện dòng chảy thế xung quanh vật thể được giữ cố định trong môi trường sóng tới; - Một hàm thế bức xạ Фr thể hiện dòng chảy sinh ra bởi chuyển động của vật thể trong môi trường nước lặng, không có sóng tới. 2.1.2.1. Hàm thế bậc nhất của sóng tới Ф Hàm thế của sóng tới được đưa ra bởi một chuỗi các hàm thế cấu thành :   a g  chkchkz  h)  sin k ( x cos  (   I   (1)    Ij  e (1) -i  j t j h j j j  y sin  j )   j t   j  (2.3) j 1 j 1 j j 2.1.2.2. Hàm thế nhiễu loạn bậc nhất Фp(1) Фp(1)  hàm biên độ phức của hàm thế, là một hàm dừng điều hòa, có dạng : P D R   (1) ( M , t )   (1)   (1)   P ( M )  e -it (1)  (2.4) Trong đó, hàm thế bức xạ còn được phân chia bởi sự chồng tuyến tính của 6 hàm thế, tương ứng với 6 bậc tự do của chuyển động của vật thể : 6 6 R Rj (1)   (1)    (1)     i x j  Rj  e -it  (2.5) j 1 j 1  Trong đó xj là thành phần thứ j của chuyển động x của vật thể. 2.1.3. Bài toán nhiễu xạ - bức xạ bậc hai . Chúng ta cũng có thể phân chia hàm thế bậc 2 : 2 (   ( 2 )   (I2)   (P2 )   (I2 )  ( (D )   (R2) )    I( 2 )   D2)   R2 )  e (   i p , mt (2.6) Trong đó : p,m 2 ) là các tần số cao (+) hoặc thấp (-) của bài toán bậc 2 ;  là các tần số của bài toán bậc nhất của sóng song sắc. SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 22 MSSV:815152
  • 23. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Sau đây ta sẽ nghiên cứu lần lượt từng hàm thế trong phương trình (2.6). 2.1.3.1. Hàm thế bậc hai của sóng tới ФI(2) . Hàm thế bậc hai của sóng tới được coi là điều hòa phụ thuộc thời gian, có dạng tổng quát sau:  2 (2)   (2)    nI  e -int  I (2.7)  n 0  2.1.3.2. Hàm thế nhiễu loạn bậc hai ФP(2) . Đối với sóng tiền định (sóng đều),ФΠ(2) được chia làm 2 thành phần : 1 phần không phụ thuộc vào thời gian t, không cần nghiên cứu, và 1 thành phần nhiễu, dao động với tần số : P (2)   (2) (M , t )  P0 ( M )   P ( M )  e -2it (2)  (2.8) Фp(2)( M,τ) = ФD(2) + ФR(2) (2.9) Trong đó :  (2) là hàm thế bức xạ bậc 2, phải thỏa mãn hệ phương trình tương tự R như trường hợp bậc 1, chỉ có tần số là khác. Фp(2) ( M,τ) hàm thế nhiễu xạ bậc 2, được phân tích thành 2 thành phần :  (2)   (2)   (2) D DL DF (2.10)  (2) - Hàm thế liên quan trực tiếp đến bài toán bậc 1, đáp ứng điều kiện không DL đồng nhất trên bề mặt tự do ;  (2) - Hàm thế tự do, đáp ứng điều kiện đồng nhất trên bề mặt tự do. DF 2.1.4. Lực thủy động . Lực thủy động biểu diễn dưới dạng ma trận : (1) (2)  FH     PH   N  dS    FH    2  FH  Sc ( 2.11) Trong đó PH là áp lực của lực thủy động ; SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 23 MSSV:815152
  • 24. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC FH (1) là ma trận của lực thủy động bậc nhất; FH ( 2) là ma trận của lực thủy động hai. 2.1.4.1. Lực thủy động bậc nhất . Lực thủy động bậc nhất được tính như sau: (1) FH (1)      N dS (2.12) t Lực này bao gồm các lực gây ra bởi sóng tới (lực Froude – Krilov) [FHI], các lực nhiễu xạ [FHD] và lực bức xạ [FR], như trong lý thuyết thế năng đã nghiên cứu trong mục trước: FH (1)  FHI (1)  FHD (1)  FR (1)  Fex (1)  FR (1) (2.13)  Lực Froude - Krilov Các lực Froude - Krilov FHI (1) được tính bởi :  I(1) FHI  (1)     N dS (2.14) Sco t Từ pt (2.14) ta thấy FHI (1) phụ thuộc vào hàm thế  I(1) , tức là chỉ phụ thuộc vào sóng tới.  Lực nhiễu xạ FHD (1) - Lực nhiễu xạ bậc nhất FHD (1) được tính như sau: 1  (D ) FHD  (1)    FHD   e (1)  iwt    t  N dS (2.15) Sco  Lực bức xạ FR (1) - Lực bức xạ bậc nhất FR (1) được tính như sau :  R1) ( 6  6 FR  (1)     NdS      ² x j  Rj )  e it N dS    Fij (1 (i  1  6) (2.16) Sco t  j 1 Sco  j 1 SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 24 MSSV:815152
  • 25. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Fij    ( Rj) )  N i dS  ² x j cos t       ( Rj) )  N i dS  x j sin t  (1 (1 (2.17) Sco Sco Trong đó ( Rj) ) và ( Rj) ) là các phần thực và phần ảo của hàm thế ФRj. (1 (1 2.1.4.2. Lực thủy động bậc hai .  Lực thủy động bậc hai gây ra bởi sóng song sắc (bichromatic) Lực thủy động bậc hai được tính như sau: FH ( 2)  Fex1 ( 2)  Fex2 ( 2)  FR ( 2) (2.18) Fex1 ( 2) là phần thứ nhất của lực tác động bậc hai, chỉ phụ thuộc vào hàm thế bậc nhất. Fex2 ( 2) là phần thứ hai của lực tác động bậc hai, phụ thuộc vào hàm thế bậc hai của sóng tới và của sóng nhiễu xạ: Lực bức xạ bậc hai FR ( 2) : FR ( 2)  m  ( 2)  B  x ( 2)   (1   2 )²m  i(1   2 )B   x  x  (2.19) Trong đó m và B  tương ứng là các ma trận khối lượng nước kèm và ma trận cản . 2.1.4.3. Lực bậc 2 của sóng tần số thấp . Lực này đạt được bởi việc tích phân của áp lực thủy động bậc 2 trên phần ngập nước của vật thể. Tổng lực tác động bậc hai tần số thấp như sau:  Fex (t) ( 2)   TF (1 , 2 )a1 a 2 e   i (1  2 ) t  (2.20)    a1a 2 F ( 2) (1 ,  2 )  e   i (1 2 ) t  avec F ( 2) (1 ,  2 )  Fex21) (1 ,  2 )  Fex22) (1 ,  2 ) ( ( với TF = F(2) là hàm truyền bậc 2 (QTF) của lực tần số thấp bậc 2.  Công thức tính gần đúng của Newman và Pinkster - Công thức tính gần đúng của Newman (1974) : Chỉ lấy số hạng đầu tiên F0(2) của chuỗi khi  tiến đến  SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 25 MSSV:815152
  • 26. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Lực trôi dạt chậm : F (2)- (1 ,  2 )  Fd(2) (1   2 ) (2.21) - Công thức tính gần đúng của Pinkster (1975) : 1   2 F (2)- (1 ,  2 )  Fd(2) ( ) (2.22) 2 - Công thức tính gần đúng khác của Newman: F (2)- (1 , 2 )  Fd (1 )  Fd (2 )  signe( Fd ) (2.23) 2.1.5 Lực trôi dạt chậm tác dụng lên kết cấu nổi neo giữ . Hình 2.1: Lực trôi dạt tác dụng lên kết cấu neo giữ theo lý thuyết trường trung gian Lực trôi dạt tính theo lý thuyết trường gần là lực tác dụng lên bề mặt vật thể nên hội tụ 6 thành phần lực (nghĩa là :chỉ tính lực ở bề mặt vật thể, nếu có vật thể khác hoạt động bên cạnh thì không tính được sự ảnh hưởng của nó sinh ra) ; Lực trôi dạt tính theo trường xa là các thành phần lực chỉ tác dụng trên mặt phẳng x0y nên chỉ hội tụ 3 thành phần lực ( F , F , F ) (nghĩa là chỉ tính được sự ảnh hưởng của các lực trong mặt phẳng ngang chứ không tính được các lực theo chiều sâu mớn nước ); Lực trôi dạt tính theo trường trung gian ( Hình 2.1) là việc ta mô hình hóa cách tính bằng cách đặt vật thể đó trong 1 vùng nước tính toán có chiều rộng, chiều dài và độ sâu bể đủ lớn để các vật thể hoạt động ngoài phạm vi của bể sẽ không ảnh hưởng tới vật cần tính, lúc đó lực tác dụng lên vật thể sẽ bao gồm cả lực tác SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 26 MSSV:815152
  • 27. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC dụng lên khắp bề mặt vật thể và cả lực tác dụng lên cả mặt phẳng x0y (nghĩa là : tính được cả sự ảnh hưởng theo chiều sâu mớn nước và cả sự ảnh hưởng của các vật thể hoạt động xung quanh). Nên khắc phục hết các nhược điểm và phát huy tốt ưu điểm của trường gần và trường xa. Bảng 2 : So sánh ưu nhược điểm của 3 trường Lý thuyết trường Lý thuyết trường gần của Lý thuyết trường xa trung gian của X.B. Pinkster của Maruo-Newman Chen -Dạng thực có 6 thành -Có thể lùi xa tới vô -Hội tụ nhanh, độ phần lực theo các hướng cùng bề mặt kiểm tra chính xác cao trong chuyển động để thực hiện cách tính -Có thể dung cho trường giải tích. các tính toán số ; hợp tương tác nhiều vật -Độ chính xác cao,hội -Tính được lực đối thể. tụ nhanh,độ ổn định với từng vật thể riêng cao hơn so với phương rẽ khi có nhiều vật thể pháp trường gần. - Đây là phương pháp nổi cùng tương tác ; tính lực trôi dạt chậm -Phương pháp này trong chương trình tính được cả 6 thành Hydrostar mà kết quả phần của lực trôi dạt Ưu được sử dụng trong điểm chương trình tính -Áp dụng cho cả ARIANE3D xác định trường hợp vật thể phản ứng động của hệ thẳng đứng hoặc dây neo FPSO không thẳng đứng với bề mặt tự do ; -Dạng của bề mặt kiểm tra thườnng là bất kỳ, nó có thể được sinh lưới phân tử một cách tự động. -Độ chính xác không cao -Chỉ tính được 3 thành -Chưa có phần mềm Nhược -Độ hội tụ của kết quả ứng dụng, để tính dây điểm phần lực trôi dạt chậm neo từ kết qur tính lực SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 27 MSSV:815152
  • 28. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC ngang ; trôi dạt theo phương pháp trường trung -Không tính được lực gian. bậc 2 tần số thấp dạng đầy đủ full QTF cho sóng không đều (sóng song sắc), mà lực này là quan trọng đối với vùng nước nông. -Không tính được trường hợp lực trôi dạt cho từng vật thể riêng biệt, đối với trường hợp nhiều vật thể cùng tương tác. 2.2. Cơ sở lý thuyết tính bằng công thức gần đúng theo cách lập bảng Excel. 2.2.1. Lập sơ đồ khối các bước tính toán . SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 28 MSSV:815152
  • 29. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Số liệu thiết kế Tính toán các tải trọng môi trường lên vật thể nổi Tổ hợp tải trọng.(theo phương x ) Chọn phương án hệ thống neo( số lượng dây,vị trí đặt dây) Quy tải trọng môi trường về đầu dây Xác định lực tác dụng lên được 1 cặp dây. Tính cho 1 dây đơn. Xác định phương trình đường dây neo. Xác định chiều dài dây neo. Dịch chuyển sang phải Khi dây neo dịch chuyển theo phương ngang Dịch chuyển sang trái Khi dây neo dịch chuyển theo phương đứng Dịch chuyển lên Dịch chuyển xuống Kiểm tra an toàn dây neo. Kiểm tra độ dich chuyển Max Thiết kế cho cặp dây Thiết kế cho hệ thống dây Hình 2.2 : các bước thiết kế dây neo theo phương pháp gần đúng SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 29 MSSV:815152
  • 30. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC 2.2.2. Các tải trọng tác động lên công trình . Hình 2.3 : Các tải trọng tác động lên công trình. 2.2.2.1. Tải trọng gió . Lực gió tác dụng lên phần tử kết cấu có hình dạng đơn giản được xác định theo công thức sau : 1 2 Fw   C    A  Vtz (2.24) 2 trong đó:  - khối lượng riêng của không khí (   1,225 kg / m3 đối với không khí khô) A- diện tích hình chiếu bề mặt hứng gió của phần tử kết cấu lên mặt phẳng vuông góc với hướng gió thổi; Vtz- vận tốc gió trung bình trong khoảng thời gian t ở độ cao z tính từ mặt nước biển trung bình ; Giá trị của vận tốc gió trung bình theo thời gian ở độ cao z tính từ mặt nước tĩnh (SWL) của biển được xác định theo công thức sau : SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 30 MSSV:815152
  • 31. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC V = α. V . (2.25) trong đó : Vtz  vận tốc gió trung bình trong khoảng thời gian t ở độ cao z mét ; z  độ cao (mét) tính từ mặt nước biển ; V1  vận tốc gió trung bình trong khoảng thời gian 1h ở độ cao 10 mét so với mặt nước biển ;   số mũ, phụ thuộc thời gian tính toán vận tốc gió trung bình;  - hệ số gió giật. C - hệ số cản, phụ thuộc vào số Reynolds ( R e ) , hình dạng mặt cắt hứng gió và chiều dài của phần tử kết cấu; D.Vtz Hệ số Reynolds: Re  (2.26)  với D - kích thước đặc trưng của bề mặt hứng gió của phần tử kết cấu (với ống tròn D là đường kính ống)  - hệ số nhớt động học của không khí   1,46.10 5 ( m 2 / s) ở nhiệt độ t o  15 o C . Các phần tử nằm kề nhau trong cùng một mặt phẳng song song với hướng gió thổi. Lực gió được xác định theo công thức sau : Fw 2  Fw . (2.27) trong đó:  - hệ số che khuất Fw - lực gió tác động lên phần tử đầu tiên. SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 31 MSSV:815152
  • 32. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC 2.2.2.2. Tải trọng dòng chảy . Lực dòng chảy tác dụng lên kết cấu dạng khối lớn được tính theo công thức sau : 1 Fc = .. Vc2 (3.10-3.Am + 1,2.Ap) (2.28) 2 trong đó: Am - tổng diện tích bề mặt ướt của kết cấu nổi Ap - diện tích phần hình chiếu của Am lên mặt phẳng vuông góc với hướng của dòng chảy. Fc - lực dòng chảy đặt tại trọng tâm phần diện tích bề mặt phần tử kết cấu nằm trong nước.  - khối lượng riêng của nước Vc - vận tốc dòng chảy tại trọng tâm của diện tích hình chiếu mặt ướt của kết cấu lên mặt phẳng vuông góc với hướng của dòng chảy. Trong công thức trên : Fc1 = 1/2.. Vc2 (3.10-3.Am)  lực cản bề mặt (liên quan đến ma sát trên bề mặt ướt của kết cấu nổi song song với hướng dòng chảy) Fc2 = 1/2.. Vc2 (1,2.Ap)  lực cản hình dáng (liên quan đến lực tác dụng lên bề mặt ướt của kết cấu nổi vuông góc với hướng dòng chảy) 2.2.2.3. Tải trọng sóng . Công trình nổi có chu kỳ dao động riêng lớn, nên rất cần quan tâm tới miền tần số thấp. Khi tải trọng sóng là không đổi theo thời gian cần phải tính toán lực trôi dạt do sóng tác động lên công trình. Lực tần số thấp được thể hiện như sau : SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 32 MSSV:815152
  • 33. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Hình 2.4 : Thể hiện mối liên hệ giữa các Lực Kết quả nghiên cứu cho thấy:  Lực trôi dạt tỷ lệ với bình phương chiều cao sóng H  Khi chiều cao sóng H không đổi, nếu chu kỳ sóng giảm thì lực trôi dạt tăng lên. Qui phạm API đưa ra phương pháp đơn giản tính lực trôi dạt trung bình đối với tàu biển và dàn khoan bán chìm sau đây.  Lực trôi dạt trung bình tác dụng lên cột dàn khoan bán chìm: F = CdeD2(Hs/Ts)2, (N) (2.29) trong đó: Cde- hệ số trôi dạt trung bình : Cde=1175 (N.s2/m4) D- đường kính cột: (m)  - phép tính tổng chỉ tính đối với hàng cột đối diện sóng, không tính với hàng cột che khuất. ( Trong đồ án này đối với FPU_DH01, chỉ tính với hàng cột có 2 cột lớn đầu tiên )  Lực trôi dạt tác dụng lên ponton Fdọc=0,13.CdeB2LHs2, (N) (2.30) SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 33 MSSV:815152
  • 34. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC trong đó: Cde phụ thuộc vào Ts và Th=0,6(L)1/2 (2.31) 2.2.3. Phân phối lực căng trong dây neo . Các giả thiết của bài toán: - Kết cấu nổi được neo với số lượng dây neo: chẵn, đối xứng - Tải trọng tổng cộng của môi trường biển lên kết cấu trùng với một mặt phẳng dây - Khi chịu tải trọng ngang, cặp dây neo vẫn coi như trong một mặt phẳng sau khi dịch chuyển. - Bỏ qua lực tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường biển (sóng, dòng chảy) lên dây neo; - Bỏ qua biến dạng đàn hồi của dây khi chịu lực; Các giả thiết này tương đương với việc coi lực ngang tác dụng lên mọi điểm trên chiều dài dây neo là như nhau. Giải gần đúng: - Quy đổi tải trọng môi trường tác dụng lên dây thành tải trọng tác dụng lên từng cặp dây (có hệ số quy đổi). - Chuyển vị của kết cấu nổi là bé để cho phép giả thiết phương của các cặp dây là không thay đổi. - Khi đó, lực tổng cộng do môi trường tác dụng lên kết cấu nổi được xác định theo công thức sau: N RT  R (2.32) 4 trong đó: R T - lực tổng cộng do môi trường tác dụng lên kết cấu nổi SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 34 MSSV:815152
  • 35. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC R - phản lực của 1 cặp dây neo trùng với phương tác dụng của lực N - số lượng đường dây neo . 2.2.4. Bài toán một cặp dây . - Bài toán 1 cặp dây: Với F1: dây 1 căng, dây 2 chùng Với F2: dây 1 chùng, dây 2 căng => Xét dây 1 chịu tải trọng F1, sau đó chuyển về bài toán 1 dây (do tính chất đối xứng) Hình 2.5: Sự làm việc của 1cặp dây neo đối xứng 2.2.5. Tính toán dây neo đơn .  Chiều dài tối thiểu dây neo : 2 To L min  d 1 (2.33) qd d - khoảng cách từ đáy biển đến lỗ luồn neo/dây neo hoặc điểm liên kết đầu dây neo với kết cấu nổi. L min - chiều dài tối thiểu của dây neo T = TA : lực căng của dây neo tại vị trí liên kết dây neo với kết cấu nổi To- lực ngang tác dụng trong dây neo. SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 35 MSSV:815152
  • 36. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC L â =L +D ữ ữ (D ữ ữ : là chiều dài an toàn của dây neo ) VA TA MNT A TO d in Lm d B D X Hình 2.6 : Chiều dài đường dây neo  Phương trình đường dây neo là : To q xA  Arch( d  1) q To (2.34)  Điểm A di chuyển theo phương nằm ngang: Z Xn X1 Ao A1 An Z1 d A1 Z ZB1 B x B1 x1 XB1 XAo XA1 Hình 2.7 : Trường hợp điểm A dịch chuyển sang phải SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 36 MSSV:815152
  • 37. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC  Điểm A dịch chuyển sang bên phải Dịch sang phải : X > 0, để kết cấu dịch chuyển sang các vị trí khác nhau thì ta sẽ tạo các lực tác dụng lên kết cấu là khác nhau. Bằng công thức : (R + T ự ă ướ ).a = H ( trong đó ta chọn: a > 1) (2.35) Giả định các giá trị : Z Tính Z =Z +d ; (2.36) . . L = ( +Z ) (2.37) Dùng các giá trị L vừa tính được L ; Z ; q thay vào ta có : ( ) H = .( − Z ) (2.38) ( ) Kiểm tra : ΔH % = . 100 < 0.01 (2.39) Nếu(2.39) thỏa mãn thì Z chọn là hợp lý ứng với đó ta xác định được ; ; Xác định hoành độ của điểm Bi : = .Arsh( . ( - ) (2.40) Xác định hoành độ điểm Ai: = . ℎ( + 1) (2.41) Xác định hoành độ : ΔX = X -(X +X ) (2.42) Trạng thái dây căng hoàn toàn xảy ra khi: x n  L2  d 2  x A 0 0 (2.43)  Điểm A dịch chuyển sang bên trái. SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 37 MSSV:815152
  • 38. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Hình 2.8 : Trường hợp điểm A dịch chuyển sang trái Dịch chuyển trái : X< 0, để kết cấu dịch chuyển sang trái ở các vị trí khác nhau thì ta điều chỉnh các lực khác nhau lên kết cấu theo công thức sau : (R + T ự ă ướ ).a =H ( trong đó lấy < 1) (2.44) Ta tính : X = Arch( . d + 1) (2.45) L = sh( .X ) (2.46) X =L -L (2.47) ΔX =X - X - XB-i. (2.48) Hoành độ của điểm B  n sẽ là : x B  n  L 0  d , và điểm A dịch chuyển đi một đoạn là : x  n  x A 0  (L 0  d) . (2.49)  Điểm A di chuyển theo phương thẳng đứng  Xét điểm Ao di chuyển xuống phía dưới: SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 38 MSSV:815152
  • 39. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Hình 2.9. : Trường hợp điểm A dịch chuyển xuống dưới theo phương thẳng đứng Ta chọn : Z-i = 0.0 ; -1 ; -2….. đến Z-n= Zmax = L0 - xA0 = L-n. (2.50) Ta tính ZA-i = ZA0 – Z-i . (2.51) XA-i = .Arch(ZA-i. + 1) (2.52) Xác định được XA-i . Và L-i được xác định theo công thức sau: L-i = .sh( .XA-i) (2.53) Lực tác dụng lên dây neo theo phương đứng tại điểm A-i : V-i = L-i.q (2.54) Vậy độ dịch chuyển là : ΔZ-i = ZA0 – ZA-i . (2.55)  Xét điểm Ao di chuyển lên phía trên : SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 39 MSSV:815152
  • 40. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Hình 2.10 : Trường hợp điểm A dịch chuyển lên trên theo phương thẳng đứng. - Xét điểm A0 di chuyển đến A1 . Để giải quyết bài toán kéo dài dây neo đến điểm B1 có  B 1  0 bằng cách chọn L 1  L o . Xác định XAi: XAi = .Arsh( .Li) (2.56) Xác định tung độ tại Ai : ZAi = .(ch( .XAi) – 1) (2.57) Ta tính : XBi = XAi – XA0 (2.58) ZBi = .(ch( .XBi) – 1) (2.59) Vi = Li.q (2.60) Xác định độ dịch chuyển của điểm A : ΔZi = ZAi – ZBi – d (2.61) Dây căng hoàn toàn khi : ZAn = (L − X ) (2.62) SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 40 MSSV:815152
  • 41. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Từ ZAn ta tính XAn ; Ln XAn = .Arch( .ZAn + 1) (2.63) Ln = .sh( .XAn) (2.64) Ta tính được Ln tại vị trí dây căng hoàn toàn rồi tính Vn = Ln.q (2.65) Từ XAn ; Ln ta tính được XBn ; ZBn ; Rồi ta tính : ΔZn =ZAn – ZBn – d . (2.66) 2.2.6. Hệ số an toàn đối với hệ thống neo . Sau khi đã xác định được lực căng cực đại Tmax trong dây neo, việc lựa chọn kích thước dây phụ thuộc vào hệ số an toàn được chọn. Hệ số an toàn của dây neo được xác định bởi biểu thức sau: Hệ số an toàn sẽ là: K= (2.67) trong đó: T - lực đứt tối thiểu của dây neo hoặc lực giữ tối thiểu của neo; T - lực tác dụng lên dây neo hoặc neo khi làm việc. T= H + (qL ) (2.68) Hệ số an toàn K phụ thuộc vào các yếu tố sau: + điều kiện khai thác: điều kiện bình thường, điều kiện cực trị và điều kiện sự cố khi có 1 dây neo bị đứt. + loại neo và thời gian neo đậu công trình. SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 41 MSSV:815152
  • 42. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC CHƯƠNG III : SỐ LIỆU THIẾT KẾ. 1.1 Số liệu môi trường . Từ số liệu đề bài ta thấy: tốc độ gió, vận tốc dòng chảy, chu kỳ và chiều cao sóng ở hướng Đông Bắc (NE) có xác suất xuất hiện nhiều, cường độ lớn nên ta tính các tải trọng sóng, gió, dòng chảy tác động lên công trình theo hướng Đông Bắc (NE).(các hướng: N, NE, E, SE, S, SW, W, NW của sóng; gió; dòng chảy đều lệch nhau 450). Bảng 3 :Thông số môi trường GIÓ DÒNG CHẢY MẶT (tốc độ gió ở độ cao SÓNG 10m so với mực nước (m/s) biển 1phút )V10(m/s) Hs(m) Tz (s) Hướng : ( ChiÒu cao sãng) ( Chu kú sãng ) 38.0 2.28 NE 9.1 11.3 Do công trình biển nổi có kích thước phần công trình nổi rất lớn so với kích thước dây neo, khi tính toán tải trọng dòng chảy, sóng ta bỏ qua tác dụng lực môi trường lên dây neo mà chỉ tính tải trọng môi trường tác dụng lên vật thể nổi nên ta chỉ lấy số liệu để thiết kế tính toán là dòng chảy mặt tác dụng lên giàn. SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 42 MSSV:815152
  • 43. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Hình 3.1 : Bố trí hướng của công trình. 3.2. Số liệu công trình .  Kích thước của phần công trình nổi: SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 43 MSSV:815152
  • 44. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC Hình 3.2. Mặt chiếu đứng của giàn khai thác bán chìm. Bảng 4 : Số liệu về giàn Đại Hùng_01 Số liệu của Đại Hùng_01: loại AKER H-3 Độ sâu nước : d 110 m Mớn nước lớn nhất 21.34 m Mớn nước nhỏ nhất 19,5m Chiều dài 68.55 m Chiều rộng 67.36 m Cao độ sàn chính 36.60 m Cao độ sàn trên 39.6 m Chiều rộng sàn chính 60,92 m Chiều dài sàn chính 68,6 m Phần tử Số lượng Kích thước Trụ lớn 4 D = 7.92 (m) Trụ bé 4 D = 5.79 (m) L = 108.2 (m) Ponton 2 B = 10.98 (m) H = 6.71 (m) SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 44 MSSV:815152
  • 45. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN XD CT BIỂN & DẦU KHÍ THIẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HT NEO GIÀN KHOAN KHAI THÁC BÁN CHÌM TẠI MỎ ĐẠI HÙNG 110m NƯỚC 3.3. Số liệu địa chất . B¶ng5: §Æc tr­ng c¬ lý c¸c líp ®Êt t¹i vÞ trÝ x©y dùng c«ng tr×nh. Tªn líp ®Êt C¸c th«ng sè Líp ®Êt 1 Líp ®Êt 2 Líp ®Êt 3 ¸ c¸t dÎo ¸ c¸t dÎo sÐt nöa 1 M« t¶ líp ®Êt mÒm chÆt cøng §é s©u ®¸y líp ®Êt 2 (tÝnh tõ ®¸y biÓn trë h1=5 h2=19 h3=∞ xuèng) 3 §é Èm (%) 27,3 22,6 24,4 4 Giíi h¹n ch¶y LL 32,2 31,7 41,9 5 Giíi h¹n dÎo PL 17,6 18,6 21,2 6 ChØ sè ch¶y LI 14,6 13,1 20,7 7 §é sÖt PI 0,66 0,31 0,15 8 Khèi l­îng  (g/cm3) 2 2,03 2,01 9 Tû träng (g/cm3) 2,75 2,74 2,78 10 HÖ sè rçng e 0,75 0,65 0,72 11 Lùc dÝnh c (kN/m2) 43 51 67 C­êng ®é kh¸ng nÐn 12 25 75 150 kh«ng tho¸t n­íc 13 Gãc ma s¸t trong  14 22 25 SVTH : HỒ VĂN THÌN GVHD : TS.PHẠM HIỀN HẬU 45 MSSV:815152