SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  41
Télécharger pour lire hors ligne
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
BÁO CÁO
CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
MỤC LỤC
Phần 1: Tổng quan chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp .....................................................1
1. Hệ thống chính sách nông nghiệp tại Việt Nam 1
1.1. Chính sách liên quan đến đầu vào cho sản xuất nông nghiệp .......................................1
1.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp........................................................................3
1.3. Nhóm chính sách liên quan đến khâu chế biến, bảo quản, tiêu thụ:..............................5
1.4. Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở nông thôn nhằm đảm bảo an sinh xã hội ..............6
1.5. Một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp .........................................................................7
2. Cập nhật một số chính sách hỗ trợ nông nghiệp năm 2016 – 2017 10
2.1. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực:.................................................................11
2.2. Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật: ..........................................................11
2.3. Hỗ trợ phòng chống thiên tai, dịch bệnh......................................................................12
2.4. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi ..................................................................................13
2.5. Hỗ trợ kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp...............................................................13
2.6. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ...........................................14
2.7. Hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp........................................................................15
2.8. Dự trữ quốc gia ............................................................................................................15
2.9. Hỗ trợ phát triển vùng..................................................................................................15
2.10. Hỗ trợ trực tiếp...........................................................................................................16
Phần 2: Chính sách đối với một số ngành hàng nông sản.....................................................18
1. Lúa gạo 18
1.1. Về định hướng chung của ngành..................................................................................18
1.2. Chính sách sản xuất......................................................................................................19
1.3. Chính sách nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả ................................................20
1.4. Chính sách nhằm giảm tốn thất sau thu hoạch và gia tăng giá trị...............................20
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
1.5. Về chính sách xuất khẩu...............................................................................................21
1.6. Chính sách về liên kết sản xuất ...................................................................................22
1.7. Đối mới thể chế.............................................................................................................22
2. Cà phê 23
2.1. Các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất cà phê........................................................23
2.2. Các chính sách hỗ trợ hoạt động chế biến và thương mại cà phê ...............................24
2.3. Các chính sách về tổ chức ngành hàng và khoa học công nghệ ..................................25
2.4. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong ngành cà phê...........................26
3. Cao su 29
3.1. Chính sách về phát triển sản xuất ................................................................................29
3.2. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành cao su.................................35
3.3. Chính sách thương mại đối với ngành hàng cao su .....................................................36
3.4. Một số chính sách khác ................................................................................................37
4. Hồ tiêu 38
4.1. Về hỗ trợ sản xuất: .......................................................................................................38
4.2. Thúc đẩy liên kết sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng đến phát triển
bền vững ..............................................................................................................................40
4.3. Tăng cường thương mại, hội nhập ...............................................................................41
5. Hạt điều 42
5.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chung trong nước ........................................42
5.2. Chính sách hỗ trợ cho ngành hàng...............................................................................46
6. Thủy sản 47
6.1. Các chính sách chủ yếu về việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng các hoá chất, thuốc
kháng sinh và chế phẩm sinh học cho NTTS.........................................................................48
6.2. Các chính sách về vấn đề quy hoạch, sản xuất và kinh doanh con giống phục vụ cho
NTTS ....................................................................................................................................49
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
6.3. Các chính sách hỗ trợ người nông dân, ngư dân trong ngành thủy sản ........................50
6.4. Các chính sách về kinh doanh và xuất nhập khẩu thuỷ sản ...........................................50
6.5. Các chính sách về quy hoạch phát triển NTTS và chuyển dịch cơ cấu, vật nuôi cây trồng
trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp....................................................................................51
6.6. Các chính sách về vốn, tín dụng và đầu tư trong NTTS.................................................51
6.7. Chính sách khuyến ngư .................................................................................................52
6.8. Chính sách khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.......................................................52
7. Thịt 53
7.1. Chính sách quy hoạch, định hướng phát triển ngành chăn nuôi lợn ............................53
7.2. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân ..........................................................54
7.3. Chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành chăn nuôi lợn..........................................57
7.4. Chính sách khoa học và công nghệ ..............................................................................57
7.5. Một số chính sách khác ................................................................................................58
8. Gỗ 61
8.1. Hướng dẫn thực hiện việc khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ rừng phòng hộ .62
8.2. Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014
- 2020...................................................................................................................................62
8.3. Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lầm thủy sản trong chế biến và giảm tổn
thât sau thu hoạch................................................................................................................63
8.4. Điều luật gỗ EU (EUTR) bắt đầu có hiệu lực từ 03/2013............................................63
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
1
Phần 1: Tổng quan chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp
1. Hệ thống chính sách nông nghiệp tại Việt Nam
Trong những năm qua Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ ngành
nông nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, phát triển hạ tầng, sản
xuất, hỗ trợ người nông dân…, từ đó giúp nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất nông
nghiệp, ổn định thị trường cho người sản xuất. Hệ thống chính sách hỗ trợ nông nghiệp
của Việt Nam có thể chia thành các nhóm sau:
1.1. Chính sách liên quan đến đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
Chính sách hỗ trợ trực tiếp bằng tiền và hiện vật, và hỗ trợ tín dụng cho hộ
nông dân mua các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp theo các lĩnh vực cụ thể như
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản:
Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 5/11/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại
các vùng trồng lúa trên cả nước và Thông tư 205/2012/TT-BTC ngày 23/11/2012 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2012/NĐ-CP; Quyết định số 142/2009/QĐ-
TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản
xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Thông tư Thông tư số 187/2010/TT-BTC
ngày 22/12/2010 của Bộ Tài chính; Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung
Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg, theo đó các mức hỗ trợ hầu hết được nâng
lên cho phù hợp với sự tăng giá thực tế sau hai năm thực hiện Quyết định 142; Quyết
định 1681/2010/QĐ-TTg về việc xuất thuốc sát trùng dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa
phương phòng, chống dịch bệnh tai xanh ban hành ngày 11 tháng 9 năm 2010; Quyết
định 1791/2011/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ vắc xin tai xanh, vắc xin dịch tả
lợn nhằm đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, bảo đảm đủ nguồn cung ứng thực phẩm và bình
ổn thị trường; Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg nhằm khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi
trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và Thông tư liên bộ số
11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC hướng dẫn thực hiện quyết định số 48/2010/QĐ-TTg;
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
2
Các chính sách về hỗ trợ tín dụng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp được quy định tại:
Quyết định số 497/2009/QĐ-TTg và các chính sách kèm theo (Quyết định số 2213/QĐ-
TTg; Thông tư số 02/2010/TT-NHNN; Thông tư số 09/2009/TT-NHNN).
Chính sách đảm bảo chất lượng vật tư đầu vào:
Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen
đảm bảo công tác giống cho hoạt động nuôi trồng, chăn nuôi; Quyết định số 2194/QĐ-
TTg Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống
thuỷ sản đến năm 2020; Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 về quản lý phân
bón; Nghị định 8/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, Nghị định 8/2011/NĐ-CP
ngày 25 tháng 1 năm 2011qui định xử phạt hành chính về thức ăn chăn nuôi.
Chính sách miễn giảm thuế mua vật tư đầu vào:
NĐ số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thuế GTGT, Thông tư số 219/2013/TT- BTC hướng dẫn thi hành nghị định nhằm
giảm thuế giá trị gia tăng đối với các đầu vào then chốt cho sản xuất nông nghiệp như
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, thức ăn chăn nuôi và thủy
sản xuống 5%; Thông tư số 02/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công thương thay
thế cho Thông tư số 07/2004/TT-BTM ngày 26/08/2004 của Bộ Thương mại miễn thuế
nhập khẩu đối với các loại nguyên liệu sản xuất, vật tư nhập khẩu phục vụ nuôi trồng
nông, lâm, thủy sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật
nuôi mới nhập khẩu.
Nghị định 35/2015/NĐ-CP ban hành ngày 13/4/2015 về quản lý và sử dụng đất
lúa.
Chính sách hỗ trợ trên không áp dụng cho đất trồng lúa nương được khai hoang từ
đất chưa sử dụng hoặc được phục hóa từ đất bị bỏ hóa.
Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất
chỉ được hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quyết định.
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
3
Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa
nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định hiện hành địa phương
sản xuất lúa còn được NSNN hỗ trợ:
- 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước.
- 500 nghìn đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất trồng lúa nương được
mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 và thay thế Nghị định 42/2012/NĐ-
CP
1.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Chính sách hỗ trợ tín dụng cho sản xuất nông nghiệp:
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, kèm theo Thông tư số 14/2010/TT-NHNN
ngày 14 tháng 06 năm 2010 hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định và Thông tư số
20/2010/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách
tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định
số 131/QĐ-TTg quy định các tổ chức, cá nhân vay vốn với hỗ trợ lãi suất 4%/năm trong
8 tháng để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh; Quyết định số 1149/TTg-KTN ngày
08 tháng 8 năm 2012 về chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản, Công văn số
5294/NHNN-TD ngày 20 tháng 08 năm 2012 về chính sách cho vay phục vụ chăn nuôi,
chế biến thịt lợn, gia cầm và cá tra, Quyết định số 1149/TTg-KTN yêu cầu các Ngân
hàng thương mại Nhà nước thực hiện việc giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với
khoản vốn đã vay; Quyết định số 1021/2010/TTg-KTN quy định diêm dân được hỗ trợ
100% lãi suất vay vốn cho đầu tư sản xuất muối; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22 tháng 04 năm 2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và các văn
bản liên quan (Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN; Thông tư số 15/2010/TT-NHNN;
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
4
Nghị quyết số 48/2009/NQ-CP, **Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và **Quyết định số
65/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ tín dụng mua máy móc,
thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch.
Chính sách thuế, phí đối với sản xuất nông nghiệp:
Nghị quyết số 55/2010/QH12 miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
(SDĐNN), kèm theo Nghị định số 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Nghị quyết số 55/2010/QH12; Nghị định số 115/2008/NĐ-CP miễn thủy lợi phí cho
các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, cùng với
Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2012/NĐ-CP và bổ sung một số điều của
Nghị định số 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 41/2013/TT-BTC hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003; Quyết định
1580/2009/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí bơm, tát nước chống ngập úng cho một số địa
phương đồng bằng sông Cửu Long.
Bảo hiểm nông nghiệp:
Quyết định 315/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn
2011-2013, Quyết định số 358/QĐ-TTg nâng mức hỗ trợ đối với hộ cận nghèo từ 80%
lên 90%; cho phép hộ nông dân, cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm
bảo hiểm vật nuôi vẫn được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ: số 719/QĐ-TTg, số 1442/QĐ-TTg, số 142/2009/QĐ-TTg, số
49/2012/QĐ-TTg.
Các hỗ trợ thông qua hoạt động khuyến nông:
Quyết định 162/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến
nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn; Nghị định 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về
khuyến nông; Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP; Quyết
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
5
định 1258/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt chương trình khuyến nông Trung ương trọng điểm
giai đoạn 2013 – 2020.
Hỗ trợ áp dụng VietGap trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:
Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng VietGap trong
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Thông tư số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-
BTC-BKHDT Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/của Thủ tướng Chính phủ,
Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy
sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng
Chính phủ.
Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản
Theo đó, thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất được sửa đổi như sau:
- 11 năm đối với trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ hoặc nâng cấp tàu.
- 16 năm đối với đóng mới tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới.
Ngoài ra, chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc trong năm đầu tiên kể từ
ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Ngân sách nhà nước cấp bù số lãi vay của chủ tàu
được miễn năm đầu cho các ngân hàng thương mại.
Quy định này được áp dụng cả với những Hợp đồng vay vốn ngân hàng thương
mại đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-
CP đã ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
Nghị định 89/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/11/2015.
1.3. Nhóm chính sách liên quan đến khâu chế biến, bảo quản, tiêu thụ:
Hỗ trợ vay mua Kho, thiết bị sử dụng chứa, bảo quản thóc, ngô quy mô hộ gia
đình cho nông dân
QĐ 68/2013/QĐ-TTg hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu, 50% trong
năm thứ ba, mức hỗ trợ bằng 100% giá trị máy
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
6
Các chính sách về giá sàn thu mua lúa từ nông dân:
Nội dung:
- Doanh nghiệp mua lúa hàng hóa theo giá sàn
- MOF, MARD quy định phương pháp;
- Tỉnh, thành phố tính và công bố giá, kiểm tra, và xử lý
Thuế VAT đối với nông sản trong nước (trước khi XK hoặc không XK)
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ưu đãi thuế VAT cho các sản phẩm nông nghiệp,
theo đó:
Các sản phẩm không phải kê khai và nộp thuế VAT gồm: Sản phẩm trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông
thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1
Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng
Các đầu ra chịu thuế VAT 5% gồm:
+ Thực phẩm tươi sống quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia
tăng gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành các sản phẩm khác.
+ Lâm sản chưa qua chế biến quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá
trị gia tăng bao gồm các sản phẩm rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: Song, mây, tre,
nứa, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.
1.4. Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở nông thôn nhằm đảm bảo an sinh xã hội
Ngoài các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân sản xuất nông nghiệp, Nhà
nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân ở nông thôn nhằm mục
đích an sinh xã hội, ví dụ hỗ trợ cho người nghèo 80.000-100.000 đ/người/tháng tùy theo
khu vực (Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng chính phủ về
chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn; hỗ trợ tiền
điện 30.000 đồng/hộ/tháng (Quyết định số: 2409/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 về kinh phí
hỗ trợ người nghèo tiền điện); hỗ trợ gạo khăn (Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
7
13/1/2012 về hỗ trợ gạo cứu đói cho các địa phương); hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước
sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt
khó (Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 20/5/2013)
1.5. Một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản
Quyết định số 62/2013-QD-TTg (ngày 25/10/2013) về chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tạo thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm nông
nghiệp trong "trường lớn" (thay thế Quyết định số 80/2002 / QĐ-TTg. Nội dung Hỗ trợ
DN:
+ Miễn tiền sử dụng đất hoặc thuê đất để xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa,
nhà ở cho công nhân phục vụ cho dự án cánh đồng mẫu lớn.
+ Ưu tiên thực hiện các HĐ xuất khẩu, chương trình tạm trữ nông sản
+ Hỗ trợ một phần kinh phí cải tạo CSHT phục vụ cánh đồng mẫu lớn
+ Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nông dân.
Miễn tiền thuê đất cho các DN đầu tư xây dựng kho lưu trữ nông, thủy sản:
Quyết định số 57/2010/QD-TTg về miễn tiền thuê đất cho các dự án xây dựng kho
lưu trữ 4 triệu tấn gạo hoặc ngô, kho lạnh bảo quản sản phẩm thủy sản, rau quả và kho
tạm trữ cà phê theo quy hoạch. Nội dung: miễn tiền thuê đất cho 5 năm.
Hỗ trợ tín dụng cho thu mua tạm trữ lúa gạo
Quyết định số 311/2013/QĐ-TTg; Thông tư số 50/2013/TT-BTC. Nội dung: Ngân
sách nhà nước hỗ trợ thương nhân 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian
tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến ngày 20
tháng 5 năm 2013.(đã hết hiệu lực)
Ưu đãi thuế VAT
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
8
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thuế GTGT; Thông tư số 219/2013/TT- BTC hướng dẫn thi hành NĐ
209/2013/NĐ-CP.
a) Đối với các dịch vụ sơ chế, bảo quản
Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm gồm: Phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát,
xay sát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác được
hưởng mức thuế VAT 5%
b) Đối với nông sản tiêu thụ trong nước (trước khi XK hoặc không XK)
Trước khi có Nghị định 209/2013/NĐ-CP, hầu hết nông sản khi xuất khẩu được
hưởng thuế suất giá trị gia tăng (VAT) 0%. Nhưng nông sản khi mua bán trong nước phải
chịu thuế VAT dao động 3-10% (tùy mặt hàng). Các doanh nghiệp khi mua hàng trong
nước đều phải nộp khoản thuế này, sau mỗi lô hàng nông sản đã xuất khẩu, doanh nghiệp
làm thủ tục để được hoàn thuế VAT. Trước đây, các thủ tục hoàn thuế khá đơn giản, chỉ
cần hồ sơ có đủ các hóa đơn VAT đầu vào là được nhận lại tiền thuế trong vòng 6 ngày
(hoàn trước, kiểm sau). Nhưng từ ngày 01/7/2013, Bộ Tài chính đã có Công văn
7527/BTC-TCT yêu cầu các Cục Thuế tập trung công tác thanh tra, kiểm tra đối với các
DN rủi ro cao về thuế. Cơ quan thuế phải kiểm tra đầy đủ hóa đơn đến người bán hàng
đầu tiên, nếu đạt thì DN mới được hoàn thuế (kiểm trước, hoàn sau). Trong khi đó, việc
thu mua hàng để phục vụ xuất khẩu được các DN thu mua trực tiếp từ người dân hoặc các
công ty thương mại, có khi qua rất nhiều đơn vị trung gian.
Để tháo gỡ khó khăn trên cho các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có Công văn số
13706/BTC-TCT gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng
dẫn bổ sung sửa đổi nội dung Công văn 7527. Đối với lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
khẩu nông sản, Bộ Tài chính tạo điều kiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo quy định
đối với hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng của DN thuộc danh sách “DN xuất khẩu uy tín”
năm 2012-2013 do Bộ Công thương công bố tại Quyết định 2390/QĐ-BCT ngày
15/4/2013 và Quyết định số 4169/QĐ-BCT ngày 24/6/2013. Ngoài ra các DN xuất khẩu
nông-lâm-thủy-hải sản đã hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 24 tháng tính đến ngày phát
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
9
sinh hồ sơ hoàn thuế không bị xử phạt về gian lận thuế, trốn thuế gồm tất cả các sắc thuế
theo quy định của pháp luật.
Cuối năm 2013, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Chính phủ ban hành
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP tăng mức ưu đãi thuế VAT đối với đầu ra nông sản.
Hỗ trợ hoạt động chế biến nông sản của doanh nghiệp:
a) Hỗ trợ tạo công nghệ mới, sản xuất thử nghiệm:
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP (ngày 19/12/2013) thay thế NĐ 61: Hỗ trợ 70%
kinh phí cho thực hiện đề tài nghiên cứu để tạo ra công nghệ mới, 30% kinh phí đầu tư
mới để thực hiện sản xuất thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng dự án xây dựng cơ sở chế biến nông sản
Nghị định 210/2013/NĐ-CP: Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến nông sản như sau:
(1) Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, sấy phụ phẩm thủy
sản, chế biến cà phê theo phương pháp ướt được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
+ Hỗ trợ 2 tỷ đồng/dự án đối với sấy lúa, ngô, khoai, sắn; sấy phụ phẩm thủy sản
để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị.
+ Hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án chế biến cà phê theo phương pháp ướt để xây dựng cơ sở
hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.
(2)Nhà đầu tư có dự án đầu tư nhà máy hoặc cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm,
thủy sản; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ; chế tạo thiết bị cơ khí để bảo quản, chế biến
nông, lâm, thủy sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
+ Hỗ trợ không quá 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để
xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết
bị trong hàng rào dự án.
+ Hỗ trợ không quá 70% chi phí xử lý chất thải cho các nhà máy chế biến nông,
lâm, thủy sản quy mô lớn, đã đầu tư, sử dụng nhiều lao động, có tác động lớn đến kinh tế,
xã hội địa phương.
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
10
Hỗ trợ tiêu thụ đầu ra
Theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo trên
các phương tiện truyền thông đại chúng; 50%chi phí cho hội chợ triển lãm trong nước,
50% thông tin thị trường chi phí và phí dịch vụ từc cơ quan xúc tiến thương mạicủa Nhà
nước.
Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn
Từ ngày 25/7/2015, theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP , cá nhân, tổ chức hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc ở nông thôn sẽ được tăng mức hỗ trợ vay vốn.
Theo đó, các mức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm được quy định như
sau:
- Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản
xa bờ;
- Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ,
liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp;
- Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn
hoặc hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp…
Nghị định này thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP.
2. Cập nhật một số chính sách hỗ trợ nông nghiệp năm 2016 – 2017
Tất cả các Chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trong năm 2014-2015 vẫn
tiếp tục được thực hiện trong năm 2016-2017. Tuy nhiên, trong năm 2016 – 2017 để thực
hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 Chính phủ và các Bộ ngành của ở Việt Nam cũng đã ban
hành nhiều Chính sách hỗ trợ cho ngành nông nghiệp. Trong đó điển hình là việc ban
hành các chính sách để thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia là (i) Chương trình
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
11
MTQG xây dựng Nông thôn mới, (ii) Chương trình MTQG giảm nghèo nhanh và bền
vững.
Một số sửa đổi và chính sách mới:
2.1. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực:
Trong năm 2016 tiếp tục các chính sách đào tạo nghề theo chường trình quốc gia
như: Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 971/QĐ-TTg
năm 2015 sửa đổi Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Để thực chương trình này
Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã ban hành Quyết định 5480/QĐ-BNN-KTHT năm
2016 phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn
2016-2020. Năm 2016 số lao động được học nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dưới 3
tháng là 126.189/161.000 lao động (đạt 78,3% so với kế hoạch đề ra) và đạt 65% so với
năm 2015 (MARD, 2016). Tổng kinh phí hỗ trợ cho đào tạo, tập huấn được thực hiện tại
Bộ Nông nghiệp và PTNT là 159,48 tỷ đồng.
2.2. Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật:
Trong năm 2016 ứng dụng khoa học kỹ thuật được đề cập rất nhiều trong nội dung
các chính sách của Việt Nam đặc biệt là chính sách về nông nghiệp công nghệ cao. Tiếp
tục thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định
68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông. Bộ nông nghiệp cũng đã ban hành Thông tư
02/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Danh mục chủng loại máy, thiết bị được hưởng
chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp kèm theo Thông tư 08/2014/TT-
BNNPTNT. Đặc biệt với vùng nông thôn và miền núi Bộ tài chính đã ban hành Thông tư
348/2016/TT-BTC quy định quản lý tài chính thực hiện “Chương trình hỗ trợ ứng dụng,
chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn,
miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025” do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành. Thông tư 348/2016/TT-BTC quy định quản lý tài chính thực hiện “Chương trình hỗ
trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
12
hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025” do Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành. Báo cáo ngân sách trung ương năm 2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT
đã chi 702 tỷ đồng cho hoạt động liên quan đến khoa học công nghệ ở cấp trung ương,
ngoài ra chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là 5,24 tỷ
đồng. Ngoài ra, năm 2016 cũng là năm mà các địa phương thực hiện chi ngân sách rất lớn
cho ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, đặc biệt theo các chương trình thực
hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các tỉnh.
2.3. Hỗ trợ phòng chống thiên tai, dịch bệnh
Chỉ thị 9407/CT-BNN-CN năm 2016 về phòng chống đói, rét cho gia súc trong vụ
Đông Xuân 2016-2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nội dung
“Chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương để phục vụ công tác phòng,
chống đói, rét cho vật nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia
đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn
bổ sung cho đàn gia súc.” Trong năm 2016 với những đợt nắng nóng ở các tỉnh ĐBSCL
và Tây Nguyên các địa phương cũng đã phải chi ngân sách để trợ giúp người dân, đặc
biệt là hộ nghèo và dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất. Về lĩnh vực
chăn nuôi Quyết định 476/QĐ-BNN-TY năm 2016 phê duyệt “Chương trình quốc gia
phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020”, theo chương trình này
kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc mắc bệnh, gia súc chết do bệnh hoặc do phản ứng sau khi
tiêm phòng vắc xin thực hiện theo Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách
hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày
18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng chống dịch bệnh gia
súc, gia cầm và các quy định hiện hành của pháp luật. Ngoài ra cơ chế, quy trình hỗ trợ
kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai thực hiện theo quyết định
01/2016/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (IPSARD, 2016). Về hỗ trợ thiệt hại do
nắng nóng, hạn hán, thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 143/2003/NĐ-
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
13
CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Trường hợp nắng nóng, hạn hán, xảy ra gây thiệt
hại hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, ngân sách địa
phương sau khi bố trí lại ngân sách, dự phòng (VPCP, 20161
).
2.4. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi
Quyết định 2350/QĐ-TTg năm 2016 về hỗ trợ giống cây trồng tự nguồn dự trữ
quốc gia cho địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành nội dung “Chủ động sử dụng
ngân sách dự phòng của địa phương để phục vụ công tác phòng, chống đói, rét cho vật
nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng
bào dân tộc để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn gia súc.”
Ngoài ra, Quyết định 1557/QĐ-TTg về hỗ trợ kinh phí năm 2016 cho địa phương để mua
vắc xin lở mồm long móng do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Về hỗ trợ giống cây trồng,
vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, vẫn được thực hiện theo Quyết
định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày
08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số
142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ
trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai; và các văn
bản khác có liên quan. Trường hợp các văn bản trên được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì
áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (IPSARD, 2016).
2.5. Hỗ trợ kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp
Kết cấu hạ tầng nông thôn của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là các
công trình thủy lợi, đường phục vụ sản xuất điều này ảnh hưởng tới quá trình áp dụng
khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. theo báo cáo của Bộ tài chính mỗi năm
VN chi khoảng 13.000-15.000 tỷ đầu tư các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Năm 2016 với việc đẩy mạnh phong trào nông thôn mới ở Việt Nam các địa phương
cũng đã huy động nhiều nguồn lực khác từ khối tư nhân để xây dựng hạ tầng sản xuất.
Kết quả cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đã ngày càng được cải thiện. Với mục tiêu đến
1
http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Co-che-ho-tro-kinh-phi-khac-phuc-hau-qua-thien-tai/20161/17999.vgp
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
14
năm 2020 số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 50%, còn không xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Như vậy, giai đoạn 2016-2020 tổng kinh phí thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới là 193.155,6 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương: 63.155,6 tỷ đồng; Ngân sách
địa phương: 130.000 tỷ đồng. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng đầu tư
Nông nghiệp 2016 là 937,77 tỷ đồng trong đó, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc là 450,43 tỷ đồng, dự án Phát triển nông thôn tổng
hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 2 là 261,63 tỷ đồng; dự án Phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên là 73,15 tỷ đồng (MARD, 2016).
2.6. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Mặc dù, nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong những năm qua nhưng
số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp là rất khiêm tốn. Chính vì thế, sản xuất của nông
nghiệp của VN vẫn rất nhỏ lẻ và manh mún. Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ
trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành; Quyết định
1360/QĐ-BTTTT năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP
về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Quyết định 1239/QĐ-BTC năm 2016 về Chương trình hành động của Bộ Tài chính thực
hiện Nghị quyết 35/NQ-CP hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Quyết định
2454/QĐ-BCT năm 2016 về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện
Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Bộ trưởng
Bộ Công thương ban hành. Bộ Nông nghiệp cũng đã có chương trình hành động về chính
sách hỗ trợ DN. Ngoài chính sách cho doanh nghiệp, năm 2016 ngành nông nghiệp cũng
triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã Thông tư
340/2016/TT-BTC hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn
nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã
theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020. Theo báo cáo của 63
tỉnh, thành phố giai đoạn 2013-2016, ngân sách địa phương hỗ trợ phát triển hợp tác xã
trên 1019 tỷ đồng, bình quân gần 510 tỷ đồng/năm, chủ yếu hỗ trợ đào tạo tăng cường
năng lực về quản trị và kinh doanh cho cán bộ HTX (MARD, 2016).
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
15
2.7. Hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp
Chương trình tín dựng đượcc xây dựng theo Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ), nhưng sau đó Nghị định 41/2010/NĐ-CP ra đời cho phép các TCTD,
các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, các ngân hàng, các tổ chức tài chính của Chính phủ
đều có quyền tham gia cho vay nông nghiệp, nông thôn. Nghị định 55/2015/NĐ-CP tiếp
tục thực hiện và còn cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
cũng có thể tham gia cho vay. Ngoài ra, đối với các ngành hàng cụ thể năm 2016 cũng
triển khai nhiều gói tín dụng cho vay như chương trình tái canh đối với ngành cà phê,
NHNN giành 12.000 tỷ cho nông dân vay với lãi suất 7-8%/năm. Quyết định
47/2016/QĐ-TTg về thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư theo quy định tại Nghị
định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy
sản. Quyết định 878/QĐ-BNN-CB năm 2016 quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo xây
dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành. Quyết định 1197/QĐ-BNN-KH năm 2016 sửa đổi Quyết định
3346/QĐ-BNN-KH phê duyệt Kế hoạch đổi mới cơ chế, chính sách và pháp luật phục vụ
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững,
gắn với xây dựng nông thôn mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành. Trong năm 2016 chương trình hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp: thực hiện ở
Bộ NN và PTNT đã chi 84,26 tỷ đồng (MARD, 2016).
2.8. Dự trữ quốc gia
Hàng năm Việt Nam vẫn tiếp tục dự quốc gia đối với các mặt hàng thiết yếu như gạo,
giống cây trồng, thuốc phòng trừ dịch bệnh cây trồng và vaccine, thuốc thú y. Năm 2016
chi phí đầu tư cho dự trữ Quốc gia: Khối lượng thực hiện là 80 tỷ đồng. Ngoài ra, các địa
phương cũng thực hiện dự trữ, mục tiêu của dự trữ là để hỗ trợ cho người dân khi có
thiên tai, dịch bệnh diễn ra. Hỗ trợ lương thực, Hỗ trợ vắc xin, hóa chất từ nguồn Dự trữ
quốc gia khi có dịch xảy ra thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 22 của Luật
thú y và Luật Dự trữ quốc gia (MOF, 2016).
2.9. Hỗ trợ phát triển vùng
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
16
Một số chính sách đặc thù khác cũng được áp dụng trong năm 2016 điển hình như:
Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở
xã, thôn đặc biệt khó khăn, Quyết định 2086/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025 do Thủ
tướng Chính phủ ban hành; Quyết định 2085/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chính sách
đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2.10. Hỗ trợ trực tiếp
Để hỗ trợ cho người trồng lúa, năm 2016 Việt Nam tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo
Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa. Bộ NN và PTNT đã ban
hành thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-
CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành. Theo văn bản này việc chuyển đất trồng lúa sang mục đích phi
nông nghiệp thì người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng phải thực hiện
các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất
trồng lúa; trong đó mức nộp cụ thể tùy thuộc vào điều kiện từng địa phương nhưng không
thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển
sang đất phi nông nghiệp; chính sách hỗ trợ cho các địa phương tăng lên về mức hỗ trợ
và phạm vi hưởng như ngoài hỗ trợ cho địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường
xuyên), thì địa phương còn được hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm (mức cũ 500.000
đồng/ha/năm) đối với đất chuyên trồng lúa nước, 500.000 đồng/ha/năm (mức cũ 100.000
đồng/ha/năm) đối với đất trồng lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không
theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định mức hỗ trợ cụ thể cho việc khai hoang,
cải tạo đất trồng lúa như 10.000.000 đồng/ha/năm đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương
được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa, 5.000.000
đồng/ha/năm đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa một vụ hoặc đất
trồng cây khác theo quy hoạch. Bên cạnh đó, năm 2016 chính phủ cũng ban hành Quyết
định 915/QĐ-TTg năm 2016 về chính sách hỗ trợ chuyển đổi trồng lúa sang trồng ngô tại
vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ, đồng bằng sông Cửu long, duyên hải
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
17
Nam trung bộ và Tây nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành mức hỗ trợ một lần
không quá 3 (ba) triệu đồng/1 héc ta chi phí về giống ngô để chuyển đổi thực hiện từ vụ
Hè Thu 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018-2019
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
18
Phần 2: Chính sách đối với một số ngành hàng nông sản
1. Lúa gạo
Mặc dù ngành lúa gạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hơn
2 thập kỷ qua, nhưng đang đứng trước những thách thức lớn trong nâng cao giá trị, sản
xuất bền vững và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, giá trị chất
lượng thấp, thương hiệu gạo chưa có. Trong những năm qua, nhà nước đã có rất nhiều
chính sách để quy hoạch và phát triển ngành lúa gạo điển hình như:
1.1. Về định hướng chung của ngành
Chính phủ đã ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”
do Thủ tướng Chính phủ ban hành đối với lúa gạo duy trì và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu
ha diện tích đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, sản lượng lúa đạt trên 45 triệu tấn vào năm 2020; tập trung cải tạo giống lúa để nâng
cao năng suất, chất lượng gạo; tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng ngô để đạt sản lượng
trên 8,5 triệu tấn nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp,
giảm nhập khẩu. Để thực hiện tái cơ cấu ngành lúa gạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã ban hành quyết định 1898/QĐ-BNN-TT năm 2016 phê duyệt Đề án “Tái cơ
cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn 2030”. - Đảm bảo lợi nhuận cho
người trồng lúa ở vùng sản xuất lúa hàng hóa từ 30% tổng thu trở lên. Với mục tiêu: Tỷ
lệ sử dụng giống xác nhận chiếm trên 75% diện tích tại các vùng chuyên canh của Đồng
bằng sông Cửu Long; giảm lượng giống gieo sạ ở các tỉnh phía Nam xuống bình quân
còn 80 kg/ha; Diện tích áp dụng IPM đạt trên 75%; diện tích áp dụng quy trình canh tác
bền vững (3G3T, 1P5G, nông lộ phơi, SRI, VietGAP, GAP khác, tiêu chuẩn hữu cơ) từ
50% diện gieo trồng trở lên; giảm từ 30% lượng phân bón, thuốc BVTV so với hiện nay;
Giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 8%; Giảm phát thải gây ra hiệu ứng nhà kính 10% so
với hiện nay; Tại các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, diện tích liên kết sản xuất,
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
19
tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu chiếm từ 20% trở lên; Đạt 20%
lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam.
1.2. Chính sách sản xuất
Quyết sách quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến ngành lúa gạo là Nghị quyết số
63/NQ-CP về an ninh lương thực; theo đó, đến năm 2020, Việt Nam duy trì 3,8 triệu ha
đất trồng lúa, sản xuất 41-43 triệu tấn lúa, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu
hàng năm khoảng 4 triệu tấn gạo. Để thực hiện quyết sách này, Chính phủ có chính sách
đảm bảo giá lúa tại cổng trại ở mức đảm bảo lợi nhuận trên 30% so với chi phí sản xuất
để khuyến khích người nông dân giữ đất trồng lúa. Một loạt chính sách đã ra đời để
khuyến khích nông dân sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, bao gồm: chính sách miễn giảm thủy
lợi phí (Nghị định 115/2008/NĐ-CP), chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông
nghiệp (Nghị quyết số: 55/2010/QH12), chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất
trồng lúa (Nghị định 42/2012/NĐ-CP và thay thế bằng nghị định 35/2015/NĐ-CP), chính
sách thu mua tạm trữ lúa gạo theo từng vụ. Mặc dù chính phủ đã có những nỗ lực thúc
đẩy động lực sản xuất nhưng cơ chế thực hiện còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, khiến
chính sách không phát huy hết hiệu quả. Cụ thể là đối với chính sách thu mua tạm trữ,
các địa phương phân bổ chỉ tiêu thu mua cho các doanh nghiệp nhưng Hiệp hội Lương
thực Việt Nam (VFA) lại là đơn vị phân bổ giấy phép xuất khẩu nên có sự bất hợp lý về
quản lý sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. Một số địa phương như Kiên Giang, An Giang,
Đồng Tháp có sản lượng lúa lớn nhưng chỉ tiêu phân bổ ít, chưa phù hợp với điều kiện
thực tế. Đối với chính sách đảm bảo lợi nhuận 30% cho người trồng lúa, do cơ sở tính chi
phí sản xuất còn chưa tính đủ các phần chi phí như công lao động nhà, khấu hao, thuê
đất, lãi suất nên khó xác định mục tiêu này có đạt được hay không.
Ngoài ra, để giúp tổ chức sản xuất và thúc đẩy liên kết Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 445/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng
mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020”
do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Mục tiêu Đề án nhằm thúc đẩy sự phát triển bền
vững, đúng bản chất các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại vùng đồng bằng sông Cửu
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
20
Long, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp; giúp hộ nông dân khắc phục cơ bản thua thiệt
của nông dân trên thị trường, gia tăng lợi ích cho số đông nông dân thông qua liên kết
hữu cơ trong chuỗi giá trị nông sản nhằm tăng cường sức mạnh tập thể của các thành
viên, từ đó cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao tinh thần hợp tác của
cộng đồng lớn thành viên nông dân và dân cư địa phương.
1.3. Chính sách nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
Bộ NNPTNT đã phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia "Sản phẩm
lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao" theo Quyết định số 2765/QĐ-BNN-
KHCN, tập trung vào áp dụng đồng bộ giống mới, quy trình kỹ thuật canh tác và công
nghệ sau thu hoạch tiên tiến gắn với cơ giới hóa, tổ chức lại sản xuất, xây dựng thương
hiệu, phát triển thị trường. Đề án được xây dựng dựa trên những kết quả tích cực trong
việc ứng dụng các cải tiến kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, SRI, IPM,… tại các
địa phương ĐBSCL. Tại Kiên Giang, diện tích áp dụng kỹ thuật canh tác lúa 3 giảm- 3
tăng hoặc 1 phải- 5 giảm trên 87.000 ha với hơn 10.000 hộ nông dân thực hiện. Tại Đồng
Tháp, diện tích áp dụng 1P5G là 224.631 ha/223.079 lượt hộ, đạt 35,36% diện tích xuống
giống, hiệu quả của nông dân áp dụng kỹ thuật sản xuất 1 phải 5 giảm lợi nhuận tăng từ 3
– 4 triệu đồng/ha. Mặc dù những kỹ thuật canh tác cải tiến này cho thấy hiệu quả kinh tế,
môi trường nhưng những kết quả đạt được trên vẫn còn hạn chế, cho thấy các địa phương
cần nỗ lực nhiều hơn trong tuyên truyền, vận động nông dân ứng dụng kỹ thuật canh tác
tiên tiến. Đặc biệt xét đến thực trạng là lượng giống lúa sử dụng tại ĐBSCL cao nhất cả
nước, còn phổ biến ở mức 180-190kg/ha, và tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận tại ĐBSCL
còn thấp (17%) so với cả nước, việc thúc đẩy ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác
tiên tiến là rất cần thiết trong thời gian tới.
1.4. Chính sách nhằm giảm tốn thất sau thu hoạch và gia tăng giá trị
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP về cơ chế, chính sách giảm tổn
thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; tiếp theo đó là sự ra đời của Quyết định số
63/2010/QĐ-TTg và được sửa đổi bằng Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg đã từng bước
đáp ứng được với các điều kiện thực tế. Quyết định 68 hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
21
xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân vay vốn tín dụng với mức hỗ trợ 100% lãi suất vốn
vay trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba, đồng thời nới lỏng các điều kiện về máy
móc để tăng khả năng thực thi chính sách. Tuy nhiên, thực tế là chính sách triển khai còn
chậm do các chủ thể chưa đáp ứng được điều kiện hỗ trợ. Cụ thể là doanh nghiệp phải có
ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ
hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân, nhưng số doanh nghiệp đáp ứng điều kiện này còn ít
do doanh nghiệp vẫn chủ yếu thu mua lúa gạo từ thương lái hoặc các vệ tinh cung ứng
(nhà máy xay xát, kho vệ tinh,…). Các chủ thể đầu tư phải mua máy móc theo danh mục
được chỉ định mới được hỗ trợ cũng là một nguyên nhân khiến chính sách chậm đi vào
thực tế. Ngoài ra, Bộ NNPTNT đã ban hành Quyết định số 3242/QĐ-BNN-CB phê duyệt
quy hoạch hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa tại ĐBSCL, theo đó, doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế được vay vốn để thực hiện đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống kho,
đảm bảo thu mua, dự trữ hết lúa cho nông dân. Tuy nhiên, tính đến quý 2/2013, tổng tích
lượng kho chứa lúa gạo cả nước đạt 5,38 triệu tấn, chủ yếu đặt tại ĐBSCL; trong đó 4,36
triệu tấn kho chứa gạo và 1,02 triệu tấn kho chứa lúa, cho thấy mục tiêu xây dựng hệ
thống dự trữ 4 triệu tấn lúa vẫn còn xa sau 3 năm thực hiện. Doanh nghiệp chủ yếu xây
dựng kho dự trữ gạo quy mô nhỏ để đáp ứng nhu cầu khi có đơn hàng; trong khi đó, nếu
doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho chứa lúa sẽ cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành
thường xuyên tăng. Hơn nữa, việc xây dựng kho lúa sẽ buộc doanh nghiệp phải tính đến
kế hoạch tự thu mua lúa lâu dài, xây dựng hệ thống sấy – xay xát; đây đều là những
phương án kinh doanh mà doanh nghiệp không ưu tiên đầu tư.
1.5. Về chính sách xuất khẩu
Trong 5 năm vừa qua, Nghị định số 109/2010/NĐ-CP là văn bản pháp lý quan
trọng nhất về quản lý xuất khẩu gạo. Mục tiêu quan trọng của Nghị định này là tạo mối
liên kết dài hạn giữa nông dân và doanh nghiệp, hài hòa lợi ích trong sản xuất – kinh
doanh lúa gạo, ổn định thị trường và thúc đẩy hiệu quả xuất khẩu. Theo đó, điều kiện
kinh doanh xuất khẩu gạo là thương nhân phải có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với
sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc; có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo
với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ; và kho chứa, cơ sở xay, xát nằm trên địa bàn tỉnh,
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
22
thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển
quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo. Như vậy, mục tiêu đảm bảo lợi ích người trồng
lúa và tạo mối liên kết lâu dài giữa nông dân – doanh nghiệp còn chưa đạt được do các
điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo không gắn với liên kết nông dân – doanh nghiệp;
thay vào đó, Nghị định chỉ khuyến khích liên kết doanh nghiệp – nông dân, chưa có các
điều kiện ràng buộc rõ ràng. Hơn nữa, Nghị định này tạo nên cạnh tranh bất bình đẳng
giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, khi một số doanh nghiệp nhỏ, sản xuất gạo
chất lượng cao lại không đủ điều kiện xuất khẩu.
1.6. Chính sách về liên kết sản xuất
Để tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp – nông dân, tháng 10/2013, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách phát triển hợp
tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; theo đó, các
doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
được hưởng các hỗ trợ nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ
nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn. Trước khi chính sách được chính thức ban hành,
các địa phương tại ĐBSCL đều đã triển khai các chương trình cánh đồng mẫu lớn, cánh
đồng liên kết và thu hút được sự đầu tư của một số doanh nghiệp. Đến năm 2014, sản
lượng lúa tiêu thụ trực tiếp giữa nông dân – doanh nghiệp đã đạt khoảng 4%. Đây là một
con số còn khiêm tốn, một phần do các điều kiện hỗ trợ về đất đai, chi phí đào tạo nông
dân và hưởng chính sách tạm trữ theo Quyết định 62 còn chưa thực sự thúc đẩy động lực
liên kết từ phía doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp cần vốn đầu tư dài hạn và điều kiện
cơ sở hạ tầng, logistics.
1.7. Đối mới thể chế
Quyết định số 62/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/01/2016 về việc thành lập Ban Chỉ
đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo được xây dựng trên cơ sở Quyết
định số 3340/QĐ-BNN-CB ngày 20/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 706/QĐ-TTg
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
23
ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu
gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức
phối hợp liên ngành, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, điều phối,
phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị, bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có
liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng mục tiêu, nội dung, giải
pháp được quy định tại Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính
phủ và Quyết định số 3340/QĐ-BNN-CB ngày 20/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng cơ chế, chính sách,
kế hoạch, giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định 878/QĐ-BNN-CB năm 2016 quy chế làm việc của
Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
2. Cà phê
2.1. Các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất cà phê
Nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất cà phê cụ thể là hoạt động tái canh cà
phê trong 2 năm gần đây như QĐ 340 BNN 23/02/2013, QĐ 273 BNN 03/7/2013, QĐ
2927 BNN 11/12/2013 quy định về: (i) Định mức KTKT tái canh cà phê vối, (ii) Quy
trình tái canh cà phê vối, (iii) Thành lập BCĐ tái canh, (iv) Tín dụng cho tái canh
(12.000 tỷ đồng từ NHNN). Một số chính sách khác như QĐ 62/2013/QĐ-TTg
25/11/2013, đề án phát triển bền vững tập trung rà soát quy hoạch, nước tưới tiết kiệm,
sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, chuyển đổi cơ cấu giống, sơ chế tại nông hộ, liên kết sản
xuất gắn tiêu thụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, miễn tiền thuê đất, sử dụng đất, ưu tiên
tham gia hợp đồng nông sản, chương trình tạm trữ, hỗ trợ kinh phí xây dựng đồng ruộng;
cơ sở hạ tầng điện, thủy lợi, 50%-100% kinh phí đào tạo nông dân, 30% chi phí giống,
100% chi phí lưu kho tối đa 3 tháng.
Liên quan đến chính sách hỗ trợ tín dụng cho tái canh, Trong năm 2016 Ngân
hàng nhà nước cũng có Chỉ thị số 01, ngày 23/02/2016 về việc tổ chức thực hiện chính
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
24
sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016 trong đó tiếp
tục Theo dõi sát để kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của hoạt động tín dụng đối với
ngành, nông nghiệp cụ thể: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP; cho vay phục vụ tái canh cà phê tại các tỉnh khu
vực Tây Nguyên….
Về chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch tiếp tục thực hiện theo nghị định 68,
nhưng đối với ngành cà phê đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT bổ sung danh mục các
loại máy theo thống tư số 02/2016/TT-BNNPTNT, ngày 22 tháng 2 năm 2016, cụ thể các
loại máy thu hoạch: lúa, ngô, mía, cà phê, sắn, khoai lang, đậu nành (đậu tương); mè
(vừng) ; máy đốn, hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập
đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê thóc ướt; máy khai
thác, thu gom, vận xuất rừng trồng thuộc danh mục các loại được hô trợ.
Một số chinh sách liên quan khác đến sản xuất như quy định về giám sát an toàn
thực phẩm nông lâm thủy sản theo thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016
và kế hoạch hành động năm cao điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông
nghiệp tại Quyết định số 692/QĐ-BNN-QLCL ngày 02/03/2016. Rất nhiều nội dung về
sản xuất cà phê an toàn, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và áp dụng các
tiêu chuẩn an toàn như Vietgap và cà phê bền vũng cũng được đề cập
Để giải quyết những vướng mắc trong tái canh cà phê đặc biệt là những vướng
mắc về quy trình tái canh để được hưởng lãi suất ưu đãi. Bôn nông nghiệp và PTNT đã
ban hành quy trình tái canh cà phê vối theo quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT, ngày
31/5/2016 với quy định cụ thể hơn sẽ là căn cứ giúp các ngành chức năng ở các tỉnh tổ
chức thực hiện tái canh hiệu quả hơn.
2.2. Các chính sách hỗ trợ hoạt động chế biến và thương mại cà phê
Các chính sách hỗ trợ chế biến và thương mại điển hình như Nghị định
210/2013/NĐ-CP và Thông tư 05/2014 về Khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp,
Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định, hướng dẫn thi hành 1 số điều của luật thuế GTGT,
NĐ 133/2013/NĐ-CP về sửa đổi NĐ 54/2013/NĐ-CP về đầu tư và tín dụng xuất khẩu,
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
25
QĐ 68/2013/QĐ-TTg 14/11/2013, Thông tư 13/2014/TT-NHNN, Thông tư
08/2014/BNN hỗ trợ giảm tổn thất NN, đề án nâng cao GTGT hàng NLTS trong chế biến
và giảm tổn thất sau thu hoạch (13/5/2014), Quyết định 1415/QĐ-BKHCN, ngày
12/6/2014 về TCVN 4193:2014 cà phê nhân, đề án bền vững cụ thể: Hỗ trợ 3 tỷ/dự án
chế biến để xây dựng CSHT giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải, mua thiết
bị; gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa 36 tháng cho xuất khẩu cà phê; hỗ trợ cho vay
mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch tối đa 100% giá trị, 100% lãi suất 2
năm đầu và 50% năm thứ 3; bỏ thuế VAT 5% đối với một số mặt hàng trong đó có cà
phê; quản lý hệ thống thu mua; nâng cao công nghệ sơ chế; xây dựng hệ thống tiêu thụ cà
phê hiện đại (sàn giao dịch cà phê), phát triển thị trường trong nước; đẩy mạnh thông tin,
dự báo ngành hàng, xúc tiến thương mại.
Trong năm 2016 để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu chỉ thị số 06/CT-BCT về một số
nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2016 đối với
ngành cà phê Bộ sẽ Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với các đơn vị
chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Ấn Độ giảm
thuế suất thuế nhập khẩu Điều nhân từ Việt Nam cũng như các mặt hàng khác nhập khẩu
từ Việt Nam như chè, gạo, cà phê, cao su, tiêu để xuất khẩu.
2.3. Các chính sách về tổ chức ngành hàng và khoa học công nghệ
Chính sách đổi mới tổ chức thể chế ngành hàng và khoa học công nghệ điển hình
như: QĐ 1729/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/7/2013, QĐ 710/QĐ-BNN-KTHT, ngày
10/4/2014 và 1443/QĐ-BNN 27/6/2014 về đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh
tế hợp tác trong NN, QĐ 986/QĐ-BNN-KHCN, ngày 09/05/2014 về thúc đẩy nghiên cứu
và ứng dụng KHCN cho TCC NN, Đề án bền vững các nội dung: (i) Thành lập Ban điều
phối ngành hàng cà phê Việt Nam, (ii) Thành lập Chi hội người SX cà phê các tỉnh tiến
tới thành lập hiệp hội người sản xuất cà phê VN, (iii) Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước,
nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trong nước, (iv) Tư vấn xây dựng mới, củng
cố mô hình HTX cà phê Tây Nguyên, (v) Thí điểm PPP trong sản xuất giống, thủy lợi,
chế biến, (vi) Nghiên cứu chọn tạo, ứng dụng giống, hệ thống tưới tiết kiệm, nghiên cứu
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
26
bản đồ hiện trạng và nguyên nhân gây chết trong tái canh, nghiên cứu xây dựng quy trình
tái canh, quy trình thâm canh GAP.
Tập trung vào các ngành hàng và ứng dụng khoa học công nghệ trong đó có cà phê
là cũng là ngành được ưu tiên trọng tâm của quy hoạch phát triển công nghiệp và thương
mại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2035.
2.4. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong ngành cà phê
Để tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các DN kinh doanh cà phê, thời gian qua
Bộ Tài chính đã có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ các DN kinh doanh cà phê.
Về chính sách thuế GTGT, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bổ sung dự thảo Nghị
định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT. Cụ thể:
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản
phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ trong khâu kinh doanh thương mại không phải chịu thuế GTGT.
Về chính sách tiền thuê đất, Bộ Tài chính cho biết, đối với đất sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp (trong đó có đất trồng cây cà phê) được Nhà nước cho thuê đất
thu tiền thuê đất hàng năm hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất. Quy định về nộp tiền
thuê đất, chính sách ưu đãi về miễn tiền thuê đất với mức ưu đãi (miễn 3 năm, 7 năm, 11
năm, 15 năm, hoặc cả thời gian thuê đất tùy thuộc dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư
(khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư) được đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư
(địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy
định tại chính sách thu tiền thuê đất (Nghị định số 142/2005/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ
sung tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ).
Về quy định về nộp tiền sử dụng đất, chính sách ưu đãi tiền sử dụng đất với mức
ưu đãi (giảm 20%, giảm 30%, giảm 50%), miễn tiền sử dụng đất tùy thuộc dự án thuộc
lĩnh vực ưu đãi đầu tư (khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư) được đầu tư
tại địa bàn ưu đãi đầu tư (địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
27
biệt khó khăn) thực hiện theo quy định tại chính sách thu tiền sử dụng đất (Nghị định số
198/2004/NĐ-CP, Nghị định số 44/2008/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số
120/2010/NĐ-CP của Chính phủ).
Ngoài ra, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ quy
định chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định ưu đãi
miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất tùy theo Dự án thuộc loại dự án
nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp
khuyến khích đầu tư; đồng thời dự án nông nghiệp nếu đáp ứng 1 trong 3 loại dự án nêu
trên thì được hưởng chính sách ưu đãi về mức giá thuê đất thấp nhất theo khung giá thuê
đất do UBND cấp tỉnh quy định.
Về tạm trữ cà phê, Bộ Tài chính đã có công văn số 12545/BTC -TCDN ngày 19-9-
2013 đề nghị Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ cho tạm trữ khi giá cà
phê thị trường xuống dưới giá thành và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phối hợp với Hiệp hội Cà phê quyết định lượng mua, phương thức mua tạm trữ theo
nguyên tắc: DN thu mua cà phê để tạm trữ và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Vốn mua cà phê tạm trữ được các ngân hàng thương mại đảm bảo cho vay với lãi suất
phù hợp được Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn. Ngân sách nhà nước không hỗ
trợ kinh phí tạm trữ.
Để khoanh nợ cho các DN kinh doanh cà phê, Chính phủ cũng đã có nhiều quy
định cụ thể. Theo đó, gia hạn thời gian vay tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê
theo Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
133/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định trước đó về tín dụng đầu tư, tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Trong đó quy định cụ thể như sau: “Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36
tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng) đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu
của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều đã qua chế biến, rau quả,
thủy sản với điều kiện DN lỗ trong năm 2011 và năm 2012; không cân đối được nguồn
vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam”.
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
28
Như vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các DN kinh
doanh mặt hàng cà phê, tạo điều kiện cho các DN đứng vững trên thị trường với sản
phẩm được coi là thế mạnh của Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung các chính sách của nhà nước đang có nhiều nét mới và đột phá trong
giai đoạn hiện nay để hỗ trợ ngành hàng cà phê như đã nêu ra được các giải pháp mới đặc
biệt là Đề án TCC Nông nghiệp xác định cà phê là mặt hàng chiến lược. Cà phê là ngành
hàng đầu tiên có Đề án phát triển bền vững đến 2020, Đề án tái canh đến 2020 và Ban
điều phối ngành hàng. Ngoài ra các chính sách đã góp phần định hướng ngành với các
mục tiêu phát triển đến 2020, các giải pháp đồng bộ, toàn diện từ sản xuất đến chế biến,
thương mại và đổi mới tổ chức; đẩy mạnh tái canh cà phê, đặc biệt là chương trình tín
dụng lớn của NHNN; tháo gỡ được khó khăn cho Doanh nghiệp cà phê về thuế VAT;
đẩy mạnh đổi mới tổ chức ngành hàng với VCCB, Hội người sản xuất cà phê Lâm Đồng.
Tuy nhiên vẫn còn có một số vấn đề trong chính sách ngành hàng cà phê như: Định
hướng ngành có một số mục tiêu, nội dung quy hoạch/đề án thiếu thống nhất trong dài
hạn, thiếu chế tài thực hiện sản xuất vượt quy hoạch hoặc ngoài khu vực quy hoạch. Các
giải pháp hỗ trợ sản xuất (tái canh) như các chương trình tín dụng tái canh của NHNN
mặc dù đã và đang được triển khai, tuy nhiên nông dân vẫn khó tiếp cận tín dụng do
vướng mắc thủ tục (tài sản thế chấp, lãi suất vay,...), quy hoạch, kế hoạch hành động tái
canh một số tỉnh chậm xây dựng; giống cho tái canh chưa giải quyết được triệt để; liên
kết cánh đồng mẫu lớn theo QĐ 62 trong cà phê chưa nhiều. Ngoài ra, các giải pháp hỗ
trợ chế biến và Thương mại khó khăn đối với doanh nghiệp vướng mắc về thủ tục hoàn
thuế GTGT; tiếp cận tín dụng giảm tổn thất sau thu hoạch theo QĐ 68 còn hạn chế. Về
các giải pháp Tổ chức thể chế, KHCN: một số khó khăn như khi VCCB mới ra đời, hoạt
động hạn chế, chưa được thông tin và tham vấn đầy đủ của các Bộ ban ngành, Cục, Vụ
trong xây dựng, góp ý chính sách; tổ chức nông dân vẫn yếu, đặc biệt là phát triển HTX;
liên kết doanh nghiệp trong nước chưa mạnh và cần phải tăng cường vai trò và năng lực
của VCCB trong điều phối các tác nhân tham gia góp ý xây dựng, phản biện, đề xuất và
triển khai chính sách/chương trình/đề án phát triển.
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
29
3. Cao su
3.1. Chính sách về phát triển sản xuất
3.1.1. Chính sách về quy hoạch vùng, diện tích sản xuất
Theo hoạt động rà soát chính sách của Viện Chính sách và Chiến lược PTNTNT,
những năm gần đây có một số chính sách quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của ngành cao su trong tương lai bao gồm:
- Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/06/2009 của Thủ tướng Chính Phủ phê
duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Quyết định
đã xác định mục tiêu đến năm 2020: diện tích cao su ổn định 800 nghìn ha. Qua đó, cả
nước sẽ phải tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha trên diện tích sản xuất nông nghiệp kém
hiệu quả, đất chưa sử dụng và đất chuyển đổi từ rừng nghèo kiệt phù hợp với yêu cầu
sinh trưởng của cây cao su. Diện tích trồng mới được xác định cho từng vùng trọng điểm
(Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và vùng Tây
Bắc). Quyết định cũng xác định tiếp tục đầu tư kinh phí cho các dự án nghiên cứu, tuyển
chọn, lai tạo và nhập nội các giống cao su có năng suất, chất lượng cao, cung ứng đầu
dòng cho các vườn ươm phục vụ yêu cầu sản xuất; Đẩy mạnh công tác khuyến nông,
chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thông tin, tập huấn, nâng cao trình độ cho
người trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su. Đồng thời, đẩy mạnh việc kí kết hợp
đồng tiêu thụ sản phẩm cao su giữa doanh nghiệp và người sản xuất, đảm bảo lưu thông
sản phẩm và hai bên cùng có lợi. Các hoạt động đầu tư sẽ tập trung huy động vốn từ
trong nước (nhà nước và tư nhân) trong khi đó vốn Ngân sách nhà nước sẽ ưu tiên cho
việc thực hiện đầu tư CSHT vùng trồng cao su. Quyết định cũng khẳng định về nguồn
vốn tín dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng cao su ở các địa bàn khó khăn
theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 và Nghị
định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ.
- Chỉ thị số 1766/CT-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày
22/06/2011 về việc phát triển cây cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian
tới. Trong đó chỉ đạo các tỉnh Tây Bắc mở rộng diện tích trồng cao su trong thời gian tới
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
30
theo Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện
Thông tư 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn việc
trồng cao su trên đất lâm nghiệp, không quy hoạch trồng cao su ở độ cao trên 600 m so
với mực nước biển. Vùng Đông Bắc trước mắt trồng cao su ở quy mô thử nghiệm, tiến
hành khảo sát, đánh giá bộ giống phù hợp theo hướng chủ yếu sử dụng giống cao su chịu
lạnh, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Thực tế cho thấy, các tỉnh Đông Bắc mặc dù không nằm trong quy hoạch trồng cao su
nhưng đều đã có quy hoạch trồng cao su ở cấp Tỉnh với tổng diện tích giai đoạn 2009-
2020 là 47.000 ha. Các chính sách địa phương này cần được xem xét và điều chỉnh kĩ
lưỡng để tránh thiệt hại như đã xảy ra trong năm 2010-2011 vừa qua.
- Chỉ thị số 1140/CT-BNN-TT của Bộ NN&PTNT ngày 28/4/2008 về đề ra một
số nhiệm vụ cấp bách đối với cây cao su bao gồm việc quy hoạch mở rộng phát triển cao
su theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 125/TB-VPCP ngày 14 tháng
8 năm 2006. Đồng thời, chỉ đạo quy hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp được giao, thuê các diện tích đất chưa sử dụng ở vùng Tây Nguyên và liên kết với
các hộ dân chuyển đổi một phần diện tích đất cây hàng năm và cây công nghiệp lâu năm
kém hiệu quả sang trồng cao su kết hợp quản lí chặt chẽ việc chuyển rừng và đất lâm
nghiệp sang trồng cao su, tránh tình trạng lợi dụng để phá rừng tự phát trồng cao su. Đối
với khu vực Tây Bắc, việc phát triển cao su phải quán triệt và thực hiện theo chủ trương
của Chính phủ tại Thông báo số 178/VPCP ngày 08 tháng 01 năm 2008 của Văn phòng
Chính phủ và Công văn số 1020/BNN-TT ngày 17 tháng 4 năm 2008. Các văn bản này
nhằm chỉ đạo việc rà soát kỹ, quy hoạch cụ thể các tiểu vùng có điều kiện sinh thái và
xây dựng các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật, cơ chế chính sách, tổ chức sản xuất để đảm
bảo phát triển cao su bền vững.
- Chỉ thị số 1339/CT-BNN-TT của Bộ NN&PTNT ngày 17/5/2007 yêu cầu các
đơn vị thuộc Bộ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh có điều kiện phát triển cao su, Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam, các doanh nghiệp trồng, chế biến, kinh doanh cao su cần tập
trung thực hiện tốt việc rà soát lại quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển cây cao su
tại những địa phương, vùng miền có điều kiện khí hậu thuận lợi, từ đó có biện pháp canh
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
31
tác hợp lý. Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu và kiểm định những giống cây cao su thích
hợp với từng địa phương nhằm phát triển cây cao su bền vững.
- Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 02/02/2012 phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm
nhìn đến 2030. Trong đó, đối với cây cao su, quy hoạch xác định giữ mục tiêu ổn định
diện tích 800 nghìn ha và định hướng quy hoạch ở các vùng như Quyết định số 750/QĐ-
TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát
triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Sau năm 2015, trên cơ sở đánh giá
hiệu quả diện tích cao su đã trồng và quỹ đất của các vùng để xem xét điều chỉnh quy mô
diện tích cao su phù hợp, hiệu quả và bền vững.
3.1.2. Chính sách về giống
- Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư
và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước hỗ trợ ưu đãi vốn đầu tư với những dự án phá triển
giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp. Cụ thể, mức vốn cho vay đối với
mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu
động), đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không
được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thời hạn
cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ
đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.
Lãi suất cho vay đầu tư không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí
hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Thông tư số 51/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ngày 27/7/2011 về
việc ban hành “danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại
Việt Nam” trong đó bao gồm 2 giống cao su chịu lạnh cho các tỉnh phía Bắc: giống cao
su chịu lạnh VNg 77-2 và VNg 77-4. Đây là loại giống được công nhận phù hợp với điều
kiện khí hậu tại các tỉnh miền núi phía Bắc sau khi rút kinh nghiệm từ đợt rét đậm, rét hại
năm 2010-2011. Bên cạnh đó, giống IAN 873 cũng đang làm thủ tục công nhận giống sau
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
32
khi đã được khảo nghiệm và xác định là phù hợp với khí hậu tại các tỉnh miền núi phía
Bắc.
- Quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/12/2010 về phân công tổ chức
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực
phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn.
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 25/12/2009 về
việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy
sản đến năm 2020 nhằm nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao,
sản xuất, cung ứng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thuỷ sản
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng
cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và thu nhập của nông dân một
cách bền vững.
- Quyết định số 69/2008/QĐ-BNN ngày 03/06/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về việc ban hành danh mục giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn. Theo đó, giống cao su phải đạt tiêu
chuẩn 10 TCN 901:2006 đối với cây giống: tum trần và tum bầu.
- Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN ngày 23/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về việc ban hành quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây
công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. Quyết định nhằm giải quyết tình hình giống cao su
tiểu điền vẫn đang bị thả nổi trên thị trường với chất lượng chưa được đảm bảo, ảnh
hưởng lớn đến việc canh tác cao su của những vùng cao su tiểu điền.
3.1.3. Chính sách về phát triển và áp dụng khoa học công nghệ
- Quyết định số 1831/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 01/10/2010 về
việc phê duyệt chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công
nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hộ nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015 đề
cập đến các dự án ứng dụng và chuyển giao KHCN phát triển sản xuất các loại nông sản
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
33
nhiệt đới, dược liệu có lợi thế so sánh cao (trong đó có cao su) theo hướng nông nghiệp
an toàn.
- Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/07/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về
việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục công
nghệ cao được khuyến khích phát triển. Theo đó, công nghệ chế tạo cao su kỹ thuật, cao
su tổng hợp chuyên dụng cho chế tạo máy, điện, điện tử, an ninh quốc phòng được đưa
vào danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Vật liệu cao su kỹ thuật, cao
su tổng hợp chuyên dụng phục vụ cho chế tạo máy, điện, điện tử, an ninh quốc phòng
được đưa vào danh mục khuyến khích phát triển.
- Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm
2020. Trong đó, nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tập trung vào
chọn tạo, nhân giống cho năng suất, chất lượng cao, phòng, trừ dịch bệnh, nghiên cứu và
phát triển các quy trình công nghệ đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra các loại vật tư, máy
móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp, phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sản
phẩm nông nghiệp và nhập khẩu công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp. Bên cạnh
đó, quyết định cũng chỉ đạo phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
- Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ngày 09/09/2009 về
việc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp. Trong đó, các loại đất lâm nghiệp được
phép chuyển sang trồng cao su gồm có: đất chưa có rừng nhưng được quy hoạch trồng
rừng sản xuất, đất có rừng trồng là rừng sản xuất; Đất có rừng tre nứa tự nhiên là rừng
sản xuất; Đất có rừng gỗ tự nhiên là rừng sản xuất; bao gồm: rừng gỗ nghèo, rừng chưa
có trữ lượng, rừng gỗ nghèo hỗn giao với tre nứa. Thông tư này đã giúp các địa phương
triển khai quyết định 750/QĐ-TTg ngày 03/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ và kịp thời
tháo gỡ những khó khăn trong phát triển cao su.
- Quyết định số 69/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 18/5/2007 về
việc phê duyệt đề án phát triển chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hóa, hiện đại
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
34
hóa nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định hướng đến năm 2020. Quyết định hướng
tới việc xây dựng các ngành hàng chế biến có sức cạnh tranh cao; tăng nhanh giá trị gia
tăng của các sản phẩm, làm cơ sở thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển; tạo thêm
việc làm và tăng thu nhập của người dân; tạo sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm an
toàn thực phẩm và vệ sinh công nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và
quốc tế.
3.1.4. Chính sách hỗ trợ sản xuất
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ trợ người sản xuất về nguồn
vốn đầu tư bao gồm cả sản xuất, chế biến, kinh doanh... cũng như hỗ trợ phát triển CSHT,
ngành nghề mới. Các khoản vay tiêu dùng cho khu vực nông thôn nhằm cải thiện điều
kiện sống ở nông thôn cũng được đề cập trong Nghị định này.
- Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2009
nhằm hỗ người nông dân trong trường hợp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ NN&PTNT về
việc ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông.
Quyết định ban hành các định mức tạm thời của chương trình khuyến nông đối với cây
cao su bao gồm mô hình trồng thâm canh cao su (hỗ trợ trong 3 năm đầu tiên), mô hình
chăm sóc vườn cao su kiến thiết cơ bản (năm thứ 4-6) theo từng vùng miền khác nhau.
- Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chỉnh
phủ về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc thiệt bị, vật tư phục vụ sản xuất nông
nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Quyết định cũng quy định về đối
tượng, phạm vi và đặc biệt là loại hàng hóa được hưởng hỗ trợ lãi suất khi vay đầu tư sản
xuất.
- Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 của Bộ NN&PTNT về việc
hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và
Ban Kế hoạch Nguồn vốn
35
thủy sản liên quan đến khai khoang, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khoán, chăm
sóc bảo vệ rừng…
3.1.5. Chính sách về đất rừng
- Thông tư số 216/2012/TT-BTC ngày 10/12/2012 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn xác định tiền thuê đất đối với đất trồng cây cao su.
- Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ NN&PTNT về việc
hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đươc được quy hoạch sang rừng
sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng
sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành quy chế quản lý rừng.
- Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 về việc hướng dẫn
thực hiện một số điều của quy chế quản lý rừng đưa ra các tiêu chí rừng nghèo kiệt và các
loại rừng nghèo kiệt được phép cải tạo; biện pháp, trình tự, thủ tục cải tạo rừng.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 về việc thi thành luật bảo vệ và
phát triển rừng, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng của
rừng.
3.2. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành cao su
- Thông tư số 120/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 16/8/2011 về việc
hướng dẫn thi hành nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc
miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 về chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đưa ra những chính sách ưu đãi về đất đai và
ưu đãi về đầu tư đối với những lĩnh vực nông nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu
tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019
BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019

Contenu connexe

Similaire à BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019

De an nganh tom 13-12-2017.pdf
De an nganh tom 13-12-2017.pdfDe an nganh tom 13-12-2017.pdf
De an nganh tom 13-12-2017.pdfNguyenXuanThang2
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...nataliej4
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thực trạng FDI và lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh truyền dịch cơ cấu nền ...
Thực trạng FDI và lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh truyền dịch cơ cấu nền ...Thực trạng FDI và lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh truyền dịch cơ cấu nền ...
Thực trạng FDI và lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh truyền dịch cơ cấu nền ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...jackjohn45
 

Similaire à BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019 (20)

De an nganh tom 13-12-2017.pdf
De an nganh tom 13-12-2017.pdfDe an nganh tom 13-12-2017.pdf
De an nganh tom 13-12-2017.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
 
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựaDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
 
Dự án Trang trại Tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Quản...
Dự án Trang trại Tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Quản...Dự án Trang trại Tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Quản...
Dự án Trang trại Tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Quản...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
nuôi cá công nghệ cao
nuôi cá công nghệ caonuôi cá công nghệ cao
nuôi cá công nghệ cao
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Thực trạng FDI và lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh truyền dịch cơ cấu nền ...
Thực trạng FDI và lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh truyền dịch cơ cấu nền ...Thực trạng FDI và lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh truyền dịch cơ cấu nền ...
Thực trạng FDI và lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh truyền dịch cơ cấu nền ...
 
Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356
 
Khu du lịch Homestay kết hợp
Khu du lịch Homestay kết hợp Khu du lịch Homestay kết hợp
Khu du lịch Homestay kết hợp
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông n...
Luận văn: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông n...Luận văn: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông n...
Luận văn: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông n...
 
Luận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
Luận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh HóaLuận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
Luận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
 
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 

Plus de hieupham236

Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019hieupham236
 
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019hieupham236
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019hieupham236
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019hieupham236
 
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019hieupham236
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019hieupham236
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...hieupham236
 
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...hieupham236
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019hieupham236
 
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...hieupham236
 
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019hieupham236
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019hieupham236
 
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019hieupham236
 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019hieupham236
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...hieupham236
 
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...hieupham236
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019hieupham236
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...hieupham236
 

Plus de hieupham236 (20)

Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
Cung cấp dịch vụ của Hợp Tác Xã_10573112092019
 
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
Của cải của các quốc gia ở đâu_10572612092019
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG_10570712092019
 
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ_10570512092019
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRƢỜNG THÀNH TTR_10565412092019
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG Những thách thức trong phát triển bền vững ở...
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
 
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
Chuyên đề ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ TH...
 
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
Chuyên đề Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững_10595812092019
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
 
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
Chuyên đề DAO ĐỘNG CƠ_10595212092019
 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Hệ bồi dưỡng Chuyên viên_10594312092019
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
 
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
Chuyên đề CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GI...
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
CHUYỆN ANH MÃ - Sách được dịch bởi Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông_105...
 

Dernier

1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 

BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019

  • 1. Ban Kế hoạch Nguồn vốn BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016
  • 2. Ban Kế hoạch Nguồn vốn MỤC LỤC Phần 1: Tổng quan chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp .....................................................1 1. Hệ thống chính sách nông nghiệp tại Việt Nam 1 1.1. Chính sách liên quan đến đầu vào cho sản xuất nông nghiệp .......................................1 1.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp........................................................................3 1.3. Nhóm chính sách liên quan đến khâu chế biến, bảo quản, tiêu thụ:..............................5 1.4. Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở nông thôn nhằm đảm bảo an sinh xã hội ..............6 1.5. Một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp .........................................................................7 2. Cập nhật một số chính sách hỗ trợ nông nghiệp năm 2016 – 2017 10 2.1. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực:.................................................................11 2.2. Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật: ..........................................................11 2.3. Hỗ trợ phòng chống thiên tai, dịch bệnh......................................................................12 2.4. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi ..................................................................................13 2.5. Hỗ trợ kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp...............................................................13 2.6. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ...........................................14 2.7. Hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp........................................................................15 2.8. Dự trữ quốc gia ............................................................................................................15 2.9. Hỗ trợ phát triển vùng..................................................................................................15 2.10. Hỗ trợ trực tiếp...........................................................................................................16 Phần 2: Chính sách đối với một số ngành hàng nông sản.....................................................18 1. Lúa gạo 18 1.1. Về định hướng chung của ngành..................................................................................18 1.2. Chính sách sản xuất......................................................................................................19 1.3. Chính sách nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả ................................................20 1.4. Chính sách nhằm giảm tốn thất sau thu hoạch và gia tăng giá trị...............................20
  • 3. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 1.5. Về chính sách xuất khẩu...............................................................................................21 1.6. Chính sách về liên kết sản xuất ...................................................................................22 1.7. Đối mới thể chế.............................................................................................................22 2. Cà phê 23 2.1. Các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất cà phê........................................................23 2.2. Các chính sách hỗ trợ hoạt động chế biến và thương mại cà phê ...............................24 2.3. Các chính sách về tổ chức ngành hàng và khoa học công nghệ ..................................25 2.4. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong ngành cà phê...........................26 3. Cao su 29 3.1. Chính sách về phát triển sản xuất ................................................................................29 3.2. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành cao su.................................35 3.3. Chính sách thương mại đối với ngành hàng cao su .....................................................36 3.4. Một số chính sách khác ................................................................................................37 4. Hồ tiêu 38 4.1. Về hỗ trợ sản xuất: .......................................................................................................38 4.2. Thúc đẩy liên kết sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng đến phát triển bền vững ..............................................................................................................................40 4.3. Tăng cường thương mại, hội nhập ...............................................................................41 5. Hạt điều 42 5.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chung trong nước ........................................42 5.2. Chính sách hỗ trợ cho ngành hàng...............................................................................46 6. Thủy sản 47 6.1. Các chính sách chủ yếu về việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng các hoá chất, thuốc kháng sinh và chế phẩm sinh học cho NTTS.........................................................................48 6.2. Các chính sách về vấn đề quy hoạch, sản xuất và kinh doanh con giống phục vụ cho NTTS ....................................................................................................................................49
  • 4. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 6.3. Các chính sách hỗ trợ người nông dân, ngư dân trong ngành thủy sản ........................50 6.4. Các chính sách về kinh doanh và xuất nhập khẩu thuỷ sản ...........................................50 6.5. Các chính sách về quy hoạch phát triển NTTS và chuyển dịch cơ cấu, vật nuôi cây trồng trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp....................................................................................51 6.6. Các chính sách về vốn, tín dụng và đầu tư trong NTTS.................................................51 6.7. Chính sách khuyến ngư .................................................................................................52 6.8. Chính sách khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.......................................................52 7. Thịt 53 7.1. Chính sách quy hoạch, định hướng phát triển ngành chăn nuôi lợn ............................53 7.2. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân ..........................................................54 7.3. Chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành chăn nuôi lợn..........................................57 7.4. Chính sách khoa học và công nghệ ..............................................................................57 7.5. Một số chính sách khác ................................................................................................58 8. Gỗ 61 8.1. Hướng dẫn thực hiện việc khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ rừng phòng hộ .62 8.2. Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014 - 2020...................................................................................................................................62 8.3. Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lầm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thât sau thu hoạch................................................................................................................63 8.4. Điều luật gỗ EU (EUTR) bắt đầu có hiệu lực từ 03/2013............................................63
  • 5. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 1 Phần 1: Tổng quan chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp 1. Hệ thống chính sách nông nghiệp tại Việt Nam Trong những năm qua Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, phát triển hạ tầng, sản xuất, hỗ trợ người nông dân…, từ đó giúp nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp, ổn định thị trường cho người sản xuất. Hệ thống chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Việt Nam có thể chia thành các nhóm sau: 1.1. Chính sách liên quan đến đầu vào cho sản xuất nông nghiệp Chính sách hỗ trợ trực tiếp bằng tiền và hiện vật, và hỗ trợ tín dụng cho hộ nông dân mua các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp theo các lĩnh vực cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản: Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 5/11/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại các vùng trồng lúa trên cả nước và Thông tư 205/2012/TT-BTC ngày 23/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2012/NĐ-CP; Quyết định số 142/2009/QĐ- TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Thông tư Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/12/2010 của Bộ Tài chính; Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg, theo đó các mức hỗ trợ hầu hết được nâng lên cho phù hợp với sự tăng giá thực tế sau hai năm thực hiện Quyết định 142; Quyết định 1681/2010/QĐ-TTg về việc xuất thuốc sát trùng dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch bệnh tai xanh ban hành ngày 11 tháng 9 năm 2010; Quyết định 1791/2011/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ vắc xin tai xanh, vắc xin dịch tả lợn nhằm đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, bảo đảm đủ nguồn cung ứng thực phẩm và bình ổn thị trường; Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg nhằm khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và Thông tư liên bộ số 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC hướng dẫn thực hiện quyết định số 48/2010/QĐ-TTg;
  • 6. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 2 Các chính sách về hỗ trợ tín dụng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp được quy định tại: Quyết định số 497/2009/QĐ-TTg và các chính sách kèm theo (Quyết định số 2213/QĐ- TTg; Thông tư số 02/2010/TT-NHNN; Thông tư số 09/2009/TT-NHNN). Chính sách đảm bảo chất lượng vật tư đầu vào: Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen đảm bảo công tác giống cho hoạt động nuôi trồng, chăn nuôi; Quyết định số 2194/QĐ- TTg Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020; Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 về quản lý phân bón; Nghị định 8/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, Nghị định 8/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 1 năm 2011qui định xử phạt hành chính về thức ăn chăn nuôi. Chính sách miễn giảm thuế mua vật tư đầu vào: NĐ số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, Thông tư số 219/2013/TT- BTC hướng dẫn thi hành nghị định nhằm giảm thuế giá trị gia tăng đối với các đầu vào then chốt cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, thức ăn chăn nuôi và thủy sản xuống 5%; Thông tư số 02/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công thương thay thế cho Thông tư số 07/2004/TT-BTM ngày 26/08/2004 của Bộ Thương mại miễn thuế nhập khẩu đối với các loại nguyên liệu sản xuất, vật tư nhập khẩu phục vụ nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới nhập khẩu. Nghị định 35/2015/NĐ-CP ban hành ngày 13/4/2015 về quản lý và sử dụng đất lúa. Chính sách hỗ trợ trên không áp dụng cho đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc được phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quyết định.
  • 7. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 3 Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định hiện hành địa phương sản xuất lúa còn được NSNN hỗ trợ: - 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước. - 500 nghìn đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất trồng lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 và thay thế Nghị định 42/2012/NĐ- CP 1.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp Chính sách hỗ trợ tín dụng cho sản xuất nông nghiệp: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, kèm theo Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 06 năm 2010 hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định và Thông tư số 20/2010/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 131/QĐ-TTg quy định các tổ chức, cá nhân vay vốn với hỗ trợ lãi suất 4%/năm trong 8 tháng để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh; Quyết định số 1149/TTg-KTN ngày 08 tháng 8 năm 2012 về chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản, Công văn số 5294/NHNN-TD ngày 20 tháng 08 năm 2012 về chính sách cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm và cá tra, Quyết định số 1149/TTg-KTN yêu cầu các Ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện việc giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay; Quyết định số 1021/2010/TTg-KTN quy định diêm dân được hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho đầu tư sản xuất muối; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và các văn bản liên quan (Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN; Thông tư số 15/2010/TT-NHNN;
  • 8. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 4 Nghị quyết số 48/2009/NQ-CP, **Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và **Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ tín dụng mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch. Chính sách thuế, phí đối với sản xuất nông nghiệp: Nghị quyết số 55/2010/QH12 miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN), kèm theo Nghị định số 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12; Nghị định số 115/2008/NĐ-CP miễn thủy lợi phí cho các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, cùng với Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2012/NĐ-CP và bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 41/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003; Quyết định 1580/2009/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí bơm, tát nước chống ngập úng cho một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long. Bảo hiểm nông nghiệp: Quyết định 315/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, Quyết định số 358/QĐ-TTg nâng mức hỗ trợ đối với hộ cận nghèo từ 80% lên 90%; cho phép hộ nông dân, cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm vật nuôi vẫn được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 719/QĐ-TTg, số 1442/QĐ-TTg, số 142/2009/QĐ-TTg, số 49/2012/QĐ-TTg. Các hỗ trợ thông qua hoạt động khuyến nông: Quyết định 162/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn; Nghị định 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nông; Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP; Quyết
  • 9. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 5 định 1258/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt chương trình khuyến nông Trung ương trọng điểm giai đoạn 2013 – 2020. Hỗ trợ áp dụng VietGap trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng VietGap trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Thông tư số 42/2013/TTLT-BNNPTNT- BTC-BKHDT Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản Theo đó, thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất được sửa đổi như sau: - 11 năm đối với trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ hoặc nâng cấp tàu. - 16 năm đối với đóng mới tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới. Ngoài ra, chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc trong năm đầu tiên kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Ngân sách nhà nước cấp bù số lãi vay của chủ tàu được miễn năm đầu cho các ngân hàng thương mại. Quy định này được áp dụng cả với những Hợp đồng vay vốn ngân hàng thương mại đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ- CP đã ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực. Nghị định 89/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/11/2015. 1.3. Nhóm chính sách liên quan đến khâu chế biến, bảo quản, tiêu thụ: Hỗ trợ vay mua Kho, thiết bị sử dụng chứa, bảo quản thóc, ngô quy mô hộ gia đình cho nông dân QĐ 68/2013/QĐ-TTg hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba, mức hỗ trợ bằng 100% giá trị máy
  • 10. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 6 Các chính sách về giá sàn thu mua lúa từ nông dân: Nội dung: - Doanh nghiệp mua lúa hàng hóa theo giá sàn - MOF, MARD quy định phương pháp; - Tỉnh, thành phố tính và công bố giá, kiểm tra, và xử lý Thuế VAT đối với nông sản trong nước (trước khi XK hoặc không XK) Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ưu đãi thuế VAT cho các sản phẩm nông nghiệp, theo đó: Các sản phẩm không phải kê khai và nộp thuế VAT gồm: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng Các đầu ra chịu thuế VAT 5% gồm: + Thực phẩm tươi sống quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành các sản phẩm khác. + Lâm sản chưa qua chế biến quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm các sản phẩm rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: Song, mây, tre, nứa, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác. 1.4. Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở nông thôn nhằm đảm bảo an sinh xã hội Ngoài các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân sản xuất nông nghiệp, Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân ở nông thôn nhằm mục đích an sinh xã hội, ví dụ hỗ trợ cho người nghèo 80.000-100.000 đ/người/tháng tùy theo khu vực (Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn; hỗ trợ tiền điện 30.000 đồng/hộ/tháng (Quyết định số: 2409/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 về kinh phí hỗ trợ người nghèo tiền điện); hỗ trợ gạo khăn (Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày
  • 11. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 7 13/1/2012 về hỗ trợ gạo cứu đói cho các địa phương); hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó (Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 20/5/2013) 1.5. Một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản Quyết định số 62/2013-QD-TTg (ngày 25/10/2013) về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tạo thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm nông nghiệp trong "trường lớn" (thay thế Quyết định số 80/2002 / QĐ-TTg. Nội dung Hỗ trợ DN: + Miễn tiền sử dụng đất hoặc thuê đất để xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho công nhân phục vụ cho dự án cánh đồng mẫu lớn. + Ưu tiên thực hiện các HĐ xuất khẩu, chương trình tạm trữ nông sản + Hỗ trợ một phần kinh phí cải tạo CSHT phục vụ cánh đồng mẫu lớn + Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nông dân. Miễn tiền thuê đất cho các DN đầu tư xây dựng kho lưu trữ nông, thủy sản: Quyết định số 57/2010/QD-TTg về miễn tiền thuê đất cho các dự án xây dựng kho lưu trữ 4 triệu tấn gạo hoặc ngô, kho lạnh bảo quản sản phẩm thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch. Nội dung: miễn tiền thuê đất cho 5 năm. Hỗ trợ tín dụng cho thu mua tạm trữ lúa gạo Quyết định số 311/2013/QĐ-TTg; Thông tư số 50/2013/TT-BTC. Nội dung: Ngân sách nhà nước hỗ trợ thương nhân 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến ngày 20 tháng 5 năm 2013.(đã hết hiệu lực) Ưu đãi thuế VAT
  • 12. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT; Thông tư số 219/2013/TT- BTC hướng dẫn thi hành NĐ 209/2013/NĐ-CP. a) Đối với các dịch vụ sơ chế, bảo quản Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm gồm: Phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, xay sát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác được hưởng mức thuế VAT 5% b) Đối với nông sản tiêu thụ trong nước (trước khi XK hoặc không XK) Trước khi có Nghị định 209/2013/NĐ-CP, hầu hết nông sản khi xuất khẩu được hưởng thuế suất giá trị gia tăng (VAT) 0%. Nhưng nông sản khi mua bán trong nước phải chịu thuế VAT dao động 3-10% (tùy mặt hàng). Các doanh nghiệp khi mua hàng trong nước đều phải nộp khoản thuế này, sau mỗi lô hàng nông sản đã xuất khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục để được hoàn thuế VAT. Trước đây, các thủ tục hoàn thuế khá đơn giản, chỉ cần hồ sơ có đủ các hóa đơn VAT đầu vào là được nhận lại tiền thuế trong vòng 6 ngày (hoàn trước, kiểm sau). Nhưng từ ngày 01/7/2013, Bộ Tài chính đã có Công văn 7527/BTC-TCT yêu cầu các Cục Thuế tập trung công tác thanh tra, kiểm tra đối với các DN rủi ro cao về thuế. Cơ quan thuế phải kiểm tra đầy đủ hóa đơn đến người bán hàng đầu tiên, nếu đạt thì DN mới được hoàn thuế (kiểm trước, hoàn sau). Trong khi đó, việc thu mua hàng để phục vụ xuất khẩu được các DN thu mua trực tiếp từ người dân hoặc các công ty thương mại, có khi qua rất nhiều đơn vị trung gian. Để tháo gỡ khó khăn trên cho các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có Công văn số 13706/BTC-TCT gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn bổ sung sửa đổi nội dung Công văn 7527. Đối với lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản, Bộ Tài chính tạo điều kiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo quy định đối với hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng của DN thuộc danh sách “DN xuất khẩu uy tín” năm 2012-2013 do Bộ Công thương công bố tại Quyết định 2390/QĐ-BCT ngày 15/4/2013 và Quyết định số 4169/QĐ-BCT ngày 24/6/2013. Ngoài ra các DN xuất khẩu nông-lâm-thủy-hải sản đã hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 24 tháng tính đến ngày phát
  • 13. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 9 sinh hồ sơ hoàn thuế không bị xử phạt về gian lận thuế, trốn thuế gồm tất cả các sắc thuế theo quy định của pháp luật. Cuối năm 2013, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Chính phủ ban hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP tăng mức ưu đãi thuế VAT đối với đầu ra nông sản. Hỗ trợ hoạt động chế biến nông sản của doanh nghiệp: a) Hỗ trợ tạo công nghệ mới, sản xuất thử nghiệm: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP (ngày 19/12/2013) thay thế NĐ 61: Hỗ trợ 70% kinh phí cho thực hiện đề tài nghiên cứu để tạo ra công nghệ mới, 30% kinh phí đầu tư mới để thực hiện sản xuất thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới. b) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng dự án xây dựng cơ sở chế biến nông sản Nghị định 210/2013/NĐ-CP: Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến nông sản như sau: (1) Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, sấy phụ phẩm thủy sản, chế biến cà phê theo phương pháp ướt được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: + Hỗ trợ 2 tỷ đồng/dự án đối với sấy lúa, ngô, khoai, sắn; sấy phụ phẩm thủy sản để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị. + Hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án chế biến cà phê theo phương pháp ướt để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị. (2)Nhà đầu tư có dự án đầu tư nhà máy hoặc cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ; chế tạo thiết bị cơ khí để bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: + Hỗ trợ không quá 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án. + Hỗ trợ không quá 70% chi phí xử lý chất thải cho các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô lớn, đã đầu tư, sử dụng nhiều lao động, có tác động lớn đến kinh tế, xã hội địa phương.
  • 14. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 10 Hỗ trợ tiêu thụ đầu ra Theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng; 50%chi phí cho hội chợ triển lãm trong nước, 50% thông tin thị trường chi phí và phí dịch vụ từc cơ quan xúc tiến thương mạicủa Nhà nước. Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Từ ngày 25/7/2015, theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP , cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc ở nông thôn sẽ được tăng mức hỗ trợ vay vốn. Theo đó, các mức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm được quy định như sau: - Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ; - Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; - Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp… Nghị định này thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP. 2. Cập nhật một số chính sách hỗ trợ nông nghiệp năm 2016 – 2017 Tất cả các Chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trong năm 2014-2015 vẫn tiếp tục được thực hiện trong năm 2016-2017. Tuy nhiên, trong năm 2016 – 2017 để thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 Chính phủ và các Bộ ngành của ở Việt Nam cũng đã ban hành nhiều Chính sách hỗ trợ cho ngành nông nghiệp. Trong đó điển hình là việc ban hành các chính sách để thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia là (i) Chương trình
  • 15. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 11 MTQG xây dựng Nông thôn mới, (ii) Chương trình MTQG giảm nghèo nhanh và bền vững. Một số sửa đổi và chính sách mới: 2.1. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Trong năm 2016 tiếp tục các chính sách đào tạo nghề theo chường trình quốc gia như: Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 971/QĐ-TTg năm 2015 sửa đổi Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Để thực chương trình này Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã ban hành Quyết định 5480/QĐ-BNN-KTHT năm 2016 phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020. Năm 2016 số lao động được học nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 126.189/161.000 lao động (đạt 78,3% so với kế hoạch đề ra) và đạt 65% so với năm 2015 (MARD, 2016). Tổng kinh phí hỗ trợ cho đào tạo, tập huấn được thực hiện tại Bộ Nông nghiệp và PTNT là 159,48 tỷ đồng. 2.2. Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật: Trong năm 2016 ứng dụng khoa học kỹ thuật được đề cập rất nhiều trong nội dung các chính sách của Việt Nam đặc biệt là chính sách về nông nghiệp công nghệ cao. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông. Bộ nông nghiệp cũng đã ban hành Thông tư 02/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Danh mục chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp kèm theo Thông tư 08/2014/TT- BNNPTNT. Đặc biệt với vùng nông thôn và miền núi Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 348/2016/TT-BTC quy định quản lý tài chính thực hiện “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025” do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Thông tư 348/2016/TT-BTC quy định quản lý tài chính thực hiện “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
  • 16. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 12 hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025” do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Báo cáo ngân sách trung ương năm 2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chi 702 tỷ đồng cho hoạt động liên quan đến khoa học công nghệ ở cấp trung ương, ngoài ra chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là 5,24 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2016 cũng là năm mà các địa phương thực hiện chi ngân sách rất lớn cho ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, đặc biệt theo các chương trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các tỉnh. 2.3. Hỗ trợ phòng chống thiên tai, dịch bệnh Chỉ thị 9407/CT-BNN-CN năm 2016 về phòng chống đói, rét cho gia súc trong vụ Đông Xuân 2016-2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nội dung “Chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương để phục vụ công tác phòng, chống đói, rét cho vật nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn gia súc.” Trong năm 2016 với những đợt nắng nóng ở các tỉnh ĐBSCL và Tây Nguyên các địa phương cũng đã phải chi ngân sách để trợ giúp người dân, đặc biệt là hộ nghèo và dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất. Về lĩnh vực chăn nuôi Quyết định 476/QĐ-BNN-TY năm 2016 phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020”, theo chương trình này kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc mắc bệnh, gia súc chết do bệnh hoặc do phản ứng sau khi tiêm phòng vắc xin thực hiện theo Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các quy định hiện hành của pháp luật. Ngoài ra cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai thực hiện theo quyết định 01/2016/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (IPSARD, 2016). Về hỗ trợ thiệt hại do nắng nóng, hạn hán, thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 143/2003/NĐ-
  • 17. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 13 CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Trường hợp nắng nóng, hạn hán, xảy ra gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, ngân sách địa phương sau khi bố trí lại ngân sách, dự phòng (VPCP, 20161 ). 2.4. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi Quyết định 2350/QĐ-TTg năm 2016 về hỗ trợ giống cây trồng tự nguồn dự trữ quốc gia cho địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành nội dung “Chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương để phục vụ công tác phòng, chống đói, rét cho vật nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn gia súc.” Ngoài ra, Quyết định 1557/QĐ-TTg về hỗ trợ kinh phí năm 2016 cho địa phương để mua vắc xin lở mồm long móng do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Về hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, vẫn được thực hiện theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai; và các văn bản khác có liên quan. Trường hợp các văn bản trên được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (IPSARD, 2016). 2.5. Hỗ trợ kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp Kết cấu hạ tầng nông thôn của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là các công trình thủy lợi, đường phục vụ sản xuất điều này ảnh hưởng tới quá trình áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. theo báo cáo của Bộ tài chính mỗi năm VN chi khoảng 13.000-15.000 tỷ đầu tư các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 2016 với việc đẩy mạnh phong trào nông thôn mới ở Việt Nam các địa phương cũng đã huy động nhiều nguồn lực khác từ khối tư nhân để xây dựng hạ tầng sản xuất. Kết quả cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đã ngày càng được cải thiện. Với mục tiêu đến 1 http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Co-che-ho-tro-kinh-phi-khac-phuc-hau-qua-thien-tai/20161/17999.vgp
  • 18. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 14 năm 2020 số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 50%, còn không xã đạt dưới 5 tiêu chí. Như vậy, giai đoạn 2016-2020 tổng kinh phí thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là 193.155,6 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương: 63.155,6 tỷ đồng; Ngân sách địa phương: 130.000 tỷ đồng. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng đầu tư Nông nghiệp 2016 là 937,77 tỷ đồng trong đó, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc là 450,43 tỷ đồng, dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 2 là 261,63 tỷ đồng; dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên là 73,15 tỷ đồng (MARD, 2016). 2.6. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Mặc dù, nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong những năm qua nhưng số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp là rất khiêm tốn. Chính vì thế, sản xuất của nông nghiệp của VN vẫn rất nhỏ lẻ và manh mún. Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành; Quyết định 1360/QĐ-BTTTT năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Quyết định 1239/QĐ-BTC năm 2016 về Chương trình hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Quyết định 2454/QĐ-BCT năm 2016 về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành. Bộ Nông nghiệp cũng đã có chương trình hành động về chính sách hỗ trợ DN. Ngoài chính sách cho doanh nghiệp, năm 2016 ngành nông nghiệp cũng triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã Thông tư 340/2016/TT-BTC hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố giai đoạn 2013-2016, ngân sách địa phương hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên 1019 tỷ đồng, bình quân gần 510 tỷ đồng/năm, chủ yếu hỗ trợ đào tạo tăng cường năng lực về quản trị và kinh doanh cho cán bộ HTX (MARD, 2016).
  • 19. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 15 2.7. Hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp Chương trình tín dựng đượcc xây dựng theo Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), nhưng sau đó Nghị định 41/2010/NĐ-CP ra đời cho phép các TCTD, các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, các ngân hàng, các tổ chức tài chính của Chính phủ đều có quyền tham gia cho vay nông nghiệp, nông thôn. Nghị định 55/2015/NĐ-CP tiếp tục thực hiện và còn cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng có thể tham gia cho vay. Ngoài ra, đối với các ngành hàng cụ thể năm 2016 cũng triển khai nhiều gói tín dụng cho vay như chương trình tái canh đối với ngành cà phê, NHNN giành 12.000 tỷ cho nông dân vay với lãi suất 7-8%/năm. Quyết định 47/2016/QĐ-TTg về thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư theo quy định tại Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản. Quyết định 878/QĐ-BNN-CB năm 2016 quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Quyết định 1197/QĐ-BNN-KH năm 2016 sửa đổi Quyết định 3346/QĐ-BNN-KH phê duyệt Kế hoạch đổi mới cơ chế, chính sách và pháp luật phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Trong năm 2016 chương trình hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp: thực hiện ở Bộ NN và PTNT đã chi 84,26 tỷ đồng (MARD, 2016). 2.8. Dự trữ quốc gia Hàng năm Việt Nam vẫn tiếp tục dự quốc gia đối với các mặt hàng thiết yếu như gạo, giống cây trồng, thuốc phòng trừ dịch bệnh cây trồng và vaccine, thuốc thú y. Năm 2016 chi phí đầu tư cho dự trữ Quốc gia: Khối lượng thực hiện là 80 tỷ đồng. Ngoài ra, các địa phương cũng thực hiện dự trữ, mục tiêu của dự trữ là để hỗ trợ cho người dân khi có thiên tai, dịch bệnh diễn ra. Hỗ trợ lương thực, Hỗ trợ vắc xin, hóa chất từ nguồn Dự trữ quốc gia khi có dịch xảy ra thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 22 của Luật thú y và Luật Dự trữ quốc gia (MOF, 2016). 2.9. Hỗ trợ phát triển vùng
  • 20. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 16 Một số chính sách đặc thù khác cũng được áp dụng trong năm 2016 điển hình như: Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, Quyết định 2086/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quyết định 2085/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 2.10. Hỗ trợ trực tiếp Để hỗ trợ cho người trồng lúa, năm 2016 Việt Nam tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa. Bộ NN và PTNT đã ban hành thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ- CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Theo văn bản này việc chuyển đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp thì người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; trong đó mức nộp cụ thể tùy thuộc vào điều kiện từng địa phương nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp; chính sách hỗ trợ cho các địa phương tăng lên về mức hỗ trợ và phạm vi hưởng như ngoài hỗ trợ cho địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên), thì địa phương còn được hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm (mức cũ 500.000 đồng/ha/năm) đối với đất chuyên trồng lúa nước, 500.000 đồng/ha/năm (mức cũ 100.000 đồng/ha/năm) đối với đất trồng lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định mức hỗ trợ cụ thể cho việc khai hoang, cải tạo đất trồng lúa như 10.000.000 đồng/ha/năm đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa, 5.000.000 đồng/ha/năm đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch. Bên cạnh đó, năm 2016 chính phủ cũng ban hành Quyết định 915/QĐ-TTg năm 2016 về chính sách hỗ trợ chuyển đổi trồng lúa sang trồng ngô tại vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ, đồng bằng sông Cửu long, duyên hải
  • 21. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 17 Nam trung bộ và Tây nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành mức hỗ trợ một lần không quá 3 (ba) triệu đồng/1 héc ta chi phí về giống ngô để chuyển đổi thực hiện từ vụ Hè Thu 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018-2019
  • 22. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 18 Phần 2: Chính sách đối với một số ngành hàng nông sản 1. Lúa gạo Mặc dù ngành lúa gạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hơn 2 thập kỷ qua, nhưng đang đứng trước những thách thức lớn trong nâng cao giá trị, sản xuất bền vững và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, giá trị chất lượng thấp, thương hiệu gạo chưa có. Trong những năm qua, nhà nước đã có rất nhiều chính sách để quy hoạch và phát triển ngành lúa gạo điển hình như: 1.1. Về định hướng chung của ngành Chính phủ đã ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành đối với lúa gạo duy trì và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha diện tích đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sản lượng lúa đạt trên 45 triệu tấn vào năm 2020; tập trung cải tạo giống lúa để nâng cao năng suất, chất lượng gạo; tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng ngô để đạt sản lượng trên 8,5 triệu tấn nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, giảm nhập khẩu. Để thực hiện tái cơ cấu ngành lúa gạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định 1898/QĐ-BNN-TT năm 2016 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn 2030”. - Đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa ở vùng sản xuất lúa hàng hóa từ 30% tổng thu trở lên. Với mục tiêu: Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm trên 75% diện tích tại các vùng chuyên canh của Đồng bằng sông Cửu Long; giảm lượng giống gieo sạ ở các tỉnh phía Nam xuống bình quân còn 80 kg/ha; Diện tích áp dụng IPM đạt trên 75%; diện tích áp dụng quy trình canh tác bền vững (3G3T, 1P5G, nông lộ phơi, SRI, VietGAP, GAP khác, tiêu chuẩn hữu cơ) từ 50% diện gieo trồng trở lên; giảm từ 30% lượng phân bón, thuốc BVTV so với hiện nay; Giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 8%; Giảm phát thải gây ra hiệu ứng nhà kính 10% so với hiện nay; Tại các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, diện tích liên kết sản xuất,
  • 23. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 19 tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu chiếm từ 20% trở lên; Đạt 20% lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam. 1.2. Chính sách sản xuất Quyết sách quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến ngành lúa gạo là Nghị quyết số 63/NQ-CP về an ninh lương thực; theo đó, đến năm 2020, Việt Nam duy trì 3,8 triệu ha đất trồng lúa, sản xuất 41-43 triệu tấn lúa, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu hàng năm khoảng 4 triệu tấn gạo. Để thực hiện quyết sách này, Chính phủ có chính sách đảm bảo giá lúa tại cổng trại ở mức đảm bảo lợi nhuận trên 30% so với chi phí sản xuất để khuyến khích người nông dân giữ đất trồng lúa. Một loạt chính sách đã ra đời để khuyến khích nông dân sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, bao gồm: chính sách miễn giảm thủy lợi phí (Nghị định 115/2008/NĐ-CP), chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (Nghị quyết số: 55/2010/QH12), chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa (Nghị định 42/2012/NĐ-CP và thay thế bằng nghị định 35/2015/NĐ-CP), chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo theo từng vụ. Mặc dù chính phủ đã có những nỗ lực thúc đẩy động lực sản xuất nhưng cơ chế thực hiện còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, khiến chính sách không phát huy hết hiệu quả. Cụ thể là đối với chính sách thu mua tạm trữ, các địa phương phân bổ chỉ tiêu thu mua cho các doanh nghiệp nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) lại là đơn vị phân bổ giấy phép xuất khẩu nên có sự bất hợp lý về quản lý sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. Một số địa phương như Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp có sản lượng lúa lớn nhưng chỉ tiêu phân bổ ít, chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Đối với chính sách đảm bảo lợi nhuận 30% cho người trồng lúa, do cơ sở tính chi phí sản xuất còn chưa tính đủ các phần chi phí như công lao động nhà, khấu hao, thuê đất, lãi suất nên khó xác định mục tiêu này có đạt được hay không. Ngoài ra, để giúp tổ chức sản xuất và thúc đẩy liên kết Chính phủ đã ban hành Quyết định số 445/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Mục tiêu Đề án nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, đúng bản chất các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại vùng đồng bằng sông Cửu
  • 24. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 20 Long, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp; giúp hộ nông dân khắc phục cơ bản thua thiệt của nông dân trên thị trường, gia tăng lợi ích cho số đông nông dân thông qua liên kết hữu cơ trong chuỗi giá trị nông sản nhằm tăng cường sức mạnh tập thể của các thành viên, từ đó cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao tinh thần hợp tác của cộng đồng lớn thành viên nông dân và dân cư địa phương. 1.3. Chính sách nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả Bộ NNPTNT đã phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia "Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao" theo Quyết định số 2765/QĐ-BNN- KHCN, tập trung vào áp dụng đồng bộ giống mới, quy trình kỹ thuật canh tác và công nghệ sau thu hoạch tiên tiến gắn với cơ giới hóa, tổ chức lại sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường. Đề án được xây dựng dựa trên những kết quả tích cực trong việc ứng dụng các cải tiến kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, SRI, IPM,… tại các địa phương ĐBSCL. Tại Kiên Giang, diện tích áp dụng kỹ thuật canh tác lúa 3 giảm- 3 tăng hoặc 1 phải- 5 giảm trên 87.000 ha với hơn 10.000 hộ nông dân thực hiện. Tại Đồng Tháp, diện tích áp dụng 1P5G là 224.631 ha/223.079 lượt hộ, đạt 35,36% diện tích xuống giống, hiệu quả của nông dân áp dụng kỹ thuật sản xuất 1 phải 5 giảm lợi nhuận tăng từ 3 – 4 triệu đồng/ha. Mặc dù những kỹ thuật canh tác cải tiến này cho thấy hiệu quả kinh tế, môi trường nhưng những kết quả đạt được trên vẫn còn hạn chế, cho thấy các địa phương cần nỗ lực nhiều hơn trong tuyên truyền, vận động nông dân ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến. Đặc biệt xét đến thực trạng là lượng giống lúa sử dụng tại ĐBSCL cao nhất cả nước, còn phổ biến ở mức 180-190kg/ha, và tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận tại ĐBSCL còn thấp (17%) so với cả nước, việc thúc đẩy ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến là rất cần thiết trong thời gian tới. 1.4. Chính sách nhằm giảm tốn thất sau thu hoạch và gia tăng giá trị Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; tiếp theo đó là sự ra đời của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và được sửa đổi bằng Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg đã từng bước đáp ứng được với các điều kiện thực tế. Quyết định 68 hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác
  • 25. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 21 xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân vay vốn tín dụng với mức hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba, đồng thời nới lỏng các điều kiện về máy móc để tăng khả năng thực thi chính sách. Tuy nhiên, thực tế là chính sách triển khai còn chậm do các chủ thể chưa đáp ứng được điều kiện hỗ trợ. Cụ thể là doanh nghiệp phải có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân, nhưng số doanh nghiệp đáp ứng điều kiện này còn ít do doanh nghiệp vẫn chủ yếu thu mua lúa gạo từ thương lái hoặc các vệ tinh cung ứng (nhà máy xay xát, kho vệ tinh,…). Các chủ thể đầu tư phải mua máy móc theo danh mục được chỉ định mới được hỗ trợ cũng là một nguyên nhân khiến chính sách chậm đi vào thực tế. Ngoài ra, Bộ NNPTNT đã ban hành Quyết định số 3242/QĐ-BNN-CB phê duyệt quy hoạch hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa tại ĐBSCL, theo đó, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được vay vốn để thực hiện đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống kho, đảm bảo thu mua, dự trữ hết lúa cho nông dân. Tuy nhiên, tính đến quý 2/2013, tổng tích lượng kho chứa lúa gạo cả nước đạt 5,38 triệu tấn, chủ yếu đặt tại ĐBSCL; trong đó 4,36 triệu tấn kho chứa gạo và 1,02 triệu tấn kho chứa lúa, cho thấy mục tiêu xây dựng hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa vẫn còn xa sau 3 năm thực hiện. Doanh nghiệp chủ yếu xây dựng kho dự trữ gạo quy mô nhỏ để đáp ứng nhu cầu khi có đơn hàng; trong khi đó, nếu doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho chứa lúa sẽ cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành thường xuyên tăng. Hơn nữa, việc xây dựng kho lúa sẽ buộc doanh nghiệp phải tính đến kế hoạch tự thu mua lúa lâu dài, xây dựng hệ thống sấy – xay xát; đây đều là những phương án kinh doanh mà doanh nghiệp không ưu tiên đầu tư. 1.5. Về chính sách xuất khẩu Trong 5 năm vừa qua, Nghị định số 109/2010/NĐ-CP là văn bản pháp lý quan trọng nhất về quản lý xuất khẩu gạo. Mục tiêu quan trọng của Nghị định này là tạo mối liên kết dài hạn giữa nông dân và doanh nghiệp, hài hòa lợi ích trong sản xuất – kinh doanh lúa gạo, ổn định thị trường và thúc đẩy hiệu quả xuất khẩu. Theo đó, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là thương nhân phải có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc; có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ; và kho chứa, cơ sở xay, xát nằm trên địa bàn tỉnh,
  • 26. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 22 thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo. Như vậy, mục tiêu đảm bảo lợi ích người trồng lúa và tạo mối liên kết lâu dài giữa nông dân – doanh nghiệp còn chưa đạt được do các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo không gắn với liên kết nông dân – doanh nghiệp; thay vào đó, Nghị định chỉ khuyến khích liên kết doanh nghiệp – nông dân, chưa có các điều kiện ràng buộc rõ ràng. Hơn nữa, Nghị định này tạo nên cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, khi một số doanh nghiệp nhỏ, sản xuất gạo chất lượng cao lại không đủ điều kiện xuất khẩu. 1.6. Chính sách về liên kết sản xuất Để tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp – nông dân, tháng 10/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; theo đó, các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng các hỗ trợ nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn. Trước khi chính sách được chính thức ban hành, các địa phương tại ĐBSCL đều đã triển khai các chương trình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết và thu hút được sự đầu tư của một số doanh nghiệp. Đến năm 2014, sản lượng lúa tiêu thụ trực tiếp giữa nông dân – doanh nghiệp đã đạt khoảng 4%. Đây là một con số còn khiêm tốn, một phần do các điều kiện hỗ trợ về đất đai, chi phí đào tạo nông dân và hưởng chính sách tạm trữ theo Quyết định 62 còn chưa thực sự thúc đẩy động lực liên kết từ phía doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp cần vốn đầu tư dài hạn và điều kiện cơ sở hạ tầng, logistics. 1.7. Đối mới thể chế Quyết định số 62/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/01/2016 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo được xây dựng trên cơ sở Quyết định số 3340/QĐ-BNN-CB ngày 20/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 706/QĐ-TTg
  • 27. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 23 ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, điều phối, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị, bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng mục tiêu, nội dung, giải pháp được quy định tại Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3340/QĐ-BNN-CB ngày 20/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng cơ chế, chính sách, kế hoạch, giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định 878/QĐ-BNN-CB năm 2016 quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 2. Cà phê 2.1. Các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất cà phê Nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất cà phê cụ thể là hoạt động tái canh cà phê trong 2 năm gần đây như QĐ 340 BNN 23/02/2013, QĐ 273 BNN 03/7/2013, QĐ 2927 BNN 11/12/2013 quy định về: (i) Định mức KTKT tái canh cà phê vối, (ii) Quy trình tái canh cà phê vối, (iii) Thành lập BCĐ tái canh, (iv) Tín dụng cho tái canh (12.000 tỷ đồng từ NHNN). Một số chính sách khác như QĐ 62/2013/QĐ-TTg 25/11/2013, đề án phát triển bền vững tập trung rà soát quy hoạch, nước tưới tiết kiệm, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, chuyển đổi cơ cấu giống, sơ chế tại nông hộ, liên kết sản xuất gắn tiêu thụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, miễn tiền thuê đất, sử dụng đất, ưu tiên tham gia hợp đồng nông sản, chương trình tạm trữ, hỗ trợ kinh phí xây dựng đồng ruộng; cơ sở hạ tầng điện, thủy lợi, 50%-100% kinh phí đào tạo nông dân, 30% chi phí giống, 100% chi phí lưu kho tối đa 3 tháng. Liên quan đến chính sách hỗ trợ tín dụng cho tái canh, Trong năm 2016 Ngân hàng nhà nước cũng có Chỉ thị số 01, ngày 23/02/2016 về việc tổ chức thực hiện chính
  • 28. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 24 sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016 trong đó tiếp tục Theo dõi sát để kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của hoạt động tín dụng đối với ngành, nông nghiệp cụ thể: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP; cho vay phục vụ tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên…. Về chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch tiếp tục thực hiện theo nghị định 68, nhưng đối với ngành cà phê đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT bổ sung danh mục các loại máy theo thống tư số 02/2016/TT-BNNPTNT, ngày 22 tháng 2 năm 2016, cụ thể các loại máy thu hoạch: lúa, ngô, mía, cà phê, sắn, khoai lang, đậu nành (đậu tương); mè (vừng) ; máy đốn, hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê thóc ướt; máy khai thác, thu gom, vận xuất rừng trồng thuộc danh mục các loại được hô trợ. Một số chinh sách liên quan khác đến sản xuất như quy định về giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 và kế hoạch hành động năm cao điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp tại Quyết định số 692/QĐ-BNN-QLCL ngày 02/03/2016. Rất nhiều nội dung về sản xuất cà phê an toàn, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và áp dụng các tiêu chuẩn an toàn như Vietgap và cà phê bền vũng cũng được đề cập Để giải quyết những vướng mắc trong tái canh cà phê đặc biệt là những vướng mắc về quy trình tái canh để được hưởng lãi suất ưu đãi. Bôn nông nghiệp và PTNT đã ban hành quy trình tái canh cà phê vối theo quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT, ngày 31/5/2016 với quy định cụ thể hơn sẽ là căn cứ giúp các ngành chức năng ở các tỉnh tổ chức thực hiện tái canh hiệu quả hơn. 2.2. Các chính sách hỗ trợ hoạt động chế biến và thương mại cà phê Các chính sách hỗ trợ chế biến và thương mại điển hình như Nghị định 210/2013/NĐ-CP và Thông tư 05/2014 về Khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định, hướng dẫn thi hành 1 số điều của luật thuế GTGT, NĐ 133/2013/NĐ-CP về sửa đổi NĐ 54/2013/NĐ-CP về đầu tư và tín dụng xuất khẩu,
  • 29. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 25 QĐ 68/2013/QĐ-TTg 14/11/2013, Thông tư 13/2014/TT-NHNN, Thông tư 08/2014/BNN hỗ trợ giảm tổn thất NN, đề án nâng cao GTGT hàng NLTS trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch (13/5/2014), Quyết định 1415/QĐ-BKHCN, ngày 12/6/2014 về TCVN 4193:2014 cà phê nhân, đề án bền vững cụ thể: Hỗ trợ 3 tỷ/dự án chế biến để xây dựng CSHT giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải, mua thiết bị; gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa 36 tháng cho xuất khẩu cà phê; hỗ trợ cho vay mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch tối đa 100% giá trị, 100% lãi suất 2 năm đầu và 50% năm thứ 3; bỏ thuế VAT 5% đối với một số mặt hàng trong đó có cà phê; quản lý hệ thống thu mua; nâng cao công nghệ sơ chế; xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại (sàn giao dịch cà phê), phát triển thị trường trong nước; đẩy mạnh thông tin, dự báo ngành hàng, xúc tiến thương mại. Trong năm 2016 để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu chỉ thị số 06/CT-BCT về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2016 đối với ngành cà phê Bộ sẽ Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động Ấn Độ giảm thuế suất thuế nhập khẩu Điều nhân từ Việt Nam cũng như các mặt hàng khác nhập khẩu từ Việt Nam như chè, gạo, cà phê, cao su, tiêu để xuất khẩu. 2.3. Các chính sách về tổ chức ngành hàng và khoa học công nghệ Chính sách đổi mới tổ chức thể chế ngành hàng và khoa học công nghệ điển hình như: QĐ 1729/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/7/2013, QĐ 710/QĐ-BNN-KTHT, ngày 10/4/2014 và 1443/QĐ-BNN 27/6/2014 về đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong NN, QĐ 986/QĐ-BNN-KHCN, ngày 09/05/2014 về thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng KHCN cho TCC NN, Đề án bền vững các nội dung: (i) Thành lập Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam, (ii) Thành lập Chi hội người SX cà phê các tỉnh tiến tới thành lập hiệp hội người sản xuất cà phê VN, (iii) Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trong nước, (iv) Tư vấn xây dựng mới, củng cố mô hình HTX cà phê Tây Nguyên, (v) Thí điểm PPP trong sản xuất giống, thủy lợi, chế biến, (vi) Nghiên cứu chọn tạo, ứng dụng giống, hệ thống tưới tiết kiệm, nghiên cứu
  • 30. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 26 bản đồ hiện trạng và nguyên nhân gây chết trong tái canh, nghiên cứu xây dựng quy trình tái canh, quy trình thâm canh GAP. Tập trung vào các ngành hàng và ứng dụng khoa học công nghệ trong đó có cà phê là cũng là ngành được ưu tiên trọng tâm của quy hoạch phát triển công nghiệp và thương mại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. 2.4. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong ngành cà phê Để tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các DN kinh doanh cà phê, thời gian qua Bộ Tài chính đã có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ các DN kinh doanh cà phê. Về chính sách thuế GTGT, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bổ sung dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT. Cụ thể: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trong khâu kinh doanh thương mại không phải chịu thuế GTGT. Về chính sách tiền thuê đất, Bộ Tài chính cho biết, đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp (trong đó có đất trồng cây cà phê) được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất. Quy định về nộp tiền thuê đất, chính sách ưu đãi về miễn tiền thuê đất với mức ưu đãi (miễn 3 năm, 7 năm, 11 năm, 15 năm, hoặc cả thời gian thuê đất tùy thuộc dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư (khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư) được đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư (địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định tại chính sách thu tiền thuê đất (Nghị định số 142/2005/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ). Về quy định về nộp tiền sử dụng đất, chính sách ưu đãi tiền sử dụng đất với mức ưu đãi (giảm 20%, giảm 30%, giảm 50%), miễn tiền sử dụng đất tùy thuộc dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư (khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư) được đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư (địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc
  • 31. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 27 biệt khó khăn) thực hiện theo quy định tại chính sách thu tiền sử dụng đất (Nghị định số 198/2004/NĐ-CP, Nghị định số 44/2008/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 120/2010/NĐ-CP của Chính phủ). Ngoài ra, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ quy định chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất tùy theo Dự án thuộc loại dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư; đồng thời dự án nông nghiệp nếu đáp ứng 1 trong 3 loại dự án nêu trên thì được hưởng chính sách ưu đãi về mức giá thuê đất thấp nhất theo khung giá thuê đất do UBND cấp tỉnh quy định. Về tạm trữ cà phê, Bộ Tài chính đã có công văn số 12545/BTC -TCDN ngày 19-9- 2013 đề nghị Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ cho tạm trữ khi giá cà phê thị trường xuống dưới giá thành và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Cà phê quyết định lượng mua, phương thức mua tạm trữ theo nguyên tắc: DN thu mua cà phê để tạm trữ và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Vốn mua cà phê tạm trữ được các ngân hàng thương mại đảm bảo cho vay với lãi suất phù hợp được Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí tạm trữ. Để khoanh nợ cho các DN kinh doanh cà phê, Chính phủ cũng đã có nhiều quy định cụ thể. Theo đó, gia hạn thời gian vay tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê theo Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định trước đó về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Trong đó quy định cụ thể như sau: “Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36 tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng) đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều đã qua chế biến, rau quả, thủy sản với điều kiện DN lỗ trong năm 2011 và năm 2012; không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam”.
  • 32. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 28 Như vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các DN kinh doanh mặt hàng cà phê, tạo điều kiện cho các DN đứng vững trên thị trường với sản phẩm được coi là thế mạnh của Việt Nam hiện nay. Nhìn chung các chính sách của nhà nước đang có nhiều nét mới và đột phá trong giai đoạn hiện nay để hỗ trợ ngành hàng cà phê như đã nêu ra được các giải pháp mới đặc biệt là Đề án TCC Nông nghiệp xác định cà phê là mặt hàng chiến lược. Cà phê là ngành hàng đầu tiên có Đề án phát triển bền vững đến 2020, Đề án tái canh đến 2020 và Ban điều phối ngành hàng. Ngoài ra các chính sách đã góp phần định hướng ngành với các mục tiêu phát triển đến 2020, các giải pháp đồng bộ, toàn diện từ sản xuất đến chế biến, thương mại và đổi mới tổ chức; đẩy mạnh tái canh cà phê, đặc biệt là chương trình tín dụng lớn của NHNN; tháo gỡ được khó khăn cho Doanh nghiệp cà phê về thuế VAT; đẩy mạnh đổi mới tổ chức ngành hàng với VCCB, Hội người sản xuất cà phê Lâm Đồng. Tuy nhiên vẫn còn có một số vấn đề trong chính sách ngành hàng cà phê như: Định hướng ngành có một số mục tiêu, nội dung quy hoạch/đề án thiếu thống nhất trong dài hạn, thiếu chế tài thực hiện sản xuất vượt quy hoạch hoặc ngoài khu vực quy hoạch. Các giải pháp hỗ trợ sản xuất (tái canh) như các chương trình tín dụng tái canh của NHNN mặc dù đã và đang được triển khai, tuy nhiên nông dân vẫn khó tiếp cận tín dụng do vướng mắc thủ tục (tài sản thế chấp, lãi suất vay,...), quy hoạch, kế hoạch hành động tái canh một số tỉnh chậm xây dựng; giống cho tái canh chưa giải quyết được triệt để; liên kết cánh đồng mẫu lớn theo QĐ 62 trong cà phê chưa nhiều. Ngoài ra, các giải pháp hỗ trợ chế biến và Thương mại khó khăn đối với doanh nghiệp vướng mắc về thủ tục hoàn thuế GTGT; tiếp cận tín dụng giảm tổn thất sau thu hoạch theo QĐ 68 còn hạn chế. Về các giải pháp Tổ chức thể chế, KHCN: một số khó khăn như khi VCCB mới ra đời, hoạt động hạn chế, chưa được thông tin và tham vấn đầy đủ của các Bộ ban ngành, Cục, Vụ trong xây dựng, góp ý chính sách; tổ chức nông dân vẫn yếu, đặc biệt là phát triển HTX; liên kết doanh nghiệp trong nước chưa mạnh và cần phải tăng cường vai trò và năng lực của VCCB trong điều phối các tác nhân tham gia góp ý xây dựng, phản biện, đề xuất và triển khai chính sách/chương trình/đề án phát triển.
  • 33. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 29 3. Cao su 3.1. Chính sách về phát triển sản xuất 3.1.1. Chính sách về quy hoạch vùng, diện tích sản xuất Theo hoạt động rà soát chính sách của Viện Chính sách và Chiến lược PTNTNT, những năm gần đây có một số chính sách quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành cao su trong tương lai bao gồm: - Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/06/2009 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Quyết định đã xác định mục tiêu đến năm 2020: diện tích cao su ổn định 800 nghìn ha. Qua đó, cả nước sẽ phải tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha trên diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng và đất chuyển đổi từ rừng nghèo kiệt phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây cao su. Diện tích trồng mới được xác định cho từng vùng trọng điểm (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và vùng Tây Bắc). Quyết định cũng xác định tiếp tục đầu tư kinh phí cho các dự án nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo và nhập nội các giống cao su có năng suất, chất lượng cao, cung ứng đầu dòng cho các vườn ươm phục vụ yêu cầu sản xuất; Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thông tin, tập huấn, nâng cao trình độ cho người trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su. Đồng thời, đẩy mạnh việc kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cao su giữa doanh nghiệp và người sản xuất, đảm bảo lưu thông sản phẩm và hai bên cùng có lợi. Các hoạt động đầu tư sẽ tập trung huy động vốn từ trong nước (nhà nước và tư nhân) trong khi đó vốn Ngân sách nhà nước sẽ ưu tiên cho việc thực hiện đầu tư CSHT vùng trồng cao su. Quyết định cũng khẳng định về nguồn vốn tín dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng cao su ở các địa bàn khó khăn theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ. - Chỉ thị số 1766/CT-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 22/06/2011 về việc phát triển cây cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian tới. Trong đó chỉ đạo các tỉnh Tây Bắc mở rộng diện tích trồng cao su trong thời gian tới
  • 34. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 30 theo Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Thông tư 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp, không quy hoạch trồng cao su ở độ cao trên 600 m so với mực nước biển. Vùng Đông Bắc trước mắt trồng cao su ở quy mô thử nghiệm, tiến hành khảo sát, đánh giá bộ giống phù hợp theo hướng chủ yếu sử dụng giống cao su chịu lạnh, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Thực tế cho thấy, các tỉnh Đông Bắc mặc dù không nằm trong quy hoạch trồng cao su nhưng đều đã có quy hoạch trồng cao su ở cấp Tỉnh với tổng diện tích giai đoạn 2009- 2020 là 47.000 ha. Các chính sách địa phương này cần được xem xét và điều chỉnh kĩ lưỡng để tránh thiệt hại như đã xảy ra trong năm 2010-2011 vừa qua. - Chỉ thị số 1140/CT-BNN-TT của Bộ NN&PTNT ngày 28/4/2008 về đề ra một số nhiệm vụ cấp bách đối với cây cao su bao gồm việc quy hoạch mở rộng phát triển cao su theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 125/TB-VPCP ngày 14 tháng 8 năm 2006. Đồng thời, chỉ đạo quy hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được giao, thuê các diện tích đất chưa sử dụng ở vùng Tây Nguyên và liên kết với các hộ dân chuyển đổi một phần diện tích đất cây hàng năm và cây công nghiệp lâu năm kém hiệu quả sang trồng cao su kết hợp quản lí chặt chẽ việc chuyển rừng và đất lâm nghiệp sang trồng cao su, tránh tình trạng lợi dụng để phá rừng tự phát trồng cao su. Đối với khu vực Tây Bắc, việc phát triển cao su phải quán triệt và thực hiện theo chủ trương của Chính phủ tại Thông báo số 178/VPCP ngày 08 tháng 01 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ và Công văn số 1020/BNN-TT ngày 17 tháng 4 năm 2008. Các văn bản này nhằm chỉ đạo việc rà soát kỹ, quy hoạch cụ thể các tiểu vùng có điều kiện sinh thái và xây dựng các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật, cơ chế chính sách, tổ chức sản xuất để đảm bảo phát triển cao su bền vững. - Chỉ thị số 1339/CT-BNN-TT của Bộ NN&PTNT ngày 17/5/2007 yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh có điều kiện phát triển cao su, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, các doanh nghiệp trồng, chế biến, kinh doanh cao su cần tập trung thực hiện tốt việc rà soát lại quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển cây cao su tại những địa phương, vùng miền có điều kiện khí hậu thuận lợi, từ đó có biện pháp canh
  • 35. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 31 tác hợp lý. Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu và kiểm định những giống cây cao su thích hợp với từng địa phương nhằm phát triển cây cao su bền vững. - Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 02/02/2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Trong đó, đối với cây cao su, quy hoạch xác định giữ mục tiêu ổn định diện tích 800 nghìn ha và định hướng quy hoạch ở các vùng như Quyết định số 750/QĐ- TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Sau năm 2015, trên cơ sở đánh giá hiệu quả diện tích cao su đã trồng và quỹ đất của các vùng để xem xét điều chỉnh quy mô diện tích cao su phù hợp, hiệu quả và bền vững. 3.1.2. Chính sách về giống - Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước hỗ trợ ưu đãi vốn đầu tư với những dự án phá triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp. Cụ thể, mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm. Lãi suất cho vay đầu tư không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Thông tư số 51/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ngày 27/7/2011 về việc ban hành “danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam” trong đó bao gồm 2 giống cao su chịu lạnh cho các tỉnh phía Bắc: giống cao su chịu lạnh VNg 77-2 và VNg 77-4. Đây là loại giống được công nhận phù hợp với điều kiện khí hậu tại các tỉnh miền núi phía Bắc sau khi rút kinh nghiệm từ đợt rét đậm, rét hại năm 2010-2011. Bên cạnh đó, giống IAN 873 cũng đang làm thủ tục công nhận giống sau
  • 36. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 32 khi đã được khảo nghiệm và xác định là phù hợp với khí hậu tại các tỉnh miền núi phía Bắc. - Quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/12/2010 về phân công tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. - Quyết định số 2194/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 25/12/2009 về việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 nhằm nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thuỷ sản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và thu nhập của nông dân một cách bền vững. - Quyết định số 69/2008/QĐ-BNN ngày 03/06/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành danh mục giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn. Theo đó, giống cao su phải đạt tiêu chuẩn 10 TCN 901:2006 đối với cây giống: tum trần và tum bầu. - Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN ngày 23/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. Quyết định nhằm giải quyết tình hình giống cao su tiểu điền vẫn đang bị thả nổi trên thị trường với chất lượng chưa được đảm bảo, ảnh hưởng lớn đến việc canh tác cao su của những vùng cao su tiểu điền. 3.1.3. Chính sách về phát triển và áp dụng khoa học công nghệ - Quyết định số 1831/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 01/10/2010 về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hộ nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015 đề cập đến các dự án ứng dụng và chuyển giao KHCN phát triển sản xuất các loại nông sản
  • 37. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 33 nhiệt đới, dược liệu có lợi thế so sánh cao (trong đó có cao su) theo hướng nông nghiệp an toàn. - Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/07/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Theo đó, công nghệ chế tạo cao su kỹ thuật, cao su tổng hợp chuyên dụng cho chế tạo máy, điện, điện tử, an ninh quốc phòng được đưa vào danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Vật liệu cao su kỹ thuật, cao su tổng hợp chuyên dụng phục vụ cho chế tạo máy, điện, điện tử, an ninh quốc phòng được đưa vào danh mục khuyến khích phát triển. - Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Trong đó, nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tập trung vào chọn tạo, nhân giống cho năng suất, chất lượng cao, phòng, trừ dịch bệnh, nghiên cứu và phát triển các quy trình công nghệ đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp, phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và nhập khẩu công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, quyết định cũng chỉ đạo phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. - Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ngày 09/09/2009 về việc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp. Trong đó, các loại đất lâm nghiệp được phép chuyển sang trồng cao su gồm có: đất chưa có rừng nhưng được quy hoạch trồng rừng sản xuất, đất có rừng trồng là rừng sản xuất; Đất có rừng tre nứa tự nhiên là rừng sản xuất; Đất có rừng gỗ tự nhiên là rừng sản xuất; bao gồm: rừng gỗ nghèo, rừng chưa có trữ lượng, rừng gỗ nghèo hỗn giao với tre nứa. Thông tư này đã giúp các địa phương triển khai quyết định 750/QĐ-TTg ngày 03/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ và kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong phát triển cao su. - Quyết định số 69/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 18/5/2007 về việc phê duyệt đề án phát triển chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hóa, hiện đại
  • 38. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 34 hóa nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định hướng đến năm 2020. Quyết định hướng tới việc xây dựng các ngành hàng chế biến có sức cạnh tranh cao; tăng nhanh giá trị gia tăng của các sản phẩm, làm cơ sở thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển; tạo thêm việc làm và tăng thu nhập của người dân; tạo sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh công nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. 3.1.4. Chính sách hỗ trợ sản xuất - Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ trợ người sản xuất về nguồn vốn đầu tư bao gồm cả sản xuất, chế biến, kinh doanh... cũng như hỗ trợ phát triển CSHT, ngành nghề mới. Các khoản vay tiêu dùng cho khu vực nông thôn nhằm cải thiện điều kiện sống ở nông thôn cũng được đề cập trong Nghị định này. - Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2009 nhằm hỗ người nông dân trong trường hợp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. - Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông. Quyết định ban hành các định mức tạm thời của chương trình khuyến nông đối với cây cao su bao gồm mô hình trồng thâm canh cao su (hỗ trợ trong 3 năm đầu tiên), mô hình chăm sóc vườn cao su kiến thiết cơ bản (năm thứ 4-6) theo từng vùng miền khác nhau. - Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chỉnh phủ về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc thiệt bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Quyết định cũng quy định về đối tượng, phạm vi và đặc biệt là loại hàng hóa được hưởng hỗ trợ lãi suất khi vay đầu tư sản xuất. - Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và
  • 39. Ban Kế hoạch Nguồn vốn 35 thủy sản liên quan đến khai khoang, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khoán, chăm sóc bảo vệ rừng… 3.1.5. Chính sách về đất rừng - Thông tư số 216/2012/TT-BTC ngày 10/12/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định tiền thuê đất đối với đất trồng cây cao su. - Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đươc được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng. - Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lý rừng đưa ra các tiêu chí rừng nghèo kiệt và các loại rừng nghèo kiệt được phép cải tạo; biện pháp, trình tự, thủ tục cải tạo rừng. - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 về việc thi thành luật bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng của rừng. 3.2. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành cao su - Thông tư số 120/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 16/8/2011 về việc hướng dẫn thi hành nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất. - Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đưa ra những chính sách ưu đãi về đất đai và ưu đãi về đầu tư đối với những lĩnh vực nông nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.