SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  80
Télécharger pour lire hors ligne
THÁNG 5/2O15
HOA SEN
với cộng đồng
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨCw w w.hoasen.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 	 3
CHUYÊN MỤC HẠNH PHÚC SẺ CHIA	 5
CÁCH PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC		 6
SỰ KHIẾM KHUYẾT CỦA XÃ HỘI VÀ GIÁ TRỊ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC	 8
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG TÁC TỪ THIỆN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI	 10
TẢN MẠN VỀ HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI TRƯỜNG ĐH HOA SEN 13
TÔI ĐÃ “LỚN LÊN”TRONG TÌNH THƯƠNG YÊU CỦA CỘNG ĐỒNG THẾ NÀO? 	 18
ĐẾN VỚI	 CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỂ ...	 20
LÀM NGƯỜI KHÁC CƯỜI, TA SẼ VUI...	 22
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG		 24
CƠ DUYÊN VÀ ĐAM MÊ CÔNG TÁC XÃ HỘI	 27
ĐẠI HỌC HOA SEN ỦNG HỘ CHƯƠNG TRÌNH “NGHĨA TÌNH HOÀNG SA, TRƯỜNG SA” 31
CHUYÊN MỤC ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC	 33
HOA SEN TIẾP BƯỚC TƯƠNG LAI	 34
MỘT CHƯƠNG TRÌNH VẠN TÌNH YÊU THƯƠNG	 36
NHỮNG LỚP HỌC NGOÀI GIỜ		 38
HOA SEN BỐN MÙA NGÁT HƯƠNG	 40
CÂU CHUYỆN 1O CHIẾC MÁY TÍNH	 45
DỰ ÁN ƯƠM MẦM TRI THỨC	 48
CHUYÊN MỤC NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG	 51
PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG - NHỮNG CUNG BẬC CẢM XÚC	 52
CHƯƠNG TRÌNH “KẾT NỐI MÙA XUÂN”	 57
HÀNH TRANG YÊU THƯƠNG CỦA TUỔI ĐÔI MƯƠI	 60
NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG	 62
“KÝ SỰ” NẤU BÁNH CHƯNG	 64
ĐÃ CÓ MỘT CHUYẾN VIẾNG THĂM	 67
MỘT MÙA HÈ QUA - MỘT MÙA TA KHÔN LỚN	 68
NHẬT KÝ... CHIA SẺ TÌNH NGƯỜI	 70
TÔI ĐI DẠY HỌC	 75
HOÀI NIỆM XUÂN BIÊN GIỚI 	 77
HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
65 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội
ĐT: 04. 3 926 0024 - Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN THÁNG 5/2015
Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮC
Biên tập: BÙI TRÂN THÚY - TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢO - NGUYỄN THẾ VINH
Vẽ bìa & Trình bày: TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT
Sửa bản in: TRẦN THÙY TRANG
In 2500 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc.
Số ĐKKHXB : 1120 - 2015 /CXBIPH/20 - 26/HĐ.
In xong nộp lưu chiểu Quý II năm 2015.
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
3HẠNH PHÚC SẺ CHIA 3
Ngay từ khi thành lập, với định hướng hoạt động không
vì mục tiêu lợi nhuận, Hoa Sen đã xác định rõ trách nhiệm
của mình là phục vụ cộng đồng, bao gồm việc đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Trải qua gần 25
năm hình thành và phát triển, từng giai đoạn, cách tổ chức,
nội dung chương trình tuy có khác nhau nhưng Hoa Sen
vẫn kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục tiêu này, ưu tiên hàng
đầu cho việc thực hiện trách nhiệm của một trường Đại
học với xã hội.
Trong chuyên đề “Hoa Sen với cộng đồng”, Ban Biên tập
mong muốn giới thiệu những chương trình, những hoạt
động được duy trì từ nhiều năm nay của Hoa Sen nhằm
mục đích phục vụ cộng đồng, dành cho những đối tượng
với mục tiêu cụ thể. Đặc biệt, trong năm 2015, là sự ra đời
của Trung tâm Phục vụ cộng đồng (Service Learning), lần
đầu xuất hiện tại một trường Đại học ở Việt Nam.
“Cộng đồng” là một khái niệm không xa lạ
lắm với mọi người, gần đây thấy xuất hiện
nhiều trên các phương tiện truyền thông
đại chúng, tuy nhiên, hiểu để biết cách hỗ
trợ cộng đồng sao cho hiệu quả là một vấn
đề khác, rất đáng được bàn bạc, đặc biệt là
trong môi trường Đại học.
LỜI MỞ ĐẦU
4 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
Ban Biên tập cũng mong muốn giới thiệu với bạn đọc
những suy nghĩ của đội ngũ Hoa Sen khi tổ chức, tham gia
các hoạt động cộng đồng. Những hoạt động ấy không chỉ
dừng lại ở việc giúp đỡ người nghèo khó mà còn mang ý
nghĩa chung tay giải quyết những khó khăn của cộng đồng
với tiêu chí của Hoa Sen là: đến với đúng người cần hỗ trợ
với mong muốn giúp họ thoát nghèo, có được nghề nghiệp
ổn định chứ không phải chỉ là “đói thì ăn, khát phải uống”.
Từ những đóng góp ấy, người ta sẽ trưởng thành hơn, cảm
nhận được niềm vui, hạnh phúc khi được giúp đỡ người
khác để hiểu rằng, chúng ta hãy sáng suốt lựa chọn để sống
một cuộc đời đáng sống, có bạn, có tôi, có tất cả chúng ta,
thành viên của những cộng đồng xa, gần, lớn, nhỏ. Điều
này cần được lan tỏa và chúng ta chính là những người
phải làm công việc ấy.
Xin mời bạn đọc thưởng thức những bài viết, những trang
nhật ký chứa chan tình người, đậm giá trị nhân văn của
giảng viên, nhân viên, sinh viên – những người lần đầu
tham gia hoạt động cộng đồng - bên cạnh những người
đã tham gia từ lâu và với họ, hoạt động cộng đồng đã trở
thành duyên nghiệp.
Xã hội cần lắm những bàn tay, những tấm lòng, hãy đồng
hành cùng chúng tôi trong các chương trình “Hoa Sen với
cộng đồng”.
Ban Biên tập
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
5HẠNH PHÚC SẺ CHIA 5
HẠNH PHÚC
SẺ CHIA
Khi suy nghĩ cũng như tham gia
các hoạt động cộng đồng, mỗi cá
nhân/ tổ chức có thể theo đuổi
những mục đích và chọn những
phương tiện khác nhau. Trong
chuyên mục này, Ban Biên tập
mongmuốngiớithiệuvớibạnđọc
quanđiểmcủanhiềutácgiả(trong
và ngoài trường), tựu trung, vẫn là
những suy nghĩ tích cực về sự chia
sẻ với cộng đồng để giúp cải thiện
những yếu kém, giải quyết những
khó khăn, không đơn thuần chỉ
là những hỗ trợ khi xã hội cần mà
đáng quan tâm hơn hết, là sự thay
đổi,trưởngthànhtrongnhậnthức,
dẫn dắt chúng ta đến những việc
làm hữu ích cho cộng đồng.
CHUYÊN MỤC
6 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
HỌCCÁCH PHỤCVỤ CỘNG ĐỒNG
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Trần Hà Phương Thảo (Tổng hợp)
Được biết, Service Learning đã phát triển tại Mỹ trong những
năm1970-1990nhằmnângcaochấtlượngcácchươngtrình
tình nguyện của học sinh, sinh viên; đồng thời nâng cao chất
lượng giảng dạy trong bậc Đại học, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của xã hội đối với giáo dục. Hiện nay mô hình này
đã nhận được sự quan tâm, ứng dụng và đầu tư lớn từ các
trường Đại học trên thế giới tiêu biểu như Đại học California
State Fullerton, Duke University, Stanford University, Hong
Kong Polytechnic University… Riêng tại Việt Nam, Trung
tâm Service Learning tại Đại học Hoa Sen là trung tâm đầu
tiên được thành lập với nhiệm vụ chuyên trách phát triển và
đẩy mạnh mô hình Service Learning vào các môn học, các
ngành học tại Hoa Sen. Có thể nói, việc xây dựng và phát
triển mô hình Service Learning đồng nhất với tầm nhìn và
sứ mệnh của Đại học Hoa Sen. Service Learning mang thế
giới thực đến lớp học cho sinh viên và mang sinh viên ra
ngoài đời để vận dụng kiến thức đã được học. Bên cạnh đó,
mô hình cũng giúp sinh viên có trải nghiệm độc đáo, cảm
thấy hào hứng với việc học hơn, từ đó có thể phát triển tri
thức, kỹ năng, ngoại ngữ và nhân cách một cách đầy đủ.
Vào ngày 3/3/2015, Đại học Hoa Sen đã thành lập Trung tâm Học tập
thông qua phục vụ cộng đồng, hay còn gọi là Trung tâm Service
Learning. Đây là một mô hình hoàn toàn mới trong hệ thống giáo dục
đại học tạiViệt Nam bởi lẽ nó cung cấp cho sinh viên cơ hội được áp dụng
những kiến thức từ lớp học để hỗ trợ giải quyết những vấn đề của địa
phươngkhókhăn,nhữngcộngđồngyếuthếtrongxãhội,từđógópphần
vào sự thay đổi lớn cho cộng đồng.
Center for
Service Learning
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
7HẠNH PHÚC SẺ CHIA 7
Trung tâm Service Learning sẽ góp phần
thúc đẩy việc phát triển mô hình Service
LearningtạiViệtNamthôngquaviệctổchức
nhiều buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm
và nghiên cứu về mô hình cho các trường
Đại học khác, với các chuyên gia Service
Learning từ các nước bạn.Với cam kết phục
vụ cộng đồng, Đại học Hoa Sen đã đồng
ý đầu tư 100 triệu đồng cho ít nhất 5 môn
học và đề án theo mô hình Service Learning
tại bốn Khoa đào tạo của trường. Ngoài ra,
Trung tâm sẽ kêu gọi thêm nguồn hỗ trợ
bên ngoài là 50 triệu đồng. Như vậy, mỗi
một đề án sẽ nhận hỗ trợ 30 triệu đồng để
triển khai. Một số dự án nằm trong kế hoạch
như: nghiên cứu ứng dụng công nghệ biogas
chocáchộchănnuôitạitỉnhBếnTrecủakhoa
Khoa học và Công nghệ; thiết kế hỗ trợ bao
bì, thương hiệu về Trà, sản xuất bởi tổ chức
DOCH - Tổ chức Người câm điếc Thành phố
HồChíMinhcủakhoaĐàotạoChuyênnghiệp;
nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững, du
lịchhomestaychoxãTàNung,tỉnhLâmĐồng
củakhoaNgônngữvàVănhóahọc.
Ngoài ra, Trung tâm sẽ triển khai một số
hoạt động nhằm liên kết cộng đồng với
nhà trường như tổ chức hội thảo“Học dấn
thân”giớithiệuvềmôhìnhServiceLearning
và Hội chợ cộng đồng lần thứ 1 được tổ
chức vào ngày 9 tháng 4 vừa qua tại Đại học
Hoa Sen (cơ sở Nguyễn Văn Tráng, quận 1)
với sự tham gia của 10 tổ chức xã hội, đang
thựchiệncácchươngtrìnhcộngđồngvàcác
dự án xã hội ý nghĩa. Đặc biệt,Trung tâm sẽ
luôn phối hợp với các trường Đại học Quốc
tếtrongviệctriểnkhaicáchoạtđộngService
Learning tại Việt Nam, với sự tham gia của
sinh viên hai nước.
Một số hoạt động của Trung tâm Service Learning (Ảnh do Phạm Văn Anh - Giám đốc Trung
tâmServiceLearningcungcấp)
8 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
SỰ KHIẾM KHUYẾT
CỦA XÃ HỘI VÀ GIÁTRỊ
CỦAGIÁODỤCĐẠIHỌC
TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan
Mọixãhộiđềukhônghoànhảovìnhiềulýdokhácnhau.Sự
không hoàn hảo có thể có nguồn gốc từ những thiết chế và
định chế mà Nhà nước (State) đặt ra để quản lý người dân.
Sựkhônghoànhảocủamộtxãhộicòncóthểdonhữngđiều
kiện thiên nhiên (natural endowment) mà xã hội đó phải
chấpnhận.Vídụ:mộtquốcgiacónhiềumỏdầuhỏakếthợp
vớiđịnhchếchophépngườidânsốngxahoabằngtiềnbán
dầu của chính phủ dẫn đến sự ỷ lại của người dân. Sự không
hoàn hảo dĩ nhiên còn đến từ những điều kiện văn hóa
truyền thống (social endowment) mà mọi thành viên trong
xã hội phải chịu.Ví dụ: một xã hội có truyền thống văn hóa
bị người ngoài xem là man rợ.Và sự không hoàn hảo còn có
thể xuất phát từ chính sự không hoàn hảo của con người.
Ở Việt Nam, sự không hoàn hảo hay khiếm khuyết này đến từ
nhiều lý do khác nhau và nguyên nhân của nó vẫn đang được
tranh luận hàng ngày. Sự khiếm khuyết được thể hiện ở nhiều
góc cạnh của cuộc sống mà nhiều người có thể nhận ra nhưng
khôngphảiaicũngnhanhchóngnhậnthấysựkhiếmkhuyếtấy.
Sự thiếu lòng tin trong xã hộiViệt Nam, vốn là một yếu tố quan
trọng tạo nên sự gắn bó và sự phát triển của bất kỳ xã hội nào, là
một ví dụ khá rõ để minh họa điều này.
Không phải tất cả mọi người đều nhận ra hay đồng ý với nhau
rằng người Việt không có sự tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên, trong
cácsựkiệnliênquanđếnquyhoạchđấtởnhiềuthànhphốkhác
nhau,hayquyhoạchcâyxanhởHàNội,đasốnhữngngườitham
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
9HẠNH PHÚC SẺ CHIA 9
giavàocuộctranhluậnhayđứngngoàiquan
sát đều có thể đồng ý rằng yếu tố tin cậy vào
một người hay nhóm người là một trong
những nguyên nhân gây ra tranh luận. Khi
quan sát ngôn ngữ sử dụng của các nhóm
xã hội khác nhau liên quan đến chính quyền
thu hồi đất nông nghiệp giao cho nhà đầu
tư, Giáo sư Arnette Kim (trường University of
Southern California) nhận xét: người nông
dân không tin nhà đầu tư lẫn đại diện chính
quyền.Trong suy nghĩ của người nông dân,
nhà đầu tư và chính quyền đang tìm cách để
lấy tài sản của họ ở mức rẻ mạt chứ không
quan tâm đến sinh kế của họ. Nhà đầu tư
phát triển bất động sản thì không tin vào
ngườinôngdânvàđạidiệnchínhquyền.Đối
với nhà đầu tư, đại diện chính quyền chỉ tìm
cách làm khó họ với các thủ tục gây phiền
nhiễu và người nông dân thì chỉ muốn lấy
thêm tiền từ họ.
Các thành viên trong xã hội phải nhận biết
khiếmkhuyếtcủaxãhộiđểcóthểđiềuchỉnh
giúp xã hội bớt những khiếm khuyết và có
thể trở nên hài hòa hoặc nhân bản hơn. Khi
sự khiếm khuyết tồn tại như một khuynh
hướng, nó ăn sâu và bắt rễ vào các giá trị
truyềnthốngvàvănhóa,nócũngsẽtựcủng
cốsựtồntạicủanóvàảnhhưởngđếnnhững
giá trị hay truyền thống khác của cộng đồng
và xã hội.
Vì thế, ngoài việc chuẩn bị cho sinh viên
những kiến thức và kỹ năng để có được
một việc làm tốt sau khi ra trường, giáo dục
Đại học còn phải mở rộng tư duy của người
học, giúp họ thấy được bức tranh xã hội và
đem lại cho họ những hiểu biết về sự khiếm
khuyết của bức tranh ấy.
Điềuđángtiếclà,nhằmđápứngnhucầucủa
nềnkinhtếđangpháttriển,đasốtrườngĐại
học ở các quốc gia đang phát triển thường
chú trọng đến việc làm sao cho sinh viên
ra trường có được việc làm tốt. Các trường
cũng đặt ra các tiêu chí và huấn luyện thêm
cho sinh viên về tiếng Anh, về kỹ năng mềm,
về khả năng giao tiếp và trả lời phỏng vấn.
Các trường thường cạnh tranh nhau về chỉ
số sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay,
mức lương của sinh viên, và số lượng các
cựu sinh viên thành đạt.Tất cả những yếu tố
trênnhằmtạorauytín,tiếngtămcủatrường
cũng như đáp ứng nhu cầu cung ứng lao
động cho xã hội .
Tuy nhiên, với sự khiếm khuyết của xã hội,
trách nhiệm của trường Đại học cần phải
toàn diện hơn. Người học cần phải được
tạo cơ hội để tiếp xúc và va chạm với sự
khiếm khuyết đó, và nhận biết cả biểu hiện
của những khiếm khuyết lẫn bản chất của
khiếm khuyết.Và lẽ ra, các Đại học cũng cần
phải cạnh tranh nhau về chỉ số tác động xã
hội (social impact), hoặc nhận thức xã hội.
Khi đó, xã hội mới có thể biến chuyển theo
hướngtíchcựchơn.Hyvọng,trongtươnglai,
trườngĐạihọcquantâmnhiềuhơnnữađến
việcđàotạo,huấnluyệnđểsinhviên-thếhệ
trẻ - có nhiều thời gian và công sức để góp
phầngiảmthiểunhữngkhiếmkhuyếtcủaxã
hội với sự phát hiện của họ và thay đổi tình
trạngnàybằngnhữnggiảiphápdochínhhọ
đề ra.
10 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
Gần đây, tôi nghe nhiều bạn bè nói về những chuyến đi làm
“công tác xã hội”rất vui và rất ý nghĩa. Hỏi ra mới biết các
bạn đi làm từ thiện chứ không phải là công tác xã hội. Vậy
công tác xã hội và từ thiện khác nhau như thế nào?
Điểm chung của hai hoạt động này đều là giúp đỡ những
người có khó khăn với tinh thần không vụ lợi, nhưng khác
nhauvềcáchtiếpcậnvàphươngpháphỗtrợ.Trướcđây,mọi
ngườihaydùngcụmtừ“xoadầucùlà”đểámchỉcôngtáctừ
thiện vì hiệu quả của nó chỉ nhất thời và không tạo ra nhiều
thay đổi ở người nhận.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA
CÔNG TÁC TỪ THIỆN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Lưu Thị Ánh Loan
Trung tâm DRD
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
11HẠNH PHÚC SẺ CHIA 11
Có câu chuyện ở làng chài, một thanh niên
đi câu cá, trên đường về, gặp một người ăn
xin sắp chết đói. Anh thanh niên thương
tình nên bắt trong giỏ cá của mình vừa câu
được cho người ăn xin một con cá. Người
ăn xin đã nướng để ăn và thoát được cơn
đói. Anh thanh niên về nhà rất vui, gặp anh
bạn hàng xóm kể lại việc thiện mà mình đã
làm được. Anh bạn hàng xóm lắc đầu, bảo
rằng làm như vậy là không chắc đã tốt, anh
ấy nói: “Khôngchỉchocá,cậunênchongười
ăn xin cần câu để ông ta tự mình đi câu kiếm
sống. Không tin, ngày mai cậu sẽ thấy người
ănxinđóvẫnbịcơnđóihànhhạ”.Ngày hôm
sau, anh thanh niên rủ anh bạn hàng xóm
cùng đi câu. Khi trở về, quả như lời anh
hàng xóm nói, hai người gặp lại người ăn
xin đang nằm lả bên vệ đường.
Câu chuyện trên cho thấy, nếu chúng ta
giúp người khó khăn chỉ vì lòng tốt hay vì
thươnghọthìvôtìnhchúngtalàmhạihọvì
có thể sẽ tạo cho họ thói quen lười biếng, ỷ
lại,luôntrôngchờvàosựgiúpđỡcủangười
khác.Côngtáctừthiện,đượcthựchiệntheo
kiểu đó, chưa xuất phát từ nhu cầu của đối
tượng cần trợ giúp và cũng chưa hỗ trợ họ
nhận ra giá trị bản thân để giải quyết các
vấn đề thiết thân trong cuộc sống. Và việc
ban phát từ thiện làm cho người nhận luôn
chịu ơn và không có ý thức phát triển bản
thân.
Ngoài ra, thiếu kiến thức và kỹ năng trong
việc trợ giúp người khác cũng gây ảnh
hưởngnghiêmtrọngđếncuộcsốngcủahọ.
Câu chuyện “Chú khỉ tốt bụng” là một bài
họcvềsựthiếuhiểubiếtvềtínhchấtvànhu
cầu của đối tượng cần giúp đỡ. Câu chuyện
kể rằng Khỉ đang ngồi trên cây thì một cơn
bão ập tới. Nhìn con suối dưới chân mình,
Khỉ thấy hai con cá đang bơi trong nước.
Thương hại, Khỉ bèn bốc hai chú cá lên để
trên cây. Khi mưa tạnh, Khỉ ngạc nhiên tự
hỏi sao chúng không cảm ơn mình. Ngó
lên cành cây Khỉ thấy hai chú cá đã chết. Cá
không thể sống thiếu nước!
Ngược lại với công tác từ thiện, công tác xã
hội đã phát triển thành một ngành khoa
học, một nghề triết lý, có nguyên tắc và
phương pháp hỗ trợ cho nhiều nhóm đối
tượngkhácnhau.Côngtácxãhộiđượcđịnh
nghĩalàmộthoạtđộngthựctiễnmangtính
tổng hợp cao, được thực hiện theo những
nguyên tắc và phương pháp nhất định
nhằmhỗtrợcánhânvànhómđểgiảiquyết
các vấn đề của họ. Nguyên tắc của công tác
xãhộilàkhônglàmgiùm,làmthaychothân
chủmàgiúphọpháthuyđiểmmạnh,nhận
ra giá trị bản thân, và xác định nguồn lực
tiềm năng. Nói cách khác là “giúp thân chủ
để họ tự giúp” hoặc “trao cần câu và hướng
dẫn họ cách câu hơn là cho con cá”. Muốn
như vậy thì nhân viên xã hội cần được đào
tạo bài bản để hiểu các mô hình can thiệp,
các kỹ năng nhận diện vấn đề và giải quyết
vấn đề. Đây là một tiến trình cần được theo
dõi và đánh giá trong quá trình thực hiện.
Nói đến người khuyết tật, người ta thường
nghĩ họ là những người đáng thương,
không làm được gì cả do thể trạng yếu,
không có nhiều nhu cầu hoà nhập cuộc
sống, hoặc lệ thuộc vào người khác... Kết
quả là họ không được tạo điều kiện để đi
học, đi làm, và tham gia các hoạt động xã
hội. Hậu quả là người khuyết tật luôn mặc
cảm tự ti và thiếu rất nhiều kỹ năng xã hội.
12 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
Tại TP.HCM, Trung tâm Khuyết tật & Phát
triển (DRD - Đời rất đẹp) là tổ chức đầu tiên
tại Việt Nam ứng dụng công tác xã hội với
người khuyết tật. Thay vì tập trung vào các
giới hạn chức năng của người khuyết tật,
DRDápdụngmôhìnhxãhộivàmôhìnhnày
dựa trên quyền của người khuyết tật nhằm
giúp họ hiểu và nhận diện những rào cản
ảnh hưởng đến quá trình hoà nhập của họ:
rào cản vật lý, thái độ tiêu cực, và các chính
sách liên quan. Sau đó, DRD hỗ trợ các cá
nhân và hội nhóm của người khuyết tật xây
dựng lòng tự tin và phát triển các kỹ năng
thông qua các khoá tập huấn, các chương
trình hội thảo, và các dịch vụ hỗ trợ người
khuyết tật như: giới thiệu việc làm, hỗ trợ di
chuyển, hỗ trợ kỹ năng sống độc lập, tham
vấn đồng cảnh... Khi người khuyết tật đã có
đủ năng lực hoà nhập và làm chủ bản thân,
họ không những đóng góp tích cực vào các
hoạt động xã hội mà còn tham gia vào quá
trìnhvậnđộngchínhsáchvàlêntiếngnóiđể
bảo vệ quyền lợi của chính họ.
Về cách tiếp cận, DRD luôn lấy người khuyết
tật làm trung tâm trong quá trình giải quyết
vấn đề của chính họ. Và DRD áp dụng
phương pháp trao quyền cho người khuyết
tật thay vì duy trì trạng thái vô dụng. Song
song đó, DRD cũng áp dụng phương pháp
xâydựngnộilựccộngđồng(ABCD)-phương
pháp này giúp người khuyết tật sử dụng
nhữngnguồnlựcsẵncótrongcộngđồngđể
vận động chính sách và thay đổi nhận thức
của cộng đồng về người khuyết tật.
Tóm lại, công tác xã hội và từ thiện đều
rất tốt và ý nghĩa. Mỗi hoạt động đều có
những ưu điểm riêng: Công tác từ thiện
sẽ rất tốt trong những trường hợp hỗ trợ
khẩn cấp; trong khi đó, công tác xã hội đi
sâucácvấnđềcủathânchủvàđồnghành
với thân chủ trong quá trình giải quyết
vấn đề dựa trên nguyên tắc công bằng và
bình đẳng giữa nhân viên công tác xã hội
và thân chủ.
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
13HẠNH PHÚC SẺ CHIA 13
Nhiều chuyên gia về phát triển cộng đồng cho
rằng hiện nay có hàng trăm định nghĩa khác nhau
về cộng đồng. Vậy cộng đồng mà ta đang muốn
nóiđếncóthểmangnhiềukhíacạnhkháđadạng,
đó là cộng đồng các sinh viên và giảng viên, nhân
viên của trường Đại học Hoa Sen (ĐHHS), cộng
đồng địa phương nơi ĐHHS tọa lạc, cộng đồng là
xã hội Việt Nam và cả thế giới nói chung, như các
doanhnghiệpngàynaycũnggắnvớixãhộithông
qua tiêu chí trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(Corporatesocialresponsibility-CSR).
Tản mạn về
HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
tại trường Đại học Hoa Sen
Lê Thị Hạnh Chuyên viên - Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội
14 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp, trong đó có các trường Đại học, cam
kết thực hiện một số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua nhiều cấp độ:
chính sách bình đẳng đối với nhân viên, đảm bảo chất lượng đối với khách hàng,
đảm bảo môi trường sạch và xanh đối với xã hội ở phạm vi quốc gia và toàn cầu,
nói chung là nhằm cải thiện chất lượng sống của mọi người.
Đối với sinh viên, thời gian học ở trường Đại học cũng chính là lúc để các bạn tìm
hiểu mọi hoạt động ở xã hội, biết được cách thức vận hành của bộ máy nhà nước,
thị trường và xã hội dân sự, để sau này các bạn sẽ trở thành thành viên/ nhân viên
của những nơi này. Hiện nay tại trường ĐHHS, đã thành lập Trung tâm Học tập
phục vụ cộng đồng (ServiceLearning). Rất may mắn là đã có một trung tâm chính
thứcvớinhữngngườicótráchnhiệmcụthể,bởivìmỗikhinóiđếnhoạtđộngcộng
đồng, tôi khá lo lắng, sợ các hoạt động đó bị dẫn đi lạc hướng.
Trước khi bắt tay vào một hoạt động, ta nên xem hoạt động đó xuất phát từ nhu
cầu của ai, của người dân tại cộng đồng hay đơn giản đó chỉ là nhu cầu của người
thựchiệnhoạtđộngcần“lấyđiểm”vớicấptrênhoặckháchđếnthamquan.Tôinhớ
trước đây, khi tôi đến thăm một cộng đồng, một chị là tác viên cộng đồng đã cho
họpkhoảng15chịphụnữtrongkhuphốlạiđểngồinghechịđọchướngdẫncách
nuôi trẻ sơ sinh.Tôi cũng ngồi vào vòng tròn và lắng nghe, quả thật các thông tin
này rất bổ ích và chi tiết, được viết cẩn thận bởi các chuyên gia/ bác sĩ của ngành
thông tin – giáo dục và truyền thông y tế. Nhưng tôi cảm thấy khá ngạc nhiên khi
không có chị nào lắng nghe cả, mỗi chị đều làm việc riêng, người thì cúi xuống
khâu vá, người thì chụm đầu vào nhau nói chuyện riêng và cười khúc khích… Đợi
đến lúc ra về, tôi mới hỏi nhỏ chị tác viên:“Thôngtinrấthaynhưvậymàsaocácchị
ởđâykhôngquantâmlắngnghehảchị?”.Chịtácviênnhìntôimỉmcườithànhthật:
“Ừ,thìmấychịnàyconlớnhếtrồi,đihọchếtrồi,cóaicóconnhỏsơsinhnữađâumà
nghelàmgì,nhưngmỗikỳhọptổthìđềuphảicógìđểnóichứ!”.
Nội dung các kiến thức xã hội cũng cần phải chính xác và có cơ sở khoa học.Vì các
vấnđềxảyrahàngngàyởxãhội,nênaicũngcóthểthấycácvấnđềđóquenthuộc
với mình, nhiều người không có chuyên môn về một vấn đề xã hội cụ thể nào đó
nhưng vẫn“điếc không sợ súng”, quá tự tin và nói liều. Chẳng hạn như có“chuyên
gia”đã thuyết trình như sau: “Bình đẳng giới giải phóng phụ nữ, đưa phụ nữ ngang
tầmvớiđànôngtrongxãhội,nhưnglạikhiếnhọnhườngcái“quyềnphụnữ”củamình
cho người khác (giúp việc đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, trông trẻ, săn sóc người già, quản
gia…),dẫnđếnmấtquyềnkiểmsoáttronggiađình(OshinvềnhàdịpTết,cảnhàloạn
lên không biết cái gì ở đâu, con nói ngọng, chồng hư…)”. Mỗi lần phải nghe những
kiểulậpluậnnhưthếnày,tôivôcùngbốirối,khôngbiếtphảilàmsao,vìnếuđứng
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
15HẠNH PHÚC SẺ CHIA 15
lên giải thích lại thế nào là“quyền của phụ nữ”thì tôi lo chuyên gia sẽ nghĩ rằng tôi
muốn công kích cá nhân họ, mà nếu im lặng cho qua thì tôi không biết tác hại sẽ
đến mức độ nào.
Bêncạnhđó,tacũngcầnlưuýđếnmứcđộthamgiacủacộngđồng:(1)cộngđồng
chỉ là những người nhận phúc lợi một cách thụ động, (2) cộng đồng chỉ là những
ngườithựchiệncáchoạtđộngdongườikhácđềra,(3)cộngđồngđượchỏiýkiến
vềcácnhucầucủahọ,(4)ngườitrongcộngđồngtựđứngracùngphốihợpvớitác
viên đến từ bên ngoài để lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động và cùng ngồi lại
đánh giá/ lượng giá các hoạt động và rút kinh nghiệm cho lần sau .Ta có thể tóm
tắtmộtcáchdễnhớnhưsau:“Dânbiết,dânbàn,dânlàm,dânkiểmtra”.Nhưvậy,ta
cũng thấy người bên ngoài cộng đồng chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, chứ không
phải là người chủ động.
Ảnh:ThànhviênTrungtâmGASsinhhoạtvớinhómHAPPIER–
nhómCôngtácxãhộiBệnhviệnNhiĐồng1
Nhìn lại quá khứ, ta thấy thật ra các hoạt động hướng về cộng đồng của ĐHHS đã
có từ lâu, trong đó ta có thể kể đến các hoạt động củaTrung tâm nghiên cứu Giới
vàXãhội(tênviếttắtlàGAS/GenderandSociety).Trungtâmđượcchínhthứcthành
lậptừtháng3năm2010vớimụctiêuhỗtrợviệcnghiêncứukhoahọcvàgiảngdạy
củagiảngviênvàsinhviênnhàtrường,giúp cácbạnsinhviênđểcóthể“họcđàng
hoàng”.Thêmvàođó,TrungtâmGAScũnglàmộtdiễnđànđểmọingườicùngtrao
đổi với nhau về các vấn đề xã hội.
16 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
LàmộtthànhviêncủaTrungtâmnghiêncứuGiớivàXã
hội (GAS), tôi muốn trình bày về những mối liên hệ
giữabìnhđẳnggiớivớibộmáynhànước,thịtrường
và xã hội dân sự. Bất kể là nữ hay nam, bạn cũng
là một thành viên của xã hội.Ta thấy xã hộiViệt
Namdùvẫncònítnhiềunhữngkhókhănnhưng
Nhà nước đã ban hành được một khung pháp lý
đólà“Luậtbìnhđẳnggiới”.Luậtnàycóhiệulựcthi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 và nhằm bảo vệ
sự bình đẳng giữa nam và nữ. Đối với thị trường kinh
doanh,ýthứcvềbìnhđẳnggiớicủadoanhnghiệpgiúp
namvànữphấnđấutrởthànhnhữngdoanhnhânthành
đạt,giữvữngdoanhnghiệpcủamình.Vềthịtrườnglaođộng,
luật bình đẳng giới đã giúp nhiều doanh nghiệp có cơ sở thực thi
bình đẳng giới giữa nam và nữ nhân viên, chẳng hạn như cơ hội được
tuyểndụngvàđềbạtnhưnhau,cácchínhsáchnghỉphépđểchămsóccon
cáiđốivớicảnhânviênnữvànam,chínhsáchtuổinghỉhưubìnhđẳnggiữanữ
và nam.Trongxã hội,ýthứcvềbìnhđẳnggiớigiúpxóabỏcácđịnhkiếngiớitrong
cáchoạtđộngcủaxãhộivàgiađình,đápứngcácnhucầugiớicủanữvànam,đặc
biệt là với sự hỗ trợ từ những hoạt động quảng bá bình đẳng giới của các tổ chức
phi chính phủ(philợinhuận) và các cơ quan truyền thông đại chúng.
	
Ảnh:SinhviênĐHHStraođổikinhnghiệmvềBìnhđẳnggiới
vớicôBelmaHalkic-sinhviênĐức
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
17HẠNH PHÚC SẺ CHIA 17
Đối với các bạn nào muốn các hoạt động cộng đồng
củamìnhđảmbảođượcquyềnbìnhđẳnggiữanữvà
nam,cácbạnhãyghéthămcáchoạtđộngcủaTrung
tâm GAS hướng tới cộng đồng tại trang mạng
(website) của GAS là http://gas.hoasen.edu.vn với
ba ngôn ngữ:Việt, Anh, Pháp.Tính đến nay,Trung
tâm đã ra được 19 bản tin điện tử Nghiên cứu Giới
và Xã hội thường xuyên mỗi quý (ba tháng); 96 số
“Tư liệu tham khảo” (điện tử) thường xuyên hai số
mỗi tháng; và sắp phát hành tuyển tập thứ hai về
Giới và Xã hội (bản in). Trên trang mạng này, ta thấy
có các bài viết, công trình nghiên cứu và tài liệu tham
khảo về Giới và phát triển, các chia sẻ kinh nghiệm, tọa
đàm, thảo luận bàn tròn,… về các vấn đề xã hội. Cho đến
nay, trang mạng GAS đã mang nhiều thông tin bổ ích đến cho
bạn đọc gần xa, không chỉ ở Việt Nam mà còn góp phần “kết nối
nămchâu”, rất nhiều người nước ngoài đã đọc và gửi thư cám ơnTrung
tâm GAS. Diễn đàn củaTrung tâm GAS không chỉ ở trên mạng mà cũng có
“offline”tại các phòng, hội trường của ĐHHS, góp phần vào việc “sốngtửtế”cho
sinh viên và giảng viên.Tính đến nay,Trung tâm đã tổ chức được khoảng ba mươi
buổi tọa đàm và hội thảo về chủ đề giới và các vấn đề xã hội. Diễn giả là những
chuyên gia về giới, văn nghệ sĩ, doanh nhân hoặc sinh viên, là ngườiViệt Nam và
người nước ngoài… có những trải nghiệm có ý nghĩa liên quan đến giới. Gần đây
nhất,Trung tâm GAS cũng đa dạng hóa hình thức hoạt động của mình thông qua
cuộc thi nhiếp ảnh “Nữ và nam trong mắt tôi” thu hút được sự tham gia của sinh
viên ĐHHS và một số thân hữu thuộc Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Hoa Sen. Các bạn đã
cùngnhauvừarènluyệntaynghềnhiếpảnhvừahiểuthêmvềbìnhđẳnggiới,hứa
hẹn những cuộc thi sôi động hơn vào các năm sắp tới.
Nhân dịpTrung tâm Học tập phục vụ cộng đồng (ServiceLearning) vừa thành lập,
thay mặtTrung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội, tôi thân mến chúc các bạn nhiều
thành công, góp phần cho sinh viên ĐHHS có thêm nhiều cơ hội và loại hình học
tậpgiúpnângcaokiếnthức,tháiđộvàkỹnăngvàcũngcóthêmcơhộiđểvừahọc
vừa phục vụ cộng đồng một cách thiết thực.
18 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
TÔI ĐÓLỚN LÊN”
trong tình thương yêu
của cộng đồng thế nào?
Nguyễn Hoàng Chiêu Anh
Mỗi khi nhắc đến cái tên Chiêu Anh, mọi người thường hay hình dung
ra một nét khác của tôi ngoài vai trò giảng viên: “à,cáibạnTủsáchtrái
timấyhả”,“cái bạn hay làm công tác xã hội đó…, rồi cũng nhiều người
khi gặp đều hỏi: “saomêmấyvụđódữvậy?”.Tôi chỉ cười và hỏi lại: “ủa,
chứ sao lại không mê?!” Nhưng tận sâu thẳm trong tâm hồn, tôi biết
rất rõ câu trả lời: “tôi làm để trả ơn cuộc đời, trả ơn cộng đồng mà tôi hỗ
trợ, vì chính cộng đồng đã giúp tôi lớn lên trong suy nghĩ, trong lối sống,
tronghànhtrìnhlàmngườicủamình!”Câu trả lời có vẻ“sến”và“mo-ran”
Chương trình Giáo dục tổng quát
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
19HẠNH PHÚC SẺ CHIA 19
quá, nên tôi ngại thổ lộ mỗi khi có
ai hỏi. Nhưng đó là câu trả lời chân
thành và chân thật nhất từ đáy lòng
tôi đấy, bạn ạ!
Này nhé, khó ai có thể hình dung trước
đây tôi hay suy nghĩ tiêu cực thế nào, hay“tủi
thân”ra sao mỗi khi nhìn vào“số phận”, hoàn
cảnh gia đình của mình. Nhưng chính lúc bắt
đầu dấn thân vào những công việc nho nhỏ
trong các dự án của những tổ chức NGOs hỗ
trợ người khuyết tật, chứng kiến những nghị
lựccủacácbạnấy,tôithựcsựcảmthấyxấuhổ
vì mình đã lãng phí thời gian để“khóc than”
cho bản thân.
Rồi chính những lúc tham gia vào các nhóm
làmviệcchocácdựáncôngtácxãhội,tôihọc
được ở bạn bè những điều mà tôi còn thiếu:
tinh thần lạc quan, cách làm việc nhóm, cách
lập kế hoạch, quản lý cảm xúc và xử lý mâu
thuẫn… Trường tôi theo học bậc Đại học và
Thạcsỹvìchỉchútrọngđếnkiếnthứcchuyên
môn nên đã không cho tôi những điều quý
giá đó để sống và làm việc hiệu quả trong
cộng đồng. Nhưng chính việc tham gia vào
các dự án phục vụ cộng đồng – nơi mà ban
đầu tôi cứ tưởng tôi đến để“cho”, thì ở đó, tôi
lại“nhận”đượcnhữngđiềuvôgiá,nhữngđiều
đã giúp tôi thay đổi bản thân. Cũng chính
những thứ ấy đã trở thành hành trang cho
tôi đi tiếp trong cuộc đời này, biết sống có ý
nghĩa để không phải“sống hoài, sống phí”.
Thamgiaphụcvụcộngđồngđãđemđếncho
tôinhiềucơhộitiếpxúcvớinhiềungườichưa
quenbiết,giúptôirènluyệnkhảnănggiaotế
xãhội,chấpnhậnsựkhácbiệtvàcócơhộihọc
hỏi từ những người xa lạ. Đáng quý nhất, tôi
đã có nhiều tình bạn đẹp. Khi bạn cùng nhau
dốc lòng, dốc sức cho một mục tiêu phục vụ
xãhội,bạncóthểnhennhómđượcnhiềuthứ:
niềm hi vọng của những người mà bạn giúp
đỡ; lòng tin vào những điều tốt đẹp hiện hữu
trên cuộc đời này; tình yêu thương trong bạn,
trong những người đồng hành với bạn và cả
cộng đồng mà bạn phục vụ; cả tình bạn, tình
thân trong nhau. Chúng tôi đã góp sức cùng
nhau trong nhiều hoạt động phục vụ cộng
đồng và với sự cảm mến lẫn nhau, chúng tôi
đã giúp nhau có những cơ hội tốt nhất để ổn
định công việc, phát triển bản thân.
Nếu một số điều tôi vừa nêu, bạn nghĩ là bạn
có thể tìm thấy được ở bối cảnh khác; thì chỉ
cóđiềugiảndịnàyđãkhiếntôi“lớnlênnhiều”
trongsuynghĩ,xinchiasẻcùngbạn:đólàánh
mắt tràn đầy niềm tin, nụ cười vui sướng, cái
ôm thiệt chặt, lời cám ơn ngập ngừng, khuôn
mặthạnhphúc…củacácemnhỏ,củanhững
ngườikhuyếttật,củanhữngcụgiàmỗikhitôi
phục vụ các dự án cộng đồng.Từ đó, lạc quan
hơn, tin yêu cuộc sống hơn, cố gắng không
ngừngnghỉđểbiếtsốngcóýnghĩa,sốngtrọn
mỗingàytrongcuộcđờimàmỗingườilàmột
số phận, một hoàn cảnh.
Trải nghiệm của tôi đơn sơ và dĩ nhiên chỉ là
những trải nghiệm của cá nhân! Mặc dù vậy,
tôivẫnhivọngcóthểcùngchiasẻvớicácbạn
vàrấtmongmuốnlắngnghenhữngsuynghĩ
khác của các bạn về công việc dấn thân phục
vụ cộng đồng. Đừng ngại gửi thư cho tôi bạn
nhé:anh.nguyenhoangchieu@hoasen.edu.vn
Đến với
CÔNGTÁC XÃ HỘI để ...
Khi còn là sinh viên, hầu như ai cũng ước mong có một
thờisôinổi,năngđộngvớinhiềuhoạtđộng,nhữnghành
trìnhđầynhiệthuyết.Vàtôicũngđãbắtđầuthờisinhviên
của mình bằng những chương trình tình nguyện, công
tác xã hội với những ngày sống hết mình, làm hết sức.
Sau những chuyến đi là những ngày mệt lả người nhưng
lại tan biến nhanh bởi những nụ cười, những kỷ niệm
và những niềm vui không thể mua được ở bất kỳ
đâu và cũng không thể nào quên. Những hình
ảnh của từng vùng miền, từng nơi xa xôi
và hoang sơ của Tổ quốc, cứ như
vậy, đọng lại trong tôi. Cuộc
sống của chính tôi trở
nên phong phú hơn
cũng từ đây.
Trương Thị
Thanh Thanh
20 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
21HẠNH PHÚC SẺ CHIA 21
Công tác xã hội khi còn sinh viên là những
chương trình sôi nổi và chúng tôi đã không
sợxa,khôngngạikhổ,ngạikhó.Chươngtrình
cũng vô cùng phong phú từ đối tượng cho
đến nội dung: tặng quà cho học sinh nghèo,
thăm và tổ chức các chương trình trong các
ngày lễ tại các trại trẻ, chùa, nhà mở, mái ấm
(Tết Trung thu, Tết âm lịch, lễ 30/4, các kỳ nghỉ
hè…), tặng quà cho những người mẹ, người
phụnữcóhoàncảnhđặcbiệtvàongày8/3…
Các chương trình này thường được tổ chức
từ những ý tưởng đến thật nhanh, làm thật
nhanh để rồi nhận những kết quả tuy không
lớn, nhưng chúng tôi không phải hối tiếc vì
đã được sống hết mình của một thời tuổi trẻ.
Khi đã đi làm việc, tất bật với những lo toan
dường như đã chiếm hết quỹ thời gian và
những căng thẳng cũng sinh ra từ đây.Tôi lại
tìm lại với công tác xã hội để được trải lòng,
để nhận ra tôi vẫn còn tồn tại.Và cũng chính
nhữnggươngmặttrẻthơ,nhữngnụcườihồn
nhiên đã cuốn hút tôi tiếp tục đến với công
tác xã hội. Các chương trình mà hiện tại tôi
tham gia dài hơi hơn với những dự án dành
cho trẻ em và giáo dục.
CHO ĐI LÀ NHẬN LẠI…
Đó là những giờ cùng học, cùng chơi với các
em,cũngchínhlàlúcnhậnlạiniềmvuiđểtạm
quên đi những mệt mỏi trong công việc,
Đó là những quyển sách mang đến cho các
em, lại cũng chính là cơ hội nhắc nhớ
mình cần phải tiếp tục đọc và
học để vững bước hơn.
Đó là những chuyến đi về với các em để
mở mang kiến thức địa lý và yêu hơn
quê hương mình.
Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc khi
nhận thông tin: một em đã được hỗ trợ, giờ
đây đạt danh hiệu học sinh giỏi, giành giải
kỳ thi học sinh giỏi hay vượt qua cánh cửa
Đại học.
Chính các em đã giúp tôi biết yêu hơn bản
thân, gia đình mình, biết quý trọng hơn
những giá trị tinh thần.Và cũng chính các em
đã cùng tôi, không chỉ thắp lên những tia hy
vọngchotươnglaimàđãcùngnhaubiếnước
mơ thành hiện thực từ những việc nhỏ nhặt
nhấttrongcuộcsốngthườngnhậtchứkhông
phải những điều cao siêu, xa vời.
Tất cả những gì tôi đã cho đi và nhận lại đều
là niềm vui, hạnh phúc, vô cùng ý nghĩa
trong quãng đời tuổi trẻ của tôi.
Đinh Anh Lan
BAOYÊUTHƯƠNG,
ƠI, MÙA HÈ XANHVẤNVƯƠNG...
Tôi biết đến hoạt động xã hội đầu tiên là
chiến dịch Mùa hè xanh khi trở thành sinh
viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Nhờ danh
tiếng từ tính hiệu quả và tác động tích cực
đến cộng đồng của chương trình này, tôi
cảm thấy yêu thích các hoạt động xã hội và
mongmuốnđượcgópsứcmộtphầnnàođó
cho cộng đồng. Do vậy, khi được lựa chọn
làm sinh viên tình nguyện của một chiến
dịch mới mẻ vào thời điểm đó, Mùa hè xanh,
tôi đã rất tự hào và vui sướng. Một số phụ
huynh vì quá lo lắng cho con cái phải đến
mộtnơixaxôi,thiếuthốnnênkhôngđồngý
chochúngtôiđi.Vìthế,tôivàmộtsố“cậuấm”
“cô chiêu”khác đã quyết định“tiền trảm hậu
tấu”,đitrước–xinphépsau.Kỳnghỉhèđó,tôi
không về nhà mà đã cùng các chiến sỹ tình
nguyện khác hành quân xuống Ba Tri - Bến
Tre,sauđó,vàomộtxãnghèovùngsâuvùng
xa để hỗ trợ người dân ở đó: dạy học cho trẻ,
tổ chức các hoạt động vui chơi hè cho các
em, xóa mù chữ cho người lớn, tuyên truyền
về kế hoạch hóa gia đình, ăn uống hợp vệ
sinh, giữ vệ sinh nhà cửa và môi trường sống
xungquanhđểphòngchốngsốtxuấthuyết,
giúp dọn kênh, làm đường, gặt lúa - sửa nhà
cho những gia đình neo đơn... Sự thiếu thốn
nhiều thứ thiết yếu cho sinh hoạt thường
ngày và những hiểu biết hạn chế của người
dân nơi xã nghèo đã tạo ra nhiều chuyện“bi
hài”cho“những đứa con thành phố”. Dù vậy,
điều đọng lại mãi đến giờ mà tôi vẫn nhớ là
chúng tôi đã rất hạnh phúc trong thời gian
ở đó. Chúng tôi cảm thấy kiến thức dù còn
non nớt của mình hữu ích, sức lao động dù
chonhỏbécủamìnhcũnghữudụng,chúng
tôi đã vận dụng những thứ mà mình có để
giúp ích cho người khác. Và chúng tôi đã
thấy được sự thay đổi, thấy được thành quả
của chính mình: trẻ ngoan hơn, biết phương
pháphọctốthơn;nhiềungườilớn,trướcđây,
chưa biết mặt chữ - con số thì nay đã có thể
đọc được sách, tính toán cộng - trừ - nhân
- chia cho những mớ rau, con cá mình bán
được; đường sá - kênh rạch sạch đẹp hơn;
nhà đã không còn dột. Thôn xóm có nhiều
tiếng cười vui hơn... Nhiều người vui hơn.Và,
dĩ nhiên, chúng tôi rất hạnh phúc!Thứ hạnh
phúcmàlầnđầu,chúngtôicóđược,vôcùng
đáng quý.
... ĐI MUÔN PHƯƠNG,
LƯU LUYẾNTÌNH QUÊ HƯƠNG
Chuyếnđithiệnnguyệngầnđâynhấtcủatôi
là cùng Công đoàn đi tặng quà cho bà con
nghèo tỉnh Bình Phước nhân dịpTết Ất Mùi.
Tôiđãnhìnthấylạihìnhảnhmiềnquênghèo
miền Trung của tôi mấy chục năm về trước,
Làmngườikháccười,
TA SẼVUI...
22 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
Chuyến tặng quà cho bà con nghèo tỉnh Bình Phước
(Ảnh do nhân vật cung cấp)
vớinhữngconđườngđấtbụivàthấpthoáng
sau những tán cây là những mái ngói đơn
sơ, thậm chí là nhà tranh vách đất bên cạnh
khóm tre làng...Trong tôi, bùng lên một cảm
xúc thật khó tả mà nhờ tham gia chuyến đi
này, tôi mới có được cảm xúc thân quen đó.
Những đứa trẻ đen nhẻm, cháy nắng, rụt rè,
tò mò nhìn những vị khách lạ, là chúng tôi,
với những món quà đơn giản nhưng thiết
thực: một số tiền cùng với gạo, dầu ăn và
nước mắm, mong cho ngàyTết thêm no ấm.
Tôiđoánnhữngngườichịutráchnhiệmmua
quà đã cân nhắc trong việc chọn quà cho
nhữngngườidânnơiđây.Mónquànàocũng
có ý nghĩa của nó, nhưng nếu mặc quần áo
mớimàcáibụngkhôngnothìthậtkhôngdễ
chịu chút nào. Tôi hy vọng sau chúng tôi sẽ
cónhiềungườikhác,thếhệkháctiếptụcđến
những nơi cần sự chia sẻ của chúng ta, các
emsẽkhôngchỉcóthêmquầnáomớimàcó
cả một tương lai mới.
Trong đoàn đi lần này của chúng tôi, có một
cậu bé, con của một thành viên Hoa Sen.
Cậu bé là hình ảnh đại diện cho những trẻ
em thành phố, luôn được ba mẹ lo lắng và
chăm sóc đầy đủ, chắc là không thiếu thốn
thứgì.Tôitin,khicácemthamgiavàonhững
chuyến đi từ thiện, những chuyến công tác
xã hội, giúp đỡ người khó khăn với những
hoạt động phục vụ cộng đồng như thế này,
lànhữnglựachọnđúngđắncủacácbậcphụ
huynh. Dù còn nhỏ tuổi, các em vẫn có thể
cảm nhận được những điều tốt đẹp để biết
cảm thông với những người kém may mắn,
những số phận bất hạnh, biết yêu quý hơn
nhữnggìmìnhđangcóđểtrântrọngvàsống
tốt hơn.
Khi chúng tôi lên xe về, một bác trong đoàn
đã hỏi cậu bé: “Sau này nếu có nhiều tiền con
sẽlàmgì?”,emđãtrảlời:“Muaquầnáovàthức
ănchomấyem”và lớn lên nếu có thật nhiều
tiềnhơnthìsẽ:“Xâytrườnghọcchomấyem,vì
nhưvậygiúpđượcnhiềuembéhơn”!
Đó là một mong ước thật đẹp của thế hệ trẻ
mà Đại học Hoa Sen, luôn giữ gìn và xây đắp
nó ngày càng phát triển hơn, vì một thế giới
tốt đẹp hơn! Đó cũng là lý do Đại học Hoa
Sen luôn đề cao trách nhiệm xã hội qua các
hoạt động phục vụ cộng đồng. Đặc biệt
mới đây, ngày 9/4/2015, Đại học Hoa Sen đã
chínhthứcramắtTrungtâmhọctậpphụcvụ
cộng đồng (Service Learning Center) với mục
tiêu phát triển và gia tăng hiệu quả các hoạt
động phục vụ cộng đồng thông qua các
hoạt động, đề án, môn học ngoại khóa và
chính khóa của nhà trường.
Đại gia đình Hoa Sen luôn mong muốn sẻ
chia với cộng đồng, vì “làm người khác
cười… ta sẽ vui”.
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
23HẠNH PHÚC SẺ CHIA 23
24 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
Ngoài ra, còn có các chương trình truyền hình vì cộng đồng như “Vượt qua chính mình”,
“Ngôi nhà mơ ước” phối hợp cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mang đến
những giá trị tinh thần và vật chất nhằm cải thiện cuộc sống của các cá nhân và cộng đồng
nói chung.
Các trường học, môi trường học thuật cũng không còn lơ đễnh hoặc quá thờ ơ trong việc
hướng các bạn sinh viên đến với cộng đồng. Có thể nói các trường: Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Hoa Sen… đã nhanh chóng tổ chức
các chương trình và thành lập các trung tâm hoạt động vì cộng đồng một cách có hệ thống.
Đến với các trung tâm này, sinh viên sẽ nhận được những nguồn thông tin hữu ích nhất liên
quan đến các hoạt động nói trên. Cụ thể, sinh viên sẽ có cơ hội tham gia các chương trình
phục vụ cộng đồng (đượctíchlũyđiểm), các chương trình thiện nguyện ngắn hạn, các hoạt
động bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, tham gia dự tuyển các nguồn học bổng liên quan…
Từđó,cácbạnsẽnhậnthứcđượcviệcthamgiacáchoạtđộngcộngđồnglàvôcùnghữuích
Trong nhiều năm gần đây, hoạt động cộng đồng được
nhắc đến nhiều và ngày càng phổ biến với những hình
thức đa dạng. Song song, là hàng loạt các chương trình,
hoạt động đi kèm như: Chương trình Làm sạch biển của
Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham), Chương trình
Chạy bộ Thiện nguyện vì Bệnh nhân Ung thư Terry Fox
do Hiệp hội Doanh nghiệp Canada phát động, hoặc các
chương trình của các doanh nghiệp trong nước như:
Chươngtrình“Xuânyêuthương-VuiTếtlớn”dohệthống
Co.opmart phối hợp triển khai với nhà cung cấp P&G.
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨVỀVIỆC
THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
Lê Thị Vân Anh
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
25HẠNH PHÚC SẺ CHIA 25
Với tư cách là một trong những người được tham gia đào tạo về phục vụ
cộngđồngdotrườngĐạihọcCalStateFullertonhướngdẫncũngnhưbản
thân đã tham gia giảng dạy, tổ chức, cộng tác, thực hiện các chương trình
cộng đồng hơn 7 năm qua, tôi muốn chia sẻ với các bạn về những lợi ích
thiết thực mà người sinh viên có thể nhận được khi tham gia các chương
trình này. Tôi xin phép được quan sát và phân tích những lợi ích này với
kinhnghiệmcủangườitrựctiếpthamgiacácchươngtrìnhnhưmộtthành
viên bình thường.
Năm 2009 khi tham gia chương trình Mùa hè xanh của trường Đại học
Hoa Sen tại xãTân Xuân BếnTre, hằng ngày, tôi cùng các bạn sinh viên đi
bộhoặcđixeđạpkhoảng2kmđểđếnngôitrườngtiểuhọcmàchúngtôi
dạy Anh văn vàToán ở đó.
Việc dạy học tại đây giúp tôi nhận ra sự thiếu thốn về thông tin và cơ sở
vật chất của một vùng xa. Tuy nhiên, về khả năng tiếp nhận và cảm thụ
kiến thức, các em nhỏ ở vùng quê không thua kém trẻ em ở thành phố
mà tôi đã từng tiếp xúc, nếu không muốn nói là còn tốt hơn. Có lẽ do các
em không bị chi phối bởi nhiều thứ nên sự tập trung của các em cao hơn.
Kinh nghiệm cùng sự tương tác sau lần tham gia Mùa hè xanh, sau đó, đã
bổ sung vào quá trình giảng dạy hoặc trợ giảng của tôi tại Hoa Sen. Kể
cả khi phải nhìn nhận con người, tôi cũng cố gắng quan sát và nhận xét
với khả năng cảm thụ của chính người đó chứ không chỉ bằng các yếu tố
xung quanh.
Một điều khác cụ thể hơn, thú vị hơn, sau khi tham gia chương trình Mùa
hè xanh trên, tôi hiểu thêm về đất nước, con ngườiViệt Nam và về xã hội
mà mình đang sống. Lần đi xa khỏi thành phố này đã giúp tôi nhìn nhận
các vấn đề một cách bao quát và khách quan hơn. Khi giải quyết các khó
khăn trong quá trình làm việc, tôi đã biết cách xem xét các yếu tố khách
quan khác mà trước đây tôi chưa hoặc không hề quan tâm. Ví dụ: khi tôi
sosánhmứcthunhậpcủamộtbạnsinhviênlàmviệctạivùngquêvàmột
bạn làm việc tại thành phố, tôi phải học cách phân tích các yếu tố xã hội
quanh đó để có thể hiểu vì sao có bạn chấp nhận về quê làm việc với một
mứclươngthấphơn.Kỹnăngphântích,biệnluậncủatôithuyếtphụchơn,
và tôi cũng đã đưa ra được các quyết định trung dung hơn.
26 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
Cáchoạtđộngcộngđồngnàysẽlàmộttrongnhữngcôngcụsẽgiúpbạn
“biết”nhiềuhơn.“Biết”ởđâykhôngphảiđểgiỏihơnngườimàlà“xâydựng
mình”trongtừngbướcđi,đểmỗingàychínhmìnhtạochomìnhnhữngcơ
hộimớicũngnhư,mỗingàytìmthấyniềmvuikhihọcđượcđiềugìđómới
mẻ.Từ đó sẽ thấy cuộc sống đáng yêu và đáng sống.
Có thể bạn sẽ cho rằng những lợi ích đó cũng không có gì đáng quan tâm
hoặckhôngcógìmớilạ.Tôihoàntoànđồngývớibạn,nhưngnhữngđiều
mà tôi chia sẻ đều rất chân thật mà tôi đã có được bằng trải nghiệm của
chính mình. Với tôi, tham gia hoạt động cộng đồng là cơ hội tốt, là điều
kiệnđểtôicóthêmvốnsống,chữngchạchơnkhiphântíchmộtvấnđềvà
đặc biệt, tôi đã có được hạnh phúc được sẻ chia.
Vân Anh tham gia chương trình chạy bộTerry Fox
(Ảnhdonhânvậtcungcấp)
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
27HẠNH PHÚC SẺ CHIA 27
Cơ duyên và đam mê
CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mỗi lần về quê, tôi vẫn còn có cảm giác của gần 20 năm về
trước.Cuộcsốngkhôcằnvớinắngrát,vớinhữngconngười
nhìn bề ngoài, sự khắc khổ hiện rõ trên khuôn mặt.
Lúc đó, tôi còn là cô bé bán hàng ở ngoài chợ. Sau khi không có
điều kiện để đi học tiếp sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi đành tạm
gác việc học để ra chợ bán hàng. Một phần để đỡ phần chi phí
chobốmẹvìnhàcòn4chịemđangđihọc.Phầnthìconđường
lầylộiđãlàmtôitrễhọcliêntụcnênbatôikhôngmuốntôiphải
khổ cực khi không biết sau này, học xong rồi có ai nhận tôi làm
không?Batôicònnói:“ConthiđậuĐạihọcnhưngliệuhọcónhận
convàohọckhôngnữa,haynhưcáitrườngởQuảngNgãi,đủđiểm
nhưnghọcókêuconđihọcđâu!”.
Rồi hơn 3 năm nơi làng quê nghèo, mỗi sáng đi bán hàng, buổi
chiều đi mua hàng hoặc ở nhà làm phụ ba má lo cho các em ăn
học. Gian hàng của tôi bán dép nhựa, mũ nón hay đồ mỹ phẩm
thường.Tôinhớlúcấyvậtgiávàđờisốngđềurấtthấp.Mỗimón
hàngtôibánchỉcólờitừ100-200đồng(mộttrămđồng),nhưng
đốivớinhữngôngcụ,bàcụ,nhữngngườinghèokhótôilạibán
rẻ hoặc tặng cho họ, không nhận tiền.Vì thế, với 3 năm ròng rã
buônbán,cứnghĩsẽkiếmđượcmộtsốvốnđểđihọclạinhưng
chỉ đủ ăn.
Ba nói với tôi: “Tínhconcứthấytộinghiệprồibánrẻhoặcchothì
không có dư dả, giàu có được. Phải chi con đi học như bạn bè thì
giờconcũngsắpratrườngrồi!” Câu nói của ba làm tôi suy nghĩ
và tôi quyết định quay trở lại với việc đi học.
Phòng Đào tạo,
Đại học Hoa Sen
Trần Thị Mỹ Quyên
28 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
Phảibắtđầutừđâuvàbắtđầunhưthếnàođây?Saugần4năm
ở chợ, chữ nghĩa bay đâu hết rồi. Sau đó, tôi lên gặp chị tôi, lúc
này chị tôi đã ra trường đang dạy ở miền núi. May mắn tôi gặp
được một thầy giáo dạyToán, là bạn của chị tôi.Thầy nói với tôi:
“Em đã học rồi thì không quên đâu, em đang xếp chữ nghĩa vào
một góc nào đó, em sẽ dễ lấy ra lại thôi”.Tôi bắt đầu có niềm tin
nên quyết định vừa ôn thi vừa đi bán hàng.
Bao năm ở nơi quê nghèo, tôi hiểu rất rõ cái khó cái khổ của
người dân miền Trung, nơi khô cằn“chó ăn đá, gà ăn sỏi”này.
Chính vì thế, tôi luôn tự đặt câu hỏi: “Làm sao để dân mình bớt
khổ,nếuchỉgiúphọbằngcáchbánhànggiárẻchohọlàchưađủ”.
Tôi nghĩ nếu tôi học Đại học, biết đâu sau này, ra trường tôi sẽ
giúp họ được nhiều hơn. Từ đó, tôi có động lực để quyết tâm
ôn thi.
Rồi cái ngày vào Đại học như mong ước của tôi cũng đến. Xếp
lại gánh hàng để đi vào Sài Gòn, tôi đã để lại cho những người
mua hàng chưa trả tiền cho tôi một số tiền không nhỏ, nhưng
với tôi, đó là món quà chia tay. Tôi ra đi mang theo gần 2 triệu
kết quả cả vốn lẫn lãi sau gần 4 năm buôn bán để vào Đại học.
Nhữngngàyđầu,tôiđượcmộtnhàbáophỏngvấn,bâygiờông
ta còn nhớ và nhắc lại. Ông hỏi tôi tại sao lại vào Đại học và
đi học xa với hoàn cảnh khó khăn từ thể chất đến vật chất.Tôi
chỉ cười và trả lời: “Tôi hy vọng giúp được nhiều người khó khăn,
nhữnghoàncảnhbấthạnhnhưtôivàtrảhiếuchobamẹ”.Tôiđâu
ngờ nơi thị thành này quá phồn hoa, mọi chi phí đều rất cao,
không như tôi tưởng. Mọi thứ làm tôi chới với, lạc lõng giữa
dòng người xuôi ngược.
Nhưng rồi 4 năm Đại học cũng qua. Với việc dạy kèm để kiếm
thêmtiềntrangtrải,tôiđãthamgiacôngtáctừthiệnvớicácanh
chị trườngTin học quản lý Hoa Sen(naylàĐạihọcHoaSen).Tôi
mong muốn chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn mình.
Quan trọng hơn, tôi có cơ hội học hỏi thêm nghị lực từ những
người rất phi thường dù họ là những người không may mắn.
Điều ấy đã cho tôi thêm sức mạnh, niềm tin để có thể làm được
nhiều việc.
Bán hàng ở chợ
Đi Pháp cùng hộiVNED
Cứu trợ bão lụt ở miềnTrung
(Ảnhdonhânvậtcungcấp)
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
29HẠNH PHÚC SẺ CHIA 29
Khi ra trường, tôi đã quyết định về lại quê Quảng Nam để làm từ thiện nhưng cơ quan từ
thiện xã hội không nhận người trẻ, chỉ có người già nghỉ hưu thôi.Thế là, một lần nữa tôi
quyết định quay lại nơi thị thành.Tôi đã xin vào dạy học ở trường Khuyết tật Q.4,TPHCM.
Nơi đây, tôi đã chia sẻ, giúp đỡ những em bất hạnh học được cái chữ, học được cách sống.
Sau đó, tôi sanh con.Vì con tôi còn nhỏ không gởi trẻ được nên tôi phải ở nhà và nghỉ dạy
ở trường khuyết tật. Đây là một quyết định làm tôi đau lòng. Một năm sau, tôi về làm ở
phòng Đào tạo trường Đại học Hoa Sen.
Lúc đầu, tôi hơi lo vì ở môi trường làm việc của những người bình thường, e rằng, tôi sẽ ít
cócơhộithamgiacôngtácxãhội,khôngcócơhộigiúpnhữngngườikhókhănhơnmình.
Nhưng tôi đã lầm. Chính Hoa Sen đã giúp tôi thực hiện ước nguyện, thỏa được niềm đam
mê vì đã được chia sẻ cùng cộng đồng.
Người ta thường nghĩ chỉ làm công tác xã hội là bản thân là người giàu có, khá giả thì mới
giúp người khác. Mang vật dụng, tiền bạc cho những người nghèo là làm công tác xã hội.
Chưahoàntoànđúng.Bởivì,khôngbiếtbaonhiêumớilàđủ,làdư?Ôngbàtacócâu:“Một
miếngkhiđóibằngmộtgóikhi no”.Chiasẻ,sẻchiangaykhichúngtagặp,ngaykhichúngta
biết và ngay khi có thể làm. Đừng để trái tim ta nguội lạnh trước những hoàn cảnh, mảnh
đời. (dĩnhiêncũngphảibìnhtĩnhsuyxét,cânnhắc,kiểmtra,tránhtrườnghợpbịlừađảo).
Với niềm đam mê công việc mong được sẻ chia cùng cộng động, tôi đã được mời làm đại
diện cho hộiVNED.Tôi đã có dịp tìm hiểu và học hỏi rất nhiều về cách làm công tác xã hội
của họ. Từ kinh nghiệm ấy, tôi đã thành lập Nhóm Tình thương, một đội công tác xã hội
củaHoa Sen, với sựgởigắmniềmtintừcôHiệutrưởngvàmongmuốnthựchiệncáckinh
nghiệm mà tôi đã học được trong chuyến đi Pháp với hộiVNED.
Mới đó mà đã 10 năm hoạt động. NhómTình thương đã cùng tôi tổ chức được rất nhiều
chươngtrình.Têncủanhómdầntrởnênquenthuộcvớinhiềungười,nhiềucộngđồng.Từ
những quàTết, cây mùa xuân, đêm rước đèn, những buffet chia sẻ ấm áp, ý nghĩa. Những
chuyến đi không ngại đường sá xa xôi trong mùa mưa bão, chúng tôi đã mang những
món quà trao tận tay bà con. Niềm vui thật khó tả. Chúng tôi được biết đến không phải là
thương hiệu, mà khi nhớ đến chúng tôi, thầy cô, anh chị đồng nghiệp, sinh viên đều biết
là chúng tôi đang mang yêu thương đi chia sẻ với người khó khăn. Rồi thế hệ sinh viên ra
trườngtiếpnốinhữngthếhệkhác,đãcùngchúngtôiđãmangđếnrấtnhiềumónquàcho
những mảnh đời bất hạnh. Chúng tôi đã nhận được những lời cảm ơn trong niềm vui hòa
nước mắt khi trao ngôi nhà tình thương do chính công sức của chúng tôi.
Khôngphảichươngtrìnhchỉcóýnghĩalànhữngmónquàchúngtôichođi,màtừngthành
viêncủanhóm,cácthếhệsinhviên,khithamgiachươngtrìnhđãngàycàngtrưởngthành
30 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
hơn.Kểcảkhiđãtốtnghiệp,cóchỗđứngtrongxãhội,vẫntiếptụctruyềnlửacho
những đàn em hoặc những đồng nghiệp tham gia các chương trình của nhóm.
Và không vắng mặt trong các chương trình dù công việc bận rộn.
Tôi nhớ một lần, khi vận động quyên góp để cứu trợ đồng bào miền Trung, do
thời gian gấp rút nên chúng tôi kịp tổ chức chương trình như mọi lần mà quyết
định mang thùng quyên góp vào tận lớp, với thông điệp “Sẽ mang những tình
cảm chia sẻ của thầy cô, sinh viên, anh chị đến tận tay bà con miền Trung”. Có
nhiều lần, các bạn chỉ mới đến trước cửa lớp, thấy giảng viên đang say sưa giảng
bài nên không tiện vào. Vậy mà, có giảng viên vẫn ra mở cửa, biết đó là chương
trình của nhóm Tình thương, cô vui lắm, cho phép các bạn vào lớp và còn vận
động sinh viên trong lớp cùng ủng hộ. Tôi hạnh phúc vì việc sẻ chia từ nhóm
không chỉ dừng lại ở sinh viên mà đã lan tỏa ra rộng khắp trong trường, và được
tập thể Hoa Sen ủng hộ.
Nhìn lại chặng đường 10 năm, dù không quá dài nhưng cũng không quá ngắn
đối với tôi. Nó đã cho tôi những cảm xúc thật khó tả. Tôi vui trong niềm vui của
nhữngmảnhđời khốnkhó.Mừngkhihọcónhànhưmìnhđangđượcnhậncùng
họ.NhómTìnhThươngcùngtôimangđếnchobaothếhệsinhviênHoaSenmột
hành trang vào đời, đó là việc chia sẻ lan tỏa từ cộng đồng sinh viên đến xã hội.
Giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cách sống biết chia sẻ, góp phần thực hiện chủ đề
nămhọccủatrường“Sốngtửtế”đểcóthể vươnxahơnnữa“Kếtnốinămchâu”
nhưngvẫnkhôngquênnhiệmvụ“Họcđànghoàng”đểcómộttươnglaitốtđẹp.
Tôi cảm nhận được giá trị đích thực của việc tham gia công tác xã hội là: cho đi
chínhlànhậnlạiniềmvuinhư câu slogan của nhóm:
Yêu thương cho đi là yêu thương không bao giờ mất
Chia sẻ là niềm đau vơi đi một nửa và hạnh phúc nhân đôi.
ĐẠI HỌC HOA SEN
ỦNG HỘ CHƯƠNG TRÌNH
“NGHĨA TÌNH HOÀNG SA,
TRƯỜNG SA”
Phòng Truyền thông
Vào ngày 13/5/2014, đại diện trường Đại học Hoa Sen,
ThS. Hoàng Đức Bình – Trưởng phòng Truyền thông, đã có
mặttạiCơquanthườngtrúbáoLaoĐộngtạiTP.HCMđểtrao
tặng số tiền 50.000.000 đồng ủng hộ chương trình“Nghĩa
tình Hoàng Sa, Trường Sa”do Quỹ Tấm lòng vàng của báo
Lao Động phát động.
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
31HẠNH PHÚC SẺ CHIA 31
Đây là số tiền mà Ban giám hiệu, Đảng ủy,
ĐoànThanh Niên, Hội sinh viên, Công Đoàn
và các giảng viên, nhân viên, sinh viên đã
quyêngópủnghộchươngtrình“Nghĩatình
Hoàng Sa, Trường Sa”, cùng Quỹ Tấm lòng
vàngcủaBáoLaoĐộngchungtayxâydựng
đài tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân, nhân
dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong
trận chiến Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa,
tỉnh Khánh Hòa) vào năm 1988; đồng thời
hỗ trợ cha mẹ, vợ con và thân nhân của các
sĩ tử đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ
Hoàng Sa năm 1974.
Đại diện trường Đại học Hoa Sen, ông
Hoàng Đức Bình cho biết: “Đại học Hoa Sen
luôn là đơn vị giáo dục quan tâm đến công
tác xã hội. Nhà trường có chính sách ưu tiên
đối với các đối tượng là con em của gia đình
thươngbinh-liệtsĩ,giađìnhcócôngvớicách
mạng, các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa… Hàng năm, trường còn
tổ chức trao học bổng cho các sinh viên vượt
khó,họcgiỏi…Hưởngứnglờikêugọiủnghộ
chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường
Sa” của báo Lao Động, Ban giám hiệu, Đảng
ủy, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và Công
đoàntrườngĐạihọcHoaSen đãmởcuộcvận
động giảng viên, nhân viên và sinh viên Đại
học Hoa Sen đóng góp ủng hộ chương trình
từ tháng 3/2014. Sự đóng góp, hỗ trợ và chia
sẻcủatậpthểgiảngviên,nhânviênvàcácbạn
sinhviênHoaSenchonguồnquỹchươngtrình
“NghĩatìnhHoàngSa,TrườngSa”khôngđơn
thuần là sự giúp đỡ về vật chất mà còn là sự
triânthậtsựvớinhữnghysinhcủangườilính
Hoàng Sa – Trường Sa. Hơn cả sự tri ân, đây
cònlàbiểuhiệncủatinhthầnyêunướcvàthể
hiện sự tử tế của mỗi cá nhân đối với dân tộc
vàđấtnước”.
Thay mặt báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc
Hiển – Phó tổng biên tập cảm ơn tấm lòng
của tập thể giảng viên, nhân viên và sinh
viên Trường Đại học Hoa Sen đã chung
tay góp sức cho chương trình “Nghĩa tình
Hoàng Sa,Trường Sa”.
32 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
33ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 33
ƯƠM MẦM
HẠNH PHÚC
Với trách nhiệm “phục vụ cộng
đồng”, Hoa Sen đã sớm xác định
nhiệm vụ của mình đối với xã hội
ngay từ khi trường được thành
lập.Đểchắpcánhchonhữngước
mơ,ươmxanhnhữngmầmhạnh
phúc, từ nhiều năm qua, Hoa Sen
đã xây dựng và phát triển những
chương trình hướng đến cộng
đồng rất đa dạng, thu hút được
sựquantâmcủasinhviêntrường
bạn, của giới học thuật, văn nghệ
sĩ.Xinđượcgiớithiệumộtsốhoạt
động tiêu biểu.
CHUYÊN MỤC
Với sứ mệnh đã được xác định là góp
phần đào tạo những trí thức mới của
ViệtNam-chuyênnghiệp,tâmhuyết,
đủbảnlĩnhvànănglựchộinhậpquốc
tế - Đại học Hoa Sen không ngừng
nâng cao chất lượng đào tạo với cam
kết hoạt động không vì lợi nhuận,
luôn hướng về lợi ích thiết thực của
sinh viên và lợi ích cộng đồng. Để
thựchiệnsứmệnhnày,khôngchỉtập
trung vào việc cải tiến chương trình
đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở
vậtchất,nhàtrườngcòntạođiềukiện
chocáchọcsinhcóđủnănglực,khao
khát vươn đến một tương lai tốt đẹp
bằngnhiềuhìnhthứchỗtrợtàichính
tích cực để có thể trở thành sinh viên
Hoa Sen .
Chương trình “Học bổng tuyển sinh”được
hình thành với mong muốn giảm bớt phần
nào khó khăn về tài chính cho các thí sinh
trước ngưỡng cửa Đại học. Bạn Nguyễn Thị
YếnThảo, người đã được đặc cách nhận học
bổng vượt khó trị giá 200 triệu đồng của năm
học 2014 - 2015, đã chia sẻ: “Chính sách học
bổngdànhchosinhviênđãgiúpemthêmđộng
lực để phấn đấu học tập. Đây là sự trợ giúp để
gia đình giảm bớt gánh nặng kinh tế và em có
thể đi tiếp con đường tương lai của mình tại
Hoa Sen”. Thảo là một người khuyết tật, phải
di chuyển bằng xe lăn, hiện là sinh viên năm
nhất ngành Công nghệ thông tin. Bạn là tấm
gương thể hiện được nghị lực, ý chí vượt qua
khókhăncủabảnthânvàhoàncảnhgiađình
để tiếp tục thực hiện ước mơ.
Học bổng tuyển sinh cũng là điều kiện khởi
đầu giúp cho các sinh viên tài năng thể hiện
đammêvàthựchiệnướcmơcủamìnhởmột
môi trường học tập năng động và sáng tạo.
Bạn LêThịThanhTrúc (cựu học sinh trường
THPTNguyễnTấtThành,TP.HCM)đãviếttrong
bài tự giới thiệu của mình: “Emcứmuốnmình
có thể lớn thêm vài tuổi, nhanh chóng trưởng
thành để có thể phụ giúp gia đình. Nhưng em
cũng biết rằng cuộc đời có nhiều chặng đường
34 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
HOA SEN
TIẾP BƯỚC TƯƠNG LAI
Đỗ Thị Thắm
vàvớimỗichặngđườngđiqua,mìnhsẽtrưởng
thành hơn một chút. Em đã chọn Hoa Sen cho
chặngđườngkếtiếp–mộtchặngđườngquyết
định.” Việc xác định mục tiêu từ ban đầu sau
khikếtthúcbậchọcphổthôngđãgiúpThanh
Trúc xuất sắc nhận được học bổng Tài năng
toàn phần tại Đại học Hoa Sen và hiện là sinh
viên năm nhất ngành Kinh doanh quốc tế.
Từ năm 2010 đến năm 2014, học bổng tuyển
sinh đã không ngừng gia tăng về số lượng và
giá trị.Từ 13 suất học bổng được cấp với tổng
giátrịhọcbổnghơn178triệuđồngnăm2010
đếnnayTrườngđãtrao107suấthọcbổngvới
tổng trị giá gần 6 tỷ đồng cho các thí sinh đã
đạt được kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh
ĐH - CĐ 2014 và những thí sinh có hoàn cảnh
khó khăn. So với năm trước đó, số lượng thí
sinh nhận được học bổng tăng gần gấp 3 lần
về mặt giá trị. Bên cạnh đó, các điều kiện xét
cấp học bổng luôn được cập nhật và thay đổi
phù hợp với tình hình tuyển sinh hàng năm.
Năm 2014, trường mở rộng xét cấp học bổng
cho tất cả các thí sinh thay vì trước đây chỉ xét
cho thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1, điều
nàycũngtạođiềukiệnthuhútđượcnhiềuthí
sinh tài năng đến với Hoa Sen.
Năm 2015 này, không ngoài mục tiêu hướng
đến lợi ích cộng đồng và thu hút sinh viên tài
năng, trường Đại học Hoa Sen tiếp tục nâng
tổnggiátrịhọcbổngtuyểnsinhlênđến7,2
tỷ đồng bao gồm: 30 suấtTài năng, 70 suất
Khuyến học, 20 suấtVượt khó. Số suất học
bổng vẫn giữ nguyên là 120 suất như năm
2014 nhưng giá trị học bổng của từng loại
có nhiều thay đổi. Đặc biệt, những thí sinh có
hoàn cảnh khó khăn và ý chí phấn đấu trong
học tập có nhiều cơ hội nhận được học bổng
vượtkhótừ50triệuđồngđến200triệuđồng.
Một điểm mới, những thí sinh có năng khiếu
đặc biệt hoặc đạt các giải thưởng năng khiếu
trongcáccuộcthitrongvàngoàinướcđềucó
cơ hội trở thành những“ứng cử viên sáng giá”
của học bổng Tài năng. Cơ hội nhận các học
bổng giá trị này là cơ hội tốt cho các bạn học
sinhcóquyếttâmvàtựtinnộphồsơdựtuyển
vào trường Đại học Hoa Sen.
Thực hiện trách nhiệm của một trường
Đại học đối với xã hội, với cộng đồng là mục
tiêu hoạt động của Hoa Sen, vì thế, cập nhật
chính sách học bổng nhằm tạo điều kiện tốt
nhấtchosinhviênlàvấnđềluônđượctrường
quan tâm.
107Tân sinh viên nhận học bổng trong Lễ khai giảng năm học 2014 - 2015
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
35ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 35
Tôi có may mắn dự Hội chợ “Vòng tay
yêuthương”dobáoSàiGònTiếpthịtổ
chức nhằm gây quỹ để đưa một số học
sinh nghèo, học giỏi được tham quan
Đà Lạt vào dịp nghỉ hè. Mục đích vận
động rõ ràng, nhưng hình thức tổ chức
thì khá mới lạ, ít nhất là lạ đối với tôi.
Tạiphiênchợnày,nhiềusảnphẩmcũvà
mới được bày bán. Vật phẩm cũ là quà
tặng của những người muốn ủng hộ
chươngtrình,cóthểlànhữngvậtdụng
đãdùngnhưngvẫncòngiátrịsửdụng,
cũng có thể là những tặng phẩm được
để dành từ rất lâu.Toàn bộ tiền bán vật
phẩm được sử dụng cho chương trình.
Ngoài ra, còn có phần đấu giá các vật
phẩmcógiátrịvàchínhviệcđấugiáđã
mang lại những số tiền lớn, ngoài dự
kiến của Ban tổ chức (BTC).
Học tập mô hình này, năm 2012,
Công đoàn ĐH Hoa Sen đã phát động
chương trình “Nối vòng tay yêu
thương”vào cuối năm.Ý tưởng đã có,
nhưng thật sự, chúng tôi cũng không
biếtphảibắtđầutừđâuvàbắtđầunhư
thế nào? Chưa ai có một hình dung rõ
ràng. Cuối cùng, “vượt chướng ngại
vật”, BTC bắt đầu thu nhận vật phẩm,
từ những vật rất nhỏ (vòngđeotay,kẹp,
nơ,dâychuyền…) đến các thiết bị (điện
thoại, máy xay sinh tố…), có cả sách,
CD nhạc… Nhờ sự trợ giúp của phòng
Quản trị thông tin, chúng tôi đã có thể
mua bán online, up hình, “sản phẩm
đã bán” dần trở thành cụm từ quen
thuộc của chúng tôi. Vật phẩm ngày
càng nhiều, sức mua cũng tăng nhanh
nhưng vì giá trị sản phẩm thấp nên
tổngsốtiềnthuđượckhôngbaonhiêu
màBTCthìquávấtvả,vìchúngtôihoàn
toàn không có kinh nghiệm, chỉ có…
tấm lòng thì dường như chưa đủ! Chợ
online này cũng đã “ngốn”nhiều thời
gian của chúng tôi nên dần dần, có vẻ
ai cũng bắt đầu ngán ngại.
Khi cả trường chuẩn bị nghỉTết, chúng
tôi có buổi Tổng kết năm học diễn ra
tại Khu Du lịch Bình Quới. Đây là dịp để
chúng tôi tổ chức đấu giá một số vật
phẩm có giá trị, và cũng lại là lần đầu
Hoa Sen đấu giá. Các MC đều bối rối
nhưng cuối cùng, mọi việc vẫn diễn ra
khá suôn sẻ. Cây kiếm Nhật của người
đồng nghiệp thân thương, là vật phẩm
đấu giá thành công nhất với số tiền
trên 30 triệu đồng, chắc ở nơi xa xôi,
anhĐặngVănNgọccũngmãnnguyện.
Từ tiền vận động được, chúng tôi đã
đến Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh
Phú Hòa (Bến Cát, Bình Dương) để
thăm, tặng quà, gửi bao lì xì cho các cụ
ông, cụ bà, không người nuôi dưỡng,
đang sống tại đây. Món quà tuy nhỏ
MỘT CHƯƠNGTRÌNH
VẠNTÌNHYÊUTHƯƠNG
Bùi Trân Thúy
36 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
nhưng từ khâu chuẩn bị cho đến khi
tiếp xúc thực tế đã khiến chúng tôi
hiểu rõ hơn về chương trình, ý nghĩa
của những việc làm tuy nhỏ mà vẫn
mang lại lợi ích thiết thực cho cộng
đồng. Chúng tôi tiếp tục đi thăm và
tặngquàchocácgiađìnhkhókhăn
ởTân Phú(BếnTre). Chuyến đi đã để
lại nhiều ấn tượng cho cả đoàn. Tận
mắt chứng kiến sự cơ cực, tình trạng
bệnh tật của một số người, anh chị
em đã đóng góp“tại chỗ”thêm mà
vẫn thấy“lòng nhiều mà của ít”.
Năm 2014, Công đoàn tổ chức thăm
Khoa Nhi của Trung tâm Ung
Bướu, nơi được“mệnh danh”là“địa
ngục trần gian”.Trước mắt chúng tôi
là những em nhỏ mắc bệnh nan y,
chưa đủ khôn lớn để hiểu về chứng
bệnh quái ác ấy, cha mẹ đành sống
với con chặng đường cuối. Trợ cấp
cho những gia đình khó khăn nhất,
mộtsốtiềnnhỏ,rờinơinày,chúngtôi
không khỏi băn khoăn: quả thật, sự
giúpđỡquánhỏnhoisovớinhữnggì
các em đang phải gánh chịu.
Kết hợp với Đoàn Thanh niên, Công
đoàncònvậnđộngđểtặng15chiếc
xe đạp cho học sinh nghèo huyện
Gò Quao (Kiên Giang) trong chương
trình “Tiếp bước đến trường”. Sống
giữa nơi thị thành, không biết đến
nơixaxôimàmuốnđếntrường,phải
vượtmấychụccâysốđườngdài,quả
thật, là điều thiếu sót. Hãy chia sẻ
niềm vui với các em khi được sở hữu
chiếc xe đạp, món quà quý giá, thỉnh
thoảng ẩn hiện trong giấc mơ.
Từ năm 2012 đến 2015, Chương
trình đã vận động được: 270.000.000
đồng với sự đóng góp của giảng
viên – nhân viên (GV – NV), cựu sinh
viên, một số nhà hảo tâm. Và được
sự giới thiệu của GV - NV trường, dựa
vào hoàn cảnh thực tế của một số cơ
sở, năm 2015, Công đoàn đã tổ chức
thăm, tặng quà cho trẻ tại Trung
tâm Nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật
GòVấp. Đa số trẻ nơi đây bị bại não
(mức độ nặng - nhẹ khác nhau) được
nuôidưỡng,chămsócchuđáodùcó
những trường hợp hầu như không
còn tri giác. Cuộc sống tạiTrung tâm
vẫn trôi qua từng ngày, hầu như
không có điểm chung với sự xô bồ,
tất bật thường nhật của chúng ta.
Hãy một lần đến đây…
Giáp Tết, chúng tôi đã đến tặng
quà cho đồng bào nghèo ở xã Tà
Thiết (Bình Phước), căn cứ địa năm
xưa. Đồng bào còn nghèo lắm, một
lần nữa, không cam lòng vì những
gì chúng ta làm được sao mà khiêm
tốn đến vậy!
Ngoài ra, tiền vận động được từ
chương trình còn được chia sẻ với
các GV - NV gặp khó khăn đột xuất.
Sự trợ giúp tuy không lớn nhưng thể
hiện được những tấm lòng Hoa Sen
và điều đó, khiến mái nhà Hoa Sen
thêm ấm áp, nghĩa tình.
Mongsaochươngtrình“Nốivòngtay
yêu thương”tiếp tục được duy trì và
phát triển để yêu thương được san
sẻ,hạnhphúcđượcđơmhoa,kếttrái.
HoànthànhđấugiákiếmNhậtThămTTBảotrợxãhộiChánhPhúHòaThămcácemnhỏtạiTTUngBướuTặngquàđồngbàonghèoTàThiết
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
37ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 37
Ban Tu thư Đại học Hoa Sen từ
ngày thành lập đã kết hợp song
song hoạt động xuất bản với
những buổi nói chuyện, hội thảo
hướng đến sinh viên và đông đảo
cộng đồng bên ngoài trường.
NHỮNGLỚPHỌC
NGOÀI GIỜ
NHỮNGLỚPHỌC
NGOÀI GIỜ
Nguyễn Minh Sơn
38 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
Nội dung của những buổi sinh hoạt này là
những vấn đề mà mọi người quan tâm hoặc
những vấn đề mới mẻ khơi gợi để tìm hiểu
thêm. Không quá phổ thông nhưng cũng
không quá hàn lâm. Và diễn giả là các học
giả, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà giáo uy tín
trong và ngoài nước.
Có thể nói các hoạt động này gần như một
hìnhthứcgiáodụckhaiphónghiệnđại(liberal
artseducation)nhằmthỏamãnsựhiếutricủa
mọi người.
Từbuổinóichuyệnvềnghệthuậtsắpđặtcủa
nghệ sĩ tiền phong Như Huy, câu chuyện“đồ
họa và truyền thông”của họa sĩ LaToànVinh,
đến câu chuyện điện ảnh của đạo diễn gạo
cộiViệtLinh;từbuổithuyếttrìnhcuốnhútcủa
nhà văn Nhật Chiêu về tác phẩm Rừng Na Uy
của nhà văn Nhật nổi tiếng Murakami được
chuyển thành phim, đến buổi nói chuyện
về niềm đam mê đọc sách của nhà văn best-
seller Nguyễn Nhật Ánh.
Bên cạnh việc cung cấp những tri thức kinh
điển, các buổi sinh hoạt còn hướng đến
những vấn đề có tính thời sự được chắt lọc
trong những cuốn sách hay.
NếuGiáosưtriếthọcdanhtiếngTrầnVănToàn
thầm thì nói về“Câu chuyện triết học”cao vời
và trừu tượng, thì nhà nghiên cứu Nguyễn
TiếnVăn nói về“Vẻ đẹp của ca daoViệt Nam”
gần gũi và sống động. Nếu Giáo sư Nguyễn
Thọ Nhân nói về những bí ẩn của nguyên
tử lực và các nhà máy nguyên tử, thì Tiến sĩ
Nguyễn Thị Từ Huy nói về những trang“tiểu
thuyếtmới”bíẩnkhôngkém.Bácsĩ–nhàthơ
Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ câu chuyện thực hành
“thiền” trong cuộc sống bận rộn; nhà văn
Nguyên Ngọc vàTiến sĩ BùiTrân Phượng đưa
người đọc trở lại với những bài học còn nóng
hổi của Phan ChuTrinh, NguyễnTrườngTộ…
Và còn rất nhiều khuôn mặt sáng giá tiêu
biểu trong học giới hải ngoại và Việt Nam đã
đến với sinh hoạt này của Ban Tu thư, có thể
kể: Tiến sĩ Phạm Văn Thuyết, Tiến sĩ Khương
Quang Đồng (Pháp),Tiến sĩTrần Hữu Quang,
GiáosưCaoHuyThuần,TiếnsĩNguyễnTường
Bách, nhà nghiên cứu BùiVăn Nam Sơn,Tiến
sĩ Hồ Đắc Túc, Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung,
dịch giả Phạm Viêm Phương, nhà văn – dịch
giả NguyễnVũ Hưng…
Nhưng đến với sinh hoạt này không chỉ có
những tên tuổi lừng lẫy như nhà thiên văn
nổitiếngthếgiớiTrịnhXuânThuận,màcòncó
những người bình thường, như chàng thanh
niên Mỹ vừa mới rời khỏi trường Đại học,
JaredPeterRoehrig;đơngiảnlàvìcâuchuyện
của Jared rất hấp dẫn, và có nhiều sinh viên
muốn lắng nghe.
Trong hàng ghế của cử tọa, ngày càng có
nhiều khuôn mặt người có tuổi; họ đến
thường xuyên như tham dự những buổi học
phichínhquy.Vâng,nếutổchứctốttheomột
cách nào đó, các buổi sinh hoạt như thế này
sẽ trở thành những lớp học đại học ngoài giờ
dành cho tất cả mọi người.
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
39ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 39
Là một trong những trường tư
thục tiên phong với triết lý đào
tạo lấy người học làm trung tâm,
nhằmđemđếnnguồnnhânlựccó
chấtlượng,đápứngđượcnhucầu
của xã hội, Đại học Hoa Sen từng
bước, đã đạt được thành công
nhất định sau gần 25 năm thành
lập. Bên cạnh việc giảng dạy, nhà
trường còn thường xuyên tổ chức
các chương trình vì cộng đồng
với các hoạt động thiện nguyện
nhằm kết nối các thành viên của
trường cũng như thực hiện trách
nhiệm của trường đối với xã hội,
đúng như mục tiêu mà trường đã
đề ra từ khi thành lập.
Có thể nói tinh thần“tương thân
tương ái”ấy đã làm nên một hình
ảnh Hoa Sen ngát hương trong
suốt vòng quay của bốn mùa từ
gần một phần tư thế kỷ qua.
HOA SEN
BỐN MÙA NGÁT HƯƠNG
Trần Hà Phương Thảo
40 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
Những hình ảnh đẹp về mùa xuân trong tâm
trí các thành viên Hoa Sen từ nhiều năm qua
chínhlàdấuấnvề“Câymùaxuân”ngậptràn
hạnhphúctạinhữngvùngđấtcònnhiềukhó
khăn và thiếu thốn. Mỗi dịp xuân về, “Cây
mùaxuân”donhómTìnhthươngcủatrường
ĐH Hoa Sen phát động luôn nhận được rất
nhiều sự ủng hộ của Ban Giám Hiệu, giảng
viên, nhân viên và cả các bạn sinh viên, đã
đem đến những tiếng cười hạnh phúc cho
cácmảnhđờibấthạnh.Địađiểmmớinhấtmà
“Câymùaxuân”HoaSendừngchânlạichính
là trường Tiểu học Tân Phong (xã Tân Phong,
huyện Thành Phú, tỉnh Bến Tre) vào ngày
07/02/2015 vừa qua. Tại đây, một buổi biểu
diễnvănnghệấmápđãdiễnra,đemđếncho
cácemnhỏnhữngtiếngcườihồnnhiêncũng
như những món quà tinh thần ý nghĩa.
Mùa xuân cũng là thời điểm những sinh viên
Hoa Sen khởi động chương trình “XuânBiên
giới, Xuân tình nguyện” để đem không
khí vui tươi khi Tết đến, xuân về cho những
mái ấm, nhà mở… Trong năm 2015, từ ngày
19/01/2015, Chiến dịch Xuân tình nguyện
của sinh viên Đại học Hoa Sen đã trải dài
trên nhiều địa bàn trong Thành phố Hồ Chí
Minh, tại các huyện ngoại thành: Củ Chi, Bình
Chánh, Hóc Môn và tại các tỉnh: Long An, Bến
Tre và mang đến bao hạnh phúc cho người
được trao yêu thương và người được sẻ chia
cũng thấy ấm lòng.
Bên cạnh đó, từ năm 2013, Công đoàn cũng
đã tổ chức chương trình “Nối vòng tay yêu
thương”vớinhiềuhìnhthứcđểvậnđộngGV
- NV đóng góp gây quỹ để thực hiện một số
hoạtđộngthiệnnguyện.Côngđoànđãthăm
Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa(Bến
Cát,BìnhDương),xãThạnhPhú(BếnTre),Khoa
NhiTrungtâmUngBướu(TP.HCM),Trungtâm
nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật GòVấp, Xã Lộc
Thịnh (LộcNinh,BìnhPhước). Mỗi năm, số tiền
được vận động đều tăng, chương trình được
tổ chức với diện rộng hơn.
Chúng tôi tin rằng, trong những mùa xuân
tiếp theo, vẫn sẽ có, ngày càng nhiều hơn,
những thành viên khoác trên mình chiếc áo
Hoa Sen để tiếp tục“trồng”những“Cây mùa
xuân”, đến với những mảnh đời bất hạnh để
mangtìnhyêuthươngsansẻvớicộngđồng–
nơi cần lắm những tấm lòng và ân tình.
XUÂN ĐẾN ...
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
41ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 41
Mỗi khi mùa hè đến thì cũng là thời điểm
những chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh
của Hoa Sen lên đường đến các mặt trận nơi
xa xôi, còn khó khăn để giúp đỡ và trao tặng
những tình cảm chân thành. Có thể nói, với
chiếnsĩMùahèxanhHoaSenthìcứmỗichiến
dịch trôi qua, các bạn lại có dịp được trau dồi
nhiều kỹ năng sống quý báu. Từ đó, các bạn
trưởngthànhhơn,biếtsẻchianhiềuhơn,biết
bỏ bớt tính ích kỷ từ “cái tôi” để hướng đến
“cái chung”. Những hoạt động thường thấy
trong mỗi chiến dịch Mùa hè xanh là chung
tay xây dựng nông thôn mới, trồng cây xanh,
tu sửa đường sá, viếng thăm và tặng quà cho
các gia đình chính sách, mở các lớp học tình
thương cho trẻ em nghèo có cơ hội được
trau dồi tiếng Anh, vi tính, được đến với ánh
sáng của tri thức…Trong năm 2014 vừa qua,
chiến dịch được thực hiện tại 03 mặt trận:
huyện Hóc Môn – TP.HCM, huyện Gò Quao –
tỉnh Kiên Giang và mặt trận quốc tế là nước
CHDCND Lào với sự tham gia của hơn 200
sinh viên, trong đó có 80 sinh viên thuộc các
đội hình thường trực. Đây chính là những tín
hiệu đầy lạc quan, một minh chứng về cách
sốngđẹpcủasinhviên,biếtchấpnhậnđiđến
vùngsâu,vùngxađểchiasẻcùngcộngđồng,
thể hiện“tinh thần trách nhiệm”– một trong
bảy giá trị cốt lõi mà Đại học Hoa Sen luôn
hướng đến.
Mùa thu đến cũng là lúc năm học mới của
trường Đại học Hoa Sen bắt đầu. Thời điểm
này diễn ra lễ trao học bổng dành cho
những tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
hoặc các bạn trẻ tài năng đã xuất sắc vượt
qua vòng sơ tuyển học bổng, có kết quả thi
tuyển Đại học thỏa được điều kiện của nhà
trường cũng như tin tưởng chọn lựa Hoa Sen
là nơi chắp cánh ước mơ tương lai của mình.
Mỗi mùa thu đi qua, Đại học Hoa Sen đã ươm
mầm thêm nhiều cánh sen thơm ngát để
những đóa hoa nhỏ bé đó có thể mạnh mẽ
tỏa hương, kể cả khi phải vượt qua những
khókhăn,nhọcnhằn.Tronglễkhaigiảngnăm
2014, Đại học Hoa Sen đã trao 107 suất học
động trị giá hơn 6 tỷ đồng dành cho những
HẠVỀ ...
THU QUA ...
42 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
tài năng Hoa Sen cũng như những sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn mới trúng tuyển.
Theo thống kê từ Hội đồng xét duyệt học
bổng thì đã có 14 suất học bổng Vượt khó
(trịgiá35triệuđồng),73họcbổngKhuyếnhọc
(trịgiá35triệuđồng) và 20 học bổngTài năng
(trịgiátừ50đến200triệuđồng) được trao cho
các bạnTân sinh viên.
Mỗi mùa thu khép lại, Ban Giám hiệu và toàn
thể giảng viên Đại học Hoa Sen lại hân hoan
chào đón hàng ngàn sinh viên đến từ mọi
miền đất nước đến nhập học và trải nghiệm
môitrườnghọctậpchấtlượngtừnhàtrường.
Và trong số đó, có hàng trăm sinh viên đã và
sẽ nhận được những hỗ trợ vật chất quý báu
từ Đại học Hoa Sen để có thể luôn vươn lên,
vượt qua những nghịch cảnh khó khăn nhất
để học hỏi được những kiến thức, kỹ năng
cần thiết và biết sống đàng hoàng, tử tế, tỏa
hương như kỳ vọng của đội ngũ sư phạm
trường Đại học Hoa Sen.
Mùa đông dường như không được nhận
biết rõ ràng tại miền Nam, ngoại trừ những
buổi, thỉnh thoảng, khí trời hơi se lạnh dịp
cuối năm. Nhưng ở Hoa Sen, mùa đông lại
ấm áp với không khí khẩn trương của những
buổi hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, của
những buổi sáng tất bật mà giảng viên, nhân
viên từ nhiều phòng ban khác nhau hối hả
trên những tuyến đường khắp thành phố
đến với các trường THPT. Cũng có khi phải
vượt đường xa, đến các tỉnh thành lân cận,
gặp gỡ các bạn trẻ lớp 12 đang khao khát
tìm kiếm môi trường học tập phù hợp tại các
trường Đại học, Cao đẳng. Với những thành
viên Hoa Sen, chúng tôi gọi đó là “Công tác
hướng nghiệp”, là hoạt động xã hội thường
niên của nhà trường nhằm giới thiệu những
định hướng ngành nghề cho các học sinh
trườngTHPT.
Song song với chuỗi hoạt động này còn có
“Campustour”(đưahọcsinhtrườngTHPTđến
tham quan và tìm hiểu môi trường học tập tại
trụ sở chính 08 Nguyễn Văn Tráng, Q1, TPHCM)
và chương trình “Kết nối mùa xuân”(tổchức
chocựuhọcsinhvềthămtrườngcũ,kếtnốigiữa
ĐÔNG SANG ...
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
43ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 43
trườngTHPTvàĐHHoaSen,đồngthờigiớithiệu
những thông tin mới nhất về tuyển sinh, chính
sách học bổng của nhà trường trong năm học
mới…).
Cứ như thế, mỗi năm trôi qua với vòng tuần
hoàn của thời gian, Hoa Sen lại tỏa hương
thơm ngát đến cộng đồng, đến những vùng
miền khó khăn, đến những mảnh đời bất
hạnh.Nhữnghoạtđộngnàyđãtạosựgắnkết
giữacácthànhviêntrongnhàtrườngđểcùng
nhau sống nhân ái, biết đồng cảm, và sẻ chia
với mọi người xung quanh.
Không chỉ dừng lại đó, nhà trường còn
thườngxuyêntổchứcnhữnghoạtđộngkhác
cũngnhằmphụcvụcộngđồng.Mộttrongsố
đó phải kể đến những buổi chiếu phim được
tổ chức vào chiều thứ sáu hàng tuần tại Hội
trường Charlie Charpin (phòng 204, cơ sở 08
Nguyễn Văn Tráng, Q1, TPHCM) phục vụ nhu
cầu giải trí, tìm hiểu thông tin của các “tín
đồ màn ảnh nhỏ”. Chương trình nêu trên là
hoạt động mang tên Art House Cine – HSU,
được chính thức triển khai từ tháng 12/2014.
Nguồn phim được chiếu chủ yếu từ sưu tầm,
một số phim khó tìm trên mạng như phim
tài liệu: Hậu trường phim Cuốn theo chiều
gió, hay các phim của đạo diễn Yasujirō Ozu,
các phim nóng hổi mới đạt giải Oscar… Sau
mỗi buổi chiếu, Art House Cine – HSU có thảo
luận về bộ phim cùng khán giả, hoạt động
tương tác này đã tạo nên dấu ấn riêng của
Art House Cine – HSU và nhận được sự ủng
hộ hết sức nhiệt tình của quý vị khán giả. Từ
tháng 3/2015, Art House Cine – HSU tiếp tục
giới thiệu đến khán giả chuyên đề “Từ văn
họcđếnđiệnảnh”.Hoạt động chuyên đề này
nhằm khuyến khích khán giả đến với văn hóa
đọc, tìm hiểu và trao đổi sách hay đồng thời
giới thiệu đến khán giả những tác phẩm văn
học hay đã được chuyển thể thành phim, sẽ
diễnramỗithángmộtlầnvàotuầncuốicùng
của tháng. Chuyên đề này gồm 2 nội dung:
phần một: giao lưu với nhà văn/ nhà nghiên
cứu/ dịch giả… về tác phẩm văn học đã được
chuyển thể thành phim; phần hai: xem phim
cũng như thảo luận/ trao đổi thông tin về bộ
phim giữa Art House Cine – HSU và khán giả.
Những hoạt động kể trên đã phần nào khắc
họa được hình ảnh một Đại học Hoa Sen
đang nỗ lực phục vụ cộng đồng, theo đúng
mục tiêu hoạt động của trường, đồng thời
khẳng định: trường đã được khai sinh từ
cộng đồng và hiện tại, vẫn tiếp tục thực
hiện sứ mệnh vì cộng đồng mà tồn tại và
phát triển.
44 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
“Conchờchút,cáimáychúchậmlắm,tạinócũquárồi!”, chú Hai
nhắctôivìthấytôicóvẻnóngruộtkhingồichờmáykhởiđộng.
Trong chuyến đi công tác về vùng quê miền Trung mùa nắng,
tôi mới được tận hưởng cái cảm giác thoải mái khi được bước
vào văn phòng sau gần một ngày ròng rã đi liên tục 40 km để
thăm các gia đình. Mùa khô là thế, cái nắng rát da người, cái gió
khô gắt làm con người chùn chân khi muốn ra đường. Nhất là
khi đã quen nơi thị thành, ở trong nhà hoặc ngồi văn phòng
với máy lạnh thật thỏa mái. Vậy mà, nơi đây, dù thời tiết khắc
nghiệtnhưngngườidânvẫnphảirađồng,leonúiđểkiếmsống.
Venbênđường,câycỏkhôhéovìthiếunước.Nhữngcâycổthụ
cũng xơ xác không đủ tỏa bóng cho người dân ghé nghỉ chân.
Thế nhưng trên đồng ruộng, người nông dân vẫn cần mẫn.
Mùa nắng đã vậy nhưng đến mùa mưa thì thật khủng khiếp.
Mưa rỉ rả có, bão bùng cũng có, những năm mưa liên tục suốt 3
tháng mùa đông. Dù gần núi nhưng lượng mưa quá lớn cũng
làmdòngkênh,consôngnướcdângcao.Thủyđiệncũngkhông
chịu đựng nổi, xả lũ. Thế là cả vùng quê nghèo được bù lại cái
nóng, rát bằng một màu nước trắng xóa không còn thấy ruộng
đồng. Nước ngập hết hoa màu, có khi nhấn chìm cả những nhà
dân. Cái vết nước ố hằn lại trên tường tạo những đường vằn
minhchứng,nămsau,tiếptụcquaylạitạonênnhữngbứctranh
tự nhiên khó tả.
CHUYÊN ĐỀ HOA SEN
45ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 45
Trần Thị Mỹ Quyên
CÂU CHUYỆN
1O CHIẾC MÁYTÍNH
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015

Contenu connexe

Tendances

Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu TriBản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu TriHoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm Hoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa SenBản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa SenHoa Sen University
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Hoa Sen University
 
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Hoa Sen University
 
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day banTom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day banPhạm Minh Ngọc Hà
 
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp Hoa Sen University
 
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đứcLàm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đứccamnanggiaoduc
 
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phụcNhững thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phụcAlynk Chan
 
Truong thanh-cung-con-be-gai-hanh-phuc
Truong thanh-cung-con-be-gai-hanh-phucTruong thanh-cung-con-be-gai-hanh-phuc
Truong thanh-cung-con-be-gai-hanh-phucHà Thu
 
Lam cha me cung can phai hoc
Lam cha me cung can phai hocLam cha me cung can phai hoc
Lam cha me cung can phai hocLe Thi
 
Thien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-nao
Thien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-naoThien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-nao
Thien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-naoHà Thu
 
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-somTong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-somHà Thu
 
Nhung quy-tac-lam-cha-me
Nhung quy-tac-lam-cha-meNhung quy-tac-lam-cha-me
Nhung quy-tac-lam-cha-meHà Thu
 
Nguoi gioi ko boi hoc nhieu
Nguoi gioi ko boi hoc nhieuNguoi gioi ko boi hoc nhieu
Nguoi gioi ko boi hoc nhieuLee Cường
 
Người giỏi không bởi học nhiều
Người giỏi không bởi học nhiềuNgười giỏi không bởi học nhiều
Người giỏi không bởi học nhiềuHải Finiks Huỳnh
 
Xu ly cac tinh huong su pham
Xu ly cac tinh huong su phamXu ly cac tinh huong su pham
Xu ly cac tinh huong su phamCorn Quỳnh
 

Tendances (19)

Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11
 
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu TriBản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
 
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
 
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa SenBản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
 
Giao tiếp kinh doanh
Giao tiếp kinh doanhGiao tiếp kinh doanh
Giao tiếp kinh doanh
 
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
 
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day banTom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
 
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
 
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đứcLàm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
 
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phụcNhững thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
 
Truong thanh-cung-con-be-gai-hanh-phuc
Truong thanh-cung-con-be-gai-hanh-phucTruong thanh-cung-con-be-gai-hanh-phuc
Truong thanh-cung-con-be-gai-hanh-phuc
 
Lam cha me cung can phai hoc
Lam cha me cung can phai hocLam cha me cung can phai hoc
Lam cha me cung can phai hoc
 
Thien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-nao
Thien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-naoThien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-nao
Thien tai-duoc-dao-luyen-nhu-the-nao
 
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-somTong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
 
Nhung quy-tac-lam-cha-me
Nhung quy-tac-lam-cha-meNhung quy-tac-lam-cha-me
Nhung quy-tac-lam-cha-me
 
Nguoi gioi ko boi hoc nhieu
Nguoi gioi ko boi hoc nhieuNguoi gioi ko boi hoc nhieu
Nguoi gioi ko boi hoc nhieu
 
Người giỏi không bởi học nhiều
Người giỏi không bởi học nhiềuNgười giỏi không bởi học nhiều
Người giỏi không bởi học nhiều
 
Xu ly cac tinh huong su pham
Xu ly cac tinh huong su phamXu ly cac tinh huong su pham
Xu ly cac tinh huong su pham
 

En vedette

Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen Hoa Sen University
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Hoa Sen University
 
5 Worst States for Identity Theft
5 Worst States for Identity Theft5 Worst States for Identity Theft
5 Worst States for Identity TheftIDT911
 
[+57] Creative Colombia
[+57] Creative Colombia[+57] Creative Colombia
[+57] Creative Colombiafegome1
 
Strategies for Taking Charge of Your Law Practice
Strategies for Taking Charge of Your Law PracticeStrategies for Taking Charge of Your Law Practice
Strategies for Taking Charge of Your Law PracticeCynthia Sharp
 
Bright Colors of Autumn paintings
Bright Colors of Autumn paintingsBright Colors of Autumn paintings
Bright Colors of Autumn paintingsMakala (D)
 
Secundaria 1-mayo-unidad
Secundaria 1-mayo-unidadSecundaria 1-mayo-unidad
Secundaria 1-mayo-unidadJose Velasquez
 
Dasgupta - DIA EudraVigilance Day London
Dasgupta - DIA EudraVigilance Day LondonDasgupta - DIA EudraVigilance Day London
Dasgupta - DIA EudraVigilance Day LondonNabarun Dasgupta
 
No Fly Slides V2 4[1]
No Fly Slides V2 4[1]No Fly Slides V2 4[1]
No Fly Slides V2 4[1]No Fly Zonett
 
Ar presentation
Ar presentationAr presentation
Ar presentationFa Ya
 
Lançamento da Pre-candidatura de Yolanda Braconnot
Lançamento da Pre-candidatura de Yolanda Braconnot Lançamento da Pre-candidatura de Yolanda Braconnot
Lançamento da Pre-candidatura de Yolanda Braconnot Sandra Braconnot
 
Technologies
TechnologiesTechnologies
Technologiesshipdidly
 

En vedette (14)

Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
 
Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
 
5 Worst States for Identity Theft
5 Worst States for Identity Theft5 Worst States for Identity Theft
5 Worst States for Identity Theft
 
[+57] Creative Colombia
[+57] Creative Colombia[+57] Creative Colombia
[+57] Creative Colombia
 
Strategies for Taking Charge of Your Law Practice
Strategies for Taking Charge of Your Law PracticeStrategies for Taking Charge of Your Law Practice
Strategies for Taking Charge of Your Law Practice
 
Bright Colors of Autumn paintings
Bright Colors of Autumn paintingsBright Colors of Autumn paintings
Bright Colors of Autumn paintings
 
Secundaria 1-mayo-unidad
Secundaria 1-mayo-unidadSecundaria 1-mayo-unidad
Secundaria 1-mayo-unidad
 
Dasgupta - DIA EudraVigilance Day London
Dasgupta - DIA EudraVigilance Day LondonDasgupta - DIA EudraVigilance Day London
Dasgupta - DIA EudraVigilance Day London
 
No Fly Slides V2 4[1]
No Fly Slides V2 4[1]No Fly Slides V2 4[1]
No Fly Slides V2 4[1]
 
Ar presentation
Ar presentationAr presentation
Ar presentation
 
Flores Sendo na Crise
Flores Sendo na CriseFlores Sendo na Crise
Flores Sendo na Crise
 
Lançamento da Pre-candidatura de Yolanda Braconnot
Lançamento da Pre-candidatura de Yolanda Braconnot Lançamento da Pre-candidatura de Yolanda Braconnot
Lançamento da Pre-candidatura de Yolanda Braconnot
 
Technologies
TechnologiesTechnologies
Technologies
 

Similaire à Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015

Tuan Tin Cong Dong So 8
Tuan Tin Cong Dong So 8Tuan Tin Cong Dong So 8
Tuan Tin Cong Dong So 8hungdh2
 
Tuan Tin Cong Dong So 8
Tuan Tin Cong Dong So 8Tuan Tin Cong Dong So 8
Tuan Tin Cong Dong So 8hungdh2
 
Tuan Tin Cong Dong So 8
Tuan Tin Cong Dong So 8Tuan Tin Cong Dong So 8
Tuan Tin Cong Dong So 8hungdh2
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
2. bao cao hoi thao clb siyb
2. bao cao hoi thao clb siyb2. bao cao hoi thao clb siyb
2. bao cao hoi thao clb siybkhanh-itims
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
 Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ... Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...hieu anh
 
Quyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngYhoccongdong.com
 
Salt Cancer Initiative - Annual report 2019
Salt Cancer Initiative - Annual report 2019Salt Cancer Initiative - Annual report 2019
Salt Cancer Initiative - Annual report 2019Hien Mi Nguyen
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similaire à Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015 (20)

Tuan Tin Cong Dong So 8
Tuan Tin Cong Dong So 8Tuan Tin Cong Dong So 8
Tuan Tin Cong Dong So 8
 
Tuan Tin Cong Dong So 8
Tuan Tin Cong Dong So 8Tuan Tin Cong Dong So 8
Tuan Tin Cong Dong So 8
 
Tuan Tin Cong Dong So 8
Tuan Tin Cong Dong So 8Tuan Tin Cong Dong So 8
Tuan Tin Cong Dong So 8
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
2. bao cao hoi thao clb siyb
2. bao cao hoi thao clb siyb2. bao cao hoi thao clb siyb
2. bao cao hoi thao clb siyb
 
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đKhắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOTĐề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
 
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm nonLV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
 Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ... Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
 
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
 
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAYĐề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
 
Quyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Salt Cancer Initiative - Annual report 2019
Salt Cancer Initiative - Annual report 2019Salt Cancer Initiative - Annual report 2019
Salt Cancer Initiative - Annual report 2019
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...
 

Plus de Hoa Sen University

Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016Hoa Sen University
 
Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1Hoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghềBản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghềHoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châuBản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châuHoa Sen University
 
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa SenHướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa SenHoa Sen University
 
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 FullCẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 FullHoa Sen University
 
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa SenSổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa SenHoa Sen University
 
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011Hoa Sen University
 

Plus de Hoa Sen University (9)

Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
 
Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1
 
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghềBản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
 
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châuBản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
 
Cẩm nang tuyển sinh 2012
Cẩm nang tuyển sinh 2012Cẩm nang tuyển sinh 2012
Cẩm nang tuyển sinh 2012
 
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa SenHướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
 
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 FullCẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
 
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa SenSổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
 
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
 

Dernier

IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (17)

IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 

Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015

  • 1. THÁNG 5/2O15 HOA SEN với cộng đồng NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨCw w w.hoasen.edu.vn
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHUYÊN MỤC HẠNH PHÚC SẺ CHIA 5 CÁCH PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 6 SỰ KHIẾM KHUYẾT CỦA XÃ HỘI VÀ GIÁ TRỊ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 8 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG TÁC TỪ THIỆN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI 10 TẢN MẠN VỀ HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI TRƯỜNG ĐH HOA SEN 13 TÔI ĐÃ “LỚN LÊN”TRONG TÌNH THƯƠNG YÊU CỦA CỘNG ĐỒNG THẾ NÀO? 18 ĐẾN VỚI CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỂ ... 20 LÀM NGƯỜI KHÁC CƯỜI, TA SẼ VUI... 22 ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG 24 CƠ DUYÊN VÀ ĐAM MÊ CÔNG TÁC XÃ HỘI 27 ĐẠI HỌC HOA SEN ỦNG HỘ CHƯƠNG TRÌNH “NGHĨA TÌNH HOÀNG SA, TRƯỜNG SA” 31 CHUYÊN MỤC ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 33 HOA SEN TIẾP BƯỚC TƯƠNG LAI 34 MỘT CHƯƠNG TRÌNH VẠN TÌNH YÊU THƯƠNG 36 NHỮNG LỚP HỌC NGOÀI GIỜ 38 HOA SEN BỐN MÙA NGÁT HƯƠNG 40 CÂU CHUYỆN 1O CHIẾC MÁY TÍNH 45 DỰ ÁN ƯƠM MẦM TRI THỨC 48 CHUYÊN MỤC NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 51 PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG - NHỮNG CUNG BẬC CẢM XÚC 52 CHƯƠNG TRÌNH “KẾT NỐI MÙA XUÂN” 57 HÀNH TRANG YÊU THƯƠNG CỦA TUỔI ĐÔI MƯƠI 60 NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 62 “KÝ SỰ” NẤU BÁNH CHƯNG 64 ĐÃ CÓ MỘT CHUYẾN VIẾNG THĂM 67 MỘT MÙA HÈ QUA - MỘT MÙA TA KHÔN LỚN 68 NHẬT KÝ... CHIA SẺ TÌNH NGƯỜI 70 TÔI ĐI DẠY HỌC 75 HOÀI NIỆM XUÂN BIÊN GIỚI 77 HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 65 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội ĐT: 04. 3 926 0024 - Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com CHUYÊN ĐỀ HOA SEN THÁNG 5/2015 Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮC Biên tập: BÙI TRÂN THÚY - TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢO - NGUYỄN THẾ VINH Vẽ bìa & Trình bày: TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT Sửa bản in: TRẦN THÙY TRANG In 2500 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc. Số ĐKKHXB : 1120 - 2015 /CXBIPH/20 - 26/HĐ. In xong nộp lưu chiểu Quý II năm 2015.
  • 3. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 3HẠNH PHÚC SẺ CHIA 3 Ngay từ khi thành lập, với định hướng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, Hoa Sen đã xác định rõ trách nhiệm của mình là phục vụ cộng đồng, bao gồm việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển, từng giai đoạn, cách tổ chức, nội dung chương trình tuy có khác nhau nhưng Hoa Sen vẫn kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục tiêu này, ưu tiên hàng đầu cho việc thực hiện trách nhiệm của một trường Đại học với xã hội. Trong chuyên đề “Hoa Sen với cộng đồng”, Ban Biên tập mong muốn giới thiệu những chương trình, những hoạt động được duy trì từ nhiều năm nay của Hoa Sen nhằm mục đích phục vụ cộng đồng, dành cho những đối tượng với mục tiêu cụ thể. Đặc biệt, trong năm 2015, là sự ra đời của Trung tâm Phục vụ cộng đồng (Service Learning), lần đầu xuất hiện tại một trường Đại học ở Việt Nam. “Cộng đồng” là một khái niệm không xa lạ lắm với mọi người, gần đây thấy xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tuy nhiên, hiểu để biết cách hỗ trợ cộng đồng sao cho hiệu quả là một vấn đề khác, rất đáng được bàn bạc, đặc biệt là trong môi trường Đại học. LỜI MỞ ĐẦU
  • 4. 4 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 Ban Biên tập cũng mong muốn giới thiệu với bạn đọc những suy nghĩ của đội ngũ Hoa Sen khi tổ chức, tham gia các hoạt động cộng đồng. Những hoạt động ấy không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ người nghèo khó mà còn mang ý nghĩa chung tay giải quyết những khó khăn của cộng đồng với tiêu chí của Hoa Sen là: đến với đúng người cần hỗ trợ với mong muốn giúp họ thoát nghèo, có được nghề nghiệp ổn định chứ không phải chỉ là “đói thì ăn, khát phải uống”. Từ những đóng góp ấy, người ta sẽ trưởng thành hơn, cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc khi được giúp đỡ người khác để hiểu rằng, chúng ta hãy sáng suốt lựa chọn để sống một cuộc đời đáng sống, có bạn, có tôi, có tất cả chúng ta, thành viên của những cộng đồng xa, gần, lớn, nhỏ. Điều này cần được lan tỏa và chúng ta chính là những người phải làm công việc ấy. Xin mời bạn đọc thưởng thức những bài viết, những trang nhật ký chứa chan tình người, đậm giá trị nhân văn của giảng viên, nhân viên, sinh viên – những người lần đầu tham gia hoạt động cộng đồng - bên cạnh những người đã tham gia từ lâu và với họ, hoạt động cộng đồng đã trở thành duyên nghiệp. Xã hội cần lắm những bàn tay, những tấm lòng, hãy đồng hành cùng chúng tôi trong các chương trình “Hoa Sen với cộng đồng”. Ban Biên tập
  • 5. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 5HẠNH PHÚC SẺ CHIA 5 HẠNH PHÚC SẺ CHIA Khi suy nghĩ cũng như tham gia các hoạt động cộng đồng, mỗi cá nhân/ tổ chức có thể theo đuổi những mục đích và chọn những phương tiện khác nhau. Trong chuyên mục này, Ban Biên tập mongmuốngiớithiệuvớibạnđọc quanđiểmcủanhiềutácgiả(trong và ngoài trường), tựu trung, vẫn là những suy nghĩ tích cực về sự chia sẻ với cộng đồng để giúp cải thiện những yếu kém, giải quyết những khó khăn, không đơn thuần chỉ là những hỗ trợ khi xã hội cần mà đáng quan tâm hơn hết, là sự thay đổi,trưởngthànhtrongnhậnthức, dẫn dắt chúng ta đến những việc làm hữu ích cho cộng đồng. CHUYÊN MỤC
  • 6. 6 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 HỌCCÁCH PHỤCVỤ CỘNG ĐỒNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Trần Hà Phương Thảo (Tổng hợp) Được biết, Service Learning đã phát triển tại Mỹ trong những năm1970-1990nhằmnângcaochấtlượngcácchươngtrình tình nguyện của học sinh, sinh viên; đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy trong bậc Đại học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Hiện nay mô hình này đã nhận được sự quan tâm, ứng dụng và đầu tư lớn từ các trường Đại học trên thế giới tiêu biểu như Đại học California State Fullerton, Duke University, Stanford University, Hong Kong Polytechnic University… Riêng tại Việt Nam, Trung tâm Service Learning tại Đại học Hoa Sen là trung tâm đầu tiên được thành lập với nhiệm vụ chuyên trách phát triển và đẩy mạnh mô hình Service Learning vào các môn học, các ngành học tại Hoa Sen. Có thể nói, việc xây dựng và phát triển mô hình Service Learning đồng nhất với tầm nhìn và sứ mệnh của Đại học Hoa Sen. Service Learning mang thế giới thực đến lớp học cho sinh viên và mang sinh viên ra ngoài đời để vận dụng kiến thức đã được học. Bên cạnh đó, mô hình cũng giúp sinh viên có trải nghiệm độc đáo, cảm thấy hào hứng với việc học hơn, từ đó có thể phát triển tri thức, kỹ năng, ngoại ngữ và nhân cách một cách đầy đủ. Vào ngày 3/3/2015, Đại học Hoa Sen đã thành lập Trung tâm Học tập thông qua phục vụ cộng đồng, hay còn gọi là Trung tâm Service Learning. Đây là một mô hình hoàn toàn mới trong hệ thống giáo dục đại học tạiViệt Nam bởi lẽ nó cung cấp cho sinh viên cơ hội được áp dụng những kiến thức từ lớp học để hỗ trợ giải quyết những vấn đề của địa phươngkhókhăn,nhữngcộngđồngyếuthếtrongxãhội,từđógópphần vào sự thay đổi lớn cho cộng đồng.
  • 7. Center for Service Learning CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 7HẠNH PHÚC SẺ CHIA 7 Trung tâm Service Learning sẽ góp phần thúc đẩy việc phát triển mô hình Service LearningtạiViệtNamthôngquaviệctổchức nhiều buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và nghiên cứu về mô hình cho các trường Đại học khác, với các chuyên gia Service Learning từ các nước bạn.Với cam kết phục vụ cộng đồng, Đại học Hoa Sen đã đồng ý đầu tư 100 triệu đồng cho ít nhất 5 môn học và đề án theo mô hình Service Learning tại bốn Khoa đào tạo của trường. Ngoài ra, Trung tâm sẽ kêu gọi thêm nguồn hỗ trợ bên ngoài là 50 triệu đồng. Như vậy, mỗi một đề án sẽ nhận hỗ trợ 30 triệu đồng để triển khai. Một số dự án nằm trong kế hoạch như: nghiên cứu ứng dụng công nghệ biogas chocáchộchănnuôitạitỉnhBếnTrecủakhoa Khoa học và Công nghệ; thiết kế hỗ trợ bao bì, thương hiệu về Trà, sản xuất bởi tổ chức DOCH - Tổ chức Người câm điếc Thành phố HồChíMinhcủakhoaĐàotạoChuyênnghiệp; nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững, du lịchhomestaychoxãTàNung,tỉnhLâmĐồng củakhoaNgônngữvàVănhóahọc. Ngoài ra, Trung tâm sẽ triển khai một số hoạt động nhằm liên kết cộng đồng với nhà trường như tổ chức hội thảo“Học dấn thân”giớithiệuvềmôhìnhServiceLearning và Hội chợ cộng đồng lần thứ 1 được tổ chức vào ngày 9 tháng 4 vừa qua tại Đại học Hoa Sen (cơ sở Nguyễn Văn Tráng, quận 1) với sự tham gia của 10 tổ chức xã hội, đang thựchiệncácchươngtrìnhcộngđồngvàcác dự án xã hội ý nghĩa. Đặc biệt,Trung tâm sẽ luôn phối hợp với các trường Đại học Quốc tếtrongviệctriểnkhaicáchoạtđộngService Learning tại Việt Nam, với sự tham gia của sinh viên hai nước. Một số hoạt động của Trung tâm Service Learning (Ảnh do Phạm Văn Anh - Giám đốc Trung tâmServiceLearningcungcấp)
  • 8. 8 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 SỰ KHIẾM KHUYẾT CỦA XÃ HỘI VÀ GIÁTRỊ CỦAGIÁODỤCĐẠIHỌC TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan Mọixãhộiđềukhônghoànhảovìnhiềulýdokhácnhau.Sự không hoàn hảo có thể có nguồn gốc từ những thiết chế và định chế mà Nhà nước (State) đặt ra để quản lý người dân. Sựkhônghoànhảocủamộtxãhộicòncóthểdonhữngđiều kiện thiên nhiên (natural endowment) mà xã hội đó phải chấpnhận.Vídụ:mộtquốcgiacónhiềumỏdầuhỏakếthợp vớiđịnhchếchophépngườidânsốngxahoabằngtiềnbán dầu của chính phủ dẫn đến sự ỷ lại của người dân. Sự không hoàn hảo dĩ nhiên còn đến từ những điều kiện văn hóa truyền thống (social endowment) mà mọi thành viên trong xã hội phải chịu.Ví dụ: một xã hội có truyền thống văn hóa bị người ngoài xem là man rợ.Và sự không hoàn hảo còn có thể xuất phát từ chính sự không hoàn hảo của con người. Ở Việt Nam, sự không hoàn hảo hay khiếm khuyết này đến từ nhiều lý do khác nhau và nguyên nhân của nó vẫn đang được tranh luận hàng ngày. Sự khiếm khuyết được thể hiện ở nhiều góc cạnh của cuộc sống mà nhiều người có thể nhận ra nhưng khôngphảiaicũngnhanhchóngnhậnthấysựkhiếmkhuyếtấy. Sự thiếu lòng tin trong xã hộiViệt Nam, vốn là một yếu tố quan trọng tạo nên sự gắn bó và sự phát triển của bất kỳ xã hội nào, là một ví dụ khá rõ để minh họa điều này. Không phải tất cả mọi người đều nhận ra hay đồng ý với nhau rằng người Việt không có sự tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên, trong cácsựkiệnliênquanđếnquyhoạchđấtởnhiềuthànhphốkhác nhau,hayquyhoạchcâyxanhởHàNội,đasốnhữngngườitham
  • 9. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 9HẠNH PHÚC SẺ CHIA 9 giavàocuộctranhluậnhayđứngngoàiquan sát đều có thể đồng ý rằng yếu tố tin cậy vào một người hay nhóm người là một trong những nguyên nhân gây ra tranh luận. Khi quan sát ngôn ngữ sử dụng của các nhóm xã hội khác nhau liên quan đến chính quyền thu hồi đất nông nghiệp giao cho nhà đầu tư, Giáo sư Arnette Kim (trường University of Southern California) nhận xét: người nông dân không tin nhà đầu tư lẫn đại diện chính quyền.Trong suy nghĩ của người nông dân, nhà đầu tư và chính quyền đang tìm cách để lấy tài sản của họ ở mức rẻ mạt chứ không quan tâm đến sinh kế của họ. Nhà đầu tư phát triển bất động sản thì không tin vào ngườinôngdânvàđạidiệnchínhquyền.Đối với nhà đầu tư, đại diện chính quyền chỉ tìm cách làm khó họ với các thủ tục gây phiền nhiễu và người nông dân thì chỉ muốn lấy thêm tiền từ họ. Các thành viên trong xã hội phải nhận biết khiếmkhuyếtcủaxãhộiđểcóthểđiềuchỉnh giúp xã hội bớt những khiếm khuyết và có thể trở nên hài hòa hoặc nhân bản hơn. Khi sự khiếm khuyết tồn tại như một khuynh hướng, nó ăn sâu và bắt rễ vào các giá trị truyềnthốngvàvănhóa,nócũngsẽtựcủng cốsựtồntạicủanóvàảnhhưởngđếnnhững giá trị hay truyền thống khác của cộng đồng và xã hội. Vì thế, ngoài việc chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để có được một việc làm tốt sau khi ra trường, giáo dục Đại học còn phải mở rộng tư duy của người học, giúp họ thấy được bức tranh xã hội và đem lại cho họ những hiểu biết về sự khiếm khuyết của bức tranh ấy. Điềuđángtiếclà,nhằmđápứngnhucầucủa nềnkinhtếđangpháttriển,đasốtrườngĐại học ở các quốc gia đang phát triển thường chú trọng đến việc làm sao cho sinh viên ra trường có được việc làm tốt. Các trường cũng đặt ra các tiêu chí và huấn luyện thêm cho sinh viên về tiếng Anh, về kỹ năng mềm, về khả năng giao tiếp và trả lời phỏng vấn. Các trường thường cạnh tranh nhau về chỉ số sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay, mức lương của sinh viên, và số lượng các cựu sinh viên thành đạt.Tất cả những yếu tố trênnhằmtạorauytín,tiếngtămcủatrường cũng như đáp ứng nhu cầu cung ứng lao động cho xã hội . Tuy nhiên, với sự khiếm khuyết của xã hội, trách nhiệm của trường Đại học cần phải toàn diện hơn. Người học cần phải được tạo cơ hội để tiếp xúc và va chạm với sự khiếm khuyết đó, và nhận biết cả biểu hiện của những khiếm khuyết lẫn bản chất của khiếm khuyết.Và lẽ ra, các Đại học cũng cần phải cạnh tranh nhau về chỉ số tác động xã hội (social impact), hoặc nhận thức xã hội. Khi đó, xã hội mới có thể biến chuyển theo hướngtíchcựchơn.Hyvọng,trongtươnglai, trườngĐạihọcquantâmnhiềuhơnnữađến việcđàotạo,huấnluyệnđểsinhviên-thếhệ trẻ - có nhiều thời gian và công sức để góp phầngiảmthiểunhữngkhiếmkhuyếtcủaxã hội với sự phát hiện của họ và thay đổi tình trạngnàybằngnhữnggiảiphápdochínhhọ đề ra.
  • 10. 10 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 Gần đây, tôi nghe nhiều bạn bè nói về những chuyến đi làm “công tác xã hội”rất vui và rất ý nghĩa. Hỏi ra mới biết các bạn đi làm từ thiện chứ không phải là công tác xã hội. Vậy công tác xã hội và từ thiện khác nhau như thế nào? Điểm chung của hai hoạt động này đều là giúp đỡ những người có khó khăn với tinh thần không vụ lợi, nhưng khác nhauvềcáchtiếpcậnvàphươngpháphỗtrợ.Trướcđây,mọi ngườihaydùngcụmtừ“xoadầucùlà”đểámchỉcôngtáctừ thiện vì hiệu quả của nó chỉ nhất thời và không tạo ra nhiều thay đổi ở người nhận. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG TÁC TỪ THIỆN VÀ CÔNG TÁC Xà HỘI Lưu Thị Ánh Loan Trung tâm DRD
  • 11. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 11HẠNH PHÚC SẺ CHIA 11 Có câu chuyện ở làng chài, một thanh niên đi câu cá, trên đường về, gặp một người ăn xin sắp chết đói. Anh thanh niên thương tình nên bắt trong giỏ cá của mình vừa câu được cho người ăn xin một con cá. Người ăn xin đã nướng để ăn và thoát được cơn đói. Anh thanh niên về nhà rất vui, gặp anh bạn hàng xóm kể lại việc thiện mà mình đã làm được. Anh bạn hàng xóm lắc đầu, bảo rằng làm như vậy là không chắc đã tốt, anh ấy nói: “Khôngchỉchocá,cậunênchongười ăn xin cần câu để ông ta tự mình đi câu kiếm sống. Không tin, ngày mai cậu sẽ thấy người ănxinđóvẫnbịcơnđóihànhhạ”.Ngày hôm sau, anh thanh niên rủ anh bạn hàng xóm cùng đi câu. Khi trở về, quả như lời anh hàng xóm nói, hai người gặp lại người ăn xin đang nằm lả bên vệ đường. Câu chuyện trên cho thấy, nếu chúng ta giúp người khó khăn chỉ vì lòng tốt hay vì thươnghọthìvôtìnhchúngtalàmhạihọvì có thể sẽ tạo cho họ thói quen lười biếng, ỷ lại,luôntrôngchờvàosựgiúpđỡcủangười khác.Côngtáctừthiện,đượcthựchiệntheo kiểu đó, chưa xuất phát từ nhu cầu của đối tượng cần trợ giúp và cũng chưa hỗ trợ họ nhận ra giá trị bản thân để giải quyết các vấn đề thiết thân trong cuộc sống. Và việc ban phát từ thiện làm cho người nhận luôn chịu ơn và không có ý thức phát triển bản thân. Ngoài ra, thiếu kiến thức và kỹ năng trong việc trợ giúp người khác cũng gây ảnh hưởngnghiêmtrọngđếncuộcsốngcủahọ. Câu chuyện “Chú khỉ tốt bụng” là một bài họcvềsựthiếuhiểubiếtvềtínhchấtvànhu cầu của đối tượng cần giúp đỡ. Câu chuyện kể rằng Khỉ đang ngồi trên cây thì một cơn bão ập tới. Nhìn con suối dưới chân mình, Khỉ thấy hai con cá đang bơi trong nước. Thương hại, Khỉ bèn bốc hai chú cá lên để trên cây. Khi mưa tạnh, Khỉ ngạc nhiên tự hỏi sao chúng không cảm ơn mình. Ngó lên cành cây Khỉ thấy hai chú cá đã chết. Cá không thể sống thiếu nước! Ngược lại với công tác từ thiện, công tác xã hội đã phát triển thành một ngành khoa học, một nghề triết lý, có nguyên tắc và phương pháp hỗ trợ cho nhiều nhóm đối tượngkhácnhau.Côngtácxãhộiđượcđịnh nghĩalàmộthoạtđộngthựctiễnmangtính tổng hợp cao, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằmhỗtrợcánhânvànhómđểgiảiquyết các vấn đề của họ. Nguyên tắc của công tác xãhộilàkhônglàmgiùm,làmthaychothân chủmàgiúphọpháthuyđiểmmạnh,nhận ra giá trị bản thân, và xác định nguồn lực tiềm năng. Nói cách khác là “giúp thân chủ để họ tự giúp” hoặc “trao cần câu và hướng dẫn họ cách câu hơn là cho con cá”. Muốn như vậy thì nhân viên xã hội cần được đào tạo bài bản để hiểu các mô hình can thiệp, các kỹ năng nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề. Đây là một tiến trình cần được theo dõi và đánh giá trong quá trình thực hiện. Nói đến người khuyết tật, người ta thường nghĩ họ là những người đáng thương, không làm được gì cả do thể trạng yếu, không có nhiều nhu cầu hoà nhập cuộc sống, hoặc lệ thuộc vào người khác... Kết quả là họ không được tạo điều kiện để đi học, đi làm, và tham gia các hoạt động xã hội. Hậu quả là người khuyết tật luôn mặc cảm tự ti và thiếu rất nhiều kỹ năng xã hội.
  • 12. 12 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 Tại TP.HCM, Trung tâm Khuyết tật & Phát triển (DRD - Đời rất đẹp) là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công tác xã hội với người khuyết tật. Thay vì tập trung vào các giới hạn chức năng của người khuyết tật, DRDápdụngmôhìnhxãhộivàmôhìnhnày dựa trên quyền của người khuyết tật nhằm giúp họ hiểu và nhận diện những rào cản ảnh hưởng đến quá trình hoà nhập của họ: rào cản vật lý, thái độ tiêu cực, và các chính sách liên quan. Sau đó, DRD hỗ trợ các cá nhân và hội nhóm của người khuyết tật xây dựng lòng tự tin và phát triển các kỹ năng thông qua các khoá tập huấn, các chương trình hội thảo, và các dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật như: giới thiệu việc làm, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ kỹ năng sống độc lập, tham vấn đồng cảnh... Khi người khuyết tật đã có đủ năng lực hoà nhập và làm chủ bản thân, họ không những đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội mà còn tham gia vào quá trìnhvậnđộngchínhsáchvàlêntiếngnóiđể bảo vệ quyền lợi của chính họ. Về cách tiếp cận, DRD luôn lấy người khuyết tật làm trung tâm trong quá trình giải quyết vấn đề của chính họ. Và DRD áp dụng phương pháp trao quyền cho người khuyết tật thay vì duy trì trạng thái vô dụng. Song song đó, DRD cũng áp dụng phương pháp xâydựngnộilựccộngđồng(ABCD)-phương pháp này giúp người khuyết tật sử dụng nhữngnguồnlựcsẵncótrongcộngđồngđể vận động chính sách và thay đổi nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật. Tóm lại, công tác xã hội và từ thiện đều rất tốt và ý nghĩa. Mỗi hoạt động đều có những ưu điểm riêng: Công tác từ thiện sẽ rất tốt trong những trường hợp hỗ trợ khẩn cấp; trong khi đó, công tác xã hội đi sâucácvấnđềcủathânchủvàđồnghành với thân chủ trong quá trình giải quyết vấn đề dựa trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ.
  • 13. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 13HẠNH PHÚC SẺ CHIA 13 Nhiều chuyên gia về phát triển cộng đồng cho rằng hiện nay có hàng trăm định nghĩa khác nhau về cộng đồng. Vậy cộng đồng mà ta đang muốn nóiđếncóthểmangnhiềukhíacạnhkháđadạng, đó là cộng đồng các sinh viên và giảng viên, nhân viên của trường Đại học Hoa Sen (ĐHHS), cộng đồng địa phương nơi ĐHHS tọa lạc, cộng đồng là xã hội Việt Nam và cả thế giới nói chung, như các doanhnghiệpngàynaycũnggắnvớixãhộithông qua tiêu chí trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporatesocialresponsibility-CSR). Tản mạn về HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI tại trường Đại học Hoa Sen Lê Thị Hạnh Chuyên viên - Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội
  • 14. 14 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp, trong đó có các trường Đại học, cam kết thực hiện một số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua nhiều cấp độ: chính sách bình đẳng đối với nhân viên, đảm bảo chất lượng đối với khách hàng, đảm bảo môi trường sạch và xanh đối với xã hội ở phạm vi quốc gia và toàn cầu, nói chung là nhằm cải thiện chất lượng sống của mọi người. Đối với sinh viên, thời gian học ở trường Đại học cũng chính là lúc để các bạn tìm hiểu mọi hoạt động ở xã hội, biết được cách thức vận hành của bộ máy nhà nước, thị trường và xã hội dân sự, để sau này các bạn sẽ trở thành thành viên/ nhân viên của những nơi này. Hiện nay tại trường ĐHHS, đã thành lập Trung tâm Học tập phục vụ cộng đồng (ServiceLearning). Rất may mắn là đã có một trung tâm chính thứcvớinhữngngườicótráchnhiệmcụthể,bởivìmỗikhinóiđếnhoạtđộngcộng đồng, tôi khá lo lắng, sợ các hoạt động đó bị dẫn đi lạc hướng. Trước khi bắt tay vào một hoạt động, ta nên xem hoạt động đó xuất phát từ nhu cầu của ai, của người dân tại cộng đồng hay đơn giản đó chỉ là nhu cầu của người thựchiệnhoạtđộngcần“lấyđiểm”vớicấptrênhoặckháchđếnthamquan.Tôinhớ trước đây, khi tôi đến thăm một cộng đồng, một chị là tác viên cộng đồng đã cho họpkhoảng15chịphụnữtrongkhuphốlạiđểngồinghechịđọchướngdẫncách nuôi trẻ sơ sinh.Tôi cũng ngồi vào vòng tròn và lắng nghe, quả thật các thông tin này rất bổ ích và chi tiết, được viết cẩn thận bởi các chuyên gia/ bác sĩ của ngành thông tin – giáo dục và truyền thông y tế. Nhưng tôi cảm thấy khá ngạc nhiên khi không có chị nào lắng nghe cả, mỗi chị đều làm việc riêng, người thì cúi xuống khâu vá, người thì chụm đầu vào nhau nói chuyện riêng và cười khúc khích… Đợi đến lúc ra về, tôi mới hỏi nhỏ chị tác viên:“Thôngtinrấthaynhưvậymàsaocácchị ởđâykhôngquantâmlắngnghehảchị?”.Chịtácviênnhìntôimỉmcườithànhthật: “Ừ,thìmấychịnàyconlớnhếtrồi,đihọchếtrồi,cóaicóconnhỏsơsinhnữađâumà nghelàmgì,nhưngmỗikỳhọptổthìđềuphảicógìđểnóichứ!”. Nội dung các kiến thức xã hội cũng cần phải chính xác và có cơ sở khoa học.Vì các vấnđềxảyrahàngngàyởxãhội,nênaicũngcóthểthấycácvấnđềđóquenthuộc với mình, nhiều người không có chuyên môn về một vấn đề xã hội cụ thể nào đó nhưng vẫn“điếc không sợ súng”, quá tự tin và nói liều. Chẳng hạn như có“chuyên gia”đã thuyết trình như sau: “Bình đẳng giới giải phóng phụ nữ, đưa phụ nữ ngang tầmvớiđànôngtrongxãhội,nhưnglạikhiếnhọnhườngcái“quyềnphụnữ”củamình cho người khác (giúp việc đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, trông trẻ, săn sóc người già, quản gia…),dẫnđếnmấtquyềnkiểmsoáttronggiađình(OshinvềnhàdịpTết,cảnhàloạn lên không biết cái gì ở đâu, con nói ngọng, chồng hư…)”. Mỗi lần phải nghe những kiểulậpluậnnhưthếnày,tôivôcùngbốirối,khôngbiếtphảilàmsao,vìnếuđứng
  • 15. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 15HẠNH PHÚC SẺ CHIA 15 lên giải thích lại thế nào là“quyền của phụ nữ”thì tôi lo chuyên gia sẽ nghĩ rằng tôi muốn công kích cá nhân họ, mà nếu im lặng cho qua thì tôi không biết tác hại sẽ đến mức độ nào. Bêncạnhđó,tacũngcầnlưuýđếnmứcđộthamgiacủacộngđồng:(1)cộngđồng chỉ là những người nhận phúc lợi một cách thụ động, (2) cộng đồng chỉ là những ngườithựchiệncáchoạtđộngdongườikhácđềra,(3)cộngđồngđượchỏiýkiến vềcácnhucầucủahọ,(4)ngườitrongcộngđồngtựđứngracùngphốihợpvớitác viên đến từ bên ngoài để lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động và cùng ngồi lại đánh giá/ lượng giá các hoạt động và rút kinh nghiệm cho lần sau .Ta có thể tóm tắtmộtcáchdễnhớnhưsau:“Dânbiết,dânbàn,dânlàm,dânkiểmtra”.Nhưvậy,ta cũng thấy người bên ngoài cộng đồng chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, chứ không phải là người chủ động. Ảnh:ThànhviênTrungtâmGASsinhhoạtvớinhómHAPPIER– nhómCôngtácxãhộiBệnhviệnNhiĐồng1 Nhìn lại quá khứ, ta thấy thật ra các hoạt động hướng về cộng đồng của ĐHHS đã có từ lâu, trong đó ta có thể kể đến các hoạt động củaTrung tâm nghiên cứu Giới vàXãhội(tênviếttắtlàGAS/GenderandSociety).Trungtâmđượcchínhthứcthành lậptừtháng3năm2010vớimụctiêuhỗtrợviệcnghiêncứukhoahọcvàgiảngdạy củagiảngviênvàsinhviênnhàtrường,giúp cácbạnsinhviênđểcóthể“họcđàng hoàng”.Thêmvàođó,TrungtâmGAScũnglàmộtdiễnđànđểmọingườicùngtrao đổi với nhau về các vấn đề xã hội.
  • 16. 16 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 LàmộtthànhviêncủaTrungtâmnghiêncứuGiớivàXã hội (GAS), tôi muốn trình bày về những mối liên hệ giữabìnhđẳnggiớivớibộmáynhànước,thịtrường và xã hội dân sự. Bất kể là nữ hay nam, bạn cũng là một thành viên của xã hội.Ta thấy xã hộiViệt Namdùvẫncònítnhiềunhữngkhókhănnhưng Nhà nước đã ban hành được một khung pháp lý đólà“Luậtbìnhđẳnggiới”.Luậtnàycóhiệulựcthi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 và nhằm bảo vệ sự bình đẳng giữa nam và nữ. Đối với thị trường kinh doanh,ýthứcvềbìnhđẳnggiớicủadoanhnghiệpgiúp namvànữphấnđấutrởthànhnhữngdoanhnhânthành đạt,giữvữngdoanhnghiệpcủamình.Vềthịtrườnglaođộng, luật bình đẳng giới đã giúp nhiều doanh nghiệp có cơ sở thực thi bình đẳng giới giữa nam và nữ nhân viên, chẳng hạn như cơ hội được tuyểndụngvàđềbạtnhưnhau,cácchínhsáchnghỉphépđểchămsóccon cáiđốivớicảnhânviênnữvànam,chínhsáchtuổinghỉhưubìnhđẳnggiữanữ và nam.Trongxã hội,ýthứcvềbìnhđẳnggiớigiúpxóabỏcácđịnhkiếngiớitrong cáchoạtđộngcủaxãhộivàgiađình,đápứngcácnhucầugiớicủanữvànam,đặc biệt là với sự hỗ trợ từ những hoạt động quảng bá bình đẳng giới của các tổ chức phi chính phủ(philợinhuận) và các cơ quan truyền thông đại chúng. Ảnh:SinhviênĐHHStraođổikinhnghiệmvềBìnhđẳnggiới vớicôBelmaHalkic-sinhviênĐức
  • 17. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 17HẠNH PHÚC SẺ CHIA 17 Đối với các bạn nào muốn các hoạt động cộng đồng củamìnhđảmbảođượcquyềnbìnhđẳnggiữanữvà nam,cácbạnhãyghéthămcáchoạtđộngcủaTrung tâm GAS hướng tới cộng đồng tại trang mạng (website) của GAS là http://gas.hoasen.edu.vn với ba ngôn ngữ:Việt, Anh, Pháp.Tính đến nay,Trung tâm đã ra được 19 bản tin điện tử Nghiên cứu Giới và Xã hội thường xuyên mỗi quý (ba tháng); 96 số “Tư liệu tham khảo” (điện tử) thường xuyên hai số mỗi tháng; và sắp phát hành tuyển tập thứ hai về Giới và Xã hội (bản in). Trên trang mạng này, ta thấy có các bài viết, công trình nghiên cứu và tài liệu tham khảo về Giới và phát triển, các chia sẻ kinh nghiệm, tọa đàm, thảo luận bàn tròn,… về các vấn đề xã hội. Cho đến nay, trang mạng GAS đã mang nhiều thông tin bổ ích đến cho bạn đọc gần xa, không chỉ ở Việt Nam mà còn góp phần “kết nối nămchâu”, rất nhiều người nước ngoài đã đọc và gửi thư cám ơnTrung tâm GAS. Diễn đàn củaTrung tâm GAS không chỉ ở trên mạng mà cũng có “offline”tại các phòng, hội trường của ĐHHS, góp phần vào việc “sốngtửtế”cho sinh viên và giảng viên.Tính đến nay,Trung tâm đã tổ chức được khoảng ba mươi buổi tọa đàm và hội thảo về chủ đề giới và các vấn đề xã hội. Diễn giả là những chuyên gia về giới, văn nghệ sĩ, doanh nhân hoặc sinh viên, là ngườiViệt Nam và người nước ngoài… có những trải nghiệm có ý nghĩa liên quan đến giới. Gần đây nhất,Trung tâm GAS cũng đa dạng hóa hình thức hoạt động của mình thông qua cuộc thi nhiếp ảnh “Nữ và nam trong mắt tôi” thu hút được sự tham gia của sinh viên ĐHHS và một số thân hữu thuộc Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Hoa Sen. Các bạn đã cùngnhauvừarènluyệntaynghềnhiếpảnhvừahiểuthêmvềbìnhđẳnggiới,hứa hẹn những cuộc thi sôi động hơn vào các năm sắp tới. Nhân dịpTrung tâm Học tập phục vụ cộng đồng (ServiceLearning) vừa thành lập, thay mặtTrung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội, tôi thân mến chúc các bạn nhiều thành công, góp phần cho sinh viên ĐHHS có thêm nhiều cơ hội và loại hình học tậpgiúpnângcaokiếnthức,tháiđộvàkỹnăngvàcũngcóthêmcơhộiđểvừahọc vừa phục vụ cộng đồng một cách thiết thực.
  • 18. 18 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 TÔI ĐÓLỚN LÊN” trong tình thương yêu của cộng đồng thế nào? Nguyễn Hoàng Chiêu Anh Mỗi khi nhắc đến cái tên Chiêu Anh, mọi người thường hay hình dung ra một nét khác của tôi ngoài vai trò giảng viên: “à,cáibạnTủsáchtrái timấyhả”,“cái bạn hay làm công tác xã hội đó…, rồi cũng nhiều người khi gặp đều hỏi: “saomêmấyvụđódữvậy?”.Tôi chỉ cười và hỏi lại: “ủa, chứ sao lại không mê?!” Nhưng tận sâu thẳm trong tâm hồn, tôi biết rất rõ câu trả lời: “tôi làm để trả ơn cuộc đời, trả ơn cộng đồng mà tôi hỗ trợ, vì chính cộng đồng đã giúp tôi lớn lên trong suy nghĩ, trong lối sống, tronghànhtrìnhlàmngườicủamình!”Câu trả lời có vẻ“sến”và“mo-ran” Chương trình Giáo dục tổng quát
  • 19. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 19HẠNH PHÚC SẺ CHIA 19 quá, nên tôi ngại thổ lộ mỗi khi có ai hỏi. Nhưng đó là câu trả lời chân thành và chân thật nhất từ đáy lòng tôi đấy, bạn ạ! Này nhé, khó ai có thể hình dung trước đây tôi hay suy nghĩ tiêu cực thế nào, hay“tủi thân”ra sao mỗi khi nhìn vào“số phận”, hoàn cảnh gia đình của mình. Nhưng chính lúc bắt đầu dấn thân vào những công việc nho nhỏ trong các dự án của những tổ chức NGOs hỗ trợ người khuyết tật, chứng kiến những nghị lựccủacácbạnấy,tôithựcsựcảmthấyxấuhổ vì mình đã lãng phí thời gian để“khóc than” cho bản thân. Rồi chính những lúc tham gia vào các nhóm làmviệcchocácdựáncôngtácxãhội,tôihọc được ở bạn bè những điều mà tôi còn thiếu: tinh thần lạc quan, cách làm việc nhóm, cách lập kế hoạch, quản lý cảm xúc và xử lý mâu thuẫn… Trường tôi theo học bậc Đại học và Thạcsỹvìchỉchútrọngđếnkiếnthứcchuyên môn nên đã không cho tôi những điều quý giá đó để sống và làm việc hiệu quả trong cộng đồng. Nhưng chính việc tham gia vào các dự án phục vụ cộng đồng – nơi mà ban đầu tôi cứ tưởng tôi đến để“cho”, thì ở đó, tôi lại“nhận”đượcnhữngđiềuvôgiá,nhữngđiều đã giúp tôi thay đổi bản thân. Cũng chính những thứ ấy đã trở thành hành trang cho tôi đi tiếp trong cuộc đời này, biết sống có ý nghĩa để không phải“sống hoài, sống phí”. Thamgiaphụcvụcộngđồngđãđemđếncho tôinhiềucơhộitiếpxúcvớinhiềungườichưa quenbiết,giúptôirènluyệnkhảnănggiaotế xãhội,chấpnhậnsựkhácbiệtvàcócơhộihọc hỏi từ những người xa lạ. Đáng quý nhất, tôi đã có nhiều tình bạn đẹp. Khi bạn cùng nhau dốc lòng, dốc sức cho một mục tiêu phục vụ xãhội,bạncóthểnhennhómđượcnhiềuthứ: niềm hi vọng của những người mà bạn giúp đỡ; lòng tin vào những điều tốt đẹp hiện hữu trên cuộc đời này; tình yêu thương trong bạn, trong những người đồng hành với bạn và cả cộng đồng mà bạn phục vụ; cả tình bạn, tình thân trong nhau. Chúng tôi đã góp sức cùng nhau trong nhiều hoạt động phục vụ cộng đồng và với sự cảm mến lẫn nhau, chúng tôi đã giúp nhau có những cơ hội tốt nhất để ổn định công việc, phát triển bản thân. Nếu một số điều tôi vừa nêu, bạn nghĩ là bạn có thể tìm thấy được ở bối cảnh khác; thì chỉ cóđiềugiảndịnàyđãkhiếntôi“lớnlênnhiều” trongsuynghĩ,xinchiasẻcùngbạn:đólàánh mắt tràn đầy niềm tin, nụ cười vui sướng, cái ôm thiệt chặt, lời cám ơn ngập ngừng, khuôn mặthạnhphúc…củacácemnhỏ,củanhững ngườikhuyếttật,củanhữngcụgiàmỗikhitôi phục vụ các dự án cộng đồng.Từ đó, lạc quan hơn, tin yêu cuộc sống hơn, cố gắng không ngừngnghỉđểbiếtsốngcóýnghĩa,sốngtrọn mỗingàytrongcuộcđờimàmỗingườilàmột số phận, một hoàn cảnh. Trải nghiệm của tôi đơn sơ và dĩ nhiên chỉ là những trải nghiệm của cá nhân! Mặc dù vậy, tôivẫnhivọngcóthểcùngchiasẻvớicácbạn vàrấtmongmuốnlắngnghenhữngsuynghĩ khác của các bạn về công việc dấn thân phục vụ cộng đồng. Đừng ngại gửi thư cho tôi bạn nhé:anh.nguyenhoangchieu@hoasen.edu.vn
  • 20. Đến với CÔNGTÁC XÃ HỘI để ... Khi còn là sinh viên, hầu như ai cũng ước mong có một thờisôinổi,năngđộngvớinhiềuhoạtđộng,nhữnghành trìnhđầynhiệthuyết.Vàtôicũngđãbắtđầuthờisinhviên của mình bằng những chương trình tình nguyện, công tác xã hội với những ngày sống hết mình, làm hết sức. Sau những chuyến đi là những ngày mệt lả người nhưng lại tan biến nhanh bởi những nụ cười, những kỷ niệm và những niềm vui không thể mua được ở bất kỳ đâu và cũng không thể nào quên. Những hình ảnh của từng vùng miền, từng nơi xa xôi và hoang sơ của Tổ quốc, cứ như vậy, đọng lại trong tôi. Cuộc sống của chính tôi trở nên phong phú hơn cũng từ đây. Trương Thị Thanh Thanh 20 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
  • 21. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 21HẠNH PHÚC SẺ CHIA 21 Công tác xã hội khi còn sinh viên là những chương trình sôi nổi và chúng tôi đã không sợxa,khôngngạikhổ,ngạikhó.Chươngtrình cũng vô cùng phong phú từ đối tượng cho đến nội dung: tặng quà cho học sinh nghèo, thăm và tổ chức các chương trình trong các ngày lễ tại các trại trẻ, chùa, nhà mở, mái ấm (Tết Trung thu, Tết âm lịch, lễ 30/4, các kỳ nghỉ hè…), tặng quà cho những người mẹ, người phụnữcóhoàncảnhđặcbiệtvàongày8/3… Các chương trình này thường được tổ chức từ những ý tưởng đến thật nhanh, làm thật nhanh để rồi nhận những kết quả tuy không lớn, nhưng chúng tôi không phải hối tiếc vì đã được sống hết mình của một thời tuổi trẻ. Khi đã đi làm việc, tất bật với những lo toan dường như đã chiếm hết quỹ thời gian và những căng thẳng cũng sinh ra từ đây.Tôi lại tìm lại với công tác xã hội để được trải lòng, để nhận ra tôi vẫn còn tồn tại.Và cũng chính nhữnggươngmặttrẻthơ,nhữngnụcườihồn nhiên đã cuốn hút tôi tiếp tục đến với công tác xã hội. Các chương trình mà hiện tại tôi tham gia dài hơi hơn với những dự án dành cho trẻ em và giáo dục. CHO ĐI LÀ NHẬN LẠI… Đó là những giờ cùng học, cùng chơi với các em,cũngchínhlàlúcnhậnlạiniềmvuiđểtạm quên đi những mệt mỏi trong công việc, Đó là những quyển sách mang đến cho các em, lại cũng chính là cơ hội nhắc nhớ mình cần phải tiếp tục đọc và học để vững bước hơn. Đó là những chuyến đi về với các em để mở mang kiến thức địa lý và yêu hơn quê hương mình. Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc khi nhận thông tin: một em đã được hỗ trợ, giờ đây đạt danh hiệu học sinh giỏi, giành giải kỳ thi học sinh giỏi hay vượt qua cánh cửa Đại học. Chính các em đã giúp tôi biết yêu hơn bản thân, gia đình mình, biết quý trọng hơn những giá trị tinh thần.Và cũng chính các em đã cùng tôi, không chỉ thắp lên những tia hy vọngchotươnglaimàđãcùngnhaubiếnước mơ thành hiện thực từ những việc nhỏ nhặt nhấttrongcuộcsốngthườngnhậtchứkhông phải những điều cao siêu, xa vời. Tất cả những gì tôi đã cho đi và nhận lại đều là niềm vui, hạnh phúc, vô cùng ý nghĩa trong quãng đời tuổi trẻ của tôi.
  • 22. Đinh Anh Lan BAOYÊUTHƯƠNG, ƠI, MÙA HÈ XANHVẤNVƯƠNG... Tôi biết đến hoạt động xã hội đầu tiên là chiến dịch Mùa hè xanh khi trở thành sinh viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Nhờ danh tiếng từ tính hiệu quả và tác động tích cực đến cộng đồng của chương trình này, tôi cảm thấy yêu thích các hoạt động xã hội và mongmuốnđượcgópsứcmộtphầnnàođó cho cộng đồng. Do vậy, khi được lựa chọn làm sinh viên tình nguyện của một chiến dịch mới mẻ vào thời điểm đó, Mùa hè xanh, tôi đã rất tự hào và vui sướng. Một số phụ huynh vì quá lo lắng cho con cái phải đến mộtnơixaxôi,thiếuthốnnênkhôngđồngý chochúngtôiđi.Vìthế,tôivàmộtsố“cậuấm” “cô chiêu”khác đã quyết định“tiền trảm hậu tấu”,đitrước–xinphépsau.Kỳnghỉhèđó,tôi không về nhà mà đã cùng các chiến sỹ tình nguyện khác hành quân xuống Ba Tri - Bến Tre,sauđó,vàomộtxãnghèovùngsâuvùng xa để hỗ trợ người dân ở đó: dạy học cho trẻ, tổ chức các hoạt động vui chơi hè cho các em, xóa mù chữ cho người lớn, tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, ăn uống hợp vệ sinh, giữ vệ sinh nhà cửa và môi trường sống xungquanhđểphòngchốngsốtxuấthuyết, giúp dọn kênh, làm đường, gặt lúa - sửa nhà cho những gia đình neo đơn... Sự thiếu thốn nhiều thứ thiết yếu cho sinh hoạt thường ngày và những hiểu biết hạn chế của người dân nơi xã nghèo đã tạo ra nhiều chuyện“bi hài”cho“những đứa con thành phố”. Dù vậy, điều đọng lại mãi đến giờ mà tôi vẫn nhớ là chúng tôi đã rất hạnh phúc trong thời gian ở đó. Chúng tôi cảm thấy kiến thức dù còn non nớt của mình hữu ích, sức lao động dù chonhỏbécủamìnhcũnghữudụng,chúng tôi đã vận dụng những thứ mà mình có để giúp ích cho người khác. Và chúng tôi đã thấy được sự thay đổi, thấy được thành quả của chính mình: trẻ ngoan hơn, biết phương pháphọctốthơn;nhiềungườilớn,trướcđây, chưa biết mặt chữ - con số thì nay đã có thể đọc được sách, tính toán cộng - trừ - nhân - chia cho những mớ rau, con cá mình bán được; đường sá - kênh rạch sạch đẹp hơn; nhà đã không còn dột. Thôn xóm có nhiều tiếng cười vui hơn... Nhiều người vui hơn.Và, dĩ nhiên, chúng tôi rất hạnh phúc!Thứ hạnh phúcmàlầnđầu,chúngtôicóđược,vôcùng đáng quý. ... ĐI MUÔN PHƯƠNG, LƯU LUYẾNTÌNH QUÊ HƯƠNG Chuyếnđithiệnnguyệngầnđâynhấtcủatôi là cùng Công đoàn đi tặng quà cho bà con nghèo tỉnh Bình Phước nhân dịpTết Ất Mùi. Tôiđãnhìnthấylạihìnhảnhmiềnquênghèo miền Trung của tôi mấy chục năm về trước, Làmngườikháccười, TA SẼVUI... 22 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
  • 23. Chuyến tặng quà cho bà con nghèo tỉnh Bình Phước (Ảnh do nhân vật cung cấp) vớinhữngconđườngđấtbụivàthấpthoáng sau những tán cây là những mái ngói đơn sơ, thậm chí là nhà tranh vách đất bên cạnh khóm tre làng...Trong tôi, bùng lên một cảm xúc thật khó tả mà nhờ tham gia chuyến đi này, tôi mới có được cảm xúc thân quen đó. Những đứa trẻ đen nhẻm, cháy nắng, rụt rè, tò mò nhìn những vị khách lạ, là chúng tôi, với những món quà đơn giản nhưng thiết thực: một số tiền cùng với gạo, dầu ăn và nước mắm, mong cho ngàyTết thêm no ấm. Tôiđoánnhữngngườichịutráchnhiệmmua quà đã cân nhắc trong việc chọn quà cho nhữngngườidânnơiđây.Mónquànàocũng có ý nghĩa của nó, nhưng nếu mặc quần áo mớimàcáibụngkhôngnothìthậtkhôngdễ chịu chút nào. Tôi hy vọng sau chúng tôi sẽ cónhiềungườikhác,thếhệkháctiếptụcđến những nơi cần sự chia sẻ của chúng ta, các emsẽkhôngchỉcóthêmquầnáomớimàcó cả một tương lai mới. Trong đoàn đi lần này của chúng tôi, có một cậu bé, con của một thành viên Hoa Sen. Cậu bé là hình ảnh đại diện cho những trẻ em thành phố, luôn được ba mẹ lo lắng và chăm sóc đầy đủ, chắc là không thiếu thốn thứgì.Tôitin,khicácemthamgiavàonhững chuyến đi từ thiện, những chuyến công tác xã hội, giúp đỡ người khó khăn với những hoạt động phục vụ cộng đồng như thế này, lànhữnglựachọnđúngđắncủacácbậcphụ huynh. Dù còn nhỏ tuổi, các em vẫn có thể cảm nhận được những điều tốt đẹp để biết cảm thông với những người kém may mắn, những số phận bất hạnh, biết yêu quý hơn nhữnggìmìnhđangcóđểtrântrọngvàsống tốt hơn. Khi chúng tôi lên xe về, một bác trong đoàn đã hỏi cậu bé: “Sau này nếu có nhiều tiền con sẽlàmgì?”,emđãtrảlời:“Muaquầnáovàthức ănchomấyem”và lớn lên nếu có thật nhiều tiềnhơnthìsẽ:“Xâytrườnghọcchomấyem,vì nhưvậygiúpđượcnhiềuembéhơn”! Đó là một mong ước thật đẹp của thế hệ trẻ mà Đại học Hoa Sen, luôn giữ gìn và xây đắp nó ngày càng phát triển hơn, vì một thế giới tốt đẹp hơn! Đó cũng là lý do Đại học Hoa Sen luôn đề cao trách nhiệm xã hội qua các hoạt động phục vụ cộng đồng. Đặc biệt mới đây, ngày 9/4/2015, Đại học Hoa Sen đã chínhthứcramắtTrungtâmhọctậpphụcvụ cộng đồng (Service Learning Center) với mục tiêu phát triển và gia tăng hiệu quả các hoạt động phục vụ cộng đồng thông qua các hoạt động, đề án, môn học ngoại khóa và chính khóa của nhà trường. Đại gia đình Hoa Sen luôn mong muốn sẻ chia với cộng đồng, vì “làm người khác cười… ta sẽ vui”. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 23HẠNH PHÚC SẺ CHIA 23
  • 24. 24 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 Ngoài ra, còn có các chương trình truyền hình vì cộng đồng như “Vượt qua chính mình”, “Ngôi nhà mơ ước” phối hợp cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mang đến những giá trị tinh thần và vật chất nhằm cải thiện cuộc sống của các cá nhân và cộng đồng nói chung. Các trường học, môi trường học thuật cũng không còn lơ đễnh hoặc quá thờ ơ trong việc hướng các bạn sinh viên đến với cộng đồng. Có thể nói các trường: Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Hoa Sen… đã nhanh chóng tổ chức các chương trình và thành lập các trung tâm hoạt động vì cộng đồng một cách có hệ thống. Đến với các trung tâm này, sinh viên sẽ nhận được những nguồn thông tin hữu ích nhất liên quan đến các hoạt động nói trên. Cụ thể, sinh viên sẽ có cơ hội tham gia các chương trình phục vụ cộng đồng (đượctíchlũyđiểm), các chương trình thiện nguyện ngắn hạn, các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, tham gia dự tuyển các nguồn học bổng liên quan… Từđó,cácbạnsẽnhậnthứcđượcviệcthamgiacáchoạtđộngcộngđồnglàvôcùnghữuích Trong nhiều năm gần đây, hoạt động cộng đồng được nhắc đến nhiều và ngày càng phổ biến với những hình thức đa dạng. Song song, là hàng loạt các chương trình, hoạt động đi kèm như: Chương trình Làm sạch biển của Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham), Chương trình Chạy bộ Thiện nguyện vì Bệnh nhân Ung thư Terry Fox do Hiệp hội Doanh nghiệp Canada phát động, hoặc các chương trình của các doanh nghiệp trong nước như: Chươngtrình“Xuânyêuthương-VuiTếtlớn”dohệthống Co.opmart phối hợp triển khai với nhà cung cấp P&G. ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨVỀVIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Lê Thị Vân Anh
  • 25. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 25HẠNH PHÚC SẺ CHIA 25 Với tư cách là một trong những người được tham gia đào tạo về phục vụ cộngđồngdotrườngĐạihọcCalStateFullertonhướngdẫncũngnhưbản thân đã tham gia giảng dạy, tổ chức, cộng tác, thực hiện các chương trình cộng đồng hơn 7 năm qua, tôi muốn chia sẻ với các bạn về những lợi ích thiết thực mà người sinh viên có thể nhận được khi tham gia các chương trình này. Tôi xin phép được quan sát và phân tích những lợi ích này với kinhnghiệmcủangườitrựctiếpthamgiacácchươngtrìnhnhưmộtthành viên bình thường. Năm 2009 khi tham gia chương trình Mùa hè xanh của trường Đại học Hoa Sen tại xãTân Xuân BếnTre, hằng ngày, tôi cùng các bạn sinh viên đi bộhoặcđixeđạpkhoảng2kmđểđếnngôitrườngtiểuhọcmàchúngtôi dạy Anh văn vàToán ở đó. Việc dạy học tại đây giúp tôi nhận ra sự thiếu thốn về thông tin và cơ sở vật chất của một vùng xa. Tuy nhiên, về khả năng tiếp nhận và cảm thụ kiến thức, các em nhỏ ở vùng quê không thua kém trẻ em ở thành phố mà tôi đã từng tiếp xúc, nếu không muốn nói là còn tốt hơn. Có lẽ do các em không bị chi phối bởi nhiều thứ nên sự tập trung của các em cao hơn. Kinh nghiệm cùng sự tương tác sau lần tham gia Mùa hè xanh, sau đó, đã bổ sung vào quá trình giảng dạy hoặc trợ giảng của tôi tại Hoa Sen. Kể cả khi phải nhìn nhận con người, tôi cũng cố gắng quan sát và nhận xét với khả năng cảm thụ của chính người đó chứ không chỉ bằng các yếu tố xung quanh. Một điều khác cụ thể hơn, thú vị hơn, sau khi tham gia chương trình Mùa hè xanh trên, tôi hiểu thêm về đất nước, con ngườiViệt Nam và về xã hội mà mình đang sống. Lần đi xa khỏi thành phố này đã giúp tôi nhìn nhận các vấn đề một cách bao quát và khách quan hơn. Khi giải quyết các khó khăn trong quá trình làm việc, tôi đã biết cách xem xét các yếu tố khách quan khác mà trước đây tôi chưa hoặc không hề quan tâm. Ví dụ: khi tôi sosánhmứcthunhậpcủamộtbạnsinhviênlàmviệctạivùngquêvàmột bạn làm việc tại thành phố, tôi phải học cách phân tích các yếu tố xã hội quanh đó để có thể hiểu vì sao có bạn chấp nhận về quê làm việc với một mứclươngthấphơn.Kỹnăngphântích,biệnluậncủatôithuyếtphụchơn, và tôi cũng đã đưa ra được các quyết định trung dung hơn.
  • 26. 26 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 Cáchoạtđộngcộngđồngnàysẽlàmộttrongnhữngcôngcụsẽgiúpbạn “biết”nhiềuhơn.“Biết”ởđâykhôngphảiđểgiỏihơnngườimàlà“xâydựng mình”trongtừngbướcđi,đểmỗingàychínhmìnhtạochomìnhnhữngcơ hộimớicũngnhư,mỗingàytìmthấyniềmvuikhihọcđượcđiềugìđómới mẻ.Từ đó sẽ thấy cuộc sống đáng yêu và đáng sống. Có thể bạn sẽ cho rằng những lợi ích đó cũng không có gì đáng quan tâm hoặckhôngcógìmớilạ.Tôihoàntoànđồngývớibạn,nhưngnhữngđiều mà tôi chia sẻ đều rất chân thật mà tôi đã có được bằng trải nghiệm của chính mình. Với tôi, tham gia hoạt động cộng đồng là cơ hội tốt, là điều kiệnđểtôicóthêmvốnsống,chữngchạchơnkhiphântíchmộtvấnđềvà đặc biệt, tôi đã có được hạnh phúc được sẻ chia. Vân Anh tham gia chương trình chạy bộTerry Fox (Ảnhdonhânvậtcungcấp)
  • 27. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 27HẠNH PHÚC SẺ CHIA 27 Cơ duyên và đam mê CÔNG TÁC XÃ HỘI Mỗi lần về quê, tôi vẫn còn có cảm giác của gần 20 năm về trước.Cuộcsốngkhôcằnvớinắngrát,vớinhữngconngười nhìn bề ngoài, sự khắc khổ hiện rõ trên khuôn mặt. Lúc đó, tôi còn là cô bé bán hàng ở ngoài chợ. Sau khi không có điều kiện để đi học tiếp sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi đành tạm gác việc học để ra chợ bán hàng. Một phần để đỡ phần chi phí chobốmẹvìnhàcòn4chịemđangđihọc.Phầnthìconđường lầylộiđãlàmtôitrễhọcliêntụcnênbatôikhôngmuốntôiphải khổ cực khi không biết sau này, học xong rồi có ai nhận tôi làm không?Batôicònnói:“ConthiđậuĐạihọcnhưngliệuhọcónhận convàohọckhôngnữa,haynhưcáitrườngởQuảngNgãi,đủđiểm nhưnghọcókêuconđihọcđâu!”. Rồi hơn 3 năm nơi làng quê nghèo, mỗi sáng đi bán hàng, buổi chiều đi mua hàng hoặc ở nhà làm phụ ba má lo cho các em ăn học. Gian hàng của tôi bán dép nhựa, mũ nón hay đồ mỹ phẩm thường.Tôinhớlúcấyvậtgiávàđờisốngđềurấtthấp.Mỗimón hàngtôibánchỉcólờitừ100-200đồng(mộttrămđồng),nhưng đốivớinhữngôngcụ,bàcụ,nhữngngườinghèokhótôilạibán rẻ hoặc tặng cho họ, không nhận tiền.Vì thế, với 3 năm ròng rã buônbán,cứnghĩsẽkiếmđượcmộtsốvốnđểđihọclạinhưng chỉ đủ ăn. Ba nói với tôi: “Tínhconcứthấytộinghiệprồibánrẻhoặcchothì không có dư dả, giàu có được. Phải chi con đi học như bạn bè thì giờconcũngsắpratrườngrồi!” Câu nói của ba làm tôi suy nghĩ và tôi quyết định quay trở lại với việc đi học. Phòng Đào tạo, Đại học Hoa Sen Trần Thị Mỹ Quyên
  • 28. 28 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 Phảibắtđầutừđâuvàbắtđầunhưthếnàođây?Saugần4năm ở chợ, chữ nghĩa bay đâu hết rồi. Sau đó, tôi lên gặp chị tôi, lúc này chị tôi đã ra trường đang dạy ở miền núi. May mắn tôi gặp được một thầy giáo dạyToán, là bạn của chị tôi.Thầy nói với tôi: “Em đã học rồi thì không quên đâu, em đang xếp chữ nghĩa vào một góc nào đó, em sẽ dễ lấy ra lại thôi”.Tôi bắt đầu có niềm tin nên quyết định vừa ôn thi vừa đi bán hàng. Bao năm ở nơi quê nghèo, tôi hiểu rất rõ cái khó cái khổ của người dân miền Trung, nơi khô cằn“chó ăn đá, gà ăn sỏi”này. Chính vì thế, tôi luôn tự đặt câu hỏi: “Làm sao để dân mình bớt khổ,nếuchỉgiúphọbằngcáchbánhànggiárẻchohọlàchưađủ”. Tôi nghĩ nếu tôi học Đại học, biết đâu sau này, ra trường tôi sẽ giúp họ được nhiều hơn. Từ đó, tôi có động lực để quyết tâm ôn thi. Rồi cái ngày vào Đại học như mong ước của tôi cũng đến. Xếp lại gánh hàng để đi vào Sài Gòn, tôi đã để lại cho những người mua hàng chưa trả tiền cho tôi một số tiền không nhỏ, nhưng với tôi, đó là món quà chia tay. Tôi ra đi mang theo gần 2 triệu kết quả cả vốn lẫn lãi sau gần 4 năm buôn bán để vào Đại học. Nhữngngàyđầu,tôiđượcmộtnhàbáophỏngvấn,bâygiờông ta còn nhớ và nhắc lại. Ông hỏi tôi tại sao lại vào Đại học và đi học xa với hoàn cảnh khó khăn từ thể chất đến vật chất.Tôi chỉ cười và trả lời: “Tôi hy vọng giúp được nhiều người khó khăn, nhữnghoàncảnhbấthạnhnhưtôivàtrảhiếuchobamẹ”.Tôiđâu ngờ nơi thị thành này quá phồn hoa, mọi chi phí đều rất cao, không như tôi tưởng. Mọi thứ làm tôi chới với, lạc lõng giữa dòng người xuôi ngược. Nhưng rồi 4 năm Đại học cũng qua. Với việc dạy kèm để kiếm thêmtiềntrangtrải,tôiđãthamgiacôngtáctừthiệnvớicácanh chị trườngTin học quản lý Hoa Sen(naylàĐạihọcHoaSen).Tôi mong muốn chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn mình. Quan trọng hơn, tôi có cơ hội học hỏi thêm nghị lực từ những người rất phi thường dù họ là những người không may mắn. Điều ấy đã cho tôi thêm sức mạnh, niềm tin để có thể làm được nhiều việc. Bán hàng ở chợ Đi Pháp cùng hộiVNED Cứu trợ bão lụt ở miềnTrung (Ảnhdonhânvậtcungcấp)
  • 29. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 29HẠNH PHÚC SẺ CHIA 29 Khi ra trường, tôi đã quyết định về lại quê Quảng Nam để làm từ thiện nhưng cơ quan từ thiện xã hội không nhận người trẻ, chỉ có người già nghỉ hưu thôi.Thế là, một lần nữa tôi quyết định quay lại nơi thị thành.Tôi đã xin vào dạy học ở trường Khuyết tật Q.4,TPHCM. Nơi đây, tôi đã chia sẻ, giúp đỡ những em bất hạnh học được cái chữ, học được cách sống. Sau đó, tôi sanh con.Vì con tôi còn nhỏ không gởi trẻ được nên tôi phải ở nhà và nghỉ dạy ở trường khuyết tật. Đây là một quyết định làm tôi đau lòng. Một năm sau, tôi về làm ở phòng Đào tạo trường Đại học Hoa Sen. Lúc đầu, tôi hơi lo vì ở môi trường làm việc của những người bình thường, e rằng, tôi sẽ ít cócơhộithamgiacôngtácxãhội,khôngcócơhộigiúpnhữngngườikhókhănhơnmình. Nhưng tôi đã lầm. Chính Hoa Sen đã giúp tôi thực hiện ước nguyện, thỏa được niềm đam mê vì đã được chia sẻ cùng cộng đồng. Người ta thường nghĩ chỉ làm công tác xã hội là bản thân là người giàu có, khá giả thì mới giúp người khác. Mang vật dụng, tiền bạc cho những người nghèo là làm công tác xã hội. Chưahoàntoànđúng.Bởivì,khôngbiếtbaonhiêumớilàđủ,làdư?Ôngbàtacócâu:“Một miếngkhiđóibằngmộtgóikhi no”.Chiasẻ,sẻchiangaykhichúngtagặp,ngaykhichúngta biết và ngay khi có thể làm. Đừng để trái tim ta nguội lạnh trước những hoàn cảnh, mảnh đời. (dĩnhiêncũngphảibìnhtĩnhsuyxét,cânnhắc,kiểmtra,tránhtrườnghợpbịlừađảo). Với niềm đam mê công việc mong được sẻ chia cùng cộng động, tôi đã được mời làm đại diện cho hộiVNED.Tôi đã có dịp tìm hiểu và học hỏi rất nhiều về cách làm công tác xã hội của họ. Từ kinh nghiệm ấy, tôi đã thành lập Nhóm Tình thương, một đội công tác xã hội củaHoa Sen, với sựgởigắmniềmtintừcôHiệutrưởngvàmongmuốnthựchiệncáckinh nghiệm mà tôi đã học được trong chuyến đi Pháp với hộiVNED. Mới đó mà đã 10 năm hoạt động. NhómTình thương đã cùng tôi tổ chức được rất nhiều chươngtrình.Têncủanhómdầntrởnênquenthuộcvớinhiềungười,nhiềucộngđồng.Từ những quàTết, cây mùa xuân, đêm rước đèn, những buffet chia sẻ ấm áp, ý nghĩa. Những chuyến đi không ngại đường sá xa xôi trong mùa mưa bão, chúng tôi đã mang những món quà trao tận tay bà con. Niềm vui thật khó tả. Chúng tôi được biết đến không phải là thương hiệu, mà khi nhớ đến chúng tôi, thầy cô, anh chị đồng nghiệp, sinh viên đều biết là chúng tôi đang mang yêu thương đi chia sẻ với người khó khăn. Rồi thế hệ sinh viên ra trườngtiếpnốinhữngthếhệkhác,đãcùngchúngtôiđãmangđếnrấtnhiềumónquàcho những mảnh đời bất hạnh. Chúng tôi đã nhận được những lời cảm ơn trong niềm vui hòa nước mắt khi trao ngôi nhà tình thương do chính công sức của chúng tôi. Khôngphảichươngtrìnhchỉcóýnghĩalànhữngmónquàchúngtôichođi,màtừngthành viêncủanhóm,cácthếhệsinhviên,khithamgiachươngtrìnhđãngàycàngtrưởngthành
  • 30. 30 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 hơn.Kểcảkhiđãtốtnghiệp,cóchỗđứngtrongxãhội,vẫntiếptụctruyềnlửacho những đàn em hoặc những đồng nghiệp tham gia các chương trình của nhóm. Và không vắng mặt trong các chương trình dù công việc bận rộn. Tôi nhớ một lần, khi vận động quyên góp để cứu trợ đồng bào miền Trung, do thời gian gấp rút nên chúng tôi kịp tổ chức chương trình như mọi lần mà quyết định mang thùng quyên góp vào tận lớp, với thông điệp “Sẽ mang những tình cảm chia sẻ của thầy cô, sinh viên, anh chị đến tận tay bà con miền Trung”. Có nhiều lần, các bạn chỉ mới đến trước cửa lớp, thấy giảng viên đang say sưa giảng bài nên không tiện vào. Vậy mà, có giảng viên vẫn ra mở cửa, biết đó là chương trình của nhóm Tình thương, cô vui lắm, cho phép các bạn vào lớp và còn vận động sinh viên trong lớp cùng ủng hộ. Tôi hạnh phúc vì việc sẻ chia từ nhóm không chỉ dừng lại ở sinh viên mà đã lan tỏa ra rộng khắp trong trường, và được tập thể Hoa Sen ủng hộ. Nhìn lại chặng đường 10 năm, dù không quá dài nhưng cũng không quá ngắn đối với tôi. Nó đã cho tôi những cảm xúc thật khó tả. Tôi vui trong niềm vui của nhữngmảnhđời khốnkhó.Mừngkhihọcónhànhưmìnhđangđượcnhậncùng họ.NhómTìnhThươngcùngtôimangđếnchobaothếhệsinhviênHoaSenmột hành trang vào đời, đó là việc chia sẻ lan tỏa từ cộng đồng sinh viên đến xã hội. Giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cách sống biết chia sẻ, góp phần thực hiện chủ đề nămhọccủatrường“Sốngtửtế”đểcóthể vươnxahơnnữa“Kếtnốinămchâu” nhưngvẫnkhôngquênnhiệmvụ“Họcđànghoàng”đểcómộttươnglaitốtđẹp. Tôi cảm nhận được giá trị đích thực của việc tham gia công tác xã hội là: cho đi chínhlànhậnlạiniềmvuinhư câu slogan của nhóm: Yêu thương cho đi là yêu thương không bao giờ mất Chia sẻ là niềm đau vơi đi một nửa và hạnh phúc nhân đôi.
  • 31. ĐẠI HỌC HOA SEN ỦNG HỘ CHƯƠNG TRÌNH “NGHĨA TÌNH HOÀNG SA, TRƯỜNG SA” Phòng Truyền thông Vào ngày 13/5/2014, đại diện trường Đại học Hoa Sen, ThS. Hoàng Đức Bình – Trưởng phòng Truyền thông, đã có mặttạiCơquanthườngtrúbáoLaoĐộngtạiTP.HCMđểtrao tặng số tiền 50.000.000 đồng ủng hộ chương trình“Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”do Quỹ Tấm lòng vàng của báo Lao Động phát động. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 31HẠNH PHÚC SẺ CHIA 31
  • 32. Đây là số tiền mà Ban giám hiệu, Đảng ủy, ĐoànThanh Niên, Hội sinh viên, Công Đoàn và các giảng viên, nhân viên, sinh viên đã quyêngópủnghộchươngtrình“Nghĩatình Hoàng Sa, Trường Sa”, cùng Quỹ Tấm lòng vàngcủaBáoLaoĐộngchungtayxâydựng đài tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân, nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong trận chiến Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) vào năm 1988; đồng thời hỗ trợ cha mẹ, vợ con và thân nhân của các sĩ tử đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Đại diện trường Đại học Hoa Sen, ông Hoàng Đức Bình cho biết: “Đại học Hoa Sen luôn là đơn vị giáo dục quan tâm đến công tác xã hội. Nhà trường có chính sách ưu tiên đối với các đối tượng là con em của gia đình thươngbinh-liệtsĩ,giađìnhcócôngvớicách mạng, các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… Hàng năm, trường còn tổ chức trao học bổng cho các sinh viên vượt khó,họcgiỏi…Hưởngứnglờikêugọiủnghộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” của báo Lao Động, Ban giám hiệu, Đảng ủy, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và Công đoàntrườngĐạihọcHoaSen đãmởcuộcvận động giảng viên, nhân viên và sinh viên Đại học Hoa Sen đóng góp ủng hộ chương trình từ tháng 3/2014. Sự đóng góp, hỗ trợ và chia sẻcủatậpthểgiảngviên,nhânviênvàcácbạn sinhviênHoaSenchonguồnquỹchươngtrình “NghĩatìnhHoàngSa,TrườngSa”khôngđơn thuần là sự giúp đỡ về vật chất mà còn là sự triânthậtsựvớinhữnghysinhcủangườilính Hoàng Sa – Trường Sa. Hơn cả sự tri ân, đây cònlàbiểuhiệncủatinhthầnyêunướcvàthể hiện sự tử tế của mỗi cá nhân đối với dân tộc vàđấtnước”. Thay mặt báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Hiển – Phó tổng biên tập cảm ơn tấm lòng của tập thể giảng viên, nhân viên và sinh viên Trường Đại học Hoa Sen đã chung tay góp sức cho chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa,Trường Sa”. 32 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
  • 33. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 33ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 33 ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC Với trách nhiệm “phục vụ cộng đồng”, Hoa Sen đã sớm xác định nhiệm vụ của mình đối với xã hội ngay từ khi trường được thành lập.Đểchắpcánhchonhữngước mơ,ươmxanhnhữngmầmhạnh phúc, từ nhiều năm qua, Hoa Sen đã xây dựng và phát triển những chương trình hướng đến cộng đồng rất đa dạng, thu hút được sựquantâmcủasinhviêntrường bạn, của giới học thuật, văn nghệ sĩ.Xinđượcgiớithiệumộtsốhoạt động tiêu biểu. CHUYÊN MỤC
  • 34. Với sứ mệnh đã được xác định là góp phần đào tạo những trí thức mới của ViệtNam-chuyênnghiệp,tâmhuyết, đủbảnlĩnhvànănglựchộinhậpquốc tế - Đại học Hoa Sen không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo với cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, luôn hướng về lợi ích thiết thực của sinh viên và lợi ích cộng đồng. Để thựchiệnsứmệnhnày,khôngchỉtập trung vào việc cải tiến chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vậtchất,nhàtrườngcòntạođiềukiện chocáchọcsinhcóđủnănglực,khao khát vươn đến một tương lai tốt đẹp bằngnhiềuhìnhthứchỗtrợtàichính tích cực để có thể trở thành sinh viên Hoa Sen . Chương trình “Học bổng tuyển sinh”được hình thành với mong muốn giảm bớt phần nào khó khăn về tài chính cho các thí sinh trước ngưỡng cửa Đại học. Bạn Nguyễn Thị YếnThảo, người đã được đặc cách nhận học bổng vượt khó trị giá 200 triệu đồng của năm học 2014 - 2015, đã chia sẻ: “Chính sách học bổngdànhchosinhviênđãgiúpemthêmđộng lực để phấn đấu học tập. Đây là sự trợ giúp để gia đình giảm bớt gánh nặng kinh tế và em có thể đi tiếp con đường tương lai của mình tại Hoa Sen”. Thảo là một người khuyết tật, phải di chuyển bằng xe lăn, hiện là sinh viên năm nhất ngành Công nghệ thông tin. Bạn là tấm gương thể hiện được nghị lực, ý chí vượt qua khókhăncủabảnthânvàhoàncảnhgiađình để tiếp tục thực hiện ước mơ. Học bổng tuyển sinh cũng là điều kiện khởi đầu giúp cho các sinh viên tài năng thể hiện đammêvàthựchiệnướcmơcủamìnhởmột môi trường học tập năng động và sáng tạo. Bạn LêThịThanhTrúc (cựu học sinh trường THPTNguyễnTấtThành,TP.HCM)đãviếttrong bài tự giới thiệu của mình: “Emcứmuốnmình có thể lớn thêm vài tuổi, nhanh chóng trưởng thành để có thể phụ giúp gia đình. Nhưng em cũng biết rằng cuộc đời có nhiều chặng đường 34 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15 HOA SEN TIẾP BƯỚC TƯƠNG LAI Đỗ Thị Thắm
  • 35. vàvớimỗichặngđườngđiqua,mìnhsẽtrưởng thành hơn một chút. Em đã chọn Hoa Sen cho chặngđườngkếtiếp–mộtchặngđườngquyết định.” Việc xác định mục tiêu từ ban đầu sau khikếtthúcbậchọcphổthôngđãgiúpThanh Trúc xuất sắc nhận được học bổng Tài năng toàn phần tại Đại học Hoa Sen và hiện là sinh viên năm nhất ngành Kinh doanh quốc tế. Từ năm 2010 đến năm 2014, học bổng tuyển sinh đã không ngừng gia tăng về số lượng và giá trị.Từ 13 suất học bổng được cấp với tổng giátrịhọcbổnghơn178triệuđồngnăm2010 đếnnayTrườngđãtrao107suấthọcbổngvới tổng trị giá gần 6 tỷ đồng cho các thí sinh đã đạt được kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ 2014 và những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn. So với năm trước đó, số lượng thí sinh nhận được học bổng tăng gần gấp 3 lần về mặt giá trị. Bên cạnh đó, các điều kiện xét cấp học bổng luôn được cập nhật và thay đổi phù hợp với tình hình tuyển sinh hàng năm. Năm 2014, trường mở rộng xét cấp học bổng cho tất cả các thí sinh thay vì trước đây chỉ xét cho thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1, điều nàycũngtạođiềukiệnthuhútđượcnhiềuthí sinh tài năng đến với Hoa Sen. Năm 2015 này, không ngoài mục tiêu hướng đến lợi ích cộng đồng và thu hút sinh viên tài năng, trường Đại học Hoa Sen tiếp tục nâng tổnggiátrịhọcbổngtuyểnsinhlênđến7,2 tỷ đồng bao gồm: 30 suấtTài năng, 70 suất Khuyến học, 20 suấtVượt khó. Số suất học bổng vẫn giữ nguyên là 120 suất như năm 2014 nhưng giá trị học bổng của từng loại có nhiều thay đổi. Đặc biệt, những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn và ý chí phấn đấu trong học tập có nhiều cơ hội nhận được học bổng vượtkhótừ50triệuđồngđến200triệuđồng. Một điểm mới, những thí sinh có năng khiếu đặc biệt hoặc đạt các giải thưởng năng khiếu trongcáccuộcthitrongvàngoàinướcđềucó cơ hội trở thành những“ứng cử viên sáng giá” của học bổng Tài năng. Cơ hội nhận các học bổng giá trị này là cơ hội tốt cho các bạn học sinhcóquyếttâmvàtựtinnộphồsơdựtuyển vào trường Đại học Hoa Sen. Thực hiện trách nhiệm của một trường Đại học đối với xã hội, với cộng đồng là mục tiêu hoạt động của Hoa Sen, vì thế, cập nhật chính sách học bổng nhằm tạo điều kiện tốt nhấtchosinhviênlàvấnđềluônđượctrường quan tâm. 107Tân sinh viên nhận học bổng trong Lễ khai giảng năm học 2014 - 2015 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 35ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 35
  • 36. Tôi có may mắn dự Hội chợ “Vòng tay yêuthương”dobáoSàiGònTiếpthịtổ chức nhằm gây quỹ để đưa một số học sinh nghèo, học giỏi được tham quan Đà Lạt vào dịp nghỉ hè. Mục đích vận động rõ ràng, nhưng hình thức tổ chức thì khá mới lạ, ít nhất là lạ đối với tôi. Tạiphiênchợnày,nhiềusảnphẩmcũvà mới được bày bán. Vật phẩm cũ là quà tặng của những người muốn ủng hộ chươngtrình,cóthểlànhữngvậtdụng đãdùngnhưngvẫncòngiátrịsửdụng, cũng có thể là những tặng phẩm được để dành từ rất lâu.Toàn bộ tiền bán vật phẩm được sử dụng cho chương trình. Ngoài ra, còn có phần đấu giá các vật phẩmcógiátrịvàchínhviệcđấugiáđã mang lại những số tiền lớn, ngoài dự kiến của Ban tổ chức (BTC). Học tập mô hình này, năm 2012, Công đoàn ĐH Hoa Sen đã phát động chương trình “Nối vòng tay yêu thương”vào cuối năm.Ý tưởng đã có, nhưng thật sự, chúng tôi cũng không biếtphảibắtđầutừđâuvàbắtđầunhư thế nào? Chưa ai có một hình dung rõ ràng. Cuối cùng, “vượt chướng ngại vật”, BTC bắt đầu thu nhận vật phẩm, từ những vật rất nhỏ (vòngđeotay,kẹp, nơ,dâychuyền…) đến các thiết bị (điện thoại, máy xay sinh tố…), có cả sách, CD nhạc… Nhờ sự trợ giúp của phòng Quản trị thông tin, chúng tôi đã có thể mua bán online, up hình, “sản phẩm đã bán” dần trở thành cụm từ quen thuộc của chúng tôi. Vật phẩm ngày càng nhiều, sức mua cũng tăng nhanh nhưng vì giá trị sản phẩm thấp nên tổngsốtiềnthuđượckhôngbaonhiêu màBTCthìquávấtvả,vìchúngtôihoàn toàn không có kinh nghiệm, chỉ có… tấm lòng thì dường như chưa đủ! Chợ online này cũng đã “ngốn”nhiều thời gian của chúng tôi nên dần dần, có vẻ ai cũng bắt đầu ngán ngại. Khi cả trường chuẩn bị nghỉTết, chúng tôi có buổi Tổng kết năm học diễn ra tại Khu Du lịch Bình Quới. Đây là dịp để chúng tôi tổ chức đấu giá một số vật phẩm có giá trị, và cũng lại là lần đầu Hoa Sen đấu giá. Các MC đều bối rối nhưng cuối cùng, mọi việc vẫn diễn ra khá suôn sẻ. Cây kiếm Nhật của người đồng nghiệp thân thương, là vật phẩm đấu giá thành công nhất với số tiền trên 30 triệu đồng, chắc ở nơi xa xôi, anhĐặngVănNgọccũngmãnnguyện. Từ tiền vận động được, chúng tôi đã đến Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa (Bến Cát, Bình Dương) để thăm, tặng quà, gửi bao lì xì cho các cụ ông, cụ bà, không người nuôi dưỡng, đang sống tại đây. Món quà tuy nhỏ MỘT CHƯƠNGTRÌNH VẠNTÌNHYÊUTHƯƠNG Bùi Trân Thúy 36 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
  • 37. nhưng từ khâu chuẩn bị cho đến khi tiếp xúc thực tế đã khiến chúng tôi hiểu rõ hơn về chương trình, ý nghĩa của những việc làm tuy nhỏ mà vẫn mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Chúng tôi tiếp tục đi thăm và tặngquàchocácgiađìnhkhókhăn ởTân Phú(BếnTre). Chuyến đi đã để lại nhiều ấn tượng cho cả đoàn. Tận mắt chứng kiến sự cơ cực, tình trạng bệnh tật của một số người, anh chị em đã đóng góp“tại chỗ”thêm mà vẫn thấy“lòng nhiều mà của ít”. Năm 2014, Công đoàn tổ chức thăm Khoa Nhi của Trung tâm Ung Bướu, nơi được“mệnh danh”là“địa ngục trần gian”.Trước mắt chúng tôi là những em nhỏ mắc bệnh nan y, chưa đủ khôn lớn để hiểu về chứng bệnh quái ác ấy, cha mẹ đành sống với con chặng đường cuối. Trợ cấp cho những gia đình khó khăn nhất, mộtsốtiềnnhỏ,rờinơinày,chúngtôi không khỏi băn khoăn: quả thật, sự giúpđỡquánhỏnhoisovớinhữnggì các em đang phải gánh chịu. Kết hợp với Đoàn Thanh niên, Công đoàncònvậnđộngđểtặng15chiếc xe đạp cho học sinh nghèo huyện Gò Quao (Kiên Giang) trong chương trình “Tiếp bước đến trường”. Sống giữa nơi thị thành, không biết đến nơixaxôimàmuốnđếntrường,phải vượtmấychụccâysốđườngdài,quả thật, là điều thiếu sót. Hãy chia sẻ niềm vui với các em khi được sở hữu chiếc xe đạp, món quà quý giá, thỉnh thoảng ẩn hiện trong giấc mơ. Từ năm 2012 đến 2015, Chương trình đã vận động được: 270.000.000 đồng với sự đóng góp của giảng viên – nhân viên (GV – NV), cựu sinh viên, một số nhà hảo tâm. Và được sự giới thiệu của GV - NV trường, dựa vào hoàn cảnh thực tế của một số cơ sở, năm 2015, Công đoàn đã tổ chức thăm, tặng quà cho trẻ tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật GòVấp. Đa số trẻ nơi đây bị bại não (mức độ nặng - nhẹ khác nhau) được nuôidưỡng,chămsócchuđáodùcó những trường hợp hầu như không còn tri giác. Cuộc sống tạiTrung tâm vẫn trôi qua từng ngày, hầu như không có điểm chung với sự xô bồ, tất bật thường nhật của chúng ta. Hãy một lần đến đây… Giáp Tết, chúng tôi đã đến tặng quà cho đồng bào nghèo ở xã Tà Thiết (Bình Phước), căn cứ địa năm xưa. Đồng bào còn nghèo lắm, một lần nữa, không cam lòng vì những gì chúng ta làm được sao mà khiêm tốn đến vậy! Ngoài ra, tiền vận động được từ chương trình còn được chia sẻ với các GV - NV gặp khó khăn đột xuất. Sự trợ giúp tuy không lớn nhưng thể hiện được những tấm lòng Hoa Sen và điều đó, khiến mái nhà Hoa Sen thêm ấm áp, nghĩa tình. Mongsaochươngtrình“Nốivòngtay yêu thương”tiếp tục được duy trì và phát triển để yêu thương được san sẻ,hạnhphúcđượcđơmhoa,kếttrái. HoànthànhđấugiákiếmNhậtThămTTBảotrợxãhộiChánhPhúHòaThămcácemnhỏtạiTTUngBướuTặngquàđồngbàonghèoTàThiết CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 37ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 37
  • 38. Ban Tu thư Đại học Hoa Sen từ ngày thành lập đã kết hợp song song hoạt động xuất bản với những buổi nói chuyện, hội thảo hướng đến sinh viên và đông đảo cộng đồng bên ngoài trường. NHỮNGLỚPHỌC NGOÀI GIỜ NHỮNGLỚPHỌC NGOÀI GIỜ Nguyễn Minh Sơn 38 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
  • 39. Nội dung của những buổi sinh hoạt này là những vấn đề mà mọi người quan tâm hoặc những vấn đề mới mẻ khơi gợi để tìm hiểu thêm. Không quá phổ thông nhưng cũng không quá hàn lâm. Và diễn giả là các học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà giáo uy tín trong và ngoài nước. Có thể nói các hoạt động này gần như một hìnhthứcgiáodụckhaiphónghiệnđại(liberal artseducation)nhằmthỏamãnsựhiếutricủa mọi người. Từbuổinóichuyệnvềnghệthuậtsắpđặtcủa nghệ sĩ tiền phong Như Huy, câu chuyện“đồ họa và truyền thông”của họa sĩ LaToànVinh, đến câu chuyện điện ảnh của đạo diễn gạo cộiViệtLinh;từbuổithuyếttrìnhcuốnhútcủa nhà văn Nhật Chiêu về tác phẩm Rừng Na Uy của nhà văn Nhật nổi tiếng Murakami được chuyển thành phim, đến buổi nói chuyện về niềm đam mê đọc sách của nhà văn best- seller Nguyễn Nhật Ánh. Bên cạnh việc cung cấp những tri thức kinh điển, các buổi sinh hoạt còn hướng đến những vấn đề có tính thời sự được chắt lọc trong những cuốn sách hay. NếuGiáosưtriếthọcdanhtiếngTrầnVănToàn thầm thì nói về“Câu chuyện triết học”cao vời và trừu tượng, thì nhà nghiên cứu Nguyễn TiếnVăn nói về“Vẻ đẹp của ca daoViệt Nam” gần gũi và sống động. Nếu Giáo sư Nguyễn Thọ Nhân nói về những bí ẩn của nguyên tử lực và các nhà máy nguyên tử, thì Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy nói về những trang“tiểu thuyếtmới”bíẩnkhôngkém.Bácsĩ–nhàthơ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ câu chuyện thực hành “thiền” trong cuộc sống bận rộn; nhà văn Nguyên Ngọc vàTiến sĩ BùiTrân Phượng đưa người đọc trở lại với những bài học còn nóng hổi của Phan ChuTrinh, NguyễnTrườngTộ… Và còn rất nhiều khuôn mặt sáng giá tiêu biểu trong học giới hải ngoại và Việt Nam đã đến với sinh hoạt này của Ban Tu thư, có thể kể: Tiến sĩ Phạm Văn Thuyết, Tiến sĩ Khương Quang Đồng (Pháp),Tiến sĩTrần Hữu Quang, GiáosưCaoHuyThuần,TiếnsĩNguyễnTường Bách, nhà nghiên cứu BùiVăn Nam Sơn,Tiến sĩ Hồ Đắc Túc, Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung, dịch giả Phạm Viêm Phương, nhà văn – dịch giả NguyễnVũ Hưng… Nhưng đến với sinh hoạt này không chỉ có những tên tuổi lừng lẫy như nhà thiên văn nổitiếngthếgiớiTrịnhXuânThuận,màcòncó những người bình thường, như chàng thanh niên Mỹ vừa mới rời khỏi trường Đại học, JaredPeterRoehrig;đơngiảnlàvìcâuchuyện của Jared rất hấp dẫn, và có nhiều sinh viên muốn lắng nghe. Trong hàng ghế của cử tọa, ngày càng có nhiều khuôn mặt người có tuổi; họ đến thường xuyên như tham dự những buổi học phichínhquy.Vâng,nếutổchứctốttheomột cách nào đó, các buổi sinh hoạt như thế này sẽ trở thành những lớp học đại học ngoài giờ dành cho tất cả mọi người. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 39ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 39
  • 40. Là một trong những trường tư thục tiên phong với triết lý đào tạo lấy người học làm trung tâm, nhằmđemđếnnguồnnhânlựccó chấtlượng,đápứngđượcnhucầu của xã hội, Đại học Hoa Sen từng bước, đã đạt được thành công nhất định sau gần 25 năm thành lập. Bên cạnh việc giảng dạy, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các chương trình vì cộng đồng với các hoạt động thiện nguyện nhằm kết nối các thành viên của trường cũng như thực hiện trách nhiệm của trường đối với xã hội, đúng như mục tiêu mà trường đã đề ra từ khi thành lập. Có thể nói tinh thần“tương thân tương ái”ấy đã làm nên một hình ảnh Hoa Sen ngát hương trong suốt vòng quay của bốn mùa từ gần một phần tư thế kỷ qua. HOA SEN BỐN MÙA NGÁT HƯƠNG Trần Hà Phương Thảo 40 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
  • 41. Những hình ảnh đẹp về mùa xuân trong tâm trí các thành viên Hoa Sen từ nhiều năm qua chínhlàdấuấnvề“Câymùaxuân”ngậptràn hạnhphúctạinhữngvùngđấtcònnhiềukhó khăn và thiếu thốn. Mỗi dịp xuân về, “Cây mùaxuân”donhómTìnhthươngcủatrường ĐH Hoa Sen phát động luôn nhận được rất nhiều sự ủng hộ của Ban Giám Hiệu, giảng viên, nhân viên và cả các bạn sinh viên, đã đem đến những tiếng cười hạnh phúc cho cácmảnhđờibấthạnh.Địađiểmmớinhấtmà “Câymùaxuân”HoaSendừngchânlạichính là trường Tiểu học Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Thành Phú, tỉnh Bến Tre) vào ngày 07/02/2015 vừa qua. Tại đây, một buổi biểu diễnvănnghệấmápđãdiễnra,đemđếncho cácemnhỏnhữngtiếngcườihồnnhiêncũng như những món quà tinh thần ý nghĩa. Mùa xuân cũng là thời điểm những sinh viên Hoa Sen khởi động chương trình “XuânBiên giới, Xuân tình nguyện” để đem không khí vui tươi khi Tết đến, xuân về cho những mái ấm, nhà mở… Trong năm 2015, từ ngày 19/01/2015, Chiến dịch Xuân tình nguyện của sinh viên Đại học Hoa Sen đã trải dài trên nhiều địa bàn trong Thành phố Hồ Chí Minh, tại các huyện ngoại thành: Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn và tại các tỉnh: Long An, Bến Tre và mang đến bao hạnh phúc cho người được trao yêu thương và người được sẻ chia cũng thấy ấm lòng. Bên cạnh đó, từ năm 2013, Công đoàn cũng đã tổ chức chương trình “Nối vòng tay yêu thương”vớinhiềuhìnhthứcđểvậnđộngGV - NV đóng góp gây quỹ để thực hiện một số hoạtđộngthiệnnguyện.Côngđoànđãthăm Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa(Bến Cát,BìnhDương),xãThạnhPhú(BếnTre),Khoa NhiTrungtâmUngBướu(TP.HCM),Trungtâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật GòVấp, Xã Lộc Thịnh (LộcNinh,BìnhPhước). Mỗi năm, số tiền được vận động đều tăng, chương trình được tổ chức với diện rộng hơn. Chúng tôi tin rằng, trong những mùa xuân tiếp theo, vẫn sẽ có, ngày càng nhiều hơn, những thành viên khoác trên mình chiếc áo Hoa Sen để tiếp tục“trồng”những“Cây mùa xuân”, đến với những mảnh đời bất hạnh để mangtìnhyêuthươngsansẻvớicộngđồng– nơi cần lắm những tấm lòng và ân tình. XUÂN ĐẾN ... CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 41ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 41
  • 42. Mỗi khi mùa hè đến thì cũng là thời điểm những chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh của Hoa Sen lên đường đến các mặt trận nơi xa xôi, còn khó khăn để giúp đỡ và trao tặng những tình cảm chân thành. Có thể nói, với chiếnsĩMùahèxanhHoaSenthìcứmỗichiến dịch trôi qua, các bạn lại có dịp được trau dồi nhiều kỹ năng sống quý báu. Từ đó, các bạn trưởngthànhhơn,biếtsẻchianhiềuhơn,biết bỏ bớt tính ích kỷ từ “cái tôi” để hướng đến “cái chung”. Những hoạt động thường thấy trong mỗi chiến dịch Mùa hè xanh là chung tay xây dựng nông thôn mới, trồng cây xanh, tu sửa đường sá, viếng thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, mở các lớp học tình thương cho trẻ em nghèo có cơ hội được trau dồi tiếng Anh, vi tính, được đến với ánh sáng của tri thức…Trong năm 2014 vừa qua, chiến dịch được thực hiện tại 03 mặt trận: huyện Hóc Môn – TP.HCM, huyện Gò Quao – tỉnh Kiên Giang và mặt trận quốc tế là nước CHDCND Lào với sự tham gia của hơn 200 sinh viên, trong đó có 80 sinh viên thuộc các đội hình thường trực. Đây chính là những tín hiệu đầy lạc quan, một minh chứng về cách sốngđẹpcủasinhviên,biếtchấpnhậnđiđến vùngsâu,vùngxađểchiasẻcùngcộngđồng, thể hiện“tinh thần trách nhiệm”– một trong bảy giá trị cốt lõi mà Đại học Hoa Sen luôn hướng đến. Mùa thu đến cũng là lúc năm học mới của trường Đại học Hoa Sen bắt đầu. Thời điểm này diễn ra lễ trao học bổng dành cho những tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc các bạn trẻ tài năng đã xuất sắc vượt qua vòng sơ tuyển học bổng, có kết quả thi tuyển Đại học thỏa được điều kiện của nhà trường cũng như tin tưởng chọn lựa Hoa Sen là nơi chắp cánh ước mơ tương lai của mình. Mỗi mùa thu đi qua, Đại học Hoa Sen đã ươm mầm thêm nhiều cánh sen thơm ngát để những đóa hoa nhỏ bé đó có thể mạnh mẽ tỏa hương, kể cả khi phải vượt qua những khókhăn,nhọcnhằn.Tronglễkhaigiảngnăm 2014, Đại học Hoa Sen đã trao 107 suất học động trị giá hơn 6 tỷ đồng dành cho những HẠVỀ ... THU QUA ... 42 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
  • 43. tài năng Hoa Sen cũng như những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mới trúng tuyển. Theo thống kê từ Hội đồng xét duyệt học bổng thì đã có 14 suất học bổng Vượt khó (trịgiá35triệuđồng),73họcbổngKhuyếnhọc (trịgiá35triệuđồng) và 20 học bổngTài năng (trịgiátừ50đến200triệuđồng) được trao cho các bạnTân sinh viên. Mỗi mùa thu khép lại, Ban Giám hiệu và toàn thể giảng viên Đại học Hoa Sen lại hân hoan chào đón hàng ngàn sinh viên đến từ mọi miền đất nước đến nhập học và trải nghiệm môitrườnghọctậpchấtlượngtừnhàtrường. Và trong số đó, có hàng trăm sinh viên đã và sẽ nhận được những hỗ trợ vật chất quý báu từ Đại học Hoa Sen để có thể luôn vươn lên, vượt qua những nghịch cảnh khó khăn nhất để học hỏi được những kiến thức, kỹ năng cần thiết và biết sống đàng hoàng, tử tế, tỏa hương như kỳ vọng của đội ngũ sư phạm trường Đại học Hoa Sen. Mùa đông dường như không được nhận biết rõ ràng tại miền Nam, ngoại trừ những buổi, thỉnh thoảng, khí trời hơi se lạnh dịp cuối năm. Nhưng ở Hoa Sen, mùa đông lại ấm áp với không khí khẩn trương của những buổi hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, của những buổi sáng tất bật mà giảng viên, nhân viên từ nhiều phòng ban khác nhau hối hả trên những tuyến đường khắp thành phố đến với các trường THPT. Cũng có khi phải vượt đường xa, đến các tỉnh thành lân cận, gặp gỡ các bạn trẻ lớp 12 đang khao khát tìm kiếm môi trường học tập phù hợp tại các trường Đại học, Cao đẳng. Với những thành viên Hoa Sen, chúng tôi gọi đó là “Công tác hướng nghiệp”, là hoạt động xã hội thường niên của nhà trường nhằm giới thiệu những định hướng ngành nghề cho các học sinh trườngTHPT. Song song với chuỗi hoạt động này còn có “Campustour”(đưahọcsinhtrườngTHPTđến tham quan và tìm hiểu môi trường học tập tại trụ sở chính 08 Nguyễn Văn Tráng, Q1, TPHCM) và chương trình “Kết nối mùa xuân”(tổchức chocựuhọcsinhvềthămtrườngcũ,kếtnốigiữa ĐÔNG SANG ... CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 43ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 43
  • 44. trườngTHPTvàĐHHoaSen,đồngthờigiớithiệu những thông tin mới nhất về tuyển sinh, chính sách học bổng của nhà trường trong năm học mới…). Cứ như thế, mỗi năm trôi qua với vòng tuần hoàn của thời gian, Hoa Sen lại tỏa hương thơm ngát đến cộng đồng, đến những vùng miền khó khăn, đến những mảnh đời bất hạnh.Nhữnghoạtđộngnàyđãtạosựgắnkết giữacácthànhviêntrongnhàtrườngđểcùng nhau sống nhân ái, biết đồng cảm, và sẻ chia với mọi người xung quanh. Không chỉ dừng lại đó, nhà trường còn thườngxuyêntổchứcnhữnghoạtđộngkhác cũngnhằmphụcvụcộngđồng.Mộttrongsố đó phải kể đến những buổi chiếu phim được tổ chức vào chiều thứ sáu hàng tuần tại Hội trường Charlie Charpin (phòng 204, cơ sở 08 Nguyễn Văn Tráng, Q1, TPHCM) phục vụ nhu cầu giải trí, tìm hiểu thông tin của các “tín đồ màn ảnh nhỏ”. Chương trình nêu trên là hoạt động mang tên Art House Cine – HSU, được chính thức triển khai từ tháng 12/2014. Nguồn phim được chiếu chủ yếu từ sưu tầm, một số phim khó tìm trên mạng như phim tài liệu: Hậu trường phim Cuốn theo chiều gió, hay các phim của đạo diễn Yasujirō Ozu, các phim nóng hổi mới đạt giải Oscar… Sau mỗi buổi chiếu, Art House Cine – HSU có thảo luận về bộ phim cùng khán giả, hoạt động tương tác này đã tạo nên dấu ấn riêng của Art House Cine – HSU và nhận được sự ủng hộ hết sức nhiệt tình của quý vị khán giả. Từ tháng 3/2015, Art House Cine – HSU tiếp tục giới thiệu đến khán giả chuyên đề “Từ văn họcđếnđiệnảnh”.Hoạt động chuyên đề này nhằm khuyến khích khán giả đến với văn hóa đọc, tìm hiểu và trao đổi sách hay đồng thời giới thiệu đến khán giả những tác phẩm văn học hay đã được chuyển thể thành phim, sẽ diễnramỗithángmộtlầnvàotuầncuốicùng của tháng. Chuyên đề này gồm 2 nội dung: phần một: giao lưu với nhà văn/ nhà nghiên cứu/ dịch giả… về tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành phim; phần hai: xem phim cũng như thảo luận/ trao đổi thông tin về bộ phim giữa Art House Cine – HSU và khán giả. Những hoạt động kể trên đã phần nào khắc họa được hình ảnh một Đại học Hoa Sen đang nỗ lực phục vụ cộng đồng, theo đúng mục tiêu hoạt động của trường, đồng thời khẳng định: trường đã được khai sinh từ cộng đồng và hiện tại, vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh vì cộng đồng mà tồn tại và phát triển. 44 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15
  • 45. “Conchờchút,cáimáychúchậmlắm,tạinócũquárồi!”, chú Hai nhắctôivìthấytôicóvẻnóngruộtkhingồichờmáykhởiđộng. Trong chuyến đi công tác về vùng quê miền Trung mùa nắng, tôi mới được tận hưởng cái cảm giác thoải mái khi được bước vào văn phòng sau gần một ngày ròng rã đi liên tục 40 km để thăm các gia đình. Mùa khô là thế, cái nắng rát da người, cái gió khô gắt làm con người chùn chân khi muốn ra đường. Nhất là khi đã quen nơi thị thành, ở trong nhà hoặc ngồi văn phòng với máy lạnh thật thỏa mái. Vậy mà, nơi đây, dù thời tiết khắc nghiệtnhưngngườidânvẫnphảirađồng,leonúiđểkiếmsống. Venbênđường,câycỏkhôhéovìthiếunước.Nhữngcâycổthụ cũng xơ xác không đủ tỏa bóng cho người dân ghé nghỉ chân. Thế nhưng trên đồng ruộng, người nông dân vẫn cần mẫn. Mùa nắng đã vậy nhưng đến mùa mưa thì thật khủng khiếp. Mưa rỉ rả có, bão bùng cũng có, những năm mưa liên tục suốt 3 tháng mùa đông. Dù gần núi nhưng lượng mưa quá lớn cũng làmdòngkênh,consôngnướcdângcao.Thủyđiệncũngkhông chịu đựng nổi, xả lũ. Thế là cả vùng quê nghèo được bù lại cái nóng, rát bằng một màu nước trắng xóa không còn thấy ruộng đồng. Nước ngập hết hoa màu, có khi nhấn chìm cả những nhà dân. Cái vết nước ố hằn lại trên tường tạo những đường vằn minhchứng,nămsau,tiếptụcquaylạitạonênnhữngbứctranh tự nhiên khó tả. CHUYÊN ĐỀ HOA SEN 45ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 45 Trần Thị Mỹ Quyên CÂU CHUYỆN 1O CHIẾC MÁYTÍNH