SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  12
Dẫn: Chuông, trống, mõ là pháp khí dùng trong nghi lễ Phật giáo, Phật
tử chúng ta cần biết ý nghĩa và cách sử dụng thông thường, để có thể
dùng được khi cần đến.
1. Chuông chùa: Tiếng Hán Việt là Chung, một pháp khí dùng thông
thường nhất ở trong chùa và ở nhà cư sĩ.
Chuông biểu thị cho sự tỉnh giác, như trong bài kệ khi nghe tiếng
chuông:
Văn chung thanh phiền não khinh,
Trí huệ trưởng bồ đề sanh,
Ly dịa ngục xuất hỏa khanh,
Nguyện thành Phật độ chúng sanh.
Án, già ra đế da tóa ha (3 lần)
Nghĩa là:
Nghe được tiếng chuông, phiền não liền nhẹ,
Trí huệ thêm lớn, sanh tâm bồ đề
Ra khỏi địa ngục, vượt thoát hầm lửa,
Nguyện được thành Phật, để độ chúng sanh.
Án, già ra đế da tóa ha (3 lần)
Theo như trong kinh Tăng Nhất A Hàm có chép: Mỗi khi nghe tiếng
chuông ngân lên, thì các hình phạt trong các ác đạo tạm thời dừng nghỉ,
chúng sanh nào đang chịu những hình phạt ấy cũng được tạm thời an
vui.
Trong chuyện Cảm Thông cũng có chép:
.. .”Ngày xưa khi đức Phật Câu Lưu Tôn ở tại viện Tu Đa La xứ Càng
Trúc đã có tạo một quả chuông bằng đá xanh, thường vào lúc mặt trời
vừa mọc, khi tiếng chuông ấy vừa ngân lên thì trong ánh mặt trời ấy có
các vị Hóa Phật hiện ra, diễn nói 12 bộ kinh, làm cho người nghe được
chứng thánh quả không kể xiết”.
Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật cũng bảo ngài La Hầu La đánh
chuông để giảng cái lý cho Tôn giả A Nan nghe. Vì thế chúng ta có thể
hiểu rằng, tại Ấn Độ chuông đã có từ thời đức Phật còn tại thế.
Hầu hết, người ta tin rằng nghi thức hành lễ trong các tự viện ở Việt
Nam đều chịu ảnh hưởng nghi lễ của Phật Giáo Trung Quốc, do đó
chuông trống mõ cũng phát xuất từ Phật giáo Trung Quốc. Đi tìm thời
điểm chuông trống mõ đưa vào tự viện Trung Quốc lúc nào chưa được
xác định.
Tuy nhiên, như sử liệu ghi lại, chuông đã được sử dụng vào thời nhà
Chu (557 trước TL- 89 TL). Tài liệu về lịch sử của chuông quả thật là quý
hiếm, dựa vào một số tài liệu sau để truy nguyên nguồn gốc của chúng.
Cuốn Quảng Hoằng Minh Tập (số 2103) trong Đại Chánh Tân Tu Đại
Tạng Kinh ghi rằng vào thời Lục Triều (420 – 479) đã có nhiều lầu
chuông. Năm Thiên Hoà thứ 5 (566) đời Bắc Châu, bài Nhị Giáo Chung
Minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhất thời bấy giờ. Hai cái
trong 3 cái này được đúc vào năm 570 và 665 TL.
Tục Cao Tăng Truyện có ghi năm thứ 5 đời Tùy Đại Nghiệp (609), ngài
Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An.
Trong khoảng thời gian này và trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc
hồng chung để an trí trong các tự viện.
Lại nữa, theo truyền thuyết cho rằng hồng chung là do Hoà Thượng Chí
Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ VI) thực hiện để cầu
nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục mà người Hoa gọi
là chốn U Minh.
Trong bộ kinh Kim Cang Chí cũng có chép: “Vua Hiếu Cao Hoàng đế đời
nhà Đường nhơn vì nghe lời sàm tấu của Tống Tề Khưu mà giết lầm kẻ
tôi trung tên là Hòa Châu, nên khi chết bị đọa vào địa ngục. Một hôm có
một người bị bạo tử (chết thình lình) thần hồn đi lạc vào địa ngục ấy,
thấy một tội nhân đang bị gông cùm, bị kềm kẹp đánh đập rất là khổ sở,
hỏi ra thì mới biết là vua Hiếu Cao nhà Đường. Vua gọi vị bạo tử ấy vào
mà nói rằng: Nhờ ngươi trở lại dương thế nói giúp với hậu chúa rằng:
Hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm các việc từ thiện. Khi trở
lại dương thế, người bạo tử liền đến yết kiến hậu chúa để chuyển lời
nhắn nhủ của vua Hiếu Cao. Nghe vậy, hậu chúa liền thân hành đến
chùa Thanh Lương phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và
cầu siêu cho Hiếu Cao Hoàng đế. (Tích nầy trong truyện Bách Trượng
thanh quy, trang 68 và 87).
Trong Đường Thi có bài thơ của Trương Kế (thời Thịnh Đường), tả một
đêm nằm trong thuyền, nghe tiếng chuông chùa Hàn San vọng lại. Bài
thơ là một tuyệt tác, có liên quan tới chuông, chùa và thời gian, đã gây
nhiều tranh luận, tưởng cũng nên chép ra đây:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn sơn tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Tản Đà dịch:
Trăng tà tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn san.
Nguyễn Hàm Ninh dịch:
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Hồ Điệp ngâm lại:
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến còn vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Ngô Tất Tố dịch:
Quạ kêu, sương tỏa, trăng lui,
Đèn chài, cây bãi, đối người nằm khô
Chùa đâu trên núi Cô Tô
Tiếng chuông đưa đến bến đò canh khuya
Trần Trọng Kim dịch :
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi,
Lửa chài, cây bải, đối người nằm co.
Con thuyền đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn sơn
Trần Trọng San dịch:
Quạ kêu, trăng lẩn sương trời,
Buồn hiu giấc ngủ lửa chài bến phong
Đêm Cô Tô vẳng tiếng chuông
Chùa Hàn San đến thuyền sông Phong Kiều.
Lý Nhược Tam dịch:
Ô đề trăng lặng sương giăng,
Đèn câu thức bóng lăn tăn gợn sầu
Hàn Sơn Tự, đất Tô Châu
Chuông khuya vọng đến Phong Kiều thuyền neo.
Hữu Nguyên dịch:
Quạ kêu, trăng lặn, ngút trời sương
Phong bãi, đèn câu đắm mộng trường
Đêm vắng Cô Tô thuyền khách đậu
Chuông Hàn San tự thoảng đưa sang.
Huệ Thu dịch:
Trăng chìm quạ khóc trời sương
Đèn chong cây lặng nghe buồn miên man
Cô Tô phố ngoại chùa Hàn
Nửa đêm chuông đổ rớt sang thuyền chờ .
Do chuông không bao giờ thỉnh vào nửa đêm hay giữa khuya, như vậy
thì tác giả Trương Kế đã sai, nhưng người ta thường nghĩ thi sĩ thì phải
có nhận xét, ghi chép đúng, vã lại chữ bán dạ mới hay, cho nên người
sau đặt ra chuyện cho hợp lý với bài thơ: “Có nhà Sư trụ trì chùa Hàn
San, một đêm vào mồng 3 hay mồng 4 ngẫu hứng cảm tác thành thơ:
Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung.
Rồi hết ý, loay hoay không tìm ra hai câu kết. Cũng đêm ấy có chú tiểu
ra ngoài, nhìn thấy trăng in bóng dưới vũng nước. Lúc trở vào thấy
Thầy ngồi tư lự, mạn phép hỏi thầy về cớ sự, sau khi được Thầy cho
biết, chú nhớ mảnh trăng mình vừa mới gặp, nửa in dưới nước nửa cài
trên không, nên xin được dâng thầy hai câu kết:
Thùy bả ngọc hoàn phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để, bán phù không.
Thầy cũng vừa ý với hai câu kết, cả hai Thầy trò hoan hỷ nên lên Chánh
điện dâng hương tạ ân Phật, đồng thời thỉnh chuông, nên mới có tiếng
chuông vào lúc nửa đêm, vang đến thuyền của thi sĩ Trương Kế.”
Thi sĩ Cao Tiêu dịch bài thơ trên:
Trăng non mùng bốn mùng ba
Nửa như móc bạc, nửa là cánh cung.
Ai đem bẻ nửa chiếc vòng
Nước in một nửa, trên không nửa cài .
Nhưng mà đâu phải thi sĩ hay thi hào, thi bá là có nhận xét đúng, cũng
trong thi văn Trung Hoa có giai thoại sau:
Có lần Tô Đông Pha đọc thơ Vương An Thạch tự Giới Phủ danh nho học
rộng, tài cao, giữ chức Tể tướng dưới triều Tống Thần Tông, một người
đi trước và lại đang làm quan đầu triều, thấy câu:
Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm
Tô Đông Pha bèn chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót được ở đầu
núi, chó vàng sao nằm giữa lòng hoa cho được? Chê xong, sửa ra:
Minh nguyệt sơn đầu chiếu,
Hoàng khuyển ngọa hoa âm.
Trăng soi đầu núi chó nằm bóng hoa thì hợp lý, và bài thơ hay quá!
Về sau Tô Đông Pha gay gắt chống tân pháp của Vương An Thạch nên
bị đày xuống miền cực Nam. Đến đất ấy, Tô Đông Pha mới biết có một
loại chim gọi là “Minh nguyệt” và một loại sâu là “Hoàng khuyển”!
Trở lại với chuông, có ba loại thường được sử dụng trong các chùa
chiền, tự viện như sau:
a. Phạn Chung: Gọi là Phạn chung, nguyên ủy các tự viện dùng chuông
để báo giờ thọ trai cho các chúng tăng chấp tác chung quanh chùa, biết
giờ giấc nghỉ tay mà thọ trai, cũng gọi là “đại chung”, “hồng chung”,
“hoa chung” hoặc “cự chung”. Chuông này được đúc bằng đồng xanh
pha ít sắt. Thông thường chuông cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng
6 tấc. Loại này treo trong lầu chuông, mục đích thỉnh chuông là để chiêu
tập đại chúng hoặc báo thời sớm tối. Người Việt mình thường dùng từ
“đại hồng chung” chỉ cho loại chuông thật to, gần như không còn có
quy định cụ thể là rộng hẹp bao nhiêu nữa. Chuông này còn gọi là
chuông U Minh.
Lại có loại chỉ lớn bằng 1/2 chuông phạn, nên gọi là bán chung, còn
được gọi là “hoán chung” hoặc “tiểu chung.” Chuông này thường được
đúc bằng đồng, cao khoảng 6 đến 8 tấc, thường để tại 1 góc trong
chánh điện và được sử dụng trong các buổi pháp hội, nên còn có tên
khác là ” hành lễ chung.” Người Việt Nam cũng như các nước khác
ngày nay cũng linh động chế tạo nhiều loại chuông dạng “bán chung”
này, nhưng cũng không có kích thước cố định.
b. Bảo chúng chung: Cũng gọi là chuông Tăng đường, tức là chuông
nhỏ, chỉ một người xách lên được. Hình thái cũng như chuông U minh,
được treo ở trai đường, dùng để báo tin trong lúc họp chư Tăng biết
vào những lúc: Họp đại chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong
các tự viện.
c. Gia trì chung: Loại chuông nầy dùng để đánh lên trong lúc tụng kinh
bái sám. Tiếng chuông gia trì được sử dụng trước khi tụng kinh hay báo
hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hay câu niệm Phật. Cũng thường đánh
lên khi lạy Phật một mình. Còn khi đông người thì để báo hiệu cùng lạy
cho nhịp nhàng. Chuông gia trì có đủ ba loại lớn, vừa và nhỏ. Chuông
vừa và nhỏ thì thường thường Phật tử tại gia dùng nhiều hơn và cũng
dùng như chư Tăng.
Ngoài ra, trong thời cực thịnh của Thiền Tông, chuông an trí tại thiền
đường, trai đường gọi là “tăng đường chung”, “trai chung”; chuông để
tại chánh điện gọi là “điện chung”… Những vị lo việc chuông này gọi là
“chung đầu.”
Về thỉnh chuông, xưa ở Trung Quốc tùy mỗi Tông phái, từng địa
phương mà quy định có khác nhau, nhưng tổng quát là khi bắt đầu thỉnh
3 tiếng và khi kết thúc đánh nhanh 2 tiếng hoặc 3 hồi chín tiếng cho các
loại chuông nhỏ khi tụng kinh. Số lượng tiếng thường là 18, cũng có khi
thỉnh 36 tiếng, 108 tiếng. Thỉnh 108 tiếng biểu thị hành giả nỗ lực làm vơi
cạn đi 108 loại phiền não nơi nội tâm. Mười tám tiếng là biểu thị sự
thanh lọc 6 căn, 6 trần và 6 thức.
Theo niềm tin cho rằng tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa
ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông
này liền được giải thoát. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có
thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà giải
thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như
các chùa Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa thuộc các nước theo Phật
giáo Đại Thừa như Nhật Bản, Triều Tiên. …thường có quả chuông lớn
để thỉnh vào hai buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện. Giờ thỉnh
chuông buổi sáng lúc 4 giờ hoặc trước thời công phu buổi sáng, giờ
thỉnh chuông đầu hôm là lúc trời nhá nhem tối, tùy theo quy định của
mỗi chùa.
Tiếng chuông đánh đầu hôm là nhắc nhở cho mọi người biết rằng cơn
vô thường đến với chúng ta không hứa hẹn, rất ngắn ngũi, nhanh
chóng. Đánh vào lúc ban sáng là nhắc nhở cho mọi người cố gắng tinh
tiến tu hành để mau vượt thoát ra khỏi cảnh đau khổ, không vướng mắc
cảnh tội lỗi và dễ dàng ra khỏi luân hồi sanh tử. Người thỉnh chuông
vừa đánh chuông vừa đọc bài kệ:
Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn.
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.
Nghĩa là:
Nguyện tiếng chuông này khắp pháp giới, thiết vi u ám cùng nghe được,
căn cảnh thanh tịnh chứng viên thông, hết thảy chúng sanh thành
chánh giác. (Bản dịch của Hòa Thượng Trí Quang, LUẬT SA-DI, SA-DI-
NI, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, 1989).
Dịch thơ:
1
Nguyện tiếng chuông vang rền pháp giới
Chúng sanh ngục Sắt thảy đều nghe
Tiếng đời sạch, chứng được viên thông
Tất cả muôn loài đều giác ngộ.
(Thích Nhật Từ dịch)
2
Tiếng chuông nguyện vang rền các cõi
Núi Thiết Vi tăm tối nghe hay
Âm thanh đời lắng sạch thay
Chúng sanh giác ngộ, tỏ bày an nhiên.
(Thích Nhật Từ dịch)

Contenu connexe

En vedette

Pensions covenant advisory services
Pensions covenant  advisory servicesPensions covenant  advisory services
Pensions covenant advisory servicesDuncan Stocks
 
FATCA - Foreign Account Tax compliance Act
FATCA - Foreign Account Tax compliance Act FATCA - Foreign Account Tax compliance Act
FATCA - Foreign Account Tax compliance Act Camilo Peña
 
La DIAN Apoyo a la competitividad del comercio exterior en el país
La DIAN Apoyo a la competitividad del comercio exterior en el paísLa DIAN Apoyo a la competitividad del comercio exterior en el país
La DIAN Apoyo a la competitividad del comercio exterior en el paísCamilo Peña
 
Diego Rengifo García - Ley anticontrabando visión empresarial
Diego Rengifo García - Ley anticontrabando visión empresarialDiego Rengifo García - Ley anticontrabando visión empresarial
Diego Rengifo García - Ley anticontrabando visión empresarialCamilo Peña
 
IMPUESTO DIFERIDO BAJO NIIF - Carlos Giovanni Rodríguez Vásquez
IMPUESTO DIFERIDO BAJO NIIF - Carlos Giovanni Rodríguez VásquezIMPUESTO DIFERIDO BAJO NIIF - Carlos Giovanni Rodríguez Vásquez
IMPUESTO DIFERIDO BAJO NIIF - Carlos Giovanni Rodríguez VásquezCamilo Peña
 
El posconflicto: Persepectiva del sector agropecuario Pedro Sarmiento
El posconflicto: Persepectiva del sector agropecuario Pedro SarmientoEl posconflicto: Persepectiva del sector agropecuario Pedro Sarmiento
El posconflicto: Persepectiva del sector agropecuario Pedro SarmientoCamilo Peña
 
Dividendos encubiertos o gastos de la sociedad: principio de plena.
Dividendos encubiertos o gastos de la sociedad: principio de plena.Dividendos encubiertos o gastos de la sociedad: principio de plena.
Dividendos encubiertos o gastos de la sociedad: principio de plena.Camilo Peña
 
Proyecto BEPS Nuevo entorno tributario Jose E. Guarin
Proyecto BEPS Nuevo entorno tributario Jose E. GuarinProyecto BEPS Nuevo entorno tributario Jose E. Guarin
Proyecto BEPS Nuevo entorno tributario Jose E. GuarinCamilo Peña
 
Luisa Gonzále Cuellar - La doble imposición de dividendos de las personas fís...
Luisa Gonzále Cuellar - La doble imposición de dividendos de las personas fís...Luisa Gonzále Cuellar - La doble imposición de dividendos de las personas fís...
Luisa Gonzále Cuellar - La doble imposición de dividendos de las personas fís...Camilo Peña
 
El posconflicto: Retos de su financiación y perspectiva tributaria - Pedro Sa...
El posconflicto: Retos de su financiación y perspectiva tributaria - Pedro Sa...El posconflicto: Retos de su financiación y perspectiva tributaria - Pedro Sa...
El posconflicto: Retos de su financiación y perspectiva tributaria - Pedro Sa...Camilo Peña
 
Reforma Tributaria Estructural - Julio Roberto Piza
Reforma Tributaria Estructural - Julio Roberto PizaReforma Tributaria Estructural - Julio Roberto Piza
Reforma Tributaria Estructural - Julio Roberto PizaCamilo Peña
 
Análisis hecho generador del IVA, Roberto Insignares
Análisis hecho generador del IVA, Roberto Insignares Análisis hecho generador del IVA, Roberto Insignares
Análisis hecho generador del IVA, Roberto Insignares Camilo Peña
 

En vedette (13)

Pensions covenant advisory services
Pensions covenant  advisory servicesPensions covenant  advisory services
Pensions covenant advisory services
 
Katalog produktów CCTV sklepu NAPAD.pl
Katalog produktów CCTV sklepu NAPAD.plKatalog produktów CCTV sklepu NAPAD.pl
Katalog produktów CCTV sklepu NAPAD.pl
 
FATCA - Foreign Account Tax compliance Act
FATCA - Foreign Account Tax compliance Act FATCA - Foreign Account Tax compliance Act
FATCA - Foreign Account Tax compliance Act
 
La DIAN Apoyo a la competitividad del comercio exterior en el país
La DIAN Apoyo a la competitividad del comercio exterior en el paísLa DIAN Apoyo a la competitividad del comercio exterior en el país
La DIAN Apoyo a la competitividad del comercio exterior en el país
 
Diego Rengifo García - Ley anticontrabando visión empresarial
Diego Rengifo García - Ley anticontrabando visión empresarialDiego Rengifo García - Ley anticontrabando visión empresarial
Diego Rengifo García - Ley anticontrabando visión empresarial
 
IMPUESTO DIFERIDO BAJO NIIF - Carlos Giovanni Rodríguez Vásquez
IMPUESTO DIFERIDO BAJO NIIF - Carlos Giovanni Rodríguez VásquezIMPUESTO DIFERIDO BAJO NIIF - Carlos Giovanni Rodríguez Vásquez
IMPUESTO DIFERIDO BAJO NIIF - Carlos Giovanni Rodríguez Vásquez
 
El posconflicto: Persepectiva del sector agropecuario Pedro Sarmiento
El posconflicto: Persepectiva del sector agropecuario Pedro SarmientoEl posconflicto: Persepectiva del sector agropecuario Pedro Sarmiento
El posconflicto: Persepectiva del sector agropecuario Pedro Sarmiento
 
Dividendos encubiertos o gastos de la sociedad: principio de plena.
Dividendos encubiertos o gastos de la sociedad: principio de plena.Dividendos encubiertos o gastos de la sociedad: principio de plena.
Dividendos encubiertos o gastos de la sociedad: principio de plena.
 
Proyecto BEPS Nuevo entorno tributario Jose E. Guarin
Proyecto BEPS Nuevo entorno tributario Jose E. GuarinProyecto BEPS Nuevo entorno tributario Jose E. Guarin
Proyecto BEPS Nuevo entorno tributario Jose E. Guarin
 
Luisa Gonzále Cuellar - La doble imposición de dividendos de las personas fís...
Luisa Gonzále Cuellar - La doble imposición de dividendos de las personas fís...Luisa Gonzále Cuellar - La doble imposición de dividendos de las personas fís...
Luisa Gonzále Cuellar - La doble imposición de dividendos de las personas fís...
 
El posconflicto: Retos de su financiación y perspectiva tributaria - Pedro Sa...
El posconflicto: Retos de su financiación y perspectiva tributaria - Pedro Sa...El posconflicto: Retos de su financiación y perspectiva tributaria - Pedro Sa...
El posconflicto: Retos de su financiación y perspectiva tributaria - Pedro Sa...
 
Reforma Tributaria Estructural - Julio Roberto Piza
Reforma Tributaria Estructural - Julio Roberto PizaReforma Tributaria Estructural - Julio Roberto Piza
Reforma Tributaria Estructural - Julio Roberto Piza
 
Análisis hecho generador del IVA, Roberto Insignares
Análisis hecho generador del IVA, Roberto Insignares Análisis hecho generador del IVA, Roberto Insignares
Análisis hecho generador del IVA, Roberto Insignares
 

ĐỒ ĐỒNG SÀI GÒN ĐÚC CHUÔNG CHÙA ĐẠI HỒNG CHUNG - 0989875628

  • 1. Dẫn: Chuông, trống, mõ là pháp khí dùng trong nghi lễ Phật giáo, Phật tử chúng ta cần biết ý nghĩa và cách sử dụng thông thường, để có thể dùng được khi cần đến.
  • 2.
  • 3.
  • 4. 1. Chuông chùa: Tiếng Hán Việt là Chung, một pháp khí dùng thông thường nhất ở trong chùa và ở nhà cư sĩ.
  • 5. Chuông biểu thị cho sự tỉnh giác, như trong bài kệ khi nghe tiếng chuông: Văn chung thanh phiền não khinh, Trí huệ trưởng bồ đề sanh, Ly dịa ngục xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật độ chúng sanh. Án, già ra đế da tóa ha (3 lần) Nghĩa là: Nghe được tiếng chuông, phiền não liền nhẹ, Trí huệ thêm lớn, sanh tâm bồ đề Ra khỏi địa ngục, vượt thoát hầm lửa, Nguyện được thành Phật, để độ chúng sanh. Án, già ra đế da tóa ha (3 lần) Theo như trong kinh Tăng Nhất A Hàm có chép: Mỗi khi nghe tiếng chuông ngân lên, thì các hình phạt trong các ác đạo tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh nào đang chịu những hình phạt ấy cũng được tạm thời an vui. Trong chuyện Cảm Thông cũng có chép: .. .”Ngày xưa khi đức Phật Câu Lưu Tôn ở tại viện Tu Đa La xứ Càng Trúc đã có tạo một quả chuông bằng đá xanh, thường vào lúc mặt trời vừa mọc, khi tiếng chuông ấy vừa ngân lên thì trong ánh mặt trời ấy có các vị Hóa Phật hiện ra, diễn nói 12 bộ kinh, làm cho người nghe được chứng thánh quả không kể xiết”. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật cũng bảo ngài La Hầu La đánh chuông để giảng cái lý cho Tôn giả A Nan nghe. Vì thế chúng ta có thể hiểu rằng, tại Ấn Độ chuông đã có từ thời đức Phật còn tại thế. Hầu hết, người ta tin rằng nghi thức hành lễ trong các tự viện ở Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nghi lễ của Phật Giáo Trung Quốc, do đó chuông trống mõ cũng phát xuất từ Phật giáo Trung Quốc. Đi tìm thời điểm chuông trống mõ đưa vào tự viện Trung Quốc lúc nào chưa được xác định.
  • 6. Tuy nhiên, như sử liệu ghi lại, chuông đã được sử dụng vào thời nhà Chu (557 trước TL- 89 TL). Tài liệu về lịch sử của chuông quả thật là quý hiếm, dựa vào một số tài liệu sau để truy nguyên nguồn gốc của chúng. Cuốn Quảng Hoằng Minh Tập (số 2103) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ghi rằng vào thời Lục Triều (420 – 479) đã có nhiều lầu chuông. Năm Thiên Hoà thứ 5 (566) đời Bắc Châu, bài Nhị Giáo Chung Minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhất thời bấy giờ. Hai cái trong 3 cái này được đúc vào năm 570 và 665 TL. Tục Cao Tăng Truyện có ghi năm thứ 5 đời Tùy Đại Nghiệp (609), ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An. Trong khoảng thời gian này và trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc hồng chung để an trí trong các tự viện. Lại nữa, theo truyền thuyết cho rằng hồng chung là do Hoà Thượng Chí Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ VI) thực hiện để cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục mà người Hoa gọi là chốn U Minh. Trong bộ kinh Kim Cang Chí cũng có chép: “Vua Hiếu Cao Hoàng đế đời nhà Đường nhơn vì nghe lời sàm tấu của Tống Tề Khưu mà giết lầm kẻ tôi trung tên là Hòa Châu, nên khi chết bị đọa vào địa ngục. Một hôm có một người bị bạo tử (chết thình lình) thần hồn đi lạc vào địa ngục ấy, thấy một tội nhân đang bị gông cùm, bị kềm kẹp đánh đập rất là khổ sở, hỏi ra thì mới biết là vua Hiếu Cao nhà Đường. Vua gọi vị bạo tử ấy vào mà nói rằng: Nhờ ngươi trở lại dương thế nói giúp với hậu chúa rằng: Hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm các việc từ thiện. Khi trở lại dương thế, người bạo tử liền đến yết kiến hậu chúa để chuyển lời nhắn nhủ của vua Hiếu Cao. Nghe vậy, hậu chúa liền thân hành đến chùa Thanh Lương phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao Hoàng đế. (Tích nầy trong truyện Bách Trượng thanh quy, trang 68 và 87). Trong Đường Thi có bài thơ của Trương Kế (thời Thịnh Đường), tả một đêm nằm trong thuyền, nghe tiếng chuông chùa Hàn San vọng lại. Bài thơ là một tuyệt tác, có liên quan tới chuông, chùa và thời gian, đã gây nhiều tranh luận, tưởng cũng nên chép ra đây: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
  • 7. Cô Tô thành ngoại Hàn sơn tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. Tản Đà dịch: Trăng tà tiếng quạ kêu sương, Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ. Thuyền ai đậu bến Cô Tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn san. Nguyễn Hàm Ninh dịch: Quạ kêu, trăng lặn, trời sương, Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ. Thuyền ai đậu bến Cô Tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. Hồ Điệp ngâm lại: Trăng tà chiếc quạ kêu sương Lửa chài cây bến còn vương giấc hồ. Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. Ngô Tất Tố dịch: Quạ kêu, sương tỏa, trăng lui, Đèn chài, cây bãi, đối người nằm khô Chùa đâu trên núi Cô Tô Tiếng chuông đưa đến bến đò canh khuya Trần Trọng Kim dịch : Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi, Lửa chài, cây bải, đối người nằm co. Con thuyền đậu bến Cô Tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn sơn Trần Trọng San dịch: Quạ kêu, trăng lẩn sương trời, Buồn hiu giấc ngủ lửa chài bến phong
  • 8. Đêm Cô Tô vẳng tiếng chuông Chùa Hàn San đến thuyền sông Phong Kiều. Lý Nhược Tam dịch: Ô đề trăng lặng sương giăng, Đèn câu thức bóng lăn tăn gợn sầu Hàn Sơn Tự, đất Tô Châu Chuông khuya vọng đến Phong Kiều thuyền neo. Hữu Nguyên dịch: Quạ kêu, trăng lặn, ngút trời sương Phong bãi, đèn câu đắm mộng trường Đêm vắng Cô Tô thuyền khách đậu Chuông Hàn San tự thoảng đưa sang. Huệ Thu dịch: Trăng chìm quạ khóc trời sương Đèn chong cây lặng nghe buồn miên man Cô Tô phố ngoại chùa Hàn Nửa đêm chuông đổ rớt sang thuyền chờ . Do chuông không bao giờ thỉnh vào nửa đêm hay giữa khuya, như vậy thì tác giả Trương Kế đã sai, nhưng người ta thường nghĩ thi sĩ thì phải có nhận xét, ghi chép đúng, vã lại chữ bán dạ mới hay, cho nên người sau đặt ra chuyện cho hợp lý với bài thơ: “Có nhà Sư trụ trì chùa Hàn San, một đêm vào mồng 3 hay mồng 4 ngẫu hứng cảm tác thành thơ: Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung Bán tự ngân câu bán tự cung. Rồi hết ý, loay hoay không tìm ra hai câu kết. Cũng đêm ấy có chú tiểu ra ngoài, nhìn thấy trăng in bóng dưới vũng nước. Lúc trở vào thấy Thầy ngồi tư lự, mạn phép hỏi thầy về cớ sự, sau khi được Thầy cho biết, chú nhớ mảnh trăng mình vừa mới gặp, nửa in dưới nước nửa cài trên không, nên xin được dâng thầy hai câu kết: Thùy bả ngọc hoàn phân lưỡng đoạn Bán trầm thủy để, bán phù không.
  • 9. Thầy cũng vừa ý với hai câu kết, cả hai Thầy trò hoan hỷ nên lên Chánh điện dâng hương tạ ân Phật, đồng thời thỉnh chuông, nên mới có tiếng chuông vào lúc nửa đêm, vang đến thuyền của thi sĩ Trương Kế.” Thi sĩ Cao Tiêu dịch bài thơ trên: Trăng non mùng bốn mùng ba Nửa như móc bạc, nửa là cánh cung. Ai đem bẻ nửa chiếc vòng Nước in một nửa, trên không nửa cài . Nhưng mà đâu phải thi sĩ hay thi hào, thi bá là có nhận xét đúng, cũng trong thi văn Trung Hoa có giai thoại sau: Có lần Tô Đông Pha đọc thơ Vương An Thạch tự Giới Phủ danh nho học rộng, tài cao, giữ chức Tể tướng dưới triều Tống Thần Tông, một người đi trước và lại đang làm quan đầu triều, thấy câu: Minh nguyệt sơn đầu khiếu Hoàng khuyển ngọa hoa tâm Tô Đông Pha bèn chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót được ở đầu núi, chó vàng sao nằm giữa lòng hoa cho được? Chê xong, sửa ra: Minh nguyệt sơn đầu chiếu, Hoàng khuyển ngọa hoa âm. Trăng soi đầu núi chó nằm bóng hoa thì hợp lý, và bài thơ hay quá! Về sau Tô Đông Pha gay gắt chống tân pháp của Vương An Thạch nên bị đày xuống miền cực Nam. Đến đất ấy, Tô Đông Pha mới biết có một loại chim gọi là “Minh nguyệt” và một loại sâu là “Hoàng khuyển”! Trở lại với chuông, có ba loại thường được sử dụng trong các chùa chiền, tự viện như sau: a. Phạn Chung: Gọi là Phạn chung, nguyên ủy các tự viện dùng chuông để báo giờ thọ trai cho các chúng tăng chấp tác chung quanh chùa, biết giờ giấc nghỉ tay mà thọ trai, cũng gọi là “đại chung”, “hồng chung”, “hoa chung” hoặc “cự chung”. Chuông này được đúc bằng đồng xanh pha ít sắt. Thông thường chuông cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 6 tấc. Loại này treo trong lầu chuông, mục đích thỉnh chuông là để chiêu
  • 10. tập đại chúng hoặc báo thời sớm tối. Người Việt mình thường dùng từ “đại hồng chung” chỉ cho loại chuông thật to, gần như không còn có quy định cụ thể là rộng hẹp bao nhiêu nữa. Chuông này còn gọi là chuông U Minh. Lại có loại chỉ lớn bằng 1/2 chuông phạn, nên gọi là bán chung, còn được gọi là “hoán chung” hoặc “tiểu chung.” Chuông này thường được đúc bằng đồng, cao khoảng 6 đến 8 tấc, thường để tại 1 góc trong chánh điện và được sử dụng trong các buổi pháp hội, nên còn có tên khác là ” hành lễ chung.” Người Việt Nam cũng như các nước khác ngày nay cũng linh động chế tạo nhiều loại chuông dạng “bán chung” này, nhưng cũng không có kích thước cố định. b. Bảo chúng chung: Cũng gọi là chuông Tăng đường, tức là chuông nhỏ, chỉ một người xách lên được. Hình thái cũng như chuông U minh, được treo ở trai đường, dùng để báo tin trong lúc họp chư Tăng biết vào những lúc: Họp đại chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện. c. Gia trì chung: Loại chuông nầy dùng để đánh lên trong lúc tụng kinh bái sám. Tiếng chuông gia trì được sử dụng trước khi tụng kinh hay báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hay câu niệm Phật. Cũng thường đánh lên khi lạy Phật một mình. Còn khi đông người thì để báo hiệu cùng lạy cho nhịp nhàng. Chuông gia trì có đủ ba loại lớn, vừa và nhỏ. Chuông vừa và nhỏ thì thường thường Phật tử tại gia dùng nhiều hơn và cũng dùng như chư Tăng. Ngoài ra, trong thời cực thịnh của Thiền Tông, chuông an trí tại thiền đường, trai đường gọi là “tăng đường chung”, “trai chung”; chuông để tại chánh điện gọi là “điện chung”… Những vị lo việc chuông này gọi là “chung đầu.” Về thỉnh chuông, xưa ở Trung Quốc tùy mỗi Tông phái, từng địa phương mà quy định có khác nhau, nhưng tổng quát là khi bắt đầu thỉnh 3 tiếng và khi kết thúc đánh nhanh 2 tiếng hoặc 3 hồi chín tiếng cho các loại chuông nhỏ khi tụng kinh. Số lượng tiếng thường là 18, cũng có khi thỉnh 36 tiếng, 108 tiếng. Thỉnh 108 tiếng biểu thị hành giả nỗ lực làm vơi cạn đi 108 loại phiền não nơi nội tâm. Mười tám tiếng là biểu thị sự thanh lọc 6 căn, 6 trần và 6 thức. Theo niềm tin cho rằng tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông
  • 11. này liền được giải thoát. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như các chùa Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa thuộc các nước theo Phật giáo Đại Thừa như Nhật Bản, Triều Tiên. …thường có quả chuông lớn để thỉnh vào hai buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện. Giờ thỉnh chuông buổi sáng lúc 4 giờ hoặc trước thời công phu buổi sáng, giờ thỉnh chuông đầu hôm là lúc trời nhá nhem tối, tùy theo quy định của mỗi chùa. Tiếng chuông đánh đầu hôm là nhắc nhở cho mọi người biết rằng cơn vô thường đến với chúng ta không hứa hẹn, rất ngắn ngũi, nhanh chóng. Đánh vào lúc ban sáng là nhắc nhở cho mọi người cố gắng tinh tiến tu hành để mau vượt thoát ra khỏi cảnh đau khổ, không vướng mắc cảnh tội lỗi và dễ dàng ra khỏi luân hồi sanh tử. Người thỉnh chuông vừa đánh chuông vừa đọc bài kệ: Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới, Thiết vi u ám tất giai văn. Văn trần thanh tịnh chứng viên thông, Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác. Nghĩa là: Nguyện tiếng chuông này khắp pháp giới, thiết vi u ám cùng nghe được, căn cảnh thanh tịnh chứng viên thông, hết thảy chúng sanh thành chánh giác. (Bản dịch của Hòa Thượng Trí Quang, LUẬT SA-DI, SA-DI- NI, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, 1989). Dịch thơ: 1 Nguyện tiếng chuông vang rền pháp giới Chúng sanh ngục Sắt thảy đều nghe Tiếng đời sạch, chứng được viên thông Tất cả muôn loài đều giác ngộ. (Thích Nhật Từ dịch) 2 Tiếng chuông nguyện vang rền các cõi Núi Thiết Vi tăm tối nghe hay
  • 12. Âm thanh đời lắng sạch thay Chúng sanh giác ngộ, tỏ bày an nhiên. (Thích Nhật Từ dịch)