SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  21
Télécharger pour lire hors ligne
1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
____________________________
LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS HẠNG II
BỒI DƯỠNG TẠI PGD LÂM HÀ – HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG
BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA
ĐỀ TÀI SỐ
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA
GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
Đánh giá kết quả thu hoạch
Điểm bằng số: …………………….
Điểm bằng chữ:……………………
Cán bộ chấm 1: ……………………
……………………………………..
Cán bộ chấm 2: ……………………
……………………………………..
Họ và tên: TRẦN SỸ NGUYÊN
Ngày sinh: 28/10/1983
Đơn vị công tác: Trường THCS Tân
Văn – Lâm Hà – Lâm Đồng.
Điện thoại: 0977.076.376
Lâm Hà, ngày 25 tháng 3 năm 2018
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................1
I. Lý do tham gia khóa học....................................................................... 1
II. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 2
III. Nhiệm vụ ........................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................4
PHẦN I: Kết quả thu hoạch ..................................................................... 4
PHẦN II: Kế hoạch hoạt động của bản thân........................................... 14
1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp với bản thân....................... 14
2. Đánh giá hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của cá nhân............... 17
3. Kế hoạch hoạt động cá nhân ...................................................... 18
PHẦN III: Kiến nghị đề xuất ................................................................. 21
Lời cam kết của học viên ....................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 22
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
GV Giáo viên
HS Học sinh
THCS Trung Học Cơ Sở
TVTL Tư vấn tâm lý
4
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO THAM GIA KHÓA HỌC
Xuất phát từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, các chuyên gia giáo dục
cho rằng, việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên theo chuẩn nghề
nghiệp tiếp cận chuẩn trong khu vực và quốc tế là hướng đi phù hợp xu thế,
hướng tới đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Người giáo viên hiện nay không chỉ là người dạy học trên lớp, và làm
nhiệm vụ cung cấp thông tin và truyền thụ kiến thức, mà người giáo viên phải
trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của người học.
Từ những thay đổi về vai trò, vị trí của người học và người dạy trong
những hoàn cảnh biến đổi nhanh, phức tạp đòi hỏi người giáo viên phải được
trang bị những kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm, khả năng đáp ứng
linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới. Theo đó, việc đào tạo giáo viên
cần dựa trên phát triển năng lực nghề nghiệp và nhấn mạnh đến những kiến thức
chuyên ngành, năng lực sư phạm mà người giáo viên cần phải được đào tạo, bồi
dưỡng, để có thể thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất trong
môi trường công tác thực tế, nâng cao chất lượng dạy và học.
Xuất phát từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, yêu cầu về phẩm chất và
năng lực của người giáo viên, là chuyển mục tiêu và nội dung đào tạo từ chủ yếu
cung cấp tri thức sang đào tạo năng lực, chuyển phương thức tổ chức đào tạo
theo định hướng tức là hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực
sư phạm, phẩm chất, nhân cách nghề của người giáo viên theo nguyên lý hoạt
động, thông qua việc nghiên cứu và giải quyết các tình huống sư phạm, phát
triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo chu trình: đào tạo - bồi dưỡng
thường xuyên.
Nêu quan điểm về bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên,
tiến sỹ Nguyễn Đức Cương - Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) - trao đổi:
Cần bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng nền tảng để nâng cao năng lực nghề
nghiệp theo chuẩn nghề nghiệp, đặc biệt bổ khuyết những năng lực mà giáo viên
đang còn yếu, còn thiếu do chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng kịp thời. Bồi
dưỡng theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tùy theo từng
ngành cần cập nhật bồi dưỡng kiến thức mới; bồi dưỡng thực hành các phương
pháp, cách thức xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học mới; ứng dụng khoa học -
công nghệ vào dạy học…
Là một giáo viên của nhà trường hiện đại, tôi thấy cần bồi dưỡng phương
pháp giảng dạy cho giáo viên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Theo đó,
bồi dưỡng thực hành các phương pháp mới phát huy được năng lực học sinh.
5
Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích hợp, phân hóa, phương pháp kiểm tra
đánh giá kết quả học tập với nhiều hình thức đa dạng, hạn chế việc cung cấp lý
thuyết, coi trọng thực hành. Bồi dưỡng phương pháp tiếp cận thông tin, khai
thác thông tin, xử lý thông tin, ứng dụng thông tin vào thực tế giảng dạy. Giáo
dục phát triển năng lực người học đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn người
học cách học, đưa học sinh vào thế giới hiện thực thông qua các hoạt động học
tập. Vì vậy tôi đã đăng ký khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên
THCS hạng II tại Lâm Hà do trường ĐHSP Huế Tổ chức.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gần đây, công tác tham vấn đã trở thành một loại hình hoạt động phổ biến
trong xã hội và từng bước khẳng định vai trò quan trọng của mình trong đời
sống tinh thần của nhiều người.
Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng khẳng định tham vấn tâm lý đã “đáp ứng
được một phần nhu cầu bức xúc về giải đáp những vướng mắc trong tâm lý, tình
cảm của học sinh, sinh viên” trong văn bản số 9971/BGD & ĐT – HSSV về việc
“triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên” ban hành ngày 28/10/2005
và yêu cầu triển khai rộng rãi hơn mạng lưới tham vấn học đường nhằm giúp
học sinh, sinh viên “chọn được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm
hồn, tình cảm và giúp học sinh, sinh viên thực hiện được nguyện vọng của
mình”.
Đối tượng học sinh cần được hướng dẫn, cần được giúp đỡ, cần được
tham vấn tâm lý nhiều nhất có lẽ là học sinh Trung học cơ sở (THCS) - lứa tuổi
chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Học sinh trong lứa tuổi này chịu áp lực từ
những sự kiện lớn lao như: sự trưởng thành về hình thể, sự dậy thì, sự xuất hiện
cảm giác “mình đã là người lớn”, sự cải tổ “cái tôi”…v.v… Điều này tạo nên
một thời kỳ phát triển tâm lý mạnh mẽ, đầy biến động và “không phẳng lặng”
trong cuộc đời các em. Trong nhiều trường hợp, những biến cố chỉ là tạm thời,
là tự nhiên, thậm chí là cần thiết cho sự phát triển nhân cách của các em. Tuy
nhiên, trong bối cảnh xã hội không có nhiều sự ổn định, những khó khăn tâm lý
của học sinh trở nên nặng nề, vượt quá khả năng kiểm soát và tự giải quyết của
các em.
Bên cạnh đó, hiện nay, học sinh THCS còn phải đối mặt với vấn đề mới
của bản thân là hiện tượng dậy thì sớm. Do đời sống kinh tế được nâng cao, dinh
dưỡng đầy đủ, cơ thể của các em phát triển nhanh và các hệ cơ quan chín mùi
trước khi các em có đầy đủ kiến thức về bản thân. Nói cách khác sự trưởng
thành về mặt sinh học đến với các em sớm hơn là sự trưởng thành về mặt xã hội
nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi
6
của mình. Các em có thể sa vào con đường yêu đương quá sớm, quan hệ tình
dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn…
Mặt khác, học sinh THCS cũng là người chịu ảnh hưởng nặng nề từ mặt
trái nền kinh tế thị trường khi cha mẹ tập trung thời gian, sức lực, trí tuệ vào
công ăn, việc làm và vì vậy, thời gian dành cho sự quan tâm, chăm sóc, quản lý
con cái còn rất ít thậm chí là không có. Có thể điều này đối với một số em học
sinh THCS là cơ hội để phát huy tính độc lập, tự chủ, một số còn lại rơi vào tình
trạng được thừa hưởng đầy đủ về vật chất nhưng thiếu thốn về mặt tinh thần.
Các em tự bù đấp bằng cách chơi game online, hút thuốc lá, tham gia các băng
nhóm…
Ngược lại, có những gia đình quá lo sợ trước tác động xấu của mặt trái xã
hội đã chăm sóc, bảo bọc con em mình quá kỹ, vì vậy, con em họ trở nên yếu
đuối, lệ thuộc, thiếu tự tin và hạn chế kỹ năng hoà nhập cuộc sống. Các em lúng
túng, vụng về khi thiết lập mối quan hệ với thầy cô thậm chí không biết làm
cách nào để hoà nhập vào bạn bè trong trường và khi bản thân gặp phải vấn đề
không mong đợi, các em chỉ biết chán nản, buông xuôi và tệ hơn nữa là tìm đến
chất kích thích như rượu, bia, ma tuý và cả cái chết.
Là một giáo viên kiêm nhiệm công tác Chủ nhiệm lớp, tôi quyết định chọn
đề tài: “Khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS Tân Văn huyện
Lâm Hà” làm đề tài cho bài thu hoạch cuối khóa nhằm đánh giá chính xác nhu
cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS Tân Văn để đưa ra những giải pháp, nội
dung cần thiết cho hoạt động tham vấn tâm lý học đường trong trường tôi đang
công tác.
III. NHIỆM VỤ CỦA BÀI THU HOẠCH
- Tìm hiểu nhu cầu nhu cầu tham vấn, tư vấn tâm lý của học sinh THCS
Tân Văn huyện Lâm Hà.
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt công tác cầu tham
vấn, tư vấn tâm lý của học sinh THCS Tân Văn huyện Lâm Hà.
- Đánh giá khả năng đáp ứng của giáo viên với cầu nhu cầu tham vấn,
tư vấn tâm lý của học sinh tại đơn vị.
- Rút ra một số bài học cho bản thân.
7
NỘI DUNG
PHẦN I: KẾT QUẢ THU HOẠCH
1. Qua thời gian học tập, được bồi dưỡng kiến thức thuộc lớp bồi
dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II được
Quý thầy, cô của trường Đại học sư Huế truyền đạt những kiến thức và kỹ
năng gồm những nội dung:
Chuyên đề 1. Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước.
Chuyên đề 2. Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.
Chuyên đề 3. Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ
chế thị trường định hướng XHCN.
Chuyên đề 4. Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS.
Chuyên đề 5. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch
giáo dục ở trường THCS.
Chuyên đề 6. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II.
Chuyên đề 7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở
trường THCS.
Chuyên đề 8. Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng
trường THCS.
Chuyên đề 9. Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên
trong trường THCS.
Chuyên đề 10 . Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng
cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THCS.
Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người quản lí, giáo
viên giảng dạy trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Với 10
chuyên đề đã giúp cho học viên nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực
tiễn mới trong công tác dạy và học. Qua một thời gian học tập bản thân đã tiếp
thu được nhiều kiến thức bổ ích qua đó mạnh dạn đưa ra một số bài học nhằm
phục vụ cho quá trình công tác sau này tuy nhiên do thời gian hoàn thiện ngắn,
việc nghiên cứu chưa được sâu và kinh nghiệm bản thân có hạn do đó dù đã cố
gắng rất nhiều nhưng bài viết này chắc chắn còn những hạn chế, rất mong được
sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
2. Sử dụng những kiến thức được học qua lớp bồi dưỡng, em đã
nghiên cứu thực tế về nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường THCS
Tân Văn, Lâm Hà như sau:
8
2.1. Nhu cầu tham vấn tâm lý
Nhu cầu tinh thần là một trong 2 loại nhu cầu cơ bản của con người. Nó
bao gồm nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu học hành để mở rộng vốn hiểu biết,
nhu cầu được quan tâm, giúp đỡ, yêu thương đến nhu cầu được thừa nhận, nhu
cầu về lòng tự trọng, nhu cầu thành đạt trong cuộc sống,…. Nhu cầu tinh thần
của con người phát triển theo sự tiến bộ của xã hội nên ngày càng phong phú và
đa dạng, vì vậy, trong quá trình tìm kiếm điều kiện thoả mãn nó, con người có
thể gặp phải một số trở ngại nhất định, đặc biệt là những trở ngại về mặt tinh
thần hay còn gọi là khó khăn tâm lý. Khi gặp khó khăn tâm lý, một số người có
đủ kinh nghiệm, bản lĩnh, kỹ năng thì có thể vượt qua, một số người khác vì lý
do nào đó, trong một thời điểm nhất định, họ không thể tự vượt qua được dù rất
muốn làm điều đó và bấy giờ, họ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần từ người khác,
tức là bản thân họ nảy sinh nhu cầu tham vấn.
Ở một hướng khác, tốc độ phát triển xã hội quá nhanh đã làm nảy sinh
những vấn đề mới lạ ngay trong cuộc sống của cá nhân mà bản thân cá nhân
chưa kịp nhận thức đã phải tiến hành các giải pháp để giải quyết theo yêu cầu
của xã hội, của bản thân. Điều này đã, đang và sẽ tạo ra những áp lực lớn lên
cuộc sống của mỗi cá nhân, tạo nên những xung đột tâm lý, những căng thẳng
kéo dài có ảnh hưởng xấu đến đời sống cá nhân, cộng đồng và khi đó, cá nhân sẽ
tìm đến những người có chuyên môn về tham vấn tâm lý để được hỗ trợ, tức là
họ đi tham vấn tâm lý.
Từ sự phân tích trên cho thấy: Nhu cầu tham vấn tâm lý là nhu cầu về sự
hỗ trợ của người có chuyên môn về tham vấn tâm lý (nhà tham vấn tâm lý) khi
chủ thể gặp phải những khó khăn tâm lý hoặc những xung đột tâm lý mà bản
thân không thể tự giải quyết được.
2.2. Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS
Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS là nhu cầu được nhà tham
vấn giúp đỡ để học sinh có thể tự giải quyết được những khó khăn tâm lý và
xung đột tâm lý mà các em đang gặp phải. Nói cách khác nhu cầu tham vấn tâm
lý của học sinh THCS là nhu cầu được cùng nhà tham vấn trò chuyện, lắng
nghe, chia sẻ, định hướng hành động để qua đó học sinh THCS thấy được sự
đồng cảm, tôn trọng, có niềm tin và quyết tâm giải quyết những khó khăn,
những xung đột tâm lý mà các em chưa tự giải quyết được.
- Các em thiếu phương pháp học tập.
- Hoàn cảnh kinh tế gia đình của các em khó khăn.
- Kiến thức của các em bị mất căn bản từ lớp dưới.
9
- Tính mộng mơ và suy tư của giai đoạn dậy thì có thể gây trở ngại cho
việc học tập.
- Thầy cô dạy không hấp dẫn, khó hiểu, không tạo được sự hứng thú ở học
sinh.
- Số môn học, giờ học ở trường tăng lên quá nhiều.
- Áp lực từ sự kỳ vọng của cha mẹ và thầy cô.
- Sự thất bại trong thi cử.
Từ những vấn đề trên cho thấy, những khó khăn, xung đột trong lĩnh vực
học tập thật sự là một thách thức với tâm lý còn non nớt của học sinh THCS.
Bên cạnh những khó khăn trong hoạt động học tập, học sinh THCS còn gặp rất
nhiều khó khăn khi giao tiếp với người lớn (thầy cô, cha mẹ) và bạn bè cùng
tuổi.
Một số khó khăn, xung đột tâm lý thường nảy sinh trong mối quan hệ
giữa người lớn và học sinh THCS:
- Bất đồng ý kiến, quan điểm với cha mẹ, thầy cô về lối sống, tác phong,
chuyện học hành, bè bạn….
- Người lớn ít có thời gian để học sinh THCS tiếp xúc, trao đổi và xin ý
kiến.
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu “được làm người lớn” với các kiểu ứng xử
“không thay đổi” của cha mẹ, thầy cô.
- Mâu thuẫn giữa khả năng của bản thân với kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô.
- Căng thẳng, áp lực và xung đột khi người lớn không thấu hiểu, không tin
tưởng.
- Mất niềm tin ở bản thân, ở người lớn khi bị áp đặt, chê bai và thiếu tôn
trọng.
- Thất vọng về thần tượng là cha mẹ, thầy cô.
Những mâu thuẫn, xung đột tâm lý trên có nguyên nhân từ cả hai phía:
học sinh THCS và người lớn. Thông thường, học sinh THCS sẽ đi tìm sự thông
cảm, chia sẻ của bạn bè cùng tuổi. Tuy nhiên, trong mối quan hệ rất có ý nghĩa
và giá trị này, các em cũng gặp không ít khó khăn như:
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu được tôn trọng, được thừa nhận với tâm trạng
căng thẳng, khó chịu, khó chấp nhận sự phê phán, góp ý của bạn bè.
- Mâu thuẫn giữa năng lực thực của bản thân với mức độ hiểu biết về
những phẩm chất của tình bạn.
10
- Xung đột giữa những qui định trong “bộ luật bạn bè” với chuẩn mực xã
hội, với những điều mà các em biết rằng không nên làm.
- Mâu thuẫn nảy sinh khi các em vừa muốn được người khác giới chú ý
vừa lo sợ điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- Chán nản, mất tự tin khi không thiết lập được mối quan hệ bạn bè.
- Xung đột giữa quan hệ bạn bè và quan hệ với người lớn.
- Trong tình bạn khác giới, các em có nguy cơ sa vào tình yêu quá sớm
làm ảnh hưởng đến việc học hành và phát triển nhân cách. Mặt khác, các em bị
bạn bè trêu chọc, người lớn ngăn cấm trong khi bản thân vừa không thể kìm nén
sự tò mò, thích thú. Sở dĩ có sự xung đột này là vì ngay trong hiện tượng dậy thì
của bản thân, các em đã gặp không ít trở ngại.
Hiện tượng dậy thì làm cho học sinh THCS có sự trưởng thành về mặt
sinh học đến trước sự trưởng thành về mặt xã hội. Điều này tạo ra một số khó
khăn:
- Các em lo sợ thậm chí hoang mang khi phát hiện ra những biến đổi khác
lạ của cơ thể như nổi mụn, mọc râu, …
- Các em căng thẳng, áp lực khi biết tính khí mình thất thường dù bản thân
không muốn.
- Các em thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác.
- Các em chưa kiểm tra tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối quan
hệ đúng đắn với bạn khác giới nhưng thích được các bạn khác giới chú ý.
Trong những khó khăn này, có những khó khăn các em có thể tự giải
quyết được, có những khó khăn phải nhờ đến thầy cô, cha mẹ hoặc bạn bè và có
cả những khó khăn không biết nhờ ai. Nếu có chuyên viên TVTL, chắc chắn các
em tránh được những bối rối, những căng thẳng, những quyết định thiếu sáng
suốt.
Như vậy, không phải khó khăn nào cũng làm nảy sinh nhu cầu TVTL
nhưng trong thực tế tham vấn ở Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh
nhu cầu TVTL ở học sinh THCS đa phần là những khó khăn tâm lý và những
xung đột tâm lý trong đời sống của các em. Khi được hỗ trợ để giải quyết những
khó khăn này, học sinh THCS không chỉ giải toả được về mặt tâm lý mà còn tích
luỹ được kinh nghiệm, kỹ năng để nâng cao năng lực ứng phó với những khó
khăn khác của bản thân để lớn lên, trưởng thành về mặt xã hội, nói cách khác,
nhu cầu tham vấn tâm lý là nhu cầu chính đáng của học sinh THCS và như vậy,
nó cần được tôn trọng và thoả mãn.
Nội dung nhu cầu TVTL của học sinh THCS
11
Như phân tích ở trên, nhu cầu TVTL của học sinh THCS nảy sinh chủ yếu
từ những khó khăn tâm lý trong học tập, giao tiếp và trong giai đoạn dậy thì của
bản thân, vì vậy, nội dung nhu cầu TVTL của học sinh THCS chủ yếu xoay
quanh những vấn đề đó.
Nhu cầu TVTL về học tập như phương pháp, kỹ năng, cách thức học tập
hiệu quả ở bậc THCS; xác định và hình thành động cơ, mục đích học tập cụ thể,
rõ ràng, phù hợp với khả năng, điều kiện, hoàn cảnh; kỹ năng lập kế hoạch học
tập hài hoà với các hoạt động vui chơi, giải trí, phụ giúp gia đình; kỹ năng tìm
kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác trong lĩnh vực học tập; kỹ năng vượt qua
những áp lực học tập; kỹ năng giải quyết những vấn đề không mong muốn nảy
sinh trong học tập….
Nhu cầu TVTL về vui chơi, giải trí lành mạnh như thông tin về các loại
hình vui chơi giải trí lành mạnh; lựa chọn loại hình, môi trường giải trí lành
mạnh, bổ ích; kỹ năng kiềm chế bản thân và từ chối những rủ rê, lôi kéo của
những người xấu và những trò chơi vô bổ thậm chí độc hại…
Nhu cầu TVTL về giao tiếp với thầy cô, cha mẹ, bạn bè như kỹ năng giao
tiếp (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng biểu
cảm, tranh luận…); phương pháp xây dựng lòng tin; phương pháp trao dồi
những phẩm chất tốt được nhiều người yêu thích, tin cậy; phương pháp từ bỏ
những thói quen xấu; kỹ năng vượt lên những hiểu lầm; kỹ năng giải quyết mâu
thuẫn bạn bè…
Nhu cầu TVTL về bản thân trong giai đoạn dậy thì như hiểu đúng và nhận
ra giá trị của những biểu hiện của giai đoạn dậy thì; phương pháp rèn luyện lòng
tự tin và biết tôn trọng cơ thể; phương pháp xây dựng tình bạn khác giới trong
sánh, lành mạnh; kiến thức về sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản; giáo dục giới tính…
Nhu cầu TVTL về nghề nghiệp như nhận thức về nghề nghiệp; động cơ
chọn nghề; những phẩm chất, năng lực phù hợp với nghề; triển vọng của nghề
trong tương lai…
Nhu cầu TVTL về các vấn đề xã hội như thần tượng, thời trang, phim ảnh,
tệ nạn xã hội, vấn nạn ly hôn,..
2.3. Đặc điểm nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS
Đối tượng của nhu cầu TVTL của học sinh THCS là cái mà các em muốn
chiếm lĩnh khi tham gia vào quá trình tham vấn tâm lý. Cụ thể đó là:
• Được có thông tin: thông qua hoạt động tham vấn, học sinh THCS
muốn có những thông tin để hiểu rõ về cuộc sống, hiểu rõ về sự biến đổi phức
12
tạp của bản thân cũng như những vấn đề gắn liền với lứa tuổi các em như học
tập, bạn bè, định hướng tương lai…
• Được tháo gỡ những khó khăn: Các em mong muốn được cung cấp
và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập tốt, kỹ năng ứng phó với những
tình huống khó khăn cũng như các em tìm kiếm một điểm tựa tinh thần đáng tin
cậy.
• Được tôn trọng: Nhà tham vấn không chỉ lắng nghe còn có sự an ủi,
đồng cảm, nâng đỡ tinh thần, giúp học sinh THCS hiểu những giá trị của mình,
từ đó có sự tự khẳng định phù hợp. Học sinh THCS mong muốn tìm thấy ở nhà
tham vấn một tình cảm như một người bạn thân thiết, tin cậy, biết giữ bí mật
(như bạn bè cùng tuổi) đồng thời có nhiều kinh nghiệm thực tế (như người lớn).
• Được chăm sóc sức khoẻ tinh thần: Bằng kỹ thuật nói chuyện và
những kỹ năng chuyên nghiệp, nhà tham vấn có thể giúp học sinh THCS chia sẻ
những tâm sự buồn, những nổi niềm khó nói với bạn bè, người lớn hoặc san sẻ
niềm vui rất riêng của các em mà không e sợ sự đánh giá, phán xét. Nhờ đó, nhà
tham vấn giúp các em giải toả những căng thẳng, áp lực trong học tập, trong
quan hệ giao tiếp với người khác và vượt qua khủng hoảng của bản thân để có
thể có cuộc sống vui vẻ, hồn nhiên, thoải mái.
Tóm lại Lứa tuổi học sinh THCS là một lứa tuổi có một ý nghĩa đặc biệt
đối với cuộc đời mỗi người, vì nó chuyển từ thời kỳ tuổi thơ sang tuổi trưởng
thành. Sự chuyển tiếp này tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù, phức
tạp về mọi mặt của lứa tuổi, nói cách khác, sự chuyển tiếp đã hình thành những
cấu tạo mới về chất trong tất cả mọi mặt của lứa tuổi. Sự biến đổi của cơ thể, của
tự ý thức, của kiểu quan hệ với người lớn và bạn cùng tuổi, của hoạt động học
tập, hoạt động xã hội… đã làm xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành.
Quá trình hình thành cái mới thường diễn ra không đồng đều giữa các học sinh
THCS và cũng diễn ra khác nhau giữa các mặt trong bản thân mỗi học sinh.
Điều này không chỉ tạo nên tính phức tạp mà còn tạo ra nhiều khó khăn, thử
thách cho các em. Với bối cảnh xã hội hiện nay, chính những khó khăn, thách
thức này làm nảy sinh trong các em một nhu cầu mới: nhu cầu tham vấn tâm lý.
Phương thức thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý chính là hoạt động đi
tham vấn tâm lý, nói cách khác, học sinh THCS có tham gia vào hoạt động
TVTL mới có thể thoả mãn được nhu cầu TVTL của bản thân. Tuy nhiên, trong
tình hình thực tế hiện nay, không phải trường THCS nào cũng có phòng tham
vấn học đường hay chuyên viên tham vấn tâm lý đồng thời học sinh THCS
không có nhiều tiền cho nhu cầu này cũng như sự hiểu biết về TVTL còn hạn
chế, các em chọn một số hình thức TVTL đơn giản, quen thuộc như tâm sự với
bạn bè, tự tìm hiểu qua sách, báo, mạng internet hay hỏi ý kiến thầy cô, người
lớn…
13
Học sinh THCS tìm đến nhà tham vấn khi cảm thấy không hài lòng với
thực tại của mình. Các em mong muốn được trang bị kỹ năng để giải toả những
áp lực, những căng thẳng mà các em đang gặp phải. Các em cũng khao khát làm
thay đổi bản thân theo hướng được người khác chấp nhận, tôn trọng và đề cao.
Với những điều kiện sống và học tập, phát triển khác nhau, nội dung nhu
cầu TVTL cũng như phương thức thoả mãn nhu cầu TVTL của học sinh THCS
sẽ khác nhau. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi cao ở học sinh thì thách thức
đến với các em càng nhiều và nhu cầu TVTL của các em càng trở nên bức bách
hơn.
Nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL của học sinh THCS
Giai đoạn lứa tuổi học sinh THCS là một giai đoạn phát triển nhanh chóng
và mạnh mẽ về tâm sinh lý đồng thời các em gặp phải sự biến đổi không nhỏ của
gia đình, nhà trường, xã hội nên học sinh THCS đứng trước rất nhiều khó khăn,
nổi bật nhất là khó khăn trong các lĩnh vực học tập, giao tiếp với người lớn, với
bạn bè cùng tuổi và sự dậy thì của bản thân.
2.4. Các giải pháp cơ bản để làm tốt công tác Tham vẫn, tư vấn tâm lý
cho học sinh THCS: Sau khi sử dụng hệ thống bảng biểu, câu hỏi điều tra,
phỏng vấn để tìm hiểu nhu cầu tham vẫn, tư vấn tâm lý cho học sinh THCS
Tân Văn, em rút ra một số giải pháp sau:
 Những giải pháp nhằm giải toả áp lực từ thầy cô: Giáo viên công bằng
không thiên vị; Thầy cô hạn chế các hoạt động gây áp lực cho học sinh;
Giáo viên phải có sự thông cảm sâu sắc; Thầy cô không kỳ thị học sinh.
 Những giải pháp nhằm giải khó khăn kinh tế: Hỗ trợ học sinh gặp khó
khăn về đời sống; Tìm nguồn học bổng cho học sinh.
 Những giải pháp nhằm thoã mãn nhu cầu vui chơi giải trí: Tổ chức nhiều
sân chơi cho học sinh ; Tổ chức nhiều hoạt động thể thao bổ ích; Tham
gia các hoạt động ngoại khóa; Tổ chức các buổi giao lưu ngoại khóa;
Nhà trường giao lưu trò chuyện với học sinh ;
 Những giải pháp nhằm giải quyết xung đột với cha mẹ: Cha mẹ lắng
nghe, gần gũi với con cái; Cha mẹ quan tâm nhiều hơn đến tâm tư
nguyện vọng của con cái; Cha mẹ không đòi hỏi quá cao ở con cái.
 Những giải pháp nhằm giải quyết áp lực học tập: Dạy đúng trọng tâm;
Tổ chức các buổi tham quan thực tế ; Giảm bớt tiết học và những môn
không cần thiết ; Tổ chức các cuộc thi về bộ môn trong học tập; Tổ
chức chương trình khuyến học; Giảm bớt bài kiểm tra; Nhà trường tăng
cường các buổi học ngoài trời ;
14
 Những giải pháp nhằm giải quyết áp lực do thiếu phương tiện học tập:
Nối mạng máy tính ở trường ; Trang bị máy chiếu cho lớp học ; Cung
cấp sách học cho học sinh .
 Những giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn liên quan đến hiện
tượng dậy thì: Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với xã hội ; Có những
buổi chuyên đề tham vấn tâm lý cho học sinh ; Muốn nhà trường mở lớp
tâm lý cho học sinh.
 Những giải pháp có tính chất chung cho nhiều lĩnh vực: Giải đáp thắc
mắc về nhiều lĩnh vực của học sinh; và Nhà trường lập hộp thư góp ý;
trường nghiêm khắc, kỷ luật những học sinh không tốt .
 Những giải pháp để tham vấn hiệu quả những khó khăn của các em được
xếpở mức độ trung bình:
 Lập phòng tham vấn .
 Nhóm giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh như Giúp con hạn
chế xem các phim ảnh xấu; Kết hợp với phụ huynh khi thấy học sinh có
biểu hiện bất thường; Cần quan tâm học sinh cá biệt để có hướng giáo
dục; Có biện pháp răn đe, xử phạt các học sinh vi phạm .
 Nhóm giải pháp nhằm giúp học sinh giải quyết khó khăn tâm lý trong
giao tiếp như Giáo viên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của
học sinh ; Giáo viên công bằng trong đối xử với học sinh; Cha mẹ gần
gũi con cái.
 Nhóm giải pháp nhằm giúp học sinh giải quyết những khó khăn tâm lý
trong lứa tuổi dậy thì như: Nhà trường tổ chức giáo dục về tâm sinh lý
cho học sinh ; Tham vấn về tâm lý lứa tuổi, tạo sự an tâm, tự tin trong
cuộc sống. Thành lập tổ sinh hoạt về mặt tâm lý trong nhà trường .
2.5. Khả năng đáp ứng của giáo viên trong trường về nhu cầu tham
vấn, tư vấn tâm lý học sinh:
Chiếu với những nguyên nhân, giải pháp tư vấn tâm lý học đường như
trên em thấy với đội ngũ giáo viên hiện tại trong nhà trường chưa thể đáp ứng
yêu cầu giáo dục.
Cần được tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng tham vấn, tư
vấn tâm lý cho đội ngũ giáo viên bởi vì:
Giáo dục học sinh không phải chỉ là dạy cho các em về kiến thức, mà còn
phải giúp các em hình thành nhân cách; không chỉ là dạy chữ mà còn phải dạy
người. Vì lẽ đó mà sự nghiệp giáo dục dược mệnh danh là "trồng người". Việc
trồng người này đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các lực lượng xã hội,
15
mà quan trọng nhất là sự phối hợp ăn ý, chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
Thế nhưng các bậc cha mẹ đôi khi cũng bế tắc trong việc giáo dục con ở tuổi
thanh thiếu niên. Một số bậc cha mẹ, khi con cái có vấn đề, đã trả lời giáo viên
chủ nhiệm: "Tôi lo làm kiếm tiền lo cho nó đi học, không có thời gian, có gì thì
cô dạy dùm, tôi cám ơn". Có người rất thật lòng: "Ở nhà tôi rầy cỡ nào nó cũng
không nghe. Tôi nói mười câu không bằng thầy nói một câu." Cũng có người thể
hiện thái độ bất hợp tác: khóa điện thoại khi thầy cô chủ nhiệm gọi đến, và khi
đã liên lạc được thì "Cô mà còn gọi nữa là tui cho nó nghỉ học!".
Với một số học sinh, gia đình không phải là chốn bình yên, không phải là
nơi mà em muốn quay về sau mỗi ngày đi học, bởi ở nhà, "ba con chỉ biết dùng
từ thô tục chửi con, đánh con. Con sợ đòn roi, nhưng con không sợ ba con,
không nể ba con,… Cô cho con một câu trả lời, cô cho con một lời nào giúp con
đi cô!" - Một em học sinh đã gửi đi lời cầu cứu đến cô chủ nhiệm của mình như
thế! Có em, vì cha mẹ không có con trai, nên ngay từ nhỏ, đã cho con gái ăn
mặc quần áo của con trai, đối xử như với con trai. Đến trường, em hung hăng,
nghênh ngang thể hiện bản lĩnh "đàn anh" của mình. Lúc này, cha mẹ mới khẩn
khoản: thầy cô làm ơn giúp dùm gia đình. Cũng có em tâm sự: Cô ơi, con không
thích học sư phạm, nhưng mẹ con nói là sư phạm dễ kiếm việc làm, dễ lấy
chồng nên bắt con thi. Bây giờ con đăng ký thi ngành điện tử, ba mẹ con không
nhìn tới mặt con, con phải làm sao hả cô?
Và còn biết bao tình huống mà người giáo viên chủ nhiệm phải đối diện
khi quản lý một lớp học: các em có mâu thuẫn với giáo viên bộ môn và yêu cầu
được đổi giáo viên, bị thầy cô ép đi học thêm, thầy cô đối xử bất công hay hiều
lầm, bị thất tình, mâu thuẫn với bạn bè dẫn đến xô xát, muốn nghỉ học vì chán
nản chuyện gia đình, vì hoàn cảnh khó khăn,… Ở tuổi mới lớn, vì luôn muốn
được quan tâm, đôi khi các em thổi phồng vấn đề của mình lên quá mức, khiến
cho việc nhỏ trở nên trầm trọng. Nếu không được kịp thời giúp đỡ, khi cảm thấy
không ai quan tâm đến mình, các em sẽ tự giải quyết vấn đề và thông thường đó
là những cách xử lý tiêu cực, đôi khi gây ra hậu quả vô cùng trầm trọng.
Thiết nghĩ, trước những tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý lớp
học, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm (GVCN), người thầy cần phải có đủ thời
gian, đủ kiên nhẫn, đủ bản lĩnh và quan trọng nhất là phải có đủ tình thương để
có thể lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ và định hướng cho các em cách
giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, ta không nên chờ
đến khi thật sự có vấn đề rồi mới đi tìm cách giải quyết, mà phải phát hiện được
vấn đề khi nó còn tiềm ẩn, ngăn chặn những tình huống xấu phát sinh.
3. Kết quả thu hoạch về kỹ năng:
Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên
THCS hạng II em đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đề
16
như: các kiến thức về quản lý nhà nước, chiến lược và chính sách phát triển giáo
dục và đào tạo, quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế
thị trường định hướng XHCN, tổ chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển
kế hoạch dạy học ở THCS, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS
hạng II, thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng, dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên với công tác tư vấn học
sinh. Trong các chuyên đề trên đều là những kiến thức bổ ích phục vụ cho công
tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi giáo viên. Một trong các chuyên đề
của khóa học đã giúp em hiểu sâu hơn và để áp dụng có hiệu quả trong hoạt
động dạy học của bản thân đó là chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh” , đây cũng là chuyên đề mà các đơn vị trường học trong
huyện em đã triển khai và đang thực hiện trong năm học 2017-2018
Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học –
từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học
sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải
thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ
một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo
dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến
thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra,
đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất
lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công
việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được
những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng
ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát
triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng
như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc
đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh…
chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng
chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng
đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều
đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong
thực tiễn.
4. Ý nghĩa của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được sau khóa
học:
Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới. Những mặt được và mặt hạn
17
chế của các mô hình trường học đó. Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc
vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn
giáo dục học sinh trung học của bản thân và đồng nghiệp. Chủ động, tích cực
phối họp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao chất
lượng giáo dục học sinh tiểu học.
Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục
trung học; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt
chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo
dục trung học nói riêng. Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục trung học;
hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục
trung học.
PHẦN II: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA
BỒI DƯỠNG
1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp với bản thân:
Bản thân mỗi người giáo viên trung học cần tự học tập, bồi dưỡng để đáp
ứng yêu cầu của người giáo viên hiện đại, theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học do Bộ GD ban hành:
1.1. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1.1.1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã
hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
1.1.2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy
chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ
gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm
gương tốt cho học sinh.
1.1.3. Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh
Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc
phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
1.1.4. Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp
Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể
tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
1.1.5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong
18
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi
trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
1.2. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo
dục
1.2.1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và
đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
1.2.2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong
nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử
dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
1.3. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học
1.3.1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với
giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc
thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học
với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
1.3.2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học
Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ
thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại,
thực tiễn.
1.3.3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về
thái độ được quy định trong chương trình môn học.
1.3.4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học
sinh.
1.3.5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học
Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.
1.3.6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập
Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận
lợi, an toàn và lành mạnh.
1.3.7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học
Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
19
1.3.8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính
xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh
giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy
và học.
1.4. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
1.4.1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội
dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học
sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác,
cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
1.4.2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc
giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động
chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.
1.4.3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây
dựng.
1.4.4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao
động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.
1.4.5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục
Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh
vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp
ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
1.4.6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác,
khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học
sinh.
1.5. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
1.5.1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng
Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập,
rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong
cộng đồng phát triển nhà trường.
20
1.5.2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội
Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm
phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
1.6. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp
1.6.1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện
Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức,
chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
1.6.2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
giáo dục
Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động
nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.
2. Đánh giá hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi
tham gia khóa học
Điểm đạt được Nguồn minh chứng đã có
CÁC TIÊU CHUẨN
VÀ TIÊU CHÍ 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8 MCK
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
tc1. Phẩm chất chính trị 0 0 4 0 X X X X X X X X X
tc2. Đạo đức nghề nghiệp 0 0 3 0 X X X X X X X X X
tc3. Ứng xử với học sinh 0 0 0 4 X X X X X X X X X
tc4. Ứng xử với đồng nghiệp 0 0 0 4 X X X X X X X X X
tc5. Lối sống, tác phong 0 0 3 0 X X X X X X X X X
Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường GD
tc6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục 0 0 0 4 X X X 0 0 0 0 0 X
tc7. Tìm hiểu môi trường giáo dục 0 0 0 4 X X X 0 0 0 0 0 X
Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học
tc8. Xây dựng kế hoạch dạy học 0 0 0 4 X X X X X X X X X
tc9. Bảo đảm kiến thức môn học 0 0 4 0 X X X X X X X X X
tc10. Bảo đảm chương trình môn
học
0 0 3 0 X X X X X X X X X
tc11. Vận dụng các phương pháp
dạy học
0 0 0 4 X X X X X X X X X
tc12. Sử dụng các phương tiện dạy
học
0 0 3 0 X X X X X X X X X
tc13. Xây dựng môi trường học tập 0 0 0 4 X X X X X X X X X
Mã tài liệu : 600241
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

Contenu connexe

Tendances

Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
Xây dựng dự án
Xây dựng dự ánXây dựng dự án
Xây dựng dự ánforeman
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học nataliej4
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcnataliej4
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp nataliej4
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non nataliej4
 
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Nengyong Ye
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH nataliej4
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thanh Đỗ
 

Tendances (20)

Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
 
Dàn ý
Dàn ýDàn ý
Dàn ý
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
 
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAYLuận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Xây dựng dự án
Xây dựng dự ánXây dựng dự án
Xây dựng dự án
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
 
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
 
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAYĐề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
 
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
 

Similaire à NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG

Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTrần Đức Anh
 
Skkn Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Skkn  Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu họcSkkn  Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Skkn Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu họcanh hieu
 
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van vietDac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van vietLuan Van Viet
 
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfHanaTiti
 
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...HanaTiti
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...NuioKila
 
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon LocBest4Team
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...OnTimeVitThu
 
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng ĐạoNâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạohieu anh
 

Similaire à NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG (20)

Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
 
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
 
Skkn Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Skkn  Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu họcSkkn  Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Skkn Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
 
Giao duc
Giao ducGiao duc
Giao duc
 
nhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docxnhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docx
 
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van vietDac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
 
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
 
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPTĐề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
 
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
 
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng ĐạoNâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
 
Luận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAY
Luận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAYLuận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAY
Luận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
 
Luận văn: Giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
Luận văn: Giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trịLuận văn: Giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
Luận văn: Giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
 
Vấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
Vấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trịVấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
Vấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
 

Plus de hieu anh

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namhieu anh
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...hieu anh
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...hieu anh
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENhieu anh
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...hieu anh
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phònghieu anh
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...hieu anh
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...hieu anh
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...hieu anh
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...hieu anh
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...hieu anh
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlabhieu anh
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...hieu anh
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạnghieu anh
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội hieu anh
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...hieu anh
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...hieu anh
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...hieu anh
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 

Plus de hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Dernier

chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 

Dernier (20)

chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 

NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG

  • 1. 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ____________________________ LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS HẠNG II BỒI DƯỠNG TẠI PGD LÂM HÀ – HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA ĐỀ TÀI SỐ NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG Đánh giá kết quả thu hoạch Điểm bằng số: ……………………. Điểm bằng chữ:…………………… Cán bộ chấm 1: …………………… …………………………………….. Cán bộ chấm 2: …………………… …………………………………….. Họ và tên: TRẦN SỸ NGUYÊN Ngày sinh: 28/10/1983 Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Văn – Lâm Hà – Lâm Đồng. Điện thoại: 0977.076.376 Lâm Hà, ngày 25 tháng 3 năm 2018
  • 2. 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................1 I. Lý do tham gia khóa học....................................................................... 1 II. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 2 III. Nhiệm vụ ........................................................................................... 3 NỘI DUNG ................................................................................................4 PHẦN I: Kết quả thu hoạch ..................................................................... 4 PHẦN II: Kế hoạch hoạt động của bản thân........................................... 14 1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp với bản thân....................... 14 2. Đánh giá hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của cá nhân............... 17 3. Kế hoạch hoạt động cá nhân ...................................................... 18 PHẦN III: Kiến nghị đề xuất ................................................................. 21 Lời cam kết của học viên ....................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 22
  • 3. 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA GV Giáo viên HS Học sinh THCS Trung Học Cơ Sở TVTL Tư vấn tâm lý
  • 4. 4 MỞ ĐẦU I. LÝ DO THAM GIA KHÓA HỌC Xuất phát từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tiếp cận chuẩn trong khu vực và quốc tế là hướng đi phù hợp xu thế, hướng tới đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Người giáo viên hiện nay không chỉ là người dạy học trên lớp, và làm nhiệm vụ cung cấp thông tin và truyền thụ kiến thức, mà người giáo viên phải trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của người học. Từ những thay đổi về vai trò, vị trí của người học và người dạy trong những hoàn cảnh biến đổi nhanh, phức tạp đòi hỏi người giáo viên phải được trang bị những kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm, khả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới. Theo đó, việc đào tạo giáo viên cần dựa trên phát triển năng lực nghề nghiệp và nhấn mạnh đến những kiến thức chuyên ngành, năng lực sư phạm mà người giáo viên cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, để có thể thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất trong môi trường công tác thực tế, nâng cao chất lượng dạy và học. Xuất phát từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên, là chuyển mục tiêu và nội dung đào tạo từ chủ yếu cung cấp tri thức sang đào tạo năng lực, chuyển phương thức tổ chức đào tạo theo định hướng tức là hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực sư phạm, phẩm chất, nhân cách nghề của người giáo viên theo nguyên lý hoạt động, thông qua việc nghiên cứu và giải quyết các tình huống sư phạm, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo chu trình: đào tạo - bồi dưỡng thường xuyên. Nêu quan điểm về bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên, tiến sỹ Nguyễn Đức Cương - Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) - trao đổi: Cần bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng nền tảng để nâng cao năng lực nghề nghiệp theo chuẩn nghề nghiệp, đặc biệt bổ khuyết những năng lực mà giáo viên đang còn yếu, còn thiếu do chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng kịp thời. Bồi dưỡng theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tùy theo từng ngành cần cập nhật bồi dưỡng kiến thức mới; bồi dưỡng thực hành các phương pháp, cách thức xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học mới; ứng dụng khoa học - công nghệ vào dạy học… Là một giáo viên của nhà trường hiện đại, tôi thấy cần bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Theo đó, bồi dưỡng thực hành các phương pháp mới phát huy được năng lực học sinh.
  • 5. 5 Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích hợp, phân hóa, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập với nhiều hình thức đa dạng, hạn chế việc cung cấp lý thuyết, coi trọng thực hành. Bồi dưỡng phương pháp tiếp cận thông tin, khai thác thông tin, xử lý thông tin, ứng dụng thông tin vào thực tế giảng dạy. Giáo dục phát triển năng lực người học đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn người học cách học, đưa học sinh vào thế giới hiện thực thông qua các hoạt động học tập. Vì vậy tôi đã đăng ký khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II tại Lâm Hà do trường ĐHSP Huế Tổ chức. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Gần đây, công tác tham vấn đã trở thành một loại hình hoạt động phổ biến trong xã hội và từng bước khẳng định vai trò quan trọng của mình trong đời sống tinh thần của nhiều người. Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng khẳng định tham vấn tâm lý đã “đáp ứng được một phần nhu cầu bức xúc về giải đáp những vướng mắc trong tâm lý, tình cảm của học sinh, sinh viên” trong văn bản số 9971/BGD & ĐT – HSSV về việc “triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên” ban hành ngày 28/10/2005 và yêu cầu triển khai rộng rãi hơn mạng lưới tham vấn học đường nhằm giúp học sinh, sinh viên “chọn được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh, sinh viên thực hiện được nguyện vọng của mình”. Đối tượng học sinh cần được hướng dẫn, cần được giúp đỡ, cần được tham vấn tâm lý nhiều nhất có lẽ là học sinh Trung học cơ sở (THCS) - lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Học sinh trong lứa tuổi này chịu áp lực từ những sự kiện lớn lao như: sự trưởng thành về hình thể, sự dậy thì, sự xuất hiện cảm giác “mình đã là người lớn”, sự cải tổ “cái tôi”…v.v… Điều này tạo nên một thời kỳ phát triển tâm lý mạnh mẽ, đầy biến động và “không phẳng lặng” trong cuộc đời các em. Trong nhiều trường hợp, những biến cố chỉ là tạm thời, là tự nhiên, thậm chí là cần thiết cho sự phát triển nhân cách của các em. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội không có nhiều sự ổn định, những khó khăn tâm lý của học sinh trở nên nặng nề, vượt quá khả năng kiểm soát và tự giải quyết của các em. Bên cạnh đó, hiện nay, học sinh THCS còn phải đối mặt với vấn đề mới của bản thân là hiện tượng dậy thì sớm. Do đời sống kinh tế được nâng cao, dinh dưỡng đầy đủ, cơ thể của các em phát triển nhanh và các hệ cơ quan chín mùi trước khi các em có đầy đủ kiến thức về bản thân. Nói cách khác sự trưởng thành về mặt sinh học đến với các em sớm hơn là sự trưởng thành về mặt xã hội nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi
  • 6. 6 của mình. Các em có thể sa vào con đường yêu đương quá sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn… Mặt khác, học sinh THCS cũng là người chịu ảnh hưởng nặng nề từ mặt trái nền kinh tế thị trường khi cha mẹ tập trung thời gian, sức lực, trí tuệ vào công ăn, việc làm và vì vậy, thời gian dành cho sự quan tâm, chăm sóc, quản lý con cái còn rất ít thậm chí là không có. Có thể điều này đối với một số em học sinh THCS là cơ hội để phát huy tính độc lập, tự chủ, một số còn lại rơi vào tình trạng được thừa hưởng đầy đủ về vật chất nhưng thiếu thốn về mặt tinh thần. Các em tự bù đấp bằng cách chơi game online, hút thuốc lá, tham gia các băng nhóm… Ngược lại, có những gia đình quá lo sợ trước tác động xấu của mặt trái xã hội đã chăm sóc, bảo bọc con em mình quá kỹ, vì vậy, con em họ trở nên yếu đuối, lệ thuộc, thiếu tự tin và hạn chế kỹ năng hoà nhập cuộc sống. Các em lúng túng, vụng về khi thiết lập mối quan hệ với thầy cô thậm chí không biết làm cách nào để hoà nhập vào bạn bè trong trường và khi bản thân gặp phải vấn đề không mong đợi, các em chỉ biết chán nản, buông xuôi và tệ hơn nữa là tìm đến chất kích thích như rượu, bia, ma tuý và cả cái chết. Là một giáo viên kiêm nhiệm công tác Chủ nhiệm lớp, tôi quyết định chọn đề tài: “Khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS Tân Văn huyện Lâm Hà” làm đề tài cho bài thu hoạch cuối khóa nhằm đánh giá chính xác nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS Tân Văn để đưa ra những giải pháp, nội dung cần thiết cho hoạt động tham vấn tâm lý học đường trong trường tôi đang công tác. III. NHIỆM VỤ CỦA BÀI THU HOẠCH - Tìm hiểu nhu cầu nhu cầu tham vấn, tư vấn tâm lý của học sinh THCS Tân Văn huyện Lâm Hà. - Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt công tác cầu tham vấn, tư vấn tâm lý của học sinh THCS Tân Văn huyện Lâm Hà. - Đánh giá khả năng đáp ứng của giáo viên với cầu nhu cầu tham vấn, tư vấn tâm lý của học sinh tại đơn vị. - Rút ra một số bài học cho bản thân.
  • 7. 7 NỘI DUNG PHẦN I: KẾT QUẢ THU HOẠCH 1. Qua thời gian học tập, được bồi dưỡng kiến thức thuộc lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II được Quý thầy, cô của trường Đại học sư Huế truyền đạt những kiến thức và kỹ năng gồm những nội dung: Chuyên đề 1. Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước. Chuyên đề 2. Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo. Chuyên đề 3. Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN. Chuyên đề 4. Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS. Chuyên đề 5. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS. Chuyên đề 6. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II. Chuyên đề 7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS. Chuyên đề 8. Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THCS. Chuyên đề 9. Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THCS. Chuyên đề 10 . Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THCS. Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người quản lí, giáo viên giảng dạy trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Với 10 chuyên đề đã giúp cho học viên nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác dạy và học. Qua một thời gian học tập bản thân đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích qua đó mạnh dạn đưa ra một số bài học nhằm phục vụ cho quá trình công tác sau này tuy nhiên do thời gian hoàn thiện ngắn, việc nghiên cứu chưa được sâu và kinh nghiệm bản thân có hạn do đó dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài viết này chắc chắn còn những hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. 2. Sử dụng những kiến thức được học qua lớp bồi dưỡng, em đã nghiên cứu thực tế về nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường THCS Tân Văn, Lâm Hà như sau:
  • 8. 8 2.1. Nhu cầu tham vấn tâm lý Nhu cầu tinh thần là một trong 2 loại nhu cầu cơ bản của con người. Nó bao gồm nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu học hành để mở rộng vốn hiểu biết, nhu cầu được quan tâm, giúp đỡ, yêu thương đến nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu về lòng tự trọng, nhu cầu thành đạt trong cuộc sống,…. Nhu cầu tinh thần của con người phát triển theo sự tiến bộ của xã hội nên ngày càng phong phú và đa dạng, vì vậy, trong quá trình tìm kiếm điều kiện thoả mãn nó, con người có thể gặp phải một số trở ngại nhất định, đặc biệt là những trở ngại về mặt tinh thần hay còn gọi là khó khăn tâm lý. Khi gặp khó khăn tâm lý, một số người có đủ kinh nghiệm, bản lĩnh, kỹ năng thì có thể vượt qua, một số người khác vì lý do nào đó, trong một thời điểm nhất định, họ không thể tự vượt qua được dù rất muốn làm điều đó và bấy giờ, họ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần từ người khác, tức là bản thân họ nảy sinh nhu cầu tham vấn. Ở một hướng khác, tốc độ phát triển xã hội quá nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mới lạ ngay trong cuộc sống của cá nhân mà bản thân cá nhân chưa kịp nhận thức đã phải tiến hành các giải pháp để giải quyết theo yêu cầu của xã hội, của bản thân. Điều này đã, đang và sẽ tạo ra những áp lực lớn lên cuộc sống của mỗi cá nhân, tạo nên những xung đột tâm lý, những căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng xấu đến đời sống cá nhân, cộng đồng và khi đó, cá nhân sẽ tìm đến những người có chuyên môn về tham vấn tâm lý để được hỗ trợ, tức là họ đi tham vấn tâm lý. Từ sự phân tích trên cho thấy: Nhu cầu tham vấn tâm lý là nhu cầu về sự hỗ trợ của người có chuyên môn về tham vấn tâm lý (nhà tham vấn tâm lý) khi chủ thể gặp phải những khó khăn tâm lý hoặc những xung đột tâm lý mà bản thân không thể tự giải quyết được. 2.2. Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS là nhu cầu được nhà tham vấn giúp đỡ để học sinh có thể tự giải quyết được những khó khăn tâm lý và xung đột tâm lý mà các em đang gặp phải. Nói cách khác nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS là nhu cầu được cùng nhà tham vấn trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, định hướng hành động để qua đó học sinh THCS thấy được sự đồng cảm, tôn trọng, có niềm tin và quyết tâm giải quyết những khó khăn, những xung đột tâm lý mà các em chưa tự giải quyết được. - Các em thiếu phương pháp học tập. - Hoàn cảnh kinh tế gia đình của các em khó khăn. - Kiến thức của các em bị mất căn bản từ lớp dưới.
  • 9. 9 - Tính mộng mơ và suy tư của giai đoạn dậy thì có thể gây trở ngại cho việc học tập. - Thầy cô dạy không hấp dẫn, khó hiểu, không tạo được sự hứng thú ở học sinh. - Số môn học, giờ học ở trường tăng lên quá nhiều. - Áp lực từ sự kỳ vọng của cha mẹ và thầy cô. - Sự thất bại trong thi cử. Từ những vấn đề trên cho thấy, những khó khăn, xung đột trong lĩnh vực học tập thật sự là một thách thức với tâm lý còn non nớt của học sinh THCS. Bên cạnh những khó khăn trong hoạt động học tập, học sinh THCS còn gặp rất nhiều khó khăn khi giao tiếp với người lớn (thầy cô, cha mẹ) và bạn bè cùng tuổi. Một số khó khăn, xung đột tâm lý thường nảy sinh trong mối quan hệ giữa người lớn và học sinh THCS: - Bất đồng ý kiến, quan điểm với cha mẹ, thầy cô về lối sống, tác phong, chuyện học hành, bè bạn…. - Người lớn ít có thời gian để học sinh THCS tiếp xúc, trao đổi và xin ý kiến. - Mâu thuẫn giữa nhu cầu “được làm người lớn” với các kiểu ứng xử “không thay đổi” của cha mẹ, thầy cô. - Mâu thuẫn giữa khả năng của bản thân với kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô. - Căng thẳng, áp lực và xung đột khi người lớn không thấu hiểu, không tin tưởng. - Mất niềm tin ở bản thân, ở người lớn khi bị áp đặt, chê bai và thiếu tôn trọng. - Thất vọng về thần tượng là cha mẹ, thầy cô. Những mâu thuẫn, xung đột tâm lý trên có nguyên nhân từ cả hai phía: học sinh THCS và người lớn. Thông thường, học sinh THCS sẽ đi tìm sự thông cảm, chia sẻ của bạn bè cùng tuổi. Tuy nhiên, trong mối quan hệ rất có ý nghĩa và giá trị này, các em cũng gặp không ít khó khăn như: - Mâu thuẫn giữa nhu cầu được tôn trọng, được thừa nhận với tâm trạng căng thẳng, khó chịu, khó chấp nhận sự phê phán, góp ý của bạn bè. - Mâu thuẫn giữa năng lực thực của bản thân với mức độ hiểu biết về những phẩm chất của tình bạn.
  • 10. 10 - Xung đột giữa những qui định trong “bộ luật bạn bè” với chuẩn mực xã hội, với những điều mà các em biết rằng không nên làm. - Mâu thuẫn nảy sinh khi các em vừa muốn được người khác giới chú ý vừa lo sợ điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. - Chán nản, mất tự tin khi không thiết lập được mối quan hệ bạn bè. - Xung đột giữa quan hệ bạn bè và quan hệ với người lớn. - Trong tình bạn khác giới, các em có nguy cơ sa vào tình yêu quá sớm làm ảnh hưởng đến việc học hành và phát triển nhân cách. Mặt khác, các em bị bạn bè trêu chọc, người lớn ngăn cấm trong khi bản thân vừa không thể kìm nén sự tò mò, thích thú. Sở dĩ có sự xung đột này là vì ngay trong hiện tượng dậy thì của bản thân, các em đã gặp không ít trở ngại. Hiện tượng dậy thì làm cho học sinh THCS có sự trưởng thành về mặt sinh học đến trước sự trưởng thành về mặt xã hội. Điều này tạo ra một số khó khăn: - Các em lo sợ thậm chí hoang mang khi phát hiện ra những biến đổi khác lạ của cơ thể như nổi mụn, mọc râu, … - Các em căng thẳng, áp lực khi biết tính khí mình thất thường dù bản thân không muốn. - Các em thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác. - Các em chưa kiểm tra tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn với bạn khác giới nhưng thích được các bạn khác giới chú ý. Trong những khó khăn này, có những khó khăn các em có thể tự giải quyết được, có những khó khăn phải nhờ đến thầy cô, cha mẹ hoặc bạn bè và có cả những khó khăn không biết nhờ ai. Nếu có chuyên viên TVTL, chắc chắn các em tránh được những bối rối, những căng thẳng, những quyết định thiếu sáng suốt. Như vậy, không phải khó khăn nào cũng làm nảy sinh nhu cầu TVTL nhưng trong thực tế tham vấn ở Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh nhu cầu TVTL ở học sinh THCS đa phần là những khó khăn tâm lý và những xung đột tâm lý trong đời sống của các em. Khi được hỗ trợ để giải quyết những khó khăn này, học sinh THCS không chỉ giải toả được về mặt tâm lý mà còn tích luỹ được kinh nghiệm, kỹ năng để nâng cao năng lực ứng phó với những khó khăn khác của bản thân để lớn lên, trưởng thành về mặt xã hội, nói cách khác, nhu cầu tham vấn tâm lý là nhu cầu chính đáng của học sinh THCS và như vậy, nó cần được tôn trọng và thoả mãn. Nội dung nhu cầu TVTL của học sinh THCS
  • 11. 11 Như phân tích ở trên, nhu cầu TVTL của học sinh THCS nảy sinh chủ yếu từ những khó khăn tâm lý trong học tập, giao tiếp và trong giai đoạn dậy thì của bản thân, vì vậy, nội dung nhu cầu TVTL của học sinh THCS chủ yếu xoay quanh những vấn đề đó. Nhu cầu TVTL về học tập như phương pháp, kỹ năng, cách thức học tập hiệu quả ở bậc THCS; xác định và hình thành động cơ, mục đích học tập cụ thể, rõ ràng, phù hợp với khả năng, điều kiện, hoàn cảnh; kỹ năng lập kế hoạch học tập hài hoà với các hoạt động vui chơi, giải trí, phụ giúp gia đình; kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác trong lĩnh vực học tập; kỹ năng vượt qua những áp lực học tập; kỹ năng giải quyết những vấn đề không mong muốn nảy sinh trong học tập…. Nhu cầu TVTL về vui chơi, giải trí lành mạnh như thông tin về các loại hình vui chơi giải trí lành mạnh; lựa chọn loại hình, môi trường giải trí lành mạnh, bổ ích; kỹ năng kiềm chế bản thân và từ chối những rủ rê, lôi kéo của những người xấu và những trò chơi vô bổ thậm chí độc hại… Nhu cầu TVTL về giao tiếp với thầy cô, cha mẹ, bạn bè như kỹ năng giao tiếp (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng biểu cảm, tranh luận…); phương pháp xây dựng lòng tin; phương pháp trao dồi những phẩm chất tốt được nhiều người yêu thích, tin cậy; phương pháp từ bỏ những thói quen xấu; kỹ năng vượt lên những hiểu lầm; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bạn bè… Nhu cầu TVTL về bản thân trong giai đoạn dậy thì như hiểu đúng và nhận ra giá trị của những biểu hiện của giai đoạn dậy thì; phương pháp rèn luyện lòng tự tin và biết tôn trọng cơ thể; phương pháp xây dựng tình bạn khác giới trong sánh, lành mạnh; kiến thức về sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản; giáo dục giới tính… Nhu cầu TVTL về nghề nghiệp như nhận thức về nghề nghiệp; động cơ chọn nghề; những phẩm chất, năng lực phù hợp với nghề; triển vọng của nghề trong tương lai… Nhu cầu TVTL về các vấn đề xã hội như thần tượng, thời trang, phim ảnh, tệ nạn xã hội, vấn nạn ly hôn,.. 2.3. Đặc điểm nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS Đối tượng của nhu cầu TVTL của học sinh THCS là cái mà các em muốn chiếm lĩnh khi tham gia vào quá trình tham vấn tâm lý. Cụ thể đó là: • Được có thông tin: thông qua hoạt động tham vấn, học sinh THCS muốn có những thông tin để hiểu rõ về cuộc sống, hiểu rõ về sự biến đổi phức
  • 12. 12 tạp của bản thân cũng như những vấn đề gắn liền với lứa tuổi các em như học tập, bạn bè, định hướng tương lai… • Được tháo gỡ những khó khăn: Các em mong muốn được cung cấp và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập tốt, kỹ năng ứng phó với những tình huống khó khăn cũng như các em tìm kiếm một điểm tựa tinh thần đáng tin cậy. • Được tôn trọng: Nhà tham vấn không chỉ lắng nghe còn có sự an ủi, đồng cảm, nâng đỡ tinh thần, giúp học sinh THCS hiểu những giá trị của mình, từ đó có sự tự khẳng định phù hợp. Học sinh THCS mong muốn tìm thấy ở nhà tham vấn một tình cảm như một người bạn thân thiết, tin cậy, biết giữ bí mật (như bạn bè cùng tuổi) đồng thời có nhiều kinh nghiệm thực tế (như người lớn). • Được chăm sóc sức khoẻ tinh thần: Bằng kỹ thuật nói chuyện và những kỹ năng chuyên nghiệp, nhà tham vấn có thể giúp học sinh THCS chia sẻ những tâm sự buồn, những nổi niềm khó nói với bạn bè, người lớn hoặc san sẻ niềm vui rất riêng của các em mà không e sợ sự đánh giá, phán xét. Nhờ đó, nhà tham vấn giúp các em giải toả những căng thẳng, áp lực trong học tập, trong quan hệ giao tiếp với người khác và vượt qua khủng hoảng của bản thân để có thể có cuộc sống vui vẻ, hồn nhiên, thoải mái. Tóm lại Lứa tuổi học sinh THCS là một lứa tuổi có một ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc đời mỗi người, vì nó chuyển từ thời kỳ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Sự chuyển tiếp này tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù, phức tạp về mọi mặt của lứa tuổi, nói cách khác, sự chuyển tiếp đã hình thành những cấu tạo mới về chất trong tất cả mọi mặt của lứa tuổi. Sự biến đổi của cơ thể, của tự ý thức, của kiểu quan hệ với người lớn và bạn cùng tuổi, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội… đã làm xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành. Quá trình hình thành cái mới thường diễn ra không đồng đều giữa các học sinh THCS và cũng diễn ra khác nhau giữa các mặt trong bản thân mỗi học sinh. Điều này không chỉ tạo nên tính phức tạp mà còn tạo ra nhiều khó khăn, thử thách cho các em. Với bối cảnh xã hội hiện nay, chính những khó khăn, thách thức này làm nảy sinh trong các em một nhu cầu mới: nhu cầu tham vấn tâm lý. Phương thức thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý chính là hoạt động đi tham vấn tâm lý, nói cách khác, học sinh THCS có tham gia vào hoạt động TVTL mới có thể thoả mãn được nhu cầu TVTL của bản thân. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế hiện nay, không phải trường THCS nào cũng có phòng tham vấn học đường hay chuyên viên tham vấn tâm lý đồng thời học sinh THCS không có nhiều tiền cho nhu cầu này cũng như sự hiểu biết về TVTL còn hạn chế, các em chọn một số hình thức TVTL đơn giản, quen thuộc như tâm sự với bạn bè, tự tìm hiểu qua sách, báo, mạng internet hay hỏi ý kiến thầy cô, người lớn…
  • 13. 13 Học sinh THCS tìm đến nhà tham vấn khi cảm thấy không hài lòng với thực tại của mình. Các em mong muốn được trang bị kỹ năng để giải toả những áp lực, những căng thẳng mà các em đang gặp phải. Các em cũng khao khát làm thay đổi bản thân theo hướng được người khác chấp nhận, tôn trọng và đề cao. Với những điều kiện sống và học tập, phát triển khác nhau, nội dung nhu cầu TVTL cũng như phương thức thoả mãn nhu cầu TVTL của học sinh THCS sẽ khác nhau. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi cao ở học sinh thì thách thức đến với các em càng nhiều và nhu cầu TVTL của các em càng trở nên bức bách hơn. Nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL của học sinh THCS Giai đoạn lứa tuổi học sinh THCS là một giai đoạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ về tâm sinh lý đồng thời các em gặp phải sự biến đổi không nhỏ của gia đình, nhà trường, xã hội nên học sinh THCS đứng trước rất nhiều khó khăn, nổi bật nhất là khó khăn trong các lĩnh vực học tập, giao tiếp với người lớn, với bạn bè cùng tuổi và sự dậy thì của bản thân. 2.4. Các giải pháp cơ bản để làm tốt công tác Tham vẫn, tư vấn tâm lý cho học sinh THCS: Sau khi sử dụng hệ thống bảng biểu, câu hỏi điều tra, phỏng vấn để tìm hiểu nhu cầu tham vẫn, tư vấn tâm lý cho học sinh THCS Tân Văn, em rút ra một số giải pháp sau:  Những giải pháp nhằm giải toả áp lực từ thầy cô: Giáo viên công bằng không thiên vị; Thầy cô hạn chế các hoạt động gây áp lực cho học sinh; Giáo viên phải có sự thông cảm sâu sắc; Thầy cô không kỳ thị học sinh.  Những giải pháp nhằm giải khó khăn kinh tế: Hỗ trợ học sinh gặp khó khăn về đời sống; Tìm nguồn học bổng cho học sinh.  Những giải pháp nhằm thoã mãn nhu cầu vui chơi giải trí: Tổ chức nhiều sân chơi cho học sinh ; Tổ chức nhiều hoạt động thể thao bổ ích; Tham gia các hoạt động ngoại khóa; Tổ chức các buổi giao lưu ngoại khóa; Nhà trường giao lưu trò chuyện với học sinh ;  Những giải pháp nhằm giải quyết xung đột với cha mẹ: Cha mẹ lắng nghe, gần gũi với con cái; Cha mẹ quan tâm nhiều hơn đến tâm tư nguyện vọng của con cái; Cha mẹ không đòi hỏi quá cao ở con cái.  Những giải pháp nhằm giải quyết áp lực học tập: Dạy đúng trọng tâm; Tổ chức các buổi tham quan thực tế ; Giảm bớt tiết học và những môn không cần thiết ; Tổ chức các cuộc thi về bộ môn trong học tập; Tổ chức chương trình khuyến học; Giảm bớt bài kiểm tra; Nhà trường tăng cường các buổi học ngoài trời ;
  • 14. 14  Những giải pháp nhằm giải quyết áp lực do thiếu phương tiện học tập: Nối mạng máy tính ở trường ; Trang bị máy chiếu cho lớp học ; Cung cấp sách học cho học sinh .  Những giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn liên quan đến hiện tượng dậy thì: Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với xã hội ; Có những buổi chuyên đề tham vấn tâm lý cho học sinh ; Muốn nhà trường mở lớp tâm lý cho học sinh.  Những giải pháp có tính chất chung cho nhiều lĩnh vực: Giải đáp thắc mắc về nhiều lĩnh vực của học sinh; và Nhà trường lập hộp thư góp ý; trường nghiêm khắc, kỷ luật những học sinh không tốt .  Những giải pháp để tham vấn hiệu quả những khó khăn của các em được xếpở mức độ trung bình:  Lập phòng tham vấn .  Nhóm giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh như Giúp con hạn chế xem các phim ảnh xấu; Kết hợp với phụ huynh khi thấy học sinh có biểu hiện bất thường; Cần quan tâm học sinh cá biệt để có hướng giáo dục; Có biện pháp răn đe, xử phạt các học sinh vi phạm .  Nhóm giải pháp nhằm giúp học sinh giải quyết khó khăn tâm lý trong giao tiếp như Giáo viên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của học sinh ; Giáo viên công bằng trong đối xử với học sinh; Cha mẹ gần gũi con cái.  Nhóm giải pháp nhằm giúp học sinh giải quyết những khó khăn tâm lý trong lứa tuổi dậy thì như: Nhà trường tổ chức giáo dục về tâm sinh lý cho học sinh ; Tham vấn về tâm lý lứa tuổi, tạo sự an tâm, tự tin trong cuộc sống. Thành lập tổ sinh hoạt về mặt tâm lý trong nhà trường . 2.5. Khả năng đáp ứng của giáo viên trong trường về nhu cầu tham vấn, tư vấn tâm lý học sinh: Chiếu với những nguyên nhân, giải pháp tư vấn tâm lý học đường như trên em thấy với đội ngũ giáo viên hiện tại trong nhà trường chưa thể đáp ứng yêu cầu giáo dục. Cần được tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng tham vấn, tư vấn tâm lý cho đội ngũ giáo viên bởi vì: Giáo dục học sinh không phải chỉ là dạy cho các em về kiến thức, mà còn phải giúp các em hình thành nhân cách; không chỉ là dạy chữ mà còn phải dạy người. Vì lẽ đó mà sự nghiệp giáo dục dược mệnh danh là "trồng người". Việc trồng người này đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các lực lượng xã hội,
  • 15. 15 mà quan trọng nhất là sự phối hợp ăn ý, chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Thế nhưng các bậc cha mẹ đôi khi cũng bế tắc trong việc giáo dục con ở tuổi thanh thiếu niên. Một số bậc cha mẹ, khi con cái có vấn đề, đã trả lời giáo viên chủ nhiệm: "Tôi lo làm kiếm tiền lo cho nó đi học, không có thời gian, có gì thì cô dạy dùm, tôi cám ơn". Có người rất thật lòng: "Ở nhà tôi rầy cỡ nào nó cũng không nghe. Tôi nói mười câu không bằng thầy nói một câu." Cũng có người thể hiện thái độ bất hợp tác: khóa điện thoại khi thầy cô chủ nhiệm gọi đến, và khi đã liên lạc được thì "Cô mà còn gọi nữa là tui cho nó nghỉ học!". Với một số học sinh, gia đình không phải là chốn bình yên, không phải là nơi mà em muốn quay về sau mỗi ngày đi học, bởi ở nhà, "ba con chỉ biết dùng từ thô tục chửi con, đánh con. Con sợ đòn roi, nhưng con không sợ ba con, không nể ba con,… Cô cho con một câu trả lời, cô cho con một lời nào giúp con đi cô!" - Một em học sinh đã gửi đi lời cầu cứu đến cô chủ nhiệm của mình như thế! Có em, vì cha mẹ không có con trai, nên ngay từ nhỏ, đã cho con gái ăn mặc quần áo của con trai, đối xử như với con trai. Đến trường, em hung hăng, nghênh ngang thể hiện bản lĩnh "đàn anh" của mình. Lúc này, cha mẹ mới khẩn khoản: thầy cô làm ơn giúp dùm gia đình. Cũng có em tâm sự: Cô ơi, con không thích học sư phạm, nhưng mẹ con nói là sư phạm dễ kiếm việc làm, dễ lấy chồng nên bắt con thi. Bây giờ con đăng ký thi ngành điện tử, ba mẹ con không nhìn tới mặt con, con phải làm sao hả cô? Và còn biết bao tình huống mà người giáo viên chủ nhiệm phải đối diện khi quản lý một lớp học: các em có mâu thuẫn với giáo viên bộ môn và yêu cầu được đổi giáo viên, bị thầy cô ép đi học thêm, thầy cô đối xử bất công hay hiều lầm, bị thất tình, mâu thuẫn với bạn bè dẫn đến xô xát, muốn nghỉ học vì chán nản chuyện gia đình, vì hoàn cảnh khó khăn,… Ở tuổi mới lớn, vì luôn muốn được quan tâm, đôi khi các em thổi phồng vấn đề của mình lên quá mức, khiến cho việc nhỏ trở nên trầm trọng. Nếu không được kịp thời giúp đỡ, khi cảm thấy không ai quan tâm đến mình, các em sẽ tự giải quyết vấn đề và thông thường đó là những cách xử lý tiêu cực, đôi khi gây ra hậu quả vô cùng trầm trọng. Thiết nghĩ, trước những tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý lớp học, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm (GVCN), người thầy cần phải có đủ thời gian, đủ kiên nhẫn, đủ bản lĩnh và quan trọng nhất là phải có đủ tình thương để có thể lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ và định hướng cho các em cách giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, ta không nên chờ đến khi thật sự có vấn đề rồi mới đi tìm cách giải quyết, mà phải phát hiện được vấn đề khi nó còn tiềm ẩn, ngăn chặn những tình huống xấu phát sinh. 3. Kết quả thu hoạch về kỹ năng: Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II em đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đề
  • 16. 16 như: các kiến thức về quản lý nhà nước, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, tổ chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển kế hoạch dạy học ở THCS, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên với công tác tư vấn học sinh. Trong các chuyên đề trên đều là những kiến thức bổ ích phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi giáo viên. Một trong các chuyên đề của khóa học đã giúp em hiểu sâu hơn và để áp dụng có hiệu quả trong hoạt động dạy học của bản thân đó là chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” , đây cũng là chuyên đề mà các đơn vị trường học trong huyện em đã triển khai và đang thực hiện trong năm học 2017-2018 Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. 4. Ý nghĩa của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được sau khóa học: Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới. Những mặt được và mặt hạn
  • 17. 17 chế của các mô hình trường học đó. Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học của bản thân và đồng nghiệp. Chủ động, tích cực phối họp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học. Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng. Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục trung học; hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục trung học. PHẦN II: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA BỒI DƯỠNG 1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp với bản thân: Bản thân mỗi người giáo viên trung học cần tự học tập, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của người giáo viên hiện đại, theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học do Bộ GD ban hành: 1.1. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 1.1.1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân. 1.1.2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh. 1.1.3. Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. 1.1.4. Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. 1.1.5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong
  • 18. 18 Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. 1.2. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục 1.2.1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. 1.2.2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. 1.3. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học 1.3.1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. 1.3.2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn. 1.3.3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học. 1.3.4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. 1.3.5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học. 1.3.6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. 1.3.7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
  • 19. 19 1.3.8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. 1.4. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục 1.4.1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 1.4.2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng. 1.4.3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. 1.4.4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng. 1.4.5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. 1.4.6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh. 1.5. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội 1.5.1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
  • 20. 20 1.5.2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập. 1.6. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp 1.6.1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. 1.6.2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục. 2. Đánh giá hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia khóa học Điểm đạt được Nguồn minh chứng đã có CÁC TIÊU CHUẨN VÀ TIÊU CHÍ 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8 MCK Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tc1. Phẩm chất chính trị 0 0 4 0 X X X X X X X X X tc2. Đạo đức nghề nghiệp 0 0 3 0 X X X X X X X X X tc3. Ứng xử với học sinh 0 0 0 4 X X X X X X X X X tc4. Ứng xử với đồng nghiệp 0 0 0 4 X X X X X X X X X tc5. Lối sống, tác phong 0 0 3 0 X X X X X X X X X Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường GD tc6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục 0 0 0 4 X X X 0 0 0 0 0 X tc7. Tìm hiểu môi trường giáo dục 0 0 0 4 X X X 0 0 0 0 0 X Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học tc8. Xây dựng kế hoạch dạy học 0 0 0 4 X X X X X X X X X tc9. Bảo đảm kiến thức môn học 0 0 4 0 X X X X X X X X X tc10. Bảo đảm chương trình môn học 0 0 3 0 X X X X X X X X X tc11. Vận dụng các phương pháp dạy học 0 0 0 4 X X X X X X X X X tc12. Sử dụng các phương tiện dạy học 0 0 3 0 X X X X X X X X X tc13. Xây dựng môi trường học tập 0 0 0 4 X X X X X X X X X
  • 21. Mã tài liệu : 600241 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562