SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  20
Télécharger pour lire hors ligne
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết
định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày
31/10/2013 công bố Danh mục di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 4).
Có 8 di sản văn hóa phi vật thể có tên
trong Danh mục bao gồm: Lễ hội
Roóng poọc của ngưởi Giáy (huyện Sa
Pa, Lào Cai); Lễ Pút tổng của người
Dao đỏ (huyện Sa Pa, Lào Cai); Nghề
chạm khắc bạc của ngưởi Mông
(huyện Sa Pa, Lào Cai); Nghề Chàng
slaw của người Nùng Dín (huyện
Mường Khương, Lào Cai); Hát Páo
dung của người Dao (tỉnh Tuyên
Quang); Nghi lễ Cấp sắc của người
Dao (tỉnh Tuyên Quang); Nghệ thuật
Xòe Thái (tỉnh Điện Biên); Lễ hội
cúng biển Mỹ Long (huyện Cầu
Ngang, Trà Vinh).
Thu hằng

Trong số này

- Trình Thủ tướng Chính phủ
Đề án Bảo tồn và phát huy
giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ
(Tr.2)
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
tiếp Đại sứ Azerbaijan
(Tr.2)
- Tổ chức ngày kỷ niệm,
đón nhận khen thưởng phải
hiệu quả, không phô trương
hình thức
(Tr.3)

Số 1049 ngày 07/11/2013

519 VĐV Việt Nam
tham dự SEA Games 27

Ảnh: TƯ LIỆU

Công bố Danh mục
di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia

Phát hành Thứ Năm hằng tuần

VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên, một trong những niềm hy vọng của TT Việt Nam tại SEA Games 27

Ngày 04/11, Tổng cục Thể dục thể thao đã chốt danh sách đoàn Thể thao Việt
Nam tham dự SEA Games 27. Tổng số thành viên của đoàn là 750 người, trong
đó có 519 vận động viên, trưởng đoàn là ông Lâm Quang Thành, Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Thể dục thể thao. Tại SEA Games 27, đoàn Thể thao Việt Nam
sẽ dự tranh 29/33 môn thi đấu. Trong số này, điền kinh có số bộ huy chương
nhiều nhất (46 bộ) và số lượng vận động viên Việt Nam tham dự bộ môn này
cũng đông nhất (43 vận động viên).
Hiện tại, do những rắc rối liên quan đến việc lựa chọn vận động viên, nên bộ
môn Bóng bàn vẫn chưa chốt tên vận động viên cụ thể tham dự SEA Games 27.
Tuy nhiên, chắc chắn bóng bàn chỉ có 8 vận động viên (4 nam, 4 nữ), do đã đăng
ký số lượng thành viên là 11 người, kể cả lãnh đội và huấn luyện viên. Theo kế
hoạch, lễ xuất quân đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 sẽ diễn ra
tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội vào ngày 20/11. Sau đó,
ngày 26/11, đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam sẽ là bộ môn đầu tiên di chuyển
sang Myanmar, để chuẩn bị cho môn Bóng đá nam khởi tranh vào ngày 1/12.
Đến ngày 4/12, các cánh quân lớn của đoàn Thể thao Việt Nam mới bắt đầu lên
đường sang Myanmar. SEA Games 27 sẽ chính thức diễn ra từ 11 - 22/12. Mục
tiêu của đoàn Thể thao Việt Nam là duy trì vị trí trong tốp 3 đại hội, giành khoảng
70 Huy chương Vàng.
Đức Kiên
quản lý nhà nước

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ Azerbaijan
Chiều 30/10, tại trụ sở Bộ
VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
đã có buổi tiếp Đại sứ Azerbaijan Anar
Imanov nhân dịp Đại sứ nhận nhiệm vụ
công tác tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh nhấn mạnh, Việt Nam và
Azerbaijan có mối quan hệ hợp tác
truyền thống lâu đời. Việt Nam luôn
ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ hiệu quả
của Azerbaijan trong những năm tháng
đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây
cũng như trong xây dựng và phát triển
kinh tế-xã hội ngày nay.
Nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp
tác song phương trong lĩnh vực văn
hóa, thể thao và du lịch giữa hai quốc
gia, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề
nghị, trong thời gian tới, hai bên sẽ xem
xét khả năng trao đổi các đoàn nghệ
thuật; tạo điều kiện trao đổi thông tin,
giới thiệu và hỗ trợ cho các đoàn nghệ

thuật của hai nước có thể tham gia các
liên hoan nghệ thuật quốc tế được tổ
chức trên lãnh thổ hai bên; tổ chức các
triển lãm nghệ thuật giới thiệu đất
nước, con người tiềm năng du lịch.
Về lĩnh vực Thể thao, hai bên sẽ
trao đổi các đoàn thể thao; giới thiệu và
hỗ trợ cho các đoàn thể thao của hai
nước tham gia các giải thể thao quốc tế
được tổ chức trên lãnh thổ hai bên. Việt
Nam sẽ mời các đoàn thể thao
Azerbaijan tham gia ASIAD 2019
được tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam).
Về lĩnh vực Du lịch, sẽ trao đổi
thông tin giới thiệu tiềm năng du lịch
của hai nước. Việt Nam sẽ mời các
hãng lữ hành Azerbaijan tham gia Hội
chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí
Minh diễn ra vào tháng 9 hàng năm.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh đề nghị phía Azerbaijan với
tư cách là quốc gia chủ nhà của kỳ họp

lần thứ 8 Ủy ban liên Chính phủ Công
ước UNESCO 2013 về bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể, ủng hộ việc công
nhận nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam
Bộ” của Việt Nam là di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại.
Đại sứ Anar Imanov cho biết,
Azerbaijan đặc biệt coi trọng thúc đẩy
quan hệ hợp tác với Việt Nam, nhất là
lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch,
coi đây là một trong những ưu tiên
trong chính sách đối ngoại của mình;
đồng thời Ngài Anar Imanov mong
muốn Việt Nam và Azerbaijan sẽ sớm
mở đường bay thẳng, để qua đó thúc
đẩy lượng khách du lịch giữa hai nước.
Ngài Anar Imanov khẳng định sẽ
nỗ lực hết mình đóng góp tích cực vào
thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai
nước trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và
du lịch.
ThTT

Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Bảo tồn
và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ
Ngày 17/10, Bộ VHTTDL đã
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần
bảo vệ khẩn cấp của nhân loại – Hát
Xoan Phú Thọ (giai đoạn 20132020). Mục tiêu của Đề án nhằm tiếp
tục giữ gìn, lưu truyền, phổ biến, phát
huy cho thế hệ mai sau những giá trị
độc đáo mang tính xã hội, nhân văn,
những phong tục, tập quán tốt đẹp về
Hát Xoan gắn với Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương. Nâng cao nhận
thức và lòng tự hào trong cộng đồng,
trách nhiệm của các thế hệ, nhất là
của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa Hát Xoan.
Từng bước bảo tồn phát huy giá trị
Hát Xoan trở thành sản phẩm du lịch

2

số 1049 l 07.11.2013

văn hóa tâm linh đặc trưng, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế-văn hóaxã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015
đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình
trạng cần bảo vệ khẩn cấp và trở
thành di sản văn hóa phi vật thể đại
diện cho nhân loại. Đến năm 2015
đào tạo được lớp nghệ nhân kế cận tại
các phường Xoan gốc kế tục lớp nghệ
nhân cao tuổi hiện nay trong việc
truyền dạy cho lớp trẻ tại cộng đồng;
tỷ lệ người biết Hát Xoan là những
người trẻ (dưới 30 tuổi, thanh, thiếu
nhi) ở các phường Xoan gốc đến năm
2015 đạt 40%; đến năm 2020 đạt tỷ
lệ 70%. Từ năm 2015-2020 tập trung
đầu tư tu bổ, phục hồi cho 5 di tích tại
các phường Xoan gốc ở thành phố

Việt Trì, khôi phục các lễ hội, tục lệ
Hát Xoan truyền thống nhằm xây
dựng thành không gian văn hóa Hát
Xoan gắn với Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương; tiếp tục đầu tư tu bổ,
phục hồi cho các di tích còn lại tại các
phường Xoan gốc, hỗ trợ chống
xuống cấp cho các di tích và phục hồi
các tục lệ Hát Xoan truyền thống tại
các di tích có Hát Xoan lan tỏa; 100%
người có công bảo tồn, gìn giữ,
truyền dạy Hát Xoan được tôn vinh
và hưởng chế độ đãi ngộ theo quy
định. Bộ VHTTDL cũng đề xuất tên
của Đề án là “Bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo
vệ khẩn cấp của nhân loại-Hát Xoan
Phú Thọ (Giai đoạn 2013-2020)”.
Thu hằng
quản lý nhà nước

Tổ chức ngày kỷ niệm, đón nhận khen thưởng phải hiệu quả,
không phô trương hình thức
chiều 01/11, tại hà nội, Bộ VhTTDL đã tổ chức họp báo
công bố nghị định số 145/2013/nĐ-cP của chính phủ quy
định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón
nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối
ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài và Tiêu chí văn hóa
giao thông đường bộ.
Theo Nghị định, yêu cầu của việc
tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao
tặng, đón nhận hình thức khen thưởng,
danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và
đón, tiếp khách nước ngoài phải bảo
đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm,
hiệu quả, không phô trương hình thức;
có ý nghĩa tôn vinh sự kiện, tôn vinh
tập thể và cá nhân.
Về kỷ niệm những ngày lễ lớn
trong nước, Nghị định quy định
cách thức tổ chức năm tròn, năm lẻ
5, năm khác của các ngày lễ lớn,
bao gồm các ngày: Tết Nguyên đán
(01 tháng Giêng Âm lịch), Ngày
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(03/02/1930); ngày Giỗ Tổ Hùng
Vương (10/3 Âm lịch); Ngày Giải
phóng miền Nam, thống nhất đất
nước (30/4/1975); Ngày Chiến
thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954);
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890); Ngày Cách mạng
Tháng Tám (19/8/1945) và Ngày
Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945).
Nghị định cũng quy định về kỷ
niệm ngày sinh của đồng chí Lãnh
đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần.
Việc kỷ niệm này thực hiện theo
quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí
thư. Tần suất tổ chức kỷ niệm như
sau: tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên
ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo
Đảng, Nhà nước đã từ trần thực hiện
vào dịp tròn 100 năm ngày sinh.
Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên
ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo

Đảng, Nhà nước thọ trên 100 tuổi đã
từ trần được thực hiện vào dịp tròn
110 năm hoặc 120 năm ngày sinh.
Các lần kỷ niệm tiếp theo được tổ
chức 10 năm một lần với cấp độ nhỏ
hơn lần kỷ niệm đầu tiên.
Nghị định cũng quy định chi tiết
hình thức tổ chức buổi lễ; yêu cầu,
trình tự tiến hành lễ kỷ niệm, nghi
thức công bố, trao tặng, đón nhận
hình thứ khen thưởng, danh hiệu thi
đua trong các lễ kỷ niệm ngày thành
lập, ngày truyền thống và các ngày
kỷ niệm khác; các hình thức kỷ
niệm các ngày lễ quốc tế theo năm
tròn, năm lẻ 5, năm khác.
Nghị định cũng quy định về đón
tiếp đoàn khách cấp cao nước ngoài
thăm chính thức, thăm làm việc,
thăm cá nhân, quá cảnh... Quy định
tiễn và đón lãnh đạo Đảng, Nhà
nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở
nước ngoài; nghi lễ đối ngoại đối
với Đoàn Ngoại giao, các Tổ chức
quốc tế tại Hà Nội.
Nghị định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 16/12/2013. Kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực,
Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, ngày
06/11/2001 của Chính phủ và Nghị
định số 154/2004/NĐ-CP, ngày
09/8/2004 của Chính phủ hết hiệu
lực thi hành.
Thực hiện Nghị quyết của Chính
phủ về tăng cường thực hiện các
giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự
an toàn giao thông, Bộ VHTTDL ra
Quyết định ban hành Tiêu chí Văn

hóa giao thông đường bộ sau khi lấy
ý kiến đóng góp từ nhiều địa
phương trong nước, từ các cơ quan
chức năng và chuyên gia.
Theo đó, về tiêu chí chung bao
gồm: Tự giác chấp hành pháp luật
về giao thông; thực hiện nghiêm
nhiệm vụ, tác phong, chuẩn mực,
văn minh; tôn trọng, nhường nhịn,
giúp đỡ mọi người khi tham gia giao
thông; có trách nhiệm với bản thân
và cộng đồng khi tham gia giao
thông; đi đúng làn đường, phần
đường quy định; không tham gia đua
xe và cổ vũ đua xe trái phép; tuân
thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý
các hành vi vi phạm trật tự an toàn
giao thông; tạo dựng kết cấu hạ tầng
giao thông chuẩn mực, an toàn; có ý
thức văn hóa xây dựng môi trường
giao thông thân thiện, an toàn.
Ngoài ra còn có tiêu chí cụ thể
cho một số đối tượng như: Cơ quan
quản lý nhà nước về giao thông; lực
lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm
bảo trật tự giao thông; đối với người
tham gia giao thông; với cư dân sinh
sống ven đường giao thông và với
các phương tiện tham gia giao thông.
Bộ VHTTDL yêu cầu các Sở
VHTTDL chủ động phối hợp với
Công an tỉnh, Sở Giao thông vận
tải, Ban An toàn giao thông, các cơ
quan thông tin tuyên truyền địa
phương tiến hành các biện pháp
tuyên truyền thiết thực về nội dung
Tiêu chí Văn hóa giao thông đường
bộ. Lồng ghép nội dung Tiêu chí
Văn hóa giao thông đường bộ vào
nội dung phong trào xây dựng Gia
đình Văn hóa, Làng Văn hóa, Tổ
dân phố Văn hóa.
ThTT

số 1049

l

07.11.2013

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu
Chiều 01/11, tại trụ sở Bộ
VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
đã có buổi làm việc với đoàn công tác
tỉnh Bạc Liêu do đồng chí Võ Văn
Dũng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn
về công tác chuẩn bị triển khai tổ chức
Festival Đờn ca tài tử cấp quốc gia lần
thứ Nhất-Bạc Liêu 2014.
Công tác chuẩn bị tổ chức Festival
Đờn ca tài tử cấp quốc gia lần thứ Nhất
đã Dự thảo xong quyết định thành lập
BCĐ, BTC và thành lập 08 Tiểu ban để
phục vụ Festival; Kế hoạch tổng thể
Festival với tổng số 22 hoạt động.
Tỉnh Bạc Liêu đã chủ động giao
nhiệm vụ cho các Sở, ngành được phân
công, lập Kế hoạch cụ thể cho từng
hoạt động. Cùng với việc xây dựng các
văn bản, tỉnh Bạc Liêu đang triển khai
xây dựng một số công trình trọng điểm
và dự kiến hoàn thành trước ngày
20/4/2014 để kịp phục vụ Festival, tiêu
biểu như: Dự án mở rộng Khu lưu
niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ
và nhạc sỹ Cao Văn Lầu; Dự án Quảng
trường Hùng Vương tại khu hành chính
của tỉnh gồm các hạng mục: Biểu
tượng tỉnh Bạc Liêu (cây đàn kìm),
biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu-Ninh
Bình, biểu tượng ba dân tộc, trồng 54
cây đa, lộc vừng, cây xanh…; Nhà thi
đấu Đa năng với sức chứa 2.500 chỗ
ngồi; Dự án Trung tâm Triển lãm Văn
hoá-Nghệ thuật, Nhà hát Cao Văn Lầu;
Trùng tu, tôn tạo cụm nhà Công tử Bạc

Liêu; Tượng đài sự kiện Mậu Thân và
Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ;
Trung tâm Hội chợ Triển lãm; Sửa
chữa, nâng cấp Trung tâm Hội nghị
Tỉnh.
Để triển khai, thực hiện những nội
dung, công việc theo đúng tiến độ, kế
hoạch. ngoài sự nỗ lực của địa phương,
tỉnh Bạc Liêu rất cần sự hỗ trợ từ Trung
ương, từ Bộ VHTTDL. Tỉnh Bạc Liêu
kiến nghị với Bộ VHTTDL sớm ký
Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo
Festiaval Đờn ca tài tử cấp quốc gia lần
thứ Nhất tại Bạc Liêu; góp ý các văn
bản liên quan về Festival do tỉnh Bạc
Liêu trình; xem xét, hỗ trợ kinh phí để
Bạc Liêu tổ chức một số hoạt động tại
Festival; kiến nghị Chính phủ ghi vốn
cho tỉnh Bạc Liêu triển khai xây dựng
Trung tâm Triển lãm Văn học nghệ
thuật, Nhà hát Cao Văn Lầu vào năm
2014…; nghiên cứu, hỗ trợ kinh phí
trong việc tu bổ, tôn tạo các di tích cấp
quốc gia, hạ tầng Du lịch, như: Dự án
Khu Du lịch Nhà Mát-Cái Cùng; Dự án
Khu Du lịch Nhà Mát- Hiệp Thành; Hạ
tầng Du lịch Vườn chim Lập Điền,
Long Điền Đông; Hạ tầng Du lịch gắn
với khu Điện Gió…
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận sự
nỗ lực, cố gắng của tỉnh Bạc Liêu trong
công tác chuẩn bị cho việc tổ chức
Festival Đờn ca tài tử cấp quốc gia lần
thứ Nhất được tổ chức tại Bạc Liêu vào

năm 2014. Về các kiến nghị của Tỉnh,
Bộ VHTTDL sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ
cho Bạc Liêu trong việc triển khai, thực
hiện cũng như tổ chức Festival hiệu
quả cao nhất. Bộ VHTTDL sẽ sớm ký
Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo
Festival Đờn ca tài tử cấp quốc gia lần
thứ Nhất.
Bộ trưởng cũng lưu ý tỉnh Bạc Liêu
cần tập trung đầu tư, tôn tạo, chọn lựa,
những công trình trọng điểm gắn với
việc tổ chức Festival để phục vụ cho
việc tổ chức Festival cũng như thu hút
du khách khi đến với Bạc Liêu như:
Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử
và Nhạc sỹ Cao Văn Lầu, Khu Du lịch
Khu vườn chim; Khu Du lịch gắn với
khu điện gió; nghiên cứu xây dựng sân
Golf …
Bộ trưởng giao Cục Nghệ thuật
biểu diễn, Cục Văn hoá cơ sở phối hợp
với tỉnh Bạc Liêu nghiên cứu, xây
dựng nội dung Lễ khai mạc, bế mạc
Festival, tuyên truyền đến các xã, ấp về
giá trị của Đờn ca tài tử Nam Bộ; Cục
Di sản văn hóa nghiên cứu xây dựng
nội dung bảo tồn, phát huy giá trị của
Đờn ca tài tử Nam Bộ; Tổng cục Du
lịch nghiên cứu, khảo sát, xây dựng
tour, tuyến, quảng bá để thu hút du
khách trong và ngoài nước đến khám
phá về Bạc Liêu, khám phá, tìm hiểu
giá trị của Đờn ca tài tử Nam Bộ trước
và sau Festival.
T.hợP

Liên hoan phim Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh
Liên hoan phim Nhật Bản 2013 sẽ
được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh
từ ngày 15-21/11. Đây là Liên hoan
phim có quy mô lớn nhất từ trước đến
nay với tổng cộng 15 chương trình gồm
29 phim truyện nổi tiếng của Nhật Bản.
Tuần lễ phim là hoạt động nhân
Năm Hữu nghị Nhật-Việt; Kỷ niệm 40
năm Thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật

4

số 1049 l 07.11.2013

Bản-Việt Nam, nhằm tăng cường hơn
nữa sự hiểu biết về nền điện ảnh Nhật
Bản do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại
TPHCM và Cục Văn hóa Nhật Bản tổ
chức với sự hợp tác của Tổ chức Japan
Image Council.
Liên hoan phim Nhật Bản năm
2013, các nhà sản xuất phim hoạt hình
và đạo diễn đến từ Nhật Bản sẽ có buổi

giao lưu với khán giả Việt Nam, những
người liên quan đến lĩnh vực phim hoạt
hình và điện ảnh Việt Nam để cùng tọa
đàm về sự phát triển của điện ảnh trong
thời đại mới.
Lễ khai mạc sẽ bắt đầu ngày 15/11
tại Rạp BHD Star Cineplex Icon - quận
1 TP. Hồ Chí Minh.
h.Quân
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 tại Thanh Hóa
Chiều 30/10/2013, tại Hà Nội,
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Hồ Anh Tuấn đã chủ trì
buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh
Thanh Hóa về việc triển khai công
tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc
gia 2015.
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở
VHTTDL Thanh Hóa Nguyễn Văn
Tuấn đã báo cáo với lãnh đạo Bộ
VHTTDL về công tác chuẩn bị tổ
chức Năm Du lịch quốc gia 2015; dự
thảo nội dung của Năm Du lịch quốc
gia 2015; công tác chuẩn bị tổ chức
Năm Du lịch quốc gia 2015; công
tác đầu tư phục vụ tổ chức Năm Du
lịch quốc gia 2015…
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã
nhấn mạnh tới sự chỉ đạo sát sao của
lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, sự chủ
động, đề xuất, triển khai nội dung về
công tác chuẩn bị của Sở VHTTDL
Thanh Hóa; tìm hiểu những bài học

kinh nghiệm trong việc tổ chức Năm
Du lịch quốc gia của các địa phương
trong thời gian qua.
Để triển khai, thực hiện Năm Du
lịch quốc gia 2015 đạt kết quả cao,
Thanh Hóa cần nâng cao nhận thức
du lịch cho cộng đồng, góp phần
tích cực trong việc bảo vệ môi
trường, chấn chỉnh tình trạng chèo
kéo, ép khách, đầu tư về nhà vệ sinh
du lịch, đầu tư sản phẩm, đào tạo
nguồn nhân lực, kiểm soát chất
lượng dịch vụ: khách sạn, nhà
hàng… Đẩy mạnh công tác chỉnh
trang đô thị, đề xuất về kinh phí; chú
trọng vấn đề liên kết với các tỉnh lân
cận; quan tâm tới vấn đề xúc tiến
quảng bá, xác định thị trường trọng
điểm; huy động các nguồn lực để hỗ
trợ cho Năm Du lịch quốc gia
2015…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ
trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn

đánh giá và ghi nhận sự nỗ lực, chủ
động trong công tác chuẩn bị cho
Năm Du lịch quốc gia 2015 của tỉnh
Thanh Hóa. Qua nghiên cứu dự thảo
và nghe ý kiến của các đại biểu,
Thanh Hóa cần bổ sung, chỉnh sửa
về nội dung, xây dựng các sản phẩm
du lịch đặc trưng, mang tính liên kết
với các tỉnh lân cận trong Năm Du
lịch quốc gia, cần nghiên cứu khai
thác thế mạnh về văn hóa, nổi bật là
các di sản văn hóa tiêu biểu như:
Thành Nhà Hồ, khu di tích lịch sử
Lam Kinh... Thứ trưởng cũng đề
nghị Tổng cục Du lịch nên phối hợp
với các doanh nghiệp du lịch tổ chức
các đoàn khảo sát tuyến, điểm du
lịch ở Thanh Hóa, qua đó để các
doanh nghiệp xây dựng sản phẩm,
quảng bá, thu hút khách đến với
Thanh Hóa, trọng tâm là Năm Du
lịch quốc gia 2015.
ThTT

Quy định định mức trả công người làm mẫu vẽ
Ngày 01/11, Bộ VHTTDL đã
ban hành Thông tư số 07/2013/TTBVHTTDL Quy định định mức trả
công giờ người làm mẫu vẽ trong
các trường đào tạo mỹ thuật.
Thông tư quy định định mức
trả công giờ người làm mẫu vẽ
trong các trường đại học, học viện,
cao đẳng, trung cấp có đào tạo mỹ
thuật hoặc có tham gia đào tạo các
ngành học về mỹ thuật (sau đây
gọi chung là các cơ sở đào tạo mỹ
thuật). Đối tượng được trả công
theo quy định tại Thông tư này là
người lao động được các cơ sở đào
tạo mỹ thuật ký hợp đồng thuê làm
người mẫu vẽ.
Nguồn kinh phí trả công giờ
người làm mẫu vẽ quy định tại
Thông tư được bố trí trong dự toán

ngân sách hằng năm của các cơ sở
đào tạo mỹ thuật.
Ngoài nguồn kinh phí trả công
giờ người làm mẫu vẽ theo quy
định tại khoản 1 điều này, các cơ
sở đào tạo mỹ thuật khai thác các
nguồn thu hợp pháp khác và căn
cứ vào khả năng thu của các cơ sở
để có thể thực hiện trả thêm công
giờ người làm mẫu vẽ so với quy
định tại Thông tư này.
Định mức trả công giờ người
làm mẫu vẽ được thống nhất trong
toàn đơn vị và được quy định
trong Quy chế chi tiêu nội bộ của
các cơ sở đào tạo mỹ thuật.
Mức trả công giờ người làm
mẫu vẽ được tính theo tiết học.
Mỗi giờ công mẫu bằng 1 (một)
tiết học (1 tiết học được tính bằng

45 đến 50 phút). Cụ thể, người
mẫu nam được trả công từ 40.000đ
đến 65.000đ; người mẫu nữ được
trả công 45.000đ đến 75.000đ.
Ngoài các mức trả công giờ
trên, về mùa đông từ ngày 05/10
năm trước đến ngày 31/3 năm sau,
mỗi người mẫu vẽ được hưởng
thêm: Loại có quần áo:
15.000đồng/tiết học. Loại không
có quần áo: 25.000đồng/tiết học.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2014 và thay
thế Thông tư số 156/1999/TTBVHTT ngày 26 tháng 10 năm
1999 của Bộ Văn hóa - Thông tin
hướng dẫn thực hiện chế độ trả
công giờ người làm mẫu vẽ trong
các trường mỹ thuật.
ThTT

số 1049

l

07.11.2013

5
quản lý nhà nước

Phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa quốc tế - 2014”
Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết
định số 3762/QĐ-BVHTTDL ngày
30/10/2013 phê duyệt Đề án tổ chức
“Liên hoan Múa quốc tế - 2014”. Dự
kiến thành phần mời tham dự Liên
hoan sẽ bao gồm các đoàn quốc tế
trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á,
Tây Bắc Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu
Phi và các đơn vị trong nước. Liên
hoan sẽ diễn ra trong khoảng trung tuần
tháng 6 năm 2014.
Liên hoan Múa quốc tế được tổ
chức định kỳ 3 năm một lần với quy
mô quốc tế. Đây là sự kiện văn hóa
nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác
trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

giữa Việt Nam và các vùng lãnh thổ,
quốc gia trên thế giới; là dịp hội tụ
các đơn vị biểu diễn nghệ thuật Múa
tiêu biểu của nhiều quốc gia, vùng
lãnh thổ trên thế giới; là cơ hội để các
nghệ sỹ Múa Việt Nam tiếp cận, giao
lưu, trao đổi học hỏi tinh hoa nghệ
thuật Múa quốc tế; là điều kiện thuận
lợi để các nhà quản lý, các nghệ sỹ
múa khách quan nhìn nhận thực trạng
nghệ thuật Múa Việt Nam; đổi mới
về phương pháp sáng tạo để có
những tác phẩm nghệ thuật Múa đậm
đà bản sắc dân tộc, mang hơi thở thời
đại, phục vụ nhu cầu thưởng thức
nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ

mới. Đó là bước đi đầu tiên tiến tới
định hình phong cách, tạo thương
hiệu cho Liên hoan Múa quốc tế tại
Việt Nam những năm tiếp theo;
quảng bá hình ảnh đất nước, con
người, văn hóa đặc sắc của Việt Nam
với khách du lịch và bạn bè quốc tế.
Qua sự kiện này, khán giả Việt Nam
sẽ được tiếp nhận, thưởng thức
những tiết mục múa đắc sắc của
nhiều quốc gia trên thế giới, góp
phần nâng cao ý thức trân trọng các
giá trị nghệ thuật Múa Việt Nam. Đây
là một sự kiện quan trọng trong các
hoạt động của Festival Huế 2014.
Thu hằng

Đại hội Câu lạc bộ Hưu trí Bộ VHTTDL lần thứ nhất
Sáng 31/10/2013, tại Hà Nội đã
diễn ra Đại hội Câu lạc bộ Hưu trí Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ
nhất. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh
Tuấn đã tới dự cùng với gần 500 đại
biểu hưu trí của Ngành.
Quán triệt tư tưởng sống vui, sống
khỏe và sống có ích, Câu lạc bộ Hưu
trí Bộ VHTTDL đã tổ chức nhiều
chương trình hoạt động phong phú:
gặp mặt đầu xuân, mừng thọ; tham
gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ thể

thao; tổ chức các buổi nghe nói
chuyện chuyên đề và thời sự; xây
dựng nhiều chuyến du lịch ý nghĩa
(về nguồn, thăm lại chiến trường xưa,
tâm linh, nghỉ dưỡng…); chăm lo,
thăm hỏi và chia sẻ tới các hội viên;
đồng thời có những khen thưởng
khuyến khích những hoạt động tiêu
biểu trong câu lạc bộ…
Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng
Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đánh giá
cao sự đoàn kết, gắn bó trong các hoạt

động của Câu lạc bộ Hưu trí để lại
nhiều dấu ấn, tạo nên sắc thái mới đối
với những người làm công tác văn hóa,
thể thao, du lịch, qua đó, mong muốn
thời gian tới Câu lạc bộ sẽ phát huy hơn
nữa, hoạt động ngày càng hiệu quả,
mang lại niềm vui và tinh thần lạc quan
cho các hội viên.
Đại hội cũng đã bầu ra 19 người
vào Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Hưu trí
Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2013 - 2018.
ThTT

Khai mạc Liên hoan văn nghệ thể thao quần chúng
về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới khu vực miền Bắc
Tối ngày 04/11, tại thành phố Hải
Dương, Liên hoan văn nghệ thể thao
quần chúng, triển lãm ảnh xây dựng đời
sống văn hóa nông thôn mới năm 2013
- Khu vực miền Bắc đã chính thức khai
mạc với chủ đề “Nhịp điệu nông thôn
mới”. Liên hoan do Bộ VHTTDL phối
hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức
từ ngày 04-06/11/2013, nhằm góp phần
cổ vũ phong trào cả nước chung tay góp
sức xây dựng nông thôn mới trong thời
điểm các địa phương trong cả nước tích
cực sơ kết Nghị quyết Trung ương 7

6

số 1049 l 07.11.2013

khoá X về nông nghiệp, nông thôn và
nông dân.
Tham dự liên hoan có 12 đơn vị nghệ
thuật thể thao quần chúng đến từ các
tỉnh/thành: Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú
Thọ, Thái Nguyên, Hà Nam, Hải Phòng,
Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên…
Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh: Liên
hoan là hoạt động văn hóa thiết thực để
người nông dân với vai trò là chủ thể
giao lưu, đua tài, giới thiệu nét đặc trưng

văn hóa của quê hương; là dịp để các địa
phương giới thiệu các kết quả tích cực
có được sau 5 năm thực hiện chương
trình nông thôn mới và các nhà quản lý
văn hóa ở các cấp trao đổi, rút ra những
bài học kinh nghiệm trong phát triển đời
sống văn hóa nông thôn từ nay đến 2020.
Ngay sau phần Lễ, chương trình
biểu diễn nghệ thuật chào mừng với
những tiết mục đặc sắc, mang đậm nét
văn hoá độc đáo của các tỉnh, thành phố
tham dự Liên hoan.
K.A
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tiếp Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Du lịch Nhật Bản
Chiều 01/11, tại Hà Nội, Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn đã có buổi tiếp
ngài Yasuhiro Shirohara, Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Du lịch Nhật Bản
nhân chuyến thăm và tham dự phiên
họp thứ 5 Ủy ban hợp tác du lịch Việt
Nam-Nhật Bản (VJTC 5) tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Hồ Anh
Tuấn vui mừng vì mối quan hệ hợp tác
giữa Việt Nam - Nhật Bản trong những
năm gần đây đã có những bước phát
triển khá tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực
du lịch. Thông qua Cơ quan Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản (JICA), Nhật Bản đã
có nhiều hỗ trợ cho ngành Du lịch Việt
Nam về kỹ thuật, tiêu biểu như Kế
hoạch tổng thể phát triển du lịch Đà
Nẵng (2008-2010); bảo vệ môi trường
Vịnh Hạ Long (2010-2013); phát triển
vùng miền thông qua du lịch di sản
(2011- 2014).

Từ năm 2004 Việt Nam đã đơn
phương miễn thị thực cho công dân
Nhật du lịch Việt Nam. Từ tháng
7/2013, Nhật Bản cũng đã áp dụng cấp
thị thực nhập cảnh nhiều lần cho công
dân Việt Nam. Theo đó, trong năm
2012, đã có gần 600.000 khách du lịch
Nhật Bản đến Việt Nam, tăng 19,7% so
với 2011, chiếm gần 9% tổng số khách
quốc tế đến Việt Nam (gần 6,85 triệu)
đứng thứ 3 trong số những quốc gia đi
du lịch Việt Nam.
Trong thời gian tới, hai bên cần tập
trung thúc đẩy trao đổi khách du lịch,
hỗ trợ kỹ thuật, phát triển nguồn nhân
lực du lịch, đầu tư phát triển du lịch, cả
trong khuôn khổ song phương và đa
phương; tăng cường trao đổi các đoàn
cán bộ quản lý du lịch để học hỏi kinh
nghiệm cũng như quảng bá giới thiệu
tiềm năng du lịch của mỗi nước. Thứ

trưởng Hồ Anh Tuấn mong rằng, phía
Tổng cục Du lịch Nhật Bản sẽ sớm
thành lập Văn phòng đại diện tại Việt
Nam cũng như miễn thị thực cho khách
du lịch Việt Nam tới Nhật Bản.
Ngài Yasuhiro Shirohara cũng cho
rằng, hợp tác chỉ dừng lại ở cấp hai cơ
quan sẽ không phát huy hết tiềm năng
giữa hai nước, hai bên cần nâng lên
thành mối quan hệ hợp tác cấp Bộ; các
cơ quan của Tổng cục Du lịch Nhật
Bản sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ
quan liên quan của Việt Nam để thúc
đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch. Với
đề xuất miễn thị thực cho khác du lịch
Việt Nam, Ngài Yasuhiro Shirohara
khẳng định Nhật Bản sẽ đưa ra thảo
luận xem xét một cách tích cực nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho khách du
lịch Việt Nam tới Nhật Bản.
T.hợP

Kết thúc Cuộc thi nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp
toàn quốc 2013
Tối 01/11, tại Nhà hát Tháng Tám
(thành phố Hải Phòng), Cuộc thi nghệ
thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp
toàn quốc 2013 đã chính thức bế mạc.
Kết quả Huy chương Vàng được
trao cho 3 vở diễn, gồm: Vương nữ
Mê Linh (tác giả Nhật Linh, đạo diễn
Nghệ sỹ ưu tú Trịnh Thúy Mùi, nhà
hát Chèo Hà Nội), Người thầy của
muôn đời (tác giả Nguyễn Hiếu, đạo
diễn Nghệ sỹ nhân dân Doãn Hoàng
Giang, nhà hát Chèo Quân đội) và
Chuông ngân rừng trúc (tác giả Trần
Đình Ngôn, Nghệ sỹ nhân dân Bùi
Đắc Sừ, nhà hát Chèo Hải Dương).
Huy chương Bạc được trao cho 6 vở
diễn, gồm: Đường trường duyên phận
(Nhà hát Chèo Việt Nam), Nắng quái
chiều hôm (Đoàn nghệ thuật dân tộc

tỉnh Tuyên Quang), Tiếng hát đại
ngàn (Nhà hát Chèo Ninh Bình), Nữ
tướng Thục Nương (Đoàn nghệ thuật
Chèo Phú Thọ), Doanh điền sứ
Nguyễn Công Trứ (Nhà hát Chèo
Thái Bình) và Ông vua hóa hổ (Đoàn
Chèo Hải Phòng).
Về giải cá nhân, Huy chương Vàng
được trao cho 42 cá nhân và Huy
chương Bạc được trao cho 68 cá nhân.
Giải cho các thành phần sáng tạo được
trao, gồm: tác giả xuất sắc – Trần Đình
Văn (Nhà hát Chèo Việt Nam), đạo
diễn xuất sắc – Nghệ sỹ ưu tú Trịnh
Thúy Mùi (Nhà hát Chèo Hà Nội),
Nhạc sỹ xuất sắc – Nhạc sỹ Đào Tuấn
Hải (Nhà hát Chèo Việt Nam) và Họa
sỹ thể hiện xuất sắc – Họa sỹ Nguyễn
Hồng Long (Nhà hát Chèo Việt Nam).

Cuộc thi nghệ thuật sân khấu
Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2013
có 17 nhà hát và đoàn chèo trên toàn
quốc đăng ký tham gia 24 vở diễn.
Cuộc thi năm nay khuyến khích các
tác phẩm có nội dung tuyên truyền
thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị
về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, Nghị quyết Trung ương 4 khóa
XI “Một số vấn đề cấp bách về xây
dựng Đảng hiện nay”, thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 khóa VIII về
“Xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc”. Cuộc thi là dịp để giới nghệ
sĩ, diễn viên chèo gặp gỡ, giao lưu,
trao đổi kinh nghiệm.
h.Yến

số 1049

l

07.11.2013

7
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

VăN BảN Mới
- Bộ VHTTDL ban hành
Quyết định số 3707/QĐBVHTTDL ngày 28/10/2013,
thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ
chức Liên hoan văn nghệ, thể
thao quần chúng, triển lãm ảnh
xây dựng đời sống văn hóa nông
thôn mới khu vực phía Bắc, tổ
chức tại tỉnh Hải Dương, từ ngày
04-06/11/2013. Thứ trưởng
Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban
Chỉ đạo, ông Nguyễn Văn Quế,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải
Dương làm Phó Trưởng ban và
01 Ủy viên. Ông Vương Duy
Bảo Phó Cục trưởng Cục Văn
hóa cơ sở làm Trưởng Ban Tổ
chức, ông Lương Văn Cầu Giám
đốc Sở VHTTDL tỉnh Hải
Dương làm Đồng Trưởng ban Tổ
chức, ông Vũ Trọng Lợi, Vụ
trưởng Vụ Thể dục thể thao quần
chúng Tổng cục TDTT làm Phó
Trưởng ban và 11 Ủy viên.
- Tại Quyết định số
3763/QĐ-BVHTTDL
ngày
30/10/2013, Bộ VHTTDL thành
lập Ban Soạn thảo Đề án rà soát,
nghiên cứu và xây dựng nội
dung tiêu chuẩn nghiệp vụ chức
danh nghề nghiệp viên chức
thuộc ngành VHTTDL, do Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh làm
Trưởng ban, Thứ trưởng Lê
Khánh Hải làm Phó Trưởng ban
thường trực.
- Ngày 30/10/2013 Bộ
VHTTDL ban hành Quyết định
số 3764/QĐ-BVHTTDL, về kiện
toàn thành viên Ban Chỉ đạo và
Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo Dân số,
AIDS và các vấn đề xã hội gồm
các thành viên sau: Thứ trưởng
Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban
Chỉ đạo, bà Lê Thị Phượng - Phó

8

số 1049 l 07.11.2013

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
làm Phó Trưởng ban, 06 Ủy viên
và 13 thành viên Tổ Thư ký.
- Bộ VHTTDL ban hành
Quyết định số 3765/QĐBVHTTDL ngày 30/10/2013,
quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Cục Văn hóa cơ sở.
- Bộ VHTTDL ban hành
Quyết định số 3814/QĐBVHTTDL ngày 30/10/2013,
giao Học viện Âm nhạc quốc gia
Việt Nam phối hợp với Trung
tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội
đón nhạc trưởng Jean-Francois
Hensser và nghệ sĩ piano MarieJosèphe Judea của Dàn nhạc
giao hưởng Poitou-Charentes
Pháp vào luyện tập cùng Dàn
nhạc giao hưởng Hà Nội của
Học viện và biểu diễn đêm nhạc
cổ điển nhân dịp Kỷ niệm 40
năm Thiết lập quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Pháp.
- Ngày 31/10/2013 Bộ
VHTTDL ban hành các quyết
định về xếp hạng di tích quốc
gia đối với các di tích lịch sử, di
tích kiến trúc nghệ thuật, di tích
khảo cổ. Theo Quyết định, Bộ
VHTTDL xếp hạng di tích quốc
gia đối với: Di tích lịch sử “Đền
Thần” xã Quỳnh Đôi, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, “Đền
Hai Hầu” xã Xuân Tường, huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An;
“Mộ và Nhà thờ Nguyễn Cảnh
Huy” xã Thanh Ngọc, xã Thanh
Hưng, huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An; “Địa điểm thành
lập Chi bộ An Nam Cộng sản
Đảng Cờ Đỏ” thị trấn Cờ Đỏ,
huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ; “Địa
điểm thành lập Chi bộ Đảng

Cộng sản đầu tiên của tỉnh Chợ
Lớn (Khu nhà ông Bộ Thỏ) xã
Đức Hòa Thượng, huyện Đức
Hòa, tỉnh Long An, “Địa điểm
Bộ Giao thông công chính
(1948-1951, 1953-1954)” xã
Hợp Thành, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang; “Địa điểm
Bộ Canh nông (1952-1954)” xã
Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang; “Địa điểm Bộ Y
tế (1950-1954)” xã Tân Long,
huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang; “Địa điểm Bộ Tài chính
(1947-1950)” xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang, “Đền Pú Bảo” xã Lăng
Can, huyện Lâm Bình, tỉnh
Tuyên Quang; “Địa điểm Chủ
tịch Hồ Chí Minh về thăm nhân
dân xã Hùng Sơn (năm 1954 và
1958) xã Hùng Sơn, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên; Di tích
kiến trúc nghệ thuật “Đình
Nguyễn” xã Mai Đình, huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang;
“Đình Trung Đồng” xã Vân
Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang; Di tích khảo cổ “Thành
nhà Bầu” xã An Khang, TP
Tuyên Quang, tỉnh Tuyên
Quang.
- Tại Quyết định số
3851/QĐ-BVHTTDL
ngày
31/10/2013, Bộ VHTTDL giao
Bảo tàng Hồ Chí Minh đón đoàn
triển lãm Liên bang Nga (gồm 5
người) và tổ chức triển lãm
“Những người đẹp Nga và tâm
hồn dân tộc” tại Bảo tàng Hồ
Chí Minh trong khuôn khổ
chương trình Những ngày Văn
hóa Nga tại Việt Nam. Thời gian
từ ngày 08-19/11/2013.
ThTT
Sự kiện vấn đề

Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc
vùng Tây Bắc lần thứ Xii
ngày 01/11, tại hà nội, Bộ
VhTTDL đã tổ chức họp báo
giới thiệu chương trình ngày
hội văn hoá, thể thao và du
lịch các dân tộc vùng Tây Bắc
lần thứ Xii tại tỉnh hoà Bình.
Thứ trưởng hồ Anh Tuấn,
Trưởng Ban chỉ đạo ngày hội
dự và chủ trì họp báo.
Tại buổi Họp báo, ông Hoàng
Đức Hậu - Vụ trưởng Vụ Văn hóa
dân tộc thay mặt Ban Tổ chức đã
thông báo Kế hoạch, chương trình
Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch
các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII
tại tỉnh Hoà Bình.
Ngày hội văn hoá, thể thao và du
lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ
XII năm 2013 sẽ diễn ra từ 16/11 đến
hết ngày 18/11 sự tham gia của 06 tỉnh
vùng Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.

Với chủ đề “Các dân tộc Tây Bắc
- Đoàn kết - Hội nhập hướng tới tương
lai”, Ngày hội văn hoá, thể thao và du
lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ
XII sẽ có các hoạt động chính: Lễ
Dâng hương Tượng đài Bác Hồ; Liên
hoan Nghệ thuật quần chúng các dân
tộc vùng Tây Bắc; Trình diễn, giới
thiệu nghi thức, sinh hoạt văn hoá và
trình diễn trang phục truyền thống các
dân tộc; Trại trưng bày giới thiệu,
quảng bá sản phẩm văn hoá và du lịch;
Triển lãm ảnh nghệ thuật và trưng bày
ảnh về con người và tiềm năng vùng
Tây Bắc trong quá trình hội nhập và
phát triển; Hoạt động thể thao các dân
tộc vùng Tây Bắc; Thi thuyết minh
viên du lịch; Tái hiện chợ vùng cao
các dân tộc Hoà Bình;...
Theo Ban Tổ chức, tính đến thời
điểm này, công tác chuẩn bị tổ chức
Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch
các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII

đã cơ bản hoàn tất.
Ngày hội văn hoá, thể thao và du
lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ
XII tại tỉnh Hoà Bình nhằm góp phần
phát triển kinh tế, chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần cho nhân dân đồng
thời giáo dục truyền thống yêu nước,
củng cố, tăng cường khối đoàn kết
toàn dân. Đây cũng là dịp để các tỉnh
tham gia học tập, trao đổi kinh
nghiệm, nâng cao nhận thức cho các
cấp, các ngành và đồng bào các dân
tộc trong khu vực về ý thức trách
nhiệm trong việc xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, gắn công tác
văn hoá, thể thao và du lịch với việc
thực hiện những mục tiêu kinh tế-xã
hội; giới thiệu, quảng bá các giá trị
văn hoá truyền thống của các dân tộc
vùng Tây Bắc tới nhân dân trong nước
và du khách quốc tế.
T.hợP

Lào Cai: Tổ chức nhiều hoạt động thu hút khách du lịch
Ông Lê Mạnh Hảo, Trưởng phòng
Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai cho biết, trong dịp kỷ
niệm 110 năm Du lịch Sa Pa, tại các bản
làng, các khu, điểm du lịch của Sa Pa
đã đồng loạt diễn ra Ngày hội văn hóa
du lịch thu hút hàng trăm nghệ nhân,
diễn viên không chuyên tham gia. Tại
thôn Cát Cát, xã San Sả Hồ, được sự hỗ
trợ của Công ty Du lịch Cát Cát, những
nghệ sỹ không chuyên của xã San Sả
Hồ thường ngày họ là những nông dân
gắn bó với núi rừng và những chân
ruộng bậc thang, nhưng khi được "triệu
tập" họ cũng đã trình diễn những tiết
mục dân ca, dân vũ truyền thống đặc
sắc cuốn hút người xem. Bản Mông Cát
Cát từ lâu cũng nổi tiếng với nghề độc
đáo mà không phải nơi nào cũng có

được như: dệt lanh, thêu thổ cẩm, rèn
đúc kim lại thành đồ trang sức. Ông
Giàng Seo Gà, nghệ nhân sáo Mông,
Phó giám đốc Trung tâm Văn Hóa thị
trấn Sa Pa cho biết, trong số các điểm
du lịch trên địa bàn Sa Pa thì trong 3
ngày lễ, Cát Cát đã thu hút hàng vạn du
khách tham quan.
Hưởng ứng Chương trình “Khám
phá di sản văn hóa các dân tộc” do
UBND huyện Sa Pa phát động, các
điểm du lịch: Tả Van, Lao Chải, Tả
Phìn và khu du lịch Hàm Rồng... đã
đồng thời diễn ra các lễ hội truyền
thống của dân tộc mình như người Dao
Tả Phìn có tục hái lượm, chế biến và sử
dụng lá thuốc chữa bệnh, lễ cấp sắc;
người Giáy, Tày Tả Van, Bản Hồ có tục
múa hát giao duyên, làm bánh Dày, tục

cưới hỏi; đặc biệt đồng bào Mông Lao
Chải trình diễn tục “cướp vợ”. Đây là
một phong tục lâu đời của đồng bào
thiểu số vùng cao, mới nghe tưởng hủ
tục lạc hậu, nhưng khi được nghệ nhân
Giàng Seo Gà giải thích: khi hai gia
đình đã nhất trí, đôi trai gái đã ưng
thuận, thì bên trai tổ chức “cướp” để
người con gái không bị mang tiếng là
tự về nhà người con trai, đây là một nét
văn hóa tốt của đồng bào vùng cao.
TS. Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai
cho biết, văn hóa dân gian là một kho
văn hóa tiềm tàng đa sắc màu, nếu chịu
khó tìm hiểu và biết vận dụng, phục
dựng nó thì đây thực sự là nguồn tài
nguyên nhân văn trong phát triển kinh
tế du lịch.
M.hạnh

số 1049

l

07.11.2013

9
Sự kiện kiện đề đề
Sự vấn vấn

C

hào mừng Festival đua Ghe
Ngo đồng bào Khmer Đồng
bằng sông Cửu Long - Sóc
Trăng lần thứ nhất năm 2013, nhiều địa
phương trong tỉnh Sóc Trăng đã tổ
chức Giải đua Ghe Ngo mở rộng. Giải
mở rộng này nhằm kiểm nghiệm lực
lượng vận động viên của các đội ghe ở
các huyện trước khi chính thức bước
vào ngày hội lớn.
Sáng 01/11, tại thị trấn Châu
Thành, Giải đua Ghe Ngo huyện Châu
Thành mở rộng được diễn ra trên đoạn
sông Trà Quýt - Châu Thành. Giải đua
quy tụ được 8 đội ghe, gồm 6 ghe của
huyện Châu Thành là Tà Kuch Chắs,
Tà Kuch Thmey, Cham Pa, Buôn
Preah Phek, Phnô Rô Ka, Tum Núp và
2 đội đến từ huyện Kế Sách là Pô Thi
Pđốk, Pôthi Thlâng. Các đội được chia
là 2 bảng thi đấu theo thể thức vòng
tròn tính điểm ở cự ly dài 1.200m
truyền thống.
Nhờ được tổ chức qua nhiều lần và
có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên Giải đua
Ghe Ngo huyện Châu Thành mở rộng
đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và
đông đảo của người dân trong tỉnh.
Càng bất ngờ hơn khi những đội Ghe
Ngo có truyền thống giành huy chương

Festival đua Ghe Ngo đồng bào Khmer
Đồng bằng sông Cửu Long 2013
vàng, cũng như nhận được sự kỳ vọng
cao của giới chuyên môn và người hâm
mộ như Buôn Preah Phek, Tà Kuch
Chắs… đã bị loại ngay từ vòng bảng.
Kết quả, đội ghe chùa Cham Pa đã
giành được chức vô địch sau cú nước
rút thần tốc trong khoảng 20m nước
cuối cùng trước đội ghe Pô Thi Pđốk
đến từ huyện Kế Sách. Đội ghe chùa
Phnô Rô Ka giành được giải 3 sau khi
“hạ đo ván” chùa Pôthi Thlâng.
Cùng ngày, trên sông Maspero,
Giải đua Ghe Ngo thành phố Sóc Trăng
cũng được diễn ra và cũng nhận được
sự cổ vũ nhiệt tình của người dân trên
địa bàn tỉnh. Giải đua quy tụ được 6 đội
ghe đến từ các phum sóc Khmer trên
địa bàn thành phố gồm chùa Khleang
(phường 6), chùa Som Rong (phường
5), chùa Chroy Tưm Chắs (phường
10), chùa Pôthi Satharam (phường 7),
chùa Pem Buôn Chắs (phường 8) và
Trường Trung cấp Pali Nam bộ. Các
đội ghe cũng thi đấu theo cự ly 1.200m
truyền thống.
Cũng như giải đua Ghe Ngo của

huyện Châu Thành, Giải đua Ghe Ngo
của thành phố Sóc Trăng cũng mang lại
sự bất ngờ cho giới chuyên môn và
người hâm mộ khi những đội ghe
mạnh như chùa Pôthi Satharam
(phường 7), chùa Pem Buôn Chắs
(phường 8)… thất thủ toàn diện trước
những đội ghe được xem là “lót
đường” là chùa Chroy Tưm Chắs
(phường 10). Kết quả, sau 10 lượt thi
đấu, đội ghe chùa Chroy Tưm Chắs
(phường 10) đã giành được chức vô
địch đầy thuyết phục khi thắng liền một
mạch từ vòng bảng đến trận chung kết.
Đội ghe chùa Khleang (phường 6) đạt
giải nhì; giải ba thuộc về đội ghe chùa
Som Rong (phường 5).
Ngày 02/11, Giải Ghe Ngo huyện
Mỹ Tú mở rộng cũng sẽ được diễn ra
trên địa bàn xã Mỹ Thuận với sự tham
gia của 6 đội ghe, gồm 5 ghe của
huyện Mỹ Tú là Bâng Kok, Bâng
Khdon, Tà On, Tum Pok Sok, Prếk
Pinh Tôn và đội ghe Tum Núp đến từ
huyện Châu Thành.
Mạnh huân

Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam năm 2013 tại Cần Thơ
Ngày 01/11, tại thành phố Cần
Thơ, Hội Di sản văn hóa thành phố
Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo
tàng Cần Thơ tổ chức triển lãm
Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam năm
2013 (Viet Nam Heritage Photo
Awards 2013) nhằm hưởng ứng kỷ
niệm lần thứ 9 ngày Di sản Văn hóa
Việt Nam 23/11.
Triển lãm giới thiệu và trưng bày
100 bức ảnh xuất sắc nhất của cuộc
thi ảnh Di sản Việt Nam 2013, tôn
vinh những giá trị di sản thiên nhiên,
di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi
vật thể của Việt Nam. Theo Ban Tổ
chức, các tác phẩm mang ra triển

10

số 1049 l 07.11.2013

lãm lần này được chọn từ hơn 6
ngàn ảnh dự thi của gần 340 tác giả
đến từ mọi miền đất nước tham gia
cuộc thi. Các tác phẩm phản ánh khá
sinh động về đề tài di sản thiên
nhiên, di sản văn hóa vật thể như:
kiến trúc, điêu khắc, hội họa, thủ
công mỹ nghệ, làng nghề…; di sản
văn hóa phi vật thể như: Âm nhạc,
ca múa, lễ hội, trò chơi dân gian, tín
ngưỡng, tôn giáo… Đến với triển
lãm, đông đảo công chúng tại thành
phố Cần Thơ vô cùng ấn tượng trước
những khám phá độc đáo của các tác
giả về vẻ đẹp từ đời sống văn hóa
cộng đồng ở nhiều vùng, miền trên

cả nước.
Theo Ban Tổ chức, ngoài triển
lãm ảnh tại Cần Thơ kết thúc vào
ngày 08/11, triển lãm còn được tổ
chức tại 16 tỉnh/thành trong cả nước
nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng
đồng xã hội trong việc phát hiện, tôn
vinh và bảo tồn những giá trị di sản
thiên nhiên, di sản văn hóa của Việt
Nam. Sau khi kết thúc đợt triển lãm
xuyên Việt, dự kiến lễ trao giải cuộc
thi ảnh Di sản Việt Nam - Viet Nam
Heritage Photo Awards 2013, sẽ
được tổ chức tại thành phố Hồ Chí
Minh vào ngày 21/11/2013.
K.hoàn
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề

Hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao, du lịch quý iii/2013
Ngày 01/11, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL đã tổ chức Họp báo thông
báo kết quả hoạt động văn hoá, gia đình,
thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm
2013, phương hướng nhiệm vụ trọng
tâm 3 tháng cuối năm 2013. Thứ trưởng
Hồ Anh Tuấn dự và chủ trì Họp báo.
Báo cáo kết quả công tác 9 tháng
đầu năm 2013 của Bộ VHTTDL cho
thấy, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch các cấp đã có nhiều cố gắng, căn
bản hoàn thành tốt kế hoạch công tác đề
ra, góp phần quan trọng trong thực hiện
các nhiệm vụ chính trị của Ngành và
của đất nước. Hoạt động văn hoá, nghệ
thuật, thể thao kỷ niệm các ngày lễ lớn
của đất nước được tổ chức sôi nổi, rộng
khắp, bảo đảm yêu cầu về chất lượng
nghệ thuật, nội dung tư tưởng. Công tác
quản lý và tổ chức mùa lễ hội Xuân
2013 đạt yêu cầu đề ra. Ý thức thực
hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ
hội của người dân có chuyển biến so

với trước. Các hoạt động trong Năm
Gia đình Việt Nam-2013, kỷ niệm
Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) được
sự hưởng ứng và tham gia tích cực của
các tổ chức đoàn thể và nhân dân.
Thể thao Việt Nam tập trung chuẩn
bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao
trong nhà và Võ thuật Châu Á, Đại hội
Thể thao trẻ Châu Á, World Games,
SEA Games 27 năm 2013; ASIAD năm
2014 và các giải thi đấu ở trong nước
và quốc tế. Tham dự các giải thi đấu
quốc tế, thể thao Việt Nam giành được
tổng số 260 HCV, 199 HCB, 174 HCĐ;
giành thứ hạng cao tại các giải thi đấu
của châu lục và thế giới: xếp thứ 3/44
đoàn tham dự Đại hội Thể thao trong
nhà và Võ thuật Châu Á lần thứ 4 tại
Hàn Quốc; xếp thứ 32/120 đoàn tham
dự Đại hội Thể thao thế giới tại
Colombia; xếp thứ 7/45 đoàn tham dự
Đại hội thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2
tại Trung Quốc.

Tốc độ tăng trưởng du lịch tuy có
dao động trong từng tháng nhưng tính
chung 9 tháng vẫn giữ được tăng
trưởng, lượng khách quốc tế đến Việt
Nam 9 tháng đầu năm 2013 đạt
5.490.274 lượt khách, tăng 9,9% so
với cùng kỳ năm 2012. Lượng khách
nội địa ước đạt 31 triệu lượt khách,
tăng 11,0% so với cùng kỳ năm 2012;
tổng thu từ khách du lịch đạt 152.800
tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ
năm 2012.
Phát biểu tại buổi Họp báo, Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn ghi nhận sự quan
tâm của báo giới đối với các hoạt động
văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch,
đồng thời mong muốn tiếp tục nhận
được sự đồng hành của các cơ quan
thông tấn báo chí nhằm tuyên truyền
sâu rộng các hoạt động văn hoá, gia
đình, thể thao và du lịch tới đông đảo
nhân dân, tạo sự lan toả trong xã hội.
T.hợP

Quảng Nam: Hội thảo “Giải pháp phát triển kinh tế làng nghề
gắn với phát triển du lịch”
Ngày 29/10, tại TP Hội An, UBND
tỉnh Quảng Nam phối hợp với Viện
Nghiên cứu phát triển Du lịch, Bộ
VHTTDL, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức
Hội thảo “Giải pháp phát triển kinh tế
làng nghề gắn với phát triển du lịch”.
Theo Báo cáo của Sở VHTTDL
tỉnh Quảng Nam, tính đến cuối năm
2012, tổng số hộ tham gia làm nghề tại
các làng nghề truyền thống ở Quảng
Nam là 2.062 hộ với 4.200 lao động có
việc làm và thu nhập ổn định. Tuy
nhiên, đa số các hộ làm nghề theo kinh
nghiệm “cha truyền con nối”, mà chưa
được tham gia các lớp đào tạo nâng cao
tay nghề cũng như các lớp về quản lý.
Chỉ tính riêng tại 07 cơ sở sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ gắn với phát
triển du lịch hoạt động tại Hội An, Duy

Xuyên, Điện Bàn, Đông Giang, Nam
Giang và Tây Giang, tổng doanh thu
mà các cơ sở này mang lại trong năm
2012 là hơn 170 tỷ đồng, chiếm 10%
tổng doanh thu của hoạt động các làng
nghề truyền thống toàn tỉnh.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập
trung bàn luận các giải pháp có liên
quan đến bảo tồn và phát triển các làng
nghề truyền thống như: Công tác quy
hoạch và đầu tư nguồn vốn, xúc tiến
quảng bá, nâng cao nhận thức của
người dân, giải quyết nhu cầu lao động
và đào tạo lao động, mẫu mã sản phẩm
và quản lý thương hiệu… Bên cạnh đó,
các đại biểu cũng đã phân tích, đánh
giá những mặt được và chưa được
trong phát triển các làng nghề tuyền
thống. Nhiều đại biểu kiến nghị, trong
thời gian tới, Quảng Nam cần tiếp tục

thực hiện các cơ chế, chính sách của
Nhà nước đã ban hành, đồng thời trong
thực hiện phải có sự tập trung, cởi mở
và có trọng điểm; lồng ghép các
chương trình phát triển gắn với du lịch
làng nghề như chương trình nông thôn
mới, chương trình hỗ trợ hạ tầng du
lịch, chương trình xúc tiến du lịch quốc
gia, chương trình hành động quốc gia
về du lịch, chương trình mục tiêu văn
hóa, chương trình khuyến công,
khuyến nông, các đề án lớn của Chính
phủ...; chủ động tăng cường mở rộng
quan hệ thương mại quốc tế, khai thông
thị trường xuất khẩu sản phẩm nghề
thủ công truyền thống tạo bàn đạp cho
du lịch làng nghề phát triển, đóng góp
tích cực vào phát triển kinh tế làng
nghề ở các địa phương.
T.hợP

số 1049

l

07.11.2013

11
Sự kiện vấn đề

Khánh Hòa: Đón gần 13 triệu lượt khách du lịch
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay,
tỉnh Khánh Hòa đã đón trên 12,7 triệu
lượt du khách trong và ngoài nước đến
tham quan, nghỉ dưỡng, chủ yếu tại
thành phố biển Nha Trang. Đây là số
lượng du khách đạt mức cao nhất từ
trước đến nay, khi trung tâm du lịch của
tỉnh là thành phố Nha Trang ngày càng
nâng cấp cơ sở hạ tầng, đa dạng các sản
phẩm du lịch, chất lượng phục vụ khá
tốt, giá cả ổn định và an ninh du lịch
được đảm bảo, tiếp tục khẳng định
thương hiệu trên thị trường trong nước
và quốc tế.

Trong số này có trên 2,4 triệu lượt
khách lưu trú với hơn 546.000 lượt du
khách quốc tế, tăng gần 25% so cùng
kỳ năm ngoái, số ngày lưu trú đạt hơn
3 ngày/lượt khách. Doanh thu từ các cơ
sở lưu trú đạt gần 3.200 tỷ đồng, tăng
36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ nay đến cuối năm, tỉnh Khánh
Hòa mở thêm một số đường bay quốc
tế từ Nga, Hồng Kông...trực tiếp đến
cảng hàng không quốc tế Cam Ranh,
triển khai xây dựng hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000
đối với các cơ sở kinh doanh du lịch,
lập các trung tâm hỗ trợ khách du lịch,

tăng cường đảm bảo an ninh tại các
khu du lịch trọng điểm... nhằm thu hút
du khách trong mùa du lịch cuối năm.
Theo dự kiến, có khoảng 24.000 lượt
du khách quốc tế sẽ đến bằng tàu du
lịch biển cao cấp.
Tỉnh Khánh Hòa hiện có trên 540
cơ sở lưu trú du lịch với gần 15.000
phòng, trong đó có 48 khách sạn đạt
tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao với hơn 8.500
phòng cùng nhiều cơ sở mua sắm, giải
trí hiện đại, các sản phẩm du lịch độc
đáo, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của du khách.
Đức Minh

Trao giải cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng, bài hát
và ảnh nghệ thuật “Sắc màu Tây Bắc”
Ngày 29/10, Ban tổ chức Ngày hội
Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân
tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm
2013 đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi
sáng tác mẫu biểu trưng, bài hát và ảnh
nghệ thuật “Sắc màu Tây Bắc”.
Cuộc thi được phát động từ ngày
1/8-10/10/2013. Đối tượng tham gia là
các nghệ nhân, tác giả đang công tác và
sinh sống tại các tỉnh Tây Bắc: Sơn La,
Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào
Cai và Yên Bái.
Cuộc thi với chủ đề: Hướng tới
Ngày hội, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê

hương đất nước và bản sắc văn hoá dân
tộc… Sau hai tháng phát động, Ban tổ
chức đã nhận được 149 tác phẩm tham
gia; trong đó có 30 tác phẩm của 13 tác
giả tham gia thi mẫu biểu trưng; 15 tác
phẩm của 14 tác giả tham gia thi bài
hát; 104 tác phẩm của 36 tác giả tham
gia Triển lãm ảnh “Sắc màu Tây Bắc”.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã
trao giải Nhất mẫu biểu trưng chính
thức của Ngày hội cho tác giả Nguyễn
Đình Lan, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh
Hoà Bình cùng 2 giải Nhì, 3 giải Ba và
3 giải Khuyến khích cho các tác giả.

Phần thi bài hát cho Ngày hội, giải
Nhất thuộc về tác giả Nguyễn Văn
Hạnh, giảng viên Trường Cao đẳng
Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc với tác
phẩm “Vui hội Tây Bắc” và cũng được
chọn làm bài hát chính thức cho Ngày
hội.
Thi triển lãm ảnh “Sắc màu Tây
Bắc”, Ban Tổ chức trao 1 giải Nhất, 2
giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến
khích. Tác phẩm “Thiếu nữ Hà Nhì”
của tác giả Trần Ngọc Thắng (Lai
Châu) đoạt giải Nhất.
hồ ThAnh

Giải Cờ tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc
Nhằm đánh giá trình độ chuyên
môn của các kỳ thủ, qua đó xem xét
tuyển chọn lực lượng vào đội tuyển
quốc gia, chuẩn bị cho các giải quốc
tế trong năm 2014, ngày 04/11, tại TP
Thái Nguyên đã diễn ra Giải Cờ
tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc
năm 2013.
Giải đấu lần này, Ban Tổ chức sẽ
tiến hành bốc thăm thi đấu tranh giải cá
nhân nam và nữ. Đối tượng tham dự là
những vận động viên nam, nữ xếp hạng

12

số 1049 l 07.11.2013

từ 1 đến 3 tại Giải Cờ tướng đấu thủ
mạnh năm 2012 và xếp hạng từ 1 đến
20 tại Giải Cờ tướng hạng Nhất năm
2013. Đơn vị đăng cai được cử thêm 2
vận động viên nam, 2 vận động viên nữ
tham dự Giải.
Giải thi đấu theo thể thức hệ Thụy
Sĩ 9 ván. Nếu dưới 20 kỳ thủ tham dự
sẽ thi đấu 7 ván. Ở ván cuối, các kỳ thủ
của cùng một địa phương có trên 50%
số điểm của tổng số ván đã thi đấu sẽ
không gặp nhau. Kết quả xếp hạng lần

lượt theo trình tự: Tổng điểm, ván đối
kháng giữa các vận động viên bằng
điểm nếu gặp nhau, số ván thắng, hệ số
Buchholz, số ván đi hậu, số ván thắng
khi đi hậu. Nếu tất cả vẫn bằng nhau sẽ
bốc thăm để phân định thứ hạng. Kỳ
thủ xếp vị trí thứ tư được tính là đồng
hạng ba.
Giải cờ tướng các đấu thủ mạnh
toàn quốc năm 2013 dự kiến sẽ kết thúc
vào ngày 12/11
L.Khánh.
Sự kiện vấn đề
Sau 7 ngày tranh tài quyết liệt, ngày
30/10, tại Trung tâm Huấn luyện Thể
thao quốc gia Hà Nội, Giải vô địch Bắn
súng toàn quốc lần thứ 49 năm 2013 đã
chính thức khép lại.
Không nằm ngoài dự đoán của các
nhà chuyên môn, Đoàn Hà Nội với lực
lượng vận động viên đông đảo, được
đầu tư bài bản đã dẫn đầu trong bảng
tổng sắp huy chương với 23 Huy
chương Vàng, 11 Huy chương Bạc, 8
Huy chương Đồng; đứng thứ hai là
đoàn Quân đội với 16 Huy chương
Vàng, 16 Huy chương Bạc, 7 Huy
chương Đồng; về vị trí thứ 3 thuộc đoàn
Hải Dương với 4 Vàng, 8 Bạc, 7 Đồng.
Giải đấu năm nay đã có 4 kỷ lục
quốc gia mới được thiết lập, đó là kỷ
lục của vận động viên Nguyễn Duy
Hoàng thuộc đoàn Quân đội ở nội

Giải Vô ĐịCH BắN SúNG ToàN QuốC LầN THứ 49

Hà Nội nhất toàn đoàn
dung 50m súng trường 3x40 nam với
1.257,0 điểm, hơn kỷ lục quốc gia cũ
là 3,9 điểm. Kỷ lục thứ hai thuộc về
vận động viên Hoàng Xuân Vinh của
đoàn Quân đội với 202,5 điểm ở nội
dung 10m súng ngắn hơi nam, hơn kỷ
lục quốc gia cũ là 1,7 điểm. Kỷ lục thứ
ba thuộc về vận động viên Lê Thị
Hoàng Ngọc của đoàn Quân đội với
586 điểm ở nội dung 50m súng ngắn
bắn chậm nam, hơn kỷ lục quốc gia cũ
là 3 điểm. Kỷ lục cuối cùng thuộc về
3 vận động viên Hồ Thanh Hải,
Nguyễn Hoàng Phương, Hoàng Xuân
Vinh (đoàn Quân đội) trong nội dung
đồng đội 50m súng ngắn bắn chậm

nam với 1.657 điểm, hơn kỷ lục quốc
gia cũ 5 điểm.
Theo Tổng thư ký Liên đoàn Bắn
súng, Trưởng Bộ môn Bắn súng, bắn
cung Tổng cục Thể dục thể thao Việt
Nam Nguyễn Đức Úynh, Giải vô địch
Bắn súng toàn quốc lần thứ 49 năm
2013 là dịp kiểm tra chất lượng đào tạo
của các huấn luyện viên, cũng như chất
lượng thi đấu của các vận động viên
trong môn bắn súng; đồng thời tuyển
chọn những vận động viên có thành
tích xuất sắc để bổ sung cho đội tuyển
Bắn súng Việt Nam tham dự các giải
đấu lớn trong khu vực và thế giới.
A.Tùng

Kết thúc Giải vô địch Đá cầu đồng đội toàn quốc năm 2013
đội Bắc Giang với ưu thế là những vận
động viên kỳ cựu đã xuất sắc giành
Huy chương Vàng, Huy chương Bạc
thuộc về đội Đồng Tháp, Huy chương
Đồng thuộc về đội Đà Nẵng. Nội dung
đồng đội đôi nam nữ, đội Đồng Tháp
lại tiếp tục giành Huy chương Vàng,
Huy chương Bạc thuộc về đội Bắc
Giang, hai đội Hà Nội và Nghệ An
cùng nhận Huy chương Đồng.
Với 2 Huy chương Vàng, 1 Huy
chương Bạc, đội Đồng Tháp xuất sắc
giành vị trí nhất toàn đoàn; đứng thứ
hai toàn đoàn là đội Bắc Giang với 1
Huy chương Vàng, 2 Huy chương

Bạc; đứng thứ ba là đội Hà Nội với 2
Huy chương Đồng.
Giải vô địch Đá cầu đồng đội toàn
quốc năm 2013 diễn ra từ ngày 25 30/10 với sự tham gia của gần 100
vận động viên đến từ 8 tỉnh/thành
trong cả nước. Giải đấu đã góp phần
phát triển phong trào và xây dựng lực
lượng đá cầu trong cả nước, đồng
thời đánh giá trình độ chuyên môn
của các vận động viên, qua đó lựa
chọn các vận động viên vào đội tuyển
quốc gia, chuẩn bị cho các giải trong
và ngoài nước.
n.Anh

Khai mạc Vòng chung kết Giải Bóng chuyền
hạng A toàn quốc năm 2013

tính điểm. Hai đội có số điểm cao nhất,
nhì ở mỗi bảng sẽ thi đấu chung kết để
phân định ngôi thứ và cùng được thăng
hạng thi đấu tại giải vô địch bóng
chuyền quốc gia năm 2014.
Sau Lễ khai mạc đã diễn ra hai cặp
đấu: Phòng không Không quân - Vĩnh
Phúc; Bến Tre - Quân khu 4. Giải sẽ
kết thúc vào ngày 10/11/2013.
V.Minh

Ngày 30/10, tại Bắc Giang, Giải vô
địch Đá cầu đồng đội toàn quốc năm
2013 đã kết thúc sau 6 ngày thi đấu sôi
nổi, hấp dẫn với phần thắng thuộc về
đội Đồng Tháp. Ban Tổ chức giải đã
trao 3 bộ Huy chương Vàng, bạc, đồng
cho các nội dung đồng đội nam, đồng
đội nữ, đồng đội đôi nam nữ xếp hạng
Nhất, Nhì, Ba.
Ở nội dung đồng đội nam, Huy
chương Vàng thuộc về đội Đồng
Tháp, Huy chương Bạc thuộc về đội
Bắc Giang, hai đội Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh cùng nhận Huy
chương Đồng. Nội dung đồng đội nữ,

Tối 03/11, tại Nhà thi đấu thể thao
Bến Tre, Liên đoàn Bóng chuyền Việt
Nam và Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch Bến Tre đã tổ chức Lễ khai mạc
Vòng chung kết Giải Bóng chuyền
hạng A toàn quốc năm 2013.
Giải năm nay có 5 đội nam và 5 đội

nữ tham dự. Năm đội nam gồm: Bến
Tre, Quân khu 4, Quân khu 5, Quân khu
9 và Vật liệu xây dựng Bình Dương.
Năm đội nữ có LILAMA 69 - 3 Hải
Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc
và Phòng không Không quân. Các đội
nam và nữ sẽ thi đấu vòng tròn một lượt

số 1049

l

07.11.2013

13
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Tổ chức Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ iX Ngày về nguồn 23/11/2013
Ngày 31/10/2013, Bộ VHTTDL đã
ban hành Kế hoạch số 3984/KHBVHTTDL về việc tổ chức Ngày Di
sản văn hóa Việt Nam lần thứ IX Ngày về nguồn 23/11/2013 với chủ đề:
“Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”.
Các hoạt động được tổ chức tại Trung
tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt
Nam từ ngày 19/11 đến 23/11/2013,
bao gồm: Chương trình Khai mạc
“Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”;
Triển lãm “Tuần Văn hóa Du lịch Di
sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và
thiên nhiên” trưng bày các không gian
di sản thiên nhiên một số địa phương
như Quảng Ninh, Quảng Bình, Kon
Tum, Nghệ An, Hà Nội...; Hội thảo
“Văn hóa trong bảo tồn và phát triển

các Khu dự trữ sinh quyển thế giới”;
chương trình giao lưu văn hóa nghệ
thuật học sinh sinh viên với chủ đề
“Tuổi trẻ với Di sản thiên nhiên Việt
Nam”; chương trình nghệ thuật “Đêm
tôn vinh Di sản xanh Việt Nam” và tổng
kết khen thưởng. Ngoài ra còn có các
chương trình biểu diễn ca múa nhạc,
nghệ thuật, giới thiệu văn hóa ẩm thực.
“Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh
- Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”
là hoạt động thiết thực chào mừng
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
23/11/2013. Các hoạt động nhằm giới
thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị di
sản thiện nhiên và văn hóa độc đáo của
Việt Nam, đặc biệt Di sản thiên nhiên
Việt Nam đã được UNESCO công
nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với
đồng bào cả nước và bè bạn quốc tế.

Sau khi nhận được Công văn của
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
đề nghị thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo
di tích Bi Đình - Lăng Tự Đức (Dự án),
Bộ VHTTDL đã có văn bản góp ý. Thỏa
thuận nội dung Dự án gồm tu bổ mặt
bằng nền công trình, lan can, bậc cấp đá
Thanh, gia cố gia cường cấu trúc chịu
lực, phục hồi hoàn nguyên các lớp vữa
áo tường và cột gạch bằng vôi vữa
truyền thống; tu bổ phục hồi mái lợp âm
dương hoàng lưu ly, phục hồi các chi tiết

Thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích
Bi Đình - Lăng Tự Đức (Thừa Thiên Huế)
trang trí mái bằng pháp lam phục chế
dạng khối ngũ sắc; phục hồi hoàn
nguyên các họa tiết trang trí trên tường
bằng kỹ thuật phục chế nhằm bảo tồn
nguyên trạng các hình vẽ trang trí theo
quy trình phục chế tranh tường. Tuy
nhiên, cần lưu ý một số vấn đề: Chú
thích mặt bằng hiện trạng mái lợp ngói
âm dương hư hỏng 70% nhưng trên mặt

Lễ hội Fukushima tại Hà Nội
Lễ hội Fukushima tại Hà Nội là
một sự kiện nằm trong chuỗi hoạt
động Kỷ niệm 40 năm ngày Thiết
lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Nhật Bản với mong muốn của
người Nhật là giới thiệu một
Fukushima hồi sinh trở lại với
người dân Việt Nam.
Lễ hội Fukushima diễn ra từ 10
giờ đến 16 giờ các ngày 02-

14

số 1049 l 07.11.2013

03/11/2013 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt
Nam với nhiều hoạt động đa dạng,
gồm: Các gian hàng triển lãm nghệ
thuật công nghiệp truyền thống và
đặc sản của tỉnh Fukushima; Trưng
bày về sự kiện sóng thần và 2 năm
tái thiết thành phố; Chiếu phim về
Fukushima; Trình diễn trang phục
Kimono, các điệu nhảy dân gian
truyền thống, cắm hoa nghệ thuật,

Đây là hoạt động xã hội sâu rộng, thể
hiện và nâng cao trách nhiệm, tinh thần
yêu nước, niềm tự hào của người dân
Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ với Di sản
thiên nhiên của đất nước; tăng cường
nhận thức cũng như vai trò trách nhiệm
của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng
sinh học, môi trường tự nhiên, bảo vệ,
hạn chế tác động xấu của biến đổi khí
hậu. Thông qua Triển lãm giới thiệu,
quảng bá tiềm năng văn hóa, thương
mại và sức hấp dẫn của du lịch sinh thái
các Di sản thiên nhiên thế giới, Khu dự
trữ sinh quyển, Vườn Di sản
ASEAN...; là cơ hội các địa phương
gặp gỡ, giao lưu học tập, trao đổi kinh
nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy
giá trị di sản thiên nhiên giữa các vùng,
miền trong cả nước.
Thu hằng

cắt hiện trạng là 60%, cần chỉnh sửa cho
khớp; chú thích chi tiết cắt ngang nói
lợp là quet Bitum, dán 2 lớp vải thủy
tinh nhưng mặt cắt B-B lại chú thích là
3 lớp vải thủy tinh là không trùng khớp.
Sau khi có ý kiến của Bộ VHTTDL,
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
sẽ triển khai các bước tiếp theo theo các
Thu hằng
quy định hiện hành.

nghi lễ Trà đạo.
Thông qua những hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, Nhật Bản
muốn xóa tan những nghi hoặc về
phóng xạ, về sóng thần trong tâm
trí người dân Việt Nam, thay vào
đó là một Fukushima khỏe mạnh,
an toàn và mang vẻ đẹp của những
nét văn hóa truyền thống và phát
triển bền vững.
h.Quân
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc Si La
Ở bản Seo hai, xã can hồ,
huyện Mường Tè, tỉnh Lai châu
có những nghệ nhân đang nỗ
lực lưu giữ, truyền dạy những
nét đẹp văn hóa của dân tộc Si
La cho thế hệ trẻ.
Bản Seo Hai có hơn 60 hộ dân với
gần 300 nhân khẩu đều là người dân
tộc Si La. Ở bản, cụ Hù Chà Khao là
người hiểu biết nhiều về tập tục, nét
văn hóa của người Si La. Không khó
để có thể tìm đến ngôi nhà nhỏ nằm sát
sườn đồi ở cuối bản của cụ, khi đường
bê tông đã được trải dài đến tận cổng.
Tuổi đã ngoài 80 nhưng nghệ nhân
Khao vẫn khỏe và minh mẫn. Khi biết
chúng tôi đến tìm hiểu nét văn hóa của
dân tộc mình, cụ Khao như được “tiếp
thêm lửa”.
Nghệ nhân Hù Chà Khao cho biết,
người Si La có luật tục, hương ước riêng
để thể hiện phong tục, tập quán của
mình. Bản sắc dân tộc được thể hiện
trong việc thờ tổ tiên, tổ chức Lễ cưới
hỏi, Lễ mừng cơm mới, Lễ tạ ơn trời đất
hay đơn giản chỉ là cách đặt tên con.
Nói về những mũi tên và cọc tiêu
với hình thù lạ được dựng thành cổng
chào ở đầu bản, cụ Khao cho biết, đó
là biểu tượng của nghi lễ “Mía lô lô”
hay còn gọi là Lễ Cấm bản. Theo
truyền thống, Lễ Cấm bản nhằm cầu
mưa thuận gió hòa, mùa màng xanh tốt

và thường được tổ chức trước các vụ
sản xuất. Qua các buổi lễ, tế, việc diễn
xướng được thực hiện, góp phần lưu
giữ được cái hồn của dân tộc và truyền
thụ lại cho thế hệ sau.
Trong quá trình lao động sản xuất,
người Si La đã tự tạo ra một số nhạc cụ
với những điệu múa, câu dân ca phục
vụ đời sống tinh thần. Cầm trên tay
chiếc sáo “Là pí”- sáo ngắn và sáo “Pờ
tư thế lế”- sáo dài, cụ Khao nói, nhạc
cụ của người Si La chủ yếu làm từ tre,
nứa và gỗ rừng. Tuy chế tác thủ công
và đơn giản nhưng khi tiếng nhạc cụ
cất lên cùng giai điệu dân ca sẽ có âm
hưởng riêng, tạo ấn tượng lạ cho người
nghe. Việc sử dụng những nhạc cụ
cũng có luật lệ riêng, phù hợp với thời
gian sản xuất nên không phải lúc nào
cũng có thể cất tiếng được. Một ngày,
người nghệ nhân này có thể hoàn thành
một sản phẩm đàn tính 3 dây.
Tâm huyết với việc gìn giữ và phát
triển văn hóa dân tộc Si La, nghệ nhân
Hù Chà Khao đã được nhận nhiều bằng
khen, giấy khen của huyện, của tỉnh,
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong bản, ngoài nghệ nhân Hù
Chà Khao, nghệ nhân Hù Cố Xuân
cũng là một người dồn hết tâm huyết
để truyền đạt các điệu dân ca, giao
duyên cho thế hệ trẻ. Chúng tôi đến
gặp bà Xuân trong lúc bà đang say sưa

chỉ dẫn những động tác múa dân tộc
cho các nữ thanh niên trong bản. Từng
động tác, từng cử chỉ múa của họ được
bà chú ý từng ly từng tý. Mỗi bước
chân còn lệch, ngón tay chưa đủ độ
nghiêng hay ánh mắt nhìn của người
múa sai hướng… đều được nghệ nhân
Hù Cố Xuân uốn nắn cho các bạn trẻ.
Nghệ nhân Hù Cố Xuân chia sẻ:
Nhiều nét văn hóa của dân tộc Si La
chúng tôi đã bị mất đi. Thế hệ sau bây
giờ nhiều người không còn thấy hứng
thú với những điệu nhảy, những câu ca
cổ nữa. Đây là những nét văn hóa đặc
sắc, không những người con của dân
tộc Si La phải bảo tồn mà các cấp chính
quyền khác cũng cần có trách nhiệm
quan tâm hơn. Bản thân tôi và nghệ
nhân Khao đã tích cực truyền đạt cho
thế hệ sau nhưng cần phải mở rộng
khảo sát, sưu tầm hay phục dựng các
nghi thức tế lễ, văn hóa của người dân
tộc Si La.
Em Hù Thị Liên đang là học sinh
trung học phổ thông tại trường huyện
Mường Tè, dù trường cách nhà gần
15km nhưng cuối tuần là Liên lại về để
tham gia múa, hát cùng các bạn trong
bản. Với Liên, được hiểu biết về văn
hóa của dân tộc là một niềm vinh dự để
những bạn trẻ như em góp phần lưu
giữ, bảo tồn nét văn hóa độc đáo ấy.
K.hoàn

Phú Yên: Tôn tạo di tích địa đạo Gò Thì Thùng
Tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục đầu tư kinh
phí tôn tạo Di tích lịch sử địa đạo Gò Thì
Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An) giai
đoạn 2, dự kiến trong năm 2014.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Phú Yên, các hạng mục sẽ được xây
dựng là nhà quản lý và trưng bày hiện
vật khu di tích; hệ thống ngách địa đạo,
điện, nước sinh hoạt…, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhân dân và khách tham
quan đến tìm hiểu di tích lịch sử vùng
đất thép xã An Xuân.

Công trình tôn tạo Di tích lịch sử địa
đạo Gò Thì Thùng giai đoạn 1 vừa được
đưa vào sử dụng có tổng kinh phí gần 1
tỉ đồng, gồm xây dựng 2 nhà che cửa
hầm, mỗi nhà có diện tích gần 38 m2; 3
nhà che giếng địa đạo, mỗi nhà rộng 9
m2; lối đi xung quanh di tích dài 297
mét; khôi phục lại 129 mét địa đạo, 95
đoạn giao thông hào và lắp đặt 10 bia
hướng dẫn trong khu vực.
Địa đạo Gò Thì Thùng rộng gần 27
hecta được xây dựng từ tháng 5/1964 –

8/1965, là một trong 3 địa đạo lớn ở
nước ta như Củ Chi (Thành phố Hồ Chí
Minh) và Vĩnh Mốc (Quảng Trị), gắn
với nhiều chiến công hiển hách của
quân, dân Phú Yên trong kháng chiến.
Được công nhận là Di tích lịch sử
cấp quốc gia từ tháng 02/2009, địa đạo
Gò Thì Thùng dài gần 2 km, sâu trung
bình 5 mét, rộng 0,8 mét và cao từ 1,6
đến 1,8 mét cùng hơn 10 km giao thông
hào chằng chịt.
huY Long

số 1049

l

07.11.2013

15
thônG tin trao đổi

Tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Bộ VHTTDL vừa ban hành Công
văn số 3743/BVHTTDL-PC gửi các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn tổ chức
thực hiện ngày Pháp luật nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Theo quy định tại Điều 8 của Luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày 09/11
hằng năm là ngày “Ngày Pháp luật
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2013
có chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành
và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”. Bộ VHTTDL yêu cầu các
cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện các
công việc sau đây:
1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ
chức treo khẩu hiệu tại trụ sở cơ quan,
đơn vị mình; lựa chọn nội dung, hình
thức tổ chức Ngày Pháp luật phù hợp với
hoạt động của cơ quan, đơn vị. Khẩu hiệu
Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2013 của
ngành văn hóa, thể thao, du lịch: “Tôn
trọng và chấp hành pháp luật là nét đẹp
văn hóa của mỗi người dân”.
2. Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng

cục Du lịch, Ban Quản lý Làng Văn hóa
- Du lịch các dân tộc Việt Nam cùng với
các nhiệm vụ trên, tổ chức ít nhất 01 hội
nghị phổ biến hoặc 01 buổi nói chuyện
chuyên đề pháp luật cho cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trong cơ
quan về văn bản quy phạm pháp luật mới
ban hành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc liên
quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà
nước như Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo,
Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ Luật
lao động, Luật Hòa giải cơ sở…
3. Văn phòng Bộ tổ chức treo khẩu
hiệu theo hướng dẫn tại Công văn số
6902/BTP-PBGDPL tại trụ sở Bộ
VHTTDL, số 51 Ngô Quyền, Hoàn
Kiếm, Hà Nội; phối hợp với Vụ Pháp chế
tổ chức trao thẻ báo cáo viên pháp luật
cho các báo cáo viên của Bộ để hưởng
ứng Ngày Pháp luật.
4. Vụ Pháp chế là cơ quan tham mưu
giúp Lãnh đạo Bộ tổ chức các hoạt động
thực hiện Ngày Pháp luật, có trách
nhiệm làm đầu mối, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị và thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Tổ chức phổ biến Luật Bồi thường

Nhà nước tới cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động thuộc Bộ
VHTTDL, chú trọng đối tượng trực tiếp
làm công tác cấp các giấy phép, giấy
chứng nhận theo thủ tục hành chính trong
lĩnh vực quản lý của Bộ;
- Tổ chức phố biến các văn bản mới
ban hành về văn hóa, thể thao, du lịch và
gia đình cho các cán bộ, công chức, viên
chức làm công tác quản lý tại Sở
VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Chủ trì tổ chức trao thẻ báo cáo viên
pháp luật cho các cán bộ, công chức, viên
chức của Bộ để hưởng ứng Ngày Pháp
luật;
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các
cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ
được giao, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo
Bộ về quá trình, kết quả thực hiện Ngày
Pháp luật của Bộ.
5. Thời gian các cơ quan, đơn vị triển
khai Ngày Pháp luật được tổ chức trong
tuần lễ từ ngày 04/11/2013 đến ngày
10/11/2013, trong đó tổ chức cao điểm
vào ngày 09/11/2013.
h.Quân

Dệt thổ cẩm của người Bahnar hấp dẫn khách du lịch
Từ nhiều năm nay, xã Glar thuộc
huyện Đăk Đoa (Gia Lai) có nhiều cố
gắng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
của người Bahnar trên địa bàn, góp
phần quan trọng trong việc xây dựng và
phát triển đời sống văn hóa mới trong
cộng đồng dân tộc thiểu số ở các buôn
làng. Đặc trưng nhất là nghề dệt thổ
cẩm được duy trì và phát triển mạnh,
tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị phục vụ
khách du lịch, đồng thời giữ gìn được
bản sắc văn hóa ở địa phương.
Từ năm 2006, Hợp tác xã Nông
nghiệp và Dệt thổ cẩm xã Glar được
thành lập trên cơ sở phong trào dệt thổ
cẩm phát triển mạnh trong các hộ gia
đình. Lúc bấy giờ, trong toàn xã có đến

16

số 1049 l 07.11.2013

hàng chục khung dệt đang hoạt động
với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu chị em làm
ra sản phẩm là để sử dụng trong sinh
hoạt hàng ngày và trong các ngày diễn
ra lễ hội quan trọng trong đời sống của
cộng đồng. Ngày đầu thành lập hợp tác
xã chỉ có 40 xã viên tham gia đều là phụ
nữ người Bahnar, với tổng mức vốn
đóng góp 15 triệu đồng; sản phẩm chủ
yếu là khố, áo nam, váy nữ, túi, ví...
Nhằm từng bước phát triển nghề dệt
thổ cẩm. Hợp tác xã đã mở được 4 lớp
đào tạo nghề dệt thổ cẩm cho 200 chị
em, mỗi lớp đào tạo trong thời gian 3
tháng và đảm bảo cho học viên nắm
vững từ những kỹ thuật căn bản cho đến
kỹ thuật nâng cao để tạo ra được những

sản phẩm đa dạng hơn. Tỉnh Gia Lai
cũng đã ưu tiên đầu tư hơn 1 tỷ đồng
xây dựng cơ sở vật chất để hợp tác xã
mở rộng quy mô hoạt động ổn định,
UBND huyện Đăk Đoa hỗ trợ kinh phí
cho hợp tác xã thuê mặt bằng tại các
tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk và thành phố
Pleiku để tổ chức giới thiệu sản phẩm.
Quy mô hoạt động của Hợp tác xã ngày
càng lớn mạnh và mang nhiều yếu tố
bền vững, đến nay, hợp tác xã đã thu hút
được hơn 100 thành viên tham gia, với
tổng mức đóng góp lên tới hơn 200
triệu đồng. Chất lượng sản phẩm ngày
càng phong phú và đa dạng bởi tay
nghề cao của chị em, từng đường nét
hoa văn cho đến độ mịn, phối màu đặc
thônG tin trao đổi

Cô ấy là hướng dẫn viên du lịch
Cô bạn tôi làm việc cho một công ty
du lịch có tiếng ở Thủ đô. Với lợi thế về
ngoại hình, thông thạo ngoại ngữ, lại giỏi
nhảy đầm, hát rock cũng rất chuẩn, nên
cô thường được chọn hướng dẫn cho các
tour phục vụ các đoàn khách VIP. Ấy
vậy mà một lần có du khách người Nhật
hỏi: Quê của thi hào Nguyễn Du ở đâu?
Cô ấy trả lời: Hà Nội!!!
Cũng dễ hiểu, sở dĩ cô bạn tôi chẳng
biết thi hào Nguyễn Du ở đâu bởi khi
tuyển dụng nhân lực, công ty của cô ấy
chỉ đặt yêu cầu là phải giỏi ngoại ngữ, vi
tính và có kỹ năng giao tiếp. Còn kiến
thức cơ bản về văn hóa, lịch sử dân tộc...
thì không cần quan tâm.
Theo dự báo đến năm 2015, ngành
du lịch trong nước cần khoảng nửa triệu
lao động có tay nghề chuyên môn vững
vàng. Để đạt được mục tiêu trên (cả về
số lượng cũng như chất lượng) đang là
một thách thức lớn đối với ngành du lịch
Việt Nam. Bởi vậy, vấn đề đào tạo sinh
viên ngành du lịch ở các trường chuyên
ngành không chỉ là mối quan tâm của
các cơ sở đào tạo du lịch, mà trở thành
mối quan tâm của cả ngành Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
Thống kê của ngành chủ quản cho
thấy, cả nước hiện có 284 cơ sở tham gia
đào tạo du lịch (gồm 62 trường đại học,
80 trường cao đẳng, 117 trường trung
học chuyên ngành). Bất cập lớn nhất
hiện nay là phần lớn các cơ sở đào tạo
chỉ chú trọng vận dụng những gì có sẵn,
chương trình đào tạo mang tính nội bộ,
đơn lẻ, mà chưa xây dựng được chương

trình chuẩn, thống nhất trong cả hệ
thống. Ngay cả phương thức tuyển dụng,
đào tạo cũng vậy, mỗi trường đặt ra tiêu
chí khác nhau, nên chất lượng “đầu ra”
của hướng dẫn viên du lịch cũng khác
nhau. Đó là chưa kể sự chênh lệch về
chất lượng đào tạo giữa các trường công
lập, với trường ngoài công lập; sự khác
biệt giữa hướng dẫn viên du lịch nội địa
và hướng dẫn viên các tour quốc tế. Ông
Nguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Công ty Du
lịch Lửa Việt (Thành phố Hồ Chí Minh)
cho biết: Tiêu chuẩn bằng cấp giữa
hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng
dẫn viên du lịch nội địa cũng rất khác
biệt. Muốn trở thành hướng dẫn viên
quốc tế, sinh viên phải hội tụ đủ nhiều
điều kiện: Trình độ đại học, bằng Anh
văn ngành du lịch...
Thực tế hiện nay, nghề hướng dẫn
viên chẳng đòi hỏi mấy khắt khe. Cụ thể,
với những hướng dẫn viên du lịch nội
địa chỉ cần tốt nghiệp phổ thông trung
học và được bổ túc thêm khóa học ngắn
hạn (từ ba đến sáu tháng) về nghiệp vụ.
Trong khi đó, yêu cần thực tế là hướng
dẫn viên nội địa thực chất cần phải học
nhiều, phải có nhiều kiến thức hơn
hướng dẫn viên quốc tế. Họ không chỉ
cần giỏi về nghiệp vụ du lịch, mà cần có
kiến thức xã hội, lịch sử văn hóa, vốn
sống phong phú... Tuy nhiên, giữa các
cơ sở đào tạo du lịch lại có những quan
điểm, cũng như nội dung đào tạo rất
khác nhau.
Vấn đề đặt ra là cần có sự thống nhất
trong tiêu chí đào tạo hướng dẫn viên du

lịch. Để có được số lượng sinh viên ra
trường có chung mặt bằng đào tạo, đảm
bảo đáp ứng được công việc, ngành du
lịch nhất thiết phải đưa ra được các tiêu
chí chung về đào tạo nguồn du lịch. Đây
sẽ là cơ sở cho các trường dựa vào đó để
hoàn chỉnh giáo trình giảng dạy, hay nói
cách khác, các tiêu chí này sẽ làm kim
chỉ nam giúp cho việc đào tạo nhân lực
ngành du lịch sát thực tế hơn và hiệu quả
hơn.
Thời gian gần đây, trước đòi hỏi của
yêu cầu hội nhập, mở rộng thị trường du
lịch đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ,
một số cơ sở đào tạo du lịch (cả Trung
ương và địa phương) đã áp dụng một số
tiêu chuẩn nghề của cả trong nước và
ngoài nước, tuy nhiên tiêu chuẩn nào
mới thực sự giải quyết được bài toán
nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam
vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch
cần những tiêu chuẩn xuất phát từ đòi
hỏi thực tế của thị trường du lịch, cũng
như nhu cầu của chính ngành du lịch
Việt Nam. Tổng cục Du lịch cho biết,
sắp tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
sẽ ban hành Bộ tiêu chí kỹ năng nghề
quốc gia gồm 8 lĩnh vực từ dịch vụ nhà
hàng, kỹ thuật chế biến món ăn đến các
ngành quản trị khác... Bộ tiêu chí này sẽ
hiện thực hóa tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh
vực đào tạo nghề, góp phần nâng cao
năng lực đào tạo cũng như chất lượng
nguồn nhân lực của ngành du lịch nước
nhà.
Thế hùng

sắc và hấp dẫn hơn nhiều so với trước
đây. Hợp tác xã cũng đã đưa các mặt
hàng tham gia sản phẩm công nghiệp
nông thôn năm 2012 tỉnh Gia Lai và
được tuyển chọn các sản phẩm áo nam,
khố nam, chăn đắp và túi xách đạt giải
nhất; trong đó sản phẩm chăn thổ cẩm
được Cục công nghiệp địa phương (Bộ
Công thương) tặng Cúp và Giấy chứng
nhận là sản phẩm công nghiệp tiêu biểu

cấp khu vực miền Trung và Tây
Nguyên năm 2012.
Sản phẩm dệt thổ cẩm ở xã Glar
không những chỉ được trưng bày ở
nhiều nơi trong khu vực, mà còn thu
hút khách du lịch ở các nơi tìm đến
tham quan và mua sắm, tăng mức thu
nhập cho xã viên. Từ chỗ trước đây
chỉ có mức thu nhập khoảng
500.000đồng/tháng/người, nay tăng

lên 2 triệu đồng/tháng/người từ việc
bán được các loại sản phẩm dệt thổ
cẩm trên thị trường. Ngoài ra, vào
những thời điểm nông nhàn, Hợp tác
xã còn huy động hơn 300 lao động tại
chỗ là phụ nữ Bahnar cùng tham gia
nhận những phần việc đơn giản mang
sợi về nhà tự dệt và cũng cho thu nhập
đáng kể.
V.Thông

số 1049

l

07.11.2013

17
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

Contenu connexe

Tendances

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 

Tendances (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 

En vedette

Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt LongDu khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Longlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 

En vedette (6)

Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt LongDu khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049 (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 

Plus de longvanhien

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnlongvanhien
 

Plus de longvanhien (18)

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013 công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 4). Có 8 di sản văn hóa phi vật thể có tên trong Danh mục bao gồm: Lễ hội Roóng poọc của ngưởi Giáy (huyện Sa Pa, Lào Cai); Lễ Pút tổng của người Dao đỏ (huyện Sa Pa, Lào Cai); Nghề chạm khắc bạc của ngưởi Mông (huyện Sa Pa, Lào Cai); Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín (huyện Mường Khương, Lào Cai); Hát Páo dung của người Dao (tỉnh Tuyên Quang); Nghi lễ Cấp sắc của người Dao (tỉnh Tuyên Quang); Nghệ thuật Xòe Thái (tỉnh Điện Biên); Lễ hội cúng biển Mỹ Long (huyện Cầu Ngang, Trà Vinh). Thu hằng Trong số này - Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ (Tr.2) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ Azerbaijan (Tr.2) - Tổ chức ngày kỷ niệm, đón nhận khen thưởng phải hiệu quả, không phô trương hình thức (Tr.3) Số 1049 ngày 07/11/2013 519 VĐV Việt Nam tham dự SEA Games 27 Ảnh: TƯ LIỆU Công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Phát hành Thứ Năm hằng tuần VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên, một trong những niềm hy vọng của TT Việt Nam tại SEA Games 27 Ngày 04/11, Tổng cục Thể dục thể thao đã chốt danh sách đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27. Tổng số thành viên của đoàn là 750 người, trong đó có 519 vận động viên, trưởng đoàn là ông Lâm Quang Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao. Tại SEA Games 27, đoàn Thể thao Việt Nam sẽ dự tranh 29/33 môn thi đấu. Trong số này, điền kinh có số bộ huy chương nhiều nhất (46 bộ) và số lượng vận động viên Việt Nam tham dự bộ môn này cũng đông nhất (43 vận động viên). Hiện tại, do những rắc rối liên quan đến việc lựa chọn vận động viên, nên bộ môn Bóng bàn vẫn chưa chốt tên vận động viên cụ thể tham dự SEA Games 27. Tuy nhiên, chắc chắn bóng bàn chỉ có 8 vận động viên (4 nam, 4 nữ), do đã đăng ký số lượng thành viên là 11 người, kể cả lãnh đội và huấn luyện viên. Theo kế hoạch, lễ xuất quân đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 sẽ diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội vào ngày 20/11. Sau đó, ngày 26/11, đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam sẽ là bộ môn đầu tiên di chuyển sang Myanmar, để chuẩn bị cho môn Bóng đá nam khởi tranh vào ngày 1/12. Đến ngày 4/12, các cánh quân lớn của đoàn Thể thao Việt Nam mới bắt đầu lên đường sang Myanmar. SEA Games 27 sẽ chính thức diễn ra từ 11 - 22/12. Mục tiêu của đoàn Thể thao Việt Nam là duy trì vị trí trong tốp 3 đại hội, giành khoảng 70 Huy chương Vàng. Đức Kiên
  • 2. quản lý nhà nước Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ Azerbaijan Chiều 30/10, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi tiếp Đại sứ Azerbaijan Anar Imanov nhân dịp Đại sứ nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, Việt Nam và Azerbaijan có mối quan hệ hợp tác truyền thống lâu đời. Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ hiệu quả của Azerbaijan trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ngày nay. Nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch giữa hai quốc gia, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị, trong thời gian tới, hai bên sẽ xem xét khả năng trao đổi các đoàn nghệ thuật; tạo điều kiện trao đổi thông tin, giới thiệu và hỗ trợ cho các đoàn nghệ thuật của hai nước có thể tham gia các liên hoan nghệ thuật quốc tế được tổ chức trên lãnh thổ hai bên; tổ chức các triển lãm nghệ thuật giới thiệu đất nước, con người tiềm năng du lịch. Về lĩnh vực Thể thao, hai bên sẽ trao đổi các đoàn thể thao; giới thiệu và hỗ trợ cho các đoàn thể thao của hai nước tham gia các giải thể thao quốc tế được tổ chức trên lãnh thổ hai bên. Việt Nam sẽ mời các đoàn thể thao Azerbaijan tham gia ASIAD 2019 được tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam). Về lĩnh vực Du lịch, sẽ trao đổi thông tin giới thiệu tiềm năng du lịch của hai nước. Việt Nam sẽ mời các hãng lữ hành Azerbaijan tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vào tháng 9 hàng năm. Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị phía Azerbaijan với tư cách là quốc gia chủ nhà của kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2013 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ủng hộ việc công nhận nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đại sứ Anar Imanov cho biết, Azerbaijan đặc biệt coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam, nhất là lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, coi đây là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình; đồng thời Ngài Anar Imanov mong muốn Việt Nam và Azerbaijan sẽ sớm mở đường bay thẳng, để qua đó thúc đẩy lượng khách du lịch giữa hai nước. Ngài Anar Imanov khẳng định sẽ nỗ lực hết mình đóng góp tích cực vào thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. ThTT Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ Ngày 17/10, Bộ VHTTDL đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại – Hát Xoan Phú Thọ (giai đoạn 20132020). Mục tiêu của Đề án nhằm tiếp tục giữ gìn, lưu truyền, phổ biến, phát huy cho thế hệ mai sau những giá trị độc đáo mang tính xã hội, nhân văn, những phong tục, tập quán tốt đẹp về Hát Xoan gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nâng cao nhận thức và lòng tự hào trong cộng đồng, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hát Xoan. Từng bước bảo tồn phát huy giá trị Hát Xoan trở thành sản phẩm du lịch 2 số 1049 l 07.11.2013 văn hóa tâm linh đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-văn hóaxã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Đến năm 2015 đào tạo được lớp nghệ nhân kế cận tại các phường Xoan gốc kế tục lớp nghệ nhân cao tuổi hiện nay trong việc truyền dạy cho lớp trẻ tại cộng đồng; tỷ lệ người biết Hát Xoan là những người trẻ (dưới 30 tuổi, thanh, thiếu nhi) ở các phường Xoan gốc đến năm 2015 đạt 40%; đến năm 2020 đạt tỷ lệ 70%. Từ năm 2015-2020 tập trung đầu tư tu bổ, phục hồi cho 5 di tích tại các phường Xoan gốc ở thành phố Việt Trì, khôi phục các lễ hội, tục lệ Hát Xoan truyền thống nhằm xây dựng thành không gian văn hóa Hát Xoan gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; tiếp tục đầu tư tu bổ, phục hồi cho các di tích còn lại tại các phường Xoan gốc, hỗ trợ chống xuống cấp cho các di tích và phục hồi các tục lệ Hát Xoan truyền thống tại các di tích có Hát Xoan lan tỏa; 100% người có công bảo tồn, gìn giữ, truyền dạy Hát Xoan được tôn vinh và hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định. Bộ VHTTDL cũng đề xuất tên của Đề án là “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại-Hát Xoan Phú Thọ (Giai đoạn 2013-2020)”. Thu hằng
  • 3. quản lý nhà nước Tổ chức ngày kỷ niệm, đón nhận khen thưởng phải hiệu quả, không phô trương hình thức chiều 01/11, tại hà nội, Bộ VhTTDL đã tổ chức họp báo công bố nghị định số 145/2013/nĐ-cP của chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài và Tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ. Theo Nghị định, yêu cầu của việc tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài phải bảo đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương hình thức; có ý nghĩa tôn vinh sự kiện, tôn vinh tập thể và cá nhân. Về kỷ niệm những ngày lễ lớn trong nước, Nghị định quy định cách thức tổ chức năm tròn, năm lẻ 5, năm khác của các ngày lễ lớn, bao gồm các ngày: Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch), Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930); ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch); Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975); Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954); Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890); Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945). Nghị định cũng quy định về kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần. Việc kỷ niệm này thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tần suất tổ chức kỷ niệm như sau: tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần thực hiện vào dịp tròn 100 năm ngày sinh. Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thọ trên 100 tuổi đã từ trần được thực hiện vào dịp tròn 110 năm hoặc 120 năm ngày sinh. Các lần kỷ niệm tiếp theo được tổ chức 10 năm một lần với cấp độ nhỏ hơn lần kỷ niệm đầu tiên. Nghị định cũng quy định chi tiết hình thức tổ chức buổi lễ; yêu cầu, trình tự tiến hành lễ kỷ niệm, nghi thức công bố, trao tặng, đón nhận hình thứ khen thưởng, danh hiệu thi đua trong các lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống và các ngày kỷ niệm khác; các hình thức kỷ niệm các ngày lễ quốc tế theo năm tròn, năm lẻ 5, năm khác. Nghị định cũng quy định về đón tiếp đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh... Quy định tiễn và đón lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài; nghi lễ đối ngoại đối với Đoàn Ngoại giao, các Tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/12/2013. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, ngày 06/11/2001 của Chính phủ và Nghị định số 154/2004/NĐ-CP, ngày 09/8/2004 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Bộ VHTTDL ra Quyết định ban hành Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ sau khi lấy ý kiến đóng góp từ nhiều địa phương trong nước, từ các cơ quan chức năng và chuyên gia. Theo đó, về tiêu chí chung bao gồm: Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông; thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong, chuẩn mực, văn minh; tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông; đi đúng làn đường, phần đường quy định; không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép; tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn; có ý thức văn hóa xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn. Ngoài ra còn có tiêu chí cụ thể cho một số đối tượng như: Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông; lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự giao thông; đối với người tham gia giao thông; với cư dân sinh sống ven đường giao thông và với các phương tiện tham gia giao thông. Bộ VHTTDL yêu cầu các Sở VHTTDL chủ động phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông, các cơ quan thông tin tuyên truyền địa phương tiến hành các biện pháp tuyên truyền thiết thực về nội dung Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ. Lồng ghép nội dung Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ vào nội dung phong trào xây dựng Gia đình Văn hóa, Làng Văn hóa, Tổ dân phố Văn hóa. ThTT số 1049 l 07.11.2013 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu Chiều 01/11, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bạc Liêu do đồng chí Võ Văn Dũng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn về công tác chuẩn bị triển khai tổ chức Festival Đờn ca tài tử cấp quốc gia lần thứ Nhất-Bạc Liêu 2014. Công tác chuẩn bị tổ chức Festival Đờn ca tài tử cấp quốc gia lần thứ Nhất đã Dự thảo xong quyết định thành lập BCĐ, BTC và thành lập 08 Tiểu ban để phục vụ Festival; Kế hoạch tổng thể Festival với tổng số 22 hoạt động. Tỉnh Bạc Liêu đã chủ động giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành được phân công, lập Kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động. Cùng với việc xây dựng các văn bản, tỉnh Bạc Liêu đang triển khai xây dựng một số công trình trọng điểm và dự kiến hoàn thành trước ngày 20/4/2014 để kịp phục vụ Festival, tiêu biểu như: Dự án mở rộng Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sỹ Cao Văn Lầu; Dự án Quảng trường Hùng Vương tại khu hành chính của tỉnh gồm các hạng mục: Biểu tượng tỉnh Bạc Liêu (cây đàn kìm), biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu-Ninh Bình, biểu tượng ba dân tộc, trồng 54 cây đa, lộc vừng, cây xanh…; Nhà thi đấu Đa năng với sức chứa 2.500 chỗ ngồi; Dự án Trung tâm Triển lãm Văn hoá-Nghệ thuật, Nhà hát Cao Văn Lầu; Trùng tu, tôn tạo cụm nhà Công tử Bạc Liêu; Tượng đài sự kiện Mậu Thân và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ; Trung tâm Hội chợ Triển lãm; Sửa chữa, nâng cấp Trung tâm Hội nghị Tỉnh. Để triển khai, thực hiện những nội dung, công việc theo đúng tiến độ, kế hoạch. ngoài sự nỗ lực của địa phương, tỉnh Bạc Liêu rất cần sự hỗ trợ từ Trung ương, từ Bộ VHTTDL. Tỉnh Bạc Liêu kiến nghị với Bộ VHTTDL sớm ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Festiaval Đờn ca tài tử cấp quốc gia lần thứ Nhất tại Bạc Liêu; góp ý các văn bản liên quan về Festival do tỉnh Bạc Liêu trình; xem xét, hỗ trợ kinh phí để Bạc Liêu tổ chức một số hoạt động tại Festival; kiến nghị Chính phủ ghi vốn cho tỉnh Bạc Liêu triển khai xây dựng Trung tâm Triển lãm Văn học nghệ thuật, Nhà hát Cao Văn Lầu vào năm 2014…; nghiên cứu, hỗ trợ kinh phí trong việc tu bổ, tôn tạo các di tích cấp quốc gia, hạ tầng Du lịch, như: Dự án Khu Du lịch Nhà Mát-Cái Cùng; Dự án Khu Du lịch Nhà Mát- Hiệp Thành; Hạ tầng Du lịch Vườn chim Lập Điền, Long Điền Đông; Hạ tầng Du lịch gắn với khu Điện Gió… Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của tỉnh Bạc Liêu trong công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Festival Đờn ca tài tử cấp quốc gia lần thứ Nhất được tổ chức tại Bạc Liêu vào năm 2014. Về các kiến nghị của Tỉnh, Bộ VHTTDL sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cho Bạc Liêu trong việc triển khai, thực hiện cũng như tổ chức Festival hiệu quả cao nhất. Bộ VHTTDL sẽ sớm ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Festival Đờn ca tài tử cấp quốc gia lần thứ Nhất. Bộ trưởng cũng lưu ý tỉnh Bạc Liêu cần tập trung đầu tư, tôn tạo, chọn lựa, những công trình trọng điểm gắn với việc tổ chức Festival để phục vụ cho việc tổ chức Festival cũng như thu hút du khách khi đến với Bạc Liêu như: Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử và Nhạc sỹ Cao Văn Lầu, Khu Du lịch Khu vườn chim; Khu Du lịch gắn với khu điện gió; nghiên cứu xây dựng sân Golf … Bộ trưởng giao Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Văn hoá cơ sở phối hợp với tỉnh Bạc Liêu nghiên cứu, xây dựng nội dung Lễ khai mạc, bế mạc Festival, tuyên truyền đến các xã, ấp về giá trị của Đờn ca tài tử Nam Bộ; Cục Di sản văn hóa nghiên cứu xây dựng nội dung bảo tồn, phát huy giá trị của Đờn ca tài tử Nam Bộ; Tổng cục Du lịch nghiên cứu, khảo sát, xây dựng tour, tuyến, quảng bá để thu hút du khách trong và ngoài nước đến khám phá về Bạc Liêu, khám phá, tìm hiểu giá trị của Đờn ca tài tử Nam Bộ trước và sau Festival. T.hợP Liên hoan phim Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh Liên hoan phim Nhật Bản 2013 sẽ được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15-21/11. Đây là Liên hoan phim có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với tổng cộng 15 chương trình gồm 29 phim truyện nổi tiếng của Nhật Bản. Tuần lễ phim là hoạt động nhân Năm Hữu nghị Nhật-Việt; Kỷ niệm 40 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật 4 số 1049 l 07.11.2013 Bản-Việt Nam, nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết về nền điện ảnh Nhật Bản do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM và Cục Văn hóa Nhật Bản tổ chức với sự hợp tác của Tổ chức Japan Image Council. Liên hoan phim Nhật Bản năm 2013, các nhà sản xuất phim hoạt hình và đạo diễn đến từ Nhật Bản sẽ có buổi giao lưu với khán giả Việt Nam, những người liên quan đến lĩnh vực phim hoạt hình và điện ảnh Việt Nam để cùng tọa đàm về sự phát triển của điện ảnh trong thời đại mới. Lễ khai mạc sẽ bắt đầu ngày 15/11 tại Rạp BHD Star Cineplex Icon - quận 1 TP. Hồ Chí Minh. h.Quân
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 tại Thanh Hóa Chiều 30/10/2013, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015. Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở VHTTDL Thanh Hóa Nguyễn Văn Tuấn đã báo cáo với lãnh đạo Bộ VHTTDL về công tác chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015; dự thảo nội dung của Năm Du lịch quốc gia 2015; công tác chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015; công tác đầu tư phục vụ tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015… Tại buổi làm việc, các đại biểu đã nhấn mạnh tới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, sự chủ động, đề xuất, triển khai nội dung về công tác chuẩn bị của Sở VHTTDL Thanh Hóa; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia của các địa phương trong thời gian qua. Để triển khai, thực hiện Năm Du lịch quốc gia 2015 đạt kết quả cao, Thanh Hóa cần nâng cao nhận thức du lịch cho cộng đồng, góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường, chấn chỉnh tình trạng chèo kéo, ép khách, đầu tư về nhà vệ sinh du lịch, đầu tư sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, kiểm soát chất lượng dịch vụ: khách sạn, nhà hàng… Đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị, đề xuất về kinh phí; chú trọng vấn đề liên kết với các tỉnh lân cận; quan tâm tới vấn đề xúc tiến quảng bá, xác định thị trường trọng điểm; huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho Năm Du lịch quốc gia 2015… Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đánh giá và ghi nhận sự nỗ lực, chủ động trong công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 của tỉnh Thanh Hóa. Qua nghiên cứu dự thảo và nghe ý kiến của các đại biểu, Thanh Hóa cần bổ sung, chỉnh sửa về nội dung, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, mang tính liên kết với các tỉnh lân cận trong Năm Du lịch quốc gia, cần nghiên cứu khai thác thế mạnh về văn hóa, nổi bật là các di sản văn hóa tiêu biểu như: Thành Nhà Hồ, khu di tích lịch sử Lam Kinh... Thứ trưởng cũng đề nghị Tổng cục Du lịch nên phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tổ chức các đoàn khảo sát tuyến, điểm du lịch ở Thanh Hóa, qua đó để các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm, quảng bá, thu hút khách đến với Thanh Hóa, trọng tâm là Năm Du lịch quốc gia 2015. ThTT Quy định định mức trả công người làm mẫu vẽ Ngày 01/11, Bộ VHTTDL đã ban hành Thông tư số 07/2013/TTBVHTTDL Quy định định mức trả công giờ người làm mẫu vẽ trong các trường đào tạo mỹ thuật. Thông tư quy định định mức trả công giờ người làm mẫu vẽ trong các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp có đào tạo mỹ thuật hoặc có tham gia đào tạo các ngành học về mỹ thuật (sau đây gọi chung là các cơ sở đào tạo mỹ thuật). Đối tượng được trả công theo quy định tại Thông tư này là người lao động được các cơ sở đào tạo mỹ thuật ký hợp đồng thuê làm người mẫu vẽ. Nguồn kinh phí trả công giờ người làm mẫu vẽ quy định tại Thông tư được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ sở đào tạo mỹ thuật. Ngoài nguồn kinh phí trả công giờ người làm mẫu vẽ theo quy định tại khoản 1 điều này, các cơ sở đào tạo mỹ thuật khai thác các nguồn thu hợp pháp khác và căn cứ vào khả năng thu của các cơ sở để có thể thực hiện trả thêm công giờ người làm mẫu vẽ so với quy định tại Thông tư này. Định mức trả công giờ người làm mẫu vẽ được thống nhất trong toàn đơn vị và được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của các cơ sở đào tạo mỹ thuật. Mức trả công giờ người làm mẫu vẽ được tính theo tiết học. Mỗi giờ công mẫu bằng 1 (một) tiết học (1 tiết học được tính bằng 45 đến 50 phút). Cụ thể, người mẫu nam được trả công từ 40.000đ đến 65.000đ; người mẫu nữ được trả công 45.000đ đến 75.000đ. Ngoài các mức trả công giờ trên, về mùa đông từ ngày 05/10 năm trước đến ngày 31/3 năm sau, mỗi người mẫu vẽ được hưởng thêm: Loại có quần áo: 15.000đồng/tiết học. Loại không có quần áo: 25.000đồng/tiết học. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 và thay thế Thông tư số 156/1999/TTBVHTT ngày 26 tháng 10 năm 1999 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ trả công giờ người làm mẫu vẽ trong các trường mỹ thuật. ThTT số 1049 l 07.11.2013 5
  • 6. quản lý nhà nước Phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa quốc tế - 2014” Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 3762/QĐ-BVHTTDL ngày 30/10/2013 phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa quốc tế - 2014”. Dự kiến thành phần mời tham dự Liên hoan sẽ bao gồm các đoàn quốc tế trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Tây Bắc Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và các đơn vị trong nước. Liên hoan sẽ diễn ra trong khoảng trung tuần tháng 6 năm 2014. Liên hoan Múa quốc tế được tổ chức định kỳ 3 năm một lần với quy mô quốc tế. Đây là sự kiện văn hóa nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và các vùng lãnh thổ, quốc gia trên thế giới; là dịp hội tụ các đơn vị biểu diễn nghệ thuật Múa tiêu biểu của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; là cơ hội để các nghệ sỹ Múa Việt Nam tiếp cận, giao lưu, trao đổi học hỏi tinh hoa nghệ thuật Múa quốc tế; là điều kiện thuận lợi để các nhà quản lý, các nghệ sỹ múa khách quan nhìn nhận thực trạng nghệ thuật Múa Việt Nam; đổi mới về phương pháp sáng tạo để có những tác phẩm nghệ thuật Múa đậm đà bản sắc dân tộc, mang hơi thở thời đại, phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ mới. Đó là bước đi đầu tiên tiến tới định hình phong cách, tạo thương hiệu cho Liên hoan Múa quốc tế tại Việt Nam những năm tiếp theo; quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa đặc sắc của Việt Nam với khách du lịch và bạn bè quốc tế. Qua sự kiện này, khán giả Việt Nam sẽ được tiếp nhận, thưởng thức những tiết mục múa đắc sắc của nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần nâng cao ý thức trân trọng các giá trị nghệ thuật Múa Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng trong các hoạt động của Festival Huế 2014. Thu hằng Đại hội Câu lạc bộ Hưu trí Bộ VHTTDL lần thứ nhất Sáng 31/10/2013, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Câu lạc bộ Hưu trí Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đã tới dự cùng với gần 500 đại biểu hưu trí của Ngành. Quán triệt tư tưởng sống vui, sống khỏe và sống có ích, Câu lạc bộ Hưu trí Bộ VHTTDL đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động phong phú: gặp mặt đầu xuân, mừng thọ; tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ thể thao; tổ chức các buổi nghe nói chuyện chuyên đề và thời sự; xây dựng nhiều chuyến du lịch ý nghĩa (về nguồn, thăm lại chiến trường xưa, tâm linh, nghỉ dưỡng…); chăm lo, thăm hỏi và chia sẻ tới các hội viên; đồng thời có những khen thưởng khuyến khích những hoạt động tiêu biểu trong câu lạc bộ… Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đánh giá cao sự đoàn kết, gắn bó trong các hoạt động của Câu lạc bộ Hưu trí để lại nhiều dấu ấn, tạo nên sắc thái mới đối với những người làm công tác văn hóa, thể thao, du lịch, qua đó, mong muốn thời gian tới Câu lạc bộ sẽ phát huy hơn nữa, hoạt động ngày càng hiệu quả, mang lại niềm vui và tinh thần lạc quan cho các hội viên. Đại hội cũng đã bầu ra 19 người vào Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Hưu trí Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2013 - 2018. ThTT Khai mạc Liên hoan văn nghệ thể thao quần chúng về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới khu vực miền Bắc Tối ngày 04/11, tại thành phố Hải Dương, Liên hoan văn nghệ thể thao quần chúng, triển lãm ảnh xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới năm 2013 - Khu vực miền Bắc đã chính thức khai mạc với chủ đề “Nhịp điệu nông thôn mới”. Liên hoan do Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức từ ngày 04-06/11/2013, nhằm góp phần cổ vũ phong trào cả nước chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới trong thời điểm các địa phương trong cả nước tích cực sơ kết Nghị quyết Trung ương 7 6 số 1049 l 07.11.2013 khoá X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tham dự liên hoan có 12 đơn vị nghệ thuật thể thao quần chúng đến từ các tỉnh/thành: Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nam, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên… Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh: Liên hoan là hoạt động văn hóa thiết thực để người nông dân với vai trò là chủ thể giao lưu, đua tài, giới thiệu nét đặc trưng văn hóa của quê hương; là dịp để các địa phương giới thiệu các kết quả tích cực có được sau 5 năm thực hiện chương trình nông thôn mới và các nhà quản lý văn hóa ở các cấp trao đổi, rút ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển đời sống văn hóa nông thôn từ nay đến 2020. Ngay sau phần Lễ, chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng với những tiết mục đặc sắc, mang đậm nét văn hoá độc đáo của các tỉnh, thành phố tham dự Liên hoan. K.A
  • 7. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tiếp Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nhật Bản Chiều 01/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã có buổi tiếp ngài Yasuhiro Shirohara, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nhật Bản nhân chuyến thăm và tham dự phiên họp thứ 5 Ủy ban hợp tác du lịch Việt Nam-Nhật Bản (VJTC 5) tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn vui mừng vì mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản trong những năm gần đây đã có những bước phát triển khá tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Nhật Bản đã có nhiều hỗ trợ cho ngành Du lịch Việt Nam về kỹ thuật, tiêu biểu như Kế hoạch tổng thể phát triển du lịch Đà Nẵng (2008-2010); bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long (2010-2013); phát triển vùng miền thông qua du lịch di sản (2011- 2014). Từ năm 2004 Việt Nam đã đơn phương miễn thị thực cho công dân Nhật du lịch Việt Nam. Từ tháng 7/2013, Nhật Bản cũng đã áp dụng cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần cho công dân Việt Nam. Theo đó, trong năm 2012, đã có gần 600.000 khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam, tăng 19,7% so với 2011, chiếm gần 9% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam (gần 6,85 triệu) đứng thứ 3 trong số những quốc gia đi du lịch Việt Nam. Trong thời gian tới, hai bên cần tập trung thúc đẩy trao đổi khách du lịch, hỗ trợ kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực du lịch, đầu tư phát triển du lịch, cả trong khuôn khổ song phương và đa phương; tăng cường trao đổi các đoàn cán bộ quản lý du lịch để học hỏi kinh nghiệm cũng như quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch của mỗi nước. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn mong rằng, phía Tổng cục Du lịch Nhật Bản sẽ sớm thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng như miễn thị thực cho khách du lịch Việt Nam tới Nhật Bản. Ngài Yasuhiro Shirohara cũng cho rằng, hợp tác chỉ dừng lại ở cấp hai cơ quan sẽ không phát huy hết tiềm năng giữa hai nước, hai bên cần nâng lên thành mối quan hệ hợp tác cấp Bộ; các cơ quan của Tổng cục Du lịch Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Việt Nam để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch. Với đề xuất miễn thị thực cho khác du lịch Việt Nam, Ngài Yasuhiro Shirohara khẳng định Nhật Bản sẽ đưa ra thảo luận xem xét một cách tích cực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch Việt Nam tới Nhật Bản. T.hợP Kết thúc Cuộc thi nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2013 Tối 01/11, tại Nhà hát Tháng Tám (thành phố Hải Phòng), Cuộc thi nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2013 đã chính thức bế mạc. Kết quả Huy chương Vàng được trao cho 3 vở diễn, gồm: Vương nữ Mê Linh (tác giả Nhật Linh, đạo diễn Nghệ sỹ ưu tú Trịnh Thúy Mùi, nhà hát Chèo Hà Nội), Người thầy của muôn đời (tác giả Nguyễn Hiếu, đạo diễn Nghệ sỹ nhân dân Doãn Hoàng Giang, nhà hát Chèo Quân đội) và Chuông ngân rừng trúc (tác giả Trần Đình Ngôn, Nghệ sỹ nhân dân Bùi Đắc Sừ, nhà hát Chèo Hải Dương). Huy chương Bạc được trao cho 6 vở diễn, gồm: Đường trường duyên phận (Nhà hát Chèo Việt Nam), Nắng quái chiều hôm (Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Tuyên Quang), Tiếng hát đại ngàn (Nhà hát Chèo Ninh Bình), Nữ tướng Thục Nương (Đoàn nghệ thuật Chèo Phú Thọ), Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ (Nhà hát Chèo Thái Bình) và Ông vua hóa hổ (Đoàn Chèo Hải Phòng). Về giải cá nhân, Huy chương Vàng được trao cho 42 cá nhân và Huy chương Bạc được trao cho 68 cá nhân. Giải cho các thành phần sáng tạo được trao, gồm: tác giả xuất sắc – Trần Đình Văn (Nhà hát Chèo Việt Nam), đạo diễn xuất sắc – Nghệ sỹ ưu tú Trịnh Thúy Mùi (Nhà hát Chèo Hà Nội), Nhạc sỹ xuất sắc – Nhạc sỹ Đào Tuấn Hải (Nhà hát Chèo Việt Nam) và Họa sỹ thể hiện xuất sắc – Họa sỹ Nguyễn Hồng Long (Nhà hát Chèo Việt Nam). Cuộc thi nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2013 có 17 nhà hát và đoàn chèo trên toàn quốc đăng ký tham gia 24 vở diễn. Cuộc thi năm nay khuyến khích các tác phẩm có nội dung tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Cuộc thi là dịp để giới nghệ sĩ, diễn viên chèo gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. h.Yến số 1049 l 07.11.2013 7
  • 8. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà VăN BảN Mới - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3707/QĐBVHTTDL ngày 28/10/2013, thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Liên hoan văn nghệ, thể thao quần chúng, triển lãm ảnh xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới khu vực phía Bắc, tổ chức tại tỉnh Hải Dương, từ ngày 04-06/11/2013. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban Chỉ đạo, ông Nguyễn Văn Quế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương làm Phó Trưởng ban và 01 Ủy viên. Ông Vương Duy Bảo Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở làm Trưởng Ban Tổ chức, ông Lương Văn Cầu Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương làm Đồng Trưởng ban Tổ chức, ông Vũ Trọng Lợi, Vụ trưởng Vụ Thể dục thể thao quần chúng Tổng cục TDTT làm Phó Trưởng ban và 11 Ủy viên. - Tại Quyết định số 3763/QĐ-BVHTTDL ngày 30/10/2013, Bộ VHTTDL thành lập Ban Soạn thảo Đề án rà soát, nghiên cứu và xây dựng nội dung tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành VHTTDL, do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm Trưởng ban, Thứ trưởng Lê Khánh Hải làm Phó Trưởng ban thường trực. - Ngày 30/10/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3764/QĐ-BVHTTDL, về kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo Dân số, AIDS và các vấn đề xã hội gồm các thành viên sau: Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban Chỉ đạo, bà Lê Thị Phượng - Phó 8 số 1049 l 07.11.2013 Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ làm Phó Trưởng ban, 06 Ủy viên và 13 thành viên Tổ Thư ký. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3765/QĐBVHTTDL ngày 30/10/2013, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Văn hóa cơ sở. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3814/QĐBVHTTDL ngày 30/10/2013, giao Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam phối hợp với Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội đón nhạc trưởng Jean-Francois Hensser và nghệ sĩ piano MarieJosèphe Judea của Dàn nhạc giao hưởng Poitou-Charentes Pháp vào luyện tập cùng Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội của Học viện và biểu diễn đêm nhạc cổ điển nhân dịp Kỷ niệm 40 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp. - Ngày 31/10/2013 Bộ VHTTDL ban hành các quyết định về xếp hạng di tích quốc gia đối với các di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ. Theo Quyết định, Bộ VHTTDL xếp hạng di tích quốc gia đối với: Di tích lịch sử “Đền Thần” xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, “Đền Hai Hầu” xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An; “Mộ và Nhà thờ Nguyễn Cảnh Huy” xã Thanh Ngọc, xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An; “Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ” thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ; “Địa điểm thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn (Khu nhà ông Bộ Thỏ) xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, “Địa điểm Bộ Giao thông công chính (1948-1951, 1953-1954)” xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; “Địa điểm Bộ Canh nông (1952-1954)” xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; “Địa điểm Bộ Y tế (1950-1954)” xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; “Địa điểm Bộ Tài chính (1947-1950)” xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, “Đền Pú Bảo” xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang; “Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm nhân dân xã Hùng Sơn (năm 1954 và 1958) xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; Di tích kiến trúc nghệ thuật “Đình Nguyễn” xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang; “Đình Trung Đồng” xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; Di tích khảo cổ “Thành nhà Bầu” xã An Khang, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. - Tại Quyết định số 3851/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013, Bộ VHTTDL giao Bảo tàng Hồ Chí Minh đón đoàn triển lãm Liên bang Nga (gồm 5 người) và tổ chức triển lãm “Những người đẹp Nga và tâm hồn dân tộc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh trong khuôn khổ chương trình Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam. Thời gian từ ngày 08-19/11/2013. ThTT
  • 9. Sự kiện vấn đề Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ Xii ngày 01/11, tại hà nội, Bộ VhTTDL đã tổ chức họp báo giới thiệu chương trình ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ Xii tại tỉnh hoà Bình. Thứ trưởng hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban chỉ đạo ngày hội dự và chủ trì họp báo. Tại buổi Họp báo, ông Hoàng Đức Hậu - Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc thay mặt Ban Tổ chức đã thông báo Kế hoạch, chương trình Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII tại tỉnh Hoà Bình. Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013 sẽ diễn ra từ 16/11 đến hết ngày 18/11 sự tham gia của 06 tỉnh vùng Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Với chủ đề “Các dân tộc Tây Bắc - Đoàn kết - Hội nhập hướng tới tương lai”, Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII sẽ có các hoạt động chính: Lễ Dâng hương Tượng đài Bác Hồ; Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các dân tộc vùng Tây Bắc; Trình diễn, giới thiệu nghi thức, sinh hoạt văn hoá và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; Trại trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hoá và du lịch; Triển lãm ảnh nghệ thuật và trưng bày ảnh về con người và tiềm năng vùng Tây Bắc trong quá trình hội nhập và phát triển; Hoạt động thể thao các dân tộc vùng Tây Bắc; Thi thuyết minh viên du lịch; Tái hiện chợ vùng cao các dân tộc Hoà Bình;... Theo Ban Tổ chức, tính đến thời điểm này, công tác chuẩn bị tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII đã cơ bản hoàn tất. Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII tại tỉnh Hoà Bình nhằm góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Đây cũng là dịp để các tỉnh tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong khu vực về ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn công tác văn hoá, thể thao và du lịch với việc thực hiện những mục tiêu kinh tế-xã hội; giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc tới nhân dân trong nước và du khách quốc tế. T.hợP Lào Cai: Tổ chức nhiều hoạt động thu hút khách du lịch Ông Lê Mạnh Hảo, Trưởng phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho biết, trong dịp kỷ niệm 110 năm Du lịch Sa Pa, tại các bản làng, các khu, điểm du lịch của Sa Pa đã đồng loạt diễn ra Ngày hội văn hóa du lịch thu hút hàng trăm nghệ nhân, diễn viên không chuyên tham gia. Tại thôn Cát Cát, xã San Sả Hồ, được sự hỗ trợ của Công ty Du lịch Cát Cát, những nghệ sỹ không chuyên của xã San Sả Hồ thường ngày họ là những nông dân gắn bó với núi rừng và những chân ruộng bậc thang, nhưng khi được "triệu tập" họ cũng đã trình diễn những tiết mục dân ca, dân vũ truyền thống đặc sắc cuốn hút người xem. Bản Mông Cát Cát từ lâu cũng nổi tiếng với nghề độc đáo mà không phải nơi nào cũng có được như: dệt lanh, thêu thổ cẩm, rèn đúc kim lại thành đồ trang sức. Ông Giàng Seo Gà, nghệ nhân sáo Mông, Phó giám đốc Trung tâm Văn Hóa thị trấn Sa Pa cho biết, trong số các điểm du lịch trên địa bàn Sa Pa thì trong 3 ngày lễ, Cát Cát đã thu hút hàng vạn du khách tham quan. Hưởng ứng Chương trình “Khám phá di sản văn hóa các dân tộc” do UBND huyện Sa Pa phát động, các điểm du lịch: Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn và khu du lịch Hàm Rồng... đã đồng thời diễn ra các lễ hội truyền thống của dân tộc mình như người Dao Tả Phìn có tục hái lượm, chế biến và sử dụng lá thuốc chữa bệnh, lễ cấp sắc; người Giáy, Tày Tả Van, Bản Hồ có tục múa hát giao duyên, làm bánh Dày, tục cưới hỏi; đặc biệt đồng bào Mông Lao Chải trình diễn tục “cướp vợ”. Đây là một phong tục lâu đời của đồng bào thiểu số vùng cao, mới nghe tưởng hủ tục lạc hậu, nhưng khi được nghệ nhân Giàng Seo Gà giải thích: khi hai gia đình đã nhất trí, đôi trai gái đã ưng thuận, thì bên trai tổ chức “cướp” để người con gái không bị mang tiếng là tự về nhà người con trai, đây là một nét văn hóa tốt của đồng bào vùng cao. TS. Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai cho biết, văn hóa dân gian là một kho văn hóa tiềm tàng đa sắc màu, nếu chịu khó tìm hiểu và biết vận dụng, phục dựng nó thì đây thực sự là nguồn tài nguyên nhân văn trong phát triển kinh tế du lịch. M.hạnh số 1049 l 07.11.2013 9
  • 10. Sự kiện kiện đề đề Sự vấn vấn C hào mừng Festival đua Ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2013, nhiều địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Giải đua Ghe Ngo mở rộng. Giải mở rộng này nhằm kiểm nghiệm lực lượng vận động viên của các đội ghe ở các huyện trước khi chính thức bước vào ngày hội lớn. Sáng 01/11, tại thị trấn Châu Thành, Giải đua Ghe Ngo huyện Châu Thành mở rộng được diễn ra trên đoạn sông Trà Quýt - Châu Thành. Giải đua quy tụ được 8 đội ghe, gồm 6 ghe của huyện Châu Thành là Tà Kuch Chắs, Tà Kuch Thmey, Cham Pa, Buôn Preah Phek, Phnô Rô Ka, Tum Núp và 2 đội đến từ huyện Kế Sách là Pô Thi Pđốk, Pôthi Thlâng. Các đội được chia là 2 bảng thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm ở cự ly dài 1.200m truyền thống. Nhờ được tổ chức qua nhiều lần và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên Giải đua Ghe Ngo huyện Châu Thành mở rộng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và đông đảo của người dân trong tỉnh. Càng bất ngờ hơn khi những đội Ghe Ngo có truyền thống giành huy chương Festival đua Ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long 2013 vàng, cũng như nhận được sự kỳ vọng cao của giới chuyên môn và người hâm mộ như Buôn Preah Phek, Tà Kuch Chắs… đã bị loại ngay từ vòng bảng. Kết quả, đội ghe chùa Cham Pa đã giành được chức vô địch sau cú nước rút thần tốc trong khoảng 20m nước cuối cùng trước đội ghe Pô Thi Pđốk đến từ huyện Kế Sách. Đội ghe chùa Phnô Rô Ka giành được giải 3 sau khi “hạ đo ván” chùa Pôthi Thlâng. Cùng ngày, trên sông Maspero, Giải đua Ghe Ngo thành phố Sóc Trăng cũng được diễn ra và cũng nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của người dân trên địa bàn tỉnh. Giải đua quy tụ được 6 đội ghe đến từ các phum sóc Khmer trên địa bàn thành phố gồm chùa Khleang (phường 6), chùa Som Rong (phường 5), chùa Chroy Tưm Chắs (phường 10), chùa Pôthi Satharam (phường 7), chùa Pem Buôn Chắs (phường 8) và Trường Trung cấp Pali Nam bộ. Các đội ghe cũng thi đấu theo cự ly 1.200m truyền thống. Cũng như giải đua Ghe Ngo của huyện Châu Thành, Giải đua Ghe Ngo của thành phố Sóc Trăng cũng mang lại sự bất ngờ cho giới chuyên môn và người hâm mộ khi những đội ghe mạnh như chùa Pôthi Satharam (phường 7), chùa Pem Buôn Chắs (phường 8)… thất thủ toàn diện trước những đội ghe được xem là “lót đường” là chùa Chroy Tưm Chắs (phường 10). Kết quả, sau 10 lượt thi đấu, đội ghe chùa Chroy Tưm Chắs (phường 10) đã giành được chức vô địch đầy thuyết phục khi thắng liền một mạch từ vòng bảng đến trận chung kết. Đội ghe chùa Khleang (phường 6) đạt giải nhì; giải ba thuộc về đội ghe chùa Som Rong (phường 5). Ngày 02/11, Giải Ghe Ngo huyện Mỹ Tú mở rộng cũng sẽ được diễn ra trên địa bàn xã Mỹ Thuận với sự tham gia của 6 đội ghe, gồm 5 ghe của huyện Mỹ Tú là Bâng Kok, Bâng Khdon, Tà On, Tum Pok Sok, Prếk Pinh Tôn và đội ghe Tum Núp đến từ huyện Châu Thành. Mạnh huân Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam năm 2013 tại Cần Thơ Ngày 01/11, tại thành phố Cần Thơ, Hội Di sản văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Cần Thơ tổ chức triển lãm Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam năm 2013 (Viet Nam Heritage Photo Awards 2013) nhằm hưởng ứng kỷ niệm lần thứ 9 ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11. Triển lãm giới thiệu và trưng bày 100 bức ảnh xuất sắc nhất của cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2013, tôn vinh những giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Theo Ban Tổ chức, các tác phẩm mang ra triển 10 số 1049 l 07.11.2013 lãm lần này được chọn từ hơn 6 ngàn ảnh dự thi của gần 340 tác giả đến từ mọi miền đất nước tham gia cuộc thi. Các tác phẩm phản ánh khá sinh động về đề tài di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể như: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, thủ công mỹ nghệ, làng nghề…; di sản văn hóa phi vật thể như: Âm nhạc, ca múa, lễ hội, trò chơi dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo… Đến với triển lãm, đông đảo công chúng tại thành phố Cần Thơ vô cùng ấn tượng trước những khám phá độc đáo của các tác giả về vẻ đẹp từ đời sống văn hóa cộng đồng ở nhiều vùng, miền trên cả nước. Theo Ban Tổ chức, ngoài triển lãm ảnh tại Cần Thơ kết thúc vào ngày 08/11, triển lãm còn được tổ chức tại 16 tỉnh/thành trong cả nước nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng xã hội trong việc phát hiện, tôn vinh và bảo tồn những giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa của Việt Nam. Sau khi kết thúc đợt triển lãm xuyên Việt, dự kiến lễ trao giải cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam - Viet Nam Heritage Photo Awards 2013, sẽ được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21/11/2013. K.hoàn
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao, du lịch quý iii/2013 Ngày 01/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Họp báo thông báo kết quả hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm 2013, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2013. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn dự và chủ trì Họp báo. Báo cáo kết quả công tác 9 tháng đầu năm 2013 của Bộ VHTTDL cho thấy, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch các cấp đã có nhiều cố gắng, căn bản hoàn thành tốt kế hoạch công tác đề ra, góp phần quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Ngành và của đất nước. Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, bảo đảm yêu cầu về chất lượng nghệ thuật, nội dung tư tưởng. Công tác quản lý và tổ chức mùa lễ hội Xuân 2013 đạt yêu cầu đề ra. Ý thức thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội của người dân có chuyển biến so với trước. Các hoạt động trong Năm Gia đình Việt Nam-2013, kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và nhân dân. Thể thao Việt Nam tập trung chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật Châu Á, Đại hội Thể thao trẻ Châu Á, World Games, SEA Games 27 năm 2013; ASIAD năm 2014 và các giải thi đấu ở trong nước và quốc tế. Tham dự các giải thi đấu quốc tế, thể thao Việt Nam giành được tổng số 260 HCV, 199 HCB, 174 HCĐ; giành thứ hạng cao tại các giải thi đấu của châu lục và thế giới: xếp thứ 3/44 đoàn tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật Châu Á lần thứ 4 tại Hàn Quốc; xếp thứ 32/120 đoàn tham dự Đại hội Thể thao thế giới tại Colombia; xếp thứ 7/45 đoàn tham dự Đại hội thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2 tại Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng du lịch tuy có dao động trong từng tháng nhưng tính chung 9 tháng vẫn giữ được tăng trưởng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013 đạt 5.490.274 lượt khách, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2012. Lượng khách nội địa ước đạt 31 triệu lượt khách, tăng 11,0% so với cùng kỳ năm 2012; tổng thu từ khách du lịch đạt 152.800 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2012. Phát biểu tại buổi Họp báo, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn ghi nhận sự quan tâm của báo giới đối với các hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành của các cơ quan thông tấn báo chí nhằm tuyên truyền sâu rộng các hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch tới đông đảo nhân dân, tạo sự lan toả trong xã hội. T.hợP Quảng Nam: Hội thảo “Giải pháp phát triển kinh tế làng nghề gắn với phát triển du lịch” Ngày 29/10, tại TP Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Bộ VHTTDL, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển kinh tế làng nghề gắn với phát triển du lịch”. Theo Báo cáo của Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam, tính đến cuối năm 2012, tổng số hộ tham gia làm nghề tại các làng nghề truyền thống ở Quảng Nam là 2.062 hộ với 4.200 lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Tuy nhiên, đa số các hộ làm nghề theo kinh nghiệm “cha truyền con nối”, mà chưa được tham gia các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cũng như các lớp về quản lý. Chỉ tính riêng tại 07 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch hoạt động tại Hội An, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang, tổng doanh thu mà các cơ sở này mang lại trong năm 2012 là hơn 170 tỷ đồng, chiếm 10% tổng doanh thu của hoạt động các làng nghề truyền thống toàn tỉnh. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung bàn luận các giải pháp có liên quan đến bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống như: Công tác quy hoạch và đầu tư nguồn vốn, xúc tiến quảng bá, nâng cao nhận thức của người dân, giải quyết nhu cầu lao động và đào tạo lao động, mẫu mã sản phẩm và quản lý thương hiệu… Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã phân tích, đánh giá những mặt được và chưa được trong phát triển các làng nghề tuyền thống. Nhiều đại biểu kiến nghị, trong thời gian tới, Quảng Nam cần tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước đã ban hành, đồng thời trong thực hiện phải có sự tập trung, cởi mở và có trọng điểm; lồng ghép các chương trình phát triển gắn với du lịch làng nghề như chương trình nông thôn mới, chương trình hỗ trợ hạ tầng du lịch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, chương trình hành động quốc gia về du lịch, chương trình mục tiêu văn hóa, chương trình khuyến công, khuyến nông, các đề án lớn của Chính phủ...; chủ động tăng cường mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, khai thông thị trường xuất khẩu sản phẩm nghề thủ công truyền thống tạo bàn đạp cho du lịch làng nghề phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế làng nghề ở các địa phương. T.hợP số 1049 l 07.11.2013 11
  • 12. Sự kiện vấn đề Khánh Hòa: Đón gần 13 triệu lượt khách du lịch Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã đón trên 12,7 triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, chủ yếu tại thành phố biển Nha Trang. Đây là số lượng du khách đạt mức cao nhất từ trước đến nay, khi trung tâm du lịch của tỉnh là thành phố Nha Trang ngày càng nâng cấp cơ sở hạ tầng, đa dạng các sản phẩm du lịch, chất lượng phục vụ khá tốt, giá cả ổn định và an ninh du lịch được đảm bảo, tiếp tục khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong số này có trên 2,4 triệu lượt khách lưu trú với hơn 546.000 lượt du khách quốc tế, tăng gần 25% so cùng kỳ năm ngoái, số ngày lưu trú đạt hơn 3 ngày/lượt khách. Doanh thu từ các cơ sở lưu trú đạt gần 3.200 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ nay đến cuối năm, tỉnh Khánh Hòa mở thêm một số đường bay quốc tế từ Nga, Hồng Kông...trực tiếp đến cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, triển khai xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, lập các trung tâm hỗ trợ khách du lịch, tăng cường đảm bảo an ninh tại các khu du lịch trọng điểm... nhằm thu hút du khách trong mùa du lịch cuối năm. Theo dự kiến, có khoảng 24.000 lượt du khách quốc tế sẽ đến bằng tàu du lịch biển cao cấp. Tỉnh Khánh Hòa hiện có trên 540 cơ sở lưu trú du lịch với gần 15.000 phòng, trong đó có 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao với hơn 8.500 phòng cùng nhiều cơ sở mua sắm, giải trí hiện đại, các sản phẩm du lịch độc đáo, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đức Minh Trao giải cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng, bài hát và ảnh nghệ thuật “Sắc màu Tây Bắc” Ngày 29/10, Ban tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng, bài hát và ảnh nghệ thuật “Sắc màu Tây Bắc”. Cuộc thi được phát động từ ngày 1/8-10/10/2013. Đối tượng tham gia là các nghệ nhân, tác giả đang công tác và sinh sống tại các tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Cuộc thi với chủ đề: Hướng tới Ngày hội, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước và bản sắc văn hoá dân tộc… Sau hai tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 149 tác phẩm tham gia; trong đó có 30 tác phẩm của 13 tác giả tham gia thi mẫu biểu trưng; 15 tác phẩm của 14 tác giả tham gia thi bài hát; 104 tác phẩm của 36 tác giả tham gia Triển lãm ảnh “Sắc màu Tây Bắc”. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất mẫu biểu trưng chính thức của Ngày hội cho tác giả Nguyễn Đình Lan, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hoà Bình cùng 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 3 giải Khuyến khích cho các tác giả. Phần thi bài hát cho Ngày hội, giải Nhất thuộc về tác giả Nguyễn Văn Hạnh, giảng viên Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc với tác phẩm “Vui hội Tây Bắc” và cũng được chọn làm bài hát chính thức cho Ngày hội. Thi triển lãm ảnh “Sắc màu Tây Bắc”, Ban Tổ chức trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Tác phẩm “Thiếu nữ Hà Nhì” của tác giả Trần Ngọc Thắng (Lai Châu) đoạt giải Nhất. hồ ThAnh Giải Cờ tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc Nhằm đánh giá trình độ chuyên môn của các kỳ thủ, qua đó xem xét tuyển chọn lực lượng vào đội tuyển quốc gia, chuẩn bị cho các giải quốc tế trong năm 2014, ngày 04/11, tại TP Thái Nguyên đã diễn ra Giải Cờ tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013. Giải đấu lần này, Ban Tổ chức sẽ tiến hành bốc thăm thi đấu tranh giải cá nhân nam và nữ. Đối tượng tham dự là những vận động viên nam, nữ xếp hạng 12 số 1049 l 07.11.2013 từ 1 đến 3 tại Giải Cờ tướng đấu thủ mạnh năm 2012 và xếp hạng từ 1 đến 20 tại Giải Cờ tướng hạng Nhất năm 2013. Đơn vị đăng cai được cử thêm 2 vận động viên nam, 2 vận động viên nữ tham dự Giải. Giải thi đấu theo thể thức hệ Thụy Sĩ 9 ván. Nếu dưới 20 kỳ thủ tham dự sẽ thi đấu 7 ván. Ở ván cuối, các kỳ thủ của cùng một địa phương có trên 50% số điểm của tổng số ván đã thi đấu sẽ không gặp nhau. Kết quả xếp hạng lần lượt theo trình tự: Tổng điểm, ván đối kháng giữa các vận động viên bằng điểm nếu gặp nhau, số ván thắng, hệ số Buchholz, số ván đi hậu, số ván thắng khi đi hậu. Nếu tất cả vẫn bằng nhau sẽ bốc thăm để phân định thứ hạng. Kỳ thủ xếp vị trí thứ tư được tính là đồng hạng ba. Giải cờ tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 12/11 L.Khánh.
  • 13. Sự kiện vấn đề Sau 7 ngày tranh tài quyết liệt, ngày 30/10, tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội, Giải vô địch Bắn súng toàn quốc lần thứ 49 năm 2013 đã chính thức khép lại. Không nằm ngoài dự đoán của các nhà chuyên môn, Đoàn Hà Nội với lực lượng vận động viên đông đảo, được đầu tư bài bản đã dẫn đầu trong bảng tổng sắp huy chương với 23 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng; đứng thứ hai là đoàn Quân đội với 16 Huy chương Vàng, 16 Huy chương Bạc, 7 Huy chương Đồng; về vị trí thứ 3 thuộc đoàn Hải Dương với 4 Vàng, 8 Bạc, 7 Đồng. Giải đấu năm nay đã có 4 kỷ lục quốc gia mới được thiết lập, đó là kỷ lục của vận động viên Nguyễn Duy Hoàng thuộc đoàn Quân đội ở nội Giải Vô ĐịCH BắN SúNG ToàN QuốC LầN THứ 49 Hà Nội nhất toàn đoàn dung 50m súng trường 3x40 nam với 1.257,0 điểm, hơn kỷ lục quốc gia cũ là 3,9 điểm. Kỷ lục thứ hai thuộc về vận động viên Hoàng Xuân Vinh của đoàn Quân đội với 202,5 điểm ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam, hơn kỷ lục quốc gia cũ là 1,7 điểm. Kỷ lục thứ ba thuộc về vận động viên Lê Thị Hoàng Ngọc của đoàn Quân đội với 586 điểm ở nội dung 50m súng ngắn bắn chậm nam, hơn kỷ lục quốc gia cũ là 3 điểm. Kỷ lục cuối cùng thuộc về 3 vận động viên Hồ Thanh Hải, Nguyễn Hoàng Phương, Hoàng Xuân Vinh (đoàn Quân đội) trong nội dung đồng đội 50m súng ngắn bắn chậm nam với 1.657 điểm, hơn kỷ lục quốc gia cũ 5 điểm. Theo Tổng thư ký Liên đoàn Bắn súng, Trưởng Bộ môn Bắn súng, bắn cung Tổng cục Thể dục thể thao Việt Nam Nguyễn Đức Úynh, Giải vô địch Bắn súng toàn quốc lần thứ 49 năm 2013 là dịp kiểm tra chất lượng đào tạo của các huấn luyện viên, cũng như chất lượng thi đấu của các vận động viên trong môn bắn súng; đồng thời tuyển chọn những vận động viên có thành tích xuất sắc để bổ sung cho đội tuyển Bắn súng Việt Nam tham dự các giải đấu lớn trong khu vực và thế giới. A.Tùng Kết thúc Giải vô địch Đá cầu đồng đội toàn quốc năm 2013 đội Bắc Giang với ưu thế là những vận động viên kỳ cựu đã xuất sắc giành Huy chương Vàng, Huy chương Bạc thuộc về đội Đồng Tháp, Huy chương Đồng thuộc về đội Đà Nẵng. Nội dung đồng đội đôi nam nữ, đội Đồng Tháp lại tiếp tục giành Huy chương Vàng, Huy chương Bạc thuộc về đội Bắc Giang, hai đội Hà Nội và Nghệ An cùng nhận Huy chương Đồng. Với 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, đội Đồng Tháp xuất sắc giành vị trí nhất toàn đoàn; đứng thứ hai toàn đoàn là đội Bắc Giang với 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc; đứng thứ ba là đội Hà Nội với 2 Huy chương Đồng. Giải vô địch Đá cầu đồng đội toàn quốc năm 2013 diễn ra từ ngày 25 30/10 với sự tham gia của gần 100 vận động viên đến từ 8 tỉnh/thành trong cả nước. Giải đấu đã góp phần phát triển phong trào và xây dựng lực lượng đá cầu trong cả nước, đồng thời đánh giá trình độ chuyên môn của các vận động viên, qua đó lựa chọn các vận động viên vào đội tuyển quốc gia, chuẩn bị cho các giải trong và ngoài nước. n.Anh Khai mạc Vòng chung kết Giải Bóng chuyền hạng A toàn quốc năm 2013 tính điểm. Hai đội có số điểm cao nhất, nhì ở mỗi bảng sẽ thi đấu chung kết để phân định ngôi thứ và cùng được thăng hạng thi đấu tại giải vô địch bóng chuyền quốc gia năm 2014. Sau Lễ khai mạc đã diễn ra hai cặp đấu: Phòng không Không quân - Vĩnh Phúc; Bến Tre - Quân khu 4. Giải sẽ kết thúc vào ngày 10/11/2013. V.Minh Ngày 30/10, tại Bắc Giang, Giải vô địch Đá cầu đồng đội toàn quốc năm 2013 đã kết thúc sau 6 ngày thi đấu sôi nổi, hấp dẫn với phần thắng thuộc về đội Đồng Tháp. Ban Tổ chức giải đã trao 3 bộ Huy chương Vàng, bạc, đồng cho các nội dung đồng đội nam, đồng đội nữ, đồng đội đôi nam nữ xếp hạng Nhất, Nhì, Ba. Ở nội dung đồng đội nam, Huy chương Vàng thuộc về đội Đồng Tháp, Huy chương Bạc thuộc về đội Bắc Giang, hai đội Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng nhận Huy chương Đồng. Nội dung đồng đội nữ, Tối 03/11, tại Nhà thi đấu thể thao Bến Tre, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bến Tre đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Giải Bóng chuyền hạng A toàn quốc năm 2013. Giải năm nay có 5 đội nam và 5 đội nữ tham dự. Năm đội nam gồm: Bến Tre, Quân khu 4, Quân khu 5, Quân khu 9 và Vật liệu xây dựng Bình Dương. Năm đội nữ có LILAMA 69 - 3 Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Phòng không Không quân. Các đội nam và nữ sẽ thi đấu vòng tròn một lượt số 1049 l 07.11.2013 13
  • 14. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Tổ chức Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ iX Ngày về nguồn 23/11/2013 Ngày 31/10/2013, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 3984/KHBVHTTDL về việc tổ chức Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IX Ngày về nguồn 23/11/2013 với chủ đề: “Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”. Các hoạt động được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam từ ngày 19/11 đến 23/11/2013, bao gồm: Chương trình Khai mạc “Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”; Triển lãm “Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên” trưng bày các không gian di sản thiên nhiên một số địa phương như Quảng Ninh, Quảng Bình, Kon Tum, Nghệ An, Hà Nội...; Hội thảo “Văn hóa trong bảo tồn và phát triển các Khu dự trữ sinh quyển thế giới”; chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật học sinh sinh viên với chủ đề “Tuổi trẻ với Di sản thiên nhiên Việt Nam”; chương trình nghệ thuật “Đêm tôn vinh Di sản xanh Việt Nam” và tổng kết khen thưởng. Ngoài ra còn có các chương trình biểu diễn ca múa nhạc, nghệ thuật, giới thiệu văn hóa ẩm thực. “Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên” là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11/2013. Các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản thiện nhiên và văn hóa độc đáo của Việt Nam, đặc biệt Di sản thiên nhiên Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với đồng bào cả nước và bè bạn quốc tế. Sau khi nhận được Công văn của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đề nghị thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bi Đình - Lăng Tự Đức (Dự án), Bộ VHTTDL đã có văn bản góp ý. Thỏa thuận nội dung Dự án gồm tu bổ mặt bằng nền công trình, lan can, bậc cấp đá Thanh, gia cố gia cường cấu trúc chịu lực, phục hồi hoàn nguyên các lớp vữa áo tường và cột gạch bằng vôi vữa truyền thống; tu bổ phục hồi mái lợp âm dương hoàng lưu ly, phục hồi các chi tiết Thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bi Đình - Lăng Tự Đức (Thừa Thiên Huế) trang trí mái bằng pháp lam phục chế dạng khối ngũ sắc; phục hồi hoàn nguyên các họa tiết trang trí trên tường bằng kỹ thuật phục chế nhằm bảo tồn nguyên trạng các hình vẽ trang trí theo quy trình phục chế tranh tường. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề: Chú thích mặt bằng hiện trạng mái lợp ngói âm dương hư hỏng 70% nhưng trên mặt Lễ hội Fukushima tại Hà Nội Lễ hội Fukushima tại Hà Nội là một sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 40 năm ngày Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Nhật Bản với mong muốn của người Nhật là giới thiệu một Fukushima hồi sinh trở lại với người dân Việt Nam. Lễ hội Fukushima diễn ra từ 10 giờ đến 16 giờ các ngày 02- 14 số 1049 l 07.11.2013 03/11/2013 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với nhiều hoạt động đa dạng, gồm: Các gian hàng triển lãm nghệ thuật công nghiệp truyền thống và đặc sản của tỉnh Fukushima; Trưng bày về sự kiện sóng thần và 2 năm tái thiết thành phố; Chiếu phim về Fukushima; Trình diễn trang phục Kimono, các điệu nhảy dân gian truyền thống, cắm hoa nghệ thuật, Đây là hoạt động xã hội sâu rộng, thể hiện và nâng cao trách nhiệm, tinh thần yêu nước, niềm tự hào của người dân Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ với Di sản thiên nhiên của đất nước; tăng cường nhận thức cũng như vai trò trách nhiệm của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường tự nhiên, bảo vệ, hạn chế tác động xấu của biến đổi khí hậu. Thông qua Triển lãm giới thiệu, quảng bá tiềm năng văn hóa, thương mại và sức hấp dẫn của du lịch sinh thái các Di sản thiên nhiên thế giới, Khu dự trữ sinh quyển, Vườn Di sản ASEAN...; là cơ hội các địa phương gặp gỡ, giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên giữa các vùng, miền trong cả nước. Thu hằng cắt hiện trạng là 60%, cần chỉnh sửa cho khớp; chú thích chi tiết cắt ngang nói lợp là quet Bitum, dán 2 lớp vải thủy tinh nhưng mặt cắt B-B lại chú thích là 3 lớp vải thủy tinh là không trùng khớp. Sau khi có ý kiến của Bộ VHTTDL, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ triển khai các bước tiếp theo theo các Thu hằng quy định hiện hành. nghi lễ Trà đạo. Thông qua những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, Nhật Bản muốn xóa tan những nghi hoặc về phóng xạ, về sóng thần trong tâm trí người dân Việt Nam, thay vào đó là một Fukushima khỏe mạnh, an toàn và mang vẻ đẹp của những nét văn hóa truyền thống và phát triển bền vững. h.Quân
  • 15. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc Si La Ở bản Seo hai, xã can hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai châu có những nghệ nhân đang nỗ lực lưu giữ, truyền dạy những nét đẹp văn hóa của dân tộc Si La cho thế hệ trẻ. Bản Seo Hai có hơn 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu đều là người dân tộc Si La. Ở bản, cụ Hù Chà Khao là người hiểu biết nhiều về tập tục, nét văn hóa của người Si La. Không khó để có thể tìm đến ngôi nhà nhỏ nằm sát sườn đồi ở cuối bản của cụ, khi đường bê tông đã được trải dài đến tận cổng. Tuổi đã ngoài 80 nhưng nghệ nhân Khao vẫn khỏe và minh mẫn. Khi biết chúng tôi đến tìm hiểu nét văn hóa của dân tộc mình, cụ Khao như được “tiếp thêm lửa”. Nghệ nhân Hù Chà Khao cho biết, người Si La có luật tục, hương ước riêng để thể hiện phong tục, tập quán của mình. Bản sắc dân tộc được thể hiện trong việc thờ tổ tiên, tổ chức Lễ cưới hỏi, Lễ mừng cơm mới, Lễ tạ ơn trời đất hay đơn giản chỉ là cách đặt tên con. Nói về những mũi tên và cọc tiêu với hình thù lạ được dựng thành cổng chào ở đầu bản, cụ Khao cho biết, đó là biểu tượng của nghi lễ “Mía lô lô” hay còn gọi là Lễ Cấm bản. Theo truyền thống, Lễ Cấm bản nhằm cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng xanh tốt và thường được tổ chức trước các vụ sản xuất. Qua các buổi lễ, tế, việc diễn xướng được thực hiện, góp phần lưu giữ được cái hồn của dân tộc và truyền thụ lại cho thế hệ sau. Trong quá trình lao động sản xuất, người Si La đã tự tạo ra một số nhạc cụ với những điệu múa, câu dân ca phục vụ đời sống tinh thần. Cầm trên tay chiếc sáo “Là pí”- sáo ngắn và sáo “Pờ tư thế lế”- sáo dài, cụ Khao nói, nhạc cụ của người Si La chủ yếu làm từ tre, nứa và gỗ rừng. Tuy chế tác thủ công và đơn giản nhưng khi tiếng nhạc cụ cất lên cùng giai điệu dân ca sẽ có âm hưởng riêng, tạo ấn tượng lạ cho người nghe. Việc sử dụng những nhạc cụ cũng có luật lệ riêng, phù hợp với thời gian sản xuất nên không phải lúc nào cũng có thể cất tiếng được. Một ngày, người nghệ nhân này có thể hoàn thành một sản phẩm đàn tính 3 dây. Tâm huyết với việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc Si La, nghệ nhân Hù Chà Khao đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của huyện, của tỉnh, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong bản, ngoài nghệ nhân Hù Chà Khao, nghệ nhân Hù Cố Xuân cũng là một người dồn hết tâm huyết để truyền đạt các điệu dân ca, giao duyên cho thế hệ trẻ. Chúng tôi đến gặp bà Xuân trong lúc bà đang say sưa chỉ dẫn những động tác múa dân tộc cho các nữ thanh niên trong bản. Từng động tác, từng cử chỉ múa của họ được bà chú ý từng ly từng tý. Mỗi bước chân còn lệch, ngón tay chưa đủ độ nghiêng hay ánh mắt nhìn của người múa sai hướng… đều được nghệ nhân Hù Cố Xuân uốn nắn cho các bạn trẻ. Nghệ nhân Hù Cố Xuân chia sẻ: Nhiều nét văn hóa của dân tộc Si La chúng tôi đã bị mất đi. Thế hệ sau bây giờ nhiều người không còn thấy hứng thú với những điệu nhảy, những câu ca cổ nữa. Đây là những nét văn hóa đặc sắc, không những người con của dân tộc Si La phải bảo tồn mà các cấp chính quyền khác cũng cần có trách nhiệm quan tâm hơn. Bản thân tôi và nghệ nhân Khao đã tích cực truyền đạt cho thế hệ sau nhưng cần phải mở rộng khảo sát, sưu tầm hay phục dựng các nghi thức tế lễ, văn hóa của người dân tộc Si La. Em Hù Thị Liên đang là học sinh trung học phổ thông tại trường huyện Mường Tè, dù trường cách nhà gần 15km nhưng cuối tuần là Liên lại về để tham gia múa, hát cùng các bạn trong bản. Với Liên, được hiểu biết về văn hóa của dân tộc là một niềm vinh dự để những bạn trẻ như em góp phần lưu giữ, bảo tồn nét văn hóa độc đáo ấy. K.hoàn Phú Yên: Tôn tạo di tích địa đạo Gò Thì Thùng Tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục đầu tư kinh phí tôn tạo Di tích lịch sử địa đạo Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An) giai đoạn 2, dự kiến trong năm 2014. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, các hạng mục sẽ được xây dựng là nhà quản lý và trưng bày hiện vật khu di tích; hệ thống ngách địa đạo, điện, nước sinh hoạt…, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và khách tham quan đến tìm hiểu di tích lịch sử vùng đất thép xã An Xuân. Công trình tôn tạo Di tích lịch sử địa đạo Gò Thì Thùng giai đoạn 1 vừa được đưa vào sử dụng có tổng kinh phí gần 1 tỉ đồng, gồm xây dựng 2 nhà che cửa hầm, mỗi nhà có diện tích gần 38 m2; 3 nhà che giếng địa đạo, mỗi nhà rộng 9 m2; lối đi xung quanh di tích dài 297 mét; khôi phục lại 129 mét địa đạo, 95 đoạn giao thông hào và lắp đặt 10 bia hướng dẫn trong khu vực. Địa đạo Gò Thì Thùng rộng gần 27 hecta được xây dựng từ tháng 5/1964 – 8/1965, là một trong 3 địa đạo lớn ở nước ta như Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) và Vĩnh Mốc (Quảng Trị), gắn với nhiều chiến công hiển hách của quân, dân Phú Yên trong kháng chiến. Được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia từ tháng 02/2009, địa đạo Gò Thì Thùng dài gần 2 km, sâu trung bình 5 mét, rộng 0,8 mét và cao từ 1,6 đến 1,8 mét cùng hơn 10 km giao thông hào chằng chịt. huY Long số 1049 l 07.11.2013 15
  • 16. thônG tin trao đổi Tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Bộ VHTTDL vừa ban hành Công văn số 3743/BVHTTDL-PC gửi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn tổ chức thực hiện ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Theo quy định tại Điều 8 của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày 09/11 hằng năm là ngày “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2013 có chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bộ VHTTDL yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện các công việc sau đây: 1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức treo khẩu hiệu tại trụ sở cơ quan, đơn vị mình; lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật phù hợp với hoạt động của cơ quan, đơn vị. Khẩu hiệu Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2013 của ngành văn hóa, thể thao, du lịch: “Tôn trọng và chấp hành pháp luật là nét đẹp văn hóa của mỗi người dân”. 2. Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng cục Du lịch, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cùng với các nhiệm vụ trên, tổ chức ít nhất 01 hội nghị phổ biến hoặc 01 buổi nói chuyện chuyên đề pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan về văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước như Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ Luật lao động, Luật Hòa giải cơ sở… 3. Văn phòng Bộ tổ chức treo khẩu hiệu theo hướng dẫn tại Công văn số 6902/BTP-PBGDPL tại trụ sở Bộ VHTTDL, số 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức trao thẻ báo cáo viên pháp luật cho các báo cáo viên của Bộ để hưởng ứng Ngày Pháp luật. 4. Vụ Pháp chế là cơ quan tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ tổ chức các hoạt động thực hiện Ngày Pháp luật, có trách nhiệm làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổ chức phổ biến Luật Bồi thường Nhà nước tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ VHTTDL, chú trọng đối tượng trực tiếp làm công tác cấp các giấy phép, giấy chứng nhận theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý của Bộ; - Tổ chức phố biến các văn bản mới ban hành về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cho các cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tại Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Chủ trì tổ chức trao thẻ báo cáo viên pháp luật cho các cán bộ, công chức, viên chức của Bộ để hưởng ứng Ngày Pháp luật; - Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ về quá trình, kết quả thực hiện Ngày Pháp luật của Bộ. 5. Thời gian các cơ quan, đơn vị triển khai Ngày Pháp luật được tổ chức trong tuần lễ từ ngày 04/11/2013 đến ngày 10/11/2013, trong đó tổ chức cao điểm vào ngày 09/11/2013. h.Quân Dệt thổ cẩm của người Bahnar hấp dẫn khách du lịch Từ nhiều năm nay, xã Glar thuộc huyện Đăk Đoa (Gia Lai) có nhiều cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Bahnar trên địa bàn, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa mới trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở các buôn làng. Đặc trưng nhất là nghề dệt thổ cẩm được duy trì và phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị phục vụ khách du lịch, đồng thời giữ gìn được bản sắc văn hóa ở địa phương. Từ năm 2006, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm xã Glar được thành lập trên cơ sở phong trào dệt thổ cẩm phát triển mạnh trong các hộ gia đình. Lúc bấy giờ, trong toàn xã có đến 16 số 1049 l 07.11.2013 hàng chục khung dệt đang hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu chị em làm ra sản phẩm là để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và trong các ngày diễn ra lễ hội quan trọng trong đời sống của cộng đồng. Ngày đầu thành lập hợp tác xã chỉ có 40 xã viên tham gia đều là phụ nữ người Bahnar, với tổng mức vốn đóng góp 15 triệu đồng; sản phẩm chủ yếu là khố, áo nam, váy nữ, túi, ví... Nhằm từng bước phát triển nghề dệt thổ cẩm. Hợp tác xã đã mở được 4 lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm cho 200 chị em, mỗi lớp đào tạo trong thời gian 3 tháng và đảm bảo cho học viên nắm vững từ những kỹ thuật căn bản cho đến kỹ thuật nâng cao để tạo ra được những sản phẩm đa dạng hơn. Tỉnh Gia Lai cũng đã ưu tiên đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất để hợp tác xã mở rộng quy mô hoạt động ổn định, UBND huyện Đăk Đoa hỗ trợ kinh phí cho hợp tác xã thuê mặt bằng tại các tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk và thành phố Pleiku để tổ chức giới thiệu sản phẩm. Quy mô hoạt động của Hợp tác xã ngày càng lớn mạnh và mang nhiều yếu tố bền vững, đến nay, hợp tác xã đã thu hút được hơn 100 thành viên tham gia, với tổng mức đóng góp lên tới hơn 200 triệu đồng. Chất lượng sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng bởi tay nghề cao của chị em, từng đường nét hoa văn cho đến độ mịn, phối màu đặc
  • 17. thônG tin trao đổi Cô ấy là hướng dẫn viên du lịch Cô bạn tôi làm việc cho một công ty du lịch có tiếng ở Thủ đô. Với lợi thế về ngoại hình, thông thạo ngoại ngữ, lại giỏi nhảy đầm, hát rock cũng rất chuẩn, nên cô thường được chọn hướng dẫn cho các tour phục vụ các đoàn khách VIP. Ấy vậy mà một lần có du khách người Nhật hỏi: Quê của thi hào Nguyễn Du ở đâu? Cô ấy trả lời: Hà Nội!!! Cũng dễ hiểu, sở dĩ cô bạn tôi chẳng biết thi hào Nguyễn Du ở đâu bởi khi tuyển dụng nhân lực, công ty của cô ấy chỉ đặt yêu cầu là phải giỏi ngoại ngữ, vi tính và có kỹ năng giao tiếp. Còn kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử dân tộc... thì không cần quan tâm. Theo dự báo đến năm 2015, ngành du lịch trong nước cần khoảng nửa triệu lao động có tay nghề chuyên môn vững vàng. Để đạt được mục tiêu trên (cả về số lượng cũng như chất lượng) đang là một thách thức lớn đối với ngành du lịch Việt Nam. Bởi vậy, vấn đề đào tạo sinh viên ngành du lịch ở các trường chuyên ngành không chỉ là mối quan tâm của các cơ sở đào tạo du lịch, mà trở thành mối quan tâm của cả ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thống kê của ngành chủ quản cho thấy, cả nước hiện có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch (gồm 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng, 117 trường trung học chuyên ngành). Bất cập lớn nhất hiện nay là phần lớn các cơ sở đào tạo chỉ chú trọng vận dụng những gì có sẵn, chương trình đào tạo mang tính nội bộ, đơn lẻ, mà chưa xây dựng được chương trình chuẩn, thống nhất trong cả hệ thống. Ngay cả phương thức tuyển dụng, đào tạo cũng vậy, mỗi trường đặt ra tiêu chí khác nhau, nên chất lượng “đầu ra” của hướng dẫn viên du lịch cũng khác nhau. Đó là chưa kể sự chênh lệch về chất lượng đào tạo giữa các trường công lập, với trường ngoài công lập; sự khác biệt giữa hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên các tour quốc tế. Ông Nguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Công ty Du lịch Lửa Việt (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Tiêu chuẩn bằng cấp giữa hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa cũng rất khác biệt. Muốn trở thành hướng dẫn viên quốc tế, sinh viên phải hội tụ đủ nhiều điều kiện: Trình độ đại học, bằng Anh văn ngành du lịch... Thực tế hiện nay, nghề hướng dẫn viên chẳng đòi hỏi mấy khắt khe. Cụ thể, với những hướng dẫn viên du lịch nội địa chỉ cần tốt nghiệp phổ thông trung học và được bổ túc thêm khóa học ngắn hạn (từ ba đến sáu tháng) về nghiệp vụ. Trong khi đó, yêu cần thực tế là hướng dẫn viên nội địa thực chất cần phải học nhiều, phải có nhiều kiến thức hơn hướng dẫn viên quốc tế. Họ không chỉ cần giỏi về nghiệp vụ du lịch, mà cần có kiến thức xã hội, lịch sử văn hóa, vốn sống phong phú... Tuy nhiên, giữa các cơ sở đào tạo du lịch lại có những quan điểm, cũng như nội dung đào tạo rất khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần có sự thống nhất trong tiêu chí đào tạo hướng dẫn viên du lịch. Để có được số lượng sinh viên ra trường có chung mặt bằng đào tạo, đảm bảo đáp ứng được công việc, ngành du lịch nhất thiết phải đưa ra được các tiêu chí chung về đào tạo nguồn du lịch. Đây sẽ là cơ sở cho các trường dựa vào đó để hoàn chỉnh giáo trình giảng dạy, hay nói cách khác, các tiêu chí này sẽ làm kim chỉ nam giúp cho việc đào tạo nhân lực ngành du lịch sát thực tế hơn và hiệu quả hơn. Thời gian gần đây, trước đòi hỏi của yêu cầu hội nhập, mở rộng thị trường du lịch đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, một số cơ sở đào tạo du lịch (cả Trung ương và địa phương) đã áp dụng một số tiêu chuẩn nghề của cả trong nước và ngoài nước, tuy nhiên tiêu chuẩn nào mới thực sự giải quyết được bài toán nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam vẫn còn đang bỏ ngỏ. Việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch cần những tiêu chuẩn xuất phát từ đòi hỏi thực tế của thị trường du lịch, cũng như nhu cầu của chính ngành du lịch Việt Nam. Tổng cục Du lịch cho biết, sắp tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ ban hành Bộ tiêu chí kỹ năng nghề quốc gia gồm 8 lĩnh vực từ dịch vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn đến các ngành quản trị khác... Bộ tiêu chí này sẽ hiện thực hóa tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực đào tạo nghề, góp phần nâng cao năng lực đào tạo cũng như chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch nước nhà. Thế hùng sắc và hấp dẫn hơn nhiều so với trước đây. Hợp tác xã cũng đã đưa các mặt hàng tham gia sản phẩm công nghiệp nông thôn năm 2012 tỉnh Gia Lai và được tuyển chọn các sản phẩm áo nam, khố nam, chăn đắp và túi xách đạt giải nhất; trong đó sản phẩm chăn thổ cẩm được Cục công nghiệp địa phương (Bộ Công thương) tặng Cúp và Giấy chứng nhận là sản phẩm công nghiệp tiêu biểu cấp khu vực miền Trung và Tây Nguyên năm 2012. Sản phẩm dệt thổ cẩm ở xã Glar không những chỉ được trưng bày ở nhiều nơi trong khu vực, mà còn thu hút khách du lịch ở các nơi tìm đến tham quan và mua sắm, tăng mức thu nhập cho xã viên. Từ chỗ trước đây chỉ có mức thu nhập khoảng 500.000đồng/tháng/người, nay tăng lên 2 triệu đồng/tháng/người từ việc bán được các loại sản phẩm dệt thổ cẩm trên thị trường. Ngoài ra, vào những thời điểm nông nhàn, Hợp tác xã còn huy động hơn 300 lao động tại chỗ là phụ nữ Bahnar cùng tham gia nhận những phần việc đơn giản mang sợi về nhà tự dệt và cũng cho thu nhập đáng kể. V.Thông số 1049 l 07.11.2013 17