SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  20
Télécharger pour lire hors ligne
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Trong không khí tưng bừng của
đất trời vào xuân, ngày 15/02 (16
tháng Giêng), tại Làng Văn hóa - Du
lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô,
Sơn Tây, Hà Nội), Bộ VHTTDL phối
hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các ngành, địa
phương đã tổ chức khai mạc Ngày hội
“Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã
tới dự. Cùng các già làng, trưởng bản,
chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức,
nghệ nhân của 54 dân tộc Việt Nam
và đại diện bà con người Việt Nam ở
nước ngoài về nước đón Tết cổ truyền
Giáp Ngọ 2014, tham gia Lễ hội cầu
an của đồng bào Lô Lô, huyện Mèo
Vạc, tỉnh Hà Giang, Chủ tịch Nước
chúc mừng cộng đồng các dân tộc
Việt Nam vui xuân Giáp Ngọ đầm
ấm, sum vầy.
(Xem tiếp trang 2)

troNG số NàY

- Bộ VHTTDL kiểm tra công tác
quản lý, tổ chức lễ hội
tại Thái Bình, Tây Ninh
(Tr.4)
- Xúc tiến chuẩn bị cho các
hội nghị cấp cao về Văn hóa
ASEAN - ASEAN+3
(Tr.6)
- Cần sớm có giải pháp bảo vệ
hòn Trống Mái
(Tr.10)

Số 1063 ngày 20/02/2014

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO vinh danh
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ảnh: NGUYỄN Á

Ngày hội “Sắc xuân
trên mọi miền Tổ quốc”

Phát hành Thứ Năm hằng tuần

Bà Katherine Muller Marin trao bằng của UNESCO cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Hoàng Tuấn Anh

Lễ đón Bằng của UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được Bộ VHTTDL và UBND
TP. Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể tối 11/02, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ
Chí Minh. Tham dự có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam, Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức
Đam; bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà
Nội, lãnh đạo một số Ban, Bộ, ngành, địa phương, cùng đông đảo các nghệ sỹ,
nghệ nhân...
(Xem tiếp trang 5)

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thăm và làm việc
tại Cộng hòa Pháp
Nhân kỷ niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt
Nam và Pháp (1973-2013) và Năm giao lưu Việt Nam tại Pháp 2014, Bộ
trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã tới thăm và làm việc tại CH Pháp
từ ngày 13-16/02. Ngày 13/02, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã đến thăm
bảo tàng Lịch sử sống, Không gian Hồ Chí Minh tại thành phố Montreuil ở
ngoại ô Paris; đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở công
viên Montreau.
(Xem tiếp trang 2)
quản lý nhà nước
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh đã có cuộc làm việc với Bộ
trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông Pháp
Aurelie Filippetti. Tại cuộc làm việc với
Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông
Pháp - Aurelie Filippetti, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh vui mừng cho biết, việc
tổ chức các hoạt động trong Năm Việt
Nam tại Pháp 2014 sẽ góp phần tăng
cường quảng bá, giới thiệu văn hóa, du
lịch, tiềm năng kinh tế của Việt Nam; thu
hút đầu tư, tìm kiếm các cơ hội hợp tác;
tích cực thúc đẩy các kế hoạch hợp tác
song phương; tạo điều kiện thúc đẩy mối
quan hệ giữa Việt Nam và Pháp lên một
tầm cao mới trong bối cảnh hai nước vừa
ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác
chiến lược giữa Việt Nam và Pháp.
Bộ trưởng đánh giá cao các hoạt
động trao đổi, giao lưu văn hóa rất đa
dạng và hiệu quả giữa 2 nước, đặc biệt
là Chương trình Năm chéo giữa hai quốc
gia trong các năm 2013 và 2014 nhằm
giới thiệu về nước Pháp tại Việt Nam

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh...
(2013) và giới thiệu về Việt Nam tại
Pháp (2014) nhân kỷ niệm 40 năm Thiết
lập Quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.
Lễ khai mạc Năm Việt Nam tại Pháp
2014 đã chính thức diễn ra tại Nhà hát
Châtelet lúc 19 giờ ngày 14/02 (giờ Paris).
Trong khuôn khổ sự kiện ngoại giao đặc
biệt này có hàng trăm hoạt động với nhiều
nội dung phong phú, giàu bản sắc, là dịp
để những nghệ sĩ, người dân 2 nước gặp
gỡ, chia sẻ những nét đặc sắc của văn hóa,
nghệ thuật mỗi nước, góp phần làm sâu
sắc hơn tình hữu nghị truyền thống, mối
quan hệ hợp tác hiệu quả và sự hiểu biết
lẫn nhau giữa 2 dân tộc Pháp-Việt.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng
định: “Chương trình được đánh dấu bởi
một loạt các sự kiện được tổ chức trên
tất cả các lĩnh vực, trao đổi về kinh tế,
văn hóa, sáng tạo nghệ thuật, giáo dục,
giáo dục đại học và nghiên cứu, quốc
phòng, du lịch, thể thao cũng như trong

các lĩnh vực kiến trúc, thời trang và thiết
kế. Sự kiện lớn này được tổ chức với
tham vọng chúng ta có thể khám phá
nhau nhiều hơn, thể hiện các khía cạnh
đương đại và sáng tạo nhất của mỗi
nước, tăng cường giới thiệu hình ảnh và
tăng cường trao đổi giữa hai nước”.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng bày
tỏ lòng cảm ơn bà Bộ trưởng Aurelie
Filippetti và các đồng sự tại Bộ Văn hóa
và Truyền thông Pháp, các đối tác Pháp,
cũng như Đại sứ quán Pháp tại Việt
Nam đã và đang hỗ trợ, hợp tác với phía
Việt Nam tổ chức các sự kiện trong
Năm Việt Nam tại Pháp. Đồng thời
mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ
để tổ chức thành công các hoạt động
trong năm 2014 tại Pháp và gửi đến bạn
bè Pháp thông điệp “Hòa bình, hữu
nghị”, giới thiệu mạnh mẽ, sâu sắc hơn
về đất nước Việt Nam ổn định và đang
tHtt
đổi mới, phát triển.

Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”
Chủ tịch Nước hoan nghênh sáng
kiến tổ chức “Ngày hội sắc xuân trên mọi
miền Tổ quốc”, đã góp phần nâng cao
hiểu biết và gắn kết giữa các dân tộc Việt
Nam.
Chủ tịch Nước khẳng định: Trải qua
hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước,
văn hóa đã trở thành nền tảng tinh thần,
động lực, nguồn sức mạnh nội lực mạnh
mẽ để đưa dân tộc, đất nước vượt qua
thác ghềnh, thử thách, tồn tại và phát
triển, không ngừng lớn mạnh. Ngày nay,
trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống
văn hóa đó tiếp tục được bảo tồn và phát
huy mạnh mẽ; tạo sức mạnh của khối đại
đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Với
niềm tin vững chắc vào tương lai tươi
sáng của đất nước, Chủ tịch Nước gửi tới
đồng bào 54 dân tộc và kiều bào ở nước
ngoài lời chúc tốt đẹp; chúc nhân dân, đất

2

số 1062 l 13.02.2014

nước hòa bình, thịnh vượng, ngày càng
giàu mạnh, sánh vai cùng với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
Là hoạt động thường niên, Ngày hội
năm nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch
các dân tộc Việt Nam, Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... phối
hợp tổ chức, nhằm mục đích tăng cường
khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em.
12 cộng đồng dân tộc đến từ 10 tỉnh trong
cả nước tham dự Ngày hội, gồm cộng
đồng dân tộc Tày, Nùng đến từ Lạng
Sơn, dân tộc Sán Chay (Phú Thọ), dân
tộc Cor (Quảng Nam), dân tộc Chăm
(Bình Thuận), dân tộc Brâu (Kon Tum)...
đã mang tới những nét văn hóa đặc sắc
nhất của dân tộc mình. Đó là hội Đua
ngựa xuân của đồng bào Mông ở Lào
Cai, lễ Cầu an của đồng bào dân tộc Lô
Lô ở Hà Giang, lễ hội Chá Chiêng của
đồng bào dân tộc Thái, lễ Cúng trỉa lúa
của dân tộc Brâu, lễ hội Bắt chồng của
dân tộc Chu Ru... Hoạt động đặc sắc nhất

(Tiếp theo trang 1)

(Tiếp theo trang 1)

trong ngày hội chính là lễ Cầu an, lễ hội
được tổ chức đầu năm nhằm cầu mong
một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng
tốt tươi của đồng bào dân tộc Lô Lô (Hà
Giang). Lễ hội đã diễn ra trên đồi 19/4
của Làng Văn hóa - Du lịch, với sự tham
gia của Chủ tịch Nước, cùng các già
làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, nhân
sĩ trí thức, nghệ nhân của 54 dân tộc Việt
Nam và đại diện bà con người Việt Nam
ở nước ngoài về nước đón Tết cổ truyền
Giáp Ngọ 2014. Theo đúng phong tục Lô
Lô, vị thày cúng của dân tộc Lô Lô bắt
đầu các nghi lễ trong lễ Cầu an bằng bài
khấn các vị thần Đông, Tây, Nam, Bắc...
xin các vị thần cho mưa thuận, gió hòa,
mùa màng tốt tươi. Tiếp sau đó, các cô
gái dân tộc Lô Lô tươi cười đi rót rượu
mời đồng bào các dân tộc anh em cùng
chung chén rượu đầu xuân. Kết thúc lễ
hội, mọi người cùng tham gia điệu nhảy
để tiễn thần linh về trời và mong cho một
năm mới rộn ràng niềm vui.
tHế Hùng
quản lý nhà nước

VăN BảN Mới
- Tại Quyết định số 250/QĐBVHTTDL ngày 10/02/2014, Bộ
VHTTDL giao Cục Điện ảnh chủ trì,
phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế và
Đại sứ quán Cộng hòa Hồi giáo Iran
tại Việt Nam tổ chức Tuần phim Iran
tại Rạp chiếu phim Hanoi
Cinematheque, 22A Hai Bà Trưng,
Hà Nội trong thời gian từ ngày 0307/3/2014. Cục Điện ảnh có trách
nhiệm duyệt phim trước khi trình
chiếu chính thức.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 278/QĐ-BVHTTDL ngày
12/02/2014 về việc thành lập Ban Chỉ
đạo, Ban Tổ chức Liên hoan tuyên
truyền hoạt động kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ
(07/5/1954-07/5/2014) do Thứ trưởng
Huỳnh Vĩnh Ái, ông Mùa A Sơn -

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, bà
Hà Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Lào Cai làm Trưởng Ban, ông
Phạm Văn Thủy - Cục trưởng Cục
Văn hóa cơ sở làm Phó Trưởng Ban.
- Ngày 12/02/2014, Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 279/QĐBVHTTDL về việc thành lập Ban
Chỉ đạo, Ban Tổ chức Liên hoan
tuyên truyền lưu động Kỷ niệm 55
năm Đường Hồ Chí Minh
(19/5/1959-19/5/2014) do Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, ông Nguyễn
Huy Phong - Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Phước, bà Đinh Thị Lệ
Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Nghệ An làm Trưởng Ban, ông Phạm
Văn Thủy - Cục trưởng Cục Văn hóa
cơ sở làm Phó Trưởng Ban.
- Tại Quyết định số 280/QĐ-

BVHTTDL ngày 12/02/2014 Bộ
VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo,
Ban Tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử
Nam bộ năm 2014 gồm các thành
viên: Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm
Trưởng Ban, bà Lê Thị Ái Nam - Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu làm
phó Trưởng Ban và 01 Ủy viên.
- Ngày 12/02/2014, Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 289/QĐBVHTTDL cho phép Dàn nhạc Giao
hưởng Việt Nam mời nhạc trưởng
Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Yosuke
Yamashita (người Nhật Bản) đến tập
luyện và biểu diễn cùng Dàn nhạc
trong chương trình Hòa nhạc “VNSO
Tet Jazz concert”. Thời gian luyện tập
và biểu diễn: từ ngày 20-27/02/2014
tại Nhà hát Lớn Hà Nội, số 01 Tràng
tHtt
Tiền, Hà Nội.

Năm Việt Nam tại Pháp: Quảng bá Việt Nam đến với thế giới
Tại Nhà hát Châtelet ở Paris tối
ngày 14/02, Bộ trưởng Bộ VHTTDL
Việt Nam Hoàng Tuấn Anh, cùng Bộ
trưởng Ngoại giao Pháp - Laurent
Fabius, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Aurelie Filippetti và Bộ trưởng, Chủ
tịch Viện Pháp - Xavier Darcos cùng
nhiều quan chức hai nước đã tham dự
Lễ khai mạc Năm Việt Nam tại Pháp.
Chương trình nghệ thuật “Đêm
của Sen” đã được tổ chức trong tối
khai mạc với những màn nghệ thuật
đặc sắc, hấp dẫn mang đậm âm
hưởng, văn hóa Việt như: Hòa tấu dân
ca 3 miền, hát Văn, Ca trù, Đờn ca tài
tử, Quan họ Bắc Ninh, biểu diễn đàn
bầu, đàn nhị, múa Cung đình Huế,
múa Chăm… nhằm giới thiệu đến
công chúng Pháp cũng như bạn bè
quốc tế những tinh hoa văn hóa của
Việt Nam.
Năm Việt Nam tại Pháp sẽ có
khoảng 100 hoạt động trong tất cả các
lĩnh vực tại nhiều địa phương trên

khắp nước Pháp. Có thể nói đây là sự
kiện quảng bá Việt Nam với quy mô
lớn chưa từng có tại Pháp và châu Âu.
Một số hoạt động lớn, nổi bật có thể
kể đến như: Cuộc triển lãm “Rồng
trên cổ vật” tại Bảo tàng Guimet được
tổ chức vào tháng 9/2014, sẽ được
khởi động với một cuộc hội thảo quốc
tế rất lớn: “Nghệ thuật Việt Nam,
cách tiếp cận mới”. Việt Nam cũng sẽ
tham gia một số lễ hội với tư cách là
khách mời danh dự tại Dijon,
Besancon, Montoire… Nhiều tuần lễ
phim Việt Nam cũng sẽ được tổ chức
hoặc Việt Nam sẽ tham gia một số
liên hoạn phim như Cannes, Vesoul…
Xiếc, Rối nước, Ca trù, múa đương
đại, võ cổ truyền, nhạc hip-hop,
techno… sẽ là các chương trình làm
đầy đủ thêm diện mạo văn hóa Việt
Nam. Ẩm thực Việt Nam cũng là
điểm nhấn quan trọng với những
chương giới thiệu văn hóa ẩm thực
Việt tại các khách sạn, đường phố, nơi

công cộng. Cũng trong dịp này, Tuần
Việt Nam sẽ được tổ chức tại một số
địa phương của Pháp với các hoạt
động đa dạng như biểu diễn nghệ
thuật, giới thiệu ẩm thực… tại các
tỉnh Seine Saint Denis, Tours,
Bordeaux và rất nhiều địa phương,
thành phố nhỏ khác.
Với Chương trình phong phú, trải
rộng trên tất cả các lĩnh vực, Năm
Việt Nam tại Pháp sẽ là dịp để nghệ
sĩ, nhân dân hai nước gặp gỡ, chia sẻ
những nét đặc sắc của văn hóa, nghệ
thuật mỗi nước, góp phần làm sâu sắc
hơn tình hữu nghị truyền thống, mối
quan hệ hợp tác hiệu quả và sự hiểu
biết lẫn nhau giữa 2 dân tộc, đồng
thời là cơ hội để Việt Nam được bạn
bè quốc tế biết đến không chỉ qua
những nét quen thuộc của truyền
thống và bản sắc văn hóa lâu đời, mà
còn là hình ảnh một Việt Nam đổi
mới, mở cửa hội nhập mạnh mẽ…
H.Q

số 1062

l

13.02.2014

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

Bộ VHTTDL kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội
tại Thái Bình, Tây Ninh
Tối 12/02 (tức ngày 13 tháng
Giêng), tại Khu di tích lịch sử quốc gia
Đền thờ và lăng mộ các vua Trần, xã
Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái
Bình, UBND huyện Hưng Hà đã tổ
chức Khai mạc lễ hội Đền Trần năm
2014. Dự Lễ dâng hương và công bố
Giấy Chứng nhận Lễ hội Đền Trần Thái
Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia, Thứ trưởng Vương Duy Biên khẳng
định: “Để bảo tồn và phát huy giá trị di
sản Lễ hội Đền Trần Thái Bình, cần tiếp
tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền;
thực hiện nghiêm công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm quy chế lễ hội
và thực hiện tốt các phương án đảm bảo
an toàn trước, trong và sau lễ hội nhằm
bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn
với phát triển kinh tế du lịch địa
phương…”.
Cũng tại buổi lễ, UBND huyện
Hưng Hà đã chính thức công bố
Chương trình hành động bảo tồn, phát
huy giá trị Lễ hội Đền Trần giai đoạn
2014-2020. Lễ khai mạc khép lại bằng
chương trình nghệ thuật đặc sắc với màn
biểu diễn trống, múa lân của các nghệ
nhân và màn sử thi “Hào khí Đông A”
tái hiện toàn bộ quá trình lập nghiệp của
Vương triều Trần trên mảnh đất Long
Hưng xưa - Hưng Hà nay. Khu di tích

đền thờ và lăng mộ các vua Trần đã
được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch
sử văn hóa, di tích khảo cổ học cấp quốc
gia, không chỉ thu hút sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn
hóa mà còn là một điểm du lịch có giá
trị đặc biệt, hấp dẫn du khách trong và
ngoài nước mỗi dịp đầu Xuân.
Sáng 14/02, Đoàn kiểm tra của Bộ
VHTTDL do Thứ trưởng Đặng Thị
Bích Liên làm Trưởng đoàn đã kiểm tra
tình hình thực hiện nếp sống văn minh
tại di tích, lễ hội đối với khu Di tích lịch
sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi
Bà Đen, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh.
Qua kiểm tra thực tế cho thấy, việc
thực hiện nếp sống văn minh tại khu Di
tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du
lịch núi Bà Đen có nhiều chuyển biến
tích cực so với nhiều năm trước. Từ đầu
mùa lễ hội đến nay, chỉ có 22 vụ tệ nạn
xảy ra (giảm 10% so với cùng kỳ năm
2013) và được xử lý triệt để, kịp thời,
tạo được niềm tin trong lòng du khách
tham quan.
Tại Chùa Bà, khu Di tích lịch sử văn
hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen,
đoàn thanh tra ghi nhận, số hòm công
đức đặt tại các bàn thờ không vượt quá
quy định, việc bố trí, sắp xếp đồ thờ

cúng khá hợp lý, không có hiện tượng
tiêu cực trong việc thờ cúng, không có
dịch vụ đổi tiền lẻ… Tuy nhiên, hệ
thống thùng rác đặt còn thưa, khu vực
hành lễ còn thiếu thùng rác; bảng, biển
hướng dẫn, tuyên truyền việc thực hiện
nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự
còn ít, người dân còn hiện tượng sờ áo
choàng Phật Quan Âm vuốt lên mặt,
đầu, chen lấn nhiều.
Đoàn thanh tra đề nghị, Ban quản lý
khu Di tích lịch sử văn hóa - danh thắng
và du lịch núi Bà Đen, cần chấn chỉnh,
khắc phục những tồn tại, hạn chế kể
trên, đồng thời tăng cường công tác
kiểm tra, bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm trong mùa lễ hội được tốt nhất.
Trưởng ban quản lý khu Di tích lịch
sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi
Bà Đen, Bùi Văn Lững cho biết: Mùa lễ
hội năm nay, Ban quản lý đã tăng cường
lực lượng bảo vệ gấp đôi so với năm
2013, để tăng cường kiểm soát, đảm bảo
an ninh trật tự và phối hợp với các
ngành chức năng trực ban 24/24h trong
khu di tích; đồng thời phối hợp thanh,
kiểm tra thường xuyên tình hình vệ sinh
an toàn thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ,
phục vụ ăn uống, giải khát trong khu di
tích.
tHtt - M.HạnH

Tuyên Quang: Đón Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền Pú Bảo
Ngày 11/02, tại sân vận động Bản
Kè B, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình
(Tuyên Quang), Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Vương Duy Biên đã trao
Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp
quốc gia Đền Pú Bảo cho tỉnh Tuyên
Quang.
Đền Pú Bảo là nơi thờ Đức Quận
công Nguyễn Thế Quần (thường gọi là
Đức Quận công Thiếu Bảo) - người có
nhiều công tích trong việc dẹp yên các
thế lực nổi loạn ở Tuyên Quang. Đền
được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIXVII nằm trên cánh đồng Nà Tha, thôn

4

số 1062 l 13.02.2014

Bản Kè B, xã Lăng Can có địa thế như
sự hội tụ của linh khí núi sông.
Tại buổi lễ trao Bằng, Thứ trưởng
Vương Duy Biên đánh giá cao việc
chính quyền và nhân dân địa phương đã
làm tốt công tác duy trì và bảo tồn di
tích Đền Pú Bảo. Việc Bộ trưởng Bộ
VHTTDL quyết định công nhận Bằng
xếp hạng Di tích quốc gia Đền Pú Bảo
khẳng định giá trị to lớn của ngôi đền
linh thiêng, mang nhiều giá trị lịch sử;
ghi nhận sự nỗ lực cố gắng bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể của địa phương. Thứ trưởng đề nghị,

huyện Lâm Bình và tỉnh Tuyên Quang
cần tiếp tục các bước hoàn thiện công
tác xây dựng di tích, sớm kiện toàn bộ
máy chủ trì tại Đền nhằm phát huy hơn
nữa giá trị lịch sử trong giáo dục truyền
thống cho thế hệ trẻ và đời sống tâm
linh trong cộng đồng. Thời gian tới, các
cấp chính quyền địa phương cần đẩy
mạnh công tác quảng bá ý nghĩa linh
thiêng của đền Pú Bảo gắn với việc tổ
chức Lễ hội Lồng tông hằng năm góp
phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao
đời sống nhân dân trên địa bàn.
Huệ OanH
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO...
Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, đây là
loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng
miệt vườn sông nước Nam bộ, là sự kết
hợp hòa quyện đặc sắc giữa tiếng đờn,
lời ca và điệu diễn, vừa phản ánh tinh
hoa văn hóa nghìn năm văn hiến của
dân tộc vừa mang những nét đặc sắc
của người dân phương Nam - cần cù,
bình dị, chân thành, phóng khoáng,
nghĩa hiệp, can trường nhưng rất đỗi
nhân văn.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc
UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn
ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại thể hiện
sự trân trọng của quốc tế đối với loại
hình nghệ thuật đặc sắc này của Việt
Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào
của đồng bào Nam bộ, của người Việt
Nam, mà còn góp phần thiết thực vào
việc giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt
văn hóa trong kho tàng văn hóa thế

giới. Đồng thời cũng là một minh
chứng sống động về sức sống, sức lan
tỏa của văn hoá truyền thống Việt Nam
trong dòng chảy hội nhập của văn hóa
thế giới; làm cho bạn bè quốc tế hiểu
nhiều hơn với sự ngưỡng mộ về một
vùng đất không chỉ anh dũng kiên
cường trong đấu tranh giành độc lập
dân tộc mà còn là một vùng quê trù
phú, một vùng sông nước mênh mang
luôn đồng vọng tiếng đờn lời ca sâu
nặng nghĩa tình…
Thay mặt UNESCO, bà Katherine
Muller Marin, Trưởng đại diện Văn
phòng UNESCO tại Hà Nội đã trao
Bằng vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài
tử Nam bộ trở thành Di sản văn hóa đại
diện của nhân loại và được bảo vệ ở
cấp độ quốc tế. Bà cũng đã trao bằng
cho đại diện của 21 tỉnh/thành trong cả
nước đã có những công trình góp phần
phát triển hoạt động Đờn ca tài tử trong
thời gian qua. Bà Katherine Muller

(Tiếp theo trang 1)
Marin nhấn mạnh, đây là một minh
chứng sinh động về sức lan tỏa của văn
hoá truyền thống Việt Nam trong dòng
chảy hội nhập của văn hóa thế giới, tạo
cơ hội để người dân trên toàn thế giới
được thưởng thức và hiểu rõ hơn về
nền văn hóa tươi đẹp và phong phú của
Việt Nam. Thể hiện sự trân trọng và
ngưỡng mộ của cộng đồng quốc tế đối
với loại hình nghệ thuật độc đáo này
của Việt Nam…
Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh đã công bố Chương trình
hành động quốc gia nhằm kêu gọi nhân
dân cả nước cùng chung tay, góp sức
gìn giữ, bảo tồn và phát huy Nghệ thuật
Đờn ca tài tử Nam bộ. Đồng thời khen
thưởng các tập thể, cá nhân, nghệ nhân
đã có những công trình, sản phẩm, thực
hiện công tác truyền dạy góp phần phát
triển hoạt động Đờn ca tài tử trong
nhiều năm qua.
THTT

Đồng Tháp: Khánh thành Bia lưu niệm Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Chiều 15/02, tại xã Hòa An, thành
phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã long
trọng tổ chức Lễ khánh thành Bia lưu
niệm ghi dấu Cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhằm ghi nhớ công ơn của Cụ
và tri ân những người từng cưu mang
che chở Cụ Phó bảng trong những năm
sống và hoạt động tại xã Hòa An.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang

dự Lễ khánh thành.
Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sau
khi vào Sài Gòn, năm 1917 Cụ tìm đến
Cao Lãnh, hoạt động tại làng Hòa An,
tìm gặp các nhà nho, chí sĩ yêu nước,
truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong
nhân dân. Tại đây, Cụ vừa dạy học,
xem mạch, bốc thuốc chữa bệnh cho
nhân dân. Cụ được bà con tại làng Hòa
An hết lòng che chở, bảo vệ trong thời

gian hoạt động cách mạng.
Trước khi dự lễ khánh thành Bia
lưu niệm, Chủ tịch Nước Trương Tấn
Sang đã đến viếng, thắp hương tại Khu
di tích Nguyễn Sinh Sắc; thăm và tặng
quà một số gia đình tiêu biểu trong
phong trào xây dựng nông thôn mới
của xã Hòa An.
Đức MinH

Hợp tác văn hóa Việt Nam - Đan Mạch
Quỹ Phát triển và Trao đổi văn hóa
Đan Mạch - Việt Nam (CDEF) và Đại
sứ quán Đan Mạch vừa chính thức
công bố khởi động Dự án Triển lãm
giới thiệu hội họa Việt Nam tại Đại sứ
quán Đan Mạch lần thứ ba. Theo đó,
tất cả các nghệ sỹ Việt Nam từ mọi
vùng miền có thể gửi tranh tham dự,
đề tài không giới hạn. Các họa sỹ có
tranh tham dự có thể gửi ảnh chụp

(khổ 20 x 30cm),và thông tin đi kèm
ảnh đến địa chỉ: Đại sứ quán Đan
Mạch (số 17-19 Điện Biên Phủ, Hà
Nội) từ nay đến hết ngày 28/02/2014.
Mỗi nghệ sỹ gửi không quá ba
tác phẩm.
Thông tin đi kèm ảnh gồm các
mục: tên tranh, năm sáng tác, kích cỡ;
chất liệu; cảm hứng, hoặc hoàn cảnh
sáng tác, hoặc thông điệp mà họa sỹ

muốn gửi gắm qua bức tranh; tên và
địa chỉ liên lạc gồm e-mail, số điện
thoại, địa chỉ bưu điện của họa sỹ.
Dự án Triển lãm giới thiệu hội họa
Việt Nam tại Đại sứ quán Đan Mạch
được khởi xướng từ năm 2012 và được
triển lãm giới thiệu tranh lần đầu tiên
vào tháng 01/2013. Đợt tuyển chọn lần
thứ hai diễn ra vào tháng 8/2013.
n.H

số 1062

l

13.02.2014

5
quản lý nhà nước
Tại Kế hoạch số 289/KHBVHTTDL ngày 11/02/2014, Bộ
VHTTDL thông báo Kế hoạch tổ chức
Cuộc họp lần thứ 9 các quan chức cao
cấp về Văn hóa ASEAN (SOMCA),
Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Văn hóa
các nước ASEAN lần thứ 6 và Cuộc
họp lần 6 các quan chức cao cấp về
Văn hóa ASEAN+3 và Hội nghị Bộ
trưởng phụ trách Văn hóa ASEAN+3
lần thứ 6.
Các Cuộc họp và Hội nghị trên
được tổ chức là trách nhiệm của các
quốc gia thành viên ASEAN. Việt Nam
đăng cai tổ chức Cuộc họp lần 6 các
quan chức cao cấp về Văn hóa
ASEAN+3 và Hội nghị Bộ trưởng phụ

N

gày 15/02 (16 tháng Giêng
năm Giáp Ngọ 2014), nhân
dịp Kỷ niệm 4893 năm Đức
Thủy tổ Kinh Dương Vương khai
sinh mở nước và Lễ hội Kinh Dương
Vương năm 2014, Phó Chủ tịch Nước
Nguyễn Thị Doan đã đến dâng hương
tri ân công đức các vị vua Thủy tổ
Việt Nam tại khu di tích lịch sử Đền
thờ và Lăng Kinh Dương Vương-Lạc
Long Quân-Âu Cơ ở thôn Á Lữ, xã
Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành
(Bắc Ninh) và đánh trống khai hội.
Lễ hội Kinh Dương Vương năm
nay diễn ra trong 3 ngày (từ 16 đến 18
tháng Giêng Âm lịch).

Xúc tiến chuẩn bị cho các hội nghị cấp cao
về Văn hóa ASEAN, ASEAN+3
trách Văn hóa ASEAN+3 lần thứ 6 thể
hiện nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia
trong hợp tác ASEAN.
Việc kết hợp tổ chức các Hội nghị
vào dịp này sẽ đảm bảo tiết kiệm kinh
phí, đồng thời là cơ hội để Việt Nam
giới thiệu tới các Bộ trưởng phụ trách
Văn hóa và Nghệ thuật ASEAN và
các nước đối thoại một liên hoan nghệ
thuật mang tầm quốc tế của Việt Nam.
Cuộc họp lần thứ 9 các quan chức
cao cấp về Văn hóa ASEAN
(SOMCA), Hội nghị Bộ trưởng phụ

trách Văn hóa các nước ASEAN lần
thứ 6 và Cuộc họp lần 6 các quan
chức cao cấp về Văn hóa ASEAN+3
và Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Văn
hóa ASEAN+3 lần thứ 6 do Bộ
VHTTDL chủ trì, phối hợp với
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ
Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội và Bộ Thông tin và
Truyền thông tổ chức; diễn ra từ ngày
16-24/4/2014, tại thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
n.H

Khai hội Kinh Dương Vương
Với truyền thống đạo lý “Uống
nước nhớ nguồn”, Phó Chủ tịch Nước
Nguyễn Thị Doan cùng các đồng chí
lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy
ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh thành kính
dâng hương tri ân công đức Thủy tổ
Kinh Dương Vương-Lạc Long QuânÂu Cơ và cầu quốc thái dân an. Trong
văn tế Thủy tổ Kinh Dương Vương có
đoạn viết: “Chúng con-con dân nước
Việt, con cháu Lạc Hồng nguyện khắc
ghi công đức, trọn đạo nghĩa với đời,
với Tổ; tận trung hiếu, vì nước, vì
dân; tích đức, tu nhân, rèn tài, luyện

chí; giữ vững kỷ cương, giương cao
đạo lý; dựng nước Việt giàu đẹp văn
minh cùng nhân loại hòa bình hữu
nghị; nay nước Việt ta muôn thuở
trường tồn với thế Rồng bay sánh
ngang tầm thời đại”. Sau lễ dâng
hương tưởng niệm, Phó Chủ tịch
Nước Nguyễn Thị Doan đã trồng cây
lưu niệm tại khu Lăng mộ Kinh
Dương Vương.
Cùng với phần Lễ được tổ chức
trang nghiêm thể hiện niềm tôn kính
với bậc tiên tổ, phần hội năm nay
(Xem tiếp trang 8)

“Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”
đến với đồng bào Bắc Kạn
Ngày 12/02, tại Nhà Văn hóa
tỉnh Bắc Kạn, Sở VHTTDL tỉnh Bắc
Kạn phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải
quân tổ chức triển lãm bản đồ và
trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường
Sa của Việt Nam - Những bằng
chứng lịch sử”.
Đây là hoạt động thực hiện Nghị
quyết của Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Ðảng lần thứ 4 (khóa X)
về chiến lược Biển Việt Nam đến

6

số 1062 l 13.02.2014

năm 2020 nhằm tăng cường công tác
tuyên truyền và thông tin đối ngoại
về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Triển lãm mang đến cho người dân
các dân tộc thiểu số miền núi Bắc
Kạn cái nhìn, sự hiểu biết về tầm
quan trọng của biển đảo, những giá
trị lịch sử chủ quyền biển đảo của
Việt Nam, cũng là để người dân ở
vùng cao không có biển, đảo hiểu
được giá trị kinh tế, lịch sử, văn hóa

của dân tộc cần đươc giữ gìn, bảo vệ.
Triển lãm là một hoạt động tuyên
truyền thiết thực nhằm góp phần
nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn
kết, ý thức của nhân dân trong tỉnh,
đặc biệt là tầng lớp đoàn viên, thanh
niên, học sinh, sinh viên trong việc
bảo vệ và khẳng định chủ quyền của
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa thông qua
các tài liệu được công bố.
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Bộ VHTTDL chủ động trong công tác phòng chống lụt bão
ngày 07/02/2014 Bộ VHttDL
đã có Báo cáo số 23/BcBVHttDL gửi Ban chỉ đạo
phòng, chống lụt bão trung
ương về việc tổng kết công
tác phòng chống lụt bão và
tìm kiếm cứu nạn năm 2013,
kế hoạch năm 2014.
Bộ VHTTDL đã xây dựng và kiện
toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt,
bão và tìm kiếm cứu nạn của ngành.
Đồng thời thường xuyên kiểm tra
theo dõi, đôn đốc các tỉnh/thành theo
sự phân công của Ban Chỉ đạo
phòng, chống lụt, bão Trung ương.
Chủ động xây dựng kế hoạch,
phương án phòng chống lụt bão và
tìm kiếm cứu nạn của ngành và triển
khai thực hiện trong toàn ngành,
nhằm góp phần làm hạn chế đến mức
thấp nhất thiệt hại về người và tài sản
do thiên tai gây ra đối với văn hóa,
thể thao và du lịch. Thực hiện trực
ban nghiêm túc khi có bão, áp thất
nhiệt đới, thời tiết xấu trên biển, sạt
lở và đảm bảo chế độ thông tin, báo
cáo kịp thời theo quy định. Tích cực
chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão
và giảm nhẹ thiên tai theo phương
châm “ba sẵn sàng” (chủ động phòng
tránh, đối phó kịp thời, khắc phục
khẩn trương) và “bốn tại chỗ” (chỉ
huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư,
phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu
cần tại chỗ). Thường xuyên cảnh báo,
hướng dẫn và nhắc nhở các đơn vị
trực thuộc chủ động có kế hoạch bảo
vệ các công trình, trụ sở văn hóa, thể
thao và du lịch đặc biệt là các công

trình di tích lịch sử văn hóa, các thiết
chế văn hóa, thể thao, du lịch… Chỉ
đạo toàn ngành lồng ghép, phổ biến
kiến thức phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai vào các hoạt động tuyên
truyền, văn hóa, nghệ thuật, thể dục,
thể thao, gia đình… thông qua các
hoạt động đặc thù của ngành như:
văn nghệ, tuyên truyền cổ động, triển
lãm, panô, băng rôn, khẩu hiệu, biểu
diễn nghệ thuật, chiếu phim…
Bộ VHTTDL chủ động và phối
hợp tốt trong công tác phòng chống
thiên tai, chỉ đạo toàn ngành thực
hiện đồng bộ và nghiêm túc các kế
hoạch phòng, tránh, ứng phó với
thiên tai của Chính phủ cũng như của
Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão
Trung ương. Chủ động xây dựng kế
hoạch, phương án, kiểm tra, đôn đốc,
công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh
báo thường xuyên, kịp thời bằng
nhiều hình thức thích hợp nhằm nâng
cao ý thức trách nhiệm, tự giác trong
toàn ngành để chủ động, tránh chủ
quan, lơ là trong việc phòng, chống
thiên tai, lụt bão nhằm góp phần làm
hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại
về người và tài sản khi có lụt, bão
xảy ra.
Năm 2014, công tác phòng chống
lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của Bộ
sẽ tập trung vào các công việc trọng
tâm: Tổ chức kiểm tra, rà soát tàu
thuyền của các đơn vị về văn hóa, thể
thao và du lịch để xây dựng, hoàn
thiện phương án phòng chống lụt bão
theo phương châm 4 tại chỗ đảm bảo
chi tiết, cụ thể, phù hợp với đặc điểm,
điều kiện của từng địa bàn. Kiểm tra,

đôn đốc công tác chuẩn bị phòng
chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn,
nhất là công tác 4 tại chỗ. Chủ động
thực hiện các biện pháp xử lý khi
thiên tai xảy ra. Đề xuất, bổ sung các
phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại
ngành văn hóa, thể thao và du lịch để
chủ động cứu hộ, cứu nạn tại chỗ kịp
thời khi có tình huống thiên tai xảy
ra. Từng bước hình thành lực lượng
cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ chuyên
nghiệp trong công tác phòng tránh,
đối phó với thiên tai. Tăng cường
công tác tuyên truyền, phổ biến kiến
thức phòng, chống thiên tai. Từng
bước nâng cao khả năng chuẩn bị,
ứng phó, phục hồi của các đơn vị
trước, trong và sau thiên tai. Tổ chức
công tác tập huấn, diễn tập phòng,
chống thiên tai và phối hợp với Ban
chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm
kiếm cứu nạn các Bộ, ngành trong
công tác hướng dẫn, tuyên truyền,
bảo vệ người và tài sản. Bảo đảm
thông tin liên lạc thông suốt phục vụ
phòng, chống lụt, bão, động đất, sóng
thần. Tổ chức tốt công tác thường
trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm
cứu nạn theo quy định, sẵn sàng ứng
phó kịp thời với các diễn biến thiên
tai; tăng cường, nâng cao chất lượng
công tác quản lý, giám sát tàu thuyền
hoạt động du lịch. Chỉ đạo các cơ
quan quản lý nhà nước, các doanh
nghiệp hoạt động về lĩnh vực văn
hóa, thể thao và du lịch nghiên cứu,
đề xuất và tham gia hoạt động bảo vệ
môi trường, quản lý tài nguyên, ứng
phó với tác động của thiên tai.
Duyên trần

Triển lãm trưng bày bản đồ và
nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn
phẩm của các nhà nghiên cứu, học
giả trong nước và quốc tế; trong đó
có nhiều tư liệu, bản đồ được biên
soạn, xuất bản từ thế kỷ XVI giúp

người xem được tiếp cận với những
bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng
minh chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa trên biển Ðông qua nhiều thời kỳ.
Triển lãm tập trung vào giai đoạn từ

đầu thế kỷ XVII cho đến cuối thế kỷ
XIX là thời kỳ Việt Nam khẳng định
và thực thi chủ quyền của mình ở
Hoàng Sa và Trường Sa một cách
trọn vẹn và hòa bình.
MạnH Huân

số 1062

l

13.02.2014

7
Sự kiện vấn đề

Khai mạc Lễ hội đền Trần Thái Bình 2014
Tối ngày 12/02 (tức ngày 13 tháng
Giêng), tại Khu di tích lịch sử quốc gia
Đền thờ và lăng mộ các vua Trần (xã
Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái
Bình), UBND huyện Hưng Hà đã tổ
chức khai mạc Lễ hội đền Trần năm
2014. Hàng nghìn du khách thập phương
đến dự lễ và thắp hương tưởng nhớ công
lao của các vị vua Trần trên mảnh đất
được coi là nơi phát tích, dựng nghiệp
vương triều Trần.
Lễ hội đền Trần Thái Bình năm nay
càng có ý nghĩa hơn khi ngày 27/01 vừa
qua, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã ký Quyết định số 231/QĐBVHTTDL công nhận Lễ hội đền Trần
Thái Bình được đưa vào danh mục Di
sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thứ
trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên
đã trao Bằng chứng nhận cho UBND
huyện Hưng Hà. Thay mặt lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội
Uông Chu Lưu đã đánh trống khai hội.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn
Hồng Chuyên, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân huyện Hưng Hà,
Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội khẳng định,
gần 800 năm qua, lăng mộ các vua Trần
và hoàng thân quốc thích nhà Trần, lăng
mộ Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ
Quốc mẫu Trần Thị Dung vẫn còn đó
như một minh chứng lịch sử hào hùng
của dân tộc để đời đời cháu con và nhân

dân hương khói giữ gìn. Vương triều
Trần không chỉ là một Vương triều
cường thịnh, võ công oanh liệt bậc nhất
các thời đại phong kiến ở Việt Nam giỏi
trong đánh giặc, giỏi trong phát triển
kinh tế xã hội, mà còn để lại cho hậu thế,
để lại cho thế hệ sau một nền văn hóa
thời Trần mà đỉnh cao là những nét văn
hóa rất riêng, đặc sắc đó là lễ giao chạ,
lễ rước nước và thi cỗ cá. Lễ hội góp
phần bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.
Đó cũng chính là lý do quan trọng để lễ
hội đền Trần Thái Bình được công nhận
là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ khai mạc khép lại bằng một
chương trình nghệ thuật đặc sắc với màn
biểu diễn trống, múa lân của các nghệ
nhân và màn sử thi “Hào khí Đông A”,
với diễn suất của gần 70 diễn viên quần
chúng của Nhà Văn hóa huyện Hưng Hà.
Nội dung xuyên suốt của màn sử thi nói
lên toàn bộ quá trình lập nghiệp của
Vương triều Trần trên mảnh đất Long
Hưng xưa - Hưng Hà nay. Ngoài ra, trong
suốt Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động
dân gian truyền thống như thi cỗ cá, thi
nấu cơm cần, thi vật lầu, thi kéo co, biểu
diễn văn hóa, văn nghệ nhằm quảng bá,
giới thiệu các giá trị văn hóa, lịch sử tại
khu di tích đền thờ các vua Trần tới đông
đảo du khách thập phương trong và ngoài
nước về với Đền Trần Thái Bình.
Ngay từ sáng và chiều 12/02, huyện

Khai hội...
nhiều trò chơi dân gian mang đậm
bản sắc văn hóa truyền thống cũng
được khôi phục và đưa vào trong lễ
hội, phục vụ nhân dân và du khách
thập phương về thăm quan, thưởng
lãm như hát Quan họ trên thuyền,
múa rối nước, tổ tôm điếm, cờ tướng,
vật, đu tiên, đập niêu.
Những năm qua, khu di tích lịch
sử Kinh Dương Vương thường xuyên
được Đảng, Nhà nước và nhân dân

8

số 1062 l 13.02.2014

Hưng Hà đã tổ chức lễ tế mở cửa đền, lễ
bái yết, tế mộ trong không khí linh
thiêng, tôn kính. Đặc biệt, hoạt động luôn
thu hút được sự quan tâm của người dân
và mang tính truyền thống là lễ rước
nước để nhắc lại thuở xưa tổ tiên nhà
Trần đều sống bằng nghề chài lưới.
Nếu Tức Mặc (Nam Định) là nơi vị
họ tổ nhà Trần định cư ban đầu thì vùng
đất Hưng Hà (Thái Bình) được xác định
là quê hương, là nơi khởi nghiệp của
Vương triều Trần cách đây gần 800 năm.
Tại đây có Tam đường là nơi lưu giữ hài
cốt của các tổ tiên triều Trần, nơi an nghỉ
vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần.
Các hoàng đế nhà Trần như Trần Thái
Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân
Tông cùng các hoàng hậu sau khi qua đời
đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ
có tên Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dụ Lăng,
Quy Đức Lăng...
Khu di tích đền thờ và lăng mộ các
vua Trần thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình đã được Nhà nước xếp
hạng là Di tích lịch sử văn hóa, di tích
khảo cổ học cấp quốc gia, không chỉ thu
hút các nhà nghiên cứu sử học, các nhà
văn hóa mà còn là một điểm du lịch có
giá trị đặc biệt, là nơi liên quan đến cội
nguồn dân tộc luôn luôn hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước về Thái Bình
vào mỗi dịp đầu Xuân.
K.HOàn
(Tiếp theo trang 6)

quan tâm bảo tồn và đầu tư tôn tạo.
Năm 2012, tỉnh Bắc Ninh đã công bố
Quy hoạch bảo tồn khu di tích. Theo
quy hoạch đã được UBND tỉnh phê
duyệt, dự án có tổng diện tích gần
40ha, gồm không gian bảo tồn di
tích, không gian phát huy giá trị di
tích, không gian quản lý và dịch vụ
phụ trợ, với nguồn vốn đầu tư gần
500 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của dự án
vói nguồn vốn 168 tỷ đồng đã được

triển khai trong năm 2013, trong đó
đã hoàn thành gói thầu trùng tu khu
vực sân, vườn, cảnh quan Lăng Kinh
Dương Vương với tổng kinh phí gần
20 tỷ đồng. Khi hoàn thành, Lăng và
Đền thờ Kinh Dương Vương sẽ là
điểm nhấn quan trọng trong việc gắn
kết các điểm di tích lịch sử trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh, góp phần phát
triển du lịch và kinh tế xã hội.
Hải PHOng
Sự kiện vấn đề

Hải Dương: Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014
Ngày 15/02 (16 tháng Giêng Âm
lịch), tại sân chùa Côn Sơn, tỉnh Hải
Dương đã long trọng tổ chức Khai hội
mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 và
Tưởng niệm 680 năm (1334-2014)
ngày mất của Đệ tam Tổ dòng thiền
Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả. Dự
khai hội có đại diện lãnh đạo Bộ
VHTTDL; Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Hải
Dương, các tỉnh/thành trong nước và
thành phố Suwon (Hàn Quốc).
Cùng với lễ hội Côn Sơn, lễ hội
truyền thống đền Kiếp Bạc được tổ
chức từ ngày 15-20 tháng 8 Âm lịch
hằng năm để nhân dân cả nước bày tỏ
tấm lòng tri ân với Đức Thánh Trần
Hưng Đạo Đại vương, vị Anh hùng dân
tộc, nhà quân sự thiên tài có công lao
to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc thế kỷ thứ XIII. Lễ hội Côn
Sơn - Kiếp Bạc đã góp phần làm nên
nét văn hóa đặt sắc, đa dạng không chỉ
riêng vùng đất Hải Dương mà trở thành
dòng chảy liên tục “hội tụ, kết tinh và
lan tỏa” đến hàng triệu đồng bào trên
mọi miền đất nước và có vị thế quan

trọng trong kho tàng di sản văn hóa
Việt Nam.
Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã
được Nhà nước xếp hạng di tích quốc
gia năm 1962; năm 2012 được xếp
hạng di tích quốc gia đặc biệt và trong
Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2013,
Bộ VHTTDL đã chính thức công nhận
lễ hội mùa xuân Côn Sơn và lễ hội mùa
thu Kiếp Bạc là Di sản văn hóa phi vật
thể quốc gia.
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp
Bạc diễn ra từ ngày 13-16/02 (14 đến
17 tháng Giêng Âm lịch), với nhiều
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao,
trò chơi mang đậm chất truyền thống,
dân gian như: lễ dâng hương, lễ khai
hội, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ Đàn
mông sơn thí thực, hội thi bánh chưng,
bánh dày, vật dân tộc, liên hoan pháo
đất, hát Quan họ, thư pháp...
Nhân dịp này, Ban Tổ chức lễ hội
mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc đã tổ
chức Hội thi bánh chưng, bánh dày lần
thứ V. Hội thi năm nay thu hút 250
nghệ nhân xuất sắc đến từ 12 huyện, thị
xã, thành phố trong tỉnh. Mỗi đội chuẩn

bị 6,8 kg gạo ngon để gói 5 bánh mặn
và 5 bánh chay trong thời gian 10 phút,
luộc trong 5 tiếng và 6,8 kg gạo ngon
để giã bánh dày. Với những cách thức
độc đáo, lạ mắt khi gói, luộc bánh
chưng, giã bánh dày, Hội thi tạo nên sự
sôi động, hấp dẫn, cuốn hút khách thập
phương. Đặc biệt, một số đội có sản
phẩm đẹp, chất lượng cao, thời gian
hoàn thiện nhanh.
Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức trao
20 giải gồm giải xuất sắc và giải A, B và
C cho các sản phẩm bánh chưng, bánh
dày. Trong đó, giải xuất sắc: Ở phần thi
bánh chưng thuộc về đội nghệ nhân
thôn Tống Xá, (xã Thái Thịnh, huyện
Kinh Môn); phần thi bánh dày thuộc về
đội nghệ nhân thôn Bờ Đa (xã An Lạc,
huyện Chí Linh). Ban Tổ chức cũng trao
các giải gói bánh chưng nhanh nhất cho
đội nghệ nhân thôn Tống Xá (xã Thái
Thịnh, huyện Kinh Môn); gói bánh
chưng đẹp nhất cho đội thị trấn Kẻ Sặt
(huyện Bình Giang); bánh chưng ngon
nhất cho đội nghệ nhân thị trấn Thanh
Hà (huyện Thanh Hà)...
Hồ tHanH

Thi tuyển phương án kiến trúc Khu di tích 18 Hoàng Diệu
Sáng 12/02, Trung tâm bảo tồn di
sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp Sở
Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và Viện
Quy hoạch và Kiến trúc đô thị thuộc
Đại học Xây dựng giới thiệu cuộc thi
“Thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc
bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích
khảo cổ học 18 Hoàng Diệu thuộc
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội”.
Cuộc thi tuyển chọn phương án
thiết kế tốt nhất nhằm mục đích xây
dựng một không gian văn hóa cộng
đồng hài hòa về kiến trúc cảnh quan,
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật trong một
tổng thể khu Trung tâm chính trị - hành
chính Ba Đình. Đồng thời tổ chức một

không gian kiến trúc cảnh quan nhằm
phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục
tuyên truyền, quảng bá và phát triển du
lịch. Thông qua cuộc thi, sẽ phát huy
cao hơn nữa tác dụng giáo dục cộng
đồng, tuyên truyền, quảng bá tới người
dân trong nước và cộng đồng quốc tế
về khu vực Hoàng thành Thăng Long,
về Thủ đô Hà Nội văn hiến. Phương án
kiến trúc phải đáp ứng yêu cầu về bảo
tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu Di
tích Hoàng thành Thăng Long trong
mối liên kết và phát triển bền vững với
khu vực Trung tâm chính trị Ba Đình.
Hội đồng tuyển chọn gồm, lãnh
đạo UBND thành phố Hà Nội, Bộ
Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch, Văn phòng đại diện
UNESCO tại Hà Nội, Hội Kiến trúc
sư Việt Nam… cùng các chuyên gia
trong nước, quốc tế có chuyên môn và
kinh nghiệm trong các lĩnh vực quy
hoạch, kiến trúc, khảo cổ và bảo tồn
di sản văn hóa.
Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của
đông đảo các đơn vị tư vấn thiết kế
kiến trúc trong và ngoài nước. Thời
gian nhận bài thi từ nay đến hết ngày
10/4/2014. Các phương án dự thi sẽ
được trưng bày, triển lãm từ ngày
30/4/2014. Có 6 giải thưởng từ giải
Nhất tới Khuyến khích, trong đó mức
thưởng cao nhất tới 300 triệu đồng.
t.LâM

số 1062

l

13.02.2014

9
Sự kiện vấn đề

Hà Nội: Các lễ hội đã được tổ chức tốt hơn
Trước thông tin dư luận và báo chí
phản ánh về sự lộn xộn trong công tác
tổ chức lễ hội tại Chùa Hương, chiều
14/02/2014, Chủ tịch UBND TP. Hà
Nội - Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì họp
với các ngành, địa phương về công tác
quản lý lễ hội.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức
các Lễ hội đầu xuân năm 2014 như:
Ban hành các chỉ thị, kế hoạch, văn bản
chỉ đạo, thành lập các đội kiểm tra liên
ngành, tăng cường thông tin, tuyên
truyền, tập huấn, hướng dẫn... Qua đó,
các lễ hội trên địa bàn Thành phố nói
chung và lễ hội Chùa Hương nói riêng
được tổ chức tốt hơn những năm trước,
an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ
sinh môi trường, các hoạt động văn hóa
có chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, trong
tổ chức lễ hội Chùa Hương năm 2014
còn những tồn tại, bất cập, do công tác
quản lý chưa tốt, thiếu thanh tra, kiểm
tra và xử lý nghiêm minh, kịp thời các

trường hợp vi phạm. Chủ tịch UBND
Thành phố phê bình UBND huyện Mỹ
Đức, Sở VHTTDL thực hiện không tốt
nhiệm vụ được giao để xảy ra những
tồn tại, bất cập tại Lễ hội Chùa Hương.
Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục
tình trạng trên và tăng cường công tác
quản lý lễ hội chùa Hương năm 2014,
Chủ tịch UBND thành phố giao một số
nhiệm vụ như: Thành lập Tổ công tác
liên ngành của Thành phố do Sở
VHTTDL chủ trì và các ngành liên
quan để chỉ đạo thường xuyên, kịp thời
tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý
nghiêm và khắc phục những vi phạm
tại lễ hội Chùa Hương.
Công an Thành phố chủ trì phối
hợp với UBND huyện Mỹ Đức và các
ngành liên quan đảm bảo an ninh trật
tự, an toàn tại lễ hội; kiểm tra, xử lý
chấm dứt dịch vụ đổi tiền lẻ diễn ra tại
lễ hội; không để xảy ra hiện tượng “cò”
vé đò, cáp treo.
UBND huyện Mỹ Đức tăng cường

công tác quản lý lễ hội, tập trung khắc
phục những tồn tại, bất cập hiện nay;
sắp xếp lại các hàng quán trong khu vực
I của di tích Chùa Hương không kinh
doanh dịch vụ ăn uống; chấm dứt tình
trạng treo bán động vật không đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm, mất mỹ
quan, gây phản cảm; xử lý nghiêm tình
trạng ép giá, bắt chẹt khách du lịch, ăn
xin, bói toán, cờ bạc, trộm cắp, đảm bảo
trật tự, văn minh tại lễ hội; đảm bảo vệ
sinh môi trường, thu gom rác thải...
Các cơ quan báo chí của Thành phố
đẩy mạnh tuyên truyền những hình ảnh
tốt, mô hình, cách làm hay; kịp thời phê
phán những hình ảnh phản cảm, những
hành vi vi phạm gây bức xúc trong dư
luận xã hội tại lễ hội.
Sở VHTTDL tăng cường thanh tra,
kiểm tra, làm tốt công tác quản lý nhà
nước về Lễ hội trên địa bàn toàn Thành
phố, kịp thời tổng hợp, phản ánh tình
hình về UBND Thành phố để chỉ đạo.
H.yến

Cần sớm có giải pháp bảo vệ hòn Trống Mái
Danh thắng Hòn Trống Mái (thị xã
Sầm Sơn, Thanh Hóa) là một trong
những biểu tượng của thị xã biển Sầm
Sơn và của tỉnh Thanh Hóa thời gian gần
đây đang có dấu hiệu bị xê dịch. Trong
đó hòn Trống (phía Tây) đang bị rung lắc
khi bị tác động của ngoại lực, hòn Mái ở
phía Đông cũng đang có dấu hiệu bị
trượt dần. Phần tiếp xúc giữa hòn Mái và
hòn Trống với bệ đá khổng lồ phía dưới
chỉ khoảng 60cm và không còn khít như
trước, khiến di tích danh thắng này có
nguy cơ bị đổ sụp.
Điều nguy hiểm hơn là chỉ cần một
lực đẩy của người có sức khỏe trung
bình cũng có thể làm hòn Trống bị rung
lắc. Một điểm đáng chú ý là phía dưới
hòn Mái có cây ổi dại mọc lên. Cây ổi
này cũng có thể làm cho hòn Mái bị đội
lên so với vị trí ban đầu. Để bảo vệ di
tích, những người làm du lịch ở khu vực

10

số 1062 l 13.02.2014

hòn Trống Mái đã lấy xi măng chèn lại
để ngăn hòn Trống bị trượt.
Trước thực trạng trên, UBND thị xã
Sầm Sơn đã tổ chức khảo sát thực tế, tiến
hành hội thảo để tìm hướng giải quyết
và đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh
Thanh Hóa. UBND tỉnh Thanh Hóa
cũng đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch phối hợp với Sở Xây dựng,
thị xã Sầm Sơn nghiên cứu đưa ra hướng
giải quyết. Ông Viên Đình Lưu - Trưởng
phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết:
Việc đưa ra hướng xử lý tình trạng trượt
dần của hòn Trống Mái cần có cơ quan
chức năng có chuyên môn sâu về địa
chất khảo sát nghiên cứu tính toán về
trọng lực và khả năng dịch chuyển của
hòn Trống Mái trong thời gian tiếp theo.
Từ đó đề ra hướng giải quyết hợp lý, bởi
hòn Trống Mái là danh thắng thuộc Cụm

di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng núi
Trường Lệ, đã được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch công nhận là Di tích danh thắng cấp quốc gia từ năm 1962.
Đây cũng là một trong những biểu tượng
của tỉnh Thanh Hóa.
Trong khi chờ đợi giải pháp xử lý
khoa học, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn
nghiêm cấm tác động của người dân lên
hòn Trống Mái như không được chèn vật
dụng vào hòn Trống Mái, đồng thời phải
có giải ngăn cách để người dân không tự
ý trèo vào khu vực hòn Trống Mái, tác
động lên hòn Trống Mái nhằm đảo bảo
an toàn cho di tích này cũng như an toàn
cho khách đến tham quan. Bên cạnh đó,
thị xã Sầm Sơn cũng đã chặt bỏ cây ổi
dại ở phía dưới hòn Mái nhằm tránh hiện
tượng rễ cây phá hoại di tích.
t.t.n
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có
Quyết định số 184/QĐ-UBND phê
duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
(sau đây gọi tắt là Đề án) của Khu du
lịch Sông Lam (sau đây gọi tắt là Cơ
sở) tại phường Mũi Né, thành phố Phan
Thiết được lập bởi Công ty TNHH
Thương mại - Du lịch Phú Nghệ Vinh.
Cơ sở có vị trí tại phường Mũi Né,
thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Với quy mô diện tích 45.873,1m2,
được chia ra làm hai phần phía đồi và
phía biển.
Theo đó, một số yêu cầu về bảo vệ
môi trường đối với Cơ sở: Thực hiện
đúng và đầy đủ các giải pháp, biện

Bình Thuận: Phê duyệt Đề án
bảo vệ môi trường Khu du lịch Sông Lam
pháp, cam kết về bảo vệ môi trường đã
nêu trong Đề án; đảm bảo các chất thải
được xử lý đạt các tiêu chuẩn đang còn
bắt buộc áp dụng, các quy chuẩn kỹ
thuật về môi trường hiện hành có liên
quan trước khi thải ra môi trường; tuyệt
đối không sử dụng các loại máy móc,
thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa
chất và các vật liệu khác đã bị cấm sử
dụng tại Việt Nam theo quy định của
pháp luật hiện hành;…
Các điều kiện kèm theo: Phải bố

trí hệ thống tự thấm, hệ thống tưới sử
dụng nước sau xử lý để tưới cây xanh
trong phạm vi Cơ sở, tuyệt đối không
được xử trực tiếp nước thải sau xử lý
ra biển; thực hiện các biện pháp giáo
dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ
môi trường cho cán bộ, công nhân
viên làm trong Cơ sở; hướng dẫn du
khách tuân thủ các quy định về bảo vệ
môi trường, bảo vệ hệ sinh thái khu
vực Cơ sở.
n.H

Bến Tre: 315 tỷ đồng cho phát triển du lịch

như: ứng xử văn hóa, văn minh với
khách du lịch; xây dựng thương hiệu
du lịch Bến Tre, trong đó đề cao mục
tiêu của du lịch Bến Tre là an toàn,
thân thiện, chất lượng, đáp ứng, thỏa
mãn nhu cầu của du khách.
Bến Tre cùng các tỉnh Tiền Giang,
Vĩnh Long, Trà Vinh đã ký liên kết “4
địa phương một điểm đến”, hình thành
nên tuyến du lịch các tỉnh duyên hải
phía Đông đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2013, riêng Bến Tre đã đón trên
800 nghìn lượt khách du lịch, doanh
thu 429 tỷ đồng, tăng 25% so cùng kỳ.
K.HOàn

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bến Tre cho biết: ngành du lịch Bến
Tre đã đề ra nhiều giải pháp để đón một
triệu lượt khách du lịch trong năm
2014, hoàn thành sớm một năm chỉ tiêu
đón khách du lịch theo Đề án phát triển
du lịch Bến Tre giai đoạn 2011-2015.
Để đạt được chỉ tiêu trên, ngành du
lịch Bến Tre đã đề ra nhiều giải pháp,
trong đó đầu tư 315 tỷ đồng cho một
số chương trình trọng điểm: phát triển
sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cuối
tuần, thu hút khách du lịch đến từ

thành phố Hồ Chí Minh; chuẩn hóa
các cửa hàng bán hàng lưu niệm cho
khách du lịch bằng cách cấp giấy
chứng nhận đạt chuẩn về chất lượng
hàng hóa và bảo đảm giá cả để du
khách an tâm khi mua hàng; 100%
nhà vệ sinh ở các điểm du lịch đạt
chuẩn (hiện đã đạt chuẩn 58%), xử lý
nước thải, rác thải ở mỗi khu, điểm du
lịch. Ngoài ra, còn có các chương
trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ,
phát triển du lịch; nâng cao ý thức
cộng đồng dân cư ở các điểm du lịch

Khởi công phục hồi di tích Tả Tùng Tự - Thế Miếu, Đại Nội Huế
Ngày 13/02, Trung tâm Bảo tồn di
tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện
Khoa học Công nghệ Xây dựng miền
Trung (Bộ Xây dựng) tổ chức Lễ khởi
công công trình phục hồi di tích Tả
Tùng Tự - Thế Miếu, Đại Nội Huế.
Công trình có tổng mức đầu tư 11,5 tỷ
đồng, do Phân viện Khoa học Công
nghệ Xây dựng miền Trung thi công,
dự kiến hoàn thành sau 12 tháng kể từ
ngày khởi công...
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích
Cố đô Huế, ông Phan Thanh Hải cho
biết: Việc phục hồi di tích Tả Tùng Tự

được tuân thủ theo nguyên bản, từ phần
nền móng, hệ khung, hệ mái, tường
bao che xung quanh và tôn tạo sân
đường, hệ thống rãnh thoát nước,
đường đi dạo xung quanh công trình.
Trong đó, để bảo đảm tính truyền
thống, phần mái sẽ lợp ngói liệt men và
vữa truyền thống; bờ nóc, bờ quyết xây
bằng gạch vồ; các con vật trang trí trên
bờ mái, bờ quyết cũng được đắp bằng
vữa vôi truyền thống, nền lát gạch Bát
Tràng; các cấu kiện gỗ làm bằng gỗ
kiền và được chống mối, sơn quang.
Di tích Tả Tùng Tự là một công

trình kiến trúc rộng hơn 210m², nằm
trong khu vực Thế Miếu - Đại Nội
Huế. Trải qua thời gian, thời tiết khắc
nghiệt và tác động chiến tranh, Tả
Tùng Tự bị xuống cấp nghiêm trọng,
hiện tại chỉ còn lại hai bức tường hồi
xây bằng gạch vồ nằm trơ trọi trong
khu vực Thế Miếu.
Việc phục hồi di tích Tả Tùng Tự sẽ
góp phần bảo tồn và phát huy giá trị
của các di tích trong khu vực Thế Miếu
- Đại Nội Huế nói riêng và quần thể di
tích Cố đô Huế nói chung...
L.KHánH

số 1062

l

13.02.2014

11
Sự kiện vấn đề

Khai mạc Giải vô địch Cờ tướng hạng Nhất quốc gia năm 2014
Ngày 16/02, tại thành phố Vũng
Tàu, Sở VHTTDL tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu đã tổ chức khai mạc Giải vô địch
Cờ tướng hạng Nhất quốc gia năm
2014. Giải quy tụ 50 kỳ thủ nam và 20
kỳ thủ nữ đến từ 11 đội tuyển Cờ tướng
của các tỉnh/thành, ngành trong cả nước.
Các kỳ thủ dự giải là những người xếp
thứ hạng cao tại Giải vô địch Cờ tướng
đồng đội toàn quốc năm 2013. Các kỳ
thủ dự Giải thi đấu theo hệ Thụy Sỹ 11
ván theo các nội dung: Vô địch cá nhân
nam, nữ cờ tiêu chuẩn; vô địch cá nhân
nam, nữ cờ chớp nhoáng.
Với việc quy tụ đầy đủ các kỳ thủ
mạnh của quốc gia đến từ các đơn vị có
truyền thống về bộ môn Cờ tướng như:
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,

Bình Dương, Bộ Công an...
Theo ông Hoành Đình Hồng, Huấn
luyện viên trưởng Đội tuyển Cờ tướng
Việt Nam: Chức quán quân ở bảng nam
cờ tiêu chuẩn nhiều khả năng sẽ là cuộc
cạnh tranh khốc liệt giữa 3 kỳ thủ Trềnh
A Sáng, Nguyễn Thành Bảo và Lại Lý
Huynh. Bên cạnh những tên tuổi đã
thành danh, một số kỳ thủ trẻ cũng có
thể làm nên bất ngờ, đem lại sự thú vị
cho Giải đấu, như: Nguyễn Minh Nhật
Quang của TP. Hồ Chí Minh và 2 kỳ thủ
của Hà Nội từng lọt vào chung kết giải
trạng cờ Quý Tỵ 2013 là Nguyễn Anh
Quân, Lại Tuấn Anh…
Ở bảng nữ cũng hứa hẹn nhiều ván
đấu hay với sự góp mặt của những cái
tên quen thuộc như: Ba kỳ thủ của TP.

Hồ Chí Minh là Ngô Lan Hương,
Hoàng Hải Bình và Nguyễn Hoàng
Yến; Nguyễn Thu Hà và Nguyễn Phi
Liêm của Hà Nội; Nguyễn Hồng Hạnh
(Bộ Công an); Hồ Thị Thanh Hồng
(Bình Định)…
Kết quả chung cuộc như sau: Hạng
Nhất thuộc về kỳ thủ Nguyễn Thành Bảo
(Hà Nội); hạng Nhì: Lại Lý Huynh (Bình
Dương) và đồng hạng Ba thuộc về hai kỳ
thủ Diệp Khai Nguyên và Trương A
Minh (TP. Hồ Chí Minh). Kết quả tranh
tài ở bảng nữ: Hạng Nhất: Đàm Thị Thùy
Dung (TP. Hồ Chí Minh); hạng Nhì: Ngô
Lan Hương (TP. Hồ Chí Minh) và đồng
hạng 3 thuộc về Nguyễn Hoàng Yến
(TP. Hồ Chí Minh) và Nguyễn Phi Liêm
L.KHánH
(Hà Nội).

Giải vô địch Taekwondo học sinh toàn quốc năm 2014
Giải vô địch Taekwondo học sinh
toàn quốc lần thứ V năm 2014 sẽ diễn
ra tại Nhà thi đấu Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Thái Nguyên từ 2124/02.
Giải nhằm động viên, khuyến khích
phong trào tập luyện và thi đấu môn
Taekwondo trong học sinh phổ thông,
nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất,
góp phần giáo dục toàn diện cho học
sinh; tăng cường gặp gỡ giao lưu, học
tập kinh nghiệm và hiểu biết lẫn nhau;

phát hiện và tuyển chọn vận động viên
Taekwondo xuất sắc cho đội tuyển học
sinh tham dự các giải trong nước và
quốc tế trong năm 2014.
Đối tượng tham dự là học sinh
trong năm học 2013-2014 đang học tại
các trường tiểu học, trung học cơ sở và
trung học phổ thông bao gồm: trường
công lập, bán công lập, tự thục và các
trường phổ thông năng khiếu Thể dục
thể thao. Các vận động viên phải có
trình độ chuyên môn từ đai đỏ cấp 4 trở

lên mới được thi đấu. Giải thi đấu theo
thể thức đối kháng cá nhân và thi
quyền cá nhân, đồng đội, đôi nam - nữ.
Mỗi đơn vị được cử 1 vận động
viên nam và 1 vận động viên nữ ở nội
dung thi đấu đối kháng cá nhân theo
mỗi cấp học. Ở nội dung thi đấu quyền,
mỗi đơn vị cử 1 vận động viên nam, 1
vận động viên nữ, 1 đồng đội, 1 đôi
nam nữ tham dự thi ở tất cả các nội
dung theo mỗi cấp học.
a.tùng

Giải Cờ vua Bình Dương mở rộng 2014
Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, chiều
16/02, Giải Cờ vua các nhóm tuổi Bình
Dương mở rộng 2014 (tiền thân của
giải Cờ vua các nhóm tuổi miền Đông
Nam bộ) đã kết thúc với ngôi Vô địch
thuộc về đoàn chủ nhà Bình Dương.
Với lực lượng đông nhất cùng chất
lượng kỳ thủ cao, đoàn Bình Dương đã
giành được 16 Huy chương Vàng, 6
Huy chương Bạc và 3 Huy chương
Đồng. Xếp thứ Nhì là đoàn Đồng Nai

12

số 1062 l 13.02.2014

với 4 Huy chương Vàng, 5 Huy
chương Bạc và 1 Huy chương Đồng;
tiếp theo là đoàn Thành phố Hồ Chí
Minh với 2 Huy chương Vàng và 3
Huy chương Bạc…
Giải Cờ vua các nhóm tuổi Bình
Dương mở rộng đã thu hút sự tham gia
của 166 vận động viên thuộc 14 đơn vị
đến từ các tỉnh/thành trong khu vực
như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà
Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh và

các huyện, thị, thành phố của tỉnh Bình
Dương.
Tại Giải lần này, các vận động viên
tham gia thi đấu ở các nội dung cờ tiêu
chuẩn theo hệ Thụy Sỹ 7 ván để tranh 36
bộ huy chương; trong đó, có 12 bộ huy
chương cá nhân nam, nữ và 24 bộ huy
chương đồng đội nam, đồng đội nữ thuộc
5 nhóm tuổi: U7, U9, U11, U13, U15 và
hệ đội tuyển (không giới hạn độ tuổi).
n.anH
Sự kiện vấn đề

Chương trình Khai Xuân đặc sắc của Nhà hát Kịch Việt Nam
Nhà hát Kịch Việt Nam đã khởi
dựng vở “Bệnh sĩ” của cố tác giả Lưu
Quang Vũ vào ngày 14/02 tại Hà Nội
với sự tham dự của gia đình cố tác giả.
Đây là vở diễn khai xuân của Nhà hát,
đồng thời tiếp nối việc dàn dựng lại các
vở diễn đã làm nên tên tuổi của Nhà hát
bên cạnh các vở diễn mới. Việc dựng
lại những tác phẩm của Lưu Quang Vũ
góp phần khẳng định tài năng, đóng
góp của ông đối với nền sân khấu, đặc
biệt là với kịch nói nước nhà. Đồng thời
là một cách làm tích cực để khán giả
yêu sân khấu kịch được thưởng thức
những tác phẩm đỉnh cao của ông.
Vở “Bệnh sĩ” là một vở kịch cũ nằm
trong kịch mục mà các nghệ sỹ Nhà hát
đã biểu diễn thành công từ năm 1988,
do Nghệ sỹ Nhân dân Đình Quang làm
đạo diễn, được khán giả nhiệt liệt đón
nhận. Vở kịch đã góp phần khẳng định
tên tuổi, thương hiệu của Nhà hát Kịch
Việt Nam cũng như tên tuổi, tài năng
của tác giả Lưu Quang Vũ vào thời kỳ
đó. Phiên bản “Bệnh sĩ” năm 2014 sẽ
do Nghệ sỹ Ưu tú Tuấn Hải làm đạo
diễn và Nghệ sỹ Nhân dân Đình Quang
làm cố vấn nghệ thuật. Trước đó, Nghệ
sỹ Ưu tú Tuấn Hải đã tham gia đóng 2
vở kịch của cố tác giả Lưu Quang Vũ
là vở “Thủ phạm là ai” vào năm 1982
và vở “Nữ ký giả” vào năm 1985.

“Bệnh sĩ” là một trong những tác
phẩm kịch nổi tiếng, là tác phẩm cuối
cùng của cố tác giả Lưu Quang Vũ.
“Bệnh sĩ” lấy bối cảnh ở một vùng quê
nông thôn, mọi sự việc đều xoay quanh
ông chủ tịch xã Toàn Nha và các xã
viên của xã Hùng Tâm. Họ đều là
những người hiền lành, chân chất, thật
thà… nhưng vì tính háo danh, tính “sĩ”
nên ai nấy đều tạo cho mình có một cái
mác thật sang, thật oách. Mọi việc cứ
thế diễn ra tưng bừng trong sự dối trá,
phô trương, sĩ diện để rồi khi bản chất
và hiện thực không thống nhất, sinh ra
những chuyện dở khóc, dở cười thì họ
mới nhận ra đúng “căn bệnh chung”...
Nghệ sỹ Ưu tú Anh Tú, Phó Giám
đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, đồng thời
là người chịu trách nhiệm nghệ thuật
của vở diễn cho biết: Vở “Bệnh sĩ” cho
thấy tư tưởng, tuyên ngôn mạnh mẽ của
cố tác giả Lưu Quang Vũ. Những vấn
đề mang tính chất dự báo của ông đưa
ra trong vở kịch từ cách nay hơn 30
năm vẫn còn thấm đẫm hơi thở thời đại,
đó là sự rởm đời, gian dối, sĩ diện, chạy
theo thành tích... Với vở diễn này, các
nghệ sỹ của Nhà hát Kịch Việt Nam sẽ
tái hiện lại diện mạo nông thôn Việt
Nam thời kỳ đầu đổi mới một cách
chân thực, sống động, thuyết phục.
Song song với vở “Bệnh sĩ”, Nhà

hát Kịch Việt Nam cũng dựng vở “Lâu
đài cát” của tác giả Nguyễn Đăng
Chương, Nghệ sỹ Anh Tú làm đạo diễn,
dự kiến sẽ ra mắt khán giả vào cuối
tháng 02/2014. Nhà hát cũng đã hoàn
thành việc sửa chữa sân khấu dành để
biểu diễn chính kịch, nhằm xây dựng,
củng cố lại tên tuổi trong lòng khán giả.
Từ năm 2013, Nhà hát Kịch Việt Nam
bắt đầu dàn dựng lại các vở diễn đã
“Vang bóng một thời” song song với
các vở diễn mới. Ba vở diễn thành công
đã được dựng lại, đó là “Hồn Trương
Ba, da hàng thịt”, “Nhân danh công lý”
và “Hàng xóm chung cư”. Nhà hát Kịch
Việt Nam đã dàn dựng, biểu diễn rất
thành công vở “Tai biến” nhưng không
thể biểu diễn thường xuyên, liên tục để
phục vụ khán giả do chưa có địa điểm.
Đây cũng là một bất cập mà tập thể cán
bộ, nghệ sỹ Nhà hát Kịch Việt Nam
đang từng bước khắc phục. Các nghệ sỹ
đều tâm niệm, có được một buổi biểu
diễn là đã rất quý hiếm đối với sân
khấu, đặc biệt là đối với sân khấu kịch
nên đều cố gắng hết mình. Cố gắng, nỗ
lực của họ đã được đền đáp, vở “Bệnh
sĩ” vừa mới khởi dựng nhưng đã có một
số đơn vị đặt hàng các nghệ sỹ biểu
diễn hàng chục buổi để phục vụ đông
đảo khán giả...
yến nHi

LịCH DiễN THáNG 3/2014 CủA NHà HáT KịCH ViệT NAM
Ngày
01
02
13
24
25
26
27
28
29
30
31

V di n
Nhân danh công lý
Nhân danh công lý
Tai bi n
Nhân danh công lý
Tai bi n
H n Tr ng Ba da hàng th t
Nhân danh công lý
Nhân danh công lý
Tai bi n
H n Tr ng Ba da hàng th t
H n Tr ng Ba da hàng th t

a i m
Nhà hát K ch VN
Nhà hát K ch VN
Nhà hát K ch Vi t Nam
Nhà V n hóa t nh Hòa Bình
Nhà hát K ch Vi t Nam
Nhà hát K ch Vi t Nam
Trung tâm V n hóa Kinh B c t nh B c Ninh
Trung tâm V n hóa t nh H ng Yên
Nhà VH Vi t Nh t Qu ng Ninh
i h c Nông nghi p I - Gia Lâm, Hà n i
S 4 Phùng H ng, qu n Hà ông, Hà N i

số 1062

l

13.02.2014

13
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Khôi phục lễ rước nước tại Lễ hội đền Trần Nam Định
Ngày 11/02 (ngày 12 tháng Giêng)
tại Nam Định đã diễn ra nghi lễ rước
nước, tế cá truyền thống ở Khu di tích
đền Trần (phường Lộc Vượng, thành
phố Nam Định). Đây là nghi lễ đã bị mai
một hơn một thế kỷ qua, lần đầu tiên
được khôi phục trở thành một nội dung
chính trong công tác tổ chức Lễ hội Khai
ấn đền Trần Xuân Giáp Ngọ 2014. Ý
nghĩa của nghi lễ nhằm tri ân tổ tiên nhà
Trần - vương triều khởi nghiệp từ nghề
chài lưới và gắn bó với sông nước.
Từ lúc 7 giờ, các nghi thức như đọc
sớ, thỉnh chân nhang… được các bậc
cao niên thực hiện tại đền Cố Trạch,
sau đó tổ chức rước kiệu ra Giếng cổ,
tiến hành nghi thức lấy nước. Đoàn
rước gồm khoảng 230 người với cờ,
biểu đi trước, đội rước rồng, lân;
chiêng trống, đội bát âm, kiệu rước

nước, kiệu rước cá, đội đánh bắt cá với
vật dụng đầy đủ như vó, dậm, nơm…;
kiệu thánh với tàn lọng hai bên, đội tế
nam quan, đội tế nữ quan…
Sau khi lấy nước, đoàn lễ tổ chức
đánh cá tại ao thả cá cạnh Giếng cổ, cá
đánh bắt gồm có cá triều đẩu (cá quả) và
cá long ngư (cá chép) trọng lượng từ 1,52kg, đựng trong những thúng sơn đỏ để
chuyển đến kiệu rồng. Từ 8 giờ 30 phút,
đoàn bắt đầu rước nước và rước cá về
đền Thiên Trường, thực hiện nghi lễ
dâng nước và tế cá. Tiếp theo, cá được
đưa đi phóng sinh ở sông Hồng, tại khu
vực phà Hữu Bị (thuộc địa bàn xã Mỹ
Trung, huyện Mỹ Lộc), thả song song
cùng lúc một cá chép và một cá quả cho
tới khi phóng sinh hết. Buổi chiều, từ 14
giờ tới 16 giờ sẽ diễn ra nghi thức tế nữ
quan tại đền Cố Trạch.

Nghi lễ rước nước, tế cá có trong
nhiều lễ hội ở vùng đồng bằng Bắc bộ.
Đây là nghi lễ khuyến nông, khuyến
ngư, cầu mong mưa thuận gió hòa của
cư dân nông nghiệp lúa nước. Do lễ khai
ấn đền Trần tại Nam Định diễn ra vào
ngày 14 rạng ngày 15 tháng Giêng nên
nghi lễ rước nước, tế cá được tổ chức
vào sáng 12 tháng Giêng nhằm giãn
lượng khách về tham gia lễ hội cùng một
thời điểm và Ban Tổ chức có điều kiện
phục vụ du khách tốt hơn. Ngoài nghi lễ
rước nước và tế cá, trong các ngày từ 12
đến 16 tháng Giêng, tại quần thể di tích
đền Trần còn diễn ra nhiều hoạt động hội
truyền thống khác như múa lân, múa
rồng, múa sư tử, hát Chèo, Chầu văn, thi
đấu cờ người, đấu vật, biểu diễn võ thuật
bên ngoài cổng Ngũ Môn.
Đ.tHuận

Bia chùa Sùng Khánh (Hà Giang) - Bảo vật quốc gia
Ngày 14/02 (tức ngày Rằm tháng
Giêng năm Giáp Ngọ), tại thôn Làng
Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang, đã công bố Bia chùa
Sùng Khánh được Thủ tướng Chính
phủ công nhận là Bảo vật quốc gia;
đồng thời tổ chức lễ hội Lồng Tồng và
lễ dâng hương lên Chùa Sùng Khánh.
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Thủ
tướng Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Hà
Giang đã trao Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về việc công nhận
Bia chùa Sùng Khánh là Bảo vật quốc
gia cho Đảng bộ và nhân dân các dân
tộc xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên.
Chùa Sùng Khánh được xây dựng
vào thời nhà Trần năm 1356 và đã
được Bộ Văn Hóa-Thông Tin (nay là
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc
gia năm 1993. Cuối năm 2013, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 2599/QĐ-TTg ngày
30/12/2013 về công nhận Bảo vật
quốc gia. Theo quyết định này, 37

14

số 1062 l 13.02.2014

hiện vật, nhóm hiện vật có giá trị đã
được công nhận là bảo vật quốc gia,
trong số đó tỉnh Hà Giang đã có Bia
chùa Sùng Khánh ở xã Đạo Đức và
Chuông chùa Bình Lâm ở xã Phú
Linh, huyện Vị Xuyên. Đây là niềm
vinh dự, tự hào của Đảng bộ, nhân dân
các dân tộc tỉnh Hà Giang nói chung
và huyện Vị Xuyên nói riêng.
Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là
ngày Hội xuống đồng là lễ hội truyền
thống của đồng bào dân tộc Tày ở Hà
Giang. Lễ hội được duy trì tổ chức vào
ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch hàng
năm, với mong ước cầu một năm mới
mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu,
nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Lễ hội năm
nay diễn ra náo nhiệt với sự tham gia
của hàng nghìn phật tử, du khách thập
phương và bà con dân tộc thiểu số trên
địa bàn đến để cầu sức khỏe, bình an...
Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò
chơi dân gian như: tung còn, đánh đu,
đẩy gậy, kéo co, thi cấy...
Theo các nhà nghiên cứu: Bia chùa

Sùng Khánh được dựng vào năm
1367, sau khi xây dựng chùa Sùng
Khánh 11 năm. Bia được đặt trên một
con rùa đá, điểm độc đáo là trán bia
được bao bọc trong băng trang trí hình
cánh cung và được chia làm 3 ô. Trán
bia này là một tổ hợp trang trí đặc biệt
chưa từng thấy trên một tấm bia nào
khác ở nước ta. Tấm bia có một giá trị
lớn, về mặt văn bản nó có thể xem là
một tài liệu gốc dùng để so sánh đối
chiếu một số dạng thời Trần khi nghiên
cứu các văn bản khác. Hơn nữa, ở tấm
bia chùa Sùng Khánh, các nhà nghiên
cứu đã tìm thấy một số chữ Nôm khắc
trên bia góp phần bổ sung thêm tài liệu
cho việc tìm hiểu chữ Nôm thời Trần...
Bia chùa Sùng Khánh và chuông
chùa Bình Lâm, Hà Giang là minh
chứng về vùng đất có bề dày lịch sử,
văn hiến, với những cổ vật đặc sắc đã
được công nhận là bảo vật quốc gia.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Toán, để có
thêm các điều kiện bảo tồn hiện vật
(Xem tiếp trang 16)
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

“Rước đất, rước nước” - Nghi lễ tâm linh đặc sắc của người Tày
Nghi lễ “Rước đất, rước nước” của
người Tày Lào Cai là một loại hình văn
hóa dân gian đặc sắc của những cư dân
làm nông nghiệp và không thể thiếu
trong bất cứ lễ hội xuống đồng đầu năm
nào. Đối với người Tày ở Bắc Hà, Lào
Cai, nghi lễ trên luôn diễn ra vào ngày
Rằm tháng Giêng hàng năm để cầu xin
“Mẹ Đất”, “Mẹ Nước” phù hộ cho đất
luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước
không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc
sống no đủ quanh năm.
Phần lễ được tổ chức trong không
khí nghiêm trang. Từ sáng sớm, dân làng
đã cử một đoàn người gồm: Thầy cúng,
đội trống, chiêng, khèn và các cô, các
chị… đi lên ngọn núi Pản Phố - nơi có
nguồn nước trong nhất bản - rước về dự
hội. Đất được chọn ở những vùng đất
màu mỡ. Lễ rước đất, rước nước do các
chàng trai, cô gái chăm chỉ, chịu thương
chịu khó trong lao động sản xuất tại địa
phương được chọn lựa ở các làng đảm
nhiệm.
Đi đầu đoàn rước là thầy cúng. Thầy
được coi là người giữ vai trò sứ giả trong
giao tiếp với các vị thần linh. Trong tay
thầy cầm cây nêu - biểu tượng của sự
sinh sôi, nảy nở - rước đến địa điểm diễn
ra lễ hội. Tiếp theo là kiệu rước Nước và
các mâm lễ. Nước được đựng trong hai

ống bương to, tượng trưng cho ống bố,
ống mẹ. Tiếp đến là kiệu rước Đất - hồn
mẹ Đất được lấy từ trên đỉnh núi cao
thiêng liêng. Sau đó là đến các mâm lễ
để dâng các vị thần linh. Lễ vật gồm một
mâm quả còn bên trong đựng các loại
hạt giống do các cô, các chị kỳ công làm
ra; các mâm xôi ngũ sắc; gà luộc; hoa
quả… đều là những sản vật tinh túy của
mùa màng, thành quả sản xuất của dân
bản trong năm. Đội chiêng trống đi hai
bên thầy cúng nổi chiêng trống.
Sau hồi làm lễ, người chủ hội sẽ chia
đất và nước thành nhiều phần để các làng
mang về, đất được rải trên đất nông
nghiệp trong làng, nước được đưa về gia
đình sử dụng, cầu mong đất mới, nước
mới mang lại một năm may mắn, mưa
thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người
dân trong làng có sức khỏe.
Bên rừng mận tam hoa nở trắng,
người Tày bước vào phần hội với những
màn xòe điệu nghệ của các cô gái, chàng
trai. Khi các màn xòe kết thúc là các trò
chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, đánh
tu lu (con quay), chọi gà, chọi trâu (bằng
bắp bi chuối và măng), ném còn… bắt
đầu. Dù là ngày hội của người Tày
nhưng các dân tộc khác trong vùng cũng
đến dự rất đông vui.
Đối với người Tày ở Bản Hồ (Sa Pa),

Trong 2 ngày 15 và 16/02, tại đình
Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước
(tỉnh Long An), Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Long An phối hợp cùng
huyện Cần Đước tổ chức Liên hoan Đờn
ca tài tử Nam bộ tỉnh Long An, lần thứ
XX. Hơn 100 nghệ nhân, nhạc sĩ của 11
Ban Đờn ca tài tử trong tỉnh và ở các
tỉnh/thành như Đồng Nai, Bình Dương,
Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh
Long đã tham dự Liên hoan.
Các đại biểu dự liên hoan đã thắp
hương tưởng niệm nghệ nhân Nguyễn
Quang Đại - người nhạc sỹ tiền phong
nhạc lễ, nhạc tài tử Nam bộ. Ông đã
đến huyện Cần Đước và truyền dạy bộ

Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Long An
môn nghệ thuật đã trở thành “quốc hồn,
quốc túy” này ở vùng đất phương Nam.
Dịp này, tỉnh Long An cũng có 3 nghệ
nhân Đờn ca tài tử được phong tặng
danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”.
Theo Ban Tổ chức, tại Liên hoan
năm nay, các Ban Đờn ca tài tử biểu
diễn chương trình có thời lượng từ 5060 phút với các bản tài tử, vọng cổ có
nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình
yêu quê hương đất nước, ca ngợi công
cuộc đổi mới, xây dựng xã nông thôn
mới...
Tại Liên hoan còn diễn ra triển lãm

lễ rước nước, rước đất thường diễn ra
vào ngày đẹp trong tháng Giêng hằng
năm, thường từ mùng 08 đến Rằm tháng
Giêng. Đoàn rước bao giờ cũng đi từ rất
sớm khi trời còn chưa rõ mặt người.
Trong đoàn gồm có: Thầy cúng, đội
trống, đội khèn, hai đôi nam nữ chưa vợ
chưa chồng khiêng kiệu rước. Kiệu rước
được trang trí sặc sỡ nhiều mầu theo biểu
tượng âm dương ngũ hành. Phần lễ có
đôi chút khác biệt, tuy nhiên về cơ bản
vẫn giữ nguyên tinh thần chính của nghi
thức đó là biểu thị tín ngưỡng cầu nước
và đất nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh
của nhân dân để cầu cho muôn dân được
một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng
tươi tốt, bội thu…
Lào Cai có 25 dân tộc chung sống,
mỗi dân tộc một bản sắc văn hóa riêng.
Một năm Lào Cai có trên 30 lễ hội, trong
đó tháng Giêng có đến 70% các lễ hội.
Đây là điểm nhấn thu hút ngày càng
nhiều du khách trong và ngoài nước đến
với Lào Cai. Theo ông Ma Thanh Sợi,
người Tày xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên,
nghệ nhân chuyên nghiên cứu và sưu
tầm văn hóa dân gian của người Tày thì
đây là lễ chính, to và quan trọng nhất
trong phần lễ hội đầu năm của người Tày
Lào Cai.
V.tOàn

ảnh, tiểu sử của các nghệ nhân đã có
đóng góp cho sự phát triển Đờn ca tài
tử Nam bộ và những thành tựu đổi mới
trên lĩnh vực kinh tế-xã hội của tỉnh
Long An.
Liên hoan Đờn ca tài tử là dịp để
các nghệ nhân tưởng nhớ đến các bậc
tiền nhân có công sáng tạo ra bộ môn
Đờn ca tài tử Nam bộ; đồng thời, tạo
điều kiện cho các nghệ nhân, nhạc sĩ
giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, góp
phần bảo tồn và phát huy giá trị của
nghệ thuật Đờn ca tài tử.
Huy LOng

số 1062

l

13.02.2014

15
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Hấp dẫn hội Vật làng Sình
Ngày 09/02 (nhằm ngày 10 tháng
Giêng), hội Vật làng Sình, xã Phú Mậu,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
tưng bừng khai hội Vật đầu xuân, thu
hút hàng ngàn người dân và du khách
về dự hội.
Từ sáng sớm, không khí lễ hội đã
rộn ràng, trên khắp các nẻo đường về
Sình người dân và du khách đã đổ về
tấp nập, đến tầm 8 giờ sáng các sới vật
đã chật kín người. Hội vật thường được
bắt đầu bằng nghi lễ vái tạ Thành
Hoàng của các trưởng bối ở đình làng,
để nhắc nhở con cháu nhớ đến ơn đức
tổ tiên.
Ông Nguyễn Văn Huệ - Trưởng
ban Hội đồng tộc trưởng làng Sình cho
biết: Hội Vật làng Sình là lễ hội cổ xưa
có truyền thống cách đây hơn 400 năm.
Đã thành thông lệ, mùng mười tháng
Giêng, làng mở Hội vật để cầu sức
khoẻ, bình an, mùa màng bội thu, cũng

là dịp để giải trí ngày đầu xuân và
khuyến khích thanh niên rèn luyện sức
khỏe, lòng dũng cảm. Vì vậy, hội Vật
đề cao tinh thần đồng đội và thượng võ,
không đặt nặng thắng thua, các đô vật
không được ra các đòn đánh nguy hiểm
đến tính mạng và tất cả các đô vật lên
sới đều được nhận phần thưởng.
Sau tiếng trống khai hội, là những
màn biểu diễn đẹp mắt của các đô vật
chuyên nghiệp, rồi đến là những trận
tranh tài quyết liệt của những đấu vật
thanh niên, thiếu niên. Các đô vật lên
sới đấu không nhất thiết phải là người
địa phương, mà bất kỳ người dân hoặc
du khách nào cũng có thể đăng ký lên
sới đấu vật. Nếu người nào bị vật lấm
lưng, trắng bụng là bị thua, người nào
vô địch thì phải thắng liên tiếp từ trận
đấu đầu tiên đến đấu cuối cùng.
Hội Vật năm nay, thu hút hàng trăm
đô vật đến từ nhiều địa phương trong

tỉnh. Đặc biệt năm nay, có sự tham gia
của các đô vật nữ. Du khách được
chứng kiến nhiều cuộc đấu gay cấn với
nhiều miếng đánh đẹp mắt và dũng
mãnh. Càng về chiều sức nóng trên
khán đài càng tăng cao và người xem
đến đông hơn, tiếng hò reo ủng hộ của
khán giả thúc giục các đấu sĩ thi đấu
quyết liệt hơn.
Hội Vật trở thành mạch sống văn
hóa của người làng Sình cũng như
người dân xứ Huế. Sức hấp dẫn của hội
Vật không chỉ thu hút các đô vật và du
khách trong vùng mà còn đối với cả du
khách nước ngoài mỗi khi có dịp đến
Huế. Ngoài ra, du khách đến xem đấu
vật còn được tham gia nhiều trò chơi
dân gian, thưởng thức ẩm thực Huế và
chiêm ngưỡng các sản phẩm làng nghề
thủ công truyền thống đặc trưng của
mảnh đất Cố đô.
Q.tri

Lễ hội dân gian văn hóa Việt Bắc trên cao nguyên Đắk Lắk
Trong hai ngày 13 và 14/02, tại xã
Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk
Lắk diễn ra Lễ hội dân gian văn hóa
Việt Bắc. Đây là lần thứ 5 Lễ hội được
tổ chức tại huyện Krông Năng, thu hút
hàng nghìn đồng bào các dân tộc và du
khách tham quan.
Lễ hội mở đầu với các nghi lễ
truyền thống của đồng bào các dân tộc
phía bắc như: Lễ Cùn cúng Thổ Công,
Lễ tri ân các anh hùng liệt sỹ, Lễ Lồng
Tồng (xuống đồng). Lễ Lồng Tồng cầu
cho mưa thuận gió hòa, làm ăn may
mắn, mùa màng tươi tốt, gia súc, gia
cầm sinh sôi nảy nở.

Phần hội với nhiều trò chơi văn hóa
dân gian mang đậm bản sắc của đồng
bào các dân tộc phía Bắc như: thi kéo
co, đi cà kheo, đẩy gậy, bắn nỏ, tung
còn. Trò chơi dân gian tung còn là trò
chơi được nhiều người yêu thích nhất
với quả còn được làm bằng vải, do
những phụ nữ khéo tay trong làng làm
ra. Người chơi được chia thành 2 bên
nam và nữ (cũng có khi cả nam và nữ
đứng cùng một bên) cùng tung quả còn
qua được vòng tròn, ai tung qua sẽ là
người chiến thắng. Đặc biệt, trong Lễ
hội các nghệ nhân còn mang đến màu
sắc văn hóa đặc trưng của người dân

Bia chùa Sùng Khánh...
theo chế độ đặc biệt, trở thành những
điểm nhấn, hấp dẫn du khách trong
hành trình du lịch văn hóa tâm linh
khi đến Hà Giang, ngay trong năm

16

số 1062 l 13.02.2014

2014, ngành văn hóa, thể thao và du
lịch Hà Giang sẽ cùng với các ngành
chức năng, các địa phương thực hiện
tốt công tác bảo tồn, gìn giữ để hiện

tộc bản địa phía Bắc trong phần trình
diễn hát Then.
Xã Ea Tam, huyện Krông Năng
được ví là một Việt Bắc thu nhỏ giữa
Tây Nguyên với hơn 80% dân số là
đồng bào Tày, Nùng, Dao, Thái,
H’Mông di cư đến làm ăn sinh sống từ
hơn 30 năm qua.
Lễ hội còn nhằm gìn giữ những
phong tục, tập quán, các giá trị văn hóa
vật thể, phi vật thể của đồng bào các
dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào
các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc di dân
vào làm ăn, sinh sống tại tỉnh Đắk Lắk
nói riêng.
M.cường
(Tiếp theo trang 14)
vật không bị biến dạng, xuống cấp,
để các bảo vật quốc gia giữ nguyên
giá trị.
H.L
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn

Contenu connexe

Tendances

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 

Tendances (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 

En vedette

RST2014_Ulyanovsk_PerformancePropertiesofUsedGearandTechnicalOilsRecoveryTech...
RST2014_Ulyanovsk_PerformancePropertiesofUsedGearandTechnicalOilsRecoveryTech...RST2014_Ulyanovsk_PerformancePropertiesofUsedGearandTechnicalOilsRecoveryTech...
RST2014_Ulyanovsk_PerformancePropertiesofUsedGearandTechnicalOilsRecoveryTech...RussianStartupTour
 
WTS Architecten - Hergebruik, Restauratie en bijzonder
WTS Architecten - Hergebruik, Restauratie en bijzonderWTS Architecten - Hergebruik, Restauratie en bijzonder
WTS Architecten - Hergebruik, Restauratie en bijzonderMichaël Strenk
 
Revista Apólice - Para cada investidor uma solução
Revista Apólice  - Para cada investidor uma soluçãoRevista Apólice  - Para cada investidor uma solução
Revista Apólice - Para cada investidor uma soluçãoChubb Brasil
 
GLOL Binder Cover ImageV2_2015_flat
GLOL Binder Cover ImageV2_2015_flatGLOL Binder Cover ImageV2_2015_flat
GLOL Binder Cover ImageV2_2015_flatMelanie Micozzi
 
BBMSinonimAntonim
BBMSinonimAntonimBBMSinonimAntonim
BBMSinonimAntonimLia Osman
 
RST2014_Ulyanovsk_TubularTextileFilters
RST2014_Ulyanovsk_TubularTextileFiltersRST2014_Ulyanovsk_TubularTextileFilters
RST2014_Ulyanovsk_TubularTextileFiltersRussianStartupTour
 

En vedette (15)

Novel·la Total
Novel·la TotalNovel·la Total
Novel·la Total
 
Pharmaceuticals
PharmaceuticalsPharmaceuticals
Pharmaceuticals
 
RST2014_Ulyanovsk_PerformancePropertiesofUsedGearandTechnicalOilsRecoveryTech...
RST2014_Ulyanovsk_PerformancePropertiesofUsedGearandTechnicalOilsRecoveryTech...RST2014_Ulyanovsk_PerformancePropertiesofUsedGearandTechnicalOilsRecoveryTech...
RST2014_Ulyanovsk_PerformancePropertiesofUsedGearandTechnicalOilsRecoveryTech...
 
Policy Brief - Impact Fees
Policy Brief - Impact FeesPolicy Brief - Impact Fees
Policy Brief - Impact Fees
 
Why responsive website in 2014
Why responsive website in 2014Why responsive website in 2014
Why responsive website in 2014
 
WTS Architecten - Hergebruik, Restauratie en bijzonder
WTS Architecten - Hergebruik, Restauratie en bijzonderWTS Architecten - Hergebruik, Restauratie en bijzonder
WTS Architecten - Hergebruik, Restauratie en bijzonder
 
Revista Apólice - Para cada investidor uma solução
Revista Apólice  - Para cada investidor uma soluçãoRevista Apólice  - Para cada investidor uma solução
Revista Apólice - Para cada investidor uma solução
 
GLOL Binder Cover ImageV2_2015_flat
GLOL Binder Cover ImageV2_2015_flatGLOL Binder Cover ImageV2_2015_flat
GLOL Binder Cover ImageV2_2015_flat
 
BBMSinonimAntonim
BBMSinonimAntonimBBMSinonimAntonim
BBMSinonimAntonim
 
RST2014_Ulyanovsk_TubularTextileFilters
RST2014_Ulyanovsk_TubularTextileFiltersRST2014_Ulyanovsk_TubularTextileFilters
RST2014_Ulyanovsk_TubularTextileFilters
 
Làm bảng hiệu quang cao
Làm bảng hiệu  quang caoLàm bảng hiệu  quang cao
Làm bảng hiệu quang cao
 
Yourprezi
YourpreziYourprezi
Yourprezi
 
Need help with an essay
Need help with an essayNeed help with an essay
Need help with an essay
 
Untitled1
Untitled1Untitled1
Untitled1
 
Databridge night 2014
Databridge night 2014Databridge night 2014
Databridge night 2014
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 

Plus de longvanhien

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnlongvanhien
 

Plus de longvanhien (20)

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Trong không khí tưng bừng của đất trời vào xuân, ngày 15/02 (16 tháng Giêng), tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành, địa phương đã tổ chức khai mạc Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”. Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã tới dự. Cùng các già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức, nghệ nhân của 54 dân tộc Việt Nam và đại diện bà con người Việt Nam ở nước ngoài về nước đón Tết cổ truyền Giáp Ngọ 2014, tham gia Lễ hội cầu an của đồng bào Lô Lô, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Chủ tịch Nước chúc mừng cộng đồng các dân tộc Việt Nam vui xuân Giáp Ngọ đầm ấm, sum vầy. (Xem tiếp trang 2) troNG số NàY - Bộ VHTTDL kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại Thái Bình, Tây Ninh (Tr.4) - Xúc tiến chuẩn bị cho các hội nghị cấp cao về Văn hóa ASEAN - ASEAN+3 (Tr.6) - Cần sớm có giải pháp bảo vệ hòn Trống Mái (Tr.10) Số 1063 ngày 20/02/2014 Lễ đón nhận Bằng của UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Ảnh: NGUYỄN Á Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Phát hành Thứ Năm hằng tuần Bà Katherine Muller Marin trao bằng của UNESCO cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh Lễ đón Bằng của UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được Bộ VHTTDL và UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể tối 11/02, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh. Tham dự có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, lãnh đạo một số Ban, Bộ, ngành, địa phương, cùng đông đảo các nghệ sỹ, nghệ nhân... (Xem tiếp trang 5) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thăm và làm việc tại Cộng hòa Pháp Nhân kỷ niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Pháp (1973-2013) và Năm giao lưu Việt Nam tại Pháp 2014, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã tới thăm và làm việc tại CH Pháp từ ngày 13-16/02. Ngày 13/02, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã đến thăm bảo tàng Lịch sử sống, Không gian Hồ Chí Minh tại thành phố Montreuil ở ngoại ô Paris; đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở công viên Montreau. (Xem tiếp trang 2)
  • 2. quản lý nhà nước Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông Pháp Aurelie Filippetti. Tại cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông Pháp - Aurelie Filippetti, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh vui mừng cho biết, việc tổ chức các hoạt động trong Năm Việt Nam tại Pháp 2014 sẽ góp phần tăng cường quảng bá, giới thiệu văn hóa, du lịch, tiềm năng kinh tế của Việt Nam; thu hút đầu tư, tìm kiếm các cơ hội hợp tác; tích cực thúc đẩy các kế hoạch hợp tác song phương; tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp lên một tầm cao mới trong bối cảnh hai nước vừa ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp. Bộ trưởng đánh giá cao các hoạt động trao đổi, giao lưu văn hóa rất đa dạng và hiệu quả giữa 2 nước, đặc biệt là Chương trình Năm chéo giữa hai quốc gia trong các năm 2013 và 2014 nhằm giới thiệu về nước Pháp tại Việt Nam Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (2013) và giới thiệu về Việt Nam tại Pháp (2014) nhân kỷ niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Lễ khai mạc Năm Việt Nam tại Pháp 2014 đã chính thức diễn ra tại Nhà hát Châtelet lúc 19 giờ ngày 14/02 (giờ Paris). Trong khuôn khổ sự kiện ngoại giao đặc biệt này có hàng trăm hoạt động với nhiều nội dung phong phú, giàu bản sắc, là dịp để những nghệ sĩ, người dân 2 nước gặp gỡ, chia sẻ những nét đặc sắc của văn hóa, nghệ thuật mỗi nước, góp phần làm sâu sắc hơn tình hữu nghị truyền thống, mối quan hệ hợp tác hiệu quả và sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 dân tộc Pháp-Việt. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định: “Chương trình được đánh dấu bởi một loạt các sự kiện được tổ chức trên tất cả các lĩnh vực, trao đổi về kinh tế, văn hóa, sáng tạo nghệ thuật, giáo dục, giáo dục đại học và nghiên cứu, quốc phòng, du lịch, thể thao cũng như trong các lĩnh vực kiến trúc, thời trang và thiết kế. Sự kiện lớn này được tổ chức với tham vọng chúng ta có thể khám phá nhau nhiều hơn, thể hiện các khía cạnh đương đại và sáng tạo nhất của mỗi nước, tăng cường giới thiệu hình ảnh và tăng cường trao đổi giữa hai nước”. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng bày tỏ lòng cảm ơn bà Bộ trưởng Aurelie Filippetti và các đồng sự tại Bộ Văn hóa và Truyền thông Pháp, các đối tác Pháp, cũng như Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã và đang hỗ trợ, hợp tác với phía Việt Nam tổ chức các sự kiện trong Năm Việt Nam tại Pháp. Đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ để tổ chức thành công các hoạt động trong năm 2014 tại Pháp và gửi đến bạn bè Pháp thông điệp “Hòa bình, hữu nghị”, giới thiệu mạnh mẽ, sâu sắc hơn về đất nước Việt Nam ổn định và đang tHtt đổi mới, phát triển. Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Chủ tịch Nước hoan nghênh sáng kiến tổ chức “Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”, đã góp phần nâng cao hiểu biết và gắn kết giữa các dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Nước khẳng định: Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa đã trở thành nền tảng tinh thần, động lực, nguồn sức mạnh nội lực mạnh mẽ để đưa dân tộc, đất nước vượt qua thác ghềnh, thử thách, tồn tại và phát triển, không ngừng lớn mạnh. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hóa đó tiếp tục được bảo tồn và phát huy mạnh mẽ; tạo sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Với niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của đất nước, Chủ tịch Nước gửi tới đồng bào 54 dân tộc và kiều bào ở nước ngoài lời chúc tốt đẹp; chúc nhân dân, đất 2 số 1062 l 13.02.2014 nước hòa bình, thịnh vượng, ngày càng giàu mạnh, sánh vai cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Là hoạt động thường niên, Ngày hội năm nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... phối hợp tổ chức, nhằm mục đích tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em. 12 cộng đồng dân tộc đến từ 10 tỉnh trong cả nước tham dự Ngày hội, gồm cộng đồng dân tộc Tày, Nùng đến từ Lạng Sơn, dân tộc Sán Chay (Phú Thọ), dân tộc Cor (Quảng Nam), dân tộc Chăm (Bình Thuận), dân tộc Brâu (Kon Tum)... đã mang tới những nét văn hóa đặc sắc nhất của dân tộc mình. Đó là hội Đua ngựa xuân của đồng bào Mông ở Lào Cai, lễ Cầu an của đồng bào dân tộc Lô Lô ở Hà Giang, lễ hội Chá Chiêng của đồng bào dân tộc Thái, lễ Cúng trỉa lúa của dân tộc Brâu, lễ hội Bắt chồng của dân tộc Chu Ru... Hoạt động đặc sắc nhất (Tiếp theo trang 1) (Tiếp theo trang 1) trong ngày hội chính là lễ Cầu an, lễ hội được tổ chức đầu năm nhằm cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi của đồng bào dân tộc Lô Lô (Hà Giang). Lễ hội đã diễn ra trên đồi 19/4 của Làng Văn hóa - Du lịch, với sự tham gia của Chủ tịch Nước, cùng các già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức, nghệ nhân của 54 dân tộc Việt Nam và đại diện bà con người Việt Nam ở nước ngoài về nước đón Tết cổ truyền Giáp Ngọ 2014. Theo đúng phong tục Lô Lô, vị thày cúng của dân tộc Lô Lô bắt đầu các nghi lễ trong lễ Cầu an bằng bài khấn các vị thần Đông, Tây, Nam, Bắc... xin các vị thần cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi. Tiếp sau đó, các cô gái dân tộc Lô Lô tươi cười đi rót rượu mời đồng bào các dân tộc anh em cùng chung chén rượu đầu xuân. Kết thúc lễ hội, mọi người cùng tham gia điệu nhảy để tiễn thần linh về trời và mong cho một năm mới rộn ràng niềm vui. tHế Hùng
  • 3. quản lý nhà nước VăN BảN Mới - Tại Quyết định số 250/QĐBVHTTDL ngày 10/02/2014, Bộ VHTTDL giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế và Đại sứ quán Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam tổ chức Tuần phim Iran tại Rạp chiếu phim Hanoi Cinematheque, 22A Hai Bà Trưng, Hà Nội trong thời gian từ ngày 0307/3/2014. Cục Điện ảnh có trách nhiệm duyệt phim trước khi trình chiếu chính thức. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 278/QĐ-BVHTTDL ngày 12/02/2014 về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Liên hoan tuyên truyền hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014) do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, ông Mùa A Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, bà Hà Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai làm Trưởng Ban, ông Phạm Văn Thủy - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở làm Phó Trưởng Ban. - Ngày 12/02/2014, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 279/QĐBVHTTDL về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Liên hoan tuyên truyền lưu động Kỷ niệm 55 năm Đường Hồ Chí Minh (19/5/1959-19/5/2014) do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, ông Nguyễn Huy Phong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Đinh Thị Lệ Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An làm Trưởng Ban, ông Phạm Văn Thủy - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở làm Phó Trưởng Ban. - Tại Quyết định số 280/QĐ- BVHTTDL ngày 12/02/2014 Bộ VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ năm 2014 gồm các thành viên: Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban, bà Lê Thị Ái Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu làm phó Trưởng Ban và 01 Ủy viên. - Ngày 12/02/2014, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 289/QĐBVHTTDL cho phép Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam mời nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Yosuke Yamashita (người Nhật Bản) đến tập luyện và biểu diễn cùng Dàn nhạc trong chương trình Hòa nhạc “VNSO Tet Jazz concert”. Thời gian luyện tập và biểu diễn: từ ngày 20-27/02/2014 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, số 01 Tràng tHtt Tiền, Hà Nội. Năm Việt Nam tại Pháp: Quảng bá Việt Nam đến với thế giới Tại Nhà hát Châtelet ở Paris tối ngày 14/02, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam Hoàng Tuấn Anh, cùng Bộ trưởng Ngoại giao Pháp - Laurent Fabius, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Aurelie Filippetti và Bộ trưởng, Chủ tịch Viện Pháp - Xavier Darcos cùng nhiều quan chức hai nước đã tham dự Lễ khai mạc Năm Việt Nam tại Pháp. Chương trình nghệ thuật “Đêm của Sen” đã được tổ chức trong tối khai mạc với những màn nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn mang đậm âm hưởng, văn hóa Việt như: Hòa tấu dân ca 3 miền, hát Văn, Ca trù, Đờn ca tài tử, Quan họ Bắc Ninh, biểu diễn đàn bầu, đàn nhị, múa Cung đình Huế, múa Chăm… nhằm giới thiệu đến công chúng Pháp cũng như bạn bè quốc tế những tinh hoa văn hóa của Việt Nam. Năm Việt Nam tại Pháp sẽ có khoảng 100 hoạt động trong tất cả các lĩnh vực tại nhiều địa phương trên khắp nước Pháp. Có thể nói đây là sự kiện quảng bá Việt Nam với quy mô lớn chưa từng có tại Pháp và châu Âu. Một số hoạt động lớn, nổi bật có thể kể đến như: Cuộc triển lãm “Rồng trên cổ vật” tại Bảo tàng Guimet được tổ chức vào tháng 9/2014, sẽ được khởi động với một cuộc hội thảo quốc tế rất lớn: “Nghệ thuật Việt Nam, cách tiếp cận mới”. Việt Nam cũng sẽ tham gia một số lễ hội với tư cách là khách mời danh dự tại Dijon, Besancon, Montoire… Nhiều tuần lễ phim Việt Nam cũng sẽ được tổ chức hoặc Việt Nam sẽ tham gia một số liên hoạn phim như Cannes, Vesoul… Xiếc, Rối nước, Ca trù, múa đương đại, võ cổ truyền, nhạc hip-hop, techno… sẽ là các chương trình làm đầy đủ thêm diện mạo văn hóa Việt Nam. Ẩm thực Việt Nam cũng là điểm nhấn quan trọng với những chương giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt tại các khách sạn, đường phố, nơi công cộng. Cũng trong dịp này, Tuần Việt Nam sẽ được tổ chức tại một số địa phương của Pháp với các hoạt động đa dạng như biểu diễn nghệ thuật, giới thiệu ẩm thực… tại các tỉnh Seine Saint Denis, Tours, Bordeaux và rất nhiều địa phương, thành phố nhỏ khác. Với Chương trình phong phú, trải rộng trên tất cả các lĩnh vực, Năm Việt Nam tại Pháp sẽ là dịp để nghệ sĩ, nhân dân hai nước gặp gỡ, chia sẻ những nét đặc sắc của văn hóa, nghệ thuật mỗi nước, góp phần làm sâu sắc hơn tình hữu nghị truyền thống, mối quan hệ hợp tác hiệu quả và sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 dân tộc, đồng thời là cơ hội để Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến không chỉ qua những nét quen thuộc của truyền thống và bản sắc văn hóa lâu đời, mà còn là hình ảnh một Việt Nam đổi mới, mở cửa hội nhập mạnh mẽ… H.Q số 1062 l 13.02.2014 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà Bộ VHTTDL kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại Thái Bình, Tây Ninh Tối 12/02 (tức ngày 13 tháng Giêng), tại Khu di tích lịch sử quốc gia Đền thờ và lăng mộ các vua Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, UBND huyện Hưng Hà đã tổ chức Khai mạc lễ hội Đền Trần năm 2014. Dự Lễ dâng hương và công bố Giấy Chứng nhận Lễ hội Đền Trần Thái Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Thứ trưởng Vương Duy Biên khẳng định: “Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lễ hội Đền Trần Thái Bình, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy chế lễ hội và thực hiện tốt các phương án đảm bảo an toàn trước, trong và sau lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế du lịch địa phương…”. Cũng tại buổi lễ, UBND huyện Hưng Hà đã chính thức công bố Chương trình hành động bảo tồn, phát huy giá trị Lễ hội Đền Trần giai đoạn 2014-2020. Lễ khai mạc khép lại bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc với màn biểu diễn trống, múa lân của các nghệ nhân và màn sử thi “Hào khí Đông A” tái hiện toàn bộ quá trình lập nghiệp của Vương triều Trần trên mảnh đất Long Hưng xưa - Hưng Hà nay. Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ học cấp quốc gia, không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa mà còn là một điểm du lịch có giá trị đặc biệt, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi dịp đầu Xuân. Sáng 14/02, Đoàn kiểm tra của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện nếp sống văn minh tại di tích, lễ hội đối với khu Di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, việc thực hiện nếp sống văn minh tại khu Di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen có nhiều chuyển biến tích cực so với nhiều năm trước. Từ đầu mùa lễ hội đến nay, chỉ có 22 vụ tệ nạn xảy ra (giảm 10% so với cùng kỳ năm 2013) và được xử lý triệt để, kịp thời, tạo được niềm tin trong lòng du khách tham quan. Tại Chùa Bà, khu Di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen, đoàn thanh tra ghi nhận, số hòm công đức đặt tại các bàn thờ không vượt quá quy định, việc bố trí, sắp xếp đồ thờ cúng khá hợp lý, không có hiện tượng tiêu cực trong việc thờ cúng, không có dịch vụ đổi tiền lẻ… Tuy nhiên, hệ thống thùng rác đặt còn thưa, khu vực hành lễ còn thiếu thùng rác; bảng, biển hướng dẫn, tuyên truyền việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự còn ít, người dân còn hiện tượng sờ áo choàng Phật Quan Âm vuốt lên mặt, đầu, chen lấn nhiều. Đoàn thanh tra đề nghị, Ban quản lý khu Di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen, cần chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế kể trên, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa lễ hội được tốt nhất. Trưởng ban quản lý khu Di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen, Bùi Văn Lững cho biết: Mùa lễ hội năm nay, Ban quản lý đã tăng cường lực lượng bảo vệ gấp đôi so với năm 2013, để tăng cường kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự và phối hợp với các ngành chức năng trực ban 24/24h trong khu di tích; đồng thời phối hợp thanh, kiểm tra thường xuyên tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ, phục vụ ăn uống, giải khát trong khu di tích. tHtt - M.HạnH Tuyên Quang: Đón Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền Pú Bảo Ngày 11/02, tại sân vận động Bản Kè B, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên đã trao Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Pú Bảo cho tỉnh Tuyên Quang. Đền Pú Bảo là nơi thờ Đức Quận công Nguyễn Thế Quần (thường gọi là Đức Quận công Thiếu Bảo) - người có nhiều công tích trong việc dẹp yên các thế lực nổi loạn ở Tuyên Quang. Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIXVII nằm trên cánh đồng Nà Tha, thôn 4 số 1062 l 13.02.2014 Bản Kè B, xã Lăng Can có địa thế như sự hội tụ của linh khí núi sông. Tại buổi lễ trao Bằng, Thứ trưởng Vương Duy Biên đánh giá cao việc chính quyền và nhân dân địa phương đã làm tốt công tác duy trì và bảo tồn di tích Đền Pú Bảo. Việc Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định công nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền Pú Bảo khẳng định giá trị to lớn của ngôi đền linh thiêng, mang nhiều giá trị lịch sử; ghi nhận sự nỗ lực cố gắng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương. Thứ trưởng đề nghị, huyện Lâm Bình và tỉnh Tuyên Quang cần tiếp tục các bước hoàn thiện công tác xây dựng di tích, sớm kiện toàn bộ máy chủ trì tại Đền nhằm phát huy hơn nữa giá trị lịch sử trong giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và đời sống tâm linh trong cộng đồng. Thời gian tới, các cấp chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác quảng bá ý nghĩa linh thiêng của đền Pú Bảo gắn với việc tổ chức Lễ hội Lồng tông hằng năm góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn. Huệ OanH
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Lễ đón nhận Bằng của UNESCO... Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, đây là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng miệt vườn sông nước Nam bộ, là sự kết hợp hòa quyện đặc sắc giữa tiếng đờn, lời ca và điệu diễn, vừa phản ánh tinh hoa văn hóa nghìn năm văn hiến của dân tộc vừa mang những nét đặc sắc của người dân phương Nam - cần cù, bình dị, chân thành, phóng khoáng, nghĩa hiệp, can trường nhưng rất đỗi nhân văn. Thủ tướng nhấn mạnh, việc UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thể hiện sự trân trọng của quốc tế đối với loại hình nghệ thuật đặc sắc này của Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Nam bộ, của người Việt Nam, mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong kho tàng văn hóa thế giới. Đồng thời cũng là một minh chứng sống động về sức sống, sức lan tỏa của văn hoá truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập của văn hóa thế giới; làm cho bạn bè quốc tế hiểu nhiều hơn với sự ngưỡng mộ về một vùng đất không chỉ anh dũng kiên cường trong đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn là một vùng quê trù phú, một vùng sông nước mênh mang luôn đồng vọng tiếng đờn lời ca sâu nặng nghĩa tình… Thay mặt UNESCO, bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã trao Bằng vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trở thành Di sản văn hóa đại diện của nhân loại và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế. Bà cũng đã trao bằng cho đại diện của 21 tỉnh/thành trong cả nước đã có những công trình góp phần phát triển hoạt động Đờn ca tài tử trong thời gian qua. Bà Katherine Muller (Tiếp theo trang 1) Marin nhấn mạnh, đây là một minh chứng sinh động về sức lan tỏa của văn hoá truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập của văn hóa thế giới, tạo cơ hội để người dân trên toàn thế giới được thưởng thức và hiểu rõ hơn về nền văn hóa tươi đẹp và phong phú của Việt Nam. Thể hiện sự trân trọng và ngưỡng mộ của cộng đồng quốc tế đối với loại hình nghệ thuật độc đáo này của Việt Nam… Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã công bố Chương trình hành động quốc gia nhằm kêu gọi nhân dân cả nước cùng chung tay, góp sức gìn giữ, bảo tồn và phát huy Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ. Đồng thời khen thưởng các tập thể, cá nhân, nghệ nhân đã có những công trình, sản phẩm, thực hiện công tác truyền dạy góp phần phát triển hoạt động Đờn ca tài tử trong nhiều năm qua. THTT Đồng Tháp: Khánh thành Bia lưu niệm Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Chiều 15/02, tại xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành Bia lưu niệm ghi dấu Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm ghi nhớ công ơn của Cụ và tri ân những người từng cưu mang che chở Cụ Phó bảng trong những năm sống và hoạt động tại xã Hòa An. Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang dự Lễ khánh thành. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sau khi vào Sài Gòn, năm 1917 Cụ tìm đến Cao Lãnh, hoạt động tại làng Hòa An, tìm gặp các nhà nho, chí sĩ yêu nước, truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong nhân dân. Tại đây, Cụ vừa dạy học, xem mạch, bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Cụ được bà con tại làng Hòa An hết lòng che chở, bảo vệ trong thời gian hoạt động cách mạng. Trước khi dự lễ khánh thành Bia lưu niệm, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã đến viếng, thắp hương tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc; thăm và tặng quà một số gia đình tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của xã Hòa An. Đức MinH Hợp tác văn hóa Việt Nam - Đan Mạch Quỹ Phát triển và Trao đổi văn hóa Đan Mạch - Việt Nam (CDEF) và Đại sứ quán Đan Mạch vừa chính thức công bố khởi động Dự án Triển lãm giới thiệu hội họa Việt Nam tại Đại sứ quán Đan Mạch lần thứ ba. Theo đó, tất cả các nghệ sỹ Việt Nam từ mọi vùng miền có thể gửi tranh tham dự, đề tài không giới hạn. Các họa sỹ có tranh tham dự có thể gửi ảnh chụp (khổ 20 x 30cm),và thông tin đi kèm ảnh đến địa chỉ: Đại sứ quán Đan Mạch (số 17-19 Điện Biên Phủ, Hà Nội) từ nay đến hết ngày 28/02/2014. Mỗi nghệ sỹ gửi không quá ba tác phẩm. Thông tin đi kèm ảnh gồm các mục: tên tranh, năm sáng tác, kích cỡ; chất liệu; cảm hứng, hoặc hoàn cảnh sáng tác, hoặc thông điệp mà họa sỹ muốn gửi gắm qua bức tranh; tên và địa chỉ liên lạc gồm e-mail, số điện thoại, địa chỉ bưu điện của họa sỹ. Dự án Triển lãm giới thiệu hội họa Việt Nam tại Đại sứ quán Đan Mạch được khởi xướng từ năm 2012 và được triển lãm giới thiệu tranh lần đầu tiên vào tháng 01/2013. Đợt tuyển chọn lần thứ hai diễn ra vào tháng 8/2013. n.H số 1062 l 13.02.2014 5
  • 6. quản lý nhà nước Tại Kế hoạch số 289/KHBVHTTDL ngày 11/02/2014, Bộ VHTTDL thông báo Kế hoạch tổ chức Cuộc họp lần thứ 9 các quan chức cao cấp về Văn hóa ASEAN (SOMCA), Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Văn hóa các nước ASEAN lần thứ 6 và Cuộc họp lần 6 các quan chức cao cấp về Văn hóa ASEAN+3 và Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Văn hóa ASEAN+3 lần thứ 6. Các Cuộc họp và Hội nghị trên được tổ chức là trách nhiệm của các quốc gia thành viên ASEAN. Việt Nam đăng cai tổ chức Cuộc họp lần 6 các quan chức cao cấp về Văn hóa ASEAN+3 và Hội nghị Bộ trưởng phụ N gày 15/02 (16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014), nhân dịp Kỷ niệm 4893 năm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương khai sinh mở nước và Lễ hội Kinh Dương Vương năm 2014, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đã đến dâng hương tri ân công đức các vị vua Thủy tổ Việt Nam tại khu di tích lịch sử Đền thờ và Lăng Kinh Dương Vương-Lạc Long Quân-Âu Cơ ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) và đánh trống khai hội. Lễ hội Kinh Dương Vương năm nay diễn ra trong 3 ngày (từ 16 đến 18 tháng Giêng Âm lịch). Xúc tiến chuẩn bị cho các hội nghị cấp cao về Văn hóa ASEAN, ASEAN+3 trách Văn hóa ASEAN+3 lần thứ 6 thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia trong hợp tác ASEAN. Việc kết hợp tổ chức các Hội nghị vào dịp này sẽ đảm bảo tiết kiệm kinh phí, đồng thời là cơ hội để Việt Nam giới thiệu tới các Bộ trưởng phụ trách Văn hóa và Nghệ thuật ASEAN và các nước đối thoại một liên hoan nghệ thuật mang tầm quốc tế của Việt Nam. Cuộc họp lần thứ 9 các quan chức cao cấp về Văn hóa ASEAN (SOMCA), Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Văn hóa các nước ASEAN lần thứ 6 và Cuộc họp lần 6 các quan chức cao cấp về Văn hóa ASEAN+3 và Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Văn hóa ASEAN+3 lần thứ 6 do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức; diễn ra từ ngày 16-24/4/2014, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. n.H Khai hội Kinh Dương Vương Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh thành kính dâng hương tri ân công đức Thủy tổ Kinh Dương Vương-Lạc Long QuânÂu Cơ và cầu quốc thái dân an. Trong văn tế Thủy tổ Kinh Dương Vương có đoạn viết: “Chúng con-con dân nước Việt, con cháu Lạc Hồng nguyện khắc ghi công đức, trọn đạo nghĩa với đời, với Tổ; tận trung hiếu, vì nước, vì dân; tích đức, tu nhân, rèn tài, luyện chí; giữ vững kỷ cương, giương cao đạo lý; dựng nước Việt giàu đẹp văn minh cùng nhân loại hòa bình hữu nghị; nay nước Việt ta muôn thuở trường tồn với thế Rồng bay sánh ngang tầm thời đại”. Sau lễ dâng hương tưởng niệm, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đã trồng cây lưu niệm tại khu Lăng mộ Kinh Dương Vương. Cùng với phần Lễ được tổ chức trang nghiêm thể hiện niềm tôn kính với bậc tiên tổ, phần hội năm nay (Xem tiếp trang 8) “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” đến với đồng bào Bắc Kạn Ngày 12/02, tại Nhà Văn hóa tỉnh Bắc Kạn, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”. Đây là hoạt động thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ 4 (khóa X) về chiến lược Biển Việt Nam đến 6 số 1062 l 13.02.2014 năm 2020 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền và thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Triển lãm mang đến cho người dân các dân tộc thiểu số miền núi Bắc Kạn cái nhìn, sự hiểu biết về tầm quan trọng của biển đảo, những giá trị lịch sử chủ quyền biển đảo của Việt Nam, cũng là để người dân ở vùng cao không có biển, đảo hiểu được giá trị kinh tế, lịch sử, văn hóa của dân tộc cần đươc giữ gìn, bảo vệ. Triển lãm là một hoạt động tuyên truyền thiết thực nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là tầng lớp đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua các tài liệu được công bố.
  • 7. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Bộ VHTTDL chủ động trong công tác phòng chống lụt bão ngày 07/02/2014 Bộ VHttDL đã có Báo cáo số 23/BcBVHttDL gửi Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão trung ương về việc tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013, kế hoạch năm 2014. Bộ VHTTDL đã xây dựng và kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của ngành. Đồng thời thường xuyên kiểm tra theo dõi, đôn đốc các tỉnh/thành theo sự phân công của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của ngành và triển khai thực hiện trong toàn ngành, nhằm góp phần làm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra đối với văn hóa, thể thao và du lịch. Thực hiện trực ban nghiêm túc khi có bão, áp thất nhiệt đới, thời tiết xấu trên biển, sạt lở và đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo kịp thời theo quy định. Tích cực chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai theo phương châm “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương) và “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Thường xuyên cảnh báo, hướng dẫn và nhắc nhở các đơn vị trực thuộc chủ động có kế hoạch bảo vệ các công trình, trụ sở văn hóa, thể thao và du lịch đặc biệt là các công trình di tích lịch sử văn hóa, các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch… Chỉ đạo toàn ngành lồng ghép, phổ biến kiến thức phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào các hoạt động tuyên truyền, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, gia đình… thông qua các hoạt động đặc thù của ngành như: văn nghệ, tuyên truyền cổ động, triển lãm, panô, băng rôn, khẩu hiệu, biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim… Bộ VHTTDL chủ động và phối hợp tốt trong công tác phòng chống thiên tai, chỉ đạo toàn ngành thực hiện đồng bộ và nghiêm túc các kế hoạch phòng, tránh, ứng phó với thiên tai của Chính phủ cũng như của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, kiểm tra, đôn đốc, công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo thường xuyên, kịp thời bằng nhiều hình thức thích hợp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác trong toàn ngành để chủ động, tránh chủ quan, lơ là trong việc phòng, chống thiên tai, lụt bão nhằm góp phần làm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi có lụt, bão xảy ra. Năm 2014, công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của Bộ sẽ tập trung vào các công việc trọng tâm: Tổ chức kiểm tra, rà soát tàu thuyền của các đơn vị về văn hóa, thể thao và du lịch để xây dựng, hoàn thiện phương án phòng chống lụt bão theo phương châm 4 tại chỗ đảm bảo chi tiết, cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa bàn. Kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, nhất là công tác 4 tại chỗ. Chủ động thực hiện các biện pháp xử lý khi thiên tai xảy ra. Đề xuất, bổ sung các phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại ngành văn hóa, thể thao và du lịch để chủ động cứu hộ, cứu nạn tại chỗ kịp thời khi có tình huống thiên tai xảy ra. Từng bước hình thành lực lượng cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ chuyên nghiệp trong công tác phòng tránh, đối phó với thiên tai. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai. Từng bước nâng cao khả năng chuẩn bị, ứng phó, phục hồi của các đơn vị trước, trong và sau thiên tai. Tổ chức công tác tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai và phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành trong công tác hướng dẫn, tuyên truyền, bảo vệ người và tài sản. Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ phòng, chống lụt, bão, động đất, sóng thần. Tổ chức tốt công tác thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn theo quy định, sẵn sàng ứng phó kịp thời với các diễn biến thiên tai; tăng cường, nâng cao chất lượng công tác quản lý, giám sát tàu thuyền hoạt động du lịch. Chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch nghiên cứu, đề xuất và tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, ứng phó với tác động của thiên tai. Duyên trần Triển lãm trưng bày bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế; trong đó có nhiều tư liệu, bản đồ được biên soạn, xuất bản từ thế kỷ XVI giúp người xem được tiếp cận với những bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Ðông qua nhiều thời kỳ. Triển lãm tập trung vào giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII cho đến cuối thế kỷ XIX là thời kỳ Việt Nam khẳng định và thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa một cách trọn vẹn và hòa bình. MạnH Huân số 1062 l 13.02.2014 7
  • 8. Sự kiện vấn đề Khai mạc Lễ hội đền Trần Thái Bình 2014 Tối ngày 12/02 (tức ngày 13 tháng Giêng), tại Khu di tích lịch sử quốc gia Đền thờ và lăng mộ các vua Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), UBND huyện Hưng Hà đã tổ chức khai mạc Lễ hội đền Trần năm 2014. Hàng nghìn du khách thập phương đến dự lễ và thắp hương tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần trên mảnh đất được coi là nơi phát tích, dựng nghiệp vương triều Trần. Lễ hội đền Trần Thái Bình năm nay càng có ý nghĩa hơn khi ngày 27/01 vừa qua, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 231/QĐBVHTTDL công nhận Lễ hội đền Trần Thái Bình được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên đã trao Bằng chứng nhận cho UBND huyện Hưng Hà. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã đánh trống khai hội. Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Hồng Chuyên, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Hưng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội khẳng định, gần 800 năm qua, lăng mộ các vua Trần và hoàng thân quốc thích nhà Trần, lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung vẫn còn đó như một minh chứng lịch sử hào hùng của dân tộc để đời đời cháu con và nhân dân hương khói giữ gìn. Vương triều Trần không chỉ là một Vương triều cường thịnh, võ công oanh liệt bậc nhất các thời đại phong kiến ở Việt Nam giỏi trong đánh giặc, giỏi trong phát triển kinh tế xã hội, mà còn để lại cho hậu thế, để lại cho thế hệ sau một nền văn hóa thời Trần mà đỉnh cao là những nét văn hóa rất riêng, đặc sắc đó là lễ giao chạ, lễ rước nước và thi cỗ cá. Lễ hội góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc. Đó cũng chính là lý do quan trọng để lễ hội đền Trần Thái Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ khai mạc khép lại bằng một chương trình nghệ thuật đặc sắc với màn biểu diễn trống, múa lân của các nghệ nhân và màn sử thi “Hào khí Đông A”, với diễn suất của gần 70 diễn viên quần chúng của Nhà Văn hóa huyện Hưng Hà. Nội dung xuyên suốt của màn sử thi nói lên toàn bộ quá trình lập nghiệp của Vương triều Trần trên mảnh đất Long Hưng xưa - Hưng Hà nay. Ngoài ra, trong suốt Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động dân gian truyền thống như thi cỗ cá, thi nấu cơm cần, thi vật lầu, thi kéo co, biểu diễn văn hóa, văn nghệ nhằm quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa, lịch sử tại khu di tích đền thờ các vua Trần tới đông đảo du khách thập phương trong và ngoài nước về với Đền Trần Thái Bình. Ngay từ sáng và chiều 12/02, huyện Khai hội... nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống cũng được khôi phục và đưa vào trong lễ hội, phục vụ nhân dân và du khách thập phương về thăm quan, thưởng lãm như hát Quan họ trên thuyền, múa rối nước, tổ tôm điếm, cờ tướng, vật, đu tiên, đập niêu. Những năm qua, khu di tích lịch sử Kinh Dương Vương thường xuyên được Đảng, Nhà nước và nhân dân 8 số 1062 l 13.02.2014 Hưng Hà đã tổ chức lễ tế mở cửa đền, lễ bái yết, tế mộ trong không khí linh thiêng, tôn kính. Đặc biệt, hoạt động luôn thu hút được sự quan tâm của người dân và mang tính truyền thống là lễ rước nước để nhắc lại thuở xưa tổ tiên nhà Trần đều sống bằng nghề chài lưới. Nếu Tức Mặc (Nam Định) là nơi vị họ tổ nhà Trần định cư ban đầu thì vùng đất Hưng Hà (Thái Bình) được xác định là quê hương, là nơi khởi nghiệp của Vương triều Trần cách đây gần 800 năm. Tại đây có Tam đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần, nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần. Các hoàng đế nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cùng các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ có tên Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dụ Lăng, Quy Đức Lăng... Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ học cấp quốc gia, không chỉ thu hút các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa mà còn là một điểm du lịch có giá trị đặc biệt, là nơi liên quan đến cội nguồn dân tộc luôn luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về Thái Bình vào mỗi dịp đầu Xuân. K.HOàn (Tiếp theo trang 6) quan tâm bảo tồn và đầu tư tôn tạo. Năm 2012, tỉnh Bắc Ninh đã công bố Quy hoạch bảo tồn khu di tích. Theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, dự án có tổng diện tích gần 40ha, gồm không gian bảo tồn di tích, không gian phát huy giá trị di tích, không gian quản lý và dịch vụ phụ trợ, với nguồn vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của dự án vói nguồn vốn 168 tỷ đồng đã được triển khai trong năm 2013, trong đó đã hoàn thành gói thầu trùng tu khu vực sân, vườn, cảnh quan Lăng Kinh Dương Vương với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng. Khi hoàn thành, Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương sẽ là điểm nhấn quan trọng trong việc gắn kết các điểm di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, góp phần phát triển du lịch và kinh tế xã hội. Hải PHOng
  • 9. Sự kiện vấn đề Hải Dương: Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 Ngày 15/02 (16 tháng Giêng Âm lịch), tại sân chùa Côn Sơn, tỉnh Hải Dương đã long trọng tổ chức Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 và Tưởng niệm 680 năm (1334-2014) ngày mất của Đệ tam Tổ dòng thiền Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả. Dự khai hội có đại diện lãnh đạo Bộ VHTTDL; Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Hải Dương, các tỉnh/thành trong nước và thành phố Suwon (Hàn Quốc). Cùng với lễ hội Côn Sơn, lễ hội truyền thống đền Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 15-20 tháng 8 Âm lịch hằng năm để nhân dân cả nước bày tỏ tấm lòng tri ân với Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại vương, vị Anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thế kỷ thứ XIII. Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã góp phần làm nên nét văn hóa đặt sắc, đa dạng không chỉ riêng vùng đất Hải Dương mà trở thành dòng chảy liên tục “hội tụ, kết tinh và lan tỏa” đến hàng triệu đồng bào trên mọi miền đất nước và có vị thế quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1962; năm 2012 được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và trong Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2013, Bộ VHTTDL đã chính thức công nhận lễ hội mùa xuân Côn Sơn và lễ hội mùa thu Kiếp Bạc là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc diễn ra từ ngày 13-16/02 (14 đến 17 tháng Giêng Âm lịch), với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi mang đậm chất truyền thống, dân gian như: lễ dâng hương, lễ khai hội, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ Đàn mông sơn thí thực, hội thi bánh chưng, bánh dày, vật dân tộc, liên hoan pháo đất, hát Quan họ, thư pháp... Nhân dịp này, Ban Tổ chức lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc đã tổ chức Hội thi bánh chưng, bánh dày lần thứ V. Hội thi năm nay thu hút 250 nghệ nhân xuất sắc đến từ 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Mỗi đội chuẩn bị 6,8 kg gạo ngon để gói 5 bánh mặn và 5 bánh chay trong thời gian 10 phút, luộc trong 5 tiếng và 6,8 kg gạo ngon để giã bánh dày. Với những cách thức độc đáo, lạ mắt khi gói, luộc bánh chưng, giã bánh dày, Hội thi tạo nên sự sôi động, hấp dẫn, cuốn hút khách thập phương. Đặc biệt, một số đội có sản phẩm đẹp, chất lượng cao, thời gian hoàn thiện nhanh. Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức trao 20 giải gồm giải xuất sắc và giải A, B và C cho các sản phẩm bánh chưng, bánh dày. Trong đó, giải xuất sắc: Ở phần thi bánh chưng thuộc về đội nghệ nhân thôn Tống Xá, (xã Thái Thịnh, huyện Kinh Môn); phần thi bánh dày thuộc về đội nghệ nhân thôn Bờ Đa (xã An Lạc, huyện Chí Linh). Ban Tổ chức cũng trao các giải gói bánh chưng nhanh nhất cho đội nghệ nhân thôn Tống Xá (xã Thái Thịnh, huyện Kinh Môn); gói bánh chưng đẹp nhất cho đội thị trấn Kẻ Sặt (huyện Bình Giang); bánh chưng ngon nhất cho đội nghệ nhân thị trấn Thanh Hà (huyện Thanh Hà)... Hồ tHanH Thi tuyển phương án kiến trúc Khu di tích 18 Hoàng Diệu Sáng 12/02, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị thuộc Đại học Xây dựng giới thiệu cuộc thi “Thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu thuộc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội”. Cuộc thi tuyển chọn phương án thiết kế tốt nhất nhằm mục đích xây dựng một không gian văn hóa cộng đồng hài hòa về kiến trúc cảnh quan, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật trong một tổng thể khu Trung tâm chính trị - hành chính Ba Đình. Đồng thời tổ chức một không gian kiến trúc cảnh quan nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục tuyên truyền, quảng bá và phát triển du lịch. Thông qua cuộc thi, sẽ phát huy cao hơn nữa tác dụng giáo dục cộng đồng, tuyên truyền, quảng bá tới người dân trong nước và cộng đồng quốc tế về khu vực Hoàng thành Thăng Long, về Thủ đô Hà Nội văn hiến. Phương án kiến trúc phải đáp ứng yêu cầu về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu Di tích Hoàng thành Thăng Long trong mối liên kết và phát triển bền vững với khu vực Trung tâm chính trị Ba Đình. Hội đồng tuyển chọn gồm, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam… cùng các chuyên gia trong nước, quốc tế có chuyên môn và kinh nghiệm trong các lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, khảo cổ và bảo tồn di sản văn hóa. Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của đông đảo các đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc trong và ngoài nước. Thời gian nhận bài thi từ nay đến hết ngày 10/4/2014. Các phương án dự thi sẽ được trưng bày, triển lãm từ ngày 30/4/2014. Có 6 giải thưởng từ giải Nhất tới Khuyến khích, trong đó mức thưởng cao nhất tới 300 triệu đồng. t.LâM số 1062 l 13.02.2014 9
  • 10. Sự kiện vấn đề Hà Nội: Các lễ hội đã được tổ chức tốt hơn Trước thông tin dư luận và báo chí phản ánh về sự lộn xộn trong công tác tổ chức lễ hội tại Chùa Hương, chiều 14/02/2014, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì họp với các ngành, địa phương về công tác quản lý lễ hội. Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các Lễ hội đầu xuân năm 2014 như: Ban hành các chỉ thị, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, thành lập các đội kiểm tra liên ngành, tăng cường thông tin, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn... Qua đó, các lễ hội trên địa bàn Thành phố nói chung và lễ hội Chùa Hương nói riêng được tổ chức tốt hơn những năm trước, an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, các hoạt động văn hóa có chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, trong tổ chức lễ hội Chùa Hương năm 2014 còn những tồn tại, bất cập, do công tác quản lý chưa tốt, thiếu thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm. Chủ tịch UBND Thành phố phê bình UBND huyện Mỹ Đức, Sở VHTTDL thực hiện không tốt nhiệm vụ được giao để xảy ra những tồn tại, bất cập tại Lễ hội Chùa Hương. Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên và tăng cường công tác quản lý lễ hội chùa Hương năm 2014, Chủ tịch UBND thành phố giao một số nhiệm vụ như: Thành lập Tổ công tác liên ngành của Thành phố do Sở VHTTDL chủ trì và các ngành liên quan để chỉ đạo thường xuyên, kịp thời tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm và khắc phục những vi phạm tại lễ hội Chùa Hương. Công an Thành phố chủ trì phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức và các ngành liên quan đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại lễ hội; kiểm tra, xử lý chấm dứt dịch vụ đổi tiền lẻ diễn ra tại lễ hội; không để xảy ra hiện tượng “cò” vé đò, cáp treo. UBND huyện Mỹ Đức tăng cường công tác quản lý lễ hội, tập trung khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay; sắp xếp lại các hàng quán trong khu vực I của di tích Chùa Hương không kinh doanh dịch vụ ăn uống; chấm dứt tình trạng treo bán động vật không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mất mỹ quan, gây phản cảm; xử lý nghiêm tình trạng ép giá, bắt chẹt khách du lịch, ăn xin, bói toán, cờ bạc, trộm cắp, đảm bảo trật tự, văn minh tại lễ hội; đảm bảo vệ sinh môi trường, thu gom rác thải... Các cơ quan báo chí của Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền những hình ảnh tốt, mô hình, cách làm hay; kịp thời phê phán những hình ảnh phản cảm, những hành vi vi phạm gây bức xúc trong dư luận xã hội tại lễ hội. Sở VHTTDL tăng cường thanh tra, kiểm tra, làm tốt công tác quản lý nhà nước về Lễ hội trên địa bàn toàn Thành phố, kịp thời tổng hợp, phản ánh tình hình về UBND Thành phố để chỉ đạo. H.yến Cần sớm có giải pháp bảo vệ hòn Trống Mái Danh thắng Hòn Trống Mái (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) là một trong những biểu tượng của thị xã biển Sầm Sơn và của tỉnh Thanh Hóa thời gian gần đây đang có dấu hiệu bị xê dịch. Trong đó hòn Trống (phía Tây) đang bị rung lắc khi bị tác động của ngoại lực, hòn Mái ở phía Đông cũng đang có dấu hiệu bị trượt dần. Phần tiếp xúc giữa hòn Mái và hòn Trống với bệ đá khổng lồ phía dưới chỉ khoảng 60cm và không còn khít như trước, khiến di tích danh thắng này có nguy cơ bị đổ sụp. Điều nguy hiểm hơn là chỉ cần một lực đẩy của người có sức khỏe trung bình cũng có thể làm hòn Trống bị rung lắc. Một điểm đáng chú ý là phía dưới hòn Mái có cây ổi dại mọc lên. Cây ổi này cũng có thể làm cho hòn Mái bị đội lên so với vị trí ban đầu. Để bảo vệ di tích, những người làm du lịch ở khu vực 10 số 1062 l 13.02.2014 hòn Trống Mái đã lấy xi măng chèn lại để ngăn hòn Trống bị trượt. Trước thực trạng trên, UBND thị xã Sầm Sơn đã tổ chức khảo sát thực tế, tiến hành hội thảo để tìm hướng giải quyết và đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Xây dựng, thị xã Sầm Sơn nghiên cứu đưa ra hướng giải quyết. Ông Viên Đình Lưu - Trưởng phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết: Việc đưa ra hướng xử lý tình trạng trượt dần của hòn Trống Mái cần có cơ quan chức năng có chuyên môn sâu về địa chất khảo sát nghiên cứu tính toán về trọng lực và khả năng dịch chuyển của hòn Trống Mái trong thời gian tiếp theo. Từ đó đề ra hướng giải quyết hợp lý, bởi hòn Trống Mái là danh thắng thuộc Cụm di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng núi Trường Lệ, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích danh thắng cấp quốc gia từ năm 1962. Đây cũng là một trong những biểu tượng của tỉnh Thanh Hóa. Trong khi chờ đợi giải pháp xử lý khoa học, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn nghiêm cấm tác động của người dân lên hòn Trống Mái như không được chèn vật dụng vào hòn Trống Mái, đồng thời phải có giải ngăn cách để người dân không tự ý trèo vào khu vực hòn Trống Mái, tác động lên hòn Trống Mái nhằm đảo bảo an toàn cho di tích này cũng như an toàn cho khách đến tham quan. Bên cạnh đó, thị xã Sầm Sơn cũng đã chặt bỏ cây ổi dại ở phía dưới hòn Mái nhằm tránh hiện tượng rễ cây phá hoại di tích. t.t.n
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề UBND tỉnh Bình Thuận vừa có Quyết định số 184/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết (sau đây gọi tắt là Đề án) của Khu du lịch Sông Lam (sau đây gọi tắt là Cơ sở) tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết được lập bởi Công ty TNHH Thương mại - Du lịch Phú Nghệ Vinh. Cơ sở có vị trí tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Với quy mô diện tích 45.873,1m2, được chia ra làm hai phần phía đồi và phía biển. Theo đó, một số yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với Cơ sở: Thực hiện đúng và đầy đủ các giải pháp, biện Bình Thuận: Phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường Khu du lịch Sông Lam pháp, cam kết về bảo vệ môi trường đã nêu trong Đề án; đảm bảo các chất thải được xử lý đạt các tiêu chuẩn đang còn bắt buộc áp dụng, các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành có liên quan trước khi thải ra môi trường; tuyệt đối không sử dụng các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất và các vật liệu khác đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành;… Các điều kiện kèm theo: Phải bố trí hệ thống tự thấm, hệ thống tưới sử dụng nước sau xử lý để tưới cây xanh trong phạm vi Cơ sở, tuyệt đối không được xử trực tiếp nước thải sau xử lý ra biển; thực hiện các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên làm trong Cơ sở; hướng dẫn du khách tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái khu vực Cơ sở. n.H Bến Tre: 315 tỷ đồng cho phát triển du lịch như: ứng xử văn hóa, văn minh với khách du lịch; xây dựng thương hiệu du lịch Bến Tre, trong đó đề cao mục tiêu của du lịch Bến Tre là an toàn, thân thiện, chất lượng, đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của du khách. Bến Tre cùng các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh đã ký liên kết “4 địa phương một điểm đến”, hình thành nên tuyến du lịch các tỉnh duyên hải phía Đông đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2013, riêng Bến Tre đã đón trên 800 nghìn lượt khách du lịch, doanh thu 429 tỷ đồng, tăng 25% so cùng kỳ. K.HOàn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre cho biết: ngành du lịch Bến Tre đã đề ra nhiều giải pháp để đón một triệu lượt khách du lịch trong năm 2014, hoàn thành sớm một năm chỉ tiêu đón khách du lịch theo Đề án phát triển du lịch Bến Tre giai đoạn 2011-2015. Để đạt được chỉ tiêu trên, ngành du lịch Bến Tre đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó đầu tư 315 tỷ đồng cho một số chương trình trọng điểm: phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, thu hút khách du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh; chuẩn hóa các cửa hàng bán hàng lưu niệm cho khách du lịch bằng cách cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn về chất lượng hàng hóa và bảo đảm giá cả để du khách an tâm khi mua hàng; 100% nhà vệ sinh ở các điểm du lịch đạt chuẩn (hiện đã đạt chuẩn 58%), xử lý nước thải, rác thải ở mỗi khu, điểm du lịch. Ngoài ra, còn có các chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ, phát triển du lịch; nâng cao ý thức cộng đồng dân cư ở các điểm du lịch Khởi công phục hồi di tích Tả Tùng Tự - Thế Miếu, Đại Nội Huế Ngày 13/02, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung (Bộ Xây dựng) tổ chức Lễ khởi công công trình phục hồi di tích Tả Tùng Tự - Thế Miếu, Đại Nội Huế. Công trình có tổng mức đầu tư 11,5 tỷ đồng, do Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung thi công, dự kiến hoàn thành sau 12 tháng kể từ ngày khởi công... Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, ông Phan Thanh Hải cho biết: Việc phục hồi di tích Tả Tùng Tự được tuân thủ theo nguyên bản, từ phần nền móng, hệ khung, hệ mái, tường bao che xung quanh và tôn tạo sân đường, hệ thống rãnh thoát nước, đường đi dạo xung quanh công trình. Trong đó, để bảo đảm tính truyền thống, phần mái sẽ lợp ngói liệt men và vữa truyền thống; bờ nóc, bờ quyết xây bằng gạch vồ; các con vật trang trí trên bờ mái, bờ quyết cũng được đắp bằng vữa vôi truyền thống, nền lát gạch Bát Tràng; các cấu kiện gỗ làm bằng gỗ kiền và được chống mối, sơn quang. Di tích Tả Tùng Tự là một công trình kiến trúc rộng hơn 210m², nằm trong khu vực Thế Miếu - Đại Nội Huế. Trải qua thời gian, thời tiết khắc nghiệt và tác động chiến tranh, Tả Tùng Tự bị xuống cấp nghiêm trọng, hiện tại chỉ còn lại hai bức tường hồi xây bằng gạch vồ nằm trơ trọi trong khu vực Thế Miếu. Việc phục hồi di tích Tả Tùng Tự sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích trong khu vực Thế Miếu - Đại Nội Huế nói riêng và quần thể di tích Cố đô Huế nói chung... L.KHánH số 1062 l 13.02.2014 11
  • 12. Sự kiện vấn đề Khai mạc Giải vô địch Cờ tướng hạng Nhất quốc gia năm 2014 Ngày 16/02, tại thành phố Vũng Tàu, Sở VHTTDL tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức khai mạc Giải vô địch Cờ tướng hạng Nhất quốc gia năm 2014. Giải quy tụ 50 kỳ thủ nam và 20 kỳ thủ nữ đến từ 11 đội tuyển Cờ tướng của các tỉnh/thành, ngành trong cả nước. Các kỳ thủ dự giải là những người xếp thứ hạng cao tại Giải vô địch Cờ tướng đồng đội toàn quốc năm 2013. Các kỳ thủ dự Giải thi đấu theo hệ Thụy Sỹ 11 ván theo các nội dung: Vô địch cá nhân nam, nữ cờ tiêu chuẩn; vô địch cá nhân nam, nữ cờ chớp nhoáng. Với việc quy tụ đầy đủ các kỳ thủ mạnh của quốc gia đến từ các đơn vị có truyền thống về bộ môn Cờ tướng như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Bộ Công an... Theo ông Hoành Đình Hồng, Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Cờ tướng Việt Nam: Chức quán quân ở bảng nam cờ tiêu chuẩn nhiều khả năng sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa 3 kỳ thủ Trềnh A Sáng, Nguyễn Thành Bảo và Lại Lý Huynh. Bên cạnh những tên tuổi đã thành danh, một số kỳ thủ trẻ cũng có thể làm nên bất ngờ, đem lại sự thú vị cho Giải đấu, như: Nguyễn Minh Nhật Quang của TP. Hồ Chí Minh và 2 kỳ thủ của Hà Nội từng lọt vào chung kết giải trạng cờ Quý Tỵ 2013 là Nguyễn Anh Quân, Lại Tuấn Anh… Ở bảng nữ cũng hứa hẹn nhiều ván đấu hay với sự góp mặt của những cái tên quen thuộc như: Ba kỳ thủ của TP. Hồ Chí Minh là Ngô Lan Hương, Hoàng Hải Bình và Nguyễn Hoàng Yến; Nguyễn Thu Hà và Nguyễn Phi Liêm của Hà Nội; Nguyễn Hồng Hạnh (Bộ Công an); Hồ Thị Thanh Hồng (Bình Định)… Kết quả chung cuộc như sau: Hạng Nhất thuộc về kỳ thủ Nguyễn Thành Bảo (Hà Nội); hạng Nhì: Lại Lý Huynh (Bình Dương) và đồng hạng Ba thuộc về hai kỳ thủ Diệp Khai Nguyên và Trương A Minh (TP. Hồ Chí Minh). Kết quả tranh tài ở bảng nữ: Hạng Nhất: Đàm Thị Thùy Dung (TP. Hồ Chí Minh); hạng Nhì: Ngô Lan Hương (TP. Hồ Chí Minh) và đồng hạng 3 thuộc về Nguyễn Hoàng Yến (TP. Hồ Chí Minh) và Nguyễn Phi Liêm L.KHánH (Hà Nội). Giải vô địch Taekwondo học sinh toàn quốc năm 2014 Giải vô địch Taekwondo học sinh toàn quốc lần thứ V năm 2014 sẽ diễn ra tại Nhà thi đấu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên từ 2124/02. Giải nhằm động viên, khuyến khích phong trào tập luyện và thi đấu môn Taekwondo trong học sinh phổ thông, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh; tăng cường gặp gỡ giao lưu, học tập kinh nghiệm và hiểu biết lẫn nhau; phát hiện và tuyển chọn vận động viên Taekwondo xuất sắc cho đội tuyển học sinh tham dự các giải trong nước và quốc tế trong năm 2014. Đối tượng tham dự là học sinh trong năm học 2013-2014 đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông bao gồm: trường công lập, bán công lập, tự thục và các trường phổ thông năng khiếu Thể dục thể thao. Các vận động viên phải có trình độ chuyên môn từ đai đỏ cấp 4 trở lên mới được thi đấu. Giải thi đấu theo thể thức đối kháng cá nhân và thi quyền cá nhân, đồng đội, đôi nam - nữ. Mỗi đơn vị được cử 1 vận động viên nam và 1 vận động viên nữ ở nội dung thi đấu đối kháng cá nhân theo mỗi cấp học. Ở nội dung thi đấu quyền, mỗi đơn vị cử 1 vận động viên nam, 1 vận động viên nữ, 1 đồng đội, 1 đôi nam nữ tham dự thi ở tất cả các nội dung theo mỗi cấp học. a.tùng Giải Cờ vua Bình Dương mở rộng 2014 Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 16/02, Giải Cờ vua các nhóm tuổi Bình Dương mở rộng 2014 (tiền thân của giải Cờ vua các nhóm tuổi miền Đông Nam bộ) đã kết thúc với ngôi Vô địch thuộc về đoàn chủ nhà Bình Dương. Với lực lượng đông nhất cùng chất lượng kỳ thủ cao, đoàn Bình Dương đã giành được 16 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng. Xếp thứ Nhì là đoàn Đồng Nai 12 số 1062 l 13.02.2014 với 4 Huy chương Vàng, 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng; tiếp theo là đoàn Thành phố Hồ Chí Minh với 2 Huy chương Vàng và 3 Huy chương Bạc… Giải Cờ vua các nhóm tuổi Bình Dương mở rộng đã thu hút sự tham gia của 166 vận động viên thuộc 14 đơn vị đến từ các tỉnh/thành trong khu vực như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh và các huyện, thị, thành phố của tỉnh Bình Dương. Tại Giải lần này, các vận động viên tham gia thi đấu ở các nội dung cờ tiêu chuẩn theo hệ Thụy Sỹ 7 ván để tranh 36 bộ huy chương; trong đó, có 12 bộ huy chương cá nhân nam, nữ và 24 bộ huy chương đồng đội nam, đồng đội nữ thuộc 5 nhóm tuổi: U7, U9, U11, U13, U15 và hệ đội tuyển (không giới hạn độ tuổi). n.anH
  • 13. Sự kiện vấn đề Chương trình Khai Xuân đặc sắc của Nhà hát Kịch Việt Nam Nhà hát Kịch Việt Nam đã khởi dựng vở “Bệnh sĩ” của cố tác giả Lưu Quang Vũ vào ngày 14/02 tại Hà Nội với sự tham dự của gia đình cố tác giả. Đây là vở diễn khai xuân của Nhà hát, đồng thời tiếp nối việc dàn dựng lại các vở diễn đã làm nên tên tuổi của Nhà hát bên cạnh các vở diễn mới. Việc dựng lại những tác phẩm của Lưu Quang Vũ góp phần khẳng định tài năng, đóng góp của ông đối với nền sân khấu, đặc biệt là với kịch nói nước nhà. Đồng thời là một cách làm tích cực để khán giả yêu sân khấu kịch được thưởng thức những tác phẩm đỉnh cao của ông. Vở “Bệnh sĩ” là một vở kịch cũ nằm trong kịch mục mà các nghệ sỹ Nhà hát đã biểu diễn thành công từ năm 1988, do Nghệ sỹ Nhân dân Đình Quang làm đạo diễn, được khán giả nhiệt liệt đón nhận. Vở kịch đã góp phần khẳng định tên tuổi, thương hiệu của Nhà hát Kịch Việt Nam cũng như tên tuổi, tài năng của tác giả Lưu Quang Vũ vào thời kỳ đó. Phiên bản “Bệnh sĩ” năm 2014 sẽ do Nghệ sỹ Ưu tú Tuấn Hải làm đạo diễn và Nghệ sỹ Nhân dân Đình Quang làm cố vấn nghệ thuật. Trước đó, Nghệ sỹ Ưu tú Tuấn Hải đã tham gia đóng 2 vở kịch của cố tác giả Lưu Quang Vũ là vở “Thủ phạm là ai” vào năm 1982 và vở “Nữ ký giả” vào năm 1985. “Bệnh sĩ” là một trong những tác phẩm kịch nổi tiếng, là tác phẩm cuối cùng của cố tác giả Lưu Quang Vũ. “Bệnh sĩ” lấy bối cảnh ở một vùng quê nông thôn, mọi sự việc đều xoay quanh ông chủ tịch xã Toàn Nha và các xã viên của xã Hùng Tâm. Họ đều là những người hiền lành, chân chất, thật thà… nhưng vì tính háo danh, tính “sĩ” nên ai nấy đều tạo cho mình có một cái mác thật sang, thật oách. Mọi việc cứ thế diễn ra tưng bừng trong sự dối trá, phô trương, sĩ diện để rồi khi bản chất và hiện thực không thống nhất, sinh ra những chuyện dở khóc, dở cười thì họ mới nhận ra đúng “căn bệnh chung”... Nghệ sỹ Ưu tú Anh Tú, Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, đồng thời là người chịu trách nhiệm nghệ thuật của vở diễn cho biết: Vở “Bệnh sĩ” cho thấy tư tưởng, tuyên ngôn mạnh mẽ của cố tác giả Lưu Quang Vũ. Những vấn đề mang tính chất dự báo của ông đưa ra trong vở kịch từ cách nay hơn 30 năm vẫn còn thấm đẫm hơi thở thời đại, đó là sự rởm đời, gian dối, sĩ diện, chạy theo thành tích... Với vở diễn này, các nghệ sỹ của Nhà hát Kịch Việt Nam sẽ tái hiện lại diện mạo nông thôn Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới một cách chân thực, sống động, thuyết phục. Song song với vở “Bệnh sĩ”, Nhà hát Kịch Việt Nam cũng dựng vở “Lâu đài cát” của tác giả Nguyễn Đăng Chương, Nghệ sỹ Anh Tú làm đạo diễn, dự kiến sẽ ra mắt khán giả vào cuối tháng 02/2014. Nhà hát cũng đã hoàn thành việc sửa chữa sân khấu dành để biểu diễn chính kịch, nhằm xây dựng, củng cố lại tên tuổi trong lòng khán giả. Từ năm 2013, Nhà hát Kịch Việt Nam bắt đầu dàn dựng lại các vở diễn đã “Vang bóng một thời” song song với các vở diễn mới. Ba vở diễn thành công đã được dựng lại, đó là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Nhân danh công lý” và “Hàng xóm chung cư”. Nhà hát Kịch Việt Nam đã dàn dựng, biểu diễn rất thành công vở “Tai biến” nhưng không thể biểu diễn thường xuyên, liên tục để phục vụ khán giả do chưa có địa điểm. Đây cũng là một bất cập mà tập thể cán bộ, nghệ sỹ Nhà hát Kịch Việt Nam đang từng bước khắc phục. Các nghệ sỹ đều tâm niệm, có được một buổi biểu diễn là đã rất quý hiếm đối với sân khấu, đặc biệt là đối với sân khấu kịch nên đều cố gắng hết mình. Cố gắng, nỗ lực của họ đã được đền đáp, vở “Bệnh sĩ” vừa mới khởi dựng nhưng đã có một số đơn vị đặt hàng các nghệ sỹ biểu diễn hàng chục buổi để phục vụ đông đảo khán giả... yến nHi LịCH DiễN THáNG 3/2014 CủA NHà HáT KịCH ViệT NAM Ngày 01 02 13 24 25 26 27 28 29 30 31 V di n Nhân danh công lý Nhân danh công lý Tai bi n Nhân danh công lý Tai bi n H n Tr ng Ba da hàng th t Nhân danh công lý Nhân danh công lý Tai bi n H n Tr ng Ba da hàng th t H n Tr ng Ba da hàng th t a i m Nhà hát K ch VN Nhà hát K ch VN Nhà hát K ch Vi t Nam Nhà V n hóa t nh Hòa Bình Nhà hát K ch Vi t Nam Nhà hát K ch Vi t Nam Trung tâm V n hóa Kinh B c t nh B c Ninh Trung tâm V n hóa t nh H ng Yên Nhà VH Vi t Nh t Qu ng Ninh i h c Nông nghi p I - Gia Lâm, Hà n i S 4 Phùng H ng, qu n Hà ông, Hà N i số 1062 l 13.02.2014 13
  • 14. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Khôi phục lễ rước nước tại Lễ hội đền Trần Nam Định Ngày 11/02 (ngày 12 tháng Giêng) tại Nam Định đã diễn ra nghi lễ rước nước, tế cá truyền thống ở Khu di tích đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định). Đây là nghi lễ đã bị mai một hơn một thế kỷ qua, lần đầu tiên được khôi phục trở thành một nội dung chính trong công tác tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần Xuân Giáp Ngọ 2014. Ý nghĩa của nghi lễ nhằm tri ân tổ tiên nhà Trần - vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới và gắn bó với sông nước. Từ lúc 7 giờ, các nghi thức như đọc sớ, thỉnh chân nhang… được các bậc cao niên thực hiện tại đền Cố Trạch, sau đó tổ chức rước kiệu ra Giếng cổ, tiến hành nghi thức lấy nước. Đoàn rước gồm khoảng 230 người với cờ, biểu đi trước, đội rước rồng, lân; chiêng trống, đội bát âm, kiệu rước nước, kiệu rước cá, đội đánh bắt cá với vật dụng đầy đủ như vó, dậm, nơm…; kiệu thánh với tàn lọng hai bên, đội tế nam quan, đội tế nữ quan… Sau khi lấy nước, đoàn lễ tổ chức đánh cá tại ao thả cá cạnh Giếng cổ, cá đánh bắt gồm có cá triều đẩu (cá quả) và cá long ngư (cá chép) trọng lượng từ 1,52kg, đựng trong những thúng sơn đỏ để chuyển đến kiệu rồng. Từ 8 giờ 30 phút, đoàn bắt đầu rước nước và rước cá về đền Thiên Trường, thực hiện nghi lễ dâng nước và tế cá. Tiếp theo, cá được đưa đi phóng sinh ở sông Hồng, tại khu vực phà Hữu Bị (thuộc địa bàn xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc), thả song song cùng lúc một cá chép và một cá quả cho tới khi phóng sinh hết. Buổi chiều, từ 14 giờ tới 16 giờ sẽ diễn ra nghi thức tế nữ quan tại đền Cố Trạch. Nghi lễ rước nước, tế cá có trong nhiều lễ hội ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Đây là nghi lễ khuyến nông, khuyến ngư, cầu mong mưa thuận gió hòa của cư dân nông nghiệp lúa nước. Do lễ khai ấn đền Trần tại Nam Định diễn ra vào ngày 14 rạng ngày 15 tháng Giêng nên nghi lễ rước nước, tế cá được tổ chức vào sáng 12 tháng Giêng nhằm giãn lượng khách về tham gia lễ hội cùng một thời điểm và Ban Tổ chức có điều kiện phục vụ du khách tốt hơn. Ngoài nghi lễ rước nước và tế cá, trong các ngày từ 12 đến 16 tháng Giêng, tại quần thể di tích đền Trần còn diễn ra nhiều hoạt động hội truyền thống khác như múa lân, múa rồng, múa sư tử, hát Chèo, Chầu văn, thi đấu cờ người, đấu vật, biểu diễn võ thuật bên ngoài cổng Ngũ Môn. Đ.tHuận Bia chùa Sùng Khánh (Hà Giang) - Bảo vật quốc gia Ngày 14/02 (tức ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, đã công bố Bia chùa Sùng Khánh được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia; đồng thời tổ chức lễ hội Lồng Tồng và lễ dâng hương lên Chùa Sùng Khánh. Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bia chùa Sùng Khánh là Bảo vật quốc gia cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. Chùa Sùng Khánh được xây dựng vào thời nhà Trần năm 1356 và đã được Bộ Văn Hóa-Thông Tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993. Cuối năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2599/QĐ-TTg ngày 30/12/2013 về công nhận Bảo vật quốc gia. Theo quyết định này, 37 14 số 1062 l 13.02.2014 hiện vật, nhóm hiện vật có giá trị đã được công nhận là bảo vật quốc gia, trong số đó tỉnh Hà Giang đã có Bia chùa Sùng Khánh ở xã Đạo Đức và Chuông chùa Bình Lâm ở xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên. Đây là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng. Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là ngày Hội xuống đồng là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang. Lễ hội được duy trì tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm, với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Lễ hội năm nay diễn ra náo nhiệt với sự tham gia của hàng nghìn phật tử, du khách thập phương và bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn đến để cầu sức khỏe, bình an... Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi dân gian như: tung còn, đánh đu, đẩy gậy, kéo co, thi cấy... Theo các nhà nghiên cứu: Bia chùa Sùng Khánh được dựng vào năm 1367, sau khi xây dựng chùa Sùng Khánh 11 năm. Bia được đặt trên một con rùa đá, điểm độc đáo là trán bia được bao bọc trong băng trang trí hình cánh cung và được chia làm 3 ô. Trán bia này là một tổ hợp trang trí đặc biệt chưa từng thấy trên một tấm bia nào khác ở nước ta. Tấm bia có một giá trị lớn, về mặt văn bản nó có thể xem là một tài liệu gốc dùng để so sánh đối chiếu một số dạng thời Trần khi nghiên cứu các văn bản khác. Hơn nữa, ở tấm bia chùa Sùng Khánh, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số chữ Nôm khắc trên bia góp phần bổ sung thêm tài liệu cho việc tìm hiểu chữ Nôm thời Trần... Bia chùa Sùng Khánh và chuông chùa Bình Lâm, Hà Giang là minh chứng về vùng đất có bề dày lịch sử, văn hiến, với những cổ vật đặc sắc đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Cũng theo bà Nguyễn Thị Toán, để có thêm các điều kiện bảo tồn hiện vật (Xem tiếp trang 16)
  • 15. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG “Rước đất, rước nước” - Nghi lễ tâm linh đặc sắc của người Tày Nghi lễ “Rước đất, rước nước” của người Tày Lào Cai là một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc của những cư dân làm nông nghiệp và không thể thiếu trong bất cứ lễ hội xuống đồng đầu năm nào. Đối với người Tày ở Bắc Hà, Lào Cai, nghi lễ trên luôn diễn ra vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm để cầu xin “Mẹ Đất”, “Mẹ Nước” phù hộ cho đất luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm. Phần lễ được tổ chức trong không khí nghiêm trang. Từ sáng sớm, dân làng đã cử một đoàn người gồm: Thầy cúng, đội trống, chiêng, khèn và các cô, các chị… đi lên ngọn núi Pản Phố - nơi có nguồn nước trong nhất bản - rước về dự hội. Đất được chọn ở những vùng đất màu mỡ. Lễ rước đất, rước nước do các chàng trai, cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất tại địa phương được chọn lựa ở các làng đảm nhiệm. Đi đầu đoàn rước là thầy cúng. Thầy được coi là người giữ vai trò sứ giả trong giao tiếp với các vị thần linh. Trong tay thầy cầm cây nêu - biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở - rước đến địa điểm diễn ra lễ hội. Tiếp theo là kiệu rước Nước và các mâm lễ. Nước được đựng trong hai ống bương to, tượng trưng cho ống bố, ống mẹ. Tiếp đến là kiệu rước Đất - hồn mẹ Đất được lấy từ trên đỉnh núi cao thiêng liêng. Sau đó là đến các mâm lễ để dâng các vị thần linh. Lễ vật gồm một mâm quả còn bên trong đựng các loại hạt giống do các cô, các chị kỳ công làm ra; các mâm xôi ngũ sắc; gà luộc; hoa quả… đều là những sản vật tinh túy của mùa màng, thành quả sản xuất của dân bản trong năm. Đội chiêng trống đi hai bên thầy cúng nổi chiêng trống. Sau hồi làm lễ, người chủ hội sẽ chia đất và nước thành nhiều phần để các làng mang về, đất được rải trên đất nông nghiệp trong làng, nước được đưa về gia đình sử dụng, cầu mong đất mới, nước mới mang lại một năm may mắn, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người dân trong làng có sức khỏe. Bên rừng mận tam hoa nở trắng, người Tày bước vào phần hội với những màn xòe điệu nghệ của các cô gái, chàng trai. Khi các màn xòe kết thúc là các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, đánh tu lu (con quay), chọi gà, chọi trâu (bằng bắp bi chuối và măng), ném còn… bắt đầu. Dù là ngày hội của người Tày nhưng các dân tộc khác trong vùng cũng đến dự rất đông vui. Đối với người Tày ở Bản Hồ (Sa Pa), Trong 2 ngày 15 và 16/02, tại đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước (tỉnh Long An), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An phối hợp cùng huyện Cần Đước tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Long An, lần thứ XX. Hơn 100 nghệ nhân, nhạc sĩ của 11 Ban Đờn ca tài tử trong tỉnh và ở các tỉnh/thành như Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long đã tham dự Liên hoan. Các đại biểu dự liên hoan đã thắp hương tưởng niệm nghệ nhân Nguyễn Quang Đại - người nhạc sỹ tiền phong nhạc lễ, nhạc tài tử Nam bộ. Ông đã đến huyện Cần Đước và truyền dạy bộ Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Long An môn nghệ thuật đã trở thành “quốc hồn, quốc túy” này ở vùng đất phương Nam. Dịp này, tỉnh Long An cũng có 3 nghệ nhân Đờn ca tài tử được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”. Theo Ban Tổ chức, tại Liên hoan năm nay, các Ban Đờn ca tài tử biểu diễn chương trình có thời lượng từ 5060 phút với các bản tài tử, vọng cổ có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi công cuộc đổi mới, xây dựng xã nông thôn mới... Tại Liên hoan còn diễn ra triển lãm lễ rước nước, rước đất thường diễn ra vào ngày đẹp trong tháng Giêng hằng năm, thường từ mùng 08 đến Rằm tháng Giêng. Đoàn rước bao giờ cũng đi từ rất sớm khi trời còn chưa rõ mặt người. Trong đoàn gồm có: Thầy cúng, đội trống, đội khèn, hai đôi nam nữ chưa vợ chưa chồng khiêng kiệu rước. Kiệu rước được trang trí sặc sỡ nhiều mầu theo biểu tượng âm dương ngũ hành. Phần lễ có đôi chút khác biệt, tuy nhiên về cơ bản vẫn giữ nguyên tinh thần chính của nghi thức đó là biểu thị tín ngưỡng cầu nước và đất nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân để cầu cho muôn dân được một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu… Lào Cai có 25 dân tộc chung sống, mỗi dân tộc một bản sắc văn hóa riêng. Một năm Lào Cai có trên 30 lễ hội, trong đó tháng Giêng có đến 70% các lễ hội. Đây là điểm nhấn thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Lào Cai. Theo ông Ma Thanh Sợi, người Tày xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, nghệ nhân chuyên nghiên cứu và sưu tầm văn hóa dân gian của người Tày thì đây là lễ chính, to và quan trọng nhất trong phần lễ hội đầu năm của người Tày Lào Cai. V.tOàn ảnh, tiểu sử của các nghệ nhân đã có đóng góp cho sự phát triển Đờn ca tài tử Nam bộ và những thành tựu đổi mới trên lĩnh vực kinh tế-xã hội của tỉnh Long An. Liên hoan Đờn ca tài tử là dịp để các nghệ nhân tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân có công sáng tạo ra bộ môn Đờn ca tài tử Nam bộ; đồng thời, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nhạc sĩ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật Đờn ca tài tử. Huy LOng số 1062 l 13.02.2014 15
  • 16. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Hấp dẫn hội Vật làng Sình Ngày 09/02 (nhằm ngày 10 tháng Giêng), hội Vật làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế tưng bừng khai hội Vật đầu xuân, thu hút hàng ngàn người dân và du khách về dự hội. Từ sáng sớm, không khí lễ hội đã rộn ràng, trên khắp các nẻo đường về Sình người dân và du khách đã đổ về tấp nập, đến tầm 8 giờ sáng các sới vật đã chật kín người. Hội vật thường được bắt đầu bằng nghi lễ vái tạ Thành Hoàng của các trưởng bối ở đình làng, để nhắc nhở con cháu nhớ đến ơn đức tổ tiên. Ông Nguyễn Văn Huệ - Trưởng ban Hội đồng tộc trưởng làng Sình cho biết: Hội Vật làng Sình là lễ hội cổ xưa có truyền thống cách đây hơn 400 năm. Đã thành thông lệ, mùng mười tháng Giêng, làng mở Hội vật để cầu sức khoẻ, bình an, mùa màng bội thu, cũng là dịp để giải trí ngày đầu xuân và khuyến khích thanh niên rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm. Vì vậy, hội Vật đề cao tinh thần đồng đội và thượng võ, không đặt nặng thắng thua, các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng và tất cả các đô vật lên sới đều được nhận phần thưởng. Sau tiếng trống khai hội, là những màn biểu diễn đẹp mắt của các đô vật chuyên nghiệp, rồi đến là những trận tranh tài quyết liệt của những đấu vật thanh niên, thiếu niên. Các đô vật lên sới đấu không nhất thiết phải là người địa phương, mà bất kỳ người dân hoặc du khách nào cũng có thể đăng ký lên sới đấu vật. Nếu người nào bị vật lấm lưng, trắng bụng là bị thua, người nào vô địch thì phải thắng liên tiếp từ trận đấu đầu tiên đến đấu cuối cùng. Hội Vật năm nay, thu hút hàng trăm đô vật đến từ nhiều địa phương trong tỉnh. Đặc biệt năm nay, có sự tham gia của các đô vật nữ. Du khách được chứng kiến nhiều cuộc đấu gay cấn với nhiều miếng đánh đẹp mắt và dũng mãnh. Càng về chiều sức nóng trên khán đài càng tăng cao và người xem đến đông hơn, tiếng hò reo ủng hộ của khán giả thúc giục các đấu sĩ thi đấu quyết liệt hơn. Hội Vật trở thành mạch sống văn hóa của người làng Sình cũng như người dân xứ Huế. Sức hấp dẫn của hội Vật không chỉ thu hút các đô vật và du khách trong vùng mà còn đối với cả du khách nước ngoài mỗi khi có dịp đến Huế. Ngoài ra, du khách đến xem đấu vật còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực Huế và chiêm ngưỡng các sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống đặc trưng của mảnh đất Cố đô. Q.tri Lễ hội dân gian văn hóa Việt Bắc trên cao nguyên Đắk Lắk Trong hai ngày 13 và 14/02, tại xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Lễ hội dân gian văn hóa Việt Bắc. Đây là lần thứ 5 Lễ hội được tổ chức tại huyện Krông Năng, thu hút hàng nghìn đồng bào các dân tộc và du khách tham quan. Lễ hội mở đầu với các nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc phía bắc như: Lễ Cùn cúng Thổ Công, Lễ tri ân các anh hùng liệt sỹ, Lễ Lồng Tồng (xuống đồng). Lễ Lồng Tồng cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn may mắn, mùa màng tươi tốt, gia súc, gia cầm sinh sôi nảy nở. Phần hội với nhiều trò chơi văn hóa dân gian mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc phía Bắc như: thi kéo co, đi cà kheo, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn. Trò chơi dân gian tung còn là trò chơi được nhiều người yêu thích nhất với quả còn được làm bằng vải, do những phụ nữ khéo tay trong làng làm ra. Người chơi được chia thành 2 bên nam và nữ (cũng có khi cả nam và nữ đứng cùng một bên) cùng tung quả còn qua được vòng tròn, ai tung qua sẽ là người chiến thắng. Đặc biệt, trong Lễ hội các nghệ nhân còn mang đến màu sắc văn hóa đặc trưng của người dân Bia chùa Sùng Khánh... theo chế độ đặc biệt, trở thành những điểm nhấn, hấp dẫn du khách trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh khi đến Hà Giang, ngay trong năm 16 số 1062 l 13.02.2014 2014, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Hà Giang sẽ cùng với các ngành chức năng, các địa phương thực hiện tốt công tác bảo tồn, gìn giữ để hiện tộc bản địa phía Bắc trong phần trình diễn hát Then. Xã Ea Tam, huyện Krông Năng được ví là một Việt Bắc thu nhỏ giữa Tây Nguyên với hơn 80% dân số là đồng bào Tày, Nùng, Dao, Thái, H’Mông di cư đến làm ăn sinh sống từ hơn 30 năm qua. Lễ hội còn nhằm gìn giữ những phong tục, tập quán, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc di dân vào làm ăn, sinh sống tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng. M.cường (Tiếp theo trang 14) vật không bị biến dạng, xuống cấp, để các bảo vật quốc gia giữ nguyên giá trị. H.L