SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1066 ngày 13/3/2014
- Hướng tới Kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ
(Tr.9)
- Triển khai công tác xét tặng
danh hiệu Nhà giáo Nhân dân,
Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13
(Tr.2)
- Phát huy vai trò của gia đình
tronggiáo dụcđạođức lốisống
(Tr.4)
- Ứng xử thô bạo với di tích
(Tr.13)
Khai thác nghệ thuật
truyền thống thu hút
khách du lịch quốc tế
(Tr.20)
trong số này
Ảnh:C.T.V
Việt Nam đón chào
“NgàyQuốctếHạnhphúc”
Ngày 20/3 tới, lần đầu tiên Việt
Nam sẽ kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh
phúc với chủ đề “Yêu thương và chia
sẻ”. Để chuẩn bị cho “Ngày Quốc tế
Hạnh phúc”, Bộ VHTTDL đã ban
hành Công văn số 342/BVHTTDL-
GĐ ngày 18/02 về việc Tổ chức các
hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh
phúc 20/3/2014 với khẩu hiệu “Hãy
hành động vì mục tiêu: Gia đình no
ấm, tiến bộ, hạnh phúc”, “Hãy tạo ra
một môi trường sống và làm việc
hạnh phúc hơn”.
(Xem tiếp trang 12)
Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật trong lễ xuất quân tuyên truyền lưu động
Ngày 07/3, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức chức Lễ
xuất quân tuyên truyền lưu động toàn quốc Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện
Biên Phủ với chủ đề “Về với Điện Biên”. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã tới dự
và tuyên bố xuất quân. Đây là hoạt động chính trị lớn được sự hưởng ứng của
50 đoàn tuyên truyền lưu động đến từ 48 tỉnh/thành trên cả nước, nhằm tôn vinh
ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, khẳng định chủ nghĩa yêu nước,
tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam,
giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh tri ân những đóng góp của nhân
dân những người có công với cách mạng….
(Xem tiếp trang 3)
Lễ xuất quân tuyên truyền
lưu động Kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ
Chophéptổchứccuộcthi“HoahậuViệtNam2014”
Ngày 06/3, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 545/QĐ-BVHTTDL
cho phép UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Báo Tiền phong tổ chức cuộc
thi “Hoa hậu Việt Nam 2014” từ ngày 25/02 đến 24/8/2014.
(Xem tiếp trang 3)
quản lý nhà nước
2 số 1066 l 13.3.2014
Ngày 28/02/2014, Sở VHTTDL
Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch số
15/KH-BVHTTDL về việc tổ chức các
hoạt động VHTTDL phục vụ Giỗ Tổ
Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm
Giáp Ngọ - 2014. Việc tổ chức các hoạt
động này nhằm mục đích tạo không khí
vui tươi, phấn khởi phục vụ du khách
và nhân dân về tham dự lễ hội; Động
viên nhân dân tích cực tham gia vào
các hoạt động văn hóa, thể thao, du
lịch; Phấn khởi thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII; Giáo dục
truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống
nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”, củng cố và phát triển khối
đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc; Tiếp tục tuyên truyền, quảng
bá rộng rãi giá trị văn hóa vùng đất Tổ
“Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”,
từng bước xây dựng thành phố Việt Trì
trở thành thành phố lễ hội về với cội
nguồn dân tộc Việt Nam; Tạo động lực
phát triển du lịch, dịch vụ góp phần
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Việc tổ chức các hoạt động
VHTTDL phục vụ Giỗ Tổ Hùng
Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp
Ngọ - 2014 cần đảm bảo thành kính,
trang nghiêm theo nghi thức truyền
thống; Kết hợp hài hòa giữa truyền
thống và hiện đại, phát huy các loại
hình văn hóa, thể thao truyền thống
vùng đất Tổ; Đảm bảo an toàn, tiết
kiệm, hiệu quả.
Theo Kế hoạch, tại TP. Việt Trì, Khu
di tích lịch sử Đền Hùng, huyện Lâm
Thao… sẽ diễn ra nhiều hoạt động
tuyên truyền cổ động trực quan; Hội thi
gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tỉnh
Phú Thọ lần thứ 2 năm 2014; Chương
trình nghệ thuật chào mừng Giỗ Tổ
Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm
Giáp Ngọ 2014 với chủ đề “Về miền
quê di sản” nhằm tôn vinh di sản Hát
Xoan và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại; Tổ
chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long
Quân; Tổ chức Lễ dâng hương tưởng
niệmTổ Mẫu Âu Cơ; Lễ dâng hương tại
các di tích thờ Hùng Vương và các danh
nhân, danh tướng thời HùngVương trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ; Hội trại văn hóa;
Liên hoan Hát Xoan cho các đối tượng
thanh, thiếu nhi gắn với chương trình
Hát Xoan làng cổ; Hội thi gói, nấu bánh
chưng và giã bánh giầy liên tỉnh; Các
hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên
nghiệp, trưng bày, triển lãm; Các giải thể
thao quần chúng tỉnh Phú Thọ, Hội thi
Bơi chải trên sông Lô; Giải Bóng đá tỉnh
Phú Thọ cúp Hùng Vương lần thứ nhất.
Nằm trong chương trình các hoạt
động VHTTDL, còn có các hoạt động
khác như: Hướng dẫn và tổ chức cấp
giấy phép các hoạt động văn hóa, dịch
vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Việt
Trì và khu vực lễ hội; Tổ chức các hoạt
động dịch vụ - du lịch, trưng bày và bán
các mặt hàng lưu niệm, các sản phẩm
văn hóa, hoa, cây cảnh phục vụ đồng
bào về dự lễ hội; Kiểm tra các hoạt động
văn hóa, dịch vụ VHTTDL tại Khu di
tích lịch sử Đền Hùng và các địa
phương tổ chức lễ hội.
H.Q
Tổ chức các hoạt động phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội
Đền Hùng 2014
Ngày 03/3, Bộ VHTTDL đã ban
hành Kế hoạch số 535/KH-
BVHTTDL về việc triển khai công
tác xét tặng danh hiệu Nhà giáo
Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ
13, năm 2014.
Việc triển khai công tác xét tặng
danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà
giáo Ưu tú lần thứ 13, năm 2014 nhằm
xét chọn, tôn vinh những nhà giáo có
phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận
tuỵ với nghề; gương mẫu, thực sự là
tấm gương sáng cho người học và
đồng nghiệp noi theo để trình Hội
đồng cấp Nhà nước trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch
Nước tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân
dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13. Kế
hoạch vạch rõ lộ trình các bước thực
hiện. Cụ thể, hướng dẫn, đôn đốc công
tác xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở
thực hiện từ 21/02 đến 25/3/2014;
Xây dựng dự thảo Phương án vận
dụng quy đổi tiêu chuẩn xét tặng danh
hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu
tú lần thứ 13 thực hiện từ 21/02 đến
05/3/2014; Tiếp nhận hồ sơ từ Hội
đồng cấp cơ sở thực hiện từ 25/3 đến
31/3/2014; Thành lập và chuẩn bị nội
dung phục vụ Hội đồng cấp Bộ xét
tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân,
Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13 thực hiện
từ 20/3 đến 10/4/2014; Tổ chức họp
Hội đồng cấp Bộ từ ngày 10/4 đến
30/4/2014; Hoàn thiện hồ sơ trình Hội
đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu
Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú
lần thứ 13 thực hiện từ ngày 27/4 đến
30/4/2014; Tổ chức Lễ trao tặng tại 2
khu vực phía Bắc và phía Nam sau khi
có Quyết định của Chủ tịch Nước.
H.Q
Triển khai công tác xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân,
Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13
quản lý nhà nước
3số 1066 l 13.3.2014
Ngày 05/3, Bộ VHTTDL đã ban
hành Quyết định số 521/QĐ-
BVHTTDLphê duyệt Kế hoạch tổ chức
Chung kết Liên hoan cán bộ thư viện
tuyên truyền giới thiệu sách - Chủ đề
“Âm vang Điện Biên”. Đây là một trong
những hoạt động của Ngành VHTTDL
chào mừng 60 năm Chiến thắng Điện
Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014).
Thông qua hoạt động này nhằm phổ
biến đến mọi tầng lớp nhân dân những
tài liệu, sách báo về Chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ kết thúc 9 năm kháng
chiến trường kỳ chống thực dân Pháp
của dân tộc Việt Nam; về vị Đại tướng
huyền thoại Võ Nguyên Giáp - Người
đóng vai trò quan trọng trong chiến
thắng vĩ đại đó, thông qua đó khơi dậy
tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống
đấu tranh cách mạng, tình yêu đối với
quê hương đất nước của mọi tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Các hoạt động chính tại Chung kết
Liên hoan bao gồm: Chung kết Liên
hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới
thiệu sách; Triển lãm (Bao gồm: Triển
lãm tư liệu, sách báo, hình ảnh về cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và
chiến dịch Điện Biên Phủ; Các hình ảnh
của các đội tuyển tham gia tuyên truyền
giới thiệu sách tại vòng Sơ khảo tại 06
khu vực; Các bài, ấn phẩm thi viết tìm
hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ).
Thời gian tổ chức Chung kết Liên hoan
cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu
sách - Chủ đề “Âm vang Điện Biên” từ
ngày 07-08/4/2014 tại thành phố Điện
Biên (tỉnh Điện Biên).
H.Q
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng
Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, đây là hoạt
động chính trị lớn với sự tham gia của
nhiều tỉnh/thành, địa bàn hoạt động của
Liên hoan qua các tỉnh/thành và kết
thúc tại Điện Biên.
Qua hoạt động tuyên truyền sẽ giáo
dục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin của
nhân dân vào sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng. Ca ngợi những thành tựu trong lao
động sản xuất, xây dựng quê hương,
toàn dân chung sức xây dựng nông thôn
mới, giới thiệu bản sắc văn hóa truyền
thống đặc trưng của mỗi địa phương…
Thứ trưởng mong muốn các tuyên
truyền viên - những hạt nhân của phong
trào văn hóa văn nghệ sẽ tuyên truyền
hiệu quả những nhiệm vụ chính trị, tạo
không khí sôi nổi hấp dẫn, cuốn hút
đông đảo quần chúng nhân dân tham
gia để và tự hòa về truyền thống anh
hùng của dân tộc sau 60 năm.
Ngay sau đó, 50 đoàn Tuyên truyền
lưu động chia thành hai hướng đi chính:
Hà Nội-Sơn La-Điện Biên và Hà Nội-
Yên Bái-Lào Cai-Lai Châu-Điện Biên.
Các đoàn đã gặp nhau tại TP. Điện
Biên Phủ vào tối ngày 09/3 với nhiều
hoạt động kỷ niệm như: Viếng anh
hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang A1 và đồi
Độc lập, tham quan các di tích lịch sử
và khai mạc Liên hoan nghệ thuật tại
Quảng trường Nghĩa trang A1, diễu
hành xe cổ động biểu dương lực lượng,
biểu diễn văn nghệ phục vụ cơ sở tại 8
điểm trên địa bàn tỉnh Điện Biên, triển
lãm tranh cồ động tấm lớn…
Lễ khai mạc thi Liên hoan Tuyên
truyền lưu động toàn quốc “Về với
Điện Biên” được tổ chức vào tối ngày
10/3.
Dọc tuyến đường qua các tỉnh lên
Điện Biên có các hoạt động biểu diễn
văn nghệ, giao lưu giữa các đoàn Tuyên
truyền với đồng bào, nhân dân các dân
tộc, trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ kinh
nghiệm giữa các đoàn, giới thiệu về nét
Văn hoá đặc trưng, bản sắc Văn hoá
truyền thống của các địa phương.
M.HạnH
Lễxuấtquântuyêntruyềnlưuđộng... (Tiếp theo trang 1)
Theo Quyết định, địa điểm thi Sơ
khảo, Chung khảo (Bán kết) tại TP. Hà
Nội và TP. Hồ Chí Minh. Vòng thi
chung kết tại thành phố Đà Nẵng.
UBND thành phố Đà Nẵng và Báo
Tiền phong có trách nhiệm đề xuất
thành phần Ban Chỉ đạo cuộc thi, báo
cáo Bộ VHTTDL xem xét, quyết định.
Đồng thời ban hành Quyết định thành
lập, Quy chế hoạt động của Ban Tổ
chức và Ban Giám khảo cuộc thi trong
thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ ngày
ký Quyết định này. Trong thời hạn 05
ngày làm việc tính từ ngày kết thúc
vòng thi bán kết, gửi văn bản báo cáo
Bộ VHTTDL kết quả và toàn bộ bản
sao hồ sơ của các thí sinh vào vòng thi
chung kết. Trước thời hạn 10 ngày, tính
đến ngày diễn ra đêm chung kết, gửi
kịch bản đêm chung kết cuộc thi báo
cáo Bộ VHTTDL.
Việc tổ chức cuộc thi phải được
thực hiện theo đúng quy định tại Nghị
định số 79/2012/NĐ-CP ngày
05/10/2012 của Chính phủ quy định về
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu
hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình
ca múa nhạc, sân khấu; Thông tư số
03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28
/01/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL
quy định chi tiết thi hành một số điều
của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Đề
án cuộc thi và các quy định của pháp
luật có liên quan. Việc thay đổi các nội
dung trong Đề án, Đơn vị tổ chức cuộc
thi phải báo cáo và được sự chấp thuận
bằng văn bản của Bộ VHTTDL.
H.Q
Chophéptổchứccuộcthi... (Tiếp theo trang 1)
Liênhoancánbộthưviệntuyêntruyền
giớithiệusách-Chủđề“ÂmvangĐiệnBiên”
Sự kiện vấn đề
4 số 1066 l 13.3.2014
quản lý nhà nước
Ngày 04/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng
Vương Duy Biên đã có buổi tiếp và
làm việc với Thứ trưởng Bộ Thông tin,
Văn hóa và Du lịch Lào Boua-ngeun
Xaphouvong về thúc đẩy hợp tác trong
lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng
Vương Duy Biên khẳng định, thời gian
qua, mối quan hệ hữu nghị truyền
thống giữa hai nước Việt Nam - Lào đã
không ngừng được phát triển, mở rộng,
đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật. Hai nước thường xuyên trao đổi
các đoàn lãnh đạo cấp cao để chia sẻ
kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về
văn hóa, nghệ thuật cũng như tổ chức
các lớp bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn
viên… Trên cơ sở mối quan hệ thâm
giao này, trong thời gian tới, hai bên
cần có những hoạt động trao đổi văn
hóa thông tin, nghệ thuật sâu rộng,
thường xuyên hơn nữa, giúp nhân dân
hai nước hiểu rõ hơn về mối quan hệ
hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết
đặc biệt giữa hai nước, hai dân tộc.
Về kế hoạch hợp tác, hai bên cần
thường xuyên phối hợp, tùy tình hình cụ
thể hàng năm để điều chỉnh, bổ sung kịp
thời. Năm 2015 sẽ diễn ra nhiều sự kiện,
hoạt động có quy mô quốc gia ở cả hai
nước, theo đó, kế hoạch hợp tác cần
được nghiên cứu, xây dựng thật cụ thể.
Về ý tưởng thành lập dàn nhạc dân
tộc đồng thời hỗ trợ dàn dựng một số
tiết mục âm nhạc phục vụ cho các sự
kiện lớn của năm 2015 của Lào, Thứ
trưởng Vương Duy Biên cho biết, Bộ
VHTTDL Việt Nam sẽ hợp tác và hỗ
trợ tối đa để giúp đỡ Lào, đồng thời
giao Cục Nghệ thuật biểu diễn, Học
viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam phối
hợp với các đơn vị liên quan của Lào
thực hiện.
ThứtrưởngBộThôngtin,Vănhóavà
Du lịch Lào Boua-ngeun Xaphouvong
khẳngđịnh, thông qua các chương trình
hợp tác, các sự kiện giao lưu văn hoá,
biểu diễn nghệ thuật... nhân dân hai
nước sẽ có thêm nhiều cơ hội để hiểu
biết về nhau sâu sắc hơn. Để các
chương trình hợp tác được đẩy mạnh và
đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới,
Thứ trưởng Boua Ngeun Xaphouvong
cho rằng, hai bên cần tiếp tục tăng
cường trao đổi văn hoá-nghệ thuật ở
cấp Trung ương và địa phương; tăng
cường nghiên cứu, nâng cao chất lượng
các chương trình biểu diễn giao lưu
giữa hai nước.
tHtt
Hợp tác văn hóa Việt Nam - Lào
Bộ VHTTDL vừa tổ chức hội thảo
“Phát huy vai trò gia đình trong giáo
dục đạo đức, lối sống tốt đẹp, lành
mạnh, tiến bộ văn minh”. Đây là một
hoạt động nhằm hưởng ứng năm 2013
được Thủ tướng Chính phủ chọn là
Năm Gia đình Việt Nam, thực hiện
Chiến lược phát triển gia đình Việt
Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Trần
Tuyết Ánh - Vụ trưởng Vụ Gia đình
khẳng định: Gia đình chính là điểm
xuất phát để tạo ra cộng đồng xã hội
và đất nước. Giáo dục gia đình, lối
sống là không thể thiếu, không thể
thay thế cho dù giáo dục nhà trường và
giáo dục xã hội có bước phát triển cao.
Con người có tới 2/3 thời gian ở gia
đình, 1/3 thời gian còn lại ở ngoài gia
đình. Vì thế môi trường gia đình có ý
nghĩa rèn luyện thực hành cử chỉ hành
vi, nhận thức về đạo đức lối sống. Tuy
nhiên, trong thời đại ngày nay, giáo
dục đạo đức gia đình đang đối mặt với
những thánh thức và nguy cơ không hề
nhỏ. Hiện tượng tiếp thu cái tốt chậm,
hấp thụ cái xấu nhanh, trẻ em nghiện
vi tính và mạng xã hội với những nội
dung ít nhiều độc hại phản giáo dục,
bạo lực gia đình gia tăng, bình đẳng
giới dưới mức an toàn, thất nghiệp, di
dân, di cư tự do còn lớn…
Để nâng cao nhận thức và thay đổi
hành vi trong giáo dục đạo đức lối
sống trong gia đình Việt Nam; đánh
giá vai trò, tác động của gia đình trong
việc hạn chế tình trạng suy giảm đạo
đức, lối sống, các đại biểu đưa ra một
số giải pháp cụ thể, như: cần có các
chính sách củng cố và phát triển các
mối quan hệ lành mạnh, trong sáng, sự
bình đẳng vợ chồng, sự hiếu thảo của
con cái đối với ông bà cha mẹ, sự gắn
bó giữa các thành viên trong gia đình,
giữa họ tộc… Cần nghiên cứu một
cách nghiêm túc đầy đủ và toàn diện
về gia đình Việt Nam trong truyền
thống, so sánh với những nhu cầu phát
triển của xã hội hiện đại để có được
những cơ sở đúng đắn và khoa học
xây dựng các chuẩn mực văn hóa gia
đình mới; cần có những biện pháp để
ngăn chặn tàn dư của những tập tục và
thói quen trong các chuẩn mực cũ
không còn phù hợp với sự phát triển
của gia đình mới…
Các đại biểu dự Hội thảo cũng
nhất trí cần nâng cao trách nhiệm của
gia đình trong việc xây dựng và bồi
dưỡng các thành viên của mình có lối
sống văn hóa, làm cho gia đình thực
sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào
lành mạnh của xã hội; củng cố và xây
dựng các chuẩn mực mới cho gia
đình, phát triển các quan hệ gia đình
trên tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định “Nhiều gia đình
cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt
thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia
đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là
gia đình”.
Đức Kiên
Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức lối sống
Sự kiện vấn đề
5số 1066 l 13.3.2014
quản lý nhà nước
Ngày 05/3, Ban Quản lý Làng Văn
hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã
tổ chức Hội nghị triển khai công tác
năm 2014. Thứ trưởng Bộ VHTTDL,
kiêm Trưởng Ban Quản lý Làng Văn
hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam - Hồ
Anh Tuấn đã tới dự Hội nghị.
Phát huy những kết quả đạt được
trong năm 2013 cũng như các năm
trước đó, trong năm 2014, Ban Quản lý
Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt
Nam xác định chủ đề công tác là “Làng
Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam
- Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
trong và ngoài nước” trong đó đặc biệt
nhấn mạnh nhiệm vụ đột phá: Tăng
cường hoạt động xúc tiến đầu tư, lựa
chọn được nhà đầu tư vào các khu chức
năng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân
sách nhà nước theo Quy hoạch chung
đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, từng bước xây dựng Làng Văn
hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam thực
sự trở thành Trung tâm văn hóa, thể
thao, du lịch quốc gia phục vụ nhân
dân, du khách trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý Làng
Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam
cũng triển khai tổ chức khai thác, vận
hành Khu các làng dân tộc - “linh hồn”
của Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc
Việt Nam, đồng thời nâng cao hơn nữa
hiệu quả huy động đồng bào dân tộc
tham gia hoạt động tại “Ngôi nhà
chung” với nhiều hoạt động hấp dẫn,
thu hút du khách.
Chiều cùng ngày, Ban Quản lý
Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc
Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công
chức, viên chức năm 2014. Tại Hội
nghị, Ban Chấp hành Công đoàn Ban
Quản lý Làng Văn hoá-Du lịch các
dân tộc Việt Nam đã phát động thi đua
trong toàn thể cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động, thời gian từ
05/3 đến 31/12/2014 với khẩu hiệu:
“Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc
Việt Nam - Điểm đến hấp dẫn của các
nhà đầu tư trong nước và quốc tế”. 08
chỉ tiêu thi đua được toàn thể cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động
Ban Quản lý Làng Văn hoá-Du lịch
các dân tộc Việt Nam hưởng ứng với
tinh thần đoàn kết, sáng tạo, phấn đấu
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác
năm 2014.
tHtt
Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam triển khai
chương trình công tác năm 2014
Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng
Bộ VHTTDLVương Duy Biên tại Hội
thảo “Những vấn đề lý luận và thực
tiễn xây dựng và phát triển văn hóa ở
Thủ đô trong 30 năm đổi mới” do
Thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 06/3 tại
Hà Nội.
Thứ trưởng Vương Duy Biên cho
rằng, muốn xây dựng được bản sắc văn
hóa riêng, trước hết phải bắt đầu từ
những công việc thực tiễn. Hà Nội có
nhiều di tích văn hóa lớn mà nơi khác
không có. Tận dụng điều này để tạo ra
nét riêng của văn hóa Hà Nội vừa là
công việc cụ thể vừa là vấn đề xây
dựng hình ảnh con người nơi đây. Qua
30 năm đổi mới, Hà Nội có nhiều cái
được nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề cần khắc phục. Với vị trí là Thủ đô
của cả nước, Hà Nội phải mẫu mực về
văn hóa, chữ viết, tiếng nói… Lãnh đạo
Hà Nội phải quan tâm đến thiết chế văn
hóa, tạo dựng những tác phẩm mang
bản sắc Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Các đại biểu lưu ý những vấn đề
đang đặt ra trong quá trình phát triển
(Xem tiếp trang 7)
Ngày 25/02, Sở VHTTDL tỉnh
Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số
177/KH-SVHTDL về việc tổ chức
“Tuần Văn hóa-Du lịch Măng Đen -
Kon Plông lần thứ hai năm 2014” với
chủ đề “Về với đại ngàn xanh Măng
Đen” diễn ra từ ngày 12 đến
16/3/2014 tại huyện Kon Plông, Kon
Tum.
Chương trình do Sở VHTTDL tỉnh
Kon Tum phối hợp với UBND huyện
Kon Plông (Kon Tum) tổ chức. Đây là
hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn,
phát triển văn hóa với khai thác du
lịch; tạo điểm nhấn để thu hút khách
du lịch, các nhà đầu tư xúc tiến hoạt
động liên kết, liên doanh vào Khu du
lịch sinh thái quốc gia Măng Đen. Qua
đó, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu
về vùng đất - con người - văn hóa của
Kon Tum nói chung và huyện Kon
Plông nói riêng; tiềm năng thế mạnh
về du lịch và bản sắc văn hóa truyền
thống của tỉnh Kon Tum, của huyện
Kon Plông đến với nhân dân trong
nước và bạn bè quốc tế, góp phần ổn
định và nâng cao đời sống mọi mặt
của nhân dân các dân tộc trên địa bàn
huyện Kon Plông.
Tuần lễ Văn hóa-Du lịch Măng
Đen lần thứ 2 với nhiều hoạt động đa
dạng và phong phú như: Liên hoan tạc
tượng gỗ dân gian; Liên hoan trình
diễn nghệ thuật dân gian (biểu diễn
cồng chiêng, các nhạc cụ dân tộc, các
làn điệu dân ca); phục dựng các nghi
thức lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân
tộc thiểu số ở cực bắc Tây Nguyên;
liên hoan văn hóa ẩm thực; Sơ kết liên
kết Du lịch Bình Định-Quảng Ngãi-
Kon Tum…
Duyên trần
TuầnVănhóa-DulịchMăngĐen-KonPlônglầnthứhainăm2014
Hà Nội cần xây dựng bản sắc văn hóa riêng
6 số 1066 l 13.3.2014
quản lý nhà nước
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 466/QĐ-BVHTTDL ngày
03/3/2014, giao Vụ Đào tạo chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan tổ
chức gặp mặt, giao lưu học sinh, sinh
viên, vận động viên tiêu biểu các dân
tộc thiểu số các cơ sở đào tạo trực
thuộc Bộ. Thời gian: Quý IV/2014
tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Tại Quyết định số 490/QĐ-
BVHTTDL ngày 03/3/2014, Bộ
VHTTDL giao Vụ Văn hóa dân tộc
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan chuẩn bị nội dung xây dựng Đề
án “Giải pháp để bảo tồn, phát huy
trang phục truyền thống các dân tộc
thiểu số trong giai đoạn hiện nay”.
Thời gian hoàn thiện Đề án: Quý
IV/2014.
- Ngày 04/3/2014 Bộ VHTTDL
đã ban hành Quyết định số 498/QĐ-
BVHTTDL, thành lập Ban Tổ chức
thiết kế logo, mẫu huy hiệu và pin cài
áo phục vụ Đại hội lần thứ 132 (IPU-
132) Liên minh Nghị viện thế giới tổ
chức tại Việt Nam do Thứ trưởng
Vương Duy Biên làm Trưởng Ban và
06 Ủy viên.
- Tại Quyết định số 505/QĐ-
BVHTTDL ngày 04/3/2014, Bộ
VHTTDL giao Trung tâm Triển lãm
văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì,
phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Điện
Biên tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề
“Dấu ấn Điện Biên Phủ và Văn hóa
Du lịch Tây Bắc” Điện Biên - năm
2014. Thời gian: từ ngày 13-
16/3/2014 tại tỉnh Điện Biên.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 506/QĐ-BVHTTDL ngày
04/3/2014, cho phép Tổ chức
Newborns Việt Nam phối hợp với
Công ty Cổ phần Du lịch Nối vòng
tay (Handspan) tổ chức chương trình
Diễu hành xe đạp gây quỹ cho
Chương trình đào tạo điều dưỡng nhi
sơ sinh dưới sự bảo trợ của Đại sứ
quán Anh tại Việt Nam. Chương
trình sẽ diễn ra trong các ngày từ 20-
22/3/2014 tại các tỉnh/thành: Quảng
Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và
Đà Nẵng.
- Ngày 05/3/2014 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 523/QĐ-
BVHTTDL về sửa đổi, bổ sung Điều
1 Quyết định số 3992/QĐ-BVHTTDL
ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ
VHTTDL về xếp hạng di tích khảo
cổ Hang mộ Tạng Mè như sau:
Xếp hạng di tích quốc gia “Di tích
khảo cổ Hang mộ Tạng Mè” xã
Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh
Sơn La.
- Tại Quyết định số 530/QĐ-
BVHTTDL ngày 06/3/2014, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo
cuộc thi “Hoa hậu Đại dương Việt
Nam 2014” do Thứ trưởng Hồ Anh
Tuấn làm Trưởng Ban, ông
Nguyễn Thành Tâm - Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Thuận làm Phó
Trưởng Ban và 02 Thành viên.
- Ngày 06/3/2014 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 545/QĐ-
BVHTTDL cho phép Ủy ban nhân
dân thành phố Đà Nẵng phối hợp
với Báo Tiền phong tổ chức cuộc
thi “Hoa hậu Việt Nam 2014”. Thời
gian: từ ngày 25/02-24/8/2014. Địa
điểm tổ chức: Thi Sơ khảo, Chung
khảo (Bán kết) tại Hà Nội và TP Hồ
Chí Minh. Vòng thi chung kết tại
thành phố Đà Nẵng.
tHtt
VăN BảN Mới
Tối 05/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội,
Bộ VHTTDL Việt Nam phối hợp với
Bộ Văn hoá Ấn Độ, Đại sứ quán Ấn
Độ tại Việt Nam tổ chức khai mạc Lễ
hội Ấn Độ tại Việt Nam. Tham dự Khai
mạc lễ hội có Chủ tịch Uỷ ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam -
Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Vương Duy Biên, Thứ
trưởng Bộ Văn hoá Ấn Độ Ra-vin-dra
Singh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn
Độ tại Việt Nam bà Pree-ti Saran, đại
diện Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế
tại Hà Nội.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ
trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh,
chương trình nghệ thuật trong khuôn
khổ “Lễ hội Ấn Độ tại Việt Nam”được
tổ chức là một minh chứng sinh động
về giao lưu Văn hoá giữa Việt Nam-Ấn
Độ. Thông qua chương trình này, khán
giả Việt Nam có cơ hội thưởng thức
các loại hình nghệ thuật dân tộc đặc sắc
của đất nước Ấn Độ anh em, đại diện
cho các vùng miền của Ấn Độ, trong
đó có nhiều bài hát, điệu múa đã được
UNESCO công nhận là Di sản văn hoá
phi vật thể của nhân loại. Đây là sự
kiện Văn hoá có ý nghĩa, góp phần
củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hợp
tác, hữu nghị, đối tác chiến lược Việt
Nam-Ấn Độ...
Đây là hoạt động mở màn chuỗi các
chương trình Festival Ấn Độ diễn ra
Việt Nam từ ngày 05 đến 15/3/2014
với các hoạt động: Trình diễn múa cổ
điển tại các Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Đại học Công nghệ Giao
thông vận tải Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí
Minh; Lễ hội ẩm thực và vẽ nghệ thuật
trên da (Henna) tại Khách sạn
Sheraton, Trung tâm Văn hoá ẩm thực
Aquaria; Hướng dẫn giới thiệu về
Yoga… Các nội dung trên cũng sẽ
được giới thiệu tại Đà Nẵng và TP. Hồ
Chí Minh. Ngoài ra, còn có Lễ hội Phật
giáo tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh từ
ngày 11-15/3.
Hoàng Huệ
Khai mạc Lễ hội Ấn Độ tại Việt Nam
Sự kiện vấn đề
7số 1066 l 13.3.2014
quản lý nhà nước
Triển khai thực hiện Quyết định số
2359/QĐ-BVHTTDL ngày 02/7/2013
của Bộ VHTTDL về việc ban hành
Chương trình Năm Du lịch quốc gia
2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt, ngày
28/02/2014, Sở VHTTDL Lâm Đồng
có Công văn số 153/SVHTTDL gửi Bộ
VHTTDL về việc báo cáo tiến độ triển
khai chương trình Năm Du lịch quốc gia
2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt.
Theo đó, các hoạt động trong
chương trình Năm Du lịch quốc gia
2014 đã tổ chức bao gồm: Lễ Khai mạc
Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây
Nguyên - Đà Lạt; Giải Golf chào mừng
Đà Lạt 120 năm; Phối hợp tổ chức
chương trình Triển lãm giới thiệu tour
du lịch Đại ngàn Tây Nguyên - Đà Lạt;
Tổ chức chương trình Lễ hội mùa xuân
khởi động chủ đề “Điểm hẹn Tây
Nguyên”… Ngoài ra, công tác tuyên
truyền quảng bá cho Năm Du lịch quốc
gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt cũng
đã và đang được tích cực triển khai.
Văn bản cũng đưa ra các hoạt động
do tỉnh Lâm Đồng tổ chức trong chương
trình Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây
Nguyên - Đà Lạt với 3 chủ đề. Chủ đề
“Điểm hẹn Tây Nguyên” bao gồm các
hoạt động: Chương trình lễ hội
“Pongour Rằm tháng Giêng” và Lễ hội
tình yêu 2014 từ ngày 13-14/02; Ngày
hội Văn hóa du lịch miền Đông Nam bộ
và Đại ngàn Tây Nguyên; Liên hoan
Thể dục cổ vũ Năm Du lịch quốc gia
2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt; Giải Việt
dã Báo Tiền phong; Hội thi về đô thị du
lịch; Hội thảo khoa học “Văn hóa và
phát triển du lịch ở Tây Nguyên”; Giỗ
Tổ Hùng Vương; Lễ hội Cồng chiêng
tỉnh Lâm Đồng; Festival các nhóm
nghệ thuật đường phố. Chủ đề “Sôi
động mùa hè Tây Nguyên” gồm các
hoạt động: Lễ hội Mùa hè tuổi thơ - Đà
Lạt 2014; Kế hoạch tổ chức Hoạt động
lữ hành hưởng ứng tour du lịch Đại
ngàn xanh Tây Nguyên; Hội thi Ẩm
thực Tây Nguyên; Hội chợ Triển lãm
Văn hóa Du lịch Thương mại Tây
Nguyên; Lễ hội mùa hè Đà Lạt “Mưa
phố núi”. Chủ đề: Hội tụ sắc màu Tây
Nguyên” gồm các hoạt động: Trưng
bày Triển lãm: Tượng gỗ Tây Nguyên”;
Bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2014 -
Tây Nguyên - Đà Lạt. H.Q
Theo Sở VHTTDL tỉnh Kiên
Giang, năm 2014 ngành du lịch của địa
phương này phấn đấu đón và phục vụ
hơn 4 triệu lượt khách; trong đó có
185.000 lượt khách quốc tế, đạt doanh
thu trên 1.300 tỷ đồng.
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh Kiên
Giang thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp như: Đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền, xúc tiến đầu tư du lịch, quảng
bá và xây dựng thương hiệu du lịch;
đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án
kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển
cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch; hoàn
chỉnh các đề án phát triển du lịch, tổ
chức các sự kiện du lịch nhằm thu hút
khách. Bên cạnh đó, Kiên Giang sẽ tiếp
tục thực hiện các chương trình hợp tác
liên kết phát triển du lịch với thành phố
Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Cà Mau,
vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng
sông Cửu Long và thực hiện liên kết
với các tỉnh khác; xây dựng tour, tuyến
du lịch và các sản phẩm du lịch đặc thù
gắn với thị trường khách du lịch. Cùng
với việc chú trọng thị trường nội địa,
tỉnh cũng thực hiện nhiều cơ chế, chính
sách nhằm tập trung thu hút khách tại
các thị trường quốc tế như: Nga, Thái
Lan, Campuchia.
Kiên Giang được xem là địa
phương có nhiều tiềm năng phát triển
du lịch với nhiều thắng cảnh như: Đảo
Phú Quốc, biển Hà Tiên, Vườn quốc
gia U Minh Thượng… và nhiều di tích
lịch sử văn hóa. Năm 2013, tỉnh đã
thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển
du lịch, tham gia xúc tiến, quảng bá du
lịch tại nhiều sự kiện lớn có quy mô
trong nước và quốc tế. Nhờ đó, lượng
khách du lịch đến Kiên Giang trong
năm qua đạt trên 3,8 triệu lượt (tăng
8,2% so với cùng kỳ), doanh thu đạt
1.120 tỷ đồng (tăng 27,6%). Ngoài ra,
tỉnh còn thu hút hơn 1,7 triệu lượt
khách tham gia các lễ hội diễn ra trên
địa bàn.
Huy Long
Kiên Giang: Năm 2014, phấn đấu
đạt doanh thu 1.300 tỷ đồng từ du lịch
TiếnđộtriểnkhaiChươngtrìnhNămDulịch
quốcgia2014-TâyNguyên-ĐàLạt
văn hóa ở Thủ đô. Đó là mức độ và
hiệu quả gắn kết giữa phát triển văn
hóa và phát triển kinh tế, thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội và xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; sự ô nhiễm môi
trường văn hóa, sự thoái hóa đạo đức,
lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí; sự thiếu đồng bộ, chậm trễ
trong xây dựng thể chế, chính sách
phát triển văn hóa, nguồn lực đầu tư
cho con người; sự chênh lệch ngày
càng lớn về đời sống văn hóa, tinh
thần của các tầng lớp nhân dân, các
vùng miền trên địa bàn Thành phố;
những mâu thuẫn đang tác động đến
việc xây dựng hệ giá trị con người và
dân tộc Việt Nam…
H.H
HàNộicầnxâydựngbảnsắc.... (Tiếp theo trang 5)
8 số 1066 l 13.3.2014
Sự kiện vấn đề
Ngày 09/3, UBND huyện Bắc Hà,
tỉnh Lào Cai đã đón nhận Bằng xếp
hạng Di tích quốc gia danh lam thắng
cảnh động Thiên Long, thuộc thôn
Nhìu Cồ Ván, xã Tả Văn Chư. Đây là
danh thắng thứ 17 trên địa bàn tỉnh Lào
Cai được Bộ VHTTDL xếp hạng di
tích danh thắng cấp quốc gia.
Danh thắng động Thiên Long còn
được người dân địa phương gọi là
“Hang Rồng”. Đây là hệ thống hang
động rộng lớn, nằm sâu trong lòng
núi Rồng, ở độ cao trên 1.000m so
với mực nước biển. Động Thiên Long
còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ bí
với nhiều tầng lớp thạch nhũ lớn.
Tổng chiều dài của động khoảng
470m, được chia làm 3 tầng khác
nhau, mỗi tầng có kết cấu đặc thù
riêng, có mặt bằng rộng, nền được tạo
bởi những tảng đá lớn, bao phủ lên là
một lớp đất trầm tích. Vòm động cao,
thoáng với các mảng thạch nhũ được
thiên nhiên kiến tạo nhiều hình thù đa
dạng, phong phú.
Theo người dân địa phương, động
Thiên Long từng là nơi che chở người
dân, cất giấu lương thảo trong những
năm kháng chiến. Ngày nay tại đây,
vào ngày 29-30 tháng Giêng hàng năm,
người dân địa phương thường xuyên tổ
chức lễ cúng rừng cầu cho mưa thuận
gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia cầm
phát triển, con người khỏe mạnh, dân
bản tránh được mọi tai ương. Trong dự
án phát triển du lịch địa phương, động
Thiên Long nói riêng và núi Rồng nói
chung đã trở thành một mắt xích trong
chuỗi các điểm du lịch từ Sa Pa - thành
phố Lào Cai đến huyện Bắc Hà, tỉnh
Lào Cai.
V.toàn
Ngày 08/3, tại thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế đã tổ chức giới thiệu
điểm đến “Về miền Di sản Cố đô” tại
Huế; Tọa đàm quảng bá về Festival
Huế 2014, phát triển sản phẩm du
lịch Huế với Đoàn Fresstrip (Công ty
cổ phần du lịch và tiếp thị Giao
thông vận tải Việt Nam - Vietravel),
gồm các phóng viên của 25 cơ quan
báo chí đến từ thành phố Hồ Chí
Minh, miền Tây, miền Trung và Thủ
đô Hà Nội.
Buổi Tọa đàm đã thu hút được sự
quan tâm tham gia đóng góp ý kiến
của các nhà báo về công tác tổ chức
đón tiếp đại biểu và các đoàn tham gia
Festival; năng lực đón khách lưu trú
của hệ thống nhà hàng, khách sạn, khả
năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của
hệ thống giao thông đường bộ, đường
không; các địa điểm tham quan và
việc sắp xếp lịch, cơ cấu các chương
trình nghệ thuật, hoạt động biểu diễn
cũng như làm thế nào để Festival Huế
giữ được bản sắc và đặc trưng của
Festival truyền thống Huế trước số
lượng các đoàn quốc tế lớn đa quốc
gia, đa màu sắc văn hóa tham gia
trong một không gian trình diễn văn
hóa lớn trải rộng trên nhiều địa điểm.
Đa số các ý kiến tham gia tại Tọa
đàm đều thống nhất với chủ đề
Festival lần thứ 8 - 2014 là “Di sản
văn hoá với hội nhập và phát triển”,
xem đây là nơi hội tụ của các thành
phố cố đô của Việt Nam và một số
quốc gia trên thế giới. Là lễ hội có
quy mô quốc gia và mang tính quốc
tế, Festival Huế 2014 cần có sự phối
hợp tổ chức chặt chẽ vừa bao quát
vừa cụ thể để gắn các sự kiện quốc tế
sẽ được tổ chức tại TP. Huế trong thời
gian diễn ra Festival, như Hội nghị
Bộ trưởng phụ trách văn hoá và nghệ
thuật ASEAN + 3... với các sự kiện
lịch sử văn hoá Huế, các sự kiện văn
hoá chính trị quốc gia, đồng thời kết
hợp các hoạt động văn hoá, du lịch,
nghệ thuật và lễ hội có quy mô lớn, có
tính cộng đồng cao, mới lạ, hấn dẫn,
có sức thu hút mạnh mẽ, là động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của
Thừa Thiên Huế. Tiếp tục khẳng định
thương hiệu Festival Huế với những
đặc trưng đã được tạo dựng và đánh
giá cao, qua các kỳ Festival gần đây.
Trước đó, trong hành trình, đoàn
cũng đã đến tham quan các làng nghề
truyền thống ở Huế, như tìm hiểu và
khám phá những nét đặc sắc của
tranh làng Sình; trải nghiệm đạp xe
trên đường làng tham quan làng hoa
giấy Thanh Tiên; tham quan chùa
Thiên Mụ; đền Huyền Trân Công
Chúa; trung tâm nghệ thuật Lê Bá
Đảng, khám phá và trải nghiệm
những màn võ thuật của Vạn An
phái, Huế.
Festival Huế 2014 với chủ đề “Di
sản văn hóa với hội nhập và phát
triển” diễn ra từ ngày 12/4 đến ngày
20/4/2014, là nơi tụ hội của các thành
phố Cố đô, các vùng văn hoá tiêu biểu
của Việt Nam và thế giới. Festival
Huế 2014 tiếp tục là một hoạt động
văn hoá đặc biệt trong khuôn khổ
diễn đàn giao lưu văn hoá Đông Á -
Mỹ La tinh do Bộ Ngoại giao Việt
Nam tổ chức.
Trong thời gian diễn ra Festival
Huế 2014, cũng sẽ diễn ra hội nghị
Bộ trưởng phụ trách Văn hoá và
Nghệ thuật các nước ASEAN + 3 tại
Huế theo đề nghị của Bộ VHTTDL
Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại đã
có 40 đoàn nghệ thuật của 31 quốc
gia đến từ 5 châu lục trên thế giới
đăng ký chính thức tham gia Festival
Huế 2014.
Q.Việt
LàoCai:Thêmmộtdanhthắngđượccôngnhậnditíchcấpquốcgia
Giới thiệu điểm đến“Về miền Di sản Cố đô”tại Huế
9số 1066 l 13.3.2014
Sự kiện vấn đề
Sáng 04/3, tại Hà Nội, Tổng cục Du
lịch phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh
Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm về tổ chức
Năm Du lịch quốc gia 2015 diễn ra tại
tỉnh Thanh Hóa.
Các đại biểu tham dự thảo luận và
góp ý cho chủ đề, tên gọi và nội dung tổ
chức Năm Du lịch quốc gia 2015. Một
số ý kiến khác như đề xuất cần đặt ra chỉ
tiêu và đánh giá những thành tích đạt
được của các Năm Du lịch quốc gia;
Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm
du lịch; Tạo môi trường du lịch trong
sạch, an toàn… Đặc biệt, các ý kiến
tham dự Tọa đàm đều nhất trí cao việc
tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015 phải
tranh thủ các nguồn lực của tổ chức, cá
nhân cùng tham gia và hưởng lợi từ các
sự kiện của Năm Du lịch quốc gia. Đồng
thời, xây dựng một số sản phẩm du lịch
có thương hiệu quốc gia và quốc tế,
trong đó ưu tiên tập trung phát triển các
sản phẩm nhằm kết nối tuyến các kinh
đô cổ là di sản văn hóa thế giới; tạo ra sự
liên kết giữa các hoạt động du lịch với
các điểm đến du lịch trọng điểm, thu hút
lượng khách du lịch lớn trong nước và
quốc tế.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch
NguyễnVănTuấn cho biết, BanTổ chức
sẽ tiếp thu những đóng góp của các đại
biểu và trình lên Bộ trưởng Bộ
VHTTDL xem xét, sớm ban hành
Chương trình chính thức để tạo điều hiện
cho các đơn vị lữ hành xây dựng sản
phẩm du lịch và xúc tiến quảng bá nhằm
thu hút du khách trong và ngoài nước
đến với Thanh Hóa.
Năm Du lịch quốc gia 2015 được tổ
chức với mục đích nâng cao nhận thức
của các cấp, các ngành và của nhân dân
về sự phát triển du lịch gắn với bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa; góp phần
phát triển du lịch văn hóa di sản của các
tỉnh, thành phố trở thành sản phẩm du
lịch đặc trưng của các vùng, miền. Đồng
thời, xây dựng và nâng cao hình ảnh về
du lịch Việt Nam trong mắt du khách,
đẩy mạnh sự liên kết du lịch giữa các địa
phương tham gia tổ chức Năm Du lịch
quốc gia nhằm phát huy những thế
mạnh, tiềm năng, thu hút các nguồn vốn
đầu tư phát triển du lịch trong vùng cũng
như liên vùng. tHtt
Năm 2014, Lễ kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ
được tổ chức ở cấp quốc gia. Đến thời
điểm này, tỉnh Điện Biên và các cơ
quan, ban, ngành Trung ương đang
nhanh chóng hoàn thành các công việc
chuẩn bị cho các hoạt động hướng tới
Đại lễ. Từ tháng 3/2014, các hoạt động
chào mừng Kỷ niệm 60 năm Chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ bắt đầu
diễn ra.
Để đánh dấu thời điểm bộ đội ta nổ
tiếng súng đầu tiên vào Đồi Him Lam,
mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ,
tỉnh Điện Biên sẽ phối hợp với Bộ
VHTTDL tổ chức Tuần Văn hóa Du
lịch Điện Biên từ ngày 13-15/3 tại
thành phố Điện Biên Phủ. Tuần lễ này
gồm các hoạt động: Lễ khai mạc, bế
mạc, diễu hành văn hóa đường phố và
chương trình nghệ thuật “Hoa Ban
khoe sắc”.
Sau Tuần Văn hóa, Du lịch Điện
Biên, trong tháng 4, tháng 5 sẽ có
nhiều hoạt động thể thao, văn hóa,
nghệ thuật đặc sắc như: Tổ chức triển
lãm tranh và quà tặng với chủ đề “Điện
Biên trong vòng tay bè bạn”; hội thảo
“Phát huy giá trị đặc biệt của di tích
Điện Biên Phủ để đẩy mạnh phát triển
du lịch tỉnh Điện Biên trong mối liên
kết với vùng Tây Bắc”; vòng chung
kết cuộc thi hướng dẫn viên, thuyết
minh viên du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở
rộng; ngày hội Văn hóa, Thể thao và
Du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; vòng
chung kết toàn quốc liên hoan tuyên
truyền giới thiệu sách với chủ đề “Âm
vang Điện Biên”; Tuần phim Kỷ niệm
60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ;
Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn
quốc “Về với Điện Biên”; cuộc đua xe
đạp “Về Điện Biên Phủ năm 2014”...
Chương trình nghệ thuật đặc biệt
Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện
Biên Phủ do Bộ VHTTDL chủ trì sẽ
được tổ chức vào tối 06/5. Các hoạt
động kỷ niệm tiếp tục diễn ra trong
ngày 07/5 tại thành phố Điện Biên
Phủ, bao gồm: Tổ chức Lễ dâng hương
tại Nghĩa trang Liệt sỹ A1, chương
trình mít tinh, diễu binh, diễu hành tại
Sân vận động tỉnh Điện Biên và
chương trình nghệ thuật chào mừng
diễn ra vào tối 07/5.
Để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất
cho các hoạt động kỷ niệm, tỉnh Điện
Biên đã tích cực triển khai việc xây
dựng mới và cải tạo, nâng cấp một số
công trình trọng điểm như: Gấp rút
hoàn thành để đưa vào trưng bày Bảo
tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ; nâng cấp sân vận động tỉnh; tôn
tạo Nghĩa trang liệt sỹ A1, Him Lam
và các di tích trong quần thể di tích
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Tỉnh cũng đã tổ chức sưu tầm, vận
động trao tặng, hiến tặng các kỷ vật,
hiện vật, tư liệu, tài liệu trong Chiến
dịch Điện Biên Phủ cho bảo tàng
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Đến nay, bảo tàng đã tiếp nhận được
gần 180 tài liệu, hiện vật từ các cựu
chiến binh và các gia đình có người
từng tham gia chiến dịch Điện Biên
Phủ. Dự kiến, cuối tháng 4/2014, Bảo
tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ sẽ trưng bày gần 2.000 tài liệu,
hiện vật về chiến dịch lịch sử Điện
Biên Phủ.
Hải PHong
Hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015
10 số 1066 l 13.3.2014
Sự kiện vấn đề
Sau khi được đầu tư cải tạo bài bản
và đưa vào khai thác trở lại từ đầu năm
nay, Hang động Tiên Sơn thuộc Di sản
Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành điểm
du lịch hút khách vào loại bậc nhất hiện
nay tại tỉnh Quảng Bình.
Chỉ trong vòng 3 tháng qua, đã có
hơn 35.000 lượt khách đến thăm quan
hang động này, tăng 2,2 lần so với
cùng kỳ năm ngoái; trong đó, lượng
khách quốc tế tăng cao kỷ lục với hơn
7.000 lượt.
Theo nhiều du khách thì việc họ
chọn Tiên Sơn bởi nơi này được biết
đến là “Thiên Nam đệ nhất động”.
Cùng với đó, việc chọn Tiên Sơn cũng
giúp cho họ dễ dàng tiếp cận và thực
hiện du lịch khám phá hang động
Phong Nha hơn. Tiên Sơn (hang động
khô) và Phong Nha (hang động nước)
được mọi người gọi là “tuyệt tác song
sinh của tạo hóa” nằm chỉ cách nhau
vài trăm mét. Ngoài ra, cũng từ hang
động Tiên Sơn hoặc Phong Nha, nếu
có nhu cầu, du khách cũng dễ dàng và
thoải mái để chọn lựa các tour, tuyến
du lịch khác trong hành trình khám
phá, trải nghiệm ở Di sản thiên nhiên
thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha -
Kẻ Bàng như: Tour du lịch Sông
Chày-Hang Tối; Thung lũng Sinh
Tồn-Hang Thủy Cung; Suối nước
Moọc-Động Thiên Đường; Rào
Thương-Hang Én…
Theo ông Lê Thanh Lợi, Giám đốc
Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ
Bàng thì việc du khách ưu tiên chọn
hang động Tiên Sơn làm điểm đến đó
là một tín hiệu đáng mừng cho thấy
việc đầu tư bài bản để phục vụ du
khách đã đi đúng hướng. Hiện nay,
cùng với việc tiếp tục đầu tư cơ sở hạ
tầng, mở thêm nhiều tuyến, tour mới
để phục vụ du khách, Trung tâm Du
lịch Phong Nha - Kẻ Bàng còn kiện
toàn đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên
du lịch để ngày càng đáp ứng tốt hơn
việc phục vụ du khách khi đến tham
quan ở đây.
Hang động Tiên Sơn được đưa vào
khai thác cách đây khoảng 15 năm.
Vào thời điểm đó việc đầu tư còn chưa
bài bản nên chưa thể khai thác hết vẻ
đẹp tuyệt bích của hang động này. Sau
hơn 8 tháng dừng khai thác để đầu tư
cải tạo, hang động Tiên Sơn chính thức
mở cửa trở lại để đón du khách vào đầu
năm 2014 với một hình ảnh hoàn toàn
mới lạ, có hệ thống sàn đạo, mái che
sinh thái, hệ thống ánh sáng được đầu
tư bài bản và hợp lý.
Hồ tHanH
Quảng Bình: Hang động Tiên Sơn hút khách du lịch
Năm 2014 ngành du lịch tỉnh
Tuyên Quang đặt mục tiêu thu hút
khoảng 950 nghìn lượt khách với
doanh thu đạt 880 tỷ đồng. Để thu hút
khách du lịch, tỉnh tăng cường bảo
tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di
tích lịch sử cách mạng, văn hóa
truyền thống của các dân tộc; tập
trung đầu tư xây dựng giao thông tại
các khu du lịch trọng điểm; đẩy mạnh
kết nối các tour, tuyến du lịch với các
công ty lữ hành; tăng cường liên kết
vùng trong xây dựng các sản phẩm du
lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tỉnh xây dựng các cơ chế chính sách,
tăng cường quản lý các khu, điểm du
lịch; đào tạo nguồn nhân lực cho du
lịch; xây dựng thương hiệu sản phẩm
du lịch là thế mạnh của Tuyên Quang.
Trong hai tháng đầu năm 2014,
tỉnh Tuyên Quang đã đón gần 290
nghìn lượt khách du lịch, tổng số tiền
thu được từ các hoạt động du lịch đạt
gần 280 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ
năm 2013. Riêng trong tháng 2 năm
nay, tỉnh đã thu hút gần 247 nghìn lượt
khách với doanh thu đạt 238 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng
Phòng Nghiệp vụ du lịch (Sở
VHTTDL tỉnh Tuyên Quang) cho
biết: Vào dịp đầu năm, trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang có những lễ hội lớn
như: Lễ hội Lồng tông, Hội chọi trâu,
Lễ nhảy lửa của người Pả Thẻn…
Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều đền,
chùa, đáp ứng nhu cầu du lịch tâm
linh của du khách nên lượng khách
đến Tuyên Quang dịp đầu năm nhiều
hơn so với những thời điểm khác
trong năm.
Tỉnh Tuyên Quang hiện có hơn
500 điểm di tích lịch sử, văn hóa;
trong đó có Khu Di tích quốc gia đặc
biệt Tân Trào và gần 400 điểm di tích
lịch sử cách mạng quan trọng. Trên
địa bàn tỉnh còn có các khu du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng như: Khu du
lịch sinh thái hồ thủy điện Na Hang,
khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng
Mỹ Lâm, thác Bản Ba, động Tiên...
H.L
Tuyên Quang thu hút khách du lịch
Ngày 07/3, tại thành phố Hội An
(QuảngNam),TổchứcCứutrợpháttriển
quốctế(FIDR,NhậtBản)phốihợpvớiSở
VHTTDL Quảng Nam tổ chức Hội thảo
Chiasẻkinhnghiệmpháttriểndulịchdựa
vàocộngđồngđồngbào dântộcCơTu.
Dự án Phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng đồng bào dân tộc Cơ Tu
đượcTổ chức Cứu trợ phát triển quốc tế
hỗ trợ triển khai thực hiện tại xã
Tabhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng
Nam. Dự án thực hiện trong 4 năm, từ
tháng 4/2012 đến tháng 3/2016, với
nguồn kinh phí hỗ trợ mỗi năm 120.000
USD, trong đó đối tượng được hưởng
lợi chính là đồng bào dân tộc Cơ Tu tại
địa phương. Sau gần 2 năm đi vào hoạt
động, Dự án đã thực hiện được 30 tour
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Sự kiện vấn đề
11số 1066 l 13.3.2014
Sự kiện vấn đề
Festival Bắc Ninh 2014 và Đại hội
thể dục thể thao tỉnh Bắc Ninh lần thứ
VII -2014 (Festival Bắc Ninh 2014)
diễn ra trong 5 ngày từ 13-17/3, thu
hút trên 100.000 người tham gia. Đây
là một hoạt động lớn của tỉnh Bắc
Ninh diễn ra 4 năm một lần.
Với chủ đề “Hào khí Bắc Ninh -
Kinh Bắc”, Festival Bắc Ninh năm
2014 được tổ chức tại 8 huyện, thị xã,
thành phố trên địa bàn tỉnh. Biểu trưng
của Festival Bắc Ninh năm 2014 là
Bức Cuốn thư trang trí đôi Rồng, nền
hoa văn thời Lý, in bài thơ “Nam quốc
sơn hà” viết bằng Tiếng Việt.
Festival Bắc Ninh năm 2014 sẽ có
nhiều sự kiện hoạt động đặc sắc như:
Lễ dâng hương tại Đền Đô, phường
Đình Bảng, thị xã Từ Sơn; hội thi hát
Dân ca Quan họ Bắc Ninh, hội báo
Xuân và hội thi Sinh vật cảnh xuân
2014; hội trại thanh niên với chủ đề
“Vang mãi truyền thống hào hùng”;
khai mạc Festival Bắc Ninh năm 2014
và Đại hội thể dục thể thao tỉnh lần thứ
VII; bế mạc Festival Bắc Ninh và
chương trình giao lưu biểu diễn nghệ
thuật diễn xướng dân gian tiêu biểu
khu vực miền Bắc.
Bên cạnh đó, một chuỗi các hoạt
động văn hóa, thể thao, du lịch sẽ diễn
ra trong khuôn khổ Festival như:
Trưng bày, triển lãm, hội chợ, tổ chức
các tour du lịch miễn phí, quảng bá du
lịch... sẽ được diễn ra tại khu Công
viên Nguyên Phi Ỷ Lan, trục đường
Lý Thái Tổ, khu vực Trung tâm Văn
hóa Kinh Bắc và các điểm di tích lịch
sử văn hóa, làng nghề tiêu biểu trên địa
bàn tỉnh.
Được tổ chức với quy mô cấp tỉnh,
Festival Bắc Ninh năm 2014 có
khoảng 6.000 đến 7.000 người là các
nghệ nhân, diễn viên chuyên nghiệp và
không chuyên, diễn viên quần chúng,
các làng nghề, đoàn vận động viên của
8 huyện, thị xã, thành phố; các doanh
nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang
đóng trên địa bàn tỉnh; các đoàn,
trường nghệ thuật Trung ương, địa
phương, quốc tế; Đoàn nghệ thuật các
tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội,
Bắc Giang, Hà Tĩnh, Phú Thọ.
M.cường
Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực
đồng bằng sông Hồng lần thứ 17 và
Liên hoan âm nhạc khu vực phía Bắc
năm 2014 sẽ được tổ chức tại Bắc Ninh
trong tháng 3 và tháng 4 năm 2014.
Theo kế hoạch, Liên hoan Ảnh
nghệ thuật khu vực đồng bằng sông
Hồng lần thứ 17 năm 2014 với chủ đề
“Quê hương - con người khu vực
đồng bằng sông Hồng” diễn ra từ ngày
14-20/3 tại Thư viện tỉnh Bắc Ninh.
Tham gia Liên hoan có 9 tỉnh/thành
trong khu vực: Bắc Ninh, Hưng Yên,
Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng,
Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và
Thái Bình. Đây là cơ hội để các nhà
nhiếp ảnh trong khu vực giới thiệu,
quảng bá rộng rãi các tác phẩm về vẻ
đẹp đất nước, con người, những tiềm
năng phát triển công nghiệp, du lịch
và thành tựu kinh tế, khoa học kỹ
thuật, an sinh xã hội… trong thời kỳ
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp
phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc.
Liên hoan Âm nhạc khu vực phía
Bắc dự kiến diễn ra từ ngày 03-05/4
tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc
(thành phố Bắc Ninh). Trong khuôn
khổ Liên hoan còn diễn ra hội thảo âm
nhạc với chủ đề “Âm nhạc khu vực
phía Bắc truyền thống và đương đại”.
Liên hoan là dịp để các nhạc sỹ, nghệ
sỹ đến từ 25 tỉnh/thành khu vực phía
Bắc gặp gỡ, trao đổi nghiệp vụ, đẩy
mạnh hoạt động sáng tác và biểu diễn
âm nhạc. Đây cũng là dịp để công
chúng trong và ngoài tỉnh có cơ hội
thưởng thức các ca khúc đậm chất văn
hóa đặc trưng của mỗi vùng miền.
Để Liên hoan Ảnh nghệ thuật và
Liên hoan Âm nhạc khu vực phía Bắc
năm 2014 thành công, UBND tỉnh Bắc
Ninh giao các cơ quan chức năng
chuẩn bị các điều kiện tổ chức; không
gian trưng bày, triển lãm ảnh; xây dựng
chương trình nghệ thuật chào mừng
chuyên đề về dân ca Quan họ để giới
thiệu, quảng bá đến đông đảo bạn bè
trong nước và quốc tế.
trần nguyện
Liên hoan ảnh nghệ thuật và Liên hoan
Âm nhạc khu vực phía Bắc năm 2014
Festival Bắc Ninh 2014 sẽ diễn ra từ ngày 13-17/3
thử nghiệm và có tác động trực tiếp vào
phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Các tour đã tạo ra cho đồng bào địa
phương nguồn thu trên 233 triệu đồng,
các nhóm hộ đồng bào tham gia dự án
có nguồn thu trên 135 triệu đồng. Dự án
đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn về kỹ
năng phục vụ du lịch cho hàng trăm hộ
gia đình đồng bào tại địa phương. Thu
nhập của đồng bào được cải thiện, có tác
động tích cực đến việc bảo tồn, gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hóa truyền
thống của người Cơ Tu. Các hoạt động
du lịch còn góp phần đáng kể trong công
tác bảo vệ môi trường và gắn kết cộng
đồng.
Tại Hội thảo, đại diện các nhóm hộ
gia đình đồng bào tham gia dự án du lịch
dựa vào cộng đồng đã chia sẻ những kỹ
năng trong công tác đón du khách, phục
vụ du khách tham quan, du lịch văn hóa
sinh thái, văn hóa, lịch sử; kỹ năng giao
tiếp và phục vụ du khách các món ăn, đồ
uống truyền thống của người Cơ Tu khi
lưu trú tại các homestay hoặc ở cùng
trong nhà với đồng bào. Đức Kiên
12 số 1066 l 13.3.2014
Sự kiện vấn đề
Ông Trần Hướng Dương, Phó Vụ
trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL),
Phó Trưởng Ban tổ chức các hoạt động
nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc cho
biết: “Tháng 6/2012, Liên hợp quốc
(LHQ) đã tuyên bố chọn ngày 20/3
hằng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc,
đồng thời LHQ cũng kêu gọi các nước
thành viên, các tổ chức quốc tế và khu
vực, các tổ chức xã hội dân sự và công
chúng cùng chào đón Ngày Quốc tế
Hạnh phúc bằng cách tổ chức các hoạt
động giáo dục và các chiến dịch nâng
cao nhận thức. 193 nước thành viên
(trong đó có Việt Nam) đã cam kết sẽ
ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng
cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã
hội công bằng, phát triển bền vững
nhằm đem lại hạnh phúc cho người
dân”. Ý tưởng về Ngày Quốc tế Hạnh
phúc được LHQ lấy từ Vương quốc
Bhutan, một quốc gia nằm ở khu vực
Nam Á. Bhutan là nước có chỉ số hạnh
phúc cao dựa trên các yếu tố: Sức khỏe,
tinh thần, giáo dục, môi trường, chất
lượng quản lý và mức sống của người
dân. Ngay từ những năm 70 của thế kỷ
XX, Bhutan đã chú trọng thực thi mục
tiêu vì hạnh phúc quốc gia hơn tổng
sản phẩm quốc nội. Việc chọn ngày
20/3 hằng năm là “Ngày Quốc tế Hạnh
phúc” cũng bắt nguồn từ một ý nghĩa
sâu xa khác. Bởi lẽ, LHQ cho rằng,
ngày 20/3 là ngày đặc biệt trong năm,
do mặt trời nằm ngang đường xích đạo
nên độ dài giữa ngày và đêm bằng
nhau; đó là biểu tượng cho sự hài hòa,
cân bằng của vũ trụ, cũng là biểu tượng
của sự cân bằng giữa âm và dương,
giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ
và hiện thực. Vậy nên, thông điệp mà
LHQ muốn truyền tải trong Ngày
Quốc tế Hạnh phúc là: Cân bằng, hài
hòa là một trong những chìa khóa để
mang đến hạnh phúc. Ngay sau khi
LHQ kêu gọi các nước thành viên, Việt
Nam đã có nhiều hoạt động cụ thể
hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc.
Đặc biệt, ngày 26/12/2013, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định
số 2589/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ
chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế
Hạnh phúc 20/3 hằng năm”. Mục tiêu
của Đề án là nhằm nâng cao nhận thức
của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân,
gia đình, toàn xã hội về Ngày Quốc tế
Hạnh phúc 20/3, từ đó có hành động cụ
thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh
phúc, cộng đồng hạnh phúc của Việt
Nam; tăng cường sự tham gia, phối
hợp giữa các cấp, ngành, các tầng lớp
nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
đối với các hoạt động nhân Ngày Quốc
tế Hạnh phúc 20/3. Ngày 18/02/2014,
Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số
342/BVHTTDL-GĐ về việc Tổ chức
các hoạt động nhân Ngày Quốc tế
Hạnh phúc 20/3/2014 với chủ đề “Yêu
thương và chia sẻ”. Nội dung chính của
các khẩu hiệu tuyên truyền gồm:
“Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc
20/3”, “Hãy hành động vì mục tiêu:
Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”,
“Hãy tạo ra một môi trường sống và
làm việc hạnh phúc hơn”. Ông Trần
Hướng Dương cho biết: “Ngày Quốc
tế Hạnh phúc năm 2014 mang thông
điệp: Hãy yêu thương và chia sẻ cùng
nhau trong gia đình, trong dòng tộc,
trong mỗi cộng đồng dù lớn hay nhỏ,
giữa những người bạn, người đồng chí,
trong mỗi đơn vị, cơ quan, trường
học… Bằng những hành động thiết
thực nhất, hãy góp phần đem lại hạnh
phúc cho chính bản thân, gia đình và
cộng đồng, góp phần phát triển an sinh
xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng gia
đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”. Thời
gian triển khai các hoạt động hưởng
ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc tại Việt
Nam sẽ diễn ra từ ngày 08-21/3. Lễ
hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc
sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà
Nội vào đúng ngày 20/3, với sự tham
gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại
diện các bộ, ngành và đại diện các tầng
lớp nhân dân. Trong thời gian này, tại
các địa phương cũng sẽ tổ chức nhiều
hoạt động hưởng ứng như: Tuyên
truyền về Ngày Quốc tế Hạnh phúc tại
các cơ quan, trường học, các trục
đường chính...; tổ chức các hoạt động
mít tinh, hội thảo, tập huấn, tọa đàm,
diễn đàn, cuộc thi, hội thi… có chủ đề
về hạnh phúc nói chung, hạnh phúc của
người Việt Nam nói riêng.
yến nHi
ViệtNamđónchào... (Tiếp theo trang 1)
Ngày 06/3, tại Nhà hát Chèo Kim
Mã (Hà Nội), Công đoàn Bộ
VHTTDL đã tổ chức buổi gặp mặt và
nói chuyện chuyên đề “Phụ nữ với văn
hóa công sở và hạnh phúc gia đình”
nhân Kỷ niệm 1974 năm Khởi nghĩa
Hai Bà Trưng và Ngày Quốc tế Phụ nữ
08/3.
Tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn
Hữu Giới, Chủ tịch Công đoàn Bộ
VHTTDLđã gửi những lời chúc mừng
tốt đẹp nhất tới các chị em là nữ cán bộ
quản lý, nữ cán bộ công đoàn đang
hàng ngày nỗ lực đóng góp trí tuệ, tâm
sức, nhiệt tình trên mọi lĩnh vực, công
việc được giao phó.
Chủ đề của buổi gặp mặt “Phụ nữ
với văn hóa công sở và hạnh phúc gia
đình” đã được đông đảo chị em nhiệt
liệt quan tâm. Sau phần giao lưu là
phần tham gia thi Cắm hoa Nghệ thuật
của 5 Khối thuộc Công đoàn Bộ
VHTTDL. Tại buổi gặp mặt, đánh giá
cao những đóng góp của chị em trên
Gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3
13số 1066 l 13.3.2014
Sự kiện vấn đề
Liên tục những ngày gần đây đã
xảy ra khá nhiều chuyện buồn với di
tích ở Thủ đô. Chuyện đưa hiện vật lạ
(gồm áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt) vào
đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện
Gia Lâm) còn chưa lắng dịu, thì dư
luận lại phải đón nhận tin không vui.
Đó là việc, Ban Khánh tiết đình Cựu
Quán (thuộc thôn Cựu Quán, xã Đức
Thượng, huyện Hoài Đức) đã cho
người phá dỡ mái nối giữa nhà đại bái
và hậu cung, lấy 4 thanh kèo bằng gỗ
sưa đem bán lấy 1,2 tỷ đồng. Cách đây
chưa lâu, dư luận từng xôn xao chuyện
người ta đưa “hòn đá lạ” vào đền thờ
các vua Hùng tại khu di tích đặc biệt
Đền Hùng ở Lâm Thao, Phú Thọ. Tại
chùa Chân Long, xã Chàng Sơn, huyện
Thạch Thất, việc sư thầy tự ý đưa một
pho tượng lạ bằng đồng vào di tích
chùa Chân Long đã khiến nhân dân địa
phương bất bình. Gần đây là chùa Bà
Đá (tại quận Hoàn Kiếm) sau Tết
Nguyên đán bỗng xuất hiện “pho tượng
lạ” để ngay gian chính của chùa, làm
ảnh hưởng tới khuôn viên, cảnh quan
di tích. Chưa hết, tại Lăng Ngô Quyền
(xã Đường Lâm, TX. Sơn Tây) người
ta cho dựng tấm bình phong bằng đá
khắc hình con vật, người thì bảo đó là
hổ, người thì bảo đó là con báo lai chó
sói... Trở lại với việc đưa hiện vật lạ
vào Di tích đền Phù Đổng (được xếp
hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào cuối
năm 2013). Trong buổi kiểm tra thực tế
của đoàn công tác Sở VHTTDL Hà
Nội tại đền Phù Đổng và làm việc với
UBND huyện Gia Lâm, Phòng Văn
hóa Thông tin huyện Gia Lâm... các
bên đã xác định các hiện vật mới đưa
vào di tích này chưa đúng quy định của
Luật Di sản văn hóa. Ông Trương
Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở
VHTTDL Hà Nội khẳng định: Từ cuối
năm 2013, có một số cá nhân, doanh
nghiệp đặt vấn đề với Ban quản lý di
tích đền Phù Đổng và đã phát tâm công
đức một số đồ gồm 1 ngựa, 1 áo giáp
và roi để cung tiến vào di tích. Chưa
nói đến việc các hiện vật này có phù
hợp với khu di tích này hay không
nhưng quá trình tiếp nhận chưa thực
hiện đúng quy định. Điều đáng nói là
các hiện vật cung tiến kể trên đã được
sự đồng ý của Trưởng ban Quản lý di
tích đền Phù Đổng nhưng chưa báo
cáo, thỏa thuận... với các cơ quan chức
năng có thẩm quyền theo đúng quy
định của Luật Di sản văn hóa.
Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Ủy viên Hội
đồng Di sản quốc gia cho biết, do đền
Phù Đổng là di tích quốc gia đặc biệt
nên khi đưa hiện vật vào phải có thỏa
thuận với Cục Di sản văn hóa. “Việc
cho phép bổ sung hiện vật vào di tích
cũng phải có lý do chính đáng về khoa
học, phải bảo đảm về thẩm mỹ. Cho
phép mà không chuẩn thì còn có thể
phê bình cả cơ quan cho phép”.
Theo quyết định của UBND thành
phố Hà Nội, hiện nay di tích đền Phù
Đổng thuộc thẩm quyền quản lý trực
tiếp của UBND huyện Gia Lâm. Vì
vậy, ngay sau buổi kiểm tra, làm việc
tại di tích đền Phù Đổng, Sở VHTTDL
Hà Nội yêu cầu huyện Gia Lâm chỉ đạo
UBND xã Phù Đổng, Ban quản lý di
tích đền Phù Đổng sớm di chuyển các
đồ thờ đã được tiếp nhận chưa đúng
quy định ra khỏi khu vực di tích; tiến
hành kiểm điểm trách nhiệm các cá
nhân liên quan.
Về vụ phá nhà đại bái và hậu cung
tại đình Cựu Quán (thôn Cựu Quán, xã
Đức Thượng, huyện Hoài Đức) lấy gỗ
sưa đem bán, điều đáng nói là việc làm
này lại do chính những người được
người dân tin tưởng giao trọng trách
trông coi di tích thực hiện; trong đó có
cả Bí thư chi bộ thôn, Trưởng thôn,
Trưởng ban Khánh tiết, Chi hội trưởng
Người cao tuổi... Điều đó chứng tỏ, có
sự cấu kết phá hoại di tích để kiếm lời.
Theo thông tin từ chính quyền địa
phương, người đứng ra mua số kèo gỗ
sưa trên là Ni sư Thích Diệu Bản - trụ
trì chùa Bát Phúc, xã Tân Lập (huyện
Đan Phượng).
Trước hiện tượng vi phạm Luật Di
sản văn hóa liên tục xảy ra tại các di
tích lịch sử văn hóa ở Thủ đô, đã cho
thấy lỗ hổng lớn trong công tác quản
lý các di tích, đặc biệt là các di tích
chưa được xếp hạng. Là địa phương có
số di tích được xếp hạng vào bậc nhất
cả nước (hơn 2.000 di tích, trong đó có
hơn 1.000 di tích quốc gia), do vậy
việc quản lý, trùng tu tôn tạo, bảo quản
và phát huy giá trị di sản của Hà Nội
quả là nhiệm vụ nặng nề. Nhiều ý kiến
cho rằng, muốn làm tốt công tác quản
lý di tích, Hà Nội cần phải tăng cường
công tác tuyên truyền, thậm chí làm
hẳn những tờ rơi tuyên truyền về
những việc được làm và không được
làm đối với các di tích cho người dân
và cũng như những người tham gia
trông coi, quản lý khu di tích nắm rõ,
thực hiện.
tHế Hùng
Ứng xử thô bạo với di tích
từng lĩnh vực, nhiệm vụ công tác, Thứ
trưởng Đặng Thị Bích Liên cũng chia
sẻ với những nỗ lực để đạt được thành
công của các nữ cán bộ làm công tác
quản lý, công tác công đoàn, đồng thời
đề nghị các tổ chức, đoàn thể thuộc Bộ
tiếp tục tạo điều kiện, cơ hội để các nữ
cán bộ thể hiện khả năng và đóng góp
công sức, trí tuệ của mình. Nhân dịp
này, Công đoàn Bộ VHTTDL đã tổ
chức trao tặng các bằng khen, danh
hiệu cho các tập thể, cá nhân đã có
đóng góp, thành tích xuất sắc trong
công tác công đoàn năm 2013.
H.Q
14 số 1066 l 13.3.2014
Theo kế hoạch của Tổng cục Thể
dục thể thao, bóng bàn nằm trong số 20
môn được lựa chọn tham dự Đại hội thể
thao Châu Á 2014 - ASIAD 17, tại
Incheon (Hàn Quốc) vào tháng 9 tới.
Mặc dù không thuộc nhóm các môn
trọng điểm có khả năng tranh chấp huy
chương, nhưngASIAD là cơ hội cọ xát
quý giá, giúp bóng bàn Việt Nam chuẩn
bị cho giải vô địch Đông Nam Á vào
cuối năm và đặc biệt là SEA Games 28
năm 2015, sẽ diễn ra tại Singapore.
Vào thời điểm hiện tại, công tác chuẩn
bị của bóng bàn Việt Nam cho kế hoạch
thi đấu năm 2014, với điểm nhấn là
ASIAD 17, đang được gấp rút hoàn
thiện. Bộ môn đã xây dựng lịch thi đấu
các giải quốc gia, nhằm tạo cơ sở tuyển
chọn vận động viên cho đội tuyển, cũng
như lên kế hoạch tập trung đội tuyển
cho những mục tiêu cụ thể, nhưng công
việc hiện gặp một số khó khăn. Trưởng
bộ môn Bóng bàn Tổng cục TDTT
Nguyễn Đức Long cho biết, lịch thi đấu
các giải quốc gia năm 2014 về cơ bản
đã được hoàn tất. Tuy vậy, do nguồn
kinh phí hạn chế, một số giải đấu vẫn
chưa tìm được đơn vị đăng cai, ví dụ
như giải “Các cây vợt xuất sắc toàn
quốc”. Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam
(VTTF) đang liên hệ với một số địa
phương để có thể tổ chức giải đấu này,
nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.
Theo ông Nguyễn Đức Long, khả năng
một số giải đấu trong nước không được
tổ chức, hoặc tổ chức không đúng kế
hoạch, sẽ ảnh hưởng tới sự chuẩn bị của
ĐTQG, bởi cơ sở để tuyển chọn VĐV
đi thi đấu quốc tế chính là các giải trong
nước. “Cái khó bó cái khôn”, nguồn
kinh phí hạn chế cũng đang là rào cản
đối với việc tìm kiếm chuyên gia giỏi
người nước ngoài cho bóng bàn Việt
Nam. Với mức lương khoảng 2.000
USD/tháng theo quy định như hiện nay,
Việt Nam không thể lôi kéo được các
HLV có năng lực sang huấn luyện cho
các tuyển thủ. Theo kế hoạch, sẽ có một
chuyên gia và một VĐV làm công tác
thị phạm người CHDCND Triều Tiên
sang giúp huấn luyện cho ĐTQG từ
tháng 2 này, nhưng bộ đôi này đến giờ
vẫn chưa xuất hiện. Ông Nguyễn Đức
Long cho biết, trong mọi tình huống, bộ
môn vẫn sẽ chủ động. Đội tuyển sẽ tập
trung đúng lịch vào cuối tháng 2 này,
gồm 8 VĐV nam, 8 VĐV nữ và 8
VĐV trẻ (chia đều cho cả nam và nữ).
Nhiều khả năng, ông Nguyễn Đức
Long cũng kiêm nhiệm luôn vai trò
HLV trưởng đội tuyển. Một vấn đề rất
được dư luận quan tâm là kế hoạch
tuyển chọn VĐV cho đội tuyển bóng
bàn tham dự các giải quốc tế sắp tới,
trong đó có ASIAD 17. Trước đây,
bóng bàn bị tiếng là để xảy ra chuyện
“quân anh, quân tôi” ở đội tuyển, nghĩa
là HLV đội tuyển có ít nhiều ưu ái đối
với các tay vợt thuộc đơn vị mình quản
lý. Ngay trước thềm SEA Games 27
cuối năm vừa qua, làng bóng bàn Việt
Nam lại có phen “rung chuyển” vì việc
hai tay vợt xuất sắc, Đinh Quang Linh
và Trần Tuấn Quỳnh, bị loại khỏi danh
sách sang Myanmar, do từ chối tham
dự vòng tuyển chọn nội bộ (các tuyển
thủ thi đấu 3 vòng, để xác định các
VĐV có thành tích tốt nhất tham dự
SEA Games). Người hâm mộ đang lo
ngại chuyện này có thể lặp lại trong
năm 2014. Trước băn khoăn này, ông
Nguyễn Đức Long tái khẳng định, việc
tổ chức vòng tuyển chọn nội bộ cho
SEAGames 27 là trong tình thế bất khả
kháng, khi một số tay vợt không góp
mặt đủ ở các giải quốc gia là cơ sở để
tuyển chọn VĐV. Khi đó, vòng tuyển
chọn nội bộ chính là cơ hội “vớt” để
các tay vợt khẳng định mình. Cách làm
theo bóng bàn Trung Quốc này rất
được lãnh đạo Tổng cục TDTT ủng hộ
và cũng rất hợp lý để xác định các
VĐV có phong độ tốt nhất trước mỗi
giải đấu. Trở lại với thực tế của năm
2014, do lịch thi đấu quốc gia đang gặp
vướng mắc như đề cập ở trên, đồng
thời giải vô địch toàn quốc lại được
ghép vào Đại hội TDTT toàn quốc lần
thứ VII (chỉ diễn ra vào tháng 11, sau
khi ASIAD 17 đã kết thúc), nên việc
(Xem tiếp trang 16)
Bóng bàn Việt Nam hướng tới ASiAD 17
Sự kiện vấn đề
Hội xuân núi Bà Đen của tỉnh Tây
Ninh diễn ra từ ngày 03/02 đến nay đã
thu hút trên 1,4 triệu khách, với tổng số
tiền nộp ngân sách nhà nước trên 23 tỷ
đồng.
Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Tây
Ninh, Dương Văn Phong cho biết: Hội
xuân núi Bà Đen năm nay được tổ chức
khá chu đáo, đảm bảo về an ninh trật tự,
an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm,
phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an toàn
cho du khách đến tham quan, vui chơi,
giải trí. Các Sở, ngành, địa phương thực
hiện tốt công tác phối hợp để Hội xuân
núi Bà Đen năm Giáp Ngọ - 2014 được
tổ chức thành công tốt đẹp.
Mùa lễ hội năm nay, Ban Quản lý
khu Di tích lịch sử văn hóa, danh thắng
và du lịch núi Bà Đen đã tăng cường
gấp đôi lực lượng bảo vệ so với năm
2013 nhằm đảm bảo an ninh trật tự.
Các ngành chức năng phối hợp túc
trực 24/24h trong Khu di tích, thường
xuyên bố trí lực lượng bảo vệ tại
những nơi tập trung đông người như:
phòng vé, cổng vào, chùa Trung, chùa
Bà, cầu Đôi và những đoạn đường đi
bộ chật hẹp, chen lấn có nguy cơ xảy
ra trộm cắp, cướp giật, đảm bảo an
toàn cho du khách đến tham quan du
lịch và hành hương; đồng thời phối
hợp thanh, kiểm tra thường xuyên tình
hình vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các
cơ sở dịch vụ, phục vụ ăn uống, giải
khát trong Khu di tích.
MạnH Huân
Tây Ninh: Khu du lịch núi Bà Đen hấp dẫn du khách
15số 1066 l 13.3.2014
Ngày 08/3, tại bến sông Như
Nguyệt xã Tam Giang, huyện Yên
Phong (Bắc Ninh), gần 200 vận động
viên bơi chải đến từ 6 đội bơi truyền
thống đến từ hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc
Giang chính thức bước vào trận đua
tranh sức, tranh tài của cuộc thi Bơi
chải truyền thống trên sông Cầu, do Sở
VHTTDL tỉnh Bắc Ninh phối hợp với
UBND huyện Yên Phong tổ chức.
Theo Ban Tổ chức, cuộc thi nhằm
phục dựng lại môn thể thao truyền
thống của dân tộc, ôn lại truyền
thống hào hùng, lịch sử đấu tranh
chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
tướng Lý Thường Kiệt, đã đập tan
hơn 30 vạn quân Tống vào năm
1077, mở ra giai đoạn phát triển
cường thịnh của quốc gia Đại Việt.
Ngoài ra, cuộc thi còn thể hiện lòng
biết ơn sâu sắc, hướng về nguồn cội,
khơi dậy những nét văn hóa đặc
trưng của làng xã ven sông Cầu. Qua
đó góp phần củng cố, nâng cao tinh
thần thượng võ của nhân dân.
Cuộc thi năm nay thu hút các vận
động viên có truyền thống bơi chải
vùng sông nước như đội Mai Đình
(huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang), Tam
Giang, Dũng Liệt (cùng ở Yên Phong
- Bắc Ninh). Tham gia cuộc thi, các
đội chia làm 3 bảng thi đấu 1 lượt, 3
đội nhất sẽ vào vòng Chung kết. Khi
bơi, trên mỗi thuyền sẽ có 21 người,
trong đó 1 lái trưởng, 1 tay mõ, 1 tát
nước và 18 tay chải với tổng độ dài
đường bơi 3km.
Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức trao
giải Nhất cho đội Tam Đa (Yên Phong
- Bắc Ninh), đội Mai Đình đạt giải Nhì;
4 đội còn tại là Tam Giang, Đông Tiến,
Yên Trung, Dũng Liệt cùng ở Yên
Phong đồng đạt giải Ba.
n.anH
Sự kiện vấn đề
Bắc Ninh: Thi Bơi chải truyền thống trên sông Cầu
Sở VHTTDL tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ
chức khai trương tuyến du lịch quốc tế
Hà Tĩnh (Việt Nam) - SakonNakhon
(Thái Lan). Đây là hoạt động thiết thực
quảng bá du lịch Hà Tĩnh, góp phần
thúc đẩy kinh tế trên tuyến hành lang
kinh tế Đông Tây và tiểu vùng sông Mê
Kông mở rộng.
Các tỉnh Đông bắc Thái Lan
như SakonNakhon, Nakhonphannom,
Nongkhai… có rất đông bà con Việt
kiều sinh sống, nhu cầu của kiều bào
hồi hương tham quan du lịch, kết hợp
tìm kiếm cơ hội đầu tư là rất lớn. Các
doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh và Thái
Lan có thể kết hợp tổ chức tour du lịch
“Một ngày ăn cơm 3 nước” (sáng ăn
cơm Thái Lan, trưa ăn cơm ở Lào,
chiều ăn cơm Hà Tĩnh và ngược lại). Từ
các tỉnh Đông bắc Thái Lan nếu muốn
du lịch tắm biển tới Phù Khẹt, Băng
Cốc phải mất từ 700-900km, trong khi
đó tới Hà Tĩnh chỉ mất từ 350-400km,
do vậy các doanh nghiệp du lịch có lợi
thế rất lớn trong việc khai thác thị
trường du lịch này.
Nằm ở trung tâm khu vực Bắc
Trung Bộ và cả nước, trên “Tuyến du
lịch xuyên Việt” và là điểm đầu của
tuyến du lịch “Con đường di sản miền
Trung”, một trong những cửa ngõ quan
trọng của không gian du lịch “Hành
lang Đông-Tây”, với hệ thống giao
thông thuận lợi để phát triển du lịch
trong nước và các nước khác trong khối
ASEAN, Hà Tĩnh có nhiều tài nguyên
tự nhiên và thắng cảnh gắn với các địa
danh nổi tiếng như núi Hồng - sông La,
bến Tam Soa - Tùng Lĩnh, suối Tiên -
Thiên Tượng, đèo Ngang - Hoành Sơn
Quan, hồ Kẻ Gỗ, Vườn quốc gia Vũ
Quang, thác Vũ Môn... Với gần 137km
bờ biển, Hà Tĩnh sở hữu nhiều bãi tắm
đẹp, sạch sẽ như Xuân Thành, Xuân
Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh,
Đèo Con. Biển Hà Tĩnh được biết đến
bởi vẻ đẹp nguyên sơ, sạch sẽ, chất
lượng dịch vụ với giá cả phải chăng.
Tỉnh Hà Tĩnh có bề dày truyền
thống - quê hương của nhiều danh nhân
gắn với di tích lịch sử, văn hóa như:
Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, Di
tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu
Trác... Mảnh đất này còn nổi danh với
đời sống văn hoá dân gian phong phú
được phản ánh qua các làn điệu dân ca,
câu hát, vần thơ, lễ hội, làng nghề thủ
công như: Hát Phường vải Trường lưu,
Trường nga; Ca trù Cổ Đạm; hát Ví
Giặm đò đưa dọc sông Lam, múa Sắc
bùa ở Kỳ Anh, Đức Thọ, Hương Khê;
hò Chèo cạn ở Cẩm Nhượng; hò Thạch
Khê. Các đình, chùa nổi tiếng như chùa
Hương Tích, đền Chợ Củi, Quỳnh Viên
- Chiêu Trưng, đền bà Nguyễn Thị Bích
Châu, Sơn phòng Hàm Nghi... luôn hấp
dẫn du khách thập phương đến tham
quan, tìm hiểu và thưởng ngoạn.
Con người Hà Tĩnh cần cù, thân
thiện, mến khách, sống nghĩa tình, thủy
chung luôn để lại tình cảm sâu lắng cho
khách du lịch sau mỗi chuyến đi, qua
đó góp phần làm cho Hà Tĩnh trở thành
một trong những điểm đến ấn tượng.
Việc hợp tác phát triển du lịch giữa
các tỉnh Hà Tĩnh qua Lào tới
SakonNakhon với các tỉnh lân cận sẽ
tạo ra một thị trường đầy tiềm năng bao
gồm cộng đồng dân cư 3 nước và khách
du lịch quốc tế đến tour du lịch này.
Tour du lịch được mở ra không những
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà
còn góp phần tạo điều kiện cho việc
phát triển các loại hình dịch vụ du lịch,
mang lại cơ hội kinh doanh cho người
dân, lợi ích cho ngành du lịch của các
địa phương trên tuyến hành lang, đóng
góp vào hiệu quả phát triển kinh tế của
mỗi địa phương.
t.LâM
Khai trương tuyến du lịch Hà Tĩnh - SakonNakhon (Thái Lan)
16 số 1066 l 13.3.2014
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Ngày 26/02/2014, Ban Tổ chức
Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ
nhất - Bạc Liêu 2014 đã cóThông báo số
30/TB-BTC về lịch tổ chức các hoạt
động chính trong khuôn khổ Festival.
Các hoạt động (diễn ra từ 20/4 -
25/4/2014) gồm: Triển lãm Sinh vật
cảnh; Hội chợ Thương mại - Du lịch;
Khai mạc “Không gian Đờn ca tài tử -
Nam bộ”; Lễ hội ẩm thực Nam bộ;
Chương trình nghệ thuật giới thiệu các
tác phẩm tiêu biểu của soạn giả Trọng
NguyễnvàsoạngiảYênLang;Triểnlãm
tranh, ảnh nghệ thuật; Liên hoan Đờn ca
tài tử toàn quốc; Triển lãm nhạc cụ dân
tộc; Khánh thành Khu lưu niệm Nghệ
thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ
CaoVăn Lầu; Chương trình lễ Khai mạc
Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ
nhất - Bạc Liêu 2014; Hội thảo xúc tiến
du lịch, xúc tiến đầu tư và lễ ký kết tour,
tuyến du lịch; Họp mặt các doanh nhân
và nghệ sĩ; Tổ chức thi vòng II Giải
thưởng Trần Hữu Trang; Hội thảo khoa
học “Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa
phi vật thể Đờn ca tài tử Nam bộ”, chủ
đề “Di sản văn hóa - hội nhập và phát
triển”; Chung kết trao giải thưởng Trần
HữuTrang;Tổng kết và trao giải cho các
cuộc thi: Sáng tác ca khúc, vọng cổ và
sáng tác lời mới 20 bản tổ Đờn ca tài tử
Nam bộ, sáng tác ảnh thời sự nghệ thuật
chủ đề “Đất nước, con người Bạc Liêu”
và “Khoảnh khắc Festival Đờn ca tài tử
Nam bộ; Giải báo chí “Bạc Liêu trên
đường phát triển”; Chương trình biểu
diễn nghệ thuật và trao giải Liên hoan
Đờn ca tài tử toàn quốc; Chương trình
nghệ thuật bế mạc Festival Đờn ca tài tử
và tôn vinh các tập thể, doanh nghiệp
đóng góp quỹ “Vì Người nghèo,An sinh
xã hội”. H.Quân
Các hoạt động tại Festival Đờn ca tài tử
quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014
Hội nghị Ban chấp hành các nước
Đông Nam châu Á (SEA - RADO) về
chống doping vừa diễn ra tại Hà Nội
với sự tham dự của đại diện Tổ chức
chống doping thế giới (WADA), đại
diện Tổ chức chống doping khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, các quốc
gia thành viên khu vực Đông Nam Á...
Tại hội nghị, Tổ chức chống
doping thế giới, khu vực, các quốc gia
đã nhất trí và thỏa thuận phải xây dựng
nền thể thao trong sạch “không
doping”, tăng cường tinh thần đoàn
kết, hữu nghị giữa các dân tộc, khuyến
khích vươn tới đỉnh cao về thể chất,
tinh thần con người.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lâm
Quang Thành, Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Thể dục thể thao, Phó Chủ
tịch Ủy ban Olympic Việt Nam khẳng
định: Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức chống doping
thế giới từ năm 2004, cam kết tuân thủ
luật quốc tế chống doping trong thể
thao. Năm 2012, Trung tâm doping và
Y học thể thao Việt Nam đã chính thức
được thành lập với mục tiêu ngăn
ngừa, kiểm soát việc sử dụng các chất
bị cấm, hướng tới việc xây dựng một
nền thể thao trong sạch.
Việc đăng cai tổ chức hội nghị và
khóa tập huấn quản lý kết quả xét
nghiệm doping của Việt Nam là một
bước tiến mới, thể hiện sự quyết tâm
trong phòng, chống sử dụng các chất
bị cấm trong hoạt động thể thao. Đồng
thời khẳng định sự quyết tâm của
Chính phủ Việt Nam trong xây dựng
và phát triển nền thể thao trong sạch,
vững mạnh, chuẩn bị tốt các sự kiện
thể thao lớn sẽ diễn ra tại Việt Nam
như: Thể thao bãi biển Châu Á 2016
và ASIAD 2018.
Hội nghị về chống doping 2014
nhằm tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh
nghiệm trong lĩnh vực phòng chống
doping, từ đó thống nhất phương
hướng, đề ra những giải pháp phù hợp
trong năm nay và những năm tiếp theo
của các quốc gia Đông Nam Á. Tại hội
nghị này, các đại biểu cũng đã tiến
hành kiểm điểm, rút kinh nghiệm về
hoạt động chống doping của các nước
trong năm 2013, hoạt động chống
doping của SEA Games 27 tại
Myanmar. Đồng thời đề ra các phương
hướng hoạt động trong năm 2014; tổ
chức tập huấn chuyên môn về quản lý
kết quả doping cho các nước; thảo luận
việc thực hiện luật thế giới chống
doping năm 2015.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
cũng đã tham dự khóa tập huấn quản lý
kết quả xét nghiệm doping cho các vận
động viên thể thao đỉnh cao.
a.tùng
Xây dựng nền thể thao trong sạch“không doping”
tuyển chọn VĐV tới Incheon thiếu đi
một cơ sở nền tảng. Tình thế này buộc
bộ môn phải cân nhắc khả năng bảo
lưu thành tích thi đấu của các VĐV
trong năm 2013. Điều này cũng có
nghĩa, Quang Linh và Tuấn Quỳnh
đang xuất phát sau các đối thủ như Lê
Tiến Đạt, Nguyễn Văn Ngọc, Dương
Văn Nam, hay Đào Duy Hoàng. Bên
cạnh đó, theo ông Nguyễn Đức Long,
khả năng tiếp tục tổ chức vòng thi đấu
tuyển chọn nội bộ là không loại trừ,
nếu xảy ra tình thế “bất khả kháng”.
Nhưng cho dù thế nào, tất cả các VĐV
đều phải nâng cao ý thức chuyên
nghiệp, sẵn sàng trong mọi thời điểm.
Viện lý do này, lý do kia để từ chối thi
đấu nội bộ là biểu hiện của “sự sợ hãi”
và không sẵn sàng cho giải đấu.
tHế Hùng
BóngbànViệtNam... (Tiếp theo trang 14)
17số 1066 l 13.3.2014
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Hướng tới kỷ niệm 130 năm Khởi
nghĩa Yên Thế (1884-2014), ngày
06/3, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức
khai mạc trưng bày chuyên đề “Kỷ
niệm 130 năm cuộc Khởi nghĩa Yên
Thế”.
Triển lãm đã trưng bày, giới thiệu
50 hình ảnh, 70 hiện vật, tư liệu có giá
trị cùng nhiều tài liệu liên quan đến
cuộc Khởi nghĩa Yên Thế như: Súng,
kiếm, dao, nồi niêu, ấm chén, trang
phục và nhiều hình ảnh do các nhiếp
ảnh người Pháp chụp lại về nghĩa quân
Yên Thế. Các hình ảnh, hiện vật này
phản ánh tinh thần đấu tranh kiên
cường, anh dũng của nghĩa quân Yên
Thế trước thực dân xâm lược, đồng
thời giúp khách tham quan có những tư
liệu mới, những nhìn nhận rõ nhất về
cuộc Khởi nghĩa Yên Thế gắn với tên
tuổi người anh hùng dân tộc Hoàng
Hoa Thám; góp phần giáo dục tinh thần
yêu nước, niềm tự hào về truyền thống
lịch sử quê hương cho thế hệ trẻ.
Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ngày
16/3/1884 tại Bắc Giang, sau đó lan
rộng tới các tỉnh: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Thái Nguyên, Lạng Sơn… Cuộc khởi
nghĩa Yên Thế do thủ lĩnh đầu tiên là
Lương Văn Nắm (Đề Nắm), sau là
Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) lãnh đạo
kéo dài gần 30 năm với nhiều gian khổ,
hi sinh và những chiến công lừng lẫy,
được đánh giá là cuộc khởi nghĩa có vũ
trang lớn nhất, oanh liệt nhất trong lịch
sử chống thực dân Pháp xâm lược
trước khi có Đảng. Cuộc khởi nghĩa đã
thể hiện tinh thần bất khuất của nông
dân Việt Nam trong phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20.
L.KHánH
Để khuyến khích động viên các câu
lạc bộ (CLB) nghệ thuật tham gia tích
cực vào bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hóa dân tộc, Sở VHTTDL Hà Nội
đang triển khai chương trình hỗ trợ
trang thiết bị phục vụ biểu diễn cho
một số cơ sở. Trong đó, Ca trù, một di
sản văn hóa đã được thế giới ghi danh
được ưu tiên hỗ trợ trước mắt. Vừa qua,
Sở này đã trao trang thiết bị âm thanh
hỗ trợ cho 5 giáo phường, Câu lạc bộ
Ca trù Hà Nội với tổng kinh phí trên
200 triệu đồng, gồm: Câu lạc bộ Ca trù
Lỗ Khê, Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội,
Giáo phường Ca trù Lỗ Khê, Giáo
phường Ca trù Chanh Thôn và Câu lạc
bộ Ca trù Thái Hà.
Sở VHTTDL Hà Nội chỉ đạo Nhà
Văn hóa thành phố Hà Nội tổ chức các
lớp đào tạo cho các câu lạc bộ tại cộng
đồng dân cư, gồm các loại hình nghệ
thuật: Tuồng, Chèo, Ca trù, Dân ca…
Năm 2013, Nhà Văn hóa tổ chức được
18 lớp học với khoảng 1.000 học viên
tham gia và năm 2014 dự kiến tiếp tục
tổ chức với số lượng lớp học như trên.
Nhiều câu lạc bộ nghệ thuật được sự hỗ
trợ của Nhà Văn hóa và sự ủng hộ nhiệt
tình của người dân, phát triển vững
mạnh như: Câu lạc bộ Ca trù Ngãi Cầu
(huyện Quốc Oai), Thượng Mỗ (huyện
Đan Phượng), Đồng Chữ (huyện
Chương Mỹ), Câu lạc bộ Tuồng
Dương Cốc (huyện Quốc Oai), các câu
lạc bộ Chèo huyện Đông Anh… Nhờ
đó, nhiều làn điệu truyền thống có
nguy cơ mai một được sưu tầm, khôi
phục lại; nhiều lớp trẻ được động viên
tham gia vào câu lạc bộ, nhiều nghệ
nhân lớn tuổi nhiệt huyết truyền nghề
cho thế hệ trẻ.
Sở VHTTDL Hà Nội còn thường
xuyên tổ chức các liên hoan, hội thảo
nghệ thuật truyền thống để các nghệ
nhân, nghệ sĩ và khán giả có dịp gặp
gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm,
đồng thời tìm ra những giải pháp hữu
hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ
thuật truyền thống. Trong đó, các liên
hoan Chầu văn, Ca trù được đánh giá
cao, quy tụ nhiều câu lạc bộ tham gia.
Đức Kiên
Hà Nội hỗ trợ nghệ thuật truyền thống phát triển
Ban Tổ chức Festival Đờn ca tài tử
quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014
đã công bố Logo chính thức của sự
kiện này. Theo đó, Logo chính thức và
ý tưởng của Logo Festival Đờn ca tài
tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu
2014 do Công ty TNHH Một thành
viên dịch vụ Biểu tượng Việt thiết kế,
gồm có: Hoa Sen - Quốc hoa của Việt
Nam, thể hiện yếu tố quốc gia, tính văn
hóa nhân văn của một dân tộc; khóa
Sol - ký hiệu đặt ở đầu khuôn nhạc và
Đờn kìm là nhạc cụ quan trọng trong
dàn nhạc Đờn ca tài tử và cũng chính
nhạc cụ này nhạc sỹ Cao Văn Lầu đã
sáng tác bản “Dạ cổ hoài lang”.
Tổng thể Logo Festival là hình ảnh
cách điệu của hoa Sen, mang bản sắc
văn hóa của một quốc gia, kết hợp khóa
Sol một biểu tượng của âm nhạc và
Đờn kìm cách điệu một trong những
biểu tượng của nghệ thuật Đờn ca tài
tử Nam bộ và cũng là biểu tượng văn
hóa của tỉnh Bạc Liêu. Hoa Sen nở rộ
thể hiện sự trường tồn và phát triển của
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ.
Huệ oanH
Trưng bày hiện vật, tư liệu về cuộc Khởi nghĩa Yên Thế
Công bố Logo Festival Đờn ca tài tử
quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Cậu Ấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 

Viewers also liked

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017longvanhien
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 

Viewers also liked (6)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộcGiới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộcChu Duy Bá
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngttkhhanam
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Pham Long
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngttkhhanam
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoiViet
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066 (16)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộcGiới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1066 ngày 13/3/2014 - Hướng tới Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Tr.9) - Triển khai công tác xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13 (Tr.2) - Phát huy vai trò của gia đình tronggiáo dụcđạođức lốisống (Tr.4) - Ứng xử thô bạo với di tích (Tr.13) Khai thác nghệ thuật truyền thống thu hút khách du lịch quốc tế (Tr.20) trong số này Ảnh:C.T.V Việt Nam đón chào “NgàyQuốctếHạnhphúc” Ngày 20/3 tới, lần đầu tiên Việt Nam sẽ kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”. Để chuẩn bị cho “Ngày Quốc tế Hạnh phúc”, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 342/BVHTTDL- GĐ ngày 18/02 về việc Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2014 với khẩu hiệu “Hãy hành động vì mục tiêu: Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”, “Hãy tạo ra một môi trường sống và làm việc hạnh phúc hơn”. (Xem tiếp trang 12) Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật trong lễ xuất quân tuyên truyền lưu động Ngày 07/3, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức chức Lễ xuất quân tuyên truyền lưu động toàn quốc Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề “Về với Điện Biên”. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã tới dự và tuyên bố xuất quân. Đây là hoạt động chính trị lớn được sự hưởng ứng của 50 đoàn tuyên truyền lưu động đến từ 48 tỉnh/thành trên cả nước, nhằm tôn vinh ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, khẳng định chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh tri ân những đóng góp của nhân dân những người có công với cách mạng…. (Xem tiếp trang 3) Lễ xuất quân tuyên truyền lưu động Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Chophéptổchứccuộcthi“HoahậuViệtNam2014” Ngày 06/3, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 545/QĐ-BVHTTDL cho phép UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Báo Tiền phong tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Việt Nam 2014” từ ngày 25/02 đến 24/8/2014. (Xem tiếp trang 3)
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1066 l 13.3.2014 Ngày 28/02/2014, Sở VHTTDL Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch số 15/KH-BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động VHTTDL phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ - 2014. Việc tổ chức các hoạt động này nhằm mục đích tạo không khí vui tươi, phấn khởi phục vụ du khách và nhân dân về tham dự lễ hội; Động viên nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; Phấn khởi thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII; Giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Tiếp tục tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa vùng đất Tổ “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, từng bước xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam; Tạo động lực phát triển du lịch, dịch vụ góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Việc tổ chức các hoạt động VHTTDL phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ - 2014 cần đảm bảo thành kính, trang nghiêm theo nghi thức truyền thống; Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, phát huy các loại hình văn hóa, thể thao truyền thống vùng đất Tổ; Đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Theo Kế hoạch, tại TP. Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, huyện Lâm Thao… sẽ diễn ra nhiều hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan; Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ lần thứ 2 năm 2014; Chương trình nghệ thuật chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014 với chủ đề “Về miền quê di sản” nhằm tôn vinh di sản Hát Xoan và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân; Tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệmTổ Mẫu Âu Cơ; Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời HùngVương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Hội trại văn hóa; Liên hoan Hát Xoan cho các đối tượng thanh, thiếu nhi gắn với chương trình Hát Xoan làng cổ; Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy liên tỉnh; Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, trưng bày, triển lãm; Các giải thể thao quần chúng tỉnh Phú Thọ, Hội thi Bơi chải trên sông Lô; Giải Bóng đá tỉnh Phú Thọ cúp Hùng Vương lần thứ nhất. Nằm trong chương trình các hoạt động VHTTDL, còn có các hoạt động khác như: Hướng dẫn và tổ chức cấp giấy phép các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Việt Trì và khu vực lễ hội; Tổ chức các hoạt động dịch vụ - du lịch, trưng bày và bán các mặt hàng lưu niệm, các sản phẩm văn hóa, hoa, cây cảnh phục vụ đồng bào về dự lễ hội; Kiểm tra các hoạt động văn hóa, dịch vụ VHTTDL tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương tổ chức lễ hội. H.Q Tổ chức các hoạt động phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2014 Ngày 03/3, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 535/KH- BVHTTDL về việc triển khai công tác xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13, năm 2014. Việc triển khai công tác xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13, năm 2014 nhằm xét chọn, tôn vinh những nhà giáo có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tuỵ với nghề; gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo để trình Hội đồng cấp Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch Nước tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13. Kế hoạch vạch rõ lộ trình các bước thực hiện. Cụ thể, hướng dẫn, đôn đốc công tác xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở thực hiện từ 21/02 đến 25/3/2014; Xây dựng dự thảo Phương án vận dụng quy đổi tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13 thực hiện từ 21/02 đến 05/3/2014; Tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp cơ sở thực hiện từ 25/3 đến 31/3/2014; Thành lập và chuẩn bị nội dung phục vụ Hội đồng cấp Bộ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13 thực hiện từ 20/3 đến 10/4/2014; Tổ chức họp Hội đồng cấp Bộ từ ngày 10/4 đến 30/4/2014; Hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13 thực hiện từ ngày 27/4 đến 30/4/2014; Tổ chức Lễ trao tặng tại 2 khu vực phía Bắc và phía Nam sau khi có Quyết định của Chủ tịch Nước. H.Q Triển khai công tác xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1066 l 13.3.2014 Ngày 05/3, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 521/QĐ- BVHTTDLphê duyệt Kế hoạch tổ chức Chung kết Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách - Chủ đề “Âm vang Điện Biên”. Đây là một trong những hoạt động của Ngành VHTTDL chào mừng 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014). Thông qua hoạt động này nhằm phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân những tài liệu, sách báo về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam; về vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp - Người đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng vĩ đại đó, thông qua đó khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng, tình yêu đối với quê hương đất nước của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Các hoạt động chính tại Chung kết Liên hoan bao gồm: Chung kết Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách; Triển lãm (Bao gồm: Triển lãm tư liệu, sách báo, hình ảnh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chiến dịch Điện Biên Phủ; Các hình ảnh của các đội tuyển tham gia tuyên truyền giới thiệu sách tại vòng Sơ khảo tại 06 khu vực; Các bài, ấn phẩm thi viết tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ). Thời gian tổ chức Chung kết Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách - Chủ đề “Âm vang Điện Biên” từ ngày 07-08/4/2014 tại thành phố Điện Biên (tỉnh Điện Biên). H.Q Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, đây là hoạt động chính trị lớn với sự tham gia của nhiều tỉnh/thành, địa bàn hoạt động của Liên hoan qua các tỉnh/thành và kết thúc tại Điện Biên. Qua hoạt động tuyên truyền sẽ giáo dục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Ca ngợi những thành tựu trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương, toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi địa phương… Thứ trưởng mong muốn các tuyên truyền viên - những hạt nhân của phong trào văn hóa văn nghệ sẽ tuyên truyền hiệu quả những nhiệm vụ chính trị, tạo không khí sôi nổi hấp dẫn, cuốn hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia để và tự hòa về truyền thống anh hùng của dân tộc sau 60 năm. Ngay sau đó, 50 đoàn Tuyên truyền lưu động chia thành hai hướng đi chính: Hà Nội-Sơn La-Điện Biên và Hà Nội- Yên Bái-Lào Cai-Lai Châu-Điện Biên. Các đoàn đã gặp nhau tại TP. Điện Biên Phủ vào tối ngày 09/3 với nhiều hoạt động kỷ niệm như: Viếng anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang A1 và đồi Độc lập, tham quan các di tích lịch sử và khai mạc Liên hoan nghệ thuật tại Quảng trường Nghĩa trang A1, diễu hành xe cổ động biểu dương lực lượng, biểu diễn văn nghệ phục vụ cơ sở tại 8 điểm trên địa bàn tỉnh Điện Biên, triển lãm tranh cồ động tấm lớn… Lễ khai mạc thi Liên hoan Tuyên truyền lưu động toàn quốc “Về với Điện Biên” được tổ chức vào tối ngày 10/3. Dọc tuyến đường qua các tỉnh lên Điện Biên có các hoạt động biểu diễn văn nghệ, giao lưu giữa các đoàn Tuyên truyền với đồng bào, nhân dân các dân tộc, trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đoàn, giới thiệu về nét Văn hoá đặc trưng, bản sắc Văn hoá truyền thống của các địa phương. M.HạnH Lễxuấtquântuyêntruyềnlưuđộng... (Tiếp theo trang 1) Theo Quyết định, địa điểm thi Sơ khảo, Chung khảo (Bán kết) tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Vòng thi chung kết tại thành phố Đà Nẵng. UBND thành phố Đà Nẵng và Báo Tiền phong có trách nhiệm đề xuất thành phần Ban Chỉ đạo cuộc thi, báo cáo Bộ VHTTDL xem xét, quyết định. Đồng thời ban hành Quyết định thành lập, Quy chế hoạt động của Ban Tổ chức và Ban Giám khảo cuộc thi trong thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ ngày ký Quyết định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc vòng thi bán kết, gửi văn bản báo cáo Bộ VHTTDL kết quả và toàn bộ bản sao hồ sơ của các thí sinh vào vòng thi chung kết. Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày diễn ra đêm chung kết, gửi kịch bản đêm chung kết cuộc thi báo cáo Bộ VHTTDL. Việc tổ chức cuộc thi phải được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 /01/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Đề án cuộc thi và các quy định của pháp luật có liên quan. Việc thay đổi các nội dung trong Đề án, Đơn vị tổ chức cuộc thi phải báo cáo và được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ VHTTDL. H.Q Chophéptổchứccuộcthi... (Tiếp theo trang 1) Liênhoancánbộthưviệntuyêntruyền giớithiệusách-Chủđề“ÂmvangĐiệnBiên”
  • 4. Sự kiện vấn đề 4 số 1066 l 13.3.2014 quản lý nhà nước Ngày 04/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Vương Duy Biên đã có buổi tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Boua-ngeun Xaphouvong về thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng Vương Duy Biên khẳng định, thời gian qua, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam - Lào đã không ngừng được phát triển, mở rộng, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao để chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật cũng như tổ chức các lớp bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên… Trên cơ sở mối quan hệ thâm giao này, trong thời gian tới, hai bên cần có những hoạt động trao đổi văn hóa thông tin, nghệ thuật sâu rộng, thường xuyên hơn nữa, giúp nhân dân hai nước hiểu rõ hơn về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước, hai dân tộc. Về kế hoạch hợp tác, hai bên cần thường xuyên phối hợp, tùy tình hình cụ thể hàng năm để điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Năm 2015 sẽ diễn ra nhiều sự kiện, hoạt động có quy mô quốc gia ở cả hai nước, theo đó, kế hoạch hợp tác cần được nghiên cứu, xây dựng thật cụ thể. Về ý tưởng thành lập dàn nhạc dân tộc đồng thời hỗ trợ dàn dựng một số tiết mục âm nhạc phục vụ cho các sự kiện lớn của năm 2015 của Lào, Thứ trưởng Vương Duy Biên cho biết, Bộ VHTTDL Việt Nam sẽ hợp tác và hỗ trợ tối đa để giúp đỡ Lào, đồng thời giao Cục Nghệ thuật biểu diễn, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan của Lào thực hiện. ThứtrưởngBộThôngtin,Vănhóavà Du lịch Lào Boua-ngeun Xaphouvong khẳngđịnh, thông qua các chương trình hợp tác, các sự kiện giao lưu văn hoá, biểu diễn nghệ thuật... nhân dân hai nước sẽ có thêm nhiều cơ hội để hiểu biết về nhau sâu sắc hơn. Để các chương trình hợp tác được đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, Thứ trưởng Boua Ngeun Xaphouvong cho rằng, hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi văn hoá-nghệ thuật ở cấp Trung ương và địa phương; tăng cường nghiên cứu, nâng cao chất lượng các chương trình biểu diễn giao lưu giữa hai nước. tHtt Hợp tác văn hóa Việt Nam - Lào Bộ VHTTDL vừa tổ chức hội thảo “Phát huy vai trò gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, tiến bộ văn minh”. Đây là một hoạt động nhằm hưởng ứng năm 2013 được Thủ tướng Chính phủ chọn là Năm Gia đình Việt Nam, thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Phát biểu tại Hội thảo, bà Trần Tuyết Ánh - Vụ trưởng Vụ Gia đình khẳng định: Gia đình chính là điểm xuất phát để tạo ra cộng đồng xã hội và đất nước. Giáo dục gia đình, lối sống là không thể thiếu, không thể thay thế cho dù giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội có bước phát triển cao. Con người có tới 2/3 thời gian ở gia đình, 1/3 thời gian còn lại ở ngoài gia đình. Vì thế môi trường gia đình có ý nghĩa rèn luyện thực hành cử chỉ hành vi, nhận thức về đạo đức lối sống. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, giáo dục đạo đức gia đình đang đối mặt với những thánh thức và nguy cơ không hề nhỏ. Hiện tượng tiếp thu cái tốt chậm, hấp thụ cái xấu nhanh, trẻ em nghiện vi tính và mạng xã hội với những nội dung ít nhiều độc hại phản giáo dục, bạo lực gia đình gia tăng, bình đẳng giới dưới mức an toàn, thất nghiệp, di dân, di cư tự do còn lớn… Để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam; đánh giá vai trò, tác động của gia đình trong việc hạn chế tình trạng suy giảm đạo đức, lối sống, các đại biểu đưa ra một số giải pháp cụ thể, như: cần có các chính sách củng cố và phát triển các mối quan hệ lành mạnh, trong sáng, sự bình đẳng vợ chồng, sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà cha mẹ, sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, giữa họ tộc… Cần nghiên cứu một cách nghiêm túc đầy đủ và toàn diện về gia đình Việt Nam trong truyền thống, so sánh với những nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại để có được những cơ sở đúng đắn và khoa học xây dựng các chuẩn mực văn hóa gia đình mới; cần có những biện pháp để ngăn chặn tàn dư của những tập tục và thói quen trong các chuẩn mực cũ không còn phù hợp với sự phát triển của gia đình mới… Các đại biểu dự Hội thảo cũng nhất trí cần nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội; củng cố và xây dựng các chuẩn mực mới cho gia đình, phát triển các quan hệ gia đình trên tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Đức Kiên Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức lối sống
  • 5. Sự kiện vấn đề 5số 1066 l 13.3.2014 quản lý nhà nước Ngày 05/3, Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2014. Thứ trưởng Bộ VHTTDL, kiêm Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam - Hồ Anh Tuấn đã tới dự Hội nghị. Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2013 cũng như các năm trước đó, trong năm 2014, Ban Quản lý Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam xác định chủ đề công tác là “Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam - Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước” trong đó đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ đột phá: Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, lựa chọn được nhà đầu tư vào các khu chức năng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước theo Quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từng bước xây dựng Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam thực sự trở thành Trung tâm văn hóa, thể thao, du lịch quốc gia phục vụ nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng triển khai tổ chức khai thác, vận hành Khu các làng dân tộc - “linh hồn” của Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động đồng bào dân tộc tham gia hoạt động tại “Ngôi nhà chung” với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút du khách. Chiều cùng ngày, Ban Quản lý Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công chức, viên chức năm 2014. Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Công đoàn Ban Quản lý Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã phát động thi đua trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, thời gian từ 05/3 đến 31/12/2014 với khẩu hiệu: “Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam - Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế”. 08 chỉ tiêu thi đua được toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ban Quản lý Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam hưởng ứng với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2014. tHtt Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam triển khai chương trình công tác năm 2014 Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ VHTTDLVương Duy Biên tại Hội thảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa ở Thủ đô trong 30 năm đổi mới” do Thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 06/3 tại Hà Nội. Thứ trưởng Vương Duy Biên cho rằng, muốn xây dựng được bản sắc văn hóa riêng, trước hết phải bắt đầu từ những công việc thực tiễn. Hà Nội có nhiều di tích văn hóa lớn mà nơi khác không có. Tận dụng điều này để tạo ra nét riêng của văn hóa Hà Nội vừa là công việc cụ thể vừa là vấn đề xây dựng hình ảnh con người nơi đây. Qua 30 năm đổi mới, Hà Nội có nhiều cái được nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục. Với vị trí là Thủ đô của cả nước, Hà Nội phải mẫu mực về văn hóa, chữ viết, tiếng nói… Lãnh đạo Hà Nội phải quan tâm đến thiết chế văn hóa, tạo dựng những tác phẩm mang bản sắc Thủ đô nghìn năm văn hiến. Các đại biểu lưu ý những vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển (Xem tiếp trang 7) Ngày 25/02, Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-SVHTDL về việc tổ chức “Tuần Văn hóa-Du lịch Măng Đen - Kon Plông lần thứ hai năm 2014” với chủ đề “Về với đại ngàn xanh Măng Đen” diễn ra từ ngày 12 đến 16/3/2014 tại huyện Kon Plông, Kon Tum. Chương trình do Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) tổ chức. Đây là hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, phát triển văn hóa với khai thác du lịch; tạo điểm nhấn để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư xúc tiến hoạt động liên kết, liên doanh vào Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen. Qua đó, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về vùng đất - con người - văn hóa của Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng; tiềm năng thế mạnh về du lịch và bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh Kon Tum, của huyện Kon Plông đến với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, góp phần ổn định và nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Kon Plông. Tuần lễ Văn hóa-Du lịch Măng Đen lần thứ 2 với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú như: Liên hoan tạc tượng gỗ dân gian; Liên hoan trình diễn nghệ thuật dân gian (biểu diễn cồng chiêng, các nhạc cụ dân tộc, các làn điệu dân ca); phục dựng các nghi thức lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số ở cực bắc Tây Nguyên; liên hoan văn hóa ẩm thực; Sơ kết liên kết Du lịch Bình Định-Quảng Ngãi- Kon Tum… Duyên trần TuầnVănhóa-DulịchMăngĐen-KonPlônglầnthứhainăm2014 Hà Nội cần xây dựng bản sắc văn hóa riêng
  • 6. 6 số 1066 l 13.3.2014 quản lý nhà nước - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 466/QĐ-BVHTTDL ngày 03/3/2014, giao Vụ Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức gặp mặt, giao lưu học sinh, sinh viên, vận động viên tiêu biểu các dân tộc thiểu số các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ. Thời gian: Quý IV/2014 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. - Tại Quyết định số 490/QĐ- BVHTTDL ngày 03/3/2014, Bộ VHTTDL giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung xây dựng Đề án “Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay”. Thời gian hoàn thiện Đề án: Quý IV/2014. - Ngày 04/3/2014 Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 498/QĐ- BVHTTDL, thành lập Ban Tổ chức thiết kế logo, mẫu huy hiệu và pin cài áo phục vụ Đại hội lần thứ 132 (IPU- 132) Liên minh Nghị viện thế giới tổ chức tại Việt Nam do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng Ban và 06 Ủy viên. - Tại Quyết định số 505/QĐ- BVHTTDL ngày 04/3/2014, Bộ VHTTDL giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Dấu ấn Điện Biên Phủ và Văn hóa Du lịch Tây Bắc” Điện Biên - năm 2014. Thời gian: từ ngày 13- 16/3/2014 tại tỉnh Điện Biên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 506/QĐ-BVHTTDL ngày 04/3/2014, cho phép Tổ chức Newborns Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Nối vòng tay (Handspan) tổ chức chương trình Diễu hành xe đạp gây quỹ cho Chương trình đào tạo điều dưỡng nhi sơ sinh dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra trong các ngày từ 20- 22/3/2014 tại các tỉnh/thành: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Đà Nẵng. - Ngày 05/3/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 523/QĐ- BVHTTDL về sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 3992/QĐ-BVHTTDL ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về xếp hạng di tích khảo cổ Hang mộ Tạng Mè như sau: Xếp hạng di tích quốc gia “Di tích khảo cổ Hang mộ Tạng Mè” xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. - Tại Quyết định số 530/QĐ- BVHTTDL ngày 06/3/2014, Bộ VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo cuộc thi “Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2014” do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm Trưởng Ban, ông Nguyễn Thành Tâm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận làm Phó Trưởng Ban và 02 Thành viên. - Ngày 06/3/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 545/QĐ- BVHTTDL cho phép Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp với Báo Tiền phong tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Việt Nam 2014”. Thời gian: từ ngày 25/02-24/8/2014. Địa điểm tổ chức: Thi Sơ khảo, Chung khảo (Bán kết) tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Vòng thi chung kết tại thành phố Đà Nẵng. tHtt VăN BảN Mới Tối 05/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hoá Ấn Độ, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức khai mạc Lễ hội Ấn Độ tại Việt Nam. Tham dự Khai mạc lễ hội có Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Ấn Độ Ra-vin-dra Singh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam bà Pree-ti Saran, đại diện Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh, chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ “Lễ hội Ấn Độ tại Việt Nam”được tổ chức là một minh chứng sinh động về giao lưu Văn hoá giữa Việt Nam-Ấn Độ. Thông qua chương trình này, khán giả Việt Nam có cơ hội thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân tộc đặc sắc của đất nước Ấn Độ anh em, đại diện cho các vùng miền của Ấn Độ, trong đó có nhiều bài hát, điệu múa đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đây là sự kiện Văn hoá có ý nghĩa, góp phần củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ... Đây là hoạt động mở màn chuỗi các chương trình Festival Ấn Độ diễn ra Việt Nam từ ngày 05 đến 15/3/2014 với các hoạt động: Trình diễn múa cổ điển tại các Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Lễ hội ẩm thực và vẽ nghệ thuật trên da (Henna) tại Khách sạn Sheraton, Trung tâm Văn hoá ẩm thực Aquaria; Hướng dẫn giới thiệu về Yoga… Các nội dung trên cũng sẽ được giới thiệu tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có Lễ hội Phật giáo tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh từ ngày 11-15/3. Hoàng Huệ Khai mạc Lễ hội Ấn Độ tại Việt Nam
  • 7. Sự kiện vấn đề 7số 1066 l 13.3.2014 quản lý nhà nước Triển khai thực hiện Quyết định số 2359/QĐ-BVHTTDL ngày 02/7/2013 của Bộ VHTTDL về việc ban hành Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt, ngày 28/02/2014, Sở VHTTDL Lâm Đồng có Công văn số 153/SVHTTDL gửi Bộ VHTTDL về việc báo cáo tiến độ triển khai chương trình Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt. Theo đó, các hoạt động trong chương trình Năm Du lịch quốc gia 2014 đã tổ chức bao gồm: Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt; Giải Golf chào mừng Đà Lạt 120 năm; Phối hợp tổ chức chương trình Triển lãm giới thiệu tour du lịch Đại ngàn Tây Nguyên - Đà Lạt; Tổ chức chương trình Lễ hội mùa xuân khởi động chủ đề “Điểm hẹn Tây Nguyên”… Ngoài ra, công tác tuyên truyền quảng bá cho Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt cũng đã và đang được tích cực triển khai. Văn bản cũng đưa ra các hoạt động do tỉnh Lâm Đồng tổ chức trong chương trình Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt với 3 chủ đề. Chủ đề “Điểm hẹn Tây Nguyên” bao gồm các hoạt động: Chương trình lễ hội “Pongour Rằm tháng Giêng” và Lễ hội tình yêu 2014 từ ngày 13-14/02; Ngày hội Văn hóa du lịch miền Đông Nam bộ và Đại ngàn Tây Nguyên; Liên hoan Thể dục cổ vũ Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt; Giải Việt dã Báo Tiền phong; Hội thi về đô thị du lịch; Hội thảo khoa học “Văn hóa và phát triển du lịch ở Tây Nguyên”; Giỗ Tổ Hùng Vương; Lễ hội Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng; Festival các nhóm nghệ thuật đường phố. Chủ đề “Sôi động mùa hè Tây Nguyên” gồm các hoạt động: Lễ hội Mùa hè tuổi thơ - Đà Lạt 2014; Kế hoạch tổ chức Hoạt động lữ hành hưởng ứng tour du lịch Đại ngàn xanh Tây Nguyên; Hội thi Ẩm thực Tây Nguyên; Hội chợ Triển lãm Văn hóa Du lịch Thương mại Tây Nguyên; Lễ hội mùa hè Đà Lạt “Mưa phố núi”. Chủ đề: Hội tụ sắc màu Tây Nguyên” gồm các hoạt động: Trưng bày Triển lãm: Tượng gỗ Tây Nguyên”; Bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt. H.Q Theo Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang, năm 2014 ngành du lịch của địa phương này phấn đấu đón và phục vụ hơn 4 triệu lượt khách; trong đó có 185.000 lượt khách quốc tế, đạt doanh thu trên 1.300 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu trên, tỉnh Kiên Giang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến đầu tư du lịch, quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch; hoàn chỉnh các đề án phát triển du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch nhằm thu hút khách. Bên cạnh đó, Kiên Giang sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch với thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Cà Mau, vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long và thực hiện liên kết với các tỉnh khác; xây dựng tour, tuyến du lịch và các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với thị trường khách du lịch. Cùng với việc chú trọng thị trường nội địa, tỉnh cũng thực hiện nhiều cơ chế, chính sách nhằm tập trung thu hút khách tại các thị trường quốc tế như: Nga, Thái Lan, Campuchia. Kiên Giang được xem là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nhiều thắng cảnh như: Đảo Phú Quốc, biển Hà Tiên, Vườn quốc gia U Minh Thượng… và nhiều di tích lịch sử văn hóa. Năm 2013, tỉnh đã thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch, tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại nhiều sự kiện lớn có quy mô trong nước và quốc tế. Nhờ đó, lượng khách du lịch đến Kiên Giang trong năm qua đạt trên 3,8 triệu lượt (tăng 8,2% so với cùng kỳ), doanh thu đạt 1.120 tỷ đồng (tăng 27,6%). Ngoài ra, tỉnh còn thu hút hơn 1,7 triệu lượt khách tham gia các lễ hội diễn ra trên địa bàn. Huy Long Kiên Giang: Năm 2014, phấn đấu đạt doanh thu 1.300 tỷ đồng từ du lịch TiếnđộtriểnkhaiChươngtrìnhNămDulịch quốcgia2014-TâyNguyên-ĐàLạt văn hóa ở Thủ đô. Đó là mức độ và hiệu quả gắn kết giữa phát triển văn hóa và phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và xây dựng, chỉnh đốn Đảng; sự ô nhiễm môi trường văn hóa, sự thoái hóa đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; sự thiếu đồng bộ, chậm trễ trong xây dựng thể chế, chính sách phát triển văn hóa, nguồn lực đầu tư cho con người; sự chênh lệch ngày càng lớn về đời sống văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân, các vùng miền trên địa bàn Thành phố; những mâu thuẫn đang tác động đến việc xây dựng hệ giá trị con người và dân tộc Việt Nam… H.H HàNộicầnxâydựngbảnsắc.... (Tiếp theo trang 5)
  • 8. 8 số 1066 l 13.3.2014 Sự kiện vấn đề Ngày 09/3, UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh động Thiên Long, thuộc thôn Nhìu Cồ Ván, xã Tả Văn Chư. Đây là danh thắng thứ 17 trên địa bàn tỉnh Lào Cai được Bộ VHTTDL xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia. Danh thắng động Thiên Long còn được người dân địa phương gọi là “Hang Rồng”. Đây là hệ thống hang động rộng lớn, nằm sâu trong lòng núi Rồng, ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Động Thiên Long còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ bí với nhiều tầng lớp thạch nhũ lớn. Tổng chiều dài của động khoảng 470m, được chia làm 3 tầng khác nhau, mỗi tầng có kết cấu đặc thù riêng, có mặt bằng rộng, nền được tạo bởi những tảng đá lớn, bao phủ lên là một lớp đất trầm tích. Vòm động cao, thoáng với các mảng thạch nhũ được thiên nhiên kiến tạo nhiều hình thù đa dạng, phong phú. Theo người dân địa phương, động Thiên Long từng là nơi che chở người dân, cất giấu lương thảo trong những năm kháng chiến. Ngày nay tại đây, vào ngày 29-30 tháng Giêng hàng năm, người dân địa phương thường xuyên tổ chức lễ cúng rừng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia cầm phát triển, con người khỏe mạnh, dân bản tránh được mọi tai ương. Trong dự án phát triển du lịch địa phương, động Thiên Long nói riêng và núi Rồng nói chung đã trở thành một mắt xích trong chuỗi các điểm du lịch từ Sa Pa - thành phố Lào Cai đến huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. V.toàn Ngày 08/3, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức giới thiệu điểm đến “Về miền Di sản Cố đô” tại Huế; Tọa đàm quảng bá về Festival Huế 2014, phát triển sản phẩm du lịch Huế với Đoàn Fresstrip (Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel), gồm các phóng viên của 25 cơ quan báo chí đến từ thành phố Hồ Chí Minh, miền Tây, miền Trung và Thủ đô Hà Nội. Buổi Tọa đàm đã thu hút được sự quan tâm tham gia đóng góp ý kiến của các nhà báo về công tác tổ chức đón tiếp đại biểu và các đoàn tham gia Festival; năng lực đón khách lưu trú của hệ thống nhà hàng, khách sạn, khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của hệ thống giao thông đường bộ, đường không; các địa điểm tham quan và việc sắp xếp lịch, cơ cấu các chương trình nghệ thuật, hoạt động biểu diễn cũng như làm thế nào để Festival Huế giữ được bản sắc và đặc trưng của Festival truyền thống Huế trước số lượng các đoàn quốc tế lớn đa quốc gia, đa màu sắc văn hóa tham gia trong một không gian trình diễn văn hóa lớn trải rộng trên nhiều địa điểm. Đa số các ý kiến tham gia tại Tọa đàm đều thống nhất với chủ đề Festival lần thứ 8 - 2014 là “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển”, xem đây là nơi hội tụ của các thành phố cố đô của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Là lễ hội có quy mô quốc gia và mang tính quốc tế, Festival Huế 2014 cần có sự phối hợp tổ chức chặt chẽ vừa bao quát vừa cụ thể để gắn các sự kiện quốc tế sẽ được tổ chức tại TP. Huế trong thời gian diễn ra Festival, như Hội nghị Bộ trưởng phụ trách văn hoá và nghệ thuật ASEAN + 3... với các sự kiện lịch sử văn hoá Huế, các sự kiện văn hoá chính trị quốc gia, đồng thời kết hợp các hoạt động văn hoá, du lịch, nghệ thuật và lễ hội có quy mô lớn, có tính cộng đồng cao, mới lạ, hấn dẫn, có sức thu hút mạnh mẽ, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Thừa Thiên Huế. Tiếp tục khẳng định thương hiệu Festival Huế với những đặc trưng đã được tạo dựng và đánh giá cao, qua các kỳ Festival gần đây. Trước đó, trong hành trình, đoàn cũng đã đến tham quan các làng nghề truyền thống ở Huế, như tìm hiểu và khám phá những nét đặc sắc của tranh làng Sình; trải nghiệm đạp xe trên đường làng tham quan làng hoa giấy Thanh Tiên; tham quan chùa Thiên Mụ; đền Huyền Trân Công Chúa; trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, khám phá và trải nghiệm những màn võ thuật của Vạn An phái, Huế. Festival Huế 2014 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 12/4 đến ngày 20/4/2014, là nơi tụ hội của các thành phố Cố đô, các vùng văn hoá tiêu biểu của Việt Nam và thế giới. Festival Huế 2014 tiếp tục là một hoạt động văn hoá đặc biệt trong khuôn khổ diễn đàn giao lưu văn hoá Đông Á - Mỹ La tinh do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Trong thời gian diễn ra Festival Huế 2014, cũng sẽ diễn ra hội nghị Bộ trưởng phụ trách Văn hoá và Nghệ thuật các nước ASEAN + 3 tại Huế theo đề nghị của Bộ VHTTDL Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại đã có 40 đoàn nghệ thuật của 31 quốc gia đến từ 5 châu lục trên thế giới đăng ký chính thức tham gia Festival Huế 2014. Q.Việt LàoCai:Thêmmộtdanhthắngđượccôngnhậnditíchcấpquốcgia Giới thiệu điểm đến“Về miền Di sản Cố đô”tại Huế
  • 9. 9số 1066 l 13.3.2014 Sự kiện vấn đề Sáng 04/3, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm về tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015 diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa. Các đại biểu tham dự thảo luận và góp ý cho chủ đề, tên gọi và nội dung tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015. Một số ý kiến khác như đề xuất cần đặt ra chỉ tiêu và đánh giá những thành tích đạt được của các Năm Du lịch quốc gia; Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch; Tạo môi trường du lịch trong sạch, an toàn… Đặc biệt, các ý kiến tham dự Tọa đàm đều nhất trí cao việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015 phải tranh thủ các nguồn lực của tổ chức, cá nhân cùng tham gia và hưởng lợi từ các sự kiện của Năm Du lịch quốc gia. Đồng thời, xây dựng một số sản phẩm du lịch có thương hiệu quốc gia và quốc tế, trong đó ưu tiên tập trung phát triển các sản phẩm nhằm kết nối tuyến các kinh đô cổ là di sản văn hóa thế giới; tạo ra sự liên kết giữa các hoạt động du lịch với các điểm đến du lịch trọng điểm, thu hút lượng khách du lịch lớn trong nước và quốc tế. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch NguyễnVănTuấn cho biết, BanTổ chức sẽ tiếp thu những đóng góp của các đại biểu và trình lên Bộ trưởng Bộ VHTTDL xem xét, sớm ban hành Chương trình chính thức để tạo điều hiện cho các đơn vị lữ hành xây dựng sản phẩm du lịch và xúc tiến quảng bá nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thanh Hóa. Năm Du lịch quốc gia 2015 được tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của nhân dân về sự phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; góp phần phát triển du lịch văn hóa di sản của các tỉnh, thành phố trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của các vùng, miền. Đồng thời, xây dựng và nâng cao hình ảnh về du lịch Việt Nam trong mắt du khách, đẩy mạnh sự liên kết du lịch giữa các địa phương tham gia tổ chức Năm Du lịch quốc gia nhằm phát huy những thế mạnh, tiềm năng, thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch trong vùng cũng như liên vùng. tHtt Năm 2014, Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ được tổ chức ở cấp quốc gia. Đến thời điểm này, tỉnh Điện Biên và các cơ quan, ban, ngành Trung ương đang nhanh chóng hoàn thành các công việc chuẩn bị cho các hoạt động hướng tới Đại lễ. Từ tháng 3/2014, các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ bắt đầu diễn ra. Để đánh dấu thời điểm bộ đội ta nổ tiếng súng đầu tiên vào Đồi Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên sẽ phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức Tuần Văn hóa Du lịch Điện Biên từ ngày 13-15/3 tại thành phố Điện Biên Phủ. Tuần lễ này gồm các hoạt động: Lễ khai mạc, bế mạc, diễu hành văn hóa đường phố và chương trình nghệ thuật “Hoa Ban khoe sắc”. Sau Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên, trong tháng 4, tháng 5 sẽ có nhiều hoạt động thể thao, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như: Tổ chức triển lãm tranh và quà tặng với chủ đề “Điện Biên trong vòng tay bè bạn”; hội thảo “Phát huy giá trị đặc biệt của di tích Điện Biên Phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc”; vòng chung kết cuộc thi hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; vòng chung kết toàn quốc liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách với chủ đề “Âm vang Điện Biên”; Tuần phim Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn quốc “Về với Điện Biên”; cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ năm 2014”... Chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do Bộ VHTTDL chủ trì sẽ được tổ chức vào tối 06/5. Các hoạt động kỷ niệm tiếp tục diễn ra trong ngày 07/5 tại thành phố Điện Biên Phủ, bao gồm: Tổ chức Lễ dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ A1, chương trình mít tinh, diễu binh, diễu hành tại Sân vận động tỉnh Điện Biên và chương trình nghệ thuật chào mừng diễn ra vào tối 07/5. Để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho các hoạt động kỷ niệm, tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai việc xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp một số công trình trọng điểm như: Gấp rút hoàn thành để đưa vào trưng bày Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; nâng cấp sân vận động tỉnh; tôn tạo Nghĩa trang liệt sỹ A1, Him Lam và các di tích trong quần thể di tích Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Tỉnh cũng đã tổ chức sưu tầm, vận động trao tặng, hiến tặng các kỷ vật, hiện vật, tư liệu, tài liệu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cho bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đến nay, bảo tàng đã tiếp nhận được gần 180 tài liệu, hiện vật từ các cựu chiến binh và các gia đình có người từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Dự kiến, cuối tháng 4/2014, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ trưng bày gần 2.000 tài liệu, hiện vật về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hải PHong Hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015
  • 10. 10 số 1066 l 13.3.2014 Sự kiện vấn đề Sau khi được đầu tư cải tạo bài bản và đưa vào khai thác trở lại từ đầu năm nay, Hang động Tiên Sơn thuộc Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành điểm du lịch hút khách vào loại bậc nhất hiện nay tại tỉnh Quảng Bình. Chỉ trong vòng 3 tháng qua, đã có hơn 35.000 lượt khách đến thăm quan hang động này, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, lượng khách quốc tế tăng cao kỷ lục với hơn 7.000 lượt. Theo nhiều du khách thì việc họ chọn Tiên Sơn bởi nơi này được biết đến là “Thiên Nam đệ nhất động”. Cùng với đó, việc chọn Tiên Sơn cũng giúp cho họ dễ dàng tiếp cận và thực hiện du lịch khám phá hang động Phong Nha hơn. Tiên Sơn (hang động khô) và Phong Nha (hang động nước) được mọi người gọi là “tuyệt tác song sinh của tạo hóa” nằm chỉ cách nhau vài trăm mét. Ngoài ra, cũng từ hang động Tiên Sơn hoặc Phong Nha, nếu có nhu cầu, du khách cũng dễ dàng và thoải mái để chọn lựa các tour, tuyến du lịch khác trong hành trình khám phá, trải nghiệm ở Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng như: Tour du lịch Sông Chày-Hang Tối; Thung lũng Sinh Tồn-Hang Thủy Cung; Suối nước Moọc-Động Thiên Đường; Rào Thương-Hang Én… Theo ông Lê Thanh Lợi, Giám đốc Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng thì việc du khách ưu tiên chọn hang động Tiên Sơn làm điểm đến đó là một tín hiệu đáng mừng cho thấy việc đầu tư bài bản để phục vụ du khách đã đi đúng hướng. Hiện nay, cùng với việc tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, mở thêm nhiều tuyến, tour mới để phục vụ du khách, Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng còn kiện toàn đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên du lịch để ngày càng đáp ứng tốt hơn việc phục vụ du khách khi đến tham quan ở đây. Hang động Tiên Sơn được đưa vào khai thác cách đây khoảng 15 năm. Vào thời điểm đó việc đầu tư còn chưa bài bản nên chưa thể khai thác hết vẻ đẹp tuyệt bích của hang động này. Sau hơn 8 tháng dừng khai thác để đầu tư cải tạo, hang động Tiên Sơn chính thức mở cửa trở lại để đón du khách vào đầu năm 2014 với một hình ảnh hoàn toàn mới lạ, có hệ thống sàn đạo, mái che sinh thái, hệ thống ánh sáng được đầu tư bài bản và hợp lý. Hồ tHanH Quảng Bình: Hang động Tiên Sơn hút khách du lịch Năm 2014 ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang đặt mục tiêu thu hút khoảng 950 nghìn lượt khách với doanh thu đạt 880 tỷ đồng. Để thu hút khách du lịch, tỉnh tăng cường bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa truyền thống của các dân tộc; tập trung đầu tư xây dựng giao thông tại các khu du lịch trọng điểm; đẩy mạnh kết nối các tour, tuyến du lịch với các công ty lữ hành; tăng cường liên kết vùng trong xây dựng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tỉnh xây dựng các cơ chế chính sách, tăng cường quản lý các khu, điểm du lịch; đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch; xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch là thế mạnh của Tuyên Quang. Trong hai tháng đầu năm 2014, tỉnh Tuyên Quang đã đón gần 290 nghìn lượt khách du lịch, tổng số tiền thu được từ các hoạt động du lịch đạt gần 280 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ năm 2013. Riêng trong tháng 2 năm nay, tỉnh đã thu hút gần 247 nghìn lượt khách với doanh thu đạt 238 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng Phòng Nghiệp vụ du lịch (Sở VHTTDL tỉnh Tuyên Quang) cho biết: Vào dịp đầu năm, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có những lễ hội lớn như: Lễ hội Lồng tông, Hội chọi trâu, Lễ nhảy lửa của người Pả Thẻn… Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều đền, chùa, đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh của du khách nên lượng khách đến Tuyên Quang dịp đầu năm nhiều hơn so với những thời điểm khác trong năm. Tỉnh Tuyên Quang hiện có hơn 500 điểm di tích lịch sử, văn hóa; trong đó có Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào và gần 400 điểm di tích lịch sử cách mạng quan trọng. Trên địa bàn tỉnh còn có các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như: Khu du lịch sinh thái hồ thủy điện Na Hang, khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm, thác Bản Ba, động Tiên... H.L Tuyên Quang thu hút khách du lịch Ngày 07/3, tại thành phố Hội An (QuảngNam),TổchứcCứutrợpháttriển quốctế(FIDR,NhậtBản)phốihợpvớiSở VHTTDL Quảng Nam tổ chức Hội thảo Chiasẻkinhnghiệmpháttriểndulịchdựa vàocộngđồngđồngbào dântộcCơTu. Dự án Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đồng bào dân tộc Cơ Tu đượcTổ chức Cứu trợ phát triển quốc tế hỗ trợ triển khai thực hiện tại xã Tabhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Dự án thực hiện trong 4 năm, từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2016, với nguồn kinh phí hỗ trợ mỗi năm 120.000 USD, trong đó đối tượng được hưởng lợi chính là đồng bào dân tộc Cơ Tu tại địa phương. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, Dự án đã thực hiện được 30 tour Chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1066 l 13.3.2014 Sự kiện vấn đề Festival Bắc Ninh 2014 và Đại hội thể dục thể thao tỉnh Bắc Ninh lần thứ VII -2014 (Festival Bắc Ninh 2014) diễn ra trong 5 ngày từ 13-17/3, thu hút trên 100.000 người tham gia. Đây là một hoạt động lớn của tỉnh Bắc Ninh diễn ra 4 năm một lần. Với chủ đề “Hào khí Bắc Ninh - Kinh Bắc”, Festival Bắc Ninh năm 2014 được tổ chức tại 8 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Biểu trưng của Festival Bắc Ninh năm 2014 là Bức Cuốn thư trang trí đôi Rồng, nền hoa văn thời Lý, in bài thơ “Nam quốc sơn hà” viết bằng Tiếng Việt. Festival Bắc Ninh năm 2014 sẽ có nhiều sự kiện hoạt động đặc sắc như: Lễ dâng hương tại Đền Đô, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn; hội thi hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, hội báo Xuân và hội thi Sinh vật cảnh xuân 2014; hội trại thanh niên với chủ đề “Vang mãi truyền thống hào hùng”; khai mạc Festival Bắc Ninh năm 2014 và Đại hội thể dục thể thao tỉnh lần thứ VII; bế mạc Festival Bắc Ninh và chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật diễn xướng dân gian tiêu biểu khu vực miền Bắc. Bên cạnh đó, một chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch sẽ diễn ra trong khuôn khổ Festival như: Trưng bày, triển lãm, hội chợ, tổ chức các tour du lịch miễn phí, quảng bá du lịch... sẽ được diễn ra tại khu Công viên Nguyên Phi Ỷ Lan, trục đường Lý Thái Tổ, khu vực Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc và các điểm di tích lịch sử văn hóa, làng nghề tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, Festival Bắc Ninh năm 2014 có khoảng 6.000 đến 7.000 người là các nghệ nhân, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên, diễn viên quần chúng, các làng nghề, đoàn vận động viên của 8 huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh; các đoàn, trường nghệ thuật Trung ương, địa phương, quốc tế; Đoàn nghệ thuật các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Phú Thọ. M.cường Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng lần thứ 17 và Liên hoan âm nhạc khu vực phía Bắc năm 2014 sẽ được tổ chức tại Bắc Ninh trong tháng 3 và tháng 4 năm 2014. Theo kế hoạch, Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng lần thứ 17 năm 2014 với chủ đề “Quê hương - con người khu vực đồng bằng sông Hồng” diễn ra từ ngày 14-20/3 tại Thư viện tỉnh Bắc Ninh. Tham gia Liên hoan có 9 tỉnh/thành trong khu vực: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình. Đây là cơ hội để các nhà nhiếp ảnh trong khu vực giới thiệu, quảng bá rộng rãi các tác phẩm về vẻ đẹp đất nước, con người, những tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch và thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật, an sinh xã hội… trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Liên hoan Âm nhạc khu vực phía Bắc dự kiến diễn ra từ ngày 03-05/4 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh). Trong khuôn khổ Liên hoan còn diễn ra hội thảo âm nhạc với chủ đề “Âm nhạc khu vực phía Bắc truyền thống và đương đại”. Liên hoan là dịp để các nhạc sỹ, nghệ sỹ đến từ 25 tỉnh/thành khu vực phía Bắc gặp gỡ, trao đổi nghiệp vụ, đẩy mạnh hoạt động sáng tác và biểu diễn âm nhạc. Đây cũng là dịp để công chúng trong và ngoài tỉnh có cơ hội thưởng thức các ca khúc đậm chất văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền. Để Liên hoan Ảnh nghệ thuật và Liên hoan Âm nhạc khu vực phía Bắc năm 2014 thành công, UBND tỉnh Bắc Ninh giao các cơ quan chức năng chuẩn bị các điều kiện tổ chức; không gian trưng bày, triển lãm ảnh; xây dựng chương trình nghệ thuật chào mừng chuyên đề về dân ca Quan họ để giới thiệu, quảng bá đến đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế. trần nguyện Liên hoan ảnh nghệ thuật và Liên hoan Âm nhạc khu vực phía Bắc năm 2014 Festival Bắc Ninh 2014 sẽ diễn ra từ ngày 13-17/3 thử nghiệm và có tác động trực tiếp vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Các tour đã tạo ra cho đồng bào địa phương nguồn thu trên 233 triệu đồng, các nhóm hộ đồng bào tham gia dự án có nguồn thu trên 135 triệu đồng. Dự án đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn về kỹ năng phục vụ du lịch cho hàng trăm hộ gia đình đồng bào tại địa phương. Thu nhập của đồng bào được cải thiện, có tác động tích cực đến việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Cơ Tu. Các hoạt động du lịch còn góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường và gắn kết cộng đồng. Tại Hội thảo, đại diện các nhóm hộ gia đình đồng bào tham gia dự án du lịch dựa vào cộng đồng đã chia sẻ những kỹ năng trong công tác đón du khách, phục vụ du khách tham quan, du lịch văn hóa sinh thái, văn hóa, lịch sử; kỹ năng giao tiếp và phục vụ du khách các món ăn, đồ uống truyền thống của người Cơ Tu khi lưu trú tại các homestay hoặc ở cùng trong nhà với đồng bào. Đức Kiên
  • 12. 12 số 1066 l 13.3.2014 Sự kiện vấn đề Ông Trần Hướng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL), Phó Trưởng Ban tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc cho biết: “Tháng 6/2012, Liên hợp quốc (LHQ) đã tuyên bố chọn ngày 20/3 hằng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, đồng thời LHQ cũng kêu gọi các nước thành viên, các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức xã hội dân sự và công chúng cùng chào đón Ngày Quốc tế Hạnh phúc bằng cách tổ chức các hoạt động giáo dục và các chiến dịch nâng cao nhận thức. 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) đã cam kết sẽ ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân”. Ý tưởng về Ngày Quốc tế Hạnh phúc được LHQ lấy từ Vương quốc Bhutan, một quốc gia nằm ở khu vực Nam Á. Bhutan là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố: Sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, Bhutan đã chú trọng thực thi mục tiêu vì hạnh phúc quốc gia hơn tổng sản phẩm quốc nội. Việc chọn ngày 20/3 hằng năm là “Ngày Quốc tế Hạnh phúc” cũng bắt nguồn từ một ý nghĩa sâu xa khác. Bởi lẽ, LHQ cho rằng, ngày 20/3 là ngày đặc biệt trong năm, do mặt trời nằm ngang đường xích đạo nên độ dài giữa ngày và đêm bằng nhau; đó là biểu tượng cho sự hài hòa, cân bằng của vũ trụ, cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực. Vậy nên, thông điệp mà LHQ muốn truyền tải trong Ngày Quốc tế Hạnh phúc là: Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc. Ngay sau khi LHQ kêu gọi các nước thành viên, Việt Nam đã có nhiều hoạt động cụ thể hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Đặc biệt, ngày 26/12/2013, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 2589/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”. Mục tiêu của Đề án là nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân, gia đình, toàn xã hội về Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của Việt Nam; tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3. Ngày 18/02/2014, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 342/BVHTTDL-GĐ về việc Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2014 với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”. Nội dung chính của các khẩu hiệu tuyên truyền gồm: “Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3”, “Hãy hành động vì mục tiêu: Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”, “Hãy tạo ra một môi trường sống và làm việc hạnh phúc hơn”. Ông Trần Hướng Dương cho biết: “Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2014 mang thông điệp: Hãy yêu thương và chia sẻ cùng nhau trong gia đình, trong dòng tộc, trong mỗi cộng đồng dù lớn hay nhỏ, giữa những người bạn, người đồng chí, trong mỗi đơn vị, cơ quan, trường học… Bằng những hành động thiết thực nhất, hãy góp phần đem lại hạnh phúc cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần phát triển an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”. Thời gian triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 08-21/3. Lễ hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào đúng ngày 20/3, với sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các bộ, ngành và đại diện các tầng lớp nhân dân. Trong thời gian này, tại các địa phương cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng như: Tuyên truyền về Ngày Quốc tế Hạnh phúc tại các cơ quan, trường học, các trục đường chính...; tổ chức các hoạt động mít tinh, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, diễn đàn, cuộc thi, hội thi… có chủ đề về hạnh phúc nói chung, hạnh phúc của người Việt Nam nói riêng. yến nHi ViệtNamđónchào... (Tiếp theo trang 1) Ngày 06/3, tại Nhà hát Chèo Kim Mã (Hà Nội), Công đoàn Bộ VHTTDL đã tổ chức buổi gặp mặt và nói chuyện chuyên đề “Phụ nữ với văn hóa công sở và hạnh phúc gia đình” nhân Kỷ niệm 1974 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3. Tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Công đoàn Bộ VHTTDLđã gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các chị em là nữ cán bộ quản lý, nữ cán bộ công đoàn đang hàng ngày nỗ lực đóng góp trí tuệ, tâm sức, nhiệt tình trên mọi lĩnh vực, công việc được giao phó. Chủ đề của buổi gặp mặt “Phụ nữ với văn hóa công sở và hạnh phúc gia đình” đã được đông đảo chị em nhiệt liệt quan tâm. Sau phần giao lưu là phần tham gia thi Cắm hoa Nghệ thuật của 5 Khối thuộc Công đoàn Bộ VHTTDL. Tại buổi gặp mặt, đánh giá cao những đóng góp của chị em trên Gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3
  • 13. 13số 1066 l 13.3.2014 Sự kiện vấn đề Liên tục những ngày gần đây đã xảy ra khá nhiều chuyện buồn với di tích ở Thủ đô. Chuyện đưa hiện vật lạ (gồm áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt) vào đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) còn chưa lắng dịu, thì dư luận lại phải đón nhận tin không vui. Đó là việc, Ban Khánh tiết đình Cựu Quán (thuộc thôn Cựu Quán, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức) đã cho người phá dỡ mái nối giữa nhà đại bái và hậu cung, lấy 4 thanh kèo bằng gỗ sưa đem bán lấy 1,2 tỷ đồng. Cách đây chưa lâu, dư luận từng xôn xao chuyện người ta đưa “hòn đá lạ” vào đền thờ các vua Hùng tại khu di tích đặc biệt Đền Hùng ở Lâm Thao, Phú Thọ. Tại chùa Chân Long, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, việc sư thầy tự ý đưa một pho tượng lạ bằng đồng vào di tích chùa Chân Long đã khiến nhân dân địa phương bất bình. Gần đây là chùa Bà Đá (tại quận Hoàn Kiếm) sau Tết Nguyên đán bỗng xuất hiện “pho tượng lạ” để ngay gian chính của chùa, làm ảnh hưởng tới khuôn viên, cảnh quan di tích. Chưa hết, tại Lăng Ngô Quyền (xã Đường Lâm, TX. Sơn Tây) người ta cho dựng tấm bình phong bằng đá khắc hình con vật, người thì bảo đó là hổ, người thì bảo đó là con báo lai chó sói... Trở lại với việc đưa hiện vật lạ vào Di tích đền Phù Đổng (được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào cuối năm 2013). Trong buổi kiểm tra thực tế của đoàn công tác Sở VHTTDL Hà Nội tại đền Phù Đổng và làm việc với UBND huyện Gia Lâm, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Gia Lâm... các bên đã xác định các hiện vật mới đưa vào di tích này chưa đúng quy định của Luật Di sản văn hóa. Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội khẳng định: Từ cuối năm 2013, có một số cá nhân, doanh nghiệp đặt vấn đề với Ban quản lý di tích đền Phù Đổng và đã phát tâm công đức một số đồ gồm 1 ngựa, 1 áo giáp và roi để cung tiến vào di tích. Chưa nói đến việc các hiện vật này có phù hợp với khu di tích này hay không nhưng quá trình tiếp nhận chưa thực hiện đúng quy định. Điều đáng nói là các hiện vật cung tiến kể trên đã được sự đồng ý của Trưởng ban Quản lý di tích đền Phù Đổng nhưng chưa báo cáo, thỏa thuận... với các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa. Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia cho biết, do đền Phù Đổng là di tích quốc gia đặc biệt nên khi đưa hiện vật vào phải có thỏa thuận với Cục Di sản văn hóa. “Việc cho phép bổ sung hiện vật vào di tích cũng phải có lý do chính đáng về khoa học, phải bảo đảm về thẩm mỹ. Cho phép mà không chuẩn thì còn có thể phê bình cả cơ quan cho phép”. Theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, hiện nay di tích đền Phù Đổng thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của UBND huyện Gia Lâm. Vì vậy, ngay sau buổi kiểm tra, làm việc tại di tích đền Phù Đổng, Sở VHTTDL Hà Nội yêu cầu huyện Gia Lâm chỉ đạo UBND xã Phù Đổng, Ban quản lý di tích đền Phù Đổng sớm di chuyển các đồ thờ đã được tiếp nhận chưa đúng quy định ra khỏi khu vực di tích; tiến hành kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan. Về vụ phá nhà đại bái và hậu cung tại đình Cựu Quán (thôn Cựu Quán, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức) lấy gỗ sưa đem bán, điều đáng nói là việc làm này lại do chính những người được người dân tin tưởng giao trọng trách trông coi di tích thực hiện; trong đó có cả Bí thư chi bộ thôn, Trưởng thôn, Trưởng ban Khánh tiết, Chi hội trưởng Người cao tuổi... Điều đó chứng tỏ, có sự cấu kết phá hoại di tích để kiếm lời. Theo thông tin từ chính quyền địa phương, người đứng ra mua số kèo gỗ sưa trên là Ni sư Thích Diệu Bản - trụ trì chùa Bát Phúc, xã Tân Lập (huyện Đan Phượng). Trước hiện tượng vi phạm Luật Di sản văn hóa liên tục xảy ra tại các di tích lịch sử văn hóa ở Thủ đô, đã cho thấy lỗ hổng lớn trong công tác quản lý các di tích, đặc biệt là các di tích chưa được xếp hạng. Là địa phương có số di tích được xếp hạng vào bậc nhất cả nước (hơn 2.000 di tích, trong đó có hơn 1.000 di tích quốc gia), do vậy việc quản lý, trùng tu tôn tạo, bảo quản và phát huy giá trị di sản của Hà Nội quả là nhiệm vụ nặng nề. Nhiều ý kiến cho rằng, muốn làm tốt công tác quản lý di tích, Hà Nội cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, thậm chí làm hẳn những tờ rơi tuyên truyền về những việc được làm và không được làm đối với các di tích cho người dân và cũng như những người tham gia trông coi, quản lý khu di tích nắm rõ, thực hiện. tHế Hùng Ứng xử thô bạo với di tích từng lĩnh vực, nhiệm vụ công tác, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cũng chia sẻ với những nỗ lực để đạt được thành công của các nữ cán bộ làm công tác quản lý, công tác công đoàn, đồng thời đề nghị các tổ chức, đoàn thể thuộc Bộ tiếp tục tạo điều kiện, cơ hội để các nữ cán bộ thể hiện khả năng và đóng góp công sức, trí tuệ của mình. Nhân dịp này, Công đoàn Bộ VHTTDL đã tổ chức trao tặng các bằng khen, danh hiệu cho các tập thể, cá nhân đã có đóng góp, thành tích xuất sắc trong công tác công đoàn năm 2013. H.Q
  • 14. 14 số 1066 l 13.3.2014 Theo kế hoạch của Tổng cục Thể dục thể thao, bóng bàn nằm trong số 20 môn được lựa chọn tham dự Đại hội thể thao Châu Á 2014 - ASIAD 17, tại Incheon (Hàn Quốc) vào tháng 9 tới. Mặc dù không thuộc nhóm các môn trọng điểm có khả năng tranh chấp huy chương, nhưngASIAD là cơ hội cọ xát quý giá, giúp bóng bàn Việt Nam chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á vào cuối năm và đặc biệt là SEA Games 28 năm 2015, sẽ diễn ra tại Singapore. Vào thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị của bóng bàn Việt Nam cho kế hoạch thi đấu năm 2014, với điểm nhấn là ASIAD 17, đang được gấp rút hoàn thiện. Bộ môn đã xây dựng lịch thi đấu các giải quốc gia, nhằm tạo cơ sở tuyển chọn vận động viên cho đội tuyển, cũng như lên kế hoạch tập trung đội tuyển cho những mục tiêu cụ thể, nhưng công việc hiện gặp một số khó khăn. Trưởng bộ môn Bóng bàn Tổng cục TDTT Nguyễn Đức Long cho biết, lịch thi đấu các giải quốc gia năm 2014 về cơ bản đã được hoàn tất. Tuy vậy, do nguồn kinh phí hạn chế, một số giải đấu vẫn chưa tìm được đơn vị đăng cai, ví dụ như giải “Các cây vợt xuất sắc toàn quốc”. Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam (VTTF) đang liên hệ với một số địa phương để có thể tổ chức giải đấu này, nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm. Theo ông Nguyễn Đức Long, khả năng một số giải đấu trong nước không được tổ chức, hoặc tổ chức không đúng kế hoạch, sẽ ảnh hưởng tới sự chuẩn bị của ĐTQG, bởi cơ sở để tuyển chọn VĐV đi thi đấu quốc tế chính là các giải trong nước. “Cái khó bó cái khôn”, nguồn kinh phí hạn chế cũng đang là rào cản đối với việc tìm kiếm chuyên gia giỏi người nước ngoài cho bóng bàn Việt Nam. Với mức lương khoảng 2.000 USD/tháng theo quy định như hiện nay, Việt Nam không thể lôi kéo được các HLV có năng lực sang huấn luyện cho các tuyển thủ. Theo kế hoạch, sẽ có một chuyên gia và một VĐV làm công tác thị phạm người CHDCND Triều Tiên sang giúp huấn luyện cho ĐTQG từ tháng 2 này, nhưng bộ đôi này đến giờ vẫn chưa xuất hiện. Ông Nguyễn Đức Long cho biết, trong mọi tình huống, bộ môn vẫn sẽ chủ động. Đội tuyển sẽ tập trung đúng lịch vào cuối tháng 2 này, gồm 8 VĐV nam, 8 VĐV nữ và 8 VĐV trẻ (chia đều cho cả nam và nữ). Nhiều khả năng, ông Nguyễn Đức Long cũng kiêm nhiệm luôn vai trò HLV trưởng đội tuyển. Một vấn đề rất được dư luận quan tâm là kế hoạch tuyển chọn VĐV cho đội tuyển bóng bàn tham dự các giải quốc tế sắp tới, trong đó có ASIAD 17. Trước đây, bóng bàn bị tiếng là để xảy ra chuyện “quân anh, quân tôi” ở đội tuyển, nghĩa là HLV đội tuyển có ít nhiều ưu ái đối với các tay vợt thuộc đơn vị mình quản lý. Ngay trước thềm SEA Games 27 cuối năm vừa qua, làng bóng bàn Việt Nam lại có phen “rung chuyển” vì việc hai tay vợt xuất sắc, Đinh Quang Linh và Trần Tuấn Quỳnh, bị loại khỏi danh sách sang Myanmar, do từ chối tham dự vòng tuyển chọn nội bộ (các tuyển thủ thi đấu 3 vòng, để xác định các VĐV có thành tích tốt nhất tham dự SEA Games). Người hâm mộ đang lo ngại chuyện này có thể lặp lại trong năm 2014. Trước băn khoăn này, ông Nguyễn Đức Long tái khẳng định, việc tổ chức vòng tuyển chọn nội bộ cho SEAGames 27 là trong tình thế bất khả kháng, khi một số tay vợt không góp mặt đủ ở các giải quốc gia là cơ sở để tuyển chọn VĐV. Khi đó, vòng tuyển chọn nội bộ chính là cơ hội “vớt” để các tay vợt khẳng định mình. Cách làm theo bóng bàn Trung Quốc này rất được lãnh đạo Tổng cục TDTT ủng hộ và cũng rất hợp lý để xác định các VĐV có phong độ tốt nhất trước mỗi giải đấu. Trở lại với thực tế của năm 2014, do lịch thi đấu quốc gia đang gặp vướng mắc như đề cập ở trên, đồng thời giải vô địch toàn quốc lại được ghép vào Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII (chỉ diễn ra vào tháng 11, sau khi ASIAD 17 đã kết thúc), nên việc (Xem tiếp trang 16) Bóng bàn Việt Nam hướng tới ASiAD 17 Sự kiện vấn đề Hội xuân núi Bà Đen của tỉnh Tây Ninh diễn ra từ ngày 03/02 đến nay đã thu hút trên 1,4 triệu khách, với tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trên 23 tỷ đồng. Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Tây Ninh, Dương Văn Phong cho biết: Hội xuân núi Bà Đen năm nay được tổ chức khá chu đáo, đảm bảo về an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí. Các Sở, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác phối hợp để Hội xuân núi Bà Đen năm Giáp Ngọ - 2014 được tổ chức thành công tốt đẹp. Mùa lễ hội năm nay, Ban Quản lý khu Di tích lịch sử văn hóa, danh thắng và du lịch núi Bà Đen đã tăng cường gấp đôi lực lượng bảo vệ so với năm 2013 nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Các ngành chức năng phối hợp túc trực 24/24h trong Khu di tích, thường xuyên bố trí lực lượng bảo vệ tại những nơi tập trung đông người như: phòng vé, cổng vào, chùa Trung, chùa Bà, cầu Đôi và những đoạn đường đi bộ chật hẹp, chen lấn có nguy cơ xảy ra trộm cắp, cướp giật, đảm bảo an toàn cho du khách đến tham quan du lịch và hành hương; đồng thời phối hợp thanh, kiểm tra thường xuyên tình hình vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ, phục vụ ăn uống, giải khát trong Khu di tích. MạnH Huân Tây Ninh: Khu du lịch núi Bà Đen hấp dẫn du khách
  • 15. 15số 1066 l 13.3.2014 Ngày 08/3, tại bến sông Như Nguyệt xã Tam Giang, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), gần 200 vận động viên bơi chải đến từ 6 đội bơi truyền thống đến từ hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang chính thức bước vào trận đua tranh sức, tranh tài của cuộc thi Bơi chải truyền thống trên sông Cầu, do Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh phối hợp với UBND huyện Yên Phong tổ chức. Theo Ban Tổ chức, cuộc thi nhằm phục dựng lại môn thể thao truyền thống của dân tộc, ôn lại truyền thống hào hùng, lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của tướng Lý Thường Kiệt, đã đập tan hơn 30 vạn quân Tống vào năm 1077, mở ra giai đoạn phát triển cường thịnh của quốc gia Đại Việt. Ngoài ra, cuộc thi còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, hướng về nguồn cội, khơi dậy những nét văn hóa đặc trưng của làng xã ven sông Cầu. Qua đó góp phần củng cố, nâng cao tinh thần thượng võ của nhân dân. Cuộc thi năm nay thu hút các vận động viên có truyền thống bơi chải vùng sông nước như đội Mai Đình (huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang), Tam Giang, Dũng Liệt (cùng ở Yên Phong - Bắc Ninh). Tham gia cuộc thi, các đội chia làm 3 bảng thi đấu 1 lượt, 3 đội nhất sẽ vào vòng Chung kết. Khi bơi, trên mỗi thuyền sẽ có 21 người, trong đó 1 lái trưởng, 1 tay mõ, 1 tát nước và 18 tay chải với tổng độ dài đường bơi 3km. Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức trao giải Nhất cho đội Tam Đa (Yên Phong - Bắc Ninh), đội Mai Đình đạt giải Nhì; 4 đội còn tại là Tam Giang, Đông Tiến, Yên Trung, Dũng Liệt cùng ở Yên Phong đồng đạt giải Ba. n.anH Sự kiện vấn đề Bắc Ninh: Thi Bơi chải truyền thống trên sông Cầu Sở VHTTDL tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức khai trương tuyến du lịch quốc tế Hà Tĩnh (Việt Nam) - SakonNakhon (Thái Lan). Đây là hoạt động thiết thực quảng bá du lịch Hà Tĩnh, góp phần thúc đẩy kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Các tỉnh Đông bắc Thái Lan như SakonNakhon, Nakhonphannom, Nongkhai… có rất đông bà con Việt kiều sinh sống, nhu cầu của kiều bào hồi hương tham quan du lịch, kết hợp tìm kiếm cơ hội đầu tư là rất lớn. Các doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh và Thái Lan có thể kết hợp tổ chức tour du lịch “Một ngày ăn cơm 3 nước” (sáng ăn cơm Thái Lan, trưa ăn cơm ở Lào, chiều ăn cơm Hà Tĩnh và ngược lại). Từ các tỉnh Đông bắc Thái Lan nếu muốn du lịch tắm biển tới Phù Khẹt, Băng Cốc phải mất từ 700-900km, trong khi đó tới Hà Tĩnh chỉ mất từ 350-400km, do vậy các doanh nghiệp du lịch có lợi thế rất lớn trong việc khai thác thị trường du lịch này. Nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, trên “Tuyến du lịch xuyên Việt” và là điểm đầu của tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung”, một trong những cửa ngõ quan trọng của không gian du lịch “Hành lang Đông-Tây”, với hệ thống giao thông thuận lợi để phát triển du lịch trong nước và các nước khác trong khối ASEAN, Hà Tĩnh có nhiều tài nguyên tự nhiên và thắng cảnh gắn với các địa danh nổi tiếng như núi Hồng - sông La, bến Tam Soa - Tùng Lĩnh, suối Tiên - Thiên Tượng, đèo Ngang - Hoành Sơn Quan, hồ Kẻ Gỗ, Vườn quốc gia Vũ Quang, thác Vũ Môn... Với gần 137km bờ biển, Hà Tĩnh sở hữu nhiều bãi tắm đẹp, sạch sẽ như Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con. Biển Hà Tĩnh được biết đến bởi vẻ đẹp nguyên sơ, sạch sẽ, chất lượng dịch vụ với giá cả phải chăng. Tỉnh Hà Tĩnh có bề dày truyền thống - quê hương của nhiều danh nhân gắn với di tích lịch sử, văn hóa như: Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, Di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác... Mảnh đất này còn nổi danh với đời sống văn hoá dân gian phong phú được phản ánh qua các làn điệu dân ca, câu hát, vần thơ, lễ hội, làng nghề thủ công như: Hát Phường vải Trường lưu, Trường nga; Ca trù Cổ Đạm; hát Ví Giặm đò đưa dọc sông Lam, múa Sắc bùa ở Kỳ Anh, Đức Thọ, Hương Khê; hò Chèo cạn ở Cẩm Nhượng; hò Thạch Khê. Các đình, chùa nổi tiếng như chùa Hương Tích, đền Chợ Củi, Quỳnh Viên - Chiêu Trưng, đền bà Nguyễn Thị Bích Châu, Sơn phòng Hàm Nghi... luôn hấp dẫn du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu và thưởng ngoạn. Con người Hà Tĩnh cần cù, thân thiện, mến khách, sống nghĩa tình, thủy chung luôn để lại tình cảm sâu lắng cho khách du lịch sau mỗi chuyến đi, qua đó góp phần làm cho Hà Tĩnh trở thành một trong những điểm đến ấn tượng. Việc hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Hà Tĩnh qua Lào tới SakonNakhon với các tỉnh lân cận sẽ tạo ra một thị trường đầy tiềm năng bao gồm cộng đồng dân cư 3 nước và khách du lịch quốc tế đến tour du lịch này. Tour du lịch được mở ra không những đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, mang lại cơ hội kinh doanh cho người dân, lợi ích cho ngành du lịch của các địa phương trên tuyến hành lang, đóng góp vào hiệu quả phát triển kinh tế của mỗi địa phương. t.LâM Khai trương tuyến du lịch Hà Tĩnh - SakonNakhon (Thái Lan)
  • 16. 16 số 1066 l 13.3.2014 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Ngày 26/02/2014, Ban Tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 đã cóThông báo số 30/TB-BTC về lịch tổ chức các hoạt động chính trong khuôn khổ Festival. Các hoạt động (diễn ra từ 20/4 - 25/4/2014) gồm: Triển lãm Sinh vật cảnh; Hội chợ Thương mại - Du lịch; Khai mạc “Không gian Đờn ca tài tử - Nam bộ”; Lễ hội ẩm thực Nam bộ; Chương trình nghệ thuật giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của soạn giả Trọng NguyễnvàsoạngiảYênLang;Triểnlãm tranh, ảnh nghệ thuật; Liên hoan Đờn ca tài tử toàn quốc; Triển lãm nhạc cụ dân tộc; Khánh thành Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ CaoVăn Lầu; Chương trình lễ Khai mạc Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014; Hội thảo xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư và lễ ký kết tour, tuyến du lịch; Họp mặt các doanh nhân và nghệ sĩ; Tổ chức thi vòng II Giải thưởng Trần Hữu Trang; Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử Nam bộ”, chủ đề “Di sản văn hóa - hội nhập và phát triển”; Chung kết trao giải thưởng Trần HữuTrang;Tổng kết và trao giải cho các cuộc thi: Sáng tác ca khúc, vọng cổ và sáng tác lời mới 20 bản tổ Đờn ca tài tử Nam bộ, sáng tác ảnh thời sự nghệ thuật chủ đề “Đất nước, con người Bạc Liêu” và “Khoảnh khắc Festival Đờn ca tài tử Nam bộ; Giải báo chí “Bạc Liêu trên đường phát triển”; Chương trình biểu diễn nghệ thuật và trao giải Liên hoan Đờn ca tài tử toàn quốc; Chương trình nghệ thuật bế mạc Festival Đờn ca tài tử và tôn vinh các tập thể, doanh nghiệp đóng góp quỹ “Vì Người nghèo,An sinh xã hội”. H.Quân Các hoạt động tại Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 Hội nghị Ban chấp hành các nước Đông Nam châu Á (SEA - RADO) về chống doping vừa diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của đại diện Tổ chức chống doping thế giới (WADA), đại diện Tổ chức chống doping khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các quốc gia thành viên khu vực Đông Nam Á... Tại hội nghị, Tổ chức chống doping thế giới, khu vực, các quốc gia đã nhất trí và thỏa thuận phải xây dựng nền thể thao trong sạch “không doping”, tăng cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, khuyến khích vươn tới đỉnh cao về thể chất, tinh thần con người. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lâm Quang Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam khẳng định: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức chống doping thế giới từ năm 2004, cam kết tuân thủ luật quốc tế chống doping trong thể thao. Năm 2012, Trung tâm doping và Y học thể thao Việt Nam đã chính thức được thành lập với mục tiêu ngăn ngừa, kiểm soát việc sử dụng các chất bị cấm, hướng tới việc xây dựng một nền thể thao trong sạch. Việc đăng cai tổ chức hội nghị và khóa tập huấn quản lý kết quả xét nghiệm doping của Việt Nam là một bước tiến mới, thể hiện sự quyết tâm trong phòng, chống sử dụng các chất bị cấm trong hoạt động thể thao. Đồng thời khẳng định sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền thể thao trong sạch, vững mạnh, chuẩn bị tốt các sự kiện thể thao lớn sẽ diễn ra tại Việt Nam như: Thể thao bãi biển Châu Á 2016 và ASIAD 2018. Hội nghị về chống doping 2014 nhằm tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng chống doping, từ đó thống nhất phương hướng, đề ra những giải pháp phù hợp trong năm nay và những năm tiếp theo của các quốc gia Đông Nam Á. Tại hội nghị này, các đại biểu cũng đã tiến hành kiểm điểm, rút kinh nghiệm về hoạt động chống doping của các nước trong năm 2013, hoạt động chống doping của SEA Games 27 tại Myanmar. Đồng thời đề ra các phương hướng hoạt động trong năm 2014; tổ chức tập huấn chuyên môn về quản lý kết quả doping cho các nước; thảo luận việc thực hiện luật thế giới chống doping năm 2015. Các đại biểu tham dự Hội nghị cũng đã tham dự khóa tập huấn quản lý kết quả xét nghiệm doping cho các vận động viên thể thao đỉnh cao. a.tùng Xây dựng nền thể thao trong sạch“không doping” tuyển chọn VĐV tới Incheon thiếu đi một cơ sở nền tảng. Tình thế này buộc bộ môn phải cân nhắc khả năng bảo lưu thành tích thi đấu của các VĐV trong năm 2013. Điều này cũng có nghĩa, Quang Linh và Tuấn Quỳnh đang xuất phát sau các đối thủ như Lê Tiến Đạt, Nguyễn Văn Ngọc, Dương Văn Nam, hay Đào Duy Hoàng. Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Đức Long, khả năng tiếp tục tổ chức vòng thi đấu tuyển chọn nội bộ là không loại trừ, nếu xảy ra tình thế “bất khả kháng”. Nhưng cho dù thế nào, tất cả các VĐV đều phải nâng cao ý thức chuyên nghiệp, sẵn sàng trong mọi thời điểm. Viện lý do này, lý do kia để từ chối thi đấu nội bộ là biểu hiện của “sự sợ hãi” và không sẵn sàng cho giải đấu. tHế Hùng BóngbànViệtNam... (Tiếp theo trang 14)
  • 17. 17số 1066 l 13.3.2014 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Hướng tới kỷ niệm 130 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2014), ngày 06/3, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Kỷ niệm 130 năm cuộc Khởi nghĩa Yên Thế”. Triển lãm đã trưng bày, giới thiệu 50 hình ảnh, 70 hiện vật, tư liệu có giá trị cùng nhiều tài liệu liên quan đến cuộc Khởi nghĩa Yên Thế như: Súng, kiếm, dao, nồi niêu, ấm chén, trang phục và nhiều hình ảnh do các nhiếp ảnh người Pháp chụp lại về nghĩa quân Yên Thế. Các hình ảnh, hiện vật này phản ánh tinh thần đấu tranh kiên cường, anh dũng của nghĩa quân Yên Thế trước thực dân xâm lược, đồng thời giúp khách tham quan có những tư liệu mới, những nhìn nhận rõ nhất về cuộc Khởi nghĩa Yên Thế gắn với tên tuổi người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám; góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào về truyền thống lịch sử quê hương cho thế hệ trẻ. Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ngày 16/3/1884 tại Bắc Giang, sau đó lan rộng tới các tỉnh: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lạng Sơn… Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do thủ lĩnh đầu tiên là Lương Văn Nắm (Đề Nắm), sau là Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) lãnh đạo kéo dài gần 30 năm với nhiều gian khổ, hi sinh và những chiến công lừng lẫy, được đánh giá là cuộc khởi nghĩa có vũ trang lớn nhất, oanh liệt nhất trong lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược trước khi có Đảng. Cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần bất khuất của nông dân Việt Nam trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. L.KHánH Để khuyến khích động viên các câu lạc bộ (CLB) nghệ thuật tham gia tích cực vào bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, Sở VHTTDL Hà Nội đang triển khai chương trình hỗ trợ trang thiết bị phục vụ biểu diễn cho một số cơ sở. Trong đó, Ca trù, một di sản văn hóa đã được thế giới ghi danh được ưu tiên hỗ trợ trước mắt. Vừa qua, Sở này đã trao trang thiết bị âm thanh hỗ trợ cho 5 giáo phường, Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội với tổng kinh phí trên 200 triệu đồng, gồm: Câu lạc bộ Ca trù Lỗ Khê, Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội, Giáo phường Ca trù Lỗ Khê, Giáo phường Ca trù Chanh Thôn và Câu lạc bộ Ca trù Thái Hà. Sở VHTTDL Hà Nội chỉ đạo Nhà Văn hóa thành phố Hà Nội tổ chức các lớp đào tạo cho các câu lạc bộ tại cộng đồng dân cư, gồm các loại hình nghệ thuật: Tuồng, Chèo, Ca trù, Dân ca… Năm 2013, Nhà Văn hóa tổ chức được 18 lớp học với khoảng 1.000 học viên tham gia và năm 2014 dự kiến tiếp tục tổ chức với số lượng lớp học như trên. Nhiều câu lạc bộ nghệ thuật được sự hỗ trợ của Nhà Văn hóa và sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, phát triển vững mạnh như: Câu lạc bộ Ca trù Ngãi Cầu (huyện Quốc Oai), Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng), Đồng Chữ (huyện Chương Mỹ), Câu lạc bộ Tuồng Dương Cốc (huyện Quốc Oai), các câu lạc bộ Chèo huyện Đông Anh… Nhờ đó, nhiều làn điệu truyền thống có nguy cơ mai một được sưu tầm, khôi phục lại; nhiều lớp trẻ được động viên tham gia vào câu lạc bộ, nhiều nghệ nhân lớn tuổi nhiệt huyết truyền nghề cho thế hệ trẻ. Sở VHTTDL Hà Nội còn thường xuyên tổ chức các liên hoan, hội thảo nghệ thuật truyền thống để các nghệ nhân, nghệ sĩ và khán giả có dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, đồng thời tìm ra những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống. Trong đó, các liên hoan Chầu văn, Ca trù được đánh giá cao, quy tụ nhiều câu lạc bộ tham gia. Đức Kiên Hà Nội hỗ trợ nghệ thuật truyền thống phát triển Ban Tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 đã công bố Logo chính thức của sự kiện này. Theo đó, Logo chính thức và ý tưởng của Logo Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 do Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ Biểu tượng Việt thiết kế, gồm có: Hoa Sen - Quốc hoa của Việt Nam, thể hiện yếu tố quốc gia, tính văn hóa nhân văn của một dân tộc; khóa Sol - ký hiệu đặt ở đầu khuôn nhạc và Đờn kìm là nhạc cụ quan trọng trong dàn nhạc Đờn ca tài tử và cũng chính nhạc cụ này nhạc sỹ Cao Văn Lầu đã sáng tác bản “Dạ cổ hoài lang”. Tổng thể Logo Festival là hình ảnh cách điệu của hoa Sen, mang bản sắc văn hóa của một quốc gia, kết hợp khóa Sol một biểu tượng của âm nhạc và Đờn kìm cách điệu một trong những biểu tượng của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và cũng là biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu. Hoa Sen nở rộ thể hiện sự trường tồn và phát triển của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ. Huệ oanH Trưng bày hiện vật, tư liệu về cuộc Khởi nghĩa Yên Thế Công bố Logo Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014