SlideShare a Scribd company logo
1 of 51
MỤC LỤC
1
Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ (VATC)
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Việt
Mỹ (VATC)
1.1.1. Giới thiệu tổng quan
• Tên đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ
• Tên viết tắt: VATC
• Tên tiếng anh: AMERICAN VIET NAM AUDITING CO., LTD
• Mã số thuế: 03092999811
• Vốn điều lệ: 2.000.000.000
• Người đại diện pháp luật: Ông Hoàng Bách Việt - Giám đốc
• Trụ sở chính: 16 Cửu Long, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
• Số điện thoại: (84-8) 7300 8668- 6275 0708
• Fax: (84-8) 6296 8396
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Là một Công ty Kiểm toán chuyên nghiệp được thành lập và cập phép hoạt
động trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính và tư vấn thuế từ tháng 8
năm 2009 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0309299811, Công
ty có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, và có 3 chi nhánh tại Thành
phố Hà Nội, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị và chi nhánh tại quận
Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
Trải qua quá trình 5 năm hoạt động, từ khi thành lập non trẻ và bao khó
khăn, đến nay Công ty Kiểm toán Việt Mỹ đã dần dần chiếm lĩnh thị phần
và dần khẳng định chất lượng thương hiệu Việt Mỹ ( VATC ) với trên 500
khách hàng trong mọi thành phần kinh tế, Tập đoàn kinh tế nhà nước, tập
2
đoàn nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, Ban quản lý các dự án đầu
tư, công ty TNHH, tất cả trên mọi miền đất nước Việt Nam. Chính nhờ uy
tín và chất lượng phục vụ, cùng sự nhiệt thành của Ban Giám đốc và hơn 50
nhân viên chuyên nghiệp của Công ty kiểm toán Việt Mỹ, cùng hơn 20
nhân sự cố vấn chuyên môn cao cấp của các cơ quan nhà nước Việt Nam,
các cộng sự hợp tác nhiệt thành, đã giúp cho Công ty kiểm toán Việt Mỹ
gây dựng được nền móng vững chắc trong ngành kiểm toán và tư vấn kế
toán tại Việt Nam.
1.2. Các dịch vụ cung cấp của Công ty Việt Mỹ (VATC)
1.2.1. Dịch vụ Kiểm toán
• Kiểm toán báo cáo tài chính
• Kiểm toán hoạt động
• Kiểm toán tuân thủ pháp luật
• Kiểm toán nội bộ, rà soát hoạt động kinh doanh
• Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
• Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án
1.2.2. Dịch vụ Kế toán
• Tư vấn áp dụng mô hình, chính sách kế toán.
• Xây dựng, tổ chức bộ máy kế toán cho doanh nghiệp
• Dịch vụ kế toán
1.2.3. Dịch vụ Tư vấn
• Tư vấn xin dự án thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
BBC, nhà thầu nước ngoài...
3
• Tư vấn lập và thẩm định dự án đầu tư phục vụ có mục đích như: vay
vốn, liên doanh, liên kết, đầu tư mới, đầu tư mở rộng...
• Tư vấn về cổ phần hóa doanh nghiệp
• Tư vấn về tái cấu trúc, sát nhập, hợp nhất, mua bán doanh nghiệp.
1.2.4. Dịch vụ về thuế
• Dịch vụ khai báo thuế tháng, quý, năm.
• Dịch vụ kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế
• Dịch vụ tư vấn quyết toán thuế với cơ quan quản lý thuế
• Tư vấn thuế chính sách và lập phương án có lợi nhất về thuế.
1.3. Đặc điểm hoạt động
1.3.1. Nguyên tắc hoạt động
Duy trì tiêu chuẩn chất lượng, chuyên môn và kỹ thuật quốc tế cao nhất,
bên cạnh đó là cố vấn những vấn đề thực tiễn giúp khách hàng tăng cường
hiệu quả kinh doanh.
1.3.2. Mục tiêu hoạt động
Với việc giữ vững cho sự phát triển của công ty, luôn hướng tới mục tiêu
phấn đấu là hỗ trợ khách hàng của mình hoàn thành những kế hoạch đã đề
ra, tạo ra lợi nhuận công việc cho xã hôi, đồng thời đảm bảo tính ổn định
trong phát triển bền vững, hiện đại và tạo lợi ích phúc lợi cao cho xã hội.
1.3.3. Chức năng hoạt động
Chức năng của công ty là làm kiểm toán, làm dịch vụ tư vấn về tài chính,
thuế và kế toán.
1.3.4. Phương hướng phát triển
4
Công ty luôn hướng tới một mục tiêu lâu dài và trở thành mục tiêu tiên
quyết của công ty đó là:
• Trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp
hàng đầu Việt Nam thông qua uy tính, chuyên môn và vị thế thị
trường.
• Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ, phục vụ khách hàng
tận tụy với mức phí hợp lý.
Ngoài ra, công ty thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn hạn bồi dưỡng
cho nhân viên về nghệp vụ và chế độ kế toán mới ví dụ như thông tư 200
mới ban hành) nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.
1.4. Bộ máy tổ chức
1.4.1. Sơ đồ tổ chức
5
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
Chức năng phòng tổ chức đào tạo kế toán trưởng và kế toán ngắn hạn: tổ
chức đào tạo, bồ dưỡng, tập huấn các khóa ngắn hạn về nghiệp vụ tài chính-
kế toán như các lớp sơ cấp kế toán- khai báo thuế, sơ cấp kế toán- tin học,
kế toán trưởng, lớp chuẩn mực kế toán, kiểm toán,... và những lớp ngắn hạn
khác.
6
GIÁM ĐỐC BAN GĐ QUẢN LÝBAN CỐ VẤN
CỐ VẤN CAO CẤP
- Giáo sư, tiến sĩ Vũ Văn Hóa
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đăng Văn Thanh
( Nguyên phó trưởng ban ngân sách quốc hội-
Phó tổng Giám đốc kho bạc NN- Chủ tịch hội
kế toán và kiểm toán VN)
Mr ĐÀO
PHÚC -
PHÓ
TỔNG
GIÁM
ĐỐC
ĐƯƠNG
SẮT-
KHU
VỰC 3
BÀ
ĐÀO
HẠNH
- LUẬT
SƯ
ĐOÀN
LUẬT
SƯ TP
HCM
Giáo sư,
tiến sỹ, Vũ
Văn Hóa,
cố vấn cao
cấp của
chính phủ
VN, Phó
HT thường
trực ĐH
Công Nghệ
Hà Nội
Mr HOÀNG
BÁCH VIỆT
-
GIÁM ĐỐC,
KIỂM TOÁN
VIÊN, MBA
Mr
NGUYỄN
VĂN NAM
CHỦ TỊCH
HĐTV,
KIỂM
TOÁN
VIÊN,
GIÁM ĐỐC
XDCB
MR
NGỌC
-
TRƯỞNG
PHÒNG
XDCB
Mr
TUẤN
-
KIỂM
TOÁN
VIÊN
TRƯỞNG
PHÒNG
TƯ VẤN
KẾ TOÁN
TRỤ SỞ CHÍNH
16 CỬU LONG,
P2,TÂN BÌNH. TP HCM
VĂN
PHÒNG HÀ
NỘI
NGÕ VĂN
HƯƠNG,
HÀNG BỘT,
ĐỐNG ĐA,
TP HÀ NỘI
VĂN
PHÒNG TẠI
01 LÊ THỊ
HIẾU, TP
ĐÔNG HÀ,
QUẢNG TRỊ
VĂN
PHÒNG TẠI
Ngũ Hành
Sơn, TP Đà
Nẵng
PHÒNG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
PHÒNG KIỂM
TOÁN QUYẾT
TOÁN XÂY
DỰNG CƠ BẢN
PHÒNG TƯ
VẤN KẾ TOÁN
VÀ TƯ VẤN
THUẾ
PHÒNG TỔ CHỨC
ĐÀO TẠO KẾ
TOÁN TRƯỞNG VÀ
KẾ TOÁN NGẮN
HẠN
MR
TOM
HADURT-
QUỐC
TỊCH
NAUY
-
PG ĐỐC
KINH
DOANH
CHI
NHÁNH TẠI
QUẬN TÂN
PHÚ, TPHCM
ÔNG TRẦN
NHỮ UY –
KIỂM TOÁN
VIÊN
Chức năng phòng tư vấn về kế toán và thuế: Cung cấp dịch vụ tư vấn về
thuế, các mô hình chính sách, bộ máy kế toán, dịch vụ kế toán cho khách
hàng. Tư vấn về việc thành lập doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư và tái
cấu trúc doanh nghiệp.
Chức năng phòng kiểm toán BCTC và kiểm toán quyết toán xây dựng cơ
bản: Cung cấp các dịch vụ kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng.
1.4.3. Đánh giá mối liên hệ giữa các phòng ban
Cơ cấu tổ chức của công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên
hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có trách nhiệm và quyền
hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo thực hiện những
chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của công ty.
Các bộ phận được phân chia rõ ràng cụ thể, ở mỗi bộ phận đều có người
phụ trách và chịu trách nhiệm về chuyên môn của mình. Công việc của mỗi
người trong từng bộ phận đều rõ ràng và cụ thể. Các bộ phận tuy được tổ
chức độc lập nhưng lại hỗ trợ nhau về công việc.
Bộ máy tổ chức trên còn cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa các nhân
viên trong công ty, mỗi cá nhân đều nhận thức được mối quan hệ giữa công
việc của các nhân viên trong công ty. Vì thế, mỗi người phải có trách nhiệm
không chỉ với công việc của riêng mình mà còn cho cả tập thể.
Chương 2: Giới thiệu Bộ phận Kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán
Việt Mỹ (VATC)
7
2.1. Giới thiệu chung về Bộ phận kiểm toán
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của bộ phận kiểm toán gắn liền với quá
trình hình thành và phát triển của công ty.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Phòng kiểm toán là phòng ban có nhiều nhân sự nhất trong công ty, thực
hiện chức năng kinh doanh chính và tạo ra nguồn lợi nhuận chính. Phòng
kiểm toán chịu sự giám sát của Giám đốc thông qua trưởng phòng kiểm
toán.
Phòng kiểm toán vừa có chức năng nội bộ, vừa có chức năng nhiệm vụ đối
với những doanh nghiệp khách hàng khác. Cuối kỳ kế toán, phòng có
nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc về tình hình doanh số, từ đó đề ra
được mục tiêu thực hiện trong năm, cũng như chi phí bỏ ra để cung cấp
dịch vụ. Việc lên kế hoạch doanh thu giúp cho phòng xác định được mục
tiêu cần hướng tới. Đôn đốc và tạo cho mọi nhân sự của phòng làm việc
hiệu quả, tiến độ nhanh hơn.
Phòng có nhiệm vụ đề ra kế hoạch kiểm toán tại mỗi kỳ kiểm toán, kế
hoạch lên chi tiết cho từng khách hàng, từng khoản mục cụ thể tại mỗi đầu
kỳ. Kế hoạch còn là sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng KTV, từng trợ
lý kiểm toán, giúp mọi người biết rõ công việc cần làm, tránh làm ảnh
hưởng tới nhiệm vụ của nhau. Kế hoạch kiểm toán được trình lên Giám đốc
ký, và Giám đốc là người ra quyết định cuối cùng nếu thấy hợp lý hoặc có
gì sai sót cần bổ sung.
Phòng kiểm toán có nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ kiểm toán tốt nhất
tới khách hàng. Trong những cuộc kiểm toán, với sự phối hợp trong công
việc của mỗi KTV và trợ lý, các nhóm sẽ tổ chức kiểm toán, xác nhận tính
đúng đắn, trung thực và hợp lý của các tài liệu kế toán và báo cáo của
doanh nghiệp. Yêu cầu doanh nghiệp giải trình những điều chưa phù hợp về
số liệu và nội dung trong những nghiệp vụ phát sinh và con số được thể
hiện lên BCTC.
Cuối mỗi đợt kiểm toán, phòng kiểm toán có nhiệm vụ lập ra những BCKT,
những giấy tờ làm việc để chứng minh có quá trình làm việc của mình.
8
Những BCKT được đóng thành quyển và gửi cho khách hàng, những cơ
quan chức năng cần thiết.
2.1.3. Định hướng phát triển
2.2. Cơ cấu tổ chức Bộ phận kiểm toán
2.2.1. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức của bộ phận kiểm toán công ty TNHH Kiểm
Toán Việt Mỹ
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên
Nguyễn Anh Tuấn: là người kiểm tra các file làm việc và báo cáo cuối cùng
sau khi KTV trình lên. Sau đó, đưa lên cho Giám đốc ký.
Hoàng Bách Việt : là người trực tiếp quản lý một nhóm khách hàng, gọi
điện đặt lịch kiểm toán, quản lý lịch và kiểm tra file hồ sơ sau kiểm toán sau
khi trợ lý kiểm toán trình lên.
Trần Thị Huế, Trần Hiên Phú, Dương Thảo Quỳnh: có nhiệm vụ trực tiếp
dẫn nhân viên xuống khách hàng làm việc theo chỉ định của KTV. Sau đó,
tập hợp vấn đề trao đổi với KTV những vấn đế lớn, nếu có những vấn đề
lớn không giải quyết được thì KTV phải trực tiếp cùng nhóm kiểm toán làm
việc với khách hàng. Đồng thời, trợ lý kiểm toán có nhiệm vụ phân công
đôn đốc nhân viên hoàn thành giấy tờ làm việc theo mẫu công ty.
9
Kiểm toán trưởng
KTV
Trợ lý kiểm toán
Nhân viên
Trợ lý kiểm toán Trợ lý kiểm toán
Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Thị Hằng, Hoàng Mai Loan, Trần Thanh Đào:
làm theo sự phân công của trợ lý kiểm toán, hoàn thành giấy tờ làm việc, in
ấn và tham chiếu.
2.3. Khách hàng của Bộ phận kiểm toán
Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ đã cung cấp các dịch vụ chuyên ngành
cho rất nhiều khách hàng, với khoảng 300 khách hàng thuộc các thành phần
kinh tế như: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty TNHH, doanh
nghiệp tư nhân, ngoài ra còn nhiều công trình xây dựng cơ bản dở dang
hoàn thành. Trong đó, có khoản 100 khách hàng kiểm toán thường xuyên.
Nhờ một số khách hàng phong phú đa dạng, công ty đã có được nhiều kinh
nghiệm trong nhiều ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm cả ngành tài chính
ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất,.. Ngoài ra, các khách hàng thường xuyên
của công ty còn giới thiệu nhiều khách hàng mới cho công ty.
2.4. Mối quan hệ giữa phòng kiểm toán với các phòng ban khác
Nhìn chung qua, có thể thấy phòng kiểm toán và các phòng ban khác rất
riêng biệt mỗi phòng có chức năng và giữ nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên,
cũng có thể hỗ trợ nhau khi cần thiết như trong quan hệ ngoại giao, trao đổi
kiến thức trong ngành, và giúp chỉnh sửa các sai sót,... Đặc biệt là còn hỗ
trợ nhau để đạt được mục tiêu chung của công ty.
Chương 3: Thực trạng về Quy trình kiểm toán khoản mục “Hàng Tồn
Kho” tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ (VATC)
3.1. Quy trình kiểm toán chung tại Công ty Việt Mỹ (VATC)
3.1.1. Chuẩn bị kiểm toán
10
3.1.1.1. Tiếp nhận khách hàng
Khi được mời kiểm toán, để tránh rủi ro, công ty sẽ phân công cho những
KTV nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu về khách hàng, đánh giá khả năng
đảm nhận công việc cũng như dự kiến về thời gian và phí kiểm toán để
quyết định xem có nên ký hợp đồng hay không.
 Đối với khách hàng mới: Trước hết, KTV cần tìm hiểu lý do mời
kiểm toán của khách hàng tiềm năng, thu thập thông tin về các khía
cạnh như lĩnh vực vực kinh doanh, tình trạng tài chính... Với các
thông tin thu thập được, KTV nghiên cứu phân tích sơ bộ về thực
trạng tài chính của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng
yếu và đánh giá rủi ro trong hoạt đọng kinh doanh của họ để quyết
định xem có nhận lời kiểm toán hay không?
 Đối với khách hàng cũ: Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán,
KTV sẽ cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về các khách hàng hiện
hữu để đưa ra quyết định có nên tiếp tục kiểm toán cho khách hàng
hay không.
3.1.1.2. Phân công KTV
Công ty sẽ phân công KTV đủ năng lực, phù hợp với công việc kiểm toán
dựa trên những hiểu biết của họ về những nét đặc thù trong lĩnh vực kinh
doanh của khách hàng.
3.1.1.3. Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng
Khi nhận thấy có thể nhận lời kiểm toán, KTV sẽ trao đổi và thỏa thuận sơ
bộ với khách hàng về một số vấn đề như: mục đích và phạm vi kiểm toán,
các dịch vụ đi kèm, phí kiểm toán...
3.1.1.4. Lập hợp đồng kiểm toán
Công ty tiến hành lập hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Hợp đồng cần
nêu rõ loại báo cáo kiểm toán được phát hành sẽ tùy theo mức độ trung
thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
cũng như cần khẳng định với đơn vị là KTV không có trách nhiệm phát
hiện mọi gian lận và sai sót.
3.1.1.5. Tìm hiểu và đánh giá sơ lược về Hệ thống kiểm soát nội bộ
 Tìm hiểu về hệ thống kế toán và chính sách, sơ đồ hạch toán, các
loại tài khoản sử dụng, các loại sổ sách, các loại báo cáo tài chính.
11
 Tìm hiểu quy trình hoạt động của công ty, các chu trình kiểm soát
của từng phần vận hành tại đơn vị.
 Đánh giá rủi ro và đưa ra mức kiểm toán phù hợp với từng khoản
mục
3.1.1.6. Lập kế hoạch kiểm toán
 Xác lập mức trọng yếu và những sai sót có thể bỏ qua.
 Đưa ra danh sách các tài liệu cần chuẩn bị và yêu cầu khách hàng
gửi dữ liệu.
 Chuẩn bị hồ sơ kiểm toán
3.1.2. Thực hiện kiểm toán
KTV và các trợ lý kiểm toán tiến hành thực hiện kiểm toán tại công ty
khách hàng đúng như thời hạn trên thư hẹn. Quá trình kiểm toán sẽ được
thực hiện theo chương trình mẫu do công ty xây dựng dựa trên chương trình
kiểm toán mẫu của VACPA. Thường thì các công ty kiểm toán đều thực
hiện các bước sau:
 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ.
 Đánh giá các rủi ro kiểm soát và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
bằng cách lấy mẫu kiểm tra.
 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản thông qua việc chọn mẫu để kiểm
tra.
 Kết luận và đề nghị điều chỉnh nếu có.
 KTV tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan,
đánh giá tham chiếu và lưu vào hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho việc
đưa ra ý kiến sau này.
 Tùy theo tình hình cụ thể mà KTV sẽ đưa ra các thủ tục kiểm toán có
liên quan, quyết định cỡ mẫu sao cho phù hợp.
KTV tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan, đánh gái
tham chiếu và lưu vào hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến sau
này.
3.1.3. Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo kiểm toán
12
3.2. Quy trình kiểm toán khoản mục “Hàng Tồn Kho” tại Công ty Việt
Mỹ (VATC)
HTK được trình bày ở khoản mục tài sản ngắn hạn trên BCTC, thường
chiếm một giá trị rất lớn, sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Do đó,
khi kiểm toán khoản mục HTK, KTV cần đảm bảo rằng số dư HTK được
trình bày trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc niên độ là hợp lý và
phát hiện được những sai sót trong hạch toán hay những sai sót trong hạch
toán HTK không đúng nguyên tắc.
Tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ
Mục đích kiểm toán HTK bao gồm:
 Xác định mức tồn kho hợp lý để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất
(nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ ) hoặc cung cấp đủ cho thị
trường ( thành phẩm, hàng hóa), vừa hạn chế tối đa sự lãng phí do dự
trữ quá mức.
 Nâng cao tốc độ lưu chuyển HTK nhằm giảm thiểu khả năng HTK bị
hư hỏng hay lỗi thời, đồng thời tiết kiệm được vốn đầu tư vào HTK.
 Đảm bảo chất lượng HTK trong suốt quá trình tồn trữ.
 Đảm bảo rằng đơn vị luôn được tiếp cận với những nguồn hàng tốt
nhất với giá cả hợp lý nhất.
 Đảm bảo HTK được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích. Mục tiêu
này cũng bao gồm mục tiêu bảo vệ vật chất đối với HTK, tức là đảm
bảo HTK không bị thất thoát, bị sử dụng cho mục đích cá nhân hay
mất cắp; đồng thời, hạn chế tối đa các hao mòn hữu hình và vô hình
đối với HTK.
Kiểm soát chặt chẽ quá trình tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan đến
HTK, cũng như quá trình vận động của HTK về mặt số lượng lẫn mặt giá
trị.
3.2.1. Chuẩn bị kiểm toán
3.2.2. Thực hiện kiểm toán
3.2.2.1. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục “Hàng Tồn Kho”
13
Khi kiểm toán khoản mục HTK, việc tìm hiểu kiểm soát nội bộ đối với
HTK và gía vốn hàng bán là quy trình không thể bỏ qua. Tại công ty TNHH
Kiểm toán Việt Mỹ, các KTV khi kiểm toán HTK được yêu cầu cần phải
hiểu biết đầy đủ về tất cả các thủ tục kiểm soát của đơn vị đã thiết lập để
kiểm soát của đơn vị đã thiết lập để kiểm soát các qua trình mua hàng, bảo
quản hàng trong kho và xuất hàng của đơn vị.
Bên cạnh đó, KTV cần có sự hiểu biết về hệ thống kế toán chi phí cũng như
hệ thống sổ kế toán chi tiết đối với HTK mà đơn vị đang áp dụng.
Các công cụ hỗ trợ KTV trong vấn đề này bao gồm: Bảng tường thuật, lưu
đồ hay bảng câu hỏi.
Ngoài ra, cần có bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với những đơn vị có
hệ thống kiểm soát nội bộ phức tạp để đảm bảo không bỏ sót các vấn đề
quan trọng.
3.2.2.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với khoản mục “Hàng Tồn
Kho”
Dựa trên những hiểu biết ban đầu về kiểm soát nội bộ, Công ty TNHH
Kiểm toán Việt Mỹ yêu cầu KTV cần đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát:
 Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ thấp, KTV cần thiết kế
và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để cung cấp bằng chứng
chứng minh cho kết luận của mình về rủi ro kiểm soát.
 Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ tối đa hoặc KTV cho
rằng phạm vi của các thử nghiệm cơ bản không thể giảm được trong
thực tế, KTV sẽ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà
chuyển qua thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
3.2.2.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ, các KTV sẽ sử dụng phần mềm
trên máy tính để tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên. Sau khi hệ thống kế toán
lọc ra mẫu, KTV sẽ dựa vào mẫu để tiến hành thủ tục kiểm toán.
Kiểm tra mẫu nghiệp vụ mua hàng
Các yêu cầu cần đạt được:
 Kiểm tra phiếu đề nghị mua hàng có được lập và phê duyệt không.
14
 Kiểm tra đơn đặt hàng để đảm bảo được đánh số thứ tự liên tục, số
lượng, quy cách, hàng đặt phù hợp với phiếu đề nghị mua hàng đã
được phê duyệt.
 Kiểm tra hợp đồng mua bán, hóa đơn của nhà cung cấp, phiếu nhập/
báo cáo nhận hàng và chứng tự thanh toán đối với từng đơn đặt hàng
trong mẫu đã chọn.
 Lần theo các bút toán ghi nhận các nghiệp vụ mua hàng, trả lại và
thanh toán số nợ phải trả trên sổ kế toán chi tiết.
 Đối chiếu số tổng cộng của sổ sách kế toán chi tiết với sổ cái.
Kiểm tra hệ thống kế toán chi phí
Mục tiêu được đặt ra với các KTV ở khâu này là xác minh về sự hợp lý của
việc tập hợp và phân bổ chi phi nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất
chung cho một sản phẩm, một công việc hay một quy trình sản xuất nào đó.
Các công việc mà KTV có thể làm bao gồm:
 Kiểm tra số lượng và nguyên giá của nguyên vật liệu trực tiếp.
 Kiểm tra số giờ lao động trực tiếp đã sử dụng trong kỳ và đơn giá
tiền lương.
 Kiểm tra việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản
phẩm, công việc hay quy trình sản xuất.
 Xác minh phương pháp phân bổ HTK mà đơn vị đang áp dụng xem
có nhất quán với các niên độ trước đó hay không.
 Xem xét việc phân bổ chi phí sản xuất chung cố định và giá vốn
hàng bán và giá trị HTK cuối kỳ có phù hợp với các chuẩn mực và
chế độ kế toán hay không.
 Kiểm tra hệ thống kế toán chi phí.
Kiểm tra hệ thống sổ kế toán chi tiết
Đây là bộ phận cơ bản của hệ thống kê khai thường xuyên. Việc kiểm tra hệ
thống sổ kế toán chi tiết giúp KTV đảm bảo sự ghi chép chính xác và đầy
đủ của hệ thống đối với nghiệp vụ mua hàng dựa trên hai nguyên tắc:
 Kiểm tra từ sổ kế toán chi tiết đến các chứng từ gốc để đảm bảo
nghiệp vụ mua hàng thực phát sinh và được ghi chép chính xác.
15
 Kiểm tra chứng từ gốc đến sổ kế toán chi tiết để đảm bảo tất cả các
nghiệp vụ phát sinh đều được ghi nhận đầy đủ.
3.2.2.4. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Để đạt được mục tiêu hiện hữu, đầy đủ, phát sinh, đánh giá và ghi chép
chính xác. Các thử nghiệm cơ bản mà công ty Việt Mỹ yêu cầu KTV bao
gồm:
Đối với thủ tục phân tích, cần thực hiện các thủ tục sau:
 So sánh số dư HTK so với năm trước.
 So sành số vòng quay HTK năm hiện hành với năm trước.
 So sánh số ngày lưu kho bình quân năm hiện hành so với năm trước.
 So sánh tỷ lệ lãi gộp năm hiện hành so với năm trước.
 So sánh nghiệp vụ mua hàng năm hiện hành so với năm trước.
 Phân tích sự biến động của giá trị hàng mua trong năm.
 So sánh tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp và chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí sản xuất của năm
hiện hành so với năm trước.
 So sánh giá thành năm hiện hành với năm trước, giá thành đơn vị kế
hoạch với giá thành đơn vị thực tế.
 So sánh khối lượng mua hàng năm hiện hành với năm trước.
 So sánh chi phí thực tế với chi phí tiêu chuẩn.
Đối với thử nghiệm chi tiết:
 Kiểm tra số dư đầu kỳ của HTK
 Chứng kiến kiểm kê HTK
 Gửi thư xác nhận hoặc chứng kiến kiểm kê HTK được gửi ở đơn vị
khác.
 Kiểm tra việc tính giá xuất kho và tính giá thành sản phẩm
 Kiểm tra việc chia cắt niên độ
16
 Kiểm tra chứng từ mua hàng sau ngày kết thúc niên độ
 Xem xét việc trình bày và công bố
3.2.3. Hoàn thành kiểm toán
3.3. Ví dụ minh họa: Áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục “HTK”
tại Công ty ABC
3.3.1. Giới thiệu chung về Công ty ABC
• Tên đầy đủ: Công ty TNHH ABC
• Tên tiếng anh: ABC CO., LTD
• Mã số thuế: 360052xxxx
• Vốn điều lệ: 6,000,000,000
• Người đại diện pháp luật: Ông A (Quốc tịch Trung Hoa)
• Trụ sở chính: KCN B, Huyện C, Tỉnh Đồng Nai
• Công ty TNHH ABC là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH ABC là sản xuất, gia công các
sản phẩm trang trí nội thất bằng nguyên liệu sắt, kẽm, đồng, nhựa, poly,
mây tre, gỗ. Gia công xi mạ và gia công đúc các sản phẩm trang trí nội thất
bằng kim loại.
3.3.2. Chuẩn bị kiểm toán
Trước khi ký kết hợp đồng cho năm kế tiếp đối với công ty lâu năm như
công ty TNHH ABC, Ban Giám đốc xem xét kỹ lưỡng các vấn đề liên
quan, trao đổi với Ban Giám đốc khách hàng đối với những vấn đề bất
thường so với các năm trước, thực hiện một số thủ tục kiểm toán. Đối với
khách hàng cũ này thì công việc ban đầu này ít tốn thời gian hơn do công ty
Việt Mỹ đã phần nào hiểu rõ khách hàng từ những đợt kiểm toán trước.
Sau khi tìm hiểu, KTV đã ghi lại một số vấn đề chính của khách hàng vào
mẫu biểu đã được xây dựng và lưu vào hồ sơ kiểm toán như tên công ty,
loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... Đồng thời, VATC đã xây
17
dựng lên một bảng câu hỏi, KTV chỉ cần trả lời vào bảng câu hỏi. Dựa vào
kết quả trả lời trên bảng câu hỏi, KTV đánh giá rủi ro đối với hợp đồng này
từ đó quyết định chấp nhận duy trì khách hàng hay không. Dưới đây là
minh họa bảng câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán đối với
khách hàng cũ là công ty TNHH ABC, được trích từ mẫu <A120>.
Qua tất cả các thông tin thu thập về công ty ABC như trên KTV kết luận
rằng: mức độ rủi ro của hợp đồng này là thấp và quyết định chấp nhận
khách hàng và sẽ tiến hành kiểm toán BCTC năm 2014 của công ty TNHH
ABC. Sau khi chấp nhận khách hàng và lập hợp đồng kiểm toán, KTV sẽ
thực hiện các công việc sau để lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. Ngoài ra ở
bước này, còn thực hiện một số bước thông qua các mẫu <A260>, <A270>,
<A280>, <B120>.
3.3.2.1. Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động
Mục đích của công việc tìm hiểu này là nhằm thu thập hiểu biết về các sự
kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng qua đó giúp xác định
rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Để thực hiện tìm hiểu
về khách hàng KTV thường yêu cầu khách hàng cung cấp những tài liệu
liên quan hoặc phỏng vấn trực tiếp với cấp quản lý để có được những thông
tin đáng tin cậy và nhanh chóng nhất. Thực hiện hiểu biết về môi trường
hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khách hàng, KTV thường
thu thập thông tin qua các kênh thông tin khác như: các bài báo viết, báo
điện tử, các thông tin chính thức từ nhà nước,...
Qua các bước KTV đã tìm hiểu được các thông tin về công ty TNHH ABC
thông qua các hồ sơ còn lưu lại năm trước vì do là khách hàng cũ. Ngoài ra,
việc tìm hiểu về môi trường hoạt động của công ty như sau:
- Môi trường kinh doanh chung: Năm 2014, thực trạng chung nền kinh
tế có chuyển biến khá tính cực cụ thể là mức tăng trưởng năm 2014
cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012, mức tăng 5,42% năm 2013.
18
Tuy nhiên, ngành sản xuất, gia công sản phẩm trang trí nội thất vẫn
tăng trưởng bình thường, giá các mặt hàng đó vẫn ổn định.
- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: sản phẩm của doanh
nghiệp chủ yếu là các mặt hàng phục vụ cho trang trí nội thất như gia
công xi mạ, móc treo, tay nắm, bản lề, rèm cửa,...thị trường chính
của công ty là xuất khẩu nước ngoài, chiếm hơn 90%, lãi suất vay
ngân hàng giảm, tỷ giá hối đoái tăng nhẹ.
- Về tình hình nguyên vật liệu của công ty: nguyên liệu chính là sắt,
kẽm, đồng, nhựa, nhôm, gỗ. Nguồn nguyên liệu này được cung cấp
một phần là do nhập khẩu, còn lại là mua trong nước. Trong năm
2014 giá cả đầu vào của công ty tương đối ổn vì có những nguyên
liệu trong năm giảm như đồng, nhựa, nhôm, bên cạnh đó thì kẽm và
sắt cũng tăng nhẹ. Công ty hoạt động kinh doanh mang tính chất liên
tục không theo thời vụ.
- Về môi trường pháp lý : qua thu thập giấy phép thành lập và điều lệ
công ty. Các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra của năm hiện hành
và năm trước. KTV có nhận thức rõ về quá trình hình thành, mục
tiêu hoạt động và các lĩnh vực hợp pháp, thấy được thực trạng hoạt
động kinh doanh của công ty TNHH ABC. Tóm lại, công ty đang
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên
quan.
Qua những thông tin tìm hiểu trên, KTV bước đầu xác định những điểm bất
thường của khách hàng, xác định sơ bộ rủi ro liên quan đến toàn báo cáo và
từng khoản mục cụ thể. Tất cả các thông tin này được thể hiện qua mẫu
<A310> lưu trong hồ sơ tổng hợp. Còn những tài liệu, giấy tờ mà KTV thu
thập được trong quá trình tìm hiểu (như giấy phép kinh doanh, biên bản họp
đại hội, điều lệ hoạt động,...) thì được lưu trong hồ sơ thường trực để làm
căn cứ cho những đợt kiểm toán sau.
19
Kết quả thực tế không có gì đáng lưu ý về tìm hiểu khách hàng và môi
trường hoạt động tại công ty: rủi ro tiềm tàng được đánh giá thấp.
3.3.2.2. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh liên quan
đến khoản mục “Hàng Tồn Kho”
Sau khi có được những hiểu biết về khách hàng, về môi trường hoạt động,
KTV tiến hành tìm hiểu cụ thể từng chu trình kinh doanh quan trọng của
khách hàng trong đó có chu trình HTK. Mục tiêu của KTV khi thực hiện
bước công việc này là: xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên
quan tới chu trình hàng tồn kho, đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối
với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình này. Từ kết quả thăm dò KTV
quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB chu trình này
hay không? Đồng thời KTV cũng sẽ dự kiến các thử nghiệm cơ bản cần
phải thực hiện để mang lại hiệu quả.
Qua việc tìm hiểu các thông tin mà KTV thu thập được về chu trình HTK
của công ty TNHH ABC như sau:
- Nguyên vật liệu dùng để sản xuất là sắt, kẽm, đồng, nhựa, nhôm, gỗ,
ngoài ra, còn có nguyên liệu phụ như hóa chất,...
- HTK của khách hàng được phân loại rõ ràng theo vật tư (nguyên liệu
chính, phụ, công cụ dụng cụ), thành phẩm.
- Lao động sử dụng chủ yếu là lao động phổ thông có tay nghề thấp,
số lượng lao động kỹ thuật cũng chiếm khá nhiều.
- Thủ tục kiểm soát chất lượng chặt chẽ.
Tiếp theo KTV tìm hiểu các thông tin về chính sách kế toán áp dụng HTK
của khách hàng:
- HTK được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần
có thể thực hiện được.
- HTK được tính theo giá gốc
20
- HTK tính theo phương pháp bình quân gia quyền và hạch toán theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tình hình trích lập và hoàn lập HTK: Cuối kỳ kế toán năm, khi giá
trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá trị gốc thì phải
lập dự phòng giảm giá HTK.
Cuối cùng, KTV tìm hiểu quy trình hoạt động của chu trình HTK như sau:
- Toàn bộ chu trình được thực hiện trên cơ sở đối chiếu chặt chẽ các
chứng từ.
- Giữ thủ kho, kế toán HTK và người mua hàng, các bộ phận này độc
lập với nhau.
- Đơn vị có đối chiếu số liệu giữ thủ kho và kế toán vật tư cũng như
tiến hành kiểm kê định kỳ HTK.
Như vậy, qua tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh KTV
nhận định không phát hiện rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC.
3.3.2.3. Xác định mức trọng yếu và lập kế hoạch chuẩn bị kiểm toán
Sau khi thu thập những thông tin chung về công ty, KTV tiến hành đánh giá
mức trọng yếu đối với BCTC của công ty ABC đã lập. Mức trọng yếu được
xác định dựa trên các chỉ tiêu:
- 0,5% - 1% Doanh thu thuần
- 1% - 2% Tổng tài sản
- 5% - 10% Lợi nhuận trước thuế
KTV lấy chỉ tiêu doanh thu thuần làm cơ sở xác định mức trọng yếu. Theo
đó:
Mức trọng yếu tổng thể = Doanh thu thuần x 1% = 47.903.799.557 x 10%
= 479.037.996 (đồng)
21
Mức trọng yếu thực hiện = 479.037.996 x 75% = 359.278.497 (đồng)
Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua là: 359.278.497 x 4% = 14.371.140 (đồng)
Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục HTK: 359.278.497 x 34,7%
= 124.672.318 (đồng)
Sau khi đã có đầy đủ thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, KTV sẽ lập
kế hoạch kiểm toán. Một số nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm toán tổng
thể được KTV lập bao gồm:
- Hiểu biết về khách hàng, hệ thống kế toán và kế toán KSNB: được
trình bày theo các thông tin đã thu thập được.
- Xác định mức trọng yếu
- Nội dung lịch trình: cuộc kiểm toán BCTC được thực hiện trong 3
ngày.
- Nhân sự: đoàn kiểm toán gồm 4 thành viên (2 KTV chính và 2 trợ lý
kiểm toán) cùng sự hợp tác với kế toán đơn vị.
Và để kiểm toán khoản mục HTK, KTV cần khách hàng cung cấp các tài
liệu sau: sổ chi tiết, sổ cái HTK, bảng N-X-T, phiếu nhập kho, xuất kho, thẻ
kho, biên bảng kiểm kê HTK, biên bảng xác nhận hàng gửi đi bán (nếu có),
hồ sơ nhập kho (tờ khai hải quan, invoice, hợp đồng, B/L,...), hóa đơn bán
hàng và các tài liệu liên quan.
3.3.3. Thực hiện kiểm toán
3.3.3.1. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục “HTK”
Để kiểm soát tốt quá trình vận động của HTK, công ty TNHH ABC đã thiết
lập một hệ thống KSNB tương đối phức tạp. Mục đích kiểm soát nội bộ đối
với HTK của đơn vị bao gồm:
• Xác định mức tồn kho hợp lý để đảm ứng tốt nhu cầu sản xuất
(nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ) hoặc cung cấp đủ cho thị
22
trường (thành phẩm, hàng hóa), vừa hạn chế tối đa sự lãng phí do dự
trữ quá mức.
• Nâng cao tốc độ lưu chuyển HTK nhằm giảm thiểu HTK bị hư hỏng
hay lỗi thời, đồng thời tiết kiệm được vốn đầu tư vào HTK.
• Đảm bảo chất lượng HTK trong suốt quá trình dự trữ.
• Đảm bảo rằng đơn vị luôn được tiếp cận với những nguồn hàng tốt
nhất với giá cả hợp lý.
• Đảm bảo rằng HTK được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích. Mục
tiêu này cũng bao gồm bảo vệ vật chất đối với HTK, tức là đảm bảo
HTK không bị thất thoát, bị sử dụng cho mục đích cá nhân hay mất
cắp; đồng thời hạn chế tối đa các hao mòn hữu hình và vô hình đối
với HTK.
• Kiểm soát chặt chẽ quá trình tập hợp và phân bổ các chi phí liên
quan đến HTK, cũng như quá trình vận động của HTK về mặt số
lượng lẫn mặt giá trị.
Để đạt được sử hiểu biết này, KTV đã sử dụng bảng câu hỏi KSNB để đảm
bảo không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Và bảng câu hỏi này được thể hiện
thông qua mẫu <C100>.
Tổng hợp lại KTV đưa ra nhận xét: là khách hàng thường xuyên, công ty
ABC được đánh giá là có hệ thống KSNB khá tốt. Các KTV nhận định sẽ
thực hiện phần lớn các thủ tục kiểm soát, giảm bớt các thử nghiệm cơ bản
để thu thập các bằng chứng kiểm toán cần thiết. Sau khi kết thúc cuộc khảo
sát KSNB đối với HTK, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối
với khoản mục đó.
3.3.3.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với khoản mục HTK
Ở bước này, KTV tiến hành các thử nghiệm kiểm soát như phỏng vấn nhân
viên công ty về các thủ tục kiểm soát áp dụng, quan sát thực tế áp dụng,
23
kiểm tra tài liệu... để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB gắn liền
với từng cơ sở dữ liệu. Với HTK, để kiểm tra tính trọn vẹn: các nghiệp vụ
sản xuất đã phát sinh đều được ghi sổ, không bị trùng lắp hay bỏ sót thì
công ty thiết kế hoạt động kiểm soát thông qua việc sử dụng phiếu yêu cầu
xin lĩnh vật tư, đơn đặt hàng sản xuất, các bảng tập hợp chi phí và các báo
cáo kiểm định chất lượng có đánh số trước. KTV phải phỏng vấn nhân viên
sản xuất, kiểm tra tính liên tục của các tài liệu và quan sát việc sử dụng các
tài liệu này. Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV lập bảng tóm tắt
kết quả rủi ro kiểm soát thông qua mẫu <C100-1>. Đánh giá của KTV về
rủi ro kiểm soát đối với khoản mục HTK là trung bình.
3.3.3.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
KTV tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu tự nhiên thông qua
máy tính do công ty kiểm toán thuê. Sau khi hệ thống máy tính lọc ra mẫu
KTV dựa vào mẫu tiến hành thủ tục kiểm toán.
Hệ thống KSNB của khách hàng được đánh giá là khá tốt. Tuy vậy, KTV
vẫn tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng
về tính hiện hữu và hữu hiệu của hệ thống KSNB. Đối với nghiệp vụ về
khoản mục HTK, các thử nghiệm kiểm soát tại VATC được thực hiện như
sau:
3.3.3.3.1. Kiểm tra mẫu nghiệp vụ mua hàng
KTV tiến hành chọn mẫu nghiệp vụ mua hàng và bằng chứng về những thủ
tục kiểm soát quan trọng mà đơn vị đã thiết lập đối với chu trình nghiệp vụ
mua hàng.
Kiểm tra phiếu đề nghị mua hàng có được lập và phê duyệt hay không:
Lấy mẫu đã chọn được từ hệ thống máy tính, KTV thu thập phiếu đề nghị
mua hàng do bộ phận sản xuất lập (4 liên), gửi cho bộ phận kinh doanh và
bộ phận kế toán ký duyệt, gửi cho BGĐ phê duyệt, chuyển cho bộ phận
24
mua hàng và thủ kho, 2 liên còn lại được lưu ở phòng kinh doanh và kế
toán.
Máy tính ngẫu nhiên chọn được 286 mẫu, công việc KTV là so sánh, đối
chiếu trên sổ sách kế toán với các phiếu đề nghị mua hàng từ khâu lập đến
khâu lưu trữ. Qua so sánh đối chiếu các mẫu được chọn, KTV kết luận
phiếu đề nghị mua hàng đã được duyệt đầy đủ và lưu trữ giữa các phòng
ban đều khớp.
Kiểm tra đơn đặt hàng để đảm bảo được đánh số thứ tự liên tục, số lượng,
quy cách, hàng đặt phù với phiếu đề nghị mua hàng đã được phê duyệt.
Sau khi, kiểm tra phiếu đề nghị mua hàng khớp với nhau, KTV kiểm tra
mẫu đơn đặt hàng có phù hợp với quy định của công ty không. Đơn đặt
hàng được lập (3 liên) bởi phòng kinh doanh sau khi nhận được phê duyệt
của Ban Giám đốc và bộ phận kế toán và người chịu trách nhiệm về đơn đặt
hàng ở tại bộ phận kinh doanh. Đơn đặt hàng được gửi xuống bộ phận sản
xuất xem có phù hợp với nhu cầu không, ký xác nhận vào một thư nội bộ
gủi lại cho bộ phận kinh doanh xem xét lần thứ hai. Sau đó, đơn đặt hàng
được chuyển sang cho Ban Giám đốc duyệt gửi cho bộ phận kế toán ghi sổ.
Cuối cùng, 2 liên đơn đặt hàng chuyển về bộ phận kinh doanh và thủ kho.
KTV tiến hành so sánh giữa các đơn đặt hàng tương ứng với phiếu đề nghị
mua hàng đã được chọn trước. Thứ nhất, là để theo dõi các đơn đặt hàng có
khớp với phiếu đề nghị mua hàng đã được duyệt không. Thứ hai, theo dõi
ghi chép trên sổ sách của công ty, các đơn đặt hàng được đánh số liên tục
và khớp với phiếu đề nghị mua hàng đã được duyệt không. Cuối cùng, là
chi tiết khối lượng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được mua vào
trên phiếu đề nghị và đơn đặt hàng có khớp với nhau không và có khớp trên
sổ sách kế toán hay không.
Hoàn thành kiểm tra này, KTV có đưa ra kết luận trên hồ sơ làm việc, đối
tượng được kiểm toán đúng theo hệ thống KSNB của đơn vị, phù hợp các
ghi nhận trên sổ sách theo quy định chung.
25
Kiểm tra hợp đồng mua bán, hóa đơn của nhà cung cấp, phiếu nhập/ báo
cáo nhận hàng và chứng từ thanh toán (hoặc biên bản trả lại hàng, biên
bản nhận thanh lý hợp đồng trong trường hợp hàng trả lại nhưng hai bên
không nhận được thỏa thuận về việc giao hàng lại) đối với từng đơn đặt
hàng trong mẫu đã chọn. Công việc này bao gồm việc so sánh số lượng,
quy cách, giá cả với đơn đặt hàng, tính toán lại với giá trị háo đơn, tính
toán lại các khoản chiết khấu được hưởng và kiểm tra phê duyệt thanh
toán.
Chọn ngẫu nhiên từ hệ thống phần mềm máy tính, 378 mẫu hợp đồng mua
bán. KTV tiến hành chọn mẫu hóa đơn của nhà cung cấp phù hợp với mẫu
hợp đồng đã chọn. Phân chia công việc cho các trợ lý kiểm toán tiến hành
soát xét trên hợp đồng các điều khoản về thanh toán và chiết khấu được
hưởng. Kiểm tra lượng hàng được yêu cầu trên hợp đồng với hóa đơn của
nhà cung cấp có khớp không. Số tiền thanh toán trên hóa đơn với hợp đồng
như thế nào. Kết quả kiểm tra thông qua mẫu <D535> cho thấy, lượng hàng
và số tiền thanh toán đều khớp.
Lần theo các bút toán ghi nhận các nghiệp vụ mua hàng, trả lại hàng và
thanh toán số nợ phải trả trên sổ kế toán chi tiết.
KTV thu thập sổ kế toán, phân chia cho 2 trợ lý kiểm toán, soát xét các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Những nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn,
thường được chọn làm mẫu thử nghiệm, vì những nghiệp vụ này có ảnh
hưởng rất lớn đến khoản mục HTK. Trong sổ chi tiết mua hàng, 2 trợ lý
kiểm toán đã chọn ra 396 nghiệp vụ, trong đó có 204 nghiệp vụ được xét
mang tính trọng yếu và còn lại là nghiệp vụ được chọn làm mẫu kiểm tra
xem tính đúng đắn, và phương pháp hạch toán có đảm bảo tính nhất quán,
ghi chép đầy đủ chính xác, kịp thời ngay thời điểm phát sinh.
Lần theo các nghiệp vụ này, KTV chọn ra các chứng từ liên quan nhằm so
sánh với sổ sách. Các nghiệp vụ được kiểm tra tất cả mẫu được chọn đều
khớp với số liệu trên sổ kế toán chi tiết và các chứng từ liên quan.
26
Kết thúc bước này KTV ghi nhận sai sót này và để khi kết thúc kiểm toán,
KTV có thể lập bản báo cáo đề nghị đơn vị sửa chữa.
Đối chiếu số tổng cộng của sổ sách kế toán chi tiết với sổ cái
Ngay sau khi kế toán sửa chữa xong nghiệp vụ trên, KTV tiến hành công
đoạn đối chiếu số liệu trên số chi tiết với sổ cái. Do từng nghiệp vụ phát
sinh từ dưới lên trên, từ trái qua phải. Dò từ số tổng cộng của tài khoản liên
quan đến HTK, đến số tiền của mỗi nghiệp vụ, ngày phát sinh, số lượng,
đơn giá, mã hàng, số hiệu hóa đơn.
Kết thúc bước đối chiếu, KTV nhận xét số tổng cộng và các yêu cầu khác
về nghiệp vụ đều khớp với nhau.
3.3.3.3.2. Kiểm tra hệ thống kế toán chi phí
Mục tiêu của việc kiểm tra hệ thống kế toán chi phí là nhằm xác minh về sự
hợp lý của việc tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí sản xuất chung cho một sản phẩm,
một công việc hay một quy trình sản xuất nào đó. Để đạt được mục tiêu
này, KTV phải:
Kiểm tra số lượng và nguyên giá của nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với số lượng nguyên vật liệu trực tiếp đã phân bổ cho một sản phẩm,
công việc hay quy trình sản xuất, KTV sẽ lấy mẫu đối chiếu với phiếu yêu
cầu nguyên vật liệu, thẻ theo chi tiết cho từng lô hàng... Trong thử nghiệm
này KTV lần theo sổ kế toán tìm ra nguyên liệu, vật liệu, công cụ, cho từng
sản phẩm riêng. Theo thống kê công ty có 358 sản phẩm được đơn vị tính
giá thành trong đó có 24 sản phẩm được gia công (GCX tay gạt bản lề H225
và GCX hàn sắt). Qua chọn mẫu tính giá thành tháng 12 của đơn vị để kiểm
tra sự phù hợp với quy trình đã tìm hiểu, KTV đã ghi nhận lại trên mẫu giấy
tờ làm việc <D537>.
Chọn mẫu đơn giá thông qua hệ thống phần mềm máy tính, KTV thu thập
được 389 mẫu để so sánh với hóa đơn. KTV còn tiến hành chọn mẫu hợp
27
đồng mua bán, các chứng từ liên quan để so sánh xem xét các mẫu có khớp
với nhau không, số lượng, quy cách hàng hóa, thời hạn giao nhận hàng, thời
hạn thanh toán, chiết khấu được hưởng (nếu có). Kết quả của thử nghiệm đã
cho thấy phát hiện Phiếu nhập kho ngày 19/05/2014 do thủ quỹ ghi nhận
khác với Hóa đơn (số hiệu: 0015689 - Công ty TNHH M) về tên mặt hàng
đã được mua CR-902 mà phiếu nhập kho lại là CR-901. KTV ghi nhận phát
hiện, và tìm hiểu nguyên nhân, trong hợp đồng mua bán là tên hàng CR-902
nhưng do nhầm lẫn của bộ phận giao hàng (Công ty TNHH M) nên chuyển
sang kho của đơn vị, vì số lượng không đáng kể nên đơn vị thỏa thuận với
đối tác không cần trả lại hàng và mua thêm số lượng nguyên liệu CR-902
như trên hợp đồng. Dẫn đến vấn đề khi KTV công ty chúng tôi phát hiện ra
sai sót này. Giá trị mua vào của CR-901 là 50kg tương ứng với 5,468,250
đồng. Nhận thấy phát hiện này không trọng yếu, KTV tiến hành thực hiện
kiểm tra hao hụt nguyên vật liệu trong sản xuất.
Kiểm tra các báo cáo dự toán HTK và ước tính của năm, bảng dự toán định
mức chi phí hao hụt trong sản xuất hoặc chi phí phát sinh trên mức bình
thường VAS 02 không cho phép tính vào giá gốc của HTK. Đơn vị có cung
cấp cho KTV một số báo cáo kế hoạch và định mức sản xuất. KTV tính
toán lại số phát sinh trong kỳ và đánh giá trên hồ sơ làm việc. Kết quả tính
toán lại rất phù hợp với thực tế phát sinh.
Một phần quan trọng trong quy trình kiểm tra kế toán chi phí nữa chính là
chi phí cho nhân công lao động trực tiếp. KTV phải theo dõi phương pháp
tập hợp giờ công lao động của đơn vị sử dụng, chọn mẫu kiểm tra vào bản
chấm công hoặc phiếu tính thời gian làm việc theo từng sản phẩm (tùy theo
loại chứng từ mà đơn vị sử dụng).
Đơn giá tiền lương sẽ được chọn mẫu kiểm tra với hợp đồng lao động của
nhân viên, hoặc thỏa ước lao động tập thể, quyết định của Ban Giám đốc về
việc ấn định đơn giá tiền lương.
Công ty TNHH ABC có quy trình kiểm soát nhân viên bộ phận sản xuất
bằng máy chấm công tự động. Hàng ngày, nhân viên theo từng ca sẽ có lịch
28
chấm công vào thời gian nghỉ giữa ca, tránh lãng phí thời gian của công ty.
Lương cơ bản của công nhân sản xuất là 2.893.000 đồng. Doanh nghiệp có
trách nhiệm nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho người lao
động theo quy định của pháp luật. Công nhân sản xuất được phụ cấp ăn trưa
35.000.000 đồng. Đối với nhân viên làm ca tối có phụ cấp ăn giữa ca
40.000.000 đồng. Bộ phận văn phòng, lương được tính theo hệ số chức vụ,
được phụ cấp xăng xe, điện thoại, ăn trưa, có phí đi công tác. Lương cơ bản
của khối văn phòng phụ thuộc vào chức vụ, trình độ.
Ngoài ra, tăng ca sẽ tính theo lũy kế 1 giờ làm thêm sẽ được 30.000.000
đồng/ công nhân, 40.000.000 đồng/ nhân viên văn phòng của công ty sẽ
được tặng đồng phục 2 bô/ năm. Số ngày nghỉ phép theo đúng quy định
hiện hành của luật lao động.
KTV kiểm tra sổ sách liên quan đến lương, bảng chấm công, phiếu tính thời
gian, hợp đồng lao động tất cả đều cho thấy công ty có chính sách nhất
quán về lương, thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Một số loại chi phí nữa góp phần hoàn thiện sản phẩm đó là chi phí sản
xuất chung cho các loại sản phẩm. Các chi phí liên quan (điện, nước,..) đều
được KTV thu thập hóa đơn gốc, hợp đồng, chứng từ thanh toán (thông qua
chọn mẫu) từ nhà cung cấp, KTV xem xét tính hợp lý của tiêu thức phân bổ
chi phí sản xuất chung được đơn vị sử dụng và tiến hành việc phân bổ lại do
đơn vị thực hiện. Việc phân bổ này khá phức tạp vì có rất nhiều chi phí cần
được phân bổ (chi phí phân bổ số giờ máy chạy, theo số giờ lao động trực
tiếp, tiền lương theo lao động trực tiếp,..).
Việc đầu tiên là KTV cần xác minh phương pháp phân bổ của đơn vị đang
áp dụng có nhất quán với các niên độ lúc trước hay không. Chi phí sản xuất
của đơn vị đượcphân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Qua các bút
toán kiểm tra mẫu, KTV xác định công ty TNHH ABC hạch toán và phân
bổ nhất quán với các năm trước. Đồng thời, kế toán ghi nhận phân bổ hợp
lý.
29
3.3.3.3.3. Kiểm tra hệ thống sổ kế toán chi tiết
Hệ thống sổ chi tiết là bộ phận cơ bản của hệ thống kê khai thường xuyên.
KTV kiểm tra hệ thống sổ chi tiết để đảm bảo cho sự ghi chép chính xác và
đầy đủ của hệ thống đối với nghiệp vụ mua hàng dựa trên nguyên tắc:
Kiểm tra từ sổ kế toán chi tiết đến các chứng từ gốc để đảm bảo bảo nghiệp
vụ mua hàng thực phát sinh và được ghi chép chính xác.
Thông qua chọn mẫu ngẫu nhiên, KTV tiến hành so sánh, đối chiếu, phân
tích phương pháp nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được kế toán ghi nhận đầy
đủ, chính xác không. Trong quá trình kiểm tra các mẫu thử, KTV phát hiện
có hàng thiếu mà chưa được xử lý. Không có bút toán điều chỉnh, mặt khác
số lượng thiếu trị giá 1.050.000 đồng, không ảnh hưởng trọng yếu đến
khoản mục. Qua kiểm tra KTV phát hiện nguyên nhân của số hàng bị thiếu
chưa xác định do bộ phận vận chuyển vật liệu đến công ty làm mất, kế toán
chưa xử lý số hàng bị thiếu vẫn treo ở TK 1381. KTV sẽ đưa ra ý kiến sau
khi phát hành báo cáo kiểm toán và đề nghị bút toán điều chỉnh với số hàng
thiếu trên.
Kiểm tra chứng từ gốc đến sổ kế toán chi tiết để đảm bảo tất cả các nghiệp
vụ phát sinh đều được ghi nhận đầy đủ.
Cũng từ mẫu thử đã chọn, tiến hành đối chiếu hóa đơn, chứng từ liên quan
đến nghiệp vụ mua hàng. Kết thúc cuộc thử nghiệm, KTV có thể minh
chứng rằng kế toán đã hoàn thành tốt các khâu ghi chép nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đầy đủ, hợp lý.
3.3.3.4. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản giúp KTV thu thập bằng chứng về
mức độ trung thực, là cơ sở để KTV đưa ra kết luận của mình về BCTC
được kiểm toán.
3.3.3.4.1. Thủ tục phân tích
30
Các thủ tục phân tích đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc kiểm toán. Kết
quả thu được từ các thủ tục này giúp KTV định hướng các bất thường cần
kiểm tra trong quá trình thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên do những hạn chế
của thủ tục phân tích nên tại VATC các KTV thường ít sử dụng thủ tục
phân tích mà tăng cường các thử nghiệm chi tiết.
Tại công ty TNHH ABC, KTV chỉ thực hiện một số thủ tục phân tích như
sau:
So sánh số dư HTK với năm trước
KTV phân nhóm số dư HTK thành các nhóm chính như nguyên vật liệu
chính - phụ, công cụ dụng cụ, bao bì, sản phẩm dở dang,.. và so sánh số dư
chi tiết của từng nhóm so với năm trước. Thủ tục này giúp KTV xem xét xu
hướng biến động bất thường. Đối với công ty TNHH ABC có thuê thêm
kho hàng và tuyển dụng thêm nhiều nhân viên kho. KTV tiến hành đối
chiếu sổ sách của thủ kho với sổ kế toán, KTV đã thu thập được bảng số
liệu theo mẫu <D530> và <D530-1>.
So sánh chỉ tiêu về khả năng luân chuyển HTK
- So sánh số vòng quay năm hiện hành so với năm trước:
Vòng quay năm 2014 = 45.264.394.291 / 28.907.848.543 = 1,5668
Vòng quay năm 2013 = 45.932.981.334 / 29.101.233.711 = 1,5783
- So sánh tỷ lệ lãi gộp năm hiện hành với năm trước:
Tỷ lệ lãi gộp năm 2014 = 2.639.405.266/ 47.903.799.557 = 0,0551
Tỷ lệ lãi gộp năm 2013 = 6.103.622.871/ 52.036.604.205 = 0,1173
Chỉ tiêu HTK chứa giá trị rất lớn của doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp KTV
đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu liên quan đến HTK. Đồng thời, đây
cũng là cơ sở đánh giá tổng quát về môi trường kinh doanh của đơn vị, giúp
KTV có cái nhìn đúng đắn hơn.
31
KTV kết luận rằng: qua kết quả phân tích trên nhận thấy số vòng quay HTK
giảm nhưng không đáng kể là do trong năm nay công ty không bán được
nhiều HTK, việc giảm này đã giảm cùng với sự giảm của doanh thu, tuy
khoản phải thu tăng nhưng không nhiều cho nên việc này là hoàn toàn hợp
lý. Tỷ lệ lãi gộp cũng theo chiều hướng giảm nên xem xét kỹ các yếu tố chi
phí ảnh hưởng. Qua phỏng vấn kế toán thì KTV được biết nguyên nhân là
do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng nhẹ do sự thiếu hụt của các nguyên
vật liệu chính, song cũng có những nguyên liệu chính lại giảm nên điều này
là hợp lý. Đồng thời, dựa vào kết quả xử lý được KTV xác định năm 2014
không phải một năm mang lại nhiều lợi nhuận doanh nghiệp mà có nguy cơ
lỗ.
Phân tích sự biến động của giá trị mua hàng trong năm
Trị giá mua hàng trong năm được KTV nhận xét thông qua việc đọc lướt sổ
cái, sổ chi tiết và hóa đơn từ nhà cung cấp. So sánh với cùng kỳ (tháng 12),
cho thấy đơn đặt hàng của năm 2014 có phần giảm sút, nên giá trị hàng mua
vào thấp so với năm 2013.
Trợ lý 3 và 4 được phân công nhiệm vụ tổng hợp đơn đặt hàng vào tháng 12
năm 2013 và thàng 12 năm 2014 để đối chiếu.
Tổng kết tháng 12 năm 2013 có 22 đơn đặt hàng cho quý 1 năm 2013,
tháng 12 năm 2014 có 12 đơn đặt hàng cho quý 1 năm 2015. Sự giảm sút
tương đối, nhưng doanh nghiệp vẫn giữ chân được một số khách hàng thân
thuộc. Mặc dù đơn đặt hàng của tháng 12 năm 2014 giảm, nhưng trong kỳ
doanh nghiệp vẫn sản xuất theo dây chuyền công nghệ với công suất như
năm 2013, nên chi phí mua nguyên liệu, vật liệu đầu vào trong năm ít biến
động. Việc các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp có quan hệ hợp tác lâu
dài cũng là lợi thế trong thanh toán. Thời gian nợ được lâu hơn, có chiết
khấu ưu đãi.
So sánh nghiệp vụ mua hàng năm hiện hành so với năm trước
32
Đối với HTK, các nghiệp vụ mua hàng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí đầu
vào để tính giá thành sản phẩm. KTV phân loại các nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ để theo dõi vào chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành ghi chép và tính
toán lại trên giấy tờ làm việc của KTV.
Nghiệp vụ mua hàng được chọn bằng cách đọc lướt các sổ chi tiết nghiệp
vụ mua hàng. Cũng tương tự với thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích
cho KTV thêm nhận định về hệ thống KSNB. Các nghiệp vụ mua hàng
không chứa đựng bất thường. Ngoài ra, công ty cuối mỗi thàng đều có biên
bản họp liên quan đến bán hàng. Giải thích vì sao doanh thu giảm, KTV thu
thập các bằng chứng kiểm toán từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. So
sánh các hóa đơn, chứng từ liên quan KTV ghi nhận trên giấy tờ làm việc
D532 và 538.
Các nghiệp vụ mua hàng tương đối ổn định, phù hợp với nhu cầu sản xuất
sản phẩm trong kỳ.
Lúc này việc tính giá thành cũng phải hạch toán phù hợp. Công ty quản lý
HTK khá tốt, không có việc sợ mất giá và lập dự phòng cho các khoản đó.
So sánh tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí sản xuất của năm hiện hành so
với năm trước.
Trên mẫu giấy tờ làm việc D537 KTV cho thấy được tỷ lệ giữa các chi phí
một cách cụ thể. So với năm 2013, nhìn vào giá vốn hàng bán và kết quả
kiểm toán năm 2013. Giá vốn hàng bán năm 2013 là 45.932.981.334 đồng
và của năm 2014 là 45.264.394.291 đồng, tổng giá vốn hàng bán năm 2014
giảm không đáng kể so năm 2013. Cho thấy kết quả tương đối khả quan về
HTK, trị giá HTK giảm không đáng kể, cho thấy tốc độ luân chuyển HTK
cũng tương đối.
So sánh thực tế với chi phí tiêu chuẩn
33
Doanh nghiệp đã đặt ra một kế hoạch và tiêu chuẩn chi phí cho từng loại
sản phẩm, khảo sát giá thị trường so với mặt bằng chung của ngành. Giám
đốc, hội đồng quản trị cho tổng kết quả và kiểm soát hoạt động KSNB đã
thực sự có hiệu quả chưa. Kết quả thực tế thấp hơn dự toán 5,67%, do các
yếu tố bên ngoài chiếm tỷ trọng cao. Ước tính chi phí ban đầu vào của
nguyên vật liệu cho năm 2014 là 25.618.122.005 đồng cho 308 đơn đặt
hàng dự tính và nhu cầu bán sỉ trong nước. Nhận thấy chi phí thực tế thấp
hơn dự toán, KTV tiến hành các thử nghiệm chi tiết.
3.3.3.4.2. Thử nghiệm chi tiết
 Kiểm tra chi tiết số dư HTK
KTV đánh giá mức độ độc lập và uy tính của KTV tiền nhiệm và có thể
xem xét khả năng yêu cầu họ cung cấp hồ sơ kiểm toán năm trước để tiến
hành thủ tục soát xét lại các hồ sơ này. Việc soát xét hồ sơ kiểm toán năm
trước để thỏa mãn về các thủ tục kiểm toán đã được tiến hành bởi KTV tiền
nhiệm, KTV chấp nhận số dư HTK trên BCTC đã được kiểm toán năm
trước và tiến hành thêm một số thủ tục khác:
 Tìm hiểu phương pháp đánh giá HTK được sử dụng trong năm
trước.
Ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp đã chọn phương pháp hạch toán và
xuất kho nhất quán “ Bình quân gia quyền”. Để xác định thực tế KTV đã đề
nghị doanh nghiệp cung cấp các BCTC được kiểm toán vào các niên độ gần
nhất 2013, 2012 và 2011 tất cả đều sử dụng phương pháp xuất kho bình
quân gia quyền.
 Kiểm tra sự tương ứng giữa số dư đầu kỳ các tài khoản với số dư
cuối kỳ đã kiểm toán năm trước. Kết quả khớp được thể hiện qua
mẫu <D530>.
 Kiểm tra sự khớp đúng giữa bảng liệt kê chi tiết HTK và sổ cái, bảng
CĐKT. Kết quả cũng được thể hiện qua mẫu < D530>.
34
 Đối chiếu số liệu về số lượng thẻ kho, báo cáo nhập xuất tồn, sổ chi
tiết HTK và kết quả kiểm kê. Kết quả đối chiếu được thể hiện qua
mẫu <D536>.
Qua kết quả trên, KTV kết luận rằng: số lượng trên thẻ kho, báo cáo nhập
xuất tồn, sổ chi tiết HTK là khớp đúng. Tuy so với biên bản kiểm kê thì có
chênh lệch nhưng không đáng kể. Đồng thời, trên thẻ kho, biên bản kiểm kê
có đầy đủ chữ ký của những người phụ trách các bộ phận có liên quan.
 Chứng kiến kiểm kê HTK
Kiểm kê HTK là một trong những thủ tục kiểm soát then chốt của đơn vị
nhằm xác định số lượng HTK. Cuối niên độ kế toán, ngày 31/12/2014 KTV
tham gia kiểm kê HTK của công ty TNHH ABC. KTV quan sát việc kiểm
kê của khách hàng (một thử nghiệm kiểm soát) và trực tiếp chọn mẫu kiểm
kê (một thử nghiệm cơ bản) nhằm đạt được mục đích:
 Đảm bảo cuộc kiểm kê được tổ chức tốt, hiệu quả và nhân sự tham
gia kiểm kê đã chấp hàng tốt các hướng dẫn kiểm kê trên cơ sở chọn
mẫu.
 Cung cấp các bằng chứng cụ thể về HTK thông qua việc KTV trực
tiếp thực hiện kiểm kê trên cơ sở chọn mẫu.
Do khối lượng HTK tại đơn vị rất lớn nên KTV tiến hành phân chia nhiệm
vụ chứng kiến kiểm kê tại các kho bãi khác nhau. Kết hợp với một số chứng
từ hợp lý tại đơn vị. Công ty có 2 kho: 1 kho nằm ở KCN ngay trụ sở, kho
còn lại cách trụ sở 10km về hướng Đông Nam (thuộc tỉnh Đồng Nai) do trợ
lý 3 và 4 phụ trách chứng kiến kiểm kê vào ngày 31/12/2014 đến
04/01/2015.
Lập kế hoạch chứng kiến kiểm kê
 Xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước: giúp làm quen với cách thức
tiến hành kiểm kê và cách bố trí HTK của đơn vị, xem xét các khó
khăn của cuộc kiểm kê năm trước từ đó KTV dự kiến được những
35
khó khăn của cuộc kiểm toán năm nay và có những hành động thích
hợp.
 Xem xét kế hoạch kiểm kê của đơn vị, KTV phải xem xét và thảo
luận với Ban Giám đốc về tính hợp lý của cuộc kiểm kê.
 Nhận diện các khu vực hay mặt hàng có nhiều rủi ro, những mặt
hàng có giá trị lớn và xác định sự cần thiết phải có hỗ trợ của chuyên
gia.
Các thủ tục được tiến hành khi chứng kiến kiểm kê HTK
 Quan sát sự tuân thủ kế hoạch kiểm kê của nhóm kiểm kê: kiểm soát
số HTK đang có ở trong kho nhưng không phải của đơn vị (hàng
nhận giữ hộ, nhận gia công,..) và những lô hàng của đơn vị nhưng
không có ở trong kho (đang gởi ở ngoài hay trong quá trình vận
chuyển...), kiểm soát sự lưu chuyển HTK trong suốt thời gian kiểm
kê.
 Quan sát tình trạng của HTK và nhận diện HTK hư hỏng, lỗi thời,
kém phẩm chất... của nhóm kiểm kê. Cung cấp bằng chứng về sự
đánh giá của HTK.
 Chọn mẫu kiểm kê trực tiếp: KTV tiến hành kiểm kê trực tiếp trên
cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên một số mặt hàng.
 Thảo luận với nhân viên của bộ phận sản xuất về phương pháp xác
định mức độ hoàn thành và phương pháp phân bổ chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho sản phẩm dở dang.
 Ghi nhận các biến động ngay trước, trong và sau thời điểm kiểm kê:
KTV đã ghi nhận các thông tin liên quan đến những biến động này,
bao gồm cả việc yêu cầu đơn vị cung cấp bản sao của các chứng từ
liên quan ngay tại thời điểm kiểm kê. Sau đó kiểm tra sự thích hợp
của việc ghi nhận các biến động này trên sổ sách kế toán của đơn vị.
36
 Lưu bản sao các phiếu kiểm kê hoặc biên bản kiểm kê: KTV đã xem
xét và yêu cầu nhóm kiểm kê cung cấp bản sao của tất cả phiếu kiểm
kê hoặc bản sao biên bản kiểm kê ngay trước khi rời khỏi kho hàng.
Thủ tục này nhằm ngăn ngừa khả năng đơn vị điều chỉnh kết quả
kiểm kê sau khi kết thúc cuộc kiểm kê chính thức.
Các thủ tục được tiến hành sau khi kết thúc kiểm kê:
 Đối chiếu kết quả thử nghiệm kiểm kê trực tiếp của cuộc kiểm kê
trực tiếp của KTV với các phiếu kiểm kê hoặc biên bản kiểm kê.
Công việc này giúp KTV thẩm định lại tính chính xác của các phiếu
kiểm kê hoặc biên bản kiểm kê.
 Theo dõi việc ghi nhận các biến động sau cùng của HTK ngay trước
và sau thời điểm kiểm kê vào sổ sách kế toán. Công việc này cung
cấp bằng chứng về sự hợp lý của các bút toán điều chỉnh có liên
quan đến những khác biệt giữa số lượng trên sổ sách và kết quả
kiểm kê.
 Đối chiếu bảng tổng hợp kết quả kiểm kê được lập bởi khách hàng
với bản sao các phiếu kiểm kê hoặc với biên bản kiểm kê. Công việc
này nhằm kiểm tra xem liệu bảng tổng hợp kết quả kiểm kê có được
lập dựa trên kết quả kiểm kê thực tế không.
 Kiểm tra việc xác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch giữa kết
quả kiểm kê và số liệu trên sổ sách của đơn vị. Các sai lệch nằm
trong sai số cho phép, đơn vị có thể bỏ qua các chênh lệch này và sử
dụng số liệu trên sổ sách để trình bày BCTC.
Trong suốt thời gian kiểm kê HTK của niên độ 01/01/2014 đến 31/12/2014,
KTV ghi nhận số hàng hóa được ghi nhận hàng đi đường về nhập kho có 2
lô hàng được chuyển về kho đặt tại trụ sở trị giá 2 lô hàng ngày 03-
04/01/2015 là 410.000.000 đồng được thủ kho bố trí riêng và đánh dấu
không làm gián đoạn quá trình kiểm kê HTK. Kết thúc quá trình kiểm kê và
kết quả thực tế chênh lệch thiếu so với sổ kế toán một khối lượng HTK
37
(nguyên vật liệu phụ) trị giá 622.274 đồng. KTV tổng hợp và ghi nhận vào
hồ sơ làm việc, khi hoàn thành báo cáo kiểm toán sẽ công bố phát hiện và
đề nghị điều chỉnh trên sổ kế toán. Biển bảng kiểm kê được thể hiện qua
mẫu <BB1>.
 Gửi thư xác nhận hoặc chứng kiến kiểm kê HTK được gửi ở đơn vị
khác
Đơn vị có thể sở hữu một số HTK nhưng tại thời điểm kiểm kê, hàng đang
được gửi ở một địa điểm khác. Lúc này, KTV xác định mức độ trọng yếu
của số hàng gửi và đơn vị nhận hàng gửi tương đối chính trực và độc lập,
KTV đã thực hiện các thủ tục sau:
 Yêu cầu đơn vị gửi thư xác nhận đối với số hàng gửi về cả về số
lượng lẫn tình trạng của chúng tại thời điểm kết thúc niên độ.
 Trực tiếp tham gia kê khai tại kho hàng
 Chỉ định KTV khác tham gia kiểm kê
Sau khi các trợ lý kiểm toán hoàn thành nhiệm vụ kiểm kê HTK của doanh
nghiệp, KTV sẽ rà soát lại một lần trên sổ kiểm kê và biên bản kiểm kê
thêm một lần nữa trước khi ghi nhận vào giấy tờ làm việc. Kết quả khớp với
thực tế phát sinh.
 Chỉ định KTV khác xem xét về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
đơn vị nhận gửi hàng và nhận thấy có thể tin tưởng vào các thủ tục
kiểm kê và bảo quản HTK được thực hiện bởi đơn vị nhận gửi hàng.
Qua kết quả kiểm kê của đơn vị nhận gửi hàng có thể chứng minh
được tính hiện hữu và số lượng HTK cũng như sự luân chuyển hàng
hóa được thực hiện đúng theo nguyên tắc.
 Yêu cầu đơn vị nhận gửi hàng cung cấp các tài liệu, chứng từ liên
quan đến HTK đang gửi.
 Kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
38
Để kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tại đơn vị,
KTV đã tiến hành việc kiểm tra các chứng từ liên quan đến nhập, xuất vật
tư mua ngoài. Tiêu chí chọn mẫu được đặt ra là các phiếu nhập xuất có giá
trị lớn trên 100.000.000 đồng. Sau đó, KTV kiểm tra theo thứ tự từ sổ cái
đến các bảng kê, nhật ký chung và đối chiếu với chứng từ gốc. Kết quả,
KTV nhận thấy hầu hết các nghiệp vụ đều được phản ánh đầy đủ và chính
xác trên sổ kế toán và có chứng từ gốc hợp lệ. Ngoài những vấn đề trên TK
là hiện hữu, trung thực, khách quan. Kết quả trên được thể hiện trên giấy tờ
làm việc sau:
Đối với số phát sinh trên TK 154, để khẳng định tính có thật và độ chính
xác của các nghiệp vụ, KTV thực hiện kiểm tra số phát sinh trên TK 621,
622, 627. Khi kiểm tra phát sinh có trên TK 152, KTV đã đồng thời kiểm
tra được phát sinh bên nợ trên các TK 621, 627. Riêng chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí khấu hao TSCĐ thì đã được kiểm tra từ chu trình kiểm
toán khác.
Thực hiện tương tự đối với các nghiệp vụ xuất vật tư, KTV nhận thấy hầu
hết các nghiệp vụ xuất vật tư đều được phản ánh chính xác và thực sự đã
xảy ra. Đối với nghiệp vụ xuất cho sản xuất, chứng từ đều bao gồm: phiếu
yêu cầu sử dụng vật tư của các phân xưởng sản xuất, phiếu xuất kho, các
chứng từ trên đều có đầy đủ chữ ký duyệt.
 Kiểm tra việc tính giá xuất kho của khách hàng
Ban đầu, KTV kiểm tra các phép tính tổng hợp trên sổ chi tiết, sổ cái và
bảng nhập xuất tồn để kiểm tra tính chính xác các phép tính. Khi kiểm tra
bảng nhập xuất tồn, KTV rà soát xem có số nhập xuất mang giá trị âm
không. Kết quả các phép tính đều chính xác.
Qua tìm hiểu, KTV có được thông tin về phương pháp tính giá cụ thể như
sau:
39
 KTV chọn một số công cụ, dụng cụ để kiểm tra thử có tính đúng giá
theo phương pháp đã chọn hay không?. Được thể hiện thông qua
mẫu <D534>.
 Tiếp theo là kiểm tra nguyên vật liệu chính và phụ. Thông qua mẫu
<D532-1> và <D532-2>.
 Cuối cùng là tính giá về thành phẩm đem xuất kho. Thông qua mẫu
<D538>.
KTV kết luận rằng: công ty đã tính giá đúng theo phương pháp bình quân
gia quyền tháng đối với tài khoản chi tiết của HTK.
 Kiểm tra việc tính giá thành
Ban đầu, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết các chi phí cấu thành nên giá
thành sản phẩm:
 Kiểm tra chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp
KTV thực hiện việc kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu để khẳng định
việc xuất dùng cho các đối tượng được hạch toán chính xác và đúng kỳ hay
không. Mục đích của phần việc này là tránh việc hạch toán các khoản chi
phí xuất dùng cho sản xuất nhầm sang chi phí hay quản lý. Thủ tục tiến
hành tương tự như kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ phát sinh.
 Kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp
KTV kiểm tra, xem xét việc phân bổ chi phí tiền lương cho các đối tượng
có đúng đắn không. Việc kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp đã
được thực hiện trong kiểm toán tiền lương nhân viên, để khẳng định lại kết
quả đó KTV có thể kiểm tra lại chi phí nhân công thực tế với định mức.
 Kiểm tra chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được chi tiết thành: chi phí nguyên vật liệu, chi phí
tiền lương, chi phí khấu hao, chi phí công cụ, chi phí khác. Tại công ty
TNHH ABC, phần việc kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung được kế
40
thừa từ kết quả kiểm toán các chu trình khác như chu trình tiền , lương, tài
sản cố định,...
Đối với chi phí bằng tiền khác, KTV tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên sổ
cái TK 627 (phần đối ứng TK 111, 331,...) với chứng từ gốc như phiếu chi,
hóa đơn... để kiểm tra tính có thật, tính chính xác của nghiệp vụ phát sinh.
Đồng thời với việc kiểm tra chi tiết các chu trình chi phí đó, KTV kiểm tra
cách phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm, đánh giá giá trị sản phẩm dở
dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm:
Tại đơn vị, việc đầu tiên là KTV phỏng vấn kế toán về quy trình sản xuất
của đơn vị.
Tiếp theo là KTV chọn một số nghiệp vụ về chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. KTV nhận thấy các
nghiệp vụ là có thật, đều có các chứng từ liên quan kèm theo, các chi phí đã
được hạch toán chính xác và hợp lý.
KTV tiếp tục đi tính toán kiểm tra việc tính giá thành sản phẩm của đơn vị.
KTV tiến hành chọn mẫu một số mặt hàng trên bảng tính giá thành của đơn
vị và kiểm tra cách tính giá thành của các mặt hàng đó. Qua kiểm tra, KTV
kết luận đơn vị tính giá thành phẩm hợp lý và chính xác.
 Kiểm tra việc chia cắt niên độ
Việc chia cắt niên độ chính xác có thể giúp đơn vị đảm bảo được các cơ sở
dữ liệu về việc hiện hữu và đầy đủ của HTK. KTV đánh giá tương đối cao
về sự hữu hiệu của thủ tục chia cắt niên độ của đơn vị. KTV kiểm tra các
nghiệp vụ diễn ra trong thời gian ngắn hơn xoay quanh thời điểm kết thúc
niên độ và ngược lại.
Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
cùng năm. KTV xem xét các nghiệp vụ mua hàng và xuất hàng diễn ra
trong một số ngày quanh thời điểm kết thúc niên độ và tiến hành kiểm tra
mẫu đối với các chứng từ liên quan nhằm xác định thời điểm quyền sỡ hữu
và các rủi ro đi kèm với hàng hóa thực sự được chuyển giao. Thời điểm này
sẽ quyết định HTK thuộc vào niên độ nào.
Tại thời điểm này, những lô hàng thực chất đã thuộc về đơn vị nhưng chưa
nhập kho (nghĩa là không nằm trong kết quả kiểm kê nhưng đã được ghi
41
nhận trên sổ sách) sẽ được ghi nhận là hàng đang đi đường hoặc hàng đang
gửi. Thủ tục chia cắt niên độ chỉ nhằm mục đích chính là xác định HTK nào
thuộc về đơn vị.
Dựa vào các thử nghiệm chi tiết trên KTV nhận định kế toán đã ghi nhận
đúng kỳ, đúng niên độ thông qua mẫu hồ sơ làm việc <D5310>. KTV tiến
hành bước tiếp theo là theo dõi các nghiệp vụ phát sinh sau ngày khóa sổ
niên độ.
 Kiểm tra chứng từ mua hàng sau ngày kết thúc niên độ
KTV chọn mẫu và đối chiếu với sổ mua hàng, các chứng từ mua hàng đã
được đơn vị thanh toán, kể cả các chứng từ mua hàng chưa thanh toán trong
khoảng thời gian từ ngày thực hiện kiểm toán. Thủ tục này nhằm phát hiện
các lô hàng đã thực sự thuộc quyền sở hữu của đơn vị trước ngày kết thúc
niên độ nhưng chưa được ghi nhận.
Dựa vào số lượng đơn đặt hàng và các chứng từ có liên quan đến HTK sau
ngày 31/12/2014 từ nội bộ công ty; KTV đã thống kê một bảng danh mục
chứng từ kế toán và đối chiếu so sánh kết quả với thực tế phát sinh tại niên
độ mới. Bảng danh mục này cũng được xem thông qua mẫu <D5310>.
Thông qua kết quả thử nghiệm, KTV xác định kế toán đã hạch toán đúng
theo chuẩn mực kế toán, khóa sổ đúng niên độ, ghi nhận các tài sản thuộc
sở hữu của công ty được xác định là hiện hữu và thuộc quyền của đơn vị.
 Xem xét trình bày và công bố
HTK có thể là đối tượng của việc cầm cố, thế chấp để vay nợ. Trong trường
hợp này, giá trị ghi sổ của HTK bị cầm cố, thế chấp phải được công bố trên
BCTC. Để phát hiện các thông tin liên quan đến việc cầm cố, thế chấp
HTK, KTV xem xét kỹ thư xác nhận số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng và
thư xác nhận các khoản vay.
Ngoài ra, tùy thuộc vào chuẩn mực và chế độ kệ toán mà đơn vị đang áp
dụng, có rất nhiều thông tin liên quan đến HTK cần được công bố đầy đủ
42
trên BCTC. KTV xem xét các thủ tục của đơn vị nhằm theo dõi, thu thập và
trình bày đầy đủ các thông tin này trên BCTC.
Và qua kiểm tra KTV nhận thấy các tài khoản HTK tại đơn vị được ghi
chép phân loại một cách hợp lý. Các thông tin liên quan đến HTK đã được
đơn vị trình bày đầy đủ trên Thuyết minh BCTC.
3.3.4. Hoàn thành kiểm toán
Kết thúc hợp đồng kiểm toán từ ngày 20 tháng 02 đến ngày 25 tháng 02
năm 2015, qua kiểm toán khoản mục HTK tại đơn vị, KTV công ty TNHH
Kiểm toán Việt Mỹ chúng tôi có một số kết luận căn cứ từ hồ sơ làm việc
số 285304AB/15C lưu trữ tại văn phòng làm việc của chúng tôi.
Kết luận của KTV đối với HTK của đơn vị như sau:
Kế toán đã áp dụng đúng niên độ kế toán trong năm (Thử nghiệm chi
tiết_chia cắt niên độ). HTK được hạch toán đúng thời điểm 31 tháng 12
năm 2014, một số hợp đồng đặt trước vào tháng 12 năm 2014 đều được xác
định là đơn đặt hàng của quý I niên độ sau. Ngoài ra, các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh vào ngày 31 tháng 12 nhưng hàng chưa nhập kho đã được KTV
ghi nhận vào hàng đang đi đường TK 151.
Đối với nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho theo phương pháp
bình quân gia quyền, được hạch toán chính xác.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán còn một số phát hiện sau đay:
Khi kiểm tra hệ thống sổ kế toán chi tiết phát hiện 1 lượng hàng bị thiếu trị
giá 1.050.000 đồng, thiếu do bộ phận vận chuyển làm mất mà không được
xử lý:
Kế toán ghi nhận như sau:
Nợ TK 152 : 19.050.000
Nợ TK 153 : 8.650.000
43
Nợ TK 1381: 1.050.000
Nợ TK 1331: 2.875.000
Có TK 331: 31.625.000
Bút toán điều chỉnh:
Nợ 1388: 1.155.000
Có 1381: 1.050.000
Có 1331: 105.000
Đồng thời khi kết thúc kiểm kê, kết quả thực tế chênh lệch thiếu so với sổ
kế toán một khối lượng HTK.
Bút toán điều chỉnh:
Nợ 1381: 622.274
Có 1522: 622.274
44
Chương 4: Nhận xét và Kiến nghị về Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ
(VATC)
4.1. Nhận xét
4.1.1. Nhận xét của bản thân về quá trình thực tập tại Công ty Việt Mỹ
(VATC)
Trong thời gian thực tập tại đây, được sự giúp đỡ tận tình của mọi người em
đã tìm hiểu công tác kiểm toán BCTC thực tế được tiến hành như thế nào
và đây cũng là cơ hội để so sánh cơ sở lý luận đã được học. Quá trình kiểm
toán BCTC nói chung và kiểm toán chu trình HTK nói riêng được KTV
thực hiện tương đối đầy đủ và khá chặt chẽ quy trình kiểm toán chung của
công ty. Công ty tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn
mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận. Dựa trên quy trình kiểm toán chung
các KTV phát huy sự sáng tạo để vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm toán
cho phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng với mục đích đưa ra được
các kết luận chính xác cũng như giúp đỡ cho khách hàng nâng cao được
hiệu quả hoạt động.
4.1.2. Nhận xét chung về Công ty Việt Mỹ (VATC)
4.1.2.1. Ưu điểm
Nhìn chung đội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu
năm trong nghề cùng với đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập cao. Trong
mỗi cuộc kiểm toán đều có trợ lý KTV đi kèm để học hỏi kinh nghiệm thực
tế, đó cũng là chính sách đào tạo nhân viên mới của công ty nhằm đào tạo
thêm nguồn nhân lực để đáp ứng những yêu cầu mới, thách thức mới.
45
Chính sách đào tạo nhân viên mới rất nghiêm ngặt và khắt khe. Do vậy,
công tác kiểm toán đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Ban Giám đốc.
Ngoài ra, công ty luôn thường xuyên cập nhật những thông tư, nghị định,
chế độ mới về thuế, kế toán và kiểm toán. Định kỳ, công ty có tổ chức các
buổi hội thảo để các KTV và trợ lý kiểm toán có thể cập nhật kiến thức
mới, đồng thời qua đó, các KTV cùng trao đổi kinh nghiệm với nhau. Điều
này giúp KTV có thể hiểu được các quy định pháp luật hiện hành và vận
dụng một cách hữu hiệu trong công việc.
4.1.2.2. Hạn chế
Kỹ năng giao tiếp cũng là một phần khá quan trọng để có thể lấy thông tin
từ khách hàng một các thuận lợi, việc lấy thông tin thuận lợi thì cuộc kiểm
toán tiến hành khá suôn sẻ đảm bảo được tiến độ hợp đồng với khách hàng.
Mà công ty hoạt động mới mấy năm gần đây nên đội ngũ cán bộ công nhân
viên có thâm niên trong nghề ít, chính vì thế các nhân viên mới vào nghề
thường gặp khó khăn trong việc lấy tài liệu từ phía khách hàng do kỹ năng
giao tiếp vẫn còn hạn chế. Cũng có thể là tài liệu không được chính xác. Do
vậy việc viết báo cáo thường bị chậm lại sau đó mới trình lên trưởng nhóm
xét duyệt.
4.1.3. Nhận xét chung về Quy trình kiểm toán chung tại Công ty Việt Mỹ
(VATC)
4.1.3.1. Ưu điểm
Đơn vị đã xây dựng một chu trình kiểm toán phù hợp tránh bỏ sót được
những rủi ro trọng yếu trong cuộc kiểm toán.
Và báo cáo kiểm toán được hoàn thành theo đúng tiến độ hợp đồng đặt ra
đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng. Cung cấp đầy đủ
thông tin với những người quan tâm. Đảm bảo thông tin chính xác, trung
thực và khách quan. Điều này chứng tỏ Ban Giám đốc có chính sách quản
lý nhân viên nghiêm ngặt và khoa học. Ngoài ra, Ban Giám đốc còn luôn
46
quan tâm đến đời sống tinh thần cán bộ nhân viên trong toàn công ty giúp
cho các KTV làm việc với tinh thần hăng say không biết mệt mỏi nhằm
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đơn vị luôn có những chính sách cụ thể rõ ràng cho từng đối tượng kiểm
toán. Cuộc kiểm toán luôn luôn kết thúc đúng hẹn và luôn nổ lực để doanh
nghiệp, tổ chức được kiểm toán có kết quả phù hợp nhất với thực tế. Điều
này giúp Ban Giám đốc có kế hoạch cho các dự án sắp tới hoặc các chính
sách khác trong nội bộ, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động.
4.1.3.2. Hạn chế
Một số khách hàng bị bắt buộc kiểm toán thường có thói quen chờ đợi kiểm
toán làm giúp báo cáo tài chính. Công ty TNHH Việt Mỹ cần phải xem xét
và đưa ra các quyết định có nên ký hợp đồng hoặc sau khi ký hợp đồng có
nên làm giúp hay không, vì đây cũng là một tố chất quan trọng của nghề
nghiệp kiểm toán.
Số lượng công ty cần nhu cầu kiểm toán đang tăng, đội ngũ KTV của đơn
vị chưa có thể mở rộng thêm hợp đồng kiểm toán cho đơn vị mình vì lượng
KTV của nước ta còn nhiều hạn chế đòi hỏi phải có những điều kiện chặt
chẽ.
Do mọi kế hoạch kiểm toán thường xây dựng trên một khoảng thời gian khá
ngắn (từ 1-2 ngày đối với công ty nhỏ, 3-4 ngày đối với công ty vừa và từ
1-2 tuần đối với công ty lớn) với khối lượng công việc là rất lớn nên thời
gian kiểm toán thực tế ít. Chính vì thế việc KTV thực hiện đúng theo quy
trình kiểm toán được xây dựng như trong kế hoạch là rất khó thực hiện
được. Đặt biệt trong mùa kiểm toán, khách hàng đặt ra áp lực về thời gian
kiểm toán và giao lại BCTC đã được kiểm toán, cộng với số lượng hợp
đồng kiểm toán được ký kết là rất nhiều nên có thể KTV phải làm việc dưới
cường độ và áp lực rất cao để về viết báo cáo cho đúng với tiến độ trong
hợp đồng đảm bảo đúng theo yêu cầu của khách hàng, tất nhiên sẽ không
tránh được những sai sót.
47
Trong quá trình kiểm tra và soát xét nhiều khi do số lượng khách hàng vào
mùa kiểm toán là rất nhiều nên cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm
không đủ để đáp ứng yêu cầu.
Thủ tục kiểm toán khá đơn giản chỉ có so chứng từ với sổ chi tiết và giấy
chứng nhận mà có ít thêm những thủ tục khác. Nếu có thì chỉ là thư xác
nhận từ bên thứ ba hoặc phỏng vấn tại chỗ đối với kế toán và Giám đốc
khách hàng, đặc biệt vào mùa kiểm toán thì công việc khá là bận rộn nên
các thủ tục còn sơ sài hơn nữa nhằm tiết kiệm chi phí do chi phí mà khách
hàng đồng ý bỏ ra là ít.
4.1.4. Nhận xét chung về Quy trình kiểm toán khoản mục “HTK” tại Công
ty Việt Mỹ
4.1.4.1. Ưu điểm
Đối với chu trình kiểm toán HTK, trước khi thực hiện kiểm toán, KTV của
công ty luôn tuân thủ các bước công việc để lập kế hoạch từ tìm hiểu về
HTK của khách hàng, tìm hiểu hệ thống KSNB đối với HTK, đánh giá tính
trọng yếu rủi ro... và lập kế hoạch cụ thể để thực hiện kiểm toán sao cho
công tác kiểm toán chu trình này có thể đạt kết quả tốt nhất.
Tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ, việc đánh giá hệ thống KSNB đối
với khoản mục HTK được thực hiện với “Bảng câu hỏi kiểm soát nội bộ
HTK”. Cách làm như vậy sẽ cho biết đầy đủ hơn về hệ thống KSNB, đồng
thời thiết kế chương trình kiểm toán thích hợp đối với kiểm toán HTK.
4.1.4.2. Hạn chế
Vì Bảng câu hỏi kiểm soát nội bộ HTK được thiết kế chung chung, không
được điều chỉnh cho phù hợp với từng loại hình đơn vị khách hàng nên đôi
khi việc tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ HTK bị hạn chế.
Về đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán thì về thực tế cho thấy quy
trình đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán khi thực hiện kiểm toán
HTK tại công ty khách hàng chưa tuân thủ theo đúng quy định của công ty.
48
Việc đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán còn mang nặng tính chủ
quan, chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm chủ quan của KTV.
Do công ty khách hàng thường có rất nhiều khoản mục HTK mà các kho
hàng lại được bố trí ở nhiều địa điểm khác nhau do đó rất ko khăn cho các
KTV trong quá trình thực hiện thủ tục kiểm kê vật chất. Nhiều trường hợp
KTV không có điều kiện tham gia vào cuộc kiểm kê do hạn chế về thời
gian, nhân sự nên khó khăn trong thực hiện kiểm toán khi phải thực hiện
các thủ tục kiểm toán bổ sung. Mặc khác do tính đa dạng của HTK, các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan là tương đối lớn do đó KTV không
thể kiểm toán toàn diện chu trình mà thường thực hiện chọn mẫu để kiểm
toán do đó dễ gặp rủi ro khi đưa ra ý kiến sau kiểm toán.
Ngoài ra, địa vị pháp lý của kiểm toán độc lập ở nước ta là chưa cao, điều
này cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho KTV khi thực hiện kiểm toán. Cụ
thể, khi cần bên thứ ba độc lập cung cấp các bằng chứng kiểm toán như thư
xác nhận, các tài liệu liên quan đến các hoạt động của khách hàng như hợp
đồng kinh tế mua hàng hóa... KTV thường mất rất nhiều thời gian làm ảnh
hưởng đến tiến độ cuộc kiểm toán, đôi khi còn nhận được thái độ bất hợp
tác của họ.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Kiến nghị chung về Công ty Việt Mỹ (VATC)
Thời gian lập và đi vào hoạt động của công ty chưa phải thực sự quá dài,
song cũng không phải quá ngắn. Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ đang
một ngày phát triển và được biết đến nhiều hơn. Em đã thực hiện kiến tập
tại đơn vị và nhận thấy công ty cần tuyển thêm nhân sự để hỗ trợ cùng với
những KTV của công ty để phát triển ngành kiểm toán nói chung và để đáp
ứng thêm nhu cầu của rất nhiều khách hàng.
Mặt khác, công ty cũng cần phải thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi để
các KTV có thâm niên trong nghề truyền đạt lại kinh nghiệm cho các KTV
non trẻ nhằm hạn chế sai sót có thể xảy ra khi tiến hành kiểm toán.
49
Kiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn kho

More Related Content

What's hot

Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875anh hieu
 
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Nguyễn Công Huy
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...Nguyễn Công Huy
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...luanvantrust
 
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bánKế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016tuan nguyen
 
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngChu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngDuyên Nguyễn
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxNguyễn Công Huy
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCDương Hà
 

What's hot (20)

Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
 
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đKiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOTĐề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
 
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
 
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bánKế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
 
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngChu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 

Similar to Kiểm toán hàng tồn kho

bao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docbao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...Nguyễn Công Huy
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA...
Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA...Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA...
Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA...luanvantrust
 
luan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdfluan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdfNguyễn Công Huy
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Dương Hà
 
50003467 de-tai-huong-hoang
50003467 de-tai-huong-hoang50003467 de-tai-huong-hoang
50003467 de-tai-huong-hoangTrần Trân
 
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...luanvantrust
 
LOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.docLOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.docNguynThBu
 
Bao cao thuc tạp. hoa
Bao cao thuc tạp. hoaBao cao thuc tạp. hoa
Bao cao thuc tạp. hoaHoa Tran
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Kiểm toán hàng tồn kho (20)

Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
 
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docbao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA...
Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA...Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA...
Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA...
 
luan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdfluan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdf
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo...
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
 
50003467 de-tai-huong-hoang
50003467 de-tai-huong-hoang50003467 de-tai-huong-hoang
50003467 de-tai-huong-hoang
 
Báo cáo
Báo cáoBáo cáo
Báo cáo
 
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty tnhh kiểm toán.docx
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty tnhh kiểm toán.docxNâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty tnhh kiểm toán.docx
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty tnhh kiểm toán.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...
 
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...
 
Nckh
NckhNckh
Nckh
 
Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
 
LOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.docLOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.doc
 
Bao cao thuc tạp. hoa
Bao cao thuc tạp. hoaBao cao thuc tạp. hoa
Bao cao thuc tạp. hoa
 
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh BiênĐề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Kiểm toán hàng tồn kho

  • 2. Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ (VATC) 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ (VATC) 1.1.1. Giới thiệu tổng quan • Tên đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ • Tên viết tắt: VATC • Tên tiếng anh: AMERICAN VIET NAM AUDITING CO., LTD • Mã số thuế: 03092999811 • Vốn điều lệ: 2.000.000.000 • Người đại diện pháp luật: Ông Hoàng Bách Việt - Giám đốc • Trụ sở chính: 16 Cửu Long, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh • Số điện thoại: (84-8) 7300 8668- 6275 0708 • Fax: (84-8) 6296 8396 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Là một Công ty Kiểm toán chuyên nghiệp được thành lập và cập phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính và tư vấn thuế từ tháng 8 năm 2009 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0309299811, Công ty có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, và có 3 chi nhánh tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị và chi nhánh tại quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua quá trình 5 năm hoạt động, từ khi thành lập non trẻ và bao khó khăn, đến nay Công ty Kiểm toán Việt Mỹ đã dần dần chiếm lĩnh thị phần và dần khẳng định chất lượng thương hiệu Việt Mỹ ( VATC ) với trên 500 khách hàng trong mọi thành phần kinh tế, Tập đoàn kinh tế nhà nước, tập 2
  • 3. đoàn nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, Ban quản lý các dự án đầu tư, công ty TNHH, tất cả trên mọi miền đất nước Việt Nam. Chính nhờ uy tín và chất lượng phục vụ, cùng sự nhiệt thành của Ban Giám đốc và hơn 50 nhân viên chuyên nghiệp của Công ty kiểm toán Việt Mỹ, cùng hơn 20 nhân sự cố vấn chuyên môn cao cấp của các cơ quan nhà nước Việt Nam, các cộng sự hợp tác nhiệt thành, đã giúp cho Công ty kiểm toán Việt Mỹ gây dựng được nền móng vững chắc trong ngành kiểm toán và tư vấn kế toán tại Việt Nam. 1.2. Các dịch vụ cung cấp của Công ty Việt Mỹ (VATC) 1.2.1. Dịch vụ Kiểm toán • Kiểm toán báo cáo tài chính • Kiểm toán hoạt động • Kiểm toán tuân thủ pháp luật • Kiểm toán nội bộ, rà soát hoạt động kinh doanh • Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành • Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án 1.2.2. Dịch vụ Kế toán • Tư vấn áp dụng mô hình, chính sách kế toán. • Xây dựng, tổ chức bộ máy kế toán cho doanh nghiệp • Dịch vụ kế toán 1.2.3. Dịch vụ Tư vấn • Tư vấn xin dự án thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, BBC, nhà thầu nước ngoài... 3
  • 4. • Tư vấn lập và thẩm định dự án đầu tư phục vụ có mục đích như: vay vốn, liên doanh, liên kết, đầu tư mới, đầu tư mở rộng... • Tư vấn về cổ phần hóa doanh nghiệp • Tư vấn về tái cấu trúc, sát nhập, hợp nhất, mua bán doanh nghiệp. 1.2.4. Dịch vụ về thuế • Dịch vụ khai báo thuế tháng, quý, năm. • Dịch vụ kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế • Dịch vụ tư vấn quyết toán thuế với cơ quan quản lý thuế • Tư vấn thuế chính sách và lập phương án có lợi nhất về thuế. 1.3. Đặc điểm hoạt động 1.3.1. Nguyên tắc hoạt động Duy trì tiêu chuẩn chất lượng, chuyên môn và kỹ thuật quốc tế cao nhất, bên cạnh đó là cố vấn những vấn đề thực tiễn giúp khách hàng tăng cường hiệu quả kinh doanh. 1.3.2. Mục tiêu hoạt động Với việc giữ vững cho sự phát triển của công ty, luôn hướng tới mục tiêu phấn đấu là hỗ trợ khách hàng của mình hoàn thành những kế hoạch đã đề ra, tạo ra lợi nhuận công việc cho xã hôi, đồng thời đảm bảo tính ổn định trong phát triển bền vững, hiện đại và tạo lợi ích phúc lợi cao cho xã hội. 1.3.3. Chức năng hoạt động Chức năng của công ty là làm kiểm toán, làm dịch vụ tư vấn về tài chính, thuế và kế toán. 1.3.4. Phương hướng phát triển 4
  • 5. Công ty luôn hướng tới một mục tiêu lâu dài và trở thành mục tiêu tiên quyết của công ty đó là: • Trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam thông qua uy tính, chuyên môn và vị thế thị trường. • Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ, phục vụ khách hàng tận tụy với mức phí hợp lý. Ngoài ra, công ty thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn hạn bồi dưỡng cho nhân viên về nghệp vụ và chế độ kế toán mới ví dụ như thông tư 200 mới ban hành) nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. 1.4. Bộ máy tổ chức 1.4.1. Sơ đồ tổ chức 5
  • 6. 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban Chức năng phòng tổ chức đào tạo kế toán trưởng và kế toán ngắn hạn: tổ chức đào tạo, bồ dưỡng, tập huấn các khóa ngắn hạn về nghiệp vụ tài chính- kế toán như các lớp sơ cấp kế toán- khai báo thuế, sơ cấp kế toán- tin học, kế toán trưởng, lớp chuẩn mực kế toán, kiểm toán,... và những lớp ngắn hạn khác. 6 GIÁM ĐỐC BAN GĐ QUẢN LÝBAN CỐ VẤN CỐ VẤN CAO CẤP - Giáo sư, tiến sĩ Vũ Văn Hóa - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đăng Văn Thanh ( Nguyên phó trưởng ban ngân sách quốc hội- Phó tổng Giám đốc kho bạc NN- Chủ tịch hội kế toán và kiểm toán VN) Mr ĐÀO PHÚC - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐƯƠNG SẮT- KHU VỰC 3 BÀ ĐÀO HẠNH - LUẬT SƯ ĐOÀN LUẬT SƯ TP HCM Giáo sư, tiến sỹ, Vũ Văn Hóa, cố vấn cao cấp của chính phủ VN, Phó HT thường trực ĐH Công Nghệ Hà Nội Mr HOÀNG BÁCH VIỆT - GIÁM ĐỐC, KIỂM TOÁN VIÊN, MBA Mr NGUYỄN VĂN NAM CHỦ TỊCH HĐTV, KIỂM TOÁN VIÊN, GIÁM ĐỐC XDCB MR NGỌC - TRƯỞNG PHÒNG XDCB Mr TUẤN - KIỂM TOÁN VIÊN TRƯỞNG PHÒNG TƯ VẤN KẾ TOÁN TRỤ SỞ CHÍNH 16 CỬU LONG, P2,TÂN BÌNH. TP HCM VĂN PHÒNG HÀ NỘI NGÕ VĂN HƯƠNG, HÀNG BỘT, ĐỐNG ĐA, TP HÀ NỘI VĂN PHÒNG TẠI 01 LÊ THỊ HIẾU, TP ĐÔNG HÀ, QUẢNG TRỊ VĂN PHÒNG TẠI Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng PHÒNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHÒNG KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN PHÒNG TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ PHÒNG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG VÀ KẾ TOÁN NGẮN HẠN MR TOM HADURT- QUỐC TỊCH NAUY - PG ĐỐC KINH DOANH CHI NHÁNH TẠI QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM ÔNG TRẦN NHỮ UY – KIỂM TOÁN VIÊN
  • 7. Chức năng phòng tư vấn về kế toán và thuế: Cung cấp dịch vụ tư vấn về thuế, các mô hình chính sách, bộ máy kế toán, dịch vụ kế toán cho khách hàng. Tư vấn về việc thành lập doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư và tái cấu trúc doanh nghiệp. Chức năng phòng kiểm toán BCTC và kiểm toán quyết toán xây dựng cơ bản: Cung cấp các dịch vụ kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng. 1.4.3. Đánh giá mối liên hệ giữa các phòng ban Cơ cấu tổ chức của công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo thực hiện những chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của công ty. Các bộ phận được phân chia rõ ràng cụ thể, ở mỗi bộ phận đều có người phụ trách và chịu trách nhiệm về chuyên môn của mình. Công việc của mỗi người trong từng bộ phận đều rõ ràng và cụ thể. Các bộ phận tuy được tổ chức độc lập nhưng lại hỗ trợ nhau về công việc. Bộ máy tổ chức trên còn cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa các nhân viên trong công ty, mỗi cá nhân đều nhận thức được mối quan hệ giữa công việc của các nhân viên trong công ty. Vì thế, mỗi người phải có trách nhiệm không chỉ với công việc của riêng mình mà còn cho cả tập thể. Chương 2: Giới thiệu Bộ phận Kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ (VATC) 7
  • 8. 2.1. Giới thiệu chung về Bộ phận kiểm toán 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Quá trình hình thành và phát triển của bộ phận kiểm toán gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ Phòng kiểm toán là phòng ban có nhiều nhân sự nhất trong công ty, thực hiện chức năng kinh doanh chính và tạo ra nguồn lợi nhuận chính. Phòng kiểm toán chịu sự giám sát của Giám đốc thông qua trưởng phòng kiểm toán. Phòng kiểm toán vừa có chức năng nội bộ, vừa có chức năng nhiệm vụ đối với những doanh nghiệp khách hàng khác. Cuối kỳ kế toán, phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc về tình hình doanh số, từ đó đề ra được mục tiêu thực hiện trong năm, cũng như chi phí bỏ ra để cung cấp dịch vụ. Việc lên kế hoạch doanh thu giúp cho phòng xác định được mục tiêu cần hướng tới. Đôn đốc và tạo cho mọi nhân sự của phòng làm việc hiệu quả, tiến độ nhanh hơn. Phòng có nhiệm vụ đề ra kế hoạch kiểm toán tại mỗi kỳ kiểm toán, kế hoạch lên chi tiết cho từng khách hàng, từng khoản mục cụ thể tại mỗi đầu kỳ. Kế hoạch còn là sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng KTV, từng trợ lý kiểm toán, giúp mọi người biết rõ công việc cần làm, tránh làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ của nhau. Kế hoạch kiểm toán được trình lên Giám đốc ký, và Giám đốc là người ra quyết định cuối cùng nếu thấy hợp lý hoặc có gì sai sót cần bổ sung. Phòng kiểm toán có nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ kiểm toán tốt nhất tới khách hàng. Trong những cuộc kiểm toán, với sự phối hợp trong công việc của mỗi KTV và trợ lý, các nhóm sẽ tổ chức kiểm toán, xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp lý của các tài liệu kế toán và báo cáo của doanh nghiệp. Yêu cầu doanh nghiệp giải trình những điều chưa phù hợp về số liệu và nội dung trong những nghiệp vụ phát sinh và con số được thể hiện lên BCTC. Cuối mỗi đợt kiểm toán, phòng kiểm toán có nhiệm vụ lập ra những BCKT, những giấy tờ làm việc để chứng minh có quá trình làm việc của mình. 8
  • 9. Những BCKT được đóng thành quyển và gửi cho khách hàng, những cơ quan chức năng cần thiết. 2.1.3. Định hướng phát triển 2.2. Cơ cấu tổ chức Bộ phận kiểm toán 2.2.1. Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức của bộ phận kiểm toán công ty TNHH Kiểm Toán Việt Mỹ 2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên Nguyễn Anh Tuấn: là người kiểm tra các file làm việc và báo cáo cuối cùng sau khi KTV trình lên. Sau đó, đưa lên cho Giám đốc ký. Hoàng Bách Việt : là người trực tiếp quản lý một nhóm khách hàng, gọi điện đặt lịch kiểm toán, quản lý lịch và kiểm tra file hồ sơ sau kiểm toán sau khi trợ lý kiểm toán trình lên. Trần Thị Huế, Trần Hiên Phú, Dương Thảo Quỳnh: có nhiệm vụ trực tiếp dẫn nhân viên xuống khách hàng làm việc theo chỉ định của KTV. Sau đó, tập hợp vấn đề trao đổi với KTV những vấn đế lớn, nếu có những vấn đề lớn không giải quyết được thì KTV phải trực tiếp cùng nhóm kiểm toán làm việc với khách hàng. Đồng thời, trợ lý kiểm toán có nhiệm vụ phân công đôn đốc nhân viên hoàn thành giấy tờ làm việc theo mẫu công ty. 9 Kiểm toán trưởng KTV Trợ lý kiểm toán Nhân viên Trợ lý kiểm toán Trợ lý kiểm toán
  • 10. Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Thị Hằng, Hoàng Mai Loan, Trần Thanh Đào: làm theo sự phân công của trợ lý kiểm toán, hoàn thành giấy tờ làm việc, in ấn và tham chiếu. 2.3. Khách hàng của Bộ phận kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ đã cung cấp các dịch vụ chuyên ngành cho rất nhiều khách hàng, với khoảng 300 khách hàng thuộc các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, ngoài ra còn nhiều công trình xây dựng cơ bản dở dang hoàn thành. Trong đó, có khoản 100 khách hàng kiểm toán thường xuyên. Nhờ một số khách hàng phong phú đa dạng, công ty đã có được nhiều kinh nghiệm trong nhiều ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm cả ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất,.. Ngoài ra, các khách hàng thường xuyên của công ty còn giới thiệu nhiều khách hàng mới cho công ty. 2.4. Mối quan hệ giữa phòng kiểm toán với các phòng ban khác Nhìn chung qua, có thể thấy phòng kiểm toán và các phòng ban khác rất riêng biệt mỗi phòng có chức năng và giữ nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có thể hỗ trợ nhau khi cần thiết như trong quan hệ ngoại giao, trao đổi kiến thức trong ngành, và giúp chỉnh sửa các sai sót,... Đặc biệt là còn hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu chung của công ty. Chương 3: Thực trạng về Quy trình kiểm toán khoản mục “Hàng Tồn Kho” tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ (VATC) 3.1. Quy trình kiểm toán chung tại Công ty Việt Mỹ (VATC) 3.1.1. Chuẩn bị kiểm toán 10
  • 11. 3.1.1.1. Tiếp nhận khách hàng Khi được mời kiểm toán, để tránh rủi ro, công ty sẽ phân công cho những KTV nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu về khách hàng, đánh giá khả năng đảm nhận công việc cũng như dự kiến về thời gian và phí kiểm toán để quyết định xem có nên ký hợp đồng hay không.  Đối với khách hàng mới: Trước hết, KTV cần tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng tiềm năng, thu thập thông tin về các khía cạnh như lĩnh vực vực kinh doanh, tình trạng tài chính... Với các thông tin thu thập được, KTV nghiên cứu phân tích sơ bộ về thực trạng tài chính của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và đánh giá rủi ro trong hoạt đọng kinh doanh của họ để quyết định xem có nhận lời kiểm toán hay không?  Đối với khách hàng cũ: Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, KTV sẽ cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về các khách hàng hiện hữu để đưa ra quyết định có nên tiếp tục kiểm toán cho khách hàng hay không. 3.1.1.2. Phân công KTV Công ty sẽ phân công KTV đủ năng lực, phù hợp với công việc kiểm toán dựa trên những hiểu biết của họ về những nét đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. 3.1.1.3. Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng Khi nhận thấy có thể nhận lời kiểm toán, KTV sẽ trao đổi và thỏa thuận sơ bộ với khách hàng về một số vấn đề như: mục đích và phạm vi kiểm toán, các dịch vụ đi kèm, phí kiểm toán... 3.1.1.4. Lập hợp đồng kiểm toán Công ty tiến hành lập hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Hợp đồng cần nêu rõ loại báo cáo kiểm toán được phát hành sẽ tùy theo mức độ trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành cũng như cần khẳng định với đơn vị là KTV không có trách nhiệm phát hiện mọi gian lận và sai sót. 3.1.1.5. Tìm hiểu và đánh giá sơ lược về Hệ thống kiểm soát nội bộ  Tìm hiểu về hệ thống kế toán và chính sách, sơ đồ hạch toán, các loại tài khoản sử dụng, các loại sổ sách, các loại báo cáo tài chính. 11
  • 12.  Tìm hiểu quy trình hoạt động của công ty, các chu trình kiểm soát của từng phần vận hành tại đơn vị.  Đánh giá rủi ro và đưa ra mức kiểm toán phù hợp với từng khoản mục 3.1.1.6. Lập kế hoạch kiểm toán  Xác lập mức trọng yếu và những sai sót có thể bỏ qua.  Đưa ra danh sách các tài liệu cần chuẩn bị và yêu cầu khách hàng gửi dữ liệu.  Chuẩn bị hồ sơ kiểm toán 3.1.2. Thực hiện kiểm toán KTV và các trợ lý kiểm toán tiến hành thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng đúng như thời hạn trên thư hẹn. Quá trình kiểm toán sẽ được thực hiện theo chương trình mẫu do công ty xây dựng dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Thường thì các công ty kiểm toán đều thực hiện các bước sau:  Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ.  Đánh giá các rủi ro kiểm soát và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bằng cách lấy mẫu kiểm tra.  Thực hiện các thử nghiệm cơ bản thông qua việc chọn mẫu để kiểm tra.  Kết luận và đề nghị điều chỉnh nếu có.  KTV tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan, đánh giá tham chiếu và lưu vào hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến sau này.  Tùy theo tình hình cụ thể mà KTV sẽ đưa ra các thủ tục kiểm toán có liên quan, quyết định cỡ mẫu sao cho phù hợp. KTV tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan, đánh gái tham chiếu và lưu vào hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến sau này. 3.1.3. Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo kiểm toán 12
  • 13. 3.2. Quy trình kiểm toán khoản mục “Hàng Tồn Kho” tại Công ty Việt Mỹ (VATC) HTK được trình bày ở khoản mục tài sản ngắn hạn trên BCTC, thường chiếm một giá trị rất lớn, sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Do đó, khi kiểm toán khoản mục HTK, KTV cần đảm bảo rằng số dư HTK được trình bày trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc niên độ là hợp lý và phát hiện được những sai sót trong hạch toán hay những sai sót trong hạch toán HTK không đúng nguyên tắc. Tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ Mục đích kiểm toán HTK bao gồm:  Xác định mức tồn kho hợp lý để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất (nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ ) hoặc cung cấp đủ cho thị trường ( thành phẩm, hàng hóa), vừa hạn chế tối đa sự lãng phí do dự trữ quá mức.  Nâng cao tốc độ lưu chuyển HTK nhằm giảm thiểu khả năng HTK bị hư hỏng hay lỗi thời, đồng thời tiết kiệm được vốn đầu tư vào HTK.  Đảm bảo chất lượng HTK trong suốt quá trình tồn trữ.  Đảm bảo rằng đơn vị luôn được tiếp cận với những nguồn hàng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.  Đảm bảo HTK được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích. Mục tiêu này cũng bao gồm mục tiêu bảo vệ vật chất đối với HTK, tức là đảm bảo HTK không bị thất thoát, bị sử dụng cho mục đích cá nhân hay mất cắp; đồng thời, hạn chế tối đa các hao mòn hữu hình và vô hình đối với HTK. Kiểm soát chặt chẽ quá trình tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan đến HTK, cũng như quá trình vận động của HTK về mặt số lượng lẫn mặt giá trị. 3.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 3.2.2. Thực hiện kiểm toán 3.2.2.1. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục “Hàng Tồn Kho” 13
  • 14. Khi kiểm toán khoản mục HTK, việc tìm hiểu kiểm soát nội bộ đối với HTK và gía vốn hàng bán là quy trình không thể bỏ qua. Tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ, các KTV khi kiểm toán HTK được yêu cầu cần phải hiểu biết đầy đủ về tất cả các thủ tục kiểm soát của đơn vị đã thiết lập để kiểm soát của đơn vị đã thiết lập để kiểm soát các qua trình mua hàng, bảo quản hàng trong kho và xuất hàng của đơn vị. Bên cạnh đó, KTV cần có sự hiểu biết về hệ thống kế toán chi phí cũng như hệ thống sổ kế toán chi tiết đối với HTK mà đơn vị đang áp dụng. Các công cụ hỗ trợ KTV trong vấn đề này bao gồm: Bảng tường thuật, lưu đồ hay bảng câu hỏi. Ngoài ra, cần có bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với những đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ phức tạp để đảm bảo không bỏ sót các vấn đề quan trọng. 3.2.2.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với khoản mục “Hàng Tồn Kho” Dựa trên những hiểu biết ban đầu về kiểm soát nội bộ, Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ yêu cầu KTV cần đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát:  Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ thấp, KTV cần thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để cung cấp bằng chứng chứng minh cho kết luận của mình về rủi ro kiểm soát.  Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ tối đa hoặc KTV cho rằng phạm vi của các thử nghiệm cơ bản không thể giảm được trong thực tế, KTV sẽ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà chuyển qua thực hiện các thử nghiệm cơ bản. 3.2.2.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ, các KTV sẽ sử dụng phần mềm trên máy tính để tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên. Sau khi hệ thống kế toán lọc ra mẫu, KTV sẽ dựa vào mẫu để tiến hành thủ tục kiểm toán. Kiểm tra mẫu nghiệp vụ mua hàng Các yêu cầu cần đạt được:  Kiểm tra phiếu đề nghị mua hàng có được lập và phê duyệt không. 14
  • 15.  Kiểm tra đơn đặt hàng để đảm bảo được đánh số thứ tự liên tục, số lượng, quy cách, hàng đặt phù hợp với phiếu đề nghị mua hàng đã được phê duyệt.  Kiểm tra hợp đồng mua bán, hóa đơn của nhà cung cấp, phiếu nhập/ báo cáo nhận hàng và chứng tự thanh toán đối với từng đơn đặt hàng trong mẫu đã chọn.  Lần theo các bút toán ghi nhận các nghiệp vụ mua hàng, trả lại và thanh toán số nợ phải trả trên sổ kế toán chi tiết.  Đối chiếu số tổng cộng của sổ sách kế toán chi tiết với sổ cái. Kiểm tra hệ thống kế toán chi phí Mục tiêu được đặt ra với các KTV ở khâu này là xác minh về sự hợp lý của việc tập hợp và phân bổ chi phi nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho một sản phẩm, một công việc hay một quy trình sản xuất nào đó. Các công việc mà KTV có thể làm bao gồm:  Kiểm tra số lượng và nguyên giá của nguyên vật liệu trực tiếp.  Kiểm tra số giờ lao động trực tiếp đã sử dụng trong kỳ và đơn giá tiền lương.  Kiểm tra việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm, công việc hay quy trình sản xuất.  Xác minh phương pháp phân bổ HTK mà đơn vị đang áp dụng xem có nhất quán với các niên độ trước đó hay không.  Xem xét việc phân bổ chi phí sản xuất chung cố định và giá vốn hàng bán và giá trị HTK cuối kỳ có phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hay không.  Kiểm tra hệ thống kế toán chi phí. Kiểm tra hệ thống sổ kế toán chi tiết Đây là bộ phận cơ bản của hệ thống kê khai thường xuyên. Việc kiểm tra hệ thống sổ kế toán chi tiết giúp KTV đảm bảo sự ghi chép chính xác và đầy đủ của hệ thống đối với nghiệp vụ mua hàng dựa trên hai nguyên tắc:  Kiểm tra từ sổ kế toán chi tiết đến các chứng từ gốc để đảm bảo nghiệp vụ mua hàng thực phát sinh và được ghi chép chính xác. 15
  • 16.  Kiểm tra chứng từ gốc đến sổ kế toán chi tiết để đảm bảo tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi nhận đầy đủ. 3.2.2.4. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản Để đạt được mục tiêu hiện hữu, đầy đủ, phát sinh, đánh giá và ghi chép chính xác. Các thử nghiệm cơ bản mà công ty Việt Mỹ yêu cầu KTV bao gồm: Đối với thủ tục phân tích, cần thực hiện các thủ tục sau:  So sánh số dư HTK so với năm trước.  So sành số vòng quay HTK năm hiện hành với năm trước.  So sánh số ngày lưu kho bình quân năm hiện hành so với năm trước.  So sánh tỷ lệ lãi gộp năm hiện hành so với năm trước.  So sánh nghiệp vụ mua hàng năm hiện hành so với năm trước.  Phân tích sự biến động của giá trị hàng mua trong năm.  So sánh tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí sản xuất của năm hiện hành so với năm trước.  So sánh giá thành năm hiện hành với năm trước, giá thành đơn vị kế hoạch với giá thành đơn vị thực tế.  So sánh khối lượng mua hàng năm hiện hành với năm trước.  So sánh chi phí thực tế với chi phí tiêu chuẩn. Đối với thử nghiệm chi tiết:  Kiểm tra số dư đầu kỳ của HTK  Chứng kiến kiểm kê HTK  Gửi thư xác nhận hoặc chứng kiến kiểm kê HTK được gửi ở đơn vị khác.  Kiểm tra việc tính giá xuất kho và tính giá thành sản phẩm  Kiểm tra việc chia cắt niên độ 16
  • 17.  Kiểm tra chứng từ mua hàng sau ngày kết thúc niên độ  Xem xét việc trình bày và công bố 3.2.3. Hoàn thành kiểm toán 3.3. Ví dụ minh họa: Áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục “HTK” tại Công ty ABC 3.3.1. Giới thiệu chung về Công ty ABC • Tên đầy đủ: Công ty TNHH ABC • Tên tiếng anh: ABC CO., LTD • Mã số thuế: 360052xxxx • Vốn điều lệ: 6,000,000,000 • Người đại diện pháp luật: Ông A (Quốc tịch Trung Hoa) • Trụ sở chính: KCN B, Huyện C, Tỉnh Đồng Nai • Công ty TNHH ABC là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH ABC là sản xuất, gia công các sản phẩm trang trí nội thất bằng nguyên liệu sắt, kẽm, đồng, nhựa, poly, mây tre, gỗ. Gia công xi mạ và gia công đúc các sản phẩm trang trí nội thất bằng kim loại. 3.3.2. Chuẩn bị kiểm toán Trước khi ký kết hợp đồng cho năm kế tiếp đối với công ty lâu năm như công ty TNHH ABC, Ban Giám đốc xem xét kỹ lưỡng các vấn đề liên quan, trao đổi với Ban Giám đốc khách hàng đối với những vấn đề bất thường so với các năm trước, thực hiện một số thủ tục kiểm toán. Đối với khách hàng cũ này thì công việc ban đầu này ít tốn thời gian hơn do công ty Việt Mỹ đã phần nào hiểu rõ khách hàng từ những đợt kiểm toán trước. Sau khi tìm hiểu, KTV đã ghi lại một số vấn đề chính của khách hàng vào mẫu biểu đã được xây dựng và lưu vào hồ sơ kiểm toán như tên công ty, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... Đồng thời, VATC đã xây 17
  • 18. dựng lên một bảng câu hỏi, KTV chỉ cần trả lời vào bảng câu hỏi. Dựa vào kết quả trả lời trên bảng câu hỏi, KTV đánh giá rủi ro đối với hợp đồng này từ đó quyết định chấp nhận duy trì khách hàng hay không. Dưới đây là minh họa bảng câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng cũ là công ty TNHH ABC, được trích từ mẫu <A120>. Qua tất cả các thông tin thu thập về công ty ABC như trên KTV kết luận rằng: mức độ rủi ro của hợp đồng này là thấp và quyết định chấp nhận khách hàng và sẽ tiến hành kiểm toán BCTC năm 2014 của công ty TNHH ABC. Sau khi chấp nhận khách hàng và lập hợp đồng kiểm toán, KTV sẽ thực hiện các công việc sau để lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. Ngoài ra ở bước này, còn thực hiện một số bước thông qua các mẫu <A260>, <A270>, <A280>, <B120>. 3.3.2.1. Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động Mục đích của công việc tìm hiểu này là nhằm thu thập hiểu biết về các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Để thực hiện tìm hiểu về khách hàng KTV thường yêu cầu khách hàng cung cấp những tài liệu liên quan hoặc phỏng vấn trực tiếp với cấp quản lý để có được những thông tin đáng tin cậy và nhanh chóng nhất. Thực hiện hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khách hàng, KTV thường thu thập thông tin qua các kênh thông tin khác như: các bài báo viết, báo điện tử, các thông tin chính thức từ nhà nước,... Qua các bước KTV đã tìm hiểu được các thông tin về công ty TNHH ABC thông qua các hồ sơ còn lưu lại năm trước vì do là khách hàng cũ. Ngoài ra, việc tìm hiểu về môi trường hoạt động của công ty như sau: - Môi trường kinh doanh chung: Năm 2014, thực trạng chung nền kinh tế có chuyển biến khá tính cực cụ thể là mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012, mức tăng 5,42% năm 2013. 18
  • 19. Tuy nhiên, ngành sản xuất, gia công sản phẩm trang trí nội thất vẫn tăng trưởng bình thường, giá các mặt hàng đó vẫn ổn định. - Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là các mặt hàng phục vụ cho trang trí nội thất như gia công xi mạ, móc treo, tay nắm, bản lề, rèm cửa,...thị trường chính của công ty là xuất khẩu nước ngoài, chiếm hơn 90%, lãi suất vay ngân hàng giảm, tỷ giá hối đoái tăng nhẹ. - Về tình hình nguyên vật liệu của công ty: nguyên liệu chính là sắt, kẽm, đồng, nhựa, nhôm, gỗ. Nguồn nguyên liệu này được cung cấp một phần là do nhập khẩu, còn lại là mua trong nước. Trong năm 2014 giá cả đầu vào của công ty tương đối ổn vì có những nguyên liệu trong năm giảm như đồng, nhựa, nhôm, bên cạnh đó thì kẽm và sắt cũng tăng nhẹ. Công ty hoạt động kinh doanh mang tính chất liên tục không theo thời vụ. - Về môi trường pháp lý : qua thu thập giấy phép thành lập và điều lệ công ty. Các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra của năm hiện hành và năm trước. KTV có nhận thức rõ về quá trình hình thành, mục tiêu hoạt động và các lĩnh vực hợp pháp, thấy được thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH ABC. Tóm lại, công ty đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan. Qua những thông tin tìm hiểu trên, KTV bước đầu xác định những điểm bất thường của khách hàng, xác định sơ bộ rủi ro liên quan đến toàn báo cáo và từng khoản mục cụ thể. Tất cả các thông tin này được thể hiện qua mẫu <A310> lưu trong hồ sơ tổng hợp. Còn những tài liệu, giấy tờ mà KTV thu thập được trong quá trình tìm hiểu (như giấy phép kinh doanh, biên bản họp đại hội, điều lệ hoạt động,...) thì được lưu trong hồ sơ thường trực để làm căn cứ cho những đợt kiểm toán sau. 19
  • 20. Kết quả thực tế không có gì đáng lưu ý về tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động tại công ty: rủi ro tiềm tàng được đánh giá thấp. 3.3.2.2. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh liên quan đến khoản mục “Hàng Tồn Kho” Sau khi có được những hiểu biết về khách hàng, về môi trường hoạt động, KTV tiến hành tìm hiểu cụ thể từng chu trình kinh doanh quan trọng của khách hàng trong đó có chu trình HTK. Mục tiêu của KTV khi thực hiện bước công việc này là: xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình hàng tồn kho, đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình này. Từ kết quả thăm dò KTV quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB chu trình này hay không? Đồng thời KTV cũng sẽ dự kiến các thử nghiệm cơ bản cần phải thực hiện để mang lại hiệu quả. Qua việc tìm hiểu các thông tin mà KTV thu thập được về chu trình HTK của công ty TNHH ABC như sau: - Nguyên vật liệu dùng để sản xuất là sắt, kẽm, đồng, nhựa, nhôm, gỗ, ngoài ra, còn có nguyên liệu phụ như hóa chất,... - HTK của khách hàng được phân loại rõ ràng theo vật tư (nguyên liệu chính, phụ, công cụ dụng cụ), thành phẩm. - Lao động sử dụng chủ yếu là lao động phổ thông có tay nghề thấp, số lượng lao động kỹ thuật cũng chiếm khá nhiều. - Thủ tục kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Tiếp theo KTV tìm hiểu các thông tin về chính sách kế toán áp dụng HTK của khách hàng: - HTK được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. - HTK được tính theo giá gốc 20
  • 21. - HTK tính theo phương pháp bình quân gia quyền và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tình hình trích lập và hoàn lập HTK: Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá trị gốc thì phải lập dự phòng giảm giá HTK. Cuối cùng, KTV tìm hiểu quy trình hoạt động của chu trình HTK như sau: - Toàn bộ chu trình được thực hiện trên cơ sở đối chiếu chặt chẽ các chứng từ. - Giữ thủ kho, kế toán HTK và người mua hàng, các bộ phận này độc lập với nhau. - Đơn vị có đối chiếu số liệu giữ thủ kho và kế toán vật tư cũng như tiến hành kiểm kê định kỳ HTK. Như vậy, qua tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh KTV nhận định không phát hiện rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC. 3.3.2.3. Xác định mức trọng yếu và lập kế hoạch chuẩn bị kiểm toán Sau khi thu thập những thông tin chung về công ty, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu đối với BCTC của công ty ABC đã lập. Mức trọng yếu được xác định dựa trên các chỉ tiêu: - 0,5% - 1% Doanh thu thuần - 1% - 2% Tổng tài sản - 5% - 10% Lợi nhuận trước thuế KTV lấy chỉ tiêu doanh thu thuần làm cơ sở xác định mức trọng yếu. Theo đó: Mức trọng yếu tổng thể = Doanh thu thuần x 1% = 47.903.799.557 x 10% = 479.037.996 (đồng) 21
  • 22. Mức trọng yếu thực hiện = 479.037.996 x 75% = 359.278.497 (đồng) Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua là: 359.278.497 x 4% = 14.371.140 (đồng) Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục HTK: 359.278.497 x 34,7% = 124.672.318 (đồng) Sau khi đã có đầy đủ thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, KTV sẽ lập kế hoạch kiểm toán. Một số nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm toán tổng thể được KTV lập bao gồm: - Hiểu biết về khách hàng, hệ thống kế toán và kế toán KSNB: được trình bày theo các thông tin đã thu thập được. - Xác định mức trọng yếu - Nội dung lịch trình: cuộc kiểm toán BCTC được thực hiện trong 3 ngày. - Nhân sự: đoàn kiểm toán gồm 4 thành viên (2 KTV chính và 2 trợ lý kiểm toán) cùng sự hợp tác với kế toán đơn vị. Và để kiểm toán khoản mục HTK, KTV cần khách hàng cung cấp các tài liệu sau: sổ chi tiết, sổ cái HTK, bảng N-X-T, phiếu nhập kho, xuất kho, thẻ kho, biên bảng kiểm kê HTK, biên bảng xác nhận hàng gửi đi bán (nếu có), hồ sơ nhập kho (tờ khai hải quan, invoice, hợp đồng, B/L,...), hóa đơn bán hàng và các tài liệu liên quan. 3.3.3. Thực hiện kiểm toán 3.3.3.1. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục “HTK” Để kiểm soát tốt quá trình vận động của HTK, công ty TNHH ABC đã thiết lập một hệ thống KSNB tương đối phức tạp. Mục đích kiểm soát nội bộ đối với HTK của đơn vị bao gồm: • Xác định mức tồn kho hợp lý để đảm ứng tốt nhu cầu sản xuất (nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ) hoặc cung cấp đủ cho thị 22
  • 23. trường (thành phẩm, hàng hóa), vừa hạn chế tối đa sự lãng phí do dự trữ quá mức. • Nâng cao tốc độ lưu chuyển HTK nhằm giảm thiểu HTK bị hư hỏng hay lỗi thời, đồng thời tiết kiệm được vốn đầu tư vào HTK. • Đảm bảo chất lượng HTK trong suốt quá trình dự trữ. • Đảm bảo rằng đơn vị luôn được tiếp cận với những nguồn hàng tốt nhất với giá cả hợp lý. • Đảm bảo rằng HTK được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích. Mục tiêu này cũng bao gồm bảo vệ vật chất đối với HTK, tức là đảm bảo HTK không bị thất thoát, bị sử dụng cho mục đích cá nhân hay mất cắp; đồng thời hạn chế tối đa các hao mòn hữu hình và vô hình đối với HTK. • Kiểm soát chặt chẽ quá trình tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan đến HTK, cũng như quá trình vận động của HTK về mặt số lượng lẫn mặt giá trị. Để đạt được sử hiểu biết này, KTV đã sử dụng bảng câu hỏi KSNB để đảm bảo không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Và bảng câu hỏi này được thể hiện thông qua mẫu <C100>. Tổng hợp lại KTV đưa ra nhận xét: là khách hàng thường xuyên, công ty ABC được đánh giá là có hệ thống KSNB khá tốt. Các KTV nhận định sẽ thực hiện phần lớn các thủ tục kiểm soát, giảm bớt các thử nghiệm cơ bản để thu thập các bằng chứng kiểm toán cần thiết. Sau khi kết thúc cuộc khảo sát KSNB đối với HTK, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với khoản mục đó. 3.3.3.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với khoản mục HTK Ở bước này, KTV tiến hành các thử nghiệm kiểm soát như phỏng vấn nhân viên công ty về các thủ tục kiểm soát áp dụng, quan sát thực tế áp dụng, 23
  • 24. kiểm tra tài liệu... để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB gắn liền với từng cơ sở dữ liệu. Với HTK, để kiểm tra tính trọn vẹn: các nghiệp vụ sản xuất đã phát sinh đều được ghi sổ, không bị trùng lắp hay bỏ sót thì công ty thiết kế hoạt động kiểm soát thông qua việc sử dụng phiếu yêu cầu xin lĩnh vật tư, đơn đặt hàng sản xuất, các bảng tập hợp chi phí và các báo cáo kiểm định chất lượng có đánh số trước. KTV phải phỏng vấn nhân viên sản xuất, kiểm tra tính liên tục của các tài liệu và quan sát việc sử dụng các tài liệu này. Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV lập bảng tóm tắt kết quả rủi ro kiểm soát thông qua mẫu <C100-1>. Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục HTK là trung bình. 3.3.3.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát KTV tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu tự nhiên thông qua máy tính do công ty kiểm toán thuê. Sau khi hệ thống máy tính lọc ra mẫu KTV dựa vào mẫu tiến hành thủ tục kiểm toán. Hệ thống KSNB của khách hàng được đánh giá là khá tốt. Tuy vậy, KTV vẫn tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng về tính hiện hữu và hữu hiệu của hệ thống KSNB. Đối với nghiệp vụ về khoản mục HTK, các thử nghiệm kiểm soát tại VATC được thực hiện như sau: 3.3.3.3.1. Kiểm tra mẫu nghiệp vụ mua hàng KTV tiến hành chọn mẫu nghiệp vụ mua hàng và bằng chứng về những thủ tục kiểm soát quan trọng mà đơn vị đã thiết lập đối với chu trình nghiệp vụ mua hàng. Kiểm tra phiếu đề nghị mua hàng có được lập và phê duyệt hay không: Lấy mẫu đã chọn được từ hệ thống máy tính, KTV thu thập phiếu đề nghị mua hàng do bộ phận sản xuất lập (4 liên), gửi cho bộ phận kinh doanh và bộ phận kế toán ký duyệt, gửi cho BGĐ phê duyệt, chuyển cho bộ phận 24
  • 25. mua hàng và thủ kho, 2 liên còn lại được lưu ở phòng kinh doanh và kế toán. Máy tính ngẫu nhiên chọn được 286 mẫu, công việc KTV là so sánh, đối chiếu trên sổ sách kế toán với các phiếu đề nghị mua hàng từ khâu lập đến khâu lưu trữ. Qua so sánh đối chiếu các mẫu được chọn, KTV kết luận phiếu đề nghị mua hàng đã được duyệt đầy đủ và lưu trữ giữa các phòng ban đều khớp. Kiểm tra đơn đặt hàng để đảm bảo được đánh số thứ tự liên tục, số lượng, quy cách, hàng đặt phù với phiếu đề nghị mua hàng đã được phê duyệt. Sau khi, kiểm tra phiếu đề nghị mua hàng khớp với nhau, KTV kiểm tra mẫu đơn đặt hàng có phù hợp với quy định của công ty không. Đơn đặt hàng được lập (3 liên) bởi phòng kinh doanh sau khi nhận được phê duyệt của Ban Giám đốc và bộ phận kế toán và người chịu trách nhiệm về đơn đặt hàng ở tại bộ phận kinh doanh. Đơn đặt hàng được gửi xuống bộ phận sản xuất xem có phù hợp với nhu cầu không, ký xác nhận vào một thư nội bộ gủi lại cho bộ phận kinh doanh xem xét lần thứ hai. Sau đó, đơn đặt hàng được chuyển sang cho Ban Giám đốc duyệt gửi cho bộ phận kế toán ghi sổ. Cuối cùng, 2 liên đơn đặt hàng chuyển về bộ phận kinh doanh và thủ kho. KTV tiến hành so sánh giữa các đơn đặt hàng tương ứng với phiếu đề nghị mua hàng đã được chọn trước. Thứ nhất, là để theo dõi các đơn đặt hàng có khớp với phiếu đề nghị mua hàng đã được duyệt không. Thứ hai, theo dõi ghi chép trên sổ sách của công ty, các đơn đặt hàng được đánh số liên tục và khớp với phiếu đề nghị mua hàng đã được duyệt không. Cuối cùng, là chi tiết khối lượng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được mua vào trên phiếu đề nghị và đơn đặt hàng có khớp với nhau không và có khớp trên sổ sách kế toán hay không. Hoàn thành kiểm tra này, KTV có đưa ra kết luận trên hồ sơ làm việc, đối tượng được kiểm toán đúng theo hệ thống KSNB của đơn vị, phù hợp các ghi nhận trên sổ sách theo quy định chung. 25
  • 26. Kiểm tra hợp đồng mua bán, hóa đơn của nhà cung cấp, phiếu nhập/ báo cáo nhận hàng và chứng từ thanh toán (hoặc biên bản trả lại hàng, biên bản nhận thanh lý hợp đồng trong trường hợp hàng trả lại nhưng hai bên không nhận được thỏa thuận về việc giao hàng lại) đối với từng đơn đặt hàng trong mẫu đã chọn. Công việc này bao gồm việc so sánh số lượng, quy cách, giá cả với đơn đặt hàng, tính toán lại với giá trị háo đơn, tính toán lại các khoản chiết khấu được hưởng và kiểm tra phê duyệt thanh toán. Chọn ngẫu nhiên từ hệ thống phần mềm máy tính, 378 mẫu hợp đồng mua bán. KTV tiến hành chọn mẫu hóa đơn của nhà cung cấp phù hợp với mẫu hợp đồng đã chọn. Phân chia công việc cho các trợ lý kiểm toán tiến hành soát xét trên hợp đồng các điều khoản về thanh toán và chiết khấu được hưởng. Kiểm tra lượng hàng được yêu cầu trên hợp đồng với hóa đơn của nhà cung cấp có khớp không. Số tiền thanh toán trên hóa đơn với hợp đồng như thế nào. Kết quả kiểm tra thông qua mẫu <D535> cho thấy, lượng hàng và số tiền thanh toán đều khớp. Lần theo các bút toán ghi nhận các nghiệp vụ mua hàng, trả lại hàng và thanh toán số nợ phải trả trên sổ kế toán chi tiết. KTV thu thập sổ kế toán, phân chia cho 2 trợ lý kiểm toán, soát xét các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Những nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn, thường được chọn làm mẫu thử nghiệm, vì những nghiệp vụ này có ảnh hưởng rất lớn đến khoản mục HTK. Trong sổ chi tiết mua hàng, 2 trợ lý kiểm toán đã chọn ra 396 nghiệp vụ, trong đó có 204 nghiệp vụ được xét mang tính trọng yếu và còn lại là nghiệp vụ được chọn làm mẫu kiểm tra xem tính đúng đắn, và phương pháp hạch toán có đảm bảo tính nhất quán, ghi chép đầy đủ chính xác, kịp thời ngay thời điểm phát sinh. Lần theo các nghiệp vụ này, KTV chọn ra các chứng từ liên quan nhằm so sánh với sổ sách. Các nghiệp vụ được kiểm tra tất cả mẫu được chọn đều khớp với số liệu trên sổ kế toán chi tiết và các chứng từ liên quan. 26
  • 27. Kết thúc bước này KTV ghi nhận sai sót này và để khi kết thúc kiểm toán, KTV có thể lập bản báo cáo đề nghị đơn vị sửa chữa. Đối chiếu số tổng cộng của sổ sách kế toán chi tiết với sổ cái Ngay sau khi kế toán sửa chữa xong nghiệp vụ trên, KTV tiến hành công đoạn đối chiếu số liệu trên số chi tiết với sổ cái. Do từng nghiệp vụ phát sinh từ dưới lên trên, từ trái qua phải. Dò từ số tổng cộng của tài khoản liên quan đến HTK, đến số tiền của mỗi nghiệp vụ, ngày phát sinh, số lượng, đơn giá, mã hàng, số hiệu hóa đơn. Kết thúc bước đối chiếu, KTV nhận xét số tổng cộng và các yêu cầu khác về nghiệp vụ đều khớp với nhau. 3.3.3.3.2. Kiểm tra hệ thống kế toán chi phí Mục tiêu của việc kiểm tra hệ thống kế toán chi phí là nhằm xác minh về sự hợp lý của việc tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí sản xuất chung cho một sản phẩm, một công việc hay một quy trình sản xuất nào đó. Để đạt được mục tiêu này, KTV phải: Kiểm tra số lượng và nguyên giá của nguyên vật liệu trực tiếp Đối với số lượng nguyên vật liệu trực tiếp đã phân bổ cho một sản phẩm, công việc hay quy trình sản xuất, KTV sẽ lấy mẫu đối chiếu với phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, thẻ theo chi tiết cho từng lô hàng... Trong thử nghiệm này KTV lần theo sổ kế toán tìm ra nguyên liệu, vật liệu, công cụ, cho từng sản phẩm riêng. Theo thống kê công ty có 358 sản phẩm được đơn vị tính giá thành trong đó có 24 sản phẩm được gia công (GCX tay gạt bản lề H225 và GCX hàn sắt). Qua chọn mẫu tính giá thành tháng 12 của đơn vị để kiểm tra sự phù hợp với quy trình đã tìm hiểu, KTV đã ghi nhận lại trên mẫu giấy tờ làm việc <D537>. Chọn mẫu đơn giá thông qua hệ thống phần mềm máy tính, KTV thu thập được 389 mẫu để so sánh với hóa đơn. KTV còn tiến hành chọn mẫu hợp 27
  • 28. đồng mua bán, các chứng từ liên quan để so sánh xem xét các mẫu có khớp với nhau không, số lượng, quy cách hàng hóa, thời hạn giao nhận hàng, thời hạn thanh toán, chiết khấu được hưởng (nếu có). Kết quả của thử nghiệm đã cho thấy phát hiện Phiếu nhập kho ngày 19/05/2014 do thủ quỹ ghi nhận khác với Hóa đơn (số hiệu: 0015689 - Công ty TNHH M) về tên mặt hàng đã được mua CR-902 mà phiếu nhập kho lại là CR-901. KTV ghi nhận phát hiện, và tìm hiểu nguyên nhân, trong hợp đồng mua bán là tên hàng CR-902 nhưng do nhầm lẫn của bộ phận giao hàng (Công ty TNHH M) nên chuyển sang kho của đơn vị, vì số lượng không đáng kể nên đơn vị thỏa thuận với đối tác không cần trả lại hàng và mua thêm số lượng nguyên liệu CR-902 như trên hợp đồng. Dẫn đến vấn đề khi KTV công ty chúng tôi phát hiện ra sai sót này. Giá trị mua vào của CR-901 là 50kg tương ứng với 5,468,250 đồng. Nhận thấy phát hiện này không trọng yếu, KTV tiến hành thực hiện kiểm tra hao hụt nguyên vật liệu trong sản xuất. Kiểm tra các báo cáo dự toán HTK và ước tính của năm, bảng dự toán định mức chi phí hao hụt trong sản xuất hoặc chi phí phát sinh trên mức bình thường VAS 02 không cho phép tính vào giá gốc của HTK. Đơn vị có cung cấp cho KTV một số báo cáo kế hoạch và định mức sản xuất. KTV tính toán lại số phát sinh trong kỳ và đánh giá trên hồ sơ làm việc. Kết quả tính toán lại rất phù hợp với thực tế phát sinh. Một phần quan trọng trong quy trình kiểm tra kế toán chi phí nữa chính là chi phí cho nhân công lao động trực tiếp. KTV phải theo dõi phương pháp tập hợp giờ công lao động của đơn vị sử dụng, chọn mẫu kiểm tra vào bản chấm công hoặc phiếu tính thời gian làm việc theo từng sản phẩm (tùy theo loại chứng từ mà đơn vị sử dụng). Đơn giá tiền lương sẽ được chọn mẫu kiểm tra với hợp đồng lao động của nhân viên, hoặc thỏa ước lao động tập thể, quyết định của Ban Giám đốc về việc ấn định đơn giá tiền lương. Công ty TNHH ABC có quy trình kiểm soát nhân viên bộ phận sản xuất bằng máy chấm công tự động. Hàng ngày, nhân viên theo từng ca sẽ có lịch 28
  • 29. chấm công vào thời gian nghỉ giữa ca, tránh lãng phí thời gian của công ty. Lương cơ bản của công nhân sản xuất là 2.893.000 đồng. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Công nhân sản xuất được phụ cấp ăn trưa 35.000.000 đồng. Đối với nhân viên làm ca tối có phụ cấp ăn giữa ca 40.000.000 đồng. Bộ phận văn phòng, lương được tính theo hệ số chức vụ, được phụ cấp xăng xe, điện thoại, ăn trưa, có phí đi công tác. Lương cơ bản của khối văn phòng phụ thuộc vào chức vụ, trình độ. Ngoài ra, tăng ca sẽ tính theo lũy kế 1 giờ làm thêm sẽ được 30.000.000 đồng/ công nhân, 40.000.000 đồng/ nhân viên văn phòng của công ty sẽ được tặng đồng phục 2 bô/ năm. Số ngày nghỉ phép theo đúng quy định hiện hành của luật lao động. KTV kiểm tra sổ sách liên quan đến lương, bảng chấm công, phiếu tính thời gian, hợp đồng lao động tất cả đều cho thấy công ty có chính sách nhất quán về lương, thực hiện đúng quy định của pháp luật. Một số loại chi phí nữa góp phần hoàn thiện sản phẩm đó là chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm. Các chi phí liên quan (điện, nước,..) đều được KTV thu thập hóa đơn gốc, hợp đồng, chứng từ thanh toán (thông qua chọn mẫu) từ nhà cung cấp, KTV xem xét tính hợp lý của tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung được đơn vị sử dụng và tiến hành việc phân bổ lại do đơn vị thực hiện. Việc phân bổ này khá phức tạp vì có rất nhiều chi phí cần được phân bổ (chi phí phân bổ số giờ máy chạy, theo số giờ lao động trực tiếp, tiền lương theo lao động trực tiếp,..). Việc đầu tiên là KTV cần xác minh phương pháp phân bổ của đơn vị đang áp dụng có nhất quán với các niên độ lúc trước hay không. Chi phí sản xuất của đơn vị đượcphân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Qua các bút toán kiểm tra mẫu, KTV xác định công ty TNHH ABC hạch toán và phân bổ nhất quán với các năm trước. Đồng thời, kế toán ghi nhận phân bổ hợp lý. 29
  • 30. 3.3.3.3.3. Kiểm tra hệ thống sổ kế toán chi tiết Hệ thống sổ chi tiết là bộ phận cơ bản của hệ thống kê khai thường xuyên. KTV kiểm tra hệ thống sổ chi tiết để đảm bảo cho sự ghi chép chính xác và đầy đủ của hệ thống đối với nghiệp vụ mua hàng dựa trên nguyên tắc: Kiểm tra từ sổ kế toán chi tiết đến các chứng từ gốc để đảm bảo bảo nghiệp vụ mua hàng thực phát sinh và được ghi chép chính xác. Thông qua chọn mẫu ngẫu nhiên, KTV tiến hành so sánh, đối chiếu, phân tích phương pháp nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được kế toán ghi nhận đầy đủ, chính xác không. Trong quá trình kiểm tra các mẫu thử, KTV phát hiện có hàng thiếu mà chưa được xử lý. Không có bút toán điều chỉnh, mặt khác số lượng thiếu trị giá 1.050.000 đồng, không ảnh hưởng trọng yếu đến khoản mục. Qua kiểm tra KTV phát hiện nguyên nhân của số hàng bị thiếu chưa xác định do bộ phận vận chuyển vật liệu đến công ty làm mất, kế toán chưa xử lý số hàng bị thiếu vẫn treo ở TK 1381. KTV sẽ đưa ra ý kiến sau khi phát hành báo cáo kiểm toán và đề nghị bút toán điều chỉnh với số hàng thiếu trên. Kiểm tra chứng từ gốc đến sổ kế toán chi tiết để đảm bảo tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi nhận đầy đủ. Cũng từ mẫu thử đã chọn, tiến hành đối chiếu hóa đơn, chứng từ liên quan đến nghiệp vụ mua hàng. Kết thúc cuộc thử nghiệm, KTV có thể minh chứng rằng kế toán đã hoàn thành tốt các khâu ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh đầy đủ, hợp lý. 3.3.3.4. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản Việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản giúp KTV thu thập bằng chứng về mức độ trung thực, là cơ sở để KTV đưa ra kết luận của mình về BCTC được kiểm toán. 3.3.3.4.1. Thủ tục phân tích 30
  • 31. Các thủ tục phân tích đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc kiểm toán. Kết quả thu được từ các thủ tục này giúp KTV định hướng các bất thường cần kiểm tra trong quá trình thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên do những hạn chế của thủ tục phân tích nên tại VATC các KTV thường ít sử dụng thủ tục phân tích mà tăng cường các thử nghiệm chi tiết. Tại công ty TNHH ABC, KTV chỉ thực hiện một số thủ tục phân tích như sau: So sánh số dư HTK với năm trước KTV phân nhóm số dư HTK thành các nhóm chính như nguyên vật liệu chính - phụ, công cụ dụng cụ, bao bì, sản phẩm dở dang,.. và so sánh số dư chi tiết của từng nhóm so với năm trước. Thủ tục này giúp KTV xem xét xu hướng biến động bất thường. Đối với công ty TNHH ABC có thuê thêm kho hàng và tuyển dụng thêm nhiều nhân viên kho. KTV tiến hành đối chiếu sổ sách của thủ kho với sổ kế toán, KTV đã thu thập được bảng số liệu theo mẫu <D530> và <D530-1>. So sánh chỉ tiêu về khả năng luân chuyển HTK - So sánh số vòng quay năm hiện hành so với năm trước: Vòng quay năm 2014 = 45.264.394.291 / 28.907.848.543 = 1,5668 Vòng quay năm 2013 = 45.932.981.334 / 29.101.233.711 = 1,5783 - So sánh tỷ lệ lãi gộp năm hiện hành với năm trước: Tỷ lệ lãi gộp năm 2014 = 2.639.405.266/ 47.903.799.557 = 0,0551 Tỷ lệ lãi gộp năm 2013 = 6.103.622.871/ 52.036.604.205 = 0,1173 Chỉ tiêu HTK chứa giá trị rất lớn của doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp KTV đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu liên quan đến HTK. Đồng thời, đây cũng là cơ sở đánh giá tổng quát về môi trường kinh doanh của đơn vị, giúp KTV có cái nhìn đúng đắn hơn. 31
  • 32. KTV kết luận rằng: qua kết quả phân tích trên nhận thấy số vòng quay HTK giảm nhưng không đáng kể là do trong năm nay công ty không bán được nhiều HTK, việc giảm này đã giảm cùng với sự giảm của doanh thu, tuy khoản phải thu tăng nhưng không nhiều cho nên việc này là hoàn toàn hợp lý. Tỷ lệ lãi gộp cũng theo chiều hướng giảm nên xem xét kỹ các yếu tố chi phí ảnh hưởng. Qua phỏng vấn kế toán thì KTV được biết nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng nhẹ do sự thiếu hụt của các nguyên vật liệu chính, song cũng có những nguyên liệu chính lại giảm nên điều này là hợp lý. Đồng thời, dựa vào kết quả xử lý được KTV xác định năm 2014 không phải một năm mang lại nhiều lợi nhuận doanh nghiệp mà có nguy cơ lỗ. Phân tích sự biến động của giá trị mua hàng trong năm Trị giá mua hàng trong năm được KTV nhận xét thông qua việc đọc lướt sổ cái, sổ chi tiết và hóa đơn từ nhà cung cấp. So sánh với cùng kỳ (tháng 12), cho thấy đơn đặt hàng của năm 2014 có phần giảm sút, nên giá trị hàng mua vào thấp so với năm 2013. Trợ lý 3 và 4 được phân công nhiệm vụ tổng hợp đơn đặt hàng vào tháng 12 năm 2013 và thàng 12 năm 2014 để đối chiếu. Tổng kết tháng 12 năm 2013 có 22 đơn đặt hàng cho quý 1 năm 2013, tháng 12 năm 2014 có 12 đơn đặt hàng cho quý 1 năm 2015. Sự giảm sút tương đối, nhưng doanh nghiệp vẫn giữ chân được một số khách hàng thân thuộc. Mặc dù đơn đặt hàng của tháng 12 năm 2014 giảm, nhưng trong kỳ doanh nghiệp vẫn sản xuất theo dây chuyền công nghệ với công suất như năm 2013, nên chi phí mua nguyên liệu, vật liệu đầu vào trong năm ít biến động. Việc các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp có quan hệ hợp tác lâu dài cũng là lợi thế trong thanh toán. Thời gian nợ được lâu hơn, có chiết khấu ưu đãi. So sánh nghiệp vụ mua hàng năm hiện hành so với năm trước 32
  • 33. Đối với HTK, các nghiệp vụ mua hàng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí đầu vào để tính giá thành sản phẩm. KTV phân loại các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để theo dõi vào chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành ghi chép và tính toán lại trên giấy tờ làm việc của KTV. Nghiệp vụ mua hàng được chọn bằng cách đọc lướt các sổ chi tiết nghiệp vụ mua hàng. Cũng tương tự với thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích cho KTV thêm nhận định về hệ thống KSNB. Các nghiệp vụ mua hàng không chứa đựng bất thường. Ngoài ra, công ty cuối mỗi thàng đều có biên bản họp liên quan đến bán hàng. Giải thích vì sao doanh thu giảm, KTV thu thập các bằng chứng kiểm toán từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. So sánh các hóa đơn, chứng từ liên quan KTV ghi nhận trên giấy tờ làm việc D532 và 538. Các nghiệp vụ mua hàng tương đối ổn định, phù hợp với nhu cầu sản xuất sản phẩm trong kỳ. Lúc này việc tính giá thành cũng phải hạch toán phù hợp. Công ty quản lý HTK khá tốt, không có việc sợ mất giá và lập dự phòng cho các khoản đó. So sánh tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí sản xuất của năm hiện hành so với năm trước. Trên mẫu giấy tờ làm việc D537 KTV cho thấy được tỷ lệ giữa các chi phí một cách cụ thể. So với năm 2013, nhìn vào giá vốn hàng bán và kết quả kiểm toán năm 2013. Giá vốn hàng bán năm 2013 là 45.932.981.334 đồng và của năm 2014 là 45.264.394.291 đồng, tổng giá vốn hàng bán năm 2014 giảm không đáng kể so năm 2013. Cho thấy kết quả tương đối khả quan về HTK, trị giá HTK giảm không đáng kể, cho thấy tốc độ luân chuyển HTK cũng tương đối. So sánh thực tế với chi phí tiêu chuẩn 33
  • 34. Doanh nghiệp đã đặt ra một kế hoạch và tiêu chuẩn chi phí cho từng loại sản phẩm, khảo sát giá thị trường so với mặt bằng chung của ngành. Giám đốc, hội đồng quản trị cho tổng kết quả và kiểm soát hoạt động KSNB đã thực sự có hiệu quả chưa. Kết quả thực tế thấp hơn dự toán 5,67%, do các yếu tố bên ngoài chiếm tỷ trọng cao. Ước tính chi phí ban đầu vào của nguyên vật liệu cho năm 2014 là 25.618.122.005 đồng cho 308 đơn đặt hàng dự tính và nhu cầu bán sỉ trong nước. Nhận thấy chi phí thực tế thấp hơn dự toán, KTV tiến hành các thử nghiệm chi tiết. 3.3.3.4.2. Thử nghiệm chi tiết  Kiểm tra chi tiết số dư HTK KTV đánh giá mức độ độc lập và uy tính của KTV tiền nhiệm và có thể xem xét khả năng yêu cầu họ cung cấp hồ sơ kiểm toán năm trước để tiến hành thủ tục soát xét lại các hồ sơ này. Việc soát xét hồ sơ kiểm toán năm trước để thỏa mãn về các thủ tục kiểm toán đã được tiến hành bởi KTV tiền nhiệm, KTV chấp nhận số dư HTK trên BCTC đã được kiểm toán năm trước và tiến hành thêm một số thủ tục khác:  Tìm hiểu phương pháp đánh giá HTK được sử dụng trong năm trước. Ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp đã chọn phương pháp hạch toán và xuất kho nhất quán “ Bình quân gia quyền”. Để xác định thực tế KTV đã đề nghị doanh nghiệp cung cấp các BCTC được kiểm toán vào các niên độ gần nhất 2013, 2012 và 2011 tất cả đều sử dụng phương pháp xuất kho bình quân gia quyền.  Kiểm tra sự tương ứng giữa số dư đầu kỳ các tài khoản với số dư cuối kỳ đã kiểm toán năm trước. Kết quả khớp được thể hiện qua mẫu <D530>.  Kiểm tra sự khớp đúng giữa bảng liệt kê chi tiết HTK và sổ cái, bảng CĐKT. Kết quả cũng được thể hiện qua mẫu < D530>. 34
  • 35.  Đối chiếu số liệu về số lượng thẻ kho, báo cáo nhập xuất tồn, sổ chi tiết HTK và kết quả kiểm kê. Kết quả đối chiếu được thể hiện qua mẫu <D536>. Qua kết quả trên, KTV kết luận rằng: số lượng trên thẻ kho, báo cáo nhập xuất tồn, sổ chi tiết HTK là khớp đúng. Tuy so với biên bản kiểm kê thì có chênh lệch nhưng không đáng kể. Đồng thời, trên thẻ kho, biên bản kiểm kê có đầy đủ chữ ký của những người phụ trách các bộ phận có liên quan.  Chứng kiến kiểm kê HTK Kiểm kê HTK là một trong những thủ tục kiểm soát then chốt của đơn vị nhằm xác định số lượng HTK. Cuối niên độ kế toán, ngày 31/12/2014 KTV tham gia kiểm kê HTK của công ty TNHH ABC. KTV quan sát việc kiểm kê của khách hàng (một thử nghiệm kiểm soát) và trực tiếp chọn mẫu kiểm kê (một thử nghiệm cơ bản) nhằm đạt được mục đích:  Đảm bảo cuộc kiểm kê được tổ chức tốt, hiệu quả và nhân sự tham gia kiểm kê đã chấp hàng tốt các hướng dẫn kiểm kê trên cơ sở chọn mẫu.  Cung cấp các bằng chứng cụ thể về HTK thông qua việc KTV trực tiếp thực hiện kiểm kê trên cơ sở chọn mẫu. Do khối lượng HTK tại đơn vị rất lớn nên KTV tiến hành phân chia nhiệm vụ chứng kiến kiểm kê tại các kho bãi khác nhau. Kết hợp với một số chứng từ hợp lý tại đơn vị. Công ty có 2 kho: 1 kho nằm ở KCN ngay trụ sở, kho còn lại cách trụ sở 10km về hướng Đông Nam (thuộc tỉnh Đồng Nai) do trợ lý 3 và 4 phụ trách chứng kiến kiểm kê vào ngày 31/12/2014 đến 04/01/2015. Lập kế hoạch chứng kiến kiểm kê  Xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước: giúp làm quen với cách thức tiến hành kiểm kê và cách bố trí HTK của đơn vị, xem xét các khó khăn của cuộc kiểm kê năm trước từ đó KTV dự kiến được những 35
  • 36. khó khăn của cuộc kiểm toán năm nay và có những hành động thích hợp.  Xem xét kế hoạch kiểm kê của đơn vị, KTV phải xem xét và thảo luận với Ban Giám đốc về tính hợp lý của cuộc kiểm kê.  Nhận diện các khu vực hay mặt hàng có nhiều rủi ro, những mặt hàng có giá trị lớn và xác định sự cần thiết phải có hỗ trợ của chuyên gia. Các thủ tục được tiến hành khi chứng kiến kiểm kê HTK  Quan sát sự tuân thủ kế hoạch kiểm kê của nhóm kiểm kê: kiểm soát số HTK đang có ở trong kho nhưng không phải của đơn vị (hàng nhận giữ hộ, nhận gia công,..) và những lô hàng của đơn vị nhưng không có ở trong kho (đang gởi ở ngoài hay trong quá trình vận chuyển...), kiểm soát sự lưu chuyển HTK trong suốt thời gian kiểm kê.  Quan sát tình trạng của HTK và nhận diện HTK hư hỏng, lỗi thời, kém phẩm chất... của nhóm kiểm kê. Cung cấp bằng chứng về sự đánh giá của HTK.  Chọn mẫu kiểm kê trực tiếp: KTV tiến hành kiểm kê trực tiếp trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên một số mặt hàng.  Thảo luận với nhân viên của bộ phận sản xuất về phương pháp xác định mức độ hoàn thành và phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho sản phẩm dở dang.  Ghi nhận các biến động ngay trước, trong và sau thời điểm kiểm kê: KTV đã ghi nhận các thông tin liên quan đến những biến động này, bao gồm cả việc yêu cầu đơn vị cung cấp bản sao của các chứng từ liên quan ngay tại thời điểm kiểm kê. Sau đó kiểm tra sự thích hợp của việc ghi nhận các biến động này trên sổ sách kế toán của đơn vị. 36
  • 37.  Lưu bản sao các phiếu kiểm kê hoặc biên bản kiểm kê: KTV đã xem xét và yêu cầu nhóm kiểm kê cung cấp bản sao của tất cả phiếu kiểm kê hoặc bản sao biên bản kiểm kê ngay trước khi rời khỏi kho hàng. Thủ tục này nhằm ngăn ngừa khả năng đơn vị điều chỉnh kết quả kiểm kê sau khi kết thúc cuộc kiểm kê chính thức. Các thủ tục được tiến hành sau khi kết thúc kiểm kê:  Đối chiếu kết quả thử nghiệm kiểm kê trực tiếp của cuộc kiểm kê trực tiếp của KTV với các phiếu kiểm kê hoặc biên bản kiểm kê. Công việc này giúp KTV thẩm định lại tính chính xác của các phiếu kiểm kê hoặc biên bản kiểm kê.  Theo dõi việc ghi nhận các biến động sau cùng của HTK ngay trước và sau thời điểm kiểm kê vào sổ sách kế toán. Công việc này cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của các bút toán điều chỉnh có liên quan đến những khác biệt giữa số lượng trên sổ sách và kết quả kiểm kê.  Đối chiếu bảng tổng hợp kết quả kiểm kê được lập bởi khách hàng với bản sao các phiếu kiểm kê hoặc với biên bản kiểm kê. Công việc này nhằm kiểm tra xem liệu bảng tổng hợp kết quả kiểm kê có được lập dựa trên kết quả kiểm kê thực tế không.  Kiểm tra việc xác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch giữa kết quả kiểm kê và số liệu trên sổ sách của đơn vị. Các sai lệch nằm trong sai số cho phép, đơn vị có thể bỏ qua các chênh lệch này và sử dụng số liệu trên sổ sách để trình bày BCTC. Trong suốt thời gian kiểm kê HTK của niên độ 01/01/2014 đến 31/12/2014, KTV ghi nhận số hàng hóa được ghi nhận hàng đi đường về nhập kho có 2 lô hàng được chuyển về kho đặt tại trụ sở trị giá 2 lô hàng ngày 03- 04/01/2015 là 410.000.000 đồng được thủ kho bố trí riêng và đánh dấu không làm gián đoạn quá trình kiểm kê HTK. Kết thúc quá trình kiểm kê và kết quả thực tế chênh lệch thiếu so với sổ kế toán một khối lượng HTK 37
  • 38. (nguyên vật liệu phụ) trị giá 622.274 đồng. KTV tổng hợp và ghi nhận vào hồ sơ làm việc, khi hoàn thành báo cáo kiểm toán sẽ công bố phát hiện và đề nghị điều chỉnh trên sổ kế toán. Biển bảng kiểm kê được thể hiện qua mẫu <BB1>.  Gửi thư xác nhận hoặc chứng kiến kiểm kê HTK được gửi ở đơn vị khác Đơn vị có thể sở hữu một số HTK nhưng tại thời điểm kiểm kê, hàng đang được gửi ở một địa điểm khác. Lúc này, KTV xác định mức độ trọng yếu của số hàng gửi và đơn vị nhận hàng gửi tương đối chính trực và độc lập, KTV đã thực hiện các thủ tục sau:  Yêu cầu đơn vị gửi thư xác nhận đối với số hàng gửi về cả về số lượng lẫn tình trạng của chúng tại thời điểm kết thúc niên độ.  Trực tiếp tham gia kê khai tại kho hàng  Chỉ định KTV khác tham gia kiểm kê Sau khi các trợ lý kiểm toán hoàn thành nhiệm vụ kiểm kê HTK của doanh nghiệp, KTV sẽ rà soát lại một lần trên sổ kiểm kê và biên bản kiểm kê thêm một lần nữa trước khi ghi nhận vào giấy tờ làm việc. Kết quả khớp với thực tế phát sinh.  Chỉ định KTV khác xem xét về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại đơn vị nhận gửi hàng và nhận thấy có thể tin tưởng vào các thủ tục kiểm kê và bảo quản HTK được thực hiện bởi đơn vị nhận gửi hàng. Qua kết quả kiểm kê của đơn vị nhận gửi hàng có thể chứng minh được tính hiện hữu và số lượng HTK cũng như sự luân chuyển hàng hóa được thực hiện đúng theo nguyên tắc.  Yêu cầu đơn vị nhận gửi hàng cung cấp các tài liệu, chứng từ liên quan đến HTK đang gửi.  Kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 38
  • 39. Để kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tại đơn vị, KTV đã tiến hành việc kiểm tra các chứng từ liên quan đến nhập, xuất vật tư mua ngoài. Tiêu chí chọn mẫu được đặt ra là các phiếu nhập xuất có giá trị lớn trên 100.000.000 đồng. Sau đó, KTV kiểm tra theo thứ tự từ sổ cái đến các bảng kê, nhật ký chung và đối chiếu với chứng từ gốc. Kết quả, KTV nhận thấy hầu hết các nghiệp vụ đều được phản ánh đầy đủ và chính xác trên sổ kế toán và có chứng từ gốc hợp lệ. Ngoài những vấn đề trên TK là hiện hữu, trung thực, khách quan. Kết quả trên được thể hiện trên giấy tờ làm việc sau: Đối với số phát sinh trên TK 154, để khẳng định tính có thật và độ chính xác của các nghiệp vụ, KTV thực hiện kiểm tra số phát sinh trên TK 621, 622, 627. Khi kiểm tra phát sinh có trên TK 152, KTV đã đồng thời kiểm tra được phát sinh bên nợ trên các TK 621, 627. Riêng chi phí nhân công trực tiếp và chi phí khấu hao TSCĐ thì đã được kiểm tra từ chu trình kiểm toán khác. Thực hiện tương tự đối với các nghiệp vụ xuất vật tư, KTV nhận thấy hầu hết các nghiệp vụ xuất vật tư đều được phản ánh chính xác và thực sự đã xảy ra. Đối với nghiệp vụ xuất cho sản xuất, chứng từ đều bao gồm: phiếu yêu cầu sử dụng vật tư của các phân xưởng sản xuất, phiếu xuất kho, các chứng từ trên đều có đầy đủ chữ ký duyệt.  Kiểm tra việc tính giá xuất kho của khách hàng Ban đầu, KTV kiểm tra các phép tính tổng hợp trên sổ chi tiết, sổ cái và bảng nhập xuất tồn để kiểm tra tính chính xác các phép tính. Khi kiểm tra bảng nhập xuất tồn, KTV rà soát xem có số nhập xuất mang giá trị âm không. Kết quả các phép tính đều chính xác. Qua tìm hiểu, KTV có được thông tin về phương pháp tính giá cụ thể như sau: 39
  • 40.  KTV chọn một số công cụ, dụng cụ để kiểm tra thử có tính đúng giá theo phương pháp đã chọn hay không?. Được thể hiện thông qua mẫu <D534>.  Tiếp theo là kiểm tra nguyên vật liệu chính và phụ. Thông qua mẫu <D532-1> và <D532-2>.  Cuối cùng là tính giá về thành phẩm đem xuất kho. Thông qua mẫu <D538>. KTV kết luận rằng: công ty đã tính giá đúng theo phương pháp bình quân gia quyền tháng đối với tài khoản chi tiết của HTK.  Kiểm tra việc tính giá thành Ban đầu, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm:  Kiểm tra chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp KTV thực hiện việc kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu để khẳng định việc xuất dùng cho các đối tượng được hạch toán chính xác và đúng kỳ hay không. Mục đích của phần việc này là tránh việc hạch toán các khoản chi phí xuất dùng cho sản xuất nhầm sang chi phí hay quản lý. Thủ tục tiến hành tương tự như kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ phát sinh.  Kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp KTV kiểm tra, xem xét việc phân bổ chi phí tiền lương cho các đối tượng có đúng đắn không. Việc kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp đã được thực hiện trong kiểm toán tiền lương nhân viên, để khẳng định lại kết quả đó KTV có thể kiểm tra lại chi phí nhân công thực tế với định mức.  Kiểm tra chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được chi tiết thành: chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao, chi phí công cụ, chi phí khác. Tại công ty TNHH ABC, phần việc kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung được kế 40
  • 41. thừa từ kết quả kiểm toán các chu trình khác như chu trình tiền , lương, tài sản cố định,... Đối với chi phí bằng tiền khác, KTV tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên sổ cái TK 627 (phần đối ứng TK 111, 331,...) với chứng từ gốc như phiếu chi, hóa đơn... để kiểm tra tính có thật, tính chính xác của nghiệp vụ phát sinh. Đồng thời với việc kiểm tra chi tiết các chu trình chi phí đó, KTV kiểm tra cách phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm: Tại đơn vị, việc đầu tiên là KTV phỏng vấn kế toán về quy trình sản xuất của đơn vị. Tiếp theo là KTV chọn một số nghiệp vụ về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. KTV nhận thấy các nghiệp vụ là có thật, đều có các chứng từ liên quan kèm theo, các chi phí đã được hạch toán chính xác và hợp lý. KTV tiếp tục đi tính toán kiểm tra việc tính giá thành sản phẩm của đơn vị. KTV tiến hành chọn mẫu một số mặt hàng trên bảng tính giá thành của đơn vị và kiểm tra cách tính giá thành của các mặt hàng đó. Qua kiểm tra, KTV kết luận đơn vị tính giá thành phẩm hợp lý và chính xác.  Kiểm tra việc chia cắt niên độ Việc chia cắt niên độ chính xác có thể giúp đơn vị đảm bảo được các cơ sở dữ liệu về việc hiện hữu và đầy đủ của HTK. KTV đánh giá tương đối cao về sự hữu hiệu của thủ tục chia cắt niên độ của đơn vị. KTV kiểm tra các nghiệp vụ diễn ra trong thời gian ngắn hơn xoay quanh thời điểm kết thúc niên độ và ngược lại. Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm. KTV xem xét các nghiệp vụ mua hàng và xuất hàng diễn ra trong một số ngày quanh thời điểm kết thúc niên độ và tiến hành kiểm tra mẫu đối với các chứng từ liên quan nhằm xác định thời điểm quyền sỡ hữu và các rủi ro đi kèm với hàng hóa thực sự được chuyển giao. Thời điểm này sẽ quyết định HTK thuộc vào niên độ nào. Tại thời điểm này, những lô hàng thực chất đã thuộc về đơn vị nhưng chưa nhập kho (nghĩa là không nằm trong kết quả kiểm kê nhưng đã được ghi 41
  • 42. nhận trên sổ sách) sẽ được ghi nhận là hàng đang đi đường hoặc hàng đang gửi. Thủ tục chia cắt niên độ chỉ nhằm mục đích chính là xác định HTK nào thuộc về đơn vị. Dựa vào các thử nghiệm chi tiết trên KTV nhận định kế toán đã ghi nhận đúng kỳ, đúng niên độ thông qua mẫu hồ sơ làm việc <D5310>. KTV tiến hành bước tiếp theo là theo dõi các nghiệp vụ phát sinh sau ngày khóa sổ niên độ.  Kiểm tra chứng từ mua hàng sau ngày kết thúc niên độ KTV chọn mẫu và đối chiếu với sổ mua hàng, các chứng từ mua hàng đã được đơn vị thanh toán, kể cả các chứng từ mua hàng chưa thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày thực hiện kiểm toán. Thủ tục này nhằm phát hiện các lô hàng đã thực sự thuộc quyền sở hữu của đơn vị trước ngày kết thúc niên độ nhưng chưa được ghi nhận. Dựa vào số lượng đơn đặt hàng và các chứng từ có liên quan đến HTK sau ngày 31/12/2014 từ nội bộ công ty; KTV đã thống kê một bảng danh mục chứng từ kế toán và đối chiếu so sánh kết quả với thực tế phát sinh tại niên độ mới. Bảng danh mục này cũng được xem thông qua mẫu <D5310>. Thông qua kết quả thử nghiệm, KTV xác định kế toán đã hạch toán đúng theo chuẩn mực kế toán, khóa sổ đúng niên độ, ghi nhận các tài sản thuộc sở hữu của công ty được xác định là hiện hữu và thuộc quyền của đơn vị.  Xem xét trình bày và công bố HTK có thể là đối tượng của việc cầm cố, thế chấp để vay nợ. Trong trường hợp này, giá trị ghi sổ của HTK bị cầm cố, thế chấp phải được công bố trên BCTC. Để phát hiện các thông tin liên quan đến việc cầm cố, thế chấp HTK, KTV xem xét kỹ thư xác nhận số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng và thư xác nhận các khoản vay. Ngoài ra, tùy thuộc vào chuẩn mực và chế độ kệ toán mà đơn vị đang áp dụng, có rất nhiều thông tin liên quan đến HTK cần được công bố đầy đủ 42
  • 43. trên BCTC. KTV xem xét các thủ tục của đơn vị nhằm theo dõi, thu thập và trình bày đầy đủ các thông tin này trên BCTC. Và qua kiểm tra KTV nhận thấy các tài khoản HTK tại đơn vị được ghi chép phân loại một cách hợp lý. Các thông tin liên quan đến HTK đã được đơn vị trình bày đầy đủ trên Thuyết minh BCTC. 3.3.4. Hoàn thành kiểm toán Kết thúc hợp đồng kiểm toán từ ngày 20 tháng 02 đến ngày 25 tháng 02 năm 2015, qua kiểm toán khoản mục HTK tại đơn vị, KTV công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ chúng tôi có một số kết luận căn cứ từ hồ sơ làm việc số 285304AB/15C lưu trữ tại văn phòng làm việc của chúng tôi. Kết luận của KTV đối với HTK của đơn vị như sau: Kế toán đã áp dụng đúng niên độ kế toán trong năm (Thử nghiệm chi tiết_chia cắt niên độ). HTK được hạch toán đúng thời điểm 31 tháng 12 năm 2014, một số hợp đồng đặt trước vào tháng 12 năm 2014 đều được xác định là đơn đặt hàng của quý I niên độ sau. Ngoài ra, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ngày 31 tháng 12 nhưng hàng chưa nhập kho đã được KTV ghi nhận vào hàng đang đi đường TK 151. Đối với nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền, được hạch toán chính xác. Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán còn một số phát hiện sau đay: Khi kiểm tra hệ thống sổ kế toán chi tiết phát hiện 1 lượng hàng bị thiếu trị giá 1.050.000 đồng, thiếu do bộ phận vận chuyển làm mất mà không được xử lý: Kế toán ghi nhận như sau: Nợ TK 152 : 19.050.000 Nợ TK 153 : 8.650.000 43
  • 44. Nợ TK 1381: 1.050.000 Nợ TK 1331: 2.875.000 Có TK 331: 31.625.000 Bút toán điều chỉnh: Nợ 1388: 1.155.000 Có 1381: 1.050.000 Có 1331: 105.000 Đồng thời khi kết thúc kiểm kê, kết quả thực tế chênh lệch thiếu so với sổ kế toán một khối lượng HTK. Bút toán điều chỉnh: Nợ 1381: 622.274 Có 1522: 622.274 44
  • 45. Chương 4: Nhận xét và Kiến nghị về Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ (VATC) 4.1. Nhận xét 4.1.1. Nhận xét của bản thân về quá trình thực tập tại Công ty Việt Mỹ (VATC) Trong thời gian thực tập tại đây, được sự giúp đỡ tận tình của mọi người em đã tìm hiểu công tác kiểm toán BCTC thực tế được tiến hành như thế nào và đây cũng là cơ hội để so sánh cơ sở lý luận đã được học. Quá trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chu trình HTK nói riêng được KTV thực hiện tương đối đầy đủ và khá chặt chẽ quy trình kiểm toán chung của công ty. Công ty tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận. Dựa trên quy trình kiểm toán chung các KTV phát huy sự sáng tạo để vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm toán cho phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng với mục đích đưa ra được các kết luận chính xác cũng như giúp đỡ cho khách hàng nâng cao được hiệu quả hoạt động. 4.1.2. Nhận xét chung về Công ty Việt Mỹ (VATC) 4.1.2.1. Ưu điểm Nhìn chung đội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề cùng với đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập cao. Trong mỗi cuộc kiểm toán đều có trợ lý KTV đi kèm để học hỏi kinh nghiệm thực tế, đó cũng là chính sách đào tạo nhân viên mới của công ty nhằm đào tạo thêm nguồn nhân lực để đáp ứng những yêu cầu mới, thách thức mới. 45
  • 46. Chính sách đào tạo nhân viên mới rất nghiêm ngặt và khắt khe. Do vậy, công tác kiểm toán đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Ban Giám đốc. Ngoài ra, công ty luôn thường xuyên cập nhật những thông tư, nghị định, chế độ mới về thuế, kế toán và kiểm toán. Định kỳ, công ty có tổ chức các buổi hội thảo để các KTV và trợ lý kiểm toán có thể cập nhật kiến thức mới, đồng thời qua đó, các KTV cùng trao đổi kinh nghiệm với nhau. Điều này giúp KTV có thể hiểu được các quy định pháp luật hiện hành và vận dụng một cách hữu hiệu trong công việc. 4.1.2.2. Hạn chế Kỹ năng giao tiếp cũng là một phần khá quan trọng để có thể lấy thông tin từ khách hàng một các thuận lợi, việc lấy thông tin thuận lợi thì cuộc kiểm toán tiến hành khá suôn sẻ đảm bảo được tiến độ hợp đồng với khách hàng. Mà công ty hoạt động mới mấy năm gần đây nên đội ngũ cán bộ công nhân viên có thâm niên trong nghề ít, chính vì thế các nhân viên mới vào nghề thường gặp khó khăn trong việc lấy tài liệu từ phía khách hàng do kỹ năng giao tiếp vẫn còn hạn chế. Cũng có thể là tài liệu không được chính xác. Do vậy việc viết báo cáo thường bị chậm lại sau đó mới trình lên trưởng nhóm xét duyệt. 4.1.3. Nhận xét chung về Quy trình kiểm toán chung tại Công ty Việt Mỹ (VATC) 4.1.3.1. Ưu điểm Đơn vị đã xây dựng một chu trình kiểm toán phù hợp tránh bỏ sót được những rủi ro trọng yếu trong cuộc kiểm toán. Và báo cáo kiểm toán được hoàn thành theo đúng tiến độ hợp đồng đặt ra đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng. Cung cấp đầy đủ thông tin với những người quan tâm. Đảm bảo thông tin chính xác, trung thực và khách quan. Điều này chứng tỏ Ban Giám đốc có chính sách quản lý nhân viên nghiêm ngặt và khoa học. Ngoài ra, Ban Giám đốc còn luôn 46
  • 47. quan tâm đến đời sống tinh thần cán bộ nhân viên trong toàn công ty giúp cho các KTV làm việc với tinh thần hăng say không biết mệt mỏi nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đơn vị luôn có những chính sách cụ thể rõ ràng cho từng đối tượng kiểm toán. Cuộc kiểm toán luôn luôn kết thúc đúng hẹn và luôn nổ lực để doanh nghiệp, tổ chức được kiểm toán có kết quả phù hợp nhất với thực tế. Điều này giúp Ban Giám đốc có kế hoạch cho các dự án sắp tới hoặc các chính sách khác trong nội bộ, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động. 4.1.3.2. Hạn chế Một số khách hàng bị bắt buộc kiểm toán thường có thói quen chờ đợi kiểm toán làm giúp báo cáo tài chính. Công ty TNHH Việt Mỹ cần phải xem xét và đưa ra các quyết định có nên ký hợp đồng hoặc sau khi ký hợp đồng có nên làm giúp hay không, vì đây cũng là một tố chất quan trọng của nghề nghiệp kiểm toán. Số lượng công ty cần nhu cầu kiểm toán đang tăng, đội ngũ KTV của đơn vị chưa có thể mở rộng thêm hợp đồng kiểm toán cho đơn vị mình vì lượng KTV của nước ta còn nhiều hạn chế đòi hỏi phải có những điều kiện chặt chẽ. Do mọi kế hoạch kiểm toán thường xây dựng trên một khoảng thời gian khá ngắn (từ 1-2 ngày đối với công ty nhỏ, 3-4 ngày đối với công ty vừa và từ 1-2 tuần đối với công ty lớn) với khối lượng công việc là rất lớn nên thời gian kiểm toán thực tế ít. Chính vì thế việc KTV thực hiện đúng theo quy trình kiểm toán được xây dựng như trong kế hoạch là rất khó thực hiện được. Đặt biệt trong mùa kiểm toán, khách hàng đặt ra áp lực về thời gian kiểm toán và giao lại BCTC đã được kiểm toán, cộng với số lượng hợp đồng kiểm toán được ký kết là rất nhiều nên có thể KTV phải làm việc dưới cường độ và áp lực rất cao để về viết báo cáo cho đúng với tiến độ trong hợp đồng đảm bảo đúng theo yêu cầu của khách hàng, tất nhiên sẽ không tránh được những sai sót. 47
  • 48. Trong quá trình kiểm tra và soát xét nhiều khi do số lượng khách hàng vào mùa kiểm toán là rất nhiều nên cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm không đủ để đáp ứng yêu cầu. Thủ tục kiểm toán khá đơn giản chỉ có so chứng từ với sổ chi tiết và giấy chứng nhận mà có ít thêm những thủ tục khác. Nếu có thì chỉ là thư xác nhận từ bên thứ ba hoặc phỏng vấn tại chỗ đối với kế toán và Giám đốc khách hàng, đặc biệt vào mùa kiểm toán thì công việc khá là bận rộn nên các thủ tục còn sơ sài hơn nữa nhằm tiết kiệm chi phí do chi phí mà khách hàng đồng ý bỏ ra là ít. 4.1.4. Nhận xét chung về Quy trình kiểm toán khoản mục “HTK” tại Công ty Việt Mỹ 4.1.4.1. Ưu điểm Đối với chu trình kiểm toán HTK, trước khi thực hiện kiểm toán, KTV của công ty luôn tuân thủ các bước công việc để lập kế hoạch từ tìm hiểu về HTK của khách hàng, tìm hiểu hệ thống KSNB đối với HTK, đánh giá tính trọng yếu rủi ro... và lập kế hoạch cụ thể để thực hiện kiểm toán sao cho công tác kiểm toán chu trình này có thể đạt kết quả tốt nhất. Tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ, việc đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục HTK được thực hiện với “Bảng câu hỏi kiểm soát nội bộ HTK”. Cách làm như vậy sẽ cho biết đầy đủ hơn về hệ thống KSNB, đồng thời thiết kế chương trình kiểm toán thích hợp đối với kiểm toán HTK. 4.1.4.2. Hạn chế Vì Bảng câu hỏi kiểm soát nội bộ HTK được thiết kế chung chung, không được điều chỉnh cho phù hợp với từng loại hình đơn vị khách hàng nên đôi khi việc tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ HTK bị hạn chế. Về đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán thì về thực tế cho thấy quy trình đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán khi thực hiện kiểm toán HTK tại công ty khách hàng chưa tuân thủ theo đúng quy định của công ty. 48
  • 49. Việc đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán còn mang nặng tính chủ quan, chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm chủ quan của KTV. Do công ty khách hàng thường có rất nhiều khoản mục HTK mà các kho hàng lại được bố trí ở nhiều địa điểm khác nhau do đó rất ko khăn cho các KTV trong quá trình thực hiện thủ tục kiểm kê vật chất. Nhiều trường hợp KTV không có điều kiện tham gia vào cuộc kiểm kê do hạn chế về thời gian, nhân sự nên khó khăn trong thực hiện kiểm toán khi phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Mặc khác do tính đa dạng của HTK, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan là tương đối lớn do đó KTV không thể kiểm toán toàn diện chu trình mà thường thực hiện chọn mẫu để kiểm toán do đó dễ gặp rủi ro khi đưa ra ý kiến sau kiểm toán. Ngoài ra, địa vị pháp lý của kiểm toán độc lập ở nước ta là chưa cao, điều này cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho KTV khi thực hiện kiểm toán. Cụ thể, khi cần bên thứ ba độc lập cung cấp các bằng chứng kiểm toán như thư xác nhận, các tài liệu liên quan đến các hoạt động của khách hàng như hợp đồng kinh tế mua hàng hóa... KTV thường mất rất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ cuộc kiểm toán, đôi khi còn nhận được thái độ bất hợp tác của họ. 4.2. Kiến nghị 4.2.1. Kiến nghị chung về Công ty Việt Mỹ (VATC) Thời gian lập và đi vào hoạt động của công ty chưa phải thực sự quá dài, song cũng không phải quá ngắn. Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ đang một ngày phát triển và được biết đến nhiều hơn. Em đã thực hiện kiến tập tại đơn vị và nhận thấy công ty cần tuyển thêm nhân sự để hỗ trợ cùng với những KTV của công ty để phát triển ngành kiểm toán nói chung và để đáp ứng thêm nhu cầu của rất nhiều khách hàng. Mặt khác, công ty cũng cần phải thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi để các KTV có thâm niên trong nghề truyền đạt lại kinh nghiệm cho các KTV non trẻ nhằm hạn chế sai sót có thể xảy ra khi tiến hành kiểm toán. 49