Vai trò của đất đai

đất đai

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là tặng vật tự nhiên dành cho con người và
loài người. Từ hàng triệu năm qua, đất đai đã được coi là tài nguyên đặc biệt. Đất
đai là “giang sơn gấm vóc” của mỗi quốc gia, là điều kiện để tồn tại, phát triển của
con người và các sinh vật khác trên trái đất. Trải qua nhiều thế hệ, “đất đai nhuốm
máu cha ông” và mỗi “tấc đất” trở thành “tấc vàng”, vô cùng quý giá, thiêng liêng,
khó lấy thước đo nào định giá được.
Dưới sự tác động khai phá của con người, xét trong góc độ kinh tế thị
trường, đất đai trở thành hàng hóa đặc biệt. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành
sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Trong nông
nghiệp, đất đai là chỗ tựa, chỗ đứng, là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng.
Trong công nghiệp, đất đai là nền tảng, làm cơ sở, làm địa điểm để tiến hành
những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh… Đúng như William Petty
đã nói “lao động là cha của của cải vật chất còn đất đai là mẹ”.
Có thể thấy được cái tính chất vô cùng đặc biệt của đất đai là ở chỗ tính
chất tự nhiên và tính chất xã hội đan quyện vào nhau. Nếu không có nguồn gốc tự
nhiên, thì con người dù có tài giỏi đến đâu cũng không tự mình (dù là sức cá nhân
hay tập thể) tạo ra đất đai được. Con người có thể làm ra nhà máy, lâu đài, công
thự và sản xuất, chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hoá, sản phẩm, nhưng không ai có
thể sáng tạo ra đất đai. Hơn nữa, đất đai quý giá còn bởi con người không thể làm
nó sinh sản, nở thêm, ngoài diện tích tự nhiên vốn có của quả đất. Vì thế, khi
chúng ta nói đất đai là hàng hoá, dù có thêm hai chữ đặc biệt vào đó, thì cũng
không lột tả được hết tính chất đặc biệt của đất đai cả về phương diện tự nhiên
cũng như xã hội.
Chính vì thế, sự ứng xử với vấn đề đất đai trong hoạt động quản lý không
thể được đơn giản hoá, cả trong nhận thức cũng như trong hành động. Chủ thể thực
hiện quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng đất đai, dù Nhà nước hay người dân cũng
cần phải hiểu đặc điểm, đặc thù hết sức đặc biệt ấy. Bài thảo luận nhóm 1 với chủ
đề “Phân tích vai trò của đất đai trong đời sống kinh tế - xã hội” sẽ làm rõ sự quý
giá vô cùng của tài nguyên đặc biệt này.
I. Vai trò của đất đai đối với xã hội.
- Đất đai là đóng vai trò làm địa bàn thực hiện các hoạt động của con
người
1. Đất đai– không gian sống, môi trường sống.
- Để khẳng định đất đai là sản phẩm tự nhiên, chúng ta cùng đi xét quá
trình hình thành Trái Đất.
Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời đã hình thành từ tinh vân
Mặt Trời - đám mây bụi và khí dạng đĩa do Mặt Trời tạo ra. Quá trình hình
thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu năm. Khí thải và
các hoạt động núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của khí quyển. Trong các
niên đại địa chất, quá trình hình thành và phân rã của các lục địa đã tạo nên
bề mặt trái đất như hiện nay. 71% diện tích bề mặt Trái đất là đại dương
nước mặn, cònlại là đất liền và các đảo.
- Đất đai là nơi phát sinh loài người, nơi con người, động thực vật tồn
tại và phát triển.
Khi có sự hình thành trái đất, các sinh vật nhân chuẩn, sinh vật đơn bào rồi
đa bào là những sinh vật đầu tiên tồn tại. Các dạng sống máu nóng ngày
càng trở nên đa dạng, và một vài triệu năm trước đây thì một loài động vật
dáng vượn ở châu Phi đã có khả năng đứng thẳng. Điều này cho phép chúng
sử dụng công cụ và thúc đẩy giao tiếp cũng như cung cấp các chất dinh
dưỡng và các yếu tố kích thích cần thiết cho một bộ não lớn hơn. Sự phát
triển của nông nghiệp, và sau đó là sự văn minh, cho phép con người trong
một khoảng thời gian ngắn gây ảnh hưởng đến Trái Đất nhiều hơn bất kì một
dạng sống nào khác, thậm chí cả tính chất cũng như số lượng của các
loài sinh vật khác.
- Áp lực vai trò đất đai ngày càng lớn khi dân số ngày càng tăng.
Con người ngày càng gia tăng về số lượng gây nên áp lực lớn đến đất đai.
Diện tích đất đai không tăng, thậm chí ngày càng thu hẹp thì dân số của thế
giới tăng 8,43 triệu ng/1giờ. Nhu cầu của con người ngày càng tăng, nhu cầu
về tiêu dùng, thực phẩm, phương tiện vận tải, nhu cầu về năng lượng đã dẫn
đến diện tích đất để sản xuất và ở, phục vụ những nhu cầu này ngày càng
tăng, và 1 lần nữa áp lực về diện tích đất đai gia tăng. Ở nước ta, do dân số
tăng nhanh, đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm nên dù năng suất lúa
có tăng nhanh, bình quân lương thực đầu người vẫn tăng chậm. Mỗi năm
tăng thêm từ 1 triệu đến 1,4 triệu lao động. Để đảm bảo đủ việc làm cho số
lao động này là một việc khó khăn. Trong nông nghiệp tuy còn 10 triệu ha
đất cần lao động nhưng điều cần thiết là phải có vốn, kỹ thuật... Trong công
nghiệp, muốn có việc làm cho 1,3 triệu người trong điều kiện kỹ thuật thấp
kém như hiện nay cần tăng tổng mức đầu tư của toàn xã hội lên từ 5000 tỷ
đồng hiện nay lên đến 15000 tỷ đồng hàng năm. Điều này không dễ dàng,
đấy là chưa kể đến trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại hơn thì số tiền đầu
tư vào cho một chỗ làm việc sẽ tăng lên gấp 10 lần hiện nay hoặc cao hơn.
2. Đấtđai – địa bàn thực hiện các hoạt động của con người.
- Đất đai là sản phẩm tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Các hoạt
động sản xuất đều cần có đất để làm yếu tố đầu tiên then chốt.
3. Vấn đề đặt ra
- Con người tác động đến đất đai.
Trong quá trình phát triển để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của
mình, con người đã thu hẹp diện tích đất tự nhiên (rừng, sông..) để xây dựng
các khu công nghiệp, khu du lịch, nhà ở… Các tác nhân ôi nhiễm của con
người đã hủy hoại môi trường và làm ôi nhiễm đất (đô thị hóa, phương tiện
giao thông, tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất…)
Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động công nghiệp: kết
quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các
khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công
nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao
từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.
Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ
thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50%
lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay
gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất.
Cạnh tranh giữa các mục đích sử dụng khác nhau đã dẫn đến mâu
thuẫn giữa cung về địa bàn và cầu kinh tế - xã hội. Việt nam ưu tiên mục đích
phát triển kinh tế là hàng đầu, diện tích đất nông nghiệp dần chuyển sang
phục vụ mục đích phi nông nghiệp. Công nghiệp và dịch vụ cũng nhờ đó mà
ngày càng phát triển, nhưng nước ta lại đang đứng trước lo ngại về vấn đề
đảm bảo lương thực, xuất khẩu gạo. Đó là chưa nói đến những vấn đề xã hội
như ôi nhiễm môi trường…
II. Vai trò của đất đai đối với kinh tế
1. Tổng quan nền kinh tế
Đối với mỗi ngành kinh tế, đất đai lại có vai trò đặc biệt khác nhau nhưng
vai trò cơ bản nhất đối với mọi ngành kinh tế chính là vai trò làm địa bàn
hoạt động. Chính vì thế một nền kinh tế có phát triển mạnh mẽ hay không,
phát triển có cân đối giữa các ngành hay không phụ thuộc rất lớn vào kế
hoạch, quy hoạch sử dụng đất.
Một ví dụ điển hình là tại Việt Nam.
Sau pháp lệnh nhà ở 1991, Luật Đất Đai 1993 đã mở đường cho thị trường
giao dịch đất đai . Người có quyền sử dụng đất được mua bán trao đổi, cho
thuê, góp vốn, thế chấp…và công dân được tự do mua, thuê bất động sản…
Điều này làm cho địa bàn hoạt động kinh tế của các ngành mở rộng, thông
thoáng hơn.
Tổng kết sau gần 20 năm đổi mới, từ năm 1994, tốc độ tăng trưởng kinh tế
luôn đạt mức cao, trên 5,3%, năm 2008 ước tính bình quân thu nhập đầu
người đạt 1.047USD. Đây là mốc đánh dấu Việt Nam thoát khỏi nhóm
nước nghèo (nhóm có thu nhập thấp nhất).
Năm Tốc độ tăng trưởng (%) GDP/đầu người (USD)
1995 9,54 288
2000 6,79 391
2001 6,84 413
2002 7,20 440
2003 7,26 492
2004 7,70 552
2005 8,43 636
2006 8,17 723
2007 8,50 835
2008 6,23 1.047
2009 5,32
Tất nhiên, đất đai không phải là yếu tố duy nhất tạo nên sự phát triển kinh tế
nhưng là yếu tố then chốt, đóng góp vào hiệu quả đầu tư, tỷ lệ gia tăng sản
xuất cho các ngành. Chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng vai trò của đất đai đối
với các ngành công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ - khai khoáng.
2. Vai trò đất đaiđối với công nghiệp
_ Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế:
Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân thì công
nghiệp là một ngành sản xuất vật chất rất quan trọng. Trong nền kinh tế
hàng hoá nước ta hiện nay có nhiều thành phần kinh tế cùng nhau tham gia
hoạt động đan xen nhau theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
thì vấn đề công nghiệp hoá-hiện đại hóa ở nước ta là một tất yếu khách
quan của lịch sử nước nhà. Quá trình này diễn ra trong điều kiện nước ta là
một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, tụt hậu khá xa
so với các nước phát triển, thua kém nhiều đối với các nước trong khu vực.
Điều này đòi hỏi chúng ta phải sử dụng quỹ đất cho công nghiệp sao cho
thật hợp lý, hiệu quả vừa đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp, vừa cân
đối ổn định quỹ đất với các ngành khác
_ Vai trò của đất đai đốivới ngành côngnghiệp:
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội .
Tuy vậy đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân , đất đai có vai
trò khác nhau.
+) Trong ngành công nghiệp chế tạo , chế biến , đất đai chỉ đóng vai
trò là cơ sở không gian , là nền tảng, vị trí để thực hiện quá trình sản xuất.
Quy trình sản xuất sản phẩm ở đây không phụ thuốc vào tính chất và độ
màu mỡ của đất đai. Ví dụ : Làm mặt bằng sản xuất, xây dựng nhà xưởng
không cần quan tâm đến độ phì của đất, chất đất. Có chăng chỉ cần quan
tâm đến tính chất vật lý của đất để có các biện pháp xử lý nền móng phù
hợp.
+) Trong ngành công nghiệp khai khoáng, ngoài vai trò cơ sở không
gian , đất đai còn là kho tàng cung cấp các nguyên liệu khoáng sản quý giá
cho con người. Quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào
chất lượng đất. Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa
dạng, phong phú với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại
khoáng sản khác nhau. Tổng lượng than xuất khẩu của cả nước năm 2009
lên gần 25 triệu tấn, tăng 29,1% và đạt kim ngạch 1,32 tỷ USD, giảm 5,15%
so với năm 2008. Cũng như tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản là tài
sản, là điều kiện và nguồn lực rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của bất
kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vì vậy, đối với Việt Nam, một nước đang
trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển, nguồn tài nguyên đất đai và tài
nguyên khoáng sản lại có vai trò rất lớn trong quá trính thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
_Thực trạng đất công nghiệp
Kể từ khi KCX Tân Thuận với diện tích hơn 300 ha tại Thành phố Hồ Chí
Minh là khu chế xuất đầu tiên được thành lập vào cuối năm 1991, đến nay
chúng ta đã có 228 KCN, KCX (bao gồm 225 KCN và 03 KCX) được thành
lập với tổng diện tích đất tự nhiên 58.220 ha, trong đó diện tích đất công
nghiệp có thể cho thuê là 38.075 ha, chiếm 65,5% tổng diện tích đất tự
nhiên. Các KCN, KCX phân bố ở 54 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó
tập trung ở 3 Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, miền Trung và miền Bắc
với tổng số 149 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên trên 49.232 ha (chiếm
trên 80,9% tổng diện tích các KCN cả nước).
3. Vai trò đất đaiđối với nông nghiệp.
- Vai trò của đất đai:
Đất đai tham gia vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy vậy, đối với
từng ngành cụ thể thì đất đai có nhũng vai trò cụ thể khác nhau. Riêng với
sản xuất nông nghiệp thì đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng. Nông nghiệp
là quá trình sản xuất dựa nhiều vào yếu tố tự nhiên, do những quy luật vận
động của tự nhiên tạo nên. Đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao
động, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát
triển của sản xuất trồng trọt mà cung cấp thức ăn cho gia súc. Do đó, đất đai
là tư liệu sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp mà không gì có thể
thay thế. Không có đất đai, không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nông
nghiệp vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
+ Đất đai là đối tượng lao động:
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, con người với kinh nghiệm, khả
năng lao động và các phương pháp canh tác khác nhau như: thâm canh, tăng
vụ… tác động vào đất đai, làm thay đổi chất lượng đất đai nhằm tạo ra
những điều kiện thuận lợi phù hợp với từng mục đích sử dụng như đất trồng
lúa, đất trồng cây lâu năm, đất trồng hoa màu, đất trồng rừng, đất nuôi trồng
thuỷ sản…
+ Đất đai là tư liệu lao động:
Trong quá trình lao động nông nghiệp, con người đã sử dụng yếu tố đất
đai như là một tư liệu lao động không thể thiếu được. Đất đai là điều kiện
sống của cây trồng, vật nuôi cung cấp các chất dinh dưỡng, các yếu tố lý
học, hoá học, sinh vật và các tính chất khác để cây trồng, vật nuôi có thể
sinh trưởng và phát triển
- Vấn đề đặt ra:
Việc sử dụng đất đai phải ưu tiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
đầu tiên. Sự thay đổi vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế đang đặt
ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế, nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp cũng tăng cao theo dẫn tới việc đất
nông nghiệp đang dần bị thu hẹp để thay vào đó là các khu công nghiệp, các
sân golf, các khu chung cư… gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
Bên cạnh đó, chất lượng đất nông nghiệp cũng đang bị uy hiếp của
các hiện tượng xói mòn do mất rừng đầu nguồn hay đất nhiễm mặn, nhiễm
phèn ở các khu vực cửa sông, cửa biển… do hiện tượng nước biển dâng cao
hay là ô nhiễm đất, ô nhiễm các mạch nước ngầm do hoạt động sinh hoat,
sản xuất, kinh doanh của con người gây ra những tổn thương lâu dài hoặc
vĩnh viễn cho đất đai. Trong khi đó, nhu cầu đối với gỗ tự nhiên và các sản
phẩm lâm nghiệp đang thu hẹp diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng
cây lâu năm đang gây những tác động xấu tới cả diện tích và chất lượng của
đất nông nghiệp.
Việt Nam hiện nay có trên 85 triệu dân đứng thứ 13 thế giới là một thị
trường có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp. Theo thống kê,
sản lượng các loại lương thực ngũ cốc bình quân trên đầu người của Việt
Nam hiện nay là 501.8kg/người vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 là 156681,9 tỷ đồng trong khi
năm 1998 chỉ là 99096,2 tỷ đồng tăng gần gấp đôi sau 10 năm trong khi
GDP phải mất khoảng 70 năm để đạt được thành tựu đó. Giá trị xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam mỗi năm đạt khoảng 9191,7 triệu đô la Mỹ, và
thường xuyên duy trì trong nhóm 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, nhu cầu thực tế còn cao hơn thế rất nhiều và không ngừng
tăng lên qua từng năm, từng giai đoạn phát triển. Điều này cho thấy nhu cầu
sản xuất nông nghiệp là rất lớn, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng đất trong
nông nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Thế nhưng việc sử dụng đất nông
nghiệp hiện nay chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc nông dân
trồng trọt, chăn nuôi không theo quy hoạch vùng, quy hoạch ngành mang
tính tự phát cao đang gây ra lãng phí tài nguyên đất rất lớn.
4. Vai trò đất đaiđối với ngànhdịch vụ.
Đất đai là nguồn của cải, là tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là
thước đo sự giàu có của 1 quốc gia.
Đối với các ngành dịch vụ phi công-nông nghiệp: đất đai có chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động. Quá
trình sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ không phụ thuộc vào đặc điểm, độ
phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có
trong đất.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá
trình sản xuất. Con người cũng ngày càng sử dụng đất đai với nhiều mục
đích khác nhau, ngoài cư trú xây dựng sản xuất, giao thông đường sá… mà
còn phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Ví dụ 1 khu đất có
vị trí địa hình đẹp thuận lợi cho du lịch người ta có thể xây dựng ở đó những
khu nghỉ dưỡng, bãi tắm, resort, khu vui chơi giải trí...trong trường hợp này,
đất đai là có lợi ích kin tế rất lớn đốivới chủ thể sở hữu nó.
Ngày nay với sự phát triển của xã hội loài người, giá trị đóng góp của
các ngành dịch vụ vào GDP mỗi nước ngày càng tăng và chiếm 1 vị trí quan
trọng không thể thiếu đối với mỗi nước, điều đó gây áp lực về cường độ sử
dụng đất. Thực tế giá đất ở các khu kinh doanh dịch vụ bao giờ cũng cao
hơn giá đất nông nghiệp và công nghiệp ở nước ta. Theo những nghiên cứu
cho thấy là 1ha đất nông nghiệp thì chỉ cần khoảng 3-5 lao động, nhưng 1 ha
đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp thì có thể huy động hàng trăm lao
động. Như vậy, với đất dich vụ thì có thể giải quyết cơ bản vấn đề việc làm.
Để thực hiện đúng vai trò của đất đai, nhà nước phải có quy hoạch sử dụng
đất cụ thể đối với từng vùng. việc làm. Để tránh lãng phí đất nhà nước cần
cân đối quỹ đất dành cho các ngành. Phải có 1 quỹ đất ưu tiên phát triển
công nghiệp, dịch vụ nhưng không làm ảmh hưởng đến đất nông nghiệp. ví
dụ, đối vơi miền núi, khuyến khích chuyển đất nông nghiệp sang sản xuất
công nghiệp, dịch vụ, nơi mà điều kiện sản xuất nông nghiệp bấp bênh, gắn
với việc đầu tư hạ tầng cho vùng này, đào tạo nguồn nhân lực, bố trí lại dân
cư để đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của vùng đặc biệt
khó khăn và vùng miền núi. Mặt khác, Chính phủ cần đầu tư nghiên cứu,
phát triển đường sá, điện, cơ sở hạ tầng tại những khu vực đất cằn, đồi núi,
hiện ở chưa có đường giao thông, để kéo các nhà đầu tư đến, tránh việc để
các nhà đầu tư chỉ chọn những nơi ven quốc lộ, thuận tiện cho giao thông.
- Vấn đề đặt ra
Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển và đô thị hóa cũng làm mất rất nhiều
đất nông nghiệp. Đây là một nhu cầu tự nhiên của quá trình phát triển.
Nhưng nếu có tầm nhìn thì vẫn có thể giữ được đất nông nghiệp mà không
ảnh hưởng đến phát triển đô thị. Đó là việc đưa các đô thị lên vùng đồi gò và
phát triển đô thị theo chiều cao chứ không theo chiều rộng. Chẳng hạn như
thủ đô Hà Nội với 6 triệu dân và trong tương lai là 10 triệu năm 2020, nếu
phát triển theo chiều cao thì sẽ tiết kiệm nhiều được quỹ đất. Kinh nghiệm
của các đô thị lớn trên thế giới như Hồng Kông, New York, Toky, Thượng
Hải…diện tích thì ít nhưng có rất nhiều người sinh sống và làm việc. Đó là
những nơi này xây dựng các tòa nhà lớn và cao – trên dưới 30 tầng, không
cho phép xây nhà dưới 20 tầng. Hà Nội hiện vẫn lãng phí tài nguyên đất khi
xây nhà qúa thấp, các khu đô thị mới chỉ xây trên dưới 20 tầng nhưng lại
dành một phần cho xây cái gọi là “ biệt thự thấp tầng”. Trong khi diện tích
đất ở trung bình của người dân thu hẹp lại, vậy tại sao không nâng chiều cao
các ngôi nhà lên 30 tầng hay 40 tầng để thêm chỗ cho hàng nghìn người
khác, mà không phải lấy ruộng xây nhà?
KẾT LUẬN
Luật Đất đai 1993 có ghi: “ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu vực dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an
ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân đan tốn bao nhiêu công sức, xương
máu mới tạo lập, bảo vệ vốn đất đai như ngày nay”. Nhìn nhận được vai trò vô
cùng quan trọng của đất đai trong đời sống kinh tế- xã hội, chúng ta cần có những
biện pháp khai thác hợp lý đồng thời giữ gìn vẻ đẹp sinh thái hoàn chỉnh của đất.

Recommandé

ô Nhiễm-môi-trường-đất par
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtDuong Tran
49.6K vues12 diapositives
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT par
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTNguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTnghiadoi.com
55.7K vues25 diapositives
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701 par
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
98.2K vues41 diapositives
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT par
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
1.6K vues26 diapositives
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp par
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-ppTài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-ppBluebell Bing Bing
22K vues31 diapositives
Đề tài hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY par
Đề tài  hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAYĐề tài  hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
Đề tài hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
2.6K vues110 diapositives

Contenu connexe

Tendances

ô Nhiễm môi trường nước par
ô Nhiễm môi trường nướcô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcLeonidas Hero
63.7K vues14 diapositives
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT par
Ô NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤTÔ NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤTkudos21
26.2K vues33 diapositives
Ô nhiễm môi trường đất do chất thải công nghiệp và đô thị tại Việt Nam par
Ô nhiễm môi trường đất do chất thải công nghiệp và đô thị tại Việt NamÔ nhiễm môi trường đất do chất thải công nghiệp và đô thị tại Việt Nam
Ô nhiễm môi trường đất do chất thải công nghiệp và đô thị tại Việt NamDũng Việt
15.7K vues28 diapositives
Ô nhiễm tài nguyên đất. par
Ô nhiễm tài nguyên đất.Ô nhiễm tài nguyên đất.
Ô nhiễm tài nguyên đất.Học viện Tài Chính (Academy Of Finance)
9.7K vues21 diapositives
Khoa Học Môi Trường (powerpoint) par
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)Pham Vui
51.2K vues50 diapositives
Tài nguyên đất Việt Nam par
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamHieu Nguyen
85.9K vues43 diapositives

Tendances(20)

ô Nhiễm môi trường nước par Leonidas Hero
ô Nhiễm môi trường nướcô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nước
Leonidas Hero63.7K vues
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT par kudos21
Ô NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤTÔ NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
kudos2126.2K vues
Ô nhiễm môi trường đất do chất thải công nghiệp và đô thị tại Việt Nam par Dũng Việt
Ô nhiễm môi trường đất do chất thải công nghiệp và đô thị tại Việt NamÔ nhiễm môi trường đất do chất thải công nghiệp và đô thị tại Việt Nam
Ô nhiễm môi trường đất do chất thải công nghiệp và đô thị tại Việt Nam
Dũng Việt15.7K vues
Khoa Học Môi Trường (powerpoint) par Pham Vui
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Pham Vui51.2K vues
Tài nguyên đất Việt Nam par Hieu Nguyen
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt Nam
Hieu Nguyen85.9K vues
truyền khối hấp thu par trietav
truyền khối hấp thutruyền khối hấp thu
truyền khối hấp thu
trietav20.1K vues
Môi trường quản trị par Khang Bui
Môi trường quản trịMôi trường quản trị
Môi trường quản trị
Khang Bui19K vues
O nhiem moi truong dat par hoanganhovo
O nhiem moi truong datO nhiem moi truong dat
O nhiem moi truong dat
hoanganhovo13.2K vues
ô Nhiễm môi trường đất par samesb
ô Nhiễm môi trường đấtô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đất
samesb75.8K vues
O nhiem dat12 par hien3sphh
O nhiem dat12O nhiem dat12
O nhiem dat12
hien3sphh6.2K vues
Powerpoint Chất thải rắn par Nhung Lê
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắn
Nhung Lê17.3K vues

Similaire à Vai trò của đất đai

Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La par
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn LaĐề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn LaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
68 vues16 diapositives
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả par
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảĐánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
86 vues58 diapositives
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,... par
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...https://www.facebook.com/garmentspace
64 vues85 diapositives
Quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh quảng nam par
Quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh quảng namQuản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh quảng nam
Quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh quảng namDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
669 vues44 diapositives
Tiểu luận-triết par
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtlinh chan
1.6K vues18 diapositives
Ch20 t ben vung ch20 par
Ch20 t ben vung ch20Ch20 t ben vung ch20
Ch20 t ben vung ch20Hoang Van Long, PhD
20 vues43 diapositives

Similaire à Vai trò của đất đai(20)

Tiểu luận-triết par linh chan
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triết
linh chan1.6K vues
Bài 56 hóa 12 par Thành Vũ
Bài 56 hóa 12Bài 56 hóa 12
Bài 56 hóa 12
Thành Vũ6.6K vues
Chap3 m2-tv par Dao Hoa
Chap3 m2-tvChap3 m2-tv
Chap3 m2-tv
Dao Hoa1.1K vues
Tai lieu thi thu dia ly cd dh new par chienhuynh12
Tai lieu thi thu dia ly cd dh newTai lieu thi thu dia ly cd dh new
Tai lieu thi thu dia ly cd dh new
chienhuynh12756 vues
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM) par Nang Vang
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Nang Vang1.9K vues
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh... par Cat Love
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...
Cat Love6.4K vues
C luoc toan cau ve bvmt th-ha par hoanghanuce
C luoc toan cau ve bvmt th-haC luoc toan cau ve bvmt th-ha
C luoc toan cau ve bvmt th-ha
hoanghanuce323 vues

Plus de tiểu minh

Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx par
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxtiểu minh
23.9K vues14 diapositives
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp par
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấptiểu minh
22.5K vues97 diapositives
Vận dụng địa tô par
Vận dụng địa tôVận dụng địa tô
Vận dụng địa tôtiểu minh
1.2K vues4 diapositives
Trường đại học kinh tế quốc dân par
Trường đại học kinh tế quốc dân              Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân tiểu minh
832 vues2 diapositives
Thông tin dự tuyển par
Thông tin dự tuyểnThông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyểntiểu minh
113 vues4 diapositives
Tong ket 2009 par
Tong ket 2009Tong ket 2009
Tong ket 2009tiểu minh
113 vues18 diapositives

Plus de tiểu minh(20)

Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx par tiểu minh
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
tiểu minh23.9K vues
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp par tiểu minh
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
tiểu minh22.5K vues
Vận dụng địa tô par tiểu minh
Vận dụng địa tôVận dụng địa tô
Vận dụng địa tô
tiểu minh1.2K vues
Trường đại học kinh tế quốc dân par tiểu minh
Trường đại học kinh tế quốc dân              Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân
tiểu minh832 vues
Thông tin dự tuyển par tiểu minh
Thông tin dự tuyểnThông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyển
tiểu minh113 vues
Tóm tắt địa tô par tiểu minh
Tóm tắt địa tôTóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tô
tiểu minh6.3K vues
Tài liệu định kèm par tiểu minh
Tài liệu định kèmTài liệu định kèm
Tài liệu định kèm
tiểu minh214 vues
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen par tiểu minh
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyenPhieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen
tiểu minh44 vues
Đề Cương đề án môn học par tiểu minh
Đề Cương đề án môn họcĐề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn học
tiểu minh2.2K vues
Bài tập môn thuế nhà nước par tiểu minh
Bài tập môn thuế nhà nướcBài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nước
tiểu minh233 vues
Bài tập nghiên cứu par tiểu minh
Bài tập nghiên cứuBài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứu
tiểu minh94 vues

Dernier

4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf par
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdfFred Hub
10 vues12 diapositives
3. Phân tích định tính.pdf par
3. Phân tích định tính.pdf3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdfFred Hub
7 vues8 diapositives
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ... par
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...Nguyen Thanh Tu Collection
13 vues175 diapositives
TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN 8 CẢ NĂM - DÙNG CHUNG 3 SÁCH (LÝ THUYẾT, LUYỆN TẬP, BÀ... par
TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN 8 CẢ NĂM - DÙNG CHUNG 3 SÁCH (LÝ THUYẾT, LUYỆN TẬP, BÀ...TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN 8 CẢ NĂM - DÙNG CHUNG 3 SÁCH (LÝ THUYẾT, LUYỆN TẬP, BÀ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN 8 CẢ NĂM - DÙNG CHUNG 3 SÁCH (LÝ THUYẾT, LUYỆN TẬP, BÀ...Nguyen Thanh Tu Collection
28 vues199 diapositives
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf par
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdfFred Hub
7 vues6 diapositives
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC... par
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC...Nguyen Thanh Tu Collection
25 vues254 diapositives

Dernier(20)

4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf par Fred Hub
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
Fred Hub10 vues
3. Phân tích định tính.pdf par Fred Hub
3. Phân tích định tính.pdf3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf
Fred Hub7 vues
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ... par Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN 8 CẢ NĂM - DÙNG CHUNG 3 SÁCH (LÝ THUYẾT, LUYỆN TẬP, BÀ... par Nguyen Thanh Tu Collection
TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN 8 CẢ NĂM - DÙNG CHUNG 3 SÁCH (LÝ THUYẾT, LUYỆN TẬP, BÀ...TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN 8 CẢ NĂM - DÙNG CHUNG 3 SÁCH (LÝ THUYẾT, LUYỆN TẬP, BÀ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN 8 CẢ NĂM - DÙNG CHUNG 3 SÁCH (LÝ THUYẾT, LUYỆN TẬP, BÀ...
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf par Fred Hub
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
Fred Hub7 vues
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC... par Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC...
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf par Fred Hub
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
Fred Hub8 vues
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, BÀ... par Nguyen Thanh Tu Collection
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, BÀ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, BÀ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, BÀ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR... par Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS... par Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
TỔNG HỢP HƠN 80 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TR... par Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 80 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TR...TỔNG HỢP HƠN 80 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TR...
TỔNG HỢP HƠN 80 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TR...
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf par Fred Hub
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
Fred Hub6 vues
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ... par Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf par Fred Hub
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
Fred Hub9 vues
8 CHỦ ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT (TÀI LIỆU WORD MÔ... par Nguyen Thanh Tu Collection
8 CHỦ ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT (TÀI LIỆU WORD MÔ...8 CHỦ ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT (TÀI LIỆU WORD MÔ...
8 CHỦ ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT (TÀI LIỆU WORD MÔ...
HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHẦN PHẢN ỨNG HÓA HỮU CƠ CHƯƠNG TRÌNH THPT CHUY... par Nguyen Thanh Tu Collection
HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHẦN PHẢN ỨNG HÓA HỮU CƠ CHƯƠNG TRÌNH THPT CHUY...HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHẦN PHẢN ỨNG HÓA HỮU CƠ CHƯƠNG TRÌNH THPT CHUY...
HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHẦN PHẢN ỨNG HÓA HỮU CƠ CHƯƠNG TRÌNH THPT CHUY...
BỘ ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ 1 TIẾNG ANH 12 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - NĂM 2023-2024 (15 ĐỀ C... par Nguyen Thanh Tu Collection
BỘ ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ 1 TIẾNG ANH 12 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - NĂM 2023-2024 (15 ĐỀ C...BỘ ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ 1 TIẾNG ANH 12 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - NĂM 2023-2024 (15 ĐỀ C...
BỘ ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ 1 TIẾNG ANH 12 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - NĂM 2023-2024 (15 ĐỀ C...

Vai trò của đất đai

  • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là tặng vật tự nhiên dành cho con người và loài người. Từ hàng triệu năm qua, đất đai đã được coi là tài nguyên đặc biệt. Đất đai là “giang sơn gấm vóc” của mỗi quốc gia, là điều kiện để tồn tại, phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Trải qua nhiều thế hệ, “đất đai nhuốm máu cha ông” và mỗi “tấc đất” trở thành “tấc vàng”, vô cùng quý giá, thiêng liêng, khó lấy thước đo nào định giá được. Dưới sự tác động khai phá của con người, xét trong góc độ kinh tế thị trường, đất đai trở thành hàng hóa đặc biệt. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Trong nông nghiệp, đất đai là chỗ tựa, chỗ đứng, là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng. Trong công nghiệp, đất đai là nền tảng, làm cơ sở, làm địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh… Đúng như William Petty đã nói “lao động là cha của của cải vật chất còn đất đai là mẹ”. Có thể thấy được cái tính chất vô cùng đặc biệt của đất đai là ở chỗ tính chất tự nhiên và tính chất xã hội đan quyện vào nhau. Nếu không có nguồn gốc tự nhiên, thì con người dù có tài giỏi đến đâu cũng không tự mình (dù là sức cá nhân hay tập thể) tạo ra đất đai được. Con người có thể làm ra nhà máy, lâu đài, công thự và sản xuất, chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hoá, sản phẩm, nhưng không ai có thể sáng tạo ra đất đai. Hơn nữa, đất đai quý giá còn bởi con người không thể làm nó sinh sản, nở thêm, ngoài diện tích tự nhiên vốn có của quả đất. Vì thế, khi chúng ta nói đất đai là hàng hoá, dù có thêm hai chữ đặc biệt vào đó, thì cũng không lột tả được hết tính chất đặc biệt của đất đai cả về phương diện tự nhiên cũng như xã hội. Chính vì thế, sự ứng xử với vấn đề đất đai trong hoạt động quản lý không thể được đơn giản hoá, cả trong nhận thức cũng như trong hành động. Chủ thể thực hiện quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng đất đai, dù Nhà nước hay người dân cũng cần phải hiểu đặc điểm, đặc thù hết sức đặc biệt ấy. Bài thảo luận nhóm 1 với chủ đề “Phân tích vai trò của đất đai trong đời sống kinh tế - xã hội” sẽ làm rõ sự quý giá vô cùng của tài nguyên đặc biệt này.
  • 2. I. Vai trò của đất đai đối với xã hội. - Đất đai là đóng vai trò làm địa bàn thực hiện các hoạt động của con người 1. Đất đai– không gian sống, môi trường sống. - Để khẳng định đất đai là sản phẩm tự nhiên, chúng ta cùng đi xét quá trình hình thành Trái Đất. Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời đã hình thành từ tinh vân Mặt Trời - đám mây bụi và khí dạng đĩa do Mặt Trời tạo ra. Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu năm. Khí thải và các hoạt động núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của khí quyển. Trong các niên đại địa chất, quá trình hình thành và phân rã của các lục địa đã tạo nên bề mặt trái đất như hiện nay. 71% diện tích bề mặt Trái đất là đại dương nước mặn, cònlại là đất liền và các đảo. - Đất đai là nơi phát sinh loài người, nơi con người, động thực vật tồn tại và phát triển. Khi có sự hình thành trái đất, các sinh vật nhân chuẩn, sinh vật đơn bào rồi đa bào là những sinh vật đầu tiên tồn tại. Các dạng sống máu nóng ngày càng trở nên đa dạng, và một vài triệu năm trước đây thì một loài động vật dáng vượn ở châu Phi đã có khả năng đứng thẳng. Điều này cho phép chúng sử dụng công cụ và thúc đẩy giao tiếp cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng và các yếu tố kích thích cần thiết cho một bộ não lớn hơn. Sự phát triển của nông nghiệp, và sau đó là sự văn minh, cho phép con người trong một khoảng thời gian ngắn gây ảnh hưởng đến Trái Đất nhiều hơn bất kì một dạng sống nào khác, thậm chí cả tính chất cũng như số lượng của các loài sinh vật khác. - Áp lực vai trò đất đai ngày càng lớn khi dân số ngày càng tăng. Con người ngày càng gia tăng về số lượng gây nên áp lực lớn đến đất đai. Diện tích đất đai không tăng, thậm chí ngày càng thu hẹp thì dân số của thế giới tăng 8,43 triệu ng/1giờ. Nhu cầu của con người ngày càng tăng, nhu cầu
  • 3. về tiêu dùng, thực phẩm, phương tiện vận tải, nhu cầu về năng lượng đã dẫn đến diện tích đất để sản xuất và ở, phục vụ những nhu cầu này ngày càng tăng, và 1 lần nữa áp lực về diện tích đất đai gia tăng. Ở nước ta, do dân số tăng nhanh, đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm nên dù năng suất lúa có tăng nhanh, bình quân lương thực đầu người vẫn tăng chậm. Mỗi năm tăng thêm từ 1 triệu đến 1,4 triệu lao động. Để đảm bảo đủ việc làm cho số lao động này là một việc khó khăn. Trong nông nghiệp tuy còn 10 triệu ha đất cần lao động nhưng điều cần thiết là phải có vốn, kỹ thuật... Trong công nghiệp, muốn có việc làm cho 1,3 triệu người trong điều kiện kỹ thuật thấp kém như hiện nay cần tăng tổng mức đầu tư của toàn xã hội lên từ 5000 tỷ đồng hiện nay lên đến 15000 tỷ đồng hàng năm. Điều này không dễ dàng, đấy là chưa kể đến trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại hơn thì số tiền đầu tư vào cho một chỗ làm việc sẽ tăng lên gấp 10 lần hiện nay hoặc cao hơn. 2. Đấtđai – địa bàn thực hiện các hoạt động của con người. - Đất đai là sản phẩm tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Các hoạt động sản xuất đều cần có đất để làm yếu tố đầu tiên then chốt. 3. Vấn đề đặt ra - Con người tác động đến đất đai. Trong quá trình phát triển để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của mình, con người đã thu hẹp diện tích đất tự nhiên (rừng, sông..) để xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch, nhà ở… Các tác nhân ôi nhiễm của con người đã hủy hoại môi trường và làm ôi nhiễm đất (đô thị hóa, phương tiện giao thông, tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất…) Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động công nghiệp: kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50%
  • 4. lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Cạnh tranh giữa các mục đích sử dụng khác nhau đã dẫn đến mâu thuẫn giữa cung về địa bàn và cầu kinh tế - xã hội. Việt nam ưu tiên mục đích phát triển kinh tế là hàng đầu, diện tích đất nông nghiệp dần chuyển sang phục vụ mục đích phi nông nghiệp. Công nghiệp và dịch vụ cũng nhờ đó mà ngày càng phát triển, nhưng nước ta lại đang đứng trước lo ngại về vấn đề đảm bảo lương thực, xuất khẩu gạo. Đó là chưa nói đến những vấn đề xã hội như ôi nhiễm môi trường… II. Vai trò của đất đai đối với kinh tế 1. Tổng quan nền kinh tế Đối với mỗi ngành kinh tế, đất đai lại có vai trò đặc biệt khác nhau nhưng vai trò cơ bản nhất đối với mọi ngành kinh tế chính là vai trò làm địa bàn hoạt động. Chính vì thế một nền kinh tế có phát triển mạnh mẽ hay không, phát triển có cân đối giữa các ngành hay không phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất. Một ví dụ điển hình là tại Việt Nam. Sau pháp lệnh nhà ở 1991, Luật Đất Đai 1993 đã mở đường cho thị trường giao dịch đất đai . Người có quyền sử dụng đất được mua bán trao đổi, cho thuê, góp vốn, thế chấp…và công dân được tự do mua, thuê bất động sản… Điều này làm cho địa bàn hoạt động kinh tế của các ngành mở rộng, thông thoáng hơn. Tổng kết sau gần 20 năm đổi mới, từ năm 1994, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao, trên 5,3%, năm 2008 ước tính bình quân thu nhập đầu người đạt 1.047USD. Đây là mốc đánh dấu Việt Nam thoát khỏi nhóm nước nghèo (nhóm có thu nhập thấp nhất).
  • 5. Năm Tốc độ tăng trưởng (%) GDP/đầu người (USD) 1995 9,54 288 2000 6,79 391 2001 6,84 413 2002 7,20 440 2003 7,26 492 2004 7,70 552 2005 8,43 636 2006 8,17 723 2007 8,50 835 2008 6,23 1.047 2009 5,32 Tất nhiên, đất đai không phải là yếu tố duy nhất tạo nên sự phát triển kinh tế nhưng là yếu tố then chốt, đóng góp vào hiệu quả đầu tư, tỷ lệ gia tăng sản xuất cho các ngành. Chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng vai trò của đất đai đối với các ngành công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ - khai khoáng. 2. Vai trò đất đaiđối với công nghiệp _ Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế: Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân thì công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất rất quan trọng. Trong nền kinh tế hàng hoá nước ta hiện nay có nhiều thành phần kinh tế cùng nhau tham gia hoạt động đan xen nhau theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì vấn đề công nghiệp hoá-hiện đại hóa ở nước ta là một tất yếu khách
  • 6. quan của lịch sử nước nhà. Quá trình này diễn ra trong điều kiện nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, tụt hậu khá xa so với các nước phát triển, thua kém nhiều đối với các nước trong khu vực. Điều này đòi hỏi chúng ta phải sử dụng quỹ đất cho công nghiệp sao cho thật hợp lý, hiệu quả vừa đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp, vừa cân đối ổn định quỹ đất với các ngành khác _ Vai trò của đất đai đốivới ngành côngnghiệp: Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội . Tuy vậy đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân , đất đai có vai trò khác nhau. +) Trong ngành công nghiệp chế tạo , chế biến , đất đai chỉ đóng vai trò là cơ sở không gian , là nền tảng, vị trí để thực hiện quá trình sản xuất. Quy trình sản xuất sản phẩm ở đây không phụ thuốc vào tính chất và độ màu mỡ của đất đai. Ví dụ : Làm mặt bằng sản xuất, xây dựng nhà xưởng không cần quan tâm đến độ phì của đất, chất đất. Có chăng chỉ cần quan tâm đến tính chất vật lý của đất để có các biện pháp xử lý nền móng phù hợp. +) Trong ngành công nghiệp khai khoáng, ngoài vai trò cơ sở không gian , đất đai còn là kho tàng cung cấp các nguyên liệu khoáng sản quý giá cho con người. Quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng đất. Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau. Tổng lượng than xuất khẩu của cả nước năm 2009 lên gần 25 triệu tấn, tăng 29,1% và đạt kim ngạch 1,32 tỷ USD, giảm 5,15% so với năm 2008. Cũng như tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản là tài sản, là điều kiện và nguồn lực rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vì vậy, đối với Việt Nam, một nước đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển, nguồn tài nguyên đất đai và tài nguyên khoáng sản lại có vai trò rất lớn trong quá trính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. _Thực trạng đất công nghiệp
  • 7. Kể từ khi KCX Tân Thuận với diện tích hơn 300 ha tại Thành phố Hồ Chí Minh là khu chế xuất đầu tiên được thành lập vào cuối năm 1991, đến nay chúng ta đã có 228 KCN, KCX (bao gồm 225 KCN và 03 KCX) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 58.220 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 38.075 ha, chiếm 65,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN, KCX phân bố ở 54 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tập trung ở 3 Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, miền Trung và miền Bắc với tổng số 149 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên trên 49.232 ha (chiếm trên 80,9% tổng diện tích các KCN cả nước). 3. Vai trò đất đaiđối với nông nghiệp. - Vai trò của đất đai: Đất đai tham gia vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể thì đất đai có nhũng vai trò cụ thể khác nhau. Riêng với sản xuất nông nghiệp thì đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng. Nông nghiệp là quá trình sản xuất dựa nhiều vào yếu tố tự nhiên, do những quy luật vận động của tự nhiên tạo nên. Đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của sản xuất trồng trọt mà cung cấp thức ăn cho gia súc. Do đó, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp mà không gì có thể thay thế. Không có đất đai, không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nông nghiệp vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. + Đất đai là đối tượng lao động: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, con người với kinh nghiệm, khả năng lao động và các phương pháp canh tác khác nhau như: thâm canh, tăng vụ… tác động vào đất đai, làm thay đổi chất lượng đất đai nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi phù hợp với từng mục đích sử dụng như đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất trồng hoa màu, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản… + Đất đai là tư liệu lao động: Trong quá trình lao động nông nghiệp, con người đã sử dụng yếu tố đất đai như là một tư liệu lao động không thể thiếu được. Đất đai là điều kiện
  • 8. sống của cây trồng, vật nuôi cung cấp các chất dinh dưỡng, các yếu tố lý học, hoá học, sinh vật và các tính chất khác để cây trồng, vật nuôi có thể sinh trưởng và phát triển - Vấn đề đặt ra: Việc sử dụng đất đai phải ưu tiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đầu tiên. Sự thay đổi vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế đang đặt ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp cũng tăng cao theo dẫn tới việc đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp để thay vào đó là các khu công nghiệp, các sân golf, các khu chung cư… gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng đất nông nghiệp cũng đang bị uy hiếp của các hiện tượng xói mòn do mất rừng đầu nguồn hay đất nhiễm mặn, nhiễm phèn ở các khu vực cửa sông, cửa biển… do hiện tượng nước biển dâng cao hay là ô nhiễm đất, ô nhiễm các mạch nước ngầm do hoạt động sinh hoat, sản xuất, kinh doanh của con người gây ra những tổn thương lâu dài hoặc vĩnh viễn cho đất đai. Trong khi đó, nhu cầu đối với gỗ tự nhiên và các sản phẩm lâm nghiệp đang thu hẹp diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng cây lâu năm đang gây những tác động xấu tới cả diện tích và chất lượng của đất nông nghiệp. Việt Nam hiện nay có trên 85 triệu dân đứng thứ 13 thế giới là một thị trường có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp. Theo thống kê, sản lượng các loại lương thực ngũ cốc bình quân trên đầu người của Việt Nam hiện nay là 501.8kg/người vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 là 156681,9 tỷ đồng trong khi năm 1998 chỉ là 99096,2 tỷ đồng tăng gần gấp đôi sau 10 năm trong khi GDP phải mất khoảng 70 năm để đạt được thành tựu đó. Giá trị xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam mỗi năm đạt khoảng 9191,7 triệu đô la Mỹ, và thường xuyên duy trì trong nhóm 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu thực tế còn cao hơn thế rất nhiều và không ngừng tăng lên qua từng năm, từng giai đoạn phát triển. Điều này cho thấy nhu cầu
  • 9. sản xuất nông nghiệp là rất lớn, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng đất trong nông nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Thế nhưng việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc nông dân trồng trọt, chăn nuôi không theo quy hoạch vùng, quy hoạch ngành mang tính tự phát cao đang gây ra lãng phí tài nguyên đất rất lớn. 4. Vai trò đất đaiđối với ngànhdịch vụ. Đất đai là nguồn của cải, là tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của 1 quốc gia. Đối với các ngành dịch vụ phi công-nông nghiệp: đất đai có chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động. Quá trình sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có trong đất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất. Con người cũng ngày càng sử dụng đất đai với nhiều mục đích khác nhau, ngoài cư trú xây dựng sản xuất, giao thông đường sá… mà còn phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Ví dụ 1 khu đất có vị trí địa hình đẹp thuận lợi cho du lịch người ta có thể xây dựng ở đó những khu nghỉ dưỡng, bãi tắm, resort, khu vui chơi giải trí...trong trường hợp này, đất đai là có lợi ích kin tế rất lớn đốivới chủ thể sở hữu nó. Ngày nay với sự phát triển của xã hội loài người, giá trị đóng góp của các ngành dịch vụ vào GDP mỗi nước ngày càng tăng và chiếm 1 vị trí quan trọng không thể thiếu đối với mỗi nước, điều đó gây áp lực về cường độ sử dụng đất. Thực tế giá đất ở các khu kinh doanh dịch vụ bao giờ cũng cao hơn giá đất nông nghiệp và công nghiệp ở nước ta. Theo những nghiên cứu cho thấy là 1ha đất nông nghiệp thì chỉ cần khoảng 3-5 lao động, nhưng 1 ha đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp thì có thể huy động hàng trăm lao động. Như vậy, với đất dich vụ thì có thể giải quyết cơ bản vấn đề việc làm. Để thực hiện đúng vai trò của đất đai, nhà nước phải có quy hoạch sử dụng đất cụ thể đối với từng vùng. việc làm. Để tránh lãng phí đất nhà nước cần
  • 10. cân đối quỹ đất dành cho các ngành. Phải có 1 quỹ đất ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ nhưng không làm ảmh hưởng đến đất nông nghiệp. ví dụ, đối vơi miền núi, khuyến khích chuyển đất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nơi mà điều kiện sản xuất nông nghiệp bấp bênh, gắn với việc đầu tư hạ tầng cho vùng này, đào tạo nguồn nhân lực, bố trí lại dân cư để đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của vùng đặc biệt khó khăn và vùng miền núi. Mặt khác, Chính phủ cần đầu tư nghiên cứu, phát triển đường sá, điện, cơ sở hạ tầng tại những khu vực đất cằn, đồi núi, hiện ở chưa có đường giao thông, để kéo các nhà đầu tư đến, tránh việc để các nhà đầu tư chỉ chọn những nơi ven quốc lộ, thuận tiện cho giao thông. - Vấn đề đặt ra Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển và đô thị hóa cũng làm mất rất nhiều đất nông nghiệp. Đây là một nhu cầu tự nhiên của quá trình phát triển. Nhưng nếu có tầm nhìn thì vẫn có thể giữ được đất nông nghiệp mà không ảnh hưởng đến phát triển đô thị. Đó là việc đưa các đô thị lên vùng đồi gò và phát triển đô thị theo chiều cao chứ không theo chiều rộng. Chẳng hạn như thủ đô Hà Nội với 6 triệu dân và trong tương lai là 10 triệu năm 2020, nếu phát triển theo chiều cao thì sẽ tiết kiệm nhiều được quỹ đất. Kinh nghiệm của các đô thị lớn trên thế giới như Hồng Kông, New York, Toky, Thượng Hải…diện tích thì ít nhưng có rất nhiều người sinh sống và làm việc. Đó là những nơi này xây dựng các tòa nhà lớn và cao – trên dưới 30 tầng, không cho phép xây nhà dưới 20 tầng. Hà Nội hiện vẫn lãng phí tài nguyên đất khi xây nhà qúa thấp, các khu đô thị mới chỉ xây trên dưới 20 tầng nhưng lại dành một phần cho xây cái gọi là “ biệt thự thấp tầng”. Trong khi diện tích đất ở trung bình của người dân thu hẹp lại, vậy tại sao không nâng chiều cao các ngôi nhà lên 30 tầng hay 40 tầng để thêm chỗ cho hàng nghìn người khác, mà không phải lấy ruộng xây nhà?
  • 11. KẾT LUẬN Luật Đất đai 1993 có ghi: “ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu vực dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân đan tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ vốn đất đai như ngày nay”. Nhìn nhận được vai trò vô cùng quan trọng của đất đai trong đời sống kinh tế- xã hội, chúng ta cần có những biện pháp khai thác hợp lý đồng thời giữ gìn vẻ đẹp sinh thái hoàn chỉnh của đất.