1. Đề Tài: “Thực phẩm biến đổi gen”
GVHD: Lâm Xuân Thanh.
SVTH:
Nguyễn Thị Mây.
Nguyễn Thị Quỳnh Mai.
Phạm Thị Hoa.
Nguyễn Thị Yến – 20123740
2. Nội Dung :
I.Tổng quan về
GMF.
II.Mức độ an toàn
và các quan điểm
về GMF.
III.Ứng dụng GMO
trong công nghệ
thực phẩm
IV.Kết luận
3. I.Tổng quan về thực phẩm biến đổi gen.
1.Lịch sử phát triển của GMO.
Lịch sử công nghệ gen ở thực và động vật đã phát triển vào
những năm gần đây ,trong một số lĩnh vực.
• Năm 1970, vi khuẩn đất Agrobacterium tumefaciens được
sử dụng làm phương tiện vận chuyển ADN.
• Năm 1980, lần đầu tiên ADN ngoại lai (transposon Tn7)
được chuyển vào thực vật nhờ A. tumefaciens, tuy nhiên
plasmid vẫn chưa được thay đổi.
• Năm 1984, biến nạp bằng tế bào trần ở ngô được thực hiện
• Năm 1985, lần đầu tiên cây biến đổi gen được mô tả có tính
kháng thuốc diệt cỏ, 1 năm sau người ta đã thành công tạo
ra thực phẩm kháng viut
• Năm 1987, phương pháp biến hạt phi sinh học được sử
dụng.
4. • Năm 1989, người ta còn tạo nên các sản phẩm theo mong
muốn, mở ra việc sản xuất vaccine và khả năng chống bệnh
ở thực vật.
• Năm 1990, tạo ra cây biến đổi gen bất dục đực, không có
khả năng tạo hạt phấn.
• Năm 1991, thành phần cacbohydrate của thực vật được
biến đổi và năm 1992 là axit béo.
• Năm 1994, cà chua Flavr Savr là cây trồng đầu tiên được
biến đổi gen và đưa ra thị trường.
• Năm 1998, thì đã đưa ra 48 cây trồng có sản phẩm được
đưa ra thị trường
• Năm 1999, cây lúa biến đổi gen được đưa ra với 7 gene
được biến nạp
6. 2. Khái Niệm về GMO và GMF
• Sinh vật biến đổi gen (GMO- Genetically Modified
Organism): Các sinh vật có gen bị biến đổi (thay đổi nhân
tạo cấu trúc bộ gen DNA) hoặc tiếp nhận những gen mới
(các đoạn DNA) từ các sinh vật khác nhờ tác động của con
người.
• Thực phẩm biến đổi gen (GMF-Genetically Modified
Food): thực phẩm có nguồn gốc một phần hoặc toàn bộ
từ sinh vật biến đổi gen hay thực vật có gen bị biến đổi.
8. 3. Sự Phát triển của GMF
a.Trên thế giới
Diện tích cây trồng biến đổi gen tăng 94 lần từ 1,7 triệu ha năm 1996
lên 175,3 triệu ha năm 2003. Có 27 quốc gia đưa vào canh tác, 19 nước
đang phát triển (50% diện tích).
Khu vực Diện Tích( triệu ha)
Nam Mỹ Trồng 70 triệu ha (chiếm 41%)
Châu Á Trồng 20 triệu ha (chiếm 11%)
Châu Phi Trồng 3 triệu ha (2% )
10. Philipin: nước duy nhất tại châu Á trồng cây biến đổi
gen làm thức ăn cho động vật . Cho phép trồng 5 loại
ngô biến đổi gen kháng sâu, chịu thuốc trừ cỏ.
Brazil(2012): đã phê chuẩn thương mại hóa đậu tương
CNSH vừa chịu thuốc diệt cỏ vừa kháng côn trùng gây
hại.
Trung Quốc :đã có 7 triệu nông dân trồng bông CNSH
với quy mô nhỏ. Năm 2012 phát triển ngô chuyển gen
giàu enzim phytase.
11. b. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam GMO đang nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, thử nghiệm
với quy mô nhỏ, chưa được đưa ra sản xuất đại trà.
Tại Việt Nam có các nghiên cứu chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ,
kháng bệnh khô vằn vào giống lúa DT10, DT13; gen kháng bệnh bạc
lá vào giống lúa VL902; gen kháng sâu tơ vào cải bắp CB26; gen Bt
được chuyển vào bắp cải, cúc, ngô…
• Ngày 26/8/2005, chính Phủ ban hành quy chế quản lý an toàn sinh
học đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn
gốc từ sinh vật biến đổi gen.
• Từ 2010-2011,Mosanto đã khảo nghiệm cây trồng chuyển gen tại 4
tỉnh Vĩnh Phúc, Sơn La,Đăk Lắc,Bà Rịa-Vũng Tàu.
• Mục tiêu 2020 diện tích ngô, bông, đậu tương biến đổi gen ở Việt
Nam đạt từ 30-50%.
• Bộ nông nghiệp-phát triển nông thôn cũng đã định hướng ưu tiên
phát triển với 3 đối tượng cây trồng: ngô, bông, đậu tương.
• Cây trồng biến đổi gen đã đưa vào thử nghiệm, dự kiến năm 2015 có
sản phẩm được chế biến từ cây này ở Việt Nam.
12. 4.Quá trình tạo GMO và GMF
• Bước 1: chọn nguồn sinh vật mang gen cần thiết, tách
chiết các gen(DNA) cần thiết ( gen chống đông đá, gen
chống sâu bệnh chịu hại, gen vitamin cao…)
• Bước 2: tạo véc tơ tái tổ hợp tức là ta tạo cấu trúc
mang gen cần chuyển.
• Bước 3: chuyển véc tơ tái tổ hợp tế bào chủ bằng
phương pháp bắn gen, xung điện…
• Bước 4: lựa chọn thể chuyển gen
• Bước 5: kiểm tra sự hoạt động của gen mới được
chuyển trong tế bào chủ.
• Bước 6+7: nuôi và trồng thử ở quy mô thí nghiệm và
theo dõi hiệu quả lợi và hại của gen được chuyển.
13. Tạo thực phẩm biến đổi gen từ thực
vật chuyển gen
Có 2 giai đoạn chính để tạo GMF
- tạo được cây trồng biến đổi gen(GMO)
- từ sản phẩm cây trồng biến đổi gen để sản
xuất GMF
Các bước tạo cây trồng biến đổi gen
B1: lựa chọn và tách chiết được gen đích
B2: tạo vectơ tái tổ hợp mang gen cần chuyển
B3: thực hiện kĩ thuật chuyển gen
16. Các lí do thúc đẩy GMO, GMF phát triển.
Cải thiện chất lượng thực phẩm,tạo các GMO có chất
lượng tốt hơn.
Sản xuất đủ lương thực nuôi sống thế giới,do tạo ra
GMO có năng suất cao
Tăng cường sức đề kháng chống cỏ dại và sâu bệnh,
tăng năng suất cây trồng
Đối phó tốt hơn với những thay đổi khí hậu
Giảm thiểu chi phí sản xuất
Giảm thiểu tổn thất trong quá trình vận chuyển và
lưu trữ
17. II.Vấn đề an toàn của GMF,GMO.
1.Lợi ích của sinh vật biến đổi gen_xu
hướng tán thành.
Cung cấp nguồn lương thực cần thiết cho tương lai
Tăng cường chất lượng thực phẩm
ứng dụng trong công nghiệp như: cồn sinh học, dầu
thực vật, các sợi sinh học…từ các sinh vật biến đổi gen
Sản xuất ra các dược phẩm giúp phòng chống một số
bênh như tiểu đường, ung thư, đột quỵ…. Tăng khả
năng chăm sóc sức khỏe.
Tạo các chất hóa học ít gây ô nhiễm môi trường, dễ
kiểm soát; tạo chất dẻo dễ phân hủy được như
polyhydroxybutyrate.
Làm thay đổi lợi nhuận thu được từ các hoạt đông
nông và công nghiệp, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường.
18. Hình ảnh minh họa:
Các sản phẩm ưu việt hơn. Gạo bổ sung carotenoid
20. Một số tác hại của GMO
• Đối với sức khỏe con người: khả năng gây dị
ứng,gây nhờn kháng sinh,có thể tạo ra độc tố và gây
độc lâu dài cho cơ thể.
• Đối với đa dạng sinh học: có thể làm xuất hiện
một số sinh vật mới,tiêu diệt một số loài sinh vật có
ích.từ đó làm mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng
sâu sắc đến đa dạng sinh học
• Đối với môi trường: GMO có thể làm biến đổi chu
trình Nito và hệ sinh thái vi sinh vật trong đất.
21. Một số quan điểm chưa tán thành
GMF
• Lo ngại lớn nhất về GMF là chưa có đủ thử nghiệm cũng
như chưa thử nghiệm đủ lâu để phát hiện ra những vấn
đề tiềm ẩn.
• Các quá trình BĐG thường pha trộn hoặc thêm vào
những prortein vốn không có trong bản thân cây trồng
,gây ra các phản ứng dị ứng mới cho con người (theo đại
học Brown,Hoa Kì)
• Vài GMF đã được thêm tính năng kháng sinh sẽ miễn
nhiễm với một số bệnh và virus nhất định.Khi người ăn
vào,những tính năng kháng sinh ấy vẫn còn tồn tại.điều
này vô tình làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh chữa
bệnh.(theo đại học Lowa,Hoa Kì)
22. • Một nguy cơ nữa là những gene đã biến đổi có thể
thoát ra ngoài tự nhiên.Đại học Brown cảnh báo nếu
gene kháng thuốc diệt cỏ lai vào cỏ dại,có thể tạo ra
những giống cỏ siêu miễn dịch với thuốc diệt cỏ.
• Có vài trường hợp đơn lẻ thú vật chết sau khi ăn
thức ăn GMF.
• Một số nghiên cứu chỉ ra rằng GMF chứa các nguy cơ
nghiêm trọng với sức khỏe về mặt độc tố,dị
ứng,chức năng miễn dịch,sức khỏe sinh sản và sức
khỏe chuyển hóa,sinh lí…..
23. Một số cuộc biểu tình phản đối
GMO,GMF
Tại Los Angeles_Mỹ_25/5/2013 Tại Nhật Bản
24. Yêu cầu dán nhãn tại Chicago
Biểu tình tại Pháp
25. Tóm tắt: các ý kiến về GMF
Đồng ý Phản đối Không có ý kiến gì
Đảm bảo an ninh lương
thực
Nguy cơ phát tán gen đã bị
biến đổi ra ngoài tự nhiên
Chưa biết những thông tin
về thực phẩm biến đổi gen.
không quan tâm nhiều đến
GMF
Tăng chất lượng cho sản
phẩm thực phẩm
Gây ra hiệu ứng nhờn thuốc
kháng sinh ở người
Bảo vệ môi trường (sử dụng
ít thuốc bảo vệ thực vật
hơn…)
Ảnh hưởng đến đa dạng
sinh học
26. 3.Việt Nam và cơ chế quản lí GMF
• Hiện chưa có văn bản pháp luật hiện hành nào
quy định về sử dụng GMF
• Theo Luật An Toàn Thực phẩm(do chính phủ ban
hành vào 26/08/2005):
+)nếu thực phẩm nhập khẩu là GMF,phải có giấy
chứng nhận an toàn của cơ quan có thẩm quyền
của nước xuất khẩu cấp.
+)Phải ghi nhãn rõ ràng: “sản phẩm sử dụng công
nghệ chuyển gen” trên bao bì của GMF.
=>cần quản lí nghiêm ngặt GMF.
28. III.Biến đổi gen Thực Phẩm
Dinh
dưỡng
Cảm
quan
Sử dụng
và chế
biến
29. 1. Dinh dưỡng
Chất đạm được bổ sung trong thực phẩm GMF: chất
đạm được cấy vào các loại cây trồng công nghệ sinh
học -> tạo thêm chất dinh dưỡng cho thực phẩm.
Những cây trồng có giá trị dinh dưỡng được cải
thiện gồm:
- Ngô Lysine (cung cấp chất lyzin chức năng
cho thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm).
- đậu nành SDA (có chứa dầu đậu này bổ sung
hàm lượng a-xít béo Omega-3 tốt cho tim mạch).
30. • chứa phong phú
beta-caroten
(vitamin A)
Giống lúa
vàng
• công nghệ cấy
một gene lấy từ
gan người vào gạo
để cải thiện khả
năng “tiêu hóa”
thuốc diệt cỏ.
Cấy gene
người vào gạo
31. 2.Cảm Quan
Thay đổi mùi vị
vd: tạo ra táo hương vị nho, cà chua
hương chanh/hương hoa hồng….
Thay đổi hình dáng
33. 3.Chế biến và sử dụng
• - Tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm
vd: tạo quả không hạt, thịt quả nhiều.
• Nâng cao công suất chế biến.
• Giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất.
• Tạo lợi ích cho người sử dụng: giá thành rẻ,dễ
dàng bảo quản…..
34. IV-KẾT LUẬN
• Thực phẩm biến đổi gene đặt ra nhiều thách thức cho chính
phủ các nước, đặc biệt là về mặt kiểm định an toàn, chính sách
quốc tế và dán nhãn thực phẩm.
• Biến đổi gene là xu hướng không thể tránh khỏi của tương lai,
và chúng ta không thể làm ngơ trước một công nghệ có nguồn
lợi ích khổng lồ như thế. Chỉ có điều, chúng ta phải hết sức
cẩn thận để không gây ra những tác hại ngoài ý muốn cho sức
người tiêu dùng lẫn môi trường.
35. Tài liệu tham khảo
1. Khuất Hữu Thanh, kĩ thuật gen-nguyên lí và ứng
dụng, nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội
2006.
2. Lê Gia Hy, Khuất Hữu Thanh. An toàn sinh học,
nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội 2007-
2012.
3. Các trang
web:antoansinhhoc.vn,thuvienphapluat.vn,…..
4. Nguồn hình ảnh:internet
(baomoi.com,genk.vn,nguoiduatin.vn,…)