SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  34
Télécharger pour lire hors ligne
1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA KINH TẾ
BÀI GIẢNG
MÔN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
(Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Cao đẳng)
Lưu hành nội bộ
Ngƣời biên soạn: Th.S Nguyễn Thị Phƣơng Hảo
2
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
1.1. Khái niệm, đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.
Phân tích kinh tế có thể được hiểu chung nhất là phân nhỏ (chia nhỏ) các sự
vật, các hiện tượng kinh tế. Hiện tượng kinh tế được hiểu các hiện tượng kinh tế gắn
liền với xã hội nên các công cụ phân tích của nó khác với các công cụ khi nghiên
cứu, phân tích các hiện tượng tự nhiên. Các công cụ phân tích ở đây là các “khái
niệm trừu tượng”, đó là hệ thống các tiêu chí, tri thức, các phương pháp… Ví dụ
như muốn đánh giá hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp phải sử dụng các chỉ tiêu phản ánh về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
như chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu doanh số bán hàng, chỉ tiêu giá trị sản xuất…
Phân tích kinh tế trong phạm vi doanh nghiệp được gọi là phân tích hoạt
động kinh doanh. “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh
giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần
khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ,
yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích
thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản
xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều,
đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như
một môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
1.1.2. Đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh
Với tư cách là một khoa học độc lập, phân tích hoạt động kinh doanh có đối
tượng riêng: “Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh chính là kết quả của
quá trình hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp”.
a. Kết quả của quá trình kinh doanh
Kết quả của quá trình kinh doanh theo nghĩa rộng không chỉ là kết quả tài
3
chính cuối cùng của doanh nghiệp mà còn là kết quả thể hiện qua từng giai đoạn
trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế.
Chỉ tiêu kinh tế gắn liền với trị số của chỉ tiêu. Chỉ tiêu kinh tế có nội dung tương
đối ổn định còn trị số của chỉ tiêu kinh tế thì thay đổi theo thời gian và không gian.
Trị số của chỉ tiêu kinh tế có thể được đo lường bằng các thước đo khác nhau.
Chỉ tiêu kinh tế bao gồm chỉ tiêu phản ánh số lượng và chỉ tiêu phản ánh chất
lượng hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu số lượng là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoặc
điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: các chỉ tiêu về doanh thu,
về vốn kinh doanh, về giá trị sản xuất…Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả của quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: năng suất lao động, giá thành, tỷ
suất lợi nhuận…Tuy nhiên, cách phân chia trên chỉ mang tính tương đối và tùy
thuộc vào mục tiêu của phân tích
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh
mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến chỉ tiêu phân tích.
Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình kinh tế...và
mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến độ lớn, tính chất, xu
hướng và mức độ của chỉ tiêu phân tích. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình
sản xuất kinh doanh có rất nhiều, tùy theo mục đích phân tích có thể phân loại nhân
tố theo nhiều tiêu thức khác nhau
- Theo nội dung kinh tế của nhân tố, nhân tố bao gồm:
+ Những nhân tố thuộc về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như:
số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn…những nhân tố này ảnh hưởng trực
tiếp đến qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất, những nhân tố này thường ảnh
hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng, sản xuất đến tiêu thụ như: số lượng, chất
lượng sản phẩm sản xuất…
- Theo tính tất yếu của nhân tố, có thể phân thành 2 loại
+ Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh như một tất yếu trong quá trình
kinh doanh, ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp. Thông thường, nhân tố khách
quan chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và đó là nhân tố bên ngoài.
4
+ Nhân tố chủ quan: là nhân tố phát sinh tùy thuộc vào sự nổ lực của bản
thân doanh nghiệp, đó thường là nhân tố bên trong
- Theo xu hƣớng tác động của nhân tố, bao gồm:
+ Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của
hiệu quả kinh doanh.
+ Nhân tố tiêu cực là nhân tố tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết quả
kinh doanh.
- Theo tính chất của nhân tố, nhân tố bao gồm:
+ Nhân tố số lượng: là nhân tố phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh
doanh như: số lượng lao động, vật tư, lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ...
+ Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng
các yếu tố kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động...
Theo phạm vi phát sinh của nhân tố, bao gồm:
+ Nhân tố bên trong: là những nhân tố phát sinh bên trong đơn vị.
+ Nhân tố bên ngoài: phát sinh bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố này
thường là những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô (môi trường kinh tế, chính trị, xã
hội) và môi trường vi mô (khách hàng, thị hiếu khách hàng, đối thủ cạnh tranh,...)
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích và định lượng
chúng là công việc hết sức cần thiết vì nếu chỉ dừng lại trị số của chỉ tiêu phân tích
thì nhà quản lý sẽ không thể phát hiện ra các tiềm năng cũng như các tồn tại trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng
tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.
- Thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp chúng ta mới thấy rõ được các
nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân
tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và
quản lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản
trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong
các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong doanh
5
nghiệp.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và
ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn rất cần thiết cho các đối tượng
bên ngoài, khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp, vì
thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu
tư, cho vay...đối với doanh nghiệp nữa hay không?
Tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có vai trò
quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ
sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát triển của các
doanh nghiệp.
1.2. Phƣơng pháp phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.1 Phƣơng pháp chi tiết
Muốn phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không thể dựa
vào các chỉ tiêu tổng hợp mà còn cần phải đánh giá theo chỉ tiêu cấu thành của chỉ
tiêu tổng hợp, tức là chi tiết các chỉ tiêu phân tích. Thông thường phương pháp chi
tiết được thực hiện theo những hướng sau:
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ
phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất
nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Việc chi tiết này có tác dụng
đánh giá ảnh hưởng của từng bộ phận đến chỉ tiêu phân tích
Ví dụ 1: chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm được chi tiết theo từng khoản
mục chi phí, chi tiêu doanh thu chi tiết theo từng mặt hàng hoặc chi tiết theo từng
phương thức tiêu thụ…
Chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích được quyết định bởi nhiệm vụ, nội dung và
yêu cầu của công tác phân tích
- Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một
quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực
hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều nhau. Việc
chi tiết theo thời gian giúp đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động
sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp
có hiệu lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
6
Ví dụ 2: Giá trị sản lượng sản xuất thường phải thực hiện theo từng tháng,
từng quý trong năm và thông thường không giống nhau. Tương tự trong thương
mại, doanh số mua vào, bán ra từng thời gian trong năm cũng không đều nhau.
- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: Kết quả sản xuất kinh doanh
thường là đóng góp của nhiều bộ phận hoạt động trên những địa điểm khác nhau. Chi
tiết theo địa điểm sẽ làm rõ hơn sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả chung của
doanh nghiệp, giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hoạch toán kinh tế nội bộ.
Ví dụ 3: doanh thu của một doanh nghiệp thương mại có thể chi tiết theo
từng của hàng, từng vùng (thị trường); chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất
có thể chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất, hoặc từng tổ (đội) trong phân xưởng
1.2.2. Phƣơng pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh
doanh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu
phân tích. Vận dụng phương pháp này cần phải nắm các vấn đề sau:
a) Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn
cứ để so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh cho thích
hợp. Các gốc so sánh có thể là:
- Số gốc của năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của
các chỉ tiêu qua hai hay nhiều kỳ
- Số gốc là số kế hoạch (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình
hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức.
- Số gốc là số trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc
đơn đặt hàng của khách hàng... nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp so với
trung bình tiến triển của ngành và khả năng đáp ứng nhu cầu.
Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch hoặc trung bình ngành gọi chung
là trị số kỳ gốc. Các chỉ tiêu của kỳ được chọn so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ
tiêu kỳ phân tích
b) Ðiều kiện so sánh được: Ðể phương pháp này có ý nghĩa thì các chỉ tiêu
phải đồng nhất cả về thời gian và không gian
* Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch
toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:
7
- Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.
- Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.
- Phải cùng một đơn vị đo lường.
* Về không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều
kiện kinh doanh tương tự như nhau.
c) Kỹ thuật so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ
gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt được về khối lượng,
quy mô của chỉ tiêu phân tích
M c biến động tuyệt đối Tr số kỳ phân tích - Tr số kỳ gốc
Ví dụ 4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp A năm 2017 là 30
triệu đồng, năm 2018 là 400 triệu đồng
Doanh thu tiêu thụ năm 2018 tăng so với năm 2017 là: 400 – 300 = 100 triệu
đồng
- So sánh bằng số tƣơng đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, tốc độ phát
triển, mức phổ biến… của chỉ tiêu phân tích
Ví dụ 5: Lấy số liệu doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp A ở trên ta có: Tốc
độ tăng doanh số bán hàng năm 2018 so với năm 2017 là: 400/300 = 1,33 hay 133%
- So sánh m c biến động tƣơng đối điều chỉnh theo hƣớng quy mô chung:
(áp dụng khi so sánh các yếu tố đầu vào): là kết quả so sánh giữa trị số kỳ phân tích
với trị số của kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên
quan, mà chỉ tiêu có liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Mức biến động tuyệt đối = Kỳ thực hiện – (Kỳ gốc x hệ số điều chỉnh)
Hay ∆C = C1 – C0 x H
Mức biến động tương đối: (%)
100
0
1
x
xH
t
C
C

Trong đó: C0 : Chi phí sản xuất kỳ gốc
C1 : Chi phí sản xuất kỳ thực hiện
H: Hệ số điều chỉnh (Hệ số điều chỉnh thường là tỷ lệ hoàn thành
8
doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng sản lượng…)
Nếu: t  100 và ∆C 0: doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào
t >100 và ∆C 0: doanh nghiệp lãng phí các yếu tố đầu vào
Ví dụ 6: Có số liệu về chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng và doanh thu
tiêu thụ tại một doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu Kế
hoạch
Thực
hiện
So sánh
M c %
1. Chi phí lương (triệu đồng) 100 110 +10 +10%
2. Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng) 1.000 1.200 +200 +20%
Yêu cầu: Có nhận xét cho rằng chi phí tiền lương thực hiện so với kế hoạch
tăng lên là lãng phí chi phí tiền lương. Điều này đúng hay sai. Giải thích?
Qua số liệu trên cho thấy, nếu xét riêng chỉ tiêu chi phí lương thực tế so với
kế hoạch doanh nghiệp đã vượt chi 10 tương ứng 10 triệu đồng. Nếu xét chỉ tiêu
tổng quỹ lương trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ trong năm cho ta thấy, tốc
độ tăng doanh thu tiêu thụ nhanh hơn tốc độ tăng chi phí lương là 10 (120% -
110 ). Để thấy rõ việc chi lương này có hợp lý hay không, ta phải tính mức biến
động tương đối của chỉ tiêu chi phí lương giữa thực tế so với kế hoạch được điều
với hệ số tăng của quy mô tiêu thụ như sau:
Mức biến động chi phí lương = 110- 100 x120% = 110 - 120 = -10 (triệu
đồng)
Như vậy kết quả mức độ biến động tương đối có điều chỉnh trên cho ta thấy,
so với kế hoạch, thực tế số tiền đã tiết kiệm được trong chi trả lương là 10 triệu
đồng. Trong điều kiện như mục tiêu kế hoạch đề ra, doanh thu thực hiện 1.200 triệu
đồng thì tiền lương thực tế phải chi trả là 120 triệu đồng, nhưng thực tế doanh nhiệp
chỉ trả 110 triệu đồng, do đó doanh nghiệp đã tiết kiệm được 10 triệu đồng quỹ
lương. Qua đây mới cho ta thấy rõ được thực chất tình hình chi trả lương của doanh
nghiệp.
- So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt
đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ảnh đặc điểm
chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.
9
1.2.3 Phƣơng pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ được áp dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi loại trừ ảnh hưởng của các
nhân tố còn lại. Phương pháp này thể hiện qua phương pháp thay thế liên hoàn và
phương pháp số chênh lệch
1.2.3.1 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
chỉ tiêu phân tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi bằng cách lần lượt
thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại mức
độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đối với đối tượng phân tích
Các bước tiến hành:
* Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu phân tích:
Xác định phương trình kinh tế biểu thị mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng
đến chỉ tiêu phân tích.
Gọi : Q là chỉ tiêu cần phân tích;
a, b, c trình tự là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Giả sử có phương trình kinh tế: Q = a . b . c
Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1= a1 . b1. c1
Q0: Chỉ tiêu kỳ gốc, Q0 = a0 . b0 . c0
* Bước 2: Xác định đối tượng phân tích:
Xác định chênh lệch giữa giá trị chỉ tiêu kỳ phân tích với giá trị chỉ tiêu kỳ
gốc, chênh lệch có được đó chính là đối tượng phân tích.
Đối tượng phân tích: Q =Q1 – Q0 = a1 . b1 . c1 – a0 . b0 . c0
* Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Trình tự thay thế các nhân tố ảnh hưởng theo nguyên tắc sau:
- Nhân tố số lượng thay đổi trước, nhân tố chất lượng thay đổi sau
- Trong trường hợp có ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì nhân tố số lượng
thay đổi trước tiên, đến nhân tố kết cấu và cuối cùng là nhân tố chất lượng
- Truờng hợp có ảnh hưởng của nhiều nhân tố số lượng và nhân tố chất
10
lượng thì nhân tố chủ yếu thay thế trứơc, nhân tố thứ yếu thay thế sau. Nhân tố chủ
yếu là nhân tố ảnh hưởng mạnh hơn đến chỉ tiêu phân tích
Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế
- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b0 . c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là: Q(a) = a1 . b0 . c0 – a0 . b0 . c0
- Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là: Q(b) = a1 . b1 . c0 – a1. b0 . c0
- Thay thế bước 3 (Cho nhân tố c):a1 . b1 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: Q(c) = a1 . b1 . c1 – a1 . b1 . c0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:Q = Q(a) +Q(b)+ Q(c)
* Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố:
Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm biện pháp để
khắc phục những nhược điểm, thiếu xót để kỳ sau thực hiện được tốt hơn.
* Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục những nhân tố chủ quan ảnh
hưởng không tốt đến chất luợng kinh doanh và đồng thời xây dựng phương hướng
cho kỳ sau.
Ví dụ 7: Một doanh nghiệp thương mại kinh doanh một loại sản phẩm có số
liệu về sản lượng, đơn giá bán và doanh thu qua 2 năm như sau:
CHỈ TIÊU Năm N Năm N+1
Sản lượng tiêu thụ 100 200
Đơn giá bán(1.000 đồng/sản phẩm) 80 70
Doanh thu (1.000 đồng) 8.000 14.000
Yêu cầu: Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng qua 2 năm
Chỉ tiêu phân tích: Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ x Đơn giá bán
S = Q x P
Doanh thu năm N: S0 = Q0 x P0 = 100 x 80 = 8.000 (đồng)
Doanh thu năm N+1 : S1 = Q1 x P1 = 200 x 70 = 14.000 (đồng)
11
Đối tượng phân tích: S = S1 - S0 = 14.000 – 8.000 = + 6.000 (đồng)
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Khi sản lượng tiêu thụ thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử giá bán
không thay đổi ở kỳ phân tích thì doanh thu:
S(Q) = Q1P0 = 200 x 80 = 16.000 (đồng)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng
∆S(Q) = S(Q) – S0 = Q1P0 - Q0P0 = 16.000 – 8.000 = + 8.000 (đồng)
Khi giá bán thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, sản lượng không thay đổi
ở kỳ phân tích thì doanh thu:
S(P) = Q1P1 = 200 x 70 = 14.000 (đồng)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán
∆S(P) = S(P) – S(Q) = Q1P1 - Q1P0 = 14.000 – 16.000 = - 2.000 (đồng)
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng cuả các nhân tố
∆S = ∆S(Q) + ∆S(P) = 8.000 + (-2.000) = +6.000 (đồng)
Nhận xét: bộ phận bán hàng đã hoạt động khá hiệu quả trong năm N, đưa ra
những phương án khá linh hoạt nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ ở mức giá thấp
này. Do đó, phần giảm của doanh thu do chính sách giảm giá được bù bởi phần tăng
của doanh thu do việc gia tăng sản lượng tiêu thụ mang lại.
1.2.3.2 Phương pháp số chênh lệch
Thực chất của phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phương pháp
thay thế liên hoàn. Phương pháp này cũng thực hiện đầy đủ các bước như vậy, tuy
chỉ khác điểm sau: khi xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thay vì ta
tiến hành thay thế số liệu mà sẽ dùng số chênh lệch của từng nhân tố để tính ảnh
hưởng của từng nhân tố.
Ví dụ 8: Lấy số liệu ví dụ 7
Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng
S(Q) = (Q1 – Q0) x P0 = ( 200 – 100) x 80 = + 8.000 (đồng)
Ảnh hưởng của nhân tố giá bán
S(P) = Q1 x (P1 – P0) = 200 x (70 – 80) = - 2.000 (đồng)
12
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng cuả các nhân tố
∆S = ∆S(Q) + ∆S(P) = + 8.000 + (-2.000) = +6.000 (đồng)
Như vậy, phương pháp số chênh lệch chỉ có thể thực hiện được khi các nhân
tố có quan hệ b ng tích số và thương số đến chỉ tiêu phân tích mà thôi.
1.2.4 Phƣơng pháp liên hệ cân đối
Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh
doanh. Ví dụ như giữa tài sản và nguồn vốn, giữa các nguồn thu và chi, giữa nhu
cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán, giữa nguồn huy động vật tư và sử dụng vật
tư trong SXKD.
Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây dựng kế
hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ về lượng
của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng
của các nhân tố.
Ví dụ 9: Minh họa bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp X
Bảng cân đối kế toán năm N của doanh nghiệp X
Tài sản
Ðầu
năm
Cuối
năm
Chênh
lệch
Nguồn vốn
Ðầu
năm
Cuối
năm
Chênh
lệch
A. Tài sản ngắn hạn 400 430 +30 A. Nợ phải trả 300 330 +30
1. Tiền và các khoản
tương đương tiên
50 60 +10 1. Nợ ngắn hạn 100 80 -20
2. Các khoản phải
thu ngắn hạn
100 120 +20 2. Nợ dài hạn 200 250 +50
3. Hàng tồn kho 250 250 - B. Vốn CSH 700 770 +70
B. Tài sản dài hạn 600 670 +70 1. Vốn chủ sỡ hữu
- Lợi nhuận chưa
phân phối
700
150
770
220
+70
+70
1. TSCÐ 500 600 +100
2. Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
100 70 -30
2. Nguồn kinh phí
và quỹ khác
550 550 -
Cộng tài sản 1.000 1.100 +100 Cộng nguồn vốn 1.000 1.100 +100
Qua bảng cân đối kế toán cho phép ta có thể đánh giá mối quan hệ của các
yếu tố ảnh hưởng đến tính cân đối, đến tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Cụ
thể là: Tổng tài sản cũng như nguồn vốn giữa cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 100 triệu
đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức tăng này là:
13
- Xét về mặt tài sản: Chủ yếu tăng do TSCĐ tăng 100 triệu đồng và sau đó là
các khoản phải thu tăng 20 triệu đồng, tồn kho không đổi, đầu tư dài hạn giảm 30
triệu đồng
- Xét về mặt nguồn vốn: Chủ yếu tăng là do lợi nhuận chưa phân phối 70
triệu đồng và nợ dài hạn 50 triệu đồng, nguồn vốn kinh doanh không đổi, còn nợ
ngắn hạn giảm 20 triệu đồng
Tình hình trên cho phép chúng ta kết luận: Trong kỳ, doanh nghiệp đã giảm
các khoản đầu tư dài hạn, tăng vay nợ dài hạn để đầu tư cho TSCĐ và kết quả hoạt
động kinh doanh đã mang lại kết quả khá cao, lợi nhuận chưa phân phối tăng 70
triệu đồng.
Cũng có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân
tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số bằng phương pháp cân đối,
Ví dụ 10: Tình hình nguồn huy động và sử dụng một loại vật tư tại doanh
nghiệp A
Bảng: Bảng cân đối vật tƣ của một doanh nghiệp A
Ðơn vị tính: tấn
Nguồn vật tư
Năm
trước
Năm
nay
Chênh
lệch
Sử dụng vật tư
Năm
trước
Năm
nay
Chênh
lệch
Tồn kho kỳ trước 200 220 +20 Hao phí cho SX 600 590 -10
Tự khai thác 200 240 +40 Hao hụt định mức - 40 +40
Mua hợp đồng 400 360 -40 Tồn kho kỳ sau 200 190 -10
Cộng 800 820 +20 Cộng 800 820 +20
Dựa vào mức chênh lệch của từng nhân tố ở bảng trên ta có thể phân loại, lập
và tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vật tư theo số liệu bảng sau:
14
Bảng: Bảng cân đối các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn vật tƣ
Nhân tố làm tăng nguồn Số lƣợng Nhân tố làm giảm nguồn Số lƣợng
1. Tăng tồn kho đầu kỳ 20 1. Giảm mua hợp đồng 40
2. Tăng tự khai thác 40 2. Giảm do hao hụt 40
3. Giảm chi cho sản xuất 10
4. Giảm tồn kho cuối kỳ 10
Cộng 80 Cộng 80
Kết quả cân đối các nhân tố trên cho thấy: Nhân tố chủ yếu để tăng nguồn vật
tư là do tăng tồn kho kỳ trước và tăng nguồn tự tìm kiếm trong khi nguồn hợp đồng
giảm, phần khác trong khi giảm chi cho sản xuất thì tồn kho lại quá lớn
1.3. Tổ ch c công tác phân tích hoạt động kinh doanh
1.3.1 Trình tự tổ ch c phân tích hoạt động kinh doanh
1.3.2 Hình th c tổ ch c phân tích hoạt động kinh doanh
Để quản lý toàn bộ các hoạt động trong doanh nghiệp, cần kết hợp nhiều
hình thức phân tích. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau người ta chia hình thức
phân tích thành nhiều hình thức khác nhau.
Theo thời điểm phân tích, phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm:
- Phân tích trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Phân tích đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh.
- Phân tích kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Theo nội dung phân tích, phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm: Phân tích
chuyên đề và phân tích toàn diện.
Theo phạm vi phân tích, phân tích hoạt động kinh doanh được chia ra thành:
Phân tích điển hình và phân tích tổng thể.
Xuất phát
từ yêu
cẩu quản
lý
Thu thập
dữ liệu
Xây
dựng chỉ
tiêu
Xử lý dữ
liệu
Báo cáo
15
1.3.3 Trách nhiệm tổ ch c phân tích hoạt động kinh doanh
Trên thực tế tại các doanh nghiệp thường không có bộ phận chức năng
chuyên thực hiện các công việc về phân tích hoạt động kinh tế. Trong điều kiện đó
cần phải có sự kết hợp chức năng của các bộ phận để phân rõ chức năng của từng
phòng, ban, thực hiện từng công việc hoặc từng khâu phân tích. Cụ thể, lực lượng
phân tích có thể được tổ chức và chịu trách nhiệm như sau:
- Bộ phận thông tin kinh tế, nghiệp vụ hàng ngày gồm cán bộ thống kê, hoặc
cán bộ kinh doanh kiêm nhiệm có nhiệm vụ thông tin nhanh, kịp thời, các chỉ tiêu
tiến độ và chất lượng công việc hằng ngày tại đơn vị.
- Các bộ phận chức năng đảm nhiệm thực hiện các khâu phân tích cần có sự
phù hợp với lĩnh vực công tác của mình kể cả phân tích trước, phân tích đồng thời
với quá trình sản xuất kinh doanh, phân tích sau khi thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh.
- Hội đồng phân tích của doanh nghiệp có nhiệm vụ giúp Giám đốc toàn bộ
công tác tổ chức phân tích kinh tế từ việc xây dựng nội qui, qui trình phân tích đến
hướng dẫn thực hiện các qui trình và tổ chức hội nghị phân tích
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1
Câu 1: Nêu đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế?
Câu 2: Trình bày kỹ thuật vận dụng phương pháp so sánh
Câu 3: Trình bày các bước vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn
Câu 4: Trình bày các bước vận dụng phương pháp số chênh lệch
16
CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh
nghiệp sản xuất cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá thành sản phẩm cao
hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí, hay tiết kiệm lao động xã hội.
Nói cách khác, giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý,
sử dụng vật tư, lao động và tiền vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng hợp
lý, tiết kiệm các nguồn nói trên là tiền đề để hạ giá thành sản phẩm và ngược lại.
Đối với những doanh nghiệp sản xuất, việc hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ
bản để tăng doanh lợi, nó cũng là tiền đề để hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường. Nó không những là vấn đề quan tâm của riêng từng doanh nghiệp mà còn là
vấn đề đáng quan tâm của từng ngành và của toàn xã hội. Với những ý nghĩa trên,
nội dung chương này đề cập đến những vấn đề sau:
 Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm
 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm
 Phân tích tình hình thực hiện các khoản mục giá thành
2.2. Phân tích giá thành của toàn bộ sản phẩm
Toàn bộ sản phẩm của đơn vị được chia thành hai loại: sản phẩm so sánh
được và sản phẩm không so sánh được
- Sản phẩm so sánh được: là những sản phẩm doanh nghiệp đã tiến hành sản
xuất ở những kỳ trước, có quá trình sản xuất tương đối ổn định. Những sản phẩm
này có đầy đủ tài liệu về hạch toán giá thành làm căn cứ phân tích trong kỳ này
- Sản phẩm không so sánh được: là sản phẩm mới đưa vào sản xuất kỳ này
hoặc đưa vào sản xuất kỳ trước nhưng quá trình sản xuất chưa ổn định. Do vậy, tài
liệu về giá thành kỳ trước chưa hoàn chỉnh để làm căn cứ cho phân tích kỳ này
Phƣơng pháp phân tích: So sánh về cả số tuyệt đối và số tương đối tổng giá
thành kỳ phân tích với kỳ gốc tính theo sản lượng sản xuất kỳ phân tích. Cụ thể:
* Đối với phân tích hình hoàn thành kế hoạch giá thành
- Phần trăm hoàn thành kế hoạch giá thành: (t)
17
(%)
100
1
1
1
1
1








n
i
ik
i
n
i
i
i
Z
Q
Z
Q
t
- Mức tăng(giảm) giá thành so với kế hoạch: (∆Z)
Z
Q
Z
Q ik
n
i
i
i
n
i
i
Z 



 
 
 1
1
1
1
1
Với: Qi1 là số lượng sản phẩm i thực tế sản xuất trong kỳ
Zik, Zi1lần lượt là giá thành đơn vị sản phẩm i kỳ kế hoạch, kỳ thực tế
Nếu: t 100 và (Z 0): chứng tỏ doanh nghiệp không hoàn thành kế
hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm
Ngược lại t ≤ 100 và (Z ≤ 0) thì khẳng định doanh nghiệp đã tiết kiệm
chi phí hạ thấp giá thành của toàn bộ sản phẩm so với kế hoạch
* Đối với phân tích tình hình tăng (giảm) giá thành so với kỳ trước
- Tỷ lệ giữa giá thành thực tế kỳ này với kỳ trước (t)
(%)
100
1
0
1
1
1
1








n
i
i
i
n
i
i
i
Z
Q
Z
Q
t
- Mức tăng (giảm) giá thành so với kỳ trước: (∆Z)
Z
Q
Z
Q i
n
i
i
i
n
i
i
Z 0
1
1
1
1
1




 
 

Với: Qi1 là số lượng sản phẩm i thực tế sản xuất kỳ này
Zi0, Zi1 lần lượt là giá thành đơn vị sản phẩm i thực tế kỳ trước, kỳ này
Nếu t ≤ 100 (Z ≤ 0) chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí, hạ thấp
giá thành của toàn bộ sản phẩm so với kỳ trước và ngược lại
Ví dụ 1: Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm
của một doanh nghiệp (ĐVT: 1.000đ)
18
Tên sản
phẩm
Số lƣợng sản
phẩm SX
Giá thành đơn
v
Tổng giá thành
tính theo sản
lƣợng thực hiện
Chênh lệch
TH so với
KH
Kế
hoạch
(Qk)
Thực
hiện
(Q1)
Kế
hoạch
(Zk)
Thực
hiện
(Z1)
Kế
hoạch
(Q1Zk)
Thực
hiện
(Q1Z1)
M c ± %
SP so sánh
đựơc
A
B
Cộng
SP không so
sánh được
C
100
450
50
90
500
70
8
5
10
8,2
4,8
12
720
2.500
3.220
700
738
2.400
3.138
840
+18
-100
-82
+140
+2,5
-4
-2,25
+20
Tổng cộng 3.920 3.978 +58 +1,48
Như vậy, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch giá thành toàn bộ sản
phẩm với mức tăng 58.000đ và tỷ lệ tăng 1,48 . Qua phân tích, giá thành toàn bộ
sản phẩm tăng là do giá thành sản phẩm không so sánh được tăng 140.000đ tương
ứng với tỷ lệ là 20 , trong khi giá thành của sản phẩm so sánh được giảm 82.000đ
với tỷ lệ giảm 2,55 . Để đánh giá tình hình tăng của giá thành sản phẩm không so
sánh được cần xem lại việc xây dựng giá thành kế hoạch đã hợp lý chưa, hay do sản
phẩm mới đưa vào sản xuất nên các vấn đề về tổ chức sản xuất chưa hợp lý
2.3. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm
Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp sản xuất là phải phấn đấu hạ giá thành,
mức hạ càng nhiều khả năng tăng lợi nhuận càng cao. Với ý nghĩa đó, phân tích tình
hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác hạ thấp giá thành, qua đó xây dựng phương hướng phấn đấu hạ thấp giá
thành trong kỳ đến. Nội dung phân tích này được tiến hành trên hai chỉ tiêu: Mức hạ
giá thành (M) và tỷ lệ hạ giá thành (T).
19
2.3.1 Chỉ tiêu phân tích
* Mức hạ thấp giá thành sản phẩm: là số tuyệt đối nói lên giá thành năm nay
tăng, giảm bao nhiêu so với giá thành năm trước. Chỉ tiêu này thể hiện mức phấn
đấu trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm. Cụ thể:
- Mức hạ thấp giá thành kế hoạch: (Mk)
)
( 0
1
0
1
1
Z
Z
Q
Z
Q
Z
Q
M i
n
i ik
ik
i
n
i
ik
ik
n
i
ik
k






 

 


- Mức hạ thấp giá thành thực tế: (M1)
)
( 0
1 1
1
0
1
1
1
1
1
1 Z
Z
Q
Z
Q
Z
Q
M i
n
i i
i
i
n
i
i
i
n
i
i






 

 


Với: Qik,Qi1 lần lượt là số lượng sản phẩm i sản xuất kế hoạch kỳ này, thực tế kỳ này
Zi0, Zik , Zi1 lần lượt là giá thành đơn vị sản phẩm i thực tế kỳ trước, kế hoạch
kỳ này và thực tế kỳ này
* Tỷ lệ hạ thấp giá thành: là số tương đối nói lên giá thành năm nay tăng,
giảm bao nhiêu phần trăm so với giá thành năm trước. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ
hạ thấp giá thành của đơn vị
- Tỷ lệ hạ thấp giá thành kế hoạch: (Tk) 100
1 0
x
n
i i
ik
k
k
Z
Q
M
T



- Tỷ lệ hạ thấp giá thành thực tế: (T1) 100
1 0
1
1
1
x
n
i i
i Z
Q
M
T



2.3.2 Phƣơng pháp phân tích
Đối tượng phân tích:
Mức hạ thấp giá thành: ∆ M = M1 – Mk
Tỷ lệ hạ thấp giá thành: ∆ T = T1 – Tk
Doanh nghiệp được đánh giá hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ hạ thấp giá thành
khi hoàn thành đồng thời cả hai chỉ tiêu: mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành. Để xác định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với chỉ tiêu này, áp dụng phương pháp thay
thế liên hoàn. Có ba nhân tố ảnh hưởng là: Số lượng sản phẩm sản xuất, kết cấu sản
phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm
* Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng (F(Q1, Kk, Zk)):
20
- Khi nhân tố này thay đổi từ kỳ kế hoạch sang kỳ thực tế, giả sử các nhân tố
còn lại không đổi thì mức hạ thấp giá thành thay đổi với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
sản lượng còn tỷ lệ hạ thấp giá thành không đổi
Nghĩa là: M(Q) = t x Mk (với t được tính : 100
0
1
0
1 1
x
t
Z
Q
Z
Q
i
n
i ik
i
n
i i







)
Và T(Q) = Tk
Để chứng minh tính chất trên, cần phải giả định tất cả các loại sản phẩm đều
thực hiện theo cùng một tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng chung của toàn doanh
nghiệp. Như vậy, khi nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi sang kỳ thực tế
nhưng các nhân tố khác không đổi thì :
- Mức hạ thấp giá thành là:
M
Z
Z
Q
Z
Z
Q k
i
n
i ik
ik
i
ik
n
i
ik
t
t
t
Q
M 








 
 

)
(
)
(
)
( 0
1
0
1
- Và tỷ lệ hạ thấp giá thành:
T
Z
Q
Z
Z
Q
Z
t
Q
Z
Z
Q
k
n
i i
ik
n
i i
ik
ik
n
i i
ik
n
i i
ik
ik
x
t
Q
T 












 





100
)
(
100
)
(
)
(
1 0
1 0
1 0
1 0
- Với tính chất đó, ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đối với :
+ Mức hạ giá thành: ∆M(Q)= M(Q) – Mk = Mkx t – Mk = (t - 1) x Mk
+ Và tỷ lệ hạ thấp giá thành : ∆T(Q) = T(Q) – Tk = 0 hay nhân tố sản lượng
không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ thấp giá thành
* Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm. (F(Q1, K1,,Zk ))
- Khi nhân tố kết cấu sản phẩm chuyển sang kỳ thực tế, giả sử các nhân tố
khác không đổi thì :
+ Mức hạ thấp giá thành : M(K) = )
( 0
1 1 Z
Z
Q i
iik
n
i i



+ Tỷ lệ hạ thấp giá thành : 100
)
(
)
(
0
1
1
x
x
x
K
T
Z
Q
Z
Z
Q
i
i
io
ik
i

 

- Như vậy ảnh hưởng của nhân tố kết cấu đối với:
21
+ Mức hạ thấp giá thành: M(K) = M(K) – M(Q) = M
Z
Z
Q k
i
iik
n
i i
t 




)
( 0
1 1
+ Và tỷ lệ hạ thấp giá thành: T = T(K) – T(Q)= 100
)
(
1 0
1
x
K
M
n
i i
i Z
Q



* Ảnh hưởng của nhân tố mức hạ giá thành đơn vị (F(Q1, K1, Z1)):
- Khi nhân tố giá thành thay đổi sang kỳ thực tế, giả sử các nhân tố khác không đổi thì:
+ Mức hạ thấp giá thành: )
(
)
( 0
1
1 1 Z
Z
Q i
i
n
i i
Z
M 

 
+ Tỷ lệ hạ thấp giá thành : 100
)
(
)
(
1 0
1
1 0
1
1
x
Z
T n
i i
i
n
i i
i
i
Z
Q
Z
Z
Q








- Như vậy ảnh hưởng của nhân tố giá thành đối với:
+ Mức hạ thấp giá thành: M(Z) = M(Z) – M(K) = )
(
)
( 0
1 1
0
1
1 1 Z
Z
Q
Z
Z
Q i
ik
n
i i
i
i
n
i i




 
 

+ Và tỷ lệ hạ thấp giá thành: T(Z) = T(Z) – T(K)= 100
)
(
1 0
1
x
Z
M
n
i i
i Z
Q



Sau cùng, tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với mức hạ và tỷ lệ hạ
Ví dụ 2: Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành của doanh nghiệp sau:
Tên sản
phẩm
Sản lượng (Q) Giá thành đơn vị (1.000đ)
Mức hạ giá thành
đơn vị (1.000đ)
Kế hoạch
kỳ này
Thực tế
kỳ này
Thực tế
kỳ này
Kế hoạch
kỳ này
Thực tế
kỳ này
Kế
hoạch
Thực
tế
A 100 90 8,3 8 8,2 -0,3 -0,1
B 450 500 5,1 5 4,8 -0,1 -0,3
Căn cứ vào tài liệu trên, tính toán mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành như sau:
22
ĐVT: 1.000đ
Tên
sản
phẩm
Tổng Z tính
theo sản lượng
kế hoạch
Tổng Z tính theo sản
lượng thực tế
Mức hạ giá
thành
Tỷ lệ hạ giá
thành (%)
QkZ0 QkZk Q1Z0 Q1Zk Q1Z1 KH TT KH TT
A 830 800 747 720 738 -30 -9 -3,61 -1,20
B 2.295 2.250 2.550 2.500 2.400 -45 -150 -1,96 -5,88
Cộng 3.125 3.050 3.297 3.320 3.138 -75 -159 -2,4 -4,82
Đối tượng phân tích :
+ Mức hạ thấp giá thành: ∆M = M1 – Mk = -159 – ( - 75) = - 84 (1.000 đồng)
+ Tỷ lệ hạ thấp giá thành: ∆T = T1 – Tk = -4,82% - (-2,4%) = - 2,42%
Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ hạ thấp giá thành với
mức hạ thấp giá thành hạ thêm 84.000 đồng và tỷ lệ hạ thấp hạ thêm 2,42 . Có các
nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ và tỷ lệ hạ thấp giá thành như sau:
* Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm:
Dựa vào tính chất trên, tính phần trăm hoàn thành kế hoạch sản lượng
%
5
,
105
100
125
.
3
297
.
3
100
0
1
0
1 1










x
t
Z
Q
Z
Q
i
n
i ik
i
n
i i
- Mức hạ thấp giá thành khi nhân tố sản lượng thay đổi:
M(Q)= Mk x t = -75 x 105,5 = - 79,125 (1.000 đồng)
- Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng với mức hạ thấp giá thành:
∆M(Q) = M(Q) – Mk = -79,125 – ( - 75) = - 4,125 (1.000 đồng)
Nhân tố sản lượng không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ thấp giá thành.
* Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm:
- Khi nhân tố kết cấu sản phẩm thay đổi :
23
+ Mức hạ thấp giá thành: M(K)=Σ Qi1(Zik -Zi0 ) =3.320 – 3.297 = - 77 (1.000 đồng)
+ Tỷ lệ hạ thấp giá thành: 100
)
(
)
(
0
1
1
x
x
x
K
T
Z
Q
Z
Z
Q
i
i
io
ik
i

 
 = %
335
,
2
100
297
.
3
77



x
- Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu đối với mức hạ thấp giá thành :
+ Mức hạ thấp giá thành: M(K)=M(K)–M(Q) =-77–(-79,125) =+2,125(1.000
đồng)
+ Tỷ lệ hạ thấp gía thành: ∆T(K) = T(K) – T(Q) = -2,335% -( -2,4%) = + 0,065%
* Ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị :
- Khi giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi:
+ Mức hạ thấp giá thành:M(Z) =ΣQi1(Zi1-Zi0 ) = 3.138 – 3.297 = -159 (1.000 đồng)
+ Tỷ lệ hạ thấp giá thành: %
82
,
4
100
297
.
3
159
100
)
(
)
(
0
1
1
1







 x
x
x
x
Z
T
Z
Q
Z
Z
Q
i
i
io
i
i
- Như vậy ảnh hưởng của nhân tố giá thành đối với:
+ Mức hạ thấp giá thành: M(Z) = M(Z) – M(K) = -159 – (- 77) = - 82 (1.000
đồng)
+ Và tỷ lệ hạ thấp giá thành:T(Z) = T(Z) –T(K) = -4,82% - (-2,335%) = - 2,485%
Sau cùng tổng hợp ảnh hưỏng của các nhân tố đối với mức hạ và tỷ lệ hạ:
Nhân tố M c hạ giá thành (1.000đ) T lệ hạ thấp giá thành
1. Số lượng sản phẩm -4,125 0
2. Kết cấu sản phẩm +2,125 +0,065%
3. Giá thành đơn vị -82 -2,485%
Tổng cộng -84 -2,42%
Doanh nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ hạ thấp giá thành với mức hạ giá
thành hạ thêm 84.000 đồng và tỷ lệ hạ thấp hạ thêm 2,42 . Đây là dấu hiệu tốt
đánh giá thành tích của doanh nghiệp. Có các nhân tố dẫn đến tình hình này
24
Doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản lượng với tỷ lệ vượt 5,5 làm
mức hạ giá thành hạ thêm 4.125 đồng. Đây là nổ lực trong khâu sản xuất không chỉ
đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần hạ thấp giá thành. Nhân tố này không
ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ thấp giá thành. Nếu doanh nghiệp gia tăng sản lượng so với
kế hoạch thì mức hạ thấp sẽ nhiều hơn nữa.
Kết cấu sản phẩm thay đổi làm mức hạ giá thành không đạt so với kế hoạch
2.125 đồng và tỷ lệ hạ cũng không đạt so với kế hoạch 0,065 . Lý do là trong năm
doanh nghiệp đã tăng tỷ trọng sản phẩm B trong khi sản phẩm này có mức hạ cá
biệt (-100 đồng) và tỷ lệ hạ cá biệt (-1,96%) thấp hơn so với mức hạ (-300 đồng) và
tỷ lệ hạ cá biệt (-3,61 ) của sản phẩm A của kỳ kế hoạch. Để có kết luận đầy đủ
hơn cần tìm hiểu thông tin về nhu cầu đối với từng loại sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi làm mức hạ giá thành hạ thêm 82.000
đồng và tỷ lệ hạ hạ thêm 2,485 đây là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình hạ
thấp giá thành của đơn vị trong kỳ qua, thể hiện thành tích của doanh nghiệp trong
quản lý sản xuất. Tuy nhiên, việc hạ thấp giá thành chưa toàn diện: mặt hàng A
chưa hoàn thành nhiệm vụ hạ thấp giá thành. Do vậy, cần tiếp tục đi sâu phân tích
giá thành sản phẩm A để có đánh giá đầy đủ hơn tình hình này
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2
Câu 1: Trình bày phương pháp phân tích giá thành của toàn bộ sản phẩm
Câu 2: Trình bày chỉ tiêu phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá
thành sản phẩm
Câu 3: Trình bày phương pháp phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá
thành sản phẩm
25
CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN
3.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận
Ðối các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của một
vòng chu chuyển vốn; là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình
thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp mới được hoàn thành. Thông
qua kết quả tiêu thụ, sản phẩm của doanh nghiệp mới được xã hội và thị trường thừa
nhận, khi đó doanh nghiệp mới thu hồi vốn và toàn bộ chi phí có liên quan đã bỏ ra
và thực hiện được giá trị thặng dư là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất
của toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn hình thành các quỹ và là nguồn bổ
sung vốn và quyết định mọi sự thành công hay thất bại của kinh doanh. Do đó, doanh
nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, phân tích và
chỉ rõ những khó khăn và thuận lợi để có những giải pháp khắc phục những tồn tại và
góp phần hoàn thiện công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ, khai thác tốt các nguồn
tiềm năng trong doanh nghiệp.
Với ý nghĩa đó, nội dung chương này đặt trọng tâm vào các vấn đề:
- Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp
- Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận
3.2. Phân tích chung tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp
Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá sự biến động về khối
lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm; hoặc xem
xét về mục tiêu tiêu thụ mà các nhà quản lý đã định ra cho từng bộ phận để có biện
pháp chấn chỉnh kịp thời. Chỉ tiêu phân tích thường là khối lượng bán ra của các mặt
hàng, thể hiện qua thước đo giá trị hoặc thước đo hiện vật
3.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt hiện vật
Công thức tính toán khối lượng tiêu thụ từng kỳ như sau:
Số lượng sản
phẩm tiêu thụ
trong kỳ
=
Số lượng sản
phẩm tồn kho
đầu kỳ
+
Số lượng sản
phẩm SX
trong kỳ
-
Số lượng sản
phẩm dự trữ
cuối kỳ
Khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ được tính bằng hiện vật có ưu điểm
là thể hiện cụ thể khối lượng từng sản phẩm, giúp doanh nghiệp đánh giá một cách
liên tục nhiều kỳ cho từng mặt hàng và có quyết định quản trị phù hợp. Nhưng hình
26
thức này có nhược điểm đối với những doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại
sản phẩm thì không thể tổng hợp được để đánh giá chung toàn doanh nghiệp
Phương pháp phân tích: là so sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với
kế hoạch hoặc kỳ trước đồng thời kết hợp phương pháp cân đối liên hệ để xác định
ảnh hưởng của các nhân tố đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
3.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt giá tr
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ hay khối lượng dịch vụ cung cấp hoàn thành biểu
hiện dưới hình thức giá trị, còn gọi là doanh thu tiêu thụ. Để đánh giá kết quả công tác
bán hàng, người ta so sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kỳ gốc (kế hoạch, năm
trước) với doanh thu kỳ gốc tính theo giá bán kỳ gốc (kế hoạch, năm trước)
* Phân tích chung tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ (t): (%)
100
1
1
1








n
i
ik
ik
n
i
ik
i
P
Q
P
Q
t
- Mức tăng (giảm) so với kế hoạch: P
Q
P
Q ik
n
i
ik
ik
n
i
i
S 



 
 
 1
1
1
Trong đó: Qi1, Qik lần lượt là số lượng sản phẩm i tiêu thụ thực tế, kế hoạch
Pik là đơn giá bán kế hoạch của sản phẩm i
Nếu t ≥ 100 và ∆S ≥ 0 thì đánh giá là doanh nghiệp đã hoàn thành hoặc
vượt mức kế hoạch về khối lượng tiêu thụ sản phẩm và ngược lại
* Phân tích tình hình tăng trưởng tiêu thụ
- Phần trăm tăng trưởng tiêu thụ (t): (%)
100
1
0
0
1
0
1








n
i
i
i
n
i
i
i
P
Q
P
Q
t
- Mức tăng (giảm) doanh thu tiêu thụ: P
Q
P
Q i
n
i
i
i
n
i
i
S 0
1
0
0
1
1




 
 

Trong đó: Qi1,Qi0: lần lượt là số lượng sản phẩm i tiêu thụ kỳ này, kỳ trước
Pi0: là đơn giá bán sản phẩm i kỳ trước
Ví dụ 1: Có số liệu tình hình tiêu thụ 3 mặt hàng của một doanh nghiệp
27
Sản phẩm
Số lượng sản phẩm tiêu thụ Đơn giá bán kế hoạch
(1.000đ)
Kế hoạch Thực tế
A 1.200 1.350 10
B 2.700 2.500 15
C 4.300 4.500 30
Với số liệu trên, ta có thể phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ
Kế hoạch Thực tế
A 12.000 13.500 1.500 112,50%
B 40.500 37.500 -3.000 92,59%
C 129000 135000 6.000 104,65%
Cộng 181.500 186.000 4.500 102,48%
Sản phẩm
Doanh thu tiêu thụ (1.000đ) Mức chênh lệch so với
kế hoạch (1.000đ)
Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch ( )
Phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ
t =
∑Qi1Pik
x100 =
186.000
x 100 = 102,4%
∑QikPik 181.500
Mức vượt kế hoạch: 186.000 – 181.500 = + 4.500 (1.000 đồng)
Như vậy, xét về tổng thể doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ với
mức vượt kế hoạch là 4.500.000đ, tương ứng với tỷ lệ vượt là 2,47 . Tuy nhiên,
khi xem xét các mặt hàng thì chỉ có mặt hàng A và C là vượt kế hoạch, mặt hàng B
không đạt kế hoạch (92,59 ). Cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng không
đạt kế hoạch của mặt hàng B để có biện pháp kịp thời
3.3 Phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp
3.3.1 Phân tích khái quát lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu
quả kinh doanh, trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất của nhà quản trị. Đồng
thời, lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tái sản xuất, thực hiện các nghĩa vụ
thanh toán cho các đối tượng. Đây cũng là chỉ tiêu cơ bản đánh giá tốc độ tăng
trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên
phân tích tình hình lợi nhuận để phát hiện các nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi
nhuận, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
28
Phân tích khái quát lợi nhuận là nhằm đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu
lợi nhuận và tình hình biến động từng bộ phận lợi nhuận của doanh nghiệp; qua đó
chỉ ra hướng đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Tài liệu sử dụng cho phân tích khái quát lợi nhuận là báo cáo kết quả kinh
doanh và các tài liệu liên quan đến lợi nhuận.
* Các bộ phận cấu thành của lợi nhuận:
Do đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và
đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Nếu xét theo nguồn hình
thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận:
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Đây là bộ phận cơ bản
nhất ở doanh nghiệp, có nguồn gốc từ quá trình sử dụng vốn cho hoạt động kinh
doanh theo chức năng đã đăng kí
Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính: Bộ phận lợi nhuận này hình thành từ
quá trình đầu tư vốn của doanh nghiệp ra bên ngoài, như cho vay, góp vốn liên
doanh, đầu tư chứng khoán và các hoạt động đầu tư tài chính khác
Lợi nhuận khác: là bộ phận lợi nhuận hình thành từ những hoạt động xảy ra
ngoài dự kiến, không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính
* Phương pháp phân tích: so sánh tuyệt đối và tương đối giữa kỳ phân tích
và kỳ gốc, có xem xét đến các yếu tố về thu nhập và chi phí cấu thành lợi nhuận
Ví dụ 2: Bảng số liệu dưới đây minh họa phân tích khái quát lợi nhuận của
doanh nghiệp A ( ĐVT : 1.000đ)
29
Chỉ tiêu Kế
hoạch
Thực
tế
Chênh lệch
M c ± %
Doanh thu thuần 3800 4000 +200 +5,26
Giá vốn hàng bán 2500 2240 -260 -10,40%
Lợi nhuận gộp 1300 1760 +460 +35,38
Chi phí bán hàng 300 380 +80 +26,67
Chi phí quản lý doanh nghiệp 400 420 +20 +5,00%
Doanh thu hoạt động tài chính 1000 850 -150 -15,00%
Chi phí tài chính 600 450 -150 -25,00%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1000 1360 +360 +36,00%
Thu nhập khác 0 210 +210
Chi phí khác 0 0
Lợi nhuận khác 0 210 +210
Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 1000 1570 +570 +57,0%
Thuế thu nhập doanh nghiệp 250 392,5 +142,5 +57,0%
Lợi nhuận sau thuế 750 1177,5 +427,5 +57,0%
Đối tượng phân tích: 1.177,5 – 750 = +427,5 (ngàn đồng)
Bảng phân tích trên cho thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng so
với kế hoạch 427,5 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 57 , là kết quả của tổng lợi
nhuận trước thuế tăng 570 ngàn đồng và phần đóng góp cho ngân sách về thuế thu
nhập doanh nghiệp tăng 142,5 ngàn đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng chủ yếu là từ
lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh với mức tăng 360 ngàn đồng
(tương ứng với tỉ lệ tăng 36 ) và từ lợi nhuận bất thường là 210 ngàn đồng, trong
khi đó lợi nhuận tài chính không ảnh hưởng đến tình hình này
30
Đối với lợi nhuận thuần SXKD: gia tăng 360 ngàn đồng là do doanh thu tăng
200 ngàn đồng và giá vốn hàng bán giảm 260 ngàn đồng làm tổng lợi nhuận gộp
tăng 460 ngàn đồng. Tình hình này được đánh giá là tích cực. Tuy nhiên, chi phí
bán hàng và chi phí quản lý gia tăng với mức 80 và 20 làm lợi nhuận thuần SXKD
giảm 100. Với tốc độ tăng của hai loại chi phí này đều lớn hơn tốc độ tăng doanh
thu nên cần đi sâu phân tích chi tiết chi phí để có đánh giá đầy đủ hơn tình hình chi
phí bán hàng và chi phí quản lí trong kỳ
Đối với lợi nhuận hoạt động tài chính, tuy không thay đổi so với kế hoạch
nhưng xét từng bộ phận cầu thành thì thu nhập tài chính và chi phí tài chính giảm
với cùng mức 150 ngàn đồng so với kế hoạch làm lợi nhuận tài chính trong kỳ chỉ
đạt 400 ngàn đồng. Cần đi sâu phân tích cơ cấu thu nhập và chi phí tài chính để có
đánh giá đẩy đủ hơn
Lợi nhuận bất thường phát sinh ngoài dự kiến có thể do thu nhập từ thanh lý
TSCĐ, do nhận các khoản bồi thường thiệt hại, do hoàn nhập các khoản dự
phòng…
Tóm lại, tài liệu phân tích từ báo cáo kết quả kết quả kinh doanh tuy không
chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng lĩnh vực kinh doanh, từng đơn vị thành viên
những đã chỉ ra bức tranh tổng thể về nguồn gốc lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi
nhuận từ hoạt động SXKD là bộ phận cơ bản nhất và nó là yếu tố đảm bảo cho sự
ổn định về khả năng tích lũy của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
không chỉ đánh giá hiệu quả quá trình đâu tư vốn nhàn rỗi ra bên ngoài mà còn đánh
giá mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Lợi nhuận bất thường tuy làm tăng
tổng lợi nhuận trước thuế nhưng nó không đảm bảo một sự ổn định và không phản
ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
3.3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được tính như sau:
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động
kinh doanh
=
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
+
Doanh thu
hoạt động
tài chính
-
Chi
phí tài
chính
-
Chi phí
bán
hàng
-
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doanh
=
Doanh thu
thuần về bán
hàng, cung
cấp dịch vụ
-
Giá
vốn
hàng
bán
+
Doanh
thu hoạt
động tài
chính
-
Chi
phí
tài
chính
-
Chi
phí
bán
hàng
-
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
31
Với: Doanh thu thuần = Doanh thu - Giảm giá hàng bán – Giá trị hàng bán trả lại -
Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu- thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
Trong thực tế, doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều loại sản phẩm hàng hóa
nên mỗi yếu tố trên là tổng hợp của nhiều loại sản phẩm hàng hóa. Do vậy, trong
trường hợp dữ liệu phân tích được xác định riê‟.ng cho từng loại sản phẩm; và giả
sử doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính không đáng kể thì
chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng:
)
(
1 C
C
Z
T
R
P
Q qi
bi
i
i
i
n
i i i
x
LN 



 

Với : Qi : là số lượng sản phẩm i tiêu thụ trong kì
Pi : là đơn giá bán sản phẩm i
Ri : là các khoản giảm giá đơn vị sản phẩm i
Ti : là thuế xuất khẩu, thuế TTĐB đơn vị sản phẩm i (nếu có)
Zi : là giá thành (giá vốn) đơn vị sản phẩm i
Cbi: là chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm i
Cqi : là chi phí QLDN đơn vị sản phẩm i
Trường hợp một số yếu tố trong công thức trên liên quan đến nhiều sản phẩm
và về mặt hạch toán không thể tách riêng cho từng loại sản phẩm thì số liệu của yếu
tố đó được phản ánh ở dạng tổng số. Ví dụ như trường hợp chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp và giá trị các khoản giảm giá không hạch toán cho từng loại
sản phẩm, thì chỉ tiêu lợi nhuận được xác định theo công thức:
TC
TC
R
Z
T
P
Q q
b
i
i
i
n
i i
x
LN 




 
)
(
1
Với : TCb : là tổng chi phí bán hàng
TCq : là tổng chi phí QLDN
R : là khoản giảm giá hàng bán
* Phƣơng pháp phân tích
Do có nhiều trường hợp về tổ chức dữ liệu kế toán nên khi phân tích cần dựa
vào đặc điểm tổ chức dữ liệu để xác định các nhân tố ảnh hưởng. Phần phân tích
dưới đây phân tích lợi nhuận gồm có 8 nhân tố ảnh hưởng là : số lượng sản phẩm
32
tiêu thụ, kết cấu sản phẩm tiêu thụ, giá bán, thuế, giá vốn, các khoản giảm trừ, chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Đối tượng phân tích: 1 0
LN LN LN
  
Ảnh hƣởng của nhân tố số lƣợng sản phẩm tiêu thụ
Để xem xét ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ trong khi
nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ không thay đổi, thì phải giả định mỗi sản phẩm
đều có tốc độ tăng sản phẩm tiêu thụ giữa kỳ phân tích và kỳ gốc là như nhau. Như
vậy, khi số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các
nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm:
TC
TC
R
Z
T
P
Q q
b
i
i
i
n
i
i
t
Q
LN 0
0
0
0
0
0
1
0
)
(
)
( 






 

Với t là tốc độ tăng sản phẩm tiêu thụ bình quân chung toàn doanh nghiệp
(%)
100
1 0
0
1
0
1








n
i i
i
n
i
i
i
P
Q
P
Q
t
Như vậy mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ
0
( )
LN LN Q LN
  
   
















n
i q
b
i
i
i
i
qq
b
i
i
i
i TC
TC
R
Z
T
P
Q
TC
TC
R
Z
T
P
Q t 1 0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
)
(
)
(
)
(
)
1
( 0
0
0
1
0 Z
T
P
Q i
i
i
n
i
i
t 




 

Ảnh hƣởng của nhân tố kết cấu
Khi kết cấu sản phẩm thay đổi từ kì gốc sang kì phân tích, giả sử các nhân tố
khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm
TC
TC
R
Z
T
P
Q q
b
i
i
i
n
i
i
x
K
LN 0
0
0
0
0
0
1
1
)
(
)
( 




 

Như vậy, mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ
)
(
)
(
)
(
)
(
)
( 0
0
1
0
0
0
0
0
1
1 Z
T
P
Q
Z
T
P
Q i
i
n
i
i
i
i
i
i
n
i
i
t
x
Q
LN
K
LN
K
LN 









 
 

Ảnh hƣởng của nhân tố giá bán
Tải bản FULL (64 trang): bit.ly/3sKcLkN
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
33
Khi nhân tố giá bán sản phẩm thay đổi từ kì gốc sang kì phân tích, giả sử các
nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm
TC
TC
R
Z
T
P
Q q
b
i
i
i
n
i
i
x
P
LN 0
0
0
0
0
1
1
1
)
(
)
( 




 

Như vậy, mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán
)
(
)
(
)
(
)
( 0
1
1
1 P
P
Q i
i
n
i
i
x
K
LN
P
LN
P
LN 



 

Tương tự, ảnh hưởng của các nhân tố còn lại được xác định như sau:
Ảnh hƣởng của nhân tố thuế xuất khẩu, thuế TTĐB( nếu có)
)
(
)
(
)
(
)
( 0
1
1
1 T
T
Q i
i
n
i
i
x
P
LN
T
LN
T
LN 




 

Ảnh hƣởng của nhân tố giá vốn: )
(
)
( 0
1
1
1 Z
Z
Q i
i
n
i
i
x
Z
LN 


 

Ảnh hƣởng của nhân tố các khoản giảm trừ: 1 0
( ) ( )
LN R R R
   
Ảnh hƣởng của nhân tố chi phí bán hàng: 1 0
( ) ( )
LN TCb TCb TCb
   
Ảnh hƣởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: )
(
)
( 0
1 TC
TC
TC q
q
q
LN 



Cuối cùng, tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố
Ví dụ 3: Phân tích lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp với các
số liệu chi tiết sau:
Chi tiết tiêu thụ sản phẩm kế hoạch (ĐVT: 1.000đ)
Sản
phẩm
Số lượng
sản phẩm
Đơn giá bán
Giá thành
đơn vị
Lãi gộp
đơn vị
Tổng lãi gộp
A 100 20 15 5 500
B 200 9 5 4 800
Chi tiết tiêu thụ sản phẩm thực tế (ĐVT: 1.000đ)
Tải bản FULL (64 trang): bit.ly/3sKcLkN
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
34
Sản phẩm
Số lượng
sản phẩm
Đơn giá bán
Giá thành
đơn vị
Lãi gộp
đơn vị
Tổng lãi gộp
A 120 20 12 8 960
B 160 10 5 5 800
Chi phí bán hàng kế hoạch là 300.000đ, thực tế phát sinh là 380.000đ. Chi phí
quản lý doanh nghiệp kế hoạch là 400.000đ, thực tế là 420.000đ
Dựa vào các tài liệu trên, chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm được xác định
theo công thức: TC
TC
Z
P
Q q
b
i
i
n
i
i
LN 



 

)
(
1
Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm kế hoạch:LNk = 1.300 – 300 – 400 = 600 (1.000đ)
Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm thực tế: LN1 = 1.760 – 380 – 420 = 960 (1.000đ)
Đối tượng phân tích: (1.000đ)
Như vây, lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm thực tế tăng so với kế hoạch: 360 ngàn
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 60 là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ đến lợi nhuận tiêu thụ
13
300
.
1
)
1
01
,
1
(
)
(
)
1
(
)
(
)
( 1












 
n
i ik
ik
ik Z
P
Q
t
LNk
Q
LN
Q
LN (1.000đ)
Với
1 3.840
100% 100% 101%
3.800
i ik
ik ik
Q P
t x x
Q P
  


Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ đến lợi nhuận tiêu thụ
)
(
)
(
)
(
1
0
1
1 Z
P
Q
Z
P
Q ik
n
i
ik
i
ik
ik
n
i
i
t
K
LN 






 
 

= 120 x (20 -15) + 160 x (9 -5) – 1.300 x 101%
= 1.240 – 1.313 = -73(1.000đ)
Ảnh hưởng của nhân tố giá bán
)
(
)
( 1
1
1 P
P
Q ik
i
n
i
i
x
P
LN 

 

= 120 x (20 – 20) + 160 x (10 -9) = + 160(1.000đ)
Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán
6182753

Contenu connexe

Tendances

Chương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượngChương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013jackjohn45
 
Chiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkChiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkndthien23
 
Slide văn hóa doanh nhân Mai Kiều Liên
Slide văn hóa doanh nhân Mai Kiều LiênSlide văn hóa doanh nhân Mai Kiều Liên
Slide văn hóa doanh nhân Mai Kiều LiênThanh Niên Nghiêm Túc
 
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tung Ha
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiKetoantaichinh.net
 
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa LegendQuản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa LegendNgọc Hưng
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Dương Hà
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1hong Tham
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiHọc Huỳnh Bá
 

Tendances (20)

Chương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượngChương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượng
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
 
Chiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkChiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilk
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
 
Slide văn hóa doanh nhân Mai Kiều Liên
Slide văn hóa doanh nhân Mai Kiều LiênSlide văn hóa doanh nhân Mai Kiều Liên
Slide văn hóa doanh nhân Mai Kiều Liên
 
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
 
Giáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lượcGiáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lược
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa LegendQuản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
 
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệpQuản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của VinamilkPhân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
 
Bài tập kế toán quản trị có đáp án
Bài tập kế toán quản trị có đáp ánBài tập kế toán quản trị có đáp án
Bài tập kế toán quản trị có đáp án
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 

Similaire à BÀI GIẢNG MƠN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...OnTimeVitThu
 
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLuan van Viet
 
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfluan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfNguyễn Công Huy
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
 
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatex
Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatexTailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatex
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatexTrần Đức Anh
 
Phan tich tcdn(1)
Phan tich tcdn(1)Phan tich tcdn(1)
Phan tich tcdn(1)Thi8567
 
Phan tich tcdn
Phan tich tcdnPhan tich tcdn
Phan tich tcdnducquanggt
 
đồ án phân tích hoạt động kinh tế
đồ án phân tích hoạt động kinh tế đồ án phân tích hoạt động kinh tế
đồ án phân tích hoạt động kinh tế Thúy Nguyễnv
 

Similaire à BÀI GIẢNG MƠN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (20)

Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đ
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đĐề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đ
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đ
 
Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh, 9đ nên tham khảo
Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh, 9đ nên tham khảoCơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh, 9đ nên tham khảo
Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh, 9đ nên tham khảo
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
 
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
 
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_6567118047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
 
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfluan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
 
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatex
Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatexTailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatex
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hieu-qua-kd-tai-ctcp-cafatex
 
cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docxcơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
 
Chuyên Đề Thực Tập Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Vận Tải Biển Của Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Vận Tải Biển Của Công TyChuyên Đề Thực Tập Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Vận Tải Biển Của Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Vận Tải Biển Của Công Ty
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Tài Chính Ngân Hàng.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Tài Chính Ngân Hàng.Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Tài Chính Ngân Hàng.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Tài Chính Ngân Hàng.
 
Phan tich tcdn(1)
Phan tich tcdn(1)Phan tich tcdn(1)
Phan tich tcdn(1)
 
Phan tich tcdn
Phan tich tcdnPhan tich tcdn
Phan tich tcdn
 
Loi nhuan 252
Loi nhuan 252Loi nhuan 252
Loi nhuan 252
 
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựngPhân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng
 
Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
 
Các bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chính
Các bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chínhCác bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chính
Các bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chính
 
đồ án phân tích hoạt động kinh tế
đồ án phân tích hoạt động kinh tế đồ án phân tích hoạt động kinh tế
đồ án phân tích hoạt động kinh tế
 
đồ áN phân tích hoạt động kinh tế
đồ áN phân tích hoạt động kinh tếđồ áN phân tích hoạt động kinh tế
đồ áN phân tích hoạt động kinh tế
 

Plus de nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Plus de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Dernier

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 

BÀI GIẢNG MƠN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

  • 1. 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Cao đẳng) Lưu hành nội bộ Ngƣời biên soạn: Th.S Nguyễn Thị Phƣơng Hảo
  • 2. 2 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Khái niệm, đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”. Phân tích kinh tế có thể được hiểu chung nhất là phân nhỏ (chia nhỏ) các sự vật, các hiện tượng kinh tế. Hiện tượng kinh tế được hiểu các hiện tượng kinh tế gắn liền với xã hội nên các công cụ phân tích của nó khác với các công cụ khi nghiên cứu, phân tích các hiện tượng tự nhiên. Các công cụ phân tích ở đây là các “khái niệm trừu tượng”, đó là hệ thống các tiêu chí, tri thức, các phương pháp… Ví dụ như muốn đánh giá hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải sử dụng các chỉ tiêu phản ánh về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu doanh số bán hàng, chỉ tiêu giá trị sản xuất… Phân tích kinh tế trong phạm vi doanh nghiệp được gọi là phân tích hoạt động kinh doanh. “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị. 1.1.2. Đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh Với tư cách là một khoa học độc lập, phân tích hoạt động kinh doanh có đối tượng riêng: “Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh chính là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp”. a. Kết quả của quá trình kinh doanh Kết quả của quá trình kinh doanh theo nghĩa rộng không chỉ là kết quả tài
  • 3. 3 chính cuối cùng của doanh nghiệp mà còn là kết quả thể hiện qua từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ tiêu kinh tế gắn liền với trị số của chỉ tiêu. Chỉ tiêu kinh tế có nội dung tương đối ổn định còn trị số của chỉ tiêu kinh tế thì thay đổi theo thời gian và không gian. Trị số của chỉ tiêu kinh tế có thể được đo lường bằng các thước đo khác nhau. Chỉ tiêu kinh tế bao gồm chỉ tiêu phản ánh số lượng và chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu số lượng là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoặc điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: các chỉ tiêu về doanh thu, về vốn kinh doanh, về giá trị sản xuất…Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: năng suất lao động, giá thành, tỷ suất lợi nhuận…Tuy nhiên, cách phân chia trên chỉ mang tính tương đối và tùy thuộc vào mục tiêu của phân tích b. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến chỉ tiêu phân tích. Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình kinh tế...và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ của chỉ tiêu phân tích. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh có rất nhiều, tùy theo mục đích phân tích có thể phân loại nhân tố theo nhiều tiêu thức khác nhau - Theo nội dung kinh tế của nhân tố, nhân tố bao gồm: + Những nhân tố thuộc về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như: số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn…những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất, những nhân tố này thường ảnh hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng, sản xuất đến tiêu thụ như: số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất… - Theo tính tất yếu của nhân tố, có thể phân thành 2 loại + Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh như một tất yếu trong quá trình kinh doanh, ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp. Thông thường, nhân tố khách quan chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và đó là nhân tố bên ngoài.
  • 4. 4 + Nhân tố chủ quan: là nhân tố phát sinh tùy thuộc vào sự nổ lực của bản thân doanh nghiệp, đó thường là nhân tố bên trong - Theo xu hƣớng tác động của nhân tố, bao gồm: + Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của hiệu quả kinh doanh. + Nhân tố tiêu cực là nhân tố tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết quả kinh doanh. - Theo tính chất của nhân tố, nhân tố bao gồm: + Nhân tố số lượng: là nhân tố phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh như: số lượng lao động, vật tư, lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ... + Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động... Theo phạm vi phát sinh của nhân tố, bao gồm: + Nhân tố bên trong: là những nhân tố phát sinh bên trong đơn vị. + Nhân tố bên ngoài: phát sinh bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố này thường là những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô (môi trường kinh tế, chính trị, xã hội) và môi trường vi mô (khách hàng, thị hiếu khách hàng, đối thủ cạnh tranh,...) Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích và định lượng chúng là công việc hết sức cần thiết vì nếu chỉ dừng lại trị số của chỉ tiêu phân tích thì nhà quản lý sẽ không thể phát hiện ra các tiềm năng cũng như các tồn tại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh. - Thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong doanh
  • 5. 5 nghiệp. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. - Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay...đối với doanh nghiệp nữa hay không? Tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát triển của các doanh nghiệp. 1.2. Phƣơng pháp phân tích hoạt động kinh doanh 1.2.1 Phƣơng pháp chi tiết Muốn phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không thể dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp mà còn cần phải đánh giá theo chỉ tiêu cấu thành của chỉ tiêu tổng hợp, tức là chi tiết các chỉ tiêu phân tích. Thông thường phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Việc chi tiết này có tác dụng đánh giá ảnh hưởng của từng bộ phận đến chỉ tiêu phân tích Ví dụ 1: chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm được chi tiết theo từng khoản mục chi phí, chi tiêu doanh thu chi tiết theo từng mặt hàng hoặc chi tiết theo từng phương thức tiêu thụ… Chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích được quyết định bởi nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của công tác phân tích - Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều nhau. Việc chi tiết theo thời gian giúp đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
  • 6. 6 Ví dụ 2: Giá trị sản lượng sản xuất thường phải thực hiện theo từng tháng, từng quý trong năm và thông thường không giống nhau. Tương tự trong thương mại, doanh số mua vào, bán ra từng thời gian trong năm cũng không đều nhau. - Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: Kết quả sản xuất kinh doanh thường là đóng góp của nhiều bộ phận hoạt động trên những địa điểm khác nhau. Chi tiết theo địa điểm sẽ làm rõ hơn sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả chung của doanh nghiệp, giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hoạch toán kinh tế nội bộ. Ví dụ 3: doanh thu của một doanh nghiệp thương mại có thể chi tiết theo từng của hàng, từng vùng (thị trường); chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất có thể chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất, hoặc từng tổ (đội) trong phân xưởng 1.2.2. Phƣơng pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vận dụng phương pháp này cần phải nắm các vấn đề sau: a) Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: - Số gốc của năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu qua hai hay nhiều kỳ - Số gốc là số kế hoạch (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức. - Số gốc là số trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng... nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp so với trung bình tiến triển của ngành và khả năng đáp ứng nhu cầu. Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch hoặc trung bình ngành gọi chung là trị số kỳ gốc. Các chỉ tiêu của kỳ được chọn so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích b) Ðiều kiện so sánh được: Ðể phương pháp này có ý nghĩa thì các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian * Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:
  • 7. 7 - Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế. - Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán. - Phải cùng một đơn vị đo lường. * Về không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. c) Kỹ thuật so sánh: - So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt được về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích M c biến động tuyệt đối Tr số kỳ phân tích - Tr số kỳ gốc Ví dụ 4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp A năm 2017 là 30 triệu đồng, năm 2018 là 400 triệu đồng Doanh thu tiêu thụ năm 2018 tăng so với năm 2017 là: 400 – 300 = 100 triệu đồng - So sánh bằng số tƣơng đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, tốc độ phát triển, mức phổ biến… của chỉ tiêu phân tích Ví dụ 5: Lấy số liệu doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp A ở trên ta có: Tốc độ tăng doanh số bán hàng năm 2018 so với năm 2017 là: 400/300 = 1,33 hay 133% - So sánh m c biến động tƣơng đối điều chỉnh theo hƣớng quy mô chung: (áp dụng khi so sánh các yếu tố đầu vào): là kết quả so sánh giữa trị số kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu có liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối = Kỳ thực hiện – (Kỳ gốc x hệ số điều chỉnh) Hay ∆C = C1 – C0 x H Mức biến động tương đối: (%) 100 0 1 x xH t C C  Trong đó: C0 : Chi phí sản xuất kỳ gốc C1 : Chi phí sản xuất kỳ thực hiện H: Hệ số điều chỉnh (Hệ số điều chỉnh thường là tỷ lệ hoàn thành
  • 8. 8 doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng sản lượng…) Nếu: t  100 và ∆C 0: doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào t >100 và ∆C 0: doanh nghiệp lãng phí các yếu tố đầu vào Ví dụ 6: Có số liệu về chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng và doanh thu tiêu thụ tại một doanh nghiệp như sau: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh M c % 1. Chi phí lương (triệu đồng) 100 110 +10 +10% 2. Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng) 1.000 1.200 +200 +20% Yêu cầu: Có nhận xét cho rằng chi phí tiền lương thực hiện so với kế hoạch tăng lên là lãng phí chi phí tiền lương. Điều này đúng hay sai. Giải thích? Qua số liệu trên cho thấy, nếu xét riêng chỉ tiêu chi phí lương thực tế so với kế hoạch doanh nghiệp đã vượt chi 10 tương ứng 10 triệu đồng. Nếu xét chỉ tiêu tổng quỹ lương trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ trong năm cho ta thấy, tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ nhanh hơn tốc độ tăng chi phí lương là 10 (120% - 110 ). Để thấy rõ việc chi lương này có hợp lý hay không, ta phải tính mức biến động tương đối của chỉ tiêu chi phí lương giữa thực tế so với kế hoạch được điều với hệ số tăng của quy mô tiêu thụ như sau: Mức biến động chi phí lương = 110- 100 x120% = 110 - 120 = -10 (triệu đồng) Như vậy kết quả mức độ biến động tương đối có điều chỉnh trên cho ta thấy, so với kế hoạch, thực tế số tiền đã tiết kiệm được trong chi trả lương là 10 triệu đồng. Trong điều kiện như mục tiêu kế hoạch đề ra, doanh thu thực hiện 1.200 triệu đồng thì tiền lương thực tế phải chi trả là 120 triệu đồng, nhưng thực tế doanh nhiệp chỉ trả 110 triệu đồng, do đó doanh nghiệp đã tiết kiệm được 10 triệu đồng quỹ lương. Qua đây mới cho ta thấy rõ được thực chất tình hình chi trả lương của doanh nghiệp. - So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ảnh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.
  • 9. 9 1.2.3 Phƣơng pháp loại trừ Phương pháp loại trừ được áp dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Phương pháp này thể hiện qua phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch 1.2.3.1 Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi bằng cách lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đối với đối tượng phân tích Các bước tiến hành: * Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu phân tích: Xác định phương trình kinh tế biểu thị mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Gọi : Q là chỉ tiêu cần phân tích; a, b, c trình tự là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích Giả sử có phương trình kinh tế: Q = a . b . c Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1= a1 . b1. c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ gốc, Q0 = a0 . b0 . c0 * Bước 2: Xác định đối tượng phân tích: Xác định chênh lệch giữa giá trị chỉ tiêu kỳ phân tích với giá trị chỉ tiêu kỳ gốc, chênh lệch có được đó chính là đối tượng phân tích. Đối tượng phân tích: Q =Q1 – Q0 = a1 . b1 . c1 – a0 . b0 . c0 * Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Trình tự thay thế các nhân tố ảnh hưởng theo nguyên tắc sau: - Nhân tố số lượng thay đổi trước, nhân tố chất lượng thay đổi sau - Trong trường hợp có ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì nhân tố số lượng thay đổi trước tiên, đến nhân tố kết cấu và cuối cùng là nhân tố chất lượng - Truờng hợp có ảnh hưởng của nhiều nhân tố số lượng và nhân tố chất
  • 10. 10 lượng thì nhân tố chủ yếu thay thế trứơc, nhân tố thứ yếu thay thế sau. Nhân tố chủ yếu là nhân tố ảnh hưởng mạnh hơn đến chỉ tiêu phân tích Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế - Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b0 . c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là: Q(a) = a1 . b0 . c0 – a0 . b0 . c0 - Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là: Q(b) = a1 . b1 . c0 – a1. b0 . c0 - Thay thế bước 3 (Cho nhân tố c):a1 . b1 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: Q(c) = a1 . b1 . c1 – a1 . b1 . c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:Q = Q(a) +Q(b)+ Q(c) * Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố: Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm biện pháp để khắc phục những nhược điểm, thiếu xót để kỳ sau thực hiện được tốt hơn. * Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục những nhân tố chủ quan ảnh hưởng không tốt đến chất luợng kinh doanh và đồng thời xây dựng phương hướng cho kỳ sau. Ví dụ 7: Một doanh nghiệp thương mại kinh doanh một loại sản phẩm có số liệu về sản lượng, đơn giá bán và doanh thu qua 2 năm như sau: CHỈ TIÊU Năm N Năm N+1 Sản lượng tiêu thụ 100 200 Đơn giá bán(1.000 đồng/sản phẩm) 80 70 Doanh thu (1.000 đồng) 8.000 14.000 Yêu cầu: Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng qua 2 năm Chỉ tiêu phân tích: Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ x Đơn giá bán S = Q x P Doanh thu năm N: S0 = Q0 x P0 = 100 x 80 = 8.000 (đồng) Doanh thu năm N+1 : S1 = Q1 x P1 = 200 x 70 = 14.000 (đồng)
  • 11. 11 Đối tượng phân tích: S = S1 - S0 = 14.000 – 8.000 = + 6.000 (đồng) Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Khi sản lượng tiêu thụ thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử giá bán không thay đổi ở kỳ phân tích thì doanh thu: S(Q) = Q1P0 = 200 x 80 = 16.000 (đồng) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng ∆S(Q) = S(Q) – S0 = Q1P0 - Q0P0 = 16.000 – 8.000 = + 8.000 (đồng) Khi giá bán thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, sản lượng không thay đổi ở kỳ phân tích thì doanh thu: S(P) = Q1P1 = 200 x 70 = 14.000 (đồng) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán ∆S(P) = S(P) – S(Q) = Q1P1 - Q1P0 = 14.000 – 16.000 = - 2.000 (đồng) Tổng hợp mức độ ảnh hưởng cuả các nhân tố ∆S = ∆S(Q) + ∆S(P) = 8.000 + (-2.000) = +6.000 (đồng) Nhận xét: bộ phận bán hàng đã hoạt động khá hiệu quả trong năm N, đưa ra những phương án khá linh hoạt nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ ở mức giá thấp này. Do đó, phần giảm của doanh thu do chính sách giảm giá được bù bởi phần tăng của doanh thu do việc gia tăng sản lượng tiêu thụ mang lại. 1.2.3.2 Phương pháp số chênh lệch Thực chất của phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này cũng thực hiện đầy đủ các bước như vậy, tuy chỉ khác điểm sau: khi xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thay vì ta tiến hành thay thế số liệu mà sẽ dùng số chênh lệch của từng nhân tố để tính ảnh hưởng của từng nhân tố. Ví dụ 8: Lấy số liệu ví dụ 7 Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng S(Q) = (Q1 – Q0) x P0 = ( 200 – 100) x 80 = + 8.000 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán S(P) = Q1 x (P1 – P0) = 200 x (70 – 80) = - 2.000 (đồng)
  • 12. 12 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng cuả các nhân tố ∆S = ∆S(Q) + ∆S(P) = + 8.000 + (-2.000) = +6.000 (đồng) Như vậy, phương pháp số chênh lệch chỉ có thể thực hiện được khi các nhân tố có quan hệ b ng tích số và thương số đến chỉ tiêu phân tích mà thôi. 1.2.4 Phƣơng pháp liên hệ cân đối Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh. Ví dụ như giữa tài sản và nguồn vốn, giữa các nguồn thu và chi, giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán, giữa nguồn huy động vật tư và sử dụng vật tư trong SXKD. Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây dựng kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ về lượng của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố. Ví dụ 9: Minh họa bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp X Bảng cân đối kế toán năm N của doanh nghiệp X Tài sản Ðầu năm Cuối năm Chênh lệch Nguồn vốn Ðầu năm Cuối năm Chênh lệch A. Tài sản ngắn hạn 400 430 +30 A. Nợ phải trả 300 330 +30 1. Tiền và các khoản tương đương tiên 50 60 +10 1. Nợ ngắn hạn 100 80 -20 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 100 120 +20 2. Nợ dài hạn 200 250 +50 3. Hàng tồn kho 250 250 - B. Vốn CSH 700 770 +70 B. Tài sản dài hạn 600 670 +70 1. Vốn chủ sỡ hữu - Lợi nhuận chưa phân phối 700 150 770 220 +70 +70 1. TSCÐ 500 600 +100 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 100 70 -30 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 550 550 - Cộng tài sản 1.000 1.100 +100 Cộng nguồn vốn 1.000 1.100 +100 Qua bảng cân đối kế toán cho phép ta có thể đánh giá mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến tính cân đối, đến tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Cụ thể là: Tổng tài sản cũng như nguồn vốn giữa cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 100 triệu đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức tăng này là:
  • 13. 13 - Xét về mặt tài sản: Chủ yếu tăng do TSCĐ tăng 100 triệu đồng và sau đó là các khoản phải thu tăng 20 triệu đồng, tồn kho không đổi, đầu tư dài hạn giảm 30 triệu đồng - Xét về mặt nguồn vốn: Chủ yếu tăng là do lợi nhuận chưa phân phối 70 triệu đồng và nợ dài hạn 50 triệu đồng, nguồn vốn kinh doanh không đổi, còn nợ ngắn hạn giảm 20 triệu đồng Tình hình trên cho phép chúng ta kết luận: Trong kỳ, doanh nghiệp đã giảm các khoản đầu tư dài hạn, tăng vay nợ dài hạn để đầu tư cho TSCĐ và kết quả hoạt động kinh doanh đã mang lại kết quả khá cao, lợi nhuận chưa phân phối tăng 70 triệu đồng. Cũng có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số bằng phương pháp cân đối, Ví dụ 10: Tình hình nguồn huy động và sử dụng một loại vật tư tại doanh nghiệp A Bảng: Bảng cân đối vật tƣ của một doanh nghiệp A Ðơn vị tính: tấn Nguồn vật tư Năm trước Năm nay Chênh lệch Sử dụng vật tư Năm trước Năm nay Chênh lệch Tồn kho kỳ trước 200 220 +20 Hao phí cho SX 600 590 -10 Tự khai thác 200 240 +40 Hao hụt định mức - 40 +40 Mua hợp đồng 400 360 -40 Tồn kho kỳ sau 200 190 -10 Cộng 800 820 +20 Cộng 800 820 +20 Dựa vào mức chênh lệch của từng nhân tố ở bảng trên ta có thể phân loại, lập và tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vật tư theo số liệu bảng sau:
  • 14. 14 Bảng: Bảng cân đối các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn vật tƣ Nhân tố làm tăng nguồn Số lƣợng Nhân tố làm giảm nguồn Số lƣợng 1. Tăng tồn kho đầu kỳ 20 1. Giảm mua hợp đồng 40 2. Tăng tự khai thác 40 2. Giảm do hao hụt 40 3. Giảm chi cho sản xuất 10 4. Giảm tồn kho cuối kỳ 10 Cộng 80 Cộng 80 Kết quả cân đối các nhân tố trên cho thấy: Nhân tố chủ yếu để tăng nguồn vật tư là do tăng tồn kho kỳ trước và tăng nguồn tự tìm kiếm trong khi nguồn hợp đồng giảm, phần khác trong khi giảm chi cho sản xuất thì tồn kho lại quá lớn 1.3. Tổ ch c công tác phân tích hoạt động kinh doanh 1.3.1 Trình tự tổ ch c phân tích hoạt động kinh doanh 1.3.2 Hình th c tổ ch c phân tích hoạt động kinh doanh Để quản lý toàn bộ các hoạt động trong doanh nghiệp, cần kết hợp nhiều hình thức phân tích. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau người ta chia hình thức phân tích thành nhiều hình thức khác nhau. Theo thời điểm phân tích, phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm: - Phân tích trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh. - Phân tích đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh. - Phân tích kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Theo nội dung phân tích, phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm: Phân tích chuyên đề và phân tích toàn diện. Theo phạm vi phân tích, phân tích hoạt động kinh doanh được chia ra thành: Phân tích điển hình và phân tích tổng thể. Xuất phát từ yêu cẩu quản lý Thu thập dữ liệu Xây dựng chỉ tiêu Xử lý dữ liệu Báo cáo
  • 15. 15 1.3.3 Trách nhiệm tổ ch c phân tích hoạt động kinh doanh Trên thực tế tại các doanh nghiệp thường không có bộ phận chức năng chuyên thực hiện các công việc về phân tích hoạt động kinh tế. Trong điều kiện đó cần phải có sự kết hợp chức năng của các bộ phận để phân rõ chức năng của từng phòng, ban, thực hiện từng công việc hoặc từng khâu phân tích. Cụ thể, lực lượng phân tích có thể được tổ chức và chịu trách nhiệm như sau: - Bộ phận thông tin kinh tế, nghiệp vụ hàng ngày gồm cán bộ thống kê, hoặc cán bộ kinh doanh kiêm nhiệm có nhiệm vụ thông tin nhanh, kịp thời, các chỉ tiêu tiến độ và chất lượng công việc hằng ngày tại đơn vị. - Các bộ phận chức năng đảm nhiệm thực hiện các khâu phân tích cần có sự phù hợp với lĩnh vực công tác của mình kể cả phân tích trước, phân tích đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh, phân tích sau khi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Hội đồng phân tích của doanh nghiệp có nhiệm vụ giúp Giám đốc toàn bộ công tác tổ chức phân tích kinh tế từ việc xây dựng nội qui, qui trình phân tích đến hướng dẫn thực hiện các qui trình và tổ chức hội nghị phân tích CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1 Câu 1: Nêu đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế? Câu 2: Trình bày kỹ thuật vận dụng phương pháp so sánh Câu 3: Trình bày các bước vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn Câu 4: Trình bày các bước vận dụng phương pháp số chênh lệch
  • 16. 16 CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí, hay tiết kiệm lao động xã hội. Nói cách khác, giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động và tiền vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn nói trên là tiền đề để hạ giá thành sản phẩm và ngược lại. Đối với những doanh nghiệp sản xuất, việc hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ bản để tăng doanh lợi, nó cũng là tiền đề để hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nó không những là vấn đề quan tâm của riêng từng doanh nghiệp mà còn là vấn đề đáng quan tâm của từng ngành và của toàn xã hội. Với những ý nghĩa trên, nội dung chương này đề cập đến những vấn đề sau:  Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm  Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm  Phân tích tình hình thực hiện các khoản mục giá thành 2.2. Phân tích giá thành của toàn bộ sản phẩm Toàn bộ sản phẩm của đơn vị được chia thành hai loại: sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được - Sản phẩm so sánh được: là những sản phẩm doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất ở những kỳ trước, có quá trình sản xuất tương đối ổn định. Những sản phẩm này có đầy đủ tài liệu về hạch toán giá thành làm căn cứ phân tích trong kỳ này - Sản phẩm không so sánh được: là sản phẩm mới đưa vào sản xuất kỳ này hoặc đưa vào sản xuất kỳ trước nhưng quá trình sản xuất chưa ổn định. Do vậy, tài liệu về giá thành kỳ trước chưa hoàn chỉnh để làm căn cứ cho phân tích kỳ này Phƣơng pháp phân tích: So sánh về cả số tuyệt đối và số tương đối tổng giá thành kỳ phân tích với kỳ gốc tính theo sản lượng sản xuất kỳ phân tích. Cụ thể: * Đối với phân tích hình hoàn thành kế hoạch giá thành - Phần trăm hoàn thành kế hoạch giá thành: (t)
  • 17. 17 (%) 100 1 1 1 1 1         n i ik i n i i i Z Q Z Q t - Mức tăng(giảm) giá thành so với kế hoạch: (∆Z) Z Q Z Q ik n i i i n i i Z          1 1 1 1 1 Với: Qi1 là số lượng sản phẩm i thực tế sản xuất trong kỳ Zik, Zi1lần lượt là giá thành đơn vị sản phẩm i kỳ kế hoạch, kỳ thực tế Nếu: t 100 và (Z 0): chứng tỏ doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm Ngược lại t ≤ 100 và (Z ≤ 0) thì khẳng định doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành của toàn bộ sản phẩm so với kế hoạch * Đối với phân tích tình hình tăng (giảm) giá thành so với kỳ trước - Tỷ lệ giữa giá thành thực tế kỳ này với kỳ trước (t) (%) 100 1 0 1 1 1 1         n i i i n i i i Z Q Z Q t - Mức tăng (giảm) giá thành so với kỳ trước: (∆Z) Z Q Z Q i n i i i n i i Z 0 1 1 1 1 1          Với: Qi1 là số lượng sản phẩm i thực tế sản xuất kỳ này Zi0, Zi1 lần lượt là giá thành đơn vị sản phẩm i thực tế kỳ trước, kỳ này Nếu t ≤ 100 (Z ≤ 0) chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành của toàn bộ sản phẩm so với kỳ trước và ngược lại Ví dụ 1: Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm của một doanh nghiệp (ĐVT: 1.000đ)
  • 18. 18 Tên sản phẩm Số lƣợng sản phẩm SX Giá thành đơn v Tổng giá thành tính theo sản lƣợng thực hiện Chênh lệch TH so với KH Kế hoạch (Qk) Thực hiện (Q1) Kế hoạch (Zk) Thực hiện (Z1) Kế hoạch (Q1Zk) Thực hiện (Q1Z1) M c ± % SP so sánh đựơc A B Cộng SP không so sánh được C 100 450 50 90 500 70 8 5 10 8,2 4,8 12 720 2.500 3.220 700 738 2.400 3.138 840 +18 -100 -82 +140 +2,5 -4 -2,25 +20 Tổng cộng 3.920 3.978 +58 +1,48 Như vậy, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm với mức tăng 58.000đ và tỷ lệ tăng 1,48 . Qua phân tích, giá thành toàn bộ sản phẩm tăng là do giá thành sản phẩm không so sánh được tăng 140.000đ tương ứng với tỷ lệ là 20 , trong khi giá thành của sản phẩm so sánh được giảm 82.000đ với tỷ lệ giảm 2,55 . Để đánh giá tình hình tăng của giá thành sản phẩm không so sánh được cần xem lại việc xây dựng giá thành kế hoạch đã hợp lý chưa, hay do sản phẩm mới đưa vào sản xuất nên các vấn đề về tổ chức sản xuất chưa hợp lý 2.3. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp sản xuất là phải phấn đấu hạ giá thành, mức hạ càng nhiều khả năng tăng lợi nhuận càng cao. Với ý nghĩa đó, phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạ thấp giá thành, qua đó xây dựng phương hướng phấn đấu hạ thấp giá thành trong kỳ đến. Nội dung phân tích này được tiến hành trên hai chỉ tiêu: Mức hạ giá thành (M) và tỷ lệ hạ giá thành (T).
  • 19. 19 2.3.1 Chỉ tiêu phân tích * Mức hạ thấp giá thành sản phẩm: là số tuyệt đối nói lên giá thành năm nay tăng, giảm bao nhiêu so với giá thành năm trước. Chỉ tiêu này thể hiện mức phấn đấu trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm. Cụ thể: - Mức hạ thấp giá thành kế hoạch: (Mk) ) ( 0 1 0 1 1 Z Z Q Z Q Z Q M i n i ik ik i n i ik ik n i ik k              - Mức hạ thấp giá thành thực tế: (M1) ) ( 0 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 Z Z Q Z Q Z Q M i n i i i i n i i i n i i              Với: Qik,Qi1 lần lượt là số lượng sản phẩm i sản xuất kế hoạch kỳ này, thực tế kỳ này Zi0, Zik , Zi1 lần lượt là giá thành đơn vị sản phẩm i thực tế kỳ trước, kế hoạch kỳ này và thực tế kỳ này * Tỷ lệ hạ thấp giá thành: là số tương đối nói lên giá thành năm nay tăng, giảm bao nhiêu phần trăm so với giá thành năm trước. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ hạ thấp giá thành của đơn vị - Tỷ lệ hạ thấp giá thành kế hoạch: (Tk) 100 1 0 x n i i ik k k Z Q M T    - Tỷ lệ hạ thấp giá thành thực tế: (T1) 100 1 0 1 1 1 x n i i i Z Q M T    2.3.2 Phƣơng pháp phân tích Đối tượng phân tích: Mức hạ thấp giá thành: ∆ M = M1 – Mk Tỷ lệ hạ thấp giá thành: ∆ T = T1 – Tk Doanh nghiệp được đánh giá hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ hạ thấp giá thành khi hoàn thành đồng thời cả hai chỉ tiêu: mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành. Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với chỉ tiêu này, áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Có ba nhân tố ảnh hưởng là: Số lượng sản phẩm sản xuất, kết cấu sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm * Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng (F(Q1, Kk, Zk)):
  • 20. 20 - Khi nhân tố này thay đổi từ kỳ kế hoạch sang kỳ thực tế, giả sử các nhân tố còn lại không đổi thì mức hạ thấp giá thành thay đổi với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng còn tỷ lệ hạ thấp giá thành không đổi Nghĩa là: M(Q) = t x Mk (với t được tính : 100 0 1 0 1 1 x t Z Q Z Q i n i ik i n i i        ) Và T(Q) = Tk Để chứng minh tính chất trên, cần phải giả định tất cả các loại sản phẩm đều thực hiện theo cùng một tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng chung của toàn doanh nghiệp. Như vậy, khi nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi sang kỳ thực tế nhưng các nhân tố khác không đổi thì : - Mức hạ thấp giá thành là: M Z Z Q Z Z Q k i n i ik ik i ik n i ik t t t Q M               ) ( ) ( ) ( 0 1 0 1 - Và tỷ lệ hạ thấp giá thành: T Z Q Z Z Q Z t Q Z Z Q k n i i ik n i i ik ik n i i ik n i i ik ik x t Q T                     100 ) ( 100 ) ( ) ( 1 0 1 0 1 0 1 0 - Với tính chất đó, ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đối với : + Mức hạ giá thành: ∆M(Q)= M(Q) – Mk = Mkx t – Mk = (t - 1) x Mk + Và tỷ lệ hạ thấp giá thành : ∆T(Q) = T(Q) – Tk = 0 hay nhân tố sản lượng không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ thấp giá thành * Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm. (F(Q1, K1,,Zk )) - Khi nhân tố kết cấu sản phẩm chuyển sang kỳ thực tế, giả sử các nhân tố khác không đổi thì : + Mức hạ thấp giá thành : M(K) = ) ( 0 1 1 Z Z Q i iik n i i    + Tỷ lệ hạ thấp giá thành : 100 ) ( ) ( 0 1 1 x x x K T Z Q Z Z Q i i io ik i     - Như vậy ảnh hưởng của nhân tố kết cấu đối với:
  • 21. 21 + Mức hạ thấp giá thành: M(K) = M(K) – M(Q) = M Z Z Q k i iik n i i t      ) ( 0 1 1 + Và tỷ lệ hạ thấp giá thành: T = T(K) – T(Q)= 100 ) ( 1 0 1 x K M n i i i Z Q    * Ảnh hưởng của nhân tố mức hạ giá thành đơn vị (F(Q1, K1, Z1)): - Khi nhân tố giá thành thay đổi sang kỳ thực tế, giả sử các nhân tố khác không đổi thì: + Mức hạ thấp giá thành: ) ( ) ( 0 1 1 1 Z Z Q i i n i i Z M     + Tỷ lệ hạ thấp giá thành : 100 ) ( ) ( 1 0 1 1 0 1 1 x Z T n i i i n i i i i Z Q Z Z Q         - Như vậy ảnh hưởng của nhân tố giá thành đối với: + Mức hạ thấp giá thành: M(Z) = M(Z) – M(K) = ) ( ) ( 0 1 1 0 1 1 1 Z Z Q Z Z Q i ik n i i i i n i i          + Và tỷ lệ hạ thấp giá thành: T(Z) = T(Z) – T(K)= 100 ) ( 1 0 1 x Z M n i i i Z Q    Sau cùng, tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với mức hạ và tỷ lệ hạ Ví dụ 2: Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành của doanh nghiệp sau: Tên sản phẩm Sản lượng (Q) Giá thành đơn vị (1.000đ) Mức hạ giá thành đơn vị (1.000đ) Kế hoạch kỳ này Thực tế kỳ này Thực tế kỳ này Kế hoạch kỳ này Thực tế kỳ này Kế hoạch Thực tế A 100 90 8,3 8 8,2 -0,3 -0,1 B 450 500 5,1 5 4,8 -0,1 -0,3 Căn cứ vào tài liệu trên, tính toán mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành như sau:
  • 22. 22 ĐVT: 1.000đ Tên sản phẩm Tổng Z tính theo sản lượng kế hoạch Tổng Z tính theo sản lượng thực tế Mức hạ giá thành Tỷ lệ hạ giá thành (%) QkZ0 QkZk Q1Z0 Q1Zk Q1Z1 KH TT KH TT A 830 800 747 720 738 -30 -9 -3,61 -1,20 B 2.295 2.250 2.550 2.500 2.400 -45 -150 -1,96 -5,88 Cộng 3.125 3.050 3.297 3.320 3.138 -75 -159 -2,4 -4,82 Đối tượng phân tích : + Mức hạ thấp giá thành: ∆M = M1 – Mk = -159 – ( - 75) = - 84 (1.000 đồng) + Tỷ lệ hạ thấp giá thành: ∆T = T1 – Tk = -4,82% - (-2,4%) = - 2,42% Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ hạ thấp giá thành với mức hạ thấp giá thành hạ thêm 84.000 đồng và tỷ lệ hạ thấp hạ thêm 2,42 . Có các nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ và tỷ lệ hạ thấp giá thành như sau: * Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm: Dựa vào tính chất trên, tính phần trăm hoàn thành kế hoạch sản lượng % 5 , 105 100 125 . 3 297 . 3 100 0 1 0 1 1           x t Z Q Z Q i n i ik i n i i - Mức hạ thấp giá thành khi nhân tố sản lượng thay đổi: M(Q)= Mk x t = -75 x 105,5 = - 79,125 (1.000 đồng) - Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng với mức hạ thấp giá thành: ∆M(Q) = M(Q) – Mk = -79,125 – ( - 75) = - 4,125 (1.000 đồng) Nhân tố sản lượng không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ thấp giá thành. * Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm: - Khi nhân tố kết cấu sản phẩm thay đổi :
  • 23. 23 + Mức hạ thấp giá thành: M(K)=Σ Qi1(Zik -Zi0 ) =3.320 – 3.297 = - 77 (1.000 đồng) + Tỷ lệ hạ thấp giá thành: 100 ) ( ) ( 0 1 1 x x x K T Z Q Z Z Q i i io ik i     = % 335 , 2 100 297 . 3 77    x - Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu đối với mức hạ thấp giá thành : + Mức hạ thấp giá thành: M(K)=M(K)–M(Q) =-77–(-79,125) =+2,125(1.000 đồng) + Tỷ lệ hạ thấp gía thành: ∆T(K) = T(K) – T(Q) = -2,335% -( -2,4%) = + 0,065% * Ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị : - Khi giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi: + Mức hạ thấp giá thành:M(Z) =ΣQi1(Zi1-Zi0 ) = 3.138 – 3.297 = -159 (1.000 đồng) + Tỷ lệ hạ thấp giá thành: % 82 , 4 100 297 . 3 159 100 ) ( ) ( 0 1 1 1         x x x x Z T Z Q Z Z Q i i io i i - Như vậy ảnh hưởng của nhân tố giá thành đối với: + Mức hạ thấp giá thành: M(Z) = M(Z) – M(K) = -159 – (- 77) = - 82 (1.000 đồng) + Và tỷ lệ hạ thấp giá thành:T(Z) = T(Z) –T(K) = -4,82% - (-2,335%) = - 2,485% Sau cùng tổng hợp ảnh hưỏng của các nhân tố đối với mức hạ và tỷ lệ hạ: Nhân tố M c hạ giá thành (1.000đ) T lệ hạ thấp giá thành 1. Số lượng sản phẩm -4,125 0 2. Kết cấu sản phẩm +2,125 +0,065% 3. Giá thành đơn vị -82 -2,485% Tổng cộng -84 -2,42% Doanh nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ hạ thấp giá thành với mức hạ giá thành hạ thêm 84.000 đồng và tỷ lệ hạ thấp hạ thêm 2,42 . Đây là dấu hiệu tốt đánh giá thành tích của doanh nghiệp. Có các nhân tố dẫn đến tình hình này
  • 24. 24 Doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản lượng với tỷ lệ vượt 5,5 làm mức hạ giá thành hạ thêm 4.125 đồng. Đây là nổ lực trong khâu sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần hạ thấp giá thành. Nhân tố này không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ thấp giá thành. Nếu doanh nghiệp gia tăng sản lượng so với kế hoạch thì mức hạ thấp sẽ nhiều hơn nữa. Kết cấu sản phẩm thay đổi làm mức hạ giá thành không đạt so với kế hoạch 2.125 đồng và tỷ lệ hạ cũng không đạt so với kế hoạch 0,065 . Lý do là trong năm doanh nghiệp đã tăng tỷ trọng sản phẩm B trong khi sản phẩm này có mức hạ cá biệt (-100 đồng) và tỷ lệ hạ cá biệt (-1,96%) thấp hơn so với mức hạ (-300 đồng) và tỷ lệ hạ cá biệt (-3,61 ) của sản phẩm A của kỳ kế hoạch. Để có kết luận đầy đủ hơn cần tìm hiểu thông tin về nhu cầu đối với từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi làm mức hạ giá thành hạ thêm 82.000 đồng và tỷ lệ hạ hạ thêm 2,485 đây là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình hạ thấp giá thành của đơn vị trong kỳ qua, thể hiện thành tích của doanh nghiệp trong quản lý sản xuất. Tuy nhiên, việc hạ thấp giá thành chưa toàn diện: mặt hàng A chưa hoàn thành nhiệm vụ hạ thấp giá thành. Do vậy, cần tiếp tục đi sâu phân tích giá thành sản phẩm A để có đánh giá đầy đủ hơn tình hình này CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2 Câu 1: Trình bày phương pháp phân tích giá thành của toàn bộ sản phẩm Câu 2: Trình bày chỉ tiêu phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm Câu 3: Trình bày phương pháp phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm
  • 25. 25 CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN 3.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận Ðối các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn; là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp mới được hoàn thành. Thông qua kết quả tiêu thụ, sản phẩm của doanh nghiệp mới được xã hội và thị trường thừa nhận, khi đó doanh nghiệp mới thu hồi vốn và toàn bộ chi phí có liên quan đã bỏ ra và thực hiện được giá trị thặng dư là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn hình thành các quỹ và là nguồn bổ sung vốn và quyết định mọi sự thành công hay thất bại của kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, phân tích và chỉ rõ những khó khăn và thuận lợi để có những giải pháp khắc phục những tồn tại và góp phần hoàn thiện công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ, khai thác tốt các nguồn tiềm năng trong doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, nội dung chương này đặt trọng tâm vào các vấn đề: - Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 3.2. Phân tích chung tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm; hoặc xem xét về mục tiêu tiêu thụ mà các nhà quản lý đã định ra cho từng bộ phận để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Chỉ tiêu phân tích thường là khối lượng bán ra của các mặt hàng, thể hiện qua thước đo giá trị hoặc thước đo hiện vật 3.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt hiện vật Công thức tính toán khối lượng tiêu thụ từng kỳ như sau: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ = Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng sản phẩm SX trong kỳ - Số lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ Khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ được tính bằng hiện vật có ưu điểm là thể hiện cụ thể khối lượng từng sản phẩm, giúp doanh nghiệp đánh giá một cách liên tục nhiều kỳ cho từng mặt hàng và có quyết định quản trị phù hợp. Nhưng hình
  • 26. 26 thức này có nhược điểm đối với những doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm thì không thể tổng hợp được để đánh giá chung toàn doanh nghiệp Phương pháp phân tích: là so sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch hoặc kỳ trước đồng thời kết hợp phương pháp cân đối liên hệ để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. 3.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt giá tr Khối lượng sản phẩm tiêu thụ hay khối lượng dịch vụ cung cấp hoàn thành biểu hiện dưới hình thức giá trị, còn gọi là doanh thu tiêu thụ. Để đánh giá kết quả công tác bán hàng, người ta so sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kỳ gốc (kế hoạch, năm trước) với doanh thu kỳ gốc tính theo giá bán kỳ gốc (kế hoạch, năm trước) * Phân tích chung tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ (t): (%) 100 1 1 1         n i ik ik n i ik i P Q P Q t - Mức tăng (giảm) so với kế hoạch: P Q P Q ik n i ik ik n i i S          1 1 1 Trong đó: Qi1, Qik lần lượt là số lượng sản phẩm i tiêu thụ thực tế, kế hoạch Pik là đơn giá bán kế hoạch của sản phẩm i Nếu t ≥ 100 và ∆S ≥ 0 thì đánh giá là doanh nghiệp đã hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch về khối lượng tiêu thụ sản phẩm và ngược lại * Phân tích tình hình tăng trưởng tiêu thụ - Phần trăm tăng trưởng tiêu thụ (t): (%) 100 1 0 0 1 0 1         n i i i n i i i P Q P Q t - Mức tăng (giảm) doanh thu tiêu thụ: P Q P Q i n i i i n i i S 0 1 0 0 1 1          Trong đó: Qi1,Qi0: lần lượt là số lượng sản phẩm i tiêu thụ kỳ này, kỳ trước Pi0: là đơn giá bán sản phẩm i kỳ trước Ví dụ 1: Có số liệu tình hình tiêu thụ 3 mặt hàng của một doanh nghiệp
  • 27. 27 Sản phẩm Số lượng sản phẩm tiêu thụ Đơn giá bán kế hoạch (1.000đ) Kế hoạch Thực tế A 1.200 1.350 10 B 2.700 2.500 15 C 4.300 4.500 30 Với số liệu trên, ta có thể phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ Kế hoạch Thực tế A 12.000 13.500 1.500 112,50% B 40.500 37.500 -3.000 92,59% C 129000 135000 6.000 104,65% Cộng 181.500 186.000 4.500 102,48% Sản phẩm Doanh thu tiêu thụ (1.000đ) Mức chênh lệch so với kế hoạch (1.000đ) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ( ) Phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ t = ∑Qi1Pik x100 = 186.000 x 100 = 102,4% ∑QikPik 181.500 Mức vượt kế hoạch: 186.000 – 181.500 = + 4.500 (1.000 đồng) Như vậy, xét về tổng thể doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ với mức vượt kế hoạch là 4.500.000đ, tương ứng với tỷ lệ vượt là 2,47 . Tuy nhiên, khi xem xét các mặt hàng thì chỉ có mặt hàng A và C là vượt kế hoạch, mặt hàng B không đạt kế hoạch (92,59 ). Cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng không đạt kế hoạch của mặt hàng B để có biện pháp kịp thời 3.3 Phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp 3.3.1 Phân tích khái quát lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh, trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất của nhà quản trị. Đồng thời, lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tái sản xuất, thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho các đối tượng. Đây cũng là chỉ tiêu cơ bản đánh giá tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình lợi nhuận để phát hiện các nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
  • 28. 28 Phân tích khái quát lợi nhuận là nhằm đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu lợi nhuận và tình hình biến động từng bộ phận lợi nhuận của doanh nghiệp; qua đó chỉ ra hướng đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Tài liệu sử dụng cho phân tích khái quát lợi nhuận là báo cáo kết quả kinh doanh và các tài liệu liên quan đến lợi nhuận. * Các bộ phận cấu thành của lợi nhuận: Do đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Đây là bộ phận cơ bản nhất ở doanh nghiệp, có nguồn gốc từ quá trình sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh theo chức năng đã đăng kí Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính: Bộ phận lợi nhuận này hình thành từ quá trình đầu tư vốn của doanh nghiệp ra bên ngoài, như cho vay, góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán và các hoạt động đầu tư tài chính khác Lợi nhuận khác: là bộ phận lợi nhuận hình thành từ những hoạt động xảy ra ngoài dự kiến, không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính * Phương pháp phân tích: so sánh tuyệt đối và tương đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, có xem xét đến các yếu tố về thu nhập và chi phí cấu thành lợi nhuận Ví dụ 2: Bảng số liệu dưới đây minh họa phân tích khái quát lợi nhuận của doanh nghiệp A ( ĐVT : 1.000đ)
  • 29. 29 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch M c ± % Doanh thu thuần 3800 4000 +200 +5,26 Giá vốn hàng bán 2500 2240 -260 -10,40% Lợi nhuận gộp 1300 1760 +460 +35,38 Chi phí bán hàng 300 380 +80 +26,67 Chi phí quản lý doanh nghiệp 400 420 +20 +5,00% Doanh thu hoạt động tài chính 1000 850 -150 -15,00% Chi phí tài chính 600 450 -150 -25,00% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1000 1360 +360 +36,00% Thu nhập khác 0 210 +210 Chi phí khác 0 0 Lợi nhuận khác 0 210 +210 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 1000 1570 +570 +57,0% Thuế thu nhập doanh nghiệp 250 392,5 +142,5 +57,0% Lợi nhuận sau thuế 750 1177,5 +427,5 +57,0% Đối tượng phân tích: 1.177,5 – 750 = +427,5 (ngàn đồng) Bảng phân tích trên cho thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng so với kế hoạch 427,5 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 57 , là kết quả của tổng lợi nhuận trước thuế tăng 570 ngàn đồng và phần đóng góp cho ngân sách về thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 142,5 ngàn đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng chủ yếu là từ lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh với mức tăng 360 ngàn đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng 36 ) và từ lợi nhuận bất thường là 210 ngàn đồng, trong khi đó lợi nhuận tài chính không ảnh hưởng đến tình hình này
  • 30. 30 Đối với lợi nhuận thuần SXKD: gia tăng 360 ngàn đồng là do doanh thu tăng 200 ngàn đồng và giá vốn hàng bán giảm 260 ngàn đồng làm tổng lợi nhuận gộp tăng 460 ngàn đồng. Tình hình này được đánh giá là tích cực. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý gia tăng với mức 80 và 20 làm lợi nhuận thuần SXKD giảm 100. Với tốc độ tăng của hai loại chi phí này đều lớn hơn tốc độ tăng doanh thu nên cần đi sâu phân tích chi tiết chi phí để có đánh giá đầy đủ hơn tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lí trong kỳ Đối với lợi nhuận hoạt động tài chính, tuy không thay đổi so với kế hoạch nhưng xét từng bộ phận cầu thành thì thu nhập tài chính và chi phí tài chính giảm với cùng mức 150 ngàn đồng so với kế hoạch làm lợi nhuận tài chính trong kỳ chỉ đạt 400 ngàn đồng. Cần đi sâu phân tích cơ cấu thu nhập và chi phí tài chính để có đánh giá đẩy đủ hơn Lợi nhuận bất thường phát sinh ngoài dự kiến có thể do thu nhập từ thanh lý TSCĐ, do nhận các khoản bồi thường thiệt hại, do hoàn nhập các khoản dự phòng… Tóm lại, tài liệu phân tích từ báo cáo kết quả kết quả kinh doanh tuy không chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng lĩnh vực kinh doanh, từng đơn vị thành viên những đã chỉ ra bức tranh tổng thể về nguồn gốc lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD là bộ phận cơ bản nhất và nó là yếu tố đảm bảo cho sự ổn định về khả năng tích lũy của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính không chỉ đánh giá hiệu quả quá trình đâu tư vốn nhàn rỗi ra bên ngoài mà còn đánh giá mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Lợi nhuận bất thường tuy làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế nhưng nó không đảm bảo một sự ổn định và không phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3.3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được tính như sau: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • 31. 31 Với: Doanh thu thuần = Doanh thu - Giảm giá hàng bán – Giá trị hàng bán trả lại - Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu- thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) Trong thực tế, doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều loại sản phẩm hàng hóa nên mỗi yếu tố trên là tổng hợp của nhiều loại sản phẩm hàng hóa. Do vậy, trong trường hợp dữ liệu phân tích được xác định riê‟.ng cho từng loại sản phẩm; và giả sử doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính không đáng kể thì chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng: ) ( 1 C C Z T R P Q qi bi i i i n i i i x LN        Với : Qi : là số lượng sản phẩm i tiêu thụ trong kì Pi : là đơn giá bán sản phẩm i Ri : là các khoản giảm giá đơn vị sản phẩm i Ti : là thuế xuất khẩu, thuế TTĐB đơn vị sản phẩm i (nếu có) Zi : là giá thành (giá vốn) đơn vị sản phẩm i Cbi: là chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm i Cqi : là chi phí QLDN đơn vị sản phẩm i Trường hợp một số yếu tố trong công thức trên liên quan đến nhiều sản phẩm và về mặt hạch toán không thể tách riêng cho từng loại sản phẩm thì số liệu của yếu tố đó được phản ánh ở dạng tổng số. Ví dụ như trường hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và giá trị các khoản giảm giá không hạch toán cho từng loại sản phẩm, thì chỉ tiêu lợi nhuận được xác định theo công thức: TC TC R Z T P Q q b i i i n i i x LN        ) ( 1 Với : TCb : là tổng chi phí bán hàng TCq : là tổng chi phí QLDN R : là khoản giảm giá hàng bán * Phƣơng pháp phân tích Do có nhiều trường hợp về tổ chức dữ liệu kế toán nên khi phân tích cần dựa vào đặc điểm tổ chức dữ liệu để xác định các nhân tố ảnh hưởng. Phần phân tích dưới đây phân tích lợi nhuận gồm có 8 nhân tố ảnh hưởng là : số lượng sản phẩm
  • 32. 32 tiêu thụ, kết cấu sản phẩm tiêu thụ, giá bán, thuế, giá vốn, các khoản giảm trừ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Đối tượng phân tích: 1 0 LN LN LN    Ảnh hƣởng của nhân tố số lƣợng sản phẩm tiêu thụ Để xem xét ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ trong khi nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ không thay đổi, thì phải giả định mỗi sản phẩm đều có tốc độ tăng sản phẩm tiêu thụ giữa kỳ phân tích và kỳ gốc là như nhau. Như vậy, khi số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm: TC TC R Z T P Q q b i i i n i i t Q LN 0 0 0 0 0 0 1 0 ) ( ) (           Với t là tốc độ tăng sản phẩm tiêu thụ bình quân chung toàn doanh nghiệp (%) 100 1 0 0 1 0 1         n i i i n i i i P Q P Q t Như vậy mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ 0 ( ) LN LN Q LN                        n i q b i i i i qq b i i i i TC TC R Z T P Q TC TC R Z T P Q t 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 ) ( ) ( ) ( ) 1 ( 0 0 0 1 0 Z T P Q i i i n i i t         Ảnh hƣởng của nhân tố kết cấu Khi kết cấu sản phẩm thay đổi từ kì gốc sang kì phân tích, giả sử các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm TC TC R Z T P Q q b i i i n i i x K LN 0 0 0 0 0 0 1 1 ) ( ) (         Như vậy, mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( 0 0 1 0 0 0 0 0 1 1 Z T P Q Z T P Q i i n i i i i i i n i i t x Q LN K LN K LN                Ảnh hƣởng của nhân tố giá bán Tải bản FULL (64 trang): bit.ly/3sKcLkN Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 33. 33 Khi nhân tố giá bán sản phẩm thay đổi từ kì gốc sang kì phân tích, giả sử các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm TC TC R Z T P Q q b i i i n i i x P LN 0 0 0 0 0 1 1 1 ) ( ) (         Như vậy, mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán ) ( ) ( ) ( ) ( 0 1 1 1 P P Q i i n i i x K LN P LN P LN        Tương tự, ảnh hưởng của các nhân tố còn lại được xác định như sau: Ảnh hƣởng của nhân tố thuế xuất khẩu, thuế TTĐB( nếu có) ) ( ) ( ) ( ) ( 0 1 1 1 T T Q i i n i i x P LN T LN T LN         Ảnh hƣởng của nhân tố giá vốn: ) ( ) ( 0 1 1 1 Z Z Q i i n i i x Z LN       Ảnh hƣởng của nhân tố các khoản giảm trừ: 1 0 ( ) ( ) LN R R R     Ảnh hƣởng của nhân tố chi phí bán hàng: 1 0 ( ) ( ) LN TCb TCb TCb     Ảnh hƣởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: ) ( ) ( 0 1 TC TC TC q q q LN     Cuối cùng, tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố Ví dụ 3: Phân tích lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp với các số liệu chi tiết sau: Chi tiết tiêu thụ sản phẩm kế hoạch (ĐVT: 1.000đ) Sản phẩm Số lượng sản phẩm Đơn giá bán Giá thành đơn vị Lãi gộp đơn vị Tổng lãi gộp A 100 20 15 5 500 B 200 9 5 4 800 Chi tiết tiêu thụ sản phẩm thực tế (ĐVT: 1.000đ) Tải bản FULL (64 trang): bit.ly/3sKcLkN Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 34. 34 Sản phẩm Số lượng sản phẩm Đơn giá bán Giá thành đơn vị Lãi gộp đơn vị Tổng lãi gộp A 120 20 12 8 960 B 160 10 5 5 800 Chi phí bán hàng kế hoạch là 300.000đ, thực tế phát sinh là 380.000đ. Chi phí quản lý doanh nghiệp kế hoạch là 400.000đ, thực tế là 420.000đ Dựa vào các tài liệu trên, chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm được xác định theo công thức: TC TC Z P Q q b i i n i i LN        ) ( 1 Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm kế hoạch:LNk = 1.300 – 300 – 400 = 600 (1.000đ) Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm thực tế: LN1 = 1.760 – 380 – 420 = 960 (1.000đ) Đối tượng phân tích: (1.000đ) Như vây, lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm thực tế tăng so với kế hoạch: 360 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 60 là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ đến lợi nhuận tiêu thụ 13 300 . 1 ) 1 01 , 1 ( ) ( ) 1 ( ) ( ) ( 1               n i ik ik ik Z P Q t LNk Q LN Q LN (1.000đ) Với 1 3.840 100% 100% 101% 3.800 i ik ik ik Q P t x x Q P      Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ đến lợi nhuận tiêu thụ ) ( ) ( ) ( 1 0 1 1 Z P Q Z P Q ik n i ik i ik ik n i i t K LN             = 120 x (20 -15) + 160 x (9 -5) – 1.300 x 101% = 1.240 – 1.313 = -73(1.000đ) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán ) ( ) ( 1 1 1 P P Q ik i n i i x P LN      = 120 x (20 – 20) + 160 x (10 -9) = + 160(1.000đ) Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán 6182753