SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  60
Télécharger pour lire hors ligne
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ HUỆ
CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NỮ TRẺ SAU 1986 QUA CÁC
TÁC GIẢ: VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lƣu Khánh Thơ
Hà Nội - 2017
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................0
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................5
2.1. Lịch sử nghiên cứu cái tôi trữ tình............................................................5
2.2. Lịch sử nghiên cứ về ba tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim
Sim .....................................................................................................................7
3. Mục đích – Đối tƣợng – Phạm vi nghiên cứu ................................................10
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................11
5. Cấu trúc Luận văn ...........................................................................................12
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ THƠ NỮ TRẺ SAU 1986
...................................................................................................................................13
1.1. Khái lƣợc về cái tôi trữ tình........................................................................13
1.1.1. Khái niệm cái tôi....................................................................................13
1.1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình.......................................................................14
1.1.3. Nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ......................................................15
1.2. Thơ nữ trẻ sau 1986.....................................................................................18
1.2.1. Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện các nhà thơ nữ trẻ sau 1986 ............18
1.2.2. Khái lược về thơ nữ trẻ sau 1986...........................................................24
1.2.3. Khái quát về Vi Thùy Linh, Ly Loàng Ly và Bùi Sim Sim ....................25
Chƣơng 2: CÁC DẠNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM.................................................31
2.1. Cái tôi cá nhân................................................................................................31
2
2.1.1. Cái tôi chủ quan........................................................................................31
2.1.2. Cái tôi nghệ sĩ............................................................................................40
2.1.3. Cái tôi mang đặc trưng giới ......................................................................49
2.2. Cái tôi đời tƣ...................................................................................................53
2.2.1. Cái tôi bản thể và những khao khát tự do, giải phóng tình dục................53
2.2.2. Cái tôi với nỗi buồn và sự cô đơn..............................................................61
2.3. Cái tôi thế sự...................................................................................................69
2.3.1. Cái tôi trực cảm về những vấn đề xã hội hiện đại ....................................69
2.3.2. Cái tôi suy tư, chiêm nghiệm và triết lý về cuộc sống................................75
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VI
THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM ......................................................80
3.1. Thể thơ............................................................................................................80
3.1.1. Thể thơ tự do.............................................................................................80
3.1.2. Thể thơ văn xuôi .......................................................................................90
3.1.3. Một số hình thức biểu đạt khác.................................................................94
3.2. Giọng điệu.......................................................................................................98
3.3. Biểu tƣợng.....................................................................................................103
3.3.1. Biểu tượng “Đất”....................................................................................103
3.3.2. Biểu tượng “Nước”.................................................................................105
3.3.3. Biểu tượng “Đêm” ..................................................................................106
3.3.4. Biểu tượng phồn thực .............................................................................107
KẾT LUẬN.............................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................113
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thơ là một thể loại văn học xuất hiện rất sớm trong đời sống con người. Với
phương thức trữ tình, thơ tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức,
cảm xúc, suy nghĩ của người đọc. Thơ thuộc phương thức trữ tình nên trước hết thơ là
sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời, đó là những tình cảm, những
rung động của con người trước cuộc sống được thể hiện một cách chân thành, tự
nhiên.Có thể thấy, thơ ca giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là bước khởi đầu cho sự
xuất hiện của văn học và duy trì được những đặc trưng quan trọng của văn học. Qua
mỗi giai đoạn phát triển khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học, thơ ca lại có sự đổi
khác, tự làm mới mình để phù hợp với nhu cầu của lịch sử xã hội.
Ý thức về cái tôi trong thơ đã xuất hiện từ rất sớm, kết hợp với đó là bản chất
trữ tình trong thơ - nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ của con người trước đời
sống xã hội, đã tạo nên một yếu tố mang tính chất đặc trưng của thơ ca đó là: cái tôi trữ
tình. Cái tôi trữ tình xuất hiện trong thơ là tiền đề tạo nên phong cách nhà thơ.Vì vậy,
tìm hiểu cái tôi trữ tình là tìm hiểu một phương diện chủ yếu của thơ, tìm hiểu ý thức
chủ quan và thế giới tinh thần của người viết, khái quát được mối quan hệ giữa thơ và
đời sống, đồng thời thấy được những đặc trưng của cái tôi trữ tình ở mỗi thời đại.
Trong quy luật sáng tạo thơ ca, lớp nhà thơ trẻ luôn là những người mang đến
luồng sinh khí mới, bởi họ chính là những con người của thời đại, họ hấp thụ tất cả
những xu thế của thời đại và phản ánh chúng vào thơ ca. Tìm tòi và khám phá những
cái mới luôn là khát vọng và cũng là thách thức đặt ra cho các nhà thơ trẻ. Bởi vậy,
không phải nhà thơ tài năng nào cũng có những tác phẩm xuất sắc, mà bên cạnh cái
mới còn cần có cái đặc sắc. Cùng với các nhà thơ ở vị trí giao thoa giữa giai đoạn thơ
ca trước và sau đổi mới là sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ, trong đó có cả những nhà
thơ nữ, đã đóng góp vào nền thơ ca đương đại những nét cách tân đặc sắc, làm phong
4
phú hơn và đa dạng hơn cho nền thơ ca sau 1986. Nền thơ ca khi bước sang giai đoạn
đổi mới cũng đồng thời xuất hiện một thế hệ các nhà thơ nữ trẻ sung sức và không
ngừng tạo nên phẩm chất mới, diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam đương đại. Trong số
những nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ nữ trẻ đó có sự xuất hiện của ba cây bút Vi
Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim luôn gây được sự chú ý.
Hiện nay, phê bình văn học đang rất phát triển, số lượng những bài viết, bài
đánh giá và nghiên cứu về thơ đương đại là rất phong phú. Tuy nhiên, khi tiếp cận
mảng tư liệu phê bình đánh giá các hiện tượng thơ nữ trẻ hiện nay, người viết nhận
thấy một vấn đề nổi cộm đó là các tác giả chỉ đưa ra những luận điểm khái quát, chung
chung mà chưa đi vào phân tích, lý giải cụ thể, hoặc chưa khái quát được mối quan hệ
cũng như những đặc điểm chung của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim
Sim. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về ba tác giả trên phương diện cái tôi trữ tình,
chúng ta sẽ phần nào có cách nhận thức, đánh giá hợp lý nhất các tác phẩm cũng như
tài năng thơ ca của các nhà thơ nữ trẻ; đồng thời, chúng ta có thể khái quát được thực
trạng đổi mới thơ ca, đánh giá được vị trí, vai trò của những nhà thơ nữ trong sự phát
triển của nền văn học đương đại. Qua đó, chúng ta cũng tìm ra được những cách thức
tiếp cận một giai đoạn văn học từ phương diện cái tôi trữ tình; đẩy nhanh và hiệu quả
quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa tinh thần của Việt Nam với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Có thể thấy rằng, nền thơ ca đương đại đang có những bước chuyển mình mạnh
mẽ nhằm tự tìm lại vị trí trong đời sống xã hội.Bởi vậy, thơ ca ngày nay cần có nhiều
động lực và chất xúc tác để đi lên. Chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Cái tôi trữ
tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim
Sim là một hướng đi tuy không phải quá mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy
sự phát triển chung của thơ ca Việt Nam đương đại. Đề tài là cơ sở cho việc khái quát
những đặc trưng nổi bật của thơ nữ giai đoạn văn học thời kỳ đổi mới; mở rộng tìm tòi,
phát hiện những nét đặc sắc trong thơ ca của một số gương mặt nhà thơ nữ trẻ và sự
5
đóng góp của họ trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, đề
tài cũng là cơ hội cho người viết bày tỏ lòng trân trọng và ngưỡng mộ những tài năng
thơ ca hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu cái tôi trữ tình
Cái tôi trữ tình, hay nói cách khác là bản chất chủ quan trong thơ là khái niệm
đã được chú ý từ rất sớm. Ở phương Tây, các nhà triết học, tâm lý học đã đặc biệt chú
ý đến khái niệm “cái tôi”. Các nhà triết học duy tâm (Đềcác, Phíchtê, Hêghen…), các
nhà triết học Mác – Lênin, các nhà triết học xã hội hay các nhà tâm lý học có những
quan niệm khác nhau về “cái tôi” nhưng họ đều thống nhất “cái tôi” là một yếu tố vô
cùng quan trọng để tạo nên tính cá thể và hình thành nhân cách con người. Bên cạnh
các nhà triết học và tâm lý học phương Tây, ở phương Đông, khái niệm cái tôi trữ tình
cũng được đề cập đến từ khá sớm trong một số công trình của Lưu Hiệp, Bạch Cư Dị,
Viên Mai (Trung Quốc), họ đề cập đến những khái niệm như “tâm”, “tình”,
“vật”…nhằm nói đến bản chất chủ quan của nhà thơ và cảm xúc cá nhân của người
sáng tác. Như vậy, ngay từ thời kỳ cổ đại, cái tôi mang tính chất cá nhân đã được đặc
biệt chú trọng.Ở Việt Nam, “cái tôi” trong thơ cũng được nói đến từ xưa. Trong văn
học Trung đại, những nhà thơ như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát… đều
bàn về mối quan hệ giữa “tình” và “cảnh”, về “chí”, “hứng”, “tâm”… Sang đến đầu thế
kỉ XX, trong giai đoạn văn học hiện đại Việt Nam, vấn đề “cái tôi trữ tình” trong thơ
được chú ý hơn bởi những nhà lý luận, phê bình và nghiên cứu văn học. Họ đã vận
dụng khái niệm “cái tôi trữ tình” trong nghiên cứu và sử dụng yếu tố này như một đối
tượng, một hướng nghiên cứu mới để tìm ra được bản chất của thơ ca và cá tính sáng
tạo của tác giả. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh trực tiếp đề cập đến vấn đề
“cái tôi” có giá trị như sự tổng kết Phong trào Thơ mới. Hà Minh Đức trong công trình
nghiên cứu Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại cũng đã đi sâu nghiên cứu
về cái tôi trữ tình. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử là người có nhiều đóng
6
góp trong nghiên cứu văn học từ góc độ tiếp cận về cái tôi trữ tình trong thơ ca, nhiều
công trình nghiên cứu của ông đã khẳng đinh được vị trí của cái tôi trữ tình trong thơ
ca như Lý luận và phê bình văn học: Những vấn đề và quan niệm hiện đại và Hành
trình thơ hôm nay. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành trong cuốn Giáo trình Tư duy
thơ hiện đại Việt Nam cũng đã đề cập một cách khá sâu sắc và toàn diện về cái tôi trữ
tình trong thơ ca. Bên cạnh đó, một số bài viết và công trình nghiên cứu của nhà phê
bình Lưu Khánh Thơ như Cái tôi trữ tình và phương thức biểu hiện cái tôi tình yêu
trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng; Suy nghĩ về thơ môm nay; thơ và một số gương
mặt thơ Việt Nam hiện đại… cũng đã thể hiện được tầm quan trọng của cái tôi trữ tình
trong thơ ca. Đặc biệt việc nghiên cứu thơ ca từ phương diện cái tôi trữ tình cũng đem
lại nhiều thành tựu trong một số công trình nghiên cứu, bài viết về thơ sau 1975 và thơ
đương đại như: Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990 (Lê Lưu Oanh); Nửa thế kỉ thơ Việt
Nam 1945 – 1995: nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi trữ tình (Vũ Tuấn
Anh)… Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu, bài viết về những vấn đề văn học
giai đoạn hiện đại và đương đại cũng đã tạo lên cái nhìn tổng quan, có hệ thống để thấy
được sự vận động của nền văn học và yếu tố cái tôi trữ tình: Thơ trẻ Việt Nam 1965 –
1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình (Bùi Bích Hạnh); Một số đặc điểm về thi pháp thơ Việt
Nam sau 1975 (2000) và Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 – 2000 (Phạm Quốc Ca);
Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay – Những đổi mới cơ bản (Đặng Thu
Thủy)…
Ý thức về bản chất chủ quan của nhà thơ được đề cập đến từ rất sớm và cho đến
nay, việc tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ là một cách thức nghiên cứu về thơ cũng
như tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà thơ. Tuy có rất nhiều những ý kiến khác nhau về
cái tôi trữ tình nhưng có thể khái quát những công trình nghiên cứu trên đều khẳng
định cái tôi trữ tình là một phương diện quan trọng của thơ ca, nghiên cứu về cái tôi trữ
tình trong thơ là tìm hiểu về cái tôi cá nhân, khẳng định con người cá tính và nhân cách
7
của chủ thể sáng tạo. Bên cạnh đó, cái tôi trữ tình còn là biểu hiện của thơ ca về mặt
hình thức nghệ thuật: ngôn ngữ, cấu trúc, giọng điệu… Mặc dù vấn đề nghiên cứu cái
tôi trữ tình trong thơ đã được chú ý từ sớm và trở thành đối tượng của phê bình văn
học, tuy nhiên khi nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ đương đại thì chưa có
công trình nào phân tích và lý giải một cách cụ thể để thấy được những cá tính riêng
của thơ nữ đương đại. Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu cái tôi trữ tình qua ba tác giả cụ thể:
Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim để thấy được sự vận động, thay đổi của
nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong giai đoạn văn học đương đại so với giai đoạn
văn học trước đó; đồng thời chỉ ra được những nét độc đáo, riêng biệt của cá tính sáng
tạo trong thơ nữ đương đại.
2.2. Lịch sử nghiên cứ về ba tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim
Sim
Văn học là một dòng chảy không ngừng chuyển động, thơ ca với sự chuyển
mình mạnh mẽ ở thời kỳ đổi mới cũng góp thêm phần ảnh hưởng cho quá trình lưu
chuyển của dòng chảy văn học. Các nhà thơ nữ trẻ là lực lượng sáng tác sung sức, luôn
nỗ lực không ngừng trong cuộc cách mạng đổi mới thơ ca. Trong số đó, Vi Thùy Linh,
Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim là những nhà thơ nữ xuất hiện đầy ấn tượng, khuấy đảo
văn đàn, tạo ra một làn sóng mới cho nền thơ ca đương đại và trở thành đối tượng cho
nhiều cuộc tranh luận, nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học.
Về Vi Thùy Linh: Ngay từ khi xuất hiện, Vi Thùy Linh đã khuấy động thi đàn Việt
Nam và tạo ấn tượng trong lòng độc giả với hai tập thơ Khát(1999) và Linh(2000). Bởi
những nét cách tân mới mẻ và cá tính mạnh mẽ được thể hiện trong thơ mà Vi Thùy
Linh trở thành một hiện tượng được bàn luận nhiều.Đã có rất nhiều những cuộc tranh
luận sôi nổi và hình thành hai luồng tư tưởng, cách đánh giá khác nhau về thơ của
Linh. Những người chủ trương cách tân (Nguyễn Trọng Tạo, Tô Hoàng, Phạm Xuân
Nguyên…) thì đánh giá cao những nét mới mẻ trong thơ Vi Thùy Linh, họ cho đó là
8
những cách tân độc đáo, những cảm xúc mạnh mẽ và cách thể hiện táo bạo, khác lạ.
Trong khi đó, những người chủ trương bảo thủ (Trần Mạnh Hảo, Hoàng Xuân
Tuyền…) lại coi thơ của Vi Thùy Linh là nổi loạn, không lành mạnh, không phải là
thơ.Cuộc tranh luận này kéo dài từ ngày 17/02/2001 đến ngày 24/3/2001, liên tiếp
trong các số 7, 8, 9, 10 trên báo Người Hà Nội.Cuộc tranh luận về thơ Vi Thùy Linh
tuy đã kết thúc nhưng nó khẳng định được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ Vi Thùy
Linh đối với nền thơ ca đương đại Việt Nam. Bên cạnh đó, có rất nhiều những bài viết,
công trình nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh có thể kể đến như: Thơ Vi Thùy Linh, một
khát vọng trẻ (Nguyễn Thụy Kha, Người Hà Nội, số 8 – 2001); Linh ơi…! (Nguyễn
Thanh Sơn, Người Hà Nội, số 8 – 2001); Hiện tương Vi Thùy Linh (Nguyễn Huy
Thiệp); Đọc “Linh” thơ Vi Thùy Linh (Văn Đắc, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, số 16,
tháng 10 -2004); “Sex” làm nên “thương hiệu” Vi Thùy Linh? (Lê Thị Huệ); Thơ của
một cô gái tuổi 20 (Tô Hoàng, Người Hà Nội, số 7, ngày 17/02/2001); Vi Thùy Linh,
nhục cảm sáng tạo (Thụy Khuê); Vi Thùy Linh và một kiểu tư duy về lời (Trần Thiện
Khanh); Vi Thùy Linh – thi sĩ của ái quyền (Chu Văn Sơn); Thơ Vi Thùy Linh giữa
những quyền lực của lời (Nguyễn Thị Thanh Tâm); Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua
ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly (Nguyễn Thị Mai Anh); Cái
tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (Qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải)
(Phan Trắc Thúc Định)… Vi Thùy Linh tiếp tục hoạt động sáng tác thơ ca và đạt được
nhiều thành tựu với các tập thơ như Đồng tử(2005), ViLi in love (2008), Phim đôi –
Tình tự chậm(2010), ViLi và Paris (2012). Những tập thơ trên cũng nhận được sự chú
ý của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu.
Về Ly Hoàng Ly: Ly Hoàng Lyxuất hiện trên văn đàn với hai tập thơ Cỏ
trắng(1999)và Lô lô(2005). Với hai tập thơ trên, Ly Hoàng Ly đã ghi tên mình một
cách ấn tượng trong làng thơ trẻ và công chúng yêu thơ. Bên cạnh việc sáng tác thơ, Ly
Hoàng Ly còn hoạt động nghệ thuật hội họa và tạo hình, vì vậy người đọc sẽ rất ấn
9
tượng bởi việc sử dụng màu sắc, hình khối trong hình ảnh thơ của Ly Hoàng Ly. Ngay
từ khi xuất hiện, những tác phẩm thơ của Ly Hoàng Ly đã được chú ý, và bài phê bình
tiêu biểu nhất về thơ Ly Hoàng Ly là Ly Hoàng Ly và bóng đêm của Thụy Khuê. Bên
cạnh đó, có nhiều những công trình nghiên cứu về thơ trẻ đương đại có nhắc đến thơ
Ly Hoàng Ly như: Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay
(qua một số trường hợp tiêu biểu) (Nguyễn Thị Hưởng); Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa
thập kỷ 80 đến nay – những đổi mới cơ bản (Đặng Thu Thủy); đặc biệt trong công trình
nghiên cứu Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư
và Ly Hoàng Ly (Nguyễn Thị Mai Anh) tác giả đã đi sâu tìm hiểu những nét đặc sắc
trong thơ Ly Hoàng Ly và khái quát được một số những đặc trưng của thơ trẻ đương
đại.
Về Bùi Sim Sim: Bùi Sim Sim khẳng định tài năng trên con đường đến với địa
hạt văn chương với hai tập thơ Thì thầm lá non (1996) và Giữa hai chiều quên nhớ
(2003). Tuy chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu đi vào tìm hiểu về thơ của tác
giả, nhưng những trang thơ của chị đã thực sự đi vào lòng người đọc yêu thơ, gây ấn
tượng một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng bởi sự thể hiện đầy dung dị mà vẫn mới mẻ.
Bùi Sim Sim là một trong những cây bút nữ tiêu biểu của nền thơ ca đương đại Việt
Nam.
Có thể thấy, cả ba tác giả trên đều là những gương mặt nhà thơ trẻ của nền văn
học bước sang giai đoạn đương đại sau 1986. Họ là những đối tượng nghiên cứu, đối
tượng tìm hiểu của nhiều nhà phê bình. Tuy nhiên, những nghiên cứu về họ đều mang
cái nhìn khái quát, chung chung và đánh giá ở góc độ đổi mới về hình thức nghệ thuật
ở các nhà thơ trẻ. Những nhà nghiên cứu có thể tán dương, đề cao hoặc phê phán, phủ
nhận những nét cách tân trong thơ của những nhà thơ trẻ trên con đường đổi mới văn
chương nhưng chưa nhìn nhận thật sâu sắc ở vấn đề sự vận động của cái tôi cá nhân
trong bình diện chung của quan niệm văn học thời đại. Dẫu sao thì bản lĩnh của người
10
phụ nữ có tài năng thơ ca, dám khai phá, tìm tòi những cái mới, dám đem hết thảy
những suy nghĩ, tình cảm cá nhân thể hiện trong thơ thì đó đều là những sự cố gắng
thực sự đáng trân trọng.
3. Mục đích – Đối tƣợng – Phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy
Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim nhằm mục đích:
- Tìm hiểu về cái tôi trữ tình và những đặc trưng của thơ nữ trong văn học.
- Tìm hiểu những đặc điểm, những nét đặc sắc trong việc thể hiện cái tôi trữ
tình của ba nhà thơ nữ trẻ sau năm 1986.
- Nghiên cứu và tìm hiểu một số hình thức nghệ thuật biểu đạt cái tôi trữ tình
trong thơ của ba nhà thơ.
Qua đó, khái quát được cá tính sáng tạo, thành công nghệ thuật của Vi Thùy
Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim cũng như những đóng góp của họ trong sự nghiệp
đổi mới và cách tân thơ ca Việt Nam hiện nay.
Đối tƣợng nghiên cứu
Cả ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim đều là những nhà
thơ trẻ, trưởng thành và phát triển sự nghiệp văn chương giai đoạn sau năm 1986. Đề
tài mới mẻ trong nghiên cứu văn học vừa là cơ hội, vừa là động lực thôi thúc chúng tôi
khảo sát và tìm tòi. Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ
sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim vì nhận thấy
rằng những sáng tác của ba nhà thơ trên chưa được nghiên cứu, đề cập đến một cách có
hệ thống. Bên cạnh đó, nghiên cứu về Cái tôi trữ tình trong thơ của Vi Thùy Linh, Ly
Hoàng Ly và Bùi Sim Sim còn có một vai trò quan trọng trong việc khẳng định vị trí
của nhà thơ nữ trong sự phát triển của nền văn học thời kỳ đổi mới và vai trò của họ
trong việc duy trì sức sống của thơ ca trong giai đoạn hội nhập toàn cầu.
11
Phạm vi tƣ liệu
Phạm vi tư liệu của Luận văn tập trung trong những tác phẩm chính của ba nhà thơ:
- Nhà thơ Vi Thùy Linh với 6 tập thơ:
Khát (1999), Nxb Phụ nữ.
Linh (2000), Nxb Thanh niên.
Đồng tử (2005), tập thơ song ngữ, Nxb Văn nghệ TP. HCM.
ViLi in love (2008), tập thơ song ngữ Việt – Anh, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.
Phim đôi – Tình tự chậm (2010), Nxb Thanh niên.
ViLi và Paris (2012), tập thơ song ngữ Việt - Anh, Nxb Hội nhà văn.
- Nhà thơ Ly Hoàng Ly với 2 tập thơ:
Cỏ trắng (1999), Nxb Hội nhà văn.
Lô lô (2005), Nxb Hội nhà văn.
- Nhà thơ Bùi Sim Sim với 2 tập thơ:
Thì thầm lá non (1996), Nxb Hội nhà văn.
Giữa hai chiều quên nhớ (2003), Nxb Hội nhà văn.
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn liên hệ mở rộng đến một vài sáng tác văn
học, nghệ thuật khác của ba tác giả.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn này đề cập đến vấn đề cái tôi trữ tình không chỉ đơn thuần là một yếu
tố trong nghiên cứu văn học mà còn xét nó ở góc độ nghiên cứu thi pháp. Chính vì vậy,
chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
12
5. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn của
chúng tôi được triển khai theo ba chương:
Chƣơng 1: Khái lược về cái tôi trữ tình và thơ nữ trẻ sau 1986
Chƣơng 2: Các dạng biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua
các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Chƣơng 3: Nghệ thuật biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua
các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
13
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ THƠ NỮ TRẺ SAU 1986
1.1. Khái lƣợc về cái tôi trữ tình
1.1.1. Khái niệm cái tôi
Ngay sau khi nhận thức con người thoát khỏi sự ngự trị của tôn giáo, ý thức về
cá nhân, về cái tôi đã được nhiều nhà khoa học, triết học khẳng định. Các triết thuyết
về tôn giáo cơ bản không thừa nhận cái tôi cá nhân, chủ trương xóa bỏ cái tôi. Sự nhận
thức duy lý về vai trò của cái tôi cá nhân là một bước ngoặt quan trọng của nhân loại
về con người bản thể. Ở thời cổ đại, các nhà triết học, tâm lý học đã khẳng định vai trò
của cái tôi trong sự phát triển của con người.Các nhà triết học duy tâm là những người
đầu tiên chú ý đến cái tôi khi đề cao ý thức và lý tính. Những nhà triết học duy tâm
hàng đầu như Đềcác, Phíchtê, Hêghen, Bécxông… tuy có những cách nhìn nhận khác
nhau về cái tôi nhưng họ đều khẳng định “cái tôi là phương diện trung tâm của tinh
thần con người, là cốt lõi của ý thức, có khả năng chi phối hoạt động và là sự khẳng
định nhân cách con người trong thế giới”[47, tr.17]. Sau này, các nhà triết học Mác –
Lênin cũng thống nhất “cái tôi” là “trung tâm tinh thần của con người, của cá tính con
người có quan hệ tích cực đối với thế giới và với chính bản thân mình. Chỉ có con
người đối lập kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động
toàn diện mới có cái tôi của mình”[47, tr.17]. Các nhà tâm lý học (Phơrớt, Rôgers,
Maslâu…) khi thống nhất quan niệm về cái tôi thì cho rằng: “Cái tôi là yếu tố cơ bản
cấu thành phần ý thức của nhân cách (bộ mặt tâm lý) con người”[47, tr.17].
Dựa trên cơ sở những quan niệm về khái niệm cái tôi của các nhà triết học và
các nhà tâm lý học, chúng ta có thể khái quát cái tôi là trung tâm tinh thần của con
người, hình thành cá tính và cấu thành nhân cách, ý thức của con người. Cái tôi vừa
mang bản chất xã hội, lịch sử vừa mang bản chất chủ quan riêng biệt; con người là tổng
14
hòa của các mối quan hệ xã hội nên cái tôi vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt
động nhận thức. Bên cạnh đó, cái tôi là cấu trúc phần tự giác, tự ý thức của nhân cách,
có thể tự điều chỉnh, kiểm soát những hành vi của mình, thể hiện tính chủ động toàn
diện của cái tôi cá nhân con người độc lập.
Trong mỗi ngành khoa học khác nhau, cái tôi lại được tìm hiểu ở những góc độ
khác nhau.Cái tôi tồn tại trong xã hội, lịch sử và chịu sự tác động của xã hội ở những
mặt nhất định, trong mỗi thời đại nhất định. Qua mỗi giai đoạn biến đổi của thời đại,
cái tôi cũng có sự thay đổi cho phù hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca. Vì vậy thông
qua việc tìm hiểu cá tính sáng tạo, tìm hiểu những đặc trưng trong cá nhân người sáng
tác, chúng ta có thể nhận thấy những bối cảnh xã hội, nhìn thấu những biến thiên thời
đại đã ngấm sâu vào nhận thức cũng như tư duy của cái tôi chủ thể. Cái tôi là cơ sở cho
tư duy nhận thức và phản ánh, là nền tảng cho sự sáng tạo, trong đó có nghệ thuật và
sâu xa hơn là thơ ca trữ tình.
1.1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình
Cái tôi định hướng, chi phối mọi hành vi và hoạt động của con người trong đời
sống và cả trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của cái
tôi nghệ thuật và phản ánh chính cái tôi nghệ sĩ ấy.Nếu như trong các tác phẩm tự sự,
cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tượng khách quan thì trong thơ ca trữ
tình, cái tôi nghệ thuật được bộc lộ một cách trực tiếp. Cái tôi trữ tình là thế giới chủ
quan, thế giới tinh thần của người sáng tác được thể hiện trong thơ trữ tình bằng nhiều
phương tiện khác nhau từ nội dung đến hình thức. Khái niệm về cái tôi trữ tình đã được
nhắc đến nhiều trong những công trình nghiên cứu thơ ca từ xưa đến nay. Dù có nhiều
những nhận định khác nhau, nhưng tư tưởng của những nhà nghiên cứu đều có chung
nội hàm về mối quan hệ giữa chủ thể và thơ trữ tình. Hegel cũng đã đưa ra nhận định
của mình về mối quan hệ giữa tính trữ tình và tính chủ thể trong thơ ca: “Nguồn gốc và
điểm tựa của thơ trữ tình là ở chủ thế và chủ thể là người duy nhất mang nội dung”[20,
15
tr.162]. Chủ thể được Hegel đề cập đến chính là cái tôi trữ tình trong thơ ca. Như vậy,
cái tôi trữ tình vừa mang nội dung lại vừa là cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật. Cũng
đánh giá về cái tôi trữ tình, Belinsky cho rằng: “Toàn bộ hiện thực đều có thể là nội
dung của thơ trữ tình nhưngvới điều kiện nó phải trở thành sở hữu máu thịt của chủ
thể”[49, tr.26]. Hà Minh Đức cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này: “Đối với thơ trữ
tình vai trò của chủ thể có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhà thơ nói về cuộc sống
thông qua những cảm nghĩ chủ quan, hay nói một cách khác là phương thức biểu hiện
của thơ trữ tình dựa chủ yếu vào chủ thể sáng tạo.”[13, tr.181].Tất cả những quan
niệm trên khi đánh giá về mối quan hệ giữa chủ thể và thơ trữ tình đều nhằm khẳng
định vị thế của cái tôi trữ tình trong thơ. Lê Lưu Oanh cho rằng: “Cái tôi trữ tình là nội
dung, đối tượng cũng như bản chất của tác phẩm trữ tình” [47, tr.19]. Trong công trình
nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ, Phan Trắc Thúc Định cũng khẳng định: “Cái
tôi trữ tình chính là khởi nguồn của quá trình sáng tạo thơ trữ tình, là linh hồn của thơ
trữ tình.”[9, tr.10]. Các quan điểm của những nhà nghiên cứu nêu trên đều có một nội
hàm chung thống nhất về vai trò quan trọng cái tôi trữ tình trong thơ. Chúng tôi tán
thành những quan điểm trên và lấy đó là cơ sở lý luận nghiên cứu cho luận văn của
mình.
Tóm lại, cái tôi trữ tình là một phương diện biểu hiện chủ yếu và quan trọng
nhất trong thơ ca, nó chi phối nội dung, quyết định hình thức nghệ thuật; nó là cơ sở, là
tiền đề cho sự sáng tạo thơ ca. Cái tôi trữ tình không chỉ phản ánh thế giới nội cảm sâu
sắc của chủ thể mà còn thể hiện được chiều sâu tư duy nghệ thuật của người sáng tạo.
1.1.3. Nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ
Nhà thơ – chủ thể sáng tạo, với cái tôi trữ tình được thể hiện trong thơ có một
mối quan hệ gắn bó mật thiết không thể tách rời. Cái tôi trữ tình là yếu tố quan trọng
giữ vai trò quyết định trong thơ.Bản chất của cái tôi trữ tình trong thơ là bản chất chủ
quan của tác giả.Mối liên hệ giữa khách thể và chủ thể, hay là mối liên hệ giữa cái tôi
16
trữ tình và cái tôi nhà thơ, tuy không thể đồng nhất nhưng cũng không thể tách bạch.Sự
tự ý thức của chủ thể càng sâu sắc, độc đáo bao nhiêu thì tính trữ tình trong thơ càng
được thể hiện có chiều sâu và đặc sắc bấy nhiêu. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nhận
định: “…cái tôi trong thơ trữ tình gắn bó chặt chẽ nhất với cuộc đời của tác giả. Sự
thống nhất giữa cuộc đời nhà thơ và thơ là một thực tế trong sáng tác thơ ca ở tất cả
mọi thời đại”[13, tr.183]. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định: “Ngoài những yếu tố xác
định bộc lộ, dễ thấy trong cuộc sống, mỗi người trong đời còn có phần bên trong của
tâm trạng với bao cảm xúc, tâm tình và ước mơ, hi vọng. Nhà thơ thường bộc lộ phần
sâu kín đó trong thơ và có thể ở đây họ nói một cách chân thành, thiết tha những cái
trong đời họ không có được”[13, tr.183]. Cái tôi trữ tình là yếu tố đặc biệt quan trọng
tạo nên phong cách sáng tạo của nhà thơ, nhưng đó không phải hoàn toàn là hình ảnh
của cái tôi nhà thơ. Có thể xem như cái tôi nhà thơ là gốc gác, là ngọn nguồn của sự
sáng tạo, còn cái tôi trữ tình được tìm thấy trong mỗi tác phẩm khác nhau lại là một sự
biểu đạt khác nhau của tư duy sáng tạo nghệ thuật, xuất phát từ cái tôi nhà thơ. Cái tôi
trữ tình có khi chính là sự phản chiếu hình ảnh của chủ thể, có khi lại là kết quả của
một quá trình tư duy, tưởng tượng, sáng tạo. Tuy nhiên, tìm hiểu cái tôi trữ tình chính
là lối đi tắt để đi tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà thơ; hoặc tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời,
đặc trưng tư duy nghệ thuật của nhà thơ cũng là con đường ngắn nhất để hiểu được sự
biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ. Nói chung, không thể đồng nhất hai khái niệm
cái tôi trữ tình với cái tôi nhà thơ, cũng không thể tách bạch một cách rạch ròi hai khái
niệm này. Giữa chúng là mối quan hệ chặt chẽ, được nối kết, xâu chuỗi bởi nội hàm
của cái tôi. Lê Lưu Oanh đã khẳng định: “Mặc dù khái niệm chủ thể trữ tình, nhân vật
trữ tình có những ưu điểm và cơ sở hợp lý, song nếu thiếu hạt nhân cái tôi thì tự thân
các khái niệm ấy chưa cho thấy bản sắc trữ tình của nó, bởi chỉ cái tôi mới phát huy
chức năng tự ý thức, tự nhận ra và tự đánh giá chính mình”[47, tr.30]. Khi nhận xét về
mối quan hệ giữa cái tôi và thể loại trữ tình, Vũ Tuấn Anh đã dành nhiều công sức tìm
hiểu về bản chất của cái tôi trữ tình cho rằng: “Cái tôi trữ tình là một sự tổng hòa nhiều
17
yếu tố, là sự hội tụ, thăng hoa theo quy luật nghệ thuật cả ba phương diện cá nhân – xã
hội – thẩm mỹ trong hình thức thể loại trữ tình”[4, tr.33]. Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn
Anh đã tổng kết lên những bản chất cơ bản của cái tôi trữ tình.Thứ nhất, cái tôi trữ tình
mang bản chất chủ quan – cá nhân của người sáng tác, tuy nhiên nó là cái tôi thứ hai,
hoặc là cái tôi đã được khách thể hóa trong nghệ thuật. Thứ hai, cái tôi trữ tình là bản
chất xã hội nhân loại, cái tôi không thể tách biệt với lịch sử - xã hội, đó là tiếng nói cá
nhân nhưng có sự đồng vọng, cộng hưởng với tiếng nói của xã hội, của thời đại mà chủ
thể đang sống. Thứ ba, cái tôi trữ tình là bản chất nghệ thuật – thẩm mĩ. Cái tôi trữ tình
là cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật và luôn được điều chỉnh để vươn tới cái lý tưởng
thẩm mĩ. Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc chân thành chính là cơ sở cho bản
chất nghệ thuật – thẩm mĩ của cái tôi trữ tình.
Cái tôi của nhà thơ hay chủ thể sáng tạo không phải hiện tượng bất biến mà luôn
có sự thay đổi, vận động theo thời gian, theo những biến động của thời đại lịch sử - xã
hội. Tuy nhiên, dù cái tôi nhà thơ có thay đổi, cái tôi trữ tình trong thơ với những cảm
nhận có sự thay đổi thì trong thơ vẫn duy trì một yếu tố được hình thành từ việc khám
phá cái tôi trữ tình, đó là phong cách sáng tạo của nhà thơ. Trong công trình nghiên
cứu về tư duy thơ, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành nhận định: “Cái tôi trữ tình trong
thơ được biểu hiện dưới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ
tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện cái chủ thể đến mức như là nhân vật
chủ yếu số một trong mọi bài thơ… Tuy nhiên, do sự chi phối của quan niệm thơ và
phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi
nhất định”[59, tr.56 - 57].
Tóm lại, qua việc tìm hiểu lý luận của những nhà nghiên cứu phê bình trên,
chúng tôi nhận thấy: Cái tôi trữ tình là sự thống nhất giữa cái tôi chủ quan cá nhân, cái
tôi xã hội nhân loại và cái tôi nghệ thuật – thẩm mĩ. Cái tôi trữ tình là sự tự ý thức của
cái tôi nhà thơ được biểu hiện bằng phương tiện nghệ thuật, thông qua yếu tố trữ tình.
18
Mặc dù cái tôi trữ tình không thể hiện toàn bộ, không phản chiếu tất cả hình ảnh của
nhà thơ nhưng cái tôi trữ tình lại là sự kết tinh của nhân cách, bản chất chủ quan cá
nhân của nhà thơ (thế giới tinh thần nội cảm) với những yếu tố của tư duy nghệ thuật
(sáng tạo nghệ thuật). Bởi vậy, không thể đồng nhất hai yếu tố cái tôi nhà thơ và cái tôi
trữ tình nhưng cũng không thể tách rời mối quan hệ này trong nghiên cứu văn học.
Từ việc tiếp thu những quan điểm lý luận của những nhà nghiên cứu phê bình
giúp chúng tôi có những cơ sở lý luận để nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ
sau 1986 qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim. Họ là những cây
bút đại diện cho thế hệ nhà thơ trẻ của thơ ca đương đại, bởi vậy cái tôi trữ tình của họ
cũng bị tác động nhiều bởi khái niệm cũ và mới, bởi quan niệm tư duy thay đổi của
thời đại.Họ là những tài năng trẻ với cái tôi cá thể độc đáo luôn khao khát được khẳng
định cá tính, tài năng của mình. Hơn nữa, họ là những con người của thời đại luôn nhạy
bén và tiếp thu nhanh chóng những biến động của xã hội và luôn khao khát đổi mới thơ
ca. Chính sự vận động của yếu tố chủ quan và sự tác động khách quan đã mang đến sự
biểu hiện của những dạng thức cái tôi trữ tình khác nhau. Tuy nhiên, dù biểu hiện ở
những dạng thức nào thì cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 đều có những điểm
gặp gỡ chung làm nên bộ mặt riêng của nền thơ ca đương đại trong sự khu biệt với thơ
ca các giai đoạn văn học trước đó.
1.2. Thơ nữ trẻ sau 1986
1.2.1. Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện các nhà thơ nữ trẻ sau 1986
1.2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội và nhu cầu đổi mới thơ ca
Năm 1975 là bước ngoặt lịch sử của đất nước và dân tộc; đất nước được thống
nhất, cả dân tộc mê say trong niềm vui chiến thắng.Nhưng cũng từ đây, chúng ta phải
đối mặt với vô vàn khó khăn đến khắc nghiệt của thời kỳ hậu chiến.Khủng hoảng kinh
tế, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng văn hóa dẫn đến tình trạng bế tắc tưởng như
không lối thoát. Nền văn học, cùng với tình hình chung của thời đại, cũng rơi vào
19
khủng hoảng trầm trọng, người nghệ sĩ rơi vào tình trạng hoang mang, vô định, chông
chênh. Nếu như trong giai đoạn thơ ca cách mạng, cảm hứng sử thi anh hùng cách
mạng là nguồn cảm hứng chính chi phối tất cả các hoạt động sáng tạo văn học thì đến
nay, khi đất nước đã được giải phóng, những hào sảng, âm vang của ý chí chiến đấu và
hình ảnh người chiến sĩ anh hùng không còn chiếm lĩnh được văn đàn và phát huy
được sức mạnh nữa. Nhà thơ – người chiến sĩ cách mạng sau khi bước ra khỏi những
khắc nghiệt của chiến tranh, họ bơ vơ, lạc lõng trước cuộc sống thời bình. Bởi vậy,
chính họ cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng tư tưởng. Từ đây, nhu cầu cần được đổi
mới, cần được cách tân trong văn học càng thôi thúc người cầm bút.
Để có thể thay đổi tình hình đất nước, dân tộc ta lại kiên cường vùng dậy thực
hiện thành công một cú đột phá, cùng với đó văn học cùng tìm ra được con đường đi
đúng đắn để thoát khỏi sự khủng hoảng thời hậu chiến.Năm 1986, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI, một sự kiện chính trị quan trọng đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch
sử phát triển đất nước; đây được xem như một mốc quan trọng, là tiền đề chính trị đánh
dấu bước chuyển mình của đất nước khi bước vào thời kỳ mới. Cùng với sự đổi mới về
chính trị, kinh tế, văn hóa văn nghệ cũng vận động và tìm thấy con đường mới cho sự
cách tân mới mẻ. Bàn về cuộc cách tân văn học đầy ý nghĩa giai đoạn này, Nguyễn Thị
Mai Anh với công trình nghiên cứu Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi
Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly đã nêu ba nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất,
cuộc cách mạng dân tộc kết thúc cũng chính là cái đích thắng lợi cuối cùng của thơ ca
kháng chiến; việc chuyển từ cảm hứng sử thi anh hùng sang cảm hứng đời tư thế sự là
một quy luật tất yếu của sự vận động trong sáng tạo văn học. Thứ hai, cái nhìn nghệ
thuật của nhà thơ về con người và thế giới thay đổi tất yếu dẫn tới sự đổi mới trong
cảm hứng. Thứ ba, chính sách mở rộng giao lưu văn hóa đã giúp chúng ta tiếp cận
được nhiều trường phái thi ca mới, những vùng thẩm mĩ mới trên thế giới. Vì vậy, cách
tân là lẽ sống của thơ, là quy luật của sự vận động thơ.Tuy nhiên, những nhà văn, nhà
20
thơ vẫn còn đang lúng túng với việc “tìm đường”. Chính sự kiện Đại hội Đảng lần thứ
VI đã khẳng định lại vị trí của văn nghệ, trong đó có thơ ca.
Sự kiện thứ hai có ý nghĩa quan trọng tác động sâu sắc đến quá trình đổi mới
văn học và đặc biệt là đổi mới nhận thức của giới văn nghệ sĩ giai đoạn này, đó là cuộc
gặp gỡ giữa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đại biểu các văn nghệ sĩ và
các nhà văn hóa diễn ra tại Hà Nội trong tháng 10 năm 1987. Tổng Bí thư đã khẳng
định lại nhu cầu cấp thiết phải đổi mới văn học và trách nhiệm của người sáng tạo nghệ
thuật với ý thức “cởi trói” để xác lập một quan niệm mới về nghệ thuật. Cuộc gặp gỡ
này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định lại tâm thế của người cầm bút.
Người nghệ sĩ có cái nhìn tỉnh táo hơn về vai trò của mình cũng như con đường đổi
mới thơ ca. Thơ ca không còn là công cụ để nhà thơ rao giảng đạo đức, cũng không
phải là phương tiện để truyền bá đường lối, tư tưởng cách mạng nữa. Người cầm bút đã
thực sự “giác ngộ” con đường đổi mới thơ ca là phải đi sâu khai phá chính mình, khám
phá sự phong phú của “cái tôi ẩn giấu”, thể hiện cái nhìn cá nhân về tất cả hiện thực
cuộc sống hay phô bày cảm xúc đã từng rất lâu chôn dấu bằng ngôn ngữ của thơ ca.
Sự kiện cuối cùng mang tính tổng kết về nhu cầu cấp thiết cần đổi mới văn học
nghệ thuật giai đoạn đổi mới đó là vào tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị Trung ương
Đảng ra Nghị quyết về “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý văn học nghệ
thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát
triển lên một bước mới.”[61, tr.6]. Từ đây, vai trò và chức năng cao quý của văn học
nghệ thuật được khẳng định, người cầm bút hiểu được sự cần thiết trong việc đổi mới
văn học, trong đó có thơ ca.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, cuộc gặp gỡ và nói chuyện của Tổng Bí
thư Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sĩ và Nghị quyết của Bộ Chính trị về văn hóa văn
nghệ chính là những định hướng thiết thực và kịp thời nhất của Đảng cho văn hóa văn
nghệ, trong đó có thơ ca, phát triển. Sau ba sự kiện quan trọng trên, những nhà thơ còn
21
đang hoang mang trong cuộc đấu tranh “tìm đường” đã nhận thức được con đường
đúng đắn trong sáng tạo thơ ca. Trong giới văn nghệ dấy lên một không khí cởi mở, sôi
nổi và tạo ra những thành tựu nổi bật thay đổi bình diện chung của nền văn học. Bên
cạnh đó, đường lối mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng đã tạo cơ hội cho việc tiếp thu
những trào lưu tư tưởng, khuynh hướng sáng tác và lý luận văn học nghệ thuật nước
ngoài vào Việt Nam. Điều này là chất xúc tác giúp cho quá trình đổi mới văn học với
những nét cách tân khác biệt được thể hiện trong thơ ca. Đồng thời, việc đổi mới trong
sáng tác thơ ca cũng làm thay đổi thị hiếu thẩm mỹ của độc giả. Có thể thấy, sau năm
1986, thơ ca Việt Nam bước sang giai đoạn hoàn toàn mới, chưa bao giờ nhu cầu cách
tân thơ ca lại trở thành một ý thức tự giác, một điều kiện cần thiết, một xu hướng sáng
tạo trong thơ ca mạnh mẽ như vậy, nó đã trở thành một “làn sóng” như Phan Trắc Thúc
Định đã khẳng định: “Sự táo bạo, dũng cảm của những người đi trước, xu hướng hội
nhập toàn cầu, môi trường tự do dân chủ, giao lưu quốc tế, khao khát khẳng định cá
tính là động lực để nhiều nhà thơ trẻ tạo ra một làn sóng trong thơ đương đại”[9,
tr.17].
Sự phát triển mạnh mẽ của thơ ca với những trào lưu cách tân mạnh mẽ đã thúc
đẩy phê bình nghiên cứu phát triển và cố gắng tìm hiểu, phân loại những xu hướng đổi
mới của thơ ca. Nhà nghiên cứu Mã Giang Lân đã tổng kết những khuynh hướng chính
trong thơ ca giai đoạn này đó là khuynh hướng đời tư và khuynh hướng thế sự, cùng
với đó là sự khẳng định vai trò của cái tôi cá nhân. Các nhà nghiên cứu Phạm Quốc Ca,
Nguyễn Đăng Điệp, Lê Lưu Oanh cũng đã phân loại những xu hướng phát triển khác
nhau của thơ giai đoạn này. Tuy nhìn nhận, đánh giá thơ ca ở nhiều phương diện biểu
hiện khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu trên đều thống nhất quan điểm thơ ca giai
đoạn sau đổi mới phát triển theo xu hướng hiện đại chủ nghĩa, đó là hướng cách tân táo
bạo và dứt khoát rũ bỏ ảnh hưởng của thi pháp truyền thống để tìm đến những cái mới.
Một điều đáng chú ý trong thơ ca giai đoạn văn học sau đổi mới là sự trở về của cái tôi
22
cá nhân. Đây là nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Bá Thành,
Phạm Quốc Ca, Đặng Thu Thủy. Cái tôi cá nhân hướng nội trực tiếp đã xuất hiện vàchi
phối tư tưởng sáng tác của hầu hết những nhà thơ trong phong trào thơ Mới giai đoạn
văn học đầu thế kỉ XX. Đó là sự biểu đạt trực tiếp những cảm xúc, suy tư, chiêm
nghiệm của chủ thể trữ tình bằng ngôn ngữ nghệ thuật.Khuynh hướng biểu đạt cái tôi
hướng nội đã dần nhường chỗ cho cái tôi hướng ngoại trong giai đoạn văn học Cách
mạng.Nhà thơ Cách mạng không được phép nói đến buồn đau, cô đơn hay cái chết.
Nhưng sang đến giai đoạn văn học đổi mới sau 1986, khi văn học không còn là một
công cụ phục vụ chiến đấu, thơ ca tìm về với bản chất nguyên thủy của mình, đó là
việc bộc lộ những tình cảm riêng tây, thể hiện cái nhìn cá nhân; và lúc này, cái tôi cá
nhân lại trỗi dậy mạnh mẽ. Đây tuy không phải là một sự cách tân trong thơ ca mà là
một sự thay đổi trong quá trình vận động thơ ca, làm thay đổi bình diện chung của thơ
ca thời kỳ đổi mới. Sự trở về của cái tôi trữ tình cá nhân chính là một trong những yếu
tố quan trọng nhất thể hiện sự đổi mới trong thơ ca đương đại.
Nói chung, văn học nghệ thuật không thể phát triển mà tách rời khỏi những biến
động chung của thời cuộc. Sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ ca nói riêng
luôn luôn cần phải có sự vận động, đó là quy luật, là lẽ sống, lẽ tồn tại của thơ ca nghệ
thuật. Cuộc đổi mới thơ ca sau 1986 một mặt là do sự thúc ép của tình hình xã hội, mặt
khác do yêu cầu tự thân của thơ ca cần phải đổi mới để duy trì sự tồn tại trong vòng
quay chung của văn học. Cuộc cách mạng đổi mới thơ ca sau năm 1986 là bước khởi
đầu cho cuộc cách tân trong thơ và quá trình cách tân ấy cho đến nay vẫn chưa có hồi
kết. Mọi nhà thơ đương đại đều khao khát tìm tòi và sáng tạo ra những cách thể hiện
mới mẻ trong thơ ca. Vì vậy, nghiên cứu về thơ và những xu hướng đổi mới nhằm khái
quát lên những đặc điểm chung mang tính thống nhất của thơ ca đương đại là việc làm
chưa bao giờ cũ.
1.2.1.2. Sự xuất hiện của các nhà thơ nữ trẻ sau 1986
23
Sự thay đổi trong cảm hứng sáng tạo và quan niệm sáng tác tất yếu sẽ dẫn đến
nhu cầu biểu đạt khác trong văn học. Trong nghệ thuật giai đoạn đổi mới, sự phá cách
cả về nội dung lẫn hình thức là những điều đáng chú ý. Trong đó, thơ ca cũng phát
triển mạnh mẽ và có những bước tiến mới. Đội ngũ nhà thơ không ngừng học hỏi, tiếp
thu để cách tân thơ ca. Đặc biệt, sự xuất hiện của nhiều gương mặt nhà thơ trẻ là những
điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển của thơ ca đương đại. Họ chính là những người
mang luồng gió mới, là sức sống mới của đời sống xã hội hiện đại vào thơ ca. Trong số
những nhà thơ trẻ giai đoạn này, nổi bật hơn cả đó là những nhà thơ nữ trẻ. Một số
gương mặt nhà thơ nữ trẻ tiêu biểu như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim,
Phan Huyền Thư, Dạ Thảo Phương, Bình Nguyên Trang… đã tạo được những dấu ấn
riêng. Chưa bao giờ trong lịch sử thơ ca Việt Nam, người phụ nữ lại làm thơ sôi nổi và
nhiệt thành như trong giai đoạn văn học sau 1986. Trong giai đoạn văn học Trung đại,
sáng tác của những nhà thơ nữ là rất ít, chúng ta được biết đến những nữ sĩ tài năng
như Hồ Xuân Hương, Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm… Họ là những nhà thơ tài
giỏi nhưng lại sống trong thời đại mà người phụ nữ không được coi trọng. Vì vậy
những đóng góp của họ trong nền thơ ca cũng chỉ có ảnh hưởng một phần nhỏ trong
bình diện chung của văn học Trung đại. Bước sang giai đoạn văn học hiện đại, thời kỳ
nở rộ nhất của thơ ca với phong trào Thơ Mới (1932-1945) và giai đoạn văn học cách
mạng, vẫn có những nhà thơ nữ hoạt động sáng tác như Anh Thơ, Vân Đài, Hằng
Phương… Tuy nhiên, những sáng tác của họ không thực sự để lại những dấu ấn độc
đáo. Thời kỳ chống Mỹ, một số cây bút nữ tiêu biểu đã góp phần quan trọng vào tiếng
nói thơ ca của thời đại như: Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ
Dạ…Bước sang giai đoạn văn học thời kỳ đổi mới, khi người cầm bút được tự do hơn,
không phải chịu gò ép trước bất cứ một tư tưởng, quan niệm chung nào; việc cách tân
đổi mới thơ ca được khích lệ, người phụ nữ mới được tự do thể hiện mình trong thơ.
Cảm xúc dồi dào và những tâm trạng nội tâm sâu kín luôn là những đặc trưng của giới
nữ.Khi họ trực tiếp được bộc lộ những tình cảm cá nhân qua thơ ca, họ đã tự mình
24
khẳng định những nét riêng có và độc đáo của giới mình vào thơ. Sự xuất hiện và phát
triển những nhà thơ nữ với số lượng đông đảo là một quy luật tất yếu của sự vận động
thơ ca. Đó không chỉ là một nhu cầu bình đẳng giới, là tiếng nói đòi nữ quyền, mà sâu
xa hơn, đó còn là nhu cầu được thể hiện, được bộc lộ những tình cảm, những cảm xúc
cá nhân, đó là cái tôi đa dạng mà đậm đà một chất chung trong thơ, đó là chất trữ tình.
Những nhà thơ nữ trẻ giai đoạn sau 1986 đã đạt được không ít những thành tựu thơ ca,
và họ chính là những người góp phần quan trọng vào công cuộc cách tân thơ trong giai
đoạn đổi mới, khẳng định vị trí quan trọng của thơ ca trong giai đoạn hội nhập kinh tế
toàn cầu.
1.2.2. Khái lược về thơ nữ trẻ sau 1986
Khái niệm “thơ trẻ” và vấn đề về “thơ nữ” đã được đề cập đến rất nhiều trong
những nghiên cứu văn học thời kỳ đổi mới. Đầu năm 1993, Hoàng Hưng đã nói đến
“phiên đổi gác” với sự xuất hiện của rất nhiều những nhà thơ sáng tác khi còn rất trẻ,
tuổi đời chỉ từ 20 đến 25 tuổi, trong đó có cả những nhà thơ nữ. Vi Thùy Linh, Ly
Hoàng Ly và Bùi Sim Sim là những cái tên được biết đến nhiều trong thi đàn. Tuy tính
đến thời điểm hiện tại, cả ba tác giả này không còn là những cây bút tràn trề nhiệt
huyết và nhựa sống của tuổi trẻ, nhưng những tác phẩm của họ tính từ thời điểm ra đời,
khi các tác giả bắt đầu sáng tác ở tuổi đời còn rất trẻ, đã bộc lộ được tài năng và bước
đầu hình thành những phong cách cá nhân, cá tính sáng tạo riêng và độc đáo. Ba nhà
thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim đều là những nhà thơ thuộc thế hệ nhà
thơ trẻ xuất hiện ở giai đoạn đầu của nền văn học đổi mới, gọi họ là những nhà thơ
“nữtrẻ” là bởi họ chính là những người tiên phong, nỗ lực cho cuộc cách tân đổi mới
thơ ca, tạo nên một diện mạo mới mẻ cho nền thơ ca đương đại; họ đưa vào thơ ca sức
trẻ của tuổi xuân và chính dấu ấn tuổi trẻ trong thơ đã lưu lại họ với những cái tên rất
“trẻ” và là đại diện cho một thế hệ những nhà thơ “trẻ” trong giai đoạn đổi mới. Như
vậy, “một nhà thơ trẻ phải là một nhà thơ có tác phẩm “trẻ”, hay nói cho chính xác
25
hơn, phải có những tác phẩm “mới” và gây được “tiếng vang” trên văn đàn”[9, tr.17].
Chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm “thơ nữ trẻ” trong việc nghiên cứu những tác
phẩm thơ của ba nhà thơ, những tác phẩm đó là sự dồn tụ một cách đầy đủ từ phong
cách, cá tính đến sức sống sôi nổi, mãnh liệt của tuổi trẻ nhà thơ.
Lớp nhà thơ nữ trẻ, trong đó có ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi
Sim Sim; với những tình cảm tự nhiên, chân thành đã đưa vào thơ những cảm xúc cá
nhân vừa sâu sắc vừa sôi nổi. Đó là tiếng lòng thiết tha của người phụ nữ trong tình
yêu, là những xúc cảm của nội tâm sâu kín, là những ẩn ức, những vô thức được thể
hiện hết sức tự nhiên mà đôi khi cũng đầy ý nhị, là những chiêm nghiệm, suy tư sâu sắc
về những vấn đề của cuộc sống. Những phương cách được họ thể hiện trong thơ cùng
những quan niệm sáng tác mới mẻ chính là những biểu hiện sống động nhất của thơ ca
đổi mới. Những nhà thơ nữ trẻ giai đoạn này, họ hòa nhập rất nhanh với cuộc sống hiện
đại, họ không bị ràng buộc bởi những quan niệm thẩm mĩ hay tư tưởng sáng tạo khắt
khe nào, họ tự do; vì vậy, cái tôi trữ tình được họ thể hiện trong thơ là biểu hiện của
con người cá nhân với tình cảm, tâm tư sâu kín nhất.
Có thể thấy rằng, cuộc cách mạng đổi mới thơ ca đương đại chính là một cơ hội
để những nhà thơ được thể hiện hết mình. Những nhà thơ nữ trong sáng tạo thơ ca vẫn
luôn in dấu trong thơ những nét riêng ấn tượng về tính nữ. Đó là sự chân thành của tình
cảm; sự sâu sắc của triết lý, chiêm nghiệm; sự mãnh liệt, tha thiết của người nữ trong
tình yêu… Những đặc trưng chỉ có ở giới nữ đã góp phần làm nên thành công của
những nhà thơ nữ trẻ trong giai đoạn văn học này. Nghiên cứu về thơ nữ trẻ giai đoạn
sau 1986 không chỉ khẳng định tài năng, bản lĩnh, cá tính và phong cách riêng của từng
người mà còn giúp khái quát lên những nét đặc trưng của diện mạo thơ nữ trẻ ngày
nay.
1.2.3. Khái quát về Vi Thùy Linh, Ly Loàng Ly và Bùi Sim Sim
26
Cũng như những loại hình nghệ thuật khác, văn học, hay cụ thể là thơ ca, không
thể phát triển mà không có sự vận động, thay đổi. Sự vận động ấy chính là lẽ sống của
thơ ca. Để có những bước chuyển mình thành công, thơ ca phải tự tìm đến những cái
mới, tự hình thành nên những vùng đất mới cho sự sáng tạo và đặc biệt là phải luôn
luôn có những chủ thể sáng tạo mới. Quy luật đào thải trong văn chương nghệ thuật là
rất khắc nghiệt. Chỉ những người thực sự có tài năng, tạo nên trong thơ mình những nét
đặc sắc ấn tượng, những cá tính riêng thì mới thực sự tồn tại và tiến xa hơn trên con
đường sáng tác. Trong sự vận động không ngừng của văn học Việt Nam giai đoạn hiện
đại, các nhà thơ trẻ giữ một vị trí rất quan trọng mà đặc biệt là sự xuất hiện của một số
hiện tượng thơ nữ trẻ.Đây là những nhà thơ đã có những đóng góp không nhỏ tạo nên
sự đặc sắc và diện mạo mới cho thơ Việt Nam giai đoạn đổi mới. Đáng lưu ý là sự xuất
hiện đầy ấn tượng của ba nhà thơ nữ, với những sáng tác sau năm 1986, mang đậm
chất trữ tình và ý thức về cái tôi cá nhân: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim.
Ngay từ khi xuất hiện trong làng thơ Việt Nam, cả ba nữ nhà thơ đều rất được quan
tâm chú ý, thậm chí họ còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều cuộc tranh luận, nhiều
bài nghiên cứu phê bình văn học.
Vi Thùy Linh
Vi Thùy Linh sinh ngày 4-4-1980 tại Hà Nội.Chị là hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam, hiện nay chị đang sống và làm việc tại Hà Nội.Vi Thùy Linh tốt nghiệp Đại học
Báo Chí. Tuy là một nhà thơ nữ trẻ nhưng Vi Thùy Linh đã nhanh chóng trở thành một
“hiện tượng” trong nền thi ca đương đại Việt Nam, những sáng tác của chị đã trở thành
đề tài cho nhiều cuộc tranh luận trong nghiên cứu và phê bình văn học. Những tác
phẩm chính: Khát (1999, tập thơ, NXB Phụ nữ), Linh(2000, Hà Nội, NXB Thanh
niên), Đồng tử(2005, tập thơ song ngữ, NXB Văn nghệ TP. HCM), ViLi in love (2008,
tập thơ song ngữ Việt – Anh, Dịch: Dương Tường, Trịnh Lữ, TP. HCM, NXB Văn
nghệ), Phim đôi – Tình tự chậm(2010, NXB Thanh niên), ViLi và Paris (2012, tập thơ
27
song ngữ Việt - Anh, NXB Hội nhà văn), ViLi tùy bút (2012,NXB Hội Nhà văn, Hà
Nội),Hộ chiếu tâm hồn: Tùy bút, (2015, NXB Kim Đồng, Hà Nội). Ngoài ra, Vi Thùy
Linh còn tham gia viết phê bình, viết báo, sáng tác văn xuôi. Có thể thấy rằng, Vi Thùy
Linh là một người phụ nữ tài năng, lao động nghệ thuật nghiêm túc và hăng say.
Năm 1995, Vi Thùy Linh in bài thơ đầu tay của mình trên báo Tiền phong. Năm
1999, NXB Hội Nhà văn in tập thơ Khát của chị, đánh dấu mốc quan trọng trong sự
nghiệp sáng tác thơ ca của Vi Thùy Linh. Tập thơ là biểu hiện của những nét cách tân
táo bạo trong việc thể hiện những khao khát cá nhân.Năm 2000, NXB Thanh Niên xuất
bản tập thơ thứ hai của Vi Thùy Linh với cái tên Linh, tập thơ thể hiện rất rõ cái tôi cá
nhân đầy cá tính. Nguyễn Huy Thiệp nhận định về Linh trong tập thơ này: “so với các
nhà thơ nữ trên văn đàn, Linh không chỉ “đáng kể nhất”, mà còn “nguy hiểm
nhất”[29]. Vi Thùy Linh với hai tập thơ đầu tay đã gây đươc sự chú ý đối với giới phê
bình, nghiên cứu. “Hiện tượng Vi Thùy Linh” đã gây ra một cuộc tranh luân sôi nổi
trên báo Người Hà Nội.Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng của thơ Vi Thùy Linh đối với
dư luận là rất lớn. Năm 2005, Vi Thùy Linh cho ra mắt độc giả tập thơ song ngữ Việt –
Pháp Đồng tửdo NXB Văn nghệ TP. HCM ấn hành. Ngay sau đó ba năm, Vi Thùy
Linh tiếp tục cho ra mắt tập thơ song ngữ Việt – Anh ViLi in love.Đến năm 2010, tập
thơ Phim đôi – Tình tự chậmdo NXB Thanh niên phát hành là một ấn phẩm vô cùng
đắt giá của Vi Thùy Linh. Tác phẩm là sự kết hợp giữa nhiều lĩnh vực nghệ thuật từ thơ
ca, đến âm nhac, hội họa và điện ảnh.Tác phẩm có sự góp mặt của nhiều dịch giả, họa
sĩ, nhà thơ, đạo diễn, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng. Năm 2011, tập thơ viết cho thiếu nhiChu
du cùng ông nội được xuất bản bởi NXB Kim Đồng đã thể hiện được toàn bộ những
nét đặc sắc, phong phú trong phong cách sáng tác của Vi Thùy Linh. Ngày 1/12/2012,
tác giả đã tổ chức thành công buổi trình diễn văn học “Bay cùng ViLi”, giới thiệu hai
cuốn sách: ViLi in Paris và ViLi tùy bút. Tiếp tục lấn sân sang thể loại tùy bút, gần
đây, năm 2015, Vi Thùy Linh tiếp tục ra mắt tùy bút Hộ chiếu tâm hồn do NXB Kim
28
Đồng in ấn. Có thể nói rằng, Vi Thùy Linh chính là một “hiện tượng” của thơ ca đương
đại, chị hoạt động nghệ thuật và sáng tác không ngừng nghỉ. Thơ ca của Vi Thùy Linh
mang đậm hơi thở của cuộc sống hiện đại nhưng luôn sâu lắng những cảm xúc, suy tư
cá nhân.Với thơ ca, chị được tự do thể hiện tất cả cá tính, sự táo bạo, phóng khoáng; đó
là người con gái có bản lĩnh, có tài năng.Những thành công mà chị đạt đươc trong sự
nghiệp hoạt động nghệ thuật đã tự khẳng định vị trí của chị trên văn đàn.Chị đã góp
một phần ảnh hưởng lớn vào cuộc cách mạng đổi mới thơ ca đương đại.
Ly Hoàng Ly
Cũng là một nhà thơ nữ trẻ trưởng thành trong giai đoạn văn học thời kì đổi mới
nhưng Ly Hoàng Ly và Vi Thùy Linh vẫn có những đặc sắc khác biệt, thể hiện trong
cái tôi cá thể, trong những sáng tác thơ ca trữ tình. Ly Hoàng Ly sinh năm 1975, chị là
một nhà thơ, họa sĩ, là tác giả của nhiều cuộc triển lãm sắp đặt và trình diễn đã trưng
bày trong và ngoài nước. Tập thơ đầu tay của nhà thơ là tập Cỏ trắng xuất bản năm
1999, tập thơ từng đạt giải Mai Vàng của báo Người Lao Động; sáu năm sau chị cho ra
đời tập thơ thứ hai – Lô lô (2005). Tập thơ Lô lô của Ly Hoàng Ly được Hội Nhà văn
Việt Nam tặng thưởng ngày 12/10/2006 nhưng chị đã từ chối nhận thưởng ngay sau
khi Hội Nhà văn Việt Nam công bố giải thưởng 10 ngày, hành động này cho thấy Ly
Hoàng Ly là một người có thái độ rõ ràng trong việc sáng tạo văn chương và danh
vọng. Bên cạnh việc sáng tác thi ca, Ly Hoàng Ly còn theo đuổi công việc liên quan
đến hội họa và nghệ thuật sắp đặt, chị dành cả cuộc đời cho sự nỗ lực tìm tòi và mở
rộng cái đẹp, chính khát khao và sức sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ ấy đã thấm
sâu vào từng trang thơ, làm cho cái tôi trữ tình trong thơ của chị được thể hiện một
cách sâu sắc, hài hòa và độc đáo.
Bùi Sim Sim
Cùng với Vi Thùy Linh và Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim cũng là một nhà thơ nữ
trẻ tiêu biểu giai đoạn văn học thời kỳ đổi mới. Bùi Sim Sim sinh ngày 20/6/1969 tại
Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chị tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
29
năm 1991, sau đó là phóng viên tạp chí Kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tới
năm 1994. Từ năm 1994 đến nay, chị là phóng viên Thời báo Ngân hàng.Chị tham gia
Hội nhà văn Việt Nam từ năm 2005.Trong hoạt động sáng tác thơ ca, Bùi Sim Sim còn
dùng các bút danh như Ngô Sơn Nam, Dương Quỳnh. Tập thơ đầu tay của chị là tập
Thì thầm lá non, do NXB Hội Nhà văn xuất bản năm 1996. Tập thơ thứ hai Giữa hai
chiều quên nhớđược xuất bản năm 2003. Ngoài ra chị còn có một số bài thơ được in
chung trong tập thơ nhiều tác giả như bài thơ: Ảo ảnh, Lời tiễn mùa thu, Đêm Hà Nội
nhớ,Cõi lặng. Chị từng đạt giải ba cuộc thi thơ báo Người Hà Nội, năm 2006.Cũng là
đại diện cho lớp nhà thơ trẻ đương đại Việt Nam, Bùi Sim Sim với hai tập thơ Thì
thầm lá non và Giữa hai chiều quên nhớ đã thể hiện được những nét cách tân đặc sắc
trong tư duy thơ cũng như trong hình thức nghệ thuật của thơ. Thơ của chị nhẹ nhàng,
dung dị mà đậm chất triết lý, suy tư.
Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu ba nhà thơ nữ trẻ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và
Bùi Sim Sim vì họ chính là diện mạo phong phú cho nền thơ ca Việt Nam thời kỳ sau
đổi mới.Chính những nét đặc sắc của cái tôi cá tính trong mỗi nhà thơ đã tạo nên hơi
thở mới, tiếng nói mới cho thơ ca đương đại.
Tiểu kết chƣơng 1
Cái tôi trữ tình là sự thống nhất của cái tôi cá nhân, cái tôi xã hội, cái tôi nghệ
thuật, thẩm mĩ.Cái tôi trữ tình là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định nội dung,
hình thức nghệ thuật và là phương tiện để nhà thơ khẳng định đặc trưng của cái tôi cá
nhân. Trong bối cảnh hội nhập, giao thoa và tiếp biến văn hóa ngày nay, thơ ca đang có
những chuyển biến tích cực. Sự xuất hiện của những nhà thơ trẻ, đặc biệt là những nhà
thơ nữ trẻ với những dấu ấn riêng biệt cùng những nỗ lực cách tân táo bạo đã tạo thành
một làn sóng thay đổi bình diện chung của nền thơ ca đương đại. Vi Thùy Linh, Ly
Hoàng Ly và Bùi Sim Sim là những cây bút nữ trẻ đã gây được những ấn tượng nhất
định trong nền thơ sau 1986. Họ chung nhau những khao khát đổi mới, được xếp cùng
kiểu nhà thơ đương đại với sự đồng điệu về nhiều điểm cách tân trong thi pháp và nội
30
dung, họ chung nhau điểm nhìn mang đặc trưng tính nữ; nhưng mỗi nhà thơ lại thể
hiện một cái tôi cá nhân riêng biệt và độc đáo, đó là cái tôi cá nhân phức tạp, mang tinh
thần thời đại mới.
31
Chƣơng 2: CÁC DẠNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM
2.1. Cái tôi cá nhân
2.1.1. Cái tôi chủ quan
Cái tôi trữ tình trong thơ chính là một phương cách thể hiện bản chất chủ thể hay
tính chủ quan của người sáng tác, là sự cá thể hóa cảm nghĩ và những cách nhìn nhận
riêng biệt. Trong thơ, nhân vật trữ tình là những dạng biểu hiện khác nhau của chủ thể
trữ tình. Theo cuốn Mĩ học, Hegel nêu định nghĩa về trữ tình: “Nội dung của nó là toàn
bộ cái chủ quan, thế giới nội tâm, tâm hồn đang tư duy và đang cảm thấy cuộc sống
bên trong. Cái chủ quan không biểu hiện ra thành hành động mà vẫn cứ ở trong trạng
thái nội cảm, và do đó, mục đích trữ tình là sự bộc lộ chủ thể” [25, tr.25]. Theo quan
điểm của Hegel, cái chủ quan không chỉ là nội dung mà còn là mục đích thể hiện của
thơ trữ tình. Có thể thấy rằng, cái tôi chủ quan trong thơ giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Trong tiến trình phát triển của thơ, ở mỗi giai đoạn khác nhau, cái tôi chủ quan lại
mang những đặc trưng và sắc thái khác nhau. Trong giai đoạn văn học Trung đại, nhân
vật trữ tình trong thơ ẩn khuất theo lối nhân xưng, cảm xúc cá nhân và những quan
điểm đánh giá thế giới khách quan mang tính chủ quan không được trực tiếp thể hiện
trong thơ. Nhiệm vụ của thơ giai đoạn này luôn hướng theo tiêu chí “văn dĩ tải đạo”, vì
vậy cái tôi chủ quan của người sáng tác không được công khai thể hiện. Bước sang giai
đoạn văn học hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Thơ Mới, cái tôi trữ
tình hướng nội trực tiếp là tư duy thơ chủ đạo. Mọi cung bậc cảm xúc, thế giới nội tâm
của chủ thể trữ tình đều được bộc lộ một cách trực tiếp trong thơ. Các nhà thơ trong
phong trào Thơ Mới lấy cái Tôi là nguồn gốc, là nguyên tắc để “cắt nghĩa thế giới”; họ
nhìn nhận và đánh giá thế giới khách quan qua lăng kính cảm xúc chủ quan. Đến văn
học cách mạng, cái tôi trữ tình không còn được thể hiện bằng tư duy hướng nội trực
32
tiếp của cái Tôi cá thể nữa mà cái tôi trữ tình đóng vai trò là người chứng kiến và tái
hiện hiện thực, cái tôi chủ quan cá nhân chìm đi để cho cái ta cộng đồng rộng lớn trỗi
dậy; sự thay đổi của cách thức thể hiện tính chủ quan trong thơ giai đoạn này đáp ứng
nhu cầu của thời đại. Bước sang giai đoạn văn học sau đổi mới và đặc biệt trong những
năm gần đây, cái tôi chủ quan trong thơ lại có sự biến đổi mạnh mẽ với sự trở về của
cái tôi hướng nội. Những nhà thơ trẻ đương đại luôn khao khát khẳng định con người
cá nhân với những đặc trưng và cá tính riêng biệt. Ý thức cá nhân trong thơ lại trỗi dậy
mạnh mẽ rất phù hợp với bản chất của thơ trữ tình.Cái tôi cá nhân đã thực sự được
phục sinh, được tìm về với đúng nghĩa giá trị và vị thế của nó trong thơ. Trong suốt
một thời gian dài, cái tôi cá nhân trong thơ bị giam hãm, thơ là tiếng nói của cái ta
chung, của cộng đồng với những hào khí, hoan ca; nỗi buồn cá nhân, sự cô đơn, tuyệt
vọng hay cái chết đều không được nói đến. Giờ đây, thời kỳ đổi mới đã tạo cơ hội cho
thơ tìm lại được chân bản thể với những bản chất của thơ trữ tình. Nhà thơ được “cởi
trói”, có thể tự do đi sâu, khai phá những ngõ ngách tâm hồn mình, trở về để tìm hiểu
chính mình với những yêu thương, đam mê, hân hoan lẫn tuyệt vọng, cô đơn, buồn tủi,
thậm chí là cái chết. Hơn nữa, họ được thoải mái “tung hoành” với những lối viết
phóng khoáng, bạo dạn; với những quan niệm mới về thơ và sự thể hiện, họ tự tin đi
tìm kiếm những cái mới.Họ khao khát thể hiện chính mình với những nét cách tân
riêng biệt, tạo được những dấu ấn của cái tôi chủ quan không thể trộn lẫn.
Cùng với tư tưởng cách tân thơ và khao khát khẳng định cái tôi chủ quan độc đáo,
giống như nhiều nhà thơ trẻ đương đại, ba nhà thơ nữ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và
Bùi Sim Sim đã thể hiện trong thơ mình ý thức của cái tôi chủ quan trỗi dậy mạnh mẽ
với tất cả sự phức tạp của thế giới nội tâm sâu kín, luôn muốn được đề cao với những
nét độc đáo riêng biệt. Sự tự ý thức về cái tôi chủ quan của ba nhà thơ được thể hiện ở
cả trong cuộc sống với việc thể hiện những cá tính riêng biệt và ở cả trong văn chương
với sự thể hiện của cái tôi trữ tình độc đáo. Họ luôn luôn muốn khẳng định con người
hiện thực cá nhân của mình, chống lại mọi lề thói, khuôn phép có sẵn, tìm đến những
33
điều mới mẻ. Chính những điều này đã tạo nên ở mỗi nhà thơ một tính cách riêng biệt
để họ có thể tiếp tục vẫy vùng trong hành trình đi đến tận cùng thơ ca.
Ngay từ khi xuất hiện, cả ba nhà thơ nữ trẻ đều đã khẳng định tiếng nói riêng, cá
tính độc đáo riêng với cái tôi cá nhân “không giống ai” của mình. Nhà thơ trẻ Vi Thùy
Linh luôn luôn khao khát được biểu hiện cái tôi trước cuộc đời, cái tôi bản thể mang
tính khác biệt, chị luôn muốn tạo ra sự độc đáo riêng biệt trong lối tư duy, trong cách
diễn đạt và việc sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ. Điều làm nên sự khác biệt trong thơ Vi
Thùy Linh là sự thể hiện một cách mới mẻ và chân thành những tình cảm cá nhân trong
thơ, Vi Thùy Linh bộc bạch trong Lời tự tình cùng độc giả, tập thơ ViLi in Love:
“Không cần nói về sự chân thành, bởi nó là đặc thù cá tính của tôi, cũng như của
những độc giả có lương tri, tâm hồn đẹp. Chúng ta chân thành đến với nhau, đi cùng
và hẹn gặp nhau phía trước.Đẹp là Mới, Mới cần phải Đẹp. Sống và yêu như thế, là
thỏa một kiếp người”[31, tr.120]. Những tuyên ngôn về sáng tác nghệ thuật đó của Vi
Thùy Linh là sự khẳng định một cách quyết liệt cho cá tính sáng tạo và sự độc đáo
trong thơ chị. Ngay từ những tập thơ đầu tayKhát và Linh cho đến những tập thơ sau
này được chị cho ra mắt độc giả, tất cả đều mang những nét độc đáo, riêng biệt với cá
tính mạnh mẽ mang dấu ấn Vi Thùy Linh. Có lẽ bởi chính những nét phá cách, khác
biệt của cái tôi nữ quyền khao khát giải phóng những ẩn ức sâu kín,với cá tính mạnh
mẽ mà thơ Vi Thùy Linh được bạn đọc yêu mến. Cũng là một nhà thơ nữ trẻ đại diện
cho thơ ca đương đại, Ly Hoàng Ly với hai tập thơ Cỏ trắng và Lôlô đã thể hiện được
một Ly Hoàng Ly cá tính, không trộn lẫn với bất cứ nhà thơ nữ đương đại nào. Ly
Hoàng Ly đã khẳng định: “làm nghệ thuật là công việc đường dài… Tôi làm nghệ thuật
là để khám phá thế giới quanh mình và khám phá chính mình” [80]. Ly Hoàng Ly
không chỉ là một nhà thơ, chị còn tận hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật, hội họa và nghệ
thuật tạo hình là những cái đẹp chị vẫn đang và sẽ theo đuổi. Con người hiện thực Ly
Hoàng Ly với những đặc trưng riêng biệt đã làm nên trong thơ chị nét riêng độc đáo:
34
“Ly quê ở Bắc Ninh, sinh ra ở Hà Nội, trưởng thành ở Sài Gòn, học nghệ thuật đương
đại ở Mỹ. Sự tinh tế của người Kinh Bắc, sự thanh lịch của người Tràng An, tính cách
rộng mở của người Sài Gòn… như đã làm nên vẻ đẹp trong phong thái của Ly: ý tứ,
duyên dáng, và hiện đại”[74]. Thơ Ly Hoàng Ly luôn mang sự đằm thắm nữ tính,
duyên dáng nhưng cũng đậm tính cách tân trong hình thức nghệ thuật. Nếu như thơ Vi
Thùy Linh thể hiện một cái tôi bạo dạn với cá tính mạnh mẽ, nếu như thơ Ly Hoàng Ly
đậm chất nữ tính đằm thắm bằng sự thể hiện mới mẻ thì thơ của Bùi Sim Sim là tiếng
nói của một tâm hồn nữ tính với tình cảm sâu sắc, đậm chất lý trí, chiêm nghiệm. Khác
với Vi Thùy Linh và Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim là nhà thơ sống trong giai đoạn giao
thời giữa cái cũ và cái mới, giữa sự chuyển mình của thời cuộc trước và sau đổi mới
thơ ca. Vì vậy, cái tôi cá nhân trong thơ Bùi Sim Sim không quá mạnh mẽ, cuồng nhiệt
trong sự thể hiện nhưng nhà thơ vẫn ý nhị khẳng định một cái tôi cá tính đang rũ bỏ
những lề thói cũ kĩ, tìm đến với những cách tân mới mẻ của thơ ca đương đại; chị là
một trong những đại diện tiêu biểu của sự nỗ lực đổi mới thơ ca giai đoạn đầu của thời
kỳ văn học đương đại; chính sự ảnh hưởng của thời đại và cá tính cá nhân đã tạo nên
một Bùi Sim Sim mang cá tính riêng độc đáo. Có thể thấy rằng, những yếu tố của tư
duy văn học giới cùng với những cá tính sáng tạo và tính cách riêng của từng người đã
làm nên cái tôi cá nhân độc đáo trong thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim.
Đó là những cái tên đặc biệt không thể trộn lẫn.
Cái tôi cá nhân chủ quan của mỗi nhà thơ trước hết được khẳng định qua cách đặt
tên nhan đề cho các tập thơ, các bài thơ. Giống như trang bìa của mỗi cuốn tạp chí,
việc đặt tên cho tập thơ và nhan đề bài thơ như một sự in dấu, tạo ấn tượng một cách rõ
ràng và hiệu quả nhất cái tôi chủ quan, mỗi nhà thơ đều khao khát khẳng định mình với
những cá tính riêng độc đáo. Nhà thơ Bùi Sim Sim đã thực sự tạo ấn tượng với hai tập
thơ Thì thầm lá non và Giữa hai chiều quên nhớ. Chị đã ghi tên mình trong lòng
người đọc với ấn tượng về hình ảnh của một người con gái đậm chất nữ tình, vừa đằm
35
thắm, dịu dàng lại vừa quyết liệt, giằng xé. Tình cảm và chất suy tưởng trong thơ chị
đã được gợi mở ngay từ tên của tập thơ.Những nhan đề bài thơ như Tự cảm, Điệp
khúc tình yêu, Mưa ngâu tức cảm… đã phác thảo những nét vẽ đầu tiên về hình ảnh
của một cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, nhạy cảm và sâu sắc.Nhân vật trữ tình biểu hiện
cái tôi chủ quan của nhà thơ lại xuất hiện với những Phép nghĩ, Nghịch lý, Lẩn thẩn
về cũ – mới… thể hiện một cái tôi lý trí với những suy tư, dự cảm.Đọc thơ Bùi Sim
Sim, ta sẽ thấy một cái tôi trữ tình biến thiên đa dạng bằng sự thể hiện của nhân vật trữ
tình trong mỗi bài thơ. Hơn nữa, ngay từ tên tập thơ và nhan đề các bài thơ, nhà thơ đã
tạo được trong lòng người đọc cảm tình đặc biệt và những hình dung mới mẻ về một
cái tôi chủ quan đậm nữ tính. Còn với nhà thơ Ly Hoàng Ly, từ Cỏ trắng đến Lô lô là
một quá trình trưởng thành với nhiều nét cách tân đặc sắc. Hai tập thơ là sự thể nghiệm
của tác giả trong thơ ca bằng việc pha trộn các loại hình nghệ thuật; ngôn ngữ, cảm
xúc, màu sắc, đường nét, ý niệm… tất cả đều được phối hợp với nhau để tạo nên chất
riêng trong thơ Ly Hoàng Ly. Độc giả sẽ thấy được một cái tôi chủ quan với những
tình cảm chân thành, cảm xúc nhạy bén và những suy tư sâu sắc trong Ảo vọng, Hồng
tro,Giấc mơ… Chúng ta cũng có thể thấy hình ảnh cái tôi trữ tình đam mê và thấm
nhuần chất nghệ sĩ, khó hiểu đến siêu thực trong Ảo giác, Lô lô, Nhà nghiêng, Phòng
trắng… Người nữ duyên dáng, đằm thắm cùng với sự kết hợp tài tình các loại hình
nghệ thuật trong thơ đã làm nên một cái tôi chủ quan khác biệt trong thơ Ly Hoàng Ly.
Với Vi Thùy Linh, ý thức về việc khẳng định cái tôi chủ quan qua thơ ca được thể hiện
một cách quyết liệt nhất. Khátvà Linhlà hai tập thơ đầu tay thể hiện được một cách sôi
nổi và mạnh mẽ nhất khao khát khẳng định mình, nhan đề hai tập thơ là hàm ẩn cho cá
tính mạnh mẽ và ý thức về giá trị của bản thân; đó là sức trẻ, là cá tính của cô gái đang
sung mãn. Đến Đồng tử, ViLi in love, Phim đôi – tình tự chậm, Chu du cùng ông nội
và ViLi in Paris cái tôi chủ quan nhà thơ tuy không bồng bột, nổi loạn như trước, chín
chắn và chững chạc hơn, nhưng cũng lại đằm thắm và khẳng định sâu sắc hơn cá tính
sáng tạo của mình với những Ga Vi, Thùy, Nhớ ViLi ở Paris… Khác với giai đoạn thơ
36
ca trước đó, giờ đây trong thơ đương đại, những nhà thơ nữ đã trực tiếp gợi mở và
khẳng định chính mình, in dấu chính mình trong việc lựa chọn cách đặt tên nhan đề các
tập thơ và bài thơ.Đó là ý thức khẳng định cái tôi cá nhân độc đáo, khao khát đề cao và
trân trọng giá trị của chính mình.
Không chỉ là việc lựa chọn nhan đề, mà quyết liệt và táo bạo hơn nữa là việc
những nhà thơ nữ trực tiếp tuyên ngôn, bày tỏ bản lĩnh mạnh mẽ, khẳng định cái tôi
riêng khác biệt trong thơ. Nếu như trong thơ ca giai đoạn trước, nhà thơ thường dùng
đại từ nhân xưng “ta”, “chúng ta”… để biểu đạt thế giới nội tâm của chính mình hoặc
của cộng đồng thì đến nay, các nhà thơ ưa dùng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất, số ít,
họ trực tiếp xưng “tôi” để biểu đạt tính chủ quan cá nhân của mình. Sự xuất hiện của
đại từ “tôi” trong thơ của Vi Thùy Linh nhiều hơn so với các nhà thơ khác, đặc biệt là
trong hai tập thơ đầu tay, đó là sự bồng bột, vội vã muốn được khẳng định mình một
cách sôi nổi và nhiệt thành. Đến những tập thơ sau, cái “tôi” xuất hiện với mật độ thưa
dần, thể hiện sự chín chắn và tiết chế của nhà thơ. Tuy nhiên cái tôi lại biến thể sang
nhiều dạng thức khác. Nhà thơ tự xưng: “em”, “ta”, “mình”,“Hoa Thùy Linh”, “Vi”,
“Nàng Tím”, “Nàng tháng Tư”, “ViVi”, “Linh”, “ViLi”… Cách tự xưng như vậy
trong thơ Vi Thùy Linh là rất nhiều và rất đa dạng, thể hiện một cách mạnh mẽ khao
khát tự khẳng định cá tính cá nhân và cái tôi chủ quan trong sáng tạo. Vi Thùy Linh đã
tuyên ngôn: “Không bao giờ hóa trang để nhập vai người khác” (Tôi), và quan điểm
đó lại được khẳng định lại nhiều lần: “Gọi “Mình ơi!” là gọi cả cho mình/ Gọi “Mình
ơi!” để chỉ nhận vai Linh (Hồ sơ tháng ba); “Nàng thủ vai chính mình” (Bài thơ đầu
tiên cho Whitney); “Còn đôi ta nhập vai chính mình” (Praha); “Đâu thể nhòe giữa
các loại nhan sắc, tư duy đại trà” (Tầng 56 của giấc mơ)… Luôn ý thức được cá tính
độc đáo, riêng biệt của mình, Vi Thùy Linh khẳng định mình là một cá thể riêng biệt.
Thậm chí, nữ nhà thơ còn khao khát: “Đập nát đơn điệu, khuôn khổ của cũ kĩ, nhàm
chán và cam chịu/ Em tự làm mất đối xứng – “bằng em” (Không thanh thản). Đó là
37
sự khẳng định một cái tôi kiên định, một cái tôi bản lĩnh có thể thay thời đổi thế, là cái
tôi duy nhất và độc nhất. Ý thức về cái tôi chủ quan như một sự ám ảnh từ ngày sinh
đánh dấu sự riêng biệt của cá nhân, Vi Thùy Linh viết nhiều về ngày sinh nhật của
mình, ngày 4/4, và con số ấy xuất hiện liên tục trong thơ chị như một ẩn ý cho sự
khẳng định chất riêng: “Trung tâm thương mại Sapa – Praha 4/ Hotel Sapa 4 sao 4
tầng/ Lưu trú nàng tháng Tư đi qua 4 nước/ Bên gối, những cuốn sách in ảnh Anh, bìa
4” (Praha) Hay:“Anh đưa em quay lại Paris/ Lần thứ tư/ Vào đêm 4 tháng Bốn”
(Paris Paris), một số bài thơ cũng nhắc đến những con số này: Một mình tháng Tư,
Những người sinh tháng Tư, Tháng Tư… Trong thơ Vi Thùy Linh, sự xuất hiện của
những con số như một sự bổ trợ cho ngôn ngữ của cảm xúc, việc xuất hiện số 4 gắn với
sinh nhật của chị là một đặc trưng đánh dấu nét riêng biệt và ghi dấu lại cái tôi chủ
quan không trộn lẫn của Vi Thùy Linh, chị tự đánh dấu chính mình trong thơ ca. Trong
thơ, Vi Thùy Linh còn thể hiện cái tôi tự ý thức về giá trị của mình:“Bùi Công Duy và
dàn nhạc giao hưởng Berlin chơi cho riêng nàng”; “…vẫn mải miết trình tấu cho mình
ViLi” (Violin trắng), “Sau sinh nhật/ Phố kế phố phủ tím vì Linh/ Tháng Năm nhuộm
bằng lăng chiều Linh” (Phiên hoa)… Tất cả đó đều là sự tự khẳng định, tự ý thức
được nét độc đáo của cái tôi cá nhân, mong muốn được đề cao với những nét riêng biệt
và táo bạo trong thơ Vi Thùy Linh.
Tuy không quyết liệt và táo bạo như Vi Thùy Linh, nhưng Ly Hoàng Ly lại thể
hiện cái tôi cá nhân một cách nhẹ nhàng và đậm duyên nữ tính: “Em ước mình được là
cỏ trắng/ Vì cỏ trắng rất thơm, rất ngọt, rất trong/ Vì cỏ trắng, không phải cỏ xanh/ Vì
cỏ trắng là chỉ của riêng em” (Cỏ trắng). Cái tôi trong thơ Ly Hoàng Ly còn khao khát
được trở về tìm tòi và khám phá chính bản thân mình:“Không ai hiểu được/ ta thầm
lặng hay ta yếu ớt/ Chiếc lá xoay tít nhiều vòng trước khi chạm đất/ Thanh thản tìm
điệu vũ cho riêng mình”(Có thể)và tự khẳng định con người mình với những tâm trạng
hoàn toàn khác mới trong sự đón nhận lại điều đã qua: “Mở toang và thanh thản/ Ta
38
đón nhận ta/ Dẫu là cái bóng của ngày hôm qua” (Có thể). Cái tôi trữ tình trong thơ
Ly Hoàng Ly còn là cái tôi dị biệt khi: “Tôi muốn/ Đêm nào cũng có một chú chim đậu
bên cửa sổ hót cho tôi nghe khúc ca dị biệt/ Chỉ có tôi nghe được/ và chỉ có tôi thích
tôi muốn” (Tôi muốn); khi:“Tôi nghe thấy tiếng đêm kêu lóc cóc/ Thở rậm rực” (Đi
tàu đêm); hoặc khi: “Tôi hớt hải đi tìm điều đã mất/ Tôi đâm vào chính tôi / … /Người
đàn ông say không còn thức dậy trong tôi/ Cây ngà voi đâm thẳng vào hư vô/ Bật
khóc” (Cây ngà voi và mẹ). Cái tôi hiện thực, đôi khi được nâng lên cái tôi siêu thực,
Ly Hoàng Ly luôn sáng tạo ra ngôn ngữ nghệ thuật với nội dung không được phô bày
trực diện, nó là những câu từ mang nhiều tầng ý nghĩa, là chiều sâu nội cảm của nhà
thơ. Cùng với sự bộc lộ chiều sâu cảm xúc, tính chủ quan trong thơ Ly Hoàng Ly còn
được thể hiện bằng chất trữ tình sâu sắc: “Những vì sao cũng ở rất xa/ Làm sao với tới
được/ Vắt qua mảnh trăng lưỡi liềm/ Tiếng hát bay đi mất/ Vắt ngang qua vồng trời/
Những vì sao vụt tắt/ Đuổi không kịp” (Hát đêm) hoặc đôi khi là những vần thơ giàu
tính nhạc điệu: “Tiếng đàn đêm/ Lơ lửng ngọn cây bên cửa sổ/ Vướng vít hàng rào
kẽm gai/ Đột nhiên vút lên/ lan…lan…lan/ Màn đêm dang tay/ ôm tiếng đàn vào lòng”
(Tiếng đàn đêm). Đặc trưng riêng biệt trong thơ của Ly Hoàng Ly là thơ giàu hình ảnh,
hình khối, với một sự sắp xếp lộn xộn của câu chữ nhưng lại hợp lý với tâm trạng rối
ren của cái tôi trữ tình. Không trực tiếp nói đến chữ “tôi” quá nhiều, nhưng bằng một
phương cách rất độc đáo và đậm tính nghệ thuật, Ly Hoàng Ly đã ngầm khẳng định
được những đặc trưng cá nhân chủ quan trong thơ của mình.
Khác với Vi Thùy Linh và Ly Hoàng Ly, nhà thơ Bùi Sim Sim khẳng định cái tôi
chủ quan trong thơ của mình bằng cách rất riêng; cái tôi trữ tình đậm chất nữ tính, nhẹ
nhàng sâu lắng, hết lòng cho tình yêu nhưng có lúc lại đi sâu vào suy tư, chiêm
nghiệm, giàu tính triết lý. Cái tôi chủ quan trước hết là cái tôi tự ý thức được giá trị và
vai trò của mình:“Trái đất sẽ thế nào nếu màu xanh không còn nữa/ Và sẽ thế nào nếu
trong anh không em!?” (Một chiều ngược gió). Đôi khi, đó lại là cái tôi dám bất chấp
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim

Contenu connexe

Tendances

Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...nataliej4
 
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfKHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfNuioKila
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơlongvanhien
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfHanaTiti
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Tendances (20)

Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAYLuận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfKHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 

Similaire à Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim

Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864nataliej4
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênnataliej4
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similaire à Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim (20)

Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAYLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
 
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiLuận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
 
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn:  Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana YoshimotoLuận văn:  Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
 
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana YoshimotoLuận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
 
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơiNghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 

Plus de nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Plus de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Dernier

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HUỆ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NỮ TRẺ SAU 1986 QUA CÁC TÁC GIẢ: VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lƣu Khánh Thơ Hà Nội - 2017
  • 2. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................................................................................0 MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................5 2.1. Lịch sử nghiên cứu cái tôi trữ tình............................................................5 2.2. Lịch sử nghiên cứ về ba tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim .....................................................................................................................7 3. Mục đích – Đối tƣợng – Phạm vi nghiên cứu ................................................10 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................11 5. Cấu trúc Luận văn ...........................................................................................12 Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ THƠ NỮ TRẺ SAU 1986 ...................................................................................................................................13 1.1. Khái lƣợc về cái tôi trữ tình........................................................................13 1.1.1. Khái niệm cái tôi....................................................................................13 1.1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình.......................................................................14 1.1.3. Nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ......................................................15 1.2. Thơ nữ trẻ sau 1986.....................................................................................18 1.2.1. Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện các nhà thơ nữ trẻ sau 1986 ............18 1.2.2. Khái lược về thơ nữ trẻ sau 1986...........................................................24 1.2.3. Khái quát về Vi Thùy Linh, Ly Loàng Ly và Bùi Sim Sim ....................25 Chƣơng 2: CÁC DẠNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM.................................................31 2.1. Cái tôi cá nhân................................................................................................31
  • 3. 2 2.1.1. Cái tôi chủ quan........................................................................................31 2.1.2. Cái tôi nghệ sĩ............................................................................................40 2.1.3. Cái tôi mang đặc trưng giới ......................................................................49 2.2. Cái tôi đời tƣ...................................................................................................53 2.2.1. Cái tôi bản thể và những khao khát tự do, giải phóng tình dục................53 2.2.2. Cái tôi với nỗi buồn và sự cô đơn..............................................................61 2.3. Cái tôi thế sự...................................................................................................69 2.3.1. Cái tôi trực cảm về những vấn đề xã hội hiện đại ....................................69 2.3.2. Cái tôi suy tư, chiêm nghiệm và triết lý về cuộc sống................................75 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM ......................................................80 3.1. Thể thơ............................................................................................................80 3.1.1. Thể thơ tự do.............................................................................................80 3.1.2. Thể thơ văn xuôi .......................................................................................90 3.1.3. Một số hình thức biểu đạt khác.................................................................94 3.2. Giọng điệu.......................................................................................................98 3.3. Biểu tƣợng.....................................................................................................103 3.3.1. Biểu tượng “Đất”....................................................................................103 3.3.2. Biểu tượng “Nước”.................................................................................105 3.3.3. Biểu tượng “Đêm” ..................................................................................106 3.3.4. Biểu tượng phồn thực .............................................................................107 KẾT LUẬN.............................................................................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................113
  • 4. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thơ là một thể loại văn học xuất hiện rất sớm trong đời sống con người. Với phương thức trữ tình, thơ tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức, cảm xúc, suy nghĩ của người đọc. Thơ thuộc phương thức trữ tình nên trước hết thơ là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời, đó là những tình cảm, những rung động của con người trước cuộc sống được thể hiện một cách chân thành, tự nhiên.Có thể thấy, thơ ca giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là bước khởi đầu cho sự xuất hiện của văn học và duy trì được những đặc trưng quan trọng của văn học. Qua mỗi giai đoạn phát triển khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học, thơ ca lại có sự đổi khác, tự làm mới mình để phù hợp với nhu cầu của lịch sử xã hội. Ý thức về cái tôi trong thơ đã xuất hiện từ rất sớm, kết hợp với đó là bản chất trữ tình trong thơ - nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ của con người trước đời sống xã hội, đã tạo nên một yếu tố mang tính chất đặc trưng của thơ ca đó là: cái tôi trữ tình. Cái tôi trữ tình xuất hiện trong thơ là tiền đề tạo nên phong cách nhà thơ.Vì vậy, tìm hiểu cái tôi trữ tình là tìm hiểu một phương diện chủ yếu của thơ, tìm hiểu ý thức chủ quan và thế giới tinh thần của người viết, khái quát được mối quan hệ giữa thơ và đời sống, đồng thời thấy được những đặc trưng của cái tôi trữ tình ở mỗi thời đại. Trong quy luật sáng tạo thơ ca, lớp nhà thơ trẻ luôn là những người mang đến luồng sinh khí mới, bởi họ chính là những con người của thời đại, họ hấp thụ tất cả những xu thế của thời đại và phản ánh chúng vào thơ ca. Tìm tòi và khám phá những cái mới luôn là khát vọng và cũng là thách thức đặt ra cho các nhà thơ trẻ. Bởi vậy, không phải nhà thơ tài năng nào cũng có những tác phẩm xuất sắc, mà bên cạnh cái mới còn cần có cái đặc sắc. Cùng với các nhà thơ ở vị trí giao thoa giữa giai đoạn thơ ca trước và sau đổi mới là sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ, trong đó có cả những nhà thơ nữ, đã đóng góp vào nền thơ ca đương đại những nét cách tân đặc sắc, làm phong
  • 5. 4 phú hơn và đa dạng hơn cho nền thơ ca sau 1986. Nền thơ ca khi bước sang giai đoạn đổi mới cũng đồng thời xuất hiện một thế hệ các nhà thơ nữ trẻ sung sức và không ngừng tạo nên phẩm chất mới, diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam đương đại. Trong số những nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ nữ trẻ đó có sự xuất hiện của ba cây bút Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim luôn gây được sự chú ý. Hiện nay, phê bình văn học đang rất phát triển, số lượng những bài viết, bài đánh giá và nghiên cứu về thơ đương đại là rất phong phú. Tuy nhiên, khi tiếp cận mảng tư liệu phê bình đánh giá các hiện tượng thơ nữ trẻ hiện nay, người viết nhận thấy một vấn đề nổi cộm đó là các tác giả chỉ đưa ra những luận điểm khái quát, chung chung mà chưa đi vào phân tích, lý giải cụ thể, hoặc chưa khái quát được mối quan hệ cũng như những đặc điểm chung của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về ba tác giả trên phương diện cái tôi trữ tình, chúng ta sẽ phần nào có cách nhận thức, đánh giá hợp lý nhất các tác phẩm cũng như tài năng thơ ca của các nhà thơ nữ trẻ; đồng thời, chúng ta có thể khái quát được thực trạng đổi mới thơ ca, đánh giá được vị trí, vai trò của những nhà thơ nữ trong sự phát triển của nền văn học đương đại. Qua đó, chúng ta cũng tìm ra được những cách thức tiếp cận một giai đoạn văn học từ phương diện cái tôi trữ tình; đẩy nhanh và hiệu quả quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa tinh thần của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể thấy rằng, nền thơ ca đương đại đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm tự tìm lại vị trí trong đời sống xã hội.Bởi vậy, thơ ca ngày nay cần có nhiều động lực và chất xúc tác để đi lên. Chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim là một hướng đi tuy không phải quá mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của thơ ca Việt Nam đương đại. Đề tài là cơ sở cho việc khái quát những đặc trưng nổi bật của thơ nữ giai đoạn văn học thời kỳ đổi mới; mở rộng tìm tòi, phát hiện những nét đặc sắc trong thơ ca của một số gương mặt nhà thơ nữ trẻ và sự
  • 6. 5 đóng góp của họ trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng là cơ hội cho người viết bày tỏ lòng trân trọng và ngưỡng mộ những tài năng thơ ca hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu cái tôi trữ tình Cái tôi trữ tình, hay nói cách khác là bản chất chủ quan trong thơ là khái niệm đã được chú ý từ rất sớm. Ở phương Tây, các nhà triết học, tâm lý học đã đặc biệt chú ý đến khái niệm “cái tôi”. Các nhà triết học duy tâm (Đềcác, Phíchtê, Hêghen…), các nhà triết học Mác – Lênin, các nhà triết học xã hội hay các nhà tâm lý học có những quan niệm khác nhau về “cái tôi” nhưng họ đều thống nhất “cái tôi” là một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên tính cá thể và hình thành nhân cách con người. Bên cạnh các nhà triết học và tâm lý học phương Tây, ở phương Đông, khái niệm cái tôi trữ tình cũng được đề cập đến từ khá sớm trong một số công trình của Lưu Hiệp, Bạch Cư Dị, Viên Mai (Trung Quốc), họ đề cập đến những khái niệm như “tâm”, “tình”, “vật”…nhằm nói đến bản chất chủ quan của nhà thơ và cảm xúc cá nhân của người sáng tác. Như vậy, ngay từ thời kỳ cổ đại, cái tôi mang tính chất cá nhân đã được đặc biệt chú trọng.Ở Việt Nam, “cái tôi” trong thơ cũng được nói đến từ xưa. Trong văn học Trung đại, những nhà thơ như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát… đều bàn về mối quan hệ giữa “tình” và “cảnh”, về “chí”, “hứng”, “tâm”… Sang đến đầu thế kỉ XX, trong giai đoạn văn học hiện đại Việt Nam, vấn đề “cái tôi trữ tình” trong thơ được chú ý hơn bởi những nhà lý luận, phê bình và nghiên cứu văn học. Họ đã vận dụng khái niệm “cái tôi trữ tình” trong nghiên cứu và sử dụng yếu tố này như một đối tượng, một hướng nghiên cứu mới để tìm ra được bản chất của thơ ca và cá tính sáng tạo của tác giả. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh trực tiếp đề cập đến vấn đề “cái tôi” có giá trị như sự tổng kết Phong trào Thơ mới. Hà Minh Đức trong công trình nghiên cứu Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại cũng đã đi sâu nghiên cứu về cái tôi trữ tình. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử là người có nhiều đóng
  • 7. 6 góp trong nghiên cứu văn học từ góc độ tiếp cận về cái tôi trữ tình trong thơ ca, nhiều công trình nghiên cứu của ông đã khẳng đinh được vị trí của cái tôi trữ tình trong thơ ca như Lý luận và phê bình văn học: Những vấn đề và quan niệm hiện đại và Hành trình thơ hôm nay. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành trong cuốn Giáo trình Tư duy thơ hiện đại Việt Nam cũng đã đề cập một cách khá sâu sắc và toàn diện về cái tôi trữ tình trong thơ ca. Bên cạnh đó, một số bài viết và công trình nghiên cứu của nhà phê bình Lưu Khánh Thơ như Cái tôi trữ tình và phương thức biểu hiện cái tôi tình yêu trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng; Suy nghĩ về thơ môm nay; thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại… cũng đã thể hiện được tầm quan trọng của cái tôi trữ tình trong thơ ca. Đặc biệt việc nghiên cứu thơ ca từ phương diện cái tôi trữ tình cũng đem lại nhiều thành tựu trong một số công trình nghiên cứu, bài viết về thơ sau 1975 và thơ đương đại như: Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990 (Lê Lưu Oanh); Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945 – 1995: nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi trữ tình (Vũ Tuấn Anh)… Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu, bài viết về những vấn đề văn học giai đoạn hiện đại và đương đại cũng đã tạo lên cái nhìn tổng quan, có hệ thống để thấy được sự vận động của nền văn học và yếu tố cái tôi trữ tình: Thơ trẻ Việt Nam 1965 – 1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình (Bùi Bích Hạnh); Một số đặc điểm về thi pháp thơ Việt Nam sau 1975 (2000) và Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 – 2000 (Phạm Quốc Ca); Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay – Những đổi mới cơ bản (Đặng Thu Thủy)… Ý thức về bản chất chủ quan của nhà thơ được đề cập đến từ rất sớm và cho đến nay, việc tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ là một cách thức nghiên cứu về thơ cũng như tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà thơ. Tuy có rất nhiều những ý kiến khác nhau về cái tôi trữ tình nhưng có thể khái quát những công trình nghiên cứu trên đều khẳng định cái tôi trữ tình là một phương diện quan trọng của thơ ca, nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ là tìm hiểu về cái tôi cá nhân, khẳng định con người cá tính và nhân cách
  • 8. 7 của chủ thể sáng tạo. Bên cạnh đó, cái tôi trữ tình còn là biểu hiện của thơ ca về mặt hình thức nghệ thuật: ngôn ngữ, cấu trúc, giọng điệu… Mặc dù vấn đề nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ đã được chú ý từ sớm và trở thành đối tượng của phê bình văn học, tuy nhiên khi nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ đương đại thì chưa có công trình nào phân tích và lý giải một cách cụ thể để thấy được những cá tính riêng của thơ nữ đương đại. Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu cái tôi trữ tình qua ba tác giả cụ thể: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim để thấy được sự vận động, thay đổi của nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong giai đoạn văn học đương đại so với giai đoạn văn học trước đó; đồng thời chỉ ra được những nét độc đáo, riêng biệt của cá tính sáng tạo trong thơ nữ đương đại. 2.2. Lịch sử nghiên cứ về ba tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim Văn học là một dòng chảy không ngừng chuyển động, thơ ca với sự chuyển mình mạnh mẽ ở thời kỳ đổi mới cũng góp thêm phần ảnh hưởng cho quá trình lưu chuyển của dòng chảy văn học. Các nhà thơ nữ trẻ là lực lượng sáng tác sung sức, luôn nỗ lực không ngừng trong cuộc cách mạng đổi mới thơ ca. Trong số đó, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim là những nhà thơ nữ xuất hiện đầy ấn tượng, khuấy đảo văn đàn, tạo ra một làn sóng mới cho nền thơ ca đương đại và trở thành đối tượng cho nhiều cuộc tranh luận, nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học. Về Vi Thùy Linh: Ngay từ khi xuất hiện, Vi Thùy Linh đã khuấy động thi đàn Việt Nam và tạo ấn tượng trong lòng độc giả với hai tập thơ Khát(1999) và Linh(2000). Bởi những nét cách tân mới mẻ và cá tính mạnh mẽ được thể hiện trong thơ mà Vi Thùy Linh trở thành một hiện tượng được bàn luận nhiều.Đã có rất nhiều những cuộc tranh luận sôi nổi và hình thành hai luồng tư tưởng, cách đánh giá khác nhau về thơ của Linh. Những người chủ trương cách tân (Nguyễn Trọng Tạo, Tô Hoàng, Phạm Xuân Nguyên…) thì đánh giá cao những nét mới mẻ trong thơ Vi Thùy Linh, họ cho đó là
  • 9. 8 những cách tân độc đáo, những cảm xúc mạnh mẽ và cách thể hiện táo bạo, khác lạ. Trong khi đó, những người chủ trương bảo thủ (Trần Mạnh Hảo, Hoàng Xuân Tuyền…) lại coi thơ của Vi Thùy Linh là nổi loạn, không lành mạnh, không phải là thơ.Cuộc tranh luận này kéo dài từ ngày 17/02/2001 đến ngày 24/3/2001, liên tiếp trong các số 7, 8, 9, 10 trên báo Người Hà Nội.Cuộc tranh luận về thơ Vi Thùy Linh tuy đã kết thúc nhưng nó khẳng định được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ Vi Thùy Linh đối với nền thơ ca đương đại Việt Nam. Bên cạnh đó, có rất nhiều những bài viết, công trình nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh có thể kể đến như: Thơ Vi Thùy Linh, một khát vọng trẻ (Nguyễn Thụy Kha, Người Hà Nội, số 8 – 2001); Linh ơi…! (Nguyễn Thanh Sơn, Người Hà Nội, số 8 – 2001); Hiện tương Vi Thùy Linh (Nguyễn Huy Thiệp); Đọc “Linh” thơ Vi Thùy Linh (Văn Đắc, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, số 16, tháng 10 -2004); “Sex” làm nên “thương hiệu” Vi Thùy Linh? (Lê Thị Huệ); Thơ của một cô gái tuổi 20 (Tô Hoàng, Người Hà Nội, số 7, ngày 17/02/2001); Vi Thùy Linh, nhục cảm sáng tạo (Thụy Khuê); Vi Thùy Linh và một kiểu tư duy về lời (Trần Thiện Khanh); Vi Thùy Linh – thi sĩ của ái quyền (Chu Văn Sơn); Thơ Vi Thùy Linh giữa những quyền lực của lời (Nguyễn Thị Thanh Tâm); Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly (Nguyễn Thị Mai Anh); Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (Qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải) (Phan Trắc Thúc Định)… Vi Thùy Linh tiếp tục hoạt động sáng tác thơ ca và đạt được nhiều thành tựu với các tập thơ như Đồng tử(2005), ViLi in love (2008), Phim đôi – Tình tự chậm(2010), ViLi và Paris (2012). Những tập thơ trên cũng nhận được sự chú ý của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu. Về Ly Hoàng Ly: Ly Hoàng Lyxuất hiện trên văn đàn với hai tập thơ Cỏ trắng(1999)và Lô lô(2005). Với hai tập thơ trên, Ly Hoàng Ly đã ghi tên mình một cách ấn tượng trong làng thơ trẻ và công chúng yêu thơ. Bên cạnh việc sáng tác thơ, Ly Hoàng Ly còn hoạt động nghệ thuật hội họa và tạo hình, vì vậy người đọc sẽ rất ấn
  • 10. 9 tượng bởi việc sử dụng màu sắc, hình khối trong hình ảnh thơ của Ly Hoàng Ly. Ngay từ khi xuất hiện, những tác phẩm thơ của Ly Hoàng Ly đã được chú ý, và bài phê bình tiêu biểu nhất về thơ Ly Hoàng Ly là Ly Hoàng Ly và bóng đêm của Thụy Khuê. Bên cạnh đó, có nhiều những công trình nghiên cứu về thơ trẻ đương đại có nhắc đến thơ Ly Hoàng Ly như: Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu) (Nguyễn Thị Hưởng); Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỷ 80 đến nay – những đổi mới cơ bản (Đặng Thu Thủy); đặc biệt trong công trình nghiên cứu Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly (Nguyễn Thị Mai Anh) tác giả đã đi sâu tìm hiểu những nét đặc sắc trong thơ Ly Hoàng Ly và khái quát được một số những đặc trưng của thơ trẻ đương đại. Về Bùi Sim Sim: Bùi Sim Sim khẳng định tài năng trên con đường đến với địa hạt văn chương với hai tập thơ Thì thầm lá non (1996) và Giữa hai chiều quên nhớ (2003). Tuy chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu đi vào tìm hiểu về thơ của tác giả, nhưng những trang thơ của chị đã thực sự đi vào lòng người đọc yêu thơ, gây ấn tượng một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng bởi sự thể hiện đầy dung dị mà vẫn mới mẻ. Bùi Sim Sim là một trong những cây bút nữ tiêu biểu của nền thơ ca đương đại Việt Nam. Có thể thấy, cả ba tác giả trên đều là những gương mặt nhà thơ trẻ của nền văn học bước sang giai đoạn đương đại sau 1986. Họ là những đối tượng nghiên cứu, đối tượng tìm hiểu của nhiều nhà phê bình. Tuy nhiên, những nghiên cứu về họ đều mang cái nhìn khái quát, chung chung và đánh giá ở góc độ đổi mới về hình thức nghệ thuật ở các nhà thơ trẻ. Những nhà nghiên cứu có thể tán dương, đề cao hoặc phê phán, phủ nhận những nét cách tân trong thơ của những nhà thơ trẻ trên con đường đổi mới văn chương nhưng chưa nhìn nhận thật sâu sắc ở vấn đề sự vận động của cái tôi cá nhân trong bình diện chung của quan niệm văn học thời đại. Dẫu sao thì bản lĩnh của người
  • 11. 10 phụ nữ có tài năng thơ ca, dám khai phá, tìm tòi những cái mới, dám đem hết thảy những suy nghĩ, tình cảm cá nhân thể hiện trong thơ thì đó đều là những sự cố gắng thực sự đáng trân trọng. 3. Mục đích – Đối tƣợng – Phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim nhằm mục đích: - Tìm hiểu về cái tôi trữ tình và những đặc trưng của thơ nữ trong văn học. - Tìm hiểu những đặc điểm, những nét đặc sắc trong việc thể hiện cái tôi trữ tình của ba nhà thơ nữ trẻ sau năm 1986. - Nghiên cứu và tìm hiểu một số hình thức nghệ thuật biểu đạt cái tôi trữ tình trong thơ của ba nhà thơ. Qua đó, khái quát được cá tính sáng tạo, thành công nghệ thuật của Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim cũng như những đóng góp của họ trong sự nghiệp đổi mới và cách tân thơ ca Việt Nam hiện nay. Đối tƣợng nghiên cứu Cả ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim đều là những nhà thơ trẻ, trưởng thành và phát triển sự nghiệp văn chương giai đoạn sau năm 1986. Đề tài mới mẻ trong nghiên cứu văn học vừa là cơ hội, vừa là động lực thôi thúc chúng tôi khảo sát và tìm tòi. Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim vì nhận thấy rằng những sáng tác của ba nhà thơ trên chưa được nghiên cứu, đề cập đến một cách có hệ thống. Bên cạnh đó, nghiên cứu về Cái tôi trữ tình trong thơ của Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim còn có một vai trò quan trọng trong việc khẳng định vị trí của nhà thơ nữ trong sự phát triển của nền văn học thời kỳ đổi mới và vai trò của họ trong việc duy trì sức sống của thơ ca trong giai đoạn hội nhập toàn cầu.
  • 12. 11 Phạm vi tƣ liệu Phạm vi tư liệu của Luận văn tập trung trong những tác phẩm chính của ba nhà thơ: - Nhà thơ Vi Thùy Linh với 6 tập thơ: Khát (1999), Nxb Phụ nữ. Linh (2000), Nxb Thanh niên. Đồng tử (2005), tập thơ song ngữ, Nxb Văn nghệ TP. HCM. ViLi in love (2008), tập thơ song ngữ Việt – Anh, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh. Phim đôi – Tình tự chậm (2010), Nxb Thanh niên. ViLi và Paris (2012), tập thơ song ngữ Việt - Anh, Nxb Hội nhà văn. - Nhà thơ Ly Hoàng Ly với 2 tập thơ: Cỏ trắng (1999), Nxb Hội nhà văn. Lô lô (2005), Nxb Hội nhà văn. - Nhà thơ Bùi Sim Sim với 2 tập thơ: Thì thầm lá non (1996), Nxb Hội nhà văn. Giữa hai chiều quên nhớ (2003), Nxb Hội nhà văn. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn liên hệ mở rộng đến một vài sáng tác văn học, nghệ thuật khác của ba tác giả. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn này đề cập đến vấn đề cái tôi trữ tình không chỉ đơn thuần là một yếu tố trong nghiên cứu văn học mà còn xét nó ở góc độ nghiên cứu thi pháp. Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp tiếp cận thi pháp học - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh
  • 13. 12 5. Cấu trúc Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn của chúng tôi được triển khai theo ba chương: Chƣơng 1: Khái lược về cái tôi trữ tình và thơ nữ trẻ sau 1986 Chƣơng 2: Các dạng biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim Chƣơng 3: Nghệ thuật biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
  • 14. 13 Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ THƠ NỮ TRẺ SAU 1986 1.1. Khái lƣợc về cái tôi trữ tình 1.1.1. Khái niệm cái tôi Ngay sau khi nhận thức con người thoát khỏi sự ngự trị của tôn giáo, ý thức về cá nhân, về cái tôi đã được nhiều nhà khoa học, triết học khẳng định. Các triết thuyết về tôn giáo cơ bản không thừa nhận cái tôi cá nhân, chủ trương xóa bỏ cái tôi. Sự nhận thức duy lý về vai trò của cái tôi cá nhân là một bước ngoặt quan trọng của nhân loại về con người bản thể. Ở thời cổ đại, các nhà triết học, tâm lý học đã khẳng định vai trò của cái tôi trong sự phát triển của con người.Các nhà triết học duy tâm là những người đầu tiên chú ý đến cái tôi khi đề cao ý thức và lý tính. Những nhà triết học duy tâm hàng đầu như Đềcác, Phíchtê, Hêghen, Bécxông… tuy có những cách nhìn nhận khác nhau về cái tôi nhưng họ đều khẳng định “cái tôi là phương diện trung tâm của tinh thần con người, là cốt lõi của ý thức, có khả năng chi phối hoạt động và là sự khẳng định nhân cách con người trong thế giới”[47, tr.17]. Sau này, các nhà triết học Mác – Lênin cũng thống nhất “cái tôi” là “trung tâm tinh thần của con người, của cá tính con người có quan hệ tích cực đối với thế giới và với chính bản thân mình. Chỉ có con người đối lập kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình”[47, tr.17]. Các nhà tâm lý học (Phơrớt, Rôgers, Maslâu…) khi thống nhất quan niệm về cái tôi thì cho rằng: “Cái tôi là yếu tố cơ bản cấu thành phần ý thức của nhân cách (bộ mặt tâm lý) con người”[47, tr.17]. Dựa trên cơ sở những quan niệm về khái niệm cái tôi của các nhà triết học và các nhà tâm lý học, chúng ta có thể khái quát cái tôi là trung tâm tinh thần của con người, hình thành cá tính và cấu thành nhân cách, ý thức của con người. Cái tôi vừa mang bản chất xã hội, lịch sử vừa mang bản chất chủ quan riêng biệt; con người là tổng
  • 15. 14 hòa của các mối quan hệ xã hội nên cái tôi vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt động nhận thức. Bên cạnh đó, cái tôi là cấu trúc phần tự giác, tự ý thức của nhân cách, có thể tự điều chỉnh, kiểm soát những hành vi của mình, thể hiện tính chủ động toàn diện của cái tôi cá nhân con người độc lập. Trong mỗi ngành khoa học khác nhau, cái tôi lại được tìm hiểu ở những góc độ khác nhau.Cái tôi tồn tại trong xã hội, lịch sử và chịu sự tác động của xã hội ở những mặt nhất định, trong mỗi thời đại nhất định. Qua mỗi giai đoạn biến đổi của thời đại, cái tôi cũng có sự thay đổi cho phù hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca. Vì vậy thông qua việc tìm hiểu cá tính sáng tạo, tìm hiểu những đặc trưng trong cá nhân người sáng tác, chúng ta có thể nhận thấy những bối cảnh xã hội, nhìn thấu những biến thiên thời đại đã ngấm sâu vào nhận thức cũng như tư duy của cái tôi chủ thể. Cái tôi là cơ sở cho tư duy nhận thức và phản ánh, là nền tảng cho sự sáng tạo, trong đó có nghệ thuật và sâu xa hơn là thơ ca trữ tình. 1.1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình Cái tôi định hướng, chi phối mọi hành vi và hoạt động của con người trong đời sống và cả trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của cái tôi nghệ thuật và phản ánh chính cái tôi nghệ sĩ ấy.Nếu như trong các tác phẩm tự sự, cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tượng khách quan thì trong thơ ca trữ tình, cái tôi nghệ thuật được bộc lộ một cách trực tiếp. Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của người sáng tác được thể hiện trong thơ trữ tình bằng nhiều phương tiện khác nhau từ nội dung đến hình thức. Khái niệm về cái tôi trữ tình đã được nhắc đến nhiều trong những công trình nghiên cứu thơ ca từ xưa đến nay. Dù có nhiều những nhận định khác nhau, nhưng tư tưởng của những nhà nghiên cứu đều có chung nội hàm về mối quan hệ giữa chủ thể và thơ trữ tình. Hegel cũng đã đưa ra nhận định của mình về mối quan hệ giữa tính trữ tình và tính chủ thể trong thơ ca: “Nguồn gốc và điểm tựa của thơ trữ tình là ở chủ thế và chủ thể là người duy nhất mang nội dung”[20,
  • 16. 15 tr.162]. Chủ thể được Hegel đề cập đến chính là cái tôi trữ tình trong thơ ca. Như vậy, cái tôi trữ tình vừa mang nội dung lại vừa là cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật. Cũng đánh giá về cái tôi trữ tình, Belinsky cho rằng: “Toàn bộ hiện thực đều có thể là nội dung của thơ trữ tình nhưngvới điều kiện nó phải trở thành sở hữu máu thịt của chủ thể”[49, tr.26]. Hà Minh Đức cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này: “Đối với thơ trữ tình vai trò của chủ thể có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhà thơ nói về cuộc sống thông qua những cảm nghĩ chủ quan, hay nói một cách khác là phương thức biểu hiện của thơ trữ tình dựa chủ yếu vào chủ thể sáng tạo.”[13, tr.181].Tất cả những quan niệm trên khi đánh giá về mối quan hệ giữa chủ thể và thơ trữ tình đều nhằm khẳng định vị thế của cái tôi trữ tình trong thơ. Lê Lưu Oanh cho rằng: “Cái tôi trữ tình là nội dung, đối tượng cũng như bản chất của tác phẩm trữ tình” [47, tr.19]. Trong công trình nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ, Phan Trắc Thúc Định cũng khẳng định: “Cái tôi trữ tình chính là khởi nguồn của quá trình sáng tạo thơ trữ tình, là linh hồn của thơ trữ tình.”[9, tr.10]. Các quan điểm của những nhà nghiên cứu nêu trên đều có một nội hàm chung thống nhất về vai trò quan trọng cái tôi trữ tình trong thơ. Chúng tôi tán thành những quan điểm trên và lấy đó là cơ sở lý luận nghiên cứu cho luận văn của mình. Tóm lại, cái tôi trữ tình là một phương diện biểu hiện chủ yếu và quan trọng nhất trong thơ ca, nó chi phối nội dung, quyết định hình thức nghệ thuật; nó là cơ sở, là tiền đề cho sự sáng tạo thơ ca. Cái tôi trữ tình không chỉ phản ánh thế giới nội cảm sâu sắc của chủ thể mà còn thể hiện được chiều sâu tư duy nghệ thuật của người sáng tạo. 1.1.3. Nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ Nhà thơ – chủ thể sáng tạo, với cái tôi trữ tình được thể hiện trong thơ có một mối quan hệ gắn bó mật thiết không thể tách rời. Cái tôi trữ tình là yếu tố quan trọng giữ vai trò quyết định trong thơ.Bản chất của cái tôi trữ tình trong thơ là bản chất chủ quan của tác giả.Mối liên hệ giữa khách thể và chủ thể, hay là mối liên hệ giữa cái tôi
  • 17. 16 trữ tình và cái tôi nhà thơ, tuy không thể đồng nhất nhưng cũng không thể tách bạch.Sự tự ý thức của chủ thể càng sâu sắc, độc đáo bao nhiêu thì tính trữ tình trong thơ càng được thể hiện có chiều sâu và đặc sắc bấy nhiêu. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nhận định: “…cái tôi trong thơ trữ tình gắn bó chặt chẽ nhất với cuộc đời của tác giả. Sự thống nhất giữa cuộc đời nhà thơ và thơ là một thực tế trong sáng tác thơ ca ở tất cả mọi thời đại”[13, tr.183]. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định: “Ngoài những yếu tố xác định bộc lộ, dễ thấy trong cuộc sống, mỗi người trong đời còn có phần bên trong của tâm trạng với bao cảm xúc, tâm tình và ước mơ, hi vọng. Nhà thơ thường bộc lộ phần sâu kín đó trong thơ và có thể ở đây họ nói một cách chân thành, thiết tha những cái trong đời họ không có được”[13, tr.183]. Cái tôi trữ tình là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo nên phong cách sáng tạo của nhà thơ, nhưng đó không phải hoàn toàn là hình ảnh của cái tôi nhà thơ. Có thể xem như cái tôi nhà thơ là gốc gác, là ngọn nguồn của sự sáng tạo, còn cái tôi trữ tình được tìm thấy trong mỗi tác phẩm khác nhau lại là một sự biểu đạt khác nhau của tư duy sáng tạo nghệ thuật, xuất phát từ cái tôi nhà thơ. Cái tôi trữ tình có khi chính là sự phản chiếu hình ảnh của chủ thể, có khi lại là kết quả của một quá trình tư duy, tưởng tượng, sáng tạo. Tuy nhiên, tìm hiểu cái tôi trữ tình chính là lối đi tắt để đi tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà thơ; hoặc tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời, đặc trưng tư duy nghệ thuật của nhà thơ cũng là con đường ngắn nhất để hiểu được sự biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ. Nói chung, không thể đồng nhất hai khái niệm cái tôi trữ tình với cái tôi nhà thơ, cũng không thể tách bạch một cách rạch ròi hai khái niệm này. Giữa chúng là mối quan hệ chặt chẽ, được nối kết, xâu chuỗi bởi nội hàm của cái tôi. Lê Lưu Oanh đã khẳng định: “Mặc dù khái niệm chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình có những ưu điểm và cơ sở hợp lý, song nếu thiếu hạt nhân cái tôi thì tự thân các khái niệm ấy chưa cho thấy bản sắc trữ tình của nó, bởi chỉ cái tôi mới phát huy chức năng tự ý thức, tự nhận ra và tự đánh giá chính mình”[47, tr.30]. Khi nhận xét về mối quan hệ giữa cái tôi và thể loại trữ tình, Vũ Tuấn Anh đã dành nhiều công sức tìm hiểu về bản chất của cái tôi trữ tình cho rằng: “Cái tôi trữ tình là một sự tổng hòa nhiều
  • 18. 17 yếu tố, là sự hội tụ, thăng hoa theo quy luật nghệ thuật cả ba phương diện cá nhân – xã hội – thẩm mỹ trong hình thức thể loại trữ tình”[4, tr.33]. Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh đã tổng kết lên những bản chất cơ bản của cái tôi trữ tình.Thứ nhất, cái tôi trữ tình mang bản chất chủ quan – cá nhân của người sáng tác, tuy nhiên nó là cái tôi thứ hai, hoặc là cái tôi đã được khách thể hóa trong nghệ thuật. Thứ hai, cái tôi trữ tình là bản chất xã hội nhân loại, cái tôi không thể tách biệt với lịch sử - xã hội, đó là tiếng nói cá nhân nhưng có sự đồng vọng, cộng hưởng với tiếng nói của xã hội, của thời đại mà chủ thể đang sống. Thứ ba, cái tôi trữ tình là bản chất nghệ thuật – thẩm mĩ. Cái tôi trữ tình là cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật và luôn được điều chỉnh để vươn tới cái lý tưởng thẩm mĩ. Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc chân thành chính là cơ sở cho bản chất nghệ thuật – thẩm mĩ của cái tôi trữ tình. Cái tôi của nhà thơ hay chủ thể sáng tạo không phải hiện tượng bất biến mà luôn có sự thay đổi, vận động theo thời gian, theo những biến động của thời đại lịch sử - xã hội. Tuy nhiên, dù cái tôi nhà thơ có thay đổi, cái tôi trữ tình trong thơ với những cảm nhận có sự thay đổi thì trong thơ vẫn duy trì một yếu tố được hình thành từ việc khám phá cái tôi trữ tình, đó là phong cách sáng tạo của nhà thơ. Trong công trình nghiên cứu về tư duy thơ, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành nhận định: “Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện cái chủ thể đến mức như là nhân vật chủ yếu số một trong mọi bài thơ… Tuy nhiên, do sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định”[59, tr.56 - 57]. Tóm lại, qua việc tìm hiểu lý luận của những nhà nghiên cứu phê bình trên, chúng tôi nhận thấy: Cái tôi trữ tình là sự thống nhất giữa cái tôi chủ quan cá nhân, cái tôi xã hội nhân loại và cái tôi nghệ thuật – thẩm mĩ. Cái tôi trữ tình là sự tự ý thức của cái tôi nhà thơ được biểu hiện bằng phương tiện nghệ thuật, thông qua yếu tố trữ tình.
  • 19. 18 Mặc dù cái tôi trữ tình không thể hiện toàn bộ, không phản chiếu tất cả hình ảnh của nhà thơ nhưng cái tôi trữ tình lại là sự kết tinh của nhân cách, bản chất chủ quan cá nhân của nhà thơ (thế giới tinh thần nội cảm) với những yếu tố của tư duy nghệ thuật (sáng tạo nghệ thuật). Bởi vậy, không thể đồng nhất hai yếu tố cái tôi nhà thơ và cái tôi trữ tình nhưng cũng không thể tách rời mối quan hệ này trong nghiên cứu văn học. Từ việc tiếp thu những quan điểm lý luận của những nhà nghiên cứu phê bình giúp chúng tôi có những cơ sở lý luận để nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim. Họ là những cây bút đại diện cho thế hệ nhà thơ trẻ của thơ ca đương đại, bởi vậy cái tôi trữ tình của họ cũng bị tác động nhiều bởi khái niệm cũ và mới, bởi quan niệm tư duy thay đổi của thời đại.Họ là những tài năng trẻ với cái tôi cá thể độc đáo luôn khao khát được khẳng định cá tính, tài năng của mình. Hơn nữa, họ là những con người của thời đại luôn nhạy bén và tiếp thu nhanh chóng những biến động của xã hội và luôn khao khát đổi mới thơ ca. Chính sự vận động của yếu tố chủ quan và sự tác động khách quan đã mang đến sự biểu hiện của những dạng thức cái tôi trữ tình khác nhau. Tuy nhiên, dù biểu hiện ở những dạng thức nào thì cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 đều có những điểm gặp gỡ chung làm nên bộ mặt riêng của nền thơ ca đương đại trong sự khu biệt với thơ ca các giai đoạn văn học trước đó. 1.2. Thơ nữ trẻ sau 1986 1.2.1. Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện các nhà thơ nữ trẻ sau 1986 1.2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội và nhu cầu đổi mới thơ ca Năm 1975 là bước ngoặt lịch sử của đất nước và dân tộc; đất nước được thống nhất, cả dân tộc mê say trong niềm vui chiến thắng.Nhưng cũng từ đây, chúng ta phải đối mặt với vô vàn khó khăn đến khắc nghiệt của thời kỳ hậu chiến.Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng văn hóa dẫn đến tình trạng bế tắc tưởng như không lối thoát. Nền văn học, cùng với tình hình chung của thời đại, cũng rơi vào
  • 20. 19 khủng hoảng trầm trọng, người nghệ sĩ rơi vào tình trạng hoang mang, vô định, chông chênh. Nếu như trong giai đoạn thơ ca cách mạng, cảm hứng sử thi anh hùng cách mạng là nguồn cảm hứng chính chi phối tất cả các hoạt động sáng tạo văn học thì đến nay, khi đất nước đã được giải phóng, những hào sảng, âm vang của ý chí chiến đấu và hình ảnh người chiến sĩ anh hùng không còn chiếm lĩnh được văn đàn và phát huy được sức mạnh nữa. Nhà thơ – người chiến sĩ cách mạng sau khi bước ra khỏi những khắc nghiệt của chiến tranh, họ bơ vơ, lạc lõng trước cuộc sống thời bình. Bởi vậy, chính họ cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng tư tưởng. Từ đây, nhu cầu cần được đổi mới, cần được cách tân trong văn học càng thôi thúc người cầm bút. Để có thể thay đổi tình hình đất nước, dân tộc ta lại kiên cường vùng dậy thực hiện thành công một cú đột phá, cùng với đó văn học cùng tìm ra được con đường đi đúng đắn để thoát khỏi sự khủng hoảng thời hậu chiến.Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, một sự kiện chính trị quan trọng đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển đất nước; đây được xem như một mốc quan trọng, là tiền đề chính trị đánh dấu bước chuyển mình của đất nước khi bước vào thời kỳ mới. Cùng với sự đổi mới về chính trị, kinh tế, văn hóa văn nghệ cũng vận động và tìm thấy con đường mới cho sự cách tân mới mẻ. Bàn về cuộc cách tân văn học đầy ý nghĩa giai đoạn này, Nguyễn Thị Mai Anh với công trình nghiên cứu Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly đã nêu ba nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, cuộc cách mạng dân tộc kết thúc cũng chính là cái đích thắng lợi cuối cùng của thơ ca kháng chiến; việc chuyển từ cảm hứng sử thi anh hùng sang cảm hứng đời tư thế sự là một quy luật tất yếu của sự vận động trong sáng tạo văn học. Thứ hai, cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ về con người và thế giới thay đổi tất yếu dẫn tới sự đổi mới trong cảm hứng. Thứ ba, chính sách mở rộng giao lưu văn hóa đã giúp chúng ta tiếp cận được nhiều trường phái thi ca mới, những vùng thẩm mĩ mới trên thế giới. Vì vậy, cách tân là lẽ sống của thơ, là quy luật của sự vận động thơ.Tuy nhiên, những nhà văn, nhà
  • 21. 20 thơ vẫn còn đang lúng túng với việc “tìm đường”. Chính sự kiện Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định lại vị trí của văn nghệ, trong đó có thơ ca. Sự kiện thứ hai có ý nghĩa quan trọng tác động sâu sắc đến quá trình đổi mới văn học và đặc biệt là đổi mới nhận thức của giới văn nghệ sĩ giai đoạn này, đó là cuộc gặp gỡ giữa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đại biểu các văn nghệ sĩ và các nhà văn hóa diễn ra tại Hà Nội trong tháng 10 năm 1987. Tổng Bí thư đã khẳng định lại nhu cầu cấp thiết phải đổi mới văn học và trách nhiệm của người sáng tạo nghệ thuật với ý thức “cởi trói” để xác lập một quan niệm mới về nghệ thuật. Cuộc gặp gỡ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định lại tâm thế của người cầm bút. Người nghệ sĩ có cái nhìn tỉnh táo hơn về vai trò của mình cũng như con đường đổi mới thơ ca. Thơ ca không còn là công cụ để nhà thơ rao giảng đạo đức, cũng không phải là phương tiện để truyền bá đường lối, tư tưởng cách mạng nữa. Người cầm bút đã thực sự “giác ngộ” con đường đổi mới thơ ca là phải đi sâu khai phá chính mình, khám phá sự phong phú của “cái tôi ẩn giấu”, thể hiện cái nhìn cá nhân về tất cả hiện thực cuộc sống hay phô bày cảm xúc đã từng rất lâu chôn dấu bằng ngôn ngữ của thơ ca. Sự kiện cuối cùng mang tính tổng kết về nhu cầu cấp thiết cần đổi mới văn học nghệ thuật giai đoạn đổi mới đó là vào tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết về “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý văn học nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới.”[61, tr.6]. Từ đây, vai trò và chức năng cao quý của văn học nghệ thuật được khẳng định, người cầm bút hiểu được sự cần thiết trong việc đổi mới văn học, trong đó có thơ ca. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, cuộc gặp gỡ và nói chuyện của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sĩ và Nghị quyết của Bộ Chính trị về văn hóa văn nghệ chính là những định hướng thiết thực và kịp thời nhất của Đảng cho văn hóa văn nghệ, trong đó có thơ ca, phát triển. Sau ba sự kiện quan trọng trên, những nhà thơ còn
  • 22. 21 đang hoang mang trong cuộc đấu tranh “tìm đường” đã nhận thức được con đường đúng đắn trong sáng tạo thơ ca. Trong giới văn nghệ dấy lên một không khí cởi mở, sôi nổi và tạo ra những thành tựu nổi bật thay đổi bình diện chung của nền văn học. Bên cạnh đó, đường lối mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng đã tạo cơ hội cho việc tiếp thu những trào lưu tư tưởng, khuynh hướng sáng tác và lý luận văn học nghệ thuật nước ngoài vào Việt Nam. Điều này là chất xúc tác giúp cho quá trình đổi mới văn học với những nét cách tân khác biệt được thể hiện trong thơ ca. Đồng thời, việc đổi mới trong sáng tác thơ ca cũng làm thay đổi thị hiếu thẩm mỹ của độc giả. Có thể thấy, sau năm 1986, thơ ca Việt Nam bước sang giai đoạn hoàn toàn mới, chưa bao giờ nhu cầu cách tân thơ ca lại trở thành một ý thức tự giác, một điều kiện cần thiết, một xu hướng sáng tạo trong thơ ca mạnh mẽ như vậy, nó đã trở thành một “làn sóng” như Phan Trắc Thúc Định đã khẳng định: “Sự táo bạo, dũng cảm của những người đi trước, xu hướng hội nhập toàn cầu, môi trường tự do dân chủ, giao lưu quốc tế, khao khát khẳng định cá tính là động lực để nhiều nhà thơ trẻ tạo ra một làn sóng trong thơ đương đại”[9, tr.17]. Sự phát triển mạnh mẽ của thơ ca với những trào lưu cách tân mạnh mẽ đã thúc đẩy phê bình nghiên cứu phát triển và cố gắng tìm hiểu, phân loại những xu hướng đổi mới của thơ ca. Nhà nghiên cứu Mã Giang Lân đã tổng kết những khuynh hướng chính trong thơ ca giai đoạn này đó là khuynh hướng đời tư và khuynh hướng thế sự, cùng với đó là sự khẳng định vai trò của cái tôi cá nhân. Các nhà nghiên cứu Phạm Quốc Ca, Nguyễn Đăng Điệp, Lê Lưu Oanh cũng đã phân loại những xu hướng phát triển khác nhau của thơ giai đoạn này. Tuy nhìn nhận, đánh giá thơ ca ở nhiều phương diện biểu hiện khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu trên đều thống nhất quan điểm thơ ca giai đoạn sau đổi mới phát triển theo xu hướng hiện đại chủ nghĩa, đó là hướng cách tân táo bạo và dứt khoát rũ bỏ ảnh hưởng của thi pháp truyền thống để tìm đến những cái mới. Một điều đáng chú ý trong thơ ca giai đoạn văn học sau đổi mới là sự trở về của cái tôi
  • 23. 22 cá nhân. Đây là nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Bá Thành, Phạm Quốc Ca, Đặng Thu Thủy. Cái tôi cá nhân hướng nội trực tiếp đã xuất hiện vàchi phối tư tưởng sáng tác của hầu hết những nhà thơ trong phong trào thơ Mới giai đoạn văn học đầu thế kỉ XX. Đó là sự biểu đạt trực tiếp những cảm xúc, suy tư, chiêm nghiệm của chủ thể trữ tình bằng ngôn ngữ nghệ thuật.Khuynh hướng biểu đạt cái tôi hướng nội đã dần nhường chỗ cho cái tôi hướng ngoại trong giai đoạn văn học Cách mạng.Nhà thơ Cách mạng không được phép nói đến buồn đau, cô đơn hay cái chết. Nhưng sang đến giai đoạn văn học đổi mới sau 1986, khi văn học không còn là một công cụ phục vụ chiến đấu, thơ ca tìm về với bản chất nguyên thủy của mình, đó là việc bộc lộ những tình cảm riêng tây, thể hiện cái nhìn cá nhân; và lúc này, cái tôi cá nhân lại trỗi dậy mạnh mẽ. Đây tuy không phải là một sự cách tân trong thơ ca mà là một sự thay đổi trong quá trình vận động thơ ca, làm thay đổi bình diện chung của thơ ca thời kỳ đổi mới. Sự trở về của cái tôi trữ tình cá nhân chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất thể hiện sự đổi mới trong thơ ca đương đại. Nói chung, văn học nghệ thuật không thể phát triển mà tách rời khỏi những biến động chung của thời cuộc. Sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ ca nói riêng luôn luôn cần phải có sự vận động, đó là quy luật, là lẽ sống, lẽ tồn tại của thơ ca nghệ thuật. Cuộc đổi mới thơ ca sau 1986 một mặt là do sự thúc ép của tình hình xã hội, mặt khác do yêu cầu tự thân của thơ ca cần phải đổi mới để duy trì sự tồn tại trong vòng quay chung của văn học. Cuộc cách mạng đổi mới thơ ca sau năm 1986 là bước khởi đầu cho cuộc cách tân trong thơ và quá trình cách tân ấy cho đến nay vẫn chưa có hồi kết. Mọi nhà thơ đương đại đều khao khát tìm tòi và sáng tạo ra những cách thể hiện mới mẻ trong thơ ca. Vì vậy, nghiên cứu về thơ và những xu hướng đổi mới nhằm khái quát lên những đặc điểm chung mang tính thống nhất của thơ ca đương đại là việc làm chưa bao giờ cũ. 1.2.1.2. Sự xuất hiện của các nhà thơ nữ trẻ sau 1986
  • 24. 23 Sự thay đổi trong cảm hứng sáng tạo và quan niệm sáng tác tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu biểu đạt khác trong văn học. Trong nghệ thuật giai đoạn đổi mới, sự phá cách cả về nội dung lẫn hình thức là những điều đáng chú ý. Trong đó, thơ ca cũng phát triển mạnh mẽ và có những bước tiến mới. Đội ngũ nhà thơ không ngừng học hỏi, tiếp thu để cách tân thơ ca. Đặc biệt, sự xuất hiện của nhiều gương mặt nhà thơ trẻ là những điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển của thơ ca đương đại. Họ chính là những người mang luồng gió mới, là sức sống mới của đời sống xã hội hiện đại vào thơ ca. Trong số những nhà thơ trẻ giai đoạn này, nổi bật hơn cả đó là những nhà thơ nữ trẻ. Một số gương mặt nhà thơ nữ trẻ tiêu biểu như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim, Phan Huyền Thư, Dạ Thảo Phương, Bình Nguyên Trang… đã tạo được những dấu ấn riêng. Chưa bao giờ trong lịch sử thơ ca Việt Nam, người phụ nữ lại làm thơ sôi nổi và nhiệt thành như trong giai đoạn văn học sau 1986. Trong giai đoạn văn học Trung đại, sáng tác của những nhà thơ nữ là rất ít, chúng ta được biết đến những nữ sĩ tài năng như Hồ Xuân Hương, Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm… Họ là những nhà thơ tài giỏi nhưng lại sống trong thời đại mà người phụ nữ không được coi trọng. Vì vậy những đóng góp của họ trong nền thơ ca cũng chỉ có ảnh hưởng một phần nhỏ trong bình diện chung của văn học Trung đại. Bước sang giai đoạn văn học hiện đại, thời kỳ nở rộ nhất của thơ ca với phong trào Thơ Mới (1932-1945) và giai đoạn văn học cách mạng, vẫn có những nhà thơ nữ hoạt động sáng tác như Anh Thơ, Vân Đài, Hằng Phương… Tuy nhiên, những sáng tác của họ không thực sự để lại những dấu ấn độc đáo. Thời kỳ chống Mỹ, một số cây bút nữ tiêu biểu đã góp phần quan trọng vào tiếng nói thơ ca của thời đại như: Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ…Bước sang giai đoạn văn học thời kỳ đổi mới, khi người cầm bút được tự do hơn, không phải chịu gò ép trước bất cứ một tư tưởng, quan niệm chung nào; việc cách tân đổi mới thơ ca được khích lệ, người phụ nữ mới được tự do thể hiện mình trong thơ. Cảm xúc dồi dào và những tâm trạng nội tâm sâu kín luôn là những đặc trưng của giới nữ.Khi họ trực tiếp được bộc lộ những tình cảm cá nhân qua thơ ca, họ đã tự mình
  • 25. 24 khẳng định những nét riêng có và độc đáo của giới mình vào thơ. Sự xuất hiện và phát triển những nhà thơ nữ với số lượng đông đảo là một quy luật tất yếu của sự vận động thơ ca. Đó không chỉ là một nhu cầu bình đẳng giới, là tiếng nói đòi nữ quyền, mà sâu xa hơn, đó còn là nhu cầu được thể hiện, được bộc lộ những tình cảm, những cảm xúc cá nhân, đó là cái tôi đa dạng mà đậm đà một chất chung trong thơ, đó là chất trữ tình. Những nhà thơ nữ trẻ giai đoạn sau 1986 đã đạt được không ít những thành tựu thơ ca, và họ chính là những người góp phần quan trọng vào công cuộc cách tân thơ trong giai đoạn đổi mới, khẳng định vị trí quan trọng của thơ ca trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu. 1.2.2. Khái lược về thơ nữ trẻ sau 1986 Khái niệm “thơ trẻ” và vấn đề về “thơ nữ” đã được đề cập đến rất nhiều trong những nghiên cứu văn học thời kỳ đổi mới. Đầu năm 1993, Hoàng Hưng đã nói đến “phiên đổi gác” với sự xuất hiện của rất nhiều những nhà thơ sáng tác khi còn rất trẻ, tuổi đời chỉ từ 20 đến 25 tuổi, trong đó có cả những nhà thơ nữ. Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim là những cái tên được biết đến nhiều trong thi đàn. Tuy tính đến thời điểm hiện tại, cả ba tác giả này không còn là những cây bút tràn trề nhiệt huyết và nhựa sống của tuổi trẻ, nhưng những tác phẩm của họ tính từ thời điểm ra đời, khi các tác giả bắt đầu sáng tác ở tuổi đời còn rất trẻ, đã bộc lộ được tài năng và bước đầu hình thành những phong cách cá nhân, cá tính sáng tạo riêng và độc đáo. Ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim đều là những nhà thơ thuộc thế hệ nhà thơ trẻ xuất hiện ở giai đoạn đầu của nền văn học đổi mới, gọi họ là những nhà thơ “nữtrẻ” là bởi họ chính là những người tiên phong, nỗ lực cho cuộc cách tân đổi mới thơ ca, tạo nên một diện mạo mới mẻ cho nền thơ ca đương đại; họ đưa vào thơ ca sức trẻ của tuổi xuân và chính dấu ấn tuổi trẻ trong thơ đã lưu lại họ với những cái tên rất “trẻ” và là đại diện cho một thế hệ những nhà thơ “trẻ” trong giai đoạn đổi mới. Như vậy, “một nhà thơ trẻ phải là một nhà thơ có tác phẩm “trẻ”, hay nói cho chính xác
  • 26. 25 hơn, phải có những tác phẩm “mới” và gây được “tiếng vang” trên văn đàn”[9, tr.17]. Chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm “thơ nữ trẻ” trong việc nghiên cứu những tác phẩm thơ của ba nhà thơ, những tác phẩm đó là sự dồn tụ một cách đầy đủ từ phong cách, cá tính đến sức sống sôi nổi, mãnh liệt của tuổi trẻ nhà thơ. Lớp nhà thơ nữ trẻ, trong đó có ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim; với những tình cảm tự nhiên, chân thành đã đưa vào thơ những cảm xúc cá nhân vừa sâu sắc vừa sôi nổi. Đó là tiếng lòng thiết tha của người phụ nữ trong tình yêu, là những xúc cảm của nội tâm sâu kín, là những ẩn ức, những vô thức được thể hiện hết sức tự nhiên mà đôi khi cũng đầy ý nhị, là những chiêm nghiệm, suy tư sâu sắc về những vấn đề của cuộc sống. Những phương cách được họ thể hiện trong thơ cùng những quan niệm sáng tác mới mẻ chính là những biểu hiện sống động nhất của thơ ca đổi mới. Những nhà thơ nữ trẻ giai đoạn này, họ hòa nhập rất nhanh với cuộc sống hiện đại, họ không bị ràng buộc bởi những quan niệm thẩm mĩ hay tư tưởng sáng tạo khắt khe nào, họ tự do; vì vậy, cái tôi trữ tình được họ thể hiện trong thơ là biểu hiện của con người cá nhân với tình cảm, tâm tư sâu kín nhất. Có thể thấy rằng, cuộc cách mạng đổi mới thơ ca đương đại chính là một cơ hội để những nhà thơ được thể hiện hết mình. Những nhà thơ nữ trong sáng tạo thơ ca vẫn luôn in dấu trong thơ những nét riêng ấn tượng về tính nữ. Đó là sự chân thành của tình cảm; sự sâu sắc của triết lý, chiêm nghiệm; sự mãnh liệt, tha thiết của người nữ trong tình yêu… Những đặc trưng chỉ có ở giới nữ đã góp phần làm nên thành công của những nhà thơ nữ trẻ trong giai đoạn văn học này. Nghiên cứu về thơ nữ trẻ giai đoạn sau 1986 không chỉ khẳng định tài năng, bản lĩnh, cá tính và phong cách riêng của từng người mà còn giúp khái quát lên những nét đặc trưng của diện mạo thơ nữ trẻ ngày nay. 1.2.3. Khái quát về Vi Thùy Linh, Ly Loàng Ly và Bùi Sim Sim
  • 27. 26 Cũng như những loại hình nghệ thuật khác, văn học, hay cụ thể là thơ ca, không thể phát triển mà không có sự vận động, thay đổi. Sự vận động ấy chính là lẽ sống của thơ ca. Để có những bước chuyển mình thành công, thơ ca phải tự tìm đến những cái mới, tự hình thành nên những vùng đất mới cho sự sáng tạo và đặc biệt là phải luôn luôn có những chủ thể sáng tạo mới. Quy luật đào thải trong văn chương nghệ thuật là rất khắc nghiệt. Chỉ những người thực sự có tài năng, tạo nên trong thơ mình những nét đặc sắc ấn tượng, những cá tính riêng thì mới thực sự tồn tại và tiến xa hơn trên con đường sáng tác. Trong sự vận động không ngừng của văn học Việt Nam giai đoạn hiện đại, các nhà thơ trẻ giữ một vị trí rất quan trọng mà đặc biệt là sự xuất hiện của một số hiện tượng thơ nữ trẻ.Đây là những nhà thơ đã có những đóng góp không nhỏ tạo nên sự đặc sắc và diện mạo mới cho thơ Việt Nam giai đoạn đổi mới. Đáng lưu ý là sự xuất hiện đầy ấn tượng của ba nhà thơ nữ, với những sáng tác sau năm 1986, mang đậm chất trữ tình và ý thức về cái tôi cá nhân: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim. Ngay từ khi xuất hiện trong làng thơ Việt Nam, cả ba nữ nhà thơ đều rất được quan tâm chú ý, thậm chí họ còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều cuộc tranh luận, nhiều bài nghiên cứu phê bình văn học. Vi Thùy Linh Vi Thùy Linh sinh ngày 4-4-1980 tại Hà Nội.Chị là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện nay chị đang sống và làm việc tại Hà Nội.Vi Thùy Linh tốt nghiệp Đại học Báo Chí. Tuy là một nhà thơ nữ trẻ nhưng Vi Thùy Linh đã nhanh chóng trở thành một “hiện tượng” trong nền thi ca đương đại Việt Nam, những sáng tác của chị đã trở thành đề tài cho nhiều cuộc tranh luận trong nghiên cứu và phê bình văn học. Những tác phẩm chính: Khát (1999, tập thơ, NXB Phụ nữ), Linh(2000, Hà Nội, NXB Thanh niên), Đồng tử(2005, tập thơ song ngữ, NXB Văn nghệ TP. HCM), ViLi in love (2008, tập thơ song ngữ Việt – Anh, Dịch: Dương Tường, Trịnh Lữ, TP. HCM, NXB Văn nghệ), Phim đôi – Tình tự chậm(2010, NXB Thanh niên), ViLi và Paris (2012, tập thơ
  • 28. 27 song ngữ Việt - Anh, NXB Hội nhà văn), ViLi tùy bút (2012,NXB Hội Nhà văn, Hà Nội),Hộ chiếu tâm hồn: Tùy bút, (2015, NXB Kim Đồng, Hà Nội). Ngoài ra, Vi Thùy Linh còn tham gia viết phê bình, viết báo, sáng tác văn xuôi. Có thể thấy rằng, Vi Thùy Linh là một người phụ nữ tài năng, lao động nghệ thuật nghiêm túc và hăng say. Năm 1995, Vi Thùy Linh in bài thơ đầu tay của mình trên báo Tiền phong. Năm 1999, NXB Hội Nhà văn in tập thơ Khát của chị, đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Vi Thùy Linh. Tập thơ là biểu hiện của những nét cách tân táo bạo trong việc thể hiện những khao khát cá nhân.Năm 2000, NXB Thanh Niên xuất bản tập thơ thứ hai của Vi Thùy Linh với cái tên Linh, tập thơ thể hiện rất rõ cái tôi cá nhân đầy cá tính. Nguyễn Huy Thiệp nhận định về Linh trong tập thơ này: “so với các nhà thơ nữ trên văn đàn, Linh không chỉ “đáng kể nhất”, mà còn “nguy hiểm nhất”[29]. Vi Thùy Linh với hai tập thơ đầu tay đã gây đươc sự chú ý đối với giới phê bình, nghiên cứu. “Hiện tượng Vi Thùy Linh” đã gây ra một cuộc tranh luân sôi nổi trên báo Người Hà Nội.Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng của thơ Vi Thùy Linh đối với dư luận là rất lớn. Năm 2005, Vi Thùy Linh cho ra mắt độc giả tập thơ song ngữ Việt – Pháp Đồng tửdo NXB Văn nghệ TP. HCM ấn hành. Ngay sau đó ba năm, Vi Thùy Linh tiếp tục cho ra mắt tập thơ song ngữ Việt – Anh ViLi in love.Đến năm 2010, tập thơ Phim đôi – Tình tự chậmdo NXB Thanh niên phát hành là một ấn phẩm vô cùng đắt giá của Vi Thùy Linh. Tác phẩm là sự kết hợp giữa nhiều lĩnh vực nghệ thuật từ thơ ca, đến âm nhac, hội họa và điện ảnh.Tác phẩm có sự góp mặt của nhiều dịch giả, họa sĩ, nhà thơ, đạo diễn, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng. Năm 2011, tập thơ viết cho thiếu nhiChu du cùng ông nội được xuất bản bởi NXB Kim Đồng đã thể hiện được toàn bộ những nét đặc sắc, phong phú trong phong cách sáng tác của Vi Thùy Linh. Ngày 1/12/2012, tác giả đã tổ chức thành công buổi trình diễn văn học “Bay cùng ViLi”, giới thiệu hai cuốn sách: ViLi in Paris và ViLi tùy bút. Tiếp tục lấn sân sang thể loại tùy bút, gần đây, năm 2015, Vi Thùy Linh tiếp tục ra mắt tùy bút Hộ chiếu tâm hồn do NXB Kim
  • 29. 28 Đồng in ấn. Có thể nói rằng, Vi Thùy Linh chính là một “hiện tượng” của thơ ca đương đại, chị hoạt động nghệ thuật và sáng tác không ngừng nghỉ. Thơ ca của Vi Thùy Linh mang đậm hơi thở của cuộc sống hiện đại nhưng luôn sâu lắng những cảm xúc, suy tư cá nhân.Với thơ ca, chị được tự do thể hiện tất cả cá tính, sự táo bạo, phóng khoáng; đó là người con gái có bản lĩnh, có tài năng.Những thành công mà chị đạt đươc trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật đã tự khẳng định vị trí của chị trên văn đàn.Chị đã góp một phần ảnh hưởng lớn vào cuộc cách mạng đổi mới thơ ca đương đại. Ly Hoàng Ly Cũng là một nhà thơ nữ trẻ trưởng thành trong giai đoạn văn học thời kì đổi mới nhưng Ly Hoàng Ly và Vi Thùy Linh vẫn có những đặc sắc khác biệt, thể hiện trong cái tôi cá thể, trong những sáng tác thơ ca trữ tình. Ly Hoàng Ly sinh năm 1975, chị là một nhà thơ, họa sĩ, là tác giả của nhiều cuộc triển lãm sắp đặt và trình diễn đã trưng bày trong và ngoài nước. Tập thơ đầu tay của nhà thơ là tập Cỏ trắng xuất bản năm 1999, tập thơ từng đạt giải Mai Vàng của báo Người Lao Động; sáu năm sau chị cho ra đời tập thơ thứ hai – Lô lô (2005). Tập thơ Lô lô của Ly Hoàng Ly được Hội Nhà văn Việt Nam tặng thưởng ngày 12/10/2006 nhưng chị đã từ chối nhận thưởng ngay sau khi Hội Nhà văn Việt Nam công bố giải thưởng 10 ngày, hành động này cho thấy Ly Hoàng Ly là một người có thái độ rõ ràng trong việc sáng tạo văn chương và danh vọng. Bên cạnh việc sáng tác thi ca, Ly Hoàng Ly còn theo đuổi công việc liên quan đến hội họa và nghệ thuật sắp đặt, chị dành cả cuộc đời cho sự nỗ lực tìm tòi và mở rộng cái đẹp, chính khát khao và sức sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ ấy đã thấm sâu vào từng trang thơ, làm cho cái tôi trữ tình trong thơ của chị được thể hiện một cách sâu sắc, hài hòa và độc đáo. Bùi Sim Sim Cùng với Vi Thùy Linh và Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim cũng là một nhà thơ nữ trẻ tiêu biểu giai đoạn văn học thời kỳ đổi mới. Bùi Sim Sim sinh ngày 20/6/1969 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chị tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
  • 30. 29 năm 1991, sau đó là phóng viên tạp chí Kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tới năm 1994. Từ năm 1994 đến nay, chị là phóng viên Thời báo Ngân hàng.Chị tham gia Hội nhà văn Việt Nam từ năm 2005.Trong hoạt động sáng tác thơ ca, Bùi Sim Sim còn dùng các bút danh như Ngô Sơn Nam, Dương Quỳnh. Tập thơ đầu tay của chị là tập Thì thầm lá non, do NXB Hội Nhà văn xuất bản năm 1996. Tập thơ thứ hai Giữa hai chiều quên nhớđược xuất bản năm 2003. Ngoài ra chị còn có một số bài thơ được in chung trong tập thơ nhiều tác giả như bài thơ: Ảo ảnh, Lời tiễn mùa thu, Đêm Hà Nội nhớ,Cõi lặng. Chị từng đạt giải ba cuộc thi thơ báo Người Hà Nội, năm 2006.Cũng là đại diện cho lớp nhà thơ trẻ đương đại Việt Nam, Bùi Sim Sim với hai tập thơ Thì thầm lá non và Giữa hai chiều quên nhớ đã thể hiện được những nét cách tân đặc sắc trong tư duy thơ cũng như trong hình thức nghệ thuật của thơ. Thơ của chị nhẹ nhàng, dung dị mà đậm chất triết lý, suy tư. Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu ba nhà thơ nữ trẻ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim vì họ chính là diện mạo phong phú cho nền thơ ca Việt Nam thời kỳ sau đổi mới.Chính những nét đặc sắc của cái tôi cá tính trong mỗi nhà thơ đã tạo nên hơi thở mới, tiếng nói mới cho thơ ca đương đại. Tiểu kết chƣơng 1 Cái tôi trữ tình là sự thống nhất của cái tôi cá nhân, cái tôi xã hội, cái tôi nghệ thuật, thẩm mĩ.Cái tôi trữ tình là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định nội dung, hình thức nghệ thuật và là phương tiện để nhà thơ khẳng định đặc trưng của cái tôi cá nhân. Trong bối cảnh hội nhập, giao thoa và tiếp biến văn hóa ngày nay, thơ ca đang có những chuyển biến tích cực. Sự xuất hiện của những nhà thơ trẻ, đặc biệt là những nhà thơ nữ trẻ với những dấu ấn riêng biệt cùng những nỗ lực cách tân táo bạo đã tạo thành một làn sóng thay đổi bình diện chung của nền thơ ca đương đại. Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim là những cây bút nữ trẻ đã gây được những ấn tượng nhất định trong nền thơ sau 1986. Họ chung nhau những khao khát đổi mới, được xếp cùng kiểu nhà thơ đương đại với sự đồng điệu về nhiều điểm cách tân trong thi pháp và nội
  • 31. 30 dung, họ chung nhau điểm nhìn mang đặc trưng tính nữ; nhưng mỗi nhà thơ lại thể hiện một cái tôi cá nhân riêng biệt và độc đáo, đó là cái tôi cá nhân phức tạp, mang tinh thần thời đại mới.
  • 32. 31 Chƣơng 2: CÁC DẠNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM 2.1. Cái tôi cá nhân 2.1.1. Cái tôi chủ quan Cái tôi trữ tình trong thơ chính là một phương cách thể hiện bản chất chủ thể hay tính chủ quan của người sáng tác, là sự cá thể hóa cảm nghĩ và những cách nhìn nhận riêng biệt. Trong thơ, nhân vật trữ tình là những dạng biểu hiện khác nhau của chủ thể trữ tình. Theo cuốn Mĩ học, Hegel nêu định nghĩa về trữ tình: “Nội dung của nó là toàn bộ cái chủ quan, thế giới nội tâm, tâm hồn đang tư duy và đang cảm thấy cuộc sống bên trong. Cái chủ quan không biểu hiện ra thành hành động mà vẫn cứ ở trong trạng thái nội cảm, và do đó, mục đích trữ tình là sự bộc lộ chủ thể” [25, tr.25]. Theo quan điểm của Hegel, cái chủ quan không chỉ là nội dung mà còn là mục đích thể hiện của thơ trữ tình. Có thể thấy rằng, cái tôi chủ quan trong thơ giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trong tiến trình phát triển của thơ, ở mỗi giai đoạn khác nhau, cái tôi chủ quan lại mang những đặc trưng và sắc thái khác nhau. Trong giai đoạn văn học Trung đại, nhân vật trữ tình trong thơ ẩn khuất theo lối nhân xưng, cảm xúc cá nhân và những quan điểm đánh giá thế giới khách quan mang tính chủ quan không được trực tiếp thể hiện trong thơ. Nhiệm vụ của thơ giai đoạn này luôn hướng theo tiêu chí “văn dĩ tải đạo”, vì vậy cái tôi chủ quan của người sáng tác không được công khai thể hiện. Bước sang giai đoạn văn học hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Thơ Mới, cái tôi trữ tình hướng nội trực tiếp là tư duy thơ chủ đạo. Mọi cung bậc cảm xúc, thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình đều được bộc lộ một cách trực tiếp trong thơ. Các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới lấy cái Tôi là nguồn gốc, là nguyên tắc để “cắt nghĩa thế giới”; họ nhìn nhận và đánh giá thế giới khách quan qua lăng kính cảm xúc chủ quan. Đến văn học cách mạng, cái tôi trữ tình không còn được thể hiện bằng tư duy hướng nội trực
  • 33. 32 tiếp của cái Tôi cá thể nữa mà cái tôi trữ tình đóng vai trò là người chứng kiến và tái hiện hiện thực, cái tôi chủ quan cá nhân chìm đi để cho cái ta cộng đồng rộng lớn trỗi dậy; sự thay đổi của cách thức thể hiện tính chủ quan trong thơ giai đoạn này đáp ứng nhu cầu của thời đại. Bước sang giai đoạn văn học sau đổi mới và đặc biệt trong những năm gần đây, cái tôi chủ quan trong thơ lại có sự biến đổi mạnh mẽ với sự trở về của cái tôi hướng nội. Những nhà thơ trẻ đương đại luôn khao khát khẳng định con người cá nhân với những đặc trưng và cá tính riêng biệt. Ý thức cá nhân trong thơ lại trỗi dậy mạnh mẽ rất phù hợp với bản chất của thơ trữ tình.Cái tôi cá nhân đã thực sự được phục sinh, được tìm về với đúng nghĩa giá trị và vị thế của nó trong thơ. Trong suốt một thời gian dài, cái tôi cá nhân trong thơ bị giam hãm, thơ là tiếng nói của cái ta chung, của cộng đồng với những hào khí, hoan ca; nỗi buồn cá nhân, sự cô đơn, tuyệt vọng hay cái chết đều không được nói đến. Giờ đây, thời kỳ đổi mới đã tạo cơ hội cho thơ tìm lại được chân bản thể với những bản chất của thơ trữ tình. Nhà thơ được “cởi trói”, có thể tự do đi sâu, khai phá những ngõ ngách tâm hồn mình, trở về để tìm hiểu chính mình với những yêu thương, đam mê, hân hoan lẫn tuyệt vọng, cô đơn, buồn tủi, thậm chí là cái chết. Hơn nữa, họ được thoải mái “tung hoành” với những lối viết phóng khoáng, bạo dạn; với những quan niệm mới về thơ và sự thể hiện, họ tự tin đi tìm kiếm những cái mới.Họ khao khát thể hiện chính mình với những nét cách tân riêng biệt, tạo được những dấu ấn của cái tôi chủ quan không thể trộn lẫn. Cùng với tư tưởng cách tân thơ và khao khát khẳng định cái tôi chủ quan độc đáo, giống như nhiều nhà thơ trẻ đương đại, ba nhà thơ nữ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim đã thể hiện trong thơ mình ý thức của cái tôi chủ quan trỗi dậy mạnh mẽ với tất cả sự phức tạp của thế giới nội tâm sâu kín, luôn muốn được đề cao với những nét độc đáo riêng biệt. Sự tự ý thức về cái tôi chủ quan của ba nhà thơ được thể hiện ở cả trong cuộc sống với việc thể hiện những cá tính riêng biệt và ở cả trong văn chương với sự thể hiện của cái tôi trữ tình độc đáo. Họ luôn luôn muốn khẳng định con người hiện thực cá nhân của mình, chống lại mọi lề thói, khuôn phép có sẵn, tìm đến những
  • 34. 33 điều mới mẻ. Chính những điều này đã tạo nên ở mỗi nhà thơ một tính cách riêng biệt để họ có thể tiếp tục vẫy vùng trong hành trình đi đến tận cùng thơ ca. Ngay từ khi xuất hiện, cả ba nhà thơ nữ trẻ đều đã khẳng định tiếng nói riêng, cá tính độc đáo riêng với cái tôi cá nhân “không giống ai” của mình. Nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh luôn luôn khao khát được biểu hiện cái tôi trước cuộc đời, cái tôi bản thể mang tính khác biệt, chị luôn muốn tạo ra sự độc đáo riêng biệt trong lối tư duy, trong cách diễn đạt và việc sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ. Điều làm nên sự khác biệt trong thơ Vi Thùy Linh là sự thể hiện một cách mới mẻ và chân thành những tình cảm cá nhân trong thơ, Vi Thùy Linh bộc bạch trong Lời tự tình cùng độc giả, tập thơ ViLi in Love: “Không cần nói về sự chân thành, bởi nó là đặc thù cá tính của tôi, cũng như của những độc giả có lương tri, tâm hồn đẹp. Chúng ta chân thành đến với nhau, đi cùng và hẹn gặp nhau phía trước.Đẹp là Mới, Mới cần phải Đẹp. Sống và yêu như thế, là thỏa một kiếp người”[31, tr.120]. Những tuyên ngôn về sáng tác nghệ thuật đó của Vi Thùy Linh là sự khẳng định một cách quyết liệt cho cá tính sáng tạo và sự độc đáo trong thơ chị. Ngay từ những tập thơ đầu tayKhát và Linh cho đến những tập thơ sau này được chị cho ra mắt độc giả, tất cả đều mang những nét độc đáo, riêng biệt với cá tính mạnh mẽ mang dấu ấn Vi Thùy Linh. Có lẽ bởi chính những nét phá cách, khác biệt của cái tôi nữ quyền khao khát giải phóng những ẩn ức sâu kín,với cá tính mạnh mẽ mà thơ Vi Thùy Linh được bạn đọc yêu mến. Cũng là một nhà thơ nữ trẻ đại diện cho thơ ca đương đại, Ly Hoàng Ly với hai tập thơ Cỏ trắng và Lôlô đã thể hiện được một Ly Hoàng Ly cá tính, không trộn lẫn với bất cứ nhà thơ nữ đương đại nào. Ly Hoàng Ly đã khẳng định: “làm nghệ thuật là công việc đường dài… Tôi làm nghệ thuật là để khám phá thế giới quanh mình và khám phá chính mình” [80]. Ly Hoàng Ly không chỉ là một nhà thơ, chị còn tận hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật, hội họa và nghệ thuật tạo hình là những cái đẹp chị vẫn đang và sẽ theo đuổi. Con người hiện thực Ly Hoàng Ly với những đặc trưng riêng biệt đã làm nên trong thơ chị nét riêng độc đáo:
  • 35. 34 “Ly quê ở Bắc Ninh, sinh ra ở Hà Nội, trưởng thành ở Sài Gòn, học nghệ thuật đương đại ở Mỹ. Sự tinh tế của người Kinh Bắc, sự thanh lịch của người Tràng An, tính cách rộng mở của người Sài Gòn… như đã làm nên vẻ đẹp trong phong thái của Ly: ý tứ, duyên dáng, và hiện đại”[74]. Thơ Ly Hoàng Ly luôn mang sự đằm thắm nữ tính, duyên dáng nhưng cũng đậm tính cách tân trong hình thức nghệ thuật. Nếu như thơ Vi Thùy Linh thể hiện một cái tôi bạo dạn với cá tính mạnh mẽ, nếu như thơ Ly Hoàng Ly đậm chất nữ tính đằm thắm bằng sự thể hiện mới mẻ thì thơ của Bùi Sim Sim là tiếng nói của một tâm hồn nữ tính với tình cảm sâu sắc, đậm chất lý trí, chiêm nghiệm. Khác với Vi Thùy Linh và Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim là nhà thơ sống trong giai đoạn giao thời giữa cái cũ và cái mới, giữa sự chuyển mình của thời cuộc trước và sau đổi mới thơ ca. Vì vậy, cái tôi cá nhân trong thơ Bùi Sim Sim không quá mạnh mẽ, cuồng nhiệt trong sự thể hiện nhưng nhà thơ vẫn ý nhị khẳng định một cái tôi cá tính đang rũ bỏ những lề thói cũ kĩ, tìm đến với những cách tân mới mẻ của thơ ca đương đại; chị là một trong những đại diện tiêu biểu của sự nỗ lực đổi mới thơ ca giai đoạn đầu của thời kỳ văn học đương đại; chính sự ảnh hưởng của thời đại và cá tính cá nhân đã tạo nên một Bùi Sim Sim mang cá tính riêng độc đáo. Có thể thấy rằng, những yếu tố của tư duy văn học giới cùng với những cá tính sáng tạo và tính cách riêng của từng người đã làm nên cái tôi cá nhân độc đáo trong thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim. Đó là những cái tên đặc biệt không thể trộn lẫn. Cái tôi cá nhân chủ quan của mỗi nhà thơ trước hết được khẳng định qua cách đặt tên nhan đề cho các tập thơ, các bài thơ. Giống như trang bìa của mỗi cuốn tạp chí, việc đặt tên cho tập thơ và nhan đề bài thơ như một sự in dấu, tạo ấn tượng một cách rõ ràng và hiệu quả nhất cái tôi chủ quan, mỗi nhà thơ đều khao khát khẳng định mình với những cá tính riêng độc đáo. Nhà thơ Bùi Sim Sim đã thực sự tạo ấn tượng với hai tập thơ Thì thầm lá non và Giữa hai chiều quên nhớ. Chị đã ghi tên mình trong lòng người đọc với ấn tượng về hình ảnh của một người con gái đậm chất nữ tình, vừa đằm
  • 36. 35 thắm, dịu dàng lại vừa quyết liệt, giằng xé. Tình cảm và chất suy tưởng trong thơ chị đã được gợi mở ngay từ tên của tập thơ.Những nhan đề bài thơ như Tự cảm, Điệp khúc tình yêu, Mưa ngâu tức cảm… đã phác thảo những nét vẽ đầu tiên về hình ảnh của một cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, nhạy cảm và sâu sắc.Nhân vật trữ tình biểu hiện cái tôi chủ quan của nhà thơ lại xuất hiện với những Phép nghĩ, Nghịch lý, Lẩn thẩn về cũ – mới… thể hiện một cái tôi lý trí với những suy tư, dự cảm.Đọc thơ Bùi Sim Sim, ta sẽ thấy một cái tôi trữ tình biến thiên đa dạng bằng sự thể hiện của nhân vật trữ tình trong mỗi bài thơ. Hơn nữa, ngay từ tên tập thơ và nhan đề các bài thơ, nhà thơ đã tạo được trong lòng người đọc cảm tình đặc biệt và những hình dung mới mẻ về một cái tôi chủ quan đậm nữ tính. Còn với nhà thơ Ly Hoàng Ly, từ Cỏ trắng đến Lô lô là một quá trình trưởng thành với nhiều nét cách tân đặc sắc. Hai tập thơ là sự thể nghiệm của tác giả trong thơ ca bằng việc pha trộn các loại hình nghệ thuật; ngôn ngữ, cảm xúc, màu sắc, đường nét, ý niệm… tất cả đều được phối hợp với nhau để tạo nên chất riêng trong thơ Ly Hoàng Ly. Độc giả sẽ thấy được một cái tôi chủ quan với những tình cảm chân thành, cảm xúc nhạy bén và những suy tư sâu sắc trong Ảo vọng, Hồng tro,Giấc mơ… Chúng ta cũng có thể thấy hình ảnh cái tôi trữ tình đam mê và thấm nhuần chất nghệ sĩ, khó hiểu đến siêu thực trong Ảo giác, Lô lô, Nhà nghiêng, Phòng trắng… Người nữ duyên dáng, đằm thắm cùng với sự kết hợp tài tình các loại hình nghệ thuật trong thơ đã làm nên một cái tôi chủ quan khác biệt trong thơ Ly Hoàng Ly. Với Vi Thùy Linh, ý thức về việc khẳng định cái tôi chủ quan qua thơ ca được thể hiện một cách quyết liệt nhất. Khátvà Linhlà hai tập thơ đầu tay thể hiện được một cách sôi nổi và mạnh mẽ nhất khao khát khẳng định mình, nhan đề hai tập thơ là hàm ẩn cho cá tính mạnh mẽ và ý thức về giá trị của bản thân; đó là sức trẻ, là cá tính của cô gái đang sung mãn. Đến Đồng tử, ViLi in love, Phim đôi – tình tự chậm, Chu du cùng ông nội và ViLi in Paris cái tôi chủ quan nhà thơ tuy không bồng bột, nổi loạn như trước, chín chắn và chững chạc hơn, nhưng cũng lại đằm thắm và khẳng định sâu sắc hơn cá tính sáng tạo của mình với những Ga Vi, Thùy, Nhớ ViLi ở Paris… Khác với giai đoạn thơ
  • 37. 36 ca trước đó, giờ đây trong thơ đương đại, những nhà thơ nữ đã trực tiếp gợi mở và khẳng định chính mình, in dấu chính mình trong việc lựa chọn cách đặt tên nhan đề các tập thơ và bài thơ.Đó là ý thức khẳng định cái tôi cá nhân độc đáo, khao khát đề cao và trân trọng giá trị của chính mình. Không chỉ là việc lựa chọn nhan đề, mà quyết liệt và táo bạo hơn nữa là việc những nhà thơ nữ trực tiếp tuyên ngôn, bày tỏ bản lĩnh mạnh mẽ, khẳng định cái tôi riêng khác biệt trong thơ. Nếu như trong thơ ca giai đoạn trước, nhà thơ thường dùng đại từ nhân xưng “ta”, “chúng ta”… để biểu đạt thế giới nội tâm của chính mình hoặc của cộng đồng thì đến nay, các nhà thơ ưa dùng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất, số ít, họ trực tiếp xưng “tôi” để biểu đạt tính chủ quan cá nhân của mình. Sự xuất hiện của đại từ “tôi” trong thơ của Vi Thùy Linh nhiều hơn so với các nhà thơ khác, đặc biệt là trong hai tập thơ đầu tay, đó là sự bồng bột, vội vã muốn được khẳng định mình một cách sôi nổi và nhiệt thành. Đến những tập thơ sau, cái “tôi” xuất hiện với mật độ thưa dần, thể hiện sự chín chắn và tiết chế của nhà thơ. Tuy nhiên cái tôi lại biến thể sang nhiều dạng thức khác. Nhà thơ tự xưng: “em”, “ta”, “mình”,“Hoa Thùy Linh”, “Vi”, “Nàng Tím”, “Nàng tháng Tư”, “ViVi”, “Linh”, “ViLi”… Cách tự xưng như vậy trong thơ Vi Thùy Linh là rất nhiều và rất đa dạng, thể hiện một cách mạnh mẽ khao khát tự khẳng định cá tính cá nhân và cái tôi chủ quan trong sáng tạo. Vi Thùy Linh đã tuyên ngôn: “Không bao giờ hóa trang để nhập vai người khác” (Tôi), và quan điểm đó lại được khẳng định lại nhiều lần: “Gọi “Mình ơi!” là gọi cả cho mình/ Gọi “Mình ơi!” để chỉ nhận vai Linh (Hồ sơ tháng ba); “Nàng thủ vai chính mình” (Bài thơ đầu tiên cho Whitney); “Còn đôi ta nhập vai chính mình” (Praha); “Đâu thể nhòe giữa các loại nhan sắc, tư duy đại trà” (Tầng 56 của giấc mơ)… Luôn ý thức được cá tính độc đáo, riêng biệt của mình, Vi Thùy Linh khẳng định mình là một cá thể riêng biệt. Thậm chí, nữ nhà thơ còn khao khát: “Đập nát đơn điệu, khuôn khổ của cũ kĩ, nhàm chán và cam chịu/ Em tự làm mất đối xứng – “bằng em” (Không thanh thản). Đó là
  • 38. 37 sự khẳng định một cái tôi kiên định, một cái tôi bản lĩnh có thể thay thời đổi thế, là cái tôi duy nhất và độc nhất. Ý thức về cái tôi chủ quan như một sự ám ảnh từ ngày sinh đánh dấu sự riêng biệt của cá nhân, Vi Thùy Linh viết nhiều về ngày sinh nhật của mình, ngày 4/4, và con số ấy xuất hiện liên tục trong thơ chị như một ẩn ý cho sự khẳng định chất riêng: “Trung tâm thương mại Sapa – Praha 4/ Hotel Sapa 4 sao 4 tầng/ Lưu trú nàng tháng Tư đi qua 4 nước/ Bên gối, những cuốn sách in ảnh Anh, bìa 4” (Praha) Hay:“Anh đưa em quay lại Paris/ Lần thứ tư/ Vào đêm 4 tháng Bốn” (Paris Paris), một số bài thơ cũng nhắc đến những con số này: Một mình tháng Tư, Những người sinh tháng Tư, Tháng Tư… Trong thơ Vi Thùy Linh, sự xuất hiện của những con số như một sự bổ trợ cho ngôn ngữ của cảm xúc, việc xuất hiện số 4 gắn với sinh nhật của chị là một đặc trưng đánh dấu nét riêng biệt và ghi dấu lại cái tôi chủ quan không trộn lẫn của Vi Thùy Linh, chị tự đánh dấu chính mình trong thơ ca. Trong thơ, Vi Thùy Linh còn thể hiện cái tôi tự ý thức về giá trị của mình:“Bùi Công Duy và dàn nhạc giao hưởng Berlin chơi cho riêng nàng”; “…vẫn mải miết trình tấu cho mình ViLi” (Violin trắng), “Sau sinh nhật/ Phố kế phố phủ tím vì Linh/ Tháng Năm nhuộm bằng lăng chiều Linh” (Phiên hoa)… Tất cả đó đều là sự tự khẳng định, tự ý thức được nét độc đáo của cái tôi cá nhân, mong muốn được đề cao với những nét riêng biệt và táo bạo trong thơ Vi Thùy Linh. Tuy không quyết liệt và táo bạo như Vi Thùy Linh, nhưng Ly Hoàng Ly lại thể hiện cái tôi cá nhân một cách nhẹ nhàng và đậm duyên nữ tính: “Em ước mình được là cỏ trắng/ Vì cỏ trắng rất thơm, rất ngọt, rất trong/ Vì cỏ trắng, không phải cỏ xanh/ Vì cỏ trắng là chỉ của riêng em” (Cỏ trắng). Cái tôi trong thơ Ly Hoàng Ly còn khao khát được trở về tìm tòi và khám phá chính bản thân mình:“Không ai hiểu được/ ta thầm lặng hay ta yếu ớt/ Chiếc lá xoay tít nhiều vòng trước khi chạm đất/ Thanh thản tìm điệu vũ cho riêng mình”(Có thể)và tự khẳng định con người mình với những tâm trạng hoàn toàn khác mới trong sự đón nhận lại điều đã qua: “Mở toang và thanh thản/ Ta
  • 39. 38 đón nhận ta/ Dẫu là cái bóng của ngày hôm qua” (Có thể). Cái tôi trữ tình trong thơ Ly Hoàng Ly còn là cái tôi dị biệt khi: “Tôi muốn/ Đêm nào cũng có một chú chim đậu bên cửa sổ hót cho tôi nghe khúc ca dị biệt/ Chỉ có tôi nghe được/ và chỉ có tôi thích tôi muốn” (Tôi muốn); khi:“Tôi nghe thấy tiếng đêm kêu lóc cóc/ Thở rậm rực” (Đi tàu đêm); hoặc khi: “Tôi hớt hải đi tìm điều đã mất/ Tôi đâm vào chính tôi / … /Người đàn ông say không còn thức dậy trong tôi/ Cây ngà voi đâm thẳng vào hư vô/ Bật khóc” (Cây ngà voi và mẹ). Cái tôi hiện thực, đôi khi được nâng lên cái tôi siêu thực, Ly Hoàng Ly luôn sáng tạo ra ngôn ngữ nghệ thuật với nội dung không được phô bày trực diện, nó là những câu từ mang nhiều tầng ý nghĩa, là chiều sâu nội cảm của nhà thơ. Cùng với sự bộc lộ chiều sâu cảm xúc, tính chủ quan trong thơ Ly Hoàng Ly còn được thể hiện bằng chất trữ tình sâu sắc: “Những vì sao cũng ở rất xa/ Làm sao với tới được/ Vắt qua mảnh trăng lưỡi liềm/ Tiếng hát bay đi mất/ Vắt ngang qua vồng trời/ Những vì sao vụt tắt/ Đuổi không kịp” (Hát đêm) hoặc đôi khi là những vần thơ giàu tính nhạc điệu: “Tiếng đàn đêm/ Lơ lửng ngọn cây bên cửa sổ/ Vướng vít hàng rào kẽm gai/ Đột nhiên vút lên/ lan…lan…lan/ Màn đêm dang tay/ ôm tiếng đàn vào lòng” (Tiếng đàn đêm). Đặc trưng riêng biệt trong thơ của Ly Hoàng Ly là thơ giàu hình ảnh, hình khối, với một sự sắp xếp lộn xộn của câu chữ nhưng lại hợp lý với tâm trạng rối ren của cái tôi trữ tình. Không trực tiếp nói đến chữ “tôi” quá nhiều, nhưng bằng một phương cách rất độc đáo và đậm tính nghệ thuật, Ly Hoàng Ly đã ngầm khẳng định được những đặc trưng cá nhân chủ quan trong thơ của mình. Khác với Vi Thùy Linh và Ly Hoàng Ly, nhà thơ Bùi Sim Sim khẳng định cái tôi chủ quan trong thơ của mình bằng cách rất riêng; cái tôi trữ tình đậm chất nữ tính, nhẹ nhàng sâu lắng, hết lòng cho tình yêu nhưng có lúc lại đi sâu vào suy tư, chiêm nghiệm, giàu tính triết lý. Cái tôi chủ quan trước hết là cái tôi tự ý thức được giá trị và vai trò của mình:“Trái đất sẽ thế nào nếu màu xanh không còn nữa/ Và sẽ thế nào nếu trong anh không em!?” (Một chiều ngược gió). Đôi khi, đó lại là cái tôi dám bất chấp